Khóa luận Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Thừa

pdf 95 trang thiennha21 22/04/2022 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Thừa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_huy_dong_von_tai_ngan_hang_tmc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Thừa

  1. ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HUẾ NGUYỄN THỊ NGUYỆT Trường Đại Huhọcế 2019 Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nguyệt PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Lớp K49C Kinh Doanh Thương Mại Niên khóa: 2015 – 2019 Trường Đại Huhọcế 2019 Kinh tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc L i C ờ ảm Ơn Để hoàn thành khóa luận này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đến Quý thầy cô giáo khoa Quản trị kinh doanh cùng toàn thể quý thầy cô và Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập vừa qua. Tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Tài Phúc, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh các chị Ngân hàng Sacombank Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình thực tập cũng như quá trình thu thập dữ liệu cho khóa luận này. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Nguyệt Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín GTLN : Giá trị lớn nhất GTNN : Giá trị nhỏ nhất VHĐ : Vốn huy động NVHĐ : Nguồn vốn huy động USD : Dolar Mỹ VNĐ : Việt Nam đồng NH : Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục các từ viết tắt ii Mục lục iii Danh mục bảng vi Danh mục sơ đồ vii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Quy trình nghiên cứu 5 6. Kết cấu khóa luận 6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1. Cơ sở lý luận 7 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm huy động vốn 7 1.1.2. Vai trò của huy động vốn 8 1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM 9 1.1.4. Các chiến lược huy động vốn của Ngân hàng thương mại 11 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại 13 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn của ngân hàng thương mại 17 1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại 20 1.2.1. Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại trong nước 20 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan 22 1.2.3. Mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCPTrường SÀI GÒN TH ĐạiƯƠNG TÍNhọc CHI NHÁNHKinh TH ỪtếA THIÊN Huế HUẾ 26 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - chi nhánh Thừa Thiên Huế 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 26 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Huế 27 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank 30 2.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng quy mô huy động vốn 30 2.2.2. Về cơ cấu huy động vốn 31 2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế 35 2.3.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát 35 2.3.2. Kiểm định và đánh giá thang đo 37 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 38 2.3.4. Mô hình hiệu chỉnh 41 2.3.5. Phân tích hồi quy đa biến 41 2.3.6. Kết quả phân tích ý kiến đánh giá của các đối tượng về công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế 44 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 52 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới 52 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế 53 3.2.1. Giải pháp về sản phẩm huy động vốn 53 3.2.2. Giải pháp về chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác huy động vốn 54 3.2.3. Giải pháp mở rộng huy động vốn liên quan đến lãi suất huy động 55 3.2.4 Giải pháp liên quan đến thương hiệu, uy tín 56 3.2.5. Giải pháp về cơ sở vật chất 57 3.2.6. Giải pháp về chính sách mở rộng mạng lưới và kênh huy động 57 PHẦN III:Trường KẾT LUẬN VÀ ĐạiKIẾN NGH họcỊ Kinh tế Huế .58 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1. Kết luận 58 2. Kiến nghị 59 2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước 59 2.2. Đối với Ngân hàng Sacombank 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 61 PHỤ LỤC 1 61 PHỤ LỤC 2 64 Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quy mô huy động vốn 30 Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng 31 Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền tệ 32 Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi phân theo kỳ hạn huy động 33 Bảng 2.5: Sự tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay 34 Bảng 2.6: Đặc điểm mẫu khảo sát 35 Bảng 2.7: Kiểm định độ tin cậy dữ liệu điều tra 37 Bảng 2.8: Phân tích EFA các biến độc lập 38 Bảng 2.9: Phân tích EFA các biến phụ thuộc 40 Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 41 Bảng 2.11: Kết quả phân tích hồi quy 42 Bảng 2.12: Tóm tắt kiểm định các giả thiết nghiên cứu 43 Bảng 2.13: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về chính sách sản phẩm 45 Bảng 2.14: kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về đội ngũ nhân viên 46 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về lãi suất huy động 47 Bảng 2.16: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về thương hiệu 48 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về cơ sở vật chất 48 Bảng 2.18: Kết quả Đánh giá của các đối tượng điều tra về mạng lưới giao dịch 49 Bảng 2.19: Kết quả Đánh giá chung của các đối tượng điều tra về chất lượng dịch vụ huy động vốn 50 Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ I.1: Quy trình nghiên cứu 5 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Huế 28 Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của mình. Trong những năm gần đây hệ thống Ngân hàng nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng đã huy động được khối lượng vốn lớn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên để tạo được những bước chuyển mới cho nền kinh tế, công tác huy động vốn của các ngân hàng đang đứng trước những thách thức mới, đòi hỏi các ngân hàng phải thực sự quan tâm và chú ý để nhằm nâng cao hiệu quả công tác này. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp tục giữ vững và phát triển nguồn vốn tại chi nhánh trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, phức tạp trên địa bàn hiện nay. Tóm lại, yêu cầu tăng cường huy động vốn luôn cấp thiết đối với Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Sacombank nói riêng. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn vận dụng lý luận đã học được và phân tích thực tiễn công tác hiện nay, qua đó nâng cao kỹ năng hoạt động và làm việc của bản thân qua quá trình thực tập. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn được hệ thống hóa, đề tài hướng đến phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánhTrường Thừa Thiên Huế .Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn của ngân hàng. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thừa Thiên Huế 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: phạm vi nghiên cứu là tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thừa Thiên Huế - Về thời gian: phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn trong 3 năm gần đây (2016-2018), điều tra số liệu sơ cấp đầu năm 2019 và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn đến năm 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: bao gồm các thông tin, số liệu về nguồn lực, tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung và dịch vụ huy động vốn nói riêng tại Ngân hàng Sacombank Huế do các bộ phận chức năng của ngân hàng cung cấp qua các báo cáo hàng năm giai đoạn 2016-1018. Ngoài ra, để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả còn tham khảo các loại sách, báo, tạp chí chuyên ngành, giáo trình, cũng như các kết quả của công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến lĩnh vực và vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập bằng việc tiến hành điều tra khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh theo bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn theo nội dung cần nghiên cứu của đề tài. Mẫu khảo xác được xác định như sau: Kích thước mẫu: Kích thước mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức CochranTrường (1977) Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc n = (khách hàng) . . , . , . , Trong đó: = , = 96,04 - n: Số lượng mẫu cần cho nghiên cứu - p: tỷ lệ ước lượng 1 phân bố được hiện diện trong quần thể (Có một quần thể lớn nhưng ta không biết được sự biến động trong tổng thể này, p được chọn là 0,5); q=1-p= 0,5 - Z : là giá trị biến thiên chuẩn được tính sẵn trong bảng ứng với độ tin cậy (P) (confidence level). Với độ tin cậy 95%, ta có Z=1,96 - e : sai số chọn mẫu (sampling error) cho phép, chọn e=10% Theo công thức trên thì cỡ mẫu là 96 khách hàng, tuy nhiên để tăng tính chính xác hơn cho việc điều tra, đề tài quyết định điều tra 115 khách hàng. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp này dùng để mô tả các khía cạnh nghiên cứu của vấn đề theo các tiêu thức cụ thể qua thời gian. - Phương pháp so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biến động của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%). - Phương pháp phân tích định lượng: Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha: Nhằm loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: Được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, xác định các tập hợp cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau (các nhóm biến có liên hệ qua lại với nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một ít nhân tố hơn). Mô hình hiệu chỉnh: Sau khi thực hiện xong phân tích nhân tố EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo thì mô hình nghiên cứu có thể sẽ bị sai khác so với mô hình nghiên cứu ban đầu, do đó cần phải hiệu chỉnh lại mô hình cho phù hợp với kết quả phân tíchTrường trước khi tiến hành Đạihồi quy đa học biến. Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Phân tích hồi quy đa biến bằng kiểm định hệ số tương quan Pearson’s và mô hình hồi quy: Được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (đánh giá chung về công tác huy động vốn) và các biến kia là các biến độc lập. Sử dụng kiểm định giá trị trung bình One-Sample T-test: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn thông qua việc khảo sát mức độ đồng ý của khách hàng và để khẳng định đánh giá trung bình mức độ đồng ý của khách hàng ta tiến hành kiểm định one-sample T-test. Với thang đo Likert 5 mức độ tác động từ 1-rất không đồng ý đến 5-rất đồng ý, ta có giá trị trung bình của từng thang đo là: Giá trị khoảng cách = (GTLN-GTNN)/n = (5-1)/5 = 0,8 + Giá trị trung bình từ 1 đến 1,8: rất không đồng ý + Giá trị trung bình từ 1,81 đến 2,61: không đồng ý + Giá trị trung bình từ 2,62 đến 3,42: trung lập + Giá trị trung bình từ 3,43 đến 4,23: đồng ý + Giá trị trung bình từ 4,24 đến 5,00: rất đồng ý Kiểm định One-sample T-test là kiểm định dùng để so sánh giá trị trung bình của một tổng thể với một giá trị cụ thể (Test value). Tác giả sử dụng T-value = 3, dựa vào thang đo Likert 5 mức độ ta có mức 3. Trung lập là giá trị ở giữa. Dựa vào dấu của giá trị Mean difference = x – m (x là giá trị trung bình mẫu còn m là giá trị cần so sánh) để kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng trong tổng thể lớn hay thấp hơn giá trị Test value. + Với Mean difference < 0: giá trị trung bình đánh giá của khách hàng trong tổng thể thấp hơn 3 + Với Mean difference < 0: giá trị trung bình đánh giá của khách hàng trong tổng thể thấp hơn 3 4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp, hệ thống hóa số liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu của khóa luận. Số liệu điều tra được xử lý, tính toán trên máy tính bằng các phần mềm xử lý thống kêTrường như Excel, SPSS. Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 5. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của đề tài bao gồm: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, được thể hiện ở sơ đồ I.1. Kết quả thông tin sẽ được đánh giá thông qua phương pháp Logic, tư duy biện chứng. Bên cạnh đó, kiểm định cần thiết sẽ được sử dụng để so sánh kết quả giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm đưa ra những nhận định sát với thực tế nhất. Nghiên cứu sơ bộ Cơ sở lý Bảng hỏi - Thảo luận, góp ý thuyết sơ bộ - Điều tra thử: 10 mẫu Nghiên cứu chính thức Bảng hỏi - Ch n m u tra: Điều chỉnh ọ ẫu điề chính phương pháp chọn mẫu phi xác suất - Số lượng mẫu điều tra: 115 mẫu - Hình thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp và online Thu thập và xử lý phân tích số liệu - Thu thập số liệu - Phân tích số liệu Thống kê mô tả Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích hồi quy đa biến Kiểm định giá trị trung bình One-Sample T-test Sơ đồ I.1: Quy trình nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 6. Kết cấu khóa luận Kết cấu của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm huy động vốn 1.1.1.1. Khái niệm huy động vốn Trong nền kinh tế thị trường, vốn được xem là một yếu tố quan trọng hàng đầu và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường tài chính vốn được lưu chuyển rộng rãi, người cần vốn phải trả cho người có vốn một khoản phí để có được quyền sử dụng vốn trong thời gian xác định. C.Mác đã khái quát phạm trù vốn là: “Tư bản” qua định nghĩa hết sức cô đọng: “Tư bản là giá trị mang lại thặng dư”. Như vậy, vốn phải được biểu hiện dưới hình thái giá trị của tài sản, tức là vốn phải được đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản nhất định. Mặt khác, vốn không chỉ biểu hiện thành tiền (tiền giấy, vàng, bạc, đá quý .) và phản ánh giá trị những tài sản hữu hình (máy móc thiệt bị, đất đai, nhà cửa ) mà còn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản vô hình (uy tín, trình độ, phát minh, sáng chế, thông tin, công nghệ ). Chính vì sự biểu hiện dưới các hình thức phong phú đa dạng đó mà vốn phải cần được khai thác, sử dụng có hiệu quả mới đem lại lợi nhuận cao. Đối với NHTM, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn của NHTM được định nghĩa như sau: đó là toàn bộ các nguồn tiền mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay, đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn huy động vốn được xem là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Huy động vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Nó cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh (gồm vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, các nguồn vốn khác). Thông thường huy động vốn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng nguồn vốn. Do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng hiệu quả thì tổng nguồn vốn của ngân hàng sẽ tăng, là tiền đề đTrườngể tiến hành hoạt động Đại sử dụng vhọcốn. Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1.1.1.2. Đặc điểm huy động vốn Trong NHTM, nguồn vốn huy động có tỷ trọng cao và giúp cho các NHTM hoạt động được. Huy động vốn luôn thay đổi phụ thuộc vào việc gửi tiền và rút tiền của khách hàng, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào họ muốn. Chính vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán hay chi trả, các NHTM không được dùng hết nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh mà phải có khoản dự trữ phù hợp. Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, huy động vốn có tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn và chi phí sử dụng vốn khá cao. Các NHTM chỉ có quyền sử dụng vốn huy động mà không có quyền sở hữu và phải hoàn trả đủ gốc với lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng muốn rút vốn. 1.1.2. Vai trò của huy động vốn 1.1.2.1. Đối với ngân hàng Nguồn vốn huy động là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, công tác huy động vốn là cơ sở mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như nghiệp vụ tín dụng, đầu tư Nguồn vốn sẽ quyết định quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng, vì nếu NHTM nào có khả năng huy động vốn dồi dào với chi phí thấp thì có thể mở rộng với quy mô lớn và thu lợi nhuận cao. Nguồn vốn tạo cho khách hàng cũng như xây dựng uy tín của ngân hàng trên thị trường. Đồng thời, khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũng phụ thuộc vào nguồn vốn. Qua đó, có thể nói vốn huy động là yếu tố đầu vào chủ yếu nhất của ngân hàng. 1.1.2.2. Đối với khách hàng Công tác huy động vốn giúp khách hàng tiết kiệm và đầu tư sinh lời, là nơi an toàn để họ gửi tiền và tích lũy vốn tạm thời. Mặt khác, công tác huy động vốn còn giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu kinh doanh hoặc chi tiêu,thanh toán mà ít tốn thời gian, công sức đi vay tiền tiện lợi, an toàn. Chính vì vậy, công tác huy động vốn có vai trò rất lớn cho cả ngân hàng và khách hàng. 1.1.2.3. Đối với xã hội Là trung gian điều hòa giữa khách hàng cần vốn và khách hàng có vốn. Nhờ công tác huy động vốn mà Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được khối lượng tiền tệ lưu thông để thực hiện các chính sách tiền tệ phù hợp nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, cung cấpTrường hàng hóa cho thị trư Đạiờng tài chính. học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM 1.1.3.1. Phân loại theo kì hạn - Huy động tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ khi nào mà họ muốn và ngân hàng có nghĩa vụ phải thỏa mãn nhu cầu đó. Mục đích của người gửi không phải là hưởng tiền lãi mà chủ yếu là đảm bảo an toàn về tài sản và thanh toán. Ngân hàng bảo quản tiền gửi này qua 2 tài khoản gồm: Tài khoản thanh toán: là tài khoản có số dư có, chủ tài khoản có quyền sử dụng số tiền của mình trên tài khoản trong giới hạn số dư tiền gửi. Tài khoản vãng lai: là tài khoản có số dư có hoặc dư nợ, thường được các tổ chức kinh tế sử dụng tài khoản này. Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp và thậm chí không có lãi, vì mục đích chính của người gửi là để thực hiện thanh toán qua ngân hàng chứ không phải vì mục đích hưởng tiền lãi. Ngoài ra, khách hàng phải có một khoảng dư tối thiểu để khi sử dụng các dịch vụ các dịch vụ của ngân hàng, khách hàng không phải trả phí. - Huy động tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào mà chỉ có thể rút ra sau một kỳ hạn nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao và ngân hàng có thể sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Mục đích chính của người gửi không chỉ sử dụng các dịch vụ ngân hàng mà chủ yếu là để hưởng lãi. Chính vì vậy, công tác huy động vốn của ngân hàng phụ thuộc vào sự thay đổi của lãi suất nên để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các NHTM luôn tìm cách làm đa dạng hóa loại tiền gửi này. - Tiền gửi tiết kiệm dân cư Tiền gửi tiết kiệm dân cư là một phần thu nhập của dân cư gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và hưởng tiền lãi. Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền phổ biến, phát triển dước hình thức sau: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút bất cứ lúc nào họ muốn, nhưng không được dùng công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn được trả lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán. Bởi vậy, cácTrường NHTM có thể huy độĐạing vốn lo họcại tiền gử i Kinhnày thuận ti ệntế hơn. Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: là loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào mà chỉ có thể rút ra sau một kỳ hạn nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng trước đó, được trả lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Bởi vậy, vốn huy động được từ loại tiền này có tỷ trọng đáng kể. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bao gồm hai loại: có kỳ hạn ngắn và có kỳ hạn dài.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn: loại này thường huy động tiết kiệm với các kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm. Thông thường, tiền gửi này đến hạn mới được rút, tuy nhiên ngân hàng vẫn cho rút với các quy định đi kèm.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài: loại này chỉ được phép rút ra khi đến hạn, có tính ổn và lâu dài. 1.1.3.2. Phân loại theo thời gian tiền gửi - Vốn ngắn hạn: là hình thức ngân hàng thương mại huy động vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn với thời gian ngắn. Nguồn vốn này tối đa là một năm hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để cho vay trung hạn, có lãi suất thấp và kém ổn định. - Vốn trung hạn: Có thời gian huy động từ một năm đến ba năm. Nguồn vốn này thường được các doanh nghiệp vay để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao công nghệ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Vốn huy động này được sử dụng tương đối dài và thuận tiện, có lãi suất cao hơn vốn ngắn hạn. - Vốn dài hạn: Nguồn vốn này có thời gian huy động trên ba năm và được NHTM sử dụng vào nhiệm vụ đầu tư phát triển theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước như: đầu tư vào các dự án phục vụ quốc tế dân sinh, các dự án đổi mới thiết bị công nghệ, xây mới các nhà máy Vốn huy động này có lãi suất cao và có tính ổn định. 1.1.3.3. Phân theo đối tượng huy động - Huy động vốn từ dân cư: đây là đối tượng huy động vốn đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Mục đích gửi vào ngân hàng là đảm bảo an toàn, thanh toán và sinh lợi. Ngân hàng chuyển tiền nhàn rỗi từ dân chúng đến những người người cần vố n kinh doanh. Vốn từ dân cư gồm hình thức gửi tiền tiết kiệm và gửi tiền thanh toán. - Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội: đây là nguồn vốn huy động có tỷ trọng cao trong ngân hàng. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nên gửi vào Trườngkhi có và rút ra khi cầĐạin nhằm tihọcết kiệm th ờKinhi gian và chi tếphí thanh Huế toán. Vì vậy, Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc các ngân hàng sẽ có khoản tiền lớn từ đó để sử dụng thuận tiện hơn. Tuy nhiên, để có được khoản vốn lớn này, các ngân hàng phải ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 1.1.4. Các chiến lược huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.1.4.1. Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn Để huy động vốn có hiệu quả, các NHTM ngày càng đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn dựa trên các tiêu chí như sau: - Theo kì hạn và lãi suất Với các sản phẩm tiền gửi, NHTM thường chia ra nhiều kì hạn khác nhau để khách hàng có thể chọn lựa các kì hạn gửi tiền phù hợp với nhu cầu của mình. Tiền gửi ngắn hạn ( 12 tháng): các kì hạn tiền gửi được chia ra thành: 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng. Để tạo sự khác biệt cho ngân hàng của mình, các ngân hàng thường chia nhỏ thời gian của kì hạn hay tạo thêm các kì hạn mới như: kì hạn 1 tháng, 2 tháng hay 13 tháng. Qua đó, sự đa dạng này giúp đáp ứng nhu cầu của người gửi trong việc rút tiền hay gửi tiền và tăng thêm lãi suất tiền gửi. Mỗi NHTM có mức lãi suất khác nhau, thời gian của kì hạn gửi tiền càng lâu thì lãi suất càng cao. Vì vậy, các NHTM đều có các chiến lược lãi suất riêng. Thông thường, các NHTM cổ phần và NHTM quốc doanh có lãi suất chênh lệch nhau khá rõ, vì các NHTM quốc doanh có uy tín và hoạt động lâu năm hơn so với các NHTM cổ phần. Do đó, các NHTM cổ phần muốn thu hút khách gửi tiền thì phải tăng lãi suất cao hơn vì khách hàng luôn muốn gửi tiền ở ngân hàng có lãi suất cao nhất. - Theo tiện ích của sản phẩm Hầu hết, về bản chất các sản phẩm huy động vốn đều giống nhau, vì vậy để tạo sự khác biệt các NHTM thường tăng thêm tiện ích cho các sản phẩm của mình bằng hai cách sau: Đưa thêm các tiện ích mới vào các sản phẩm huy động truyền thống. Chẳng hạn như đối với thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng ngoài chức năng chính là cho phép khách hàngTrường rút tiền mặt tại máyĐại ATM, học thanh toán Kinh hoá đơn quatế các Huế máy POS, ngân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc hàng có thể đưa thêm một số tiện ích mới như: Thanh toán các loại cước phí (điện, nước, điện thoại ), trả lương, quản lý chi tiêu cá nhân, được ưu đãi ở một số cửa hàng Đối với các loại tiền gửi có kì hạn, hiện nay ngân hàng có thể cho phép người gửi rút tiền trước kì hạn, dễ dàng chuyển đổi kì hạn theo ý mình Chi phí cho việc tăng thêm các tiện ích mới cho các sản phẩm truyền thống cũng chiếm một phần đáng kể trong chi phí huy động vốn chung. Vì vậy, để số tiện ích sản phẩm phụ thuộc vào khả năng của từng ngân hàng. Phát triển sản phẩm hoàn toàn mới với những tiện ích nổi trội. Đối với các NHTM thì đây là một cách khó. Hiện nay, các loại sản phẩm huy động vốn được phát triển đã khá đầy đủ, đa dạng, việc tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn khác biệt những sản phẩm cũ là điều ít ngân hàng nào dám nghĩ tới, mà hầu hết họ đều đa dạng các sản phẩm huy động vốn theo cách thứ nhất. Tóm lại, việc đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, phát triển sản phẩm riêng biệt sẽ tạo cho các NHTM những dấu ấn nhất định đối với khách hàng gửi tiền, khuyến khích họ gửi tiền nhiều hơn, làm tăng lượng vốn huy động cho các NHTM. 1.1.4.2. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mại sản phẩm Các NHTM không chỉ đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn mà còn không ngừng đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mãi sản phẩm của mình. Đây là chiến lược được xem là hiệu quả trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Các hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn được các ngân hàng tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau, chủ yếu là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, internet, báo chí, tờ rơi, thư tay Nội dung của các chương trình quảng cáo này cũng được các ngân hàng thiết kế sao cho sản phẩm cũng như hình ảnh của ngân hàng mình thật hấp dẫn người xem nhất. Bên cạnh hoạt động tiếp thị sản phẩm, các ngân hàng cũng tổ chức các đợt khuyến mại để tăng cường huy động vốn. Các đợt khuyến mại này thường được triển khai vào các thời điểm trong năm như: đầu năm, giữa năm hay cuối năm, các dịp lễ, tết hoặc cũng có khi tuỳ thuộc vào chiến lược huy động vốn của mỗi ngân hàng. Thông thường các NHTM triển khai chương trình khuyến mại lớn bằng các đợt huy động vốn dự thưởng với tổng giá trị giải thưởng khá lớn, rất thu hút được sự tham gia của khách hàng. Ngoài những đợt huy động dự thưởng lớn đó, các ngân hàng cũng triển khai xen kẽ các đợt khuyến mại nhỏ với từng loại sản phẩm huy động vốn của mình như: tặng quà khách hàng thânTrường thiết, khách hàng g ửĐạii tiền với shọcố lượng lớ n Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Những chi phí cho hoạt động tiếp thị và khuyến mại này cũng chiếm phần khá lớn trong chi phí huy động vốn, đòi hỏi các ngân hàng phải tính toán, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi triển khai, để tránh việc lượng vốn huy động được nhiều nhưng chi phí huy động lại quá lớn, thì hiệu quả huy động vốn không cao. 1.1.4.3. Mở rộng mạng lưới chi nhánh; nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ - Mở rộng mạng lưới chi nhánh Để thu hút được nhiều vốn từ dân cư, các ngân hàng thương mại còn không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình. Quy mô, khả năng tài chính của ngân hàng nào càng lớn thì số lượng chi nhánh của nó càng nhiều và trải rộng trên nhiều nơi, khả năng thu hút càng lớn. Tuy nhiên trước khi lập thêm chi nhánh các ngân hàng phải tìm hiểu rõ địa bàn đặt chi nhánh, dự đoán được khả năng phát triển của chi nhánh trong tương lai, nếu không việc lập thêm chi nhánh sẽ không có tác dụng thu hút vốn mà còn làm tăng chi phí hoạt động cho ngân hàng. - Nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ huy động vốn Cán bộ huy động vốn là những người trực tiếp xây dựng và triển khai các chương trình huy động vốn của ngân hàng. Trình độ và nghiệp vụ của những người này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng đều cố gắng lựa chọn cũng như đào tạo các cán bộ của mình thành thạo về nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng nâng cao các kiến thức về marketing và ngân hàng. Bên cạnh việc đào tạo trực tiếp cán bộ tại nơi làm việc, các NHTM thường tổ chức các khoá bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ ở các cơ sở trong nước và nước ngoài. Đây là việc làm có ý nghĩa khá quan trọng cho công tác huy động vốn trong hiện tại cũng như tương lai của ngân hàng. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.1.5.1. Yếu tố khách quan - Môi trường chính trị, pháp luật Chính trị, pháp luật là yếu tố có tác động đến mọi ngành nghề, lĩnh vực nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Một quốc gia, khu vực có nền chính trị ổn định, có hệ thống pháp luật đảm bảo sẽ góp phần vào sự phát triển lâu dài của bất kì ngành nghTrườngề nào, trong đó có Đạingành ngân học hàng cũng Kinh như công táctế huy Huế động vốn. Ngày Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc nay, các nước trên thế giới đang có xu hướng hội nhập và hợp tác, một đất nước có chính sách ngoại giao khéo léo cũng góp phần không nhỏ vào công tác huy động vốn của các ngân hàng. Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù có tác động đến nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là hoạt động huy động vốn lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập chủ thể, luân chuyển vốn, thất nghiệp và lạm phát. Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều có những chính sách quản lý chặt chẽ hơn đối với ngân hàng so với các ngành nghề lĩnh vực khác. Cụ thể là các luật pháp, quy định của Chính phủ và NHTW. Các ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định về nghiệp vụ dẫn đến hiệu quả và quy mô công tác huy động vốn bị ảnh hưởng do chính sách về tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thay đổi làm thay đổi về chất cũng như về lượng của công tác này. - Môi trường kinh tế Cũng như các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác, NHTM cũng chịu tác động từ sự biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước. Hoạt động huy động vốn sẽ diễn ra một cách thuận lợi nếu như nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển dẫn đến tích lũy vốn nhiều hơn đồng thời tạo điều kiện giúp các ngân hàng thực hiện tốt chức năng đầu tư của mình. Khi đó thu nhập của ngân hàng không ngừng tăng giúp mở rộng vốn tự có của ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến lạm phát, người dân có xu hướng đầu tư vào các tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh Dẫn đến công tác huy động vốn cũng như đầu tư của ngân hàng sẽ gặp khó khăn, vì lúc này người dân không gửi tiền vào ngân hàng còn doanh nghiệp thì không dám vay tiền do kinh doanh lúc này dễ bị thua lỗ. Mỗi ngân hàng trong quá trình huy động vốn đều chịu sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác và các tổ chức tài chính khác. Tiền gửi là một sản phẩm dễ bắt chước vì vậy để cạnh tranh với các đối thủ trong thời buổi ngày càng khó khăn này thì mỗi một ngân hàng cần gia tăng lợi ích kèm theo của sản phẩm và các chương trình huy động vốn thu hút khách hàng. Các công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm cũng có các sản phẩm tương tự như ngân hàng với dịch vụ đa dạng thu hút người dân và doanh nghiệp đầu tư vào. Mặt khác, thị trường chứng khoán sôi động cũng thu hút vốn của người dân và doanh nghiệp tác động không nhỏ đến công tác huy động vốn của các ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng nên đa dạng hóa sản phẩm cũng như nâng cao chất lượngTrường dịch vụ để làm hài Đại lòng và thhọcỏa mãn t ốtKinh nhất nhu c ầutế của kháchHuế hàng. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Môi trường văn hóa- xã hội Tập quán, thói quen, tâm lý khách hàng trong việc sử dụng tiền thuộc về yếu tố môi trường văn hóa xã hội có tác động đến công tác huy động vốn của các ngân hàng. Thói quen trữ tiền ở nhà của người dân sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nhu cầu thanh toán qua ngân hàng rất phổ biến ở các nước phát triển. Người dân các nước này đều có tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng. Ngược lại, ở các nước kém phát triển thì số lượng người dân có tài khoản thanh toán tại ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ dẫn đến các ngân hàng ở các quốc gia này gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn cũng như phát huy được hiệu quả của ngân hàng trong giao dịch tiền tệ cũng trực tiếp tác động đến công tác huy động vốn của ngân hàng còn có các yếu tố như mức thu nhập và chu kỳ chi tiêu của người dân. Khi thu nhập của người dân cao thì nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng cũng tăng theo. Đồng thời, vào các dịp lễ tất, nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cao dẫn đến lượng tiền gửi trong ngân hàng cũng giảm theo. Cho thấy chu kỳ chi tiêu cũng tác động không nhỏ đến lượng tiền huy động được của các ngân hàng. 1.1.5.2. Yếu tố chủ quan - Chính sách huy động vốn của ngân hàng Chính sách huy động vốn của ngân hàng là tất cả các chiến lược cũng như biện pháp liên quan đến công tác huy động vốn của các ngân hàng để đạt được mục tiêu thu hút vốn nhiều nhất có thể. Chính sách huy động vốn sẽ được hoạch định theo các thời kỳ nhất định với mục tiêu cụ thể có nội dung cơ bản như sau: Hình thức huy động vốn: để tăng khả năng huy động vốn của mình, các ngân hàng nên đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Càng đa dạng phong phú trong hình thức huy động vốn thì càng dễ huy động vốn hơn. Các hình thức huy động vốn như: trái phiếu, kì phiếu, tiền gửi tiết kiệm với thời hạn và lãi suất ưu đãi. Để có chính sách huy động vốn tối ưu cần phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường cũng như tâm lý và hành vi khách hàng thật kỹ càng. Lãi suất huy động : Nếu mục đích gửi tiền để thanh toán và sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng thì khách hàng thường gửi không kỳ hạn và ít quan tâm đến lãi suất, chẳng hTrườngạn như các doanh nghiĐạiệp. N ếhọcu mục đích Kinh gửi tiền vàotế nh ằHuếm hưởng lãi thì Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc thường có kỳ hạn và khách hàng rất quan tâm đến lãi suất. Trường hợp nếu như các ngân hàng vẫn không thể huy động vốn từ khách hàng thì có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng khác hay từ ngân hàng trung ương, Lãi suất trần mà NHTW đang áp dụng hiện nay là 13% và có xu hướng giảm. Để thu hút khách hàng, các ngân hàng hiện nay thường áp dụng phương thức chia nhỏ lãi suất theo thời hạn gửi tiền khác nhau, trả lãi cho tiền gửi thanh toán, giảm lãi suất cho vay, Tuy nhiên sự biến động của lãi suất chỉ ở mức độ nhất định để đảm bảo cho ngân hàng kinh doanh có lãi. Bảo hiểm tiền gửi: để tránh các rủi ro trong quá trình hoạt động, các ngân hàng sẽ phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Điều này sẽ giúp ngân hàng gây dựng được lòng tin với đối tác, cổ đông và người gửi tiền. Trong trường hợp ngân hàng gặp phải rủi ro thì lợi ích của khách hàng vẫn được bảo vệ nhờ các công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm trong giới hạn bảo hiểm mà ngân hàng đã tham gia. - Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng Năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: việc kinh doanh của ngân hàng sẽ diễn ra được hiệu quả hơn nếu như tuyển dụng được một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ tốt, đồng thời tạo điều kiện mở rộng kinh doanh, tối thiểu chi phí và thu hút khách hàng. Thái độ phục vụ khách hàng: là yếu tố mang tính quyết định trực tiếp đến tình cảm của khách hàng. Khi phục vụ khách hàng với một thái độ cởi mở, nhiệt tình, giải quyết thắc mắc cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác sẽ lấy được thiện cảm của khách hàng, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại ngân hàng hơn. - Uy tín của ngân hàng Với tính chất đặc thù của ngành ngân hàng thì uy tín là một trong những yếu tố quan trọng nhất có vai trò tác động đến sự sống còn của ngân hàng. Đây là tài sản vô hình của mỗi một doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, đó chính là vị trí, hình ảnh của ngân hàng được định vị trong tâm trí khách hàng. Để xây dựng cho mình một vị trí trong tâm trí khách hàng, các ngân hàng cần có một thời gian hoạt động biểu hiện qua thâm niên, kinh nghiệm, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ Khi xây dựng cho mình được uy tín thì các ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việTrườngc thu hút khách hàng Đại đến giao họcdịch cũng nhKinhư huy động tế vốn. Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Trình độ công nghệ ngân hàng Trình độ công nghệ ngân hàng là tất cả cơ sở vật chất phục vụ ngân hàng, các loại hình dịch vụ ngân hàng cung ứng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng. Cơ sở vật chất của ngân hàng càng hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến càng mang lại lợi ích thiết thực cho kinh doanh cũng như luôn tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ cho khách hàng tốt hơn từ đó tạo lòng tin cho khách hàng. Hầu hết khách hàng sẽ tin tưởng cũng như yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ ưở một ngân hàng có trình độ công nghệ cao. Vì vậy trình độ công nghệ của ngân hàng càng tốt thì khả năng huy động vốn của họ càng cao. 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.1.6.1. Quy mô nguồn vốn huy động Quy mô nguồn vốn huy động là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Ngân hàng ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động khi có nguồn vốn huy động càng lớn. Ngoài ra, nguồn vốn huy động còn góp phần tăng tính ổn định, thanh khoản và uy tín của ngân hàng. Tổng số dư Vốn huy động Chỉ tiêu phát triển quy mô HĐV = Tổng nguồn vốn của NHTM tại một thời điểm nhất định 1.1.6.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng phát triển quy mô vốn huy động theo hằng năm để biết tình hình thay đổi nguồn vốn và khả năng kiểm soát nguồn vốn của ngân hàng. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ giúp ngân hàng hoạt định chiến lược phát triển lâu dài và tạo uy tín cho ngân hàng. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này thể hiện khả năng cạnh tranh của các ngân hàng về công tác huy động vốn. Tổng VHĐ kỳ này-Tổng VHĐ kỳ trước Tốc độ tăng trưởng VHĐ = × 100 Tổng VHĐ kỳ trước Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng. Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hệ thống. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1.1.6.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, qua đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. Từ việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Khi có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động. Khối lượng từng NVHĐ Tỷ trọng từng NVHĐ = × 100 Tổng NVHĐ Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lí trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dang, cân đối trong đó cần đảm bào một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữ nội tệ và ngoại tệ mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Vì vậy sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng. Xu hướng biến đổi trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng Khối lượng VHĐ theo đối tượng Tỷ trọng VHĐ theo đối tượng = × 100 Tổng NVHĐ Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Khối lượng VHĐ theo kỳ hạn Tỷ trọng VHĐ theo kỳ hạn = × 100 Trường Đại học KinhTổng NVHĐ tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền Khối lượng VHĐ theo loại tiền Tỷ trọng VHĐ theo loại tiền = × 100 Tổng NVHĐ 1.1.6.4. Chi phí huy động vốn Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn gồm chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí huy động và chi phí phi lãi như: chi phí cơ sở hạ tầng, máy móc, chi phí quảng cáo, chi phí trả lương cho nhân viên Khoản chi phí chính mà các ngân hàng quan tâm là chi phí trả lãi. Mức lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngân hàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảm xuống. Ngược lại trong thời kì kinh tế suy giảm, hoặc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, sự thiếu hụt vốn khả dụng của ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động của ngân hàng lên cao. Ngoài ra tùy theo chiến lược cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà ngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động vốn trên phương diện chi phí thì ngân hàng phải đạt được những tiêu chí sau: Tìm kiếm các nguồn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn yêu cầu phù hợp về mặt quy mô, thời hạn và cơ cấu. Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không phải chấp nhận rủi ro cao vì sức ép tăng chi phí vốn. Về cơ bản, lợi nhuận ngân hàng được tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí, mà phần lớn ở đây là chi phí trả lãi, do vậy để tối đa lợi nhuận, ngân hàng phải tối thiểu hóa chi phí hoạt động. Nguồn ngăn hạn thường có chi phí thấp, kém ổn định và ngược lại, nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí càng cao nhưng ổn định hơn. Do vậy để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, căn cứ trả lãi, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách huy động vốn phù hợp. Tùy theo đặc điểm từng nguồn vốn, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất danh nghĩa khác nhau. Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra ưu thế riêng của mình trong đó có ưu thế về cạnh tranh lãi suất Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thường xác định chi phí huy Trườngđộng vốn thông qua chĐạiỉ tiêu: chi học phí trả lãi Kinh bình quân và tế chi phíHuế phi lãi. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Chi phí trả lãi Chi phí trả lãi bình quân = Tổng NVHĐ Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả. Chi phí phi lãi Chi phí phi lãi bình quân = Tổng NVHĐ 1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại trong nước Kết quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại đang có những bước phát triển ổn định trong những năm gần đây. Năm 2016, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2016 tăng khoảng 21,2% (Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước). Các báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn cũng cho thấy huy động vốn năm 2016 tăng khá mạnh, cá biệt có ngân hàng đạt mức tăng trưởng 85% so với năm 2015. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do chính sách tăng lãi suất huy động của các NHTM. Nhằm cân đối nguồn vốn trước các quy định sửa đổi của Thông tư 06/2016/TT-NHNN, các NHTM đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn bằng cách tăng lãi suất huy động dài hạn. Huy động VND kỳ hạn dài tăng nhẹ trong quý 1/2016 (tăng 0,1- 0,5 điểm % so với cuối năm 2015 và tăng 0,3 - 0,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2015) và duy trì khá ổn định trong quý 2/2016. Tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) nhỏ, lãi suất huy động kỳ hạn dài tăng đến 0,7 điểm % so với cuối năm 2015. Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm 2017, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động toàn hệ thống tăng thấp hơn năm 2016, ước tăng 16,9% (năm 2016 tăng 19,3%); tín dụng toàn hệ thống tăng tương đương với năm 2016 (ước tăng 19,3%). Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh (ước tăng 38%). Về cơ cấu phân loại tiền gửi, vốn huy động bằng VND chiếm 90,5% tổng vốn huy động (năm 2016 là 89,1%). Huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khoảng 9,5% (năm 2016 là 10,9%). TrườngTỷ trọng huy động ngoĐạiại tệ gi ảhọcm do trần lãiKinh suất huy độtếng USD Huếở mức 0%, tỷ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc giá USD/VND ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm. Cơ cấu theo kỳ hạn tiền gửi: vốn huy động có kỳ hạn chiếm 80,9% tổng huy động (năm 2016 chiếm 79,7%), còn lại là vốn huy động không kỳ hạn. Xét về thị phần năm 2017, thị phần huy động của nhóm NHTM Nhà nước là 49%, nhóm NHTM cổ phần ở mức 42,4%. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9/2018, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,74% so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng 9,59%); huy động vốn của các tổ chức tài chính tăng 9,15% (cùng kỳ năm 2017 tăng 10,08%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52% (cùng kỳ năm 2017 tăng 11,02%). Trên đây là những thành tựu mà các ngân hàng đạt được nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn. Sự mất cần đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một vấn đề khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải. Có khoảng trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện này là nguồn vốn ngắn hạn. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn quá thấp, mất cần đối trong tổng nguồn vốn huy động, trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Huy động vốn trung và dài hạn không đủ để tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Điều này dẫn tới việc các ngân hàng buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn. Điều này tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất. Xu hướng hiện nay, kỳ hạn huy động vốn vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trái với yêu cầu kỳ hạn cho vay bình quân tăng lên để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặt biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu từ mở rộng sản xuất kinh doanh và việc tài trợ các dự án mang tầm cỡ quốc gia. Chính sách lãi xuất của nhà nước chưa tạo được sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường do bị khống chế bởi lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước. Điều này khiến lãi suất huy động chưa được đa dạng hóa, chưa phản ánh được lãi suất thực trên thị trường. Đối với riêng các ngân hàng nhỏ, chưa đạt sự tín nhiệm cao của khách hành, việc Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động cào bằng khiến các ngân hàng nhỏ trở nên khó khăn hơn trong thu hút vốn vì nhà đầu tư sẽ chọn gửi tiền vào ngân hàngTrường lớn nếu không có chênhĐại lệch học về lãi suấ tKinh lớn giữa các tếngân hàng.Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Công tác phục vụ khách hàng chưa đạt đến độ chuyên nghiệp cao, danh mục phục vụ chưa đa dạng nên sự thu hút khách hàng chưa cao. Thái độ phục vụ, tác phong, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng, nhất là ở một số chi nhánh giao dịch nhỏ lẻ chưa thực sự làm hài lòng khách hàng. Điều này cũng phần nào khiến cho khách hàng không còn muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng nữa. Một khó khăn nữa đặt ra cho các NHTM trong nước đó là xự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Điều này đặt ra thách thức cho các ngân hàng trong nước khi mà ngân hàng nước ngoài vốn rất nhanh nhạy trong việc đưa ra các loại hình dịch vụ, chiến lược truyền thông, quảng bá rầm rộ Các ngân hàng trong nước đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh về thị phần, dẫn đến vốn huy động càng trở nên khó khăn hơn. 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan Sự hài lòng của khách hàng đối với công tác huy động vốn là đề tài đã được nhiều nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đi sâu tìm hiểu. Sau đây là một số nghiên cứu liên quan: 1.2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài Năm 2011, Chigamba, C. & Fatoki đã tiến hành một nghiên cứu và có bài đăng trên tạp chí International Journal of Business and Management (quốc tế về kinh doanh và quản lý) có tựa đề: Factors influencing the choice of commercial banks by university students in South Africa (Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn Ngân hàng thương mại của sinh viên đại học ở Nam Phi). Nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều nhân tố tác động đến lựa chọn Ngân hàng như: sự giới thiệu tiến cử, chất lượng dịch vụ, tự động hóa, lãi suất cao, phí dịch vụ thấp, lãi suất vay thấp, địa điểm thuận lợi. Năm 2013, trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại tư nhân” của Sisay Assefa Madebo đưa ra những chính sách ảnh hưởng đến huy động vốn được phân tích như sau: - Tăng khả năng tiếp cận của khách hàng với dịch vụ tiền gửi bằng các mở rộng mạng lưới chi nhánh và cải thiện dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến ít tốn kém hơn việc đào tạo và trả tiền cho nhân viên giao dịch. Điều này cho phép các ngân hàng nhỏ hơn cung cấp khả năng truy cập dễ dàng như các ngân hàng lớnTrường hơn ở mức tương đ ốĐạii thấp chi họcphí (Kumar, Kinh 2000). tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Vượt ra ngoài lãi suất để thu hút khách hàng mới. Hầu hết các ngân hàng sẽ không thể đánh bại lãi suất được cung cấp bởi Ngân hàng Nhà nước. Một trong những điều khó khăn nhất để một ngân hàng giao tiếp với khách hàng tiềm năng là chất lượng dịch vụ khách hàng được cung cấp. Sử dụng quảng cáo dựa trên lời chứng thực để làm nổi bật những lợi ích của chất lượng dịch vụ. Nếu khách hàng tin rằng một nhân viên tại ngân hàng quan tâm đến nhu cầu cá nhân của họ, họ có thể bỏ qua sự khác biệt về tỷ giá (Kumar, 2000). - An ninh của các ngân hàng quan trọng trong việc huy động tiền gửi. Các ngân hàng rủi ro hơn có thể thu hút tiền gửi chi trả lãi suất cao hơn. Sự an toàn của các ngân hàng có tác động riêng của nó đối với người gửi tiền. Ví dụ trong sự tồn tại của bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền không còn e ngại về tính thanh khoản của ngân hàng vì số tiền gửi của họ đã được bảo hiểm trong trường hợp ngân hàng gặp rủi ro. Vì vậy ngân hàng nên bảo đảm an toàn hệ thống của mình để không chỉ duy trì được nguồn tiền cố định mà còn thu hút được ngày càng nhiều nguồn tiền mới. - “Sự kỳ vọng” của khách hàng về các chính sách của Ngân hàng như quy mô, thủ tục gửi tiền, lãi suất gửi tiền, cách thức phục vụ . là khác nhau (Determinants of household access to and participation informal and informal credit markets in malawi, Aliou Diagne, 1999). Ngoài lãi suất thị trường tiền tệ khách hàng đang so sánh các tính năng mới từ tài khoản tiền gửi để tìm chương trình tốt nhất (Kumar, 2000). - Cung cấp lãi suất cao hơn trên tài khoản tiền gửi và lãi suất thấp hơn cho các khoản vay khách hàng hiện tại có số dư tiền gửi cao. Nó ít tốn kém hơn so với việc thu hút khách hàng mới. Phân khúc khách hàng theo tầng ưu đãi để giữ chân khách hàng chứ không phải áp dụng dịch vụ đại trà cho tất cả khách hàng (Kumar, 2000). 1.2.2.2. Nghiên cứu trong nước Năm 2010, trong nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân” đăng trên tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy. Nhóm nghiên cứu chỉ ra 06 nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn Ngân hàng gồm: Uy tín thương hiệu; Lợi ích tài chính; Ảnh hưởng người thân quen, Chiêu thị; Cơ sở vật chất; Nhân viên. Năm 2011, Lê Thị Thu Hằng đã có nghiên cứu “Hành vi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng củaTrường khách hàng cá nhân” Đạiđăng trênhọc tạp chí “Kinh Tâm lý họ ctế”. Nghiên Huế cứu cho rằng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc hành vi gửi tiết kiệm ngân hàng của khách hàng cá nhân biểu hiện ở các hành vi sau: hành vi lựa chọn ngân hàng; hành vi lựa chọn loại tiền gửi tiết kiệm; hành vi lựa chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm; và hành vi lựa chọn hình thức tiết kiệm. Năm 2018, trong đề tại luận văn : “Công tác huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Trị” của Nguyễn Thị Thúy Hằng (Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế) đã chỉ ra các yếu tố tác động đến công tác huy động vốn gồm: Mở rộng quy mô huy động vốn; Đa dạng hóa sản phẩm huy động; Nâng cao chất lượng dịch vụ; Đảm bảo an toàn nguồn vốn; Mức độ cạnh tranh với các ngân hàng khác. 1.2.3. Mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu Từ những bài nghiên cứu trên kết hợp với tham khảo ý kiến qua phỏng vấn trực tiếp với anh Nguyễn Đức Vinh (Trưởng phòng Giao dịch Phú Hội, Ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế). Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố cần thiết như sau: - Chính sách sản phẩm huy động vốn: bao gồm toàn bộ các giải pháp định hướng cho việc phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường, đáp ứng cầu thị trường trong thời kỳ chiến lược xác định. Tiêu chí này được thể hiện thông qua các thang đo sau: Sản phẩm huy động với công nghệ hiện đại, nhiều tiện ích. Sản phẩm huy động đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sản phẩm huy động luôn được đổi mới và cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thủ tục, hồ sơ giao dịch đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Tài liệu đính kèm phục vụ cho giao dịch đầy đủ. - Đội ngũ nhân viên: là những người đóng góp lao động và chuyên môn để tạo ra sản phẩm, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Tiêu chí này được thể hiện thông qua các thang đo sau: Nhân viên nắm rõ sản phẩm dịch vụ, xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng và chính xác. Nhân viên có trình độ chuyên môn, thao tác nghiệp vụ tốt. NhânTrường viên tư vấn, giả i quyĐạiết thỏ a họcđáng, kịp thKinhời những th ắctế mắc cHuếủa khách hàng. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Lãi suất huy động: là lãi suất mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác đưa ra khi huy động tiền gửi và là loại lãi suất quy định tỉ lệ lãi phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng. Tiêu chí này được thể hiện thông qua các thang đo sau: Lãi suất hấp dẫn. Lãi suất linh hoạt theo từng sản phẩm tiết kiệm. Mức phí phù hợp. - Thương hiệu: là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng. Tiêu chí này được thể hiện thông qua các thang đo sau: Thương hiệu uy tín. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo. Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. - Cơ sở vật chất và kênh huy động: là yếu tố trực quan nhất ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng. Tiêu chí này được thể hiện thông qua các thang đo sau: Thiết bị, máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ. Trụ sở Ngân hàng khang trang, tiện nghi. - Mạng lưới giao dịch: bao gồm các chi nhánh, phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng. Tiêu chí này được thể hiện thông qua các thang đo sau: Mạng lưới giao dịch rộng khắp. Địa điểm giao dịch thuận tiện, an toàn cho khách hàng. Có nhiều kênh huy động để tiếp cận. Từ đó, tác giả đưa 6 yếu tố trên vào phiếu khảo sát để tìm hiểu ý kiến nhận xét của khách hàng về hoạt động của ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập theo quyết định số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo Quyết định số 0006/NH-GP ngày 5/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sacombank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 03 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia. Vào thời điểm đó, cả 04 đơn vị này đều trong giai đoạn cực kỳ khó khăn về tài chính. Giai đoạn 1991- 1995, khởi đầu với số vốn điều lệ ban đầu chỉ có 3 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động chủ yếu ở các quận, huyện và các vùng ven thành phố, với phạm vi kinh doanh nhỏ, quy mô chưa lớn, nhưng Sacombank đã tạo được những điểm đáng ghi nhận trong những năm đầu thành lập thông qua các quyết sách, chủ trương như tập trung xử lý các khoản nợ khó đòi, mở rộng mạng lưới, phát hành kỳ phiếu, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh Đánh dấu thêm từng bước phát triển mới của Sacombank. Giai đoạn 1995- 1998, Sacombank tập trung cho nhiệm vụ hoạch định và phát triển song song với việc tiếp tục củng cố và chấn chỉnh. Với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng từ 23 tỷ đồng lên 71 tỷ đồng, qua đó bước đầu xác lập được năng lực tài chính đối với quá trình phát triển của Sacombank. Giai đoạn 1999 - 2001, vốn điều lệ từ 71 tỷ đồng tăng lên 190 tỷ đồng. Xây dựng Hội sở khang trang tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nâng cấp trụ sở các Chi nhánh trực thuộc; mở rộng mạng lưới đến hơn 20 tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời xác lập quan hệ với hơn 80 chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên khắp thế giới. Đồng thời, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn Thông LiênTrường Ngân Hàng toàn Đạicầu (SWIFT),Visa học và Kinh Master Card. tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Giai đoạn 2001 - 2005, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế và mục tiêu phát triển đề ra cho thời kỳ kế hoạch 5 năm. Đặc biệt với sự tham gia góp vốn của 03 cổ đông nước ngoài là các tổ chức tài chính - ngân hàng mạnh trên thế giới và khu vực đã hỗ trợ Sacombank tiếp cận công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản trị điều hành hiện đại, chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, ngân hàng bước đầu phát triển thành công mô hình hợp tác liên doanh, liên kết thông qua việc góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý quỹ- Công ty chứng khoán- Công ty bảo hiểm, Vào năm 2006: Cổ phiếu của Sacombank được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Qua hơn 20 năm hoạt động, Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, tăng từ 190 tỷ đồng năm 2001 lên lên 18.852 tỷ đồng vào 12/ 2015. Mạng lưới hoạt động với trên 424 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng từ Bắc vào Nam, đội ngũ nhân viên gồm hơn 12.000 người, quan hệ với trên 16.813 đại lý, 805 ngân hàng và 82 quốc gia trên thế giới (tính đến 12/2015). Sacombank còn là ngân hàng TMCP có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 80.720 cổ đông, các cổ đông chiến lược của Sacombank là các tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn trên thế giới. Với những thành quả đạt được, Sacombank hướng đến mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng - hiện đại - tốt nhất Việt Nam và có quy mô lớn trong khu vực. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Huế - Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín gồm có: Hội đồng quản trị: Ông Kiều Hữu Dũng - Chủ tịch HĐQT Ban điều hành: Ông Phan Huy Khang - Tổng giám đốc Ban kiểm soát: Ồng Nguyễn Vạn Lý - Trưởng ban kiểm soát - Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG DOANH NGHIỆP BỘ PHẬN TIẾP THỊ DOANH NGHIỆP PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH DOANH NGHIỆP PHÒNG CÁ NHÂN BỘ PHẬN TIẾP THỊ CÁ NHÂN PHÒNG GIAO DỊCH BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH CÁ NHÂN PHÒNG HỖ TRỢ KINH DOANH BỘ PHẬN QUẢN LÝ TÍN DỤNG BỘ PHẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ BỘ PHẬN XỬ LÝ GIAO DỊCH PHÒNG KẾ TOÁN-QUỸ BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH Ghi chú: quan hệ trực tuyến quan hệ chức năng (Nguồn: chức năng nhiệm vụ của các phòng trực thuộc Sacombank Huế) TrườngSơ đồ 2.1. Cơ cĐạiấu tổ chức học của Sacombank Kinh chi nhánh tế HuếHuế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Ban giám đốc: (Gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc) Giám đốc: Trực tiếp điều hành hoạt động của NH và chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nhiệm vụ kinh doanh nói chung và họat động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. Phó giám đốc: Trực tiếp điều hành giám sát các hoạt động của các NH trong NH, thực hiện các nhiệm vụ huy động tiền gửi, tiền vay và cung cấp các dịch vụ phù hợp theo cơ chế quy định của NH. Phòng hỗ trợ kinh doanh: Gồm các bộ phận Bộ phận xử lý giao dịch: Chịu trách nhiệm về chuyển tiền, mở tài khoản thanh toán. Bộ phận quản lý tín dụng: Giải ngân hồ sơ vay, quản lý nợ, giám sát hồ sơ tín dụng trước, trong và sau vay. Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền ra nước ngoài. Phòng doanh nghiệp: Gồm các bộ phận Bộ phận tiếp thị doanh nghiệp: Giới thiệu các sản phẩm của NH đến doanh nghiệp. Bộ phận thẩm định doanh nghiệp: Lập và thẩm định. Giám sát hồ sơ vay của KH. Phòng cá nhân: Gồm các bộ phận Bộ phận tiếp thị cá nhân: Giới thiệu sản phẩm của NH đến khách hàng cá nhân. Bộ phận thẩm định cá nhân: Lập và thẩm đinh, giám sát các khoản vay dành cho cá nhân. Phòng kế toán và quỹ: Bao gồm Bộ phận kế toán: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh toán, thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa NH với khách hàng, làm dịch vụ thanh toán khác. Tiếp nhận chứng từ từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho hoạt động của NH. Bộ phận quỹ: Thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, phát hiện và ngăn chăn tiền giả, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp. Phòng hành chính: Nhận và phân phối, phát hành lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm quản lý, phân phối văn phòng phẩm theo quy định. Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự. Xây dựng kế hoạch hành chính và theo dõi đánhTrường giá quá trình thực hi ệnĐạikế hoạch. học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank 2.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng quy mô huy động vốn Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng là một trong những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ chính vì vậy hoạt động huy động vốn là một trong hai chức năng quan trọng nhất của ngân hàng. Vốn là yếu tố quyết định đến quy mô, cơ cấu của quá trình kinh doanh, kết quả huy động vốn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của ngân hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế dưới sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn, bằng sự nổ lực cho công tác huy động vốn, Ngân hàng Sacombank Huế đã đạt được kết quả nhất định. Xét về mặt quy mô, qua số liệu từ bảng 2.1 cho thấy quy mô huy động vốn từ năm 2016 đến 2018 đã tăng đáng kể. Bảng 2.1: Quy mô huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm Năm So sánh So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % Quy mô huy 2,039 2,451 2,833 412 20.21 382 15.59 động vốn (Nguồn: Phòng kế toán Sacombank Huế) Tổng nguồn vốn huy động năm 2016 đạt 2.039 tỷ đồng, năm 2017 nguồn vốn huy động đạt 2.451 tỷ đồng, tăng 412 tỷ đồng tương ứng với 20,21 % so với năm 2016. Do đó, năm 2017 là năm được đánh giá đầy khả quan của ngành ngân hàng. Ngoài các nhân tố khách quan thuộc môi trường kinh doanh của ngành tài chính - ngân hàng như chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá, cơ chế quản lý và quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, cầu của nền kinh tế, sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác cũng được các tổ chức tín dụng đánh giá là diễn biến ổn định hoặc có thuận lợi. Năm 2018 vốn huy động đạt 2.833 tỷ đồng, tăng 382 tỷ đồng tương ứng với 15,59% so với năm 2017. Nhìn chung quy mô huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng rõ rệt đến năm 2018, vì lãi suất ngày càng thắt chặt, khách hàng bắt đầu có sự chọn lựaTrường những ngân hàng cóĐại uy tín, cóhọc lợi thế trong Kinh lãi suất vàtế lợi íchHuế đi kèm và chi Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc nhánh là sự lựa chọn đáng tin cậy của khách hàng khi năm 2018 lọt top 10 NHTM Việt Nam uy tín. Để có được sự tăng trưởng vượt bậc trên là nhờ ngân hàng đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác, để giữ vững và tăng cường huy động vốn, chi nhánh đã chủ động triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp thu hút vốn như: áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất bậc thang linh hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi tiền; triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn VNĐ và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn; triển khai kịp thời các đợt tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mãi, chủ động quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng. 2.2.2. Về cơ cấu huy động vốn 2.2.2.1. Về cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng Từ bảng 2.2, ta thấy nguồn vốn huy động từ cá nhân luôn đạt giá trị cao hơn và có xu hướng tăng lên trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 3 năm qua. Năm 2016 nguồn vốn huy động cá nhân 1.874 tỷ đồng, nguồn vốn tổ chức đạt 165 tỷ đồng. Năm 2017, quy mô nguồn huy động cá nhân lại tăng lên đáng kể, đạt mức 2.336 tỷ đồng, tăng 462 tỷ đồng tương ứng với 24,65% so với năm 2016. Trong khi đó, nguồn vốn từ tổ chức lại có xu hướng giảm chỉ còn 115 tỷ đồng, giảm 50 tỷ tương ứng giảm 30,3% so với năm 2016. Năm 2018, nguồn vốn huy động cá nhân lại tiếp tục tăng trưởng, đạt mức 2.716 tỷ đồng, tăng 380 tỷ đồng tương ứng với 16,27% so với năm 2017. Đồng thời, nguồn vốn tổ chức cũng tăng theo, đạt 117 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng tương ứng với 1,74% so với năm 2017. Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm Năm So sánh So sánh Đối tượng 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % Cá nhân 1,874 2,336 2,716 462 24.65 380 16.27 Tổ chức 165 115 117 -50 -30.3 2 1.74 Tổng: 2,039 2,451 2,833 412 20.21 382 15.59 Trường Đại học( Ngu Kinhồn: Phòng kếtếtoán HuếSacombank Huế) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Nguyên nhân mà nguồn vốn huy động cá nhân ngày càng tăng là do chính sách lãi suất ngày càng linh hoạt và các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng bấp bênh hoặc rất khó sinh lời như trước trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng - một trong những cách đầu tư mang lại thu nhập ổn định. Tuy nhiên, vốn huy động tổ chức giảm là do các tổ chức kinh tế tập trung sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.2.2. Về cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền tệ Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền tệ Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm Năm So sánh So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % VNĐ 1,994 2,405 2,788 411 20.61 383 15.93 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 32 36 31 4 12.5 -5 -13.89 Tổng: 2,026 2,441 2,819 415 20.48 378 15.49 (Nguồn: Phòng kế toán Sacombank Huế) - Đối với nguồn tiền VNĐ: Qua bảng cho thấy nguồn tiền gửi bằng VNĐ tại ngân hàng năm 2016 đạt 1.994 tỷ đồng; năm 2017 đạt 2.405 tỷ đồng, tăng 411 tỷ đồng tương ứng với 20,61% so với năm 2016; năm 2018 nguồn tiền gửi này tăng lên gần 2.788 tỷ đồng, tăng 383 tỷ đồng tương ứng với 15,93% so với năm 2017. Sở dĩ nguồn tiền bằng VNĐ có xu hướng gia tăng do các nguyên nhân chủ yếu sau: Uy tín của ngân hàng đã tác động rất lớn đến người dân trong thời gian qua, với bề dày hoạt động của mình đã đủ sức tạo ra một sự tin tưởng lớn đối với khách hàng. Bằng việc triển khai và phát triển mạnh mẽ mạng lưới hoạt động, ngân hàng khẳng định thêm sự vững mạnh của mình trong lòng người dân trên địa bàn. Ngân hàng đã mạnh dạn trong việc nâng cao, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi của mình trong thời gian qua. - Đối với nguồn tiền ngoại tệ quy đổi VNĐ: Đối với loại tiền gửi này thì lãi suất thường rất thấp và giá của đồng ngoại tệ luôn thay đổi lúc lên lúc xuống vì vậy người dân ít ưa chuộng cũng như lựa chọn gửi. Do vậy nó chiếmTrường một tỷ trọng rất nh ỏĐạitrong tổ nghọc nguồn vKinhốn huy động tếcủa ngân Huế hàng. Cụ thể, Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc năm 2016 nguồn tiền này đạt 32 tỷ đồng; năm 2017 đạt 36 tỷ đồng tăng 4 tỷ đồng tương ứng với 12,5% so với năm 2016. Tuy nhiên, đến năm 2018 lượng tiền gửi này giảm đáng kể xuống còn 31 tỷ đồng, giảm 5 tỷ đồng tương ứng với giảm 13,89% so với năm 2017. Nhìn chung tình hình huy động vốn theo loại tiền thể hiện được khả năng huy động vốn của ngân hàng về cả nội tệ lẫn ngoại tệ. Tuy nhiên, số vốn huy động được bằng ngoại tệ của ngân hàng vẫn chưa cao. Ngoài nguyên nhân đã nêu ở trên, hầu hết khách hàng đều ưa thích gửi tiền bằng nội tệ để tránh sự biến động sức mua trong nước vì sức mua đồng nội tệ trong nước thường ổn định hơn đồng ngoại tệ. Hơn nữa, những khách hàng nắm giữ ngoại tệ hầu hết là những khách hàng có nhu cầu giao dịch bằng ngoại tệ, do vậy họ chủ yếu sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng hơn là nhằm mục đích gửi tiết kiệm sinh lời. 2.2.2.3. Về cơ cấu tiền gửi phân theo kỳ hạn huy động Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi phân theo kỳ hạn huy động Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm Năm So sánh So sánh KỲ HẠN 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2016 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % TGKKH 198 166 213 -32 16.16 47 28.31 TGCKH 12 tháng 112 442 529 330 294.6 87 19.68 Tổng: 1,995 2,405 2,788 410 20.55 383 15.93 (Nguồn: Phòng kế toán Sacombank Huế) Từ bảng 2.4 cho thấy, cả 3 kỳ hạn gửi tiền đều tăng lên đáng kể qua 3 năm, tăng từ 1.995 tỷ đồng năm 2016 lên đến 2.788 tỷ đồng năm 2018 nhờ việc đa dạng hóa các loại hình tiền gửi, trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 có giá trị lớn nhất và tiền gửi không kỳ hạn có giá trị thấp nhất. Năm 2016 tiền gửi không kỳ hạn là 198 tỷ đồng. Sang năm 2017, số tiền này giảm còn 166 tỷ đồng, giảm 16,16% so với năm 2016. Năm 2018, số tiền này tăng đáng kể lên 213 tỷ đồng, tăng 28,31% so với năm 2017. Việc tiền gửi không kỳ hạn ở mức thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ do mục đích sử dụng nhằm đảm bảo tính thanh khoản cũng như hưởng các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng hơn là mục đích sinh lời, do đó thường chiTrườngếm tỷ trọng thấp vàĐại biến độ nghọc thất thư ờKinhng là điều tấ t tếyếu. Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Đối với nguồn tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng trở xuống tăng đều và khá ổn định. Năm 2016 đạt 1.685 tỷ đồng. Năm 2017 tăng lên 1.797 tỷ đồng, tăng 6,65% . Con số này tiếp tục tăng đến năm 2018 đạt 2.046 tỷ đồng, tăng 13,86% so với năm 2017. Điều này cho thấy chi nhánh đã có nhiều biện pháp nỗ lực trong việc huy động tiền gửi, đa dạng trong các loại tiền gửi, đối tượng huy động, cơ cấu huy động hợp lý để mang lại tính cân bằng, ổn định và tăng trưởng. Tiền gửi ngắn hạn được đánh giá là nguồn vốn bền vững của chi nhánh, khách hàng thường lựa chọn các sản phẩm tiền gửi từ 12 tháng trở xuống do có lãi suất phù hợp với nhu cầu và nếu rút trước hạn, khách hàng vẫn được thanh toán bằng lãi suất không kỳ hạn. Sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2016 đạt 112 tỷ đồng. Năm 2017 tăng lên 442 tỷ đồng, tăng lên đến 294,6% và đến năm 2018 số tiền này tăng lên 529 tỷ đồng, tăng 19,68% so với năm 2017. Đối tượng gửi tiền này là những khách hàng có nguồn thu nhập tương đối ổn định, hay những người có kế hoạch chi tiêu trong dài hạn như mua nhà cửa, mua xe, du học, Hiện nay đối tượng này ở địa bàn chưa cao nên bộ phận gửi tiền tiết kiệm trên 12 tháng thấp hơn. Hơn nữa, tâm lý của người gửi tiền chưa quen với việc gửi kỳ hạn dài, kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng cao. 2.2.2.4 Sự tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay Bảng 2.5: Sự tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay Đơn vị: Tỷ đồng So sánh So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 Giá trị % Giá trị % Nguồn vốn huy động 2,039 2,451 2,833 412 20.21 382 15.59 Dư nợ cho vay 1,180 1,410 1,690 230 19.49 280 19.86 Thừa/thiếu vốn 859 1,041 1,143 182 21.19 102 9.8 Hệ số sử dụng vốn (%) 42.13 42.47 40.35 0 0.81 -2 -4.99 ( Nguồn: Phòng kế toán Sacombank Huế) Qua bảng trên cho thấy, năm 2016 hệ số sử dụng vốn là 42,13%, dư thừa 859 tỷ đồng so với mức độ huy động. Năm 2017 hệ số sử dụng vốn cũng đạt 42,47% và dư thừa 1.041 tỷ đồng, tăng 0,81% so với năm 2016. Đến năm 2018, hệ số sử dụng vốn là 40.35% và dư thừa 1.143 tỷ đồng so với mức độ huy động, tuy nhiên hệ số sử dụng vốn đã giảm Trường4,99% so với năm 2 017Đại. Nhìn chung,học xét vKinhề mức độ th ừtếa hay Huếthâm hụt vốn qua Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 3 năm trên, ta thấy rõ chi nhánh đều ở trong tình trạng dư thừa vốn. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay. 2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát Để đánh giá khách quan công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế. Khóa luận điều tra bằng bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn đối với 115 khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Sau khi loại đi 5 phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, chọn lại 110 phiếu trả lời để tiến hành nhập dữ liệu. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu, ta có bộ dữ liệu khảo sát hoàn chỉnh với 110 quan sát. Quy mô và đặc điểm khách hàng được trình bày ở bảng sau: Bảng 2.6: Đặc điểm mẫu khảo sát Tiêu chí thống kê Phân loại Số lượng (người) Tỷ lệ % Cá nhân 84 76,4 1. Đối tượng Doanh nghiệp 26 23,6 Nam 37 33,6 2. giới tính Nữ 73 66,4 Dưới 22 tuổi 8 7,3 Từ 22 đến 35 tuổi 25 22,7 3. Độ tuổi Từ 36 đến 50 tuổi 57 51,8 Trên 50 tuổi 20 18,2 Hưởng tiền lãi 95 31,8 Cất giữ tiền 69 23,1 4. Mục đích gửi tiền Thanh toán 78 26,1 Sử dụng các dịch vụ 57 19,1 Lãi suất huy động 102 23,8 Đội ngũ nhân viên 91 21,3 Uy tín thương hiệu 83 19,4 5. Yếu tố quyết định Chính sách sản phẩm 60 14,0 Cơ sở vật chất 51 11,9 Điểm giao dịch 41 9,6 Trường Đại (Nguhọcồn: K ếKinht quả xử lý s ốtếliệu điHuếều tra với SPSS) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.3.1.1. Về đối tượng khách hàng Qua bảng trên ta thấy, trong tổng số 110 khách hàng tham gia khảo sát thì có đến 84 khách hàng cá nhân chiếm 76% và 26 khách hàng là doanh nhiệp chiếm 24%. Từ đó, ta thấy khách hàng chủ yếu của chi nhánh là khách hàng cá nhân. 2.3.1.2. Về giới tính Trong 110 khách hàng đang sử dụng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng thì có 37 khách hàng là nam chiếm 34% và 73 khách hàng là nữ chiếm 64%. Điều này cho thấy có sự chênh lệch tương đối theo tiêu thức giới tính giữa đối tượng sử dụng dịch vụ này tại ngân hàng. Điều này không mấy ngạc nhiên khi nữ giới thường là người giữ tài chính của gia đình, vì vậy việc kinh doanh hay gửi tiền tiết kiệm của họ sẽ trở thành đối tượng khách hàng quan trọng của ngân hàng. 2.3.1.3. Về độ tuổi Từ kết quả khảo sát ta có, độ tuổi trung niên từ 36 đến 50 tuổi là chủ yếu với 57 khách hàng chiếm 51,8%. Tiếp theo là nhóm độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi với 25 khách hàng chiếm 22,7%. Tiếp đến là nhóm độ tuổi trên 50 tuổi với 20 khách hàng chiếm 18,2%. Cuối cùng, nhóm độ tuổi thấp nhất là dưới 22 tuổi với 8 khách hàng chiếm 7,3%. Nhóm tuổi khách hàng sử dụng dịch vụ thể hiện trình độ cũng như sự nhận biết đánh giá chất lượng dịch vụ một cách tốt nhất, đây là điều đặt ra cho ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền gửi phải thường xuyên tìm hiểu các đặc điểm nhóm tuổi khách hàng để đưa ra các chương trình phù hợp với từng nhóm tuổi đó. 2.3.1.4. Về mục đích gửi tiền Trong tổng số 299 phản hồi, có 31,8% khách hàng lựa chọn hưởng tiền lãi, 21,6% khách hàng lựa chọn để thanh toán, 23,1% khách hàng lựa chọn cất giữ tiền và cuối cùng là 19,1% khách hàng lựa chọn sử dụng các dịch vụ. Qua đó ta thấy được khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích chủ yếu là hưởng tiền lãi, thanh toán và cất giữ tiền. Vì vậy, ngân hàng cần có các chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 2.3.1.5. Các yếu tố khách hàng quan tâm khi gửi tiền Từ số liệu điều tra ta có, lãi suất huy động là yếu tố được khách hàng quan tâm nhất khi gửi tiền với 102 lựa chọn chiếm 23,8%. Điều này dễ hiểu khi mục đích gửi tiền vào Trườngngân hàng của khách Đại hàng ph ầhọcn lớn là hư Kinhởng lãi. Bên tế cạnh Huếđó, đội ngũ nhân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc viên và uy tín thương hiệu cũng góp phần quan trọng với lần lượt 91 và 83 lựa chọn tương ứng 21,3% và 19,4%. Chính sách sản phẩm với 60 lựa chọn chiếm 14%. Cơ sở vật chất với 51 lựa chọn chiếm 11,9%. Cuối cùng yếu tố ít được quan tâm nhất là địa điểm giao dịch với 41 lựa chọn chiếm 6,9%. 2.3.2. Kiểm định và đánh giá thang đo Theo Nunnally & Burnstein (1994) tiêu chuẩn lựa chọn Cronbach Alpha là từ 0,6 trở lên và hệ số tương quan biến tổng từ 0.3 trở lên; Theo Hair (1999) hệ số Cronbach Alpha từ 0,7 – 0,8 là sử dụng được, từ 0,8 trở lên đến gần 1 là tốt. Để có thể sử dụng kết quả khảo sát trong các đánh giá tiếp theo, tác giả phải kiểm định về mức độ tin cậy của dữ liệu thông qua sử dụng kiểm định bằng hệ số Cronbach-Anpha, như trong lý thuyết về phương pháp phân tích đã nêu, thang đo chỉ đảm bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach-Anpha lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Kết quả kiểm định cho các thang đo được trình bày phụ lục 2 và được tổng hợp như sau: Bảng 2.7: Kiểm định độ tin cậy dữ liệu điều tra STT Biến quan sát Cronbach-alpha 1 Chính sách sản phẩm 0,810 2 Đội ngũ nhân viên 0,876 3 Lãi suất huy động 0,878 4 Thương hiệu và uy tín 0,837 5 Cơ sở vật chất và kênh huy động 0,787 6 Mạng lưới giao dịch 0,771 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Căn cứ theo các yêu cầu trong việc kiểm định độ tin cậy của dữ liệu, theo bảng trên ta thấy các hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6 và không có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Như vậy, đánh giá chung cho các thang đo, mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát dành cho các thang đo này đều đảm bảo được độ tin cậy. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng trong các phân tích tiếp theo. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 2.3.3.1 Phân tích EFA các biến độc lập Bảng 2.8: Phân tích EFA các biến độc lập Nhân tố Biến 1 2 3 4 5 6 CSSP1 0.834 CSSP2 0.778 CSSP3 0.71 CSSP4 0.708 CSSP5 0.655 ĐNNV1 0.852 ĐNNV2 0.851 ĐNNV3 0.831 LSHĐ1 0.876 LSHĐ2 0.872 LSHĐ3 0.845 TH1 0.885 TH2 0.863 TH3 0.838 MLGD1 0.751 MLGD2 0.709 MLGD3 0.678 CSVC1 0.897 CSVC2 0.879 Phương sai trích lũy tiến 14.764 28.221 41.434 53.728 65.507 74.690 (%) Hệ số Eigenvalue 4.390 3.163 2.336 1.585 1.439 1.277 KMO: 0.724 Sig: 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Từ kết quả phân tích nhân tố EFA 5 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ta thấy: - Hệ số KMO trong phân tích bằng 0.724 > 0.5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy. - Kiểm định Bartlett's Test có hệ số Sig là 0.000 1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 6, hay kết quả phân tích cho thấy có 6 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát. - Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0.5, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn. Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến quan sát được giữ lại là 19 biến quan sát tương ứng với 6 nhân tố. 6 nhân tố được mô tả như sau: Nhân tố 1: Gồm 5 biến quan sát. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Chính sách sản phẩm”. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa. Nhân tố 2: Gồm 3 biến quan sát. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Đội ngũ nhân viên”. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.8 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa. Nhân tố 3: Gồm 3 biến quan sát. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Lãi suất huy động”. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.8 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa. Nhân tố 4: Gồm 3 biến quan sát. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Thương hiệu và uy tín”. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.8 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa. Nhân tố 5: Gồm 3 biến quan sát. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Mạng lưới giao dịch”. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.6 nên tất cả các biến quan sát này đTrườngều có ý nghĩa. Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Nhân tố 6: Gồm 2 biến quan sát. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Cơ sở vật chất”. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.8 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa. 2.3.3.2. Phân tích EFA các biến phụ thuộc Bảng 2.9: Phân tích EFA các biến phụ thuộc Biến Hệ số tải Kiểm định Giá trị HĐV1 0.716 KMO 0.72 HĐV2 0.801 Eigenvalues 2.315 HĐV3 0.799 Phương sai trích 77.156 Sig: 0.000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Hệ số KMO trong phân tích bằng 0.72 > 0.5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy. Kiểm định Bartlett's Test có hệ số Sig là 0.000 1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 1, hay kết quả phân tích cho thấy có 01 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát. Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0.7, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được sự ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn. Như vậy kết quả phân tích yếu tố với biến phụ thuộc cũng thể hiện sự tin cậy cao. Từ các kết quả phân tích yếu tố trên, các yếu tố lần lượt được tính toán giá trị trung bình của điểm đánh giá các biến quan sát thể hiện thang đo, để có thể xác định được một yếu tố đại diện cho các biến quan sát sử dụng trong việc phân tích hồi quy và tươngTrường quan. Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.3.4. Mô hình hiệu chỉnh Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phân tích hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA và loại các biến không đảm bảo trong quá trình phân tích. Các biến quan sát hội tụ về đúng 6 nhóm tương ứng với 6 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến Chất lượng dịch vụ huy động vốn. Thứ tự của các nhóm nhân tố có thay đổi dẫn đến những giả thiết nghiên cứu mới sau: - H1: Nhân tố “Chính sách sản phẩm” có tương quan đến chất lượng công tác huy động vốn. - H2: Nhân tố “Đội ngũ nhân viên” có tương quan đến chất lượng công tác huy động vốn. - H3: Nhân tố “Lãi suất” có tương quan đến chất lượng công tác huy động vốn. - H4: Nhân tố “Thương hiệu và uy tín” có tương quan đến chất lượng công tác huy động vốn. - H5: Nhân tố “Mạng lưới giao dịch” có tương quan đến chất lượng công tác huy động vốn. - H6: Nhân tố “Cơ sở vật chất” có tương quan đến chất lượng công tác huy động vốn. 2.3.5. Phân tích hồi quy đa biến 2.3.5.1. Kiểm định hệ số tương quan Pearson’s Kiểm định mối tuơng quan dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập cũng như giữa những biến độc lập với nhau. Mô hình hồi quy tốt là mô hình có hệ số tuơng quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn, thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa các biến với nhau, và điều này cũng chỉ ra rằng phân tích hồi quy là phù hợp. Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập Chất CSSP ĐNNV LS ML CSVC TH lượng Hệ số tương quan * * * 0.500 0.327 0.223 0.426 0.210 0.213 công tác Pearson huy động Sig 0.000 0.000 0.19 0.000 0.28 0.25 vốn N 110 110 110 110 110 110 Trường Đại (Nguhọcồn: K ếKinht quả xử lý s ốtếliệu điHuếều tra với SPSS) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Nhìn vào bảng ở trên, ta thấy hệ số tương quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc khá cao, nằm trong khoảng từ 0.210 đến 0.500. Giá trị Sig của các yếu tố đều nhỏ hơn 0.05. Điều này chỉ ra rằng mô hình có sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập và việc đưa các biến độc lập vào mô hình là đúng, vì nó có ảnh huởng nhất định đến biến phụ thuộc. Điều này cho ta thấy rằng hiệu quả hoàn thiện công tác huy động vốn của Sacombank Huế chủ yếu bị tác động bởi các nhân tố nêu trên, nên trong quá trình phân tích sự ảnh hưởng, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những nhân tố này. 2.3.5.2. Phân tích hồi quy Kết quả phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình với biến phụ thuộc là Chất lượng dịch vụ huy động vốn. Các mức độ ảnh hưởng này được xác định thông qua hệ số hồi quy. Mô hình hồi quy như sau: HĐV= β0 + β1CSSP + β2ĐNNV + β3LS + β4ML+ β5CSVC+ β6TH + ei Bảng 2.11: Kết quả phân tích hồi quy Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Mô hình T Sig Beta Std. Erro Beta Hằng số 0.088 0.069 1.282 0.203 CSSP 0.596 0.069 0.522 8.656 0.00 ĐNNV 0.223 0.064 0.213 3.484 0.001 LS 0.128 0.063 0.122 2.022 0.046 ML 0.442 0.063 0.423 7.021 0.00 CSVC 0.324 0.059 0.33 5.468 0.00 TH 0.145 0.062 0.14 2.342 0.021 R2 hiệu chỉnh = 0,616; Kiểm định F với giá trị Sig: 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Từ kết quả bảng trên, ta thấy rằng kiểm định F cho giá trị Sig < 0,05, chứng tỏ là mô hình phù hợp và cùng với đó là R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0,616; có nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được 61,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Như vậy, mô hình có giá trị giải thích ở mức khá cao. Bên cạnh đó ta nhận thấy các yếu tố đều ảnh hưởng đến Chất lượng dịch vụ huy động vốn do có giá trị Sig < 0,05. Từ những phân tích trên, ta có được phương trình mô tả sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác động vốn như sau: HĐV =Trường0.522CSSP + 0.213 ĐạiĐNNV + học0.122LS +Kinh 0.423ML + tế0.33CSVC Huế+ 0.14TH Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.3.5.3. Thảo luận kết quả phân tích hồi quy Bảng 2.12 : Tóm tắt kiểm định các giả thiết nghiên cứu Giả Kết quả Nội dung Sig thiết kiểm định Nhân tố “Chính sách sản phẩm” có tương quan đến Chấp nhận H1 0.00 Chất lượng công tác huy động vốn giả thiết Nhân tố “Đội ngũ nhân viên” có tương quan đến chất Chấp nhận H2 0.001 lượng công tác huy động vốn. giả thiết Nhân tố “Lãi suất” có tương quan đến chất lượng công Chấp nhận H3 0.046 tác huy động vốn. giả thiết Nhân tố “Mạng lưới giao dịch” có tương quan đến chất Chấp nhận H4 0.00 lượng công tác huy động vốn. giả thiết Nhân tố “Cơ sở vật chất” có tương quan đến chất lượng Chấp nhận H5 0.00 công tác huy động vốn. giả thiết Nhân tố “Thương hiệu” có tương quan đến chất lượng Chấp nhận H6 0.021 công tác huy động vốn. giả thiết (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Vậy, mô hình nghiên cứu sau cùng tồn tại 6 giả thiết: Giả thiết H1: Nhân tố “Chính sách sản phẩm” có tương quan đến Chất lượng công tác huy động vốn. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0,05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0,522 chứng tỏ mối quan hệ giữa Chất lượng công tác huy động vốn và Chính sách sản phẩm là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Sản phẩm tăng lên 1 đơn vị thì Chất lượng dịch vụ huy động vốn tăng lên tương ứng 0,522 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất. Giả thiết H2: Nhân tố “Đội ngũ nhân viên” có tương quan đến chất lượng công tác huy động vốn. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0,05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0,213 chứng tỏ mối quan hệ giữa Chất lượng công tác huy động vốn và Đội ngũ nhân viên là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Đội ngũ nhân viên tăng lên 1 đơn vị thì Chất lượng công tác huy động vốn tăng lên tương ứng 0,213 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ năm. GiảTrườngthiết H3: Nhân tố Đại“Lãi suấ t”học có tương Kinh quan đến ch tếất lư ợHuếng công tác huy động vốn. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0,05, với hệ số Beta Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc chuẩn hóa của nhân tố này là 0,122 chứng tỏ mối quan hệ giữa Chất lượng công tác huy động vốn và Lãi suất là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Lãi suất tăng lên 1 đơn vị thì Chất lượng công tác huy động vốn tăng lên tương ứng 0,122 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng yếu nhất. Giả thiết H4: Nhân tố “Mạng lưới giao dịch” có tương quan đến chất lượng công tác huy động vốn. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0,05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0,423 chứng tỏ mối quan hệ giữa Chất lượng công tác huy động vốn và Mạng lưới giao dịch là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Mạng lưới giao dịch tăng lên 1 đơn vị thì Chất lượng công tác huy động vốn tăng lên tương ứng 0,423 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai. Giả thiết H5: Nhân tố “Cơ sở vật chất” có tương quan đến chất lượng công tác huy động vốn. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0,05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0,33 chứng tỏ mối quan hệ giữa Chất lượng công tác huy động vốn và Cơ sở vật chất là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Cơ sở vật chất tăng lên 1 đơn vị thì Chất lượng công tác huy động vốn tăng lên tương ứng 0,33 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ ba. Giả thiết H6: Nhân tố “Thương hiệu và uy tín” có tương quan đến chất lượng công tác huy động vốn. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0,05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0,14 chứng tỏ mối quan hệ giữa Chất lượng công tác huy động vốn và Thương hiệu và uy tín là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Thương hiệu và uy tín tăng lên 1 đơn vị thì Chất lượng công tác huy động vốn tăng lên tương ứng 0,14 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ năm. 2.3.6. Kết quả phân tích ý kiến đánh giá của các đối tượng về công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế 2.3.6.1. Đánh giá của các đối tượng điều tra về chính sách sản phẩm Chính sách sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn. Chính sách sản phẩm đa đạng, linh hoạt góp phần quan trọng trong chiến lược huy động vốn. Để thấy được mức độ đánh giá của các đối tượng điều tra về chính sách sản phẩm, nghiên cứu lần lượt phân tích từng tiêu chí trong chính sách này. Kiểm định giá trị trung bình One Sample T Test với giá trị kiểm định Test Value bằng 3, ứTrườngng với mức độ “trung Đại lập”, giá học trị kiểm địKinhnh như sau: tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Giả thuyết H0: Khách hàng đánh giá trung lập về yếu tố chính sách sản phẩm. - Giả thuyết H1: Khách hàng đánh giá khác về yếu tố chính sách sản phẩm. Kết quả kiểm định như sau: Bảng 2.13: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về chính sách sản phẩm Giá trị Mean Tiêu chí N Sig trung bình Difference Sản phẩm huy động với công nghệ 110 3.34 0.00 0.34 hiện đại, nhiều tiện ích Sản phẩm huy động đa dạng, đáp ứng 110 3.81 0.00 0.81 nhu cầu khách hàng Sản phẩm huy động luôn được đổi mới 110 3.76 0.00 0.76 và để đápứng nhu cầu khách hàng Thủ tục, hồ sơ giao dịch đơn giản, dễ 110 3.75 0.00 0.75 hiểu, dễ thực hiện Tài liệu đính kèm phục vụ cho giao 110 3.65 0.00 0.65 dịch đầy đủ Chú thích thang đo Likert: 1 – rất không đồng ý đến 5 – rất đồng ý. (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Dựa vào bảng trên ta thấy, tiêu chí “Sản phẩm huy động với công nghệ hiện đại, nhiều tiện ích” có giá trị trung bình đánh giá thấp nhất là 3,34, cho thấy khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm huy động vốn của Sacombank với công nghệ hiện đại nhiều tiện ích. Tiêu chí “Sản phẩm huy động đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng” với giá trị trung bình đánh giá cao nhất là 3,81, cho thấy khách hàng cảm thấy hài lòng về sự đa dạng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng . Tiêu chí “Sản phẩm huy động luôn được đổi mới và cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng” với giá trị trung bình đánh giá là 3,76. Tiêu chí “Thủ tục, hồ sơ giao dịch đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện” với giá trị trung bình là 3,75. Tiêu chí “Tài liệu đính kèm phục vụ cho giao dịch đầy đủ” với giá trị trung bình là 3,65. Qua đó, ta đánh giá chung về chính sách sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng hiện tại vào ngưỡng trên mức trung bình dưới mức tốt. Tất cả các giá trị Sig đều bé hơn 0.05,Trường với mức ý nghĩa 5%Đạita đủ đihọcều kiện bác Kinh bỏ giả thuy tếết H0 , Huếchấp nhận H1, do đó ta kết luận khách hàng đánh giá khác về yếu tố chính sách sản phẩm. Mặt khác, tất Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc cả các giá trị mean difference đều lớn hơn 0, chứng tỏ khách hàng đánh giá về chính sách sản phẩm ở mức hài lòng nhưng vẫn chưa cao. 2.3.6.2. Đánh giá của các đối tượng điều tra về đội ngũ nhân viên Kiểm định giá trị trung bình One Sample T Test với giá trị kiểm định Test Value bằng 3, ứng với mức độ “trung lập”, giá trị kiểm định như sau: - Giả thuyết H0: Khách hàng đánh giá trung lập về yếu tố đội ngũ nhân viên. - Giả thuyết H1: Khách hàng đánh giá khác về yếu tố đội ngũ nhân viên. Kết quả kiểm định như sau: Bảng 2.14: kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về đội ngũ nhân viên Giá trị Mean Tiêu chí N trung Sig Difference bình Nhân viên nắm rõ sản phẩm dịch vụ, xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng 110 4.15 0.00 1.15 và chính xác Nhân viên có trình độ chuyên môn, thao 110 4.13 0.00 1.13 tác nghiệp vụ tốt Nhân viên tư vấn, giải quyết thỏa đáng, 110 4.10 0.00 1.10 kịp thời những thắc mắc của khách hàng Chú thích thang đo Likert: 1 – rất không đồng ý đến 5 – rất đồng ý. (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Với tiêu chí “Nhân viên nắm rõ sản phẩm dịch vụ, xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng và chính xác” là tiêu chí có giá trị trung bình cao nhất trong nhóm là 4,15, khách hàng đồng ý với nhận định này, họ đánh giá khá tốt về nhân viên. Các tiêu chí “Nhân viên có trình độ chuyên môn, thao tác nghiệp vụ tốt”; “Nhân viên tư vấn, giải quyết thỏa đáng, kịp thời những thắc mắc của khách hàng” có giá trị trung bình lần lượt là 4,13 và 4,10, cho thấy khách hàng vẫn đánh giá đồng ý về nhiều khía cạnh của đội ngũ nhân viên ngân hàng tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế. Từ kết quả kiểm định ta có, tất cả các giá trị Sig < 0,05, với mức ý nghĩa 5% ta đủ điều kiện bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1. Do đó ta kết luận khách hàng đánh giá khác về yếu tố đội ngũ nhân viên. Mặt khác, tất cả các giá trị mean difference đều lớn hơn 0 chứng tỏ khách hàng đánh giá về đội ngũ nhân viên ở mức hài lòng. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 46