Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặt của công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ

pdf 120 trang thiennha21 6321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặt của công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_hoat_dong_xuat_khau_hang_may_mat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặt của công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ MAI THỊ ÁNH TUYẾT Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Mai Thị Ánh Tuyết TS. Phan Thanh Hoàn Lớp:K49C KDTM TrườngNiên khóa: 201 5Đại-2019 học Kinh tế Huế Huế, tháng 01 năm 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Để hoàn thành khóaL ờ luậin C này,ả m tôi xinƠn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giáo trong Khoa quản trị kinh doanh- chuyên ngành Kinh doanh thương mại, Trường Đại học kinh tế Huế đã giúp đỡ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian gần 4 năm đại học vừa qua. Trân trọng cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Công ty Cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập cũng như thu thập những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và nắm bắt được tình hình thực tế tại công ty. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến TS. Phan Thanh Hoàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại họcSinh Kinh viên thự tếc hi ệHuến Mai Thị Ánh Tuyết i SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC HÌNH ix DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT x PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 3 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4.Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập tài liệu 3 4.2 Phương pháp phân tích số liệu 4 4.2.1 Phương pháp phân tích thống kê 4 4.2.2 Phương pháp dãy số thời gian: 5 4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 5 5.Kết cấu đề tài 9 PHẦN II:Trường NỘI DUNG VÀ KĐạiẾT QU ẢhọcNGHIÊN Kinh CỨU tế Huế 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 10 1.1.1 Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh xuất khẩu 10 1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu 10 1.1.1.2 Phân loại các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10 1.1.2 Vai trò của hoạt động của xuất khẩu 13 ii SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới và quốc dân 13 1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp 15 1.1.3 Nội dung hoạt động xuất khẩu 15 1.1.3.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế 16 1.1.3.1.1 Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới: 16 1.1.3.1.2 Dung lượng thị trường vá các yếu tố ảnh hưởng 16 1.1.3.1.3 Lựa chọn đối tác bán buôn 16 1.1.3.1.4 Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới 17 1.1.3.1.5 Thanh toán trong thương mại quốc tế 17 1.1.3.2 Lập phương án kinh doanh 18 1.1.3.3 Nguồn hàng cho xuất khẩu 18 1.1.3.4 Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng 19 1.1.3.4.1 Các hình thức đàm phán 19 1.1.3.4.2 Hợp đồng kinh tế về xuất khẩu hàng hóa 20 1.1.3.4.3 Thực hiện hợp đồng 20 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 23 1.1.4.1 Môi trường bên ngoài công ty 23 1.1.4.2 Môi trường vĩ mô 24 1.1.4.2.1 Tình hình kinh tế 24 1.1.4.2.2 Môi trường Chính trị- pháp luật 24 1.1.4.2.3 Yếu tố công nghệ và tự nhiên 25 1.1.4.2.4 Yếu tố xã hội 25 1.1.4.3 Môi trường vi mô 27 1.1.5 HiTrườngệu quả hoạt động xuĐạiất khẩu học Kinh tế Huế 28 1.1.5.1 Hiệu quả về mặt kinh tế 28 1.1.5.1.1 Chỉ tiêu lợi nhuận 28 1.1.5.1.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 29 1.1.5.1.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 30 1.1.5.1.4 Chỉ tiêu đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 31 1.1.5.2 Hiệu quả về mặt xã hội 31 iii SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 1.1.5.2.1 Tăng thu ngân sách 31 1.1.5.2.2 Tạo việc làm cho người lao động 32 1.1.5.2.3 Nâng cao đời sống người lao động 32 1.1.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu 32 1.1.6.1 Định nghĩa về hiệu quả hoạt động xuất khẩu 32 1.1.6.2 Mô hình nghiên cứu 33 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 35 1.2.1 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam 35 1.2.2 Tình hình ngành dệt may hiện nay tại Đà Nẵng 36 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG 37 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng 37 2.1.1 Thông tin cơ bản: 37 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 37 2.1.3 Ngành nghề sản xuất kinh doanh: 38 2.1.4 Định hướng phát triển 39 2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 40 2.2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty 40 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 41 2.3 Các nguồn lực kinh doanh của công ty 45 2.3.1 Tình hình nhân sự của công ty 45 2.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 – 2017 47 2.4 Các bước thực hiện công tác xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ 51 2.4.1 NghiênTrường cứu thị trườ ng,Đại tìm kiế mhọc khách hàng Kinh tế Huế 51 2.4.2 Ký kết hợp đồng xuất khẩu 52 2.4.3 Thực hiện hợp đồng 52 2.4.4 Thanh toán hợp đồng 53 2.5 Phương thức xuất khẩu của công ty 53 2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty 54 2.6.1 Môi trường vĩ mô 54 iv SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 2.6.1.1 Tình hình kinh tế 54 2.6.1.2 Chính trị- pháp luật 55 2.6.1.3 Công nghệ 57 2.6.1.4 Tình hình xã hội 58 2.6.2 Môi trường vi mô 59 2.6.2.1 Khách hàng 59 2.6.2.2 Đối thủ cạnh tranh 60 2.6.2.3 Nhà cung cấp 62 2.6.2.4 Sản phẩm thay thế 63 2.6.2.5 Đối thủ tiềm năng 63 2.7 Hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty Vinatex Đà Nẵng 64 2.7.1 Tình hình doanh thu 64 2.7.2 Chi phí kinh doanh 67 2.7.3 Lợi nhuận xuất khẩu 69 2.7.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 70 2.7.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 71 2.7.3.3 Tỷ suất doanh thu trên chi phí 71 2.7.4 Hiệu quả sử dụng vốn 71 2.7.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 72 2.7.4.2 Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu 72 2.8.1 Phân tích thống kê mô tả đối tượng nhân viên trong công ty 73 2.8.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 73 2.9 Đánh giá chung kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty 82 2.9.1 NhTrườngững thành tựu đạ t Đạiđược học Kinh tế Huế 82 2.9.2 Những mặt còn hạn chế 82 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG 84 3.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam và chiến lượng phát triển, tầm nhìn của công ty 84 v SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 3.2 Phân tích ma trận SWOT và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 86 3.2.1 Phân tích SWOT 86 3.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng 88 3.3.1 Giải pháp về quản trị nguồn nhân lực 88 3.3.2 Giải pháp về tiết kiệm chi phí xuất khẩu 89 3.3.3 Giải pháp về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 89 3.3.4 Giải pháp về thị trường 90 3.3.5 Giải pháp cải thiện hoạt động sản xuất 90 3.3.6 Giải pháp về kỹ thuật công nghệ 91 3.3.7 Cải tiến mô hình sản xuất tinh gọn 92 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 1.Kết luận 93 2.Kiến nghị 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 97 Trường Đại học Kinh tế Huế vi SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Trường Đại học Kinh tế Huế vii SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thang đo các khái niệm nghiên cứu 6 Bảng 1.2: Các giả thiết đánh giá hiệu quả xuất khẩu từ phía nhân viên 34 Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường thế giới 35 Bảng 2.1: Tình hình nhân sự công ty trong giai đoạn 2015- 2017 45 Bảng 2.2: Bảng đánh giá trình độ năng lực của các bộ phận 47 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 48 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của công ty Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ và thị trường các nước giai đoạn 2015 – 2017 50 Bảng 2.5: Tăng trưởng GDP của một số nền kinh tế lớn trên thế giới 54 Bảng 2.6: Tình hình lao động năm 2017 58 Bảng 2.7: Sản lượng và giá trị hàng quần tây của công ty Vinatex từ các khách hàng tại thị trường Mỹ (Năm 2017) 60 Bảng 2.8: Bảng phân tích đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của công ty đối với thị trường Mỹ 60 Bảng 2.9: Bảng so sánh điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm quần tây của công ty so với đối thủ cạnh tranh 62 Bảng 2.10: Bảng tổng hợp các nhân tố chính trong mô trường vi mô của công ty Vinatex Đà Nẵng 64 Bảng 2.11: Doanh thu xuất khẩu công ty sang Mỹ giai đoạn 2015 – 2017 66 Bảng 2.12 : Tình hình chi phí xuất khẩu của công ty sang Mỹ giai đoạn 2015 - 2017 69 Bảng 2.13: Lợi nhuận hoạt động xuất khẩu của công ty sang Mỹ giai đoạn 2015 – 2017 69 Bảng 2.14 : Hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của công ty Vinatex Đà Nẵng 70 Bảng 2.15: Hiệu quả sử dụng vốn công ty giai đoạn 2015- 2016 72 Bảng 2.16: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu 72 Bảng 2.17: Kết quả kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra 74 Bảng 2.18:Trường Kiểm định KMO vàĐại Bartlett học Kinh tế Huế 75 Bảng 2.19: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử 76 Bảng 2.20: Mức độ giải thích của mô hình 77 Bảng 2.21: Kết quả phân tích hệ số hồi quy 78 Bảng 2.22: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết 79 Bảng 3.1: Mô hình SWOT của công ty Vinatex Đà Nẵng 87 viii SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn DANH MỤC HÌNH Hình1.1: Sơ đồ trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu 21 Hình 1.2: Mô hình đề xuất nghiên cứu 33 Hình 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2015 – 2017 46 Hình 2.2: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc giai đoạn 2015 - 2017 46 Hình 2.3 : Thị phần của Việt Nam và Trung Quốc trong tổng Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ (giá trị) 56 Hình 2.4: Doanh thu của công ty giai đoạn 2015 – 2017 66 Hình 2.5: Cơ cấu chi phí xuất khẩu c ủa công ty sang Mỹ giai đoạn 2015 – 2017 67 Trường Đại học Kinh tế Huế ix SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT CTCP Công ty cổ phần SXKD Sản xuất kinh doanh KDXK Kinh doanh xuất khẩu KH- KT Khoa học – Kỹ thuật BGĐ Ban giám đốc CP Cổ phần NVL Nguyên vật liệu XNK Xuất nhập khẩu Trường Đại học Kinh tế Huế x SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và ổn định nhờ vào các chiến lược, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong đó, phải kể đến chiến lược hướng vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã xác định được ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra xuất khẩu và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong đời sống kinh tế- xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp, của toàn ngành tronng tiến trình hội nhập vững chắc khu vực và trên thế giới. Phát triển công nghiệp dệt may và xuất khẩu dệt may đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 20- 25% và thu về cho đất nước hàng tỷ USD. Theo Hiệp hội dệt may tổng kết được vào năm 2017, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt được 31 tỷ USD là một trong những mặt hàng cuất khẩu chủ lực đem lại nguồn ngoại tệ lớn ngoài ra, ngành công nghiệp dệt may còn giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, đáp ứng nhu cầu việc làm đang tăng lên nhanh chóng ở nước ta. Ngày nay nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này trên thế giói ngày càng có xu hướng tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Chính vì vậy, đây là một điều kiện rất tốt để một nước đang phát triển như Việt Nam tận dụng cơ hội phát triển sản xuất, tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường sang các nước trên thế giới. Đặc biệt tại thị trường Mỹ, thị trường dệt may Mỹ luôn là thị trường lớn trong xuất khẩu dệt may Việt Nam trong những năm gần đây với 48,3% tỷ trọng trong tổng kinh ngạch xuất khẩu, đạt 12,52Trường tỷ USD tăng 9,4% Đại so với nămhọc 2016 vàKinh ngày càng tếcó d ấuHuế hiệu tăng, tức thị thần Việt Nam đang cải thiện tốt. Tuy nhiên mặc hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ phải cạnh tranh gay gắt với hàng của những nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Mặc khác, Mỹ là thị trường rộng lớn nhưng hết sức khắt khe, khó tính và sự cạnh tranh còn gay gắt hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước, do đó đòi hỏi hàng xuất khẩu nước ta nói chung, và hàng dệt may của công ty Vinatex nói riêng phải đáp ứng những 1 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn tiêu chuẩn rất cao mới có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là cần thiết. Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam ra đời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phát triển lực lượng sản xuất và thu hút lao động, đẩy mạnh đầu tư theo nhu cầu thị trường và theo định hướng của tổng công ty Sau 10 năm thành lập Vinatex đã có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, các sản phẩm của Công ty được nhiều khách hàng biết đến, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Tuy nhiên cùng với sức hút ngành mạnh khiến đối thủ cạnh tranh xuất khẩu với công ty ngày càng nhiều thêm vào đó Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ cho ngành dệt may phải tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp do đó, Công ty phải không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới là hết sức cần thiết đối với Công ty Vinatex. Qua thời gian thực tập tại Công ty Vinatex Đà Nẵng em nhận thấy được thị trường xuất khẩu chủ yếu của Vinatex là thị trường Mỹ và hoạt động xuất khẩu này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu cũng như tình hình cung ứng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, nguồn cung ứng đầu vào từ phía nhập khẩu. Điều này làm ảnh hưởng đến một hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty . Vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng, cùng với những kiến thức thực tế và những kiến thức đã được học, tôi lựa chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặt của công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. TrườngMục tiêu nghiên c ứĐạiu học Kinh tế Huế 2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong giai đoạn tới 2 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu - Nắm được tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015- 2017 của Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng, phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ - Đề xuất một số phương hướng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi của Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nằng Địa chỉ: 25 Trần Văn Giáp, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng Về thời gian: Số liệu thứ cấp xin ở công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập tài liệu - Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết, bảng cân đối kế toán, các tài liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trườngTrường Mỹ từ phòng kế toán,Đại phòng học xuất nh ậpKinh khẩu của công tế ty . Huế Thu thập các số liệu liên quan đến xuất khẩu, tình hình hoạt động, thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty và tình hình xuất khẩu may mặc tại Việt Nam từ cổng thông tin Dệt may Việt Nam. - Số liệu sơ cấp: Để phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc: tiến hành quan sát 3 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn tại doanh nghiệp và kết hợp tiến hành phương pháp điều tra phỏng vấn cùng bảng câu hỏi đối với các nhân viên đang làm việc tại công ty nhằm nắm bắt các ý kiến đánh giá của nhân viên về các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu . Từ đó, giúp tác giả có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn để đánh giá hiệu quả xuất khẩu của công ty và đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp. + Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp có sử dụng bảng hỏi Nội dung các câu hỏi là các biến quan sát đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty và sử dụng 5 thang đo Likert (1932) cho toàn bộ bảng hỏi, với các mức đánh giá sau: (5) Hoàn toàn đồng ý; (4) Đồng ý; (3) Không ý kiến; (2) Không đồng ý; (1) Hoàn toàn không đồng ý + Đối tượng điều tra: Là những nhân viên đang làm việc tại công ty CP Vinatex Đà Nẵng. Là các nhân viên văn phòng tại các phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán; nhân viên quản lý trực tiếp các khâu kiểm hàng, sản xuất sản phẩm, đóng gói đưa đi xuất khẩu và ban quản lý cấp cao. + Chọn mẫu Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Do hạn chế về khả năng tiếp cận với tất cả các nhân viên đang làm việc tại công ty, sử dụng chọn mẫu thuận tiện để chọn ra những đối tượng có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Mai Trang, 2009). + Kích thước mẫu: Theo (Comrey – 1973) và (Roger – 2006) thì cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố thì kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Trong bảng hỏi nghiên cứu xác định có 23 biến quan sát nên kích thước mẫu tối thiểu là:Trường 23x5 = 115 mẫu. NhĐạiằm để khọcết quả mang Kinh tích chính tếxác caoHuế hơn và phù hợp với kích thước mẫu tối thiểu, do đó trong đề tài này cỡ mẫu xác định là 165 mẫu. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu 4.2.1 Phương pháp phân tích thống kê Trên cơ sở các tài liệu thu thập được tại công ty, sử dụng phương pháp phân tích thống kê: phương pháp tuyệt đối, phương pháp tương đối, số bình quân để phân tích đánh giá sự biến động các yếu tố liên quan đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công 4 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn ty qua các bảng, biểu đồ. Từ đó thấy được ưu và nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu của công ty và đưa ra nhận xét. 4.2.2 Phương pháp dãy số thời gian: Để phân tích xu hướng biến động của doanh thu xuất khẩu - Mức độ trung bình theo thời gian - Tốc độ phát triển - Tốc độ phát triển gốc - Tốc độ phát triển bình quân - Tốc độ tăng giảm 4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bằng SPSS trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu thông qua phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. + Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha + Thang đo: Trong nghiên cứu định lượng, các khái niệm, nhân tố lớn hay các biến độc lập trong mô hình hồi quy dùng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả xuất khẩu thường mang tính trừu tượng nên người được khảo sát (người được hỏi) có cách hiểu khác về khái niệm so với cách hiểu của người nghiên cứu (người hỏi) do đó dữ liệu thu thập được có thể không chính xác hoặc trong quá trình xử lý số liệu gặp phải sự khó khăn, phức tạp. Vì thế để khắc phục điều này thay vì chỉ sử dụng những thang đo đơn giản (chỉ dùng 1 câu hỏi quan sát đo lường) thì bảng hỏi được sử dụng các thang đo chi tiết Trườnghơn (dùng nhiều câu Đại hỏi quan học sát để đo Kinhlường nhân tốtế) giúp Huế người được khảo sát hiểu rõ các tính chất của các nhân tố lớn hay các biến độc lập trong mô hình, đưa ra các câu trả lời chính xác. Do vậy khi lập bảng hỏi, đối với một nhân tố đại diện, biến độc lập trong mô hình thường có nhiều biến quan sát con (từ 3-6 biến) đi kèm để giải thích, làm rõ nghĩa hơn cho biến đại diện, độc lập. Hiện tại chưa có sự thống nhất về cách đo lường hiệu quả hoạt động xuất khẩu do đó: thang đo để xây dựng đo lường các nhân tố trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở 5 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn tổng hợp các thang đo được nhiều sự đồng tình của nhiều học giả đó là thang đo của Aaby & Slater (1989), kết quả chỉ ra các nhân tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu bao gồm: kiến thức thị trường xuất khẩu, định hướng marketing, kênh xuất khẩu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ giao hàng, cạnh tranh, quy mô công ty, chính sach giá; Zou & Stan (1998): cho rằng tác động đến hiệu quả xuất khẩu bao gồm các nhân tố nội bộ và các nhân tố bên ngoài: năng lực công ty, đặc điểm quản lý, thái độ và nhận thức quản lý, chiến lượng marketing xuất khẩu, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm thị trường nước ngoài và trong nước và Anna (2011): bổ sung thêm nhân tố “mối quan hệ kinh doanh”, tác giả đề xuất thang đo như bảng 1.1 Dựa vào các nghiên cứu về các mô hình liên quan đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở trên, Nhân tố “năng lực quản lý công ty” có nội dung liên quan đến quy mô lao động, vốn, công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm xuất khẩu, nói lên những điểm mạnh của công ty trên thị trường xuất khẩu. Nhân tố “chiến lược marketing xuất khẩu” là các khả năng xây dựng, nghiên cứu thị trường của công ty. Nhân tố “đặc điểm thị trường dệt may thế giới và trong nước” thang đo này bao gồm sự hấp dẫn thị trường, rủi ro, các rào cản xuất khẩu, quy định của quốc gia. Nhân tố “quan hệ kinh doanh” là xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng giúp doanh nghiệp tăng doanh số, mở rộng thị trường xuất khẩu Bảng 1.1: Thang đo các khái niệm nghiên cứu Các biến quan sát Mã biến Mối quan hệ kinh doanh QH Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng ở nước nhập khẩu QH1 Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà trung gian nhập khẩu QH2 Công ty cóTrường mối quan hệ chặt ch ẽĐạivề nguồn hànghọcsản ph ẩKinhm đạt tiêu chu ẩntế cao Huế QH3 Năng lực quản lý của công ty NL Công ty có trang bị kỹ thuật công nghệ tiến tiến cho sản xuất xuất khẩu NL1 Đội ngũ nhân lực của công ty có kiến thức và kinh nghiệm xuất khẩu NL2 Công ty có khả năng phân tích và dự báo sự biến động thị trường NL3 Công ty có khả năng huy động vốn cho hoạt động xuất khẩu NL4 Đặc điểm thị trường dệt may thế giới và trong nước TT 6 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu dệt may thế giới tác động đến kinh doanh TT1 Biến động giá cả hàng dệt may thế giới ảnh hưởng đến doanh số xuất khẩu của công ty TT2 Các rào cản kỹ thuật ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may TT3 Sự hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ tác động đến thuận lợi đến hoạt động kinh doanh TT4 Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu NT Công ty có tổ chức bộ phận xuất khẩu chuyên nghiệp NT1 Công ty có nghiên cứu kỹ lưỡng về các rào cản thương mại của nước nhập khẩu NT2 Công ty có cam kết và hỗ trợ xuất khẩu NT3 Có nhận thức rõ ràng về định hướng quốc tế về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may NT4 Chiến lược marketing xuất khẩu CL Công ty có xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu CL1 Thường xuyên nghiên cứu thị trường xuất khẩu dệt may CL2 Công ty có xây dựng chiến lược giá cạnh tranh CL3 Kiểm định Cronbach’s Alpha là để xem xét thang đo: Mối quan hệ kinh doanh, Năng lực quản lý của công ty, Đặc điểm thị trường dệt may thế giới và trong nước, Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu có tốt có độ tin cậy cao hay không và cho biết các biến quan sát có đo lường cho cùng một khái niệm hay các biến quan sát đo lường cho một khái niệm có liên kết với nhau hay không. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu để phân tích loại bỏ những biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Trong một thang đo, nếu chỉ số Cronbach’s Alpha cao chứng tỏ những người được khảo sát hiểu cùng một khái niệm, có câu trả lời đồng nhất tương đương nhau qua mỗi biến quan sát của thang đo đó. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt tức thang đoTrường càng có độ tin c ậyĐại cao. Tuy học nhiên, n ếKinhu hệ số Alpha tế này Huếquá lớn khoảng từ 0,95 trở lên cho thấy nhiều biến trong thang đo không khác biệt gì hay còn gọi là hiện tượng trùng lặp trong thang đo (Theo: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc – 2008) thì chỉ số Cronbach’s Alpha sẽ được đánh giá như sau: - Từ 0.6 trở lên thang đo lường đủ điều kiện - Từ 0.7 đến gần bằng 0.8 thang đo lường sử dụng tốt 7 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Từ 0.8 đến gần bằng 1 thang đo lường rất tốt Bên cạnh giá trị Cronbach’s Alpha phản ánh cho khái niệm, chúng ta cần kiểm tra đánh giá xem những biến quan sát nào đóng góp vào việc đo lường cho một khái niệm hay biến quan sát nào cần bỏ đi, biến quan sát nào sẽ giữ lại bằng cách dựa vào giá trị tương quan biến tổng. Theo (Nunnally, J – 1978), nếu giá trị tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 thì biến quan sát đó phù hợp, có đóng góp vào việc đo lường khái niệm. + Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố EFA là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phân tích nhân tố sẽ giúp khám phá cấu trúc khái niệm nghiên cứu, rút gọn nhiều biến quan sát với nhau thành một tập hợp các biến (nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin ban đầu. Cụ thể phân tích nhân tố giúp đánh giá hai giá trị của thang đo. Đó là giá trị hội tụ (các biến quan sát hội tụ về cùng một nhân tố) và giá trị phân biệt (các biến quan sát thuộc về nhân tố này phải được phân biệt với các nhân tố khác). Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để xác định và nhận dạng các nhóm nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty Vinatex Đà Nẵng. Trong quá trình phân tích nhân tố, phải đáp ứng những yêu cầu và tiêu chuẩn cụ thể như sau: - Đạt giá trị phải hội tụ: Hệ số tài nhân tố (Factor loading), hệ số này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa các biến quan sát với các nhân tố càng lớn và ngược lại. Thường hệ số tài nhân tố lớn hơn 0.5 thì được chấp nhận - TrườngPhương sai trích l ớĐạin hơn 50% học cho thấ yKinh mô hình EFA tế là phùHuế hợp, trị số này cho biết nếu coi biến thiên là 100% thì các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu %. Bên cạnh đó trị số eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA, những nhân tố nào có giá trị lớn hơn 1 thì được chấp nhận, giữ lại trong mô hình - Hệ số KMO là trị số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, do vậy giá trị KMO phải nằm giữa 0.5 và 1 mới phù hợp với dữ liệu thu thập được. Hệ số 8 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Bartlett dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Vì điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau do đó kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê khi Sig Bartlett Test < 0.05, nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. - Phân tích hồi quy Phân tích hồi quy dùng trong nghiên cứu này dùng để xác định xem các biến độc lập trong mô hình đề xuất đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu CTCP Vinatex Đà Nẵng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc như thế nào thông qua việc kiểm tra phần dư chuẩn hóa, hệ số phóng đại VIF (Varience Inflation Factor). Mô hình hồi quy tuyến tính bội sẽ được xâu dựng nếu các giả định không bị vi phạm. Sử dụng hệ số R2 đã được điều chỉnh để kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình. - Phương pháp SWOT Mục đích của phân tích SWOT là tìm ra điểm mạnh và điểm yếu từ nội bộ công ty, trên cơ sở kết hợp cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài để nhằm mục đích phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu bằng những giải pháp, chiến lược cấp công ty. Vấn đề là những giải pháp, chiến lược này phải khả thi và đảm bảo các yêu cầu khai thác tối đa nguồn lực đang sở hữu, những yếu kém giải quyết như thế nào. 5. Kết cấu đề tài Bố cục của đề tài: “ Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng” được chia thành 3 phần: . Phần 1: Đặt vấn đề . Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu ChươngTrường 1: Cơ sở khoa Đại học của vhọcấn đề nghiên Kinh cứu tế Huế Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty CP Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty Vinatex Đà Nẵng . Phần 3: Kết luận và kiến nghị 9 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh xuất khẩu 1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu Theo điều 28, Bộ luật thương mại Việt Nam (2005): “ Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài. Các lý do để một công ty thực hiện XK là: - Tận dụng ưu thế của công ty - Giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do tăng khối lượng - Nâng cao được lợi nhuận của công ty - Giảm được rủi ro tối thiểu hóa sự dao động của nhu cầu Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan, hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, ít đối thủ cạnh tranh hay năng lực của DN chưa đủ để thực hiện hình thức cao hơn thì hình thức XK thường được lựa chọn, bởi vì so với đầu tư thì rõ ràng XK đòi hỏi một lượngTrường vốn ít hơn, rủi ro thĐạiấp hơn đ ặhọcc biệt hiệu Kinhquả kinh tế trong tế th ờiHuế gian ngắn. Hoạt động XK là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện lâu đời và ngày càng phát triển. Hoạt động XK diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ XK hàng hóa tiêu dùng đến hàng hóa phục vụ sản xuất, máy móc, thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả mọi hoạt động đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia. 1.1.1.2 Phân loại các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Trên thị trường thế giới, các nhà kinh doanh giao dịch với nhau theo những cách thức nhất định. Ứng với mỗi phương thức xuất khẩu có những đặc điểm riêng, kỹ thuật tiến hàng riêng Theo “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” của GS. TS. Võ Thanh Thu (2011), hình thức xuất khẩu bao gồm: - Xuất khẩu trực tiếp: là việc xuất khẩu các loại hàng hóa dịch vụ doanh chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm 2 công đoạn: + Thu mua tại nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước + Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng với đơn vị bạn Phương pháp này có một số ưu điểm là: thông qua đàm phán thảo luận trực tiếp dễ dàng đi đến thống nhất và ít xảy ra những hiểm lầm đáng tiếc, do đó: + Giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp + Có nhiều điều kiện để phát huy tídnh độc lập của doanh nghiệp + Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của mình Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì phương thức này còn bộc lộ một số hạn chế: + Dễ xảy ra rủi ro + Nếu như không có cán bộ XNK có đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp động ở một thị trường mới sẽ gây bất lợi cho mình + KhTrườngối lượng hàng hóa Đạigiao dịch phhọcải lớn m ớKinhi có thể bù đắ ptế đượ c Huếchi phí giao dịch - Xuất khẩu ủy thác: là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác Ưu điểm của phương thức này: 11 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn + Những người nhận ủy thác hiểu rõ tình hình thị trường pháp luật và tập quán địa phương do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và thanh toán bớt ủy thác cho người ủy thác + Đối với người nhận ủy thác là không cần bỏ vốn vào kinh doanh tạo ra công ăn việc làm cho nhân viên đồng thời cũng thu được một khoản tiền đáng kể Tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế như: + Công ty kinh doanh XNK mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường thường phải đáp ứng những yêu sách của người trung gian + Lợi nhuận bị chia sẻ - Buôn bán đối lưu: Là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Trong phương thức này mục tiêu là thu về một lượng hàng hóa có giá trị tương đương Các bên tham gia luôn luôn phải quan tâm đến sự cân bằng trong trao đổi hàng hóa, thể hiện ở những khía cạnh sau: + Cân bằng về mặt hàng, mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng tồn kho đổi lấy mặt hàng tồn kho khó bán + Cân bằng về giá cả so với giá thực tế nếu giá hàng nhập cao thì khi xuất đối phương giá hàng xuất khẩu cũng phải được tính cao tương đương và ngược lại + Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau + Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF phải nhập khẩu CIF - Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư: Là hình thức xuất khẩu hàng hóa ( hay được gọi là gán nợ) được ký kết theo nghị định thưTrường giữa hai chính ph ủĐại học Kinh tế Huế Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiếm bạn hàng, mặt khác không có sự rủi ro trong thanh toán - Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt nó đem lại 12 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Đặc điểm của loại hình này là hàng hóa không cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến với nhà xuất khẩu, cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa, do đó giảm được chi phí khá lớn - Gia công quốc tế: là phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm cho bên đặt gia công và nhận thu lao (gọi là phía gia công) + Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ lợi dụng giá rẻ, nguyên phụ và nhân công của nước nhận gia công + Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho công nhân lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình - Tạm nhập tái xuất: là một hình thức xuất khẩu trở ra nươc ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập, chưa qua chế biến ở nước tái xuất qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu Hợp đồng này luôn thu hút ba nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. Vì vậy, người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác 1.1.2 Vai trò của hoạt động của xuất khẩu 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới và quốc dân Là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu đã trở thànhTrường phương tiện đ ểĐạithúc đẩy pháthọc triển kinhKinh tế. tế Huế Thực tiễn đã xác định xuất khẩu là một mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Công tác xuất khẩu được đánh giá quan trọng như vậy là do: - Một là, xuất khẩu đã tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Công nghiệp hóa là những bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo đói lạc hậu. Tuy nhiên công nghiệp hóa đòi hỏi có số 13 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn lượng lớn vốn để nhập khẩu những công nghệ tiên tiến do đó trong chờ vào xuất khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu - Hai là, xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất cả các nước kém phát triển + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Ví dụ: Khi phát triển ngành dệt may phục vụ xuất khẩu thì ngành chế biến nguyên liệu ( bông, may mặc, ) cũng có cơ hội phát triển theo + Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất + Xuất khẩu là phương tiện quan trọng đêt tạo nguồn vốn và thu hút khoa học công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa kinh tế nội địa, tạo ra năng lực sản xuất mới Với đặc điểm của đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Đặc biệt đối với những nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp, thực tế đã chứng minh, những nước phát triển là những nước có nên ngoại thương mạnh và năng động. Hoạt động xuất khẩu chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại: + Lưu thông hàng hóa giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài + Tạo nguồn lực từ bên ngoài, chủ yếu là vốn và công nghệ để phục vụ cho sự phát triển của đất nước + TrườngXuất khẩu có thể làmĐại thay đ ổhọci cơ cấu vKinhật chất của ttếổng sảHuến phẩm xã hội và tổng thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và tích lũy + Xuất khẩu còn làm tăng hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai thác lợi thế của một quốc gia - Ba là, xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân 14 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng rất nhiều đến lĩnh vực của công sống. Sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, tạo thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân - Bốn là, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với quá trình phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo động lực cần thiết giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế. 1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp Thông qua xuất khấu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình. Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hó nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Qua xuất khẩu doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cở bản của mình đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác. XuTrườngất khẩu giúp doanh Đại nghiệp nâng học cao kh ảKinhnăng cạnh tranh:tế doHuế phải chịu sức ép cạnh tranh trong và ngoài nước sẽ đặt doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, điều chỉnh giá thành sản phẩm. 1.1.3 Nội dung hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là việc bán sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài, nó được tổ chức thực hiện trong môi trường kinh doanh quốc tế do đó được tổ 15 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ đều phải nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được các lợi thế nhằm đảm bảo xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất. 1.1.3.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế Theo “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” của GS. TS. Võ Thanh Thu (2011), hoạt động xuất khẩu bao gồm: 1.1.3.1.1 Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới: Nghiên cứu thị trường hàng hóa phải bao gồm việc nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất của một ngành sản xuất cụ thể. Nghiên cứu thị trường hàng hóa nhằm đem lại sự hiểu biết về quy luật vận động của chúng. Mỗi thị trường hàng hóa cụ thể có quy luật vận động riêng, quy luật đó được thể hiện qua những biến đổi nhu cầu, cung cấp và giá cả hàng hóa trên thị trường, nắm chắt các quy luật để giải quyết hàng loạt các vấn đề thực tiễn liên quan như thái độ tiếp thu của người tiêu dùng, yêu cầu của thị trường đối với hàng hóa, các hình thức và biện pháp thâm nhập thị trường. Muốn kinh doanh xuất khẩu thành công, ta phải xác định các vấn đề sau: + Thị trường cần mặt hàng gi? + Tình hình tiêu dùng mặt hàng đó như thế nào? + Tình hình sản xuất mặt hàng đó như thế nào? + Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng đó? 1.1.3.1.2 Dung lượng thị trường vá các yếu tố ảnh hưởng Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định. Nhưng nó không xác định mà thay đổi tình hình theo những nhân tố tổng hTrườngợp theo những giai Đại đoạn nhấ thọc định. Kinh tế Huế 1.1.3.1.3 Lựa chọn đối tác bán buôn Mục đích của hoạt động này là lựa chọn bạn hàng sao cho công tác kinh doanh an toàn và có lợi, bao gồm: + Quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của họ + Khả năng vốn và cơ sở vật chất của họ + Uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh của họ 16 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Có thể nói, việc lựa chọn đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng để thực hiện thắng lợi của hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế. 1.1.3.1.4 Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện một cách tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế như: quan hệ cung cầu hàng hóa, tích lũy tiêu dùng, giá cả luôn gắn liền với thị trường và chịu tác động của nhiều yếu tố. Để thích ứng sự biến động của thị trường, các nhà kinh doanh tốt nhất là thực hiện định giá linh hoạt phù hợp với mục đích cơ bản của doanh nghiệp Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải xem xét đến chính phủ nước chủ nhà và nước xuất khẩu để có thể định giá sản phẩm đáp ứng đòi hởi của quy định này. 1.1.3.1.5 Thanh toán trong thương mại quốc tế Thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Hiệu quả kinh tế trong kinh daonh xuất khẩu phần nhiều nhờ vào sự lựa chọn phương thức thanh toán. Thanh toán là bước đảm bảo cho người xuất khẩu thu được tiền và người nhập khẩu nhận được hàng. Thanh toán quốc tế có thể hiểu đó là việc chi trả những khoản ngoại tệ, tín dụng có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa đã được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế. Trong xuất khẩu hàng hóa việc thanh toán phải xem xét các vấn đề: + Tiện tệ trong thanh toán quốc tế + Địa điểm thanh toán + Thời gian thanh toán + Thời hạn thanh toán +Phương thức thanh toán: Việc lựa chọn phương thức xuất phát từ yêu cầu của người bánTrường là thu tiền nhanh, Đại đầy đủ, đúnghọc và yêu Kinhcầu của ngư tếời nh ậHuếp hàng là có đúng số lượng, chất lượng, đúng hạn. Các phương thức thanh toán thường được dùng trong ngoại thương gồm: Phương thức chuyển tiền: là phương thức trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu 17 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Phương thức ghi sổ: Người bán mở một tài khoản để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người mua trả tiền cho người bán Phương thức nhờ thu: Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho khách hàng thí ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra Phương thức tín dụng chứng từ: là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất địng cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng Phương thức thư ủy thác mua (A/P) Thư đảm bảo trả tiền (L/G) Thanh toán qua tài khoản treo ở nước ngoài 1.1.3.2 Lập phương án kinh doanh Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án này là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương án này bao gồm: - Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác họa bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh và những thuận lợi khó khăn - Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinnh doanh. Sự lựa chọn này phải có tình thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan - Đề ra mục tiêu cụ thể: khối lượng, giá bán, thị trường xuất khẩu. Đề ra và thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Những biện pháp này bao gồm: ký kết hợp đồngTrường kinh tế, quảng cáo, Đại học Kinh tế Huế - Sơ bộ đánh giá hiệu qảu kinh tế của việc kinh doanh thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như: Tỷ suất ngoại tệ, thời gian hoàn vốn, tỷ suất doanh lợi, điểm hòa vốn, 1.1.3.3 Nguồn hàng cho xuất khẩu Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa của công ty hoặc một địa phương, vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và bảo đảm điều kiện xuất khẩu được. Một nguồn hàng xuất khẩu mạnh rất quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu 18 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn vì nó góp phần đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu thị trường, thực hiện đúng hợp đồng với chất lượng tốt. Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, các doannh nghiệp có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất, có thể thu gom hoặc ký kết hợp đồng mua với các chân hàng. Công tác thu mua nguồn hàng cho xuất khẩu bao gồm: - Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu - Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu - Ký kết hợp đồng 1.1.3.4 Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng Theo “Đàm phán trong kinh doanh quốc tế” của GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2009) 1.1.3.4.1 Các hình thức đàm phán Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau về các điều kiện mua bán giữa các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng - Đàm phán qua thư tín: ngày nay việc sử dụng hình thức này vẫn là phổ biến để giao dịch giữa các nhà điều kiện xuất khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư tín. Ngay cả sau này khi cả hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải qau thư tín. Sử dụng thư tín để giao dịch đàm phán phải luôn nhớ rằng thư là sứ giả của mình đến khách hàng bởi vậy, gửi thư cần lịch sử, chuẩn các, khẩn trương - Đàm phán qua điện thoại: Bằng hình thức này sẽ giảm bớt thời gian, giúp cho các nhà kinh dianh tiến hành đàm phán khẩn trường, kịp thời cơ. Nhưng trao đổi qua điện thoại không có gì làm bằng chứng cho những thỏa thuận, quyết định nên sau khi trao đổiTrường bầng diện thoại cầ nĐại có thủ tụ chọc các nhạn Kinhnội dung đã đàmtế phán Huế - Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: Đây là hình thức cẩn thận, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ giải quyết các vấn đề mà các bên cùng quan tâm tuy nhiên phương pháp này rất tốn kém Các bước tiến hành đàm phán: 19 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Bước 1: Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng từ phía người bán đưa ra. Trong buôn bán thì chào hàng là việc người xuất khẩu thể hiện ý định bán hàng của mình. Tùy vào đơn chào hàng nào mà chúng có tính chất pháp lý khác nhau - Bước 2: Hoàn giá là một lời đề nghị mới do bên nhận chào hàng đưa ra sau khi đã nhận được đơn chào hàng của ben kia nhưng không chấp nhận hoàn toàn giá chào hàng. Khi hoàn giá thì coi như chào hàng trước đó bị hủy bỏ. Trong kinh doanh quốc tế, mỗi lần giao dịch thường phải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc - Bước 3: Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện chào hàng mà phía bên kia đưa ra, khi đó tiến hành ký kết hợp đồng - Bước 4: Xác nhận sau khi hai bên đã thỏa thuận cới nhau về điều kiện giao dịch thì ghi lại tất cả những đã thỏa thuận gửi cho bên kia. Đó là văn bản có chữ ký của cả hai bên 1.1.3.4.2 Hợp đồng kinh tế về xuất khẩu hàng hóa Sau khi các bên mua và bán tiến hàng giao dịch, đàm phán có kết quả thì đi đến lập và ký kết hợp đồng. Hợp đồng có quy định rõ ràng và đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia. Hợp đồng thể hiện bằng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta. Đây là hình thức tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên và tránh được những biểu hiện không đồng nhất trong ngôn từ hay quan niệm vì các đối tác tham gia thuộc các quốc tịch khác nhau. Các điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng: - Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội dung phải phán ảnh đúng và đầy đủ các vấn đề đã thỏa thuận - TrườngNgôn ngữ dùng trong Đại hợp đ ồhọcng là thứ Kinhngôn ngữ ph tếổ biế nHuế mà hai bên cùng thông thạo - Chủ thế ký kết hợp đồng phải là người có đủ thẩm quyền ký kết - Hợp đồng nên đề cập đầy đủ các vấn đề vầ khiếu nại, trọng tài đề giải quyết tranh chấp nếu có tránh tình trạng tranh chấp kiện tụng kéo dài 1.1.3.4.3 Thực hiện hợp đồng 20 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Theo Giáo trình Nghiệp vụ thương mại quốc tế - Đại học Huế của Nguyễn Thị Diệu Linh (2008). Sau khi hợp đã được ký kết thì đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu phải thực hiện cho các quy định đã ký kết trong hợp đồng, tiến hành sắp xếp những việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, ghi lại những diễn biến kịp thời, những văn bản phát đi và nhận được để xử lý và giải quyết cụ thể. Đồng thời phai đảm bảo được quyền lợi quốc gia và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp Hình1.1: Sơ đồ trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu Ký kết Kiểm tra Xin giáp Chuẩn bị HĐXK L/C phép XK hàng Làm th t c h i Kiểm nghiệm ủ ụ ả Ủy thác thuê tàu quan hàng hóa Giao hàng Mua bảo Làm thủ tục Giải quyết lên tàu hiểm thanh toán - Xin giấy phép xuất khẩu: Giấy phép xuất khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhậTrườngp khẩu. Vì thế, trư ớĐạic khi xuấ thọc khẩu hàng Kinh hóa, doanh nghitếệ p Huếphải xin phép xuất khẩu hàng hóa đó. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và thủ tục xuất nhập khẩu được quy định 12/2006/NĐ- CP, ngày 23/01/2006 - Kiểm tra L/C Bên nhập khẩu có trách nhiệm mở L/C và bên xuất khẩu cần kiểm tra L/C có phù hợp với hợp đồng ký kết hay không trước khi tiến hành giao hàng - Chuẩn bị hàng xuất khẩu 21 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Công việc này phải thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng và đảm bảo tiến độ cho công tác giao hàng. Chuẩn bị hàng hóa bao gồm nhiều công việc từ thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu đến việc đóng gói bao bì, ký mã hiệu Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì. - Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu sẽ ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu và đảm bảo uy tín cho nhà sản xuất cũng như tổ chức xuất khẩu trong quan hệ mua bán - Làm thủ tục hải quan Thủ tục hải quan là một cách thức để Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Không những thế đây còn là kiểm tra, giám sát hải quan, trong đó quy định khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải khai báo hải quan, đưa hàng đến địa điểm quy định cụ thể, làm nghĩa vụ nộp thuế - Thuê phương tiện vận tải Thuê phương tiện chở hàng dựa vào căn cứ: Những điều khoản hợp đồng mua bán, đặc điểm hàng hóa mua bán, điều kiện vận tải, thông thường trong nhiều trường hợp, đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường ủy thác việc phương tiện vận tải cho một công ty vận tải - Giao hàng cho người vận tải Doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành theo các bước sau: + Căn cứ vào chi tiết hàng hóa xuất khẩu, lập bảng kê hàng hó chuyên chở cho người vận tải để đổi lấy hồ sơ xếp hàng + Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng + LTrườngập kế hoạch và vậ nĐại chuyển hànghọc vào c ảKinhng tế Huế + Bốc hàng lên tàu + Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó + Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển, điều quan trọng là phải lấy được hàng vận đơn đường biển hoàn hảo - Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu 22 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng, căn cứ vào hàng hóa vận chuyển, điều kiện vận chuyển để lựa chọn mua bảo hiểm thích hợp cho hàng hóa. Hợp đồng bảo hiểm thường được chia thánh hai loại: Hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến - Lập bộ chứng từ thanh toán Sau khi giao hàng, nhà sản xuất nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình ngân hàng để đòi tiền nhà nhập khẩu. Bộ chứng từ này phải chính xác và phù hợp với yêu cầu của L/C về cả nội dung và hình thức. Bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn thương mại, vận đơn (đường biển, đường sắt, đường hàng không), chứng từ bảo hiểm, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận vệ sinh - Giải quyết tranh chấp (nếu có) Người mua khiếu nại người bán: giao hàng không đúng về số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất, nguồn gốc như trong hợp đồng quy định, bao bì, kí mã hiệu sai quy cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển Người bán khiếu nại người mua: trong các trường hợp như trả tiền chậm so với quy định Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bải hiểm: khi người chuyên chở vi phạm hợp đồng chuyên chở như đưa tàu đến cảng không đúng quy định, bị mất thất lạc trong quá trình chuyên chở. Nhìn chung, những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu cần nắm vững từng nội dung của hoạt động này, nắm được công việc cụ thể của từng nội dung, nghiên cứu kỹ để thực hiện tốt được hoạt động này. Ngoài ra, trong quy trình thực hiện tổ chức hợp đồng, trình tự các bước không nhất thiết phải đúng theo trình tự, mà tùy vào từng điều kiện của doanh nghiệp, từng hợp đồng mà áp dụng. Để đưa ra những chính sáchTrường chiến lược thâm Đạinhập phù họchợp, doanh Kinh nghiệp còn phtếải nghiênHuế cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Theo “Giáo trình quản trị doanh nghiệp” của Nguyễn Khắc Hoàn (2002), các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu 1.1.4.1 Môi trường bên ngoài công ty 23 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Mục tiêu của phân tích bên ngoài là nhận thức các cơ hội cũng như các thách thức từ môi trường vĩ mô và vi mô thường được xem xét các nhân tố như: xã hội, chính trị, chính phủ pháp lý, công nghệ có thể tác động đến tổ chức. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ tiềm ẩn, các sản ohaarm thay thế, nhà cung cấp và khách hàng. 1.1.4.2 Môi trường vĩ mô 1.1.4.2.1 Tình hình kinh tế Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất. 1.1.4.2.2 Môi trường Chính trị- pháp luật Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoạc hạn chế quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của Đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh. Các yếu tố Chính trị- pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định mà chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế: - Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu tham giaTrường Đại học Kinh tế Huế - Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu - Các quy định luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủ tục quy định, ) - Quy định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi - Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện hợp đồng 24 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Ngoài những vấn đề nói trên Chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương như: hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan, Các chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Vì vậy, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của nhà nước 1.1.4.2.3 Yếu tố công nghệ và tự nhiên - Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường, mặt hàng xuất khẩu - Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trưởng tiêu thụ - Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai, bão, - Sự phát triển của khao học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho pháp các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiến hàng hóa xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến vận tải, ngân hàng - Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu: + Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: Mức độ trang bị, kho tàng hệ thống cảng biển nếu hiệu đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất khẩu + HTrườngệ thống ngân hàng: Đại Sự phát họctriển của hKinhệ thống ngân tế hàng Huế cho phép các nhà kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất khẩu + Hệ thống bảo hiểm, kiểm ta chất lượng hàng hóa cho phép các hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra 1.1.4.2.4 Yếu tố xã hội 25 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Hoạt động con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định. Chính vị vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đặc biệt là trong ký hợp đồng. Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng, quyết định đến cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thõa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó. Chính vị vậy yếu tố văn hóa là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hóa ở các thị trường má mình tiến hành hoạt động xuất khẩu. Trường Đại học Kinh tế Huế 26 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 1.1.4.3 Môi trường vi mô Môi trường vi mô của công ty theo Michael Porter bao gồm năng lực cạnh tranh đó là: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm năng, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế Đối thủ tiềm năng Nhà Người Cạnh tranh giữa các công ty cung mua cấp hiện tại Các sản phẩm thay thế Qua mô hình các doanh nghiệp ta có thể thấy được các mối đe dọa hay thách thức với cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là trung tâm. Xuất phát từ đây doanh nghiệp có thể đề ra sách lược hợp lý nhằm hạn chế đe dọa và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. - Sự đe dọa của đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn: các đối thủ này chưa có kinh nghiệm trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế song nó có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, lao động và tận dụng được lợi thế của người đi sau, do đó khắc phục được những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện tại để có khả năng chiếm lĩnh thị trường - Sức ép của nhà cung cấp: nhân tố này có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng vTrườngật tư đầu vào, thay đĐạiổi cơ cấ u họcsản phẩm Kinhhoặc sẵn sàng tế liên kHuếết với nhau để chi phối thị trường nhằm hạn chế khả năng của doanh nghiệp hoặc làm giảm lợi nhuận dự kiến, gây ra rủi ro khó lường trước cho doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu có nguy cơ bị gián đoạn - Sức ép của khách hàng: trong cơ chế thị trường, khách hàng được coi là “thượng đế”. Khách hàng có khả năng thu hẹp hay mở rộng quy mô chất lượng sản phẩm mà không được nâng giá bán sản phẩm. Một khi nhu cầu của khách hàng thay 27 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành: khi hoạt động trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tôn trên thị trường mà thường bị chính các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp của quốc gia nước sở tại quốc gia chủ nhà hoặc một nước thứ ba cùng tham gia xuất khẩu mặt hàng đó. Trong một số trường hợp các doanh nghiệp sở tại này lại được chính phủ bảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ. 1.1.5 Hiệu quả hoạt động xuất khẩu 1.1.5.1 Hiệu quả về mặt kinh tế Theo Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2006), để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì căn cứ vào các chỉ tiêu sau: 1.1.5.1.1 Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ứng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn gốc của việc tái sản xuất mở rộng kinh doanh và là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu và mang tính sống còn của doanh nghiệp đó là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận xuất khẩu là khoảng chênh lệch giữa doanh thu xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu. Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thu được từ hoạt động khác Trường Đại họcP = R –KinhC tế Huế P= PKD + PTC + PK Trong đó: P: Tổng lợi nhuận, R: Tổng doanh thu, C: Tổng chi phí PKD: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh PTC: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính, PK: Lợi nhuận khác + Lợi nhuận thuần: PT = R – C – TTN 28 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn TTN: Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, để nâng cao đời sống người lao động, để đóng góp vào ngân sách nhà nước, để chia cổ tức và để lập quỹ doanh nghiệp Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách so sánh thực hiện của kì trước, với định mức và kế hoạch để biết được mức lợi nhuận tăng giảm so với kì trước, định mức và kế hoạch. So sánh giữa hai doanh nghiệp có cùng quy mô để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ thể hiện được con số tuyệt đối mà chưa thể đánh giá được mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, để khắc phục được nhược điểm này ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả tương đối. 1.1.5.1.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của doanh nghiệp + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu TP/R = x 100% TP/R : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu PS : Lợi nhuận sau thuế, R: tổng doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh 100 đòng doanh thu đạt được trong kì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ gia tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ gia tăng chi phí + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Trường ĐạiT P/VKDhọc= Kinhx 100% tế Huế TP/VKD: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh PS: Lợi nhuận sau thuế, VKD: vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định TP/VCD = x 100% 29 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn TP/VCD: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định Ps: Lợi nhuận sau thuế, VCD: Vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn cố định tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động TP/VLD = x 100% TP/VLD: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động Ps: Lợi nhuận sau thuế, VLD: Vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn lưu động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu TP/VCSH = x 100% TP/VCSH: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu Ps: Lợi nhuận sau thuế, VCSH: Vốn chủ sỡ hữu Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này dùng để so sánh thực hiện kì này so với kì trước, với định mức cũng như kế hoạch và để so sánh với casc doanh nghiệp khác cùng ngành. 1.1.5.1.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu này thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Là thước đo của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quả kinh tế tổng hợp làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiTrườngệp. Đại học Kinh tế Huế + Sức sản xuất vốn kinh doanh HR/VKD = x 100% HR/VKD: Sức sản xuất vốn kinh doanh R: Tổng doanh thu, VKD: Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kì thu được bao nhiêu đồng doanh thu 30 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn + Hệ số sinh lời vốn kinh doanh HP/VKD = x 100% HP/VKD: Hệ số sinh lời vốn kinh doanh Ps: Lợi nhuận sau thuế, VKD: Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận + Suất hao phí vốn kinh doanh HVKD/R = x 100% HVKD/R: Suất hao phí vốn kinh doanh R: Tổng doanh thu, VKD: Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này để phản ánh để tạo ra 100 đồng doanh thu trong kì cần bao nhiêu đồng vốn kinh doanh 1.1.5.1.4 Chỉ tiêu đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu còn chi phí thu mua xuất khẩu lại được thể hiện bằng nội tệ Việt Nam đồng vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu. Đó là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu đem lại và chi phí nội tệ chi ra để có được số ngoại tệ đó Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu = í ộ ệ ấ ẩ Chỉ tiêu này cho biết phải chi ra bao nhiêu đ ồng Viạ ệ tệ Nam ạ đ đểộthu đưấ ợcẩ một đơn vị ngoại tệ 1.1.5.2 Hiệu quả về mặt xã hội 1.1.5.2.1TrườngTăng thu ngân Đại sách học Kinh tế Huế Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mức đóng góp của các doanh nghiệp bao gồm các khoản thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng vốn nhà nước, thuế tài nguyên, Đây là nguồn thu hết sức quan trọng để nhà nước đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, chi phí cho an ninh quốc phòng, duy trì bộ máy hoạt động của nhà nước Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì 31 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn phải càng có điều kiện đóng góp vào ngân sách nhà nước ( Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải, 2006). Thu nhân sách tăng thêm = Thu ngân sách kỳ này – Thu ngân sách kì trước 1.1.5.2.2 Tạo việc làm cho người lao động Để giảm tỷ lệ thất nghiệp, xét trên góc độ vĩ mô đòi hỏi nền kinh tế phải tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Còn xét ở tầm vĩ mô thì mỗi doanh nghiệp khi mở rộng quy mô sản xuất sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số lao động mà doanh nghiệp tạo ra được bao gồm số lao động làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp và số lao động có việc làm gián tiếp do liên đới từ phía đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp ( Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải, 2006). Tổng số việc làm tăng thêm= Số lao động kỳ này – Số lao động kỳ trước 1.1.5.2.3 Nâng cao đời sống người lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm văn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội . 1.1.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu 1.1.6.1 Định nghĩa về hiệu quả hoạt động xuất khẩu Theo Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2006), hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu: Hiệu quả xuất khẩu cũng là hiệu quả kinh doanh nói chung, nó cũng biểu hiện sự tương quanTrường giữa kết quả đ ạtĐại được và chihọc phí bỏ raKinh để đạt đượ ctế kết quHuếả đó. Đối với một công ty kinh doanh cả nội địa lẫn kinh doanh xuất khẩu thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chỉ là một bộ phận của hiệu quả kinh doanh nói chung của công ty. Còn đối với công ty chỉ kinh doanh xuất khẩu thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hiệu quả kinh doanh của công ty. Tóm lại hiệu quả xuất khẩu là một loại hiệu quả kinh doanh đặc thù gắn với hình thức kinh doanh xuất khẩu 32 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 1.1.6.2 Mô hình nghiên cứu Dựa vào lý thuyết về nguồn lực (Wemerfelt, 1984; Barney, 1991), Hiệu quả hoạt động xuất khẩu ( được tổng hợp bởi Aaby and Slater, 1989 và Zou và Stan,1998) và dựa vào mô hình của tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (đề tài đánh giá hiệu quả xuất khẩu cà phê) Hình 1.2: Mô hình đề xuất nghiên cứu Mối quan hệ kinh doanh (QH) Năng lực quản lý của công ty (NL) Hiệu quả xuất khẩu Đặc điểm thị trường (TT) (HQ) Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu (NT) Chiến lược marketing xuất khẩu (CL) Các biến độc lập của mô hình bao gồm: + Mối quan hệ kinh doanh + Năng lực quản lý của công ty + Đặc điểm thị trường + Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu + Chiến lược marketing xuất khẩu BiTrườngến phụ thuộc của mô Đại hình là hihọcệu quả ho Kinhạt động xuất khtếẩu Huế - Xây dựng các giả thiết về mối tương quan giữa các biến Xây dựng các giả thiết đánh giá của nhân viên về hoạt động xuất khẩu của Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng 33 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Bảng 1.2: Các giả thiết đánh giá hiệu quả xuất khẩu từ phía nhân viên Kỳ vọng Giả thiết Các biến tác động Ký hiệu tương quan H1 Mối quan hệ kinh doanh QH + H2 Năng lực quản lý của công ty NL + H3 Đặc điểm thị trường dệt may thế giới và trong nước TT + H4 Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu NT + H5 Chiến lược marketing xuất khẩu CL + (Nguồn: tác giả tổng hợp) Từ bảng 1.2 cho thấy các giả thiết về mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập với kỳ vọng tương quan đều dương, tức kỳ vọng rằng các biến độc lập đều có tác dụng tích cực đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của CTCP Vinatex Đà Nẵng Sau khi hồi quy, nếu kết quả giống với kỳ vọng thì chúng ta chấp nhận giả thuyết, ngược lại chúng ta bác bỏ giả thuyết. Đồng thời kết quả còn cho ta cái nhìn thực tế về các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc như thế nào để từ đó đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty đang vận hành. Từ mô hình đề xuất nghiên cứu trên và dựa vào mô hình nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả xuất khẩu cà phê” – Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015), tác giả đã cụ thể hóa các biến trong mô hình có dạng như sau: HQ = β0 + β1QH + β2NL + β3TT + β4NT + β5CL Trong đó: + HQ: Hiệu quả hoạt động xuất khẩu + QH: Mối quan hệ kinh doanh + NL:Trường Năng lực quản lýĐại của công học ty Kinh tế Huế + TT: Đặc điểm thị trường dệt may thế giới và trong nước + NT: Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu + CL: Chiến lược marketing xuất khẩu 34 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành dệt may Việt Nam đóng góp 10% giá trị sảsarsuaast công nghiệp toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động, chiếm tỷ lệ 25% tổng số lao động trong ngành Công nghiệp. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp dệt may cả nước đạt xấp xỉ 6.000 doanh nghiệp. Nói đến dệt may là nói đến sự đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2017 đạt 31,3 tỷ USD, chiếm 14,5% tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đứng thứ 2 sau xuất khẩu điện thoại và linh kiện Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường thế giới 2015 2016 2017 Tỷ trọng Thị trường (Triệu (Triệu (Triệu 2016/2015 2017/2016 2017 (%) USD) USD) USD) Mỹ 11,202 11,660 12,5 4,09% 7,2% 40,25% Châu Âu 3,479 3,667 4,005 5.4% 9,22% 12,9% Nhật Bản 2,917 3,037 3,223 4,11% 6,12% 10,38% Hàn Quốc 2,431 2,662 2,976 9,5% 11,8% 9,68% Trung Quốc 2,225 2,667 3,232 19,87% 21,18% 10,41% Nga 85 110 169 29,41% 53,645 0,54% Khác 4.441 4,429 4,953 0,27% 11,83% 15,95% Nguồn: Hải quan Việt Nam KểTrườngtừ khi ký kết Hiệ pĐại định thương học mại ViKinhệt Nam – Hoa tế K ỳHuế(2000), thị trường Mỹ là thị trường chủ lực của dệt may Việt Nam với tỷ trọng năm 2017 đạt trên 40%, tiếp đến là các thị trường Châu Âu (tỷ trọng xấp xỉ 13%), Nhật Bản (tỷ trọng 10,38%), Hàn Quốc (tỷ trọng 9,58%), Trung Quốc (tỷ trọng 10,41%) Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế thế giới biến động, Mỹ có tân tổng thống mới và một loạt chính sách kinh tế, tài chính từ Mỹ đảo lộn tình hình kinh tế thế giới, căng thẳng leo thang giữa các quốc gia Mỹ- Bắc Triều Tiên, Mỹ - Syria, 35 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Liên minh Châu Âu- Nga, đã gây ra động thái tiêu cực từ các quốc gia phát triển, dẫn đến tổng cầu chung giảm, trong đó có tổng cầu dệt may thế giới. Trước những ảnh hưởng trên, các quốc gia xuất khẩu dệt may đều chịu thiệt hại khi các đơn hàng ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, áp lực giảm giá trong khi các rào cản thương mại như thuế nhập khẩu, kiểm định chất lượng vẫn là một trở ngại lớn. Để ứng phó với hiện trạng trên, trong những năm gần đây, nhằm thu hút đơn hàng, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam đều đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may nội địa bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu NVL đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc, Indonesia, gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Dưới sức ép của đối thủ, cũng như các tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế chính trị thế giới, việc tham gia các hiệp định thương mại là điều tất yếu để dệt may Việt Nam có thể tăng sức cạnh tranh. Kết quả, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn có dấu hiệu tích cực, có mức tăng trưởng 2015 – 2017 đều là tăng trưởng dương, đặc biệt năm 2017 tăng trưởng 2 con số (10,01% so với năm 2016) trong khi các quốc gia cạnh tranh khác đều chật vật với mức tăng trưởng không cao, thậm chí là âm. 1.2.2 Tình hình ngành dệt may hiện nay tại Đà Nẵng Là thành phố trọng điểm trong khu vực miền Trung, không khó để nhận diện Đà Nẵng trong bản đồ phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu của thành phố không ngừng tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động. Năm 2017, Đà Nẵng xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố trên cả nước về tỷ trọng xuất khẩu với hơn 1,46 tỷ USD Thành phố hiện nay có hơn 100 doannh nghiệp xuất khẩu hoạt động với những mặt hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gồm: dệt may, thủy sản, thiết bị Trườngđiện tử và linh kiện, Đại Trong đóhọc tỷ trọng Kinhđóng góp lớ n tếnhất vàoHuế kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng chủ lực dệt may với tỷ trọng 25,9% cao nhất trong các ngành. Tuy số lượng doanh nghiệp dệt may tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung chỉ chiếm khoảng gần 10% cả nước, nhưng tiềm năng phát triển dệt may rất thuận lợi. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước và nước ngoài xem khu vực miền Trung là một lựa chọn để mở rộng sản xuất, đầu tư mới, trong đó, Đà Nẵng là thành phố trọng điểm, có vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành dệt may của khu vực này. 36 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng Thông tin cơ bản: - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG - Tên tiếng anh : VINATEX DANANG JOIN STOCK COMPANY - Tên viết tắt : VINATEX DANANG - Trụ sở chính : 25 Trần Văn Giáp, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng - Điện thoại : (84.236) 386 3845 – 386 3757 – 382 7116 - Fax : (84.236) 382 3367 - Email : vinatexdn@dng.vnn.vn - Đại diện bởi ông : Hồ Hai - Chức vụ : Tổng giám đốc - Vốn điều lệ : 29,939,100,000 Công ty có 4 chinh nhánh hạch toán phụ thuộc và 1 công ty con: - Nhà máy May Phù Mỹ- Chinh nhanh Công ty CP Vvinatex Đà Nẵng - Nhà máy May Dung Quất- Chi nhánh Công ty CP Vinatex Đà Nẵng - Nhà máy May Thanh Sơn( Cơ sở 2)- Công ty Vinatex Đà Nẵng - Xí nghiệp May 1 - Công ty con: Công ty CP May Vinatex Đà Nẵng Lịch sử hình thành và phát triển - Khởi đầu là xí nghiệp may với quy mô nhỏ vào năm 1990 với số lượng là 200 công nhân,Trường chuyên sản xu ấĐạit gia công học hàng may Kinh mặc xuất khtếẩu sangHuế thị trường Đài Loan, lúc này có tên gọi là chi nhánh của liên hiệp xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng. - Năm 1995 công ty được hình thành từ việc sáp nhập chi nhánh trên cùng với chi nhánh Textimex, đén tháng 1 năm 2002 công ty sáp nhập với công ty dệt may Thanh Sơn và đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu Đà Nẵng. Đến tháng 7 năm 2005 công ty cổ phân hóa theo nghị định 64/ NĐ- CD, tháng 4/2008 công ty đổi tên thành công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng. 37 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Sau hơn 18 năm hình thành và trải qua nhiều giai đoạn kinh doanh, công ty đã trở thành đơn vị sản xuất may mặc lớn của khu vực miền Trung với quy mô lao động trên 3000 người, công ty có nhiều nhà máy sản xuất tại các địa phương khác như Bình Đình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Năm 2008, công ty mở rộng đầu tư sang các dự án bất động sản tại khu công nghiệp An Đồn Đà Nẵng và sử dụng chuyển đổi các khu hiện đang sản xuất sang các dự án bất động sản, song do tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái và khủng hoảng trầm trọng các dự án đầu tư đã không khai thác được và trở thành gánh nặng cho công ty, nợ ngân hàng với giá trị khá lớn cộng với lãi suất cao thời đó đã đẩy công ty rơi vào vòng khủng hoảng nghiêm trọng. - Năm 2008- 2010: Đây là giai đoạn công ty sản xuất trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính thế giới, công ty liên tục chịu thua lỗ và không có giải pháp cải thiện. - Năm 2008- 2012: công ty thực hiện cấu trúc lại toàn bộ hệ thống công ty từ nhân sự, thực hiện các chiến lược tài chính, cắt giảm chi phí, giải quyết triệt để các yếu kém tại đơn vị sản xuất, phòng ban, từ đó từng bước ổn định tình hình đưa công ty đến giai đoạn ổn định và bền vững . - Sản phẩm chiến lược của công ty trong suốt các năm qua vẫn là các sản phẩm như: quần âu, áo sơ mi, áo Jacket và áo quần bảo hộ lao động với số lượng sản xuất hàng năm trên 6 triệu sản phẩm các loại. - Thị trường xuất khẩu chính của công ty là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong đó Mỹ chiếm 60%, Châu Âu chiếm 20%, Châu Á chiếm 20% Ngành nghề sản xuất kinh doanh: - Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, hàng thiêu đan, hàng áo len xuất khẩu và tiêu thụTrườngnội địa Đại học Kinh tế Huế - Kinh doanh nguyên, phụ liệu, thiết bị phụ tùng ngành dệt, may, thiết bị điện- điện lạnh, kinh doanh thiết bị, hàng tiêu dùng - Kinh doanh xuất nhập khẩu: Phụ liệu, phụ tùng ngành dệt may, máy móc thiết bị; kinh doanh xuất khẩu nguyên liệu hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, - Sản xuất, mua bán, sữa chửa, bảo dưỡng và cho thuê các loại vật tư, linh kiện, phụ kiện, máy móc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi 38 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Kinh doanh các hóa chất ( trừ hóa chất Nhà nước cấm) - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt may và xây dựng dân dụng, hệ thống điện lạnh, kinh doanh thương mại tổng hợp - Kinh doanh địa ốc, văn phòng cho thuê; khu phức hợp thương mại và các ngành nghề khác Pháp luật không cấm Định hướng phát triển + Các mục tiêu chủ yếu của công ty: - Mục tiêu chủ yếu của công ty là không ngừng thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đảm bảo thu nhập cho người lao động để ổn định và gắn bó với công ty, đảm bảo mức chi phí cổ tức bằng và cao hơn mức gửi tiết kiệm ngân hàng - Xây dựng Công ty CP Vinatex Đà Nẵng trở thành một trong những công ty mạnh khu vực Miền Trung và phạm vi cả nước + Chiến lược phát triển trung và dài hạn: - Tiếp tục sản xuất hàng may mặc xuất khẩu dựa trên cơ sở các thế mạnh hiện có của công ty - Giữ vững thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ, Châu Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc) và phát triển thêm thị trường Châu Âu - Đầu tư phát triển công ty theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo ổn định, bền vững và hiệu quả - Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ quản lý trẻ, có kiến thức quản lý hiện đại và khoa học - TrườngLiên tục áp dụng công Đại tác cả i họctiến để nâng Kinh cao hiệu qu tếả sản Huếxuất kinh doanh + Triết lý kinh doanh - Con người là quan trọng nhất, nhấn mạnh vào yếu tố con người, xem con người là tài sản quý giá nhất, bởi vì không có người lao động chắc chắn không có công ty, vì vậy mọi hoạt động phần lớn hướng về con người, xem con người là hạt nhân, là trung tâm hướng đến. 39 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Chất lượng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ khâu thiết kế, sản xuất đến người mua hàng. Việc đặt yêu cầu đối với chất lượng là cam kết của lãnh đạo, chất lượng là sự sống còn đối với hoạt động kinh doanh. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH XÍ NGHIỆP MAY 1 PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NHÀ MÁY MAY THANH SƠN PHÒNG KINH DOANH THỊ NHÀ MÁY MAY DUNG QUẤT TRƯỜNG PHÒNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ NHÀ MÁY MAY PHÙ MỸ PHÒNGTrường KỸ THUẬT CÔNG Đại NGHỆ học Kinh tế Huế PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 40 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban  Đội đồng Cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty CP Vinatex Đà Nẵng. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty.  Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị họp thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển của công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách chi trẻ cổ tức và các cấn đề doanh nghiệp quan trọng khác. Hội đồng quản trị tổ chức họp định kì hàng quý nhằm đánh giá kết quả hoạt động từng quý của công ty và thảo luận những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhận được các thông tin cập nhật, chính xác và kịp thời về tình hình sản xuất, kinh doanh trước các cuộc họp.  Ban kiểm soát Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty và các nhiệm vụ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty như xem xét phạm vi, kết quả kiểm toán với kiểm toán độc lập, thẩm định báo cáo tài chính, Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn chuyên nghiệp độc lập để thực hiện các công việc được giao nếu thấy cần thiết.  Ban tổng giám đốc BanTrường Tổng giám đốc điĐạiều hành, họcquyết định Kinhcác vấn đề kiêntế quanHuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao Các Phó giám đốc, Giám đốc điều hành giúp việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giảm quyết những công việc được Tổng giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty. 41 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn  Phòng Tài chính- kế hoạch - Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, quản lý tài sản, quản lý vốn, kiểm soát nội bộ, kiểm soát chi phí hoạt động của công ty - Theo dõi, phân tích và phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh - Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp lệnh kế toán và thống kê, Luật kế toán và Điều lệ của công ty - Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của công ty theo quy định của Nhà nước - Xây dựng hoạch định về giá thành sản phẩm, kinh phí hoạt động, chi phí bảo dưỡng định kỳ và sữa chữa nhỏ của công ty và các kế hoạch tài chính khác - Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của Nhà nước và điều lệ của công ty - Xác định và phản ánh kịp thời, chính xác kết quả kiểm kê định kỳ tài sản, nguồn vốn - Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định  Phòng tổ chức hành chính - Tham mưu cho Ban giám đốc công ty trong các lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao độnh và quy chế công ty - Kiểm tra, đôn đốc tất cả các bộ công nhân viên trong toàn công ty thực hiện nghiêm Trườngchính nội quy, quy chĐạiế công tyhọc Kinh tế Huế - Tuyển dụng, lao động, quản lý nguồn nhân lực, điều phối lao động - Giải quyết kịp thời, đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động( lương, thưởng ) - Theo dõi công tác thi đua, kỷ luật công ty - Tiếp nhận thông tin từ bên ngoài đến công ty, xử lý các thông tin dó theo chức năng và quyền hạn của mình 42 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Phát hành, lưu trũ, bảo mật con dấu và các tài liệu của công ty đảm bảo chính xác, kịp thời, an toàn - Bảo hành an ninh, chính trị, trật tự an toàn trong toàn công ty  Phòng kinh doannh thị trường - Chủ động hoàn toàn trong công tác phát triển thị trường, đơn hàng, cung ứng đơn hàng, nguyên vật liệu, quy hoạch chuyên môn hóa, doanh thu và hiệu quả từng nhà máy trong phạm vi trách nhiệm được giao - Tiếp nhận thông tin đơn hàng - Chuyển thông tin đơn hàng cho phòng Kỹ thuật công nghệ may mẫu - Triển khai việc đặt hàng NVL, đảm bảo cung cấp kịp thời và đồng bộ phục vụ cho nhà máy sản xuất theo đúng tiến độ - Theo dõi tình hình sản xuất của các nhà máy, xử lý vấn đề phát sinh liên quan đến dố lượng và chất lượng NVL - Phân tích tiến độ, kiểm soát công tác giao hàng cho khách hàng - Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện công việc cho Tổng giám đốc, giám đốc điều hành sản xuất - Được quyền xem xét các nhà cung cấp NVL - Được quyền làm việc với Cơ quan điều hành, khách hàng, các phòng nghiệp vụ, các nhà máy trực thuộc trong phạm vi công việc được phân công - Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng  Phòng kế hoạch điều độ - Tiếp nhận thông tin đơn hàng - TrườngLập kế hoạch sản xu Đạiất hàng tháng, học quý, nKinhăm của công tếty Huế - Theo dõi, đôn đốc, cập nhật, giám sát tiến độ sản xuất của các nhà máy - Hướng dẫn đơn vị trực thuộc công ty xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm và kế hoạch trung, dài hạn, tổng hợp kết quả SXKD toàn công ty - Điều độ kế hoạch sản xuất giữa các nhà máy trong toàn công ty để đảm bảo kế hoạch giao hàng cho khách hàng - Theo dõi tình hình hoàn thành các đơn hàng cho đến khi xuất hàng 43 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Theo dõi kế hoạch, thanh lý đưa hàng đi gia công ngoài (nếu có) - Làm thủ tục để nhập hàng NVL, xuất hàng thành phẩm và theo dõi công nợ của từng khách hàng ( Hợp đồng, mở tờ khai, thanh lý ) - Bố trí sắp xếp kho gọn gàng khi NVL về, phân lót màu, bốc xếp hàng xuất kịp thời gian giao - Được quyền làm việc với cơ quan điều hành, khách hàng, các phòng nghiệp vụ, các nhà máy trực thuộc trong phạm vi công việc được phân công  Phòng Kỹ thuật- công nghệ - Tham mưu cho Cơ quan Tổng giám đốc về công tác Kỹ thuật, công nghệ, định mức và tham mưu việc ký kết hợp đồng thực hiện các đơn hàng phù hợp với tính chuyên môn hóa đã xây dựng - Triển khai, giám sát công tác kỹ thuật các đơn hàng tại các đơn vị trực thuộc - Xây dựng các quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm - Xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu - Cung cấp tài liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật các đơn hàng của các khách hàng cho các đơn vị phụ vụ công các sản xuất - Nghiên cứu chế tạo các cử gá lắp, rập hỗ trợ cho các đơn vị áp dụng tăng năng suất lao động - Quản lý, lưu hồ sơ kỹ thuật các sản phẩm đã sản xuất, giữ gìn bí mật công nghệ - Thực hiện công tác nghiên cứu, cải tiến tổ chức sản xuất hợp lỳ góp phần tăng năng suất lao động - Phân tích sản phẩm mẫu, trên cơ sở đó tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc trong viTrườngệc đàm phán ký k ếĐạit các hợp họcđồng kinh Kinh tế thực hiện tếcác đơnHuế hàng của khách hàng  Phòng quản lý chất lượng - Tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc trong công tác quản lý chất lượng hệ thống của công ty theo các tiêu chuẩn của khách hàng và tiêu chuẩn của công ty xây dựng 44 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Đánh giá, xử lý chất lượng NPL đáp ứng kịp thời yêu c ấu sản xuất của nhà máy - Tổ chức triển khai các biện pháp để ngăn chặn các sai sót trong quá trinh tổ chức sản xuất - Thống kê, tổng hợp các lỗi trong quá trinh sản xuất, phân tích đánh giá nguyên nhân và đưa ra các hành động khắc phục phòng ngừa - Cập nhật quy trình, tiêu chuẩn, phương pháp, hướng dẫn kiểm tra chất lượng sản phẩm mới Các nguồn lực kinh doanh của công ty Tình hình nhân sự của công ty Con người là quan trọng nhất trong triết lý kinh doanh mà công ty xây dựng trong suốt thời gian qua, công ty rất chú trọng đến chiến lược quản trị nguồn nhân lực, từ việc xây dựng công tác quy hoạch cán bộ hay công tác sử dụng nguồn nhân lực, chiến lược nhân sự có vai trò quan trọng đối với hệ thống trong tất cả các hoạt động của công ty, thành công hay thất bại của bộ phận đều do tác động của chất lượng con người Bảng 2.1: Tình hình nhân sự công ty trong giai đoạn 2015- 2017 So sánh So sánh 2015 2016 2017 Chỉ tiêu (2016/2015) (2017/2016) SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng lao động 2704 3064 3164 360 13,31 100 3,26 Theo giới tính Nam 514 19% 857 28% 902 29% 343 66,73 45 5,25 Nữ 2190 81% 2207 72% 2262 71% 17 0,78 55 2,49 Theo tínhTrường chất công việc Đại học Kinh tế Huế Lao động trực tiếp 2326 86% 2758 90% 2816 89% 432 18,57 58 2,1 Lao động gián tiếp 378 14% 306 10% 348 11% -72 -19 42 13,7 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 45 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Cơ cấu lao động theo giới tính 2500 2190 2207 2262 2000 1500 1000 500 0 2015 2016 2017 Nam Nữ Hình 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2015 – 2017 Qua bảng số liệu, số lượng công nhân viên công ty giai đoạn 2015 – 2017 qua các năm tăng đều trung bình qua 3 năm tăng 230 lao động. Số lượng lao động nam và nữ có chênh lệch rõ ràng, cụ thể năm 2017 số lượng lao động nữ là 2262 người chiếm 71,5%, lao động nam là 902 người chiếm 28,5%. Điều này là hợp lý khi ngành nghề kinh doanh chính của công ty là may mặc nên cần lượng lao động nữ hơn là điều dễ hiểu, đến năm 2017 số lượng lao động nam tăng chậm hơn do số lượng các nhân viên bóc vác, kiểm tra máy móc đã bão hòa thay vào đó số lượng các đơn đặt hàng tăng lên nhanh cần số lượng nhân viên nữ để phục vụ. - Cơ cấu lao động theo tính chất công việc 3000 2758 2816 2500 2326 2000 1500Trường Đại học Kinh tế Huế 1000 500 378 306 127 0 2015 2016 2017 Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Hình 2.2: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc giai đoạn 2015 - 2017 46 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Xét về tính chất công việc, số lượng lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ và có sự biến đổi qua các năm không nhiều, vì công việc của họ là ở các bộ phận quản lý có trình độ từ trung cấp cao đẳng trở lên, những công việc này thường có một số lượng cố định và ít thay đổi nhân sự nhiều. Trong khi đó, số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 95% trong tổng số nhân viên tại công ty , công việc chủ yếu của họ là công nhân làm việc ở phân xưởng, tổ may, cắt, kiểm định, đóng gói. Số lượng lao động này chiếm tỷ lệ cao là điều hoàn toàn phù hợp vì công việc chủ yếu tại công ty là sản xuất hàng may mặc, cần một số lượng nhân viên sản xuất, gia công lớn để đáp ứng hoàn thành đơn hàng phù hợp với yêu cầu đề ra của công ty. Bảng 2.2: Bảng đánh giá trình độ năng lực của các bộ phận Bộ phận Số lượng nhân viên Trình độ Thời gian công tác Phòng TCHC 7 Đại học Trên 3 năm Phòng kinh doannh 26 Đại học Trên 2 năm Phòng công nghệ 18 Trung cấp Trên 3 năm Ban cải tiến 6 Trung cấp Trên 2 năm Phòng kế toán 13 Đại học Trên 4 năm Nhân viên quản lý 17 Trung cấp Trên 3 năm Qua bảng 2.2 đánh giá năng lực của cấp quản lý hầu hết các nhân viên đều tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm làm việc tại công ty trên 3 năm, song về những tồn tại của cấp quản lý là thiếu các kỹ năng về giải quyết công việc, kỹ năng đàm phán với khách hàng, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản trị lao động Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 – 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế 47 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng Đơn vị tính: Tỷ đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 629,169 651,429 763,324 22,26 103% 111,895 117% Các khoản giảm trừ doanh thu 113 39 Doanh thu thuần về bán hàng và cc dịch vụ 629,056 651,429 763,285 22,373 103% 111,856 117% Giá vốn bán hàng 564,712 584233 666,959 19,521 103% 82,726 114% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cc dịch vụ 64,343 67,196 96,325 2,853 104% 29,129 143% Doanh thu từ hoạt động tài chính 2,989 3,104 3,423 115 103% 319 110% Chi phí tài chính 10,356 5,323 7,482 -5,033 51% 2,159 140% Trong đó: Chi phí lãi vay 1,627 2,379 5,747 752 146% 3,368 241% Chi phí bán hàng 34,019 39,802 62,719 5,783 116% 23,158 157% Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,612 12,694 17,953 4,082 147% 5,259 143% Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 14,344 12,480 11,593 -1,864 87% -0,887 92% Thu nhập khác 473 607 177 134 128% -430 29% Chi phí khác 207 32 35 -175 15% 3 109% Lợi nhuận khác 266 575 141 309 216% -434 24% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14,610 13,055 11,734 -1,555 89% -1,321 89% Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,410 2,279 2,568 -1,131 66% 289 112% Chi phí thuế TNDN hoãn lại -327 126 738 453 -38% 612 585% Lợi nhuận sau thuế TN doanh nghiệp 11,527 10,469 8,426 -1,058 90% -2,043 80% Trường Đại học Kinh tế Huế(Nguồn: Phòng kế toán công ty) 48 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Theo như bảng số liệu 2.3 trên, ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng trong giai đoạn 2015- 2017 không hiệu quả thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận giảm và bị âm qua các năm, tuy nhiên doanh thu vẫn tăng qua các năm điều này cho thấy lợi nhuận giảm do chi phí hoạt động kinh doanh ngày càng tăng cao Năm 2015 đạt được lợi nhuận cao nhất trong giai đoạn 3 năm, cụ thể lợi nhuận sau thuế đạt 11,527 tỷ cao nhất trong 3 năm mặc dù doanh thu và lợi nhuận gộp lại thấp nhất trong 3 năm. Lợi nhuận tăng do công ty cắt giảm được các chi phí, cụ thể: Chi phí bán hàng đạt 34,019 tỷ, chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 8,612 tỷ đồng, hai chỉ tiêu này thấp nhất trong 3 năm Năm 2016, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 651,429 tăng 103% so với năm 2015, lý giải cho việc doanh thu tăng so với năm trước vì giá vốn bán hàng cũng tăng 584,233 tỷ tăng 114% so với năm 2015. Ngoài ra lợi nhuận gộp đạt 67,196 tỷ tăng 104% so với năm 2015, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2016 lại giảm 1,058 tỷ (giảm 90%) so với năm 2015. Nguyên nhân của việc doanh thu và lợi nhuận gộp đều tăng so với năm trước nhưng lợi nhuận công ty lại giảm vì chi phí liên quan kinh doanh đều tăng lên: yêu cầu về chất lượng sản phẩm tăng lên khiến công ty phải đầu tư NPL khiến giá vốn tăng lên 584,233 tỷ tăng 103% so với 2015 cùng với chi phí tăng lên, cụ thể: chi phí bán hàng tăng 5,783 tỷ ( tăng 116%), chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4,082 (tăng 147%) so với năm 2015 Đến năm 2017, doanh thu và bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 763,324 tỷ, đây là mức doanh thu cao nhất của công ty trong giai đoạn 3 năm, tăng 117% so với năm 2016. Tuy doanh thu cao nhưng lợi nhuận của công ty lại thấp nhất, chỉ đạt 8.426 tỷ giảm 80%Trường so với năm 2016. Đại Nguyên học nhân do cácKinh đơn đặt hàngtế củHuếa khách hàng yêu cầu về mặt chất lượng cao hơn năm trước nhưng giá trị không tăng đáng kể nhằm duy trì mối quan hệ khách hàng, buộc công ty phải tiến hành nhập các nguyên phụ liệu với mức giá cao đến 666,959 tỷ tăng 114% so với năm 2016. Mặc dù, theo bảng số liệu năm 2017 lợi nhuận gộp đạt cao nhất 96.325 tỷ tăng 143% so với năm 2016, tuy nhiên vẫn không khiến lợi nhuận sau thuế của công ty cao lên, điều này xảy ra do các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh cao như chi phí bán hàng 10,356 tỷ, chi phí lãi vay 49 SVTH: Mai Thị Ánh Tuyết