Khóa luận Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng

pdf 75 trang thiennha21 13/04/2022 5890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_thu_gom_va_xu_ly_rac_thai_ran_s.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ VĂN LONG TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG HỢP GIANG, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ VĂN LONG TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG HỢP GIANG, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Lớp : K48 - LTKHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 -2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Quý Nhân Thái Nguyên - năm 2019
  3. 1 LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Môi trường và giảng viên hướng dẫn thầy Hoàng Quý Nhân, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng”. Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Hoàng Quý Nhân người đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập. Và em cũng xin cảm ơn công ty TNHH đầu tư phát triển và môi trường Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập vừa qua. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có cố gắng nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 17 tháng 05 năm 2019 Lý Văn Long
  4. 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần và định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt 17 Bảng 4.1 . Dân số tỉnh cao bằng những năm gần đây 48 Bảng 4.2 Tổng nhân khẩu thường trú tại phường Hợp Giang 51 Bảng 4.3: Các nguồn sinh ra chất thải rắn 52 Bảng 4.4: Lượng rác phát sinh tại trong phường Hợp Giang năm 2018 53 Bảng 4.5. Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt ở phường Hợp Giang 55 Bảng 4.6. Các phương tiện thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt 57 Bảng 4.7: Lịch làm việc của các công nhân 59 Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về việc phân loại CRT sinh hoạt 63 Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về thu gom và xử lý CTR tại gia đình . 64 Bảng 4.10. Mức độ quan tâm của người dân đến việc quản lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang 65 Bảng 4.11 Chất lượng dịnh vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn 66 Bảng 4.12 Mức độ của người dân theo dõi về thông tin môi trường 67
  5. 3 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 16 Hình 4.1: Thành phố Cao Bằng 36 Hình 4.1. Biểu đồ Dân số tỉnh Cao Bằng những năm gần đây 49 Hình 4.2. Biểu đồ Tổng nhân khẩu thường trú tại phường Hợp Giang 51 Hình 4.3. Biểu đồ Lượng rác phát sinh tại phường Hợp Giang năm 2018 53 Hình 4.4. Biểu đồ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 56 Hình 4.5. Công nhân đang quét, thu gom rác 58 Hình 4.6. Sơ đồ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 60 Hình 4.7. Phân loại rác 61 Hình 4.8. Đốt rác tại bãi rác Nà Lần 62 Hình 4.9. Biểu đồ Đánh giá của người dân về việc phân loại CRT sinh hoạt 63 Hình 4.10. Biểu đồ Thu gom và xử lý CTR sinh hoạt tại gia đình 64 Hình 4.11. Biểu đồ Mức độ quan tâm của người dân đến việc quản lý rác thải sinh hoạt 65 Hình 4.12. Biểu đồ Chất lượng dịnh vụ thu gom rác thải sinh hoạt 66 Hình 4.13. Biểu đồ Mức độ theo dõi về thông tin môi trường 67
  6. 4 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 BXD Bộ xây dựng 3 CNH Công nghiệp hóa 4 CTR Chất thải rắn 5 CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt 6 ĐTM Đánh giá tác động môi trường 7 HĐH Hiện đại hóa 8 QĐ Quyết định 9 QL Quốc lộ 10 TCQT Tiêu chuẩn Quốc tế 11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 12 THCS Trung học cơ sở 13 THPT Trung học phổ thông 14 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 15 TP Thành phố 16 UBND Ủy ban nhân dân
  7. 5 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DANH MỤC BẢNG 2 DANH MỤC CÁC HÌNH 3 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT 4 MỤC LỤC 5 Phần 1. MỞ ĐẦU 9 1.1. Đặt vấn đề 9 1.2. Mục tiêu của đề tài 10 1.3. Ý nghĩa của đề tài 11 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 11 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 11 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13 2.1. Cơ sở pháp lý 13 2.2. Cơ sở lý luận 14 2.2.1. Khái niệm môi trường và chất thải rắn sinh hoạt 14 2.2.1.1. Khái niệm môi trường 14 2.2.1.2. Tiêu chuẩn môi trường 14 2.2.1.3. Khái niệm chất thải 14 2.2.1.4. Khái niệm về chất thải rắn 14 2.2.1.5. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 14 2.2.1.6. Khái niệm về quản lý chất thải rắn 15 2.2.1.7. Thu gom chất thải rắn 15 2.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 15 2.2.3. Nguồn gốc - phát sinh chât thải rắn sinh hoạt 16 2.2.4. Thành phần và tính của chất thải rắn sinh hoạt 16
  8. 6 2.2.5. Tác hại của rác thải sinh hoạt tới môi trường và cộng đồng 17 2.2.5.1. Tác hại của chất thải rắn tới sức khỏe con người 17 2.2.5.2. Tác hại của chất thải rắn tới môi trường 18 2.3. Tổng quan về rác thải trên thế giới và Việt Nam 21 2.3.1. Tổng quan rác thải trên Thế Giới 21 2.3.2. Tổng quan rác thải ở Việt Nam 27 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 34 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 34 3.3. Nội dung nghiên cứu 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu 34 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 34 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 35 3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 35 3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 35 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng 36 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 36 4.1.1.1. Vị trí địa lý 36 4.1.1.2. Thời tiết, khí hậu 38 4.1.1.3. Thuỷ văn và sông ngòi 39 4.1.1.4. Tài nguyên đất đai 40 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 41 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 41
  9. 7 4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 46 4.1.2.3.Văn hóa xã hội 46 4.1.2.4.Y tế - giáo dục 47 4.1.2.5. Dân số và lao động 48 4.2. Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 52 4.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 52 4.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 54 4.2.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 55 4.2.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 56 4.2.4.1. Hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 57 4.2.4.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 60 4.2.5. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 62 4.3. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 68 4.3.1. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 68 4.3.2. Đề xuất giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 69 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
  10. 8 5.1. Kết luận 71 5.2. Kiến nghị 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
  11. 9 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thế giới đang ngày càng phát triển không ngừng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra manh mẽ. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều kiện đó thúc đẩy các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đât nước nâng cao nhu cầu của người dân được cải thiện cũng đồng nghĩa với lượng rác thải ngày càng tăng và liên tục thay đổi. Trong quá trình sinh hoạt, một khối lượng chất thải khổng lồ chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để được con người thải vào môi trường gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội luôn đi đôi với việc quan tâm tới vấn đề rác thải, góp phần cải thiện môi trường sống trong sạch, lành mạnh. Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dân càng được nâng cao, lượng rác thải phát sinh càng nhiều. Bên cạnh đó thì hệ thống quản lý thu gom chất thải rắn chưa thực sự có hiệu quả gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi. Hiện nay, chỉ ở các trung tâm lớn như ở thành phố, thị xã mới có công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, còn tại các vùng nông thôn hầu như chưa có biện pháp thu gom và xử lý rác thải hữu hiệu. Cao Bằng một mảnh đất anh hùng, vùng đất của cách mạng đang từng ngày đổi mới trong tiến trình CNH - HĐH đất nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng, sự đổi mới phương thức quản lý và chính sách đầu tư kinh tế đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất mới, với
  12. 10 nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Sự phát triển về kinh tế một mặt đã tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân, giúp cải thiện mức sống, chất lượng cuộc sống của những đứa con vùng kháng chiến năm xưa được nâng lên từng bước, mặt khác đây cũng là nguy cơ làm suy giảm chất lượng môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Đòi hỏi cần có sự quản lý phù hợp và sự chung tay giữa cơ quan quản lý và toàn thể nhân dân trong lĩnh vực BVMT đảm bảo cho một môi trương sống Xanh - Sạch - Đẹp. Một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường đáng phải quan tâm đó là hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Hiện nay do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp nên tỉnh chưa đầu tư được dây truyền công nghệ để xử lý triệt để các loại rác thải, chủ yếu sử dụng phương pháp xử lý thủ công nên vẫn còn gây ra các tác động xấu tới môi trường. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng quản lý và biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của rác thải sinh hoạt là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm. Từ những lý do trên đây, cùng với sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Hoàng Quý Nhân, em tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Băng”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Khóa luận đặt ra các mục tiêu chính sau: - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố Cao Bằng nói chung, phường Hợp Giang nói riêng. - Đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá hiểu biết và hành vi của người dân về công tác thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất các biện pháp hiệu quả trong việc thu gom và xử lý rác (CTR)
  13. 11 phù hợp với điều kiện của tỉnh để đạt hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin định tính và định lượng về hiểu biết và hành vi của người dân về công tác thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lí luận và phương pháp luận về hiểu biết và hành vi trong công tác thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân đối với môi trường. - Thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập được cho thấy thực trạng việc thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân hiện nay. Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của người dân trong việc thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Cho thấy được ý thức cộng đồng của người dân hiện nay qua việc hiểu biết và hành vi của người dân về công tác thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt nói chung. - Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tài mang tính chất thăm dò hiểu biết và hành vi của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày và qua công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt. - Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu vấn đề này sâu hơn và cho các sinh viên khoá sau. - Qua đề tài em cũng đề ra những biện pháp giúp địa phương tham khảo
  14. 12 trong việc quản lý và hướng dẫn người dân trong việc thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt. - Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể.
  15. 13 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) ban hành ngày 18/04/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011. - Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu - Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) ban hành ngày 18/04/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011. - Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc quy định chi tiết số điều của nghị định số 29/2011/NĐ- CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. - Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/05/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng chính phủ ban hành.
  16. 14 - Căn cứ Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. - Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 2.2. Cơ sở lý luận 2.2.1. Khái niệm môi trường và chất thải rắn sinh hoạt 2.2.1.1. Khái niệm môi trường “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [7]. 2.2.1.2. Tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường [7]. 2.2.1.3. Khái niệm chất thải Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [7]. 2.2.1.4. Khái niệm về chất thải rắn Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, cá hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của công đồng [6]. 2.2.1.5. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt Chất thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ
  17. 15 gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải [6]. Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống. 2.2.1.6. Khái niệm về quản lý chất thải rắn Quản lý chất thải rắn là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan. Các hoạt động đó liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải Quản lý chất thải rắn cũng có thể góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải [11]. 2.2.1.7. Thu gom chất thải rắn Thuật ngữ thu gom tập trung (hay còn gọi là thu gom thứ cấp) bao hàm không chỉ việc thu gom nhặt các chất thải rắn từ những nguồn khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các chất thải đó tới địa điểm tiêu huỷ. Việc dỡ đổ các xe rác cũng được coi là một phần của hoạt động thu gom thứ cấp. Như vậy thu gom thứ cấp là cách thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom chung (điểm cẩu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng phần hoặc cả tuyến thu gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp bằng các loại phương tiện chuyên dụng có động cơ [8]. 2.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Theo điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 nghị định về
  18. 16 quản lý chất thải và phế liệu[12]: Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau: - Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); - Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh); - Nhóm còn lại. 2.2.3. Nguồn gốc - phát sinh chât thải rắn sinh hoạt Rác thải được phát sinh từ các nguồn khác nhau, tùy thuộc vào các hoạt động mà rác được phân chia thành các loại như sơ đồ: Khu thương Khu xây dựng Khu công Hoạt động Khu Cơ quan mại, khách và phá hủy công công nghiệp, dân cư công sở cộng (nhà sạn trình xây dựng nông nghiệp ga, ) CTRSH Hình 2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Qua sơ đồ ta thấy chất thải rắn sinh hoạt được thải ra từ nhiều hoạt động khác nhau như: các khu dân cư, khu thương mại, cơ quan công sở, các hoạt động công nông nghiệp, tuy nhiên hàm lượng và thành phần rác thải ở các khu vực là khác nhau, trong số đó rác thải sinh hoạt chiếm đa số. 2.2.4. Thành phần và tính của chất thải rắn sinh hoạt Theo đánh giá của những nhà nghiên cứu và khoa học thì chất thải rắn
  19. 17 sinh hoạt chủ yếu chứa các chất hữu cơ khá cao tiếp đó là các chất vô cơ. Thành phần cụ thể được thể hiện như bảng 2.1: Bảng 2.1. Thành phần và định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt 13 Định Nghĩa Ví Dụ 1. Các chất cháy được a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa, giấy. giấy vệ sinh b. Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi. Vải, len, nilon c. Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm. Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ Các vật liệu và sản phẩm được Đồ dùng bằng gỗ như chế tạo từ gỗ, tre, rơm bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa e. Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được Phim cuộn, túi chất dẻo, chế tạo từ chất dẻo. chai, lọ. Chất dẻo, các đầu vòi, dây điện f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm đượcchế Bóng, giày, ví, băng cao tạo từ da và cao su. su 2. Các chất không cháy a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được Vỏ hộp, dây điện, hàng chế tạo từ sắt mà dễ bị nam rào, dao, nắp lọ châm hút. b. Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam Vỏ nhôm, giấy bao gói, châm hút. đồ đựng c. Thuỷ tinh Các vật liệu và sản phẩm được Chai lọ, đồ đựng bằng chế tạo từ thuỷ tinh. thuỷ tinh, bóng đèn d. Đá và sành sứ Bất kỳ các loại vật liệu không Vỏ chai, ốc, xương, gạch, cháy khác ngoài kim loại và đá, gốm thuỷ tinh. 3. Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không Đá cuội, cát, đất, tóc phân loại trong bảng này. Loại này có thể chia thành hai phần: kích thước lớn hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5 mm. 2.2.5. Tác hại của rác thải sinh hoạt tới môi trường và cộng đồng 2.2.5.1. Tác hại của chất thải rắn tới sức khỏe con người Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức
  20. 18 khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động. Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800oC trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường [13]. 2.2.5.2. Tác hại của chất thải rắn tới môi trường Hiện nay do khối lượng rác thải phát sinh với một lượng quá lớn, ở các địa phương công tác thu gom xử lý và tiêu hủy đã và đang vượt quá năng lực. Điều này là nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường đất, nước,
  21. 19 không khí và sức khỏe cộng đồng. Ảnh hưởng trực tiếp của rác thải trước hết là môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các bãi tập trung rác không những là những nơi gây ô nhiễm mà còn là các ổ dịch bệnh, nơi ruồi muỗi và các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi phát triển ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân, là mối nguy hại cho sự tồn tại, phát triển và bền vững của cộng đồng dân cư trong vùng. Trong thành phần rác thải chứa nhiều chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào trong đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: Giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch, nhái làm cho môi trường đất bị giảm đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. - Tác hại của chất thải rắn tới môi trường nước: - Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm. - Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt. Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần. - Tác hại của chất thải rắn tới môi trường không khí: : - Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3, gây ô nhiễm môi trường không khí. - Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ - Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc lẫn trong rác. - Tác hại của chất thải rắn đối với môi trường đất: Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
  22. 20 + Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai kháng, hóa chất Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất. + Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước. + Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người và động vật - Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất. - Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng. - Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất. - Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị: Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa. Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh: Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí.
  23. 21 Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, do loại chất thải rắn gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột, là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại ) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp. Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư [13]. 2.3. Tổng quan về rác thải trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tổng quan rác thải trên Thế Giới - Trong bối cảnh đô thị hóa và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng thì rác thải đã trở thành một vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng trên thế giới. Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới đầu năm 2017 tại Thụy Sỹ, đại diện các Quốc gia đã đưa ra các giải pháp cho vấn đề này. Năm 1900, đã có khoảng 220 triệu người sống ở các thành phố, phát sinh ra ít nhất 300.000 tấn chất thải rắn, bao gồm rác thực phẩm, bao bì và các vật dụng gia đình khác. Một trăm năm sau, hơn 2,9 tỷ người sống ở các thành phố
  24. 22 và tạo ra hơn 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày. Mối đe doạ do quản lý chất thải kém đặc biệt thể hiện rõ ở các quốc gia có thu nhập thấp, nơi tỷ lệ thu gom rác thường dưới 50%. Các đống rác dọc bờ sông, khói dày đặc từ việc đốt rác, chất thải độc hại, hơi cay, ruồi muỗi và các loài gặm nhấm tràn lan là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc tăng dân số tự nhiên, việc di cư dân số về các đô thị, đô thị hóa và phát triển kinh tế cũng làm cho lượng chất thải đang ngày càng trở nên quá tải đối với các hệ thống quản lý. Trong báo cáo “Đánh giá toàn cầu về quản lý chất thải rắn” năm 2012, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở châu Phi. Ở nhiều nước đang phát triển, quản lý chất thải rắn có thể tiêu tốn 20- 50% ngân sách. Các quốc gia đang trên đà chuyển đổi từ tình trạng thu nhập thấp đến trung bình cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, không có cấu trúc thuế hoặc phí nào để duy trì các chương trình chất thải rắn và người dân thường sử dụng các bãi đất trống tự do để xả rác. Các chuyên gia WB cũng cảnh báo, lượng chất thải rắn toàn cầu đang tăng lên 70% vào năm 2025, tăng từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm 2010, lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025. Chất thải độc hại từ các thành phố đã đủ để lấp đầy một dòng xe chở hàng dài 5.000 cây số mỗi ngày. Chi phí toàn cầu cho việc đối phó với tất cả những thùng rác đó cũng tăng lên: từ 205 tỷ USD mỗi năm trong năm 2010 lên 375 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng chi phí mạnh nhất ở các nước đang phát triển. Tháng 9/2015, Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế (ISWA) công bố báo cáo nêu bật “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” ảnh hưởng đến hàng chục triệu người ở các nước đang phát triển khi thiếu cơ sở hạ tầng vệ sinh. Báo cáo chỉ ra các
  25. 23 vấn đề liên quan đến rác thải ở các nước đang phát triển là do những vấn đề chưa từng có trước đây, như: sự tích tụ không được kiểm soát của các thiết bị điện tử, điện thoại di động, rác thải thực phẩm và rác thải y tế. Báo cáo cũng cho thấy, khoảng 40% lượng chất thải trên thế giới đã được xử lý triệt để, phục vụ cho khoảng 3,5-4 tỷ người, đồng thời cũng kêu gọi một liên minh toàn cầu cùng phối hợp và có những hành động tích cực để giải quyết vấn đề rác thải trên toàn thế giới. Rác thải gây ra rất nhiều vấn đề, như: mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh. Rác thải không được thu gom, tồn đọng, lâu ngày sẽ sinh ra các tác nhân tác động đến sức khoẻ con người. Nghiêm trọng hơn nó thải vào nước, đất và không khí những hóa chất rất độc hại dù được xử lý bằng cách chôn lấp hay đốt, gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) các loại chất thải ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, dị ứng, bệnh đường hô hấp, tim mạch và đặc biệt là ung thư. WHO và WB ước tính hơn 2 triệu người tử vong mỗi năm do hít phải không khí bị ô nhiễm trong nhà và ngoài trời, đồng thời có khoảng 40 triệu trẻ em mắc các bệnh liên quan đến rác thải. 23% số ca tử vong ở các nước đang phát triển có nguyên nhân từ các yếu tố môi trường, bao gồm ô nhiễm và các yếu tố rủi ro môi trường liên quan đến hơn 80% các bệnh thường gặp. Rác thải nhựa trên các đại dương hiện nay đã ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh vật biển: thiếu dưỡng khí, phá hủy hệ sinh thái, tàn phá môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Greenpeace, thì đại dương trên khắp thế giới cũng đã trở thành một bãi rác khổng lồ với gần 6,5 triệu tấn rác thải chứa trong nó. Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới tháng 1/2017 tại Thụy Sĩ đã đưa ra nhận định, nếu không có hành động khẩn cấp, đến năm 2050, các đại dương
  26. 24 bị ô nhiễm nặng nề của trái đất sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn cả cá. Khoảng 40% tổng lượng rác thải của thế giới đổ tại các “địa điểm mở” không được kiểm soát như bờ sông hoặc các dải bờ biển. Chất thải nhựa do có khối lượng nhẹ nên chúng nổi trên mặt nước biển và bị phân tán trên toàn cầu, từ châu lục này đến châu lục khác theo sóng biển. Nó tồn tại dai dẳng trong môi trường và hầu như không chịu bất cứ thay đổi sinh học nào do tính chất khó phân hủy. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, có ít nhất 5,250 tỷ mảnh nhựa với trọng lượng khoảng 268,940 tấn đang trôi nổi trên các đại dương của thế giới. Điều này có nghĩa số lượng rác thải hiện nay gấp 48 lần trữ lượng nhựa của con người từng có trong lịch sử thế giới. Hay nói cách khác, nếu chúng ta lấy tất cả nhựa ra khỏi đại dương và chia đều thì mỗi người sẽ nhận ít nhất 48 mảnh nhựa. Hiện khoảng 20% sản phẩm nhựa trên thế giới có thể được tái sử dụng và khoảng 50% có thể được tái chế với chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu không có những thay đổi “căn bản” về thiết kế và sản xuất, thì 30% sản phẩm nhựa còn lại sẽ không bao giờ được tái chế, và sẽ bị chôn vào đất, đổ ra biển hoặc tiêu hủy. Một nghiên cứu mới đây của APEC ước tính, các nước thành viên của tổ chức này hàng năm phải chi trả tới 1,3 tỷ USD để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường biển. Hơn nữa, cũng theo báo cáo của APEC, hàng năm thế giới phải tiêu tốn số tiền từ 80 tỷ USD đến 120 tỷ USD cho việc sản xuất bao bì bằng nhựa. Các chuyên gia của WB cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đưa ra các kế hoạch xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời tăng cường xử lý chất thải rắn, đặc biệt là ở các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp. Hiện nay, nhiều thành phố đã và đang tìm kiếm, áp dụng các chính sách hiệu quả để giúp giảm thiểu lãng phí và tiêu dùng. Rác thải có lúc thậm chí còn được coi là một nguồn nhiên liệu đầy tiềm năng khi những công nghệ
  27. 25 mới có thể chế biến chúng thành phân bón, hóa chất hay năng lượng đang được phát triển. Một số thành phố đã đặt ra các ví dụ tích cực trong việc giảm thiểu lượng chất thải. San Francisco (Mỹ) có một mục tiêu đầy tham vọng là “không thải” vào năm 2020 với việc tái chế tích cực. Khoảng 55% chất thải được tái chế hoặc tái sử dụng hiện nay tại thành phố này. Indonesia là một trong những quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng rác thải trầm trọng. Năm ngoái, nước này thải ra đến 65 triệu tấn rác. Hiện nay, Indonesia đang đặt mục tiêu giảm 22% lượng rác thải mỗi năm. Giải pháp là thành lập thêm các ngân hàng rác thải, nơi người dân được khuyến khích mang rác thải đã phân loại đến để đổi lấy những khoản tiền trang trải cho cuộc sống. Bên cạnh đó, Indonesia tích cực tham gia các diễn đàn toàn cầu và khu vực nhằm nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại do rác thải nhựa gây ra đối với các đại dương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và có biện pháp ngăn chặn việc người dân đổ các loại rác thải nhựa xuống biển. Hàng năm, Ấn Độ phát sinh ra gần 6,4 triệu tấn rác thải nguy hại, trong đó 3,09 triệu tấn có thể tái chế được, 0,41 triệu tấn có thể thiêu hủy và 2,73 triệu tấn sẽ phải đổ ra bãi chứa rác thải. Việc sử dụng các nhiên liệu thay thế hoặc các nhiên liệu tái chế từ rác thải (Refuse derived fuels - RDF) là một việc làm thông thường trong ngành công nghiệp xi măng Ấn Độ. Nhà máy sản xuất RDF đầu tiên đã được xây dựng trong năm 2006 bởi Grasim Industries. Kể từ đó đến nay, Chính phủ Ấn Độ đã cấp phép cho 22 nhà máy xi măng để xây dựng các nhà máy sản xuất RDF tương tự. Hầu hết rác thải có các đặc tính phù hợp cho việc tận dụng làm nguyên liệu nguồn, hoặc cho việc khôi phục năng lượng, hoặc các nguyên liệu như kim loại hoặc sử dụng chúng trong ngành xây dựng, chế tạo các sản phẩm cấp thấp hoặc cho khôi phục lại chính sản phẩm đó, mà sau khi xử lý có thể được sử dụng như là một nguyên liệu nguồn.
  28. 26 Úc là một trong những quốc gia thải rác nhiều nhất thế giới. Nhiều trung tâm đô thị lớn ở mước này đã được mở rộng để phù hợp với tiêu chuẩn sống cao hơn của người dân. Do đó, hệ thống xử lý rác thải cũng được yêu cầu cao hơn. Những biện pháp xử lý rác thải bền vững đã được tìm kiếm và áp dụng. Đối với chất thải rắn như rác sinh hoạt, sản phẩm công nghiệp được xử lý tại các bãi chôn lấp. Đối với nước thải từ các hộ gia đình như nước rửa chén, chấy tẩy rửa xe đều được phân loại như chất thải lỏng và xử lý bằng hệ thống tái chế nước thải sinh hoạt. Ngoài ra, nhiều chính sách pháp luật cũng đã được đưa ra, như việc một số quốc gia đã áp dụng biện pháp đánh thuế để giảm thiểu rác thải biển như Nam Phi, Israel áp thuế đối với túi nhựa; Bỉ đánh thuế đối với màng nhựa và dụng cụ ăn uống dùng một lần; Đan Mạch đánh thuế nhựa đối với túi và vật liệu đóng gói cũng như thuế đổ rác ở bãi rác hoặc đốt rác. Bên cạnh một số quy định về kiểm soát hàng hóa trong sản xuất và sử dụng, một số nước có chính sách theo hướng tiếp cận tổng thể để giải quyết vấn đề rác thải biển như Nhật Bản đã ban hành riêng một luật về rác thải biển - Luật Khuyến khích xử lý rác thải biển, Hàn Quốc ban hành Luật Quản lý môi trường biển, trong đó yêu cầu xây dựng Kế hoạch tổng thể quản lý rác thải biển. Một số giải pháp khác cũng đã được thực hiện tại một số quốc gia như thu mua rác thải nhựa từ ngư dân, hay cung cấp túi rác và lắp đặt nơi đổ rác cho tàu thuyền Trong khi đó, Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ngăn cấm rác thải thực phẩm siêu thị và yêu cầu các nhà bán lẻ quy mô lớn hiến tặng số lượng thực phẩm còn sót lại. Luật này được thông qua vào năm ngoái, đánh dấu pháp luật đầu tiên thuộc loại hình này trong nỗ lực toàn cầu nhằm giảm chất thải thực phẩm. Các nước khác như Đan Mạch, Đức, Anh và Hoa Kỳ cũng đang tham gia vào cuộc chạy đua không có chất thải thực phẩm, thực hiện các chiến lược ngăn ngừa chất thải và nâng cao kiến thức cho người tiêu
  29. 27 dùng về môi trường khi xử lý phế liệu. Bằng cách điều chỉnh nhận thức về thực phẩm còn sót lại và phải làm gì với nó, những thay đổi sẽ khiến con người có thể sản xuất lượng khí thải carbon thấp hơn từ chất thải hữu cơ [10]. 2.3.2. Tổng quan rác thải ở Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê, năm 2016,cả nước thu gom được trên 33.167 tấn CTR, trong đó tổng lượng CTR thông thường thu gom được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đạt khoảng 27.067 tấn (chiếm tỷ lệ 81%). Như vậy, vẫn còn khoảng 5.100 tấn CTR được thu gom nhưng chưa được xử lý theo quy định, chưa kể lượng lớn CTR chưa được thu gom, đã và đang gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt:Trong các nguồn phát sinh CTR, lượng CTR sinh hoạt đô thị tăng nhanh theo quy mô dân số đô thị. Ước tính lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi năm. Lượng CTR sinh hoạt đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như TP. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh, chiếm tới 45,24%, tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị lớn trên cả nước; Tỷ lệ CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%). Tại khu vực nông thôn, lượng CTR sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 0,33 kg/người/ngày. Vùng đồng bằng sông Hồng và Cửu Long là 0,4 kg/người/ngày, thấp nhất là vùng núi phía Bắc (0,2 kg/người/ngày). Đến nay, số lượng CTR sinh hoạt nông thôn hiện chưa được thống kê đầy đủ do công tác quản lý CTR sinh hoạt nông thôn còn hạn chế. Mặc dù, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt vẫn tăng hàng năm, nhưng do lượng CTR phát sinh lớn, năng lực thu gom còn hạn chế, cùng với ý thức cộng đồng chưa cao nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Tổng khối lượng CTR sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý năm 2016 là 33.100 tấn/ngày
  30. 28 (đạt85,5%). Lượng CTR sinh hoạt được thu gom tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 đạt khoảng 90%. Công tác phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn đã được thực hiện thí điểm ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng từ nhiều năm trước, đến nay TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành nhân rộng triển khai tại các quận nội thành. Công tác thu gom CTR tại nông thôn cũng đã được chú trọng trong những năm gần đây, tuy nhiên, cũng chủ yếu tập trung ở các khu vực nông thôn vùng đồng bằng. Khu vực miền núi, do tập quán sinh hoạt, rác thải sinh hoạt phần lớn vẫn được các hộ dân tự thu gom và xử lý tại nhà (đổ ra vườn). Theo thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40 - 55%. Theo báo cáo của Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, tính đến tháng 11/2016, cả nước có khoảng 35 nhà máy xử lý CTR tập trung tại các đô thị được đầu tư xây dựng và đi vào vận hành. Tổng công suất xử lý theo thiết kế khoảng 7.500 tấn/ngày. Số lượng lò đốt CTR sinh hoạt có khoảng 50 lò đốt, đa số là các lò đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ. Ngoài ra, cả nước có khoảng 660 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt (chưa thống kê được đầy đủ các bãi chôn lấp nhỏ rải rác ở các xã) với tổng diện tích khoảng 4.900ha. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Nhiều xã, đặc biệt các xã miền núi, chưa có các bãi rác tập trung, thiếu người và phương tiện chuyên chở rác, chủ yếu hình thành bãi rác tự phát, là nguồn gây ô nhiễm môi trường. [5] Theo “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2017 về chất thải rắn” [2] của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng, là động lực thúc đẩy phát
  31. 29 triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại, Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, tốc độ phát triển dân số, đô thị hóa luôn gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa. Việt Nam là quốc gia đang phát triển có mật độ dân số đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới. Tính đến tháng 5/2017, cả nước đã có 802 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa 36,6%. Tốc độ đô thị hóa cao đang bộc lộ nhiều bất cập, không chỉ ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng mà còn phát sinh các vấn đề môi trường. Nền kinh tế Việt Nam sau suy thoái kinh tế giai đoạn 2011 - 2013 đã có sự phục hồi rõ nét, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào đầu tư, khai thác tài nguyên Sự tăng trưởng các ngành kinh tế công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và làng nghề, y tế và du lịch đã làm phát sinh chất thải ngày càng lớn (bao gồm cả CTR, nước thải, khí thải ). Đối với ngành công nghiệp, tính chung cả năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 7,85%. Các hoạt động công nghiệp và xây dựng tập trung ở một số vùng kinh tế trọng điểm đã đưa vào môi trường một khối lượng lớn chất thải. Hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Với công nghệ còn lạc hậu, hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang gặp nhiều khó khăn để có thể kiểm soát và quản lý chất thải phát sinh. Hoạt động phát triển năng lượng, điển hình là nhiệt điện và hoạt động sản xuất thép cũng làm phát sinh một lượng lớn khí thải, CTR và nước thải. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng các phương tiện giao thông với lượng tiêu
  32. 30 thụ nhiên liệu lớn là nguyên nhân chính phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị lớn. Ngành xây dựng cũng giữ vững nhịp tăng trưởng, 6 tháng đầu năm 2017 đạt 8,8%, cùng với đó lượng CTR xây dựng phát sinh ngày càng tăng. Theo thống kê, mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra khoảng 75 - 85 triệu tấn chất thải. Công tác xử lý chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đang đứng trước nhiều thách thức. Bên cạnh đó, hoạt động của hơn 35 nghìn cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thủy hải sản cũng làm phát sinh một lượng lớn chất thải ra ngoài môi trường do việc đầu tư các hệ thống xử lý còn hạn chế. Hoạt động của các làng nghề cũng tạo sức ép không nhỏ lên môi trường, chất thải tại hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý hiệu quả. Công tác quản lý chất thải y tế đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Các vấn đề rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường phát sinh cũng gia tăng cùng với sự phát triển các hoạt động du lịch. Khối lượng CTR phát sinh đã tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý. Đối với CTR sinh hoạt đô thị, lượng phát sinh phụ thuộc vào quy mô dân số đô thị. Ước tính lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị trên toàn quốc tăng 10% - 16% mỗi năm, chiếm phần lớn trong tổng lượng CTR phát sinh ở các đô thị. Chỉ số phát sinh chất thải cũng gia tăng theo cấp độ đô thị, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh Công tác thu gom CTR đã được quan tâm, tuy nhiên do năng lực thu gom còn hạn chế, ý thức của người dân chưa cao, việc phân loại tại nguồn mới thực hiện thí điểm, chưa được áp dụng rộng rãi. Tỷ lệ xử lý CTR đô thị cũng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Đến tháng 11 năm 2016, cả nước có khoảng 35 nhà máy xử lý CTR tập trung tại các đô thị đi vào vận hành. Phần lớn CTR thông thường vẫn được đổ thải và chôn lấp tại các bãi chôn lấp.
  33. 31 Ở khu vực nông thôn, khối lượng CTR sinh hoạt gia tăng hằng năm ngày một cao, tuy nhiên, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40 - 55%. Hiện nay đã có 05 công nghệ xử lý CTR đã được Bộ Xây dựng công nhận, gồm: 02 công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ; công nghệ tạo viên nhiên liệu RDF; 02 công nghệ đốt (Công nghệ ENVIC và BD- ANPHA). Bên cạnh đó, 02 công nghệ xử lý nhập ngoại đang được áp dụng có hiệu quả ở Việt Nam là công nghệ tái chế CTR sinh hoạt thành than sạch và công nghệ đốt chất thải thu hồi năng lượng. Đối với CTR xây dựng, cùng với sự đô thị hóa và các công trình xây dựng tăng nhanh, lượng CTR xây dựng cũng gia tăng nhanh. Với thành phần chủ yếu là đất cát, gạch vỡ, bê tông chất thải xây dựng thường được chôn lấp cùng với CTR sinh hoạt. Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn về việc thu gom, tập trung CTR xây dựng nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, song công tác xử lý vẫn gặp nhiều khó khăn. Lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh hàng năm khoảng 25 triệu tấn, đặc biệt là tại các khu vực có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh như Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương CTR công nghiệp phát sinh từ các ngành như sản xuất giấy, nhiệt điện than, hóa chất, phân bón có các đặc thù riêng của từng ngành và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Trên cả nước hiện còn thiếu các khu xử lý CTR công nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải tập trung quy mô lớn. Đến tháng 10 năm 2017, mới chỉ có 473 doanh nghiệp làm dịch vụ xử lý CTR. Việc tái chế, tái sử dụng CTR công nghiệp diễn ra khá phổ biến, chủ yếu là tự phát tại các cơ sở. Tổng lượng CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Theo Bộ Y tế, 100% lượng CTR y tế (nguy hại, thông thường) phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế được phân loại, thu gom hàng ngày và thuê vận chuyển, xử lý
  34. 32 hoặc tự xử lý bằng các phương pháp khác nhau tại cơ sở y tế. Lượng CTR từ hoạt động nông nghiệp phát sinh ước tính khoảng hơn 14.000 tấn bao bì hóa chất BVTV, phân bón các loại, 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi. Trong đó, ước tính có khoảng 40 - 70% (tùy theo từng vùng) CTR chăn nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hay nhập khẩu máy móc, thiết bị phương tiện đã qua sử dụng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường. Đối với CTNH, lượng phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 600 - 800 nghìn tấn/năm. Tính đến tháng 10 năm 2017, toàn quốc có 108 cơ sở xử lý CTNH đã được Bộ TN&MT cấp phép, tỷ lệ thu gom, xử lý đúng quy định đạt ít nhất 75%. Đối với CTNH công nghiệp, hầu hết các chủ nguồn thải có lượng phát sinh CTNH lớn đều thực hiện thu gom và thuê đơn vị có chức năng xử lý. Công tác xử lý chất thải y tế nguy hại đã được tăng cường đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đồng đều tại các tỉnh, thành phố. Mặc dù CTNH trong sinh hoạt phát sinh không nhiều song hầu hết bị thải lẫn với CTR sinh hoạt thông thường nên đây cũng là một nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng. Công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam thời gian qua đã có sự chuyển biến rõ rệt. Xu hướng tiêu hủy chất thải đang được thay thế bởi các công nghệ tái chế để tận dụng tài nguyên và BVMT. Hiện có một số nhóm công nghệ xử lý CTNH đang được áp dụng phổ biến hiện nay như: nhóm công nghệ tái chế chất thải; nhóm công nghệ thiêu hủy; nhóm công nghệ chôn lấp; nhóm công nghệ hóa rắn và nhóm công nghệ xử lý khác. Bên cạnh đó, lượng bùn thải phát sinh cũng ngày càng tăng. Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về phát sinh bùn thải trên cả nước, chủ yếu tập trung là bùn thải từ bể tự hoại và bùn thải từ hệ thống thoát nước tại các đô
  35. 33 thị. Hiện nay, phương thức xử lý bùn chủ yếu áp dụng tại các trạm XLNT đô thị Việt Nam là khử nước và chở đi chôn lấp. Một số ít trạm xử lý có sản xuất phân vi sinh từ bùn sau khi làm khô và ổn định bùn bằng sân phơi bùn, sản xuất phân vi sinh sau khi làm khô bùn cơ học. Đối với việc quản lý phân bùn bể tự hoại, ở Việt Nam hiện nay chưa có cơ chế quản lý phân bùn hiệu quả. Công tác quản lý, xử lý CTR ở nước ta thời gian qua chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải còn chưa thực sự được chú trọng. Điều này dẫn đến khối lượng CTR phải chôn lấp cao, tại một số khu vực, chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của con người.
  36. 34 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm thực tập: Công ty TNHH đầu tư phát triển và Môi trường Cao Bằng, phường Hợp Giang. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng. - Một số tồn tại và đề xuất giải pháp thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như : Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng. - Các số liệu thứ cấp thu thập từ Công ty TNHH đầu tư phát triển và Môi trường Cao Bằng. - Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu qua sách, báo,
  37. 35 mạng internet. 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn - Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi trực tiếp với người dân có nội dung theo chủ đề: rác phát sinh từ hộ gia đình, thành phần khối lượng rác thải sinh hoạt. - Phạm vi phỏng vấn : Phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng. - Đối tượng phỏng vấn : Hộ gia đình cá nhân. - Hình thức phỏng vấn : Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra tiến hành phỏng vấn điều tra 30 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên. 3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia - Tham khảo ý kiến của thầy cô giáo, những người có liên quan tới lĩnh vực môi trường, ý kiến đóng góp cán bộ trực tiếp quản lý về rác thải sinh hoạt tại khu vực. 3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm word, excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được.
  38. 36 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Hình 4.1: Thành phố Cao Bằng Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo
  39. 37 Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm). Tỉnh Cao Bằng được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22o21'21" đến 23o07'12" vĩ độ Bắc và từ 105o16'15 kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2. - Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài hơn 333km. - Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn. - Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A. Hợp Giang là phường trung tâm của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Phường có vị trí: + Bắc giáp phường Sông Bằng. + Đông giáp phường sông Bằng. + Nam giáp phường Tân Giang. + Tây giáp phường Hòa Chung. Phường Hợp Giang có diện tích 1,00 km², dân số năm 2018 là 9.879 người, mật độ dân cư đạt 9879 người/km². Phường Hợp Giang xưa là trung tâm hành chính,dân cư của thị trấn Hòa An. Phường Hợp Giang được chia thành 32 tổ dân phố. Phường có sông Hiến và sông Bằng chảy qua. Trên địa bàn phường có trụ sở Tỉnh ủy Cao Bằng cùng nhiều cơ quan của Thị xã (nay là Thành phố) và của tỉnh và các công trình như Sân vận động Thành phố Cao Bằng, chùa Phố Cũ, Quảng trường Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  40. 38 4.1.1.2. Thời tiết, khí hậu Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của thành phố Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. - Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 21,6°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,7 – 18,3°C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 40,5°C (tháng 6), nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,3°C (tháng 12), biên độ dao động nhiệt trong ngày 8,4°C. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.568,9 giờ, tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 7.000 – 7.500°C. - Về chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm 1.442,7 mm, số ngày mưa trong năm là 128,3 ngày. Lượng mưa trong mùa mưa thường chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất (đạt 267,1 mm). - Về chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối, trung bình năm 81%, độ ẩm cao nhất 86%, độ ẩm thấp nhất 36%. - Về lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.020,3 mm. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa; chỉ số ẩm ướt trong các tháng này thường dưới 0,5 nên gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng. - Về hướng gió chủ đạo: Đông Nam và Nam là hai hướng gió chủ đạo, tốc độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc có khi lên tới 40 m/s. Với đặc điểm khí hậu ở thành phố Cao Bằng như trên, cho phép có thể gieo trồng nhiều vụ cây ngắn ngày trong năm, song mưa lớn tập trung trong các tháng mùa mưa thường gây lũ, lở đất và trong mùa khô hệ số ẩm ướt thấp thường gây khô hạn nếu một khi không giải quyết được nước tưới bổ sung.
  41. 39 4.1.1.3. Thuỷ văn và sông ngòi Chế độ thủy văn các sông suối ở thành phố Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Có thể chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn. - Chế độ mùa lũ: Mùa lũ trên các sông suối thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng nước trên các sông suối trong mùa này thường chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm; lưu lượng lớn nhất trên sông Bằng đạt 164 m3/s, trên sông Hiến là 37,4 m3/s. Do chế độ thủy văn trên các sông suối trong mùa lũ như trên và do ảnh hưởng của địa hình lòng máng, nên hàng năm trong mùa mưa vùng ven sông Bằng và sông Hiến thường bị ngập úng, song so địa hình dốc, nên thời gian lũ rút nhanh và không gây hậu quả trầm trọng như lũ lụt ở một số tỉnh miền Trung. - Chế độ mùa cạn: Nhìn chung trên địa bàn thành phố Cao Bằng, đỉnh mùa cạn trên các sông suối kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Trong mùa này lưu lượng nhỏ nhất trên sông Bằng là 36,7 m3/s và trên sông Hiến 10,9 m3/s. Sông Bằng bắt nguồn từ núi Nà Vài cao 60m, cách Sóc Giang về phía Tây Bắc 10 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Tây Giang tại Long Châu ở độ cao 140m. Sông Bằng có diện tích lưu vực thuộc tỉnh Cao Bằng là 3.377 km2. Sông chảy qua địa phận tỉnh Cao Bằng dài 110 km với 4 phụ lưu là sông Dẻ Rào, Sông Hiến, sông Trà Lĩnh, sông Bắc Vọng; độ dốc lưu vực là 20% mật độ lưới là 0,91 km/km2, hệ số uốn khúc là 1,29. Sông Gâm chảy qua tỉnh Cao Bằng bắt đầu ở xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc) và kết thúc ở thị trấn Pác Miầu (huyện Bảo Lâm), có diện tích lưu vực là 2006 km2 (kể cả phần sông Năng). Sông Quây Sơn: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua huyện Trùng Khánh và huyện Hạ Lang với chiều dài 38 km. Các sông, suối thuộc lưu vực lớn của sông Quây Sơn là sông Quây Sơn Tây, sông
  42. 40 Quây Sơn Đông, suối Bản Viết, suối Na Vy và suối Gun. Các sông của tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng cho sử dụng mục đích thủy điện. 4.1.1.4. Tài nguyên đất đai Tài nguyên đất: Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Tài nguyên đất đai tỉnh Cao Bằng được chia thành 10 nhóm chính: Nhóm đất phù sa diện tích 7.718 ha chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Nhóm đất lầy và than bùn diện tích khoảng 11ha: Nhóm đất đỏ vàng diện tích 408.563 ha chiếm 60,8%; Nhóm đất mùn trên núi cao diện tích 194 ha chiếm 0,03%; Nhóm đất cacbonat diện tích 6.322 ha chiếm 0,94%; Nhóm đất đen diện tích khoảng 127 ha chiếm 0,02%; Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi diện tích khoảng 63.054 ha chiếm 9,38%: Đất xói mòn trơ sỏi đá diện tích 2.420 ha chiếm 0,36%. Nhìn chung tài nguyên đất tỉnh Cao Bằng khá đa dạng về nhóm đất và loại đất, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông -lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kế năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng 533.384,7 ha, chiếm 79,56% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Rừng ở Cao Bằng có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng như giá trị nghiên cứu khoa học, đã phát hiện được 27 loài thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam như cẩu ích, bổ cốt toái, dẻ tùng sọc trắng, hoàng đàn, thông pà cò, ngũ gia bì gai, hệ thống vật rừng khá phong phú, theo kết quả điều cho thấy ở Cao Bằng có khoảng 196 loài, trong đó có một số loài quý hiếm như: Khỉ mặt đỏ, cu li lớn, vượn đen, voọc đen má trắng, cáo lửa, sói đỏ, gấu ngựa, rái cá, báo hoa mai, hươu xạ, sơn dương, tê tê, sóc bay Tài nguyên nước: Tiềm năng nước mặt tỉnh Cao Bằng trung bình năm khoảng 10,5 tỷ m3, trong đó phần từ bên ngoài chảy vào là 5,4 tỷ (Trung
  43. 41 Quốc chảy sang là 3,5 tỷ m3, sông Nho Quế chảy từ Hà Giang là 1,9 tỷ m3) và lượng dòng chảy trên tỉnh Cao Bằng đạt 5,1 tỷ m3. Nói chung tài nguyên nước của tỉnh Cao Bằng còn khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, với 199 điểm mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau như sắt, mangan, chì, kẽm , trong đó có những mỏ có quy mô lớn tập trung ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hạ Lang Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011, về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 và đã cấp phép khai thác, chế biến một số loại khoáng sản. Công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều tiềm năng. Cao Bằng có tài nguyên đất đa dạng và phong phú phù hợp cho trồng nhiều loại cây ăn quả, hoa màu nhưng do điều kiện kinh tế còn khó khan nên chưa thể phát huy được hết tiềm năng sẵn có của địa phương. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế * Sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng Là tỉnh vùng cao biên giới có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với phát triển nông nghiệp, nhất là đối với các loại cây trồng như dược liệu, chè Ô Long, hoa quả đặc sản ôn đới và phát triển những giống cây ăn quả địa phương có giá trị kinh tế cao, phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá, cây trúc sào, hồi và chăn nuôi trang trại, gia trại. Những năm qua, tỉnh đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo xu hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế, hàng hóa, như thuốc lá, mía, trúc sào và giảm dần diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp.
  44. 42 Sản xuất nông nghiệp năm 2018 thuận do tình hình thời tiết những tháng đầu năm mưa nhiều, độ ẩm cao. Bên cạnh đó, các dịch vụ phục vụ sản xuất, cung úng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y được quan tâm; hệ thống kênh mương huy động sức dân thường xuyên nạo vét, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng được theo dõi thường xuyên Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong năm 2018 đạt 3.811 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch (KH), tăng 2,6% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất trên 01 đơn vị ha đạt 37 triệu đồng/ha, đạt KH. Tổng sản lượng lương thực, diện tích và sản lượng một số cây trồng tăng so với cùng kỳ năm trước và vượt kế hoạch, cụ thể như: tổng diện tích một số cây trồng chính đạt: 95.296ha, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2016; tổng sản lượng lương thực ước đạt 269.945 tấn, tăng 2,9 %. Lúa: diện tích đạt 29.942 ha, sản lượng đạt 128.626 tấn. Ngô: diện tích đạt 40.346h, sản lượng ước đạt 141.291 tấn. Đỗ tương: diện tích đạt 4.006 ha, sản lượn,g đạt 3.551 tấn. Thuốc lá: Diện tích đạt 3.623 ha, sản lượng 7.962 tấn. Mía: diện tích là 3.393 ha,sản lượng 204.157 tấn. Cây lạc: Diện tích đạt 1.848 ha,Sản lượng 2.655 tấn. Tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được duy trì, phát triển so với cùng kỳ và đạt KH, trong đó, đàn trâu, đàn bò có sự tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: đàn trâu có 106.057 con, tăng 1% so với KH; đàn bò có 115.700 con, đạt 100,01%KH. Sản lượng thịt hơi đạt 40,3 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, khoanh vùng ổ dịch và xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Hiện nay, tỉnh đang tập trung phát triển các loại cây ăn quả đặc sản, như:
  45. 43 cây dẻ Trùng Khánh, chanh leo, quýt Trà Lĩnh, lê vàng Thạch An, mận máu Bảo Lạc, cây lê vàng Đông Khê - sản phẩm lọt vào Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn. Trong hai năm trở lại đây, một số địa phương như Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Hà Quảng, Thông Nông đã triển khai trồng thử nghiệm khoảng hơn 60 ha cây chanh leo, đã cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên với chất lượng tốt, được thị trường đánh giá cao và có đầu ra khá ổn định, người nông dân đã có thêm thu nhập từ cây trồng này. Công tác kiểm tra, chăm sóc, khoanh nuôi rừng được duy trì thường xuyên. Diện tích trồng rừng sản xuất 115,7/612 ha, bằng 18,9% KH; công tác khoanh vẽ bản đồ thiết kế lô trồng rừng, lập thuyết minh thiết kế dự toán trồng rừng cơ bản hoàn thành. Sản lượng gỗ khai thác đạt 659 m3, bằng 52,72% so với cùng kỳ năm trước, lũy kế từ đầu năm đạt 9.961m3; sản lượng củi khai thác ước đạt 81.560 ste, bằng 97,56% so với cùng kỳ năm trước, lũy kế từ đầu năm là 754.469 ste. Tính đến 15/7/2018, công tác xử lý vi phạm về luật bảo vệ phát triển rừng: vi phạm 16 vụ đã xử lý 12 vụ; không xảy ra cháy rừng, chặt phá rừng. * Sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải Tập trung thu hút các doanh nghiệp, các tập đoàn trong và ngoài nước; đầu tư vào lĩnh vực các ngành có sử dụng công nghệ cao. Tập trung phát triển đối với các lĩnh vực công nghiệp (luyện kim, điện tử, cơ khí), linh kiện phụ tùng kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất than cốc, công nghiệp khai thác, sản xuất chế biến nông lâm sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng ). Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp in, cung cấp nước, sản xuất thủy điện, chế biến khoáng sản kinh doanh ổn định. Các dự án đầu tư xây dựng thủy điện vẫn triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá
  46. 44 hiện hành) tháng 7 ước đạt 401,507 tỷ đồng, tăng 9,47% so với tháng trước. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 2.479,278 tỷ đồng, bằng 51,19% kế hoạch, tăng 16,15% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 năm 2018 tăng 8,27% so với tháng trước và tăng 10,58% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: tăng chủ yếu là ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo; chỉ số tháng 7 tăng 13,59% so với tháng trước, trong đó: tăng cao nhất là ngành sản xuất kim loại tăng 15,8%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 14,98% Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng 11,56% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: các doanh nghiệp hoạt động ổn định, thời tiết thuận lợi cho khai thác, số lượng đơn đặt hàng nhiều hơn ngành khai khoáng tăng mạnh nhất 65,94%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 38,89%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,66%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,59%. Các sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ: quặng mangan và tinh quặng mangan tăng 116,98%; sản phẩm cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt thép tăng 86,6%; phân vi sinh tăng 64,46%; đường tăng 49,25%; cát tự nhiên các loại tăng 48,85%; điện sản xuất tăng 39,14%; mangan và các sản phẩm của mangan tăng 25,67%; điện thương phẩm tăng 14,09%; nước uống được tăng 9,25%; gạch xây tăng 8,5%; đá xây dựng tăng 5,44%; sản phẩm in khác tăng 2,82%. Các sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước có: Chiếu trúc, chiếu tre giảm mạnh nhất 38,22%, do có nhiều sản phẩm cạnh tranh từ thị trường Trung Quốc từ giá cả đến mẫu mã, vì vậy nhận được ít đơn đặt hàng hơn; nước tinh khiết giảm 12,7%; sắt thép hợp kim ở dạng bán thành phẩm giảm 4,46%; xi măng giảm 2,95%; thiếc chưa gia công giảm 1,53%. Công tác quản lý xây dựng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, như: công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, quản lý xây dựng, vật liệu xây dựng; công tác
  47. 45 phát triển đô thị và hạ tầng - kỹ thuật đô thị; công tác quản lý nhà Việc cấp giấy phép xây dựng công trình, thẩm định dự án, thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình, thẩm định thiết kế - dự toán, kiểm tra nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo đúng quy trình. Chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải tuân thủ các quy định về quản lý vận tải; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; quản lý hạ tầng, chất lượng công trình giao thông; phát triển giao thông nông thôn; duy trì thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, đảm bảo giao thông các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra tắc nghẽn đồng thời phân công ứng trực đảm bảo theo dõi và xử lý tình huống kịp thời; công tác duy tu, sửa chữa đường bộ đảm bảo giao thông thông suốt được quan tâm thực hiện. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các hộ dân dọc tuyến đường về công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, phát hiện và lập biên bản kịp thời các vi phạm trên tuyến. * Thương mại - dịch vụ và du lịch Hoạt động lưu thông hàng hoá ổn định. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tháng 7 ước đạt 538,99 tỷ đồng, tăng 1,77% so với tháng trước, tăng 21,6% so với tháng cùng kỳ. Ước thực hiện 7 tháng năm 2018 ước đạt 3.633,32 tỷ đồng, tăng 13,95% so với cùng kỳ, bằng 59,74% kế hoạch. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu từ đạt 46,43 triệu USD, tăng 33% so với tháng trước, lũy kế từ đầu năm là 260,59 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ, trong đó: xuất khẩu 36,71 triệu USD, tăng 29% so với tháng trước; nhập khẩu là 9,7 triệu USD, tăng 50% so với tháng trước. Tổ chức Hội nghị triển khai công tác du lịch và tuyên truyền về Công viên địa chất non nước Cao Bằng năm 2018. Kết quả kinh doanh du lịch, trong tháng đạt 148.130 lượt khách, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: khách quốc tế đạt 12.570 lượt, tăng 50,4% so với cùng kỳ; khách nội địa đạt 135.560 lượt, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Doanh thu đạt 42,3 tỷ,
  48. 46 tăng 51,1% so với cùng kỳ. Công suất sử dụng phòng đạt 71%. Nhìn chung kinh tế của tỉnh Cao Bằng phát triển mạnh những năm gần đây, sản lượng, và năng suất tang, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân đi lên, có nhiều tiềm năng phát triển hơn trong tương lai, bên cạnh đó tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án phát triển kinh tế do thiếu cơ sở vật chất cũng như sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Xác định được tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn của địa phương, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh với tôn chỉ: Chính quyền luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư không chỉ bằng những cam kết trên giấy, mà bằng những hành động thiết thực và cụ thể, để các dự án trong danh mục kêu gọi đầu tư sẽ sớm được triển khai. Bên cạnh đó, tỉnh Cao Bằng cũng có chủ trương kêu gọi đầu tư dựa trên những thế mạnh sẵn có của từng địa phương. Như đối với Nguyên Bình, một huyện miền núi vùng cao của tỉnh, nơi có nhiều mặt hàng thương phẩm có giá trị cao như miến dong, trúc sào cũng là nơi có khu du lịch sinh thái Phia Oắc- Phia Đén, được coi là nóc nhà của Cao Bằng, một “Sapa thứ 2”, thì việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp và du lịch được coi là chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4.1.2.3.Văn hóa xã hội Công tác chỉ đạo quản lý nhà nước về các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn toàn tỉnh được tăng cường. Công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn được quan tâm, như: hưởng ứng ngày Du lịch Việt Nam 09/7; tuyên truyền kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 Tiếp tục phối hợp triển khai Kế hoạch tổ chức Liên hoan ca, múa,
  49. 47 nhạc toàn quốc (đợt 1) tại tỉnh Cao Bằng. Thành lập đoàn VĐV tham dự giải Pencaksilat trẻ toàn quốc tại Lào Cai; giải Vovinam học sinh tranh Cúp Milo lần thứ 2 tại Thành phố Huế (từ 15- 26/7/2018). Chuẩn bị kế hoạch tổ chức giải Cầu lông tranh Cúp Phát thanh. 4.1.2.4.Y tế - giáo dục * Về y tế Công tác khám chữa bệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng. Cơ sở vật chất bệnh viện tuyến tỉnh từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa. Đã triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia và đạt được kết quả cơ bản, thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ sinh giảm. Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em, thực hiện hế hoạch hóa gia đình ngày càng tiến bộ. Cùng với việc phát triển hệ thống y tế cơ sở Cao Bằng đã chú trọng đầu tư, nâng cấp các trung tâm y tế, 100% bệnh viện đã có máy xét nghiệm, máy chụp X- quang, máy siêu âm, máy thở oxy và một số thiết bị y tế hiện đại khác. Công suất sử dụng giường bệnh luôn đạt trên 100%. Công tác giám sát dịch bệnh tại các cơ sở y tế, việc hướng dẫn các huyện, thị chủ động phòng chống dịch bệnh được tổ chức tốt. Các hoạt động kiểm dịch, kiểm soát an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên. Việc khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. * Về giáo dục Cấp tiểu học: Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT; tiếp tục triển khai có hiệu quả việc dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (GPE-VNEN), trong đó chú trọng các giải pháp tăng cường tiếng Việt, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; việc dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục được tăng cường để
  50. 48 đảm bảo học sinh lên lớp 2 đạt chuẩn năng lực tiếng Việt. Cấp trung học: Triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6 cấp THCS; tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh và tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc (năm 2016 đoàn Cao Bằng đoạt 02 giải Ba toàn quốc); thực hiện sinh hoạt, trao đổi, quản lý các hoạt động chuyên môn qua mạng internet trên trang “Trường học kết nối”; đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo “nghiên cứu bài học”, dạy học theo chủ đề; tham dự cuộc thi “Dạy học theo chủ đề thích hợp”, “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn” do Bộ GD&ĐT tổ chức; thực hiện đồng bộ đổi mới phương thức dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, tăng cường kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh. 4.1.2.5. Dân số và lao động Dân số tỉnh Cao Bằng gia tăng lên đáng kể vào những năm gần đây, do những thay đổi của xã hội, nhu cầu việc làm và tình hình kinh tế xã hội. Bảng 4.1 . Dân số tỉnh Cao Bằng những năm gần đây Năm Dân số 2016 527,600 2017 529.800 2018 530.100 (Nguồn: Phòng kế hoạch và dân số Cao Bằng[9]) Dân số của tỉnh Cao Bằng hơn 530 nghìn người, lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế 345.912, chiếm 99,0% so với lực lượng lao động (khu vực nông thôn, chiếm 83,3%; khu vực thành thị, chiếm 16,7%); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 27%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 4,4%; lực lượng lao động tập trung ở vùng nông thôn, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
  51. 49 nông lâm nghiệp, chiếm đến khoảng 71,1% trong tổng lực lượng lao động của tỉnh, trong khi nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 9,3% và thương mại dịch vụ chiếm 19,6%; nhu cầu việc làm của người lao động hàng năm khoảng 15.000 người; khả năng tạo việc làm tại địa phương cho người lao động khoảng 7.000-8.000 người, trong đó nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh bình quân mỗi năm khoảng 2.000- 3.000 người. Hình 4.1. Biểu đồ Dân số tỉnh Cao Bằng những năm gần đây Trong những năm gần đây tỉnh Cao Bằng đã có những cố gắng trong công tác giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động đi đôi với đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế để giải quyết việc làm, tỉnh đã chú trọng thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ người lao động tự tìm kiếm việc làm như tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ quỹ quốc gia về việc làm; kết nối thông tin người sử dụng lao động với người lao động qua các hội nghị phổ biến thông tin thị trường lao động, phiên giao dịch việc làm lưu động; chú trọng liên kết với các tỉnh bạn có nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp để cung ứng lao động, giới thiệu việc làm trong nước, đồng thời tuyển chọn và đưa người lao động đi làm
  52. 50 việc ở nước ngoài theo hợp đồng để giảm sức ép về việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Thông qua các hoạt động trên đã tư vấn việc làm và học nghề cho 87.680 lượt người; tạo việc làm mới và ổn định việc làm cho 49.480 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 981 người, cung ứng lao động và giới thiệu việc làm trong nước 11.161 người. Tỉnh Cao Bằng có nguồn lao động tương đối dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động còn thấp, kỷ luật lao động của người lao động nhìn chung còn hạn chế; người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, chưa phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc; các doanh nghiệp của tỉnh hoạt động chủ yếu quy mô nhỏ, chưa tạo được nhiều chỗ làm việc cho người lao động, việc làm chưa bền vững; cơ cấu lao động từng bước chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp- xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông- lâm- nghiệp, nhưng tốc độ chuyển dịch chậm chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những tồn tại hạn chế, trong thời gian tới tỉnh Cao Bằng tiếp tục đưa ra các giải pháp thực hiện như sau: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác giải quyết việc làm, gắn công tác đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực, đào tạo nghề cần bám sát nhu cầu thị trường và đi trước, đón đầu các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, huyện, thành phố; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách việc làm, xác định giải quyết việc làm cho người lao động là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và bản thân người lao động; Xây dựng, triển khai các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với chỉ tiêu tạo việc làm và ưu tiên lao động nông thôn; Chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến chính sách việc làm, xuất khẩu lao động, thông tin thị trường lao động, hoạt động giao dịch
  53. 51 việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm giúp cho người lao động tìm được việc làm phù hợp; tiếp tục thực hiện cung ứng lao động, giới thiệu việc làm cho các khu công nghiệp tỉnh bạn và đẩy mạnh xuất khẩu lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm. Bảng 4.2 Tổng nhân khẩu thường trú tại phường Hợp Giang Năm Dân số 2016 9.640 2017 9.756 2018 9.873 (Nguồn: Phòng kế hoạch và dân số Cao Bằng [9]) Dân số phường Hợp Giang 9.900 9.850 9.800 9.750 9.700 người 9.650 9.600 9.550 9.500 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Hình 4.2. Biểu đồ Tổng nhân khẩu thường trú tại phường Hợp Giang Qua bảng cho thấy phường Hợp Giang có dân số khác đông đúc,dân số tăng nhẹ qua các năm và nguồn lao động dồi dào, tập trung các cơ quan nhà
  54. 52 nhước như chợ, nhà máy, xí nghiệp 4.2. Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 4.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng - Từ mỗi cơ thể sống. - Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ ), phần lớn do sinh hoạt. - Từ thương mại (các cửa hàng, chợ ) - Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên ) - Từ khu công nghiệp (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá học, công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng ) - Từ nông nghiệp. - Từ các khu vực xử lý rác. Bảng 4.3: Các nguồn sinh ra chất thải rắn Nguồn Nơi sinh ra chất thải rắn Loại chất thải rắn Dân cư Nhà riêng, nhà tập thể, nhà cao Rác thực phẩm, giấy thải, tầng, khu tập thể các loại chất thải khác Thương mại Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, Rác thực phẩm, giấy thải, các cơ sở buôn bán, sửa các loại chất thải khác chữa Công nghiệp, Từ các nhà máy, xí nghiệp, các Rác thực phẩm, xỉ than, giấy xây dựng công trình xây dựng thải, vải, đồ nhựa, chất thải độc hại Khu trống Công viên, đường phố, xa lộ, Các loại chất thải bình sân chơi, bãi tắm, khu giải thường trí Nông nghiệp Đồng ruộng, vườn ao, chuồng Phân rác, rơm rạ, thức ăn, trại chất thải nguy hiểm Khu vực xử lý Từ các quá trình xử lý nước Các chất thải, chủ yếu là chất thải thải, xử lý công nghiệp bùn, cát đất
  55. 53 Từ bảng trên cho thấy rác thải phát sinh rất nhiều trong các hoạt động phục vụ đời sống của con người chủ yếu rác thải là rác hưu cơ. Các chất thải rắn trên thường được đổ thải lẫn lộn và cuối cùng được công ty thu gom đến bãi thải của thành phố và xử lý. Bảng 4.4: Lượng rác phát sinh tại trong phường Hợp Giang năm 2018 Lượng rác thải phát sinh STT Tên tổ ( Tấn/ngày) 1 Tổ 1- 5 1,52 2 Tổ 6- 10 1,21 3 Tổ 11- 15 1,14 4 Tổ 16 - 20 1,12 5 Tổ 21- 25 1,31 6 Tổ 26 - 32 2,2 7 Tổng 8,5 (Nguồn: Công ty TNHH đầu tư phát triển và môi trường Cao Bằng [4]) Hình 4.3. Biểu đồ Lượng rác phát sinh tại phường Hợp Giang năm 2018 Từ số liệu thực tế từ Công ty TNHH đầu tư phát triển và môi trường Cao Bằng thì lượng rác phát sinh trong một ngày của thành phố là 8,5 tấn/ngày .
  56. 54 Bảng số liệu trên cho thấy lượng rác phát sinh tại các tổ là rất lớn, tập trung vào các phường có dân số đông, có các trụ sở làm việc của tỉnh, thành phố, các trường học, chợ. Điển hình như: - Từ tổ 1 đến tổ 5: tại đây có các trụ sở làm việc của thành phố, các doanh nghiệp, trường học. Và đặc biệt đây là trung tâm buôn bán của thành phố, có chợ Xanh với quy mô lớn là nơi tập trung số lượng người khá đông với rất nhiều các nhà hàng buôn các đa dạng các loại mặt hàng , các nhà hàng ăn uống. - Từ tổ 6 đến tổ 10: tập trung đông dân của phường, có nhiều khu vui chơi giải trí, nhà hang, quán nước nên lượng rác thải cũng khá cao. Trong những năm gần đây, lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại thành phố từ các nguồn khác nhau ngày càng đa dạng và gia tăng về mặt khối lượng như: rác thương nghiệp, rác quét đường trước đây thì ít nhưng những năm gần đây mức độ gia tăng ngày càng cao.nhà hàng may mặc, do đó lượng rác thải phát sinh ngày một tăng. 4.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng - Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn - Rác bỏ đi: bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại - Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, lá ở các gia đình, nhà hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp - Chất thải xây dựng: rác từ các nhà đổ vỡ, hư hỏng gọi là rác đổ vỡ, còn rác từ các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa là rác xây dựng. - Chất thải đặc biệt: liệt vào loại rác này có rác quét phố, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, vôi gạch đổ nát
  57. 55 - Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: có rác từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. - Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi - Chất thải nguy hiểm: chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật. Trong nhiều trường hợp thống kê người ta phân chia thành 3 loại: chất thải rắn từ sinh hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải công nghiệp. 4.2.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng Bảng 4.5. Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt ở phường Hợp Giang STT Thành phần của rác thải Tỷ lệ % 1 Chất hữu cơ 68 2 Giấy, Vải 8,2 3 Nilon, nhựa 7,6 4 Gốm, sứ, thủy tinh 7,2 5 Kim loại 3,7 6 Các chất khác 5,3 (Nguồn: Công ty TNHH đầu tư phát triển và môi trường Cao Bằng[4]) Thành phần giàu chất hữu cơ (40% - 50% khối lượng) có thể tiếp tục được xử lý bằng các quá trình sinh học hoặc biến đổi thành dạng năng lượng hoặc nguyên vật liệu cho hoá chất (sử dụng các phương pháp nhiệt phân) khí hoá. Thành phần giàu nhiệt lượng (20% - 30% khối lượng) bao gồm chủ yếu là các loại nhựa có thể được tái sinh hoặc đem chôn lấp.
  58. 56 Tỷ lệ Chất hữu cơ Giấy, Vải Nilon, nhựa Gốm, sứ, thủy tinh Kim loại Các chất khác Hình 4.4. Biểu đồ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Tỷ lệ trơ (10%) bao gồm: gạch, đá, sỏi, mảnh kính vỡ đem chôn lấp. Kim loại (5%) được thu hồi để tái sinh. Đô thị hoá và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải tăng lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn các nước đang phát triển gần 6 lần. 4.2.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng CTR sinh hoạt của thành phố hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý. Trên thành phố Cao Bằng có địa giới hành chính gồm 8 phường, 3 xã. Công tác vệ sinh môi trường được những đơn vị sau thực hiện: - Công ty TNHH đầu tư phát triển và môi trường Cao Bằng - Hợp tác xã môi trường 05. - Người dân tại các xã phường tự thực hiện xã hội hóa. Hiện nay cơ quan chuyên trách về vấn đề vệ sinh môi trường của thành
  59. 57 phố cũng như phường Hợp Giang là Công ty TNHH đầu tư phát triển và môi trường Cao Bằng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh. Công ty đang đảm nhận việc quản lý quét thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn các phường trong thành phố. Bảng 4.6. Các phương tiện thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt STT Tên phương tiện Số lượng (chiếc) 1 - Xe thu gom rác 12 3 - Xe chở bùn, đất, đá 02 4 - Xe tưới rửa đường 03 5 - Thùng đừng rác 46 (Nguồn: Điều tra thực tế) 4.2.4.1. Hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng Hiện nay Công ty TNHH đầu tư phát triển và môi trường Cao Bằng trực tiếp thu gom rác thải sinh hoạt của 32 tổ trong phường, lượng rác thải còn lại ở các tổ do tổ dịch vụ của từng tổ thu gom và thực hiện xử lý tại chỗ. trung bình lượng rác thải thải ra là 0.86 kg/ngày/người, mặc dù công ty rất cố gắng thu gom bằng nhiều hình thức, kể cả việc kết hợp với chính quyền cơ sở thực hiện xã hội hoá thu gom các khu vực mà công ty chưa thực hiện được. Song khối lượng thu gom đạt khoảng 96% tức là còn lại 4% rác thải còn tồn đọng trong dân, lượng rác này tự phân huỷ dưới nhiều hình thức, đây là nguy cơ tiềm ẩn cho sức khoẻ con người.
  60. 58 Hình 4.5. Công nhân đang quét, thu gom rác * Phương pháp thu gom Công ty đã sử dụng phương thức thu gom là khoán và quản, tức là giao cho mỗi công nhân phụ trách từng địa bàn riêng, gắn trách nhiệm và quyền lợi của người công nhân đó với đoạn đường ấy. Đến giờ thu gom người công nhân đẩy xe thu gom vào các ngõ thu rác, trên các đoạn đường, trục đường chính rác được quét gọn thành từng đống, sau đó người công nhân dùng xẻng xúc lên xe gom, sau đó chở về điểm tập kết chờ đẩy lên xe ép rác, tuy nhiên đối với các đoạn đường nhỏ xe thu gom không vào được, đòi hỏi người dân phải đem rác ra đường lớn để đổ. Việc thu gom rác thải bên lề đường và các trục đường phố được công ty giao khoán trực tiếp cho công nhân. Do rác mặt đường rất phức tạp và đa dạng cho nên công ty đã chọn phương thức thu gom quét thủ công rồi xúc lên xe cải tiến việc thu gom này được công ty bố trí công nhân quét dọn liên tục từ 5 giờ 30 phút sáng và kết thúc vào lúc 8 giờ tối. Các công nhân thu gom đều được trang bị đấy đủ phương tiện tu gom như chổi, xẻng và bảo hộ lao động như: quần áo, giầy ủng, găng tay, khẩu
  61. 59 trang Ngoài việc thu gom rác đường phố, công sở và những hộ gia đình, công nhân còn thu gom rác tại những thùng rác cố định được lắp trên các tuyên đường do phường lắp đặt tại các tổ. Tùy từng điều kiện về kinh tế của từng tổ mà số lượng các thùng rác được lắp đặt khác nhau. * Thời gian thu gom Bảng 4.7: Lịch làm việc của các công nhân Thời điểm Mùa đông Mùa hè Buổi sáng 5 giờ đến 8 giờ 4 giờ 30 - 7 giờ 30 Buổi chiều 16 giờ - 18 giờ 30 16 giờ 30 – 19 giờ - Ca sáng: Quy định bắt đầu làm việc vào mùa hè lúc 4 giờ 30 phút giờ hoàn thành nhiệm vụ trước 7 giờ 30 phút vào mùa đông có thể kết thúc muộn hơn 30 phút. - Ca chiều: Bắt đầu từ 16 giờ 30 phút giờ vào mùa hè và 16 giờ vào mùa đông. * Phương pháp vận chuyển Sau quá trình thu gom, xe đẩy cải tiến đã đầy thì người công nhân đẩy xe về điểm tập kết chờ đẩy lên xe ép rác, sau đó chuyển tiếp lên bãi chôn lấp để xử lý. Khi hoàn thành xong tất cả các tuyến đường mà người công nhân thu gom phụ trách người thu gom tập kết xe đẩy cải tiến tại điểm tập kết đã quy định (Xa khu dân cư, rộng rãi, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động ), chờ xe ép rác đến ép phần rác đó lên xe để chuyển đến bãi chôn lấp tại xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng. Trên địa bàn thành phố chưa có trạm trung chuyển, hiện nay rác thải được công nhân thu gom tập kết về các điểm tạm thời sau đó được gắp trực tiếp lên xe ô tô chuyên dùng vận chuyển sang bãi rác Nà Lần để xử lý. Công tác thu gom vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao
  62. 60 Bằng luôn được các cơ quan, ban ngành quan tâm. Tuy nhiên do phượng tiện vận chuyển còn yếu, mạng lưới thu gom chưa phủ kín được địa bàn quản lý và do đặc điểm địa hình, các ngõ ngách và khu dân cư sinh sống vẫn có nhiều hộ dân không đem rác ra đường để công nhân thu gom, mà một số hộ gia đình vứt đằng sau vườn, hoặc mang ra sông hoặc bỏ ra những rãnh cạnh khu sống và rác vứt ở bất cứ nơi nào có thể vứt. Chính vì vậy đã gây không ít khó khăn cho việc thu gom,vận chuyển nên khối lượng rác thu gom mới chỉ đạt 90% - 95%. Vẫn còn tồn đọng một lượng rác nhất định trong cả ngày ở thành phố làm ảnh hưởng đến mĩ quan của thành phố và chất lượng cuộc sống cộng đồng. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quân tâm. 4.2.4.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng Hình 4.6. Sơ đồ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
  63. 61 Xử lý rác thải là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý. Rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố phát sinh trong các hộ dân, các cơ quan ban ngành, chợ, trường học, Được thu gom, vận chuyển và chở ra bãi chô lấp Nà Lần tại xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng cách xa thành phố 10km về hướng Cao Bằng – Lạng Sơn. * Phương pháp phân loại Do còn thiếu các trang bị kỹ thuật cũng như kinh phí còn eo hẹp nên công ty xử lý theo phương pháp thủ công (chôn lấp). Rác thải của công ty thu gom vào xe cải tiến thì được công nhân phân loại luôn, nhưng chỉ là phân loại nhựa, túi nilon rồi được bán cho đơn vị tái chế còn tất cả rác thải khác đều được trở lên bãi chôn lấp để xử lý. Hình 4.7. Phân loại rác * Phương pháp tái chế Những rác thải hữu cơ trong rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 60% còn rác thải vô cơ chiếm khoảng 40%, trong đó lượng rác thải như nilon, nhựa
  64. 62 được công ty bố trí phân công cho công nhân thu gom tách nhận thủ công trước khi gom vào xe đẩy cải tiến. Còn chất thải nhựa đem về tái chế rất ít vì quá trình thu gom được một số công nhân đem về bán còn một phần nhỏ đó như: xô nhựa cứng có màu đen và màu vàng thì được công nhân gom để chuyển giao cho đơn vị tái chế. Những rác thải hữu cơ và vô cơ khó phân huỷ sau khi đã tách nhặt đem bán cho đơn vị tái chế thì tất cả các số còn lại đều được đem đi để chôn lấp tại bãi chôn lấp. Ngoài ra còn xử lý rác bằng cách đốt trực tiếp. Hình 4.8. Đốt rác tại bãi rác Nà Lần 4.2.5. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng Cộng đồng có vai trò lớn trong công tác bảo vệ môi trường nguồn phát sinh rác thải là từ các hoạt dộng của con người. Do đó để công tác vận chuyển, thu gom, xử lý rác thải được tốt, có hiệu quả thì cần có sự chung tay đóng góp của tất cả mọi người. Với ý nghĩa đó, qua việc tiến hành phỏng vấn trao đổi trực tiếp từ các hộ dân sinh sống tại các tổ dân cư trong phường Hợp Giang, nhằm đánh giá và tìm hiểu về nhận thức của họ về vấn đề rác thải,
  65. 63 công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác. Trong quá trình phỏng vấn em tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra những người dân tại các tổ, xóm với số lượng là 30 phiếu, điều tra ngẫu nhiên và chia đều cho 32 tổ dân phố và kết quả thu được như sau: Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về việc phân loại CRT sinh hoạt Ý Có không kiến stt Tiêu chí khác Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng Tầm quan trọng của việc 1 30/30 100% 0/30 0% phân loại CTR sinh hoạt Nhận biết về cách phân loại 2 27/30 90% 3/30 10% CTR sinh hoạt 3 Phân loại trước khi khi xử lý 25/30 83,3% 5/30 16,7% (Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2019) Hình 4.9. Biểu đồ Đánh giá của người dân về việc phân loại CRT sinh hoạt Qua bảng 3.8 cho thấy trong số 30 hộ điều tra thì có 30/30 hộ cho rằng việc phân loại rác tại nguồn có ý nghĩa và tầm quan trong lớn trong việc thu
  66. 64 gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Và có 27/30 hộ được điều tra biết cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt chiếm đến 90%. Trong khi đó đa phần người dân ở đây phân loại rác để thu lại những loại rác nào có thể tái chế, tái sử dụng, bán chiếm 83.3%, bên cạnh đó còn 1 phần nhỏ hộ dân ở các tổ, ngõ, cách xa đường phố chưa phân loại và chỉ gom rác rồi di chuyển ra các thùng rác để sẵn. Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về thu gom và xử lý CTR tại gia đình STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ 1 Để ra khu đất trống 04/30 13,3% 2 Tự đốt 03/30 10% 3 Có xe thu gom 23/30 76,6% 4 Cách khác 0 0% (Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2019) Hình 4.10. Biểu đồ Thu gom và xử lý CTR sinh hoạt tại gia đình
  67. 65 Theo thông tin từ Công ty TNHH đầu tư phát triển và môi trường thì toàn bộ phường Hợp Giang đều đăng ký hợp đồng môi trường, và bên công ty có trách nhiệm thu gom rác thải trong các tổ dân phố, có xe thu gom và thùng đựng rác ở nhiều điểm nằm rải rác trong các tổ của phường. Qua bảng 3.9 và Hình 4.10 thì chỉ có 23/30 hộ dân thu gom vào xe, chiếm 76,6% phần còn lại người dân để ra những khu đất trống sau vườn, sân hoặt đốt trực tiếp, bên cạnh đó nhiều hộ dân còn có những biểu hiện không tốt như vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định và mất mĩ quan đô thị, do có thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bảng 4.10. Mức độ quan tâm của người dân đến việc quản lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang STT Nội Dung Kết quả Tỷ lệ ( % ) 1 Rất quan tâm 7/30 23,3% 2 Quan tâm 18/30 60% 3 Ít quan tâm 5/30 16,7% (Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2019) 17% 23% Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm 60% Hình 4.11. Biểu đồ Mức độ quan tâm của người dân đến việc quản lý rác thải sinh hoạt Qua bảng số liệu 4.10 mức độ quan tâm tới việc quản lý môi trường là
  68. 66 khá cao chiếm 60%, mức độ rất quan tâm của người dân là 23,3%, số người quan tâm và rất quan tâm đến việc quản lý môi trường thường tập chung vào các hộ công chức, viên chức, còn lại là số hộ ít quan tâm tới môi trường chiếm 16,7% có thể là họ bận nhiều công việc không quan tâm tới hiện trạng quản lý rác thải trên địa bàn. Bảng 4.11 Chất lượng dịnh vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn STT Nội Dung Kết quả Tỷ lệ ( % ) 1 Chất lượng tốt 16/30 53,3% 2 Khá tốt 7/30 23,3% 3 Bình thường 5/30 16,7% 4 Chưa tốt 2/30 6,7% (Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2019) Hình 4.12. Biểu đồ Chất lượng dịnh vụ thu gom rác thải sinh hoạt Qua bảng số liệu 4.11 chất lượng dịnh vụ thu gom rác trên địa bàn hâu như là chất lượng tốt và khá tốt chiếm tỷ lệ hơn 76% các ý kiến chưa tốt với khác có thể là do công nhân vệ sinh không thu gom sạch sẽ, còn làm rơi vãi rác khi thu gom, vận chuyển. Bên cạnh đó, địa phương vẫn còn nhiều thiếu
  69. 67 sót trong việc thu gom và vận chuyển, điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng không đủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ môi trường. Bảng 4.12 Mức độ của người dân theo dõi về thông tin môi trường STT Nội Dung Kết quả 1 Tuyên truyền giáo dục 20 2 Tivi, Radio 30 3 Sách, báo, mạng xã hội 23 4 Ý kiến khác 6 (Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2019) Hình 4.13. Biểu đồ Mức độ theo dõi về thông tin môi trường Từ kết quả trên cho thấy mức độ quan tâm của người dân đến môi trường là khá tốt, nhiều hộ gia đình rất có ý thức tiết kiệm và tận dụng những sản phẩm thừa để sử dụng lại, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường tăng lên họ chịu khó nghe các thông tin ti vi, đài báo. Ngoài ra khi đi họp tổ dân phố họ cũng được nghe tuyên truyền rất nhiều từ các cán bộ quản lý tới làm việc và tiếp xúc với người dân. Rất nhiều hộ quan tâm đến đời sống của công nhân thu gom rác và họ ý thức được đây là một nghề khá vất vả và độc hại. Do đó, để công tác quản lý rác thải được tốt hơn nữa cán bộ phường cần tăng cường hơn
  70. 68 việc phổ biến các kiến thức về môi trường đến với người dân, kêu gọi nhân dân bảo vệ môi trường. Nếu làm được như vậy thì môi trường sẽ tốt hơn. 4.3. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng 4.3.1. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng - Tồn tại từ phía cơ quan quản lý + Cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. + Nhiều các quy đinh về môi trường chưa được cụ thể hóa bằng văn bản cụ thể, quán triệt các cấp các ngành trên địa bàn. + Việc phối hợp hành động BVMT giữa các cấp, các ngành còn nhiều hạn chế chưa tạo ra được phong trào sâu rộng về BVMT trong các đoàn thể, cơ quan, dân cư, + Ngân sách nhà nước cấp cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt còn hạn hẹp, nguồn thu phí rác thải không đủ cho việc thu gom, xử lý. + Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường còn hạn chế. - Tồn tại về cơ sở vật chất: + Tình hình quản lý và sử dụng chất thải của Công ty TNHH đầu tư phát triển và môi trường Cao Bằng hiện còn nhiều tồn tại, trên địa bàn thành phố. Rác thải tuy đã được thu gom hàng ngày nhưng chưa được phân loại, phương pháp xử lý còn mang tính sơ bộ, chủ yếu là chôn lấp tạm thời. + Bãi rác Nà Lần là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, nên ảnh hưởng ô nhiễm bãi rác đến môi trường khu vực là rất trầm trọng cần có biện pháp sớm giải quyết. + Các hộ gia đình ở sâu trong ngõ, đường nhỏ hẹp, gồ ghề, khó khăn cho
  71. 69 việc di chuyển xe thu gom không đi vào được. + Chưa có trạm trung chuyển rác hợp lý. Hiện nay một số điểm tập kết rác vẫn nằm ở gần các hộ gia đình nhiều người qua lại ảnh hưởng tới sức khỏe sinh hoạt của cộng đồng. - Tồn tại về ý thức cộng đồng: + Ý thức người dân chưa cao, đa phần đều thờ ơ và k có ý thức bảo vệ môi trường. Hiện vứt rác bừa bãi ven đường, trường học, các nơi công cộng. + Tại các khu xa trung tâm thì đa số các hộ gia đình sinh sống là làm ruộng nông nghiệp, mặt khác lại ở xa trục giao thông nên khó có thể thu gom. 4.3.2. Đề xuất giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng * Giải pháp về cơ chế chính sách - Ban hành các quy định về cơ chế hành chính trong quản lý nhà nước về tài nguyên môi trương, cơ chế phối hợp triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở (các cơ quan, đơn vị, tổ chức các nhân, cộng đồng liên quan) nhất là trong nhiệm vụ thẩm định các quản lý sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; giám sát môi trường hoặc công khai hóa công tác truyền thông, thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ vay vốn và ưu đãi thuế đối với các cơ sở áp dụng, thu gom, xử lý chất thải và xã hội và quản lý môi trường. Xây dựng và ban hành các quy chết về bảo vệ môi trường cho các vùng phát triển kinh tế xã hội. * Giải pháp về nguồn vốn - Đa dạng hóa nguồn vốn huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường cụ thể: - Nguồn vốn từ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, thuế Tài nguyên, thuế Môi trường. - Huy động tối đa các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ môi
  72. 70 trường như xây dụng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại các nguồn đô thị, thu gom và xử lý chất thải rắn. Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho lĩnh vực bảo vệ môi trường. * Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục - Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các sơ sở sản xuất kinh doanh và nhân dân trong tỉnh tạo nếp sống và ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân. - Phổ biến rộng rãi cho nhân dân, cán bộ cơ quan, các ban, ngành những vẫn đề môi trường quan trọng của tỉnh các trương trình trọng điểm để bảo vệ môi trường.
  73. 71 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua tiến hành khảo sát thực tế ở từng tổ, xóm để tìm hiểu và điều tra về công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng em thu được kết quả sau: Thành phố Cao Bằng (cũng như phường Hợp Giang) thuộc địa hình vùng núi, có vị trí thuận lợi để giao lưu phát triển với các đô thị trong và ngoài tỉnh. Trong những năm vừa qua thành phố đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố dần được cải thiện, chất lượng các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố ngày càng được nâng cao. Hiện trạng môi trường thành phố còn khá tốt chưa có vấn đề ô nhiễm nặng. Vấn đề cần được quan tâm và giải quyết ở đây là vấn đề CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố nói chung và các phường xã nói riêng: - Lượng rác phát sinh hàng ngày tại phường là khá lớn. Thành phần rác thải chủ yếu là chất hữu cơ, chiếm tỷ lệ cao. - Lượng rác thải sinh hoạt thu gom hiện nay đạt 96.5% so với lượng rác phát sinh. - Rác thải sinh hoạt của phường được đi xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Nà Lần. 5.2. Kiến nghị Xuất phát từ kết quả đạt được và những khó khăn, tồn tại trong quản lý rác thải tôi đã đưa ra một số kiến nghị sau: - Đầu tiên phải có sự ủng hộ của, quan tâm của chính quyền địa phương,