Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Yoshomi Fujihara, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản

pdf 58 trang thiennha21 13/04/2022 5070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Yoshomi Fujihara, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Yoshomi Fujihara, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NAM ANH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM YOSHOMI FUJIHARA LÀNG KAWAKAMI, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NAM ANH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM YOSHOMI FUJIHARA LÀNG KAWAKAMI, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K46 - ĐCMT – N02 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên của nhà trường. Đây là khoảng thời gian sinhviên được tiếp cận thực tế, đồng thời củng cốnhững kiến thức đã được học trong nhà trường. Qua quá trình học tập tại trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên và sau 7 tháng thực tập tốt nghiệp tại đất nước Nhật Bản em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các phòng ban cùng các thầy cô giáo đã dạy dỗ, truyền đạtvà trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến thức mới trong quá trình thực tập tại đất nước xa xôi Nhật Bản. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tậpvà hoàn thành bài khóa luận này. Trong thời gian thực tập khóa luận, bản thân em đãcố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khoá luận. Tuy nhiên với thời gian ngắn và hạn chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy nên kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Nam Anh
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vât FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Chi phí sản xuất cho 1 năm trồng xà lách 26 Bảng 4.2. Năng suất xà lách thu được trong một năm (2018) 28 Bảng 4.3. Thực trạng sản xuất xà lách quacác năm 28 Bảng 4.4. Thực trạng sản xuất bắp cải qua các năm 29 Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất của farm 29 Bảng 4.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của Farm 31 Bảng 4.7. Hiệu quả môi trường của farm 32
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Quá trình hình thành đất 5 Hình 4.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 21 Hình 4.2. Sơ đồ quá trình sản xuất xà lách và bắpcải 24
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài 4 2.2. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 4 2.2.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp 4 2.3. Cơ sơ thực tiễn của đề tài 7 2.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 7 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 10 2.4. Tổng quan về đất nước Nhật Bản và nên nông nghiệp Nhật Bản 12 2.4.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản 12 2.4.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Nhật Bản 15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Nội dung nghiên cứu 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu 19 3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp 19 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp 20
  8. vi 3.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Khái quát về Kawakami 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 21 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23 4.2. Tình hình sản xuất xà lách và bắp cải 24 4.2.1. Quá trình sản xuất 24 4.2.2. Tình hình sản xuất xà lách và bắp cải 24 4.2.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ xà lách tại farm 27 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 29 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất 29 4.3.2. Tính hiệu quả kinh tế- xã hội– môi trường cho một loại cây trồng cụ thể 30 4.3.3. Tính bền vững và khả năng áp dụng tại VN 33 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm khi áp dụng mô hình sản xuất vào Việt Nam và đề xuất giải pháp 34 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 5.1. Kết luận 37 5.2. Kiến nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tưliệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuấtđất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vẫn đề cấp thiết của mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, con người tìm ra nhiều phương thức sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về số lượng, mỗi loại đất bao gồm những yếu tố thuận lợi và hạn chế cho việc khai thác sử dụng, nên phương thức sử dụng đất cũng khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Đất nước Nhật Bản nói chúng và vùng nông nghiệp Kawakami nói riêng đa phần là núi và điều kiện thời tiết lạnh. Nhưng nền nông nghiệp của Nhật Bản lại vô cùng khởi sắc và thành công đảm bảo lương thực trong nước mà còn xuất khẩu một lượng lớn ra nước ngoài. Đổi lại Việt Nam ngày nay, với sự gia tăng dân số, sự phát triển và mở rộng mạnh của các khucông nghiệp, các khu đô thị, các khu du lịch vui chơi, giải trí, đã tạo rất nhiều áp lực lên việc sử dụng đất đai. Cộng với việc nhiều vùng diễn ra tình trạng hạn hán kéo dài hoặc xâm nhiễm mặn khiến cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến sản xuất ơlư ng thực, thực phẩm. Chính vì vậy, việc sử dụng đất hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu quả sử dụng đất là nhiệm vụ
  10. 2 cấp bách,lâu dài của Đảng và Nhà nước. Khai thác tiềm năng đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển cuả sản xuấtnông nghiệp cũng như của sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Hiện nay, mặc dù đã qua nhiều năm đổi mới, xong người nông dân Việt Nam vẫn còn có tư tưởng bao cấp, nhận thức của người dân về sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường còn rất hạn chế, trong khi đó những chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển các ngành sản xuất còn đang bất cập, không đồng bộ. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự cho phép của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Farm Yoshomi Fujihara, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tại farm. - Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ xà lách tại farm. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại farm. - Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài.
  11. 3 - Ý nghĩa trong thực tiễn. + Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Nhật Bản từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, áp dụng vào điều kiện tại Việt Nam.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật đất đai 2013. - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2012 Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp. - Thông tư 60/2015/TT-BTNMT ngày 15/12/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai. 2.2. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.2.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp 2.2.1.1. Khái niệm về đất Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, con người sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào các sản phẩm từ đất. Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về đất đai. Khái niệm đầu tiên của học giả người Ngautraiep Doc năm 1987 cho rằng: “Đát là vật thể tự nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do uảkết q quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành”, đất đó là :” Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian” ( Nguyễn Ngọc Nông,2009). Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tốc khá tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung cái yếu tố: Nước của đất, nước ngầm vàđặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên. Các nhà kinh tế, quy hoạch và thổ nhưỡng việt nam cho rằng :Đất đai là phần trên của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên
  13. 5 dưới bề mặt đó bao gồm : Khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước ( hồ , song, suối ) các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. Như vậy, đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất. Có khái niệm phản ánh quá trình phát sinh hìnhthành đất có khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa đất với cây trồng và các ngành sản xuất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu là: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: Khí hậu và bầukhí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sán xuât cũng như cuộc sống của xã hội loài người. 2.2.1.2. Quá trình hình thành đất Quá trình Quá trình hình Đá mẹ Mẫu chất Đất Phong hoá thành đất Hình 2.1. Quá trình hình thành đất 2.2.1.3. Khái niệm về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, diên tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cảdiện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. 2.2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. C.Mác đã
  14. 6 nhấn mạnh “Đất là mẹ, lao động là cha của mọi của cải vật chất xã hội”, “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” Các Mac (1949). Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành vàphát triển mọi nền văn minh vật chất, văn hóa tinh thần, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Ngoài vai trò làcơ sở không gian, đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất: Là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác độngvào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm. 2.2.1.4. Tầm quan trọng của đánh giá đất Đánh giá đất đai là một phần quan trọng của việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên và cũng là cơ sở để định hướng sử dụng đất hợ lý, bền vững trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3.3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác đươcc 1.5 tỷ ha, còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn . Trong 45 năm qua, theo kết quả đánh giá của Liên hợp quốc về “Chương trình môi trường” cho thấy: 1,2 tỷha đất đang bị thoái hóa ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng do những hoạt động của con người. Hằng năm có khoảng 6-7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết được nhu cầu về lương thực không ngừng gia tăng con người phải tiến hành thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn được những suy thoái về tài nguyên đất đai gây ra do sự thiếu hiểu biết của con người và hướng tới việc sử dụng và
  15. 7 quản lý đất một cách có hiệu quả trong tương lai thì công tác nghiên cứu về đánh giá đất là rất quan trọng và cần thiết . Như vậy, đánh giá đất đai gắn liền với sự tồn tại của loài người vàkhoa học công nghệ: gắn liền với việc sử dụng đất hiện tại và tương lai: là cơ sở cốt lõi để sử dụng đất bền vững. Việc đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, các yếu tố tự nhiên và xãhội. Đánh giá đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn mang tính kinh tế và kỹ thuật nữa. Vì vậy, cần kết hợp chuyên gia của nhiềungành tham gia đánh giá đất . 2.2.1.5. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệmlớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông– lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khisản xuất ra một khối lượng nông – lâm sản nhất định. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được cácmục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông– lâm nghiệp,sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” (FAO, 1994). 2.3. Cơ sơ thực tiễn của đề tài 2.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới về đánh giá hiệu quả sử dụng đất Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu út nhiều sự quan tâm của nhiều
  16. 8 nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại câytrồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế của từng vùng. Hằng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới, các kỹ thuật canh tác mới. Xu hướng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đưa them một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằmtăng sản lượng ơnglư thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích. Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, loài người đã chọn ra nhũng giống cây trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới cũng đã chỉ rõ việc chuyển biến mọi nền sản xuất nông nghiệp từ trình độ tự cấp, tự túc sang trình độ có tính chất hang hóa gắn liền với những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu cây trồng. Từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cuộc cách mạng hệ thống cây trồng bắt đầu ở một số nước Tâu Âu, chế độ độc canh trong sản xuất nông nghiệp được thay thế bằng các chế độ luân canh cây ngũ cốc và đồng cỏ, đồng thời sử dụng các loại cây họ đậu làm thức ăn gia súc kết hợp với nông cụ cải tiến và phân bón đa thực sự nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Phạm Chí Thanh, 1996) [6]. Các chế độ luân canh này đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển nông nghiệp ở Châu Âu. Chế độ luân canh này đồng thời với việc tang cường các biên pháp kỹ thuật như làm đất, bón phân Chính vì vậy năng suất ngũ cốc được tăng lên gấp 2 lần so với chế độ luân canh cũ và sản phẩm lương thực, thực phẩm được tăng lên gấp 4 lần trên cùng một hecta đất canh tác (như các loại cây có củ, quả được đưa thêm vào hệ thống cây trồng và năng suất của chính cây ngũ cốc cũng được tăng lên). Chế độ
  17. 9 luân canh mới này đã tạo ra những điểm đột phá thắng lợi ở Anh, Bỉ, Hà Lan, Pháp và tiếp theo là các nước Châu Âu khác (Bùi Huy Đáp). Châu Á là khu vực trồng lúa chủ yếu, khoảng 90% sản lượng lúa được sản xuất tại đây. Đất trông lúa của Châu Á chỉ có một phần rất nhỏ được tưới còn 70% điện tích đất trồng lúa là nhờ vào nước trời. Trước đây trên đất trồng lúa có tưới thường được trồng 2 vụ lúa trong năm và trên đất lúa nhờ nước thường được trồng lúa trong mùa mưa. Vào những năm 1960, các nhà khoa học của Việnúa L Quốc Tế (IRRI) đã nhận thấy rằng các giống lúa thấp cây, lá đứng, đẻ nhánh khỏe, có tiềm năng năng suất cao. Do đó đầu thập kỷ 70 các nhà khoa học của các nước Châu Á tập trung nghiên cứu toàn bộ hệ thống cây trồng trên cơ sở lấy cây lúa làm nền, tăng cường phát triển các loại cây nghiên cứu: các vấn đề được các nhà khoa học quan tâm là: - Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ. - Thử nghiệm tăng vụ màu bằng các cây trồng mới xen canh, luân canh. - Xây dựng hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh, của chế độxen canh, trồng gối đồng thời khắc phục các yếu tố hạn chế (Vũ Văn Rung, 2001). Ở Thái Lan bằng việc chuyển vụ lúa xuân sang trồng đâu tương trong hệ thống lúa xuân – lúa mùa hiệu quả thấp do độc canh và thiếu nước tưới đã làm tăng hiệu quả kinh tế lên gấp đôi, đồng thời độ phì cũng được tăng lên (Dấn theo Nguyễn Hữu Tề, 2003) . Mô hình sử dụng hợp lý đất dốc đã trồng cây họ đậu thành băng theo đường đồng mức để chống xói mòn. Hệ thống cây trồng xen cây họ đậu với cây lương thực trên đất dốc làm tang năng suất cây trồng đất được cải tạo nhờ được tang cường them chất hữu cơ tại chỗ vàtăng nguồn vi sinh vật có ích trong đất. mô hình canh tác ở vùng trũng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề phụ đã làm đa dạng hóa nguồn thu nhập. Đó là cách tốt nhất giúp người nghèo tránh được rủi ro, tăng nguồn thu tiền mặt hàng ngày nên mô hình lúa – cá – gia cầm – rau được gọi là ngân hàng
  18. 10 sống (Living bank) của nhân dân sản xuất nhỏ (theo Janet) (Dẫn theo Trần Đức Viên, 1998). Đài Loan là một nước có diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất thấp nhưng do cải tiến các biện pháp kỹ thuật, thực hiện các chính sách khuyến khích nên đã tạo cho nông nghiệp những bước phát triển vượt bậc, không những cung cấp dồi dào lương thực mà còn chuyển vốn cho các ngành khác đóng góp rất lớn cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa và thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Một số nước đã ứng dụng công nghệ thong tin xác định hàm lượng chất dinh dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả như ở Israel, Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật , kết hợp giữa phân bón vào đất, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất kích thích, điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả sản xuất rất cao (Viện quy hoạch và thiết ké nông nghiệp,. 2006) Hiện nay, xu hướng trong nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp tập trung nghiên cứu, cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất bằng cách đưa them một số loại cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích canh tác. Cải tiến cơ cấu cây trồng theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế- xã hội với bảo vệ môi trường nhằm xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững (NguyễnHữu Tính, 1995). 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất Việt Nam là một nước nông nghiệp, đời sống, các hoạt động kinh tế - xã hội, thậm chí cả nền văn minh từ xa xưa đã gắn với trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy, có thể nói rằng những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất ở nước ta gắn liền với lịch sử hình thành, đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, nhờ sự đổi mới về chính sách của Đảng, Nhà nước và sự trú trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, đội ngũ khoa học của ngành đã nghiên cứu thành công trên nhiều lĩnh
  19. 11 vự như: giống cây trồng vật nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy lợi, canh tác, bảo vệ thực vật, phân bón Nhiều công trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh giácao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dụng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao. Năm 1996, Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã cùng các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu cây lúa vụ xuân với các giống có tiềm năng năng suất cao và tập đoàn đã tạo ra bước chuyển biến rõ nét về lương thực, thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Đào Thế Tuấn, 1978). Nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp và chuyên đề về hệ thống canh tác, đặc biệt là hệ thống canh tác ở vùng đồi núi, phù hợp trên đất dốc với các loại cây vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa bảo đảm bảo vệ được độmàumỡ của đất. Có thể thấy công trình nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền núi phía Bắc (Lê Quốc Doanh và cs, 2007) cho thấy: bằng con đường chọn giống, che phủ đất có thể tăng vụ với 2 công thức: đâu tương xuân – lúa mùa giống ngắn ngày lợi nhuận đạt từ 16,8 triệu đồng/ha/năm nếu so sánh với 1 vụ lúa lợi nhuận chỉ đạt 8.0 triệu đồng/ha/năm. Công thức lac xuân – lúa mùa giống ngắn ngày lợi nhuận đạt 21,2 triệu đồng/ha/năm cao hơn đối chứng làm 1 vụ lúa là 9,6 triệu đồng/ha/năm. Có thể nhận thấy những nghiên cứu sâu về đất và hiệu quả sử dụng đất ở trên là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ cũng như xác định các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
  20. 12 2.4. Tổng quan về đất nước Nhật Bản và nên nông nghiệp Nhật Bản 2.4.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản 2.4.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và địa hình Nhật Bản là đảo quốc nằm phía Đông của Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản được hợp thành bởi nhiều đảo lớn nhỏ khác nhau. Trong đó có 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku và khoảng 3900 đảo nhỏ. Bốn đảo chính của Nhật bản chiếm khoảng 97% diện tíchnước Nhật, trong đó đảo Honshu chiếm trên 60% diện tích. Những quốc gia lân cận vùng biển Nhật bản có thể kể đến như Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, vùng biển Đông hải Trung Quốc, Đài Loan, xa hơn thì có Philippones và quần đảo Bắc mariana. Lãnh thổ Nhật Bản có tổng diện tích là 377.815 Km2, đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích. Diện tích nước Nhật chiếm chưa đến 0,3% tổng diện tích thế giới. Ở Nhật Bản địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những thung lũng nhỏ, các cao nguyên. Nhật Bản có những dãy núi nổi tiếng như núi Phú Sĩ cao 3776m, 2.4.1.2. Đặc điểm về khí hậu Khí hậu 4 mùa đặc biệt ở đất nước Nhật. - Mùa xuân: Bắt đầu từ tháng -3 tháng5. - Mùa hạ: Bắt đầu từ tháng 6- tháng 8. - Mùa thu: Bắt đầu từ tháng 9 – tháng 11. - Mùa đông: Bắt đầu từ tháng 12 – tháng 2. Nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hạ chênh nhau tới trên 30 độ. Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu khá ôn hòa, 4 mùa rõ rệt. Mùa hè tại Nhật ấm và ẩm bắt đầu từ khoảng giữa tháng 7, mùa Xuân và thu thời tiết dễ chịu. Chính bởi khí hậu ôn hòa và mưa nhiều nên khắp các quần đảo trong lãnh thổ Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ, cây cối sinhtrưởng tươi tốt.
  21. 13 2.4.1.3. Đặc điểm dân số Dân số Nhật Bản hiện nay ước tính đạt khoảng 127,4 triệu người. Người Nhật đa số đều đồng nhất về mặt ngôn ngữ cũng như văn hóa. Tại Nhật, tộc người chiếm số đông là người Yamato, ngoài ra còn có các nhóm dân tộc thiểu số khác như Ainu và Ryukyuans. Nhật Bản hiện là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Theo như thống kê năm 2006 thì tuổi thọ trung bình của người Nhật là 81,25 .Tuy nhiên hiện nay dân số của Nhật Bản đang dần ngày một lãohóa. Tỷ lệ người cao tuổi ngày một tăng và tỷ lệ người dưới và trong độ tuổi lao động đang ngày một giảm. 2.4.1.4. Kinh tế Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế nhật bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952, kinh tế đã khôi phục ngang mức trước lúc chiến tranh và phát triển nhanh với tốc độ cao trong giai đoạn 1955-1973. Nhật Bản vốn là một quốc gia rất nghèo tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên thiên yếu tại Nhật chủ yếu chỉ có gỗ và hải sản. Phần lớn nguyên nhiên liệu tại Nhật đều phải nhập khẩu. Sau chiến tranh, kinh tế nước Nhật gần như trở nên kiệt quệ. Tuy nhiên, với những chính sách phù hợp, sự đoàn kết, cố gắng của người dân Nhật nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng hồi phục và ngày một phát triển cao độ, khiến cho cả thế giới kinh ngạc và cúi mình khâm phục. Hiện nay, Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế– công nghiệp – tài chính thương mại – dịch vụ – khoa học kỹ thuật đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ của Nhật lại đứng đầu thếgiới. Nhật có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài khá nhiều. Hiện Nhật là một nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất trên thế giới. Tại Nhật cókhá nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.
  22. 14 2.4.1.5. Tôn giáo Đạo gốc của người Nhật làThần đạo hay còn gọi là đạo Shinto. Đạo này có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật Cổ. Sau Trung Quốc và Triều Tiên thì vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI Phật giáo tiếp tục du nhập từẤn Độ vào Nhật Bản. Hiện nay, tại Nhật Bản có khoảng 84% đến 96%người dân là theo cùng lúc cả đạo Shinto và Phật giáo. 2.4.1.6. Quốc kỳ và quốc ca Quốc kỳ Nhật Bản, ở Nhật Bản tên gọi chính thức là Nisshōki, nhưng người ta cũng hay gọi là Hinomaru tức là “vầng mặt trời”, là lá cờ nền trắng với một hình tròn đỏ lớn (tượng trưng cho Mặt Trời) ở trung tâm. Quốc ca của Nhật Bản là Kimi Ga Yo. 2.4.1.7. Hệ thồng chính trị Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Theo Hiến pháp Nhật thì “Hoàng đế Nhật là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dântộc”. Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận. 2.4.1.8. Văn hoá, phong tục tập quán Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, ở đâu, lúc nào và đối với bất cứ ai họ cũng đều tỏ ra rất lịch sự và nghiêm túc trong việc chào hỏi lẫn nhau, đó là một tập quán tốt đẹp của người Nhật. Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ. Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội.
  23. 15 2.4.1.9. Hệ thống phương tiện giao thông Tại các thành phố lớn tại Nhật Bản phương tiện giao thông phổ biến nhất là tàu điện và tàu điện ngầm. Tàu điện và tàu điện ngầm rất thuận tiện và đúng giờ. Bên cạnh đó, một số người cũng sử dụng xe buýt. Tuy nhiên xe buýt không tiện lợi so với các phương tiện trên do có số lượng chuyến không nhiều và có khả năng không đúng giờ vào những giờ cao điểm. Giá dịch vụ taxi ở Nhật tương đối đắt. Cước phí được tính theo km và thay đổi theo giờ; buổi tối đắt hơn giá ban ngày. Ngoài ra, xe đạp là phương tiện khá tiện lợi và kinh tế. 2.4.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Nhật Bản Nhật Bản là một quốc đảo nằm trong khu vực Đông Bắc Á của châu Á. Không chỉ biết đến với những địa danh lam, thắng cảnh xinhđẹp hấp dẫn khách du lịch gần xa, Nhật Bản còn được biết đến là quốc gia phải hứng chịu nhiều trận thiên tai nhất trên Thế Giới với khoảng 1000 trận động đất lớn nhỏ xuất hiện mỗi năm. Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta không thể không nhắc đến quốc gia quật cường, vượt qua nỗi đau và sự tàn phá đến từ 2 quả bom nguyên tử do Mỹ dội vào 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945, để trở thành cường quốc có nền kinh tế đứng thứ 3 Thế Giới. Với nền công nghiệp phát triển, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu xu hướng phát triển, đặc biệt là làm chủ ngành khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, với việc áp dụng khoa học công nghệ với những trang thiết bị máy móc hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù là một quốc gia không nhận được sự ưu đãi từ thiên nhiên, song nếu như so sánh với một quốc gia nhận được sự ưu đãi từ thiên nhiên cũng như có nền nông nghiệp lâu đời như Việt Nam thì nền nông nghiệp của quốc gia
  24. 16 Nhật Bản đã đi trước hàng chục năm so với Việt Nam. Nhật Bản vốn dĩ không phải là quốc gia sinh ra để phát triển nông nghiệp do những điều kiện khắc nghiệt và khó khăn về thiên nhiên, thời tiết và khí hậu đem lại. Một quốc gia bao quanh là biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão và thiên tại, đất đai không màu mỡ, nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại cùng mục đích cung cấp đủ lương thực cho cư dân Nhật Bản hạn chế và giảm thiểu việc nhập khẩu lương thực từ nước ngoài. Ngành nông nghiệp Nhật Bản hiện nay đóng góp GDP thấp trong cơ cấu nền kinh tế của Nhật Bản. Tuy nhiên, nền nông nghiệp ở Nhật Bản lại vô cùng hiện đại và ứng dụng nhiều khoa học công nghệ bậc nhất thế giới. Mặc dù là một nước công nghiệp, nhưng Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Nhu cầu nhân lực làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Nhật Bản cũng liên tục tăng cao trong thời gian gần đây. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn lao động Việt Nam đang mong muốn sang Nhật Bản làm việc, nâng cao thu nhập, học tập, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước bạn. Chăn nuôi Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, với thu nhập bình quân đầu người trên 35.000 USD năm. Mặc dù là quốc gia công nghiệp nhưng nền nông nghiệp của Nhật Bản cũng hết sức phát triển. Trong các loại sản phẩm nông nghiệp thì nông nghiệp chăn nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản lượng nông nghiệp tại đất nước mặt trời mọc. Tuy nhiên sản phẩm chăn nuôi tại Nhật trong thời gian qua cũng chỉ đáp ứng được từ 40% và cao nhất là 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn lại phải nhập từ nước ngoài.
  25. 17 Khả năng tự cung cấp các sản phẩm chăn nuôi tại Nhật Bản giảm dần trong những năm trở lại đây, nhiều sản phẩm như sữa, các loại thịt bò, thịt lợn, trứng đã phải nhập khẩu từnước ngoài. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Ngành thủy sản Nhật Bản có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân Nhật Bản. Bởi đã từ lâu, quốc gia mặt trời mọc này đã cóthói quen ăn thủy sản ngay từ thời khai thiên lập địa. Do đó, Nhật Bản là một quốc gia khai thác thuỷ sản lâu đời nhất thế giới. Chính vì thế, ngành thủy của Nhật có ý nghĩa tái thiết nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên chứ không phải tậndiệt. Ngành ngư nghiệp Nhật Bản bị giảm mạnh, bởi lượng cá bị cạn kiện. Thêm vào đó, là những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá các vùng biển sâu. Do đó, để bù đắp lượng thủy sản thiếu hụt hiện nay, Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Với mục đích: Để phục vụ đời sống ngày càng cao của người dân. Lúa nước Đặc điểm nổi bật nhất là đất ruộng cực kỳ sạch, không bao giờ có rác do người Nhật rất coi trọng và chăm sóc ruộng đất. Nếu có rác thì họ sẽdọn cho sạch nhưng thật ra là vì họ không bao giờ xả rác ra ruộng. Ruộnglà nguồn sống của họ nên họ giữ gìn như làgiữ gìn tính mạng vậy. Chất lượng đất cũng rất cao vì được chăm sóc đầy đủ, nên gạo sản xuất ra chất lượng cao và đồng đều theo các năm. Chính phủ kiểm soát gạo nhập khẩu rất chặt chẽ về chất lượng và trợ cấp cho nông dân sản xuất gạo trong nước nhằm tự cung tự cấp gạo tại chỗ là quan trọng đối với mục đích an ninh lương thực. Ngoài ra nông dân trong nước từ lâu đã cho rằng trồng lúa là một phần của văn hóa Nhật Bản, nên họ vẫn chấp nhận ăn gạo giá cao trong nước và cho rằng gạo Nhật chính thống là gạo "chất lượng cao" và gạo nước ngoài có vị không ngon và không “an toàn”
  26. 18 Triển lãm công nghệ nông nghiệp Triển lãm công nghệ nông nghiệp thường được tổ chức triển lãm tại một số vùng nông thôn để người dân có cơ hội tham quan những công nghệ mới và áp dụng cho công việc của mình . Đó là cơ hội để cùng một lúc được nhìn thấy những tiến bộ mới nhất trong nông nghiệp và công nghệ nông nghiệp, trồng trọt năng suất cao trong nhà kính, các tiến bộ trong giống cây trồng, nông nghiệp hữu cơ và định hướng sinh thái.
  27. 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: + Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Farm Yoshomi Fujihara, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản. * Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp tại Farm Yoshomi Fujihara, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản. 3.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Khái quát về kawakami. Nội dung 2: Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ xà lách của Farm. Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất. - Đánhgiá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của câyxà lách. - Chỉ ra tính bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam của mô hình sản xuất trong trang trại. Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp Trên Internet các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước Nhật Bản, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu sản phẩm của farm. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp tại farm. + Diện tích điều tra: 3.5 ha + Địa điểm: Farm Yoshomi Fujihara, vùng nông nghiệp kawakami, Nhật Bản.
  28. 20 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp Thu thập số liệu cụ thể về trang trại; Quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại 3.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+ +pn.qn Trong đó: + p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm + T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm - Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx Trong đó: + N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm + Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động - Hiệu quả sử dụng vốn (H) H = T/Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày công lao động/ha/năm - Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Hiệu quả xã hội - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Hiệu quả môi trường. - Tỷ lệ che phủ. - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.
  29. 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về Kawakami 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Làng Kawakami nằm ở phía Bắc của tỉnh Nagano nơi hợp lưu của sông Chikuma và sông Sai. Làng Kawakami rộng 209,6 km² và có 4.664 dân (2016). Làng được công nhận là làng thần kì với cách sản xuất rau an toàn hàng đầu Nhật Bản. Hình 4.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Làng kawakami chủ yếu là đồi núi, địa hình bằng phẳng ít, dốc nhiều. Rừng lá kim bao phủ đồi núi chủ yếu là cây thông. Vì là vùng núi cao nguyên thời tiết mát mẻ, khí hậu lạnh là chủ yếu thích hợp với việc trồng cây rau xà lách.
  30. 22 4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Làng kawakami đặc trưng bởi mùa hè ngắn, nóng và khô, lạnh về đêm cùng với mùa đông dài, lạnh thay đổi theo vĩ độ và độ cao. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình thay đổi từ 0°C tới -20°C và tháng 8 là tháng nóng nhấ tở nhiệt độ 18°C tới 28°C. 4.1.1.4. Thủy văn Làng kawakami có sông Chikumagawa chảy qua phía đông và phía tây làng Kawakami, nơi dòng song chảy mỏng bắt đầu ngày dưới đỉnh núi kobu nabugatake( kawakami) Cao 2,160 mét. Nên có đầy đủ nước cho sản xuất nông nghiệp Lượng nước chủ yếu được dùng trong việc sản xuất nông nghiệp là nguồn nước từ trên núi chảy xuống, với lượng tuyết dày bao phủ suốt mùa đông dài khi mùa hè đến lượng nước về nhiều cung cấp cho việc tưới tiêu là dư thừa. Lượng nước sinh hoạt là loại nước được kiểm tra khắt khe dẫn đến các hộ gia đình và nguồn nước này có thể uống trực tiếp tại vòi không cần thông qua hệ thống lọc. Nơi đây cũng có rất nhiều con suối bắt nguồn từ trên núi chảy quanh làng, tạo môi trường sống dễ chịu và da dạng thảm thực vật. 4.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên - Đất: Đất đai hoàn toàn là đất đồi núi, một số nơi là đất từ các vụ phun trào núi lửa cách đây hàng nghìn năm về trước. Tạo điều kiện cho sự mầu mỡ phát triển dinh dưỡng về mặt đất đai. -Tài nguyên nước: 100% nguồn nước dành cho nông nghiệp từ nguồn nước trên núi chảy xuống. - Đánh giá chung: Với điều kiện về vị trí địa lý, Kawakami có điều kiện khí hậu thuận lợi và kết hợp với phương pháp kỹ thuật hiện đạiđãgiúp người dân nơi đây sản xuất rau đạt hiệu quả kinh tế và giá trị cao.
  31. 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số và lao động a) Dân số Đến tháng 11 năm 2018 dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp hàng thứ 1 trên thế giới, phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những công nhân nước ngoài, Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, người Philippines, người Nhật gốc Brasil. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như người Ainu hay Ryūkyū. Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đông nhất ở Vành đai Thái Bình Dương. Có một số lý do giải thích tại sao mật độ dân cư ở Nhật Bản lại quá chênh lệch như vậy. Chỉ có 15% đất đai phù hợp cho việc xây dựng, vì vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu vực tương đối nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở một vài đồng bằng ven biển. Ngoài ra, khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố dân cư, vì miền Đông và miền Nam ấm áp và thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện lợi cho quan hệ thương mại với các nước khác trong vùng Thái Bình Dương và vì vậy cũng là các vùng công nghiệp nổi tiếng. Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 83,2 tuổi cho năm 2015. 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân - Thủy lợi: Điều kiện thủy lợi kawakami rất thuận lợi, toàn vùng có một hồ nước ngọt và nhiều con suối chảy bao quanh làng. - Giao thông: Hệ thống giao thông của kawakami được nhựa hóa từ trong làng ra tới các ruộng nhỏ, hệ thống giao thông thuận lợi không có bất kỳ khó khăn nào trong việc đi lại của người dân. - Điện: Hệ thống điện của kawakami là toàn bộ hệ thống điện của quốc gia, ngoài ra cũng có một số trạm điện sử dụng năng lượng mặt trời, cung cấp
  32. 24 cho các thiết bị công cộng khác. - Thông tin liên lạc: Là một đất nước phát triển, do vậy hệ thống thông tin liên lạc tại kawakami đầy đủ với công nghệ tiên tiến nhất, mới nhất trên thế giới như về điện thoại, máy tính, ti vi Ngoài ra tại làng còn có kênh thời sự riêng để tiện thông báo tình hình thời tiết đến người dân trong quá trình sản xuất và thu hoạch. 4.1.2.3. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội. * Nhà văn hóa - Vị trí trung tâm của làng là nhà văn hóa lớn, nơi đây là nơi giao lưu văn hóa văn nghệ, cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cả làng. * Trường học: - Do đặc trưng của vùng với diện tích nhỏ và điều kiện giao thông thuận lợi nên toàn bộ học sinh đi học đều đi học bằng xe buýt của trường đưa đón tận nơi hoặc đi bộ đi học đến trường. - Học sinh vào đại học sẽ học ở các thành phố Tokyo,lớn như Kobe, Osaka * Trạm y tế - Tại làng có một bệnh viện để chăm sóc cho người già, cũng như việc khám chữa bệnh cho người dân 4.2. Tình hình sản xuất xà lách và bắp cải 4.2.1. Quá trình sản xuất Làm đất Phân bón Phủ bạt Kiểm soát cỏ Giữ ấm Hệ thống tưới dại Phòng trừ bệnh Thu hoạch Đóng gói Xuất kho Kho lạnh Hình 4.2. Sơ đồ quá trình sản xuất xà lách và bắp cải
  33. 25 4.2.2. Tình hình sản xuất xà lách và bắp cải - Loại đất: Đất để chuẩn bị cho cây trồng nói chung cần có nitơ, phốt pho, và kali. Đất thoát nước tốt với độ pH từ 6,0-6,5 là tối ưu. Loại đất dưới 6,0 nên được bón vôi để nâng độ pH trước khi trồng. Bổ sung chất hữu cơ sẽ làm tăng khả năng giữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất cho các đặc tính vật lý của cây trồng. - Yêu cầu phân bón: Mặc dù xà lách có hệ thống dễ cạn yêu cầu sinh cao trong giai đoạn đầu của sự phát triển và giai đoạn sau này. Phânbón được bón hàm lượng N-P-K phù hợp với từng loại đất. Khi cây phát triển, phân nên được dải từ gốc cây trở ra. Phần trăm chất dinh dưỡng (nguyên tố đa lượng) để cây phát triển đầy đủ như sau: N (4.0-6.0%), P (0,35-1,0), K (3.8-4.8), Ca (1,0-2,5), Mg (0,3-1,0). Các nguyên tố vi lượng được đo với đơn vị một phần triệu (ppm): Fe (60-300), Mn (50-250), Bo (25-75), Cu (6-25), Zn (20-200). - Phủ bạt: Sau khi bón phân, đất sẽ được làm tơi xốp để phần đất và phân bón được trộn đều với nhau. Tiếp đến là rải bạt phủ lên mặt đất đểtạo thành luống tiện cho việc gieo trồng. Việc phủ bạt nhằm tránh được sựrửa trôi phân bón và giảm thiểu cỏ dại phát triển. Tùy thuộc vào thời tiết các năm mà sử dụng các tấm bạt nilong với màu đen, bạc, trắng tương ứng. Phương pháp sử dụng các tấm bạt sẽ giữ nhiệt cho cây, giảm nhẹ bệnh, tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả. - Hệ thống tưới: Tưới tiêu và quản lý nguồn nước là rất quan trọng đối với xà lách. Khi xà lách vừa được trồng cần được phun thuốc để bảo vệ, giảm thiệu việc sâu hại tác động sấu đến cây trồng. Trong quá trình cây phát triển việc tưới nước cần diễn ra thường xuyên vào cuối buổi chiều khi mặt trời lặn, để không bị ảnh hưởng đến lá. - Hệ thống giữ ấm: Vào những ngày đầu tháng 5 thời tiết vẫn còn lạnh. Sau khi cây được trồng xong sẽ đc phủ một lớp màng mỏng, nhằm giữ ấm
  34. 26 cho cây khi đêm về. Giảm thiểu được việc thoát hơi nước ở cây. Giúp cây nhanh phát triển và sớm thu hoạch. - Kiểm soát cỏ dại: Trồng trọt giúp kiểm soát cỏ dại một cách tốt nhất, vẫn cần sử dụng thuốc diệt cỏ khi thích hợp. Kết hợp với việc nhỏ cỏ trên luống rau giảm sự phát triển của cây cỏ. - Bệnh: Mặc dù nhiều loại virut và bệnh có thể ảnh hưởng đến xà lách, nhưng thường là không thường xuyên. Nhiễm nấm có thể được điều trị bẳng thuốc diệt nấm và sử dụng các loài thiên địch đề phòng ngừa và chữa trị cho các loại sâu bệnh trên cây xà lách. - Thu hoạch: Xà lách được thu hoạch vào lúc sáng sớm từ 1h sáng đến 8h sáng khi những giọt sương vẫn còn đọng trên lầ, sau khoảng thời gian này cây rau sẽ không được thu hoạch vì không đảm bảo được chất lượng cây rau là tươi nhất. - Đóng gói: Xà lách được đóng gói trong thùng caton tại ruộng có trọng lượng 10 kg. Sau đó xà lách chuyển đến các nhà kho để làm lạnh và vận chuyển đến các tỉnh lân cận để tiêu thụ. Bảng 4.1. Chi phí sản xuất cho 1 năm trồng xà lách Đơn vị: Man( 1man=2 triệu VNĐ) STT Các loại chi phí Xà lách Bắp cải 1 Giống cây 15 5 2 Nhân công 150 50 3 Phân bón 40 10 4 Nước tưới 0 0 5 Thuốc bảo vệ thực vật, ong mật thụ phấn 100 40 6 Máy móc (máy cày, Tractor ), chi phí bảo dưỡng, 150 50 xăng dầu, thùng đựng ớt, dụng cụ lao động 7 Bảo trì nhà lưới, nhà kính 5 1 8 Đóng gói, marketing 175 80 9 Chi phí khác (bác sĩ kiểm tra bệnh cây ) 10 2 10 Chi phí cho hợp tác xã 45 10 11 Phí vận chuyển 120 30 Tổng chi phí 1 năm 810 278 Nguồn : Yoshomi Fujihara ( Chủ farm)
  35. 27 4.2.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ xà lách tại farm - Trung bình thời gian thu hoạch bắt đầu từ giữa tháng 5 tới tháng 11. Thu hoạch liên tục trong 6 tháng. - Trước khi thu hoạch xà lách được cách ly với thuốc bảo vệ thực vật 10-15 ngày. - Khi xà lách đạt đủ kích thước tiêu chuẩn thì có thể bắt đầu thu hoạch( khoảng 30 đến 35 ngày ). Căn cứ vào số lượng, độ dài, độ rộng, độ cuộn của lá để phân loại thành các sản phẩm cao cấp, thấp cấp. Sản phẩm loại L là loại chất lượng cao, giá bán tốt nhất, đây cũng là mục tiêucủa những người nông dân. - Khi thu hoạch xà lách cần dùng dao cắt, tại các vết cắt cần rửa lại cẩn thận bằng nước sạch đạt chuẩn( như nước máy, v.v ) - Tùy thuộc vào kích cỡ to nhỏ, cũng như tình trạng của lá bên ngoài để làm căn cứ phân loại chất lượng của các loại rau. Chất lượng khác nhausẽ được để riêng biệt. Rau sẽ được xếp vào hộp cẩn thận theo số lượng đã được quy định. Các cây sâu bệnh hoặc hư hại của thời tiết sẽ bị loại bỏ. - Trong quá trình đóng gói cần kiểm tra kĩ xem có lẫn dị vật trong rau hay không. Vì đã có nhiều trường hợp bị khiếu nại từ phía người tiêu dùng do có lẫn lá thông, tàn thuốc trong rau. - Nông sản sau khi được thu hoạch, đóng thúng sẽ được vận chuyển bằng xe tải, xe kéo đến nơi tập trung đóng gói. - Khi vận chuyển rau đến kho tập trung thì quẩn áo và ủng phải được làm sạch sẽ trước. Các hộp các tông bị dính đất phải dùng khăn sạch lau các vết bẩn ở thùng. - Tại nhà kho rau sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ thích hợp, rồi sau đóđược đưa lên các sẽ hang, vận chuyển đến các tỉnh thành lân cận trong cả nước.
  36. 28 Bảng 4.2. Năng suất xà lách thu được trong một năm (2018) Đơn vị: kg Reedo kyabetsu ( bắp cải ) Retasu ( xà lách ) Số lượng Số lượng Size Size thùng thùng Size M(8kg/thùng) 0 Size M(8kg/thùng) 1081 Size L(10kg/thùng) 7305 Size L(10kg/thùng) 4940 Size LL(12kg/thùng) 0 Size LL(12kg/thùng) 1684 Tổng sản lượng: 7305 Tổng sản lượng: 7705 Nhận xét: Qua bảng trên thể hiện khối lượng xà lách thu được sau khi đã phân loại theo kích cỡ của thùng : Nhỏ, trung bình, lớn. Sau khi tổng hợp ta thấy tổng khối lượng LUT Reedo kyabetsu ( bắp cải ) là 7305 kg thấp hơn 400 kg so với retasu ( xà lách ) 7705 kg. Mặc dù hai LUT cùng được trồng cùng ngày trong cùng điều kiện thời tiết, cùng khoảng cách, cùng được chăm sóc, bón phân, tưới nước như nhau. Bảng 4.3. Thực trạng sản xuất xà lách qua các năm Sản Chi phí (man) Diện tích Năng suất trung Năm lượng Giống Phân bón (ha) bình (tấn/ha) (tấn) cây (Fertilizer) 2015 3 22 220 14 12 2016 4 22 220 14 12 2017 5 31 310 15 14 2018 5 31 310 15 14 Nhận xét: - Năm 2015 đến2016 diện tích thay đổi nhưng sản lượng vẫn giữ nguyên - Năm 2016 đến2017 diện tích tăng 1ha từ 3ha lên 4ha sản lượng tăng 90 tấn, giống cây tăng 1, và phân bón tăng 2.
  37. 29  Sản lượng sản xuất xà lách tăng dần qua các năm qua 4 năm từ 2015 đến 2018 tăng 90 tấn một phần do diện tích đất của trang trại được mở rộng thêm 2 ha từ 3 ha lên 5 ha một phần do kỹ thuật tăng do có kinh nghiệm trong các năm sau đó. Bảng 4.4. Thực trạng sản xuất bắp cải qua các năm Sản Chi phí (man) Diện tích Năng suất trung Năm lượng Giống Phân bón (ha) bình (tấn/ha) (tấn) cây (Fertilizer) 2015 0,5 7 70 5 3 2016 0,5 7 70 5 3 2017 1 10 100 7 5 2018 2 13 130 7 5 Nhận xét:  Sản lượng sản xuất bắp cải tăng dần qua các năm qua 4 năm từ 2015 đến 2018 tăng 60 tấn một phần do diện tích đất của trang trại được mở rộng thêm 1,5ha. Ngoài ra là do một phần kỹ thuật áp dụng công nghệ cao và có them kinh nghiệm trong các năm sau đó. 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất của farm LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất Cây hàng năm LUT: Chuyên rau 1. Xà lách 2. Bắp cải (Nguồn: Kết quả điều tra tại )farm Trong đó: - Diện tích xà lách: 5ha. - Diện tích bắp cải: 2ha
  38. 30 4.3.2. Tính hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường cho một loại cây trồng cụ thể 4.3.2.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quảsử dụng đất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của loạihình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hìnhsử dụng đất thích hợp, đáp ứng mục tiêu phát triển, đây cũng là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sửdụngđất thích hợp . Để đánh giá được hiệu quả kinh tế tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra chủ farm về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động Đánh giá hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động. 4.3.2.2. Hiệu quả xã hội Để đánh giá khái quát khả năng thích hợp của loại hình sử dụng đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp về mặt xã hội để tài sử dụng các chỉ tiêu: mức độ chấp nhận của xã hội, khả năng sản xuất hàng hóa,thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tạiđịa phương. Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạora nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết nhu cầu về lao động chongười lao động chủ yếu đến từ Thái Lan.
  39. 31 Bảng 4.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của Farm STT Chỉ tiêu Mức độ Thu hút lao động 1 2 Đáp ứnghu n cầu nông hộ 3 Yêu cầu vốn đầu tư 4 Đảm bảo lương thực 5 Sản phẩm hàng hóa 6 Tệ nạn xã hội * 7 Giảm tỷ lệ đói nghèo (Nguồn: Chủ farm) : Cao ; : Trung bình ; *: Thấp Các hoạt động làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch xà lách đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ, lao động nhập khẩu từ trung bình 10h/ngày, 1 tháng làm 24-26 ngày công. Trong những năm qua, diện tích trồng xà lách đã được mở rộng và thu hút được lao động trên địa bàn và các nước trên thế giới. Câyxà lách đã giải quyết được vấn đề việc làm ổn định cho người lao động do cần nhiều công lao động trong khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến, lại lien tục từ tháng 5 đến tháng 11. Cây xà lách cho thu nhập caovà được coi là cây trồng trọng yếu của kawakami, góp phần quan trọng trong việc làm giàu, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu làsản phẩm hàng hóa, sản phẩm lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển. 4.3.2.3. Hiệu quả môi trường Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn. Liên quan nhiều tới tỷ lệ sử dụng phân bón. Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất đai bền vững. Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt môi trường đòi
  40. 32 hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe con người. Để đánh giá ảnh hưởng của LUT đến môi trường cần xem xét một số vấn đề sau: xói mòn, rửa trôi, hiện tượng ô nhiễm đất, nước do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hiện tượng thoái hóa đất do khai thác đất quá mức mà không có biện pháp bổi bổ độ phì nhiêu của đất. Xà lách tại farm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 3- 4 lần/ vụ. Mặc dù số lượng thuốc cũng như số lượng phun nhiều nhưng lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối ít do hầu hết nông dân tại nhật bản sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học dovậy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đất và môi trường xung quanh cũng như chất lượng nông sản. Bảng 4.7. Hiệu quả môi trường của farm Loại hình Tiết kiệm Khả năng bảo Ý thức của người dân trong sử dụng nước vệ, cải tạo đất sử dụng thuốc BVTV Xà lách (Nguồn: Chủ farm) : Cao; : Trung bình ; *: Thấp * Mức độ thích hợp của cây xà lách: Do địa hình núi cao, khí hậu đặc biệt thích hợp với cây xà lách. Giúp cây phát triển tốt , đạt hiệu quả cao. * Sử dụng phân bón: Phân bón được sử dụng theo nồng độ theo quy định của nhà nước và chuyên gia. Phân hữu cơ được sử dụng thường xuyên trong quá trình ủ đất, giúp cải tạo độ màu mỡ của đất.Ngăn chặn lại sự thoái hóa đất do nhiều phân bón hóa học. * Thuốc bảo vệ thực vật: Trong 1 vụ thuốc bảo vệ thực vật hóa học sẽ được sử dụng để phun cho cây xà lách với tần suất 3-4 lần/năm. Còn lại, chủ farm sẽ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo an toàn cho cây.
  41. 33 4.3.3. Tính bền vững và khả năng áp dụng tại VN * Tính bền vững Căn cứ theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, điều kiện đất đai , điều kiện kinh tế xã hội của làng kawakami tại Nhật Bản cho ta thấy. - Luôn duy trì và nâng cao sản lượng qua từng năm - Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất - Đất có khả năng sử dụng lâu bền, ngăn chặn sự thoái hóa đất - Nông sản được thị trường, xã hội chấp nhận Việc sản xuất rau theo quy mô hợp tác xã giúp người dân được phát triển kinh tế ổn định, tiếp thu được nhiều phương pháp sản xuất mới. Áp đụng được nhiều khoa học vào trong sản xuất. Bởi vì có sự hỗ trợ từ hợp tácxã * Khả năng áp dụng tại Việt Nam Căn cứ theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc biệt khí hậu thuận lợi tại Việt Nam mô hình có tiềm năng áp dụng được. Hiện nay, cũng đã có một số nơi như Đà Lạt, Ninh Bình đã được trồng thử nghiệm nhiều năm và đã cho sản lượng và thu nhập tương đối ổn định cho nông dân. Tuy nhiên, để áp dụng trồng xà lách tại Việt Nam đòi hỏi người nông dân phải đầu tư chi phí cao vào làm nhà kính, nhà lưới, nguồn giống đảm bảo, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loài thiên địch vàkỹ thuật canh tác hiện tại, có sự quan tâm , giúp đỡ của chính phủ thì việc áp dụng mô hình tại nước ta mới được đông đảo nông dân ủng hộ. Hiện nay, với đầy đủ những kỹ thuật, những nghiên cứu công nghệ hiện đại, người nông dân trẻ đã và đang cố gắng đưa sản xuất rau ngày càng trở thành một nông sản phổ biến tại Việt Nam áp dụng trồng rộng rãi trên toàn lãnh thổ nước ta. Do vậy, khả năng áp dụng mô hình trồng xà lách trong nhà kính, nhà lưới có tính khả thi cao khi áp dụng tại Việt Nam
  42. 34 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm khi áp dụng mô hình sản xuất vào Việt Nam và đề xuất giải pháp * Thuận lợi - Việt Nam có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi - Điều kiện tiếp cận khoa học - kỹ thuật tại Việt Nam phát triển - Hiện nay, đã có sự quan tâm đầu tư của nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao. * Khó khăn - Chi phí đầu tư nhà lưới, nhà kính lớn. - Chi phí đầu tư hệ thống phủ bạt - Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, các loại máy móc chưa được đầu tư - Kỹ thuật canh tác của người nông dân còn hạn chế - Nông dân hạn chế kiến thức tổng quát về nông nghiệp - Không có sự phối kết hợp giữa nông dân với những người nghiên cứu * Bài học kinh nghiệm - Nên áp dụng các phương pháp nâng cao chất lượng nông sản như: sử dụng các loài thiên địch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sử dụng ong mật nhằm mục đích thụ phấn cho hoa để đạt tỷ lệ đậu trái cao nhất. - Phối kết hợp giữa nông dân, các nhà khoa học, những ngườicó chuyên môn về bệnh cây trồng nhằm theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh trên cây trồng sớm nhất có thể. * Đề xuất giải pháp - Giải pháp về mặt hạ tầng - xã hội + Đầu tư nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa + Nâng cấp và tăng cường hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin để
  43. 35 tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹthuật mới, phục vụ phát triển sản xuất. + Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cungcấp nước đầy đủ cho đồng ruộng. + Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc mua, tiêu thụ sản phẩm. - Giải pháp về khoa học - kỹ thuật + Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất. + Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. + Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất. + Hướng dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, hạn chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật tăng cường sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh - Giải pháp về thị trường + Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm để người nông dân yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư. + Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về
  44. 36 sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm. + Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là vấn đề quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó, để mở mang thị trường ổn định cần có các giải pháp sau: + Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự bảo về thị trường để giúp nông dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Mở rộng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp yêu cầu về mặt chất lượng và an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu. + Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
  45. 37 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian học tập, làm việc và nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Nhật Bản em rút ra một số kết luận sau: 1. Do có điều kiện thích hợp kết hợp với việc sản xuất rau công nghệ cao. Đã giúp cho người dân nơi đây có cuộc sống ổn định tạo việc làm cho nhiều người dân trong nước và cả nước ngoài. Việc hợp tác xã phát triển cũng giúp cho người dân có thêm cơ hội nắm bắt thêm được nhiều công nghệ mới, hỗ trợ vốn vay cho các hộ nông dân mới. 2. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của farm là * Giống bắp cải Reedo kyabetsu * Giống xà lách Retasu 3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra kiểu sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho farm là: giống xà lách retatsu do giống xà lách này thu được sản lượng cao dođó đem lại lợi nhuận cao cho chủ farm. 5.2. Kiến nghị 1. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện của vùng trồng. 2. Tăng cường hệ thống dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ cho người sản xuất như công tác khuyến nông, các tổ chức hợp tác cũng như việc hình thành các thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. 3. Cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho các hộ tiên phong áp dụng công nghệ hiệnđại.
  46. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Lê Quốc Doanh, Lưu Ngọc Quyến (2007), “Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền núi phía Bắc”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, NXB Chính trị quốc gia. 3. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền (2009), Bài giảng đánh giá đất, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 4. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam. 5. Vũ Văn Rung (2001) , Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng trên một số loại đất chính ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Luận án Thạc sĩ KHNN Viện KHNN Việt Nam, Hà Nội. 6. Phạm Chí Thanh và CTV (1996), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp. 7. Nguyễn Hữu Tề (2003), Giáo dục cây lúa, Bài giảng cho học viên cao học Nông Nghiệp 8. Nguyễn Hữu Tính và cộng sự (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 9. Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải (1990), “Một số hệ thống canh tác trên đất lúa”, Tài liệu Hội nghị Hệ thống canh tác Việt Nam 1990, Xí nghiệp giấy và in Hậu Giang. 10. Trần Đức Viên (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống nông nghiệp trong hệ sinh thái vùng trũng Đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.
  47. II. Tài liệu internet 11. nuoc-nhat-ban.html 12.
  48. PHỤ LỤC Ảnh chụp quá trình thực hiện đề tài tại Trang trại
  49. Phủ bạt và trồng rau
  50. Việc ủ ấm cây con Phân bón chuẩn bị cho mùa vụ
  51. Phun thuốc trừ sâu bệnh hại Công việc thu hoạch rau