Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại Izar azulai, moshav Hatzeva, Arava, Israel

pdf 67 trang thiennha21 13/04/2022 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại Izar azulai, moshav Hatzeva, Arava, Israel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_tai_tran.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại Izar azulai, moshav Hatzeva, Arava, Israel

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG MẠNH TÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TRANG TRẠI IZAR AZULAI, MOSHAV HATZEVA, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2013-2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG MẠNH TÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TRANG TRẠI IZAR AZULAI, MOSHAV HATZETA, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2013-2018 Lớp : K46-ĐCMT-N02 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Thi Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại trang trại Izar azulai, moshav Hatzeva, Arava, Israel với đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại Izar azulai, moshav Hatzeva, Arava, Israel”. Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan, tổ chức và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Quang Thi người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên, đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp tôi hoàn thành khóa thực tập này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản thân cho nên báo cáo này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được góp ý, sửa chữa. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để báo cáo này được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2018 Tác giả báo cáo Nông Mạnh Tùng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Tổng quan chung về đất nước Israel 4 Bảng 4. 1. Diện tích trồng bí ngòi của trang trại 40 Bảng 4. 2. Loại hình sử dụng đất nông nghiệp 41 Bảng 4. 3. Diện tích và năng suất cây trồng của trang trại năm 2017 41 Bảng 4. 4. Tổng sản lượng cây trồng 41 Bảng 4. 5. Một số đặc điểm của LUT trồng cây hằng năm 42 Bảng 4. 6. Năng suất theo tháng của trang trại 43 Bảng 4. 7. Đơn giá theo tháng 43 Bảng 4. 8. Chi phí sản xuất cho 1 ha diện tích trồng trọt 44 Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của LUT 45 Bảng 4. 10. Hiệu quả xã hội của LUT 46 Bảng 4.11. Hiệu quả môi trường của các LUT 47 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4. 1. Vị trí địa lý 36 Hình 4. 2. Sơ đồ sản xuất bí ngòi 40
  5. iii DANH MỤC TỪ, CHỮ VIẾT TẮT Từ, chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BVTV Bảo vệ thực vật LUT Land Use Type (Loại hình sử dụng đất) Moshav Làng nông nghiệp Packing house Nhà chế biến STT Số thứ tự VNĐ Đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH ii DANH MỤC TỪ, CHỮ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Tổng quan về đất nước Israel và moshav hatzeva, Arava 4 2.1.1. Tổng quan về đất nước Israel 4 2.1.2. Tổng quan về moshav Hatzeva, Arava 10 2.2. Tổng quan về nông nghiệp Israel 10 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 14 2.3.1. Khái quát về đất nông nghiệp 14 2.3.2. Sử dụng đất và nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp 18 2.3.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 20 2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng dất sản xuất nông nghiệp 22 2.3.5. Các cơ sở khoa học của việc đánh giá đất 23 2.4. Những nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả sử dụng đất 27 2.5. Nghiên cứu đánh giá đất đai của FAO 30 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
  7. v 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 34 3.2.1. Thời gian nghiên cứu 34 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu 34 3.3. Nội dung nghiên cứu 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu 34 3.4.1. Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 34 3.4.2. Phương pháp điều tra nông hộ 35 3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: 35 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. GIỚI THIỆU VỀ NÔNG TRẠI IZAR AZULAI, HATZEVA. 36 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 36 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 37 4.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 38 4.2. Tình hình sản xuất và Loại hình sử dụng đất nông nghiệp của trang trại Izar azulai 39 4.2.1. Tình hình sản xuất 39 4.2.2. Loại hình sử dụng đất nông nghiệp của trang trại Izar azulai 40 4.2.3. Tổng sản lượng cây trồng năm 2017 41 4.2.4. Mô tả loại hình sử dụng đất 42 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại Izar azulai 42 4.3.1. Hiệu quả kinh tế 42 4.3.2. Hiệu quả xã hội 45 4.3.3. Hiệu quả môi trường 47 4.3.4. Tính bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam của mô hình sản xuất trong trang trại 48 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất tại trang trại 49 4.4.1. Thuận lợi 49
  8. vi 4.4.2. Khó khăn 49 4.4.3. Bài học kinh nghiệm 50 4.4.4. Đề xuất 51 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đặc biệt đối với nghành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất hiệu quả bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết ở mỗi quốc gia nhằm duy trì sức sản xuất của đất cho hiện tại và cho cả tương lai. Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng gia tăng kéo theo những đòi hỏi về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như nhu cầu về văn hóa, xã hội ngày càng nhiều, con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang là vấn đề hàng đầu được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với Việt Nam việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong nước cũng như học hỏi việc sử dụng đất nông nghiệp của các nước khác trên thế giới là rất cần thiết. Israel là một đất nước nhỏ với diện tích khoảng 20.700 km² với diện tích đất nông nghiệp khoảng 24 % tổng diện tích đất tự nhiên. Mặc dù với điều kiện khí hậu khô nóng xong Israel đã tự cung cấp cho mình đến 95% lượng
  10. 2 lương thực thực phẩm và ngành nông nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của đất nước này. Điều kỳ diệu tại đây là vượt lên điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, lượng nước khan hiếm khi phải đào sâu đến 1.5 km, chủ yếu là đất hoang mạc và bán hoang mạc, dân số ít xong Israel là đất nước có nền nông nghiệp cao hàng đầu thế giới, được rất nhiều các quốc gia trên thế giới tìm đến và học hỏi, trong đó có Việt Nam. Nông trại số 91 nằm tại moshav Hatzeva thuộc vùng Arava nằm ở phía Nam của đất nước Israel có diện tích 50 dunam (≈50,000 m²), được thành lập bởi ông Eliran năm 1978 và được ông Izar azulai tiếp nhận vào năm 2007. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên, đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Quang Thi, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại Izar azulai, Hatzeva, Arava, Israel”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tình hình sản xuất nông nghiệp và loại hình sử dụng đất tại trang trại Izar azulai, moshav hatzeva, Arava, Israel. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trang trại Izar azulai, moshav hatzeva, Arava, Israel. - Thuận lợi, khó khăn và đề xuất 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững, bổ sung vào phương pháp luận về đánh giá, hiệu quả sử dụng đất, tiềm năng đất đai và quy hoạch sử dụng đất để có nhiều lựa chọn phù hợp với các loại hình sử dụng đất hơn trong tương lai. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giúp trang trại khai thác hiệu quả, sử dụng hợp lý với tài nguyên đất đai trong khu vực.
  11. 3 - Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững tại trang trại Izar azulai và mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo cho các địa bàn ở Việt Nam tại những vùng có điều kiện tương tự.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về đất nước Israel và moshav hatzeva, Arava 2.1.1. Tổng quan về đất nước Israel Israel là một quốc gia nhỏ với tổng diện tích của Israel là 20,770 km2. Israel là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ Đông Nam của Địa Trung Hải và bờ Bắc của biển Đỏ. Israel có biên giới trên bộ với Liban về phía Bắc, với Syria về phía Đông Bắc, với Jordan về phía Đông, và lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ Tây và Dải Gaza của Palestine về phía Đông và Tây, và với Ai Cập về phía Tây Nam. Quốc gia này có diện tích tương đối nhỏ, song lại có đặc điểm địa lý đa dạng. Bảng 2. 1. Tổng quan chung về đất nước Israel Tên đầy đủ Quốc gia Israel Nằm ở Trung Đông, tiếp giáp biển Địa Trung Vị trí địa lý Hải, nằm giữa Ai cập và Lebanon Diện tích Km2 20,770 Gỗ xây dựng, mỏ đồng, khí tự nhiên, đá photphat, Tài nguyên thiên nhiên magie bromua, kali cacbonat, đất sét, cát Dân số (triệu người) 7.473052 0- 14 tuổi: 27.6% Cấu trúc 15- 64 tuổi: 62.2% dân số trên 65 tuổi: 10.1% Tỷ lệ tăng dân số (%) 1.58 Dân tộc Người Do Thái, người Ả Rập Thủ đô Jerusalem Quốc khánh 14/5/1948 Hệ thống pháp luật Dựa theo hệ thống luật pháp và quy định của Anh
  13. 5 GDP (tỷ USD) 235.1 Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 4.8 GDP theo đầu người (USD) 31000 GDP theo cấu trúc nông nghiệp: 2.5% ;công nghiệp: 31.2% ngành dịch vụ: 64.7% Lực lượng lao động 3,227 (triệu) nông nghiệp: 2% Lực lượng lao động theo công nghiệp: 16% lĩnh vực nghề nghiệp dịch vụ: 82% Cam,quýt, rau, bông, thịt bò, gia cầm, các sản Sản phẩm Nông nghiệp phẩm từ sữa Sản phẩm công nghiệp cao ( bao gồm cả hàng không, thông tin liên lạc, sản xuất, sợi quang học), gỗ và sản phẩm giấy, kali cacbonnat và Công nghiệp photphat, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, natri hydroxit, xi măng, xây dựng, sản phẩm kim loại, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, cắt kim cương, dệt may, giày dép Xuất khẩu (triệu USD) 62500 Máy móc và thiết bị, phần mềm, cắt kim cương, sản Mặt hàng xuất khẩu phẩm nông sản, hóa chất, dệt may và đồ thêu trang trí Đối tác xuất khẩu Hoa Kỳ, Hong Kong, Bỉ, Ấn Độ Nhập khẩu (triệu USD) 70620 Nguyên liệu, thiết bị quân đội, đầu tư, kim Mặt hàng nhập khẩu cương thô, nhiên liệu,lương thực, hàng tiêu dùng Đối tác nhập khẩu Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Italia Nguồn: CIA 2012
  14. 6 Thể chế nhà nước: Theo thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ một viện (từ năm 1948) và không có Hiến pháp thành văn, chỉ có những điều luật riêng rẽ. 120 thành viên của Quốc hội được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng được bầu trực tiếp trong tổng tuyển cử, nhiệm kỳ 4 năm. Các thành Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm (không có quyền hành pháp - quyền hành pháp thuộc về Thủ tướng). Địa lý Theo nghị quyết 181 của Liên hợp quốc, Nhà nước Israel thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1948 trên diện tích 14,100km2. Tuy nhiên, sau các cuộc chiến tranh chấp với các nước Ả Rập, Israel quản lý khoảng 28,000km2. Thuộc Trung cận Đông. Nước Israel, trong khuôn khổ biên giới năm 1949, gồm một đồng bằng hẹp và màu mỡ ven biển Địa Trung Hải, vùng núi trơ trọi Judea ở trung tâm, sa mạc Negev ở phía Nam và một phần của thung lũng Jordan ở Đông bắc. Sông chính: sông Jordan, 321km. Khí hậu: Khí hậu Địa Trung Hải, mùa hè nóng và khô, mùa đông ôn hòa và ẩm. Phần lớn lãnh thổ của Israel có lượng mưa dưới 200mm. Kinh tế Công nghiệp chiếm 17%, nông nghiệp: 2% và dịch vụ: 81% GDP. Sản phẩm công nghiệp cao( bao gồm cả hàng không, thông tin liên lạc, sản xuất, sợi quang học), gỗ và sản phẩm giấy, kali cacbonnat và photphat, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, natri hydroxit, xi măng, xây dựng, sản phẩm kim loại, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, cắt kim cương, dệt may, giày dép. Những vấn đề kinh tế nghiêm trọng phát sinh do ngân sách quốc phòng lớn và hoàn cảnh chính trị đã cản trở thương mại giữa Israel và các nước láng giềng. Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất hoa quả họ chanh bưởi. Phần lớn diện tích của Israel được canh tác do các tập thể và hợp tác xã.
  15. 7 Tài nguyên của Israel. Gia công kim cương nhập khẩu là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Du lịch đến các vùng đất Thánh cũng đóng vai trò quan trọng. Xuất khẩu đạt 23,5 tỷ đô la, nhập khẩu 30,6 tỷ đô la; nợ nước ngoài: 18,7 tỷ đô la. + Mặt hàng xuất khẩu: Máy móc và thiết bị, phần mềm, cắt kim cương, sản phẩm nông sản, hóa chất, dệt may và đồ thêu trang trí. Đối tác xuất khẩu: Hoa Kỳ, Hong Kong, Bỉ, Ấn Độ. + Mặt hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, thiết bị quân đội, đầu tư, kim cương thô, nhiên liệu,lương thực, hàng tiêu dùng. Đối tác nhập khẩu: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Ý Nông nghiệp, khoa học- kỹ thuật và quản lý kinh tế rất tiên tiến. Sản phẩm nông nghiệp: Cam quýt, rau, bông, thịt bò, gia cầm, các sản phẩm từ sữa. Israel là một trong số những nước có thu nhập đầu người cao trên thế giới; sản xuất thực phẩm, kim cương đã chế tác, hàng dệt, thiết bị điện, giao thông, thiết bị quân sự, hàng điện tử công nghệ cao; sản xuất điện năng đạt 35,4 tỷ kWh, tiêu thụ 31,8 tỷ kWh. Văn hóa - xã hội Số người biết đọc, biết viết 95%, nam: 97%, nữ: 93%. Áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc 11 năm miễn phí. Người dân tự do lựa chọn trường dạy qua tiếng Ả Rập. Hệ thống giáo dục theo các bậc: tiểu học 6 năm, trung học 3 năm và trên trung học 2 năm. Bằng tốt nghiệp xong ba cấp này có giá trị thi vào đại học và kiếm việc làm. Đại học mở, đại học dạy từ xa khá phát triển. Người dân được bảo hiểm y tế do Nhà nước dài thọ. Cho cả y tế tư nhân hoạt động. Thiết bị và chất lượng dịch vụ y tế hiện đại và cao. Tuổi thọ trung bình đạt 78,8 tuổi, nam: 76,57, nữ: 80,68 tuổi.
  16. 8 Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thành phố cổ Jerusalem, núi De Leon, Haifa, biển chết Tel Avid, Bethlehem. Du lịch Du lịch là một nguồn thu lớn của nền kinh tế Israel, thu hút 3,54 triệu khách quốc tế năm 2013, với tốc độ tăng bình quân là 2,5% từ năm 2008 với đỉnh điểm là 3% kể từ năm 2012. Israel có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng, từ những di sản kiến trúc, điểm đến linh thiêng đến những kỳ quan nổi bật như: Biển Chết, bức tường Jerusalem, sông Jordan, biển hồ Galilee, núi Tabor. Jerusalem vẫn là thánh địa tôn giáo hấp dẫn nhiều khách hành hương, khách du lịch thế giới đều mơ mộtlần đặt chân đến. Y tế giáo dục: Y tế ở Israel là phổ quát và việc tham gia vào một kế hoạch bảo hiểm y tế là bắt buộc. Tất cả công dân Israel đều được hưởng chăm sóc sức khoẻ cơ bản như là một quyền cơ bản. Hiệu quả của điều trị ở Israel do các yếu tố sau: + Bác sĩ có trình độ cao- các chuyên gia có trình độ quốc tế. + Thiết bị y tế chẩn đoán và điều trị hiện đại. + Genuine và chất lượng cao thuốc. + Tiếp cận và giới thiệu nhanh chóng của công nghệ mới, phát triển các phương pháp và sản phẩm. + Dịch vụ cao cấp- trung tâm y tế được trang bị tốt hiện đại, dịch vụ chăm sóc hoàn hảo và một thái độ chăm sóc. Giáo dục ở Israel đề cập đến hệ thống giáo dục toàn diện của Israel. Chi tiêu cho giáo dục chỉ chiếm khoảng 10% GDP, hầu hết các trường đều được nhận trợ cấp của nhà nước. Có ba cấp học: tiểu học (lớp 1-6, độ tuổi 6-12), trung học cơ sở (lớp 7-9, độ tuổi 12-15) và trung học phổ thông (lớp 10-12, độ tuổi 15-18). Giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 12 là bắt buộc đối với mọi công dân. Năm học mới bắt đầu từ ngày 1 tháng 9, kết thúc ngày 30
  17. 9 tháng 6 đối với bậc tiểu học và 20 tháng 6 đối với bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông Có bốn loại trường học ở Israel: trường công của nhà nước, trường tôn giáo công cũng do nhà nước quản lý, trường độc lập của nhóm Do Thái Giáo Haredi và trường Ả Rập. Ngoài ra cũng có một số trường tư thục phản ánh triết lý của một nhóm phụ huynh nào đó (các trường dân chủ) cũng có các trường dạy chương trình nước ngoài (như trường Quốc tế Hoa Kỳ Tại Israel). Phần lớn trẻ em Israel học ở các trường công. Các trường tôn giáo công dạy trẻ em của phái Chính Thống Do Thái Giáo (chủ yếu là nhóm Zion và Chính Thống Hiện đại), ở đây các chương trình học thiên về Do Thái Giáo, nhấn mạnh truyền thống và giới luật. Các trường Chinuch Atzmai hầu như chỉ dạy kinh Torah. Các trường Ả Rập dạy bằng tiếng Ả Rập, họ chú trọng vào lịch sử, tôn giáo và văn hóa Ả Rập. Phần trăm số học sinh học ở các trường Chinuch Atzmai và Ả rập đang gia tăng. Do Thái Giáo Haredi và Ả rập sẽ chiếm tới 60% số học sinh ở Israel năm 2030. Nhưng các công dân hai nhóm này lại ít đi lính hay tham gia vào lực lượng lao động. Việc người Haredi không đi học trong các trường thông thường và sau đó ít tham gia lực lượng lao động được đánh giá là một vấn đề xã hội nghiêm trọng của Israel. Năm 2012, hội đồng giáo dục đại học thông báo rằng họ đang đầu tư 180 triệu đồng New Shekel trong một kế hoạch 5 năm nhằm thiết lập các bộ khung chung trình giáo dục thích hợp cho người Haredi, tập trung vào một số ngành nghề cụ thể. Năm 1984, trường hòa hợp đầu tiên có cả học sinh Do Thái và Ả Rập học chung một lớp được xây dựng bởi người dân làng Neve Shalom, đây là làng hợp tác bởi cả người Ả rập và Do Thái. Ngày nay trường đã nhận được một số hỗ trợ từ chính phủ.
  18. 10 Về tài nguyên khoáng sản, Israel ít được thiên nhiên ưu đãi, chỉ có một lượng ít potash, quặng đồng, photphat dạng đá, maze, đất sét 2.1.2. Tổng quan về moshav Hatzeva, Arava Arava là phần khô hạn nhất của hoang mạc Negev, thung lũng Arava trải dài từ phía Nam của biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20-50 mm mỗi năm. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40˚C và ban đêm là 25˚C. Nhiệt độ mùa đông ban ngày là 21˚C và ban đêm chỉ từ 3-8˚C. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến lớp đá ở khu vực này phải vỡ vụn, khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù của sa mạc. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới. Theo số liệu đến 6/2011, dân số khu vực vào khoảng 3.050 người với 700 hộ gia đình, trong đó có 500 gia đình làm nghề nông. Tổng diện tích đất đang khai thác là 3.576 ha. Phần lớn diện tích này là trồng rau (82%), 15% trồng cây ăn quả và 3% trồng hoa. Ớt ngọt là loại rau chính ở Arava, chiếm 50% diện tích khu vực và 60% diện tích trồng rau nói chung. Hatzeva là một moshav nhỏ ở thung lũng Arava ở miền Nam Israel. Nằm cách Eilat 100 km về phía Bắc, nó thuộc thẩm quyền của Trung tâm Hội đồng vùng Arava. Được thành lập năm 1971 bởi Nahal, một chương trình bán quân sự của Israel. Trong năm 2009, tại đây có khoảng 100 hộ gia đình. Moshav hatzeva là tên được đặt tên theo Kinh thánh. Loại cây trồng chính tại đây là bí xoài và hoa có chất lượng cao để xuất khẩu, ngoài ra tại đây còn nuôi bò lấy sữa, thịt và một số loại cây ăn quả khác. hatzeva có đầy đủ các dịch vụ công cộng như : nhà giữ trẻ, bể bơi,sân bóng, phòng tập thể dục 2.2. Tổng quan về nông nghiệp Israel Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp tuy nhiên đây lại là nơi có hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu
  19. 11 khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP ngày nay có xu hướng giảm. Trong năm 1979, nó đóng góp gần 6%, năm 1985 là 5,1 % và ngày nay là 2,5 %. Năm 1995, có 43.000 đơn vị canh tác với diện tích trung bình 13,5 hecta. 19,8% trong số đó có diện tích nhỏ hơn 1 hecta, 75,7% từ 1- 9 hecta, 3,3% giữa 10 và 49 hecta, 0,4% giữa 50 và 190 hecta, 0,8% lớn hơn 200 hecta. Trong số 380.000 hecta đất canh tác (năm 1995), 20,8% đất được sử dụng toàn thời gian và 79,2% đất được sử dụng bán thời gian.trong số đất nông nghiệp có 160.000 hecta được sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích trồng trọt. Vùng trồng trọt chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía Bắc, vùng đồi nội địa và thung lũng sông Jordan. Năm 2006, sản lượng nông nghiệp giảm 0,6% sau khi đã tăng 3,6% năm 2005; chi phí đầu tư năm 2007 tăng 1,2% chưa bao gồm chi phí lao động. Giữa năm 2004 và 2006, các loại rau củ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng toàn ngành. Hoa chiếm 20%, trái cây (không bao gồm chi cam chanh) chiếm khoảng 15%, trái cây thuộc chi cam chanh chiếm khoảng 10%, ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác 18%. Cũng trong 2006, 36,7% đầu ra nông nghiệp được tiêu dùng trong nước, 33,9% đầu ra nông nghiệp là đầu vào cho sản xuất các sản phẩm khác trong nước, và 22% dành cho xuất khẩu trực tiếp. Năm 2006, 33% số rau củ, 27% số hoa, 15,5% trái cây (không tính cam chanh), 9% cam chanh, 16% ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác được xuất khẩu.
  20. 12 Sản lượng nông nghiệp Israel tăng 26% từ năm 1999 tới năm 2009, trong khi số lượng nông dân giảm từ 23.500 xuống 17.000. Nông dân cũng tạo ra nhiều sản phẩm hơn với lượng nước giảm, giảm 12% lượng nước tiêu thụ trong khi tăng 26% sản lượng. Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới. Một số thành tự nổi bật của Israel: * Công nghệ tưới nhỏ giọt: Khái niệm Tưới nhỏ giọt đã có từ lâu trước khi nhà nước Israel xuất hiện. Tuy nhiên không được ứng dụng rộng rãi, Simcha Blass người đã tình cờ phát hiện ra rằng sự nhỏ giọt chậm và đều đặn dẫn đến khả năng kích thích tăng trưởng đáng kể trên thực vật, Từ phát hiện tình cờ trên, hệ thống “Tưới nhỏ giọt” do Simcha Blass chế tạo để tối ưu cho từng loại cây đã trở thành một cuộc cách mạng, Công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel và các giải pháp tưới tiêu vi thủy lợi nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới. * Giải pháp tồn trữ lương thực: Người Israel đã thiết kế sản phẩm “kén” tồn trữ lương thực, đây là một giải pháp đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả cho nông dân, Cái “kén” này thực chất là là một chiếc túi khổng lồ – được thiết kế bởi Giáo sư công nghệ thực phẩm quốc tế Shlomo Navarro – giúp lương thực tránh được việc tiếp xúc với không khí và độ ẩm, Tại các quốc gia đang phát triển, nông dân chỉ tồn trữ lương thực họ thu hoạch được bằng các phương tiện thô sơ như giỏ, bồ, túi, bao tải không thể bảo vệ nông sản khỏi côn trùng. “Kén” tồn trữ lương thực sẽ giải quyết các vấn đề này. * Phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học: Các kỹ sư Israel đã sử dụng những côn trùng có ích để giải quyết vấn đề sâu bệnh, tuân theo những nguyên lý sinh thái của tự nhiên, họ còn lai tạo các côn trùng chuyên biệt như ong vò vẽ để thực hiện thụ phấn tự nhiên trong môi trường nhà kính. Tại
  21. 13 Israel, các sản phẩm sinh học đã cho phép nông dân giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học đi 75% trong canh tác. * Nông nghiệp Online: Hệ thống kiến thức nông nghiệp trực tuyến – Agricultural Knowledge On-Line (AKOL) do người Israel xây dựng, Đây là một hệ thống tương tác trực tuyến trên toàn cầu, nó liên kết kho dữ liệu về kiến thức nông nghiệp, các chuyên gia và nông dân để giải quyết bất cứ một vấn đề gì trong nông nghiệp. Người nông dân có thể học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm và yêu cầu sự giúp đỡ, tư vấn phương pháp, giải pháp nông nghiệp từ các chuyên gia hàng đầu thông qua hệ thống thông minh này. Giá trị xuất khẩu nông nghiệp của Israel tăng gấp đôi trong thập kỷ qua và giá trị xuất khẩu sang Nga tăng 10 lần, từ 23 triệu đô la năm 2003 lên 226 triệu đô la vào năm 2012. Xuất khẩu của Israel sang EU gần như tăng gấp đôi từ 552 triệu đô la năm 2003 lên 961 triệu đô la vào năm 2012 và tổng xuất khẩu nông sản tươi sống và thực phẩm chế biến tăng gần gấp đôi từ 1,2 tỷ đô la năm 2003 lên 2,4 tỷ đô la vào năm 2012. Trong năm 2012, giá trị xuất khẩu các sản phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến của Israel đã giảm nhẹ 0,2% so với năm 2011 xuống còn 2,4 tỷ USD. Israel xuất khẩu chủ yếu sang EU và Nga. Xuất khẩu sang các nước EU chiếm khoảng 67% xuất khẩu nông nghiệp của Israel (khoảng 961 triệu đô la), khoảng 16% xuất khẩu nông sản sang Nga (khoảng 226 triệu đô la), 5% sang Hoa Kỳ (khoảng 72 triệu đô la) và 12% Các nước khác (khoảng $ 172 triệu). So với năm 2011 giá trị xuất khẩu cam quýt tăng 22,6% từ 152 triệu USD lên 187 triệu đô la. Trái cây xuất khẩu (trừ loại cây có múi) tăng 13% từ 273 triệu đô la lên 308 triệu đô la và giá trị xuất khẩu bông tăng 11,2% từ 34 triệu đô la lên 38 triệu đô la. So với các nước phương Tây, nhà nước Israel và sự tồn tại của nông nghiệp được đặc trưng bởi những điều kiện mở cửa khắc nghiệt này: Thiếu đất trồng trọt - đất nông nghiệp bình quân đầu
  22. 14 người của Israel là 0,5 ha, so với 3,8 hecta trên đầu người ở châu Âu; thiếu nước do khí hậu địa lý của đất nước - ở rìa sa mạc, với nắp bình quân 200 mét khối/ ha/năm; Thiếu lao động - hạn ngạch lao động nước ngoài khoảng 60% nhu cầu. Mặc dù vậy, nông nghiệp của Israel là một nền nông nghiệp hiệu quả, rất tiết kiệm nước, người trồng sử dụng công nghệ tiên tiến và cung cấp hầu hết nhu cầu về sản phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến cho thị trường nội địa và xuất khẩu trong khi năng suất là cao nhất trong nông nghiệp so với tất cả các ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế của Israel. Người dân Israel ăn phần lớn là các sản phẩm địa phương. Nông nghiệp Israel cung cấp hầu hết nhu cầu về sản phẩm tươi sống (rau quả, trứng và chất béo), thực phẩm chế biến cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Giá trị nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến ở Israel vào năm 2012 giảm 2,1% so với năm 2011 từ 5,3 tỷ đô la xuống 5,2 tỷ đô la. Israel nhập khẩu chủ yếu là ngũ cốc và hạt. Năm 2012, giá trị nhập khẩu ngũ cốc là khoảng 993 triệu đô la và 133 triệu đô la. 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.1. Khái quát về đất nông nghiệp 2.3.1.1. Những khái niệm cơ bản về đất và sử dụng đất  Khái niệm về đất - Đất là một phần của lớp vỏ Trái Đất, là lớp phủ của lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là một lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng. Đất được xem như một thể sống, nó luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển. Đât được cấu tạo nên bởi các chất khoáng (chủ yếu từ đá mẹ) và các hợp chất hữu cơ do hoạt động sống của sinh vật cung cấp (Nguyễn Thế Đặng và cs, 1999) [4]. - Đất là phần tơi xốp của lớp vỏ trái đất. Độ dày được quy định từ 120 – 150 cm kể từ lớp đất mặt. Ở những nơi có tàng đất mỏng thì được tính từ lớp
  23. 15 đá mẹ hay tầng cứng rắn mà rễ cây không thể xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10–12 cm, (Huỳnh Thanh Hiền, 2015) [5]. - Theo Docutraiev (1846-1903) nhà bác học người Nga đưa ra định nghĩa: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu dời do kết quả quá trình hoạt động của năm yếu tố hình thành là: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vât, thời gian”. Sau này người ta bổ sung thêm yếu tố thứ sáu là con người, (Nguyễn Thế Đặng và cs, 1999) [4]. - Theo C.Mac (1949): “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến, quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”. - “Đất là môi trường sống của mọi sinh vật trên Trái Đất: cây cỏ, động vật, con người. Đất còn là môi trường sản xuất của con người: sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản”, (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang 1998) [10]. - Các nhà kinh tế, quy hoạch và thổ nhưỡng Việt Nam cho rằng: Đất đai là phần trên mặt của vỏ Trái Đất mà ở đó cây cối có thể mọc được và đất đai hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt Trái Đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới nó bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. - Chất lượng đất đai (land quality): Một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng đất cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0-30; >3-80; ) - Khái niệm đánh giá đất đai theo FAO: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có.
  24. 16 - Sử dụng đất (Land Uses): Đó là hoạt động tác động của con người vào đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Trên thực tế có nhiều loại hình sử dụng đất chủ yếu như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ, đất trồng rừng, đất cảnh quan du lịch , ngoài ra còn có đất sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng chủ yếu trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có thể là trong hiện tại nhưng cũng có thể là trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất thường gắn với những đối tượng cây trồng hay vật nuôi cụ thể. - Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirements - LUR) là những đòi hỏi về đặc tính và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất đưa vào đánh giá có thể phát triển bền vững. - Loại hình/kiểu sử dụng đất đai chính (major kind of land use): Phân chia nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông nghịêp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. - Loại/kiểu sử dụng đất (land utilization type - LUT): Một loại sử dụng đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính. Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương thức quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế - xã hội nhất định. - Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử dụng đất (LUR) của chúng, LUT được cụ thể hoá bằng kiểu sử dụng đất.  Khái niệm đất nông nghiệp Theo Luật đất đai 2013 quy định: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác”.
  25. 17  Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp là đất dùng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và dất trồng cây lâu năm khác). 2.3.1.2. Phân loại đất nông nghiệp Theo Luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại: Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá 1 năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm: Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa – 1 vụ màu, Đất 2 vụ lúa có công thức luân canh như lúa – lúa, lúa – màu, màu – màu Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm. Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kì kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng với mục đích sản xuất. Đất rừng phòn hộ là diện tích đất được dùng để trồng rừng với mục đích phòng hộ. Đất rừng đặc dụng là diện tích đất được nhà nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng. Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuoi trồng thủy sản như tôm, cua, cá
  26. 18 Đất làm muối là diện tích đất phục vụ cho quá trình sản xuất muối. Đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các hoạt động khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứ thid nghiệm, đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh, Luật đất đai (2013)[7]. 2.3.2. Sử dụng đất và nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp 2.3.2.1. Sử dụng đất và loại hình sử dụng đất - Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhắm điều hòa mối quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và ội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau: + Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. + Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. + Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. + Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
  27. 19 - Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế-xã hội và kĩ thuật được xác định. Có thể hiểu theo nghĩa rộng là các loại hình sử dụng đất chính hoặc được mô tả chi tiết hơn với khái niệm là các loại hình sử dụng đất. 2.3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái quát những điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp gồm 3 nội dung chính sau: Yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, thời tiết, độ phì tự nhiên của đất đai là yếu tố cơ bản để xác định cho sử dụng đất nông, lâm nghiệp sao cho hiệu quả cao nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều kiện tự nhiên mang tính đặc thù riêng của khu vực, vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ quyết định đến kết quả sản xuất và hiệu quả sử dụng đất đai. Vì vậy trong thực tiễn sử dụng đất cần phải tuân thủ quy luận tự nhiên, tận dụng những lợi thế, hạn chế những tác động xấu của tự nhiên nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường. Yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội Bao gồm các yếu tố như chính sách chế độ xã hội, cơ cấu và cơ chế kinh tế, dân số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách đất đai và môi trường, lực lượng sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, sử dụng lao động, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Điều kiện kinh tế xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai, đầu tư cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp nói riêng và các ngành khác nói chung.
  28. 20 Yếu tố về kỹ thuật canh tác Phương thức sản xuất và biện pháp canh tác là các tác động của con người vào sử dụng đất đai có hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên để lựa chọn quy trình kỹ thuật, giống cây con, áp dụng khoa học kỹ thuật hợp lý nhất nhằm đạt được mục tiêu kinh tế cao nhất và phát triển bền vững. Yếu tố về con người Con người tác động trực tiếp và gián tiếp vào đất đai thông qua quá trình khai thác và sử dụng các nguồn lợi thu được từ đất. Biện pháp kĩ thuật canh tác của con người tác động vào đất, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. 2.3.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đang gây áp lực lớn lên đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp. Để khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất cần có những chương trình nghiên cứu sâu rộng về tài nguyên đất, đánh giá đất đai để bố trí sử dụng hợp lý, khoa học nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông lâm nghiệp và cải thiện môi trường là mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất. Đối với sản xuất nông nghiệp cần bảo vệ diện tích đất chuyên trồng lúa nước, tiến hành các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực, song song với đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây công nghiệp, phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế, tiềm năng đất đai sẵn có của từng vùng. Theo Fetry, “Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội.” (FAO, 1990) [15].
  29. 21 FAO đã đưa các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững bao gồm: Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác. Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường. Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin của người nông dân. 5 nguyên tắc là nển tảng cho việc sử dụng đất bền vững là: - Duy trì và nâng cao sản lượng - Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất - Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất - Đất có khả năng được sử dụng lâu bền - Được xã họi chấp nhận. Vận dụng nguyên tắc trên, ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt 3 yêu cầu: + Bền vững về kinh tế: cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được thị trường chấp nhận. + Bền vững về xã hội: đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nông hộ, thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội phát triển. + Bền vững mặt môi trường: các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăng chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.
  30. 22 Tóm lại, sử dụng đất nông nghiệp bề vững chỉ đạt được khi đảm bảo năng suất cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm độ màu mỡ của đất theo thời gian và không gây tác động xấu đến hoạt động sống của con người.( Nguyễn Đình Bồng 2013)[3]. 2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng dất sản xuất nông nghiệp 2.3.4.1. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến trực tiếp những người sinh sống bằng nông nghiệp là chính. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất thì hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và phải có tính hệ thống bao gồm: - Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể. - Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại hình sử dụng đất khác nhau (phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy móc ) - Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp. - Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng. - Khả năng thích nghi đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định. - Đánh giá đất có liên quan tới việc so sánh nhiều loại hình sử dụng đất với nhau. 2.3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp * Chỉ tiêu về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu sau: Giá trị sản xuất (GO) Chi phí trung gian (IC)
  31. 23 Giá trị gia tăng (VA) Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC) Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy * Chỉ tiêu về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu sau: Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn Trình độ dân trí trình độ hiểu biết xã hội * Chỉ tiêu về mặt môi trường, bao gồm các chỉ tiêu sau: Hệ số sử dụng đất Độ che phủ Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên. 2.3.5. Các cơ sở khoa học của việc đánh giá đất 2.3.5.1. Đánh giá đất đai dựa vào điều kiện tự nhiên Nguồn gốc của đất Nguồn gốc của đất là đá mẹ, dưới tác động của các quá trình lý hóa sinh học lâu đời của trái đất bởi vòng đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật, các loại đá, khoáng bị phá hủy và hình thành nên đất. Trải qua sự tiến hóa và phát triển của thế giới sinh vật từ hạ đẳng đến thượng đẳng, chất hữu cơ của chúng đã tạo nên thành phần hữu cơ cho đất, quyết định sự khác biệt cơ bản giữa đá và đất và cùng với các chất vô cơ tạo nên độ phì nhiêu của đất, là môi trường sống quan trọng của sinh vật nói chung và của các loại cây trồng nói riêng. Trên trái đất, ơ các vùng địa lí và sinh thái khác nhau đất được hình thành và có độ phì khác nhau rõ rệt bởi các yếu tố hình thành đất tác động, đó là các yếu tố sinh vật, địa hình, khí hậu, đá mẹ, thời gian và tác động của con người.
  32. 24 Đá mẹ: đá là nền móng của đất, đá bị phá hủy tạo ra các sản phẩm phong hóa chính là các chất khoáng vật chất, là môi trường vô cơ cơ bản để thực hiện mọi quá trình hoạt động sống của đất. Thành phần đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật và hóa học của đất, là nguyên nhân chính tạo nên đất cát, thịt hay đất sét với tầng dày mỏng khác nhau, có khả năng hấp thụ, giữ nước và chất dinh dưỡng khác nhau, tạo ra môi trường độ ẩm, độ phì khác nhau. Sinh vật: nếu trên lớp vỏ sản phẩm phá hủy của đá không xuất hiện quần thể sinh vật tạo ra một khối lượng chất hữa cơ và mùn thì lớp sản phẩm ấy không thể gọi là đất và môi trường đất không có khả năng tạo ra chu trình sinh học, tạo sự sống cho đất. Vì vậy, sinh vật là một yếu tố tích cực và quyết định hình thành đất, tạo ra độ phì nhiêu đất, tạo ra môi trường sống kì diệu cho các thế hệ sinh vật nối tiếp nhau tồn tại và phát triển. Trên các vùng đất đai khác nhau, nơi nào còn giữ được thảm thực vật ( rừng, đồng cỏ, cây cối hoa màu ) thì đất màu mỡ, có khả năng sản xuất cao, ngược lại ở những nơi không còn thảm thực vật, đất trở thành sa mạc, hoang mạc, xói mòn trơ sỏi đá, kết von đá ong hóa, không còn khả năng sản xuất hoặc cho năng xuất rất thấp. Khí hậu: điều kiện khí hậu trên các vùng địa lí khác nhau của trái đất và trên từng địa phận lãnh thổ đất khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phá hủy đá mẹ, sự sinh trưởng của sinh vật tạo nên những loại đất khác nhau. Yếu tố khí hậu tác động đến đất là các trị số nhiệt ẩm, lượng mưa, gió, bão Ví dụ như trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm môi trường đất khác xa với đất thuộc vùng lục địa khô hạn. Vì vậy đất vùng nhiệt đới thường có độ ẩm cao màu mỡ, thực vật xanh tốt quanh năm, sản xuất nông nghiệp thuận lợi. Địa hình: là yếu tố đóng vai trò tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho đất như chế độ nhiệt, chế độ ẩm, lượng nước cùng ở một vị trí địa lí có nhiệt lượng Mặt Trời như nhau nhưng ở địa hình trên núi cao thì lạnh có tuyết băng, ngược lại ở nơi thấp thì ấm, nóng bức. Cùng một lượng mưa rơi, nhưng trên núi cao, dốc thì tạo dòng chảy gây xói mòn, còn ở
  33. 25 nơi thấp thì đất bị úng lụt. Chính vì vậy đất trên núi khác hẳn các đất thung lũng, chế độ nước trong đất và hệ sinh thái đất cũng khác hẳn nhau. Trong đánh giá đất, ở bất cứ quy mô nào thì yếu tố địa hình cũng là một trong các yếu tố chính để làm căn cứ đánh giá và bố trí, sắp xếp cơ cấu cây trồng ( các loại hình sử dụng đất ) một cách hợp lý. Hoạt động của con người: mục đích tác động của con người đến đất là nhằm khai thác, sử dụng khả năng sản xuất của đất theo ý muốn của mình. Vì vậy đất hình thành và biến động mạnh dưới tác động sản xuất của con người theo 2 hướng: phát triển và suy thoái. Bằng lao động chân tay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật nông nghiệp, ngày nay đất và môi trường đất đều biến đổi khá sâu sắc. - Theo hướng phát triển: nhiều quốc gia trên thế giới đã coi việc bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên đất là chiến lược hàng đầu. Các biện pháp sử dụng và bảo vệ đất được thể chế hóa bằng các luật lệ và quy định pháp lý nghiêm ngặt, đồng thời tăng cường tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để họ có ý thức bảo vệ độ màu mỡ đất lâu bền cho thế hệ con cháu mai sau. Hàng loạt các mô hình sản xuất nông nghiệp theo phương thức bảo vệ đất và môi trường đất được thực thi và đạt kết quả tốt như hệ thống luân canh cây trồng, hệ thống thủy nông cải đất và cung cấp nước cho cây, chế độ bón phân, phòng trừ sâu bệnh, chống ô nhiễm đất, hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống VAC - Theo hướng suy thoái: tuy nhiên ở nhiều nước chậm phát triển, sảm xuất nông nghiệp còn lạc hậu, vấn đề bảo vệ và sử dụng đất hợp lý chưa được quan tâm đúng mức đã gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho tài nguyên và môi trường đất. Trên thế giới ngày nay đã có hàng chục triệu ha đất bị sa mạc hóa, hoang mạc hóa, xói mòn trơ sỏi đá, mặn hóa, phèn hóa, là nguyên nhân của sự giảm sản lượng lương thực và gây nên sự đói nghèo nghiêm
  34. 26 trọng của nhiều dân tộc. Diện tích đất suy thoái do hoạt động canh tác lạc hậu ở Việt Nam cũng khá lớn (bạc màu hóa, kết von đá ong hóa, xói mòn trơ sỏi đá). Các điều kiện sinh thái của đất Các điều kiện sinh thái đất gồm: các đặc tính, tính chất của khí hậu, địa chất địa mạo, địa hình, các quá trình hình thành đất, chế độ nước, thực vật và hoạt động của con người. Các điều kiện sinh thái trên đều có thể tác động tốt (tích cực/ thuận lợi) hoặc xấu (hạn chế) đến môi trường đất tùy thuộc đặc tính vùng sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái, trình độ và nhu cầu sản xuất, đời sống của con người. Mặt khác, để có thể sử dụng có hiệu quả hơn hoặc cải tạo đất theo nhu cầu sản xuất, người ta phải khai thác hợp lý hoặc tác động vào các điều kiện sinh thái đất như dựa vào yếu tố khí hậu thời tiết để tăng vụ, yếu tố địa hình và chế độ nước để quy hoạch hệ thống cây trồng hoặc sử dụng các loại cây trồng khác nhau để bảo vệ và cải tạo đất Vì vậy trong bất kỳ chương trình điều tra tài nguyên môi trường đất nào nhằm phục vụ cho việc đánh giá đất và khả năng sử dụng đất sản xuất, người ta cũng rất chú ý đến các điều kiện sinh thái của đất. Tóm lại: đánh giá đất đai dựa vào điều kiện tự nhiên là: xác định mối quan hệ của các yếu tố cấu thành đất, các điều kiện sinh thái đất và các thuộc tính của chúng có tính quy luật hoặc không có tính quy luật ảnh hưởng (tốt hoặc xấu) tới hiệu quả và mục đích của các loại sử dụng đất. Tùy thuộc mục đích đặt ra mà lựa chọn các yếu tố, chỉ tiêu của từng yếu tố và tiêu chuẩn đánh giá đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của từng quy mô, vùng và quốc gia có thể giống hoặc khác nhau. 2.3.5.2. Đánh giá đất đai dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả kinh tế Đánh giá kinh tế đất là các ước tính thực tế của sự thích nghi về kinh tế ở mỗi đơn vị đất đai theo các chỉ tiêu về kinh tế. Các chỉ tiêu này cũng thể hiện mối liên quan tới các đặc tính của đất đai.
  35. 27 Các chỉ tiêu kinh tế thường dùng trong đánh giá đất là: - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p x q Trong đó: p – là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm q – là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm T – là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm - Thu nhập thuần túy(N): N = T-Csx Trong đó: Csx – là chi phí sản xuất của 1 ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động. N – là thu nhập thuần túy của một ha đất canh tác/năm - Hiệu quả sử dụng vốn (H): H= T/Csx - Giá trị ngày công lao động = T/số công lao động/ha/năm Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả xã hội - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ. - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 2.4. Những nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả sử dụng đất Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu
  36. 28 ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả nẳng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: Đất có năng suất cao: 14% Đất có năng suất trung bình: 28% Đất có năng suất thấp: 58% Nguồn tài nguyên đất trên Thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số Thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Xuất phát từ việc tìm tòi sản xuất ra lương thực thực phẩm, cải tạo, sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho chính mình, các nước trên thế giới đã có những nghiên cứu về đánh giá đất nhằm phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đó nhưng chỉ mang tính chất riêng lẻ. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều trường phái với những quan điểm về đánh giá đất khác nhau, chẳng hạn: Canada dựa trên cơ sở đánh giá khả năng đất đai đối với biện pháp sử dụng khác nhau về kinh tế và dựa vào khả năng sử dụng đất đai vào mục đích lâm nghiệp. Đánh giá đất đai theo khả năng sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp thường chú trọng vào các chỉ tiêu thành phần cơ giới, cấu trúc của đất, xói mòn Dựa trên cơ
  37. 29 sở đó ở Canada đất chia ra làm 7 nhóm. Ở Mỹ đang tồn tại 2 phương pháp đánh giá đất đó là phương pháp tổng hợp và phương pháp yếu tố. Tại Anh đang sử dụng 2 phương pháp đánh giá đất đai là dựa vào thống kê sức sản xuất của đất và thống kê năng suất thực tế của đất. Phương pháp dựa vào thống kê năng xuất của đất là mô tả các hạng đất trong quan hệ ảnh hưởng của những yếu tố hạn chế của đất đối với việc sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp. Phương pháp đánh giá đất đai dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất: căn cứ vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất được lấy làm chuẩn. Đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ là dựa vào đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh của các nhà khoa học của Liên Xô do Docuchev là người đại diện. Phương pháp đánh giá đất đai được hình thành từ đầu những năm 1950 sau đó đã được phát triển và hoàn thiện vào năm 1986 để tiến hành đánh giá và thống kê tài nguyên đất đai nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng chiến lược quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính và sản xuất trên lãnh thổ thuộc liên bang Xô viết (cũ). Docuchev cho rằng đánh giá đất đai trước hết phải đề cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất, đó là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Docuchev đã đề ra những nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định và phải nhận biết được rõ ràng, khách quan và có cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất của đất trong từng địa phương cũng như trong toàn quốc. Phải có sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê nông hóa của đất mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu. Quan điểm đánh giá đất đai của Docuchev áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Ngoài những ưu điểm nói trên, phương pháp đánh giá đất đai của Docuchev cũng có một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của đất, hay đánh giá không có khả năng dung hoà quy luật tối thiểu với phương pháp tổng hợp
  38. 30 các yếu tố riêng biệt. Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá hiện tại mà không đánh giá được đất đai trong tương lai, tính linh động kèm với chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau, do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau. Học thuyết phát sinh trong đánh giá đất đai của Docuchev được thừa nhận và được phổ biến ra các nước trên thế giới, các nước thuộc hệ thống Chủ nghĩa Xã hội cũ và Đông Âu.Tại các nước như Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ), Bungari, Hungari công tác đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất hợp lý đã được tiến hành khá phổ biến. Nhận xét chung về các phương pháp đánh giá đất đai của các nước - Mỗi phương pháp đều mang ý nghĩa và thích hợp với từng điều kiện của từng vùng từng địa phương trong việc xác định các đặc tính và các yếu tố hạn chế liên quan tới quá trình đánh giá đất đai. - Mục đích chung của các phương pháp đánh giá đất là nhằm phục vụ cho sử dụng và quản lý đất đai thích hợp. Mặc dù đối với sản xuất nông nghiệp các phương pháp đánh giá đất của Liên Xô và Mỹ chưa trực tiếp nhằm vào các đối tượng về loại hình sử dụng đất đai cụ thể, mà nhằm vào xác định chung của các loại hình sử dụng đất đai. - Các phương pháp này đều mang ý nghĩa và mục đích cho việc quản lý, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất đai trong sản xuất nông nghiệp. - Các phương pháp luôn luôn cung cấp các thông tin cần thiết khác nhau của từng vùng địa phương như: các điều kiện về đất đai, hiệu quả sử dụng đất đai, trong đánh giá đất đai nhằm mục đích tìm ra các biện pháp kỹ thuật thích hợp trong sản xuất cũng như trong sử dụng và quản lý các tài nguyên đó. 2.5. Nghiên cứu đánh giá đất đai của FAO Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: sau 2 năm chuẩn bị của chuyên gia thuộc tổ chức FAO và Hà Lan (1972), Hội thảo quốc tế về đánh giá đất tại Wageningen, với sự tham gia của
  39. 31 44 chuyên gia từ 22 Nước, đã phác thảo đề cương đánh giá đất đai, sau đó vào năm 1973 được Brinkman và Smyth biên soạn lại và phổ biến. Từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 1 năm 1975, cuộc hội thảo tại Rome đã tổng kết kinh nghiệm áp dụng đề cương đánh giá đất đai, sau khi bổ sung, sửa đổi bản dự thảo 1973, đã được các chuyên gia về đánh giá đất đai hàng đầu thế giới của FAO biên soạn lại để hình thành đề cương đánh giá đất đai (A Framework for Land Evaluation), được công bố vào năm 1976, (FAO, Rome-1976), sau đó được Dent và Young 1981 bổ sung và chỉnh lý vào năm 1983. Tương tự tài liệu trên, hàng loạt các tài liệu về đánh giá đất đai theo từng đối tượng cụ thể đã được ban hành như sau: - Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Land Evaluation for Rainfed Agriculture, FAO - 1983) - Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới (Land Evaluation for Irrigated Agriculture, FAO - 1985) - Đánh giá đất cho phát triển nông thôn (Land Evaluation for Rural Development, FAO - 1988) - Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp (Land Evaluation for Agricultural Development, FAO - 1988) - Hướng dẫn: đánh giá đất và phân tích hệ thống nông trại cho quy hoạch sử dụng đất (FAO - 1989) Youth, 1981, cho rằng đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn. Đó là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của đất cần đánh giá với những yêu cầu về đất đai mà loại hình sử dụng đất cần có. Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai, tổ chức FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, xây dựng lên bản: Để cương đánh giá đất đai (FAO - 1976), tài liệu này được nhiều nước thử nghiệm, vận dụng
  40. 32 và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất kế tục công việc đánh giá đất sau khi đánh giá đất đưa ra những khuyến cáo, đó là những loại hình sử dụng đất thích nghi nhất đối với các đơn vị đất đai trong vùng. Các như quy hoạch phải xác định ở đâu và làm như thế nào để các phương án sử dụng đất có thể được thực thi tốt nhất và đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội và môi trường bền vững của cả cộng đồng trên toàn vùng. Để đảm bảo cho quy hoạch sử dụng đất thành công phải phát triển nó trong khuôn khổ rộng hơn của vùng và của cả nước, đồng thời nó cũng bao gồm cả các giải pháp kinh tế kỹ thuật hợp lý có thể chấp nhận theo khuôn mẫu được đề xuất. Đề cương ánh giá đất đai của FAO - 1976, đã đề ra những nguyên tắc như mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá cho các loại hình sử dụng đất. Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau. Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu. Khả năng thích hợp dựa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững. Đánh giá đất đai có liên quan tới so sánh với nhiều loại hình sử dụng đất. Nhận xét chung về các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO - Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo hướng dẫn của FAO là phương pháp đánh giá chi tiết và riêng rẽ của từng LUT, rất chú ý đến yếu tố kinh tế-xã hội và khả năng sinh lợi nhuận của các LUT, đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quy hoạch. Đó cũng là điểm mạnh của phương pháp này, nó cụ thể hơn phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo Liên Xô (cũ) và phương pháp đánh giá đất của Mỹ. - Các phương pháp của Liên Xô (cũ) và các phương pháp đánh giá đất đai của Mỹ đều thiếu những giới hạn cho giá trị khác về các tiêu chuẩn phân loại sử dụng riêng của mình, như vậy không tránh khỏi sự chủ quan trong việc đánh giá đất đai. Còn phương pháp của FAO đã xác định được các giới hạn về
  41. 33 giá trị của các yếu tố trong đánh giá đất, nên kết quả đánh giá mang tính chính xác và rõ ràng hơn cho các loại hình sử dụng so với phương pháp của Liên Xô và Mỹ. - Phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp của Mỹ và phương pháp đánh giá đất của FAO có đề cập đến bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với đất có vấn đề, thoái hóa. Phương pháp của FAO rất coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ sức sản xuất của đất nhằm tập trung những giải pháp cho mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và có hiệu quả trên toàn thế giới. Phương pháp của FAO là sự hợp thành của 2 phương pháp đánh giá đất đai của Liên Xô (cũ) và phương pháp đánh giá đất đai của Mỹ.
  42. 34 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất tại trang trại Izar azulai, Hatzeva, Arava, Israel. - Phạm vi nghiên cứu: farm Izar azulai, Hatzeva, Arava, Israel. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.2.1. Thời gian nghiên cứu Bắt đầu tháng 11 năm 2017 Kết thúc tháng 5 năm 2018 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu Tại trang trại Izar azulai, Hatzeva, Arava, Israel. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Giới thiệu về trang trại Izar azulai, Hatzeva, Arava, Israel. Nội dung 2: Tình hình sản xuất các loại hình sử dụng đất tại trang trại Izar azulai, Hatzeva, Arava, Israel. Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho bí ngòi. - Chỉ ra tính bền vững và khả năng áp dụng tại VN của mô hình sản xuất trong trang trại. Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp Trên Internet các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước ISRAEL, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.
  43. 35 3.4.2. Phương pháp điều tra nông hộ Tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ bằng cách hỏi nhanh về các nội dung: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động. Cụ thể điều tra 30 phiếu nông hộ làm trang trại tại khu vực nghiên cứu. 3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+ +pn.qn Trong đó: + p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm + T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm - Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx Trong đó: + N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm + Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động - Hiệu quả sử dụng vốn (H) H = T/Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày công lao động/ha/năm - Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Hiệu quả xã hội - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Hiệu quả môi trường. - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  44. 36 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. GIỚI THIỆU VỀ NÔNG TRẠI IZAR AZULAI, HATZEVA 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Hatzeva là một moshav nhỏ ở thung lũng Arava ở miền Nam Israel, cách thủ đô Jerusalem 224km, thành lập năm 1971. Nằm cách Eilat 100 km về phía bắc, giáp với vương quốc Jordan ở phía Đông, nó thuộc thẩm quyền của Hội đồng khu vực Trung Arava. Hình 4. 1. Vị trí địa lý 4.1.1.2. Địa hình Hatzeva nằm tại vùng hoang mạc Negev, phía nam của Israel. Địa hình chủ yếu ở đây là sa mạc và bán hoang mạc.
  45. 37 4.1.1.3. Khí hậu hatzeva có khi hậu khô cằn khắc nhiệt. Vào mùa hè nhiệt độ cao, ban ngày là 40˚C, mùa hè thường kéo dài và độ ẩm khá thấp. Mùa đông lạnh, khô, nhiệt độ trung bình ban ngày khoảng 15˚C, một số đêm có thể giảm xuống còn khoảng 0˚C. Lượng mưa trung bình từ 25-50 mm/năm. 4.1.1.4. Thổ nhưỡng Đất đai ở đây chủ yếu là đất cát. 4.1.1.5. Tài nguyên khác - Tài nguyên nước ngầm: có ở độ sâu dưới 100m - Tài nguyên nhân văn: Khu vực hatzeva là nơi có nền văn hóa đa dạng do đây là nơi cư trú và làm việc của rất nhiều người đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Lào, Campuchia, Kenya, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc 4.1.1.6. Cơ sở hạ tầng Trong khu vực có một trường mẫu giáo, vườn ươm, phòng thể hình, bể bơi, nhà để xe, phòng tập thể dục, khu vườn công cộng và thư viện, hội trường, cửa hàng , cửa hàng sửa chữa ôto, bến xe 4.1.1.7. Điều kiện cảnh quan môi trường Nhìn chung môi trường sinh thái của hatzeva vẫn giữ được những gì mà thiên nhiên ưu đãi. Do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ nên mức độ ô nhiễm môi trường ở đây chưa lớn. Hệ sinh thái bên ngoài vẫn giữ được những nét tự nhiên như vốn có ban đầu của chúng. Trong khu vực vẫn còn rất nhiều loài động vật sinh sống như: thú hoang, chim, bọ 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số trung bình tại hatzeva là 440 người. Hoạt động kinh tế diễn ra trong khu vực chủ yếu là nông nghiệp. Các loại cây trồng chính là ớt và hoa đem lại chất lượng cao cho xuất khẩu. Ngoài ra, có 14 hộ gia đình nuôi cừu, bò sữa và bò thịt, và một số trang trại nhỏ hơn
  46. 38 có vườn dừa và sản xuất gà tây. Một số gia đình bổ sung thu nhập của họ với các hoạt động khác như trường cưỡi ngựa, vườn ươm cây rau và hoa, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và du lịch. Một số gia đình bắt đầu sản xuất điện (thương mại) từ các nhà máy điện quang điện 50kWp (mỗi gia đình), sử dụng bức xạ mặt trời cao trong khu vực và thời tiết khô. 4.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Thuận lợi Khu vực hatzeva là nơi có nhiều yếu tố thuận lợi như: + Có một nền khoa học - công nghệ - kỹ thuật hiện đại tân biến bậc nhất. + Người dân thông minh, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo. + Có sự đầu tư, hỗ trợ lớn từ chính phủ. + Có thị trường xuất khẩu ổn định ở Châu Âu, Mỹ, Nga, Bắc Mỹ, Nhật + Được đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật 4.1.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì hatzeva cũng gặp phải một số vấn đề khó khăn nhất định trong sản xuất như: + Khí hậu khắc nghiệt, nóng về mùa hè, sương lạnh về đêm đông + Lượng mưa rất thấp + Đất đai khô cằn, không thích hợp với việc nuôi trồng. Arava là phần khô hạn nhất của hoang mạc Negev, thung lũng Arava trải dài từ phía Nam của biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20-50 mm mỗi năm. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40˚C và ban đêm là 25˚C. Nhiệt độ mùa đông ban ngày là 21˚C và ban đêm chỉ từ 3-8˚C. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến lớp đá ở khu vực này phải vỡ vụn, khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù của sa mạc. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới. Theo số liệu đến 6/2011, dân số khu vực vào khoảng 3.050 người với 700 hộ gia đình, trong đó có 500 gia đình làm nghề nông. Tổng diện tích đất đang khai
  47. 39 thác là 3.576 ha. Phần lớn diện tích này là trồng rau (82%), 15% trồng cây ăn quả và 3% trồng hoa. Ớt ngọt là loại rau chính ở Arava, chiếm 50% diện tích khu vực và 60% diện tích trồng rau nói chung. Hatzeva là một moshav nhỏ ở thung lũng Arava ở miền Nam Israel. Nằm cách Eilat 100 km về phía Bắc, nó thuộc thẩm quyền của Trung tâm Hội đồng vùng Arava. Được thành lập năm 1971 bởi Nahal, một chương trình bán quân sự của Israel. Trong năm 2009, tại đây có khoảng 100 hộ gia đình. Moshav hatzeva là tên được đặt tên theo Kinh thánh. Loại cây trồng chính tại đây là bí xoài và hoa có chất lượng cao để xuất khẩu, ngoài ra tại đây còn nuôi bò lấy sữa, thịt và một số loại cây ăn quả khác. hatzeva có đầy đủ các dịch vụ công cộng như : nhà giữ trẻ, bể bơi,sân bóng, phòng tập thể dục 4.2. Tình hình sản xuất và Loại hình sử dụng đất nông nghiệp của trang trại Izar azulai Trang trại Izar azulai nằm tại moshav hatzeva thuộc vùng Arava nằm ở phía Nam của đất nước Israel với tổng diện tích là 50 dunam (≈5 ha) bao gồm những cây trồng chính là bí ngòi và các cây trồng phụ như chà là, xoài. Trong đó có 12 dunam trồng bí ngòi và được chia làm 24 nhà mái vòm (1 dunam = 2 mái vòm). Có 14 mái vòm trồng bí xanh và 10 mái vòm trồng bí trắng. Trang trại được thành lập bởi ông Morgi và được ông Izar azulai tiếp nhận vào năm 2007. Hiện nay, tại trang trại có 3 nhân công Thái Lan và 9 sinh viên từ các nước khác đến thực tập. 4.2.1. Tình hình sản xuất Bí ngòi có tên khoa học là Cucurbita Pepo, tên tiếng anh là sukini. Bên trong có chữa nhiều vitamin và các khoáng vi lượng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Bí ngòi được cho là nhà máy tổng hợp Vitamin C,Vitamin A, các nguyên tố khoáng vi lượng như magnesium, manganese, potassium-kali,
  48. 40 đồng, chất xơ, nhiều vitamin nhóm B, ngoài ra còn thêm protein, kẽm, calcium, sắt, tryptophan, vitamin K, folate, chống lão hóa và giảm cân Vào mùa vụ 2016-2017 sản lượng bí ngòi của trang trại đạt khoảng 4,37 tấn/dunam. Trong mùa vụ 2017-2018 sản lượng bí ngòi đạt 4,68 tấn/dunam. Vào mùa vụ thu hoạch, bí sau khi được hái về sẽ được chuyển vào “packing house” riêng của trang trại. Tại đây, loại bỏ quả hỏng, phân loại size (M, L,), bí ngòi sau đó được chuyển vào các hộp đựng, đóng gói và đưa lên xe để xuất khẩu lên thành phố Tel lavit. Bảng 4. 1. Diện tích trồng bí ngòi của trang trại Diện tích STT Giống (ha) 1 Bí xanh 0,7 2 Bí trắng 0,5 Thùng vận Xe Thu hoạch chuyển Tracto Parking house Phân loại theo kích cỡ Sàng lọc bằng tay Băng truyền Đóng hộp Bảo quản Giao hàng Hình 4. 2. Sơ đồ sản xuất bí ngòi 4.2.2. Loại hình sử dụng đất nông nghiệp của trang trại Izar azulai Qua quá trình thu thập thông tin và điều tra về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của trang trại, đề tài thu được bảng kết quả sau:
  49. 41 Bảng 4. 2. Loại hình sử dụng đất nông nghiệp LUT Kiểu sử dụng đất Chuyên màu Bí ngòi * Diện tích và năng suất cây trồng của trang trại năm 2017 Tổng diện tích của trang trại trồng bí ngòi là 1,2 ha. Trung bình năng suất bí ngòi xanh là 237,6 tấn/ha, bí ngòi trắng là 196,7 tấn/ha, tất cả được thể hiện chi tiết dưới bảng sau: Bảng 4. 3. Diện tích và năng suất cây trồng của trang trại năm 2017 Diện tích Năng suất STT Loại cây trồng Số mái vòm (ha) (tấn/ha) 1 Bí ngòi xanh 14 0,7 237,6 2 Bí ngòi trắng 10 0,5 196,7 (Nguồn: Điều tra trang trại) Qua bảng trên ta thấy giống bí ngòi xanh thu được năng suất cao hơn so với giống bí ngòi trắng và được trồng chủ yếu tại 14 mái vòm trong tổng số 24 mái vòm trồng bí. 4.2.3. Tổng sản lượng cây trồng năm 2017 Tổng sản lượng cây trồng năm 2017 của trang trại được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4. 4. Tổng sản lượng cây trồng Diện tích Tổng sản lượng STT Loại cây trồng Số mái vòm (ha) (tấn) 1 Bí ngòi xanh 14 0,7 166,32 2 Bí ngòi trắng 10 0,5 98,35 (Nguồn: Điều tra trang trại)
  50. 42 Năm 2017, tổng sản lượng bí ngòi xanh tại 14 mái vòm là 166,32 tấn, bí ngòi trắng được trồng tại 10 mái vòm với tổng sản lượng là 98,35 tấn. 4.2.4. Mô tả loại hình sử dụng đất Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc tính của các LUT. Một số đặc điểm của các LUT cây trồng hàng năm tại trang trại được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4. 5. Một số đặc điểm của LUT trồng cây hằng năm Chỉ tiêu đánh giá Thành STT LUT Chế độ Đặc điểm Địa hình phần cơ Loại đất nước trồng trọt giới 1 Màu = b S CĐ ĐC Ghi chú - Địa hình: - Chế độ nước: + Bằng phẳng : = + CĐ: chủ động - Thành phần cơ giới: - Đặc điểm trồng trọt: + b : cát pha + ĐC: độc canh - Loại đất: + S: hạt cát Qua đây có thể thấy loại hình sử dụng đất trồng màu trong trang trại có đặc điểm địa hình bằng phẳng với loại đất là đất cát, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, chế đọ tưới nước tự động và các hộ dân trong trang trại thường canh tác độc canh. 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại Izar azulai 4.3.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn
  51. 43 được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế tác giả đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ bằng cách hỏi nhanh về các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động. Bảng 4. 6. Năng suất theo tháng của trang trại Đơn vị: kg Tháng Bí ngòi xanh Bí ngòi trắng 11/2017 12.000 9.700 12/2017 22.720 14.800 01/2018 27.800 17.600 02/2018 35.700 26.050 03/2018 32.400 18.600 04/2018 28.300 8.700 05/2018 7.400 2.900 (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra nông hộ) Bảng 4. 7. Đơn giá theo tháng Đơn vị tính VNĐ/Kg STT Tháng Bí ngòi xanh Bí ngòi trắng 1 11 25.000 25.000 2 12 25.000 25.000 3 1 30.000 28.000 4 2 30.000 28.000 5 3 30.000 28.000 6 4 30.000 28.000 7 5 30.000 28.000 (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra nông hộ)
  52. 44 Chi phí sản xuất trên 1 ha trồng trọt của trang trại được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 4. 8. Chi phí sản xuất cho 1 ha diện tích trồng trọt Đơn vị: VNĐ STT Chi phí Giá 1 Giống 10.301.320 2 Phân bón và hóa chất 26.962.600 3 Vật liệu nhà kính 52.337.600 4 Điện và nước ,điện thoại 37.108.100 5 Sửa chữa máy móc và xây dựng 61.702.000 6 Nhiên liệu tự động, và sửa chữa 34.961.000 7 Thuế bất động sản và doanh nghiệp 32.640.000 8 Tư vấn kế toán, luật sư và văn phòng 20.287.760 9 Thành viên, đóng góp và đăng ký 35.940.000 10 Du lịch, quảng cáo và kiểm tra đất 19.529.280 11 Chi phí tiếp thị và vận tải 19.932.000 12 Lãi cho vay hoạt động 38.634.640 13 Thuế lao động, bảo hiểm và phúc lợi 79.751.300 14 Chi phí khác 87.503.600 15 Chi phí nhân công 41.408.000 Tổng chi phí 598.999.200 (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra nông hộ)
  53. 45 Hiệu quả kinh tế được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của LUT Đơn vị: Triệu VNĐ Thu Hiệu Chi phí Giá trị Giá trị sản nhập quả sử sản ngày công STT Cây trồng xuất thuần dụng xuất lao động túy đồng vốn 1 Bí ngòi xanh 1.328 598 730 1,22 4,96 2 Bí ngòi trắng 983 536 447 0,83 4,96 (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra nông hộ) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Cây bí ngòi xanh có giá trị sản xuất đạt 1,328 tỷ đồng cao hơn cây bí ngòi trắng có giá trị sản xuất là 983 triệu đồng và hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng cao hơn do giống bí ngòi xanh này có chi phí sản xuất cao thấp. Cây bí ngòi trắng tuy có giá trị sản xuất thấp hơn so với giống bí ngòi xanh còn lại nhưng đây lại là loại cây đem lại hiệu quả đồng vốn cũng khá cao, chi phí trung gian cho giống cây này cũng thấp, cả 2 loại bí ngòi đều cho hiệu quả sử dụng đồng vốn cao do kinh nghiệm sản xuất bí lâu năm của trang trại cùng với sự hỗ trợ từ chính phủ và sự năng động của chủ trại. 4.3.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác, giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương. Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn là một vấn đề lớn cần được quan tâm, trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển
  54. 46 để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Trong phạm vi đề tài, tôi xin đề cập đến một số chỉ tiêu sau: Giá trị ngày công lao động nông nghiệp Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Bảng 4. 10. Hiệu quả xã hội của LUT Chỉ tiêu đánh giá Giá trị Thu nhập Tỷ lệ Sản phẩm Kiểu sử dụng ngày công bình STT LUT giảm tiêu thụ đất lao động quân/lao hộ đói trên thị nông động nông nghèo trường nghiệp nghiệp 1 Bí ngòi xanh 2 2 2 3 Màu 2 Bí ngòi trắng 1 1 2 3 Ghi chú: + 3: Cao + 2: Trung bình + 1 : Thấp Nhìn vào bảng trên ta thấy: Về giá trị ngày công lao động thì bí ngòi xanh cho giá trị cao hơn bí ngòi trắng do đó thu nhập bình quân của người nông dân đạt hiệu quả cao nhất cũng ở giống bí ngòi xanh từ đó giảm được các hộ đói nghèo. Bí ngòi
  55. 47 xanh cũng là cây trồng lâu năm tại trang trại nói riêng và trong vùng nói chung do đó bí ngòi đã có thương hiệu cả trong và ngoài nước do đó thị trường không ngừng được mở rộng, không chỉ ở các nước châu Âu, Mỹ, Nga, Tây Âu mà còn được mang sang cả thị trường châu Á trong đó có Việt Nam. 4.3.3. Hiệu quả môi trường Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là một vấn đề rất khó, đòi hỏi phải có số liệu phân tích các mẫu đất, nước và nông, lâm sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập tới một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như: Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Sử dụng thuốc BVTV Bảng 4.11. Hiệu quả môi trường của các LUT Chỉ tiêu đánh giá STT LUT Kiểu sử dụng đất Khả năng bảo Sử dụng thuốc vệ, cải tạo đất BVTV 1 Chuyên Bí ngòi xanh 2 1 2 màu Bí ngòi trắng 2 1 (Nguồn: Điều tra trang trại) Ghi chú: + 3: Cao + 2: Trung bình + 1: Thấp Hầu hết các cây trồng của trang trại đều được trồng trên lớp đất dinh dưỡng mua về, tuy nhiên khả năng bảo vệ và cải tạo đất của cây bí ngòi còn kém, chỉ ở mức trung bình. Hiện nay Israel đang hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại và thân thiện với môi trường, vì vậy việc sử
  56. 48 dụng thuốc bảo vệ thực vật chỉ được người nông dân thực hiện trong một số giai đoạn nhất định, với liều lượng tuân thủ nghiêm theo quy định. Ngoài ra họ hầu như không sử dụng thuốc hóa học, thay vào đó là các chế phẩm sinh học thân thiện với con người và môi trường. Có thể nói mô hình sản xuất bí ngòi đã đem lại hiệu quả cao, lên đến hàng tỷ mỗi năm cho trang trại tuy nhiên về mặt cải tạo môi trường đất thì cây bí ngòi vẫn còn hạn chế. 4.3.4. Tính bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam của mô hình sản xuất trong trang trại Nhìn chung cây bí ngòi xanh và trắng đều là những loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, được khuyến khích gieo trồng và phát triển phổ biến trong các trang trại tại Israel. Mô hình trồng bí ngòi không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế hàng tỷ đồng mỗi năm cho trang trại mà chúng còn góp phần tăng thêm giá trị ngày công lao động, giải quyết nguồn lao động cho địa phương và thu hút nguồn lao động từ nước ngoài, đồng thời giảm tỷ lệ đói nghèo cho người dân do mức độ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của mặt hàng này khá cao. Không chỉ vậy, cây bí ngòi còn góp phần vào việc tăng khả năng che phủ đất, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân đối với giống cây này. Có thể thấy mô hình trồng cây bí ngòi là những mô hình đem lại tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cao cho người dân Israel nói chung và cho trang trại nói riêng. Khả năng áp dụng tại Việt Nam của mô hình sản xuất trong trang trại: Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão cùng với đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Trong bối cảnh đó, việc không ngừng sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên
  57. 49 thế giới, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đời sống của người dân. Chính vì vậy việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của Israel, quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là vô cùng cấp thiết. Mô hình sản xuất trồng cây bí ngòi hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn nền nông nghiệp phát triển của nước ta hiện nay. Chúng ta có đầy đủ thuận lợi về nguồn lao động, nước tưới tiêu, dinh dưỡng trong đất, khí hậu Tuy nhiên để phát triển mô hình này đòi hỏi các trang trại ở Việt Nam cần phải đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất, cùng với đó là nguồn lao động phải có tay nghề và kỹ thuật chuyên môn cao. 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất tại trang trại 4.4.1. Thuận lợi Việc sản xuất nông nghiệp tại trang trại Izar azulai được đầu tư 7 hệ thống nhà lưới, 4 máy kéo, 1 nhà chế biến mới nâng cấp, vật tư, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt khả năng trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển. Đội ngũ nhân công lao động lâu năm, lành nghề với ý thức công việc cao của người Thái Lan và những sinh viên thực tập ham học hỏi tại trang trại. Chủ trang trại tốt bụng, có kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.Trang trại được sự hỗ trợ của chính phủ trong việc cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật, kỹ sư trồng trọt, nguồn nước, cải tạo đất sự phối hợp, giúp đỡ của hợp tác xã nông nghiệp tại moshav trong chăm sóc, chế biến, sơ chế, thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Nga lâu năm và có một thị trường tiêu thụ đầy hứa hẹn của châu Á. 4.4.2. Khó khăn Đất đai phần lớn là cát, khí hậu khô cằn khắc nhiệt về mùa hè và lạnh vào mùa đông, lượng mưa rất thấp bình quân 25-50 mm/năm, nguồn nước ở sâu dưới 100m, vì ở vùng sa mạc nên tồn tại nhiều loài động vật hoang dã, chim thú, côn trùng phá hoại mùa màng đây được xem như là một trở ngại
  58. 50 lớn đối với sản xuất nông nghiệp tại trang trại. Ngoài ra vị trí địa lý cũng không thuận lợi do xa các thành phố lớn nên việc vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị mất nhiều thời gian và công sức. 4.4.3. Bài học kinh nghiệm Mặc dù không được thiên nhiên ưu đãi, với hơn 1/2 diện tích đất đai là sa mạc, khí hậu khắc nghiệt và thiếu hụt nguồn nước, Israel vẫn trở thành nước xuất khẩu nông nghiệp, chủ yếu sang thị trường Liên minh châu Âu. Nhờ biết phát triển và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, người nông dân Israel đã biến những sa mạc khô cằn thành những cánh đồng trù phú, đáp ứng tới 95% nhu cầu lương thực của quốc gia này. Các công nghệ tái chế nước, tưới nhỏ giọt, bảo quản của Israel không những giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn giúp tiết kiệm nguồn nước và đảm bảo môi trường sinh thái. Sự thành công của Israel hiện nay là nhờ chủ trương thay đổi cơ cấu nền nông nghiệp từ cách đây hơn 2 thập niên, giúp giảm mạnh số lượng nông trại và nông dân cá thể trong khi tăng qui mô và tính hiệu quả của các nông trại. Người nông dân Israel còn được trang bị các kỹ năng kinh doanh rất phát triển cũng như khả năng quản trị cần thiết để đương đầu với sự thay đổi nhanh chóng và năng động của nền nông nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó, sự thành công của Israel một phần do chính người nông dân biết thích nghi và sẵn sàng ứng dụng những đổi mới, bí quyết và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa người nông dân với các chuyên gia nghiên cứu và phát triển và các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp. Nói cách khác, khu vực nông nghiệp Israel đã trở thành một "phòng thí nghiệm" để phát triển những công nghệ nông nghiệp mới rồi phổ biến ra khắp thế giới. Từ góc độ nghiên cứu, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, đã chỉ ra bốn yếu tố dẫn đến sự thành công của Israel: Một là
  59. 51 tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp đều được tổ chức dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật tiên tiến, từ khâu đầu vào đến tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nền nông nghiệp Israel áp dụng công nghệ quản trị rất cao trên cơ sở phát huy nền tảng của công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn của quá trình tổ chức sản xuất, như quy hoạch, định dạng và phân phối thị trường để đảm bảo hiệu quả tối đa cho quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp. Ba là tiết kiệm tối đa các cơ sở đầu vào của sản xuất, từ tài nguyên đất, nước đến tất cả vật tư nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả tối đa song vẫn đảm bảo tính bền vững. Bốn là sự kết hợp giữa các nhà trong sản xuất nông nghiệp tại Israel rất rõ và nhuần nhuyễn, gồm nhà doanh nghiệp, nhà nông, ngân hàng và nhà khoa học. 4.4.4. Đề xuất Việt Nam có điều kiện đất đai, khí hậu, sinh vật tốt hơn Israel rất nhiều và phù hợp với nông nghiệp. Đất nước đang trong thời kỳ phát triển mạnh, lực lượng lao động và tri thức lớn, người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, thị trường ngày càng mở rộng trên thế giới đó là những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của nước ta. - Nhà nước cần quan tâm đúng mức đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, cần có các chính sách, hỗ trỡ giúp đỡ nhiều hơn đến nông dân, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất nông nghiệp. - Không ngừng mở rộng thị trường, đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu trong sản xuất, chế biến của các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật - Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng, sản lượng nông nghiệp.
  60. 52 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Nông trại Izar azulai có diện tích 5 ha, với 12 nhân công lao động đến từ nhiều nước (Việt Nam, Campuchia, Lào, Kenya, Thái Lan ). Trang trại thuộc moshav hatzeva thuộc vùng Arava nằm ở phía Nam của đất nước Israel với điều kiện khí hậu, đất đai không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, với việc áp dụng thành quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao cùng với sự giúp đỡ nhiều mặt từ chính phủ Israel, trang trại vẫn sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, đem lại nguồn thu lớn cho nông dân và nhân công lao động. 2. LUT trồng bí ngòi xanh cho hiệu quả kinh tế cao và cuối cùng là LUT trồng bí ngòi trắng. Cả 2 kiểu sử dụng đất ở trang trại không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại cả hiệu quả về xã hội và môi trường. 3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, ta có thể thấy rằng việc trồng bí ngòi của trang trại vẫn đem lại hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường cao. 5.2. Kiến nghị Qua công tác nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tôi đề nghị: 1. Học tập kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý giúp tăng năng suất, hiệu quả lao động, sản xuất tiết kiệm hợp lý sao cho đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế cũng như bảo vệ môi trường 2. Không ngừng nghiên cứu để tìm ra các loại giống cây có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao. 3. Tăng cường hệ thống dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ cho người sản xuất như công tác khuyến nông, các tổ chức hợp tác cũng như việc hình thành các
  61. 53 thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. 4. Cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho các hộ tiên phong áp dụng công nghệ hiện tại theo công nghệ Israel vào Việt Nam
  62. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Lê Thái Bạt (2009), Thoái hóa đất và vấn đề sử dụng đất bền vững, Hội thảo khoa học sử dụng đất bền vững hiệu quả, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (tập 1-7), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Nguyễn Đình Bồng (2013), Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Thế Đặng và cs (1999), Giáo trình Đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 5. Huỳnh Thanh Hiền (2015), Bài giảng Đánh giá đất đai, Đại học Nông Lâm – Hồ Chí Minh. 6. Hội khoa học đất, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2000. 7. Luật Đất đai (2013), Nxb Chính trị Quốc gia. 8. Phạm Chí Thành, Đào Châu Thu (1998), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Thân (1995), Giáo trình đánh giá đất đai, Khoa Quản lý Đất đai, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 10. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Giáo trình đánh giá đất, Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Lê Quang Trí, 2010, Giáo trình đánh giá đất đai, NXB Đại học Cần Thơ. 12. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1994), Nghiên cứu quy trình đánh giá đất cho các vùng lãnh thổ, Hà Nội. 13. Viện Thổ nhưỡng Nông hoá (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu Tiếng Anh 14. FAO (1985): Land Evaluation for Irrigated Agriculture. 15. FAO (1990), Land Evaluation and Farming System Analysis for Land Use Planning. Working document.
  63. 55 16. Smith A.J & Julian Dumanski (1993), “FESLM an International Framework for Evaluating Sustainable Land Management”, World soil Report (73), FAO-Rome. III. Tài liệu Internet 17. Bùi Hoàn ( phóng viên TTXVN tại Israel), 23/07/2015, Tái cơ cấu nông nghiệp: Bài học từ Israel-Bài 1 gioi/tai-co-cau-nong-nghiep-bai-hoc-tu-israel-bai-1- 20150723170154855.htm 18. Viện từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam 19.Wiki. 2017. “Izar azulai, moshav Hatzeva, Arava, Israel” truy cập ngày 20/10 20. Wiki. 2017.“Israel” truy cập ngày 20/10 21. Wiki. 2017. “Izar azulai, moshav Hatzeva, Arava, Israel”, truy cập ngày 20/10
  64. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG TRẠI 1.Thông tin cơ bản Họ tên chủ hộ: Tuổi: Giới tính: Địa chỉ: Kinh tế hộ ở mức: Giàu Khá Trung bình Nghèo 2. Hiệu quả kinh tế 2.1. Hiệu quả sử dụng đất cây trồng hàng năm - Đầu tư quy đổi bằng một sào Bắc Bộ, Việt Nam Giống Thuốc BVTV Lao động Cây trồng (1000đ) (1000đ) (công) Bí ngòi xanh Bí Ngòi trắng 2.2 Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất
  65. 3.C âu hỏi phỏng vấn 1. Nhu cầu về đất đai của gia đình? Đủ Thiếu Thừa 2. Gia đình có thuê thêm đất để sản xuất không? Có Vì sao: Không Vì sao: . . 3. Gia đình thường gieo trồng những loại cây gì? 4. Gia đình có thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không? Mấy lần trong một vụ? 5. Gia đình thường bón phân gì cho cây trồng là chủ yếu? 6. Gia đình có áp dụng kĩ thuật mới trong sản xuất không? 7. Gia đình có cần thêm vốn để sản xuất không? Có Không 8. Gia đình thường vay vốn ở đâu? Ngân hàng Tư nhân Bạn bè, người thân Qũy tín dụng 9. Gia đình có gặp khó khăn gì trong sản xuất không?. 10. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp? Đủ chi dùng cho cuộc sống Không đủ chi dùng cho cuộc sống Đáp ứng được khoảng bao nhiêu phần %
  66. 11. Gia đình có thường xuyên sử dụng các biện pháp cải tạo đất không? Có Không Nếu có là biện pháp gì? 12. Gia đình có được tham dự các lớp tập huấn để phát triển sản xuất nông nghiệp ko? Có Không 13.Gia đình có trao đổi với cán bộ khuyến nông không? Có Không 14. Trao đổi về vấn đề gì? Xử lý phân bón hợp lý Chính sách hỗ trợ của nhà nước Chọn giống sạch bệnh Cải tạo đất Bảo vệ dịch hại cây trồng Vấn đề khác 15. Sản phẩm nông nghiệp thu được gia đình sử dụng vào mục đích gì? Bán Gia đình sử dụng 16. Thông tin về giá cả gia đình được biết ở đâu? 17. Gia đình có phải thuê thêm lao động không? Có Không 18. Áp dụng dồn điền đổi thửa hiện nay có phù hợp hay không? Có Không 19. Năng suất có đủ dùng cho gia đình hay không? Có Không 20. Cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là cây trồng gì? 21. Cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế thấp nhất là cây trồng gì?
  67. 22. Chế độ nước Chủ động Không chủ động 23. Phương pháp thu hoạch? Thủ công Cơ giới hóa 24. Thu nhập khác mà gia đình có được ngoài sản xuất nông nghiệp? Không Kinh doanh Làm thuê Khác 25. Gia đình có kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp? Israel, ngày tháng năm 2018 Người được điều tra