Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa chuột hà lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên

pdf 52 trang thiennha21 19/04/2022 3950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa chuột hà lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_mo_hinh_trong_cay_du.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa chuột hà lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐỖ ĐỨC ANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH SẢN XUẤT DƯA CHUỘT HÀ LAN TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TRANG TRẠI CÔNG NGHỆ CAO NHẬT HUY, HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Khoa : Kinh Tế - PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐỖ ĐỨC ANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH SẢN XUẤT DƯA CHUỘT HÀ LAN TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TRANG TRẠI CÔNG NGHỆ CAO NHẬT HUY, HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Lớp : K47 KN Khoa : Kinh Tế - PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian 4 năm học tập và rèn luyện đạo đức tại trường, bản thân em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT, cũng như các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, các Phòng ban và phòng Đào tạo của Trường Đại học Nông lâm. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Kinh tế & PTNT, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, trong thời gian vừa qua các thầy, cô khoa Kinh Tế & PTNT đã tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế về công việc và ngành nghề mà mình đang học tại Trang trại công nghệ cao Nhật Huy- Huyện Đồng Hỷ- TP Thái nguyên. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – Th.S Nguyễn Mạnh Thắng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến các chú, các anh trong trang trại công nghệ cao Nhật Huy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018 Sinh viên Đỗ Đức Anh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.2.1. Mục tiêu chung 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 4 2.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế 5 2.1.3. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế 5 2.1.4. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế. 8 2.1.5. Khái niệm về năng suất và sản lượng 9 2.1.6. Khái niệm về lợi nhuận 9 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới hiện nay 10 2.2.1. Nhà lưới 10 2.2.2. Giống 10 2.2.3. Hệ thống tưới nhỏ giọt 11 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây dưa chuột Hà Lan 11 2.3.1. Nhóm yếu tố về kỹ thuật 11 2.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội 13 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất cây dưa chuột Hà Lan 14
  5. iii 2.4. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và Việt Nam 14 2.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới 14 2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Việt Nam 14 2.5. Đặc điểm về kỹ thuật của cây dưa chuột Hà Lan. 15 2.5.1. Những nét đặc trưng về canh tác học 15 2.5.2. Quy trình kĩ thuật sản xuất dưa chuột Hà Lan 16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 19 3.2. Nội dung nghiên cứu 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu 20 3.3.1. Phương pháp thu tập bảng tin 20 3.3.2. Phương pháp tổng hợp, so sánh 20 3.3.3. Phương pháp thống kê mô tả 20 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 21 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 21 3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất dưa chuột hà lan 21 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây dưa chuột Hà Lan 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – Kinh tế – Xã hội của Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên 23 4.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ dưa chuột Hà Lan tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy 24 4.2.1. Tình hình lao động của trang trại 24 4.2.2. Khái quát chung về tình hình sản xuất các loại nông sản của trang trại Nhật Huy 25 4.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy 30
  6. iv 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của dưa chuột Hà Lan tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy 31 4.3.1.Hiệu quả kinh tế từ sản xuất của dưa chuột Hà Lan tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy. 31 4.3.2. Hiệu quả sản xuất dưa chuột Hà Lan của trang trại 34 4.4 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới tại trang trại trại công nghệ cao Nhật Huy 37 4.4.1 Thuận lợi 37 4.4.2 Khó khăn 38 4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới 38 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình lao động tại trang trại Nhật Huy Giai đoạn 2016- 2018 24 Bảng 4.2: Diện tích và năng suất một số loại cây trồng trong nhà lưới trang trại công nghệ cao Nhật Huy năm 2018 25 Bảng 4.3: Năng suất cây dưa chuột qua các vụ giai đoạn 2016-2018 dựa trên 0,1ha 26 Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng cây dưa chuột Hà Lan trên 0,1ha trong nhà lưới giai đoạn 2016-2018 27 Bảng 4.5. Thu nhập từ dưa chuột Hà Lan của trang trại năm 2018 29 Bảng 4.6: Tình hình sản xuất dưa chuột Hà Lan tại trang trại Nhật Huy giai đoạn 2016 – 2018 dựa trên 0,1ha 30 Bảng 4.7: Chi phí sản xuất dưa chuột Hà Lan trên 0,1ha trong nhà lưới năm 2018 31 Bảng 4.8. Thu nhập từ dưa chuột Hà Lan của trang trại Nhật Huy giai đoạn 2016 - 2018 34 Bảng 4.9: Kết quả sản xuất dưa chuột Hà Lan tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy năm 2018 Dựa trên 0,1ha 34 Bảng 4.10: Chi phí sản xuất cây Su hào trên 0,1ha2 tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy năm 2018 35 Bảng 4.11: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột Hà Lan dựa trên 0,1ha/năm (năm 2018) 36
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa diễn giải 1 HQKT Hiệu quả kinh tế 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định
  9. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Cây dưa chuột là cây nông nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng khá cao và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nước ta. Hiện nay do biến đổi khí hậu toàn cầu làm nhiệt độ môi trường tăng lên, lượng mưa thay đổi theo mùa, mùa mưa tăng nhưng mùa khô lại giảm, thời tiết bất thường dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ lụt diễn ra khốc liệt liên miên là nổi lo cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu rồi áp dụng trồng giống mới có khả năng chịu đựng dịch bệnh sâu hại, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.v.v. vào sản xuất sẽ giúp cho người nông dân tự tin hơn với sản phẩm của mình, nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập và phát triển từ trên chính mảnh ruộng của mình. Trang trại công Nghệ cao Nhật Huy thuộc Xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên có đất nông nghiệp với quy mô 4ha . Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật tại trang trại, giống dưa chuột mới dưa chuột Hà Lan đã được đưa vào sản xuất tại trang trại, phù hợp với khí hậu, đất đai tại địa bàn với mong muốn người dân có cách nhìn và đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng giống dưa chuột Hà Lan vào canh tác nông nghiệp. Để nắm rõ về hiệu quả kinh tế của cây trồng này em tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa chuột hà lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên” góp phần đánh giá đúng thực trạng hiệu quả kinh tế và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy. Qua đó đưa ra một số giải
  10. 2 pháp nhằm phát triển sản dưa chuột Hà Lan, mở rộng diện tích trồng, nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân trên các địa bàn khác. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng sản xuất dưa chuột Hà Lan tại trang tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy - Đánh giá hiệu qủa kinh tế sản xuất của dưa chuột Hà Lan - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột Hà Lan 1.2.3. Yêu cầu của đề tài Đánh giá đúng về tình hình trồng dưa chuột Hà Lan tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy- Huyện Đồng Hỷ- TP Thái Nguyên. Tài liệu, số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực khách quan. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa học tập và nghiên cứu: + Nghiên cứu đề tài tốt nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tế , nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này. Giúp sinh viên thực hiện một đề tài khoa học, vận dụng và phát huy được các kiến thức và học tập vào nghiên cứu. Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Đề tài cung cấp thông tin về đặc điểm hiệu quả mô hình dưa chuột Hà Lan Tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy- Huyện Đồng Hỷ là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Kinh tế & PTNT, các tổ chức khác nghiên cứu.
  11. 3 * Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được hiệu quả của cây dưa chuột Hà Lan tạo cơ sở khoa học giúp trang trại vạch ra chiến lược phát huy những tiềm năng, thế mạnh để phát triển cây dưa chuột trong những năm tiếp theo.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động và lao động vật hóa giữa các nghành’’ và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt qua nhu cầu của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội”. Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.
  13. 5 Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm vào đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. 2.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái niệm về hiệu quả kinh tế được đưa ra như sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của nền sản xuất lao động vượt quá nhu cầu cuộc sống gia tăng nhu cầu công tác quản lý, tổ chức Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó không phải mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng nhu cầu vật chất văn hóa xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem xét không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá mà bảng qua đó tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu qủa kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra những giải pháp có lợi nhất 2.1.3. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau: - Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất kinh doanh ở những điều kiện cụ thể. Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan
  14. 6 hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc vào từng trường hợp, hiệu quả là đại lượng được dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bao nhiêu? Mức chi phí cho một kết quả có chấp nhận được không? Song hiệu quả kinh tế và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thị trường do đó, khi đánh giá hiệu quả cần xem xét các yếu tố đó để có thể đưa ra kết luận phù hợp. Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (vốn, lao động, đất đai, khoa học, kĩ thuật ) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. Trong sản xuất kinh doanh luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới hiểu được hao phí cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận được không?. Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hàng hóa các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm dịch vụ, công nghệ trong điều kiện nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quy trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, chẳng hạn: + Đối với yếu tố đầu vào Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định
  15. 7 Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi phí cố định là không chính xác mà chỉ có tính tương đối. Một số yếu tố đầu vào rất khó lượng hóa như: Bảng tin, tuyên truyền, cơ sở hạ tầng nên không thể tính toán được một cách chính xác. + Đối với yếu tố đầu ra Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa được một cách cụ thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm. Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà còn bảng qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt hơn. Bản chất của hiệu quả kinh tế Theo quan điểm của Mác thì bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ các yêu cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định và so sánh hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặt biệt là vùng kinh tế tự cung cấp thì việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế trong điều kiện lấ công làm lãi thì người nông dân chú ý tới thu nhập, còn đối với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện thuê lao động thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, đó là vấn đề hiệu quả. Phân loại hiệu quả kinh tế Do HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hóa với các phạm trù và các quy luật kinh tế. Kết quả một
  16. 8 hoạt động kinh tế không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế, mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị mà đồng thời nó tạo ra nhiều kết quả có ảnh hưởng chung và liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội của con người. Để rút ra các nhận xét cụ thể chúng ta cần thiết phải phân định rõ các quan hệ về hiệu quả và hiệu quả kinh tế 2.1.4. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế. Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT. - Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự thiếu toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất. Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời gian trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, HQKT được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường hợp không phản ánh chính xác HQKT. Ví dụ, những hộ nông dân có quy mô sản xuất khác nhau, hộ có quy mô nguồn lực lớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không có nghĩa tất cả hộ có quy
  17. 9 mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy mô nhỏ. Như vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí các yếu tố nguồn lực. - Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố, cụ thể là: - Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và HQKT của từng hoạt động sản xuất. - Yếu tố thời gian: Được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán HQKT. Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời gian của dòng tiền là rất quan trọng. - Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia, Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong phạm vi luận án, khái niệm HQKT được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất. 2.1.5. Khái niệm về năng suất và sản lượng Năng suất: Là khối lượng thu được trên một đơn vị diện tích. Ví dụ: tấn/ha; tạ/ha Sản lượng: là tổng khối lượng thu được Sản lượng = Năng suất x diện tích 2.1.6. Khái niệm về lợi nhuận Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả
  18. 10 chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên. Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới hiện nay 2.2.1. Nhà lưới Nhà lưới được thiết kế với hệ thống thông gió 2 cửa áp mái cố định có rèm che, thông gió tự nhiên với chiều cao đến máng nước 4m, khẩu độ 9.6m, bước cột 3m. Với mái lợp bằng màng Polymer 200 micron Ginegar và vách xung quanh là các tấm lưới mắt cáo chắn côn trùng gây hại với quy cách 40mesh (40 lỗ/cm2) không nên dùng lỗ quá thưa hay quá dày. 2.2.2. Giống Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của dưa. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượng dưa chuột Hà Lan ở thời kỳ thu hoạch
  19. 11 Chọn giống thích hợp với địa phương, có tính thích nghi rộng, có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại Tùy theo điều kiện khí hậu nhà lưới mà chọn loại giống phù hợp. 2.2.3. Hệ thống tưới nhỏ giọt Trang thiết bị tối thiểu cho một hệ thống tưới nhỏ giọt cần có: nguồn nước, bể chứa dung dịch dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống dây dẫn dinh dưỡng, ống PVC, bộ lọc và bộ định giờ, đầu tưới nhỏ giọt. Sử dụng loại cây cắm nhỏ giọt được kết nối với chiều dài dây tưới là 60cm, đường kính 4mm; dây tưới này được cắm trực tiếp vào đường ống dẫn dinh dưỡng theo hàng với đường ống là Ø16 (16mm). Bố trí mỗi hàng là 1 đường dây dẫn, mỗi túi PE cắm 1 cây cắm tưới nhỏ giọt nên số lượng dây tưới tương đương với số lượng túi PE. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây dưa chuột Hà Lan 2.3.1. Nhóm yếu tố về kỹ thuật * Tiêu chuẩn hạt giống Mua hạt được đóng gói, ghi rõ giống, nguồn gốc xuất sứ, mã vạch và làm sạch hạt loại bỏ những hạt lép. * Thời vụ trồng Vụ Xuân trồng tháng 2 đến tháng 3 thu hoạch tháng 4-5 Vụ Thu đông trồng từ tháng 8 đến tháng 9 thu hoach tháng 11-12 * Trồng đúng khoảng cách Trồng trên luống và bố trí khoảng cách phù hợp. * Chế độ dinh dưỡng - Nước tưới: sử dụng nguồn nước sạch, pH nước tốt nhất từ 6 - 7. Có thể sử dụng nước giếng khoan hay nước sông không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại. - Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng trong nhà màng, các yếu tố đa vi lượng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời và theo từng giai
  20. 12 đoạn sinh trưởng phát triển của cây. - Loại phân bón sử dụng: các loại phân như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2S4, Urê, KH2PO4, Ca (NO3)2 thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây. Trong các loại phân này phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ, dễ tan trong nước, chúng thường ở dạng rắn (dễ bảo quản hơn so với dạng phân lỏng). - Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. + Liều lượng các chất dinh dưỡng (g/1.000 lít nước) Đơn vị tính: g/1.000 lít nước Từ khi trồng đến 14 ngày: N160, P45, K270, Ca175, Mg50 Từ ngày 15 đến lúc ra hoa: N200, P55, K300, Ca175, Mg50 Từ lúc đậu trái đến lúc thu hoạch:N180, P55, K330, Ca175, Mg50 + Chế độ tưới nước cho dưa chuột Hà Lan thực hiện như sau: Từ khi trồng đến 14 ngày: tưới 5 lần/ngày,5 phút/lần, 0.8 lít/bầu/ngày. Từ ngày 15 đến lúc ra hoa: tưới 8 lần/ngày, 5 phút/lần, 1.6 lít/bầu/ngày. Từ lúc đậu trái đến lúc thu hoạch: tưới 10 lần/ ngày, 5 phút/ lần, 2.0 lít/ bầu/ ngày. * Chăm sóc Cây dưa chuột Hà Lan phát triển nhanh và không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần tưới nước một ngày hai lần vào buổi sáng và chiều, nếu tước quá nhiều khiến đất quá ẩm ướt, ngập úng thì cây sẽ rất dễ chết, nếu tưới ít nước cũng khiến cây bị thiếu nước không thể sinh trưởng tốt. Dưa cần phải được trồng nơi có nhiều ánh sáng nhiều thì trái sẽ nhanh lớn và đạt năng suất cao. - Thụ phấn: thụ phấn bằng ong hoặc bằng tay. + Thụ phấn bằng ong mật: sử dụng ong mật để thụ phấn, lượng ong thả vào vườn 1.000m2 là 2 tổ, mỗi tổ 4 cầu, bắt đầu thả ong khi cây xuất hiện hoa
  21. 13 cái đầu tiên (tương đương khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng), thả vào lúc mát mẻ. + Thụ phấn bằng thủ công: do con người thực hiện, khi cây xuất hiện hoa cái thì tiến hành thụ phấn, sử dụng phấn hoa đực để chụp lên đầu nhụy hoa cái, thụ phấn trước 9h sáng, tiến hành thụ phấn liên tục trong vòng 7 ngày, khi hầu hết (100%) cây đều đậu trái thì ngưng thụ phấn. * Phòng trừ sâu bệnh hại Dưa chuột Hà Lan trồng trong nhà lưới chủ yếu bị một số đối tượng côn trùng gây hại như bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm, bệnh khảm, bệnh phấn trắng. Phòng trị theo hướng sinh học (thuốc sinh học), vật lý (bẫy dính màu vàng). Nên sử dụng các loại thuốc phòng trừ có tính tiếp xúc, mau phân hủy và có thời gian cách ly ngắn đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách. 2.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội 2.3.2.1. Thị trường tiêu thụ Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng. Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị trường, tức là xác định nhu cầu khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hóa mà họ sản xuất ra. Thị trường là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa. Còn việc giải quyết vấn đề cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ. 2.3.2.2. Giá cả Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng dưa chuột hà lan nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá cả dưa chuột hà lan trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng dưa.
  22. 14 Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người sản xuất nói chung, cũng như người trồng dưa chuột hà lan nói riêng. Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ dưa chuột hà lan là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài. 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất cây dưa chuột Hà Lan 2.3.3.1. Chỉ tiêu diện tích cây trồng Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất dưa chuột Hà Lan tại trang trại trước hết phải xác định được chỉ tiêu về diện tích dưa chuột hà lan và các loại cây trồng khác. Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích có khả năng mở rộng của dưa chuột Hà Lan. 2.3.3.2. Chỉ tiêu về năng suất Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực trạng sản xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì người ta xem xét đến năng suất cây trồng. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây dưa chuột Hà Lan tại trang trại, qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất. 2.3.3.3. Chỉ tiêu về sản lượng Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc phản ánh về mặt lượng của quá trình sản xuất. Sản lượng dưa chuột là yếu tố quyết định để đánh giá được hiệu quả của việc sản xuất dưa chuột của trang trại. 2.4. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và Việt Nam 2.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới Theo FAO (2017) diện tích trồng dưa chuột trên thế giới năm 2014 lên đến 2.109.651 ha, năng suất trung bình là 30,87 tấn/ha và sản lượng đạt 65.134.078 tấn trong đó châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất (1.166.690 ha) và sản lượng cao nhất (56.369.477 tấn). 2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Việt Nam Tại Việt Nam, số liệu thống kê về diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột chưa được thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu về giống, mật độ trồng
  23. 15 và dinh dưỡng thương được thực hiện trên đồng ruộng nhưng còn ít trong điều kiện nhà kính, nhà lưới và nhà màng. Trong điều kiện trồng bán thủy canh, giống dưa chuột 767 trồng trong điều kiện nhà lưới với dung dịch dinh dưỡng cải tiến dựa trên công thức của FAO cho năng suất 12,3 kg/m2 (Trần Thị Bảo Trinh, 2015). Giống dưa chuột L333 trồng trên giá thể phối trộn giữa Dasi, Dasa-X2 và than bùn trong điều kiện nhà màng với năng suất dao động từ 5,0 - 6,3 kg/m2 (Cao Thị Làn, 2011). Trần Thị Bảo Trinh (2015) đã trồng dưa chuột ở mật độ 12.500 cây/1.000 m2 cho canh tác không đất trong điều kiện nhà lưới tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, Cao Thị Làn (2011) đã áp dụng mật độ 7.143 cây/1.000 m2 cho cây dưa chuột canh tác không đất trong điều kiện nhà màng tại Đà Lạt. Tại Đồng Nai, mật độ 5.560 cây/1.000 m2 được áp dụng cho sản xuất dưa chuột theo hướng VietGAP trong điều kiện nhà màng (Nguyễn Quang Tuấn và Hoàng Anh Tuấn, 2013). 2.5. Đặc điểm về kỹ thuật của cây dưa chuột Hà Lan. 2.5.1. Những nét đặc trưng về canh tác học _ Giống: Giống dưa chuột Hà Lan quả trung bình - to: Thân lá trung bình, thời gian sinh trưởng 65-75 ngày, trái màu xanh đậm, không gai và quả chơn nhẵn, sản lượng 7,8 tấn/0,1ha. Dưa chuột Hà Lan trồng tại trang trại là F1, trồng hàng cách hàng 60cm; cây cách cây 40-45cm. Mật độ trồng từ 2000 - 2500 cây/1000m2. Tránh trồng quá dày dễ phát sinh sâu, bệnh hại. + Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác +Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày. Dưa chuột yêu cầu đất nghiêm khắc do bộ rễ yếu và sức hấp thụ của rễ kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao, bộ rễ dưa dễ bị vàng khô, vì thế nên trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ
  24. 16 thoát nước tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6,5-7,5. Đất trồng không quá phèn, mặn (kiềm), nếu độ pH dưới 5 thì phải bón thêm vôi. Chọn đất vụ trước không trồng họ bầu bí (dưa leo, dưa hấu, bí ) là tốt nhất. Đất trồng dưa leo phải cày bừa kỹ cho tơi xốp, làm sạch cỏ, phải lên luống cao 20-25cm và đào rãnh thoát nước tốt. Làm luống rộng 1,3m. 2.5.2. Quy trình kĩ thuật sản xuất dưa chuột Hà Lan Bước 1: Ủ và gieo hạt giống - Ngâm hạt giống dưa leo vào nước ấm khoảng 30 - 35°C từ 2 - 3 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 27 - 30°C trong vòng 3 - 5 ngày, phải luôn giữ độ ẩm cho bọc ủ và kiểm tra thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì đem gieo. - Gieo hạt giống: Gieo trong khay nhựa, khay xốp: Dùng khay nhựa, khay xốp, chậu nhỏ, để gieo hạt, cho lượng đất vào khay, lưu ý đất phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đủ độ ẩm. Dùng tay ấn xuống đất tạo lỗ sâu 1cm, gieo hạt vào đất, mỗi lỗ gieo 1 - 2 hạt và phủ một lớp đất mỏng lên, khi gieo xong phun nước cho đất ẩm, bao phủ khay ươm bằng túi nylong, đặt chậu ươm bên cạnh nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm - Sau 1 tuần gieo, hạt sẽ nhú mầm. Khi cây con cao khoảng 10 - 15cm, cây cứng cáp thì bạn có thể bứng chuyển bầu ươm ra chậu trồng. Bước 2: Làm đất & Trồng cây: - Giai đoạn khi cây con lớn ra 3 - 4 lá, thân cây mập và cứng cáp thì bứng từng bầu cây ra trồng riêng vào từng chậu, thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn - Làm đất: Đất trồng dưa leo phải được làm đất kỹ, nên chọn loại đất pha cát, đất chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, bạn có thể trộn đất với trấu, gỗ mùn, phân động vật hay phân xanh hữu cơ. Trước khi trồng khoảng 7 - 10 ngày, nên bón lót vôi bột, phân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học, pha trộn Phân đạm + lân + kali bón vào đất sau đó xới lại để phân ngấm vào đất nhằm làm tăng độ pH.
  25. 17 - Trồng cây: Nếu trồng trực tiếp ở đất thì phải cày xới đất trồng thật tơi xốp, lên luống cao 20 - 30cm với khoảng cách 60 -70 cm. Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây. Nên trồng vào buổi sáng hay buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong nên mang vào nơi râm mát hoặc che phủ để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây từ 1 - 2 ngày để cây con hồi sức. Bước 3: Chăm sóc cây - Giai đoạn 1: Tuần thứ 2: Trong 2 tuần đầu tiên sau khi trồng cây, thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi buổi sáng sớm và chiều. Phủ phân chuồng, phân gà, rơm rạ hoặc cỏ khô ở mặt đất xung quanh cây để giữ ẩm cho đất. Giai đoạn 2: Tuần thứ 3: Trong tuần thứ 3 bạn cần bón đạm + lân + kali, hoà vào nước để tưới cho cây. Phun HVP 401 giúp cây phát triển thân, lá và rễ. Ở thời điểm khoảng 2 - 3 tuần sau khi trồng, cây dưa leo bắt đầu phát triển thân lá và các tua cuốn, lúc này bắt đầu tiến hành làm giàn cho cây. Việc làm giàn và tỉa nhánh cho cây có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, năng suất và chất lượng quả. Vì vậy làm giàn cho dưa leo cũng cần phải đúng kỹ thuật. Giai đoạn 3: Cây trồng được 1 tháng Thời điểm cây được 1 tháng sau khi trồng là giai đoạn cây dưa leo cần được chăm sóc kỹ nhất để đảm bảo sự phát triển của cây. Cần tưới nhiều nước và trộn phân lân, đạm, kali, urê hòa vào nước tưới cho cây để tăng dinh dưỡng cho cây phát triển và ra hoa. Chú ý sau khi tưới phân xong nên tưới nước lại để tránh phân làm cháy rễ cây. Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới và các nhánh phụ để tạo độ thông thoáng cho cây. Không nên cho cây quá cao để cây ra nhiều nhánh cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.
  26. 18 Giai đoạn này cây vẫn còn yếu nên cứ cách 3 ngày phun kích mầm một lần cho rễ và thân cây phát triển đủ khỏe. Giai đoạn 4: Dưa chuột ra hoa kết trái Khoảng 30 - 50 ngày khi trồng thì dưa bắt đầu ra hoa kết trái, các nách lá bắt đầu đâm hoa đực, hoa cái và nhánh. Thời kỳ này được xem là “nhạy cảm” nhất quyết định năng suất của cây. Lúc này cần tưới nước cho cây đầy đủ 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối. Tuy có nhu cầu được tưới nước cao nhưng lại khó chịu được úng, còn thiếu nước thì cây ra trái nhỏ, ăn lại đắng. Dưa chuột Hà Lan là cây thuộc nhóm ưa nhiệt nên trồng nơi có ánh sáng nhiều thì trái sẽ nhanh lớn và chất lượng tốt. Thời điểm này nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng gấp đôi, do đó phải tăng cường tưới nước. Phun HVP Auxin Organic để giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái. Bón đạm và phân NPK 2 lần một tháng. Nếu để cây thiếu nước và dinh dưỡng thì khả năng đậu quả thấp, chất lượng quả kém, quả thường bị đắng và cong. Để dưa leo đậu quả cho ra nhiều trái thì chúng ta nên chú ý đến việc thụ phấn của cây. Tùy theo điều kiện trồng, cây có thể tự thụ phấn nhờ côn trùng. Bạn có thể phun nước đường pha loãng lên thân cây để thu hút ong thụ phấn cho dưa. Giai đoạn 5: Thu Hoạch Cây dưa leo sau khi trồng khoảng 60 - 80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa cho thu trái. Thu hoạch dưa leo tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ. Sau từng đợt thu trái nên bón kali và đạm 2 tuần 1 lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái cho lứa tiếp theo.
  27. 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được bắt đầu từ ngày 20/02/ đến hết ngày 20/05/2019. 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Khái quát về điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá thực trạng sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy. + Khái quát về trang trại + Điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tại trang trại; - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy. + Đặc điểm của các loại cây trồng trong trang trại; + Tình hình sản xuất dưa chuột của trang trại; + Phân tích hiệu quả sản xuất dưa chuột tại trang trại; + So sánh hiệu quả kinh tế cây dưa chuột với một số loại cây trồng khác trong trang trại; - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi sản xuất dưa chuột trong nhà lưới; +Về sản xuất
  28. 20 +Về tiêu thụ - Đề suất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây dưa chuột trong sản xuất. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu tập bảng tin 3.3.1.1. Thu thập bảng tin thứ cấp: Phương pháp thu thập bảng tin thứ cấp là phương pháp thu thập các bảng tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các tài liệu đã công bố. Các bảng tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án Trong phạm vi đề tài này em đã thu thập bảng tin tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy. 3.3.1.2. Thu thập bảng tin sơ cấp: Thu thập bảng tin sơ cấp là phương pháp thu thập các bảng tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được bảng qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế. Trong phạm vi đề tài này em đã trực tiếp tham gia nghiên cứu trong cả quá trình sản xuất tiêu thụ của cây dưa chuột Hà Lan tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy, bao gồm quan sát quá trình sinh trưởng phát triển, những thuận lợi khó khăn khi sản xuất và tiêu thụ loại cây trồng này từ đó tìm hiểu các giải pháp can thiệp hiệu quả. 3.3.2. Phương pháp tổng hợp, so sánh Từ số liệu bảng tin thu thập được, ta tiến hành tổng hợp chúng lại sau đó đem so sánh rồi đem phân tích các chỉ tiêu có được trong quá trình so sánh, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá rút ra kết luận. 3.3.3. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả: Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một
  29. 21 cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, giúp thu thập, phân tích, suy luận hoặc giải thích, biểu diễn các số liệu, đồng thời có thể mô tả dữ liệu đó. 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập trong quá trình điều tra tổng hợp, xử lý và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel. 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất dưa chuột hà lan - Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm do trang trại làm ra, được tính bằng tổng các sản phẩm làm ra quy về giá trị. + Công thức tính: GO = ∑ Qi * Pi Trong đó: Qi: Là sản lượng lượng của sản phẩm thứ i Pi: Là giá cả của sản phẩm thứ i - Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất của trang trại (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, khấu hao). Trong NN, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu như: nhà lưới, giống, phân bón, thuốc BVTV, công làm đất, hệ thống cung cấp nước + Công thức tính: IC= ∑Ci Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất. - Tổng giá trị gia tăng VA (Value added): là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích trong năm. + Công thức tính: VA = GO – IC - Lợi nhuận : là phần lời thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí kể cả chi phí do gia đình đóng góp. + Công thức tính : LN=DT-TC Trong đó : LN : là lợi nhuận DT : là doanh thu TC : là tổng chi phí 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây dưa chuột Hà Lan - Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ một đơn vị diện tích
  30. 22 + Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha) + Giá trị gia tăng/ha (VA/ha) -Chỉ tiêu hiệu quả vốn + Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) -Về giá cả sử dụng trong tính toán: sử dụng giá bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu (giá năm 2018)
  31. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – Kinh tế – Xã hội của Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, phía Tây giáp huyện Phú Lương, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình. Toàn huyện có 17 xã và 3 thị trấn. - Tài nguyên thiên nhiên: Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha. Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừng chưa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. 4.1.2. Điều kiện Kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm đạt 13% trở lên. Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 17,98%; dịch vụ tăng 12,41%; nông nghiệp tăng 4,1%. Cơ cấu kinh tế của huyện đạt được như sau: Công nghiệp - xây dựng 50,76%; dịch vụ 33,65%; nông, lâm nghiệp 15,59%. - Sản lượng lương thực đạt 39.000 tấn; trồng chè giống mới 350 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 28.500 tấn; giá trị gieo trồng đạt bình quân 85 triệu đồng/ha; đàn trâu 10.000 con, đàn bò 5.000 con. - Trồng 2.500 ha rừng, độ che phủ rừng đạt 52,5%. - Có hệ thống giao thông đa dạng, 20 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được trang bị điện thoại 4.1.3. Điều kiện Xã hội - Nguồn nhân lực: Tổng số dân toàn huyện là 125.000 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm 50,8% - Có trên 50% số xã, thị trấn phổ cập giáo dục bậc trung học và 80% trường học đạt chuẩn quốc gia; 10% trở lên đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
  32. 24 - Giải quyết việc làm mới hàng năm từ 1.800 đến 2.000 lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,5% hàng năm. - Xây dựng thêm 6 trung tâm văn hoá; 80% hộ gia đình đạt gia đình văn hoá; 50% làng, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu làng văn hoá; 95% cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hoá. Xây dựng 2 đến 3 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. - Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và công tác quân sự địa phương; hoàn thành 100% các chỉ tiêu đề ra 4.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ dưa chuột Hà Lan tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy 4.2.1. Tình hình lao động của trang trại Theo số liệu điều tra trang trại Nhật Huy hiện có 10 công nhân, gồm 1 nhân viên kĩ thuật, 9 lao động sản xuất và biến động theo từng mùa vụ. Bảng 4.1: Tình hình lao động tại trang trại Nhật Huy Giai đoạn 2016- 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ Tiêu Số Cơ cấu Số Cơ cấu Số Cơ lượng (%) lượng (%) lượng cấu (người) (người) (người) (%) Tổng lao động 8 100 10 100 10 100 Nam 4 50 6 60 6 60 Nữ 4 50 4 40 4 40 (Nguồn: Báo cáo tình hình lao động của trang trại năm 2018) Lực lượng lao động chính của trang trại Nhật Huy chủ yếu là chủ yếu là lao động thuê ngoài thường xuyên với 90% và đều trong gian đoạn tuổi lao động trẻ trong đó có một nhân viên kĩ thuật của trang trại, còn lại là lao động
  33. 25 của chủ hộ với vai trò quản lý giám sát kĩ thuật. số lao động của trang trại nhìn chung tay nghề còn yếu chưa qua đào tạo và kinh nghiệm ít. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trong trang trại tương đối ổn định. Trang trại đã áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và đưa vào sản xuất để giúp người lao động tiếp cận nâng cao khả năng kinh nghiệm bản thân. 4.2.2. Khái quát chung về tình hình sản xuất các loại nông sản của trang trại Nhật Huy Trang trại công nghệ cao Nhật Huy nằm trên địa bàn xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, trang trại có quy mô là 4ha bao gồm 2 khu nhà lưới có diện tích khu I là 2.000m2, khu II là 2.000m2 chủ yếu trồng các loại nông sản như : cà chua, dưa chuột, dưa lưới. Còn lại là đất trồng cây nông nghiệp ngoài trời và trồng một số loại cây thảo dược như hà thủ ô, cây lô hội một số rau màu như bắp cải, xu hào, mồng tơi Năm 2018 trong nhà lưới trang trại sản xuất một số loại nông sản chủ đạo như dưa chuột, cà chua, dưa lưới. Bảng 4.2: Diện tích và năng suất một số loại cây trồng trong nhà lưới trang trại công nghệ cao Nhật Huy năm 2018 Năng suất Sản lượng Cây Diện tích (ha) (tấn/ha) (tấn) Dưa chuột Hà Lan 0,1 78 7,8 Cà chua 0,1 32 3,2 Dưa lưới 0,2 80 16 (Nguồn: Tổng hợp số liệu của trang trại năm 2018) Qua bảng 4.2 có thể thấy 3 loại cây trồng trên có diện tích và năng suất khác nhau và đều cho sản lượng khá cao trong một năm.
  34. 26 Diện tích của dưa chuột Hà Lan và cà chua trong nhà lưới là như nhau với 0,1ha nhưng cho năng suất và sản lượng khác nhau. Sản lượng của dưa chuột cao hơn hẳn so với cà chua cụ thể: Dưa chuột Lan cho sản lượng đạt 7,8 tấn cao hơn cà chua chỉ đạt với 3,2 tấn là 2,44 lần Diện tích của dưa lưới gấp đôi so với 2 loại cây trồng còn lại là 0,2ha với sản lượng là rất cao đạt 16 tấn cao hơn 1,03 lần so với dưa chuột và gấp 2,5 lần so với cà chua. Sản lượng cao như vậy là do diện tích trồng của dưa lưới được trồng rộng hơn so với các loại cây trồng còn lại 4.2.2.1.Khái quát về diện tích, sản lượng dưa chuột Hà Lan tại trang trại Nhật Huy trong 3 năm 2016-2018 Cây dưa chuột Hà Lan được coi là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế lớn. Dưa chuột Hà Lan là loại cây trồng được trang trại lựa chọn sản xuất trong những năm gần đây, mỗi vụ dưa từ lúc trồng tới lúc thu hoach có thời gian 65-75 ngày, mỗi năm có thể trồng hai vụ nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của cây dưa chuột Hà Lan. Sản lượng thu được của dưa chuột tại trang trại cũng tăng dần qua các năm. Bảng 4.3: Sản lượng cây dưa chuột qua các vụ giai đoạn 2016-2018 dựa trên 0,1ha Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) So sánh (%) Vụ 2016 2017 2018 2016 2017 2018 17/16 18/17 Xuân 0,05 0,05 0,05 4,0 3,9 4,0 97,5 102,56 Thu 0,05 0,05 0,05 3,60 3,70 3,80 102,78 102,70 Tổng 0,1 0,1 0,1 7,60 7,60 7,80 100 102,63 (Nguồn: Tổng hợp số liệu của trang trại năm 2018)
  35. 27 Qua bảng 4.3 ta có thể thấy sản lượng dưa chuột Hà Lan cho thu hoạch trên hai vụ chính là vụ Xuân và vụ Thu có sự thay đổi và diện tích trồng giữa các vụ đều không thay đổi. Vụ Xuân gần như cho sản lượng cao hơn vụ Thu qua các năm cụ thể: Vụ Xuân Năm 2016 và 2018 với diện tích trồng không thay đổi với 0,05ha và cho sản lượng giống nhau đạt 4 tấn tương đương với 100% Năm 2017 lại cho sản lượng thấp hơn so với năm 2016 và năm 2018 chỉ đạt 3,9 tấn tương đương với 102,56%. Nguyên nhân là do các yếu tố về kĩ thuật, thời vụ trồng, giống cây chết nhiều và chế độ chăm sóc cũng như thời gian thu hoạch trong năm 2017 chưa được đảm bảo đúng với mục tiêu đề ra nên làm ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng dưa chuột trong vụ xuân năm 2017. Vụ Thu Năm 2016 diện tích trồng là 0,05ha cho sản lượng là 3,6 tấn Năm 2017 diện tích trồng là 0,05ha cho sản lượng đạt 3,7 tấn cao hơn năm 2016 là 0,1 tương đương với 102,78% Năm 2018 diện tích trồng là 0,05 ha cho sản lượng là 3,80 tấn cao hơn năm 2017 là 0,1 tương đương với 102,70% Nhờ áp dụng đúng các kĩ thuật khoa học và chế độ chăm sóc hợp lý nên năng suất của vụ thu trong 3 năm đều có sự tăng dần đều. Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng cây dưa chuột Hà Lan trên 0,1ha trong nhà lưới giai đoạn 2016-2018 Năm Diện tích (ha) Năng xuất(tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2016 0,1 76 7,6 2017 0,1 76 7,6 2018 0,1 78 7,8 (Nguồn: Tổng hợp số liệu của trang trại năm 2018)
  36. 28 Qua bảng 4.4 ta có thể thấy năng suất của dưa chuột Hà Lan tăng dần từ năm 2017 đến năm 2018 với diện tích không thay đổi, cụ thể: Từ năm 2016 – 2017 với diện tích 0,1ha (1.000m2) sản lượng dưa chuột thu về là bằng nhau đạt 7,6 tấn/năm Năm 2018 sản lượng thu về đã được tăng lên đạt 7,8 tấn/năm, tăng 0,2 tấn so với năm 2016 và năm 2017. Từ đó có thể thấy năng suất và sản lượng thu hoạch của loại cây trồng này biến động qua các năm, có năm năng suất gần như bằng nhau và có năm đạt năng suất cao hơn năm trước. Dưa chuột Hà Lan cho năng suất có sự khác nhau như vậy là do nhiều nguyên nhân làm biến đổi năng suất giữa các vụ trong một năm và giữa các năm với nhau mặc dù với diện tích gần như không thay đổi là 0,1ha. 4.2.2.2. Kênh tiêu thụ nông sản Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu là các siêu thị trong địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, một số sản phẩm dưa chuột hà lan loại 1 chủ yếu được tiêu thụ tại chợ trại cài và các cơ sở, doanh nghiệp. Ngoài ra khách hàng đến mua trực tiếp tại trang trại, trang facebook của trang trại “Nông trại công nghệ cao Nhật Huy”. Địa điểm bán dưa chuột Hà Lan Địa điểm bán chủ yếu của trang trại là huyện Đồng Hỷ, các huyện lân cận, và thành phố tỉnh Thái Nguyên. Biến động giá bán dưa chuột Hà Lan Dưa chuột thu được giữa các đợt trong 1vụ năm 2018 có sự chênh lệch đáng kể do các tiêu chí đưa ra nên giá bán cụ thể cũng khác nhau, dưa loại 1 chiếm 90% với giá 22.000đ/kg trên tổng sản lượng, dưa loại 2 chiếm 10% với giá 18.000đ/kg trên tổng sản lượng. Sản phẩm dưa chuột Hà Lan được làm 2 loại quả chính: loại 1 và loại 2. Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu bảng sau:
  37. 29 Bảng 4.5. Thu nhập từ dưa chuột Hà Lan của trang trại năm 2018 Tên cây Đơn giá Chu kỳ Nội dung Tiêu chuẩn trồng (đồng) Xanh đậm, trái to đều, Dưa loại 1 ko bị xước, nứt và da 22.000đ/kg trơn mịn Dưa chuột 75 ngày Xanh nhạt, quả bé, Hà Lan không đều quả, quá tuổi Dưa loại 2 18.000đ/kg thu hoạch, bị nứt xây xát vỏ Bình quân giá của dưa chuột đạt 20.000đ/kg (Nguồn: tổng hợp số liệu của trang trại năm 2018) Qua bảng 4.5 ta có thể thấy: Dưa loại một: Dưa chuột loại 1 là sản phẩm đạt tiêu chuẩn và thường là dưa đầu mùa ( Đường kính quả to, da trơn nhẵn , xanh và không bị xây xát, không nứt nẻ , không bị thối và không vàng héo) chiểm khoảng 90% tổng sản lượng dưa chuột trên đơn vị diện tích, toàn bộ sản phẩm được trang trại gom lại và bán với giá 22.000đ/kg và giá không thay đổi trong toàn bộ thời gian thu hoạch. Sau khi thu hoạch dưa chuột được đưa đến những địa điểm đã kí kết hợp đồng với trang trại như: trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Đội Cấn và một số trường mầm non như Hoa Trạng Nguyên Số còn lại được trang trại vận chuyển mang đi đến những trung tâm siêu thị và chợ quanh khu vực các huyện lân cận và trong Thành Phố. Dưa loại 2: Dưa chuột loại 2 là sản phẩm không đủ tiêu chuẩn và thường chủ yếu là dưa cuối mùa (Đường kính nhỏ, nứt nẻ, chảy mủ nhựa , sau khi thu hoạch bị dập nát và có hiện tượng vàng héo) chiểm khoảng 10% tổng sản lượng. số sản phẩm này được thu gom lại và bán với giá 18.000đ/kg. Số sản phẩm cũng được công nhân trong trang trại tận dụng chọn lựa lại dùng làm
  38. 30 thực phẩm còn lại chủ yếu là được người dân trong vùng có chăn nuôi mua lại để giảm chi phí và chế biến thành thức ăn cho gia súc 4.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy Trong quá trình phân tích các số liệu về diện tích, năng xuất, sản lượng. Để tiện cho tính toán em đã tiến hành phân tích chúng trên sản phẩm dưa chuột Hà Lan giai đoạn 2016 - 2018 về tình hình diện tích, năng suất và sản lượng của cả vụ xuân và vụ thu - Hiện tại sản lượng của dưa chuột Hà Lan tại trang trại Nhật Huy đạt mức 7,8 tấn/năm, trang trại đạt năng suất tương đối cao từ (2.500 cây giống/1.000m2). Bảng 4.6: Tình hình sản xuất dưa chuột Hà Lan tại trang trại Nhật Huy giai đoạn 2016 – 2018 dựa trên 0,1ha năm So sánh (%) Chỉ tiêu 2017/ 2018/ ĐVT 2016 2017 2018 2016 2017 (%) (%) Diện tích Ha 0,1 0,1 0,1 100 100 Năng suất Tấn/ha 76 76 78 100 102,63 bình quân Sản lượng Tấn 7,6 7,6 7,8 100 102,63 Giá bán 1.000đ/kg 20 20 20 100 100 trung bình Giá trị sản Tỷ đồng 0,152 0,152 0,156 100 102,63 xuất ( Nguồn: Tổng hợp số liệu trang trại năm 2018) Qua bảng 4.6 ta có thể thấy diện tích trồng dưa chuột trong 3 năm gần như không thay đổi, tuy nhiên năng suất của mỗi năm đều có sự tăng lên và biến động qua từng năm, cụ thể: Năng suất bình quân của năm 2016 là 76 tấn/ha/năm bằng với năm 2017 đạt 76 tấn/ha/năm tương đương với 100%. Năm 2018 năng suất bình quân đạt 78 tấn/ha/năm tăng 2,0 tấn so với năm 2017 và 2016 tương đương với 102,63%.
  39. 31 Sản lượng dưa chuột Hà Lan năm 2016 đạt 7,6 tấn với giá trị sản xuất đạt 0,152 tỷ đồng bằng với năm 2017 tương đương 100%. Năm 2018 sản lượng dưa đạt 7,8 tấn cao hơn năm 2016 và 2017 là 0,2 tấn với giá trị sản xuất là 0,156 tỷ đồng tương đương 102,63%. 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của dưa chuột Hà Lan tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy 4.3.1.Hiệu quả kinh tế từ sản xuất của dưa chuột Hà Lan tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy. Bảng 4.7: Chi phí sản xuất dưa chuột Hà Lan trên 0,1ha trong nhà lưới năm 2018 ĐVT: Triệu đồng Định Đơn giá Hạng mục Đvt Thành tiền (đồng) mức (đồng) Chi phí trung gian 81.770.000 Phân chuồng Kg 1.000 1.000 1.000.000 Phân lót (NPK) Kg 200 2.000 4.000.000 Vôi bột Kg 100 10.000 1.000.000 Dây làm giàn m 1.000 5.000 5.000,000 Cây giống Cây 2.500 1.500 3.750.000 Phân tưới Kg 20 20.000 400.000 (sau ngày thứ 1-15) Phân tưới Kg 30 25.000 750.000 (sau ngày thứ 16-25) Phân tưới Kg 40 28.000 1.120.000 (sau ngày thứ 25-45) Phân tưới (sau ngày thứ 45- Kg 36 15.000 540.000 60) siêu kali Phân phun dưỡng lá, quả Gói 10 15.000 150.000 Thuốc BVTV thuốc phòng Gói 6 50.000 300.000 bệnh ridomin Thuốc trừ sâu Gói 4 12.000 48.000 Thuốc trừ rệp Gói 8 14.000 112.000
  40. 32 Chi phí vận chuyển Xe 30 100.000 3.000.000 Nhà lưới sử dụng 60.000.000 m2 1,000 60.000 trong 1 năm Chi phí hao mòn bảo trì Lần 2 300.000 600.000 thiết bị KHTSCĐ 0 0 0 0 Công lao động 39.000.000 Làm đất Công 4 100.000 400.000 Lên luống Công 4 100.000 400.000 Làm dàn Công 4 150.000 600.000 Lắp đặt hệ thống tưới Công 2 200.000 400.000 Vận chuyển rải cây và trồng Công 4 100.000 400.000 Chăm sóc cây giống Công 2 150.000 300.000 Tưới nước Công 95 100.000 9.500.000 ( hết chu kì 75 ngày/vụ) Công bón phân Công 4 150.000 600.000 Phun Thuốc BVTV Công 4 150.000 600.000 Dọn dẹp vườn Công 8 150.000 1.200.000 Xử lý đất Công 4 150.000 600.000 Thu hoạch quả Công 30 50.000 1.500.000 Kỹ thuật Công 150 150.000 22.500.000 Tổng chi phí trên 0,1ha 120.770.000 (Nguồn: Tổng hợp số liệu của trang trại năm 2018) Qua bảng 4.7 ta thấy rõ được tổng chi phí chi cho 0,1ha trồng dưa chuột Hà Lan của trang trại năm 2018 là: 120.770.000 đồng, trong đó: Chi phí phân chuồng là 1.000.000 đồng chiếm 0,83% trên tổng chi phí Chi phí phân lót NPK là 4.000.000 đồng chiếm 3,31% trên tổng chi phí Chi phí cây giống là 3.750.000 đồng chiếm 3,12% trên tổng chi phí Chi phí mua vôi bột là 1.000.000 đồng chiếm 0,83% trên tổng chi phí Chi phí sử dụng dây leo giàn là 5.000.000 đồng chiếm 4,14% trên tổng chi phí Chi phí phân tưới là 2.810.000 đồng chiếm 2,33% trên tổng chi phí
  41. 33 Chi phí phun dưỡng lá, quả là 150.000 đồng chiếm 0,12% trên tổng chi phí Chi phí thuốc BVTV ridomin là 300.000 đồng chiếm 0,24% trên tổng chi phí Chi phí thuốc trừ sâu bọ là 160.000 đồng chiếm 0,13% tổng chi phí Chi phí vận chuyển quả là 3.000.000 đồng chiếm 2,48% tổng chi phí Chi phí thuê kỹ thuật là 22.500.000 đông chiếm 18,63% trên tổng chi phí Chi phí đầu tư nhà lưới (khấu hao) sử dụng trong 1 năm là 60.000.000 đồng chiếm 49,68% trên tổng chi phí. Chi phí hao mòn bảo trì thiết bị là: 600.000 đồng chiếm 0,48% trên tổng chi phí Chi phí làm đất là 400.000 đồng chiếm 0,33% trên tổng chi phí Chi phí lên luốn là 400.000 đồng chiếm 0,33% trên tổng chi phí Chi phí làm dàn là 600.000 đồng chiếm 0,48% trên tổng chi phí Chi phí lắp hệ thống tưới là 400.000 chiếm 0,33% trên tổng chi phí Chi phí vận chuyển rải cây và trồng là 400.000 đồng chiếm 0,33% trên tổng chi phí Chi phí chăm sóc cây là 300.000 đồng chiếm 0,24% trên tổng chi phí Chi phí cho tưới nước chu kỳ 75 ngày của cả 2 vụ/năm là 9.500.000 đồng chiếm 7,87% trên tổng chi phí Chi phí bón phân là 600.000 đồng chiếm 0,48% trên tổng chi phí Chi phí phun thuốc BVTV là 600.000 đồng chiếm 0,48% trên tổng chi phí Chi phí dọn dẹp vườn là 1.200.000 đông chiếm 1,24% trên tổng chi phí Chi phí xử lí đất là 600.000 đồng chiếm 0,48% trên tổng chi phí Chi phí thu hoạch quả là 1.500.000 đồng chiếm 1,24% trên tổng chi phí Đầu tư là khâu quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả sản xuất. Để tính được hiệu quả kinh tế thì phải tính đầy đủ chính xác mức đầu tư chi phí cho một diện tích dưa chuột cụ thể (0,1ha). Điều này đòi hỏi những người sản xuất dưa chuột hà lan phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư thật
  42. 34 hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được. Tránh lãng phí, đầu tư không hiệu quả, song vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng tối ưu. 4.3.2. Hiệu quả sản xuất dưa chuột Hà Lan của trang trại Bảng 4.8. Thu nhập từ dưa chuột Hà Lan của trang trại Nhật Huy giai đoạn 2016 – 2018 dựa trên 0,1ha Năm Bình Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 quân Sản lượng Tấn 7,6 7,6 7,8 7,67 Giá bán trung 1.000đ/kg 20 20 20 20 bình Thành tiền triệu đồng 152 152 156 153,33 (Tổng hợp số liệu trang trại năm 2018) Qua bảng 4.8 ta thấy sản lượng dưa chuột thu được giữa các năm 2016 – 2017 - 2018 có sự chênh lệch không đáng kể với giá bán vẫn giữ nguyên một giá. Sản lượng bình quân đạt 7,67 tấn với giá bán trung bình là 20 nghìn đồng, thu được 153,33 triệu đồng Bảng 4.9: Kết quả sản xuất dưa chuột Hà Lan tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy năm 2018 Dựa trên 0,1ha Chỉ tiêu Đơn vị tính Dưa chuột Hà Lan GO Triệu đồng 156.000.000 IC Triệu đồng 81.770.000 VA Triệu đồng 74.230.000 Lợi nhuận (LN) Triệu đồng 35.230.000 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của trang trại năm 2018)
  43. 35 Qua bảng 4.9 ta có thể thấy: Với việc sản xuất dưa chuột Hà Lan cho ta tổng giá trị sản xuất dưa chuột hà lan trên 2 vụ trong 1 năm đạt 156.000.000đ/0,1ha, với: +Tổng chi phí trung gian là 81.770.000đ +Giá trị gia tăng đạt 74.230.000đ Sau khi trừ toàn bộ tổng chi phí lợi nhuận thu về là 35.230.000đ/năm. 4.3.3. Hiệu quả kinh tế cây dưa chuột Hà Lan và cây trồng khác trong trang trại Để rõ hơn về hiệu quả kinh tế cây dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới em tiến hành nghiên cứu so sánh hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột Hà Lan với cây su hào để đưa ra kết luận xác đáng. Theo thu thập thông tin từ trang trại và tính toán em đã có những số liệu về cây su hào trong 1 năm như sau: Bảng 4.10: Chi phí sản xuất cây Su hào trên 0,1ha tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy năm 2018 Định Đơn giá Thành tiền stt Hạng mục Đvt mức (đồng) (đồng) 1 Chi phí trung gian 6.200.000 Phân NPK kg 200 2.000 4.000.000 Phân chuồng kg 2.000 1.000 2.000.000 Thuốc BVTV gói 8 50.000 400.000 Hệ thống tưới Bộ 2 1.000.000 2.000.000 Vận chuyển xe 20 100.000 2.000.000 KHTSCCĐ 0 0 0 0 Công lao động 46.050.000 Kĩ thuật công 200 100.000 20.000.000 Phun thuốc Công 15 150.000 2.250.000 Bón phân Công 28 150.000 4.200.000 Chăm sóc, làm sạch vườn Công 28 150.000 4.200.000 Chi phí bán hàng Công 10 1.000.000 10.000.000 Thu hoạch công 36 150.000 5.400.000 Tổng 52.250.000 (Nguồn: Tổng hợp số liệu trang trại 2018) Qua bảng 4.10 ta có thể thấy được chi phí trồng 0,1ha su hào gồm 2 yếu tố là: chi phí trung gian chiếm 6.200.000đ/năm chiếm 11,866% trên tổng
  44. 36 chi phí là 52.250.000đ/năm, còn lại là công cao động chiếm 88,134% chiếm 46.050.000.000đ/vụ trên tổng chi phí. Bảng 4.11: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột Hà Lan dựa trên 0,1ha/năm (năm 2018) Cây trồng So sánh dưa Chỉ tiêu ĐVT Dưa chuột Su hào chuột/Su hào (lần) Sản lượng Tấn 7,8 5,9 1,32 Giá bán trung bình 1.000đ 20.000 14.000 1,43 Giá trị sản xuất Tr.Đồng 156.000.000 82.600.000 1,89 (GO) Chi phí trung gian Tr.Đồng 81.770.000 6.200.000 13,19 (IC) Giá trị gia tăng Tr.Đồng 74.230.000 76.400.000 0,97 (VA) Công lao động Tr.Đồng 39.000.000 46.050.000 0,85 KHTSCĐ Tr.Đồng 0 0 0 Tổng chi phí đầu tư Tr.Đồng 120.770.000 52.250.000 2,31 Lợi nhuận Tr.Đồng 35.230.000 30.350.000 1,16 (Nguồn: Tổng hợp số liệu trang trại năm 2018) Qua bảng 4.11 ta có thể thấy trên 0,1ha diện tích trồng thì tổng giá trị sản xuất của dưa chuột cao hơn so với xu hào tới 1,89 lần, cụ thể: Sản lượng của dưa chuột cao hơn 1,3 lần so với su hào. Chi phí trung gian của dưa chuột cũng cao hơn su hào là 13,19 lần. Nhưng giá trị gia tăng của dưa chuột thấp hơn so với su hào 0,97 lần. Công lao động của dưa chuột thấp hơn su hào là 0,86 lần. Tổng chi phí đầu tư của dưa chuột cao hơn su hào 2,31 lần. Giá bán của cả dưa chuột và xu hào luôn giữ nguyên ở cả hai vụ trong năm với dưa chuột giá trung bình là 20.000đ và su hào là 14.000đ
  45. 37 Vậy có thể thấy lợi nhuận mang về của cây dưa chuột Hà Lan là 35.230.000đ/0,1ha/năm nhiều hơn hẳn cây su hào chỉ mang về là 30.350.000đ/0,1ha/năm tương đương với 1,16 lần và hơn cả về năng suất. Tuy nhiên người dân cần cân nhắc kĩ lưỡng để khi đem vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện vật chất và trình độ kĩ thuật có sẵn để hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. 4.4 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới tại trang trại trại công nghệ cao Nhật Huy 4.4.1 Thuận lợi - Che chắn khỏi những loài sâu bọ phá hoại lá cây, các loại mối, mọt, ruồi, phá hoại mùa màng, sản xuất dưa chuột hà lan trong nhà lưới sẽ hạn chế sự tấn công và lây lan nhanh chóng của các loại sâu rệt hơn so với trồng ngoài trời - Điều kiện nhiệt độ độ ẩm phù hợp, sản xuất dưa chuột trong nhà lưới sẽ không chịu các các động xấu từ thời tiết như mưa gió. - Dễ áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới sẽ dễ dàng hơn trong việc chủ động các kỹ thuật chăm sóc, không bị cản trở từ các yếu tố bên ngoài trong quá trình thực hiện - Thuận tiện cho chăm sóc như lối đi lại, sắp xếp không gian, vì không chịu ảnh hưởng của mưa gió, điều chỉnh lượng tiếu tiêu phù hợp cây phát triển đồng đều. + Về giống: dễ chăm sóc nảy mầm, dễ sinh trưởng phát triển khi trồng trong nhà lưới + Về thời vụ: có thể trồng nhiều vụ vì trồng trong nhà lưới sẽ ít chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, chủ động được nhiệt độ, độ ẩm. + Về khoảng cách trồng: điều chỉnh dễ dàng khoảng cách trồng khi trồng trong nhà lưới. + Chăm sóc: trồng trong nhà lưới rất thuận tiện cho việc chăm sóc
  46. 38 Dễ dàng tạo lối đi lại khi thu hái, dọn dẹp sạch sẽ thoáng mát dễ bảo quản thuận tiện khi phân loại đóng gói. 4.4.2 Khó khăn -Tốn khá nhiều chi phí, nhất là các chi tiết nhỏ như tấm kính khung sắt, lắp đặt hệ thống tưới tiêu. Vì thế đầu tư vào hệ thống nhà kính cần có nguồn vốn lớn - Vào mùa nóng, nhiệt độ nhà lưới sẽ cao hơn nhiệt độ bên ngoài từ 1-2 độ C nếu không được thông gió tốt. Đây là yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của dưa chuột hà lan. + Phòng trừ sâu bệnh: nhiệt độ độ ẩm trong nhà lưới cao hơn ngoài trời tuy nhiên lại khá là ổn định nên sâu bệnh sẽ dễ thích nghi sinh trưởng và phát triển làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây 4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới - Chuyển giao và trình diễn mô hình tưới tiêu, chăm sóc cho vườn dưa theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, - Chuyển giao và trình diễn thu hái dưa đúng độ chín kỹ thuật - Thường xuyên vệ sinh cỏ dại, cắt tỉa lá gốc, lá bệnh của cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đông thời giúp phòng trừ sâu bệnh hại - Phòng trừ sâu bệnh hại: thường xuyên khử trùng, phun thuốc trừ sâu, rệp đúng thời điểm sinh trưởng của cây. Dọn sạch cỏ dại, rác thải ( hộp giấy, túi nilon, găng tay ) sau khi thu hoạch - Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất như quy trình kỹ thuật canh tác, nâng cao trình độ sản xuất cho người lao động - Trên cơ sở chuyên môn và nghiệp vụ của mình, cán bộ chuyên viên kĩ thuật giúp người lao động tìm ra những giải pháp thích hợp cho sản xuất trong từng giai đoạn thời kì.
  47. 39 - Kết hợp nhiều biện pháp phòng trừ hữu hiệu với nguyên tắc: Phòng là chính, trừ có hiệu quả nếu cần thiết sẽ sử dụng thuốc hóa học, tùy từng loại sâu bệnh mà sử dụng chủng loại thuốc có hiệu quả nhất theo hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật. - Đối với người lao động: cũng phải có những đề xuất kịp thời về những vấn đề chưa rõ trong sản xuất dưa chuột với cán bộ kĩ thuật, để nâng cao kinh nghiệm khả năng áp dụng kĩ thuật cho đúng nhất.
  48. 40 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực tập tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy và từ kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. tôi rút ra một số kết luận sau - Về thực trạng sản xuất dưa chuột Hà Lan của trang trại năm 2018 + Sản lượng dưa chuột đạt 7,8 tấn (bao gồm 2 vụ mỗi vụ trồng trên 0.05ha). Sản lượng dưa chuột là rất cao, cao hơn nhiều trong tổng số các loại cây trồng của trang trại năm 2018 . + Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột Hà Lan đúng theo các công đoạn, dưa chuột sinh trưởng và phát triển tốt, đạt yêu cầu và cho năng suất khá cao. + Kênh tiêu thụ dưa chuột của trang trại khá là ổn định không gặp khó khăn về đầu vào và đầu ra nhờ có các hợp đồng thu mua sản phẩm từ các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. - Về hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của dưa chuột cho khá cao và cao hơn nhiều loại cây trồng khác có trong trang trại. - Sản xuất dưa chuột trong nhà lưới có rất nhiều thuận lợi và ít khó khăn hơn so với trồng ngoài trời về việc điều hòa nhiệt độ, tránh được tác động thiên tai từ thiên nhiên. 5.2. Kiến nghị Trong thời gian thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”, tôi nhận thấy trang trại có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất cây dưa chuột Hà Lan, vì vậy để cây dưa chuột Hà Lan phát triển tốt tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
  49. 41 Cần có những phương án cụ thể hơn nữa trợ giúp cho sự phát triển của cây dưa chuột để dưa chuột Hà Lan thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn của trang trại như: - Đầu tư nhiều hơn cho kết cấu cơ sở hạ tầng phát triển mô hình. - Sớm triển khai mô hình trồng dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới rộng hơn nữa, vì xu hướng người tiêu dùng hiện nay thích tiêu thụ những sản phẩm sạch an toàn và đảm bảo chất lượng. - Cần tăng cường đội ngũ kĩ thuật có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên. - Tuyên truyền giải thích để người lao động thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật cây dưa chuột Hà Lan sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn, góp phần hoàn thành được mục tiêu trang trại. - Phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc khoa học đã được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, - Nên vận dụng các phương pháp kĩ thuật mới sản xuất ra các sản phẩm dưa chuột an toàn, hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng khi nào có sâu bệnh xuất hiện.
  50. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả kinh tế trang trại Nhật Huy và phương hướng phát triển kinh tế năm 2018 2. Lê Lâm Bằng, Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp trường DHKT& QTKD Thái Nguyên. 3. Dương Văn Sơn (2011), Bài giảng giám sát đánh giá, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 4. Nguyễn Tú Huy, Luận văn thạc sĩ trồng trọt ĐHNL Thái Nguyên, Mã số: 60.62.01. WWW.fiiuyiehluahvdn.com.vh. 5. Vũ Thị Ngọc Phùng, Kính tế phát triển nông thôn, NXB thống kê Hà Nội. 6. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề cùng nhiều tác giả khác (2017), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 7. Nguyễn Đức Thạnh, Bài giảng phương pháp tiếp cận khoa học, Trường ĐHNL Thái Nguyên. 8. Nguyễn Mạnh Thắng Bài giảng Đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRAI-Participatory-Iural-lppraisal), Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Ngô Thị Xuyên (2005)” Bệnh hại rau trồng trong nhà lưới và biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học”, Tạp chí khoa học kĩ thuật Nông nghiệp, tập 3 số 2 trang 119 - 124 10. Tông cục thống kê (2017), ww.gso.gov.vww 11. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (2000), Giáo trình cây ăn quả, Trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên, Nhà xuất Bản Nông nghiệp Hà nội – 2000.
  51. 43 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Ảnh 1: Cây giống được trồng trong khay Ảnh 2: Cây giống phát triển từ 1 – 15 ngày Ảnh 3: Cây trong giai đoạn Ảnh 4: Cây trong giai đoạn 15 – 25 ngày tuổi 30 – 45 ngày
  52. 44 Ảnh 5: Cây trong giai đoạn thu hoạch Ảnh 5: Sản phẩm dưa chuột Hà Lan 60 đến 75 ngày