Khóa luận Đánh giá tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn-Huyện Tứ Kỳ-tỉnh Hải Dương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn-Huyện Tứ Kỳ-tỉnh Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_san_xuat_va_ung_dung_ky_thuat_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn-Huyện Tứ Kỳ-tỉnh Hải Dương
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUỐC HUY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁTÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT BƯỞI DIỄN TẠI TRANG TRẠI BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN - HUYỆN TỨ KỲ - TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên , năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUỐC HUY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁTÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT BƯỞI DIỄN TẠI TRANG TRẠI BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN - HUYỆN TỨ KỲ - TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Trồng trọt Lớp : K47 - TT Khoa : Nông học Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Nguyên Thái Nguyên , năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và các thầy, cô giáo trong khoa. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo : Th.S. Vũ Thị Nguyên tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian hoàn thành đề tài: “ Đánh giá tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương”. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các thầy các cô các bác cùng toàn thể mọi người làm việc tại Trang Trại Bùi Huy Hạnh tại xã Tái Sơn - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương đã quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ em về vật chất cũng như tinh thần trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên thực hiện Hoàng Quốc Huy
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước trên thế giới năm 2017 4 Bảng 2.2: Diện tích, năng xuất và sản lượng bưởi nước ta những năm gần đây được thể hiện như sau (2013 - 2017) 6 Bảng 4.1 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi trong ba năm gần đây 19 Bảng 4.2 Diện tích sản xuất của một số cây trồng chính trong 3 năm gần đây. 20 Bảng 4.3 Cơ cấu giống bưởi năm 2018 của trang trại Bùi Huy Hạnh 21
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Cỏ dại ọm c chen lấn cây trồng chính tại trang trại 23 Hình 2. Cây bưởi đang bị bệnh vàng lá, cây nhiều cành tăm nhỏ do không được cắt tỉa đúng cách 23 Hinh 3. Đống phân được ủ dúng kỹ thuật 24 Hình 4. Chế phẩm TRICODERMAR-BACILLUS.SP 24 Hình 5. Khu vực cây giống đã được ghép thành công 25 Hình 6. Sinh viên đang đào hố để trồng bưởi 26 Hình 7. Sinh viên đang tiến hành làm và dọn dep cỏ xung quanh gốc bưởi. . 27 Hình 8. Sinh viên tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại 30
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC CÁC BẢNG ii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2 .Mục tiêu của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam 3 2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới. 3 2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở việt nam. 5 2.2 Nhu cầu tiêu thụ bưởi trên thị trường. 8 2.3. Tình hình áp dụng kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh bưởi. 8 2.4. Những khó khăn trong việc sản xuất và khinh doanh bưởi. 12 2.5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh 12 2.5.1. Điều kiện tự nhiên 12 2.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội 14 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 17 3.1 Địa điểm, thời gian thực tập 17 3.1.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 17 3.1.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu 17 3.2 Nội dung thực hiện 17 3.3 Phương pháp thực hiện 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 4.1 Hiện trạng sản xuất của trang trại Bùi Huy Hạnh trong những năm gần đây 18 4.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh 18
- v 4.1.2 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 20 4.1.3 Tình hình sản xuất cây ăn quả của trang trại 21 4.1.4 Tình hình sản xuất bưởi của trang trại Bùi Huy HạnhError! Bookmark not defined. 4.1.5 Những khó khăn trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh 22 4.2 Một số biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng cho cây bưởi Diễn do sinh viên thực hiện tại trang trại Bùi Huy Hạnh Error! Bookmark not defined. 4.2.1 Kỹ thuật ủ phân 30 4.2.2 Kỹ thuật nhân giống bưởi tại trang trại 31 4.2.3 Kỹ thuật trồng cây 32 4.2.4 Kỹ thuật cắt tỉa 28 4.2.5 Tưới nước và làm cỏ 28 4.2.6 Kỹ thuật bón phân 29 4.2.7 Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại 30 4.3 Bài học kinh nghiệp rútra qua quá trình thực tập ở trang trại 32 4.3.1 Đánh giá điểm mạnh của sinh viên khoa nông học 33 4.3.2 Đánh giá điểm hạn chế của bảnthân 34 4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp của sinh viên 34 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ỀĐ NGHỊ 34 5.1. Kết luận. 34 5.2 Đề nghị. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHỤ LỤC 40
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống con người. Trải qua chiều dài lịch sử, ngày nay nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một phận quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay cây ăn quả có múi đã trở thành một trong những cây ăn quả chủ lực của Việt Nam và được trồng từ Bắc vào Nam. Cây ăn quả có múi (bưởi, cam, quýt, ) là những cây có giá trị dinh dưỡng và cho hiệu quả kinh tế cao và được nhiều người ưa chuộng. Cây bưởi có tên khoa học là (Citrus grandis (L.), thuộc chi Citrus, nhóm cam quýt, họ Rutaceae, là là loại cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Bưởi là loại quả tươi dễ vận chuyển, bảo quản được trong nhiều ngày nhưng vẫn giữ được hương vị và phẩm chất. Bưởi có giá trị dinh dưỡng rất tốt với hàm lượng đường 8 -–10 mg, gluxit 7,3 mg, caroteen 0,02 mg trong 100g phần ăn được. Ngoài ra còn có rất nhiều vitamin, các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể con người. Ở Việt Nam bưởi được trồng ở hầu hết các vùng trên cả nước với nhiều chủng loại phù hợp với khí hậu từng vùng,hình thành nhiều đặc sản địa phương như: Bưởi da xanh – Bến Tre, bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, bưởi Năm Roi – Vĩnh Long, bưởi Phúc Trạch – Hà Tĩnh, mỗi một loại bưởi có màu sắc tép bưởi và hương vị rất riêng đặc trưng cho từng loại bưởi và từng vùng miền nên đáp ứng được nhu cầu hiếu thị khác nhau của nhiều người và được thị trường ngày càng ưa chuộng.
- 2 Trang trại Bùi Huy Hạnh thuộc xã Tái Sơn-huyện Tứ Kỳ-tỉnh Hải Dương là ộm t trang trại phát triển về cây ăn quả có múi tổng diện tích của trang trại là 3ha. Trong đó trồng cây ăn quả như: bưởi,chanh và một số loại cây khác.Thuộc vùng đất màu mỡ điều kiện khí hậu phát triển tốt,giao thông vận tải thích hợp cho sản xuất cây trồng và đưa cây sản phẩm đi đến nhiều nơi. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì việc sản xuất, kinh doanh cây bưởi còn bộc lộ nhiều tồn tại, năng suất chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác phương thức sản xuất ở đây còn mang tính thủ công, dựa vào kinh nghiệm và học hỏi nhau là chính. Hợp tác trong khâu tiêu thụ còn lỏng lẻo, thiếu sự liên kết, đầu tư dàn trải thiếu định hướng nên chi phí đầu tư cao. Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chưa hiệu quả, dẫn đến hiệu quả kinh tế (HQKT) chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên , tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giáình t hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn-huyện Tứ Kỳ-tỉnh Hải Dương”. 2 .Mục tiêu của đề tài Đánh giá được hiện trạng sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh đồng thời xác định thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển sản xuất bưởi Diễn Xác định được bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của việc sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại trang trại.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam 2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới Hiện nay cây ăn quả có múi trong đó có cây bưởi đã và đang được trồng khắp các châu lục, sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả trên thế giới có mỗi quan hệtương phản với sự phát triển ngành công nghiệp thế giới. Vùng nào có công nghiệp phát triển thì trồng cây ăn quả cũng phát triển theo và ngược lại. Sản xuất bưởi chủ chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn độ,Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Bangladesh, được sử dụng để ăn tươi là chủ yếu. Trên thế giới (theo FAOSTAT, 2019 [11] năm 2014 diện tích đạt 348.689 ha, năng suất trung bình đạt 16,987 tấn/ha, sản lượng đạt 8.686.264 tấn. Năm 2015 diện tích trồng đạt 354.625 ha, năng suất đạt 16,999 tấn/ha, sản lượng đạt 8.835.434 tấn. Năm 2016 diện tích trồng bưởi đạt 358.724 ha,năng xuất trung bình đạt 17.051 tấn/ha, sản lượng đạt 9.074.176 tấn. Năm 2017 diện tích đạt 353.155 ha, năng suất trung bình đạt 17,625 tấn/ha, sản lượng đạt 9.137.919. Trong vòng gần 10 năm từ 2007 (diện tích: 312.907 ha, năng suất 16.699 tấn/ha, sản lượng 7.220.460 tấn). Cho thấy đến 2017 diện tích tăng lên từ 312.907 lên đến 353.155 ha. sản lượng tăng lên từ 7.220.460 triệu tấn lên tới 9.137.919 triệu tấn, năng suất trung bình từ 16.699 tấn/ha đã lên tới 17,625 tấn/ha. Trong đó các nước sản xuất và xuẩt khẩu nhiều bưởi là: Mỹ, Trung Quốc, CuBa, Các nước nhập khẩu nhiều bưởi là: Nhật Bản, Pháp, Đức,
- 4 Anh. Ví dụ: năm 2006 lượng quả nhập khẩu vào Nhât Bản ước chừng đạt 440 ngàn tấn. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới bảng 2.1 Bảng 2.1: Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước trên thế giới năm 2017 Vùng Lãnh Năng Suất Sản Lượng STT Diện Tích (ha) Thổ (tạ/ha) (tấn) 1 Trung Quốc 95.861 545,275 4.733.447 2 Mexico 17.709 249,522 441.873 3 Thổ Nhĩ Kỳ 5.359 485,165 260.000 4 Ấn Độ 14.922 235,899 352.000 5 Mỹ 24.440 259,088 633.210 6 Cuba 5.119 82,696 42.332 7 Thái Lan 25.350 93,299 236.510 8 Philippines 5034 54,135 27.254 9 Israel 1621 976,28 158.255 FAO. 2019. FAO Statistic Division Qua bảng số liệu cho ta thấy: -Trung Quốc: là nước có diện tích, sản lượng lớn nhất thế giới. Diện tích trồng bưởi là 95.861 ha và sản lượng là 4.733.447 tấn chiếm hơn một nửa sản lượng của toàn thế giới. Về năng suất đứng thứ hai thế giới đạt 545.275 tạ/ha và có một số giống bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê, được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao. - Israel: là nước có năng suất cao nhất thế giới đạt 976.28 tạ/ha, tuy nhiên do diện tích trồng không nhiều (1621 ha) nên sản lượng chỉ đạt 158.255 tấn. - Mỹ: là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ hai thế giới đạt 633.210 tấn trong đó chủ yếu là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói chung và giống bưởi nói riêng rất được chú trọng,
- 5 2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở việt nam. Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được coi là một trong 4 loại cây ăn quả chủ lực có năng suất, sản lượng cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nước ta là nước trồng nhiều loại bưởi như bưởi Đoan Hùng, Diễn, Da xanh, Phúc trạch, Năm roi ở khác các vùng miền của cả nước nhưng bưởi có giá trị kinh tế cao, hiện nay loại bưởi này đang được rất nhiều người cũng như thị trường ưa chuộng và tin dùng. Theo các tác giả Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca.[6] nước ta có 3 vùng trồng cây có múi chủ yếu là: - Vùng ồĐ ng bằng sông Cửu Long: ở đây có một tập đoàn cam quýt rất phong phú như: Cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất. Các giống được ưa chuộng và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, bưởi năm roi, bưởi Long Tuyền. Theo thống kê năm 1999 diện tích cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long là 41.267 ha bằng 61,16% diện tích cây ăn quả có múi cả nước. Năng suất bình quân tương đối cao trong đó bưởi đạt 7,4 tấn/ha - Vùng Bắc Trung bộ: theo thống kê năm 1999 diện tích cây có múi toàn vùng là 7.743 ha với sản lượng 22.661 tấn. Trong vùng này có hai vùng bưởi đặc sản đó là bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hương Khê. Với ưu việt của mình, diện tích bươi Phúc Trạch ngày được mở rộng. Trong năm 2006, diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên đến 1600 ha, trong đó có khoảng 950 ha đã cho quả, sản lượng quả bình quân những năm gần đây đạt 12-15 nghìn tấn/năm. - Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: cây có múi ở vùng này được trồng ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy. Hiện chỉ còn một số vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang (Đỗ Đình Ca,1995) [3], riêng cây bưởi ở vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tích cây có múi với giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng.
- 6 Bảng 2.2: Diện tích, năng xuất và sản lượng bưởi nước ta những năm gần đây được thể hiện như sau (2013 - 2017) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Diện tích (ha) 37.733 38.813 39.547 42.100 46.791 Năng xuất (tạ/ha) 116,505 120,225 119,195 118,120 121,466 Sản lượng (tấn) 439.602 466.630 471.380 497.288 568.352 Nguồn:FAO.2019 Statisic Division Theo FAOSTAT 2019, Nước ta là nước có diện tích trồng bưởi đứng thứ hai thế giới đạt 46.791 ha. Sản lượng đạt 568.832 tấn đứng thứ ba trên thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, năng suất bưởi của nước ta giữ ở mức trung bình và chỉ đạt 121,466 tạ/ha. *Một số giống bưởi được trồng phổ biến ở việt nam Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được coi là một trong 4 loại cây ăn quả chủ lực có năng suất, sản lượng cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nước ta là nước trồng nhiều loại bưởi như bưởi Đoan Hùng, Diễn, Da xanh,Phúc trạch, Năm roi ở khác các vùng miền của cả nước nhưng bưởi có giá trị kinh tế cao nhất là Bưởi da xanh được trồng chủ yếu ở miền nam,hiện nay loại bưởi này đang được rất nhiều người cũng như thị trường ưa chuộng và tin dùng. - Bưởi Diễn: trước đây được trồng nhiều ở xã Phú Diễn, xã Phú Minh, huyện Từ Liêm, Hà Nội, hiện nay đã được trồng và phát triển tốt tại một số địa phương, như: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, (Hà Nội); Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế, (Bắc Giang); Văn Giang, Tiên Lữ, (Hưng Yên), với diện tích ước khoảng trên 1.000 ha và đang tiếp tục được mở rộng.
- 7 - Bưởi Da Xanh: có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, hiện được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre. Toàn tỉnh Bến Tre hiện tại có trên 4.000 ha. Ngoài tiêu thụ nội địa, bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Thái Lan. - Bưởi Thanh Trà: là một trong những đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế, đã trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố đô Huế. Diện tích bưởi Thanh Trà ước khoảng 1.114 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Trà, Phong điền, Hương Thủy và thành phố Huế. Trong quy hoạch của tỉnh, diện tích bưởi Thanh Trà tiếp tục được mở rộng, tiến tới ổn định ở mức 1.400 ha. - Bưởi Đoan Hùng: trồng tập trung chủ yếu ở các xã Chí Đám, Bằng Luân và Cát Lâm của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông Lô và sông Chảy. Bưởi Đoan Hùng có 2 giống là bưởi Tộc Sửu, nguồn gốc ở xã Chí Đám; bưởi Khả Lĩnh, nguồn gốc ở thôn Khả Lĩnh, xã ạĐ i Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, với diện tích cây cho quả khoảng trên 300 ha. Trong những năm gần đây bưởi Đoan Hùng liên tục mất mùa, năng suất, sản lượng suy giảm một cách rõ rệt, sản phẩm hiện không đủ cho tiêu thụ nội tỉnh. - Bưởi Phúc Trạch: nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay được trồng ở hầu khắp 28 xã của huyện và các vùng lân cận. Bưởi Phúc Trạch được coi là một trong những những giống bưởi ngon nhất nước ta hiện nay. Trồng bưởi mang lại giá trị kinh tế cao, người ta tính được hiệu quả của việc trồng bưởi Diễn gấp 4 - 5 lần trồng lúa, giá trị thu nhập của 1 sào bưởi (360 m2) khoảng trên 10 triệu đồng. đối với bưởi Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi thu từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Với các giống bưởi Năm Roi, Da Xanh thu nhập lên tới 120 - 150 triệu đồng/ha.
- 8 Một vài năm gần đây đã có một số hoạt động đầu tư sản xuất, áp dụng quản lý chất lượng theo hướng VIETGAP, đăng ký thương hiệu cho một số giống bưởi đặc sản như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch, Đoan Hùng, với mục đích xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, nhiều nguồn gen quý, nhiều giống có tiềm năng xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. 2.2 Nhu cầu tiêu thụ bưởi Diễn trên thị trường. Thị trường thành thị và nông thôn trong nước đều có nhu cầucao đối với bưởi Diễn. Gần đến dịp Tết Nguyên Đán , nhu cầu mua bưởi bày mâm ngũ quả hay để ăn, làm quà biếu của mỗi gia đình ngày càng cao. Trong đó, bưởi Diễn là loại quả được nhiều người yêu thích lựa chọn bởi hương vị ngọt thanh và mùi thơm đặc trưng. Về liên kết tiêu thụ sản phẩm, đa phần sản lượng bưởi Diễn được tiêu thụ qua hệ thống thương lái, còn một phần sản lượng được nông dân ký hợp đồng bán cho cơ sở thu mua thông qua tổ hợp tác sản xuất bưởi Diễn còn nhiều hạn chế. 2.3 Tình hình áp dụng kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh bưởi. Hà Nội là một vùng cây ăn quả lớn của cả nước, với tổng diện tích 16.748 ha. Trong đó diện tích trồng bưởi là 3.806 ha tập trung chủ yếu tại các huyện Đan Phượng, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ với tổng sản lượng đạt 42.823 tấn. Hiệu quả kinh tế từ trồng bưởi đạt từ 400 – 500 triệu đồng/ha/năm, cao hơn gấp nhiều lần cây trồng khác. Tuy nhiên, sản lượng và thu nhập từ cây trồng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Một số vùng bưởi lớn thường xuyên mất mùa, chất lượng quả bưởi không đảm bảo. Để hỗ trợ nông dân nâng cao hiệu quả trong canh tác cây bưởi, năm 2017 Trung tâm đã tiến hành triển khai mô hình thực nghiệm các biện pháp kỹ
- 9 thuật tăng đậu quả trên cây bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ. Tổng diện tích tiến hành thực nghiệm là 2 ha, với 3 hộ tham gia. Sau một năm triển khai, mô hình thực nghiệm đã khẳng định được hiệu quả cao. Cây bưởi trong mô hình có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, chủ yếu là chùm quả đơn, quả chắc, bóng, mã quả đẹp. Số quả trên cây từ 70 – 150 quả. Năng suất của 3 vườn thực nghiệm cao hơn so với những năm trước từ 5 – 7 lần, tăng từ 7 tấn lên thành 35 – 50 tấn/ha/năm. Thu nhập tăng từ 280 triệu đồng lên thành 655 triệu đồng/ha/năm. Chất lượng quả bưởi Diễn trong các mô hình đều nâng cao rõ rệt, độ brix trung bình từ 13 – 15%. Kết quả đó thể hiện rõ trong Hội thi bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và kết nối tiêu thụ nông sản an toàn huyện Chương Mỹ tổ chức ngày 16/12/2017. Cả 3 hộ tham gia mô hình thực nghiệm đều lọt vào chung kết và giành 3 giải cao nhất của cuộc thi này. Là hộ giành được giải Nhì trong Hội thi, ông Nguyễn Đức Thọ - thị trấn Xuân Mai phấn khởi: "Gia đình tôi đã trồng cây bưởi Diễn hơn 10 năm nay, nhưng chưa có năm nào được mùa như năm nay. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác đã giúp cho sản lượng bưởi của gia đình tăng gấp 7 lần so với trước đây. Với tổng diện tích vườn 1ha gia đình tôi thu hoạch được 50.000 quảbưởi”. Từ thành công của mô hình thực nghiệm này, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình vào những năm tiếp theo. -Để đảm bảo đầu ra: Một số địa bản được đưa vào siêu thị và trở thành một mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng. * Một số biện pháp kỹ thuật đã được trang trại sử dụng để cho cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất: - Biện pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ sâu bệnh:
- 10 Các biện pháp canh tác có tác dụng phòng trừ sâu bệnh hại cây được xem như là một nhóm biện pháp bảo vệ thực vật. Đứng trên phương diện phòng trừ sâu, bệnh, các biện pháp kỹ thuật canh tác có nhiều ý nghĩa lớn. Tác động đúng đắn và hợp lý thì các biện pháp kỹ thuật canh tác có thể hạn chế được sự xuất hiện của sâu bệnh trên đồng. Trong một số trường hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác góp phần tích cực vào việc diệt trừ các loài sinh vật gây hại, do đó tạo điều kiện cho môi trường sản xuất nông nghiệp sạch hơn. Trong số các biện pháp kỹ thuật canh tác có nhiều ý nghĩa đối với công tác bảo vệ thực vật, đáng chú ý nhất là các biện pháp sau đây: - Luân canh: Trong khi thực hiện luân canh, trang trại thay đổi luân phiên các loại cây trồng trên cùng một đám đất. Việc thay đổi này tạo ra khả năng ngăn ngừa được sự tích lũy của sâu bệnh trên đám đất đó. - Chế độ làm đất Cày phơi ải, cày lật gốc rạ, tiêu diệt tàn dư cây trồng và diệt cỏ dại trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc diệt trừ các loài sinh vật gây hại sống và tồn tại trong đất. Cày lật đất lên làm cho ánh sáng mặt trời trực tiếp tiêu diệt một số loài sinh vật gây hại được đưa từ các lớp đất dưới sâu lên trên mặt đất. Mặt khác, ánh sáng, độ thoáng không khí thúc đẩy quá trình oxy hóa, các quá trình phân giải háo khí làm nhanh cóng phân hủy các chất hữu cơ, các chất độc tích tụ trong đất làm cho đất trở nên sạch hơn. - Thời vụ gieo trồng Các loài sinh vật gây hại cho cây phát triển mạnh khi gặp các điều kiện khí hậu thời tiết và thức ăn thuận lợi. Chọn thời vụ gieo trồng thích hợp, có thể làm cho giai đoạn sinh trưởng của cây làm thức ăn thích hợp nhất cho các loài sinh vật gây hại không trùng với những thời gian mà điều kiện khí hậu
- 11 thời tiết thích hợp nhất cho sự phát triển của chúng. Do đó tạo nên sự lệch pha và tình trạng không thật thuận lợi đối với sự phát triển của các loài gây hại. - Bón phân Giải quyết tốt chế độ bón phân cho cây có ý nghĩa rất lớn không những trong việc huy động tiềm năng năng suất của cây mà cả trong việc phòng trừ các loài sinh vật gây hại. Ngoài những ưu điểm của một loại phân bón tốt, trên phương diện nông nghiệp sạch, còn có những tác dụng sau đây: Đẩy mạnh hoạt động của các loài sinh vật trong đất, nhất là các loài vi - sinh vật làm cho chúng tăng cường hút NO3 thừa, rồi sau đó giải phóng ra từ từ để cung cấp cho cây. Chất hữu cơ trong đất kích thích sự hoạt động của các loài sinh vật hoại sinh, đối kháng làm cho chúng tiết ra nhiều chất kháng sinh. Các chất này kìm hãm hoạt động của các loài sinh vật gây bệnh, làm cho chúng suy yếu và dễbị các loài hoạt sinh tiêu diệt. Chất hữu cơ trong đất là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật hoại sinh, xạ khuẩn, tuyến trùng và đặc biệt là giun đất. Nhóm các loài sinh vật nàylà nhóm chủ yếu tạo nên sự sống của đất. Chúng làm cho đất tơi, xốp, có cấu trúc và ngày càng tăng độ phì nhiêu. - Các biện pháp chăm sóc, vun xới, tỉa cành, bấm ngọn Những biện pháp này có mục đích chính là nhằm thúc đẩy và điều hòa các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây để đạt năng suất kinh tế cao.Các biện pháp này có ý nghĩa trên cả 2 mặt: một là cắt bỏ các bộ phận, các phần bị bệnh của cây, hai là thúc đẩy các phản ứng chống chịu của cây đối với các loài sinh vật gây hại.
- 12 2.4 Những khó khăn trong việc sản xuất và khinh doanh bưởi. - Do thực trạng sản xuất manh mún, chất lượng bưởi không đồng đều, thiếu kiến thức thị trường và khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin thị trường cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch yếu. kém - Phòng trừ sâu bệnh tự phátkhông đồng đều dẫn đến hiệu quả không cao. - Áp dụng chưa đúng các kỹ thuật trong sản xuất. - Bón phân chăm sóc không đúng kỹ thuật bón phân quá nhiều dẫn đến cây có thể bị chết và gây ra nhiều sâu bệnh ở cây. - Điều kiện khí hậu không thuật lợi khô hanh làm khô héo và có biểu hiện bệnh vàng lá. - Việc xây dựng thương hiệu còn nhiều hạn chế dẫn đến khó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng và khó tạo được uy tín trên thị trường. 2.5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến công việc sản xuất cũng như xuất khẩu bưởi tại trang trại như vị trí địa lý, địa hình đất đai phù hợp với những giống bưởi được trồng tại trang trại . Hệ thống sông ngòi đa dạng thuận lợi cho việc tưới tiêu, đồng thời cũng có mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đi lại và buôn bán các sản phẩm của trang trại. Dưới đây là một số điều kiện cụ thể có ảnh hưởng mật thiết đến sản xuất kinh doanh của trang trại. 2.5.1. Điều kiện tự nhiên +) Vị trí địa lý Trang trại nằm tại xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương với tổng diện tích trang trại là 3 ha. Xã tái sơn làộ m t xã thuộc huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải
- 13 Dương.Xã Tái Sơn có diện tích 3,55 km², dân số năm 1999 là 3298 người, mật độ dân số đạt 929 người/km². + ) Địa hình đất đai Nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, đất đai của huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương được hình thành nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông này. Địa hình của xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ tương đối phức tạp, với hệ thống giao thông khá phức tạp và những cánh đồng xen kẽ, địa hình còn bị chia cắt bởi các dòng suối nhỏ, không thể trồng và phát triển cây trồng nói chung và cây bưởi nói riêng. Đất dùng để trồng bưởi phải có độ dày tầng canh tác từ 0,6m trở lên, đất thịt nhẹ hoặc trung bình, có độ PH từ 5,5 - 7 độ, có mực nước ngần sâu dưới 0,8m. Nếu đất quá kiềm làm hạn chế khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng. +) Điều kiện khí hậu thủy văn Trang trại tại xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động về nhiệt độ trong năm tương đối cao, thể hiện rõ ở bốn mùa. Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 250C buổi trưa nhiệt độ có khi lên tới 37 – 380C. Độ ẩm từ 75 – 82 %, trời nắng gắt, thường xuyên có mưa giông và gió lốc. Mùa Đông kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau, với những đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa không đáng kể. Mùa xuân trời thường ấm, mưa phùn kéo dài. Khí hậu mùa thu ôn hòa, mát mẻ thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Điều kiện khí hậu của xã rất đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển cây trồng vật nuôi, tuy nhiên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
- 14 + ) Về nguồn nước Có nhiều suối nhỏ nhưng phân bố không đều, làm cho công tác thủy lợi không thuận tiện. Phần lớn lượng nước tưới của xã phụ thuộc vào lượng nước mưa dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân, các cơ quan nhà nước đã xây dựng hệ thống kênh, mương cung cấp nước cho mùa khô, nâng cao năng xuất cây trồng, cải thiện đời sống nhân dân. Nước là không thể thiếu đối với cây trồng, bưởi cũng vậy, cây bưởi cần nhiều nước nhất là thời kỳ ra hoa kết trái và thời kỳ cây con tuynhiên cũng chỉ là ở một mức nhất định và sợ bị ngập úng. Lượng nước là khác nhau tùy thuộc vào tuổi của cây, còn lượng nước tưới phụ thuộc vào điều kiệnkhí hậu, đất đai ẩm độ thích hợp nhất là 70 - 80%, lượng mưa trung bình trên năm là khoảng từ 1600 - 1800mn. +) Về giao thông Huyện Tứ Kỳ có đường cao tốc Hà Nội –Hải phòng chạy qua. Xã Tái Sơn có mạng lưới giao thông đang được phát triển mở rộng, có đường huyện dải nhựa dài 3,6km chạy qua trung tâm xã, 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm, đa số đường vào các thôn xóm là đường bê tông chỉ có một phần nhỏ là đường đất. 2.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội - Về kinh tế: Trong năm qua mặc dù không tránh khỏi những thiệt hại từ thiên tai nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp chủ trang trại và sự nổ lực phấn đấu của toàn thể và các công nhân nên kinh tế trang trại đã đạt những kết quả đáng kể. Trang trại chủ yếu chăn nuôi và sản xuất cây ăn quả có múi. Tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo nền tảng vững chắc trong
- 15 quá trình sản xuất. Ngoài ra chăn nuôi nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất bưởi làm ô nhiễm nguồn đất khiến cho cây trồng phát sinh nhiều sâu bệnh. - Điều kiện xã hội: Với đội ngũ cán bộ, công chức xã đã phát huy tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên không tránh khỏi những khúc mắc chưa giải quyết được như công tác quản lý đất đai còn buông lỏng dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất công vẫn xảy ra, còn nhiều cán bộ thiếu trách nhiệm. Công tác an ninh - quốc phòng có nhiều chuyển biến tích cực, nhìn chung công tác trật tự trị an trang trại được ổn định. - Cơ cấu tổ chức: trang trại tổ chức sản xuất theo chu trình khép kín vườn ao chuồng, đồng thời tạo nên thương hiệu sản phẩm sạch của trang trại . Cơ cấu của trang trại được tổ chức như sau: - Giám đốc : Bùi Huy Hạnh - Phó giám đốc : Bùi Huy Hanh Tổng 35 công nhân trong đó có 6 công nhân làm vườn, 27 công nhân và 2 kỹ sưtrong lĩnh vực chăn nuôi. Đất đai: Trang trại có tông diện tích 5 ha, trong đó ông Hạnh xây dựng 2 ha khu chăn nuôi tập trung cùng các công trình phụ cận và 3 ha trồng cây xanh và ao hồ. Trong 3 ha này thì trại trồng một ít rau, táo, ao cá và chủ yếu là cây bưởi. Trang thiết bị: Trang trại có nhiều trang thiết bị tiên tiến như hệ thống tưới tiêu tự động, máy phun thuốc sâu và có đầy đủ trang thiết bị trong việc sửa chữa và bảo dưỡng. Ngoài ra còn đầy đủ dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt như kéo cắt cành trên cao, kéo cắt cành, cưa - Cách thức kết nối sản xuất với tiêu thụ
- 16 Trang trại Bùi Huy Hạnh trồng cây ăn quả ngày càng vững mạnh,đời sống của công nhân được cải thiện cơ sở vật chất của trang trại ngày càng được tăng cường.Trong thời gian qua trang trại đã tìm tòi và cóố m i liên kết chặt chẽ trên phương diện sản xuất và tiêu thụ. Điển hình như liên hệ với các đại lý tiêu thụ sản phẩm cũng như thương lái để tìm hiểu thị trường từ đó chủ động tiêu thụ sản phẩm. Các đại lý thu mua sản phẩm nên ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm như vậy sẽ đảm bảo hơn về lâu dài. Cần quảng bá những thông tin về thương hiệu bưởi Diễncủa một cách rộng rãi hơn để có nhiều người biết đến sẽ thu hút được thị trường ở những nơi khác đến thu mua sản phẩm. Do đó cần có chiến lược marketing cụ thể, các tổ chức doanh nghiệp , hộ nông dân sản xuất cần tìm hiểu thị trường để có những giải pháp cụ thể xúc tiến, quảng cáo cho sản phẩm bưởi Diễnc ủa địa phương. - Thuận lợi trong sản xuất cây ăn quả: + Chủ trang trại có nhiều kinh nghiệm sản xuất và luôn theo sát các hoạt động của trang trại. + Trang trại có nguồn nhân lực dồi dào có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây trồng. + Có vị trí địa lý gần khu đông dân cư, các khu chợ, giao thông phát triển, thuận lợi cho việc mua sắm các vật tư đầu vào như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Mặt khác, đây là những yếu tố giúp sản phẩm của trang trại dễ dàng đi đến nhiều nơi, các khu dân cư và các khu chợ là thị trường tiềm năng của trang trại. + Cây giống tốt, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào và cóđầy đủ trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. + Trang trại chủ yếu tập trung về chăn nuôi nên phân bón được cung cấp đầy đủ đặc biệt là phân chuồng mà trang trại đã có sẵn.
- 17 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ỰTH C HIỆN 3.1 Địa điểm, thời gian thực tập 3.1.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu Trang trại Bùi Huy Hạnh (xã Tái Sơn - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương) 3.1.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu Từ ngày 21/06 - 21/11 năm 2018 3.2 Nội dung thực hiện - Đánh giái h ện trạng sản xuất của trang trại Bùi Huy Hạnh. - Đánh giá hiện trạng sản xuất bưởi và bưởi Diễn của trang trại Bùi Huy Hạnh. - Bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình đi thực tập ở trang trại Bùi Huy Hạnh. 3.3 Phương pháp thực hiện 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Thu thập các số liệu thứ cấp từ số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của trang trại Bùi Huy Hạnh. Thu thập thông tin từ tài liệu trong và ngoài nước trên sách, báo, tạp chí, internet .Từ đó tổng hợp và phân tích các yếu tố trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới phát triển sản xuất của cây bưởi Diễn. 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Phỏng vấn trực tiếp các công nhân làm ngoài đồng, chủ trang trại thông qua hệ thống các câu hỏi đóng và ởm nhằm thu thập các thông tin về chủ trại, thông tin cơ bản như lao động, vốn, đất đai và những vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất bưởi của trang trại từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất do cây bưởi mang lại.
- 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng sản xuất của trang trại Bùi Huy Hạnh trong những năm gần đây 4.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh Để phát triển sản xuất kinh doanh, trang trại đã đặt ra những kế hoạch trong sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ra thị trường trong vài năm tới như: -Về trồng trọt: + Áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quá trình chăm sóc và phòngừ tr sâu bệnh. + Theo dõi tình hình phát triển của cây bưởi Diễn và một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh. + Bố chí nhân lực tham gia quá trình chăm sóc. + Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến để đạt chất lượng trái cao, đồng đều theo hướng an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội tiêu và xuất khẩu. + Đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. + Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, xây dựng và quảng bá sản phẩm bưởi của trang trại. + Giảm diện tích và các cây trồng như: táo, chanh, ổi tăng diện tích trồng bưởi. + Chuyển đổi từ sản phẩm chủ yếu cung cấp cho công nhân sang sản xuất hàng hóa đem lại thu nhập cho trang trại. Theo kế hoạch sản xuất của trang trại dự định đến cuối năm 2019 trang trại sẽ đưa lứa bưởi lần đầu tiên ra thị trường. - Về chăn nuôi: + Chọn đối tượng vật nuôi thích hợp, phòng trị bệnh nghiêm ngặt.
- 19 + Chọn giống có chất lượng cao, xây dựng chuồng trại chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật. + Đầu tư thức ăn đủ số lượng, chất lượng cao, cho ăn uống đúng quy ịđ nh. + Được kiểm dịch và phòng ngừa đủ các bệnh nguy hiểm trong quá trình sản xuất giống. + Phòng ngừa nghiêm ngặt đối với dịch tả lợn Châu Phi là mục tiêu sống còn của trang trại. 4.1.2 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Bảng 4.1 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi trong ba năm gần đây ĐVT: con Loại gia súc , 2016 2017 2018 gia cầm Lợn 1250 1316 1350 Gà 1000 1000 1000 Ngan 100 100 100 Chăn nuôi là ngành sản xuất chủ lực của trang trại. Hiện tại trang trại chăn nuôi lợn, gà, ngan. - Tình hình chăn nuôi lợn: Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng trang trại chủ yếu nuôi lợn nái. Số lợn nái của trang trại từ năm 2016 đến năm 2018 có xu hướng tăng. + Năm 2016 trang trại nuôi được 1250 con, năm 2017 là 1316 con nhiều hơn năm 2016 là 66 con. + Năm 2017 là 1316 con, năm 2018 là 1350 con, tăng so với năm 2017 là 34 con . Như vậy, từ năm 2016 đến 2018 số lượng lợn nái của trang trại tăng lên thêm 100 con.
- 20 - Tình hình chăn nuôi gà: mỗi năm trang trại chỉ chăn khoảng 1000 con gà ểđ phục vụ cho trang trại và bán cho công ty CP. - Tình hình chăn nuôi ngan: Mỗi năm trang trại nuôi hai lứa mỗi lứa là 50 con ngan cũng nhằm mục đích phục vụ trong trang trại. Với số lượng lợn nái lớn mỗi năm trang trại cho xuất chuồng khoảng 20 lứa lợn con, tổng số lợn con mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 28.000 đến 30.000 con/năm, trừ chi phí mỗi năm trang trại đã thu về hơn 2 tỷ đồng. Như vậy: Chăn nuôi của trang trại rất phát triển, quyết định doanh thu của trang trại. Nhờ chăn nuôi phát triển đã tạo ra nguồn sản phẩm phụ dồi dào, phục vụ đắc lực cho trồng trọt. 4.1.3 Tình hình sản xuất cây ăn quả của trang trại Trang trại tập trung sản xuất một số loại cây ăn quả chính trong đó tập trung chủ yếu là bưởi, ngoài ra còn trồng một số loại như táo, ổi, tranh, cam sành và một số rau củ quả để phục vụ cho nhu cầu ăn uống cho công nhân ở trang trại. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình sản xuất một số cây trồng chính của trang trại Bùi Huy Hạnh trong 3 năm gần đây. Bảng 4.2 Diện tích sản xuất của một số cây trồng chính trong 3 năm gần đây. ĐVT:ha Diện tích Loại cây trồng 2016 2017 2018 Bưởi 1,5 1,5 1,6 Chanh 0,3 0,3 0,3 Táo 0,3 0,3 0,3 Ổi 0,2 0,2 0,2 Cam 0,1 0,1 0 Tổng 2,4 2,4 2,4
- 21 Qua bảng số liệu cho ta thấy: Tổng diện tích sản xuất cây ăn quả 2,4 ha, trong đó diện tích đất trồng bưởi là nhiều nhất và có sự thay đổi từ 1,5 lên 1,6 ha, tăng thêm 0,1 ha. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do 0,1 ha trồng cây cam đã bị loại bỏ thay vào đó là trồng thêm cây bưởi. Trang trại được thành lập từ năm 2005, Tuy nhiên sản xuất cây ăn quả mới được trồng từ năm 2015. Do vậy diện tích bưởi - cây trồng chính trong hệ thống cây ăn quả của trang trại chưa cho thu hoạch. Diện tích trồng táo, ổi tuy không nhiều nhưng có thể thu hoạch quả ngay từ những năm 2016 nên bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho trang trại. Vì thế chiến lược phát triển của trang trại là đa dạng nhiều loại cây, mục đích “lấy ngắn nuôi dài” do những năm đầu cây trồng chính chưa được thu hoạch. 4.1.4 Tình hình sản xuất bưởi của trang trại Bùi Huy Hạnh Qua điều tra sơ bộ cho thấy: đất đai tại trang trại thuộc nhóm đất phù sa, vì vậy thích hợp nhiều loại cây trồng trong đó có cây ăn quả. Địa hình đất đai thuộc quản lý của trang trại là địa hình bằng phẳng, có độ phì nhiêu cao, hệ thống tưới tiêu tốt, chính vì vậy định hướng ban đầu của trang trại trong sản xuất cây ăn quả là phát triển diện tích trồng cây có múi, đặc biệt là diện tích trồng bưởi Diễn. Cơ cấu giống bưởi tại trang trại được thể hiện trong bảng 4.3 Bảng 4.3 Cơ cấu giống bưởi năm 2018 của trang trại Bùi Huy Hạnh Giống Diện tích (ha) Cơ cấu(%) Bưởi Diễn 0,6 37,5 Bưởi Da Xanh 0,5 31,25 Bưởi Quế Dương 0,5 31,25 Tổng 1,5 100
- 22 Qua bảng số liệu ta thấy: Trang trại Bùi Huy Hạnh trồng 3 giống bưởi đó là bưởi Diễn, bưởi Da Xanh, bưởi Quế Dương, trong đó diện tích trồng bưởi Diễn lớn nhất đạt 0,6 ha chiếm 37,5%, và chiếm 31,25% trong tổng diện tích trồng bưởi. Do cây bưởi mới được 3 tuổi, để cây sinh trưởng tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao những năm đầu trang trại khống chế không để bưởi ra hoa kết quả vì vậy chưa có số liệu về năng suất và sản lượng. 4.1.5 Những khó khăn trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh. Do lĩnh vực sản xuất chủ yếu của trang trại là chăn nuôi và cây ăn quả mới được trồng từ năm 2015, vì vậy mức độ đầu tư và trình độ thâm canh cho cây ăn quả chưa cao, đặc biệt là trên cây bưởi Diễn. Những khó khăn trang trại đã gặp phải: - Thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ để đầu tư mở rộng sản xuất. - Về mức độ cơ giới hóa trong trang trại còn thấp, trình độ chuyên môn của chủ trang trại và công nhân chưa cao, hầu hết các kỹ thuật thực hiện theo kinh nghiệm vì vậy rất khó khăn trong việc viết đề xuất và thực hiện các dự án ầđ u tư. - Chất lượng và sức cạnh tranh hàng hóa còn thấp. - Chưa có sự liên minh hợp tác giữa các trang trại. - Nguồn nước tưới chưa thật sự đảm bảo về chất lượng và độ an toàn. - Mật độ cây trồng cao, nhiều loại cây trồng nên khó khăn trong phòng trừ sâu bệnh hại. - Sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng) chưa hoai mục để bón cho cây. - Cây trồng đã tương đối lớn, bộ khung tán đã thành hình nhưng tán phân bố không đều, do thiếu kỹ thuật cắt tỉa.
- 23 - Thời điểm sinh viên về thực tập trang trại gần như chưa áp dụng biện pháp kỹ thuật, hầu hết các kỹ thuật đã thực hiện là theo kinh nghiệm. Phần lớn cây đã trồng cho thấy khả năng sinh trưởng và phát triển kém, đang có dấu hiệu bị bệnh. Hình 1. Cỏ dại mọc chen lấn cây Hình 2. Cây bưởi đang bị bệnh trồng chính tại trang trại vàng lá, cây nhiều cành tăm nhỏ do không được cắt tỉa đúng cách 4.2. Một số biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng cho cây bưởi Diễn do sinh viên thực hiện tại trang trại Bùi Huy Hạnh. Để bưởi Diễn phát triển trang trại đã mạnh dạn đầu tư vật chất và kỹ thuật, trang trại phối hợp với khoa Nông học để đưa sinh viên đến trang trại thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc bưởi. Sau khi nhận địa điểm thực tập và khảo sát tình hình sản xuất, nhóm sinh viên chúng tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp kỹ thuật áp dụng trên cây bưởi:
- 24 4.2.1. Kỹ thuật ủ phân - Phân chuồng (chủ yếu là phân lợn) được vận chuyển ra nơi ủ. - Trộn đều tất cả các nguyên liệu gồm có: trấu, phân lợn. - Hòa chế phẩm TRICODERMAR-BACILLUS.SP với nước, tưới đều nước lên đống phân đến độ ẩm 50-55% (dùng tay vắt, nước vừa rịn ra kẻ tay là vừa). - Đảo trộn đều, đánh đống phân ủ cao 1-1,5m, sau đó dùng bạt nylon màu tối đậy kín. - Sau 15 – 20 ngày, mở bạt ra, đảo trộn đều, tưới thêm nước, tiếp tục đậy lại ủ thêm 15-20 ngày. - Sau 35-50 ngày kể từ ngày ủ, phân hoai mục hoàn toàn. Có thể sử dụng bón cho các loại cây trồng. Hinh 3. Đống phân được ủ dúng Hình 4. Chế phẩm kỹ thuật TRICODERMAR-BACILLUS.SP 4.2.2 kỹ thuật nhân giống bưởi tại trang trại Nhằm chủ động cây giống, mở rộng thêm diện tích trồng bưởi tại trang trại, nhóm sinh viên đã xây dựng kế hoạch và tiến hành ghép bưởi diễn với kỹ thuật như sau: - Dụng cụ: Dao ghép và băng tự hủy.
- 25 - Gốc ghép: dùng cưa sắt cưa ngang cành tạo ra mặt cắt bằng phẳng, tại tâm của mặt cắt chẻ dọc cành dài khoảng 2 cm. - Cành ghép: đoạn cành ghép sử dụng dài khoảng 6cm, dùng dao sắc nhọn cắt vát tạo thành cái nêm dài khoảng 2 cm. - Dùng dao mũi nhọn tách miệng gốc ghép và cầm cành ghép cắm vào miệng gốc ghép vừa kín hết phần cắt. - Dùng băng tự hủy quấn vòng quanh cành cây từ dưới lên rồi từ trên xuống buộc chặt lại, đảm bảo kín hết vết ghép. - Sau ghép khoảng 30 ngày cành ghép bắt đầu nhú lá non thì tháo dây buộc. Hình 5.Khu vực cây giống đã được ghép thành công 4.2.3 Kỹ thuật trồng cây - Đào hố: Hố trồng bưởi đào theo hình vuông, kích thước 0,6×0,6m, sâu 0,7 – 0,8m, khoảng cách trồng 5x5m. Sau khi đào xong hố rắc vôi bột để khử
- 26 chua và cân bằng độ PH trong đất. Trộn đất đã khử với phân chuồng và phân NPK ủ trong khoảng 4 – 5 ngày trước khi trồng cây. - Trồng cây: Cây giống khi xuống giống nên tỉa bớt lá, khi trồng đặt thẳng để cácnhánh phân bố đều, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Hình 6. Sinh viên đang đào hố để trồng bưởi 4.2.4 Kỹ thuật cắt tỉa. Đối với diện tích bưởi đang trong giai đoạn năm thứ 3, cành cấp 1 và cấp 2 đã thành hình nên kỹ thuật cắt tỉa chủ yếu là tạo cành cấp 3 Tạo cành cấp 3: Bấm ngọn cành cấp 2 (chiều dài cành cấp 2 là 20 – 25cm) để tạo cành cấp 3. Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. Ngoài ra còn tỉa bỏ các cành yếu, sâu bệnh, cành vượt, cành la, cành mọc lộn xộn trong tán, cành ngắn mùa xuân. 4.2.5. Tưới nước và làm cỏ Mục đích: xới xáo đất, tạo môi trường cho rễ phát triển
- 27 Đối với cây mới trồng: Tưới nước thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi, vào mùa mưa do lượng mưa không phân bố đều, vì vậy vườn cần phải có mương cống để tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây bưởi có thể chết. Thường xuyên làm cỏ xung quanh hình chiếu tán cây. Hình 7. Sinh viên đang tiến hành làm và dọn dep cỏ xung quanh gốc bưởi. 4.2.6. Kỹ thuật bón phân Kỹ thuật bón cho giai đoạn kiến thiết cơ bản. Trước khi bón phân phải đào rãnh vòng quanh theo hình chiếu tán cây, rãnh rộng 30cm, sâu 30cm, bón phân rồi lấp đất, phủ gốc. Vì trước đó trang trại sử dụng phân chuồng chưa hoai mục để bón cho cây bưởi nên phải tiến hành bón bố sung phân hữu cơ hoai mục. Đợt bón tháng 8: 50kg phân hữu cơ hoai mục + 250g đạm urê + 150g kali clorua Đợt bón tháng 11: 1,2 kg lân + 1 kg vôi.
- 28 4.2.7. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại. Bưởi ở trang trại xuất hiện rất nhiều loại sâu hại như sâu vẽ bùa, sâu cuốn lá, sâu tơ Do chúng em thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời nên hạn chế tối đa tác hại của sâu hại. - Sâu vẽ bùa: Đặc điểm nhận dạng Trứng sâu vẽ bùa có hình bầu dục, kích thước từ 0,3 – 0,4 mm. màu trong suốt, đến lúc gầnở n thì trứng có màu trắng vàng. Sâu vẽ bùa gây hại trên các chồi và lá non. Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau. Các lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị co rúm lại và biến dạng nhấtlà những lá non, làm giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của các chồi non. Cách phòng trừ: Sử dụng thuốc phun VBTusa wp (16000IU/mg). Liều lượng 400 lít/ha, cách pha 20g/bình 16 lít, phun ướt đẫm hai mặt lá và phun từ trên xuống dưới để sâu có thể dính vào thuốc và nhanh chết hơn. Đối với sâu vẽ bùa thì cách 5 ngày phun thuốc lại lần 2 còn những loại sâu khác 1 tháng tiến hành phun 3 lần. Phun thuốc vào buổi sáng và chiều mát tránh phun vào lúc trời nắng nóng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Thời gian cách lysau phun là 7 ngày. + Sâu đục thân (tháng 5– 6): Đặc điểm gây hại: Ấu trùng (sâu non) sau khi nở tuy nhỏ nhưng hoạt động rất nhanh nhẹn, chúng đục vào cành – thân cây, đục ngoằn ngoèo trong thân, cắt ngang các mạch gỗ, đục tới đâu thì đùn phân lấp kín tới đó. Khi gần chuyển thành nhộng, ấu trùng ụđ c ra sát phần vỏ và hóa nhộng tại đây Cách phòng trừ: Bắt sâu trưởng thành, dùng móc thép giết sâu non hoặc tiêm Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra. Sau mùa thu hoạch
- 29 quả, quét vôi gốc cây, nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh va vôi. Dùng bông tẩm thuốc sau đó nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng. - Nhện đỏ: Đặc điểm gây hại: Khi cây xuất hiện những hiện tượng này thì chắc chắn vườn nhà bạn đã bị nhện đỏ tấn công và gây hại: Trên lá: Chúng thường gây hại ở mặt dưới lá, lá chuyển màu vàng. Mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết. Trên trái: Trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa bị hại và có thể bị thối rụng. Cách phòng trị. không nên trồng quá dầy, tạo đổ thông thoángcho cây trồng. Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Tưới nước giữ ẩm cho cây trong mùa khô. Sử dụng loại thuốc để phòng trừ nhện đỏ là dầu khoáng DS liều lượng phun từ 600-1000 lít/ha, pha 60ml/bình 8 lít. Phun khi sâu nhện chớm xuất hiện phun vào sáng sớm hoặc chiều mát,phun ớư t đều tán lá. - Bệnh vàng lá thối rễ: Thu gom cây bệnh nặng tiêu hủy, rắc vôi bột.
- 30 + Bón phân chuồng hoai mục + chế phẩm TRICHODERMA giúp hạn chế bệnh. Bón thêm phân LÂN, KALI làm tăng khả năng đề kháng của rễ cây đối với bệnh và kích thích cây ra thêm rễ mới, cây phục hồi nhanh hơn. + Cây mới chớm bệnh tưới, phun thuốc MANCOZEB+METALAXYL liều lượng tương ứng là: 80g + 16g trên bình 16 lít. Hình 8. Sinh viên tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại 4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực tập ở trang trại Bùi Huy Hạnh Trong thời gian thực tập 5 tháng tại trang trại Bùi Huy Hạnh xã Tái Sơn - huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương em đã rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân đó là: Kiến thức học được trên ghế nhà trường là cơ sở, nền tảng của một quá trình thực tập thành công và công việc sau này.
- 31 Phải có thái độ nghiêm túc, yêu nghề, tận tình trong công việc học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các kỹ thuật viên trong trang trại. Phải ăn uống đầy đủ, ngủ nghỉ đúng giờ, có kế hoạch và chế độ rèn luyện sức khỏe hợp lí để phục vụ tốt cho công việc. Làm việc có kế hoạch, khoa học biết vận dụng những kiến thức đã học để vận dụng vào công việc được giao vào thực tế sản xuất. Trong quá trình làm việc phải phát huy tinh thần tự giác và sáng tạo trong công việc là yếu tố đi đầu dẫn đến thành công, thực tế sản xuất là điều kiện giúp cho sinh viên đi sâu cọ sát và thích nghi với môi trường làm việc để đạt dược hiệu quả cao hơn. Thực tập không chỉ là iđ ều hết sức quan trọng đối với sinh viên, đây là điều kiện và bước khởi đầu để chuẩn bị hành trang cho sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc một cách chủ động và linh hoạt. 4.3.1 Đánh giá điểm mạnh của sinh viên khoa Nông Học - Khi là một sinh viên đang được ngồi trên ghế nhà trường tôi đã được các thầy cô trau dồi nhiều kiến thức chuyên môn, đặc biệt kiến thức về cây ăn quả nói chung, cây ăn quả có múi nói riêng. - Được học hỏi nhiều những kinh nghiệm mà thầy cô đã giảng dậy, ngoài ra em còn được đi thực tế nhiều để trải nhiệm về ngành của em đã lựa chọn, có cơ hội tham gia những đề tài cấp trường. - Có tình yêu, gắn bó với nghề nghiệp mình đã chọn. - Ham học hỏi, trau dồi thêm kiến thức - Cần cù, chăm chỉ, chịu được khó khăn vất vả áp lực trong môi trường làm việc của công ty. 4.3.2 Đánh giá điểm còn hạn chế của bản thân. - Thiếu kiến thức thực tế, chưa được thực hành nhiều trên đồng ruộng. - Chưa thực sự chủ động trong việc và đề xuất các công việc phù hợp với năng lực.
- 32 - Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao. - Khả năng sáng tạo còn nhiều hạn chế. 4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp của sinh viên - Đối với khoa + Kết nối cho sinh viên đi thực tập ở những trang trại có liên quan nhiều đến ngành trồng trọt, đặc biệt những nơi có trồng trọt phát triển. + Cần có các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quá trình thực tập. + Cần có bộ phận chuyên trách tổ chức các chương trình thực tập, việc lên kế hoạch, liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức các chương trình cần được duy trì thường xuyên. + Nâng cao chất lượng đào ạt o, gắn lý thuyết với thực hành. + Cần liên hệ thường xuyên với nơi tiếp nhận để tìm hiểu về tình hình thực tập của sinh viên, từ đó mới theo dõi thường xuyên tình hình thực tập, nắm bắt kịp thời chất lượng kỳ thực tập của sinh viên. + Có giải pháp để các môn học chuyên ngành cần có quá trình thực hành môn học xuyên suốt và đi đôi với lý thuyết, quá trình học gắn liền với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. + Đối với hoạt động báo cáo kết quả thực tập của sinh viên nên mời chủ trang trại, doanh nghiệp tham gia để có những đánh giá khách quan về những gì đã đạt được và cần cải thiện của sinh viên trong suốt quá trình thực tập, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. - Đối với sinh viên + Cần cù,h c ịu khó, hăng hái và nhiệt tình trong công việc. + Nên có ý thức học hỏi và nhanh nhẹn, chú tâm trong công việc, đặc biệt là phải trung thực, chân thành.
- 33 + Làm việc có kế hoạch,khoa học biết vận dụng những kiến thức đã học chủ động, linh hoạt vào các công việc nơi tiến hành thực tập. + Phải có thái độ nghiêm túc, tận tình trong công việc, học hỏi được nhiều kiến thức ở các thầy trong trang trại. + Trong quá trình làm việc, phải phát huy tinh thần tự giác, hoàn thành công việc của bản thân. + Phải có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản, trang thiết bị của trang trại, doanh nghiệp. - Đối với doanh nghiệp + Trong quá trình sinh viên thực tập, các doanh nghiệp thường có những góp ý thiết thực về các nội dung đào ạt o mà nhà trường cần bổ sung, thực sự hữu ích cho việc đổi mới chương trình đào ạt o sát hơn ớv i yêu cầu sản xuất. + Nên cho sinh viên thực tập theo đúng chuyên nghành của mình để sinh viên có thể nắm bắt công việc một cách thiết thực hơn. + Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên thăm quan vào công việc thực tiễn, tài trợ học bổng cho sinh viên, tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp. + Xây dựng môi trường làm việc, thi đua lành ạm nh,nâng cao tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm đối với sinh viên thực tập.
- 34 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ỀĐ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu và theo dõi tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễntại trang trại chúng tôi đưa ra kết luận như sau: * Tình hình sản xuất của trang trại Bùi Huy Hạnh - Trang trại sản xuất một số cây ăn quả,cây trồng chính là cây bưởi với 3 loại giống đó là bưởi Da Xanh,bưởi Diễn và bưởi Quế Dương, - Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, mô hình sản xuất của trang trại còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. - Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng cây ăn quả chưa đồng đều, mật độ cây trồng chưa hợp, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao. * Những kỹ thuật được sinh viên áp dụng trên cây bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tận dụng nguồn lợi sẵn có của trang trai, sinh viên đã áp dụng những kỹ thuật như sau: - Kỹ thuật ủ phân. - Kỹ thuật nhân giống. - Kỹ thuật trồng cây. - Kỹ thuật cắt tỉa. - Tưới nước và làm .cỏ - Kỹ thuật bón phân. * Bài học khinh nghiệm rút ra từ quá trình đi thực tập ở trang trại Qua quá trình nghiên cứu tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi tại trang trại tôi đã rút ra được bài học như sau: - Trau dồi thêm kiến thức chuyên môn.
- 35 - Vận dụng kiến thức linh hoạt và sáng tạo. - Có thái độ làm việc tốt. - Rèn luyện sức khỏe. 5.2 Đề nghị - Đối với sinh viên trước khi đi thực tập cần trang bị: + Kiến thức về chuyên môn về khoa học cây trồng. + Thực hiện được những biện pháp kỹ thuật trong trồng và chăm sóc cây ăn quả - Đối với trang trại: + Cần tham gia tập huấn kỹ thuật chăm sóc bưởi cho công nhân. + Cần học hỏi và nâng cao quá trình sản xuất theo hướng an toàn như: VIETGAP, GLOBALGAP,
- 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Thị Lan Anh (2007), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất bưởi Diễn trồng tại Hà Tây, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 2. Ngô Xuân Bình (2010), Kỹ thuật trồng bưởi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 3. Đỗ Đình Ca (1995), Khả năng phát triển cây quýt và cây ăn quả khác ởvùng Bắc Quang,tỉnh Hà Giang, Luận án phó tiến sỹ khoa học nôngnghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. 4. Hoàng A Điền. 1999. Kỹ thuật trồng bưởi Văn Đán, NXB Khoa học kỹ thuật Quảng Tây (Lê Sĩ Nhượng dịch). 5. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 6. Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca. 1995. Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam. Trung tâm Thông tin, Viện nghiên cứu Rau Quả, Trâu Quỳ, Hà Nội. 7. Trần Thế Tục. 1995. Cây bưởi và triển vọng phát triển ở Việt Nam. Tạp chí khoa học kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. II. Tài liệu tiếng anh 8. FAO. 2010 9. FAO. 2019 10. FAOSTAT, 2018 11. FAOSTAT,2019 III Tài Liệu INTERNET 12.
- 37 13. buoi-dien.html 14. 15. 16. 17. nd523.html 18. dien.html 19. cach-phong-tri-p1-131.html
- PHỤ LỤC MỘT SỐ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN SONG SONG VỚI QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC BƯỞI