Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại Thái Nguyên

pdf 65 trang thiennha21 20/04/2022 3430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_bien_phap_ky_thuat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TÔ THỊ NGÂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY BA KÍCH TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên – năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TÔ THỊ NGÂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY BA KÍCH TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K47 – TT - N01 Khoa : Nông học Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Phương Oanh : TS. Dương Thị Nguyên Thái Nguyên – năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây Ba Kích tại Thái Nguyên’’. Có được kết quả này, lời đầu tiên em xin cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ và chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Nông học đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và kỹ năng trong suốt thời gian học tập ở trường để em có những kiến thức nền tảng phục vụ cho công việc thực tập, cũng như công việc thực tế của em sau khi ra trường. Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn Thị Phương Oanh và TS. Dương Thị Nguyên – giảng viên hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Các cô luôn giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết, thực tế cũng như các kỹ năng trong thời gian thực tập và viết bài báo cáo, chỉ cho em những thiếu sót, sai lầm của mình, để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự cảm thông, đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 05 tháng 06 năm 2019 Sinh viên: Tô Thị Ngân
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.2. Tình hình nghiên cứu về Ba Kích trên thế giới 4 2.2.1. Nhân giống ba kích 4 2.2.2. Chọn đất và đất trồng ba kích 5 2.2.3. Thời vụ trồng 5 2.2.4. Mật độ trồng ba kích 7 2.2.5. Phân bón cho ba kích 7 2.2.6. Về bệnh hại ba kích 8 2.3. Tình hình nghiên cứu về cây ba kích ở Việt Nam 9 2.3.1. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây ba kích 10 2.3.2. Biện pháp nhân giống ba kích 10 2.3.3. Đất và kỹ thuật làm đất trồng ba kích 11
  5. iii 2.3.4. Thời vụ trồng ba kích 12 2.3.5. Mật độ và khoảng cách trồng ba kích 12 2.3.6. Kỹ thuật trồng cây ba kích 12 2.3.7. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng trồng ba kích 12 2.3.8. Phương pháp bón phân 12 2.3.9. Chế độ luân canh hoặc xen canh 14 2.3.10. Nghiên cứu về nguyên nhân gây héo vàng cây ba kích 16 2.3.11. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại cây ba kích. 17 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 20 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 20 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 20 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 20 3.3.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích 20 3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây Ba kích 24 3.3.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng. 25 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 27 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
  6. iv 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ của cây Ba kích 28 4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích 28 4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích 30 4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính gốc của cây ba kích 32 4.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba kích 34 4.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích 35 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến quá trình sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ của cây ba kích 37 4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích 37 4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến tốt độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích 40 4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính gốc của cây ba kích 43 4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba kích 45 4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón đến bệnh vàng lá thối rễ của cây ba kích 46 4.3. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Đề nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích ( Thái Nguyên, 2018) 29 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích ( Thái Nguyên, 2018) 31 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái đường kính gốc cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) 33 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) 34 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) 36 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) 39 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón đến tốt độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) 42 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái đường kính gốc của cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) 44 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) 46 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ của câu ba kích (Thái Nguyên, 2018) 47 Bảng 4.11. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng (Thái Nguyên, 2018)51
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích 30 Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích 32 Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái đường kính gốc của cây ba kích 33 Hình 4.4. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích 36 Hình 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích 39 Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến tốt độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích 42 Hình 4.7. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến động thái đường kính gốc của cây ba kích 44 Hình 4.8. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích 48
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự. CT : Công thức. Đc : Đối chứng. KH&CN : Khoa học và công nghệ. NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn. TB : Trung bình. TLB : Tỷ lệ bệnh. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. TSXL : Tháng sau xử lý.
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây dược liệu bản địa có giá trị cao trong y học nói chung và cây ba kích nói riêng. Qua đó, tỉnh đã có định hướng quy hoạch phát triển vùng dược liệu nguyên liệu gắn liền với chế biến một cách hiệu quả trong giai đoạn tới, ưu tiên và tập trung vào bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu quý bản địa và dần hình thành các vùng sản xuất với quy mô công nghiệp. Ba kích là loại cây dược liệu đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất. Do đó, diện tích trồng ba kích của tỉnh đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian vừa qua, chủ yếu tại các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương và Võ Nhai. Trong vài năm gần đây, khi cây ba kích được trồng trên diện rộng với mức đầu tư thâm canh cao, đã xuất hiện một số loại sâu, bệnh hại. Trong đó, bệnh vàng lá thối rễ bắt đầu xuất hiện từ năm 2014 đã làm cho cây ba kích từ 1-3 tuổi chết hàng loạt, gây khuyết mật độ, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người dân, cho đến nay vẫn chưa có chiều hướng giảm. Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích ba kích của cả tỉnh Thái Nguyên ước tính chỉ còn khoảng hơn 100 ha (Theo Báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Nông Lâm nghiệp Miền núi, 2017) [14]. Diện tích bị nhiễm bệnh nặng đã phải thay thế bằng cây trồng khác. Thực tế sản xuất đang gặp phải nhiều trở ngại về giống, kỹ thuật canh tác và quản lý dịch hại. Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát triển mạnh mẽ. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh vàng lá thối rễ trên cây ba kích, nhất là các biện pháp kỹ thuật về mật độ, phân bón và thuốc hóa học. Việc xác định được mật độ trồng, liều lượng phân bón và thuốc hóa học hợp lý là điều kiện để cây ba kích sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao năng suất và tăng sức chống chịu với sâu, bệnh hại. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
  11. 2 “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được mật độ trồng, lượng phân bón và thuốc hóa học phù hợp tạo điều kiện cho cây ba kích sinh trưởng tốt, từ đó hạn chế tối đa mức độ gây hại của bệnh vàng lá thối rễ trên cây ba kích tại Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích. - Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thông tin khoa học cơ bản về ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu cây ba kích. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xác định được mật độ, phân bón và thuốc hóa học nhằm hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ trên cây ba kích, ổn định năng suất, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh trồng ba kích nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu cây ba kích.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học Biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây trồng là yếu tố không thể thiếu để giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chống chịu sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Sự sinh trưởng và phát triển của bất cứ cây trồng nào cũng không thể tách rời các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, nước, ánh sáng Song cây trồng khác nhau thì tính thích ứng với điều kiện ngoại cảnh cũng khác nhau. Vì vậy, việc xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng vùng sinh thái, với từng loại cây trồng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Mật độ trồng ảnh hưởng tới khoảng không gian mà cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì mật độ khác nhau. Mật độ trồng hợp lý thì cây có thể tận dụng tốt ánh sáng, dinh dưỡng để phát triển, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh mà vẫn đảm bảo cho năng suất cao. Bón phân cho cây là biện pháp cung cấp dinh dưỡng để cây phát triển, vì dinh dưỡng trong đất vốn có thường không đáp ứng đủ cho cây. Bón đủ dinh dưỡng giúp cây phát triển cân đối và khỏe mạnh, bón thừa hoặc thiếu có thể làm cây phát triển kém hoặc quá tốt nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng chống chịu và năng suất của cây. Vì vậy, xác định lượng phân bón phù hợp rất quan trọng. Cây trồng nói chung và cây ba kích nói riêng có thể bị sâu, bệnh phá hại ở tất cả các bộ phận của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, làm giảm năng suất, phẩm chất, thậm chí không cho thu hoạch. Thái Nguyên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm với kiểu khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát triển. Sâu bệnh làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng của cây trồng nên công tác nghiên cứu sâu, bệnh hại càng phải được chú trọng. Cây ba kích tại Thái Nguyên cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của một số đối tượng sâu, bệnh hại, đặc biệt là bệnh vàng lá thối rễ. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối
  13. 4 rễ trên cây ba kích là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu cấp bách của sản xuất ba kích góp phần giảm thiểu tác hại của bệnh hại, đảm bảo năng suất ổn định. 2.2. Tình hình nghiên cứu về Ba Kích trên thế giới Cây ba kích tím (Morinda officinalis How) thuộc Chi Morinda, họ Rubiaceae. Chi Monrinda có vài chục loài khác nhau với phần lớn là những cây bụi, gỗ nhỏ hoặc dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Đa số các loài thuộc chi này bắt nguồn từ Borneo, New Guinea, phía Bắc nước Úc và New Caledonia (Razafimandimbison và cộng sự, 2009) [19]. Ba kích tím có tác dụng làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới cũng như tăng cường sức dẻo dai, cải thiện hoạt động sinh dục, điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực (Cui và cộng sự, 2013; Li và cộng sự, 2015) [18, 16]. Với những tác dụng y dược trên, ba kích tím không chỉ được khai thác từ rừng tự nhiên mà còn được trồng ở một số tỉnh của Trung Quốc bằng cả phương pháp nuôi cấy mô và nhân hom giống. Ba kích là thực vật nhiệt đới, cận nhiệt đới, phân bố ở Quảng Đông, Hải Nam, phía nam Phúc Kiến, phía tây Quảng Tây , miền Nam Việt Nam cũng có phân bố ba kích. Cây thường sống ở cạnh bụi cây sườn đồi hoặc cạnh rừng ở độ cao 300 m so với mực nước biển. Nhiệt độ sống thích hợp: 20 - 25°C, lượng mưa 1.300 ~ 1.800 mm, đất phù hợp: đất đỏ thẫm và đỏ gạch. Sống rải rác trong các khu rừng mưa và rừng thường xanh gió mùa. Cây non thích hợp sống trong bóng mát, cây trưởng thành cần nhiều ánh sáng. 2.2.1. Nhân giống ba kích Việc đáp ứng đầy đủ và bền vững nguồn giống ba kích đang là yêu cầu cấp bách. Sản xuất giống ba kích hiện nay chủ yếu là phương pháp giâm cành có hệ số nhân giống thấp, chỉ đạt 0,6 lần/năm, chất lượng cây giống lại không cao. Để cải thiện hệ số nhân giống cây ba kích, một số tác giả đã nghiên cứu sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Tuy nhiên kết quả mà các tác giả thu được chưa thực sự khả quan, khi hiệu quả khử trùng chỉ đạt 32,8% mẫu sạch (He và cs., 2000) [17], hệ số nhân cao nhất cũng chỉ đạt 6,0 chồi/mẫu cấy (Chen và cs., 2006) [15].
  14. 5 Đối với phương pháp nhân giống vô tính, Zheng (2014) [21] khuyến cáo nên sử dụng hom giống khỏe mạnh, cắt hom dài khoảng 25 cm có từ 2-3 mắt, sau đó nhúng vào dung dịch hormone sinh trưởng indole hoặc indole butyric acid đậm đặc 170 mg/l và cắm hom giống vào bầu đất. Sau khi trồng, tưới nước 2 lần/ngày sao cho độ ẩm khoảng 55-60%, chú ý che nắng cho hom giống để tránh ánh nắng trực tiếp. Thường gây giống bằng phương pháp sinh sản vô tính bằng giâm cành, chọn dây to chắc của cây ba kích 2 năm tuổi, cắt lấy phần giữa dây, phần đầu quá non và phần đốt dài đều không phù hợp; khi trồng giữ lại hai mầm dài khoảng 15 cm, còn lại cắt hết lá. Trồng vào mùa xuân, thu, cắm nghiêng cách nhau 10 cm, độ sâu bằng 2/3 cành hom, cắm xong phủ đất lên đè chặt, sau đó đậy cỏ, tưới nước. Đợi mọc mầm, kịp thời trừ cỏ, quan sát nếu cần thiết phải dựng lều che nắng để duy trì độ ẩm khoảng 60%. Gây giống khoảng nửa năm đến 1 năm có thể trồng được. 2.2.2. Chọn đất và đất trồng ba kích Đất vườn ươm thường chọn những nơi có độ dốc thoai thoải hoặc dưới sườn núi tương đối bằng phẳng. Loại bỏ cỏ dại và cây bụi, giữ lại cây rừng để giữ bóng mát, làm đất kỹ, để đất phong hóa hoàn toàn rồi mới vun thành luống. Nên chọn đất dốc 20-300, chọn đất hướng Nam hoặc Đông Nam, dưới sườn núi rừng thưa, nhiều ánh sáng mặt trời, yêu cầu đất cát đỏ, vàng, tầng đất dày, màu mỡ, nhiều mùn, mới khai hoang. Không nên chọn đất mặt sườn phía Bắc, bởi vì hướng Bắc nhiệt độ khá thấp, dễ tổn thương, chết do sương giá, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Mùa Đông làm đất, trừ cỏ dại và cây bụi, giữ lại cây rừng để bóng mát khoảng 40-60%, làm đất sâu 40 cm, để qua Đông phong hóa hoàn toàn, mùa Xuân năm thứ hai, cày vỡ lại, làm ruộng bậc thang 0,8-1 m, đồng thời làm rãnh thoát nước. Ở giữa ruộng bậc thang, cứ 0,5m đào một cái hố để bón phân xanh. 2.2.3. Thời vụ trồng Ở Trung Quốc (1979), ba kích được trồng từ hom thân. Thích nghi đất hoàng thổ, nhiều mùn, tơi xốp, đủ nước, những khoảng rừng gỗ tạp, đốn bớt cây tạo những khu trồng có độ chiếu sáng 20-30%. Nên trồng vào mùa xuân có mưa nhiều, mỗi hố một gốc, mỗi mẫu trồng khoảng 3.000 gốc. Thời vụ trồng: Tết thanh minh, cốc vũ
  15. 6 (có nhiều mưa). Khoảng cách trồng: cây cách cây: 0,67 m. Phân bón: Tro là chủ yếu. Thu hoạch: sau 5-10 năm, năng suất 2.000-2.500 gốc/mẫu Trung Quốc đạt 1.000-1.500 kg dược liệu. Bình quân mỗi gốc: 0,5-0,6 kg. Như vậy, trồng ba kích ở Trung Quốc không quan tâm đến chế độ phân bón hoặc phòng trừ sâu bệnh hại, mang tính quảng canh, đầu tư thấp nên năng suất dược liệu chưa cao. Chăm sóc: Giai đoạn đầu chú ý tưới nước giữ ẩm, trồng 2-3 năm sau chú ý xới đất, diệt cỏ, xới đất không nên quá sâu, tránh tổn thương phần rễ, đồng thời chú ý vun đất, tránh hở gốc. Trồng năm đầu tiên, để cây phát triển to khỏe, khi cây mọc 4-5 lá có thể bón phân một lần, sau đó không cần bón nữa. Cũng giống như các cây trồng khác, cây dược liệu thường bị nhiều nhóm sâu, bệnh hại tấn công như côn trùng, nhện hại, nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và vi rút. Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây dược liệu đòi hỏi độ an toàn cao với người sử dụng, các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cần phải tuân theo những quy định khắt khe. Do sự phân bố địa lý của ba kích tím khá hẹp, số lượng không nhiều, nên ít bị tác động bởi sâu, bệnh hại. Chỉ một số loài sâu, bệnh hại đã được ghi nhận trên cây ba kích tím ở Hawai như rệp muội, rệp sáp, kiến, nhện, bọ phấn, sên, tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne spp. và bệnh cờ đen do nấm Phytophthora gây ra. Ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây - Trung Quốc, nấm Fusarium oxysporium là tác nhân làm héo chết cây ba kích tím là một trong những bệnh hại chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển cũng như diện tích trồng cây ba kích tím ở Trung Quốc (Peikun, 1988) [20]. Cần điều tra thường xuyên, xác định sự xuất hiện và gây hại của bệnh, đặt biệt trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài; tiến hành đốn tỉa, cắt bỏ cành, bộ phận bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh lây lan, dọn sạch lá rụng, tàn dư cây bệnh, tạo điều kiện để cây thông thoáng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng của cây đối với bệnh.
  16. 7 2.2.4. Mật độ trồng ba kích Theo Wei Xijin và cộng sự (1992) [22] đã quan sát sự sinh trưởng và phát triển, so sánh sản lượng, hàm lượng tro và dịch chiết của ba kích ở giai đoạn 2-4 năm tuổi và tiến hành đo sắc ký lớp mỏng. Thí nghiệm với các mật độ trồng 35 x 30 cm, 35 x 50 cm và 35 x 70 cm, kết quả cho thấy với khoảng cách 35 x 50cm, mật độ 2.500-3.500 cây/mẫu, sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích tương đối thấp. Khoảng cách thích hợp nhất để trồng ba kích là 35 x 30 cm, hốc sâu 20 cm, mật độ 4.000- 5.000 cây/mẫu, không những không ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng của cây, mà còn tăng sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích [22]. Nghiên cứu này đã thông qua giám định kỹ thuật quốc gia, góp phần tăng sản lượng ba kích khô từ 2-3 lần lên 268-354 kg trên mỗi mẫu [23]. Kết quả nghiên cứu của Lan Zikang về kỹ thuật trồng ba kích cao sản (2010) [26], đánh luống ruộng bậc thang theo đường thủy bình, độ rộng khoảng 1 m [24, 25]. Giữa luống cách 25-30 cm đào một hốc, sâu rộng khoảng 20 cm, nếu trồng trên đất bằng, khoảng cách giữa các hốc là 50 cm [24, 25]. Trong một vài nghiên cứu khác, khoảng cách 30-50 cm [26, 27], 70 x 50 cm [28] đào một hốc, mỗi hốc trồng 1-2 cây, nếu cây giống nhiều có thể trồng mỗi hốc 2 cây, tăng tỷ lệ cây sống. Trong các nghiên cứu của Yao Bigen (2003), Lin Renchang (2012) và Chen Shunrang (2003) mật độ mỗi mẫu lần lượt khoảng 2.200-2.600 cây [29], 1.700- 3.400 cây [27, 30], 3.000 cây [25]. Lin Renchang (2012) [27] nghiên cứu kỹ thuật trồng ba kích cao sản ở huyện Vĩnh Định, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc cho thấy với mật độ khoảng 2.000 cây/667 m2 sau 5-8 năm cho sản lượng ba kích khô 250-400 kg. 2.2.5. Phân bón cho ba kích - Bón lót Liang Mingguang (1959) [31] nghiên cứu trồng ba kích ở huyện Cao Cần, Quảng Đông, sử dụng tro cây cỏ và bùn hun làm phân bón lót, mỗi mẫu 2.500- 3.000 kg. Wei Xijin và cộng sự (1992) [32] sử dụng 1500 kg phân bón thổ tạp hoặc tro cây cỏ, 100 kg canxi + mangan + photpho mỗi mẫu làm phân bón lót. Trước khi
  17. 8 trồng bón phân xanh, phân ủ, hoặc các loại phân hữu cơ khác làm phân bón lót vào các hốc đào sẵn [24], mỗi mẫu bón khoảng 1.000 kg [29]. Theo Lin Renchang (2012) [27] có thể sử dụng 50 kg canxi, 25 kg phân đạm urê bón lót. - Bón thúc Wei Xijin và cộng sự (1992) [32] đã quan sát sự sinh trưởng và phát triển, so sánh sản lượng, hàm lượng tro và dịch chiết của ba kích 2-4 năm, và tiến hành đo sắc ký lớp mỏng. Thông thường, đến năm thứ hai bắt đầu bón phân, hằng năm vào tháng 4-5 và tháng 9-10 mỗi mùa bón phân một lần. Kết quả thí nghiệm về phân bón cho thấy phân bón cho hiệu quả tốt nhất là 1.000 kg “tro âm dương (tro cây cỏ trộn với vôi bột theo tỷ lệ 2:1)” mỗi mẫu với hàm lượng dinh dưỡng phong phú canxi, magie, photpho, kali khi so sánh với phân “canxi+magie+photpho”, phân chuồng, bã lạc, phân hỗn hợp [22]. Theo Chen Shunrang (2003) [25], năm đầu tiên để cây phát triển khỏe mạnh có thể bón phân một lần khi cây ra 4-5 lá, sau đó không cần bón thêm. Trong nghiên cứu của Lan Zikang về kỹ thuật trồng ba kích cao sản tỉnh Quảng Tây (2010) [24], khi mầm mọc 1-2 lá mới bắt đầu bón phân, chủ yếu dùng phân bón hữu cơ, như đất mùn, đất hun, phân lân Superphosphate ủ phân xanh, cây cỏ đốt thành tro, các loại phân hỗn hợp mỗi mẫu 1.000-2.000 kg (1 mẫu = 667 m2) [24, 26, 27, 30]. Cấm bón amoni sulfat, amoni clorua, nước tiểu lợn, nước tiểu bò [24, 26, 27, 30]. Nếu nơi đất trồng quá chua, có thể bón vôi bột, mỗi mẫu 50-60 kg [24, 27, 30]. Theo Yao Bigen (2003) [29], sau khi trồng khoảng 1-2 năm, vào các tháng 4, 6, 9 bón một lần phân bắc ủ với phân xanh, nhằm thúc tua và rễ phát triển. Ba năm sau chủ yếu bón đất hun và tro cây cỏ, mỗi năm mỗi mẫu (667 m2) bón 700 kg đất hun, 100 kg tro [29]. 2.2.6. Về bệnh hại ba kích Ở Hawaii, bệnh cờ đen do nấm Phytophthora sp. gây ra là một trong những bệnh chính đối với ba kích. Bệnh thường gây hại nặng làm cho lá biến màu đen, héo, chết khô, cuống lá và thân biến màu đen gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây ba kích. Biện pháp phòng trừ gồm: (i) kiểm tra định kỳ xác định sự
  18. 9 xuất hiện và gây hại của bệnh đặc biệt trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài, (ii) đốn tỉa cắt bỏ cành, bộ phận bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh lây lan, dọn sạch là rụng, tàn dư cây bệnh, tạo điều kiện để cây thông thoáng, (iii) cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng đối với bệnh hại. Ở Trung Quốc, ba kích thường gặp một số bệnh như: bệnh mục thân, bồ hóng, đốm vòng . Bệnh mục thân/thối gốc thân (crown rot): Lúc thời tiết mưa dầm ẩm ướt lâu ngày, đất thoát nước không tốt dễ phát sinh. Biện pháp phòng trừ: Tăng cường quản lý hệ thống thoát nước đồng ruộng, ngăn ngừa thương tổn vì nguyên nhân bên ngoài. Khi phát sinh dùng hỗn hợp vôi: tro 1:3 xoa lên phần cây bị bệnh hoặc dùng dung dịch NH3 pha loãng 800 lần, dung dịch dithane Z-78 pha loãng 600-800 lần, hoặc dung dịch thuốc bột thiophanate/Topsin 50% pha loãng 1.500 lần phun lên phần bị bệnh và đất; Bệnh bồ hóng do nha trùng, ruồi trắng, Scale insects, sau khi phát bệnh trên thân, lá, quả có màu nâu đen. Phương pháp phòng trừ: phát hiện có các loại sâu hại như nha trùng, ruồi trắng, scale insect thì lập tức tiêu diệt. Sau khi phát bệnh có thể dùng thuốc hỗn hợp vôi sulfur loãng 0,3-0,5 hoặc dung dịch dithane Z-78 pha loãng 800-1.000 lần phun; Bệnh đốm vòng chủ yếu hại lá. Bệnh xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém, lá cây bệnh bị đục thủng, khô héo và rụng. Phương pháp phòng trừ: khi cây mới phát bệnh vặt lá cây bệnh mang đốt, hoặc dùng dịch CuSO4.xCu(OH)2.yCa(OH)2.zH2O tỷ lệ 1:1:200 hoặc dung dịch dithane Z-78 pha loãng 600-800 lần phun. [24, 25, 27, 33, 34, 35] 2.3. Tình hình nghiên cứu về cây ba kích ở Việt Nam Cây ba kích (Morinda officinalis How.), thuộc họ cà phê Rubiaceae, là cây có giá trị y dược và có giá trị kinh tế cao. Củ cây ba kích có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, chữa phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau được sử dụng nhiều trong đông y. Trên thế giới, cây ba kích được trồng ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên và Lào (Đỗ Huy Bích và cs., 1998) [3]. Tại Việt Nam ba kích mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Bắc
  19. 10 Trung bộ. Do nhu cầu sử dụng dược liệu tăng mạnh ba kích trong tự nhiên đã bị khai thác quá mức nên đã nhanh chóng cạn kiệt (Nguyễn Chiều, 1995) [6]. Trong “Sách đỏ Việt Nam” ba kích được đánh giá là “Loài có số lượng cá thể giảm sút mạnh, cần bảo vệ và tái sinh, đẩy mạnh trồng trọt tạo nguồn nguyên liệu" (Bộ Khoa học và Công nghệ, 1996) [4] (Nghị định số 48/2002/NĐ-CP). Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng, ba kích không chỉ được khai thác trong tự nhiên mà đã được nghiên cứu trồng rộng rãi tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, từ trồng dưới tán rừng đến trồng tập trung (Đỗ Tất Lợi, 2006) [8]. 2.3.1. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây ba kích Ba kích là cây chịu bóng, nhất là cây dưới 2 năm tuổi và ưa sáng ở giai đoạn trưởng thành. Cây Ba kích thích ứng rộng với điều kiện sinh thái, cây tồn tại và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 22,5-23,1°C, chịu được nhiệt độ tối thấp tuyệt đối -2,8°C và tối cao tuyệt đối 41,4°C, độ ẩm không khí trung bình từ 82-89%. Lượng mưa bình quân năm từ 1.420,7-2.574,5 mm. Cây ba kích ưa đất feralit đỏ vàng, đất feralit giàu mùn trên núi và đất thịt ẩm mát. Cây sinh trưởng sau 5-7 năm mới thu dược liệu, năng suất bình quân 8-12 kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao. 2.3.2. Biện pháp nhân giống ba kích Tại Việt Nam, mới chỉ nghiên cứu nhân giống cây ba kích bằng nuôi cấy mô được thực hiện bởi Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư (2010) [12]. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm thiết lập quy trình nhân giống in vitro cây ba kích có nguồn gốc từ huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, bắt đầu từ khâu vào mẫu cho đến khâu thích nghi cây ngoài vườn ươm, có hệ số nhân giống cao và chất lượng cây giống tốt. Môi trường MS + 0,25 mg/l kinetin + 1 mg/l BA thích hợp cho tái sinh chồi ba kích từ đoạn thân, cho tỷ lệ mẫu cảm ứng tái sinh chồi đạt 96,86% và 2,65 chồi/mẫu sau 30 ngày nuôi cấy. Môi trường MS + 3,0 mg/l BA + 0,2 mg/l IBA + 10,0 mg/l Riboflavin thích hợp cho nhân nhanh chồi ba kích, đạt hệ số nhân 10,13 lần sau 45 ngày nuôi cấy. Môi trường thích hợp để tạo rễ cho chồi cây ba kích là MS + 0,2 mg/l IBA + 2 g/l than hoạt tính, cho tỷ lệ ra rễ đạt 100%, 3,5 rễ/chồi, chất
  20. 11 lượng bộ rễ tốt. Tuổi cây in vitro thích hợp để chuyển cây ra ngoài vườn ươm là 35 ngày tuổi. Giá thể thích hợp để tiếp nhận cây là giá thể hữu cơ (50% bột dừa + 50% phế liệu sản xuất nấm ăn), cho tỷ lệ cây sống đạt 96,1% sau 60 ngày (Hoàng Thị Thế và cs., 2013) [10]. Các công trình nghiên cứu đã đạt được những thành công nhất định trong nhân giống hữu tính, nhân giống vô tính bằng thân và nuôi cấy mô loài ba kích tím, từng bước đáp ứng nhu cầu cây giống trong sản xuất tại Quảng Ninh (Đỗ Huy Bích và cs., 2004; Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư, 2010; Hoàng Thị Thế và cs., 2013) [3, 12, 10]. Tuy nhiên, giống cây con bằng nuôi cấy mô cho hệ số nhân giống cao nhưng về năng suất và chất lượng củ vẫn đang trong quá trình đánh giá (Hoàng Thị Thế và cs., 2013) [10]. 2.3.3. Đất và kỹ thuật làm đất trồng ba kích Cây ba kích phù hợp với tầng đất dày ở vùng đất đồi núi độ cao dưới 600 m của vùng trung du và miền núi thấp phía Bắc. Đất trồng ba kích phải là đất không có nguy cơ nhiễm các độc tố như hàm lượng kim loại nặng, nitrate, vi sinh vật không vượt quá mức quy định, do đó cần có phân tích, đánh giá đất trước khi trồng ba kích. Ngoài ra, cần có biện pháp quản lý đất trồng ba kích và định kỳ đánh giá nền đất. Cần đánh giá, phân tích nguồn nước tưới cho cây ba kích nhằm đảm bảo không có chứa hàm lượng kim loại nặng, nitrate và vi sinh vật có hại vượt quá ngưỡng cho phép. Chọn đất feralit đỏ vàng trên núi thấp hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp có tầng canh tác dày, đất ẩm mát, cao, tốt nhất là đất đồi feralit giàu mùn. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, thu gom và đốt tiêu hủy tàn dư cây trồng vụ trước và cỏ dại. Tiến hành làm ải đất từ cuối năm trước, sau khi cày ải xong 5-7 ngày, bừa ải giữ ẩm cho đất. Đến vụ trồng ba kích, tiến hành bừa lại để đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch các tạp chất trên ruộng, lên luống cao 20 cm, mặt luống 60 cm, rãnh luống 20 cm, bổ hốc trên mặt luống trước khi trồng kích thước 30 × 30 × 20 cm. Đối với đất đồi dốc, trước khi trồng ít nhất 15 ngày, không cày làm đất mà tiến hành cuốc hốc để ải theo hàng đồng mức cách nhau 1 m, cách hàng 1,5 – 2,0 m, kích thước hố 40 × 40 × 30 cm. Ngoài ra, cần có biện pháp quản lý đất trồng ba kích và định kỳ đánh giá nền đất
  21. 12 cũng như phân tích nguồn nước tưới cho cây ba kích nhằm đảm bảo không có chứa hàm lượng kim loại nặng, nitrate và vi sinh vật có hại vượt quá ngưỡng cho phép [1]. 2.3.4. Thời vụ trồng ba kích Thời vụ gieo ươm hạt vào tháng 1, và trồng vào tháng 5-7 để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho tỷ lệ cây sống cao, cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, giảm được công chăm sóc cây con. 2.3.5. Mật độ và khoảng cách trồng ba kích Bộ rễ cây ba kích phát triển mạnh hay không phụ thuộc vào đất, nếu canh tác tơi xốp, hệ rễ ba kích phát triển mạnh. Mật độ khoảng cách trồng thường là: 8.500 cây/ha với khoảng cách trồng 1,2 m × 1,0 m. Mật độ 10.000 cây/ha với khoảng cách 1,0 m × 1,0 m. 2.3.6. Kỹ thuật trồng cây ba kích Đào hố với kích thước 30 cm × 30 cm hoặc 40 cm × 40 cm, sâu từ 20 cm - 30 cm. Cho 2 - 3 kg phân chuồng hoai mục trộn với đất mùn (đất mật) đầy hố (không được để hố trũng đọng nước làm thối cổ rễ cây khi mưa). Mỗi hố trồng một cây đã được xé bỏ bầu, lấp đất đầy hố, lèn chặt gốc và tưới nước ngay. Trồng vào ngày trời râm mát càng tốt. 2.3.7. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng trồng ba kích Sau khi trồng, cắm cây che nắng hoặc làm giàn che nắng ngay và tưới nước giữ ẩm trong khoảng 7-10 ngày. Tưới nước vào buổi sáng sớm, không tưới vào buổi chiều. Vào tháng 5 và tháng 8 hàng năm, tiến hành làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây ba kích. Kiểm tra định kỳ, vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại. Cung cấp đủ ẩm cho cây ba kích, nhất là vào giai đoạn cây con và trong mùa nắng hạn. 2.3.8. Phương pháp bón phân Lượng phân chuồng hoai mục bón lót dao động từ 15-20 tấn/ha. Trong vòng ba năm đầu, tưới nước phân chuồng pha loãng (3-5 tấn/ha/năm) hoặc nước phân đạm urê pha loãng 20% (80 kg/ha/năm) vào tháng 5 sau khi làm cỏ, vun gốc.
  22. 13 Theo tài liệu dẫn của Nguyễn Chiều (1995) [6] khi nghiên cứu tác dụng phân bón hữu cơ và vô cơ, Nguyễn Thiên Kim (1981) cho biết sử dụng phân bón hữu cơ cho ba kích, năng suất củ cao nhất, khi ba kích được trồng trên đất cải tạo trắng ở các độ tán che khác nhau (tán che là phên nứa đan thưa): 0 %; 25 %; 50 %; 75 %, năng suất củ cao nhất khi độ tán che 50 %; Khối lượng củ cho mỗi bụi 100 g sau 6 năm trồng. Ở đây tác giả chỉ rõ phân hữu cơ là phân chuồng, khoảng cách trồng 1,0 m x 1,0 m nhưng năng suất thật sự quá thấp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Chiều (1995) [6] cho thấy: + Đất trồng trên đồi đất trống, đất feralít đỏ, vàng (tại xã Châu Mộng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.) + Giống: Cây con mọc tự nhiên bằng hạt, chiều cao trung bình 9 cm, đường kính cổ rễ: trung bình 0,24 cm, được chuyển vào trồng tại vườn thí nghiệm. + Thời vụ trồng: tháng 4 năm 1994. Sau trồng 10 ngày, cây chết 6,9 %. + Phân bón: 2 kg phân chuồng/cây tương đương 20 tấn phân chuồng/ha. + Sau 2 tháng trồng (tháng 6/1994): 43,7% số cây bị sâu phá hại, số còn lại độ cao cây trung bình: 26,62 cm (tăng 2,96 lần) đường kính cổ rễ đạt 0,37 cm, tăng 1,5 lần so với khi đánh trồng. + Sau 6 tháng trồng (tháng 9/1994); Cây có độ cao trung bình: 107,36 cm tăng 12 lần, đường kính cổ rễ: 0,5 cm, tăng 2 lần so với khi đánh trồng. + Sau 14 tháng trồng (tháng 5/1995) do cây leo quấn không đo được chiều cao cây, đường kính cổ rễ trung bình 0,8 cm tăng 3,3 lần so với khi đánh trồng. + Sau 18 tháng trồng (tháng 8/1995) đường kính cổ rễ trung bình 0,9 cm tăng 3,7 lần so với khi đánh trồng, đường kính củ lớn nhất trung bình 0,5 cm. Như vậy, tác giả sử dụng chủ yếu là phân chuồng bón lót cho ba kích, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (2 năm đầu) ba kích sinh trưởng phát triển rất mạnh khi độ chiếu sáng 100% (ở đất trống) trừ 2 tháng đầu mới trồng có che nắng. Tuy nhiên chưa có điều kiện để tác giả đánh giá năng suất dược liệu cũng như chưa thí ngiệm khoảng cách mật độ trồng ba kích. Theo tài liệu hướng dẫn kĩ thuật trồng cây ba kích của Viện Dược liệu (2005) [13] .
  23. 14 + Vùng trồng: Trung du và miền núi thấp. + Đất trồng: Đất đồi núi độ cao dưới 600 m, tầng đất dày. + Giống: Hạt và hom thân. Sản xuất dược liệu bằng trồng cây giống chủ yếu từ hạt, thiếu giống mới trồng bằng hom. + Thời vụ trồng: Thời vụ ươm hạt vào tháng 1 hàng năm để mùa Xuân năm sau có cây giống xuất trồng. + Phân bón: Bón lót: phân chuồng hoai mục 15-20 tấn/ha. Bón thúc: Ba năm đầu: mức phân chuồng pha loãng (3-5 tấn/ha/năm) hoặc phân đạm urê pha loãng với nước nồng độ 20 % (80 kg/ha/năm). + Khoảng cách mật độ trồng: Cây cách cây 1,0 m × 1,0 m, mật độ 10.000 cây/ha hoặc cây cách cây: 1,2 m × 1,0 m, mật độ 8.500 cây/ha. + Thu hoạch: cây trồng sau 5 năm có thể thu hoạch được. Thời vụ thu hoạch vào mùa thu. + Tài liệu này cho thấy: trồng ba kích chỉ sử dụng phân chuồng là chủ yếu, tập trung ở thời kì kiến thiết cơ bản (3 năm đầu), không có chế độ bón thúc ở thời kỳ khai thác (từ cây 4 năm tuổi trở đi). Không chỉ ra năng suất dược liệu nhưng đã khuyến cáo trồng ba kích để thu dược liệu phải là cây giống được ươm từ hạt và khoảng cách trồng từ 1,0m đến 1,2 m, mật độ 8.500-10.000 cây/ha. Trên cơ sở các tài liệu đã có, cần thiết hệ thống, chọn lọc và tiếp tục nghiên cứu xác định rõ liều lượng phân bón, đạm, nghiên cứu xác định khoảng cách mật độ trồng thích hợp, để có thể sẽ xây dựng được quy trình trồng ba kích có năng suất chất lượng dược liệu tốt. 2.3.9. Chế độ luân canh hoặc xen canh Ba kích là cây trồng lâu năm. Nếu sản xuất thâm canh, sau thu hoạch chuyển sang trồng cây khác như hà thủ ô đỏ, khoai lang, hoài sơn, 2-3 năm sau trồng lại. Có thể trồng xen canh với cây ăn quả hoặc cây công nghiệp và cây lâm nghiệp dài ngày. Ở Trung Quốc, thường trồng xen ba kích với sắn, gừng, lạc, khoai sọ, v.v. Tại Thái Nguyên, những năm trước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có một số hộ dân thuộc các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo (Đại Từ) trồng cây ba kích.
  24. 15 Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu (Bộ NN&PTNT), những xã của huyện Đại Từ nằm ven dãy núi Tam Đảo có địa hình đồi núi thấp, nền đất màu mỡ, khí hậu mát mẻ nên phù hợp với trồng cây dược liệu. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường với cây ba kích rất lớn nên việc triển khai, nhân rộng để người dân trồng loại cây dược liệu này là cần thiết. Tuy nhiên, việc trồng loại cây dược liệu này mang tính tự phát, diện tích và quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Mặc dù hiệu quả kinh tế của cây ba kích tương đối cao, nhưng do thiếu vốn, kỹ thuật, nên năng suất và chất lượng vẫn còn hạn chế. Đầu năm nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng dự án “Nhân rộng mô hình trồng cây ba kích tại một số xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Đại Từ”. Thời gian thực hiện dự án trong 3 năm (từ tháng 01-2013 đến tháng 12-2015), quy mô 15 ha triển khai tại 4 xã, thị trấn: Phú Xuyên, La Bằng, Quân Chu và thị trấn Quân Chu, với tổng kinh phí nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ cấp trên 840 triệu đồng. Theo tính toán sơ bộ của các hộ thì trồng ba kích tuy chi phí đầu tư ban đầu lớn (120-130 triệu đồng/ha, bao gồm cả công lao động) nhưng sản phẩm dễ bán, giá cao. Ba kích sau 3-4 năm trồng cho năng suất bình quân đạt khoảng 5.000 kg củ tươi/ha, với giá bán trung bình hiện nay là 120.000 đồng/kg củ tươi tương đương với giá trị thu được là 600 triệu đồng/ha, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho các hộ, đặc biệt là giúp nông dân đổi mới tư duy, suy nghĩ trong cách phát triển kinh tế bền vững từ rừng và đất rừng. Sau 3 năm thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trồng cây ba kích tại huyện Định Hóa giai đoạn 2012-2015”, đã ghi nhận phương thức trồng ba kích dưới tán rừng keo, mỡ vào giai đoạn đầu cây ba kích sinh trưởng, phát triển khá tốt, nhưng từ năm thứ 2 trở đi cây phát triển chậm hơn so với một số diện tích trồng thâm canh. Đến năm thứ 3, tỷ lệ ba kích sống đạt trên 80 %, chiều dài củ từ 10-20 cm, đường kính 5-7 mm; khối lượng củ đạt 0,5-0,8 kg/gốc. Tuy nhiên, một số diện tích trồng trên đất soi, bãi, vườn do đất tơi xốp, người dân có điều kiện chăm sóc (trồng đánh luống, làm dàn cho ba kích leo, làm cỏ, tưới nước ) cây sinh trưởng tốt hơn,
  25. 16 số lượng củ trên gốc cao và kích thước củ lớn hơn, có những gốc đạt 1,2-1,5 kg. Ngoài ra, nhiều mô hình trồng ba kích dưới tán cây rừng đã được áp dụng thành công tại nhiều tỉnh khác (Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, 2015) [11]. Như vậy, trồng dưới tán rừng, ba kích có điều kiện phát triển giống như trong tự nhiên nên chất lượng tốt hơn. Sau khi thu hoạch ba kích, người dân vẫn ổn định việc thu nhập từ keo và mỡ. 2.3.10. Nghiên cứu về nguyên nhân gây héo vàng cây ba kích Những năm gần đây, một số nơi trồng ba kích tại Quảng Ninh và Thanh Hóa đã ghi nhận sự xuất hiện của triệu chứng bệnh héo vàng trên cây ba kích làm chết hàng loạt cây với tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 70 %. Triệu chứng bệnh xuất hiện từ giai đoạn cây con đến khi cây hình thành củ, nhưng bệnh thường gây hại mạnh nhất ở giai đoạn cây ba kích được 3-4 năm tuổi. Khi cây bị nhiễm ở giai đoạn cây con, cây có triệu chứng còi cọc, kém phát triển sau đó bị chết. Cây trưởng thành bị nhiễm bệnh, các lá ở gốc biến vàng, ban đầu từ lá dưới gốc của một bên cây, sau đó lan ra toàn cây, lá héo rũ màu vàng không bị rụng. Vết bệnh ở trên thân sát mặt đất hoặc ở cổ rễ màu nâu, vết bệnh lớn dần làm khô tóp cả đoạn thân sát mặt đất. Củ kém phát triển và bị nứt đen dọc củ, ngoài vỏ củ vẫn còn tươi nhưng khi bổ dọc mạch dẫn bị hóa nâu hoàn toàn. Sau một thời gian cây trên mặt đất bị chết khô, thân teo, có màu nâu (Đặng Thị Hà và cs., 2017) [7]. Đặng Thị Hà và cs. (2017) [7] đã thu thập mẫu triệu chứng trên tại Vân Đồn và Ba Chẽ thuộc tỉnh Quảng Ninh và tại Thạch Thành thuộc tỉnh Thanh Hóa. Bằng phương pháp phân lập nấm và lây nhiễm nhân tạo theo chu trình Koch, nhóm tác giả đã xác định nấm Fusarium oxysporum là tác nhân chính được phân lập từ các mẫu bệnh thu được từ các cây ba kích có triệu chứng héo vàng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ mới phân lập nấm F. oxysporum, chưa tiến hành phân lập nấm Phytophthora, Pythium hay vi khuẩn, hay tuyến trùng, những đối tượng vi sinh vật thường tham gia gây hiện tượng vàng lá thối rễ/củ trên nhiều loai cây trồng khác.
  26. 17 Do đó, cần phải xác định đầy đủ nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích ở từng vùng sinh thái để xây dựng các biện pháp phòng chống một cách hiệu quả và an toàn cho người sử dụng là điều cần được giải quyết trong thời gian tới. 2.3.11. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại cây ba kích. Ở Việt Nam đã có các nghiên cứu với mục đích phát triển sản xuất cây ba kích ở nước ta, nhiều kết quả nghiên cứu đã được áp dụng vào sản xuất một cách có hiệu quả do vậy diện tích và sản lượng đã từng được cải thiện. Tuy nhiên do sự áp dụng các giải pháp kỹ thuật thiếu đồng bộ, đặc biệt trong khâu phòng chống sâu bệnh hại. Trong hai năm đầu, thường xuyên kiểm tra và phòng trừ sâu cắn ngọn và lá non. Sâu hại thường gặp là rệp làm thui ngọn và lá non, phòng trừ bằng cách rắc tro bếp vào buổi chiều. Phun dung dịch Boocdo phòng trừ bệnh nấm mắt cua. Cách tốt nhất để phòng trừ sâu bệnh là biện pháp vệ sinh vườn sạch sẽ, thoát nước kịp thời và triệt để sau khi mưa (Sở NN&PTNT Quảng Ninh, 2013) [9]. Quảng Ninh là một trong những vùng có diện tích trồng ba kích lớn của cả nước, cùng với sự gia tăng về diện tích, năng suất là sự gia tăng gây hại của sâu bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh vàng lá thối rễ ba kích. Năm 2012, Công ty TNHH nuôi trồng, sản xuất và chế biến dược liệu Đông bắc đã chủ trì thực hiện dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ trồng và chế biến cây dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh” thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi” giai đoạn 2011-2015. Dự án phát triển 03 loài cây ba kích tím, giảo cổ lam và cây hoài sơn. Dự án đã trồng được 4,8 ha cây ba kích tím, 2,0 ha cây giảo cổ lam và 2,0 ha cây hoài sơn Sau hơn 20 tháng trồng, cây ba kích có dấu hiệu bị nhiễm bệnh: cây chết rải rác, thân cây chết héo rũ, đường kính củ từ 0,5-1,0 cm bị thối. Tuy nhiên, năm 2014-2015, thời tiết có nhiều diễn biến thất thường (mưa bão, lũ lụt kỷ lục, nắng nóng ), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng nông nghiệp nói chung và cây dược liệu nói riêng, đặc biệt là ba kích. Kết quả, đến năm 2016, toàn bộ 4,8 ha diện tích trồng thuộc dự án bị thiệt hại nặng [2].
  27. 18 Bệnh vàng lá thối rễ bắt đầu xuất hiện và gây hại sau khi trồng từ 18-24 tháng, chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ cây bị chết. Bệnh gây hại nặng ở huyện Ba Chẽ, điển hình là hợp tác xã Toàn Dân. Năm 2015, có đến 40 ha ba kích tím của hợp tác xã bị hại nặng không cho thu hoạch, nhiều diện tích trồng ba kích tím khác cũng bị nhiễm bệnh từ nhẹ cho đến trung bình, diện tích trồng ba kích tím của hợp tác xã Toàn Dân thu hẹp đến mức báo động, từ 100 ha năm 2015 xuống còn 20-30 ha năm 2016. Bệnh vàng lá thối rễ còn được phát hiện ở các huyện khác trong tỉnh như Vân Đồn, Hoành Bồ với các mức độ nhiễm bệnh khác nhau dao động từ 3- 20%. Trước sự phát sinh và gây hại của bệnh, nhiều hộ nông dân đã phải chuyển đổi diện tích trồng cây ba kích tím sang các cây trồng khác, diện tích trồng ba kích tím của tỉnh Quảng Ninh đã bị thu hẹp tới 40 % (từ 400 ha xuống còn khoảng 240 ha) (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ninh, 2015-2016) [5]. Theo Trung tâm dịch vụ Kỹ thuật huyện Ba Chẽ, vụ trồng mới ba kích tím vừa qua (2016-2017), cây con cũng bị chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho nhân dân Ba Chẽ. Để phòng trừ bệnh, một số thuốc bảo vệ thực vật đã được khuyến cáo như Boocdo, Ridomil với liều lượng khuyến cáo tưới vào gốc cây, nhưng không có hiệu quả phòng trừ. Theo kết quả nghiên cứu bước đầu của Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, một trong những tác nhân gây hiện tượng héo vàng cây ba kích tại một số vùng như Vân Đồn, Ba Chẽ (Quảng Ninh), Thạch Thành (Thanh Hóa) là do nấm Fusarium oxysporum. Hệ vi sinh vật gây bệnh trong đất ở Việt Nam, đặc biệt là nấm bệnh vùng rễ rất phong phú như Pythium, Rhizoctonia, Phytophthora, Fusarium, v.v. Các loại nấm này phát triển trong khoảng pH rất rộng (từ 4,0 - 8,0), tuy nhiên nấm phát triển thuận lợi nhất ở điều kiện nhiệt độ từ 25-300C. Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên nhiều loại cây trồng khác nhau, các tác giả đều nhận định chung là triệu chứng vàng lá thối rễ có thể do nhiều tác nhân cùng phối hợp gây ra trong đó, rệp sáp, tuyến trùng có thể là nguyên nhân ban đầu gây hại vùng rễ, gây vết thương mở đường cho sự xâm nhiễm và gây hại của các loài nấm, vi khuẩn gây bệnh khác. Do đó, nấm F. oxysporium có thể không phải là tác nhân vi sinh vật duy nhất gây bệnh vàng lá thối rễ ba kích, có thể nhiều loài sinh vật khác ở vùng rễ tham gia gây bệnh vàng lá thối rễ như các loài
  28. 19 nấm Phytopthora spp., Pythium spp., các loài tuyến trùng như Meloidogyne spp., Paratylenchus spp., các loài rệp sáp, Trước sự gây hại phức tạp của các loài sinh vật trong đất nói trên, ghi nhận bước đầu về loài gây hại trên cây ba kích tím ở Quảng Ninh có thể còn chưa đầy đủ, chưa phản ánh được bức tranh tổng quát về sâu bệnh hại cũng như tác nhân chính gây bệnh vàng lá thối củ ba kích tím. Rất có thể các loài sâu bệnh khác như tuyến trùng, rệp sáp và một số loài nấm khác trong đất cũng là những tác nhân quan trọng góp phần gây ra hiện tượng vàng lá thối củ cây ba kích tím, vấn đề này cần được tiếp tục làm rõ trong thời gian tới. Như vậy, với thực trạng trồng và sản xuất cây ba kích tím hiện nay ở trong nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng cần phải xác định đầy đủ nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tím. Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp phòng chống một cách hiệu quả và an toàn cho người sử dụng là điều cần được giải quyết trong thời gian tới.
  29. 20 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Cây ba kích tím ở giai đoạn sinh trưởng năm thứ nhất. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ trên cây ba kích tại tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm về mật độ, phân bón và thuốc hóa học được thực hiện tại khu cây trồng cạn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 01/2018 - 01/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích. - Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng. 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.3.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích * Đất làm thí nghiệm: Khu đất thí nghiệm có hàm lượng dinh dưỡng trung bình, độ chua trung tính. Đất có tầng đất dày, có chế độ thấm nước, nhiều mùn, tơi xốp, đủ nước. Địa hình thí nghiệm tương đối đồng đều, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
  30. 21 * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) gồm 3 công thức mật độ, diện tích ô thí nghiệm 30 m2 (6,0 m x 5,0 m) với 3 lần nhắc lại, xung quanh khu thí nghiệm bố trí dải bảo vệ có chiều rộng 1,0 m, tổng diện tích thí nghiệm không bao gồm rãnh và dải bảo vệ 270 m2. Công thức 1: Mật độ 12.000 cây/ha, (0,8 m x 1,0 m) Công thức 2: Mật độ 10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m) (đc) Công thức 3: Mật độ 8.300 cây/ha (1,2 m x 1,0 m) -Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ NLI CT1 CT3 CT2 NLII CT2 CT1 CT3 NLIII CT3 CT2 CT1 Dải bảo vệ - Thời gian trồng: Ngày 25 tháng 02 năm 2018. - Giống: Cây giống cao 20 cm trở lên, đường kính gốc 0,2 cm, số lá 4 đôi. * Quy trình kỹ thuật: Áp dụng Quy trình kỹ thuật của Viện Dược liệu. + Phương pháp bón phân: Lượng phân bón trong vòng 1 năm tính cho 1 ha là 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O bón cho một năm. Cách bón: chia làm 3 lần bón. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và lân trước khi trồng. Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 2 tháng bón 30% đạm Urê và 30% Kali. Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 5 tháng, 40% đạm Urê, 40% Kali. Bón thúc lần 3 sau trồng 8 tháng 30% đạm Urê, 30% Kali. + Chăm sóc phòng trừ sâu, bệnh hại theo quy trình kỹ thuật. * Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi - Chỉ tiêu về sinh trưởng:
  31. 22 + Chiều dài thân chính (cm): theo dõi 5 cây mẫu, dùng thước dây chia độ đo từ điểm gốc sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân chính, đo vào thời điểm 12 tháng sau trồng. Tổng chiều dài thân chính Chiều dài thân chính TB/cây = (cm) Tổng số cây theo dõi + Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính (cm/ngày): Dùng thước dây chia độ đo từ điểm gốc sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân chính tại thời điểm đo, lần 1 đo sau khi trồng 20 ngày, các lần đo sau cách nhau 30 ngày/lần. Công thức tính: H2 – H1 Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính = (cm/ngày) t2 – t1 Trong đó: H1 : Chiều dài thân chính TB/cây ở lần đo thứ nhất trong cùng một lần đo. H2 : Chiều dài thân chính TB/cây ở lần đo thứ hai trong cùng một lần đo. t1: Thời gian đo lần thứ nhất trong cùng một lần đo. t2: Thời gian đo lần thứ hai trong cùng một lần đo. + Số nhánh cấp 1 và cấp 2 trên cây: số nhánh cấp 1, cấp 2 trên 5 cây mẫu theo dõi. Đếm tất cả nhánh cấp 1, cấp 2 có trên cây, lần 1 đếm sau trồng 20 ngày, các lần tiếp theo định kỳ 30 ngày/lần. Tổng số nhánh cấp 1 và cấp 2 Số nhánh cấp 1 và cấp 2 TB/cây = (nhánh) Tổng số cây theo dõi N2 – N1 Tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 = (nhánh/ngày) t2 – t1
  32. 23 Trong đó : N1 : Số nhánh cấp 1 và cấp 2 TB/cây ở lần đo thứ nhất trong cùng một lần đo. N2 : Số nhánh cấp 1 và cấp 2 TB/cây ở lần đo thứ hai trong cùng một lần đo. t1: Thời gian đo lần thứ nhất trong cùng một lần đo. t2: Thời gian đo lần thứ hai trong cùng một lần đo. + Đường kính gốc (cm): Dùng thước kẹp panme có độ chính xác tới 0,1mm để đo đường kính gốc. Định kỳ đo đường kính gốc trên 5 cây mẫu theo dõi, đo vào các thời điểm 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 8 tháng, 10 tháng, 12 tháng sau trồng. Tổng đường kính gốc Đường kính gốc TB/cây (cm) = Tổng số gốc - Chỉ tiêu theo dõi về tỷ lệ bệnh: Điều tra 5 cố định cây trên lần nhắc lại, định kỳ 20 ngày 1 lần trong khoảng thời gian 12 tháng. Theo dõi thời gian bắt đầu xuất hiện bệnh và tỷ lệ cây bị bệnh. TLB (%) = × 100 Trong đó: TLB (%): Tỷ lệ bệnh. A: Tổng số cây biểu hiện triệu chứng. B: Tổng số cây điều tra. 3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây Ba kích * Đất làm thí nghiệm: Khu đất thí nghiệm có hàm lượng dinh dưỡng trung bình, độ chua trung tính. Đất có tầng đất dày có chế độ thấm nước, nhiều mùn, tơi xốp, đủ nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Địa hình thí nghiệm tương đối đồng đều, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận. * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) gồm 3 công thức phân bón, diện tích ô thí nghiệm 30 m2 (6,0 m x 5,0 m) với 3 lần nhắc lại,
  33. 24 xung quanh khu thí nghiệm bố trí dải bảo vệ có chiều rộng 1 m, tổng diện tích thí nghiệm không bao gồm rãnh và dải bảo vệ 270 m2. Công thức 1: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. Công thức 2 (đc): 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha. Công thức 3: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O/ha. - Cụ thể: + Công thức 1: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O cho 1 ha. Do vậy, cần 270 kg phân chuồng + 81 kg phân hữu cơ vi sinh + 10,0 kg phân đạm Urê + 15,9 kg supe lân + 4,0 kg Kali clorua cho diện tích khu thí nghiệm 270 m2. + Công thức 2 (đc): 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O cho 1 ha. Do vậy, cần 270 kg phân chuồng + 81 kg phân hữu cơ vi sinh + 8,8 kg phân đạm Urê + 14,3 kg Supe lân + 3,6 kg Kali clorua cho diện tích khu thí nghiệm 270 m2. + Công thức 3: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O cho 1 ha. Do vậy, cần 270 kg phân chuồng + 81 kg phân hữu cơ vi sinh + 7,6 kg đạm Urê + 12,7 kg Supe lân + 3,1 kg Kali clorua cho diện tích khu thí nghiệm 270 m2. -Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ CT1 CT3 CT2 NLI NLII CT2 CT1 CT3 NLIII CT3 CT2 CT1 Dải bảo vệ
  34. 25 - Thời gian trồng: Ngày 25 tháng 02 năm 2018 - Giống: Cây giống cao 20 cm trở lên, đường kính gốc 0,2 cm, số lá 4 đôi. * Quy trình kỹ thuật: Áp dụng Quy trình kỹ thuật của Viện Dược liệu. + Ba kích được trồng với mật độ 10.000 cây/ha (1,0m x 1,0 m). + Phương pháp bón phân: Lượng phân bón trong vòng 1 năm tính cho 1 ha. Cách bón: chia làm 3 lần bón. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và lân trước khi trồng. Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 2 tháng bón 30% đạm Urê và 30% Kali. Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 5 tháng, 40% đạm Urê, 40% Kali. Bón thúc lần 3 sau trồng 8 tháng 30% đạm Urê, 30% Kali. + Chăm sóc phòng trừ sâu, bệnh hại theo quy trình kỹ thuật * Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi: Như thí nghiệm 1. 3.3.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng. * Đất làm thí nghiệm: Khu đất thí nghiệm có hàm lượng dinh dưỡng trung bình, độ chua trung tính. Đất có tầng đất dày, có chế độ thấm nước, nhiều mùn, tơi xốp, đủ nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Địa hình thí nghiệm tương đối đồng đều, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận. * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) gồm 4 công thức, diện tích ô thí nghiệm 100 m2 (5,0 m x 20,0 m) với 3 lần nhắc lại, xung quanh khu thí nghiệm bố trí dải bảo vệ có chiều rộng 1 m, tổng diện tích thí nghiệm không bao gồm rãnh và dải bảo vệ 1.200 m2. Công thức 1: Metconazole (Workup 9SL, liều lượng sử dụng 0,2%, 320 lít nước thuốc/ha, phun 1 lần); Công thức 2: Prochloraz (Agrivil 250EC, liều lượng sử dụng 0,15%, lượng nước thuốc 320-600 lít/ha, phun 1 lần); Công thức 3: Tebuconazole (Folicur 430SC, nồng độ sử dụng 0,3%, lượng nước thuốc 400-1.000 lít/ha, phun 1 lần);
  35. 26 Công thức 4: Đối chứng (không xử lý). Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ NLI CT3 CT1 CT2 CT4 NLII CT4 CT2 CT3 CT1 NLIII CT1 CT3 CT4 CT2 Dải bảo vệ - Thời gian trồng: Ngày 28 tháng 02 năm 2018. - Giống: Cây giống cao 20 cm trở lên, đường kính gốc 0,2 cm, số lá 4 đôi. * Quy trình kỹ thuật: Áp dụng Quy trình kỹ thuật của Viện Dược liệu. + Ba kích được trồng với mật độ 10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m). + Phương pháp bón phân: Lượng phân bón trong vòng 1 năm tính cho 1 ha là 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O bón cho một năm. Cách bón: chia làm 3 lần bón. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, lân trước khi trồng. Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 2 tháng bón 30% đạm Urê và 30% Kali. Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 5 tháng, 40% đạm Urê, 40% Kali. Bón thúc lần 3 sau trồng 8 tháng 30% đạm Urê, 30% Kali. + Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại theo quy trình kỹ thuật - Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ trước và sau xử lý 1, 2, 3, 4, 5 tháng. + Hiệu lực của thuốc trừ bệnh được theo công thức Henderson Tilton. Ta x C b E (%) = 1 - x 100 T b x C a Trong đó: E: hiệu lực của hoạt chất được tính bằng %.
  36. 27 Ta: tỷ lệ bệnh ở ô thí nghiệm sau xử lý. Tb: tỷ lệ bệnh ở ô thí nghiệm trước xử lý. Ca: tỷ lệ bệnh ở ô đối chứng sau xử lý. Cb: tỷ lệ bệnh ở ô đối chứng trước xử lý. 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm SAS 9.0.
  37. 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ của cây Ba kích Mật độ gieo trồng rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Gieo trồng với mật độ thích hợp giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, tăng khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại hoặc tránh được giai đoạn mẫn cảm của cây, tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch hoạt động làm giảm nhẹ thiệt hại do sâu, bệnh gây ra. 4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích Chiều cao (chiều dài) thân chính của cây được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng và mức độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây ba kích nói riêng. Qua bảng 4.1, ta thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài của cây ba kích có xu hướng tăng dần, tăng mạnh từ sau trồng 80 ngày và đạt cao nhất vào khoảng 200 ngày sau trồng, sau đó có xu hướng giảm dần. Do thời gian đầu sau trồng cây cần thời gian để bén rễ, hồi xanh và nhiệt độ thấp nên cây sinh trưởng chậm. Sau trồng từ 80 ngày đến 200 ngày, tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích tăng mạnh bởi vì lúc này bộ rễ đã hoạt động tốt và điều kiện khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho cây ba kích sinh trưởng. Từ sau trồng 230 ngày đến 350 ngày, tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính có xu hướng giảm xuống vì khí hậu bắt đầu lạnh, khô nên cây ba kích sinh trưởng chậm dần. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa đối với chiều dài thân chính của cây ba kích (P>0,05, bảng 4.1). Như vậy, ở các mức mật độ khác nhau không có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính của cây ba kích tính đến thời điểm sau trồng 350 ngày.
  38. 29 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích ( Thái Nguyên, 2018) Đơn vị: cm/ngày Thời gian sau trồng ngày Mật độ (cây/ha) 20 50 80 110 140 170 200 230 260 290 320 350 CT1: 12.000 0,03 0,21 0,55 0,70 0,82 1,10 1,20 0,88 0,82 0,37 0,30 0,26 (0,8m x 1,0m) CT2: 10.000 (1,0m x 1,0m) 0,05 0,14 0,56 0,67 0,92 1,10 1,13 1,00 0,73 0,36 0,33 0,25 (đc) CT3: 8.300 0,02 0,17 0,56 0,71 0,77 1,03 1,14 1,03 0,86 0,28 0,34 0,24 (1,2m x 1,0m) P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV (%) 3,08 5,86 3,75 4,53 5,00 3,35 3,66 3,82 3,09 3,70 3,38 3,15 LSD.05 - - - - - - - - - - - -
  39. 30 Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích 4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích Số nhánh trên cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự sinh trưởng của cây ba kích. Số nhánh ảnh hưởng tới số lá trên cây, liên quan đến khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của cây ba kích. Nhìn chung, tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích từ khi trồng đến 110 ngày sau trồng ở cả ba công thức đều có xu hướng tăng chậm vì giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm do cần thời gian bén rễ hồi xanh, số nhánh cấp 1 trên cây ra ít. Tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây tăng mạnh từ sau trồng 140 ngày và cao nhất vào 200 ngày sau trồng, thời điểm này điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây ba kích sinh trưởng, cây bắt đầu ra nhánh cấp 1, cấp 2 nhiều nên tốc độ ra nhánh tăng nhanh. Từ sau trồng 230 ngày đến 350 ngày, tốc độ ra nhánh bắt đầu giảm xuống do điều kiện khí hậu bắt đầu lạnh và khô nên cây ba kích sinh trưởng chậm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy mật độ trồng khác nhau không có sự sai khác có ý nghĩa đối với tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây (P>0,05, bảng 4.2). Như vậy, ba công thức mật độ 12.000 cây/ha (0,8 m x 1,0 m), 10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m) và 8.300 cây/ha (1,2 m x 1,0 m) không có ảnh hưởng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 trên cây ba kích tính đến thời điểm 350 ngày sau trồng.
  40. 31 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích ( Thái Nguyên, 2018) Đơn vị: nhánh/ngày Thời gian sau trồng ngày Mật độ (cây/ha) 20 50 80 110 140 170 200 230 260 290 320 350 CT1: 12.000 0,003 0,003 0,020 0,031 0,071 0,077 0,127 0,105 0,072 0,028 0,018 0,013 (0,8m x 1,0m) CT2: 10.000 (1,0m x 1,0m) 0,002 0,005 0,035 0,029 0,062 0,083 0,125 0,109 0,060 0,031 0,020 0,015 (đc) CT3: 8.300 0,000 0,004 0,032 0,039 0,044 0,090 0,115 0,114 0,055 0,029 0,021 0,015 (1,2m x 1,0m) P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV (%) 20,41 16,68 11,32 8,24 5,70 4,96 5,03 8,89 7,65 6,97 6,88 6,58 LSD.05 - - - - - - - - - - - -
  41. 32 Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích 4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính gốc của cây ba kích Ngoài chiều dài thân chính, số nhánh, đường kính gốc cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của cây ba kích. Qua bảng 4.3, cho thấy đường kính gốc của ba công thức mật độ từ sau trồng 60 ngày (dao động từ 0,26 cm – 0,28 cm) đến 340 ngày (dao động từ 0,73 cm – 0,74 cm) tăng được 0,45 cm - 0,48 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy trong cùng điều kiện trồng và chăm sóc như nhau, mật độ trồng khác nhau không có sự sai khác có ý nghĩa đối với đường kính gốc (P>0,05, bảng 4.3). Như vậy, các công thức mật độ 12.000 cây/ha (0,8 m x 1,0 m), 10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m) và 8.300 cây/ha (1,2 m x 1,0 m) không có ảnh hưởng đến đường kính gốc của cây ba kích tính đến thời điểm 340 ngày sau trồng.
  42. 33 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái đường kính gốc cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) Đường kính gốc trung bình tại ngày sau Mật độ (cây/ha) trồng (cm) 60 120 180 240 300 340 CT1: 12.000 (0,8m x 1,0m) 0,26 0,36 0,47 0,58 0,69 0,74 CT2: 10.000 (1,0m x 1,0m) 0,27 0,37 0,48 0,60 0,71 0,74 (đc) CT3: 8.300 (1,2m x 1,0m) 0,28 0,38 0,50 0,59 0,69 0,73 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV (%) 9,39 6,92 5,59 5,46 5,10 5,39 LSD.05 - - - - - - Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái đường kính gốc của cây ba kích
  43. 34 4.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba kích Tính đến thời điểm sau trồng 350 ngày, trong cùng điều kiện trồng và chăm sóc như nhau, các chỉ tiêu chiều dài thân chính, số nhánh cấp 1 và cấp 2 trên cây và đường kính gốc không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05, bảng 4.4). Ba kích là cây dài ngày, sau trồng 4 năm trở đi cây có thể cho thu hoạch dược liệu. Ở các công thức mật độ 12.000 cây/ha (0,8 m x 1,0 m), 10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m) và 8.300 cây/ha (1,2 m x 1,0 m) từ khi trồng đến 350 ngày sau trồng cây ba kích vẫn còn nhỏ cho nên một số chỉ tiêu sinh trưởng như chiều dài thân chính, số nhánh, đường kính gốc không bị ảnh hưởng bởi mật độ trồng. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu theo dõi ảnh hưởng của các mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba kích trong các giai đoạn tiếp theo để có kết quả tổng thể. Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) Chiều dài Số nhánh Đường Mật độ (cây/ha) thân chính cấp 1 và cấp kính gốc (cm) 2 (nhánh) (cm) CT1: 12.000 (0,8m x 1,0m) 236,17 17,00 0,74 CT2: 10.000 (1,0m x 1,0m) (đc) 238,00 17,27 0,74 CT3: 8.300 (1,2m x 1,0m) 233,92 116,79 0,73 P >0,05 >0,05 >0,05 CV (%) 3,15 6,58 5,39 LSD.05 - - -
  44. 35 4.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích Thay đổi mật độ trồng có thể thay đổi tiểu vùng khí hậu trong đồi trồng ba kích và sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh vàng lá thối rễ của cây. Bệnh vàng lá thối rễ do nấm Fusarium proliferatum là nguyên nhân chính gây ra, làm cây bị héo rũ, chết rải rác với biểu hiện là các lá gốc biến vàng sau đó lan ra toàn cây, vết bệnh trên thân sát mặt đất hoặc ở cổ rễ, ban đầu có màu nâu, lớn dần làm khô tóp cả đoạn thân sát mặt đất, củ kém phát triển và bị nứt đen dọc củ, ngoài vỏ củ vẫn còn tươi nhưng khi bổ dọc mạch dẫn bị hóa nâu hoàn toàn. Sau một thời gian phần thân cây trên mặt đất bị chết khô, thân teo tóp màu đen. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh vàng lá thối rễ tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên được trình bày ở bảng 4.5. Kết quả theo dõi cho thấy bệnh bắt đầu xuất hiện vào khoảng ngày 13/04/2018 ( 46 ngày sau trồng, tỷ lệ bệnh 3,33%) và tỷ lệ cây bị hại có xu hướng tăng dần ở cả ba mật độ trồng. Tỷ lệ bệnh có xu hướng tăng dần vào mùa mưa, cao nhất vào khoảng tháng 8-9 và dừng vào mùa khô khoảng trung tuần tháng 10. Tuy nhiên, qua kết quả xử lý thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các mật độ trồng (P>0,05, bảng 4.5). Như vậy, các công thức mật độ 12.000 cây/ha (0,8 m x 1,0 m), 10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m) và 8.300 cây/ha (1,2 m x 1,0 m) không có ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại thời điểm từ khi trồng đến 350 ngày sau trồng.
  45. 36 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) Tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ tại các ngày điều tra (%) Mật độ (cây/ha) 13/04 03/05 23/05 12/06 02/07 22/07 11/08 31/08 20/09 09/10 29/10 18/11 CT1: 12.000 3,33 6,67 6,67 10,00 13,33 20,00 23,33 30,00 33,33 36,67 36,67 36,67 (0,8m x 1,0m) CT2: 10.000 (1,0m x 1,0m) 3,33 3,33 10,00 13,33 16,67 23,33 26,67 36,67 36,67 40,00 40,00 40,00 (đc) CT3: 8.300 0,00 4,17 8,33 8,33 12,50 16,67 20,83 25,00 33,33 37,50 37,50 37,50 (1,2m x 1,0m) P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV (%) 20,50 15,63 7,55 10,81 9,74 8,12 8,58 6,87 5,52 5,39 5,39 5,39 LSD.05 - - - - - - - - - - - -
  46. 37 Hình 4.4. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến quá trình sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích Quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Trong đó, phân bón là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho cây ba kích sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt và tăng khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại, do đó cần nghiên cứu và xác định liều lượng phân bón phù hợp và cân đối cho cây. 4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích Chiều cao (chiều dài) cây thể hiện khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, đồng thời nó còn phản ánh khả năng tổng hợp và tích lũy vật chất hữu cơ trong cây. Cây sinh trưởng tốt sẽ có chiều cao thích hợp, cân đối tùy từng thời kỳ. Qua bảng 4.6, ta thấy từ khi trồng đến sau trồng 80 ngày tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính tăng chậm, sau đó tăng mạnh và đạt cao nhất vào 200 ngày sau trồng và có xu hướng giảm dần. Do thời gian đầu sau trồng cây cần thời gian bén rễ,
  47. 38 hồi xanh nên cây sinh trưởng chậm. Sau trồng 110 ngày cây sinh trưởng nhanh, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho cây ba kích sinh trưởng. Sau trồng 230 ngày trở đi, do điều kiện khí hậu bắt đầu lạnh và khô nên cây ba kích sinh trưởng chậm lại. Trong ba công thức phân bón thì công thức 1 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O / ha) và công thức 2 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha) có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính tương đương nhau (xếp ở mức a); Công thức 3 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O) có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính thấp hơn ( xếp ở mức b) (bảng 4.6). Kết quả xử lý thống kê cho thấy trong cùng điều kiện mật độ 10.000 cây/ha (1,0m x 1,0m) ở các mức phân bón khác nhau, từ khi trồng đến sau trồng 80 ngày không có sự sai khác có ý nghĩa đối với chiều dài thân chính cây ba kích (P>0,05, bảng 4.6). Từ sau trồng 110 ngày đến 350 ngày, liều lượng phân bón có sự sai khác có ý nghĩa đối với chiều dài thân chính (P<0,05, bảng 4.6) vì sau khi bón phân lần 1 tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích ở các công thức có sự thay đổi. Như vậy, liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích tính đến thời điểm 350 ngày sau trồng.
  48. 39 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) Đơn vị: cm/ngày Thời gian sau trồng ngày Công thức 20 50 80 110 140 170 200 230 260 290 320 350 CT1 0,03 0,22 0,37 0,63a 1,01a 1,20a 1,30a 0,96a 0,60a 0,57a 0,31a 0,27a CT2 (đc) 0,03 0,21 0,30 0,57a 1,01a 1,14a 1,31a 0,89a 0,67a 0,50a 0,33a 0,28a CT3 0,02 0,19 0,22 0,52b 0,86b 1,10b 0,91b 0,81b 0,55b 0,37b 0,30b 0,29b P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 4,35 4,02 7,23 4,29 4,61 3,41 3,45 3,43 3,24 3,18 3,03 3,11 LSD.05 - - - 5,13 8,51 8,95 11,82 13,87 17,38 15,16 15,08 16,07 Ghi chú: CT1: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O / ha. CT2: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha. CT3: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O / ha.
  49. 40 Hình 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây ba kích 4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến tốt độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích Đẻ nhánh là đặc tính sinh học của cây ba kích. Đặc tính này có liên quan mật thiết đến năng suất của cây và quyết định số lượng nhánh trên một đơn vị diện tích. Khả năng đẻ nhánh của cây ba kích ngoài bản chất của giống còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác trong đó có phân bón. Liều lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của cây ba kích. Nhìn chung, ảnh hưởng của phân bón đến tốt độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích cũng giống với thí nghiệm của mật độ. Sau trồng 20 ngày cây bắt đầu ra nhánh cấp 1, sau đó tốc độ ra nhánh của cây tăng nhanh và đạt cao nhất vào 200 ngày sau trồng và có xu hướng giảm xuống. Tốc độ ra nhánh của ba kích phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, nếu khí hậu thuận lợi (nóng, ẩm, mưa nhiều) cây sinh trưởng tốt thì tốc độ ra nhánh tăng nhanh, còn khi khí hậu không thuận lợi (lạnh, khô) cây sinh trưởng chậm thì tốc độ ra nhánh cũng chậm.
  50. 41 Kết quả xử lý thống kê cho thấy từ khi trồng đến sau trồng 50 ngày, các công thức phân bón không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05, bảng 4.7). Từ sau trồng 80 ngày đến 350 ngày, liều lượng phân bón khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa đối với tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây (P<0,05, bảng 4.7). Công thức 1 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O / ha) và công thức 2 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha) có tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 tương đương nhau (xếp ở mức a); Công thức 3 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O) có tốc độ ra nhánh thấp hơn công thức 1 và công thức 2 ( xếp ở mức b) (bảng 4.7). Như vậy, liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích tính đến thời điểm sau trồng 350 ngày.
  51. 42 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón đến tốt độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) Đơn vị: nhánh/ngày Thời gian sau trồng ngày Công thức 20 50 80 110 140 170 200 230 260 290 320 350 CT1 0,003 0,003 0,017a 0,031a 0,052a 0,081a 0,126a 0,113a 0,038a 0,024a 0,015a 0,007a CT2 (đc) 0,002 0,005 0,014a 0,024a 0,049a 0,079a 0,127a 0,107a 0,035a 0,017a 0,012a 0,011a CT3 0,002 0,003 0,009b 0,022b 0,035b 0,080b 0,089b 0,075b 0,029b 0,022b 0,010b 0,008b P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 19,23 14,86 12,24 9,60 8,32 4,58 7,41 6,95 5,41 4,78 5,12 4,60 LSD.05 - - 0,15 0,29 0,72 0,65 2,16 2,49 2,30 2,11 2,30 2,09 Ghi chú: CT1: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O / ha. CT2: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha. CT3: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O / ha.
  52. 43 Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến tốt độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba kích 4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính gốc của cây ba kích Đường kính gốc cũng là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây ba kích. Ở các mức liều lượng phân bón khác nhau cây sẽ có sức sinh trưởng khác nhau. Kết quả xử lý thống kê cho thấy từ khi trồng đến sau trồng 60 ngày, các công thức phân bón không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05, bảng 4.8). Từ 120 ngày đến 340 ngày sau trồng, các mức phân bón khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa đối với đường kính gốc của ba kích (P<0,05, bảng 4.8). Công thức 1 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O / ha) và công thức 2 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha) có đường kính gốc tương đương nhau (xếp ở mức a). Công thức 3 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O) có đường kính gốc nhỏ hơn công thức 1 và 2 ( xếp ở mức b) (bảng 4.8). Như vậy, liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến đường kính gốc của cây ba kích tính đến thời điểm 340 ngày sau trồng.
  53. 44 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái đường kính gốc của cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) Đường kính gốc trung bình tại ngày sau trồng (cm) Công thức 60 120 180 240 300 340 CT1 0,26 0,37a 0,48a 0,59a 0,70a 0,76a CT2 (đc) 0,25 0,36ab 0,45a 0,56a 0,66a 0,72a CT3 0,24 0,32b 0,41b 0,50b 0,60b 0,65b P >0.05 <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 CV (%) 5,34 4,37 3,32 3,67 3,30 3,49 LSD05 - 0,03 0,03 0,06 0,05 0,06 Ghi chú: CT1: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O / ha. CT2 (đc): 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha. CT3: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O / ha.
  54. 45 Hình 4.7. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến động thái đường kính gốc của cây ba kích 4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba kích Tính đến thời điểm sau trồng 350 ngày, trong cùng điều kiện mật độ trồng (10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m)) và chăm sóc như nhau, các chỉ tiêu chiều dài thân chính, số nhánh cấp 1 và cấp 2 trên cây, đường kính gốc có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức phân bón (P<0,05, bảng 4.9). Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở công thức 1 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O / ha) và công thức 2 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha) có các chỉ tiêu sinh trưởng tương đương nhau (xếp ở mức a). Công thức 3 (10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O) có một số chỉ tiêu sinh trưởng nhỏ hơn hai công thức còn lại ( xếp ở mức b) (bảng 4.9). Như vậy, liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chiều dài thân chính, số nhánh cấp 1, cấp 2 trên cây và đường kính gốc của cây ba kích tính đến thời điểm 350 ngày sau trồng.
  55. 46 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) Số nhánh cấp 1 Chiều dài thân Đường kính gốc Công thức và cấp 2 chính (cm) (cm) (nhánh) CT1 243,50a 22,13a 0,76a CT2 (đ/c) 236,93a 20,83a 0,72a CT3 203,97b 17,27b 0,65b P 0,05, bảng 4.10). Như vậy, liều lượng phân bón khác nhau không có ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại thời điểm từ khi trồng đến 350 ngày sau trồng.
  56. 47 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ của câu ba kích (Thái Nguyên, 2018) Tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ tại các ngày điều tra (%) Công thức 13/04 03/05 23/05 12/06 02/07 22/07 11/08 31/08 20/09 09/10 29/10 18/11 CT1 0,00 3,33 10,00 10,00 13,33 16,67 20,00 26,67 30,00 33,33 33,33 33,33 CT2 (đc) 3,33 6,67 10,00 13,33 20,00 23,33 26,67 30,00 36,67 40,00 40,00 40,00 CT3 0,00 3,33 6,67 10,00 13,33 20,00 23,33 26,67 33,33 36,67 40,00 40,00 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV (%) 19,95 17,58 12,30 9,32 11,14 8,92 8,31 7,11 5,87 5,75 6,20 6,20 LSD.05 - - - - - - - - - - - - Ghi chú: CT1: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O / ha. CT2: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha. CT3: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O / ha.
  57. 48 Hình 4.8. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích 4.3. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng Xử lý kép các hoạt chất trong điều kiện đồng ruộng đã giảm đáng kể tỷ lệ bệnh so với công thức đối chứng. Trong số ba hoạt chất thử nghiệm, prochloraz có hiệu lực cao nhất đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng. Hiệu lực là 67,75 % sau một tháng xử lý và đạt tối đa trên 69 % sau 2-3 tháng xử lý và sau đó bắt đầu giảm dần. Công thức xử lý bằng metconazole cũng làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ, hiệu lực đạt 61,63 % sau một tháng xử lý, đạt tối đa 65,66 % sau hai tháng xử lý, sau đó giảm dần. Tebuconazole cũng làm giảm tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ trong điều kiện đồng ruộng. Tuy nhiên, hiệu lực thấp hơn so với prochloraz và metconazole (Bảng 4.11). Trong nghiên cứu trước, nấm F. proliferatum đã được xác định là nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại Việt Nam. Để nghiên cứu tìm ra loại thuốc trừ nấm có hiệu lực cao đối với nấm F. proliferatum, các chất ức chế demethylation (DMI) (bao gồm metconazole, prochloraz và tebuconazole) và thuốc ức chế bên ngoài quinone (QoI) (bao gồm kresoxim-methyl và pyraclostrobin) đã được nghiên cứu.
  58. 49 Thuốc trừ nấm thuộc nhóm DMI là một nhóm đa dạng nhiều loại hoạt chất hóa học hoạt động bằng cách ức chế demethylation trong quá trình sinh tổng hợp sterol, là chất cần thiết trong thành tế bào nấm. Metconazole, prochloraz và tebuconazole là chất ức chế khử acetyl sterol ức chế C-14 α-demmethylation của 24-methylenedihydrolanosterol, là một tiền chất của ergosterol của nấm. Kresoxim- methyl và pyraclostrobin là các QoI ức chế quá trình hô hấp ty thể bằng cách liên kết với enzyme cytochrom c oxyoreductase, dẫn đến hiện tượng thiếu năng lượng do thiếu ATP. Trong nghiên cứu này, nhóm thuốc trừ nấm DMI có hiệu quả hơn trong việc ức chế sự phát triển của sợi nấm F. proliferatum so với thuốc diệt nấm QoI. Trong số các hoạt chất thử nghiệm, prochloraz và metconazole là hai loại hoạt chất có khả năng ức chế cao nhất sự phát triển của sợi nấm F. proliferatum. Tebuconazole, một loại hoạt chất khác thuộc nhóm DMI, có khả năng ức chế sự phát triển của các nguồn nấm F. proliferatum nhưng thấp hơn so với prochloraz và metconazole. Hai loại hoạt chất thuộc nhóm thuốc trừ nấm QoI là kresoxim-methyl và pyraclostrobin có hiệu lực thấp nhất. Như vậy, các nguồn nấm F. proliferatum trong nghiên cứu này mẫn cảm với các loại hoạt chất prochloraz và metconazole hơn so với tubecunazole, kresoxim- methyl và pyraclostrobin. Trong số các loại hoạt chất được thử nghiệm, loại hoạt chất có hiệu lực cao nhất là prochloraz, tiếp theo là metconazole và tebuconazole đối với sự phát triển của sợi nấm F. proliferatum. Trong điều kiện chậu vại và đồng ruộng, prochloraz có hiệu lực phòng trừ bệnh cao nhất trong việc giảm tỷ lệ bệnh so với các loại hoạt chất khác và công thức đối chứng. Trong các nghiên cứu trước, thuốc trừ nấm thuộc nhóm DMI có thể phòng trừ nhiều loại bệnh khác nhau do Fusarium gây ra như F. graminearum gây ra bệnh cháy lá Fusarium trên lúa mì, F. oxysporum gây bệnh héo Fusarium trên chuối, F. subglutinans và F. temperatum gây bệnh thối thân ngô, F. proliferatum gây ra bệnh thối củ tỏi, F. proliferatum gây bệnh trên cây lúa mì. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy hiệu lực của thuốc diệt nấm DMI đối với các loài Fusarium cao hơn so với các
  59. 50 nhóm thuốc khác. Trong số các nhóm đó, prochloraz và tebuconazole có hiệu lực cao hơn đối với Fusarium spp. hơn kresoxim-methyl. Các loài Fusarium nhạy cảm hơn với thuốc diệt nấm thuộc nhóm DMI, nhưng về bản chất kháng với các phức hợp chất ức chế quá trình hô hấp III. Kết quả của chúng tôi cho thấy hiệu quả cao của thuốc diệt nấm DMI (prochloraz, metconazole và tebuconazole) trong việc ức chế sự phát triển của sợi nấm F. proliferatum, mặc dù tebuconazole không thể hiện được khả năng phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trong điều kiện đồng ruộng (hiệu lực thấp chỉ đạt 58%). Có một số yếu tố bao gồm thời điểm xử lý, số lần xử lý, điều kiện môi trường, nguồn nấm bệnh trong đất, tính chất và nồng độ của thuốc trừ nấm được áp dụng sẽ có ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc trong khi được xử lý vào trong đất. Trong số ba hoạt chất đã được thử nghiệm, thì prochloraz và metconazole có hiệu lực cao nhất đối với sự phát triển của nấm F. proliferatum trong điều kiện đồng ruộng.
  60. 51 Bảng 4.11. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng (Thái Nguyên, 2018) TLB(%) 1 TSXL 2 TSXL 3 TSXL 4 TSXL 5 TSXL Hoạt chất trước xử TLB Hiệu TLB Hiệu TLB Hiệu lực TLB Hiệu TLB Hiệu lý (%) lực (%) (%) lực (%) (%) (%) (%) lực (%) (%) lực (%) Metconazole 6,56 10,33 61,63b 12,67 65,66a 16,33 61,88ab 23,00 57,98ab 33,89 53,87b Prochloraz 6,22 8,33 67,75a 10,78 69,81a 12,56 69,87a 18,33 64,71a 27,78 60,43a Tebuconazole 6,33 11,44 56,01c 15,00 58,38b 17,78 58,08b 23,56 53,90b 33,78 52,10b Đối chứng 6,44 26,56 - 36,78 - 43,44 - 54,00 - 72,22 - P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 4,95 6,10 9,91 10,64 7,81 LSD.05 1,87 2,41 3,84 3,83 2,65 Ghi chú: TLB (%): tỷ lệ bệnh (%), TSXL: Tháng sau xử lý. Các giá trị theo sau bởi các chữ cái khác nhau trong cùng một cột là khác nhau có ý nghĩa (P <0,05).
  61. 52 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Mật độ: + Ba công thức mật độ 12.000 cây/ha (0,8 m x 1,0 m), 10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m) và 8.300 cây/ha (1,2 m x 1,0 m) không có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây ba kích ở giai đoạn cây con 1 năm tuổi. + Ba công thức mật độ 12.000 cây/ha (0,8 m x 1,0 m), 10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m) và 8.300 cây/ha (1,2 m x 1,0 m) không có ảnh hưởng đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích ở giai đoạn cây con 1 năm tuổi. -Phân bón: + Lượng phân bón 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha và phân bón 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha cây ba kích sinh trưởng tốt ở giai đoạn cây con 1 năm tuổi. + Ba công thức phân bón không có ảnh hưởng tới bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích ở giai đoạn cây con 1 năm tuổi. - Thuốc hóa học: Hoạt chất prochloraz và metconazole có hiệu lực cao nhất đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng. 5.2. Đề nghị - Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế vì vậy cần tiếp tục theo dõi diễn biến bệnh vàng lá thối rễ trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ba kích. - Cần tiếp tục theo dõi thí nghiệm về mật độ và phân bón trong suốt quá trình sinh trưởng của cây để có thể tìm ra mật độ và lượng phân bón thích hợp nhất cho cây ba kích sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. - Nên sử dụng hoạt chất prochloraz hoặc metconazole để phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng.
  62. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Ban huấn luyện đào tạo cán bộ dược liệu Trung Quốc. Kĩ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu. Người dịch: Nguyễn Văn Lan; Đỗ Tất Lợi; Nguyễn Văn Thạch. NXBNN.1979. Tr 310-318. 2. Báo Quảng Ninh. Nghiệm thu dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ trồng và chế biến cây dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh”. c.aspx?nid=5489. 3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004). “Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam”, T.II; NXB. KH & KT. 4. Bộ KH&CN (1996). Sách đỏ Việt Nam. NXB KH&KT Hà Nội. Tr 194-195. 5. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ninh (2015-2016). Bệnh vàng lá thối rễ trên cây Ba kích. spx?nid=4742 6. Nguyễn Chiều (1995). Khảo sát xây dựng quy trình trồng ba kích. Chương trình YHCT trong chiến lược bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế. MS 0806. 7. Đặng Thị Hà, Chu Thị Mỹ, Phan Thúy Hiền, Nguyễn Thị Bình, Trần Hữu Khánh Tân (2017). Nghiên cứu tác nhân gây bệnh héo vàng trên cây Ba kích (Morinda officinalis How.) Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 2/2017: 9-13. 8. Đỗ Tất Lợi (2006). Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học. 9. Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Ninh: v/v xác nhận bản hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích ngày 7/10/2013). 10. Hoàng Thị Thế, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ninh Thị Thảo, Nguyễn Thị Thủy (2013). Quy trình nhân giống in vitro cây Ba kích (Morinda officenalis How). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(3): 285- 292.
  63. 54 11. Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia (2015). Hiệu quả từ trồng xen Ba Kích dưới tán rừng. nong/chuyen-giao-tbkt/thai-nguyen-hieu-qua-tu-trong-xen-ba-kich-duoi-tan- rung_t114c30n12048. 12. Võ Châu Tuấn, Huỳnh Minh Tư (2010). Nghiên cứu nhân giống cây ba kích tím (Morinda officinalis. How) bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 5(40): 1-9. 13. Viện Dược liệu (2005). Kĩ thuật trồng sử dụng và chế biến cây thuốc. NXBNN. Tr 23-30. 14. Viện Nghiên cứu Phát triển Nông Lâm nghiệp Miền núi (2017). Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu. lieu-post230055.html Tài liệu tiếng Anh 15. Chen W, Xu L., Li Z. and Li K. (2006). Tissue culture and rapid propagation of Morinda officinalis How. Plant Physilogy Comunication 42 (3): 475. 16. Cui N., J. Shi, H. Q. Jing, and T.Z. Jia (2013). “Screening the effective components and mechanism of Morinda officinalis on tonifying kidney and noursing Yang”, Chinese Traditional Patent Medicine, 35(10):2256–2258. 17. He H, Xiao S., Xian J., Xu H. (2000). In-vitro culture and plant regeneration of Morinda officinalis How. Journal of Guangzhou University of Traditional Chinese Medicine 17 (4): 353-354. 18. Li Y.F., Gong D.H., Yang M., Zhao Y.M., Luo Z.P. (2003). Inhibition of the oligosaccharidesextracted from Morinda officinalis, a Chinese traditional herbal medicine, on the corticosteron induced apoptosis in PC12 cells. Life Science, 72: 933-942. 19. Razafimandimbison, S. G. et al. (2009). “Molecular phylogenetics and genetic assessment in the tribe Morindeae (Rubiaceae-Rubioideae): How to circumscribe Morinda L. to be monophyletic?”, Molec. Phylogenet. Evol. 52:879-886.
  64. 55 20. Shi Xuerong Chi Peikun (1988). Indentification of the pathogen causing Wilt disease of the medicinal herb Indian mulberry (Morinda officinalis How.) Acta Phytopathologica Sinica. 21. Zheng Z. H. (2014). Morinda officinalis how cuttage seedling raising method at down load ngày 18.1.2017 Tài liệu tiếng Trung Quốc 22. 卫锡锦, et al., 巴戟天的高产栽培技术研究. 中药材, 1992(9): pp. 3-6. 23. 卫锡锦, 广西巴戟天高产栽培技术研究通过国家技术鉴定. 中药材, 1993(4). 24. 蓝子康, 巴戟天的高产栽培技术. 农家之友(理论版), 2010(10): p. 21-22. 25. 陈舜让, 巴戟天规范栽培技术. 今日药学, 2003. 13(3): pp. 11-12. 26. 罗新华 and 陈瑞云, 巴戟天栽培技术. 福建农业, 2010(8): p. 20-21. 27. 林仁昌, 永定县巴戟天高产栽培技术初探. 农业开发与装备, 2012(6): pp. 125-126. 28. 梁仰贞.巴戟天的人工栽培[J].林业实用技术, (08):25. 29. 姚必根, 和溪巴戟天优质高产栽培技术. 农业研究与应用, 2003(4): pp. 33-34. 30. 孙学洋, 夏.巴.J.北., 2013(30):118. 31. 梁明光, 广东高要县巴戟天栽培法. 中国中药杂志, 1959. 5(6). 32. 卫锡锦 and 何茂金, 巴戟天的栽培. 南方农业学报, 1992(6): p. 260-261. 33. 苏晓洁. 巴戟天种植管理技术浅析[J]. 南方农业, 2017, 11(2): 40-40. 34. 农训学. 名贵中药巴戟天病虫害防治对策[J]. 农药市场信息, 2015. 35. 徐金俊, 程瑞英. 巴戟天茎基腐病及其防治研究初报[J]. 亚热带植物科学, 2001, (1): 6-13.