Khóa luận Đánh giá chất lượng nước thải Nhà máy Nhiệt điện An Khánh - Thái Nguyên

pdf 63 trang thiennha21 13/04/2022 4731
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá chất lượng nước thải Nhà máy Nhiệt điện An Khánh - Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_chat_luong_nuoc_thai_nha_may_nhiet_dien_a.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá chất lượng nước thải Nhà máy Nhiệt điện An Khánh - Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ MỸ HẠNH Tên đề tài: "ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH - THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Địa chính môi trường Khoa: Quản lý Tài nguyên Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ MỸ HẠNH Tên đề tài: "ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH - THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Địa chính môi trường Lớp: K47 - ĐCMT Khoa: Quản lý Tài nguyên Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Hải Đăng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn công việc, năng lực công tác thực tế của mỗi sinh viên sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã thực tập tốt nghiệp tại Chi nhánh Công ty cổ phần môi trường EJC – Thái nguyên để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của bản thân. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, cùng các thầy cô giáo khoa Quản lý tài nguyên và khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức, cũng như tạo mọi điều kiện học tập và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại Trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trần Hải Đăng người đã định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn anh, chị cán bộ của Chi nhánh Công ty cổ phần EJC - Thái Nguyên đã hết lòng tận tình, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã động viên và khuyến khích em trong suốt quá trình học tập để em có thể hoàn thành tốt 4 năm học vừa qua của mình. Do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của em còn những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của các thầy, cô giáo để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 04 năm 2019 Sinh viên Nông Thị Mỹ Hạnh
  4. ii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ, cụm từ Nghĩa của từ 1 BOD Nhu cầu oxy hóa học 2 BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường 3 COD Nhu cầu Oxy sinh hóa 4 CP Chính phủ 5 CT Chỉ thị 6 DO Hàm lượng Oxy hòa tan 7 NĐ Nghị định 8 NT Nước thải 9 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 10 QĐ Quyết định 11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 12 TSS Tổng chất rắn lơ lửng 13 TT Thông tư 14 TTG Thủ tướng chính phủ
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tài nguyên nước một số quốc gia trên thế giới 9 Bảng 2.2. Trữ lượng nước ngầm các vùng 13 Bảng 2.3. Công suất của một số thủy điện lớn ở nước ta 14 Bảng 3.1. Vị trí, số lượng mẫu và chỉ tiêu phân tích 23 Bảng 3.2. Phương pháp phân tích 24 Bảng 4.1. Hệ số dòng chảy theo điểm mặt phủ 30 Bảng 4.2. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất của nhà máy nhiệt điện An Khánh 40 Bảng 4.3. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sinh hoạt của nhà máy nhiệt điện An khánh 42 Bảng 4.4. Kết quả điều tra ý kiến của người dân xung quanh nhà máy về chất lượng nước sinh hoạt đang dùng 45 Bảng 4.5. Kết quả điều tra ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến môi trường 46
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tài nguyên nước trên Thế giới 8 Hình 2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam 14 Hình 4.1. Nhà máy nhiệt điện An Khánh 26 Hình 4.2. Quy trình sản xuất điện của nhà máy 28 Hình 4.3. Sơ đồ thu gom nước mưa 33 Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung toàn nhà máy 34 Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt 37 Hình 4.6. Bể điều tiết 39 Hình 4.7. Bể lắng 39 Hình 4.8. Biểu đồ kết quả quan trắc chất lượng BOD nước thải sản xuất của nhà máy 41 Hình 4.9. Biểu đồ kết quả quan trắc TSS nước thải sản xuất của nhà máy 41 Hình 4.10. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng COLIFORM nước thải sản xuất của nhà máy 42 Hình 4.11. Biểu đồ kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt nhà máy 44 Hình 4.12. Biểu đồ kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt xung quanh nhà máy 45
  7. v MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU i DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước đánh giá chất lượng nước 4 2.1.2. Khái niệm về nước thải và nguồn nước thải 5 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 6 2.3. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam 8 2.3.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới 8 2.3.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam 11 2.3.3. Hiện trạng môi trường nước ở tỉnh Thái Nguyên 16 2.4. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người và nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước 19 2.4.1. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người 19 2.4.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước 20 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 22
  8. vi 3.2. Nội dung nghiên cứu 22 3.3. Phương pháp nghiên cứu 22 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 22 3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa 23 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích 23 3.3.4. Phương pháp so sánh 24 3.3.5. Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Đặc điểm cơ bản của Nhà máy Nhiệt điên An Khánh - Thái Nguyên 26 4.1.1. Giới thiệu chung 26 4.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất 28 4.2. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Thái Nguyên 29 4.2.1. Hiện trạng sử dụng nước của Nhà máy 29 4.2.2. Hiện trạng nước thải của nhà máy nhiệt điên An Khánh-Thái Nguyên 30 4.2.3. Quy trình xử lý nước thải của Nhà máy 33 4.3. Đánh giá chất lượng nước thải Nhà máy Nhiệt điên An Khánh - Thái Nguyên 39 4.4. Đánh giá của người dân về chất lượng nước 44 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1 Kết luận 48 5.2 Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa là một quá trình không thể thiếu ở mỗi quốc gia. Đây là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Sự chuyển biến kinh tế - xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng quy mô lớn làm cho cuộc sống, sinh hoạt của con người tốt hơn đầy đủ tiện nghi hơn và nó thể hiện qua việc tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội Tuy nhiên quá trình này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường chính là tác hại rõ nhất của quá trình công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Môi trường nước có thể bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân như : nước thải, khí thải, chất thải rắn được thải ra ngoài môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp. Ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, các chất thải này được xả thải trực tiếp vào môi trường mà chưa qua xử lý hoặc đã qua xử lý nhưng chưa đảm bảo trước khi xả thải vào môi trường. Đây là nguyên nhân khiến cho môi trường nước bị ô nhiễm Tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch dự báo sẽ sớm trở thành tài nguyên quý giá không kém các loại tài nguyên khác. Nhưng loại tài nguyên này không thể thay thế bằng loại nguyên liệu khác có trên thế giới; tất cả mọi sinh vật sống trên thế giới đều cần phải có nước để duy trì sự sống. Tình trạng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay đang phải chịu tác động vô cùng lớn, đó là tình trạng ô nhiễm nguồn nước và sử dụng nguồn nước quá mức cho phép. Theo GS.TS Ngô Đình Tuấn, hiện
  10. 2 nay đã có khoảng 2 tỷ người thiếu nước. Nước ta tuy đạt 9.430 m/người/năm nhưng 60% lượng nước là từ lãnh thổ bên ngoài từ các nước láng giềng chảy sang, bởi vậy chúng ta khó chủ động khai thác sử dụng nhưng sau đó chúng ta lại phải hứng chịu những tác động không mong muốn như ô nhiễm. Cho nên vấn đề tài nguyên nước đã trở thành một chủ đề quan trọng trong các cuộc hội đàm quốc tế. Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Người dân thường phải sống chung với khu vực bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước ô nhiễm để sinh hoạt thì sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh như da liễu, tiêu chảy, suy thận, suy gan, suy giảm các chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Bên cạnh đó khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm thì sẽ làm cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản chậm tiến độ, gây thiệt hại lớn. Với tình trạng ô nhiễm như hiện nay, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới cần phải giám sát, quản lý môi trường nước một cách chặt chẽ, có các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và xử lý các đối tượng gây ô nhiễm theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí của khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng nước thải Nhà máy Nhiệt điện An Khánh - Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đặc điểm cơ bản của Nhà máy - Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của Nhà máy - Đánh giá chất lượng nước thải của Nhà máy
  11. 3 - Năm bắt được ý kiến đánh giá của người dân về nước thải 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Nâng cao kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này + Vận dung kiến thức đã học vào thực tiễn - Ý nghĩa thực tiễn + Đánh giá được chất lượng nước thải của Nhà máy + Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân khu vực quanh xí nghiệp.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước đánh giá chất lượng nước - Khái niệm môi trường Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” - Khái niệm về ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (Theo khoản 8 điều 3 của luật BVMT Việt Nam năm 2014). - Khái niệm đánh giá chất lượng nước Theo Escap (1994) chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, chỉ tiêu đó là: + Các thông số lý học, ví dụ như: Nhiệt độ: Nhiệt đô tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong nguồn nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan. pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước + Các thông số hoá học, ví dụ như: BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và thời gian. COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước.
  13. 5 NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất có chứa Nitơ trong nước thải. Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5: Asen, Cadimi, Fe, Mn, ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sự sinh trưởng của động, thực vật nhưng khi hàm lương tăng thì chúng sẽ thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. + Các thông số sinh học, ví dụ như: Colifom: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm về mặt sinh học của nguồn nước.[5] 2.1.2. Khái niệm về nước thải và nguồn nước thải  Khái niệm về nước thải. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: “Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.  Khái niệm về nguồn nước thải: Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý: - Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. - Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. - Nước thải tự nhiên: Nước mưa được coi là nước thải tự nhiên ở những thành phố lớn, chúng được gom theo hệ thống riêng.
  14. 6 - Nước thải đô thị: Là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát nước của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên. - Nước thấm qua: Là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.[5] 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật bảo vệ môi trường 2014 - Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường chiến lược, cam kết bảo vệ môi trường; - Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; - Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 59/2007/NĐ –CP ngày 09/4/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn; - Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 8/01/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo môi trường đối với nước thải; - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
  15. 7 - Quyết định số 1696/QĐ-TTG ngày 23 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; - Chỉ thị 26/CT-TTG ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Luật bảo bệ môi trường; - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08/2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 09/2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 14/2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt; - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp; - Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường chiến lược, cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 43/2015/TT-BTNTM ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;
  16. 8 2.3. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới Tổng lượng nước trên Trái Đất khoảng 1.386 triệu km3. Trong đó 97% là lượng nước toàn cầu ở đại dương, 3% còn lại là nước ngọt tồn tại ở dạng băng tuyết, nước ngầm, sông ngòi và hơi nước trong không khí. Hệ thống nước khí quyển, nguồn động lực thủy văn chỉ khoảng 12.900 km3, chưa đầy 1/100.000 tổng lượng nước toàn cầu. Tổng số nước ngọt trên Trái Đất khoảng 35x10 km3 chỉ chiếm có 3% tổng lượng nước trên toàn cầu. Trong đó nước ngầm chiếm khoảng 30,1%, tuyết băng vĩnh cửu chiếm 38,7%, nước sinh vật 0,003%, nước trong khí quyển 0,04% và nước ở ao hồ, đầm lầy, sông suối chỉ chiếm 0,3%. Hình 2.1. Tài nguyên nước trên Thế giới (Nguồn: Cục địa chất Mỹ)
  17. 9 Bảng 2.1. Tài nguyên nước một số quốc gia trên thế giới Bình quân Tổng lượng Tỷ lệ so với Bình quân Quốc gia (nghìn nước (km3) toàn cầu (%) (m3/người) m3/km2) Brazin 9.230 22,2 1.084 135 CHLB Nga 4.003 9,6 234 23,5 Trung Quốc 2.550 6,1 268 2,6 Canada 2.472 5,9 248 102 Mỹ 1.938 4,7 207 9,1 Ấn Độ 1.680 4,1 514 2,4 Na Uy 405 0,98 1.248 102 Pháp 183 0,4 332 3,7 Việt Nam 88 0,7 917 5,6 Toàn cầu 41.500 100 279 9,0 (Nguồn: Trần Thức và cs.2013) Biến đổi khí hậu cũng đang làm cho nhiều nơi rơi vào tình cảnh khan hiếm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, đe dọa tới an ninh lương thực làm gia tăng tình trạng đói nghèo và biến đổi xã hội. Theo báo cáo mới nhất đến năm 2050, nhu cầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng 19%. Lúc đó cần huy động đến 90% nguồn nước trên thế giới. Tuy nhiên sự phân bố và sử dụng nguồn nước đang bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova, một trong ban thành viên soạn thảo báo cáo đã nói: “việc sử dụng nguồn nước hiện không hợp lý. Trong tương lai, sự bất bình đẳng càng sâu sắc hơn” khu vực đang chịu nhiều thách thức nhất thế giới hiện nay là các nước Mỹ Latinh và Caribbean. Các thách thức nghiêm trọng liên quan đến tài nguyên nước của khu vực này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Biến đổi khí hậu, thủy học, hoạt động quản lý và xử lý nguồn nước.
  18. 10 Thêm vào đó, còn có những khác biệt về tính chất và hiệu quả của các thể chế cụ thể, sự bất đồng trong phân phối, cấu trúc nhân khẩu của dân số cũng như các nhân tố vĩ mô liên quan đến buôn bán quốc tế. Dân số trong khu vực đã tăng gấp 3 lần trong 4 thập kỷ qua, đặc biệt ở các thành phố nhỏ và trung bình, và theo Liên hiệp quốc sẽ tăng nhanh từ 460 triệu người hiện nay lên 609 triệu người vào năm 2030 với nhiều thành phố có quy mô 1 triệu dân. Mỹ Latinh đã trở thành khu vực đô thị hóa nhất trong các nước đang phát triển với hơn 80% dân số sống ở đô thị. Đô thị hóa không chỉ thay đổi về cơ cấu dân cư mà còn đặt ra nhiều vấn đề ưu tiên đối với các chính phủ, trong đó có hệ thống cung cấp nước đô thị. Trong khi đó, theo báo cáo được công bố trên Diễn đàn nước toàn cầu lần thứ 6 mới đây cho thấy, hiện vẫn còn 3 tỷ dân số trên thế giới không được tiếp cận nguồn nước sạch an toàn cho sức khỏe. Mục tiêu thiên niên kỷ là giảm nửa số người không được tiếp cận nước sạch đã đạt được đúng hạn vào năm 2010, nhưng tình hình vẫn rất nghiêm trọng. Nước bẩn vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới, mỗi phút có tới 7 người trên hành tinh thiệt mạng. Ủy viên châu Âu về hợp tác quốc tế, cứu trợ nhân đạo, Kristalina Georgieva, nhấn mạnh: Các thảm họa về nước gây nhiều thiệt hại cho con người, cộng đồng. Đặc biệt, những người nghèo dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong một thập kỷ qua, thế giới đã tăng 13 lần nguồn tài chính cho cải thiện chất lượng nước, nhưng vấn đề vẫn rất nghiêm trọng. Cần có chính sách mới về tiếp cận nước sạch trong các hoạt động cộng đồng. Trong việc cứu trợ nhân đạo, những nước bị ảnh hưởng bởi thiên tai cũng cần được cung cấp nước sạch nhiều hơn, chứ không chỉ thực phẩm. Bản tuyên bố cấp bộ trưởng được Diễn đàn với đại diện 130 nước đã thông qua đưa ra 2 nội dung quan trọng: Một là “tiếp cận nước sạch như
  19. 11 quyền cơ bản của con người”, hai là “cùng hợp tác hòa bình để quản lý tối ưu các lưu vực sông xuyên biên giới”(Hoài An, 2015)[2]. 2.3.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam 2.3.2.1. Tài nguyên nước mặt Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn (chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2), bao gồm: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830- 840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước bình quân đầu người trên 9.000 m3/năm. Nước dưới đất cũng có tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ m3/năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Về hồ chứa, có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn (dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3. Trong đó, có khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 nước; khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3 và trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Các hồ chứa thủy điện mặc dù với số lượng không lớn, nhưng có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3 nước (chiếm 86% tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa). Trong khi đó, trên 2000 hồ chứa thủy lợi nêu trên chỉ có dung tích trữ nước khoảng gần 9 tỷ m3 nước, chiếm khoảng 14%. Các lưu vực sông có dung tích hồ chứa lớn gồm: sông Hồng (khoảng 30 tỷ m3); sông Đồng Nai (trên 10 tỷ m3); sông Sê San (gần 3,5 tỷ m3); sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia - Thu Bồn và sông Srêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3). Nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt, nhưng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên
  20. 12 nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Sông Sài Gòn: Mức độ ô nhiễm nghiêm trọng về cả hữu cơ (DO = 1,5 – 5,5 mg/l; BOD = 10 – 30 mg/l), dầu mỡ, vi sinh không có điểm nào đạt TCVN đối với nguồn loại A. Ô nhiễm cao nhất là ở vùng chảy qua trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, sông Sài Gòn còn bị axit hóa nặng do nước phèn ở đoạn Hóc Môn – Củ Chi (pH = 4,0 – 5,5). Sông Cầu: Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của nhà máy Hoàng Văn Thụ, khu Gang thép Thái Nguyên , chất lượng nước không đạt cả tiêu chuẩn A và B, yếu tố gây ô nhiễm cao nhất là các chất hữu cơ, NO2- và dầu. Ô nhiễm nhất là đoạn từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến cầu Gia Bảy, oxy hòa tan đạt giá trị thấp nhất (0,4 – 1,5 mg/l); BOD5, COD rất cao (>1000 mg/l); Coliform ở một số nơi khá cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép A tới hàng chục lần. Hàm lượng NO2 > 2,0 mg/l và dầu 5,5 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn B tới 20 lần. Sông Nhuệ và sông Đáy: Hiện tại, nước ở lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã bị ô nhiễm, đặc biệt là nước sông Nhuệ. Chất lượng nước sông Nhuệ từng lúc từng nơi vượt trên giới hạn cho phép với nước loại B. Các sông khác có chất lượng nước ở mức giới hạn cho phép đối với loại nước B. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý ô nhiễm kịp thời thì tương lai nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy không thể sử dụng cho sản xuất được. [4] 2.3.3.2. Tài nguyên nước ngầm Bên cạnh nguồn tài nguyên nước mặt, Việt Nam cũng có một tiềm năng trữ lượng lớn về nước ngầm, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tổng trữ lượng có khả năng khai thác được trên toàn lãnh thổ, chưa kể phần
  21. 13 hải đảo, ước tính gần 2000m3/s, tương ứng khoảng 60 tỷ m3/ năm. Trữ lượng thay đổi theo các vùng: Dồi dào nhất là Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn tại các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ. Dựa vào mức độ thăm dò, chất lượng nước và điều kiện khai thác, trữ lượng khai thác nước dưới đất phân làm 4 cấp: Bảng 2.2. Trữ lượng nước ngầm các vùng Trữ lượng theo các cấp (m3/ngày) Vùng A B C1 C2 Đông Bắc bộ 80.923 82.061 460.057 582.803 Đồng bằng Bắc Bộ 379.377 429.769 1.004.460 2.520.143 Ven biển Trung bộ 26.280 24.596 266.200 1.568.614 Đông Nam bộ 12.000 150.800 232.211 1.417.830 Tây Nguyên 8.281 26.820 137.242 2.532.263 Tổng 506.861 714.946 2.108.188 8.721.653 (Nguồn: Phạm Ngọc Dũng và cs. 2012) 2.3.3.3. Tình hình khai thác, sử dụng nước ở Việt Nam A, Tình hình sử dụng nước trong kinh tế Việt Nam là nước Đông Nam Á chi phí nhiều nhất cho thủy lợi. Nước ta có 75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên 3500 hồ đập nhỏ, 1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10 000 máy bơm các loại. Tuy nhiên hệ thống thủy nông đã xuống cấp nghiêm trọng chỉ đáp đứng được 50%- 60% công suất thiết kế. Lượng nước hàng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, cho công nghiệp 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt 3,09 tỷ m3. Tính đến năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng nông nghiệp 75%, công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%. Nhu cầu sử dụng nước sẽ tăn gấp đôi, bằng khoảng 1/10 lượng nước sông ngòi, 1/3 lượng nước ổn định, 1/3 lượng nước nội địa.
  22. 14 Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là 1 trong 14 nước có tiềm năng thủy điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất khoảng 11 tỷ kWh, chiếm 72- 75% sản lượng điện trên cả nước như: Bảng 2.3. Công suất của một số thủy điện lớn ở nước ta Sản lượng điện/năm Công suất (MW) (tỷ kwh) Thủy điện Sơn La 2.400 10,2 Thủy điện Hòa Bình 1.920 8,6 Thủy điện Lai Châu 1.200 0,4670 Thủy điện Yaly 720 3,68 Về nuôi trồng thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400.000 ha mặt nước lợ và 14.700.000 ha mặt nước sông ngòi và 14 triệu ha mặt nước nội địa và lãnh hải. Tuy nhiên đến nay mới sử dụng 12.5% mặt nước lợ, nước mặn và 31% mặt nước ngọt.[9] B. Tình hình sử dụng nước trong sinh hoạt Hình 2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam
  23. 15 Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thống xử lí tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lí nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên đến 300 000 – 400 000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lí nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lí nước thải; lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hòa tan , các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép. Thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lí nước thải; khoảng 3.000 cơ sở xản xuất gây ô nhiễm thuộc diên phải di dời. Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay ở Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 - 3.500 MNP/100ML ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3.800 - 12.500 MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông hồ, kênh, rạch bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức
  24. 16 khỏe nhân dân. Theo thống kê của bộ thủy sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trông nuôi trồng thủy sản, thì các thức ăn dư thừa lắng xuống đáy ao, hồ lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bênh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.[7] 2.3.3. Hiện trạng môi trường nước ở tỉnh Thái Nguyên Nguồn nước Thái Nguyên rất phong phú bao gồm nước mặt và nước ngầm. Nước tự nhiên có chất lượng khá tốt, trữ lượng nước hàng năm ở Thái Nguyên khoảng 6,4 tỷ m3/năm. Trong đó sử dụng cho nông nghiệp là 0,8 – 1 tỷ m3/năm chiếm 15,6%; dùng trong công nghiệp là 350 – 500 triệu m3/năm chiếm 7,8%; sử dụng cho sinh hoạt là 5 – 70 triệu m3/năm chiếm 1%. Như vậy nhu cầu sử dụng nước trong tỉnh hàng năm chỉ chiếm 24,5% tổng lượng nước tự nhiên, trong đó khả năng cung cấp nước còn rất lớn. Nguồn nước mặt: Thái Nguyên có 3 lưu vực sông lớn là sông Cầu, sông Công và sông Dong. Sông Cầu và các sông khác trong lưu vực đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thủy văn của tỉnh. Toàn tỉnh có trên 4.000 ha ao, hồ tổng trữ lượng nước mặt là 3 - 4 tỷ m3. Sông Cầu là dòng sông chính của hệ thống sông Thái Bình, với 47% diện tích toàn lưu vực bắt nguồn từ núi Phia Đeng (Bắc Kạn) cao 1.527 m. sông chảy qua tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Sông Cầu có diện tích lưu vực là 6.030 km2, chiều dài sông tính từ đầu nguồn Bắc Kạn đến hết địa phận Thái Nguyên dài 19 km. độ dốc bình quân của sông lớn (i=1,75%). Cao độ lưu vực giảm dần từ Bắc
  25. 17 xuống Nam. Phía Bắc nhiều thác, ghềnh trong khi đó phía Nam thì lưu vực ở rộng bằng phẳng. Trên sông này đã xây dựng hệ thống thủy Sông Cầu như hệ thống đập Thác Huống dùng để tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của Phú Bình và Hiệp Hòa, Tân Yên. Theo số liệu quan trắc tại thác bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là 128 m3/s. Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển. Mật độ lưới sông thay đổi trong phạm vi từ 0,7 - 1,3 km/km2. Hệ số tập trung nước của lưu vực đạt 2.1; thuộc loại lớn trên miền bắc. Các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối đều nằm phía hữu ngạn lưu vực, như các sông: Đu, Công, Cà Lô, trong toàn khu vực có 68 sông suối có độ dài từ 19 km trỏ lên nới tổng chiều dài 1.600km, trong đó có 13 sông có độ dài 15 km trở lên và 20 sông suối có diện tích lưu vực lớn hơn 100 km2. Trên dọc sông Cầu có hàng chục cơ sở sản xuất, các đô thị, sử dụng nước trên sông trong sinh hoạt sản xuất, đồng thời xả nước thải vào đây. Trong những năm qua, rừng đầu nguồn bi phá hủy, dòng chảy sông suối đầu nguồn có xu hướng cạn kiệt, lượng nước sử dụng ngày càng tăng lên. Để sử dụng nguồn nước trong khu vực đã xây dựng một hồ chứa lớn và nhiều hồ chứa nhỏ. Hồ Núi Cố trên sông Công được xây dựng từ năm 1972 và hoàn thành năm 1978, có dung tích 178,5.106 m3. Hồ Núi Cốc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho vùng hạ lưu sông Công và cấp bổ sung cho sông Cầu, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Nguyên, các khu công nghiệp sông Công, Gò Đầm và tưới cho 20.000 ha ruộng ở 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Sông Dong chảy trên địa bàn tỉnh Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa là 11,1 m3/s và lưu lượng mùa kiệt là 0,8 m3/s, tổng lượng nước đến mùa mưa là 147 triệu m3/s và trong mùa khô là 6,2 triệu m3/s.
  26. 18 Tuy tổng lượng nước toàn năm của sông Cầu khá lớn so với tổng nhu cầu dùng nước, nhưng do dòng chảy phân bố không đều trong năm nên mùa cạn đã xảy ra tình trạng thiếu nước, nhất là từ thánh 1 đến tháng 3. Trong tương lai nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất tăng lên mạnh mẽ, tình trạng thiếu nước sẽ trầm trọng hơn nếu không có biện pháp khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước sông Cầu. Về chất lượng nguồn nước sông Cầu đang lâm vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Sự ô nhiễm chủ yếu thể hiện ở ô nhiễm chất hữu cơ và ô nhiễm dầu mỡ trên toàn lưu vực và thể hiện cục bộ với mức ô nhiễm rất nặng nề tại một số điểm tiêu biểu như nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ Thái Nguyên, sau cửa xả của công ty Gang Thép Thái Nguyên. Ô nhiễm kim loại nặng không phát hiện trong nước như kết quả quan trắc đã ghi nhận sự tích tụ với quy mô lớn các kim loại nặng nguy hiểm trầm tích các con sông. Chủ yếu là ô nhiễm Asen (As), chì (Pb), thủy ngân (Hg) rất lớn ở đây có nguồn gốc tự nhiên, từ các mỏ quặng và địa chất mà sông cầu chảy qua đó. Về nguồn nước ngầm: Nước ngầm Thái Nguyên có 12 phức hệ, chứa 1,5 - 2 tỷ m3. Nguồn nước cấp chủ yếu cho thành phố Thái Nguyên là nước ngầm mạch sâu dọc sông Cầu. Tuy nhiên một phần khu dân cư vẫn dung nước giếng khoan để sinh hoạt và ăn uống. Hiện nay đã có nhiều dự án khảo sát nước ngầm ở một vài địa điểm cho thấy mức độ ô nhiễm nước ngầm chưa cao, nhưng do quản lý và vận hành các giếng khoan này không đúng yêu cầu kỹ thuật nên trong nước ngầm đã xuất hiện vi khuẩn E.coli, mức độ này không quá lớn nhưng để sử dụng trong ăn uống thì ngoài việc xử lý tách cặn, khử sắt, cần thiết phải khử trùng nước. Theo Sở Tài Nguyên và Môi Tường tỉnh Thái nguyên: Trong 3 - 4 tỷ m3 nước mặt/năm và 1,5 - 2 tỷ m3 nước ngầm của tỉnh Thái nguyên được cảnh báo ô nhiễm nặng, đặc biệt là nguồn nước sông Cầu. Các trạm quan trắc tại cầu Gia Bảy, đập Thác Huống, cầu
  27. 19 Mây cho thấy hàm lượng nước sông Cầu có các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép như BOD5 vượt từ 1,08 - 9,5 lần; COD vượt từ 1,2 - 5,8 lần; NH4 vượt từ 1,34 - 20 lần.[12] 2.4. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người và nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước 2.4.1. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người - Do nhiễm kim loại nặng Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm ngheo như ung thu, đột biến. Đặc biệt hơn nó còn là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm enzym mạnh. Chúng tác động lên phôi tử như nhóm - SCH3 và Sh trong methionon và xystein. Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (Hg), asen (As) - Do các hợp chất hữu cơ Trên thế giới hàng năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Các hợp chất hữu cơ như: Hợp chất của phenol, thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu Đt, linden, endin, sevin, Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. - Vi khuẩn có trong nước thải Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật có thể gây ra bệnh tả, thương hàn và bại liệt.[6]
  28. 20 2.4.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước - Nguyên nhân từ con người Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi khí thải, nước thải và chất rắn. + Nước thải sinh hoạt Là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nito), chất thải rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải và tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mước sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng càng cao. + Nước thải công nghiệp Là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu khu công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể.[6] Ví dụ: Điển hình là sự cố Fomosa của công ty TNHH Hưng Yên Fomosa, theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gần 130.000 hộ gia đình với trên 510.000 nhân khẩu tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cho thấy sự cố môi trường biển đã làm 39.140 lao động mất việc làm (chiếm khoảng 14%). Trong đó, Hà Tĩnh và Quảng Bình là chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Trên bờ biển Quảng Đông, Vũng Chùa có đến hàng trăm cá thể cá mú trôi dạt vào bờ biển và chết. Đến ngày 25 tháng 4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Trị 30 tấn, đến ngày 29
  29. 21 tháng 4 Quảng Bình hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. VNExpress dẫn thông tin từ cơ quan du lịch quóc gia trong tháng 11 cho biết ô nhiễm chất thải từ công ty Fomosa dọc theo bờ biển miền Trung hồi tháng tư đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%.[14] - Nguyên nhân từ tự nhiên Là do mưa lũ, tuyết tan, lũ lụt, gió bão, hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hóa chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. Ví dụ: Thảm họa mưa lũ tại Yên Bái năm 2017 đã gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân, cơ sở vật chất hạ tầng của Nhà nước. Thống kê đến ngày 13/10/2017, mưa lũ đã làm 93 người chết và mất tích, thiệt hại nghiêm trọng nhất về người là tại các tỉnh: Hoà Bình, Yên Bái và Thanh Hoá (tại Yên Bái 22 người chết và mất tích, trong đó vẫn còn 16 người chưa được tìm thấy; 73 nhà bị sập trôi, trên 1.700 nhà bị ngập lũ; nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở, cầu cống, đê kè, công trình thuỷ lợi bị phá huỷ; hàng trăm ha diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại). Đây là đợt mưa lũ lớn bất thường, trái mùa, đã gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.[10]
  30. 22 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu a) Địa điểm nghiên cứu Nhà máy nhiệt điện An Khánh Thái Nguyên b) Thời gian nghiên cứu Từ ngày 13 tháng 8 năm 2018 đến ngày 21 tháng 12 năm 2018 c) Đối tượng nghiên cứu Nước thải của nhà máy nhiệt điện An Khánh Thái Nguyên 3.2. Nội dung nghiên cứu  Đặc điểm cơ bản của Nhà máy Nhiệt điện An khánh Thái Nguyên  Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của Nhà máy Nhiệt điện An khánh - Thái Nguyên  Đánh giá chất lượng nước thải của Nhà máy Nhiệt điện An khánh - Thái Nguyên  Ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến nước mặt, nước ngầm và ý kiến của người dân về chất lượng nước. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp - Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; - Tài liệu về công tác quản lý môi trường của nhà máy; - Tài liệu về các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường; - Tìm hiểu và thu thập các số liệu văn bản, tạp chí, internet của khu vực. Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường, số liệu tại phòng Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê Thái Nguyên,
  31. 23 3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa Khảo sát thực địa là phương pháp nghiên cứu định tính của thu thập dữ liệu tự nhiên nhằm quan sát, phân tích các nhân tố trong môi trường tự nhiên. Từ đó đưa ra được những phân tích về hành vi, đặc điểm của từng cá nhân, vật thể trong môi trường đó. Cùng các quan trắc viên đi xác định khu vực hành chính và sản xuất của nhà máy, các điểm thu, dẫn và xả nước thải, 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích Trực tiếp lấy mẫu ngoài hiện trường theo các hướng các hướng dẫn lấy mẫu đối với nước a) Loại lấy mẫu: nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt b) Số lượng mẫu: 2 mẫu (1 mẫu nước thải sinh hoạt, 1 mẫu nước thải sản xuất) c) Vị trí, số lượng và chỉ tiêu phân tích ( xem bảng 3.1) Bảng 3.1. Vị trí, số lượng mẫu và chỉ tiêu phân tích Loại mẫu Số lượng Vị trí Chỉ tiêu phân tích Cửa xả số 2 pH, BOD, COD, Nước thải Tọa độ: 01 TSS, As, Cd, Pb, Hg, sinh hoạt N: 21035.54’ Cr6+, Cu, Zn, Mn, Al, E: 105046.2,60’ Fe, tổng dầu mỡ, Cửa xả số 1 tổng Nito, tổng Nước thải Tọa độ: 01 Photpho,tổng sản xuất N: 21035.723’ Coliform E: 105045.873’
  32. 24 d) Phương pháp phân tích (xem bảng 3.2) Bảng 3.2. Phương pháp phân tích TT Thông số Đơn vị Phương pháp thử 1 pH - TCVN 6429:2011 2 BOD Mg/l SMEWW 5210D- 2012 3 COD Mg/l SMEWW 5220C:2012 4 TSS Mg/l SMEWW 2540D:2012 5 As Mg/l SMEWW 3114B:2012 6 Cd Mg/l SMEWW 3111B:2012 7 Pb Mg/l SMEWW 3113B:2012 8 Hg Mg/l SMEWW 3112B:2012 9 Cr6+ Mg/l SMEWW 3500- Cr.B:2012 10 Cu Mg/l SMEWW 3111B:2012 11 Zn Mg/l SMEWW 3111B:2012 12 Mn Mg/l SMEWW 3111B:2012 13 Al Mg/l SMEWW 3111D:2012 14 Fe Mg/l SMEWW 3111B:2012 15 Tổng dầu mỡ Mg/l SMEWW 5520B$F: 2012 16 Tổng Nito Mg/l SMEWW 4500-N.C:2012 17 Tổng Photpho Mg/l SMEWW 4500-P.B$E:2012 18 Tổng Coliform MNP/100L SMEWW 9221B:2012 3.3.4. Phương pháp so sánh Thu thập phân tích số liệu, nước mặt và nước ngầm (so với QCVN 14/2015/BTNMT về nước thải sinh hoạt và phân tích số liệu chất lượng nước thải sản xuất so với QCVN 08/2015/BTNMT về nước thải sản xuất).
  33. 25 3.3.5. Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp Đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến trực tiếp về tình trạng nước sinh hoạt đang sử dụng và ảnh hưởng của nước thải sản xuất của nhà máy đến môi trường nước. - Phỏng vấn bằng phiếu điều tra: 40 hộ gia đình (1 phiếu/hộ) mẫu phiếu ở phần phụ lục. - Đối tượng phỏng vấn: 40 hộ gia đình sống trên bán kính 300m khu vực xung quanh nhà máy.
  34. 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cơ bản của Nhà máy Nhiệt điên An Khánh - Thái Nguyên 4.1.1. Giới thiệu chung Hình 4.1. Nhà máy nhiệt điện An Khánh Vị trí địa lý của Nhà máy Nhiệt điện An Khánh có tọa độ 105044’ kinh độ Đông, 21030’ vĩ độ Bắc. Nhà máy nằm cách Quốc lộ số 3 khoảng 4 km về phía Tây Nam theo tuyến đường nhựa vào mỏ than Khánh Hòa và Nhà máy xi măng Quán Triều. Nhà máy cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 8 km theo hướng Tây, Tây-Bắc. Tiếp giáp các bên như sau: - Phía Đông Bắc giáp với Nhà máy Xi măng Quán Triều ; - Phía Bắc giáp với khu đất còn lại của Cụm Công nghiệp An Khánh (Đã được quy hoạch, hiện tại đang là các đồi cây và ruộng màu);
  35. 27 - Phía Nam, Tây và Đông Nam là khu vực đất nông lâm nghiệp xen kẽ một số hộ dân sinh sống; - Cách khu vưc dự án 2,5km về phía Đông-Bắc là mỏ than Khánh Hòa; - Cách khu vực dự án khoảng 3km về phía Bắc mỏ than Bá Sơn; - Cách khu vực dự án khoảng 2,3km về phía Bắc, Tây - Bắc là mỏ than An Khánh; - Cách khu vực dự án khoảng 800m về phía Đông - Nam là ngôi chùa Làng Sòng; - Cách khu vực dự án khoảng 1.000m về phía Bắc là ngôi chùa Làng Ngò; - Cách khu vực dự án khoảng 2.500m về phía Nam, Tây - Nam là ngôi chùa Phú Sơn; Khu vực nhà máy nằm trong khu đất dành cho cụm Công nghiệp An Khánh. Dự án được thiết kế với công nghệ tầng sôi tuần hoàn, thiết bị đồng bộ tiên tiến nhất thời điểm hiện nay. Dự án có đối tác Tổng thầu EPC là Tập đoàn Điện lực Harbin Trung Quốc và các nhà thầu phụ là các tập đoàn lắp máy hàng đầu Việt Nam. Dự án sẽ được triển khai với quyết tâm cao nhất về tiến độ xây lắp, tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục, quy định của Luật pháp Việt Nam. Thời gian xây dựng là 30 tháng, trong đó có 24 tháng xây dựng, lắp đặt 2 tổ máy và vận hành chạy thử. Dự kiến ngày 2/9/2012, nhà máy sẽ chính thức phát điện thương mại, hòa mạng lưới điện quốc gia 800 triệu KW giờ/năm, hoàn vốn đầu tư vào năm 2022, đóng góp cho ngân sách gần 100 tỷ đồng/năm và tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho gần 400 lao động và dịch vụ.
  36. 28 4.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất Hình 4.2. Quy trình sản xuất điện của nhà máy * Thuyết minh sơ bộ dây chuyền: Than được vận chuyển về từ 2 mỏ than của địa phương là mỏ Khánh Hoà và Núi Hồng được tích trữ trong kho than. Sau đó than được hệ thống băng tải vận chuyển đưa qua máy nghiền nghiền sơ qua và sau đó được chứa trong phễu than trước khi đưa vào đốt lò qua các máy cấp than. Tro đáy của lò hơi được làm mát bằng các quạt làm mát tro và tro bay sau khi qua bộ lọc bụi tĩnh điện được gom lại đưa về Phân xưởng vật liệu không nung để xử lý tiếp. o Hơi có nhiệt độ và áp lực cao (tqn = 535 C, Pqn = 80 ÷ 90 atm) từ lò hơi được dùng để quay Tuabin với tốc độ vòng quay (n = 3000 v/p) được gắn đồng trục với máy phát điện công suất 57,5 MW. Hơi sau khi bành trướng qua Tuabin được ngưng tụ tại Bình ngưng, sau đó được Bơm ngưng bơm vào lò hơi tiếp tục quá trình nhận nhiệt.
  37. 29 Hệ thống nước tuần hoàn nhận nhiệt của bình ngưng là hệ thống kín và được giải nhiệt bởi tháp làm mát. Nguồn nước được lấy từ sông Cầu qua Trạm tiền xử lý nước, tại đây nước được cung cấp bổ sung cho lò hơi, nước tuần hoàn và dùng cho sinh hoạt. 4.2. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Thái Nguyên 4.2.1. Hiện trạng sử dụng nước của Nhà máy - Nguồn nước của nhà máy nhiệt điện An Khánh được lấy từ sông Cầu, nước được bơm từ sông Cầu qua hệ thống đường ống dài 5km đưa về hệ thống tiền xử lý nước để xử lý và phục vụ cho nhu cầu nước sản xuất và nước sinh hoạt của toàn bộ nhà máy. Công xuất bơm nước về nhà máy là 430m3/giờ, bơm 24 giờ liên tục thì lượng nước đầu vào của nhà máy là 10.320m3/ngày. - Nước cấp sinh hoạt: Với số lượng cán bộ, công nhân của nhà máy hoạt động ổn định là 350 người, nhu cầu cấp nước bình quân 100 lít/người/ngày. Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt hàng ngày khoảng 35m3. Nước cấp cho khu vực nhà ăn ca khoảng 8,75m3/ngày đêm. - Nước cấp sản xuất: Nhu cầu sử sụng nước cho toàn bộ hoạt động của nhà máy theo thực tế khoảng 10.320 m3/ngày đêm, đa phần để phục vụ cho quá trình làm mát của dây chuyền sản xuất, phần phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác khoảng 300m3/ngày đêm. Trong quá trình sản xuất để tiết kiệm nước nhà máy đã sử dụng phương án tuần hoàn lại nước thải làm mát để phục vụ cho quá trình sản xuất, lượng nước thải được tuần hoàn lại theo ước tính là 90% lượng nước cấp tương đương với 9.290m3/ngày đêm, 10% lượng nước thất thoát là do bay hơi và nước thải của quá trình sản xuất. Lượng nước hao hụt là 10% tương đương với 1.032m3/ngày đêm sẽ được bổ sung lại từ hệ thống tiền xử lý nước của nhà máy.
  38. 30 4.2.2. Hiện trạng nước thải của nhà máy nhiệt điên An Khánh-Thái Nguyên  Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn qua khu vực nhà máy sẽ cuốn theo đất, cát, dầu mỡ, cặn lơ lửng và hòa tan một số khí khác như SO2, NOX, CO2, Nếu nguồn nước không được quản lý tốt sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực tiếp nhận Lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất qua khu vực của nhà máy được xác định theo công thức thực nghiêm sau: Q = 2,78 x 10-7 x ψ x F x h (m3/s) Tổng diện tích mặt bằng của nhà máy là: F = 35500 m2 2,78 x 10-7 là hệ số quy đổi đơn vị Ψ: hệ số dòng chảy, phụ thộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc ( ψ =0,8) h: cường độ mưa trung bình trận mưa tính toán, mm/h (h = 100 mm/h). Bảng 4.1. Hệ số dòng chảy theo điểm mặt phủ Loại mặt phủ ψ Mái nhà, đường bê tông 0,80 – 0,90 Đường nhựa 0,60 – 0,70 Đường lát đá hộc 0,45 – 0,50 Đường rải sỏi 0,30 – 0,35 Mặt đất san 0,20 – 0,30 Bải cỏ 0,10 – 0,15 (Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên) Thay các giá trị trên vào công thức, xác định được lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực nhà máy khoảng 0,79 m3 /s. Khi trời mưa, nước mưa chảu tràn trên khu vực của nhà máy sẽ cuốn theo bụi đất, chất cặn bã, dầu mỡ, vẩy kim loại vào hệ thống thoạt nước và chảy vào nguồn tiếp nhận gây tác động không nhỏ tới đời sống thủy sinh và gây ô nhiễm nước, tăng khả năng bồi lắng. Tuy nhiên tác động này diễn ra
  39. 31 không thường xuyên và có thể khắc phục được nếu có biện pháp thu gom, lắng cặn hiệu quả. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa: Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu thành dòng chảy trên bề mặt đến 15 – 20 phút sau đó). Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực được tính như sau: Hàm lượng BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l Hàm lượng cặn lơ lửng khoảng 1500 đến 1800 mg/l - Tác động của nước mưa chảy tràn  Chất rắn lơ lửng (TSS): Khi trong nước có hàm lượng chất rắn lớn làm cho nước bị biến màu và làm giảm khả năng hòa tan oxy trong nước, gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của nguồn nước, gây bồi lắng, tác động gián tiếp đến nhu cầu sử dụng nguồn nước cho mục đích khác.  Nhu cầu oxy hóa học, sinh hóa (BOD, COD): Hai chỉ số ô nhiễm này làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến các loài sinh vật có trong nước.  Dầu mỡ: Dầu mỡ khi vào nước sẽ loang thành màng mỏng và che phủ bề mặt của nước làm giảm sự tiếp xúc bề mặt của nước với không khí, giảm khả năng hòa tan oxy trong nước, cản trở quá trình quang hợp của thực vật trong nước, giảm khả năng thoát khí Cacbonic và các khí độc hại khỏi nước dẫn đến các vi sinh vật trong nước bị chết và khả năng tự làm sạch nguồn nước giảm.  Vi sinh vật gây bệnh: Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước phát tán đi xa, các vi sinh vật này là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tả, lị, thương hàn, Nghiêm trọng hơn dạng thải này còn đưa vào nguồn nước một lượng đáng kể các kim loại nặng. Sự ô nhiễm cục bộ có thể gây chết các sinh vật dưới nước, giảm đa dạng sinh học.
  40. 32  Nước thải sản suất Tổng lượng nước cấp cho sản xuất khoảng 10.320m2/ngày. Tuy nhiên, do nước thải của nhà máy phát sinh chủ yếu từ khâu làm mát, và sẽ được xử lý qua tháp làm mát và tuần hoàn lại đến 90% cho quá trình sản xuất, 10% còn lại do bốc hơi và thải ra môi trường, lượng nước thải phát sinh chính của nhà mày là từ các khâu khác trong quá trình sản xuất là khoảng 372 m3/ngày đêm, lượng nước thải này sau khi xử lý qua hệ thống sử lý nước thải tập trung sẽ thải ra ngoài môi trường.  Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy là nước sinh hoạt thông thường chủ yếu chứa các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Lưu lượng nước thải được tính toán dựa trên nhu cầu cấp nước cho tổng số cán bộ công nhân viên. Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt hàng ngày theo tính toán lớn nhất là 43,75m3, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tính bằng 100% lượng nước cấp, vào khoảng 43,75m3/ngày. Nước thải sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ cao khi xâm nhập nguồn tiếp nhận có thể gây ra các hậu quả xấu như: - Tăng hàm lượng dinh dưỡng trong nước, tạo điều kiện phát triển mạnh cho các loại vi sinh vật như nấm, tảo trong nước kể cả các vi sinh vật gây bệnh. Với nguồn nước được sử dụng tưới tiêu, vi sinh vật sẽ được phát tán một cách gián tiếp vào các cộng đồng qua các sản phẩm rau quả gây các bệnh về đường tiêu hóa. - Một số trường hợp nước thải giàu Nito và Photpho có thể gây nên hiện tượng tảo nở hoa làm nước có màu xanh xẫm đáy nhiều bùn do xác tảo, qua thời gian dài gây bồi lắng nặng nề đáy nước.
  41. 33 - Tăng độ đục với các tạp chất trong nước thải. - Làm giảm oxi hòa tan trong nước do các vi sinh vật có trong nước sử dụng hết oxi để phân giải các hợp chất hữu cơ. - Nước thải sinh hoạt khi phân hủy (nhất là trong điều kiện yếm khí) gây mùi khó chịu (do tạo ra NH3 và H2S) gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan. 4.2.3. Quy trình xử lý nước thải của Nhà máy 4.2.3.1. Đối với nước mưa chảy tràn Hình 4.3. Sơ đồ thu gom nước mưa - Hệ thống thu gom thoát nước mưa khu vực nhà máy gồm 2 hệ thống mương là mương nhánh và mương chính. + Mương nhánh là các mương thu nước quanh các công trình và hệ thống đường giao nội bộ dẫn về mương thoát nước chính. + Mương chính làm nhiệm vụ thu gom và thoát nước mưa từ hệ thống mương nhánh và nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ra suối Chàm Hồng. 4.2.3.2. Đối với nước thải sản xuất
  42. 34 Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung toàn nhà máy (Nguồn: Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Thái Nguyên) - Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp của Công ty được thiết kế để xử lý toàn bộ nước thải từ các dây chuyền công nghệ, bao gồm: + Nước thải nhiễm dầu. + Nước thải thường xuyên. + Nước thải không thường xuyên. * Nước thải có lẫn dầu
  43. 35 Nước thải có lẫn dầu được thu gom về bể chứa nước thải nhiễm dầu. Tại đây, nước lẫn dầu được đưa sang thiết bị tách dầu. Tại thiết bị tách dầu, dầu và nước được tách theo phương pháp tuyển nổi, dầu có tỉ trọng nhỏ nổi trên nước và được tách ra chảy về các thùng chứa, nước chảy xuống đáy đưa về bể nước thải không thường xuyên. * Nước thải không thường xuyên của hệ thống bao gồm: + Nước rửa của lò hơi. + Nước thải từ bể bùn của hệ thống tiền xử lí. + Nước thải máy ép bùn. + Nước thải nhiễm dầu đã qua xử lí tách dầu. - Bể nước thải không thường xuyên có thể tích V = 864m3, tại đây được trang bị hệ thống cấp hóa chất NaCLO và NaOH nhằm xử lí sơ bộ nước thải đạt pH = 6 – 9 trước khi bơm đi xử lí. - Ngoài ra bể chứa nước thải không thường xuyên còn được trang bị hệ thống sục khí có tác dụng hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn, đồng thời hòa trộn hóa chất khi cấp hóa chất. + Nước thải sau khi xử lí sơ bộ được bơm lên ống trộn số 1, dựa theo đồng hồ đo pH cấp hóa chất HCL hoặc NaOH để đưa pH về giá trị đạt hơn. Sau khi qua ống trộn số 1, nước thải được đưa đến ống trộn số 2 thêm hóa chất keo tụ PAC và NaCLO trước khi đưa về bình phản ứng. + Tại bình phản ứng nước thải được cấp hóa chất PAM có tác dụng keo tụ hình thành các bông bùn có trọng lượng đủ lớn để lắng xuống đáy và có kích thước lớn để tăng khả năng phân ly ở thiết bị lắng. Tại thiết bị lắng, nước sẽ đi từ dưới lên, dưới tác dụng của các tấm nghiêng sẽ phân tách bùn lắng về phía đáy, nước trong dâng lên chảy về bể nước thải trung hòa. * Nước thải thường xuyên gồm:
  44. 36 + Nước thải của hệ thống xử lí nước khử khoáng. + Nước rửa ngược phin lọc và nước xả bẩn của bình pha PAC, PAM. Nước thải thường xuyên được đưa đến ống trộn thông qua bơm, tại ống trộn, dựa theo đồng hồ đo pH sẽ quyết định cấp hóa chất HCL hay NaOH để trung hòa nước thải. Sau đó đưa về bể nước thải trung hòa. - Bể trung hòa có tác dụng chứa toàn bộ nước thải đã qua xử lí của nước thải thường xuyên và nước thải không thường xuyên. Tại bể trung hòa nước thải tiếp tục được trung hòa, nước đạt giá trị pH = 6 – 9 được đưa sang bể chứa nước trong. Thông qua bơm nước trong, nước thải được đưa đến lọc tại phin lọc, đảm bảo giá trị độ đục ≤ 10 NTU và PH = 6 – 9 xả thải ra ngoài môi trường. 4.2.3.3. Đối với nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của nhà máy được thu gom và xử ý đơn giản bằng bể tự hoại bao gồm 3 hệ thống bể được đặt ở cạnh khu vực văn phòng, khu vực đối diện trạm bơm nước tuần hoàn và một bể đặt gần tháp làm mát. Bể tự hoại được thiết kế như hình 4.5.
  45. 37 Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt (Nguồn: Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Thái Nguyên) - Nước thải sinh hoạt của toàn Công ty được thu gom và đưa về bể điều tiết. Tại đầu vào bể được lắp đặt 1 song chắn rác, nhằm chắn rác có kích thước ≥ 5cm đi vào bể. Từ bể điều tiết, nước thải được đưa đến bể kị khí thông qua bơm nước thải. - Bể kị khí: Dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ không tan, phức tạp có trong nước thải thành các chất hữu cơ hoà tan
  46. 38 và các phức chất đơn giản. Loại bỏ hợp chất Nito và Photpho, giảm lượng BOD, COD có trong nước thải. Quá trình phân huỷ kị khí: CHC → CH4 + CO2 + NH3 + H2S + TB mới - Bể Oxi hoá tiếp xúc: Tại đây diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí. Nguyên lí của phân huỷ hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí đặc biệt là vi khuẩn hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ có trong nước thải. Sục khí, tăng bùn hoạt tính có tác dụng làm tăng lượng hoạt động của vi sinh vật, điều chỉnh hàm lượng chất dinh dưỡng và ức chế các chất độc làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh vật. Quá trình phân huỷ hiếu khí: vi sinh vật hiếu khí oxy hóa chất hữu cơ → Tổng hợp tế bào mới → oxy hóa tế bào mới → CO2, H2O, NH2. - Bể lắng: Nước sau khi được xử lí tại bể Oxi hoá tiếp xúc 2 tự chảy vào bể lắng, Nhờ tác dụng lắng trọng lực, nước và bùn sẽ phân tách. Bùn sẽ được đưa về bể bùn thông qua bơm bùn, nước dâng lên được đưa đến bể khử trùng, hoá chất được sử dụng để khử trùng, diệt vi khuẩn có hại trong nước thải là Giaven. Sau khử trùng nước thải được trữ tạm thời trong bể trung gian. - Bình lọc, phần bùn còn lại và các tạp chất lơ lửng có trong nước sẽ được giữ lại ở vật liệu lọc và định kỳ đựơc thải về bể bùn bằng bơm rửa ngược. nước sau lọc đưa về bể nước trong. - Bể nước trong: Chứa nước thải đã qua hệ thống xử lí, sử dụng cho rửa ngược bình lọc và thải ra ngoài môi trường. - Bể tiêu hóa bùn: Bùn dư thừa của bể lắng chìm được đưa vào trong bể này để tiến hành tiêu hóa ổn định oxy, nhằm giảm bớt diện tích và nâng cao tính ổn định của bùn. Sau khi tiêu hóa oxy tốt thì lượng bùn sẽ được giảm. Định kỳ nạo vét lượng bùn khi bể bùn đầy. Nước sạch ở bên trên sẽ được thu hồi về bể điều tiết.
  47. 39 Hình 4.6. Bể điều tiết Hình 4.7. Bể lắng 4.3. Đánh giá chất lượng nước thải Nhà máy Nhiệt điên An Khánh - Thái Nguyên Để đánh giá được chất lượng nước thải, ta tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm để cho kết quả phân tích các chỉ tiêu nước. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải được thể hiện trong bảng 4.2 và bảng 4.3.
  48. 40 Bảng 4.2. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất của nhà máy nhiệt điện An Khánh QCVN TT Thông số Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT Cột B 1 pH - 7,3 5,5 – 9 2 BOD5 Mg/l 13,7 50 3 COD Mg/l 38,4 150 4 TSS Mg/l <5 100 5 As Mg/l <0,0005 0,1 6 Cd Mg/l <0,01 0,1 7 Pb Mg/l <0,003 0,5 8 Hg Mg/l <0,0003 0,01 9 Cr6+ Mg/l <0,003 0,1 10 Cu Mg/l <0,09 2 11 Zn Mg/l <0,03 3 12 Mn Mg/l 0,124 1 13 Al Mg/l <0,7 - 14 Fe Mg/l 0,167 5 15 Tổng dầu mỡ Mg/l <0,3 - 16 Tổng Nito Mg/l 4,65 40 17 Tổng photpho Mg/l <0,03 6 18 Tổng Coliform MPN/100ml 500 5000 (Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên)  Chú thích: - Dấu (-) là không quy định; - Giá trị sau dấu ‘<’ thể hiện giới hạn phát hiện của phép đo; - QCVN 40 :2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
  49. 41 - Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Hình 4.8. Biểu đồ kết quả quan trắc chất lượng BOD nước thải sản xuất của nhà máy Hình 4.9. Biểu đồ kết quả quan trắc TSS nước thải sản xuất của nhà máy
  50. 42 Hình 4.10. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng COLIFORM nước thải sản xuất của nhà máy  Đánh giá kết quả phân tích Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất tại cửa xả nước thải sản xuất của nhà máy nhiệt điên An khánh cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNM. Bảng 4.3. Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sinh hoạt của nhà máy nhiệt điện An khánh QCVN QCVN TT Chỉ số Đơn vị Kết quả 14:2008/BTNMT 40/2011/BTNMT Cột B cột B 1 PH - 7,2 5 - 9 5,5 - 9 2 BOD5 Mg/l 13,7 50 50 3 COD Mg/l 25,6 - 150
  51. 43 4 TSS Mg/l 6 100 100 5 As Mg/l <0,005 - 0,1 6 Cd Mg/l <0,01 - 0,1 7 Pb Mg/l <0,003 - 0,5 8 Hg Mg/l <0,0003 - 0,01 9 Cr6+ Mg/l <0,003 - 0,1 10 Cu Mg/l <0,09 - 2 11 Zn Mg/l <0,03 - 3 12 Mn Mg/l <0,03 - 1 13 Al Mg/l <0,7 - - 14 Fe Mg/l <0,05 - 5 15 Tổng dầu mỡ Mg/l 0,98 20 16 Tổng Nito Mg/l 11,6 - 40 17 Tổng photpho Mg/l <0,03 - 6 18 Tổng coliform Mg/l 900 5000 5000 (Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên)
  52. 44  Chú thích - QCVN 14/2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - Cột B: Khi nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận là nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; - (-) Không xác định. Hình 4.11. Biểu đồ kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt nhà máy  Đánh giá kết quả phân tích Kết quả đo và phân tích mẫu nước thải sản xuất tại cửa xả nước thải sản xuất của nhà máy nhiệt điên An khánh cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT. 4.4. Đánh giá của người dân về chất lượng nước Dùng phiếu điều tra theo mẫu đến từng hộ gia đình sinh sống xung quanh khu vực nhà máy để lấy ý kiến trực tiếp về chất lượng nước sinh hoạt đang sử dụng và hiện trạng suối Chàm Hồng nơi tiếp nhận nước thải của nhà
  53. 45 máy nhiệt điện An Khánh. Kết quả tổng hợp điều tra ý kiến của người dân được thể hiên trong bảng 4.4. Bảng 4.4. Kết quả điều tra ý kiến của người dân xung quanh nhà máy về chất lượng nước sinh hoạt đang dùng STT Chỉ tiêu đánh giá Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Màu 2 5% 2 Mùi 1 2,5% 3 Váng 2 5% 4 Khác 1 2,5% 5 Không có hiện tượng 34 85% Tổng 40  Ghi chú: Khác: cặn, rong rêu, thau cậu kim loại bị gỉ Hình 4.12. Biểu đồ kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt xung quanh nhà máy
  54. 46  Nhận xét: Qua kết quả điều tra ý kiến của 40 hộ gia đình đang sinh sống tại khu vực xung quanh nhà máy về chất lượng nước sinh hoạt đang sử dung ta thu được như sau: - Có 02/40 (5%) hộ gia đình cho rằng nước giếng khoan xuất hiện màu; - Có 01/40 (2,5%) hộ gia đình cho rằng nước giếng khoan xuất hiện mùi; - Có 02/40 (5%) hộ gia đình cho rằng nước giếng khoan xuất hiện váng; - Có 01/40 (2,5%) hộ gia đình cho rằng nước giếng khoan xuất hiện cặn, rong, rêu, thau chậu kim loại bị gỉ ; - Có 34/40 (85%) hộ gia đình cho rằng nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng không có hiện tượng ô nhiễm. Theo đánh giá chung của người dân thì nguồn nước sinh hoạt chưa có biểu hiện nước ô nhiễm nghiêm trọng. Kết quả tổng hợp điều tra ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thỉa nhà máy đến môi trường (xem bảng 4.5). Bảng 4.5. Kết quả điều tra ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến môi trường Mức độ Ô nhiễm Ô nhiễm Không ô Ít ô nhiễm nghiêm trọng trung bình nhiễm TL TL TL TL SP SP SP SP Loại (%) (%) (%) (%) Nước mặt 0 0 0 0 6 15 34 85 Nước ngầm 0 0 0 0 0 0  Ghi chú: - SP: số phiếu; TL: tỷ lệ; - Nước có 3 chỉ tiêu trở lên: ô nhiễm nghiêm trọng; - Nước có 2 chỉ tiêu trở lên: ô nhiễm trung bình;
  55. 47 - Nước có 1 chỉ tiêu trở lên: ít ô nhiễm. Qua bảng số liệu  Nhận xét: Kết quả điều tra ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến môi trường như sau: - 34 phiếu (85%) ý kiến của người dân cho rằng nguồn nước thải của nhà máy không gây ảnh hưởng đến môi trường nước khu vực dân cư sinh sống quanh nhà máy. - 6 phiếu (15%) ý kiến cho rằng nước mặt bị ô nhiễm. - 100% ý kiến cho rằng nguồn nước ngầm chưa bị ô nhiễm.  Qua kết quả phỏng vấn Kết hợp kết quả này và kết quả phân tích mẫu nước thì ta có thể đưa ra nhận định là nước thải của Nhà máy Nhiệt điên An Khánh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước của dân cư sinh sống xung quanh nhà máy. Mức độ ảnh hưởng của nước thải đến môi trường là không đáng kể. Về mặt công nghệ xử lý nước thải của nhà máy, ta có thể đưa ra nhận định là hệ thống xử lý đang được vận hành hiệu quả không chỉ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà mặt khác còn góp phần giảm chi phí về nguồn nước khi tận dụng được nguồn nước tự làm sạch phục vụ cho các khâu sản xuất.
  56. 48 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ các kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước thải của nhà máy nhiệt điện An Khánh có thể kết luận như sau: - Kết quả phân tích các chỉ tiêu mẫu nước mặt cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:20015/BTNMT. - Kết quả phân tích các chỉ tiêu của mẫu nước thải sản xuất cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 52:2013/BTNMT. - Kết quả phân tích các chỉ tiêu của mẫu nước thải sinh hoạt cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT. Tuy nhiên theo đánh giá của người dân sông xung quanh khu vực nhà máy thì nước mặt của nước sinh hoạt đã có hiên tượng như: có màu, mùi, váng, rong rêu, tuy mức độ xuất hiện của các hiện tượng này chưa đáng kể nhưng bước đầu cho thấy sự thay đổi tính chất của nước ở khu vực này. 5.2. Đề nghị - Nhà máy nên tiếp tục đầu tư trang thiết bị, máy móc mới thay thế các máy móc, trang thiết bị cũ, đây là biện pháp giảm thiểu chất thải phát sinh; - Các loại chất thải phải được phân loại và xử lý một cách triệt để nhất; - Quan tâm hơn nữa về các loại chất thải xả thải vào môi trường để đảm bảo chất lượng nước thải theo quy chuẩn và chất lượng môi trường sống của người dân xung quanh; - Đối với cơ quan quản lý: tiến hành giám sát, quan trắc môi trường định kỳ theo đúng cam kết của nhà máy để công tác bảo về môi trường của nhà máy có hiệu quả, đảm bảo môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp. Tăng cường cán bộ quản lý môi trường và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  57. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Cục Thống kê Thái Nguyên,2016: “ Niên giám thống kê” 2.Hoài An,2016, “ thế giới khát nước sạch tới mức nào” 20120321041144579.htm 3. Lê Nam, khi nước ngọt quý hơn vàng 389530/ 4. Loga: “ nêu đặc điểm nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam” dac-diem-nguon-tai-nguyen-nuoc-o-viet-nam-82087 5. Luật bảo vệ môi trường 2014 6. Mai Hương, “Ô nhiễm nguồn nước, nguyên nhân và cách khắc phục” phuc/ 7. Nguyễn Văn Huấn, 2016, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay hien-nay-24765/ 8. Sở khoa học môi trường công nghệ tỉnh Thái nguyên 9.“Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở Việt nam” vit-nam 10. Thông báo, ý kiến chỉ đạo của phó Thủ tướng chính phr Trương Hòa Bình thị sát tình hình thiệt hại và khắc phục hậu quả của mưa lũ tại Yên Bái. phu-117687-d6.html 11. Trần Đức Hạ: Bảo về và quản lí tài nguyên nước
  58. 12.Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Thái Nguyên “ báo cáo hiện trạng tài nguyên nước” 13. Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên 14.Tuấn nghĩa, báo Hà tĩnh, “Cá chết hàng loạt ở biển Vũng Áng do ô nhiễm nguồn nước” nhiem-nguon-nuoc/112165.htm
  59. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT KHU VỰC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH TẠI XÃ AN KHÁNH,HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Người phỏng vấn: NÔNG THỊ MỸ HẠNH Thời gian phỏng vấn: Ngày 29 tháng 10 năm 2018 Xin Ông/Bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (hãy trả lời hoặc đánh dấu x vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của Ông/Bà) Phần I. Thông tin chung: 1. Họ tên người cung cấp thông tin: . 2. Nghề nghiệp: ,Tuổi: Nam/nữ - Trình độ văn hóa: , Dân tộc: 3. Địa chỉ: Tổ xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Phần II. Nội dung phỏng vấn A. Dành chung cho mọi đối tượng 1. Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết nước sinh hoạt và sản xuất của gia đình đang sử dụng là từ nguồn nào? Nước máy Nước giếng khoan Nước giếng đào Nguồn khác (ao, sông, suối) 2. Xin vui lòng cho biết trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt Ông (Bà) thấy nguồn nước có mùi hôi không? Có Không 3. Xin vui lòng cho biết trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt Ông (Bà) thấy nguồn nước có màu đục không? Có Không
  60. 4. Xin vui lòng cho biết trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt Ông (Bà) thấy thau, chậu, vật dụng bằng kim loại bị rỉ sét không? Có Không 5. Xin Ông (Bà) vui lòng cho quá trình sử dụng nước sinh hoạt ông bà thấy nguồn nước có váng không? Có Không 6. Xin vui lòng cho biết trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt Ông (Bà) có mắc các bệnh như: Tiêu chảy , giun sán, ngộ độc, nấm ngoài da, đau mắt,các bệnh về đường hô hấp Không mắc bệnh nào 7. Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết nước mặt (nước ao, hồ, sông, suối ) quanh khu vực có màu lạ không? Có Không B. Dành riêng cho cán bộ quản lý, công nhân làm việc tại nhà máy nhiệt điện An Khánh 8. Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết môi trường không khí xung quanh nhà máy nhiệt điện An Khánh có mùi hôi không? Có Không 9. Theo Ông (Bà) nước thải sản xuất sau hệ thống xử lý có sạch không? Có Không 10. Công ty có cung cấp bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân không? Có Không 11. Cán bộ quản lý có thường xuyên tập huấn cho công nhân về công tác bảo vệ môi trường vào an toàn lao động không? Có Không
  61. 12. Theo Ông (Bà), Công ty có cần khác phục điều gì để đảm bảo môi trường làm việc trong sạch cho công nhân không? Có Không Nếu có thì đó là Xin chân thành cảm ơn! Người cung cấp thông tin (ký, ghi rõ họ và tên)
  62. MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUAN TRẮC