Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy

pdf 50 trang thiennha21 19/04/2022 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_mo_hinh_trong_ca_chu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÒ THỊ THỦY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÀ CHUA 4402 TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TRANG TRẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO NHẬT HUY Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÒ THỊ THỦY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÀ CHUA 4402 TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TRANG TRẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO NHẬT HUY Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông Lớp : K47 - KN Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Quá trình thực tập nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, qua đó mỗi sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn kiến thức về lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, chủ trang trại nơi thực tập, gia đình và bạn bè. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: ThS. Nguyễn Mạnh Thắng đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo của mình. Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng0 5 năm 2019 Sinh viên Lò Thị Thủy
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới – năm 2013. 8 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới. 9 Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 10 Bảng 4.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy giai đoạn 2016-2018 24 Bảng 4.1. Tổng chi phí sản xuất cà chua vụ Đông – Xuân 2018-2019 32 Bảng 4.2: Năng suất, sản lượng của cà chua 4402 qua các tháng trong năm 2018-2019 trên 1000m2 33 Bảng 4.3. Thu nhập từ cà chua qua các tháng trong năm 2018-2019 trên 1000m2 34 Bảng 4.4 Kết quả sản xuất của cà chua trong năm 2018-2019 trên 1000m2 35 Bảng 4.5 Hiệu quả sản xuất của cà chua trong năm 2018-2019 trên 1000m2 35
  5. iii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ KT & PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn FAO Food and Agriculture Organization BVTV Bảo vệ thực vật GDP Gross Domestic Product HQKT Hiệu quả kinh tế
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 4 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 4 2.1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam 8 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cà chua sau thu hoạch 11 2.2.1. Yếu tố sinh học 11 2.2.2. Yếu tố vật lý môi trường 12 2.2.3. Yếu tố con người 14 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây cà chua 4402 14 2.3.1. Quy trình trồng và chăm sóc 14 2.3.2. Khả năng phân tích, dự đoán, tìm kiếm thị trường 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
  7. v 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Giới hạn về phạm vi, thời gian, không gian 17 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 17 3.2. Nội dung nghiên cứu 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1. Thu thập số liệu 18 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 19 3.3.3. Phương pháp phân tích 19 3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư của trang trại công nghệ cao Nhật Huy. 22 4.1.1. Mục tiêu đầu tư 22 4.1.2. Quy mô đầu tư 22 07 vụ. 23 4.1.3. Địa điểm sản xuất nông nghiệp 23 4.2. Thực trạng sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy 24 4.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy 24 4.2.2. Tình hình phát triển cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy 26 4.2.3. Thực trạng phát triển tiêu thụ cà chua 4402 26 4.3. Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy 27 4.3.1. Chi phí sản xuất sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy 27 4.3.2. hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây cà chua năm 2019 33
  8. vi 4.4. Các khó khăn trở ngại trong sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới 36 4.4.1. Nhà xưởng 36 4.4.2. Kỹ thuật 36 4.4.3. Thị trường đầu ra 37 4.5. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế và nhân rộng mô hình cà chua 4402 37 4.5.1. Nhà xưởng 37 4.5.2. Các giải pháp về kỹ thuật 37 4.5.3. Giải pháp về thị trường: 39 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
  9. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cà chua được trồng rộng rãi và phát triển trên toàn thế giới, đây là loại rau ăn quả chứa nhiều chất dinh dưỡng và được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn của mỗi gia đình. Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, thuộc họ cà (Solanaceae). Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ, cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng giàu vitamin C và A. Cà chua là loại cây ăn trái rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến không chỉ vì nguồn dinh dưỡng đặc biệt mà nó còn là nguồn nguyên liệu phong phú cho các nhà máy chế biến. Về mặt dinh dưỡng: trung bình 100g cà chua tươi chín sẽ đáp ứng được 13% về nhu cầu hàng ngày về vitamin A, vitamin B6 và vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B1 và B2. Chất bổ dưỡng như: Đạm, đường, chất béo, và cung cấp ít năng lượng không gây béo. Khoáng vi lượng: Canxi, sắt, photpho, lưu huỳnh, iot, coban, các axít hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat và tùy môi trường trồng mà cà chua còn có đồng và molibden. Chính nhờ các yếu tố trên, cà chua được xem là thực phẩm giàu dinh dưỡng dễ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp điều trị tăng huyết áp, kích thích tiêu hóa, làm đẹp da, chữa dạ dày cồn cào, miệng đắng, hỗ trợ chữa viêm gan mãn tính, chữa đái tháo đường, giúp giảm cân, chống chảy máu chân răng . Cà chua được chế biến khá đơn giản như : ăn tươi, nấu xốt cà chua, ép lấy nước, bột nhuyễn tương, mứt đóng hộp . Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra từng ngày thì sự tác động của nó đến nông nghiệp ngày càng rõ rệt. Trên thế giới ở những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển diện tích nhà có mái che lớn như Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha, Israel, Canada, Australia đã hạn chế được phần nào tác động từ biến đổi khí hậu
  10. 2 Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu thêm vào đó việc sản xuất cà chua của bà con nông dân chủ yếu là ở ngoài đồng ruộng nên còn gặp nhiều khó khăn như vào mùa mưa cây cà chua dễ bị ngập úng, khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển, cây dễ mắc các bệnh như héo rũ, bệnh xoăn lá, Khiến cho năng suất và chất lượng quả cũng như hiệu quả kinh tế không được cao. Chính vì thế để đáp ứng được những đòi hỏi trong thực tế hiện nay là sản xuất cà chua an toàn, năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất là vấn đề cấp thiết. Trồng cà chua trong nhà có mái che tránh được phần nào tác động từ tự nhiên đồng thời có thể kiểm soát, chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ cây để cây đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất là một biện pháp, một tiến bộ khoa học trên thế giới để giải quyết những khó khăn đó. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá về sinh trưởng, phát triển, năng suất của cà chua trong nhà có mái che. Đồng thời kết hợp trồng giống mới đem lại năng suất cao và có sức sinh trưởng vô hạn cũng là vấn đề hết sức cấp thiết. Trước tình hình đó, đươc sự cho phép của Khoa KT & PTNT_Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Mạnh Thắng, tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu đề tài:‘‘Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy” 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà chua 4402 trong nhà lưới tại khu công nghệ cao Nhật Huy. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây cà chua 4402, mở rộng diện tích trồng, đưa vào thực tiễn sản xuất cho người nông dân.
  11. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư của trang trại công nghệ cao Nhật Huy. - Đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại khu công nghệ cao Nhật Huy. - Tìm hiểu và phân tích được các khó khăn trở ngại trong sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và làm quen dần với công việc thực tế. - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể. - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. - Góp phần thu thập giữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan. Là cơ sở khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật hiệu quả áp dụng trong thực tế sản xuất cho người dân. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp một phần nào vào việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà chua 4402, từ đó giúp cho người sản xuất có cơ sở để tiếp tục mở rộng sản xuất cây cà chua 4402 và đề ra phương hướng để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cà chua 4402, đồng thời cũng là cơ sở để các nông dân có thể áp dụng mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới vào thực tiễn sản xuất.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo Nhãn Đình Giao: Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước[7]. Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động và lao động vật hóa giữa các nghành’’ và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt qua nhu cầu của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội”. Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.
  13. 5 Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm vào đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái niệm khác về hiệu quả kinh tế được đưa ra như sau: - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A.samuelson và Wiliam. D.Nordhalls cho rằng một nền kinh tế có hiệu quả thì các điểm tựa lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu qủa sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một số loại hàng hóa này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”[7] - Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của nền sản xuất lao động vượt quá nhu cầu cuộc sống gia tăng nhu cầu công tác quản lý, tổ chức[7]. - Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó không phải mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng nhu cầu vật chất văn hóa xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem xét không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá mà bảng qua đó tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu qủa kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra những giải pháp có lợi nhất[7].
  14. 6 2.1.1.2. Cà chua 4402 Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, là một loại rau quả thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ, cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng giàu vitamin C và A. Cây cà chua thuộc họ cà ( Solanaceae ), có nguồn gốc từ Nam. Bằng chứng di truyền cho thấy cà chua được tiến hóa từ loài cây nhỏ quả màu xanh phổ biến ở vùng cao nguyên Peru. Một loài có tên Solanum lycopersicum được vận chuyển đến México, nơi được trồng và tiêu thụ bởi dân cư Trung Mỹ. Loại cà chua được thuần hóa đầu tiên có thể là trái cây màu vàng, tương tự như cà chua anh đào, được trồng bởi người Aztec miền Trung México. Từ cà chua bắt nguồn từ tomatl trong tiếng Nahuatl, có nghĩa trái cây sưng.[1][4] Cà chua được phát triển trên toàn Thế giới do sự tăng trưởng tối ưu của nó trong nhiều điều kiện phát triển khác nhau. Các loại cà chua được trồng phổ biến nhất là loại quả đường kính khoảng 5 – 6 cm. Hầu hết các giống được trồng đều cho ra trái cây màu đỏ, nhưng một số giống cho quả màu vàng, cam, hồng, tím, xanh lá cây, đen hoặc màu trắng. Đặc biệt có loại cà chua nhiều màu và có sọc.[3][6] Hiện có khoảng 7.500 giống cà chua trồng cho các mục đích khác nhau. Giống cà chua 4402 có nguồn gốc từ Israel. Quả có màu đỏ khi chín, được sử dụng chủ yếu cho chế biến thực phẩm. Cây có chiều cao trung bình 640cm, cây cho năng suất cao khoảng 16,66 tấn/1000m2/vụ, trong vụ Đông – Xuân năm 2016-2017 tại Israel. Được người tiêu dùng ưa chuộng.[10] 2.1.1.3. Nhà lưới Nhà lưới nông nghiệp là một dạng nhà có cấu tạo kết cấu bằng khung và bao xung quanh bằng các loại lưới, được dùng để sản xuất trồng trọt ở bên trong. Một số nhà lưới chủ yếu là: Nhà lưới kín và nhà lưới hở. Nhà lưới kín: Là nhà mà toàn bộ mái, xung quanh, cửa ra vào đều được
  15. 7 bao phủ bởi lưới. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt, mái nhà được thiết kế theo kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng hai bên; có độ cao từ 2,0-3,9 m. Diện tích mỗi nhà có thể từ 500-2000m2, tùy vào điều kiện canh tác. Nhà lưới kín ngăn ngừa được côn trùng phá hoại và đẻ trứng, giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, tăng độ an toàn cho nông sản, tăng thời vụ sản xuất, giảm xói mòn đất, giảm cường độ ánh sáng, trồng được rau trái vụ. Do thông gió kém, nếu không có thiết bị thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới thường cao hơn bên ngoài từ 1-2oC sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.[2] Hình 2.1: Nhà lưới kín Nhà lưới hở: Là nhà lưới chỉ được che phủ chủ yếu trên mái hoặc một phần xung quanh. Nhà thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng hai bên; Khung nhà có thể làm bằng cột bê tông, khung sắt, khung gỗ, cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới. Sử dụng nhà lưới hở giúp giảm ánh sáng trực, hạn chế mưa xối trực tiếp, hạn chế sâu bệnh hại. Tuy nhiên, không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng.[2]
  16. 8 Hình 2.1: Nhà lưới hở 2.1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam 2.1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới Khoảng 150 triệu tấn cà chua đã được sản xuất ra trên thế giới trong năm 2013. Trung Quốc là nước sản xuất cà chua lớn nhất, chiếm khoảng một phần tư sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Ấn Độ và Mỹ. Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), những quốc gia sản xuất cà chua trên thế giới là: Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới – năm 2013. Diện tích Năng suất Sản lượng Tỷ lệ Nước (nghìn ha) (tấn/ha) (triệu tấn) (%) Ấn Độ 865,00 19,5 16,826 11 Trung Quốc 871,23 48,1 41,879 28 Mỹ 159,20 81,0 12,902 9 Thổ Nhĩ Kỳ 304,00 33,1 10,052 7 Ai Cập 216,38 39,5 8,544 6 Ý 118,82 50,7 6,024 4 Iran 146,98 35,8 5,256 3 Tây Ban Nha 58,30 74,0 4,312 3 Các nước khác 1.842,5 113,8 44,714 29 Tổng cộng 4.582.43 495,5 150,513 100 Nguồn:FAO(2013)
  17. 9 Nhìn vào số liệu bảng 2.1 ta thấy Trung Quốc là nước đứng đầu về diện tích sản xuất cũng như sản lượng tạo ra trong năm. Trong năm 2013, Trung Quốc đạt 41,879 triệu tấn chiếm 28% tổng sản lượng cà chua trên thế giới, Ấn Độ đạt 16,826 triệu tấn (11%), Mỹ 12,902 triệu tấn (9%), Thổ Nhĩ Kỳ đạt 10,052 triệu tấn (7%), Về năng suất. Mỹ là nước có năng suất cà chua cao nhất đạt 81,0 tấn/ha, gấp 1,68 lần năng suất cà chua so với Trung Quốc, 4,15 lần so với Ấn Độ và cao gấp nhiều lần so với các nước khác (FAO, 2013). Cũng theo FAO tình hình sản xuất cà chua trên thế giới qua các năm được thống kê như sau: Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới. Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (ha) (tấn/ha) (tấn) 2008 4.249.825 33,20 141.091.621 2009 4.511.990 34,20 154.330.454 2010 4.495.583 33,79 151.894.515 2011 4.681.973 33,80 159.231.067 2012 4.925.579 32,85 161.791.707 2013 4.941.703 33,13 163.719.357 2014 5.023.810 33,99 170.750.767 ( Nguồn:FAODatabaseStatic 2014) Số liệu bảng 2.2 cho thấy trong 7 năm (từ năm 2008 đến 2014) diện tích cà chua thế giới tăng 1,18 lần (từ 4.249.825 ha lên 5.023.810 ha), năng suất tăng 1,02 lần (từ 33,20 tấn /ha đến 33,99 tấn /ha). Do vậy sản lượng cà chua trên thế giới tăng dần qua các năm. Ngoài ra theo FAO trong năm 2014 châu Á được xếp là châu lục có diện tích trồng cà chua lớn nhất với 2.836.260 ha, tiếp đến là châu Phi (1.214.227 ha), diện tích thấp nhất là châu Úc (4.162 ha). Về năng suất, châu Úc đạt năng suất cao nhất thế giới (61,26 tấn/ha), tiếp đến là châu Mỹ (57,13
  18. 10 tấn/ha), châu Phi có năng suất cà chua thấp nhất (15,86 tấn/ha). Mặc dù năng suất không cao nhưng do có diện tích trồng cà chua lớn nhất nên châu Á luôn đạt sản lượng cao nhất thế giới (101.638.892 tấn), tiếp đến là châu Mỹ (26.869.984 tấn) (FAO,2014). 2.1.2.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía Bắc. Theo số liệu thống kê năm 2014, diện tích sản xuất cà chua cả nước năm 2013 đạt 25,48 nghìn ha, tăng 16,9% so với năm 2010 (21,79 nghìn ha), năng suất đạt 25,26 tạ/ha, sản lượng đạt 550,18 nghìn tấn. Với sản lượng trên, tương đương bình quân đầu người khoảng 6,1kg quả/năm. Hiện nay có khoảng 115 giống cà chua được gieo trồng, trong đó có khoảng 15 giống sinh trưởng bán hữu hạn và vô hạn, chiếm 13,04%. 10 giống được gieo trồng với diện tích lớn với 6.259 ha chiếm 55% diện tích trồng cà chua của cả nước ( Theo điều tra của TS Phạm Đồng Quảng, Phạm Văn Niên và cs).[9] Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 Diện tích Năng suất Sản lượng STT Năm (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 1 2008 24,85 21,55 435,18 2 2009 20,54 24,07 494,33 3 2010 21,79 25,26 550,18 4 2011 23,08 25,55 589,83 5 2012 23,92 25,79 616,89 (theo Vụ nông nghiệp – Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2008 - 2012)
  19. 11 Qua bảng số liệu cho ta thấy, từ năm 2008-2012 diện tích trồng cà chua ở Việt Nam không ổn định, năng suất và sản lượng cà chua đều tăng qua các năm. Diện tích cà chua năm 2012 (23,92 nghìn ha) giảm 0,96 lần (0,93 nghìn ha) so với năm 2008 (24,85), nhưng năng suất và sản lượng năm 2012 đều tăng lên nhiều so với năm 2008, năng suất tăng 1,2 lần (từ 21,55 - 25,79 tạ/ha), sản lượng tăng 1,41 lần (từ 435,18 - 616,89 nghìn tấn). Điều này cho thấy việc diện tích giảm nhưng năng suất và sản lượng lại tăng lên có thể là do áp dụng giống cà chua hoặc quy trình kĩ thuật sản xuất mới phù hợp hơn. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cà chua sau thu hoạch 2.2.1. Yếu tố sinh học - Sự thoát hơi nước (mất nước): Do đặc điểm cấu trúc quả, độ chín, độ già, độ ẩm không khí, nhiệt độ, ánh sáng đều là các yếu tố gây ra sự mất nước cho cà chua sau thu hoạch. - Sự hô hấp: hô hấp là quá trình oxi hóa khử phức tạp, trải qua các hàng loạt các phản ứng sinh hóa kế tiếp nhau dưới sự xúc tác của hệ thống enzyme đặc hiệu, quá trình này có thể chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Đặc trưng bởi sự phân giải liên tục cơ chất hô hấp dưới tác động của hệ thống enzyme oxi hóa khử để hình thành các chất khử là NADH, FADH2, ĐAPH và giải phóng CO2. + Giai đoạn 2: Tiến hành oxi hóa khử từ hydro liên kết với chất khử. + Đây là quá trình vận chuyển điện tử và H từ NADH, FADH2 đến O2 không khí nhờ chuỗi vận chuyển điện tử. Giai đoạn này giải phóng năng lượng bằng ATP và tạo nước. Trong hô hấp thường xảy ra 2 loại hô hấp là: hô hấp hảo khí và hô hấp yếm khí. Hô hấp hảo khí: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q
  20. 12 Hô hấp yếm khí: C6H12O6 + O2 → CO2 + nhiệt + Ethanol + axit Khi nhiệt độ càng cao thì quá trình hô hấp của cà chua càng tăng dẫn đến các quá trình sinh hóa xảy ra trong cà chua càng mạnh. Ngoài ra ẩm độ cũng ảnh hưởng mạnh đến quá trình thoát hơi nước của cà chua. Ẩm độ không khí càng cao thì quá trình thoát hơi nước của cà chua càng chậm do đó cà chua sẽ giữ được tươi lâu hơn, song cũng là môi trường cho côn trùng và nấm bệnh phát triển làm hư hỏng cà chua. - Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh: Cà chua sau thu hạch dễ nhiễm các bệnh: + Bệnh thối hồng do nấm Fusarium Solani: quả cà chua bị bệnh trở nên mềm, thâm, sũng ướt. Ngoài vỏ có 1 lớp lông tơ từ màu trắng chuyển sang màu hồng. + Bệnh nấm do Phytophotora infestans: trên quả xuất hiện những đốm nâu lớn rồi lăn ra khắp quả. Thịt quả trở nên rắn và không ăn được. Khi trời ẩm ngoài vỏ xuất hiện lông tơ màu trắng của bộ phận mang bào tử nấm. + Bệnh thối do vi khuẩn: Bacterium caratovorum, lactobacillus lycopersici và nấm Fuarium Solani gây ra. + Thối núm quả: do vi khuẩn Lactobacterium lycopersici, trên núm quả xuất hiện vết màu nâu rồi lan dần khắp vùng núm. Những mô quả vùng bị thâm ở phía ngoài làm quả rắn lại. + Bệnh than cà chua do vi khuẩn Colletotrium lycoperisici, sau ở giữa vết có màu nâu và vết lớn dần lan ra khắp quả. Bề mặt vết bệnh được phủ một lớp đen mượt. Qủa bị bệnh trở nên mềm và thối. 2.2.2. Yếu tố vật lý môi trường Cà chua sau thu hoạch còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố vật lý môi trường như: nhiệt độ, ẩm độ, không khí, khí quyển (thành phần và nồng độ chất khí).
  21. 13 - Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến cà chua sau thu hái. Cà chua xanh rất miễn cảm với nhiệt độ lạnh dưới 10 độ C. Nhiệt độ trong quả cà chua chín xanh nhiệt độ được giảm nhanh chóng từ khoảng 23 độ C xuống 21 độ C trong 8-10 phút hoặc ở 13-15 phút đến nhiệt độ 15 độ C bằng cách sử dụng nước lạnh 1-5 độ C. Cà chua chín ít mẫm cảm với lạnh nên có thể bảo quản ở nhiệt độ 10- 13 độ C trong 4 ngày, sau đó cà chua có thể tiếp tục chín khi nhiệt độ tăng lên. Cà chua có màu hồng nhạt có thể bảo quản ở nhiệt độ 5 độ C trong 4 ngày, sau đó tăng nhiệt độ 13-15 độ C từ 1- 4 ngày để hoàn thiện thời kì quả chín. Quả chín đỏ có thể bảo quản ở nhiệt độ 2- 5 độ C trong một số ngày. Những biểu hiện sau đó là mất màu, giảm độ cứng và giảm hương vị. - Ẩm độ môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chín quả sau thu hoạch. Ẩm độ thích hợp cho quả cà chua là từ 85 – 95%, nếu ẩm độ quá thấp sẽ gây ra hiện tượng héo rũ cà chua ảnh hưởng tới chất lượng quả, hoặc nếu ẩm độ quá cao cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật gây hại làm hỏng cà chua. - Thành phần không khí ảnh hưởng tới quá trình chín quả sau thu hoạch. Muốn rút ngắn thời gian trong quá trình chín người ta cho cà chua xanh tiếp xúc với ethylene (CH4) từ 12-18 giờ ở nhiệt độ 20 độ C. Như vậy sẽ giảm được 1/2 thời gian chín so với bình thường. Khi cần thiết cũng có thể khống chế quá trình chín đến chậm cho đến khi bán sản phẩm bằng cách điều chỉnh khí trong kho. Điều chỉnh khí CO và O2 trong kho là rất khó khăn và phức tạp. Người kĩ thuật viên khi điều chỉnh lượng CO và O2 nhanh chóng đạt đến mức giới hạn, nếu sự cân bằng đó có thể duy trì được cà chua thì điều chỉnh lượng O2 ở mức thấp, còn đối với lượng CO cũng phải quan tâm điều chỉnh. Mặc dù vậy hầu hết trong thực tiễn đều bảo quản cà chua với mức 5% o CO2 và 2,5% O2 ở nhiệt độ 12 C, khi tỷ lệ cơ bản CO2 là 10% và O2 là 2,5%
  22. 14 nấm bệnh sẽ không phát triển được trong môi trường nhiều nấm bệnh vậy. Để tăng hiệu quả phòng trừ bệnh hại thì điều chỉnh tỷ lệ CO: 2,5% và O: 2,5% là tốt. 2.2.3. Yếu tố con người Ảnh hưởng của con người thông qua các thao tác kĩ thuật. Các biện pháp xử lý diễn ra trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, phân phối, tiêu thụ. Trong quá trình trồng và chăm sóc, nếu được chăm sóc thích hợp thì cà chua sẽ cho năng suất cao, đồng thời chất lượng quả tốt, sau thu hái thời gian bảo quản sẽ được lâu, không nhiễm sâu bệnh. Ở nước ta hầu hết cà chua được hái bằng tay, càng vật chứa thường ít được quan tâm, do vậy cà chua sẽ bị dập nát, dễ dàng bị các vi sinh vật tấn công. Do vậy, khi thu hái cần dựa vào một số tiêu chí sau: - Nếu phân phối các chợ gần thì nên thu hoạch cà chua có màu hồng. - Khi phân phối chợ xa thì nên thu hoạch quả già nhưng vỏ còn xanh hay bắt đầu chuyển hơi vàng, đáy quả bắt đầu chuyển hồng. - Tránh làm dập quả khi hái bằng tay, ngón tay cái ấn vào điểm nối giữa cuống quả và thân, khẽ xoay, quả sẽ rời ra. Không giật mạnh sẽ làm dập, hỏng quả. - Thu hoạch khi trời mát, thường vào lúc sáng sớm, nếu thu tới trưa thì phải xếp quả vào nơi râm mát. Tránh thu vào mùa mưa, tránh đặt quả xuống đất, hái đến đâu đặt quả vào sọt để tránh lây bệnh và nhiễm bệnh. Cần phải loại quả bị dập nát, bị sâu ăn. Nếu quả bẩn thì lau bằng giẻ sạch và mềm. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây cà chua 4402 2.3.1. Quy trình trồng và chăm sóc Quy trình trồng và chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng cũng như chất lượng của quả cà chua do đó nó đóng vai trò quyết định về HQKT trong sản xuất cà chua. Các yếu tố ảnh hưởng cụ thể là:
  23. 15 - Thời vụ: Chọn thời vụ thích hợp cũng là yếu tố cần thiết. Thời vụ trồng ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua từ đó nó quyết định đến năng suất và chất lượng cà chua, đây cũng là yếu tố cấu thành nên HQKT của việc trồng cà chua. Để nâng cao HQKT chúng ta cần chọn thời vụ trồng thích hợp, có thể trồng các vụ: Đông Xuân sớm (Gieo T9 - T10), Đông Xuân chính vụ (Gieo T10 - T11), Đông Xuân muộn (Gieo T11 - T12), vụ Xuân Hè (gieo cuối T1,2 - T3) [1] Quy trình chăm sóc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cà chua, chế độ chăm sóc phù hợp thì cà chua mới to đều, cho năng suất cao, đồng thời phòng trừ sâu bệnh cũng như bảo quản cà chua cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Cà chua không bị sâu bệnh, quả to, chín đều thì giá thành cao. Đây cũng yếu tố cấu thành nên HQKT của việc trồng cà chua. Để quả cà chua có chất lượng tốt nhất có thể áp dụng những biện pháp kỹ thuật chăm sóc như: cắt tỉa, cuốn ngọn di chuyển cây, phòng trừ sâu bệnh, quy trình thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, phân bón và cách thức bón. - Cắt tỉa: để số hoa, quả trên chùm hợp lý để quả chín đều và đạt kích thước tối đa, ví dụ: với giống 4402 (5/chùm). Cắt tỉa lá gốc khi cuốn dây và hạ cây xuống di chuyển theo hàng, cắt để lộ 2 chùm quả đồng thời kích quả mau chín. - Cuốn ngọn kết hợp di chuyển cây: Cuốn ngọn khi cây đạt độ cao của dây thép hạ dây ròng rọc rồi di chuyển cây các cây di chuyển thành vòng trên luống theo một chiều hai đầu luống có cắm 2 cột để giữ. - Phòng trừ sâu bệnh: + Đối với bệnh virus tiến hành nhổ bỏ ra khỏi vườn khi phát hiện kết hợp vệ sinh dụng cụ và các trang thiết bị (dao, kéo, găng tay ) sau khi tiếp xúc với cây bệnh. + Khử trùng: sử dụng nước Javel (Hypochlorite NaOCl) 10%, khi vào
  24. 16 gian cách ly của nhà lưới tiến hành khử trùng trang thiết bị (giày, kéo ) + Dọn dẹp vệ sinh nhà lưới: dọn sạch rác, cỏ dại trong nhà lưới định kỳ để phòng tránh và hạn chế nguồn bệnh. - Phân bón và cách thức bón + Phân bón: trong điều kiện nhà lưới thì có thể áp dụng công thức bón + Cách bón: chia nhỏ lượng nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây thành nhiều lần tưới cũng tùy vào từng loại đất mà có thể thay đổi thời gian tưới mỗi lần. Dùng dây nhỏ giọt có lưu lượng càng thấp càng tốt, mục đích là để kéo dài thời gian cung cấp lượng nước cần cung cấp cho cây, qua đó làm cho nước và dinh dưỡng tập trung được nhiều nhất trong vùng rễ tích cực - Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch: + Thu hoạch: Thu hái kết hợp sơ chế, lựa chọn những chùm, quả đã đạt độ chín còn những quả chưa đạt đem dấm. Quả được xếp trong hộp giấy tránh được dập nát trong quá trình vận chuyển. + Bảo quản sau thu hoạch: Bảo quản lạnh - mát bằng kho lạnh - kho mát, nhiệt độ bảo quản trong kho từ 0 - 15ºC 2.3.2. Khả năng phân tích, dự đoán, tìm kiếm thị trường Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định về giá cả, khả năng tiêu thụ sản phẩm chính vì vậy người sản xuất phải làm tốt các nội dung sau để doanh thu đạt mức cao nhất. - Dự đoán thị trường: Từ những số liệu về sản lượng thu hoạch cùng với lượng sản phẩm nhập từ vùng khác trong những vụ gần nhất và đánh giá sự biến đổi khí hậu để dự đoán - Phân tích thị trường: dựa vào đặc điểm xã hội, khả năng kinh tế, khả năng sản xuất của vùng - Tìm kiếm thị trường: Để tìm được một thị trường mới thì sản phẩm phải nổi bật về chất lượng mẫu mã do vậy yêu cầu người trồng luôn học hỏi, nắm bắt những cơ hội.
  25. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là tính hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy. 3.1.2. Giới hạn về phạm vi, thời gian, không gian - Phạm vi nội dung đề tài tập trung nghiên cứu: hiệu quả về mặt kinh tế của cà chua 4402 trồng trong nhà lưới. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên trang trại công nghệ cao Nhật Huy. - Phạm vi thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 5 năm 2019. 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy thuộc xóm Cà Phê 1, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư của trang trại công nghệ cao Nhật Huy. - Thực trạng sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy. - Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy. - Các khó khăn trở ngại trong sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới. - Các giải pháp để nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình cà chua 4402.
  26. 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Thu thập số liệu 3.3.1.1. Thu thập thứ cấp Phương pháp thu thập thứ cấp là phương pháp thu thập các văn bản, sách báo, tạp chí, niêm giám thống kê, nghiên cứu có liên quan Các số liệu có liên quan đến sản xuất được tổng hợp báo cáo cuối năm, các số liệu về đặc điểm nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài e đã thu thập được: Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương thức thu thập Cơ sở lý luận, cơ sở Sách, báo, tạp chí khoa Tra cứu, đọc, chọn lọc thực tiễn ở Việt Nam và học, internet, nghiên thông tin. thế giới. cứu có liên quan, thư viện trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Việt Nam. Số liệu về đặc điểm địa Trang trại công nghệ Tổng hợp từ các báo bàn nghiên cứu. cao Nhật Huy. cáo. Số liệu về tình hình sản Trang trại công nghệ Tổng hợp từ báo cáo xuất kinh doanh của cao Nhật Huy. cuối năm. trang trại 3.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp Thu thập bảng tin sơ cấp là phương pháp thu thập các bảng tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được bảng qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế. Thông tin được thu thập thông qua quá trình nghiên cứu tại trang trại.
  27. 19 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập trong quá trình điều tra tổng hợp, xử lý và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel. 3.3.3. Phương pháp phân tích 3.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, và số bình quân trong thống kê để phản ánh quy mô, tốc độ phát triển được nghiên cứu trong phạm vi đề tài. Trong nghiên cứu phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới với diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất, chi phí, tiêu thụ 3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.3.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình hiệu quả kinh tế sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy  Chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất: - Trình độ kỹ thuật - Đất sản xuất - Vốn của trang trại - Lao động của trang trại - Diện tích trồng cà chua 4402 của trang trại  Chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất - Diện tích, năng suất cà chua 4402 trồng trong nhà lưới của trang trại 3.3.4.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ cà chua 4402 Chất lượng sản phẩm - Khối lượng tiêu thụ sản phẩm - Giá cả tiêu thụ 3.3.4.3. Chỉ tiêu đánh giá về kết quả, hiệu quả:  Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
  28. 20 - Giá trị sản xuất (GO: Gross output): Là giá trị bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm do cơ sở sản xuất ra trong một thời gian. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: GO = ∑ Qi * Pi (i = 1,2,3, n) Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại Pi là giá bán sản phẩm loại i - Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost): là toàn bộ những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, khấu hao). Trong NN, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu như: giống, phân bón, thuốc BVTV, công làm đất, hệ thống cung cấp nước IC = ∑Ci (i=1,n) Trong đó: Ci là các khoản chi phí thứ I trong một mùa vụ sản xuất N là số đàu vào được sử dụng. - Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm do người sản xuất tạo ra trong một chu kì sản xuất, nó bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian VA = GO – IC Trong đó: VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian IC là toàn bộ chi phí vật chất dịch vụ trong một chu kỳ sản xuát nhất định. - Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của trang trại bao gồm thu nhập của công lao động khi tiến hành sản xuất đã trừ thuế và khấu hao tài sản cố định MI = VA – (T+A) – lao động thuê (nếu có) Trong đó: T là thuế nông nghiệp A là khấu hao tài sản cố định - Lợi nhuận : là phần lời thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí kể cả chi phí do gia đình đóng góp.
  29. 21 NL=DT-TC Trong đó : NL là lợi nhuận DT là doanh thu TC : là tổng chi phí  Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí trung gian. Giá trị gia tang tính trên một đồng chi phí trung gian. Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian. Giá trị sản xuất tính trên một công lao động 3.3.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà chua - Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ một đơn vị diện tích + Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha) + Giá trị gia tăng/ha (VA/ha) - Chỉ tiêu hiệu quả vốn + Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) - Chỉ tiêu hiệu quả lao động + Tổng giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ) + Giá trị gia tăng/lao động (VA/lđ) - Về giá cả sử dụng trong tính toán: sử dụng giá bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu.
  30. 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư của trang trại công nghệ cao Nhật Huy. 4.1.1. Mục tiêu đầu tư Dự án đầu tư xây dựng “Nông trại công nghệ cao Nhật Huy” sẽ góp phần tang giá trị kinh doanh, hiện thực hóa chiến lược kinh doanh của Công ty CP xây lắp và thương mại Nhật Huy. Khi dự án được đưa vào hoạt động sẽ đáp ứng tương đối nhu cầu của nhân dân quanh vùng và thị trường lân cận về cung cấp thịt lợn, thịt gà, rau củ quả thông dụng an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Phát triển sản xuất kinh doanh tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đóng góp ngân sách nhà nước, đóng góp tăng trưởng kinh tế xã hội, ổn định kinh tế chính trị trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. 4.1.2. Quy mô đầu tư Đầu tư xây dựng mới 1 tổ hợp trồng trọt chăn nuôi với công suất: 1.200 con lợn/ năm, 10.000 con gà/ năm, 120 tấn rau củ quả/ năm. Với dây chuyền sản xuất khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường trên phần diện tích đất 4,634ha: Tất cả các hạng mục xây dựng của dự án đều có quy mô 1 tầng. Thời gian hoạt động của dự án 50 năm. Chú thích công suất: - 1.200 con lợn/ năm: Chu kì nuôi 1 con lợn đến khi xuất chuồng là 5 -6 tháng. Sức chứa của chuồng nuôi nhốt 600 con/ lứa. 01 năm chăn nuôi 02 lứa lợn. - 10.000 con gà/ năm: Chu kì nuôi 01 con gà đến khi xuất chuồng là 2 – 3 tháng. Sức chứa của chuồng nuôi nhốt gà là 2.500 con/ lứa. 01 năm chăn nuôi 04 lứa gà.
  31. 23 - 120 tấn rau củ quả/ năm: Chu kì một vụ rau củ quả trung bình là 1,5 – 3 tháng. Diện tích trồng rau là 2,5ha. Thu hoạch trung bình 20 tấn/ ha/ vụ. 01 năm trồng và thu hoạch 07 vụ. 4.1.3. Địa điểm sản xuất nông nghiệp Đồng Hỷ là một huyện của tỉnh Thái Nguyên, giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở phía bắc, huyện Võ Nhai phía đông bắc; giáp huyện Phú Lương về phía tây; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình về phía nam và giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông. Diện tích tự nhiên 457,5 km2, dân số khoảng 114,893 người (tháng 6 năm 2015). Minh Lập là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên. Xã nằm ở phía tây của huyện và tiếp giáp với dòng sông cầu ở phía tây. Minh lập có tuyến đường liên xã nối từ Hóa Thượng lên xã Văn Lang chạy qua địa bàn. Minh Lập tiếp giáp với hai xã Hòa Bình và Tân Long ở phía đông bắc, giáp với xã Hóa Thượng ở phía nam. Qua sông Cầu, Minh Lập giáp với các xã của huyện Phú Lương ở phía tây bao gồm Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh và Sơn Cẩm. Trang trại công nghệ cao Nhật Huy thuộc xóm Cà Phê 1, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (nằm ở phía Tây xã Minh Lập). Trang trại được chia làm 3 khu đắt với tổng diện tích 4,636 ha. Khu số 1: Diện tích 0,454 ha - Phía Đông: giáp đất nông nghiệp - Phía Tây: giáp đường dân sinh - Phía Bắc: giáp đường dân sinh - Phía Nam: giáp đường liên xom Khu số 2: Diện tích 1,265 ha - Phía Đông: giáp đường dân sinh - Phía Tây: giáp đường dân sinh - Phía Bắc: giáp đường liên xóm
  32. 24 - Phía Nam: giáp đất nông nghiệp Khu số 3: Diện tích 2,92 ha - Phía Đông: giáp đường dân sinh - Phía Tây: giáp đường dân sinh - Phía Bắc: giáp đất nông nghiệp - Phía Nam: giáp đường liên xóm 4.2. Thực trạng sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy 4.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy Trang trại công nghệ cao Nhật Huy bước đầu đi vào sản xuất nông nghiệp từ năm 2016, với một số loại cây trồng chủ đạo như: Các loại rau theo mùa, dưa lưới, dưa chuột và cà chua. Các loại cây trồng này được duy trì sản xuất qua các nay. Tổng diện tích, năng suất và sản lượng của các cây trồng được thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 4.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính (Diện tích: m2, Năng suất: kg/ m2, Sản lượng: tấn) Loại cây trồng 2016 2017 2018 1. Rau các loại Diện tích 4.000 5.000 2.000 Năng suất (trên 8.400 11.000 4.000 tổng diện tích) Số vụ 7 7 7 Sản lượng (trên 58,8 77 28 tổng số vụ) 2. Dưa lưới Diện tích 2.000 2.500 2.700 Năng suất (trên 7.360 9.150 10.314 tổng diện tích )
  33. 25 Số vụ 3 3 3 Sản lượng ( trên 22,08 27,45 30,94 tổng số vụ) 3. Dưa chuột Diện tích 1,000 2,000 2,000 Năng suất ( trên 4.800 7.500 9.840 tổng diện tích_) số vụ 5 5 5 Sản lượng ( trên 24 37,5 49,2 tổng số vụ) 4. Cà chua Diện tích 1,500 1,500 1,000 Năng suất (trên 9,500 10,500 8,200 tổng diện tích) Số vụ 2 2 2 Sản lượng (trên 19 21 16,4 tổng số vụ) ( Theo báo cáo tổng hợp cuối năm 2016,2017,2018- trang trại công nghệ cao Nhật Huy) Rau các loại: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của trang trại không ổn định qua các năm. Năm 2018 diện tích trồng rau của trang trại là 2.000 m2 ( giảm một nửa so với năm 2016 – 4000 m2), do diện tích giảm nên năng suất và sản lượng rau năm 2018 của trang trại cũng giảm đi so với năm 2016. Dưa lưới: Diện tích, năng suất, sản lượng của dưa lưới đều tăng qua các năm. Diện tích dưa lưới năm 2018 đạt 2.700 m2 tăng thêm 700 m2 so với năm 2016, năng suất đạt 10.314 kg/2.700m2 tăng 2.954 kg/m2, sản lượng đạt 30,94 tấn tăng 8,86 tấn. Dưa chuột: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột của trang trại tăng đều qua các năm. Diện tích năm 2018 đạt 2.000m2 tăng gấp đôi so với năm 2016 – 1000m 2, năng suất đạt 9.840 kg/2.000m2, tăng 5.040 kg/m2, sản lượng đạt 49,2 tấn tăng 25,2 tấn.
  34. 26 Cà chua: Diện tích, năng suất, sản lượng của cà chua là thấp nhất trong các loại cây trồng tại trang trại. Diện tích cà chua năm 2018 đạt 1.000 m2 tăng giảm 500 m2 so với năm 2016, năng suất đạt 8.200 kg/1.000m2 tăng 1.520 kg/m2, sản lượng đạt 16.4 tấn/ năm. Đến năm 2019 ngoài các loại cây trồng chủ đạo trên, trang trại tiếp tục trồng thêm 6.000m2 cây Thanh long, 2.000m2 cây hoa hồng. 4.2.2. Tình hình phát triển cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy Cây cà chua được trồng tại trang trại từ năm 2016. Diện tích mỗi năm từ 1.000 -1.500m2 chiếm 10% diện tích đất sản xuất tại trang trại. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua những năm gần đây của trang trại được thể hiện ở bảng 4.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy giai đoạn 2016-2018. Đến năm 2019 cà chua tiếp tục được trồng với diện tích là 1000m2 với: - Trình độ kỹ thuật: Có 01 quản lý, phụ trách cả nhân sự, kiêm mảng kĩ thuật về trồng và chăm sóc cây trồng trong trang trại bao gồm cả cây cà chua. - Đất sản xuất: Hiện trang trại có 03 nhà lưới, mỗi nhà lưới có diện tích từ 1000m2 – 3000m2. Cà chua được sản xuất trong nhà lưới có diện tích là 1500m2 với tổng diện tích đất trồng cà chua là 1000m2, số đất còn lại được dùng để trồng một số loại rau theo thời vụ để phục vụ cho công nhân trong trang trại. - Vốn của trang trại: Là vốn tự luôn chuyển trong công ty. - Lao động của trang trại: Có 03 công nhân thực hiện việc trồng và chăm sóc chính cho cây cà chua. Ngoài ra vào các thời điểm thu hoạch công ty có thể tuyển thêm nhân lực từ 2-3 người tùy vào mức độ công việc. 4.2.3. Thực trạng phát triển tiêu thụ cà chua 4402 4.2.3.1. Kênh tiêu thụ của trang trại Nơi tiêu thụ chính của cà chua do sản xuất ra là các trường tiểu học
  35. 27 trong thành phố Thái Nguyên như: Nguyễn Viết Xuân, Đội Cấn, Hoàng Văn Thụ, Gia Sàng, Ngoài ra tiêu thụ cho hộ gia đình, khách hàng đến mua trực tiếp tại trang trại, trang facebook của trang trại “Nông trại công nghệ cao Nhật Huy”. 4.2.3.2. Địa điểm bán cà chua Địa điểm bán chủ yếu của trang trại là huyện Đồng Hỷ, các huyện lân cận, và thành phố tỉnh Thái Nguyên. 4.1.3.3. Biến động giá bán cà chua Giá cà chua thường biến động theo mùa. Đầu mùa và cuối mùa thường cao hơn từ 3.000 – 5000đ/kg. Giá cà chua đầu mùa bình quân bán 20.000đ/kg, chính vụ là 15.000đ/kg. Bình quân đạt 17.500đ/kg. 4.1.3.4. Nhận xét về phương thức tiêu thụ cà chua Cà chua tại trang trại chủ yếu là bán lẻ, không có hợp đồng nên dễ gặp rủi do về giá cả cũng như thị trường đầu ra không ổn định, vì người mua có thể chọn mua tại các địa điểm khác. Song bên cạnh đó diện tích cà chua tại trang trại còn ít nên khả năng cung cấp ra thị trường ít không được rộng rãi. Để cà chua đạt được HQKT nhất định thì trang trại nên lựa chọn phương thức bán ra phù hợp, như kí hợp đồng với các công ty, trường học, Hoặc mở rộng sản xuất để cà chua cung cấp ra thị trường nhiều hơn, tìm kiếm được nhiều thị trường tiềm năng. 4.3. Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy 4.3.1. Chi phí sản xuất sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy Trong năm 2019 trang trại khu công nghệ cao đã tiến hành sản xuất cà chua trên diện tích là 1000m2. Chi phí sản xuất cho 1000m2 cà chua bao gồm các chỉ tiêu sau:
  36. 28  Chi phí trực tiếp (chi phí biến đổi) - Giống: Khoảng cách trồng cà chua là: cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1m. Diện tích trồng là: 1.000m2 Mật độ trồng là: Mật độ = diện tích / (khoảng cách cây cách cây * hàng cách hàng) = 1.000 / (0,5*1) = 2000 cây. 1ha = 10.000/ (0,5*1) = 20.000 cây. Bình thường trang trại thường chuẩn bị thêm 200 cây giống để trồng để trồng dặm trong trường hợp cây bị chết, bị sâu bệnh. Giá giống: 1.500 đồng/cây. (tính theo thời điểm nghiên cứu).  Chi phí giống cho 1000m2 là: 2200*1.500 = 3.300.000 đồng. - Phân bón: Bón phân chuồng cho cây 2 lần/vụ, mỗi lần bón 0,5kg/1m2. Gía phân chuồng tính thời điểm nghiên cứu là 1.000 đồng. Chi phí phân chuồng cho 2 lần bón cho 1000m2 là: 2*0,5*1.000*1.000 = 1.000.000 đồng. Sử dụng phân lót NPK 20-20-15 đầu trâu cao cấp trước khi trồng. Sử dụng từ 50 – 60 kg/1000m2. Giá 1kg phân là 13.000 đồng tính thời điểm gieo trồng (tháng 9/2018). Chi phí phân NPK cho 1000m2 là: 50*13.000 = 650.000 đồng. Phân tưới nhỏ giọt: dùng phân tưới Haifa Group + Thời kì trồng đến 15 ngày tưới 3,6kg/2.000 gốc, giá 32.000đ/kg. Chi phí cho 15 ngày tưới là: 3,6*32.000 = 115.200 đồng. + Từ ngày 15 đến ngày 45 tưới 6kg/2.000 gốc, giá 28.000đ/kg. Tổng chi phí là: 6*28.000 = 168.000 đồng. + Từ ngày 45 đến trước khi thu hoạch lứa cuối tưới 7,6kg/ 2.000 gốc, giá 30.000đ/kg. Tổng chi phí là: 7,6*30.000 = 228.000 đồng. - Công lao động: Công lao động của công nhân trong công ty là 150.000đ/công/8 tiếng.
  37. 29 Làm đất sử dụng hết 8 công lao động. Tổng chi phí là: 8*150.000 = 1.200.000 đồng. Trồng (bao gồm cả trồng dặm) sử dụng hết 6 công lao động. Tổng chi phí là: 6*150.000 = 900.000 đồng. Bón phân: 1 công bón lót, 5 công bón phân chuồng. Tổng chi phí là: 6*150.000 = 900.000 đồng. Cắt tỉa và làm cỏ: + Cắt ngọn – tỉa cành kết hợp với cắt bỏ những hoa, quả còi cọc sâu bệnh(nếu đã có hoa, quả), được chia làm được chia làm 11 đợt, mỗi đợt sử dụng hết 2 công lao động. + Cắt lá gốc được chia làm 6 đợt, mỗi đợt sử dụng hết 1 công lao động. + Làm cỏ mỗi tháng 1 lần, mỗi lần sử dụng hết 1 công lao động trong vòng 8 tháng. + Tổng chi phí là: 36*150.000 = 5.400.000 đồng. Thả dây: Được chia làm 6 đợt, mỗi đợt sử dụng 1 công lao động. Chi phí là: 6*150.000 = 900.000 đồng. Tưới: Do tưới bằng hệ thống nhỏ giọt nên người lao động chỉ mất 30 phút mỗi ngày để lắp và kiểm tra hệ thống tưới. Cả vụ sử dụng hết 17 công lao động. Chi phí là: 17*150.000 = 2.550.000 đồng. Thu hoạch: Thu hoạch được chia làm 5 đợt, mỗi đợt sử dụng 4 công lao động. Chi phí là: 20*150.000 = 3.000.000 đồng. Dọn dẹp vườn sau thu hoạch: Sau mỗi lần thu hoạch sử dụng hết 1 công lao động để dọn dẹp vườn. Chi phí là: 5*150.000 = 750.000 đồng. Xử lý đất: Là khâu xử lý đất sau vụ thu hoạch cuối cùng, sử dụng hết 2 công lao động. Chi phí là: 2*150.000 = 300.000 đồng. - Thuốc: Thuốc BVTV: Cây cà chua thường mắc một số các bệnh hại như: Sâu vẽ bùa, sâu khoang, bệnh chết cây con, bệnh héo xanh do vi khuẩn, bệnh xoăn
  38. 30 lá do virus, bệnh đốm nâu, Tùy vào từng loại bệnh mà chọn thuốc BVTV phù hợp để phòng trừ. Trung bình mỗi vụ thường chi khoảng 400.000 đồng cho thuốc BVTV. Thuốc nấm: Sử dụng thuốc nấm Antracol 70wp, 7 ngày/lần/gói, từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa cuối sử dụng hết 39 gói, giá 37.000đ/kg. Tổng chi phí là: 39*37.000 = 1.443.000 đồng. Thuốc trừ sâu sinh học: Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học NemNim xoan xanh Green loại 500ml, giá 150.000 đồng. Phun 6 lần trong 1 vụ, mỗi lần phun ha 30 – 50 ml cho bình 16 lít nước. Lượng nước phun 40 – 60 lít/1000m2. Trung bình hết 2 lọ thuốc cho mỗi vụ. Chi chí là: 2*150.000 = 300.000 đồng. - Chi phí vật tư: Dây cuốn ngọn: mỗi gốc cà chua cần dùng 3m, 2.000 gốc là 6.000m, mỗi mét dây có gái là 100đ. Chi phí là: 6.000*100 = 600.000 đồng. Kéo cắt tỉa: 6 cái, giá 59.000. Chi phí là: 6*59.000 = 354.000 đồng. Chi phí điện: 29kw, giá 1.700 đồng (tại nơi và thời điểm nghiên cứu) Chi phí vận chuyển: Vận chuyển sau thu hoạch cần mỗi lần 2 xe, chi phí cho mỗi xe là 320.000 đồng. Chi phí cho 5 lần thu hoạch là: 5*2*320.000 = 3.200.000 đồng. - Lao động quản lý: Trong quá trình sản xuất cà chua tại trang trại kỹ sư đóng vai trò kiểm tra giám sát sinh trưởng và phát triển cũng nhưng các vấn đề ở cà chua. Trung bình 1 tháng người kỹ sư hết 4 ngày công cho sản xuất cà chua. Từ trồng đến thu hoạch là 38 ngày công, mỗi công 200.000 đồng. Chi phí là: 38*200.000 = 7.600.000 đồng.  Chi phí đầu tư ban đầu(chi phí cố định) - Đầu tư nhà lưới: Theo hoạch tính đầu tư của trang trại chi phí đầu tư cho nhà lưới rộng 1000m2 là 25 triệu, sử dụng trong 5 năm. Mức khấu hao trung bình hàng năm của nhà lưới là: 25 triệu : 5 năm =
  39. 31 5 triệu đồng/năm Mức khấu hao trung bình hàng tháng của nhà lưới là: 5 triệu : 12 tháng = 416.666 đồng/tháng. Mỗi vụ cà chua sản xuất cà chua là 9 tháng. Chi phí là: 9*416.666 = 3.749.994 đồng. - Thuê đất: Công ty mua quyền sử dụng đất trong 50 năm với tổng diện tích là 41.361m2, trị giá là 1.569.700.000 đồng. Mức khấu hao tài sản trung bình hàng năm cho 41.361m2 đất là: 1.569.700.000 : 50 năm = 31.394.000 đồng/năm/41.361m2. Mức khấu hao hàng năm cho 1000m2 đất là: (31.394.000 : 41.361)*1000 = 759.024 đồng/năm. Mức khấu hao trung bình hàng tháng là: 759.024 đồng : 12 tháng = 63.252 đồng/tháng. Chi phí cho một vụ cà chua là: 63.252 đồng * 9 tháng = 569.268 đồng. - Hệ thống tưới: Theo hoạch tính đầu tư của trang trại chi phí đầu tư cho hệ thống tưới là: 22.132.000 đồng, sử dụng được cho 10 vụ cà chua. Mức khấu hao tài sản trung bình cho mỗi vụ là: 22.132.000 : 10 vụ = 2.213.200 đồng/vụ  Chi phí hao mòn bảo trì thiết bị: Trong 1 vụ tiến hành bảo trì các trang bị 2 lần, mỗi lần 300.000 đồng. Tổng chi phí là: 2*300.000 = 600.000 đồng. Tổng hợp các tiêu chí trên ta được bảng số liệu sau:
  40. 32 Bảng 4.1. Tổng chi phí sản xuất cà chua vụ Đông – Xuân 2018-2019 (diện tích: 1000m2) Số đơn giá Thành STT Chỉ tiêu ĐVT lượng (đồng) tiền(đồng) I. chi phí biến đổi 1. giống cây 2.200 1.500 3.300.000 2. phân bón kg 2.111.200 phân chuồng 1.000 1.000 1.000.000 phân lót NPK 50 13.000 650.000 phân tưới qua nhỏ giọt từ ngày (1 - 15) 3,6 32.000 115.200 phân tưới qua nhỏ giọt từ ngày (15 - 45 ) 6 28.000 168.000 phân tưới quả nhỏ giọt từ ngày(45 - lứa 7,6 30.000 228.000 cuối thu hoạch) 3. Công lao động công 15.600.000 làm đất 8 150.000 1.200.000 trồng 6 150.000 900.000 bón phân 6 150.000 900.000 cắt tỉa + làm cỏ 36 150.000 5.400.000 thả dây 6 150.000 900.000 tưới 17 150.000 2.550.000 thu hoạch 20 150.000 3.000.000 dọn dẹp vườn 5 150.000 750.000 xử lý đất 2 150.000 300.000 4. Thuốc 2.143.000 Thuốc BVTV 400.000 thuốc nấm gói 39 37.000 1.443.000 Thuốc trừ sâu sinh học lọ 2 150.000 300.000 5. Chi phí vật tư 4.803.300 Dây cuốn ngọn m 6.000 100 600.000 kéo cắt tỉa cái 6 59.000 354.000 chi phí điện kw 29 1.700 49.300 chi phí vận chuyển xe 10 320.000 3.200.000 6. Lao động quản lý công 7.600.000 kỹ sư 38 200.000 7.600.000 II. Chi phí đầu tư ban đầu 6.532.462 Đầu tư nhà lưới sử dụng trong 10 năm m2 1.000 3.749.994 Thuê đất m2 1.000 569.268 Hệ thống tưới 2.213.200 III. Chi phí bao mòn bảo trì thiết bị lần 2 300.000 600.000 Tổng chi phí đầu tư 39.189.962 (Nguồn: Theo báo cáo tình hình kinh tế của trang trại Công Nghệ Cao Nhật Huy năm 2018 - 2019)
  41. 33 Nhìn vào số liệu bảng 4.1 ta thấy tổng chi phí đầu tư cho 1000m2 diện tích cà chua là 39.189.962 đồng. Trong đó chi phí giống là 3.300.000 đồng, chiếm 8,42%; phân bón là 2.111.200 đồng, chiếm 5,38%; công lao động là 15.600.000 đồng, chiếm 39,8%; Thuốc là 2.143.000 đồng, chiếm 5,46%; chi phí vật tư là 4.803.300 đồng, chiếm 1,23%; lao động quản lý là 7.600.000 đồng, chiếm 19,39%; chi phí đầu tư ban đầu là 6.532.462 đồng, chiếm 16,67%; chi phí hao mòn trang thiết bị là 600.000 đồng, chiếm 1,53%. Đầu tư là khâu quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả sản xuất. Để tính được hiệu quả kinh tế thì phải tính đầy đủ chính xác mức đầu tư chi phí cho một diện tích cà chua cụ thể là trên 1000m2. Điều này đòi hỏi những người sản xuất cà chua phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư thật hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được. 4.3.2. hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây cà chua năm 2019 4.3.2.1. Năng suất và sản lượng cà chua trong năm 2019 Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của việc sản xuất cà chua. Kết quả được thu thập ở bảng 4.3 Bảng 4.2: Năng suất, sản lượng của cà chua 4402 qua các tháng trong năm 2018-2019 trên 1000m2 Diện tích: 1000m2 STT Năng suất, sản lượng theo tháng Chỉ tiêu 12 1 2 3 4 Năng suất 1 1,98 1,68 2,68 1,97 2,10 (tấn/1000m2) 2 Sản lượng (tấn) 1.90 1.65 2.58 1.90 2.09 ( Nguồn: Theo thống kê nông nghiệp của trang trại công nghệ cao Nhật Huy năm 2018 – 2019)
  42. 34 Qua bảng 4.2 ta thấy năng suất và sản lượng của cà chua qua các tháng có sự chênh lệch nhau. Năng suất bình quân đạt 2,082 (tấn/1000m2), sản lượng bình quân là 2.024 tấn. 4.3.2.2. Giá bán cà chua trong năm 2019 Cà chua được chia làm 3 loại, mỗi loại chênh lệch nhau khoảng 5.000 đồng. Loại 1 chiếm 70% sản lượng cà chua, loại 2 chiếm 20%, loại 3 chiếm 10%. Cà chua biến động theo mùa, đầu mùa giá cà chua thường cao hơn 3.000-5.000 đồng/kg rơi vào tháng 12 và tháng 1. Giá bán cà chua 4402 của trang trại công nghệ cao Nhật Huy năm 2018-2019 được thể hiện trong bảng 4.4. Bảng 4.3. Thu nhập từ cà chua qua các tháng trong năm 2018-2019 trên 1000m2 Sản lượng Giá bán Thành tiền STT Tháng Loại (tấn) (1000đ) (triệu đồng) 1 1.330 23 30,590 1 12 2 380 18 6,840 3 190 12 2,280 1 1.155 23 26,565 2 1 2 330 18 5,940 3 165 12 1,980 1 1.806 18 32,508 3 2 2 516 13 6,708 3 258 8 2,064 1 1.330 15 19,950 4 3 2 380 12 4,560 3 190 8 1,520 1 1,463 15 21,945 5 4 2 418 12 5,016 3 209 8 1,672 6 Tổng tiền thu được 170,138 (Nguồn: Theo số liệu thu thập từ trang trại Công Nghệ Cao Nhật Huy năm 2018 - 2019)
  43. 35 4.3.2.3. kết quả sản xuất của cà chua Bảng 4.4 Kết quả sản xuất của cà chua trong năm 2018-2019 trên 1000m2 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu GO IC VA Lợi nhuận (LN) Thành tiền 170,138 12,358 157,78 130,948 (Nguồn: Theo số liệu thu thập từ trang trại Công Nghệ Cao Nhật Huy năm 2018 - 2019) Từ bảng kết quả việc sản xuất cà chua trong năm 2018-2019 của trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy ta thấy tổng giá trị sản xuất của cà chua đạt 170,138 triệu đồng, với tổng chi phí trung gian là 9,457 triệu đồng, giá trị gia tăng đạt 160,681 triệu đồng, với lợi nhuận thu về là 130,949 triệu đồng. 4.3.2.4. Hiệu quả sản xuất cà chua Bảng 4.5 Hiệu quả sản xuất của cà chua trong năm 2018-2019 trên 1000m2 Chỉ tiêu ĐVT Hiệu quả 1. GO/diện tích triệu đồng/m2 0,17 2. VA/diện tích triệu đồng/m2 0,16 3. GO/IC lần 13,77 4. VA/IC lần 10,59 5. GO/lđ triệu đồng/lđ 7,33 6. VA/lđ triệu đồng/lđ 6,80 (Nguồn: Theo số liệu thu thập từ trang trại Công Nghệ Cao Nhật Huy năm 2018 - 2019) Qua bảng 4.5 ta thấy: tổng giá trị sản xuất/diện tích bình quân là 0,17 triệu đồng/m2, giá trị gia tăng/diện tích (VA/diện tích) bình quân là 0,16 triệu đồng/m2, giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) bình quân là 13,77 lần,
  44. 36 giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) bình quân là 10,59 lần, giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ) là 7,33 triệu đồng/lao động,và bình quân giá trị gia tăng /lđ (VA/lđ) bình quân là 6,80 triệu/lđ. 4.4. Các khó khăn trở ngại trong sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới 4.4.1. Nhà xưởng - Vào mùa nóng, nhiệt độ nhà lưới sẽ cao hơn nhiệt độ bên ngoài từ 1-2 độ C nếu không được thông gió tốt. Đây là yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cà chua. - Chi phí đầu tư ban đầu cho nhà lưới khá lớn, đòi hỏi phải có nguồn vốn nhất định. - Mô hình cà chua trong nhà lưới còn hạn chế ở diện tích. 4.4.2. Kỹ thuật Giống Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống cà chua mới, việc chọn lựa giống cà chua phù hợp với điều kiện đất đai và thời vụ trồng cũng là yếu tố cần thiết quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của quả. Kỹ thuật chăm sóc Cây cà chua cần được chăm sóc tốt qua các giai đoạn sinh trưởng. Cây cà chua đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao, kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ, điều kiện nhiệt độ thích hợp. Phòng trừ sâu bệnh hại Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới, đây là khí hậu thuận lợi để cây cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên đó cũng là điều kiện thuận lợi cho một số loài sâu bệnh hại phát triển. - Cây cà chua thường mắc một số các bệnh hại như: Sâu vẽ bùa, sâu khoang, bệnh chết cây con, bệnh héo xanh do vi khuẩn, bệnh xoăn lá do virus, bệnh đốm nâu,
  45. 37 Thu hoạch và bảo quản Hiện nay việc bảo quản cà chua còn một số hạn chế, quả cà chua sau thu hoạch tại vườn thường được mang đến nơi tiêu thụ luôn. Vì vậy việc lựa chọn quả chín phù hợp với thời gian vận chuyển cũng là điều cần thiết. 4.4.3. Thị trường đầu ra - Thị trường tiêu thụ cà chua chưa được mở rộng. - Giá bán cà chua thường bị biến động. - Không có nơi cung cấp cố định. 4.5. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế và nhân rộng mô hình cà chua 4402 4.5.1. Nhà xưởng - Lắp đặt hệ thống thông gió đầy đủ, đồng thời kết hợp phủ lưới đen với điều kiện thời tiết quá nóng. - Giảm thiểu một số chi phí đầu tư không cần thiết. - Mở rộng mô hình cà chua trong nhà lưới 4.5.2. Các giải pháp về kỹ thuật Chọn giống: - Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch. - Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh. - Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh. Kỹ thuật chăm sóc: - Tưới nước và dinh dưỡng: Cung cấp đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cho cây theo từng giai đoạn phát triển của cây. Bón phân đúng thời kì, đúng điều lượng phù hợp cho phát triển của cây.
  46. 38 - Thường xuyên vệ sinh cỏ dại, cắt tỉa lá gốc, lá bệnh của cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời giúp phòng trừ sâu bệnh hại - Tỉa hoa, quả: Tùy từng giai đoạn mà để số hoa và quả thích hợp, loại bỏ hoa, quả bị sâu bệnh hại, tỉa bỏ quả quá nhỏ đối với chùm quả lớn. - Thụ phấn: Tăng khả năng thụ phấn cho cây như nuôi ong trong nhà lưới. - Phủ lưới đen: Nhiệt độ trong nhà lưới thường cao hơn so với nhiệt độ bên ngoài nhất là những ngày mùa hè nhiệt độ có thể cao hơn 8 – 10 oC, để tránh ảnh nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cà chua chúng ta có thể phủ lưới đen để cắt nắng giảm nhiệt độ trong nhà lưới. Phòng trừ sâu bệnh: - Khử trùng: sử dụng nước Javel (Hypochlorite NaOCl) 10%, khi vào gian cách ly của nhà lưới tiến hành khử trùng trang thiết bị (giày, kéo ) - Luân canh cây trồng hợp lý. - Kiểm tra vườn thường xuyên và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu bệnh hại. - Dọn dẹp vệ sinh nhà lưới: + Dọn sạch cỏ dại, rác thải ( hộp giấy, túi nilon, găng tay ) sau khi thu hoạch + Lượng cành, lá, hoa, quả sau mỗi lần cắt tỉa được dọn sạch và vận chuyển bằng xe kéo ra hố rác. Thu hoạch và bảo quản: - Thu hoạch: Chọn cắt những chùm, quả đã bảo đảm thu hái (màu sắc, chất lượng ). Sơ chế và kiểm tra: Sau khi thu hoạch, quả phải được sơ chế, phân loại và làm sạch, đảm bảo tính thẩm mỹ.
  47. 39 Vận chuyển: Chọn phương tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển thích hợp để tránh quả bị dập nát. - Bảo quản: Trường hợp phải bảo quản tại kho 1 - 2 ngày vì một số lí do: chưa có xe vận chuyển, chưa có đơn hàng Cách bảo quản: bảo quản lạnh - mát bằng kho lạnh - kho mát, nhiệt độ bảo quản trong kho từ 0 - 15ºC 4.5.3. Giải pháp về thị trường: Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định về giá cả, khả năng tiêu thụ sản phẩm chính vì vậy người sản xuất phải làm tốt các nội dung sau để doanh thu đạt mức cao nhất. - Dự đoán thị trường: Từ những số liệu về sản lượng thu hoạch cùng với lượng sản phẩm nhập từ vùng khác trong những vụ gần nhất và đánh giá sự biến đổi khí hậu để dự đoán - Phân tích thị trường: dựa vào đặc điểm xã hội, khả năng kinh tế, khả năng sản xuất của vùng - Tìm kiếm thị trường: Để tìm được một thị trường mới thì sản phẩm phải nổi bật về chất lượng mẫu mã do vậy yêu cầu người trồng luôn học hỏi, nắm bắt những cơ hội.
  48. 40 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua quá trình thực tập tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy và từ kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Tôi sơ bộ rút ra một số kết luận và đề nghị sau 5.1. Kết luận - . Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư của trang trại công nghệ cao Nhật Huy: Việc sản xuất nông nghiệp trong trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy là phù hợp và đã góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đóng góp ngân sách nhà nước, đóng góp tăng trưởng kinh tế xã hội, ổn định kinh tế chính trị trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. - Thực trạng sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy: Việc sản xuất cà chua trong nhà lưới tại trang trại vẫn được duy trì hàng năm. Tuy nhiên diện tích trồng cà chua vẫn chưa được nhân rộng. - Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại khu công nghệ cao Nhật Huy: Việc trồng trong nhà lưới hạn chế được nhiều sâu bệnh hại, cho năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất. - Khó khăn trở ngại trong sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy: Việc sản xuất cà chua trong nhà lưới còn một số khó khăn về chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật chăm sóc và bảo quản. Song đây không phải là trở ngại lớn cho việc sản xuất cà chua và có thể đưa ra một số giải pháp để khắc phục những khó khăn này. - Các giải pháp để nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới: Tôi đã đưa ra một số giải pháp về việc điểu chỉnh nhiệt độ trong nhà lưới, giải pháp về kỹ thuật chăm sóc và một số giải pháp về
  49. 41 thị trường. Việc trồng trong nhà lưới đã năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất, đồng thời giảm được nhiều chi phí đầu tư, công chăm sóc của người lao động chính vì vậy: - Những cá nhân, tổ chức hoạt động nông nghiệp có khả năng kinh tế có thể áp dụng cấu trúc thiết kế của nhà lưới đối với những vùng có điều kiện khí hậu thích hợp cũng như áp dụng toàn bộ quy trình trồng và chăm sóc cà chua trong nhà lưới. - Đối với đa số người sản xuất nhỏ lẻ có thể áp dụng một số điểm hay như khả năng tiếp thị tìm kiếm thị trường, các kỹ thuật chăm sóc trong nhà lưới như: cắt tỉa (lá, hoa, quả), cuốn ngọn di chuyển cây, phòng trừ sâu bệnh, quy trình thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, cách thức bón phân. 5.2. Đề nghị - Đối với trang trại: chủ trang trại cần cập nhật những tiến bộ khoa học thường xuyên để áp dụng trong quy trình trồng và chăm sóc đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra trang trại có thể tìm kiếm thị trường phù hợp để ổn định đầu ra cho cà chua. - Đối với nhà trường: Nhà trường có thể tăng thêm thời gian thực tập của sinh viên để sinh viên có thể học hỏi được nhiều kiến thức từ thực tế hơn. Như trong quãng thời gian thực tập của tôi, do thời gian thực tập ngắn nên tôi chưa thể nghiên cứu thêm về cây trồng khác, để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các cây trồng và lựa chọn ra cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao vào trong sản xuất.
  50. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Thị Phương Anh. Kỹ thuật trồng cà chua an toàn quanh năm. Nhà xuất bản Nghệ An (2003). 2. re.html 3. Hồ Hữu An và cs, 1996, “Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái, khí hậu đồng bằng miền Bắc Việt Nam”- Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ 1994-1995 Mã số B94-11-42-HN. 4. Vũ Thị Ánh (2014) “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một sô dòng, giống cà chua trồng trong nhà có mái che tại thái nguyên”. 5. Đoàn Xuân Cảnh (2015) "Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc". 6. Nguyễn Thế Nhuận (2016),“Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp cho các tỉnh phía Nam”. 7. Vũ Thị Ngọc Phùng, Kinh tế phát triển nông thôn, NXB thống kê Hà Nội. 8. Nguyễn Thế Thuận (2016), “Nghiên cứu đánh giá ưu thế lai chọn lọc các tổ hợp lai cà chua có triển vọng tại Lâm Đồng”. 9. Tổng cục thống kê (2015) , www.gso.gov.vn 10. Trần Khắc Thi, 1995, “ Nghiên cứu chọn tạo một số giống rau chủ yếu và biện pháp kỹ thuật thâm canh” , Chương trình nghiên cứu đề tài KN01- 5 11. Lê Thị Hải Yến (2014), “Nghiên cứu một số phương pháp nhân tạo để lây nhiễm virus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua”.