Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân Golf Omni Barton Creek - Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân Golf Omni Barton Creek - Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_tai_san_golf_omni_ba.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân Golf Omni Barton Creek - Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH TÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI SÂN GOLF OMNI BARTON CREEK, THÀNH PHỐ AUSTIN, TIỂU BANG TEXAS, HOA KỲ KHÓA LUẬN TỐT N GHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH TÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI SÂN GOLF OMNI BARTON CREEK, THÀNH PHỐ AUSTIN, TIỂU BANG TEXAS, HOA KỲ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. ĐẶNG VĂN MINH Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô giáo, quản lý sân golf Omni Barton Creek, gia đình và bạn bè để hoàn thành luận văn này Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đặng Văn Minh đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn tôi trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, hướng tiếp cận và giúp tôi chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Nhờ có những lời hướng dẫn này mà tôi đã hoàn thành được bài luận văn một cách xuất sắc nhất. Cảm ơn sân golf của công ty Omni Barton Creek Resort & Spa đã cho tôi có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong học tập, công việc và cuộc sống. Sân golf đã tạo điều kiện thuận để tôi được tiếp xúc thực tế, giải đáp các thắc mắc, giúp tôi có thêm hiểu biết trong suốt quá trình thực tập 1 năm tại công ty. Đồng thời sân golf cũng đã giúp tôi thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn các thầy cô trong trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn đến gia đình và bạn bè, họ đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ cũng như giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập nghiên cứu. Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy, tôi rất mong sự tham gia góp ý của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thanh Tùng
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng phỏng vấn chất lượng sân Golf cho người chơi 17 Bảng 4.1. Bảng thông tin tổng quát về tiểu bang Texas 19 Bảng 4.2. Bảng danh sách 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Texas 25 Bảng 4.3. Quy mô chi tiết diện tích của các vị trí trong sân Golf 30 Bảng 4.4. Loại phân bón và chế độ sử dụng trong sân golf 32 Bảng 4.5. Bảng giá dịch vụ sân Golf khi thuê phòng tại khách sạn 36 Bảng 4.6. Bảng danh sách sân golf của Việt Nam và một số quốc gia 42
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Một bộ gậy golf bình thường 10 Hình 2.2. Sơ đồ giới thiệu về lỗ golf 12 Hình 2.3. Khu vực tee box 12 Hình 2.4. Các khu vực của 1 lỗ golf 13 Hình 4.1. Quang cảnh Vùng Đồi Texas ở trung bộ của bang 21 Hình 4.2. Mật độ dân cư phân bố theo bản đồ 25 Hình 4.3. Cổng vào của công ty Omni Barton Creek 27 Hình 4.4. Sơ đồ sân golf Fazio Foothills 27 Hình 4.5. Bảng tên danh sách công nhân viên trong sân Golf 29 Hình 4.6. Tập thể công nhân viên tại sân Golf 29 Hình 4.7. Khu khách sạn và nghỉ dưỡng tại Resort 36 Hình 4.8. Mô hình biệt thự 38 Hình 4.9. Biệt thự tại sân Golf 38 Hình 4.10. Biểu đồ khả năng tạo việc làm ở Texas 39
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu 3 1.2.1. Mục đích của đề tài 3 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài 4 2.2.1. Cơ sở pháp lý quản lý sử dụng đất sân Golf tại Việt Nam 4 2.2. Lịch sử hình thành và quá trình ngành Golf và dịch vụ ngành Golf 7 2.3. Các kiến thức chung về môn chơi Golf và sân Golf 8 2.3.1. Luật chơi Golf 9 2.3.2. Dụng cụ chơi Golf 10 2.4. Sân Golf 11 2.4.1. Tee Box (nơi phát bóng) 12 2.4.2. Fairway (Đường bóng) 13 2.4.3. Green (Khu đồi quả) 13 2.4.4. Hole (Hố golf) 13 2.4.5. Rough 14
- v 2.4.6 Collar 14 2.4.7. Approach 14 2.5. Vai trò của môn thể thao golf ở Mỹ và Việt Nam 14 2.5.1. Vai trò của môn thể thao golf ở Mỹ 14 2.5.2. Vai trò của môn thể thao Golf ở Việt Nam 14 2.6. Hình thức quản lý sử dụng đất cho quy hoach sân Golf tại Việt Nam 15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Thời gian thực tập 16 3.3. Nội dung nghiên cứu 16 3.3. Phương pháp nghiên cứu 16 3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp 16 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. Khái quát chung về tiểu bang Texas 19 4.2. Khái quát về Resort Omni Barton Creek 26 4.2.1. Tập đoàn Omni Hotel & Resorts 26 4.2.2. Sân Golf tại resort 27 4.2.3. Hệ thống nhân sự của sân Golf 28 4.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất 30 4.3.1. Thông tin đất 30 4.4. Ảnh hưởng, tác động và lợi ích mang lai từ sân golf 30 4.4.1. Hiệu quả sử dụng đất và sử ảnh hưởng đến môi trường 30 4.4.2. Hiệu quả sử dụng đất đến thu nhập và lợi ích kinh tế mang lại từ sân Golf 34 4.4.3. Hiệu quả sử dụng đất đến xã hội 38 4.5. Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho quản lý sử dụng đất sân Golf tại Việt Nam 39
- vi 4.5.1. Tìm hiểu và nhận xét chung về tình hình Golf tại Việt Nam hiện nay 39 4.5.2. Về vấn đề gây ô nhiễm môi trường, 41 4.5.3. Về vai trò của sân golf đối với phát triển du lịch quốc tế 41 4.5.4. Đề xuất giải pháp cho ngành Golf tại Việt Nam 43 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Kiến nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đặc biệt hơn trong thời đại hiện nay, diện tích đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của mọi mô hình kinh doanh lẫn sản xuất cho con người, sử dụng đất để xây dựng, kinh doanh mô hình sân Golf là một trong số đó. Nhìn từ góc độ rộng, thì golf dường như là một môn thể thao không gây hại, thậm chí còn mang lại một nguồn lợi nhuận lớn và là phương án phát triển việc sử dụng đất, giữ nước và là nơi kết nối chặt chẽ nhiều thành phần của tự nhiên, cảnh quan sông hồ, đại dương, núi non và cả cộng đồng trong đó. Tuy nhiên, việc xây dựng các sân golf, bao gồm một số hoặc tất cả các công việc có thể gây tác động xấu đến môi trường, ví dụ như làm mất một diện tích rất lớn đất canh tác, xoá sạch lớp phủ thực vật tự nhiên, gây ra cháy rừng, huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường sống, tạo ra đất và lớp cỏ ngoại lai, gây ra những biến đổi về địa hình và nguồn nước ngầm địa phương. Chính vì vậy, ngoài những tác động tốt mang lại, chúng ta cần tìm hiểu rõ những tác động xấu để từ đó nhìn nhận đưa ra giải pháp chặt chẽ cho ngành công nghiệp đầy tiềm năng này tại Việt Nam. Đất nước Hoa Kỳ nói chung và tiểu bang Texas nói riêng là khu vực có địa hình rất rộng lớn và có khi hậu nóng đặc trưng, cùng với đó là khu vực có dân cư đa chủng tộc, nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần. Nhưng ngành công nghiệp Golf ở đây lại rất phát triển, khai thác diện tích đất sa mạc đồi núi một cách hiệu quả và đồng thời thích ứng được với mọi thành phần
- 2 người chơi. Đổi lại Việt Nam ngày nay, với sự gia tăng dân số, sự phát triển và mở rộng mạnh của các khu công nghiệp, các khu đô thị, các khu du lịch vui chơi, giải trí, đã tạo rất nhiều áp lực lên việc sử dụng đất đai. Đồng nghĩa với việc quỹ đất vốn đã hạn hẹp của nước ta lại càng thu hẹp lại. Chính vì vậy, việc sử dụng đất hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu quả sử dụng đất là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Các sân Golf nằm trong quy hoạch được duyệt đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng tăng dịch vụ, thu hút khách du lịch, tạo việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm phát triển hiệu quả và bền vững. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối với tất cả các sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học vào thực tế. Đồng thời giúp sinh viên có điều kiện làm quen với công việc sản xuất, học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học. Từ đó tạo cho mình tác phong nhanh nhẹn, tính sáng tạo và say mê trong công việc, trở thành người cán bộ khoa học thực thụ góp phần vào sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. Với định hướng và hợp tác trong đào tạo của Nhà trường với các nước trên thế giới, chúng em đã được Nhà trường cử đi thực tập nghề nghiệp và làm đề tài luận văn và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo GS.TS. Đặng Văn Minh với tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân Golf Omni Barton Creek - Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ”.
- 3 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích của đề tài Tìm hiểu những tác động của việc sử dụng đất tại sân Golf đến môi trường , đời sống kinh tế - xã hội . Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân golf Omni Barton creek -Austin, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ nhằm bổ sung thông tin và kinh nghiệm cho công tác quản lý đất đai sân Golf tại Việt Nam. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân golf Omni Barton Creek - Austin, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ đến môi trường, đời sống xã hôi và kinh tế tại khu vực. - Đề xuất những giải pháp có thể áp dụng được cho ngành công nghiệp và dịch vụ Golf đang phát triển tại Việt Nam. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập + Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại Hoa Kỳ từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, áp dụng vào điều kiện tại Việt Nam.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài - Quyết định số 1946/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 - Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 2.2.1. Cơ sở pháp lý quản lý sử dụng đất sân Golf tại Việt Nam 1. Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ nội dung Quyết định này, phổ biến và công bố công khai Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. Đồng thời căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo quy định, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch này. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc xây dựng sân golf theo đúng quy định tại Quyết định này và có kế hoạch điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch xây dựng sân golf tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế, với yêu cầu hội nhập quốc tế. 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương: a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: - Xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án sân golf; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng sân golf theo đúng quy hoạch tại Quyết định này, bảo đảm phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước; - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sân golf;
- 5 chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường thẩm định các dự án sân golf nằm trong quy hoạch do các địa phương cấp Giấy chứng nhận đầu tư; - Theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện quy hoạch, đầu tư sân golf và những vấn đề mới phát sinh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sân golf cho phù hợp. b) Đối với các Bộ, ngành: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chỉ đạo ngành ở các địa phương trong công tác theo dõi, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy hoạch sân golf, trong đó: - Bộ Xây dựng: Ban hành các quy định, hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng sân golf; tiêu chuẩn kỹ thuật sân golf; quy hoạch đô thị, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật liên quan đến quy hoạch sân golf; thực hiện giám sát Luật Xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trên các vùng có các dự án quy hoạch sân golf liên quan. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu và ban hành các quy định hướng dẫn về thực hiện quy hoạch du lịch, văn hóa, thể dục thể thao liên quan trong các hoạt động của các dự án sân golf; chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các ngành chức năng ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản trong các dự án xây dựng sân golf và giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn về kỹ thuật đó. - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, công bố nội dung, tiêu chí đánh giá tác động môi trường sân golf; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc quản lý, sử dụng đất đầu tư xây dựng sân golf theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đất đai, thẩm tra đánh giá tác động
- 6 môi trường và tham gia thẩm định nhu cầu sử dụng đất, sử dụng nước của các dự án sân golf; Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường trong hoạt động của các sân golf và có quy định về bảo vệ môi trường trong xây dựng và hoạt động của sân golf; phối hợp, chỉ đạo các địa phương rà soát lại các dự án đã được cấp phép nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí tài nguyên đất. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất lúa của các dự án sân golf; nghiên cứu đề xuất với các chủ dự án đầu tư phương án giải quyết việc làm cho lao động mất đất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực và an sinh xã hội. - Bộ Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan kiểm tra quy trình kinh doanh sân golf của các chủ đầu tư nhằm kiểm soát vấn đề sử dụng hóa chất, phân bón để kịp thời có các giải pháp xử lý. c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Kiểm tra, giám sát việc xây dựng sân golf theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo chỉ sử dụng đất đã cấp xây dựng sân golf để xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sân golf, không sử dụng đất để xây dựng nhà, biệt thự để bán, chuyển nhượng. - Chỉ đạo, hướng dẫn các Ban Quản lý dự án sân golf, chủ đầu tư xây dựng sân golf theo quy hoạch và đúng tiến độ, lộ trình. - Căn cứ nội dung Quyết định này, các quy định của pháp luật có liên quan và căn cứ thẩm quyền, quy định hiện hành quyết định và chịu trách nhiệm việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư sân golf và thu hồi giấy phép theo quy định.
- 7 - Hàng năm, có báo cáo đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 2.2. Lịch sử hình thành và quá trình ngành Golf và dịch vụ ngành Golf Môn golf có một lịch sử rất lâu dài và rất nhiều nước trên thế giới nhận là quê hương của môn thể thao này. Một số người tin rằng golf khởi nguồn từ Anh quốc dựa trên những mảng tranh kính cửa sổ nhà thờ, ở đây mô tả nhiều người đang vung gậy. Một số khác lại phát hiện những minh họa cho thấy các phụ nữ Nhật Bản đang chơi một trò chơi trong nhà với gậy giống như gậy golf ngày nay. Italia và Pháp cũng muốn chứng minh xuất xứ của golf từ nước họ. Tuy nhiên, có những bằng chứng xác đáng cho thấy rằng người ta đã chơi môn này ở Xcốtlen ngay từ nửa đầu thế kỷ thứ XVI. Sau đó vào năm 1744, câu lạc bộ golf đầu tiên đã được một số nhà quí tộc trong giới thượng lưu ở Edinbơg thành lập, câu lạc bộ đó mang tên là: "Hiệp hội Golf danh dự Eđinbơg”. Sự kiện mở đầu này đã được tiếp nối ở các vùng khác trong đó có việc thành lập vào năm 1754 Hiệp hội Golf mang tên Thánh Andru và sau này trở thành Câu lạc bộ Golf Hoàng Gia và mang tên Thánh Andru tại Xcốtlen (R&A). Trong khoảng giữa những năm 1850 và 1914, cả ba vùng ở Anh đã có những thay đổi lớn về môn golf, tạo ra chất xúc tác cho bước phát triển thực sự có ý nghĩa đầu tiên để môn này trở thành phổ biến và được quần chúng ưa thích. Đến cuối năm 1888, chỉ có 138 câu lạc bộ có sân golf ở toàn nước Anh nhưng vào năm 1914 đã có tới 1.801 câu lạc bộ. Môn đánh golf cũng đã lan truyền ra khắp thế giới trong giai đoạn này mà bằng chứng là sự ra đời của nhiều câu lạc bộ Hoa Kỳ, Australia, Canada, Hongkong, Malaysia, Newzeland, India. Môn đánh golf được thiết lập ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ XIX, sau sự ra đời của Liên đoàn Golf Hoa Kỳ (USGA) vào năm 1894. Trong khi
- 8 R&A hoạt động như một câu lạc bộ tư nhân với trách nhiệm kiểm soát sự phát triển của môn golf ở Vương quốc Anh và toàn bộ đất nước Anh, thì USGA là một tổ chức tập hợp tất cả các câu lạc bộ golf trên toàn Hoa Kỳ. Ngày nay, môn golf vẫn tiếp tục nằm dưới sự chi phối chung của hai tổ chức này. Cùng với sự phát triển môn golf, gậy golf đã được cải tiến nhiều lần, từ gậy golf chẳng khác gì một cây gậy với những tảng xù xì làm đầu gậy, đến năm 1920 cán gây được làm bằng thép, thay đổi thứ hai vào năm 1970 với việc sản xuất gây golf có đầu bằng sắt để tạo sức nặng ngoại vi, thay đổi thứ ba vào những năm 1980 khi các gậy gỗ đầu sắt trở nên được ưa chuộng và thay đổi thứ tư là việc sử dụng graphit, titan và các nguyên liệu khác trong việc chế tạo cán gậy. Ngày nay, môn golf phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và được nhiều người ưa chuộng. Đây cũng là một môn chơi không biên giới, hiện có trên 100 triệu người thường xuyên chơi golf và 40.000 sân golf trên toàn thế giới. 2.3. Các kiến thức chung về môn chơi Golf và sân Golf Môn golf là một môn thể thao có tác dụng rèn luyện sức khoẻ và giải trí lành mạnh. Môn thể thao này gần giống với môn đánh phết cổ truyền của người Việt Nam, người chơi golf dùng gậy để đánh quả bóng vào lỗ golf cách nơi phát bóng từ 130 mét đến 520 mét. Mục tiêu của môn thể thao này là đưa bóng vào lỗ với số gậy ít nhất. Môn golf không có tính chất đối kháng và mang tính nghệ thuật cao, nó có tác dụng rèn luyện người chơi tính kiên trì, nhẫn nại, thử thách. Nhiều khách hàng đến sân golf với mục đích giải trí hơn là thể thao, bởi vì bên cạnh tham gia chơi golf khách hàng còn thưởng thức nhiều dịch vụ khác như dịch vụ ăn uống, massage, tennis, bơi lội, khu giải trí cho trẻ em và người lớn
- 9 Với sân golf có 18 lỗ, một vòng đấu golf coi như hoàn thành khi người chơi đạt được 18 lỗ trước. Với mỗi hố golf, mỗi người chơi chỉ được chơi một lần duy nhất. Mỗi một vòng chơi có từ 1 - 4 người và thời gian cho một vòng là 4 tiếng (sân 18 lỗ) và 2 tiếng (sân 9 lỗ). Tại mỗi hố golf, sẽ bắt đầu chơi từ điểm phát bóng (tee box), đưa bóng qua tất cả các chướng ngại vật như hố cát, bãi đá, rough, fairway, để đến khu vực putting green. Ở khu vực này, người chơi sẽ tiếp tục đánh bóng golf vào hố và hoàn thành một hố golf. Điểm được tính khi người chơi nào có số gậy đánh bóng vào lỗ ít nhất là người chiến thắng. Với hình thức chơi match play thì sẽ không cần để ý đến số gậy mà chỉ cần tập chung vào số điểm thắng tại mỗi hố golf, ai thắng nhiều lỗ nhất sẽ thắng cuối cùng. Còn với stroke play, thì chỉ cần chú ý đến số gậy đánh vào lỗ. Ai có tổng số gậy đưa bóng vào đủ 18 lỗ golf ít nhất sẽ là người chiến thắng. Cú đánh đầu tiên bao giờ cũng là cú đánh xa nhất trong một vòng golf. Vì thế tại vị trí phát bóng đầu tiên, người chơi sẽ sử dụng tee để nâng trái bóng lên khỏi mặt đất nhằm hạn chế tiếp xúc giữa bóng với mặt đất giúp tăng khả năng đánh trúng bóng và làm bóng bay xa hơn. Sân golf nào cũng có khoảng cách từ tee box đến green sẽ khá dài, có thể lên đến 6400 m tùy theo thiết kế sân golf. 2.3.1. Luật chơi Golf Môn golf có luật chơi riêng và luật này được The R&A và Hiệp hội golf Hoa Kỳ (USGA) lập ra và quản lý. Người chơi tham gia phải tuân thủ luật golf nếu không sẽ bị xử phạt theo từng lỗi vi phạm Có 2 hình thức thi đấu chính: stroke play (chơi theo gậy) và match play (tính số lỗ trên sân). Trong đó, hình thức chơi golf stroke play là phổ biến nhất. Ngoài những điều luật được quy định trong bộ luật chơi golf quốc tế, người chơi golf cũng nên tìm hiểu và tuân thủ quy tắc ứng xử golf. Các quy tắc này sẽ không bị phạt nhưng nó giúp những người cùng chơi có được một trải nghiệm chơi tốt nhất. Đồng thời cũng giúp cho văn hóa chơi golf được tốt hơn.
- 10 2.3.2. Dụng cụ chơi Golf 2.3.2.1. Gậy golf - Gậy golf là một thanh dài bằng gỗ hay kim loại dùng để đánh bóng. Gậy dài dùng để đánh bóng bay xa còn gậy ngắn để đưa bóng vào lỗ với khoảng cách gần. - Gậy golf thường có 3 loại chính: Gậy gỗ, gậy sắt và gậy hybrid. Hình 2.1. Một bộ gậy golf bình thường + Gậy gỗ (còn gọi là gậy Wood): Là gậy có thân dài dùng để đánh bóng đi xa. Ví dụ như tại vị trí tee box hoặc vị trí fairway có khoảng cách xa lỗ golf nhất. Gậy gỗ chính là cây gậy để phát bóng đầu tiên (còn gọi là cú “drive”) nên gậy này còn có tên là gậy drive. + Gậy sắt (còn gọi là gậy Iron): Là gậy thân ngắn dùng để đánh nhiều các vị trí trên sân, dùng cho các cú đánh gần với vùng green. Có nhiều gậy sắt
- 11 với độ loft khác nhau phụ thuộc vào sân như bãi cát, đưa bóng vào vùng green hoặc lăn bóng vào lỗ golf. + Gậy hybrid là gậy có thể đánh ở mọi ví trí, là sự kết hợp giữa gậy gỗ và gậy sắt. Gậy hybrid phù hợp đối với những người mới tập chơi. Số gậy tối đa mà một golfer có thể sử dụng trong một vòng chơi golf là 14 gậy. Cũng tùy thuộc vào luật chơi golf mà từng gậy golf có thể được dùng ở mỗi vị trí khác nhau. Nếu sử dụng sai sẽ bị phạt theo luật đã quy định. 2.3.2.2. Bóng golf Bóng để chơi golf thường có hình cầu màu trắng, vỏ bên ngoài có nhiều vết lõm để làm giảm lực cản khí động học, giúp trái bóng bay xa hơn. Ngoài màu trắng, bóng golf còn có nhiều màu khác như màu đỏ, xanh, vàng Bóng golf thường được chế tạo từ cao su ép và có lớp vỏ bên ngoài làm bằng chất liệu surlyn với độ nẩy tốt. 2.3.2.3. Tee Tee là vật cũng không thể thiếu khi chơi golf. Tee chỉ được dùng duy nhất ở cú đánh đầu tiên tại điểm phát bóng tee box và không được sử dụng tiếp trong các lần đánh khác. Ngoài ra còn có những phụ kiện như găng tay, kính, ô dù, túi đựng và thời trang phù hợp trên sân golf cũng rất cần thiết. 2.4. Sân Golf Sân chơi golf thường sẽ được sắp xếp theo một quy trình có sẵn bao gồm có 9, 18 hoặc 27 lỗ golf. Tương ứng với các lỗ golf thì sẽ có một vị trí xác định để phát bóng (gọi là tee box hay tee) và một nơi có chứa lỗ golf (được gọi là putting green). Ở giữa khu vực phát bóng và khu vực putting green sẽ là các loại địa hình không giống như: fairway (vùng có cỏ ngắn), rough (vùng có cỏ dài), hố cát và các chướng ngại vật khác (nước, bãi cát, đá,
- 12 bụi cỏ ). Các chướng ngại vật này sẽ được sắp xếp một cách tự nhiên nhất và mỗi sân golf có một cách sắp xếp khác nhau. Một sân golf thường sẽ có từ 9 lỗ, 18 lỗ hay 27 lỗ được chia thành nhiều phần với độ khó khác nhau. Một lỗ golf có 3 phần chính: Tee Box, Fairway và Green. Hình 2.2. Sơ đồ giới thiệu về lỗ golf 2.4.1. Tee Box (nơi phát bóng) Đây là nơi thực hiện cú đánh đầu tiên, để đưa bóng tới càng gần vùng green càng tốt hay tốt nhất là Tees nằm trên vùng fairway.Tee box có Tee box thể hình vuông, chữ nhật hay hình tròn. Mỗi sân thường có từ 1-5 tee box, trong tee box sẽ có những quả tee nhỏ (đánh dấu bằng hai tee ở hai bên cho biết khu vực phát bóng hợp lệ), mỗi cặp màu của tee là khoảng cách từ điểm xuất phát bóng đến Hình 2.3. Khu vực tee box
- 13 green và được thay đổi vị trí mỗi ngày. Và được sắp xếp theo màu từ xa đến gần green: tee đen, vàng, xanh dương, trắng, đỏ. Hình 2.4. Các khu vực của 1 lỗ golf 2.4.2. Fairway (Đường bóng) - Là phần trung gian giữa tee box và green, bao gồm cả chướng ngại vật (cây, hố cát, hồ nước, ) + Sand bunker / bunker: là hố cát để bẫy bóng tạo độ khó cho người chơi + Water Hazard: chướng ngại vật nước (hồ nước, sông, suối ) 2.4.3. Green (Khu đồi quả) Khu vực này thường có hình tròn hoặc hình cầu, là nơi chứa lỗ (Hole) để đưa bóng vào. 2.4.4. Hole (Hố golf) Là lỗ nơi đưa bóng vào để ghi điểm, vị trí lỗ sẽ được thay đổi từng ngày để tăng sự hấp dẫn cho người chơi.
- 14 2.4.5. Rough Là phần ngoài cùng bao quanh khu vực Tee box, Fairway, Green 2.4.6 Collar Là phần cỏ bao quanh Green 2.4.7. Approach Là phần nối giữa Green và Fairway 2.5. Vai trò của môn thể thao golf ở Mỹ và Việt Nam 2.5.1. Vai trò của môn thể thao golf ở Mỹ Golf từ lâu đã được coi là một môn thể thao chuyên nghiệp được quan tâm, đầu tư có định hướng, có trọng điểm tại Mỹ dành cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng (đặc biệt thu hút giới thượng lưu). Môn thể thao golf này giúp các dịch vụ đi kèm (chuỗi nghỉ dưỡng khách sạn, biệt thự, nhà hàng đến giải trí ) phát triển không ngừng, giảm thiểu vấn nạn thất nghiệp tại Mỹ và thúc đẩy nền kinh tế du lịch phát triển. Một số sân golf ở Mỹ: Pebble Beach Golf Links (California), Shadow Creek (bắc Las Vegas), Pinehurst Number Two (North Carolina) Theo tạp chí golf Việt Nam và liên đoàn golf Hoa Kỳ, thị trường dịch vụ golf của Hoa Kỳ được xếp hàng đầu thế giới với số lượng người chơi golf lên đến 23 triệu và ngành dịch vụ này hàng năm mang lại thu nhập khoảng 15 tỷ USD. Thị trường golf nước này đã phát triển rất cao và đạt mức bão hoà nên các nhà kinh doanh của Hoa Kỳ có xu hướng đầu tư ra nước ngoài. 2.5.2. Vai trò của môn thể thao Golf ở Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã có 45 sân golf xuyên suốt từ Bắc vào Nam. Môn thể thao golf đang dần được ưa chuộng và ngày càng có sức hút tại Việt Nam. Sân golf là một trong những hạng mục quan trọng để các khu nghỉ dưỡng lớn thu hút thêm nhiều khách du lịch,góp phần thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tận dụng triệt để những khu vực đất cằng cỗi, cải tạo môi trường tự nhiên, tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế du lịch của Việt Nam. Một số sân golf ở Việt Nam: Chí Linh Star Golf & Country
- 15 Club (huyện Chí Linh, Hải Dương), Phoenix Golf Resort (huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình), Kings’ Island Golf (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) 2.6. Hình thức quản lý sử dụng đất cho quy hoach sân Golf tại Việt Nam Căn cứ theo quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 về việc tiêu chuẩn quy hoạch sân Golf tại Việt Nam. Mọi sân Golf cần tuần thủ nghiêm ngặt những quy định của nhà nước như sau: +) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất của các địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt; +) Có vị trí địa lý phù hợp với yêu cầu, mục đích của dự án sân golf và điều kiện về kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước; đáp ứng được yêu cầu về xử lý nước thải, bảo vệ môi trường bền vững; +) Diện tích tối đa dành cho sân golf 18 lỗ là 100 ha; +) Một sân golf không sử dụng quá 5 ha diện tích là đất lúa 1 vụ năng suất thấp; +) Thời hạn thực hiện đầu tư một dự án sân golf không quá 4 năm kể từ khi được cấp phép; +) Quy trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư và kiểm tra hoạt động các dự án sân golf thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các quy định của pháp luật hiện hành; +) Phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường. +) Các dự án sân golf không được sử dụng đất lúa, đất màu và đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; khu đô thị; đất rừng (đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). +) Các dự án sân golf không được hỗ trợ tài chính từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài các khu chức năng của các dự án golf.
- 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Các loại hình, phương pháp khai thác tiềm năng sử dụng đất tại resort Omni Barton creek. Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ khu vực Resort Omni Barton Creek tại thành phố Austin, Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ. 3.2. Thời gian thực tập Thời gian thực tập: 5/2/2018 - 31/1/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Khái quát về sân resort Omni Barton Creek Nội dung 2: Tình hình kinh doanh, hoạt động của sân Golf và những ngành dịch vụ đi kèm . Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng, tác động của công việc sử dụng, khai thác đất sân Golf đến đời sống xã hội, kinh tế và môi trường xung quanh. Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp. Chỉ ra tính bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập trên Internet, những webside có thông tin công bố công khai: www.Wikipedia.com và www.Omnihotel.com + Địa điểm: Resort Omni Barton Creek, thành phố Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. + Thông tin cơ bản về diện tích quy hoạch sân Golf, mô hình sản xuất kinh doanh của sân Golf đang triển khai, công nghiệp áp dụng cho sân Golf
- 17 + Các tài liệu về tiểu bang Texas (địa hình, dân cư, xã hội, chủng tộc), thông tin về chuỗi khách sạn, resort của Omni Hotel. 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp Thu thập số liệu cụ thể về sân golf: Hiệu quả sử dụng đất mang lại khi kinh doanh cùng với đó là sự hài lòng và đánh giá khách quan của chính người chơi Golf. * Phương pháp thu nhập: “Phỏng vấn người chơi và quản lý sân Golf". Đối tượng phỏng vấn: + Quản lý sân Golf : Todd Muler + Những người sử dụng dịch vụ, khách hàng của sân Golf Triển khai phương án : + Thời gian thực hiện phỏng vấn: 3 ngày (1/7/2018-3/7/2018) Dưới sự giúp đỡ của quản lý sân Golf Todd Muller, chúng tôi đã in phiếu phỏng vấn và đặt tại Green tại hố Golf 18, cũng là hố Golf cuối cùng, nơi mà những người chơi Golf kết thúc thời gian chơi và có được cảm nhận của tất cả hố Golf trên sân. Tiêu chí phỏng vấn được thể hiện như sau: Bảng 3.1. Bảng phỏng vấn chất lượng sân Golf cho người chơi Số thứ tự Chỉ tiêu Đánh giá Góp ý bổ sung (ID) (Norm) (Evaluate) (Feedback) Dịch vụ khi bắt đầu vào 1 chơi (Firstly service) Nơi phát bóng 2 (Tee box) Đường bóng 3 (Fairway) Khu đồi quả 4 (Green) Chướng ngại vật 5 (Hazzards) Dịch vụ phục vụ 6 (Service)
- 18 Đánh giá: : Xuất sắc (Excellent) : Cao (Good) : Trung bình (Standard) : Thấp (Low) * Tệ (Bad) Chú thích: + Dịch vụ khi bắt đầu vào chơi: Là dịch vụ giới thiệu, hướng dẫn luật chơi, cho thuê xe điện và làm thủ tục cho người chơi. + Nơi phát bóng (Tee box), Đường bóng (Fairway), Khu đồi quả (Green): là những tiêu chuẩn chất lượng về cỏ, độ đều của cỏ khi cắt, màu sắc cỏ, độ dốc phù hợp , địa hình hợp lý. + Chướng ngại vật (Hazards): bao gồm hố cát và hồ nước, đây là những trở ngại được đặt nằm dọc suốt sân golf làm cho các golfer đánh bóng trở nên khó khăn và gặp nhiều thử thách hơn. Bao gồm độ đều, chất lượng bề mặt của hố cát tạo mỹ quan, hồ nước tự nhiên được nạo vét và mang lại không gian tự nhiên nhất. + Dịch vụ phục vụ: (Service): Các xe bán hàng cung cấp đồ ăn, nước uống, thái độ của nhân viên với khách hàng chơi Golf. *Vai trò của thu thập số liệu sơ cấp Từ kết quả thu thập sơ cấp, quản lý sân Golf có thể thu thập được những hạn chế cần bổ sung và từ đó sửa chữa cho sân Golf. Đưa ra quản lý về máy móc, bổ sung nhân lực và điều chỉnh họ với công việc phù hợp.
- 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát chung về tiểu bang Texas GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIỂU BANG TEXAS Bảng 4.1. Bảng thông tin tổng quát về tiểu bang Texas Tiểu bang Texas Cờ Huy hiệu Biệt danh: Bang ngôi sao đơn Ngôn ngữ chính thức Không có (tiếng Anh 68,7% tiếng Tây Ban Nha 27,0%[1]) Địa lý Thủ phủ Austin Thành phố lớn nhất Houston Diện tích 695.662 km² • Phần đất 678.051 km² • Phần nước 17.574 km² (2,5 %) Chiều ngang 1.244 km²
- 20 Chiều dài 1.270 km² Kinh độ 114°8' Tây đến 124°24' Tây Vĩ độ 25°50' Bắc đến 36°30' Bắc Dân số (2015) 26.448.193 (hạng 2) • Mật độ 37,9 (hạng 26) • Trung bình 520 m • Cao nhất Đỉnh Guadalupe: 2.667 m • Thấp nhất Vịnh Méxicom Hành chính Ngày gia nhập 29 tháng 12 năm 1845(thứ 28) Thống đốc Greg Abbott (Cộng hòa) Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John Cornyn (CH) Ted Cruz (CH) Múi giờ MST đến CST (UTC-7/-6) Viết tắt TX US-TX Trang web www.state.tx.us Texas là tiểu bang lớn thứ hai tại Hoa Kỳ, sau Alaska, với diện tích 268.820 dặm vuông Anh (696.200 km2). Nếu xét về diện tích, Texas rộng hơn 10% so với Pháp và lớn gần gấp đôi Đức hay Nhật Bản, đứng thứ 27 trong số các đơn vị hành chính cấp một quốc gia trên thế giới. Nếu độc lập, Texas sẽ là quốc gia lớn thứ 40 trên thế giới, xếp hạng sau Chile và Zambia. Texas nằm ở khu vực Trung-Nam của Hoa Kỳ. Ở phía nam, sông Rio Grande tạo thành biên giới quốc tế giữa Texas với các tiểu bang Chihuahua, Coahuila, Nuevo León, và Tamaulipas của México. Ở phía bắc, sông Red tạo thành biên giới giữa Texas với Oklahoma và Arkansas. Ở phía đông, sông Sabine tạo thành biên giới tự nhiên giữa Texas với
- 21 Louisiana. Vùng cán xoong Texas có biên giới phía đông với Oklahoma theo kinh tuyến 100°T, biên giới phía bắc với Oklahoma theo vĩ tuyến 36°30'B và biên giới phía tây với New México theo kinh độ 103°T. El Paso nằm ở mũi cực tây của bang- được tạo thành từ vĩ tuyến 32°B và Rio Grande. Hình 4.1. Quang cảnh Vùng Đồi Texas ở trung bộ của bang Texas có 10 vùng khí hậu, 14 vùng đất đai và 11 vùng sinh thái riêng biệt, do vậy việc phân loại vùng miền trở nên mơ hồ với những khác biệt về đất, địa hình, địa chất, lượng mưa, quần thể thực vật và động vật. Một hệ thống phân loại chia Texas, theo thứ tự từ đông nam sang tây, thành các vùng: Đồng bằng Ven biển vịnh México, Đất thấp nội địa, Đại Bình nguyên, Bồn địa và Núi. Vùng Đồng bằng ven biển bao quanh vịnh México nằm ở phần đông nam của bang. Thảm thực vật trong vùng này gồm có các rừng thông dày. Vùng đất thấp nội địa gồm các khu vực gợn sóng đến các khu đồi rừng và là một bộ phận của vùng rừng thông gỗ cứng. Đại Bình nguyên nằm ở trung bộ Texas, trải dài từ Vùng Cán xoong của tiểu bang và Llano Estacado cho đến Vùng Đồi Texas gần Austin. Vùng này chủ yếu là thảo nguyên. Vùng "Viễn Tây Texas" hay "Trans-Pecos" là vùng Bồn địa và Núi, gồm có vùng Đồi Sand, cao nguyên Stockton, các thung lũng sa mạc, dốc núi có rừng và bãi cỏ sa mạc. Texas có 3.700 dòng chảy được đặt tên và 15 sông lớn, trong đó Rio Grande là lớn nhất. Các sông lớn khác của Texas gồm Pecos, Brazos, Colorado,
- 22 và Red- tạo thành biên giới với Oklahoma. Mặc dù Texas chỉ có vài hồ tự nhiên, song người Texas xây dựng được trên 100 hồ chứa nhân tạo. Quy mô lãnh thổ và lịch sử độc đáo của Texas khiến cho việc xác định liên kết khu vực của tiểu bang gây tranh luận; Texas có thể được xếp là một tiểu bang Nam bộ hoặc một tiểu bang Tây Nam bộ, hoặc cả hai. Sự rộng lớn và đa dạng về địa lý, kinh tế, văn hóa tại Texas cản trở việc phân loại toàn bộ tiểu bang vào một vùng được công nhận tại Hoa Kỳ. Như Đông Texas thường được xác định là phần mở rộng của Deep South, còn Viễn Tây Texas thường được thừa nhận là một phần của Tây Nam nội địa. Một lượng lớn các loài động vật và côn trùng sinh sống tại Texas. Tiểu bang là nơi cư trú của 65 loài thú, 213 loài bò sát và lưỡng cư, và là nơi đa dạng nhất về sự sống của các loài chim tại Hoa Kỳ - tất cả có 590 loài. Có ít nhất 12 loài được di thực và nay tái sinh tự do tại Texas. Texas cũng có một số loài ong bắp cày, là một trong các khu vực sinh sống đông đúc nhất của loài Polistes exclamans. * Khí hậu Texas có diện tích rộng lớn và có vị trí nằm tại nơi giao nhau của nhiều vùng khí hậu, do vậy thời tiết trong tiểu bang có sự biến đổi ở mức độ cao. Vùng Cán xoong của tiểu bang có những mùa đông lạnh hơn vùng Bắc Texas, trong khi vùng Ven biển vịnh México có những mùa đông ôn hòa. Các địa phương trong tiểu bang Texas có sự khác biệt lớn về chế độ mưa. Cực tây của tiểu bang là El Paso có lượng mưa trung bình năm là 8,7 inch (220 mm), trong khi các khu vực ở Đông Nam Texas có lượng mưa trung bình năm là 64 inch (1.600 mm). Tuyết rơi nhiều lần vào mùa đông ở vùng Cán xoong và các khu vực núi non tại Tây Texas, một hoặc hai lần mỗi năm ở Bắc Texas, và một lần trong vài năm ở Trung và Đông Texas. Tuyết hiếm khi rơi ở khu vực phía
- 23 nam San Antonio hay ở vùng ven biển. Trong cơn bão tuyết đêm Giáng sinh 2004, tuyết rơi với lượng 6 inch (150 mm) ở nơi xa về phía nam như Kingsville, vốn là nơi có nhiệt độ trung bình cao là 65 °F (18 °C) trong tháng 12. Nhiệt độ tối cao vào các tháng mùa hè trung bình là từ 26 °C tại vùng núi non ở Tây Texas và trên đảo Galveston đến khoảng 38 °C ở Thung lũng Rio Grande, song hầu hết các khu vực của Texas có nhiệt độ cao vào mùa hè trong khoảng 32 °C. Nhiệt độ ban đêm vào mùa hè dao động từ dưới 14 °C ở vùng núi thuộc Tây Texas đến 27 °C trên đảo Galveston. *Chủng tộc và dân tộc Theo Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, thành phần chủng tộc của Texas như sau: Người Mỹ da trắng 70,4% Người Mỹ da đen hay gốc Phi: 11,8% Người Mỹ da đỏ hay bản địa: 0,7% Người Mỹ gốc Á: 3,8% (1,0% là người Ấn, 0,8% là người Việt, 0,6% là người Hoa, 0,4% là người Philippines, 0,3% là người Hàn, 0,1% là người Nhật, 0,6% là các sắc dân châu Á khác). Người Mỹ gốc các đảo Thái Bình Dương: 0,1% Khác: 10,5% Hai hoặc đa chủng tộc: 2,7% 37,6% cư dân là người gốc Mỹ Latinh hay Iberia (thuộc mọi chủng tộc) (31,6% là người México, 0,5% là người Puerto Rico, 0,2% là người Cuba) Người Đức, người Ireland, và người Anh là ba nhóm dân tộc gốc Âu lớn nhất tại Texas. Người Mỹ gốc Đức chiếm 11,3% cư dân Texas, với 2,7 triệu người. Người Mỹ gốc Ireland chiếm 8,2% cư dân Texas, với con số trên
- 24 1,9 triệu. Có khoảng 600.000 người Mỹ gốc Pháp và 472.000 người Mỹ gốc Ý sinh sống tại Texas; hai nhóm dân tộc này tương ứng chiếm 2,5% và 2,0% cư dân. Trong cuộc Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 1980, nhóm dân tộc lớn nhất tại Texas là người Anh với 3.083.323 người Texas nói ằng họ là người Anh hoặc hầu hết tổ tiên là người Anh, chiếm 27% cư dân của tiểu bang khi đó. Tổ tiên của họ chủ yếu đến Mỹ từ thời 13 thuộc địa và do vật nhiều người trong số họ nay chỉ tuyên bố rằng họ có tổ tiên là "người Mỹ", mặc dù họ chủ yếu có nguồn gốc là người Anh. Người gốc Mỹ Latinh hoặc Iberia là nhóm cư dân lớn thứ hai tại Texas sau người gốc Âu không có nguồn gốc Mỹ Latinh và Iberia. Có trên 8,5 triệu người tuyên bố rằng mình thuộc nhóm dân cư này, chiếm 36% dân cư Texas. Trong đó, 7,3 triệu người có nguồn gốc México, chiếm 30,7% cư dân. Có trên 104.000 người Puerto Rico và gần 38.000 người Cuba sinh sống trong bang. Có trên 1,1 triệu người (4,7% cư dân) có tổ tiên Mỹ Latinh hoặc Iberia khác nhau, như người Costa Rica, Venezuela, và Argentina. Năm 2010, 49% số trẻ sinh ra có nguồn gốc Mỹ Latinh hoặc Iberia; 35% là các nhóm người da trắng không có nguồn gốc Mỹ Latinh hay Iberia; 11,5% là người da đen không có nguồn gốc Mỹ Latinh, và 4,3% có nguồn gốc Á hoặc các đảo Thái Bình Dương. Từ năm 2000 đến năm 2010, dân số tiểu bang tăng trưởng 20,6%, song số người gốc Mỹ Latinh hay Iberia tăng trưởng 65%, trong khi số người da trắng không có nguồn gốc Mỹ Latinh hay Iberia chỉ tăng trưởng 4,2%.
- 25 Hình 4.2. Mật độ dân cư phân bố theo bản đồ Ngôn ngữ Giọng tiếng Anh Mỹ phổ biến nhất được nói tại Texas là tiếng Anh Texas, pha trộn giữa các phương ngữ tiếng Anh miền Nam Hoa Kỳ và tiếng Anh miền Tây Hoa Kỳ. Tiếng Anh Chicano cũng được nói phổ biến, cũng như tiếng Anh bản xứ người Mỹ gốc Phi và tiếng Anh Mỹ chung. Bảng 4.2. Bảng danh sách 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Texas Ngôn ngữ Tỷ lệ (2010) Tiếng Tây Ban Nha 29,21% Tiếng Việt 0,75% Tiếng Trung Quốc (bao gồm Phổ thông và Quảng Đông) 0,56% Tiếng Đức 0,33% Tiếng Tagalog 0,29% Tiếng Pháp 0,25% Tiếng Hàn và tiếng Urdu (đồng hạng) 0,24% Tiếng Hindi 0,23% Tiếng Ả Rập 0,21% Các ngôn ngữ Niger-Congo ở Tây Phi 0,15%
- 26 Năm 2010, 65,80% (14.740.304) cư dân Texas năm tuổi hoặc lớn hơn nói tiếng Anh tại nhà như ngôn ngữ chính, trong khi 29,21% (6.543.702) nói tiếng Tây Ban Nha, 0,75% (168.886) nói tiếng Việt, và 0,56% (122.921) nói tiếng Trung Quốc như một ngôn ngữ chính. Các ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Đức (bao gồm tiếng Đức Texas) với 0,33% (73.137) tiếng Tagalog với 0,29% (73.137), và tiếng Pháp (bao gồm tiếng Pháp Cajun) được 0,25% (55.773) người Texas nói. Tính tổng, 34,20% (7.660.406) cư dân Texas 5 tuổi hoặc lớn hơn có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Tôn giáo Tín đồ của nhiều tôn giáo khác sinh sống chủ yếu tại các trung tâm đô thị của Texas. Năm 1990, số cư dân theo Hồi giáo là xấp xỉ 140.000 và các số liệu gần đây hơn đưa ra con số người Hồi giáo tại Texas là từ 350.000 đến 400.000. Số cư dân Texas theo Do Thái giáo là 128.000. Có xấp xỉ 146.000 tín đồ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo và Tích Khắc giáo sống tại Texas. 4.2. Khái quát về Resort Omni Barton Creek 4.2.1. Tập đoàn Omni Hotel & Resorts Omni Hotels & Resorts là một công ty khách sạn sang trọng quốc tế của Mỹ được thành lập năm 1958 có trụ sở tại Dallas, Texas. Công ty hiện thuộc sở hữu của nhà đầu tư cổ phần tư nhân Robert Rowling. Công ty vận hành 60 khách sạn tại Hoa Kỳ, Canada và Mexico với tổng số hơn 20.010 phòng và sử dụng hơn 23.000 người. Omni Barton Creek là khu nghỉ dưỡng thuộc chuỗi khách sạn của Omni Hotel & Resorts có địa chỉ tại thành phố Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Tại đây là khu vực kinh doanh bao gồm sân Golf và chuỗi hệ thống dịch vụ đi kèm theo là khách sạn và spa.
- 27 Hình 4.3. Cổng vào của công ty Omni Barton Creek 4.2.2. Sân Golf tại resort Sân Golf tại đây có tên tên riêng là Fazio Foothill, đươc thiết kế bởi triến trúc sư người Mỹ Golf: Thomas Fazio. Sân được thành lập và đưa vào hoạt động đầu tiên năm 1986. Sân golf Fazio Foothills nằm ở độ cao 7,125 yard (6512.25 m) và có tổng diện tích khoảng 70 ha. Hình 4.4. Sơ đồ sân golf Fazio Foothills
- 28 Sân Fazio Foothills có một số fairways ấn tượng được bao quanh bởi nhiều vách đá và nhiều hang đá vôi tự nhiên, cũng như thác nước và cung cấp nhiều tác động trực quan cũng như thay đổi độ cao. Gần đây Fazio Foothills có tên trong top 3 sân golf có thể chơi ở Texas bởi tạp chí Golf Magazine, sân nổi tiếng đẹp nhất và đa phần sân đã gây ấn mạnh của khu nghỉ dưỡng khi cung cấp nâng cao thêm nhiều tee box, tạo cảm giác mạnh bởi đường dốc xuống đến fairways và greens được bao quanh bởi nhiều vách đá, lạch nước và thác nước. 4.2.3. Hệ thống nhân sự của sân Golf Sân golf Fazio Foothills có hệ thống nhân sự như sau: - Giám đốc: David Diver - Quản lý: Jake Snyman - Trợ lý quản lý: Todd Mullen, John Ahren - Trợ lý thư kí văn phòng: Veronica Baguio - Nhân viên, công nhân sân golf + Người Mexico: 12 người + Người Việt Nam: 10 người - Quản lý thợ máy: Danny Diaz - Thợ máy: 2 người (chuyên sửa chữa,kiểm tra và bảo trì các thiết bị máy móc trong sân golf)
- 29 Hình 4.5. Bảng tên danh sách công nhân viên trong sân Golf Hình 4.6. Tập thể công nhân viên tại sân Golf
- 30 4.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất 4.3.1. Thông tin đất + Diện tích đất quy hoạch xây dựng cho toàn khu Resort là 1000 ha, trong đó sân Golf chỉ chiếm là 70/1000 ha, chiếm 7 %, những hạng mục khác là bất động sản bao gồm trong sân Golf là: + Khách sạn và nghỉ dưỡng đi kèm là dịch vụ spa, thể hình chiếm là 410 ha, (chiếm 41 %) + Bất động sản cho nhà ở trong khu vực Resort là 505 ha (5,05 %) + Công trình phụ trợ khác, nằm xen kẽ với khu vực trong Resort như khu xử lý nước thải, vệ, bãi xử lý rác: 15ha (chiếm 1,5%) Bảng 4.3. Quy mô chi tiết diện tích của các vị trí trong sân Golf Chức năng Green Tee box Fairway Rough Bunker (khu đồi (nơi phát (Đường (khu vực (Chướng Khu vực quả) bóng) bóng) liền kề) ngại vật) (hố golf) Từ hố 1- 9 0.42 ha 0.35 ha 6.02 ha 31 ha 0.17 ha Từ hố 10- 18 0.39 ha 0.28 ha 5.34 ha 26.78 ha 0.36 ha Tổng 18 hố 0.81 ha 0.63 ha 11.36 ha 57 ha 0.53 ha 4.4. Ảnh hưởng, tác động và lợi ích mang lai từ sân golf 4.4.1. Hiệu quả sử dụng đất và sử ảnh hưởng đến môi trường 4.4.1.1. Sử dụng các chất bảo vệ thực vật và chất hóa học tại sân Golf Tại khu vực sân golf sử dụng 3 dạng phân bón: hữu cơ, vi sinh và vô cơ. Tỷ lệ sử dụng các loại phân trên ở các sân có khác nhau nhưng trung bình là 70% vô cơ, 30% vi sinh + hữu cơ.
- 31 - Phân vô cơ dùng cho cỏ cũng là loại phân vô cơ thông thường dùng cho cây hoa quả. (như Kali Clorua (KCL), Urê và đạm tổng hợp NPK). - Ngoài ra, còn có loại phân vô cơ chống côn trùng Pest 4.4.1.2 Một số loại thuốc bảo vệ thực vật dùng tại sân golf: - Thuốc trừ sâu Carbaryl Công thức hóa học: C12H11NO2 Đặc tính: Carbaryl được phân loại dễ tan trong nước. Độ tan: 50 mg/lít. Carbaryl được đánh giá có khả năng di động trung bình trong đất. Thời gian bán phân hủy: Carbaryl không bền trong môi trường. Độ độc cấp tính: trung bình – độc nhẹ, thuộc nhóm II – III (phân loại theo WHO). - Thuốc diệt nấm Mancozeb Công thức phân tử: [(CH2NHCSS)2Mn]x[Zn]y Đặc tính: Mancozeb tan trung bình trong nước. Nhưng thực tế Mancozeb không tan trong nước. Độ tan 6 mg/lít. Mancozeb ít có khả năng di động trong đất, thời gian bán phân hủy: Mancozeb không bền trong môi trường. Độ độc cấp tính: không độc - Thuốc diệt nấm Thiophanate - methyl Công thức phân tử: C12H14N4O4S2 Đặc tính: Thiophanate – methyl rất ít tan trong nước, Thiophanate – methyl di động trung bình trong đất. Thiophanate – methyl không bền trong đất Độ độc cấp tính: không độc. - Thuốc trừ sâu Chlorpyrifos Công thức hóa học: C9H11Cl3NO3PS.
- 32 Đối với động vật (qua đường miệng, với chuột cống, chó và các động vật có vú khác) Chlorpyriphos bị chuyển hóa nhanh và chủ yếu thải ra đường nước tiểu. Ðối với thực vật, Chlorpyriphos không bị rễ cây hấp thụ. - Thuốc trừ sâu Diazinon Công thức hóa học: C12H21N2O3PS. Trong đất Diazinon có thời gian bán phân hủy là 1 -12 tuần, trong nước thời gian bán phân hủy của Diazinon là 12 ngày đối với nước có pH=5, 138 ngày đối với nước có pH=7. 4.4.1.3. Tác động của việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Các nhà khoa học thuộc Cơ Quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) tính ra rằng mỗi ha sân golf sử dụng khối lượng hoá chất gấp 3 lần cùng một diện tích canh tác nông nghiệp. Bảng 4.4. Loại phân bón và chế độ sử dụng trong sân golf Lượng sử dụng Loại phân Cách bón Tần suất Liều lượng trong năm (kg) Phun dung dịch 01 URE 2.300kg/lần 9.200 nước lần/3tháng NPK 30:5:10 Rắc 01 lần/tháng 4.600kg/lần 55.200 NPK Xen kẽ với NPK Rắc 01 lần/tháng 4.600kg/lần 15:15:15 30:5:10 * Tác động tới tài nguyên đất Dư lượng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng để chăm sóc cỏ, cây xanh là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất, gây tác động tiêu cực tới môi trường. Nếu tính toán như trên, khối lượng hoá chất sử dụng hàng năm cho sân golf tại Resort ước tính là 64,4 tấn hoá chất/năm, tương đương 0,18 tấn/ngày.
- 33 Diện tích phun xịt là 39,6 ha và chiều dày trung bình của lớp đất và cách phía trên của hệ thống gom nước ngầm là 0,5m. Khi đó, thể tích đất được phun xịt là: 396.000 m2 x 0,5m = 198.000 m3. Coi rằng tỉ trọng của đất thấp nhất là 1 tấn/m3, khi đó khối lượng đất được phun xịt là: 198.000 tấn. Như giả thiết cho rằng, 50% hoá chất BVTV sau khi phun xịt được giữ lại trong đất và trong hoá chất có 50% hợp chất có tính hoạt hóa. - Dư lượng HCBV thực vật trong đất: 180 kg x 50% x 50% = 45 kg - Lượng HCBV thực vật/kg đất là: 45000 mg: 198.000 tấn = 0,23 mg/tấn = 0,00023 mg/kg. Được biết theo tiêu chuẩn đánh giá an toàn khi sử các chất Bảo vệ thực vật trong đất là từ khoảng 0.1-0.5mg/kg, vậy giá trị này nằm trong khoảng giữa của giới hạn cho phép đối với từng loại hoá chất BVTV (từ 0,1 – 0,5mg/kg). Bên cạnh đó cũng cần nhấn mạnh rằng, việc tích tụ hoá chất bảo vệ thực vật trong đất và trong chuỗi thực vật trong trường hợp này là không cần thiết xem xét vì cỏ trồng ở đây chỉ nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo kỹ thuật của sân golf và tạo cảnh quan chứ không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. * Tác động tới môi trường không khí Quá trình bay hơi của hóa chất BVTV trong lúc phun xịt chăm sóc cỏ sân golf, cây xanh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân, du khách hoặc cư dân lân cận. *Tác động tới đa dạng sinh học Rừng thường là nơi tập hợp nhiều chủng loại động - thực vật phát triển, tính đa dạng sinh học rất cao. Khi tiến hành phát quang để xây dựng sân golf người ta đã phá vỡ sinh thái rừng này và gần như thay thế bằng một hình thức độc canh: trồng cỏ.
- 34 Việc phá rừng để hình thành sân golf dẫn đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khu vực bị ảnh hưởng lớn. Nguồn nước bị sút giảm cả số lượng lẫn chất lượng do sự ô nhiễm lũy tích. Nước mưa và nước tưới ở sân golf đã cuốn nitrate từ phân hóa học gây hiện tượng phú dưỡng, có mùi hôi thối và gây tình trạng thiếu oxy cho các loài thủy sinh. Các thuốc trừ sâu ở sân golf đã giết chết nhiều loại sinh vật đất hữu ích và một lượng lớn côn trùng. Côn trùng bị tiêu diệt khiến số lượng các loài chim trong khu vực giảm sút nhanh. Nhận xét: Tiếp xúc thường xuyên nhất với thuốc trừ sâu là đội ngũ nhân viên quản lý và phục vụ sân golf. Người chơi golf cũng có thể hít chất độc lúc họ ra sân trước khi thuốc trừ sâu kịp thẩm thấu vào trong cỏ. Vì vậy, Nhà quản lý sẽ áp dụng các biện pháp chăm sóc cỏ phù hợp nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ dư lượng sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật này trong quá trình hoạt động của dự án sân golf và chỉ dùng thuốc trong quá trình bảo dưỡng và đóng cửa sân Golf. 4.4.2. Hiệu quả sử dụng đất đến thu nhập và lợi ích kinh tế mang lại từ sân Golf *Kinh doanh dịch vụ sân Golf qua hình thức cho thuê giờ chơi Golf Các sân golf kinh doanh dưới hình thức là một câu lạc bộ và Omni Hotel không phải ngoại lệ. Trong câu lạc bộ có nhiều thành viên tham gia thường xuyên, có đăng ký, có đóng phí tham gia, được hưởng những quyền lợi nhất định do câu lạc bộ quy định, những thành viên này gọi là hội viên sân golf. Hội viên sân golf có hai dạng: hội viên cá nhân và hội viên tập thể. Đối với hội viên cá nhân, duy nhất chỉ người đứng tên thẻ mới được chơi golf, hội viên tập thể có một thẻ chính và từ 1 đến 3 thẻ phụ không ghi tên. Mỗi thẻ phụ không ghi tên được sử dụng tự do, nhưng chỉ được sử dụng cho một người trong ngày. Phí gia nhập hội viên sân golf thay đổi phụ thuộc vào mức
- 35 độ đầu tư, chất lượng các dịch vụ trong sân golf, địa điểm sân golf. Hội viên sân golf có các đặc điểm sau: Khi trở thành hội viên chính thức của một sân golf, hội viên có những quyền lợi nhất định như: được sử dụng sân golf và các tiện ích của sân golf với chi phí thấp hoặc miễn phí hoàn toàn, được giảm giá các dịch vụ khác từ 10% đến 20% (Khách sạn, nhà hàng, spa) Hội viên sân golf không có quyền đòi hoàn trả tiền tham gia sân golf và chia lợi nhuận từ kết quả kinh doanh của sân golf, nhưng được quyền chuyển nhượng quyền lợi hội viên của mình cho người khác theo giá thị trường và được thừa kế. Việc tiêu thụ thẻ hội viên là hình thức kinh doanh đặc trưng của dịch vụ golf. Hội viên càng nhiều thì nguồn khách sân golf càng ổn định và doanh thu thẻ hội viên càng lớn. Nhưng số lượng hội viên mỗi sân golf có giới hạn, một sân golf tiêu chuẩn 18 lỗ golf có số thẻ hội viên tối đa là 800. Vì thế mỗi sân golf tùy thuộc vào quy mô số lỗ golf mà xác định số lượng thẻ hội viên tối đa có thể tiêu thụ và từ đó đưa ra chính sách tiêu thụ hợp lý. Dịch vụ golf là dịch vụ cao cấp, chi phí đầu tư một câu lạc bộ golf tương đối lớn từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đô la Mỹ, nên phí gia nhập câu lạc bộ golf cũng như các phí liên quan của câu lạc bộ cao. Do đó, đối tượng có khả năng chơi golf bị hạn chế. Ngoài ra để gia tăng thị trường golf, không chỉ có cách đăng kí thành viên tại sân Golf mà sân golf còn cho khách chơi golf khi sử dụng các dịch thuê khách Sạn tại khu Resort.
- 36 Bảng 4.5. Bảng giá dịch vụ sân Golf khi thuê phòng tại khách sạn (Nguồn: gardnertravel.com) Hình 4.7. Khu khách sạn và nghỉ dưỡng tại Resort (Nguồn: Omnihotel.com)
- 37 Gồm 493 phòng khách rộng rãi, bốn hồ bơi mở rộng bao gồm một hồ bơi trong nhà, có sẵn quanh năm. + Mokara Spa hoàn toàn mới với hồ bơi chỉ dành cho người lớn và sân thượng + Trung tâm thể dục rộng 11.000 foot vuông + 76.000 feet vuông của không gian hội nghị và sự kiện Vị trí thuận tiện gần trung tâm thành phố Austin mang đến khả năng mua sắm, nhạc sống, thực phẩm và các điểm tham quan nổi tiếng khác. * Kinh doanh bất động sản biệt thự, nhà ở tại sân Golf Ngoài kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng là Khách sạn kèm dịch vụ của mình, Resort còn có loại bất động sản dạng nhà ở và biệt thự. Bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp sân golf xây dựng cho mình giá trị khác biệt mà các sản phẩm nghỉ dưỡng khác không có được, từ đó trở thành điểm nhấn nổi bật mang tính loại hình. Trên thế giới, ngày càng xuất hiện nhiều khu biệt thự nghỉ dưỡng sân golf trở thành điểm đến không thể thiếu của các nhà chính trị, nhân vật nổi tiếng, nghệ sĩ, cũng như giới sành golf. Khi nhìn vào thành công của loại hình bất động sản nghỉ dưỡng sân golf, có thể thấy sân golf vừa trở thành điểm nhấn hút khách, vừa nâng tầm giá trị cho quần thể nghỉ dưỡng sân golf. Tại Mỹ hay ngay tại khu resort một dự án nghỉ dưỡng sân golf có giá bán cao hơn các sản phẩm khác từ 8-12%. Khi sử hữu biệt thự tại đây, người chủ nhà sẽ được hưởng quyền sử dụng dịch vụ Spa hay sử dụng bể bơi, sân Tenis của Resort.
- 38 Hình 4.8. Mô hình biệt thự Hình 4.9. Biệt thự tại sân Golf (Nguồn: Omnihotel.com) (Nguồn: Omnihotel.com) 4.4.3. Hiệu quả sử dụng đất đến xã hội Texas là tiểu bang của người nhập cư và là tiểu bang đông dân nhất thứ 2 tại Hoa Kỳ chỉ sau tiểu bang Calofornia Cơ quan Điều tra dân số Hoa Kỳ ước tính dân số của Texas là 26.059.203 vào ngày 1 tháng 7 năm 2012, tăng 3,6% so với số liệu từ cuộc Điều tra dân số Hoa Kỳ 2010. Nguồn nhân lực dồi dào chính là cơ sở để tận dụng nguồn nhân lực địa phương, vừa giúp khu resort giải quyết “bài toán” việc làm cho lao động, nhất là lao động nhập cư chưa có nhiều chuyền môn về trình độ kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực là các công nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty và cho chính họ. – Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để công ty có thể tồn tại và phát triển trong nền công nghiệp Golf cần sự chuyên nghiệp và đầy cạnh tranh giữa các công ty trong ngày nay. – Làm gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. – Nâng cao tính ổn định và năng động của công ty, ban quản lý khu Resort. – Phát triển Nguồn nhân lực giúp người lao động tự tin, tạo cho họ cảm giác yên tâm làm việc, gắn bó với công ty, đem hết khả năng của mình phục
- 39 vụ cho công ty coi sự phát triển lớn mạnh của công ty là sự phát triển của bản thân mình. Hình 4.10. Biểu đồ khả năng tạo việc làm ở Texas (Nguồn: Fox7austin.com) *Nhận xét: Không những giải quyết vấn đề việc làm cho người dân và còn đào tạo giúp họ phát triển kĩ năng chuyên môn là chính sách mà sân Golf giữ nguồn lao động nhân công ở khu Resort với nhiều sự ưu đãi và mức lương được tăng dần theo số năm gắn bó của nhân viên công ty. 4.5. Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho quản lý sử dụng đất sân Golf tại Việt Nam 4.5.1. Tìm hiểu và nhận xét chung về tình hình Golf tại Việt Nam hiện nay Giữa hai luồng ý kiến ủng hộ và kỳ thị trong xã hội, yêu cầu định vị lại môn thể thao golf và nền kinh tế golf trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là rất cần thiết. Dù đó là một hành trình không đơn giản Việt Nam đã mở cửa, hội nhập quốc tế hơn 25 năm và cùng với quá trình đó, môn thể thao golf cũng đã được du nhập vào Việt Nam từ 20 năm trước. Tuy nhiên, cho đến nay, câu chuyện về môn thể thao golf và kinh tế golf tại Việt Nam vẫn là đề tài được tranh luận, thậm chí đôi khi khá gay gắt cả trên nghị trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- 40 Những người ủng hộ golf cho rằng, golf là môn thể thao thịnh hành trên thế giới, Việt Nam đã mở cửa, hội nhập quốc tế, các nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài vào nước ta ngày càng đông nên cần phát triển môn thể thao golf, chí ít nhằm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, du lịch. Golf cũng là môn thể thao có thể mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ thông qua việc đóng góp cho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm và thu hút khách du lịch cao cấp. Ngược lại, không ít ý kiến cho rằng, golf là môn thể thao của người giàu, việc phát triển sân golf làm mất đi đất “bờ xôi ruộng mật”, ảnh hưởng đến an ninh lương thực, đẩy người nông dân vào cảnh mất kế sinh nhai; sân golf sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm nguồn nước; hiệu quả kinh tế của golf mang lại không đáng kể so với diện tích đất dành cho nó. Cả nước hiện có 29 sân golf đã đi vào hoạt động và 61 sân golf nằm trong quy hoạch xây dựng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kết quả rà soát 90 sân golf này mới đây cho thấy, các sân golf đều gắn với các vùng, địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, là các vùng đất cát, đất trống đồi trọc, không có khả năng sản xuất nông nghiệp và trồng rừng, diện tích đất lúa chiếm 2% tổng diện tích đất dành cho các sân golf, trong đó hoàn toàn không có đất lúa hai vụ. Về đóng góp của golf cho phát triển kinh tế - xã hội, theo số liệu của Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2010, các sân golf đã nộp ngân sách 505 tỷ đồng và giải quyết 10.000 việc làm cho người lao động. Ngoài ra, golf cũng đã tạo ra các nguồn thu gián tiếp khác thông qua việc thu hút khách du lịch.
- 41 4.5.2. Về vấn đề gây ô nhiễm môi trường, Kết quả thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy, các thông số được kiểm tra như chất lượng nước thải, tồn dư của các loại hóa chất trong đất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong đất và nước của sân golf đều phù hợp với tiêu chuẩn môi trường. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sân golf, các bộ, ngành địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, tổ chức thực hiện việc xây dựng sân golf theo đúng Quy hoạch được duyệt. Kết quả rà soát kiểm tra 90 sân golf nằm trong Quy hoạch cho thấy, diện tích đất lúa sử dụng làm sân golf từ 28% xuống còn 2% và hoàn toàn không có đất lúa 2 vụ; đất lâm nghiệp có rừng sản xuất chủ yếu được sử dụng cho mục đích du lịch sinh thái của nhiều sân golf chiếm 97%; chỉ có 3% đất rừng (68 héc-ta) chuyển sang mục đích khác; đã đưa vào sử dụng 7.200 héc-ta đất trống đồi núi trọc, đất ven biển, đất đầm lầy chiếm 41% diện tích đất các sân golf. Trong số 90 dự án, có 64/90 dự án đã lập báo cáo đánh giá môi trường, trong đó 55 dự án đã lập báo cáo đánh giá môi trường và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, còn lại 9 dự án đang thực hiện. Về kết quả phân tích chất lượng nước và đất tại khu vực có các dự án sân golf, Đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường báo về kết quả phân tích chất lượng nước thải, lấy mẫu đất sân golf để xác định tồn dư của các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong đất và nước của sân golf cho thấy các thông số được kiểm tra đều phù hợp với tiêu chuẩn môi trường. 4.5.3. Về vai trò của sân golf đối với phát triển du lịch quốc tế Một số công ty du lịch lữ hành cho biết, sắp tới sẽ phát triển mạnh việc đưa golf thủ nước ngoài vào Việt Nam bởi nhu cầu rất lớn, không khác gì loại hình du lịch hội thảo (MICE) đang rất sôi động. Ở Thái Lan, mỗi năm thu hút trên 400.000 du khách kết hợp chơi golf. Bên cạnh đó, vấn đề bất động sản trong sân golf cũng cần phải được nhìn nhận theo hướng có lợi cho thu ngân sách nhà nước và cần phải phân định rõ, đâu là bất động sản phát triển trên
- 42 diện tích được cấp phép cho sân golf và đâu là bất động sản nằm trong dự án tổng thể có sân golf. Nhìn ra các quốc gia trong khu vực, golf từ lâu đã được coi là một môn thể thao chuyên nghiệp, được quan tâm, đầu tư có định hướng, có trọng điểm, sân golf và các dịch vụ đi kèm rất phát triển. Bảng dưới đây là một vài con số so sánh: Bảng 4.6. Bảng danh sách sân golf của Việt Nam và một số quốc gia Diện tích Dân số Số sân Quốc gia Số golf thủ (Km2) (Người) golf Việt Nam 331.698 90.549.390 29 10.000 Indonesia 1.919.440 237.512.352 151 100.000 Philippines 299.764 94.013.200 121 80.000 Thái Lan 514.000 66.404.688 260 500.000 Singapore 692,7 5.977.800 25 55.000 Malaysia 329.758 26.207.102 220 300.000 (Nguồn: Golf và kinh tế Golf tại Việt Nam (2012) - tạp chí Đầu Tư chứng khoán) Như vậy, cần phải định vị lại môn thể thao golf và kinh tế golf trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt, các đơn vị liên quan cần có trách nhiệm hơn trong việc nâng cao nhận thức xã hội về môn thể thao, lĩnh vực kinh tế này, qua đó khai thác hiệu quả hơn các mặt tích cực của golf tại Việt Nam. * Nhận xét về tiềm năng phát triển và lợi ích mang lại của ngành Golf tại Việt Nam Đánh giá cao tiềm năng phát triển sân golf và kinh tế golf của Việt Nam, cũng như đóng góp của golf cho sự phát triển của thể thao, du lịch và cả kinh tế, các chuyên gia và các doanh nghiệp cho rằng, xã hội cần thay đổi cách nhìn về golf.
- 43 Dù bất động sản sân golf vẫn là một khái niệm tương đối mới tại Việt Nam, nhưng nó đã nhanh chóng trở nên hấp dẫn. Trong đó, bất động sản trong sân golf thu hút nhiều người vì nó mang lại nhiều lợi ích lớn, nhất là tại các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Ở Hoa Kỳ, Singapore, Trung Quốc hay Malaysia, giá bất động sản trong sân golf thường cao gấp 3 - 10 lần giá bất động sản trung bình trên thị trường, thậm chí cao hơn nếu sân golf đó được thiết kế bởi những kiến trúc sư danh tiếng như Colin Montgomerie, Jack Nicklaus, Gary Player và Robert Trent Jones. 4.5.4. Đề xuất giải pháp cho ngành Golf tại Việt Nam * Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch - Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật sân golf, quy định về môi trường đối với các dự án sân golf; - Xây dựng sân golf phải tuân thủ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và quy hoạch các khu du lịch sinh thái. Phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong việc tổ chức chỉ đạo các dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf; - Về nguồn vốn đầu tư sân golf bao gồm: nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước, nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài, hoặc nguồn vốn liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Việc sử dụng nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước để hỗ trợ xây dựng sân golf chỉ được xem xét trong trường hợp nhà nước có nhu cầu xây dựng sân golf cộng đồng và cho từng dự án cụ thể; - Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, tạo môi trường hấp dẫn đối với các hoạt động thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế nói chung và đầu tư xây dựng sân golf nói riêng; kết hợp xây
- 44 dựng sân golf với xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo. * Đề xuất giải pháp với biện pháp đảm bảo môi trường Các nhà đầu đầu tư xây dựng sân golf với các tiêu chí sau: + Không được chặt phá rừng, san rừng, không được chiếm dụng đất nông nghiệp làm ảnh hưởng tới đời sống, việc làm của nông dân và an ninh lương thực để làm sân golf; + Trồng cây xanh theo quy hoạch để cải tạo và bảo vệ môi trường; + Sử dụng các loại hóa chất đã được kiểm định tính an toàn, vô hại cho môi trường trong quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động sân golf; + Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các sân golf đúng với cam kết và Giấy chứng nhận đầu tư xây dựng sân.
- 45 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Hiệu quả sử dụng đất đai tại sân Golf: * Kinh tế: là nguồn thu từ việc khai thác công trình Resort như khách sạn, nhà hàng, tổ chức sự kiện và đầu từ bất động sản. * Xã hội: Sân Golf không những giúp giải quyết nhu cầu về nguồn lao động tại địa phương và còn đào tạo giúp những người công nhân phát triển kĩ năng chuyên môn. 2. Sự ảnh hưởng và tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật * Môi trường không khí: Ảnh hưởng từ quá trình phun xịt có thể bay theo không khí ảnh hưởng đến người chô * Đa dạng sinh học : Phá vỡ môi trường sinh học vốn có, thay đổi thảm thực vật vốn có để tạo ra một thảm thực “ Cỏ” gây tác động xấu tới môi trường. * Tài nguyên đất: Tuân thủ quy chuẩn phun tưới, nồng nộ để không gây nguy hại đến đất đai và nguôn nước ngầm. 5.2. Kiến nghị 1. Về phía tập đoàn và sân golf hoa kỳ: + Thêm những chính sách cho công nhân sân Golf để giữ nguồn lao động hay nhân công ở khu Resort . Cùng với đó là nhiều sự ưu đãi và mức lương được tăng dần theo số năm gắn bó của nhân viên công ty. + Yêu cầu và chú ý khắt khe với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại sân Golf. Để đảm bảo an toàn cho chính những người lao động và môi trường. 2. Đề xuất những quy định nghiêm ngặt trong chính sách quản lý sân golf tại việt nam Luật sử dụng đất và chính sách quan trọng nhất là đủ điểu kiện về đảm bảo môi trường khi triển khai xây dựng sân Golf cũng như tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về quy hoach sân Golf cho đủ tiêu chuẩn và hợp lý trong việc bảo vệ môi trường
- 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Văn phòng chính phủ (2012) “Thủ tướng yêu cầu, quản lý giám sát việc thực hiện quy hoạch sân Golf ” - tạp chí nhà đất. 2. Bùi Bá Bổng (2008) “Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế ở dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 3. Nguyễn Thị Hai (2011) “Tác động của Golf đến hệ thống sinh thái môi trường” - trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 4. “Golf và kinh tế Golf tại Việt Nam” (2012) - tạp chí Đầu Tư chứng khoán 5. Nguyễn Minh Thức (2005) “Chiến dịch và phát triển dịch vụ Golf đến 2015” – tạp chí Kinh tế Đồng Nai. II. Tài liệu nước ngoài 6. Dịch vụ và giá dịch vụ của sân Golf Omni Barton creek (gardnertravel.com) 7. Tổng quan về tiểu bang Texas (wikipedia.org) 8. Giới thiệu về tập đoàn Omni Resort (Omnihotels.com) 9. Thông tin xã hội bảng biểu hiệu suất lao động (fox7Austin.com)