Khóa luận Kế toán phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh

pdf 126 trang yendo 5411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_phan_tich_ket_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh

  1. LỜI CẢM ƠN  Trường Đại Học Trà Vinh là một ngôi trường luôn luôn mang đến cơ hội học tập cho cộng đồng. Thực vậy, trải qua thời gian học tập tại trường em ngày càng trưởng thành hơn và vững bước tự tin khi ra ngoài xã hội để tìm việc làm bởi tại đây em đã được rèn luyện những kỹ năng mềm, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quý báo từ thầy cô. Bên cạnh đó, sự quan tâm của nhà trường còn được khẳng định qua những cuộc tổ chức tọa đàm giữa các doanh nghiệp với sinh viên. Chính những cuộc tổ chức cần thiết này em có thể nắm bắt được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Và vì vậy em càng cố gắng học tập, trau dồi kiến thức và giao lưu với bạn bè để hoàn thiện bản thân. Thông qua khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đang công tác tại Bộ môn Kinh Tế, Khoa Kinh tế, Luật và ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Châu Hùng Tính và các anh, chị tại Công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do thời gian thực hiện ngắn và kiến thức còn hạn chế nên bài luận văn của em không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn hoàn chỉnh hơn. Cuối lời em xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Trà Vinh, tất cả các thầy cô giáo công tác ở Bộ môn Kinh Tế cùng các anh, chị đang làm việc tại Công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh. Ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện Phạm Văn Cà
  2. LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào . Ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện Phạm Văn Cà
  3. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP  Ngày tháng năm 2011 Thủ trưởng đơn vị
  4. BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên người hướng dẫn: Học vị: Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Tên học viên: Mã số sinh viên: Chuyên ngành: Tên đề tài: NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo . 2. Về hình thức 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, ) 6. Các nhận xét khác 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, ) Trà vinh, ngày tháng năm 2011 NGƯỜI NHẬN XÉT
  5. DANH MỤC BIỂU BẢNG  Trang Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh 31 Bảng 2.2: Doanh thu theo thành phần 36 Bảng 2.3: Chênh lệch doanh thu theo thành phần 37 Bảng 2.4: Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh 38 Bảng 2.5: Chênh lệch doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh 39 Bảng 2.6: Doanh thu hoạt động tài chính 43 Bảng 2.7: Chênh lệch doanh thu hoạt động tài chính 43 Bảng 2.8: Báo cáo kim ngạch xuất khẩu 45 Bảng 2.9: Chi phí kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh 47 Bảng 2.10: Chênh lệch chi phí kinh doanh 47 Bảng 2.11: Tỷ số đánh giá khả năng thanh toán 52 Bảng 2.12: Tỷ số hoạt động 58 Bảng 2.13: Tỷ số lợi nhuận 67
  6. DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh 23 Hình 2.2: Bộ máy kế toán văn phòng Công ty 27 Hình 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 29 Hình 2.4: Doanh thu hoạt động kinh doanh 38 Hình 2.5:Chi phí giá vốn hàng bán 48 Hình 2.6: Chi phí bán hàng 50 Hình 2.7: Tỷ số thanh toán hiện hành 53 Hình 2.8: Tỷ số thanh toán nhanh 55 Hình 2.9: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho 59 Hình 2.10: Kỳ thu tiền bình quân 62 Hình 2.11: Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định 63 Hình 2.12: Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản 66 Hình 2.13: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 68 Hình 2.14: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 70 Hình 2.15: Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản 72 Hình 2.16: Phân tích ma trận SWOT 76
  7. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT  1. TGHĐ: Tỷ giá hối đoái 2. DTBH: Doanh thu bán hàng 3. DT: Doanh thu 4. DV: Dịch vụ 5. HĐTC: Hoạt động tài chính 6. HĐKD: Hoạt động kinh doanh 7. TNDN: Thu nhập doanh nghiệp 8. CP: Chi phí 10. CBTS: Chế biến thủy sản 11. CBTA: Chế biến thức ăn 12. NTTS: Nuôi trồng thủy sản 13. TSCĐ: Tài sản cố định 14. TGNH: Tiền gửi ngân hàng 15. XDCB: Xây dựng cơ bản 16. TSLĐ: Tài sản lưu động
  8. TÓM TẮT  Đề tài này tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh. Thông qua phương pháp phân tích so sánh và số chênh lệch để tìm ra mức độ xu hướng phát triển của từng nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó đánh giá nguyên nhân tăng, giảm và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế được những yếu điểm cũng như phát huy những điểm mạnh. Nội dung phân tích tình hình hoạt động của công ty bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các tỷ số tài chính là chủ yếu, thông qua những dữ liệu thứ cấp mà công ty cung cấp. Qua kết quả phân tích em nhận thấy rằng lợi nhuận của công ty tăng trưởng khá tốt nguyên nhân chủ yếu là do công ty thực hiện chính sách mở rộng và thâm nhập vào thị trường Châu Âu. Một lý do không thể không nhắc đến là do công ty đặc biệt quan tâm đến chất lượng nên sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích em cũng thấy rằng công ty còn hạn chế về việc kiểm soát chi phí bởi chúng tăng khá nhanh. Song song đó hiệu quả sử dụng tài sản của công ty còn hạn chế. Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển khá tốt và chắc là trong tương lai công ty sẽ trở thành doanh nghiệp có vị trí cao trong ngành thủy sản. Chính vì vậy công ty càng quan tâm hơn nhiều đến công ty quản lý các khoản chi phí hợp lý và nâng cao phúc lợi cho công nhân viên.
  9. MỤC LỤC  Trang LỜI CẢM TẠ i LỜI CAM ĐOAN ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC iv DANH MỤC BIỂU BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vii TÓM TẮT viii MỤC LỤC ix PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Phạm vi không gian 2 3.2 Phạm vi thời gian 2 3.3 Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3 4.2 Phương pháp phân tích số liệu 3 5. Kết cấu bài báo cáo 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1 Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh 4 1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 4 1.1.2 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh 4 1.1.3 Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh 4 1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 5
  10. 1.1.5. Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu thường dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh 5 1.1.6. Phương pháp kỹ thuật sử dụng trong phân tích 6 1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 8 1.2.1. Phân tích doanh thu 8 1.2.2 Chi phí kinh doanh 11 1.2.3 Lợi nhuận của doanh nghiệp 12 1.2.4 Các tỷ số tài chính 14 1.2.5 Một số đánh giá chung về phân tích tỷ số tài chính 19 Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÀ VINH 21 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh 21 2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty Nông sản thực phẩm Trà vinh 21 2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 22 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 23 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán 27 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 quý năm 2010 31 2.1.6 Thuận lợi và khó khăn của công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh 34 2.1.7 Chiến lược và phương hướng phát triển công ty 35 2.2 Phân tích kết quả hoạt động tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh 36 2.2.1 Phân tích tổng doanh thu 36 2.2.2 Phân tích tổng chi phí 47 2.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính 51 2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh thông qua phân tích ma trận SWOT 73 2.3.1 Những yếu tố cấu thành nên ma trận SWOT 73 2.3.2 Phân tích ma trận SWOT 75 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÀ VINH 77 3.1 Những mặt tồn tại 77 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 77
  11. 3.2.1 Biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 77 3.2.2 Giải pháp nguồn nhân lực 79 3.2.3 Thực hiện quy trình Global GAP (Quy trình nuôi cá khép kín) 80 3.2.4 Quản lý tài sản 81 3.2.5 Những biện pháp chủ yếu nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh 81 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 1. Kết luận 83 2. Kiến nghị 84 Tài liệu tham khảo 85 Phụ lục 86
  12. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiện quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao. Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc vào khả năng phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân tích kinh doanh một cách toàn diện mới có thể đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái của nó. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Điều này nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng của kế toán phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là xem xét, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà quản trị có những chiến lược đúng đắn khi ra quyết định và khai thác mọi tìm năng để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh tôi nhận thấy rằng, tuy chỉ là doanh nghiệp mới hoạt động trong thời gian ngắn nhưng tập thể nhân viên đã không ngừng phấn đấu đẩy mạnh kết quả hoạt kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động công ty cũng gặp không ít những khó khăn như chưa khai thác tối đa công suất máy móc, thị trường tiêu thụ của công ty còn hạn chế, tình hình kiểm soát chi phí chưa khả quan Vì vậy việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty là một vấn đề rất cấp thiết được ví như là một bộ não rất quan trọng tại doanh nghiệp cần được thực hiện. Chính vì vậy tôi quyết định chọn chủ đề “Kế toán phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh” để nghiên cứu đề tài luận văn của mình nhằm nghiên cứu thực trạng và đóng góp một số giải pháp giúp công ty hạn chế được những khó khăn. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 12 Lớp: DA07KTB
  13. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh. Trên cơ sở đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó đề xuất một số giải pháp để giải quyết các vấn đề. 2.2 Mục tiêu cụ thể Khái quát một số lý thuyết có liên quan đến phân tích hoạt động kinh doanh và các tỷ số tài chính. Phân tích những thực trạng còn tồn tại và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh giai đoạn từ quý 1 đến cuối quý 4 năm 2010. Đánh giá kết quả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh giai đoạn từ quý 1 đến cuối quý 4 năm 2010 thông qua ma trận SWOT. Đề xuất một số giải pháp hiệu quả để khắc phục những vấn đề còn tồn tại nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Phạm vi không gian Địa bàn nghiên cứu tại Công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh. 3.2 Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu đề tài từ quý 1 năm 2010 đến quý 4 năm 2010. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 04/4/2011 đến ngày 20/6/2011. 3.3 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh thông qua các yếu tố doanh thu, chi phí và lợi nhuận và các tỷ số tài chính. Do lĩnh vực hoạt động của công ty rộng nên chỉ nghiên cứu hoạt động nuôi trồng thủy sản, chế biến thức ăn thủy sản, xuất khẩu cá basa Fillet. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 13 Lớp: DA07KTB
  14. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Tôi đã thu thập số liệu thứ cấp 4 quý năm 2010 của công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh bao gồm: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo kim ngạch xuất khẩu. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu Đề tài chủ yếu phân tích bằng phương pháp so sánh và phương pháp số chênh lệch. 5. KẾT CẤU BÀI BÁO CÁO Bài báo cáo gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh SVTH: Phạm Văn Cà Trang 14 Lớp: DA07KTB
  15. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Theo PGS.TS Phạm Thị Gái, 2004 : “Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại, nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu”. 1.1.2 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh, như phân tích khối lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, giá thành – tức là sự việc đã xảy ra ở quát khứ chúng ta tiến hành phân tích đúc kết ra thành quy luật để nhận thức ở hiện tại và nhắm chúng đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. 1.1.3 Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.3.1 Tác dụng của phân tích hoạt động kinh doanh Giúp doanh nghiệp tự đánh giá về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý; Giúp doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh; Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn; Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh. 1.1.3.2 Đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh Nhà quản trị: Phân tích để có quyết định quản trị; SVTH: Phạm Văn Cà Trang 15 Lớp: DA07KTB
  16. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Nhà cho vay: Phân tích để quyết định tài trợ vốn; Nhà đầu tư: Phân tích để có quyết định đầu tư, liên doanh; Các cổ đông: Phân tích để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh Để đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hay các thông số thị trường; Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch; Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn; Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Lập báo cáo các kết quả phân tích và đề xuất biện pháp quản trị. 1.1.5 Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu thường dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh Theo tính chất các chỉ tiêu, có: Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện kinh doanh, như: doanh thu bán hàng, lượng vốn, diện tích sản xuất. Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa, mức doanh lợi, năng suất thu hoạch Theo phương pháp tính toán, có: Chỉ tiêu tuyệt đối: Thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời gian và không gian cụ thể, như: doanh số bán hàng, giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất Chỉ tiêu tương đối: Thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế hay xu hướng phát triển các chỉ tiêu (tỷ lệ). SVTH: Phạm Văn Cà Trang 16 Lớp: DA07KTB
  17. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Như vậy, để phân tích kết quả kinh doanh, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tương đối hoàn chỉnh với những phân hệ chỉ tiêu khác nhau, nhằm biểu hiện được tính đa dạng của phân tích. 1.1.6 Phương pháp kỹ thuật sử dụng trong phân tích 1.1.6.1 Phương pháp so sánh a) Khái niệm và nguyên tắc Khái niệm Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. [2, tr. 6] Nguyên tắc so sánh Tiêu chuẩn so sánh: + Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh; + Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua; + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành; + Các thông số thị trường; + Các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh + Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; + Cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; + Quy mô và điều kiện kinh doanh. b) Kỹ thuật so sánh So sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu tức là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở. Ví dụ: So sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này so với thực hiện kỳ trước. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 17 Lớp: DA07KTB
  18. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính ∆F = F 1 – F0 Trong đó: F1: trị số kỳ phân tích F0: trị số kỳ gốc So sánh số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. ∆F = (F 1 / F 0) * 100% Trong đó: F1: Chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Chỉ tiêu kỳ gốc 1.1.6.2 Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn. Nhưng dạng này khá đơn giản hơn ở chổ là nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố ảnh hưởng. Có thể khái quát phương pháp này như sau: a1 a0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: × c0 − × c0 = Qa b0 b0 a1 a1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ×c0 − ×c0 = Qb b1 b0 a1 a1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: × c1 − × c0 = Qc b1 b1 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∆Q a + ∆Q b + ∆Q c + ∆Q d = ∆Q Những điều lưu ý khi áp dụng phương pháp số chênh lệch Các nhân tố có quan hệ với nhau theo dạng tích số hoặc thương số Các nhân tố được sắp xếp trong phương trình phải theo trình tự từ “số lượng” đến “chất lượng” + Nhân tố số lượng: Nói lên quy mô hoạt động, như: khối lượng sản phẩm thực hiện. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 18 Lớp: DA07KTB
  19. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính + Nhân tố chất lượng: Nói lên hiệu suất hoạt động, như: đơn giá. 1.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.2.1 Phân tích doanh thu 1.2.1.1 Khái niệm doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên thị trường trong một thời kỳ nhất định sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) hoặc cộng thêm các khoản trợ giá của nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước. 1.2.1.2 Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh trình độ quản lý chỉ đạo kinh doanh, tổ chức công tác thanh toán của doanh nghiệp. Có được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh đúng hướng, lựa chọn đúng những mặt hàng xét về mặt khối lượng giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường (cụ thể là nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng). Doanh thu bán hàng là nguồn thu quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh như thanh toán tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động. Tóm lại, tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp doanh thu không đủ bù đắp các khoản chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài mà doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục thì sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và việc doanh nghiệp bị phá sản là điều tất nhiên không thể tránh khỏi. 1.2.1.3 Phân loại doanh thu của doanh nghiệp a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Toàn bộ số tiền có được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán SVTH: Phạm Văn Cà Trang 19 Lớp: DA07KTB
  20. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính sản phẩm hàng hóa, cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ. b) Doanh thu hoạt động tài chính Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa dịch vụ, lãi cho thuê tài chính; Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản: bằng sáng chế, bản quyền tác giả; Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. c) Thu nhập khác gồm các khoản thu nhập ngoài hoạt động tạo ra doanh thu chưa tính ở trên Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; Thu về tiền phạt hợp đồng kinh tế; Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của các năm trước bị bỏ sót hay phát hiện ra. 1.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng a) Khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ Nhân tố khối lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong kỳ có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Cụ thể là khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, khối lượng hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào quy mô, khả năng tài chính của doanh nghiệp, tính hình tổ chức công tác bán hàng, việc ký kết hợp đồng bán hàng đối với khách hàng (việc giao hàng, vận chuyển và hình thức thanh toán tiền hàng ). Vì vậy, để tổ chức tốt việc ký hợp đồng kinh tế với các đơn vị, tổ chức cá nhân mua hàng thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác đóng gói, vận chuyển, lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp và thuận tiện cho cả người bán và người mua SVTH: Phạm Văn Cà Trang 20 Lớp: DA07KTB
  21. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính b) Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ Nếu hàng hóa, dịch vụ nào có chất lượng, phẩm chất cao sẽ có giá bán cao hơn tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng với khối lượng lớn, nhanh chóng thu được tiền bán hàng, tăng doanh thu bán hàng và ngược lại, đối với những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng kém, giá bán sẽ giảm, thậm chí có thể bị người mua yêu cầu trả lại hàng đã bán. Điều này đồng nghĩa với khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ sẽ ít đi và kéo theo doanh thu bán hàng giảm xuống. Tóm lại, việc kinh doanh luôn luôn phải gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ sẽ tạo điều kiện dễ dàng tiêu thụ hàng hóa và có giá bán cao đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ sản phẩm. c) Giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Mỗi doanh nghiệp không chỉ kinh doanh một mặt hàng mà có thể kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau nên giá bán của chúng cũng khác nhau. Trong trường hợp nếu như các nhân tố khác không đổi thì việc tăng hay giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu. Cụ thể: Nếu giá bán hàng hóa, dịch vụ cao thì doanh thu bán hàng sẽ tăng và ngược lại nếu giá bán thấp thì doanh thu bán hàng sẽ thấp. d) Kết cấu của mặt hàng kinh doanh Việc thay đổi kết cấu của mặt hàng kinh doanh cũng có ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Trong kinh doanh có thể có những mặt hàng yêu cầu chi phí tương đối ít nhưng giá bán lại tương đối cao, song những mặt hàng chi phí bỏ ra tương đối nhiều nhưng giá bán lại thấp. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà doanh nghiệp chỉ kinh doanh những mặt hàng có chi phí bỏ ra ít và thu được lợi nhuận cao vì mỗi loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đều có tác dụng nhất định trong việc thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy, để phấn đấu tăng được doanh thu các doanh nghiệp phải chú ý đến việc thực hiện đảm bảo kế hoạch kinh doanh những mặt hàng mà doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 21 Lớp: DA07KTB
  22. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính e) Công tác tổ chức, kiểm tra và tiếp thị Việc tổ chức kiểm tra tình hình thanh toán và tổ chức tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bảo hành sản phẩm đều có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng doanh thu bán hàng. 1.2.2 Chi phí kinh doanh 1.2.2.1 Khái niệm chi phí kinh doanh Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về vật chất, về sức lao động và các chi phí bằng tiền khác liên quan và phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, đồng thời được bù đắp từ doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đó. 1.2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành chi phí kinh doanh của doanh nghiệp a) Ảnh hưởng của lưu chuyển hàng hóa và kết cấu của mức lưu chuyển hàng hóa tới chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp kinh doanh những loại hàng hóa có chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, thì hàng hóa tiêu thụ nhanh, do đó có điều kiện giảm được chi phí bảo quản, hao hụt hàng hóa nghĩa là có thể giảm được tổng mức chi phí kinh doanh trong kỳ và ngược lại. b) Ảnh hưởng của nhân tố sản xuất tới chi phí sản xuất kinh doanh Về thực chất đây là nhân tố bao gồm chất lượng hàng hóa, bao bì đẹp, mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng sẽ tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp mở rộng được mức lưu chuyển hàng hóa do đó có thể giảm được tỷ suất chi phí kinh doanh. c) Nhân tố mạng lưới thương mại và cơ sở vật chất kỹ thuật Mạng lưới thương mại mở rộng, hệ thống kho tàng, cửa hàng kinh doanh phân bố hợp lý thuân tiện cho vận động hàng hóa, đảm bảo phục vụ tốt nhất người tiêu dùng thì sẽ tăng được doanh thu bán hàng, giảm bớt được những khâu trung gian tiết kiệm được chi phí kinh doanh. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 22 Lớp: DA07KTB
  23. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Nếu cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt, doanh nghiệp có khả năng mở rộng được lưu chuyển hàng hóa, tăng năng suất lao động, giảm chi phí vận chuyển, hao phí hàng hóa làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp giảm được một cách tương đối. d) Ảnh hưởng của nhân tố giá cả tới chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Giá cả của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hoặc giá các lao vụ, dịch vụ thay đổi sẽ làm thay đổi chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu giá cả chi phí nguyên vật liệu tăng lên thì chi phí kinh doanh sẽ tăng lên và ngược lại. Vì vậy, việc lựa chọn thay thế các loại nguyên, vật liệu cũng là yếu tố quan trọng để giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. e) Nhân tố năng suất lao động Năng suất lao động tăng sẽ làm cho chi phí về tiền lương giảm một cách tương đối so với doanh thu kinh doanh như: tổ chức vận động, tổ chức quản lý lao động, chế độ tiền lương, tiền phạt về trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý chi phí kinh doanh. f) Trình độ tổ chức quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí kinh doanh nói riêng Doanh nghiệp tổ chức quản lý kinh tế có kế hoạch phù hợp với thị trường sản phẩm đầu ra và các yếu tố đầu vào một mặt sẽ làm tăng doanh thu; mặt khác sẽ làm tiết kiệm được chi phí kinh doanh trong quá trình kinh doanh. Tổ chức quản lý và hạch toán chi phí kinh doanh được thể hiện qua công tác kế hoạch chi phí kinh doanh trên cơ sở phục vụ tốt nhất kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3 Lợi nhuận của doanh nghiệp 1.2.3.1 Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 23 Lớp: DA07KTB
  24. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính 1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp a) Nhân tố khách quan Nhân tố thị trường Thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vì, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa ra thị trường là nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lời. Sự biến động của cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp. Nhân tố cạnh tranh Cạnh tranh xảy ra giữa các nhà kinh doanh cùng bán một loại hàng hóa hoặc những loại hàng hóa có thể thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính sách kinh tế của nhà nước Vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước định hướng, khuyến khích hay hạn chế hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng bằng các chính sách, luật lệ và công cụ tài chính. b) Nhân tố chủ quan Nhân tố con người Con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi với một phương án kinh doanh khả thi và trình độ tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối ưu. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong lao động của cán bộ công nhân viên cũng rất quan trọng quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao thích ứng với yêu cầu công việc của thị trường. Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất lao động, từ đó tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 24 Lớp: DA07KTB
  25. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Khả năng về vốn Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào “trường vốn” có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi kinh doanh. Khả năng về vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp dành được thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh Cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xác định một cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý với chủng loại và tỷ trọng của mỗi loại hàng hóa phù hợp sẽ tránh được tình trạng ứ đọng hàng. 1.2.4 Các tỷ số tài chính Bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập cung cấp những thông tin rất hữu ích cho việc đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng thanh khoản, rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng thật không dễ dàng để có thể xác định một cách chính xác những điểm mạnh và điểm yếu của công ty mà chỉ bằng cách xem xét qua các báo cáo này. Thông qua phân tích các tỷ số tài chính, chúng ta có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời các tỷ số tài chính không chỉ cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính, mà chúng ta còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh các khoản mục đó của doanh nghiệp qua nhiều giai đoạn và so sánh với các giá trị của các doanh nghiệp khác trong ngành. Giá trị trung bình ngành là trung vị các giá trị của các doanh nghiệp trong ngành, bởi vậy nó thay đổi theo từng thời điểm tính toán. Chúng ta có thể phân chia thành các loại sau: Tỷ số thanh khoản. Các tỷ số hoạt động. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 25 Lớp: DA07KTB
  26. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Các tỷ số lợi nhuận. Các bước thực hiện khi phân tích các tỷ số tài chính Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường tỷ số cần phân tích. Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để áp dụng công thức tính toán. Bước 3: Giải thích ý nghĩa của chỉ số vừa tính toán. Bước 4: Đánh giá chỉ số vừa tính toán (cao, thấp, phù hợp). Bước 5: Phân tích nguyên nhân vì sao chỉ số vừa tính cao, thấp hay phù hợp. Bước 6: Đưa ra biện pháp củng cố, cải thiện hay tiếp tục duy trì chỉ số vừa tính toán. 1.2.4.1 Tỷ số thanh khoản a) Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động ( The current Ratio – Rc) Tỷ số này được xác định bằng công thức: Tài sản lưu động Rc = Các khoản nợ ngắn hạn Mức ý nghĩa của tỷ số tài sản lưu động Các khoản nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong một thời gian ngắn (thường là dưới 1 năm). Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Khi giá trị của tỷ số này giảm xuống, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Khi tỷ số luân chuyển tài sản lưu động có giá trị cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao, thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động trong doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền SVTH: Phạm Văn Cà Trang 26 Lớp: DA07KTB
  27. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. b) Tỷ số thanh toán nhanh (The Quick Ratio – Rq ) Tỷ số thanh toán nhanh được tính theo công thức sau: Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Rq = Các khoản nợ ngắn hạn Mức ý nghĩa của tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Các tài sản lưu động bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh và các khoản phải thu. Do các loại hàng hóa tồn kho có tính thanh khoản thấp bởi việc biến chúng thành tiền có thể mất khá nhiều thời gian nên không tính được vào tỷ số này. 1.2.4.2 Tỷ số hoạt động a) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Ratio RI) Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu. Độ lớn và quy mô của hàng tồn kho tùy thuộc vào sự kết hợp khá nhiều vào yếu tố như: Ngành kinh doanh, thời điểm nghiên cứu, mùa vụ Tỷ số này được tính theo công thức: Doanh thu thuần RI = Hàng tồn kho Hàng hóa tồn kho bao gồm toàn bộ các nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa. Nếu giá trị của tỷ số này thấp chứng tỏ rằng các loại hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh số bán. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 27 Lớp: DA07KTB
  28. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính b) Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period – ACB) Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 VNĐ hàng hóa bán ra được thu hồi. Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau: Các khoản thu Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bình quân một ngày Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng, chưa thu tiền có thể là hàng bán trả lại, hàng bán chưa thu tiền, các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp, chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi. Ngược lại nếu tỷ số này cao, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. c) Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (The Fixed assets Utilization FAU) Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên tài sản cố định của doanh nghiệp. Công thức tính tỷ số này như sau: Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Giá trị tài sản cố định Giá trị tài sản cố định là giá trị thuần của các loại tài sản cố định tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán, tức là nguyên giá của tài sản cố định khấu trừ phần hao mòn tài sản cố định cộng dồn đến thời điểm tính. Tỷ số này càng cao phản ánh tính hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với tài sản cố định. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 28 Lớp: DA07KTB
  29. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính d) Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (The total assets utilization Ratio TAU) Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Công thức tính tỷ số này như sau: Doanh thu thuần Tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản = Tổng tài sản có Tổng tài sản là toàn bộ giá trị tài sản của daonh nghiệp bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán. Bởi tài sản cố định chiếm một phần rất quan trọng trong tổng tài sản của doanh nghiệp, do đó tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp được tính dựa trên giá trị theo sổ sách kế toán. 1.2.4.3 Tỷ số lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu chung của doanh nghiệp và đồng thời cũng là hệ quả của các quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ số lợi nhuận đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng đối với doanh thu thuần, tổng tài sản có và vốn riêng của doanh nghiệp. a) Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu ( Net profit Margin on sales ROS) Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả và các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công thức tính tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu: Lợi nhuận thuần ROS = x 100 Doanh thu thu ần SVTH: Phạm Văn Cà Trang 29 Lớp: DA07KTB
  30. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính b) Tỷ số lợi nhuận thuần trên tổng tài sản có (Net return on assets Ratio – ROA) Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tỷ số này cao chứng tỏ là lợi nhuận của doanh nghiệp gia tăng. Lợi nhuận thuần Tỷ số này được tính như sau: ROA = x 100 Tổng t ài s ản có c) Tỷ số lợi nhuận thuần trên vốn cổ phần ( Return on equity ratio ROE) Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hữu. Vì vậy, Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này của doanh nghiêp, bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đặt vốn vào công ty. Công thức tính tỷ số ROE: Lợi nhuận thuần ROE = x 100 Vốn cổ phần th ường 1.2.5 Một số đánh giá chung về phân tích tỷ số tài chính Trong quá trình phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta thường có những nhận định là chúng quá cao hay quá thấp. Để đưa ra những nhận định này, chúng ta phải dựa trên các hình thức liên hệ các tỷ số này, bởi vậy cần xem xét khi đánh giá các tỷ số:  Trước hết, xem xét khuynh hướng biến động qua các thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá tỷ số đang trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Chẳng hạn, giá trị của các tỷ số của doanh nghiệp A trong nhiều trường hợp có thể dễ dàng được chấp nhận bởi chúng ở mức cao hơn trung bình của ngành. Trong khi đó, các tỷ số của doanh nghiệp B có thể ở mức thấp hơn trung bình ngành dễ đem lại cho mọi người cảm giác bất ổn. Tuy nhiên, khi xem xét mức biến động các tỷ số cho thấy, tuy doanh nghiệp A có giá trị của các tỷ số cao hơn trung bình ngành nhưng trong những năm gần đây có chiều hướng giảm mạnh, thì đó là nguy cơ đối với doanh nghiệp. Ngược lai, doanh nghiệp B tuy có giá trị các tỷ số ở mức thấp hơn trung bình ngành, nhưng có SVTH: Phạm Văn Cà Trang 30 Lớp: DA07KTB
  31. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính thể doanh nghiệp đang đi lên bởi các tỷ số này tăng ổn định trong những năm gần đây. Bởi vậy, sự biến động theo chiều hướng tích cực sẽ cho phép những ai quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp yên tâm hơn. Do đó, khi phân tích tỷ số tài chính doanh nghiệp cần so sánh với các giá trị của những năm trước đó để tìm ra khuynh hướng phát triển của nó.  Thứ hai, việc so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác trong ngành và với các tiêu chuẩn của ngành cũng cho phép người phân tích rút ra những nhận định rất có ý nghĩa về vị thế của công ty trên thị trường, cũng như sức mạnh tài chính của công ty so với đối thủ cạnh tranh.  Cuối cùng, tất cả các doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng tạo ra sự độc nhất. Các đặc điểm này thể hiện trong đầu tư, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nhiều lĩnh vực khác. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một tiêu chuẩn riêng để đưa ra những yếu tố và xem xét. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 31 Lớp: DA07KTB
  32. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÀ VINH 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÀ VINH 2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty Nông sản thực phẩm Trà vinh Công ty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 191QĐ/HĐQT ngày 04 tháng 08 năm 2009 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam. Tên đơn vị: CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÀ VINH Tên giao dịch quốc tế: Travinh Food – Stuffs And Agricultural Products Company Tên viết tắt: TRAVIFACO Địa chỉ trụ sở: ấp Vĩnh Yên – xã Long Đức – Thành Phố Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh. Ðiện thoại: 074 3616 919 – 074 3616 909 Fax: 074 3616 989 Giấy phép kinh doanh số: 5816000043 Cấp ngày 10/08/2009 Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Trà Vinh Loại hình doanh nghiệp: Nhà nước Mã số thuế: 0300613198021 Email: travifaco@vnn.vn Website: Chế độ hạch toán: Là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam, được đăng ký hoạt động kinh doanh và sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ngân hàng theo qui định. Công ty có hai đơn vị thành viên với hình thức là chi nhánh SVTH: Phạm Văn Cà Trang 32 Lớp: DA07KTB
  33. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Xí nghiệp chế biến Thức Ăn và Nuôi Trồng Thủy Sản Trà vinh, địa chỉ Ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức – Thành Phố Trà Vinh Trà Vinh. Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Cầu Quan, địa chỉ tại Khóm 3, Thị trấn Cầu Quan, Huyện Tiểu cần, Tỉnh Trà Vinh. 2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5816000043 đăng ký lần đầu ngày 10/08/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày 08/12/2009, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty gồm: Mua bán cá và thủy sản; Sản xuất mua, bán thức ăn chăn nuôi; Nuôi, chế biến thủy hải sản; Mua bán nguyên liệu, vật tư phục vụ chăn nuôi thủy sản (Cám bã đậu nành, bột cá, bột xương thịt, vitamin ); Mua bán, xay xát, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, bột mì, lúa mì, nông sản; Mua bán thủy sản, phân bón, máy móc phục vụ ngành công nông nghiệp; Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường thủy, sửa chữa phương tiện vận tải thủy bộ. Dịch vụ tư vấn kỹ thuật điện, cơ khí, xây dựng, sản xuất đóng mới các phương tiện vận tải thủy; Quảng cáo thương mại, tiếp thị, kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống; Mua bán phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị xây dựng. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô đường thủy nội địa. Mua bán bảo dưỡng, bảo trì: xe ô tô, xe máy. Sản xuất và mua bán bao bì (trừ tái chế phế thải tại trụ sở); Mua bán nước uống tinh khiết, nước khoáng; Bán lẻ thực phẩm chế biến, thực phẩm khô, đồ hộp, các loại nước giải khát có gas, sữa và các sản phẩm từ sữa, thủy sản, rau, hoa quả tươi. Dịch vụ hỗ trợ trồng trọt, cung cấp giống cây trồng, thu hoạch cây trồng. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 33 Lớp: DA07KTB
  34. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Giám Đốc Phó Phó Phó Giám Đốc Giám Đốc Giám Đốc Nhà máy chế biến Trang trại Nuôi Xí nghiệp chế Phòng Tổ chức Phòng Tài Phòng Kế thức ăn thủy sản trồng thủy sản Cồn biến thủy sản Hành chánh chính Kế toán hoạch Tổng Vàm Trà Vinh Thủy Tiên Cầu Quan hợp Xí nghiệp chế biến và nuôi trồng thủy sản Cồn Thủy Ti ên Hình 2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÀ VINH SVTH: Phạm Văn Cà Trang 34 Lớp: DA07KTB
  35. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận Giám đốc công ty Trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của công ty. Giám đốc đại diện cho mọi quyền lực và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật, cơ quan Nhà nước. Đồng thời, Giám đốc sẽ trực tiếp chỉ đạo hoạt động các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và đánh giá nhà cung ứng dịch vụ liên quan đến việc xuất nhập khẩu. Phó Giám đốc Trực tiếp chỉ đạo và điều hành hoạt động của công ty thông qua chỉ đạo của Giám Đốc. Đồng thời, có nhiệm vụ quản lý các phòng ban, nhà máy và xí nghiệp. Phòng Tổ chức Hành chánh Tham mưu giúp Giám đốc công ty về tổ chức, sắp xếp và quản lý cán bộ, lao động, quản lý tiền lương, xây dựng nội qui, quy chế, thi đua khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, quản lý hành chánh quản trị và bảo vệ an toàn trong phạm vi công ty quản lý. Xây dựng cơ cấu tổ chức, trách nhiệm quyền hạn tiêu chuẩn chức danh theo cơ cấu của toàn công ty, tổ chức quản lý lao động, đào tạo, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Tuyển dụng, đào tạo, điều động phân công và quản lý lực lượng lao động, xây dựng đơn giá tiền lương, tiền thưởng, lập kế hoạch và thực hiện phân phối tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi. Tổ chức thi tay nghề, đề nghị xếp lương, nâng lương, đề xuất các chế độ hưu trí, nghỉ việc, Quản lý giám sát và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Thực hiện và duy trì hiệu quả Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Phòng Tài chính Kế toán Tham mưu giúp Giám đốc về quản trị tài chính kế toán, giám sát tình hình tài chính của công ty. Xây dựng kế hoạch tài chính định kỳ của công ty. Tham mưu Ban Giám Đốc chỉ đạo sử dụng tốt tiền, hàng, tài sản của công ty. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 35 Lớp: DA07KTB
  36. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Thực hiện toàn diện công tác hoạch toán kế toán tài chính tại công ty và các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc đúng chế độ kế toán tài chính hiện hành. Xây dựng qui chế tài chính của công ty, các định mức chi phí, tính toán giá thành sản phẩm. Theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh – phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, bên cạnh đó giúp Ban Giám đốc tuân thủ đúng chế độ tài chính kế toán. Theo dõi và báo cáo đột xuất hay định kỳ về tình hình cân đối vốn, tài sản và nguồn vốn của công ty. Theo dõi các hợp đồng kinh tế của công ty, kiểm tra việc thực hiện, thanh toán công nợ, thanh lý hợp đồng. Kiểm tra tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thu nộp ngân sách, thuế của toàn công ty. Kiểm tra, giám sát việc hoạch toán kế toán ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc. Đồng thời, kiểm tra việc sử dụng đồng vốn, các loại tài sản, vật tư nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ về quản lý kinh tế, quản lý tài chính nhà nước. Bảo quản lưu trữ các tài liệu sổ sách tài chính, chứng từ kế toán, giữ bí mật số liệu kế toán theo qui định hiện hành của nhà nước. Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Tham mưu giúp Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, quản lý sản xuất công nghiệp và chất lượng chế biến cho tất cả các sản phẩm do công ty sản xuất, quản lý xây dựng cơ bản, khai thác nhà xưởng, thiết bị, của công ty. Giúp việc Giám đốc soạn thảo các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trình Giám đốc xem xét phê duyệt và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các dự án của công ty theo đúng thiết kế và quy định của nhà nước. Xem xét các hợp đồng đầu tư, các hợp đồng liên doanh liên kết, hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp trình Giám đốc công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 36 Lớp: DA07KTB
  37. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Đánh giá tiêu chuẩn nhà cung ứng, nhà thầu xây lắp công trình, nhà thầu thiết kế công trình, nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển, đối tác liên doanh sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, để Giám đốc xem xét, quyết định chọn lựa thuê mua. Thực hiện việc quản lý sản xuất công nghiệp của toàn công ty. Thực hiện các thủ tục mua bảo hiểm cho các tài sản, hàng hóa, trang thiết bị cho toàn công ty. Tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản, lập hồ sơ quyết toán các dự án sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng. Quản lý hồ sơ đất đai, cơ sở hạ tầng và xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả đề xuất Giám đốc xét duyệt. Kiểm tra, tổng hợp, đôn đốc các đơn vị trực thuộc công ty trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch đồng thời đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn (nếu có) trong quá trình thực hiện kế hoạch. Xây dựng và tổ chức thực hiện các định mức kỹ thuật, chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà lãnh đạo công ty yêu cầu, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất trong phạm vi nhiệm vụ của phòng trình Giám đốc phê duyệt để báo cáo theo yêu cầu của ngành quản lý. Xí nghiệp Chế biến Thức ăn và Nuôi trồng Thủy sản Trà Vinh Chức năng hoạt động: Sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản; sản xuất nước uống và nước đá tinh khiết; sản xuất cá giống; nuôi trồng, cung ứng nguyên liệu thủy sản. Chịu trách nhiện quản lý và sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả các nguồn lực của công ty giao; thực hiện các chế độ, quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Tổng Công ty và Nhà nước. Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Cầu Quan: Chức năng hoạt động: Mua, chế biến, kinh doanh thủy sản. Chịu trách nhiện quản lý và sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả các nguồn lực của công ty giao; thực hiện các chế độ, quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Tổng Công ty và Nhà nước. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 37 Lớp: DA07KTB
  38. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán Kế toán tiền Kế toán Thủ quỹ tổng hợp mặt và TGNH TSCĐ và th uế Hình 2.2: BỘ MÁY KẾ TOÁN VĂN PHÒNG CÔNG TY 2.1.4.2 Bảng phân công trách nhiệm nghĩa vụ và quyền hạn của phòng tài chính kế toán Kế toán trưởng Phụ trách chung về công tác tổ chức của phòng tài chính kế toán công ty. Chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác hạch toán kế toán tài chính tại công ty và các bộ phận kế toán của các đơn vị trực thuộc đúng chế độ kế toán tài chính hiện hành. Theo dõi lập báo cáo định kỳ hay đột xuất về tình hình cân đối vốn, tài sản và nguồn vốn của công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thu, nộp ngân sách cho toàn công ty. Kiểm tra, giám sát việc hạch toán kế toán ở các bộ phận kế toán của các đơn vị trực thuộc công ty. Xây dựng qui chế tài chính, các định mức chi phí, tính toán giá thành sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về hoạt động của phòng tài chính kế toán công ty. Kế toán tổng hợp theo dõi các xí nghiệp trực thuộc Giúp việc trưởng phòng trong việc xây dựng, tổ chức công tác hạch toán kế toán của toàn công ty, mở sổ sách kế toán đúng quy định hiện hành. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, theo dõi kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất những biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch trong công tác kế toán. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 38 Lớp: DA07KTB
  39. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chế độ chính sách về tài chính kế toán ở các bộ phận của các đơn vị trực thuộc. Cập nhật số liệu hàng ngày, kiểm soát kế toán phân hành. Kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình hoạt động sản xuất, thu mua, chế biến tại các xí nghiệp trực thuộc theo yêu cầu của ban giám đốc và cơ quan cấp trên. Phản ánh kịp thời tình hình công nợ, hàng hoá tồn đọng. Báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, thành phẩm, phụ phẩm, công nợ trên vốn tại các bộ phận trực thuộc. Đối chiếu việc phát sinh công nợ tiền vốn giữa công ty với các xí nghiệp trực thuộc đúng quy định kế toán hiện hành. Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Kiểm tra tất cả các chứng từ gốc, hóa đơn đầu vào mang tính hợp pháp, hợp lệ của người thanh toán để trình lãnh đạo phòng và Ban Giám đốc ký duyệt. Kiểm tra, quản lý và cập nhật chứng từ ngân hàng phát sinh hàng ngày. Mở sổ kế toán tiền mặt, theo dõi tài khoản tiền gửi, tiền vay của các ngân hàng mà công ty giao dịch, ghi chép phản ánh chính xác trung thực những số liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng quy định hiện hành. Hàng ngày phải tiến hành đối chiếu với thủ quỹ về báo cáo tiền mặt; hàng tháng phải tiến hành kiểm tra quỹ tiền mặt gồm: Việt nam đồng, cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị như tiền khác. Hàng tháng, quý tổng hợp chi phí có so sánh kỳ trước để báo cáo cho lãnh đạo phòng. Làm báo cáo nhanh định kỳ theo yêu cầu của ngân hàng. Lập các thủ tục khế ước vay vốn và trả nợ ngân hàng. Bảo quản, lưu trữ các hồ sơ tài liệu, làm cơ sở thanh toán, quyết toán công nợ, thanh tra, kiểm tra. Kế toán theo dõi TSCĐ, báo cáo thuế Kiểm tra các hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, chi phí mua vào, bán ra. Kiểm tra, mở sổ kế toán ghi chép phản ánh những phát sinh và biến động về tài sản cố định của công ty đúng quy định hiện hành. Theo dõi tình hình phát sinh thuế đầu vào, đầu ra đúng qui định hiện hành. Theo dõi công trình XDCB dở dang, chi phí sửa chữa TSCĐ. Hàng tháng kiểm tra SVTH: Phạm Văn Cà Trang 39 Lớp: DA07KTB
  40. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính chi phí sửa chữa, theo dõi vật tư xuất kho, tăng giảm TSCĐ, đối chiếu với các bộ phận liên quan. Thủ quỹ Mở sổ quỹ tiền mặt, theo dõi, đối chiếu những phát sinh về tình hình thu, chi tiền mặt tại công ty đúng qui định. Kiểm đếm thu chi tiền mặt chính xác, đối chiếu với kế toán thanh toán để rút ra tồn quỹ cuối kỳ. Làm báo cáo thu chi, tồn quỹ theo đúng chế độ. 2.1.4.3 Hình thức kế toán Hình thức kế toán áp dụng : Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Chứng từ kế toán Sổ nhật ký Sổ, thẻ kế toán đặc biệt Sổ nhật ký chung chi tiết Bảng tổng hợp chi Sổ cái tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Hình 2.3: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ THEO NHẬT KÝ CHUNG Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Quan hệ đối chiếu. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 40 Lớp: DA07KTB
  41. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 và Thông tư số: 244/2009/TTBTC ngày 31/12/2009. Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và các chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 41 Lớp: DA07KTB
  42. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 4 quý năm 2010 Bảng 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÀ VINH Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 46.230.259.19 1. DTBH và cung ứng DV 7 35.094.076.445 66.707.513.575 144.830.047.898 2. Các khoản giảm trừ DT 12.495.120 46.230.259.19 3. DTTBH và cung ứng DV 7 35.094.076.445 66.707.513.575 144.817.552.778 40.630.834.98 4. Giá vốn bán hàng 8 29.154.138.443 62.401.491.310 133.278.541.954 5. Lợi nhuận gộp về BH 5.599.424.209 5.939.938.002 4.306.022.265 11.539.010.824 6. DT hoạt động tài chính 460.053.467 562.783.324 718.586.970 524.863.697 7. CP tài chính 1.606.311.043 2.203.569.161 1.085.850.180 2.533.631.198 Trong đó: Lãi vay phải trả 1.606.311.043 2.199.856.001 1.085.850.180 2.529.354.158 8. CP bán hàng 741.827.487 1.514.214.037 509.110.070 6.054.582.962 9. CP quản lý doanh nghiệp 3.523.077.849 2.551.521.827 2.167.031.334 3.135.776.649 10. L ợi nhuận thuần về HĐKD 188.261.297 233.416.301 1.262.617.651 339.883.712 11.Thu nhập khác 2.728.803 24.698.333 1.120.405.416 12. Chi phí khác 322.084.681 211.057.831 13. Lợi nhuận khác 2.728.803 297.386.348 909.347.585 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 188.261.297 236.145.104 965.231.303 1.249.231.297 15. CP thuế TNDN hiện hành 16. CP thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 188.261.297 236.145.104 965.231.303 1.249.231.297 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán tại công ty Nông Sản Thực phẩm Trà Vinh SVTH: Phạm Văn Cà Trang 42 Lớp: DA07KTB
  43. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Việc dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích là một tiêu chí vô cùng hữu hiệu đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đang được áp dụng tại Công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh nói riêng. Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 có thể đánh giá tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty cụ thể như sau: Quý 2 tăng 47.883.807 đồng so với quý 1 tỷ lệ là 25,43%; Quý 3 tăng 729.086.199 đồng so với quý 2 tỷ lệ là 308,74%; Quý 4 tăng 283.999.994 so với quý 3 tỷ lệ là 29,42%. Nhìn chung sau thời gian hoạt động cả 4 quý đều mang lại cho công ty mức lãi tương đối tốt. Đặc biệt là quý 3 và quý 4 lợi nhuận tăng khá mạnh do công ty thực hiện tốt các chính sách trên thị trường như sau: Đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng xuất khẩu cá basa Fillet đông lạnh, chế biến thức ăn và nuôi trồng thủy sản được đảm bảo với phương châm là “làm cho khách hàng hài lòng sau khi sử dụng ”. Doanh thu quý 4 là 144.830.047.898 đồng tăng 78.122.534.323 đồng so với quý 3 tỷ lệ là 117,11% đây là mức doanh thu cao nhất quý. Điều đó thể hiện bước đầu thành công mở rộng mạng lưới kinh doanh sang thị trường Châu Âu (EU), bởi theo quan niệm của công ty thì tiêu thụ thị trường nội địa là chưa đủ để nâng cao uy tín và đánh bóng hình ảnh cũng như thương hiệu của mình trên thương trường. Vì vậy công ty đã không ngừng hoàn thiện các khâu chế biến để có thể đáp ứng những đòi hỏi khắc khe về chất lượng sản phẩm và yêu cầu về phương thức thanh toán liên ngân hàng quốc tế nghiêm ngặt (Swift Code). Tất cả những cố gắng trên góp phần giúp công ty khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực ngành thủy sản. Lý do nữa khiến doanh thu tăng nhanh là công ty luôn hiểu được tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng, bởi theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người cần được thỏa mãn và tôn trọng khi chất lượng cuộc sống được gia tăng, nắm bắt được nhu cầu đó công ty đã vận dụng thành công trong việc thực hiện phương châm đổi mới, tăng chất lượng của sản phẩm với giá cả hợp lý mà vẫn thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 43 Lớp: DA07KTB
  44. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Tuy nhiên, vào thời điểm quý 2 và quý 1 mức doanh thu giảm xuống rõ rệt 46.230.259.197 – 35.094.076.445 đồng kéo theo làm giảm giá trị lợi nhuận. Một câu hỏi lớn đặt ra nguyên nhân nào làm cho các chỉ tiêu này của công ty lại giảm sút như vậy? phải chăng công ty đang làm ăn thua lỗ, sản phẩm của công ty không tiêu thụ được trên thị trường. Giải thích cho vấn đề này ta cần nhận xét ở gốc độ phân tích sâu sắc về sản lượng tiêu thụ trong và ngoài nước, vì khách hàng tiêu dùng sản phẩm đa số sử dụng hàng hóa của các công ty nổi tiếng cùng ngành chẳng hạn như, Công ty XNK Thủy Sản Bến Tre, Công ty Cổ phần Navico Đây là những công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy sản với bề dày kinh nghiệm và nhiều lợi thế vượt trội trong khi đó Công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh là công ty mới được thành lập tháng 8 năm 2009 với thời gian tương đối ngắn đây cũng chính là điểm hạn chế của công ty. Bên cạnh đó, vào thời điểm quý 1 và quý 2 công ty đầu tư vào việc mua sắm tài sản, máy móc thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất và những nhu cầu đặc biệt của công ty. Vì vậy khoản chi phí khấu hao tăng cao. Song song đó chi phí tiền lương vẫn đảm bảo cho công nhân trong khi công ty đang thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào để chế biến thành phẩm. Ngoài những nguyên nhân kể trên còn phải nói đến những nguyên nhân khách quan, tác động của môi trường bên ngoài do biến động của thị trường thế giới bởi trong thời kỳ hội nhập quốc tế WTO (World trading organizing) quan hệ giao thương kinh tế ở các nước trên thế giới ngày càng trở nên gắn chặt với nhau. Vì thế, một quốc gia suy sụp sẽ đặc biệt ảnh hưởng tới các quốc gia khác. Đối với tình hình chi phí của công ty ta thấy rằng chúng đang có chiều hướng tăng cao. Quý 3, chi phí giá vốn hàng bán của công ty là 62.401.491.310 đồng tăng 33.247.352.867 đồng với tỷ lệ là 114,04% so với quý 2, điều này kéo theo giá vốn hàng bán quý 4 cũng tăng 70.877.050.644 đồng so với quý 3 tương đương với tỷ lệ là 113,58%. Nguyên nhân là do tình hình thị trường năm 2010 có nhiều biến động, dẫn đến giá cả nguyên vật liệu tăng, điều này kéo theo giá vốn hàng bán tăng. Tuy nhiên sự gia tăng này chủ yếu là do sức ép cạnh tranh từ các công ty chế biến thủy sản trong vùng tạo ra trong việc thu mua nguyên liệu. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 44 Lớp: DA07KTB
  45. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Mặt khác, sự xuất hiện ồ ạt của các công ty mới trong ngành thủy sản tại các tỉnh làm cho áp lực này càng trở nên dữ dội hơn. Với sự biến động đơn giá nguyên vật liệu tất nhiên nó sẽ mang ý nghĩa tiêu cực, bởi nó gây ra những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vì sự biến động này chắc chắn sẽ làm cho việc tiêu thụ thành phẩm khó do giá thành sản phẩm tăng cao. Xem xét mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu cho thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh theo tốc độ của doanh thu. Cụ thể là quý 3 so với quý 2 năm 2010 doanh thu bán hàng tăng từ 35.094.076.445 đến 66.707.513.575 tức là tỷ lệ là 90,08% nhưng giá vốn hàng bán từ 29.154.138.443 đến 62.401.491.310 tăng 114,04%. So sánh quý 4 và quý 3 năm 2010, doanh thu bán hàng tăng 78.122.534.323 đồng tỷ lệ là 117,11%. Đối với giá vốn hàng bán tăng 70.877.050.644 đồng tỷ lệ là 113,58% so với quý 3. Điều này cho thấy là doanh nghiệp chưa kiểm soát được chính sách giá vốn hoàn thiện. 2.1.6 Thuận lợi và khó khăn của công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh 2.1.6.1 Thuận lợi Được sự hỗ trợ của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam trong việc ủy quyền cho công ty sử dụng hạn mức tín dụng vay vốn tại các Ngân hàng thương mại phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Lãnh đạo Tổng công ty giúp cho đơn vị từng bước vượt qua khó khăn ổn định sản xuất. Nội bộ ban lãnh đạo đoàn kết, cán bộ nhân viên hầu hết đã được đào tạo cơ bản, có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần vượt khó trong công tác. Các Đoàn thể trong công ty đã đi vào hoạt động ổn định, từ đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2010. Cơ sở nuôi trồng thủy sản đã hoạt động ổn định, sản phẩm của nhà máy chế biến thức ăn thủy sản đã được thị trường chấp nhận. Nhà máy chế biến thủy sản Cầu Quan đang tích cực xây dựng và vận hành các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001: 2008, HACCP Xí nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với mã số DL 525, và được cấp Chứng chỉ HALAL số 21/2010 HALAL. Đây là các điều kiện cơ bản để tạo ra quy trình nuôi trồng và chế biến thủy sản của công ty được khép kín, sản phẩm chế biến của công ty đáp ứng được yêu cầu của các thị trường như Châu Á, Châu Âu . SVTH: Phạm Văn Cà Trang 45 Lớp: DA07KTB
  46. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính 2.1.6.2 Khó khăn Nhân sự tại các phòng ban và xí nghiệp chưa đáp ứng theo cơ cấu tổ chức, còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Việc tuyển dụng công nhân lao động tại Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Cầu Quan hiện đang gặp khó khăn, do lao động chủ yếu xuất thân từ nông thôn không quen làm việc trong môi trường nhà máy, lao động và sinh hoạt trong môi trường có tính tổ chức, kỷ luật. Tình hình tiêu thụ cá tra hiện tại thường xuyên biến động, giá cá tra thấp nhiều hộ nuôi treo hầm, từ đó làm cho sản lượng tiêu thụ thức ăn giảm đáng kể so với kế hoạch, sản lượng sản xuất chỉ đạt 50% công suất thiết bị. Việc chế biến cá tra Fillet còn gặp nhiều khó khăn như thiếu nguồn cá tra nguyên liệu, sản lượng chế biến hàng ngày còn thấp nên việc thương thảo giá cá bất lợi hơn các đơn vị khác, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Do ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn dẫn đến dịch bệnh, diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mục tiêu kế hoạch thả nuôi, kéo dài thời gian nuôi khoảng 08 tháng, và tỷ lệ thu hồi trong nuôi trồng thủy sản bình quân khoảng 60%. Tình hình cúp điện thường xuyên nên công ty phải sử dụng máy phát điện dự phòng làm chi phí sản xuất tăng cao. 2.1.7 Chiến lược và phương hướng phát triển công ty Qua tình hình thực tế của đơn vị về tiêu thụ sản phẩm có nhiều triển vọng, quá trình hoàn thiện tay nghề công nhân không ngừng được nâng lên, năng lực điều hành sản xuất và vận hành thiết bị kỹ thuật được đúc kết kinh nghiệm. Từ đó, công ty xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011: Khai thác công suất hiện có của hệ thống máy móc thiết bị như kế hoạch đề ra, bố trí sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường để cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Kiện toàn tổ chức bộ máy của công ty phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay, nhằm phát huy hết năng lực hiện có của người lao động. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 46 Lớp: DA07KTB
  47. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Một số chỉ tiêu cơ bản * Mua vào: Nguyên liệu chế biến thức ăn: 22.000 tấn Nguyên liệu chế biến cá tra: 12.500 tấn * Bán ra: Thức ăn cá: 22.000 tấn Cá chế biến: 5.000 tấn Cá tra, basa: 6.000 tấn * Doanh thu: 391.000 triệu đồng. * Lợi nhuận: 8.000 triệu đồng. 2.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÀ VINH Tài liệu phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kim ngạch xuất khẩu của công ty. 2.2.1 Phân tích tổng doanh thu Bảng 2.2: DOANH THU THEO THÀNH PHẦN Đơn vị tính: Đồng Quý Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 DT BH và cung ứng DV 46.230.259.197 35.094.076.445 66.707.513.575 144.817.552.778 DT ho ạt động tài chính 460.053.467 562.783.324 718.586.970 524.863.697 Thu nh ập khác 2.728.803 24.698.333 1.120.405.416 Tổng cộng 46.690.312.664 35.659.588.572 67.450.798.878 146.462.821.891 Nguồn: Phòng tài chính kế toán tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh Từ bảng số liệu trên, sử dụng phương pháp so sánh để xác định mức chênh lệch trong doanh thu, % thực hiện doanh thu và đánh giá sự biến động. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 47 Lớp: DA07KTB
  48. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Ta có bảng tính mức độ chênh lệch doanh thu như sau: Bảng 2.3: CHÊNH LỆCH DOANH THU THEO THÀNH PHẦN Chênh lệch Quý 2 so với quý 1 Quý 3 so với quý 2 Quý 4 so với quý 3 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) DT BH và 11.136.182.752 24,09 31.613.437.130 90,08 78.110.039.203 117,09 cung ứng DV DT hoạt động 102.729.857 22,33 155.803.646 27,68 193.723.273 27,96 tài chính Thu nhập khác 21.969.530 805,10 1.095.707.083 4.436,36 Tổng cộng 11.030.724.092 23,63 31.791.210.306 89,15 79.012.023.013 117,14 Nguồn: Lấy từ Bảng 2.2 Thông qua kết quả phân tích về tình hình doanh thu 4 quý của công ty cho thấy rằng doanh thu công ty luôn tăng trưởng qua các quý với tốc độ cao. Tuy nhiên, chỉ có quý 2 doanh thu có phần giảm nhưng không đáng kể so với tổng doanh thu. Cụ thể là quý 2 so với quý 1 doanh thu giảm 11.030.724.092 tương ứng với mức tỷ lệ là 23,63%; do việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty ít. Đồng thời, quý 2 năm 2010 tỷ giá đôla trên thị trường biến động thất thường làm ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận. Nguyên nhân khách quan của sự giảm sút này là do doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên bị hạn chế về đối tác kinh doanh dẫn đến là thiếu sự mạnh dạn cho việc cung cấp khối lượng lớn thành phẩm đầu ra. Nếu đứng về gốc độ so sánh chênh lệch thì ở quý 3 doanh thu tăng 31.791.210.306 so với quý 2 chiếm tỷ trọng là 89,15% và doanh thu của quý 4 tăng 79.012.023.013 so với quý 3 chiếm tỷ trọng là 117,14%. Để đạt được mức doanh thu cao như vậy, công ty đã không ngừng phấn đấu phát huy thế mạnh sẵn có của mình, công ty cũng luôn luôn tăng cường hiệu lực thực thi những quy định về quản lý môi trường (xử lý nước thải, hạn chế sử dụng hóa chất) trong khâu chế biến. Mặc dù công ty hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề nhưng cá basa vẫn là mặt hàng chủ lực. Với lại, Trà Vinh là một tỉnh nghèo thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, nên rất được nhà nước quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi về kế hoạch phát triển ngành thủy sản. Vì thế, công ty rất mạnh dạn đầu tư vào nhiều lĩnh vực chế biến xuất khẩu cá basa đông lạnh, cung cấp thức ăn thủy sản. Song song đó SVTH: Phạm Văn Cà Trang 48 Lớp: DA07KTB
  49. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ những cũng góp phần đẩy mạnh tổng doanh thu. 2.2.1.1 Phân tích doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2.4: DOANH THU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Đơn vị tính: Đồng Quý Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 DT nuôi trồng thủy sản 24.269.051.097 10.590.260.000 24.950.246.000 53.832.993.778 DT bán thức ăn thủy sản 14.355.000.000 10.332.999.895 13.103.566.329 49.870.000 DT mặt hàng thủy sản 7.606.208.100 14.170.816.550 28.653.701.246 90.934.689.000 Trong đó: DT thủy sản nội địa 3.900.587.000 7.985.230.000 8.963.246.000 35.236.459.000 DT thủy sản xuất khẩu 3.705.621.100 6.185.586.550 19.690.455.246 55.698.230.000 Tổng cộng 46.230.259.197 35.094.076.445 66.707.513.575 144.817.552.778 Ngu ồn: Ph òng tài chính k ế toán 145.213.590.594 150.000.000.000 120.000.000.000 66.485.567.575 90.000.000.000 46.502.051.367 60.000.000.000 35.423.443.468 30.000.000.000 0 1 2 3 4 Quý Hình 2.4: DOANH THU HOẠT SẢN XUẤT KINH DOANH Từ bảng số liệu trên, sử dụng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong doanh thu, % thực hiện doanh thu và đánh giá sự biến động. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 49 Lớp: DA07KTB
  50. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Bảng 2.5: CHÊNH LỆCH DOANH THU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch Quý 2 so với quý 1 Quý 3 so với quý 2 Quý 4 so với quý 3 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) DT nuôi trồng thủy sản 13.678.791.097 56,36 14.359.986.000 135,60 28.882.747.778 115,76 DT bán thức ăn thủy sản 4.022.000.105 28,02 2.770.566.434 26,81 13.053.696.329 99,62 DT mặt hàng thủy sản 6.564.608.450 86,31 14.482.884.696 102,20 62.280.987.754 217,36 Trong đó: DT thủy sản nội địa 4.084.643.000 104,72 978.016.000 12,25 26.273.213.000 293,12 DT thủy sản xuất khẩu 2.479.965.450 66,92 13.504.868.696 218,33 36.007.774.754 182,87 Tổng cộng 11.136.182.752 24,09 31.613.437.130 90,08 78.110.039.203 117,09 Nguồn: Lấy từ bảng 2.4 SVTH: Phạm Văn Cà Trang 50 Lớp: DA07KTB
  51. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Chỉ tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bởi nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Trong trường hợp doanh thu bán hàng không đủ bù đắp các khoản chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài mà doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục thì sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, phân tích doanh thu bán hàng là yếu tố không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Thông qua biểu đồ về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty ta thấy chúng tăng mạnh ở quý 1, 3, 4. Nhưng không được duy trì do quý 2 doanh thu bán hàng giảm. Cụ thể như sau: Quý 2 giảm so với quý 1 là 11.136.182.752 đồng chiếm tỷ lệ 24,09%; Quý 3 tăng 31.613.437.130 đồng so với quý 2 tỷ lệ là 90,08%; Quý 4 tăng 78.110.039.203 đồng so với quý 3 tỷ lệ là 117,09%. Trong mỗi kỳ bán hàng doanh thu từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thu được nhiều hay ít là do ảnh hưởng của những nhân tố chủ yếu sau: Nhận xét theo chiều hướng tăng Thứ nhất, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ công ty cung ứng ra thị trường bên ngoài rất tốt, đây là một nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng doanh thu của doanh nghiệp vì chất lượng hàng hóa, dịch vụ không những ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ. Cụ thể, công ty quan tâm chú trọng đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi sản phẩm được đóng gói nhập kho bảo quản. Bằng chứng là sản phẩm của công ty được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 chứng nhận sản phẩm của công ty đảm bảo vệ sinh, an toàn. Không những vậy, sản phẩm cá tra của công ty được cấp chứng chỉ HALAL số 21/2010 HALAL chứng nhận này công nhận sản phẩm cá tra của công ty đảm bảo sản xuất theo dây chuyền hiện đại. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 51 Lớp: DA07KTB
  52. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Việc hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, phẩm chất tốt thì giá bán cao hơn và tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng với khối lượng lớn, nhanh chóng thu được tiền bán hàng dẫn đến tăng doanh thu là hiện tượng tất nhiên. Thứ hai, do công ty tổ chức tốt công tác phân phối sản phẩm. Đây là chiến lược Marketing linh hoạt của công ty nhằm đáp ứng lượng cầu trong và ngoài nước. Với phương châm: “ Bán cái khách hàng cần, không bán cái mình có”. Điều này công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh muốn nhấn mạnh tinh thần luôn luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và rất quan tâm đến mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phân phối sản phẩm chỉ có thể hoạt động trong nguồn lực có hạn của công ty. Bởi vì, không đòi hỏi doanh nghiệp phải sản xuất đại trà, phân phối rộng rãi và quảng cáo rầm rộ. Thứ ba, Giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là yếu tố ảnh hưởng không ít đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp định mức quá cao sẽ làm cho khối lượng tiêu thụ bị giảm sút. Tuy nhiên, đa phần sản phẩm công ty kinh doanh là những sản phẩm thiết yếu cho tiêu dùng, nên giá ít ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ. Công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh không chỉ kinh doanh một mặt hàng mà kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau nên giá bán của chúng cũng khác nhau. Nhưng không phải giá bán chỉ phụ thuộc vào sự định giá của công ty mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: quy định của nhà nước đối với từng mặt hàng hoặc là yếu tố thị trường. Vì vậy, khi định giá bán hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp phải cân nhắc sao cho giá bán đó phải bù đắp được phần chi phí đã bỏ ra, có lợi nhuận thỏa đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng, phải căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường và các quy định, văn bản của nhà nước. Nhìn chung mức giá cũng là tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp thực hiện phân tích độ nhạy cảm đúng đắn và hợp lý. Thứ tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nông Sản Thực Phẩm trà vinh tập trung chủ yếu vào sản xuất chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra như cá tra Fillet đông lạnh, cá tra nguyên con trong đó, doanh thu cá tra Fillet các loại chiếm tỷ trọng khá lớn. Riêng đối với cá tra Fillet, sản phẩm cũng rất đa dạng và được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như (màu sắc, trọng lượng ) SVTH: Phạm Văn Cà Trang 52 Lớp: DA07KTB
  53. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính tùy theo nhu cầu của khách hàng và thị trường xuất khẩu. Chính sự đa dạng sản phẩm này góp phần tạo ấn tượng và thu hút sự quan tâm của khách hàng tạo điều kiện nâng cao doanh thu tiêu thụ của công ty. Như vậy, doanh thu bán hàng của công ty tăng trưởng là do hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì và mở rộng qua hàng quý, cùng với đó là chính sách quảng bá sản phẩm công ty được đẩy mạnh, bên cạnh đó là số lượng xuất khẩu ngày càng gia tăng giúp doanh nghiệp giải quyết tốt thị truờng đầu ra và điều chắc chắn là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ đạt giá trị cao. Nhận xét theo chiều hướng giảm Thông qua bảng 2.5 rõ ràng chúng ta nhận thấy rằng doanh thu quý 2 giảm 11.136.182.752 đồng so với quý 1 tỷ lệ là 24,09%. Nguyên nhân được xác định như sau: Thứ nhất, phương thức thanh toán của công ty trong công tác tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ còn hạn chế. Cụ thể là công ty chưa có áp dụng phương thức thanh toán liên ngân hàng quốc tế được gọi là SWIFT CODE. Lý do này khiến các đối tác còn hoài nghi về năng lực tài chính của công ty chưa đủ mạnh để hợp tác phát triển. Chính vì vậy, công ty đã phải đánh mất những hợp đồng có giá trị lớn. Qua đây doanh nghiệp nhận thấy rằng phương thức thanh toán là một nhân tố có ý nghĩa rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa cho nên công ty đang cố gắng áp dụng phương thức thanh toán linh hoạt trong thời gian tới. Thứ hai, Công ty phải chịu áp lực từ nhiều đối thủ cạnh tranh hoạt động trong lĩnh vực thủy sản nhiều năm kinh nghiệm ở trong nước và đặc biệt là các quốc gia ở nước ngoài như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc dẫn đến khối lượng tiêu thụ của công ty giảm đáng kể. Song song đó, doanh nghiệp còn bị hạn chế xuất khẩu sang thị trường Châu Âu mà tiêu biểu là Mỹ và Nhật với lý do các nước này áp dụng thuế suất chống bán phá giá từ 36% đến 68% và ngày càng đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tóm lại, hai yếu tố này tác động đến doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dẫn đến quý 2 giảm so với quý 1. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 53 Lớp: DA07KTB
  54. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính 2.2.1.2 Phân tích doanh thu hoạt động tài chính Bảng 2.6: DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Đơn vị tính: Đồng Quý Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Lãi tiền gửi và tiền cho vay 18.653.267 22.241.354 34.698.500 17.698.000 Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái 412.000.129 505.403.000 635.368.795 485.080.957 Doanh thu bán hàng trả chậm 19.860.000 24.914.970 32.015.097 16.365.000 Thu nhập HĐ tài chính khác 9.540.071 10.224.000 16.504.578 5.719.740 Tổng cộng 460.053.467 562.783.324 718.586.970 524.863.697 Nguồn: Phòng tài chính kế toán tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh Từ bảng số liệu trên, sử dụng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong doanh thu, % thực hiện doanh thu và đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu.Ta có bảng kết quả chênh lệch doanh thu sau: Bảng 2.7: CHÊNH LỆCH DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Chênh lệch Quý 2/ Quý 1 Quý 3/ Quý 2 Quý 4/ Quý 3 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (Đồng) (%) (Đồng) (%) (Đồng) (%) Lãi tiền gửi và cho vay 3.588.087 19,24 12.457.146 56,01 17.000.500 48,99 Lãi chênh lệch TGHĐ 93.402.871 22,67 129.965.795 25,72 150.287.838 23,65 DTBH trả chậm 5.054.970 25,45 7.100.127 28,50 15.650.097 48,88 Thu nhập HĐTC khác 683.929 7,17 6.280.578 61,43 10.784.838 65,34 Tổng cộng 102.729.857 22,33 155.803.646 27,68 193.723.273 26,96 Nguồn: Lấy từ bảng 2.6 Doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Nhưng đây cũng là một nguồn doanh thu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh từ hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty được SVTH: Phạm Văn Cà Trang 54 Lớp: DA07KTB
  55. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính hình thành từ các nguồn lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, doanh thu bán hàng trả chậm và thu nhập từ hoạt động tài chính khác. Thông qua bảng doanh thu hoạt động tài chính 4 quý của công ty ta thấy rằng, doanh thu tài chính tăng ở quý 1, 2, 3. Cụ thể là quý 2 tăng 102.729.857 so với quý 1 tỷ lệ là 22,33% và quý 3 tăng 155.803.646 so với quý 2 tỷ lệ là 27,68%. Để đánh giá chính xác doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng, ta phân tích sự biến động thất thường của tỷ giá, bởi tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một nước mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam vận hành thả nổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, do đó chịu sự ảnh hưởng rất lớn của quan hệ cung cầu ngoại tệ trong nước. Theo Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam tỷ giá vào tháng 1 năm 2010 giảm nhẹ và dao động quanh mức 18.479 đồng/USD. Nhưng đến giữa tháng 2 tỷ giá tăng mạnh 19.100 đồng/VND. Đây được xem là cơ hội lớn cho những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, và công ty Nông Sản thực phẩm Trà Vinh đã tận dụng được thời cơ đó, chiến thuật này phản ánh về năng lực dự toán tỷ giá USD của nhà lãnh đạo ở công ty. Vì thế, chênh lệch tỷ giá hối đoái của công ty luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu hoạt động tài chính cụ thể qua từng quý: Quý 1 412.000.129 trên 460.053.467 chiếm tỷ trọng 89,55%; Quý 2 505.403.000 trên 562.783.324 chiếm tỷ trọng 89,80%; Quý 3 635.368.795 trên 718.586.970 chiếm tỷ trọng 88,42%. Nhìn chung, tỷ giá hối đoái của công ty chiếm tỷ trọng cao nhờ vào chính sách điều chỉnh tăng tỷ giá của ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó cũng nhờ vào chính sách linh hoạt của nhà quản trị. Song song đó lãi từ tiền gửi và tiền cho vay cũng tăng do lãi suất tiền gửi tăng ổn định. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính của công ty ở quý 4 giảm 193.723.273 so với quý 3 tỷ lệ là 26,96%. Nguyên nhân chính là do công ty tiến hành sửa chữa và đổi mới một số thiết bị như hệ thống cấp đông IQF (đông rời), tủ đông gió phục vụ cho việc sản xuất và bảo quản thành SVTH: Phạm Văn Cà Trang 55 Lớp: DA07KTB
  56. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính phẩm để nâng cao công suất và chất lượng thành phẩm nên công ty rút một số lượng tiền gửi tại các ngân hàng. Vì vậy, lãi từ tiền gửi của công ty quý 4 giảm 17.000.500 so với quý 3 tỷ lệ 48,99%. Song song đó lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, doanh thu bán hàng trả chậm, doanh thu khác cũng giảm nhẹ dẫn đến tổng doanh thu từ hoạt động tài chính quý 4 giảm 26,29%. Công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh là một công ty đang tập trung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như xây dựng, mua sắm công nghệ nên nguồn vốn đầu tư hoạt động tài chính của công ty không nhiều. Do phải huy động vốn cho sản xuất, nên lãi tiền gửi, lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng, giảm không đều qua hàng quý, ảnh hưởng đến tốc độ tăng của doanh thu hoạt động tài chính. Hướng tới công ty đặc biệt quan tâm đến việc cập nhật tỷ giá thực và đánh giá lại những tác động của nó đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp mình. 2.2.1.3 Phân tích kim ngạch xuất khẩu Bảng 2.8: BÁO CÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU Số lượng Kim ngạch XK Quý (kg) (USD) 1 55.034 134.274 2 126.193 306.977 3 455.018 1.050.274 4 667.400 1.664.375 Tổng cộng 1.303.645 3.155.900 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Thực sự minh chứng là số lượng xuất khẩu góp phần rất lớn tạo nên nguồn doanh thu cho doanh nghiệp. Kết quả phân tích kim ngạch xuất khẩu thể hiện cụ thể như sau: Quý 2 so với quý 1 tăng 71.159 kg mức tỷ lệ là 129,30%; Quý 3 so với quý 2 tăng 328.825 kg mức tỷ lệ là 260,57%; Quý 4 so với quý 3 tăng 212.382 kg mức tỷ lệ là 46,68%. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 56 Lớp: DA07KTB
  57. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Trong năm 2010 xuất khẩu cá tra, basa Fillet đông lạnh của công ty tăng hàng quý và đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 3.155.900 USD do công ty có khá nhiều thuận lợi khi tỷ giá đồng USD/ VNĐ tăng mạnh cộng với sự phục hồi của hầu hết các thị trường xuất khẩu chính và các hiệp định thương mại với các nước cũng đem lại nhiều thuận lợi và cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam nói chung và công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh nói riêng. Song song đó việc kim ngạch xuất khẩu tăng cũng nhờ chính sách quản lý của công ty và chất lượng của sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Cụ thể là Xí Nghiệp Chế Biến của công ty đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với mã số DL 525. Đây là các điều kiện cơ bản để tạo ra quy trình nuôi trồng và chế biến thủy sản của công ty được khép kín, sản phẩm chế biến của công ty đáp ứng được yêu cầu của các thị trường. Một lý do nữa là do công ty có đội ngũ nhân viên sáng tạo trong việc soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng kinh tế bằng cách nâng cao tỷ lệ hưởng chiết khấu cho khách hàng nên số lượng tiêu thụ không ngừng tăng qua các quý. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu của công ty chưa đạt ngưỡng cao dẫn đến kim ngạch xuất khẩu hàng quý nhỏ so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Nguyên nhân chính là do công ty phải đối mặt với việc thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào bởi trên thị trường lượng cung ít hơn so với nhu cầu của doanh nghiệp dẫn đến giá bán cao. Bên cạnh đó những khó khăn từ những quy định của thị trường Châu Âu về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, đòi hỏi nghiêm ngặt về phương thức thanh toán và hàng loạt các hàng rào về kỹ thuật khác đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 57 Lớp: DA07KTB
  58. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính 2.2.2 Phân tích tổng chi phí Bảng 2.9: CHI PHÍ TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÀ VINH Đơn vị tính: Đồng Quý Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Giá vốn hàng bán 40.630.834.988 29.154.138.443 62.401.491.310 133.278.541.954 Chi phí bán hàng 741.827.487 1.514.214.037 509.110.070 6.054.582.962 Chi phí QLDN 3.523.077.849 2.551.521.827 2.167.031.334 3.135.776.649 Chi phí tài chính 1.606.311.043 2.203.569.161 1.085.850.180 2.533.631.198 Chi phí khác 322.084.681 211.057.831 Tổng Cộng 46.502.051.367 35.423.443.468 66.485.567.575 145.213.590.594 Nguồn: Phòng tài chính kế toán tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh Từ bảng số liệu trên, sử dụng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong chi phí, % thực hiện chi phí và đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu. Từ đó thấy được nguyên nhân tăng, giảm chi phí và đề ra biện pháp thích hợp. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.10: CHÊNH LỆCH CHI PHÍ TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÀ VINH Chênh lệch Quý 2/ Quý 1 Quý 3/ Quý 2 Quý 4/ Quý 3 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (Đồng) (%) (Đồng) (%) (Đồng) (%) Giá vốn hàng bán 11.476.696.545 28,25 33.247.352.867 114,04 70.877.050.644 113,58 Chi phí bán hàng 772.386.550 104,12 1.005.103.967 66,38 5.545.472.892 1.089,25 Chi phí QLDN 971.556.022 27,58 384.490.493 15,07 968.745.315 44,70 Chi phí tài chính 597.258.118 37,18 1.117.718.981 50,72 1.447.781.018 133,33 Chi phí khác 111.026.850 34,47 Tổng Cộng 11.078.607.899 23,82 31.062.124.107 87,69 78.728.023.019 118,41 Nguồn: Lấy từ bảng 2.9 Việc doanh nghiệp có tồn tại hay không phụ thuộc vào khả năng bảo đảm bù đắp được chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó có nghĩa là SVTH: Phạm Văn Cà Trang 58 Lớp: DA07KTB
  59. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính doanh nghiệp phải tính toán hợp lý chi phí sản xuất và thực hiện quy trình theo đúng sự tính toán ấy. Chi phí là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất sản phẩm tăng hay giảm phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư lao động tiền vốn. Thông qua biểu đồ chi phí sản xuất kinh doanh 4 quý của công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh tổng chi phí tăng trưởng ở quý 1, quý 3, quý 4 và giảm nhẹ ở quý 2. Cụ thể là: Quý 2 giảm 11.078.607.899 so với quý 1 tỷ trọng là 23,82%; Quý 3 tăng 31.062.124.107 so với quý 2 tỷ trọng là 87,69%; Quý 4 tăng 78.728.023.019 so với quý 3 tỷ trọng là 118,41%. Để có thể nhận xét chính xác nguyên nhân của sự tăng, giảm chi phí của công ty, ta tiến hành phân tích từng yếu tố ảnh hưởng đến tổng chi phí kinh doanh. Chi phí giá vốn hàng bán 133.278.541.954 150.000.000.000 120.000.000.000 90.000.000.000 62.401.491.310 40.630.834.988 60.000.000.000 29.154.138.443 30.000.000.000 0 1 2 3 4 Quý Hình 2.5: CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN Theo nguyên lý cơ bản giá vốn hàng bán trong quý tăng là ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm thì giá vốn hàng bán giảm và ngược lại. Vì vậy, việc giá vốn hàng bán tăng hay giảm cũng có hai khía cạnh để ta phân tích. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 59 Lớp: DA07KTB
  60. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Một mặt, giá vốn hàng bán quý 2 giảm 11.476.696.545 đồng so với quý 1 tỷ lệ là 28,25%. Giá vốn hàng bán của công ty giảm là do tình hình nguyên liệu cá tra đầu vào có xu hướng giảm cụ thể là giá thu mua cá tra nguyên liệu vào quý 2 năm 2010 của các hộ dân ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long từ 15.300 đồng/kg đến 15.800 đồng/kg thấp hơn khoảng 1000 đồng so với đầu năm. Một lý do không thể không nhắc đến đó chính là Nhà Máy Chế Biến của công ty nằm trong vùng nguyên liệu đây là lợi thế rất lớn để công ty tận dụng thời cơ khi giá nguyên liệu biến động theo chiều hướng tích cực thì lúc đó công ty tiến hành mua hàng trả trước nhằm giúp giảm giá thành một đơn vị và vì vậy hiệu quả kinh doanh được nâng cao. Điều này nhấn mạnh kỹ năng lập kế hoạch hoạt động của đội ngũ nhân viên ở công ty. Tóm lại, nhờ vào giá cả nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đầu vào giảm dẫn đến việc xác định giá thành một đơn vị nhỏ làm chi phí giá vốn hàng bán thấp là điều đương nhiên ở doanh nghiệp. Vì vậy, giá cả nguyên liệu đầu vào hợp lý là yếu tố ảnh hưởng quan trọng để giảm chi phí giá vốn hàng bán. Mặt khác , Giá vốn hàng bán quý 3 tăng 33.247.352.867 so với quý 2 tỷ lệ là 114,04%; Giá vốn bán hàng quý 4 tăng 70.877.050.644 so với quý 3 tỷ lệ là 113,58%. Sự thật minh chứng quý 3 và quý 4 giá vốn hàng bán tăng do ảnh hưởng giá cá tra nguyên liệu liên tục tăng cao lên mức 20.000 đồng/ kg như đã được dự báo của nhà nước bởi công ty rất cần nguyên liệu để xuất khẩu phục vụ nhu cầu tiêu thụ nhân dịp giáng sinh dương lịch ngày 24 tháng 12 cho đối tác nước ngoài đúng theo tiến độ hợp đồng. Chi phí giá vốn hàng bán tăng cũng là dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp bởi công thức tính giá vốn bán hàng = Số lượng sản phẩm tiêu thụ * Giá thành một đơn vị. Nên số lượng sản phẩm tiêu thụ trong quý càng tăng thì doanh thu bán hàng tăng và giá vốn hàng bán cũng tăng theo là tất nhiên. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đặc biệt đến chỉ tiêu này. Do giá vốn hàng bán > doanh thu bán hàng, thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ ở kỳ kinh doanh đó. Việc quan tâm chi phí này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn viễn cảnh về kỹ năng lập kế hoạch dự toán chi phí giá vốn hàng bán hợp lý. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 60 Lớp: DA07KTB
  61. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Chi phí bán hàng 8.000.000.000 6.054.582.962 6.000.000.000 4.000.000.000 1.514.214.037 741.827.487 2.000.000.000 509.110.070 0 1 2 3 4 Quý Hình 2.6: CHI PHÍ BÁN HÀNG Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, Quý 2 tăng 772.386.550 so với quý 1 tỷ lệ 104,12% Quý 4 tăng 5.545.472.892 so với quý 3 tỷ lệ 1.089,25% Sự gia tăng chi phí này một phần phản ánh sự hạn chế về năng lực quản lý nguồn chi phí bán hàng. Bên cạnh đó, do địa bàn kinh doanh của công ty ở vùng xâu, nên xí nghiệp chế biến thành phẩm vẫn chưa đảm bảo cho quá trình luân chuyển hàng hóa điều này làm gia tăng chi phí vận chuyển và chi phí bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, Công ty tiêu thụ thành phẩm chủ yếu từ cá basa Fillet đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Á, nên phương thức thanh toán chủ yếu thông qua mã tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng. Chính vì vậy, phí ngân hàng cũng gia tăng. Đặc biệt, Công ty rất chú trọng đến chất lượng và mẫu mã bao bì, đóng gói sản phẩm khi tiêu thụ ra thị trường nhằm nâng cao uy tín của công ty, do đó có thể làm tăng chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên vào thời điểm quý 3 chi phí bán hàng giảm 1.005.103.967 đồng so với quý 2 tỷ lệ 66,38%. Nguyên nhân là do công đã có những chiến lược cụ thể để SVTH: Phạm Văn Cà Trang 61 Lớp: DA07KTB
  62. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính hạ thấp chi phí kinh doanh đó là chiến lược marketing khôn khéo như là dịch vụ tốt, chất lượng đảm bảo điều này chắc hẵn là sản phẩm tiêu thụ của công ty phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng được thể hiện như sau: thức ăn thủy sản giúp cá basa tăng trưởng nhanh và cá basa Fillet đông lạnh thơm ngon, do đó tiêu thụ nhanh góp phần tiết kiệm chi phí bảo quản, hư hỏng. Một lý do khác là do cá tra Fillet đông lạnh có thể bảo quản trong thời gian dài mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nên hoạt động sản xuất chế biến có thể tách biệt với hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Chính điều này làm cho chi phí bán hàng giảm được số lượng giá trị tiền tệ đáng kể. 2.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính 2.2.3.1 Phân tích tỷ số thanh toán Phân tích khả năng thanh toán là tiền đề giúp nhà quản trị của công ty đánh giá tình hình tài chính đang ở mức độ tốt hay xấu. Phân tích khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có được tầm nhìn sâu hơn về việc tài sản lưu động của mình có đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không? Chính từ việc xác định tỷ số này doanh nghiệp có cơ sở để đề ra những biện pháp điều chỉnh hữu hiệu và kịp thời. Thông qua Bảng cân đối kế toán 4 quý năm 2010 của công ty ta xác định các tỷ số về khả năng thanh toán như sau: SVTH: Phạm Văn Cà Trang 62 Lớp: DA07KTB
  63. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Bảng 2. 11: TỶ SỐ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Chỉ tiêu ĐVT Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tài sản lưu động (1) Đồng 147.200.821.965 139.584.905.519 138.120.811.986 149.818.827.304 Hàng tồn kho (2) Đồng 22.793.607.630 23.730.266.083 23.884.455.949 25.200.000.000 TSLĐ Hàng tồn kho (3) Đồng 124.407.214.335 115.854.639.436 114.236.356.037 124.618.827.304 Các khoản nợ ngắn hạn (4) Đồng 129.310.025.441 120.406.362.204 116.362.821.204 105.969.921.152 Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động (1)/(4) Lần 1,14 1,16 1,19 1,41 Tỷ số thanh toán nhanh (3)/(4) Lần 0,96 0,96 0,98 1,18 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh SVTH: Phạm Văn Cà Trang 63 Lớp: DA07KTB
  64. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động: ( Tỷ số thanh toán hiện hành RC) RC 1,41 1,50 1,14 1,16 1,19 L ầ n 1,00 RC 0,50 0,00 0 1 2 3 4 5 Quý Hình 2.7: TỶ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH Qua chỉ số thanh toán trên của công ty ta thấy rằng, tỷ số thanh toán hiện hành liên tục tăng trưởng khá tốt qua hàng quý mặc dù là không cao lắm so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Nhưng đây cũng là dấu hiệu thể hiện sự phát triển về năng lực tài chính của công ty. Quý 1, tỷ số này có giá trị là 1,14 có nghĩa là tài sản lưu động của công ty có khả năng thanh toán gấp 1,14 lần số nợ cần thanh toán, hay 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty có 1,14 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo khả năng chi trả. Tỷ số này sang quý 2 tiếp tục tăng cụ thể là quý 2 tăng 0,02 lần tỷ lệ là 1,84% so với quý 1 do các nhân tố cơ bản sau: Gọi a 1, a 0 là tài sản lưu động vào quý 2, quý 1 b1, b0 là khoản nợ ngắn hạn quý 2, quý 1 ☺ Ảnh hưởng của nhân tố tài sản ngắn hạn a a a = 1 − 0 b 0 b 0 139.584.905.519 147.200.821.965 a = − = − ,0 06 129.310.025.441 129.310.025.441 SVTH: Phạm Văn Cà Trang 64 Lớp: DA07KTB
  65. Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Châu Hùng Tính Do tài sản ngắn hạn của công ty quý 2 năm 2010 là 139.584.905.519 đồng giảm 7.615.916.446 đồng so với quý 1 147.200.821.965, nên chỉ số thanh toán hiện hành giảm 0.06 lần so với quý 1. ☺ Tác động của nhân tố nợ ngắn hạn đến tỷ số thanh toán hiện thời a a b = 1 − 1 b1 b0 139.584.905.519 139.584.905.519 b = − = 0,08 120.406.362.204 129.310.025.441 Do nợ ngắn hạn quý 2 năm 2010 120.406.362.204 giảm 8.903.663.237 so với quý 1 129.310.025.441 nên tỷ số thanh toán hiện hành quý 2 tăng 0,08 lần so với quý 1. Cả hai nhân tố tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tác động làm cho chỉ số thanh toán hiện hành quý 2 tăng 0,02 lần so với quý 1. Tỷ lệ này chúng ta hình dung ra rằng chu kỳ hoạt động của công ty có hiệu quả bởi khả năng chuyển những tài sản thành tiền mặt rất tốt. Đối với quý 3, tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,19 tăng 0,03 lần so với quý 2 1,16 tỷ lệ là 2,39%. Trong quý 3 nợ ngắn hạn của công ty 116.362.821.204 giảm 3,36% so với quý 2, trong khi đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn quý 3 giảm 1,05% so với quý 2. Tài sản lưu động giảm nguyên nhân là do công ty có những chính sách về chiến lược mở rộng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu để nâng cao sản lượng tiêu thụ, cụ thể là sản phẩm cá tra Fillet đông lạnh của công ty có mặt tại thị trường Châu Âu, và các nước Châu Á như Hồng Kong, Singapore, Balan Đây là các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu nguồn thủy sản nhiều nhất. Việc công ty tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng như thế nó sẽ góp phần tích cực giảm tối thiểu lượng hàng tồn kho còn ứ đọng tại doanh nghiệp. Đối với nợ ngắn hạn của công ty giảm do những sản phẩm tồn kho chuyển thành tiền nhanh chóng và kịp thời nên công ty hạn chế được những khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng, đồng thời công ty cũng đảm bảo khả năng thanh toán các khoản phải trả cho nhà cung cấp. Những yếu tố này góp phần rất quan trọng tạo nên sự kết hợp hoài hòa nâng cao năng lực thanh toán của công ty. SVTH: Phạm Văn Cà Trang 65 Lớp: DA07KTB