Khóa luận Một số điều kiện phát triển Phật giáo tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay

pdf 78 trang thiennha21 8250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số điều kiện phát triển Phật giáo tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_dieu_kien_phat_trien_phat_giao_tai_huyen_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số điều kiện phát triển Phật giáo tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC  DƢƠNG XUÂN KHẢI MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO PHƢƠNG ĐÔNG Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH-2015-X HÀ NỘI, 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC  DƢƠNG XUÂN KHẢI MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO PHƢƠNG ĐÔNG Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH-2015-X Người hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới - người trực tiếp hướng dẫn em tận tình và chu đáo trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân đã động viên, khích lệ và chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn rằng, khóa luận vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì thế, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn Trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Dƣơng Xuân Khải
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Những tài liệu sử dụng trong khóa luận có xuất xứ cụ thể, rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học và khóa luận của mình. Hà nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Dƣơng Xuân Khải
  5. MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 6 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận: 7 5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu 7 6.Kết quả nghiên cứu khóa luận 8 7. Ý nghĩa khóa luận: 8 8. Kết cấu khóa luận: 8 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGUỒN GỐC CHO SỰ RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔN GIÁO THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO Ở ViỆT NAM 9 1.1 Lý luận về nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo theo quan điểm chủ nghĩa Mác - lênin 9 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 10 1.1.2. Nguồn gốc xã hội cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo theo quan điểm CN Mác - Lênin 14 1.1.3 Nguồn gốc nhận thức, tâm lí của sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo 18 1.2 Quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam 21 1.2.1 Giai đoạn du nhập từ thế kỷ 1 sau Công nguyên đến trước thế kỷ X. 21 1.2.2 Giai đoạn từ thế kỷ X đến năm 1981 23 1.2.3 Giai đoạn từ năm 1981 đến nay. 25 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO HUYỆN VĂN LÂM HIỆN NAY (TỪ SAU NĂM 1999) 29 2.1. Khái lƣợc về lịch sử địa lý, chinh trị, kinh tế, tôn giáo huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên. 29 2.2 Một số điều kiện khách quan cho sự phát triển Phật giáo ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên hiện nay 36 1
  6. 2.2.1 Quan điểm đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước về tôn giáo: điều kiện thuận duyên cho Phật giáo phát triển. 36 2.2.2 Sự phát triển kinh tế thị trường tạo điều kiện cho sự phát triển của Phật giáo ở Văn Lâm 41 2.3 Điều kiện nội tại cho sự phát triển Phật giáo ở huyện Văn Lâm 56 2.3.1 Vai trò chủ thể của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nỗ lực thực hiện các chương trình hoạt động toàn diện hoằng pháp theo phương châm "Đạo pháp - dân tộc - Chủ nghĩa xã hội". 56 2.3.2. Điều kiện chủ quan 60 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 2
  7. 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo là một tôn giáo lớn đã du nhập và tồn tại lâu đời ở Việt nam. Phật giáo có bề dày lịch sử hai ngàn năm. Số lượng Tăng ni, Phật tử và những người có cảm tình, chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo chiếm 70% dân số cả nước. Với sự hội nhập với văn hóa dan tộc Phật giáo Việt Nam đã sản sinh ra những giá trị văn hóa mang những nét đặc trưng riêng đóng góp cho nền văn hóa của dân tộc thêm đa dạng và phong phú. Phật giáo Việt Nam đã cùng với dân tộc vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đã đóng góp nhiều thành tựu. Gần đây xã hội Việt Nam đổi mới toàn diện nên biến động rất nhiều cùng với sự phát triển không ngừng của chính trị - kinh tế khoa học công nghệ, mới đây nhất là cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Xã hội ngày càng thay đổi phức tạp theo nhiều chiều hướng. Bối cảnh mới tác động đến Phật giáo rất nhiều. Vậy Phật giáo Việt Nam đã và đang có những biến đổi nội tại và thích ứng trước những tác nhân đó như thế nào? Chủ đề này là vấn đề quan trọng nên thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu tìm hiểu và đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị ra đời; trong đó đề cập đến các khía cạnh: Biến đổi xã hội Việt Nam tác động đến Phật giáo, Phật giáo thích ứng ảnh hưởng trở lại xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực. Kế thừa các công trình này tôi muốn bước đầu vận dụng các phương pháp và tất cả ở tầm khái quát vĩ mô đó vào một trường hợp cụ thể xem xét về sự phát triển của Phật giáo và biến đổi thích ứng trước thời cuộc của Phật giáo tại một địa bàn huyện nhà là huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Bở vì đây là nơi rất điển hình Phật giáo đã có sự thích nghi, chịu ảnh hưởng tác động của các tác nhân mới khách quan và chủ quan, nên có những biến đổi nhanh trong thời kỳ đổi mới. Văn Lâm là một huyện trực thuộc của Tỉnh Hưng Yên, huyện có diện tích là 74,42 km2 và dân số là 119,229 người. Văn Lâm phía Bắc giáp Thuận Thành (Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội), phía Nam giáp Huyện Yên Mỹ (Mỹ Hào), phía đông giáp huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Văn Lâm có địa hình tương đối bằng phẳng, cốt đất cao thấp không đều, độ dốc thoải dần từ Tây 3
  8. bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ 3- 4 mét, là Huyện có độ cao trung bình cao nhất tỉnh Hưng Yên. Nằm trong vành đai nhiệt đới có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bốn mùa rõ rệt. Văn Lâm là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Khảo cổ học cho biết từ buổi bình minh của lịch sử, đã có nhiều dấu tích của con người trên mảnh đất này. Người Việt cổ đã sinh tồn ở đây, cùng với lịch sử phát triển của đất nước và con người Việt Nam qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Huyện Văn Lâm là huyện sát với trung tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu (Bắc Ninh) (có một đợt thuộc huyện Thuận Thành), việc tiếp xúc với Phật giáo từ sớm và tiếp nhân ảnh hưởng Phật giáo lâu dài là điều tất yếu. Hiện nay là một huyện thuần nông nghiệp nằm "sát nách" thủ đô Hà Nội, được tiếp xúc với với văn minh đô thị, khoa học công nghệ tiên tiến từ sớm các nhân tố mới tác động mạnh là không thể tránh khỏi. Đặc điểm của địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên rất điển hình cho việc khảo sát biến đổi Phật giáo bối cảnh mới trong tiến trình hiện nay. Và Văn Lâm là quê hương của em, điều đó cũng là một phần thúc đẩy em muốn đi sâu vào tìm hiểu thực trạng biến đổi của Phật giáo hiện nay. Để hiểu rõ về những tác nhân đến Phật giáo chuyển biến nội tại, cũng là làm rõ những thích ứng nội lực của Phật giáo trước sự tác động của các tác nhân, điều kiện khách quan bên ngoài. Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài: Một số điều kiện cho sự phát triển Phật giáo tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng khóa luận sẽ góp phần nhỏ bé vào bức tranh nghiên cứu Phật giáo hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phật giáo có lịch sử phát triển lâu dài và có nhiều đóng góp tư tưởng cho người dân Việt Nam, chính vì vậy mà Phật giáo có sức hút đặc biệt đối với giới nghiên cứu khoa học xã hội và cả những trí tuệ Phật học. Có thể nói các đề tài, các công trình nghiên cứu Phật giáo đã được khai thác hết sức phong phú với số 4
  9. lượng rất phong phú và đồ sộ. Về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả Nguyễn Lang với “Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội 1992) đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1998), các tác giả đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Trong cuốn“Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” (Nxb CTQG, Hà Nội 1997) do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, các tác giả đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trên một số lĩnh vực như: ảnh hưởng của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Nguyễn Dăng Duy trong “Phật giáo và văn hoá Việt Nam”(Nxb Hà Nội 1999) đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hoá, đạo đức của dân tộc Việt Nam. Hay trong tác giả Vũ Minh Tuyên có tác phẩm "Cơ duyên tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ) (Nxb chính trị quốc gia, 2010). Từ những kết quả nghiên cứu của tác giả về Phật giáo ở Việt Nam, tác giả đã phân tích những cơ duyên kinh tế xã hội, cơ duyên tâm lý, cơ duyên nhận thức quy định sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay Tác giả đã phân tích sự phát triển của Phật giáo ở các mặt: tín đồ, cơ sở thờ tự, bộ máy tổ chức, lễ hội, quan hệ quốc tế đã cho thấy một bức tranh về tình hình Phật giáo khá toàn diện ở Việt Nam hiện nay. Về đề tài liên quan đến Phật giáo Hưng Yên nói chung, Văn Lâm nói riêng tác giả Nguyễn Đại Đồng có tác phẩm "Phật giáo Hưng Yên xưa và nay",Nxb Văn học, năm 2012. Tác phẩm nói về tình hình phát triển Phật giáo ở Hưng Yên từ trước đến nay, thực trạng Phật giáo Hưng Yên ngày nay và sự 5
  10. đánh giá về các di tích Phật giáo trên địa bàn hiện nay như chùa Nôm, chùa Pháp Vân, Điểm qua tình hình nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra vài nhận xét sau: Thứ nhất, quá trình phát triển và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu tiếp cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau. Thứ hai, Trong một số công trình nghiên cứu về Phật giáo, các học giả đã chú ý nghiên cứu về những giá trị, quá trình phát triển, tồn tại của Phật giáo. Những tác phẩm trên cũng ít nhiều đề cập đến vấn đề nghiên cứu, tuy nhiên một công trình nghiên cứu về điều kiện cho sự phát triển Phật giáo tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay. Một huyện điển hình cho tình hình đổi mới, tiếp xúc với Phật giáo từ rất sớm, lại là một huyện gần sát thủ đồ vẫn bị bỏ ngỏ. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, Khóa luận tập trung luận giải các điều kiện, tiền đề cho sự trình phát triển của Phật giáo ở huyện Văn Lâm hiện nay. - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ: Một là: Làm rõ các khái niệm liên quan trong đề tài, phân tích cơ sở tồn tại,phát triển của tôn giáo theo quan điểm CN Mác-lênin và khái quát tình hình Phật giáo ở Việt nam nói chung, Phật giáo huyện Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên) nói riêng. 6
  11. Hai là: Tìm hiểu về các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tác động đến sự phát triển Phật giáo ở đây. Ba là: Khái quát một số biểu hiện sự phát triển của Phật giáo ở huyện Văn lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay, từ ba phương diện: Ý thức tôn giáo, nghi lễ thờ cúng Phật giáo và thiết chế tổ chức của Phật giáo ở Văn Lâm. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận: * Đối tượng nghiên cứu: Là bước phát triển của Phật giáo ở huyện Văn Lâm từ sau năm 1999 đến nay. * Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Chủ yếu khảo sát sự phát triển của Phật giáo Văn Lâm từ ba phương diện là: Ý thức tôn giáo, nghĩ lễ thờ cúng Phật giáo và thiết chế tổ chức của Phật giáo ở Văn Lâm. Trong thời gian hạn hẹp chúng tôi chưa thể phân tích lý giải được những bất cập và hạn chế của sự tác động khách quan đến Phật giáo ở Văn Lâm. 5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước nói chung, đổi mới trong lixng vực tôn giáo nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của Triết học như: lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra còn kết hợp sử dụng các phương pháp của xã hội học như điều tra xã hội học; phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu, phương pháp nghiên cứu vùng,v.v 7
  12. 6.Kết quả nghiên cứu khóa luận Khóa luận đã: Khái quát được về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên như là những điều kiện cho sự phát triển Phật giáo ở đây trong giai đoạn hiện nay. Khái quát chỉ ra được biểu hiện sự phát triển một số của Phật giáo và trong đời sống tinh thần thể hiện của Phật giáo ở huyện Văn Lâm hiện nay ở các phương diện: Ý thức tôn giáo, nghĩ lễ thờ cúng Phật giáo và thiết chế tổ chức của Phật giáo ở Văn Lâm, quan hệ giữ Phật giáo với các cấp chính quyền và với các tôn giáo khác. 7. Ý nghĩa khóa luận: Khóa luận góp một phần nhỏ vào nghiên cứu thực trạng Phật giáo ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, góp phần lý giải các điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến Phật giáo góp phần làm cơ sở cho Phật giáo phát triển, từ đó góp phần vào công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu về Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Việt Nam hiện nay. 8. Kết cấu khóa luận: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Khóa luận có nội dung chính gồm: 2 chương, 5 tiết. 8
  13. CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ NGUỒN GỐC CHO SỰ RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔN GIÁO THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM 1.1 Lý luận về nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo theo quan điểm chủ nghĩa Mác - lênin Khi tìm hiểu sự phát triển của Phật giáo ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay, tôi cho rằng cần phải các lập trở lại những vấn đề cơ sở lý luận củ CN Mác về nguồn gốc sự ra đời, tồn tại, phát triển của ton giáo đó bao hàm cả nguyên nhân và điều kiện. Theo các nhà kinh điển CN Mác, nguyên nhân của sự phát triển của Phật giáo nằm chính trong xã hội mà chính nó đang tồn tại. Đó chính là các hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, đao đức, đời sống tôn giáo của xã hội hiện tại. Tất cả đều trực tiếp hoặc gián tiếp quy định, tác động đến sự biến đổi Phật giáo. Với việc đi sâu tìm hiểu chính là cần nhưng chưa đầy đủ để lý giải sự phát triển Phật giáo ở Văn Lâm. Để có căn cứ lý giải phát triển được Phật giáo còn có những điều kiện nội tại tự thân Phật giáo (Chính bản thân Phật giáo cũng tích cực, chủ động, vận động, thích nghi, nỗ lực tự điều tiết. Các phương diện về ý thức Phật giáo, sự thờ cúng nghi lễ Phật giáo và nhất là hoàn bị thiết chế tổ chức mới vận dụng “thời cơ” để phát triển. Một điểm cần lưu ý rằng, xã hội luôn vận động và biến đổi, luôn nảy sinh những yên cầu mới, chính vì vậy cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của Phật giáo hiện nay, đã không còn giống căn nguyên những nguồn gốc mà Mác, Ăngghen đã chỉ ra khi nghiên cứu ề tôn giáo ở Tây Âu thế kỷ XIX, đã được bổ sung những yếu tố thời đại mới cùng biến chuyển thực tế hiện tại. Nhưng trở lại quan điểm Mác, Ăngghen, Lênin về nguồn gốc tôn giáo coi đó là cơ sở lý luận để vận dụng nghiên cứu vấn đề vẫn là việc làm cần thiết. Ở chương 2 tiếp theo khóa luận sẽ chỉ ra những cần vận dụng mới trong xem xét sự tồn tại, phát triển của một Phật giáo, cụ thể là Phật giáo, ở một không gian, thời gian cụ thể là huyện Văn Lâm hiện nay, mà những điều kiện 9
  14. mới ấy là chưa có, chưa nảy sinh trong thế kỷ XIX đặt ở bối cảnh chủ nghĩa Mác ra đời, nên ông cũng chưa đề cập đến. Chính vì vậy để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt đến mục đích, nhiệm vụ đề ra tôi trước tiên cần phải làm rõ một số khái niệm có liên quan. 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm tôn giáo, nguồn gốc, kết cấu chức năng của tôn giáo: Tôn giáo ra đời từ rất sớm, tuy nhiên khái niệm “tôn giáo” hiện nay, khó có duy nhất một định nghĩa nào có thể hàm chứa được những nội dung đầy đủ của "cái" được gọi là “tôn giáo” từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Cũng như khái niệm Văn hóa, định nghĩa về tôn giáo cũng có nhiều nội hàm đã được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nêu ra rất phong phú, phụ thuộc vào góc độ tiếp cận. Dựa trên việc xác lập các yếu tố cấu thành nên tôn giáo gồm: Ý thức tôn giáo, sự thờ cúng tôn giáo và thiết chế tổ chức tôn giáo. Trong đó phần ý thức tôn giáo có vị trí quan trọng hơn cả. Trong ý thức tôn giáo cho hai trình độ là tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng của tôn giáo. Hạt nhân của hệ tư tưởng tôn giáo là Thần học tôn giáo. Thần học tôn giáo có bộ phận, cốt lõi là niềm tin tôn giáo. Đó là niềm tin của con người đặt vào Thần Thánh cơ sở quan niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thuận với quan niệm của C. Mác về tôn giáo, mà trong tác phẩm " Chống Duyhring" Ăngghen đã đưa ra một định nghĩa có tính chất kinh điển từ góc độ triết học về tôn giáo rằng: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người – của những thế lực bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng siêu trần thế” [54, tr.437]. Trong định nghĩa trên Ăngghen đã bao quát được cả bản chất của tôn giáo hạt nhân đó chính là "niềm tin tôn giáo". Đồng thời ông đã chỉ rõ con đường hình thành hình thái ý thức đặc biệt "Niềm tin tôn giáo". Qua định nghĩa này đã khẳng định mối quan hệ cơ bản giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vai trò độc lập của ý thức xã hội cũng được thể hiện rõ ở định nghĩa này. "Niềm tin tôn giáo" ra đời phản ánh một cách "hư ảo" toàn bộ 10
  15. đời sống hiện thực, trong đó có cả con người hiện thực trong tổng hòa các quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính mình cũng bị "lộn ngược". Một trong những tiền đề lý luận của quan niệm Mác xít về tôn giáo phải kể đến luận điểm mang tính duy vật về tôn giáo của Phoi bách được các ông kế thừa: Không phải chúa trời sáng tạo ra con người, mà chính con người sáng tạo ra Chúa trời theo "hình ảnh" của mình. Trong định nghĩa trên, ta thấy rằng Ăngghen đã tiếp thu khẳng định luận điểm này: Bằng toàn bộ sự phản ánh "hư ảo" các mối quan hệ hiện thực trong đời sống xã hội mà con người đã sáng tạo ra tôn giáo. Tất nhiên con người ở đây là "Con người hiện thực" theo quan điểm của C.Mác, chứ không phải con người trừu tượng chung chung của Phoiơbách. Chính vì vậy, con người là chủ thể "sáng tạo" ra tôn giáo, thế giới hiện thực đối tượng của sự phản ánh. Con người "sáng tạo" ra tôn giáo là sự " Thiêng" hóa sức mạnh bên ngoài thống trị, chi phối cuộc sống hàng ngày của con người. Phương thức nhận thức để sáng tạo ra tôn giáo là thiêng hóa, phương thức hư ảo. Kết quả của sự sáng tạo đó là tạo ra cái "siêu nhiên", "thần thánh" trong đầu óc con người, thuộc lĩnh vực ý thức, niềm tin vào "tính siêu nhiên", "niềm tin thần thánh", "niềm tin tôn giáo". Qua định nghĩa này của Ăngghen cũng chỉ ra được bản chất, đặc trưng của niềm tin tôn giáo, đó là niềm tin vào "lực lượng siêu nhiên" hay "thế giới quan hoang đường", "hư ảo" của con người. Sự ra đời niềm tin tôn giáo là một tất yếu, kết quả nhận thức của lịch sử tiến hóa của con người: Khi con người không đủ sức chống lại thế giới tự nhiên bên ngoài, họ tưởng tượng đó là Thánh Thần, họ cần thiết lập sự thân thiện với thế lực siêu nhiên đó nhằm cầu sự chở che, "bù đắp hư ảo" của tôn giáo. Điều này cũng khẳng định bản chất tôn giáo thể hiện rõ nhất thông qua chức năng "đền bù hư ảo" của nó. Về luận điểm này, C.Mác cũng khẳng định: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [53,tr.570]. 11
  16. Đây là định nghĩa từ góc độ triết học về tôn giáo, cơ sở lý luận giúp lý giải các điều kiện, tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo. Như vậy, tôn giáo hạt nhân là ý thức tôn giáo, là một hình thức "phản ánh đặc biệt" của con người trước thế giới hiện thực. Nhưng không phải chỉ sự phản ánh hư ảo đơn thuần, mà nó có khả năng tác động ngược lại trở lại với các yếu tố tồn tại xã hội nhất là bởi các tôn giáo đều có yếu tố thiết chế tổ chức. Vì vậy để nghiên cứu vai trò tôn giáo hiệu quả, chúng ta cần phải xem xét khía cạnh khác xem tôn giáo vừa như một tiểu kiến trúc thượng tầng, vừa xem tôn giáo có kết cấu xã hội, thực thể xã hội được cấu thành bao gồm ba yếu tố cơ bản: ý thức tôn giáo, sự thờ cúng tôn giáo và tổ chức tôn giáo. Trong đó ý thức tôn giáo là yếu tố cốt lõi quan trọng nhất. Nhưng sự lan tỏa, tác động, vai trò ảnh hưởng của tôn giáo lại được thực thi, quy định bằng yếu tố tổ chức tôn giáo và các thiết chế của tôn giáo. Thực thi các sinh hoạt tôn giáo và các lập các quan hệ tôn giáo trong chỉnh thể hình thái kinh tế xã hội. Ở Việt Nam kế thừa quan điểm Mác xít, Hồ Chí Minh còn phát triển sáng tạo và cho rằng tôn giáo là văn hóa, là một thành tố của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng và phát minh đó tức là văn hóa” [57, tr.431]. Tôn giáo là thành tố văn hóa đến lượt nó cũng bị quy định bởi nền văn hóa và có vai trò tác động trở lại chỉnh thể văn hóa. Sự xem xét bước phát triển Phật giáo ở huyện Văn Lâm cũng được chỉ dẫn bởi quan điểm Hồ Chí Minh. Dựa trên những cơ sở lý luận quan điểm cơ bản của học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta quan niệm xác đáng về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo: Tôn giáo phát sinh và tồn tại do sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai và áp bức xã hội. Khi cuộc sống còn chưa tốt đẹp lý tưởng, trình độ mọi mặt của xã hội, văn hóa dân 12
  17. trí hạn chế và chưa có thế giới quan khoa học, thì con người vẫn còn tin vào "sức mạnh huyền bí" nào đó của tôn giáo. Tuy nhiên, tôn giáo còn là thành tố văn hóa, còn tồn tại lâu dài trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức tôn giáo còn có nhiều điểm đồng thuận với sự nghiệp đổi mới. Công tác tôn giáo còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và căn bản nó là công tác dân vận. Khái niệm nguyên nhân: Trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật có phạm trù nguyên nhân và kết quả. Trong mối liên hệ với phạm trù thì nguyên nhân được hiểu: là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra biến đổi nhất định nào đó. Một phần nào đó của nguyên nhân có thể tham gia cấu thành nên cơ sở tồn tại của đối tượng, nghĩa là sự tác động của nó nhiều lần liên tục chứ không phải một lần là xong. Khái niệm điều kiện, tiền đề: - Tiền đề: là những sự vật hiện tượng có trước tham gia kết hợp để cho sự vật, hiện tượng mới được hình thành, ra đời - Điều kiện là: 1. Cái cần phải có để cho một cái khác có thể xảy ra; 2. Điều nếu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào đó; 3. Những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì đó Tóm lại, điều kiện là những yếu tố ngoai cảnh và nội tại đối với đối tượng có thể góp phần thúc đẩy sự ra đời, phát triển, có thể cản trở, kìm hãm sự ra đời, phát triển của sự vật hiện tượng nào đó. Do vậy, những điều kiện chính trị - kinh tế - văn hóa của Việt Nam và thế giới là yếu tố khác quan của Phật giáo nên tôi chia ra phân tích cả điều kiện khách quan và nội tại cho sự phát triển Phật giáo ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên chương 2 sau này. 13
  18. 1.1.2. Nguồn gốc xã hội cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo theo quan điểm CN Mác - Lênin Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác -Lênin đã để lại cho nhân loại những giá trị lớn lao trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong đó có các nghiên cứu về tôn giáo. Mặc dù các nhà kinh điển Mác, Ăngghen không coi tôn giáo là đối tượng nghiên cứu chính của mình, nhưng tiến trình sự nghiệp cách mạng xã hội mà các nhà Mác xít thực hiện vấp phải lực cản không nhỏ từ phía lực lượng bảo thủ - đó là các nhà nước tôn giáo Giáo Hội. Một số thế lực tư sản cấu kết với giáo sĩ phản động ra sức chống phá cách mạng, trên cả phương diện học thuyết cho tới hình thức bạo lực. Dù các ông không có tác phẩm chuyên biệt bàn về tôn giáo, nhưng trong mối liên hệ với các vấn đề bảo vệ thế giới quan triết học, những vấn đề đấu tranh giai cấp, thì vấn đề tôn giáo đã được C.Mác - Ăngghen đề cập ngay ở những tác phẩm thời trẻ: Vấn đề Do Thái (1843), Phê phán triết học pháp quyền của Heghen, Lời nói đầu (1843), Chống Duyhrinh và nhiều tác phẩm sau này khác. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã có những cống hiến to lớn cho nhân loại trong nghiên cứu lý luận về tôn giáo. Đáng chú ý là trong đó vấn đề hiểu được bản chất kết cấu của tôn giáo, thì việc cắt nghĩa nguồn gốc ra đời của tôn giáo là đặc biệt quan trọng. Cũng nhờ vạch ra được điều kiện nguyên nhân xuất hiện và tồn tại của tôn giáo mà đem lại cơ sở hiện thực sự giải thích về nó mang tính khoa học. V.I.Lênin gọi toàn bộ những phát hiện về nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nảy sinh, tồn tại tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo. Các nguồn gốc đó nằm trong chính xã hội và con người hiện thực, nguồn gốc đó bao gồm: Nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý. Nghiên cứu nguồn gốc xã hội tôn giáo, C.Mác đã đưa ra nhưng luận điểm nổi tiếng: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người” [53,tr569]. Mác hiểu con người chính là thế giới của con người, là xã hội tồn tại thực chứ không phải con người chung chung. Con người sáng tạo nên tôn giáo nhưng lại bị tôn giáo tác động ngược trở lại. Trong ba nguồn gốc của tôn 14
  19. giáo, Mác - Ăngghen, Lênin đều khẳng định nguồn gốc xã hội là nguồn gốc quan trọng nhất, giữ vai trò chủ đạo nhất cho sự ra đời và tồn tại của tôn giáo. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo bao gồm những nguyên nhân, điều kiện khách quan của đời sống làm nảy sinh và duy trì tái hiện niềm tin tôn giáo. Trong đó một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữ con người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người. Trong lịch sử tiến hóa của mình, ban đầu ở thời kỳ sơ khai con người sống phụ thuộc vào tự nhiên (thời kỳ săn bắt, hái lượm). Sau dần, con người có nhu cầu cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn so với nhu cầu sinh tồn và phát triển khi mà số lượng thành viên trong cộng đồng ngày càng nhiều thêm, nguồn sẵn có của tự nhiên không còn đáp ứng đủ và tái sản xuất kịp. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được thực hiện thông qua từng phương tiện và công cụ lao động mà con người có. Khi những công cụ đó thô sơ kém phát triển bao nhiêu thì con người lại yếu đuối trước giới tự nhiên bấy nhiêu và các lực lượng tự nhiên càng chi phối, thống trị con người mạnh bấy nhiêu. Sự bất lực của con người nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với tự nhiên là do sự hạn chế, yếu kém của lực lượng sản xuất của họ. Những phương tiện mà người nguyên thủy có là thô sơ, đơn giản so với tự nhiên hùng vĩ, đầy sức mạnh quyền uy. Và chính không đủ phương tiện và công cụ để đảm bảo kết quả mong muốn trong lao động, người nguyên thủy sáng tạo ra thần thánh, đã tìm đến với tôn giáo. Ăngghen đã nhấn mạnh, sự xuất hiện của tôn giáo trong xã hội nguyên thủy là do kết quả phát triển trình độ lực lượng sản xuất còn thấp. Con người lúc này chưa có khả năng chế ngự, nắm bắt được một cách thực tiễn những lực lượng tư nhiên. Thế giới bao quanh người nguyên thủy trở thành cái thù địch, bí hiểm vĩ đại đối với họ. Con người thấy mình bất lực trước tự nhiên, họ tưởng tượng ra các thần thánh tự nhiên. Chính vì vậy mà ta thấy những nghi lễ có tính chất ma thuật có liên hệ chặt chẽ với tính chất của những hoạt động, lao động của người nguyên thủy. Ma thuật luôn đi kèm với những hoạt động lao động ở những nơi nào mà người nguyên thủy bị phụ thuộc tự nhiên, không có hy vọng 15
  20. kết quả của hoạt động lao động của mình, cũng như những nơi hiện tượng tự nhiên đóng vai trò lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Như vậy, trong lịch sử tiến hóa, trước hết con người có nhu cầu cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình. Nhưng khi ở trình độ, khả năng tái tạo tự nhiên còn thấp kém, con người luôn cảm thấy yếu đuối, bất lực trước các hiện tượng tự nhiên nên họ tưởng tượng gán cho tự nhiên những sức mạnh huyền bí, siêu nhiên không thể giải thích nổi. Đó là cơ sở cho sự nảy sinh biểu tượng thờ cúng các lực lượng thiêng là thần thánh tự nhiên. Ăngghen luận giải như sau: “Trong thời kỳ đầu của lịch sử, chính những lực lượng thiên nhiên là những cái phán ánh như thế và trong quá trình phát triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sức hỗn tạp” [54,Tr473]. Trong cuộc sống, con người luôn tham gia vào các mối quan hệ: Quan hệ con người – tự nhiên, con người – con người (quan hệ xã hội). Con người với nội tại của mình trong mối quan hệ xã hội, có hai yếu tố giữ vai trò quyết định là, "tính tự phát" của sự phát triển xã hội ở những thời kỳ đầu lịch sử và ách áp bức giai cấp cùng chế độ người bóc lột người phổ biến còn kéo dài đến nay. Bởi vậy, khi viết về nguồn gốc xã hội này chính là nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện thần thánh tôn giáo và duy trì tôn giáo, Ăngghen đã luận giải: "Về sau bên cạnh những lực lượng thiên nhiên lại có những lực lượng xã hội tác động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài cũng giống như bản thân của các lực lượng tự nhiên vậy" [54, Tr.437,438]. Những nhân vật siêu tưởng, siêu nhiên lúc đầu chỉ là sự phản ánh những sức mạnh huyền bí của các lực lượng tự nhiên, thì nay lại vì thế, có cả những thuộc tính xã hội và trở thành những đại biểu cho lực lượng lịch sử, xã hội. 16
  21. Kế thừa và phát triển quan điểm Mác xít khi cắt nghĩa nguồn gốc tôn giáo trong xã hội tư bản hiện đại, V.I.Lênin viết: “ Sự sợ hãi trước thể lực mù quáng của Tư bản mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, là thể lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản “ đột ngột ”, “ bất ngờ ”, “ ngẫu nhiên ”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý đến trước hết và trên hết, nếu người ấy không muốn cứ mãi là một người duy vật sở đẳng " [49,Tr515,516]. Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp thì chính chế độ người bóc lột người là nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo. Những người bị bóc lột trong các xã hội ấy, không những chỉ chịu sự tác động của lực lượng xã hội mù quáng mà họ còn bị bần cùng hóa cả về mặt kinh tế, chính trị, bị tước đoạt những phương tiện và khả năng phát triển tinh thần. Bị dồn nén cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, không thể tìm thấy lối thoát ở cuộc sống hiện thực, nhưng quần chúng nhân dân bị áp bức lại tìm thấy một lối thoát - lối thoát ở trên trời, ở "thế giới bên kia". Luận giải vấn đề này, Lênin viết: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thân thành, ma quỷ, vào những phép màu ” [48,Tr169,170]. Chính vì vậy trong Lời nói đầu của Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Mác đã đưa ra luận điểm kinh điển về bản chất của tôn giáo: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn của hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [53,Tr570]. 17
  22. Ở đây có hai điểm cần lưu ý: Một là sự bất lực của quần chúng bị bóc lột trong cuộc đấu tranh với bọn bóc lột, mang tính chất tương đối, nghĩa là: các giai cấp bị áp bức không bao giờ ngừng cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp mình và giải phóng xã hội. Nếu áp bức giai cấp đã nuôi dưỡng tôn giáo, sử dụng tôn giáo như công cụ phục vụ cho “công cuộc” bóc lột, thì cuộc đấu tranh giai cấp lại là nhân tố giúp họ giải thoát khỏi tôn giáo. Hai là, không nên đồng nhất “nguồn gốc xã hội” với “nguồn gốc giai cấp”của tôn giáo. Nguồn gốc giai cấp của tôn giáo chỉ là một thành tố bộ phận trong nguồn gốc xã hội của nó. Tôn giáo xuất hiện từ lâu trước xã hội có giai cấp và sẽ còn tồn tại một thời gian sau khi giai cấp bị xóa bỏ. Vì xã hội còn vận động theo những quy luật khách quan, tất yếu mà con người chưa thể chi phối. Không chỉ luận giải rõ nguồn gốc kinh tế, xã hội của tôn giáo mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin còn vượt qua chủ nghĩa vô thần trước đó khi luận giải về nguồn gốc tâm lý và nhận thức của tôn giáo. 1.1.3 Nguồn gốc nhận thức, tâm lí của sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo Nếu chủ nghĩa vô thần trước Mác chỉ coi tôn giáo là kết quả của quá trình nhận thức thấp kém, hạn chế, thì chủ nghĩa Mác - Lênin lại đặt nhận thức ấy trong những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, khả năng nhận thức vô tận của con người, về mặt nguyên tắc. "Không có gì là không thể biết", chỉ có "cái chưa biết" và "cái sẽ biết", nghĩa là khẳng định tính vô hạn của nhận thức con người theo chiều dài của toàn bộ theo thời gian. Nhưng ở từng điều kiện cụ thể nhận thức của con người lại là hữu hạn tại một thời điểm cụ thể, khi đứng trước nhu cầu nhận thức thế giới vô tận, vận động không ngừng. Nếu khoa học hiện nay vẫn còn bộc lộ những giới hạn to lớn của nó trước hiện thực vô cùng vô tận thì đó là điều kiện, cơ hội để tôn giáo giải thích theo quan điểm thần bí, huyền bí duy tâm thần học. Kể cả khi khoa học đã giải thích được nhiều quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, song các nhà thần học. Kitô giáo vẫn cho rằng giới hạn khoa học chỉ có thể phát hiện ra 18
  23. quy luật và lợi dụng quy luật đã có chứ không thể "sáng tạo" ra quy luật, chỉ có Thiên Chúa mới không ngừng sáng tạo ra quy luật, tất cả mọi phát minh và sáng tạo đều thuộc về nằm trong quy đạo sáng thế và điều kiện của Chúa, do Chúa, chỉ Chúa mới làm chủ thể. Mà nghịch lý lại đặt ra là thế giới thì vô cùng vô tận, những điều con người chưa biết tỉ lệ thuận với những điều con người đã biết. Càng khám phá nhiều con người càng thấy những gì mình biết là quá ít với những điều chưa biết. Chính vì vậy, một nhà khoa học đã nói: Càng biết nhiều, con người càng ít dám quả quyết những gì mình biết. Còn hướng nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn với đặc điểm của quá trình nhận thức của loài người. Vấn đề này được Lênin phân tích rất sâu sắc. Quá trình nhận thức là quá trình đầy phức tạp và mâu thuẫn. Nó là sự thống nhất biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Những hình thức phản ánh thế giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu, thì con người càng có khả năng nhận thức về thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ bấy nhiêu. Nhưng mỗi một hình thức mới của sự phản ánh thế giới hiện thực (từ cảm giác đến tri giác, đến biểu tượng rồi từ biểu tượng đến khái niệm, phán đoán suy lý) không những tạo ra khả năng mới để nhận thức thế giới sâu sắc hơn mà chính như vậy còn tạo ra khả năng “xa rời” hiện thực, phản ánh sai lầm, trừu tượng do chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người (hay nhận thức chủ quan của nó), biến nó thành cái không trùng khớp với nội dung khách quan, không còn cơ sở thế gian, nghĩa là khả năng bị xuyên tạc khúc xạ thành trừu tượng, thành cái siêu nhiên thần thánh. Tuy nhiên ở đây cần lưu ý: Nếu bản thân quá trình nhận thức tạo ra khả năng tiềm tàng xuất hiện các quan niệm sai lầm duy tâm và tôn giáo, thì phải chăng chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo có khả năng sẽ tồn tại vĩnh viễn, vì con đường nhận thức của con người là vô tận? Không hoàn toàn phải như vậy, bởi vì: những hệ thống duy tâm và tôn giáo chỉ tồn tại khi nào còn nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của nó. Hơn nữa điều kiện khoa học ngày càng phát triển, dân trí được nâng cao, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo sẽ dần mất đi sự 19
  24. thống trị, khi con người được trang bị đầy đủ thế giới quan duy vật khoa học sẽ bớt thụ động. Nhưng F.Ăngghen đã có dự báo: “Khi con người không chỉ mưu sự mà định đoạt thành sự thì khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện vẫn đang phản ánh có tính chất tôn giáo sẽ mất đi, và cùng với nó, bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để phản ánh nữa” [trích theo 50,Tr6]. Nó sẽ chuyển sang cơ sở nguồn gốc khác, ở đây có sự chuyển hóa cơ sở bên trong nội tâm. Chủ nghĩa Mác đã lý giải nguồn gốc tôn giáo còn do đặc điểm đời sống tâm lý của con người và hiện thực. Nhưng “Nếu như tôn giáo chỉ là sai lầm của trí óc con người thì nó đã không chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc của ý thức xã hội trong xuất hai nghìn năm, và nó đã biến ngay khi khoa học và triết học đưa ra lời giải đáp của mình về vấn đề cơ bản của tồn tại chống lại nó”[56,Tr15]. Đó là Ý kiến của Xpirkin. Và dù Mác, Lênin rất chú ý đến nguồn gốc xã hội, nhận thức của tôn giáo thì các ông vẫn rất quan tâm đến một nguồn gốc khác, nguồn gốc thứ ba và nguồn gốc tâm lý. Trong tự nhiên cuộc sống nguyên thủy xa xưa, thú và người sống chung với nhau, người săn thú nhiều nhưng thú ăn thịt người cũng không ít, một kẻ thù lớn đối với con người là thú dữ ngay lập tức cũng được tôn lên làm thần để thờ. Nhưng các nhà kinh điển chú ý đến sự sợ hãi trước các hiện tượng xã hội nhiều hơn. Sự sợ hãi trước các thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản, mù quáng vì nhân dân không thể đoán trước được nó, là thế lực bất cứ lúc nào trong trong đời sống vô sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đêm lại cho họ sự phá sản “đột ngột”. “bất ngờ”, Như vậy, từ sự sợ hãi nảy sinh nhu cầu chở che, chế ngự, né tránh, Nghĩa là sự phản ứng chống trả nỗi sợ hãi một cách thụ động qua những hành vi tôn giáo. Sự sợ hãi trở thành nền móng, cơ sở cho sự hình thành tâm lý tôn giáo. Không chỉ tâm lý sợ hãi các hiện tượng tự phát của tự nhiên, của xã hội mới nảy sinh tôn giáo mà ngay cả những tình cảm tích cực như long biết ơn, sự kính trọng, tình cảm yêu thương, lưu luyến của con người với con người, con 20
  25. người với tự nhiên cũng có thẻ nảy sinh tôn giáo. Điều này thể hiện rất rõ các hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo như thờ Thần Đất, Thần Cây, thờ người có công với đất nước, Như vậy cả hai mặt của tâm lý: tích cực và tiêu cực đều gospc phần tạo điều kiện cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo. Nguồn gốc tâm lý đã góp phần cắt nghĩa, bỏ sung hoàn chỉnh vào nghiên cứu nguồn gốc ra đời và tồn tại tôn giáo. Từ quan điểm đó xét vào hệ quy chiếu tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, chúng ta giải thích được cơ sở cho sự phát triển của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng ở Văn Lâm hiện nay. Xã hội ở Văn Lâm có những điều kiện cần và đủ tạo điều kiện cho Phật giáo tồn tại và phát triển. 1.2 Quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam 1.2.1 Giai đoạn du nhập từ thế kỷ 1 sau Công nguyên đến trước thế kỷ X. Do văn hóa Việt Nam hình thành sớm và nằm ở tọa độ giao với nhiều luồng trao đổi văn hóa thương mại, mà Phật giáo đã du nhập sớm vào Việt Nam. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo ở Việt Nam vẫn chưa thống nhất được với nhau về thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Có ý kiến cho rằng, từ những thế kỷ trước công nguyên, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã cập bến nước ta. Các thương nhân Ấn Độ khi đó đã đem theo văn hóa Ấn Độ cùng Phật giáo đến Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, Phật giáo được du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu cho rằng, Phật giáo được truyền vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Việt Nam lúc đầu đã tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ, từ thế kỷ V trở đi ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Hoa, và sau này một số ít ảnh hưởng qua Campuchia, Lào. Trước thế kỷ V thời kỳ đầu du nhập, Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu qua đường biển và đường bộ trực tiếp từ Ấn Độ sang, cùng với các thương nhân thông qua sự giao lưu buôn bản của người Ấn Độ và người Đông Á. Thời kỳ này 21
  26. người Việt tiếp nhận Phật giáo một cách hòa bình trực tiếp và Phật giáo đã hội nhập với văn hóa bản địa Việt. Có thể kể đến một số tăng sĩ Ấn Độ và Trung Á sang Việt Nam truyền giáo như: Ma Ha Kỳ Vực (Marajayaka ), Khưu Đà La (Ksudara ), Khương Tăng Hội, Chi Lương Cương, Đạt Ma Đề Bà Đến thế kỷ thứ V, Phật giáo đã có mặt ở nhiều nơi trên đất Việt, đã xuất hiện nhiều nhà sư Việt Nam danh tiếng như Huệ Thắng, Đạo Thiền, Đạo Cao, Pháp Minh Không chỉ nổi tiếng trong nước, thậm chí nhiều nhà sư còn được mời sang Trung Quốc thuyết pháp như Huệ Thắng, Đạo Thiền Một mặt, Phật giáo du nhập vào Việt Nam chủ yếu theo đường biển, một phần khác là theo lưu vực sông Hồng theo đường bộ. Trong bối cảnh nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Ở giai đoạn từ thế kỷ VI đến trước thế kỷ X, ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Ấn Độ vào trong quần chúng giảm dần, thay vào đó là ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Trung Quốc tăng lên. Các phái thiền Trung Quốc lần lượt du nhập vào Việt Nam. - Phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci ) vào Việt Nam khoảng năm 580, do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đưa sang Việt Nam, ông tu tại chùa Pháp Vân. Phái thiền này ở Việt Nam có 18 đời với 29 vị Đại sư, còn phát huy đến thế kỷ XII - XIII. - Phải Thiền Vô Ngôn Thông vào Việt Nam năm 820. Võ Ngôn Thông sang Việt Nam tu ở chùa Kiến Sơ. Phái thiền nay ở Việt Nam có 15 đời với 40 vị Đại sư. Về sau được nhà Lý kế thừa, đến nhà Trần thì được tổng hợp xây dựng thiền phái Trúc Lâm. Phật giáo truyền bá vào Việt Nam trong mười thế kỷ, trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ. Khi ấy, các loại hình tín ngưỡng dân gian, bản địa ở Việt Nam (thờ Thần Tự nhiên, thờ Tổ tiên ) đã phát triển khá mạnh mẽ. Nhưng người Việt vẫn chấp nhận và dần bản địa hóa Phật giáo phù hợp với văn hóa dân tộc. Phật giáo đã tạo ra được những ảnh hưởng trong nhân dân và có sự chuẩn bị cho sự phát triển mới trong giai đoạn đất nước độc lập tự chủ. 22
  27. Như vậy, nhìn chung ta thấy với tư tưởng khoan dung, từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị tha Phật giáo truyền vào Việt Nam cũng như những nước khác một cách êm thấm, bằng con đường hòa bình, thực hiện đúng tinh thần, chủ trương “ tùy duyên phương tiện ”, “ khế cơ”, khế lý ” 1.2.2 Giai đoạn từ thế kỷ X đến năm 1981 - Giai đoạn hưng thịnh Tk X - Tk XIV Triều đại Nhà Lý và Nhà Trần – Hai triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc, cũng là những triều đại làm cho nước Đại Việt cường thịnh nhất trong lịch sử nước nhà, cũng là thời kỳ Phật giáo hưng thịnh nhất. Thời Nhà Lý được xem là triều đại tôn giáo đầu tiên ở Việt Nam, có hệ thống tăng quan, một tổ chức có tính chất tôn giáo, liên quan chặt chẽ với nhà nước. Dưới triều Lý, có những nhà sư nổi tiếng về việc tu hành và những đóng góp đối với đất nước như: Vạn Hạnh, Huệ Sinh, Viên Chiếu, Mãn Giác, Không Lộ, viên Thông Lý Thái Tông còn được suy tốn là người khai lập và là sự tổ thứ hai của một phái thiền mới ở Việt Nam: Thiền Thảo Đường. Dưới thời Lý, có nhiều thiền sư từ Trung Quốc sang và thiết lập nhiều thiền phái, phong trào học và tu Phật phát triển mạnh mẽ ở trong giới trí thức, cung đình, đô thi. Thời này Phật giáo được vua ủng hộ, hoạt động của Phật giáo có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm, người ta có chữ, học kinh, hội hè, biểu diễn rối nước, họp chợ ở ngay trước chùa, làng nào cũng có chùa. Chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, chỗ nào có nhà là chỗ đó có chùa. Triều đại Nhà Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển đến mức cực thịnh. Các vị vua như: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông đều là những người có trình độ Phật học uyên thâm, có đóng góp quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo thời kỳ này. Dưới triều Trần ở Việt Nam còn xuất hiện một phải thiền mới: Thiền Trúc Lâm Yên Tử - dòng thiên thuần túy Việt Nam và là nền móng đầu tiên cho việc thống nhất Phật giáo ở Việt Nam. Nét đặc sắc của phái thiền này là quy tụ được tất cả các dòng thiền có ở Việt Nam. Như vậy, thời Lý, Trần là thời Phật giáo phát triển cực thịnh. Các vua đi tu Phật, tầng lớp quý tộc quan lại và dân thường mộ đạo Phật. tính thần sáng tạo 23
  28. đạo Phật biểu hiện qua các sinh hoạt Phật giáo, cùng với xây dựng chùa ở khắp nơi, gắn liền với nhiều lễ hội của nó. Tuy nhiên đến cuối thời Trần, Phật giáo bắt đầu có những biểu hiện suy viu, không còn giữ được vị trí như trước. - Giai đoạn TK XV - đến năm 1981 Từ triều Lê Sơ đến triều Nguyễn, chế độ phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo là chỗ dựa tư tưởng chính trị và đạo đức. Phật giáo từ chỗ phát triển cực thịnh đã suy tàn dần, không còn giữ vị trí cốt tủy trong triều đình như trước nữa. Phật giáo xa rời cung đình, trờ lại với thôn dã. Dưới thời Nhà Nguyễn, Phật giáo tiếp tục suy viu. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, có phong trào “chấn hưng Phật giáo ", từ đó Phật giáo dần có sự khởi sắc. Sau năm 1954, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền, đã làm cho tình hình Phật giáo ở hai miền có sự khác nhau đáng kể. Trong thời kỳ này nhiều tổ chức, hệ phái Phật giáo ra đời cả ở miền Bắc và miền Nam. Dưới chế độ Mỹ - Diện, Phật giáo bị chèn ép. Để tự bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc, đông đảo tăng ni, Phật tử đã xuống đường, hòa vào phong trào kháng chiến của dân tộc. Ở miền Bắc Năm 1958, đã ra đời "Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam", quy tu giới Phật giáo miền Bắc vào trong tổ chức duy nhất này, vừa hoạt động tôn giáo, vừa hoạt động yêu nước. Sau chiến thắng Mùa Xuân 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Phật giáo có điều kiện thuận lợi để phát triển. Sau thời gian vận động thống nhất Phật giáo, tháng 11 năm 1981, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo đã được tổ chức ở Hà Nội, thành lập ra tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam – đây là sự kiện lịch sử đặc biệt của Phật giáo. Nó đáp ứng tình cảm, nguyện vọng tha thiết của tăng ni, phật tử trong cả nước, đồng thời tạo điều kiện hơn bao giờ hết cho Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc để “Hộ trì hoằng dương Phật pháp, phục vụ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, góp phần đem lại hòa bình, an lạc cho thế giới” [trích theo 68,Tr.106 ]. Đường hướng của Giáo hội ghi rõ ở Hiến Chương là Đạo pháp - Dân Tộc - Chủ nghĩa Xã hội 24
  29. Như vậy, ngay từ khi Phật giáo được du nhập vào, trải qua quá trình lịch sử thăng trầm cùng dân tộc, có lúc Phật giáo hưng thịnh, có lúc Phật giáo suy vi nhưng chưa bao giờ Phật giáo ngừng hoạt động. Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài lịch sử. Khi hưng thịnh, Phật giáo ra sức đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ dân tộc. Khi suy vi, Phật giáo tuy bước ra khỏi vũ đài chính trị, nhưng nó vẫn tồn tại phổ biến ở làng xã, trở lại nơi thôn dã, ảnh hưởng rộng rãi trở thành hạt nhân của sự đoàn kết, bén rễ sâu vào trong nhân dân, dùng tư tưởng từ bi, hỉ xả, vị tha, khoan dung của mình, góp phần làm cho tư tưởng đạo đức nhân văn Tam giáo hài hòa vốn có từ trước của dân tộc mang một sắc thái mới, đóng góp cho đời sống tinh thần người Việt. Với sự kiên định, nỗ lực thích ứng của chính bản thân mình, Phật giáo đã có nhiều đóng góp cho dân tộc và người dân trên nhiều trong diện: chính trị, văn hóa, đạo đức. Như vậy, có thể khẳng định trong quá trình tồn tại và phát triển Phật giáo đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đồng thời góp phần vào việc tạo ra bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung, huyện Văn lâm nói riêng cũng là vùng quê chịu ảnh hưởng Phật giáo từ rất sớm và lâu dài qua các giai đoạn thăng trầm cùng lịch sử đất nước. 1.2.3 Giai đoạn từ năm 1981 đến nay. “Hiện nay, Phật giáo cả nước có khoảng trên 10 triệu tín đồ quy y Tam Bảo, (trong khoảng 40% người theo Phật giáo và 70% dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo về văn hóa, lối sống)” [62,Tr. 881] Theo số liệu thống kê qua các kỳ Đại hội đều có sự tăng thêm về mặt lượng và chất. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2016 - 2020) [18] thì trong giai đoạn hiện nay số lượng Tăng Ni, Tự Viện cụ thể như sau: - Tăng Ni: 46.699 vị, gồm: 34.062 Bắc tông; 8.574 Nam tông Khmer; 805 Nam tông Kinh; 3. 258 Khất sĩ. - Tự Viện: 17.287 ngôi, gồm 14.745 Tự viện Bắc tông: 454 chùa Nam tông Khmer; 73 chùa Nam tông Kinh; 550 Tịnh xả, 467 Tịnh thất. 25
  30. Còn trên địa bàn huyện Văn Lâm theo thống kê của ban tri sự Phật giáo huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên từ năm 2016- 2020 thì: Năm 2016 số lượng Tăng Ni tăng 12 vị. Hiện nay năm 2019 toàn huyện có 38 Tăng Ni, gồm 18 Đại Đức, 2 Ni sư, 20 sư cô, 2 tăng sinh và 2 ni sinh. Qua các thời kỳ Đại hội đến hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kiện toàn hệ thống tổ chức, gồm 03 cấp hành chính Giáo hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất là đại diện duy nhất cho Phật giáo Việt Nam cùng với 58 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo; Tổ chức cấp huyện là có Ban trị sự Phật giáo huyện bao gồm ở xã, thôn có các vị tăng, ni, trụ trì, hoặc ban đại diện Phật giáo xã, thôn; 10 Ban Viện thuộc Trung ương Giáo hội hoạt động ổn định và phát triển; 97 thành viên Hội đồng Chứng minh, 147 Ủy viên Hội đồng Trị sự chính thức và 48 Ủy viên dự khuyết, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã phê chuẩn và ban hành quy chế hoạt động của các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương. Cấp trung ương vừa tổ chức thêm Ban Truyền thông ra đời năm 2011 cùng ban hoằng pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến với Phật tử và quần chúng nhân dân trong và ngoài nước. Ban Giáo dục và đào tạo Tăng ni rất được quan tâm. Hiện đang có được những phát triển thành tựu vui mừng: Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 04 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ. Lớp đào tạo Thạc sĩ chuyên gia Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam - TP. Hồ Chí Minh đã chính thức khai giảng khóa 1 năm 2012, có 155 Tăng ni sinh theo học; Học viện Phật giáo Việt Nam đã có 2.210 Tăng ni sinh tốt nghiệp cử nhân Phật học; đang đào tạo 1.732 Tăng ni sinh, các chương trình đào tạo Cao đẳng Phật học (hiện có 08 lớp), Trung cấp Phật học (có 31 trường); Sơ cấp Phật học (có 50 lớp), Giáo dục tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer Cần Thơ cũng đang thu được nhiều thành tựu. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện còn có 476 Tăng ni du học ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Nhật, Đài Loan, Miến Điện 26
  31. Phật giáo Việt Nam có nhiều hoạt động sôi nổi góp phần vào xây dựng đời sống của nhân dân cả nước: Tham gia hiến máu nhân đạo, dọn vệ sinh tại các khu công cộng, khắc phục thiên tai, xây nhà tình thương, tình nghĩa, tham gia đoàn cứu trợ, ủy lạo đồng bào vùng sâu, vùng xa, các trại nuôi trẻ mồ côi, người già, người cô đơn, tàn tật, tham gia các đợt học tập, huấn luyện phổ biến tác hại của căn bệnh thế kỷ Trong phạm vi cả nước có trên 1000 lớp học tình thương, 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo bán trú, nuôi dạy trẻ mồ côi khuyết tật, với trên 20.000 trẻ em. Số tiền cho công tác từ thiện của Giáo hội Phật giáo trong nhiệm kỳ qua lên đến 15 tỷ đồng. Hàng năm những lễ hội phật giáo luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, trở thành hình thức sinh hoạt tình thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân. Phật giáo chỉ trong 5 năm đã xuất bản trên 200 đầu kinh sách, nhiều cuốn sách Kinh được dịch, nhiều tạp chí như: Tạp chí Văn hóa Phật giáo,tạp chí Nghiên cứu Phật giáo, tuần báo Giác Ngộ. tạp chí Khuông Việt, tạp chí Phật giáo nguyên thủy và còn nhiều Nội san khác. Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn thường xuyên tham gia và tổ chức nhiều hội thảo khoa học về tôn giáo, với tinh thần học hỏi, cầu thị, lan tỏa giá trị tốt đẹp của Phật giáo. Ngay từ khi mới thành lập Giáo hội “Phật giáo Việt Nam” đã xác định phương châm, đường hướng hoạt động của mình là “ Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội ”. Đây chính là phương châm hành động của Tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời đại ngày nay, đây là những định hướng riêng Phật giáo Việt Nam hiện nay mới có, không thuộc truyền thống hay những gì các nhà kinh điển Mác Lênin đã nói. Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ hành động xa rời phương châm đó. Tăng ni và phật tử cả nước đã tích cực tham gia vào các phong trào ích nước lợi dân, làm tròn bốn phận phật tử và trách nhiệm công dân đối với đất nước. Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, đã và đang đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển toàn cầu, cùng toàn dân xây dựng đất nước công bằng, dân chủ, giàu đẹp, văn minh và tiến bộ. 27
  32. Tóm lại, có thể nói các chương trình, hoạt động của Giáo hội và sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, phật tử Việt Nam những năm gần đây hết sức rầm rộ thực thi đúng Pháp luật, đường lối của Đảng và Nhà nước. Nhìn chung, các hoạt động Giáo hội Phật giáo đều có sự chỉ đạo thống nhất, tuân thủ pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có hiện tượng vi phạm pháp luật của một số chức sắc, tín đồ, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và hoạt động tín ngưỡng chân chính của đồng bào phật tử, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của GHPGVN. Với thiết chế chặt chẽ, có đường hướng đúng đắn GHPGVN là yếu tố quan trọng khiến cho sự phát triển của Phật giáo ở huyện Văn Lâm đi vào ổn định, phát triển bền vững. Tiểu kết chương 1 Phật giáo đến với dân tộc Việt Nam một cách rất tự nhiên, bằng con đường khoan dung, hòa bình, bình dân. Ngay tư buổi đầu mới du nhập, Phật giáo đã nhanh chóng được người Việt đón nhận vì bản thân nó có nhiều điểm phù hợp với hệ thống tín ngưỡng của người Việt. Bắt rễ vào đất Việt, với thái độ khoan dung, mềm dẻo, linh hoạt. Hiện nay để thích ứng Phật giáo đã tự hoàn thiện về tổ chức khẳng định được phương diện thiết chế, vai trò, chỗ đứng của mình, luôn gắn bó, đồng hành, thủy chung cùng người dân Việt Nam. Phật giáo ở huyện Văn Lâm thừa hưởng được tiền đề này đã và đang "thích nghi" phát triển mạnh giai đoạn lịch sử đổi mới hiện nay của dân tộc. Ngày nay, trong hoàn cảnh mới, xã hội Việt Nam đang thay đổi từng ngày và chính bản thân nội tại của Phật giáo ở huyện Văn Lâm cũng không ngừng tự hoàn thiện đã tạo ra những điều kiện cần và đủ để mình tồn tại và phát triển bền vững. 28
  33. CHƢƠNG 2 MỘT SỐ BIỂU HIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO HUYỆN VĂN LÂM HIỆN NAY (TỪ SAU NĂM 1999) 2.1. Khái lƣợc về lịch sử địa lý, chinh trị, kinh tế, tôn giáo huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên. Hiện nay, huyện Văn Lâm mới được chia tách từ năm 1999. Huyện thuần nông nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 19km. Phía bắc giáp với huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh); phía nam giáp huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào; phía Đông giáp huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) và phía tây giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội). Ngày 24/7/1999, Chính phủ ra nghị định số 60 - NĐ/CP thành lập huyện Văn Lâm. Diện tích hành chính của huyện tính đến năm 2018 là 7.443,25 ha (đất nông nghiệp chiếm 42,17%, đất chuyên dùng chiếm 24.73%, đất ở chiếm 33,1%); dân số 119.229 người; thu nhập bình quân trên 58.000.000 VNĐ theo số liệu chính thức được công bố năm 2018; huyện có 10 xã và 1 thị trấn. Trên địa bàn huyện có 3 tôn giáo chính hoạt động gồm: Phật giáo, Công giáo và điểm nhóm Tin lành. Các tín đồ, chức sắc, các tôn giáo trong huyện tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với phương châm "tốt đời đẹp đạo". Các xứ, họ đạo Công giáo triển khai các hoạt động mục vụ, tổ chức lễ noel, lễ phục sinh phục vụ giáo dân đón xuân, trang hoàng nơi thờ tự đón các lễ noel, lễ Phục sinh. Các điểm nhóm Tin Lành hoạt đồng bình thường, không có xuất hiện biểu hiện phá hại, mê tín ảnh hưởng tới người dân. Việc xây dựng, tôn tạo cơ sở thờ tự của các tôn giáo cơ bản đã tuân thủ luật pháp, chấp hành thẩm quyền. - Công giáo: Trong huyện là một tôn giáo nhỏ, sinh hoạt ổn định.Tại giáo xứ Đình tổ có khoảng hơn 300 giáo dân. Ban hành giáo: có 1 Trưởng ban, 2 phó ban và 2 ủy viên; có 1 dòng tu đó là dòng nữ Đa Minh Đình Tổ với 12 nữ tu sĩ, người đứng đầu là bà Trần Thị Ngần; Tại giáo sứ có 1 chi bộ Đảng với 5 đảng viên. Nhà thờ 29
  34. được xây từ năm 1937, diện tích 300m2, trong khuôn viên có diện tích 2.798 m2, có một nhà Chung với diện tích là 2.696 m2. Ngoài ra, họ giáo Hướng đạo có khoảng gần 100 giáo dân. Giáo dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luận của Đảng và nhà nước. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn được đảm bảo, không xảy ra khiếu kiện, tranh chấp. - Đạo Tin lành Mới xuất hiện gần đây trong huyện. Trong năm 2018, nhóm điểm Tin lành theo hệ phái " Liên hữu cơ đốc" sinh hoạt tại nhà riêng của ông Ngô Quang Tuynh (sinh năm 1964, ở đội 5, thôn Ngọc Quỳnh) với khoảng 12 tín đồ, hoạt động bình thường không gây ảnh hướng đến trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Các cơ quan chức năng vẫn theo sát và nắm bắt hoạt động của điểm nhóm Tin lành này một cách bình đẳng, bình thường. - Phật giáo Hiện nay là một tôn giáo lớn, ảnh hưởng sâu đậm đến dân cư Văn Lâm toàn huyện có 58 ngôi chùa, trong đó có 6 chùa được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (chùa Nôm, chùa Hòa lạc, chùa Hương Lãng, chùa Pháp Vân, chùa Vĩnh Thái, chùa Ông), trên toàn huyện có 36 Tăng, ni trụ trì tại các chùa (trong đó có 6 tăng, ni trụ trì chưa chính thức, 1 kiêm nhiệm); 22 chùa hiện nay chưa có sư trụ trì mà do ban trị sự ở địa phương điều hành hoạt động (theo báo cáo phòng Văn hóa và thông tin năm 2018). Hiện nay, 100% số chùa trong huyện đều thành lập được tổ tụng kinh, đạo tràng, duy trì tụng niệm vào mồng một, đầu rằm hàng tháng và các ngày dịp vía các vị phật, vía bồ tác. Công tác hoằng pháp đã giúp cho các phật tử ngày thêm hiểu đạo, làm tròn bổn phận phụng sự Phật pháp và trách nhiệm công dân, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh. Cùng với việc chăm lo phụng sự Đạo pháp, quý tăng, ni trong huyện luôn làm tròn trách nhiệm công dân của mình khi tham gia vào các hoạt động, tổ chức, chính trị - xã hội. 30
  35. Trên địa bàn huyện Văn Lâm có rất nhiều ngôi chùa cổ được tu bổ xây dựng, tiêu biểu như: Chùa Nôm. Theo một số nhà sử học nghiên cứu thì chùa Nôm cũng có thể là một trọng tứ trấn của thành Luy Lâu xưa kia ở phương Nam vùng Luy Lâu, vì chữ chùa "Nôm" là chỉ vị thế của Chùa trong Thuận Thành ở phía Nam - Vì làng trước đây thuộc huyện Thuận An, xứ Kinh Bắc, không xa thành Luy Lâu về phía Nam Thời Hậu Lê, Niên đại Chính Hòa năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa này. Tiếp theo vào các năm Nhâm Thân (1692), Giáp Tuất (1694), Đinh Sửu (1697), Mậu Dần (1698), Kỷ Mão (1699) tiếp tục tu sửa lại tiền đường, hậu cung và hành lang. Năm Chính Hòa thứ 21 (1700) chùa được sửa lại các cột trụ, tạo thêm tượng, mở rộng sân chùa. Năm Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn thứ 4 (1796) chùa xây thêm gác chuông và mở rộng hai dãy hàng lang. Thời nhà Nguyễn, triều vua Thành Thái năm thứ 11 (1899) chùa Nôm lại được trùng tu thêm một lần nữa. Qua bao biến cố, hiện nay chùa được trùng tu nhiều lần, trở thành ngôi chùa khang trang. Điều đặc biệt là tại chùa Nôm hiện có đến hơn 100 pho tượng cổ bằng đất như Tam thánh, tam thế, A Di Đà, Phật bà, Bát bộ Kim Cương, Thập bát la hán, ước tính có hàng trăm năm tuổi. Các pho tượng đều ngồi, đứng trên một giá đỡ bằng đất với đủ các tư thế mập, ốm, hiền lành, dữ tợn, dân dã, thần tiên với nhiều kích thước khác nhau, vẻ mặt hình dáng có sức biểu cảm cao tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII - XVIII. Đặc biệt, chùa Nôm còn lưu giữ được một tòa tượng cổ bằng đồng cực kỳ quý hiếm có tên gọi "Cửu Long Phật đản". Tòa tượng này miêu tả cuộc đời của đức Phật Tổ Như Lai. Chính giữa tòa tượng là cảnh Phật tổ từ khi mới chào đời, xung quanh là chín con rồng uốn lượn, trên mỗi con rồng là một hình người nhỏ tượng trưng cho từng giai đoạn cuộc đời và tu hành của đức Phật. Ngoài ra, tại đây còn có nhiều hiện vật quý khác như tháp đồng, chuông đồng, đỉnh đồng 31
  36. Cổng chùa Linh Thông Cổ Tự (chùa Nôm) Hay dấu vết của Phật giáo thời kỳ đầu có thể nói đến nữa là chùa Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, thờ Phật và thờ bà Pháp Vân (tức thần Mây) nên có tên gọi là Pháp Vân tự. Chùa được xây dựng từ thời Trần theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc" gồm tiền đường năm gian, ba gian thượng điện (được xếp hạng di tích quốc gia năm 2018). Hiện nay đã được tu sửa, xây dưng lại nhiều lần ở các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, XIX. 32
  37. Phía ngoài chùa Thái Lạc (xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) stt CHÙA Xã - Thị Trấn Ngƣời Phụ Trách 1 An Khoái Như Quỳnh Ni Sư Thích Viễn Thông - Trụ trì 2 Ngô Xuyên Như Quỳnh Sư Cô Thích Tuệ Minh -Trụ trì 3 Hành Lạc Như Quỳnh Sư Cô Thích Diệu Nhân - Trụ trì 4 Ba La Như Quỳnh Ban Hội Tự 5 Trí Trung Tân Quang Đại Đức Thích Quảng Long - Trụ trì 6 Ông Tân Quang Đại Đức Thích Minh Hậu - Trụ trì 7 Nghĩa Trai Tân Quang Đại Đức Thích Thanh Tùng -Trụ trì 8 Tăng Bảo Tân Quang Sư Cô Thích Đàm Hương -Trụ trì 9 Ngọc Đà Tân Quang Sư Cô Thích Đàm Đoan - Trụ trì 10 Ngọc Lịch Trưng Trắc Đại Đức Thích Minh Quyết - Trụ trì 11 An Lạc Trưng Trắc Ban Hội Tự 12 Tuấn Dị Trưng Trắc Ban Hội Tự 33
  38. 13 Mộc Ty Trưng Trắc Ban Hội Tự 14 Nhạc Lộc Trưng Trắc Ban Hội Tự 15 Pháp Điện Lạc Hồng Đại Đức Thích Thanh Nguyên - Trụ Trì 16 Pháp Vân Lạc Hồng Đại Đức Thích Quảng Hòa - Trụ trì 17 Thành Vàng Đình Dù Đại Đức Thích Thanh Huân -Trụ Trì 18 Ngải Dương Đình Dù Đại Đức Thích Nguyên Hòa - Trụ trì Đại Đức Thích Quảng Hòa - Kiêm 19 Thị Trung Đình Dù Nhiệm Trụ trì 20 Hoằng Lạc Đạo Đại Đức Thích Nguyên Quang - Trủ trì 21 Đoan Khê Lạc Đạo Đại Đức Thích Bản Ninh - Trụ trì 22 Pháp Vân Lạc Đạo Đại Đức Thích Đàm Thiện - Trụ trì 23 Đại bi Lạc Đạo Sư Cô Thích Đàm Huyên - Trủ trì 24 Tân Nhuế Lạc Đạo Ban Hội Tự 25 Hùng Trì Lạc Đạo Ban Hội Tự 26 Mụ Lạc Đạo Ban Hội Tự 27 Đông Mai Chỉ Đạo Sư Thầy Thích Đàm Hòa - Trụ trì Sư Thầy Đàm Hương - Đàm Hồng Trụ 28 cát Lư Chỉ Đạo Trì 29 Nghĩa Lộ Chỉ Đạo Ban Hội Tự 30 Trịnh Chỉ Đạo Đại Đức Thích Hồng Bảo -Trụ trì 31 Nôm Đại Đồng Đại Đức Thích Đồng Huệ - Trụ Trì 32 Đại Từ Đại Đồng Sư Thầy Thích Bảo Giang - Trụ Trì Đại Đức Thích Nguyên Hiền - Trụ trì 33 Đông Xá Đại Đồng chưa chính thức 34 Văn ổ Đại Đồng Sư Cô Chúc Tiến - Trụ Trì 35 Xuân Phao Đại Đồng Ban Hội Tự 36 Đại Bi Đại Đồng Ban Hội Tự Đại Đức Thích Thanh phú -Trụ trì (Đã 37 Rồng Đại Đồng Viên Tịch) 34
  39. 38 Cự Đình Việt Hưng Ni Sư Thích Đàm Sinh - Trụ Trì 39 Xe Việt Hưng Sư Cô Đàm Tự Trụ Trì chưa chính thức 40 Trầm Khúc Việt Hưng Sư Cô Bảo Giác Trụ Trì chưa chính thức Đại Đức Thích Quảng Học Trụ trì chưa 41 Đông Chung Việt Hưng Chính thức 42 Mễ Đậu Việt Hưng Sư Cô Viên Hóa Trủ trì 43 Thục Cầu Việt Hưng Ban Hội Tự 44 Tuấn Lương Lương Tài Ban Hội Tự 45 Mậu Lương Lương Tài Ban Hội Tự 46 Phú Nhuận Lương Tài Sư Cô Thích Nhuận Lý Trụ trì 47 Xuân Đào Lương Tài Ban Hội Tự 48 Bến Lương Tài Ban Hội Tự 49 Trại Lương Tài Ban Hội Tự 50 Lương tài Lương Tài Sư Cô Nhuận Lý- Trủ trì Khuyến 51 Lương Lương Tài Ban Hội Tự 52 Nghi Cốc Lương Tài Ban Hội Tự 53 Thó Lương Tài Ban Hội Tự Đại Đức Thích Thanh Hội Trụ trì chưa 54 Ông Sấm Minh Hải chính thức 55 Thanh Khê Minh Hải Sư Thầy Thích Đàm Thơm - Trụ Trì 56 Thanh Đặng Minh Hải Sư Thầy Thích Tịnh Bảo Kiêm Nhiệm 57 Nhạc Miếu Lạc Hồng Ban Hội Tự 58 Hồng cầu Lạc Hồng Ban Hội Tự Danh sách các chùa huyện Văn Lâm Như vậy, trên toàn huyện có ba tôn giáo đang được lưu hành, song Phật giáo vẫn là tôn giáo chính thu hút nhiều tín đồ nhất trên toàn huyện. Là một vùng được tiếp xúc Phật giáo từ đời đầu, điều này không có gì là khó hiểu cả. 35
  40. 2.2 Một số điều kiện khách quan cho sự phát triển Phật giáo ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên hiện nay 2.2.1 Quan điểm đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước về tôn giáo: điều kiện thuận duyên cho Phật giáo phát triển. Quan sát những biến đổi trên thế giới hiện nay chúng ta thấy các nhà nước, chỉnh thể, thể chế và ngay các tôn giáo có xu hướng tiếp tục điều chỉnh, thích nghi và mở rộng ảnh hưởng. Trước tình hình tôn giáo và dân tộc ở nước ta và trên thế giới đã có nhiều diễn biến phức tạp. vì thế, để đảm bảo cho sự ổn định của xã hội, của thể chế chính trị của mình, Đảng và nhà nước Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt không dừng ở việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, mà đã xây dựng và ban hành luật tôn giáo, tín ngưỡng năm 2016 (có hiệu lực vào ngày 1/1/2018). Đồng thời tổ chức thực hiện pháp luật, đường lối chính sách công tác đối với tôn giáo một cách khẩn trương, hiệu quả. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đời sống tôn giáo và tín ngưỡng lâu đời rất đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho đến nay. Đảng cộng sản Việt Nam luôn có thái đô, quan điểm rõ ràng tôn trọng tự do về tín ngưỡng, tôn giáo. Chính sách và pháp luật đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là: Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không theo tôn giáo, tín ngưỡng. Để đáp ứng được nhu cầu về tôn giáo của một bộ phận quần chúng nhân dân trong quá trình đổi mới Đảng và nhà nước bảo hộ tôn giáo hoạt động bình thường, tiếp tục phát huy những quan điểm đạo đức, văn hóa có giá trị trong sự nghiệp đổi mới. Tạo ra môi trường ổn định, điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường. Các tôn giáo đều được bình đằng để thực thi " tốt đời đẹp đạo", gắn liền lòng yêu nước và tạo điều kiện phát triển về mọi mặt tiềm năng, trí tuệ của đồng bào có đạo. Họ được đóng góp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ năm 1986 đến nay, Đảng và nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản thể hiện chủ trương và chính sách đổi mới về tôn giáo. 36
  41. Sự đổi mới nhận thức về tôn giáo của Đảng ta được đánh dấu bằng Nghị quyết 24 - NQ/TW ngày 16/10/1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Trong đó có ba luận điểm quan trọng nhất, đó là “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” [trích theo 52,Tr.188]. Đến Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) lần đầu tiên quan điểm mới về tôn giáo được ghi nhận trong báo cáo Chính Trị tại Đại hội Đảng, khi khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữ các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đông bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng. Đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân. [26, tr159] Từ sau đổi mới đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có sự biến đổi nhanh. Ngày 27/7/1998, Bộ chính trị ra chỉ thị số 37-NQ/TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới, trong đó có khẳng định nguyên tắc: “Những hoạt động tôn giáo ích nước lợi dân, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính đẳng, hợp pháp của tín đồ được bảo đảm. Những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy” [35, tr326]. Ngày 19/4/1999 Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định 26/1999/ NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo, bảo đảm quyền tư do của sinh hoạt tín ngưỡng về tôn giáo tại Việt Nam. Ngày 12/3/2003, Đảng cộng sản Việt Nam ra nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, trong đó nêu ra năm quan điểm chính sách đối với tôn giáo là: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng nhân dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng; Công tác tôn giáo 37
  42. là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; việc theo đạo; việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến Pháp và pháp luật. Ngày 29/06/2004 Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc Hội thông qua. Ngày 08/11/2012, Chính phủ đưa ra Nghị định 92/2012/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. Nghị định này quy định về hoạt động tín ngưỡng; về tổ chức tôn giáo; hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và tổ chức tôn giáo; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Sau đó Quốc hội đã soạn thảo và thông qua Luật về tin ngưỡng tôn giáo. Và đến ngày 30/12/2017, Nghị định số 162/2017 NĐ - CP hướng dẫn thực hiện về Luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành. Luật đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, đến nay cơ bản là thuận chiều tích cực với yêu cầu phát triển của xã hội. Như vậy, có thể thấy điều kiện khách quan tạo môi trường thuận lợi cho Phật giáo phát triển là nhờ đường lối đổi mới về tôn giáo của Đảng và Nhà nước; nhờ đó mối quan hệ Nhà Nước với các tôn giáo cởi mở hơn, các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng được bảo vệ tự do hoạt động trong khuôn khổ Pháp luật. Phật giáo kế thừa và có cơ hội phát huy những hoạt động có ích của mình; củng cố mở rộng cơ sở thờ tự, hoạt động in ấn Kinh sách, hoằng dương Phật pháp hợp pháp của Phật giáo được tăng nhanh chóng nhà nước đảm bảo. Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Văn Lâm nói riêng được phát triển trong môi trường công bằng, lành mạnh. Những tín đồ và chức sắc Tăng ni Phật giáo ở Văn Lâm đều được phấn khởi, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, tạo ra xu thế những người con Phật giáo đồng hành với dân tộc, tán thành và tham gia công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy, có thể khẳng định đường lối, chính sách đổi mới về tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện, tạo mội trường thuận chiều cho nhu cầu tin ngưỡng tâm linh của quần chúng được thỏa mãn, Phật tử có điều 38
  43. kiện thỏa mãn, làm cho Phật giáo phát triển. Trong bối cảnh đổi mới đó Phật giáo ở huyện Văn Lâm cũng có được điều kiện tốt lành này. Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với các tôn giáo là đều tôn trọng, bình đẳng, không phân biệt, đối xử kỳ thị tôn giáo. Tuy nhiên mỗi tôn giáo lại có đặc điểm riêng của mình nên Đảng và Nhà nước ta cũng có những vận dụng ứng xử phủ hợp đối với mỗi tổ chức tôn giáo. “Chính nội dung thần học làm cho tôn giáo này khác tôn giáo kia. Và sản phẩm của nó là các định chế giáo hội, các sinh hoạt tín ngưỡng và thành phần tin đồ, do đó cũng khác nhau. Vì vậy mà hành lang pháp lý và các chính sách tôn giáo phải đủ độ linh động và sắc sảo để ứng xử với các tôn giáo một cách khác nhau " [16, tr88]. Trong số khoảng 16 tôn giáo và 42 tổ chức của các tôn giáo được công nhận ở Việt Nam hiện nay, ở Văn Lâm chỉ có 3 tôn giáo với 3 tổ chức tương ứng. Phật giáo bởi những mặt thuận lợi mà khóa luận đã phân tích ở trên có được nhiều lợi điểm khác biệt so với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo có lịch sử du nhập, tồn tại ở Văn Lâm lâu đời nhất so với các tôn giáo khác, Phật giáo hiện nay đã bén rễ và có ảnh hưởng toàn diện sâu đậm trong văn hóa, lối sống, đạo đức, tư tưởng của dân Văn Lâm. Dù Phật giáo có số lượng tín đồ đông nhất, nhưng chưa bao giờ gây chia rẽ, kỳ thị hay xung đột ý thức hệ, mà ngược lại công "hộ quốc an dân", luôn đồng hành cùng người dân Căn cứ vào những đặc điểm rất riêng đó, lãnh đạo Đảng và Chính quyền Văn Lâm có những chính sách ứng xử thích hợp với Phật giáo, tạo điều kiện cho Phật giáo ở Văn Lâm phát triển thuận lợi đáp ứng nhu cầu nhân dân. Chấp hành các đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam nói chung, lãnh đạo huyện Văn Lâm từ thực tế địa phương nói riêng luôn chú trọng công tác Phật giáo: hướng dẫn, giáo dục tăng ni, phật tử tinh thần yêu nước, đoàn kết và tôn trọng pháp luật. Đồng thời chăm sóc đời sống vật chất tinh thần cho các tăng ni. Ngay từ sớm từ những năm 1999 đã có chú ý chỉ thị 37 NQ-TW (ngày 27/7/1999) của Bộ chính trị về công tác đối với Phật giáo, trong đó khẳng định “Tăng cường giáo dục tăng ni và giúp đỡ tăng ni về đời sống”. Trên thực tế, 39
  44. hiện nay, đều đặn hàng năm, các cấp lãnh đạo trong huyện đã phối hợp cùng tỉnh hội Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức mở các lớp ngắn hạn để tuyên truyền, giáo dục, tăng ni về chính sách, pháp luật, tình hình, nhiệm vụ của đất nước, ngăn ngừa âm mưu thủ đoạn của các thế lực phản cách mạng lợi dụng Phật giáo để chia rẽ giáo hội, phá khối đại đoàn kết toàn dân, ngăn đất nước phát triển. Như trên đã phân tích, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng Phật tử và Tăng ni, lãnh đạo Đảng và Chính quyền Văn Lâm có chủ trương giúp đỡ Phật Giáo vận động thống nhất đứng trong một tổ chức chung. vào ngày 24/7/1999 sau khi tách thành huyện Văn Lâm, tổ chức và lãnh đạo các cấp đã chú ý để đưa Phật giáo của huyện nhà đi vào sinh hoạt ổn định trực thuộc Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hưng Yên. Từ sau Đại hội lần thứ VII của GHPGVN thống nhất về tổ chức đã có sự hoàn chỉnh mới về cấp cơ sở cuối là Ban Trị sự cấp huyện để có sự chuyển biến mạnh mẽ của Ban Trị sự Phật giáo huyện Văn Lâm. Việc đứng vào như là một yếu tố, một bộ phận của Mặt Trận Tổ quốc huyện, thuộc Mặt Trận Tổ quốc tỉnh Hưng Yên của Ban Trị sự Phật giáo huyện Văn Lâm đã là một bước tiến. Từ đây các thông điệp, thông báo, chỉ thị của Giáo hội Phật giáo Trung Ương đã về tận huyện Văn Lâm thông qua Ban Trị sự Phật huyện Văn Lâm đã lan tỏa đến xã thôn, các tự viện. Tóm lại, qua phân tích trên đây, chúng ta thấy Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng, phát triển bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Chính những đường lối chính sách mềm dẻo, linh hoạt, cởi mở với tôn giáo nói chung, thái độ ứng xử "phù hợp" với đặc điểm cụ thể của Phật giáo nói riêng đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển hiện nay ở Việt Nam, mà thực tế huyện Văn Lâm là một địa phương ở tỉnh nhỏ cũng đã có sự tiến bộ rõ ràng. Hơn thế nữa, những chủ trương chính sách này cũng đã tạo hành lang cho Phật giáo phát triển đúng hướng, tuân thủ đúng những quy định của Pháp luật, phù hợp với truyền thống 40
  45. văn hóa của dân tộc, tránh đi ngược lợi ích của nhân dân, thực hiện đúng phương châm “Đạo pháp-Dân Tộc-Chủ Nghĩa Xã Hội”. 2.2.2 Sự phát triển kinh tế thị trường tạo điều kiện cho sự phát triển của Phật giáo ở Văn Lâm * Văn Lâm chuyển sang kinh tế thị trường sau khi tách huyện. Như ở trên đã trình bày hạt nhân của Phật giáo là các giáo lý đã được hình thành căn bản từ sớm được ghi chép trong Tam tạng Kinh đều có tính ổn định. Giáo lý Phật giáo là một hình thái ý thức xã hội, khi nghiên cứu sự lan truyền nó phải cơ sở từ chính những điều kiện kinh tế xã hội, nơi nó tồn tại. Từ góc độ triết học hoặc DVBC và DVLS cho phép đi sâu tìm hiểu cơ sở kinh tế để lý giải sự phát triển Phật giáo có thể thì mới có thể hiểu được hết bản chất và các biểu hiện của nó. Chính vì vậy nghiên cứu về sự tồn tại, phát triển của Phật giáo ở huyện Văn Lâm hiện nay, chúng ta cũng phải xuất phát từ chính những điều kiện kinh tế - xã hội ở đây để lý giải. Trước tiên phải thấy đây là vùng đất cổ của Châu thổ sông Hồng, có nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước tự cung tự cấp, cư dân ở đây từ lâu đã chủ động rất nỗ lực tiếp biến Phật giáo. Phật giáo Việt hóa đã trở thành truyền thống. Trước đó có thời Văn Lâm thuộc Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Huyện Văn lâm được tách ra năm 1999, ngày 24/7/1999, Chính phủ ra Nghị định số 60- NĐ/CP tách hai huyện Mỹ Văn và Châu Giang thành 5 huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ và Khoái Châu. Riêng huyện Văn Giang gồm 9 xã của Châu Giang và 2 xã của Mỹ Văn (xã Vĩnh Khúc, xã Nghĩa Trụ) huyện Yên Mỹ gồm 12 xã của Mỹ Văn và 5 xã của Châu Giang. Huyện Văn Lâm từ năm 1999 đến nay qua bốn kỳ đại hội hệ thống chính trị ở đây giữ vững sự ổn định, huyện có 11 đơn vị hành chính cấp Xã, gồm thị Trấn Như Quỳnh và 10 Xã. Về căn bản kinh tế chủ đạo vẫn là một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên. Nay có thêm điều kiện thuận lợi chuyển hướng cho kinh tế nông nghiệp chuyển biến theo thị trường. 41
  46. Hiện nay, huyện Văn Lâm đang đẩy mạnh sản xuất theo kinh tế thị trường định hướng XHCN công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo theo nghị định của Chính Phủ ban hành để hoàn thành là một huyện tiên tiến, hiện đại theo kế hoạch 5 năm (2015 - 2020), nhưng thực tế tốc độ vẫn còn rất chậm và còn chưa bền vững. Là một huyện chịu thiệt thòi khá nặng về chiến tranh, cùng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị đổi mới chính sách kinh tế, tình hình kinh tế năm 2018: Công nghiệp, xây dựng 11,73% (2017 là 10,14%); Thương mại, dịch vụ 13,72% (2017 là 13.29%), Nông nghiệp, thủy sản 6,26% (2017 là 1.64%) (theo báo cáo của ủy ban nhân dân huyện về kinh tế năm 2018) đã có sự tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Lãnh đạo, chính quyền huyện Văn Lâm và cấp cơ sở Xã, Thôn, Thị trấn đã chú ý đến việc thực hiện phát triển kinh tế, nhưng đồng thời chú ý chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng củng cố khối Đại Đoàn Kết toàn dân giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội. Dân ta có câu: "có thực mới vực được đạo", để phát triển cái gì đi chăng nữa thì trước hết phải no cái bụng trước. Nhận ra điều quan trọng này, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Theo báo cáo hàng năm của phòng Lao động (huyện Văn Lâm): trong 5 năm gần nhất tỉ lệ GDP đã tăng liên tục. Tỉ lệ hộ nghèo giảm liên tục, năm 2016 là 3,90%; năm 2017 là 2.29 %; năm 2018 là 1,82%. Thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng, tỉ lệ hộ nghèo giảm cho thấy kinh tế Văn Lâm đang phát triển, đây là một điều đáng mừng, là kết quả nỗ lực của lãnh đạo các cấp và nhân dân trong huyện. Tuy vậy, huyện Văn Lâm xây dựng kinh tế từ điểm xuất phát rất thấp, lại chịu nặng nề của các cuộc chiến tranh, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, còn thu hút khá nhiều nhân lực lên đến 70%. Đến nay toàn huyện đã giải quyết cơ bản nhu cầu sinh tồn người dân Văn Lâm, có tiềm lực để trích một phần kinh phí bồi trúc, kiến thiết mới các cơ sở thờ tự Phật giáo và nhờ đó tạo cơ sở, điều kiện cho đời sống tâm linh, tinh thần. 42
  47. Điều đáng lưu ý tuy tỉ lệ hộ nghèo trong huyện hàng năm giảm (2017: 2.29%; 2018: 1.82%). Song sự phân hóa giàu nghèo vẫn rất cao. Một bộ phận nghèo đang nghèo tương đối bị nghèo mãi đi, để có thị lực vươn lên, họ hướng về Phật, Thần cầu sự đổi đời, may mắn, xóa bỏ bất công, phân biệt. Trong số các tôn giáo hiện nay tại Văn Lâm thì Phật giáo là có lịch sử lâu đời, thân thuộc có sự hội nhập vào văn hóa bản địa nên được lựa chọn, dễ chấp nhận hơn cả. Số lượng phật tử và người đi chùa hiện nay ngày càng tăng. Phật giáo kể từ khi ra đời đã phủ nhận chế độ phân biệt đẳng cấp. Phật đề cao sự bình đẳng giữa con người với con người (thứ mà ở cuộc sống hiện thực người ta chưa có được). Phật giáo đề cao con người có khả năng tự tu tập để cải hóa thân phận để thoát khổ, giải thoát. Phật giáo động viên con người phải nương tựa vào nội lực chính mình. Thực chất, sự bất lực của con người trước bất công xã hội, con người không thể làm chủ cuộc sống của mình, cứ bị xô đẩy, bần cùng hóa, không tìm được lối thoát trong cuộc sống hiện tại, người ta tìm đến sự "đền bù hư ảo" nơi cửa Phật thanh tịnh (nơi đó họ được chở che, yêu thương, mơ ước về sự đền bù tinh thần, sống cuộc sống công bằng nơi cõi Phật). Hơn cả vậy, đến với Phật giáo con người được thảo mãn mong mỏi một niềm an ủi để tin vào khả năng của bản thân mình, thứ mà cuộc sống bất công đã làm họ mất đi. Phật có dạy: " Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự tạo cho mình một chỗ nương tựa và đừng nương tựa vào ai khác ngoài chính bản thân mình. Hãy cầm vững ngọn đèn chân lý". Đó là những nguồn động viên Phật giáo cho con người Văn Lâm thêm nghị lực để tiếp tục trên con đường mưu sinh đầy khó khăn, gian nan. Ở cực đối lập kia, sau thời kỳ đổi mới ở huyện thuần nông Văn Lâm có một nhóm người giàu có nhanh chóng đến ngỡ ngàng, nhờ có thế lực nhờ có tài kinh doanh, nhờ may mắn gặp thời, Nhóm này tuy đã giàu có lại muốn giàu có hơn, mong sự giàu sang bền mãi mãi. Vì thế họ cũng tìm đến với Phật giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu Phật sẽ phù hộ cho minh. Hoặc một số kẻ làm ăn gian dối phi pháp, lo sợ bị phát hiện, họ đi lễ cầu trời, lễ Phật mong ơn trên tha thứ, che chở yên bình để làm ăn tiếp. Đó là lí do những người giàu có bỏ ra rất nhiều tiền của, công sức công đức để xây chùa, tô tượng, để đổi lại sự thanh thản, buôn 43
  48. may, bán đắt, yên tâm. Nhiều ngôi chùa hiện nay Khang trang, đẹp đẽ là nhờ nguồn lực này. Kinh tế thị trường với những quy luật cạnh tranh khốc liệt với sự may rủi khôn lường gây nên sự bất an, lo lắng. Đến nỗi người ta nghĩ sướng, khổ tất cả đều là duyên số, số phận đã an bài. Hoặc một số khác không tin vào số mệnh, nhưng bất lực trước guồng quay bất thường của xã hội, tất cả những bất an đó khiến họ tìm đến đi lễ Phật, cầu mong cho số kiếp, vận mệnh của mình được tốt đẹp. Bởi giáo lý Phật giáo cho rằng, con người tu thiện đức có thể tự mình cải hóa quyết định số phận của mình theo luật nhân quả. Nếu con người gieo nhân tốt sẽ gặt quả tốt và làm điều xấu thì ắt phải nhận hậu quả xấu. Giáo lý như là cứu cánh cho mong mỏi về lẽ công bằng cho con người trong thời buổi kinh tế thị trường, tăng tốc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cách mạng công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão. Kinh tế thị trường phát triển kéo theo sự thay đổi nhanh chóng diện mạo xã hội tại Văn Lâm: trước hết là phân hóa nội bộ giai cấp, giai tầng; Sau nữa chạy theo lợi nhuận cá nhân kéo theo là các vấn đề như chiếm dụng ruộng đất công, giảm việc làm, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bệnh tật, cũng đặt ra nhiều vấn đề không dễ dàng giải quyết ngay tại vùng đất Văn Lâm. Vấn đề tạo việc làm, tìm việc làm trong thời buổi hiện nay đang là vấn đề nóng, nan giải, với các cấp chính quyền và với cả người dân. Việc làm rất quan trọng đối với con người, nó là cách thức để con người nuôi sống bản thân, duy trì cuộc sống của mình, của gia đình, bảo đảm an ninh xã hội Huyện Văn Lâm là một huyện thuần nông đất chật, người đông ở châu thổ sông Hồng dân số đông, nguồn lực lao động trẻ dồi dào đang chờ cơ hội về việc làm, đang bế tắc. Tuy nhiên lại đi lên từ một huyện làm nông nghiệp, người lao động còn thiếu tác phong lao động chuyên nghiệp, tính kỷ luật lao động còn hạn chế, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa cao. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh CNH, HĐH mặt trái khiến người dân cũng gặp khó khăn, đồng nghĩa với việc số lượng lớn lao động nông thôn lúng túng, không thích nghi kịp với yêu cầu thị trường lao động, không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến hậu quả tỉ lệ thất nghiệp cao. 44
  49. Thất nghiệp, chán nản con người tìm đến của Phật cầu xin, nương nhờ, nảy sinh có một bộ phận người cũng coi đi tu là một nghề kiếm sống, nên xuất hiện nhiều người vào chùa tu, với nhiều hoàn cảnh khác nhau cùng tìm đến chốn cửa chùa bám víu. Kinh tế bập bênh, nạn thất nghiệp gia tăng, nguy cơ rơi vào đói nghèo. Dân số ngày càng tăng nhanh, nhu cầu có việc làm ngày càng tăng. Xã hội thay đổi không thích ứng kịp dẫn đến chán nản, bế tắc cuộc sống hiện tại đưa đẩy nhiều người hơn đến với Phật giáo. Họ tìm đến Phật mong cầu sự che chở, ước vọng muốn đổi đời, Quá trình CNH, HĐH, kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Việc áp dụng những thành tựu khoa học tiến tiến vào khai thác tài nguyên đem lại hiệu quả lớn, nhưng bên cạnh đó là sự tàn phá chuỗi cân bằng sinh thái tự nhiên ghê gớm, bênh ung thư nhiều, làm con người không lường được. Là địa bàn nằm trong khu vực đang thu hút đầu tư, các nhà máy mọc lên liên tục, tình trạng mất cân bằng sinh thái diễn ra ngày một nặng nề là vấn nạn lớn ở Văn Lâm. Biểu hiện của nó là việc ô nhiễm nguồn nước, không khí, khí hậu biến đổi, Việc sử dụng các chất hóa học trong sản xuất nông sản gây ảnh hưởng to lớn đến môi trường đất, nước. Thuốc trừ sâu, khói bụi nhà máy, chất thải hóa học, đang làm tài nguyên nước, đất ở Văn Lâm bị tổn thương nghiêm trọng. Hơn nữa tình trạng quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn huyện thiếu công tâm chưa gắn với quyền lợi chính đáng nơi ăn ở của nhân dân, xử lý chất thải chưa phù hợp. Chất thải ở khu công nghiệp trên địa bàn đang đạt mức báo động. Điều đó dẫn đến chất lượng môi trường sống bị giảm nhanh, sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bệnh tật ngày càng phát dịch nhiều hơn, mức độ nguy hiểm ngày càng tăng là nỗi lo của người dân Văn Lâm. Hiện nay lương thực, thực phẩm sạch đang là nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống, trong lúc thị trường tràn ngập những sản phẩm chế biến công nghiệp hoàng loạt có cho thêm hóa chất, có chất bảo quản công nghiệp, sản phẩm có phụ gia là chất hóa học độc, đang trở nên gánh nặng của cuộc sống, con người nơi đây đang bất an. Nền kinh tế huyện Văn Lâm hiện nay đã chuyển dịch cơ cấu nhưng còn lạc hậu nhiều so với các huyện khác. Trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, cơ 45
  50. cấu kinh tế đang trong quá trình phát triển, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp năm 2018 chiếm 42,5%. Công nghiệp chiếm 44%, thương mại, dịch vụ chiếm 13,5% (theo số liệu ban kinh tế huyện Văn Lâm). Có thể khẳng định sản xuất nông nghiệp vẫn đang chiếm vị trí lớn. Huyện đi lên từ điểm xuất phát thấp lại gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng kém phát triển, tỉ lệ thất nghiệp còn cao, chất lượng đời sống thấp Tất cả các vấn đề trên, có thể gọi là những mảng tối, những mặt trái của nền kinh tế thị trường xã hội đang bị khủng hoảng, đây là điều kiện để tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng tồn tại và phát triển thu hút Phật tử. Trên đây là một số nguyên nhân khiến Phật giáo phát triển, tăng nhanh số lượng trên địa bàn huyện Văn Lâm. Song nhìn chung sự phát triển của kinh tế trong huyện mấy năm gần đây cũng tạo nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo phát triển. Thể hiện: đời sống tăng ni, phật tử ngày càng được nâng cao, chùa chiền được tu sửa, phương tiện tu học sinh hoạt được cải thiện, với số lượng Kinh tạng, kinh sách dồi dào, các vật phẩm loại hình văn hóa phẩm Phật giáo phong phú, hấp đãn hơn. Từ phương tiện báo chí, băng đĩa, tranh ảnh, tượng Phật đều rất đa dạng, hấp dẫn và phong phú. Việc truyền bá Phật giáo có nhiều điều kiện thuận lợi. Bởi vì GHPGVN đã hướng dẫn các đại diện cấp địa phương tỉnh, huyện tận dụng cơ hội mới, sử dụng các phương tiện công nghệ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay để việc phổ biến các bài thuyết pháp, thông điệp của Phật giáo bằng các phương thức hiện đại như video, đĩa, băng, là hết sức dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Nhờ thế giáo lý phật giáo ở huyện Văn Lâm càng được truyền bá rộng rãi, hơn nữa các đạo tràng hoằng pháp được hình thành ở khắp các chùa làng, nhất là các chùa nổi tiếng trong huyện. Các cơ sở tu học ở chùa được xây dựng khang trang, tăng ni có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tu tập và hoàng dương phật pháp. Chùa chiền được tôn tạo, mở rộng xây dựng với quy mô lớn, tạo điều kiện cho sinh hoạt Phật giáo trên địa bàn huyện * Điều kiện nhận thức, dân trí được nâng cao tại huyện Văn Lâm: 46
  51. Là một vùng Phật giáo lâu đời gần sát với thủ đô Hà Nội, Văn Lâm được hưởng những nỗ lực của GHPGVN, làn sóng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như vũ bão, những thành tựu hiện tại đạt được trên tất cả các lĩnh đang dần mở ra những "chân trời mới" cho Phật giáo Văn Lâm. Dân trí ngày nay càng không ngừng nhận thức một cách sâu sắc đầy đủ về giáo lý, văn hóa Phật giáo. Qua lịch sử Phật giáo kết hợp những thành tựu khoa học đã được thực tế kiểm nghiệm và dần trở thành chân lý. Con người Văn Lâm ngày nay nhờ có trình độ khoa học nâng cao lên càng tự giác hướng tới Phật giáo. Con người Văn Lâm nhìn chung đều tự đã hiểu ra giới tự nhiên là tự thân vận động, và con người cũng là sản phẩm, kết quả của sự tự vận động ấy không phải do một lực lượng siêu nhiên nào đó sáng tạo ra, thêm tin tưởng vào Phật giáo. Quan niệm Phật giáo cho rằng thế giới là do tự nhiên tự thân biến chuyển không ngừng. Điều này họ tự nhận thức phù hợp với với thực tiễn và nó cũng đồng thuận với quan niệm của giáo lý Phật giáo. Ở đây cũng tạo cơ sở để Phật giáo phát triển ở Văn Lâm. Quan niệm về thế giới của Phật giáo dù còn nhiều hạn chế, song cũng đã được đa số thừa nhận và các nhà khoa học chứng minh ít nhiều có tính phù hợp với khoa học hiện đại. Phật giáo quan niệm các hiện tượng thế giới là thế giới vật chất, tự nó được tạo nên chứ không phải do một lực lượng siêu nhiên nào tạo nên. Trong khi đó hầu hết các tôn giáo thuộc Kitô giáo như Công giáo, Tin Lành cho rằng thế giới này là do một vị Thiên chúa của họ sáng tạo ra trong lịch sử. Người dân Văn Lâm theo giáo lý Phật giáo cho rằng, chính bản thân Đức Phật cũng là con người, do cha mẹ ngài sinh thành tự tu tập để giác ngộ thành Phật. Nhiều quan niệm, tư tưởng của Phật giáo đã được người dân Văn Lâm có trình độ khoa học hiện đại xác nhận, điều đó làm củng cố thêm cơ sở để Phật giáo ở Văn Lâm phát triển có tổ chức có cơ sở khoa học của Ban trị sự Phật giáo Văn Lâm. Mặt khác, Phật giáo Văn Lâm hiện nay có sự đồng thuận với bước phát triển của khoa học và kỹ thuật là động lực của phát triển kinh tế xã hội. Nếu trong lịch sử châu Âu thời phong kiến Kito giáo đã từng chống lại tiến bộ kỹ 47
  52. thuật, thì Phật giáo không cố chấp, mà cởi mở và duy lý hơn. Phật giáo khoan dung trong việc tiếp thu mọi tư tưởng và phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, Phật giáo là tôn giáo điển hình không giáo điều, mà còn chống giáo điều. Đây là định hướng tích cực có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là ở Văn Lâm hiện nay đang đẩy mạnh tiếp thu thành quả trong lĩnh vực khoa học và kinh tế. Một điểm nữa là Phật giáo ở Văn Lâm không bày tỏ quan điểm nhiều đối với những vấn đề trừu tượng, siêu hình, do đó tập trung đi vào lòng người để giúp họ an định tâm trí con người, tiện kiệm thời gian và sức lực, cả của cải nữa cho việc đẩy mạnh phát triển xã hội. Tính nhập thế thực dụng thực tiễn đó của Phật giáo tại huyện Văn Lâm nằm trong chủ trương định hướng Phật giáo nhập thế của GHPGVN tiến dần tới chỗ hợp nhất " biết và làm" với nhau. Đó cũng là một khía cạnh của tư tưởng phi nhị nguyên của Phật giáo. Điều đó làm cho công tác hoằng pháp Phật giáo Văn Lâm đúng đắn hơn, còn công tác truyền đạo hiệu quả hơn. Khoa học công nghệ đang ngày càng khẳng định mạnh mẽ vị trí của mình trong đời sống xã hội loài người, như Mác đã tiên đoán được: "Khoa học công nghê sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong mọi lĩnh vực của đời sống". Nhưng sau một thời gian quá đề cao tuyệt đối sức mạnh của khoa học công nghệ chính những thành tựu khoa học kỹ thuật vang dội đã đạt được và xu hướng phát triện mạnh mẽ hiện nay đã phần nào làm cho con người cứ lầm cho rằng sức mạnh khoa học công nghệ dường như có thể giải quyết được mọi thứ nhu cầu của thực tại, mà không cần viện vào sức mạnh của thần thánh. Nhưng thực tiễn lại không đơn giản một chiều như vậy. Khoa học công nghệ phát triền bộc lộ tính hai mặt của nó. Những mặt trái của khoa học kỹ thuật đang ngày càng bộc lộ tác động sâu sắc vào đời sống con người, ở Văn Lâm cũng vậy. Có lợi thế khoa học kỹ thuật hiện đại làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng giãn rộng. Khoa học kỹ thuật hiện đại đã và đang chỉ là cơ hội nâng cao nhu cầu vật chất chủ yếu cho một số bộ phận ít người giàu có, một bộ phận lớn không có điều kiện sử dụng khoa học, công nghệ mới ngày càng khó khăn. Văn hóa tiêu dùng 48
  53. xuất hiện phổ biến nhờ truyền thông làm cho một số người nghèo thèm khát. Những lợi ích của thành tựu khoa học, công nghệ không phải là đồng đều cho mọi người. Khoa học công nghệ chỉ làm cho một bộ phận người lao động đỡ vất vả hơn, thay vì lao động chân tay, thủ công thì giờ lao động đã có máy móc có thể tạo ra số sản phẩm gấp nhiều lần lao động của một người trong cùng một thời gian làm việc. Mặt trái nó còn gieo nỗi lo âu về tình trạng thừa nhân công, thất nghiệp tràn lan, về những ngày nhàn hạ vô vị của những người ăn bám, đang là gánh nặng cho xã hội. Hơn nữa đối với Văn Lâm là một huyện thuần nông nghèo đang trong quá trình vươn lên, trình độ dân trí còn hạn chế, khoa học kỹ thuật áp dụng vào đã đẩy một bộ phận người ra khỏi guồng máy sản xuất áp dụng công nghệ, khoa học. Bị thất nghiệp họ là những người "ngoài lề xã hội", chán chường nhưng không cam chịu, song thay vì vươn lên bằng con đường hội nhập phát triển trí tuệ, trình độ và sức lực, họ lại tìm đến tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Đây là điều kiện để Phật giáo xoa dịu an ủi họ, nhưng cũng khiến họ mất sự chủ động, tích cực vươn lên, sáng tạo. Khi nhìn thấy sự bất lực trong cuộc sống như mắc các bệnh hiểm nghèo, bất lực trong việc giải quyết các vấn nạn cuộc sống, hay bất lực trước những ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, người dân bất an, lo sợ vận mệnh của mình, lo lắng về ngày mai, họ tìm đến Phật giáo với sự an ủi hy vọng kiếp sau về nơi Niết bàn đó là chốn an lạc không còn có sinh tử, không còn có đau khổ, phiền não vô minh. Giáo dục khoa học đem lại cho con người nhận thức về thế giới đúng đắn hơn, những hiện tượng khó giải thích của tự nhiên dần được lí giải. Về nguyên tắc chung khả năng nhận thức của con người là vô hạn. Tuy nhiên, ở một thời điểm chuyển biến gấp như hiện nay thì nhận thức của con người là quá ít ỏi, bất cập. Trong khi hiện thời họ đối diện với các hiện tượng mới lạ khác. Nhờ tri thức khoa học con người đã phần nào giải đáp những câu hỏi, nhưng lại xuất hiện những vấn đề mới, tình huống mới sẽ lại ập đến nhiều hơn và phức tạp hơn. Khoa học vẫn chưa lý giải và chứng minh được những vấn đề cơ bản liên quan đến nhu cầu được giải thích chính đáng của con người, tại 49
  54. sao con người lại có số phận khác nhau?, con người khi chết đi sẽ đi về đâu?, có sự tồn tại của linh hồn không?, Khoa học chưa thể có câu trả lời cho các câu hỏi này. Hiện nay trình độ dân trí trên toàn huyện Văn Lâm là không đồng đều, không phải người nào trình độ học vấn cũng như nhau. Các lãnh đạo cấp huyện đang cố gắng cải thiện và phát triển, nâng cao dân trí, phổ cập trung học nhưng tình hình hiện nay còn nhiều khó khăn. Nhận thức của người dân còn hạn chế, nên chưa thể nhận thức đúng đắn tất cả các hiện tượng đang diễn ra. Từ những biến động to lớn đó, người dân nhìn nhận một số sự vật hiện tượng còn hạn chế, chủ yếu là chú ý đến những chi tiết "kỳ lạ". Khi chưa có thể lý giải họ gán cho các hiện tượng đó là huyền bí, mang đầy tính thiêng, mang đầy tính huyền bí tôn giáo. Thông kê hàng năm cho thấy, đa số tín đồ là người lao động, có học vấn thấp, trong đó chủ yếu là người nông dân có khó khăn, gặp bất hạnh, vấn đề nan giải chiếm tỉ trọng tín đồ cao. Ngoài những vấn đề đó ra, hiện nay còn nhiều bất trắc những vấn đề như " tai nạn" ngoài ý muốn lại xảy ra nhiều, gây tâm lý bất an cho nhân dân: tai nạn giao thông, tai nạn trong làm ăn, trong quá trình lao động, Các vụ tai nạn xảy ra để lại cho người gây tai nạn và người nạn nhân chịu những dằn vặt về mặt tinh thần, thiệt hại to lớn không lường hết. Những tổn thương mất mát ấy, gây ra những đau khổ, sợ hãi, hoang mang cho người dân Văn Lâm. Nỗi mất mát vật chất có thể bù đắp nhưng những tổn thương về mặt tinh thần thì không dễ dàng khắc phục. Sợ hãi, lo sợ của họ chỉ còn biết cầu xin Trời, đi lễ Phật cho chóng tai qua nạn khỏi, cầu cho người xấu số được siêu thoát. - Những điều kiện về tâm lí, lối sống và đạo đức ở huyện Văn Lâm hiện nay: Văn Lâm đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp lúa nước sang Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với thế giới. Quá trình này cùng lúc kéo theo những biến đổi trong lối sống, tâm lý văn hóa, đạo đức xã hội. Xã hội thay đổi tác động đến lối sống, tâm 50
  55. lí, đạo đức gia đình. Không ít giá trị đạo đức gia đình truyền thống đang bị vi phạm thể hiện lệch lạc. Cơ cấu xã hội truyền thống gia đình là tế bào của xã hội, đạo đức gia đình là nền tảng của đạo đức xã hội. Những lối sống đạo đức lệch chuẩn trong nhiều gia đình trẻ ở Văn Lâm hiện đang đặt ra những vấn đề nhức nhối. Trước hết phải nói đến lệch lạc trong quan niệm hôn nhân bây giờ. Không còn sự nghiêm túc, nam nữ yêu nhau, đến với nhau rồi mới thành lập gia đình vốn là một vấn đề hệ trọng của cả cuộc đời. Nhưng hiện nay, quan niệm này ở một số người trẻ đang trở nên lộn xộn, tính nghiêm túc của hôn nhân đang bị xem thường. Bây giờ người ta bỏ qua gia đình mai mối yêu nhanh, yêu qua mạng, kết hôn nhanh, lấy tiêu chí giàu có, tiền bạc là tiêu chuẩn của hôn nhân, lấy hôn nhân làm bàn đạp để đạt mục đích của riêng mình. Nền tảng quan trọng nhất của hôn nhân là tình yêu hòa hợp lại không được được coi trọng, dẫn đến gia đình thiếu tình yêu thương, trách nhiệm rồi dẫn đến tan vỡ nhanh chóng. Ly hôn đang có chiều hướng gia tăng ở trong huyện Văn Lâm. Theo con số thống kê của Tòa án Nhân Dân huyện Văn Lâm, năm 2016 toàn huyện có 135 vụ ly hôn, năm 2017 là 153 vụ, năm 2018 là 161 vụ. Điều đáng buồn là các vụ ly hôn phần lớn từ các gia đình trẻ, với lý do chủ yếu là do vợ chồng chưa tìm hiểu kỹ về nhau, mâu thuẫn lối sống, kinh tế, ngoại tình. Số cặp vợ chồng ly hôn trong độ tuổi trẻ từ 18 - 30 tuổi chiếm 75%. Ngoài ra mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình ở Văn Lâm đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn cho xã hội. Gia đình Việt Nam từ xưa có truyền thống luôn đặt chữ "Hiếu" làm đầu. Song, trong những năm gần đây có nhiều gia đình không quan tâm, săn sóc người già, không muốn làm nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Từ chỗ đặt mục đích "lợi ích" cá nhân làm trọng, họ ích kỷ, chỉ biết tư lợi đã thúc đẩy các thành viên trong gia đình đối xử với người già theo nguyên tắc trao đổi sòng phẳng chia việc nuôi dưỡng định hạn từng con nuôi cha hay mẹ. Lấy mức độ "giàu - nghèo" làm tiêu chuẩn xác định quan hệ thân sơ trong họ hàng làm mất thăng bằng trong gia đình giảm sút sự gắn kết, đùm bọc. Nhiều chuyện con cái ngược đãi cha mẹ già, anh chị em ruột đánh nhau, kiện tụng vì xung đột quyền lợi kinh tế, đất đai thừa kế, Con người đang để cho quan niệm tư lợi "đồng tiền trên hết" ngự trị. Có những gia 51
  56. đình bố mẹ không gương mẫu sống buông thả, có hành vi thất đức, không ý thức được rằng đó là bài học tự nhiên cho con cái của hộ học theo. Tình trạng giáo dục lối sống có văn hóa trong gia đình bị buông lỏng, từ đó xuất hiện hiện tượng: con cái hỗn láo bỏ đi, coi thường cha mẹ, bỏ rơi anh em, Hệ lụy của sự coi thường đạo lý, giáo dục gia đình, cộng thêm sự xuống cấp đạo đức xã hội đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức giới trẻ Văn Lâm. Nhiều bậc phụ huynh mong muốn hướng về đạo đức, văn hóa Phật giáo để cân bằng, bù đắp vào sự lệch chuẩn đang trờ thành xu hướng. Giới trẻ là tương lai của đất nước, dân tộc. Nhưng hiện nay đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Cứ như vậy cuộc sống sẽ đi đến đâu. Khi giới trẻ chỉ chạy theo những giá trị vật chất trước mắt mà bỏ quên những giá trị tinh thần, đạo lý. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng người lớn, không quan tâm những giá trị đạo đức truyền thống đã và đang diễn ra ở nhiều nơi trên huyện Văn Lâm. Bằng chứng là trên các phương tiện truyền thông của huyện Văn Lâm đã liên tiếp đăng tải và đưa tin để phản ánh thực trạng này để cảnh báo. Nhiều thanh thiếu niên tuổi chưa 18, lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai và gái), thậm chí hành hung bạn, hành hung thầy cô, trộm cắp, Những hành vi càn quẫy, tàn bạo được truyền thông đưa lên chỉ là tảng băng nổi, thực tế thì còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu, ngày 21/09/2018 đã có một clip trực tiếp một đoạn 3 nữ sinh túm tóc hành hung bạn (Bốn bạn nữ trong đoạn video ẩu đả lan truyền trên mạng đều là học sinh trong huyện. Nhóm ba học sinh đánh hội đồng bạn nữ đều sinh năm 2003, mới vào lớp 10. Nạn nhân học cùng trường bị đánh tên My, sinh năm 2001, hiện là học sinh lớp 12). Trong khi đó, có nhiều học sinh đứng ngoài xem vỗ tay, cổ vũ, một thái độ vô cảm. Bên cạnh đó tình trạng sống thử và chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng cao, kéo theo đó là tình trạng phá thai ngày một tăng. Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của "văn hóa sống gấp, tốc độ". Chia sẻ, truyền tai nhau những sách báo, video đồ trụy dễ dàng, ví dụ: mới nhất là vụ hot girl Trâm Anh có lộ clip ngủ với bạn trai, khi video xuất hiện, tốc độ truyền 52