Khóa luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

pdf 68 trang thiennha21 19/04/2022 8012
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_phat_trien_du_lich_cong_dong_tai_dia_ban.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÀNG THỊ HỒNG LIÊN Tên đề tài GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ SÀ PHÌN, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : KT - PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÀNG THỊ HỒNG LIÊN Tên đề tài GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ SÀ PHÌN, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 - PTNT Khoa : KT - PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thị Mai Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, các thầy cô giáo trong khoa KT&PTNT đã tận tình giảng dạy dỗ em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo ThS. Đoàn Thị Mai, đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là nền tảng cho tương lai của em. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị tại UBND xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vàng Thị Hồng Liên
  4. ii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA BQ : Bình quân CC : Cơ cấu CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính SL : Số lượng KT – XH : Kinh tế - Xã hội TB : Trung bình Tp : Thành phố UBND : Uỷ ban nhân dân USD : Đô la Mỹ VNĐ : Việt Nam đồng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi Phần 1: Mở đầu 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch và dịch vụ ngành du lịch 5 2.1.2. Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển nông thôn 6 2.1.3. Về khái niệm khách du lịch: 6 2.1.4. Các điều kiện cần để phát triển du lịch cộng đồng 8 2.1.5. Các nguyên tác cơ bản để phát triển cộng đồng 8 2.1.6. Tác động của du lịch cộng đồng đến phát triển kinh tế xã hội 9 2.2. Cơ sở thực tiễn 10 2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới 10 2.2.2. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam 13 2.2.3. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát triển ngành du lịch 16 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài 17 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
  6. iv 3.3. Nội dung nghiên cứu 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 17 3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 18 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế -xã hội của xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn - Hà Giang 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 22 4.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn 26 4.2.1. Tiềm năng về thiên nhiên 26 4.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn 27 4.2.3. Thủ công mỹ nghệ 31 4.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sà Phìn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 31 4.3.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn 31 4.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 33 4.3.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ điều tra. 36 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng động tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 44 4.4.1. Những thuận lợi trong phát triển du lịch cộng đồng 44 4.4.2. Những khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng 45 4.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch ở xã Sà Phìn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang 47 4.5.1. Định hướng phát triển du lịch ở xã Sà Phìn , huyện Đồng Văn . 47 4.5.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng động tại xã Sà Phìn huyện Đồng Văn 48 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
  7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu đất của xã Sà Phìn - huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2018 21 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2018 22 Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Sà Phìn huyện Đồng Văn 23 Bảng 4.4. Số lượng khách du lịch đến xã Sà Phìn giai đoạn 2016-2018 32 Bảng 4.5 Một số cơ sở lưu trú tại xã Sà Phìn 33 Bảng 4.6. Tống hợp một số hộ kinh doanh tại xã Sà Phìn 35 Bảng 4.7. Thông tin chung về hộ điều tra 36 Bảng 4.8. Thời gian tham gia hoạt động du lịch của người dân trên địa bàn xã Sà Phìn 38 Bảng 4.9. Hoạt động du lịch của các hộ điều tra trên địa bàn xã Sà Phìn 39 Bảng 4.10. Doanh thu trung bình của các nhóm hộ điều tra xã Sà Phìn (TB/hộ/tháng ) 40 Bảng 4.11. Thu nhập hộ gia đình từ hoạt động du lịch cộng đồng của xã Sà Phìn (TB/hộ/tháng) 41 Bảng 4.12. Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng) 42 Bảng 4.13. Lợi nhuận của các hộ tham gia hoạt động du lịch (TB/hộ/tháng) 43 Bảng 4.14. Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch 45 Bảng 4.15. Một số khó khăn của người dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng 46
  8. vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Du lịch cộng đồng bản Cát Cát, xã San Sà Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 14 Hình 2.2. Điểm nhà nghỉ du lịch cộng đồng (HomeStay) tại bản Bó, phường Chiềng An, Sơn La 15
  9. 1 Phần 1 : Mở đầu 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay trong sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng to lớn góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân, những năm vừa qua du lịch Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc đạt được những kết quả đáng ghi nhận đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho thu nhập quốc gia, đóng góp tích cực vào sự nghiệp kinh tế xã hội. Đất nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng chúng ta có 54 dân tộc anh em với 54 nền văn hóa khác nhau mang nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc và đó chính là nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú để chúng ta đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch. Hòa chung vào sự phát triển ngành du lịch mạnh mẽ, du lịch Hà Giang không ngừng lớn mạnh và đang từng bước tận dụng khai thác triệt để tiềm năng du lịch mà thiên nhiên ban tặng. Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam bao gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới chính đặc điểm này đã khiến cho Hà Giang có một khí hậu trong lành mát mẻ, rất thích hợp để du khách đến thăm quan cũng như nghỉ dưỡng tại nơi đây, do đó tỉnh có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch. Hà Giang nổi tiếng với các điểm du lịch như : phố cổ Đồng Văn, dinh thự vua Mèo, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng, Núi Đôi cô tiên, các khu du lịch cộng đồng. Trên thực tế năm 2012 lượng khách du lịch đến tỉnh Hà Giang là khoảng 100.000 lượt khách nhưng đến năm 2017 đã lên tới 1 triệu lượt khách, có thể thấy Hà Giang đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong ngành du lịch nước nhà.
  10. 2 Đồng Văn là huyện có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn nhất trong 4 huyện vùng núi phía Bắc là điểm đến mang sắc thái của miền sơn cước núi rừng trùng điệp như một bức tranh thủy mặc, cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010 đây là một trong những vùng núi đá vôi đặc biệt chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất Nằm ở cực bắc của Tổ Quốc, xã Sà Phìn là thung lũng đã và đang chứa đựng một công trình với kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang, không chỉ bị thu hút bởi nét đẹp của một thung lũng đầy sắc vàng của mùa hoa cải mà nơi đây còn đưa du khách đến thăm “ Dinh Thự Vua Mèo ”. Đây chính là điểm dừng chân không thể bỏ qua đối với du khách khi bước chân đến Hà Giang. Nhìn từ trên cao “Dinh Thự Vua Mèo” nằm giữa thung lũng Sà Phìn huyện Đồng Văn, trên một khối đất nổi cao như hình mai rùa tượng trưng cho thành Kim Quy, bao quanh bởi một dải núi hình vòng cung, tạo nên địa thế phòng thủ rất tuyệt vời. Bước vào khu dinh thự ấn tượng đầu tiên là những hàng cây sa mộc cao vút, thẳng tắp hàng trăm năm tuổi, chiếc cổng đá của dinh thự hiện lên bề thế và được trạm trổ tinh tế cổng nhà cong vút uốn lượn với những cánh dơi, biểu tượng cho chữ “Phúc”. Mái cổng bằng ngỗ được chạm khắc tinh xảo với nhiều hoa văn, chính vì vậy “ Dinh Thự Vua Mèo” đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và ngoài nước, mang lại nguồn kinh tế đáng kể cho xã Sà Phìn. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần đây thì lượng khách đến với xã Sà Phìn huyện Đồng Văn đã tăng lên rất nhiều và để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch các cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí được xây dựng, các địa điểm du lịch được tu sửa, các hoạt động dịch vụ du lịch cũng đươc mở rộng và phát triển hơn ngành du lịch phát triển đã tạo ra việc làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân tham gia hoạt động du lịch tại xã Sà Phìn.
  11. 3 Mặc dù ngành du lịch tại xã Sà Phìn nói riêng và huyện Đồng Văn nói chung đang rất phát triển những song bên cạnh đó cũng có những tác động đáng kể đến đời sống của người dân nơi đây, vậy cụ thể những tác động đó là gì và có những biện pháp nào hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực phát huy những ảnh hưởng tích cực tới người dân trong địa bàn xã Sà Phìn ? Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với sự đồng ý của ban giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Đoàn Thị Mai, em tiến hành thực hiện đề tài : “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang’’ 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sà Phìn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển hơn nữa hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn , hạn chế các tác động tiêu cực đối với đời sống người dân tại xã Sà Phìn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng phát triển của du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. - Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang . - Tìm hiểu được thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng - Đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các hoạt động văn hóa , du lịch cộng đồng . 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học để từ đó vận dụng vào thực tiễn, giúp bài khóa luận hoàn thành tốt hơn.
  12. 4 - Nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của bản thân, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực du lịch. góp phần thu thập số liệu về thực tiễn sản xuất. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, đề án để phát triển du lịch tại địa phương hoặc địa phương khác. - Thấy được tầm quan trọng và tác động của du lịch đến đời sống của người dân tại một địa phương, từ đó có những biện pháp mô hình phát triển du lịch nhằm tăng trưởng kinh tế, đồng thời cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  13. 5 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch và dịch vụ ngành du lịch Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Do vậy nó cũng mang những đặc tính chung của dịch vụ. Sản phẩm ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng. Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và kinh tế du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế thế giới. Du lịch đã trở thành một hiện tượng quen thuộc trong đời sống của con người và ngày càng phát triển phong phú. Định nghĩa tổ chức du lịch thế giới WTO đã xác định rõ : du lịch là hành động rời khỏi khu vực thường trú, đi đến một nơi khác một môi trường khác trong một thời gian ngắn để tìm hiểu khám phá vui chơi giải trí nghỉ dưỡng. Như vậy du lịch là khái niệm bao gồm nhiều nội dung, một mặt du lịch mang ý nghĩa nghỉ ngơi, giải trí vui chơi,liên quan mật thiết đến việc di chuyển chỗ ở của khách du lịch, mặt khác du lịch được nhìn nhận như là một hoạt động gắn chặt với hoạt động kinh tế, sản xuất tiêu thụ những giá trị của vùng du lịch điều này cho ta thấy cách nhìn nhận tổng hợp toàn diện hơn về hoạt động du lịch. Du lịch cộng đồng Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương ( phong cảnh, văn hóa, ) Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của du khách để tìm hiểu về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau, du
  14. 6 lịch cộng đồng thường liên kết với người dân từ thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định. 2.1.2 Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển nông thôn - Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói. Điều này cực kỳ quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự nhiên và cảnh quan địa phương. - Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với sự mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không, nghĩa là hệ thống các cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt hơn, điều kiện tiếp cận tốt hơn : khả năng tiếp cận các nguồn nước sạch, viễn thông . - Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm, thông qua các loại hình thức dịch vụ, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, hộ gia đình tham gia du lịch cộng đồng tạo ra cơ hội việc làm cho bản thân và người dân địa phương. Du lịch cộng đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và giảm di cư từu nông thôn ra đô thị. - Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa, góp phần phục hồi phát triển các di sản và văn hóa, truyền thống, bảo vệ cải tạo tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa, truyền thống và là cơ hội để phát triển kinh tế của các vùng khó khăn. 2.1.3. Về khái niệm khách du lịch: Luật Du Lịch Việt Nam định nghĩa ba loại khách du lịch khác nhau Khách nội địa, khách du lịch nước ngoài và khách nước ngoài đến Việt Nam. Mặc dù phát triển du lịch nội địa là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch, còn khách du lịch từ trong nước ra nước ngoài thể hiện phần mất mát ngoại hối quan trọng mà du lịch thụ động có thể đem lại. - Khách du lịch nội địa là: Công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
  15. 7 - Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam là: Người đến từ nước ngoài, những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch người ngoài, là công dân của một quốc gia và những người ngước ngoài đang sống trên lãnh thổ của một quốc gia đó đi du lịch trong nước - Khách du lịch nước ngoài: Là người nước ngoài, người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch * Các hình thức du lịch cộng đồng: Du lịch sinh thái là : Loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cả giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương. Du lịch văn hóa : Là loại hình du lịch dựa và bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống Mục đích chủ yếu của khách du lịch khi tham gia du lịch văn hóa là nghiên cứu tìm hiểu các đối tượng văn hóa như : các di tích văn hóa lịch sử, các công trình kiến trúc tiêu biểu các di sản văn hóa các phong tục tập quán Du lịch nông nghiệp : Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực như vườn cây, trang trại nông lâm kết hợp, các trang trại động vật đã được chuẩn bị sẵn phục vụ cho khách du lịch, khách du lịch có thể xem hoặc tham gia vào trải nghiệm những công việc thực tiễn bằng các dụng cụ nhà nông đã chuẩn bị sẵn mà không làm ảnh hưởng đến công việc cũng như năng xuất của chủ nhà. Du lịch bản địa : Là một hoạt động du lịch mà nơi đồng bào dân tộc thiểu số hay người dân bản địa sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch,và nền văn hóa vốn có của họ sẽ là điểm thu hút lớn nhất của loại hình du lịch này.
  16. 8 Du lịch gắn với hộ gia đình (homestay): Homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân địa phương, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó. Hiểu một cách đơn giản và bao quát nhất, Homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tức lưu trú tại nhà dân, địa phương nơi khách đến, giúp nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật nhất. 2.1.4. Các điều kiện cần để phát triển du lịch cộng đồng - Tiện nghi và các điểm du lịch hấp dẫn của cộng đồng : phương tiện đi lại, thông tin, nơi lưu trú, dịch vụ cho khách du lịch tại vùng du lịch, nguồn nhân lực, nơi mua sắm. các điểm trải nghiệm, khu vui chơi giải trí - Tiềm năng thị trường : khách hàng là nhân tố rất quan trọng nó quyết định sự thành bại của một ngành nghề nào đó trong xã hội, du lịch cộng đồng cũng vậy du khách chính là yếu tố quyết định cho sự thành công của một chương trình phát triển du lịch cộng đồng, việc hiểu rõ được nhu cầu của du khách, du khách muốn gì, và cần gì là điều rất cần thiết mà mỗi địa phương phát triển du lịch cộng đồng cần nắm rõ.điều này giúp cho cộng đồng xác định đúng mực tiêu để từ đó có kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương sao cho hợp lý và đáp ứng nhu cầu của du khách một cách tốt nhất. 2.1.5. Các nguyên tác cơ bản để phát triển cộng đồng Phát triển du lịch luôn hướng tới và tuân thủ theo 10 nguyên tắc : 1. Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên du lịch hợp lý 2. Hạn chế tối đa việc sử dụng quá mức tài nguyên, giảm thiếu rác thải từ hoạt động du lịch ra môi trường 3. Phát triển du lịch phải phù hợp với phát triển kinh tế xã hội 4. Phát triển du lịch phải luôn gắn liền với bảo tồn tính đa dạng tài nguyên và môi trường
  17. 9 5. Phát triển du lịch cần chú trọng việc chia sẻ lợi ích cộng đồng 6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch cộng đồng 7. Thường xuyên trao đổi giữa cộng đồng địa phương và các bên có liên quan tới du lịch cộng đồng 8. Luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lưc, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế thị trường 9. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm 10. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và thực tiễn Muốn thực hiện phát triển du lịch cộng đồng bền vững thì phải tôn tọng những nguyên tác trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên môi trường kinh tế môi trường xã hội. 2.1.6. Tác động của du lịch cộng đồng đến phát triển kinh tế xã hội Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho thu nhập của địa phương đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ hơn, điều này cực kỳ quan trọng vì nó giảm được áp lực của con người lên các nguồn tự nhiên và cảnh quan địa phương. Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng cho phát triển ngành du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không nghĩa là giao thông, điện, điều kiện tiếp cận,các nguồn nước sạch, bưu chính viễn thông tốt hơn Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra việc làm cho người dân trong địa phương, du lịch cộng đồng có thể làm thay đổi cơ cấu việc làm cho từng địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra thành thị. Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên văn hóa du lịch cộng đồng góp phần phục hồi phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống kể cả
  18. 10 bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường, du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa kinh tế Việt Nam với các nước, đây là nhân tố quan trọng đẻ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và cũng là cơ hội để phát triển kinh tế ở các vùng khó khăn. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới  Ở Nhật Bản Sự thần kỳ của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa nông nghiệp và công nghiệp có những trang trại mà khi vào tham quan ta cứ ngỡ vào khu du lịch. Nhật Bản là ví dụ điển hình cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa, Nhật Bản dựa vào phát triển nông nghiệp để tạo đà cho phát triển công nghiệp, mức đóng góp của nông nghiệp trong suốt thời kỳ đầu công nghiệp hóa là rất cao (những năm 1870, thuế nông nghiệp chiếm đến 35% sản lượng lúa của nông dân). Kinh tế nông thôn trong thời kỳ này là nguồn thu chính của ngân sách. Tuy mức điều tiết từ nông nghiệp để phục vụ cho công nghiệp hóa là cao nhưng nó lại không vượt quá khả năng tái sản xuất của nông nghiệp. Sỡ dĩ có được điều này là vì nước Nhật đã chăm lo rất tốt cho công nghiệp ngay từ thời kỳ đầu, họ „nuôi‟ để mà „vắt‟ và không ngừng đầu tư trở lại cho công nghiệp. Bài học rất đáng được để ý từ kinh nghiệm của Nhật Bản là chính sách phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn (không chỉ các ngành công nghiệp chế biến mà cả các ngành cơ khí), coi trọng công nghệ thu hút nhiều lao động làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi,góp phần tăng thu nhập của nông dân (1950 thu nhập phi nông nghiệp đóng góp 29% và 1990 là 85% tổng thu nhập của nông dân). Ðiều này có thể thực hiện được là bởi vì chính phủ Nhật đã quan tâm đến kết cấu hạ tầng, năng lượng và thông tin liên lạc trên khắp lãnh thổ ngay từ đầu. Ngoài ra, chính phủ
  19. 11 Nhật còn luôn kiên trì giữa giá nông sản ổn định có lợi cho nông dân, ngay cả khi nông sản hàng hóa dư thừa.  Ở Đài Loan Sự hợp lý ở đây thể hiện ở việc Ðài Loan tiến hành chuyển tài nguyên ra khỏi nông thôn nhưng vẫn đảm bảo được sự tái sản xuất mở rộng của nông nghiệp. Thành công lớn của Ðài Loan trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa chính là không tạo ra áp lực việc làm đối với lĩnh vực công nghiệp và liên tục tiến bộ trong nỗ lực tạo ra sự cân bằng trong thu nhập (Ðài Loan và một số nước Châu Âu có thu nhập cân bằng nhất trên thế giới). Mặc dù phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và lao động nông nghiệp chiếm phần lớn trong lực lượng lao động nhưng trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp tại Ðài Loan đã không xảy ra hiện tượng lao động đổ xô ra thành thị. Không những thế, dù bị điều tiết mạnh để phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp còn đóng góp lớn cho sự phát triển của công nghiệp thông qua sự phát triển của các ngành chế biến nông sản xuất khẩu, vấn đề phân hóa giàu nghèo trong giai đoạn này cũng được giải quyết. Và thị trường nông thôn Ðài Loan trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa (từ 1956 đến 1966, thị trường trong nước đóng góp 60% tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp chế tạo). Thành công của Ðài Loan có được là nhờ chính sách không ngừng nâng cao thu nhập của người dân nông thôn và tạo sự liên kết hay phối hợp hợp lý giữa nông nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa thông qua việc phi tập trung hóa công nghiệp hóa đưa công nghiệp về phát triển tại nông thôn (giúp thực hiện thành công “ly nông bất ly hương”), nhờ đó mà phát triển được thị trường trong nước làm cơ sở để phát triển tiềm lực của quốc gia. Ðể làm được điều này, Ðài Loan phải có được sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại nông thôn (“hơn 2/3 dân số nông nghiệp tại Ðài Loan có bằng cấp giáo dục chính thức”, Ở Hàn Quốc Mô hình làng mới Saemaul Undong được chính phủ Hàn Quốc phát
  20. 12 động xây dựng và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước là giải pháp của Hàn Quốc nhằm mục đích xóa đi hố “phân cách” kinh tế giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Sự phân cách kinh tế này chính là kết quả của sự nóng lòng đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, dốc toàn lực vào việc phát triển các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu, phát triển thành thị, bỏ quên sự cần thiết của việc phát triển nông thôn và chăm lo cho việc phát triển của người dân sống trong khu vực này. Thực chất của việc phát triển mô hình làng mới là làm cho thu nhập của người nông dân (chiếm phần đông dân số vào thời điểm đó) được cải thiện và kích thích, xây dựng năng lực tự phát triển của khối dân cư nông thôn. Ðây cũng chính là yếu tố làm cho Ðài Loan có được sự phát triển ổn định trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa đất nước.  Ở Thái Lan Năm 2000 Thái Lan với chương trình “Amazing Thailand” hy vọng thu hút được 18 triệu khách du lịch với các nội dung chủ yếu hướng vào du lịch. Toàn bộ các hoạt động quảng cáo về du lịch của Thái Lan đưa ra đều hướng vào nội dung giới thiệu thiên nhiên và văn hóa dân tộc truyền thống. Thái Lan cũng đăng cai tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế về du lịch trong những năm gần đây. Rất nhiều khu du lịch cũng đã được xây dựng. Các dự án xây dựng sân golf ở khu vực một số rừng quốc gia đã bị đình chỉ vì đã có những biểu hiện gây hại cho động vật hoang dã. Ở tầm vĩ mô, hiệp hội khách sạn Thái Lan cũng có các chương trình mang tên „lá xanh‟ nhằm giúp đỡ các khách sạn trang trí lại khuôn viên của mình với với mục đích thêm nhiều cây xanh, lắp các hệ thống xử lý rác thải. Khu du lịch biển ở PhuKet đã được nhận giải thưởng về về môi trường từ hiệp hội khách sạn vì đã góp phần xây dựng hệ thống chống ô nhiễm cho các mỏ thiếc và biến khu vực này thành một khu vực của cây xanh với hệ thống xử lý ô nhiễm tối tân.Các hãng lữ hành cũng có các chương trình hướng vào du lịch, các chương trình du lịch với số lượng khách hạn chế cũng được mở ra. Thành công lớn nhất của Thái Lan theo đánh
  21. 13 giá tại hội nghị du lịch Ðông Nam Á là: “Ðã gắn được hệ thống sinh thái với các nguồn lợi kinh tế mà không làm phá hủy tài nguyên” . Các cơ quan du lịch và các cơ quan chức năng đã và đang cố gắng quảng cáo, tuyên truyền để tạo ra Thái Lan xanh hơn nữa trong con mắt du khách nước ngoài. 2.2.2 Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam Đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế của một số địa phương  Thành phố Lào Cai Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với vị trí địa lý, địa hình núi cao, đa dạng sinh thái, văn hóa. Điểm nổi bật ở Lào Cai là thị trấn Sa Pa – nơi được ban tặng nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cuốn hút du khách. Được mệnh danh là “Thị trấn trong mây”, nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ, vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng ẩn hiện trong sương, trăm hoa khoe sắc. Tất cả đã tạo nên một thị trấn bình yên, hài hòa, tươi đẹp nhưng vẫn không kém phần sôi động với những phiên chợ vào cuối tuần. Sa Pa là địa điểm thu hút du khách nhất đến với Lào Cai. - Với những sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng cùng sự chung tay kết nối giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng, lượng khách du lịch đến với Lào Cai ngày càng tăng trong những năm gần đây. Năm 2012, Lào Cai đón được khoảng 948.610 lượt khách, trong đó, khách nội địa đạt 573.080 lượt; khách quốc tế đạt 375.530 lượt ; Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 1.844 tỷ đồng. Đến năm 2015, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt đã trên 2 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt trên 600.000 lượt, khách nội địa trên 1,3 triệu lượt ; Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 4.500 tỷ đồng. Có thể thấy, từ năm 2012 đến 2015, lượng khách đến Lào Cai đã đạt hơn gấp đôi, tổng thu từ khách du lịch tăng gần 2,5 lần. Bên cạnh phát triển du lịch Sa Pa, tỉnh đã thu hút tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo Fansipan. Điều này sẽ giúp du khách tiết kiệm thời gian đi lại và chinh phục nóc nhà Đông Dương
  22. 14 một cách thuận lợi hơn. Việc đầu tư xây dựng cáp treo Fansipan đã thu hút thêm nhiều du khách có mong muốn, ước mơ được chạm tay đến “Nóc nhà Đông Dương”. Hình 2.1. Du lịch cộng đồng bản Cát Cát, xã San Sà Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai  Thành Phố Sơn La Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh ta đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch và chính sách khuyến khích phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. - Nằm ở độ cao 1.050m so với mặt nước biển, khí hậu ôn hòa mát mẻ, Mộc Châu là điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm, thưởng ngoạn đồi chè trái tim, đồi chè vân tay, hội thi hái chè, ngày hội hái quả, hội thi “Hoa hậu bò sữa”, thăm các bản du lịch cộng đồng, nhà nghỉ container, leo núi khám phá “Ngũ động bản Ôn”, dịch vụ nhà hàng đặc sản cá hồi trên núi tiểu khu Vườn Đào; thăm di tích cách mạng động Mộc Hương, bia Tây Tiến, thác Dải Yếm, hồ rừng thông bản Áng gắn với lễ hội Hết Chá, Công ty hoa Cao Nguyên, Khu du lịch Happy land, cửa khẩu quốc tế Lóng Sập; chinh phục đỉnh Pha Luông hùng vĩ
  23. 15 - Theo đó, tỉnh ta phấn đấu tốc độ tăng trưởng du lịch bình quân đạt 20%/năm. Khách du lịch đến Sơn La đạt trên 2 triệu lượt khách mới (khách quốc tế 97 nghìn người); tổng thu từ du lịch đạt 1.900 tỷ đồng; GDP du lịch chiếm 2,38% GDP toàn tỉnh; tạo việc làm từ lĩnh vực phát triển du lịch cho 18.500 người Hình 2.2. Điểm nhà nghỉ du lịch cộng đồng (HomeStay) tại bản Bó, phường Chiềng An, Sơn La
  24. 16 2.2.3. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát triển ngành du lịch. Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn. Đó là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên cũng còn phải đương đầu với không ít thách thức và khó khăn phía trước, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, phức tạp hơn và không chỉ giới hạn ở phạm vi cấp quốc gia mà còn lan tỏa trên toàn khu vực. Để có thể phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, bên cạnh nỗ lực của riêng bản thân ngành du lịch, rất cần có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ tất cả các cấp, các ngành. Trong đó cần phải có đột phá ngay từ khâu nhận thức về du lịch, mọi quyết định phát triển du lịch cần phải nâng lên thành quyết tâm và ý chí chính trị cấp quốc gia. Du lịch Việt Nam đã bước ra khỏi giai đoạn phát triển ban đầu và đang tiến vào giai đoạn chuyển tiếp trước khi bứt phá. Toàn ngành du lịch, trực tiếp đối với các cấp quản lý nhà nước về du lịch, từ trung ương tới địa phương, cần phải chủ động nghiên cứu, bám sát diễn biến của thị trường, nhạy bén hơn nữa với những biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và quốc tế. Nghiên cứu đề xuất áp dụng các công nghệ hiện đại vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt về tài khoản vệ tinh du lịch, qua đó sẽ giúp công tác dự báo xu hướng thị trường và đánh giá chính xác hơn về hiệu quả và vai trò đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, đề xuất các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch, quy hoạch du lịch phù hợp và khả thi, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Với những định hướng cơ bản trên, nếu vận dụng và thực thi tốt, chắc chắn sẽ tạo cơ sở vững chắc để thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo hướng chất lượng, bền vững, đạt mục tiêu đề ra.
  25. 17 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình hoạt động du lịch tại địa bàn xã Sà Phìn huyện Đồng Văn Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch cộng đồng và giải phát phát triển du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu những tác động của hoạt động du lịch cộng đồng đến đời sống người dân tại xã Sà Phìn huyện Đồng Văn – tỉnh Hà Giang 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu tại :xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn – Tỉnh Hà Giang - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20/2 – 20/5/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn – huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang. - Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn – huyện Đồng Văn – tỉnh Hà Giang. - Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Để có được đầy đủ thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích đánh giá đáp ứng yêu cầu của mục đích nghiên cứu đề tài tiến hành từng bước và sử dụng nhiều phương pháp thu thập khác nhau.
  26. 18 * Thu thập thông tin số liệu thứ cấp Là số liệu, tài liệu thu thập được trên sách báo, báo cáo có liên quan đến các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của ngành dịch vụ. Ngoài ra, thu thập số liệu thứ cấp tại phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng thống kê và các phòng ban khác ở xã Sà Phìn huyện Đồng Văn. *Thu thập thông tin sơ cấp * Sà Phìn là một xã thuộc huyện Đồng Văn cách Tp Hà Giang 100km về phía Bắc, là nơi sinh sống lâu đời của dân tộc Hmông. Hiện nay trên địa bàn xã có tất cả 11 thôn và các thôn đều có sự phát triển kinh tế khá đồng đều, tham gia sản xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó xã Sà Phìn còn có các hoạt động liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng như : các loại hình du lịch làng nghề, các hình thức dịch vụ du lịch ( ăn uống, nghỉ ngơi, ) * chọn mẫu điều tra - Tại xã Sà Phìn có 80 hộ tham gia hoạt động du lịch nên trong đề tại em chọn 80 hộ để tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đã được lập trước , gồm những nội dung sau : + Thông tin cơ bản về hộ gồm : Họ và tên , giới tính , trình độ học vấn + Điều tra các thông tin về hoạt động du lịch của hộ. Tại 3 thôn đã chọn, lựa chọn số mẫu tại mỗi thôn cụ thể như sau : 1. Thôn Thành Ma Tủng : 27 hộ 2. Thôn Sà Phìn A : 27 hộ 3. Thôn Sà Phìn B : 26 hộ 3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu - Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với mục tiêu của đề tài. Trong quá trình xử lý số liệu, chọn lọc và loại bỏ những tài liệu kém giá trị trên cơ sở tôn trọng tài liệu gốc. - Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel
  27. 19 - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu : sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu và thu thập được sau đó xử lý biểu diễn số liệu trên các bảng biểu, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn. - Phương pháp đối chiếu so sánh : phương pháp này xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu đánh giá một cách khách quan những nội dung cần nghiên cứu. - Phương pháp thống kê mô tả : phương pháp này mô tả toàn bộ thực trạng về du lịch đối với đời sống người dân trên địa bàn nghiên cứu. thông qua các số liệu đó đưa ra giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả các hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế hộ.
  28. 20 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế -xã hội của xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn - Hà Giang 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Sà Phìn là một xã biên giới cách trung tâm huyện 15 km Phía Bắc giáp Trung Quốc Phía Nam giáp xã Tả Phìn và xã Sính Lủng Phía Đông giáp với xã Lũng Táo và xã Thài Phìn Tủng Phía Tây giáp với xã Sủng Là và xã Sảng Tủng. Xã cách thành phố Hà Giang khoảng 145 km, là xã biên giới có 11 xóm với 3.189 dân, gần như tất cả là người dân tộc H'mông Trung tâm của xã là thung lũng Xả Phìn. Xã nổi tiếng với di tích nhà Vương và cao nguyên đá. 4.1.1.2. Địa hình Diện tích tự nhiên là 44,666ha, trong đó 11.837ha là đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích núi đá chiến 73,49%. Địa hình phức tạp, có nhiều núi cao, vực sâu chia cắt. Nhiều ngọn núi cao như Lũng Táo 1.911m. Độ cao trung bình 1.200m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. địa hình núi đá hiểm trở, bị chia cắt bởi những dãy núi đá cao tạo nên nhiều thung lũng sau do vậy đường xã đi lại hết sức khó khăn thời tiết khí hậu khắc nghiệt. 4.1.1.3. Tài nguyên Tài nguyên nước: - Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của xã rất khan hiếm, chỉ có các suối nhỏ chảy vào mùa mưa và một số hồ ao khác. - Nước ngầm: Hiện nay huyện đang có một số giếng khoan nước ngầm ở độ sâu trên 200m với lưu lượng 0,1 đến 0,3 lít/s và một số nguồn nước ngầm nhưng không đủ cung cấp cho cho sinh hoạt của nhân dân.
  29. 21 Bảng 4.1 : Diện tích và cơ cấu đất của xã Sà Phìn - huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu DT CC DT CC DT CC ( ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Tổng diện tích đất 1.534,77 100.00 1.534,77 100.00 1.534,77 100.00 tự nhiên Đất sản xuất NN 506,3 33.00 500,0 32,58 482.1 31,41 Đất LN 700,33 45,63 669,05 43,6 660,01 43 Đất nuôi trồng 25,03 1,63 25,03 1,63 22,13 1,44 thủy sản Đất ở 48,33 3,14 77,33 5,03 80,12 5,22 Đất chuyên dùng 80,43 5,24 92.47 6,03 153,01 9,97 Đất nghĩa trang, 2,0 0,13 2,0 0,13 2,03 0,13 nghĩa địa Đất sông suối 105,50 6,87 100.24 6,53 90,06 5,87 Đất sử dụng cho 6,05 0,40 17,08 1,11 20,01 1,31 dịch vụ Đất chưa sử dụng 60,8 3,96 51,57 3,36 25,3 1,65 (Nguồn : Báo cáo KT-XH xã Sà Phìn) Qua bảng trên ta thấy tổng diện tích (DT) đất tự nhiên của xã Sà Phìn là 1.534,77ha, diện tích đất của các loại đất biến động qua các năm. Đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm lần lượt là 33,00% năm 2016 giảm còn 32,58% năm 2017 và từ 45,63% năm 2016 giảm còn 43,6% năm 2017 Diên tích đất dành cho du lịch còn thấp nhưng đã tăng qua các năm đến năm 2018 đã tăng lên 1,31% đất du lịch chủ yếu được sử dụng vào các hoạt động xây dựng khu lưu trú, cơ sở hạ tầng và điểm bán hàng lưu niệm cần có phương hướng đầu tư và phát triển du lịch trên địa bàn xã Sà Phìn đây sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng.
  30. 22 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội  Về thương mại dịch vụ Sự phát triển kinh tế của xã Sà Phìn huyện Đồng Văn được thể hiện qua bảng 4.2 Bảng 4.2 : Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng giá trị gia tăng Triệu đồng 591 661 796 + Nông lâm nghiệp Triệu đồng 253 285 342 + CN và xây dựng Triệu đồng 155 167 200 + Dịch vụ Triệu đồng 183 209 254 Cơ cấu giá trị gia tăng % 100 100 100 + nông lâm nghiệp % 42,81 43,11 42,96 + CN và xây dựng % 26,23 25,26 25,13 + dịch vụ % 30,96 31,36 31,91 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 10,3 11,5 12,8 Thu nhập BQ đầu người Triệu đồng 25,5 28 31 (Nguồn : Văn phòng thống kê xã Sà Phìn) Qua bảng ta thấy tổng giá trị gia tăng của ngành sản xuất tăng qua các năm lần lượt là 591 triệu đồng, 661 triệu đồng, và 796 triệu đồng, tổng giá trị gia tăng của ngành Nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao, chiếm 342 triệu đồng ở năm 2018. Cơ cấu giá trị gia tăng cũng có sự chuyển biến tích cực qua các năm. Cc ngành dịch vụ tăng lên từ 30,96% năm 2016 đến 31.91% năm 2018 nguyên nhân chủ yếu là chương trình nông thôn mới đã và đang được thực hiện trên địa bàn. Do sự chuyển biến tích cực của cơ cấu kinh tế tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu tăng lên từ 10,3% năm 2016 đến 12,8% năm 2018 thu nhập bình quân đầu người/ năm có sự chuyển biến tích cực năm 2018 đạt 31 triệu đồng /người / năm.
  31. 23  Dân số, lao động Năm 2018 dân số toàn xã là 3.189 người với số hộ 656 hộ,bình quân 3-4 người trên một hộ, tỉ lệ dân số tăng tự nhiên là 1,2%, Cơ cấu dân tộc xã Sà Phìn đồng nhất một dân tộc Mông với 8 dòng họ sinh sống trên 11 thôn bản sống đùm bọc giúp đỡ nhau trong sản xuất cũng như bảo vệ tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. Tình hình dân số và lao động của xã được thể hiện qua bảng sau : Bảng 4.3 : Tình hình dân số và lao động của xã Sà Phìn huyện Đồng Văn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT CC CC CC 2017 2018 BQ SL SL SL (%) (%) (%) 2016 2016 A.Tổng 107,13 Người 2.886 100 2.955 100 3.189 100 103,77 110,49 nhân khẩu Nam Người 1.425 49,38 1.430 48.39 1.562 48,98 100,35 109,61 104,98 Nữ Người 1.461 50,62 1.525 51.61 1.627 50,02 104,38 111,36 107,87 B. Tổng số 105,09 Hộ 598 100 621 100 656 100 100,50 109,69 hộ Hộ NN Hộ 540 90,3 550 88.57 571 87.05 97,03 103,88 100,45 Hộ TM-DV Hộ 50 8,36 65 10.47 80 12,19 130 160 145 Hộ kiêm Hộ 8 1,34 6 0,96 5 0.76 150 187,5 168,75 C. Tổng số 110,92 Người 1.588 100 1.723 100 1.800 100 108,50 113,35 lao động Lao động 108,71 Người 1.463 92,13 1.551 90,02 1.626 90,33 106,01 111,41 NN Lao động 157,5 Người 20 1.26 38 2,21 25 1,38 190 125 khác Lao động 141,5 Người 100 6.30 134 7,77 149 8,27 134 149 TM-DV (Nguồn : báo cáo KT-XH xã Sà Phìn, Đồng Văn )
  32. 24 Hiện nay tổng số dân của xã Sà Phìn có 3189 người, số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất (87,05% năm 2018). tương đương với đó số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp chiếm 90,56% tổng số lao động toàn xã năm 2018. Sà Phìn là một xã thuần nông, dân cư trong xã sản xuất nông nghiệp là chính Lao động trong ngành dịch vụ tăng lần lượt 6,30% năm 2016, 7,77% năm 2017 và 8,27% năm 2018 nguyên nhân là do các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng ngày càng phát triển, làm tốt công tác quảng bá hình ảnh địa phương và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn giúp người dân nâng cao được khả năng, kinh nghiệm trong hoạt động du lịch, từ đó tăng thu nhập cải thiện cuộc sống.  Về y tế -Trạm y tế đã nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, thức hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch song bên cạnh đó công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nên không có hiện tượng người dân bị ngộ độc thực phẩm trên địa bàn công tác tuyên truyền về dân số kế hoạch hóa gia đình được 22 buổi / năm thu hút 716 lượt người tham gia.  Về giáo dục Tăng cường cơ sở vật chất cùng với việc phối hợp chỉ đạo giám sát công tác giảng dạy và học tập, hiện nay xã Sà Phìn đã có 3 trường học kết quả tổng số học sinh các bậc là 1.060 em, trong đó cấp bậc mầm non có 335 cháu, cấp tiểu học có 411 em và cấp THCS có 157 học sinh tổng số phòng học là 40 phòng và 60 cán bộ giáo viên. Đồng thời thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục đảm bảo chất lượng chỉ tiêu học sinh đến trường và đến lớp ở các cấp học theo kế hoạch đề ra.  Về công tác, văn hóa, thể thao, tuyên truyền Trước tết UBND chỉ đạo tốt công tác xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động, văn nghệ, thể dục thể thao trong dịp tết nguyên đán Mậu tuất năm 2018
  33. 25 và chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/02/1930 - 03/2/2018, Tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào ngày 04 Tết, thu hút khoảng 4500 người tham gia. - Tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày truyền thống Bộ đội biên phòng ngày 03/03/1959, ngày 03/03/2018 và kỷ niệm 29 năm ngày biên phòng toàn dân 03/03/1989 và ngày 03/03/2018. Làm tốt công tác tuyển chọn các vận động viên, nghệ nhân tham gia Lễ hội khèn mông huyện Đồng Văn lần thứ V năm 2018 theo đúng kế hoạch của huyện. Phối hợp với trung tâm văn hóa huyện Đồng Văn tổ chức các hoạt động văn nghệ tuyên truyền về bảo tồn công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn được 01 lần trên 11 thôn bản thu hút 1658 lượt người nghe. Hoạt động của trang thông tin điện tử của xã được duy trì thường xuyên, trong 6 tháng đã tổ chức đăng được 20 bài với các nội dung về bảo tồn Nhà truyền thống dân tộc mông, trưởng thôn gương mẫu trong công tác phát triển kinh tế, tổ chức giao lưu bóng truyền chào mừng các ngày lẽ, ngày hội lớn của nhà nước, của tỉnh, huyện, đưa tin các hội nghị lớn liên quan đến công tác phát triển kinh tế xã hội của xã phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các thôn được người dân tích cực hưởng ứng, các đề án : chống tảo hôn,cải tạo tập tục lạc hậu trong ma chay tiếp tục được triển khai.  Về cơ sở hạ tầng - Về giao thông được sự quan tâm hỗ trợ của trung ương cũng như đầu tư của tỉnh những năm gần đây mạng lưới giao thông trên địa bàn xã đã được tăng cường đầu tư nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và giao lưu kinh tế hàng hóa của người dân.Tổng đường giao thông trên địa bàn xã là 100km trong đó đường liên xã là 80km và đường liên thôn là 20km sự phát triển giao thông của xã trong những năm qua đã tạo ra bộ mặt kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đặc biệt kinh doanh dịch vụ, giải phóng mặt bằng trong xây dựng giao thông cũng rất thuận tiện
  34. 26 Tuy nhiên hệ thống thoát nước mưa trong xã vẫn chưa được hoàn chỉnh phần lớn là thoát nước tự thấm hoặc thoát nước vào các ao hồ xung quanh, đa phần số đường trong xã đều có rãnh thoát nước  Về thủy lợi Mặc dù là một xã có thế mạnh về ngành du lịch nhưng xã Sà Phìn đến nay vẫn chưa xây dựng được công trình thủy lợi và trạm bơm cũng như hồ chứa nước tại xã, người dân vẫn còn sử dụng nước mưa và nước giếng để sinh hoạt điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn trong quá trình tưới tiêu, hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân trong địa bàn xã.  Chợ Xã có một phiên chợ được mở vào các ngày 2.5.7 trong tuần, nhằm giúp cho người dân tại địa bàn xã giao lưu buôn bán các hàng hóa phục vụ cho cuộc sống của người dân và cũng giúp người dân tiếp cận các mặt hàng trên thị trường. 4.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn Xã Sà Phìn là một trong những xã của huyện Đồng Văn có tiềm năng du lịch khá lớn, với những lợi thế về tự nhiên như : cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, là nơi tập trung nhiều giá trị về văn hóa, những nét đặc sắc về các dân tộc, nơi lưu giữ công trình kiến trúc cổ bậc nhất Hà Giang điều này đang mở ra cho xã Sà Phìn những tiềm năng lớn để phát triển du lịch – dịch vụ. 4.2.1. Tiềm năng về thiên nhiên Ai đã một lần lên Hà Giang, mảnh đất địa đầu biên cương xa xôi, hẻo lánh này, chắc chắn sẽ không thể quên được vùng đất cổ xưa với bao câu chuyện huyền thoại truyền thuyết lịch sử về ông cha ta dựng nước và giữ nước nơi biên ải , nơi mà thiên nhiên vừa “cho” cái nghèo khó, vừa “tặng” lại một cảnh quan núi non, mây trời đến nao lòng.  Cao nguyên đá Đồng Văn Nói đến nơi đây là nói đến xứ sở của các loài hoa Bạc hà, hoa lê trắng muốt, hoa đào địa phương tím hang; đặc biệt là loài hoa Tam Giác Mạch, trời
  35. 27 đất đã ban cho con người và mảnh đất khô cằn chập chùng đá núi này một sắc màu hiếm có, cánh hoa từ lúc sinh ra cho đến khi tàn đủ ngũ sắc cầu vồng. Mùa hoa Tam Giác Mạch nở rộ vào gần cuối tháng mười sang tận gần giữa tháng 11 dương lịch. Trên các triền núi, dưới các thung lũng, bên những ngôi nhà trình tường của đồng bào các dân tộc Hmong. Vào tháng 12 năm 2010 cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là công viên địa chất toàn cầu , đây là một dấu ấn tiêu biểu về sự phát triển của huyện Đồng Văn. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, tự nhiên mang dáng vẻ hoang sơ và bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Hà Giang, Cao nguyên Đá Đồng Văn đã và đang tiếp tục được đầu tư để xứng đáng là Công viên Địa chất toàn cầu - “kiệt tác” thiên nhiên nơi cực Bắc và là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất nước ta đối với du khách trong nước và quốc tế. 4.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn  Dinh Thự Họ Vương Nằm ở phía sau con đường bên hàng cây sa mộc cao vút , chiếc cổng đá bề thế của Dinh Thự Họ Vương hay còn gọi là dinh thự Vua Mèo Vương Chính Đức - vị vua duy nhất được người dân ở đây suy tôn và cai quản 4 huyện vùng cao ở Sà Phìn hiện ra ngay trên đỉnh đồi , Kiến trúc dinh thự mô phỏng kiến trúc thành quách của nhà Thanh Trung Hoa, kết hợp với các hoa văn của người Hmông và chọn lọc với kiến trúc Pháp như các lò sưởi, lô cốt Dinh có 3 cung tiền, trung và hậu, với 64 phòng lớn nhỏ, có sức chứa khoảng 100 người. Điểm nhấn nữa của dinh là nghệ thuật điêu khắc trong các phần của dãy nhà, mang đậm dấu ấn của dòng họ Vương, dấu ấn của hoạt động buôn bán thuốc phiện. Nhiều chi tiết bằng đá của tòa nhà được chạm khắc cầu kì, khéo léo mang các biểu tượng cho sự phú quý, hưng thịnh. Những chân cột được chạm khắc hình cuống quả thuốc phiện to như cái chum, giống đến từng chi tiết, được mài cho thật bóng bằng bạc trắng. Các trụ cầu thang cũng là tác
  36. 28 phẩm điêu khắc bằng đá quý giá, mang bóng dáng của cây hoa anh túc. Các họa tiết trên xà nhà, trái nhà, các cánh cửa, cửa sổ chạm hình quả thuốc phiện tinh xảo, bắt mắt.  Lễ hội Gầu Tào Ở Sà Phìn mặc dù có một dân tộc duy nhất sinh sống nhưng đồng bào Hmong lại có một đời sống tinh thần, tâm linh rất phong phú và đa dạng, tạo nên truyền thống văn hóa Hmông với rất nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu thể hiện truyền thống của người Hmông chính là lễ hội Gầu Tào. Nhắc tới truyền thống văn hóa của người Hmông, không chỉ nói tới những tập quán canh tác, chăn nuôi, ăn ở mà còn ở tín ngưỡng, phong tục, tâm linh. Trong đó, tất cả những tín ngưỡng về sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần đều xoay quanh mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản và những tín ngưỡng đó đều được tái hiện qua lễ hội Gàu Tào ở Sà Phìn , Đồng Văn. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng có nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông. “Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân Đây là sinh hoạt tín ngưỡng gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ có những nghi thức thể hiện bản sắc văn hoá của người Mông. Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng thần như: thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, xôi, rượu Ngoài ra, nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây Nêu, bởi chính nghi lễ này báo hiệu cho mọi người biết gia chủ đang tổ chức lễ hội Gầu Tào. Tại địa điểm dựng Nêu cũng dựng hai
  37. 29 cọc gỗ to, cao, bên trên buộc một xà ngang dùng để treo chùm ngô và thóc, tượng trưng cho việc cầu sự no ấm của gia chủ. Địa điểm tổ chức do thầy cúng lựa chọn, thường là ở ngọn đồi hay trên mô đất cao. Cây Nêu là một cây tre cao vút, có nhiều lá, được trang trí thêm cờ ở xung quanh với nhiều sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng Khi dựng xong cây Nêu, gia chủ và thầy cúng sẽ làm lễ cúng ở ngay chân cột cây Nêu, mời tổ tiên và các thần linh về dự. Nội dung lời khấn của thầy cúng thể hiện mong ước của gia chủ về sự bình an, giàu có, xin các thần linh phù hộ cho có con, mọi thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh, kế tục tốt việc làm ăn. Trong lễ hội Gầu Tào, phần lễ trang nghiêm thì phần hội thể hiện rõ cái không khí náo nức của hội hè. Hội thường được tổ chức trên một khu đất đồi tương đối bằng phẳng hay trên các triền đồi, có cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho việc du xuân chơi núi của đồng bào. Phần hội là thời gian vui hơn cả. Gia chủ sẽ hát những bài hát ca ngợi bản mường, chúc tụng mọi người nhân dịp năm mới. Lẫn trong màu xanh của núi rừng là màu áo chàm của các chàng trai và sắc màu rực rỡ của váy áo các cô gái. Họ thổi khèn, múa khèn, mời nhau chén rượu ngô thịnh tình và cùng say trong tiếng khèn tha thiết, mời gọi không dứt Đây cũng là lúc những chàng trai, cô gái tổ chức những trò chơi truyền thống như: đánh yến, leo cột lấy bầu rượu tạo không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày Tết vùng cao. Cuộc vui kết thúc, thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, trời đất, thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn Nêu tưới khắp các hướng của đồi núi. Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi để thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn là nơi để người Mông thỏa mãn nhu cầu tinh thần, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh  Múa khèn mông Theo phong tục, khèn Mông gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày của đồng bào và mỗi cuộc đời của người Mông. Khèn là nhạc cụ độc đáo thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống; là vật linh thiêng trong các nghi lễ, lễ
  38. 30 hội của người Mông. Tiếng khèn đã trở thành một phương thức để người Mông chuyển tải, thổ lộ những tâm tư, nguyện vọng của mình. Với tiếng khèn bạn xuống chợ, chúc nhau những điều may mắn. Còn khi buồn, tiếng khèn chậm và trầm khiến người nghe xúc động. So với nhiều dân tộc khác, người HMông nói chung và đồng bào dân tộc Hmông tại xã Sà Phìn nói riêng còn giữ được khá nhiều nét sinh hoạt, phong tục tập quán truyền thống. Những món ăn không thể thiếu trong những phiên chợ vùng cao, tạo nên đặc sắc trong nền văn hóa truyền thống ấy là thắng cố, mèm mém, bánh hoa tam giác mạch, bánh ngô, mật ong Bạc Hà
  39. 31 4.2.3. Thủ công mỹ nghệ Từ xa xưa, đồng bào Hmông ở Hà Giang đã có nghề dệt vải lanh truyền thống, đáp ứng nhu cầu về trang phục hàng ngày. Với những họa tiết, màu sắc đa dạng, trang phục bằng thổ cẩm của phụ nữ Hmông luôn nổi bật, tạo nên nét riêng biệt, độc đáo, tô điểm cho bức tranh văn hóa đồng bào các dân tộc nơi miền cực Bắc Tổ quốc thêm hương sắc. Người Hmông có câu hát “Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/Gái xinh chưa biết cầm kim là hư”, những cô gái Hmông đến tuổi trưởng thành đều dệt vải lanh thành thạo; họ tự dệt cho mình những bộ quần áo đẹp nhất để mặc trong ngày hội, đi chơi chợ phiên và đặc biệt mặc trong ngày về nhà chồng. Dạo bước trên Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh phụ nữ Hmông trên tay họ có những búi lanh nhỏ để nối, cuốn sợi. Nghề dệt vải lanh trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống phụ nữ Hmông nơi đây. 4.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sà Phìn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 4.3.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn  Lượng khách đến du lịch tại xã Sà Phìn Từ năm 2010 Cao Nguyên Đá Đồng Văn được UNESCO chính thức công nhận là công viên địa chất toàn cầu,nơi này đã trở thành một địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến với Đồng Văn – Hà Giang. Số lượng khách du lịch biết đến huyện Đồng Văn nói chung và xã Sà Phìn nói riêng đã tăng lên đáng kể, Khách du lịch là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một địa phương có hoạt động du lịch cộng đồng , số lượng khách du lịch đến xã Sà Phìn có thể khái quát qua bảng sau :
  40. 32 Bảng 4.4 Số lượng khách du lịch đến xã Sà Phìn giai đoạn 2016-2018 (ĐVT : Lượt ) 2016 2017 2018 SL CC SL CC SL CC Chỉ tiêu năm (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng số 98.753 100 103.672 100 138.569 100 Khách quốc tế 9.867 9,99 11.874 11,45 13.687 9,88 Khách nội địa 88.886 90 91.798 88,55 124.882 90,12 (Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Qua bảng 4.4 ta có thể thấy tổng số lượng khách du lịch đến với Sà Phìn năm 2018 là 138.569 lượt khách Số lượng khách quốc tế tới thăm xã Sà Phìn năm 2016 là 9.867 lượt khách nhưng tới năm 2018 số lượng khách tăng lên một cách đáng kể là 13,687 lượt, đối với khách nội địa liên tục tăng qua các năm khách du lịch đến từ mọi miền của đất nước như : thủ đô Hà Nội, Sài Gòn, Tuyên Quang, Thái Nguyên đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, viên chức, và những du khách yêu thích nét đẹp truyền thống, thích khám phá và trải nghiệm.Các hình thức du lịch đến với Sà Phìn là du lịch tự do hoặc thông qua các công ty lữ hành,các tổ chức kinh doanh du lịch, họ đến với Sà Phìn mục đích thăm quan thiên nhiên, ngắm cao nguyên đá Đồng Văn khám phá Dinh Thự Họ Vương và cùng tìm hiểu về lịch sử của khu vực này. Đối với khác nước ngoài họ ưa thích du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên . Việt Nam là một điểm đến lý tưởng cho du lịch khám phá, đến với Sà Phìn họ có thể thử lòng can đảm với cao nguyên đá Đồng Văn bởi những đèo cao vực thẳm và cảnh sắc hùng vĩ ở cực Bắc. Bên cạnh đó với các hoạt động sản xuất, bản sắc văn hóa của các dân tộc, những nét văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên cũng là điểm thu hút du khách, những kỉ niệm khó quên, trải nghiệm thú vị là điểm nhấn để những ai đã đặt chân lên mảnh đất này đều muốn quay lại vào những dịp không xa.
  41. 33 4.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch  Cơ sở lưu trú Hệ thống cơ sở lưu trú là thành phần quan trọng của du lịch được xem là một tiền đề tạo nên sự thay đổi. Do đó trong mấy năm qua tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành dịch vụ du lịch được chú trọng đầu tư. Các nhà hàng ăn uống và nhà nghỉ, khách sạn đã và đang xây dựng nhiều, các dịch vụ đồ lưu niệm ngày càng phong phú và đa dạng.Hệ thống các cơ sở dịch vụ hàng ăn và lưu trú là thành phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng của mỗi khu du lịch, nhằm đảm bảo nhu cầu ăn uống và lưu trú của du khách đồng thời cũng tạo nên nguồn doanh thu lớn. Bảng 4.5 Một số cơ sở lưu trú tại xã Sà Phìn Cách tổ chức Quy mô TT Tên đơn vị Địa chỉ kinh doanh (phòng) Thôn Thành Ma 1 Homestay Dính Di Tự kinh doanh 5 Tủng 2 Nhà nghỉ Vàng Chúng Seo Sà Phìn A Tự kinh doanh 7 3 Nhà nghỉ Vàng Mí Pó Sà Phìn A Tự kinh doanh 5 4 Homestay Vàng Vừ Sà Phìn B Tự kinh doanh 6 5 Nhà nghỉ Sà Phìn Sà Phìn B Tự kinh doanh 10 6 Nhà Nghỉ A Pó Thành Ma Tủng Tự kinh doanh 10 7 Homstay Nhà Vương Sà Phìn A Tự kinh doanh 12 8 Hmong homestay Sà Phìn A Tự kinh doanh 9 9 Hoa Đá Homestay Sà Phìn B Tự kinh doanh 2 10 Nghỉ Triệu Xay Thành Ma Tủng Tự kinh doanh 4 11 Pờ Tư house Sà Phìn B Tự kinh doanh 7 12 Nhà nghỉ Bác Sính Sà Phìn A Tự kinh doanh 5 ( Nguồn : Số liệu điều tra 2018)
  42. 34 Hệ thống có sở lưu trú tại xã Sà Phìn tập trung chủ yếu ở đường chính như thôn Thành Ma Tủng, Sà Phìn A và Sà Phìn B với 12 cơ sở lưu trú quy mô từ 2 – 12 phòng, sở dĩ nơi lưu trú tập trung nhiều ở 3 thôn này là vì, đây là 3 thôn trọng điểm có tuyến đường đi thuận lợi, lại gần với khu di tích dinh thự Họ Vương rất thuận tiện cho du khách khi tới thăm quan, tìm hiểu văn hóa, đời sống người dân địa phương. Lượng khách du lịch đến với Sà Phìn tương đối cao nhưng do nhu cầu ở qua đêm còn thấp nên công xuất sử dụng phòng vẫn còn ở mức trung bình khoảng 50%, tuy nhiên vào các mùa lễ hội trong năm đối với huyện Đồng Văn nói chung và xã Sà Phìn nói riêng lượng khách tương đối đông nên vấn đề hết phòng vẫn luôn xảy ra, bằng những chính sách thông thoáng. UBND xã Sà Phìn đã cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình có đủ điều kiện và mong muốn tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, với ý chí vươn lên làm giàu các hộ dân cũng đã tu sửa lại nhà cửa, sẵn sang đón tiếp khách du lịch,với hình thức tựu kinh doanh mang đến tính cạnh tranh lớn cho các hộ gia đình tham gia, góp phần quảng bá cho các đơn vị cũng như địa phương với du khách gần xa. Ngoài ra trên địa bàn xã Sà Phìn còn có loại hình kinh doanh du khách đến với Sà Phìn tham quan du lịch và ở tại nhà dân, cùng người dân tham gia các hoạt động hàng ngày như : làm bánh hoa tam giác mạnh, thêu lanh, tham quan các khu nuôi ong bạc hà  Cơ sở dịch vụ bán hàng Tại xã Sà Phìn có khá nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống bán hàng từ bình dân đến cao cấp, các món ăn đặc sản mang đậm nét truyền thống của vùng cao nguyên đá, song bên cạnh đó để làm thực đơn thêm phong phú các nhà hàng cũng không bỏ qua những món ăn đơn giản để có thể làm hài lòng khẩu vị của từng vị khách Hầu hết các cơ sở kinh doanh đều nằm ven đường, thoáng mát,phục vụ nhiệt tình chu đáo, tuy nhiên khả năng giao tiếp, phục vụ khách nước ngoài còn hạn chế điều này làm ảnh hưởng không ít đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài khi đến với Sà Phìn.
  43. 35 Ngoài ra du khách còn có thể thưởng thức các món ăn truyền thống cùng với các hộ gia đình tại địa phương thông qua hoạt động du lịch “ homestay” du khách được tham gia trải nghiêm các hoạt động hàng ngày cùng với hộ gia đình. Bảng 4.6. Tống hợp một số hộ kinh doanh tại xã Sà Phìn Stt Điểm bán hàng Địa điểm Hình thức kinh doanh 1 Vàng Chả Pơ Thành Ma Tủng Dịch vụ ăn uống 2 Sùng Pả Chơ Thành Ma Tủng Hàng tạp hóa, giải khát, bia, rượu 3 HTX Thổ cẩm Sà Phìn Thành Ma Tủng Thêu, may,bán hàng thổ cẩm 4 Làu Thị Kía Thành Ma Tủng Bánh hàng tạp hóa, bia hơi, giải khát 5 Làu Thị Kía Thành Ma Tủng Bánh hàng tạp hóa, bia hơi, giải khát 6 Vàng Mí Hờ Thành Ma Tủng Bán hoa quả 7 Sùng Pả Chơ Thành Ma Tủng Dịch vụ ăn uống 8 Sùng Su Cáy Thành Ma Tủng Bán đồ lưu niệm 9 Giang Nhía Chứ Sà Phìn A Bán đồ lưu niệm (ba lô mũ, áo ) 10 Vàng Sè Dia Sà Phìn A Bán các loại hạt thảo dược 11 Vàng Súa Lía Sà Phìn A Dịch vụ ăn uống 12 Sùng Vả Súng Sà Phìn B Sinh tố. giải khát . cafe 13 HTX mật ong Bạc Hà Sà Phìn B Bán mật ong bạc hà (Nguồn : Số liệu điều tra 2018) Qua bảng 4.6 ta có thể thấy hệ thống điểm bán hàng và các dịch vụ ở Sà Phìn khá phong phú với các loại hình kinh doanh khác nhau như ăn uống, bán đồ lưu niệm, trưng bày sản phẩm thổ cẩm chủ yếu tập trung ở các thôn thuộc trung tâm xã, các điểm kinh doanh này có đầy đủ các tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đội ngũ phục vụ đón tiếp nhiệt tình, chu đáo, cách bố trí không gian đơn giản nhưng lại mang hơi hướng dân tộc hứa hẹn những trải nghiệm đầy thú vị và độc đáo của người dân tộc thiểu số.
  44. 36 4.3.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ điều tra. 4.3.3.1. Tình hình chung của các hộ điều tra Qua điều tra 80 hộ tham gia du lịch cộng đồng tại 3 thôn xã Sà Phìn ta thu được thông tin cơ bản của nhóm hộ điều tra như sau : Bảng 4.7. Thông tin chung về hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo – cận nghèo Tổng số hộ điều tra Hộ 26 40 14 I Tổng số lao động Người 68 85 66 II Tổng số độ tuổi tham gia Dưới 15 tuổi Người 6 4 7 Từ 15 – 60 tuổi Người 54 72 53 Trên 60 tuổi Người 8 9 6 III Trình độ học vấn của người lao động Mù chữ Người 2 2 15 Cấp I Người 8 10 28 Cấp II Người 18 20 12 Cấp III Người 24 40 10 TC – CĐ Người 13 12 1 ĐH Người 3 1 0 IV Nghề nghiệp Nông nghiệp % 18% 43% 66% Phi nông nghiệp % 82% 57% 34% ( Nguồn : Tổng hợp từ số điệu điều tra ) Qua bảng 4.7 cho thấy : Trong tổng số 80 hộ điều tra có 26 hộ khá, 40 hộ trung bình và 14 hộ nghèo – cận nghèo. Tổng số lao động của hộ khá là 68 người, hộ trung bình 85 người, hộ nghèo – cận nghèo 66 người.
  45. 37 Với tổng số 80 hộ điều tra được chia ra thành 3 nhóm độ tuổi tuổi tham gia du lịch cộng đồng là dưới 15 tuổi, từ 15 – 60 tuổi, trên 60 tuổi. Trong tổng số 68 nhân khẩu thuộc hộ khá có 6 nhân khẩu dưới 15 tuổi, 54 nhân khẩu từ 15 - 60 tuổi và 8 nhân khẩu trên 60 tuổi. Tổng số 85 nhân khẩu thuộc hộ TB có 4 nhân khẩu dưới 15 tuổi, 72 nhân khẩu từ 15 – 60 tuổi, 9 nhân khẩu trên 60 tuổi. Còn lại 66 nhân khẩu thuộc hộ nghèo – cận nghèo có 7 nhân khẩu dưới 15 tuổi, 53 nhân khẩu từ 15 – 60 tuổi, 6 nhân khẩu trên 60 tuổi. Độ tuổi từ 15 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ nhân khẩu cao nhất vì độ tuổi này vẫn có thể đi học nâng cao trình độ dân trí và nhận thức tốt. Trình độ học vấn của các nhóm hộ điều tra ở mức trung bình, tỉ lệ số lao động mù chữ ở nhóm hộ nghèo – cận nghèo chiếm tỷ lệ cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại nguyên nhân chủ yếu là do nhóm hộ này là những người dân gắn bó với nghề nông do không có điều kiện đi học. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch tập trung chủ yếu vào nhóm học vấn cấp II và cấp III, tuy trình độ học vấn của nhóm hoạt động du lịch chưa cao, song các chính sách đào tạo tập huấn nâng cao kỹ năng tại thung lũng Sà Phìn đã giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình. Lao động nông nghiệp của các hộ nghèo – cận nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất ( 66% ), nguyên nhân là do nhóm hộ này không có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiếu kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ. Lao động phi nông nghiệp ở nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ cao nhất (82%), do nhóm hộ này có thuận lợi về vốn đầu tư, trình độ dân trí phát triển hơn hai nhóm hộ còn lại. Nông nghiệp và phi nông nghiệp của nhóm hộ trung bình chiếm tỉ lệ tương đối đồng đều ( 43%, 57%) 4.3.3.2. Thời gian tham gia vào hoạt đông du lịch cộng đồng của hộ điều tra Thời gian tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của các hộ điều tra cũng là một trong những yếu tố tác động đến kinh nghiệm và nâng cao chất lượng dịch vụ của các hộ điều tra .
  46. 38 Bảng 4.8: Thời gian tham gia hoạt động du lịch của người dân trên địa bàn xã Sà Phìn Thời gian tham gia Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Dưới 2 năm 33 41,25 Từ 3 năm đến 4 năm 47 58,75 ( Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra 2018) Qua bảng 4.8 ta thấy : Hoạt động du lịch cộng đồng mới xuất hiện trên địa bàn xã 3-4 năm, đa số các hộ được điều tra tham gia hoạt động du lịch từ 3-4 năm chiếm 58,75%. Vì du lịch cộng đồng mới được hình thành và phát triển những năm gần đây là nguyên nhân là do đến năm 2010 huyện Đồng Văn mới được công nhân Công Viên điạ Chất Toàn Cầu chính vì vậy mô hình làng du lịch cộng đồng được triển khai tại địa phương gắn liền mới mô hình xây dựng nông thôn mới, các hộ này được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật kỹ năng ngoại ngữ,kỹ năng maketing du lịch, kỹ năng áp dụng du lịch vào lưu trú tại gia Du lịch cộng đồng giúp bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương : văn hóa bản địa là một trong những nguồn gốc tài nguyên quan trọng, đặc biệt là văn hóa phi vật thể tồn tại dưới dạng phong tục, tập quán, canh tác dưới dạng, sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Đối với xã Sà Phìn, cho đến nay, văn hóa bản địa đã phần nào được khai thác để tạo nên một dạng du lịch văn hóa đặc sắc : Lưu giữ nét văn hóa văn nghệ dân gian của người dân tộc Hmông với các loại hình văn nghệ truyền thống như: múa khèn, thổi lá, múa ô, sáo mèo Song bên cạnh đó du lịch cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương cải thiện đời sống văn hóa của người dân nơi đây. 4.3.3.3. Dịch vụ và sản xuất dịch vụ của các hộ điều tra Các loại hình du lịch trên địa bàn xã Sà Phìn vô cùng đa dạng, tuy nhiên một nửa số hộ của xã đã tham gia du lịch cộng đồng , các hộ còn lại chủ yếu là
  47. 39 làm nông nghiệp, hoạt động du lịch được thực hiện vào những lúc nông nhàn vì vậy du lịch mang tính thời vụ Các hoạt động du lịch của các hộ đã điều tra được thể hiện thông qua bảng sau : Bảng 4.9. Hoạt động du lịch của các hộ điều tra trên địa bàn xã Sà Phìn Các hoạt động du lịch Số hộ tham gia( hộ ) Tỉ lệ ( %) Cung cấp dịch vụ lưu trú 12 15 Cung cấp quà lưu niệm 32 40 Cung cấp dịch vụ ăn uống 22 27,5 Hướng dẫn viên du lịch 7 8,75 Hoạt động biểu diễn 7 8,75 (Nguồn : Số liệu điều tra 2018) Qua bảng trên ta thấy hoạt động chủ yếu là hình thức cung cấp quà lưu niệm (40%) và cung cấp dịch vụ ăn uống (27,5 %) đây là những hoạt động tạo ra thu nhập cao không đòi hỏi kỹ năng hay kinh nghiệm hơn nữa các hộ cũng cấp quà lưu niệm chỉ bán các sản phẩm liên quan đến vải lanh ( túi thêu, vỏ gối, ba lô ) và các sản phẩm như mật ong bạc hà tất cả đều là những sản phẩm do chính người dân nơi đây làm ra nó lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Hmông. Đến với Sà Phìn du khách sẽ được đón tiếp tận tình bởi người dân địa phương họ có thể là một hướng dẫn viên du lịch cho du khách từ phương xa đến. Tuy nhiên trong 80 hộ tham gia du lịch cộng đồng được điều tra thì có 7 hộ tham gia với tỷ lệ 8,75% mặc dù tỉ lệ không cao nhưng những người dân này là những lao động được học qua trường lớp về những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp cũng như ứng xử với khách hàng, họ tự tin hơn, mạnh dạn giới thiệu với du khách về những nét đặc sắc của quê hương mình. Ngoài những hoạt động trên còn có những hoạt động như : cung cấp dịch vụ lưu trú và hoạt động biểu diễn với tỉ lệ lần lượt là 15% và 8.75%, qua đây cho thấy các dịch vụ ở xã Sà Phìn cũng khá phát triển và đa dạng.
  48. 40 4.3.3.5. Doanh thu của du lịch từ các hộ điều tra Du lịch là nguồn kinh tế đem lại thu nhập khá lớn cho các đối tượng tham gia kinh doanh hoạt động du lịch. Đối với các hộ điều tra tại xã Sà Phìn du lịch cũng góp một phần trong nguồn thu của các hộ điều này được thể hiện qua bảng 4.10 : Bảng 4.10. Doanh thu trung bình của các nhóm hộ điều tra xã Sà Phìn (TB/hộ/tháng ) ĐVT :1000đồng Nhóm hộ Nhóm hộ nghèo Chỉ tiêu Nhóm hộ khá trung bình – cận nghèo Nông nghiệp 2.560 2.230 1.867 Chăn nuôi 3.220 2.410 0 Du lịch 8.100 6.450 3.080 Tổng 13.880 11.090 4.947 ( Nguồn : Số liệu điều tra 2018 ) Nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình có tổng thu nhập lần lượt là 13.880.000 đồng/hộ/tháng và 11.090.000 đồng/hộ/tháng. Trong đó du lịch là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu cao nhất trong những nhóm hộ này. Có thể thấy nguồn thu từ du lịch cao nhất ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo là 4.947.000 đồng/hộ/tháng. tuy nhiên vẫn thập hơn so với hai hộ còn lại, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn lực của nhóm hộ này còn hạn chế ít lao động, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và số đông trong nhóm hộ này còn có người đi xuất khẩu lao động nước ngoài và làm công nhân ở các công ty điện tử. Ở cả 3 nhóm hộ này đều có những dịch vụ du lịch khác nhau. mỗi dịch vụ đều đem lại thu nhập khác nhau cho các nhóm hộ. Thu nhập từ các hoạt động du lịch của hộ được điều tra thể hiện trong bảng 4.11.
  49. 41 Bảng 4.11. Thu nhập hộ gia đình từ hoạt động du lịch cộng đồng của xã Sà Phìn (TB/hộ/tháng) ĐVT : 1000đồng Nhóm Nhóm hộ Nhóm hộ nghèo STT Nội dung hộ khá TB – cận nghèo 1 Lưu trú 1.300 950 800 2 Ăn uống 2.000 1.500 880 3 Hướng dẫn viên 1.200 1.100 0 4 Quà lưu niệm 2.200 1.800 1.200 5 Biễu diễn nghệ thuật 400 400 200 6 Cho thuê phương tiện 1.000 700 0 Tổng 8.100 6.450 3.080 ( Nguồn : Số liệu điều tra 2018) Qua bảng cho ta thấy : Đối với nhóm hộ khá thu nhập của các hộ từ hoạt động du lịch trung bình năm là 8.100 đồng/tháng/hộ, nhóm hộ này có dịch vụ du lịch phong phú,lưu trú, ăn uống, quà lưu niệm cho thuê phương tiện, trong đó hoạt động ăn uống và quà lưu niệm mang lại thu nhập khá cao,thu nhập tư dịch vụ lưu trú chưa cao vì chưa có sự đầu tư, chưa thu hút được khách du lịch đến với Sà Phìn dịch vụ lưu trú chỉ cho thu nhập ở mức là 1.300đồng/tháng/hộ, dịch vụ cho thuê phương tiện mang lại thu nhập không cao 1.000.000 đồng/tháng/hộ nguyên nhân là do khách du lịch đến với xã Sà Phìn đều là khách vãn lai. Đối với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ cận nghèo các dịch vụ du lịch còn chưa phong phú nên thu nhập từ hoạt động du lịch còn thấp,thu nhập từ hoạt động du lịch của hai nhóm này lần lượt là 6.450.000 đồng/tháng/năm và 3.080đồng /tháng/hộ. hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho hai nhóm hộ này là bán các sản phẩm đặc sản liên quan đến dệt lanh hoặc mật ong bạc hà. Các dịch vụ của nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo còn chưa đem lại thu nhập cao vì cả hai nhóm hộ này còn gặp khó khăn về vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quảng bá sản phẩm do vậy nguồn thu chủ yếu của hai nhóm hộ này là trồng trọt và chăn nuôi.
  50. 42 Tuy nhiên trong phần bảng 4.10 và bảng 4.7 đã thể hiện rất rõ rằng dịch vụ du lịch cộng đồng chỉ chiếm 1/3 trong tổng số các ngành mà hiện tại xã Sà Phìn đang thực hiện vì nguồn thu chủ yếu của xã vẫn là nông nghiệp và chăn nuôi nên thu nhập từ dịch vụ chỉ dừng ở con số trung bình 2.000 – 3.000 đồng mỗi tháng , song bên cạnh đó số lao động tham gia còn hạn chế có thể thấy ở bảng thống kê số lao động tham gia du lịch của các hộ trong một gia đình có trung bình ít nhất 4 thành viên thì chỉ có 1-2 thành viên tham gia vào du lịch , các thành viên còn lại sẽ tham gia vào các ngành khác hoặc làm công nhân ở các xí nghiệp . Du lịch mang lại cho các hộ một nguồn thu nhập nhất định, cải thiện đời sống cho gia đình, góp phần vào quá trình xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên du lịch còn mang tính thời vụ,chỉ tập trung vào mùa đầu năm, giữa năm và mùa lễ hội mới đem lại nguồn thu nhập cao cho hộ, vì vào thời gian đầu năm có nhiều hoạt động đón xuân thu hút được du khách, mùa giữa năm có nhiều bạn học sinh, sinh viên được nghỉ hè nên các bạn đến tham quan, nghỉ mát. Thực hiện các chuyến đi phượt thú vị. Do vậy cần mở rộng loại hình dịch vụ để phát triển du lịch vào các thời điểm khác nhau trong năm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các hộ. Bảng 4.12. Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000 đồng Nhóm hộ Nhóm hộ Nhóm hộ TT Hạng mục chi phí khá- giàu TB nghèo-cận nghèo 1 Trả lương nhân viên 2.133 1.500 485 2 Maketing,quảng cáo 123 70 25 3 Khấu hao tài sản cố định 220 78 0 4 Các nguyên vật liệu 2.040 1.753 900 5 Điện,nước 300 284 172 6 Các khoản thuế 152 97 35 7 Chi phí khác 230 101 219 Tổng 5.198 3.883 1.836 (Nguồn : Số liệu điều tra 2018 )
  51. 43 Chi phí cho các hoạt động du lịch của nhóm hộ khá cao hơn so với nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Vì các loại hình dịch vụ của nhóm hộ khá quy mô lớn hơn nên chi phí cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Trong nhóm hộ khá có nhiều hộ kinh doanh phực vụ ăn uống, lưu trú và bán quà lưu nhiệm nên chi phí cho nguyên vật liệu, thuê nhân viên và điện nước khá cao, trong đó chi phí cao nhất danh cho nguyên vật liệu trung bình 2.040.000 đồng/tháng/hộ, nguyên vật liệu ở đây chủ yếu là thực phẩm dành cho chế biến của các cơ sở ăn uống chi phí cho điện nước, trả lương cho nhân viên trung bình 2.133.000 đồng/tháng/ hộ Chi phí cho maketing và quảng cáo chủ yếu là chi phí làm biển quảng cáo. Chi phí cho nhóm hộ khá trung bình 123.000 đồng/tháng/hộ. Một số chi phí khác như : chi phí học tập nâng cao tay nghề cũng không nhiều, lần lượt là 219.000đồng/hộ/tháng,101.000đồng/hộ/tháng đối với hộ TB, và 230.000đồng/hộ/tháng đối với hộ khá. Do việc đầu tư vào các loại hình dịch vụ của các hộ không giống nhau nên lợi nhuận mà du lịch đem lại cho mỗi nhóm hộ cùng khác nhau, lợi nhuận từ du lịch mang lại cho từng nhóm hộ được thể hiện trong bảng sau. Bảng 4.13 Lợi nhuận của các hộ tham gia hoạt động du lịch (TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Nhóm hộ khá Nhớm hộ TB Nhóm hộ nghèo Doanh thu 8.100 6.450 3.080 Tổng chi phí 5.198 3.883 1.836 Lợi nhuận 2.902 2.567 1.244 ( Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Qua bảng trên ta thấy : cùng với sự phát triển của du lịch mà đời sống của người dân cũng được cải thiện hơn , Có thể nói đến Hà Giang mùa nào
  52. 44 cũng đẹp. Nếu như mùa xuân là sắc hồng nhẹ bung với hoa đào, hoa mận,thì mùa hạ lại là mảng xanh non mỡ màng của những ruộng ngô mọng bắp, mùa thu là lúa chín vàng ươm như khoác trên mình chiếc áo mùa nắng, mùa đông là mùa hoa tam giác mạch ngủ ngàn trên sườn núi đá bung nở , nơi đó ước hẹn những bước chân ngao du một loài hoa làm say đắm, nhớ nhung mỗi khi trở về. Tuy nhiên, du lịch Hà Giang mùa đẹp nhất mà mọi người hay lựa chọn đi là mùa đông – mùa của hoa tam giác mạch – tiếng gọi từ bản tình ca của đá. Còn nói đến Sà Phìn là nói đến thung lũng nằm giữa xã Lũng Cú và thị trấn Đồng văn nên vì vậy du lịch kéo dài quanh năm nên thu nhập của người dân trong các hộ tham gia du lịch luôn đồng đều , tuy nhiên sẽ có sự chênh lệch nhẹ nhưng không đáng kể. Điều này thể hiện rõ đối với nhóm hộ khá đạt trung bình là 2.902.000đồng/tháng/hộ, lợi nhuận thu được chủ yếu là từ hoạt động bày bán đồ lưu niệm các sản phẩm đặc sản và hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống với sự đầu tư về quy mô, chất lượng và maketing quảng cáo từ dịch vụ của mình đến du khách nhóm hộ này đã đạt được mức lợi nhuận khá cao từ hoạt động du lịch. Đối với nhóm hộ trung bình do sự đầu tư về quy mô ở mức vừa và nhỏ nên mức thu nhập chỉ dừng ở con số 2.567.000 đồng/tháng/hộ. Đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch ở mức rất thấp do chưa có vốn để đầu tư quy mô còn nhỏ lẻ chủ yếu là bày bán gian hàng sản phẩm tại khu du lịch nên mức lợi nhuận thu về là 1.244.000đồng/tháng/hộ. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tăng thêm thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng động tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 4.4.1. Những thuận lợi trong phát triển du lịch cộng đồng Ý kiến của các hộ điều tra về lợi ích của du lịch được thể hiện qua bảng 4.14
  53. 45 Bảng 4.14. Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch Lợi ích Số ý kiến Tỷ lệ Tăng thu nhập cải thiện đời sống 51 63,75 Tạo công ăn việc làm 35 43,75 Được hưởng ưu đãi của địa phương 30 37,5 nâng cao kiến thức 29 26,25 Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 13 16,25 (Nguổn : Tổng hợp số liệu điều tra 2018) Qua bảng trên ta thấy hoạt động du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là tăng thu nhập cải thiện đời sống chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,75%, nguyên nhân là do du lịch là ngành được xem là nhàn hạ và có thu nhập cao không phân biệt lứa tuổi tham gia thông qua các hình thức kinh doanh : ăn uống, bán đồ lưu niệm, cung cấp dịch vụ lưu trú, hướng dẫn viên, Theo số liệu điều tra có tới 43,75% ý kiến cho rằng hoạt động du lịch tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người dân trên địa bàn đặc biệt vào mùa du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cho người dân công ăn việc làm cải thiện đời sống mà còn giúp những hộ tham gia vào hoạt động du lịch được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước và chính quyền địa phương như : tập huấn, hỗ trợ vay vốn, du lịch phát triển còn mang lại cho người dân một số kiến thức hiểu biết, nâng cao kiến thức của họ về môi trường và xã hội. 4.4.2. Những khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng Du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng nhưng song bên cạnh đó người dân cũng gặp phải một số khó khăn nhất định những khó khăn mà người dân xã Sà Phìn gặp phải được thể hiện qua bảng sau :
  54. 46 Bảng 4.15. Một số khó khăn của người dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng Khó khăn Số ý kiến Tỷ lệ Thiếu kinh nghiệm 34 42,5 Thiếu vốn 28 35 Ngoại ngữ 38 47,5 Không có sự hỗ trợ 11 13,75 (Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Qua bảng 4.15 ta thấy, khó khăn lớn nhất của người dân khi tham gia hoạt động du lịch là thiếu ngoại ngữ chiếm tới (47,5%) vì đa số người dân tham gia hoạt động du lịch đều là những lao động trong ngành nông nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân thiếu kinh nghiệm khi tham gia du lịch cộng đồng ( chiếm 42,5%) như : thiếu kinh nghiệm trong tiếp đón đoàn khách tham quan, thiếu kinh nghiệm trong ứng xử giao tiếp, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, nguyên nhân là do người dân địa phương chưa tham gia vào các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng. Vốn cũng là khó khăn tương đối lớn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch ( 35%). Họ thiếu vốn trong việc phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, cơ sở lưu trú, Còn một số ít hộ dân gặp khó khăn khi không nhận được sự hỗ trợ, đây chủ yếu là những hộ không tham gia vào các buổi họp, tuyên truyền về du lịch, giới thiệu triển khai các chính sách ưu đãi cho những hộ tham gia. Nên họ không nắm bắt được những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương.
  55. 47 4.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch ở xã Sà Phìn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang 4.5.1. Định hướng phát triển du lịch ở xã Sà Phìn , huyện Đồng Văn . Xuất phát từ bối cảnh trong nước và quốc tế, mục tiêu phát triển du lịch bền vững của xã Sà Phìn huyện Đồng Văn và năng lực nội tại của ngành du lịch tỉnh Hà Giang, em đưa ra một số quan điểm phát triển du lịch của Sà Phìn trong thời gian tới như sau: - Phát triển du lịch với một vị thế mới là một ngành kinh tế động lực, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. - Phát triển bền vững du lịch cảnh quan, du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống, kết hợp phát triển du lịch sinh thái gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng. - Phát triển du lịch toàn diện cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó du lịch quốc tế là hướng chiến lược lâu dài, du lịch nội địa là then chốt; đảm bảo hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội; gắn với việc xóa đói giảm nghèo trên cơ sở phát triển du lịch cộng đồng. - Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch cần trú trọng công tác đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên ngành du lịch. - Song bên cạnh đó nâng cao trình độ dân trí xã hội , tập trung mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức , hoàn thiện kỹ năng giao tiếp , mở các lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ cơ bản để giúp những hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch có thêm kiến thức về ngoại ngữ -Đối với Sà Phìn thiếu kinh nghiệm là một trong những thách thức khá lớn , chính vì vậy cán bộ địa phương nên thảo luận và đưa những hộ du lịch điển hình trong xã đến thăm quan học tập ở một số địa phương có mô hình du lịch cộng đồng đã và đang phát triển .
  56. 48 - Phát triển khu du lịch xã Sà Phìn gắn liền với khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch, gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa và tự nhiên, coi trọng việc bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững. 4.5.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng động tại xã Sà Phìn huyện Đồng Văn * Công tác quản lý Nhà nước về du lịch: Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương tạo sự thống nhất, chuyển biến nhận thức về phát triển du lịch. - Tiến hành lập và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch theo quan điểm phát triển du lịch bền vững, đảm bảo phát triển du lịch có quy hoạch, thực hiện mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu phát triển du lịch bền vững. * Công tác tuyền truyền, quảng bá, xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch. - Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, cộng đồng dân cư đối với việc bảo vệ TN & MT du lịch; giữ gìn, bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc phục vụ phát triển du lịch. - Trong những năm tới cần tập trung khai thác thị trường khách nội địa, liên kết hợp tác phát triển du lịch bốn tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn,,Thái Nguyên, Tuyên Quang - Hợp tác xây dựng ấn phẩm quảng bá du lịch; các chương trình, tour tuyến du lịch tập trung vào các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử; du lịch cộng đồng, gắn du lịch với việc đáp ứng các nhu cầu về tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, ẩm thực, mua sắm . - Tăng cường các buổi tập huấn về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp để các hộ tham gia hoạt động du lịch có thể học tập và trau dồi cho bản thân những kiến thức về du lịch
  57. 49 - Tổ chức các buổi thăm quan mô hình du lịch cộng đồng tại các tỉnh lân cận để từ đó rút ra bài học và kinh nghiệm cho chính mô hình du lịch tại xã Sà Phìn. * Tăng cường cơ sở vật chất cho du lịch Đầu tư xây dựng mở rộng các quy mô và số lượng các dịch vụ lưu trú đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ ngủ của khách du lịch. Cần chú ý đến kết cấu hạ tầng và kiến trúc xây dựng để phù hợp với cảnh quan, triển khai thi công sửa chữa một số kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch Những phong tục tập quán, văn hóa địa phương những trò chơi dân gian cần có kế hoạch biện pháp phù hợp để duy trì và không ngừng làm phong phú các giá trị này tránh mai một, biến dạng. Tăng cường mở rộng hợp tác thu hút vốn đầu tư tài trợ của doanh nghiệp,doanh nhân trong nước và ngoài nước chú trọng các tổ chức chính phủ, phi chính phủ tài trợ cho phát triển về quy hoạch. * Về nguồn vốn Nguồn vốn là một trong những khó khăn thiết yếu của người dân trong địa bàn xã Sà Phìn đặc biệt là các nhóm hộ nghèo và cận nghèo vì vậy chính quyền địa phương của xã nên có những chính sách vay vốn để người dân tham gia hoạt động du lịch có cơ hội đầu tư vào cơ sở vật chất , phát triển quy mô sản xuất kinh tế khi tham gia vào du lịch cộng đồng * Về đào tạo nhân lực - Đẩy mạnh việc liên kết với một số trường đại học, cao đẳng hàng năm thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, ngoại ngữ nhằm củng cố lực lượng làm du lịch cả về lượng và chất, không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ. - Với cộng đồng dân cư, phải tuyên truyền giáo dục du lịch cộng đồng, mở lớp về văn minh giao tiếp, ứng xử với khách du lịch; tăng cường nhận thức
  58. 50 của người dân đối với lợi ích phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch của địa phương. Tiềm năng du lịch xã Sà Phìn huyện Đồng Văn là rất lớn, để khai thác phát huy được còn nhiều việc phải làm, nhiều khó khăn phải vượt qua. Vì vậy, vấn đề du lịch đang rất cần sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ giúp đỡ của các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp nhất là đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực du lịch. * Về bảo vệ môi trường Du lịch phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Song việc phát triển du lịch cũng như bất kỳ một ngành kinh tế nào khác đều có quan hệ đến tài nguyên và môi trường theo hai hướng tích cực và tiêu cực. - Đối với môi trường tài nguyên thiên nhiên: Cần khắc phục những tác động tiêu cực như: + Tình trạng chất thải của khu du lịch, điểm du lịch. Biện pháp khắc phục là tổ chức thu gom, xử lý chất thải cho các khu du lịch, điểm du lịch. Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, giảm thiểu môi trường ô nhiễm. - Thường xuyên tuyên truyền giáo dục về công tác bảo vệ môi trường cho nhân dân trong vùng dự án, cho những người làm công tác du lịch và khách du lịch, điểm du lịch và động viên nhân dân địa phương bản địa cùng tham gia làm công tác bảo vệ môi trường.
  59. 51 Phần 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua việc nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống người dân . Từ đó đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sà Phìn tôi có những kết luận sau : - Sà Phìn là một xã hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Lưu giữ một công trình kiến trúc cổ đại được tọa lạc trong một thung lũng cách huyện Đồng Văn không xa, Sà Phìn đang là một trong những điểm đến lý tưởng nhất của khách du lịch, hoạt động du lịch của xã ngày càng phát triển thu hút rất nhiều du khách trong nước và ngoài nước, năm 2018 đã thu hút trên 138.569 lượt khách trong đó có cả khách nội địa và quốc tế. Khí hậu thời tiết tại nơi đây vô cùng ôn hòa, mỗi một mùa lại có một vẻ đẹp khác nhau, phù hợi cho khách đến thăm quan du lịch, trải nghiệm cuộc sống và thưởng thức khí hậu mát mẻ tại đây. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phực vụ du lịch cũng đáp ứng được nhu cầu của du khách, dịch vụ và sản phẩm phục vụ du lịch cũng tương đối đa dạng phong phú mang những nét đặc trưng của mảnh đất Sà Phìn. Du lịch mang lại việc làm cho người lao động giúp người dân tăng cao hơn người dân có thêm kỹ năng, kiến thức cho đời sống sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống và đặc biệt giảm thiểu tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã. Du lịch góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao giá trị cảnh quan cho xã Sà Phìn. Tuy nhiên, khi tham gia vào hoạt động du lịch người dân còn gặp một số khó khăn như : thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng ngoại ngữ vì vậy trong khóa luận của mình tôi đã đề xuất một số giải pháp để khắc phục những khó khăn trên.
  60. 52 5.2. Kiến nghị Đối với nhà nước : - Cần được áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích,ưu đãi cao nhất mà nhà nước ban hành về đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã theo hướng hiện đại, thúc đẩy du lịch Sà Phìn phát triển. - Tổng cục du lịch phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch đầu tư giúp đỡ huyện Đồng Văn xã Sà Phìn về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Hỗ trợ ngân sách, cấp kinh phí cho tỉnh để đầu tư sở sở hạ tầng giao thông đồng bộ, cơ sở vật chất kĩ thuật hỗ trợ, phục vụ cho ngành du lịch. - Nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình hoạt động du lịch. Đối với tỉnh, chính quyền xã : - Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thuận lợi, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng, các dự án lớn về du lịch - dịch vụ tại khu du lịch. - Đồng thời, siết chặt hơn hoạt động quản lý và kiểm soát giá cả của các đơn vị kinh doanh du lịch. - Đầu tư nguồn kinh phí cho hoạt động phát triển du lịch, nhất là cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và có kế hoạch đào tạo đội ngũ, bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch được học tập, nâng cao trình độ đào tạo các địa phương trong nước và quốc tế. Đối với người dân địa phương : Để phát triển kinh tế hộ gia đình chính bản thân người dân phải thay đổi trở nên năng động và sáng tạo hơn trong mọi lĩnh vực, xóa bỏ hoàn toàn những cái cũ chấp nhận những cái mới vượt lên chính mình không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức trau dồi cho bản thân trở nên hoàn thiện hơn,
  61. 53 Từ đó mỗi gia đình cộng đồng xây dựng cho mình chiến lược phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh việc sử dụng tối đa lợi ích nguồn tài nguyên sẵn có phải có ý thức giữ gìn bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. phát triển du lịch song song với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn háo bản địa truyền thống.
  62. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Nguyễn Đức Hoa Cương – Bùi Thanh Hương (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, khoa Quản Trị kinh doanh và du lịch trường Đại Học Hà Nội 2. Phạm Trung Lương (2010), Tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng, Viện nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục du lịch 3. Tổng cục du lịch Việt Nam ( 2010), Báo cáo tổng hợp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 4.Tổng cục du lịch (2005), Luật du lịch 5. UBND xã Sà Phìn, báo cáo kết quả công tác lãnh đạo thức hiện nhiễm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 phương hướng nhiệm vụ năm 2017. 6. UBND xã Sà Phìn, báo cáo kết quả công tác lãnh đạo thức hiện nhiễm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 phương hướng nhiệm vụ năm 2018. 7. UBND xã Sà Phìn, báo cáo kế hoạch đất sử dụng đến năm 20120, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu xã Sà Phìn. 8. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng 9. Bùi Hải Yến ( 2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục. II Tài liệu Internet 10. Http :// bhxhhoabinh.gov.vn/news/2081/ 11. 12. Nam/khoi nganh kinh te 13.
  63. PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu số : Thôn/xóm : . xã : .huyện Đồng Văn I Thông tin chủ hộ 1.1 Họ và tên chủ hộ : 1.2 Dân tộc : 1.3 Giới tính : 1.4 Tuổi : 1.5 Nghề nghiệp : . 1.6 Trình độ học vấn : 1.7 Phân loại hộ theo ngành nghề : Hộ thuần nông Hộ phi nông nghiệp Hộ kiêm 1.8 Phân loại hộ theo thu nhập : Hộ giàu Hộ khá Hộ cận nghèo Hộ nghèo 1.9 Thông tin về các thành viên trong hộ gia đình Tham gia vào Quan hệ Giới Trình độ Nghề Stt Họ và tên Tuổi hoạt động du lịch với chủ hộ tính học vấn nghiệp Có Không II Điều kiện sản xuất, kinh doanh của hộ
  64. 2 2.1 Đất đai Nguồn gốc Diện tích Loại đất Có từ Nhà nước Cha mẹ ( m2) Mua trước giao/ thuê cho 1 Đất đang sử dụng - Đất thổ cư -Đất nông nghiệp -Đất lâm nghiệp 2 Đất chưa sử dụng -Đất bằng -Đất đồi núi -Đất ao hồ III Các thông tin về hoạt động du lịch của hộ 3.1 Gia đình có tham gia vào hoạt động du lịch không ? Có Không 3.2 Năm gia đình bắt đầu tham gia vào hoạt động du lịch : 3.3 Hoạt động kinh tế chủ yếu trước khi tham gia hoạt động du lịch của hộ ? Nông nghiệp Thu nhập ( TB/tháng ): Lâm nghiệp Thu nhập (TB/tháng ) : Kinh doanh Thu nhập (TB/tháng ) : Khác : Thu nhập ( TB/tháng ) : 3.4 Lý do ông bà tham gia vào hoạt động du lịch ? Tăng thu nhập. cải thiện đời sống Tạo công ăn việc làm Được ưu đãi của chính quyền địa phương Theo phong trào của địa phương Nâng cao kiến thức Ý kiến khác : 3.5 Gia đình tham gia vào các hoạt động du lịch nào dưới đây :
  65. 3 Cung cấp dịch vụ lưu trú Hoạt động biểu diễn Cung cấp dịch vụ ăn uống Cho thuê phương tiện di chuyển Cung cấp quà lưu niệm Hướng dẫn viên du lịch Khác : 3.6 Ông bà kinh doanh theo mô hình nào ? Tự kinh doanh Được tổ chức hệ thống 3.7 Gia đình có vay vốn để kinh doanh du lịch không ? Có không 3.8 Nguồn vốn được vay từ : NHNN&PTNN NH chính sách Hội PN Hội NN Cá nhân Khác : 3.9 Số tiền vay : Thời hạn vay : năm: Lãi suất : %/tháng 3.10 Thu nhập của hộ từ cac hoạt động du lịch : STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 Tổng 3.11 Tổng chi phí của gia đình ? ( tb/năm)
  66. 4 STT Nội dung chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Trả lương nhân viên 2 Trả lãi ngân hàng 3 Maketing,quảng cáo 4 Khẩu hao tài sản CĐ 5 Các nguyên vật liệu 6 Điện, nước 7 Các khoản thuế 8 Chi phí khác Tổng 3.12 nguồn khách tới địa phương chủ yếu là khách ? Khách tự do, vãn lai khách công ty lữ hành 3.13 Du khách tới địa phương với mục đích gì ? Văn háo địa phương Thưởng thức khí hậu mát mẻ Thưởng thức món ăn địa phương Tránh nơi đông đúc ồn ào Tham quan, du lịch Khác : 3.14 các hoạt động mà du khách được tham gia cùng với người dân địa phương là gì ? 3.15 Du khách tới địa phương chủ yếu vào thời điểm nào ?
  67. 5 Đầu năm Giữa năm Cuối năm Thời điểm lễ hội 3.16 Thời gian tham quan / lưu trú của khách ( ngày ) : 3.17 Theo ông bà khách du lịch thích sản phẩm du lịch nào nhất của địa phương : Các hoạt động nông nghiệp Các phong tục tập quán lễ hội Các sản phẩm khác : 3.18 khi khách nghỉ lại nơi lưu trú của ông bà, gia đình có thể cho bao nhiêu khách ở ? 3-5 khách 5-10 khách Trên 10 khách Quy mô phòng nghỉ của gia đình là bao nhiêu ? 3.20 khách du lịch tới đây có ảnh hưởng gì tới đời sống của ông bà ? Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Rất ảnh hưởng 3.21 Thái độ của khách khi tới đây ? Hài lòng Bình thường Không hài lòng 3.22 Những khó khăn khi ông bà tham gia vào hoạt động du lịch ? Thiếu kinh nghiệm Thiếu vốn Thiếu ngoại ngữ Không có sự hỗ trợ 3.23 Ông bà có mong muốn phát triển du lịch ở địa phương không ? Có Không 3.24 Gia đình thấy có những thuận lợi gì khi hoạt động du lịch địa phương phát triển ? 3.25 Trong những năm gần đây địa phương có chương trình, hoạt động nào đầu tư phát triển cho du lịch không ?
  68. 6 Có Không 3.26 Ông bà có tham gia hoạt động nào trong đó không ? Có Không Cụ thể là hoạt động nào : 3.27 Ông bà có được tham gia vào lớp tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch không ? Kỹ năng ngoại ngữ kỹ năng maketing du lịch Kỹ năng phân loại sơ chế, chế biến thực phẩm. cách trình bày,lên giá thành phẩm thức ăn,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Kỹ năng khác : 3.28 Ông bà có đề xuất gì cho phát triển du lịch tại địa phương ? Đại diện gia đình (ký tên) .