Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Tonic vit C trong khẩu phần ăn cho gà cáy củm sinh sản

pdf 52 trang thiennha21 19/04/2022 3870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Tonic vit C trong khẩu phần ăn cho gà cáy củm sinh sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_che_pham_tonic_vit_c_tro.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Tonic vit C trong khẩu phần ăn cho gà cáy củm sinh sản

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG MINH KHÔI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM TONIC VIT C TRONG KHẨU PHẦN ĂN CHO GÀ CÁY CỦM SINH SẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Lớp : K47 - CNTY - N01 Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Thị Thơm Thái Nguyên - 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học là rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao tay nghề cho mỗi sinh viên theo phương châm “học đi đối với hành”. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu khoa học, để hoàn thành được bản báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa cũng như các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, tập thể các thầy cô giáo trong khoa cùng các bác, anh, chị công nhân viên trong trại chăn nuôi thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi tại xã Tức Tranh – huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS.Bùi Thị Thơm đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo đề tài. Cuối cùng tôi xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành tích trong công tác, có nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Đặng Minh Khôi
  3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1.Sơ đồ bố trí thí nghiệm 24 Bảng 4.1. Lịch dùng vaccine cho gà Cáy củm 31 Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 32 Bảng 4.3. Kết quả khối lượng trứng, khối lượng gà ở các giai đoạn gà đẻ (g) 35 Bảng 4.4a. Kết quả tỷ lệ đàn gà đẻ lô TN (%) 36 Bảng 4.4b. Kết quả tỷ lệ đàn gà đẻ lô ĐC (%) 37 Bảng 4.5. Khả năng tiêu thụ và chuyển hoá thức ăn của gà Cáy Củm nuôi thịt 38 Bảng 4.6. Chất lượng trứng của gà thí nghiệm lúc 38 tuần tổi 39 Bảng 4.7. Chi phí thức ăn gà mái đẻ 40
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN Thí nghiệm TT Tuần tuổi TTTA Tiêu tốn thức ăn VCK Vật chất khô TB Trung bình
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sơ khoa học của đề tài 3 2.1.1. Giới thiệu một số đặc điểm của giống gà Cáy Củm 9 2.2. Giới thiệu thông tin về chế phẩm Tonic vit C trong khẩu phần ăn của gà Cáy Củm 14 2.2.1. Thành phần 14 2.2.2. Công dụng 14 2.3. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu - Chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa 14 2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình chăn nuôi của xã Tức Tranh huyện Phú Lương 14 2.3.2. Tình hình sản xuất của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Công ty nghiên cứu & Phát triển động thực vật bản địa (NC&PT động thực vật bản địa) 15 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 16 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 16 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 20
  6. v PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Điạ điểm và thời gian tiến hành 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.3.1. Công tác phục vụ sản xuất 23 3.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm của chế phẩm Tonic Vit C trong khẩu phần ăn của gà Cáy Củm 23 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả sử dụng của chế phẩm Tonic VitC trong khẩu phần ăn của gà Cáy Củm 24 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 24 3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 24 3.5. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của nuôi gà Cáy Củm 25 PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Công tác phục vụ sản xuất 28 4.1.1. Kết quả công tác chăn nuôi tại cơ sơ 28 4.1.2. Kết quả công tác thú y tại cơ sở 30 4.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 32 4.1.4. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà: 33 4.1.5. Một số công tác khác 35 4.2. Kết quả đánh giá hiệu quá sử dụng chế phẩm Tonic Vit C trong khẩu phần ăn của gà Cáy Củm sinh sản 35 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
  7. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Hiện nay chăn nuôi đang là ngành giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp ở nước ta, song song với việc chăn nuôi gia súc là để lấy thịt, sữa, da, lông thì chăn nuôi gia cầm cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp những thực phẩm giàu dinh dưỡng, làm phong phú thêm thực đơn trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra phát triển chăn nuôi gia cầm còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các trang trại, hộ gia đình, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn và còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, chăn nuôi gà còn tạo nguồn phân bón hữu cơ, góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Gà Cáy Củm là một giống gà địa phương mới được phát hiện tại Cao Bằng, theo người dân địa phương thì đây là giống gà không có phao câu, thịt thơm ngon nhưng lại ít người biết đến. Hiện nay, giống gà này có mặt tai xã Đức Xuân, huyện Hòa An và một vài hộ ở xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng và đang được nuôi nghiên cứu ở Thái Nguyên. Gà Cáy Củm đang ngày càng giảm dần về số lượng, còn lại rất ít được nuôi rải rác tại một số hộ dân của người dân tộc H’Mông ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hẻo lánh. Để chăm sóc tốt giống gà Cáy Củm, tăng số lượng giống gà này thì chúng ta cần biết về đăc tính sinh sản của giống gà này và quy trình phòng trị bệnh để đạt được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất. Người chăn nuôi đã dùng nhiều chế phẩm để tăng hiệu quả chăn nuôi gà Cáy Củm sinh sản. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, nhằm bảo tồn nguồn gen, dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Thị Thơm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Tonic vit C trong khẩu phần ăn cho gà cáy củm sinh sản".
  8. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu Đạt được tầm quan trọng của chế phẩm Tonic vit C trong khẩu phần ăn của gà Cáy Củm sinh sản 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài sẽ đóng góp vào nghiên cứu phương thức nuôi dưỡng gà Cáy Củm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tri thức bản địa của khu vực miền núi. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho người chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi đạt hiệu quả cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng cao. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở quan trọng cho việc đánh giá giá trị giống của một giống gà Cáy Củm của nước ta, từ đó làm cơ sở khoa học vững chắc cho việc bảo tồn giống gà này trong tương lai.
  9. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sơ khoa học của đề tài 2.1.1.Một số yếu tố ảnh hưởng đến gia cầm 2.1.1.1. Các yếu tố bên trong: - Di truyền Ảnh hưởng của dòng, giống: Khi nói đến sự ảnh hưởng của dòng, giống đến sinh trưởng của gà thì Godfy E. F. và Jaap R. G (1952) [17] cùng nhiều tác giả khác cho rằng có hơn 15 cặp gen quy định tốc độ sinh trưởng. Như vậy đã chứng tỏ sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng do gen di truyền, trong đó có ít nhất 1 gen di truyền liên kết với giới tính. Theo tài liệu của Chambers. J. R (1990) [18] thì có nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ. Còn theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [17] thì cho rằng: Sự khác nhau về khối lượng của các giống gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng từ 500 - 700 gam (13 - 30 %). + Giống: Khả năng sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào mỗi dòng, giống và mỗi cơ thể. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sản xuất khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [9] thì sự khác nhau về khối lượng gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng 13- 30 %. Giống gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng và gà hướng trứng. Chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp với tính trạng sinh trưởng ở mỗi giống sẽ khác nhau. + Độ tuổi: Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào độ tuổi, nó tuân theo quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và có tính chu kỳ, gia cầm non có tốc độ sinh trưởng rất cao.
  10. 4 + Tính biệt: Có thể nói rằng: Tính biệt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khối lượng cơ thể của gà: Gà trống nặng cân hơn gà mái từ 24 - 32% (Chambers. J. R, 1990 [18]). Tốc độ sinh trưởng ở động vật nói chung và gia cầm nói riêng còn do tính biệt quy đinh, trong đó con trống quyết định sinh trưởng nhanh hơn con mái. Theo nghiên cứu của các nhà di truyền học về gia cầm, thì thật sự khác nhau về khối lượng giữa con trống và con mái là do gen di truyền liên kết với giới tính quy định ở gà trống hoạt động mạnh hơn ở gà mái. Theo Trần Tuấn Ngọc (1984) [10] thì lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1 %, tuổi càng tăng thì sự sai khác càng lớn. ở 2 tuần tuổi hơn 5 %, 3 tuần tuổi 11 % và ở 8 tuần tuổi sự sai khác giữa gà trống và gà mái là 27 %. Tính biệt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khối lượngcơ thểcủagà:Gàtrốngnặnghơngàmáitừ24-32 %.Nhữngsaikhácnàycũng được biểu hiện ở cường độ sinh trưởng, được quy định không phải dohoocmon sinh học mà do các gen liên kết với giới tính. Tuy nhiên, sự sai khác về mặtsinh trưởngcònthểhiệnrõhơnđốivớicácdòngpháttriểnnhanhsovớicácdòng phát triển chậm (Chambers J. R,1990 [18]) Ở gà hướng thịt giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn conmái 180 - 250 g (Trần Thanh Vân, 2002[12]). + Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông Nhữngkếtquảnghiêncứucủanhiềunhàkhoahọcxácđịnhtrongcùng một giống, cùng giới tính ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinhtrưởng, phát triển cao hơn gà mọc lông chậm. Kushner K. F, (1974) [19] cho rằng tốcđộ mọclôngcóquanhệchặtchẽtớitốcđộsinhtrưởng,thườnggàlớnnhanhthì mọclôngnhanhvàđềuhơnởgàchậmmọclông.HayerJ.Fvàcs, (1970) [20] đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trốngvà tác giả
  11. 5 cho rằng ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng có tác dụng ngượcchiều với giới tính quy định tốc độ mọclông. + Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến tốc độ sinh trưởng cũng như lượng thịt, trứng gia cầm. Chúng trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, vì vậy nghiên cứu chế độ dinh dưỡng hợp lý cho gia cầm là việc làm cần thiết có ý nghĩa thiết thực. Tác giả Epym R. A và cs, (1979) [21] cho biết: Dinh dưỡng khôngchỉ cầnthiếtchosinhtrưởngmàcòncầnthiếtđểthểhiệnkhảnăngditruyềncủa sinh trưởng. Gà broiler phát triển mạnh nên đòi hỏi lượng thức ăn tương ứngđể phát huy tiềm năng di truyền của chúng. Chi phí thức ăn chiếm 70 % giá thànhgà broiler, do vậy để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm - đặc biệt pháthuy tiềm năng sinh trưởng, thì một trong những vấn đề căn bản là lập ra nhữngkhẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo nhu cầu của gia cầmqua từng giai đoạnnuôi. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) [11] cho biếtnhu cầuproteinthíchhợpchogàbroilerchonăngsuấtcaođãđượcxácđịnh.Để pháthuyđượckhảnăngsinhtrưởngtốiđacầnphảicungcấpđầyđủcácchất dinhdưỡngvớisựcânbằngnghiêmngặtgiữaprotein,axitaminvớinănglượng. Dinh dưỡng cho gà thịt bao gồm: Protein, gluxit, lipit, muối khoáng, vitamin và chất xơ. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) [11] cho rằng để phát huy tối đa khả năng sinh trưởng của gia cầm thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ và tối ưu các chất dinh dưỡng, cân bằng protein, các axit amin và năng lượng là điều tối cần thiết. + Ảnh hưởng của protein: Protein là chất cần thiết trong khẩu phần thức ăn cho gà. Ta cần phải cung cấp đủ protein và cân bằng các axit amin thiết yếu trong khẩu phần. Nếu thiếu và không cân bằng dẫn đến hậu quả gà chậm
  12. 6 lớn, còi cọc, dễ sinh bệnh. Mặt khác ta phải phối hợp các nguyên liệu giàu protein có nguồn gốc thực vật và động vật trong khẩu phần ăn như: bột cá, bột thịt, bột muối, khô dầu đậu tương, khô dầu mè TheoTrầnCôngXuân (1995)[13]chobiếtcùngtổhợplaibroiler:Ross 208,Ross208-V35nuôiở9lôvới3mứcnănglượngvà3mứcprotein,cho khốilượngở8tuầntuổikhácnhaurõrệt. + Ảnh hưởng của gluxit: Gluxit là chất chủ yếu sinh năng lượng, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn gia bình thường, phải cung cấp đầy đủ cho gà để giúp quá trình sinh trưởng diễn ra bình thường. Nếu thừa gluxit trong khẩu phần ăn của gà sẽ dẫn đến hiệu suất tiêu hóa thức ăn thấp và dễ mắc bệnh ỉa chảy. Nếu thiếu gluxit thì cơ thể sẽ huy động lượng gluxit dự trữ dạng mỡ và một phần trong gan làm cho quá trình trao đổi chất giảm, gà còi cọc. + Ảnh hưởng của lipit: Lipit là một chất được cấu tạo chủ yếu bởi các axit béo. Nó có tác dụng chủ yếu tham gia cấu tạo mô đệm, cách nhiệt, dung môi hòa tan một số vitamin: A, D, E, K, cung cấp nước nội sinh và là nơi dự trữ năng lượng chủ yếu dưới dạng mỡ cho cơ thể gà. + Ảnh hưởng của năng lượng: Nhu cầu năng lượng cho gà sinh trưởng bao gồm năng lượng cho duy trì và năng lượng cho tăng trọng. Deaton và Fallie (1973 - 1974) [22] đã nghiên cứu về các mức năng lượng khác nhau, trong thức ăn của gà và đưa ra kết luận rằng mức năng lượng tối ưu cho gà thịt là 3000 - 3200 kcal/kg thức ăn. + Ảnh hưởng của chất khoáng và vitamin: Khoáng đa lượng (Ca, P, Na, Cl) có nhiều trong bột xương, bột cá Cùng khoáng vi lượng (Fe, Cu, Co, Mn, I ) có nhiều trong bột máu, bột cá Các nguyên tố khoáng là các nguyên liệu xây dựng nên bộ xương tham gia cấu trúc tế bào và tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Việc cung cấp đầy đủ chất khoáng giúp cho gà sinh trưởng và phát triển bình thường. Vitamin tham gia vào mọi hoạt
  13. 7 động sinh lý, sinh hóa trong cơ thể và đóng vai trò là chất xúc tác, kích thích. Nhu cầu về các loại vitamin ở gà không giống nhau, đối với gà con cần các loại như: A, D3, E, K, B1, B3, B6, B12, PP và cholin đối với gà đẻ cần các loại vitamin: A, D, E và cholin. + Ảnh hưởng của yếu tố nước: Trong cơ thể nước chiếm 70% khối lượng cơ thể, thiếu nước 1 - 2 ngày gà có thể bị chết. Nhiệt độ môi trường cao gà cần một lượng nước nhiều hơn bình thường, ở 220C gà cần một lượng nước gấp 1,5 - 2 lần lượng thức ăn. Còn nhiệt độ lên 350C thì gà cần một lượng nước gấp 4,5 - 5 lần lượng thức ăn. 2.1.1.2. Các yếu tố bên ngoài - Nhiệt độ và ẩm độ môi trường Cũng như nhiệt độ, ẩm độ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nước ta là một nước nhiệt đới, khí hâu nóng ẩm, mưa nhiều, nên cũng có những ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà. Do đó chúng ta cần phải luôn giữ được độ thông thoáng trong chuồng nuôi nhằm giảm ẩm độ trong chuồng, tăng cường lượng khí O2, thải khí CO2 được thuận lợi, đảm bảo cho quá trình sinh trưởng của gà và giảm khả năng gây bệnh. Đặc biệt là ở giai đoạn gà con, nó rất dễ nhạy cảm với tiểu khí hậu của chuồng nuôi, song khi gà trưởng thành thì lại cần độ thông thoáng của chuồng nuôi cao hơn. Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương (1993)[14], cho biết nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 - 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler, như vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau. - Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia cầm, tuy nhiên, ở mỗi phương thức nuôi, mỗi giai đoạn sinh trưởng
  14. 8 khác nhau thì có yêu cầu về mật độ nuôi khác nhau. Nếu nuôi với mật độ không thích hợp sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề sinh trưởng của gà và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Theo Van Horne (1991) [23]: Khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lượng NH3, CO2và H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì khi mật độ gà đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng, nên sẽ ảnh hưởng tới việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao. Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [15] cho biết: Khi gà dưới 3 tuần tuổimật độ nuôi nhốt (nuôi úm) 20 - 30 con/m2nền chuồng, giảm dần đến mật độ 7 - 10 con/m2nền chuồng, tùy theo mùa vụ và khối lượng xuấtbán. - Ẩm độ cao sẽ làm cho thức ăn dễ bị mốc và sản sinh nấm mốc aflattoxin, gây ngộ độc cho gà. Khi nhiệt độ và thông thoáng trong chuồng nuôi không thích hợp sẽ làm cho gà tổn hao năng lượng để điều hòa thân nhiệt. - Ánh sáng: Gà là loại động vật rất nhạy cảm với ánh sáng ban ngày và ban đêm, nên chế độ chiếu sáng là một yếu tố rất cần thiết đối với chăn nuôi gà. Ở giai đoạn gà con thì chế độ chiếu sáng cần thiết là 24/ 24 giờ), ban ngày ánh sáng tự nhiên, ban đêm thì dùng bóng điện thắp sáng với cường độ 3 - 4 W/ m2. Song để có chế độ chiếu sáng thích hợp cho gà, tác giả Lê Thanh Hải và cs (1995) [13] đã có kết quả nghiên cứu về vấn đề này và đã khuyến cáo tới các hộ gia đình như sau: để sưởi ấm và thắp sáng cho đàn gà 100 con trong một lồng úm diện tích 2m2 cần sử dụng 2 bóng điện công suất 75 W/ 1 bóng. Mùa nóng sử dụng 2 bóng công suất 40 - 60 W/ 1 bóng, những nơi không có điện thì thay bằng đèn bầu hoặc lò sưởi . * Các yếu tố khác
  15. 9 - Ảnh hưởng của yếu tố nước: trong cơ thể nước chiếm 70 % khối lượng cơ thể, thiếu nước 1 - 2 ngày gà có thể bị chết. Nhiệt độ môi trường cao gà cần một lượng nước nhiều hơn bình thường, ở 220C gà cần một lượng nước gấp 1,5 - 2 lần lượng thức ăn. Còn nhiệt độ lên 350C thì gà cần một lượng nước gấp 4,5 - 5 lần lượng thức ăn. - Ngoài những yếu tố trên thì sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng của môi trường, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con. Với gà broiler và gà hậu bị, nhiệt độ ngày thứ nhất cần đảm bảo 32 - 340C; ngày thứ 2 - 7 là 300C; tuần thứ 2 là 260C; tuần thứ 3 là 220C; tuần thứ 4 là 200C. Lê Hồng Mận (2007) [16], cho biết nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 - 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler, như vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau. 2.1.2. Giới thiệu một số đặc điểm của giống gà Cáy Củm 2.1.2.1. Đặc điểmngoại hình Lông: Màu sắc của lông đa dạng như giống gà Ri: Màu lông nâu, xám, hoa mơ, vàng có đen, ánh xanh cánh sả, đen Lông mượt và nhiều lông. Lúc mới nở và còn nhỏ con trống và con mái có màu lông đa dạng. Khi trưởng thành: Con trống: Màu lông rực rỡ, đẹp mắt. Màu sắc lông đa dạng: Nâu đỏ, xám, nâu, đen, ánh vàng. Con mái: Lông mềm sáng có màu vàng, nâu, xám, lông trắng sọc đen Đặc biệt là lông đuôi cúp xuống (vì không có phao câu). Mào: Mào đơn (mào cờ), có răng cưa, mào dâu, mào đỏ và phát triển mạnh ở con trống, con mái có mào kém phát triển hơn,
  16. 10 Tầm vóc: Tầm góc thanh gọn, thân tương đối ngắn, chân cao vừa phải, mào bé, xương nhỏ, lông xếp xít vào thân. Màu mắt: Đen, nâu. Màu dái tai: Trắng đỏ, trắng. Màu sắc chân: Chủ yếu có màu vàng, có một số màu đen, nâu. Phao câu: Không có. 2.1.2.2. Đặc điểm tiêu hóa gà Cáy Củm + Tiêu hóa ở miệng Mỏ gà cấu tạo bằng chất sừng, hình thoi có mép trơn và nhọn nên rất thích hợp cho việc lấy thức ăn nhỏ và xé rách khối thức ăn lớn. Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt để dễ nuốt. Các tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém. Động tác nuốt ở gia cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào thực quản. Thanh quản được nâng lên phía trước và lên trên, lối vào thanh quản bị ép tới đáy của xương dưới lưỡi và gốc lưỡi, ngăn không cho thức ăn rơi vào đường hô hấp. Viên thức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi được đẩy vào lỗ thực quản và sau đó, do những co bóp nhu động của thành thực quản, nó được đẩy vào diều. Ở gia cầm đói, thức ăn được đẩy thẳng vào dạ dày, không qua diều. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy, cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt. + Tiêu hóa ở diều Diều nằm bên phải, chỗ đi vào khoang ngực, ngay trước chạc ba nối liền 2 xương đòn phải trái. Mặt ngoài của diều được tiếp xúc trực tiếp với cơ da, cơ này giúp cho nó giãn nở rộng khi thức ăn rơi vào. Các lỗ dẫn vào và dẫn ra của diều rất gần nhau và có các cơ thắt. Giữa các cơ thắt lại có ống diều - là một phần của diều. Khi gia cầm đói, thức ăn theo ống này đi thẳng vào dạ dày, không qua túi diều. Ở gà, diều chứa được 100 – 120 g thức ăn.
  17. 11 Thức ăn ở diều được làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu hoá từng phần bởi các men của thức ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn thực vật. + Tiêu hóa ở dạ dày Thức ăn từ diều được chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày, cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục. Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit clohidric, enzim và musin. Dịch dạ dày tinh khiết là một chất lỏng không màu hoặc hơi trắng đục. có pH axit. Độ pH của dịch dạ dày ở gia cầm trung bình là 3,0; thường là 2,6. Độ pH sẽ giảm xuống sau khi tiếp nhận thức ăn giàu chất kiềm, cacbonat canxi, bột xương. Dạ dày cơ (mề) có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở hai bên, nằm ở phía sau thuỳ trái của gan và lệch về khoang bụng trái. Lối vào và lối ra ở dạ dày cơ rất gần nhau, nhờ vậy, thức ăn được giữ lại tại đây lâu hơn, chúng sẽ bị nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn với men và được tiêu hoá dưới tác dụng của các dịch dạ dày cũng như enzim và chất tiết của vi khuẩn. Dịch tiêu hoá không được tiết ra ở dạ dày cơ. Sự co bóp nhịp nhàng của mề xảy ra trong 2 pha: trong pha đầu, 2 cơ chính co bóp; và sau đó là các cơ trung gian (pha thứ 2). Thời gian của mỗi nhịp co của 2 đôi cơ ở gà trong khoảng 2 - 3 giây, còn cả chu kỳ co bóp là 20 giây. Tần số co bóp phụ thuộc vào độ rắn của thức ăn. Khi ăn thức ăn ướt có 2 lần co bóp, còn thức ăn cứng - 3 lần trong 1 phút. Nếu không có sỏi trong dạ dày cơ thì sự hấp thu các chất dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn bị giảm xuống. Ở gia cầm non, việc thiếu sỏi trong dạ dày làm giảm khối lượng tuyệt đối của dạ dày 30 - 35 %. Các cơ của dạ dày sẽ trở nên nhũn và xuất hiện những vết loét trên màng nhầy.
  18. 12 + Tiêu hóa ở ruột: Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm. Nguồn các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn. Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hoá phân bố suốt dọc thành niêm mạc ruột. Ở tá tràng, các chất được tiêu hoá và hấp thu với tốc độ mạnh dưới tác dụng của mật, tuyến tuỵ và tuyến ruột. Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu xanh lá cây và sánh nhầy. Tiêu hoá ở ruột già cũng có hai quá trình lên men và thối rữa. Lên men xảy ra mạnh ở manh tràng, thối rữa ở trực tràng. Manh tràng gia cầm khá phát triển nên quá trình lên men tương đối mạnh, nhất là những gia cầm ăn nhiều thức ăn thực vật thô sơ. Ruột của gia cầm nói chung tương đối ngắn, thức ăn lưu lại không quá một ngày đêm. Đầu cuối của trực tràng đổ vào một xoang chung gọi là xoang tiết niệu - sinh dục. Nó do bốn bộ phận thông với nhau tạo thành. Trực tràng thông với bộ phận lớn nhất gọi là bộ phận đường phân. Khi thức ăn chuyển xuống đoạn cuối ruột già, nước được hấp thu mạnh, phần bã còn lại ở trạng thái đặc, khi đi vào xoang tiết niệu sinh dục nó hỗn hợp với nước tiểu trở nên sền sệt. Phân gia cầm thải ra ngoài nổi trên mặt một màu trắng hạt bã đó là các thể urat (muối kết tinh của axit uric). 2.1.2.3. Tập tính gà Cáy Củm Sống theo đàn, tính tình hiền lành, linh hoạt, nhanh nhẹn. 2.1.2.4. Khả năng sản xuất Khối lượng gà trưởng thành: Con trống khoảng: 1,8 - 2,5 kg. Con mái khoảng: 1,5 - 1,8 kg. Tuổi thành tthục:
  19. 13 Trống: 150 ngày Mái: 140 ngày Tuổi đẻ quả trứng đầu: 150 ngày Sản lượng trứng: 13 - 16 quả/lứa, 100 - 120 quả/năm. Khối lượng trứng: 50 - 55 gam/ quả. Vỏ trứng thường có màu trắng, một số ít có màu nâu. Khoảng cách lứa đẻ: Trung bình 20 ngày. Thời gian ấp nở: 21 ngày Tỷ lệ ấp nở là: 80 % trở lên. Gà Cáy Củmđược đồng bào H'Mông và một số ít dân tộc khác ở Hà Giang, Cao Bằng nuôi ở những vùng núi cao, vùng sâu với phương thức chăn thả quảng canh không có đầu tư, nay được đầu tư nuôi tại một số cơ sở nghiên cứu chăn nuôi có điều kiện phù hợp của giống gà này tại tỉnh Thái Nguyên. Đây là giống gà có tầm vóc trưởng thành từ 1,5 - 2,5 kg, gà không có phao câu, tốc độ sinh trưởng khá, màu lông đa dạng: Mơ, tía, vàng nâu, xám, đen, vàng đỏ, trắng tuyền, trắng có sọc đen mà các chỉ tiêu sản xuất chưa được khảo sát và theo dõi đầy đủ. Cũng như các giống vật nuôi khác, giống gà được hình thành gắn liền với sự tác động của môi trường sinh thái địa phương. Hay nói cách khác, ngoài các yếu tố di truyền, tác động của con người, thì các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, mùa vụ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các đặc tính sinh trưởng, phát dục, sinh sản của giống gà từng địa phương, mà các đặc tính này sẽ hình thành các chỉ tiêu sản xuất của một giống gà. Gà Cáy Củm hay còn gọi là gà cúp đuôi (gà không có phao câu). Và được Viện Chăn nuôi Quốc gia phát hiện từ 2005.
  20. 14 2.2. Giới thiệu thông tin về chế phẩm Tonic vit C 2.2.1. Thành phần Vitamin A, Vitamin D3, Vitamin E, Vitamin K3, Vitamin C, Vitamin B1, B2,B6,B12, Natri citrate, KCl, NaCl, Glucoza anhydrate. 2.2.2. Công dụng Giải nhiệt, chống nóng, chống mất nước. Chống stress, nâng cao sức đề kháng, trợ sức, trợ lực. Phục hồi sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh hữu hiệu. 2.3. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu - Chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa 2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình chăn nuôi của xã Tức Tranh huyện Phú Lương Trại chăn nuôi động vật hoang dã của Chi nhánh nghiên cứu & Phát triển động thực vật bản địa được xây dựng trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là một xã trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Nam của huyện cách trung tâm thành phố 30km, với tổng diện tích là 2559,35 ha. Tình hình chăn nuôi của xã trong mấy năm gần đây đã đạt được đạt được sự ổn định về cả số lượng và chất lượng. Theo số liệu điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm 6 tháng cuối năm 2015 như sau: Tổng đàn trâu bò có 338 con, nhìn chung đàn trâu bò được chăm sóc khá tốt. Tuy nhiên do thời tiết lạnh kéo dài trong vụ đông cùng với sự thiếu hụt thức ăn nên sau vụ đông đàn trâu bò gầy hơn trước đó. Mục tiêu chăn nuôi trâu bò của người dân là sản xuất bò thịt, để cung cấp thịt cho thị trường.Vì thế các giống bò thịt có năng suất cao hơn như lai Sind, lai Zebu được người dân chú trọng chăn nuôi. Tổng đàn lợn là 1.970 con, phần lớn được nuôi theo phương thức tận dụng, chỉ có một số hộ gia đình có đầu tư vốn, kỹ thuật nuôi theo phương
  21. 15 thức bán công nghiệp nên hiệu quả cao hơn. Ngoài các giống lợn địa phương thì các giống lợn lai, lợn ngoại cũng được nuôi tại đây. Tổng đàn gia cầm nuôi là 13.220 con, chủ yếu là các giống gia cầm địa phương, gà là đối tượng được nuôi chủ yếu ở đây, ngan và vịt được nuôi ít hơn. 2.3.2. Tình hình sản xuất của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Công ty nghiên cứu & Phát triển động thực vật bản địa (NC&PT động thực vật bản địa) Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã nằm trên địa bàn xã Tức Tranh, thuộc sự quan lí của Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa - công ty Cổ phần khai khoáng miền núi. Trại được xây dựng năm 2006 trên diện tích 6 ha trong đó bao gồm: • Diện tích dành cho xây dựng nhà ở và nhà kho: 0,05 ha • Diện tích trồng cây ăn quả: 2 ha • Diện tích dành cho chăn nuôi lợn: 0,35 ha • Diện tích trồng cỏ: 2,5 ha • Diện tích dành cho chăn nuôi hươu nai: 0,1 ha • Diện tích dành cho chăn nuôi ngựa: 1,0 ha Các ngành sản xuất chính của trại bao gồm: Trồng trọt một số cây ăn quả chủ yếu là bưởi và ổi, ngoài ra còn trồng thêm lê, mận, mít: Trồng và sản xuất các loại cỏ để phục vụ chăn nuôi và cung cấp giống ra thị trường. Chăn nuôi một số động vật như: Hươu Sao, lợn rừng, ngựa bạch, trong đó: • Chăn nuôi hươu: Đây là hai đối tượng được nuôi sớm ở trại, hiện trại có 10 con hươu. Đàn hươu được nuôi nhốt trong chuồng có sân vận động, mục đích sản xuất con giống và lấy nhung. • Hiện trại có 250 con lợn, có 3 đực giống, 25 lợn nái sinh sản, 8 lợn nái hậu bị, còn lại là lợn con theo mẹ, lợn con cai sữa và lợn choai. Mục đích nuôi đàn lợn chủ yếu là nghiên cứu, sản xuất con giống và bán lợn thịt ra thị trường.
  22. 16 • Chăn nuôi ngựa bạch: Từ tháng 4 năm 2009 trại cho nhập 24 con ngựa bạch về nuôi với mục đích sinh sản, tạo sản phẩm ngựa bạch và cao ngựa bạch cung cấp cho thị trường. • Tổng đàn gà cáy củm là 482 con, được nuôi theo hình thức bán chăn thả. Công tác thú y của trại: Trại chú ý công tác phòng bệnh bao gồm các nội dung: • Hạn chế không cho người ngoài vào trong khu vực chăn nuôi, công nhân được trang bị quần áo bảo hộ lao động. • Chuồng trại được quét dọn sạch sẽ: dọn phân ngày 1 lần, máng ăn được rửa sau khi cho ăn, cống rãnh được khơi thông. • Thường xuyên phun thuốc sát trùng Haniodine 10% với tần suất 1lần/tuần. Khi xung quanh có dịch bệnh xảy ra thì phun thuốc sát trùng Haniodine 10%, Navet-iodine hoặc Benkocid với tần suất 2 ngày/lần. • Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn trong trại. • Đối với ngựa và hươu chưa chú trọng đến công tác tiêm phòng vắc xin do không có vắc xin. Nhờ tiến hành tốt công tác phòng bệnh cho đàn lợn, cho nên trong quá trình sản xuất đã phòng ngừa tốt, không để xảy ra những dịch bệnh trong trại.Đàn gia súc phát triển tốt. 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Tự hào rằng nước ta có ngành chăn nuôi phát triển rất sớm, lại là một trong những cái nôi thuần hoá gia súc đầu tiên. Trải qua hàng ngàn năm dưới tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo các giống gia súc gia cầm đã thích nghi với điều kiện sinh thái, chúng có các đặc điểm di truyền quý giá đó là tận dụng thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, tính chống chịu các bệnh tật tốt, một số giống có khả năng sing sản cao và chất lượng thịt ngon, có giá trị dược liệu.
  23. 17 Với chương trình Quốc gia bảo tồn nguồn gen động vật nuôi Việt Nam, chúng ta đã thu thập được số liệu về giống vật nuôi truyền thống được nuôi ở các vùng miền, trong đó có nhiều nhiều giống gia cầm số liệu đã được đưa vào các danh mục giống như: Đàm Thị Thu Trà (2014) [1] đã tiến hành điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng.cho thấy: Gà Cáy Củm đã được nuôi từ lâu đời tại xã Đức Xuân (huyện Hòa An) và xã Lưu Ngọc (huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng) và rải rác tại một số xã thuộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), Gà Cáy Củm là một giống gà ngoại hình đẹp, đuôi cụp, lông màu đa sắc, da vàng, phẩm chất thịt thơm ngon, mang hương vị đặc trưng, khả năng đề kháng bệnh rất cao, được người dân coi đây là giống gà quý của địa phương, gà Cáy Củm có khối lượng trưởng thành chỉ có 1,3 -1,5 kg ở gà mái, con trống 1,6 - 1,8 kg, có con mái khối lượng 1,1 kg đã đẻ trứng. Khối lượng trứng trung bình 54 g. Chất lượng trứng nhiều lòng đỏ mùi thơm, ngon rất hấp dẫn, thịt gà giòn hơn gà Ri, thịt ngọt đậm hơn và đặc biệt khi mổ, không có phao câu. Màu lông chủ yếu 01 ngày tuổi con mái màu vàng, con trống màu nâu đen, màu thẫm, sau 01 tuần tuổi con mái màu vàng có sọc nâu thẫm, con trống màu tía đen pha đỏ thẫm, lông đuôi cụp. Giống gà quý, người dân dùng để cho, tặng và quà biếu. Theo Trần Long và cs (1994) [2], tỷ lệ nuôi sống của gà Ri giai đoạn gà con (0 - 6 tuần tuổi) đạt 93,3 %. Ở tuổi trưởng thành con trống nặng từ: 1,5 - 2 kg, con mái nặng từ 1,1 - 1,6 kg; sản lượng trứng từ: 70 - 90 quả/mái/năm, khối lượng trứng từ 45 - 50g; gà Ri đẻ quả trứng đầu tiên lúc 113 ngày tuổi lúc khối lượng mái 1058, tỷ lệ đẻ bình quân từ 19 - 32 tuần tuổi là 36,69 % đạt 36,34 quả/mái; ở 18 tuần tuổi gà trống nặng 1675,56 g, gà mái nặng 1247,33 g. Hồ Xuân Tùng (2009) [3] Khi nghiên cứu về năng suất và chất lượng thịt của gà Ri và gà Ri lai (¾ LP, ¼ Ri), các tác giả đã kết luận: Khối
  24. 18 lượng sống, thịt móc hàm, thân thịt, thịt ngực và thịt đùi ở gà Ri lai lúc 11 tuần tuổi (lần lượt là 1479,17; 1140,00; 1019,17; 84,01 và 110,75 g) là cao hơn rất rõ ràng (P < 0,01) so với gà Ri (tương ứng là 1016,67; 784,17; 688,33; 49,20 và 70,13 g). Chất lượng thịt của gà Ri lai đảm bảo chất lượng tốt và tương đương gà Ri, tuy nhiên thịt gà Ri lai mềm hơn so với thịt gà Ri. Giá trị pH 24, màu sáng (L) và độ mềm thịt ngực ở gà Ri là 5,77; 48,52 và 2,15 kg; ở gà Ri lai lần lượt tương ứng là 5,83; 49,62 và 1,73 kg.Sử dụng gà Ri lai có thể làm tăng năng suất thịt so với gà Ri mà không làm ảnh hưởng đến chất lượngthịt. Theo Bùi Đức Lũng và cs (1994) [4] gà Mía có tỷ lệ nuôi sống rất cao: 97 - 98 %, khối lượng trưởng thành lúc 24 tuần tuổi: mái 2778 g, trống 3675 g, cao gấp 1,5 lần gà Tam Hoàng và 2 lần so với gà Ri. Điểm uốn sinh trưởng xảy ra lúc 14 tuần tuổi khi gà trống đạt 2175 g, mái 1840 g, tiêu tốn thức ăn đến 15 tuần tuổi: Trống 2,63 kg/kg tăng trọng, mái 2,7 kg/kg tăng trọng. Tuổi đẻ quả trứng đầu: 174 ngày. Sản lượng trứng 6 tháng đẻ đầu đạt 55 quả/mái. tỷ lệ phôi/trứng ấp đạt 91,5%, nở/phôi 90,81 %, nở/tổng trứng ấp 83,12 %. Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [5] cho biết: Khối lượng gà Hồ trưởng thành (24 - 36 tuần tuổi) trống 4570 121,12 g; mái 3250 164,58 g, gà mái đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa 10 - 15 trứng, sản lượng trứng 40 - 60 quả/mái/năm, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 75 - 80 %, khối lượng trứng 53,5 0,57 g. Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [5] cho biết: Đặc điểm ngoại hình: gà Ác tầm vóc nhỏ, lông xước tơ màu trắng truyền nhưng da, thịt, xương, mỏ và chân đen, trống có mào cờ nhỏ, đỏ nhạt, tích màu xanh, chân có lông và có 5 ngón (ngũ chảo) một số ít không có lông chân và chỉ có 4 ngón. Sức sống: Từ 1 - 56 ngày tuổi, nuôi sống 88,3 %, sau đó ổn định không hao hụt; Sinh trưởng: Có khối lượng nhỏ, lúc 16 tuần tuổi con trống đạt 724,62 g, con mái 565,05 g; Chất lượng thịt: Các loại axit amin trong thịt gà ác cao hơn gà ri, trừ protin; Sinh sản: Tuổi đẻ trứng đầu ở quần thể là 121 ngày, cá thể là 113 ngày. Sản lượng trứng đẻ trong năm đầu từ 23 - 38 tuần tuổi, ở quần thể 91,29
  25. 19 quả, cá thể 95,3 quả. Trứng có khối lượng nhỏ: 29,56 g, tỷ lệ phôi 94,5 %, tỷ lệ nở bằng máy thấp: 63,7 %, ấp tự nhiên: 80 -90 %. Ngoài ra các giống gà nội khác cũng đã được điều tra nghiên cứu và có kế hoạch khôi phục phát triển số lượng: Gà Tàu, gà Tre, gà Văn Phú Bùi Đức Lũng và cs (2004) [6] cho biết: Khối lượng bình quân gà đông tảo trống mái lúc 60 ngày tuổi đạt 1.700 - 1.800g/con, lúc 140 ngày (trưởng thành) trống 3.200 - 3.400 g/con, mái 2.300 - 3.000 g/con, tỷ lệ nuôi sống lúc 60 ngày tuổi là 80 - 90 %, Sản lượng trứng: 55 - 65 trứng/mái/năm, khối lượng trứng 52 - 62 g/quả. Tuổi đẻ trứng đầu: 200 - 215 ngày, tỷ lệ trứng có phôi 85 - 90%, tỷ lệ trứng nở/trứng ấp 60 -70 %. cùng với gà mía, gà Đông Tảo hiện nay đang được đưa vào chương trình nuôi giữ giống và có tác động các biện pháp khoa học kỹ thuật di truyền giống nhằm chọn lọc nhân thuần phát triển số lượng. Trong thời gian qua chúng ta đã nhập nội và đưa vào sản xuất một số giống gà lông màu, gà công nghiệp hướng trứng và hướng thịt có năng suất và chất lượng cao, đã và đang được thị trường chấp nhận. Chọn lọc dòng gà Ai Cập có năng suất trứng/ mái/ 72 tuần tuổi đạt 209 quả, tỷ lệ phôi đạt 96,9%, chất lượng trứng thơm ngon. Hiện nay gà Ai Cập là giống gà được thị trường gà trứng ưa chuộng và được sử dụng làm mái nền phối giống với gà trống chuyên trứng tạo gà lai thương phẩm có năng suất, chất lượng trứng cao đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Từ các giống gà nhập nội, gà nội đã tạo được các tổ hợp lai gà thịt lông màu, có tỷ lệ nuôi sống đạt 95- 98%, ở 63 ngày tuổi khối lượng lúc giết thịt đạt 1,9- 2,0kg/con. Hai tổ hợp lai gà trứng chất lượng cao như Goldline x Ai Cập (GA); NewHampshire x Ai Cập (NA) và hai tổ hợp lai gà nội thịt- trứng gồm Đông Tảo x R1 và Ai Cập x Ri vàng rơm. Nhìn chung tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm ở nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thể hiện ở sự đa dạng
  26. 20 về giống, năng suất và sản lượng. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Sự tăng nhanh về dân số dẫn đến nhu cầu về thực phẩm cũng tăng, các thành tựu về công tác giống dần lấn át trong chăn nuôi động vật nông nghiệp, những nhà nghiên cứu về chăn nuôi phần lớn chỉ giành sự quan tâm cho một số giống, loài cải tiến có giá trị kinh tế cao vô tình đã lãng quên những giống địa phương giá trị kinh tế thấp đây là nguyên nhân dẫn đến một số giống vật nuôi truyền thống của một số địa phương đã dần biến mất và có nguy cơ tuyệt chủng. Từ những năm 1970 chương trình bảo vệ các giống vật nuôi quý hiếm được bắt đầu tại nước Anh với sự ra đời của tổ chức RBST (Rare Breeds Survival Trusr). Theo Lê Viết Ly (1994) [7] cho biết: Tổ chức này hỗ trợ tài chính cho các công viên nuôi các loài động vật hiếm. Sau đó là hoạt động của Hội chăn nuôi châu Âu. Qua điều tra đã thống kê được 240 giống gia súc có nguy cơ biến mất. Tài nguyên về các giống gia cầm đã được tiến hành điều tra sau đó tại Canada. Theo tài liệu của Đoàn Xuân Trúc và cs (1993) [8] cho biết Pháp là một trong những nước nuôi nhiều gà lông màu chất lượng cao nhất thế giới và cũng là nước đứng đầu về tiêu thụ nhiều thịt gà thả vườn. Năm 1996, số lượng gà Label rouge ở Pháp là 90 triệu con, sản xuất trên 133.000 tấn thịt (đã giết mổ) chất lượng cao, chiếm 20 % sản lượng thịt gà và trên 10% tổng sản lượng thịt gia cầm. Hiện nay, Pháp có trên 20 tập đoàn chuyên sản xuất thịt gà chất lượng cao, bao gồm trên 6000 chủ trang trại hay hợp tác xã chuyên nuôi gà Label rouge, có khoảng 60 trại ấp trứng, 120 nhà máy sản xuất thức ăn, 110 nhà máy giết mổ và chế biến thịt. Sản phẩm thịt gà chất lượng cao của nước này được tiêu thụ chủ yếu trong nước, chỉ khoảng 5 - 6% dành cho xuất khẩu. Roberts J. A (1991) [24] nghiên cứu khả năng sinh trưởng và di truyềncủagà chănthảchothấy,nuôigàchănthảthìđầutưthấp,sảnphẩmcủachúngcung
  27. 21 cấptiêudùngtạichỗtronggiađìnhvàđượcbánbuôntrởthànhnguồnthunhập cho các hộ gia đình. Năm 1996, số lượng gà lông màu chất lượng cao ở Pháp là 90 triệu con, sản xuất trên 133.000 tấn thịt (đã giết mổ) chiếm 20 % sản lượng thịt gà và trên 10% tổng sản lượng thịt gia cầm. Tại Pháp có trên 20 tập đoàn chuyên sản xuất thịt gà chất lượng cao, bao gồm trên 6.000 chủ trang trại hay hợp tác xã chuyên nuôi gà lông màu, có khoảng 60 trại ấp trứng, 120 nhà máy sản xuất thức ăn, 110 nhà máy giết mổ và chế biến thịt. Sản phẩm thịt gà chất lượng cao của nước này được tiêu thụ chủ yếu trong nước, chỉ khoảng 5 - 6 % dành cho xuất khẩu. Các nước có ngành chăn nuôi gia cầm nổi tiếng trên thế giới luôn ứng dụng công nghệ di truyền hiện đại để chọn tạo các dòng gà có năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người chăn nuôi. Pháp là một trong những nước tạo ra nhiều giống gà thả vườn để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi gà thả vườn: + Công ty Shave tạo ra các giống gà Troicbro: có sức chịu nóng và chịu ẩm độ cao, lông màu nâu, chân vàng. Công ty còn tạo ra giống Redbo: lông màu đỏ, ngoại hình đẹp, da và chân đều vàng. + Năm 1978, hãng Sasso đã tiến hành nhân giống, chọn lọc, lai tạo ra giống gà Sasso gồm 18 dòng gà trống và 6 dòng gà mái với mục đích sử dụng khác nhau. Giống gà này có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon. Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình khoa học sử dụng mt DNA của các đối tượng khác nhau làm đối tượng nghiên cứu. Từ giữa năm 1980 trở lại đây ngày càng có nhiều nhà khoa học, các tổ chức quan tâm và hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn nguồn gen vật nuôi. Nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ ra đời ở các nước, các khu vực dẫn đến sự ra đời của tổ chức quốc tế các giống hiếm RBI (Rare breeds
  28. 22 International) liên kết bảo tồn nguồn gen vật nuôi các Quốc gia. Hàng loạt Hội thảo Quốc tế về bảo tồn giống động vật được tổ chức ở nhiều nơi, thống nhất chương trình hành động và đặt ra mục tiêu nhiệm vụ cho chương trình bảo tồn nguồn gen động vật. Mặt trái của sự phát triển nền sản xuất công nghiệp của thế kỷ XX đã lộ rõ, nhân loại có những bước đi, những hoạt động tích cực nhằm hạn chế sự suy thoái, huỷ hoại môi trường do nền sản xuất công nghiệp gây ra. Như vậy việc ra đời RBI, việc thiết lập ngân hàng di truyền động vật ở Hanover cho các nước châu Âu, ngân hàng tư liệu tại Rome cho khu vực các nước đang phát triển do FAO thành lập và nhiều hoạt động khác. Bên cạnh đó khuynh hướng muốn trở lại thiên nhiên. Một bầu không khí trong lành không ô nhiễm, nước uống sạch, ra sạch, thịt sạch đang là mục đích phấn đấu của các Quốc gia trên thế giới. Vấn đề thịt sạch được hiểu là không có các chất tàn dư có hại cho sức khỏe con người. Công ty Kabir chickens L. td Israel sử dụng trống GGK lai gà mái K277 tạo con lai thương phẩm ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2460 gam, tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng là 2,28 kg. ỞIsrael,CôngtyKabirđãtạoragiốnggàKabirtừconlaicủagiốnggà địa phương Sinai có sức chịu nóng cao với gà Whiter Leghorn, Plymouth.Hiện nay, công ty Kabir đã tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màutrong đó có 13 dòng nổi tiếng bán ra khắp thế giới là dòng trống K100, K100N,K400, K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K44, K25, K123(Lông trắng) và K156 (Lôngnâu). Kabir chickens L. td Israel (1999) [25] sử dụng trống GGK xmái K277 tạo con thương phẩm ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2460 g, tiêu tốnthức ăn/kgtăngkhốilượnglà2,28kg
  29. 23 +HãngISAđãlaitạoragiốnggàS457nuôithảvườnrấttốt,lôngmàu vànghoặctrắngnâuchânvàng,hãngHubbardISAPhápnăm2002đãsửdụng trốngdòngS44xmáidòngJA57tạoconlaiở63ngàycókhốilượngcơthể 2209 g,tiêutốnthứcăn/kgtăngkhốilượng2,24-2,30 kg. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đàn gà Cáy Củm sinh sản 3.2. Điạ điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: Chi nhánh NCPT động thực vật bản địa - Công ty Khai khoáng miền núi. Thời gian: Từ 18/05/2018 đến 18/11/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Công tác phục vụ sản xuất - Tham gia công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà Cáy Củm sinh sản. - Tham gia công tác thú y: Vệ sinh thú y, tiêm phòng, điều trị các bệnh xảy ra trong cơ sở chăn nuôi. - Tham gia các công tác khác: Sản xuất và chế biến thức ăn, tu bổ chuồng trại, các hoạt động khác của cơ sở chăn nuôi 3.3.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng Tonic Vit C trong khẩu phăn ăn gà Cáy Củm sinh sản - Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Tonic Vit C trong khẩu phần ăn gà Cáy Củm sinh sản tại chi nhánh chăn nuôi động thực vật bản địa Thái Nguyên. - Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Tonic Vit C trong khẩu phần ăn của gà Cáy Củm sinh sản 3.3.3. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi chăn nuôi gà Cáy Củm tại Thái Nguyên.
  30. 24 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả sử dụng của chế phẩm Tonic VitC trong khẩu phần ăn của gà Cáy Củm Áp dụng phương pháp theo dõi, đánh giá trực tiếp trên các lô thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.1. Bảng 3.1.Sơ đồ bố trí thí nghiệm Stt Diễn giải Lô TN Lô ĐC 1 Số lượng (con) 100 100 Sử dụng chế phẩm Tonic 2 Yếu tố thí nghiệm Không sử dụng Vit C trong kp ăn 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi - Năng suất trứng gà thí nghiệm - Chất lượng trứng gà thí nghiệm - Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của gà thí nghiệm. - Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng của gà thí nghiệm. - Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm. 3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 3.4.3.1. Phương pháp theo dõi đánh giá khả năng sinh sản của gà Cáy Củm - Tỷ lệ đẻ: Hàng ngày đếm chính xác số lượng trứng đẻ ra và số gà mái đang nuôi. Tỷ lệ đẻ được xác định bằng công thức: Số trứng đẻ ra (quả) Tỷ lệ đẻ (%) = x 100 Số gà mái có mặt trong tuần (con) - Năng suất trứng (NST): Là số trứng đẻ ra trên số gà mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. NST được tính theo công thức: Số trứng đẻ ra trong tuần (quả) NST (quả/mái/tuần) = Số gà trung bình trong tuần (con)
  31. 25 Khối lượng trứng: Cân trứng qua các gia đoạn đẻ khi đàn dạt tỷ lệ đẻ 30%; 50%, đẻ đỉnh cao và lục 38 tuần tuổi, mỗi giai đoạn cân vào mọt ngày, giờ quy định, cân từng quả bằng cân có độ chính xác ± 0,05 gam. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng: + Khối lượng trứng, lòng đỏ, lòng trắng, vỏ trứng được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 0,01 gam Khối lượng lòng đỏ (g) Tỷ lệ lòng đỏ (%) = x 100 Khối lượng quả trứng (g) Khối lượng lòng trắng (g) Tỷ lệ lòng trắng (%) = x 100 Khối lượng quả trứng (g) Khối lượng vỏ (g) Tỷ lệ vỏ (%) = x 100 Khối lượng quả trứng (g) + Độ dày vỏ: Đo bằng thước Palme với độ chính xác 0,01 mm, đo tại 3 vị trí: Đầu lớn, đầu nhỏ và xác đạo (trung tâm). + Đơn vị Haugh: Là chỉ số của mối liên hệ giữa chiều cao của lòng trắng đặc và khối lượng trứng, được tính theo công thức của Haugh R (1930): Hu = 100 log (H-1,7 W0,37 + 7,6) Trong đó: H là chiều cao lòng trắng đặc (mm) W là khối lượng trứng (g) + Màu sắc lòng đỏ xác định bằng quạt so màu Roche. 3.5. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của nuôi gà Cáy Củm * Khả năng thu nhận thức ăn/ngày của gà sinh sản Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân. Ghi chép sổ theo dõi để tính lượng thức ăn thu nhận cho cả đàn trong từng tuần tuổi và cả kỳ thí nghiệm.
  32. 26 - Lượng thức ăn thu nhận được tính theo công thức như sau: Lượng thức ăn thu nhận Thức ăn cho vào (g) – Thức ăn thừa (g) = (g/con/ngày) Số gà trong lô (con)
  33. 27 * Hiệu quả sử dụng thức ăn Trong giai đoạn đẻ trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra. Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính theo công thức: Lượng TATN (kg) Hiệu quả sử dụng TĂ = Số trứng đẻ ra x 10 (kg TA/ 10 quả trứng) (quả) * Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể Trên cơ sở lượng thức ăn tiêu thụ của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, đơn giá của từng loại thức ăn, tổng khối lượng gà tăng trong từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, tính toán chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm theo công thức: Tổng CPTA trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm (đ) Chi phí TA/kg tăng KL (đồng) = Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)
  34. 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Công tác phục vụ sản xuất 4.1.1.Kết quả công tác chăn nuôi tại cơ cở Trong quá trình thực tập ở trại, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Trần Văn Phùng và cô giáo TS Bùi Thị Thơm và cán bộ ở trại, các bạn sinh viên cùng khóa thực tập và cùng với sự cố gắng của bản thân. Em đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau: * Công tác chuẩn bị chuồng trại: • Công tác chuẩn bị chuồng gà - Chuồng nuôi với tường cứng, độ thông thoáng tốt. Thiết kế cửa sổ, cửa ra vào tốt nhất về lợi dụng ánh sáng và độ thông thoáng tự nhiên. Chuồng nuôi được che chắn vào những thời điểm có gió lùa, nhiệt độ xuống thấp, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát mùa hè. - Nhiệt độ: Các lô thí nghiệm được che chắn và có hệ thống cung cấp nhiệt vào những thời điểm nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1 - 10 ngày tuổi dưới chụp sưởi là 30 - 33°C. - Máng ăn, máng uống: Giai đoạn 1 - 10 ngày tuổi sử dụng khay ăn: khay ăn tiêu chuẩn 50 gà/ khay, cho uống bằng máng gallon (50 gà/máng). Giai đoạn 14 ngày tuổi trở đi thay bằng máng ăn treo tròn với 2 cm/gà, cho uống bằng máng uống với 1 cm/gà. - Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 12 - 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn được quét vôi. Sau đó được tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Han – iodine 10% - Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: Khay ăn, máng ăn, máng uống đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng Han-iodine 10% trong vòng 20 phút và phơi nắng trước khi vào chuồng nuôi.
  35. 29 Trước khi nhập gà về nuôi, chuồng đã được để trống từ 10 – 15 ngày và được quét dọn sạch sẽ bên trong, bên ngoài, lối đi, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, tường nhà và vách ngăn được quét vôi, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Han – iodine 10%. Tất cả các dụng cụ như: khay ăn, máng uống, bóng điện đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi. Ngoài ra, phải quây bạt kín quanh chuồng nuôi, trải đều trấu trên mặt sàn và chuẩn bị đèn úm. * Công tác chọn giống: Trong chăn nuôi, khâu chọn giống có ý nghĩa rất lớn và hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Gà con được chọn phải đảm bảo các tiêu chí sau: + Hoạt động khỏe mạnh, biểu hiệu bình thường. + Chân thẳng đứng, ngón thẳng. Hai mắt sáng, mỏ thẳng và khép kín. + Lông khô và bóng mượt. Màu sắc đặc trưng, bình thường của giống. + Khối lượng kích thước bình thường theo yêu cầu của từng giống, dòng. + Bụng thon gọn, mềm, rốn khô, khép kín hoàn toàn, lỗ huyệt bình thường. *Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà và khả năng sản xuất của từng giống mà áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp. • Giai đoạn úm gà con (1 – 4 tuần tuổi): Khi chuyển gà con về chúng tôi tiến hành cho gà vào quây và cho gà uống nước ngay. Nước uống cho gà phải sạch và pha B.Complex + vitamin C + đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt sau 2 – 3h mới cho gà ăn bằng khay. Trong giai đoạn này nhiệt độ trong quây úm luôn đảm bảotừ 32 - 35°C sau đó nhiệt độ giảm dần theo tuổi của gà và khi gà lớn nhiệt độ củagà là 22°C. Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Thường xuyên theo dõi đàn gà, điều chỉnh chụp sưởi để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho gà. Trường hợp nếu gà tập trung đông, tụ dưới chụp sưởi là
  36. 30 hiện tượng gà thiếu nhiệt cần hạ thấp chụp sưởi, hoặc tăng bóng điện. Còn trường hợp gà tản ra chụp sưởi ra xa xung quanh quây úm là hiện tượng nhiệt độ trong quây úm quá cao, cần nâng cao chụp sưởi. Khi thấy gà con tản ra đều trong quây úm là nhiệt độ trong quây úm thích hợp, Khi quây úm gà thì máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo tuổi gà. Ánh sáng chuồng nuôi phải đảm bảo cho gà hoạt động bình thường. • Giai đoạn gà con (4 –16 tuần tuổi) Giai đoạn này gà sinh trưởng với tốc độ nhanh, ăn nhiều do vậy cần phải cung cấp cho gà đầy đủ thức ăn, nước uống, gà được ăn tự do. Thức ăn phải luôn sạch sẽ, mới để kích thích cho gà ăn nhiều, máng phải được cọ rửa và thay nước thường xuyên, thay nước ít nhất 3 lần/ngày. Theo dõi thường xuyên, nắm rõ tình hình sức khỏe của đàn gà để kịp thời phát hiện và chữa trị những con ốm, bị bệnh. 4.1.2. Công tác thú tại cơ sở Công tác vệ sinh phòng bệnh: Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống. Trước khi vào khu vực chuồng nuôi phải thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng, đen khẩu trang, đội mũ chuyên dụng Sát trùng chuồng trại trước khi đưa gà vào chuồng nuôi và sau khi xuất chuồng. Khi có thời gian ngắn trống chuồng thì thực hiện công tác, vệ sinh quét dọn, tẩy uế, sát trùng, quét vôi, rắc vôi trước khi nuôi đợt gà mới. Sát trùng chuồng trại định kỳ 2 lần/ tuần trong suốt quá trình nuôi, và 1 lần. tuần đối với môi trường bên ngoài chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng vetvaco-iodine hoặc rắc vôi bột. Sát trùng chuồng trại khi xung quanh có dịch bệnh đe dọa, khi trong trại có dịch bệnh và sau khi khỏi dịch bệnh. Sát trùng chuồng trại trước và sau khi chủng ngừa vaccine 1 – 2 ngày. Vì chủng ngừa vaccine chính là đưa mầm bệnh vào cơ thể gà, vậy nên nếu như môi
  37. 31 trường bên ngoài có quá nhiều mầm bệnh thì nguy cơ phát bệnh sau khi chủng ngừa là rất cao hoặc khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sẽ bị hạn chế. Do đó việc vệ sinh và phun thuốc sát trùng vào chuồng trước và sau khi chủng ngừa vaccine là việc rất cần thiết và sẽ giúp cho việc chủng ngừa đạt hiệu quả cao. Công tác tiêm phòng cho đàn gà của trại: Phòng vắc-xin cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn trước dịch bệnh, cho gà uống nước đường Glucoza và Bcomplex để tăng cường sức đề kháng cho gà. Vaccine được pha để nhỏ mắt, mũi hay uống tùy thuộc vào phương pháp sử dụng do nhà sản xuất vắc-xin khuyến cáo. Chúng tôi sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà theo lịch phòng bệnh như sau: Cùng cán bộ, nhân viên trong trại thực hiện tiêm phòng cho đàn gà theo lịch quy định. Bảng 4.1. Lịch dùng vaccine cho gà Cáy củm Ngày tuổi Loại vaccine, sản phẩm Liều lượng, cách dùng Lasota lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt 7 Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 3 giọt Lasota lần 2 Nhỏ mắt1 giọt 21 Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 3 giọt 45 Newcastle H1 Tiêm dưới da màng cánh Ký sinh trùng đường máu ghép 64 - 70 Marcoc - ecoli e.coli ghép hen ghép cầu trùng Ký sinh trùng đường máu ghép 90 - 112 Marcoc - ecoli e.coli ghép hen ghép cầu trùng
  38. 32 4.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Kết quả Số lượng Nội dung công việc Số lượng (con) Tỷ lệ (%) khỏi bệnh Chăm sóc, nuôi dưỡng An toàn Gà cáy củm sinh sản 100 100 100,00 Gà cáy củm thịt 200 200 200.00 Phòng bệnh bằng vaccine An toàn Newcastle +IB 300 300 100,00 Gumboro 300 300 100,00 Newcastle 300 300 100,00 Cúm gia cầm 300 300 100,00 Điều trị bệnh Khỏi Bệnh Cầu trùng (con) 45 41 91.11 Bệnh CRD (con) 72 63 87,50 Bệnh đầu đen (con) 94 83 88,30 Công tác khác An toàn Sát trùng chuồng trại (lần) 52 52 100,00 Từ bảng 4.1 và 4.2 có thể thấy chúng tôi đã thực hiện phòng bệnh theo đúng quy trình và đạt yêu cầu. Tuy nhiên do thời tiết khí ở xã Tức Tranh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên rất khắc nghiệt nên không thể tránh khỏi những rủi ro minh chứng là việc điều trị bệnh chưa được ở mức tuyệt đối khi tỉ lệ chữa khỏi của bệnh đầu đen là 88,30%, bệnh CRD là 87,50%, bệnh cầu trùng là 91,11%.
  39. 33 4.1.4. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà: Trong quá trình thực tập tại cơ sở, gà thường mắc các bệnh sau: + Bệnh đầu đen: Trạng thái và triệu chứng bên ngoài: + Ủ bệnh 1-4 tuần + Gà ủ rũ, rúc đầu vào nách cánh, đứng dạng rộng chân, xã cánh, lông xù, bỏ ăn, sốt cao 43 – 44°C, mắt nhắm nghiền, run rẩy, co giật, chết về đêm. • Bệnh tích: + Manh tràng phồng to, chất chứa có nhiều máu loãng như máu cá hoặc màu vàng nâu giống như bệnh Cầu trùng, sau đó chuyển sang có màu vàng xám, thành manh tràng rắn chắc. + Có trường hợp manh tràng dính chặt vào nhau. + Gan sưng to gấp 2 -3 lần, viêm xuất huyết. hoại tử, lúc đầu có các đốm đỏ thẫm làm cho bề mặt gan như mặt đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoaại tử màu trắng, hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của bệnh Marek. • Điều trị: + Phác đồ 1: Methocin-Tri: cho uống 1ml/8-12kg TT liên tục 3-5 ngày. Para-c 16%: 2g/2 lít nước, dùng liên tục trong 3-5 ngày. Doxylin: 1g/1.5 lít nước dùng liên tục trong 3-5 ngày. Bio-Fortec: 1ml/ 1 lít nước, dùng liên tục 5-7 ngày. + Phác đồ 2: Bio-Trimetone: cho uống 1g/15kg TT liên tục 3-5 ngày. Para-c 16%: 2g/2 lít nước, dùng liên tục trong 3-5 ngày. Doxylin: 1g/1,5 lít nước dùng liên tục trong 3-5 ngày. Bio-Fortec: 1ml/ 1 lít nước, dùng liên tục 5-7 ngày. + Bệnh viêm đường hô hấp cấp mãn tính ở gà (CRD, hen gà)
  40. 34 Nguyên nhân: Bệnh do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Các yếu tố tác động gây nên bệnh cho gà như: điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, dinh dưỡng kém, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh thú y (chật trội, ẩm thấp) làm cho gà giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Triệu chứng: Gà có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi; thở khò khè, há mồm ra thở; xõa cánh, hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có tiếng rít rất điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng. Bệnh tích: xác gà gầy, nhợt nhạt, khí quản có dịch, niêm mạc có chấm đỏ, phổi nhợt nhạt. Bệnh ghép với E.coli thấy xuất huyết dưới da, lách sưng, ruột xuất huyết. Điều trị: Bắt riêng những con gà có biểu hiện bệnh nặng sang chuồng khác để cách ly và tiến hành điều trị D.T.C VIT 10g/50kg TT, B.Complex 7g/20 lít nước, cho gà uống liên tục trong 5 ngày. + Bệnh cầu trùng (Coccidiosis ): Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do 9 loại Coccidia gây ra. Chúng ký sinh ở tế bào biểu mô ruột. Triệu chứng: Tùy theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh mà có những triệu chứng bệnh khác nhau. Cầu trùng ruột non: Bệnh thường ở thể nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là gà ủ rũ, lông xù, cánh rũ, chậm chạp, phân màu đen như bùn, lẫn nhầy, đôi khi lẫn máu; gà gầy, chậm lớn; chết rải rác kéo dài, tỷ lệ chết thấp. Mổ khám thấy tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm, trên bề mặt thấy các ổ tròn xám. Điều trị: BM-ANTIALECCID: Liều 10g/8 lít nước uống hoặc 10g trộn vào thức ăn cho 40-50 kg TT gà/ ngày. Cho gà uống liên tục trong 3 - 5 ngày sau đó nghỉ 2 ngày cho uống tiếp 3 ngày thì gà khỏi bệnh.Sau đó sử dụng liều phòng 2 ngày dùng thuốc 3 ngày
  41. 35 nghỉ. Để chống chảy máu, chúng tôi dùng gluco K- C liều 25g/lít nước uống. 4.1.5.Một số công tác khác Ngoài công tác chăm sóc đàn gà, em còn tham gia một số công tác khác ở trại như: • Tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh. • Chọn lọc và phân loại trứng thương phẩm. • Tham gia cải tạo khu vực đất trồng rau xanh, trồng chuối, trồng ngô • Chăm sóc những đàn gà không thuộc đàn gà thí nghiệm. • Chăn đàn lợn thịt của trại. 4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu 4.2.1. Kết quả theo dõi khả năng sản xuất của gà Cáy Củm Bảng 4.3. Kết quả khối lượng trứng, khối lượng gà ở các giai đoạn gà đẻ(g) Lô TN Lô ĐC Khối Khối Khối Khối lượng Chỉ tiêu lượng gà lượng gà lượng trứng (gr) (kg) (kg) trứng (gr) ( X m ) (TB) X (TB) ( m ) Tỷ lệ đẻ đạt 5% 2,25 42,12 2,3 2,23 42,0 3,0 Tỷ lệ đẻ đạt 30% 2,52 43,21 2.5 2,45 43,2 2,1 Tỷ lệ đẻ đạt 50% 3,10 43,23 2,1 3,02 43,2 2,0 Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao 2,72 46,2 3.2 2,7 45,8 2,7 38 tuần tuổi 3,23 45,12 2,2 3,20 45,12 2,0 Bảng 4.3 thể hiện sự khác biệt giữa khối lượng trứng, khối lượng gà đẻ qua các giai đoạn của 2 lô TN và ĐC. Ở lô TN khối lượng gà đẻ trung bình đạt từ 2,25 kg đến 3,2 kg, còn ở lô
  42. 36 ĐC khối lượng gà đẻ đạt từ 2,23 đến 3,20 kg. Ta có thể dễ dàng nhận thấy khối lượng trứng ở lô TN qua các giai đoạn đều cao hơn so với lô ĐC, đều này cho thấy khi được bổ sung thêm chế phâm Tonic Vit C ở lô TN tuy giúp tăng khối lượng gà nhưng khối lượng trứng được tăng khá đáng kể. Ngoài ra, chúng tôi còn theo dõi tỷ lệ đẻ của gà Cáy củm sinh sản ở 2 lô qua bảng 4.4a và 4.4b Bảng 4.4a. Kết quả tỷ lệ đàn gà đẻ lô TN (%) Tỷ lệ đẻ Năng suất trứng Tỷ lệ trứng giống Tuần tuổi n (con) (%) (quả/mái/tuần) (%) ( X ) ( ) ( ) 20 100 5,0 0,4 0 21 100 6,3 0,4 0 22 100 10,0 0,7 20 23 100 11,3 0,8 35 24 100 12,5 0,9 50 25 100 13,8 1,0 50 26 100 18,8 1,3 58 27 100 20,0 1,4 80 28 100 33,8 2,4 85 29 100 48,8 3,4 86 30 100 51,3 3,6 88 31 100 53,8 3,8 90 32 100 56,3 3,9 92 33 100 57,5 4,0 95 34 98 60,0 4,2 93 35 98 60,0 4,2 95 36 98 57,7 4,0 94 37 95 56,4 3,9 96 38 95 57,9 4,1 97 Trung bình 36,36 2,54
  43. 37 Bảng 4.4b.Kết quả tỷ lệ đàn gà đẻ lô ĐC (%) Tỷ lệ đẻ Năng suất trứng Tỷ lệ trứng giống Tuần tuổi n (con) (%) (quả/mái/tuần) (%) ( X ) ( ) ( ) 20 100 5,0 0,4 0 21 100 6,3 0,4 0 22 100 10,0 0,7 20 23 100 11,3 0,8 35 24 100 12.0 0,9 50 25 100 13,8 1,0 50 26 100 18,2 1,2 55 27 100 19,0 1,3 70 28 100 32,2 2,3 79 29 100 48,0 3,4 86 30 100 49.9 3.5 86 31 98 52,8 3,7 89 32 98 54,0 3,8 90 33 98 57,5 3,9 95 34 97 60,0 4,1 93 35 96 60,0 4,1 95 36 96 56.3 4,0 96 37 92 56,4 3,9 94 38 90 55,6 3,9 95 Trung bình 35,7 2,49 So sánh giữa 2 bảng 4.4a và 4.4b ta có thể thấy tỉ lệ chết ở lô ĐC cao hơn lô TN ( tỉ lệ chết ở lô ĐC là 10% và lô TN là 5%), điều này cho thấy khi được bổ sung chế phẩm Tonic Vit C thì gà có sức đề kháng tốt hơn, giảm thiểu các tác nhân có hại từ môi trường, khí hậu giảm thiểu bệnh tật Ngoài ra,năng suất trứng trung bình ở lô TN cũng cao hơn (2,54 so với 4,49) Tỷ lệ trứng giống của lô TN cũng cao hơn qua các tuần Qua đây ta thấy được khi sử dụng chế phẩm Tonic Vit C giúp tăng tỉ lệ đẻ, tăng tỉ lệ phôi, tăng năng suất trứng của gà mái.
  44. 38 Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm Chúng tôi đã so sánh khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của 2 lô TN và ĐC dưới đây qua bản 4.5 : Bảng 4.5. Khả năng tiêu thụ và chuyển hoá thức ăn của gà Cáy Củm sinh sản Lô TN Lô ĐC Tiêu thụ T/ă Tiêu tốn thức Tiêu thụ T/ă Tiêu tốn thức Tuần bình quân ăn/10 quả bình quân ăn/10 quả tuổi (g/con/ngày) trứng(kg) (g/con/ngày) trứng(kg) 20 0.10 24,00a 0,10 24,01 21 0,10 19,20a 0,10 19,30 22 0,10 12,00 0,10 12,22 23 0,12 10,67 0,12 11,11 24 0,12 9,60 0,12 10,20 25 0,12 8,73 0,12 9,12 26 0,12 6,40 0,12 6,51 27 0.13 6,00 0,13 6,22 28 0,13 3,56 0,13 3,65 29 0,13 2,46 0,12 2,54 30 0,15 2,34 0,15 2,50 31 0,15 2,23 0,20 2,32 32 0,20 2,13 0,20 2,22 33 0,20 2,09 0,20 2,11 34 0,20 2,00 0,20 2,23 35 0,21 2,00 0,21 2,15 36 0,20 2,08b 0,20 2,16 37 0,20 2,13b 0,20 2,20b 38 0,21 2,07b 0,21 2,10b
  45. 39 Chúng tôi đã so sánh khả năng chuyển hóa và tiêu thụ thức ăn của 2 lô bằng cách cho cả 2 lô khối lượng thức ăn giống nhau trong từng tuần tuổi từ 20 TT đến 38 TT thì có được kết quả như sau: Với cùng lượng tiêu thụ thì lượng tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng ở lô TN ít hơn so với lô ĐC và rõ nét nhất là giai đoạn từ 26 đến 33 TT. Qua đây ta có thể thấy chế phẩm Tonic Vit C khi được sử dụng trong khẩu phần của đàn gà lô TN đã giúp nâng cao năng suất tăng hiệu quả làm việc. Tiếp đến, chúng tôi đã theo dõi một số chỉ tiêu về chất lượng trứng ở 2 lô như sau: Bảng 4.6.Chất lượng trứng của gà thí nghiệm lúc 38 tuần tổi Lô TN Lô ĐC Chỉ tiêu theo dõi ĐVT X ( m X ) Cv (%) ( m ) Cv (%) KL trứng g 45,12 2,2 26,71 45,09 2,00 26,79 Chỉ số hình thái D/R 1,31 0,07 29,26 1,31 0,08 29,29 Độ dày vỏ mm 0,32 0,06 10,26 0,32 0,06 10,26 Tỷ lệ vỏ % 9,81 0,03 7,25 9,81 0,03 7,25 Tỷ lệ lòng đỏ % 33,75 0,12 2,21 30,91 0,11 1,99 Tỷ lệ lòng trắng % 57,23 0,32 3,06 56,12 0,30 3,01 Đơn vị Haugh HU 83,45 0,25 1,64 83,63 0,25 1,64 Độ chịu lực kg/cm2 3,95 0,03 4,16 3,64 0,04 4,16 Nhìn vào bản 4.6 ta có thể thấy khối lượng trứng ở lô TN là 45,12 2,2 và của lô ĐC là 45,12 2,00; khá tương đương nhau và đều đạt khối lượng chỉ tiêu. Chỉ số hình thái, độ dày vỏ, tỉ lệ vỏ đều khá tương đồng duy chỉ có tỉ lệ lòng đỏ ở lô TN có phần vượt trội hẳn so với lô ĐC(33,75 so với 30,01). Qua đó ta có thể thấy lô TN khi sử dụng chế phẩm Tonic Vit C đã cải thện được tỉ lệ đỏ trong chất lượng trứng. Từ đây ta có thể kết hợp với những phương án mới để nghiên cứu nhằm tăng chất lượng trứng trong tương lai.
  46. 40 Bảng 4.7.Chi phí thức ăn gà mái đẻ Chỉ tiêu ĐVT Lô TN(TBC) Lô ĐC(TBC) Tiêu tốn TĂ/ 10 quả g 4316,81 4499,09 trứng giống Chi phí TĂ/ 10 quả Đồng 71227,45 74235,11 trứng giống Với đơn giá chi phí thức là 16500 đồng/kg qua bảng 4.7 ta có thể thấy tiêu tốn thức của mà mái đẻ lô TN và lô ĐC từ giai đoạn 0 đến 20 TT là tương đương nhau nhưng chí phí để sản xuất ra 10 quả trứng giống lại khác biệt rõ rệt (ở lô TN chi phí TĂ cho 10 quả trứng giống là 71227,45 đồng thấp hơn 3007,66 đồngsovới lô ĐC 74235,11 đồng) Sử dụng chế phẩm sinh học Tonic Vit C đã giúp giảm thiểu chi phí TĂ thức, nâng cao hiệu quả kinh kế trong quá trình chăn nuôi gà Cáy Củm sinh sản.
  47. 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1.Công tác phục vụ sản xuất Tham gia công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà Cáy Củm. Thực hiện vệ sinh, tiêm phòng điều trị bệnh cho vật nuôi tại cơ sở. Ngoài ra tôi còn tham gia sản xuất và chế biến thức ăn, tu bổ chuồng trại 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Tonic Vit C trong khẩu phần ăn cho gà Cáy Củm sinh sản Việc sử dụng chế phẩm sinh học Tonic Vit C trong khẩu phần của gà Cáy Củm là một biện pháp rất hữu hiệu để nâng khả năng sản xuất của gà Cáy Củm sinh sản. Nó không chỉ làm có tác dụng bổ sung các vitamin, chất điện giải, giảm stress, chống nóng mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh khác rất hiệu quả qua đó nâng cao năng suất của đàn gà sinh sản như tăng tỉ lệ lòng đỏ, tăng năng suất trứng và trứng giống và giảm thiểu được chi phí. 5.2. Đề nghị Từ những kết quả nghiên cứu khảo sát nêu trên. Để bảo tồn phát triển và khai thác nguồn gen gà Cáy Củmcó hiệu quả, cũng như hình thành phát triển nghề chăn nuôi gà Cáy Củm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, ngành chăn nuôi, các địa phương và các nhà nghiên cứucần quan tâm đầu tư nghiên cứu xác định phương thức nuôi phù hợp với giống gà này để vừa đạt được năng suất nhưng giữ được chất lượng thơm ngon của chúng. Chế phẩm Tonic Vit C là 1 sản phẩm khá hữu ích với nhiều công dụng, hơn nữa giá thành của nó cũng không cao, cần có những nghiên cứu khác trên những loại động vật khác để từ đó nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.
  48. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Đàm Thị Thu Trà (2014),Điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng, Khóa luận tốt nghiệp ĐH, 2014 2. Trần Long, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đức Lũng ( 1996), “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của gà Ri”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - Kỹ thuật gia cầm, Liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt nam, Nxb Nông nghiệp, trang 77-82. 3. Hồ Xuân Tùng (2009). Khả năng sản xuất của một số công thức lai giữa Lương Phượng và gà Ri để phục vụ chăn nuôi nông hộ. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoc học Nông nghiệp ViệtNam 4. Bùi Đức Lũng, Trần Long (1994), Nuôi giữ quỹ gen 2 giống gà nội Đông Tảo và gà Mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Khánh Quắc (2002),Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Giáo trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh, Nxb Nông nghiệp. 6. Bùi Đức Lũng, Vũ Thị Hưng, Lê Đình Lương, ( 2004) Báo cáo nuôi giữ quỹ gen gà Đông Tảo. Hội nghị bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1990 - 2004. Viện Chăn nuôi. Trang 107-123. 7. Lê Viết Ly (1994), Bảo vệ nguồn gen vật nuôi một nhiệm vụ cấp bách giữ gìn môi trường sống, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 8. Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận, Nguyễn Huy Đạt, Hà Đức Tình, Trần Long (1993), “Nghiên cứu các tổ hợp lai 3 máu của bộ giống gà chuyên dụng Hybro HV85”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, trang 205-209.
  49. 43 9. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn (1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, trang 104 - 108, 170. 10. Trần Tuấn Ngọc (dịch), 1984, Di truyền học quần thể cho các nhà chọn giống động vật, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 11. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), Thức ăn dinh dưỡng gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, HàNội. 13. Trần Công Xuân(1995),“Nghiên cứu các mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần nuôi gà Broiler Ross 208, Ross 208 - V35”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1969- 1995, Nxb Nông Nghiệp, trang 127 -133. 14. Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương (1993), Nuôi gà ở gia đình, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 8-9 15. Trần Thanh Vân (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp giống, kỹ thuật đến khả năng sản xuất thịt của gà lông màu Kabir, Lương Phượng Sasso nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên, Báo cáo đề tài cấp Bộ B2001-0210. 16. Lê Hồng Mận (2007), “Kỹ thuật chăn nuôi gà tập trung công nghiệp”, Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững, Nxb Thanh Hoá. II. Tài liệu Tiếng Anh 17. Godfy. F. and Jaap. R. G (1952), “Evidence of breen and sex difference in the weight of chicks hatches from eggs similar weight”, Poultry Science, Page 32 18. Chambel J. R (1990), Genetic of grouth and meat production in chicken, Poultry breeding and genetic, RD Cawford ed Elsevier Amsterdam, PP 627 - 628.
  50. 44 19. Kushner K. F (1974), “Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp (số 141), phần thông tin khoa học nước ngoài. 20. Hayer J. F and Mc Carthy J. C (1970), The effect of selection at different ages for high and low weight are the pattern of deposition in mice, Genet Res, p27 21. Deaton và Fallie 1973 - 1974, Thức ăn của gà, NXB khoa học và kỹ 22. Deaton và Fallie 1973 - 1974, Thức ăn của gà, NXB khoa học và kỹ 23. Van Horne (1991), “More space per hen increases production costal,World poultry sci, No2. 24. RobertsJ.A(1991),“Thescavengingfeedresourcebaseassessmentsofthe productivity of scavenging village chicken”, In P. B. Spradbrow, ed Newcastle disease in village chicken: control with thermos tableoval vaccines, Proceeding of an international workshop, 6-10 October,Kuala Lumpur,Malaysia. 25. Kabir chickens L. td (1999), Labelle Kabir managementguide.
  51. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Hình 1, 2: Manh tràng có kén trắng Hình 3, 4: Gan xuất hiện ổ hoại tử lõm, hình hoa cúc Hình 5: Chế phẩm sinh học Tonic vit C