Khóa luận Đánh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, Thái Bình và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường

pdf 84 trang thiennha21 13/04/2022 7720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, Thái Bình và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_su_tac_dong_den_moi_truong_trong_qua_trin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, Thái Bình và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRỊNH THÀNH TÂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ MÁY GIA CÔNG SẢN XUẤT THÉP HÌNH, TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH, THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRỊNH THÀNH TÂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ MÁY GIA CÔNG SẢN XUẤT THÉP HÌNH, TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH, THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngàn : Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Lớp : K47 – KTTNTN Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn :ThS. Nguyễn Minh Cảnh THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Để qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức, phương pháp làm việc cũng như năng lực công tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công việc. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, Thái Bình và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường”. Để hoàn thành được đề tài này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn cô giáo Ths.Nguyễn Minh Cảnh đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại đây. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trịnh Thành Tâm
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 2.1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 3 2.1.1. Khái niệm 3 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường 3 2.2. Lịch sử hình thành và sự phát triển ĐTM trên thế giới 5 2.3. Công tác ĐTM tại Việt Nam. 7 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ĐTM tại Việt Nam 7 2.3.2. Những tồn tại, khó khăn trong công tác ĐTM 10 2.4. Những căn cứ lập báo cáo ĐTM dự án 11 2.4.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 11 2.4.2. Các văn bản, quyết định của của các cấp có thẩm quyền về dự án 13 2.4.3. Các tài liệu, dữ liệu liên quan 13 Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
  5. iii 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu 14 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16 4.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện dự án 16 4.1.1. Vị trí địa lý 16 4.1.2. Địa hình, địa chất 17 4.1.3. Khí hậu, khí tượng 17 4.1.4. Điều kiện thủy văn 19 4.2 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, không khí 19 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí 19 4.2.2. Hiện trạng môi trường đất 22 4.3. Ðánh giá dự, báo tác động 23 4.3.1 Ðánh giá, dự báo các tác động giai động chuẩn bị của dự án 23 4.3.2 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 24 4.3.3. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án 34 4.4. Nhận xét về mức độ chỉ tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 50 4.5. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 52 4.5.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 52 4.5.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 52 4.5.3. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 55 4.6. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án 67 4.6.1. Trong giai đoạn chuẩn bị Dự án 67 4.6.2. Trong giai đoạn thì công xây dựng 67 4.6.3. Trong giai doạn vận hành dự án 68 4.7. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 70
  6. iv Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 5.1. Kết luận 73 5.2.Kiến nghị 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Nhiệt đô không khí trung bình các tháng trong năm (0C) 18 Bảng 4.2: Ðộ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%) 18 Bảng 4.3. Chất lượng không khí xung quanh 20 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án ngày 23/01/2019 22 Bảng 4.5 Nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô chịu tác động 27 Bảng 4.6 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khu vực dự án 28 Bảng 4.7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thái sinh hoạt 28 Bảng 4.8 Nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô chịu tác động không liên quan đến chất thải 30 Bảng 4.9. Mức ồn của các máy móc tại khu vực thi công dự án 31 Bảng 4.10. Tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép đối với môi trường lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động 31 Bảng 4.11 Các tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe con người 32 Bảng 4.12. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng lắp đặt thiết bị 34 Bảng 4.13. Nguồn gây tác động, đối tượng liên quan đến chất thải 35 Bảng 4.14. Tải lượng ô nhiễm không khí do vận chuyển 37 Bảng 4.15: Nồng độ khí thải quá trình đốt cháy gas 40 Bảng 4.16. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 41 Bảng 4.17. Lượng chất thải rắn phát sinh tại công ty 44 Bảng 4.18. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 45 Bảng 4.19. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khi dự án đi vào hoạt động chính thức 46 Báng 4.20. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường khi dự án hoạt động 50 Bảng 4.21. Nhận xét mức độ tin cậy của phương pháp đánh giá 51
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Trang Hình 4.1 Vị trí dự án "Nhà máy gia công sản suất thép hình" 16 Hình 4.2. Biểu đồ so sánh chất lượng không khí xung quanh 21 Hình 4.3. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án ngày 23/01/2019 23 Hình 4.4. Mạng lưới thoát nước mưa chảy tràn của công ty 56 Hình 4.5 Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt của công ty 56 Hình 4.6. Sơ đồ thu gom nước thải sơn 58 Hình 4.7 Bìa carton, nhựa phế thải 61 Hình 4.8. Mô hình thông gió cưỡng bức cục bộ 62
  9. vii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Viết tắt 1 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa 2 BTCT Bê tông cốt thép 3 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 4 BVMT Bảo vệ môi trường 5 BYT Bộ Y tế 6 CBCNV Cán bộ công nhân viên 7 COD Nhu cầu oxy hóa học 8 CTNH Chất thải nguy hại 9 KCN Khu công nghiệp 10 KT-XH Kinh tế, xã hội 11 NĐ-CP Nghị định của Chính Phủ 12 PCCC Phòng cháy chữa cháy 13 QCCP Quy chuẩn cho phép 14 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 15 QĐ Quyết định 16 QH Quốc hội 17 SS Chất rắn lơ lửng 18 STNMT Sở tài nguyên môi trường 19 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 20 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 21 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 22 UBND Ủy ban nhân dân
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề KCN Phúc Khánh được thành lập và được phát triển bởi Công ty Cổ phần phát triển khu công nghệ Đài Tín kinh doanh hạ tầng; được sở Tài nguyên và Môi Trường phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường quyết định số 123/QĐ- STNMT ngày 20/01/2015. Với các ngành nghề sản xuất kinh doanh gồm: Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống: Dệt da, may mặc; Cơ khí phục vụ nông nghiệp và vận tải nông thôn; Sản xuất, lắp ráp xe đạp, xe máy; Sản phẩm nhựa và các loại bao bì; sản xuất sản phẩm từ giấy, in ấn; Thiết bị văn phòng và gia đình. Nhà máy sản xuất hiện đang hoạt động của Công ty Cổ phần công nghiệp ngũ kim Fortress Việt Nam nằm tại lô B8+9+10 đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 136/QĐ - UBND ngày 09/06/2009 của UBNB tỉnh Thái Bình, đã được UBND ngày 17/11/2016 của UBND Tỉnh Thái Bình; và được cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT phục vụ giai đoạn vận hành vào tháng 4/2017. Dự án “Nhà máy gia công sản suất thép hình” của KCN Phúc khánh, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã được ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký với mã số dự án 7653130873, Chứng nhận lần đầu 13 tháng 6 năm 2017 Với diện tích là 26.967,5 m2 Dự án Có công suất thiết kế 700 tấn/năm, tương đương 7 triệu sản phẩm/năm trong đó; Công suất Sản phẩm thép là 500 tấn/năm; Công suất sản phẩm nhựa là 200 tấn/năm. Dự án khi đi vào hoạt động sẽ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế xã hội, góp phần cho sự phát triển ngành công nghiệp, đồng thời tạo việc làm ổn định cho khoảng 500 người lao động. Căn cứ theo luật bảo vệ môi trường năm 2015; nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 Của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
  11. 2 trường, dự án “Nhà máy gia công sản xuất thép hình”. Đủ điều kiện tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Để trình ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình thẩm định và phê duyệt. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình. - Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và các tác động xấu đến môi trường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế. - Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân sau này. - Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn đề đang được xã hội quan tâm. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng môi trường của nhà máy gia công sản xuất thép hình. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình tại KCN Phúc Khánh, tỉnh Thái Bình, chỉ ra được những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng. - Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đưa ra các biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại nhà hát. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi người.
  12. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 2.1.1. Khái niệm Đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều nội dung và không có định nghĩa thống nhất. Một số định nghĩa về đánh giá tác động môi trường được nêu dưới đây: Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 định nghĩa “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó” Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP, 1991): “ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự án phát triển”. Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP, 1990): “ĐTM là quá trình xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, mộtchính sách đến môi trường”. Ngân hàng Thế giới (WB, 2011): “ĐTM là công cụ để nhận dạng và đánh giá các tác động tiềm năng đến môi trường của 1 dự án được đề xuất, đánh giá các phương án thay thế và thiết kế các biện pháp giảm thiểu, quản lý và giám sát phù hợp” Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 2009): “Đánh giá môi trường là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình phân tích môi trường và lập kế hoạch xem xét các tác động và rủi ro về môi trường liên quan với dự án ” 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường ĐTM có thể đạt được nhiều mục đích,trong giáo trình Đánh giá tác động môi trường của Phạm Ngọc Hồ và Hoàng Xuân Cơ xuất bản vào tháng 1 năm 1999 đã chỉ ra vai trò, mục đích của ĐTM trong phát triển kinh tế – xã hội với 10 điểm chính sau:
  13. 4 (1) ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án. Nó góp phần loại trừ cách “đóng cửa ra quyết định” như trước đây vẫn thường làm, không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân. (2) ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không. (3) Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường. (4) ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và bên chịu tác động). (5) Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện. (6) Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu hƣớng tự loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự chất vấn của công chúng. (7) Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc, giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập. (8) Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận. (9) ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt hơn, trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
  14. 5 (10) Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy, nghĩa là chấp nhận vì sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Qua phân tích mục đích, vai trò của ĐTM ta thấy rõ ý nghĩa to lớn của nó trong sự phát triển chung của nhân loại, thể hiện ở chỗ ĐTM là công cụ quản lý môi trường quan trọng. Song nó không nhằm thủ tiêu, loại trừ, gây khó dễ cho phát triển kinh tế – xã hội như nhiều người lầm tưởng mà hỗ trợ phát triển theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường. Vì vậy, nó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Có thể tóm tắt ý nghĩa của ĐTM là: làm công việc này tốt thì quản lý môi trường tốt, quản lý môi trường tốt thì công việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sẽ tốt, đặc biệt là trong tương lai. Điều đó thể hiện qua một số điểm cụ thể sau: - ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐTM sẽ giúp cho dự án hoạt động có hiệu quả hơn. - ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển lâu dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch, mà các cơ sở và Chính phủ tránh được những chi phí không cần thiết, đôi khi tránh được những hoạt động sai lầm, phải khắc phục trong tương lai. - ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, hoạt động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Thực hiện công tác ĐTM tốt có thể đóng góp cho sự phát triển thịnh vƣợng trong tương lai. Thông qua các kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được sự đe dọa của suy thoái môi trường đến sức khoẻ con ngừời và hệ sinh thái. 2.2. Lịch sử hình thành và sự phát triển ĐTM trên thế giới Xét về tính chất công việc thì hoạt động đánh giá tác động môi trường đã có từ rất lâu. Song, nếu xét thời gian mà công việc này được gọi tên, được thừa nhận thì
  15. 6 người ta thường lấy năm 1969, năm thông qua Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ làm thời điểm ra đời của ĐTM. Trong Đạo luật này có những điều quy định, yêu cầu phải tiến hành ĐTM của các hoạt động lớn, quan trọng, có thể gây tác động đáng kể tới môi trường. Một số thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá trình tuân thủ Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ. Trong đó, ba thuật ngữ quan trọng nhất là: - Kiểm kê hiện trạng môi trường – Environmental Inventory - Đánh giá tác động môi trường – Environmental Impact Assessment (EIA) - Tường trình tác động môi trường – Environmental Impact Statement (EIS) Trong Đạo Luật chính sách môi trường của Mỹ quy định hai vấn đề chính là ra tuyên bố về chính sách môi trường quốc gia và thành lập Hội đồng thẩm định môi trường. Hội đồng này đã xuất bản tài liệu quan trọng về hướng dẫn nội dung báo cáo ĐTM năm 1973. Như vậy, rõ ràng với sự ra đời của Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ, mục tiêu, ý nghĩa, thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản. Hệ thống pháp lý cùng với các cơ quan quản lý, điều hành được ban hành và thành lập đảm bảo cho việc thực hiện ĐTM nhanh chóng đi vào nề nếp. Sau Mỹ, ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước và vùng lãnh thổ sớm thực hiện công tác này là: Nhật, Singapo và Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canađa (1973), Úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979). Ngoài các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm và có nhiều đóng góp cho công tác ĐTM như: - Ngân hàng thế giới (WB) - Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) - Chương trình phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) - Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho công tác ĐTM đối với các dự án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng có hiệu lực lớn vì họ nắm trong tay nguồn tài chính mà các chủ dự án rất cần để triển khai dự án của mình.
  16. 7 Một công việc mà các tổ chức này thực hiện rất có hiệu quả là mở các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. 2.3. Công tác ĐTM tại Việt Nam. 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ĐTM tại Việt Nam Quá trình phát triển hệ thống ĐTM tại Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn sau: + Giai đoạn 1 (trước ngày 27/12/1993): Từ năm 1983, Chương trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận ĐTM. Năm 1985, trong Nghị quyết về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, Hội đồng Bộ trưởng đã quy định trong xét duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật của các công trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế – xã hội quan trọng cần tiến hành ĐTM. Cơ quan phụ trách vấn đề này ở cấp Trung ương là Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (năm 1992 được đổi tên thành Bộ KHCN&MT). Cục Môi trường là cơ quan thường trực quản lý các vấn đề môi trường ở cấp quốc gia bao gồm cả ĐTM. Ở cấp địa phương lần lượt được thành lập Sở KHCN&MT và trong bộ máy có Phòng Môi trường. Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần làm ngay về BVMT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị: “Các ngành, các địa phương khi xây dựng các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước ngoài, đều phải thực hiện nội dung ĐTM trong các luận chứng kinh tế – kỹ thuật”. Cho đến ngày 10 tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ban hành bản “Hướng dẫn tạm thời về ĐTM”. Đóng góp quan trọng nhất của giai đoạn này là đã hình thành được cơ sở khoa học, phương pháp luận về ĐTM làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống pháp luật về ĐTM cho các giai đoạn tiếp theo. + Giai đoạn 2 (từ ngày 27/01/1993 đến ngày 01/07/2006): Trong giai đoạn này, Việt Nam cơ bản đã Đã hình thành được hệ thống pháp luật về ĐTM, trong đó các quy định về đối tượng thực hiện ĐTM, quy trình thực
  17. 8 hiện ĐTM, nội dung của báo cáo ĐTM, thời gian thẩm định, thủ tục, trách nhiệm đã được thiết lập, thông qua một số hệ thống văn bản pháp luật như sau: Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006. Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Thông tư số 1420/MTg của Bộ KHCN&MT ngày 26 tháng 11 năm 1994 về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động. Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ KHCN&MT về hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư. Quyết định số 1806/QĐ-MTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường. Việc thực hiện lập báo cáo ĐTM ở nước ta trong giai đoạn này đã chậm hơn các nước trên thế giới một bước. Điều đó đã gây nên một số khó khăn và bất cập, ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện ĐTM của nước ta + Giai đoạn 3 (từ ngày 01/7/2006 đến ngày 31/12/2014): Tiếp theo Luật BVMT năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT (được bổ sung bởi Nghị định số 21/2008/NĐ- CP ngày 28 tháng 02 năm 2008) và sau này được thay thế bởi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006, tiếp đó được thay thế bằng Thông tư số 05/2008/TTBTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 và sau này là Thông tư số 26/2011/TTBTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
  18. 9 Trong giai đoạn này, ĐTM vẫn như một thủ tục để hợp thức hóa quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án, hoạt động đầu tư. Quy định luật pháp cũng chưa thực sự chặt chẽ. Tuy vậy, với một đất nước vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thì những nỗ lực nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của nước ta là không thể phủ nhận. + Giai đoạn 4 (từ ngày 01/01/2015 đến nay): Luật BVMT 2014 được ra đời thay thế cho Luật BVMT 2005. Tiếp theo Luật BVMT năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường để thay thế Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011. Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 27/2015/TTBTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 để thay thế Thông tư số 26/2011/TTBTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011. Trải qua các giai đoạn sửa đổi việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM được phân cấp mạnh, không những cho các UBND cấp tỉnh mà còn giao trách nhiệm cho cả các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình. Nhiều dự án trước khi đi vào vận hành chính thức đã được xác nhận việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Điều này làm cho ĐTM được thiết thực hơn và gắn trách nhiệm của Chủ dự án trong công tác bảo vệ môi trường. Nội dung và chất lượng của báo cáo ĐMC, ĐTM, KBM ngày càng rõ ràng, khoa học hơn và chi tiết hơn (gần đây Thông tư 27/2015/TT-BTNMT đã có những tiến bộ đáng kể). Thông qua kết quả ĐTM, việc giám sát công tác BVMT đối với các dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, dự án sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh, đã được tiến hành một cách chặt chẽ. Nhiều dự án có tác động nhạy cảm đến môi trường được dư luận đặc biệt quan tâm như dự án Cảng Lạch Huyện đã được thẩm định, phê duyệt; dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã được Tổng cục Môi trường tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia và Bộ TN&MT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính
  19. 10 phủ về việc thẩm định báo cáo ĐTM của 02 dự án này. Đặc biệt, cũng thông qua công cụ ĐTM, đưa ra cảnh báo về những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái của các dự án thuỷ điện, thông báo và yêu cầu các địa phương phải có giải pháp khắc phục kịp thời. Theo thống kê từ 2005 đến nay, hơn 100 dự án đầu tư các lĩnh vực khác nhau đã phải thay đổi địa điểm hoặc bị từ chối vì lý do không đảm bảo các yêu cầu về BVMT. 2.3.2. Những tồn tại, khó khăn trong công tác ĐTM - Còn nhiều cơ sở, dự án thuộc đối tượng phải lập ĐTM nhưng bỏ qua bước ĐTM hoặc chưa tiến hành lập hồ sơ hoạt động sau ĐTM; - Còn thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không liên quan đến chất thải nên không có căn cứ để làm chuẩn mực khi xem xét các tác động không liên quan đến chất thải gây ra bởi dự án; Việc xem xét, thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án gây tổn thất lớn về tài nguyên thiên nhiên thường gặp khó khăn do không có tiêu chí cụ thể ở mức độ nào thì chấp nhận được. - Các thông tin, dữ liệu môi trường nền và sức chịu tải của môi trường khu vực thực hiện dự án phục vụ ĐTM không đầy đủ, dẫn đến công tác lập cũng như thẩm định báo cáo ĐTM thường gặp khó khăn. - Nhận thức và tham gia của cộng đồng trong các công tác BVMT chưa cao. - Phân cấp mạnh cho địa phương trong việc thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên, nhiều địa phương chưa kịp chuẩn bị nguồn nhân lực và trang thiết bị cần thiết để thực thi trách nhiệm được giao. Đội ngũ cán bộ của các cơ quan thẩm định và lực lượng chuyên gia trong lĩnh vực ĐTM, còn hạn chế về số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý môi trường cấp huyện và các tỉnh miền núi. Cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường cấp huyện còn thiếu và yếu nên việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT chưa cao. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ dự án và cơ quan, tổ chức, đơn vị tư vấn trong quá trình thực hiện ĐTM, nhiều trường hợp Chủ dự án đã giao khoán, phó
  20. 11 mặc cho bên tư vấn môi trường thực hiện ĐTM, trong khi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung báo cáo ĐTM là thuộc về Chủ dự án. Do không có sự phối hợp chặt chẽ này, nội dung tư vấn môi trường đưa ra trong báo cáo ĐTM đôi khi không thống nhất, thậm chí không phù hợp với nội dung của dự án; các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đưa ra trong báo cáo ĐTM đã không được thực hiện do Chủ dự án không nắm được nội dung báo cáo ĐTM. 2.4. Những căn cứ lập báo cáo ĐTM dự án 2.4.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, Thái Bình được thực hiện dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật như sau: Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; Luật đất đai 45/2013/QH13 ban hành ngày 29/11/2013; Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH 13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực ngày 01/01/2013; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
  21. 12 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Nghị định số 127/NĐ-CP quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu. Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về BVMT khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Thông tư 31/2015/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 (BVMT CCN, khu KD tập trung làng nghề và cơ sở SX, KD, DV); Thông tư 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 (về BC hiện trạng MT, bộ chỉ thị MT, quản lý số liệu quan trắc MT); Của Bộ Tài nguyên à Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia: + QCVN 14: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; + QCVN 19: 2009/BTNMT: QCVN 20: 2009/BTNMT QCVN 50: 2013/BTNMT (ngưỡng nguy hại đối với bùn thải). + QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; + QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; + QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; + QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
  22. 13 + QCVN 03-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng một số kim loại nặng trong đất; + QCVN 08-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; 2.4.2. Các văn bản, quyết định của của các cấp có thẩm quyền về dự án Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình cấp với mã số dự án: 4304315420, chứng nhận lần đầu ngày 14/7/2010 chứng nhận thay đối lần thứ tám ngày 13/06/2017; 2.4.3. Các tài liệu, dữ liệu liên quan - Hồ sơ khảo sát, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng; - Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về việc trình thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình; - Hồ sơ thuyết minh dự án đầu tư; - Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy Ngũ Kim tại lô B8, 9, 10 khu công nghiệp Phúc Khánh thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. - Các kết quả phân tích hiện trang môi trường tại dự án: Nước mặt, khí thái, mẫu đất; - Các bản vẽ thiết kế xây dựng về quy hoạch mặt bằng tổng thế, bản vẽ hê thổng xử lý nước thải, bản vẽ cấp điện chiếu sáng, bản vẽ PCCC, bản vẽ cấp thoát nước ; - Biện bản họp hội đồng quản tri Công ty TNHH Công nghiệp Ngũ kim Formosa Viêt Nam số 08816/BB-HÐQT- FMS ngày 22/10/2016; - Các số liệu, tài liệu tham khảo từ quá trình điều tra, khảo sát, thu thâp số liệu
  23. 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dự án xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, Thái Bình 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường – Số 16 ngõ 1141 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiên trạng môi trường tại KCN Phúc Khánh, Tỉnh Thái Bình. - ĐTM những hoạt động do quá trình xây dựng nhà máy và hoạt động sản xuất của nhà máy gây ra do môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội. - Dự báo xu hướng diễn biến môi trường trong tương lai khi nhà máy đi vào hoạt động và phát triển. - Đề xuất các giải pháp phòng ngừa và giảm thiếu tác động tiêu cực của của dự án. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều Tra, khảo sát và đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích phòng thí nghiệm: Để xác định hiện trạng môi trường về chất lượng khổng khí, ồn và rung, chất lượng nước và đất của khu vực dự án; Phương pháp liệt kê: Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thế hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dang tác động môi trường; Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm; Phương pháp so sánh: Nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Viêt Nam;
  24. 15 Phương pháp tổng hợp xây dựng báo cáo: Phân tích, tổng hợp các tác động của dự án đến các thành phần môi trường tự nhiện và kinh tế xã hội khu vực dự án.
  25. 16 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện dự án 4.1.1. Vị trí địa lý Dự án “Nhà máy gia công sản suất thép hình” được đầu tư xây dựng tại lô E3 và E3' nằm ngay góc giao nhau giữa đường Trần Thủ Độ và đường Ngô Gia Khảm, thuộc Khu công nghiệp Phúc Khánh, tỉnh Thải Bình. Do Công ty TNHH Khai phát Đài Tín thực hiện xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng. Tổng diện tích của khu đất là 26.967,5 m2 diện tích sử dụng là 26.967,5 m2 . Phía Đông của Dự án chừng 350 m có sông Bạch Phía Nam cách Dự án chừng 700 m có Kênh Ba Ri Nhìn chung ở quanh khu vực thực hiện dự án có hệ thống thủy văn tương đối phát triển và có thể coi là điều kiện tốt cho việc thực hiện và phát triển khu công nghiệp, dự án nơi đây. Khu đất thực hiện dự án được giới hạn bởi các tọa độ theo hệ VN 2000, múi chiếu 30 như sau: Điểm 1: X1: 2,261,581; Y1:584,574 Điểm 4: X4: 2,261,767; Y4:584,696 Điểm 2: X2: 2,261,570; Y2:584,590 Điểm 5: X5: 2,261,748; Y5:584,551 Điểm 3: X3: 2,261,589; Y3:584,726 Hình 4.1 Vị trí dự án "Nhà máy gia công sản suất thép hình"
  26. 17 4.1.2. Địa hình, địa chất Đặc điểm địa tầng Trên địa bàn tỉnh Thái Bình có thế nhóm thành hai nhóm địa tầng là trước Ðệ Tứ và Ðệ Tứ. Do các trầm tích trước Đệ Tứ nằm sâu dưới trầm tích Ðệ Tứ và chỉ xuất lộ rất hạn hẹp nên phần này chỉ trình bày theo Vũ Nhật Thăng (1994) các trầm tích thuộc hệ tầng Vĩnh Bảo (thống Pliocen-hệ tầng Neogen) và Đệ Tứ như sau. Theo các số liệu khảo sát địa chất công trình cho thấy đất ở đây nằm trong hạ tầng thứ tư gồm các trầm tích sông biển cấu thành. Địa tầng từ trên xuống bao gồm các lớp sau: Lớp đất lấp á sét màu vàng nhạt chiều dày 0,6-1,0 m; Lớp cát bụi (lớp I) màu xám tro; bão hoà nước, chiều dày 3,9 - 5,0 m, chứa nhiều tạp chất hữu cơ xen kẹp bùn á cát mỏng. Lớp kẹp cát bụi (lớp III) màu xám tro; chiều dày 0,7 m. 4.1.3. Khí hậu, khí tượng Khu vực hoạt đông của dự án cũng mang đặc tính khí hậu đặc trưng của Thái Bình, là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ có khí hậu nhiệt đội gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, Có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, động). Các đặc điểm cơ bản của khí hậu khu vực như sau: a. Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí tại khu vực phụ thuộc theo mùa, về mùa khô nhiệt độ thường cao hơn mùa mưa. Nhiệt độ không khí trung bình của năm 2018 là 23,9°C Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 29,4°C (tháng 7) Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 15,4°C (tháng 1)
  27. 18 Bảng 4.1: Nhiệt đô không khí trung bình các tháng trong năm (0C) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Bình quân năm 22,6 23,6 23,8 23,9 Tháng 1 12,4 14,4 15,0 15,4 Tháng 2 16,8 15,8 23,3 21 Tháng 3 16,4 19,3 20,0 20,3 Tháng 4 22,6 24,7 23,8 23,4 Tháng 5 26,0 27,9 26,4 26,1 Tháng 6 28,8 29,4 28,0 29,6 Tháng 7 29,3 29,5 29,2 29,4 Tháng 8 28,4 28,3 28,3 28,9 Tháng 9 26,7 26,6 27,1 27,6 Tháng 10 23,6 25,4 25,9 25,4 Tháng 11 23,0 23 21,1 20,8 Tháng 12 16,8 28,8 17,7 19,1 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2018) b. Ðộ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình của các tháng là tương đối ổn định giữa mùa khô và mùa mưa độ ẩm chênh nhau khoảng 3 - 4 %, cá biệt có trường hợp chênh lệch độ ẩm lớn nhưng nhìn chung độ ẩm cao. Độ ẩm dao động từ 81 tới 91 % Độ ẩm tương đối trung bình năm 2018 của không khí tại khu vực là 0 0 87,07%,cao nhất vào tháng 1, 2 là 92 /0, thấp nhất vào tháng 6 là 81 /0. Bảng 4.2: Ðộ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Bình quân năm 86 87 86 87 Tháng 1 79 88 87 92 Tháng 2 89 91 80 91 Tháng 3 88 91 89 80 Tháng 4 89 88 91 91 Tháng 5 87 88 88 89 Tháng 6 87 81 88 81 Tháng 7 83 82 82 84 Tháng 8 88 87 89 87 Tháng 9 89 88 90 88 Tháng 10 88 86 87 86 Tháng 11 80 87 80 86 Tháng 12 76 86 80 83 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2018)
  28. 19 4.1.4. Điều kiện thủy văn Mạng lưới sông ngòi Khu vực thực hiện dự án "Nhà máy gia cống sản suất thép hình" nằm ở phía Đông của đất Khu cống nghiệp Phúc Khánh, ngay góc giao nhau giữa đường Trấn Thủ Ðộ và đường Ngô Gia Khảm thành phố Thái Bình tiếp giáp với 2 chính là sông Bạch và sông Kiến Giang 4.2 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, không khí Các thành phần môi trường lấy mẫu bao gồm: - Môi trường không khí - Môi trường đất 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí * Mạng lưới đo đạc và lấy mẫu không khí Ðể đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án, đoàn đo đạc khảo sát đã tiến hành lây mẫu và phân tích chất lượng môi trường không khí tại 4 vị trí đặc trưng cho dự án. Các thông số đánh giá chất lượng không khí Những chỉ tiêu về chất lượng không khí được lấy mẫu, phân tích và đánh giá ở đây bao gồm các thông số cơ bản sau: + Các hợp chất khí trong không khí xung quanh: CO, S02, NOx, HC, + Các chất hạt: Bụi lơ lửng (TSP), bụi tổng số, bụi toàn phần + Vi khí hậu môi trường: Nhiệt đổ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió, áp suất không khí, đổ ồn LAeq
  29. 20 Bảng 4.3. Chất lượng không khí xung quanh Kết quả QCVN Thông Đơn Phương pháp TT 05:2013 số vị phân tích KV1 KV2 KV3 KV4 /BTNMT 0 1 Nhiệt độ C QCVN 46:2012/ 21,8 22,2 22,3 22,1 - 2 Độ ẩm % BTNMT 63,2 63,3 63,1 63,1 - Tốc độ 3 m/s 0,11 0,12 0,l l 0,13 - gió ITA-HT_04 Hướng Đông Đông Đông Đông 4 - - Gió (*) Nam Nam Nam Nam TCVN 7878- 5 Tiếng ồn dBA 58,5 58,6 56,3 56,4 70,0 2:2010 Bụi lơ 6 lửng tổng µg/m3 TCVN 5067: 1995 181 183 151 153 300 số (TSP) 3 7 S02 µg/m TCVN 5971: 1995 279 273 261 267 350 3 8 N02 µg/m TCVN 6137:2009 161 159 150 147 200 9 CO µg/m3 ITA-PPTN-W132 13.550 13.553 13.505 13.511 30000 10 HC(*) µg/m3 NiOSH Method 1501 22,3 22,4 19,2 19,5 - (Nguồn:Phòng phân tích môi trường, Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường)
  30. 21 350 KV1 300 KV2 250 200 KV3 150 KV4 100 50 QCVN 05:2013 0 /BTNMT Tiếng ồn Bụi SO2 NO2 Hình 4.2. Biểu đồ so sánh chất lượng không khí xung quanh Nhận xét: Khu vực dự án nằm trong trong khu công nghiệp và có hệ thống giao thông không nhiều, các nhà máy đều được quản lý chặt chẽ về quá trình phát thải nên chất lượng không khí vẫn còn trong sạch như chất lượng môi trường tự nhiên vốn có. Ðể đánh giá chất lượng môi trường không khí trong khu vực, đoàn công tác đã tiến hành khảo sát đo đạc 4 mầu khí với các chỉ số đánh giá: tốc độ và hướng gió, áp suất khí quyển, nhiệt độ và độ âm không khí, nồng độ bụi lơ lửng, CO, NOx, S02. Kết quả phân tích được đánh giá, so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26: 2010/BTNTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Qua khảo sát, đo đạc, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí cho thấy, trong và xung quanh khu vực nghiên cứu thực hiện dự án, nồng độ trung bình giờ ban ngày của bụi lơ lửng và các chất khí độc hại hiện vẫn nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cho phép.
  31. 22 4.2.2. Hiện trạng môi trường đất Thu thập số liệu, điều tra, khảo sát, đo đạc hiện trạng chất lượng đất. Các chỉ tiêu phân tích theo QCVN 03:2015/BTNMT gồm: Cu, Zn, Cd, Pb, As. a) Vi trí, thời gian lấy mẫu: Mẫu đất được lấy tại 2 vi trí của như sau: Đ1: Nằm ở góc phía Đông Nam trong Dự án; Ð2: Nằm ở góc phía Tây Bắc trong Dự án; Số mẫu: 1 mầu/ 1 vị trí. c) Thời gian lấy mầu Ngày lấy mẫu: 23/01/2019, d) Quy chuẩn so sánh: Kết quả phân tích sẽ được so với quy chuẩn sau: QCVN 03: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về đất Công nghiệp. Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án ngày 23/01/2019 QCVN 03-MT Phương 2015/BTNMT TT Thông số Đơn vi pháp phân Đ1 Đ2 Đất Công tích nghiệp TCVN 1 As(*) mg/kg 8,38 8,41 25 8467:2010 2 Cd(*) mg/kg 1,32 1,41 10 3 Pb(*) mg/kg 17,19 18,42 300 TCVN 4 Cr(*) mg/kg 35,21 32,89 250 6496:2009 5 Cu(*) mg/kg 10,08 10,03 300 6 Zn(*) mg/kg 21,38 20,13 300 (Nguồn:Phòng phân tích môi trường, Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường)
  32. 23 300 250 Đ1 200 Đ2 150 100 QCVN 03-MT 2015/BTNMT 50 Đất Công nghiệp 0 As(*) Cd(*) Pb(*) Cr(*) Cu(*) Zn(*) Hình 4.3. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án ngày 23/01/2019 Nhận xét: Qua kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực nghiền cứu cho thấy: Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới han cho phép và chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng. 4.3. Ðánh giá dự, báo tác động 4.3.1 Ðánh giá, dự báo các tác động giai động chuẩn bị của dự án Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành: Đối với dự án đầu tự mới này sẽ đem lai những tác động về hiệu qủa kinh tế - xã hồi khu vực, đồng thời dự án sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương cũng nhu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cụ thể: - Dự án sẽ tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 485 lao động tại địa phương Với thu nhập bình quân: 4.000.000 Đồng/người/tháng. - Doanh thu năm sản xuất ồn định: 20,000.000 USD/năm. - Lợi nhuận hàng năm: 1.300.000 USD/ năm. - Nộp ngấn sách hàng năm: 300.000 USD.
  33. 24 Khu vực triển khai dự án nằm trong Lô E3+E3': 26.967,5 m2 .Khu Công nghiệp Phúc Khánh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình do độ không có công tác đến bù giải phóng mặt bằng cũng như công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng. 4.3.2 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 4.3.2.1 Tác động tiêu cực Trong thời gian thi công xây dựng thì việc tập trung một số lượng công nhân xây dựng và xe máy thi công sẽ làm ảnh hưởng đến các yêu tố KT-XH. Nếu ý thức của công nhận không tốt sẽ làm gia tăng các tê nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp, lô đề, nghiện hút, mại dâm, Tình hình trât tự an ninh sẽ trở nên phúc tạp hơn và khó quản lý hơn, gây khó khăn cho lực lượng công an. - Tâp trung nhiều người từ địa phương khác đến cũng là nguyên nhận nảy sinh các ổ dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. - Quá trình thi công xây dựng sẽ tâp trung công nhân xây dựng từ nơi khác đến, đa phần là thanh niên có thể diễn ra các xung đột với cộng đồng, như thanh niên địa phương và công nhân đang làm việc trong các nhà máy trong khu Công nghiệp Phúc Khánh và gây mất trật tự an ninh. - Lưu lượng của các phương tiện tham gia giao thông chuyên chở VLXD và máy móc tăng sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của các lái xe và người tham gia giao thông trong các tuyến đường xung quanh, đặc biệt là tuyến đường Trấn Thủ Độ và đây cũng chính là tuyến đường chủ đạo của Khu Công nghiệp. - Sự phát tán của bụi, tiếng ồn của các phương tiện tham gia giao thông có hại đối với sức khỏe con người gián tiếp hay trực tiếp thông qua thức ăn. Mầm bệnh do ô nhiễm gây ra có thế phát sinh ngay hoặc tích tụ sau một thời gian mới phát sinh. 4.3.2.2. Tác động đến môi trường tự nhiên Trong quá trình thi công xây dựng sẽ diễn ra các hoạt động chính sau: - San lấp mặt bằng, vật liệu sử dụng chính là đá dăm, đá 1x2 cm, và cát đen - Xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nhà máy: Giao thông, cấp diện, nước, thông tin liên lạc,
  34. 25 - Xây dựng các hạng mục mục công trình sản xuất chính của nhà máy như: Nhà điều hành, Xưởng sản xuất, - Xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ: Kho chứa nguyên liệu, Kho thành phẩm, - Lắp đặt thiết bị, máy móc, sản xuất thử. - Các tác động chính đến môi trường tự nhiên trong giai thi công xây dựng Nhà máy sản xuất dụng cụ cầm tay, đổ ngoại thất sân vườn, đồ ngũ kim bao gồm: - Bụi đất, bụi cát, VLXD, trong quá trình vận chuyện, thi công lên người công nhân lao động, cộng đồng xung quanh và hê Sinh thái. Đặc biệt là ô nhiễm bụi đất đá do rơi vãi VLXD rời trong quá trình chuyên chở trên các tuyến quốc lộ và trong khu Công nghiệp Phúc Khánh. - Bụi, khí, đọc, mùi (S02, NOx, CO, hơi xăng, dầu, ) do các phương tiện GTVT, máy móc thi công xây dựng thải ra. - Tiếng ồn, rung động từ các phương tiến GTVT và máy móc thi công. - Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Tuy nhiên, nước thải loại này - Thường có lưu lượng thấp, gây ô nhiễm cực bộ và không liên tục. - Rác thải: chủ yếu là sắt vụn, gỗ cốt pha, rác thái sinh hoạt, Lượng CTR này thường được thu gom xử lý, tận dụng hoặc dùng để san lấp mặt bằng. Trong thời gian xây dựng Nhà máy chắc chắn sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Những tác động này là tất yếu và không thế tránh khỏi đối với mỗi công trường xây dựng. Nhìn chung, trong giai đoạn thi công xây dựng nhà máy sẽ tạo ra nhiều tác động có hại đến môi trường tự nhiên và sức khỏe công nhân lao động. Trong đó, tác hại đáng kể nhất là bụi do nguyên vật liệu rơi vãi. Tuy nhiên, tác động đến môi trường tự nhiên trong quá trình thi công xây dựng Dự án chỉ mang tính nhất thời, diễn ra trong một thời gian ngắn. 1. Tác động đến môi trường không khí a) Nguồn gốc khí thái
  35. 26 Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính trong quá trình thi công xây dựng nhà máy là: bụi đất, cát, đá ; các loại hơi khí đọc hại như: khí S02, NOx, CO, CO2, các hợp chất hữu cơ bay hơi, dung môi hữu cơ, phát sinh từ các loại máy xây dựng (máy đóng cọc, máy ủi, máy đầm, ), máy phát điện, các phương tiện GTVT, công đoạn phun sơn, phun nhựa đường, đánh bóng vật liệu. Ngoài ra, còn có các loại khói, hơi kim loại phát sinh từ các máy cắt, máy hàn kim loại b) Dự báo tải lượng ô nhiễm bụi phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO để dự báo được lượng bụi phát sinh từ các phương tiến GTVT trong quá trình xây dựng Nhà máy với các giả thiết sau: - Vận tốc trung bình : 5km/h (Trong công trường xây dựng) - Tải trọng trung bình :7 tấn - Số bánh xe trung bình : 8 cái/xe - Số xe vận chuyển trung bình : 5 lượt/giờ - Quãng đường trung Bình : 200m (Khu vực công trường) Kết quá tính toán cho thấy bụi phát tán từ phương tiện GTVT trong giai đoạn thi công xây dựng khoảng 30 kg/ngày đệm. Bụi phát sinh có thể từ sự rơi vãi nguyên vật liệu hoặc do bụi bị cuốn theo các bánh xe và gầm xe. Thành phần bụi chủ yếu vẫn là bụi đất cát, có kích thước lớn, dễ bị lắng đọng. c) Khí thải độc hại trong giai đoạn thi công xây dựng Giai đoạn thi công xây dựng đều phải sử dụng xe vận tải vận chuyện đất - cát và nguyên vật liệu khác (5lượt xe/giờ). Khi hoạt động, các phương tiện (GTVT với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là dầu diezel (dầu DO) sẽ thải ra môi trường lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như: HydroCacbua (HC), N02, CO, CO2, Mức độ phát thái các chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài một chuyến đi, phần khối động cơ, loại nhiên liệu, các biện pháp kiêm soát ô nhiễm. Trong giai đoạn xây dựng sẽ thu hút 5 lượt xe/giờ, tổng thải lượng khí thải dự báo trong giai đoạn này khoảng 0,87 kg/giờ. Quá trình thi công xây dựng các hạng mục của Nhà máy diễn ra trên phạm
  36. 27 vi rộng lớn và các phương tiện GTVT không hoạt động đồng thời nên lượng khí thải trên nhanh chóng được hòa loãng vào môi trường không khí. Hơn nữa, bụi và các chất khí độc hai từ các phương tiện vận chuyện sẽ ảnh hưởng trong vòng bán kính 100 - 200 m, đồng thời mật độ thi công không lớn, chỉ có một tầng và thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu. Khuôn viên dự án có tường và rào bao xung quanh, cạnh dự án là các nhà máy thuộc khu Công nghiệp Phúc Khánh nên không gây các tác động lớn đến người dân. Bảng 4.5 Nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô chịu tác động STT Nguồn gây Chất thải, chất gây ô nhiễm tác động Nước thái sinh hoạt của công nhận Chất thái rắn thông thường/nguy hai Bụi sinh ra từ các hoạt động vận chuyện vật tự. Hoạt động 1 Khí thải sinh ra chủ yếu từ hoạt động của các xây dựng phương tiện vận chuyển Bụi khí sinh ra từ các hoạt động thi công xây dựng Hoạt động vận Bụi sinh ra từ các hoạt động vận chuyện máy móc chuyển máy móc, thiết bị. 2 thiết bị Khí thải sinh ra chủ yếu từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển thiết bị máy móc Khí thải hoạt động cơ khí Hoạt động lắp đặt 3 Nước thải sinh hoạt của công nhân thiết bị máy móc Chất thái rắn thông thường/nguy hại (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) 2. Tác động đến môi trường nước Các tác nhận gây ô nhiễm nguồn nước trong giai đoạn chuẩn bị các hạng mục chủ yếu là: Nước thái sinh hoạt của công nhận xây dựng. Dự kiến số lượng công nhân của nhà thầu thi công, xây dựng, lắp đặt các dây chuyền khu nhà xưởng trung bình là 15 người tối đa khoảng 20 người, làm việc trong 12 tháng. Tính bình quân các hoạt động để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của một người là 200 lít nước bao gồm cho các hoạt động sau: nước phục vụ cho tắm giặt,
  37. 28 nấu nướng, vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, số công nhận thực hiện việc xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị cho dây chuyền mới chí làm việc 8h/ngày và không tắm giặt tại khu vực xây dựng dự án nên lượng nước dùng chỉ khoảng 100 lít/ngày. Lượng 0 x x nước thái tính bằng 80 /0 lượng nước cấp sinh hoạt: 20 người 100 lít/người/ngày 0 3 80 /0= 2 m /ngày. Dựa theo tài liệu của Tổ chức Y tê thế giới (WHO), tải lượng chất ô nhiễm trong nước thái Sinh hoạt được miêu tả trong bảng sau: Bảng 4.6 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khu vực dự án Khối lượng các chất ô Tải lượng chất ô TT Chỉ tiêu nhiễm (g/người/ngày) nhiễm (g/ngày) 1 BOD5 45 - 54 450 - 540 2 COD 72 - 102 720 - 1020 3 SS 70-145 700 - 1450 4 Dầu mỡ 10 - 30 100 - 300 5 Tổng N 6 - 12 60 - 120 6 NH4 2,4 - 4,8 24 - 48 7 Tổng P 0,8 – 4,0 8 - 40 (Nguồn: Phòng quan trắc tỉnh Thái Bình) Nồng độ chất ô nhiễm do nước thái sinh hoạt khi chưa xử lý có nồng độ như sau: Bảng 4.7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thái sinh hoạt Nồng độ các chất ô nhiễm có QCVN Chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi 14:2008/BTNMT chưa xử lý (mg/l) (cột A) BOD5 562,5 - 675 30 COD 900 - 1.275 - SS 560 - 1.812,5 50 Dầu mỡ 125 - 375 10 Tổng N 75 - 150 - NH4 30-60 5 Tổng P 10 - 50 6 (Nguồn: Phòng quan trắc tỉnh Thái Bình)
  38. 29 Dựa vào quy chuẩn cho thấy nước thải sinh hoạt của công nhân khi chưa được xử lý có hàm lượng chất ô nhiễm cao hơn tiêu chuẩn cho phép: như hàm + lượng trong BOD5 cao gấp 18,75 - 22,5 lần; SS cao hơn 11,2 — 36,25 lần; NH4 cao gấp 6 - 12 lần và các chất ô nhiễm khác đều vượt tiêu chuẩn cho phép. 3. Tác động do chất thải rắn a) Chất thải rắn sinh hoạt Trong giai đoạn xây dựng, lắp đặt thiết bị, số công nhân tại dự án là 20 người. Với định mức chất thải rắn là 0,5 kg/người/ngày cho công nhân thì tổng lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn này là khoảng 10 kg/ngày bao gồm thức ăn thừa, vỏ chai, lon đựng nước, kim loại, sành sứ, , Thành phần chất thải rắn này chứa 60 - 70 % chất hữu cơ, 30 - 40% các chất khác và đặc biệt có thể chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Đây là môi trường sống tốt cho các loài vi trùng gây bệnh là thức ăn của các loài gây bệnh như ruồi, chuột, dẫn tới truyền bệnh cho người và có thể phát triển thành ổ dịch. Hơn nữa các chất hữu cơ từ chất thải lâu ngày sẽ phân hủy có mùi hôi thối rất khó chịu. Đặc biệt lượng chất thải này còn phát sinh thêm một lượng khí độc hại như CO, CH4, H2S, NH3, làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh. Ngoài ra, lượng chất thải này nếu không được quản lý tốt sẽ theo nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt. Do đó để bảo đảm cho chất lượng môi trường trong giai đoạn này thì lượng chất thải rắn phải thu gom và xử lý đúng quy định. a) Chất thải rắn sản xuất thông thường: Chất thải rắn thông thường trong quá trình lắp đặt thiết bị của nhà máy bao gồm bao bì, túi nilon bọc thiết bị, các vật phẩm thừa khác. Ước tính lượng chất thải răn này trung bình khoảng 10 kg/ngày. b) Chất thải nguy hại: Trong quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị máy móc phát sinh chất thải nguy hại như các giẻ lau đính dầu mỡ. Ước tính lượng chất thải nguy hại này trung bình khoảng 5 kg/ngày.
  39. 30 4.3.2.3 Nguôn gây tác động không liên quan đến chất thải Nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô bị tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn lắp đặt thiết bị cho dây chuyền được trình bày trong bảng 4.10 như sau: Bảng 4.8 Nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô chịu tác động không liên quan đến chất thải TT Các hoạt động Nguồn gây tác động Hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng, Tiếng ồn 1 thiết bị máy móc Tai nạn giao thông Tiếng ồn Hoạt động công nhân 2 Hoạt động lắp đặt thiết bị Rung lắc Tai nạn giao thông (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) Trong quá trình thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, nguồn chính tạo ra tiếng ồn, độ rung là các xe tải vận chuyển thiết bị. Nếu là các xe tải hạng nặng và số lượng xe lớn mà chất lượng đường kém có thể gây ra độ rung lớn làm ảnh hưởng tới các ngôi nhà ven 2 bên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu. Tuy nhiên, do số lượng xe tải được sử dụng không nhiều (khoảng 5 xe) và chỉ là loại xe tải có tải trọng 7 tấn, một máy xúc, một máy cầu nên tác động do độ rung gây ra bởi hoạt động của xe tải được đánh giá là nhỏ.
  40. 31 Bảng 4.9. Mức ồn của các máy móc tại khu vực thi công dự án (Đơn vị: dBA) Mức ồn Mức ồn Mức ồn Mức ồn Mức ồn cách cách TT Thiết bị thi công cách máy cách máy cách máy máy máy 2m 30m 200m 60m 100 m I Xe nâng 72 ÷84 69 ÷ 81 63÷ 75 56÷ 69 50 ÷63 2 Xe tải (7tấn) 83÷ 94 80 ÷91 74÷ 85 68÷79 62 ÷73 3 Máy xúc 72 ÷84 69 ÷81 63 ÷75 56÷ 69 50 ÷63 4 Máy cẩu 70 ÷86 68 ÷82 65 ÷78 59 ÷73 61 ÷68 TCVN 3985: 1999 (khu vực thi công) 90 QCVN26:2010/BTNMT (khu vực thông thường) 70 (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) Bảng 4.10. Tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép đối với môi trường lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động TT Thời gian tiếp xúc với nguồn gây ồn Mức áp âm được phép (dB) 1 8 giờ 85 2 4 giờ 90 3 2 giờ 95 4 1 giờ 100 5 30 phút 105 6 15 phút 110 7 <15 phút 115 8 Thời gian còn lại trong ngày 80 (Nguồn: Thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động) Ngoài ra, tiếp xúc trong thời gian dài với mức ồn cao sẽ gây tác động đến khả năng nghe của con người, gây rối loạn chức năng thần kinh, đau đầu, chóng mặt hay
  41. 32 cảm giác khó chịu. Tiếng ồn cũng gây tác hại cho hệ thống tuần hoàn và làm tăng các bệnh về tiêu hoá. Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở các dải tần khác nhau được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 4.11 Các tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe con người Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe 0 Ngưỡng nghe thấy 100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim 110 Kích thích mạnh màng nhĩ 120 Ngưỡng chói tai 130 ÷ 135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp 140 Ðau chói tại, gây bệnh mất trí, điện 145 Giới hạn cực đại mà con người có thế chịu được tiếng ồn 150 Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ 160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm 190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm (Nguồn: Thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động) Vì vậy, khi thi công lắp đặt, các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn đối với công nhân trực tiếp xây dựng sẽ được công ty ưu tiên áp dụng. Xung quanh dự án có xây dựng hàng rào và trồng cây xanh, các thiết bị thi công không làm việc liên tục nhiều giờ, đồng thời dự án sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và khu vực thi công dự án nằm trong khu công nghiệp Phúc Khánh hoàn toàn cách xa khu dân cư (trên 500m) nên tác động tới khu vực dân cư được đánh giá là ở mức độ rất thấp.
  42. 33 4.3.2.4 Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng, lắp đặt thiết bị Nhìn chung, những rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong bất kỳ một công đoạn nào trong quá trình, xây dựng lắp đặt các thiết bị. Khi xảy ra những rủi ro và sự cố có thể ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và môi trường khu vực dự án và vùng lân cận. Nguy cơ xảy ra những rủi ro, sự cô được dự báo như sau: Sự cố tai nạn lao động Nhìn chung, sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra trong bất kỳ lúc nào, công đoạn nào trong quá trình thi công xây dựng dự án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra sự cố tai nạn lao động trên công trường được xác định là do: • Công việc xây dựng lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển, vật liệu xây dựng, máy móc với mật độ xe, tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông, có thể ảnh hưởng tính mạn của công nhân và người dân tham gia giao thông ; • Tính bất cần trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc đo thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân trên công trường, gây cháy nỗ, thiệt hại về kinh tế và tính. mạng của công nhân; Sự cố tai nạn giao thông: Sự cố tai nạn giao thông đường bộ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình vận chuyên, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân có thể đo phương tiện vận chuyên không đảm bảo kỹ thuật hoặc đo công nhân điều khiển không chú ý, hoặc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông, như chở quá tải, chạy quá tốc độ Sự cố này hoàn toàn phòng ngừa được. 4.3.2.5 Đánh giá tổng hợp tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng lắp đặt thiết bị cho khu vực nhà xưởng Các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn này được tổng hợp tóm tắt trong bảng 4.13.
  43. 34 Bảng 4.12. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng lắp đặt thiết bị Tài Không Kinh tế TT Hoạt động đánh giá Đất Nước nguyên khí - xã hội sinh học Vận chuyển vật liệu, 1 * thiết bị Xây dựng, lắp đặt 2 * * thiết bị Sinh hoạt của công 3 nhân xây dựng tại * * * * công trường (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) Ghi chú: * : Ít tác động có hại :Tác động có hại ở mức độ trung bình : Tác động có hại ở mức mạnh. 4.3.3. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án 4.3.3.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải Nguồn gây tác động và quy mô tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành của dự án được trình bày như bảng sau:
  44. 35 Bảng 4.13. Nguồn gây tác động, đối tượng liên quan đến chất thải TT Các hoạt động Nguồn gây tác động Bụi 1 Nhập nguyên liệu Tiếng ồn, rung Bavia sắt Dập đột thành hình Bụi kim loại, bụi 2 Nguyên liệu thừa, sắt phế Tiếng ồn, rung Giẻ lau dính dầu, Dầu thải Xử lý nhiệt O nhiễm nhiệt, nhiệt tỏa ra từ lò. CO, S02, NOx, 3 C02 4 Mài đánh bóng Bụi, tiếng ồn Mài khô Bụi kim loại, bụi Kim loại thừa Tiếng ồn, Mài nước Tiếng ồn, Nước thải Cặn kim loại trong nước khi mài Ðánh bóng (sử dụng cát Bụi kim loại, cát, hạt gang thừa Tiếng ồn, hoặc các hạt gang phun làm sạch) Phun sơn tĩnh diện Hơi sơn, bụi sơn, chất hóa học của sơn, nước thải 5 sơn, thùng sơn thải, can sơn thải Nước thải dập bụi sơn 6 Sấy sản phẩm sau khi sơn Mùi sơn, nhiệt, chất bay hơi từ sơn, bụi Làm sạch bề mặt bằng Ô nhiễm nhiệt, nước thải 7 thiết bị tẩy rửa siêu âm sóng Lắp ráp Bụi 8 Tiếng ồn
  45. 36 Nung kim lọai Ô nhiễm nhiệt, nhiệt tỏa ra từ lò nung Khí thải lò 9 nung CO, S02, NOx, C02 10 Lò đốt, ủ, lò xo dạng hộp Ô nhiễm nhiệt, CO, S02, NOx, C02 11 Gia công xung điện Ô nhiễm nhiệt, CO, S02, NOx, C02 12 Máy phay kiểu đứng Ô nhiễm nhiệt, bụi kim loại 13 Máy cắt liệu Mạt kim loại Máy thành hình (làm Ô nhiễm nhiệt 14 bóng cứng) Vận chuyển nguyên vật Khí thải, bụi Tiếng ồn 15 liệu thành phẩm Nước rửa tay, chân chứa dầu mỡ, 16 Hoạt động của công nhận Nước thải sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) 1. Tác động đến môi trường không khí a. Ô nhiễm do bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm. Khi Dự án hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định, mức độ ô nhiễm giao thông chủ yếu là lượng xe vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, xe của các đơn vị liên hệ làm việc và các phương tiện xe máy tham gia giao thông trong khu vực công ty. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này với nhiên liệu chủ yếu là xăng, dầu Diesel sẽ thải vào môi trường một lượng khói thải có chứa các chất ô nhiễm là bụi lơ lửng, carbonmonoxitde, Nitrogen đioxide và Hydrrocacbon. Khối lượng nguyên liệu, sản phẩm cần vận chuyển khi Nhà máy đạt công suất ổn định khoảng 10 lượt/ngày. Nhà máy sử dụng chủ yếu là các xe vận chuyên hạng nhẹ nhỏ hơn 3,5 tấn chở nguyên liệu, sản phẩm, với quãng đường vận chuyển trung bình là 50 km. Tổng quãng đường xe vận chuyển của Nhà máy là: 10 lượt xe x 50 km/xe.ngày = 500 km/ngày.
  46. 37 Do đó, áp dụng hệ số phát thải ô nhiễm do phương tiện vận chuyển của WHO tại bảng 4.15 tính cho loại phương tiện tải trọng nhỏ hơn 3,5 T có thể tính được tải lượng ô nhiễm từ các phương tiện như sau: Bảng 4.14. Tải lượng ô nhiễm không khí do vận chuyển Tác nhân gây Hệ số ô nhiễm Số lượng xe Quãng đường Tải lượng ô ô nhiễm (trên 1000 km) (Lượt) (km) nhiễm (kg/ngày) Tải lượng Bụi 0,2 10 50 0,1 Tải lượng S02 1,16*S 10 50 0,00145 Tải lượng NOX 0,7 10 50 0,35 Tái lượng CO 1 10 50 0,5 Tái lượng VOCS 0,15 10 50 0,075 (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) Ghi chú: Lấy S = 0,25% b. Khí thải từ khu vực sản xuất Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng, các chất gây ô nhiễm trong không khí có thể sẽ gây những tác động xấu đến con người, động thực vật và kể cả tài sản, cơ sở vật chất trong vùng bị ảnh hưởng. Các chất ô nhiễm không khí có thể tác động lên sức khỏe cộng đồng trong vùng bị ảnh hưởng của nguồn thải từ các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt là đối với sức khỏe người công nhân trực tiếp sản xuất tại những khu vực bị tác động. Nguồn phát sinh: Trong quá trình sản xuất của nhà máy, bụi, khí thải phát sinh từ các hoạt động sau: - Công đoạn cắt nguyên liệu đầu vào, đột dập, thành hình, tạo ra bụi kim loại nhưng với lượng không lớn. Dự án sử dụng dây chuyền hiện đại, máy móc tự động nên hạn chế được lượng bụi phát sinh. - Bụi phát sinh từ quá trình mài khô, bụi ôxít kim loại, bụi kim loại, tiếng ồn từ các máy mài. Các máy mài khô được thiết kế hệ thống thu bụi vào bên trong hệ thống thu bụi có điện tích cấu tạo là sắt tấm được bịt kín và có cửa đi vào hệ thống:
  47. 38 Dạng bụi này có trọng lượng khá lớn sẽ dễ dàng sa lắng, rơi xuống bên trong hệ thống bụi. - Bụi sơn và hơi sơn phát sinh trong quá trình sơn các sản phẩm: Sơn là công đoạn sau của quá trình gia công cơ khí, bao gồm các bước: Làm sạch bề mặt vật sơn. Xử lý bề mặt trước sơn là khâu quan trọng gồm: Tẩy dầu mỡ bằng dung địch xút NaOH, tẩy rỉ ở các mối hàn bằng dung dịch axit loãng 10%, sau đó được rửa bằng nước. Phốt phát hoá tạo màng xốp bề mặt, để tạo khả năng bám dính của sơn tốt hơn. Công đoạn này sẽ quyết định chất lượng lớp sơn bao phủ. Các chỉ tiết sau khi phốt phát hoá được ngâm rửa bằng nước. Quá trình sơn sẽ được thực hiện trong buồng kín nhằm hạn chế hơi dung môi và bụi sơn phát tán vào môi trường, đồng thời trong công đoạn này, Công ty đầu tư thiết bị súng phun sơn hiện đại, với khí nén có áp suất cao để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Bên cạnh đó việc lắp đặt hệ thống quạt hút và màng chắn bụi, bộ phận hấp phụ dung môi hữu cơ cũng được tiến hành đồng thời để xử lý bụi sơn và hơi dung môi trước khi thải vào môi trường. Quá trình sơn phủ bề mặt kim loại sẽ phát sinh một phần dung môi pha sơn thường là các hợp chất hữu cơ vòng thơm độc hại như xylen, toluene, và một số các dung môi hữu cơ độc hại khác như Butyl axetat, Cyclohecxanol aceton, lượng chất thải phát sinh như dung môi thải khoảng 60kg/năm. Ngoài ra lượng sơn chỉ bám vào sản phâm khoảng 85% còn 15% là cặn sơn rơi xuống và một phần nhỏ được thu giữ tại buồng lọc bụi sơn, cặn sơn phát sinh khoảng 200kg/năm. Hơi dung môi sẽ qua thiết bị xử lý chứa than hoạt tính và định kỳ được thay thế lớp vật liệu lọc vì vậy sẽ phát sinh ra một lượng chất thải nguy hại, kết hợp đồng thời hệ thống phun nước tự động và nước này được sử dụng tuần hoàn. Chất thải nguy hại như vỏ bao bì cứng bằng kim loại phát sinh khoảng 20kg/năm. Sau khi các chỉ tiết cần sơn được hoàn thiện trong buồng sơn, sẽ tiếp tục được sang sấy để đóng cứng bề mặt sơn trên sản phẩm. Việc điều chỉnh nhiệt độ cho buồng sấy cũng rất quan trọng đối với chất lượng sơn.
  48. 39 Tuy nhiên, công đoạn phun sơn được thực hiện trong phòng kín, có hệ thống thu khí thải sơn phát sinh nên không phát thải ra môi trường bên ngoài, công nhân làm việc tại đây sử dụng quần áo bảo hộ lao động không tiếp xúc trực tiếp với sơn phun ra Bụi sơn được giữ lại trong màng hoạt tính và hệ thống phun nước tự động đồng thời ngăn cách tốt bởi tường chắn trong buồng sơn do đó không ảnh hưởng nhiều đến công nhân cũng như môi trường không khí xung quanh. - Khí thải từ hệ thống xử lý nhiệt: Nguyên liệu vào được tăng nhiệt theo chất liệu khác nhau tăng nhiệt đến khi chất liệu đó điểm biến đổi trạng thái đồng thời giữ 1 khoảng thời gian nhất định. Làm lạnh theo chất liệu và tính tác dụng khác nhau, có thể là tổi nước, hoặc tổi dầu, theo yêu cầu đặc tính vật liệu sẽ tổi xử lý nhiệt cũng khác nhau. Ủ đến độ cứng yêu cầu, để đáp ứng tính dẻo, cọ sát và chống áp lực của hàng. Tại bể tổi dầu sẽ phát sinh khí thải từ sản phẩm nhúng qua dầu làm mát. Ô nhiễm nhiệt, nhiệt tỏa ra từ lò, hơi khí sinh ra từ quá trình tổi sản phẩm. - Khí thải hàn xì. Chỉ một số sản phầm của nhà máy có sử dụng công đoạn hàn xì (như sản phẩm cào 11 răng, xẻng bầu ) Công đoạn hàn xì chỉ áp dụng đối với một số sản phẩm, đồng thời khu vực hàn xì được bố trí thoáng, nhà xưởng có hệ thống thông gió nên mức độ ảnh hưởng của khí hàn không lớn, chỉ tác động trực tiếp đối với công nhân thi công, không ảnh hưởng tới các công nhân thi công ở các bộ phận khác. Các công nhân thi công sẽ được trang bị bảo hộ lao động, như mặt nạ phòng chống tia hàn, mặt nạ phòng chống khí độc Khí thải phát sinh từ quá trình ép nhựa sản phẩm tại xưởng nhựa: Nguyên liệu nhựa là nhựa nguyên sinh được nhập khẩu từ Đài Loan, là các nhựa nguyên sinh dạng hạt và dạng bột (vì công ty xuất hàng vào thị trường các nước châu Âu và Mỹ nên nhựa sử dụng là nhựa nguyên sinh, không có nhụa tái sinh). Phần lớn nguyên liệu là màu trắng, trước khi đưa vào máy ép nhựa sẽ được trộn màu theo yêu cầu hoặc để nguyên màu sắc ban đầu. khi nhựa được đưa vào máy ép nhựa, nhiệt được sinh ra nấu chảy các hạt nhựa và đi vào khuôn, tại đây sau khi đã lắp đầy các khuôn nhựa sẽ có hơi nước làm mát các sản phẩm trong khuôn. Khi đạt đến nhiệt độ nhất định thì máy sẽ tự động mở ra để các sản phẩm rơi ra ngoài. Quá trình gia nhiệt hạt
  49. 40 nhựa tạo hình sản xuất sản phâm nhựa tạo ra mùi khó chịu do phản ứng đôt cháy hợp chât hữu cơ và hiện tượng thoát các monomer, ô nhiễm nhiệt từ các khuôn nâu chảy, ô nhiễm bụi. - Khí thải phát sinh từ quá trình sấy sản phẩm Khí gas LPG được sử dụng để gia nhiệt cho lò sấy. Do nguồn nhiệt thải từ quá trình sấy sản phẩm tương đối cao có thể lên đến 4500C, Khí gas công nghiệp LPG (Liquefied Petroleum Gas) có thành phần chính là C3H8; (Propane) và C4H10 (n-bufane). Đây được coi là nguồn nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường bởi khả năng phát thải các chất độc hại ra môi trường là rất thấp. Thành phần chủ yếu của khí thải quá trình đốt cháy gas là CO2, H2O và lượng nhỏ HC, CO, NOx. Nồng độ và thành ọ phần của khí thải do đốt gas được trình bày qua bảng sau: Bảng 4.15: Nồng độ khí thải quá trình đốt cháy gas QCVN STT Chất ô nhiễm Đơn vị tính Nồng độ 19:2009/BTNMT (cột B) 1 HC Mg/m3 5- 37 - 3 2 NOx Mg/m 0,6 – 3,3 850 3 CO Mg/m3 38-103 1000 (Nguồn: Tham khảo từ website: www.waste.org) QCVN 19:2009/BTNMT cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vồ cơ. Cột B quy định nông độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động k từ ngày 16 tháng 01 năm 2007. Căn cứ vào bảng Nồng độ khí thải quá trình đốt cháy gas cho thấy: Sử dụng gas LPG là nguồn nhiên liệu tương đối sạch do nồng độ các chất ô nhiễm đều thấp hơn rất nhiều lần QCCP.
  50. 41 Qui mô, phạm vi tác động: Khí, bụi tùy thuộc vào kích thước hạt có tốc độ khuyếch tán khác nhau. Các hạt bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuyếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyền. Giảm độ nhìn thấy sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông. Bụi, khí còn gây tác hại làm gí kim loại khi không khí âm ướt, ăn mòn và làm bẩn nhà cửa, tranh ảnh, tượng đài đặc biệt gây tác hại đến thiết bị và mối hàn điện. Bụi, khí gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thảm thực vật. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như các bệnh viêm đường hô hấp, bệnh phổi, bệnh viêm mắt 2. Tác động của nước thải a. Nước thải sinh hoạt: Khi Dự án đi vào hoạt động ồn định dự kiến sẽ có 485 lao động trong nước, lao động người nước ngoài 15 người (tổng số lao động sau khi nhà máy đi vào hoạt động là 500 người). Do cán bộ công nhân viên chủ yếu là làm theo ca và sinh hoạt tại gia đình vì vậy định mức nước tiêu thụ bình quân cho mục đích sinh hoạt của cán bộ nhân viên là 100 lít/người/ngày. Lượng nước thải phát sinh bằng 80% nước cấp thì khối lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày thải ra môi trường là: 500 người x 100 lí/người/ngày x 80% = 40 m3/ngày, Thành phần chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt: chưa xử lý được miêu tả trong bảng sau: Bảng 4.16. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Khỗi lượng các chất Nồng độ ô nhiễm TT Chỉ tiêu ô nhiễm nhiễm (mg/l) (g/người/ngày) 1 BOD5 45 — 54 562,5 - 675 2 COD 72 - 102 900 - 1275 3 SS 70-145 875 - 1.812,5 4 Dầu mỡ 10 - 30 125- 375 5 Tổng N 6-12 75 - 150 6 NH4 4,8 30 -60 7 Tổng P 4,0 10-50 (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường)
  51. 42 Theo thiết kế cơ sở của Nhà máy, nước thải sinh hoạt có mức độ bẩn cao (xí, tiểu) sẽ được xử lý sơ bộ ngay tại các công trình bằng bề tự hoại 3 ngăn; với các loại nước tăm, rửa qua các thiết bị, công trình lắng tách cặn cơ học thuộc hệ thống mạng lưới thoát nước. Toàn bộ nước thải sinh hoạt sẽ được đưa về hệ thống tập trung của Nhà máy để kiểm soát trước khi đưa ra hệ thống thoát chung của khu Công nghiệp. b. Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất của công ty phát sinh từ các nguồn sau: Nước thải từ quá tình tây rửa bề mặt vật liệu trước khi sơn. Nước thải từ quá trình sơn tĩnh điện khô và sơn tĩnh điện ướt. Khi vật cần sơn đưa vào khu vực phun sơn tĩnh điện ướt được phun sơn lên bề mặt bằng các súng phun sơn, nước để dập bụi sơn chảy xuống bể chứa và nước này được sử dụng tuần hoàn lại nhiều lần khoảng 1 tuần sẽ thay rửa định kì. Căn cứ để xác định lượng nước thải này ước tính tương đương theo dây truyền công nghệ của nhà máy đang hoạt động tại lô đất B8, B9, B10 khu công nghiệp Phúc Khánh. Với công suất 700 tấn sản phẩm/năm lượng nước thải phát sinh ước tính vào khoảng 14m3/ngày Nước thải từ quá trình mài ướt. Quá trình mài ướt, với tác dụng của dòng nước, bụi, mạt kim loại sẽ không phát tán ra môi trường mà chảy theo dòng nước về hồ thu gom, Tại mỗi đầu máy mài ướt là l hồ thu bụi mài từ quá trình mài được xây đặt cố định tại các đầu máy. Hồ thu được chia làm 3 ngăn, bùn giữ lại ngăn 1, nước được thu trên mặt chảy tiếp sang ngăn thứ hai và chảy tiếp sang ngăn thứ 3 theo đường đi rich rắc rồi chảy vào rãnh thu nước chảy về bể chứa, bùn tai hồ thu định kỳ thu dọn hàng ngày tập kết về khu tập kết chất thải quy định. Lượng nước này được thu gom và sử dụng lại nên nguồn nước thải ra không có, chỉ là lượng nước bù vào ước tính lương nước thải quá trình mài ướt theo tính toán tương đương với dây truyền công nghệ của nhà máy đang hoạt động tại lô đất B8, B9, BI0 khu công nghiệp Phúc Khánh lượng nước này sẽ phát sinh khoảng lm3/ngày Nước thải từ quá trình vệ sinh nhà xưởng, rửa phương tiện vận chuyển, nước rửa tay công nhân Nguồn nước này cũng chứa các chất ô nhiễm như các chất rắn lơ
  52. 43 lửng và đặc biệt là dầu mỡ. Nước thải chứa dầu mỡ phát sinh từ nhà máy có đặc tính là phát sinh gián đoạn lưu lượng không lớn, chủ yếu là nước rửa tay công nhân. Lượng nước thải có lẫn dầu này, được công ty thu gom chảy qua hệ thống tách lọc dầu, lượng nước thải này ước tính khoảng 1m3/ngày Tổng lượng nước thải sản xuất của toàn dự án ước tính vào khoảng 16m3/ngày đêm. Tương đương 480m3 /tháng. Tất cả lượng nước thải phát sinh đều được xác định dựa trên tính toán tương đương theo dây truyền công nghệ của nhà máy đang hoạt động tại lô đất B8, B9, BI0. Nước thải này sau khi qua hệ thống xử lý nước thải sơ bộ của nhà máy đạt COD ≤ 600 mg/1 trước khi chảy vào điểm đấu nối của khu công nghiệp theo Hợp đồng đấu nối để xử lý nước thải đạt quy chuẩn Việt Nam. Khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định thì lượng nước thải sản xuất sẽ được tính toán qua đồng hồ đo lưu lượng, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn tây rửa sản phẩm trước khi sơn, quá trình mài ướt và quá trình đánh bóng. Công trình xử lý sơ bộ nước thải công nghiệp được thiết kế với công suất khoảng 30m/ngày đêm sẽ đủ đáp ứng được yêu cầu thực tế nếu có phát sinh. Ảnh hướng đến môi trường Nước thải sản xuất của nhà máy phát sinh không nhiều, chủ yếu từ nước thải từ quá trình sơn tĩnh điện ướt, nước thải quá trình mài ướt, nước thải rửa sàn nhà xưởng, nồng độ các chất hữu cơ thấp nhưng những độc tố có trong nước thải sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, tác động đến môi trường sống của động thực vật thủy sinh, tiêu diệt các sinh vật phù du, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lí hoá của nước, tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều đài chuỗi thức ăn. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa, với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học, ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật về lâu về dài. Ảnh hưởng đến con người Quá trình mài ướt, quá trình sơn tĩnh điện ướt có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao bởi nước thải có chứa các ion kim loại nặng, dung môi sơn ảnh hưởng
  53. 44 tới sức khỏe con người gây nên nhiều căn bệnh khó chữa, nguy hiểm tới tính mạng. Nước thải từ các quá trình mài ướt kim loại, nước thải từ quá trình sơn tĩnh điện ướt nếu không được xứ lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp, chúng sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng, như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư, Bảng 4.17. Lượng chất thải rắn phát sinh tại công ty Tỷ lệ Nguồn TT Tên chất thải phát Khồi lượng phát sinh sinh Bavia kim loại Cắt kim loại, Đột 5% x 175tấn = 1 5% thừa từ thép thanh dập kim loại 8,75 tấn/năm Bavia kim loại Ðột dập kim 6%x 350tấn= 2 6% thừa từ thép tấm loại, cắt kim loại 21 tấn/năm Cuống nhựa thừa, Ðúc nhựa, cắt vụn nhựa và linh nhựa, làm nhăn 5% x 17,5 = 3 5% kiện (nhựa PP bộ mặt nhựa 0,875tấn/năm. compoun) 4 Bìa, nilon rách Ðóng gói sản hóng, vó thùng gô, 1000Kg/năm phẩm dây đai. . . 5 Bùn thải từ hệ Vệ sinh hệ thống thông thoát nước thoát nước mưa 200Kg/năm mưa (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) Tác động của chất thải rắn sản xuất: Tổng khối lượng chất thải rắn sản xuất của Dự án sau khi nhà máy đi vào hoạt động là tương đối lớn. Các chất thải này niễu không được tái sử dụng cho sản xuất hoặc bán tái chế mà thải trực tiếp ra ngoài
  54. 45 môi trường sẽ gây áp lực lớn cho công tác xử lý chất thải của địa phương mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh. c. Chất thải rắn nguy hại Khi dự án đi vào hoạt động ổn định. Căn cứ vào công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào quá trình sản xuất, tình hình thực tế sản xuất của nhà máy hiện tại đang hoạt động tại lô đất B8, B9, B10, loại chất thải rắn nguy hại có khả năng phát sinh, số lượng và khối lượng được ước tính tương đương trong Bảng 4.18. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh TT Tên chất thải Nguồn gốc phát sinh Khối lượng Chất thải từ quá trình mài Mài đánh bóng sản phẩm 1 300kg/năm (mạt kim loại, cát) Chất thải từ quá trình sơn Các bụi sơn, cặn sơn, Bao bì đựng 2 300kg/năm tĩnh điện sơn, hồp dụng sơn Bùn thu từ hệ thống xử lý nước Bùn từ quá trình xử lý 3 thải sơ bộ của công ty trước khi ra 400kg/năm nước thải điểm đấu nối KCN Từ các máy ép thủy 4 Dầu thủy lực thải 40kg/năm lực Giẻ lau dính dầu, găng tay Bảo dưỡng máy móc, thiết bị 5 50 kg/năm dính dầu 5 Hộp in mực thải Từ máy in, máy phô tổ của công ty 20kg/năm 6 Pin các loại Từ các thiết bị điều khiện,điện tử. . . 5kg/năm 7 Bóng đèn hùynh quang Bóng đèn chiếu sáng 10kg/năm thải Từ các cửa vách ngắn, các loại 8 Kính vỡ 5kg/năm khác (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường)
  55. 46 4.3.3.2. Các tác động không liên quan đến chất thải Bảng 4.19. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khi dự án đi vào hoạt động chính thức STT Nguồn/hoạt động gây tác động Tác Động - Tiếng ồn, độ rung 1 Hoạt động sản xuất của Nhà máy - Ô nhiễm nhiệt - Sự cố cháy nổ Hoạt động của các phương tiện vận chuy-ệ n Tăng mặt độ giao thông 2 nguyên liệu, sản phẩm, hóa chất và chất thải - Tại nạn giao thông (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) Tiếng ồn, độ rung Tiếng ồn và rung khi các dây chuyền sản xuất của Nhà máy hoạt động phát sinh từ những nguồn sau: - Quá trình bốc dỡ, phân loại sản phẩm hoặc vận chuyển nội bộ; - Phương tiện vận chuyền ra vào Nhà máy; - Máy móc thiết bị hoạt động sản xuất - Động cơ thiết bị tại khu vực xử lý khí thải và nước thải (bơm, máy thổi khí, ); Tiếng ồn ở công ty Cổ phần công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam chủ yếu là do hoạt động của các máy gia công sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thống dụng: Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, rèn, dập, ép và cán kim loại; Đúc sắt, thép; Sản xuất giường, tú, bàn, phế; Sản xuất đinh tán, vòng đệm và các . sản phẩm không ren tương tự. Quá trình rèn, dập, ép, cán kim loại, mài, đánh bóng kim loại, khoan, tiện, nghiền, mài, bào, đục, cưa, đánh bóng, hàn nối các phần của khung kim loại, cắt hoặc vít lên kim loại bằng các phương tiện khác , các máy nén khí, máy dập, các mô tơ tiếng ồn thường gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thính giác của con người, làm giảm thính giác, giảm hiệu suất lao động và phản xạ của công nhân cũng như tạo ra các vết chai và nứt nẻ trên da. Tác động của tiếng ồn có thể biểu hiện qua phản xạ của hệ thần kinh hoặc gây trở ngại đến hoạt động của
  56. 47 hệ thần kinh thực vật, khả năng định hướng, giữ thăng bằng. Nếu tiếng ồn có cường độ quá lớn có thể gây thương tích. Nếu không có biện pháp hạn chế tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Ô nhiễm nhiệt Công ty có sử dụng hệ thống xử lý nhiệt. Tại các thiết bị này sẽ toả nhiệt gây ô nhiễm nhiệt cho môi trường xung quanh. Tuy nhiên lượng nhiệt toả ra không nhiều. 4.3.3.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường khi dự án đi vào hoạt động Nguy cơ xảy ra rủi ro và sự cố trong giai đoạn vận hành nhà máy, có thể ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và môi trường khu vực dự án và vùng lân cận được dự báo như sau: Sự cố cháy, nổ: Những nguyên nhân gây cháy nỗ chủ yếu ở dự án như: - Cháy do dùng điện quá tải: Quá tải là hiện tượng tiêu thụ điện quá mức tải của dây dẫn. Khi mắc điện vào nhà máy, người ta đã tính nhu cầu cấp điện có các loại thiết bị, máy móc với tổng công suất điện cần thiết, từ đó xác định được dây dẫn có tiết diện phù hợp sao cho tất cả các dụng cụ tiêu thụ điện đều sử dụng dây vẫn không quá mức quy định và vẫn đảm bảo được an toàn. Nếu dùng thêm nhiều dụng cụ tiêu thụ điện khác mà không được tính trước, điện phải cung cấp nhiều, cường độ của dây dẫn lên cao và gây hiện tượng quá tải. - Cháy do quá trình lưu chứa và sử dụng Gas. Dầu: Cháy nỗ khu vực chứa nhiên liệu Gas do các nguyên như: do vô tình nghe điện thoại hay gặp nguồn nhiệt từ ống xả xe chở hàng, ngoài ra trong quá trình lưu chứa nhiên liệu gas có nguy cơ thất thoát khí gas ra ngoài môi trường gây ô nhiễm không khí. - Cháy do chập mạch: Chập mạch là hiện tượng các pha chập vào nhau, dây nóng chạm vào dây nguội, dây nóng chạm đất làm điện trở mạch ngoài rất nhỏ, dòng điện trong mạch tăng rất lớn làm cháy lớp cách điện của dây dẫn và làm cháy thiết bị tiêu thụ điện.
  57. 48 - Cháy do nổi dây không tốt (lỏng,hở):Dòng điện đang chạy bình thường với mặt tiết điện dây dẫn nhất định nhưng khi đi qua chỗ nối, nếu chỗ nối không chặt, chỉ có một vài tiếp điểm tiếp giáp thì điện trở ở dây tăng, làm cho điểm nóng đỏ lên và đốt dây làm cháy các vật liệu khác kề bên. Mặt khác ở mối nối lỏng, hở sẽ có hiện tượng phóng điện qua không khí. Hiện tượng tia lửa điện thường xuất hiện ở những vị trí có tiếp giáp không chặt như ở điểm nối dây, cầu chì, cầu dao, công tắc, Tia lửa điện có nhiệt độ 1.500%C đến 2.000°C, điểm phát quang bị oxy hóa nhanh, thiết bị dễ bị hư hỏng. Các chất đễ cháy ở gần như xăng, dầu, có thể bị cháy. Tia lửa điện thường xuất hiện trong trường hợp đóng mở cầu dao, công tắc, máy móc nối đây với nhau. - Cháy do tỉa lửa tĩnh điện: Tĩnh điện phát sinh ra do sự ma sát giữa các vật cách điện với nhau hoặc giữa các vật cách điện và vật dẫn điện, do va đập của các chất lỏng cách điện (xăng, dầu) hoặc va đập của chất lỏng cách điện với kim loại Sự cố tai nạn lao động: Tai nạn lao động có thể xảy ra khi các nhà máy đang hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là bao gồm: - Bất cẩn của công nhân trong quá trình làm việc như vận hành máy móc, thiết bị; - Sự cố hệ thống cung câp điện; - Sự cố cháy nổ lò sây, lò ủ; - Sự cố cháy nổ xảy ra tại nhà máy. - Tình trạng sức khoẻ của công nhân không tốt: ngủ gật, mệt mỏi thiếu tập trung trong lúc làm việc - Áp lực công việc cao, làm việc quá sức gây choáng, đột tử Sự cố tai nạn giao thống: Khi Dự án đi vào hoạt động thì mật độ các phương tiện giao thống vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải, CBCNV ra vào khu vực Nhà máy tăng, sẽ làm tăng khả năng xảy ra các tai nạn giao thống ở khu vực dự án, gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của người dân dọc theo các tuyến đường chính vận hành dự án.
  58. 49 Sự cố tai nạn giao thống có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong suốt thời gian hoạt động của Nhà máy, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng và con người, gây ảnh hưởng đến tinh thần của người tham gia lưu thống. Nguyên nhân có thể do phương tiện vận chuyên không đảm bảo kỹ thuật, hoặc do công nhân điều khiến không chú ý, hoặc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thống, như chở quá tải, chạy quá tốc độ Sự cố của các công trình xử ý môi trường - Sự cố do hệ thống xử lý nước thải: Nước thải của công ty cỗ phần công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam chứa các kim loại nặng, kiềm, chất hoạt động bề mặt nếu sự có sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Do tác hại của các thống số không đạt quy chuẩn nếu như bị sự cố gây ra như Coliform, pH, COD, + TSS, NH4 , Tổng N, Tổng P, Fe, màu, chất hoạt động bề mặt Nguyên nhân sự cố hỏng hóc hệ thống thu gom và xử lý nước thải sản xuất của nhà máy do các nguyên nhân: cháy máy bơm nước thải, vỡ đường ống dẫn nước, hỏng thiết bị cấp hoá chất dẫn đến nước thải sản xuất không đạt yêu cầu tiêu chuẩn xả thải đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải chung của KCN Phúc Khánh. - Sự cố do hệ thống xử lý khí thải: Khí thải của công ty cổ phần công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam gồm khí thải xưởng sơn, nhiệt tỏa ra từ thiết bị xử lý nhiệt. Khi bị sự cố sẽ phát tán vào môi trường bụi sơn hơi dung môi hữu cơ như Toluen, Xylen, Butylacetat. - Sự cố do chất thải rắn và chất thải nguy hại - Nếu bị sự cố từ khu vực thu gom chất thải nguy hại: Chất thải từ quá trình mài (mạt kim loại, cát); vỏ thùng đựng sơn; hóa chất sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đất và tràn ra rãnh thoát nước của nhà máy làm cho nước mặt khu vực sẽ bị ảnh hưởng. 4.3.3.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động Các tác động dên môi trường trong giai đoạn vận hành dự án đã được nghiên cứu, phân tích và đánh giá chỉ tiết ở trên, có thể được đánh giá tổng hợp theo phương pháp ma trận môi trường không có trọng số như trình bày trong bảng 4.20
  59. 50 Báng 4.20. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường khi dự án hoạt động Tài nguyên Kinh tế TT Hoạt động đánh giá Đất Nước Không khí sinh học xã hội 1 Hoạt động sản xuất 2 Hoạt động vận chuyển * nguyên liệu, sản phẩm 3 Sinh hoạt của công nhân * * * làm việc tại nhà máy (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) Ghi chú: * : Ít tác động có hại :Tác động có hại ở mức độ trung bình; :Tác động có hại ở mức mạnh. 4.4. Nhận xét về mức độ chỉ tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo Phương pháp sử dụng trong phần đánh giá dựa trên phương pháp nhận dạng, phương pháp liệt kê, dự báo và đánh giá; phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm để định lượng các nguồn gây ô nhiễm; phương pháp đo đạc ngoài hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm. Độ tin cậy của các phương pháp trong ĐTM được thể hiện trong bảng sau:
  60. 51 Bảng 4.21. Nhận xét mức độ tin cậy của phương pháp đánh giá TT Mức độ Phương pháp ĐTM Nhận xét tin cậy Liệt kê, nhận dạng đầy đủ và cho thấy Phương pháp liệt kê, được tính xác thực, nguồn gốc các số liệu 1 Cao nhân dạng thực tế được sử dụng làm căn cứ tính toán và đánh giá. Phương pháp lấy mẫu Chất lượng môi trường nền của khu vực ngoài hiện trường và dự án được kiểm chứng chính xác qua 2 phân tích trong phòng Cao việc lấy mẫu hiện trạng dự án và phân tích thí nghịêm mẫu tại Trung tâm lấy mẫu có đầy đủ chức năng. Phương pháp đánh giá Hệ số ô nhiễm do tổ chức y tế thế giới nhanh theo hệ số ô Trung 3 WHO thiết lập thiên về lý thuyết nhiều nhiễm do Tổ chức Y tế Bình hơn mức độ thực tiễn. Thế giới thiết lập Việc so sánh đối chiếu mức độ ô nhiễm của môi trường đều dựa trên QCVN và 4 Phương pháp so sánh Cao TCVN có độ tin cậy cao và đúng với quy định của BTNMT Việt Nam Các đánh giá theo phương pháp này có ưu điểm là tạo lập thông tin cô đọng, dễ tiếp Phương pháp lập bảng Trung cận, đánh giá, nhưng có nhược điểm là 5 liệt kê Bình không xét được đồng thời các tác động tương hỗ nhau, chưa xét đến diễn biến theo thời gian của tác động.
  61. 52 4.5. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 4.5.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị Việc chuẩn bị mặt bằng, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất không phải thực hiện do khu vực triển khai đự án nằm trong khu Công nghiệp Phúc Khánh đã được quy hoạch. Hiện trạng diện tích khu vực triển khai dự án đã được xây tường và rào bao quanh cũng như cách li với các khu vực xung quanh, vì vậy có thể nói giai đoạn chuẩn bị không có các tác động tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường; 4.5.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 4.5.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án có tác động tiêu cực đến môi trường không khí qua việc vận chuyên, nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, Công ty sẽ yêu cầu và giám sát nhà thầu thực hiện các biện pháp sau: - Các phương tiện vận tải chuyên chở nguyên vật liệu, các máy móc, thiết bị sử dụng cần phải có giấy phép hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam; - Các xe vận chuyển không được chở quá trọng tải quy định; - Tăng cường bảo dưỡng và đánh giá chất lượng khí thải của xe; - Ưu tiên chọn nguồn cung cấp thiết bị gần khu vực dự án để giảm quãng đường vận chuyển và giảm công tác bảo quản, từ đó có thể hạn chế tối đa bụi và các chất thải phát sinh. 4.5.2.2. Các biện pháp giảm thiểu của tiếng ôn Tiếng ồn trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ được giảm thiểu bằng tổng hợp các biện pháp sau: Sử dụng xe vận chuyển đã qua kiểm định của cơ quan chức năng, đảm bảo độ ồn phát sinh khi hoạt động nằm trong giới hạn cho phép; Kiểm tra mức ồn của thiết bị, nếu mức ồn lớn hơn giới hạn cho phép sẽ được lắp các thiết bị giảm âm;
  62. 53 Tắt những máy móc hoạt động gián đoạn nếu thấy không cần thiết để giảm mức ồn tích lũy ở mức thấp nhất; Trang bị cho công nhân lắp đặt các phương tiện bảo hộ lao động để chống ồn, đảm bảo sức khỏe cho công nhân; Bảo trì thiết bị máy móc. Đối với nước thải xây dựng - Nước thải từ cầu rửa xe, máy móc và thiết bị: Nước thải từ hoạt động rửa xe, máy móc, thiết bị xây dựng chứa nhiều bùn đất và có thể dính dầu máy của các phương tiện giao thống đi vào dự án. Do đó, nước thải này được thu gom về hồ lắng trước khi cháy ra mương thoát nước. Định kỳ 2 tuần/lần, tiến hành nạo vét khơi thông mương thoát nước và hồ lắng. - Nước thải từ hoạt động xây dựng: Khối lượng nước thải xây dựng phát sinh rất ít chủ yếu tự thấm vào các nguyên vật liệu, mức độ ảnh hưởng do nước thải xây dựng là không đáng kể. Đối với nước thải sinh hoạt: - Nghiêm cấm công nhân xây dựng lắp đặt thiết bị phóng uế bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và mắt vệ sinh chung. - Phải thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải. 4.5.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt - Không chồn lấp các chất thải sinh hoạt tại khu vực dự án; - Không đốt chất thải sinh hoạt tại khu vực dự án; - Rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom và lưu trữ trong các thùng chứa thích hợp trong khu vực dự án. Bồ trí các 03 thùng đựng rác có nắp đậy (60 lít) tại khu vực lán trại của công nhân để thu hằng ngày thu gom rác thải và hợp đồng với Công ty dịch vụ môi trường Thái Bình hàng ngày vận chuyển đi xử lý theo quy định.
  63. 54 - Ưu tiên tuyển chọn công nhân ở gần khu vực dự án để giảm lượng công nhân ở trong lán trại, giảm chất thái phát sinh, hạn chế các tác động xã hội tiêu cực tại khu vực dự án; - Thường xuyên vệ sinh, khơi thống cống rãnh, tránh ứ động nước thải. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn xây dựng - Đất đá thải từ quá trình đào móng có khối lượng không nhiều sẽ được chủ đầu tư dự án yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện bốc xúc, vận chuyển ngay đi san lấp tại các vị trí trong khuồn viên dự án. - Đối với các loại có thê tái sinh, tái sử dụng (vụn sắt thép, bao bì xi măng ): chất thải này được tập trung tại khu vực lưu chứa có mái che sau đó tái sử dụng hoặc bán phế liệu. 4.5.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội Để hạn chế các tác động tới kinh tế - xã hội của địa phương do hoạt động của dự án, cần nghiêm chỉnh tuân thủ các yêu cầu sau: - Khi thi công không xâm phạm đến khu đất ngoài phạm vi Dự án khi chưa được sự đồng ý của cộng đồng và chính quyền địa phương hay các cơ quan có thẩm quyền; - Chủ dự án yêu cầu giám sát hoạt động của công nhân xây dựng lắp đặt thiết bị. 4.5.2.5. Giảm thiểu từ hoạt động vận chuyển đến giao thống trong khu vực - Thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn lao động nhằm tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra làm thiệt hại đến tính mạng và của cải vật chất; - Quá trình vận chuyển thiết bị máy móc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn giao thống nhằm đảm bảo hoạt động vận chuyển không làm ảnh hưởng đến sự lưu thống thường ngày trong khu vực; - Thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức của đội ngũ lái xe phục vụ quá trình xây dựng dự án; - Sử dụng các phương tiện đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật nhằm tránh xảy ra tình trạng hỏng hóc giữa đường, gây ách tắc giao thống
  64. 55 4.5.3. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành Trong giai đoạn hoạt động của dự án sẽ gây ra tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực dự án và vùng lân cận. Do vậy, Ban giám đốc tiếp tục áp dụng các biện pháp giảm thiểu và khống chế ô nhiễm bằng các hệ thống xử lý môi trường đã được đầu tư của công ty như sau: - Kiểm soát và xử lý khí thải, nước thải, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; - Kiểm soát tiếng ồn và phòng chống rủi ro sự cố môi trường: - Phối hợp kiểm soát các tác động xã hội tiêu cực về bảo vệ môi trường và an ninh trật tự. Những biện pháp giảm thiểu và khống chế tác động tiêu cực được Ban Giám đốc áp dụng cụ thể như sau: a) Hệ thống thoát nước mưa: - Công ty sẽ lắp đặt máng thu gom nước mưa trên mái các khu nhà xưởng sản xuất chính, nhà điều hành. - Hệ thống thoát nước mưa được bố trí xung quanh tường rào và xung quanh các dãy nhà. Nước mưa từ các công trình được thoát tự nhiên xuống đường cống thoát nước nhánh sau đó chảy ra cống chính. Độ dốc của các rãnh thu nước trung bình 1% ÷ 2%. - Nước mưa theo đường rãnh thoát nước nhánh chảy vào rãnh thoát chính rồi chảy ra hệ thống thoát nước chung khu công nghiệp. - Riêng nước mưa chảy tràn sân bãi được dẫn thoát vào các rãnh thoát chạy xung quanh tường rào rồi chảy vào hệ thống thoát nước của Khu công nghiệp Các cống rãnh này được nạo vét định kỳ 3 tháng/lần hoặc đột xuất vào mùa mưa bão do các công nhân của nhà máy thực hiện. Bùn cặn cống rãnh thoát nước mưa một phần được tận dụng để trồng cây tại khu đất trồng cây xanh xung quanh hàng rào nhà máy, một phần sẽ là chất thải thồng thường được hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý.
  65. 56 Ngoài ra, để tránh tắc nghẽn hệ thống và ngập lụt xảy ra khi có mưa lớn, công ty còn chú trọng làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, tiến hành làm vệ sinh định kỳ 1 lần/ngày tại đường giao thồng nội bộ và các khu vực sản xuất; thường xuyên kiểm tra các đường ống cống rãnh, nạo hút hết bùn, rác ở các hố ga, đảm bảo cho hố ga luồn sạch và thồng dòng chảy. Vị trí cửa xả nước mưa gồm 1 cửa xả phía cổng chính của dự án, đấu nối vào hệ thống cống thoát nước mưa của khu công nghiệp Phúc Khánh Hình 4.4. Mạng lưới thoát nước mưa chảy tràn của công ty b) Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt Nước thải từ các buồng vệ sinh được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại 3 ngăn sau đó chảy vào điểm đấu nối của Khu công nghiệp. Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của 3 điểm là: khu ăn uống, nhà vệ sinh công nhân, nhà vệ sinh khu chuyên gia, khu xưởng gia công ra điểm đầu nối. Hình 4.5 Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt của công ty
  66. 57 Để tăng cường xử lý nước thải vệ sinh công ty đã kết hợp thực hiện các biện pháp sau: Định kỳ hút bùn lắng cặn trong các bể tự hoại để nâng cao hiệu suất sử lý Xây dựng hệ thống đường cống bê tổng có nắp đậy: hệ thống cống được thiết kế tiện cho việc phân luông dòng. Tại cuối các đoạn cống đều đặt lưới chặn và hệ thống hố gas để hạn chế tối đa chất thải rắn đi vào môi trường nước. Trong khuôn viên Nhà máy được bồ trí 10 bể tự hoại 3 ngăn, mỗi ngăn của bể có V= 20m3. Thể tích bể tự hoại được tính toán đảm bảo đủ các yếu tố: Thời gian lưu nước trên 3 ngày, thời gian phân hủy cặn 6 tháng. Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt cam kết đạt QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) — Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. c) Đối với nước thải sản xuất - Nước tẩy rửa bể mặt trước khi sơn, nước dập bụi sơn Tổng lượng nước thải phát sinh trong công đoạn này khoảng 14m3/ngày Các vật cần sơn sẽ được qua bể tẩy rửa bề mặt trước khi sơn, đặc tính nước thải sơn chứa nhiều kim loại và các HCHC mạch vòng mang tính khử cao. Thường trong nước thải sơn COD giao động lớn từ 1000 mg/l đến 2500 mg/1. Nước làm sạch bể mặt vật liệu trước khi sơn sẽ chảy xuống hệ thống 3 bể chứa thể tích 2,5x2,5x2 m, và nước này được sử dụng tuần hoàn lại nhiều lần sẽ thay rửa định kì, khi thay nước, nước này sẽ được qua hồ gas thu gom nước thải sơn sau đó đi vào hệ thống xử lý nước sơ bộ của nhà máy Khi các sản phẩm cần sơn sẽ được sơn trong buồng sơn, các bụi sơn được sa lắng rơi trong buồng sơn nhờ hệ thống phun nước tự động và nước này được sử dụng tuần hoàn. Hơi dung môi từ quá trình phun sơn tĩnh điện ướt được chụp hút qua màng lọc khí năm tại buồng và xục qua nước. Khí sau khi được lọc qua nước sẽ được hút bằng hệ thống quạt hút và thoát qua hệ thống ống khói đặt phía ngoài nhà xưởng.
  67. 58 Nước để dập bụi sơn chảy xuống bể chứa thể tích 2,5x2,5xI m, và nước này được sử dụng tuần hoàn lại nhiều lần khoảng 1 tuần sẽ thay rửa định kì, khi thay nước, nước này sẽ được qua hồ gas thu gom nước thải sơn sau đó đi vào hệ thống xử lý nước sơ bộ của nhà máy. Nước sau khi được xử lý sơ bộ sẽ được máy bơm bơm để xả vào điểm đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Hình 4.6. Sơ đồ thu gom nước thải sơn Nước thải từ qúa trình mài ướt Lượng nước thải phát sinh trong quá trình mài ướt ước tính khoảng 1m3/ngày Trong công nghệ mài ướt, với tác dụng của dòng nước, bụi, mạt kim loại sẽ khống phát tán ra môi trường mà chảy theo dòng nước về hồ thu gom. Tại mỗi đầu máy mài ướt là 1 hố thu bụi mài từ quá trình mài được xây đặt cố định tại các đầu máy với kích thước như sau: Chiều dài: 1,2m Chiều rộng 0,8m Chiều sâu 0,4m Hồ thu được chia làm 3 ngăn, bùn giữ lại ngăn 1, nước được thu trên mặt chảy tiếp sang ngăn thứ hai và chảy tiếp sang ngăn thứ 3 theo đường đi zic zắc rồi chảy vào rãnh thu nước cháy về bể chứa, bùn tai hố thu định kỳ thu dọn hàng ngày tập kết về khu tập kết chất thải quy định.được mô tả qua hình vẽ sau:
  68. 59 Tất cả nước tại các hố thu của các đầu máy được chảy về I bể chứa. Bể chứa được chia làm 3 ngăn như hình vẽ được xây ngầm dưới lòng đất có kết cấu bê tổng cốt thép vững chắc và phía trên được đậy nắp có kích thước như sau: Chiều dài: 4,8m Chiều rộng 2,4m Chiêu sâu I,6m Nước tại bể chứa được thu lại và bơm lại các máy sử dụng tuần hoàn lại, chỉ bù một phần nước hao hụt trong quá trình mài ướt, chính quá trình này tiết kiệm được lượng nước dùng tối đa, góp phần tiết kiệm tài nguyên nước. Bùn thải từ quá trình mài nước được công nhân vệ sinh thu dọn hàng ngay về nơi tập kết theo đúng quy định, lượng nước có thể phát sinh là khoảng 1m3/ngày từ các bể trên sẽ được
  69. 60 thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi hợp đồng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của Công Ty Khai phát Đài Tín. 4.5.3.1. Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn Các loại chất thải rắn gôm: Chất thải rắn sinh hoạt, Chất thải rắn công nghiệp, Chất thải rắn nguy hại, sẽ được công ty tiễn hành hợp đồng thu gom vận chuyển với Công Ty TNHH Khai phát Đài Tín, khu công nghiệp Phúc Khánh tỉnh Thái Bình a) Chất thải rắn sinh hoạt Toàn bộ các chất thải rắn của cơ sở sẽ được phân loại cụ thể. Các phế phẩm có thể được tái sử dụng còn các loại phế thải và các loại rác thải khác sẽ được thu gom tập trung lại và vận chuyển đi. Cụ thể như sau: Rác thải sinh hoạt tại nhà máy bao gồm rác thải từ văn phòng như ; giấy vụn, vỏ đồ uống, bánh kẹo, bã chè Đối với rác thải sinh hoạt của Công ty sẽ được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý rác theo quy định (Công ty sẽ hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo đúng quy định của pháp luật). b) Chất thải rắn công nghiệp - Đối với Bavia kim loại thừa: Lượng kim loại thừa phát sinh được công ty thu về khu tập kết chất thải rắn của công ty có diện tích 40 m và được bán cho các đơn vị có nhu cầu thu mua phế liệu; - Bùn thải từ hệ thống thoát nước mưa: Định kỳ công ty tiến hành nạo vét hệ thống thoát nước mưa 1 năm 4 lần. Chất thải rắn công nghiệp Công ty ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo đúng quy định của pháp luật. c) Chắt thải rắn nguy hại Công tác thu gom, phân loại chất thải rắn của nhà máy được thực hiện ngay từ nguồn phát sinh đảm bảo khống để chất thải phát tán ra môi trường đồng thời tận dụng đến mức tối đa lợi ích kinh tế từ nguồn chất thải.