Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất xoài tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

pdf 75 trang thiennha21 19/04/2022 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất xoài tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_xoai_tai_xa_chi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất xoài tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LƯỜNG VĂN ĐỨC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT XOÀI TẠI XÃ CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LƯỜNG VĂN ĐỨC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT XOÀI TẠI XÃ CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Mạnh Hùng Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt này, trước hết em xin chân thành gửilời cám ơn tới lãnh đạo, tập thể các thầy giáo, cô giáo của trường Đại họcNông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em thực hiện thành công đềtài. - Thầy giáo: ThS. NGUYỄN MẠNH HÙNG, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàntất khóa luận tốt nghiệp. - Ban lãnh đạo trường Đại học Nông lâm Thái nguyên và các thầycô khoa Kinh tế và PTNT đã tận tình dạy em trong suốt thời gian học, trang bị cho em những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện giúp đỡ về mặt tư liệuđểcó thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai. - UBND xã Chiềng ao,L huyện Mường La, tỉnh Sơn La. - Cám ơn các anh, chị đã tạo cho em có cơ hội làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và năng động đầy sáng tạo, cũng như đã giúp đỡ vàbố trí công việc cho em trong thời gian thực tập tại cơ quan. - Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã chia sẻ, động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nộidung đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô trong khoa giúp đỡ, góp ý đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng0 1 năm 2019 Sinh viên Lường Văn Đức
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tổng hợp giá trị sản xuất từ các ngành kinh tế năm 2017. 28 Bảng 4.2 : Hiện trạng dân số xã Chiềng Lao năm 2017. 32 Bảng 4.3: Hiện trạng lao động của xã Chiềng Lao năm 2017 33 Bảng 4.4: Hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã 34 Bảng 4.5: Diện tích, cơ cấu, hiện trạng của giáo dục xã năm 2017 36 Bảng 4.6: Diện tích, năng xuất và sản lượng xoài của xã Chiềng Lao giai đoạn 2015 - 2017 40 Bảng 4.7: Diện tích, năng suất xoài của các hộ điều tra trên địa bàn xã Chiềng Lao giai đoạn 2015-2017 41 Bảng 4.8 : Tình hình nhân lực của các hộ nông dân trồng xoài năm 2017 43 Bảng 4.9: Tình hình sản suất xoài của các hộ điều tra giai đoạn 2015-2017 ( n= 50) 44 Bảng 4.10: Chi phí sản xuất xoài của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2017 45 Bảng 4.11. Thu nhập từ xoài của các hộ điều tra năm 2017 48 Bảng 4.12. Kết quả sản xuất xoài của các hộ điều tra năm 2017 49 Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất xoài của hộ điều tra năm 2017 50 Bảng 4.14: Chi phí trên 1ha trồng nhãn năm 2017 51 Bảng 4.15: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản suất cây xoài vớicây nhãn /1ha/1 năm (năm 2017) 52
  5. iii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BQC Bình quân chung HQKT Hiệu quả kinh tế KT-XH Kinh tế xã hội KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSBQ Năng suất bình quân UBND Ủy ban nhân dân
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 1.4. Bố cục của khóa luận 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 4 2.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế 5 2.1.3. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế 6 2.1.4. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế. 8 2.1.5. Khái niệm về năng suất và sản lượng 10 2.1.6. Khái niệm về lợi nhuận 10 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất xoài hiện nay 11 2.2.1. Đất đai 11 2.2.2. Khí hậu 11 2.2.3. Giống xoài 11
  7. v 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây xoài 12 2.3.1. Nhóm nhân tố về kỹ thuật 12 2.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 17 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh gia năng suất cây xoài 18 2.4. Tình hình sản xuất xoài trên thế giới và Việt nam 18 2.4.1. Tình hình sản xuất xoài trên thế giới 18 2.4.2. Tình hình sản xuất xoài ở Việt nam 19 2.4.3. Cơ hội cho ngành xoài Việt Nam 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 21 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 22 3.3.1. Phương pháp thu tập bảng tin 22 3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 23 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu 23 3.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh 23 3.3.5. Phương pháp thống kê mô tả 24 3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 24 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 24 3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất cây xoài của hộ 24 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây xoài 25
  8. vi PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội 28 4.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội 38 4.3.1. Thuận lợi 38 4.3.2. Khó khăn 39 4.2. Thực trạng sản xuất cây xoài tại xã Chiềng Lao, huyện Mường la, tỉnh Sơn La 40 4.2.1. Khái quát diện tích, năng suất cây xoài tại xã Chiềng Lao 40 4.2.2. Tình hình của các nhóm hộ nghiên cứu 42 4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây xoài trên địa bàn xã Chiềng Lao 44 4.3.1. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây xoài 45 4.3.2. Hiệu quả sản xuất xoài của hộ điều tra 48 4.4. Phân tích SWOT và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế 54 4.4.1. Phân tích SWOT 54 4.4.2 Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế 55 PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 59 1. Kết luận 59 2. Kiến nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây xoài là một trong bốn loại cây ăn quả nhiệt đới lâu năm. Xoài chiếm vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay của chúng ta mà vai trò thứ nhất vàhiết t yếu nhất đó chính là một cây ăn quả ngon hấp dẫn. Xoài là một mặt hàng có tính đặc thù, mang lại hiệu quả kinh tếcao, đặc biệt trong công tác xóa đói giảm nghèo của người dân. Cây xoài rất thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của tất cả các vùng trên cả nước. Đây là cây mang lại giá trị kinh tế cao, sử dụng hiệu quả đất đai, góp phần tạo công ăn việc làm, tậndụng được nguồn lao động của địa phương và tăng thu nhập cho người lao động. So với các cây trồng khác như: nhãn, vải, bưởi thì cây xoài đem lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Chính vì lợi nhuận cao nên việc sản xuất xoài đã được sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền trong cả nước. Tại mộtsốtỉnh miền núi phía Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình cây xoài đã nằm trong cơ cấu cây trồng của địa phương, thực sự mang lại hiệu quả kinh tếcao cho người nông dân. Hiện nay nhiều khu vực đã được đầu tư mạnh như địa điểm bán phân bón dân khu dân cư, địa điểm thu muaxoài đề người dân yên tâm vào sản xuất xoài. Chiềng Lao là một xã thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, là vùng có điều kiện phù hợp vớimộtsố loại cây trồng như: lúa, nhãn, vải, nhãn So với các loại cây khác thì cây xoài là cây có thế mạnh nhất. Những năm gần đây cây xoài đã trở thành cây trồng phổ biến tại xã Chiềng Lao và thực tế cho thấy nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống khá hơn. Tuy nhiên trồng xoài ở xã Chiềng Lao vẫn mang tính nhỏ lẻ, kỹ thuật trồng dựa vào kinh nghiệm là chính, người dân chưa mạnh dạn đầu tư, khâu
  10. 2 chăm sóc chưa hiệu quả dẫn đến năng suất và hiệu quả kinhtế chưa được cao, nên cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền và các nghànhliên quan. Xuất phát từ những thực tế đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:“ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất xoài tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La ”. Góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả kinh tế và đưara một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế củacây xoài trên địa bàn xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn. La Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất xoài, mở rộng diện tích trồng, nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nôngân, d của toàn xã cũng như trên địa bàn huyện. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sản xuất cây xoài và hiệu quả kinh tế nói chung, của cây xoài nói riêng trong phát triển sản xuất. - Đánh giá thực trạng sản xuất xoài tại xãChiền g Lao. - Đánh giá hiệuủa q kinh tế sản xuất cây xoài của các hộ itạ xã Chiềng Lao. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải khi trồng cây xoài. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ủac cây xoài. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Có những cái nhìn tổng thể về thực trạng sản xuất và hiệu quảsản xuấtxoài của xã Chiềng Lao. - Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và làm quen dần với công việc thực tế.
  11. 3 - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể. - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. - Góp phần thu thập giữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp một phần nào vào việc đánhgiá hiệu quả kinh tế sản xuất cây xoài, từ đó giúp cho người nông dân có cơ sở để tiếp tục mở rộng sản xuất xoài và đề ra phương hướng để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây xoài đem lại cho người dân trên địa bàn. 1.4. Bố cục của khóa luận - Phần 1: Mở đầu - Phần 2: Tổng quan tài liệu - Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Phần 5: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sản xuất của cây xoài trên địa bànxã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng củacác hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế đòi hỏi khách quan của mọi nềnsản xuất xã hội xuất phát từ nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo Nhãn Đình Giao: Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cósự quản lý của nhà [1nước 1]. Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là “tiết kiệmvàphân phối một cách hợp lý thời gian lao động và lao động vật hóa giữa các nghành’’ và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt qua nhu cầu của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội”[12]. Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản vềhiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả[1 kinhtế 3]. Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chiphí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô đểxét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.
  13. 5 Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêmtrên một đồng chi phí thêm vào đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệuquả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đóhĩa cóng là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. 2.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, mộtsốkhái niệm về hiệu quả kinh tế được đưa ranhư sau: - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu làPaul A.samuelson và Wiliam. D.Nordhalls cho rằng một nền kinh tế có hiệu quả thì các điểm tựa lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuấtcủa nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu qủa sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một số loại hàng hóa này mà không cắt giảm sản lượng mộtloại hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trênđường giới hạn khả năng sản xuất của nó”[1][7]. - Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng củacác hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của nền sản xuất lao động vượt quá nhu cầu cuộc sống gia tăng nhu cầucông tác quản lý, tổ chức[8]. - Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinhtế khách quan, nó không phải mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng nhu cầu vật chất văn hóa xã hội. Vì thế việc nghiên cứuxem xét không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá mà bảng qua đó tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệuqủa kinh tế đóng vai trò rất
  14. 6 quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìmra những giải pháp có lợi nhất[8]. 2.1.3. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu nhưsau: - Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất kinh doanh ở những điều kiện cụ thể. Kết quả và hiệu quả kinh tếlà hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây làmối quan hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sản phẩm cụ thể vàđược thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc vào từng trường hợp, hiệu quả là đại lượng được dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chiphíbao nhiêu? Mức chi phí cho một kết quả có chấp nhận được không? Song hiệu quả kinh tế và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếutố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thị trường do đó, khi đánh giá hiệu quả cần xem xét cácyếu tố đó để có thể đưa ra kết luận phù hợp. - Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh đo lường cụ thể quá trình sửdụng các yếu tố đầu vào của quá trình sảnxuất (vốn, lao động, đất đai, khoa học, kĩ thuật ) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng caohơn. Trong sản xuất kinh doanh luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới hiểu được haophí cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận được không?. - Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hàng hóa các yếutố đầu vào(chi phí) và các yếu tố đầu ra(sản phẩm) của từng sản phẩm dịch vụ, công nghệ trong điều kiện nhất định.
  15. 7 Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tếcó liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quytrình sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của quátrình sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, chẳng hạn: + Đối với yếu tố đầu vào Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi phí cố định là không chính xác mà chỉ có tính tương đối. Một số yếu tố đầu vào rất khó lượng hóa như:Bảng tin, tuyên truyền, cơ sở hạ tầng nên không thể tính toán được một cách chính xác. + Đối với yếu tố đầu ra Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa đượcmột cách cụ thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việclàm. Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nólại không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng củasản xuất xã ihộ là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mứcđộ đánh giá mà còn bảng qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển mộtt cáchtố hơn[10]. Bản chất của hiệu quả kinh tế Theo quan điểm của Mác thì bản chất của hiệu quả kinh tế xuất pháttừ các yêu cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứngngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu
  16. 8 quả kinh tế là một phạm trù kinh tế- xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định và so sánh hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức phức tạp, khókhăn và mang tính tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặt biệtlà vùng kinh tế tự cung cấp thì việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế trong điều kiện lấ công làm lãi thìngười nông dân chú ý tới thu nhập, còn đối với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện thuê lao động thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, đó là vấn đề hiệuquả. Phân loại hiệu quả kinh tế Do HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hóa với các phạm trù và các quy luật kinh tế. Kết quả một hoạtđộng kinh tế không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế, mang lại hiệu quả cho mộtcá nhân, một đơn vị mà đồng thời nó tạo ra nhiều kết quả có ảnh hưởng chung vàliên quan đến đời sống kinh tế, xã hội của con người. Để rút ra các nhận xét cụthể chúng ta cần thiết phải phânđịnh rõ các quan hệ về hiệu quả và hiệu quả9 kinhtế[ ] 2.1.4. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế. Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinhtế Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT. - Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự thiếu toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất. Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu
  17. 9 tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ[1]. Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời gian trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, HQKT được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong mộtsố trường hợp không phản ánh chính xác HQKT. Ví dụ, những hộ nông dân có quy mô sản xuất khác nhau, hộ có quy mô nguồn lực lớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không có nghĩa tất cả hộcó quy mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy mô nhỏ. Như vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí các yếu tố nguồn lực. - Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là: - Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mốiquan hệ này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật,hiệu quả phân bổ và HQKT của từng hoạt động sản xuất. - Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán HQKT. Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời gian của dòng tiền là rất quan trọng. - Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển
  18. 10 bền vững của các quốc gia , Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểmvề hiệu quả kinh tế, trong phạm vi luận án, khái niệm HQKT được hiểu nhưsau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quảnlý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chiphí đầu vào thấp nhất.[1] 2.1.5. Khái niệm về năng suất và sản lượng Năng suất: Là khối lượng thu được trên một đơn vị diện tích. Ví dụ: tấn/ha; tạ/ha Sản lượng: là tổng khối lượng thu được Sản lượng = Năng suất x diện tích 2.1.6. Khái niệm về lợi nhuận Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệmlợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chiphí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoànhảo. Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu
  19. 11 có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất xoài hiện nay 2.2.1. Đất đai - Xoài là cây ăn trái có tuổi thọ cao, sức sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao. Do đó, việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng cho cây phát triển từ giai đoạn đầu. Xoài là cây ăn quả thích hợp trồng trên nhiều loại đất: đất vàng, vàng đỏ, đất Feralit, đất phù sa cổ, đất phù sa mới ven sông Tuy nhiên, các loại đất trồng xoài đều phải có tầng dầy ít nhất 1,5- 2 m. Đất lý tưởng cho trồng xoài là đất phù sa cổ, phù sa mới ven sông giầu dinh dưỡng, độ pH từ5,5 - 7,7. Ở những vùng đất thấp trước khi trồng cần phải lên líp cao sao cho mực nước tại thời điểm cao nhất cách gốc ít nhất1 m. - Xoài cũng có thể trồng và phát triển bình thường trên nhiều loại đất khác nhau, như đất hơi phèn, mặn, nghèo dinh dưỡng nếu được chăm sóctốt 2.2.2. Khí hậu Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ trong không khí, lượng mưa và sự thay đổi mùa đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và chất lượng của xoài. Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, thích hợp trồng ở những nơi. 2.2.3. Giống xoài Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng củaxoài. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượng xoài ở thời kỳ thu Chọn giống thích hợp với địa phương, có tính thích nghi rộng, có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
  20. 12 Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tỉnh Sơn La phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả tiến hành dự án ghép cải tạo giống xoàiđịa phương bước đầu mang lại hiệu quả. 2 giống xoài được lựa chọn để ghép cải tạo là xoài Đài Loan (ĐL4)và xoài Úc (R2E2). Theo ông Lò Quang Ngọc, giám đốc Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản Sơn La, đây là 2 giống xoài có khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh tốt; quả to, trọng lượng trung bình đạt từ1- 1,5 kg/quả; thịt quả dầy, rắn chắc, hạt mỏng, ăn ngọt đậm. Thời gian ra hoa, đậu quả của 2 giống xoài trên không khác nhiều so với các giống xoài đã được trồng ở địa phương; sức sinh trưởng vượt trội so với các giống xoài khác, thời gian thu hoạch khá muộn và kéo dài. Quatheo dõi, trung bình mỗi cây sau ghép từ năm thứ 4 trở đi sẽ cho thu hoạch khoảng 70 kg quả trở lên. Từ kết quả dự án, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản Sơn La tiếp tục triển khai ghép xoài Đài Loan (ĐL4) và xoài Úc (R2E2) ở một số vườn của nông dân các huyện Mường La, Yên Châu, Phù Yên, Mai Sơn Đồng thời, trung tâm cũng sẵn sàng cung cấp giống và cử cánbộ đến tận nơi để ghép cũng như hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cây xoài sau ghép. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây xoài 2.3.1. Nhóm nhân tố về kỹ thuật 2.3.1.1. Tiêu chuẩn cây giống Cây giống trồng theo tiêu chuẩn ngành 10TCN - 2001, cụ thể là: cây được ươm trong bầu nilon màu đen có chiều cao 20- 22 cm, đường kính bầu 12 cm. Bầu không bị dập, vỡ. Cây ghép sinh trưởng tốt, thân cây mập, chiều cao cành ghép 40 - 50 cm, đường kính 1 cm (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm), có từ 2 - 3 đợt lộc. Lá cây xanh đậm, không có vết sâu bệnh.
  21. 13 2.3.1.2. Trồng đúng thời vụ Ở miền Bắc xoài được trồng vào hai thời vụ chính, vụ Xuân trồng vào tháng 2, 3 và đầu tháng 4, vụ thu trồng vào tháng 8- 9. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta cóhể t trồng vào nhiều thời vụ khác miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới chocây. 2.3.1.3. Chọn đất trồng phù hợp. Đất lý tưởng cho trồng xoài là đất phù sa cổ, phù sa mới ven sông giầu dinh dưỡng, độ pH từ 5,5 - 7,7. 2.3.1.4. Làm đất Lên liếp cao 0,5 – 0,8 m, rộng 7m. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đất thấp và có nhiều sét, dễ bị úng nước nên trồng cây trên mô,đ- ường kính mô từ 60-80 cm, cao 30-60 cm. Đất dùng làm mô có thể là đất bãi bồi vên sông, đất mặt ruộng, đất vườn cây ăn trái phơi khô trộn với phân chuồng, tro trấu theo tỉ lệ 2 đất + 1 phân chuồng + 1 tro trấu. Ngoài ra nên bón lót thêm 200-300g phân 16-16-8 trên mỗi hốc ở dưới và xung quanh bầu cây. Sau đó mỗi năm đấp mô rộng thêm ra theo sự phát triển của rễ. 2.3.1.5. Trồng đúng khoảng cách: Vì xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ30– 50 năm), đồng thời xoài ưa sáng và có trái ở ngoài tán cây nên không trồng quá dầy.Bảng thường có thể trồng thưa (cách khoảng 8m x 8m,hoặc 10m x 10m), trong điều kiện thâm canh có thể trồng dày hơn với khoảng cách trồng 6 x 6m; tuy nhiên phải có biện pháp cắt tỉa, tạo hình ngay từ đầu để cây nhận được ánh sáng tốt nhất mới cho năng suất cao. Việc trồng xen lấy ngắn nuôi dài: cóthể trồng xen các loại cây họ đầu như đậu xanh, đậu nành hoặc các loại raumàu. 2.3.1.6. Bón phân đúng lượng và đúng thời gian Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho trái cách năm của xoài. Sau năm đạt năng suất cao (năm trúng), thiếu phân bón vàtưới nước
  22. 14 trong mùa khô, xoài sẽ ra hoa ít và rụng nhiều (năm thất mùa). Lượng phân bón tuỳ theo tuổi cây, đất đai và tình trạng sinh trưởng của cây.Bảng thường có thể bón phân như sau: - 2 năm đầu: đào 4 – 5 lỗ xung quanh cách gốc theo hình chiếu của tán, bón phân và lấp đất, số lần bón được chia làm 2 đợt/năm (tháng4-5 và tháng 11 dl). Bón 150 – 300 g phân 16 – 16 – 8 và 100 – 200g Ure/cây/năm hoặc pha 01 muỗng canh phân 16 – 16 – 8 với ½ muỗng ure/thùng 10 lít, tưới vào gốc (5 – 6 gốc/thùng) định kỳ 30 ngày/lần. - Cây 6 – 8 năm tuổi cần nhiều phân để có sản lượng cao. Bón theo công thức 1,09– 0,9 – 0,96 kg N – P – K / cây/ năm. Chia làm 3 đợt bón như sau: + Sau khi thu hoạch: bón 550– 300 – 240 g N – P – K / cây/ năm (phân ure 1,2 kg/cây/năm, Lân Long Thành 2,3 kg/cây/năm, clorua kali 0,4 kg/cây/năm) + Trước khi xử lý ra hoa 30 ngày, bón theo công thức 180– 300 – 240 g N – P – K / cây/ năm (phân ure 0,4 kg/cây/năm, Lân Long Thành 2,3 kg/cây/năm, clorua kali 0,4 kg/cây/năm). + Sau khi đậu trái 2 tuần bón 360 – 300 – 480 g N – P – K / cây/ năm (phân 20 – 20 – 15: 1,5 kg/cây/năm, phân ure 130 g/cây/năm, clorua kali 425 g/cây/năm). 2.3.1.7. Chăm sóc tốt ở các khâutưới nước, phòng trừ sâu bệnh. - Tưới nước: mặc dù là cây chịu hạn nhưng nước có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và cho ra lá non. Cây cần có thời gian khô hạn 2,3 tháng, thời kỳ này gọi là giai đoạn nghỉ ngắn để phân hoá mầm hoa. Sau thời kỳ khô hạn cây cần nước để cho bông, trái phát triển, vào thời điểm này lượng nước cũng góp phần quyết định đến năng suất và phẩm chất trái. - Phòng trừ sâu bệnh: Rầy xanh: Phòng trị bằng cách dùng bẫy đèn khi rầy chưa đẻ trứng, hoặc phun nước xà phòng 5 Gia Lai/l vào lúc cây ra hoa cách 2– 4 ngày/lần.
  23. 15 Tránh dùng nồng độ cao để không ảnh hưởng đến hoa. Hoặc có thể dùng Bsssa, Mipcin, Applaud, Azodrin, Trebon, Sevin nồng độ 0,15 – 0,20% để phun 2- 3 lần, cách 5 – 7 ngày/lần. Rệp sáp, rệp dính: Rệp chích hút nhựa ở lọc non, các nhánh và cuống quả xoài. Đây cũng là hai loại rệp sáp chích hút trên cam quýt. Dùng Supracid 0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng độ 0,2% hoặc polysulfua canxi 0,5o Bômê để phun. Sâu đục thân, đục cành: Phòng trừ, tránh tạo vết thương cơ giới trên cây nhơ cách dùng dao băm gốc kích thích cho cây ra hoa; Dùng bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành; Tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Methyl parathion, Thiodan, Diazinon và bịt các lỗ đục bằng đất sét để diệt sâu non. Cần phát hiện các cành non bị sâu đục và đẻ trứng, cắt bỏ các cành cây này đem đốt để diệt sâu non ở bên trong. Ruồi đục quả: Ruồi cái đục vỏ quả đã già, đẻ trứng dưới lớpvỏ. Trứng trở thành sâu non, sâu non ăn thịt quả, gây thối và rụng quả. Phòng trừ bằng cách không để quả chín trên cây; Phun Azodrin 0,1%, Bassa 0,25%, Bi58 0,1% hoặc dùng bả dẫn dụ ruồi như dứa, cam, quýt, chuối chín hay chất Methyleugienol trộn với thuốc sát trùng không có mùi hôi (Furadon, Azodrin, Malattion ) làm bẫy để diệt; Cũng có thể dùng phương pháp bao quả bằng bao giấy cũng ngừa được sự chích hại của ruồi vàng. 2.3.1.8. Tỉa cành, tạo tán Tỉa cành, tạo tán là khâu chăm sóc không thể thiếu được trong canh tác xoài hàng hoá; cần phải thực hiện sớm, ngay từ đầu. Do ưu thế của chồingọn nên chồi bên phát triển kém. Bấm ngọn cây sau 1 năm tuổi (khoảng 3– 4 lần ra đọt) ở vị trí cách mặt đất khoảng 0,6– 1 m để có nhiều chồi bên. Sau khi cắt ngọn, cây sẽ ra nhiều chồi, chỉ giữ lại từ 3– 4 chồi theo hướng đều nhau. Vị trí phân cành của 3 cành không ở cùng một điểm xuất phát từ thân chính là
  24. 16 tốt nhất. Đối với một số giống có cành mọc thẳng đứng, buộc vật nặngtreo trên cành, làm cho cành mọc ngang ra. Khi cành ngang có khoảng 2– 3 lần đọt, tiếp tục bấm ngọn cành này. Chú ý giữ lại từ3 - 4 chồi mọc theo các hướng tạo cân đối cho tán cây. Cắt tỉa phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, sau mỗi kỳ thu hoạch trái để cây ra đọt non mới. Cành nhỏ ốm yếu, cành vượt trong tán,cành bệnh và những cành đã rụng hết trái phải tỉa bỏ. Cắt tỉa sẽ tạo ranhánhngắn lý tưởng, cho cây có nhánh thấp dễ điều khiển, và nhất là táncâybảng thoáng ít sâu bệnh. Dùng kéo tỉa cành nhỏ, dùng cưa cắt cành lớn 2.3.1.9. Bảo vệ hoa và trái Việc bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Có thể phunthuốc (Pyrinex, Sago Super, Butyl) bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngừa rầy chích hút. Lần hai phun khi hoa đạt kích thước tối đa. Sau đó, ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng có ích giúp hoa thụ phấn. Trong giai đoạn này, nếu mưa nhiều, nhất là mưa đêm, thì sáng hôm sau rung cành cho rụng bớt hoa không thụ phấn, kết hợp phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (dùng thuốc Bendazol, Carbenzim, liều lượng theo hướng dẫn). Cứ hễ mưa xong là phun thuốc. Khi trái non đạt kích thước đường kính 1-2mm (còn gọi là đậu trứng cá), phun thuốc ngừa bệnh thán thư. Dùng các loại thuốc như Antracol, Viben-C, và phun Pyrinex, Fastac để ngừa sâu rầy. Sau khi xoài đậu trái thường phải qua thời kỳ rụng sinh lý, kéodài khoảng 35-45 ngày. Qua thời kỳ này thì xoài không rụng nữa. Giai đoạn này, bao trái là hiệu quả nhất nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫnbảo vệ được trái xoài khỏi sâu bệnh hại, vừa giúp cho vỏ xoài trắng đẹp.
  25. 17 2.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 2.3.2.1. Thị trường tiêu thụ Thị trường là yếu tố quan trọng và cótính quyết định đến sự tồn tại của các hộ sản xuất xoài trong nền kinh tế thị trường. Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơsở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tếhọc đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng. Để trả lời đượccâu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị trường, tức là xác định nhucầukhả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hóa mà họ sản xuất ra. Thịtrường là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu đượclà tối đa. Còn việc giải quyết vấn đề cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứukỹthị trường, xác định rõ được khách hàng , giá cả và phương thức tiêuthụ. 2.3.2.2. Giá cả Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng xoài nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giácả xoài trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng xoài. Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đờisống của người sản xuất nói chung, cũng như người trồng xoài nói riêng. Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụxoài là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài. 2.3.2.3. Nguồn lao động Lao động hiện nay hết sức dồi dào tại vùng nông thôn. Việc tận dụng nguồn lao động tại địa phương có nhiều lợi ích do người lao động có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất, thu hoạch. Người dân lại chịu khó chămlà m.
  26. 18 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh gia năng suất cây xoài 2.3.3.1. Chỉ tiêu diện tích trồng cây xoài Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất xoài ở địa phương trước hết phải xác định được chỉ tiêu về diện tíchxoài. Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích có khả năng mở rộng. 2.3.3.2. Chỉ tiêu về năng suất Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá đượcthực trạng sản xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì người ta xem xét đến năng suất cây trồng. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây xoài ở địa phương, bảng qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất. 2.3.3.3. Chỉ tiêu về sản lượng Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc phản ánh về mặt lượng củaquá trình nsả xuất. Sản lượng xoài là yếu tố quyết định để đánh giá được hiệu quả của việc sản xuấtxoài của các hộ trồng xoài tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. 2.4. Tình hình sản xuất xoài trên thế giới và Việt nam 2.4.1. Tình hình sản xuấtx oài trên thế giới Xoài là cây ăn quả nhiệt đới được trồng ở hơn 90 nước trên thế giới với diện tích khoảng 1,8-2,2 triệu ha. Xoài được ưa chuộng, với lượng tiêu thụ nhiều thứ hai trong các loại hoa quả, chỉ đứng sau chuối. Sản lượng xoài toàn cầu đã tăng gấp hai chỉ trong vòng 10 năm từ năm 2001 đến 2010. Năm 2014, sản lượng xoài đạt khoảng 28,8 triệu tấn, chiếm 35% sản lượng quả nhiệtđới toàn cầu, trong đó khoảng 69% tổng sản lượng đến từ châu Á – Thái Bình Dương (Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Philippines và Thái Lan), 14% ở Mỹ Latinh và Caribê (Brazil và Mexico) và 9% ở châu Phi. Sản lượng xoài của các nước phát triển (Hoa Kỳ, Israel và Nam Phi) khoảng 158.000 tấn.
  27. 19 Trong các nước châu Á, Ấn Độ, nơi xoài được coi là vua của các loại hoa quả, sản lượng xoài đạt khoảng từ 13 đến 17 triệu tấn/năm, tiếp theo sau là Trung Quốc, 4 triệu tấn, Thái Lan, 2,5 triệu tấn, và Pakistan, 1,7 triệu tấn. Ở châu Mỹ, Mexico đứng đầu với sản lượng khoảng 1,5 tấn/năm, tiếp theo là Brazil, 1,2 tấn. Nigeria và Ai Cập là hai nước trồng xoài lớn nhất ở khu vực châu Phi. 2.4.2. Tình hình sản xuấtxoài ở Việt nam Ở Việt Nam, xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung từ Bình Định trở vào, và được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre Ngoài ra, xoài còn được trồng ở Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Sơn La, Lạng Sơn và khu vực đồng bằng Sông Hồng. Diện tích trồng xoài của cả nước khoảng 87.000 ha, sản lượng hơn 969.000 tấn/năm. Việt Nam đứng thứ 13 về sản xuất xoài trên thế giới nhưng số lượng xuất khẩu thì còn khiêm tốn và nằm ngoài tốp 10 nước xuất khẩu xoài 2.4.3. Cơ hội cho ngành xoài Việt Nam Mặc dù có diện tích và sản lượng lớn, song đa số sản phẩm xoài Việt Nam chỉ được tiêu thụ trong thị trường nội địa. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, một lượng rất nhỏ xuất sang các nước khác. Do vậy, việc mởrộng xuất khẩu chính ngạch sang các nước là mong muốn của Chính phủ đối với ngành hàng xoài. Ông Nguyễn Thanh Hùng - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhận định: thời gian qua, địa phương đã tập trung đầu tư nhiều nguồn lực cho ngành hàng xoài, từ việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đê bao chống lũ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất như cải tạo giống, xửlý hóa chất để ra hoa rải vụ, áp dụng kỹ thuật bao trái đến việc sản xuất xoài theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP); công nghệ sau thu hoạch đã từng bước được áp dụng. Từ đó, đã hình thành nên vùng nguyên liệu xoài tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh.
  28. 20 Cục sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu “Xoài cát chuCao Lãnh” và “Xoài Cao Lãnh” và việc xây dựng mã số vùng trồng cũng được quan tâm thực hiện. Hiện nay, xoài Đồng Tháp đã xuất khẩu sang một số thị trường như: New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc Dưới góc nhìn của chuyên gia có trên 20 năm nghiên cứu về lĩnh vực xoài, ông Peter Johnson (chuyên gia của Tổ chức công nghiệp Liên hiệp quốc - UNIDO) cho rằng: Việt Nam có thể sản xuất xoài trong các giai đoạn tiềm năng, ví dụ như trước mùa xoài ở Trung Quốc, nghịch vụ ở Úc; cơ hội tiếp cận đường bộ vào thị trường lớn nhất trên thế giới; cũng như vị trí thuận lợi đến các thị trường khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Úc “Muốn vậy, Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng kýsảnphẩm mới để kiểm soát nấm bệnh, xây dựng tiêu chuẩn xuất khẩu, kiểm soát chất lượng, tiếp cận toàn bộ chuỗi, kỹ thuật canh tác, quản lý nấm bệnh, hệthống nhà đóng gói, chuỗi lạnh”, ông Peter Johnson nói. GS.TS. Trần Văn Hâu, Trường đại học Cần Thơ đặt vấn đề về tính ổn định, liên tục khi đưa xoài vào bán tại các siêu thị; trong đó đề nghị quantâm giải pháp về giống và xoài rải vụ, kết hợp sản xuất xoài với phát triển dulịch sinh thái tại vùng trồng xoài. Tại hội thảo, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn qua sự hỗ trợ của Tổ chức công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) và Phân viện công nghệ sau thu hoạch đã chuyển giao dự án xây dựng “Trung tâm tiên tiến” về thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển xoài cho Công ty Kim Nhung - Đồng Tháp. Ông Karl Shebesta, giám đốc dự án cho biết, trung tâm là mô hình kỹ thuật tiên tiến phù hợp cho việc cải tiến chất lượng nông sản, giảm tổnthất sau thu hoạch (khoảng 30%), nâng cao thu nhập cho nông dân và cải thiện cấu trúc tổ chức và quản lý ở khu vực nông thôn.
  29. 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân trồng cây xoài trên địa bàn xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Bắt đầu từ ngày 13 tháng 08 năm 2018 đến hết ngày 25 tháng 12 năm 2018. Địa bàn xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên địa bànxã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sản xuất xoài tại xã Chiềng Lao. + Đặc điểm điều kiện tự nhiên; + Điều kiện kinh tế - xã hội xã Chiềng Lao; + Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp ởxã Chiềng Lao. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất xoài của các hộ tại xã Chiềng Lao. + Đặc điểm chung của các hộ trồngxoài ; + Tình hình sản xuất xoài của hộ; + Phân tích hiệu qủa sản xuất xoài của hộ; + So sánh hiệu quả kinh tế cây xoài với cây nhãn vì cây nhãn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của xãChiềng Lao. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải khi trồng cây xoài.
  30. 22 - Đề suất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây xoài trong sản xuất. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu tập bảng tin 3.3.1.1. Thu thập bảng tin thứ cấp Phương pháp thu thập bảng tin thứ cấp là phương pháp thu thập các bảng tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các tài liệu đã công bố. Các bảng tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án Trong phạm vi đề tài này em đã thu thập bảng tin tại UBND xã Chiềng Lao, phương pháp thu thập bảng tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Chiềng Lao, diện tích, sản lượng và năng suất bình quân của cây xoài trên địa bàn xã. 3.3.1.2. Thu thập bảng tin sơ cấp Thu thập bảng tin sơ cấp là phương pháp thu thập các bảng tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được bảng qua tiếp xúc trực tiếp vớiđối tượng nghiên ucứ bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế. Với bộ câuhỏi đã xây dựng tiến hành phỏng vấn các hộ dân trồng xoài trong xã. Việc tiến hành điều tra với tổng số 50 hộ được tiến hành trong phạm vi của xãChiềng Lao. Các hộ dân phân bố tại 05 bản của xã Chiềng Lao đó là: Phiêng cại, Nà Cường, Tà Sài, Nà Nong, Nà Lếch III. Các mẫu được chọn là điển hình cho cácbản. Từ bộ câu hỏi đã được xây dựng em đã tiến hành đi thu thập số liệu từ cáchộ dân trong xã từ đó tổng hợp vàoác c bảng biểu, đưa ra những số liệu về hiệu quả kinh tếcủa việc sản xuấtxoài tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
  31. 23 3.3.1.3. Phương pháp PRA Là viết tắt của cụm từ tiếng anh Paraticipatory Rural Appraisal – Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận giao lưu và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham gia điều tra, trao đổi, chia sẻ, thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi của cộng đồng, những kiến thức kinh nghiệm trong đời sống và điều kiện trong nông thôn để họ xây dựng kế hoạch, thực hiện trong hiện tại và tươnglai. 3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn - Phỏng vấn trực tiếp: Linh hoạt với hộ nông dân, nói chuyện, tiếp cận một cách nhanh nhẹn, linh hoạt, bảng qua các câu hỏi mở và phù hợpi vớ tình hình thực tế, sử dụng thành thạo, ứng biến kịp thời với cáccâuhỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào và bao nhiêu? Phỏng vấn các hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn bảncủa g tin bảng qua quan sát trực tiếp. - Phỏng vấn bán chính thức: căn cứ vào mục tiêu nội dung của đề tài lập bản kiểm tra các nội dung chính cần điều tra, chọn mẫuđiều tra. Đốitượng phỏng vấn của cán bộ UBND xã phụ trách các vấn đề kinh tế và nông nghiệp. 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu Tiến hành nghiên cứu trong 05 bản của xã Chiềng Lao đó là:Phiêng cại, Nà Cường, Tà Sài, Nà Nong, Nà Lếch III. mỗi bản ngẫu nhiên 10 hộ nông dân có diện tích trồng xoài là đại diện để tiến hành phỏng vấn điều tra. Vì đây là những bản sản xuất xoài tiêu biểu của xã, có diện tích trồng cây xoài và năng suất tương đối lớn trong toàn xã. Với tổng số hộ điều tra là 50 hộ. 3.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh Từ số liệu bảng tin thu thập được, ta tiến hành tổng hợp chúng lại sau đó đem so sánh rồi đem phân tích các chỉ tiêu có được trong quá trình so sánh, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá rút ra kết luận hoặc nêu ra nguyên nhân của sự thay đổi.
  32. 24 3.3.5. Phương pháp thống kê mô tả - Thống kê mô tả: Là các phương pháp liên quanế đ n việc thu thập số liệu, tóm tắt trình bày, tính toán và mô tả các ặđ c trưng khác nhau ểđ phản ánh một cách tổng quát ốđ i tượng nghiên cứu, giúp thu thập, phân tích, suy luận hoặc giải thích, biểu diễn các số liệu, đồng thời có thể mô tả dữ liệu đó. 3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập trong quá trình điều tra tổng hợp, xử lý và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel. 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất cây xoài của hộ - Tổng giá trị sản xuất của hộ (GO – Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng các sản phẩm làm ra quy về giá trị + Công thức tính: GO = ∑ Qi * Pi Trong đó: Qi: Làkh ối lượng của sản phẩm thứ i Pi: Là giá cả của sản phẩm thứ i - Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, khấu hao). Trong NN, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu như: giống, phân bón, thuốc BVTV, công làm đất, hệ thống cung cấp nước + Công thức tính: IC= ∑Ci Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất. - Tổng giá trị gia tăng VA (Value added): là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích trong năm. + Công thức tính: VA = GO – IC
  33. 25 - Lợi nhuận : là phần lời thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí kể cả chi phí do gia đình đóng góp. + Công thức tính : NL=DT-TC Trong đó : NL : là lợi nhuận DT : là doanh thu TC : là tổng chi phí 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây xoài - Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ một đơn vị diện tích + Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha) + Giá trị gia tăng/ha (VA/ha) - Chỉ tiêu hiệu quả vốn + Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) - Chỉ tiêu hiệu quả lao động + Tổng giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ) + Giá trị gia tăng/lao động (VA/lđ) - Về giá cả sử dụng trong tính toán: sử dụng giá bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu (giá năm 2017)
  34. 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Chiềng Lao nằm ở phía Tây Bắc của huyện Mường La, trải dài từ kinh độ 103o5600” đến vĩ độ 21o3416”, cách trung tâm thị trấn Ít Ong, huyện Mường La là 25 km và có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp với xã Khoen On (Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) - Phía Đông giáp với xã Hua Trai (Huyện Mường La) - Phía Nam giáp với xã Mường Trai (Huyện Mường La) - Phía Tây giáp với xã Nậm Giôn (Huyện Mường La) 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Xã Chiềng Lao là một xã miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắtbởi dãy núi và hệ thống các khe, suối. Địa hình phức tạp đã ảnh hưởng rấtlớnđến quá trình khai thác và sử dụng đất đai, đất nông nghiệp thường bị khô hạn vào mùa vụ đông xuân, khó khăn cho việc nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất canh tác và chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng như cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Xã Chiềng Lao có độ cao trung bình với mặt 500 – 700 m so mực nước biển, đất nông nghiệp phân bố chủ yếu ở độ cao 380– 449,2 m. 4 1.1.3. Khí hậu - thủy văn a. Khí hậu Chiềng Lao là xã mang những nét đặc trưng của vùng khí hậu ven Sông Đà. Có nhiệt độ trung bình năm chỉ khoảng 24- 26oC, chịu ảnh hưởng của mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Tổng lượng mưa trung bình 1.347 mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 với lượng mưa chiếm 76% tổng lượng mưa trong cả năm. Mùa
  35. 27 đông lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa hàng năm. Độ ẩm trung bình là 85%. b. Thủy văn Xã Chiềng Lao có nguồn nước mặt dồi dào và tương đối đều, với nhiều các con suối chảy qua như suối Mu, suối Hâu, suối Păng và suối Xàm Các con suối này hợp lại với sông Đà, đây là nguồn nước chính phụccho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã, ngoài ra còn có tác dụngnhư là hệ thống thoát nước vào mùa mưa. 4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên. a. Tài nguyên đất Theo số liệu điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp, xã Chiềng Laocó diện tích tự nhiên 12.882,51 ha, bao gồm 3 nhóm đất chính sau: - Đất đỏ vàng trên đá biến chất 4.110 ha, chiếm 31,7% diện tích đấttự nhiên của xã. - Đất nâu đỏ đá vôi 5.440 ha, chiếm 42,0% diện tích tự nhiên. - Đất vàng nhạt trên đá cát 3.412 ha, chiếm 26,3% diện tích tự nhiên của xã. b. Tài nguyên rừng Chiềng Lao là xã có nguồn tài nguyên rừng khá lớn. Diện tíchrừng hiện có 7.572,6 ha, độ che phủ rừng đạt gần 58.42%. Công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng tiếp tục được tăng cường, trong năm đã tổ chức 25 buổi tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (Xây dựng quy ước bảo vệ rừng tại các địa bàn. Tập trung tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn). c. Tài nguyên nhân văn Theo số liệu điều tra thống kê dân số của xã năm 2015 có 9.005nhân khẩu và 1.924 hộ gia đình phân bổ ở 25 bản, bao gồm dân tộc thái, dân tộc La Ha và dân tộc H’mông . Do có ít dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn nên phong tục tập quán không mới đa dạng và phong phú, hàng năm có các Lễ Hội theo
  36. 28 truyền thống riêng của mỗi dân tộc. Tiêu biểu như dệt Thổ Cẩm với các loại hình văn hoá độc đáo như thêu khăn Piêu, làm chăn, đệm và các trò chơi truyền thống ném Kòn, ném Pao 4.1.1.5. Cảnh quan môi trường Xã Chiềng Lao mang vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc hùng vĩ, rùngtrùng t điệp điệp. Dưới trân đồi núi là các chân ruộng bậc thang trồng lúa, màu vàhệ thống mặt hồ thuỷ điện Sơn La kết hợp một cách hài hoà tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, thơ mộng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành du lịch trên mặt hồ mới diễn ra chưa thu hút được đông đảo du khách và cũng chưa được địa phương đăng truyền quảng bã để thu hút du khách. 4.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội 4.2.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế 4.2.1.2. Tăng trường kinh tế Bảng 4.1: Tổng hợp giá trị sản xuất từ các ngành kinh tế năm 2017. STT Ngành nghề Đơn vị tính Toàn xã Tỷ lệ (%) I. Tổng giá trị sản phẩm Triệu đồng 72,200.9 100.00 1. Sản xuất nông nghiệp Triệu đồng 63,050.9 87,33 1.1 Trồng trọt Triệu đồng 43,625.3 60,43 1.2 Chăn nuôi Triệu đồng 19,425.6 26,90 2. Sản xuất lâm nghiệp Triệu đồng 650,0 0,90 Công nghiệp– TTCN và dịch vụ, 3. Triệu đồng 8,500.0 11,77 thương mại. II Một số chỉ tiêu đánh giá 1. Tổng SL lương thực quy hạt Tấn 4,047 2. Bình quân lương thực/khẩu kg 449,4 Bình quân thu nhập theo khẩu 3. Triệu đồng 8,06 (Đã trừ chi phí sản xuất) (theo báo cáo tổng hợp giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Chiềng Lao năm 2017)
  37. 29 Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, AN-QP năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 của UBND xã Chiềng Lao tình hình tăng trưởng kinh tế của xã đạt được như sau: Tổng giá trị sản xuất cả năm đạt 108 tỷ đồng, đạt 111%KH, tăng 15,5% so với năm 2016, trong đó: + Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt 41,8 tỷ đồng, bằng 110%KH, tăng 9% so với năm 2016. + Chăn nuôi đạt 14 tỷ đồng, bằng 116% KH, tăng 12,5% so với năm 2016. + Dịch vụ kinh doanh đạt 27,1 tỷ đồng, bằng 108% KH, tăng 7,7% so với năm 2016. + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt 7,6 tỷ đồng, bằng 152%KH, tăng 34,2% so với năm 2016. + Dịch vụ khác (Thu nhập từ tiền công, tiền lương) đạt 17,5 tỷ đồng, bằng 102% KH, tăng 2,8% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,6 triệu đồng/người, tăng 1,6 triệu đồng so với năm 2016. - Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2017 đạt 7,82 tỷ đồng, bằng 131,4% dự toán năm, tăng 0,6% so với năm 2016, trong đó thu trên địa bàn đạt 472,44 triệu đồng, bằng 1.431%KH, tăng 1.352% so với năm 2016. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 6,6 tỷ đồng, bằng 110,9% dự toán. - Tổng sản lượng lương thực (cây có hạt) đạt 6.183,5/4.974, 1tấn, bằng 124,3%KH, tăng 1.428,1 tấn so với năm 2016. 4.2.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp Trong những năm qua ngành nông nghiệp của xã có sự phát triển đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sảnxuấttheo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩmnông
  38. 30 nghiệp, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung trọng điểm. Giá trịsản xuất nông, lâm nghiệp của xã Chiềng Lao trong thời gian qua có sự tăng trưởng mạnh và là thế mạnh của xã với những đặc điểm đặc thù, được tạo lập bởi yếu tố thời tiết, khí hậu. * Trồng trọt: - Diện tích đất trồng lúa của xã là 100,61 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 40,93 ha, đất trồng lúa nước còn lại 11,84 ha và đất trồng lúa nương là 47,84 ha. - Diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 1.651,88 ha, chủ yếu là đất nương rẫy trồng cây hàng năm trồng ngô, sắn, rau, đỗ tương, lạc - Diện tích đất trồng cây lâu năm: có 105,86 ha, tập trung trồng các loại cây ăn quả lâu năm như nhãn, xoài, chuối, mơ mận * Chăn nuôi: Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi là thế mạnh của xã vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định cả về quy mô cũng như cơ cấu đàn, từng bước chuyển hướng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và đa dạng hoá sản phẩm. Kết quả điều tra như sau: đàn trâu 1.300 con, đàn bò 945 con, lợn 2.000 con, dê 751 con, đàn gia cầm 24.844 con. * Lâm nghiệp: Hoạt động sản xuất lâm nghiệp của xã tập trung vào các lĩnh vực trồng rừng, chăm sóc và tu bổ rừng. Công tác quản lý, bảo vệ vàkhôi phục phát triển rừng đã được các ban, ngành quan tâm đúng mức. Nhờ sự hỗ trợcủa các chương trình dự án, ngành Lâm nghiệp đã có sự chuyển biến rõnéttừ lâm nghiệp quốc doanh quản lý kinh doanh rừng sang lâm nghiệp xã hội, giao khoán rừng đến từng hộ gia đình, cá nhân. Chuyển hoạt động từ khai thác rừng sang bảo vệ phát triển rừng, độ che phủ của rừng tăng dần theo từng năm.
  39. 31 * Thủy sản: Là xã miền núi nên diện tích nuôi trồng thủy sản của xã rất hạnchếchủ yếu là ao thả cá nhỏ lẻ nằm trong khu dân cưcủa các hộ gia đình cá nhân. b. Khu vực kinh tế công nghiệp - TTCN - Xây dựng Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa thể hiện được vai trò là một ngành trong cơ cấu kinh tế chung của xã. c. Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ Hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu là các hàng quán bán lẻ dodân tự mở để kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của nhân dân như: Sách vở, phân bón, bánh kẹo, thuốc lá .Ngoài ra còn có các điểm thu mua kén tằm của nhân dân, nhưng các điểm thu mua này chỉ hoạt động theo thời vụ và thường không cố định. Đây là một hạn chế rấtlớn đối với địa phương trong quá trình hội nhập và phát triển trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 4.2.1.4. Tình hình phát triển dân cư, lao động và việc làm. a. Dân số Theo số liệu điều tra thống kê dân số của xã năm 2017 có 9.498 nhân khẩu và 2.142 hộ gia đình phân bổ ở 25 bản, bình quân 4- 5 người/ hộ. Tỷ lệ tăng dân số năm 2016 là 1,16%. Dân số năm 2017 của xã Chiềng Lao được thể hiện qua bảng sau :
  40. 32 Bảng 4.2 : Hiện trạng dân số xã Chiềng Lao năm 2017. STT Tên bản Số hộ Số khẩu 1 Huổi La 42 189 2 Tà Sài 50 242 3 Nà Nong 117 503 4 Phiêng Cại 113 462 5 Huổi Păng 59 241 6 Bản Cun 169 571 7 Huổi Choi 116 507 8 Bản Nhạp 123 558 9 Bản Lếch 128 568 10 Nà Lếch 1 59 284 11 Nà Lếch 2 37 183 12 Nà Lếch 3 76 346 13 Tạng Khẻ 23 109 14 Huổi Quảng 23 111 15 Huổi Tóng 80 377 16 Nà Cường 180 737 17 Bản Mạ 116 556 18 Xu Xàm 57 265 19 Nà Xu 45 224 20 Nà Biềng 61 245 21 Bản Pậu 192 764 22 Phiêng Phả 86 453 23 Đán Én 111 622 24 Huổi Hậu 50 238 25 Pá Sóng 29 143 Toàn xã 2.142 9.489
  41. 33 Qua bảng 4.2 ta thấy dân số tập trung nhiều nhất ởcác bản như bản Pậu, bản Nà Cường, bản Cun chủ yếu là dân tộc Thái chiếm 72 %, dân tộc H’mông chiếm 16%, dân tộc La Ha là thấp nhất chiếm 12% dân số toàn xã. b. Lao động việc làm Tổng số lao động trên toàn xã là 4.118 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 45,73 % tổng dân số toàn xã. Hiện trạng lao động củaxã Chiềng Lao được thể hiện qua bảng sau : Bảng 4.3: Hiện trạng lao động của xã Chiềng Lao năm 2017 Hiện trạng STT Hạng mục Tỷ lệ % năm 2017 Tổng dân số toàn xã (người) 9,489 100 I Dân số trong độ tuổi lao động (người) 5,056 53,28 II Lao động làm việc trong các ngành kinh tế (người) 2,315 24,39 2.1 Lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 1,950 20,54 2.2 Lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 160 1,68 2.3 Lao động dịch vụ, thương mại, hành chính sự nghiệp. 316 3,38 * Nội trợ, mất sức LĐ, học sinh trong độ tuổi LĐ đi học 315 3,31 * Thất nghiệp Qua bảng trên ta thấy dân số trong độ tuổi lao động chiếm 53,28 % tổng dân số toàn xã. Lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm cao nhất (chiếm 20,54% ), ngành lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất ( 1,68 %) và còn nhiều người thất nghiệp, nội trợ, mất sức lao động, học sinh trong độ tuổi lao động ( chiếm 3,31% ). 4.2.1.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. a. Giao thông Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụphát triển KT-XH, AN-QP năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. Trong những năm qua huyện đã quan tâm cải tạo, nâng cấp và nhựa hoá một số tuyến đường quan trọng, góp
  42. 34 phần phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã. Hệthống mạng lưới giao thông liên bản khá hoàn chỉnh trong toàn xã. Ngoài tuyến đường trục xã còn có các tuyến đường liên bản. Nhìn chung giao thông củaxã vào mùa mưa đi lại gặp nhiều khó khăn và được thể hiện ở bảngsau : Bảng 4.4: Hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã Chiều Tuyến đường dài Hiện trạng (km) Dải nhựa cấp phối, do thi công Mường La – Huyện 65 thủy điện Huổi Quảng dẫn đến hư Than Uyên hỏng một phần. Dải nhựa cấp phối, do thi công Hua Trai - 10 thủy điện Huổi Quảng dẫn đến hư Chiềng Lao hỏng một phần. Dải nhựa cấp phối ¼, địa hình Xã Chiềng Lao - 40 phức tạp, nhiều dốc nhiều khe, sạt Nậm Giôn lở nhiều đi lại khó khăn. Chiềng Lao– 10 Dải nhựa cấp phối, hư hỏng một phần Khoe On Đường đất,dốc cao, không có rãnh Nà Su - Huổi Hậu 7 thoát nước, hẹp, đi lại khó khăn. Nà Su - Pá Sóng 6,5 Đường đất,dốc cao Phiêng Phả - Đường đất, nhiều khe suối, đi lại 6 Bản Đán Én khó khăn. Huổi La - Huổi Đường dải nhựa cấp phối, đi lại 10 Quảng khá thuận tiện. Phiêng Cại – Đường bê tông kiên cố, có ránh 3 Huổi Păng thoát nước.
  43. 35 b. Thủy lợi Toàn xã hiện đã có công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy đến 25bản trên toàn xã. Trong đó có 18 công trình cấp nước sinh hoạt thuộc 18 điểm tái định cư đã được đầu tư mới, về mùa khô lượng nước cung không cung cấpđủ cho các hộ dân. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, toànxã hiện có 05 công trình thuỷ lợi gồm: Công trình thủy lợi bản Pậu, bản Nhạp, bản Huổi Choi, bản Cun và bản Huổi Hậu phục vụ tưới tiêu cho khoảng 17 ha diện tích ruộng lúa. Còn có khoảng 8,5 km hiện trạng là mương đất. c. Hệ thống thủy điện Hiện nay trên địa bàn xã đã có đường dây trung thế 35 KV chạyqua một số khu vực. Toàn xã có 25/25 bản đã được sử dụng hệ thống điện lưới Quốc gia,có 11 trạm biến áp hạ thế điện. d. Bưu chính viễn thông Hiện nay toàn xã chưa có điểm bưu điện văn hóa xã, nên việc giao lưu và tiếp cận với sách báo của người dân còn nhiều mặt hạnchế. Trạm phát sóng truyền hình, trạm thu phát dịch vụ viễn thông, trạm phát thanh (Trạm Viettell; VinaPhone): Đã phủ sóng điện thoại di động và cố định. e. Về giáo dục đào tạo Toàn xã có 03 cấp trường, bao gồm: Trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, diện tích, cơ cấu, hiện trạng được thể hiện ở bảng sau:
  44. 36 Bảng 4.5: Diện tích, cơ cấu, hiện trạng của giáo dục xã năm 2017 Diện Số Học Giáo STT Tên trường tích phòng Hiện trạng sinh viên ( m2) học 01 nhà xây kiên cố, cơ 1 Trường mầm non A 180 5 210 9 sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập. 2 Trường mầm non B 90 3 92 6 01 nhà xây kiên cố. 01 nhà xây kiên cố, chưa 3 Trường mầm non C 90 3 92 7 có tường bao xung quanh. 01 nhà xây II tầng, có 4 Trường tiểu học A 270 08 393 28 nhà vệ sinh riêng biệt, có tường bao xung quanh. 01 nhà xây II tầng, đã có 5 Trường tiểu học B 178 10 540 40 nhà vệ sinh riêng biệt, có tường bao xung quanh. 02 nhà xây II, đã có nà vệ sinh riêng biệt, có lát 6 Trường THCS 730 16 553 37 gạch và tường bao xung quanh. Ngoài các trường trên còn phân điểm trường ở các bản: - Trường mầm non: Ngoài ra còn các điểm trường thuộc các bản: (bản Huổi Tóng, bản Phiêng Phả, bản Đán Én và bản Pậu, Bản Tạng khẻ, bản Huổi Hậu, Pá Sóng), tổng số học sinh trong các bản này là 196 em, chưa có nhà trẻ mẫu giáo cắm bản, nhà chưa được xây dựng kiến cố, cơ bản chưa đủ cơ sở vật chất, khó khăn cho việc dạy và học.
  45. 37 - Trường tiểu học : + Trường tiểu học A phân điểm trường thuộc 12 bản: Bản Tà Sài, bản Huổi La, bản Nà Nong, bản Phiêng Cại, bản Huổi Păng, bản Cun, bảnXu Xàm, bản Nà Biềng, bản Pậu, bản Nà Xu, bản Huổi Hậu, bản PáSóng. + Trường tiểu học B phân điểmờng trư thuộc 13 bản: Bao gồm bản Huổi Choi, bản Nhạp, bản Lếch, bản Nà Lếch 1, bản Nà Lếch 2, bản Nà Lếch 3,bản Nà Cường, bản Mạ, bản Huổi Tóng, bản Đán Én, bản Phiêng Phả, bảnTặng Khẻ, bản Huổi Quảng. Cơ sở vật chất cơ bản đã đáp ứng nhu cầu dạy vàhọc. - Trường Trung học cơ sở: Được xây dựng ngay trung tâm xã ( tai bản Nà Nong), cơ sở vật chất khá đầy đủ cho việc dạy và học, giáo viên trìnhđộ từ Cao đẳng, Đại học trở lên. f. Về y tế Trạm y tế xã: Đã được công nhận đạt chuẩn năm 2010, hiện trạng lànhà xây cấp IV, có diện tích là 300m2, diện tích quỹ đất chưa xây dựng hết là 600m2 . Gồm có 1 bác sỹ, 03 y tá, trình độ Trung cấp, Cao đẳng trở lên. Dân số toàn xã là 9,528 người, tham gia bảo hiểm y tế 100%. Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnhtheo quyết định 139 của Chính phủ. Tổng số khám trong năm 8.926 lượt người; trong đó kê đơn thuốc điều trị ngoại trú là 6.453 lượt người, chuyển tuyến 2.473 lượt. Tổngsố trẻ em dưới 5 tuổi là 1.131 trẻ, trong đó tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suydinh dưỡng là 18,5%, tăng 0,3% so với năm 2016. g. Hoạt động văn hóa – thể thao Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, đa dạng, tập trung phản ánh diễn biến đời sống chính trị, kinh tế- xã hội, an ninh – quốc phòng của xã, tổ chức tốt các hoạt động văn hoá kỷ niệm các ngày lễ, tết. Chỉ đạo, củng cố ban chỉ đạo phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ”, hướng dẫn đăng ký các danh hiệu văn hoá năm 2017.
  46. 38 Củng cố và duy trì 22 đội văn nghệ quần chúng hoạt động có hiệu quả, biểu diễn 12 buổi, 1.558 lượt người xem. Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao mang đậm đà bản sắc dân tộc trong dịp tết như: múa xoè, ném Kòn, kéo Co, đẩy Gậy, bắn Nỏ, giao lưu bóng chuyền Công tác truyền thanh: Từ xã đến bản đã được bố trí cán bộ nhân viên văn hoá trực thu phát lại các chương trình phát thanh của Trung ương, của tỉnh, của huyện phục vụ nhân dân theo kế hoạch. Phản ánh tiến độ sản xuất, nhằm đáp ứng văn hoá xã hội của đất nước. Đẩy mạnh và nâng cao phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, ngày càng khởi sắc. Năm 2017 đạt 512 hộ gia đình văn hoá; trong đó 98 hộ gia đình đạt 3 năm gia đình văn hoá, 5/25 bản văn hóa. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Hiện nay toàn xã đã có 18 nhà văn hóa được xây dựng theo mẫu định hình TĐC, quy mô thiết kế 60 chỗ ngồi, chưa đạt tiêu chuẩn theo nông thôn mới. Toàn xã còn 7/25 bản chưa có nhà văn hóa được xây dựng theotiêu chuẩn ( Bộ văn hóa – thể thao và du lịch ) gồm: (Bản Phiêng Phả, Đàn Én, bản Pậu, Huổi Hậu, Tặng Khẻ, Pá Sóng và bản Huổi Tóng). 4.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội 4.3.1. Thuận lợi - Chiềng Lao là xã nằm trong vùng ngập chính của hồ thủy điện Sơn La,hệ thống các tuyến đường thủy điện Huổi Quảng; đường tránh ngập hồ thủy điện Sơn La chạy qua hầu hết các bản TĐC thủy điện Sơn La, hơn nữa các điểm TĐC trênđịa bàn xã đã được nhà nước đầu tư cơ bản về hạ tầng như: Điện lưới, đường vàobản. Đường trục bản, trường lớp học, nhà văn hóa, nước sạch sinh hoạt. Do vậy rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, trao đổi kinh tế và giao lưu về– vănhóa xã hội giữa các khu TĐC xã Hua Trai và xã Mường Trai.
  47. 39 - Là xã có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, tiềm năng vềđấtđai chưa được khai thác, đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng thuận lợi cho phát triển sản xuất. Là xã vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, có hơn 1.223,06 ha diện tích mặt nước rất thuận lợi cho việc đầu tư nuôi thủy sản (Cá, tôm),hơn nữa diện tích đấtâm l nghiệp của xã cũng tương đối lớn, nhiều đồng cỏ dưới tán rừng rất thích hợp với ngành chăn nuôi đại gia súc theo hình thức chăn thả. - Nguồn nước dồi dào, phân bổ tương đối đều ở các bản, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và cấpnước sinh hoạt. - Sau khi công trình thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động, xã Chiềng Lao có cơ hội phát triển thêm các ngành sản xuất, hoàn thiện được hệ thống kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển KT– XH, từng bước hoà nhập với các xã trong khu vực. 4.3.2. Khó khăn - Địa hình phức tạp, chia cắt, phần lớn diện tích đất của xã chủ yếulà núi đá không có rừng cây, độ dốc lớn dễ bị xói mòn. - Khi đóng đập thủy điện Sơn La, đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt làdiện tích đất ruộng lúa của xã hầu như đã bị ngập,để đảm bảo được đời sống, bảo đảm an toàn lương thực cho các hộ dân TĐC là một vấn đề đặt ra rất khó khăn chocác cấp chính quyền không những xã mà cả huyện, tỉnh vàTrung ương quan tâm. Một số bản vùng cao thì sản xuất còn độc canh cây lương thực,t kỹthuậ canh tác chưa cao, mang tính chất tự túc, tự cấp. Kinh tế hộ gia đình chưa phát triển, đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. - Trình độ dân trí không đồng đều, lao động qua đào tạo thấp là hạn chế trong khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất của xã.
  48. 40 4.2. Thực trạng sản xuất cây xoài tại xã Chiềng Lao, huyện Mường la, tỉnh Sơn La 4.2.1. Khái quát diện tích, năng suất cây xoài tại xã Chiềng Lao Cây xoài được coi là một trong những cây trồng chính của người dân trên địa bàn xã Chiềng Lao, nên giá trị kinh tế của nó rất cao luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của các hộ nông dân. Tình hình sản xuất xoài được thể hiện cụ thể qua bảng sau. Bảng 4.6: Diện tích, năng xuất và sản lượng xoài của xã Chiềng Lao giai đoạn 2015 - 2017 Năm Diện tích (ha) Năng xuất(tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2015 50,81 8 406,48 2016 53,93 9,15 493,46 2017 80,43 11,5 924,95 (Nguồn :Thống kê xã Chiềng Lao năm 2017) Những năm gần đây, cây xoài luôn được xã xác định là cây mũi nhọn trong các chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tiến tới làm giàu vàsản xuất hàng hoá trong phát triển kinh tế. Nhằm khai thác tốt tiềm năng,thế mạnh cây xoài. Diện tích trồng xoài của xã ngày càng tăng trong các năm, năm 2015 từ 50,81 ha tăng lên 53,93 ha năm 2016, nhưng đến năm 2017 diện tích trồng cây xoài tăng lên 80,43 ha, năng suất cũng tăng lên so với năm 2015 và 2016. Điều đó thêm chứng minh cây xoài dần dần là cây chủ đạocủa xã trong những năm gần đây. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, bà con nhân dân trong xã cũng đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây xoài.
  49. 41 Bảng 4.7: Diện tích, năng suất xoài của các hộ điều tra trên địa bàn xã Chiềng Lao giai đoạn 2015-2017 Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) So sánh (%) Bản 2015 2016 2017 2015 2016 2017 16/15 17/16 1 2 3 2/1 3/2 Phiêng Cại 9,3 10,5 12,00 7,13 8,2 11,6 115,01 141,46 Nà Cường 8,44 9,72 10,35 7,37 8,31 11,8 112,75 142 Tà Sài 6,9 7,6 9,5 7,25 8,36 11,95 115,31 142,94 Nà Nong 2,1 4,95 6,00 6,86 7,9 11,5 115,16 145,57 Nà Lếch III 3,05 3,96 5,25 7,01 9,95 11,05 141,94 111,06 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017) Qua bảng 4.7 cho ta thấy năng suất cây xoài cho thu hoạch trên 5 thôn, trong đódiện tích và năng suấtcó sự thay đổi giữa các cụnăm thể như sau: Đối với bản Phiêng Cại: Có diện tích trồng năm 2015 là 9,3 ha, với năng suất đạt 137, tấn/ha. Năm 2016 diện tích trồng là 10,5 ha tăng lên 1,2 ha so với năm 2015, với năng suất đạt 8,2 tấn/ha. Năm 2017 diện tích trồng là 12,00 tăng lên 1,5 ha so với năm 2016, với năng suất đạt 11,6 tấn/ha. Đối với bản Nà Cường: Có diện tích trồng năm 2015 là 8,44 ha, với năng suất đạt 7,37 tấn/ha. Năm 2016 diện tích trồng là 9,72 ha, với năng suất đạt 8,31/ha. Năm 2017 diện tích trồng là 10,35 ha tăng lên 1,94 ha so với năm 2015, với năng suất đạt 11,8 tấn/ha. Đối với bản Tà Sài: Có diện tích trồng năm 2015 là 6,9 ha, với năng suất đạt 257, tấn/ha. Năm 2016 diện tích trồng là 7,6 ha, với năng suất đạt 8,36/ha. Năm 2017 có diện tích trồng là 9,5 ha tăng lên 2,6 ha so với năm 2015, với năng suất đạt 11,95 tấn/ha.
  50. 42 Đối với bản Nà Nong: Có diện tích trồng năm 2015 là 2,1 ha, với năng suất đạt 97, tấn/ha. Năm 2016 diện tích trồng là 4,95 ha, với năng suất đạt 7,9/ha. Năm 2017 diện tích trồng là 6,00 ha tăng lên 3,9 ha so với năm 2015, với năng suất đạt 11,5 tấn/ha. Đối với bản Nà Lếch III: Códiện tích trồng năm 2015 là 3,05 ha, với năng suất đạt 7,01/ha. Năm 2016 diện tích trồng là 3,96 ha, với năng suất đạt 9,95 tấn/ha. Năm 2017 diện tích trồng là 5,25 ha tăng lên 2,2 ha so với năm 2015, với năng suất đạt 11,05 tấn/ha. 4.2.2. Tình hình của các nhóm hộ nghiên cứu Để nghiên cứu thực trạng sản xuất xoài của các hộ nông dân trên địabà xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La em đã tiến hành điều tra, khảo sát 50 hộ nông dân tại 5 bản: Phiêng Cại, Nà Cường, Tà Sài, Nà Nong, Nà Lếch III. Đây là những thôn sản xuất xoài tiêu biểu của xã. Số lao độngvà nhân khẩu là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, kếtquả kinh doanh và thu nhập của các hộ nông dân. Đối với sản xuất xoài, lao động đóng vai trò quan trọng từ khâu trồng, chăm sóc cho tới khâu thu hoạch, và bảo quản sau khi thu hoạch Để biết thêm về tình hình nguồn nhân lực của các hộ điều tra ta đitìm hiểu bảng sau:
  51. 43 Bảng 4.8 : Tình hình nhân lực của các hộ nông dân trồng xoài năm 2017 Nà Trung Phiêng Nà Tà Sài Nà Nong Lếch bình Chỉ tiêu ĐVT Cại Cường (n=10) (n=10) III (n=10) (n=10) (n=50) (n=10) Số hộ điều tra Hộ 10 10 10 10 10 1,Tuổi trung Tuổi 40,1 39,7 38,5 41,3 41,7 40,46 bình chủ hộ 2,Trình độ học vấn trung Lớp 10,05 9,8 9 8,5 7,2 8,91 bình chủ hộ 3,Nhân khẩu trung bình Người 5 5,8 5,5 5,3 4,5 5,22 của hộ 4,Lao động Lđ 2,4 2,9 2,5 2,7 2,3 2,56 chính của hộ (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017) Kết quả tổng hợp của số liệu điều tra cho thấy, độtuổi bình quân của hộ điều tra qua 5 bản là 40,46. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đều đã ổn định về cơ sở vật chất, số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộđiều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng cây xoài. Do vậy, đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc sản xuất, kinh doanh xoài của mỗi hộ. Bên cạnh các yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn của các chủ hộnhìn chung còn thấp chỉ từ cấp I đến cấp IIIkhông có trình độ cao đẳng, đại học. Trong đó trình độ cấp II chiếm đại đa số. Trình độ vănhóa có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sảnxuất trong mỗi hộ gia đình. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn họ sẽ nhận thức được từ đó họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuậtmới
  52. 44 tốt hơn so với những hộ có trình độ học vấn thấp hơn. Như vậy, trình độhọc vấn có ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất xoài của mỗihộ. 4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây xoài trên địa bàn xã Chiềng Lao Trong quá trình phân tích các số liệu về diện tích, năng xuất, sản lượng. Để tiện cho tính toán em đã tiến hành phân tích chúng trên sản phẩmxoài. Bảng 4.9: Tình hình sản suất xoài của các hộ điều tra giai đoạn 2015-2017 ( n= 50) Đơn Năm Năm Năm So sánh (%) Tiêu chí vị 2015 2016 2017 16/15 17/16 Tổng diện ha 29,79 36,72 43,1 123,26 117,37 tích Năng suất Tấn/h 7,12 8,54 11,58 119,94 135,6 bình quân a Sản lượng Tấn 211,11 313,59 499,1 148,55 159,15 Giá bán 1000đ 8 8,5 12 106,25 141,18 trung bình /kg Giá trị sản Tỷ 1,69 2,67 5,99 157,88 22,73 xuất đồng (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017) Qua bảng số liệu về tình hình sản xuất xoài của các hộ điều tratừnăm 2015 đến năm 2017 cho thấy: Diện tích trồng cây xoài giữa các năm có sự chênh lệch đáng kể. Diện tích năm 2017 là 43,1 ha, tăng lên 13,31 ha so với diện tích năm 2015. Năng suất bình quân năm 2015 là 7,12 tấn/ha, năm 2016 là 8,54 tấn/ha tăng 19,94% so với năm 2015, đến năm 2017 là 11,58 tấn/ha tăng 35,6% so với năm 2016 với điều kiện tự nhiên thuận lợi lại có sự đầutưthích hợp dự kiến năng suất xoài trong những năm tới còn có thể cao hơn nữa. Sản lượng của các hộ điều tra năm 2015 đạt 211,11, với giá trị sản xuất là 1,69 tỷ đồng.
  53. 45 Năm 2016 đạt 313,59 tấn, với giá trị sản xuất là 2,67 tỷ đồng. Năm 2017 đạt 499,1 tấn vớigiá trị sản xuất là 5,99 tỷ đồng . 4.3.1. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây xoài Bảng 4.10: Chi phí sản xuất xoài của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2017 ĐVT: triệu đồng Nà Phiêng Nà Chỉ tiêu Tà Sài Nà Nong Lếch BQC Cại Cường III Chi phí trung gian 23,24 23,28 22,18 22,48 21,89 22,61 1.Giống 0 0 0 0 0 0 2.Phân bón 0 0 0 0 0 0 2.1. NPK 18,06 18,2 17,5 17,54 17,08 17,68 2.3.Phân chuồng 0 0 0 0 0 0 3.Thuốc trừ sâu, diệt 3,57 3,44 3,13 3,33 3,25 3,34 cỏ, đổ gốc 4. Bọc trái 1,61 1,64 1,55 1,61 1,56 1,59 5.Chi phí khác 0 0 0 0 0 0 KHTSCĐ 1,6 1,7 1,65 1,8 1,75 1,7 Công lao động 11,4 12,5 10,9 12,88 12,5 12,04 1. Công chăm sóc 3,5 3,6 3,3 3,76 3,84 3,6 2. Công phun thuốc 3,38 3,74 2,82 3,94 3,44 3,46 3. Công thu hoạch, 4,52 5,16 4,78 5,18 5,22 4,97 vận chuyển Tổng chi phí/1ha 36,24 37,48 34,73 37,16 36,14 36,35 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017) Qua bảng 4.10 ta thấy rõ dược chi phí chi cho một ha trồng xoài của các bản đầu tư năm 2017 là:
  54. 46 - Đối với bản Phiêng Cại tổng chi phí để sản xuất xoài trên 1ha là 34,64 triệu đồng trong đó: Chi phí cho phân bón NPK là 18,05 triệu đồng. Chi phí cho thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc đổ gốc là 3,57 triệu đồng. Chi phí cho bọc trái là 1,61 triệu đồng. Chi phí cho KHTSCĐ là 1,6 triệu đồng Chi phí cho công lao động bao gồm: + công chăm sóc là 53, triệu đồng. + Công phun thuốc là 3,38 triệu đồng. + Công thu hoạch, vận chuyển là 4,52 triệu đồng. - Đối với bản Nà Cường tổng chi phí để sản xuất xoài trên 1ha là 35,78 triệu đồng trong đó: Chi phí cho phân bón NPK là 18,2 triệu đồng. Chi phí cho thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc đổ gốc là 3,44 triệu đồng. Chi phí cho bọc trái là 1,64 triệu đồng. Chi phí cho KHTSCĐ là 1,7 triệu đồng. Chi phí cho công lao động bao gồm: + Công chăm sóc là 3,6 triệu đồng. + Công phun thuốc là 3,74 triệu đồng. + Công thu hoạch, vận chuyển là 5,16 triệu đồng. - Đối với bản Tà Sài tổng chi phí để sản xuất xoài trên 1ha là 33,08 triệu đồng trong đó: Chi phí cho phân bón NPK là 17,5 triệu đồng. Chi phí cho thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc đổ gốc là 3,13 triệu đồng. Chi phí cho bọc trái là 1,55 triệu đồng. Chi phí cho KHTSCĐ là 1,65 triệu đồng. Chi phí cho công lao động bao gồm:
  55. 47 + Công chăm sóc là 3,3 triệu đồng. + Công phun thuốc là 2,82 triệu đồng. + Công thu hoạch, vận chuyển là 4,78 triệu đồng. - Đối với bản Nà Nong tổng chi phí để sản xuất xoài trên 1ha là 35,36 triệu đồng trong đó: Chi phí cho phân bón NPK là 17,64 triệu đồng. Chi phí cho thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc đổ gốc là 3,33 triệu đồng. Chi phí cho bọc trái là 1,61 triệu đồng. Chi phí cho KHTSCĐ là 1,8 triệu đồng. Chi phí cho công lao động bao gồm: + công chăm sóc là 763, triệu đồng. + Công phun thuốc là 3,94 triệu đồng. + Công thu hoạch, vận chuyển là 5,18 triệu đồng. - Đối với bản Nà Lếch III tổng chi phí để sản xuất xoài trên 1ha là 34,39 triệu đồng trong đó: Chi phí cho phân bón NPK là 17,08 triệu đồng. Chi phí cho thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc đổ gốc là 3,25 triệu đồng. Chi phí cho bọc trái là 1,56 triệu đồng. Chi phí cho KHTSCĐ là 1,75 triệu đồng. Chi phí cho công lao động bao gồm: + công chăm sóc là 843, triệu đồng. + Công phun thuốc là 3,44 triệu đồng. + Công thu hoạch, vận chuyển là 5,22 triệu đồng. Qua đó ta thấy chi phí trung gian bình quân cho 1ha xoài là 36,35 triệu đồng trong đó: phân NPK là 17,68 triệu đồng, thuốc trừ sâu, diệt cỏ thuốc đổ gốc là 3,34 triệu đồng, bọc trái 1,59 triệu đồng, KHTSCĐ là 1,7 triệu đồng,
  56. 48 chi phí cho công chăm sóc là 3,6 triệu đồng, công phun thuốc là 3,46 triệu đồng, công thu hoạch, vận chuyển là 4,97 triệu đồng. Đầu tư là khâu quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả sản xuất. Để tính được hiệu quả kinh tế thì phải tính đầy đủ chính xác mức đầu tư chiphí cho một diện tích xoài cụ thể là trên 1 ha. Điều này đòi hỏi những người sản xuất xoài phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư thật hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được. Tránh lãng phí, đầu tư không hiệu quả, song vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng tối ưu. Đây thực sự là một bàitoán khó đối với người sản xuất, yêu cầu buộc họ phải tính toán xemxétvấn đề thật cụ thể, nghiêmtúc thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế caonhất. 4.3.2. Hiệu quả sản xuấtxoài của hộ điều tra Trong quá trình điều tra các năm 2015 – 2016 số liệu của các hộ nhỏ, lẻ nên không thể đảm bảo trong quá trình tính toán vậy nên tôi đã chọn năm 2017 làm năm xác định để tính toán và xử lý số liệu. Bảng 4.11. Thu nhập từ xoài của các hộ điều tra năm 2017 Bản Nà Phiêng Nà Nà Bình Tà Sài Lếch ĐVT Cại Cường Nong quân Chỉ (N=10) III (N=10) (N=10) (N=10) (N=50) tiêu (N=10) Sản Tấn 139,2 122,13 113,53 69 58,01 100,37 lượng Giá bán 1000đ/kg 12 12 12 12 12 12 Thành Triệu 1670 1465 1362 828 696 1204 tiền đồng (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017) Qua bảng 4.11 cho ta thấy, sản lượng và giá bán xoài thu được giữa các thôn năm 2017 có sự chênh lệch không đáng kể. Sản lượng bình quân đạt 100.37 tấn với giá bán trung bình là 12 nghìn đồng, thu được 1204 triệu đồng
  57. 49 Bảng 4.12. Kết quả sản xuất xoài của các hộ điều tra năm 2017 Nà Phiêng Nà Nà Bình Tà Sài Lếch Chỉ tiêu ĐVT Cại Cường Nong quân (N=10) III (N=10) (N=10) (N=10) (N=50) (N=10) Triệu GO 1670 1465 1362 828 696 1204 đồng Triệu IC 23,24 23,28 22,18 22,48 21,89 22,61 đồng Triệu VA 1646,8 1441,7 1339,8 805,52 674,11 1181,4 đồng Lợi Triệu 1633,76 1427,52 1327,27 790,84 659,86 1167,85 nhuận(LN) đồng (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017) Từ bảng kết quả việc sản xuất xoài của hộ cho ta thấy, tổng giá trị sản xuất thu được của cây xoài bản Phiêng Cại cao nhất, Cụ thể: tổng giá trị sản xuất xoài của bản Phiêng Cại đạt 1670 triệu đồng, với tổng chi phí trung gian là 23,24 triệu đồng, giá trị gia tăng đạt 1646,8 triệu đồng, với lợi nhuận thu về là 1633,76 triệu đồng, đứng thứ 2 là bản Nà Cường với tổng giá trị sản xuấtlà 1465 triệu đồng, chi phí trung gian là 23,28 triệu đồng và giá trị gia tăng đạt 1441,72 triệu đồng, với lợi nhuận thu về là1427,52 triệu đồng, Thứ 3 là bản Tà Sài với tổng giá trị sản xuất là 1362 triệu đồng, chi phí trung gian là 22,18 triệu đồng và gia trị gia tăng đạt 1339,8 triệu đồng, với lợi nhuận thu về là 1327,27 triệu đồng, Thứ 4 là bản Nà Nong với tổng giá trị sản xuất là 828 triệu đồng, chi phí trung gian là 22,48 triệu đồng và gia trị gia tăng đạt 805,52 triệu ồng,đ với lợi nhuận thu về là790,84 triệu đồng , Thấp nhất là bản Nà Lếch III với tổng giá trị sản xuất là 696 triệu đồng, chi phí trung gian là 21,89 triệu đồng, và giá trị gia tăng đạt 674,11 triệu ồnđ g, với lợi nhuận thu về là 659,86 triệu đồng.
  58. 50 Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất xoài của hộ điều tra năm 2017 Nà Phiêng Nà Nà Tà Sài Lếch Chỉ tiêu ĐVT Cại Cường Nong BQC (N=10) III (N=10) (N=10) (N=10) (N=10) 1. GO/diện tích triệu đồng/ha 139,17 141,55 143,37 138 132,57 138,93 2. VA/diện tích triệu đồng/ha 137,23 139,3 141,03 134,25 128,4 136,04 3. GO/IC lần 71,86 62,93 61,41 36,83 31,79 52,96 4. VA/IC lần 70,86 61,93 60,41 35,83 30,8 51,96 5. GO/lđ triệu đồng/lđ 69,58 50,52 54,48 30,66 30,26 47,1 6. VA/lđ triệu đồng/lđ 68,62 49,71 53,59 29,83 29,31 46,2 1 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017) Qua so sánh, ta thấy hiệu quả phản ánh sản xuất xoài trên một đơnvị diện tích giữa 5 thôn có sự chênh lệch đáng kể, Cụ thể: tổng giá trị sản xuất/diện tích bình quân là 138,93 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng/diện tích (VA/diện tích) bình quân là 136,04 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) bình quân là 52,96 lần, giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) bình quân là 51,96 lần, giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ) là 47,1 triệu đồng/lao động,và bình quân giá trị gia ngtă /lđ (VA/lđ) bình quân là 46,21 triệu/lđ. Theo thu thập bảng tin từ các hộ điều tra và tính toán từ bảng hỏi em đã có những số liệu về cây nhãn trong 1 vụ 1 năm như sau:
  59. 51 Bảng 4.14: Chi phí trên 1ha trồng nhãn năm 2017 Phiêng Nà Nà Lếch Chỉ tiêu Tà Sài Nà Nong BQC Cại Cường III Chi phí trung gian 20,31 20,37 20,52 20,9 20,75 20,57 1.Giống 0 0 0 0 0 0 2.Phân bón 0 0 0 0 0 0 2.1. NPK 16,8 16,94 16,98 17,4 17,4 17,1 2.3. Phân chuồng 0 0 0 0 0 0 3.Thuốc trừ sâu, diệt 3,51 3,43 3,54 3,5 3,35 4,12 cỏ, đổ gốc 4.Chi phí khác 0 0 0 0 0 0 KHTSCĐ 1,6 1,7 1,65 1,8 1,75 1,7 Công lao động 13,02 11,92 12,88 10,54 11 11,87 1. Công chăm sóc 4,12 3,52 3,82 2,94 2,97 3,47 2. Công phun thuốc 3,8 3,58 3,96 3,08 3,43 3,57 3. Công thu hoạch, 5,1 4,82 5,1 4,52 4,6 4,83 vận chuyển Tổng chi phí/1ha 34,93 33,99 35,05 33,24 33,5 34,14 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017) 35% Chi phí trung gian KHTSCD 60% Công lao động 5% (biểu đồ thể hiện chi phí trên 1ha trồng nhãn)
  60. 52 Qua biểu đồ ta có thể thấy được chi phí trồng 1ha nhãn chỉ bao gồm 2 yếu tố đó là: chi phí trung gian và công lao động, cụ thể như sau: chi phí trung gian chiếm lên đến 60% đạt 20,57 triệu đồng trên tổng chi phí là 34,14 triệu đồng, KHTSCĐ chiếm 5% đạt 1,7 triệu đồng, còn lại là công lao động chiếm 35% đạt 11,87 triệu đông. Để làm rõ hơn hiệu quả kinh tế của cây xoài e đã tiến hiến hành sosánh cây xoài với cây nhãn; Bảng 4.15: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản suất cây xoài với cây nhãn /1ha/1 năm (năm 2017) Cây trồng So sánh cây Chỉ tiêu ĐVT xoài/ cây Xoài Nhãn nhãn (lần) 1. Năng suất bình quân Tạ 11,58 5,73 2,02 2.Giá bán trung bình (tv) 1000đ 12 8,5 1,41 3. Giá trịản s xuất GO triệu đồng 1204 48,69 24,73 4. Chi phí trung gian IC triệu đồng 22,61 19,74 40,81 5. Giá trị gia tăng VA triệu đồng 1181,4 28,95 4,02 6. Công lao động triệu đồng 12,04 11,87 1,01 7. KHTSCĐ triệu đồng 1,7 1,7 0 8. Tổng chi phí TC triệu đồng 34,65 32,14 1,08 9. Một số chỉ tiêu GO/IC Lần 52,96 19,18 2,76 VA/IC Lần 51,96 11,4 4,56 GO/lao động triệu đồng 47,1 2,47 19,07 VA/ lao động triệu đồng 46,21 1,47 31,44 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017)
  61. 53 Qua so sánh, ta thấy tổng giá trị sản xuất của cây xoài lớn hơn cây nhãn, Cụ thể: tổng giá trị sản xuất cây xoài cao hơn24,73 lần so với cây nhãn, Mặc dù chi phí trung gian của cây xoài cao hơn 1,08 lần so với chi phí trung gian của cây nhãn nhưng giá trị gia tăng cây xoài vẫn cao hơn 4,02 lần so với cây nhãn. Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí (VA/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở cây xoài là4,56 lần Bên cạnh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu hiệu quả lao động của cây xoài cũng lớn hơn cây nhãn, Cụ thể: tổng giá trị sản xuất trên/lao động của cây xoài, cao hơn 19,07 lần so với cây nhãn; giá trị gia tăng/lao động của cây xoài cao hơn 31,44 lần so với cây nhãn. Sản xuất xoài sử dụng hiệu quả đồng vốn mà hộ bỏ ra hơn, đồng thời đem lại thu nhập khá cao cho hộ gia đình, giảm thời gian nhàn rỗi của hộ gia đình xuống mức thấp nhất, Chúng ta có thể khẳng định rằng trồng xoài thực sự phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của xã Chiềng Lao và phù hợpvới tình trạng dư thừa lao động trong hộ gia đình hiện nay.
  62. 54 4.4. Phân tích SWOT và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế 4.4.1. Phân tích SWOT S1: Tình hình chính trị xã hội O1: Có cơ hội phát huy hết tiếp tục ổn định tiềm năng kinh tế vốn có của S2: Tình hình chính trị xã hội địa phương trong sản xuất và tiếp tục ổn định kinh doanh các sản phẩm S3: Trong xã có điều kiện tự xoài nhiên O2: Có cơ hội thâm nhập S4: Hệ thống giao thông, cơ sở sâu vào các thị trường rộng Điểm vật chất của xã tương đối đầy Cơ lớn qua nhiều kênh phân mạnh đủ và thuận lợi hội phối S5: Người dân có kinh O3: Đã xây dựng được nghiệm trong sản xuất xoài, thương hiệu xoài Chiềng có tính cần cù, chăm chỉ là Lao, quảng bá giới thiệu sản nguồn lao động tiềm năng lớn phẩm đến khách hàng trong cho sản xuất. và ngoài tỉnh, hiện nay người tiêu dùng đã biết nhiều đến sản phẩm xoài Chiềng Lao W1: Dân số tuy đông nhưng T1: Luôn phải cạnh tranh phân bố rải rác, điều nay với nhiều mặt hàng sản phẩm khiến cho việc sản xuất tập xoài của các vùng khác và trung quy mô lớn là khó các sản phẩm nông sản cùng khăn. thời vụ khác W2: Thiếu vốn dẫn đến khó T2: Đối mặt với những khắc Điểm khăn trong việc mở rộng diện Thách nghiệt của các điều kiện tự tích trồng nhiên, kinh tế xã hội khác yếu thức W3: Trình độ khoa học kỹ thuật của người dân áp dụng cho sản xuất không cao. - Giống tự sản xuất là chủ yếu; - Chưa áp dụng máy móc vào sản xuất;
  63. 55 - Bón phân không đủ lượng hoặc không đúng thời gian; - Chăm sóc không tốt ở các khâu làm cỏ, xói xáo, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh; - Ngắt ngọn, tỉa chồi không triệt để, không đúng thời gian - Thu hái, bảo quản không tốt, - Người dân có thể bị thua thiệt khi họ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, Do vậy khả năng tiếp cận được những loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt khó khăn hơn nhiều so với các tổ chức. - Nhận thức của người lao động trong sản xuất hàng hoá chưa cao, chưa theo kịp với cơ chế thị trường, Lao động chủ yếu chưa được qua đào tạo nên rất hạn chế trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. 4.4.2 Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế 4.4.2.1 Phương hướng trồng cây xoài trên địa bàn xã Chiềng Lao Hình thức đầu tư trực tiếp vùng xoàitrồng là hình thức đầu tư cơ. bản Đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm vùng nguyên liệu chất lượng cao. Đầu tư những khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuấtxoài. Có những chính sách hỗ trợ vốn, vật tư hợp lý.
  64. 56 Đầu tư những cơ sở thu mua sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho người dân tiêu thụ sản phẩm. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xãhội để phát triển nhiều giống xoài mới và mở rộng diện tích nhằm đưa sản phẩm xoài ra thị trường trong nước và ngoài nước. 4.4.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây xoài trên địa bàn xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La Giải pháp về giống Hiện nay người dân ở xã Chiềng Lao chủ yếu tự sản xuất, tựnhân giống nên chưa đảm bảo chất lượng ổn định, vậy nên để tăng thêm chất lượng giống và đạt hiệu quả kinh tế cao cần đưa một số giống có năng suất caođược thị trường hiện nay ưu chuộng vào trồng như: giống xoài tượng Đài Loan Giải pháp kỹ thuật Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất như việc chọn giống, quy trình kỹ thuật canh tác, nâng cao trình độ sản xuất cho người nông dân. Kết hợp nhiều biện pháp phòng trừ hữu hiệu với nguyên tắc: Phòng là chính, trừ có hiệu quả nếu cần thiết sẽ sử dụng thuốc hóa học, tùy từngloại sâu bệnh mà sử dụng chủng loại thuốc có hiệu quả nhất theo hướng dẫncủa cán bộ khuyến nông. Giải pháp khuyến nông Chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài, kỹ thuật thu hái lá đúng đợt để nâng cao chất lượng sau khi chế biến, Chuyển giao và trình diễn mô hình tưới nước cho vườn xoài theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, Chuyển giao và trình diễn thu hái xoài đúng ộđ chín kỹ thuật
  65. 57 Trên cơ sở chuyên môn và nghiệp vụ của mình, cán bộ khuyến nông giúp nông dân tìm ra những giải pháp thích hợp cho sản xuất trong từng, thờikì Phương pháp khuyến nông có nông dân tham gia: Cùng nhau chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy hợp tác các hộ dân vươn lên làm giàu, cũng như tăng cường mối quan hệ giữa các hộ dân, Trong các phương pháp khuyến nông tiếp cận nông dân bao gồm: Phương pháp cá nhân, phương pháp khuyến nông theo nhóm, hội họp, trình diễn, hội thảo đầu bờ. Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc hội nông dân để người dân có thể mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo phương thức trả chậm, tức là hội nông dân hay tổchức khuyến ôngn đứng ra kí hợp đồng với các cửa hàng vật tư cho nông dân mua phân bón, các vật tư khác từ đầu năm cho tới khi thu hoạch thì mới hoàn trả, huy động nguồn vốn của các hộ cùng tham gia sản xuất giúp nhau. Để làm tốt công tác khuyến nông, trước hết đốivới huyện: nên tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân làm đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Phòng nông nghiệp huyện cần kết hợp với ban chuyên đề câyxoài để lựa chọn số cán bộ có kỹ thuật có năng lực, bố trí theo dõi sản xuấtxoài, từ 2 đến 3 xã cần một cán bộ chỉ đạo để hướng dẫn nông dân sản xuất. Đối với các hộ nông dân: cũng phải có những đề xuất kịp thời vềnhững vấn đề cần thiết trong sản xuất xoài với chính quyền các cấp, với các tổ chức doanh nghiệp sản xuất chế biến, thu muaxoài của người dân.
  66. 58 Giải pháp về vốn đầu tư cho cây cây xoài Để giải quyết tốt vấn đề này Nhà nước cần phải có những chínhsách kịp thời hỗ trợ về vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ, hộ sản xuất từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng khốimột. - Trên cơ sở vốn đầu tư đã khảo nghiệm được trong thực tế của nông hộ, nên khuyến khích việc đầu tư vốn vào sản xuất của các hộ nông dânkết hợp với sự hỗ trợ vốn cho vay của Nhà nước sẽ đạt được lượng vốn đầutư phù hợp cho mục tiêu phát triển xoài.