Khóa luận Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 111 trang thiennha21 21/04/2022 6460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_quan_tri_rui_ro_tin_dung_khach.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHẠM BÍCH LIÊN Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016 – 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Phạm Bích Liên TS. Hoàng Trọng Hùng Lớp: K50A-QTKD Khóa: 2016-2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, 2019
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Lời Cảm Ơn Sau quá trình thực tập cuối khóa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với việc vận dụng những kiến thức đã được học tại trường Đại học Kinh tế Huế thì tôi đã hoàn thành được bài thực tập cuối khóa của mình. Để hoàn thành tốt bài thực tập ngoài sự nổ lực của bản thân thì tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của quý thầy cô và các anh chị trong cơ quan. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn: Đầu tiên, tối xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học hỏi, tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế môi trường làm việc. Cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị phòng Tín dụng của Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc và cung cấp tài liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành tốt bài thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh đã trau dồi nhiều kiến thức bổ ích. Đặc biệt là Giáo viên hướng dẫn TS. Hoàng Trọng Hùng đã tận tình hướng dẫn, góp ý, giải đáp thắc mắc, bổ sung những sai sót để tôi hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất. Do thời gian thực tập và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Kính mong Ban giám hiệu nhà trường, Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế và quý thầy cô Trườngđánh giá, góp ý để tôiĐại có thể hoàn học thiện t ốKinht nhất bài thự ctếcuối khóa.Huế Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn! Huế, ngày 22 tháng 12 năm Sinh viên thực hiện 2019 Phạm Bích Liên SVTH: Phạm Bích Liên i
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận: “Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế” là kết quả của quá trình học tập, nghiêm túc. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan và trung thực. Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2019 Sinh viên thực hiện Phạm Bích Liên Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Bích Liên ii
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng MỤC LỤC Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt vi Danh mục các sơ đồ, biểu đồ vii Danh mục các bảng biểu viii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Cấu trúc đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 5 1.1.1. Khái quát về tín dụng 5 1.1.2. Rủi ro tín dụng 8 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 13 1.2.1. Khái niệm 13 1.2.2. Ý nghĩa 13 1.2.3. Đặc điểm khách hàng cá nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 13 1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 14 1.2.5. Nội dung về công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 15 1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 20 1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong và ngoài nước 22 Trường1.3.1. Kinh nghiệ mĐại quả trị rủi ro họctín dụng ở các Kinh Ngân hàng thương tế mại TrungHuế Quốc 22 1.3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại Thái Lan 23 1.3.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại Singapore 24 1.3.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank 24 SVTH: Phạm Bích Liên iii
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 1.3.5. Kinh nghiệm rút ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam 24 Kết luận chương 1 25 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 26 2.1. Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 26 2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 26 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 28 2.1.3. Nguồn lực của Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 30 2.1.4. Khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 33 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 36 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 43 2.2.1. Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 43 2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018: 46 2.2.3. Doanh số giải ngân và thu nợ tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 49 2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 50 2.3.1 Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 50 2.3.2. Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh TrườngThừa Thiên Huế Đại học Kinh tế Huế 51 2.3.3. Công tác nhận dạng và đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 53 2.3.4. Công tác ứng phó rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 56 SVTH: Phạm Bích Liên iv
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.3.5. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 58 2.3.6. Kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018: 61 2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế qua khảo sát ý kiến cán bộ ngân hàng 67 2.4.1. Điều tra khảo sát và kết quả đạt được: 67 2.4.2. Những kết quả đạt được 77 2.4.3. Những hạn chế 79 2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế 81 Kết luận chương 2 84 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 85 3.1 Định hướng hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 85 3.1.1. Nhận diện rủi ro tín dụng 85 3.1.2. Xếp hạng, đo lường rủi ro tín dụng 85 3.1.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng 86 3.1.4. Dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng 86 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế 86 3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng 86 3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng 88 3.2.3. Chủ động ứng phó rủi ro tín dụng 90 3.2.4. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro trước khi cấp tín dụng 92 3.2.5. Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin vận hành IPCAS hiệu quả hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro rín dụng 93 Kết luận chương 3 94 TrườngPHẦN III. KẾT LU ẬNĐại VÀ KIẾN NGHhọcỊ Kinh tế Huế 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 99 SVTH: Phạm Bích Liên v
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng QTRR Quản trị rủi ro DN Doanh nghiệp KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân SXKD Sản xuất kinh doanh HĐTD Hợp đồng tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm CBKH Cán bộ khách hàng XLRR Xử lý rủi ro XHTD Xếp hạng tín dụng KTKSNB Kiểm tra kiểm soát nội bộ CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Bích Liên vi
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro 9 Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị RRTD 15 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thừa Thiên Huế 28 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ Tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi của Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (2016 – 2018) 38 Biểu đồ 2.2: Thể hiện tình hình tín dụng khách hàng cá nhân của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018 49 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 60 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện Nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2016 - 2018 63 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 65 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Bích Liên vii
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nguồn lực Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 32 Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 34 Bảng 2.3: Kết cấu nguồn vốn huy động của Agribank TT- Huế giai đoạn 2016 - 2018 37 Bảng 2.4: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế 2016 - 2018 42 Bảng 2.5: Tình hình chung về cho vay tín dụng của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2016-2018) 45 Bảng 2.6: Tình hình cho vay tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 48 Bảng 2.7: Tình hình thu nợ KHCN tại Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 49 Bảng 2.8: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cá nhân tại Agribank TT- Huế giai đoạn 2016- 2018 59 Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn của KHCN Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018 61 Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu KHCN tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 64 Bảng 2.11: Hệ số rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank TT- Huế giai đoạn 66 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về rủi ro do sự cạnh tranh giữa các TCTD 70 Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về rủi ro do sự biến động của nền kinh tế 70 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về rủi ro do sự thay đổi của môi trường tự nhiên 71 Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về rủi ro do môi trường pháp lý 72 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về rủi ro do thiếu sự quy hoạch đầu tư ngành hợp lý 72 Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về rủi ro do khách hàng kinh doanh thua lỗ 73 Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về rủi ro do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích 74 Bảng 2.19: Kết quả khảo sát về rủi ro do KH vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng 74 TrườngBảng 2.20: Kết quả khĐạiảo sát về rủ i họcro do nguồn thuKinh nhập trong tương tế lai c ủHuếa KH 75 Bảng 2.21: Kết quả khảo sát về rủi ro do thiếu giám sát khi cho vay 76 Bảng 2.22: Kết quả khảo sát về rủi ro áp lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao 76 Bảng 2.23: Kết quả khảo sát về rủi ro do ý muốn chủ quan của người xét duyệt, có thẩm quyền 77 SVTH: Phạm Bích Liên viii
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu. Khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế trong thời đại hiện nay, tiêu biểu là việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. Hội nhập kinh tế tạo ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng Việt Nam mở rộng hoạt động cũng như những thách thức khi phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trên toàn cầu tạo nên một thị trường tài chính đầy rủi ro hơn. Chính những bối cảnh như vậy, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể hoạt động lâu dài nếu như không có một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả. Do đó, việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro toàn diện và hiệu quả là một trong những vấn đề luôn được quan tâm nhất, có tầm quyết định đối với các hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại nguồn thu nhập lớn cho các Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng cá nhân. Trong những năm qua, hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng được nâng cao, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như vậy. Cũng đã có những bước tiến trong hoạt động kinh doanh: tiền tệ - tín dụng - ngân hàng, quy mô và chất lượng tín dụng được nâng cao đáng kể. Nhờ đó, đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân và doanh nghiệp, thúc đẩy mở rộng sản xuất, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó danh mục tín dụng cá nhân của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, dư nợ tín dụng cá nhân tăng lên cả về quy mô và tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay Ngân hàng. Việc cho vay đối với khách hàng cá nhân là một thị trường tiềm năng, mảng tín dụng này mang lại cho ngân hàng mức lợi nhuận cao, Trườngsong đây cũng là kho ảnĐại mục kinh doanhhọc chứa đ ựngKinh nhiều rủi ro v ớitế môi trưHuếờng kinh doanh đầy biến động. Rủi ro tín dụng cá nhân cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn về hình thức, phức tạp hơn về mức độ và luôn luôn có khả năng xảy ra. Và khi tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân của Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân? Và phải làm thế nào để nâng cao công tác SVTH: Phạm Bích Liên 1
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng quản trị rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân trong hoạt động của Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế một cách có hiệu quả? Đây là vấn đề đang được ban lãnh đạo Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với những kiến thức đã học tập, tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế” để tiến hành nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Trên cơ sở thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân để tìm cách biến những rủi ro đó thành những cơ hội cho Ngân hàng 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại. - Tìm hiểu, đánh giá thực trạng của quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viêt Nam (Agribank) - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, quan trọng là rút ra những điều còn hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trường- Phạm vi không Đại gian: đề tài đưhọcợc thực hiệ nKinh tại Ngân hàng Nông tế nghi ệHuếp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế - Phạm vi thời gian: Đề tài phân tích dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 - 2018 SVTH: Phạm Bích Liên 2
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu và thông tin về tình hình doanh nghiệp, hoạt động tín dụng cá nhân do Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp Dựa vào các nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu, các nguồn tin trên Internet để hoàn thiện hơn về dữ liệu có được - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế qua phiếu phỏng vấn. Tổng cộng có 12 cán bộ tín dụng tham gia phỏng vấn. Với mục đích mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về các ý kiến, nhận định của chính các cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực tín dụng khách hàng cá nhân đối với các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế. Để từ đó đề ra những giải pháp có thể khắc phục hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nhằm phục vụ đề tài nghiên cứu 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: thống kê các tài liệu thu thập và sử dụng số liệu cần thiết cho nghiên cứu qua các đại lượng thống kê như tần số, tần suất, tỷ lệ, - Phương pháp so sánh: so sánh số liệu các chỉ tiêu cần nghiên cứu trong giai đoạn 2016 - 2018 - Phương pháp phân tích: phân tích nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu và đưa ra đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro của ngân hàng trong thời gian nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những kết quả nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro. 5. Cấu trúc đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của NHTM TrườngChương 2: Th ựcĐại trạng rủi ro họcvà công tác qKinhuản trị rủi ro tín tếdụng cáHuế nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế SVTH: Phạm Bích Liên 3
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Bích Liên 4
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm - Tín dụng là khái niệm xuất phát từ chữ latinh là Credo hay Credium – là sự tin tưởng, sự tín nhiệm và được định nghĩa dưới nhiều giác dộ khác nhau: + Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả + Tín dụng là quá trình tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ hay hiện vật trên nguyên tắc có hoàn trả + Tín dụng là sự chuyển dịch vốn dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật của một tổ chức, cá nhân này cho một tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả. - Theo Các Mác cho rằng: “Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng, sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Có thể hiểu tổng quát: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu - Theo Ray Dalio, người sang lập công ty đầu tư Bidgewater Associates: “Tín dụng như một giao dịch giữa người cho vay và người đi vay, trong đó người vay hứa Trườngtrả lại tiền trong tương laiĐạicùng với tihọcền lãi” Kinh tế Huế 1.1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng: Các hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý, để phân tích đánh giá các hoạt động tín dụng làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách tài SVTH: Phạm Bích Liên 5
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng chính tiền tệ, các nhà kinh tế thường dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại các hình thức tín dụng. - Căn cứ vào thời hạn tín dụng: tín dụng có thể chia thành các hình thức sau: + Tín dụng không kì hạn: là loại tín dụng mà người cho vay không quy định thời hạn cho vay, khi cần có thể yêu cầu người đi vay hoàn lại vốn bất cứ lúc nào. Nguồn tín dụng này chủ yếu là nguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến hoặc những nguồn tiền tệ không thể đầu tư có thời hạn trước rủi ro do tiền tệ mất giá gây ra. Tính “lỏng” của loại tín dụng này là rất cao, do đó, ngân hàng hoặc người đi vay bao giờ cũng phải lập quỹ dự bị tiền mặt đủ mức cần thiết để phòng sự rút tiền đột ngột. + Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm. Tín dụng này thường phục vụ cho việc huy động và bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng bức thiết của dân cư. + Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có hạn từ 1 năm đến 5 năm. Loại tín dụng này phục vụ cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh. + Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ 5 năm trở lên. Loại tín dụng này được dùng để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở của nền kinh tế quốc dân, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất lao động và tạo vị thế cho các ngành công nghiệp then chốt và khả năng hợp tác chuyên ngành và đa ngành, đồng thời góp phần đổi mới cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, thời gian thu hồi vốn lâu hơn. - Căn cứ vào đối tượng của tín dụng + Tín dụng vốn lưu động: được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất + Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn + Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các nhà doanh nghiệp, chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. + Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng Trườngnhu cầu tiêu dùng. Đại học Kinh tế Huế Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn có thể có nhiều hình thức tín dụng khác. - Căn cứ vào phương thức cho vay Căn cứ vào phương thức cho vay, cho vay được phân thành các loại sau: SVTH: Phạm Bích Liên 6
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng + Cho vay từng lần hoặc cho vay theo món: Áp dụng đối với KH có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, NH và KH thực hiện thủ tục cho vay và ký kết Thỏa thuận cho vay. + Cho vay theo hạn mức: NH cho vay xác định và thỏa thuận với KH một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, NH cho vay thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, NH cho vay xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này. + Cho vay theo hạn mức dự phòng: Cam kết đảm bảo sẵn sàng cho KH vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. NH với KH thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 1 năm. + Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: NH nới cho vay chấp thuận cho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của KH một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 1 năm. - Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng + Tín dụng tín chấp (tín dụng không đảm bảo): là hình thức tín dụng mà việc cho vay vốn dựa trên uy tín của người vay để đảm bảo việc hoàn trả nợ. Loại tín dụng này áp dụng trong trường hợp nếu giữa người cho vay và người đi vay có quan hệ thân tín, hoặc người đi vay là người có uy tín rất lớn và được mọi người công nhận, ví dụ như nhà nước + Tín dụng thế chấp (tín dụng có đảm bảo): là sự vay mượn mà việc hoàn trả nợ được đảm bảo không chỉ bởi uy tín của người vay mà còn được đảm bảo bằng các tài sản của người đi vay hoặc người bảo lãnh của người đi vay. - Căn cứ vào phương pháp hoàn trả + Tín dụng trả góp theo định kỳ, là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. + Tín dụng trả góp: là loại tín dụng được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa Trườngthuận. Đại học Kinh tế Huế + Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại hình tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập. - Bảo lãnh ngân hàng: (theo Luật tổ chức tín dụng năm 2010) là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài SVTH: Phạm Bích Liên 7
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thõa thuận. 1.1.2. Rủi ro tín dụng 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Khái niệm rủi ro tín dụng được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra những ý kiến khác nhau tiêu biểu như: - Theo Joel Bessic (Rick Management in Banking): Rủi ro tín dụng là những tổn thất do khách hàng vay không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của khoản vay - Theo PGS-TS Nguyễn Văn Tiến (Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng): Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán gốc và lãi không đúng kì hạn. - Theo TS.Hồ Thị Diệu (Quản trị Ngân hàng thương mại): Rủi ro tín dụng là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc không hoàn trả gốc so với thời gian ấn định trong hợp đồng tín dụng. - Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. - Theo Wikipedia rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả đươc nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kì một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng. - Theo khái niệm khác rủi ro tín dụng là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả được nợ cho ngân hàng. Là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ nảy sinh các Trườngrủi ro khác. Đại học Kinh tế Huế Những khái niệm trên đều chứa đựng cách hiểu chung nhất về rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng của tổ chức tín dụng đã kí giữa ngân hàng và khách hàng. SVTH: Phạm Bích Liên 8
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng Trên thực tế có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. Sau đây sẽ là cách phân loại theo nguyên nhân phát sinh rủi ro: Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro - Rủi ro nội tại: chúng bắt nguồn từ bên trong của cá nhân, tổ chức đi vay và nền kinh tế chung. - Rủi ro tập trung: chính là dư nợ dành cho các khách hàng được dồn lại với nhau thành một cụm. - Rủi ro lựa chọn: chính là các vấn đề trục trặc liên quan tới việc thẩm định nguồn tiền của khách hàng và khả năng phân tích tín dụng. Trong đó việc ngân hàng phân tích, xem xét và chọn phương án vay có vai trò khá quan trọng. - Rủi ro bảo đảm: nó phát sinh từ các tiêu chuẩn được đưa ra để bảo đảm như điều khoản hợp đồng giao kết, chủ thể, cách thức và mức tiền cho vay - Rủi ro nghiệp vụ: liên quan tới hoạt động cho vay của ngân hàng, khả năng quản lý và tác nghiệp của cán bộ nhân viên. 1.1.2.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng Nguồn thu nhập chính của các Ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng nên RRTD vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất cho các ngân hàng. Thông qua hoạt động quản trị QTRR, ta nghiên cứu để tìm ra Trườngcác nguyên nhân dẫn đĐạiến RRTD là thhọcực sự cần thiKinhết đối với các NHTM tế, t ừHuếđó đưa ra các giải pháp cần thiết để hạn chế rủi ro này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới RRTD, tuy nhiên các nguyên nhân được chia làm ba nhóm: nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng, nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng và nhóm nguyên nhân từ môi trường bên ngoài. SVTH: Phạm Bích Liên 9
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng a, Nguyên nhân thuộc về ngân hàng - Thứ nhất, sự yếu kém của đội ngũ cán bộ (bao gồm về năng lực và phẩm chất đạo đức). Nếu cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay, lãi suất vay và kì hạn không phù hợp, dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Hay việc cán bộ tín dụng không tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của nguời vay thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Về phẩm chất đạo đức nếu cán bộ tín dụng không có tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức kém thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết. - Thứ hai, sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao. Cán bộ tín dụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân. Vậy nên nếu cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thưc sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao. - Thứ ba, định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng. Về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù đắp rủi ro của khoản vay. Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng cao, phần bù rủi ro càng lớn. Nhưng vì cạnh tranh nên một số ngân hàng có thể chấp nhận mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý, không chỉ tính đến phần bù rủi ro. Việc làm đó trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà còn làm tăng tính rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Thứ tư, không sẵn có những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định tín dụng. Chất lượng của thông tin có tác động trực tiếp đến tính chính xác của những quyết định tín dụng được đưa ra. Cơ sở dữ liệu nghèo nàn trong và ngoài ngân hàng về khách hàng và môi trường kinh doanh của khách hàng có thể đưa ngân hàng đến Trườngnhững quyết định sai lầĐạim, tín dụng đưhọcợc cấp cho nhKinhững khách hàng cótế khả năngHuế trả nợ kém, chậm phát hiện rủi ro, biện pháp xử lý rủi ro không phù hợp với nguyên nhân gây rủi ro. b, Nguyên nhân thuộc về người vay: SVTH: Phạm Bích Liên 10
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Thứ nhất, do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích, sản phẩm chất lượng thấp không bán được Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sang lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với hy vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn. - Thứ hai, do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính của khách hàng và cho vay vốn với khối lượng và thời gian không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. c, Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài - Môi trường kinh tế không ổn định: Đây là yếu tố chính quyết định tới định hướng kinh doanh, tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới đó, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro nhất. Bên cạnh đó, hoạt động cấp tín dụng phụ thuộc rất nhiều thói quen, truyền thống, tập quán của người dân. Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế mở rộng hoạt động tín dụng của các ngân hàng. - Môi trường tự nhiên biến đổi nhanh chóng: Thiệt hại do thiên tai rất khó lường trước và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Sự diễn biến phức tạp nên môi trường tự nhiên được coi là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cho vay đầu tư phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt ảnh Trườnghưởng nhiều với lĩnh vĐạiực sản xuất nônghọc nghiệp. VìKinh vậy, khi có thiên tế tai đ ịchHuế họa xảy ra khách hàng cũng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình. SVTH: Phạm Bích Liên 11
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và chồng chéo: Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế, vốn, cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập, Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe dọa đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay. 1.1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại a, Các chỉ tiêu trực tiếp - Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau: Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng khách hàng có dư nợ. Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại. - Nợ xấu: Là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc không thể thu hồi được do DN đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, DN mất khả năng thanh toán Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của NH thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay. Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ số: Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất - Dự phòng RRTD: Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của NH khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro của một ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của NH xảy ra trong trường hợp KH không có khả Trườngnăng chi trả do giải th ể,Đại phá sản, ch ết,học mất tích, ho ặKinhc khi khoản nợ đưtếợc xế p Huếvào nhóm 5. Các chỉ số thể hiện dự phòng RRTD: Tỷ lệ dự phòng RRTD, Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất, Hệ số bù đắp RRTD. b, Các chỉ tiêu gián tiếp SVTH: Phạm Bích Liên 12
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Các chỉ tiêu gián tiếp mặc dù không phản ánh cụ thể RRTD của NH, tuy nhiên các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ trước hay so với trung bình của hệ thống ngân hàng thì các chỉ tiêu này là dấu hiệu phản ánh RRTD của NH. Trên cơ sở đó, NH có thể xem xét thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá toàn diện về RRTD của NH. - Quy mô tín dụng: Không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD nhưng nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của NH thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh RRTD. Nếu NH mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho KH sẽ dẫn đến rủi ro là KH sẽ sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay điều này sẽ gây rủi ro cho NH. - Cơ cấu tín dụng: Phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm - Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong NH là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát cũng như những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận với rủi ro có thể chấp nhận được. Quản trị RRTD cá nhân bao gồm các bước: Nhận dạng rủi ro; Phân tích và đo lường rủi ro; Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro, tài trợ rủi ro; Báo cáo hoạt động quản trị rủi ro. 1.2.2. Ý nghĩa - Ngân hàng có chính sách cho vay và các phương thức kiểm tra sử dụng vốn vay hiệu quả, đảm bảo quá trình thu hồi vốn vay có kết quả tốt nhất. - Luồng vốn trong dân cư được luân chuyển một cách có hiệu quả từ dân vào ngân hàng, và từ ngân hàng đến cộng đồng dân cư. Trường1.2.3. Đặc điểm khách Đại hàng cá nhân họcảnh hưở ngKinh đến công tác qutếản tr ị Huếrủi ro tín dụng khách hàng cá nhân Cho vay KHCN có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt với các loại hình cho vay khác và có ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD như sau: SVTH: Phạm Bích Liên 13
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Đối tượng cho vay: là cá nhân và các hộ gia đình có thể là những người buôn bán nhỏ, công nhân viên chức, công nhân - Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản cho vay là lớn do đối tượng của cho vay cá nhân là các hộ gia đình với số lượng nhiều và nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng. Vì vậy, cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong các danh mục tài sản của NH và nguyên nhân rủi ro đa dạng hơn các loại hình tín dụng khác. - Mục đích vay: nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng (mua nhà, xây nhà, mua xe, thẻ tín dụng, du học) hoặc SXKD nhỏ. Do đó, khả năng nhận biết rủi ro đối với KHCN khó hơn so với doanh nghiệp và tổ chức thu thập thông tin về cá nhân khó hơn rất nhiều, với mục đích sử dụng vốn thật sự. - Tài sản đảm bảo: Một đặc điểm khác biệt của loại hình tín dụng KHCN là phần lớn tài sản đảm bảo cho khoản vay là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc không có tài sản bảo đảm. - Nguồn trả nợ: thường được lấy từ lương, kinh doanh và các khoản thu nhập định kỳ hàng tháng hoăc thu nhập từ cá nhân khác. Trước những biến động lớn về tình hình kinh tế, việc làm KHCN cũng có khả năng chống đỡ kém hơn so với doanh nghiệp. - Chi phí quản lý khoản vay cá nhân lớn do NH thường phải tốn nhiều thời gian và nhân lực để điều tra, thu nhập các thông tin người vay trước khi đưa ra quyết định cho vay. Do đó chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ cho vay cá nhân thường cao hơn so với việc cho vay theo loại hình khác. - Nguy cơ xảy ra rủi ro lớn hơn: Vì tiềm lực tài chính của một cá nhân, một gia đình là yếu hơn so với doanh nghiệp, tổ chức cũng như mối quan hệ, các nguồn huy động vốn hạn chế hơn nên với cùng một tác động bất lợi các cá nhân và hộ gia đình sẽ gặp khó khăn hơn. 1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Theo sơ đồ này, quy trình quản trị RRTD gồm có 4 giai đoạn: Nhận biết RRTD; TrườngĐo lường RRTD; Ứng Đạiphó RRTD; Kihọcểm soát và xKinhử lý RRTD. Cả 4tế giai đo Huếạn này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành chu trình khép kín để đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro đạt hiệu quả. SVTH: Phạm Bích Liên 14
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị RRTD 1.2.5. Nội dung về công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 1.2.5.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng với một khách hàng Ngân hàng thực hiện các bước nhận dạng rủi ro: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng. Để nhận dạng rủi ro tín dụng cá nhân, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê các dạng rủi ro tín dụng cá nhân đa dạng và có thể xuất hiện. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân rủi ro tín dụng, từ đó có thể tìm ra các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trước khi khoản vay phát sinh, việc nhận diện RRTD bằng cách: NH cần phải phân loại, phân nhóm KH theo từng đối tượng KHCN cụ thể để định hướng chính sách cho vay riêng theo từng nhóm đối tượng KH nhằm giải quyết đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Sau khi khoản vay phát sinh nhân viên tín dụng luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau: * Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía KH - Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với NH trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay - Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần Trường- Chậm thanh toánĐại các kho ảnhọcnợ gốc và lãi Kinh khi đến hạn tế Huế - Mức độ vay thường xuyên gia tăng - Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn - Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi KH đề nghị cấp tín dụng. SVTH: Phạm Bích Liên 15
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng * Nhóm dấu hiệu xuất phát từ phía NH - Sự đánh giá và phân loại KHCN không chính xác - Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn - Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo - Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá * Nhóm dấu hiệu do ảnh hưởng từ bên ngoài đến doanh nghiệp: sự thay đổi về chính sách của Nhà nước, các điều kiện thương mại của nước ngoài, thiên tai dịch bệnh, có những tác động ảnh hưởng đến ngành sản xuất kinh doanh, nơi làm của khách hàng đang làm. 1.2.5.2. Đo lường rủi ro tín dụng Để đo lường RRTD, NH cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra. Có hai xu hướng cơ bản để phân tích, đo lường RRTD là dùng mô hình định tính và mô hình định lượng. *Mô hình định tính - Mô hình 1: Mô hình Tiêu chuẩn 6C Khi phân tích định tính, hiện nay có rất nhiều mô hình có thể được áp dụng nhưng một trong những mô hình phổ biến được sử dụng hiện này là mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C: + Character - Tư cách của người vay: Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay. Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. + Capacity - Năng lực của người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết HĐTD. Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết HĐTD phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty. Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được ủy quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn Trườngrủi ro cho ngân hàng. Đại học Kinh tế Huế + Cash flow - Thu nhập của người vay: Thể hiện thu nhập, khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay của khách hàng. Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung, người vay có ba khả năng tạo ra tiền đó là: dòng tiền ròng SVTH: Phạm Bích Liên 16
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và dòng tiền từ bán thanh lý tài sản. Bất kì nguồn thu nào từ ba khả năng trên đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Và đây là một nội dung quan trọng đối với một yêu cầu xin vay vốn nhằm xác định khả năng tạo đủ tiền để đáp ứng yêu cầu hoàn trả khoản vay cho NH + Collateral – Tài sản đảm bảo: Hình thức đảm bảo tiền vốn của NH nếu lượng tiền của KH không đủ trả nợ thì NH vẫn được đảm bảo từ các nguồn thanh toán khác. Đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và là nguồn thu thứ hai để trả nợ cho NH đối với các khoản vay. Tài sản đảm bảo giống như một sự ràng buộc trách nhiệm của người vay đối với NH trong trường hợp khách hàng vay không có khả năng hoàn trả nợ vay thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo để NH thu hồi nợ vay. + Conditions – Điều kiện khác như: Địa vị cạnh tranh hiện tại; Kết quả hoạt động của KH so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành; Tình hình cạnh tranh của sản phẩm; Mức độ nhạy cảm của KH; Các yếu tố chính trị, pháp luật, công nghệ, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của KH; Các cán bộ tín dụng phải nắm rõ xu hướng tiến triển gần đây của KH cũng như của ngành mà KH đang hoạt động, những tác động của môi trường có thể ảnh hưởng đến khoản vay. Thông thường môi trường cạnh tranh và sự nhạy cảm của hoạt động sản xuất của KH sẽ là cơ sở đánh giá. + Control – Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động mới đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của KH. Ngân hàng tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi đó có ảnh hưởng xấu đến KH hay không? Nhu cầu tín dụng của KH có đáp ứng được các tiêu chuẩn của NH hay không? * Mô hình định lượng - Mô hình 2: Mô hình điểm số Z Mô hình điểm số “Z” do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với công ty sản xuất của Mỹ. Đây là mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng cơ bản nhất thường được sử dụng, trong đó đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng Trườngđối với người vay và phĐạiụ thuộc vào: học Kinh tế Huế + Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj) + Tầm quan trọng theo các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau: SVTH: Phạm Bích Liên 17
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó: X1 = tỉ số "vốn lưu động ròng/tổng tài sản". X2 = tỉ số "lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản". X3 = tỉ số "lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản". X4 = tỉ số "thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn". X5 = tỉ số "doanh thu/tổng tài sản". Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm “Z” của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 đều được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Căn cứ vào kết luận này, NH sẽ không cấp tín dụng cho KH này cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81. - Mô hình 3: Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng Bên cạnh mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: Mua xe hơi, bất động sản, Mô hình này thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10 tương ứng với tình trạng người xin vay. Tổng điểm ở tất cả các hạng mục của khách hàng là tiêu chí để xếp hạng mức độ rủi ro cao hay thấp và từ đó có quyết định cho vay hay không? Và các yếu tố quan trọng liên quan đến KH sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, tài khoản Mô hình này loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của NH. - Mô hình 4: Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s Moondy’s Investor Service (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là tổ chức tín dụng có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh Trườngvực xếp hạng tín dụng Đạitrên thế giớ i. họcHiện nay, các Kinh tổ chức tín dụng tế này c ủaHuế Mỹ hoạt động trên các thị trường tài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu. Mô hình xếp hạng của Moondy’s và S&P được nhiều ngân hàng sử dụng trong việc đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng nhằm mục đích hỗ trợ NH trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát các khoản vay của KH, đánh giá rủi ro của danh mục SVTH: Phạm Bích Liên 18
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng cho vay. Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH được thực hiện trên cơ sở căn cứ vào các yếu tố tài chính và phi tài chính của KH tại thời điểm chấm điểm tín dụng dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí do NH xây dựng. Thông thường kết quả xếp hạng tín dụng KH được phân thành các loại: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Cụ thể: + Khách hàng xếp các hạng A: là khách hàng có tình hình kinh doanh tốt, tình hình tài chính ổn định, rủi ro tín dụng thấp, ngân hàng sẵn sàng đáp ứng tín dụng. + Khách hàng xếp các hạng B: là khách hàng kinh doanh có hiệu quả từ khá đến trung bình nhưng bị hạn chế về tài chính, kinh doanh, ngân hàng cho vay với những điều kiện nhất định. + Khách hàng xếp các hạng C, D: là khách hàng có tình hình kinh doanh tài chính yếu kém, ngân hàng nên hạn chế, ngừng cho vay để kịp thời ngăn chặn RRTD có thể xảy ra. 1.2.5.3. Ứng phó rủi ro tín dụng Sau khi nhận biết và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên. Nội dung cơ bản của giai đoạn ứng phó được thể hiện như sau: - Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro: Ngân hàng cần xác định tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra chiến lược quản trị rủi ro phù hợp. - Xây dựng chính sách quản trị rủi ro: Chính sách quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình cấp tín dụng. Chính sách quản trị RRTD cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. - Quản trị danh mục cho vay và phân tán rủi ro: Để hoạt động quản trị RRTD có hiệu quả, các ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì và đặc biệt. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải thực hiện việc phân tán rủi ro bằng việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đối tượng khách hàng và loại tiền nhằm tránh những tổn thất cho ngân hàng thương mại. 1.2.5.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng TrườngKiểm soát RRTD Đại KHCN là sửhọcdụng các biKinhện pháp, các kỹ thutếật, các Huế công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất. Kiểm soát RRTD bao gồm: kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. SVTH: Phạm Bích Liên 19
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Kiểm soát trước khi cho vay: là kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định; Kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan. - Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; Kiểm tra quá trình giải ngân; Điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không; Giám sát thường xuyên khoản vay - Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn thốc thu hồi nợ; Kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập; Đánh giá lại chính sách tín dụng. Các kỹ thuật kiểm soát RRTD được sử dụng gồm: - Né tránh rủi ro - Ngăn ngừa rủi ro, đa dạng hóa rủi ro + Chính sách thiết lập giới hạn tín dụng + Chính sách đa dạng hóa rủi ro - Giảm thiểu tổn thất + Cho vay có TSĐB + Trích lập dự phòng RRTD + Mua bảo hiểm tín dụng 1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân Các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các ngân hàng thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó trực tiếp phản ánh RRTD của ngân hàng. Theo Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại do PGS.TS Đinh Xuân Hạng, ThS. Nguyễn Văn Lộc biên soạn năm 2012 đã đưa ra các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng: - Mức giảm tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khó khăn, vốn của ngân hàng đang ở mức rủi ro cao, đó là nguy cơ mất vốn. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu của tổ chức tín dụng là các khoản nợ thuộc nhóm 3, Trườngnhóm 4 và nhóm 5. Đại học Kinh tế Huế Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x100% Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì khả năng ngân hàng thu hồi lại vốn càng thấp, nguy cơ mất vốn sẽ cao. Vì vậy, các NHTM luôn mong muốn tỷ lệ nợ xấu này ở một mức SVTH: Phạm Bích Liên 20
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng thấp nhất để có thể đạt được lợi nhuận ở mức cao nhất có thể. Chỉ tiêu này dưới 3% được coi là an toàn. - Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn của NHTM là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn, bao gồm các khoản nợ khách hàng không có khả năng thanh toán nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Trong các khoản nợ quá hạn, một số khoản nợ chuyển sang nợ khó đòi và khi đó sẽ làm RRTD càng tăng mạnh hơn. Đây cũng là tình trạng phổ biến tại các NHTM Việt Nam hiện nay. Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ - Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD Trích lập dự phòng RRTD cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Dự phòng sẽ được dùng để xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ bù đắp thì mới được sử dụng dự phòng chung. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng nghĩa là ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro mất vốn. Số tiền trích lập dự phòng Tỷ lệ trích lập dự phòng = x100% Tổng dư nợ - Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng Các khoản xóa nợ ròng là các khoản nợ quá hạn, đã được dùng các khoản trích lập dự phòng rủi ro xóa trên cân đối của Ngân hàng, chuyển sang ngoại bảng. Đây là biện pháp cuối cùng để xử lý một khoản nợ. Khi một món nợ đã chuyển sang nợ xấu thời gian dài, ngân hàng không thể áp dụng các biện pháp thu hồi nợ như xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện, Dư nợ xóa nợ ròng Tỷ lệ xóa nợ ròng = x100% Tổng dư nợ cho vay Trường- Trạng thái bi ếnĐại đổi cơ cấu cáchọc nhóm nợ Kinh tế Huế Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của Ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại: SVTH: Phạm Bích Liên 21
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng + Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1): Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dưới 10 ngày. Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn + Nợ cần chú ý (Nhóm 2): Quá hạn từ 10 - 90 ngày; Nợ điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu. Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. + Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3): Quá hạn từ 91 – 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Miễn hoặc giảm lãi. Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Có khả năng tổn thất. + Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): Quá hạn từ 181 – 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạ dưới 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai Có khả năng tổn thất cao. + Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn từ 90 trở lên; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng lại quá hạn; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên Không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3 - 5 được xem là nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. 1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong và ngoài nước 1.3.1 Kinh nghiệm quả trị rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại Trung Quốc Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản Nợ xấu của NHTM tại nước này thường xuất phát từ: - Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực Trườngngoài thị trường truy ềnĐại thống và d ựhọca vào thế ch ấKinhp, người bảo lãnh, tế danh Huếtiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu – mà không đánh giá nguồn trả nợ chính. - Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn. SVTH: Phạm Bích Liên 22
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao; Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiêu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ. - Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thỏa đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra, Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu nhập, xác minh và phân tích báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh. Nhận biết và xử lý sớm hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trọng nhất để giảm thiểu RRTD của các NHTM ở Trung Quốc. 1.3.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại Thái Lan Hệ thống NH Thái Lan đã có bề dày hoạt động hàng trăm năm nhưng đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 - 1998 vẫn bị chao đảo. Nhiều công ty tài chính và NHTM bị phá sản hoặc bị bắt buộc phải sát nhập buộc các ngân hàng Thái Lan phải xem xét lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình Một số thay đổi căn bản trong tín dụng đã được các NH Thái Lan áp dụng nhanh chóng. Cụ thể: - Tách bạch, phân công rõ chức năng của cán bộ và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. - Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng, đặc biệt là các thông tin về KH phải được giải đáp qua nhiều câu hỏi như: tư cách KH, mục đích khoản vay, nguồn trả nợ, thực trạng tài chính - Cho điểm khách hàng: Cho điểm KH để quyết định cho vay hay là không. Các hạng tín dụng này áp dụng theo tiêu chuẩn của S&P (Standard and Poor). Trường- Tuân thủ thẩm Đạiquyền phán quyhọcết tín dụng: Kinh Cách này quy đ ịnhtế việc quyHuếết định tín dụng theo mức tăng dần. Những khoản vay vượt quá mức quy định thì phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. SVTH: Phạm Bích Liên 23
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Giám sát cho vay: Thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro. 1.3.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại Singapore Các NHTM Singapore tập trung vào việc quản lí nợ xấu, như: - Xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ quá hạn, nợ xấu thông qua cơ chế, chính sách cho vay, thành lập Ủy ban giám sát ngân hàng (MAS) - Các NHTM Singapore được yêu cầu xây dựng “Danh mục theo dõi”- là danh sách KH đang tồn tại những vấn đề RRTD tiềm ẩn cần quan tâm, từ đó nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về tín dụng nhằm ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh. - Đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu, thì tối đa trong vòng 30 ngày làm việc, các cán bộ tín dụng phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt để theo dõi. - Đối với các khoản nợ xấu được trích lập dự phòng đầy đủ, MAS cho phép các NHTM được xóa nợ xuống còn 1 đôla Singapore, bất kể tình trạng có thể thu hồi được khoản nợ như thế nào. Với việc quản lý nợ xấu như vậy, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Singapore không cao và thông thường nếu có phát sinh một khoản nợ xấu ở NHTM thì gần như ngay lâp tức khoản nợ đó sẽ được xử lý. 1.3.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank - Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng. - Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng. Trường- Chú trọng qu ảnĐại lý điều hành học tập trung b ằKinhng cơ chế, chính sách,tế quy Huế trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. 1.3.5 Kinh nghiệm rút ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam Một là, thực hiện quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD. Theo thông lệ đó thì quản SVTH: Phạm Bích Liên 24
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng trị RRTD gồm 5 nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD. Hai là, lựa chọn mô hình quản trị RRTD dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi NHTM. Ba là, hiệu quả quản trị RRTD phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong quản trị RRTD. Bốn là, hoàn thiện và tuân thủ hệ thống pháp lý. Năm là, hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị RRTD hiệu quả. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng. Mặt khác, các nội dung về quản trị rủi ro tín dụng như nhận diện, đo lường, các biện pháp quản trị, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Chương 1 cũng đã hệ thống hóa một số chỉ tiêu cơ bản để phân tích, đánh giá quản trị tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Những nội dung của chương 1 sẽ làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Bích Liên 25
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế thành lập ngày 01/08/1988 (tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Bình Trị Thiên) và được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 11 năm 1990. Ngày 15/10/1996 thực hiện quyết định của thống đốc NHNN Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế (NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế). Đến nay, NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế với hệ thống chi nhánh trải rộng đã không ngừng lớn mạnh và trở thành ngân hàng giữ vị trí chủ lực trong thị trường tài chính tỉnh nhà. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Bích Liên 26
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Thời kỳ bắt đầu mới thành lập: Bao gồm 4 huyện (Hương Phú, Hương Điền, Phú Lộc, A Lưới) và thành phố Huế với nguồn vốn ban đầu chỉ có 182 tỷ đồng cùng với vốn vay của ngân hàng cấp trên đã đầu tư 314 tỷ đồng. Trong khi đó biên chế có 438 cán bộ, phần lớn đào tạo theo cơ chế cũ, chưa am hiểu nghiệp vụ kinh doanh theo cơ chế thị trường. - Giai đoạn 1991-1996: Vào thời kỳ này, NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế có 19 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, tiếp cận với từng hộ nông dân để cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Lúc này nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 13 lần và tổng dư nợ tăng gấp 16 lần so với năm 1990, thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện. Giai đoạn này NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã thoát khỏi khó khăn, kinh doanh có lãi, có được niềm tin của KH, được các cấp ủy đánh giá cao, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà. - Giai đoạn 1997-2008: Vào lúc này thì luật Tổ Chức Tín Dụng ra đời tạo lập một hành lang pháp lý cho NH và hoàn chỉnh trên cơ sở địa phương. Chi nhánh đã bước vào củng cố, chấn chỉnh các chi nhánh có hoạt động kém, từ đó mở ra phương hướng phát triển mới và trở thành đơn vị chủ lực cung cấp tín dụng cho sự nghiệp phát triển hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. - Giai đoạn 2008 đến nay Chi nhánh đã tích cực triển khai thực hiện tốt các giải pháp trong đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tăng cường huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra. Có thể nói hiện nay Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành một trong những ngân hàng có uy Trườngtín trên địa bàn tỉnh. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Bích Liên 27
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Trường* Ban giám đố c:Đại học Kinh tế Huế Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc - Giám đốc ngân hàng: Điều hành chung mọi hoạt động của ngân hàng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế, đồng thời thường trực và trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán, tổ ngân quỹ. SVTH: Phạm Bích Liên 28
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Phó giám đốc được phân thành: + Phó giám đốc phụ trách kế toán, kho quỹ, hành chính, giúp đỡ giám đốc trong việc điều hành ngân quỹ. + Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng và thay mặt giám đốc điều hành ngân hàng khi giám đốc không có mặt. * Phòng Kế hoạch nguồn vốn: - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Agribank. - Thưc hiện công tác huy động vốn - Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng. * Phòng Khách hàng, hộ sản xuất, cá nhân: - Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công việc của phòng từng tháng. - Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế hoạch, chỉ đạo cho vay trên địa bàn cho vay cá thể. - Thường xuyên phân tích tình hình chuyển biến, biến động cho các khoản vay của khách hàng, phân tích tình hình kinh tế vay vốn với các biện pháp an ninh và hiệu quả. * Phòng Khách hàng doanh nghiệp: - Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế hoạch, chỉ đạo cho vay trên địa bàn các tổ chức kinh tế quốc danh, hộ sản xuất kinh doanh. - Quản lý nguồn dư nợ của toàn chi nhánh, đôn đốc cho vay, thẩm định dự án, giải ngân, thu nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý rủi ro. * Phòng Dịch vụ và Marketing: - Lập kế hoạch quảng cáo hình ảnh của ngân hàng đến với các đối tượng khách hàng. - Thực hiện các công tác tiếp thị các sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng. - Quản lý hệ thống mạng máy tính tại ngân hàng. Trường- Thực hiện các hoĐạiạt động thanh học toán, giao dKinhịch bằng ngoại t ệ.tế Huế - Dịch thuật các chứng từ, tài liệu quốc tế cho ngân hàng. * Phòng Tổng hợp: - Bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh. - Phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. SVTH: Phạm Bích Liên 29
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Thực hiện công tác tổ chức và đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chính sách chủ trương của nhà nước. * Phòng Kế toán – Ngân quỹ: - Thực hiện kế toán hoạch toán thống kê, hoạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quy định giữa ngân hàng với nhau và giữa khách hàng với khách hàng. - Thực hiện nhiệm vụ thu và phát ngân sách, quản lý an toàn kho quỹ và vận chuyển tiền mặt trên đường đi. * Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: - Kiểm tra nghiệp vụ ngân hàng của toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của NHNN và các quy trình, quy chế của ngân hàng. * Các chi nhánh loại 3: Các chi nhánh loại 3 thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và tiếp nhận cơ chế của ngân hàng Trung ương do Hội sở Tỉnh chuyền tải và triển khai. Hệ thống các chi nhánh loại 3 của Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế như sau: Agribank Huyện Phong Điền, Agribank Huyện Hương Trà, Agribank Huyện Quảng Điền, Agribank Huyện Phú Vang, Agribank Huyện Phú Lộc, Agribank Thị Xã Hương Thủy, Agribank Huyện Nam Đông, Agribank Huyện A Lưới, Agribank Bắc Sông Hương, Agribank Nam Sông Hương, Agribank Trường An. Dưới các chi nhánh loại 3 là hệ thống các phòng giao dịch trực thuộc do chi nhánh loại 3 trựa tiếp quản lý. Hiện tại, toàn chi nhánh có các phòng giao dịch sau: Phú Lộc có 4 phòng giao dịch: Khu 3, Truồi, Thừa Lưu, Lăng Cô Hương Thủy có 2 phòng giao dịch: Thủy Phù, Thủy Dương Phú Vang có 2 phòng giao dịch: Chợ Mai, Phú Thuận Hương Trà có 2 phòng giao dịch; Bình Điền, An Hòa Quảng Điền có 1 phòng giao dịch: Quảng An Phong Điền có 2 phòng giao dịch: An Lỗ, Điền Lộc Bắc Sông Hương có 2 phòng giao dịch: Tây Lộc, Chợ Dinh 2.1.3 Nguồn lực của Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế TrườngKhông giống như Đại một số ngu họcồn lực khác như:Kinh nguồn lực tài tếchính, nguHuếồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt không thể thiếu, nó quyết định tới sự thành bại của tổ chức. Do đó, việc sử dụng nguồn nhân lực để hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra là một trong số những vấn đề quan trọng của Ngân hàng nói riêng và tất cả các ngành nghề khác nói chung. Trong những năm qua, nhằm SVTH: Phạm Bích Liên 30
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng phát triển một đội ngũ nhân viên tốt nhất, Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã không ngừng đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhân viên có cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Góp phần nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng của ngân hàng nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bảng thể hiện quy mô nhân sự của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong 3 năm 2016-2018. Nhìn vào bảng tình hình nhân sự của chi nhánh, ta có thể thấy số lượng nhân sự của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế thay đổi không đáng kể từ năm 2016-2018. Trong đó, năm 2017 tăng thêm 14 người tương ứng 3,52% trong tổng số lao động của toàn chi nhánh, năm 2018 giảm 9 người chiếm -1,94% tổng số lao động của toàn chi nhánh. Nguồn nhân lực năm 2018 giảm bớt do Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đang trong quá trình “trẻ hóa” nguồn nhân sự, khi các lớp có thâm niên trong nghề dần đến tuổi nghỉ hưu. Theo tiêu chí giới tính: Số lượng lao động nam nhiều hơn lao động nữ trong 3 năm qua. Tỷ lệ lao động nam tính đến cuối năm 2018 chiếm 57,17% và tỷ lệ lao động nữ chỉ chiếm 42,83%. Đây là cơ cấu giới tính phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài việc phân công lao động nữ làm ở các bộ phân giao dịch khách hàng thì lao động nam để làm các nghiệp vụ đòi hỏi phải có sức khỏe, năng động nhiệt tình để đi địa bàn, bám sát địa bàn kinh doanh. Theo tiêu chí trình độ: Trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm tỷ lệ trên 80%, điều này hoàn toàn hợp lý ở với bất kỳ hệ thống ngân hàng hay một doanh nghiệp nào vì các hoạt động điều cần những lao động có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên nghiệp và nhạy bén đối với bất kỳ thay đổi nào của nền kinh tế. Cụ thể hơn, năm 2017 số lượng nhân viên trình độ đại học tăng 14 người so với năm 2016, chiếm 3,91%.Trong khi đó, nhân viên có trình độ học vấn cao đẳng, trung Trườngcấp giảm 1 người chi ếmĐại-2,94%. V ớhọci tỉ lệ này, có Kinhthể thấy đây là m ộtết thành Huế quả đáng ghi nhận của chi nhánh trong thời gian qua, công tác tuyển dụng tốt, đào tạo lại các bộ ngân hàng đã làm tăng chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu làm việc và cạnh tranh với các đối thủ. Lao động có trình độ phổ thông là không cao qua các năm, chủ yếu là lao động phụ trách công việc như bảo vệ, nhân công vệ sinh SVTH: Phạm Bích Liên 31
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Bảng 2.1: Nguồn lực Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Người Năm 2016 2017 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % 1. Tổng LĐ 398 100 412 100 404 100 14 3,52 -8 -1,94 2. Phân theo trình độ Đại học và trên đại học 358 89,95 372 90,29 366 90,59 14 3,91 -6 -1,61 Cao đẳng, trung cấp 34 8,54 33 8,01 31 7,67 -1 -2,94 -2 -6,06 Lao động phổ thông 6 1,51 7 1,7 7 1,73 1 16,67 0 0 3. Phân theo giới tính Nam 221 53,02 228 55,34 231 57,17 7 3,17 3 1,31 Nữ 177 46,98 184 44,66 173 42,83 7 3,95 -11 -5,98 (Nguồn: Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế) SVTH: Phạm Bích Liên Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Nguồn nhân lực là những vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp do đó công tác nguồn lực luôn luôn được cải tiến với mối quan hệ giữa các bộ phận trong từng doanh nghiệp để thích nghi với môi trường kinh doanh luôn có biến chuyển. Sự phân bổ, hợp tác giữa các bộ phận trong đơn vị là yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh tổng hợp của nhiều chi nhánh. 2.1.4 Khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 a, Phân tích sự biến động về tài sản: Qua bảng 2.2 ta thấy tổng tài sản của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2016 đạt 7.613 tỷ đồng, năm 2017 đạt 9.033 tỷ đồng, tăng 18,65% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 9.813 tỷ đồng, tăng 780 tỷ đồng so với năm 2017. Tổng tài sản của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng liên tục mỗi năm. Có được sự tăng trưởng như vậy trong những năm qua là nhờ tốc độ đầu tư và cho vay nền kinh tế liên tục tăng lên. Nghiệp vụ cho vay chính là nguồn thu chính của Ngân hàng khi lượng cho vay khách hàng năm 2017 đạt 8.073 tỷ đồng, tăng 12,52% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 8.937 tỷ đồng, tăng 10,70% so với năm 2017. Về tổng tài sản của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế thì khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong những năm qua, tương ứng qua các năm 2016: 7.175 tỷ đồng; năm 2017: 8.073 tỷ đồng; năm 2018: 8.937 tỷ đồng. Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các khoản mục tổng tài sản phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng như những NHTM khác là huy động vốn và cho vay. Các khoản mục trong tổng tài sản của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong 3 năm qua đều có sự tăng trưởng và phát triển, cơ cấu tài sản hợp lý đối với Ngân hàng Thương mại mà hoạt động tín dụng chiếm ưu thế. Tuy nhiên, Ngân hàng muốn tăng trưởng ở khoản mục cho vay khách hàng phải đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tín dụng, cũng như thiết lập những chính sách thu hút khách hàng vay vốn, đồng thời đó Ngân hàng cũng sẽ phải đưa ra Trườngmột chính sách quản trịĐạitín dụng, qu ảhọcn trị rủi ro tín Kinh dụng hoàn thiện vàtế chính Huế xác, từng bước chuẩn hoá hoạt động kinh doanh theo các chuẩn mực trong nước và quốc tế, như định hướng phát triển ngân hàng hiện đại của Agribank. SVTH: Phạm Bích Liên 33
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu 2017/2016 2017/2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Tài sản 7.613 100 9.033 100 9.813 100 1.420 18,65 780 8,64 Tiền tại quỹ tiền mặt 95 1,25 105 1,16 87 0,89 10 10,53 -18 -17,14 Cho vay khách hàng 7.175 94,25 8.073 89,37 8.937 91,07 898 12,52 864 10,70 Tài sản cố định 34 0,45 29 0,32 27 0,28 -5 -14,71 -2 -6,90 Tài sản có khác 309 4.06 826 9,14 762 7,77 517 167,31 -64 -7,75 2. Nguồn vốn 4.823 100 5.832 100 6.510 100 1.009 20,92 678 11,63 Các khoản nợ chính phủ, 111 2,30 106 1,82 93 1,43 -5 -4,5 -13 -12,26 NHNN Tiền gửi và vay các TCTD 6 0,12 4 0,07 8 0,12 -2 -33,33 4 100,00 khác Tiền gửi của khách hàng 4.517 93,66 5.491 94,15 6.149 94,45 976 21,56 658 11,98 Phát hành giấy tờ có giá 3 0,06 3 0,05 0 0 0 0,00 -3 -100,00 Các khoản nợ khác 128 2,65 136 2,33 171 2,63 -8 6,25 -35 25,74 Vốn và các quỹ 58 1,20 92 1,58 89 1,37 34 58,62 -3 -3,26 (Nguồn: Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế) SVTH: Phạm Bích Liên Trường Đại học Kinh tế Huế 34
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng b, Phân tích về nguồn vốn: Các khoản nợ Chính phủ và NHNN chiếm tỷ trọng thấp và giảm dần trong những năm qua. Năm 2018, tỷ trọng các khoản nợ Chính phủ và NHNN trên Tổng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu là 93 tỷ đồng giảm 12,26% so với đầu năm; vào năm 2017 là 106 tỷ, giảm 4,50% so với đầu năm. Tiền gửi và tiền vay các Tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đây là nguồn vốn chủ yếu trong tổng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng trong 3 năm qua cụ thể năm 2016: 4517 tỷ đồng, năm 2017: 5491 tỷ đồng tăng 21,56% ; năm 2018: 6149 tỷ đồng tăng 11,98% so với đầu năm. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng cao và tăng trưởng trong những năm qua là nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Agribank Việt Nam, theo định hướng chung của ngành là tập trung khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư tại địa phương để có nguồn vốn kinh doanh ổn định, từ đó mở rộng đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương. Điều này còn thể hiện Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế là ngân hàng uy tín, tận dụng lợi thế của đơn vị để không ngừng củng cố và phát triển thị phần. Về khoản mục các khoản nợ khác của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế có xu hướng tăng dần qua các năm. Khi vào năm 2016 các khoản nợ khác đạt 128 tỷ đồng; năm 2017 tăng lên 136 tỷ đồng tương đương tăng 6,25% so với năm 2017 và đến cuối năm 2018 con số này lên đến 171 tỷ đồng tăng 25,74% so với năm trước. Khoản mục các khoản nợ khác chủ yếu là các khoản phải trả về lãi cho khách hàng, phải trả nội bộ và các khoản phải trả về nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước. Vốn và các quỹ của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là lợi nhuận chưa phân phối. Năm 2018, vốn và các quỹ là 89 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 3,26% do trong năm này Agribank ban hành quy chế khoán tiền lương mới do đó lương đã chi cho nhân viên tăng 10% làm ảnh hưởng đến lợi nhuận; năm 2017 là 92 tỷ Trườngđồng, năm 2016 là 58 tỷĐạiđồng, tương họcứng tỷ lệ tăng Kinh 58,62%. tế Huế Về cơ cấu tài sản – nguồn vốn: Hoạt động huy động vốn và đầu tư tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao. Sự hợp lý về cơ cấu tài sản - nguồn vốn thể hiện rõ chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế là rất rõ ràng. SVTH: Phạm Bích Liên 35
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 2.1.5.1 Tình hình về hoạt động huy động vốn giai đoạn 2016 - 2018 Nghiệp vụ huy động vốn là việc ngân hàng thương mại nhận các khoản tiền từ khách hàng trên nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi để hình thành nên nguồn vốn huy động đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng, nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng công tác huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn chi nhánh, trong các năm qua, với nhiều biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm huy động vốn trong các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và mọi tầng lớp dân cư để chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình cũng như góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết quả là nguồn vốn huy động của đơn vị đã có sự tăng dần qua các năm. Thừa Thiên Huế cũng được xem là một tỉnh mạnh trong phát triển nông lâm ngư nghiệp cũng như là dịch vụ du lịch. Từ những lợi thế đó cùng với những biện pháp đồng bộ, linh hoạt công tác huy động vốn đã đem lại cho ngân hàng Agribank nhiều nguồn huy động vốn. Và để nâng cao các công tác đó ngân hàng Agribank đã đưa ra nhiều giải pháp có hiệu quả, trong đó có các giải pháp sau: - Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như tạo ra nhiều sản phẩm tiền gửi phù hợp với mong muốn của khách hàng cá nhân, ngoài hình thức huy động vốn thông thường, Chi nhánh đã tổ chức các hình thức huy động vốn khác như: Tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm trả lãi trước và đặc biệt là phát sinh các đợt kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi với nhiều loại kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn. - Đưa ra các chính sách về lãi suất huy động hợp lý, phù hợp với từng thời gian Trườngvà từng giai đoạn, đả mĐại bảo cạnh tranhhọc và lợi ích Kinh kinh doanh, lợi íchtế cho Huếngười gửi tiền. - Tạo lập được thương hiệu chi nhánh, khẳng định được vị trí chủ đạo trong các mặt trận kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Đưa ra các sản phẩm dịch vụ với nhiều tiện ích, tạo cho khách hàng có nhiều lựa chọn trong sử dụng sản phẩm dịch vụ SVTH: Phạm Bích Liên 36
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng ngân hàng. Nâng cao công tác marketing, chiến lược tiếp thị phù hợp, tạo niềm tin và uy tín với người gửi tiền. - Giao khoán chỉ tiêu huy động vốn cho từng cán bộ nhân viên người lao động tại chi nhánh gắn với lương kinh doanh và thi đua của đơn vị. Bảng 2.3: Kết cấu nguồn vốn huy động của Agribank TT- Huế giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 STT 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng nguồn 6.545.713 100 7.577.366 100 8.369.913 100 1.031.653 15,8 792.547 10,5 vốn huy động Theo loại tiền (đvt) VNĐ 6.466.999 98,8 7.463.765 98,5 8.276.246 98,8 996.766 15,4 812.481 10,9 Ngoại tệ (quy ra 78.714 1,2 113.601 1,7 93.667 1,4 34.887 44,3 -19.934 -17,5 VNĐ) Theo tính chất tiền gửi (đvt) Tổ chức 582.399 8,9 598.050 7,8 593.392 7,1 15.651 2,7 -4.658 -0,8 kinh tế Tiền gửi 5.963.314 91,1 6.979.316 92,2 7.776.521 92,9 1.016.002 17,0 797.205 11,4 dân cư Theo kỳ hạn (đvt) Không 771.869 11,8 875.023 11,5 1.012.928 12,1 103.154 13,4 137.905 15,8 kỳ hạn Có kỳ hạn, 5.773.844 88,2 6.702.343 88,5 7.356.985 87,9 928.499 16,1 654.642 9,8 gồm: = 12 2.818.365 43,0 3.832.727 50,6 4.626.212 55,3 1.014.362 36,0 793.485 20,7 tháng (Nguồn: Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Bích Liên 37
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi 2016 - 2018 100% 90% 43 80% 50,6 55,3 Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng 70% 60% Tiềm gửi có kỳ hạn < 12 tháng 50% 40% 45,2 37,9 30% 32,6 Tiền gửi không kỳ hạn 20% 10% 11,8 11,5 12,1 0% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ Tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi của Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (2016 – 2018) Qua số liệu bảng 2.2 và sơ đồ 2.1 cho thấy, trong thời gian qua nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng trưởng khá nhanh qua các năm: năm 2016 tổng nguồn vốn huy động 6.545.713 triệu đồng, năm 2017 đạt 7.577.366 triệu đồng tăng 15,8%, đến năm 2018 tổng nguồn vốn huy động đạt 8.369.913 triệu đồng tăng 792.547 triệu đồng so với năm 2017 (10,5%), tuy nguồn vốn tăng trưởng khá ổn định nhưng tỷ trọng tăng trưởng không đều, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp Trong cơ cấu nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế: - Nguồn vốn huy động theo loại tiền VNĐ vẫn tăng ổn định qua 3 năm, nhưng ngoại tệ thì có xu hướng không ổn định khi giảm mạnh vào năm 2018, giảm tương đương 17,5% so với tỷ trọng vốn ngoại tệ năm 2017. Điều này được giải thích như sau: Dòng vốn ngoại tệ gia tăng đã tạo ra lượng cung ngoại tệ lớn, cộng hưởng với chính sách lãi suất tiền gửi USD 0% và sự mất giá của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt đã giúp ổn định tỷ giá VND. Chính bối cảnh ngoại tệ dư thừa và tỷ giá ổn định tiếp tục tạo điều kiện cho NHNN đẩy mạnh mua vào ngoại tệ tăng cường dự trữ Trườngngoại hối. Dự trữ ngo ạĐạii hối gia tăng học nhanh chóng Kinh từ mức 41 tỷ USDtế vào Huếcuối năm 2016 lên 52 tỷ USD vào cuối năm 2017. Trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới nhiều biến động, áp lực mất giá lớn, tỷ giá USD/VND đã được duy trì ổn định trong xu hướng tăng. Đến cuối năm 2018, tỷ giá trung tâm đang ở mức 22.825 VND = 1USD, tăng 1,78% so với cuối năm 2017. Theo đó, mức tỷ giá USD/VND mà thị trường được SVTH: Phạm Bích Liên 38
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng giao dịch ở trong khoảng 22.818 - 23.510, tỷ giá trên thị trường vẫn đang giao dịch trong ngưỡng cho phép, cụ thể: tỷ giá USD/VND trung bình của NHTM ở mức 23.288, tăng 2,59% so với cuối năm 2017; và tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do ở mức 23.337, tăng 2,6% so với cuối năm 2017. Tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước, hoạt động của thị trường tự do bị thu hẹp, tình trạng đô la hóa giảm, lòng tin vào đồng Việt Nam được nâng cao giúp cho tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi tiếp tục giảm. - Thành phần vốn huy động từ khách hàng bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong đó: tỷ lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế từ 6–10% , cuả dân cư từ 90-95%. Tiền gửi của tổ chức kinh tế/tổng nguồn vốn huy động có xu hướng giảm từ 8,9% xuống còn 7,1% trong khi chiều ngược lại tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng đạt 7.776.521 nghìn đồng vào cuối năm 2018 chiếm 92,9% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Tiền gửi không kỳ hạn: Đến năm 2018 đạt 1.012.928 triệu đồng tăng 241.059 triệu đồng so với năm 2016 (+31,2%), có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể năm 2016 đạt 771.869 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,8%/Tổng nguồn vốn, năm 2017 đạt 875.023 triệu đồng chiếm 11,5%/Tổng nguồn vốn và đến cuối năm 2018 đạt 1.012.928 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,1% cao hơn so với 2 năm trước đó. Do tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền của cá nhân, tổ chức gửi vào ngân hàng với mục đích giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn Ngân hàng Agribank có thể sử dụng một phần nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn (theo quy định hiện nay là khoảng 20 – 28%) vì nếu xét trong cùng một thời kỳ có thể có một số khách hàng rút ra nhưng cũng có khá nhiều khách hàng gửi vào, nếu xét về tổng thể, số dư về tiền gửi tại ngân hàng Agribank khá ổn định và có xu hướng tăng dần. - Tiền gửi có kỳ hạn: nhóm tiền gửi có kỳ hạn tăng nhanh cụ thể năm 2016 đạt 5.773.844 triệu đồng đến năm 2018 đã đạt đến 7.356.985 triệu đồng tăng 27,4%. Cụ Trườngthể: Cơ cấu huy động vốnĐại qua các nămhọc có tỷ trọng Kinh huy động vốn kỳ tếhạn trên Huế 12 tháng khá cao trên 40% tổng nguồn vốn huy động và nó có xu hướng tiếp tục tăng mạnh đến năm 2018. Với hình thức gửi có kỳ hạn khách hàng luôn được mức lãi suất cao hơn so với không kỳ hạn nên hình thức này luôn được người dân ưu tiên lựa chọn, cụ thể là trên 80% tiền gửi thuộc nhóm tiền gửi có kỳ hạn. SVTH: Phạm Bích Liên 39
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Trong nhóm tiền gửi có kỳ hạn, từ năm 2016 đến 2018 khách hàng ưu tiên lựa chọn gửi dài hạn (trên 12 tháng) nhiều hơn là gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng) và đang có xu hướng tiếp tục tăng . Bởi trước đây, người dân thường lựa chọn gửi tiền theo kỳ hạn ngắn, nguyên nhân do gửi các kỳ hạn ngắn, người dân có thể chủ động trong việc gửi và tất toán số tiền của mình. Khách hàng có thể tất toán tiền gửi nhanh, sau đó gửi mới và hưởng mức lãi suất cao hơn theo xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng nhiều chính sách nhằm ổn định lãi suất sẽ khó xảy ra trường hợp lãi tăng đột biến khiến các khoản tiền gửi dài hạn chịu thiệt. Cùng với đó, chính sách kiểm soát lạm phát của NHNN hiện cũng được duy trì ổn định dưới 5% giúp giá trị của tiền Đồng được giữ vững.Vì vậy, thời điểm này, nếu không có dự định kinh doanh, làm ăn lớn, người dân thường chọn thời hạn dài với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ để gửi tiền. 2.1.5.2. Tình hình về hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018: Giai đoạn 2016 – 2018, Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc cả về nguồn vốn, tín dụng, tổng tài sản, mạng lưới hoạt động cũng như cơ sở khách hàng. Về cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra vào giai đoạn này đều đã hoàn thành vượt mức. Nhờ vậy, Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được mục tiêu trở thành một trong những NHTM hàng đầu tại tỉnh Thừa Thiên Huế và là ngân hàng giữ vị thế chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, có đóng góp quan trọng trong thúc đẩy tăng tưởng và ổn định nền kinh tế xã hội. Năm 2016, tổng thu từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh là 864 tỷ đồng, tổng chi đạt 678 tỷ đồng, trong đó chi phí cho hoạt động tín dụng là 510,72 tỷ đồng chiếm phần lớn trong tổng chi phí mà Ngân hàng đã chi ra. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 đạt 148,8 tỷ đồng Năm 2017, mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh các ngân hàng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh ngày càng gây gắt nhưng Agribank Chi nhánh Thừa TrườngThiên Huế đã chứng tỏĐạiđược tên tu ổhọci, quy mô c ủKinha mình, nổ lực rấttế lớn đ ểHuếnâng cao hoạt động tín dụng khi mà đây là hoạt động mang lại cho Ngân hàng một nguồn thu nhập lớn chứng minh là vào năm 2017 thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 822,78 tỷ đồng. Tổng thu từ hoạt động kinh doanh đạt 990 tỷ đồng, tăng 14,58% so với năm 2016, chi phí hoạt động của Ngân hàng là 756 tỷ đồng, tăng 78 tỷ so với năm trước đó SVTH: Phạm Bích Liên 40
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng tương ứng vơi 11,5% và lợi nhuận sau thuế đạt 187,2% vs mức tăng 25,81% so với năm 2017. Trong năm 2017, mặc dù tình hình kinh tế trong và ngoài nước vào năm này gặp nhiều biến động song với việc Ngân hàng đã xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh một cách hợp lý, có hiệu quả phù hợp và theo sát với những diễn biến biến động của nền kinh tế đó đã giúp ngân hàng có được một năm có tốc độ tăng trưởng kinh doanh có hiệu quả, tình hình kinh doanh đã trở nên khởi sắc hơn rất nhiều so với năm trước đó. Đến năm 2018, tổng thu của Ngân hàng là 1074 tỷ đồng, vượt gần 84 tỷ đồng so với năm trước đó. Song tổng chi mà Ngân hàng đã phải chi ra vào năm này là 810 tỷ đồng, so với năm 2017 tăng 54 tỷ đồng, mức chi vào năm này đã có chiều hướng giảm rất nhiều so với 2 năm trước đó, chứng tỏ Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã thắt chặt những khoản chi, giảm thiểu tối đa để đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Vì vậy có thể nhận ra được khi thu nhập cao mà chi phí đưa ra giảm thì lợi nhuận sau thuế vào năm 2018 đã tăng lên nhiều khi đạt 211,2 tỷ đồng tăng 12,82% tương đương 24 tỷ đồng so với năm 2017 và tăng đến 62,4 tỷ đồng so với năm 2016. Ta thấy, lợi nhuận sau thuế đều đã tăng qua các năm khi tình hình kinh tế trên địa bàn khó khăn, những sự biến động liên tục từ thị trường Việt Nam cũng như tình hình kinh tế thế giới, song những chính sách mà Giám đốc Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đề ra và thực hiện có hiệu quả đã được phản ánh được phần nào thông qua tình hình kết quả kinh doanh này. Vì vậy, để có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh doanh đang tăng trưởng như vậy Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh của mình trong những năm vừa qua và cần tiếp tục công cuộc hoàn thiện, nâng cao khả năng kinh doanh của mình, nâng tầm vị thế của Ngân hàng khi là một trong những NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Bích Liên 41
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Bảng 2.4: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế 2016 - 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Chỉ tiêu GT % GT % GT % GT % GT % 1. Doanh thu 864 100 990 100 1074 100 126 14,58 84 8,48 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 717,18 83,01 822,78 83,11 902,22 84,01 105,6 14,72 79,44 9,66 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 107,34 12,42 122,52 12,38 128,16 11,93 15,18 14,14 5,64 4,60 Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối 23,88 2,76 26,76 2,70 26,1 2,43 2,88 12,06 -0,66 -2,47 Thu nhập từ hoạt động khác 15,6 1,81 17,94 1,81 17,52 1,63 2,34 15,00 -0,42 -2,34 2. Chi phí 678 100 756 100 810 100 78 11,50 54 7,14 Chi phí hoạt động tín dụng 510,72 75,33 571,38 75,58 632,7 78,11 60,66 11,88 61,32 10,73 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 88,98 13,12 100,92 13,35 103,56 12,79 11,94 13,42 2,64 2,62 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 17,34 2,56 19,92 2,63 19,38 2,39 2,58 14,88 -0,54 -2,71 Các khoản chi phí khác 60,96 8,99 63,78 8,44 54,36 6,71 2,82 4,63 -9,42 -14,77 3. Lợi nhuận sau thuế 148,8 - 187,2 - 211,2 - 38,4 25,81 24 12,82 (Nguồn: Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế) SVTH: Phạm Bích Liên Trường Đại học Kinh tế Huế 42
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 2.2.1 Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 Trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng, tuy nhiên bên cạnh việc mang lại lợi nhuận thì hoạt động này cũng mang lại cho Ngân hàng nhiều rủi ro nhất. Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế là một ngân hàng hoạt động trên quy mô lớn nên quy mô cho vay cũng khá lớn. Năm 2016, doanh số cho vay là 7.175.295 triệu đồng, năm 2017 đạt 8.073.200 triệu đồng tăng 12,5% so với năm 2016. Năm 2018, doanh số cho vay tiếp tục tăng thêm 10,7% so với năm 2017. Còn một hoạt động quan trọng khác mà NH tập trung chú trọng nữa đó là hoạt động thu nợ. Hoạt động thu nợ thể hiện khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. Nhìn vào bảng dưới trong suốt 3 năm doanh số thu nợ của NH luôn tăng đều và ổn định, điều đó đã chứng tỏ được rằng NH đã làm rất tốt trong công tác thu hồi vốn vay. Cụ thể vào năm 2016 đạt 6.242.022 triệu đồng, thì đến vào năm 2017 đã đạt được 7.291.847 tăng 1.049.825 triệu đồng tương ứng tăng 16,8% so với năm 2016 và đến năm 2018 tăng 9,8% tương đương với tăng 685.893 triệu đồng so với năm 2017 và đạt giá trị 7.977.740 triệu đồng. Tổng dư nợ phản ánh lượng vốn Ngân hàng đã giải ngân mà khách hàng chưa trả nợ trong một khoảng thời gian lựa chọn. Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối. Dư nợ tăng, mà trong đó tỷ lệ nợ quá hạn thấp sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng lập kế hoạch tăng trưởng dư nợ còn phải căn cứ vào nguồn vốn huy động của mình. Thông thường khi nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy dư nợ của ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tăng đều qua 3 năm. Năm 2016 dư nợ đạt 5.833.998 triệu đồng, đến năm 2017 đạt 6.599.767 triệu đồng tăng 13,1% so với năm 2016 và năm 2018 đạt Trường7.536.275 triệu đồng tăngĐại 936.508 trihọcệu đồng tương Kinhứng tăng 14,2% tếso vớ i nămHuế 2017. Để đạt được những con số này không thể phủ nhận được việc nổ lực mở rộng thị trường của ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong suốt những năm hoạt động vừa qua. Khi tính đến năm 2018 ngân hàng đã trãi qua 30 năm hoạt động chính điều này đã giúp ngân hàng nâng cao được vị thế từ đó mở rộng được nhiều địa SVTH: Phạm Bích Liên 43
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng bàn trên tỉnh Thừa Thiên Huế, mở rộng hoạt động cho vay cho nhiều đối tượng, cũng như đáp ứng nhiều đối tượng cho vay theo quyết định của NHNN. Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng đến tất cả các đối tượng cho vay, nhưng nhìn vào 3 năm này có thể thấy được doanh số cho vay, doanh số thu nợ cá nhân cũng như dư nợ cá nhân luôn nhỉnh hơn so với đối tượng khách hàng doanh nghiệp và có xu hướng tăng. Lý giải cho điều này có thể hiểu rằng ngân hàng Agribank đã rất chú trọng đến lượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, sản xuất kinh doanh, cũng như có thể do phụ thuộc vào thời hạn tín dụng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Bích Liên 44
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Bảng 2.5: Tình hình chung về cho vay tín dụng của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2016-2018) Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Stt Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng doanh số 1 7.175.295 100 8.073.200 100 8.937.842 100 897.905 12,5 864.642 10,7 cho vay Cho vay cá nhân 4.335.593 60,4 5.327.025 66.0 6.180.922 69.2 991.432 22,9 853.897 16,0 Cho vay doanh 2.839.702 39,6 2.746.175 34.0 2.756.920 30.8 -93.527 -3,3 10.745 0,4 nghiệp Tổng doanh số 2 6.242.022 100 7.291.847 100 7.977.740 100 1.049.825 16,8 685.893 9,4 thu nợ Thu nợ cá nhân 3.591.732 57,5 4.460.467 61.2 5.384.389 67.5 868.735 24,2 923.922 20.7 Thu nợ doanh 2.650.290 425 2.831.380 38.8 2.593.351 32.5 181.090 6,8 -238.029 -8,4 nghiệp 3 Tổng dư nợ 5.833.998 100 6.599.767 100 7.536.275 100 765.769 13,1 936.508 14,2 Dư nợ cá nhân 3.862.341 66,2 4.813.953 72.9 5.606.225 74.4 951.612 24,6 792.272 16,5 Dư nợ doanh 1.971.657 33,8 1.785.814 27,1 1.930.040 25,6 -185.843 -9,4 144.226 8,1 nghiệp (Nguồn: Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế) SVTH: Phạm Bích Liên Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018: A, Doanh số cho vay Dựa vào bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng lên trong 3 năm 2016 – 2018. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã tận dụng tốt nguồn vốn huy động được, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Năm 2016, doanh số cho vay là 4.335.593 triệu đồng, năm 2017 đạt 5.327.025 triệu đồng tăng 991.432 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 22,9%. Đến năm 2018, tổng doanh số cho vay của NH là 6.180.922 triệu đồng tăng 853.897 triệu đồng tương đương với 16,0% so với năm 2017. Trải qua các năm số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vẫn đang không ngừng tăng lên. Đối với khách hàng cá nhân vay ngắn hạn đạt 2.321.955 triệu đồng và trung hạn 2.013.638 triệu đồng vào năm 2016 thì đến cuối năm 2018 doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân vay ngắn hạn đạt 3.409.433 triệu đồng và trung hạn đạt 2.771.489 triệu đồng, mức tăng chênh lệch lần lượt là 1.087.478 triệu đồng và 757.851 triệu đồng. Năm 2017 là năm chứng kiến sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài. Nền kinh tế đang dần phục hồi trở lại, xu hướng tiêu dùng của người dân có sự thay đổi lớn. Xu hướng đó cũng có một phần nào đó tác động đến tín dụng KHCN của Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Cũng vào năm này, song song với việc khai thác khách hàng khu vực thành thị, tích cực tìm hiểu những khách hàng có thu nhập ổn định có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cao, đồng thời bám sát nhu cầu mua nhà để ở, chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp để tăng trưởng tín dụng, Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế và các chi nhánh trực thuộc còn tập tung về khu vực nông thôn theo các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn để tăng cường hỗ trợ vốn vay nông nghiệp. Cụ thể ngân hàng đã áp dụng nghị định 55/2015/NĐ-CP (được thay bằng Nghị định 116/2018/NĐ-CP) Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó tập trung chỉ đạo Trườngngân hàng tiến hành mĐạiở rộng và nâng học cao chất lưKinhợng tín dụng, đơn tế giản hóaHuế thủ tục cho vay; tập trung cho vay chi phí sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp nông thôn. Cũng như thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP sửa đổi từ Nghị định 89/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành, hỗ trợ cho vay ngư dân đóng tàu, bám biển SVTH: Phạm Bích Liên 46