Khóa luận Giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

pdf 62 trang thiennha21 16/04/2022 4671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_phat_trien_ben_vung_cay_quyt_tren_dia_ba.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  BÙI TUẤN ANH TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUÝT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 THÁI NGUYÊN 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  BÙI TUẤN ANH TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUÝT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : K47-KTNN – N02 Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Thị Hòa THÁI NGUYÊN 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên cuối khóa, đây là giai đoạn cần thiết để mỗi sinh viên nâng cao năng lực tri thức và khả năng sáng tạo của mình, đồng thời nó còn giúp cho sinh viên có khả năng tổng hợp được kiến thức đã học, làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên môn với đầy đủ tri thức lý luận và kỹ năng thực tiễn. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Hà Thị Hòa - Giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Quang Thuận- huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn, các ban ngành đoàn thể, cán bộ khuyến nông, xây dựng địa chính xã Quang Thuận cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung của thầy cô và các bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,tháng 06 năm 2019 Sinh viên Bùi Tuấn Anh
  4. ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 BQC Bình Quân Chung 2 CAQ Cây Ăn Quả 3 ĐVT Đơn Vị Tính 4 IPM Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp 5 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 NSBQ Năng suất bình quân 7 THCS Trung học cơ sở 8 THPT Trung học phổ thông 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
  5. iii DANH LỤC BẢNG Bảng 2.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt ở cácđộ tuổi khác nhau 8 Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quang Thuận qua 3 năm (2016 - 2018) 19 Bảng 4.2. Sản xuất quýt tại xã Quang Thuận giai đoạn 2016 – 2018 24 Bảng 4.3. Diện tích đất trồng quýt xã Quang Thuận giai đoạn 2016-2018 27 Bảng 4.4. Năng suất quýt trên xã Quang Thuận giai đoạn 2016- 2018 29 Bảng 4.5: Một số đặc điểm của các hộ trồng quýt 33 Bảng 4.6. Sản xuất quýt của các hộ điều tra giai đoạn 2016- 2018 34 Bảng 4.7: Các bước kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt 35 Bảng 4.8: Tình hình sâu bệnh hại cây quýt trên địa bàn các xã ở nghiên cứu 36 Bảng 4.9: Chi phí sản xuất 1ha quýt kinh doanh của các hộ điều tra năm 2018 quy mô lớn, vừa và nhỏ 40 Bảng 4.10: Tình hình doanh thu sản xuất 1ha quýt của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu 41 Bảng 4.11: Hiệu quả từ trồng quýt của các hộ điều tra theo quy mô 42
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ii DANH LỤC BẢNG iii MỤC LỤC iv Phần 1.MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.2. Cơ sở thực tiễn 8 2.2.1. Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam 8 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 11 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 11 3.2. Nội dung nghiên cứu 11 3.3. Phương pháp nghiên cứu 11 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 11 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 12 3.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin 13 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quang Thuận 18 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 18 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. 21 4.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã Quang Thuận 21 4.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 22 4.1.5. Tình hình sản xuất quýt tại tỉnh Bắc Kạn 23 4.1.6. Tình hình sản xuất quýt trên địa bàn xã Quang Thuận 24 4.1.7 Cây quýt đối với nền kinh tế của địa phương 25
  7. v 4.2. Thực trạng sản xuất quýt trên địa bàn xã Quang Thuận 26 4.3. Tình hình sử dụng giống quýt 29 4.3.1. Tình hình sử dụng kỹ thuật chăm sóc và thu hái 30 4.3.2. Tình hình tiêu thụ 31 4.3.3. Đặc điểm của các hộ trồng quýt 33 4.3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt tại các hộ điều tra 35 4.3.5. Thành phần sâu bệnh hại quýt tại các hộ điều tra 36 4.4. Tình hình tiêu thụ quýt 37 4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt tại các hộ điều tra 38 4.6. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất quýt tại xã Quang Thuận 43 4.6.1. Thuận lợi 43 4.6.2. Khó khăn 43 4.6.3. Cơ hội 44 4.6.4. Thách thức 44 PHẦN 5. GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 45 5.1. Một số giải pháp phát triển cây quýt 45 5.1.1. Giải pháp về kỹ thuật 45 5.1.3. Giải pháp về quản lý, chính sách 46 5.1.4. Giải pháp về thị trường 46 5.1.5. Giải pháp về giống 46 5.1.6. Giải pháp về thu hoạch 47 5.1.7. Giải pháp về quy hoạch 47 5.2. Kết luận 48 TÀI LI ỆU THAM KHẢO 50
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, tài nguyên đất phong phú Điều kiện tự nhiên đó đã ưu đãi cho nước ta rất nhiều loại cây trái đặc trưng của từng vùng khác nhau. Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống con người sản phẩm hoa quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứa nhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền kinh tế quốc dân cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cây ăn quả trở thành một trong những loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam, sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, sản phẩm cây ăn quả ngoài sử dụng ăn tươi còn là nguyên liệu cho ngành chế biến nước giải khát, đóng hộp. Trong những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, là cây góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập. Một trong số loại cây ăn quả đó là cây quýt Quýt là cây ăn quả dài ngày thích hợp với các vùng đất trung du và miền núi bởi đó mà cây quýt không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc. Những năm gần đây sản phẩm quýt trở thành hàng hóa được nhiều người tiêu dùng biết đến với màu vàng tươi, mùi thơm, vị ngọt đặc trưng được nhiều người ưa chuộng, cây cho quả sớm, sản lượng cao dễ tiêu thụ nên cây quýt đã chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn nói chung và của xã Quang Thuận nói riêng. Cây quýt đem lại thu nhập cao cho đồng bào dân tộc trong vùng đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương Quang Thuận có điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai thuận lợi
  9. 2 cho cây quýt sinh trưởng phát triển tốt. So với những cây trồng khác cây quýt là cây trồng cho thu nhập chủ yếu của người dân trong xã. Quýt khoảng 550 ha, diện tích đã cho thu hoạch khoảng 450 ha, chưa cho thu hoạch 100 ha và chuyện thu về mấy chục triệu đồng từ quýt đã không còn là chuyện xa lạ đối với người trồng quýt nơi đây nữa. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của xã Quang Thuận thì cây quýt là cây đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với cây trồng khác. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng quả chưa thực sự cao so với tiềm năng thế mạnh của địa phương bởi gần đây do ảnh hưởng của khí hậu toàn cầu, suy thoái rừng đầu nguồn, giá cả nhiều lúc bấp bênh. Mặt khác người dân sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư, cây quýt mới chỉ phát triển ở một số hộ trong xã chứ chưa mở rộng ra toàn xã. Để sản xuất quýt thực sự có hiệu quả đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp ngành. Từ chính những lý do trên em quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu sản xuất quýt đồng thời thấy được những tồn tại trong một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu sản xuất quýt đồng thời thấy được những tồn tại trong một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu *Mục tiêu chung - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ quýt trên địa bàn xã Quang Thuận. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây quýt trên địa bàn xã Quang Thuận. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây quýt. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình đi thực tập
  10. 3 ở cơ sở; Tạo cơ hội cho sinh viên vận dụng những kiến thức kỹ năng đã được học ở nhà trường vào thực tế. - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể. - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin. * Ý nghĩa thực tiễn - Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề tài đã đánh giá được tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như nghề trồng quýt nói riêng của người dân xã Quang Thuận. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói chung và cây quýt nói riêng hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
  11. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm phát triển bền vững – Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. – Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai. – Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ. 2.1.1.1. Giá trị kinh tế cây quýt Cây quýt góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nhanh, bền vững, thu nhập từ quýt chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của huyện. Cây quýt góp phần tạo môi trường sinh thái trong lành, phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, rửa trôi nâng tỷ lệ độ che phủ rừng hàng năm của địa phương. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các công trình phúc lợi nông thôn hàng năm tăng khá nhanh như: Đường giao thông, hệ thống kênh mương thuỷ lợi, tưới tiêu các công trình thiết chế văn hoá, công trình công cộng Thu nhập từ sản xuất quýt góp phần ổn định chung đời sống nhân dân trên địa bàn các xã, người dân có khả năng chi trả nhiều hơn cho cuộc sống hàng ngày, có điều kiện tham gia văn hóa, vui chơi giải trí. Đến nay trên địa bàn không còn hộ
  12. 5 đói, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm, số hộ giàu, số hộ khá tăng lên. Sản phẩm từ cây quýt đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân dân, cải thiện cơ bản đời sống đại bộ phận nhân dân, từng bước nâng cao mức sống dân cư nông thôn. Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, phương tiện đi lại như xe máy, phương tiện sản xuất như máy gặt, máy tuốt. Mở mang phát triển văn hoá xã hội, giáo dục góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn của địa phương. Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ý thức trong nhân dân về quản lý, tu bổ phát triển rừng trồng, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. * Các yếu tố ảnh hưởng để sản xuất và tiêu thụ quýt. Quýt Quang Thuận vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Đầu vụ tư thương vào mua tận vườn, người dân chỉ việc hái. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông. Quýt được các tư thương mua và chở đi lên Cao Bằng, Thái Nguyên. Đầu vụ giá bán quýt dao động từ 15 nghìn đồng đến 20 nghìn đồng, đến chính vụ giá quýt có phần giảm xuống từ 10 nghìn đồng đến 12 nghìn đồng tùy từng loại quả, đến cuối vụ giá quýt được nâng lên đến 15-17 nghìn đồng. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất quýt nên năng suất cao, sản lượng quả lớn dẫn tới việc tư thương ép giá, giá cả bấp bênh - đó là một nỗi lo cho người nông dân. Để người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp ngành để nâng cao giá trị của quýt, ổn định thị trường đầu ra. Làm ra sản phẩm đã là một khó khăn nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm như thế nào để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên để làm sao sản phẩm của mình bán được giá cao không phải là điều đơn giản, khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao.
  13. 6 Sản phẩm cung ứng cho thị trường là quả tươi, chính vì vậy nếu không có được đầu ra ổn định cùng với một mức giá phù hợp thì người dân sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, HQKT sẽ giảm sút thậm chí có nhiều hộ gia đình sẽ bị nợ nần. Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phương về tình hình tiêu thụ quýt của huyện thì tôi được biết quýt được tiêu thụ qua hai con đường đó là trực tiếp bán cho người tiêu dùng và tiêu thụ gián tiếp. 2.1.2. Cây Quýt (Citrus reticulata) 2.1.2.1. Nguồn gốc Quýt thuộc chi Cam chanh (Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương (Rutaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở đông nam châu Á. Là giống cây ăn quả có múi trồng nhiều nhất ở Việt Nam có tên khoa học là citrus reticulata. Cây quýt là một cây nhỏ, mép có răng cưa nhỏ mau, lá nhẵn thơm, vỏ cây cũng có mùi thơm. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hai đầu dẹt, khi chín màu vàng cam đỏ, vỏ mọng, nhẵn bóng, hơi lồi lõm dễ bóc, trong có những múi xếp hình nan hoa bánh xe. Khi chín ăn ngọt ngon. Trong múi có chứa nhiều hạt. 2.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng Quả quýt dùng để ăn tươi, vắt lấy nước uống, là loại quả có giá trị dinh dưỡng phong phú, trong 100g thực phẩm hấp thụ hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần, hàm lượng photpho gấp 5,5 lần, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần lê. Các thành phần dinh dưỡng trong quýt chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim. Vỏ quýt chứa vitamin D có thể duy trì tính dẻo của huyết quản mao mạch, phòng chống mạch máu vỡ và thấm máu. Nó kết hợp với vitamin C có thể tăng hiệu quả trị liệu đối với người mắc bệnh máu xấu. Cho nên người xơ cứng mạch máu và thiếu vitamin C nên thường xuyên uống
  14. 7 nước vỏ quýt ngâm. Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dịch, chống sự phát triển của u bướu. Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. 2.1.2.3. Đặc tính kỹ thuật của cây quýt Quýt là một trong những cây trồng cho năng suất cao tuy nhiên đòi hỏi phải đảm bảo kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch,vận chuyển và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Bởi vậy, phát triển cây quýt cần có sự đầu tư hợp lý và loại bỏ những phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, kém hiệu quả. Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật của cây quýt. * Nhân tố về điều kiện tự nhiên - Nhiệt độ: Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây quýt từ 12 - 39 độ nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 29 độ, nơi có nhiệt độ bình quân năm là 150 độ là trồng được quýt. - Nước: Lượng mưa hàng năm là 1000 - 1500mm và phân bố đều là trồng quýt tốt. - Ánh sáng: Quýt ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, khó phân hóa mầm hoa, ít quả dẫn đến năng suất thấp. Cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 đến 15.000 lux. - Đất đai: Vùng có tầng đất dày >1m, thoát nước tốt nhất trong mùa mưa và có mực nước ngầm thấp, độ PH 4 - 8 tốt nhất 5,5 đến 6,5. * Nhân tố kỹ thuật - Giống: Chọn giống sạch bệnh, những giống cây đã được tuyển chọn tốt. - Phân bón: Lượng phân bón hợp lý, đầy đủ và phù hợp trong từng giai đoạn để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
  15. 8 Bảng 2.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt ở cácđộ tuổi khác nhau Năm Phân chuồng Đạm Lân Kali Vôi bột tuổi (kg/cây) (g/cây) (g/cây) (g/cây) (kg/cây) 1 - 2 25-30 80-150 100-150 100-150 0,5 4 - 5 35-40 200-250 150-200 150-250 0,7-0,8 6 - 7 45-50 300-400 250-300 300-400 1,0 Trên 10 50-60 400-800 350-400 240 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bạch Thông) - Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng xen các cây khác (cây họ đậu) vào thời kỳ cây chưa khép tán để giữ ẩm, làm đất tơi xốp mặt khác lại giúp tăng thêm thu nhập từ các cây ngắn ngày đó. Các cây trồng xen phải cách gốc quýt từ 0,8 - 1m. - Tạo tán cây con: Tạo hình trong 2 - 3 năm cắt ngọn để cây phân cành, để lại 3 - 4 tầng cành, các tầng cách nhau từ 50 - 60 cm, mỗi tầng cành chọn lấy 3 cành mập, khoẻ, đều nhau, phân bố đều ra các hướng, những cành chọn để lại hàng năm bấm ngọn cho ra nhiều cành ngang để có tán to và thấp. Cắt tỉa cành đã có quả: + Cành quả hàng năm thường cho chồi ngọn và chồi nách lá ở gần ngọn phát triển thành, do đó không được cắt bớt cành nụ. + Những cành đã có quả rồi phần lớn năm sau không ra quả nữa, nên cắt bớt 1/3 cho mọc ra cành mới để năm sau ra quả. + Những cành cắt bỏ: Cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành mọc thẳng đứng, cành bị sâu bệnh nặng, những cành mọc dầy để tạo cho tán thoáng, ánh sáng có thể xuyên qua. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam Là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nghề trồng cây ăn quả. Ở Việt Nam cây quýt là một trong những cây ăn
  16. 9 quả dài ngày có năng suất cao, dễ khai thác,được trồng nhiều ở nhiều nơi trong cả nước như Bắc Kạn, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Trà Vinh, Nghệ An, Từ sản xuất quýt bà con nông dân đã có thêm công ăn việc làm và có thu nhập cao. Bên cạnh đó góp phần tích cực vào cảnh quan môi trường sinh thái ở Việt Nam. Sản phẩm từ quýt chủ yếu được dùng để ăn tươi và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và một số được xuất khẩu sang nước khác. + Vùng miền núi Phía Bắc Vùng này có các tỉnh trồng quýt với diện tích lớn đó là: ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Bắc Sơn – Lạng Sơn, tại những vùng này cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân,đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng loại đất. Do loại hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt, đặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa dạng. Cam quýt của nước ta phong phú về chủng loại giống, có nhiều giống nổi tiếng đặc trưng cho vùng. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cam quýt còn gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp , kéo dài và không có giá trị, đó là do điều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp cận thị trường khó khăn, trình độ thâm canh thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm chạp do trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, công tác bảo vệ thực vật chưa được quan tâm chu đáo, công tác tuyển chọn giống và sản xuất cây giống chất lượng chưa được chú trọng đúng mức .Hàng năm diện tích và sản lượng cam quýt ở nước ta tăng nhanh nhưng năng suất còn khá khiêm tốn do điều kiện khí hậu thời tiết, do kỹ thuật chưa được áp dụng.v.v Quýt vàng Bắc Sơn đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Cây quýt đã giúp nhiều hộ thoát nghèo vươn lên có cuộc sống khá giả. Toàn huyện Bắc Sơn hiện có 646 ha quýt được trồng ở hầu hết các xã, sản lượng trung bình mỗi năm từ 1.300 đến 1.600 tấn quả. Hiện nay toàn xã có 86ha quýt với gần 35.000 cây. Thị trường quýt có giá, đầu mùa còn có thể bán được 20.000 đến 30.000 đồng một kg nhưng vào chính vụ giá chỉ còn 10.000 đồng một kg. Tính
  17. 10 trung bình 1ha quýt thu hoạch 2,5 - 3 tấn quả thì sản lượng quýt toàn xã đạt trên 200 tấn/năm thu về tiền tỷ cho bà con. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, tại một số xã, vườn quýt đã bị thoái hoá, sâu bệnh dẫn đến năng suất, chất lượng giảm. Huyện Cao Phong có những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh cây ăn quả có múi trong đó chủ lực là cây quýt. Trên địa bàn huyện loại cây này đã được trồng từ những năm 1960, đến nay trở thành cây trồng mũi nhọn cho hiệu quả kinh tế nổi bật so với nhiều loại cây trồng khác. Hiện, trong tổng diện tích trên 1.100 ha cây ăn quả có múi của huyện Cao Phong, có khoảng 920 ha trồng cam, quýt, diện tích trong thời kỳ kinh doanh khoảng 500 ha. Toàn bộ diện tích này đang được trồng các loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, điển hình như cam Xã Đoài, cam V2, cam CS1, cam đường canh, quýt Ôn Châu Với giá bán trung bình từ 25.000 đồng đến 28.000 đồng.Do đó cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng, mang lại mức thu bình quân khoảng 500-600 triệu đồng/ha. Dự kiến đến năm 2020, toàn huyện sẽ có khoảng 1.800 ha cam, quýt các loại được trồng ở tất cả các xã với sản lượng 20.000 tấn trở lên. Với giá trị kinh tế nổi bật, sự phát triển mạnh của cây cam và quýt được kỳ vọng sẽ là bước đột phá quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Cao Phong. Quýt Cao Phong Hòa Bình được trồng nhiều ở huyện Tân Lạc, huyện Cao phong Hòa Bình. Quýt Cao Phong Hòa Bình chủ yếu gồm 3 loại: quýt ngọt, quýt có vị hơi chua và quýt dẹt bánh xe. Quýt Hòa Bình có vỏ mỏng, ăn rất ngọt do địa thế nơi đây phù hợp với trồng cam quýt, cho năng suất cao và được thị trường ưa chuộng. Quýt Hòa Bình được trồng nhiều ở nông trường, chăm bón chủ yếu tự nhiên, không sâu bệnh, cung cấp cho thị trường loại trái cây giàu dinh dưỡng và an toàn
  18. 11 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Tại 3 thôn: Boóc Khún, Nà Thoi, Nà Vài xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Thời gian: + Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong năm 2019, các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2016-2018 + Đề tài được triển khai nghiên cứu đánh giá từ ngày 20/2/2019 tới ngày 20/05/2019 3.2. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn liên quan đến sản xuất quýt. - Đánh giá thực trạng trong sản xuất quýt và tiêu thụ quýt trên địa bàn xã Quang Thuận. - Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ quýt trên địa bàn xã Quang Thuận. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao phát triển bền vững quýt. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp được thu thập qua sách báo, qua website, qua các báo cáo có liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, qua các báo cáo tổng kết hàng năm, các tài liệu thống kê của xã Quang Thuận, tham khảo các khóa luận tốt nghiệp. Cụ thể, bao gồm:
  19. 12 - Số liệu về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - Quang Thuận qua các báo cáo cuối năm 2016, 2017, 2018. - Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng quýt của huyện, của các xã, được thu thập từ các báo cáo và tài liệu của các phòng ban tại phòng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bạch Thông và tại các xã điều tra. - Các số liệu về diện tích, năng suất bình quân, sản lượng đạt được của cây quýt qua các năm trên Thế giới và Việt Nam qua các website. Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính chính xác và khách quan của đề tài nghiên cứu. Từ đó có những đánh giá ban đầu về tình hình sản xuất, những thuận lợi - khó khăn trong sản xuất tại địa phương mà người dân gặp phải. 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Thông tin, số liệu được thu thập từ các nguồn điều tra thông qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, cán bộ địa phương. Tổng số mẫu điều tra là 50 hộ có điều kiện kinh tế, diện tích trồng quýt khác nhau, có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất quýt nói riêng Từ kết quả thu được ta đi tổng hợp, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây quýt trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt của xã Quang Thuận. - Nội dung điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin cơ bản về nông hộ chủ yếu như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ Tình hình sản xuất quýt tại nông hộ như diện tích trồng quýt, chi phí trồng quýt, tổng thu nhập từ cây quýt, nơi cung cấp giống, giá bán, nơi bán, những thuận lợi, khó khăn mà người dân gặp phải trong sản xuất quýt. Những thông tin này được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn thể hiện qua
  20. 13 những câu hỏi “ đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” phù hợp với thực tế, cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ. * Phương pháp chuyên gia Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương như trưởng thôn, hội trưởng hội nông dân, người lãnh đạo, những người dân có uy tín tại địa phương. Phương pháp này cho phép khai thác thông tin bản địa của người dân địa phương. Thông tin, số liệu được thu thập từ các nguồn điều tra thông qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, cán bộ địa phương. Tổng số mẫu điều tra là 50 hộ có điều kiện kinh tế, diện tích trồng quýt khác nhau, có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất quýt nói riêng. Từ kết quả thu được ta đi tổng hợp, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây quýt trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt của xã Quang Thuận. - Nội dung điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin cơ bản về nông hộ chủ yếu như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ Tình hình sản xuất quýt tại nông hộ như diện tích trồng quýt, chi phí trồng quýt, tổng thu nhập từ cây quýt, nơi cung cấp giống, giá bán, nơi bán, những thuận lợi, khó khăn mà người dân gặp phải trong sản xuất quýt. Những thông tin này được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn thể hiện qua những câu hỏi “ đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” phù hợp với thực tế, cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ. * Phương pháp chuyên gia Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương như trưởng thôn, hội trưởng hội nông dân, người lãnh đạo, những người dân có uy tín tại địa phương. Phương pháp này cho phép khai thác thông tin bản địa của người dân địa phương. 3.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin 3.3.3.1. Đối với thông tin thứ cấp
  21. 14 Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu 3.3.3.2. Đối với các thông tin sơ cấp Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý. Các thông tin số liệu sẽ được thể hiện qua bảng biểu. 3.3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin * Phương pháp thống kê kinh tế Sử dụng các phương pháp thống kê: Xác định chỉ số, so sánh,đối chiếu và cân đối trong nghiên cứu các chỉ tiêu, các hiện tượng có quan hệ lẫn nhau trong tổng thể. Thực hiện phân tổ thống kê, xác định các chỉ tiêu phân tích. Phân tích từng vấn đề rồi rút ra kết luận. Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét vấn đề nghiên cứu *Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Để đánh giá được hiệu quả kinh tế cần xác định được Q và C. Trong đó Q có thể là: GO, VA, MI hay Pr và C có thể là: TC, IC, chi phí lao động hay một yếu tố nào đó. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến tính hiệu quả kinh tế. * Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ - Diện tích canh tác bình quân/hộ - Chỉ tiêu về mức độ kỹ thuật và đầu tư vốn - Trình độ văn hóa của chủ hộ - Lao động bình quân/hộ * Chỉ tiêu phản ánh quy mô trồng quýt - Tổng số vốn dành cho sản xuất quýt - Diện tích trồng quýt bình quân/hộ
  22. 15 - Bình quân sản lượng/hộ/năm * Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả - Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của sản phẩm tính cho 1ha quýt n GO =Qi Pi i1 Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i (quýt) tính cho 1ha Pi là đơn giá sản phẩm loại i (quýt) - Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các khoản chi phí vật chất khác không kể khấu hao TSCĐ cho 1ha. - Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+A+K. Trong đó: IC: chi phí trung gian CL: chi phí lao động A: khấu hao tài sản cố định K: chi phí khác - Giá trị tăng thêm (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA= GO – IC Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, hoặc trên một công lao động . MI = VA – (A + T + L) Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp A là khấu hao tài sản cố định T là các khoản thuế phải nộp L là tiền công lao động thuê ngoài (nếu có) - Lợi nhuận sản xuất (Pr): là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
  23. 16 Pr = GO - TC - Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian + GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian + VA/IC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian + MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian + Pr/IC: Là lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian - Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động + GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động + VA/L: Là giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động + MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động + Pr/L: Là lợi nhuận trên 1 ngày công lao động * Phương pháp so sánh Đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một dung lượng, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Trên cơ sở đánh giá các mặt phát triển hoặc kìm hãm phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp hợp lý trong từng trường hợp * Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quýt Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất như: Năng suất cây trồng, chi phí hỗn hợp, giá trị sản lượng, hiệu suất của giá trị sản lượng theo chi phí, hiệu suất thu nhập theo chi phí, thu nhập trên công lao động, giá trị sản lượng trên công lao động để đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quýt. *Phương pháp phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài (SWOT) Phương pháp SWOT (Strengths, Weaknesses, Oppotunities, Threat). Đây là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của sự vật, hiện tượng ta đang quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở nắm bắt được điểm mạnh của địa phương, chúng ta sẽ xác định cơ hội cho địa phương để giúp địa phương có thể nắm bắt khi thời cơ đến. Biết những yếu điểm của mình, địa phương sẽ biết cách dần khắc phục nó cũng từ đó thấy được thách thức mà mình gặp phải
  24. 17 trong quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố chủ quan nằm ngay trong các địa phương và đó là những điều địa phương có thể khắc phục được. Cơ hội, thách thức thường là yếu tố khách quan không tuân theo ý muốn chủ quan của con người và chúng ta phải thay đổi để thích nghi với yếu tố đó. Biết được cơ hội, thách thức sẽ giúp địa phương có những định hướng phát triển để tận dụng được cơ hội, vượt qua những thách thức để phát triển kinh tế.
  25. 18 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quang Thuận 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình. Quang Thuận là xã miền núi nằm ở phía tây nam của huyện Bạch Thông, dọc theo trục lộ 257 Bắc Kạn-Chợ Đồn, kéo dài từ Km 5- Km 15. Có ranh giới tiếp giáp như sau: - Phía Tây giáp xã Dương Phong, huyện Bạch Thông. - Phía Đông giáp phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn. - Phía Bắc giáp xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông. - Phía Nam giáp xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới. - Là một xã có vị trí tương đối thuận lợi về giao thông tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch - Địa hình xã Quang Thuận không bằng phẳng,phần lớn là núi cao giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp chạy dọc Sông Cầu và các suối lạch, độ cao trung bình từ 220m - 600m so với mặt nước biển. Địa hình được chia làm 2 dạng chính: - Địa hình núi đất, độ cao phổ biến từ 400m-600m, bị chia cắt bởi các khe suối, là địa bàn có thể phát triển lâm nghiệp hoặc nông- lâm kết hợp.Tuy nhiên do địa hình đồi núi nên giao thông đi lại khó khăn. - Địa hình thung lũng phân bố dọc theo các sông suối xen giữa các dãy núi cao là khu vực có thể phát triển nông nghiệp trồng lúa, màu nhưng cũng dễ chịu ảnh hưởng của lũ gây ngập úng cục bộ khi có mưa lớn 4.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn. Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây quýt nói riêng. Thời tiết thuận lợi thì cây quýt phát triển tốt, tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ đậu quả lớn, cho năng suất cao, sản
  26. 19 lượng lớn và ngược lại thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phân hóa mầm hoa, tạo quả của cây. Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quang Thuận qua 3 năm (2016 - 2018) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Cơ Diện Cơ Loại đất Diện tích Cơ cấu Diện tích cấu tích cấu 2017/2016 2018/2017 (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3.249,28 100,00 3.249,28 100,00 3.249,28 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 3.062,32 94,25 3.062,48 94,25 3.063,21 94,27 100,01 100,02 1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 278,33 9,09 363,67 11,88 362,37 11,83 130,66 99,64 - Đất trồng cây hằng năm 140,34 4,58 126,09 4,12 128,37 4,19 89,85 101,81 - Đất trồng cây lâu năm 137,99 4,51 237,67 7,76 238,03 7,77 172,24 100,15 1.2. Đất lâm nghiệp 2.782,04 90.85 2.682,36 87,59 2.690,28 87,83 96,42 100,30 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 1,95 0,06 16,36 0,53 15,37 0,50 838,97 93,95 1.4. Đất nông nghiệp khác 0 0 0 0 0 0 0 0 2.Đất phi nông nghiệp 181,25 5,58 152,56 4,70 153,27 4,72 84,17 102,00 2.1) Đất ở 9,56 5,27 83,86 54,97 84,26 54,97 100,56 100,46 2.2) Đất chuyên dùng 132,49 73,10 38,37 25,15 39,27 25,62 102,59 100,88 2.3) Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,30 0,17 0,20 0,13 0,20 0,13 2.4) Đất sông suối và mặt nước 38,90 21,46 30,52 20,01 32,36 21,11 100,87 102,76 3) Đất chưa sử dụng 5,71 0,18 34,24 1,05 32,8 1,01 85,16 99,78 (Nguồn:UBND xã Quang Thuận)
  27. 20 Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Bắc Kạn cho thấy: Xã Quang Thuận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới có 4 mùa rõ rệt. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô, ít mưa có gió mùa Đông Bắc. Mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp nên khí hậu ổn định và tương đối mát mẻ. Quang Thuận là xã phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu của vùng Đông – Bắc có nhiệt độ trung bình thấp: Nhiệt độ trung bình cao nhất là 390C, thấp nhất là 80C, trung bình tuyệt đối 280C. Biên độ giữa ngày và đêm không quá cao, biến động từ 4,80C đến 7,80C. Lượng mưa trung bình năm không lớn chỉ đạt khoảng 1.518mm, chủ yếu tập trung vào mùa hạ thường từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 78,9% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình là 81%, lượng bốc hơi 101.2mm = 66,6%. - Nhìn chung, khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên do mưa lớn, tập trung theo mùa kết hợp với địa hình đồi núi dễ dẫn đến tình trạng lũ quét làm xói mòn, lở đất dọc theo các sông và sườn núi gây ngập úng cục bộ và phá hủy hệ thống giao thông, thủy lợi - Đất lâm nghiệp: Là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất với 2.782,04ha (năm 2016) có xu hướng giảm, do khai thác các đồi keo, mỡ để trồng quýt diện tích trồng quýt năm 2016 là 420ha đến năm 2018 là 530ha tăng 110ha so với các cây trồng khác thì diện tích cây quýt tăng nhanh nhất, lý do là đất chưa sử dụng được chuyển sang trồng quýt và là cây trồng thế mạnh, ngày càng được chú trọng sản xuất tại địa phương. - Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ ít chiếm 0,06% (năm 2016) so với tổng diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2018 là 0,5% tăng lên 0.44%.Ở đây người dân chủ yếu là làm ao thả cá theo quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp và sản lượng thấp chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày nên chưa mang tính kinh tế do đó diện tích nuôi trồng thủy sản chưa được mở rộng và phát triển.
  28. 21 Như vậy ta có thể thấy trong nhóm đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, trong đó diện tích trồng quýt tăng nhanh do cây quýt có hiệu quả kinh tế cao. - Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 là181,25 ha chiếm 5,58% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất ở tăng mạnh, các công trình phúc lợi xã hội và các công trình công cộng khác. - Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng năm 2016 là 5,71 ha chiếm 0,18% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng tăng dần đến năm 2018 chỉ còn 32,8ha chiếm 1,01% do thay đổi cơ cấu cây trồng. Nhìn chung trong thời gian qua các cấp chính quyền đã chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân trong xã nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp bằng cách tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp tới người nông dân. Hướng dẫn người dân sử dụng các công thức luôn canh, tăng vụ để sản xuất, sản lượng những năm gần đây tăng góp phần thu nhập cho nhân dân. 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. Tình hình kinh tế xã hội của xã Quang Thuận tương đối ổn định, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế như phát triển chưa đồng đều nhưng là ngành chủ đạo đem lại hiệu quả kinh tế nhất, cung cấp đủ lương thực và đáp ứng được các nhu cầu khác của người dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm, năm 2018 số hộ nghèo là 1.328 hộ giảm 34,13% so với năm 2017. Được các cấp ngành quan tâm và hỗ trợ nên kinh tế xã hội xã Quang Thuận dần ổn định và phát triển bền vững hơn. 4.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã Quang Thuận Kinh tế xã Quang Thuận lấy nông nghiệp làm chủ đạo, ngoài sản xuất nông nghiệp thì không có nghề phụ, không có làng nghề do địa hình thuộc vùng kinh tế khó khăn nên khả năng phát triển về công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ còn hạn chế. Tổng thu nhập bình quân đầu người xã Quang Thuận năm 2016 là 25 triệu đồng/người/năm.Với những nỗ lực và chỉ đạo mạnh mẽ từ chính quyền xã, cùng
  29. 22 với đó là ý thức tự vươn lên của mỗi hộ dân, đến cuối năm 2017 thu nhập bình quân đầu người là 27 triệu đồng/người/năm và đến năm 2018 là 30 triệu đồng. 4.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 4.1.4.1. Những thuận lợi - Quang Thuận là xã miền núi có quỹ đất dồi dào,có địa hình và điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển một cách đa dạng cho việc buôn bán hàng hóa, các loại hình kinh tế nông lâm nghiệp, kết hợp các loại hình phát triển kinh tế. - Xã có lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong lao động sản xuất đây là nhân tố chính quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của xã. - Xã có vị trí nằm dọc theo trục lộ 257 từ km số 5 đến km số 15 đường Bắc Kạn đi Chợ Đồn nên giao thông khá thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với nơi khác. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội - Điều kiện tự nhiên khí hậu, tài nguyên đất đai thích hợp cho phát triển trồng rừng và trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam, quýt - Tiềm năng phát triển rừng, tài nguyên đất, nước với sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và phục vụ dân sinh là rất lớn; - Đất sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được quản lý sử dụng hiệu quả. 4.1.4.2. Những khó khăn: - Trình độ dân trí chưa đồng đều nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động, tuyên truyền nhân dân. - Địa hình một số xã còn khá phức tạp đất dốc luôn bị xói mòn, rửa trôi, canh tác khó khăn; Hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt giao thông nội đồng; Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất phần lớn chưa chủ động được tưới tiêu trong nông nghiệp;
  30. 23 - Sự tác động bất lợi của thời tiết như: Hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét làm vùi lấp và mất diện tích đất sản xuất; Nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện đã ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi là một trong những khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp. - Lực lượng lao động dồi dào nhưng số lượng lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, chủ yếu là lao động phổ thông chỉ mới có kiến thức sản xuất qua kinh nghiệm truyền thống. Số lao động có trình độ chuyên môn còn ít nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng chưa được cao. - Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, chưa thu hút thị trường. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chính, sản xuất chưa mang tính hàng hóa, đời sống của đại đa số nhân dân nói chung còn gặp khó khăn. - Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và gắn kết giữa các mục đích sử dụng. - Hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu dân cư và sản xuất còn yếu kém. 4.1.5. Tình hình sản xuất quýt tại tỉnh Bắc Kạn Do cây quýt có giá trị kinh tế cao, được sự hưởng ứng của người dân, sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, và các chính sách hỗ trợ phát triển của tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay toàn tỉnh Bắc Kạn có khoảng trên 1.200 ha diện tích trồng quýt, sản lượng hàng năm từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn. Cây quýt được trồng tập trung tại vùng quy hoạch như xã Quang Thuận, Đôn Phong (Bạch Thông), xã Đông Viên, Rã Bản, Phương Viên (huyện Chợ Đồn). Bên cạnh các huyện trồng quýt theo vùng quy hoạch, cây quýt còn được trồng ở nhiều huyện trong toàn tỉnh như: Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì, Pắc Nặm và Ba Bể.Trong những năm qua người dân trong vùng đã nắm được khoa học kỹ thuật đặc biệt là hiệu quả
  31. 24 của việc trồng quýt bằng phương pháp ghép. Khoảng 80% các hộ dân trong vùng đã chuyển sang trồng cây ghép bỏ dần tập quán trồng cây quýt gieo hạt, cành triết. Hiện nay, Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Quýt Bắc Kạn” một cơ hội để khẳng định giá trị của quýt Bắc Kạn, đồng thời góp phần tích cực vào việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm từ đó nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. 4.1.6. Tình hình sản xuất quýt trên địa bàn xã Quang Thuận Bảng 4.2. Sản xuất quýt tại xã Quang Thuận giai đoạn 2016 – 2018 So Sánh (%) Năm ĐVT 2016 2017 2018 2017/ 2018/ BQC 2016 2017 Chỉ tiêu Tổng diện Ha 435,00 470,00 540,00 108,04 114,89 111,46 tích Diện tích cho thu Ha 300,00 340,00 370,00 113,33 108,82 111,07 hoạch Năng suất Tấn/ha 5,0 5,3 5,8 106 109,43 107,71 Sản lượng Gía trị sản Tấn 1.500 1.802 2.146 120,13 119,08 119,605 xuất Tỷ đồng 22,5 25,228 36,482 112.12 144,609 128.364 (Nguồn: UBND xã Quang Thuận năm 2018 Quang Thuận là xã có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho việc phát triển sản xuất cây quýt. Cây quýt là cây trồng bản địa và đã có từ lâu đời tại địa phương. Quýt được trồng tại địa phương từ khoảng 100 đến hơn 100 năm nay và càng ngày người dân càng tích cực mở rộng diện tích trồng quýt, đầu tư chăm sóc để đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Theo thống kê của ngành Nông Nghiệp địa phương, đến nay Quang Thuận có khoảng 530ha trồng quýt, trong đó diện tích đã cho thu hoạch khoảng 350 ha, chưa cho thu hoạch khoảng
  32. 25 180ha.Từ trồng quýt, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá giả và làm giàu. Bảng 2.4 cho thấy: Qua 3 năm (2016 - 2018) diện tích trồng quýt đã tăng 105 ha, bình quân chung là 11,46% cụ thể, năm 2016 là 435 ha, năm 2017 là 470 ha đến năm 2018 tổng diện tích trồng quýt là 540 ha tăng 105 ha so với năm 2016. Và năng suất cũng tăng, năm 2016 năng suất chỉ đạt 5,0 tấn/ha, năm 2017 là 5,3 tấn/ha tăng 6% so với năm 2016. Đến năm 2018 năng suất toàn xã lên đến 5,8 tấn/ha, tăng 9,43% so với năm 2017. Đạt được kết quả này là do người dân đã thấy được tiềm năng phát triển của cây quýt, tích cực sử dụng giống có năng suất cao, chú trọng, tăng mức đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản lượng năm 2016 là 1.500 tấn, năm 2017 là 1.802 tấn, tăng 302 tấn so với năm 2016. Năm2018 sản lượng toàn xã đạt 2.146 tấn cao hơn năm 2017 là 344 tấn. Như vậy có thể thấy qua 3 năm cả diện tích trồng, năng suất và sản lượng quýt của xã Quang Thuận có xu hướng tăng lên rõ rệt. Có được điều đó là do có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp huyện, cán bộ khuyến nông xã Quang Thuận cùng với sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của bà con nông dân đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cây quýt trên địa bàn xã theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. 4.1.7 Cây quýt đối với nền kinh tế của địa phương Cây quýt góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nhanh, bền vững, thu nhập từ quýt chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của huyện. Cây quýt góp phần tạo môi trường sinh thái trong lành, phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, rửa trôi nâng tỷ lệ độ che phủ rừng hàng năm của địa phương. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các công trình phúc lợi nông thôn hàng năm tăng khá nhanh như: Đường giao thông, hệ thống
  33. 26 kênh mương thuỷ lợi, tưới tiêu các công trình thiết chế văn hoá, công trình công cộng Thu nhập từ sản xuất quýt góp phần ổn định chung đời sống nhân dân trên địa bàn các xã, người dân có khả năng chi trả nhiều hơn cho cuộc sống hàng ngày, có điều kiện tham gia văn hóa, vui chơi giải trí. Đến nay trên địa bàn không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm, số hộ giàu, số hộ khá tăng lên. Sản phẩm từ cây quýt đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân dân, cải thiện cơ bản đời sống đại bộ phận nhân dân, từng bước nâng cao mức sống dân cư nông thôn. Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, phương tiện đi lại như xe máy, phương tiện sản xuất như máy gặt, máy tuốt. Mở mang phát triển văn hoá xã hội, giáo dục góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn của địa phương. Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ý thức trong nhân dân về quản lý, tu bổ phát triển rừng trồng, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. 4.2. Thực trạng sản xuất quýt trên địa bàn xã Quang Thuận Là một huyện có điều kiện khí hậu và đất đai tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp các cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, cam, quýt, chanh, hồng không hạt. Các cây trồng này đã được người dân địa phương trồng từ khá lâu, nhưng chủ yếu trồng nhỏ lẻ, chưa thành hàng hóa. Trong mấy năm gần đây, khi quýt được bán rộng trên thị trường, nhiều người biết đến và ưa chuộng thì diện tích quýt được mở rộng, những diện tích trồng các cây hằng năm, những ruộng lúa một vụ, những đồi ngô kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang trồng cây quýt; Người dân mạnh dạn đầu tư, thường xuyên chăm sóc, phòng trừ sâu
  34. 27 bệnh hại và quýt trở thành hàng hóa, mang lại thu nhập cao, giúp người dân xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu. Bảng 4.3. Diện tích đất trồng quýt xã Quang Thuận giai đoạn 2016-2018 ĐVT: ha Thôn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nà Thoi 175 188 203 Boóc Khún 80 85 100 Nà Chạp 76 75 79 Nà Đinh 55 58 73 Nà Lìu 15 16 26 Nà Vài 10 12 18 Khuổi Piểu 11 12 12 Nà Hin 3 11 10 Nà Lẹng 2 5 11 Phiêng An 3 3 3 Phiêng An II 3 3 3 Nà Kha 2 2 2 Tổng 435 470 540 (Nguồn từ UBND xã Quang Thuận) Sau vụ thu hoạch năm 2018, người dân trồng quýt xã Quang Thuận khá phấn khởi vì quýt tuy không đạt được năng suất cao như năm 2016, song giá cả của quýt lại khá cao và ổn định với giá bình quân 15.000 - 17.000đ/kg có rất nhiều hộ thu nhập hàng chục triệu đồng. Nhận thức được hiệu quả kinh tế từ loại cây ăn quả này, Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2013 - 2018 đã xác định cây cam, quýt là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Hằng năm xã Quang Thuận đưa vào chỉ tiêu, phấn đấu phát triển trồng ra diện rộng từ 50 ha quýt trở lên. Qua bảng dưới đây cho thấy diện tích trồng quýt của các thôn trong xã không ngừng tăng lên, cụ thể năm 2016 tổng diện tích toàn xã là 435 ha, năm 2017 là 470 ha tăng 8,04% so với năm 2016. Năm 2018 là 540 ha tăng 14,89% so với năm 2017. Nhìn chung, diện tích trồng quýt của các thôn tương đối lớn, lớn nhất là thôn Nà Thoi với 203 ha, thôn Boóc Khún với 100 ha năm 2017.
  35. 28 Nhận thấy được tiềm năng phát triển cũng như nhìn thấy hiệu quả rõ rệt từ các hộ trồng quýt, ba năm gần đây diện tích trồng quýt đã được nhân rộng ra các thôn trong toàn xã. Như chúng ta đã biết yếu tố năng suất giữ vai trò chủ đạo giúp nâng cao hiệu quả của cây trồng. Với sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã Quang Thuận và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông cùng sự nỗ lực, chịu khó, ham học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và sự đầu tư của người dân nên năng suất của cây quýt đã không ngừng tăng lên. Năng suất cây quýt của các thôn trên địa bàn xã đều tăng, cụ thể như sau: Năm 2016 năng suất bình quân của toàn xã đạt 5,0 tấn/ha, năm 2017 đạt 5,3 tấn/ha tăng 0,3 tấn/ha so với năm 2016. Năm 2018 năng suất bình quân đạt 5,8 tấn/ha. Tốc độ phát triển năng suất bình quân của xã tăng 9,43% mỗi năm. Trong tất cả các thôn thì Nà Thoi là thôn có năng suất quýt cao nhất trong toàn xã. Năm 2016 đạt 6,1 tấn/ha, đến năm 2017 là 6,5 tấn/ha tăng 6,55% so với năm 2016, năm 2018 năng suất đạt 7,0 tấn/ha tăng 7,69% so với năm 2017. Có được kết quả này đó là do người dân thôn Nà Thoi có sự, đầu tư hợp lý cả về phân bón, chăm sóc cho việc trồng cây quýt và nơi đây được ưu ái đất sản xuất màu mỡ, thuận lợi cho cây quýt phát triển mạnh. Thôn có năng suất quýt thấp là những thôn Phiêng An I, Phiêng An II, Nà Kha do những thôn này mới bắt đầu trồng quýt nên năng suất quýt thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn xã. Theo kết quả điều tra thì những thôn trồng quýt có năng suất thấp là do mức đầu tư về phân bón, kinh nghiệm sản xuất, địa hình đất không thuận lợi cũng như công chăm sóc cho cây quýt là ít hơn so với các thôn khác đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất cây quýt thấp hơn so với các thôn khác. Những diện tích quýt trồng trước đây chủ yếu người dân tự ươm giống, chiết cành giống quýt địa phương để trồng nên thời gian cho quả lâu và năng suất không được cao. Trong những năm gần đây, đánh giá được tiềm năng phát triển cây quýt của địa phương chính quyền đã có những chính sách như hỗ trợ
  36. 29 cây giống (cây ghép) Người dân áp dụng khoa học vào sản xuất, sử dụng giống mắt ghép từ những cây đã được tuyển chọn tốt để sản xuất giống, sử dụng những cây ghép to, khỏe để trồng đó khả năng chống chịu sâu bệnh cây quýt cũng tốt hơn, nhanh cho quả hơn và có thể thu hoạch sau khi trồng được 4 - 5 năm. Cụ thể được thể hiện ở bảng 4.4 Bảng 4.4. Năng suất quýt trên xã Quang Thuận giai đoạn 2016- 2018 Năng suất (tấn/ha) So sánh (%) Thôn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Nà Thoi 6,1 6,5 7,0 106,55 107,69 Bóc Khún 5,9 6,0 6,6 101,69 111,11 Nà Chạp 5,7 5,8 6,4 101,75 110,34 Nà Đinh 5,5 5,6 6,2 101,18 110,71 Nà Lìu 5,0 5,3 6,1 106 115,09 Nà Vài 4,9 5,3 6,0 108,16 113,2 Khuổi Piểu 4,8 5,2 5,6 108,33 107,69 Nà Hin 4,5 5,0 5,4 111,11 108 Nà Lẹng 4,3 4,8 5,2 111,62 108,33 Phiêng An 4,5 4,9 5,2 108,88 106,12 Phiêng An II 4,5 4,7 5,2 104,44 110,63 Nà Kha 4,3 4,5 4,7 104,65 104,44 NSBQ 5,0 5,3 5,8 106 109,43 (Nguồn: UBND xã Quang Thuận) 4.3. Tình hình sử dụng giống quýt Thời kỳ đầu, cây quýt được gieo trồng bằng hạt nên phát triển rất chậm, 10 đến 15 năm sau mới cho thu hoạch. Sau đó người dân chuyển sang phương pháp chiết cành, nhưng số lượng nhân giống ít, giá trị kinh tế không cao. Đến năm 2000, chính quyền đã thành lập nhiều đoàn đi thăm quan, học tập kinh nghiệp ở một vài địa phương khác. Sau đó xã được tỉnh, huyện và Viện Rau quả Trung ương hỗ trợ triển khai kỹ thuật ghép giống quýt bằng mắt với gốc bưởi,
  37. 30 đồng thời triển khai mô hình khảo nghiệm trồng cây quýt mắt ghép và phục tráng cây cằn cỗi. Ưu điểm của phương pháp này là nhân giống nhanh với số lượng nhiều, thời gian bói quả sớm và chăm sóc dễ dàng hơn. Nhận thấy cơ hội thoát nghèo, người dân nhanh chóng mở rộng diện tích trồng quýt. Đến nay toàn xã đã có 530ha quýt, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu tương đồng nên nhân dân các xã Đôn Phong, Dương Phong, Tú Trĩ, Sỹ Bình, Cao Sơn cũng chủ động đưa cây cam quýt về trồng, góp phần đưa tổng diện tích loại cây đặc sản này của toàn huyện Bạch Thông lên hơn 1.000ha. Hơn chục năm nay, quýt đã trở thành cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn nông hộ trên địa bàn huyện Bạch Thông. Ở thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận, gia đình ông Lưu Chấn Thụ là hộ đi đầu trồng cây quýt ghép do Viện Rau quả Trung ương khảo nghiệm tại địa phương. Ông Thụ cho biết: Lúc bấy giờ nhận thức của người dân còn hạn chế, cho rằng ghép bằng gốc bưởi thì quả quýt sẽ chua. Nhận cây giống về nhưng nhiều nhà bỏ không trồng. Thấy tiếc số cây giống này, gia đình ông Thụ đã mạnh dạn mang về trồng. Chỉ sau 3 đến 4 năm, các cây quýt ghép đã bói quả lứa đầu tiên, chất lượng quả ngon hơn. Đến nay gia đình ông đã sở hữu 3 ha quýt, hằng năm cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng. 4.3.1. Tình hình sử dụng kỹ thuật chăm sóc và thu hái Trước đây khi quy mô còn nhỏ lẻ người dân chủ yếu chăm sóc theo kinh nghiệm, phương pháp thủ công, ít đầu tư nên chưa đạt hiệu quả cao. Được sự khuyến khích phát triển của địa phương người dân đã mở rộng diện tích trồng quýt, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để chăm sóc quýt sao cho hiệu quả từ mật độ, cách trồng, đến bón phân, tạo tán, Tuy nhiên trình độ dân trí và thu nhập không đồng bộ nên còn nhiều hộ chưa tiến hành đúng quy cách như bón phân theo cảm tính, chưa đúng liều lượng, chưa giành nhiều thời gian làm cỏ, tỉa cành nên chất lượng quả, màu sắc cũng chưa đồng đều Vụ thu hoạch quýt có thể rải rác trong mấy tháng, những quả chín đều được người dân hái trước, thu
  38. 31 hái hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên không thể tránh khỏi những trường hợp quýt bị rập, nát.Đối với những hộ có diện tích lớn, quýt chín nhiều cùng một lúc không kịp thu hái nên quả thường bị rụng hoặc dễ hỏng hơn trong quá trình vận chuyển quýt từ đồi xuống đường giao thông để bán. Một số hộ lại thu hoạch quýt quá sớm (lúc này quýt chín chưa đều đẹp) hoặc quá muộn (quýt chín ngẫu) cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ mặc dù năng suất tương đối cao. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao từ trồng quýt người dân không chỉ tạo ra sản lượng lớn quả mà còn phải thu hoạch quả đúng thời điểm, đúng quy cách. Đối với những hộ có diện tích thu hoạch lớn cần tập trung lao động để thu hoạch kịp thời khi quýt chín đồng loạt trên diện rộng để đảm bảo được chất lượng cũng như mẫu mã của quả. 4.3.2. Tình hình tiêu thụ Quýt xã Quang Thuận vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Đầu vụ tư thương vào mua tận vườn, người dân chỉ việc hái. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông. Quýt được các từ thương mua và chở đi lên Cao Bằng, Thái Nguyên, Đầu vụ giá bán quýt dao động từ 15.000 - 20.000 đồng, đến chính vụ giá quýt có phần giảm xuống từ 14.000 - 16.000 đồng tùy từng loại quả, đến cuối vụ giá quýt được nâng lên đến 17.000 - 18.000 đồng. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất quýt nên năng suất, sản lượng quả lớn dẫn tới việc tư thương ép giá, giá cả bấp bênh , đó là một nỗi lo cho người nông dân. Để người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp ngành để nâng cao giá trị của quýt, ổn định thị trường đầu ra. Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phương về tình hình tiêu thụ quýt của huyện thì tôi được biết quýt được tiêu thụ qua hai con đường đó là trực tiếp bán cho người tiêu dùng và tiêu thụ gián tiếp. Nông hộ Người tiêu dùng
  39. 32 Kênh 1 Kênh 3 Kênh 2 Kênh 4 Người bán lẻ Người bán buôn Hình 4.1: Sơ đồ tiêu thụ quýt tại xã Quang Thuận (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra, 2018) - Kênh tiêu thụ trực tiếp (kênh 1): Các hộ nông dân nhà gần mặt đường, có quán bán hàng và có quy mô sản xuất nhỏ lẻ thì bán quýt cho khách hàng đi trên tuyến đường quốc lộ đi ra thị xã Bắc Kạn, xuống Thái Nguyên hay lên Cao Bằng. Nếu bán bằng con đường trực tiếp này thì giá bán sẽ cao hơn so với bán cho thương lái tới nhà mua, tuy nhiên rất mất thời gian và lượng bán nhỏ lẻ vì khách hàng thường mua về làm quà biếu hoặc sử dụng trực tiếp. - Kênh tiêu thụ gián tiếp (kênh 2, kênh 3, kênh 4): Phần lớn sản lượng quýt còn lại tiêu thụ qua một khâu trung gian. + Kênh 2: Các thương lái tới tận vườn mua quýt của hộ gia đình, sau đó mang đi bán cho người tiêu dùng. Hình thức này là phổ biến nhất tại địa phương bởi lẽ với các vườn quýt có sản lượng lớn thì các quán buôn bán nhỏ không thể mua hết được, và hộ gia đình cũng không thể ngồi bán lẻ vì nếu bán lẻ tẻ thì sẽ bị hao hụt lớn rất tốn nhiều thời gian. Khi thương lái tới thăm vườn và mặc cả giá cả hợp lý họ sẽ mua cả vườn như vậy chủ vườn sẽ không mất nhiều thời gian, thu hoạch 1 lần tránh hao hụt đồng thời tiền họ thu được sẽ tập trung.
  40. 33 Kênh 3: Người trồng quýt bán cho những quán bán quýt, hoặc những hộ gia đình bán quýt ven đường để họ bán cho khách hàng qua đường tiêu dùng trực tiếp. Với kênh 3 này thì giá cả sẽ giảm đi một chút so với bán trực tiếp, nhưng đỡ mất thời gian và bán được một lượng lớn hơn. Kênh 4: Các thương lái tới tận vườn mua quýt của hộ gia đình, sau đó mang đi bán đổ cho các quán và các quán bán cho người tiêu dùng. 4.3.3. Đặc điểm của các hộ trồng quýt Để đánh giá được tình tình sản xuất quýt trước tiên tôi trình bày một số thông tin về nhân khẩu, lao động, tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra. Bảng 4.5: Một số đặc điểm của các hộ trồng quýt Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Bình quân Tổng số hộ điều tra Hộ 50 - 1, Nhân khẩu trong hộ Người 223 4,46 2, Số lao động chính LĐ 108 2,16 3, Tuổi bình quân của hộ Tuổi - 40,7 4, Trình độ học vấn của chủ hộ 100% - - - Tiểu học Hộ 1 0,02 - Trung học Hộ 13 0,26 - Trung học phổ thông Hộ 36 0,72 (Tổng hợp phiếu điều tra,2018) Theo kết quả điều tra cho thấy độ tuổi bình quân chung của chủ hộ điều tra là 40,7 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này trở lên phần lớn các hộ đã ổn định cơ sở vật chất, nguồn vốn, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Các chủ hộ có sự hiểu biết về kỹ thuật trong việc trồng quýt nên đây là một thuận lợi góp phần thúc đẩy và phát triển cây quýt hiệu quả. Ngược lại, khoảng độ tuổi dưới 30 tuổi là thường là các chủ hộ mới xây dựng gia đình được vài năm và mới tách hộ nên chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, khả năng huy động vốn kinh doanh, khả năng nhìn nhận, tiếp cận thị trường kém hơn. Trình độ học vấn của các chủ hộ hầu như là ở mức THCS, bình quân chung là 13 hộ chiếm 0, 26% tổng số hộ điều tra, mức THPT là 36 hộ chiếm 0,72% tổng số hộ điều tra. Ở mức học vấn này các chủ hộ nhanh chóng bắt nhịp nhanh
  41. 34 hơn trong các đợt tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quýt, chịu khó tìm hiểu và học hỏi những hộ khác. Trình độ học vấn ở mức tiểu học bình quân là 1 hộ chiếm 0,02% tổng số hộ điều tra, ở mức học vấn này các hộ chưa thực sự chủ động trong sản xuất, kiến thức còn hạn chế trong việc phát triển cây quýt. Hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời nên không nắm bắt kịp thời được sự thay đổi của thị trường để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình. Số nhân khẩu bình quân là 4,46 khẩu/hộ, số lao động bình quân là 2,16 lao động/hộ điều này cho thấy nguồn nhân lực trong sản xuất dồi dào. * Tình hình sản xuất quýt Bảng 4.6. Sản xuất quýt của các hộ điều tra giai đoạn 2016- 2018 So sánh (%) Tiêu chí Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/ 2018/ BQC 2016 2017 Tổng diện Ha 435 470 540 108,04 114,89 111,46 tích Tích Diện tích cho thu Ha 300 340 370 113,33 108,82 111,07 hoạch NS bình Tấn/Ha 5,0 5,3 5,8 106 109,43 107,71 quân Sản lượng Tấn 1.500 1.802 2.146 120,13 119,08 119,605 Giá bán 1000đ/kg 15,000 14,000 17,000 93,33 94,44 93,865 trung bình Giá trị sản Tỷ đồng 22,500 25,228 36,482 112,12 144,609 128,364 xuất (Nguồn: Tổng hợp điều tra 2019) Bảng trên cho thấy diện tích cho thu hoạch của các hộ điều tra năm 2016 bình quân là 435 ha, năm 2017 là 470 ha tăng 35 ha tương ứng 108,04% so với năm 2016. Năm 2018 là 540 ha tăng 70 ha tương ứng 114,89% so với năm 2017.Trong những năm gần đây người dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cân đối phân bón nên năng suất cây quýt tăng. Năng suất bình quân
  42. 35 năm 2016 là 5,0 tấn/ha, năm 2017 là 5,3 tấn/ha tăng 0,3% so với năm 2016,năm 2018 năng suất là 5,8 tấn/ha tăng 0,5% so với năm 2017. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi lại có sự đầu tư thích hợp dự kiến năng suất quýt trong những năm tới còn có thể cao hơn nữa. Sản lượng của các hộ điều tra đạt được tương đối lớn năm 2016 bình quân là 1.500 tấn thu giá trị sản xuất là 22.500 triệu đồng. Năm 2017 sản lượng bình quân là 1.802 tấn tương ứng 25.228 triệu đồng. Năm 2018là 2.146 tấn thu giá trị sản xuất là 36.482 triệu đồng. Điều này cho thấy mặc dù năng suất quýt của năm 2016 là thấp do thời tiết, sâu bệnh, song năm vừa qua giá cả lại khá ổn định và khá cao do vậy cũng góp phần khá lớn cho ổn định kinh tế của các hộ dân 4.3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt tại các hộ điều tra Bảng 4.7: Các bước kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt - Sau khi đã chuẩn bị hố xong dùng cuốc moi vào giữa hố lên, xé thì dùng cuốc moi vào giữa túi bầu nilon rồi đặt - Sau khi đào hố trộn phân 1. cây vào hố sao cho cành thẳng đứng, tức là gốc nghiêng hố, xé bầu rồi đặt cây vào Cách 45oC, rễ ở trạng thái phủ rơm lên gốc và tưới tự nhiên vừa hố, lấp đất cho chặt vừa. trồng kín cổ rễ là đươc,dùng tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc cho Sau đó nước. đất chặt vừa, nên ủ gốc bằng rơm rạ, hoặc phân xanh để giữ ẩm cho cây, sau đó phải tưới nước ngay. - Tháng 11 - 12 cuốc rãnh cho phân chuồng, phân lân - Tháng 1-2 bón 30 % xuống rồi lấp đất lại. lượng đạm. 2. - Tháng 4-5 bón 40% Cách - Tháng 1 -2 bón 30% lượng đạm. bón lượng lân NPK. - Tháng 8-9 bón 30 % phân - Tháng 4 -5 bón 40% lượng đạm + kali. lượng đạm + Lân NPK. - Tháng 8-9 bón 30 % lượng đạm ( Tổng hợp phiếu điều tra năm 2019) Qua bảng trên ta có thể so sánh được quy trình kỹ thuật trồng quýt và kỹ thuật trồng quýt của người dân có sự khác biệt. Về mật độ và khoảng cách trồng quýt của bà con cũng vẫn chưa đạt theo yêu cầu kỹ thuật, khoảng cách giữa các cây còn nhiều tỷ lệ không đồng đều. Do khoảng cách, mật độ trồng khá dày nên cây quýt đã không phát triển được hết và cho năng suất chất lượng tốt nhất, mật độ trồng dày tạo cơ hội cho sâu bệnh phát triển nhanh, cây không đủ chất dinh
  43. 36 dưỡng, sinh trưởng kém, dẫn tới chất lượng quả cũng không được cao. Nhìn chung, kỹ thuật trồng thực tế của người dân là qua tham khảo các hộ nông dân trong tỉnh, huyện là những hộ đã có kinh nghiệm trồng và sản xuất quýt lâu năm. 4.3.5. Thành phần sâu bệnh hại quýt tại các hộ điều tra Bảng 4.8: Tình hình sâu bệnh hại cây quýt trên địa bàn các xã ở nghiên cứu Mức độ Thành phần TT Sâu bệnh Thời điểm gây hại Cách phòng trừ gây hại gây hại I. Sâu hại 1 Sâu vẽ bùa 4-10 +++ Hại lá non Phun thuốc Tháng 4-6 Hại lá non 2 Nhện đỏ +++ Phun thuốc và 9- 11 và quả Nhện rám Vàng 3 ++ Hại quả Phun thuốc (nhện ống) Cuối tháng 5 và tháng Dùng vợt, 4 Sâu đục cành 6, gây hại mạnh vào +++ Hại thân, cành phun thuốc tháng 8-10 Sâu đục thân Hại thân và Dùng 5 8-10 ++ gốc gốc vôi, thuốc Thu hoạch sớm,phun 6 Ruồi vàng ++ Hại quả thuốc Hại lá non và Nuôi kiến 7 Sâu ăn lá 5-8 +++ chồi non vàng, phun thuốc Bọ xít xanh 8 5-11 +++ Hại quả Phun thuốc hại quả II. Bệnh hại 1 Bệnh trắng phấn Quanh năm +++ Hại lá, quả Phun thuốc 2 Bệnh sẹo ++ Hại lá, quả Tỉa cành Bệnh nứt Tỉa cành, thoát nước, 3 ++ Hại cây thân sùi bọt phun thuốc Bệnh vàng 4 ++ Hại cây Tỉa cành Lá gân xanh (Nguồn: Các hộ trồng quýt điều tra, 2019) Ghi chú: + + + Gây hại nặng ++ Tương đối phổ biến (gây hại trung bình) + Ít phổ biến (gây hại nhẹ) Khí hậu của vùng là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện hết sức thuận lợi cho sâu bệnh hình thành và phát triển gây hại. Sâu bệnh hại quýt có rất nhiều loại. Chúng gây hại trên khắp các bộ phận của cây,
  44. 37 ở các mức độ khác nhau, là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quýt. Theo bảng ta thấy có rất nhiều loại sâu, bệnh gây hại trên cây quýt. Loại sâu bệnh thường gặp trên cây quýt là sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện đỏ, ruồi đục quả, bệnh phấn trắng, Trong đó sâu vẽ bùa, bệnh phấn trắng, có mức độ gây hại cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây cũng như ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả quýt. 4.4. Tình hình tiêu thụ quýt Quýt Quang Thuận vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Đầu vụ tư thương vào mua tận vườn, người dân chỉ việc hái. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông. Quýt được các từ thương mua và chở đi lên Cao Bằng, Thái Nguyên đầu vụ giá bán quýt dao động từ 15 nghìn đồng đến 20 nghìn đồng, đến chính vụ giá quýt có phần giảm từ 14 nghìn đồng đến 16 nghìn đồng tùy từng loại quả, đến cuối vụ giá quýt được nâng lên đến 17-18 nghìn đồng. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất quýt nên năng suất cao, sản lượng quả lớn dẫn tới việc tư thương ép giá, giá cả cấp bênh, đó là một nỗi lo cho người nông dân. Để người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp ngành để nâng cao giá trị của quýt, ổn định thị trường đầu ra. Làm ra sản phẩm đã là một khó khăn nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm như thế nào để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên để làm sao sản phẩm của mình bán được giá cao không phải là điều đơn giản, khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao. Sản phẩm cung ứng cho thị trường là quả tươi, chính vì vậy nếu không có được đầu ra ổn định cùng với một mức giá phù hợp thì người dân sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, HQKT sẽ giảm sút thậm chí có nhiều hộ gia đình sẽ bị nợ nần.
  45. 38 Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phương về tình hình tiêu thụ quýt của huyện thì tôi được biết quýt được tiêu thụ qua hai con đường đó là trực tiếp bán cho người tiêu dùng và tiêu thụ gián tiếp 4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt tại các hộ điều tra Để có một vườn quýt cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định. Quýt là cây ăn quả lâu năm, sau khi trồng được khoảng 4 - 5 năm thì mới cho thu hoạch, trong giai đoạn kiến thiết chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân trong huyện khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ chi tập chung cho sản xuất quýt mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội, Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích cóp. Chi phí chủ yếu trong giai đoạn này là chi phí phân bón bởi nhu cầu dinh dưỡng của cây quýt rất lớn, chi phí giống không đáng kể bởi giống quýt chủ yếu do người dân tự ghép cành hoặc mua giống thì được hỗ trợ 25% giá giống điều đó cũng phần nào giảm được chi phí sản xuất cho người nông dân. Ở giai đoạn kiến thiết chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng để sinh trưởng phát triển tốt. Đối với người nông dân, chi phí vật chất bỏ ra lớn nên họ phải lấy công làm lãi. Không giống như những cây trồng ngắn ngày, thời gian lao động bỏ ra cho cây quýt không liên tục nhưng có thể trải dài trong cả vụ. Trong giai đoạn mới trồng, cây chưa khép tán người dân có thể trồng xen các cây ngắn ngày thích hợp để tăng thu nhập, tăng độ tươi xốp cho cây quýt. Tuy nhiên, cần có chế độ canh tác hợp lý để tránh tình trạng tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng của cây. Qua nghiên cứu 50 hộ điều tra cho thấy các hộ có diện tích quýt tương đối lớn và đã có diện tích cho thu hoạch, những diện tích quýt chưa cho thu hoạch là những diện tích mà các hộ trồng thay thế quýt già cỗi, bị sâu bệnh hại hoặc mở
  46. 39 rộng trồng mới từ 2 - 3 năm trở về trước. Bởi vậy, chi phí sản xuất quýt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra năm 2019 không được kể đến.
  47. 40 Bảng 4.9: Chi phí sản xuất 1ha quýt kinh doanh của các hộ điều tra năm 2018 quy mô lớn, vừa và nhỏ ĐVT:đồng STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền QML QMV QMN QML QMV QMN QML QMV QMN 1 Chi phí vật tư 12.000,0 9.000,0 6.000,0 1.1 Phân chuồng Tấn 11,5 8,5 5,5 1,0 1,0 1,0 11.500,0 8.500,0 5.500,0 1.2 Thuốc sâu Lọ 10 10 10 30 30 30 300,0 300,0 300,0 1.3 Chi khác - - - - - 200,0 200,0 200,0 2 Khấu hao cây quýt - - - - - - 10.201,0 8.000,0 5.000,0 3 Chi phí lao động 195 195 195 - - - 20.900,0 10.400,0 12.500,0 3.1 Đào hố,bón lót Công 40 15 23 120,0 100,0 100,0 4.800,0 1.500,0 2.300,0 3.2 Trồng Công 35 12 20 100,0 100,0 100,0 3.500,0 1.200,0 2.000,0 3.3 Chăm sóc Công 65 56 55 100,0 100,0 100,0 6.500,0 5.600,0 5.500,0 3.4 Phun thuốc Công 30 15 12 120,0 100,0 100,0 3.600,0 1.500,0 1.200,0 Thu hoạch, vận 25 6 15 100,0 100,0 100,0 2,500,0 600,0 1.500,0 3.5 Công chuyển Tổng chi phí 32.900,0 27.400,0 23.500,0
  48. 41 Qua bảng 4.9 cho thấy tổng chi phí sản xuất là 32.900,0 đồng (QML). Trong giai đoạn này cây sinh trưởng, phát triển nhanh, cần nhiều chất dinh dưỡng kéo theo nhu cầu về phân bón tăng lên. Lượng phân bón tăng kéo theo chi phí phân bón cũng tăng lên. Tổng chi phí vật tư 12.000,0 đồng (QML). Trong đó, phân chuồng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí bằng tiền bình quân là 11.500,0 đồng/ha (QML), trong giai đoạn này phân chuồng được sử dụng để bón kết hợp với các loại phân khác trong thời kỳ chăm sóc. Tuy nhiên, phần lớn phân chuồng là những loại phân loại mục được các hộ sử dụng từ sơ chế những sản phẩm phụ của chăn nuôi, nông nghiệp qua đó mà chi phí phân chuồng cũng giảm đáng kể. Quýt là một trong những cây ăn quả có năng suất cao nhưng lại nhiều sâu bệnh, để phòng chống sâu bệnh hại các hộ phải phun thuốc trừ sâu. Chi phí lao động cho phun thuốc trừ sâu, phòng trừ sâu bệnh hại cao hơn một giá các chi phí lao động khác bởi phải trang bị bảo hộ đầy đủ để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất. Tổng chi phí lao động bỏ ra cho giai đoạn này là 32.900,0 đồng. 4.5.1.Doanh thu sản xuất 1ha quýt của các hộ Bảng 4.10: Tình hình doanh thu sản xuất 1ha quýt của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu ĐVT:đồng Chỉ tiêu Số lượng ĐVT Đơn giá Thành tiền QMN 1,8 Tấn 15.000 28.000.000 QMV 2,85 Tấn 14.000 40.000.000 QML 3,66 Tấn 15.000 55.000.000 - Vậy doanh thu đạt được từ quy mô nhỏ là: 28.000.000 - Vậy doanh thu đạt được từ quy mô vừa là: 40.000.000 - Vậy doanh thu đạt được từ quy mô lớn là: 55.000.000
  49. 42 Bảng 4.11: Hiệu quả từ trồng quýt của các hộ điều tra theo quy mô ( tính bình quân cho 1ha) So sánh (lần) Bình TT Chỉ tiêu ĐVT QML QMV QMN QML/ QML/ QMV/ quân QMN QMV QMN 1 GO 1.000đ 55.000,0 40.000,0 28.000,0 41.000,0 1,96 1,37 1,42 2 IC 1.000đ 12.000,0 9.000,0 6.000,0 9.000,0 2,0 1,33 1,5 3 TC 1.000đ 32.900,0 27.400,0 23.500,0 9.666,0 1,4 1,20 1,16 4 VA 1.000đ 43.000,0 31.000,0 22.000,0 32.000,0 1,95 1,38 1,40 5 MI 1.000đ 32.799,0 23.000,0 17.000,0 24.266,0 1,92 1,12 1,35 6 Pr 1.000đ 22.100,0 12.600,0 4.500,0 13.066,0 4,9 1,67 2,8 7 Hiệu quả /một đồng chi phí 7.1 GO/TC Lần 1,67 1,45 1,19 1,43 1,40 1,15 1,21 7.2 MI/TC Lần 0,99 0,83 0,72 0,84 1,37 1,19 1,15 7.3 VA/TC Lần 1,30 1,13 0,93 1,39 0,80 1,15 1,21 8 Hiệu quả/một đồng vốn trung gian 8.1 GO/IC Lần 4,58 4,44 4,66 4,56 0,98 1,03 0,95 8.2 VA/IC Lần 3,58 3,44 3,66 3,65 0,97 1,04 0,93 8.3 MI/IC Lần 2,73 2,55 2,83 2,70 0,96 1,07 0,90 8.4 Pr/IC Lần 1,84 1,4 0,75 1,33 2,45 1,31 1,86 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Phân tích bảng 4.11 Qua bảng trên ta thấy hiệu quả trồng quýt theo quy mô tính bình quân cho 1ha (GO) là giá trị sản xuất: (QMN):là 28.000.000đồng/ha. Tổng giá trị sản xuất (QMV):là 40.000.000đồng/ha. Tổng giá trị sản xuất (QML):là 50.000.000đồng/ha. Chi phí sản xuất của quýt (QMN):là 23.500.000đồng. Chi phí sản xuất của quýt (QMV):là 27.400.000đồng. Chi phí sản xuất của quýt (QM):là 32.900.000đồng. - Nếu bỏ ra 1đồng chi phí sản xuất quýt (QMN) thì sẽ thu lại được 1,19đồng. - Nếu bỏ ra 1đồng chi phí sản xuất quýt (QMV) thì sẽ thu lại được 1,45đồng.
  50. 43 - Nếu bỏ ra 1đồng chi phí sản xuất quýt (QML) thì sẽ thu lại được 1,67đồng. - Nếu bỏ ra 1đồng vốn trung gian sản xuất quýt (QMN) thì sẽ thu lại được 4,66đồng. - Nếu bỏ ra 1đồng vốn trung gian sản xuất quýt (QMV) thì sẽ thu lại được 4,44đồng. - Nếu bỏ ra 1đồng vốn trung gian sản xuất quýt (QML) thì sẽ thu lại được 4,58 đồng. Như vậy trồng quýt với (QML) mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập ổn định cho người dân, tuy nhiên để mô hình được thực hiện có hiệu quả kinh tế ổn định lâu dài hơn, thì cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước, trạm khuyến nông và nông dân từ khâu sản xuất và tiêu thụ nhằm đưa ra sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường. 4.6. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất quýt tại xã Quang Thuận 4.6.1. Thuận lợi Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất quýt, đây là cơ sở để xây dựng điểm trồng quýt với quy mô lớn và theo hướng sản xuất hàng hóa. - Nguồn lao động dồi dào. Người dân có kinh nghiệm sản xuất, cần cù, chăm chỉ, chịu khó. - Chính quyền địa phương quan tâm theo dõi, tư vấn thường xuyên nhằm đảm bảo cho tiến trình phát triển của cây quýt được tốt nhất và có những chính sách hộ trợ cho người dân trong sản xuất quýt. - Quýt địa phương có chất lượng cao, đẹp cả về kích cỡ lẫn màu sắc. 4.6.2. Khó khăn Phải đầu tư lớn về phân bón, công chăm sóc nên một số hộ không có khả năng hoặc chưa mạnh dạn đầu tư nên năng suất chưa thực sự cao so với tiềm năng của nó.Quýt là cây trồng có nhiều sâu bệnh, cần phải có biện pháp phòng trừ thích hợp.
  51. 44 Về cơ bản lao động có trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế còn nhiều hạn chế dẫn tới năng suất chưa thực sự cao. - Thị trường thường xuyên biến động về nhu cầu, chất lượng sản phẩm, giá cả. 4.6.3. Cơ hội Sản phẩm quýt được nhiều người dân ưa chuộng và sử dụng nhiều. Cây quýt đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân so với các cây trồng khác, đẩy mạnh nền kinh tế địa phương cũng như trong huyện, tỉnh phát triển. -Có cơ hội phát huy hết tiềm năng kinh tế vốn có của địa phương, thâm nhập vào thị trường không chỉ ở trong nước mà còn cả nước ngoài. Quýt trong toàn tỉnh Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận địa lý “Quýt Bắc Kạn”, có cơ hội được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng. 4.6.4. Thách thức Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết cũng ngày một khắc nghiệt hơn. Luôn phải cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã với sản phẩm quýt ở những vùng khác. Người dân có áp lực khi thị trường biến đổi về nhu cầu, về giá cả dẫn đến tâm lý không an tâm sản xuất. Chưa giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra trong lâu dài bởi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa có nhà máy sơ chế hoặc chế biến sản phẩm quýt, phần lớn chỉ để ăn tươi. PHẦN 5
  52. 45 GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 5.1. Một số giải pháp phát triển cây quýt 5.1.1. Giải pháp về kỹ thuật Quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu giúp cây quýt sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo cây trồng cho năng suất cao, sản lượng lớn, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Do đó để thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật người dân trồng quýt cần: Sử dụng giống cho năng suất cao, có nhiều phẩm chất tốt, sạch bệnh. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái, phân loại sản phẩm. Thực hiện quản lý dịch hại theo phương pháp IPM, đầu tư thâm canh, bón phân cân đối, nhất là khai thác nguồn phân hữu cơ sẵn có. Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật với bà con nông dân để nắm bắt được kỹ thuật sản xuất của người dân. Xây dựng mô hình trình diễn để nông dân chuyển giao được kỹ thuật và kiến thức cho nhau. 5.1.2. Giải pháp về vốn Cây quýt là cây trồng cần có sự đầu tư về phân bón và chăm sóc thì cây mới đạt hiệu quả cao, trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ không có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất, chất lượng quýt chưa cao và chưa ổn định. Cũng do thiếu vốn mà nhiều hộ nông dân đã từ bỏ sản xuất quýt để trồng các cây trồng khác có chi phí thấp hơn mặc dù biết rằng cây trồng khác cho thu nhập thấp hơn cây quýt. Vốn sản xuất đối với người nông dân thì đó là một vấn đề khó khăn, bởi vậy cần phải có những giải pháp về vốn hợp lý như: Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như hỗ trợ người dân giống, phân bón hoặc cho ứng vật tư nông nghiệp, bán theo hình thức trả chậm.
  53. 46 Khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp. 5.1.3. Giải pháp về quản lý, chính sách Cần có sự định hướng đúng đắn của các cấp ngành, các tổ chức có liên quan về cách quản lý, về các chính sách để phát triển cây quýt có hiệu quả và bền vững. Tăng cường công tác quản lý hiệu quả, các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình phát triển gọn nhẹ phù hợp với nhận thức của người dân. Phát triển mạnh cây quýt ở những thôn có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, các vùng có nhiều đất trồng trọt, các hộ giàu kinh nghiệm sản xuất và đảm bảo các điều kiện về vốn, kỹ thuật. 5.1.4. Giải pháp về thị trường Sản phẩm sản xuất ra cần có thị trường tiêu thụ thì mới đáp ứng được vấn đề thu nhập của người dân, đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất, giải quyết được vấn đề thị trường là giúp cho người dân có thêm niềm tin và động lực để tiếp tục sản xuất quýt có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này cần: Duy trì, quản lý tốt chỉ dẫn địa lý “ Quýt Bắc Kạn” và phát triển thương hiệu “Quýt Bắc Kạn” để ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Dự báo được nhu cầu thị trường để điều tiết giá cả, số lượng và phân phối hợp lý, Nâng cao chất lượng, mẫu mã để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Tiến hành các hình thức quảng bá quýt trên báo, internet để nhiều người biết đến, tin dùng và lựa chọn. 5.1.5. Giải pháp về giống Chọn cây giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao và sạch bệnh. Đặc biệt là sử dụng giống đầu dòng để ghép mắt, ghép cành thay thế cho phương pháp triết cành truyền thống, khai thác ưu thế của phương pháp này đó là sử dụng gốc bưởi để ghép nên cây có bộ rễ khỏe, có thể sống trên diện tích đất cằn
  54. 47 cỗi, thời gian cho thu hoạch sớm 4 năm, thời gian bói quả và cho thu hoạch được lâu khoảng 10 năm, chất lượng quả tốt hơn, năng suất cao. 5.1.6. Giải pháp về thu hoạch Vấn đề thu hoạch cũng cần được quan tâm để nâng cao giá trị của quả cam, quýt, thực tế cho thấy khi thu hoạch nông dân không cẩn thận để quả bị dập, vỏ bị thâm, trầy xước cũng làm giảm đi giá trị của sản phẩm, khi thu mua đương nhiên sẽ bị loại. Vì vậy công tác tập huấn về bảo quản sau thu hoạch cũng đã được phòng chuyên môn triển khai đến tận người dân. hiện nay tình trạng người dân sử dụng phân bón hóa học trong quá trình chăm sóc với một thời gian dài đã khiến cho đất đai bị chai cứng, bạc màu, mất khả năng sản xuất dẫn đến sâu bệnh ngày càng phát triển mạnh và rất khó phòng ngừa. Đơn cử, trên địa bàn huyện hiện có nhiều cây quýt già cỗi, thoát hóa, chất lượng và mẫu mã quả không đạt yêu cầu, nếu chặt đi trồng mới cũng không hiệu quả vì vậy huyện đã có chủ trương đưa cây hồng không hạt vào trồng thay thế những diện tích đã bị già cỗi. Vì vậy huyện đã tuyên truyền, khuyến cáo người trồng quýt nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, những chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để chăm bón cho cây, giúp cải tạo đất, nâng cao chất lượng quả. Đi đôi với đó là đẩy mạnh công tác tập huấn về phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả quýt cho nông hộ. 5.1.7. Giải pháp về quy hoạch Được biết, hiện nay tỉnh đã có Dự án trồng cây, quýt theo quy trình của VietGap và đã triển khai tập huấn kỹ thuật cho nhân dân các xã nằm trong vùng quy hoạch của huyện. Đây là hướng đi mới nhằm giúp nông hộ tiếp cận với phương thức canh tác mới, hiện đại, nâng cao giá trị nông sản tiến tới ổn định về chất lượng và an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
  55. 48 Thiết nghĩ nếu như chính quyền địa phương, ngành chức năng và nhân dân có sự phối hợp chặt chẽ, thực hiện thành công theo mô hình VietGap không những góp phần nâng cao giá trị nông sản hàng hóa mà còn giảm tình trạng mở rộng diện tích rồi lại phá bỏ để trồng cây khác như đã từng xảy ra. 5.2. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên điạ bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” , từ các số liệu thu thập được qua các hộ nông dân, các phòng ban của huyện tôi rút ra một số kết luận: Cây quýt sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng ổn định có thể thấy cây quýt rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Quang Thuận. Sản xuất cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trung bình mỗi ha thu nhập trên 80 triệu đồng/năm trồng quýt với tổng chi phí là 32,900 triệu đồng như vậy mỗi hộ thu được lợi nhuận là 52,700 triệu đồng/năm. Và sẽ liên tục tăng trong những năm tiếp theo vì quýt càng trồng lâu quả càng sai Quýt khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, là loại hoa quả sạch nên rất có tiềm năng phát triển tại Quang Thuận nói riêng và Bắc Kạn nói chung. Năng suất và sản lượng quýt tăng nhanh qua các năm, mang lại thu nhập ngày càng tăng cho các hộ trồng quýt. Nhờ có cây quýt mà đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân ở địa phương tăng lên một cách rõ rệt. Nhiều hộ gia đình từ tình trạng nghèo đói, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng nhờ có cây quýt đã vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo, mua sắm được tivi, xe máy và cải thiện được chất lượng cuộc sống. Ngoài ra giá trị của cây quýt còn được thể hiện trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái. Hơn nữa xã Quang Thuận có đủ điều kiện như: Khí hậu, đất đai tương đối phù hợp cho cây quýt sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh những mặt đạt được, việc sản xuất quýt còn gặp phải một số mặt hạn chế. Trình độ kỹ thuật sản xuất quýt chưa đồng đều, còn mang nặng tập quán sản xuất cũ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu
  56. 49 đặt ra. Do chi phí sản xuất quýt lớn, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên một số hộ chưa mạnh dạn đầu tư để phát huy tiềm năng của cây quýt, đặc biệt việc bón phân đúng kỹ thuật để ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ quýt vẫn còn bấp bênh, không ổn định khiến người dân chưa thực sự yên tâm và tin tưởng vào sản xuất quýt hàng hóa.
  57. 50 TÀI LI ỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Lê Lâm Bằng (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên. 2. Hoàng Hùng (2007), Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn , sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình. 3. Phòng Nông nghiệp & PTNT (2007), Dự án trồng thử nghiệm cam quýt trên đất một vụ lúa thuộc các xã Dương Phong - Bạch Thông, xã Đông Viên, Rã Bản huyện Chợ Đồn, Chợ Đồn. 4. Phòng Nông nghiệp & PTNT, Kỹ thuật trồng cây cam, quýt, các cách phòng chống sâu bệnh hại cây quýt. 5. Phòng thống kê huyện Bạch Thông(2018), Các số liệu về tình hình đất đai, lao động của huyện giai đoạn 2016-2018. 6. Phòng Nông nghiệp & PTNT (2008), Dự án trồng thử nghiệm cam quýt trên đất một vụ lúa thuộc các xã Quang Thuận - Bạch Thông, xã Đông Viên, Rã Bản huyện Chợ Đồn, Chợ Đồn 7. UBND xã Quang Thuận, báo cáo tổng kết năm 2017 8. UBND xã Quang Thuận, báo cáo tổng kết năm 2017 9. UBND xã Quang Thuận, báo cáo tổng kết năm 2018 II. Internet 10. Thuận-mo-rong-dien-tich-trong-quyt-24225/#.UWDzPKI8RGg 11. quyt.aspx
  58. 51 12. dan-dia-ly-Quyt-Bac-Kan-va-Nhan-hieu-tap-the-Mien-dong-Bac-Kan- 2209536/ 13 %20x ay%20dung%20nong%20thon%20moi.aspx?BaiVietID=8475 14.
  59. PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ (Dành cho những hộ sản xuất quýt) Phiếu số: Thời gian điều tra: Ngày tháng năm Địa bàn điều tra: Thông tin cơ bản Tên chủ hộ: Giới tính: Tuổi: Dân tộc: Trình độ văn hóa: Số nhân khẩu: Số lao động chính: Địa chỉ: Thôn: Xã Huyện Bạch Thông Tỉnh Bắc Kạn. Thông tin chi tiết về hộ sản xuất quýt 1. Tổng diện tích đất trồng cây ăn quả của Ông (bà) đến năm 2018: (Ha) Trong đó diện tích trồng quýt là: (ha) 2. Ông (bà) bắt đầu trồng cây quýt từ năm nào: 3. Sau khi trồng bao lâu thì quýt cho thu hoạch: 4. Năng suất quýt của gia đình năm 2018: (tấn/ha) Tăng hay giảm so với năm trước: 5. Ông (bà) cho biết diện tích, sản lượng, giá bán quýt của gia đình từ năm 2016 đến năm 2018? (ĐVT: ha) Tổng diện DT cho DT chưa Sản lượng Giá bán Năm tích (ha) thu hoạch cho TH (tấn) TB (đ/kg) 2016 2017 2018
  60. 6.Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây quýt: Thường gặp vào giai đoạn nào Biện pháp để phòng trừ sâu bệnh: 7. Mật độ trồng: 8. Ông(bà) lấy nguồn cây giống ở đâu: Tự sản Được hỗ 9. Giống quýt mà gia đình sử dụng: 10. Hình thức tiêu thụ chủ yếu: Tư thương đến mua tận Đem ra chợ Cả hai 11. Ông (bà) thường sử dụng loại phân bón gì để bón cho quýt: 12. Các khoản chi phí cho sản xuất quýt trong thời kỳ kinh doanh của 1 ha quýt Thành tiền Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá(1000đ) (1000đ) Giống Phân chuồng Phân đạm Phân lân Phân kali Thuốc trừ sâu Chi khác Tổng chi phí/1ha
  61. 13. Tình hình sử dụng lao động trong sản xuất quýt trong thời kì kinh doanh của 1 ha quýt. TT Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá Thành tiền công (1000đ/công) (1000đ) 1 Đào hố, bón lót 2 Trồng 3 Chăm sóc 4 Phòng trừ sâu bệnh hại 5 Thu hoạch, bảo quản 6 Vận chuyển 7 Chi phí khác Tổng chi phí/1ha 14. Ông(bà) lấy kiến thức, kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây quýt ở đâu: Từ tập Từ sách báo: Từ các hộ nông dân khác Từ các nguồn khác: 15. Các cơ quan, tổ chức nào thường tiến hành tập huấn: Phòng nông nghiệp Trung tâm 16. Ông(bà) có thường xuyên trao đổi thông tin với các hộ nông dân khác hay không: Không: 17. Theo Ông (bà) việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có cần thiết không: Cần thiết: Không cần thiết: 18. Nguồn vốn để sử dụng cho sản xuất của gia đình: Vốn tự có: Vay ngân hàng: 19. Thuận lợi và khó khăn của Ông (bà) trong quá trình sản xuất: Thuận lợi: Khó khăn:
  62. 20. Ông (bà) mong muốn được nhà nước hỗ trợ những gì: Vố Giống: Vật 21. Các chương trình, chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho sản xuất quýt mà Ông (bà) biết:. 22. Ý kiến của Ông (bà) về cây quýt: 23. Sau khi trừ các loại chi phí gia đình còn thu được bao nhiêu tiền? 24. Các bác có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả cây quýt? Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của gia đình! XÁC NHẬN CỦA CHỦ HỘ ĐIỀU TRA VIÊN (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)