Khóa luận Đánh giá hiệntrạng môi trường và đề xuất giải pháp cải tạo phục hồi môitrường sau khai thác tại mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

pdf 61 trang thiennha21 13/04/2022 6420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệntrạng môi trường và đề xuất giải pháp cải tạo phục hồi môitrường sau khai thác tại mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hientrang_moi_truong_va_de_xuat_giai_phap.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệntrạng môi trường và đề xuất giải pháp cải tạo phục hồi môitrường sau khai thác tại mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

  1. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN HUẾ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHAI THÁC TẠI MỎ CỐC LẢI, XÃ BẰNG VÂN, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2017-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, năm 2019
  2. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN HUẾ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHAI THÁC TẠI MỎ CỐC LẢI, XÃ BẰNG VÂN, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K49 - LTKHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2017-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập là một quá trình giúp cho bản thân sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, từ đó giúp cho sinh viên hoàn thiện bản thân phục vụ cho công tác sau này. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo của em đã được hoàn thành. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Môi Trường cùng toàn thể thầy cô giáo đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn giúp em hệ thống hóa lại kiến thức đã học và kiểm nghiệm lại trong thực tế. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Xin cám ơn Chủ đầu tư mỏ đá Cốc Lải, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnhBắc Kạn, Công ty TNHH Thái Bắc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin, đóng góp các ý kiến quý báu để em hoàn thành bài khóa luận. Xin chân thành cảm ơn đến bạn bè đã góp những ý kiến quý báu cho em trong học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học. Cuối cùng xin cảm tạ tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình, đã tin tưởng, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 5năm 2019 Sinh viên
  4. ii Nông Văn Huế MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Một số khái niệm chung 4 2.1.2. Các vấn đề môi trường liên quan đến khai thác đá 12 2.2. Cơ sở pháp lý 18 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 21 2.3.1. Tình hình khai thác đá trên thế giới 21 2.3.2. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam 22 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 25 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích 26 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo 29 3.4.4. Phương pháp xử lí số liệu 29
  5. iii PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Tổng quan mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 30 4.1.1. Vị trí địa lý 30 4.1.2. Đặc điểm địa hình – địa chất 30 4.1.3. Đặc điểm khí tượng– thủy văn và các vấn đề khác 31 4.1.4. Quy mô,đặc điểm và công nghệ khai thác của mỏ Cốc Lải 34 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 37 4.2.1. Đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 37 4.2.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh BắcKạn 41 4.3. Đề xuất một số giải pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác tại mỏ Cốc Lải 46 4.3.1.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 46 4.3.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 46 4.3.3. Giải pháp cải tạo phục hồi môi trường 47 4.3.4. Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 47 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 50
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp các vị trí lấy mẫu 26 Bảng 4.1. Giới hạn khu vực khai trườngmỏ Cốc Lải 30 Bảng 4.2. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 32 Bảng 4.3. Độ ẩm trung bình tháng trong năm 33 Bảng 4.4. Lượng mưa trung bình tháng 33 Bảng 4.5. Số giờ nắng trung bình tháng 34 Bảng 4.6. Thông số hệ thống khai thác 36 Bảng 4.7. Nguồn phát sinh khí thải, bụi trong giai đoạn khai thác 38 Bảng 4.8. Lượng bụi sinh ra trong quá trình khai thác 39 Bảng 4.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 40 Bảng 4.10. Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình khai thác và chế biến 41 Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt tại khu vực mỏ 44 Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực mỏ đá 45
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ khai thác 37 Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức quản lý cải tạo, phục hồi môi trường 48
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa HTKT Hệ thống khai thác COD Nhu cầu oxy hoá học (chemical oxygen demand) ĐTM Đánh giá tác động môi trường ĐCMT Địa chất môi trường ĐCTV Địa chất Thuỷ văn ĐCCT Địa chất Công trình KTXH Kinh tế Xã hội PCCC Phòng cháy chữa cháy SS Chất rắn lơ lửng (Suspended solids) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn Việt Nam TDS Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solids) TSS Tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids) PHMT Phục hồi môi trường VLXD Vật liệu xây dựng UBND Uỷ ban nhân dân
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu nói chung cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm chú trọng, bởi lẽ môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cuộc sống của con người, đây là một vấn đề lớn bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà nó còn để lại những ảnh hưởng nặng nề cho thế hệ tương lai. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, nguyên nhân trực tiếp là do hoạt động của con người tác động vào môi trường tự nhiên đặc biệt là hoạt động khai khoáng có những tác động tiêu cực tới môi trường sống của con người. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay đang tăng trưởng cả về quy mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, góp phần quan trọng cho phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy hoạt động này đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh khu vực khai thác và chế biến, gây ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài. Biểu hiện rõ nhất là việc khai thác và sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên gây tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan sinh thái môi trường, làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng đất, nước, tiềm ẩn nguy cơ tích tụ hoặc phát tán chất thải ra ngoài môi trường. Những hoạt động này đang phá vỡ mức cân bằng sinh thái đã được hình thành từ hàng chục triệu năm gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, đã trở thành vấn đề cấp bách hàng đầu mang tính chính trị xã hội của một quốc gia. Theo quy định của Luật Khoáng sản 2010 và Luật Bảo vệ môi trường 2014, trong giai đoạn lập dự án đầu tư, việc đánh giá tác động môi trường và lập phương án cải tạo và phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
  10. 2 khoáng sản được tiến hành trước khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản.Tuy nhiên do nhiều lý do nên trong thực tế đa số các mỏ đang khai thác chưa có định hướng hữu hiệu cho quá trình cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác hoặc các mỏ đã kết thúc khai thác vẫn chưa thực hiện tốt quy chế đóng cửa mỏ theo quy định. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay có khá nhiều mỏ đá đang hoạt động, hầu hết các mỏ đang thực hiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sảnsố 60/2010/QH12. Mỏ đá xây dựng Cốc Lải đã được làm thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản, mỏ thuộc xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Mỏ có diện tích 1,0 ha,công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường do quá trình khai thác đá tại mỏ Cốc Lảilà hết sức quan trọng, để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp cho công tác cải tạo môi trường sau khai thác, đưa vùng đất tại khu mỏ được sử dụng theo hướng có lợi, góp phần bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài“Đánh giá hiệntrạng môi trường và đề xuất giải pháp cải tạo phục hồi môitrường sau khai thác tại mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”là một việc hết sức cần thiết. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường tại mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất giải pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác mỏ 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố thêm những kiến thức thực tế về lĩnh vực nghiên cứu, nâng cao khả năng tiếp cận thu thập và xử lý thông tin.
  11. 3 - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này. - Bổ sung tư liệu học tập. 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn Sau khi thực hiện đề tài sẽ giúp phần nào cải thiện môi trường sau khai thác về gần giống nhất với môi trường hiện trạng tự nhiên, góp phần cải thiện chất lượng môi trường và hệ sinh thái, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn cho khu vực dân cư và các hoạt động khác diễn ra quanh khu vực khai thác, hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro, nguy cơ của dự án sau khi kết thúc khai thác.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Một số khái niệm chung 2.1.1.1. Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường * Khái niệm môi trường Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [14]. * Tầm quan trọng của môi trường - Thứ nhất phải nhắc đến môi trường là nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên cho đời sống sản xuất của con người chúng ta Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng số lượng tài nguyên được khai thác tăng lên càng cao để đáp độ phức tạp phát triển của xã hội.Chức năng này của môi trường là chức năng sản xuất tự nhiên: + Rừng núi là nơi cung cấp nước với đa dạng sinh học và độ phì nhiêu cho đất đai,nguồn gỗ và củi phục vụ cho đời sống,dược liệu vv cải thiện điều kiện sinh thái [9]. + Các ao hồ sông ngòi cung cấp nước dinh dưỡng là nơi tồn tại phát triển cho thủy sản. +Các động thực vật cung cấp nguồn lương thực,thực phẩm thiết yếu cho con người. + Nhiệt độ,không khí,năng lượng mặt trời nước gió có chức năng duy trì trao đổi chất. + Các quặng dầu mỏ cung cấp nguyên liệucho hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường một không gian sống lý tưởng cho sinh vật và con người.
  13. 5 + Cuộc sống hàng ngày của con người cần một không gian nhất định để hoạt động như nghỉ ngơi làm việc vv.Như vậy môi trường đòi hỏi phải đủ tiêu chuẩn về các mặt sinh lý hóa vv + Không gian sống của con người thay đổi liên tục theo sự phá triển của công nghệ khoa học.Như ngày nay việc xây dựng hệ thống cống rãnh để đáp ứng được sự lưu thông của nước thải sản xuất của con người để tránh phải thông tắc cống như trước kia [9]. - Chứa đựng chất thải đó là chức năng sống còn của môi trường + Trong quá trình phá triển con người luôn luôn đào thải các chất ra ngoài môi trường và được phân hủy dưới tác động của vi sinh vật.Trong những thời kì còn chưa phát triển quá trình phân hủy chất thải đa phần là để tự nhiên,nhưng giớ đây với sự gia tăng dân số chóng mặt và vựa phá triển của khoa học kĩ thuật và đô thị hóa thì lượng rác thải không ngừng được thải ra làm cho lượng chất thải quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. + Nhiều nơi rác thải được thải ra đặc biệt là rác thải sản xuất và sinh hoạt nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải như gây ô nhiễm nguồn nước,tắc cống ngầm vv [9]. - Môi trường là nơi lưu trữ cung cấp thông tin cho con người + Môi trường là nơi ghi chép lưu giữ lịch sử tiến hóa phá triển của con người trên trái đất. + Cung cấp các tín hiệu báo hiệu hiểm họa sớm cho con người và sinh vật sống trước những thảm họa từ thiên nhiên. + Là nơi gìn giữ các giá trị thẩm mỹ,tôn giáo,văn hóa của con người vv + Môi trường còn bảo vệ con người và sinh vật trước những tác động từ bên ngoài.
  14. 6 Tóm lại môi trường là nơi mà chúng ta cần phải luôn luôn bảo vệ giữ gìn vì môi trường là nguồn sống thiết thực và mang lại cho con người sự phát triển phồn thịnh nhất [9]. 2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường và nguồn gốc * Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [14]. * Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép [8]. * Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi * Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi nhiều yếu tốđến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người, làm suy thoái chất lượng môi trường, nồng độ các chất tăng lên vượt quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của đất [2]. * Nguồn gốc ô nhiễm môi trường - Nguồn gốc tự nhiên + Ô nhiễm không khí: do hoạt động của núi lửa, bão cát, song thần, động đất, quá trình phân hủy xác chết của các loài sinh vật. + Ô nhiễm môi trường nước: nước ưm a rửa trôi đất và cuốn theo rác thải, bùn đất xuống các con sông, sự phun trào núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước ưm a rơi xuống đất, do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, ưm a axit [8]. + Ô nhiễm môi trường đất: đất bị nhiễm phèn chủ yếu nhiễm Fe2+, Al3+, 2- SO4 , pH môi trường giảm gây ngộ độc cho các loài sinh vật trong môi trường đó.
  15. 7 - Nguồn gốc nhân tạo + Ô nhiêm môi trường không khí: Khí thải phát ra từ các nhà máy, khu công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe cơ giới, tàu biển và máy bay). Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường. Sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ, [14]. + Ô nhiễm môi trường nước: Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbon- hydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Từ các chất thải công nghiệp nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có
  16. 8 thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ [14]. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp của con người + Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm do các chất thải công nghiệp các hoạt động công nghiệp xả vào đất một lượng lớn các phế thải của chúng. Các lượng phế thải đó, nguy hiểm nhất là các chất thải nguy hại, được thông qua khí thải, nước thải và rác thải hoặc thải trực tiếp xuống đất. Chúng làm ô nhiễm môi trường đất, phá huỷ sự cân bằng của hệ sinh thái đất. Quá trình khai khoáng gày ô nhiễm và suy thoái môi trường đất ở mức nghiêm trọng nhất. Do khai thác, một lượng lớn phế thải, quặng từ lòng đất được đưa lên trên bề mặt. Mặt khác thảm thực vật trong khu vực khai khoáng bị huý diệt, đất có thể bị xói mòn. Tiếp theo là một lượng lớn phế thải, xí quặng theo khói bụi bay vào không khí rồi lại lắng đọng xuống đất và làm nhiễm bẩn đất trong một phạm vi lớn. Các chất thải này thường xuyên chứa những sản độc hại ở dạng dung dịch và dạng rắn. Khoảng 50% chất thải công nghiệp là dạng rắn (than, bụi, chất hữu cơ xí quặng ) và trong đó 15% có khả năng gây độc nguy hiểm. Độ pH của đất giảm do mưa axít và chất thải công nghiệp. Tương ứng sự giảm đi 50% độ no bazơ nghĩa là 1/2 cation bazơđãđược thay thê bằng H+ và Al3+ (theo TAMM 1988, ANDERSON 1988). Điều đáng lo ngại là các phế thải công nghiệp thường làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và kim loại nặng. Phênol là vật thải của công nghiệp dệt, luyện kim đen, luyện than cốc – khi thấm vào đất, vào nước thì làm cho đất, nước có mùi đặc biệt, nguy hiểm là khi phênol kết hợp với clo ở những đất bị nhiễm mặn sẽ tạo thành clorôphênol rất độc, có mùi buồn nôn, gây ung thư. Hàm lượng phênol từ 25-
  17. 9 30mg/ nước đất gây độc cho cây và chết động vật đất. Các nguyên tố kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, Hg, Cr, Cd, ) thường chứa trong phế thải của ngành luyện kim mầu, sản xuất ôtô Nước thải chứa kim loại nặng cuối cùng làm ô nhiễm đất. Các loại phế thải rắn công nghiệp được tạo nên từ hầu hết các khâu công nghệ sản xuất và từ trong các quá trình sử dụng sản phẩm. Các loại phế thải này dược tập trung tại các cơ sở sản xuất hoặc vận chuyển khỏi khu vực, rồi bằng cách này hay cách khác và cuối cùng cũng trở về với môi trường đất. Các chất thải vô cơ từ cơ sở công nghiệp như mạ điện, thủy tinh, công nghiệp giấy, cặn xỉ, Các phế thải dễ cháy từ các nhà máy lọc dầu, sửa chữa ô tô - xe máy, sản xuất máy lạnh, Các phế tải độc hại như phế thải chứa đồng vị phóng xạ, các phế thải hóa học, Đặc điểm của phế thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất là đa dạng về thành phần và kích thước, không tập trung và đa nguồn gốc, vì vậy việc lựa chọn phương pháp xử lý chúng cũng rất phức tạp [14]. Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp, áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng đòi hỏi phải tăng cường các hoạt động sản xuất, hay kích thích thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp. Các biện pháp được người nông dân sử dụng đó là tăng cường sử dụng các hóa chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích với liều lượng lớn, làm cho đất tại các khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng. Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt của con người. Hàng ngày, từ sinh hoạt, con người ta thải vào môi trường đất một lượng đáng kể chất thải rắn và chất thải lỏng, về chất thải lỏng: trung bình người dân đô thị ở các thành phố lớn của Việt Nam mỗi ngày sử dụng một lượng nước cấp khoảng 100-150 lít, và cũng thải ra môi trường một lượng nước thải như vậy, trong đấy có chứa bao nhiêu là chất độc hại. Những chất độc hại đấy đọng lại nhiều nhất trong môi trường nước và đất. về chất thải rắn: trung bình mỗi người mỗi ngày thải
  18. 10 ra một lượng chất thải rắn từ 0,4 đến 1,8 kg/người.ng.đêm, khối lượng này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đô thị, từng lứa tuổi Lượng phân này xả vào môi trường theo hệ thống thoát nước [14]. Trong đó có chứa nhiều chất ô nhiễm, ví dụ hàm lượng chất lơ lửng là 65-100g/người.ng.đêm Trong rác và phế thái rắn sinh hoạt có phế thải thực phẩm, lá cây, vật liệu xây dựng, các loại bao bì, phân người và súc vật.v.v Trong các loại phế thải sinh hoạt này hàm lượng chất hữu cơ lớn, độ ẩm cao. Nếu không xử lý tốt thì chúng vẫn được tồn lưu trong môi trường nước và đất, và đó là môi trường cho các loài vi khuẩn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn gày bệnh phát triển [14]. Ô nhiễm đất là hậu quả của ô nhiễm nước nông dân lấy nước thải tưới cho đồng ruộng. Nếu không điều tra chất lượng nước, có thể làm cho đất bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây. Tưới nước có độ mặn cao làm cho đất bị mặn hoá [2]. 2.1.1.3. Khái niệm khoáng sản - Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ [8]. - Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ trái đất mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân 8[ ]. - Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan [15]. 2.1.1.4. Các khái niệm khác
  19. 11 - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác [10]. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. - Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường [12]. - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường [10]. - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có
  20. 12 thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường [12]. - Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng ăv n bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường [12]. - Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [10]. - Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi [10]. - Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm. - Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu [14]. 2.1.2. Các vấn đề môi trường liên quan đến khai thác đá 2.1.2.1. Tác động do bụi, khí độc, tiến ồn và độ rung * Tác động do bụi:
  21. 13 Bụi chủ yếu là bụi silic phát tán vào trong không khí với nồng độ và tải lượng khá lớn, nhất là trong khu vực khai thác. Bụi sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như động, thực vật trong vùng. Bụi phát sinh nhiều ở các khâu khoan lỗ mìn, nổ mìn, dây chuyền chế biến đá và vận chuyển đá ra khu chế biến. Nếu không có biện pháp giảm thiểu bụi nhất là công tác khoan và nổ mìn thì khi điều kiện bất lợi xảy ra (trời khô hanh, vận tốc gió lớn) bụi sẽ phát tán vào môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép trên diện rộng, có thể ảnh hưởng tới vị trí cách xa khu mỏ. Khi đó người, động vật và cây cối sống trong vùng ảnh hưởng này sẽ bị tác động do bụi [4]. Tác hại của bụi đối với con người: - Bụi vào phổi gây nên những bệnh về hô hấp, có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm với bụi, bịt kín lỗ chân lông gây cản trở quá trình bài tiết. Đặc biệt với các cơ sở có công nghệ liên quan đến bụi đá, xi măng, thì khả năng gây bệnh phổi rất cao, bệnh đường hô hấp tiến triển nhanh gây khó thở rõ rệt, suy phổi điển hình, tràn khí phế mạc, Ngoài ra, bụi cũng có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người, động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị nhiễm bụi nói trên. - Ô nhiễm bụi còn có tác dụng xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ một lớp bụi trên lá, từ đó gây cản trở quá trình quang hợp của cây, cây cối sẽ chậm phát triển, lá úa vàng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển và đơm hoa kết trái của cây trồng. Bụi bám vào các công trình kiến trúc sẽ là nguyên nhân gây bào mòn hóa học các công trình một cách mạnh mẽ, làm mất mỹ quan và hư hại công trình [4]. *Tác động do khí độc
  22. 14 Các khí độc sinh ra chủ yếu do các phương tiện vận chuyển và bốc xúc gây ra, các khí bao gồm CO, SO2, NOx, VOC Khí độc sinh ra do các phương tiện tham gia khai thác đá hầu hết chưa vượt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên khi số lượng máy tham gia tăng lên và thời gian tiếp xúc với các khí này tăng sẽ tác động đáng kể tới sức khỏe con người cũng như sự phát triển của cây cối trong khu vực mỏ [4]. *Tác động do tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động nổ mìn, đập đá, từ khu vực chế biến đá và từ phương tiện vận chuyển đá sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh, môi trường lao động của người công nhân. Khi tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn ở mức cao, người tiếp xúc trực tiếp có thể mắc các bệnh về tai (Thủng màng nhĩ, ù tai, điếc ) [4]. * Tác động do rung động: Giai đoạn nổ mìn gây chấn động và rung lớn nhất nhưng không liên tục và thời gian tác động ngắn, mức độ lan tỏa rộng. Độ rung do các phương tiện vận chuyển, máy đập đá và khoan đá có thời gian tác động lâu dài hơn và liên tục hơn, ảnh hưởng mạnh hơn và trực tiếp nhất tới người lao động. Rung động và chấn động tác động lên con người có thể làm chấn thương các cơ quan trên cơ thể nhất là cơ và xương. Đối với các công trình kiến trúc có thể bị biến dạng, hư hỏng, nứt gãy khi bị tác động [4]. 2.1.2.2. Tác động do nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt * Tác động của nước mưa chảy tràn Tác động dễ nhận thấy nhất của nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này là sự ngập úng cục bộ tạo ra các ổ vi khuẩn tập trung có thể truyền nhiễm bệnh cho người và động vật. Nước mưa chảy tràn cuốn theo một lượng lớn đất, cát, bột đá nguyên vật liệu thừa và các chất hữu cơ rơi vãi, gây nên hiện
  23. 15 tượng bồi lắng, tăng độ đục của nước và giảm hàm lượng ôxy hoà tan trong các khe suối mà nó chảy vào. Sự ô nhiễm này sẽ góp phần làm suy giảm động vật, thực vật dưới nước gây ô nhiễm môi trường nước trong khu vực. Lưu lượng nước mưa chảy tràn ở giai đoạn sau thường có xu hướng lớn hơn ở giai đoạn trước đó do diện tích che phủ và lớp đất tơi xốp giúp giữ nước bị bóc bỏ không còn khả năng giữ nước Ngoài ra, nước mưa chảy tràn ở khu vực bãi thải cũng gây tác động đáng kể tới môi trường nếu như không có biện pháp giảm thiểu tác động ở bãi thải, nước mưa chảy tràn cuốn trôi đất hữu cơ ở bề mặt xuống mương dẫn nước và làm bồi lấp các suối nhỏ [4]. *Tác động của nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt ở giai đoạn khai thác nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây tác động không nhỏ tới môi trường nhất là môi trường nước, làm ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực[3]. 2.1.2.3. Tác động đến môi trường đất Các chất thải, nước thải chứa dầu mỡ khi thải vào vùng đất lân cận sẽ làm thay đổi tính chất đất, làm đất mất dần độ phì nhiêu, đất trở nên trơ và khó canh tác. Tuy nhiên, do vùng đất xung quanh là đất rừng, không có đất nông nghiệp và mục đích của đất cũng đã thay đổi thành đất công nghiệp nên tác động đến môi trường đất là không lớn [3]. 2.1.2.4. Tác động của chất thải rắn và chất thải nguy hại * Tác động do đất đá thải: Quá trình khai thác đá sẽ thải ra các loại đất đá thải hàng ngày, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ra các tác động tiêu cực như: Chiếm dụng mặt bằng, làm mất đất sản xuất, làm mất mỹ quan khu vực, có thể gây nên hiện tượng trượt lở khu vực đổ thải . Quá trình vận chuyển chất
  24. 16 thải làm rơi vãi trên đường gây tai nạngiao thông, làm phát tán bụi vào môi trường [4]. * Tác động của rác thải sinh hoạt: Hàng ngày đều có rác thải sinh hoạt, thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học. Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý, rác sẽ phân huỷ tạo mùi hôi, là môi trường cho nhiều loại côn trùng và vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Nước rỉ rác từ các khu vực chứa rác cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí xung quanh [4]. * Tác động của chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại chủ yếu là chất chứa dầu mỡ, chất này khi đi vào môi trường sẽ tác động tiêu cực lâu dài và nguy hiểm. Dầu mỡ thải khi đi vào môi trường đất sẽ làm thay đổi tính chất cơ lý của đất theo chiều hướng xấu, đất bị trơ và mất độ tơi xốp. Khi đi vào nước sẽ làm ô nhiễm nước, gây chết động vật và thực vật thuỷ sinh Riêng chất thải dầu nhớt từ việc thay dầu định kỳ cho máy móc thiết bị, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [4]. 2.1.2.5. Tác động đến hệ sinh thái - Hoạt động khai thác mỏ sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân cây, lá cây làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh. Quá trình khai thác sẽ phá hủy hoàn toàn thảm thực vật trên diện tích khai thác. - Trong vùng chỉ có các loài động vật nhỏ, không có thú lớn. Hoạt động khai thác và chế biến đá sẽ làm mất nơi cư trú của chúng, tuy nhiên trên phạm vi nhỏ và chúng sẽ tự di chuyển tạo lập môi trường sống mới tại các khu vực lân cận.
  25. 17 - Hoạt động khai thác đá sẽ gây biến dạng bề mặt, gò đồi có thể bị san bằng, do vậy khu vực khai thác sẽ mất đi cảnh quan ban đầu, không thể tái tạo. Nhưng xét chung về quy hoạch phát triển thì có thể chấp nhận, khu vực mỏ nằm trong vùng quy hoạch khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn [4]. 2.1.2.6. Tác động do các rủi ro và sự cố môi trường * Sự cố cháy nổ Đối với dự án khai thác đá, sự cố về cháy nổ thường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người công nhân và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho chủ đầu tư. Ngoài ra, sự cố cháy nổ còn gây ra nguồn ô nhiễm không khí do cháy các vật liệu độc hại như: cao su, nilon, xăng dầu [4]. * Sự cố đối với kho chứa mìn Các yếu tố ảnh hưởng đến kho chứa mìn gồm: + Sự cố do lún nền móng kho chứa, sự cố này sẽ ảnh hưởng đến điều kiện làm việc an toàn của kho chứa dẫn đến tình trạng thấm dột nước vào kho chứa, nếu nghiêm trọng có thể nứt tường, sập mái; + Sự cố do chảy nổ gây nguy hiểm đến khu vực xung quanh; + Sự cố do sét đánh vào kho mìn gây nổ; * Sự cố sạt lở bờ moong khai thác Nguyên nhân do chấn động khi mổ mìn gây ra các khe nứt, đồng thời các hoạt động chặt cây, bóc dỡ lớp đất phủ sẽ làm gia tăng hiện tượng xói mòn tại khu vực khi gặp mưa lớn làm sạt lở theo dòng chảy nước mưa gây tai nạn bất ngờ cho công nhân trong quá trình khai thác, vận chuyển đá. Vách bờ sạt lở sẽ gây thiệt hại cho máy móc, thiết bị và nguy hiểm đến tính mạng con người [4]. * Tai nạn lao động - Các yếu tố ô nhiễm môi trường, cường độ lao động, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người công nhân gây mệt mỏi, choáng váng. Công việc lao động
  26. 18 nặng nhọc, quá trình vận chuyển với mật độ xe cao có thể gây tai nạn lao động, tai nạn giao thông trong khu vực. - Ngoài ra sự cố tai nạn cho công nhân trong quá trình nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển nguyên liệu và chế biến đá - Trong công đoạn chế biến có thể xảy ra tai nạn lao động khi sử dụng máy móc thiết bị máy đập nghiền sàng và các động cơ, mô tơ không tuân thủ theo quy trình an toàn lao động [4]. * Rủi ro, sự cố do các yếu tố kỹ thuật và thiên nhiên - Sự cố về công tác khoan: Như kẹp choòng khoan, khoan sai vị trí, tầng có hiện tượng trượt lở. - Khâu xúc bốc: Đá treo trên gương tầng, dụng cụ bốc xúc bị hư hỏng. - Sự cố trượt lở sườn tầng khai thác: Nguyên nhân có thể dẫn đến sạt lở là do hoạt động khoan nổ mìn gây chấn động, phá huỷ kết cấu bền vững của đất đá, do mưa lớn hoặc do đất đá khu vực khai thác không ổn định. - Sự cố đá lăn, đá rơi khu vực khai thác: Nguyên nhân do quá trình nổ mìn, một số mô đá chưa rơi hết chúng còn liên kết lỏng lẻo với khối đá chính, chỉ cần một tác động nhẹ là rời khỏi liên kết gây lên hiện tượng đá lăn. - Sự cố về nổ mìn như: Đang thi công nổ mìn thì trời mưa, bãi mìn bị câm từ 1 đến 2 lỗ. Nếu gặp trời mưa người lãnh đạo công tác nổ mìn phải tập trung nhân lực để thi công nhanh hoặc dừng thi công, nếu mìn bị câm thì kho- an cạnh lỗ mìn câm một lỗ mìn với khoảng cách 30cm để kích nổ mìn câm [4]. 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010; - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 ngày 21/6/2012; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
  27. 19 - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; - Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; - Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006; - Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản 2010; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường 2014; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; - Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; - Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về Đánh giá tác động môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;
  28. 20 - Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14/11/2012 của Bộ Công thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn; - Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; - Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; - Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. * Một số TCVN, QCVN có liên quan - TCVN 6438: 2005 Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải – phương tiện giao thông đường bộ. - Quyết định số 3733/2002:QĐ-BYT:Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. - QCVN 24:2016/BYT. Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. - QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn quốc gia về vi khí hậu. - QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
  29. 21 - QCVN 14:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.3.1. Tình hình khai thác đá trên thế giới Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng đã và đang phát triển trên thế giới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nhu cầu sử dụng đá hoa cương ở các nước ngày càng tăng. Đá hoa được ứng dụng trong trang trí nội thất mà không có một loại vật liệu nào có thể thay thế. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng đá hoa xây dựng nên những lâu đài, điện ngọc để lại những giá trị vĩnh hằng về vật liệu kiến trúc. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ khai thác cùng với bàn tay, khối óc của con người đã tìm và khai thác được những mỏ đá hoa trắng từ khắp mọi nơi trên thế giới. Phần lớn đá thiên nhiên được khai thác ở Iran, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Mêxico, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Canada, Pháp và Brazil, [16]. Hoạt động khai thác đá trên thế giới ngày càng phát triển mạnh đem lại lợi ích kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà hoạt động khai thác đá đem lại thì hoạt động khai thác đá đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Quá trình nổ mìn, khoan cắt và vận chuyển đá đã tạo ra một lượng bụi rất lớn và gây nên những chấn động mạnh làm thay đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Trên thế giới hàng năm ngành khai thác đá đã xảy ra hàng trăm vụ sập mỏ đá do khai thác đá trái phép và do công nghệ không đảm bảo an toàn cho công nhân khu vực khai thác, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người[16]. 2.3.1.1 Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá trên thế giới Khai thác đá hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi
  30. 22 quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác đá lại là vấn đề đang được quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác, chế biến đá và tình trạng khai thác đá trái phép tại nhiều nước có trữ lượng đá lớn trên thế giới). Khai thác đá tạo ra một lượng bụi rất lớn, lớn hơn gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có những nơi nồng độ bụi cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại các mỏ khai thác còn thải ra một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2, đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và những người lao động tại chính cơ sở khai thác và sản xuất đá. Một số khu vực khai thác do công nghệ khai thác chủ yếu là công nghệ thủ công, không được trang bị những thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh ra một lượng bụi rất lớn làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác [16]. Như vậy hoạt động khai thác đá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn các nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của con người. Cùng với sản lượng khai thác đá ngày càng tăng, thì ngành công nghiệp khai thác đá trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói đến nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường [16]. 2.3.2. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam 2.3.2.1. Hoạt động khai thác đá ở Việt Nam Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, đá hoa trắng là khoáng sản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả điều tra thăm dò địa chất cho thấy, đá hoa trắng phân bố khá rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam song tập chung trữ lượng lớn ở một số địa phương như Yên Bái, Nghệ An, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, [17].
  31. 23 Hoạt động khai thác, chế biến đá hoa tại các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương. Hoạt động đầu tư của nhiều doanh nghiệp đã tạo được uy tín và thương hiệu riêng tại thị trường trong nước và một số khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp khai thác đá hoa trắng còn gặp phải không ít những khó khăn khi thiếu chế tài chặt chẽ đối với việc hành nghề thăm dò khoáng sản dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân thiếu năng lực và kinh nghiệm vẫn được thuê thăm dò. Do đó, nhiều mỏ khi đi vào khai thác không như kết quả đánh giá trữ lượng dẫn tới chủ đầu tư thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả. Với số lượng giấy phép hoạt động khoáng sản đã cấp và sẽ cấp cho thấy, sau năm 2012 có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này tập chung chủ yếu ở 3 - 4 vùng mỏ, như vậy có thể có hiện tượng khai thác tràn lan, lãng phí tài nguyên, tranh giành diện tích, mất an ninh trật tự và đặc biệt ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường và cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng. Số lượng cơ sở chế biến đá hoa khá lớn. Tuy nhiên lại có quy mô nhỏ, phân tán, thiết bị công nghệ còn lạc hậu nên chưa sử dụng hợp lý tài nguyên. Tại các mỏ khai thác đá làm ốp lát, thực tế chỉ thu hồi được 20 - 30% khối lượng đá thành phẩm còn lại 70 - 80% chưa có nhu cầu sử dụng, phải để lại tại mỏ cho thấy sự lãng phí lớn và là nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, mất an toàn trong khai thác [17]. 2.3.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác đá vẫn luôn là mối hiểm họa ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường.
  32. 24 Trong quá trình khai thác mỏ, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Tác động tới môi trường không khí và nước: Hoạt động khai thác đá thường sinh ra một lượng bụi lớn có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động nổ mìn, khoan cắt đá, từ quá trình vận chuyển đá về bãi tập kết và các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, các bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên là những tác động tiêu cực tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí xung quanh khu vực mỏ khai thác [17]. Tác động tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: Hoạt động khai thác đá làm thay đổi cảnh quan môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm thoái hóa lớp đất mặt, gây sạt lở mất an toàn lao động và trong quá trình khai thác đá còn tạo ra tiếng ồn và những chấn động lớn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác [17].
  33. 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng môi trường nước và không khí tại mỏ đá Cốc Lải. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Hiện trạng môi trường tại khu vực mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2018 đến tháng 4/2019 - Địa điểm nghiên cứu: Mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp cho công tác cải tạo môi trường sau khai thác tại mỏ Cốc Lải. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp - Thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau. - Hệ thống các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, tài liệu về các đánh giá sơ bộ tình hình quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh và đăc biệt quan tâm đến hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu.
  34. 26 - Chọn lọc các nguồn số liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: Thông tin từ các sở ban ngành liên quan, thông tin từ các khu vực quy hoạch, khai thác khoáng sản tìm kiếm thông tin từ báo đài, internet, công bố của các tạp chí khoa học trong và ngoài nước có liên quan. - Thu thập, tổng hợp và kế thừa các tài liệu thăm dò khoáng sản, tài liệu ĐTM của mỏđá Cốc Lải. - Kế thừa các kết quả phân tích mẫu môi trường, các báo cáo quan trắc môi trường có liên quan tại khu vực có dự án khai thác mỏ của Hợp tác xã MinhAn. 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích * Số lượng mẫu:Đề tài tiến hành lấy 02 mẫu khí và 01 mẫu nước thải sinh hoạt, 01 mẫu nước mặt. Bảng 3.1. Tổng hợp các vị trí lấy mẫu Ký hiệu STT Vị trí quan trắc Tọa độ mẫu A Mẫu không khí Tại khu vực bãi xúc chân tuyến của X: 2.487.459 1 KK-1 mỏ Y: 453.516 X: 2.487.400 2 KK-2 Tại khu vực chế biến đá của mỏ Y: 453.533 B Mẫu nước thải sinh hoạt Nước thải sau khi xử lý tại bể tự X: 2.487.364 1 NTSH hoại, tại điểm xả ra môi trường Y: 453.534 C Mẫu nước mặt Nước mặt khe Loòng Ka Vẹn phía 1 NM X: 2.487.337 Đông Nam mỏ Y: 453.659 * Phương pháp pháp lấy mẫu: - Phương pháp lấy mẫu nước mặt, nước thải: Lấy mẫu nước thực hiện theo hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc gia: + TCVN 5992:1995 chất lượng nước- lấy mẫu. Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu. + TCVN 6663- 6:2008 (ISO 5667-6:2005) về Chất lượng nước - Lấy mẫu- Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
  35. 27 + TCVN 6663- 3:2008 (ISO 5667-3:2003) về Chất lượng nước - Lấy mẫu- Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. + TCVN 6663- 1:2011 (ISO 5667-1:2006) về Chất lượng nước - lấy mẫu- phần 1: hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 6663- 1:2011 (ISO 5667-1:2006) về Chất lượng nước - Lấy mẫu- Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 4556:1988 Nước thải - Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu + TCVN 5999:1995 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước thải - Phương pháp lấy mẫu không khí: Phương pháp lấy mẫu không khí được thực hiện theo hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5973-1995 (ISO 9359:1989) Chất lượng không khí - phương pháp lấy mẫu phân tầng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh. * Chỉ tiêu theo dõi: - Không khí: Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, bụi,SO2,CO. - - + 3 - Nước mặt: pH, DO, TSS, COD, BOD5, NO3 , NO2 , NH4 , PO4 , Tổng dầu mỡ, Coliform. + + - Nước thải sinh hoạt: pH, BOD5, TSS, coliform, NH4 -N, PO4 -P, — NO3 N, Sunfua. * Phương pháp phân tích: - Phương pháp phân tích không khí: + TCVN 5067:1995: Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi. + TCVN 7878-2:2010: Âm học. Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường.
  36. 28 + TCVN 5971:1995: Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit. Phương pháp tetracloromercurat (TCM)/pararosanilin. + TCVN 6137:2009: Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của nito dioxit. Phương pháp Griess-Saltzman cải biến. + Quyết định 3733/2002/BYT: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. - Phương pháp phân tích nước mặt: + TCVN 6492:2011: Chất lượng nước. Xác định pH. + SMEW 5210B-2012: Standard Methods for the examination of water & wastewater – Oil and Grease. + SMEWW 5220D-2012: Standard Methods for the examination of water & wastewater – Closed Reflux, Colorimetric Method. + SMEWW2540-2012: Standard Methods for the examination of water & wastewater – Total Suspended Solids Dried at 103 – 105oC. + SMEWW3113-2012: Standard Methods for the examination of water & wastewater – Metals by Electrothermal Atomic Absorption Spectromatry. + SMEWW3111B-2012: Standard Methods for the examination of water & wastewater – Direct Air – Acetylene Flame Method. + SMEWW5530C-2012: Standard Methods for the examination of water & wastewater – Oil and Grease. + SMEWW5520-2012: Standard Methods for the examination of water & wastewater – Oil and Grease. - Phương pháp phân tích nước thải sinh hoạt: + TCVN 6492-1999(ISO 10523:1994) về chất lượng nước - xác định pH. + TCVN 6625-2000 (ISO 11923:1997) về chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh
  37. 29 + TCVN 6180-1996 (ISO 7890/3:1988 (E)) về chất lượng nước - Xác định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic + TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) về Chất lượng nước - Xác địnhphospho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: - Không khí: + QĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh laođộng, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. +QCVN 24:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn– mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. +QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc. - Nước mặt:QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - Nước thải sinh hoạt: QCVN 14-MT:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý được đánh giá tổng hợp và tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu. 3.4.4. Phương pháp xử lí số liệu Phân tích đánh giá số liệu phân tích được. Tổng hợp các số liệu đó trên phần mềm Excel để đưa ra đánh giá, nhận xét chính xác và đầy đủ. Tổng hợp các số liệu phân tích được kết hợp với khảo sát thực tế để đưa ra kết luận về các thành phần môi trường. So sánh với QCVN để đưa ra những kết luận về chất lượng môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí khu vực xung quanh mỏ đá Cốc Lải.
  38. 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 4.1.1. Vị trí địa lý - Mỏ đá vôi Cốc Lải nằm trên địa bàn xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm huyện Ngân Sơn về hướng Đông Bắc khoảng 10 km. Tổng diện tích đất sử dụng là 1,0 ha, trong đó: + Diện tích khu vực mỏ là 0,3 ha, ranh giới khu vực mỏ được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ như bảng 4.1. Bảng 4.1. Giới hạn khu vực khai trườngmỏ Cốc Lải Hệ toạ độ VN 2000 Hệ toạ độ VN 2000 Diện Điểm KTT 1050, múi chiếu 60 KTT 1060 30’, múi chiếu 30 tích góc X(m) Y(m) X(m) Y(m) 01 2.487.061,00 607.800,00 2.487.500,41 453.483,89 02 2.487.062,00 607.863,00 2.487.500,78 453.546,90 0,3 ha 03 2.487.014,00 607.864,00 2.487.452,77 453.547,42 04 2.487.013,00 607.800,00 2.487.452,41 453.483,40 4.1.2. Đặc điểm địa hình – địa chất * Đặc điểm địa hình và hiện trạng mỏ. Khu vực diện tích mỏ là 1,0ha, trong đó diện tích khai trường là 0,3ha. Khai trường mỏ nằm trên địa hình vùng núi có độ cao tuyệt đối giao động từ khoảng 475 ÷ 520m, thuộc loại hình vùng núi cao. Dạng địa hình bao quanh khu mỏ được thành tạo bởi các đá trầm tích carbonat xen lục nguyên, đã tạo nên các dải núi có sườn thoải đan xen với các chỏm núi cao, độ cao của núi gần khu mỏ khoảng 540,3m, thỉnh thoảng có những khoảng trũng giữa núi (dạng hố karst) tạo ra sự phân cắt địa hình mạnh.
  39. 31 Nhìn chung ngoài hiện trạng cảnh quan môi trường, thảm thực vật trong khu mỏ chưa bị thay đổi nhiều[5]. * Đặc điểm địa chất công trình. Dựa vào tài liệu thăm dò, kết quả phân tích mẫu, có thể đánh giá điều kiện địa chất công trình của lớp đá vôi từ trên xuống khá đồng nhất về thành phần, dày 45m (tính đến coste +475m) nằm nông, sát trên mặt địa hình. Thành phần thạch học chủ yếu là đá vôi màu xám đen tới xám sẫm nằm xen với đá vôi sét và đá vôi silic có cấu tạo phân lớp vừa đến mỏng, độ hạt mịn đến hạt nhỏ, đôi chỗ hơi tái kết tinh yếu, có chất lượng khá tốt, thành phần đồng nhất và độ bền cơ học cao. Đá vôi trong khu vực thăm dò nứt nẻ, hệ số karst khoảng 10%. Đá có cấu tạo định hướng, thường có nhiều mạch calcit nhiệt dịch xuyên cắt và có thể nằm đơn nghiêng cắm về đông nam 1600 với góc dốc 25o. Đá vôi trong vùng có thế nằm và chiều dày tương đối ổn định, ít bị ảnh hưởng của đứt gãy và có các hệ thống khe nứt cắt vuông góc với mặt lớp của đá, do vậy rất thuận lợi khi khai thác. Tóm lại qua nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình và đặc điểm địa chất thuỷ văn cho thấy diện tích thăm dò có đặc điểm địa chất công trình và đặc điểm địa chất thuỷ văn khá thuận lợi cho công tác khai thác lộ thiên và tháo khô mỏ[5]. 4.1.3. Đặc điểm khí tượng – thủy văn và các vấn đề khác Quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí tượng - thuỷ văn tại khu vực mỏ, các yếu tố đó là: - Nhiệt độ không khí; - Độ ẩm tương đối của không khí; - Lượng mưa; - Tốc độ gió và hướng gió;
  40. 32 - Nắng và bức xạ; Khu vực mỏ nằm trên địa bàn huyện Ngân Sơn, mang đầy đủ đặc điểm khí hậu, khí tượng của tỉnh Bắc Kạn, có các đặc trưng của khí hậu miền núi Bắc Bộ. Do vậy, khu vực phân hoá khí hậu theo mựa rõ rệt (về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm giữa 2 mùa). Điều kiện khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân hủy các chất hữu cơ cũng như ảnh hưởng đến quá trình lan truyền của các loại chất thải trong môi trường. Các yếu tố khí hậu, khí tượng có ảnh hưởng lớn đến nguồn phát sinh chất thải của mỏ, cụ thể như sau: a. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong khí quyển càng lớn, tác động của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường khí càng mạnh. Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 15,90C – 28,00C. Tháng 12 có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (15,90C). Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,90C[7]. Bảng 4.2. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm Nhiệt độ trung bình tháng (0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá trị 17,8 17,8 20,1 23,1 26,3 28,0 27,4 27,3 27,5 23,9 20,1 15,9 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2017) b. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong
  41. 33 không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi ngay xuống đất. Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như SO2, NOx, hòa hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các axit [7]. - Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 84,1%. Bảng 4.3. Độ ẩm trung bình tháng trong năm Độ ẩm trung bình tháng (%) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá trị 84,1 77 86,1 84,3 79,7 86 88,3 89,9 86,9 83,3 83,8 80,2 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2017) c. Lượng mưa Mưa có tác dụng làm sạch không khí và pha loãng chất thải lỏng. Các hạt mưa kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và nước. Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm. Vì vậy vào mùa mưa mức độ ô nhiễm thấp hơn mùa khô. Lượng mưa trung bình trong năm 1.986,20 mm. Mưa ở đây chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa trùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với 85% - 90% lượng mưa cả năm. Thời gian còn lại là mùa ít mưa. Trong mùa mưa có những tháng có thể có tới gần 20 ngày có mưa. Mùa ít mưa thì lượng mưa không đáng kể, hoặc chỉ là mưa phùn [7]. Bảng 4.4. Lượng mưa trung bình tháng Lượng mưa trung bình tháng (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 114, 18,1 137 75,7 202,9 266, 323, 416, 177, 191, 20,6 41,4 Giá trị 9 5 1 5 7 8 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2017) d. Tốc độ gió và hướng gió Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ
  42. 34 gió càng cao thì chất ô nhiễm trong không khí càng lan tỏa xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại, khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm cũng thay đổi theo. Tại khu vực hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc và hướng Đông Nam [7]. e. Nắng và bức xạ mặt trời Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm. Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào tháng 1 và tháng 3 tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là ít nhất trong năm, chỉ khoảng từ 55 - 72 giờ nắng. Sang tháng 5 trời ấm lên, tổng số giờ nắng lên tới 206 giờ [7]. Bảng 4.5. Số giờ nắng trung bình tháng Số giờ nắng trung bình tháng (giờ) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá trị 72 56 55 98 206 138 143 133 164 111 90 98 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2017) 4.1.4. Quy mô,đặc điểm và công nghệ khai thác của mỏ Cốc Lải 4.1.4.1. Quy mô mỏ Cốc Lải - Mỏ được thiết kế khai thác với công suất khai thác và được xác định trên cơ sở năng lực đầu tư của chủ dự án và nhu cầu tiêu thụ. Công suất khai thác mỏ hằng năm là: Aq = 10.000 m3/năm - Tuổi thọ mỏ: 5,0 năm.
  43. 35 4.1.4.2. Đặc điểm công nghệ khai thác a. Hệ thống khai thác: *Lựachọnhệthốngkhaithác: Hệ thống khai thác được lựa là hệ thống khai thác lớp đứng, cắttầngnhỏ. Ở hệ thống khai thác lớp đứng cắt tầng nhỏ chiều cao tầng 3m, khai thác theo trình tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Đất đá sau nổ mìn tự văng xuống bãi xúc chân tuyến +475m bằng năng lượng nổ mìn và tự trọng. Tại các bãi xúc ở +475m đá vôi nguyên liệu được xúc lên ôtô vận chuyển về trạm đập. *Các thông số hệ thống khai thác - Chiều cao tầng khai thác H Chủ dự án sử dụng là thiết bị khoan cầm tay YT24 chiều sâu khoan tối đa là 5m. Vì vậy để đảm bảo hiệu suất làm việc của máy khoan nên lựa chọn chiều cao tầng là H = 3m. - Góc nghiêng sườn tầng khai thác α Đất đá mỏ có độ ổn định cao hệ số kiên cố f = 7-9. Căn cứ vào hiện trạng các khu vực đã tiến hành khai thác, góc nghiêng sườn tầng ổn định ở mức α = 70-750. Để đảm bảo điều kiện an toàn lớn nhất trong điều kiện khai thác khó khăn (mưa nhiều, nổ mìn om, ) Lựa chọn góc nghiêng sườn tầng α = 700. - Góc nghiêng sườn tầng kết thúc khai thác kt Sau khi kết thúc khai thác các tầng khai thác được chập 3 tầng thành 1 tầng kết thúc, do vậy chiều rộng đai bảo vệ cũng phải tăng lên. Căn cứ vào chiều cao và góc nghiêng sườn tầng, góc nghiêng sườn tầng kết thúc khai thác 0 lựa chọn bằng góc nghiêng sườn tầng: kt = 70 . - Chiều cao tầng kết thúc Hkt Sau khi kết thúc khai thác chủ dự án tiến hành chập tầng khai thác với
  44. 36 nhau nhằm mục đích nâng cao khả năng tận thu, thu hồi khoáng sản. Chiều cao tầng kết thúc khai thác được tính chọn Hkt = 9m. - Chiều rộng mặt tầng công tác B Mỏ sử dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp nghiêng, chuyển tải bằng khoan nổ mìn qua máng. Chiều rộng mặt tầng công tác phải đảm bảo an toàn cho người và thiết bị hoạt động. Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiếu Bct = 3m. - Chiều rộng đai bảo vệ Bbv Chiều rộng đai bảo vệ được thiết lập theo thông số chiều cao tầng, chiều rộng đai bảo vệ không nhỏ hơn 1/3 chiều cao tầng. Căn cứ chiều cao tầng trong khai thác và kết thúc, chiều rộng đai bảo vệ khi khai thác là 1,5m và khi kết thúc khai thác là 3m. - Chiều dài tuyến công tác L Chiều dài tuyến công tác được xác định theo điều kiện tự nhiên của mỏ và sản lượng hằng năm của mỏ. Đối với công suất mỏ hàng năm 10.000m3/năm chiều dài tuyến công tác được lựa chọn từ 30-70m[3]. Bảng 4.6. Thông số hệ thống khai thác TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị 1 Chiều cao tầng H m 3 2 Góc nghiên sườn tầng khai thác độ 70 3 Góc nghiêng bờ công tác độ 50 4 Góc nghiêng sườn tầng kết thúc kt độ 70 5 Chiều cao tầng kết thúc khai thác Hkt m 9 6 Chiều rộng dải khấu A m 1,5 7 Chiều dài tuyến công tác L m 30-70 8 Chiều rộng đai bảo vệ khi khai thác Bbv m 1,5 Chiều rộng đai bảo vệ khi kết thúc 9 B m 3 khai thác bv 10 Chiều rộng mặt tầng công tác Bct m 3 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi, 2018)
  45. 37 b.Công nghệ khai thác: * Sơ đồ công nghệ khai thác: Khoan - nổ mìn Phá đá quá vỡ Bụi, tiếng ồn Bụi, tiếng ồn Xúc chuyển Bụi, tiếng ồn Vận tải Bụi, tiếng ồn Nghiền sàng Bụi, tiếng ồn Tiêu thụ Sx đá các loại Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ khai thác 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 4.2.1. Đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 4.2.1.1.Tác động tới môi trường không khí có liên quan đến chất thải * Nguồn phát sinh: - Bụi và khí thải phát sinh do hoạt động bốc xúc đá trong hoạt động khai thác. - Khí thải do quá trình nổ mìn. - Khí độc hại, bụi muội phát sinh đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị. - Khu vực phát sinh: Khu vực khai thác và khu vực trạm nghiền. Hầu hết các hoạt động của mỏ đều có phát sinh các tác nhân ô nhiễm môi trường không khí.
  46. 38 Bảng 4.7. Nguồn phát sinh khí thải, bụi trong giai đoạn khai thác STT Nguồn gây ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị Khu vực phát sinh Khoan, nổ mìn khai Bụi đất đá, khí độc - Tại khu vực khai 1 thác hại trường - Trên tuyến đường Bụi đất đá, khí độc Các hoạt động, bốc xúc vận chuyển; 2 hại (SO2, CO, và vận chuyển, đất đá. - Tại khai trường NOx, ) khai thác Quá trình đốt cháy - Trên tuyến đường Bụi, khí độc hại (SO2, 3 nhiên liệu của các động - Tại khu vực khai CO, NOx, ) cơ trường. Bụi, tiếng ồn (Do hệ Quá trình nghiền, sàng thống máy nghiền đá vôi; Bốc xúc sản - Tại khu vực chế 4 đều sử dụng điện nên phẩm lên ô tô đi tiêu biến không phát sinh các thụ khí độc hại) (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án) * Thành phần, tải lượng - Tải lượng bụi phát sinh: Hầu hết các công đoạn khai thác của mỏ đều phát sinh bụi đất, đá. Để ước tính lượng bụi sinh ra trong quá trình khai thác khoáng sản, theo tài liệu của WHO lượng bụi phát sinh trong quá trình hoạt động của mỏ là: + 0,17 kg bụi/tấn đá vôi trong công đoạn bốc xúc, vận chuyển. + 0,4 kg bụi/tấn đá vôi trong công đoạn nổ mìn khai thác. + 0,134 kg bụi/tấn trong công đoạn bốc, xúc vận chuyển đất đá thải. + 0,14 kg bụi/tấn đá trong công đoạn nghiền, sàng đá vôi;
  47. 39 Theo thiết kế, công suất khai thác đá nguyên khai là 10.000 m3/năm, khối lượng đá sau nổ mìn là 14.750 m3 (Hệ số nở rời của đá nguyên khai là 1,475), tương đương 39.825 tấn/năm (Tỷ trọng đá sau nổ mìn d = 2,7 tấn/m3). Do đặc điểm địa chất của khu mỏ là thành phần đá vôi sử dụng được cho làm vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ rất cao, lượng đất đá thải loại là rất ít. Do đó, lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển đất đá thải là không đáng kể. Với hệ số thải lượng bụi tại các công đoạn trong hoạt động của mỏ như trên, ước tính tải lượng bụi được thể hiện tại bảng 4.8. Bảng 4.8. Lượng bụi sinh ra trong quá trình khai thác Khối lượng Hệ số Thải lượng bụi Nguồn đá khai thác (kg/tấn) (kg/năm) (tấn) Nổ mìn 39.825 0,4 15.930 Xúc bốc, vận chuyển 39.825 0,17 6.770 Hệ thống nghiền sàng 39.825 0,14 5.576 Tổng 28.276 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án) Như vậy, tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình khai tháclà 28.276 kg/năm, tương đương 13,6 kg/giờ (Số ngày khai thác 260 ngày, làm 1 ca 8 giờ) *Phạm vi ảnh hưởng và đối tượng bị tác động - Thành phần môi trường tự nhiên: + Môi trường không khí tại khu vực mỏ và xung quanh: Thành phần môi trường này chịu tác động từ các chất ô nhiễm dạng khí như khói động cơ, khí bụi do vận chuyển, khoan nổ, bụi đất + Khí bụi cũng tác động gián tiếp đến môi trường nước mặt khu vực mỏ.
  48. 40 + Hệ sinh thái trên cạn trong diện tích khu mỏ: Trong quá trình khai thác hệ sinh thái trong khu vực mỏ sẽ bị phá huỷ hoàn toàn, nó chỉ được phục hồi phần nào sau khi đóng cửa mỏ và hoàn thổ. + Sức khoẻ con người: Chủ yếu là công nhân lao động tại khu vực mỏ, và những người dân khu vực lân cận [3]. 4.2.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí mỏ đá Cốc Lải được thể hiện qua bảng 4.9: Bảng 4.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Kết quả Quyết QCVN QCVN Chỉ tiêu định số TT Đơn vị 24:2016/ 26:2016/ phân tích KK1 KK2 3733/2002 BTNMT BYT QĐ - BYT 1 Nhiệt độ 0C 27 27 - - 18 - 32 2 Độ ẩm % 70 71 ≤ 80 - - 3 Tiếng ồn dBA 77,5 78,3 - 85 - 4 Bụi Mg/m3 1,4 1,6 4 - - 3 5 SO2 Mg/m 0,028 0,029 10 - - 6 CO Mg/m3 2,14 2,16 40 - - (Nguồn:Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Qúy I năm 2019) Ghi chú: - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. - QCVN 24:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn– mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. - QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí hậu– giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
  49. 41 - (-): Chưa có quy định - KPHĐ: Không phát hiện được Qua kết quả phân tích cho thấy, không khítại bãi xúc chân tuyến (KK1) và không khí tại khu vực chế biến (KK2) tương đối tốt, các chỉ tiêu quan trắc phân tích đều nằm trong gới hạn cho phép theoQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu-giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc QCVN 26/2016/BYT, Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao độngQĐ 3733/2002/BYT vàQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn đạt quy chuẩn theo QCVN 24 /2016/BYT. 4.2.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực mỏ đá Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 4.2.2.1. Chất lượng môi trường nước thải a) Tác động đến môi trường do nước thải * Nguồn phát sinh: - Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. - Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ khai trường và khu vực phụ trợ mỏ Bảng 4.10. Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình khai thác và chế biến Nguồn gây ô Chất ô nhiễm STT Khu vực phát sinh nhiễm chỉ thị - Khu vực khai trường khai thác - Trên các tuyến đường vận Nước mưa chảy TSS, dầu mỡ, độ 1 chuyển tràn đục - Khu vực chế biến: nghiền sàng đá; bốc xúc sản phẩm. Nước thải sinh TSS, BOD, - Khu vực văn phòng, nhà ăn ca 2 hoạt của công COD, ∑N, P, vi công nhân nhân khuẩn (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án)
  50. 42 * Tải lượng, nồng độ và thành phần: - Nước thải sinh hoạt: Nguồn phát sinh: Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu văn phòng, nhà ăn ca, từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân trong khu vực mỏ, nước thải sinh hoạt có nguồn gốc khác nhau sẽ có thành phần và tính chất khác nhau. - Nước mưa chảy tràn: Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực mỏ được xác định theo công thức thực nghiệm sau: Q = 2,78 x 10-7x  x F x h (m3/s) Trong đó: - 2,78 x 10-7: Hệ số quy đổi đơn vị. - : Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc, chọn  = 0,8 đối với Khu văn phòng và chế biến, chọn  = 0,3 đối với khu vực khai thác mỏ. - h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h=100 mm/). - F: Diện tích lưu vực nước mưa chảy qua khu mỏ 3,8ha. Thay số vào công thức ta được: Q= 0,32 m3/s Mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn sản xuất ở khu vực mỏ chủ yếu là đất, đá, rác, dầu mỡ, Lượng chất bẩn (chất không hòa tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định như sau: –kzt M = Mmax (1-e ) x F (kg)
  51. 43 Trong đó: Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ max tại khu vực mỏ (Mmax = 250kg/ha) Kz: Hệ số động học tích lũy chất bẩn, (Kz = 0,4/ngày); t: Thời gian tích lũy chất bẩn, 15 ngày; F: Diện tích khu vực mỏ, F = 1 ha, Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực mỏ là 249,38 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thủy vực tiếp nhận. - Phạm vi ảnh hưởng Khu vực chịu tác động là nguồn nước dưới đất khu vực mỏ, nước mặt sông suối tiếp nhận trong khu vực (vào mùa mưa).Thời gian và đặc thù chịu tác động tuỳ thuộc theo điều kiện thời tiết. - Đối tượng bị tác động Môi trường nước ặt,m nước dưới đất tại khu vực mỏ và xung quanh: Đây là những thành phần môi trường chịu tác động trực tiếp từ nước thải sinh hoạt, và nước mưa chảy tràn trong giai đoạn mỏ hoạt động. - Mức độ tác động Nguồn nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ BOD, COD, SS, cặn đất đá, lượng nhỏ dầu mỡ, các chất dinh dưỡng (N, P), các vi sinh vật, Tuy nhiên, nước thải thành phần ô nhiễm nhẹ nên mức độ tác động của nguồn thải này đến các đối tượng bị tác động không lớn. b. Hiện trạng môi trường nước thải Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải của mỏ đá Cốc Lải được thể hiện qua bảng 4.11.
  52. 44 Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt tại khu vực mỏ QCVN 14- Kết quả TT Tên chỉ tiêu Đơn vị MT:2008/BTNMT NTSH B 1 pH - 6,8 5,5 - 9 O 2 BOD5 (20 C) mg/l 27,5 50 Tổng chất rắn lơ 3 mg/l 47,5 100 lưng (TSS) 4 Sunfua mg/l <0,05 4 - 5 NO3 -N mg/l <0,01 50 + 6 PO4 -P mg/l 0,71 10 + 7 NH4 -N mg/l 0,95 10 8 Coliform MPN/100ml 3000 5000 (Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Qúy I năm 2019) Ghi chú: - QCVN 14-MT:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - KPHĐ: Không phát hiện được “-“ : Không quy định. Qua bảng phân tích trên cho thấy nước thải sinh hoạt sau xử lý tại khu vực mỏ là khá tốt, các chỉ tiêu phân tích: kết quả phân tích pH là 6,8; O BOD5 (20 C): 27,5 mg/l; Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): 47,5mg/l; Sunfua: — + + <0,05mg/l; NO3 N: <0,01mg/l; PO4 -P: 0,71mg/l; NH4 -N: 0,95mg/l; Coiform: 3000 MPN/100mlđều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14- MT:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 4.2.2.2. Chất lượng môi trường nước mặt Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt mỏ đá Cốc Lải được thể hiện qua bảng 4.12.
  53. 45 Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất ượngl nước mặt tại khu vực mỏ đá QCVN08- Đơn Kết quả TT Chỉ tiêu phân tích MT:2015/BTNMT vị NM B1 B2 1 pH - 7,5 5,5-9 5,5-9 2 BOD5 (20°C) mg/l 13,8 15 25 3 COD mg/l 18,4 30 50 4 Ôxy hòa tan (DO) mg/l 5,6 ≥ 4 ≥ 2 5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 28 50 100 + 6 Amoni (NH4 -N) mg/l 0,045 0,9 0,9 - 7 Nitrit (NO 2-N) mg/l <0,008 0,05 0,05 - 8 Nitrat (NO 3-N) mg/l 1,05 10 15 3- 9 Phosphat (PO4 -P) mg/l 0,012 0,3 0,5 10 Tổng dầu mỡ mg/l <0,3 1 1 MPN/ 11 Coliform 3000 7500 10000 100ml (Nguồn:Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Qúy I năm 2019) Ghi chú: - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - KPHĐ: Không phát hiện được - “-“ : Không quy định. Từ kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực mỏ cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép. Các thông số pH kết quả phân tích là 7,5 mg/l; BOD5 (20°C): 7,5 mg/l: COD: 18,4 mg/l; Ôxy hòa tan (DO): + 5,6 mg/l; Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): 28 mg/l; Amoni (NH4 -N): 0,045 mg/l; - - 3- Nitrit (NO 2-N): <0,008 mg/l; Nitrat (NO 3-N): 1,05 mg/l; Phosphat (PO4 -P): 0,012 mg/l; Tổng dầu mỡ: <0,3; Coliform: 3000 MPN/100ml Tất cả các thông số phân tích so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt đều nằm trong giới hạn cho phép. Có thể nói
  54. 46 chất lượng nước khe đảm bảo khả năng tự làm sạch, khả năng tự làm sạch của khe tương đối tốt vì trong khu vực ít có tác động của các nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. 4.3. Đề xuất một số giải pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác tại mỏ Cốc Lải 4.3.1.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí - Đối với máy móc thiết bị có độ ồn cao cần lắp các thiết bị giảm âm. Để bảo vệ tác động nguồn ồn đến các công nhân thi công có thể sử dụng các dụng cụ chống ồn cá nhân như nút tai và bao tai. - Các ô tô chuyên chở nguyên vật liệu phải thực hiện đúng các quy định giao thông chung: có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa sự phát thải bụi ra môi trường. Để đảm bảo an toàn nền đường và tốc độ lưu thông phương tiện, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực, các xe vận tải không được chở quá tải trọng cho phép đối với từng loại xe và với tính chất cơ lý của nền đường. - Đối với các hoạt động vận chuyển và thi công gây ra những tác động môi trường lớn (ồn, bụi) không hoạt động vào các giờ cao điểm về mật độ giao thông và giờ nghỉ ngơi của nhân dân khu vực (từ 11h đến 1h trưa và ban đêm từ 18h đến 6h sáng). 4.3.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước - Các phương tiện hoạt động thi công khi đến hạn bảo dưỡng hoặc thay dầu được đưa tới các gara chuyên nghiệp để xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Không thực hiện thay dầu, sửa chữa tại khu vực để hạn chế tới mức thấp nhất sự rơi vãi các loại dầu máy có chứa thành phần độc hại ra môi trường. - Quá trình cải tạo phải được thực hiện nhanh gọn, không để rác thải, phế liệu tràn lan.
  55. 47 4.3.3. Giải pháp cải tạo phục hồi môi trường Phương án 1: Dỡ bỏ trạm nghiền sàng, các công trình phụ trợ, san gạt, trồng cây trên toàn bộ diện tích moong khai thác và khu phụ trợrồi bàn giao lại quỹ đất cho chính quyền địa phương quản lý. Đối với phương án này các công việc sẽ thực hiện là: - Tháo dỡ các công trình phụ trợ. - Đào, vận chuyển đất về khu vực khai trường, khu vực trạm nghiền và bãi tập kết đá sau khi kết thúc khai thác. - Thực hiện san gạt đất màu khu vực khai trường, khu vực trạm nghiền và bãi tập kết đá sau khi kết thúc khai thác. - Trồng cây xanh trên khu vực đã san gạt. Phương án 2: Bàn giao lại mặt bằng cho chính quyền địa phương với quỹ đất đủ điều kiện để thực hiện các dự án tiếp theo như: Xây dựng trường học, trạm xá, khu vui chơi thể thao của thôn Đối với phương án này các công việc sẽ thực hiện là : - Dỡ bỏ các công trình khu vực phụ trợ, trạm biến áp, trạm sàng, rung. - San gạt khu vực sân công nghiệp, moong khai thác. - Khu vực khai trường sau khi kết thúc khai thác, tiến hành dỡ bỏ những khối đá treo có thể sạt lở, san gạt khu vực lồi lõm; do diện tích khai trường chủ yếu là đá vôi, nên không trồng cây xanh lên mặt bằng này. 4.3.4. Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường Chương trình quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các thông tin về khối lượng các công việc, các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường. Khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường từ đó lập kế hoạch quản lý phù hợp.
  56. 48 * Sơ đồ tổ chức quản lý cải tạo, phục hồi môi trường Ban Giám đốc Phòng kỹ thuật, an toàn môi trường Bộ phận phụ trách thi Bộ phận phụ trách an Bộ phận giám sát, quản công cải tạo toàn lý trực tiếp Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức quản lý cải tạo, phục hồi môi trường Công tác quản lý, tổ chức thực hiện phương án cải tạo phục hồi môi trường được từ ban giám đốc, chỉ huy là giám đốc mỏ. Nguồn nhân lực bao gồm quản lý, thi công là cán bộ, công nhân của hợp tác xã. Trong đó, quản đốc phân xưởng khai thác sẽ chỉ đạo trình tự và biện pháp thi công cải tạo phục hồi môi trường trên cơ sở dự án được phê duyệt. Nguồn lao động thủ công phục vụ cho các công việc thu gom rác thải, phế liệu, tháo dỡ văn phòng, Công tác quản lý và bảo vệ môi trường được được bố trí như sau: phòng kỹ thuật sẽ bố trí 1 cán bộ kỹ thuật chuyên trách theo dõi về các công tác liên quan tới bảo vệ môi trường.
  57. 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Hoạt động khai thác của mỏ đá Cốc Lải có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế xã hội của xã Bằng Vân, bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi một số vấn đề tiêu cực. Quá trình nghiên cứu thực tế, đề tài đưa ra một số kết luận như sau: Qua kết quả phân tích cho thấy, không khí trong khu khai thác (KK1) và không khí xung quanh khu vực mỏ (KK2) tương đối tốt, các chỉ tiêu quan trắc phân tích đều nằm trong gới hạn cho phép theoQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu-giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc QCVN 26/2016/BYT, Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao độngQĐ 3733/2002/BYT vàQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn đạt quy chuẩn theo QCVN 24 /2016/BYT. Nước thải sinh hoạt sau xử lý tại khu vực mỏ là khá tốt, các chỉ tiêu O phân tích: pH là 6,8 mg/l; BOD5 (20 C): 27,5 mg/l; TSS: 47,5mg/l; Sunfua: — + + <0,05mg/l; NO3 N: <0,01mg/l; PO4 -P: 0,71mg/l; NH4 -N: 0,95mg/l; Coli- form: 3000 MPN/100ml đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14- MT:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước mặt khu vực mỏ đều nằm trong giới hạn cho phép. Các thông số pH: 7,5 mg/l; BOD5 (20°C): 7,5 mg/l: COD: + - 18,4mg/l; DO: 5,6mg/l; TSS:28mg/l; NH4 -N: 0,045mg/l; NO 2-N: - 3- <0,008mg/l; NO 3-N: 1,05mg/l; PO4 -P: 0,012mg/l; Tổng dầu mỡ: <0,3mg/l; Coliform: 3000 MPN/100ml. Tất cả các thông số phân tích so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt đều nằm trong giới hạn cho phép.
  58. 50 5.2. Kiến nghị - Đề nghị Hợp tác xã Minh An chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp quản lí, giám sát công tác bảo vệ môi trường như trong cam kết bảo vệ môi trường. - Đảm bảo thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn trong quá trình khai thác. - Thu gom và xử lí toàn bộ lượng rác sinh hoạt phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. - Sau khi kết thúc khai thác đề nghị chủ dự án thực hiện đúng theo Phương án cải tạo phục hồi môi trường. - Hỗ trợ người dân xã Bằng Vân về việc làm. - Chịu mọi trách nhiệm về việc đền bù thỏa đáng cho nhân dân địa phương và chịu trách nhiêm trước pháp luật nếu gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên, KT-XH đối với địa phương./.
  59. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1995), Hà Nội, “Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường” 2. Công ty TNHH Thái Bắc (2015), “Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản mỏ đá vôi xây dựng tại khu vực Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. 3. Công ty TNHH Thái Bắc (2018), “Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình mỏ lộ thiên khai thác khoáng sản đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. 4. Công ty TNHH Thái Bắc (2018), “Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ lộ thiên khai thác khoáng sản đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ Cốc Lải, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn” 5. Công ty TNHH Thái Bắc (2019), “Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Quý I năm 2019”. 6. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn (2018). Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2017. 7. Phạm Ngọc Đăng (1997), “Môi trường không khí, NXB KHKT, Hà Nội”. 8. Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản (2010), “Bảo về môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội”. 9. Hoàng Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thị Minh Hằng (2001), “Các kiểu hoàn thổ và sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá xây dựng”, Tuyển tập báocáo HNKH Công nghệ mỏ mỏ Việt Nam (HNKH cấp Ngành). 10. Nguyễn Thị Lợi (2006), “Giáo trình Khoa học môi trường đại cương”. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
  60. 52 11. Quốc hội nước CHXHCNVN (2010), “Luật Khoáng sản 2010”. Thư viện pháp luật. 12. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), “Luật Bảo vệ môi trường 2014”. Thư viện pháp luật 13. Dư Ngọc Thành (2009), “Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản” Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 14. Biện Văn Tranh (2010), “Giáo trình môn Ô nhiễm môi trường” Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM. 15. Lâm Minh Triết(2006),“Giáo trình Kỹ thuật môi trường”, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh”. II. Tài liệu tham khảo từ internet 16. “Công nghệ khai thác đá vôi” guest/ thong-tin-tu-lieu/-/tin-chi-tiet/ek4I/86/149515/tinh-hinh-khai-thac- khoang-san-lam-vat-lieu-xay-dung.html 17. “Đá vôi” 18. “Hoạt động khai thác đá vôi ở Việt Nam” - tin-tu-lieu/-/tin-chi- tiet/ek4I/86/149515/tinh-hinh-khai-thac-khoang-san-lam-vat-lieu-xay- dung.html
  61. 53 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Hình 1-2-3: Hình ảnh khảo sát mỏ đá Cốc Lải