Khóa luận Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

pdf 71 trang thiennha21 6210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoat_dong_marketing_tai_cuc_thong_tin_khoa_hoc_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

  1. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 2.1 Mục đích nghiên cứu 4 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN 6 1.1 Các khái niệm cơ bản về marketing 6 1.2 Vai trò và sự cần thiết marketing trong hoạt động thông tin thƣ viện 11 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng marketing trong hoạt động thông tin thƣ viện 13 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 16 2.1. Giới thiệu về Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 16 2.1.1 Lịch sử hình thành của Cục Thông tin KH&CN 16 2.1.2 Thực trạng nội lực của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 20 2.2 Chiến lƣợc và kế hoạch marketing của Cục Thông tin KH & CN 21 2.3 Hoạt động nghiên cứu nhu cầu của ngƣời dùng tin 24 2.4 Các sản phẩm marketing của Trung tâm 29 2.4.1 Tài liệu gốc: 29 2.4.2 Sản phẩm thông tin 31 Phạm Thị Bích Ngọc 1 K51-Thông tin thư viện
  2. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2.4.3. Dịch vụ thông tin 36 2.5 Các phƣơng thức phân phối sản phẩm và dịch vụ 36 2.5.1 Phổ biến sản phẩm đến mỗi cá nhân hoặc nhóm người dùng tin 37 2.5.2 Phổ biến sản phẩm thông tin đưa đến một địa điểm xác định 40 2.5.3 Phổ biến sản phẩm thông tin qua mạng 47 2.6 Các phƣơng tiện truyền thông marketing 49 2.6.1 Quan hệ công chúng 49 2.6.2 Quảng cáo 51 2.6.3 Các hoạt động chiêu thị 54 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CỤC THÔNG TIN KH & CN QUỐC GIA 57 3.1 Đánh giá hoạt động Marketing trong hoạt động thông tin thƣ viện tại Cục Thông tin KH&CN 57 3.1.1 Ưu điểm 57 3.1.2 Hạn chế 61 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Cục Thông tin 63 3.2.1 Cục Thông tin cần xây dựng một chiến lược marketing cụ thể 63 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thông tin khoa học và công nghệ 63 3.2.3 Cải tiến và đa dạng hoá các sản phẩm thông tin 64 3.2.4 Định giá cho các sản phẩm thông tin 65 3.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối các sản phẩm và dịch vụ 66 3.2.6 Tăng cường các hoạt động chiêu thị, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ TTTV 66 2.3.7 Đào tạo cán bộ về nghiệp vụ marketing 67 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 Phạm Thị Bích Ngọc 2 K51-Thông tin thư viện
  3. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kỷ nguyên số hóa đang thay đổi các chức năng của thư viện và các tổ chức thông tin với vai trò của cán bộ thư viện và chuyên gia thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc phát triển kiến thức và kỹ năng cho mỗi NDT trong cộng đồng mà họ hỗ trợ. Thương mại điện tử, thư điện tử marketing, mối quan hệ marketing chính là những yếu tố cấu thành hoạt động marketing trong thời đại kỹ thuật số. Marketing sẽ giúp thư viện hiểu được NDT đang muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ và làm thế nào để cải thiện mối quan hệ bạn đọc- thủ thư. Do đó marketing được xem như là công cụ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất tới NDT nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động TT - TV. Marketing giúp cho các cơ quan TT - TV linh hoạt trong chiến lược phát triển, kịp thời nắm bắt nhu cầu của NDT, kịp thời cung cấp các sản phẩm có giá trị và các dịch vụ có chất lượng tới NDT nhằm thỏa mãn tối đa NCT của họ. Hiện nay chiến lược marketing đang được triển khai và áp dụng nhanh chóng trong thực tiễn hoạt động TT-TV. Cục Thông tin KH & CN Quốc gia là một tổ chức thông tin KH&CN lớn nhất Việt Nam có chức năng là đầu mối liên kết trung tâm của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH & CN, có nhiệm vụ chính thông tin, phổ biến, tuyên truyền về KH & CN. Tuy nhiên, Cục Thông tin chưa thực sự hoạt động hiệu quả theo đúng tầm cỡ và quy mô của mình, hoạt động marketing còn mờ nhạt, chưa có một chiến lược quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin KH & CN một cách bài bản, chưa có một giải pháp thiết thực nhằm nâng cao sự hiểu biết của NDT về vai trò và lợi ích của các sản phẩm dịch vụ KH & CN. Do đó, để triển khai chiến lược marketing và đẩy mạnh hoạt động Phạm Thị Bích Ngọc 3 K51-Thông tin thư viện
  4. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia marketing và cũng là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TT – TV tại Cục Thông tin tôi đã chọn đề tài cho khóa luận của mình là: “ Hoạt động marketing tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu khái niệm marketing và marketing trong hoạt động TT – TV. - Giới thiệu sơ lược về Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. - Nghiên cứu về đặc điểm nhu cầu tin của NDT tại cơ quan. - Nghiên cứu các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin, các phương thức phân phối và các hoạt động chiêu thị sản phẩm và dịch vụ TT-TV tại Cục Thông tin KH&CN. - Nhận xét, đánh giá hiệu quả của hoạt động marketing tại Cục Thông tin. - Đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt động marketing trong hoạt động TT-TV tại Cục Thông tin KH&CN. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động marketing 3.2 Phạm vi nghiên cứu Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận được triển khai nghiên cứu với các phương pháp sau đây: - Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu - Phương pháp quan sát, điều tra thực tế - Phương pháp phỏng vấn Phạm Thị Bích Ngọc 4 K51-Thông tin thư viện
  5. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Kết cấu khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận về marketing trong hoạt động thông tin thư viện Chương 2 Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Chương 3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Phạm Thị Bích Ngọc 5 K51-Thông tin thư viện
  6. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN 1.1 Các khái niệm cơ bản về marketing Marketing xuất hiện từ khi nền đại công nghiệp phát triển, thúc đẩy sản xuất tăng nhanh và làm cho cung hàng hoá có xu hướng vượt cầu. Khi đó con người phải tìm các biện pháp tốt hơn để tiêu thụ hàng hoá. Quá trình tìm kiếm các giải pháp tốt hơn để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá làm cho hoạt động marketing ngày càng phát triển và là cơ sở để hình thành một môn khoa học hoàn chỉnh. Có nhiều cách định nghĩa marketing khác nhau. Hiệp hội marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) định nghĩa như sau: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông”. Theo Philip Kotler - cha đẻ của marketing hiện đại thì marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. Khái niệm này về marketing đưa ra mang tính chất tổng hợp dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing. Có thể xem như marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau. Phạm Thị Bích Ngọc 6 K51-Thông tin thư viện
  7. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví như “ nghệ thuật bán hàng", nhưng yếu tố quan trọng nhất của marketing thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: “ Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó. Lý tưởng nhất, marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng”. Marketing còn được hiểu như là các dịch vụ khuyến mãi trong sản phẩm, đặc biệt hơn là quảng cáo và gây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, marketing có nghĩa rộng hơn đó là lấy khách hàng làm trọng tâm. Các sản phẩm hàng hóa sẽ được phát triển để đáp ứng với mong mỏi của các nhóm khách hàng khác nhau, và ngay cả trong một vài trường hợp, chỉ một nhóm khách hàng chuyên biệt. Ngày nay, marketing hiện đại là một hệ thống kết hợp của nhiều hoạt động kinh tế, gồm có bốn việc: bán đúng sản phẩm đến đúng thị trường đang cần nó, định giá đúng theo nhu cầu, thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất. Một kế hoạch marketing để đạt được thành công đòi hỏi sự kết hợp chiến lược và hiệu quả của 4 chữ P (Product, Place, Price, Promotion) - Sản phẩm, Phân phối, Định giá và Khuyến mãi. Vì vậy một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đã phân loại marketing vào 4 nhóm hoạt động cơ bản đã trở nên vô cùng phổ biến, bao gồm - Sản phẩm (Product) - Giá cả (Price) - Phân phối (Place) - Xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng (Promotions) Việc phối hợp 4 trong một chiến lược duy nhất để đạt thành công được gọi là marketing hỗn hợp. Phạm Thị Bích Ngọc 7 K51-Thông tin thư viện
  8. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trong hoạt động TT-TV chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm 4 thành tố được hiểu như sau: - Sản phẩm (Product): Sản phẩm gồm những thứ hữu hình hoặc vô hình như là dịch vụ. Sản phẩm ở đây được hiểu là tất cả những gì mà cơ quan TT-TV có thể cung cấp cho NDT, nhằm thỏa mãn NCT của họ. Sản phẩm TT –TV chỉ có ý nghĩa khi nó có giá trị sử dụng đối với NDT. Sản phẩm TT - TV bao gồm tài liệu gốc, sản phẩm và dịch vụ TT - TV. - Phân phối (Place): Việc phân phối đề cập đến địa điểm bán hàng và đưa sản phẩm hay dịch vụ đến với NDT. Quyết định phân phối phải đảm bảo việc cung cấp các SP – DV thông tin cho NDT một cách thuận lợi nhất về thời gian và địa điểm. Với các thư viện truyền thống thì việc phân phối có liên quan đến các quy định phục vụ người đọc (giờ mở cửa, các quy định mượn trả ) còn đối với các thư viện điện tử thì đó là các chính sách và các giải pháp về công nghệ xác nhận quyền được phép truy cập, quyền được khai thác dịch vụ cũng như mức truy cập đối với từng trường hợp cụ thể. - Giá cả (Price): là thành tố thứ ba của marketing hỗn hợp. Giá cả quy định đối với sản phẩm được xác định dựa trên cơ sở các chi phí cấu thành để tạo nên sản phẩm, các dịch vụ cung cấp thông tin khác nhau Giá cả ở đây không chỉ nói về giá trị chi phí tiền mặt, mà còn là giá trị về thời gian và công sức của khách hàng thu thập được thông tin hữu ích, kịp thời. Chí phí cũng được xem là công cụ để duy trì và thúc đẩy các hoạt động TT-TV trong hoạch định các chiến lược đầu tư, quyết định lựa chọn các công cụ yểm trợ. - Các hoạt động chiêu thị (Promotion): Bao gồm cả quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến khích, chiêu thị sản phẩm làm cho mọi người chú ý đến. Các hoạt động truyền thông marketing là một quá trình truyền tải thông tin do cơ quan TT-TV thực hiện nhằm gây ảnh hưởng tới thái độ, hành vi và nhận thức của NDT. Phạm Thị Bích Ngọc 8 K51-Thông tin thư viện
  9. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Marketing có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác TT - TV. Bất cứ thư viện nào muốn phát triển cũng đều phải quan tâm đến marketing . Marketing giúp chúng ta hiểu, giao tiếp và đem lại các giá trị cho khách hàng cũng như việc giúp thư viện định vị hình ảnh của mình với người dùng tin, lãnh đạo các cấp và cả các nhà tài trợ. Hơn thế nữa, marketing không chỉ là một công cụ mà còn là triết lý hoạt động của tổ chức, nó nâng cao trình độ, kỹ năng của thư viện viên và làm thay đổi tất cả các hoạt động của thư viện theo hướng quan tâm tới thị trường. Như vậy, để ứng dụng marketing vào trong thực tiễn hoạt động TT- TV, các thư viện cần phải có kế hoạch xây dựng chiến lược marketing cụ thể và lâu dài. Một quá trình marketing cần có 3 giai đoạn chính: - Giai đoạn nghiên cứu marketing - Giai đoạn xây dựng chiến lược, lập kế hoạch marketing. - Giai đoạn triển khai kế hoạch marketing. * Giai đoạn nghiên cứu marketing là nghiên cứu khách hàng nhằm nhận diện được nhu cầu của khách hàng và xác định thị trường một cách chính xác. Đồng thời nghiên cứu về việc tạo ra sản phẩm với mức độ và khả năng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng người dùng. Thêm nữa giai đoạn này cũng bao gồm phân tích về giá cả và dự báo mức tiêu thụ sản phẩm, đề cập đến cách thức quảng bá sản phẩm trên thị trường, từ đó xác định hiệu quả của chiến dịch marketing, nghiên cứu các phương tiện làm môi trường để tiến hành marketing. Cuối cùng là nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của nhà cung cấp sản phẩm. Theo P. Kotler nghiên cứu marketing là tổng hòa các công việc thiết kế, thu thập, phân tích và tổng hợp các dữ liệu và tìm ra dữ liệu thích hợp đối với tình thế thị trường cụ thế hoặc một tình huống cụ thể đang đặt ra. Như vậy nếu không có giai đoạn nghiên cứu marketing thì không thể hiểu rõ được nhu cầu trên thị trường. Phạm Thị Bích Ngọc 9 K51-Thông tin thư viện
  10. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia * Giai đoạn xây dựng chiến lược, lập kế hoạch marketing. Chiến lược marketing là quá trình thực hiện việc lựa chọn một thị trường mục tiêu, lựa chọn một vị trí cạnh tranh, phát triển marketing hỗn hợp một cách hợp lý nhằm đạt được mục tiêu, phục vụ nhóm khách hàng đã được lựa chọn đồng thời làm cơ sở cho tổ chức phát triển hệ thống các sản phẩm của mình để đưa ra thị trường. Theo P. Kotler chiến lược marketing là việc lựa chọn một số thị trường mục tiêu, tìm ra vị trí cạnh tranh và triển khai hoạt động marketing một cách hiệu quả để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng đã được chọn trước. Kết quả của quá trình marketing sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch marketing. Kế hoạch marketing sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược phát triển của thư viện. Kế hoạch marketing cần được xem như một giải pháp rất quan trọng để triển khai hoạt động của cơ quan TT – TV. * Giai đoạn triển khai kế hoạch marketing. Việc triển khai kế hoạch marketing được xem như là giai đoạn cuối cùng của hoạt động marketing. Triển khai marketing bao gồm các bước: + Tạo sản phẩm mới: vấn đề tạo sản phẩm mới được nhìn nhận là một hệ quả tất yếu, một nội dung quan trọng của quá trình marketing trong hoạt động TT- TV và nó được xem là yếu tố căn bản nhất, yếu tố trước hết dành để đáp ứng nhu cầu tin của NDT. + Phổ biến sản phẩm thông tin- thư viện. Phổ biến các sản phẩm bao gồm nhiều hoạt động khác nhau: phổ biến thông tin tại một địa chỉ xác định, phổ biến thông tin tại một địa điểm xác định Phổ biến sản phẩm thông tin không chỉ là những hoạt động một chiều được cơ quan thư viện triển khai đối với NDT mà còn bao gồm cả các phương thức mà NDT bằng một cách nào đó nhận được thông tin mà mình cần hoặc đáp ứng được nhu cầu thông tin của mình. + Xác định chi phí, giá cả. Nhóm miễn phí được gọi là các dịch vụ cơ bản là loại mà khi một nhóm người trở thành người đọc, NDT của cơ quan TT – TV Phạm Thị Bích Ngọc 10 K51-Thông tin thư viện
  11. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đó, thì có quyền khai thác, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đó mà không phải trả một khoản phí nào. Nhóm thu phí có thể được chia thành hai nhóm: nhóm phải trả một phần chi phí và nhóm phải thanh toán toàn bộ chi phí. Tùy vào chính sách và điều kiện cụ thể của từng cơ quan thư viện mà thư viện tiến hành các hoạt động thu phí phù hợp. + Các phương tiện marketing trong hoạt động thông tin thư viện. Các phương tiện marketing sẽ là cơ sở đảm bảo và duy trì tiến trình trao đổi trong hoạt động marketing. Các phương tiện marketing bao gồm các hoạt động quảng cáo, những hoạt động nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ cộng đồng, cácquan hệ công chúng và kích cầu, chiêu thị, khuyến khích việc sử dụng sản phẩm trong cộng đồng NDT. 1.2 Vai trò và sự cần thiết marketing trong hoạt động thông tin thƣ viện Ở nước ta thư viện được xem như cơ quan văn hóa giáo dục có chức năng phổ biến thông tin, tri thức giúp người đọc tự nâng cao trình độ, góp phần giáo dục đạo đức và thẩm mỹ cho NDT, góp phần tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra thư viện còn cung cấp các tài liệu giúp cho NDT nghỉ ngơi, giải trí thư giãn một cách tích cực. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên thư viện không những cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt mà còn cần marketing các sản phẩm dịch vụ của mình với các lý do sau: Thứ nhất, marketing có vai trò định vị cho NDT về hình ảnh và chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà cơ quan cung cấp đem lại sự hiểu biết đầy đủ cho NDT về vị trí, vai trò của thư viện cũng như cán bộ TT-TV trong xã hội từ đó giúp cán bộ thư viện xây dựng hình ảnh tích cực trong bạn đọc về thư viện mình. Thứ hai, marketing là một công cụ bán hàng, trực tiếp tiếp xúc với NDT vì hoạt động marketing thể hiện sự giao tiếp trực tiếp và tạo lập, duy trì sự giao tiếp Phạm Thị Bích Ngọc 11 K51-Thông tin thư viện
  12. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia gián tiếp với thị trường của mỗi cơ quan TT – TV thông qua các phương tiện marketing. Thứ ba, marketing giúp thư viện xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan tổ chức, các nhà tài trợ và với NDT để thu hút hơn nữa các nguồn lực khác nhau để phát triển các hoạt động của mình tốt hơn. Thứ tư, marketing là công cụ tìm ra những nhu cầu của NDT, đó là những nhu cầu hiện hữu và những nhu cầu tiềm năng, marketing giúp tìm ra NDT trung thành cũng như NDT tiềm năng. Do đó, marketing giúp thư viện hiểu được nhu cầu, mong muốn và yêu cầu tin của mỗi nhóm NDT, từ đó xây dựng các dịch vụ và tạo ra các sản phẩm thông tin phù hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của họ. Thứ năm, marketing còn là vũ khí quan trọng giúp thư viện có thể cạnh tranh với các cơ quan thông tin khác như hiệu sách, các nhà xuất bản trong kỷ nguyên Internet và được xem như một công cụ hữu hiệu của vấn đề quản lý hoạt động TT-TV. Marketing tốt có thể đem lại những hỗ trợ về tài chính cũng như vật chất từ các cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ cũng như từ phía NDT bảo đảm sự phát triển bền vững cho thư viện. Mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt nhất trong hoạt động TT – TV là không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng NCT, vì vậy để sử dụng tối ưu những nguồn lực hiện có đồng thời tìm kiếm, tạo lập và thu hút các nguồn lực bên ngoài, hỗ trợ khuyến khích việc khai thác sử dụng các nguồn lực thông tin, các cơ quan TT – TV cần nhân thức được vai trò đặc biệt quan trọng của marketing và triển khai chiến lược marketing. Vai trò của marketing trong hoạt động TT - TV * Đối với trung tâm TT- TV, marketing có vai trò: - Là công cụ cạnh tranh với các tổ chức cung cấp thông tin khác. - Cải thiện và tích lũy them ngân sách cho thư viện. Phạm Thị Bích Ngọc 12 K51-Thông tin thư viện
  13. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Giới thiệu sản phẩm - Tạo sự thuận tiện cho phân phối - Xây dựng hình ảnh tích cực của thư viện đối với các nhóm NDT trung thành cũng như tiềm năng. * Đối với người dùng tin - Cung cấp thông tin - Cung cấp kiến thức nâng cao nhận thức về sản phẩm trong thị trường - Góp phần cung cấp các lợi ích kinh tế cho NDT - Cải tiến hoạt động marketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của NDT. * Đối với xã hội - Hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng và giảm chi phí phát hành. - Tạo động lực cho sự cạnh tranh - Đánh giá sự năng động, phát triển của hoạt động TT – TV trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng marketing trong hoạt động thông tin thƣ viện Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng, triển khai và ứng dụng marketing trong hoạt động TT – TV. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong chi phối và tác động đến hiệu quả của quá trình marketing. (-) Các yếu tố bên ngoài tổ chức TT – TV Các yếu tố bên ngoài tổ chức TT – TV thường là các thể chế, chính sách của quốc gia, kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa, công nghệ và môi trường - Nhân tố chính trị xã hội hay còn gọi là môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định marketing. Môi trường chính trị chính là các Phạm Thị Bích Ngọc 13 K51-Thông tin thư viện
  14. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia văn bản pháp luật của nhà nước qui định hoạt động TT – TV như pháp lệnh thư viện của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 28 tháng 12 năm 2000, Thông tư số 97/TTLB/VHTTTTDL-TC (sửa đổi) ban hành ngày 4/3/2002 về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với thư viện công cộng. Môi trường chính trị vừa là nhân tố ảnh hưởng vừa là nhân tố điều tiết các hoạt động marketing của cơ quan TT- TV, điều này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực hoạt động phi lợi nhuận mà thư viện lại thuộc nhóm hoạt động phi lợi nhuận. - Nhân tố kinh tế xã hội đề cập đến khuynh hướng phát triển của nền kinh tế và nó được thể hiện tập trung ở tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia Đồng thời việc phân tích các điều kiện văn hóa xã hội sẽ giúp thư viện có thể đánh giá tập quán thói quen và hành vi của NDT hiện tại cũng như tiềm năng. - Nhân tố văn hóa được coi là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên nhân cách và lối sống của NDT, từ đặc điểm của NDT mà cán bộ thư viện có thể xác định nhu cầu tin chính xác và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp tới từng đối tượng NDT. - Nhân tố công nghệ thông tin và truyền thông tác động mạnh mẽ tới các quyết định marketing của trung tâm thông tin thư viện nhất là về mặt dài hạn. Trong thời đại bùng nổ thông tin.các cán bộ thư viện phải thích ứng với những thành tựu của khoa học công nghệ và áp dụng các thành tựu đó trong các hoạt động TT -TV. (-) Các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động marketing Các yếu tố bên trong của một thư viện ảnh hưởng và tác động đến hoạt động marketing được nhắc tới thực trạng về nguồn tin, giá trị của các sản phẩm và dịch vụ thư viện. Đặc biệt nhấn mạnh về vai trò chính của ngân sách dành cho hoạt động thư viện nói chung và marketing nói riêng và nguồn lực thông tin của mỗi cơ quan TT-TV. Hoạt động TT – TV thuộc nhóm phi lợi nhuận, mang tính Phạm Thị Bích Ngọc 14 K51-Thông tin thư viện
  15. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia chất như một dịch vụ công. Lợi nhuận của hoạt động này không thể cân đong đo đếm bằng lợi nhuận tài chính mà nó thể hiện thông qua sự phát triển của xã hội, văn hóa và trình độ NDT. Marketing chính là phương thức hữu hiệu để thực hiện việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tạo được lợi thế cạnh tranh theo cách của khu vực phi lợi nhuận. Như vậy mỗi loại nhân tố đều có những tác động khác nhau đối với việc xây dựng và thực hiện các quyết định marketing. Việc nghiên cứu phân tích và đánh giá các yếu tố bên trong và yêu tố bên ngoài trong hoạt động của một thư viện là hết sức cần thiết vì nó có ảnh hưởng và quyết định tới sự thành bại của chiến lược marketing trong hoạt động TT – TV. Phạm Thị Bích Ngọc 15 K51-Thông tin thư viện
  16. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 2.1. Giới thiệu về Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Mạng thông tin khoa học công nghệ Việt Nam. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. 2.1.1 Lịch sử hình thành của Cục Thông tin KH&CN Ngày 17/12/2009, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Quyết định số 2880/QĐ-BKHCN về việc thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (Cục Thông tin) thuộc Bộ KH&CN trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Tên giao dịch quốc tế của Cục là National Agency for Science and Technology Information ( viết tắt là NASATI). Phạm Thị Bích Ngọc 16 K51-Thông tin thư viện
  17. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức đứng đầu hệ thống các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ, thực hiện chức năng thông tin, thư viện trung tâm của cả nước về khoa học và công nghệ. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia được thành lập với tên ban đầu là Trung tâm Thông tin - Tư liệu KH&CN Quốc gia, trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị độc lập trước đó là: Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (thành lập 1960) và Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (thành lập 1972). Năm 2003, Cục Thông tin được đổi tên thành Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Với việc ban hành Nghị định 28/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 01/04/2010 Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia được nâng cấp thành Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Hiện tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có nguồn nhân lực cán bộ thông tin - thư viện có trình độ cao, có tính chuyên nghiệp với hơn 72% số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có 6 tiến sỹ (chiếm 4,2% lực lượng), trên 20 thạc sỹ (chiếm trên 13 %). (-) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Thông tin KH&CN + Theo quyết định số 2880/QĐ-BKHCN về việc thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thuộc Bộ KH&CN, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có chức năng “ tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về thông tin, thư viện, thống kê KH&CN”. Những nhiệm vụ chính của Cục Thông tin gồm : - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển công tác thông tin KH&CN; - Thu thập, xử lý, lưu giữ và phát triển nguồn tin KH&CN trong nước và ngoài nước; - Đăng ký báo cáo kết quả nghiên cứu KH&CN; Phạm Thị Bích Ngọc 17 K51-Thông tin thư viện
  18. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Tổ chức phục vụ thư viện; - Phục vụ thông tin cho người dùng tin; Tiến hành các dịch vụ thông tin KH&CN; - Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thông tin, thư viện; - Tuyên truyền thông tin KH&CN; - Tổ chức các Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart); - Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin thư viện; - Đại diện Việt Nam tham gia một số tổ chức hoặc mạng lưới thông tin thư viện quốc tế như IFLA, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc tế (ICSTI), Mạng lưới ISSN Quốc tế; Mạng Thông tin Châu Á và Thái Bình dương (APIN), v.v - Phát triển mạng thông tin KH&CN (VISTA), Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN); - Tổ chức và phát triển Liên hợp nguồn tin điện tử Việt Nam (thường gọi tắt là Liên hợp thư viện Việt Nam - Vietnam Library Consortium); - Thống kê KH&CN; Xuất bản tài liệu. (-) Giới thiệu sơ lược về thư viện Khoa học và Kỹ thuật trung ương Phạm Thị Bích Ngọc 18 K51-Thông tin thư viện
  19. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Thư viện Khoa học và Kỹ thuật trung ương là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Thông tin thực hiện chức năng thư viện khoa học và công nghệ, hoạt động theo cơ chế được quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày tháng 25 tháng 4 năm 2006 Thư viện có nhiệm vụ: - Xây dựng chính sách, tổ chức cập nhật, bổ sung và phát triển nguồn thông tin KH & CN cho cả nước; - Phân loại và biên mục tài liệu, xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu sách, tạp chí; - Đầu mối thường trực của Liên hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin KH &CN ( Vietnam Library Consortium on S&T resources); - Thực hiện công tác bạn đọc, phục vụ đọc; - Lưu giữ, bảo quản sách, tạp chí, patent, báo cáo kết quả nghiên cứu, - Thực hiện hoạt động dịch vụ có thu theo quy định của pháp luật; - Thực hiện nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực thông tin và thư viện KH & CN; - Quản lý cán bộ, tài sản, hồ sơ tài liệu do Cục trưởng giao; - Những nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao. * Cơ cấu tổ chức Gồm các phòng: - Phòng Phát triển nguồn tin; - Phòng Phân loại – biên mục; - Phòng Tra cứu chỉ dẫn; - Phòng Đọc sách; - Phòng đọc Tạp chí. Phạm Thị Bích Ngọc 19 K51-Thông tin thư viện
  20. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2.1.2 Thực trạng nội lực của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Từ khi thành lập đến nay, trải qua 20 năm phấn đấu, Cục Thông tin KH&CN đã phát huy truyền thống của các tổ chức tiền thân, không ngừng đổi mới, phát triển về mọi mặt để thực hiện vai trò tổ chức thông tin đầu mối trung tâm của Hệ thồng Thông tin KH & CN Quốc gia. Nguồn lực thông tin, tư liệu của Trung tâm được tăng cường, trở thành nguồn thông tin KH & CN lớn nhất nước ta. Với sự phát triển của thành tựu khoa học công nghệ, sự bùng nổ của kỷ nguyên thông tin tri thức, và đặc biệt là sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, Cục Thông tin đang đứng trước những cơ hội lớn lớn: - Tận dụng được những tiến bộ về KHCN nhất là những tiến bộ về Công nghệ thông tin của thế giới, những thành tựu và kinh nghiệm của thế giới trong lĩnh vực TT – TV. - Tận dụng và thừa hưởng từ các kho tài nguyên thông tin khổng lồ, phong phú và chất lượng về nội dung, đa dạng về hình thức. Chính sách ưu đãi trong việc chia sẻ, trao đổi giữa các khu vực và quốc gia. - Có nhiều cơ hội để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học tập và đào tạo giữa cán bộ thư viện của cơ quan với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Có nhiều lựa chọn trong việc học tập các mô hình tổ chức và quản lý TT – TV. Tuy nhiên với nhiệm vụ và trọng trách nặng nề, trên cương vị là cơ quan thông tin đầu ngành của cả nước về lĩnh vực thông tin KH & CN cũng đặt ra cho Cục Thông tin những thách thức không nhỏ. - Phải thu hẹp khoảng cách giữa ta và thế giới về điều kiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng nhất là điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, điều kiện làm việc trang thiết bị. Phạm Thị Bích Ngọc 20 K51-Thông tin thư viện
  21. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Phải tạo lập được hệ CSDL nội sinh phong phú về nội dung, có chất lượng và đạt tiêu chuẩn về nghiệp vụ TT – TV để trao đổi và đóng góp vào kho tài nguyên thông tin thế giới. - Có đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện chuyên nghiệp, đủ về số lượng và đạt về chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa hoạt động TT – TV của cơ quan nói riêng và của cả nước nói chung. - Có những chính sách hợp lý, phù hợp với xu thế hội nhập trong nước và quốc tế. 2.2 Chiến lƣợc và kế hoạch marketing của Cục Thông tin KH & CN Quốc gia Hoạt động marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý đối với trung tâm TT – TV. Do đó, kết quả quá trình marketing sẽ là cơ sở quan trọng cho việc lập kế hoạch. Theo P.Kotler chiến lược marketing là việc lựa chọn một, một số thị trường mục tiêu, tìm ra vị trí cạnh tranh và triển khai hoạt động marketing một cách hiệu quả để có thể đáp ứng được nhu cấu của khách hàng đã được chọn. Chiến lược marketing có vai trò to lớn là cơ sở để thư viện phát triển hệ thống sản phẩm của mình trên thị trường. Cục Thông tin KH & CN Quốc gia chưa có chiến lược xây dựng một kế hoạch marketing cụ thể, có chăng chỉ là các phương hướng liên quan tới định hướng marketing được lồng ghép trong định hướng phát triển của Cục Thông tin trong các giai đoạn tiếp theo. Định hướng phát triển của Cục Thông tin từ nay đến năm 2015 - Xúc tiến và phát triển thị trường công nghệ - Phát triển hệ thống thông tin KH & CN nông thôn - Phát triển dịch vụ thông tin KH & CN phục vụ doanh nghiệp - Hiện đại hóa và nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện Trung ương của cả nước Phạm Thị Bích Ngọc 21 K51-Thông tin thư viện
  22. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Hoàn thiện và phát triển Mạng thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam – trung tâm liên kết mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH & CN - Triển khai Trung tâm đăng ký, lưu giữ và phổ biến các kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phân tích thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý - Tham gia xây dựng và phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về khoa học và công nghệ - Phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp và năng động - Xây dựng Thư viện điện tử quốc gia về khoa học và công nghệ Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, sự gia tăng nhanh chóng của các thành tựu khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ mạnh mẽ của các nguồn thông tin, theo đó hoạt động TT –TV đang có sự thay đổi về chất đáng kể. Bước chuyển biến rõ nét nhất chính là xu thế chuyển biến dịch từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử với mô hình và phương thức hoạt động chủ động, hiện đại, thư viện không đơn thuần là nơi sở hữu, lưu giữ và bảo quản thông tin mà thư viện phải là nơi cung cấp các dịch vụ thông tin, xác lập quyền truy cập, cung cấp các tài liệu đa phương tiện, khẳng định vai trò chủ thể của thư viện và nhấn mạnh đến quyền lợi của NDT. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của Cục Thông KH & CN là kết hợp chặt chẽ hoạt động thông tin KH & CN với hoạt động thư viện hướng tới xây dựng một thư viện điện tử. Phát triển hệ thống thông tin KH & CN Quốc gia bao gồm Thư viện KHKT đạt trình độ tiên tiến so với các nước trong khu vực ASEAN, đảm bảo hạ tầng cơ sở và các dịch vụ thông tin KH & CN. Đứng trước xu thế phát triển trên với cương vị là cơ quan đầu ngành của cả nước về lĩnh vực KH & CN, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đang có bước chuyển biến mạnh mẽ về hoạt động nhằm mục đích đào tạo đội ngũ cán bộ TT – Phạm Thị Bích Ngọc 22 K51-Thông tin thư viện
  23. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia TV ngày càng chuyên nghiệp, nâng cao về số lượng và chất lượng. Đồng thời cơ sơ vật chất kỹ thuật đặc biệt là cơ sở hạ tầng thông thông tin phải được đầu tư và đổi mới, nguồn thông tin mở rộng, các hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT- TV phải ngày càng đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng tối đa NCT của NDT, giữ vững vai trò là cơ quan đầu ngành về thông tin KH & CN. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TT- TV với xu thế phát triển như hiện nay thì marketing là một nhân tố thực sự quan trọng và cần thiết để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động TT- TV. Trong bối cảnh như trên, để hoàn thành chức năng và nhiệm vụ mà Bộ trưởng Bộ KH&CN đã giao phó, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đề ra một số định hướng ban đầu như sau: - Phát triển nguồn lực thông tin KH&CN của đất nước nhằm đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của xã hội trên cơ sở bổ sung và đẩy mạnh khai thác các nguồn tin trọng yếu của thế giới và trong nước. - Phát triển dịch vụ phân tích thông tin có giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý. - Triển khai và phát triển công tác thống kê KH&CN. - Đẩy mạnh dịch vụ thông tin giao dịch công nghệ góp phần phát triển thị trường công nghệ Việt Nam. - Phát triển Thư viện điện tử KH&CN Quốc gia hiện đại, ngang tầm khu vực Đông Nam Á. - Đẩy mạnh phát triển và khai thác Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam. - Đẩy mạnh công tác thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương, nông thôn, miền núi. Phạm Thị Bích Ngọc 23 K51-Thông tin thư viện
  24. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Phát huy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc, triển khai mạnh mẽ các sản phẩm và dịch vụ có thu, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo nguồn lực và động lực phát triển cơ quan, đơn vị một cách mạnh mẽ và bền vững. - Đẩy mạnh quản lý nhà nước về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN. 2.3 Hoạt động nghiên cứu nhu cầu của ngƣời dùng tin Mô hình marketing trong thời đại kỹ thuật số tập trung vào NDT. Quản lý người dùng và mối quan hệ khách hàng được đặt trong bối cảnh của sự thay đổi sâu rộng kỹ thuật số hóa, cung cấp chiến lược marketing hỗn hợp thích hợp tới các nhóm người sử dụng, tạo ra một sản phẩm có giá trị và cung cấp dịch vụ có chất lượng chính là chìa khóa của thành công, là thước đo hiệu quả hoạt động TT- TV. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng và tác động tới công tác thư viện nói chung và hoạt động marketing nói riêng trong đó nhân tố khách hàng luôn được coi là nhân tố quan trọng trong các nhân tố quan trọng. Bởi mong muốn, nhu cầu của khách hàng xét cho là cùng mục đích tồn tại của trung tâm TT - TV. NDT là những người đã sử dụng, đang sử dụng và sẽ sử dụng thư viện và các dịch vụ thư viện. Họ có nhiều đặc điểm khác biệt mà trung tâm TT – TV cần biết, cần nghiên cứu; họ khác nhau về sở thích, về nhu cầu, về thói quen, về giới tính, về tuổi tác, về trình độ học vấn, về nghề nghiệp và về mục đích tìm kiếm cũng như sử dụng thông tin. Chính vì vậy trung tâm TT – TV cần nghiên cứu, đánh giá, phân tích, nắm vững các đặc điểm của nhóm NDT và tìm ra những giải pháp để thỏa mãn nhu cầu của họ một cách tốt nhất Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là tổ chức thông tin KH&CN lớn nhất Việt Nam với nguồn lực mạnh về con người và thông tin. Trong thời gian qua, được sự đầu tư của Nhà nước và sự hợp tác quốc tế, Cục Thông tin KH&CN Phạm Thị Bích Ngọc 24 K51-Thông tin thư viện
  25. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Quốc gia đã xây dựng được một hệ thống nguồn tin KH&CN phong phú và đa dạng có thể phục vụ một cách đắc lực và hiệu quả cho công tác nghiên cứu, phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo của cả nước nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của tất cả đối tượng NDT. Nhóm NDT của Cục Thông tin KH&CN rất đông đảo và đa dạng được chia thành các nhóm sau : - Nhóm 1: Các cán bộ lãnh đạo, quản lý - Nhóm 2: Các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy - Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học sinh, sinh viên - Nhóm 4: Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng Để nghiên cứu nhu cầu của NDT về tài liệu, sản phẩm, dịch vụ thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã và đang tiến hành nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau: - Nghiên cứu tâm lý, khả năng, tập quán khai thác, sử dụng thông tin của NDT. Đặc biệt dựa vào các dầu hiệu về nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi để phân nhóm NDT. - Thông qua hòm thư truyền thống và hòm thư điện tử tại địa chỉ email: nacesti@vista.gov.vn NDT có thể gửi yêu cầu thông tin hay thắc mắc góp ý tới Cục Thông tin, sau đó Cục Thông tin sẽ có phản hồi lại cho NDT. - Thông qua việc tổ chức các cuộc hội nghị bạn đọc thường niên, Cục Thông tin đã điều tra sự thoả mãn của NDT bằng cách điều tra qua bảng hỏi, hoặc trực tiếp trao đổi với NDT. Hội nghị Bạn đọc gần đây nhất được tổ chức vào sáng ngày 27/11/2009. Rất nhiều bạn đọc là các cán bộ, nhà khoa học và nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu và các sinh viên chuyên ngành KH&CN đã nhiệt tình tham dự và đóng góp ý kiến. Phạm Thị Bích Ngọc 25 K51-Thông tin thư viện
  26. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Thông tin được lấy qua sự phản hồi của các cán bộ thư viện. Những cán bộ thư viện trực tiếp tiếp xúc với NDT thông qua quá trình phục vụ sẽ nhận thấy đâu là những hạn chế của thư viện qua việc: + Quan sát trực tiếp các tập quán thông tin, cách thức khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin. + Phân tích các số liệu thống kê về yêu cầu tin và tình hình phục vụ của thư viện. + Thu thập ý kiến phản hồi trực tiếp của NDT khi tiếp xúc với họ. Trong những năm qua, số lượng NDT tại thư viện trung tâm thuộc Cục Thông tin tăng lên đáng kể, đa dạng về thành phần và trình độ học vấn. Đến tháng 11 năm 2008, thư viện đã có khoảng 19.200 bạn đọc. Tỷ lệ bạn đọc được trình bày dưới bản sau: Số lƣợng Tỷ lệ Số TT Loại hình bạn đọc (ngƣời) 1 Sinh viên 11.640 56 % Cán bộ có trình độ đại học trở lên thuộc 18 – 2 các trường đại học, viện nghiên cứu và 3.600 20 % cơ quan quản lý nhà nước Cán bộ có trình độ đại học thuộc các 3 3.060 17 % doanh nghiệp nhà nước Cán bộ có trình độ đại học trở lên khối doanh nghiệp nhà nước, công ty liên 4 1.350 6 % doanh, cán bộ khoa học nghỉ hưu, người nước ngoài. Bảng 1: Tỷ lệ bạn đọc tại thư viện Khoa học kỹ thuật trung ương Phạm Thị Bích Ngọc 26 K51-Thông tin thư viện
  27. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Qua các hoạt động nghiên cứu người dùng tin, Cục Thông tin đã nhận biết được đặc điểm nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin khác nhau: * Đặc điểm nhu cầu tin của các cán bộ lãnh đạo, quản lý. Số lượng NDT ở nhóm này là tương đối lớn và nhu cầu tin ổn định bao gồm: các cán bộ các cấp, các ngành các địa phương, lãnh đạo các doanh nghiệp Họ thường không khai thác thông tin trực tiếp tại Cục Thông tin mà họ thường gửi các yêu cầu tin của về Cục Thông tin và sau đó Cục Thông tin có nhiệm vụ tìm kiếm, xử lý thông tin, bao gói thông tin và cũng cấp thông tin qua mail hoặc fax. Thông tin thích hợp với nhóm NDT này là các thông tin có tầm vĩ mô, thông tin liên quan đến chiến lược phát triển phát triển khoa học kỹ thuật; thông tin về các xu thế dự báo phát triển KH & CN; thông tin dự báo kinh tế, thông tin có tính hỗ trợ cho việc ra quyết định. Do đặc điểm của nhóm NDT này là họ không có nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu nên thông tin thích hợp được trình bày ở dạng in ấn như: bản tin, tổng quan, tổng luận Đây chính là những sản phẩm thông tin đã được Cục Thông tin xử lý, phân tích và cung cấp cho các cấp lãnh đạo, quản lý. * Đặc điểm nhu cầu tin của các bộ nghiên cứu, giảng dạy. Nhóm NDT này bao gồm cán bộ nghiên cứu giảng dạy, các giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung học Đây là nhóm NDT chiếm số đông và có nhu cầu tin tương đối ổn định. Thông tin họ cần thường là những thông tin có tính chất hệ thống, cả tầm vĩ mô và vi mô, những thông tin chiến lược, dự báo. Nội dung yêu cầu tin của nhóm NDT này thuộc tất cả các lĩnh vực của KH & CN. Họ sử dụng thông tin để cập nhật kiến thức, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy. Nhóm NDT này có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu cũng như có khả năng phân tích sâu, có chuyên môn và trình độ nên các thông tin đáp ứng thích hợp là các thông tin giới thiệu, chỉ dẫn về các tài liệu gốc. Các ấn phẩm thông tin thích hợp như: thư mục Phạm Thị Bích Ngọc 27 K51-Thông tin thư viện
  28. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thông báo sách mới, tạp chí tóm tắt Các dịch vụ thích hợp là: dịch vụ cung cấp sách, báo, tạp chí và kết quả nghiên cứu, dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc * Đặc điểm nhu cầu tin của nghiên cứu sinh, học sinh, sinh viên: nhóm NDT ngày càng đông đảo đến từ các trường Đại học lớn trên địa bàn Hà Nội như Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Hà Nôi, Đại học Kinh tế quốc dân , nhu cầu tìm kiếm và nghiên cứu tìa liệu KH & CN của học sinh, sinh viên ngày càng tăng thể hiện trình độ kiến và năng lực tiếp cận lĩnh vực KH & CN của họ ngày càng nâng cao. Khối lượng thông tin KH & CN đáp ứng nhóm NDT này là khá lớn, bao quát được nhiều khía cạnh thuộc lĩnh vực KH & CN. Dịch vụ phổ biến phục vụ đối tượng NDT này chủ yếu là đọc sách tại các phòng sách tham khảo và tạp chí * Đặc điểm nhu cầu tin của các doanh nghiệp. Nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp rất đặc thù, đa dạng về thể loại và đặc biệt là chi tiết, cụ thể về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, giá cả thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp thường quan tâm tới thông tin về công nghệ và thiết bị, thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, nhu cầu thông tin về tư vấn và dịch vụ KH & CN. Như vậy nhu cầu tin của nhóm NDT này rất lớn, đa dạng, mang tính phân tích tổng hợp đồng thời lại rất chuyên sâu như thông tin phân tích thị trường, khảo sát thị trường tìm kiếm đối tác Nắm bắt được những nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh, Cục Thông tin Kh & CN đã chú trọng phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp, có hiệu quả phục vụ có quá trình phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Nghiên cứu nhu cầu tin là một phần của hoạt động dự báo nhu cầu tin.Dự báo nhu cầu tin là một nội dung quan trọng và phức tạp, đòi hỏi các nghiên cứu một cách có hệ thống, tin cậy về thị trường thông tin đồng thời đòi hỏi khả năng phân tích tổng hợp của chuyên gia markerting. Hoạt động nghiên cứu và dự báo Phạm Thị Bích Ngọc 28 K51-Thông tin thư viện
  29. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nhu cầu tin của NDT sẽ làm cơ sở cho khoa học quan trọng cho việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển trên mọi cấp độ và phạm vi tại Cục Thông tin 2.4 Các sản phẩm marketing của Trung tâm Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp nói chung và cơ quan thư viện nói riêng cung cấp cho khách hàng. Sự cung cấp này còn bao gồm các khía cạnh vật chất, cũng như các yếu tố trừu tượng. Sản phẩm có thể là một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình. Đối với các cơ quan thư viện nói chung và Cục Thông tin nói riêng việc tạo lập và phát triển các sản phẩm mới được diễn ra liên tục. Điều đó phản ánh nhịp độ và trình độ phát triển tính năng động trong hoạt động TT – TV. Sản phẩm là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược marketing và là yếu tố cơ bản nhất, yếu tố trước hết để đáp ứng nhu cầu của NDT. Sau gần 45 năm xây dựng và phát triển Cục Thông tin đã và đang xây dựng được một nguồn tin KH&CN lớn nhất Việt Nam, bao quát hầu hết các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực công nghệ quan trọng, phục vụ phát triển nền KH&CN nước nhà. Sản phẩm của thư viện rất đa dạng, từ những sản phẩm truyền thống như ấn phẩm, các bộ phiếu tra cứu cho tới các CSDL, các Website, các bản tin điện tử, các băng đĩa hình với âm thanh, hình ảnh sống động Tất cả những sản phẩm trên đã làm thay đổi một cách đáng kể bộ mặt của Cục Thông tin, khẳng định giá trị và sự không thể thay thế của thông tin – thư viện. 2.4.1 Tài liệu gốc: Nguồn tin- nguồn nguyên liệu cơ bản của hoạt động Cục Thông tin ngày càng được chú trọng thu thập và bổ sung một cách chủ động. Hiện nay Cục Thông tin có khoảng 400.000 đầu sách KH & CN, trong đó sách tiếng Việt chiếm 10% sách ngôn ngữ gốc Slavơ chiếm 30%, sách ngôn ngữ gốc La tinh chiếm 60%. Về môn loại, 32% vốn sách của Thư viện thuộc các ngành khoa học Phạm Thị Bích Ngọc 29 K51-Thông tin thư viện
  30. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cơ bản, 45% thuộc các ngành KH&CN, 23% thuộc các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, y tế, kinh tế, quản lý, thông tin học và thư viện học. - Cục Thông tin có một kho tài liệu tra cứu quý, với hơn 17.000 sách chuyên khảo gồm nhiều loại hình từ bách khoa toàn thư, cẩm nang, sổ tay tra cứu, đến các từ điển chuyên ngành, tạp chí tóm tắt, trong đó có các tài liệu tra cứu rất nổi tiếng và quý hiếm ở Việt Nam. - Kho tạp chí lưu giữ và bảo quản 7.000 tên tạp chí và ấn phẩm kế tiếp gồm 5.695 tên tạp chí gốc Latin (chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Pháp), 830 tên tạp chí tiếng Nga và 350 tên tạp chí tiếng Việt, gần đây có bổ sung gần 50 tên tạp chí tiếng Trung Quốc, trong đó có hơn 1000 tên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, KH&CN, khoa học kinh tế được bổ sung thường xuyên. - Bên cạnh nguồn tạp chí dưới dạng giấy, còn có một kho tài liệu dưới dạng vi phim với hơn 1000 tên tạp chí tiếng Anh, Pháp thuộc các chuyên ngành khoa học kỹ thuật. Ngoài ra có gần 1000 tài liệu về Đông Dương thời Pháp thuộc dưới dạng vi phim, thuộc các ngành: Địa lý, địa chính, sinh học, nông nghiệp, xây dựng Những tạp chí khoa học và công nghệ các Tỉnh, Thành trong phạm vi cả nước, những bài tạp chí dưới dạng tờ rời, những số tạp chí lẻ cũng được lưu giữ tại đây. - Tư liệu xám: Kho tư liệu xám được cập nhật thường xuyên và đến 2009 có hơn 9.000 báo cáo KQNC của các đề tài nghiên cứu các cấp, trên 11000 đề cương nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu. Bên cạnh nguồn tin dưới dạng giấy, Cục Thông tin KH&CN còn có một kho tài liệu dưới dạng vi phim với hơn 7 triệu bản mô tả sáng chế trên vi phiếu thuộc chuyên ngành khoa học – kỹ thuật. - Cục Thông tin KH&CN còn biên soạn, tổ chức biên soạn và cung cấp các ấn phẩm thông tin KH&CN. Phạm Thị Bích Ngọc 30 K51-Thông tin thư viện
  31. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2.4.2 Sản phẩm thông tin Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là đơn vị sự nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực TT-TV. Vì vậy hệ thống các sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng. Cục Thông tin có các sản phẩm sau đây: +) Ấn phẩm thông tin: ▪ Tạp chí Thông tin Tư liệu ▪ Sách khoa học và công nghệ ▪ Sách khoa học công nghệ thế giới ▪ Bản tin Khoa học công nghê Môi trường ▪ Ấn phẩm kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ▪ Ấn phẩm Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang tiến hành ▪ Tạp chí tóm tắt tài liệu khoa học công nghệ Việt Nam ▪ Ấn phẩm Thông báo sách mới ▪ Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế ▪ Khoa học và công nghệ Việt Nam 1996-2000; 2001; 2002; 2003; 2004 ▪ Tạp chí Vietnamese Scientific and Technological Abstracts ▪ Khoa học và công nghệ thế giới ▪ Vietnam Infoterra Newsletter ▪ Từ điển từ khoá khoa học và công nghệ Phạm Thị Bích Ngọc 31 K51-Thông tin thư viện
  32. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Các ấn phẩm thông tin của Cục Thông tin +) CSDL, ngân hàng dữ liệu. Các CSDL được coi là nền tảng của hoạt động thông tin Kh & CN trong một cơ quan, một ngành, một hệ thống. Các CSDL là phương tiện hữu hiệu nhất để lưu trữ và phục vụ thông tin, đảm bảo việc tra cứu và cung cấp thông tin phù hợp cho các đối tượng NDT một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ Các CSDL do Cục Thông tin xây dựng: ▪ STD - Tài liệu Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ ▪ SCITEC - Tài liệu Khoa học và Công nghệ thế giới ▪ KQNC - Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học ▪ VNDOC - Tài liệu Khoa học Công nghệ Việt Nam (bằng tiếng Anh) ▪ VTM - Thị trường Công nghệ Việt Nam ▪ BOOK - Sách tại Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương Phạm Thị Bích Ngọc 32 K51-Thông tin thư viện
  33. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia ▪ TC – Tên tạp chí có ở Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương ▪ MLLH - CSDL Mục lục liên hợp Tạp chí KH&CN nước ngoài có tại Việt Nam ▪ VBPQCN - Văn bản pháp quy về chuyển giao công nghệ ▪ CGTV - Cơ sở dữ liệu về Chuyên gia, cơ quan, tổ chức tư vấn, môi trường, chuyển giao công nghệ ▪ CATALO – Catalog công nghiệp Các cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ thế giới: ▪ IEEE/IEE Fulltext - Thư viện điện tử về CNTT, điện và điện tử ▪ PASCAL- CSDL đa ngành về KH&CN ▪ FRANCIS –CSDL đa ngành về khoa học xã hội và nhân văn ▪ Chemical Abstracts - Tạp chí tóm tắt về hoá học ▪ ABM Inform - CSDL về kinh doanh, marketing ▪ Vendor - Ngân hàng dữ liệu về các thiết bị, công nghệ chào bán trên thế giới ▪ Compendex - CSDL về các ngành công nghệ ▪ Chemistry and Chemical Engineering - CSDL về hoá học và công nghệ hoá chất Cơ sở dữ liệu trực tuyến ▪ ScienceDirect - CSDL các Tạp chí KH & CN hàng đầu của thế giới ▪ EBSCO - CSDL thư mục và toàn văn được xây dựng đầy đủ nhất trên thế giới ▪ Phổ biến nhất vẫn là các CSDL về sách, các bài báo, tài liệu hội thảo, hội nghị, luận văn, các kết quả nghiên cứu, tiêu chuẩn. mô tả, sáng chế, thiết bị và công nghệ. Phạm Thị Bích Ngọc 33 K51-Thông tin thư viện
  34. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Toàn văn CSDL kết quả nghiên cứu Cơ sở dữ liệu SCITEC từ 1999 - 2004 CSDL TECHMARTVIETNAM 2005 CSDL Khoa học Công nghệ +) Các bản tin điện tử: là dạng sản phẩm mới tạo lập so với các sản phẩm khác của Cục Thông tin, đặc biệt phát triển nhanh và mạnh về số lượng cũng như chất lượng từ khi nước ta hòa nhập Internet vào năm 1997. Hầu hết các ấn phẩm thông tin KH & CN, ngoài bản in trên giấy đều có bản tin điện tử đưa lên mạng VISTA tại địa chỉ: www.vista.gov.vn/ hoặc trên CD/ROM. +) Website, mạng thông tin phục vụ chuyên ngành bao gồm: mạng thông tin KH & CN Việt Nam ( VISTA), chợ ảo về Công nghệ và thiết bị Việt Nam thông qua web site www.techmartvietnam.com.vn. Phạm Thị Bích Ngọc 34 K51-Thông tin thư viện
  35. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Website của Cục Thông tin KH & CN Quốc gia Website Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam Phạm Thị Bích Ngọc 35 K51-Thông tin thư viện
  36. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2.4.3. Dịch vụ thông tin Một số dịch vụ của Cục Thông tin được phổ biến và cung cấp thông qua Web site www.vista.gov.vn/ Các dịch vụ phục vụ NDT bao gồm: + Dịch vụ tra cứu và chỉ dẫn theo các yêu cầu thông tin của các cá nhân, tổ chức, cơ quan như là tổ chức các hội thảo, hội nghị khách hàng, triển lãm, chợ công nghệ nhằm giới thiệu công nghệ và sản phẩm mới + Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc (SDI). Phục vụ thông tin có chọn lọc theo đề tài, theo chủ đề của người yêu cầu đặt ra với định kỳ cung cấp thông tin hàng tuần, hàng tháng với hình thức gửi thông tin qua e- mail ví dụ thông tin phục vụ cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược và dự báo về kinh tế, khoa học và công nghệ. Cung cấp thông tin về thị trường công nghệ, chuyển giao công nghệ, các cơ hội liên doanh với bạn hàng trong và ngoài nước + Dịch vụ cung cấp nội dung thông tin trực tuyến (ICP) trên Internet (World Wide Web, Truyền tệp, Thư điện tử, Dịch vụ Web hosting ) qua mạng VISTA. + Dịch vụ xây dựng các CSDL thư mục, CSDL toàn văn theo yêu cầu. + Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc + Hướng dẫn khai thác mạng trực tuyến + Các dịch vụ trao đổi thông tin ( Hội thảo, Hội chơ, triển lãm, ) + Dịch vụ cho mượn tài liệu Ngoài các dịch vụ trên, thư viện Khoa hoc kỹ thuật trung ương cón có các, dịch vụ dịch thuật, dịch vụ in sao tài liệu 2.5 Các phƣơng thức phân phối sản phẩm và dịch vụ Phổ biến các sản phẩm TT – TV bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và là hoạt động chịu tác động của nhiều yếu tố như điều kiện của thư viện, môi trường Phạm Thị Bích Ngọc 36 K51-Thông tin thư viện
  37. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia hoạt động Việc phổ biến sản phẩm thông tin là hoạt động hai chiều có sự tương tác trao đổi qua lại giữa cơ quan thư viện và NDT. Trong chiến lược marketing quyết định phân phối có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch marketing của cơ quan TT - TV. Việc lựa chọn địa điểm, thời gian cung cấp thông tin có ảnh hưởng tới chi phí cũng như nguồn nhân lực. Các quyết định cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin cho NDT là một trong những nhiệm vụ thiết thực của mỗi cơ quan TT-TV. Trong hoạt động TT-TV việc phân phối đề cập đến địa điểm bán hàng và đưa sản phẩm hay dịch vụ thông tin đến với NDT. Địa điểm phân phối có thể là ngay tại cơ quan thư viện, một mạng lưới phân phối toàn quốc có sự liên kết với các cơ quan thư viện khác, một website thương mại điện tử, hay một catalog gửi trực tiếp đến NDT. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà NDT yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào. Với các thư viện truyền thống thì việc phân phối có liên quan đến các quy định phục vụ người đọc (giờ mở cửa, các quy định mượn trả ) còn đối với các thư viện điện tử thì đó là các chính sách và các giải pháp về công nghệ xác nhận quyền được phép truy cập, quyền được khai thác dịch vụ cũng như mức truy cập đối với từng trường hợp cụ thể. Cục Thông tin triển khai ba hình thức phổ biến sản phẩm thông tin. 2.5.1 Phổ biến sản phẩm đến mỗi cá nhân hoặc nhóm người dùng tin Sản phẩm được cán bộ thư viện phổ biến đến mỗi cá nhân hoặc nhóm NDT là cách gọi khác của hình thức phổ biến đến một địa chỉ xác định. Hình thức phổ biến sản phẩm thông tin đến một địa chỉ xác định được thể hiện qua các dịch vụ quen thuộc tại Cục Thông tin là: tìm tin, phổ biến thông tin chọn lọc, cung cấp thông tin theo chuyên đề, dịch tài liệu, tư vấn thông tin, sao chụp Phạm Thị Bích Ngọc 37 K51-Thông tin thư viện
  38. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Dịch vụ tìm tin: Khi có một yêu cầu tin xác định cán bộ thư viện tiến hành tìm tin truyền thống, tìm trên mạng theo các chế độ on-line và off-line nhằm cung cấp cho người dùng tin sản phẩm dưới dạng một danh mục tài liệu phù hợp với yêu cầu. Dịch vụ này đã thu hút rất đông đối tượng NDT là các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, họ thường yêu cầu được cung cấp các thông tin thư mục đối với các tài liệu có chủ đề nội dung liên quan tới khoa học, công nghệ dựa trên thông tin và tri thức. Tài liệu có thể thuộc nhiều dạng khác nhau như: sách in, báo cáo khoa học, luận án khoa học, tài liệu trên mạng ở trong và ngoài nước. - Phổ biến thông tin chọn lọc: Sau khi có thoả thuận với NDT cá nhân hay tập thể, cán bộ thư viện xác định được diện nhu cầu của họ, Cục Thông tin cung cấp dịch vụ chủ động chuyển đến người sử dụng dịch vụ các thông tin mới, phù hợp với họ (về nội dung, hình thức) theo các dạng thức xác định (gồm cả các thông tin thư mục, các số liệu, dữ kiện hoặc bản thân nội dung thông tin). Thông thường, dịch vụ này cũng được triển khai theo chu kỳ và tồn tại trong một khoảng thời gian xác định đối với mỗi khách hàng. Thông qua phương thức phục vụ từ xa, Cục Thông tin đã tiến hành phục vụ từ xa cho nhiều cơ quan và cá nhân như : Viện Hải Dương học Nha Trang, Đại học Cần Thơ, Sở KH&CN Hải Phòng, Đại học sư phạm Huế, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học sư phạm Vinh Điển hình là hoạt động phân phối các sản phẩm và dịch vụ đến Trung tâm Thông tin Tư liệu Đà Nẵng, các sản phẩm, dịch vụ thường nhân bản và gửi đến giới thiệu cho các cơ quan, đơn vị trong thành phố Đà Nẵng có nhu cầu thông tin. - Cung cấp thông tin theo chuyên đề : Sau khi nghiên cứu nhu cầu người dùng và khả năng của mình, Cục Thông tin sẽ xây dựng một hoặc một số chuyên đề nào đó và tiến hành thu thập, lựa chọn và bao gói dưới những hình thức cụ Phạm Thị Bích Ngọc 38 K51-Thông tin thư viện
  39. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thể, sau đó, có thể định kỳ cung cấp cho người dùng tin. Ví dụ như các chuyên đề về công nghê thông tin và khoa học công nghệ. - Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu. Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu là một trong số các dịch vụ thông tin phổ biến Cục Thông tin. Để đảm bảo quyền lợi của các nhà xuất bản và cơ quan lưu trữ, việc triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu cần tuân thủ một số quy tắc nhất định. Cụ thể: Người sử dụng dịch vụ là người dùng tin trực tiếp, do đó, hạn chế đến mức cao nhất việc sao chụp toàn bộ một tài liệu và số lượng bản sao chụp; Không có chi phí bản quyền khi thanh toán dịch vụ. - Các dịch vụ tư vấn, tham khảo. Dịch vụ tham khảo là lo ại hình dịch vụ thông tin mang tính tổng hợp, bao gồm sự kết hợp nhiều loại dịch vụ khác nhau. Đây là loaị dic̣ h vu ̣có nhiều điểm tương tư ̣ như dic̣ h vu ̣tư vấn thông tin taị C ục Thông tin. Tại Cục Thông tin cùng với dịch vụ tư vấn, hỗ trơ ̣ NDT (ví dụ nâng cao kiến thứ c thông tin ) dịch vụ tham khảo có những bước phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây. Tập trung tại đây là tất cả các loại dịch vụ nhằm mục đích hỗ trợ, hướng dẫn NDT khai thác được một cách có hiệu quả nhất các loại nguồn tài liệu, thông tin hiện có, sử dụng được mọi năng lực hiện có của Cục Thông tin và mạng thông tin. Cục Thông tin thường xuyên mở các lớp” Hướng dẫn người dùng tin tại 3 phòng Đọc sách, Tạp chí và Trung tâm Tra cứu – Thư viện điện tử phối hợp cùng tổ chức 2 tháng một lần với nhiều nội dung như giới thiệu cho NDT vốn tài liệu phong phú của Cục Thông tin, hướng dẫn các kỹ năng tra cứu thông tin Như đã biết, gần đây những loại dịch vụ này được nhắc đến như các hoạt động liên quan tới việc nâng cao kiến thức thông tin đối với người sử dụng các thư viện. Điểm đáng chú ý ở đây không chỉ là các hoạt động giúp NDT khai thác được tốt nhất nguồn lực và các bộ sưu tập của thư viện, mà còn là các dịch vụ liên quan tới việc hỗ trợ người đọc các kiến thức và kỹ năng làm sao để có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin, tài liệu của mình trong sự Phạm Thị Bích Ngọc 39 K51-Thông tin thư viện
  40. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia phát triển và phân bố các nguồn thông tin tài liệu, các mạng thông tin như hiện nay. Dịch vụ tìm tin và dịch vụ tư vấn thông tin tại Cục Thông tin Mỗi loại dịch vụ trên đều có vai trò và giá trị xác định đối với người dùng tin giúp cho NDT thu nhận được sản phẩm thông tin phù hợp và giảm thiểu thời gian, công sức cho NDT khi tìm tin. 2.5.2 Phổ biến sản phẩm thông tin đưa đến một địa điểm xác định Sản phẩm được đưa đến một địa điểm xác định và NDT lựa chọn sau đó khai thác, sử dụng sản phẩm mà mình cần. Hình thức phổ biến thông tin tại một địa điểm xác định: các dịch vụ khai thác, sử dụng cơ quan thư viện (đọc, mượn, khai thác tài liệu vi dạng nghe nhìn ) hội nghị, hội thảo, triển lãm, các dịch vụ phổ biến thông tin hiện tại, tuyên truyền phổ biến thông tin, khai thác truy cập các ngân hàng dữ liệu, diễn đạt thông tin Với hình thức này NDT có điều kiện nhận được các thông tin mới nhât, phù hợp nhất, có mức độ cập nhật thông tin cao. Dịch vụ đọc tại chỗ là một trong những dịch vụ quan trọng và phổ biến nhất tại Cục Thông tin và ngày càng thu hút đông đảo NDT. Phạm Thị Bích Ngọc 40 K51-Thông tin thư viện
  41. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia * Đối tượng phục vụ Thư viện phục vụ rộng rãi bạn đọc trong cả nước: - Sinh viên thuộc các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học từ năm thứ 2 trở lên và các thành phần khác như cán bộ khoa học về hưu được cấp thẻ tạm thời có giá trị 1 năm. - Cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và học viên đang theo học sau đại học, các doanh nhân được cấp thẻ đọc có giá trị 1 năm. - Cán bộ có bằng tiến sỹ, hoặc có học hàm phó giáo sư, giáo sư, cán bộ quản lý cấp cục, vụ, viện được cấp thẻ mượn có giá trị 2 năm.(Đối với cán bộ đã nghỉ hưu, chỉ cấp thẻ đọc). * Nội quy Bạn đọc phải xuất trình thẻ đọc mỗi khi vào Thư viện. Với thẻ đọc được cấp, bạn đọc được phục vụ tại tất cả các phòng đọc, phòng tra cứu và cung cấp tài liệu điện tử. Nếu mất thẻ, bạn đọc phải làm giấy báo ngay cho Trưởng Phòng Đọc Sách. + Phòng đọc sách: Gồm các phòng : - Phòng đọc sách kho chính - Phòng đọc sách kho mở - Phòng đọc sách tra cứu + Đọc Tạp chí: - Phòng Đọc Tạp chí tra cứu : Bao gồm tạp chí tra cứu của tất cả các ngành. Tài liệu được xếp dưới dạng kho mở tự chọn theo chủ đề. - Phòng Đọc Tạp chí: Tầng 1 vừa là phòng đọc, vừa là kho mở giới thiệu hơn 600 tên tạp chí của bốn năm gần nhất. Các số tạp chí các năm trước được phục vụ theo phiếu yêu cầu của bạn đọc. Phạm Thị Bích Ngọc 41 K51-Thông tin thư viện
  42. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Tại phòng đọc tạp chí, bạn đọc có thể đọc các tài liệu dưới dạng vi phim. Việc phục vụ bạn đọc tài liệu dưới dạng vi phim cũng giống như phục vụ tài liệu in trên giấy. - Phòng Catalog Công nghiệp Phòng Catalog Công nghiệp phục vụ tài liệu dưới dạng vi phim và trên giấy, hiện lưu giữ khoảng 52.000 bản vi phim. Bạn đọc có thể tham khảo các ấn phẩm với các thông số kỹ thuật thuộc hơn 20 lĩnh vực khác nhau của ngành chế tạo máy. Bạn đọc cũng có thể biết được sự hoạt động, tiềm năng, trụ sở và các thông tin liên quan đến nhiều công ty trên thế giới. + Phòng tra cứu và cung cấp tài liệu điện tử Bạn đọc có thể truy cập và tra cứu qua các CSDL thư mục trên CD-ROM, trên DVD, như Chemical Abstracts, PASCAL, FRANCIS, IEEE/IEL, VENDOR CATALOG, các CSDL trực tuyến như CSA, ACM. Bạn đọc cũng có thể truy cập và đọc các tài liệu điện tử toàn văn qua các CSDL on-line như EBSCO, ScienceDirect, Synergy Blackwell với hàng chục nghìn tên tạp chí điện tử nổi tiếng thế giới, bạn đọc cũng có thể khai thác các nguồn tin nội sinh trên mạng VISTA hay tìm tin trên Internet. + Phòng đọc các kết quả nghiên cứu Tại phòng đọc các kết quả nghiên cứu bạn đọc có thể đọc tại chỗ các báo cáo kết quả nghiên cứu, tìm tin thư mục trong CSDL kết quả nghiên cứu trên mạng VISTA, sao chụp báo cáo kết quả nghiên cứu, bao gói và nhận chuyển giao CSDL thư mục và toàn văn kết quả nghiên cứu theo yêu cầu Giờ mở cửa Phòng Đọc Sách và phòng Đọc Tạp chí: + Từ thứ 2 đến thứ 6: • Sáng - 7h30 - 11h 45 • Chiều: 13h00 - 17h45 + Thứ 7 và chủ nhật: Phạm Thị Bích Ngọc 42 K51-Thông tin thư viện
  43. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia • Sáng: 7h30 - 11h 45 • Chiều: 13h00 - 15h45 Thư viện nghỉ phục vụ vào chiều thứ 6 hàng tuần và các ngày Lễ, Tết. - Phòng tra cứu và cung cấp tài liệu điện tử, Phòng đọc các kết quả nghiên cứu phục vụ theo giờ hành chính. Phương thức phục vụ rất linh hoạt làm hài lòng và thỏa mãn nhu cầu tin của NDT. Tổ chức kho sách theo kho mở như kho Tạp chí, kho sách Tra cứu, phòng đọc Tự chọn với nguồn tin phong phú được xếp theo các phân ngành lớn, vị trí xếp giá khoa học, tiện lợi và các trang thiết bị hiện đại. - Phục vụ đọc tài liệu tại chỗ tại các phòng đọc + Cho mượn sách về nhà đối với những đọc giả có thẻ mượn (được mượn 2 cuốn/1lần trong thời gian: kho mở là 7 ngày; kho đóng 10 ngày). + Tra cứu, tìm kiếm và cung cấp tài liệu, thông tin theo yêu cầu tại chỗ, từ xa ( qua bưu điện, thư điện tử, điện thoại, fax ) + Cung cấp bản sao tài liệu gốc (dạng giấy và vi phim) theo yêu cầu + Làm thư mục các bài tạp chí theo chuyên ngành. Các phòng đọc tại Cục Thông tin Phạm Thị Bích Ngọc 43 K51-Thông tin thư viện
  44. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Song song với hình thức thư viện truyền thống, Cục Thông tin đã tổ chức thư viện điện tử từ tháng 4/2000 tại Phòng Tra cứu và Cung cấp tài liệu điện tử. Đến với thư viện điện tử NDT sẽ được cung cấp các dịch vụ thông tin thư mục, thông tin toàn văn một cách nhanh chóng.Tại đây, NDT có thể truy cập các CSDL trực tuyến hay trên đĩa CD – ROM để tìm kiếm, đọc,in, lưu thông tin từ các nguồn tin số hóa gồm các CSDL thư mục có tóm tắt, các CSDL toàn văn thông qua mạng VISTA, mạng thông tin toàn cầu INTERNET Ngoài ra, NDT còn được phục vụ thông tin hỏi đáp qua e-mail, telephone, fax, thư ( thời gian bảo đảm thông tin từ khi hỏi đến khi nhận được thông tin từ 30 phút đến không quá 48 giờ), phục vụ thông tin có chọn lọc theo đề tài, chủ đề của người yêu cầu đặt ra với định kỳ cung cấp thông tin hàng tuần, hàng tháng với hình thức gửi thông tin qua thư điện tử ( e-mail). Hơn nữa, NDT còn được cung cấp bản sao tài liệu gốc, hướng dẫn khai thác mạng thông tin trực tuyến. - Các dịch vụ trao đổi thông tin: Có thể chia dịch vụ thông tin thành hai nhóm chính: các dịch vụ đáp ứng nhu cầu được trao đổi thông tin và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu được cung cấp thông tin. Các dịch vụ trao đổi thông tin hết sức đa dạng để sao cho thích nghi cao với điều kiện, khả năng trao đổi thông tin cũng như tạo được sự thân thiện, tiện lợi đối với người sử dụng dịch vụ. Các loại dịch vụ trao đổi thông tin hiện phổ biến tại Cục Thông tin bao gồm: hội thảo, hội nghị (workshop, conference); triển lãm, hội chợ (Fair, exhibition); các dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng như truyền tệp, thư điện tử, hội thảo trực tuyến (E-Conference), điễn đàn điện tử Phạm Thị Bích Ngọc 44 K51-Thông tin thư viện
  45. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hội nghị giới thiệu Analytica Vietnam 2009 Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam 2007 Một điểm chung đối với các dịch vụ thông tin hiện nay là vấn đề áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc tổ chức, triển khai và quản lí dịch vụ. Dịch vụ thông tin được tồn tại, được quản lí trên mạng, được chia sẻ và được cung cấp cho người dùng tin trên môi trường mạng. Điểm thể hiện rõ nét nhất cho xu hướng này là việc phát triển các dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng được triển khai bởi các ISP (Internet hay Individual Service Provider) và IXP (Internet Exchange Point). Phạm Thị Bích Ngọc 45 K51-Thông tin thư viện
  46. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Tại Cục Thông tin Khu triển lãm, hội thảo KH & CN đặt tại tầng 1, 24, Lý Thường Kiệt sử dụng hơn 600m2 được lắp đặt các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ triển lãm, hội thảo. Hội nghị, Hội thảo (với các phòng họp 50, 100, 200 đại biểu đạt các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế); Triển lãm, Hội chợ với diện tích khoảng 300 m2 có sự hỗ trợ của các công nghệ và thiết bị truyền thông hiện đại; các dịch vụ mạng hiện đại như truyền tệp, thư điện tử, tạo lập và cập nhật các website ký sinh trên VISTA, Hàng năm, chương trình hội thảo ”Ngày hội học sinh, sinh viên với Internet” do Cục Thông tin phối hợp với Hội sinh viên Việt Nam đã gây tiếng vang lớn thu hút hàng ngàn lượt người tới tham dự. Hội thảo khoa học : đẩy mạnh hoạt động phát triển KH & CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội Cục Thông tin cũng thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và các dịch vụ đào tạo với nhiều cơ quan trong và ngoài nước. Sự tồn tại và khả năng đáp ứng nhu cầu NDT của các loại dịch vụ thông tin nêu trên có nhiều điểm khác biệt nhau rất rõ rệt. Trong một số trường hợp, chúng có thể thay thế nhau, song nói chung, mỗi loại đều thực hiện các chức năng riêng của mình. Vì thế, chú trọng đồng thời phát triển các dịch vụ trên là Phạm Thị Bích Ngọc 46 K51-Thông tin thư viện
  47. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cần thiết và hợp lý, nhất là trong hoàn cảnh người dùng tin có những khả năng, điều kiện khai thác, sử dụng thông tin khác nhau. 2.5.3 Phổ biến sản phẩm thông tin qua mạng Sản phẩm thông tin được phổ biến trong môi trường mạng là một hình thức rất tin dùng và ưa chuộng tại Cục Thông tin. Chính hình thức này đã cho phép NDT kết nối đến nhiều nguồn và hệ thống thông tin nhất, cho phép họ khai thác, truy cập được khối thông tin lớn nhất, tạo cho họ sự thuận tiện, khả năng tiết kiệm được chi phí khi sử dụng các giá trị của thư viện. Các hình thức phổ biến sản phẩm thông tin rất đa dạng và phong phú mỗi loại đều thực hiện các chức năng riêng của mình với những ưu điểm và hạn chế nhất định, để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm nhiều khi trong một số trường hợp các dịch vụ phổ biến thông tin được lồng ghép trong nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm đáp cung cấp thông tin nhanh, chính xác và đầy đủ tới NDT. Cục Thông tin thiết kế, xây dựng, quản lý và phát triển mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam Information for Science and Technology Advance) viết tắt VISTA từ năm 1998. Dịch vụ của VISTA bao gồm: tra cứu, tìm kiếm thông tin khoa học và công nghệ trong và ngoài nước. NDT có thể qua mạng VISTA để truy cập vào Cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ liệu toàn văn của Trung tâm để tìm kiếm và nhận tài điện tử về khoa học công nghệ trong và ngoài nước. NDT có thể truy cập vào: - chứa toàn văn tài liệu. Bao gồm các bản tin điện tử do Trung tâm biên soạn; các bài trích từ các tạp chí Khoa học và công nghệ trong nước, tài liệu Hội nghị Hội thảo, Kỷ yếu khoa học v.v và các bài trích từ xuất bản phẩm nước ngoài. - là chợ ảo về công nghệ và thiết bị. Web site chứa các cơ sở dữ liệu như:Công nghệ chào bán, công nghệ tìm mua, Dịch vụ khoa học và công nghệ, Kết quả nghiên cứu, Tin tức Phạm Thị Bích Ngọc 47 K51-Thông tin thư viện
  48. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - là Web site Thư viện khoa học và kỹ thuật thuộc Cục thông tin KH & CN Quốc gia. Ban có thể tìm thấy các thông tin như: Sách, tạp chí ở Thư viện, Cơ sở dữ liệu về các tài liệu KHCN trên thế giới. Web site Thư viện khoa học và kỹ thuật Trung ương Năm 2008, Cục Thông tin đã triển khai dịch vụ”Bạn đọc đặc biệt” phục vụ ở quy mô toàn quốc nhằm thiết thực phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đã được đông đảo các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy đánh giá cao Dịch vụ”Bạn đọc đặc biệt” là một loại hình dịch vụ thư viện đặc biệt phục vụ yêu cầu đọc và sử dụng tài liệu điện tử theo phương thức trực tuyến, dịch vụ này được cung cấp trong thời gian 01 năm trên cơ sở đóng góp chi phí tổ chức và đảm bảo thực hiện dịch vụ. Dịch vụ bạn đọc là hình thức phổ biến sản phẩm thông tin qua mạng kết hợp với phương thức phổ biến sản phẩm, dịch vụ đến một địa chỉ xác định. Thông qua dịch vụ này, bạn đọc là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, chủ nhiệm các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành, nghiên cứu sinh, sinh viên cao học có thể truy cập từ xa đến rất nhiều nguồn tài liệu có giá trị cao trong và ngoài nước như: cơ sở dữ liệu toàn văn Tài liệu KH & CN Việt Nam (STD), báo cáo kết quả nghiên Phạm Thị Bích Ngọc 48 K51-Thông tin thư viện
  49. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cứu (KQNC) cùng hàng vạn tạp chí điện tử toàn văn của các nhà xuất bản lớn trên thế giới như CSDL Science Dirrect của nhà xuất bản Elsevier, các tạp chí của nhà xuất bản Springer. Trong môi trường mạng, sự kết hợp giữa các hình thức phổ biến thông tin sẽ có giá trị to lớn trợ giúp cho Cục Thông tin chú trọng phát triển hơn nữa các loại sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng theo những mức độ khác nhau và thích ứng với những nhóm NDT khác nhau đồng thời kích thích và rèn luyện kỹ năng lựa chọn và tìm kiếm thông tin của NDT. 2.6 Các phƣơng tiện truyền thông marketing Các phương tiện marketing bao gồm nhiều phương thức khác nhau mà các thư viện có thể sử dụng để giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ TT – TV đến NDT. Cục Thông tin KH & CN Quốc gia đang triển khai, đẩy mạnh sử dụng các phương tiện marketing như là quảng cáo, quan hệ cộng đồng và kích cầu chiêu thị để tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thư viện tới NDT. 2.6.1 Quan hệ công chúng PR (Public relation) (quan hệ công chúng) không phải là thuật ngữ xa lạ ở Việt Nam nhưng cũng giống như Marketing hay tiếp thị thì PR vẫn còn là một khái niệm mới trong hoạt động TT-TV. Quan hệ công chúng (PR) trong marketing là một quá trình truyền tải thông tin do cơ quan TT-TV thực hiện nhằm gây ảnh hưởng tới thái độ, hành vi và nhận thức của NDT đồng thời nó giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng, duy trì sự hiểu biết có thiện chí lẫn nhau giữa đơn vị cơ quan TT-TV và NDT. Các hoạt động nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ với NDT được xem là phương tiện marketing giúp tạo lập và duy trì sự giao tiếp gián tiếp với thị trường của Cục Thông tin KH & CN. Từ tình hình thực tế tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thì PR cần thiết hơn bao giờ hết. PR là hoạt động vừa mang tính tư duy vừa là một nghệ thuật. Thế nhưng do chưa nhận thức được vai trò Phạm Thị Bích Ngọc 49 K51-Thông tin thư viện
  50. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cũng như tầm quan trọng của chiến lược PR mà hoạt động này chưa được cơ quan coi trọng, nó mới chỉ bước đầu được triển khai nhỏ lẻ trong một số hoạt động lớn như các hội nghị bạn đọc thường niên, hội thảo khoa học Thông qua các cuộc hội nghị này các bộ thư viện đã phổ biến cũng như giới thiệu cho NDT về giá trị và cách thức sử dụng các hệ thống sản phẩm mới được cơ quan tạo lập. Từ năm 2000 đến nay, hàng năm, Cục Thông tin phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức thành công” Ngày hội Sinh viên – học sinh với Internet” thu hút đông đảo tầng lớp sinh viên, học sinh đến học tập khai thác. Trung bình 2 tháng một lần Cục Thông tin đều tổ chức các lớp “Hướng dẫn người dùng tin” nhằm giúp NDT có thể khai thác các CSDL của Cục Thông tin, khai thác thông tin thư mục Trong những năm qua, Cục Thông tin đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm với quy mô và chủ đề khác nhau như tổ chức khu vực KH&CN tại các triển lãm:”Việt Nam 2000”, “65 năm nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “45 năm xây dựng và phát triển Bộ KH&CN”, tham gia các triển lãm KH&CN ASEAN, triển lãm “Những ngày KH&CN Ucraina”, “Những ngày KH&CN Việt Nam- Hoa Kỳ”. Chợ công nghệ thiết bị Việt Nam ASEAN Phạm Thị Bích Ngọc 50 K51-Thông tin thư viện
  51. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hội nghị bạn đọc hàng năm 2.6.2 Quảng cáo Ngoài hoạt động PR thì quảng cáo được coi là mọt trong những công cụ hữu hiệu nhất để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người sử dụng. Ngày nay trong lĩnh vực hoạt động TT - TV, chiến lược quảng cáo góp phần thúc đẩy sự phát triển thư viện và cải tiến dịch vụ của thư viện Có nhiều cách để quảng bá hình ảnh một thư viện:, quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, xuất bản các ấn phẩm như các tờ rơi, bản tin, mở trang web giới thiệu, cộng tác với các phương tiện thông tin đại chúng, trưng bày quảng cáo Quảng cáo là một mắt xích trong tiến trình marketing và là công cụ quan trọng để truyền đạt thông điệp thương hiệu đến người tiêu dùng. Quảng cáo các sản phẩm có ý nghĩa to lớn hơn nhiều so với mục đích chỉ để thông báo các sản phẩm và dịch vụ hiện có đến NDT. Quảng cáo trong hoạt động TT – TV không chỉ đơn thuần quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ mà còn nâng cao sự hiểu biết của NDT về cơ quan TT - TV. Các hoạt động quảng cáo được xác định là phương tiện marketing quan trọng duy trì và thực hiện sự giao tiếp trực tiếp với thị trường của mỗi cơ quan thư viện. Các chiến lược quảng bá phổ biến và thông dụng nhất là quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ TT-TV thông qua các hình thức hiện đại và truyền thống: Phạm Thị Bích Ngọc 51 K51-Thông tin thư viện
  52. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia quảng cáo qua wesite, mail, blog, logo quảng cáo truyền hình hay là các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách báo Hiện nay Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đang đẩy mạnh hoạt động của mình cũng như định hướng phát triển thông qua các phương thức quảng cáo đơn giản và đa dạng, truyền thống và hiện đại. Không chỉ đẩy mạnh các hình thức quảng cáo quen thuộc, Cục Thông tin KH&CN đã và đang sử dụng các hình thức quảng cáo qua mạng Internet với các dịch vụ liên lạc qua Email, diễn đàn trên Blog Mặc dù đó là những hình thức quảng bá mới mẻ song nó lại thu hút được sự quan tâm, chú ý đặc biệt từ phía NDT. Điều đó chính là một động lực to lớn cho quá trình đẩy mạnh áp dụng các hình thức quảng cáo hiện đại trong hoạt động thư viện. Từ lâu cơ quan đã khai trương trang web của mình cung cấp cho bạn đọc nhưng thông tin cần thiết tại địa chỉ Ngoài ra, cơ quan cũng đă đưa hình thức hỗ trợ trực tuyến (online) lên website với địa chỉ Email là: nacesti@vista.gov.vn. Với dịch vụ này, thư viện có thể gửi hình ảnh về những sự kiện, thông tin về sản phẩm và dịch vụ của mình đến đông đảo bạn đọc và qua đó bạn đọc có thể được trợ giúp tìm kiếm thông tin và nhiều thông tin khác. Qua đó khuyến khích việc sử dụng nguồn tài nguyên thư viện, bảo đảm điều kiện tốt nhất cho việc sử dụng các nguồn thông tin. Thông qua việc thiết kế biểu tượng (logo) Cục Thông tin có thế quảng cáo thương hiệu của mình đến NDT nhằm thu hút NDT. Biểu tượng của Cục Thông tin KH& CN Quốc gia Phạm Thị Bích Ngọc 52 K51-Thông tin thư viện
  53. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Biểu tượng của Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam Biểu tượng thương hiệu được thiết kế đẹp mắt thể hiện một khía cạnh của Cục Thông tin với những hình thù nhiều màu sắc, phông chữ và hình ảnh nhằm giúp cho NDT có thể dễ dàng nhớ đến hình ảnh của thư viện và các sản phẩm dịch vụ của thư viện. Đây cũng chính là một hình thức quảng cáo hiệu quả, chỉ cần nhìn biểu tượng trên NDT cũng có thể nhận biết đó chính là logo của Cục Thông tin nếu thực sự việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới NDT đem lại hiệu quả thiết thực. Cơ quan cũng tích cực phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, các báo ở Trung ương và địa phương, Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện nhiều chương trình thông tin về KH&CN, Chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam, thông tin về các hội nghị, hội thảo khoa học trên các báo, đài. Trung tâm cũng cung cấp các phim KH&CN trong nước và nước ngoài cho NDT dưới dạng các đĩa VCD, DVD theo yêu cầu. Cục Thông tin cũng tích cực đẩy mạnh các hình thức quảng cáo qua mạng VISTA nhằm thu hút đông đảo NDT. Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam trên mạng (Techmart ảo) có chức năng giới thiệu, công nghệ, thiết bị cần mua và chào bán trong và ngoài nước và là sàn giao dịch về công nghệ, thiết bị và tư vấn KH&CN. Bên cạnh đó, Cục Thông tin KH&CN quốc gia còn tham gia xây dựng Ngân hàng dữ liệu thông tin công nghệ của các nước ASEAN nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa nước ta với các nước ASEAN Phạm Thị Bích Ngọc 53 K51-Thông tin thư viện
  54. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia khác và với các nước đối thoại. Việc tham gia Mạng thông tin khoa học và công nghệ ASEAN đang tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực trong lĩnh vực thông tin công nghệ. Song song với các hình thức quảng cáo hiện đại thì hình thức quảng cáo truyền thống được Cục Thông tin tiến hành thường xuyên vì đó là một khâu nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu của bất kỳ một cơ quan thư viện nào. Cục Thông tin thường xuyên tiến hành tuyên truyền giới thiệu sách báo thông qua các triển lãm sách theo chuyên đề hay trưng bày sách báo, công tác tuyên truyền phổ biến hoạt động KH&CN được đẩy mạnh Ngày hội SV với Internet 2004, do Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia và Hội SV phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội, là một trong những hoạt động đầu tiên hưởng ứng “Tháng thanh niên” được Trung ương Đoàn phát động. Trong ngày hội, SV có dịp giao lưu với các nhà khoa học (GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, GS.VS Nguyễn Văn Đạo ) với chủ đề”Các nhà khoa học tương lai và tương lai cho các nhà khoa học”. Những gương mặt khoa học trẻ, tài năng có mặt tại ngày hội đã cùng trao đổi với SV về kinh nghiệm học tập, phấn đấu để thành công trên con đường khoa học và công nghệ. Đặc biệt, các buổi thuyết trình, giới thiệu về Internet, các nguồn tin điện tử phục vụ SV học tập và nghiên cứu, những thành tựu truyền thông VN cung cấp cho bạn trẻ những tri thức mới mẻ. Ngày hội tại Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (24 Lý Thường Kiệt) luôn có gần 100 máy tính nối mạng hỗ trợ SV truy cập Internet miễn phí. 2.6.3 Các hoạt động chiêu thị Các hoạt động kích cầu chiêu thị cũng là một trong những phương tiện marketing hiệu quả vì mục đích chính của các hoạt động này là kích thích việc quảng bá các sản phẩm và dịch vụ bằng nhiều phương pháp đa dạng hơn so với quảng cáo hay phổ biến, cung cấp trực tiếp đến NDT. Phạm Thị Bích Ngọc 54 K51-Thông tin thư viện
  55. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cục Thông tin cũng đang đẩy mạnh các hoạt động chiêu thị. Hoạt động TT- TV thuộc lĩnh vực hoạt động phi lợi nhuận vì vậy phần lớn các sản phẩm dịch vụ thông tin tại Cục Thông tin là miễn phí hoặc thu phí rất thấp, đối với các sản phẩm thông tin tin mới Cục Thông tin có các chiêu thức khuyến khích về giá. Trung tâm giao dịch công nghệ; các doanh nghiệp, nhà khoa học đã được trao đổi trực tiếp với các chuyên gia KHCN (với đội ngũ hơn 300 người) về chuyển giao công nghệ, được hỗ trợ những thông tin cần thiết từ thị trường, giá cả, đến phát triển công nghệ, xây dựng thương hiệu Trung tâm là nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm công nghệ, thiết bị; là nơi truy cập vào Techmart ảo; và là nơi tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp về việc đàm phán, ký kết hợp đồng Những thông tin này có thể truy cập miễn phí tại tầng 1 và tầng 6 tại Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, hoặc có thể yêu cầu cung cấp thông tin qua điện thoại, email. Hoạt động ban đầu của trung tâm,, các doanh nghiệp được cung cấp thông tin miễn phí hoặc với giá rất thấp. Một thời gian sau trung tâm hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường Các hoạt động kích cầu cũng đang được triển khai mạnh mẽ. Khuyến khích việc khai thác sử dụng các loại sản phẩm dịch vụ mới, khuyến khích sử dụng, khai thác sản phẩm và dịch vụ với số lượng nhiều hơn, khuyến khích NDT mới của cơ quan TT – TV. Như vậy việc tiến hành một số hoạt động tuyên truyền, tiếp thị với các quy mô khác nhau thông qua các hình thức tuyên truyền trên báo chí, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các cuộc tiếp xúc với khách hàng để nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa to lớn của việc sử dụng rộng rãi thông tin công nghệ trong xã hội. Các hoạt động trên đây đã và đang đem lại kết quả tốt, mở ra hướng triển khai các dịch vụ thông tin công nghệ, đáp ứng yêu cầu của tất cả các đối tượng NDT của cơ quan. Phạm Thị Bích Ngọc 55 K51-Thông tin thư viện
  56. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Giá trị thực sự của marketing chính là để đảm bảo sự sống còn và phát triển của thư viện nhằm mục đích tăng cường đáp ứng, phục vụ nhu cầu thông tin cho các cộng đồng mà họ phục vụ, nâng cao giá trị cuộc sống cho con người – cụ thể là NDT của thư viện.Và tất cả các hoạt động trên bước đầu đã có tác dụng nhất định và đạt được một số tiến bộ đáng kể, làm cho NDT nhận thức rõ được vai trò to lớn của thông tin, là yếu tố và tiền đề quan trọng ban đầu để dần dần hình thành một thị trường thông tin công nghệ trong nước và đưa công tác thông tin công nghệ lên một tầm cao mới trước yêu cầu đổi mới công nghệ của đất nước trong giai đoạn hiện nay Phạm Thị Bích Ngọc 56 K51-Thông tin thư viện
  57. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CỤC THÔNG TIN KH & CN QUỐC GIA 3.1 Đánh giá hoạt động Marketing trong hoạt động thông tin thƣ viện tại Cục Thông tin KH&CN 3.1.1 Ưu điểm Nhìn chung Cục Thông tin KH & CN Quốc gia đã bước đầu triển khai và vận dụng lý thuyết marketing trong hoạt động TT-TV, cho dù chưa có một định hướng marketing cụ thể nhưng những hoạt động marketing tại Cục Thông tin đã đem lại những bước đầu thành công. (1) Các sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin ngày càng đa dạng từ truyền thống tới hiện đại. Với vai trò là cơ quan đầu ngành của cả nước về nguồn lực thông tin KH&CN, trong những năm qua kinh phí bổ sung tài liệu được duy trì ổn định, số lượng tài liệu nhập vào Cục Thông tin cũng tăng đáng kể trên quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin của không ngừng mở rộng, chú trọng các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng và phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Định hướng thu thập tài liệu mới cũng được xác định rõ ràng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, sự góp ý của NDT và định hướng phát triển của đất nước. Các ấn phẩm tổng quan phân tích và sưu tập chuyên đề được biên soạn kịp thời, phục vụ việc xây dựng các chương trình, đề án của Bộ Khoa học và Công nghệ Thêm nữa, Cục Thông tin cũng đã và đang đẩy mạnh hơn nữa các loại hình ấn phẩm thông tin của mình, đặc biệt là các loại thông tin chuyên đề, các thông tin nhanh, điểm tin khoa học công nghệ về các chuyên ngành khoa học tiên tiến, mũi nhọn mà bạn đọc rất quan tâm (ví dụ như vật liệu mới, siêu dẫn ). Phạm Thị Bích Ngọc 57 K51-Thông tin thư viện
  58. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Song song với quá trình bổ sung tài liệu là quá trình hoàn thiện, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin. Cục Thông tin KH & CN Quốc gia chú trọng cả nguồn tin trên giấy, trên CD/ROM và nguồn tin điện tử cũng như các CSDL tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh, Chemical Abstracts, Pascal , ). Các bản tin điện từ ngày càng chứng tỏ ưu điểm nổi trội là việc trao đổi thuận tiện, nhanh, bao gói thông tin dễ dàng. Những ấn phẩm thông tin trên giấy điển hình là Tạp chí Thông tin- tư liệu, Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Khoa học và Công nghệ thế giới, Tổng luận Khoa học – Công nghệ - Kinh tế, Tap chí tóm tắt Tài liệu KH&CN Việt Nam Ngoài ra Trung tâm còn xuất bản các bản tin điện tử phát hành trên mạng VISTA như: Kinh tế - Khoa học – Công nghệ - Môi trường, Nông thôn đổi mới, Bản tin công nghệ, Bản tin KH&CN tổng hợp Bên cạnh đó, Cục Thông tin còn triển khai những dịch vụ thông tin thích hợp, linh họat để phục vụ cho các đối tượng NDT. Đặc biệt Cục thông tin đã tổ chức dịch vụ”Bạn đọc đặc biệt", nâng cao chất lượng phục vụ NDT, góp phần đưa thông tin KH&CN đến với NDT. Phát triển ngân hàng dữ liệu Quốc gia về KH & CN trên cơ sở các dịch vụ thông tin chủ yếu. (2) Hoạt động phân phối các sản phẩm và dịch vụ thông tin Hoạt động phân phối các sản phẩm và dịch vụ thông tin ngày càng có những đổi mới đáng kể trong công tác thư viện. Nội quy của thư viện linh hoạt nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của NDT. Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương tổ chức các kho mở như Kho tạp chí, phòng Đọc tự chọn được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại, trung tâm tra cứu – Thư viện Điện tử và đa phương tiện có quy mô lớn nhất Việt Nam về lĩnh vực KH&CN cung cấp cho NDT các sản phẩm và dịch vụ thông tin một cách nhanh chóng và chất lượng. Ngoài ra phương thức phục vụ tại chỗ, phương thức phục vụ từ xa cũng được chú trọng như qua điện thoại chuyển fax, qua email Một thế mạnh rất nổi bật tại Cục Phạm Thị Bích Ngọc 58 K51-Thông tin thư viện
  59. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Thông tin KH & CN đó là các sản phẩm và dịch vụ tại cơ quan phần lớn miễn phí hoặc thu phí rất thấp điều đó tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích NDT tích cực sử dụng các nguồn lực của thư viện. Với các hình thức phục vụ ngày càng đa dạng, Cục Thông tin đang từng bước đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhanh và thuận tiện cho các nhu cầu thông tin của các nhà nghiên cứu, quản lý, doanh nghiệp, giáo viên, sinh viên trong cả nước. Cục Thông tin chú trọng phát triển các mạng lưới thông tin theo lĩnh vực trọng điểm và ưu tiên phát triển của đất nước, mở rộng các thư viện điện tử tới các trường đại học và cao đẳng và hầu hết các cơ quan KH & CN. Đặc biệt Cục Thông tin đang đẩy mạnh các dịch vụ thông tin công nghệ phục vụ doanh nghiệp và đưa thông tin tư liệu phục vụ và phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa của đất nước, thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật tiến bộ góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu bằng KH & CN. Song song với hoạt động đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin công tác phục vụ thông tin của Cục Thông tin không ngừng mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Với chức năng là một thư viện Trung tâm của cả nước về KH&CN, với việc phát triển nguồn lực thông tin, ứng dụng các công nghệ hiện đại, các khu vực phục vụ ngày càng khang trang, hiện đại và đặc biệt với đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, trong thời gian qua hoạt động phục vụ tại Cục Thông tin luôn được bạn đọc đánh giá cao. Kho sách và phòng đọc tạp chí ngoại văn Phạm Thị Bích Ngọc 59 K51-Thông tin thư viện
  60. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (3) Hoạt động chiêu thị, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin Các hoạt động chiêu thị, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin tuy mới bước đầu triển khai nhưng cũng đã thu được những kết quả khả quan bằng việc số lượng NDT biết đến và khai thác, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin ngày càng tăng. Cục Thông tin cũng thường xuyên tổ chức các chương trình tiếp nhận thông tin phản hồi của NDT nhằm không ngừng thỏa mãn nhu cầu thông tin của NDT đồng thời phát triển dịch vụ cung cấp thông tin thông qua các Hội nghị bạn đọc thường niên, các hội thảo Thư viện cũng đã và đang tích cực quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ thông tin tư liệu của mình bằng mọi hình thức: qua mạng, qua các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách báo Cục Thông tin đang dần dần chuyển đổi phương thức phục vụ từ kho đóng sang kho mở áp dụng khung phân loại DDC với cổng tử mã vạch. Với hình thức phục vụ này đã làm cho hoạt động thư viện trở nên sinh động hơn hiệu quả và trở nên gần gũi với NDT. Cục Thông tin cũng đang triển khai công tác tổ chức đào tạo, huấn luyện NDT các kiến thức về tin học, các kỹ năng tra tìm thông tin trên mạng, tra tìm tài liệu trong CSDL hoặc trong kho mở. Đây là chính là một hình thức khác của marketing về các sản phẩm và dịch vụ của Cục Thông tin. Tất cả các hoạt động trên bước đầu đã có tác dụng nhất định và đạt được một số tiến bộ đáng kể, đã giúp cho NDT nhận thức rõ được vai trò to lớn và giá trị hữu ích của các sản phẩm và dịch vụ TT- TV, là yếu tố và tiền đề quan trọng ban đầu giúp NDT hình thành thói quen và tập quán sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin KH & CN góp phần nâng cao trình độ dân trí, kịp thời nắm bắt với trình độ KH & CN của thế giới đồng thời đưa công tác TT - TV lên một tầm cao mới trước yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Phạm Thị Bích Ngọc 60 K51-Thông tin thư viện
  61. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 3.1.2 Hạn chế Bên cạnh những kết quả thu được Cục Thông tin KH & CN còn tồn tại nhiều hạn chế đồng thời gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai marketing. - Cục Thông tin chưa có kế hoạch xây dựng một chiến lược marketing cụ thể và khả thi, các hoạt động marketing diễn ra nhỏ lẻ, rời rạc có chăng hoạt động marketing được lồng ghép trong các hoạt động nghiệp vụ tại cơ quan. + Các sản phẩm thông tin nhìn chung ngày càng hoàn thiện thế nhưng do nét nổi bật của các sản phẩm đầu ra là xu hướng tập trung vào thông tin khoa học công nghệ nên còn hạn chế về nội dung, trình bày đơn điệu chưa xuất phát từ nhu cầu của NDT, tạo nên tâm lý không tin tưởng cho người sử dụng khi khai thác các mảng tài liệu có liên quan đến khoa học công nghệ. Chưa có nhiều các sản phẩm và dịch vụ thông tin có hàm lượng chất xám cao, ví dụ như thông tin phân tích, tư vấn, các thông tin cảnh báo công nghệ, các thông tin cạnh tranh. + Bên cạnh những tiến bộ, việc phổ biến các sản phẩm và dịch vụ tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia vẫn chủ yếu vẫn dựa vào các xuất bản phẩm như tạp chí, bản tin, sách, chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, với những người tổ chức thông tin khác. + Cục Thông tin cũng đang gặp khó khăn trong vấn đề định giá chi phí sản phẩm và các dịch vụ TTTV. Phần lớn các dịch vụ tại cơ quan là miễn phí hoặc thu phí rất thấp nhưng để bổ sung và hỗ trợ ngân sách hoạt động, Cục Thông tin có thu phí một số sản phẩm và dịch vụ thông tin thế nhưng có một vấn đề đặt ra là Cục thông tin chưa tiến hành định giá được các sản phẩm và dịch vụ cần thu phí, không có một tiêu chuẩn cụ thể thước đo chính xác về giá cả của các sản phẩm thông tin. Hoạt động thu phí chỉ mang tính chất khiên cưỡng, bề nổi. Chi phí ở đây không chỉ là giá trị tiền mặt, mà còn là giá trị về thời gian và công sức của khách hàng thu nhận được thông tin có giá trị. Phạm Thị Bích Ngọc 61 K51-Thông tin thư viện
  62. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia + Về hoạt động phục vụ tin: việc đáp ứng yêu cầu tin khoa học công nghệ còn mang tính thủ công chưa thể hiện được dưới dạng dịch vụ cung cấp thông tin hiện đại. Phần lớn hoạt động đáp ứng nhu cầu tin tại cơ quan nặng về dịch vụ hỏi – đáp, ít các các câu hỏi mang nội dung khoa học, chưa thể hiện được dịch vụ thông tin khoa học, công nghệ. + Các hoạt động tiếp thị, quảng bá hình ảnh thư viện, các tài liệu và sản phẩm thông tin thư viện còn manh mún, nhỏ lẻ chưa tương xứng với vai trò và vị trí đầu ngành của cả nước về lĩnh vực KH&CN. Quảng cáo qua Intenet mang lại tiện ích to lớn và hiệu quả tức thời song không được chú trọng đúng mức. Mặc dù hình thức quảng cáo qua email hay qua Web được cơ quan tin dùng song một số phương thức tiếp cận khách hàng trực tiếp qua mạng như: Blog, Forum, wiki, audio, postcast, mạng tìm kiếm đem lại hiệu quả lớn lao lại chưa được triển khai Dịch vụ quảng cáo các sản phẩm thông tin qua Blog là chưa có + Cục Thông tin cũng chưa có kế hoạch, chính sách cụ thể để nắm bắt thông tin của NDT để tạo ra nhu cầu của NDT đồng thời thiết lập mối quan hệ mất thiết giữa thư viện với NDT nhằm nâng cao nhận thức của họ về vai trò và giá trị của các sản phẩm thông tin. + Bên cạnh đó, trang thiết bị, cơ sở vật chất tại Cục Thông tin đang trở nên lạc hậu trước sự phát triển như vũ bão của các thành tựu khoa học công nghệ, một số kho sách xuống cấp, trang thiết bị của phòng đọc đang xuống cấp, không gian dành cho thư viện đang bị thu hẹp Và đội ngũ cán bộ thì nhiều nhưng càng ngày càng thiếu người có năng lực. Một thực tế đáng buồn đặt ra là một bộ phận cán bộ tại cơ quan có năng lực đã bỏ nghề đi làm nghề khác không phải chuyên môn nghiệp vụ thư viện, phải chăng công tác thư viện thực sự vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút người tài, vai trò của thư viện và cán bộ thư viện chưa được đặt đúng chỗ. Marketing là một hoạt động khoa học, logic mang tính nghệ thuật đòi hỏi đội ngũ chuyên gia có chuyên môn nghiệp vụ cao song sự Phạm Thị Bích Ngọc 62 K51-Thông tin thư viện
  63. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thiếu hụt ngày càng nhiều đội ngũ cán bộ có trình độ đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược, kế hoạch marketing của Cục thông tin nói riêng và của các thư viện khác nói chung. 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Cục Thông tin Từ những hạn chế, khó khăn nêu trên tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau đây nhằm hoàn thiện chiến lược marketing tại Cục Thông tin KH & CN Quốc gia. 3.2.1 Cục Thông tin cần xây dựng một chiến lược marketing cụ thể có căn cứ khoa học và mang tính khả thi. Chiến lược marketing được xây dựng nhằm giúp Cục Thông tin đạt được mục tiêu, phục vụ được nhóm khách hàng mục tiêu, là cơ sở phát triển hệ thống sản phẩm của mình đưa ra thị trường. Chiến lược marketing bao gồm các bước : ▪ Xác định mục tiêu ▪ Phân tích thị trường ▪ Hoạch định chiến lược ▪ Xây dựng giải pháp ▪ Chiến lược kênh phân phối ▪ Chiến lược giá cả ▪ Chiến lược truyền thông ▪ Thực hiện kế hoạch ▪ Rút kinh nghiệm 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thông tin khoa học và công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ cần xây dựng hệ thống pháp luật về thông tin khoa học và công nghệ nhằm phát triển công tác sở hữu trí tuệ đối với các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin KH & CN; xây dựng và ban hành hệ thống chính sách phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ thông tin KH & CN nhằm bảo Phạm Thị Bích Ngọc 63 K51-Thông tin thư viện
  64. Hoạt động marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia vệ quyền lợi cũng như trách nhiệm thực thi nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào thị trường sản phẩm, dịch vụ thông tin KH & CN. 3.2.3 Cải tiến và đa dạng hoá các sản phẩm thông tin - Để thực hiện được điều này trước hết cần có chính sách và chương trình tạo lập, phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ đặc thù một cách ổn định, lâu dài trên cơ sở nhu cầu tin và các điều kiện phát triển hoạt động thông tin KH&CN tại mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đồng thời chú trọng phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng, định hướng đến NDT và có khả năng hỗ trợ tích cực cho NDT. - Cải tiến sản phẩm theo hướng hiện đại: lấy các công cụ mạng và các CSDL làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, áp dụng những hình thức phục vụ mới như: kho mở ( với cổng từ, mã vạch) phòng đa phương tiện truy cập trực tuyến. - Liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin - thư viện với nhau - giữa các nhà tạo lập và môi giới sản phẩm, dịch vụ thông tin để thực thi việc bảo vệ quyền lợi và tuân thủ nghĩa vụ của nhà cung cấp. - Tăng cường các biện pháp về công nghệ để bảo vệ hệ thống sản phẩm, dịch vụ thông tin, đặc biệt là loại tồn tại dạng số thức, trên mạng. - Với nguồn kinh phí hạn hẹp hiện nay, cùng với sự tăng giá sách báo tạp chí Cục thông tin cần thực hiện chính sách “chia sẻ nguồn lực” giữa các cơ quan TTTV trong cả nước như phân công theo nội dung chủ đề việc mua tài liệu làm sao để nội dung tài liệu được phong phú, lượng tài liệu được nhiều, đầy đủ, mà không bị chồng chéo hoặc thiếu, từ đó xây dựng CSDL mục lục liên hợp các tài liệu có trong thư viện để phục vụ cho yêu cầu của NDT. - Nghiên cứu về marketing trong hoạt động TT – TV cũng chính là nghiên cứu về các sản phẩm, giá cả và các dịch vụ bao quanh sản phẩm. Hiện nay trong xu thế tri thức, kỷ nguyên công nghệ thông tin Cục Thông tin không chỉ vấp phải Phạm Thị Bích Ngọc 64 K51-Thông tin thư viện