Khóa luận Hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm thông tin - thư viện tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm thông tin - thư viện tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoat_dong_phan_phoi_va_quang_ba_san_pham_thong_tin.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm thông tin - thư viện tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN NGUYỄN THỊ VÂN ANH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN - THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khoá học: QH - 2006 - X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: THS. BÙI THANH THUỶHÀ NỘI, 2010
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn 5 7. Cấu trúc khoá luận 5 Chƣơng 1 Cơ sở lý luận về hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm Thông tin - Thƣ viện 6 1.1 Cơ sở lý luận về phân phối sản phẩm thông tin - thư viện 6 1.1.1.Khái niệm sản phẩm và phân phối sản phẩm thông tin - thư viện 6 1.1.2 Mục đích và vai trò của phân phối sản phẩm thông tin - thư viện 8 1.1.3 Các hình thức phân phối sản phẩm thông tin - thư viện 8 1.2 Cơ sở lý luận về quảng bá hoạt động Thông tin - Thư viện 10 1.2.1 Khái niệm quảng bá hoạt động Thông tin -Thư viện 10 1.2.2 Mục đích và vai trò của quảng bá trong hoạt động Thông tin - Thư viện 11 1.2.3 Các hình thức quảng bá hoạt động Thông tin - Thư viện 12 Chƣơng 2 Thực trạng hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm Thông tin - Thƣ viện tại Thƣ viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 22 2.1 Giới thiệu Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 22 2.2 Thực trạng hoạt động phân phối sản phẩm tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự27 2.2.1 Sản phẩm được phổ biến đến mối cá nhân hoặc nhóm người dùng tin 27 2.2.2 Sản phẩm được đưa đến một địa chỉ xác định 29 2.2.3 Sản phẩm được phổ biến trong môi trường mạng 36 2.3 Thực trạng hoạt động quảng bá tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 42 Chƣơng 3 Một số nhận xét và kiến nghị nâng cao chất lƣợng hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm tại Thƣ viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 50 3.1 Nhận xét 50 3.1.1 Ưu điểm 50
- 3.1.2 Nhược điểm 52 3.2 Kiến nghị 55 KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, thông tin đã trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội loài người, nắm được thông tin tức là nắm được sức mạnh. Và như vậy, vai trò tạo lập, chia sẻ và cung cấp thông tin của cơ quan TT - TV càng được khẳng định, tôn trọng. Để cung cấp thông tin cho một cách nhanh chóng, cập nhật, đầy đủ và chính xác mỗi cơ quan TT - TV ngoài việc phải tạo được một hệ thống sản phẩm hoàn thiện, hiện đại cũng cần
- phân phối các sản phẩm này đến tay người dùng tin một cách phù hợp nhất. Có thể nói phân phối sản phẩm TT - TV là một trong những thước đo hiệu quả hoạt động của cơ quan thư viện. Song song với việc phân phối sản phẩm TT - TV thì hoạt động quảng bá cũng không kém phần quan trọng. Bởi lẽ đây chính là câu trả lời cho vấn đề: làm thế nào để thông tin đến với người dùng tin một cách hiệu quả nhất. Thông qua quảng bá, cơ quan TT - TV sẽ giới thiệu được hình ảnh, hoạt động, sản phẩm - dịch vụ của mình cho người dùng tin, rút ngắn khoảng cách và tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dùng tin và thư viện. Học viện KTQS là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam chuyên đào tạo kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ các ngành khoa học kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng, các ngành công nghiệp dân dụng phục vụ sự nghiệp "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" quân đội và đất nước. Trong những năm qua, Thư viện Học viện KTQS đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học của các thế hệ cán bộ, học viên. Qua đó, Thư viện cũng luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội nói chung và Học viện nói riêng. Hoạt động TT - TV tại Học viện cũng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều công trình khoa học. Tuy nhiên, hoạt động quảng bá và phân phối sản phẩm TT - TV của Thư viện là một khía cạnh mà hiện tại chưa có tác giả nghiên cứu. Vì vậy để góp phần tìm hiểu và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và đặc biệt là hoạt động quảng bá và phân phối sản phẩm TT - TV của Thư viện Học viện, tôi đã chọn đề tài "Hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm thông tin - thư viện tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự" làm khoá luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Nâng cao hiệu quả của công tác phân phối và quảng bá sản phẩm tại Thư viện Học viện KTQS. - Nhiệm vụ: + Làm rõ cơ sở lý luận về sản phẩm và hoạt động phân phối sản phẩm TT - TV + Tìm hiểu khái niệm hoạt động quảng bá TT - TV + Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm TT - TV tại Thư viện.
- + Đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm TT - TV tại Thư viện Học viện KTQS. 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng của đề tài Vấn đề hoạt động TT - TV tại Thư viện Học viện KTQS đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Trong đó có các đề tài: "Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý và phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Học viện Kỹ Thuật Quân sự" - tác giả Trương Thị Hà Thu (Khoá luận tốt nghiệp, 2008); "Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức phục vụ tại các kho mở của Thư viện Học viện KTQS" - tác giả Vũ Thị Tâm (Khoá luận tốt nghiệp, 2009). "Xây dựng CSDL môn học, hình thức phục vụ mới của Thư viện Học viện KTQS" - tác giả Đinh Minh Chiến (Tạp chí Thông tin tư liệu, số 2 năm 2007). "Tìm hiểu vốn tài liệu của Thư viện Học viện KTQS" của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (Niên luận, 2008). Tuy nhiên, hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chọn hoạt động phân phối cũng như quảng bá sản phẩm TT - TV của Thư viện Học viện KTQS làm đối tượng nghiên cứu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức phân phối sản phẩm và quảng bá hoạt động TT – TV. - Phạm vi nghiên cứu: Thư viện Học viện KTQS, năm 2009 - 2010 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp nghiên cứu tư liệu, phân tích tổng hợp. - Phương pháp thống kê 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn - Đóng góp về lý luận: Góp phần làm rõ bản chất các hình thức phân phối và quảng bá sản phẩm trong hoạ động thông tin thư viện. - Đóng góp về thực tiễn: Khoá luận là tài liệu để thư viện Học viện KTQS tham khảo trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm của mình. 7. Cấu trúc khoá luận
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận có cấu trúc như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm Thông tin - Thư viện Chương 2: Thực trạng hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm Thông tin - Thư viện tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nâng cao chất lượng hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM THÔNG TIN - THƢ VIỆN 1.1 Cơ sở lý luận về phân phối sản phẩm thông tin thƣ viện 1.1.1 Khái niệm sản phẩm và phân phối sản phẩm thông tin thư viện Khái niệm sản phẩm Sản phẩm là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của xã hội: kinh tế, sản xuất, kinh doanh Theo quan điểm truyền thống: sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý học, hóa học, sinh học có thể quan sát được, dùng thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của sản xuất hoặc đời sống. Theo quan điểm maketing: sản phẩm là thứ có khả năng thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Theo Philip Kotler, sản phẩm là những gì có thể cung cấp cho thị trường, do thị trường đòi hỏi và thỏa mãn được nhu cầu của thị trường. Trong lĩnh vực thông tin – thư viện, sản phẩm được hiểu là tất cả những gì mà cơ quan thông tin thư viện có thể cung cấp cho người dùng tin, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của họ. Như vậy, sản phẩm TT - TV trong hoạt động marketing bao gồm: - Tài liệu gốc của thư viện. Ví dụ: sách, báo, tạp chí - Sản phẩm TT - TV được xác định là kết quả của quá trình xử lý thông tin và là các công cụ giúp cho việc tìm kiếm, khai thác thông tin. Ví dụ: cơ sở dữ liệu, thư mục, mục lục
- - Dịch vụ TT - TV được xác định là là những hoạt động phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin. Ví dụ: dịch vụ mượn trả, cung cấp thông tin theo yêu cầu Có thể nói, sản phẩm chính là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hoạt động của một cơ quan thông tin - thư viện. Thư viện nếu tạo ra được hệ thống sản phẩm tốt, đa dạng, phong phú, hiện đại, luôn cập nhật và cung cấp các sản phẩm đó qua những dịch vụ phù hợp sẽ thu hút được sự chú ý và sử dụng của người dùng tin và trở thành thước đo cho hiệu quả hoạt động của cơ quan. Khái niệm phân phối và phân phối sản phẩm thông tin – thư viện Giống như sản phẩm, phân phối là một khái niệm được biết đến trong nhiều lĩnh vực. Theo quan điểm maketing hiện đại: Phân phối là việc làm sao cho sản phẩm đến được với khách hàng. Ví dụ như vị trí điểm bán có thuận lợi cho khách mua hàng hay không, vị trí sản phẩm có thuận tiện lọt vào tầm mắt của khách hay không Đôi khi nó còn có nghĩa là kênh phân phối mà sản phẩm hay hàng hóa được bán ra. Ví dụ bán trên mạng hay bán ở các cửa hàng sỉ, cửa hàng lẻ bán ở tỉnh hay thành phố bán cho nhóm đối tượng nào (thanh niên, gia đình, hay thương nhân). Khi xét về phân phối trong lĩnh vực thông tin – thư viện: phân phối các sản phẩm TT - TV bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, không chỉ là những hoạt động một chiều được các cơ quan TT - TV triển khai đối với người dùng tin, mà còn bao gồm cả các phương thức người dùng tin bằng cách nào đó nhận được thông tin mà mình cần hoặc đáp ứng được nhu cầu tin của mình. Có thể nói phân phối sản phẩm TT - TV là toàn bộ các hoạt động đưa sản phẩm TT - TV đến với người dùng tin. Qua thời gian, môi trường và bản thân các phương thức (các kênh) mà qua đó quá trình phổ biến sản phẩm thông tin được triển khai hết sức đa dạng. Cùng với đó là đối tượng của quá trình phổ biến cũng ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và khó quản lý, kiểm soát. Quan trọng nhất là người dùng tin - đối tượng mà quá trình này hướng đến - có số lượng lớn, không đồng đều về trình độ, khả năng; có nhu cầu tin ngày càng cao; lại cư trú một cách phân tán; luôn cần được bình đẳng đối với việc truy cập, khai thác, sử dụng thông tin Đây là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan thông tin – thư viện hiện nay. 1.1.2 Mục đích và vai trò của phân phối sản phẩm thông tin thư viện Mục đích của phân phối sản phẩm TT -TV chính là đưa sản phẩm của cơ quan Thư viện đến tay người dùng tin.
- Một cơ quan thư viện muốn hoạt động hiệu quả không chỉ cần có trụ sở, cơ sở vật chất tốt, vốn tài liệu phong phú hay cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình mà còn cần tới một hệ thống sản phẩm phù hợp và có chính sách phân phối sản phẩm đó qua những dịch vụ làm hài lòng đối tượng người dùng tin mình hướng đến. Và vì mục đích cuối cùng của Thư viện chính là phục vụ người dùng tin cùng với nhu cầu ngày một thay đổi rộng hơn, sâu hơn, phong phú hơn của họ nên giải quyết vấn đề phân phối sản phẩm càng trở nên cấp thiết. Phân phối có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các chính sách sản phẩm, chính sách giá cả và xúc tiến hỗn hợp. Phân phối có vai trò làm cho cung và cầu khớp với nhau, vì sản phẩm thường tập trung ở một vài địa điểm hoặc chỉ có tại thư viện, song người dùng tin lại phân tán khắp nơi và họ có những nhu cầu khác nhau. Và nhờ hoạt động phân phối mà những sản phẩm phù hợp luôn đến tay người tiêu dùng tin cuối cùng. Một hoạt động phân phối luôn cần bảo đảm bốn yêu cầu: đúng sản phẩm, đúng nơi, đúng thời gian và tiết kiệm chi phí; nhờ vậy việc phân phối mới thực sự có hiệu quả. 1.1.3 Các hình thức phân phối sản phẩm thông tin thư viện Có thể chia việc phân phối, phổ biến sản phẩm thông tin thư viện theo các hình thức: - Sản phẩm được người thực hiện dịch vụ phổ biến đến mỗi cá nhân hoặc nhóm người dùng tin (phổ biến đến một địa chỉ xác định): thường được thể hiện thông qua một số dịch vụ quen thuộc tại cơ quan TT-TV: tìm tin, phổ biến thông tin chọn lọc, cung cấp thông tin theo chuyên đề, dịch tài liệu, tư vấn thông tin, sao chụp Như vậy, các sản phẩm sẽ được đưa trực tiếp đến với mỗi người dùng tin một cách phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Ưu điểm: mức độ phù hợp với người nhận được sản phẩm cao; người dùng tin không phải bỏ công sức cho việc lựa chọn thông tin mà mình cần bởi công việc này đã được chuyên gia thông tin thực hiện. Nhược điểm: dễ mất tin (do nhu cầu của người dùng tin luôn thay đổi); khó cập nhật thông tin mới. - Sản phẩm được đưa đến một địa điểm xác định (đóng vai trò như một siêu thị thông tin) và người dùng tin lựa chọn sau đó khai thác, sử dụng sản phẩm mà mình cần. Các hình thức phổ biến tại một địa điểm xác định: các dịch vụ khai thác, sử dụng cơ quan TT-TV (đọc, mượn, khai thác tài liệu vi dạng, nghe nhìn), hội thảo, hội nghị, triển lãm, các dịch vụ phổ biến thông tin hiện đại, tuyên truyền phổ biến thông tin, khai thác truy cập các ngân hàng dữ liệu, diễn đàn thông tin.
- Ưu điềm: người dùng tin có điều kiện nhận được các thông tin vừa mới nhất, vừa thích hợp nhất với mình; mức độ cập nhật thông tin cao. Nhược điểm: đòi hỏi người dùng tin phải khai thác, sử dụng thông tin tại một nơi cụ thể (bất lợi đối với những người dùng tin không có điều kiện khai thác trực tiếp cơ quan TT - TV); người dùng tin cũng phải tự lựa chọn sơ bộ các thông tin mà mình cần trong bối cảnh sự phân tán thông tin rất sâu sắc trong một khối lượng thông tin ngày càng đồ sộ. - Sản phẩm được phổ biến trong môi trường mạng là một hình thức rất phát triển trong giai đoạn hiện nay. Hình thức này cho phép người dùng tin kết nối đến nhiều nguồn và hệ thống thông tin nhất, cho phép họ khai thác, truy cập được khối lượng thông tin lớn nhất, tạo cho họ sự thuận lợi, khả năng tiết kiệm chi phí (thời gian, tài chính) cũng như cơ hội bình đẳng trong các quá trình khai thác, sử dụng các cơ quan TT-TV. Trong môi trường mạng, sự kết hợp giữa các hình thức phổ biến sản phẩm TT-TV trên được diễn ra một cách hiệu quả: + Tận dụng được sự trợ giúp của các cơ quan TT-TV đối với người dùng tin. + Kích thích và rèn luyện kỹ năng lựa chọn và tìm kiếm thông tin của người dùng tin. 1.2 Cơ sở lý luận về quảng bá hoạt động Thông tin - Thƣ viện 1.2.1 Khái niệm quảng bá hoạt động Thông tin -Thư viện Trong xã hội ngày nay, thông tin đã và đang trở thành một nguồn lực quan trọng, không thể thiếu cho mọi hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị Nắm được thông tin cũng đồng nghĩa với việc có trong tay sức mạnh để tồn tại và phát tiển không ngừng. Với xu thế chung đó, vai trò cung cấp thông tin của cơ quan Thông tin - Thư viện càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để Người dùng tin tiếp cận và sử dụng các SP - DV thông tin của cơ quan TT - TV một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và đầy đủ nhất. Có rất nhiều cách giải quyết cho vấn đề này, và một trong những cách đó chính là cơ quan TT - TV tiến hành quảng bá hoạt động của mình. Theo Từ điển Tiếng Việt, “quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện thông tin”. Trong lĩnh vực kinh tế, quảng bá được hiểu là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
- Quảng bá là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Theo Robert Leduc, quảng bá là "tất cả những phương tiện thông tin và thuyết phục quần chúng mua một món hàng hay một dịch vụ". Khi xét các định nghĩa trên, ta có thể thấy: quảng bá chủ yếu thiên về giới thiệu hình ảnh, chất lượng các sản phẩm - dịch vụ mà nhà sản xuất hay người sở hữu (cơ quan, tổ chức, cá nhân) tiến hành mà mục đích là để người tiêu dùng biết đến và có nhu cầu về các sản phẩm -dịch vụ của họ. Quảng bá chú trọng đến hình ảnh của các sản phẩm - dịch vụ mà người sử hữu nó có để phổ biến rộng rãi tới tất cả mọi người. Hoạt động quảng bá chính là làm tất cả những gì mà một tổ chức đưa đến khách hàng những sản phẩm của mình một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất; nhằm làm sao tổ chức đó ngày càng có vai trò rộng lớn trong cộng đồng khách hàng thông qua các sản phẩm được cung cấp. Như vậy, hoạt động quảng bá trong lĩnh vực thông tin thư viện cũng có thể được hiểu là những hoạt động nhằm giới thiệu các hoạt động, sản phẩm - dịch vụ, tiềm năng của mình đến với người dùng tin. Trong thời đại ngày nay, khi mà thông tin đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong mọi hoạt động của xã hội thì vấn đề lựa chọn nguồn tin, nhà cung cấp thông tin càng trở nên quan trọng với người dùng tin. Các cơ quan TT - TV vì vậy đã đưa ra rất nhiều chiêu thức quảng bá hình ảnh, SP - DV của mình. Hoạt động này rất phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức, ngày càng có quy mô rộng hơn cũng như chất lượng tốt hơn với những phương tiện hiện đại hơn mà mục đích cuối cùng vẫn là thu hút người dùng tin đến với Thư viện. Hoạt động quảng bá tại các thư viện của các trường đại học cũng không nằm ngoài xu hướng này. 1.2.2 Mục đích và vai trò của quảng bá trong hoạt động Thông tin - Thư viện Các giải pháp quảng bá cho sản phẩm đến với người dùng là một phần quan trọng trong hoạt động marketing tại các cơ quan Thông tin – thư viện. Trên thực tế, không phải tất cả mọi người đều biết đến sản phẩm mà mình cần, các lợi ích nhờ việc khai thác, sử dụng sản phẩm đó, cũng như cách thức để có thể khai thác, sử dụng được sản phẩm. Mục đích của các hoạt động chiêu thị, quảng bá sản phẩm chính là nhằm khắc phục
- các hạn chế kể trên bằng cách đưa đến cho người dùng tin cái nhìn khái quát nhất, chính xác và đầy đủ về SP - DV cũng như các hoạt động của Thư viện. Qua đó có thể: . Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và hình thành thói quen, tập quán ở mọi thành viên trong xã hội đối với việc khai thác, sử dụng thông tin. . Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các nguồn lực của cơ quan TT - TV . Nâng cao khả năng của các cơ quan TT - TV trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi thành viên trong xã hội. . Nâng cao hiệu quả đầu tư của xã hội đối với các cơ quan TT - TV. Đối với các cơ quan TT - TV, những mục đích trên đều nhắm tới người dùng tin mục tiêu của mình, trong trường hợp các thư viện thuộc các trường đại học thì đó chính là cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường. Với mục tiêu hàng đầu là tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu về tài liệu - thông tin của người dùng tin, các thư viện đại học luôn phải đứng trước vấn đề là làm sao để SP - DV của mình tiếp cận tối đa với người dùng tin. Một chiến lược quảng bá hoạt động TT - TV tốt sẽ giải quyết được câu hỏi này. Tuỳ vào từng đặc thù riêng của trường đại học mà mình trực thuộc, các thư viện sử dụng những hình thức quảng bá khác nhau. 1.2.3 Các hình thức quảng bá Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, điện tử và đặc biệt là các hệ thống mạng mà nổi trội hơn cả là mạng Internet thì việc quảng bá qua mạng trở nên vô cùng cần thiết và có những lợi ích không thể chối cãi: Quảng bá không giới hạn cả không gian và thời gian Chi phí rẻ, trong nhiều trường hợp có thể là miễn phí Dễ dàng tạo liên kết, đường link tới các thư viện khác và có điều kiện để chia sẻ nguồn lực với họ khi đã có thoả thuận Cán bộ thư viện làm việc nhiều hơn với Website của thư viện mình, nhận được các thông tin phản hồi nhanh chóng và thuận lợi hơn Hoạt động của Thư viện theo một nghĩa nào đó sẽ là 24/ 24 giờ mỗi ngày và việc quảng bá thì vẫn diễn ra liên tục trong khoảng thời gian đó Tạo hình ảnh một thư viện được tổ chức tốt: thân thiện, hiện đại với thông tin cập nhật liên tục, các dịch vụ cung cấp thông tin hiệu quả và kịp thời qua chat, email
- Song song với các hình thức quảng bá qua mạng, các thư viện cũng sử dụng nhiều hình thức khác: tờ rơi, tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan thu hút sự quan tâm, chú ý của người dùng tin. Việc kết hợp được cả hai yếu tố truyền thống và hiện đại sẽ giúp thư viện có được những kết quả đáng mong đợi cho hoạt động quảng bá của mình. 1.2.3.1 Quảng bá qua Website, Blog - Website: Theo Wikipedia "Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP". Website cũng có thể được hiểu là tập hợp của rất nhiều trang web - một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet - tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào xem. Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ (homepage), người xem có thể xem các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks). Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (muốn đăng bao nhiêu thông tin cũng được, không giới hạn số lượng thông tin, hình ảnh ) và không giới hạn phạm vi khu vực sử dụng (toàn thế giới có thể truy cập). Một số module thường thấy trên các website: Trang chủ, Giới thiệu, Quảng cáo, Tra cứu OPAC, Tổ chức Tuỳ theo đặc điểm của từng thư viện mà có cách bố trí các module khác nhau. - Blog: Theo Wikipedia: "Blog, gọi tắt của weblog (nhật ký web), là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990 của thế kỷ XX. Các blogger (người viết blogger), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Theo dự thảo 5 Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, blog được hiểu là “Trang thông tin điện tử cá nhân được dùng để thể hiện những thông tin mang tính chất cá nhân phục vụ nhu cầu lưu trữ hoặc trao đổi, chia sẻ với một nhóm người hoặc với cộng đồng sử dụng dịch vụ Internet. Blog được ký khởi tạo trên Internet bởi chủ thể sở hữu blog”. Theo đó, chủ thể đăng ký khởi tạo blog trên Internet là blogger.
- Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình. Một trang blog có thể chứa các siêu liên kết, hình ảnh và liên kết (tới các trang chứa phim và âm nhạc). Văn bản blog dùng phong cách thảo luận. Mỗi blog thường chỉ liên quan đến một chủ đề yêu thích". Blog thường được thiết kế đơn giản hơn website, các module của blog được lựa chọn tuỳ theo nhu cầu, hoạt động của Thư viện. Website và Blog có thể nói là những phương tiện hiện đại, phổ biến được hầu hết người dùng tin sử dụng trong quá trình tìm, trao đổi thông tin trên mạng. Việc khai thác hợp lý các hình thức quảng bá này sẽ giúp thư viện đến gần với người dùng tin hơn và phổ biến được hình ảnh của mình một cách rộng rãi hơn. 1.2.3.2 Sử dụng công cụ tìm kiếm Công cụ tìm kiếm là một ứng dụng phần mềm được thiết kế để tìm kiếm các nguồn lực kỹ thuật số như các trang web, văn bản, tin tức usenet, hình ảnh, video, ảnh bằng cách nhập từ khóa. Một số trang web cung cấp một công cụ tìm kiếm như là các tính năng chính, ví dụ của Google, Yahoo và Ask.com và những người dịch vụ trực tuyến thường được gọi là công cụ tìm kiếm. Các thư viện có thể đăng ký đưa thông tin về hoạt động, sản phẩm - dịch vụ của mình lên các công cụ tìm kiếm thông dụng như: - Google: - Yahoo: - Baidu:
- - Xa lộ: Khi đăng ký đưa thông tin lên mạng, Thư viện có thể phải trả một khoản phí nhất định cho các từ khoá liên quan đến sản phẩm - dịch vụ của mình. Người sử dụng thông qua các từ khoá này có thể tiếp cận với thông tin về thư viện. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm có thể không chính xác hoàn toàn vì các công cụ tìm kiếm sẽ tự tách từ khoá thành từng từ một nếu người dùng tin không sử dụng đúng các biểu thức tìm tin được mã hoá bởi toán tử AND, OR, NOT hoặc các ký hiệu khác dẫn đến nhiễu tin. 1.2.3.3 Viết bài và đƣa tin trên các website uy tín Đây là một hình thức quảng bá hiệu quả, giúp thư viện khẳng định được vị trí trên mạng. Thư viện chỉ cần viết những bài báo giới thiệu về các thế mạnh, hoạt động của mình và gửi tới các báo, tạp chí điện tử, website của cơ quan liên quan cơ uy tín. Thông qua các bài báo được đăng, người dùng tin sẽ được tiếp cận hình ảnh của thư viện. 1.2.3.4 Tham gia các mạng xã hội Theo Wikipedia: mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng xã hội đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới: các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như theo tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ email hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
- Hiện nay thế giới có hành trăm mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùn miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Zing Me tại Việt Nam. Một số logo của các mạng xã hội nổi tiếng: - Facebook: - Twitter: - Zingme: - MySpace: 1.2.3.5 Tham gia các diễn đàn Tham gia các diễn đàn là việc truy cập vào các diễn đàn tại các website thư viện trên mạng Internet để cung cấp, chia sẻ các thông tin và giải đáp các câu hỏi mà người dùng tin đặt ra. Việc tư vấn, chỉ chỗ cho người dùng tin đến với thư viện, tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ do thư viện mang đến chính là cách quảng bá hình ảnh đầy hiệu quả. Qua hoạt động này, thư viện cũng góp phần định hướng nhu cầu tin của người dùng tin và tạo ấn tượng thân thiện, chuyên nghiệp, luôn theo kịp xu hướng mới. Đây cũng là một phương tiện thích hợp để thư viện
- tiếp nhận những thông tin phản hồi về chất lượng phục vụ, ý kiến đóng góp của người dùng tin và các quan điểm của các chuyên gia TT - TV tham gia diễn đàn. 1.2.3.6 Gửi thông tin qua email và Chat Đây là một phương thức khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian, công sức của cán bộ thư viện. Để gửi thông tin, cán bộ thư viện chỉ cần thao tác bằng một lần click chuột hay nhấn phím enter cho rất nhiều đối tác cùng một lúc. Ngoài ra việc gửi email cũng tương đối đảm báo được tính bí mật của thông tin mà NDT yêu cầu. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp mạng Chat và Email, trong số đó nổi tiếng nhất là Google, Yahoo Tại Việt Nam trong thời gian gần đây có cung cấp mạng Zingchat. 1.2.3.7 Đặt các banner, logo quảng bá trên các website - Banner: Banner: theo từ điển Anh - Việt có nghĩa là biểu ngữ, đầu đề lớn suốt mặt trang báo. Theo Wikipedia: Banner là một lá cờ hoặc một mảnh vải mang một biểu tượng, logo, khẩu hiệu hoặc tin nhắn. Có thể nói Banner là hình thứ c quảng cáo rất phổ biến trên các trang web hiêṇ nay (gọi là Web Banner). Đó chính là những ô quảng cáo đươc̣ đă ̣ t trên các trang web , có dạng tĩnh hoặc đôṇ g, liên kết đến các trang web khác có các thông tin quảng cáo . Măc̣ dù các banner có thể đươc̣ thiết kế vớ i kích thướ c bất kỳ nh ưng viêc̣ xắp xếp các banner trên trang web se ̃ thuâṇ t iêṇ hơn khi có tiêu chuẩn đối chung . Uỷ ban Quảng cáo tương tác (IAB) khuyến khích các thành viên nên sử duṇ g 4 dạng quảng cáo chuẩn là : 180x150px, 300x250px, 160x600px và 728x90px . Hiện nay, còn xuất hiện một dạng Banner trên mạng nữa, được gọi là Banner Blog. Banner Blog cũng tương tự như Web Banner, được sử dụng trong cộng đồng Blogger. Banner được chia thành hai loại: động và tĩnh. Banner động được ưa thích hơn vì truyền tải được nhiều nội dung, hình ảnh hơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Banner được tạo ra là để nhận được sự quan tâm, phản hồi của đối tượng khách hàng truy cập website. Khách hàng sẽ phản hồi tùy vào sự hấp dẫn của quảng cáo. - Logo: Theo Wikipedia: Logo là một yếu tố đồ hoạ (ký hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình tượng ) kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhã hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó. Thông thường, logo được chủ thể công nhận ngay
- sau khi nó được thiết kế xong và mặc nhiên có bản quyền, ít xảy ra trường hợp một logo tồn tại một thời gian dài mà không hoặc chưa có bản quyền. Trong hoạt động quảng bá, logo không phải là thương hiệu, tuy nhiên nó là ấn tượng bên ngoài để dễ nhận ra thương hiệu. 1.2.3.8 Đăng ký quảng bá miễn phí trên các website Đây là một dịch vụ rất hữu ích, các thư viện có thể đăng tải các thông tin của mình trên nhiều trang web miễn phí. Tuy nhiên, cũng cần phải có sự lựa chọn thích hợp: những trang có uy tín, liên quan đến hoạt động thư viện và thường xuyên được cập nhật với những thông tin hữu ích. Các thư viện có thể đặt đường link của mình tại các trang web này và ngược lại. 1.2.3.9 Maketing truyền miệng Tuyên truyền (propaganda) là một dạng đặc biệt của truyền thông và có lịch sử nhiều ngàn năm. Theo Từ điển Tiếng Việt 2009 của Nhà xuất bản Đà Nẵng: tuyên truyền là "phổ biến, giải thích rộng rãu để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo". Theo R.A.Nelson, tuyên truyền được định nghĩa một cách trung tính như một dạng truyền thông có hệ thống, có chủ ý nhằm tác động đến cảm xúc, thái độ, ý kiến và hành động của một nhóm người xác định vì các mục đích tư tưởng, chính trị hay thương mại thông qua việc truyền các thông điệp một chiều, được kiểm soát trên các phương tiện truyền thông. Trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện: tuyên truyền miệng gồm những phương pháp tác động lên người nghe bằng lời nói. Các phương pháp tuyên truyền miệng thường áp dụng trong thư viện chủ yếu là: - Kể sách - Nói chuyện - Câu lạc bộ bạn đọc: được tổ chức trong thư viện khi có một số người cùng sở thích được tập hợp lại với nhau. - Thảo luận về tài liệu - Các cuộc tranh luận - Cuộc thi vui trả lời các sách (hay hái hoa dân chủ) - Tạp chí miệng: hình thức thông tin kịp thời về những sách mới trong thư viện - Điểm sách (giới thiệu sách) 1.2.3.10 Tuyên truyền trực quan trong thƣ viện
- Tuyên truyền trực quan trong thư viện là việc giới thiệu hoặc khai thác nội dung các ấn phẩm trong các hình thức cảm thụ bằng mắt, để lại những dấu ấn lâu bền trong ký ức của người xem. Các hình thức tuyên truyền trực quan: - Triển lãm sách: là trình bày trực quan có hệ thống bộ sưu tập các loại hình tài liệu công bố và không công bố theo một nguyên tắc chọn lựa nhất định. - Panô thư viện: có hai loại Panô thư viện: tuyên truyền sách và hướng dẫn nghiệp vụ thư viện - Các hình thức khác: bảng treo báo tường; triển lãm tranh ảnh; tuyên truyền các ấn phẩm định kỳ 1.2.3.11 Tờ rơi Theo wikipedia: Tờ rơi hay tờ bướm, tờ gấp là tờ giấy rời để giới thiệu, quảng cáo, tuyên truyền về một sự kiện, dịch vụ, sản phẩm nào đó. Tờ rơi thường được in hàng loạt với số lượng lớn rồi phát miễn phí cho người qua đường, dán lên các bảng thông tin hoặc phát ở các nơi diễn ra sự kiện. Tờ rơi cùng với bưu thiếp, giấy rời và poster đều mang tính thiết yếu và là hình thức thông tin tự do cho những ai muốn thu hút sự chú ý ở nơi công cộng mà không cảm thấy cần thiết phải đăng quảng cáo. Đây là một hính thức tiếp thị trực tiếp rất hữu hiệu. Có nhiều kích cỡ: A4, A5, A6. Tờ rơi càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi với sự phát triển và mở rộng của hệ thống máy tính, mạng Internet 1.2.3.12 Hội nghị, Hội thảo, Seminar Nhóm dịch vụ này được gọi chung là Hội thảo. Đây là một hình thức hoạt động phổ biến đối với tất cả các cơ quan TT - TV. Mục đích của Hội thảo là mang đến cho người dùng tin những thông tin có liên quan tới vấn đề đang thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mà cơ quan thực hiện dịch vụ này có chức năng hướng tới. Do vậy, nó được tiến hành trên cơ sở nhu cầu hiện tại của người dùng tin và các vấn đề đang đặt ra cho đại đa số thành viên của cộng đồng. Hội thảo là một công cụ quan trọng để thực hiện việc phổ biến thông tin, các thành tựu mới trong khoa học và công nghệ, các vấn đề kinh tế xã hội, văn hoá nghệ thuật trong nước và thế giới. Hội thảo cũng là phương thức để thực hiện, quảng bá các dịch vụ khác của thư viện: phổ biến thông tin hiện đại, phổ biến thông tin chọn lọc, các hoạt động tuyên truyền, triển lãm. CHƢƠNG 2
- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ 2.1 Giới thiệu Thƣ viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Học viện Kỹ thuật quân sự được thành lập vào ngày 08/08/1966 theo quyết định số 146/QĐ-CP của Hội đồng Chính phủ: là một trong những trường đại học tổng hợp kỹ thuật hàng đầu ở Việt Nam, một trường đại học trọng điểm quốc gia chuyên đào tạo kỹ sư, kỹ sư trưởng, thạc sĩ, tiến sĩ và nghiên cứu khoa học các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng, các ngành công nghệ dân dụng phục vụ sự nghiệp "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" quân đội và các ngành kinh tế quốc dân. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Học viện có đội ngũ cán bộ hơn 1.000 người với trên 800 giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, phần lớn được đào tạo ở các nước Đức, Đông Âu, Nga, SNG, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc trong đó có: 85 giáo sư, phó giáo sư; 27 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú; 254 Tiến sỹ Khoa học và Tiến sỹ chuyên ngành, gần 400 Thạc sĩ khoa học và công nghệ ( 85% số giảng viên của Học viện có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ). Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự ra đời cùng với sự ra đời của Học viện vào năm 1966. Trước năm 1978 Thư viện trực thuộc phòng Huấn luyện Từ 1978 đến tháng 4/1996 Thư viện trực thuộc phòng Khoa học Công nghệ và Môi trường. Từ tháng 5/1996 đến tháng 10/1998 Thư viện trực thuộc ban Giám đốc Từ tháng 11/1998 đến nay Thư viện thuộc phòng Thông tin Khoa học Quân sự. Là thành viên Liên Hiệp Thư viện các trường đại học khu vực Phía Bắc. Uỷ viên Ban chấp hành Hội thư viện Việt Nam 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ Pháp lệnh Thư viện do ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX thông qua ngày 28/12/2000 quy định: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức,
- cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu hộc tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ngoài chức năng, nhiệm vụ của một thư viện nói chung, Thư viện Học viện còn có một số chức năng, nhiệm vụ mang tính chất đặc thù như sau: - Tuyên truyền phục vụ cho công tác Đảng, công tác chính trị trong môi trường Quân đội và là công cụ đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. - Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để từng bước hiện đại hóa Thư viện. - Thư viện là cầu nối đưa sách báo, thông tin chính trị, văn hóa, xã hội mới cập nhật vào môi trường quân đội. Hiện tại Thư viện tổ chức phục vụ tại 2 cơ sở: cơ sở 1 tại 100 Hoàng Quốc Việt – Từ Liêm - Hà Nội và cơ sở 2 tại Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Hiện nay, Phòng Thông tin Khoa học Quân sự được chia thành 3 ban: - Chỉ huy phòng - Ban Thông tin khoa học - Ban Tạp chí khoa học - Ban Thư viện
- BAN GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN KTQS Phòng Thông tin Khoa học Quân sự Ban Ban Tạp Văn thƣ Ban Thƣ Thông tin chí Khoa viện khoa học học Nhóm tạo nguồn Phòng xử lý và Dịch vụ nghiệp vụ thông tin Phòng mƣợn Nhóm biên tập xuất bản và ấn phẩm Phòng đọc Nhóm quản trị mạng và cơ sở dữ Phòng liệu Internet Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Thông tin Khoa học Quân sự Đội ngũ cán bộ Thư viện hiên nay phần lớn là trẻ, năng động, nhiệt tình, đều được đào tạo cơ bản, có trình độ ngoại ngữ về tiếng Anh, Nga và vi tính. Thạc sỹ: 01 (chiếm 5%) Đại học, Cao đẳng: 18 (chiếm 90%) Trung cấp: 01 (5%) + Cơ cấu tổ chức hiện nay: 17 đ/c Chỉ huy ban: 01 cán bộ
- Tổ nghiệp vụ: 04 cán bộ Tổ phòng đọc: 07 cán bộ Tổ phòng mượn: 05 cán bộ 2.1.4 Cơ sở vật chất và vốn tài liệu Hiện nay, Thư viện sử dụng tòa nhà 3 tầng với tổng diện tích là 1.600 m2 cùng các trang thiết bị: máy tính, máy quay, máy in, phô tô và giá sách chuyên dụng, bàn ghế Trong thời gian tới Thư viện sẽ tiếp nhận thêm diện tích mới xây tại tầng 4 của tòa nhà, thay thế diện tích kho sách hiện đang để tại một số tòa nhà khác trong Học viện. Vốn tài liệu rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại thuộc các lĩnh vực nghiên cứu chính như: vô tuyến điện tử, điện tử y sinh, kỹ thuật điều khiển, cơ khí Hiện Thư viện có trên 70.000 đầu tài liệu với trên 500.000 cuốn, trong đó: Tài liệu tham khảo kỹ thuật: trên 55.000 đầu tài liệu với trên 150.000 cuốn (trong đó tiếng Nga 70%, tiếng Latinh 15%, tiếng Việt 15%). Tài liệu chính trị xã hội trên 4.000 đầu tài liệu với trên 25.000 cuốn. Giáo trình gần 2.500 đầu tài liệu với trên 260.000 cuốn. Tài liệu mật/ hạn chế gần 1.000 đầu tài liệu với trên 35.000 cuốn Luận án, Luận văn: 3.500 đầu Đồ án: 3.500 đầu Báo, tạp chí Tài liệu điện tử: Cơ sở dữ liệu thư mục trên 50.000 đầu tài liệu Cơ sở dữ liệu toàn văn (sách điện tử): 3.247 đầu tài liệu - Đưa vào phần mềm Libol: 1.062 đầu tài liệu - Để trên máy chủ: 2.185 đầu tài liệu 2.1.5 Công tác phục vụ người dùng tin Thư viện phục vụ tại 2 cơ sở: Hà Nội và Vĩnh Yên. + Tổng số bạn đọc đăng ký là trên 11.000 (10.800 bạn đọc đã làm thẻ mã vạch). + Trung bình bạn đọc đến Thư viện: 120.000 lượt/ năm + Tổng số lượt tài liệu luân chuyển: 290.000 lượt tài liệu/ năm + Vốn tài liệu trên 70.000 đầu tài liệu với trên 500.000 cuốn
- + Dán mã vạch giáo trình: 260.000 cuốn + Dán nhãn từ tài liệu phòng đọc tầng 2: trên 20.000 cuốn + Số hóa tài liệu: (đầu/ trang A4) 1.061/400.000 2.1.6 Đặc điểm người dùng tin của thư viện Hiện nay Thư viện Học viện Kỹ thuật quân sự có trên 11.000 người dùng tin được chia làm 3 nhóm: + Nhóm 1: Người làm công tác quản lý lãnh đạo. Gồm: Ban Giám đốc Học viện, Trưởng khoa, Trưởng phòng, Trưởng bộ môn, hệ tiểu đoàn Nhóm này cần các thông tin mang tính tổng kết, dự đoán trên mọi lĩnh vực khoa học: giáo dục, quản lý, Khoa học quân sự. + Nhóm 2: Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học trên 1000 cán bộ (trong đó có trên 800 giáo viên). Nhóm bạn đọc này thường quan tâm tới tài liệu chuyên sâu, những mảng đề tài mà họ trực tiếp tham gia giảng dạy, nghiên cứu. + Nhóm 3: Nhóm người dùng tin là học viên, sinh viên trên 9000 người. Trong đó học viên quân sự khoảng 4000 người (bao gồm cao học, chuyển cấp và hệ đào tạo kỹ sư quân sự), học viên dân sự khoảng 5000 người. Hình thức phục vụ cho nhóm này thường là tài liệu tham khảo, giáo trình, luận văn, luận án và các nguồn tin điện tử, vật mang tin khác phục vụ cho học tập và nghiên cứu. + Ngoài 3 nhóm trên còn có trên 1000 cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ. 2.1.7 Quan hệ hợp tác của thư viện Thư viện hiện có quan hệ hợp tác với các đơn vị sau: + Công ty xuất nhập khẩu sách báo Việt Nam (Xunhasaba) + Tổng công ty phát hành sách Trung ương + Các nhà xuất bản: Chính trị quốc gia, Khoa học kỹ thuật, Việt – Mỹ STRENS BOOKS, Đại học Quốc gia Hà Nội, Quân đội nhân dân, Giáo dục. + Trung tâm thông tin thư viện: Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học công nghệ Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở thông tin Hoa Kỳ, Học viện Quân y, Thư viện Trung ương Quân đội, Thư viện Quốc gia Việt Nam 2.2 Thực trạng hoạt động phân phối sản phẩm tại Thƣ viện Học viện Kỹ thuật Quân sự Dựa vào thực tiễn hoạt động phân phối sản phẩm TT - TV tại Thư viện Học viện KTQS, có thể chia thành các hình thức: sản phẩm được phổ biến đến mối cá nhân hoặc nhóm người
- dùng tin, sản phẩm được đưa đến một địa điểm xác định, sản phẩm được phổ biến trong môi trường mạng. 2.2.1 Sản phẩm được phổ biến đến mối cá nhân hoặc nhóm người dùng tin Các sản phẩm được phổ biến đến các cá nhân hoặc nhóm người dùng tin bao gồm: - Dịch vụ tra cứu tin: Dịch vụ này dành cho người dùng tin có nhu cầu tìm kiếm tài liệu, thông tin nào đó mà không thể tự tìm kiếm được. Người dùng có thể ghi yêu cầu của mình và chuyển cho cán bộ thư viện. Cán bộ thư viện sẽ có trách nhiệm tìm kiếm và trả lời kết quả tìm được cho người dùng tin. Dịch vụ này được thực hiện ở tất cả các phòng trong Thư viện một cách miễn phí. - Phổ biến thông tin chọn lọc: (viết tắt theo tiếng Anh là SDI) là dịch vụ cung cấp các thông tin có nội dung và hình thức đã được xác định từ trước một cách chủ động và định kỳ tới người dùng tin. Thư viện Học viện KTQS cung cấp thông tin theo các địa chỉ đã đăng ký, phần lớn là các thông tin tổng hợp: chính trị - xã hội, khoa học - giáo dục phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học (dành cho các khoa, bộ môn trong Học viện hoặc một số nghiên cứu sinh có nhu cầu) và tham mưu cho chiến lược phát triển của Học viện (dành cho Ban Giám đốc). Các thông tin này được gửi định kỳ hàng tháng qua văn bản đến địa chỉ người dùng tin đã đăng ký; trường hợp có yêu cầu đặc biệt, bất thường, đột xuất người dùng tin có thể thông báo cho Thư viện và nhận thông tin trong khoảng thời gian đã được thống nhất trước. - Cung cấp thông tin theo chuyên đề: bao gồm Thông tin chuyên đề ra không định kỳ, tiêu biểu như Tên lửa chống hạm, Công nghệ Thông tin trong quân sự, Vũ khí bộ binh hiện đại, Tên lửa phòng không, Hiện trạng và Xu hướng phát triển xe tăng chiến đấu của Nga; Máy bay chiến đấu của Nga xuất bản dưới dạng điện tử trên Website "Tư liệu-chuyên đề"; các bản tin phục vụ lãnh đạo với nội dung chuyên về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, xuất bản không định kỳ, dưới dạng điện tử trên Website. Ngoài ra Thư viện, nhất là Ban Thông tin Khoa học và Ban Tạp chí Khoa học Phòng Thông tin Khoa học Quân sự còn nhận viết bài hoặc chuyên đề về các vấn đề Chính trị xã hội, Khoa học công nghệ, Khoa học kỹ thuật quân sự. Dịch vụ này chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên trong trường. - Tư vấn thông tin: + Tư vấn trực tiếp: khi có nhu cầu tìm hiểu về một vấn đề, thông tin nào đó liên quan đến hoạt động thư viện hoặc các tài liệu của thư viện thì người dùng tin có thể liên hệ trực tiếp
- với cán bộ thư viện tại tất cả các bộ phận (trong giờ làm việc) để nhận được câu trả lời hoặc hướng dẫn cách thức để tiếp cận và thoả mãn nhu cầu của mình. + Qua địa chỉ mail: kqh.bgddt@bdvn.vnmail.vnd.net; p8@mta.edu.vn; lqdtu@hn.vnn.vn. Người dùng tin sẽ nhận được sự giúp đỡ của cán bộ thư viện khi gửi yêu cầu của mình đến các địa chỉ mail trên: thời gian nhận yêu cầu là 24/24, thời gian trả là trong giờ làm việc. Các vấn đề người dùng tin thường quan tâm: . Lập danh mục tài liệu phù hợp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu của người dùng tin về một đề tài nào đó. . Thông tin dữ liệu, số liệu về các lĩnh vực cụ thể. . Giải đáp các vấn đề về tra cứu tìm tin, các quy định của thư viện . Trả lời các câu hỏi cụ thể về một tài liệu nào đó. - Thư viện cung cấp bản sao tài liệu: tài liệu gốc, bản dịch, băng ghi âm, ghi hình về Chính trị - Xã hội, Khoa học công nghệ, Đĩa CD-ROM. Người dùng tin có nhu cầu sao chép tài liệu liên hệ với quầy thủ thư tại các phòng đọc tầng 2, 3 nhà H5 (đối với tài liệu chỉ cho phép đọc tại chỗ) hoặc trực tiếp tới phòng photocopy tại tầng 1. Quy trình này như sau: cán bộ nhận phiếu yêu cầu và tiền đặt cọc của người dùng tin, vào sổ theo dõi Photocopy của phòng, thông báo cho phòng photocopy lên nhận tài liệu, ký nhận giao trả tài liệu; người dùng tin sẽ nhận tài liệu và thanh toán phí photo tại phòng photocopy. Thời gian nhận trả tài liệu của Phòng đọc là trong giờ làm việc (được trình bày ở phần sau), đối với phòng photocopy: tất cả các ngày trong tuần buổi sáng từ 7h30 đến 11h, buổi chiều 13h15 đến 17h. Đối với tài liệu mật nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức. Riêng dịch vụ cung cấp bản dịch, băng ghi âm, ghi hình, đĩa CD-ROM người dùng tin đăng ký và nhận trực tiếp tại Phòng nghiệp vụ tầng 1 nhà H5. Thời gian phục vụ: thứ 2, 3, 4, 5, 7 và chủ nhật: cả ngày; riêng thứ 6: buổi sáng. Thời gian mở cửa: sáng 7h30 đến 11h, chiều 13h30 đến 16h30. 2.2.2 Sản phẩm được đưa đến một địa chỉ xác định 2.2.2.1 Khai thác, sử dụng cơ quan TT-TV: đọc, mượn, khai thác tài liệu vi dạng, nghe nhìn. Thư viện cung cấp tài liệu theo hai phương thức: + Mượn về đối với giáo trình, tài liệu tham khảo tại tầng 1. + Đọc tại chỗ với tài liệu tham khảo, báo - tạp chí, luận văn, luận án, đồ án, tài liệu mật tại tầng 2, tầng 3 và tài liệu lưu chiểu tại phòng nghiệp vụ.
- Mượn về nhà Phục vụ bạn đọc mượn về nhà các sách giáo trình mua ngoài và Học viện in thuộc các chuyên ngành đào tạo của Học viện. Hiện tại có khoảng gần 2.500 tên giáo trình, với khoảng trên 220.000 cuốn tài liệu. Khi có nhu cầu mượn tài liệu, bạn đọc phải tra cứu trên máy và ghi vào phiếu yêu cầu chuyển cho thủ thư. Số lượng giáo trình được mượn của bạn đọc Thư viện rất lớn: đối với học viên là 40 cuốn/ kỳ, cán bộ là 20 cuốn/ kỳ. Phục vụ cho mượn về nhà các sách tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài, sách văn học. Hiện tại có khoảng trên 60.000 đầu tài liệu, với trên 200.000 cuốn. Bạn đọc mượn tài liệu phải tra cứu trên máy và ghi vào phiếu yêu cầu chuyển cho thủ thư. Mỗi lần mượn không quá 03 cuốn (sách tham khảo), 02 cuốn (sách văn học), hạn mượn không quá 15 ngày; giáo trình không quá 1 kỳ. Thư viện thực hiện chính sách mượn trả miễn phí đối với cán bộ, giảng viên, học viên dân sự và có thu phí đối với sinh viên dân sự. Phí mượn sách được tính bằng thời gian mượn: giáo trình: trong tháng đầu tiên là 10% giá bìa, từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 là 20% giá bìa; tài liệu tham khảo tính chung là 10% giá bìa. Tài liệu phòng mượn cũng được luân chuyển tới cơ sở 2 của Học viện tại Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Giờ giấc hoạt động của 2 cơ sở cũng tương đương nhau (lịch phục vụ tầng 1 nhà H5: Thứ 2, 3, 4: Cả ngày; Thứ 5: Buổi sáng. Thời gian mở cửa: sáng: 7h45đến 11h, chiều 13h15 đến 16h15). Hàng tuần Thư viện đều cử cán bộ lên cơ sở 2 hỗ trợ mượn trả và hoàn thành báo cáo hoạt động. Đọc tại chỗ Tài liệu tham khảo chung hiện có gần 9.000 đầu tài liệu (bao gồm gần 15.000 cuốn tài liệu, tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nga. Đây là những tài liệu quý hiếm, mỗi đầu sách chỉ có 1 hoặc 2 cuốn chỉ phục vụ đọc tại chỗ. Ngoài ra còn có trên 300 đầu báo, tạp chí thuộc các lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, xã hội, chính trị, văn hóa, thể thao Phòng đọc tầng 2 nhà H5: phục vụ chung các đối tượng cán bộ, học viên, sinh viên có nhu cầu tham khảo, tìm tài liệu. Tài liệu tại đây được tổ chức theo hình thức kho mở với nhiều trang thiết bị điện tử hiện đại: cổng từ, camera, thiết bị
- nạp từ, khử từ, máy tính góp phần quản lý tốt nhất kho tài liệu cũng như người dùng tin. Tài liệu được sắp xếp theo khung phân loại BBK, có bảng chỉ dẫn trên tủ mục lục và đầu các giá, thuận tiện cho việc tìm kiếm cũng như xếp giá. Người dùng tin sau khi sử dụng sách tham khảo sẽ để tại bàn trả sách, các cán bộ kiểm kê tài liệu, vào sổ và xếp giá. Cuối tuần vào chiều thứ 5 và sáng thứ 6 cán bộ Thư viện tổng vệ sinh kho và xếp lại những tài liệu người dùng tin để sai vị trí. Giá sách tại phòng đọc tầng 2 nhà H5 Tại đây còn lắp đặt hệ thống WIFI miễn phí phục vụ nhu cầu kết nối Internet của người dùng tin. Lịch phục vụ Phòng đọc tầng 2 nhà H5: thứ 2, 3, 4: ca 1 + ca 2; thứ 5,6: buổi sáng + ca 2. Thời gian mở cửa: ca 1: sáng 7h30 đến 11h, chiều 13h15 đến 16h; ca 2: 16h đến 21h30. Riêng thứ 7, chủ nhật: sáng 8h đến 11h, chiều 13h30 đến 16h. Phòng Báo - Tạp chí tầng 3 nhà H5: phục vụ mọi đối tượng.
- Phòng đọc cán bộ, giáo viên, Cao học và Nghiên cứu sinh - Tầng 3, nhà H5: được tổ chức theo hình thức kho mở, tài liệu xếp theo khoa, mỗi môn học có từ 3 tài liệu tham khảo trở lên. Hiện có khoảng trên 4.000 cuốn tài liệu và hàng nghìn tài liệu điện tử. Luận văn, Luận án tại tầng 3 nhà H5: 2390 tên tài liệu được quản lý bằng số đăng ký cá biệt. Giá Luận văn, Luận án Kho tài liệu mật: Hiện có gần 1.000 đầu tài liệu với trên 35.000 cuốn về lĩnh vực Khoa học quân sự và kỹ thuật quân sự chủ yếu do Tổng cục chính trị hoặc tài liệu lưu hành nội bộ do Học viện xuất bản. Tài liệu trong kho được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt. Tuy nhiên hiện tại do diện tích có hạn và số lượng tài liệu không nhiều nên kho tài liệu mật được ghép chung vào phòng đọc tầng 3. Bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu tài liệu mật, phải thực hiện nghiêm các qui định của Học viện và Phòng Thông tin KH-CN-MT. Đây là bộ phận duy nhất của kho mở có dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà. Đối tượng chủ yếu của kho tài liệu mật là cán bộ, giảng viên. Nhóm này được mượn về nhà qua đăng ký với cán bộ thư viện. Đối với nhóm học viên, sinh viên nếu muốn mượn phải có xác nhận của giáo viên bộ môn, xin chữ ký của Ban thư viện mới được giải quyết mượn.
- Lịch phục vụ Phòng đọc cán bộ, giáo viên, cao học, nghiên cứu sinh; Phòng Luận văn, Luận án; Phòng Báo - Tạp chí và Kho Tài liệu mật tại tầng 3 nhà H5: phục vụ thứ 2,3,4: cả ngày; thứ 5,6: buổi sáng. Thời gian mở cửa: sáng 7h30 → 11h, chiều 13h15 → 16h15. Phòng Internet dành cho cán bộ, giáo viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh (không thu phí) - tấng 3 nhà H5 với 18 máy tính nối mạng: phục vụ giờ hành chính (thứ 2, 4, 5,cả ngày, thứ 3, 6 buổi sáng). Phòng Internet dành cho Học viên, Sinh viên (có thu phí 1000đ/ 1h) - tầng 3 nhà H5 với trên 20 máy tính nối mạng: phục vụ giờ hành chính; các buổi tối thư 2, 3, 4 (từ 18h đến 21h; sáng thứ 2, chủ nhật (từ 8h đến 11h)). Kho tài liệu lưu chiểu tại phòng nghiệp vụ tầng 1 nhà H5: lưu giữ tài liệu Thư viện được nhận lưu chiểu. Thời gian phục vụ: thứ 2, 3, 4, 5, 7 và chủ nhật: cả ngày; riêng thứ 6: buổi sáng. Thời gian mở cửa: sáng 7h30 đến 11h, chiều 13h30 đến 16h30. Tất cả phòng phục vụ tại tầng 2 và 3 nhà H5 do cán bộ Phòng đọc quản lý. Các phòng đều được trang bị hệ thống đèn điện chiếu sáng, điều hoà, phòng cháy chữa cháy đảm báo môi trường trong lành, thoáng mát, thân thiện với người dùng tin. Để khai thác, sử dụng tốt nhất tài liệu Thư viện, người dùng tin có thể tìm tin qua hệ thống tra cứu hiện đại, truyền thống, thư mục chuyên đề, mục lục quyển và thông báo tài liệu mới của Thư viện: Hệ thống tra cứu hiện đại Hiện tại, Thư viện đang sử dụng phần mềm thư viện điện tử Libol 6.0 do Công ty Tinh Vân cung cấp. Cơ sở dữ liệu (CSDL) OPAC của Thư viện có tổng số ấn phẩm lên tới 51.165 tài liệu, với các giao diện tra cứu sau: Tra cứu chung, Sách, Giáo trình, Đồ án, Luận án, Ấn phẩm định kỳ, Tài liệu nghe nhìn, Hình ảnh, Sưu tập số, Tài liệu toàn văn, Bản đồ, Sách điện tử. Ngoài ra còn có một số CSDL khác được trình bày kỹ hơn ở phần sau. Người dùng tin có thể tiếp cận với CSDL này thông qua Website của Thư viện trên mạng nội bộ của Học viện cũng như mạng MISTEN hoặc trực tiếp tra cứu qua các máy tính của Thư viện (12 máy tại phòng mượn tầng 1 nhà H5 và 1 máy tại phòng đọc tầng 2 nhà H5). Đầu niên học, thư viện sẽ mở các lớp hướng dẫn sử dụng cho các học viên và sinh viên trước khi đăng ký làm thẻ. Hệ thống tra cứu truyền thống Hệ thống mục lục là danh mục tài liệu của cơ quan thông tin - thư viện được thể hiện trên các tờ phiếu (phích) được sắp xếp theo một trình tự nhất định phản ánh vốn tài liệu của cơ quan
- thông tin - thư viện đó. Thư viện Học viện KTQS hiện có 16 tủ mục lục. Mỗi tủ có 64 ô được bố trí ở phòng đọc và phòng mượn. Người dùng tin có thể tra cứu mục lục tại các tủ mục lục tầng 1 và tầng 2 nhà H5. Trên tủ mục lục có bảng hướng dẫn sử dụng giúp người dùng tin dễ hình dung cách sắp xếp và tra tìm phiếu. Thư mục chuyên đề Là ấn phẩm thông tin được biên soạn và phổ biến định kỳ. Căn cứ vào tình hình chính trị, xã hội, sự kiện lớn diễn ra tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cán bộ chỉ huy lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ nghiên cứu và giáo viên, học viên trong học viện. Các thư mục này được lưu giữ tại phòng nghiệp vụ tầng 1 nhà H5 và phòng đọc tầng 2 nhà H5. Người dùng tin có nhu cầu có thể đăng ký trực tiếp với cán bộ thư viện để nhận được sản phẩm hoặc tự tra tìm trong kho mở (đối với phòng đọc). Với những thư mục mới biên soạn, Thư viện thường trưng bày hình ảnh qua màn hình Tivi tại phòng mượn tầng 1 hoặc tủ trưng bày tại phòng đọc tầng 2. Mục lục quyển Là ấn phẩm được biên soạn và phổ biến. Đây là loại mục lục thông báo đầy đủ toàn bộ số lượng tài liệu sách được thu, bổ sung, cập nhật vào CSDL do cơ quan Phòng Thông tin Khoa học Quân sự thực hiện hàng năm. Mục lục này có tác dụng thông báo rất tốt và có thể sử dụng làm tham chiếu cho công tác bổ sung, kiểm kê, quản lý tài liệu. Mục lục này thường được gửi trực tiếp tới các khoa, bộ môn trong Học viện và lưu giữ tại Thư viện (phòng nghiệp vụ tầng 1 nhà H5). Người dùng tin có nhu cầu sử dụng cần đăng ký với cán bộ Thư viện. Thông báo tài liệu mới
- Giao diện Thư mục sách mới trên Bản tin điện tử Thư mục được biên soạn theo lĩnh vực khoa học (như trên) hoặc theo khoa, địa điểm lưu trữ, chính sách phục vụ tuỳ theo đối tượng tài liệu mới bổ sung. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc tiếp cận tài liệu mới của người dùng tin. Đây là ấn phẩm ra hàng tháng, thông tin toàn bộ tài liệu mới gồm sách, tài liệu, đĩa, băng ghi âm, ghi hình đã được thu nhập, xử lý trong tháng đó. Loại thư mục này được biên soạn thường xuyên 10 - 11 số/năm. Bạn đọc có thể truy cập trên bản tin điện tử của Học viện (Bản tin này do cán bộ Phòng Thông tin Khoa học chịu trách nhiệm chính biên soạn, viết bài, nhận bài). 2.2.2.2 Khai thác, truy cập các ngân hàng dữ liệu: CSDL vũ khí, CSDL PROQUEST, sách điện tử, bản tin điện tử, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Để phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng người dùng tin trong Học viện, ngay từ năm 1997, Thư viện đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động thư viện. Hiện nay, ngoài việc kết nối mạng LAN, xây dựng WEBSITE Học viện KTQS với nhiều Modul tiện ích, giúp người dùng tin truy cập, khai thác thông tin dễ dàng, thuận tiện, Thư viện đã tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) bao gồm: Cơ sở dữ liệu PROQEST
- Logo của CSDL PROQUEST CSDL PROQUEST được Thư viện mua và đưa ra phục vụ năm 2009. Đây là bộ CSDL đa lĩnh vực với hơn 13.000 tạp chí khoa học (trong đó có 8.000 tạp chí toàn văn), 30.000 công trình nghiên cứu toàn văn, 18.000 luận án tiến sỹ, thạc sỹ toàn văn và nhiều ấn phẩm có giá trị được các chuyên gia thẩm định. Tại các phòng của Thư viện đều có bảng giới thiệu về CSDL Proquest, Bạn đọc có nhu cầu sử dụng CSDL PROQUEST liên hệ với cán bộ Thư viện tại phòng đọc tầng 3 để được hướng dẫn. Các CSDL khác được trình bày kỹ hơn ở phần 2.2.3 2.2.3 Sản phẩm được phổ biến trong môi trường mạng Đây là hình thức phổ biến nhất, kết hợp được cả hai hình thức trên. Thông qua mạng, người dùng tin có thể khai thác, sử dụng thư viện nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi. Cùng một lúc họ có thể tiếp xúc với nhiều sản phẩm TT - TV: tra cứu thông tin - tài liệu, truy cập các CSDL, gửi và nhận yêu cầu tư vấn Việc này cũng kích thích và rèn luyện kỹ năng lựa chọn, tìm kiếm thông tin của người dùng tin. Môi trường mạng cũng là nơi tốt nhất cho quảng bá các hoạt động của Thư viện. Những sản phẩm được phổ biến trong môi trường mạng: - OPAC
- Giao diện trang tra cứu OPAC Đây là một CSDL khá hiện đại, luôn được cập nhật thường xuyên. Người dùng tin có thể tra cứu CSDL này thông qua Website của Thư viện trên mạng nội bộ của Học viện và mạng MISTEN (phần tra cứu của Module Trang chủ). Tuy nhiên, do mạng Học viện không ổn định nên việc tra cứu hay bị gián đoạn. - Cơ sở dữ liệu vũ khí Bao gồm các tài liệu về vũ khí đã được số hoá hoặc dữ liệu thư mục của tài liệu. CSDL này phục vụ rất tốt cho nhu cầu của Học viên chuyên ngành vũ khí. Người dùng tin tra cứu CSDL này trên Website của Thư viện. - Cơ sở dữ liệu môn học
- Giao diện tra cứu CSDL môn học CSDL môn học bao quát các tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo của các môn học trong Học viện. Việc xây dựng CSDL môn học cơ bản cũng được thực hiện trên môdun “CSDL môn học” cùng một giao diện với màn hình tra cứu Libol tương tự như xây dựng CSDL các tài liệu khác. Phần tài liệu cho từng môn học được biên mục theo các trường như các biểu ghi bình thường. Ngoài ra, cần nhập tên khoa, bộ môn, các môn học của từng khoa. Mỗi môn học được mã hoá bằng một ký hiệu (Ký hiệu môn học do phòng đào tạo xác lập chung cho toàn Học viện). Trong phần tra cứu, giao diện chính vẫn là giao diện tra cứu OPAC của phần mềm Libol bao gồm: tra cứu chung, sách, luận án, tài liệu toàn văn trong đó phần cuối của liệt kê bổ sung thêm phần CSDL môn học. - Sách điện tử Cung cấp sách điện tử của tất cả các khoa, chuyên ngành trong trường: Công nghệ thông tin, Toán học, Cơ học, Vật lý, Hoá học Hiện nay thư viện cung cấp khoảng 2.750 tên tài liệu sách điện tử. CSDL sách điện tử được chia theo từng khoa đào tạo, mỗi khoa lại chia thành từng bộ môn rất thuận tiện cho tra cứu, tìm kiếm và sử dụng đối với người dùng tin. Cán bộ, học viên, sinh viên có thể download miễn phí sách điện tử này phục vụ cho học tập, nghiên cứu.
- Giao diện trang sách điện tử CSDL sách điện tử hiện nay được sử dụng khá đều đặn, thường xuyên bổ sung từ nhiều nguồn (mua, trao đổi, đóng góp, tặng ). Bạn đọc tra cứu sách điện tử trực tiếp từ Website của Học viện: hoặc thông qua tra cứu OPAC của Thư viện, phần tra cứu sách điện tử (cũ). - Tạp chí Khoa học và kỹ thuật Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật bằng tiếng Việt, có tiêu đề tiếng Anh xuất bản hàng quý từ năm 1979. Song song với bản điện tử, Tạp chí cũng xuất bản trên giấy, được xử lý và đưa ra phục vụ tại phòng đọc tầng 3.
- Giao diện chính của Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật (Journal of Science and Technique) là chuyên san nhằm công bố, giới thiệu các các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong và ngoài quân đội. Tạp chí là một cơ quan ngôn luận về khoa học kỹ thuật cấp Nhà nước của Học viện Kỹ thuật Quân sự bao gồm các lĩnh vực sau: Cơ học, Cơ khí, Điện tử, Điện tử - Điều khiển, Động lực, Vũ khí, Xây dựng công trình, Hóa học, Vật lý, Toán học, Tin học, Xã hội nhân văn, Thông tin Khoa học quân sự, Tin ngắn Kỹ thuật quân sự. Đây là một tạp chí có uy tín trong toàn quân, được sử dụng rộng rãi. Bạn đọc truy cập Tạp chí điện tử qua Website của Thư viện để đọc trực tuyến hoặc theo dõi qua bản giấy (nếu đăng ký đặt mua). - Bản tin điện tử: Bản tin điện tử với các nội dung chuyên về các vấn đề KHCN, giáo dục - đào tạo, tin tức Học viện và các thông tin tư liệu mới xuất bản không định kỳ, dưới dạng điện tử trên Website và bản giấy. Bản tin điện tử dạng Website có thể được truy cập miễn phí tại Website của Thư viện Học viện, Bản giấy được cấp phát miễn phí trong Học viện (các khoa và bộ môn) và gửi tới các đối tượng đã đăng ký.
- Giao diện Bản tin điện tử - Nguồn tin điện tử trên mạng Hàng năm số lượng nguồn tin điện tử không ngừng tăng lên với sự bổ sung, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau: các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Website của các cơ quan Đảng, Chính phủ Các hình thức bổ sung: trao đổi, mua bán, truy nhập các Website Các CSDL và nguồn tin trên mạng được khai thác chủ yếu qua mạng. Bằng hình thức này giúp người dùng tin nhận được thông tin, tài liệu mới với mức độ cập nhật cao. Các sản phẩm này được phân phối thông qua Website của Thư viện Học viện KTQS: Website của Thƣ viện hiện nay khá đầy đủ các module: trang chủ, giới thiệu, tra cứu hỗ trợ rất nhiều cho người dùng tin khi truy cập qua mạng (hướng dẫn tra cứu, đặt trước tài liệu, giới thiệu BBK, lịch phục vụ ).
- Giao diện Web của Thư viện Học viện KTQS Website được cung cấp qua mạng Intranet của Học viện, mạng MISTEN của Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng. Các sản phẩm trên hầu hết đều không giới hạn quyền truy cập cho đối tượng người dùng tin đã đăng ký tại Thư viện; ngoài ra cũng trao quyền tương tự đối với các đối tượng được cấp quyền tham gia mạng MISTEN. Thư viện đã tiến hành nhiều công tác quảng bá hình ảnh hoạt động, các sản phẩm của mình nhằm giới thiệu cơ quan một cách trung thực và rộng rãi nhất trong Quân đội. 2.3 Thực trạng hoạt động quảng bá tại Thƣ viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 2.3.1 Quảng bá qua Website Hiện tại, Thư viện Học viện KTQS đang quản lý Website của mình trong mạng Intranet của Học viện, đồng thời đưa Website này lên mạng MISTEN của Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng.
- Trang Web của Thư viện Học viện KTQS Website được tổ chức với các modole chính sau: Trang chủ, Giới thiệu chung, Giới thiệu thư viện, Tra cứu, Dịch vụ, Trợ giúp. - Trang chủ: trang chủ chứa các thông tin giới thiệu về thư viện, các dịch vụ được cung cấp, hình thức tra cứu và trợ giúp của Thư viện. - Giới thiệu chung: tại đây đăng tải các thông tin về Học viện KTQS, Phòng Thông tin Khoa học Quân sự: lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, mục tiêu, cơ cấu tổ chức, địa chỉ liên hệ, lãnh đạo qua các thời kỳ. Những thông tin này giúp người dùng tin hiểu rõ hơn về cơ quan cấp trên quản lý của Thư viện. - Giới thiệu thư viện: module này giúp người dùng tin tiếp cận với Thư viện qua các mục sau: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng - nhiệm vụ, lịch phục vụ, tiềm lực thư viện, bản đồ thư viện, nội quy thư viện. - Tra cứu: bao gồm các hình thức tra cứu: cơ sở dữ liệu trực tuyến OPAC, sách điện tử, tạp chí Khoa học & Kỹ thuật, cơ sở dữ liệu vũ khí. - Dịch vụ: mượn trả tài liệu, phòng đọc tự chọn, phòng đọc báo tạp chí tự chọn, phòng đọc sau đại học, tài liệu mật, photocopy, internet, thanh toán ra trường.
- - Trợ giúp: bao gồm tìm kiếm trong CSDL, ghi phiếu mượn tài liệu, bảng phân loại BBK, liên hệ. Website của Thư viện thể hiện một khối lượng thông tin lớn, phản ánh được toàn bộ quá trình phát triển và hoạt động của Thư viện cùng với nguồn tài nguyên, bộ sưu tập. Qua đó, người dùng tin có thể dễ dàng tiếp cận với hoạt động của Thư viện và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà Thư viện cung cấp nhanh chóng, tiện lợi. Cách trình bày của Website đơn giản, khoa học. 2.3.2 Viết bài và đưa tin trên các Website uy tín Đây là một hình thức đã được sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết, thông tin được đăng tải trên Mạng Thông tin Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng và các website của các cơ quan quân đội khác trong mạng MISTEN như: Thư viện Quân đội, Thư viện các quân khu, quân chủng, binh chủng Kết quả tìm kiếm với từ khoá "Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự" trên mạng MISTEN
- 2.3.3 Đăng ký quảng bá miễn phí trên các Website Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện tại đăng ký quảng bá trên mạng MISTEN và đặt đường link của mình trên website này. Ngoài ra, các cơ quan khác được liên kết trong mạng MISTEN cũng có link đến Thư viện như: Thư viện Quân đội, Quân khu 3, Học viên Quốc phòng Đường link của Học viện KTQS trên mạng MISTEN 2.3.4 Banner, logo quảng bá Thư viện Học viện KTQS không có Banner và Logo riêng mà sử dụng chung với cơ quan cấp trên của mình là Phòng thông tin Khoa học Quân sự. Banner của Phòng Thông tin Khoa học Quân sự Banner được thiết kế đơn giản, với chữ màu vàng trên nền đỏ bắt mắt. Đây là kiểu banner tĩnh với tên Phòng và logo của Học viện KTQS cùng hình ảnh nhà H5 - trụ sở của Thư viện.
- 2.3.5 Maketing truyền miệng Đây là hoạt động thường xuyên do chính các cán bộ thư viện thực hiện. Khi có sách mới, cán bộ ngoài việc trưng bày trong các tủ, giá trưng bày hay chiếu hình ảnh trên màn hình tivi (tại phòng mượn tầng 1 nhà H5) thì cũng thông báo trực tiếp với người dùng tin có nhu cầu tin liên quan (do giáo trình thường được phân loại theo khoa nên việc xác định nhu cầu tin dễ dàng hơn). Đặc thù của Thư viện Học viện KTQS là đối với sách tham khảo hay luận văn, luận án, đồ án thì bạn đọc cần tra số đăng ký cá biệt hoặc ký hiệu phân loại trước khi đưa yêu cầu cho cán bộ. Tuy nhiên với giáo trình thì việc này không cần thiết, học viên có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cán bộ thư viện khi không nhớ hoàn toàn tên tài liệu. Do tài liệu được sắp xếp theo khoa, cán bộ thư viện nắm chắc vị trí, số lượng tài liệu trong kho ngay cả với trường hợp tài liệu tái bản có tên khác hoặc tên tài liệu mà học viên tìm được không hoàn toàn chính xác. Khi đó, chính cán bộ thư viện là người gợi ý, giúp học viên nhận được tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình. Việc này cũng góp phần làm giảm khoảng cách giữa người dùng tin và nhu cầu tin, tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa cán bộ và người dùng tin và thể hiện rõ nhất kho tài liệu của Thư viện. Thư viện cũng tham gia các cuộc thi kể sách, nói chuyện sách, điểm sách trong hệ thống thư viện Quân đội. 2.3.6 Tờ rơi Việc phát tờ rơi thường được thực hiện vào đầu các kỳ học. Thư viện phát các tờ rơi cho học viên, đặc biệt là học viên tại cơ sở 2 Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Cơ sở 2 tại Vĩnh Yên chỉ lưu giữ một phần tài liệu rất nhỏ so với vốn tài liệu của Thư viện. Các tài liệu này chủ yếu là giáo trình phục vụ các môn học thực hành, thực địa mà học viên được đào tạo tại đây (giáo trình đại hình, thể dục thể thao ). Bởi vậy, qua mỗi lần luân chuyển tài liệu, Thư viện sẽ phát tờ rơi để thông báo tài liệu mới giúp người dùng tin nhanh chóng nắm bắt nội dung kho cũng như có kế hoạch mượn trả tài liệu hợp lý. Học viên tại cơ sở chính 100 Hoàng Quốc Việt có điều kiện thuận lợi hơn cho sử dụng thư viện nên tờ rơi được phát tại đây cũng chi tiết hơn so với tờ rơi tại cơ sở 2. Trên các tờ rơi có hình ảnh của Thư viện, giới thiệu về lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, vốn tài liệu, tài liệu mới và liệt kê các sản phẩm và dịch vụ mà thư viện cung cấp góp phần giúp người dùng tin hiểu hơn, tiếp xúc tốt hơn với hoạt động của Thư viện. Ngoài ra còn một phần dành cho hướng dẫn sử dụng thư viện. Đối tượng chủ yếu mà hình thức phát tờ rơi hướng đến là học viên, sinh viên khoá mới.
- 2.3.7 Tuyên truyền trực quan trong thư viện Thư viện tổ chức trưng bày tài liệu mới tại các giá sách, tủ sách tầng 1 và tầng 2 nhà H5, góp phần giúp bạn đọc tiếp xúc nhanh nhất với tài liệu. Ngoài ra tại tầng 1 (phòng mượn) cũng có màn hình điện tử thường xuyên chiếu hình ảnh sách mới, sách được nhiều độc giả quan tâm. Giá sách tại tầng 1 nhà H5 Ngoài ra, Thư viện cũng đặt các panô hướng dẫn tra cứu đối với tủ mục lục phiếu tại phòng mượn tầng 1 nhà H5 và Khung phân loại BBK tại phòng đọc mở tầng 2 nhà H5. Panô hướng dẫn tra cứu tại phòng mượn tầng 1 nhà H5
- Tại các tầng, đặc biệt là tầng 3 Thư viện trưng bày ảnh, báo tường, áp phích về hoạt động của Thư viện qua các thời kỳ cũng như trong những dịp đặc biệt của Học viện, Quân đội. Ngoài ra còn trưng bày, giới thiệu về các cơ sở dữ liệu của Thư viện: CSDL OPAC, CSDL vũ khí, CSDL PROQUEST. Cơ sở dữ liệu Proquest Tại mỗi tầng đều có bảng thông báo về hoạt động của Thư viện: - Giờ phục vụ - Thời hạn trả sách, mượn sách đầu kỳ, cuối kỳ. - Tổ chức lớp tập huấn cán bộ - Cán bộ thư viện tham gia hội nghị, hội thảo TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Lan Anh (2007), Tìm hiểu vốn tài liệu của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự, Khoá luận tốt nghiệp Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 2. Báo cáo tổng kết hoạt động Thư viện tháng 3 năm 2010, Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự. 3. Đinh Minh Chiến (2007), "Xây dựng cơ sở dữ liệu môn học, hình thức phục vụ mới của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự", Tạp chí Thông tin - Tư liệu, Số 2, Nghiên cứu - Trao đổi. 4. Phạm Thị Lệ Hương, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Thị Nga dịch (2006), Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt, Galen Press, Tucson, Ariz.
- 5. Nguyễn Thị Phương Lê (2009), Các hình thức quảng bá hoạt động thông tin - thư viện trên Internet tại trường Đại học Queensland - Australia và khả năng áp dụng tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoá luận tốt nghiệp Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 6. Trương Đại Lượng (2008), "Tiếp thị thư viện qua Blog", Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 2 - 10. 7. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007), "Tiếp thị Thư viện qua mạng Internet", Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2, tr. 29 - 33. 8. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2008), Tự động hoá trong hoạt động Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Vũ Thị Tâm (2009), Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức phục vụ tại các kho mở của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự, Khoá luận tốt nghiệp Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 10. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 11. Phạm Anh Tấn (2004), Tăng cường hoạt động thông tin thư viện ở Học viện Kỹ thuật Quân sự trong giai đoạn hiện đại hóa quân đội, Luận văn thạc sỹ, Đại học Văn hóa, Hà Nội. 12. Trương Thị Hà Thu (2008), Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý và phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự, Khoá luận tôt nghiệp Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 13. Trần Mạnh Tuấn (2005), Maketing trong hoạt động thông tin - thư viện, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 14. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 15. Lê Văn Viết (2000), "Cẩm nang nghề thư viện", Bộ Văn hóa thông tin, Hà Nội. 16. Website Học viện Kỹ thuật Quân sự trên mạng MISTEN của Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Quốc Phòng: 17. Website Học viện Kỹ thuật Quân sự trên mạng INTERNET: 18. Website của Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học Công nghệ Việt Nam:
- 19. Website của Hội Hỗ trợ Thư viện và Giáo dục Việt Nam (LEAF-VN): 20. Website của Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh: 21. Website của Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên: 22. Website: