Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_hoat_dong_cua_cac_ngan_hang_nong.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỦY TIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỦY TIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Hoài An Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Với sự tiếp nhận của Ban giám đốc, tôi đã về thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Thái Nguyên. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã lựa chọn chuyên đề “ Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệ và Phát triển nông thôn trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên” làm đề tài báo cáo thực tập cho mình. Để hoàn thành bài khóa luận này: Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Dương Hoài An, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình làm báo cáo mà còn là hành trang quý báu để Tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc, đồng cảm ơn Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Kế toán ngân quỹ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Thái Nguyên đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Ngân hàng. Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Thái Nguyên đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
- ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại HQKT Hiệu quả kỹ thuật EFCH Thay đổi hiệu quả ky thuật PECH Thay đổi hiệu quả thuần TECHCH Thay đổi tiến bộ công nghệ SECH Thay đổi hiệu quả quy mô TFPCH Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp DMU Đơn vị ra quyết định ROS Thu nhập ròng / doanh thu ROA Thu nhập ròng / tổng tài sản ROE Thu nhập ròng / vốn chủ sở hữu DEA Phân tích bao dữ liệu MI Chỉ số malmquist XLRR Xử lý rủi ro TPTN Thành phố Thái Nguyên CN 1 Ngân hàng Agribank Chi nhánh Nam Thái Nguyên CN 2 Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên CN 3 Ngân hàng Agribank Chi nhánh Sông Cầu
- iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Thống kê mô tả cho các biến đầu vào và đầu ra 21 Bảng 2: Các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn TP Thái Nguyên 23 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 của Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên . 30 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của 3 chi nhánh Ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2017- 2019). 32 Bảng 5: Tình hình huy động vốn của 3 chi nhánh Ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2017-2019) 35 Bảng 6: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2017 – 2019) 37 Bảng 7: Hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo năm 40 Bảng 8: Hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo chi nhánh 41 Bảng 9: Đánh giá việc thay đổi hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. 43
- iv DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Agribank CN Nam Thái Nguyên 25 Sơ đồ 2: Thuận lợi trong việc tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến) 44 Sơ đồ 3: Khó khăn trong việc tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến) 45 Sơ đồ 4: Giải pháp tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến) 46 Sơ đồ 5: Thuận lợi trong tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến) 47 Sơ đồ 6: Khó khăn trong việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến) 47 Sơ đồ 7: Giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến) 48 Sơ đồ 8: Thuận lợi trong việc tăng thu nhập từ hoạt động khác (% số ý kiến) 49 Sơ đồ 9: Khó khăn trong việc tăng nguồn thu từ hoạt động khác (% số ý kiến) 49 Sơ đồ 10: Giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động khác (% số ý kiến) 50 Sơ đồ 11: Thuận lợi trong việc tăng lượng vốn huy động (% số ý kiến) 51 Sơ đồ 12: Khó khăn trong việc huy động vốn (% số ý kiến) 52 Sơ đồ 13: Giải pháp tăng lượng vốn huy động (% số ý kiến) 53 Sơ đồ 14: Thuận lợi trong giảm chi phí cho hoạt động tín dụng (% số ý kiến) 54 Sơ đồ 15: Khó khăn trong giảm chi phí cho hoạt động tín dụng (% số ý kiến) 55 Sơ đồ 16: Giải pháp giảm chi phí cho hoạt động tín dụng (% số ý kiến) 55 Sơ đồ 17: Thuận lợi trong việc giảm chi phí cho các hoạt động khác (% số ý kiến) 56 Sơ đồ 18: Khó khăn trong giảm chi phí cho các hoạt động khác (% số ý kiến) 57 Sơ đồ 19: Giải pháp giảm chi phí cho hoạt động khác (% số ý kiến) 58
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iv MỤC LỤC v PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4 1. Mục tiêu 4 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 2.1. Ý nghĩa khoa học 4 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 3. Thời gian và địa điểm thực tập 5 4. Bố cục của đề tài: 5 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 1. Một số vấn đề về hiệu quả 6 1.1. Hiệu quả 6 1.1.1. Khái niệm: 6 1.1.2. Các loại hiệu quả 7 1.2. Hiệu quả kinh tế (EE) 9 1.3. Hiệu quả kỹ thuật (TE) 10 2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 13 II. PHÂN TÍCH CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 14 1. Các nghiên cứu quốc tế 14 PHẦN III:.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16 1. Đối tượng nghiên cứu 16
- vi 2. Không gian nghiên cứu 16 3. Thời gian nghiên cứu 16 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16 III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 1. Phương pháp thu thập số liệu 17 2. Phương pháp phân tích số liệu 17 3. Phương pháp thống kê 18 4. Chỉ số Malmquist 18 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 I. CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 23 1. Giới thiệu về các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên 23 2. Mô tả về cơ sở thực tập: Ngân hàng Agibank chi nhánh Nam Thái Nguyên 24 2.1. Quá trình hình thành và phát triển 24 2.2. Nhiệm vụ 24 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 25 2.3.1. Ban giám đốc 25 2.3.2. Các phòng ban 25 2.4. Khái quát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank Chi Nhánh Nam Thái Nguyên 28 2.5. Kết quả thực hiện của toàn Chi nhánh Agribank Nam Thái Nguyên năm 2019 30 II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 31 1. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh Ngân Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. 31 2. Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên 35 2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động 35 2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn 37
- vii 3. Phân tích hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo thời gian (năm) 40 4. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo chi nhánh 41 5. Phân tích SWOT đối với việc thay đổi hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên 42 6. Khảo sát nhân viên ngân hàng 43 PHẦN V: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 60 I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2020 60 1. Định hướng 60 1.1. Đối với các doanh nghiệp 60 1.2. Đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng 61 2. Mục tiêu 61 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 62 III.KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 64 IV.KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 I. Tiếng Việt 66 II. Tiếng Anh 66 III.Các tài liệu tham khảo từ internet 67
- 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu và là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển của nền kinh tế. Xu thế này đang dần bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trước xu thế đó, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì đòi hỏi phải có nhiều vốn để thực hiện mục tiêu phát triển đó. Do đó, sự phát triển của các tổ chức tín dụng mà đặc biệt là hệ thống ngân hàng sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế, góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo ở thành thị và nông thôn, từng bước làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, để có nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân, các tổ chức tín dụng cũng như hệ thống ngân hàng nói trên cần hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng không chỉ đơn thuần chỉ là hiệu quả về mặt kinh tế mà còn là hiệu quả xét về mặt xã hội, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế vùng. Cùng với sự phát triển nền kinh tế của cả nước, nền kinh tế thành phố Thái Nguyên ngày càng phát triển. Thành công này có sự góp phần của hệ thống ngân hàng trong đó có các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố. Sự có mặt của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không chỉ đơn thuần đáp ứng kịp thời vốn cho nền kinh tế của thành phố , phục vụ nền kinh tế phát triển cao hơn mà còn góp phần giúp đỡ đời sống của nhiều bà con vùng nông thôn được cải thiện, qua đó đã xóa bỏ dần nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn, tạo điều kiện tăng nguồn thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân ở độ tuổi lao động.
- 2 Ngày nay, hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày trở nên sôi nổi và quyết liệt hơn. Do đó, mục tiêu của các nhà quản trị ngân hàng cần phải làm gì để có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh, đồng thời hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ. Để hiệu quả kinh doanh ngày càng cao thì các hoạt động chủ yếu của ngân hàng như: tình hình huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn mà hoạt động chính là cho vay, mảng dịch vụ của ngân hàng phải hoạt động ngày càng có hiệu quả, từ đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp làm cho hiệu quả của toàn hệ thống tốt hơn. Cũng như những ngân hàng khác, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần thực hiện công việc phân tích hiệu quả hoạt động trên từng lĩnh vực hoạt động của mình. Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đồng thời có thể phát hiện ra những rủi ro để có biện pháp phòng ngừa kịp thời, góp phần nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng. Ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng, song các nghiên cứu có xu hướng tập trung nhiều hơn vào đánh giá hiệu quả nhưng hầu hết ở mức độ vi mô. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012) đã ứng dụng phương pháp bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra rằng phần lớn các ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả và việc tái cơ cấu ngân hàng hiện nay là cần thiết. Cụ thể : HQKT trung bình của 20 NHTM trong giai đoạn 2007-2010 là 76,7%, có nghĩa là để tạo ra sản lượng đầu ra như nhau thì các NHTM này chỉ sử được 76,7% đầu vào lãng phí 30,4 % đầu ra, kết quả cũng cho thấy HQKT của NHTM cổ phần cao hơn NHTM nhà nước ( 78,3% so với 63%) Như vậy, trong giai đoạn này NHTM cổ phần hoạt động có hiệu quả hơn. Điều này cho thấy, các NHTM cổ phần cạnh tranh hơn trong việc huy động vốn, quản trị rủi ro tốt hơn, mở thêm nhiều chi nhánh và độ tin cậy cao hơn. Nguyễn Minh
- 3 Sáng (2013) cũng đã áp dụng phương pháp phân tích DEA để phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các NHTM trên địa bàn TP. HCM vẫn chưa sử dụng tối đa các nguồn lực đầu vào như nguồn nhân lực, tài sản cố định và tiền gửi khách hàng và quy mô đầu ra của ngân hàng chưa tương xứng. Tác giả đã ứng dụng mô hình Tobit để định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng. Kết quả của ước lượng cho thấy vốn chủ sở hữu/tổng tài sản = -0,421 và nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng = 1,817 với mứ ý nghĩa 10% là hai yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM tại TPHCM. Nguyễn Thị Thu Thương (2017) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, kết quả về phân tích chỉ số MI cho thấy: Chỉ số MI giảm trung bình cho cả giai đoạn 2011-2015 là 0,9%. Cả hai chỉ số tiến bộ công nghệ và hiệu quả thuần đều có sự gia tăng nhẹ 0,5%. Song sự gia tăng này không đủ để bù đắp sự sút giảm trong HQKT 1,4%, do đó MI trong thời kỳ nghiên cứu vẫn bị giảm. MI của năm 2014 có sự giảm mạnh 51,9%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chỉ số thay đổi tiến bộ công nghệ chỉ là 47,7% trong khi đó thay đổi của HQKT là 1,008%. Sự thay đổi ngược chiều về xu hướng giữa hiệu quả kĩ thuật và tiến bộ công nghệ chỉ ra rằng giai đoạn này các ngân hàng thương mại quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả kĩ thuật. Kết quả này cho thấy tiến bộ công nghệ đóng vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và hệ thống đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của một tỉnh từ góc độ vi mô và vĩ mô. Việc áp dụng phương pháp DEA và chỉ số Malmquist để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở phạm vi không gian nghiên cứu của
- 4 một thành phố vẫn còn rất hạn chế. Do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu - Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. - Phân tích những điểm yếu/mạnh, cơ hội/thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Đây là đề tài có ý nghĩa nghiên cứu và thực tiễn, là tài liệu góp phần cung cấp thêm cái nhìn khái quát về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn - Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là nguồn tham khảo khách quan cho khách hàng, cho ngân hàng chi nhánh thành phố về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp: nguồn tài chính, huy động vốn, sử dụng vốn, hoạt động dịch vụ ngân hàng. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao và mở rộng hoạt động kinh doanh của từng lĩnh vực, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- 5 3. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian thực tập: từ ngày 10 tháng 01 năm 2020 đến ngày 10 tháng 05 năm 2020. - Địa điểm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Thái Nguyên 4. Bố cục của đề tài: Phần I: Mở đầu Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần III: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần V: Kết luận và khuyến nghị
- 6 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số vấn đề về hiệu quả 1.1. Hiệu quả 1.1.1. Khái niệm: Hiệu quả trong tiếng Anh gọi là: Efficiency. (Hiệu quả kinh doanh, TS. Vũ Trọng Nghĩa, Đại học Kinh tế quốc dân) - Hiệu quả xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô: Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó. Hiệu quả là không lãng phí. - Hiệu quả xét ở góc độ chung và doanh nghiệp: Hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Mối quan hệ tỉ lệ giữa chi phí kinh doanh phát sinh trong điều kiện thuận nhất và chi phí kinh doanh thực tế phát sinh được gọi là hiệu quả xét về mặt giá. Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Công thức: H = K/C Trong đó: H: Hiệu quả K: Kết quả đạt được C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
- 7 1.1.2. Các loại hiệu quả - Hiệu quả xã hôi, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh - Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và kinh doanh trên từng lĩnh vực - Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn Hiệu quả xã hội - Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. - Các mục tiêu xã hội đạt càng cao càng tốt: Giải quyết công ăn, việc làm Xây dựng cơ sở hạ tầng Nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động Đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiệu quả kinh tế - Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kì nào đó. - Các mục tiêu kinh tế đạt càng cao càng tốt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân; Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy và thường được nghiên cứu ở giác độ quản lí vĩ mô. Hiệu quả kinh tế - xã hội - Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
- 8 - Các mục tiêu kinh tế - xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm quốc nộ Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân Giải quyết công ăn, việc làm - Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô. Hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả kinh doanh phạm là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chỉ xem xét ở các doanh nghiệp kinh doanh. Hiệu quả đầu tư - Hiệu quả đầu tư là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đầu tư xác định. Hiệu quả đầu tư gắn với hoạt động đầu tư cụ thể. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp - Phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận của nó; - Đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn doanh nghiệp trong một thời kì xác định. Hiệu quả ở từng lĩnh vực - Phản ánh trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể theo mục tiêu đã xác định; - Hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt cụ thể. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn - Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn:
- 9 Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn như: tuần, tháng, quí, năm, vài năm - Hiệu quả kinh doanh dài hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá trong từng khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Mối quan hệ biện chứng giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: Vừa có quan hệ biện chứng với nhau, và có thể mâu thuẫn nhau Chỉ có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh dài hạn Nếu xuất hiện mâu thuẫn thì chỉ có hiệu quả kinh doanh dài hạn phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Hiệu quả kinh tế (EE) Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực ( nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kì nào đó. (Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân ) Hiệu quả kinh tế là phạm trù phải được quan tâm nghiên cứu ở các hai góc độ vĩ mô và vi mô. Cũng vì vậy, nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, có: - Hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân - Hiệu quả kinh tế ngành - Hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ - Hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế
- 10 Do có nhiều quan niệm khác nhau về công thức tính định nghĩa hiệu quả kinh tế nên ở phương diện lý thuyết cũng như thực tế cũng có thể có nhiều cách biểu hiện cụ thể khác nhau, có thể sử dụng hai công thức đánh giá hiệu quả phản ánh tính hiệu quả xét trên phương diện giá trị dưới đây: Tính hiệu quả kinh tế (H) (theo chi phí tài chính) Với QG là sản lượng tính bằng giá trị và CTC là chi phí tài chính. Tính hiệu quả kinh tế (H) (theo chi phí kinh doanh ) Với CTT là chi phí kinh doanh thực tế và CPĐ là chi phí kinh doanh “phải đạt”. 1.3. Hiệu quả kỹ thuật (TE) Trong mô hình của Farrell, hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra mức sản lượng cao nhất tại một mức sử dụng đầu vào và công nghệ hiện có của một hộ sản xuất. Hướng tiếp cận biên được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về ứng dụng trong sản xuất và lý thuyết trong những năm qua. Có 2 phương pháp tiếp cận chủ yếu được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật là: phương pháp tham số (parametric methods) và phương pháp phi tham số (non-parametric methods) (Quan Minh Nhựt, 2012) - Phương pháp phi tham số dựa vào kỹ thuật chương trình tuyến tính toán học (mathematical linear progamming) để ước lượng cận biên sản xuất. Phương pháp này được các nhà nghiên cứu sử dụng với tên gọi phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (data envelopment analysis – DEA.) Phương pháp DEA xây dựng đường biên sản xuất dựa vào số liệu thu thập của mẫu nghiên
- 11 cứu bằng công cụ lập trình toán học tuyến tính . Mức hiệu quả đươc đo lường dưa trên so sánh tương đối với đường biên này (Coelli, 2005). (Quan Minh Nhựt, 2012) - Phương pháp tham số: về góc độ kỹ thuật, SFA là phương trình có chứa tham số, thiết lập mô hình hiệu năng sản xuất, có hai sai số là sai số thống kê với phân phối chuẩn và sai số khác liên quan đến tính không hiệu quả kỹ thuật với phân phối khác ( bán chuẩn, grama, ) (Quan Minh Nhựt, 2012) Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả kỹ thuật còn có thể sử dụng chỉ số năng suất Malmquist (MI): - Khi xem xét về phân tích xu hướng thời gian, hầu hết các học giả đều có xu hướng xem hiệu quả là năng suất tổng hợp (TFP) và sử dụng hàm khoảng cách (Shephard, 1970) để đo lường sự thay đổi năng suất (hoặc hiệu quả). Caves et al. (1982) đã áp dụng các chỉ số năng suất từ hàm khoảng cách của Shephard để làm khung lý thuyết cho việc đo lường năng suất và sự thay đổi của nó mà sau này trở thành phương pháp tiếp cận chỉ số năng suất Malmquist. Trong ngành ngân hàng, cách tiếp cận này được áp dụng rộng rãi để tính toán những thay đổi về công nghệ và tăng năng suất, bao gồm: ( Berg et al. (1992), Berger and Mester (1997), Grifell-Tatje and Lovell (1997)) - Chỉ số Malmquist (MI) sử dụng dể xác định sự khác biệt hiệu quả giữa hai đơn vị hoặc một đơn vị trong hai khoảng thời gian. Để ước tính thay đổi HQKT và thay đổi tiến bộ công nghệ trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ sổ Malmquist phân tích dựa trên tỷ lệ của các sản lượng đầu ra. Chỉ số Malmquist cho phép so sánh hiệu quả giữa các thời kỳ khác nhau. - Trong phương pháp DEA, việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật được thực hiện dựa trên một đường giới hạn (frontier) xác định, và do đó, so sánh hiệu quả giữa hai giai đoạn dựa trên hai đường giới hạn khác nhau là rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu quy về cùng một gốc tọa độ thì vấn đề trở nên đơn
- 12 giản hơn với sự giúp đỡ của các hàm khoảng cách (distance functions) 2. Fare và đồng sự (1994) đưa ra mô hình xác định mức thay đổi của năng suất tổng hợp theo thời gian trong đó một DMU ( đơn vị ra quyết định) bất kỳ sẽ được nghiên cứu tại hai thời điểm khác nhau t và t+1 (tương ứng với hai đường frontier khác nhau tại hai thời điểm t và t+1) rồi so sánh sự thay đổi về năng suất tổng hợp của DMU đó. ( Ngô Đăng Thành, 2012) - Cụ thể, trong điều kiện hiệu quả không đổi theo quy mô, chỉ số Malmquist TFP của DMU A tại thời điểm t (điểm At) so với thời điểm t+1 (At+1) có thể được tính toán theo trung bình nhân (geometric mean) của hai chỉ số Malmquist đầu ra (output-based Malmquist index): chỉ số thứ nhất lấy đường giới hạn tại thời điểm t làm cơ sở tính toán, chỉ số thứ hai lấy đường giới hạn thời điểm t+1 làm cơ sở tính toán. ( Ngô Đăng Thành, 2012) Nếu áp dụng cho trường hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô, ta có: Một cách tổng quát: TFPCH = (PECH × SECH) × [TECHCH] Trong đó: TFPCH: Mức thay đổi của năng suất tổng hợp EFCH: Mức thay đổi của hiệu quả kỹ thuật PECH: Mức thay đổi của hiệu quả kỹ thuật thuần TECHCH: Mức thay đổi của công nghệ SECH: Mức thay đổi của hiệu quả nhờ quy mô
- 13 Như vậy, khi M0 hay TFPCH > 1, năng suất tổng hợp của DMU A đã có sự gia tăng tại thời điểm t+1 so với tại thời điểm t. Nếu M0< 1, ta nói năng suất tổng hợp của DMU A bị suy giảm trong gian đoạn từ t đến t+1. 2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng bao gồm ( Nguyễn Việt Hùng, 2008): a. Phân tích doanh thu Tỉ lệ từng khoản mục doanh thu: b. Phân tích chi phí của ngân hàng Tỷ lệ từng khoản mục chi phí: c. Phân tích lợi nhuận của ngân hàng - Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS- Return on sale) - Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ( ROA-Return on assets) - Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ( ROE-Retun on Equity) - Đòn bảy tài chính d. Phân tích hiệu quả kỹ thuật
- 14 Sử dụng chỉ số Malmquist đó là các chỉ số phản ánh sự thay đổi của các độ đo hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ, hiệu quả thuần, hiệu quả quy mô và năng suất nhân tố tổng hợp: TFPCH = (PECH × SECH) × [TECHCH] Trong đó: - TFPCH: đánh giá mức thay đổi của năng suất tổng hợp - EFCH: đánh giá mức thay đổi của hiệu quả kỹ thuật - PECH: đánh giá mức thay đổi của hiệu quả kỹ thuật thuần - TECHCH: đánh giá mức thay đổi của công nghệ - SECH: đánh giá mức thay đổi của hiệu quả nhờ quy mô e. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: - TE: hiệu quả kĩ thuật - ROA: tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế trên bình quân tổng giá trị tài sản, tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nbghiệp. Theo đó, tỷ lệ này càng lớn sẽ cho chỉ số hiệu quả cao hơn. - NPL: nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, nếu tỷ lệ này cao có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng phá sản. - LN(A): logarit tự nhiên của tổng tài sản - GDPCAP: GDP trên một đầu nguời trong thời kì nghiên cứu - UNEMPL: tỉ lệ thất nghiệp - ENNUM: Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn II. PHÂN TÍCH CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1. Các nghiên cứu quốc tế Halkos and Salamouris (2004) sử dụng số liệu panel data đã phân tích hiệu quả chi phí của 16 ngân hàng thương mại Hy Lạp trong giai đoạn 2000-
- 15 2004 . Tác giả sử dụng phương pháp DEA hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất tác giả sử dụng DEA để đánh giá HQKT, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân bổ, Giai đoạn thứ hai tác giả sử dụng mô hình Tobit để ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài và bên trong đến hiệu quả của ngân hàng. Kết quả thu được ở giai đoạn 1: kết quả phân tích DEA chỉ ra rằng các ngân hàng cổ phần của Hy Lạp có thể tăng hiệu quả chi phí lên trung bình 17,7%, ngoài ra phi hiệu quả phân bổ luôn cao hơn phi HQKT. Giai đoạn 2: Các nghiên cứu trong nước Nguyễn Việt Hùng (2008) sử dụng phương pháp DEA đo lường hiệu quả hoạt động 32 NHTM Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 với ba biến đầu vào gồm chi phí trả lương cho nhân viên, tổng vốn huy động, biến đầu ra bao gồm thu từ lãi và thu ngoài lãi. Tác giả sử dụng phương pháp DEA kết hợp chỉ số Malmquist với mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, sau đó hồi quy với Tobit, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: Ở mức ý nghĩa thống kê 1%, tỷ lệ tiền gửi - cho vay (DLR = -0,0517) có ảnh hưởng âm đến hiệu quả kỹ thuật ước lượng được. Điều này có nghĩa là nếu các ngân hàng sử dụng tốt nguồn vốn huy động thì có thể sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, hệ số ước lượng được của biến cho vay so với tổng tài sản có (LOANTA = -0,1434) ước lượng được ở mức ý nghĩa 1%, kết quả này cho thấy không phải ngân hàng cho vay càng nhiều thì lại hiệu quả càng cao, kết quả hệ số ước lượng được của biến NPL = -0,2661 (nợ quá hạn/ tổng dư nợ cho vay) là âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% điều này cho ta thấy rằng nếu các ngân hàng sử dụng không tốt nguồn vốn huy động được và cho vay chạy theo doanh số thì nguy cơ nợ xấu sẽ tăng và làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, và một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM trong giai đoạn đó.
- 16 PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố đầu ra, đầu vào cũng những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Đối tượng điều tra: 3 chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 2. Không gian nghiên cứu Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được thực hiện với số liệu thu thập tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 3. Thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2019. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tình hình hoạt động của ngân hàng Agribank Chi nhánh Nam Thái Nguyên: Hoạt động huy động vốn: xem xét tình hình biến động nguồn vốn , sau đó phân tích tình hình huy động vốn thông qua các chỉ số tài chính. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng mà chính yếu là hoạt động tín dụng: trước hết là tình hình phân bổ nguồn vốn vào các tài sản, sau đó là tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp thông qua các doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và một số chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
- 17 Khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng và các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động: dựa vào chỉ số MI để đánh giá: Thay đổi tiến bộ công nghệ Thay đổi hiệu quả thuần Thay đổi hiệu quả quy mô Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp Từ đó đưa ra yếu tố ảnh hưởng lớn nhất để làm cơ sở đề xuất phương pháp gia tăng hiệu quả kinh tế. - Đưa ra các điểm mạnh/điểm yếu, cơ hội/ thách thức đối với việc thay đổi hiệu quả của ngân hàng. - Đề xuất các biện pháp gia tăng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: Quan sát, trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lí tại ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên, và một số chi nhánh khác trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Số liệu thứ cấp: số liệu của các chi nhánh ngân hàng Agribank : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cùng các tài liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác như: sách, báo, tạp chí, internet, truyền hình, chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên các khóa trước có liên quan đến ngân hàng. 2. Phương pháp phân tích số liệu Để phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tác giả sử
- 18 dụng nguồn lực của các chi nhánh theo phương pháp phân tích phi tham số với sự trợ giúp của phần mềm DEAP 2.1, sử dụng chỉ số Malmquist để phân tích hiệu quả kỹ thuật của các chi nhánh ngân hàng. 3. Phương pháp thống kê Các số liệu được thống kê giữa các năm để từ đó so sánh và đánh giá. 4. Chỉ số Malmquist Chỉ số Malmquist (MI) sử dụng dể xác định sự khác biệt hiệu quả giữa hai đơn vị hoặc một đơn vị trong hai khoảng thời gian. Để ước tính thay đổi HQKT và thay đổi tiến bộ công nghệ trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số Malmquist phân tích dựa trên tỷ lệ của các sản lượng đầu ra. Chỉ số thay đổi TFP – Malmquist đo lường sự thay đổi của tổng đầu ra so với đầu vào. Giả định rằng tương ứng với mỗi thời kỳ t = 1, , T có công nghệ sản xuất Ht biểu thị cách kết hợp tất cả đầu ra yt có thể được sản suất bằng cách sử dụng đầu vào xt, nghĩa là: Ht = [(xt , yt) : xt có thể sản xuất yt] Giả định rằng Ht thoả mãn một số tiêu chuẩn nhất định để xác định hàm khoảng cách đầu ra. Hàm khoảng cách đầu ra được xác định theo Ht trong thời kỳ t như sau: Hàm khoảng cách khi và chỉ khi (x , y) H. Hơn nữa khi và chỉ khi (x , y) nằm trong biên của công nghệ. Để xác định chỉ số Malmquist, chúng ta cần mô tả bốn hàm khoảng cách như sau: và tương ứng là hàm khoảng cách theo đó các điểm sản xuất được so sánh với công nghệ biên tại thời điểm t và t+1. và là hàm khoảng cách đầu ra theo đó điểm sản xuất được so sánh với công nghệ biên tại các thời điểm khác nhau.
- 19 Theo Caves, Christensen và Diewert (1982), chỉ số năng suất Malmquist theo đầu ra được xác định như sau: Trong đó đo sự thay đổi năng suất bắt nguồn từ sự thay đổi trong HQKT trong thời kỳ t tới t+1 với công nghệ thời kỳ t+1 được cho như sau: Để tránh chọn ngưỡng chuẩn một cách tuỳ tiện, chỉ số thay đổi năng suất Malmquist theo đầu ra là giá trị trung bình nhân của hai loại chỉ số năng suất Malmquist ở trên (Fare & cộng sự, 1994): Chỉ số thay đổi năng suất Malmquist theo đầu ra có thể được phân rã thành: Trong đó, số hạng thứ nhất ở vế phải đo sự thay đổi hiệu quả tương đối giữa năm t và t+1 trong điều kiện hiệu quả không đổi theo quy mô. Số hạng thứ hai ở vế phải thể hiện chỉ số thay đổi kỹ thuật, tức là sự thay đổi công nghệ biên giữa hai thời kỳ t và t+1 được đánh giá tại xt và xt+1, như vậy ta có:
- 20 Tăng năng suất sẽ biểu thị bằng chỉ số Malmquist lớn hơn 1. Năng suất giảm sẽ gắn với việc chỉ số Malmquist nhỏ hơn 1. Ngoài ra, việc tăng lên trong mỗi bộ phận của chỉ số Malmquist sẽ dẫn tới việc giá trị của bộ phận đó lớn hơn 1. Theo định nghĩa, tích số của thay đổi hiệu quả và thay đổi kỹ thuật sẽ bằng chỉ số Malmquist, những thành phần này có thể thay đổi ngược chiều nhau. HQKT được phân rã thành hiệu quả theo quy mô và HQKT thuần. Do giả định hiệu quả theo quy mô không đổi-CRS chỉ phù hợp khi tất cảcác ngân hàng trong mẫu đang hoạt động ở một quy mô tối ưu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng các ngân hàng hoạt động không ở mức quy mô tối ưu. Ngoài chỉ tiêu CRS, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả theo quy mô khác bao gồm: hiệu quả biến đổi theo quy mô - VRS, hiệu quả tăng dần theo quy mô-IRS, và hiệu quả giảm dần theo quy mô-DRS. Nếu không có những khác biệt về môi trường kinh doanh và các sai số trong việc xác định các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra, tính không hiệu quả về kỹ thuật thuần của một ngân hàng nào đó sẽ phản ánh sự khác biệt so với ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất. Do đó, kết quả của phân tích bao dữ liệu DEA bao gồm: mức hiệu quả theo quy mô của mỗi ngân hàng, HQKT thuần, HQKT toàn bộ và xác định mức chuẩn thực tế hoạt động tốt nhất trong đánh giá hiệu quả ngân hàng. Đặc điểm nổi bật trong hoạt động của ngành ngân hàng đó là ngành dịch vụ có nhiều đầu vào và nhiều đầu ra, bởi vậy điều quan tâm đó là làm thế nào chỉ định được các đầu ra và các đầu vào của các ngân hàng một cách hợp lý. Trên thực tế hiện nay cho thấy cũng chưa có một lý thuyết hoặc một định nghĩa nào hoàn chỉnh, rõ ràng về việc xác định các đầu vào và đầu ra của ngân hàng. Theo cách tiếp cận trung gian: dựa trên quan điểm cho rằng các ngân hàng là các tổ chức tài chính huy động và phân bổ các nguồn vốn cho
- 21 vay và các tài sản khác; nghiên cứu này xem các khoản tiền gửi được coi như là đầu vào (X1) và chi trả lãi cho hoạt động tín dụng (X2) và chi phí cho các hoạt động khác trong đó có chi phí cho nhân viên (X3) là một bộ phận của tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Các biến đầu ra bao gồm: lượng tiền cho vay (Y1), thu nhập từ hoạt động tín dụng (Y2); thu nhập từ hoạt động khác (Y3) (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Kao and Liu, 2009; Paradi et al., 2011; Eken and Kale, 2011; Ngô Đăng Thành, 2012) Bảng 1: Thống kê mô tả cho các biến đầu vào và đầu ra Đơn vị tính: triệu đồng Trung Độ lệch Biến Nhỏ nhất Lớn nhất bình chuẩn Lượng tiền cho vay 6.338,759 6.071,09 1.132,85 18.244,65 Đầu Thu nhập từ hoạt động tín 2.549,654 3.246,69 207,54 7.249,93 ra dụng Thu nhập từ hoạt động khác 117,0782 129,0272 21,488 314,53 Lượng vốn huy động 7.153,895 5.611,98 1.464,117 15.884,08 Chi phí cho hoạt động tín Đầu 2.144,68 2.904,249 116,578 6.226,54 dụng vào Chi phí cho các hoạt động 406,2094 474,6627 64,41 1.132,85 khác Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Bảng 1 trình bày các mô tả thống kê đối với các biến đầu vào và đầu ra được lựa chọn đưa vào nghiên cứu, số quan sát là 9 quan sát. Số liệu ở bảng 1 bao gồm các số liệu trong 3 năm từ năm 2017-2019 của 3 chi nhánh Ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.
- 22 Lượng tiền cho vay ở đây là tiền cho các cá nhân và tổ chức vay, dựa theo mục đích sử dụng tiền vay có 2 loại là cho vay tiêu dùng và cho vay để kinh doanh; dựa vào thời hạn cho vay có cho vay ngắn hạn, cho vay trung – dài hạn; dựa vào hình thức vay có cho vay cầm cố, thế chấp Thu nhập từ hoạt động tín dụng tạo ra từ lãi suất cho vay của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động khác bao gồm: thu nợ đã XLRR, thu lãi nợ đã XLRR, thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác Lượng vốn huy động của ngân hàng có được từ tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và tiền gửi tiết kiệm dân cư, phát hành công cụ nợ như kỳ phiếu, trái phiếu, séc vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng Trung ương Ngoài nguồn vốn ban đầu tự có của ngân hàng thì nguồn vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng đầu tư, cho vay để thu lợi nhuận, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng kinh doanh và nếu nguồn vốn huy động càng lớn sẽ chứng minh rằng quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật của ngân hàng hiện đại. Chi phí cho hoạt động tín dụng bao gồm: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền kí quỹ, trả lãi tiền vay Chi phí cho các hoạt động khác bao gồm: chi phí chi nộp thuế và các khoản lệ phí, chi phí cho nhân viên, chi cho các hoạt động quản lý và công vụ, chi về tài sản, chi phí khác. Theo như bảng ta thấy, lượng tiền cho vay thấp hơn lượng vốn huy động được khoảng 815 triệu đồng, hoạt động tín dụng có đem lại lại nhuận là khoảng 404 triệu đồng, và chi phí cho các hoạt động khác lớn hơn khoảng 3,5 lần so với thu nhập.
- 23 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN I. CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 1. Giới thiệu về các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên Bảng 2: Các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn TP Thái Nguyên Ngành nghề STT Tên chi nhánh Địa chỉ chính SN10, Đường Cách Ngân hàng Agribank chi Mạng Tháng 8, Tp Hoạt động trung 1 nhánh Nam Thái Nguyên Thái Nguyên, Thái gian tiền tệ. Nguyên SN 279, đường Ngân hàng Agribank chi Thống Nhất, TP Thái Hoạt động trung 2 nhánh Tỉnh Thái Nguyên Nguyên, Tỉnh Thái gian tiền tệ. Nguyên SN138, Hoàng Văn Ngân hàng Agribank chi Thụ, TP Thái Hoạt động trung 3 nhánh Sông Cầu Nguyên, Tỉnh Thái gian tiền tệ. Nguyên Nguồn: Tổng hợp của tác giả 1. Ngoài ra, ngành nghề kinh doanh của các chi nhánh còn có: Hoạt động trung gian tiền tệ khác Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
- 24 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh 2. Mô tả về cơ sở thực tập: Ngân hàng Agibank chi nhánh Nam Thái Nguyên 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Từ ngày 1/10/2019, Agribank quyết định thành lập Agribank Chi nhánh Nam Thái Nguyên (chi nhánh cấp 1, trực thuộc trụ sở chính Agribank) trên cơ sở nâng cấp từ Agribank Chi nhánh Thành phố Thái Nguyên. Agribank Chi nhánh Nam Thái Nguyên quản lý 3 chi nhánh tại: T.X Phổ Yên, T.P Sông Công và huyện Phú Bình. Ngành nghề: Ngân hàng Thể loại: Nông nghiệp, nông thôn Sản phẩm: Dịch vụ tài chính Số lượng nhân viên: 73 cán bộ Địa chỉ: SN10, Đường Cách Mạng Tháng 8, Tp Thái Nguyên, Thái Nguyên 2.2. Nhiệm vụ - Huy động tiền gửi: Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn: tiền gửi thanh toán của các tổ chức, các nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo quy định chung. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ. - Thanh toán bằng VND và Ngoại tệ gồm các dịch vụ: thanh toán chuyển tiền điện tử trong cả nước, thanh toán biên giới, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, TELEX - Thực hiện mua bán giao ngay, có kì hạn, hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh với các thủ tục đơn giản nhanh gọn nhẹ, tỷ giá phù hợp.
- 25 - Cung ứng các dịch vụ như: Chi trả lương cho doanh nghiệp, chuyển tiền nhanh, thu tiền tại gia - Các dịch vụ khác của ngân hàng hiện đại 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Ngân hàng Agribank áp dụng mô hình quản lý trực tuyến. Ban giám đốc của ngân hàng quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua việc quản lý tất cả các phòng ban. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Agribank CN Nam Thái Nguyên 2.3.1. Ban giám đốc Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc là người trực tiếp ra quyết định kinh doanh, kí văn bản và các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, mặt khác Giám đốc cũng có thể ủy quyền cho Phó giám đốc ký duyệt một số văn bản, chứng từ liên quan đến hoạt động của đơn vị mình trong một phạm vi nhất định. 2.3.2. Các phòng ban Các phòng ban thuộc ngân hàng: Phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kế toán ngân quỹ, phòng tổng hợp, phòng kiểm soát nội bộ, phòng dịch vụ.
- 26 Các phòng ban có mối quan hệ tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành tốt các công việc được giao và cùng nhau phát triển. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chung trong phạm vi quản lý của mình. Các phòng ban trực tiếp kinh doanh, đồng thời thực hiện các chức năng quản lý điều hành, tham mưu với giám đốc về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cập nhật mọi số liệu tin tức giúp cho việc kiểm soát hoạt động của chi nhánh sao cho tốt nhất. a. Phòng kế hoạch kinh doanh Chức năng nhiệm vụ của phòng kế hoạch kinh doanh: - Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn từ các hộ gia đình, các khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ( nội tệ và ngoại tệ) đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước kể cả các hộ dân cư. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh thanh toán quốc tế, bảo lãnh thanh toán bằng L/C, thực hiện đầu tư các dự án - Nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong phạm vi tín dụng và đề xuất các biện pháp huy động vốn, mức lãi suất cho vay phù hợp với các nhu cầu kinh tế. - Thực hiện báo cáo chuyên đề cũng như báo cáo thường kì theo yêu cầu của chi nhánh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao cho b. Phòng kế toán ngân quỹ Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán ngân quỹ: - Phòng kế toán ngân quỹ được tổ chức thành các bộ phận giao dịch với khách hàng như : bộ phận kế toán tổng hợp, bộ phận thông tin điện toán, bộ phận ngân quỹ, bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng. - Tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hạch toán kế toán theo nguyên tắc chung và theo quy định của ngân hàng.
- 27 - Tổ chức hạch toán, phân tích tổng hợp các loại tài khoản như: tài khoản nguồn vốn, tài khoản sử dụng vốn, tài khoản thanh toán hạch toán theo chế độ báo cáo sổ sách, theo dõi tiền gửi, tiền vay của khách hàng, thu phí các dịch vụ - Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ chi tiền mặt, vận chuyển tiền và quản lý an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định. - Thực hiện các báo cáo chuyên đề cũng như báo cáo thường kì theo yêu cầu của chi nhánh. - Thực hiện các nghiệp vụ khác được Giám đốc giao phó. c. Phòng tổng hợp Chức năng nhiệm vụ của phòng tổng hợp: - Đảm nhận các nhiệm vụ hành chính và các nhiệm vụ tuyển mộ, đào tạo cán bộ công nhiên viên. - Các nhiệm vu hành chính bao gồm: xây dựng công tác tháng, quý, năm; lưu trữ các văn bản pháp luật, văn bản định chế; trực tiếp quản lý các con dấu; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nhiệm vụ tổ chức, đào tạo, xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân viên, - Thực hiện các báo cáo chuyên đề cũng như báo cáo thường kì theo yêu cầu của chi nhánh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao phó. d. Phòng kiểm soát nội bộ Chức năng nhiệm vụ của phòng kiểm tra nội bộ: - Tiến hành các công tác điều hành, kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động tiền tệ, hoạt động tín dụng, các dịch vụ khác của ngân hàng.
- 28 - Giám sát kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh. - Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán - Giải quyết các đơn thư, khiếu nại liên quan đến hoạt động của chi nhánh, các phòng giao dịch trong phạm vi quyền hạn của mình. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao phó. e. Phòng dịch vụ và marketing Chức năng nhiệm vụ của phòng dịch vụ và marketing - Cung ứng các sản phẩm dịch vụ: phát hành thẻ ATM, xử lý tra soát khiếu nại thẻ, đăng ký các dịch vụ, đăng ký điện tử, bán bảo hiểm ô tô xe máy - Thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh cho ngân hàng, chăm sóc khách hàng - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao phó. 2.4. Khái quát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank Chi Nhánh Nam Thái Nguyên - Nghiệp vụ tín dụng đầu tư: một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM nói chung, là hoạt động sử dụng vốn chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Thái Nguyên đặc biệt chú ý đến nâng cao chất lượng công tác tín dụng. - Nghiệp vụ huy động vốn: chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại, nó quyết định sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn từ các thành phần kinh tế bằng nhiều phương thức như: Nhận tiền
- 29 gửi của các tổ chức cá nhân và các Tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của NHNN - Nghiệp vụ thanh toán: loại nghiệp vụ mang tính dịch vụ, nó cung cấp cho khách hàng một số tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng được nhanh chóng nhằm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ. - Các nghiệp vụ khác: Nghiệp vụ bảo lãnh: cho các doanh nghiệp khi có yêu cầu. Bảo lãnh được gọi là tín dụng chữ ký, trong đó ngân hàng thương mại đưa ra những cam kết thanh toán có điều kiện dành cho những khách hàng của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng về ngân quỹ như khi được ngân hàng cho vay bằng tiền. Hiện nay ngân hàng đang được thực hiện bảo lãnh dưới hình thức tín dụng chứng từ. Nghiệp vụ ngoại bảng: đây là nghiệp vụ mang tính chất dịch vụ, không dùng đến vốn và thường tạo ra lợi nhuận từ việc thu phí dịch vụ. Tuy lợi nhuận tạo ra từ những nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng chưa cao, nhưng những hoạt động này tạo điều kiện củng cố, mở rộng phát triển mối quan hệ với khách hàng, làm tăng uy tín của ngân hàng, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ. Nghiệp vụ thu hộ, chi hộ: xuất phát từ yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng trực tiếp đưa nhân viên của mình tham gia công tác thu chi tiền mặt tại đơn vị, phí hoạt động được thanh toán theo thỏa thuận giữa hai bên. Để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn các nhân viên luôn coi trọng thái độ cũng như hiệu quả từ việc phục vụ khách hàng, luôn cố gắng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, địa bàn hoạt động mở rộng, phát triển lâu dài.
- 30 2.5. Kết quả thực hiện của toàn Chi nhánh Agribank Nam Thái Nguyên năm 2019 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 của Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên . Đơn vị tính: triệu đồng 2019/2018 Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 +/- +/- % Tổng nguồn vốn huy động 5.400.300 6.349.700 949.400 17,6 Tổng dư nợ 4.278.700 4.580.700 302 7,1 Nợ xấu nội bảng 14.863 16.417 1.554 10,4 Tổng thu dịch vụ 16.611 20.231 3.620 21,8 Nguồn: Số liệu báo cáo Agribank Nam Thái Nguyên năm 2019 - Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2019: 6.349,7 tỷ đồng, tăng 949,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 17,6% so với năm 2018; đạt 103,7% kế hoạch năm 2019 được giao. Nguồn vốn bình quân/ 1 cán bộ đạt 37,8 tỷ đồng, tăng 4,2 tỷ đồng tỷ lệ tăng 12,5% so với năm 2018. - Tổng dư nợ đến 31/12/2019 đạt 4.580,7 ỷ đồng, tăng so với 31/12/2018: 302 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,1% đạt 96,8% kế hoạch năm 2019. Dư nợ bình quân/ 1 cán bộ đạt 27,26 tỷ đồng; tăng 534 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 2%. - Nợ xấu nội bảng: 16.417 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,36%/ tổng dư nợ; tăng so với đầu năm 1.554 triệu đồng. Cao hơn so với kế hoạch trụ ở chính giao 0.04%. - Thu nợ đã XLRR: 20.227 triệu đồng, đạt 219% kế hoạch trụ sở chính giao, trong đó thu nợ gốc: 18.607 triệu đồng, thu lãi XLRR đạt 1.620 triệu đồng.
- 31 - Tổng thu dịch vụ đạt: 20.231 triệu đồng, tăng so với năm trước 3.620 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,8%; đạt 101% kế hoạch 2019. - Thu nhập cho người lao động tăng so vơi năm 2019. Bình quân toàn chi nhánh đạt 7,8 tháng lương năng suất. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Ban Giám Đốc Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên đã bám sát, triển khai kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và Agribank, chủ động, linh hoạt trong điều hành và đề ra các biện pháp thực hiện khả thi, phù hợp với điều kiện kinh doanh và quản trị điều hành của đơn vị, kết quả năm 2019 hoạt động của đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực, có sự tăng trưởng về quy mô, hoạt động của Chi nhánh đảm bảo an toàn hiệu quả. II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 1. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh Ngân Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Doanh thu cao và tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng đền hàng đầu của các NHTM và các chi nhánh Ngân hàng Agribank Thái Nguyên cũng không ngoại lệ.
- 32 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của 3 chi nhánh Ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2017-2019). Đơn vị tính: triệu đồng Tên chi Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu nhánh 2017 2018 2019 +/- +/- % +/- +/- % CN 1 417.613 504.877 638.983 87.264 20,9 134.106 26,6 Tổng CN 2 603.307 717.333 854.224 114.026 18.9 136.891 19.1 doanh thu CN 3 65.587 83.909 89.3 18.322 27.9 5.391 6.4 CN 1 388.901 467.368 586.905 78.467 20,2 119.537 25,6 Thu từ lãi CN 2 568.968 675.408 796.243 106.44 18.7 120.835 17.9 cho vay CN 3 41.738 59.436 62.136 17.698 42.4 2.7 4.5 Thu khác CN 1 5.226 6.323 7.580 1.097 21,0 1.257 19,9 về hoạt CN 2 8.338 9.034 10.989 0.696 8.3 1.955 21.6 động tín dụng CN 3 7.926 8.284 9.397 0.358 4.5 1.113 13.4 CN 1 23.486 31.186 44.498 7.700 32,8 13.312 42,7 Thu ngoài CN 2 26.001 32.891 46.992 6.89 26.5 14.101 42.9 lãi CN 3 15.923 16.189 17.767 0.266 1.7 1.578 9.7 CN 1 307.098 360.084 447.728 52.986 17,3 87.644 24,3 Tổng chi CN 2 497.098 597.154 690.836 100.056 20.1 93.682 15.7 phí CN 3 38.549 53.822 53.677 15.273 39.6 -0.145 -0.3 CN 1 217.622 263.538 331.400 45.916 21,1 67.862 25,8 Chi trả lãi CN 2 396.452 488.032 562.167 91.58 23.1 74.135 15.2 tiền gửi CN 3 26.984 32.293 34.89 5.309 19.7 2.597 8.0 Chi khác CN 1 3.813 6.305 8.791 2.492 65,4 2.486 39,4
- 33 cho hoạt CN 2 5.023 8.228 9.124 3.205 63.8 0.896 10.9 động huy động vốn CN 3 6.939 13.456 10.199 6.517 93.9 -3.257 -24.2 CN 1 85.663 90.241 107.537 4.578 5,3 17.296 19,2 Chi phí CN 2 95.623 100.894 119.545 5.271 5.5 18.651 18.5 ngoài lãi CN 3 4.626 8.073 8.588 3.447 74.5 0.515 6.4 CN 1 110.515 144.793 191.255 34.278 31,0 46.462 32,1 Lợi CN 2 106.209 120.179 163.388 13.97 13.2 43.209 36.0 nhuận CN 3 27.038 30.087 35.623 3.049 11.3 5.536 18.4 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Chú thích: CN 1 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên), CN 2 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên), CN 3 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Sông Cầu). Từ kết quả của bảng 4 ta thấy, về Ngân hàng Agribank Chi nhánh Nam Thái Nguyên, doanh thu của ngân hàng tăng lên hàng năm, năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 là 26,6% cụ thể khoảng 134 tỷ đồng. Doanh thu tăng lên là do tăng thu từ các hoạt động tín dụng ( bao gồm: thu từ lãi cho vay và thu lãi tiền gửi) và tăng thu ngoài lãi ( bao gồm: thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác ). Kéo theo việc doanh thu tăng lên là chi phí cũng tăng, chi phí năm 2018 tăng 17,3% so với năm 2017, năm 2019 tăng 24,3% so với năm 2019 cụ thể khoảng 87 tỷ đồng. Chi trả lãi tiền gửi năm 2019 tăng gấp 25,8% so với năm 2018, cụ thể là khoảng 67 tỷ đồng. Chi phí ngoài lãi bao gồm: chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động kinh doanh, chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí, chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công cụ, chi phí dự phòng, chi phi khác năm 2019 cũng tăng 19,2% so với năm 2018 cụ thể là khoảng 17 tỷ đồng.
- 34 Cuối cùng, việc tăng lên của doanh thu và chi phí vẫn đảm bảo cho lợi nhuận tăng qua các năm, năm 2018 tăng hơn năm 2017 là 31% cụ thể là khoảng 34 tỷ đồng, năm 2019 tăng hơn năm 2018 là 32,1% cụ thể là khoảng 46 tỷ đồng. Về ngân hàng Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên cho thấy, tổng doanh thu của Ngân hàng Agriank Chi nhánh Nam Thái Nguyên tăng qua các năm, cụ thể năm 2019 tăng so với năm 2018 là 19,1% tương đương khoảng 137 tỷ đồng. Tổng chi phí của chi nhánh cũng tăng đều, cụ thể năm 2019 tăng so với năm 2018 là 15,7% tương đương gần 94 tỷ đồng. Tuy chi phí tăng nhưng do doanh thu tăng nên vẫn đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm, năm 2018 tăng hơn so với 2017 là 13,2% cụ thể khoảng 14 tỷ đồng, năm 2019 tăng so với năm 2018 là 36%, cụ thể khoảng 43 tỷ đồng. Ngân hàng Agribank chi nhánh Sông Cầu là một chi nhánh có quy mô nhỏ hơn so với 2 chi nhánh còn lại trên địa bàn Thành phố tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận vẫn đảm bảo tăng qua 3 năm 2017-2019. Tổng doanh thu năm 2019 tăng so với năm 2018 6,4% cụ thể khoảng 5 tỷ đồng. Tổng chi phí năm 2019 giảm so với năm 2018 0,3% nguyên nhân giảm là do việc giảm chi khác cho hoạt động huy động vốn 24,2% cụ thể khoảng 3 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng qua các năm, năm 2018 tăng so với năm 2017 11,3% cụ thể khoảng 3 tỷ đồng, năm 2019 tăng so với năm 2018 18,4% cụ thể khoảng 5,5 tỷ đồng. Từ bảng trên, trong 3 chi nhánh ngân hàng ta thấy Ngân hàng Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên có doanh thu và chi phí cao nhất, tuy nhiên lợi nhuận không bằng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên. Ngân hàng Agribank chi nhánh Sông Cầu có doanh thu, chi phí, lợi nhuận thấp hơn nhưng lại giảm được chi phí khác cho hoạt động tín dụng, cho thấy chi nhánh đang đa dạng hóa nguồn thu không chỉ phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn. 3 chi nhánh Ngân hàng Agribank đều đang hoạt động khá hiệu quả trong việc kinh doanh, từ bảng ta cũng thấy các hoạt động tín dụng bao gồm thu từ lãi cho vay và thu khác về hoạt động tín dụng lớn hơn thu nhập ngoài lãi, hoạt
- 35 động tín dụng của ngân hàng được quan tâm chú trọng phát huy và đem lại nguồn thu nhập chính cho các chi nhánh ngân hàng. Việc điều tiết thu chi cũng được thực hiệu hiệu quả, đảm bảo lợi nhuận tăng đều qua các năm. 2. Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên 2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động Các chi nhánh Ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên luôn bám sát diễn biến lãi suất huy động, cho vay của các NHTM trên địa bàn, điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh trên từng địa bàn và từng nhóm khách hàng đảm bảo được tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là tình hình huy động vốn một cách cụ thể qua bảng số liệu của các chi nhánh Ngân hàng Agribank Thái Nguyên Bảng 5: Tình hình huy động vốn của 3 chi nhánh Ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2017-2019) Đơn vị tính: triệu đồng 2018/2017 2019/2018 Chi Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 nhánh +/- +/- +/- % +/- % CN 1 1.238.021 1.363.862 1.555.100 125.841 10,2 191.238 14,0 Vốn huy CN 2 12.484.783 14.434.467 16.431.733 1.949.684 15.6 1.997.266 13.8 động CN 3 655.400 788.600 1.038.100 133.200 20.3 249.500 31.6 Vốn CN 1 22.540 26.800 21.300 4.260 18,9 -5.500 -20,5 bình CN 2 29.723 33.593 37.128 3.87 13.0 3.535 10.5 quân/1 cán bộ CN 3 10.624 11.374 13.123 0.75 7.1 1.749 15.4 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Chú thích: CN 1 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên), CN 2 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên), CN 3 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Sông Cầu).
- 36 Qua bảng phân tích trên ta thấy: Về ngân hàng Agribank Nam Thái Nguyên, nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng tăng nhanh. Năm 2018 đạt khoảng 1.364 tỷ đồng, tăng so với năm 2017 khoảng 126 tỷ đồng, tỷ lên tăng là 10,2%. Nguồn vốn bình quân/ 1 cán bộ đạt khoảng 27 tỷ đồng tăng so với năm 2017 18,9%. Năm 2019 nguồn vốn đạt khoảng 1.555 tỷ đồng tăng so với năm 2018 khoảng 191 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 14 %, nguồn vốn bình quân/ 1 cán bộ đạt khoảng 21 tỷ giảm so với năm trước 5,5 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2019 đạt 1.443 tỷ đồng tăng so với bình quân năm 2018 166 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13%. Về Ngân hàng Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên, chi nhánh huy động được nguồn vốn khá lớn, năm 2018 tăng so với năm 2017 15,6% cụ thể khoảng 1.997 tỷ đồng. Năm 2019 tăng so với năm 2018 13,8% cũng khoảng 1.997 tỷ đồng, cho thấy việc tăng lượng vốn huy động của chi nhánh khá đều qua từng năm. Kéo theo đó là vốn bình quân/1 cán bộ cũng tăng, năm 2019 tăng so với năm 2018 10,5% khoảng 3,5 tỷ đồng Tuy là chi nhánh ngân hàng nhỏ nhưng Agribank Sông Cầu luôn có nguồn vốn huy động và nguồn vốn bình quân/1 cán bộ tăng, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của Agribank. Năm 2019 nguồn vốn huy động tăng so với năm 2018 là 31,6% cụ thể 249,5 tỷ đồng và vốn bình quân/1 cán bộ cũng tăng 15,% cụ thể 1,7 tỷ đồng. Điều này cũng cho thấy chi nhánh cũng đã áp dụng các biện pháp thu hút, huy động vốn hiệu quả. Trong 3 chi nhánh ngân hàng, Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên huy động được nhiều vốn nhất và vốn huy động bình quân/ 1 cán bộ cũng cao hơn 2 chi nhánh còn lại, điều này có thể đến từ quy mô của chi nhánh Tỉnh lớn hơn 2 chi nhánh còn lại. Qua phân tích, ta thấy các chi nhánh đã làm tốt công tác tuyên truyền tiếp thị bằng nhiều hình thức, nhiều biện pháp tích cực linh hoạt nên trong năm nguồn vốn đều tăng lên. Vốn huy động cảu ngân hàng đến từ nhiều nguồn như huy động bằng VND, huy động bằng ngoại tệ, vốn huy động từ dân cư, trong đó vốn huy động từ dân cư cao nhất và ổn định đã giúp các
- 37 đơn vị chủ động vốn để cho vay và góp phần tạo nên kết quả tài chính của các chi nhánh đạt kết quả khá. 2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn Cùng với việc huy động vốn, các chi nhánh ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động là đáp ứng nhu cầu về vốn của các đối tượng khác nhau. Toàn thể các chi nhánh đã tập trung đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó đã ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khách hàng truyền thống, điều chỉnh lại việc phân công địa bàn cho vay, sửa đổi cơ chế khoán, áp dụng quy trình thẩm định do đó dư nợ tăng cao và ổn định. Tình hình sử dụng vốn của các chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2017 – 2019) Đơn vị tính: triệu đồng Chi 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 nhánh +/- +/- % +/- +/- % CN 1 1.986.025 2.182.010 2.463.010 195.985 9,9 281.000 12,9 Doanh số 16.760.64 CN 2 14.719.237 18.370.332 2.041.406 13.9 1.609.689 9.6 cho vay 3 CN 3 1.351.989 1.376.938 1.486.025 24.949 1.85 109.087 7.92 CN 1 1.650.295 2.049.800 2.389.800 399.505 24,2 340.000 16,6 15.473.45 Thu nợ CN 2 13.030.644 17.244.253 2.442.809 18.7 1.770.800 11.4 3 CN 3 1.221.627 1.316.257 1.350.295 94.630 7.75 34.038 2.59 CN 1 1.137.346 1.387.700 1.460.900 250.354 22,0 73.200 5,3 11.430.43 Dư nợ CN 2 10.143.755 11.750.432 1.286.677 12.7 320.000 2.8 2 CN 3 665.850 704.245 837.346 38.395 5.76 133.101 18.9 10.383.67 CN 1 9.431.658 11.455.784 952.020 10,1 1.072.106 10,3 8 Nợ xấu CN 2 30.928 32.334 38.458 1.406 4.5 6.124 18.9 CN 3 10.208 7.419 4.658 -2.789 -27.32 -2.761 -37.21 Nguồn: Số liệu báo cáo Agribank Chi nhánh Nam Thái Nguyên
- 38 Chú thích: CN 1 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên), CN 2 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên), CN 3 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Sông Cầu). Doanh số cho vay là: Tổng số tiền vay khách hàng đã nhận qua các lần giải ngân trong vòng một năm. Thu nợ là: Tổng số tiền vay khách hàng đã trả trong vòng 1 năm. Dư nợ là: số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng. Hai chỉ tiêu doanh số cho vay và thu nợ chỉ xét trong một kỳ nào đó (tháng, quý, năm tùy theo yêu cầu của báo cáo hoặc phân tích) nhưng không vượt quá một năm. Chỉ tiêu dư nợ không phụ thuộc vào doanh số cho vay và thu nợ vì dư nợ có thể tồn tại năm này qua năm khác, miễn là còn trong thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên, nếu tính trong một năm thì: Dư nợ = Doanh số cho vay – Thu nợ Theo số liệu trong báo cáo dư nợ được tính bằng tổng qua các năm nên không áp dụng được công thức này. Về Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên, từ bảng ta thấy: - Doanh số cho vay năm 2019 là 2.463 tỷ đồng, so với năm 2018 tăng 281 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12,9%. - Doanh số thu nợ năm 2019 là 2.389,8 tỷ đồng, so với năm 2018 tăng 340 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,6%. - Tổng dư nợ năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 5,3%, cụ thể tăng 73,2 tỷ đồng. - Tổng nợ xấu nội bảng năm 2019 là 11.455 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2018 là 1.072 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10,3 %. Doanh số cho vay của chi nhánh tăng lên qua các năm thể hiện sự tự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng và quy mô khách hàng ngày càng tăng, bên cạnh đó chi nhánh cũng thu nợ được khá nhiều so với cho doanh số
- 39 cho vay. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu, các nợ rủi ro cũng tăng lên. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh ngân hàng cần có các biện pháp mới, hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề nợ xấu không mong muốn. Về Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên, ta thấy doanh số cho vay tăng đều từ năm 2017-2019, năm 2019 tăng so với năm 2018 9,6% cụ thể là 1.609 tỷ đồng, thu nợ năm 2019 tăng so với năm 2018 11,4% khoảng 1.770 tỷ đồng. Dư nợ và nợ xấu cũng tăng trong đó dư nợ năm 2019 tăng 2,8% so với năm 2018 cụ thể khoảng 320 tỷ đồng và nợ xấu năm 2019 tăng 18,9% so với năm 2018 khoảng 6 tỷ đồng. Hầu hết các ngân hàng đều mong muốn tăng các khoảng thu nợ và hạn chế các khoản nợ xấu càng nhiều càng tốt. Chi nhánh Agribank Tỉnh Thái Nguyên năm 2019 có nợ xấu tăng nhiều hơn so với năm trước 18,9% điều này cho thấy việc giải quyết nợ xấu của chi nhánh còn chưa có hiệu quả cao, ngân hàng cần chú tâm xem xét các biện pháp giảm thiểu nợ xấu trong giai đoạn này. Về Ngân hàng Agribank Chi nhánh Sông Cầu, ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh tăng nhẹ qua các năm, năm 2019 tăng 7,92% so với năm 2018 cụ thể 109 tỷ đồng. Hoạt động thu nợ cũng tăng nhẹ năm 2019 tăng 2,59% so với năm 2018 cụ thể 34 tỷ đồng. Dư nợ năm 2019 tăng 18,9% so với năm 2018 khoảng 133 tỷ đồng, Và nợ xấu giảm đều qua các năm, năm 2019 giảm 37,21% so với năm 2018 cụ thể khoảng 2 tỷ đồng. Đây là một dấu hiệu đáng khen ngợi đối với chi nhánh Sông Cầu, điều này cho thấy các hoạt động và các biện pháp giảm nợ xấu của chi nhánh đang được thực hiện có hiệu quả và đem lại lợi ích cho chi nhánh. Qua phân tích, tổng hợp tình hình sử dụng vốn của 3 chi nhánh Ngân hàng Agribank ta thấy 3 chi nhánh đều sử dụng vốn khá tốt, tuy nhiên chỉ có chi nhánh Sông Cầu giảm được tình trạng nợ xấu không mong muốn, nên 2 chi nhánh Nam Thái Nguyên và Tỉnh Thái Nguyên cần nghiên cứu thực hiện
- 40 thêm nhiều biện pháp giảm nợ xấu hơn nữa để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình. 3. Phân tích hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo thời gian (năm) Kết quả MI hay thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp và các thành tố của nó cho 3 chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn TPTN, bao gồm thay đổi HQKT và thay đổi tiến bộ công nghệ của các NHTM trong giai đoạn 2017- 2019 được thể hiện trong bảng 7, trong đó chỉ số trung bình cho cả giai đoạn được tính theo công thức trung bình nhân. Bảng 7: Hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo năm Thay đổi năng Thay đổi Thay đổi Thay đổi tiến Thay đổi hiệu suất Năm hiệu HQKT bộ công nghệ quả quy mô nhân tố tổng quả thuần hợp 2017-2018 1,000 0,944 1,000 1,000 0,944 2018-2019 1,000 1,138 1,000 1,000 1,138 Trung bình 1,000 1,036 1,000 1,000 1,036 Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả chỉ số Malmquist Chỉ số MI tăng trung bình giai đoạn 2017-2019 là 3,6%. Thay đổi tiến bộ công nghệ tăng nhẹ 3,6%, thay đổi hiệu quả thuần và hiệu quả quy mô không biến động. Sự gia tăng của chỉ số tiến bộ công nghệ đã làm cho chỉ số MI trong kì nghiên cứu tăng. MI của năm 2018 bị giảm 5,6%, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chỉ số thay đổi tiến bộ công nghệ chỉ là 94,4% trong khi đó chỉ số HQKT vẫn được giữ nguyên là 100%. Sự thay đổi của hiệu quả kĩ thuật và giữ nguyên của tiến bộ công nghệ chỉ ra rằng giai đoạn này các chi nhánh ngân hàng quan
- 41 tâm nhiều hơn tới hiệu quả kĩ thuật. Kết quả này cho thấy tiến bộ công nghệ đóng vai trò lớn trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Tuy nhiên đầu tư vào công nghệ cần nguồn vốn lớn. Ta có thể kết luận rằng trong giai đoạn này các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn đang quan tâm nhiều hơn tới hoạt động quản trị rủi ro, chất lượng dịch vụ ngân hàng đảm bảo một sự phát triển bền vững hơn là đầu tư những công nghệ sản xuất tiên tiến. Tuy nhiên hiệu quả công nghệ có sự thay đổi vào năm 2019, chỉ số này tăng từ 94,4% lên 113,8% so với năm trước. MI của năm 2019 tăng là 13,8 lần điều đó phần nào phản ánh các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn trong giai đoạn này đang chú trọng phát triển, cải tiến cũng như áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 4. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo chi nhánh Bảng 8: Hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo chi nhánh Thay đổi năng Thay đổi Chi Thay đổi Thay đổi tiến Thay đổi hiệu suất hiệu nhánh HQKT bộ công nghệ quả quy mô nhân tố tổng quả thuần hợp 1 1,000 0,941 1,000 1,000 0,941 2 1,000 0,973 1,000 1,000 0,973 3 1,000 1,214 1,000 1,000 1,214 Trung 1,000 1,036 1,000 1,000 1,036 bình Nguồn: Kết quả tính toán từ chỉ số Malmquist Chú thích: CN 1 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên), CN 2 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên), CN 3 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Sông Cầu).
- 42 Trong giai đoạn 2017-2019, Ngân hàng Agribank CN 3 có chỉ số MI cao nhất 1,214; tiếp theo là ngân hàng Agribank CN 2 có chỉ số MI trung bình 0,973 và thấp nhất là ngân hàng Agribank CN 1 có chỉ số MI là 0,941. Từ bảng ta thấy, việc thay đổi chỉ số MI chủ yếu phụ thuộc vào chỉ số thay đổi tiến bộ công nghệ, ví dụ như ở CN 1 chỉ số MI giảm 5,9% là do chỉ số thay đổi tiến bộ công nghệ chỉ đạt 94,1% nhỏ hơn chỉ số HQKT (chỉ số HQKT là 100%). CN 3 có chỉ số tiến bộ công nghệ là 121,4% lớn hơn chỉ số HQKT (chỉ số HQKT là 100%). Do đó các ngân hàng khi muốn thay đổi hiệu quả kỹ thuật thì phải chú trọng đến việc thay đổi tiến bộ công nghệ, phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ công nghệ ngân hàng của các chi nhánh trên các mặt về nghiệp vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật. Tiếp cận nhanh, vận hành có hiệu quả và làm chủ được các ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến. 5. Phân tích SWOT đối với việc thay đổi hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên Các chi nhánh Ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái qua quá trình hoạt động có hiệu quả, đang ngày càng lớn mạnh và chứng tỏ vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập, với cuộc cách mạng công nghiệp 4G/5G đang diễn ra hết sức sôi nổi, ảnh hưởng tới mọi hoạt động, trong đó có hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và của các chi nhánh Ngân hàng Agribank nói riêng. Do đó tôi sử dụng công cụ SWOT để phân tích nội lực và các điều kiện môi trường của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, từ đó đưa ra các chiến lược hoạt động trong điều kiện mới.
- 43 Bảng 9: Đánh giá việc thay đổi hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) S1: 3 chi nhánh được đặt ở những vị W1: Các dịch vụ cung ứng kém đa trí thuận lợi trong địa bàn thành phố. dạng. S2: Là ngân hàng cung cấp dịch vụ tài W2: Mức độ ứng dụng công nghệ chính lâu năm, quy mô lớn. thông tin trong hoạt động chưa cao. S3: Hoạt động hợp tác, tài trợ nhiều W3: Nguồn vốn hạn chế, khả năng cho các đề án chính sách liên quan tăng trưởng chưa bền vững. đến nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cơ hội (O) Thách thức (T) O1: Sự quan tâm của các ngành/các T1: Chi phí hoạt động của ngân hàng cấp đối với hoạt động về nông nghiệp ngày càng tăng, công nghệ mới ngày và phát triển nông thôn. càng đắt đỏ. O2: Cách mạng công nghệ 4G/5G T2: Sự tham gia của các tổ chức phi chuyển đổi mạnh mẽ. ngân hàng trong cung cấp dịch vụ ngân hàng nhờ công nghệ 4G/5G. O3: Hội nhập kinh tế mở rộng, môi T3: Cạnh tranh gay gắt giữa các trường chính trị xã hội Việt Nam ổn TCTD trên tất cả các lĩnh vực và định. phạm vi hoạt động. O4: Cạnh tranh và hợp tác giữa các T4: Áp lực hỗ trợ người dân thông TCTD tăng lên. qua giảm lãi suất. 6. Khảo sát nhân viên ngân hàng Để tăng thêm tính khách quan cho khóa luận tốt nghiệp và để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Agribank, tôi tiến hành các cuộc phỏng vấn với 16 nhân viên của ngân hàng thuộc phòng Kinh
- 44 doanh và phòng kế toán ngân quỹ. Nội dung của các cuộc phỏng vấn tập trung vào những điểm mạnh/điểm yếu, những cơ hội/thách thức trong vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Vì có sáu yếu tố đầu ra và vào được sử dụng để tính toán hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, các yếu tố này được đưa vào các nội dung để phỏng vấn các đối tượng. Kết quả như sau: Về vấn đề lượng tiền cho vay của ngân hàng, xét theo mục đích sử dụng có hai dạng là cho vay tiêu dùng hoặc cho vay kinh doanh, xét theo thời hạn cho vay có cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Lượng tiền cho vay có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng, lãi suất từ việc cho vay là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Vì thế việc tăng lượng tiền cho vay là một trong những mục đích hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên để tăng lượng tiền cho vay có những thuận lợi và khó khăn như sau: - Thuận lợi: Từ kết quả khảo sát, những thuận lợi về việc tăng lượng tiền cho vay của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Thuận lợi trong việc tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến)
- 45 Theo sơ đồ trên, có 21% số câu trả lời là ngân hàng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp. 19% câu trả lời là ngân hàng đã có uy tín trên thị trường, 17% số câu trả lời là có sự liên kết với các tổ chức chính trị địa phương và hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Một số ít người cho rằng thuận lợi trong việc tăng vay vốn là: ngân hàng có nhiều hình thức cho vay, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Như vậy, thuận lợi chính của ngân hàng là về quy mô và thời gian hoạt động, bên cạnh đó có thêm thuận lợi trong lĩnh vực hoạt động và thuận lợi nhỏ trong cách thức làm việc. - Khó khăn: Từ kết quả khảo sát, những khó khăn về việc tăng lượng tiền cho vay của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Khó khăn trong việc tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến) Bên cạnh những thuận lợi kể trên còn có một số khó khăn nhất định, theo sơ đồ trên nhóm cao nhất 33% khó khăn là ở mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mới vào hoạt động còn chưa được quan tâm, nhóm trung bình 23%-26% khó khăn là các dịch vụ kém đa dạng và nhiều tổ chức tín dụng mới xuất hiện trên thị trường cạnh tranh gay gắt với ngân hàng. Cuối cùng nhóm
- 46 thấp có 18% khó khăn là nguồn vốn cho vay còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. - Giải pháp: Từ kết quả khảo sát, giải pháp để tăng lượng tiền cho vay của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Giải pháp tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến) Để tăng lượng tiền cho vay, xu thế hiện nay mà các nhân viên đưa ra đó là 26% cho rằng phải tăng cường áp dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật mới, 16% cho rằng cần giảm thiểu các thủ tục cho vay và tiếp tục mở rộng liên kết với các tổ chức ở địa phương, đa dạng các hình thức cho vay chiếm 19% câu trả lời. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể mở rộng thêm quy mô, mở rộng thêm đối tượng khách hàng hay giảm lãi suất cho vay tín dụng để kích thích các tổ chức, cá nhân vay tiền. Thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng chính là từ lãi suất cho vay. Thu nhập từ hoạt động tín dụng tuy chưa phải là thu nhập hoàn toàn của ngân hàng nhưng cũng là thu nhập chính của ngân hàng. Việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng có những thuận lợi và gặp phải khó khăn như sau: - Thuận lợi: Từ kết quả khảo sát, những thuận lợi về tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:
- 47 Sơ đồ 5: Thuận lợi trong tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến) Theo sơ đồ, nhóm cao nhất chiếm 36% thuận lợi là do ngân hàng có quy mô lớn, nhiều chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp. Nhóm trung bình 20%- 28% thuận lợi là ngân hàng có một lượng khách hàng đã gắn bó, tin tưởng lâu năm và việc tăng được lượng tiền cho vay dẫn đến tăng thu nhập cho tín dụng. Nhóm thấp 16% thuận lợi là lãi suất cho vay của ngân hàng khá hợp lý. - Khó khăn: Từ kết quả khảo sát, những khó khăn trong việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 6: Khó khăn trong việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến)
- 48 Khó khăn trong việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng cao nhất là do có nhiều tổ chức phi tín dụng xuất hiện và nhiều ngân hàng cạnh tranh trên thị trường có đến 61% số câu trả lời đưa ra khó khăn này, bên cạnh đó còn có khó khăn về hình thức tín dụng chưa đa dạng chiếm 24% số câu trả lời, chính sách hay lãi suất chưa thu hút được nhiều cá nhân doanh nghiệp lựa chọn . - Giải pháp: Từ kết quả khảo sát, giải pháp để tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 7: Giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến) Một số giải pháp tăng thu từ hoạt động tín dụng theo nhân viên đưa ra là: - Đa dạng các hình thức tín dụng chiếm 33% - Mở rộng khách hàng chiếm 29% - Mở rộng liên kết với các tổ chức chính trị địa phương chiếm 21% - Điều chỉnh lãi suất phù hợp chiếm 17% Trong bối cảnh hiện nay, thu nhập của ngân hàng không chỉ còn từ hoạt động tín dụng mà còn từ nhiều hoạt động khác như thu từ hoạt động dịch vụ, thu phí giao dịch, đầu tư kinh doanh, mua cổ phần, giảm chi phí dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu Tăng thu nhập từ những hoạt động này cũng góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng, giảm bớt gánh nặng cho hoạt động tín dụng. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tăng thu nhập từ các hoạt động khác của ngân hàng là:
- 49 - Thuận lợi: Từ kết quả khảo sát, những thuận lợi trong tăng thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 8: Thuận lợi trong việc tăng thu nhập từ hoạt động khác (% số ý kiến) Thuận lợi trong tăng thu từ các hoạt động khác lớn nhất là do lượng khách hàng ổn định, quy mô ngân hàng lớn chiếm 75% số câu trả lời và cuối cùng 25% câu trả lời là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên đầu tư vào các dự án nông nghiệp có nhiều hiệu quả. - Khó khăn: Từ kết quả khảo sát, những khó khăn trong thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 9: Khó khăn trong việc tăng nguồn thu từ hoạt động khác (% số ý kiến)
- 50 Về khó khăn trong việc tăng thu nhập từ hoạt động khác có nhóm thấp 19% khó khăn là chính sách đầu tư vào các dự án còn nhiều trở ngại. Nhóm trung bình có 39% là cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác do nhiều ngân hàng mới xuất hiện và nhóm cao là 42% khó khăn là dịch vụ của ngân hàng còn chưa đa dạng. - Giải pháp: Từ kết quả khảo sát, giải pháp để tăng thu nhâp từ hoạt động khác của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 10: Giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động khác (% số ý kiến) Giải pháp cho vấn đề này theo các nhân viên ngân hàng là: - Đa dạng hóa các dịch vụ chiếm nhiều nhất là 41% - Tăng cường thu hút các khách hàng mới chiếm 33% - Thay đổi các chính sách để tăng đầu tư, góp vốn đầu tư vào các dự án nông nghiệp và các dự án khác chiếm 26% số câu trả lời Lượng vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư để thu lợi nhuận, với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện
- 51 để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động còn quyết định đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng luôn muốn tăng lượng vốn huy động trong quá trình hoạt động tuy nhiên việc tăng lượng vốn huy động cũng có những thuận lợi và khó khăn sau: - Thuận lợi: Từ kết quả khảo sát, những thuận lợi về việc tăng lượng vốn huy động của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 11: Thuận lợi trong việc tăng lượng vốn huy động (% số ý kiến) Hầu hết 80% câu trả lời của nhân viên ngân hàng cho rằng thuận lợi trong việc tăng lượng vốn huy động là: Ngân hàng có uy tín, khách hàng tin tưởng, gắn bó, quy mô ngân hàng lớn và 20% câu trả lời là có nhiều chi nhánh rộng khắp. - Khó khăn: Từ kết quả khảo sát, những khó khăn về việc tăng lượng vốn huy động của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:
- 52 Sơ đồ 12: Khó khăn trong việc huy động vốn (% số ý kiến) Việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, nhóm khó khăn lớn nhất 29% là do lãi suất chưa cạnh tranh được với các tổ chức hoặc ngân hàng khác, nhóm trung bình 20%-23% khó khăn là nhiều ngân hàng mới xuất hiện, cạnh tranh gay gắt và các hình thức quảng bá cho ngân hàng còn ít nên không tiếp cận được thêm nhiều khách hành mới. Nhóm thấp 11%-17% khó khăn là hình thức huy động vốn còn chưa đa dạng và chính sách ưu đãi người dân gửi tiết kiệm còn hạn chế Như vậy, khó khắn lớn nhất ngân hàng gặp phải là về lãi suất, ở đây là lãi suất tiền gửi và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường buộc ngân hàng ngày càng cần phát triển hoàn thiện hơn nữa. - Giải pháp: Từ kết quả khảo sát, giải pháp để tăng lượng vốn huy động của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:
- 53 Sơ đồ 13: Giải pháp tăng lượng vốn huy động (% số ý kiến) Giải pháp cho vấn đề này theo các nhân viên là: - Nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá sản phẩm chiếm 37% - Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn chiếm 33% - Thay đổi chính sách cho phù hợp chiếm 18% - Đem đến người dân những ưu đãi từ việc gửi tiết kiệm hấp dẫn hơn chiếm 12% Như vậy, ngân hàng cần tập trung vào lĩnh vực quảng bá sản phẩm hơn nữa trong thời đại công nghệ hóa hiện nay việc quảng bá sản phẩm là hết sức quan trọng, đi kèm với nó là chất lượng dịch vụ phải thực sự tốt và làm hài lòng được khách hàng, cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường. Ngân hàng cũng cần đa dạng hóa hình thức huy động vốn, khai thác khách hàng tiềm năng ở nhiều khía cạnh khác nhau, quan tâm đến lợi ích của khách hàng và điều chỉnh chính sách hợp lý. Ngân hàng muốn thu được lợi nhuận cao thì cần tăng thu và giảm chi, chi phí cho hoạt động tín dụng bao gồm các khoản sau: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, trả lãi tiền thuê tài chính, các khoản chi phí trả lãi khác và các khoản chi tương đương trả lãi của Tổ chức tín dụng ngoài các khoản chi lãi nói trên. Thuận lợi và khó khăn trong việc giảm chi
- 54 phí cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên là : - Thuận lợi: Từ kết quả khảo sát, những thuận lợi trong việc giảm chi phí cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 14: Thuận lợi trong giảm chi phí cho hoạt động tín dụng (% số ý kiến) Việc giảm chi phí cho các hoạt động của ngân hàng là rất khó khăn, giảm chi phí cho hoạt động tín dụng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, vẫn có những thuận lợi trong giảm chi phí hoạt động huy vốn chiếm % lớn nhất trong các câu trả lời là nguồn thu của ngân hàng không chỉ đến từ hoạt động tín dụng mà còn từ một số các hoạt động khác, bên cạnh đó hoạt động xử lý rủi ro được đẩy mạnh hơn chiếm 24% câu trả lời và chi phí dự phòng rủi ro giảm chiếm 31% số câu trả lời. - Khó khăn: Từ kết quả khảo sát, những khó khăn trong việc giảm chi phí cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:
- 55 Sơ đồ 15: Khó khăn trong giảm chi phí cho hoạt động tín dụng (% số ý kiến) Theo sơ đồ khó khăn lớn nhất trong việc giảm chi phí cho hoạt động tín dụng là việc cắt giảm nhân lực chiếm đến 49%, 32% khó khăn là đa dạng các hình thức tín dụng yêu cầu một lượng chi phí nhất định và 19% là việc tăng nguồn thu từ các hoạt động khác cũng cần có thời gian và chi phí. - Giải pháp: Từ kết quả khảo sát, những giải pháp để giảm chi phí cho hoat động tín dụng của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 16: Giải pháp giảm chi phí cho hoạt động tín dụng (% số ý kiến) Để giảm thiểu chi phí cho hoạt động tín dụng, các nhân viên có đưa ra một số biện pháp sau:
- 56 - Phân bổ chi phí cho các hoạt động tín dụng mới một cách hợp lý và tiết kiệm chiếm 31% - Điều chỉnh, điều chuyển nhân sự hợp lý chiếm 28% số câu trả lời - Tăng cường năng lực làm việc, trình độ chuyên môn của nhân viên chiếm 25% - Giảm thiểu các thủ tục trong hoạt động tín dụng chiếm 16% Ngoài chi phí cho hoạt động tín dụng, ngân hàng còn có các chi phí khác như: chi phí kinh doanh, chi phí mua bán chứng khoán, chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí, chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công vụ gọi chung là chi phí cho các hoạt động khác. Giảm chi phí cho hoạt động khác cũng có những thuận lợi và khó khăn như sau: - Thuận lợi: Từ kết quả khảo sát, những thuận lợi của ngân hàng trong việc giảm chi phí cho các hoạt động khác được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 17: Thuận lợi trong việc giảm chi phí cho các hoạt động khác (% số ý kiến) Thuận lợi trong giảm chi phí cho hoạt động khác là ngân hàng có lượng khách hàng ổn định sử dụng dịch vụ và thực hiện các giao dịch thường xuyên, hoạt động tín dụng vẫn đang hiệu quả chiếm tổng 83%. Một số ít đưa ra thuận lợi ở chỗ nguồn thu được từ nhiều nguồn khác nhau.
- 57 - Khó khăn: Từ kết quả khảo sát, những khó khăn của ngân hàng trong việc giảm chi phí cho các hoạt động khác được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 18: Khó khăn trong giảm chi phí cho các hoạt động khác (% số ý kiến) Việc giảm chi phí cho các hoạt động khác gặp nhiều khó khăn, nhóm cao nhất là 41% khó khăn là để giảm chi phí thì việc áp dụng khoa kỹ thuật là cần thiết nhưng công nghệ mới tương đương với giá thành cao. Bên cạnh đó, nhóm trung bình 21%- 24% khó khăn là các chính sách ưu đãi dành cho nhân viên thay đổi vì thay đổi thì không kích thích được nhiên viên làm việc có hiệu quả, hoạt động quảng bá ngân hàng chưa được quan tâm, nhóm thấp 15% khó khăn là năng lực làm việc của một số nhân viên hạn chế chiếm. - Giải pháp: Từ kết quả khảo sát, giải pháp để giảm chi phí cho các hoạt động khác một cách có hiệu quả của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:
- 58 Sơ đồ 19: Giải pháp giảm chi phí cho hoạt động khác (% số ý kiến) Giải pháp để giảm chi phí cho các hoạt động khác theo như các nhân viên đưa ra là: - Lựa chọn áp dụng công nghệ giá cả phù hợp chiếm đến 46% số câu trả lời - Điều chỉnh số lượng nhân viên hợp lý chiếm 30% số câu trả lời - Tăng cường năng lực làm việc, trình độ của nhân viên chiếm 24% số câu trả lời Vì vậy ngân hàng càng tập trung vào đầu tư công nghệ hợp lý để nâng cao hiệu quả kỹ thuật từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên làm việc có hiệu quả. Tóm lại: 1. Thuận lợi chính của ngân hàng là - Quy mô lớn, có nhiều chi nhánh rộng khắp, có uy tín trên thị trường - Hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đang được chú trọng - Có mối liên kết với các tổ chức chính trị tại địa phương 2. Khó khăn chính của ngân hàng là - Cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng khác
- 59 - Các dịch vụ và hình thức tín dụng kém đa dạng - Mức độ ứng dụng công nghệ mới chưa cao 3. Một số giải pháp khắc phục khó khăn - Bộ phận kinh doanh có thể đa dạng hóa các hình thức cho vay vốn và huy động vốn, góp vốn đầu tư các dự án nông nghiệp và các dự án khác, mở rộng quy mô và lượng khách hàng, tiếp tục liên kết với các tổ chức chính trị địa phương, điều chỉnh lãi suất cho vay cạnh tranh với các ngân hàng khác, dần đi đến giảm thiểu các thủ tục trong hoạt động tín dụng và phân bổ chi phí cho các hoạt động tín dụng mới một cách hợp lý. - Bộ phận kế toán ngân quỹ: mở rộng quy mô và lượng khách hàng, điều chỉnh lãi suất tiết kiệm cạnh tranh với các ngân hàng khác. - Ban lãnh đạo ngân hàng cần lựa chọn áp dụng các công nghệ phù hợp, điều chuyển nhân viên thích hợp, liên tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân văn để làm việc có năng suất và hiệu quả hơn, thay đổi các chính sách để thu hút khách hàng và mở rộng đầu tư hơn nữa.
- 60 PHẦN V: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2020 1. Định hướng 1.1. Đối với các doanh nghiệp Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Agribank, từng bước góp phần đưa các Chi nhánh nói riêng và Agribank nói chung trở thành “lựa chọn số một” đối với khách hàng hộ sản xuất, cũng như Doanh nghiệp nhỏ và vừa, và là “Ngân hàng chấp nhận được” đối với khách hàng lớn là dân cư có thu nhập cao tại các khu đô thị, khu công nghiệp. - Xây dựng quy hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa rộng khắp tại các huyện, thành phố; đồng thời định hướng và hướng dẫn việc phát triển doanh nghiệp theo các loại ngành nghề truyền thống hoặc dựa vào thế mạnh của từng địa phương. - Tiếp tục bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững. - Thực hiện tốt hơn cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, đổi mới phong cách làm việc, đề cao trách nhiệm phục vụ, nâng cao kỷ luật công vụ và kỹ nãng hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp và nhân dân. - Xây dựng mô hình hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp thông qua các hoạt động trao đổi, đối thoại, tham gia hoạch định chính sách và cùng tháo gỡ khó khăn. - Tập trung cao hơn cho phát triển hạ tầng cơ sở bao gồm giao thông, bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước, xử lý chất thải và dịch vụ xã hội, đảm bảo điều kiện phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.
- 61 1.2. Đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng - Phối hợp cùng khách hàng tìm giải pháp cùng nhau vượt qua khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế, trên cơ sở ưu tiên để giải ngân cho các dự án đầu tư sắp hoàn thành, DN sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ đọng, thu hồi vốn làm lành mạnh hóa chất lượng Tín dụng đối với DN. - Tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực thế mạnh của địa phương về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, thương mại dịch vụ - Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh phù hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các DN tiếp cận vốn tín dụng. - Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho các DN hoạt động hiệu quả cao. - Duy trì thường xuyên công tác giám sát, kiểm tra kiểm soát nội bộ trong mọi mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện rà soát các dự án cho vay DN đang giải ngân, phân tích đánh giá hiệu quả dự án để có biện pháp hợp lý và kịp thời. 2. Mục tiêu - Về nguồn vốn huy động ( bao ngồm cả ngoại tệ quy đổi) CN 1 tăng 12% trở lên, CN 2 tăng tối thiểu 13% , CN 3 tăng 10% trở lên so với năm 2019 - Tổng dư nợ tăng tối đa 12% ở CN 1, tăng tối đa 13,5% ở CN 2 và tăng tối đa 10% ở CN 3 so với năm 2019 Nợ xấu nội bảng: < 1% / tổng dư nợ. - Thu dịch vụ ở CN 1 tăng 20% trở lên, CN 2 tăng 15% trở lên, CN 3 tăng 10% trở lên. - Trích lập quỹ dự phòng rủi ro và thu nợ đã XLRR: Thực hiện trích dự phòng rủi ro đúng quy định và theo chỉ đạo của Trụ sở chính, phân loại nợ đảm bảo phản ánh đúng thực trạng khoản nợ. - Thu nợ đã xử lý rủi ro: Đạt 100% kế hoạch giao Trụ sở chính giao trở lên.
- 62 - Tài chính: Phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch Trụ sở chính giao, đảm bảo thu nhập cho người lao động, đóng góp đầy đủ các khoản nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước, với Agribank và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của người lao động. - Công tác quản lý kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Từ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như xem xét các cơ hội thách thức của các chi nhánh Ngân hàng Agribank trong thời đại công nghệ 4.0 và qua việc phân tích bảng hỏi nhân viên, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp giúp tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng như sau: Dựa vào SO (Điểm mạnh – cơ hội): Sử dụng tối đa các điểm mạnh, kết hợp với các cơ hội, chúng ta có các giải pháp như sau trong thời gian tới: - Tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn bằng việc tiếp tục triển khai các đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, với mục tiêu gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các cá nhân, gia đình cũng như các dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam; triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng giúp các gia đình, cá nhân được bổ sung vốn phục vụ nhu cầu hợp pháp và cấp thiết, nâng cao đời sống của người dân tại các địa bàn nông thôn tận dụng lợi thế địa bàn, quy mô lớn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tồn tại trên thị trường từ lâu đời, hiểu rõ khách hàng, có được sự tin tưởng của một bộ phận khách hàng gắn bó từ lâu năm và trong thời đại nông nghiệp đang được trú trọng thì các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này rất được quan tâm (S1, S2, S3 kết hợp với O1). - Tiếp tục tập trung vào thị phần tài chính vi mô, tận dụng tối đa mạng lưới, phát triển việc hợp tác toàn diện với các tổ chức tín dụng khác cùng địa bàn trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Ví dụ, Các chi nhánh Ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai các tổ vay vốn, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, phục vụ người dân tại các xã trên toàn quốc, tạo
- 63 điều kiện thuận lợi đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng. (S1, S2, S3 kết hợp với O1, O3). - Chọn lựa đầu tư công nghệ phù hợp, giá cả hợp lý để phát triển đa dạng hóa hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và vẫn đảm bảo doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng (S1, S2, S4 kết hơp với O1, O2, O3). Dựa vào WO (Điểm yếu - cơ hội): Tận dụng tối đa các cơ hội để khắc phục các điểm yếu của các chi nhánh ngân hàng, chúng ta có giải pháp cụ thể như sau: - Mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tiện ích, không ngừng đơn giản hóa thủ tục cho vay, cải tiến mô hình, phương thức cho vay, phân đoạn thị trường chi tiết theo từng nhóm (tuổi, nghề nghiệp, ngành nghề, mục đích sử dụng vốn ) để hiểu rõ khách hàng hơn (W1 kết hợp với O1, O2). - Tăng cường tiềm lực tài chính thông qua việc tận dụng các nguồn lực tiết kiệm của dân chúng trong nông thôn, đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi, tăng cường các biện pháp PR và truyền thông tới khách hàng tiềm năng. Ví dụ như: phát triển CDM (ATM đa chức năng) khách hàng có thể trực tiếp Gửi tiền mặt vào tài khoản và mở tài khoản tiền gửi trực tuyến (Gửi tiền tiết kiệm). Thay vì giao dịch gửi tiền chỉ có thể thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch, khách hàng có thể gửi tiền 24/7 vào Ngân hàng bất cứ lúc nào (W1, W2 kết hợp O2, O4). Dựa vào ST (Điểm mạnh - thách thức): Để có thể chiến thắng các nguy cơ bên ngoài, giảm thiểu những tác động xấu do môi trường gây ra, các chi nhánh ngân hàng cần tận dụng tối đa các sức mạnh hiện có của mình: - Đưa ra các chính sách về thời hạn, kỳ hạn, lãi suất hợp lý, trợ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển chống lại tác động tiêu cực của hội nhập. Tận dụng sự hiểu biết sâu sắc và gần gũi khách hàng, phát triển các ý tưởng để có các sản phẩm, chức năng tiện ích, đa dạng phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0 như thanh toán bằng QR Code, Samsung Pay, thanh toán thẻ không tiếp xúc (Contactless) - công nghệ mới nhằm tối ưu hóa tiện ích, gia tăng tính bảo mật và rút ngắn thời gian giao dịch cho chủ
- 64 thẻ triển khai mở rộng dịch vụ thẻ trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking với tốc độ tăng rất cao, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng, triển khai mở rộng chức năng rút tiền bằng mã (Cash by Code); có thể triển khai chương trình tích lũy điểm thưởng dành cho khách hàng trung thành đối với thẻ tín dụng Agribank, mở rộng dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ không tiếp xúc thương hiệu Visa tại POS Agribank trong toàn hệ thống để có các nguồn thu khác nhau, từ đó tăng cường sức cạnh tranh, tăng thu lãi và phi lãi, tiến dần tới đảm bảo tự chủ về tài chính. (S1, S3 kết hợp với T4). III. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Thứ nhất, khuyến nghị về đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh: chứng khoán hóa các khoản tiền gửi cho phép khách hàng có thể chuyển nhượng chúng, sử dụng mức lãi suất lũy tiến theo số lượng tiền gửi, huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá, đa dạng hóa khách hàng Thứ 2, khuyến nghị về tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dung, tích cực xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, tích cực dịch chuyển cơ cấu nợ theo hướng an toàn hiệu quả, giảm thiểu, phân tán rủi ro: đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn có trọng tâm, trọng điểm, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, quyết liệt xử lý nợ xấu, thu hồi lãi treo, tận thu hồi nợ ngoại bảng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tập trung tăng trưởng tín dụng vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ xếp hạng tín dụng từ hạng A trở lên. Tăng cường cho vay ngắn hạn, vay tài trợ xuất khẩu kết hợp với cung ứng trọn gói các dịch vụ mua bán ngoại tệ, bảo hiểm, tài trợ thương mại, thanh toán Hạn chế cho vay dài hạn, nhất là cho vay đầu tư xây dựng cơ bản chưa xác định nguồn thu rơ ràng và nguồn vốn đối ứng của khách hàng vay vốn quá thấp nhằm ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu mới.
- 65 Thứ 3, khuyến nghị về việc cải thiện và nâng cao hiệu quả kĩ thuật: cắt giảm các chi phí đầu vào như chi phí trả lãi, chi phí tiền lương hay tinh giản bộ máy nhân sự, giảm các chi phí khác như chi phí quản lý và chi phí quảng cáo là hết sức cần thiết. Các chi nhánh cần tăng dần quy mô để đạt đến mức hiệu quả quy mô cao hơn, tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, cần có định hướng chuyển từ ứng dụng công nghệ thông tin theo chiều rộng sang phát triển và ứng dung theo chiều sâu. Thứ 4, khuyến nghị đối với địa phương và nhà nước: tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, chế độ đãi ngộ đối với doanh nghiệp cũng như các chính sách về phát triển kinh tế địa phương để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. IV. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2017-2019 hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có những đặc điểm sau đây : Chi nhánh ngân hàng hoạt động khá hiệu quả trong việc kinh doanh. Doanh số cho vay tăng đều qua các năm, các hoạt động huy động vốn của ngân hàng đều tăng trưởng cao, huy động được một khối lượng vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn. Các chi nhánh ngân hàng sử dụng tương đối hiệu quả nguồn lực đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật tăng nhẹ qua các năm, sự tăng lên của yếu tố tiến bộ công nghệ sẽ dẫn đến sự gia tăng về hiệu quả kĩ thuật. Việc phân tích SWOT cho thấy điểm mạnh của các chi nhánh ngân hàng là vị trí địa lý, thời gian hoạt động tài chính lâu năm, quy mô, lĩnh vực đầu tư chính là nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên điểm yếu hiện nay chủ yếu là về tiếp nhận công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh.
- 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Báo cáo tổng kết năm 2017 - 2019 của 3 chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. 2. Bảng cân đối kế toán năm 2017 – 2019 ngân hàng Agribank Chi nhánh Nam Thái Nguyên. 3. Ngô Đăng Thành (2012): Năng suất các nhân tố tổng hợp của các ngân hàng Thái Lan: Một ứng dụng của DEA và chỉ số Malmquist (viết chung), Tạp chí Ứng dụng Tài chính và Ngân hàng. 4. Nguyễn Việt Hùng (2008): Đo lường hiệu quả hoạt động 32 NHTM Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005. 5. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012): Đo lường hiệu quả kỹ thuật và chỉ số Malmquist của Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng. 6. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012): Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2006-2009. 7. Nguyễn Thị Thu Thương (2017): Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 8. Quan Minh Nhựt (2012): Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên. II. Tiếng Anh 1. Nghiên cứu của Halkos and Salamouris (2004): Đo lường hiệu quả của các ngân hàng thương mại Hy Lạp với việc sử dụng các tỷ số tài chính: phương pháp phân tích bao bọc dữ liệu.