Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng ớt tại trang trại 14 Paran - Israren

pdf 65 trang thiennha21 13/04/2022 11040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng ớt tại trang trại 14 Paran - Israren", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_trong_ot_tai_trang_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng ớt tại trang trại 14 Paran - Israren

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN TRUNG ĐỨC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG ỚT TẠI TRANG TRẠI 14 BARACK OMEGA, PARAN, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2013 - 2017 Thái Nguyên 2017 .
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN TRUNG ĐỨC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG ỚT TẠI TRANG TRẠI 14 BARACK OMEGA, PARAN, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Dương Thị Thanh Hà Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên 2017
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Th.S Dương Thị Thanh Hà, người cô rất tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên, dành nhiều thời gian và định hướng chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các an chị của Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế đã giúp em có cơ hội được trải nghiệm những kiến thức từ nước ngoài. Ngoài ra, còn giúp em học hỏi được thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới ông chủ của trang trại 14 nơi em thực hành và thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình triển khai điều tra thu thập số liệu thực địa để phục vụ cho bài khóa luận này. Cuối cùng em xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình của em. Gia đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao và là những người truyền nhiệt huyết để em hoàn thành bài khóa luận này. Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn hẹp nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Em rất mong các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp thêm ý kiến để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tạo nền tảng cho việc thực hiện khóa luận sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2017 Sinh viên Trần Trung Đức
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 S Small(nhỏ) 3 M Medium (trung bình) 4 L Low (thấp) 5 XL Extra large(to) 6 LUT Land use type - loại hình sử dụng đất 7 FAO Food and Agriculture Organization - Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc 11 EL Cỡ quá to 12 Moshav Nhiều trang trại sản xuất với diện tích lớn, vừa sản xuất vừa chuyển giao công nghệ 13 Kibbutz Làng nông nghiệp 14 CNH- HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa 15 Dunam 1000m2
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Một số thông tin đất nước Israel 7 Bảng 2.2: Năm nước xuất,nhập khẩu hàng đầu trên thế giới 24 Bảng 2.3: Sản lượng,diện tích,năng suất ớt Việt Nam năm 2014 25 Bảng 2.4: Dân số, diện tích tổng sản phẩm trong nước năm 2015 và2016 25 Bảng 4.1 Tình hình lao động của moshav Paran 33 Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính . 41 Bảng 4.3. Hiệu quả xã hội của các LUT 43 Bảng 4.4. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất 44 Bảng 4.5. Phân loại kích cỡ các loại quả ớt 47 Bảng 4.6: Phân phối ớt hàng tháng( Đơn vị: Tấn/dunam) 47 Bảng 4.7 Tổng sản lượng của 3 giống ớt 48
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Trồng lúa theo phương pháp Israel 13 Hình 2.2 Diện tích các nhóm đất sử dụng 17 Hình 4.1 : Qủa ớt tại trang trại 14 Paran ,Israel 36 Hình 4.2: Hệ thống ống tưới nhỏ giọt 37 Hình 4.3 : Cây ớt sau khi nẹp dây 38 Hình 4.4 : Qủa ớt khi đến thời điểm thu hoạch 38 Hình 4.5 Chà là ở công viên Moshav Paran Israel 39 Hình 4.6 Trang trại nho tại Moshav Paran,Israel 40 Hình 4.7 Quy trình đóng hộp ớt 46 Hình 4.8 Phân bố sản lượng ớt giữa các tháng 48 Hình 4.9 Tổng sản lượng của 3 giống ớt chuông đỏ 49
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Yêu cầu của đề tài 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1 Tổng quan về đất nước Israel 5 2.1.1 Khái niệm về đất và đất nông nghiệp 5 2.1.2 Tổng quan về đất nước Israel 7 2.1.3 Tổng quan về Moshav Paran miền nam Israel 11 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Israel 12 2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 17 2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 17 2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất 17 2.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 20 2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 20 2.5. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 21 2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất 21 2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 21
  8. vi 2.5.3 Định hướng sử dụng đất 22 2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam 23 2.6.1 Tình hình sản xuất cây ớt và tiêu thụ ở một số nước trên thế giới 23 2.6.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam 25 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26 - Địa điểm: Trang trại 14,Paran, Israel 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Paran, Israel. 26 3.3.2. Hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của Paran, Israel. 26 3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 26 3.3.4. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. 26 3.3.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho Moshav và bài học trồng ớt cho Việt Nam. 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 26 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 27 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 27 3.4.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững 28 3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của moshav Paran,Israel 29
  9. vii 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường 29 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Moshav Paran 32 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 34 4.2 . Một số loại hình sử dụng đất tại Paran 35 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất 40 4.3.1. Hiệu quả kinh tế 40 4.3.2. Hiệu quả xã hội 42 4.3.3. Hiệu quả môi trường 44 4.4. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt Ngọt tại trang trại 14 Paran 45 4.4.1 Tình hình sản xuất của trang trại 45 4.4.2 Sự phân bố của các giống ớt 47 4.4.3 Tổng năng suất của các giống ớt chuông đỏ 48 4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho Moshav Paran và bài học cho Việt nam về phát triển trồng ớt 50 4.5.1.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho Moshav Paran 50 4.5.2 Bài học sản xuất ớt cho Việt Nam 51 PHẦN 5. KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 54 5.1. Kết luận 54 5.2 Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Đất đai trải qua quá trình tiến hóa và phát triển qua mỗi giai đoạn đều tác động tới nguồn đất đai, con người sống dựa vào đất đai là chủ yếu và khai thác khả năng sản xuất của đất để tạo ra của cải vật chất nhằm phục vụ nhu cầu và mục đích sống của con người. Đất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người thiên nhiên. Đất đai còn là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, và cũng là nền tảng của mọi quá trình hoạt động của con người, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững đang trở thành vẫn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho cả tương lai. Với điều kiện hiện nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kèm theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích đất nông nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm giảm độ màu mỡ, lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất làm giảm tính bền vững trong sử dụng đất. Trong khi đó việc khai thác đất hoang đưa vào sử dụng và chuyển mục đích sử dụng đất khác sang đất nông nghiệp là rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả, để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có
  11. 2 nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường. Được rất nhiều đất nước trên thế giới đến và học hỏi. Một trong số đó là Việt Nam. Nông trại 14 nằm tại Moshav Paran thuộc vùng Arava nằm ở phía nam của đất nước Israel có diện tích 70 dunam(≈70,000 m²), được thành lập bởi ông Barack Omega. Được sự đồng ý của khoa Quản lý Tài Nguyên– Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Dương Thị Thanh Hà, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG ỚT TẠI TRANG TRẠI 14 Paran - ISRAREN”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất tại trang trại 14 của Paran, Israel. - Từ đó lựa chọn được các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất ớt cho trang trại 14 và bài học, kinh nghiệm sản xuất ớt cho Việt Nam.
  12. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tác động đến việc sản xuất nông nghiệp tại trang trại 14 Barack Omega, Moshav Paran, Arava, Israel. Xác định hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại trang trại 14 Barack Omega, Moshav Paran, Arava, Israel. Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý. Đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và giải pháp phát triển phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại trang trại 14, Moshav Paran, Arava, Israel. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc sản xuất tiêu thụ ớt. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Điều tra thu thập về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của Paran một cách đầy đủ, chính xác và khác quan. - Đánh giá đúng, khách quan, toàn diện và chung thực thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của địa phương. - Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải đạt hiệu quả cao về kinh tế xã hội môi trường. - Đề xuất những giải pháp sử dụng đất mang tính khả thi cao nhằm phát triển bền vững quỹ đất nông nghiệp trên nông trại. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại nước ngoài. - Nâng cao khả năng tiếp cận thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài.
  13. 4 - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất các định hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợp với điều kiện của trang trại.
  14. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về đất nước Israel 2.1.1 Khái niệm về đất và đất nông nghiệp Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà con người có được, đất là nơi con người sinh ra sống và lớn lên nhờ vào các sản phẩm làm ra từ đất đai. Con người sống chủ yếu là phụ thuộc vào đất đai. Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về đất đai. Khái niệm đầu tiên của học giải người Nga Docutraiep năm 1987 cho rằng: “ đất là vật thể tự nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất, đó là: “Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian” (Nguyễn Thế Đặng và cs 1999) [3]. Tuy nhiên, khái niệm này chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố khác còn tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ xung các yếu tố khác như: Nước của đất, nước ngầm, nước mặt, đặc biệt là yếu tố vai trò của của con người để hoàn chỉnh khái niệm trên. Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau (theo C.Mac 1949) [2]. Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “ Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới bề mặt đó. Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ
  15. 6 nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. + Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. + Đất sản xuất nông nghiệp là đất dùng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và dất trồng cây lâu năm khác).
  16. 7 2.1.2 Tổng quan về đất nước Israel Bảng 2.1 : Một số thông tin đất nước Israel Tên đầy đủ Quốc gia Israel Nằm ở Trung Đông, tiếp giáp biển Địa Trung Hải, Vị trí địa lý nằm giữa Ai cập và Lebanon Diện tích Km2 20,770 Gỗ xây dựng, mỏ đồng, khí tự nhiên, đá photphat, Tài nguyên thiên nhiên magie bromua, kali cacbonat, đất sét, cát Dân số (triệu người) 7,47 0-14 tuổi:27,6% Cấu trúc dân số 15-64 tuổi:62,2% trên 65 tuổi: 10,1% Tỷ lệ tăng dân số (%) 1,58 Dân tộc Người Do Thái, người Ả Rập Thủ đô Jerusalem Quốc khánh 14/5/1948 Hệ thống pháp luật Dựa theo hệ thống luật pháp và quy định của Anh GDP (tỷ USD) 235,1 Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 4,8 GDP theo đầu người (USD) 31000 Nông nghiệp:2,5% GDP theo cấu trúc ngành Công nghiệp:31,2% dịch vụ: 64.7% Lực lượng lao động (triệu) 3,227 (Nguồn : CIA 2012) Thể chế nhà nước : Theo thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ một viện (từ năm 1948) Không có Hiến pháp thành văn, chỉ có những điều luật riêng rẽ. 120 thành viên của Quốc hội được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng được bầu trực tiếp trong tổng tuyển cử, nhiệm kỳ 4 năm. Các thành Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm (không có quyền hành pháp - quyền hành pháp thuộc về Thủ tướng).
  17. 8 Địa lý Theo nghị quyết 181 của Liên hợp quốc, Nhà nước Israel thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1948 trên diện tích 14,100km2. Tuy nhiên, sau các cuộc chiến tranh cháp với các nước Ả Rập, Israel quản lý khoảng 28,000km2. Thuộc Trung cận Đông. Nước Israel, trong khuôn khổ biên giới năm 1949, gồm một đồng bằng hẹp và màu mỡ ven biển Địa Trung Hải, vùng núi trơ trọi Judea ở trung tâm, sa mạc Negev ở phía Nam và một phần của thung lũng Jordan ở Đông bắc. Sông chính: sông Jordan, 321km. Khí hậu: Khí hậu Địa Trung Hải, mùa hè nóng và khô, mùa đông ôn hòa và ẩm. Phần lớn lãnh thổ của Israel có lượng mưa dưới 200mm. Kinh tế Công nghiệp chiếm 17%, nông nghiệp: 2% và dịch vụ: 81% GDP. Sản phẩm công nghiệp cao( bao gồm cả hàng không, thông tin liên lạc, sản xuất, sợi quang học), gỗ và sản phẩm giấy, kali cacbonnat và photphat, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, natri hydroxit, xi măng, xây dựng, sản phẩm kim loại, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, cắt kim cương, dệt may, giày dép Những vấn đề kinh tế nghiêm trọng phát sinh do ngân sách quốc phòng lớn và hoàn cảnh chính trị đã cản trở thương mại giữa Israel và các nước láng giềng. Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất hoa quả họ chanh bưởi. Phần lớn diện tích của Israel được canh tác do các tập thể và hợp tác xã. Tài nguyên của Israel. Gia công kim cương nhập khẩu là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Du lịch đến các vùng đất Thánh cũng đóng vai trò quan trọng cho nguồn thu ngân sách; Xuất khẩu đạt 23,5 tỷ USD, nhập khẩu 30,6 tỷ USD; nợ nước ngoài: 18,7 tỷ USD.
  18. 9 + Mặt hàng xuất khẩu: Máy móc và thiết bị, phần mềm, cắt kim cương, sản phẩm nông sản, hóa chất, dệt may và đồ thêu trang trí. Đối tác xuất khẩu: Hoa Kỳ, Hong Kong, Bỉ, Ấn Độ. + Mặt hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, thiết bị quân đội, đầu tư, kim cương thô, nhiên liệu,lương thực, hàng tiêu dùng. Đối tác nhập khẩu: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Italia Nông nghiệp, khoa học- kỹ thuật và quản lý kinh tế rất tiên tiến. Sản phẩm nông nghiệp: Cam quýt, rau, bông, thịt bò, gia cầm, các sản phẩm từ sữa. Israel là một trong số những nước có thu nhập đầu người cao trên thế giới; sản xuất thực phẩm, kim cương đã chế tác, hàng dệt, thiết bị điện, giao thông, thiết bị quân sự, hàng điện tử công nghệ cao; sản xuất điện năng đạt 35,4 tỷ kWh, tiêu thụ 31,8 tỷ kWh. Văn hóa - xã hội Số người biết đọc, biết viết 95%, nam: 97%, nữ: 93%. Áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc 11 năm miễn phí. Người dân tự do lựa chọn trường dạy qua tiếng Ả Rập hoặc tiếng Hebrew. Hệ thống giáo dục theo các bậc: tiểu học 6 năm, trung học 3 năm và trên trung học 2 năm. Bằng tốt nghiệp xong ba cấp này có giá trị thi vào đại học và kiếm việc làm. Đại học mở, đại học dạy từ xa khá phát triển. Người dân được bảo hiểm y tế do Nhà nước dài thọ. Cho cả y tế tư nhân hoạt động. Thiết bị và chất lượng dịch vụ y tế hiện đại và cao. Tuổi thọ trung bình đạt 78,8 tuổi, nam: 76,57, nữ: 80,68 tuổi. Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thành phố cổ Jerusalem, núi De Leon, Haifa, biển chết Tel Avid, Bethlehem. Du lịch Du lịch là một nguồn thu lớn của nền kinh tế Israel, thu hút 3,54 triệu khách quốc tế năm 2013, với tốc độ tăng bình quân là 2,5% từ năm 2008 với đỉnh điểm là 3% kể từ năm 2012. Israel có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng, từ
  19. 10 những di sản kiến trúc, điểm đến linh thiêng đến những kỳ quan nổi bật như: Biển Chết, bức tường Jerusalem, sông Jordan, biển hồ Galilee, núi Tabor. Jerusalem vẫn là thánh địa tôn giáo hấp dẫn nhiều khách hành hương, khách du lịch thế giới đều mơ mộtlần đặt chân đến. Y tế giáo dục: Y tế ở Israel là phổ quát và việc tham gia vào một kế hoạch bảo hiểm y tế là bắt buộc. Tất cả công dân Israel đều được hưởng chăm sóc sức khoẻ cơ bản như là một quyền cơ bản. Hiệu quả của điều trị ở Israel do các yếu tố sau: +Bác sĩ có trình độ cao- các chuyên gia có trình độ quốc tế. +Thiết bị y tế chẩn đoán và điều trị hiện đại. + Genuine và chất lượng cao thuốc. + Tiếp cận và giới thiệu nhanh chóng của công nghệ mới, phát triển các phương pháp và sản phẩm. + Dịch vụ cao cấp- trung tâm y tế được trang bị tốt hiện đại, dịch vụ chăm sóc hoàn hảo và một thái độ chăm sóc. + Cả nước hiện có 12 bệnh viện có giấy chứng nhận JCI sự phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Giáo dục ở Israel đề cập đến hệ thống giáo dục toàn diện của Israel. Chi tiêu cho giáo dục chỉ chiếm khoảng 10% GDP, hầu hết các trường đều được nhận trợ cấp của nhà nước. Có ba cấp học: tiểu học (lớp 1-6, độ tuổi 6-12), trung học cơ sở (lớp 7-9, độ tuổi 12-15) và trung học phổ thông (lớp 10-12, độ tuổi 15-18). Giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 12 là bắt buộc đối với mọi công dân. Năm học mới bắt đầu từ ngày 1 tháng 9, kết thúc ngày 30 tháng 6 đối với bậc tiểu học và 20 tháng 6 đối với bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông Có bốn loại trường học ở Israel: trường công của nhà nước (Mamlachti), trường tôn giáo công cũng do nhà nước quản lý (Mamlachti dati), trường độc lập (Chinuch Atzmai) của nhóm Do Thái Giáo Haredi và
  20. 11 trường Ả rập. Ngoài ra cũng có một số trường tư thục phản ánh triết lý của một nhóm phụ huynh nào đó (các trường dân chủ) cũng có các trường dạy chương trình nước ngoài (như trường Quốc tế Hoa Kỳ Tại Israel). Phần lớn trẻ em Israel học ở các trường công. Các trường tôn giáo công dạy trẻ em của phái Chính Thống Do Thái Giáo (chủ yếu là nhóm Zi on và Chính Thống Hiện đại), ở đây các chương trình học thiên về Do Thái Giáo, nhấn mạnh truyền thống và giới luật. Các trường Chinuch Atzmai hầu như chỉ dạy kinh Torah. Các trường Ả Rập dạy bằng tiếng Ả Rập, họ chú trọng vào lịch sử, tôn giáo và văn hóa Ả Rập. Phần trăm số học sinh học ở các trường Chinuch Atzmai và Ả rập đang gia tăng. Do Thái Giáo Haredi và Ả rập sẽ chiếm tới 60% số học sinh ở Israel năm 2030. Nhưng các công dân hai nhóm này lại ít đi lính hay tham gia vào lực lượng lao động. Việc người Haredi không đi học trong các trường thông thường và sau đó ít tham gia lực lượng lao động được đánh giá là một vấn đề xã hội nghiêm trọng của Israel. Năm 2012, hội đồng giáo dục đại học thông báo rằng họ đang đầu tư 180 triệu đồng New Shekel trong một kế hoạch 5 năm nhằm thiết lập các bộ khung chung trình giáo dục thích hợp cho người Haredi, tập trung vào một số ngành nghề cụ thể. Năm 1984, trường hòa hợp đầu tiên có cả học sinh Do Thái và Ả Rập học chung một lớp được xây dựng bởi người dân làng Neve Shalom, đây là làng hợp tác bởi cả người Ả rập và Do Thái. Ngày nay trường đã nhận được một số hỗ trợ từ chính phủ. Về tài nguyên khoáng sản, Israel ít được thiên nhiên ưu đãi, chỉ có một lượng ít potash, quặng đồng, photphat dạng đá, maze, đất sét 2.1.3 Tổng quan về Moshav Paran miền nam Israel Paran nằm trong vùng Arava và là phần khô hạn nhất của hoang mạc, thung lũng Arava trải dài từ phía Nam của Biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng
  21. 12 mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20-50 mm mỗi năm mùa đông ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ từ 3-8 độ C. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới. Theo số liệu đến 6/2011, dân số khu vực vào khoảng 3.050 người với 700 hộ gia đình, trong đó có 500 gia đình làm nghề nông. Tổng diện tích đất đang khai thác là 3.576 ha. Phần lớn diện tích này là trồng rau (82%), 15% trồng cây ănquả và 3% trồng hoa. Ớt ngọt là loại rau chính ở Arava, chiếm 50% diện tích khu vực và 60% diện tích trồng rau nói chung. Paran là một Moshav nhỏ ở thung lũng Arava ở miền nam Israel. Nằm cách Eilat 100 km về phía Bắc, nó thuộc thẩm quyền của Trung tâm Arava. Hội đồng vùng Arava. Được thành lập năm 1971 bởi Nahal, một chương trình bán quân sự của Israel. Moshav Paran được đặt tên theo Kinh thánh. Loại cây trồng chính tại đây là ớt và hoa, nho, chà là có chất lượng cao để xuất khẩu, ngoài ra tại đây còn nuôi bò lấy sữa,thịt và một số loại cây ăn quả khác. Tại đây có đầy đủ các dịch vụ công cộng: nhà trẻ, bể bơi,sân bóng, công viên 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Israel Không có "rừng vàng, biển bạc", Israel được biết đến là đất nước duy nhất có khả năng biến sa mạc khô cằn thành đất canh tác, trồng trọt, phát triển nông nghiệp thành công và thay đổi nền nông nghiệp thế giới. Điều gì đã khiến một quốc gia khắp nơi là sa mạc được coi là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. An ninh lương thực đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia, trong bối cảnh dân số không ngừng phát triển, còn các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. Bởi vậy, việc phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang được nhiều quốc gia chú trọng nhằm tăng năng suất và chất
  22. 13 lượng nông nghiệp, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường toàn cầu. Cho tới nay, chưa từng có một quốc gia non trẻ với điều kiện canh tác nông nghiệp khó khăn như Israel mà có thể có được nhiều thành tựu để thay đổi bộ mặt của nền nông nghiệp của thế giới nhanh đến như vậy. Ấn tượng đầu tiên với bất kỳ ai khi tìm hiểu về đất nước Isarel là một quốc gia nhỏ bé với diện tích khoảng 21.000 km2 và dân số chưa tới 9 triệu người lại trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài. Điều kiện tự nhiên của Israel cũng khá nghèo nàn khi toàn bộ đất nước nằm trong khu vực sa mạc và bán sa mạc, đất đai canh tác ít, kém màu mỡ, địa hình phức tạp, nhiều rừng và đồi dốc. Tuy nhiên, sớm nhận thức được vai trò của sản xuất nông nghiệp, cùng với áp lực từ việc dân số tăng nhanh, lại thêm lượng người nhập cư đổ về ồ ạt từ cuối những năm 1980 khiến nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp gia tăng đáng kể, Chính phủ nhà nước Do Thái này đã liên tục đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hình 2.1 Trồng lúa theo phương pháp Israel
  23. 14 Người Israel đã làm nông nghiệp với 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Họ sử dụng phương pháp khử mặn đất, phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả và thậm chí nuôi cá ngay trên sa mạc cằn cỗi. Israel cũng là quốc gia duy nhất mà diện tích sa mạc đang được đẩy lùi, đứng đầu thế giới về tái chế nước, với tỷ lệ lên đến 70% lượng nước được tái chế. Kết quả là chỉ trong thời gian ngắn quốc gia này đã chuyển từ tình trạng thiếu lương thực đến tự túc lương thực, thực phẩm và trong 5 năm gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp của Israel luôn vượt con số 3,5 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20%. Những thành công nổi bật tạo nên bức tranh sinh động cho nền nông nghiệp công nghệ cao nước này bao gồm: ngành chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, chăn nuôi gia cầm công nghệ cao, trồng và chế biến cam quýt công nghệ cao, ngành trồng hoa, rau màu, thực phẩm công nghệ cao Hầu tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Israel đều được ứng dụng đến mức cao nhất các công nghệ sinh học, công nghệ thông tin/điện toán, công nghệ tự động hoá. Ngoài thành tựu đạt được về năng suất, chất lượng nông phẩm, Israel cũng là đất nước đứng đầu thế giới về công tác quản lý tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng nông sản. Hầu hết tất cả các nông phẩm, nhất là các loại thực phẩm tươi sống, các loại rau quả, trứng thịt bán trên thị trường (kể cả chợ đen) đều có tem nhãn, có địa chỉ trách nhiệm với người tiêu dùng. Người Isarel cũng là bậc thầy về bán hàng và marketing. Họ có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, nhưng có một nguyên tắc chung là luôn tính đến năng suất và hiệu quả kinh tế tổng thể trên mỗi đơn vị canh tác. Không chỉ bán các sản phẩm nông nghiệp, họ còn chào bán thiết bị, công nghệ và “gói’ quy trình sản xuất. Và nếu khách hàng không có đủ điều kiện để mua đồng bộ, họ sẽ tư vấn để bán từng công đoạn. Hiện có hai mô hình tổ chức sản xuất phổ biến giúp ngành nông nghiệp thành công ở Isarel là “Kibbutz” và “Moshav”. Trong đó, “Moshav” là hình
  24. 15 thức tổ chức kiểu doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân tại nông thôn. Mỗi “Moshav” có nhiều trang trại sản xuất với diện tích lớn, vừa sản xuất vừa chuyển giao công nghệ, bán giải pháp. Còn “Kibbutz” ( làng nông nghiệp) được hình thành và phát triển gắn liền với đặc điểm lịch sử phát triển của Israel. Đây là cộng đồng nông thôn với những đặc tính rất riêng: một xã hội thu nhỏ, hệ thống kinh tế- xã hội dựa trên nguyên tắc sở hữu tài sản tập thể, bình đẳng và kết hợp sản xuất, tiêu thụ, đào tạo với ý tưởng “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Hiện nay có khoảng 300 “Kibbutz” hiện diện khắp nơi trên đất nước Israel, với số lượng xã viên từ 40 tới hơn 1.000 người/Kibbutz. Dân số của “Kibbutz” toàn Israel vào khoảng 130.000 người, chiếm khoảng 2,5% dân số cả nước nhưng tạo ra tổng hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp trị giá 8 tỷ USD, trong đó nông nghiệp đạt 1,7 tỷ USD, đóng góp gần 40% sản lượng nông nghiệp toàn Israel. Nếu như việc quy hoạch, thiết lập mô hình được coi là nền tảng thì khuyến khích và nuôi dưỡng ý thức đổi mới sáng tạo liên tục trong “dòng máu”của từng người dân chính là chìa khóa, động lực để Israel phát triển thành công nông nghiệp công nghệ cao, bất chấp sự kém ưu ái của tự nhiên. Bất kỳ cá nhân nào, dù nông dân hay nhà khoa học, chỉ cần có ý tưởng đổi mới sáng tạo sẽ có những cơ quan hỗ trợ cho ý tưởng đó được hiện thực hóa thành sản phẩm có giá trị. Không ưu đãi đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, nhưng Israel là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp thuộc loại cao hàng đầu thế giới. Quốc gia này cũng đặc biệt coi trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với đà phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, đời sống của người dân cũng không ngừng được nâng cao. Chính bởi vậy, việc sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để đất nước
  25. 16 xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc hợp tác và ứng dụng các công nghệ của Israel vào phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện đang được rất nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và doanh nghiệp trong nước quan tâm. Tổng thống Israel Reuven Rivlin vừa thực hiện chuyến thăm chính thức tới Việt Nam hồi giữa tháng 3/2017 trong bối cảnh trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Israel những năm gần đây đã có những bước phát triển nhảy vọt và vững chắc, với kim ngạch thương mại song phương đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2015 và đang hướng đến con số 3 tỷ USD trong vài năm tới. Tổng thống Reuven Rivlin cho rằng Israel và Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác trong nông nghiệp, tưới tiêu và thủy lợi, bảo tồn nguồn nước Đây là những lĩnh vực mà Israel có rất nhiều kinh nghiệm cũng như công nghệ phát triển tiên tiến, trong khi Việt Nam lại đang tiến hành tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại. 2,8% GDP Israel là từ nông nghiệp. Trong tổng số lao động trên toàn lãnh thổ là 2,7 triệu người, 2,6% làm việc trong sản xuất nông nghiệp và 6,3% trong các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp. Trong khi Israel nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc (xấp xỉ 80% lượng tiêu thụ), nước này đã gần như tự sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm đóng gói khác. Trong nhiều thế kỷ, nông dân đã trồng được nhiều loại trái cây khác nhau thuộc chi cam chanh như bưởi, các loại cam, các loại chanh. Trái cây thuộc chi cam chanh là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của Israel. Bên cạnh đó, Israel cũng là nước hàng đầu về xuất khẩu các thực phẩm được trồng trong nhà kính. Israel xuất khẩu hơn 1,3 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp mỗi năm, ngoài ra còn xuất khẩu 1,2 tỷ USD các sản phẩm và công nghệ đầu vào cho nông nghiệp.
  26. 17 2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Theo nhóm đất sử dụng, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.123.077 ha, trong đó 31.000.035 ha đất đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 93,59% tổng diện tích tự nhiên; còn 2.123.042 ha đất chưa được sử dụng vào các mục đích, chiếm 6,41% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 27.302.206 ha, chiếm 82,43% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 87,07% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.697.829 ha, chiếm 11,16% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 11,93% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất chưa sử dụng có diện tích là 2.123.042 ha, chiếm 6,41% tổng diện tích tự nhiên cả nước. 2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất Hình 2.2 Diện tích các nhóm đất sử dụng Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc sử dụng đất mang lại. Do sự đối lập giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả phải tạo ra như thế nào? Phải bỏ ra bao
  27. 18 nhiêu chi phí để tạo ra kết quả đó? Có đem lại kết quả hữu như mong muốn không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm của Mác và những luận điểm lý thuyết sau: - Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện trình độ nguồn lực của xã hội. Các Mac cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại. - Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khác quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất, xã hội và môi trường. - Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [7]. Như vậy, có thể hiểu bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững.
  28. 19 * Hiệu quả kinh tế: Được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội (Phạm Vân Đình và CS, 2001) [4]. * Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại. “Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp”. * Hiệu quả môi trường: “Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật, hóa học, vật lý , chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường”. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.” (Nguyễn Duy Tính, 1995) [11]. Quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn vấn đề tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ được môi trường.
  29. 20 2.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này. 2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đầu tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông - lâm sản nhất định. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường ( Đỗ Thị Lan, Đỗ Lan Anh, Đỗ Tài Anh, 2007) [7]. “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông- lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến
  30. 21 đời sống người dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và về môi trường” (FAO, 1994)[6] 2.5. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất - Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam. - Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển. - Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông + Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương. + Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai. + Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. + Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ. 2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. “Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất ” (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1999) [1]. - Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài.
  31. 22 - Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng. 2.5.3 Định hướng sử dụng đất Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác đinh phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng. - Tính chất đất hiện tại. - Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất.
  32. 23 - Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu). - Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác. - Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài. 2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam 2.6.1 Tình hình sản xuất cây ớt và tiêu thụ ở một số nước trên thế giới Cây ớt được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới. Ớt cay là cây trồng có diện tích và sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong các loại gia vị. Theo FAO (2014) , năm 2013 diện tích trồng ớt tươi trên thế giới 2.026,038 ha và sản lượng ớt tươi 27.543, 857 tấn , diện tích ớt khô, ớt bột 2.747,003 tấn. Châu Á đứng đầu thế giới về năng suất và sản lượng, với 60,5% diện tích và 64,8% sản lượng của toàn thế giới. Diện tích trồng ớt ở nước ta 2013 là 25,360 ha, tăng 1114 ha so với năm 2010. Bình quân tăng diện tích hằng năm trong 10 năm trở lại đây là 4,5%. Sản lượng đạt cao nhất năm 2013 là 330,982 tấn( Trung tâm Thống kê, tin học-2013). Vào năm 2014, sản lượng ớt xanh tươi và ớt đạt 33,2 triệu tấn, dẫn đầu là Trung Quốc với 48% tổng sản lượng toàn cầu [12]. Sản lượng ớt và ớt khô toàn cầu thấp hơn khoảng chín lần so với sản xuất tươi, do Ấn Độ dẫn đầu với 32% tổng sản lượng thế giới[12] Sản lượng ớt thế giới chủ yếu tập trung ở các nước Nam Á với khoảng 55% tổng sản lượng thế giới. Ấn Độ là nước sản xuất lớn nhất đóng góp khoảng 38%, tiếp theo là các nước láng giềng Trung Quốc với 7%, Pakistan và Bangladesh đóng góp khoảng 5% mỗi loại. Phần còn lại của sản lượng được lan truyền trên khắp các nước Nam Mỹ và các nước châu Phi.
  33. 24 Hơn nữa, Ấn Độ là nước xuất khẩu ớt lớn nhất, đáp ứng gần một nửa nhu cầu tiêu thụ của thế giới. Ngoài Ấn Độ, Trung Quốc cũng xuất khẩu khoảng 19% tổng xuất khẩu ớt xuất khẩu trên thế giới. Peru đóng góp gần 9%, trong khi Tây Ban Nha là nước xuất khẩu lớn thứ 4 trên thế giới theo dữ liệu do FAO cung cấp. Phần còn lại của hàng xuất khẩu nằm rải rác ở một số nước, mỗi nước đóng góp một phần nhỏ Ấn Độ, như đã được quan sát trong phần trước, là nước sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu ớt lớn nhất trên thế giới. Ấn Độ sản xuất trung bình 1,3 đến 1,5 triệu tấn ớt đỏ mỗi năm. Ấn Độ là nước tiêu thụ ớt lớn nhất trên thế giới. Gần 80% sản lượng của Ấn Độ được tiêu thụ trong nước và chỉ khoảng 15-20% sản lượng trong nước được xuất khẩu. Các nhà nhập khẩu chủ yếu bao gồm Mỹ với khoảng 24%, tiếp theo là Malaysia với 12% và SriLanka với 9% tổng nhập khẩu trên thế giới. Thật thú vị, Tây Ban Nha không chỉ là nước xuất khẩu lớn thứ tư mà còn là nhà nhập khẩu lớn thứ tư. Bảng 2.2: Năm nước xuất,nhập khẩu hàng đầu trên thế giới Nhà nhập khẩu % Xuất khẩu % Mỹ 24 Ấn Độ 50 Malaysia 12 Trung Quốc 19 Sri Lanka 9 Peru 9 Tây Ban Nha 8 Tây Ban Nha 7 Nước Đức 4 Mexico 2 ( Nguồn: FAOSTAT) Xu hướng trong khu vực và sản xuất trong hai thập kỷ qua cho thấy rằng năng suất tăng lên đáng kể trên mỗi hecta, đặc biệt là từ năm 2003-2004 trở đi và nó đã làm tăng mức sản xuất từ dưới 1 triệu tấn lên 1,2 triệu tấn vào cuối những năm 2000. Tuy nhiên, diện tích trồng ớt hầu như không thay đổi so với năm 2000 và sau đó khoảng 8 nghìn ha.
  34. 25 2.6.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam Ở nước ta cây ớt được đưa vào trồng trọt từ lâu đời, làm thích ứng được nhiều vùng đất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích lớn nhất , đặc biệt là những năm gần đây rất nhiều địa phương: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa đã triển khai thàn công mô hình trồng ớt xuất khẩu mở hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đem lại thu nhập cao. Một số vùng còn xem đây là cây xóa đói giảm nghèo điển hình như các huyện: Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Bảng 2.3: Sản lượng,diện tích,năng suất ớt Việt Nam năm 2014 Dữ liệu Giá trị Lượng sản xuất ớt(tấn) 94.848 Diện tích ớt(ha) 65.486 Năng suất(ha) 14.484 (Nguồn:FAOSTAT) Bảng 2.4: Dân số, diện tích tổng sản phẩm trong nước năm 2015 và2016 Dữ liệu Giá trị Năm Nguồn Dân số( Người) 93.386.630 2015 Dữ liệu LHQ Diện tích( Ha) 330.967,0 2016 Ngân hàng thế giới Tổng sản phẩm trong 202.615.893.444 2016 Ngân hàng thế giới nước theo tỷ giá(USD) Tổng sản phẩm trong 2.186 2016 Ngân hàng thế giới nước(USD) (Nguồn FAOSTAT)
  35. 26 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp tại trang trại Barack Omega, Moshav Paran, Arava, Israel và tình hình sản xuất của một số loại cây trồng: đặc biệt là cây ớt. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Trang trại 14 vùng Paran, Arava miền nam Israel. Gồm tất cả 7 nhà lưới 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trang trại 14,Paran, Israel - Thời gian tiến hành: Từ 21/7/1016 đến 1/5/2016 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Paran, Israel. 3.3.2. Hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của Paran, Israel. 3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 3.3.4. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. 3.3.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho Moshav và bài học trồng ớt cho Việt Nam. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp - Thu thập thông tin, số liệu từ trang trại và các tài liệu có liên quan đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Paran và các vùng trên Israel: năng suất, sản lượng.
  36. 27 - Các tài liệu sẵn có. 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp Điều tra số liệu tại 7 nhà lưới Mật độ cây ớt trên 1 nhà lưới: 3400 cây/ nhà lưới 1 Lần lấy mẫu (20 cây) Xử lý dữ liệu: Thu hoạch và cân nặng mỗi quả, và sau đó tính toán tổng trọng lượng cho một nhà lưới. Thu thập dữ liệu: Năng suất mỗi tháng (tấn/ ha) Tổng sản lượng (tấn/ ha) Tỷ lệ mỗi kích cỡ (%) Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn phỏng vấn 30 người, đối tượng là người dân trong Moshav, những người nước ngoài hoặc Việt Nam làm trong và ngoài trang trại. Để tiếp xúc trực tiếp với người dân, tạo cơ hội để trao đổi bàn bạc với người dân nhằm tìm hiểu kĩ thuật sản xuất ớt, bảo quản và tiêu thụ ớt. Sử dụng phương pháp này để thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng đất và đưa ra các giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững (sử dụng bộ phiếu điều tra nông hộ). Đồng thời đi khảo sát thực tế ngoài thực địa, thu thập số liệu, thông tin liên quan đến đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân trong xã. 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm: (T) : T= p1.q1 + p2.q2 + +pn.qn Trong đó: + q: khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuât/sào/năm. + p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng một thời điểm + T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1 sào đất canh tác/ năm - Thu nhập thuần (N): N = T - Csx Trong đó:
  37. 28 + N: là thu nhập thuần túy của 1 sào đất canh tác/ năm + Csx: Là chi phí sản xuất cho 1 sào đất canh tác/ năm - Hiệu quả đồng vốn (H): Hv = T/ Csx - Giá trị ngày công lao động: = N/Tổng số ngày công loa động/sào/năm. 3.4.3.2. Hiệu quả xã hội - Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm (nhân khẩu nông lâm). - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. - Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng. - Mức độ giải quyết công an việc làm và thu hút lao động. - Đảm bảo an ninh lương thực. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. 3.4.3.3. Hiệu quả môi trường - Thời gian che phủ. - Mức độ xói mòn, rửa trôi. - Khả năng bảo vệ, cải tạo đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 3.4.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững - Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống của nhân dân, phù hợp với phong tục tập quán của người dân. - Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh thái. 3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu - Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm microsoft office excel.
  38. 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của moshav Paran, Israel 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường 4.1.1.1. Vị trí địa lý Paran là một Moshav nhỏ ở miền Nam Israel Nằm trong thung lũng Arabah khoảng 100 km về phía bắc của Eilat Nó thuộc thẩm quyền của Arava . Paran là Moshav nằm cuối cùng của vùng Arava - Phía Bắc giáp với Tsukim - Phía Đông giáp với Jordan - Phía Nam giáp với Eilat - Phía Tây giáp với Ai cập Vào năm 2016 dân số ở đây là 440 người và giáp với các moshav khác như Zofar, Idan,Hatzeva Moshav có đường tỉnh lộ chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu thông thương hàng hóa, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp nhận các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Israel. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Paran là vùng sa mạc nên địa hình khá phức tạp, chủ yếu là sa mạc được phân bố trên toàn xã. Với địa hình địa mạo như vậy không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. 4.1.1.3 Điều kiện khí hậu Khí hậu và nhiệt độ ở các mùa rất khác nhau, đặc biệt là trong mùa đông ngắn,lạnh. Các vùng núi nhiều hơn có thể có gió, lạnh, và đôi khi tuyết.
  39. 30 Paran có khí hậu sa mạc với mùa hè nóng và khô, và mùa đông ôn hòa với vài ngày mưa + Mùa hè dài với nhiệt độ trung bình là 400C trong ngày và 250C vào ban đêm + Mùa khô, nhiệt độ trung bình 250C trong ngày và đêm lạnh đến dưới 00C. Hầu hết các ngày đều sáng với bức xạ cao và không có đám mây. Mức bức xạ nhiệt trong khoảng 25-50 mm mỗi năm. Nông nghiệp vùng di chuyển từ các cánh đồng mở đến các nhà kính và nhà lưới. Một báo cáo về tình trạng môi trường của lưu vực Địa Trung Hải cho thấy rằng Moshav có số lượng loài thực vật lớn nhất trên mỗi mét vuông của tất cả các nước trong lưu vực. Thực vật được tổ chức trong môi trường xung quanh theo sự tồn tại và lượng nước. Cây có nhiều cách để giữ nước và tiếp tục tồn tại các loài. Bên cạnh đó các yếu tố khí hậu và điều kiện địa hình không thuận lợi, do vậy đã gây ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của con người. 4.1.1.4. Thuỷ văn Thung lũng Arava rất khô cạn với 50 mm mưa mỗi năm. Arava có đất thấp hơn, trong đó ít có thể phát triển mà không cần tưới và phụ gia đất đặc biệt. Arava có nhiều giờ ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao và khô tương đối giúp duy trì điều kiện không bị sâu bệnh và dịch. Hệ thống nước lấy chủ yếu ở nhà máy lọc được cung cấp cho khu vực. 4.1.1.5. Các loại tài nguyên - Tài nguyên đất Moshav Paran có các loại đất chính là đất sa mạc. Chiếm tới hơn nửa diện tích đất liền của đất nước, sa mạc phải được Israel sử dụng triệt để để không lãng phí tài nguyên đất đai tài nguyên đất đai vốn đã ít ỏi của đất nước. Nhưng tới 85% diện tích của sa mạc khổng lồ này được Israel sử dụng với
  40. 31 mục đích huấn luyện quân sự, phần còn lại là các khu dân cư, nhà máy, sân bay - Tài nguyên nước: Israel ngày đầu lập quốc hoàn toàn không có nước sạch. Họ phải nhập khẩu nước từ bên ngoài, và thậm chí bị coi là đã gây chiến với nước láng giềng Syria để chiếm lấy nguồn nước ngọt trên cao nguyên Golan. Nhưng giờ đây, Israel có thể hoàn toàn tự chủ nước sạch bằng công nghệ chiết tách nước ngọt từ nước biển. Họ cũng là quốc gia phát minh và đi đầu ở lĩnh vực tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp, giúp tiết kiệm nước tưới tối đa. Đó là cường quốc nông nghiệp duy nhất phải chịu cảnh khan hiếm nước. Lượng nước sử dụng nhờ hệ thống quản lý đồng bộ, mặc dù dân số tăng gần 40% trong gần hai thập kỷ qua, lượng nước tiêu dùng trên đầu người của Israel lại giảm. Năm 1996, lượng tiêu dùng trên đầu người là gần 105 triệu m3 một năm, tỷ lệ này chỉ còn gần 87 triệu m3 vào năm 2014. - Tài nguyên nhân văn Moshav cách trung tâm đất nước 100km, chạy dọc theo Quốc lộ qua các Moshav khác, thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển hệ thống dịch vụ, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển văn hóa xã hội. Moshav Paran là nơi tập trung phần đa dân số làm nông nghiệp công nghệ cao. Ở đây có nguồn nhân lực dồi dào chủ yếu là người lao động nước ngoài, nhưng trình độ dân trí phát triển rất cao nhưng không đồng đều do trình độ người dân bản địa với những người lao động nước ngoài, người dân ở đây cần cù, chịu khó, những người dân có trình độ khoa học và năng lực gần như 100%. Kế thừa và phát huy truyền thống của đất nước, ngày nay đất nước và nhân dân Moshav Paran đang ra sức phấn đấu, đoàn kết, tương thân, tương ái không phân biệt thành phần dân tộc cùng nhau xây dựng Moshav ngày càng
  41. 32 vững mạnh về mọi mặt vươn lên tầm cao mới, khai thác nhiều tiềm năng và thế mạnh của Moshav. - Cảnh quan môi trường Với Moshav Paran diện tích tự nhiên nhỏ nhưng do ý thức cũng như thói quen con người ở đây, tạo cho nơi này có cảnh quan tương đối đẹp, không khí trong lành Tuy nhiên do điều kiện đất nước là nước sa mạc với do thói quen lao động nước ngoài chưa có ý thức nên môi trường cũng bị ảnh hưởng không ít. Song mức độ trở nên ô nhiễm chưa nhiều. Để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, chú trọng phát triển như trồng cây, có chính sách khuyến khích người dân lao động thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh chung trong Moshav. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Moshav Paran 4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Vào năm 2016 Paran có dân số 440 nhân khẩu có 120 hộ, có khoảng hơn 600 lao động trong đó một phần ba lao động là sinh viên từ các nước trên thế giới trong đó có sinh viên Việt Nam. Hoạt động kinh tế diễn ra trong khu vực chủ yếu là nông nghiệp trong các nhà kính, nhà lưới. Dân số phân bố tương đối đồng đều, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên các gia đình khá ổn định. Hầu hết những người trong độ tuổi lao động của Moshav đều có việc làm (nhưng chỉ theo mùa vụ) chủ yếu là lao động phổ thông của các nước khác như Việt Nam Thái Lan. Lực lượng lao động có sức trẻ, cần cù, chịu khó, trình độ chuyên môn kỹ thuật của số đông rất tốt nên năng suất rất tốt.
  42. 33 Bảng 4.1 Tình hình lao động của moshav Paran Lao động đến từ các nước Số lượng( Người) Tỷ lệ(%) Việt nam 64 10,7 Campuchia 9 1,5 Thái lan 320 53,3 Kenya 30 5 Nước khác . 241 40,16 (Nguồn : Moshav Paran Israel) Hiện nay, việc làm cho người lao động đang là vấn đề được ông chủ các moshav cũng như lao động các nước quan tâm, đặc biệt là thời gian nông nhàn khi kết thúc mùa vụ. Để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cần phải kết hợp chuyển dịch các việc khác từ nông trại này sang nông trại khác để luôn có việc cho người lao động. Gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế, ổn định trật tự, an toàn xã hội. 4.1.2.2. Tình hình văn hóa xã hội. - Giao thông: Hệ thống đường giao thông ít có trục đường quốc lộ chính đi qua thuận tiện cho lưu thông không gặp khó khăn. Mạng lưới đường giao thông ở Paran được xây dựng và đưa vào sử dụng, chất lượng giao thông khá tốt đã được nâng cấp, sửa chữa, làm mới đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân, thúc đẩy sự phát triển của địa phương. - Năng lượng: Một số gia đình bắt đầu sản xuất điện (thương mại) từ các nhà máy điện quang điện 50kWp (mỗi gia đình), hoặc sử dụng bức xạ mặt trời cao trong khu vực và thời tiết khô.nhất là sử dụng các tấm pin mặt trời Giảm chi phí sinh hoạt của người dân đáng kể.
  43. 34 - Văn hóa - thể thao: Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của Moshav những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú, tạo không khí lành mạnh, chất lượng từng bước được nâng cao, đời sống văn hóa của người dân lao động cũng như nhân dân địa phương được đổi mới. Những năm gần đây phong trào giao lưu giữa các moshav được triển khai sâu rộng, đạt được kết quả đáng khích lệ. Hiện nay quỹ đất dành cho hoạt động văn hóa - thể thao còn hạn chế. Về công tác phục vụ nhu cầu văn hóa cho nhân dân lao động như công viên, biểu diễn văn nghệ, giao lưu văn nghệ giữa các nước được quan tâm thực hiện đạt kết quả. - Bưu chính viễn thông: Được sự quan tâm của đất nước, Moshav Paran đã được đầu tư xây dựng điểm bưu điện văn hóa và các dịch vụ thông tin liên lạc hỗ trợ hết sức có thể như gọi điện trong nước miễn phí,gọi ra nước ngoài giảm cước phí đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân lao động cũng như dân cư sinh sống tại đây. 4.1.2.3. Dân tộc Moshav Paran hiện nay là nơi sinh sống của những dân tộc trên toàn thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia Nhìn chung các dân tộc đều có tập quán canh tác lúa nước theo mùa vụ đây cũng là tập quán chung và truyền thống của người dân. 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội Thuận lợi + Vị trí địa lý có hệ thống được giao thông chính chạy qua tạo điều kiện cho việc giao vận chuyển hàng hóa. + Hệ thống nền khoa học kỹ thuật công nghệ cao tân tiến bậc nhất thế giới. + Người dân thông minh, sáng tạo, cần cù, chịu khó.
  44. 35 + Hỗ trợ của chính phủ về cơ sợ hạ tầng, kỹ thuật. + Thị trường xuất khẩu lớn ổn định ở Châu Âu và Châu Á như. Nga, Hoa Kì, Nhật Bản + Hệ thống an ninh đảm bảo trong khu vực. + Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Khó khăn + Ngoài những thuận lợi trên còn có những khó khăn sau: + Khí hậu nóng bức về mừa hè mùa đông lạnh có nơi xuất hiện tuyết rơi. + Lương mưa thấp nguồn nước không có sẵn. + Đất đai khô cằn không thích hợp cho nuôi trồng. + Nhân công lao động còn thiếu. + Đời sống người dân lao động còn nhiều khó khăn, trình độ lao động, khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiến bộ và sản xuất chưa cao. + Trên địa bàn còn nhiều tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, 4.2 . Một số loại hình sử dụng đất tại Paran Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và thuộc tính của LUT. - Loại hình sử dụng đất màu Loại hình sử dụng đất này được áp dụng chủ yếu ở khu vực Paran, Người dân thường trồng các loại cây như ớt ngọt, dưa chuột, dưa vàng, cà chua và các loại rau Diện tích đất chủ yếu được sử dụng là đất cát và đất pha cát.
  45. 36 Đất sử dụng để trồng ớt là loại đất chuyên trồng cây nông nghiệp. Do ớt có khả năng sinh trưởng và phát triển vô hạn, cây lên tới đâu, hoa và quả ra tới đó, đây là một trong cây thuộc nghiên cứu thuộc hàng tiến tiến nhất của Israel. Hình 4.1 : Qủa ớt tại trang trại 14 Paran ,Israel Israel sở hữu phương pháp tưới cũng thuộc hàng bậc nhất thế giới đó là hệ thống tưới nhỏ giọt, tại đây nước sẽ được nhỏ giọt trực tiếp vào tận gốc cây trồng, giúp tiết kiệm tối đa nguồn nước cũng như phân bón cho cây trồng, đảm bảo cây không bị khô hạn và giữ độ ẩm phù hợp cho đất. Đất đai tại đây theo định kỳ hằng năm hết mùa vụ ủ đất 1 lần để cải tạo đất, diệt trừ sâu bệnh, cây cỏ dại có trong đất.
  46. 37 Hình 4.2: Hệ thống ống tưới nhỏ giọt Kết hợp với kinh nghiệm sản xuất tiên tiến cùng với nguồn giống tốt, sau khi cây con được trồng chỉ chưa đầy 1 tháng là những nụ hoa đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên người Israel họ không giữ lại những nụ hoa này mà thay vào đó là họ vặt bỏ hết những đợt hoa đầu tiên, đến đợt 2 khi cây ớt đã trưởng thành khoảng ngang bụng người là thời điểm thích hợp để cây nuôi trái. Tại lúc này hệ thống dây buộc, dây treo cũng được gia cố 2 bên sườn hàng ớt để đảm bảo giữ cây thẳng, không bị đổ do kích thước quả và gió tác động. Những trái nhỏ, trái có hình thù vặn vẹo, không đẹp mã, hoặc bị sâu bệnh đều được tỉa bỏ chỉ giữ lại những quả tốt nhất, có màu sắc đẹp và đồng đều.
  47. 38 Hình 4.3 : Cây ớt sau khi nẹp dây Sau 3 đến 4 tháng những trái ớt chuông cho ra sản phẩm để thu hoạch Hình 4.4 : Qủa ớt khi đến thời điểm thu hoạch - Cây cà chua thường được người dân trồng chủ yếu để xen canh vào ớt hoặc một số loại cây khác, với diện tích nhỏ nhưng tập trung một nơi, vì cà chua ở đây diện tích trồng tốn diện tích cùng với sản lượng thu hoạch không được cao, Paran không nổi tiếng về chua nên cà chua ở đây rất khó tiêu thụ. LUT : Loại sử dụng đất trồng cây ăn quả. Trên địa bàn Moshav không có nhiều diện tích chuyên canh cho cây ăn quả so với các Moshav khác, bởi vì khí hậu cũng như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt
  48. 39 hơn một số vùng khác, các khu chuyên trồng cây ăn quả, trong đó trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Người dân ở đây có quan niệm là trồng và chăm sóc để bán quả ra thị trường vì nhu cầu sử dụng không được nhiều trong khi diện tích trồng lớn. Mức đầu tư cho LUT này cũng chưa được cao nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa tương xứng với tiềm năng của cây. Cây ăn quả trên địa bàn chủ yếu là cây nho, chà là . - Chà là thường được người dân trồng ở những nơi đất đai bị sa mạc hóa, mỗi năm trồng một vụ, với kiểu trồng chuyên chà là diện tích trồng cần phải lớn hơn những cây khác, những gia đình chuyên trồng chà là ở đây rất là ít, chủ yếu người dân ở đây trồng phân bố rất rải rác, chà là làm cảnh là chủ yếu ở cổng các gia đình hay trang trí bên đường. Hình 4.5 Chà là ở công viên Moshav Paran Israel - Cây nho là cây ăn quả hàng năm được người dân trồng vào tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm trước. Đất trồng nho nơi đây sử dụng loại đất thịt pha với đất cát. Mục đích là để thoát nước và giữ vững cho cây tránh bị ngã trước cái nắng gió của Israel. Đặc biệt hơn cả là người trồng nho trên sa mạc không phải sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu nào bởi vì côn trùng hay sâu bọ không thể phát triển trong điều khí hậu khô cằn vùng sa mạc được. Vào mùa thu
  49. 40 hoạch, nho phải được hái bằng tay vào ban đêm để tránh ánh nắng mặt trời làm mất độ tươi. Nho được trồng vào tháng 9 để quả nho thu hoạch vào tháng 3 đến cuối tháng 4 vì thời gian đó thường cho năng suất hơn, không quan trọng là nho được trồng từ đâu, ở vùng núi cao, sa mạc hay trong thung lũng, mà quan trọng là chất lượng nho, chất lượng nho ở đây rất tốt. Hiện nay những người làm rượu vang ở Israel đang đổ về khu vực hoang mạc khô cằn này để trồng nho, nho ứng dụng sản xuất rượu vang. Rượu vang được làm từ nho trồng ở sa mạc đã trở nên nổi tiếng và phổ biến trên các thực đơn nhà hàng ở Mỹ, Châu Âu và châu Á. Hình 4.6 Trang trại nho tại Moshav Paran,Israel 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất 4.3.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả LUT hàng năm: Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất.
  50. 41 Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính (tính bình quân cho một dunam) Cây Giá trị sản Chi phí sản Thu nhập Hiệu quả Giá trị trồng xuất (1000đ) xuất (1000đ) thuần sử dụng ngày (1000đ) vốn công (lần) (1000đ) Ớt 45.860,00 14.243,34 35.616,66 3,50 160,73 Nho 21.329,00 7.779,82 13.549,18 1,70 81,50 Chà là 24.930,00 6.333,33 18.596,67 3,93 111,89 Cà chua 8.310,00 4.963,84 3.346,16 1,60 40,30 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu trước mắt duy trì sản xuất cây hàng năm và chăn nuôi. LUT chuyên ớt, chuyên cà chua: Loại hình sử dụng đất này được phân bố chủ yếu tại các nhà lưới của khu vực, đất chủ yếu đất thịt pha cát thích hợp trồng màu, hiệu quả kinh tế không cao như tiềm năng sẵn có do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như mùa hè quá nắng, mùa đông quá lạnh, làm giảm năng suất và chất lượng của sản phẩm. Hiệu quả kinh tế có sự phân cấp rõ rệt giữa các kiểu sử dụng đất, từ thấp đến trung bình và cao. Cao nhất là kiểu sử dụng đất chuyên ớt với thu nhập thuần là 35.616,66 nghìn đồng/dunam, dẫn đến giá trị ngày công lao động đạt 160,73 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn đạt 3.5 lần. Chà là tuy thu nhập thuần chỉ là 18.596,67 thấp hơn chuyên ớt nhưng gái trị ngày công là 111,89 nghìn đồng trên công, hiệu quả sử dụng vốn đạt 1.7 lần. Kiểu sử dụng đất chưa hiệu quả là cà chua do cây cà chua có chi
  51. 42 phí sản xuất cao cù với đó thu nhập thấp, thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Tuy nhiên hiệu quả chưa thể hiện được hết tiềm năng vốn có của đất. Qua đây ta có thể thấy rằng cây ớt hơn các loại cây khác về hiệu quả kinh tế. Nên Paran xác định cây ớt sẽ là cây chủ đạo của vùng. 4.3.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hộ, giá trị ngày công lao động nông nghiệp, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động, Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội. Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ cuộc sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống , đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động các chủ hộ. Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không hiệu quả, cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội trong lúc nông nhàn, hay xu thế dịch chuyển lao động từ nhà này sang nhà khác,khu vực này sang khu vực khác. Sản xuất chưa đáp ứng được các nhu cầu cần thiết yếu thì người dân không có điều kiện đầu tư cho giáo dục, y tế. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng:
  52. 43 Bảng 4.3. Hiệu quả xã hội của các LUT Đảm Giảm tỷ Đáp ứng Sản ST bảo Thu hút LUT lệ đói nhu cầu phẩm T lương lao động nghèo nông hộ hàng hóa thực 1 Chuyên ớt 2 Chuyên chà là * 3 Chuyên cà chua * * * * 4 Chuyên nho * (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Cao: Trung bình: Thấp: * Đối với các LUT trồng cây hàng năm. Các hoạt động trồng trọt trên đất hàng năm đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thơi gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên việc đầu tư công lao động trong các LUT này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào mốt số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu. Đối với các LUT trồng cây lâu năm. Là LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi đầu tư lớn, đặc biết trong thời kỳ kiến thiết cần một khoản chi phí lớn nhưng chưa cho sản phẩm thu hoạch. Đây là một trở ngại đối với các nông hộ không được giàu, không có khả năng đầu tư. Trong những năm gần đây diện tích đất trồng đã được mở rộng, thu hút lao động trên địa bàn. Tại địa bàn cũng đã có những xưởng chế biến ớt lớn giúp đầu ra ổn định. Cây ớt cho thu nhập cao được coi là cây làm giàu cho các nông hộ, đồng thời góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Kết quả trồng trọt trên đất hàng năm có đóng góp quan trọng cho sự phát tiển kinh tế khu vực nói chung và ở Paran nói riêng.
  53. 44 LUT cây ăn quả đây là loại hình sử dụng đất nếu được đầu tư, chăm sóc và phát triển thì nó sẽ góp phần tăng thu nhập đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong thời gian nông nhàn chờ thời vụ, là điều kiện thuận lợi sử dụng lao động phụ trong nông trại, cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của Moshav. Tuy nhiên phần lớn người dân không quan tâm đến lợi ích kinh tế của cây ăn trồng, cây trồng chỉ đóng vai trò là bổ sung khẩu vị bữa ăn gia đình là chủ yếu lương thực trên địa bàn Moshav. 4.3.3. Hiệu quả môi trường Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường đất, không gây hại cho sức khỏe con người. Paran là nơi có địa hình đa số là sa mạc nên vấn đề môi trường khá được quan tâm. Trong quá trình sử dụng đất đã tác động đến môi trường ở một số mặt sau: Tỷ lệ che phủ, khả năng bảo vệ, cải tạo đất, ý thức của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hiệu quả môi trường được thể hiện ở bảng 4.4: Bảng 4.4. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất CHỈ TIÊU Ý thức của Kiểu sử người dân Khả năng STT LUT dụng Hệ số sử Tỷ lệ che trong việc bảo vệ cải đất dụng đất phủ sử dụng tạo đất thuốc BVTV Ớt Cao Cao Trung bình Cao 1 Chuyên rau Trung Trung Cà chua Trung bình Trung bình bình bình Chà là Cao Cao Cao Cao 2 Chuyên quả Trung Nho Thấp Trung bình Cao bình ( Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Để sử dụng đất có hiệu quả về kinh tế- xã hội và môi trường thì chính quyền Paran cần có những chính sách thích hợp nhằm phổ biến và hướng dẫn
  54. 45 người nông dân sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm theo quan điểm sinh thái môi trường. Nâng cao trình độ người lao động từ đó có thể lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường đất cho tương lai. 4.4. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt Ngọt tại trang trại 14 Paran 4.4.1 Tình hình sản xuất của trang trại Trang trại Barack Omega nằm tại Moshav Paran thuộc vùng Arava nằm ở phía Nam của đất nước Israel với tổng diện tích là 70 dunam (≈7,0 ha) và được chia làm 7 trang trại. Giống cây được trồng ở trang trại là ớt ngọt. Hiện nay, tại trang trại có 2 nhân công Thái Lan và 5 sinh viên tu nghiệp sinhViệt Nam đến thực tập. Trang trại 14 có kỹ thuật cộng kiến thức làm nông nghiệp nên tương đối phát triển, giá trị sản lượng ớt năm sau luôn cao hơn năm trước về cơ cấu cây trồng,mùa vụ và đã dần thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có lợi có người lao động, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong và ngoài nước luôn gắn với thị trường. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhưng trong những năm gần đây nhờ áp dụng các biện pháp khoa học cùng với hướng dịch chuyển cơ cấu cây trồng phù hợp nên sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng khá. Trồng trọt: Những năm gần đây do ông chủ đã có nhiều thay đổi về nhận thức trong việc chọn giống thường sử dụng các loại giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất cao cộng với có sự đầu tư thích đáng về phân bón ,thay đổi lượng nước tưới , nên năng suất lúa tăng đáng kể hàng năm thường đạt và vượt chỉ tiêu. Loại cây thường trồng chủ đạo là giống ớt ngọt Gồm 3 loại giống ớt chuông đỏ: - Giống 7158. - Giống Sobak.
  55. 46 - Giống151. Sau khi thu hoạch, ớt sau khi được hái về sẽ được chuyển vào kho riêng của trang trại. Tại đây, ớt sẽ được rửa sạch, loại bỏ quả hỏng(dập,nát), phân loại size (M, L, XL,EL,ớt chợ), ớt sau đó được chuyển vào các hộp đựng, đóng gói và đưa lên xe để xuất khẩu. Trong các năm qua, các nước nhập khẩu lượng ớt ngọt của trang trại chủ yếu là được phục vụ tiêu dùng trong nước. Một số chất quả đẹp nhất sẽ được chuyển đi xuất khẩu các thị trường như: EU, Nga. Quy trình đóng hộp của trang trại 14: Ớt sau thu Rửa bằng nước Máy chế biến hoạch clo Đóng hộp, Chọn lọc kích bảo quản Chọn lọc kích cỡ thử công cỡ qua máy Xuất khẩu Hình 4.7 Quy trình đóng hộp ớt
  56. 47 Bảng 4.5. Phân loại kích cỡ các loại quả ớt Cỡ Khối lượng(g) Ớt chợ = 255 4.4.2 Sự phân bố của các giống ớt Bảng 4.6: Phân phối ớt hàng tháng( Đơn vị: Tấn/dunam) Giống/tháng Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Giống 7158 0,71 3,07 5,4 4,06 1,71 Giống sobak 0 4,17 4,09 3,96 1,24 Giống 151 0 4,29 4,57 3,04 0,86
  57. 48 6 5 4 giống 7158 3 giống sobak giống 151 2 1 0 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Hình 4.8 Phân bố sản lượng ớt giữa các tháng Bảng 4.6 và hình 4.8 đã thể hiện lợi nhuận và sự phân bố ớt giữa 5 tháng với nhau. Qua đó ta có thể thấy được: Với loại 7158. Tháng cao nhất là tháng Giêng (5,4 tấn/dunam), chiếm 36,1% trong tổng sản lượng. Với Sobak đa dạng, tháng cao nhất là tháng 12 (4,17 tấn/dunam), chiếm 31% trong tổng sản lượng. Với loại 151, tháng cao nhất là tháng Giêng (3,2 tấn/dunam), chiếm 35,8% tổng sản lượng. 4.4.3 Tổng năng suất của các giống ớt chuông đỏ Bảng 4.7 Tổng sản lượng của 3 giống ớt Giống Năng suất(tấn/dunam) 7158 14,96 Sobak 13,46 151 14,04
  58. 49 Từ bảng 4.7 và hình 4.9 cho thấy giống 7158 cho năng suất tổng cộng là 14,96 tấn/ dunam, giống Sobak cho năng suất tổng cộng 13,46 tấn/ dunam, và giống 151 cho tổng năng suất 14,04 tấn/ dunam. Vì vậy, giống 7158 cho năng suất cao hơn giống Sobak cho 1,5 tấn/ dunam và hơn giống 151 với 0,92 tấn/ dunam. Với diện tích gieo trồng 1 dunam, sự khác biệt này tương đối lớn. Tấn/dunam 15.5 15 14.5 14 Tấn/dunam 13.5 13 12.5 giống 7158 giống sobak giống 151 Hình 4.9 Tổng sản lượng của 3 giống ớt chuông đỏ Ta thấy tổng sản lượng 3 giống ớt chuông đỏ có sự chênh lệch rõ rệt.Giống ớt 7158 cho hiệu quả hơn 2 giống còn lại với 14,96 tấn/dunam so với 13,46 và 14,04 Kết Luận Từ kết quả đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất về 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời dựa trên các nguyên tắc lựa chọn và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng có thể đưa ra các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện của Paran như sau:
  59. 50 LUT rau: + Đối với loại hình sử dụng trồng ớt hàng năm. Đây là loại hình sử dụng đất chưa được áp dụng rộng rãi trên Moshav Paran, loại hình sử dụng này tận dụng được nguồn lực lao động nông nghiệp dồi dào. Nhất là mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người. Khả năng bảo về cải tạo đất tốt. + Kiểu sử dụng đất trồng đan xem ớt với cà chua kiểu này được chọn vì đáp ứng được an ninh lương thực và phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác vừa tăng thêm thu nhập cho người nông dân, tận dụng điều kiện sẵn có trồng ớt LUT quả: Cây ăn quả (Với 2 loại cây nho và chà là) LUT này được chọn do phù hợp với điều kiện tự nhiên đất đai tại địa phương cho hiệu quả về môi trường cao, nếu được đầu tư, quy hoạch và chăm sóc tốt thì còn cho hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. 4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho Moshav Paran và bài học cho Việt nam về phát triển trồng ớt 4.5.1.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho Moshav Paran Moshav Paran là moshav thuộc vùng còn ít người dân còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt kinh tế, sản xuất,lao động. Vì vậy các cấp chính quyền cần có những chính sách để giúp đỡ người nông dân ở các nông trại giúp người dân mở rộng sản xuất phát triển kinh tế gồm các chính sách như sau: - Đa dạng hoá các hình thức cho vay huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông dân. Ưu tiên người vay vốn để sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế. - Cải tiến các thủ tục cho vay tới các hộ nông dân, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi hỏi thế chấp.
  60. 51 - Chính quyền cần có sự hỗ trợ về đầu tư và tín dụng, nhất là đầu tư cho việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. - Chính sách xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng đồng thời có cơ chế quản lý thích hợp, thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, có chế độ ưu tiên cho các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động các nước. Moshav cần tập trung cao hơn nữa các nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến giao thông để giao lưu các Moshav khác, nhằm thuận lợi cho việc lưu thông cũng như trao đổi hàng hoá được thuận lợi. 4.5.2 Bài học sản xuất ớt cho Việt Nam Mặc dù không được thiên nhiên ưu đãi, với hơn 1/2 diện tích đất đai là sa mạc, khí hậu khắc nghiệt và thiếu hụt nguồn nước, Israel vẫn trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Nhờ biết phát triển và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, người nông dân Israel đã biến những sa mạc khô cằn thành những cánh đồng trù phú, đáp ứng tới 95% nhu cầu lương thực của quốc gia này. Các công nghệ tái chế nước, tưới nhỏ giọt, bảo quản của Israel không những giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn giúp tiết kiệm nguồn nước và đảm bảo môi trường sinh thái. Nếu so sánh với những điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi của Việt Nam, đặt vào vị trí của Israel thì không biết họ còn phát triển đến mức nào nữa. Việt Nam mang danh là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhưng công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản gần như là không có gì, người nông dân vẫn phải tự mình xoay sở. Các máy móc đơn giản trong sản xuất nông nghiệp và bảo quản nông nghiệp hầu như phải nhập từ nước ngoài.
  61. 52 Ở Việt Nam hiện đang có trong tay rất nhiều thuận lợi để phát triển trồng ớt về vị trí địa lý, nguồn nhân lực rất dồi dào, và là một đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Sao chép thành công của người khác để đem đến thành công cho riêng mình là phương thức đã được Thế giới áp dụng từ lâu và luôn hiệu quả trong mọi lĩnh vực.thực hiện trong các nhóm giải pháp: * Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật - Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thế giới vào thâm canh sản xuất, đẩy mạnh việc đưa cơ khí hoá vào sản xuất và các giống ớt mới, cây con mới có năng suất chất lượng cao phù hợp với nước ta. - Bổ sung kinh phí cho sự nghiệp kinh tế nông lâm nghiệp để tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu chương trình đề án của ngành nông nghiệp đã xây dựng. - Từng bước đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cơ sở và mẫu mã, bao bì hàng hoá. - Mở các điểm giới thiệu, quảng cáo sản phẩm tại chính trong Moshav và một số nơi khác trong nước. - Ứng dụng tin học để quản lý sản xuất và xúc tiến thương mại. + Nước ta cần trang thiết bị, lắp đặt một số máy tính có hoà mạng Internet cung cấp và khai thác thông tin thị trường cho người lao động. + Thiết lập trang giới thiệu quy trình sản xuất, chế biến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm giúp khách hàng tiếp cận và xúc tiến các hoạt động thương mại. * Nhóm giải pháp về thị trường Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng tiêu dùng, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. - Sớm đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tại trang trại với quy mô phù hợp nhằm tạo ra giá trị nông sản cao, dễ bảo quản, dễ tiêu thụ.
  62. 53 - Đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, các chợ bán buôn đầu mối, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông dễ dàng. * Giải pháp về giống - Với phương châm tranh thủ các điều kiện sẵn có của các cơ sở nghiên cứu khoa học về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, tập trung chủ yếu ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường. - Đưa các giống ớt mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp hoặc cực nóng để thay thế bộ giống cũ. - Rút kinh nghiệm và phát huy hiệu quả đã đạt được của các mô hình trình diễn thâm canh kết hợp nhân giống tại chỗ.
  63. 54 PHẦN 5 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Moshav Paran là một vùng thuộc Israel. Nền nông nghiệp trồng rau và trồng cây ăn quả. Ớt là cây trồng cho năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế, môi trường. Tính riêng lãi thuần hơn các cây trồng khác như chà là, nho, cà chua với thu nhập thuần đạt 35.616,66 nghìn đồng/dunam. Giống ớt 7158 là giống cho năng suất cao hơn các giống khác, đạt 14,96 tấn/1 dunam Ớt đã được trồng với quy trình công nghệ cao, sản phẩm sạch, có giá trị xuất khẩu. Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm trồng ớt, kinh nghiệm tiêu thụ sản xuất, xuất khẩu và quy trình của Israel để có thể nâng cao đời sống kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân nhân. 5.2 Đề nghị Áp dụng trồng giống ớt chuông 7158 và trồng ở Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng ớt cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa giống ớt chuông có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, luân canh. Đặc biệt phải nâng cấp và củng cố hệ thống thuỷ lợi nội đồng, thay ống tưới nhỏ giọt thường xuyên, sử dụng phân bón hợp lý, tránh sử dụng tràn lan. Trong quá trình sử dụng đất cần kết hợp với các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho tương lai. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ cho sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt tổ chức tốt các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nông dân hiểu rõ vai trò, giá trị và kĩ thuật trồng ớt. Tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.
  64. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), báo cáo tóm tắt chương trình phát triển nông lâm nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn vùng núi bắc bộ tới năm 2000 và 2010, Hà Nội. 2. Các Mác (1949), Tư bản luận - tập III, NXB Sự thật, Hà Nội. 3. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cs (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu cấp ngành, Hà Nội 5. Lương Văn Hinh, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Đình Thi (2003), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Hội khoa học đất Việt Nam (1999), Sổ tay điều tra, phân loại đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thu Huyền (2013), Bài giảng đánh giá đất, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Thái Phiên, Nguyễn Từ Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam. 10. Nguyễn Tử Siêm - Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam, thoái hóa và phục hồi, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùn ĐBSH và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 12. facfish. 2017. “chillies and pepers” truy cập ngày 20/10 country/vietnam/chillies+and+peppers,+dry,+production+quantity
  65. 56 13 .Wiki. 2017. “Pepper” truy cập ngày 20/10 14. 15. Wiki. 2017. “Arabah Israel” truy cập ngày 20/10 16.Wiki. 2017. “Paran” truy cập ngày 20/10