Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cô Ba - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng

pdf 61 trang thiennha21 19/04/2022 5570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cô Ba - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cô Ba - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỤC VĂN MÔN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CÔ BA HUYỆN BẢO LẠC - TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính Quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản Lý tài nguyên Khóa học : 2017-2019 THÁI NGUYÊN – 2019 Thái Nguyên – Năm 2015
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỤC VĂN MÔN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CÔ BA HUYỆN BẢO LẠC - TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính Quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K49 - LTQLĐĐ Khoa : Quản Lý tài nguyên Khóa học : 2017 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Ngô Thị Hồng Gấm THÁI NGUYÊN – 2019 Thái Nguyên – Năm 2015
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cô Ba - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng” Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và cán bộ, kỹ thuật viên nơi em thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là cô giáo ThS. Ngô Thị Hồng Gấm người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Sinh viên Lục Văn Môn
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Danh từ viết tắt Định nghĩa của danh từ 1 CN-XD Công nghiệp xây dựng 2 Csx Chi phí sản xuất Food and Agriculture Organization - Tổ chức 3 FAO nông nghiệp và lương thực thế giới 4 H Hiệu quả đồng vốn 5 PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ 6 KT-XH Kinh tế - xã hội 7 LĐ Lao động 8 LMU Land mapping unit - mô tả đơn vị đất đai 9 LUT Land Use Type - Loại hình sử dụng đất 10 N Thu nhập thuần tuý 11 P Giá 12 Q Khối lượng 13 STT Số thứ tự 14 SXNN Sản xuất nông nghiệp 15 T Tổng giá trị sản phẩm 16 TB Trung bình 17 UBND Uỷ ban nhân dân 18 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cả nước 11 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Cô Ba năm 2018 30 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Cô Ba năm 2018 31 Bảng 4.3: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 32 Bảng 4.4: Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng chính tại xã Cô Ba năm 2018 35 Bảng 4.5 : Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm tại xã Cô Ba 36 Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của cây lâu năm, ăn quả tại xã Cô Ba 37 Bảng 4.7 : Hiệu quả kinh tế của cây trồng tính trên 1 ha tại xã Cô Ba 38 Bảng 4.8 : Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất 41 Bảng 4.9. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất 43
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii MỤC LỤC iv PHẦN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp 3 2.1.1 Khái niệm đất 3 2.1.2. Đất nông nghiệp 4 2.1.3. Khái niệm về loại hình sử dụng đất 4 2.1.4. Khái niệm về đánh giá đất đai 4 2.2.Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp 5 2.3. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới 5 2.3.1. Đánh giá đất đai của Liên Xô (cũ) 5 2.3.2 Phương pháp đánh giá đất đai ở Mỹ 6 2.3.3. Phương pháp đánh giá đất đai ở Anh 7 2.3.4. Phương pháp đánh giá đất theo FAO 7 2.3.5. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai tại Việt Nam 8 2.3.6. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất 9 2.3.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 9 2.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 10 2.5. Những vấn đề cơ bản về loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 12 2.5.1 Loại hình sử dụng đất 12 2.5.2 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất và tính bền vững trong sử dụng đất 13
  7. v PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.1.3. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.2. Nội dung nghiên cứu 20 3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 20 3.2.2. Đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 20 3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 21 3.2.4. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao: 21 3.2.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai: 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 21 3.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 21 3.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu 22 3.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất 22 3.3.5. Phương pháp đánh giá tính bền vững 23 3.3.6. Phương pháp tính toán phân tích số liệu 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 24 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 24 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế -xã hội 26 4.1.3. Thực trạng văn hoá, xã hội 28 4.1.4. Tình hình an ninh, quốc phòng 29 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Cô Ba 29
  8. vi 4.2.1. Tình hình sử dụng đất của xã Cô Ba năm 2018 29 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Cô Ba 31 4.3 trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Cô Ba 31 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã 31 4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất 32 4.3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cô Ba năm 2018 35 4.3.4. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp xã Cô Ba 35 4.3.4.Đánh giá hiệu quả xã hội 40 4.3.5. Đánh giá hiệu quả môi trường 42 4.4. Định hướng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở xã Cô Ba 44 4.4.1. Hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất 44 4.4.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Cô Ba 45 4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 48 4.5.1. Nhóm giải pháp chung 48 4.5.2. Giải pháp cụ thể 49 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã: 51 5.3. Đề nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  9. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Đặt vấn đề Đất được hình thành trong lịch sử với diện tích có hạn không thể có thêm và cũng không mất đi, trong quá trình sử dụng đất của con người lại phân ra nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau, số lượng mỗi loại cũng khác nhau, vào những mục đích khác nhau. Ngày nay xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác và sử dụng đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có giới hạn về diện tích lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó là còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Xã Cô Ba là một xã miền núi thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Là một xã kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy, định hướng cho người dân trong xã khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất nông nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo phục vụ nhu cầu về lương thực thực phẩm của người dân. Để giải quyết vấn đề này thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất giải pháp sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất thích hợp là rất quan trọng. Từ thực tiễn đó, được sự hướng dẫn của ThS. Ngô Thị Hồng Gấm, sự nhất trí của khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cô Ba - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng”
  10. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp - Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tai. - Đánh gía hiệu quả kinh tế xã hội va môi trường tự đo đưa ra được những biện pháp sử dụng đất mang lại hiệu quả cao. Là cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất, đưa ra những chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống nhân dân trong thời gian tới.
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp 2.1.1 Khái niệm đất Đất là một phần can trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng .Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản. (Nguyễn Ngọc Nông, 2008)[7] Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep định nghĩa: Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố bao gồm khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất được xem như một thể sống, nó luôn vận động, biến đổi và phát triển. (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999)[4] Đất được cấu tạo nên bởi các khoáng chất (chủ yếu từ đã mẹ) và các hợp chất hữu cơ do hoạt động sống của sinh vật cung cấp. Vì vậy sự khác nhau cơ bản giữa đất và sản phẩm vỡ vụn của đá là: Đất có độ phì nhiêu trong khi đã và khoáng lại không có. Như vậy, đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm: lớp đất bề mặt, lớp thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, mặt nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất theo chiều nằm ngang - trên bề mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật, cùng với các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống xã hội của loài người. (Nguyễn Thế Đặng và cs,2008)[4]
  12. 4 2.1.2. Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác. (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,1999)[1] 2.1.3. Khái niệm về loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất: tùy theo mức độ và tên gọi khác nhau, nhưng trong nông nghiệp và loại hình sử dụng đất được khái quát là loại hình sử dụng đất để sản xuất một hoặc một nhóm cây trồng, vật nuôi một hay nhiều năm. Đơn vị đất đai là nền, còn loại hình sử dụng đất là đối tượng để đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp của đất đai. Loại hình sử dụng đất chính: là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ 2.1.4. Khái niệm về đánh giá đất đai Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất đất. Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên ) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên. Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất/ khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu. Trong sản xuất nông nghiệp,việc đánh giá đất nông nghiệp được dựa theo các yếu tố đánh giá đất với mức độ khác nhau. Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng
  13. 5 trong nhiều năm. Nói cách khác đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì) của đất và mức sản phẩm mà độ phì tạo nên. Trong đánh giá đất đai có hai khái niệm cụ thể sau: + Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai: Là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng sói mòn, ngập úng, khô hạn Trên cơ sở đó có thể sử dụng những loại hình sử dụng đất phù hợp. + Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai[5] 2.2.Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp Đất đai là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về tầm quan trọng của đất C.Mac viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” (C.Mac, 1949). Đối với nông nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới, xáo ) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt hay chăn nuôi ). Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Chính vì vậy, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp. [9] 2.3. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới 2.3.1. Đánh giá đất đai của Liên Xô (cũ) Đây là trường phái đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển của Docutraiep. Trường phái này cho rằng, đánh giá đất đai trước hết phải đề cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là những chỉ tiêu khách
  14. 6 quan và đáng tin cậy. Ông đã đề ra những nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá ổn định và phải nhận biết rõ ràng, phải phân biệt được các yếu tố một cách khác quan và có cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất của đất. Phải có sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụng tối ưu. Nguyên tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng sử dụng đất đai trên toàn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp: Nhóm đất thích hợp được phân theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên, trên phạm vi vùng rộng lớn. Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ nhưỡng như điều kiện địa hình, mấu chất, thành phần cơ giới, chế độ nước. Trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện ssản xuất, khả năng ứng dụng kĩ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. đất (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999)[4] 2.3.2 Phương pháp đánh giá đất đai ở Mỹ Năm 1951 Cục Cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR) đã xây dựng phương pháp phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrgation land suitabitily classification). Việc phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng được (arable) đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (non - arable). Trong hệ thống phân loại này ngoài đặc điểm đất đai một số chỉ tiêu về kinh tế định lượng cũng được xem xét có giới hạn ở phạm vi thủy lợi. (Đào Đức Ngọc, 2009) Phương pháp này được sử dụng thành công ở Mỹ và sau đó được vận dụng ở nhiều nước khác. Khái niệm chủ yếu nêu lên trong hệ thống phân loại tiềm năng đất đai là những điểm về hạn chế, đó là những tính chất đất đai gây trở ngại cho việc sử dụng đất. Ở Mỹ việc đánh giá đất đai được áp dụng rộng rãi theo 2 phương pháp:
  15. 7 + Phương pháp đánh giá đất tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng. Phương pháp này chia lãnh thổ thành các tổ hợp đất (đơn vị đất đai) và tiến hành đánh giá đất theo năng suất bình quân của cây trồng trong nhiều năm (thường là lớn hơn 10 năm) và chú ý đánh giá cho từng loại cây trồng (thường chọn lúa mì làm đối tượng chính). Qua đó các nhà nông học xác định các mối tương quan giữa đất và các giống lúa mì để đề ra các biện pháp tăng năng suất. + Phương pháp đánh giá đất theo từng yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh lợi nhuận ở các loại đất khác nhau[4] 2.3.3. Phương pháp đánh giá đất đai ở Anh Đánh giá đất đai ở Anh được áp dụng theo hai phương pháp dựa vào việc thống kê sức sản xuất tiềm năng và sức sản xuất thực tế của đất. Phương pháp thứ nhất, xác định khả năng trồng cây nông nghiệp của đất. Theo phương pháp thứ hai, việc đánh giá đất đai căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế trên đất được lấy làm tiêu chuẩn, lấy năng suất bình quân nhiều nằm ở trên đất tốt nhất hoặc đất trung bình so sánh với năng suất trên đất tiêu chuẩn (Đào Đức Ngọc, 2009) [11] 2.3.4. Phương pháp đánh giá đất theo FAO Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nông - Lương của Liên hợp quốc - FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm và kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO, 1976). Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và vận dụng vào công tác đánh giá đất đai ở nước mình và được công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.
  16. 8 Tài liệu này đã đưa ra hàng loạt các khái niệm đùng trong đánh giá đất đai như chất lượng đất đai, đơn vị đất đai và bản đồ đơn vị đất đai, loại hình sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất. Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể[5] 2.3.5. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai tại Việt Nam Khái niệm và công việc đánh giá đất, phân hạng đất cũng đã có từ lâu ở Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, thực dân, để tiến hành thu thuế đất đai, đã có sự phân chia “ Tứ hạng điền - lục hạng thổ”. Sau đó hòa bình lập lại - 1954, ở miền bắc, Vụ Quản lý ruộng đất và Viện thổ nhưỡng nông hóa, sau đó là Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã có những công trình nghiên cứu và quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp. Dựa vào các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp, đất đã được phân thành từ 5-7 hạng theo phương pháp tính điểm. Nhiều tỉnh đã xây dựng được các bản đồ phân hạng đất đai đến cấp xã, góp phần đáng kể cho công tác quản lý đất đai trong giai đoạn kế hoạch hóa sản xuất. Từ năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO theo điều kiện Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Có thể khẳng định rằng: nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO đã được vận dụng có kết quả ở Việt Nam, phục vụ hiệu qua cho trương trình quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương. Các cơ quan nghiên cứu đất ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các phương pháp đánh giá đất của
  17. 9 FAO vào các vùng sản xuất nông lâm nghiệp khác nhau phù hợp với các điều kiện sinh thái, cấp tỷ lệ bản đồ, đặc biệt với các điều kiện kinh tế - xã hội, để nhanh chóng hoàn thiện các quy trình đánh giá đất và phân hạng thích hợp đất đai cho Việt Nam. (Nguyễn Thế Đặng và cs, 1999)[4] 2.3.6. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. (Vũ Thị Quý, Nguyễn Đình Thi, 2012) [12] Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau: Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. 2.3.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy
  18. 10 luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là: Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. + Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt độ về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho các cây con sinh trưởng, phát triển. Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc hướng dốc thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa. 2.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Theo quyết định 1467/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2014 của Bộ TNMT, tính đến ngày 01/1/2014, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.096,7 nghìn ha, trong đó : Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 26.822,954 ha chiếm 81,05 % tổng diện tích tự nhiên. Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.796,8 ha chiếm 11,47% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.476,908 ha chiếm
  19. 11 7,48% tổng diện tích tự nhiên. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hóa cũng như đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động. Hiện trạng sử dụng đất đai của Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.1: Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cả nước STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 33.096, 733 100 1 Đất nông nghiệp 26.822,954 81,05 1.1 Đất sản suất nông nghiệp 10.231,717 30,915 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.409,475 19,365 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.078,621 12,323 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 41,206 0,125 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.289,648 6,918 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.822,241 11,548 1.2 Đất lâm nghiệp 15.845,333 47,876 1.2.1 Rừng sản xuất 7.597,989 22,956 1.2.2 Rừng phòng hộ 5.974,674 18,052 1.2.3 Rừng đặc dụng 2.272,670 6,867 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 707,827 2,139 1.4 Đất làm muối 17,887 0,054 1.5 Đất nông nghiệp khác 20,190 0,061 2 Đất phi nông nghiệp 3.796,871 11,47 3 Đất chưa sử dụng 2.476,908 7,48 (Nguồn: Quyết định số 1467/QĐ-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày 21 tháng 7 năm 2014)[2]
  20. 12 2.5. Những vấn đề cơ bản về loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.5.1 Loại hình sử dụng đất Trong đánh giá đất, FAO (1990), đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử dụng đất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánh giá đất và coi loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trình đánh giá đất. Loại hình sử dụng đất (land use type – LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013). Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để bảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững. Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý, chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường. Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, như: - Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động, trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm; - Chuyên trồng màu: thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếu nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ; - Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công thức luân canh nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phì của đất. Cũng có thể nhằm khắc phục những hạn chế về điều kiện tưới không chủ động một số tháng trong năm, nhất là mùa khô. - Trồng cỏ chăn nuôi; - Nuôi trồng thủy sản; - Trồng rừng[5]
  21. 13 2.5.2 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất và tính bền vững trong sử dụng đất 2.5.2.1 Hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa hiệu suất, năng suất. Với lĩnh vực kinh doanh thì hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động thì hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất trong một đơn vị thời gian. Còn trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất là nội dung đánh giá hiệu quả. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống, hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. a. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất. Theo Stenien, Hanau Rusteruyer Simmerman, (1995), “Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả lao động, vật tư, tài chính”. Đó là chỉ tiêu phản ánh trình độ, chất lượng sử dụng của các yếu tố sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích đánh giá ta có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như: năng suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu lại vốn
  22. 14 Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman- 1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: trên một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ lý do này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao. b. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải tạo ra được nhiều sản phẩm, thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác; phải tạo ra được sự ổn định và phong phú về thị trường tiêu thụ. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được người dân ủng hộ. Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. Từ những quan niệm trên đây cho ta thấy giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các lợi ích xã hội mang lại. Trong giai đoạn hiện nay việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm
  23. 15 c. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học. Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả sinh học và hiệu quả vật lý môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng và tác động của các hóa chất trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng trong mối tương tác với các đối tượng sinh học có lợi và có hại khác nhằm đảm bảo tính đa dạng mà vẫn đạt được yêu cầu đặt ra. Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí năng lượng đầu vào. 2.5.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại vùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các nhân tố ảnh hưởng có thể chia thành 3 nhóm: - Điều kiện tự nhiên: bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước Chúng có ảnh hưởng một cách rõ nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất. + Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghiệp, thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất,
  24. 16 quyết định đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất. + Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. + Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi. + Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp, sẽ quyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. - Điều kiện kinh tế, xã hội: bao gồm rất nhiều nhân tố (chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách, ) các yếu tố này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất. + Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó, thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay. Các yếu tố còn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất. + Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điều này giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo. + Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng
  25. 17 đất thể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất. + Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xoá đói giảm nghèo các chính sách này đã có những tác động rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại hình sử dụng đất mới đặc biệt, cho đối tượng là đồng bào dân tộc tại địa phương. - Yếu tố tổ chức, kỹ thuật: đây là yếu tố chủ yếu hết sức quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất, một bộ phận không thể thiếu được của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng mà xác định cơ cấu sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Đây chính là cơ sở cho việc phát triển hệ thống cây trồng, gia súc với cơ cấu hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao. 2.5.2.3 Quan điểm sử dụng đất bền vững Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chính con người. Các tác động của con người, nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động vào cả khí quyển, nguồn nước để tạo ra một lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị thoái hoá nghiêm trọng, kéo theo sự xói mòn đất và suy giảm nguồn nước đi kèm với hạn hán, lũ lụt, Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những
  26. 18 chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở của những mong muốn trên. Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn của con người trong mọi thời đại. Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng của thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Duy trì nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất); - Giảm rủi ro sản xuất (an toàn); - Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nước; - Có hiệu quả lâu dài (lâu bền); - Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận); Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự nhiên mà còn về cả mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm mục tiêu mang tính nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Trong thực tiễn, việc sử dụng đất đạt được cả năm mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ chỉ đạt được sự bền vững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa theo những nguyên tắc trên và được thể hiện trong 03 yêu cầu sau: - Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận. Một hệ thống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất.
  27. 19 - Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường, ). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàng ngày của người nông dân.Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ. - Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép. + Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững. + Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). + Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm, ) Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái[8]
  28. 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả của các loại hình sử dụng đất của xã Cô Ba 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trong địa giới hành chính của xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng bao gồm các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. - Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp từ ngày 15/04/2019 đến 15/8/2019. 3.1.3. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm Nghiên cứu tại UBND xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. - Thời gian Thực hiện từ ngày 15/04/2019 – 15/8/2019. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - Đánh giá về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên nước ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai - Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hôi: Cơ cấu kinh tế, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất - Đánh giá chung, rút ra những thuận lợi và khó khăn 3.2.2. Đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - Thực trạng các loại hình sử dụng đất
  29. 21 - Mô tả các loại hình sử dụng đất - Đánh giá về diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng 3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường 3.2.4. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao: - Nguyên tắc lựa chọn các loại hình sử dụng đất - Tiêu chuẩn lựa chọn - Hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất - Những căn cứ, quan điểm để định hướng sử dụng đất 3.2.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai: - Giải pháp chung - Giải pháp cụ thể 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã đã có từ các dự án, các công trình nghiên cứu và nghiên cứu các sách báo, các báo cáo định kì và hàng năm của UBND xã Cô Ba. Tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo UBND cấp xã, cán bộ nông nghiệp, cán bộ địa chính xã cũng như các hộ nông dân điển hình sản xuất giỏi để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện. 3.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử dụng đất
  30. 22 của huyện, thu thập các thông tin liên quan đến đời đời sống và tình hình sử dụng đất nông nghiệp. Phương pháp điều tra: Dùng bộ câu hỏi tiến hành điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí, vật chất, lao động .Tổng số phiếu điều tra là 30 phiếu, chia đều 50 phiếu cho mỗi thôn và dùng phương pháp điều tra ngẫu nhiên. Gồm các thôn: Khuổi Giào, Nà Đôm, Nà Bốp, Nà Lùng, Nà Rào, Phiêng Mòn, Phiêng Sáng, Lũng Vầy, Ngàm Lồm, Nà Tao. Đánh giá xem hiệu quả mà LUT mang lại là cao hay thấp dựa vào năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm. Khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thị trường của sản phẩm. Hay nói cách khác là LUT đảm bảo bền vững về ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 3.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu thô và thu thập được để thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện. 3.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: 3.3.4.1. Hiệu quả kinh tế Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: - Tổng giá trị sản phẩm (T) : T= p1.q1 + p2.q2 + +pn.qn. Trong đó: q: khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng một thời điểm. +T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/ năm. - Thu nhập thuần (N): N = T - Csx. Trong đó: N: là thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm.
  31. 23 Csx: Là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/ năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động. Hiệu quả đồng vốn (H): Hv = T/ Csx. Giá trị ngày công lao động = N/tổng số công lao động/ha/năm[11] 3.3.4.2. Hiệu quả xã hội - Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ - Giá trị một ngày công lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động 3.3.4.3. Hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ - Khả năng bảo vệ, cải tạo đất - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 3.3.5. Phương pháp đánh giá tính bền vững - Bền vững kinh tế: cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt xã hội: nâng cao đời sống của nhân dân. - Bền vững về mặt môi trường: các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh thái. 3.3.6. Phương pháp tính toán phân tích số liệu - Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excell và máy tính tay.
  32. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1.Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Xã Cô Ba có tổng diện tích tự nhiên là 7250,08 ha, nằm phía Đông bắc huyện Bảo Lạc. Có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc. Phía Nam giáp thị trấn Bảo Đỗ tương Phía Đông giáp xã Khánh Xuân. Phía Tây giáp xã Thượng Hà[9] * Địa hình - Xã có địa hình phức tạp, độ cao từ 250m đến 1.530m so với mực nước biên, bao gôm hai dạng địa hình chính: - Địa hình đổi núi thấp và trung bình có độ cao từ 250m đến 800m so với mực nước biên, dạng địa hình này hiện đang được nhân dân canh tác cây hàng năm (lúa nước, nương rẫy). - Địa hình núi cao có độ cao từ 800m đến 1.530m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được khoanh nuôi tái sinh rừng[9] * Thổ nhưỡng Theo kết quả điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp được từ Xóm đồ thô nhưỡng tỉnh Cao Băng tỷ lệ 1: 100.000. Trên địa bàn xã Cô Ba có các nhóm đât chính như sau: Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất. Nhóm đất màu đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất. Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát. Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ[9]
  33. 25 * Khí hậu, thuỷ văn Khí hậu Xã Cô Ba nằm trong tiêu vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, được chia thành 2 tiêu vùng khí hậu khác nhau: Vùng cao mang tính chất khí hậu cận nhiệt đới; Vùng thâp chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu của vùng là sự kết hợp khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa với tính chất khí hậu vùng cao cận nhiệt đới. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu âm và địu mát; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu mát và lạnh,:độ ẩm thấp Mùa khô thường xuất hiện sương muối vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 26°c và mùa khô là 18,8°c. Thủy văn Xã Cô Ba có con suối lớn chảy qua (Suối Giuồng, Suối Sáp Hò Sây VỚI lưu lượng nước tương đối lớn vào mùa mưa, ngoài ra còn nhiều con suối, khe suối nhỏ như suối Giòng Rình, Pù Là , do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao với độ dốc chênh lệch đã tạo ra các khe suối nhỏ và ngăn, mùa khô thì cạn kiệt, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, đã tạo ra cho lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn, vì vậy thường xảy ra những cơn lõ cục bộ làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã [8] * Tài nguyên rừng, thảm thực vật và động vật Diện tích đất lâm nghiệp hiện có 6.372,47 ha, tuy nhiên diện tích rừng phần lớn đã bị khai thác cạn kiệt, hiện nay rừng của xã đang trong giai đoạn tái sinh nên độ che phủ thấp, trữ lượng không cao, phân bố không đều trên toàn xã, rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở những nơi hiểm trở, Diện tích rừng của xã được chia thành 2 dạng: Thảm thực vật tự nhiên:
  34. 26 trồng cây công nghiệp. Rừng tự nhiên phòng hộ chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, phát triển chủ yếu trên địa hình núi cao, các khe suối và hợp thuỷ có nhiều tầng và nhiều loài có độ che phủ tốt, tầng thảm mục dày, đất tơi xốp. Loại rừng này có diện tích rất lớn, đây là nguồn tài nguyên quý không chỉ riêng của không chi riêng của xã, huyện, tỉnh mà còn chung của cả nước. Các khu rừng này cần được quy hoạch thành rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ môi trường thiên nhiên sinh thái và các loài động thực vật quý hiếm nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch danh lam thắng cảnh trong tương lai. Rừng non tái sinh và cây bụi là kết quả của việc khai thác qua nhiều năm, rừng cây lá rộng đã nhường lại cho cây non phát triển, cây cao từ 2 - 15 m, phân bố ở hầu khắp các xóm trên địa bàn xã, trên các đạng địa hình và các loại đất khác nhau với thảm thực vật chủ yếu là các cây họ dầu, họ đậu, họ xoan, họ dẻ, họ gai, họ sim, cỏ lau Hiện nay loại rừng này là đối tượng bị khai thác mạnh nhất do việc chuyển mục đích sử dụng sang [8] * Tài nguyên nước - Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu giữ trong các ao, ruộng và hệ thống sông, suối. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch. - Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa khảo sát đầy đủ, song trong thực tế nhiều khu vực có thê khai thác được nước ngầm, để đưa vào phục vụ cho đời sống của nhân dân trong vùng (đào giống lấp nước ở khu vực các xóm vùng tháp). Tuy nhiên còn một số xóm vùng cao do địa hình đồi núi có độ dốc lớn, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm sẽ rất tốn kém[8] 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế -xã hội * Nông nghiệp Trồng trọt: Trong những năm qua ngành nông nghiệp của xã có xu hướng biến đổi tích cực. Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu trong sản
  35. 27 xuất nông nghiệp của xã. Cây lương thực được tập trung phát triển, trong đó chú trọng cây lúa, ngô; những cây trồng khác cũng được quan tâm phát triển. Kết quá cụ thể như sau: Diện tích trồng lúa trên địa bàn xã là 128,3 ha, diện tích trồng cây hàng năm khác là 418,7 ha bao sồm các loại: Ngô, Sắn, Đỗ tương, Đậu tương Diện tích đất trồng lúa nước chủ yếu ở các xóm Phiêng Mòn, Lũng Vầy, Khuổi Giảào Năng suất lúa chiêm xuân bình quân đạt 60 tạ/ha, lúa mùa đạt 47tạ/ha, năng suất ngô đạt 30 tạ/ha. Tống sản lượng lương thực năm 2011 đạt 566,0 tấn, bình quân lương thực đầu người 566 kg/người/năm. Diện tích đất trồng lúa nương 13,8 ha, năng suất lúa nương đạt 15 tạ/ha, sản lượng đạt 20,6 tấn. Rau các loại 4,4 ha, năng xuất 140 tạ/ha, sản lượng 61,6 tấn. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cầu cây trồng còn chậm, trình độ thâm canh của các hộ còn hạn chế, chậm thay đôi tập quán canh tác cũ đỗ tương hậu, do đó năng suất một số cây trồng chính chưa cao. * Chăn nuôi Sự phát triển của chăn nuôi tạo sự chuyên dịch cơ câu sản xuất theo hướng ngày càng hợp lý bước đầu khai thác được lợi thế của địa phương, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Năm 2018, toàn xã có 663 con trâu, 1.375 con bò; đàn dê 30 con; đàn lợn 2.218 con; đàn gia cầm có 13.718 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 207,6 tấn. Công tác kiểm soát giết mồ động vật và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo. Bên cạnh đó, chưa hình thành các khu chăn nuôi tập trung, phần lớn đều nuôi theo quy mô hộ gia đình. Hiện nay $ẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi đặt gần với nơi ở và sinh hoạt của gia đình gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và vệ sinh môi trường trong khu dân cư. * Lâm nghiệp Tổng điện tích đất lâm nghiệp toàn xã hiện có 5786.36 ha, chiếm 79.81 % điện tích đất tự nhiên của xã, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Công
  36. 28 tác quản lý, giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân, tổ chức, cộng đồng khoanh nuôi bảo vệ do vậy tình trạng đốt phá rừng làm nương và khai thác gỗ, củi đốt bừa bãi đã hạn chế. * Nuôi trông thủy sản Diện tích đất ao, hồ nuôi trồng thuỷ sản trên đi bàn xã là không đáng kê, chủ yếu năm xen kẹp trong các khu dân cư hiện đang được nhân dân nuôi thả cá, chủ yếu để phục vụ nhu cầu tại chỗ[8] 4.1.3. Thực trạng văn hoá, xã hội 4.1.3.1. Thực trạng về công tác giáo dục đào tạo Trong những năm qua công tác giáo dục đào tạo luôn được quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất được đầu tư; hệ thống các trường, lớp được đầu tư xây dựng, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Công tác giáo dục đào tạo do được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả về cả số lượng, chất lượng dạy và học. Năm 2018 trên địa bàn xã có 9 điểm trường Mầm non (gồm nhà trẻ, mẫu giáo) được xây dựng kiên cố và bán kiên cố nhưng chưa đạt chuẩn, chưa có phòng chức năng, diện tích sân chơi bãi tập còn thiếu; 01 trường Tiểu học tại khu trung tâm xã, 01 trường THCS nhà 2 tầng tại khu trung tâm xã chưa đạt chuẩn. Tổng số học sinh năm học 2018 — 2013 là 697 học sinh, trong đó: Mầm non 175 học sinh, Tiểu học 355 học sinh, THCS 167 học sinh. Trong những năm qua công tác y tế cũng được quan tâm và đầu tư, xã có 1 trạm y tế với 2 y sỹ, 1 y tá, 1 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh. 10/10 xóm đã có cán bộ y tế. Chất lượng khám chữa bệnh và phòng bệnh được nâng lên, các dịch bệnh đã giảm đáng kể. Công tác phòng chống dịch bệnh được tổ chức thực hiện tốt, đặc biệt trẻ em đều được tiêm các loại vắc xin phòng chống bệnh như: Suy dinh dưỡng, ho gà, bại liệt Năm 2018 khám chữa bệnh cấp phát thuốc cho 3.499 lượt người, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt 96%; 100% xóm có cán bộ y tế. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 97% (/heo Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỷ đạt 20%).
  37. 29 Tuy nhiên công tác y tế của xã còn gặp nhiều khó khăn như: Phần đa các xóm ở cách xa trung tâm đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn còn thiếu, trình độ năng lực l số cán bộ V tế còn hạn chế. Trong giai đoạn tới cần quan tâm xây dựng trạm y tế tại trung tâm xã mới, đầu tư trang thiết bị và nâng cao trình độ của các cán bộ y tế để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trong xã[8] 4.1.6.3. Đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán Về mặt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc đều có những nét riêng, độc đáo tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng. Hầu hết các dân tộc vùng Đông Bắc vẫn giữ tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, thờ đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh và thờ cúng theo phong tục tập quán truyền thống tất cả đều mang đậm sắc thái văn hoá của cư dân nông nghiệp, cầu mong mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu[8] 4.1.4. Tình hình an ninh, quốc phòng Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã năm 2018 luôn được giữ vững và ôn định. Công tác quốc phòng được thường xuyên củng cô với các hình thức như: Xây dựng phương án dân quân tự vệ và dự bị động viên, tổ chức huấn luyện hàng năm theo đúng kế hoạch, đảm bảo số lượng và chất lượng tuyển chọn thanh niên lên đường nhập ngũ, tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ. Thực hiện tốt kế hoạch tuyển quân năm 2018 đủ số lượng và đảm bảo chất lượng[8] 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Cô Ba 4.2.1. Tình hình sử dụng đất của xã Cô Ba năm 2018 Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 7250,08 ha; chủ yếu là đất nông nghiệp 6913,51 ha (chiếm 95,36% tổng diện tích tự nhiên); đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp 1,73 ha (chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên); về cơ bản đất đai được đưa vào sử dụng nhưng diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm với số lượng đáng kể 127,77ha (chiếm 1,76% tổng diện tích tự nhiên).
  38. 30 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Cô Ba năm 2018 Cơ cấu STT Loại đất Mã Diện tích (%) I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 7250,08 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 6913,51 95,36 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1125,42 15,52 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1080,84 14,91 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 275,94 3,81 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 804,9 11,1 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 44,58 0,61 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5786,36 79,81 1.2.1 Đất rừng phòng hộ RPH 5786,36 79,81 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1,73 0,02 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 208,8 2,88 2.1 Đất ở OCT 30,85 0,43 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 30,85 0,43 2.2 Đất chuyên dùng CDG 130,17 1,8 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,23 0,003 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1,45 0,02 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1,75 0,02 2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 126,74 1,75 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ . NTD 0,01 0,0001 2.4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 47,75 0,66 2.5 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,02 0,0003 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 127,77 1,76 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 9,82 0,14 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 117,95 1,63 (Nguồn: UBND xã Cô Ba năm 2018) [9] Qua bảng 4.1cho ta thấy đất nông nghiệp của xã chiếm diện tích rất lớn, tổng diện tích đất nông nghiệp là 7250,08 ha chiếm 95,36% tổng diện tích đất tự nhiên. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã Cô Ba. Đất chưa sử dụng có diện tích khá lớn chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng,
  39. 31 có tiềm năng đối với việc phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những biện pháp khai thác triệt để quỹ đất hiện có, đặc biệt là phần diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn nhất. Nhìn chung cơ cấu phân bổ đất đai như hiện nay là phù hợp với việc quản lý. Tuy nhiên nhóm đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, trong kỳ quy hoạch và các giai đoạn tiếp theo sẽ phải bố trí một số diện tích cần thiết cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế như đất dành cho thương mại dịch vụ và đất hình thành khu dân cư trung tâm. 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Cô Ba Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Cô Ba năm 2018 Diện tích Cơ Cấu STT chỉ tiêu Mã (ha) (%) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 6913,5 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1125,4 16,28 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1080,8 15,63 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 275,94 3,99 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 804,9 11,64 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 44,58 0,64 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5786,4 83,7 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 5786,4 83,7 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1,73 0,03 (Nguồn:UBND xã Cô Ba năm 2018)[9] 4.3 trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Cô Ba 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã Theo FAO: Loại hình sử dụng đất (LUT – Land Use Type) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương
  40. 32 thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định. Qua quá trình điều tra nông hộ và điều tra hiện trạng sử dụng đất, có thể xác định được trên địa bàn xã Cô Ba có các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính thể hiện trong bảng 4.3. Bảng 4. 3: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Các loại đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Lúa mùa – ngô xuân Lúa mùa – đỗ tương 1 lúa – 1 màu Lúa mùa – sắn Lúa mùa - khoai lang Cây hàng năm Lúa mùa – rau các loại 2 lúa Lúa mùa – lúa xuân Lúa mùa – lúa xuân – khoai lang 2 lúa – 1 màu Lúa mùa – lúa xuân – đỗ tương Chuyên màu Rau các loại Cây ăn quả Mận Cây lâu năm Cây công nghiệp lâu năm Hồi (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ) 4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc tính của LUT.
  41. 33 4.3.2.1.Loại hình sử dụng đất 1 lúa – 1 màu Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng trên đất có hàm lượng dinh dưỡng tốt, những nơi có khả năng chủ động được lượng nước tưới tiêu, it bị ngập úng, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có các kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa – ngô xuân; Lúa mùa – đỗ tương; Lúa mùa – khoai lang; Lúa mùa - sắn; Lúa mùa – Rau các loại. Lúa mùa thường sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình, từ 110 ngày trở lên như lúa nếp, bao thai. 4.3.2.2.Loại hình sử dụng đất 2 lúa Đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, phổ biến trên địa bàn xã và tồn tại từ lâu, được người dân chấp nhận. LUT này được áp dụng ở những địa hình vàn, vàn thấp và một số khu vực có địa hình vàn cao nhưng chủ động được nước tưới. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Kiểu sử dụng đất là; Lúa xuân - lúa mùa. Lúa xuân: Trồng phổ biến các giống Nhị ưu 838, sin6 và một số giống lúa lai như Việt lai như Tạp giao I, vụ xuân được chồng vào khoảng 15/3 đến 30/3. Lúa mùa: Trồng phổ biến các giống: Bao Thai, Khang dân, thiên ưu chủ yếu là mùa trung và trà mùa muộn, vụ xuân được chồng vào khoảng 15/7 đến 15/8. Tuy vậy LUT cho năng suất chưa cao, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương. 4.3.2.3.Loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, có hàm lượng dinh dưỡng tốt, những nơi có khả năng chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có hai kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa – lúa xuân – khoai lang; Lúa mùa – lúa xuân – đỗ tương.
  42. 34 • Vụ xuân: Trồng các giống lúa như: Nhị Ưu 838, Sin6, Bắc Thơm thời gian sinh trưởng từ 115 - 125 ngày, năng suất đạt 50- 60 tạ/ha. • Vụ mùa: Trồng các giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình ngắn như: Bao Thai, Khang Dân, , năng suất đạt từ 50 - 60 tạ/ha. Thời vụ gieo trồng từ tháng 5 (âm lịch) thu hoạch vào khoảng tháng 9 (âm lịch). • Vụ màu: Chủ yếu trồng các loại đỗ tương, khoai lang. Loại hình sử dụng đất này thường cho năng suất cao và ổn định do chủ động được nước tưới tiêu, đất tốt. 4.3.2.4.Loại hình sử dụng đất chuyên màu Là loại hình sử dụng đất rất phổ biến trên toàn xã do điều kiện địa hình đồi núi nhiều địa hinh dốc, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha có tầng sâu và dày. Được trồng chủ yếu trên nương rẫy đã bỏ hóa 4-5 năm. Loại hình này thích hợp trồng cây Rau các loại cho hiệu quả kinh tế khá cao, được trồng vào tháng 1-2 âm lịch tùy vào điều kiện thời tiết, cây ưa ẩm nên khi trồng trên nương rẫy thích hợp nhất là khi có mưa , đến tháng 10 hoặc muộn là vào tháng 11 là thu hoạch. 4.3.2.5.Loại hình sử dụng đất cây ăn quả Loại hình này có kiểu sử dụng đất chính là mận. Đây là loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế chưa cao cần được người dân chú trọng đâu tư và phát triển. 4.3.2.6.Loại hình sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm Đây là loại hình được sử dụng phổ biến nhất trong toàn xã, phù hợp với điều kiện địa hình đồi núi có độ dốc từ 15 – 25 độ, khí hậu và điều kiện đất đai phù hợp, ít công chăm sóc mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cây hồi đang được chú trọng phát triển và đang trở thành một trong những cây xóa đói giảm nghèo cho toàn xã Cô Ba nói riêng và huyện Bảo Đỗ tương nói chung.
  43. 35 4.3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cô Ba năm 2018 Bảng 4.4: Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng chính tại xã Cô Ba năm 2018 Diện tích Năng suất Sản lượng STT LUT (Ha) (Tạ/ha) (Tấn) 1 Lúa chiêm xuân 4,0 62 24,8 2 Lúa mùa 124,3 52,0 646,4 3 Lúa nương 25,0 20,0 50,0 4 Cây ngô 450,0 35,0 1,575,0 5 Cây sắn 10,0 90,0 90,0 (Nguồn: UBND xã Cô Ba )[8] Sản xuất nông nghiệp của xã Cô Ba trong năm 2018 được thể hiện qua bảng 4.6 cho thấy, các loại cây lương thực, thực phẩm có diện tích gieo trồng và năng suất đạt mức trung bình. Diện tích và năng suất của cây lúa và Rau các loại cao hơn so với cây trồng khác vì đây là hai loại cây trồng chủ lực của xã, dưới đây thể hiện chi tiết các loại cây trồng về diện tích và năng suất. 4.3.4. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp xã Cô Ba 4.3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế Đánh giá hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, là căn cứ để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn loại hình sử dụng đất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất em đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ thông qua mẫu phiếu điều tra. Đánh giá hiệu quả kinh tế kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, em dựa trên giá cả thị trường tại địa bàn xã Cô Ba năm 2018.
  44. 36 Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm Bảng 4.5 : Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm tại xã Cô Ba (Tính bình quân cho 1ha) Hiệu quả Thu nhập Giá trị ngày Chi phí sản sử dụng STT Năng suất Giá trị sản thuần tuý công lao LUT xuất đồng vốn (tạ/ha) xuất (1000đ) (1000đ) động (1000đ) (1000đ) (lần) 1 Lúa mùa 27,78 166680 47123,02 119556,98 3,54 286,93 2 lúa nương 20 140000 46527,78 93472,22 3,01 224,33 3 Lúa xuân 27,78 166666,67 73194,44 93472,23 2,28 224,33 4 Ngô 27,78 165770,61 48277,78 117492,83 3,43 312,76 5 Sắn 83,33 221491,23 47500 173991,23 4,66 417,58 6 Đỗ tương 14,91 347754,39 48055,56 299698,83 7,24 770,65 7 Rau các loại 26,79 450487,01 43916,67 406570,34 10,26 609,85 8 Khoai lang 28,37 567346,94 47777,18 519569,76 11,87 1246,96 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Qua bảng 4.5 ta thấy: Nhóm lúa nương và lúa xuân đem lại hiệu quả kinh tế thấp nhất, điển hình lúa nương thu nhập thuần là 93472,22 nghìn đồng/ha và lúa xuân thu nhập thuần là 93472,23 nghìn đồng/ha, với hiệu quả sử dụng vốn là 3,01 và 2,28lần. Những cây mang lại hiệu quả kinh tế trung bình như ; sắn, đỗ tương với thu nhập thuần 173991,23 nghìn đồng/ha và 299698,83 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên hai loại cây này chưa được trồng phổ biến trên địa bàn xã vì có những hạn chế nhất định về trình độ, vốn và chưa có thị trường tiêu thụ, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của gia đình là chính. Cây khoai lang đem lại hiệu quả cao nhất trên địa bàn xã với thu nhập thuần 519569,76 nghìn đồng/ha. Đây là loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của vùng và không đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc cao, trong mấy năm trở lại đây diện tích có xu hướng tăng. Trong tương lai cây
  45. 37 khoai lang sẽ trở thành một trong những cây trồng giúp người dân nơi đây thoát nghèo. * Hiệu quả kinh tế của cây lâu năm, cây ăn quả Với điều kiện thời tiết, đất đai phù hợp với các loại cây ăn quả đặc biệt là hồi, mận. Cây lâu năm, cây ăn quả đang được các hộ gia đình quan tâm và phát triển. Hiệu quả kinh tế của cây lâu năm cây ăn quả được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.6 : Hiệu quả kinh tế của cây lâu năm, ăn quả tại xã Cô Ba Giá trị ngày Thu nhập Hiệu quả sử Năng Giá trị Chi phí sản công lao STT LUT suất sản xuất xuất thuần tuý dụng đồng động (tạ/ha) (1000đ) (1000đ) (1000đ) vốn (lần) (1000đ) 1 Cây hồi 115 1425000 141597,2 1283402,8 10,06 1540,09 2 Cây Mận 95 2875000 115277,8 2759722,2 24,94 3311,68 (Tính bình quân cho 1ha)(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Qua bảng 4.6 ta thấy: Cây hồi hiệu quả ki nh tế thấp với thu nhập thuần 1283402,8 nghìn đồng/ha. Do đặc điểm địa hình và điều kiện của người dân mà cây lâu năm không được người dân quan tâm và phát triển. Cây lâu năm chủ yếu là các loại cây được trồng trong vườn nhà hoặc trên đồi núi. Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này chưa cao nên không được người dân đầu tư phát triển. Bên cạnh đó cây ăn quả còn có nhiều hạn chế, kỹ thuật trồng chưa được phổ biến, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng quả. Để các loại cây ăn quả cho năng suất cao, chất lượng tốt thì cần sử dụng các giống có chất lượng tốt, bón phân và chăm sóc đúng cách, đặc biệt cần quan tâm tới thị trường tiêu thụ của sản phẩm. Cây mận mang lại hiệu quả kinh tế khá cao với thu nhập thuần 2759722,2 nghìn đồng/ha. Do điệu kiện tự nhiên thuận lợi, đây là loại cây tốn ít công chăm
  46. 38 sóc, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời có khả năng cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái. Trong những năm gần đây diện tích mận tăng lên đáng kể. Nhờ vậy mà cây hồi trở thành cây có nguồn thu nhập chính của người dân, làm cho cuộc sống được cải thiện hơn. * Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất và loại hình sử dụng đất Trên cơ sở tính hiệu quả kinh tế các loại cây trồng tổng hợp, hiệu quả của các kiểu sử dụng đất của toàn xã được thể hiện qua bảng 4.7 Bảng 4.7 : Hiệu quả kinh tế của cây trồng tính trên 1 ha tại xã Cô Ba Loại Giá trị hình sử Giá trị sản Chi phí Thu nhập Hiệu quả ngày công dụng Kiểu sử dụng đất xuất sản xuất thuần sử dụng lao động đất (1000đ) (1000đ) (1000đ) vốn (lần) (1000đ) chính 2 lúa Lúa xuân - Lúa mùa 333.346,67 120.317,46 213029,21 0,56 255,63 Lúa mùa – ngô 332.450,61 95.400,80 237049,81 0,40 299,84 Lúa mùa - đỗ tương 514.434,39 95.178,58 419.255,81 5,40 528,79 Lúa - Màu Lúa mùa – sắn 388.171,23 94.623,02 293.548,21 4,10 352,26 Lúa mùa - khoai lang 734.026,94 94.900,20 639.126,74 7,73 766,95 Lúa mùa – Rau các 617.167,01 91.039,69 526.127,32 6,78 448,39 loại Lúa mùa - lúa xuân – 900.693,61 168.094,64 732.598,97 5,36 586,07 khoai lang 2 Lúa-1 Màu Lúa mùa - lúa xuân - 681.101,06 168.373,02 512.728,04 4,05 427,31 đỗ tương Màu rau các loại 450.487,01 43.916,67 406.570,34 10,26 609,85 Cây ăn Mận 1.425.000,00 141.597,2 1.283.402,8 10,06 1540,09 quả Cây công Hồi 2.875.000,00 115.277,8 2.759.722,2 24,94 3311,68 nghiệp lâu năm (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)
  47. 39 Qua bảng trên ta thấy * Đối với LUT cây hàng năm: + Loại hình sử dụng đât 1 lúa – 1 màu có năm kiểu sử dụng đất: lúa mùa – ngô xuân; lúa mùa – đỗ tương; lúa mùa – sắn; lúa mùa – khoai lang; lúa mùa – rau các loại. Trong đó kiểu sử dụng đất lúa mùa – ngô hiệu quả sử dụng đất ở mức thấp hơn so với 4 kiểu sử dụng đất khác, ngày công lao động chỉ 299.84 nghìn đồng/công và thu nhập thuần 237.049,81 nghìn đồng/ha. Nguyên nhân là thiếu vốn và chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao trong LUT này là: Lúa mùa – khoai lang, với hiệu quả sử dụng vốn đạt mức rất cao 7,73 lần và thu nhập thuần đạt 639.126,74 nghìn đồng/ha, vì kiểu sử dụng đất này dễ canh tác, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, mặt khác cây đỗ tương đạt năng suất cao và có giá trị kinh tế lớn, thị trường tiêu thụ thuận lợi. + Loại hình sử dụng đất 2 lúa: là LUT chính của xã nhưng chỉ đạt giá trị kinh tế ở mức thấp, nhưng với cây lúa đa số các hộ đều là thuần nông, mang nặng kinh tế tự cung tự cấp nhưng về cơ bản đáp ứng được an ninh lương thực của địa phương, hiệu quả sử dụng vốn là 0,56 lần giá trị công lao động ở mức 255,63 nghìn đồng/công lao động. + Đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu có hai kiểu sử dụng đất; Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang; lúa xuân - lúa mùa – đỗ tương, cả hai kiểu sử dụng đất đều có tổng giá trị ở mức khá cao là 900.693,61 nghìn đồng và 681101,06 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt mức cao là 732.598,97nghìn đồng và 512.728,04 nghìn đồng nguyên nhân là do khoai lang, đỗ tương trồng được vụ đông, đất không phải bỏ không và năng suất khoai lang, đỗ tương khá cao. * Đối với LUT chuyên màu: Kiểu sử dụng đất trồng rau các loại với tổng giá trị sản xuất đạt mức rất cao là 450.487,01 nghìn đồng và chi phí sản xuất rất thấp 43.916,67 nghìn đồng, thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn đều rất cao là 10,26.
  48. 40 Nguyên nhân cây Rau các loại có thời gian sinh trưởng nhanh nên 1 năm chỉ canh tác được nhiều vụ và đạt năng suất khá cao, có thị trường tiêu thụ thuận lợi và có giá trị kinh tế cao. * Đối với LUT trồng cây lâu năm: + Đối với loại hình đất cây ăn quả đó là mận tổng giá trị sản xuất ở mức thấp 1.425.000,00 nghìn đồng, chi phí sản xuất khá thấp 141.597,2 nghìn đồng và thu nhập thuần thấp 1.283.402,8 nghìn đồng, nguyên nhân do không phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng. + Đối với loại hình cây công nghiệp lâu năm có cây hồi đem lại hiệu quả kinh tế cao với tổng giá trị sản xuất đạt mức cao là 2.875.000,00 nghìn đồng, chi phí sản xuất trung bình 115.277,8 nghìn đồng và thu nhập thuần đạt mức cao 2.759.722,2 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng vốn rất cao 24,94 lần, do cây hồi là cây có giá trị kinh tế cao, chi phí sản xuất không cao, không phải chăm bón thường xuyên như các kiểu sử dụng đất khác, mặt khác điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của xã rất thuận lợi cho cây hồi phát triển. Nên trong những năm trở lại đây diện tích và sản lượng hồi có xu hướng tăng. 4.3.4.Đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu; Mức thu hút lao động, nhu cầu sử dụng lao động, tạo việc làm của kiểu sử dụng đất, giá trị một ngày công lao động nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời phát triển sản xuất hàng hóa, mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, tôi tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trong toàn xã.
  49. 41 Bảng 4.8 : Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất Loại hình Thu nhập Thu nhập thuần sử dụng đất Kiểu sử dụng đất LĐ (công/ha) thuần/công LĐ (1000đ) chính (1000đ) 2 lúa Lúa xuân - Lúa mùa 416,67 213029,21 511,27 Lúa mùa – ngô 416,67 237049,81 568,91 Lúa mùa - đỗ tương 402,78 419255,81 1040,91 Lúa -Màu Lúa mùa – sắn 416,67 293548,21 704,51 Lúa mùa - khoai lang 416,67 639126,74 1533,89 Lúa mùa – Rau các 541,67 526127,32 971,31 loại Lúa mùa - lúa xuân 416,67 732598,97 1758,22 2 Lúa-1 – khoai lang Màu Lúa mùa - lúa xuân 407,41 512728,04 1258,51 - đỗ tương Màu Rau các loại 666,67 406570,34 609,85 Cây ăn quả Mận 833,33 1283402,8 1540,09 Cây công nghiệp lâu Hồi 833,33 2759722,2 3311,68 năm (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Kết quả nghiên cứu từ bảng 4.8 cho thấy: Mức độ đầu tư lao động và giá trị ngày công ở mỗi loại hình sử dụng đất là khác nhau cụ thể như sau: Loại hình sử dụng đất 1 lúa – 1 màu thu hút từ 402,78 đến 541,67 công/ha/năm, tiêu biểu là kiểu sử dụng đât lúa mùa – Rau các loại thu hút 541,67công/ha/năm cao nhất đây cũng là kiểu sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu có kiểu sử dụng đất; Lúa mùa – khoai lang có thu nhập thuần/công lao động là khá cao 1533,89 nghìn đồng. Các loại hình này đảm bảo một phần lương thực, thực phẩm tại chỗ, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập.
  50. 42 Loại hình sử dụng đất 1 lúa thu hút ít lao động không đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất nguyên nhân do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất và chất lượng thấp. Loại hình cây ăn quả cũng chưa thu hút được lao động, hiệu quả kinh tế thấp vì phần lớn chưa được chăm bón, do địa hình trên đia bàn xã chủ yếu là đồi núi cao và dốc nên LUT này chưa phổ biến. Loại hình chuyên màu và cây công nghiệp lâu năm thu hút nhiều lao động với tổng 2 loại hình này là 1500 công/ha/năm và có thu nhập thuần/ công lao động cụ thể chuyên màu là 609,85 nghìn đồng và cây công nghiệp lâu năm là 3311,68 nghìn đồng ,nguyên nhân là cây Rau các loại có giá trị kinh tế cao, chi phí đầu vào thấp phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết của vùng. Cây hồi cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao và khá ổn định nên được người dân chú trọng phát triển => hai loại hình này giúp người dân có thu nhập khá cao và có thể thoát nghèo trong tương lai. Nhìn chung, các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã đều là những loại hình đã có từ lâu nên đã đi sâu vào tập quán canh tác của người dân địa phương và có thị trường tiêu thụ tại chỗ và một phần được tiêu thụ tại các địa bàn lân cận, giải quyết việc làm, thu hút nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn xã nâng cao đời sống nhân dân. 4.3.5. Đánh giá hiệu quả môi trường Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Đất đai của xã Cô Ba là nơi có địa hình phức tạp tạo nên những điều kiện sử dụng đất rất khác nhau. Quá trình sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp
  51. 43 sẽ có những tác động về môi trường đặc biệt là thoái hoá đất chủ yếu như: xói mòn đất, làm giảm độ phì nhiêu hoặc ô nhiễm môi trường đất do quá trình canh tác. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất được xem xét trên cơ sở đánh giá định tính các chỉ tiêu về độ che phủ đất, khả năng cải tạo đất, ý thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân. Hiệu quả môi trường được thể hiện ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất Ô nhiễm môi Khả năng bảo Tỷ lệ che trường do sử STT LUT vệ, phủ dụng thuốc cải tạo đất BVTV 1 2 Lúa Thấp Trung bình Cao 2 1 Lúa – 1 Màu Trung bình Trung bình Cao 3 2 Lúa – 1 Màu Cao Cao Cao 4 Chuyên màu Trung bình Cao Trung bình 5 Cây ăn quả Cao Cao Trung bình 6 Cây công nghiệp lâu năm Cao Cao Trung bình (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Đối với loại hình sử dụng đất 1 lúa - 1 màu, và các kiểu sử dụng đất như; lúa mùa – ngô, lúa mùa – đỗ tương, lúa mùa – khoai lang, lúa mùa – đỗ tương, lúa mùa – Rau các loại, có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất do cây trồng được canh tác trên từng loại đất phù hợp và từng mùa vụ tạo sự đa dạng về sinh học, tăng hệ số sử dụng đất, phòng trừ sâu bệnh cho đất. Tuy nhiên, cần bón nhiều phân hữu cơ để làm tăng độ phì cho đất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý. Đỗ tương là loại cây trồng có khả năng bảo vệ và cải tạo đất nhưng loại hình sử dụng đất chưa được người dân chú trọng để mở rộng, Rau các loại là loại cây có khả năng cải tạo đất, làm cho đất có độ màu mỡ, nguyên nhân là do lá rụng và rễ của cây ở lại trong đất, bên cạnh đó cây Rau các loại trồng trên
  52. 44 nưỡng rẫy sau khi thu hoạch để lại đất trống gây xói mòn rửa trôi vì vậy trong tương lai cần có định hướng cụ thể sử dụng cây trồng này trong vấn đề bảo vệ và cải tạo đất. Đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu. Đây là LUT có tác dụng cải tạo đất, có tác dụng cải tạo môi trường đất, tránh được sâu bệnh do sử dụng đất liên tục trong năm. Ngoài ra loại hình sử dụng đất này còn cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, đặc biệt là cần phải sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Đối với loại hình sử dụng đất là cây ăn quả chủ yếu được trồng dưới dạng vườn nhà, vườn đồi, cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế không cao nhưng có tác dụng bảo vệ đất. Đặc biệt ở những nơi có địa hình dốc, khi được trồng với mật độ thích hợp có thể giúp giữ lại nước trong đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi cho đất. Đối với cây công nghiệp lâu năm; cây hồi được trồng chủ yêu là trên sườn đồi có tác dụng giữ đất, chống xói mòn rửa trôi, tạo cảnh quan môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong LUT không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên không ảnh hưởng đến môi trường. Để sử dụng đất có hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường thì Đảng và Nhà nước cần có những chính sách thích hợp nhằm phổ biến và hướng dẫn người dân sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm theo quan điểm sinh thái môi trường. Nâng cao trình độ người dân từ đó người dân có thể lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường đất cho tương lai. 4.4. Định hướng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở xã Cô Ba 4.4.1. Hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất Từ kết quả đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất về 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời dựa trên các nguyên tắc lựa chọn và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng ta có thể lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện của xã Cô Ba như sau:
  53. 45 -LUT 1 lúa – 1 màu: Đây là loại hình sử dụng đất đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên địa bàn xã Cô Ba, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, tận dụng được nguồn lực lao động nông nghiệp dồi dào. Với loại hình sử dụng đất 1 lúa – 1 màu thì kiểu sử dụng đất lúa mùa – Rau các loại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các kiểu sử dụng đất khác, tận dụng được nguồn lao động nông nghiệp dồi dào và có khả năng bảo vệ cải tạo đất tốt, tỉ lệ che phủ cao. - LUT chuyên màu: Loại hình sử dụng đất đang được áp dụng trên địa bàn xã, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, bảo vệ môi trường đất đai. - LUT trồng rừng sản xuất (cây hồi): loại hình sử dụng đất hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, và khả năng bảo vệ đất không bị xói mòn. - LUT cây ăn quả (Mận): Đây là loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường đất đai. LUT đã giải quyết được công ăn việc làm cho lao động lúc nông nhàn đồng thời góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Để sử dụng đất có hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi trường thì Đảng và Nhà nước cần có những chính sách thích hợp nhằm phổ biến và hướng dẫn người dân sử dụng đất đai hợp lí, tiết kiệm theo quan điểm sinh thái môi trường. Nâng cao trình độ người dân từ đó người dân có thể lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường đất cho tương lai. 4.4.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Cô Ba 4.4.2.1. Những căn cứ để định hướng sử dụng đất Xã Cô Ba có quỹ đất nông nghiệp là 6913,51 ha chiếm 95,36% trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1125,42 ha chiếm 15,52% tổng diện tích đất tự nhiên, quỹ đất chưa sử dụng 127,77 ha chiếm 1,76% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích này hoàn toàn có thể khai thác một phần đưa vào mục đích nông nghiệp.
  54. 46 - Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương: diện tích đất đai lớn, kinh nghiệm sản xuất của người dân trong canh tác cây lúa, cây màu và cây công nghiệp lâu năm. - Căn cứ vào hiệu quả sử dụng đất đã tổng hợp ở phần trên. 4.4.2.2.Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp - Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để phát triển kinh tế xã hội của xã. - Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủ động tưới tiêu. Đặc biệt cần mở rộng mô hình vụ đông để tận dụng diện tích đất nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân - Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là sử dụng cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. - Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ môi trường. - Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng không đạt hiệu quả sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn. Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. - Có biện pháp nghiên cứu thị trường tiêu thụ, nghiên cứu nhu cầu của vùng và các vùng lân cận ở hiện tại và trong tương lai nhằm đầu tư đúng lúc, đúng chỗ, đảm bảo đủ lượng cung sản phẩm với giá cả có lợi cho người sản xuất. - Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để phát triển kinh tế xã hội của xã. - Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủ động tưới tiêu. Đặc biệt cần mở rộng mô hình vụ đông để tận dụng diện tích đất nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân
  55. 47 - Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là sử dụng cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. - Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ môi trường. - Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng không đạt hiệu quả sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn. - Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. - Có biện pháp nghiên cứu thị trường tiêu thụ, nghiên cứu nhu cầu của vùng và các vùng lân cận ở hiện tại và trong tương lai nhằm đầu tư đúng lúc, đúng chỗ, đảm bảo đủ lượng cung sản phẩm với giá cả có lợi cho người sản xuất. 4.4.2.3.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp - Đối với đất 2 vụ cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cầu để nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt. Ví dụ diện tích 2 vụ lúa đưa các loại giống mới phù hợp với điều kiện của xã như; thiên ưu, Sin6, Khang dân và tăng thêm 1 vụ đông như trồng rau đông; bắp cải, hành tỏi, cà rốt, su hào, khoai lang, đỗ tương và đỗ nhằm sử dụng triệt để nguồn đất, tăng hiệu quả sử dụng đất. - Đối với loại hình sử dụng đất chuyên màu là cây Rau các loại đang có hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi vi vậy cần mở rộng thêm diện tích trồng, đầu tư vào chăm bón nhằm đạt sản lượng và chất lượng cao hơn, để đảm nguồn thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống. - Đối với loại hình cây ăn quả hiện tại chưa được phổ biến chủ yếu là trồng trong vườn, quanh nhà diện tích còn hạn chế. Trong tương lại cần mở rộng diện tích và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngoài mận và hồng còn các loại cây ăn quả cần có thể đưa vào trồng như; mác mật, nhãn, dứa, quýt
  56. 48 - Đối với cây hồi cần có các biện pháp chăm sóc và bảo vệ tốt như; mỗi năm phát quang 2 lần, không thả trâu, bò vào vườn hồi, ngoài ra cần mở rộng thêm diện tích để nâng cao năng suất và sản lương. 4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 4.5.1. Nhóm giải pháp chung 4.5.1.1. Giải pháp về chính sách + Hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình. + Cần sự quy hoạch và có kế hoạch trong việc sử dụng đất. Thực hiện tốt các chính sách khuyến nông, có những chính sách hỗ trợ người nghèo sản xuất. + Thực hiện tốt các chính sách khuyến nông. + Hạn chế tốt đa việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. + Nhà nước cần có những cơ chế quản lý thông thoáng để các thị trường nông thôn phát triển, nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được thuận tiện. 4.5.1.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật + Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao đang được sử dụng rộng rãi. + Hướng dẫn người dân bảo quản nông sản sau khi thu hoạch. Nhiều loại nông sản người dân chưa biết cách hoặc không có khái niệm bảo quản, vì vậy đi đôi với đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi thì việc hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cần được quan tâm. 4.5.1.3.Giải pháp về thị trường + Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm để người yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư.
  57. 49 + Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tại thành phố với quy mô phù hợp nhằm tạo ra giá trị nông sản cao, dễ bảo quản, dễ tiêu thụ. + Đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, các chợ bán buôn đầu mối, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông dễ dàng. 4.5.1.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng + Đầu tư nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa. + Nâng cấp và tăng cường hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phục vụ phát triển sản xuất. 4.5.2. Giải pháp cụ thể Để khai thác hiệu quả sử dụng đất cần phải có những giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm bên cạnh đó cũng đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người dân và không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên đất đai. Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cô Ba, em xin đưa ra một số giải pháp như sau: 4.5.2.1. Đối với LUT cây hàng năm + Đầu tư xây dựng lại hệ thống giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân và thuận lợi cho việc vẩn chuyển các mặt hàng nông sản, trao đổi hàng hóa cũng là tạo điều kiện để người dân có cơ hội tiếp cận với thị trường bên ngoài. + Xây dựng thêm và nâng cấp lại hệ thống thủy lợi, đảm bảo cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. + Cần các cán bộ khuyến nông hướng dẫn cho bà con nông dân sản xuất như: Kỹ thuật gieo mạ, làm đất, bón phân và hỗ trợ về phân bón, giống. 4.5.2.2. Đối với LUT cây lâu năm + Có chính sách cho người dân vay vốn để đầu tư phát triển cũng như hỗ trợ một phần giống, phân bón,
  58. 50 + Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, bón phân và sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh, + Cải tiến kỹ thuật canh tác từ khâu làm đất, đào hố, mật độ trồng, khoảng cách cây trồng từng độ tuổi để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển tốt. + Cần trồng nhiều loại cây ăn quả có nhiều tầng tán khác nhau để góp phần cải tạo đất, hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng trong đất và góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm trong vườn. +Cần lựa chọn những loại cây ăn quả sạch bệnh, đặc biệt là phù hợp với điều kiện tự nhiên để cây trồng có thể sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng quả tốt. + Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin về thị trường để biết điều chỉnh cơ cấu cây trồng, bảo quản, chế biến khi thu hoạch. + Áp dụng phương pháp quảng cáo tuyên truyền về sản phẩm quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.
  59. 51 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Cô Ba, từ số liệu thu thập được của địa phương em rút ra một số kết luận như sau: Xã Cô Ba nằm ở phía Đông Bắc huyện Bảo Lạc. Cách trung tâm huyện 13 km, diện tích đất nông nghiệp 6913,51ha chiếm 95,36% tổng diện tích đất tự nhiên, xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. 5.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã: * Đối với cây trồng hàng năm Có 4 loại hình sử dụng đất là; 1 lúa - 1 màu, 2 lúa, 2 lúa – màu, chuyên màu. Trong đó, LUT đạt hiệu quả kinh tế cao là lúa mùa – Rau các loại và chuyên Rau các loại với thu nhập thuần là 526127,32 nghìn đồng/ha và 406570,34 nghìn đồng/ha, LUT cho hiệu quả thấp nhất là lúa mùa – với thu nhập thuần là 237049.81 nghìn đồng/ha. * Đối với cây trồng lâu năm - Có 2 loại hình sử dụng đất chính: Cây ăn quả (Mận), có hiệu quả rất thấp với thu nhập thuần là 21839,76 nghìn đồng/ha và cây công nghiệp lâu năm (Hồi) với mức thu nhập thuần đạt mức cao là 44544,57 nghìn đồng. - Các LUT mang hiệu quả kinh tế khá cao như LUT 2 lúa - 1 màu là lúa mùa – lúa xuân – khoai lang với tổng thu nhập thuần là 639126,74 nghìn đồng/ha ,lúa mùa – lúa xuân – đỗ tương với tổng thu nhập thuần là 512728,04 nghìn đồng/ha. - Các LUT như đỗ tương và Khoai lang cho hiệu quả kinh tế cao đạt hiệu quả cao, ngày công đỗ tương là 770.65 nghìn đồng/1 công và khoai lang
  60. 52 đạt 1246.96 nghìn đồng/1 công. Tuy nhiên nhiên do diện tích canh tác khá khiêm tốn nên cần được mở rộng. * Có 4 loại hình sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho xã Cô Ba: - LUT 1: (Lúa xuân – Lúa mùa): Có hiệu quả kinh tế thấp nhưng đáp ứng được nhu cầu về lương thực, việc làm cho người dân đồng thời loại hình sử dụng đất này phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác của người dân. - LUT 2: (Lúa mùa – Rau các loại) : Có hiệu quả kinh tế cao, cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để nâng diện tích đất trồng lựa chọn loại giống tốt cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt. - LUT 3: Chuyên màu (Rau các loại) loại hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng hiện tại chỉ dừng lại ở sản xuất nhỏ cần được đầu tư mở rộng diện tích . - LUT 4: Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (cây Mận, Hồi) là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có tiềm năng phát triển trong tương lai là hướng đi mới cho phát triển kinh tế. 5.3. Đề nghị - Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Cô Ba cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác quản lý Nhà nước về đất đai nông nghiệp, bố trí hợp lý cây trồng, thâm canh tăng vụ. Quá trình sử dụng đất phải gắn bó với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ đất và môi trường. - Cần đầu tư và mở rộng diện tích một số loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (cây Mận ,Hồi), đặc biệt chuyên màu (Rau các loại) đem lại hiệu quả kinh tết rất cao. - Đẩy mạnh công tác khuyến nông, giúp nhân dân thay đổi nhận thức.
  61. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), báo cáo tóm tắt chương trình phát triển nông lâm nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn vùng núi Bắc bộ tới năm 2000 và 2010. 2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 (Theo quyết định số 1467/QĐ-BTNMT Trường ngày 21 tháng 7 năm 2014), Hà Nội. 3. Nguyễn Thế Đặng (chủ biên), Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Hải, Đỗ Thị Lan (2008), Giáo trình đất trồng trọt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. FAO (1994), Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất. 6. Nguyễn Ngọc Nông (2008), Dinh dưỡng cây trồng, Nxb Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 7. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền, bài giảng đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 8. UBND xã Cô Ba (2018), “Đồ Án Quy Hoạch xây dựng nông thôn mới xã Cô Ba huyện Bảo Đỗ tương tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020” 9. UBND xã Cô Ba (2018), Kết quả kiểm kê đất đai 2018. 10. Vũ Thị Quý, Nguyễn Đình Thi (2018), Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 11. Đào Đức Ngọc (2009), Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp chuyên ngành quản lý đất đai, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.