Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016 - 2019

pdf 58 trang thiennha21 19/04/2022 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_ket_qua_buoc_dau_du_an_nghien_cuu_phat_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016 - 2019

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– VŨ MINH HOÀNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU DỰ ÁN: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH BẮC KẠN” TẠI XÃ BÌNH VĂN, HUYỆN CHỢ MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên- năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– VŨ MINH HOÀNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU DỰ ÁN: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH BẮC KẠN” TẠI XÃ BÌNH VĂN, HUYỆN CHỢ MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Hoàng Sơn Cán bộ cơ sở hướng dẫn: Nguyễn Văn Tôn Thái Nguyên- năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thấy cô, gia đình, bạn bè và nhiều cá nhân và tập thể. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Hoàng Sơn – Giảng viên khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bác Nguyễn Văn Tôn– Giám đốc HTX Thắng Lợi xã Bình Văn - huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tận tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các cô, chú, anh, chị tại HTX Thắng Lợi đã giúp đỡ tôi thực hiên tốt đề tài này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vũ Minh Hoàng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 4 1.3.1. Ý nghĩa khoa học, học tập 4 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 4 Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan 5 2.1.2. Quan điểm về phát triển 6 2.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển vùng trồng dược liệu 6 2.1.4. Vai trò của cây dược liệu 7 2.2. Cơ sở thực tiễn 9 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu 9 2.2.2. Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam 16 2.2.3. Khái quát về dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” 18 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
  5. iii 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 22 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 23 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Bình Văn 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 26 4.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng 27 4.1.4. Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của xã Bình Văn, Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc kạn 28 4.2. Đánh giá kết quả dự án trồngcây dược liệu tại xã Bình Văn 29 4.2.1. Đánh giá khái quát tình hình thực hiện dự án tạixã Bình Văn 29 4.2.2. Thực trạng trồng cây dược liệu tại HTX Thắng Lợi, xã Bình Văn 31 4.2.3. Thực trạng trồng cây dược liệu tại nhóm hộ, xã Bình Văn 33 4.3. Bước đầu đánh giá kết quả các mô hình trồng dược liệu tại xã Bình Văn 34 4.3.1. Mô hình trồng Dong riềng đỏ 34 4.3.2. Mô hình trồng Hà thủ ô đỏ 38 4.3.3. Mô hình trồng Ba kích tím 41 4.4. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng cây dược liệu tại xã Bình Văn 42 4.4.1. Thuận lợi 42 4.4.2. Khó khăn 43 4.4.3. Những vấn đề gặp phải khi thực hiện dự án tại xã Bình Văn 43 4.5. Một giải pháp đề xuất cho phát triển cây dược liệu tại xã Bình Văn - Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn 44 4.5.1. Những giải pháp chung 44 4.5.2. Các giải pháp cụ thể 45 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Thống kê một số cây lương thực chính năm 2018 26 Bảng 4.2. Diện tích và đối tượng tham gia trồng cây dược liệu theo dự án tại xã Bình Văn 2016 - 2019 30 Bảng 4.3. Định mức đầu tư xây dựng xưởng chế biến dược liệu 31 Bảng 4.4. Diện tích trồng cây dược liệutại HTX Thắng Lợi 32 Bảng 4.5. Diện tích trồng cây dược liệutại nhóm hộ, xã Bình Văn 33 Bảng 4.6. Diện tích, năng suất và sản lượng Dong riềng đỏ của các hộ điều tra tại xã Bình Văn 34 Bảng 4.7. So sánh chi phí sản xuất cho 1ha Dong riềng đỏ và chi phí sản xuất cho 1ha lúa 36 Bảng 4.8. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng đỏ và lúa 37 Bảng 4.9. Chi phí đầu tư mô hình trồng 1ha Hà thủ ô đỏ thâm canh 39 Bảng 4.10. Chi phí đầu tư mô hình trồng 1ha Hà thủ ô đỏ dưới tán rừng 39 Bảng 4.11. Năng suất và sản lượng củ ước tính bình câyHà thủ ô đỏ 2,5 tuổi trồng theo các mô hình của dự ántại xã Bình Văn 40
  7. v DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Giải nghĩa 1 BQL Ban quản lý 2 HTX Hợp tác xã 3 HT Hệ thống 4 KH Kế hoạch 5 KH & KT Khoa học và kỹ thuật 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 WHO Tổ chức y tế thế giới
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng.Việc sử dụng thuốc trong nhân dân đã có từ lâu đời, con người không chỉ biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn làm thuốc chữa bệnh. Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số quá nhanh, nhu cầu sử dụng cây dược liệu càng nhiều, dẫn đến nhiều loài cây dược liệu trong đó có những cây quý hiếm đã bị tuyệt chủng,60000 loài có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn tại là rất mong manh.Vì vậy song song với việc nghiên cứu về sử dụng cây dược liệu, một số vấn đề cấp bách đó là bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệucũng được đặt ra. Đã có một số chương trình đánh giá nguồn tài nguyên cây dược liệu, một số dự án về bảo tồn và gây trồng thử nghiệm, phát triển cây dược liệutại một số địa phương. Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu cụ thể về sự thích nghi, về sinh trưởng và phát triểncủa từng loại cây dược liệutrong bảo tồn, phát triển trong các dự án tại các địa phương. Để có cơ sở nhân rộng các mô hình bảo tồn, phát triển các loài cây dược liệu, đặc biệt là các loài cây quý có nguy cơ tuyệt chủng, rất cần có những nghiên cứu đánh giá về các chương trình, dự án về gây trồng bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệugóp phần bảo tồn đa dạng sinh vật và nguồn gen, bảo tồn những kinh nghiệm chữa bệnh và phát triển kinh tế tại các vùng đồng bào dân tộc. Bắc Kạn được biết đến là địa phương có nhiều cây dược liệu quý. Tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng khai thác tràn lan khiến diện tích cây dược liệu ngày càng bị thu hẹp, nhiều cây thuốc quý đứng trước nguy cơ bị tận diệt Cây dược liệu có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Na Rì Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển
  9. 2 nền y, dược cổ truyền ở địa phương, cũng là nền tảng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân khi mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu có giá trị. Thấy được tiền năng và giá trị của cây dược liệu, vừa qua UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, trong đó có mục tiêu phát triển nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh. Để thực hiện được những mục tiêu đó, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều cấp, ngành trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển cây dược liệu. Đồng thời, cần chấn chỉnh hoạt động thu mua, khai thác cây dược liệu trong tự nhiên theo hướng bảo tồn và phát triển; có những chính sách ưu đãi đối với việc quy hoạch vùng chuyên canh, phát triển trồng cây dược liệu tại địa phương. Trong thời gian qua, trên địa bàn của tỉnh cũng đã có một vài đề tài, dự án có liên quan đến cây được liệu được tiến hành. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới dừng lại ở điều tra thực trạng cây dược liệu, trồng thử nghiệm rải rác một số cây mà chưa xây dựng được các vùng trồng dược liệu, loại cây và sản phẩm cho thị trường, chưa thiết lập được chuỗi giá trị từ sản xuất giống, trồng trọt, thu hái, chế biến, chiết xuất, sản xuất, phân phối các sản phẩm Đây là hạn chế lớn nhất trong chiến lược phát triển cây dược liệu ở tỉnh Bắc Kạn. Dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2019 đã chọn xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là điểm thử nghiệm trồng các mô hình dược liệu với diện tích dự kiến là 7,5 ha với 03 loài cây: Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ, Dong riềng đỏ. Cây dược liệu được trồng thử nghiệm lần đầu tiên tại địa phương với kỳ vọng tạo được một vùng trồng dược liệu tập chung góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân. Vì vậy, việc đánh giá kết quả bước đầu của dự án tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới để từ đó có những định hướng và giải pháp cho phát triển mở rộng các loại cây dược liệu là vô cùng cần thiết. Xã Bình Văn là xã miền núi có tổng diện tích là: 2815 ha nằm ở khu vực
  10. 3 phía Đông của huyện Chợ Mới.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, cho phép Bình Văn có thể phát triển nhiều loại cây trồng,trong đó có các loại cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới được coi là thế mạnh của xã.Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” đã và đang tiến hành trồng thí điểm 3,0ha Ba kích tím, 1 ha Hà thủ ô đỏ, 2,0ha Dong riềng đỏ và sắp tới sẽ tiến hành trồng thêm nhiều loài cây dược liệu khác như Đẳng sâm, Hoài Sơn Cây dược liệu trồng theo dự án được tiến hành tại nhóm hộ dân trong xã Bình Văn và tại Hợp tác xã (HTX) Thắng Lợi. Sau hơn hai năm thực hiện trồng cây dược liệu, rất cần có những đánh giá những kết quả đạt được, phân tích cụ thể những khó khăn tồn tại để có những giải pháp tiếp theo cho phát triển cây dược liệu tại địa phương. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, giảng viên hướng dẫn tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016 - 2019” nhằm đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn về mở rộng xây dựng mô hình trồng và kinh doanh cây thuốc tại địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài đánh giá kết quả bước đầu dự án phát triển cây dược liệu tại xã Bình Văn - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển vùng trồng cây dược liệu tại địa phương trong những năm tới, đưa cây dược liệu trở thành cây trồng có thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Bình Văn. Góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu đặc điểm, thuận lợi khó khăn và các điều kiện của địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá và phân tích những điều kiện tại xã Bình Văn phù hợp cho
  11. 4 việc phát triển thành vùng trồng cây dược liệu tập chung. - Đánh giá những kết quả bước đầu trong thực hiện dự án: “Nghiên cứu phát triển vùng trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” đã đạt được tại xã Bình Văn. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn dối với việc phát triển vùng cây dược liệu tập chungvới xã Bình Văn. - Đề xuất một số giải pháp cho phát triển vùng trồng dược liệu tập trung tại xã Bình Văn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học, học tập - Đề tài có ý nghĩa quan trọng, giúp sinh viên nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện được kỹ năng của mình và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn một cách sáng tạo và khoa học. - Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế. - Đề tài bổ sung tài liệu cho khoa, trường, các cán bộ tập huấn và các cơ quan trong ngành. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây dược liệu hướng tới phát triển kinh tế bền vững. - Qua đề tài giúp người dân hiểu biết thêm về những lợi ích kinh tế và lợi ích khác mà cây dược liệu mang lại nhằm nhân rộng ra nhiều địa phương. - Những phân tích đánh giá trong đề tài có thể làm cơ sở cho chính quyền cơ sở đi sâu tìm hiểu nhu cầu vào mong muốn của người dân nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển cây dược liệu.
  12. 5 Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan - Khái niệm về sản xuất: Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội [15]. Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người [15]. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất con người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làmthayđổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những của cải vật chất khác phục vụ cuộc sống [15]. - Khái niệm về cây dược liệu: Là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá, hoặc hôn mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc không ăn được [3]. - Khái niệm về phát triển cây dược liệu là: Là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nuôi trồng dược liệu trong một thời gian nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng trưởng về quy mô, diện tích, sản lượng và cơ cấu sản xuất của ngành [4]. - Phát triển dược liệu bền vững: Là sự đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dược liệu hiện tại nhưng không làm xấu đi khả năng đáp ứng ngày càng cao về phát triển dược liệu cho tương lai [4].
  13. 6 2.1.2. Quan điểm về phát triển Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những chuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội hôm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ [15]. Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội Ngoài ra việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. Trong sản xuất, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống. Như vậy, có thể hiểu phát triển sản xuất trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm trong nền kinh tế [15]. 2.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển vùng trồng dược liệu Cây dược liệu là những loài thực vật được dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng thuốc trong dân gian đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hóa, hoặc hôn mê, có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc không ăn được. Kinh nghiệm dần dần tích luỹ, không những giúp loài người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết để làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự bảo vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nước ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế và sử dụng tên độc làm cho bọn xâm lăng khiếp sợ. Như vậy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thượng cổ, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được. Nguốc gốc tìm ra thức ăn, thuốc
  14. 7 và cây có độc là một về sau mới dần dần biết tổng kết và đặt ra lý luận (Theo Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam). Trong nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ phong phú của Việt Nam, cây thuốc mọc tự nhiên chiếm giữ một vị trí quan trọng về số lượng loài, cũng như về giá trị sử dụng và kinh tế cao. Theo kết quả điều tra của ngành Y tế, ở Việt Nam có tới gần 4.000 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Trong đó có tới hơn 90% là cây mọc tự nhiên và tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng. Từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên, hằng năm đã khai thác được một khối lượng lớn các loại cây dược liệu, sử dụng cho nhu cầu làm thuốc và xuất khẩu. Bên cạnh các phương thức dùng cây thuốc theo cách cổ truyền, như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc bột, thuốc viên, thuốc chườm bó và xoa bóp. Nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn gốc từ cây cỏ đã được chế tạo, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Xu hướng sử dụng cây thuốc theo hướng này ngày càng được chú trọng và phát triển. 2.1.4. Vai trò của cây dược liệu Việt Nam là nước có nền y dược cổ truyền lâu đời. Nền y dược đó có tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này.
  15. 8 Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dược liệu nhập khẩu ngày càng nhiều, nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý chất lượng dược liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy tín của y dược cổ truyền Việt Nam. Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia. Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với nước ta dược liệu có vị trí quan trọng. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng nắm là 25oc, độ ẩm khá cao tạo điều kiện cho cây cối phát triển. Diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất. Hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, cả nước có khoảng 20.000 loài trong đó có trên 1000 loài cây thuốc nước ta lại có một sô vùng có độ cao trên 1.000 m như SaPa, Đà Lạt nên thuận lợi cho việc di nhập một số cây như artichaut, dương địa hoàng Nước ta lại có đưởng bờ biển trên 3.200 km chạy
  16. 9 từ Bắc vào Nam nên có nhiều hải sản quý hiếm dùng làm thuốc. Nếu chúng ta biết cách khai thác và nuôi trồng một cách hợp lý thì sẽ có nhiều đóng góp cho ngành dược nước ta. Dân tộc ta cũng như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật và một số nước Đông Nam Á khác có truyền thống chữa bệnh theo lối y học cổ truyền từ lâu đời, đòi hỏi cung cấp một số lượng lớn về dược liệu. trong những năm gần đây lượng thuốc bắc của chúng ta nhập từ Trung Quốc khá nhiều, nếu có kế hoạch đẩy mạnh việc trồng trọt và di thực thêm các cây thuốc của Trung Quốc thì sẽ hạn chế được sự lệ thuộc. Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng trình bày ở đại hội lần thứ năm đã chỉ rõ “ một nhiệm vụ cấp bách là khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước nhằm tạo cho được các nguồn dược liệu, tích cực xây dựng công nghiệp dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế, tạo mọi điều kiện để khắc phục tình trạng thiếu thuốc kể cả con đường xuất để nhập”. Qua đó chúng ta càng thấy vai trò quan trọng của dược liệu trong ngành y tế và trong nền kinh tế. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu 2.2.1.1.Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh; những cây cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú. Năm 2838 TCN, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “Thần nông bản thảo”. Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng. Đây là cuốn sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay. Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách
  17. 10 vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ. Năm 348 – 322 TCN , Aristote người Hy Lạp đã có những ghi chép về cây cỏ của Hy Lạp. Sau đó năm 340 Theophrate với tác phẩm “Lịch sử vạn vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. Tuy tác phẩm chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm của cây cỏ, nhưng nó đã đặt nền tảng cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này. Năm 60 – 20 TCN, thầy thuốc Dioscorides người Hy Lạp đã mô tả 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ông cũng là người đặt nền móng cho y dược học Hy Lạp. Năm 79 – 24 TCN, nhà tự nhiên học Plinus người La Mã đã soạn thảo bộ sách “Vạn vật học” gồm 37 tập, giới thiệu gần 1000 loài thực vật có ích. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952 các tác giả A.I.Ermakov, V.V.Arasimovich, đã nghiên cứu thành công công trình “Phương pháp nghiên cứu hoá sinh – sinh lý cây thuốc”. Công trình này là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loài cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammerman, M.D.Choupinxkaia và A.A.Yatsenko đã đưa ra được giá trị của từng loài cây thuốc (cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G.Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khoẻ của con người. Qua cuốn sách "Chữa bệnh bằng cây thuốc" tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loài cây thuốc và chữa đóng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Dẫn theo Trần Thị Lan, 2005)[7]. Năm 1952, A.Petelot đã soạn thảo cuốn sách “Les plantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã giới thiệu về các loại cây thuốc và sản phẩm làm thuốc ở Đông Dương.
  18. 11 Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng 20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ được biết trên 6000 loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc. Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có tài liệu hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Good Agricultural and Collection Practices - GACP). Tài liệu đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đây là một hướng dẫn và là thước đo chất lượng sản phẩm dược liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên Thế giới. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này để xây dựng khung quy định chung cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế giới [15]. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc được pha chế tại các cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ các loài vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm. Ở Trung Quốc, có 940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trường thuốc năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD. Hiện nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế. Như vậy, con người đã nghiên cứu về các loại cây thuốc từ rất lâu đời. Ban đầu, những nghiên cứu về cây thuốc chỉ dừng lại ở mức mô tả các đặc điểm và cách sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, đã có nhiều nghiên cứu sâu hơn về hoạt chất chính có tác dụng
  19. 12 trong cây thuốc, tạo sự tin tưởng cho người bệnh khi sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ. 2.2.1.2.Tình hình nghiên cứu cây dược liệu tại Việt Nam Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dược tự nhiên. Việt Nam hiện có 4.000 loài cây thuốc, hơn 50 loài tảo biển, 75 loài khoáng vật và gần 410 loài động vật làm thuốc, trong đó có nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận như cây hồi, quế, atiso, sâm Ngọc Linh Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính khoảng 100.00 tấn/năm. Với sự đa dạng về khí hậu thổ nhưỡng – đất đai, ngay từ cưới những năm của thập kỷ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu ở nước ta rất phong phú. Tuy nhiên bên cạnh tiềm năng như vậy thì việc phát triển nguồn dược liệu trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) từ trước đến nay nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về thuốc như: Quế (ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi ), Hồi (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu ), Hòe (ở Thái Bình), vv Có những làng chuyên trồng thuốc như Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây nhiều loài thuốc ngắn ngày cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như: Bạc Hà, Ác Ti sô, Cúc Hoa, Địa Liên, Gấc, Hương Nhu, Ích Mẫu, Kim Tiền Thảo, Mã Đề, Sả, Thanh Cao hoa vàng, Ý Dĩ, vv Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu các cây thuốc và vị thuốc để chữa bệnh như: Đỗ Tất Lợi (1999) trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu 800 cây để làm thuốc;
  20. 13 Sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 cây thuốc; Ts. Võ Văn Chi có cuốn “Từ Điển cây thuốc Việt Nam” ghi 3200 cây thuốc trong đó có cả cây thuốc nhập nội Theo tài liệu của Viện Dược liệu (2004) thì Việt Nam có đến 3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ. Trong những năm qua, chỉ riêng ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô [10]. Hiện nay, do khai thác bừa bãi để chế biến trong nước hoặc bán nguyên liệu thô qua biên giới sang Trung Quốc mà nhiều loại cây dược liệu trở nên rất hiếm. Theo Lê Trần Đức, 1997, Sa nhân là cây thuốc quý trong y học cổ truyền phương Đông, Sa nhân dùng trong các trường hợp ăn không tiêu, kiến lỵ, đâu dạ dày, phong tê thấp, sốt rét, đau răng, Ngoài ra Sa nhân còn dùng trong sản xuất hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu. Các tác giả đã nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, vòng đời tái sinh, cấu tạo, nơi phân bố, kỹ thuật, thời gian trồng, thu hoạch của Sa nhân (Lê Trần Đức, 1997) [5]. Khi nghiên cứu về trồng cây Nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, Nguyễn Ngọc Bình đã tìm hiểu kỹ thuật gây trồng các loài cây dưới tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các họ gia đình nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi rừng. Tác giả chỉ ra giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài lâm sản ngoài gỗ như: Ba kích, Sa nhân, Thảo quả, Trám trắng, Mây nếp, (Nguyễn Ngọc Bình và cs, 2000). [3] Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả - huyện
  21. 14 Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của cộng đồng dân tộc cho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây thuốc của đồng bào dân tộc ở đây. Với kiến thức đó họ có thể chữa khỏi rất nhiều loại bệnh nan y bằng những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên những kiến thức quý báu này chưa được phát huy và có cách duy trì hiệu quả, có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật rừng được người dân sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái 10 chúng. Thêm vào đó họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ, và các điều kiêng kị khi thu hái cây thuốc; Đánh giá mức độ tác động của người đân địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồng tài nguyên cây thuốc [7]. Trước yêu cầu bảo tồn và trồng thêm Ba kích để làm thuốc, từ 1994 - 2002, Viện dược liệu đã phối hợp với một số hộ nông dân ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ xây dựng thành công một số mô hình trồng cây Ba kích trong đó có mô hình Ba kích trồng xen ở vườn gia đình và vườn trang trại, mô hình trồng Ba kích ở đồi và đất nương rẫy cũ. Bước đầu các mô hình này đã đem lại những hiệu quả đáng kể [10]. Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các loài (trước hết là các loài có giá trị Y học và kinh tế, quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng) và sự đa dạng di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy trí thức Y học cổ truyền và Y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và phát triển cây thuốc [2]. Trong 2 năm 2004 - 2005 Ngô Quý Công đã tiến hành điều tra việc khai thác, sử dụng cây thuốc Nam tại vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo, nghiên cứu chỉ rõ phương pháp thu hái của người dân cũng là vấn đề cần quan
  22. 15 tâm, việc thu hái bằng cách đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy giảm nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là sự tuyệt chủng của một số lớn các cây thuốc. Vì vậy việc nhân giống nhằm mục đích hỗ trợ cây giống cho người dân có thể trồng tại vườn nhà cũng như xây dựng các vườn cây thuốc tại địa phương đều giảm áp lực thu hái cây thuốc trong rừng tự nhiên là việc làm rất cần thiết và đưa ra những giải pháp và đề xuất hợp lý để bảo tồn và phát triển [4]. Theo Nguyễn Văn Tập, để bảo tồn cây thuốc có hiệu quả cần phải tiến hành công tác điều tra quy hoạch, bảo vệ và khai thác bền vững, tăng cường cây thuốc trong hệ thống các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, bảo tồn chuyển vị kết hợp với nghiên cứu gieo trồng tại chỗ, có như vậy các loại cây thuốc quý hiếm mới thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng. Cũng trong thời gian này tác giả Nguyễn Tập và cộng sự đã điều tra đánh giá hiện trạng và tiềm năng về y học cổ truyền trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, kết quả đã thu thập được nhiều cây thuốc, bài thuốc các thời gian trong cộng đồng thường sử dụng, nhằm kế thừa và quảng bá rộng rãi những tri thức bản địa này [13]. Ngày nay nhiều hộ gia đình đã trồng các loài cây dược liệu trong vườn nhà với nguồn giống lấy từ rừng, như trồng quế đã thành phổ biến ở các tỉnh Đông Bắc, Bắc Bộ và Trà Bồng, Trà My (Quảng Nam); Ba kích, Hà thủ ô, Hòe trồng rất phổ biến ở nhiều nơi. Dược liệu đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều vùng, người dân thu hái dược liệu chỉ để sử dụng một phần rất nhỏ còn lại đem bán ra ngoài thị trường và từ đó xuất khẩu sang các nước khác. Những người sống ở gần biên giới phía Bắc thường bán các dược liệu thu hái được qua biên giới 13 bằng con đường trực tiếp hoặc thông qua người buôn. Nhiều loại dược liệu có nguồn gốc từ Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác, qua chế biến và quay trở lại Việt Nam với thương hiệu nước ngoài trong tỉnh [1]. Đỗ Hoàng Sơn và cộng sự đã tiến hành đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và tiềm năng gây trồng cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng
  23. 16 đệm. Qua điều tra thống kê được tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm có 459 loài cây thuốc thuộc 346 chi và 119 họ trong 4 ngành thực vật là: Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Người dân thuộc vùng đệm ở đây chủ yếu là cộng đồng dân tộc và Sán Dìu sử dụng cây thuốc để chữa 16 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó trên 90% số loài được sử dụng trong rừng tự nhiên. Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn thuốc tươi từ Vườn quốc gia Tam Đảo được thu hái để buôn bán. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây đang bị suy giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây. Trên cơ sở các nghiên cứu các tác giả đã đề xuất 26 loài cây thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và phát triển [12]. Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị giảm sút nghiêm trọng, kéo theo sự đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả một số cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, vì vậy việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển thương mại các loài cây dược liệu tại Việt Nam là một việc rất cần thiết hiện nay. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có có nhiều cây dược liệu quý phân bố tự nhiên, đây cũng là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống có thói quen sử dụng cây thuốc thảo dược nên có thể là nơi lý tưởng cho các nghiên cứu về cây thuốc và phát triển cây thuốc theo hướng hàng hóa. 2.2.2.Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam Thời gian qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm việc phát triển dược liệu, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và coi đó là một trong các nhóm giải pháp của công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, do giá trị thu nhập của dược liệu mang lại. Ngày 30-10-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với quan điểm phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội; phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham
  24. 17 gia đầu tư phát triển dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ngày 19-12-2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung và gây trồng, thu hái cây dược liệu nói riêng. Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 1 năm 2014 phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược liệu Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Bộ Y tế ban hành ra nhiều nghị định, quyết định khuyến khích địa phương, các công ty, doanh nghiệp tập trung đầu tư vào phát triển ngành dược Quyết định số 206/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 22 tháng 1 năm 2015 về việc ban hành về danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2010
  25. 18 Nhiều địa phương trong cả nước như: Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng, An Giang, bước đầu đã xây dựng định hướng và triển khai các mô hình trồng dược liệu. Hầu hết các mô hình dược liệu do các tỉnh triển khai chỉ là các mô hình thí điểm, khả năng nhân rộng còn hạn chế do chưa hình thành cụ thể những quy chuẩn, quy chế, những quy định về đầu tư và khuyến khích đầu tư, Từ chính sách đến thực tế phát triển các vùng trồng dược liệu trong những năm qua tại Việt Nam, đề tài này thấy rằng, quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vẫn chỉ là kế hoạch, chưa được chú trọng đầu tư, bố trí nguồn kinh phí để phát triển dược liệu. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược liệu còn thiếu, hoạt động kinh doanh, sản xuất dược liệu vẫn dựa theo các quy định về quản lý thuốc tân dược, cho nên, có nhiều bất hợp lý. Để nâng cao công tác quản lý chất lượng dược liệu và củng cố hệ thống cung ứng dược liệu, cần có cơ chế hỗ trợ, ưu tiên đối với dược liệu trồng trong nước, dược liệu khai thác hợp pháp, thuốc sản xuất từ dược liệu trong nước Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các dược liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ. 2.2.3. Khái quát về dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” Ngày 25 tháng 02 năm 2016, UBND tỉnh Bắc Kạn ra Quyết định số 232/QĐ-UBND về việc phê duyệt tổ chức, cá nhân trúng tuyển là đơn vị chủ trì thực hiện dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” là Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Ngày 13/9/2016, UBND tỉnh Bắc Kạn ra Quyết định số 1469/QĐ-UBND về việc phê duyệt nội dung thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn”. UBND tỉnh Bắc Kạn là cơ quan chủ quản dự án, cơ quan quản lý dự án là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, cơ quan chủ trì thực hiện dự án là Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Thời gian thựchiện dự án 36 tháng (từ 8/2016 đến 7/2019). Tổng kinh
  26. 19 phí thực hiện dự án là: 2.803,251 triệu đồng (Hai tỷ, tám trăm linh ba triệu, hai trăn năm mươi mốt ngàn đồng). Đây là một dự án nghiên cứu triển khai xây dựng các mô hình trồng dược liệu tại tỉnh Bắc Kạn với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Mục tiêu chung của dự án: Xác đinh một số vùng trồng dược liệu và xây dựng mô h́nh trồng, chế biến dược liệu quý của Bắc Kạn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định được vùng trồng và cây dược liệu đặc thù phù hợp của Bắc Kạn có khả năng sản xuất hàng hóa - Xác định các vùng khí hậu, đất đai phù hợp cho loại cây dược liệu đặc thù; - Xác định loại cây dược liệu có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp sản xuất hàng hoá và có nhu cầu thị trường, trồng trên đất sản xuất nông nghiệp; - Xác định loại cây dược liệu có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp sản xuất hàng hoá và có nhu cầu thị trường, trồng dưới tán rừng của đất lâm nghiệp; Các loại cây dược liệu định hướng lựa chọn trồng tại Bắc Kạn là: Dong riềng đỏ, Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ, Đảng sâm, Hoài sơn, Ban lá dính. 2. Xây dựng được mô hình 10ha trồng 6 loại cây dược liệu - Mô hình 2 loại cây dược liệu đã được lựa chọn trồng dưới tán rừng; - Mô hình 6 loại cây dược liệu trồng trên đất soi bãi, đất một vụ chuyển đổi. 3. Xây dựng được mô hình chế biến tiêu thụ 6 sản phẩm dược liệu - Xây dựng được mô hình sản xuất, sơ chế biến dược liệu và bao tiêu sản phẩm làm đầu mối dài lâu trong liên kết với các Công ty, Viện, Trường trong phát triển dược liệu: Mô hình sơ chế thành nguyên liệu thô 4 sản phẩm; Mô hình chế biến bán thành phẩm 2 sản phẩm; - Xây dựng được mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm dược liệu.
  27. 20 4. Truyền thông về kỹ thuật, vùng trồng dược liệu cho tỉnh Bắc Kạn - Xây dựng được 1 tài liệu về kỹ thuật gây trồng và chế biến cho người dân và cộng đồng vùng trồng dược liệu; - Xây dựng được 1 tài liệu hướng dẫn truyền thông về vùng dược liệu với các phương tiện và công cụ phù hợp cho địa phương; - Tập huấn kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tiếp cận thị trường bao tiêu sản phẩm cho người trồng dược liệu. Trên cơ sở thực hiện mô hình của dự án thông qua nhóm hộ nông dân và HTX tại xã Bình Văn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch phát triển mở rộng vùng trồng dược liệu ra nhiều địa phương khác trong tỉnh.
  28. 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những điều kiện và thực tế kết quả phát triển trồng dược liệu tại Xã Bình Văn theo nhóm hộ và hợp tác xã (HTX). - Đề tài tập trung nghiên đánh giá những kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện dự án trồng cây dược liệu được trồng tại các hộ và HTX 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tiến hành tại xã Bình Văn - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn (Cụ thể tại nhóm hộ và HTX Thắng Lợi – Nơi trồng dược liệu). - Thời gian nghiên cứu: Các thông tin, số liệu về làm cơ sở nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 8/2016 – 4/2019. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Xã Bình Văn - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 5/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi Nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau: - Đánh giá các điều kiện gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây dược liệu tại địa phương. - Đánh giá kết quả bước đầu dự án trồng dược liệu tại xã Bình Văn. - Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong phát triển vùng trồng cây dược liệu tại xã Bình Văn. - Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm duy trì và phát triển cây dược liệu nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
  29. 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thông qua các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các nghị định, nghị quyết, chỉ thị, các chính sách của nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các số liệu và các báo cáo tổng kết của các xã, huyện, thành phố và tỉnh đang nghiên cứu để có được số liệu thống kê. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu. Đây là những số liệu trong báo cáo tổng kết, thống kê tình hình kinh tế xã hội của HĐND – UBND xã Bình Văn, tôi sử dụng phương pháp này để có được số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Thông qua việc tham khảo các tài liệu liên đến tình hình kinh tế, xã hội của xã nhằm khái quát tình hình sản xuất và phát triển cây Dược liệu tại địa bàn nghiên cứu, những vấn đề thuận lợi khó khăn của người dân gặp phải trong quá trình chăn sóc, thu hái, cũng như thị trường tiêu thụ và những lợi ích đem lại từ việc trồng cây Dược liệu cho người dân bản địa trên địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: + Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân và xã viên HTX, nói chuyện, tiếp cận một cách nhanh nhẹn, linh hoạt, thông qua các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng thành thạo, ứng biến kịp thời với các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? tại sao? Như thế nào và bao nhiêu? Căn cứ vào mục tiêu nội dung của đè tài để lập bảng kiểm tra các nội dung chính cần điều tra, chọn đối tượng phỏng vấn. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn giám đốc và các thành viên HTX Thắng Lợi và đại diện các hộ tham gia trồng dược liệu về điều kiện đất đai, lao động, vốn đầu tư, kinh nghiệm trong trồng, chế biến và sử dụng sản phẩm từ cây dược liệu.
  30. 23 + Đề tài cũng tiến hành phỏng vấn một số thành viên hợp tác xã và những người có hiểu biết về những cây thuốc tại cộng đồng, đặc biệt là những người có gây trồng trong vườn, những người đi tìm kiếm, khai thác cây thuốc từ rừng để có cái nhìn sâu sắc về phát triển cây dược liệu. - Phương pháp quan sát: Đề tài sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với phỏng vấn trong nghiên cứu khảo sát điều kiện đất đai, các mô hình gây trồng cây dược liệu, cách bào chế chế biến dược liệu, các công cụ và máy móc đặc thù trong chế biến dược liệu. Phương pháp quan sát cũng được đề tài sử dụng khi tìm hiểu về hành vi, thái độ của các thành viên tham gia dự án trồng dược liệu. 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu -Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin số liệu tiến hành lập bảng biểu, phân tích theo mục đích nghiên cứu của đề tài. -Đối với thông tin sơ cấp: Sau khi thu thập những thông tin sơ cấp sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel phân tích theo mục đích nghiên cứu của đề tài.
  31. 24 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Bình Văn 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Bình Văn diện tích đất tự nhiên hơn 2.800 ha (28 km²), có 314 hộ gia đình với hơn 1.400 người. Bình Văn được chia thành 7 thôn bản là Thôm Bó, Mới, Tài Chang, Khuôn Tắng, Nà Mố, Đon Cọt, Thôm Thoi. Xã nằm ở phía đông của huyện: - Phía Đông Nam giáp với xã Thần Sa (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) - Phía Tây và Tây Nam giáp với xã Như Cố - Phía Đông và Bắc giáp với xã Yên Hân - Phía Tây Bắc giáp với xã Nông Hạ. Xã nằm ở phía Đông của huyện chợ Mới, cách trung tâm huyện khoảng 20km, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 56km, có đường tiểu lộ 256 chạy qua. Giao thông tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 4.1.1.2. Địa hình Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, dốc, có nhiều khe, suối lớn nhỏ, chia cắt phức tạp tạo thành những thung lũng nhỏ và hẹp. Độ cao trung bình từ 500 - 600m (cao nhất là đỉnh núi Pù Lòn cao 1020m, điểm thấp nhất là thôn Bản Mới 105m) độ dốc trung bình 25° - 40°. 4.1.1.3. Khí hậu Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông ít mưa, lạnh và khô, mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều: - Nhiệt độ trung bình năm 19℃ và chênh lệch theo mùa; Mùa Hạ có nhiệt độ trung bình cao vào các tháng 6,7,8 (25℃ - 25,5℃); Mùa Đông có nhiệt độ trung bình thấp nhất là vào tháng 1 (13℃ - 13,5℃).
  32. 25 - Độ ẩm không khí từ 81% - 83%. - Lượng mưa: Trung bình 1.500 - 1.510mm/năm, nhưng phân bố theo mùa: + Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm. + Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa rất ít chiếm khoảng 20 - 25% lượng mưa cả năm. - Gió: Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí khô, lạnh và gió mùa Đông Nam. - Ngoài sự chênh lệch về thời tiết theo mùa thì còn sương mù, sương muối và mưa đá: Trung bình có khoảng 85 ngày có sương mù trong 1 năm và tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11; sương muối và mưa đá ít xảy ra, một năm thường có 3 - 4 ngày và thường xảy ra vào cuối tháng 12 và vào đầu xuân. 4.1.1.4. Địa hình Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, dốc, có nhiều khe, suối lớn nhỏ, chia cắt phức tạp tạo thành những thung lũng nhỏ và hẹp. Độ cao trung bình từ 500 - 600m (cao nhất là đỉnh núi Pù Lòn cao 1020m, điểm thấp nhất là thôn Bản Mới 105m) độ dốc trung bình 25° - 40°. 4.1.1.5. Thủy văn Đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên hệ thống suối kéo dài dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 256 dài 4,5km nhưng cạn nước vào mùa khô. Nhìn chung, hệ thống thủy văn của xã không thuận lợi cho việc trồng trọt, nôi trồng thủy sản. Do địa hình dốc, cao, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa Hạ nên dễ xảy ra xói mòn, lũ quét cục bộ. 4.1.1.6. Thổ nhưỡng Theo số liệu tổng hợp thì trên địa bàn xã có 2 loại đất chính: - Đất sản xuất nông nghiệp: Đất có màu nâu xám, độ phì trung bình, thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực và cây hoa màu. - Đất đồi núi: Chủ yếu là đất Feralit màu vàng, thành phần cơ giới
  33. 26 thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng. Điều kiện về tự nhiên của xã Bình Văn có những đỉnh núi cao (đỉnh Pù Lòn cao 1020m), trải thấp dần xuống thung lũng với các điều kiện khí hậu đặc thù và đất đai chủ yếu là đất rừng. Trước đây trên địa bàn xã có môi trường vô cùng thích cho các loài dược liệu sinh trưởng, nhiều loài dược liệu bản địa như: Ba kích, Hà thủ ô, Bình vôi, Giảo cổ lam, Sâm cau, hiện còn rất ít. Việc xây dựng và phát triển vùng trồng dược liệu tại Bình Văn sẽ giúp cho xã phát huy được lợi thế về đất đai, khí hậu. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Bảng 4.1. Thống kê một số cây lương thực chính năm 2018 Thực trạng năm 2015 STT Cây trồng Diện tích Năng suất Sản lượng (ha) (tạ/ha) (tấn) 1 Cây lúa 103,03 410,9 1.1 Lúa vụ xuân 3,03 36 10,9 1.2 Lúa đông xuân 100 40 400 2 Thuốc lá 96,3 119,5 2.1 Thuốc lá vụ xuân 88 10 88 2.2 Thuốc lá vụ đông xuân 8,3 3,8 31,5 3 Cây ngô 21,7 30 65,1 4 Khoai 2 8 1,6 (Nguồn: UBND xã Bình Văn, năm 2015) - Tổng dân số toàn xã Bình Văn có 1.500 người với 333 hộ với 3 dân tộc chính chung sống là: Tày, Kinh, Dao. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã cao 131/333 hộ chiếm 39,3% tổng số hộ. - Trồng trọt: Cây trồng chủ yếu tại xã Bình Văn gồm: Lúa, thuốc lá, ngô, khoai. Diện tích đất nông nghiệp chỉ có hơn 100 ha, nhưng rất hạn chế về nước
  34. 27 tưới đặc biệt trong vụ Đông Xuân, nhiều diện tích chỉ cấy được 1 vụ. Sản lượng lương thực đạt 507,54 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 360kg/người/năm. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính của xã như sau: - Chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn xã chủ yếu phát triển theo mô hình hộ gia đình, nhỏ bé và chưa có khu vực chăn nuôi tập trung. Trong giai đoạn vừa qua không có dịch bệnh lớn xảy ra, các công tác thú y đều được thực hiện tốt. Toàn xã có 370 con đại gia súc; lợn 784 con; gia cầm 8.916 con. - Lâm nghiệp: Việc giao đất, giao rừng, khoán khoanh nuôi rừng đến từng hộ gia đình được triển khai thực hiện tốt, đạt được yêu cầu đề ra. Công tác quản lý, bảo vệ được chú trọng. Tuy nhiên, việc khai thác gỗ trái phép nhỏ lẻ trong nhân dân vẫn còn xảy ra, rừng tự nhiên đang dần được thay thế bằng rừng trồng, độ che phủ của rừng giảm. + Đất rừng sản xuất: Hiện tại xã có diện tích rừng sản xuất là 1449,22 ha, trong đó đất có rừng tự nhiên sản xuất là 103,8 ha, đất có rừng trồng sản xuất là 73,5 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là 122,8 ha và đất trồng rừng sản xuất là 187,62 ha. + Đất rừng phòng hộ: Hiện tại diện tích rừng phòng hộ của xã là 275,15 ha chủ yếu là rừng tự nhiên chiếm 154,63 ha và 120,52 ha đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất. + Hiện nay các loài thực vật trên địa bàn xã còn tương đối đa dạng, nhưng đa phần là các loài cây phổ biến, các loài cây gỗ quý hiếm còn ít: Nghiến, kháo Các loài cây dược liệu còn tương đối nhiều. 4.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng 4.1.3.1. Giao thông Hệ thống giao thông của xã bao gồm: + Đường tỉnh lộ: Đoạn đường 256 đi xã Yên Hân, có chiều dài qua địa bàn xã là 3,5 km, nền đường rộng 5m, mặt đường rộng 3m, kết cấu nhựa, hiện vẫn sử dụng tốt.
  35. 28 + Đường liên xã: Gồm 1 tuyến có chiều dài 4,3km, nền đường rộng trung bình 3 - 3,5m, đường đất. + Đường liên thôn: Đường liên thôn có tổng chiều dài 9,86 km, quy mô nền đường rộng trung bình 3-4 m, trong đó có 4,05 km đường bê tông hóa, còn lại là đường đất. + Đường ngõ xóm (thôn): Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 65,1km, có nền đường trung bình rộng từ 1,2 - 3,0m, chủ yếu là đường đất, mặt đường hẹp, nhiều đoạn bị hư hỏng xuống cấp đi lại khó khăn vào mùa mưa. 4.1.3.2. Thủy lợi Tổng chiều dài của các tuyến mương thủy lợi là 19,45km, có chiều rộng lòng mương từ 0,4 - 0,6m, chủ yếu là mương đất. Nhìn chung hệ thống thủy lợi của xã mới chỉ đáp ứng cơ bản yêu cầu về nước tưới cho cây lúa vào vụ mùa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân, 4.1.3.3. Y tế: Cả xã có 1 trạm y tế. Trạm y tế được xây dựng là nhà cấp IV tại khu trung tâm xã, rất thuận tiện trong công tác khám và chữa bệnh. Hệ thống y tế thôn bản và công tác viên dân số hoạt động tốt và có hiệu quả. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm đạt 78,56% 4.1.4. Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của xã Bình Văn, Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc kạn 4.1.4.1. Những thuận lợi - Xã nhận được sự quan tâm trong lãnh đạo chỉ đạo và giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng của Tỉnh cũng như Huyện. - Nhân dân các dân tộc trong xã có tinh thần đoàn kết, cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên trong sản xuất. - Địa hình chủ yếu là đồi núi cao và trung bình nên thích hợp cho phát triển sản xuất về nông lâm kết hợp và các cây dược liệu quý hiếm. - Khí hậu có 2 mùa được phân chia rõ rệt, đem lại hiệu quả kinh tế
  36. 29 nhất định về cây trồng cho người dân theo từng mùa 4.1.4.2. Những khó khăn - Xã Bình Văn nằm ở vị trí cách xa trung tâm tỉnh, việc di chuyển từ xã tới các địa bàn khác trong huyện và tỉnh còn nhiều khó khăn. - Điều kiện địa hình chia cắt mạnh, núi cao khe sâu, đất bằng để sản xuất ít, chủ yếu là đất có độ dốc lớn. Đây là điều kiện không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất dễ bị rửa trối bạc màu, lưu thông hàng hoá bị hạn chế. - Trình độ dân trí thấp, khả năng áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn nhiều hạn chế, tập quán canh tác lâu đời của đồng bào các dân tộc lạc hậu, sản xuất mạng tính tự cấp tự túc, thói quan chăn thả gia súc - Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất do tỷ lệ tích luỹ nội bộ cho tái sản xuất còn thấp, vốn vay tín dụng xuất vay chưa cao, thiếu tập chung ưu tiên đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư từ các chương trình dự án còn thấp, dàn trải, hiệu quả chưa cao. 4.2.Đánh giá kết quả dự án trồngcây dược liệu tại xã Bình Văn 4.2.1. Đánh giá khái quát tình hình thực hiện dự án tạixã Bình Văn 4.2.1.1. Kết quảtrồng các loài cây dược liệu ở xã Bình Văn Tại xã Bình Văn được hai nhóm đối tượng tham gia trồng cây dược liệu theo dự án gồm: HTX Thắng Lợi và nhóm hộ. Thực trạng về diện tích và đối tượng tham gia trồng cây dược liệu ở xã Bình Văn được chúng tôi tổng hợp vào các bảng sau: Từ bảng 4.2 cho thấy tình hình trồng dược liệu của xã Bình Văn, gồm 3 loài cây với tổng diện tích 10,175ha. Trong đó: - HTX Thắng Lợi trồng tổng cộng 4.05 ha các cây dược liệu dài ngày là Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ với hai hình thức trồng là thâm canh và trồng dưới tán rừng. - Nhóm hộ tại xã Bình Văn trông 6,12 ha với 3 loài cây Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ và Dong riềng đỏ. Cây Dong riềng đỏ là cây đã cho thu hoạch.
  37. 30 Bảng 4.2. Diện tích và đối tượng tham gia trồng cây dược liệu theo dự án tại xã Bình Văn 2016 - 2019 HTX Thắng Nhóm hộ Tổng diện TT Các loài cây dược liệu Lợi (ha) (ha) tích (ha) 1 Dong riềng đỏ 0 2,12 2,12 Ba kích tím trồng dưới tán 2 1,02 1,5 2,52 rừng 3 Ba kích tím trồng thâm canh 1,0 0,75 1,75 Hà thủ ô đỏ trồng dưới tán 4 1,28 1,0 2,28 rừng 5 Hà thủ ô đỏ trồng thâm canh 0,75 0,75 1.50 Tổng 4,05 6,12 10,17 (Nguồn: Số liệu điều tra 2019) 4.2.1.2. Kết quả xây dựng hệ thống nhà xưởng chế biến dược liệu Dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” đã hỗ trợ đầu tư xây dựng một nhà xưởng chế biến dược liệu tại HTX Thắng Lợi xã Bình Văn. Dự án chỉ hỗ trợ 50% giá trị các loại trang thiết bị máy móc và hệ thống điện, HTX Thắng Lợi đối ứng 50% còn lại và tự đầu tư 100% chi phí xây dựng nhà xưởng chế biến và kho bảo quản dược liệu. Tổng mức đầu tư cho hệ thống xưởng chế biến là 372.000.000 đồng. Trong đó dự án hỗ trợ 50% giá trị thiết bị máy móc là 136.000.000 đồng, HTX phải đối ứng là 236.000.000 đồng. Tại một địa phương thuần nông như xã Bình Văn, thì việc đầu tư một nhà xưởng chế biến dược liệu với giá trị lớn như trên chỉ có HTX Thắng Lợi có thể thực hiện được. Theo đánh giá hiện tại, nhà xưởng chế biến dược liệu tại HTX Thắng Lợi đã được xây dựng, lắp đặt song và đang vận hành thử và điều chỉnh những vấn đề có thể phát sinh. Nhà xưởng được xây dựng giúp cho việc sơ chế biến bảo quản dược liệu đảm bảo nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
  38. 31 Bảng 4.3. Định mức đầu tư xây dựng xưởng chế biến dược liệu ĐVT: 1000 đ Tổng mức Hỗ trợ của Đối ứng TT Hạng mục đầu tư đầu tư dự án của HTX 1 Lò sấy dược liệu 99.000 49.500 49.500 2 Máy thái dược liệu 26.000 13.000 13.000 3 Máy đóng gói chân không 85.000 42.500 42.500 4 Nồi hấp dược liệu 2 lớp 52.000 26.000 26.000 5 Hệ thống điện 10.000 5.000 5.000 6 Xưởng sơ chế biến dược liệu 80.000 0 80.000 7 Kho bảo quản dược liệu 20.000 0 20.000 TỔNG 372.000 136.000 236.000 (Nguồn: Số liệu dự án 2019) Hiện nay, xưởng chế biến đã bắt đầu được đưa vào hoạt động: Sấy các sản phẩm từ cây Dong riềng đỏ, sản phẩm hoa Hồi giúp cho người dân địa phương. Ngoài ra, theo HTX trong thời gian tới, xưởng sẽ tập trung sản xuất thêm các sản phẩm từ măng khô vì tại địa phương nguồn nguyên liệu cho chế biến măng từ tre, vầu, nứa, rất nhiều, giá bán tươi rất thấp. 4.2.2. Thực trạng trồng cây dược liệu tại HTX Thắng Lợi, xã Bình Văn 4.2.2.1. Đánh giá kết quả trồng cây dược liệu tại HTX Thắng Lợi Thực trạng về diện tích trồng cây dược liệu theo dự ántại HTX Thắng Lợi trong giai đoạn 2016 – 2019 được tổng hợp vào các bảng sau: Từ bảng 4.4 cho thấy tổng diện tích trồng cây dược liệu tại HTX Thắng Lợi là 4,05 ha, tăng hơn so với kế hoạch dự án là 0,3ha trong đó: - Ba kích tím trồng dưới tán rừnglà 1,02 ha,tăng 0,02ha so với kế hoạch dự án. - Ba kích tím trồng thâm canh có tổng diện tích là 1ha theo đúng kế hoạch dự án. Trên diện tích này có lắp đặt hệ thống tưới phun bán tự động.
  39. 32 - Hà thủ ô đỏ trồng dưới tán rừng là 1,28ha, tăng 0,28ha so với kế hoạch dự án. - Hà thủ ô đỏ trồng thâm canh có tổng diện tích là 0,75ha theo đúng kế hoạch dự án. Bảng 4.4. Diện tích trồng cây dược liệutại HTX Thắng Lợi Kế hoạch Diện tích So với kế TT Các loài cây dược liệu dự án(ha) trồng(ha) hoạch(+/-) Ba kích tím trồng dưới tán 1 1,0 1,02 +0,02 rừng 2 Ba kích tím trồng thâm canh 1,0 1,0 0 Hà thủ ô đỏ trồng dưới tán 3 1,0 1,28 +0,28 rừng 4 Hà thủ ô đỏ trồng thâm canh 0,75 0,75 0 Tổng 3,75 4,05 + 0,30 (Nguồn: Số liệu điều tra 2019) 4.2.2.3. Những vấn đề khó khăn và tồn tại trong trồng cây dược liệu tại HTX + HTX không tìm được nguồn phân chuồng để bón cho cây dược liệu theo cam kết đối ứng ban đầu, điều này đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu. + Việc thuê mướn lao động cho việc trồng và chăm sóc cây dược liệu của HTX khó khăn, lao động được thuê không có kỹ thuật, thường xuyên thay đổi người nên khó khăn trong việc hướng dẫn kỹ thuật. Ngoài ra, việc các lao động thiếu tinh thần trách nhiệm trong trồng và chăm sóc nên đã làm giảm tỷ lệ sống của cây trong mô hình (bón phân NPK trực tiếp vào gốc, phát và nhổ cỏ nhiều khi phát và nhổ luôn cây dược liệu vì cây dược liệu là dây leo, ). + HTX Thắng Lợi đầu tư làm nhiều lĩnh vực như: Khai thác đá, cát sỏi, xây dựng, xăng dầu nên ít quan tâm đến các mô hình trồng cây dược liệu. + Tình trạng chuột cắn dây và mối đã làm thiệt hại lớn đến cây dược
  40. 33 liệu trồng trong dự án, dự án đã phải cùng với HTX trồng dặm lại nhiều lần. + HTX thiếu người có hiểu biết về chăm sóc cũng như chế biến đối với 2 loại cây trồng của dự án, tuy dự án đã có các buổi tập huấn và chuyển giao kỹ thuật nhưng việc nắm bắt còn chưa tốt cũng như thiếu kinh nghiệm làm cho tỷ lệ sống của cây giảm thấp. + HTX chưa thực hiện đúng 100% mô hình của dự án. 4.2.3. Thực trạng trồng cây dược liệu tại nhóm hộ, xã Bình Văn 4.2.3.1. Đánh giá kết quả trồng cây dược liệu tại nhóm hộ Thực trạng về diện tích trồng cây dược liệu theo dự án tại nhóm hộ, xã Bình Văn trong giai đoạn 2016 – 2019 được tổng hợp vào các bảng sau: Bảng 4.5. Diện tích trồng cây dược liệutại nhóm hộ, xã Bình Văn Kế hoạch Diện tích So với kế TT Các loài cây dược liệu dự án(ha) trồng(ha) hoạch(+/-) 1 Ba kích tím trồng dưới tán rừng 1,0 1,5 +0,50 2 Ba kích tím trồng thâm canh 0,5 0,75 +0,25 3 Hà thủ ô đỏ trồng dưới tán rừng 0,75 1,0 +0,25 4 Hà thủ ô đỏ trồng thâm canh 0,75 0,75 0 5 Dong riềng đỏ 2,0 2,12 0,12 Tổng 5,00 6,12 +1,12 (Nguồn: Số liệu điều tra 2019) Dự án chỉ hỗ trợ 100% giống, hỗ trợ 50% phân bón NPK cho diện tích đã được phê duyệt, các diện tích các hộ tự đầu tư thêm thì dự án chỉ hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo bao tiêu sản phẩm đầu ra. * Những vấn đề khó khăn và tồn tại trong trồng cây dược liệu tại nhóm hộ + Hầu hết các hộ còn có tâm lý e ngại khi chuyển sang trồng cây dược liệu, họ lo lắng về thị trường đầu ra, về thu nhập có thể thu được. Theo một số người cho biết, sản phẩm cây nông nghiệp nếu không bán được thì mình có thể ăn được, hoặc cho chăn nuôi còn cây dược liệu nếu không bán được thì
  41. 34 không biết để làm gì. Vì thế, mỗi hộ tham gia dự án chỉ dành một diện tích không lớn để trồng dược liệu. + Kinh nghiệm, kỹ thuật của người dân trong trồng cây dược liệu hầu như chưa có, khi tập huấn kỹ thuật nhiều người lại không tham gia thường xuyên hoặc thay người khác tham gia các buổi khác nhau. Đây là vấn đề khó khăn trong triển khai trồng và chăm sóc các mô hình cây dược liệu của dự án. + Nhiều hộ gia đình thiếu phân bón hữu cơ đối ứng, ít đầu tư công chăm sóc nên cây dược liệu trong mô hình sinh trưởng và phát triển kém. + Tình trạng chăn thả tự do tại địa phương và sự thiếu đầu tư hệ thống rào bao, trông coi cũng làm cho một số diện tích cây dược liệu bị phá hoại. + Các hộ thiếu vốn đầu tư thâm canh cũng như mở rộng các mô hình trồng dược liệu 4.3. Bước đầu đánh giá kết quả các mô hình trồng dược liệu tại xã Bình Văn 4.3.1. Mô hình trồng Dong riềng đỏ Diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu Dong riềng đỏ trồng tại xã BÌnh văn năm 2018 như sau: Bảng 4.6. Diện tích, năng suất và sản lượng Dong riềng đỏ của các hộ điều tra tại xã Bình Văn Chỉ tiêu Đơn vị tính 2018 Tổng diện tích ha 2,12 Năng suất tấn/ha 25 Sản lượng tấn 53 (Nguồn: Số liệu điều tra) Cây dược liệu Dong riềng đỏ được nhóm hộ xã Bình Văn lựa chọn trồng trên đất lúa 1 vụ. Tổng diện tích nhóm hộ trồng trên đất 1 vụ là 2,12ha, vượt 0,12ha so với kế hoạch của dự án. Dong riềng đỏ là cây dược liệu trồng trong thời gian 6 tháng là đã bắt đầu cho thu hoạch sản phẩm. Sản phẩm khi thu hoạch là toàn bộ thân, lá trên mặt đất từ những thân cây bánh tẻ. Một năm có
  42. 35 thể thu nhiều lần vì sau khi cắt cây đủ tiêu chuẩn, những cây con và những chồi thân mới lại tiếp tục phát triển và cho những lứa thu hoạch tiếp theo. Qua bảng 4.6 ta thấy với diện tích là 2,12 ha, năng suất và sản lượng mà người dân thu được đạt kết quả cao. Với 1 ha người dân thu về 25 tấn dong riềng khô, trong đó mỗi 1kg Dong riềng đỏ khô hiện tại trên thị trường có giá 18.000đ/kg. Cùng với đó hạt của dong riềng đỏ cũng rất có giá trị kinh tế, 1ha thu được 70kg hạt với 1kg là 100.000đ, như vậy với diện tích 2,12ha dong riềng đỏ trồng theo dự án người dân có tổng thu nhập là 954.000.000đ/năm. Dong riềng đỏ của các hộ dân được tiêu thụ theo kênh tiêu thụ sau: Công ty TNHH Y học Người sản xuất Bản địa Việt Nam Hình 4.1: Kênh tiêu thụ Giá cả là một yếu tố quyết định đến doanh thu của người dân từ việc trồng dong riềng đỏ. Giá bình quân của dong riềng đỏ năm 2018 là 18.000/kg và giá của dong riềng đỏ luôn giữ ở mức ổn định bởi những nguyên nhân sau: - Dong riềng đỏ là một loại dược liệu quý, luôn luôn cần để chiết xuất thuốc. - Với loại dong riềng khác giá của chúng sẽ thay đổi lên xuống vào đầu vụ hay cuối vụ, nhưng với dong riềng đỏ giá của chúng luôn được giữ nguyên. - Khi tiêu thụ dong riềng đỏ không cần qua khâu trung gian, nên giá bán mà người dân được hưởng luôn đúng với giá thực tế. - Do người dân đã có ký kết với Công ty TNHH Y học Bản địa Việt Nam nên không bị ép giá do các trung gian, giá luôn được ổn định. Đối với các hộ tham gia xây dựng mô hình trồng cây Dong riềng đỏ, dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” hỗ trợ 100% tiền giống, 50% giá trị phân bón NPK. Vì vậy, trong khi đánh giá hiệu quả kinh tế phải tính đủ các chi phí mà dự án đã hỗ trợ để đảm bảo chính xác.
  43. 36 * So sánh chi phí sản xuất của dong riềng đỏ với chi phí sản xuất lúa Bảng 4.7. So sánh chi phí sản xuất cho 1ha Dong riềng đỏ và chi phí sản xuất cho 1ha lúa Giống Dong riềng đỏ Lúa Chi phí Thành Thành STT Số Giá Số Giá Dong tiền tiền Chi phí lượng (1000đ) lượng (1000đ) riềng (1000đ) (1000đ) đỏ/Lúa 1 Chi phí trung gian 50.545,5 2.828,65 17,87 1.1 Giống (kg) 33.000 1 33.000 30 37 1.110 29,73 1.2 Phân hữu cơ (kg) 2.770 0,75 2.077,5 594 0,75 445,5 4,66 1.3 Phân NPK (kg) 3.000 5 15.000 70 5 350 42,86 1.4 Phân đạm (kg) 9 10 90 27,5 10 275 0,33 1.5 Phân lân (kg) 30 4,5 135 43,5 4,5 195,75 0,69 1.6 Phân kali (kg) 6 15,5 93 35 8,640 302.4 0,31 1.7 Thuốc BVTV (ống) 10 15 150 10 15 150 1 2 Công lao động (công) 20 150 3.000 20 150 3000 1 Tổng chi phí 53.545,5 5.828,65 9,19 (Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng trên cho ta thấy chi phí sản xuất trung gian của dong riềng đỏ cao hơn chi phí sản xuất trung gian của lúa là 17,87 lần. Trong đó: - Chi phí về giống cho 1 ha dong riềng đỏ cao gấp 29,73 lần so với chi phí giống lúa cho 1 ha. - Chi phí phân hữu cơ dùng cho sản xuất dong riềng đỏ cao hơn so với dùng cho sản xuất lúa là 4,66 lần, chi phí phân NPK dùng cho sản xuất dong riềng đỏ cao hơn dùng cho sản xuất lúa là 42,86 lần và chi phí phân đạm dùng cho sản xuất dong riềng đỏ thấp hơn dùng cho sản xuất lúa là 0,33 lần; chi phí phân lân dùng cho sản xuất dong riềng đỏ thấp hơn dùng cho sản xuất lúa là 0,69 lần; chi phí phân kali dùng cho sản xuất dong riềng đỏ thấp hơn dùng cho sản xuất lúa là 0,31 lần.
  44. 37 - Dong riềng đỏ chủ yếu là dùng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để diệt nấm bệnh trong giai đoạn cây con. Do sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học nên trồng dong riềng đỏ sẽ ít làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay cây dong riềng đỏ là cây thân thiện với môi trường. Chi phí thuốc BVTV cho Dong riềng đỏ và cho lúa ước tính là như nhau, khoảng 150.000đ/ha. - Chi phí nhân công trong sản xuất dong riềng đỏ bằng chi phí nhân công trong sản xuất lúa. Vậy sự chênh lệch về chi phí sản xuất thì chi phí nhân công không phải là nguyên nhân gây nên. Vì những nguyên nhân trên mà tổng chi phí cho sản xuất 1 ha cây dong riềng cao hơn tổng chi phí cho sản xuất lúa là 9,19 lần. Sự chênh lệch này là do có sự chênh lệch trong chi phí trung gian. * So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng đỏ và lúa Để thấy được kết quả và hiệu quả của dong riềng đỏ và lúa thu được sau khi đầu tư chi phí vào sản xuất ta so sánh kết quả và hiệu quả của dong riềng với kết quả và hiệu quả của lúa. Ta có bảng so sánh sau: Bảng 4.8. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng đỏ và lúa Đơn vị Dong riềng Dong riềng Chỉ tiêu Lúa tính đỏ đỏ/lúa (lần) 1. Năng suất bình quân Kg/ha 25000 5440 4,6 2. Giá bình quân 1000đ/kg 18 9,8 1,84 3. Tổng giá trị sản xuất 1000đ 450.000 53.312 8,44 4. Chi phí trung gian 1000đ 50.545,5 2.828,65 17,87 5. Giá trị gia tăng 1000đ 399.454,5 50.483,35 7,91 6. Công lao động 1000đ 3000 3000 1,00 7. Tổng chi phí 1000đ 53.545,5 5.828,65 9,19 8. Lợi nhuận 1000đ 396.454,5 47.483,35 8,35 (Nguồn: Số liệu điều tra)
  45. 38 Tổng giá trị sản xuất thu được từ 1 ha cây Dong riềng đỏ là 450.000.000 đồng và của 1ha lúa là 53.312.000 đồng. Tổng giá trị sản xuất của Dong riềng đỏ cao hơn tổng giá trị sản xuất của lúa là 8,44 lần. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá bán của dong riềng đỏ cao hơn giá bán của lúa 1,84 lần, năng suất của dong riềng đỏ cũng cao hơn năng suất của lúa 4,6 lần nên tổng giá trị sản xuất của dong riềng đỏ cao hơn lúa. Vậy kết quả thu được của dong riềng đỏ cao hơn kết quả thu đước của lúa. Đối với người dân, giá trị thu được từ việc trồng cây dược liệu Dong riềng đỏ cao hơn nhiều so với trồng lúa (8,44 lần). Tuy nhiên, để đầu tư trồng Dong riềng đỏ, số vốn phải bỏ ra là rất lớn 50.545.500 đồng/ha, cao hơn 17,87 lần so với đầu tư làm lúa (2.828.650 đồng/ha). Với mức đầu tư ban đầu cao như vậy, nếu không được dự án hỗ trợ giống và phân bón thì ít hộ có thể tham gia phát triển cây Dong riềng đỏ được. Tuy nhiên, cây Dong riềng đỏ lại có thể nhân giống bằng hạt và chồi củ nên các vụ sau, người sản xuất có thể tiết kiệm được khoảng 33.000.000 đồng tiền giống/ha. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cho việc mở rộng diện tích có tính khả thi cao. Qua những phân tích trên ta có thể thấy việc sản xuất dong riềng đỏ đem lại hiệu quả cao hơn so với cây lúa do đó người dân nên mở rộng diện tích sản xuất dong riềng đỏ để tăng thêm thu nhập. Nhưng khi quyết định mở rộng diện tích người dân nên có kế hoạch đất đai, vốn đầy đủ để đảm bảo năng xuất và chất lượng sản phẩm. 4.3.2. Mô hình trồng Hà thủ ô đỏ Đầu tư cho phát triển các mô hình trồng cây dược liệu thường cao hơn so với các cây trồng nông nghiệp. Cũng giống như nhiều cây nông nghiệp, cây dược liệu để đạt đượcc năng xuất chất lượng sản phẩm tốt thì phân bón và giống là một trong những đầu tư quan trọng trong phát triển các mô hình trồng cây dược liệu. Theo số liệu của dự án, chi phí đầu tư cho mỗi 1ha cây Hà thủ ô đỏ trồng theo quy định, quy trình của dự án như sau:
  46. 39 Bảng 4.9. Chi phí đầu tư mô hình trồng 1ha Hà thủ ô đỏ thâm canh ĐVT: 1000đ Đơn vị STT Diễn giải nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền tính 1 Cây giống 37.400 Trồng mới Cây 8500 4 34.000 Trồng dặm Cây 850 4 3.400 2 Phân bón NPK 51.000 Năm 1 (0,2kg/cây) Kg 1700 10 17.000 Năm 2 (0,2kg/cây) Kg 1700 10 17.000 Năm 3 (0,2kg/cây) Kg 1700 10 17.000 3 Phân chuồng hoai Tấn 15 800 12.000 4 Công chăm sóc Công 230 150 34.500 5 Vật liệu làm giàn leo Cây 6000 5 30.000 6 Thuốc Bảo vệ thực vật 500 165.400 (Nguồn: Số liệu dự án năm 2016) Tổng chi phí trồng hà thủ ô đỏ thâm canh là 165.400.000 đồng. Trong đó, dự án hỗ trợ 100% tiền cây giống (37.400.000đ), tiền phân bón NPK trong 3 năm (51.000.000đ). Phân chuồng hoai mục 15 tấn/ha (giá trị khoảng 12.000.000đ), công chăm sóc 230 công (năm đầu 150 công, các năm sau 40 công), vật liệu làm giàn leo và thuốc bảo vệ thực vật (nếu cần) đều do HTX, hộ gia đình tham gia mô hình tự chủ. Bảng 4.10. Chi phí đầu tư mô hình trồng 1ha Hà thủ ô đỏ dưới tán rừng ĐVT: 1000đ Đơn vị STT Diễn giải nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền tính 1 Cây giống Cây 11.000 Trồng mới Cây 2500 4 10.000 Trồng dặm Cây 250 4 1.000 2 Phân bón NPK 15.000 Năm 1 (0,2kg/cây) Kg 500 10 5.000 Năm 2 (0,2kg/cây) Kg 500 10 5.000 Năm 3 (0,2kg/cây) Kg 500 10 5.000 3 Phân chuồng hoai Tấn 15 800 12.000 4 Công chăm sóc Công 120 150 18.000 5 Vật liệu làm giàn leo Cây 2522 5 12.610 6 Thuốc Bảo vệ thực vật 200 68.810 (Nguồn: Số liệu dự án năm 2016)
  47. 40 Tổng chi phí trồng hà thỉ ô đỏ dưới tán rừng là 68.810.000 đồng * Ước tính sản lượng và giá trị của cây Hà thủ ô đỏ 2,5 tuổi tại Bình Văn Cây Hà thủ ô đỏ cho thu hoạch đạt tiêu chuẩn về năng suất và chất lượng là sau 4 năm tuổi, càng để lâu chất lượng dược tính củ càng tốt. Thời điểm nghiên cứu, cây Hà thủ ô đỏ trồng theo dự án ở các mô hình tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới đang ở độ tuổi 2,5 tuổi. Vì vậy, việc khảo sát đánh giá về năng xuất và chất lượng củ ít có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, được sự đồng ý của các cán bộ dự án và các chủ mô hình, đề tài cũng đã tiến hành khảo sát mỗi mô hình 10 khóm để xem xét tình hình sinh trưởng và phát triển của củ Hà thủ ô đỏ. Kết quả khảo sát về năng xuất, sản lượng và giá trị ước tính 1ha Hà thủ ô đỏ 2,5 tuổi tại các mô hình được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.11. Năng suất và sản lượng củ ước tính bình câyHà thủ ô đỏ2,5 tuổi trồng theo các mô hình của dự ántại xã Bình Văn Trồng thâm Trồng dưới TT Các chỉ tiêu ĐVT canh tán 1 Năng suất bình quân/khóm Kg 1,62 1,08 2 Mật độ trồng (dự tính còn 90% ) Khóm 3825 2250 3 Sản lượng củ ước tính(tuổi 2,5) Kg 6.196,5 2.430 4 Giá trị ước tính (100.000đ/kg) Đồng 619.650.000 243.000.000 5 Tổng chi phí đầu tư Đồng 165.400.000 68.810.000 6 Lợi nhuận ước tính (cây 2,5 tuổi) Đồng 454.250.000 174.190.000 (Nguồn: Số liệu điều tra 2019) Số liệu tại bảng trên chỉ là ước tính dựa trên số lượng mẫu khảo sát chỉ là 10 khóm/mô hình cây Hà thủ ô đỏ 2,5 tuổi (cây thu hoạch >4 tuổi). Tuy nhiên, nhìn vào số liệu trên cho biết giá trị kinh tế của các mô hình trồng cây Hà thủ ô đỏ là rất lớn. Theo tính toán của dự án, mỗi khóm Hà thủ ô đỏ thâm canh khi > 4 tuổi có thể đạt năng xuất 5 kg củ/khóm, trồng
  48. 41 dưới tán đạt 3,5 kg củ/khóm thì giá trị kinh tế sẽ còn cao hơn nhiều so với số liệu ước tính hiện tại và so với các cây trồng nông lâm nghiệp khác. 4.3.3. Mô hình trồng Ba kích tím Hiện tại, các mô hình trồng Ba kích tím tại HTX Thắng Lợi đang gặp tình trạng mối phá hoại (do củ Ba kích tím có vị ngọt), nhiều cây Ba kích tím đang ở tuổi 2,5 nhưng vẫn bị chết do mối. Dự án hiện đang tiếp tục trồng dặm và theo dõi đánh giá và xác định xem cụ thể ngoài nguyên nhân do mối, còn những nguyên nhân nào khác nữa khi trồng tại HTX Thắng Lợi. Ba kích tím trồng tại các hộ thuộc nhóm hộxã Bình Văn trồng mới được 1,5 tuổi. Hiện tại cây sinh trưởng và phát triển tốt sau khi được trồng dặm (do lần đầu trồng vào thời điểm khô hạn), vì cây mới trồng nên chưa thể đánh giá hiệu quả từ mô hình trồng Ba kích tím. Tuy nhiên, theo số liệu từ dự án và các nguồn khác, đề tài cũng đưa ra mức dự kiến về doanh thu lợi nhuận của 1 ha Ba kích tím sau 5 năm trồng (nếu thành công) như sau: 1/ Với mô hình trồng Ba kích tím thâm canh: + Mật độ trồng 10.000cây/ha với tỷ lệ sống đạt 85% còn lại = 8500 gốc + Năng suất bình quân một gốc Ba kích tím trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật đạt 1,2kg/gốc (điều kiện đất, chăn sóc tốt có thể đạt >3 kg/gốc). + Sản lượng củ Ba kích tím tươi 1ha trồng thuần = 8.500 gốc x 1,2kg/gốc = 10.200kg + Giá bán bình quân tại thời điểm hiện tại là 150.000đ/kg củ tươi. Doanh thu sau 5 năm trồng 1ha Ba kích tím thâm canh là = 10.200kg x 150.000đ/kg = 1.530.000.000 đồng. Bình quân doanh thu 1 năm đối với 1ha trồng thuần thâm canh cây Ba kích tím đạt 1.530.000.000 đồng /5 năm = 306.000.000 đồng/năm. 2/ Với mô hình trồng Ba kích tím dưới tán: + Mật độ trồng 2.500cây/ha với tỷ lệ sống đạt 85% còn lại = 2.125 gốc
  49. 42 + Năng suất bình quân một gốc Ba kích tím trồng và chăn sóc đúng kỹ thuật đạt 1,2kg/gốc. Sản lượng củ Ba kích tím tươi 1ha trồng thuần = 2.125 gốc x 1,2kg/gốc = 2.550kg + Giá bán bình quân tại thời điểm hiện tại là 150.000đ/kg củ tươi. Doanh thu sau 5 năm trồng 1ha Ba kích tím dưới tán là = 2.550kg x 150.000đ/kg = 382.500.000 đồng. Bình quân doanh thu 1 năm đối với 1ha trồng dưới tán rừng cây Ba kích tím đạt 382.500.000 đồng/5 năm = 76.500.000 đồng/năm. 4.4. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng cây dược liệu tại xã Bình Văn Qua tìm hiểu và phân tích tôi rút ra một số nhận xét về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng cây dược tại xã Bình Văn như sau: 4.4.1.Thuận lợi - Các cây dược liệu trồng theo dự án tại xã Bình Văn đều là những cây sau khi trồng vụ đầu có thể bảo tồn được giống cho các vụ sau (nhân giống bằng hạt, bằng hom hặc chồi củ), vì vậy có thể chủ động được giống. - Hầu hết các cây dược liệu là loại cây có nguồn gốc hoang dại, dễ trồng, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh phá hoại. Nếu trồng đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mạnh và cho năng suất cao. - Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương phù hợp với sự phát triển của cây nhiều cây dược liệu (Ngoại trừ cây Ba kích tím đang theo dõi). - Được sự giúp đỡ kỹ thuật và tài chính của dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn”, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương các cấp. - Phát triển trồng cây dược liệu nói chung cần nhiều công lao động. Quá trình huy động nguồn lao động tại địa phương tham gia phát triển cây dược liệu tương đối thuận lợi. - Thời điểm hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ các cây dược liệu thuận
  50. 43 lợi. Giá cả ổn định, thu nhập cao hơn so với các cây nông nghiệp truyền thốngnên người dân và chính quyền địa phương quan tâm mở rộng diện tích. 4.4.2.Khó khăn - Trồng cây dược liệu là một hướng đi mới, người dân chưa dám mạnh dạn tham gia do thiếu kỹ thuật và sợ rủi ro vì thế việc chuyển đổi đất đai từ trồng cây nông lâm nghiệp sang trồng các cây dược liệu khó khăn. - Mức đầu tư ban đầu cho trồng cây dược liệu thường lớn, nhiều cây phải nhiều năm mới cho thu hoạch. Tuy nhiên thực tế khả năng đầu tư của HTX, các hộ dân muốn tham gia trồng dược liệu hạn chếnên khả năng mở rộng diện tích chậm. - Cây dược liệu thường đòi hỏi đất có độ phì tốt, đất sạch và gắn liền với điều kiện sinh thái đặc thù mới đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì thế, việc lựa chọn vùng đất trồng dược liệu phù hợp là rất khó khăn. - Trồng cây dược liệu không được dùng các loại thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật vì vậy quá trình chăm sóc cây, diệt cỏ dại tốn rất nhiều công lao động. Hiện tại, HTX Thắng Lợi và các hộ dân tại xã Bình Văn chưa áp dụng các kĩ thuật che phủ đất nhằm cản trở sự phát triển của cỏ dại. - Trồng dược liệu cần vốn đầu tư lớn cho sản xuất và mở rộng mô hình cũng như khâu chế biến. - Kỹ thuật trồng, chăm sóc khắt khe và đặc biệt là khâu chế biến sản phẩm từ cây dược liệu gồm nhiều công đoạn phức tạp. Người trồng dược liệu phải kiên trì, mạnh dạn đầu tư và không ngừng học hỏi. 4.4.3. Những vấn đề gặp phải khi thực hiện dự án tại xã Bình Văn - Khi thực hiện dự án 1 trong những vấn đề mắc phải là tâm lý người dân e ngại với việc đầu tư vào giống cây mới, với chi phí cao mà lại không thu được kết quả ngay lập tức ( thời gian thu hoạch cây dược liệu khoảng từ 4 – 5 năm ). - Trình độ dân trí người dân chưa cao và không đồng đều dẫn tới việc
  51. 44 áp dụng khoa học công nghệ cùng mô hình trồng dược liệu vào thực tiễn không được như mong đợi. - Vốn đầu tư cho việc trồng thâm canh cây dược liệu là khá lớn, hầu hết các hộ trồng dược liệu vẫn chưa có sự chuẩn bị về vốn và kế hoạch trồng cũng như phát triển. - Người dân chưa có kinh nghiệm trồng và chế biến các loại cây dược liệu của dự án, tuy đã có các lớp tập huấn nhằm giải quyết vấn đề nhưng người dân vẫn chưa thực sự chú tâm và tham gia đầy đủ. - Địa bàn nghiên cứu có địa hình chia cắt dẫn tới việc khó khăn trong giám sát, quản lý. 4.5. Một giải pháp đề xuất cho phát triển cây dược liệu tại xã Bình Văn - Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn 4.5.1. Những giải pháp chung - Giải pháp về quy hoạch phát triển dược liệu: + Nhu cầu dược liệu tại nước ta hàng năm rất lớn, chúng ta vẫn phải nhập từ nước ngoài có những năm khoảng 80%. Vì vậy, nhà nước và ngành y tế cần phải coi đây là một hướng đi giải quyết được cả về mặt kinh tế và xã hội, sớm có quy hoạch chi tiết vùng trồng các cây dược liệu, đi liền với nó là quy hoạch các đơn vị nghiên cứu, chế biến và sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. + Tỉnh Bắc Kạn cần sớm khảo sát cụ thể để xây dựng quy hoạch có kế hoạch đối với các vùng có tiềm năng nuôi trồng các loại cây dược liệu để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của một tỉnh miền núi. - Giải pháp về chính sách: Hiện nay các chính sách có liên quan đến phát triển dược liệu vừa thiếu, vừa chưa chi tiết cụ thể sát với điều kiện thực tiễn. Các chính sách như: khuyến khích đầu tư hỗ trợ vốn, thuế, kỹ thuật công nghệ, hạ tầng cơ sở cho phát triển dược liệu cần chi tiết, cụ thể và đầy đủ hơn nữa để người dân, các doanh nghiệp yên tâm mạnh dạn đầu tư. - Giải pháp về tổ chức: + Phát triển dược liệu là một hướng đi tương đối mới tại Việt Nam, vì
  52. 45 vậy cần phải tổ chức phát triển một cách đồng bộ từ nghiên cứu các loài cây, khảo sát vùng trồng, tổ chức các đơn vị sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Thiếu một trong những khâu trên, sự phát triển dược liệu sẽ chậm và rủi ro cao. + Các vùng trồng dược liệu cần thành lập các HTX để thuận lợi cho việc tiếp nhận kỹ thuật, tăng cường khả năng đầu tư, tương trợ động viên nhau trong phát triển, dễ dàng trong tiếp cận thị trường và hạn chế rủi ro. - Giải pháp về kỹ thuật: + Khác với các cây trồng nông nghiệp, cây dược liệu đòi hỏi quy trình kỹ thuật tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay các kỹ thuật về nhân giống, gây trồng,, thu hoạch và chế biến đối với nhiều loại cây dược liệu chưa được chuẩn hóa và chưa được chuyển giao mạnh mẽ đến người dân và các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có am hiểu về phát triển dược liệu còn yếu và thiếu, đặc biệt ở các vùng có tiềm năng phát triển dược liệu trong cả nước. + Cùng với việc quy hoạch, địa phương cần phải có đầu tư cho nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức và đầu tư vốn cho phát triển các vùng dược liệu một cách đồng bộ. 4.5.2. Các giải pháp cụ thể - Lựa chọn vùng trồng dược liệu phù hợp: Tại các mô hình trồng dược liệu, nhóm hộ hoặc HTX cần có ghi chép đánh giá sinh trưởng và phát triển cụ thể của từng loại cây, từng mô hình. Đây là cơ sở quan trọng để xác định vùng trồng các loại cây dược liệu phù hợp, làm cơ sở cho phát triển mở rộng diện tích. - Bảo tồn và thử nghiệm trồng một số loài cây dược liệu quý: Các loại cây dược liệu phân bố tại địa phương, cây dược liệu quý có giá trị trên thị trường khác để bảo tồn giống và chủ động giống khi muốn phát triển. - Giải pháp về giống: Nhóm hộ và HTX cần chủ động tiếp cận kỹ thuật nhân giống các loài cây dược liệu hiện có khi cây đủ điều kiện nhân giống để
  53. 46 mở rộng diện tích và cung cấp cho người dân có nhu cầu trong vùng. - Giải pháp về kỹ thuật: Ngoài phối kết hợp với dự án đào tạo chung cho những người lao động tham phát triển dược liệu, nhóm hộ và HTX cần cử người chuyên trách, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn và cùng với cán bộ kỹ thuật dự án thao tác thực tế tại thực địa. - Giải pháp về vốn: Để phát triển vùng trồng dược liệu cần một số vốn nhất định, nhóm hộ và HTX Thắng Lợi có thể chủ động tạo vốn, vay vốn từ ngân hàng và tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ của các chương trình, dự án khác như: Nông thôn mới, dự án của khuyến nông, . - Giải pháp về tổ chức: HTX cùng với chính quyền địa phương xây dựng thêm các nhóm hộ trồng dược liệu. Các nhóm hộ sẽ là đầu mối sản xuất và cung ứng nguyên liệu đầu vào cho xưởng chế biến dược liệu của HTX sau này.
  54. 47 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016 - 2019”, đề tài có những kết luận chính sau: - Với các điều kiện thuận lợi về tự nhiên kinh tế, xã hội cho thấy xã Bình Văn có lợi thế trong việc phát triển nhiều loài cây dược liệu có giá trị. - Xã Bình Văn có đủ các điều kiện cơ bản như đất đai, lao động, vốn cho phát triển vùng trồng cây dược liệu. Hạn chế về kỹ thuật trong trồng cây dược liệu trong giai đoạn trước mắt đã được hỗ trợ giúp đỡ từ phía cán bộ của dự án. - Với sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ dự án cùng với sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, sự tham gia nhiệt tình của các hộ trồng cây dược liệu nên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định: + Tại HTX Thắng Lợi đã trồng vượt kế hoạch dự án là 0,3 ha + Nhóm hộ đã trồng vượt so với kế hoạch dự án là 1,12 ha Kết quả bước đầu cho thấy, xã Bình Văn đã có những quyết tâm đầu tư xây dựng phát triển vùng trồng cây dược liệu quy mô lớn, bài bản. Sự chỉ đạo từ phía cá bộ xã, sự nhiệt tình của các hộ gia đình đã đảm bảo thực hiện dự án vượt tiến độ, kế hoạch đề ra. - Cây Dong riềng đỏ là cây đã cho hoạch: Hiệu quả kinh tế sản xuất dong riềng đỏ tính trên 1ha cao hơn rất nhiều so với cây lúa. Tổng giá trị thu nhập 1ha của cây Dong riềng đỏ cao hơn lúa là 8,44 lần, lợi nhuận cao hơn 8,35 lần. Người dân đã thấy được lợi ích của cây dược liệu Dong riềng đỏ và mong muốn mở rộng diện tích trồng. - Các cây dược liệu dài ngày khác như: Hà thủ ô đỏ, Ba kích tím hiện chưa cho thu hoạch và đang được dự án và người dân tiếp tục theo dõi, đánh giá.
  55. 48 Bước đầu cho thấy cây Hà thủ ô đỏ sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bênh. Cây Ba kích tím hiện đang bị mối phá hoại, đang phải trồng dặm và xử lý mối. Để có thể phát triển vùng trồng cây dược liệu của mình, xã Bình Văn cũng có những khó khăn nhất định như: Tâm lý còn lo lắng khi trồng loài cây mới, kỹ thuật trồng, chế biến; vốn đầu tư lâu dài; thị trường đầu ra, Đề tài bước đầu cũng đã đề xuất một số giải pháp chung và những giải pháp cụ thể cho phát triển vùng trồng cây dược liệu quy mô tập trung và đảm bảo có vùng dược liệu ổn định trong dài lâu và trước mắt là thực hiện thành công các hoạt động của dự án. 5.2. Kiến nghị * Đối với Nhà nước: - Nhà nước cần áp dụng chính sách ưu đãi cho vay vốn với các hộ trồng dược liệu ở các địa phương. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường dược liệu mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý. - Có chương trình nghiên cứu đồng bộ các chính sách, đặc biệt các chính sách trong nông nghiệp đối với các địa phương trung du, miền núi. - Hỗ trợ kịp thời cho các dự án dược liệu. * Đối với tỉnh Bắc Kạn: - Tỉnh Bắc Kạn tiếp tục nghiên cứu đề ra các biện pháp giải pháp cho quá trình phát triển của các cây dược liệu nói chung về diện tích, năng suất, sản lượng, chế biến và tiêu thụ, đồng thời quy hoạch các vùng trồng dược liệu cụ thể. Xây dựng phương hướng sản xuất chế biến cho mỗi vùng, tạo điều kiện mở rộng thị trường, hỗ trợ cho các vùng chế biến, đầu tư sản xuất về vốn, kỹ thuật, vật tư máy móc chế biến. - Tỉnh cần có chính sách trợ cấp, trợ giá ưu đãi cho người trồng dược liệu cụ thể như: có chính sách trợ cấp phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật và hỗ trợ xưởng chế biến nhỏ cho người trồng dược liệu. - Tạo mọi ưu tiên cho các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào cây
  56. 49 dược liệu nhất là đối với khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các nhà máychế biến có quy mô lớn, tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm dược liệu, có thị trường tiêu thụ rộng. * Đối với xã Bình Văn: - Xã tiếp tục chỉ đạo các hộ trồng dược liệu, khuyến khích các hộ nông dân mở rộng diện tích dược liệu. Ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển dược liệu nói riêng trong những năm tới. * Đối với các hộ trồng dược liệu: - Tích cực vận dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng đầu tư hơn nữa về cây dược liệu từ máy móc cải tiến chế biến đến giống, mở rộng diện tích bằng sự cố gắng nỗ lực của từng cá nhân, từ nông hộ trồng và đầu tư vào diện tích dược liệu là chính. Tận dụng triệt để các giải pháp về kỹ thuật, kỹ thuật mới mà dự án đưa ra nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm dược liệu, mở rộng thị trường, nâng cao đời sống cho chính hộ gia đình, xây dựng vùng trồng dược liệu vững mạnh phát triển. Trên đây là toàn bộ nội dung của khoá luận thực trạng và giải pháp phát triển cây dược liệu tại Xã Bình Văn- Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nội dung đề tài chưa được sâu sắc và còn nhiều sai sót, kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
  57. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt. 1. GS.TS. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, Nhà xuất bản Y học. 2. Ths. Vũ Tuấn Minh, Bài giảng cây dược liệu, Trường Đại học Nông Lâm Huế. 3. PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong, Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam, Viện dược liệu. 4. Bộ môn dược liệu, Thực trạngnghiên cứu, phát triển dược liệu ở nước ta và trên thế giới, Trường Đại học Dược Hà Nội. 5. TS.DS. Nguyễn Thị Minh Tâm, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu, phân tích, đánh giá tổng quan về các loài cây dược liệu đã được trồng thành công tại Hà Nội và khu vực Đồng bằng miền Bắc, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương. 6. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 7.UBND tỉnh Bắc Kạn, Chương trình phát triển dược liệu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 tầm nhìn đến 2020. 8. UBND xã Bình Văn, Báo cáo năm 2016. II. Tài liệu tiếng Anh. 9. Ajazuddin và Shailendra Saraf, Legal regulations of complementary and alternative medicines in different countries. III. Tài liệu từ Internet. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. vi.wikipedia.org
  58. PHỤ LỤC (Một số hình ảnh về các mô hình trồng cây dược liệu xã Bình Văn)