Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT - Nhật Bản

pdf 46 trang thiennha21 13/04/2022 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT - Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_quan_ly_va_xu_ly_rac_thai_cua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT - Nhật Bản

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ MINH HUỆ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MT - TSUSHIMA- AICHI - NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên – tháng 6 năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ MINH HUỆ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MT – TSUSHIMA – AICHI - NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. VŨ THỊ QUÝ Thái Nguyên – tháng 6 năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Phạm Thị Minh Huệ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên đại học nói chung và sinh viên Đại học Nông lâm nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học một cách có hệ thống và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc của một kỹ sư. Trước tiên em xin chân thành cảm ơn đến cô giáo TS. VŨ THỊ QUÝ đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em muốn gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho chúng em được ra nước ngoài thực tập, nâng cao hiểu biết nhận thức về cách làm việc, cách sống của người dân nhật bản, một nước vô cùng phát trển về sản xuất nông nghiệp. Tiếp nữa em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty TNHH MT và chị quản lý thực tập sinh Matsuda đã quan tâm và giúp đỡ em trong suốt khoảng thời gian 1 năm sống và làm việc tại Nhật bản. Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo khoa Quản lý tài nguyên, các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt nguồn kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian thời gian học tập tại trường. Em xin cảm ơn đến sự giúp đỡ của các bạn bè, cùng với sự động viên to lớn của gia đình và những người thân đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua.Với khả năng kiến thức còn hạn chế không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện khóa luận này. Em kính mong quý thầy cô chỉ dẫn, giúp đỡ em để ngày càng hoàn thiện vốn kiến thức của mình và tự tin bước vào cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 02 tháng 02 năm 2020
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các cấp độ quản lý CTR tại châu Á – Thái Bình Dương 11 Bảng 2.2 Các bãi chôn lấp ở Việt Nam 15 Bảng 2.3. Chi phí xử lý rác thải phân theo thu nhập các nước 15 Bảng 4.1. kết quả điều tra về thành phần rác thải của công ty từ tháng 2 – 12 năm 2019 27 Bảng 4.2. Lượng rác thải của công ty từ năm 2015 – 2018 29 Bảng 4.3. Công tác thu gom chất thải tại nhà máy 30 Bảng 4.4. Chi phí phải trả cho công ty môi trường theo % 30
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Hình ảnh bãi rác thải 4 Hình 2.2: Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải 6 Hình 4.1: Một số sản phẩm của công ty TNHH MT, Aichi, Nhật Bản 20 Hình 4.2: Hình ảnh tổng quát và phân bố các khu vực sản xuất của công ty TNHH MT, Aichi, Nhật Bản 21 Hình 4.3. Các chứng nhận giải thưởng của công ty TNHH MT, Aichi, Nhật Bản 22 Hình 4.4: Kho để nguyên liệu và Khu chế sản xuất, chế biến 25 Hình 4.5: Khu tập kết rác và túi đựng rác tại khu chế biến. 26 Hình 4.6: Khu xử lý bìa carton của công ty 26
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT EMUNIV Chế Phẩm Vi Sinh Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư TNHH cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận TTS Thực tập sinh TCMT Tổng cục môi trường CTR Chất thải rắn
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Much đích của đề tài 2 1.3. Mục tiêu đề tài 2 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Các khái niệm liên quan 3 2.1.3 Phân loại rác thải 6 2.1.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 8 2.1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước 8 2.1.4.3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất 9 2.1.4.4. Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người 9 2.2. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên Thế giới và ở Việt Nam 10 2.2.1. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên thế giới 10 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 16 3.1.3. Thời gian nghiên cứu 17 3.2. Nội dung nghiên cứu 17
  9. vii 3.3. Phương pháp nghiên cứu 17 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 17 3.3.2. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải 17 3.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 18 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của công ty THNN MT . 19 4.2. Khái quát về công ty TNHH MT –Tsushima- Aichi- Nhật Bản. 19 4.2.1. Giới thiệu về công ty. 19 4.2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất, nhân sự của công ty 22 4.2.3. Một số quy định chung của công ty 23 4.3. Hiện trạng rác thải và quản lý rác thải của công ty TNHH MT 24 4.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác thải ở Việt Nam 32 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 5.1. Kết luận 35 5.2. Kiến nghị 36 Tài Liệu Tham Khảo 37
  10. 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng rác thải phát sinh. Rác thải tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý. Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý rác thải ở nước ta thời gian qua chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ rác thải dẫn đến khối lượng rác thải phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý rác thải tại các địa phương còn chậm, việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý rác thải còn gặp nhiều khó khăn, đầu tư cho quản lý, xử lý rác thải còn chưa tương xứng, nhiều công trình xử lý rác thải đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý rác thải chưa đạt yêu cầu, hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý rác thải có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý rác thải không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội. Nhật bản là một trong những nước đi đầu trong công tác quản lý rác thải, đáng để học hỏi. Những kinh nghiệm trong thu gom và xử lý rác thải ở Nhật bản có thể cung cấp những bài học quan trọng cho các nước Châu Á khác để tạo ra một hệ thống quản lý rác thải hiệu quả. Tôi cảm thấy rất may mắn khi có cơ hội học tập và làm việc 1 năm tại Nhật Bản và được trải nghiệm trực tiếp cách thức
  11. 2 thu gom và quản lý rác của Nhật Bản nên tôi đã làm đề tài về “ Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT – Nhật Bản” 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá được hiện trạng quản lý và xử lý rác thải trong quá trình sản xuất của cônh ty TNHH MT từ đó đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác thải ở Việt Nam. 1.3. Mục tiêu đề tài - Khái quát về công ty TNHH MT - Tsushima – Aichi – Nhật Bản. - Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội của công ty TNHH MT. - Đánh giá được hiện trạng quản lý và xử lý rác thải tải công ty TNHH MT Tsushima – Aichi – Nhật Bản. - Đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác thải ở Việt Nam. 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. + Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. + Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đánh giá được điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, hiện trạng rác thải, công tác quản lý và xử lý rác thải. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải ở Việt Nam.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về chất thải - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt các hoạt động khác (Luật BVMT,2005) - Chất thải là chất bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Trong đó lượng rác thải sinh hoạt (RTSH) chiếm tỉ lệ cao nhất, RTSH chủ yếu phát sinh ra từ các hộ gia đình, khu công nghiệp, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải . Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật. Ví dụ: giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử dụng, bì nhựa, rác sinh hoạt và bất cứ những gì mà con người loại ra môi trường. (Nguồn: Internet) Hình 2.1.Hình ảnh về bãi rác thải
  13. 4 2.1.1.2. Khái niệm về chất thải rắn Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ - CP ngày 09/04/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn quy định: + Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. + Chất thải rắn sinh hoạt: là CTR phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. + CTR công nghiệp: là CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. + Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác. + Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. + Lưu giữ CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý. + Vận chuyển CTR: là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng. + Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR [9]. - CTR gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, gỗ, xác động thực vật, và các chất vô cơ như: thủy tinh, nhôm, đất cát, phế liệu, kim loại khác, (Nguyễn Đình Hương, 2003) [13]. 2.1.1.3. Khái niệm về chất thải nguy hại + Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác (Luật BVMT, 2005) [7].
  14. 5 + Chất thải nguy hại là chất có chứa các chất hoặc hợp chất mang một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc và các đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người (Nguyễn Đức Khiển, 2003) [10]. + Quản lý chất thải: Là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, thiêu hủy, thải loại chất thải (Luật BVMT, 2005) [7]. 2.1.1.4. Khái niệm về rác thải Rác, rác thải hay còn được gọi là chất thải được hiểu đơn giản là những vật, những chất mà con người không sử dụng nữa và thải ra môi trường xung quanh như: thức ăn thừa, bao bì nilon, giấy, đồ đạc, Các loại rác thải này được thải ra từ cuộc sống sinh hoạt của con người, trong quá trình sản xuất, kinh doanh và có ảnh hưởng lớn đến môi trường sống xung quanh nếu nó không được xử lý. 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải Chất thải có nhiều nguồn khác nhau. Chúng bao gồm tất cả rác thải mà con người thải ra môi trường ở nhiều nơi khác nhau như sơ đồ dưới đây: Hộ dân, Công nghiệp Chợ khu dân cư Cơ quan, Bệnh viện, trường Rác thải cơ sở y tế học Các nguồn khác (vui Thương mại, Nông nghiệp chơi, rác quét đường, dịch vụ xử lý chất thải, ) Hình 2.2. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải
  15. 6 + Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư ): thực phẩm thừa, carton, nhựa, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, nilon, vỏ lon các loại, các kim loại khác, tro, lá cành cây, các chất thải đặc biệt (đồ điện hỏng, pin, acqui, dầu nhớt, lốp xe ) và các chất độc hại sử dụng trong gia đình. + Thương mại (kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà in, trạm xăng dầu, gara, ): thức ăn thừa, nhựa, kim loại, carton, thủy tinh, dầu mỡ, lốp xe, các chất độc hại (acqui, sơn ), + Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính, ): giấy carton, nhựa, thức ăn thừa, thủy tinh, kim loại, các chất độc hại (chất thải y tế, mực in, ). + Xây dựng, di dời (các địa điểm xây dựng mới, sửa chữa đường xá,di dời nhà cửa, cây cối, ): gỗ, cành lá cây, thép, cát đá, bê tông, vữa, xi măng, + Các nhà máy xử lý ô nhiễm (xử lý rác thải, nước thải, chất thải công nghiệp, ): tro, bùn, cặn, + Công nghiệp (xây dựng, chế tạo, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy điện, ): chất thải từ quá trình công nghiệp, chất thải không phải từ quá trình công nghiệp như thức ăn thừa, tro, bã, chất thải xây dựng, các chất thải độc hại, + Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, ): rơm rạ, phế thải nông nghiệp, phế thải chăn nuôi, các chất độc hại như chai lọ, bao bì đựng phân bón, hóa chất bảo vệ hực vật, (Nguyễn Đình Hương, 2003) 2.1.3 Phân loại rác thải Rác được phân thành nhiều loại khác nhau với 2 tiêu chí phân loại là: 2.1.3.1. Phân loại rác theo nguồn gốc phát sinh Theo cách phân loại này, rác sẽ bao gồm 6 loại sau: Rác thải từ môi trường sinh hoạt: được chia làm 3 loại nhỏ - Rác thải hữu cơ: là những loại rác thải dễ dàng phân huỷ, chúng thường được tận dụng để làm phân hữu cơ hoặc là thức ăn cho động vật nuôi. Rác thải
  16. 7 hữu cơ có thể kể đến như: thức ăn thừa, phần bỏ đi của rau củ, thực phẩm không dùng đến, rơm rạ sau thu hoạch, - Rác thải vô cơ: là những rác thải không thể tái sử dụng hoặc tái chế, với những loại rác này chỉ có cách chôn lấp hoặc đốt. Ví dụ như: đồ sành, sứ, túi nilon - Rác thải tái chế: là những loại rác thải mà sau khi con người thải ra ngoài vẫn có thể tái sử dụng lại. Một số loại rác thải tái chế như: vỏ lon, chai nước, Rác thải nông nghiệp: Rác thải nông nghiệp là những đồ vật, những chất được thải ra trong quá trình làm nông nghiệp của con người như: lọ thuốc trừ sâu, túi vỏ thuốc đã được sử dụng. Rác thải xây dựng: Trong quá trình xây dựng thường thải ra nhưng vật liệu xây dựng không dùng đến, chúng được coi là rác thải xây dựng. Ví dụ: cát, đá gạch, Rác thải y tế: Rác thải y tế được thải ra từ các cơ sở y tế, gồm các dạng: rắn, lỏng, khí. Rác thải y tế cũng được phân thành 5 loại như sau: - Chất thải lây nhiễm: Bông băng, băng gạc, gang tay đã qua sử dụng - Vật sắc nhọn: Mũi kim tiêm, dao mổ, tuyps thuốc, ống nghiệm, - Chất thải từ phòng thí nghiệm: Găng tay, sinh vật thí nghiêp, - Dược phẩm: thuốc bị hư, thuốc quá hạn, - Bệnh phân: là những chất thải xuất phát từ cơ thể bệnh nhân như: nội tạng, thi thể, tế bào chết, Rác thải công nghiệp: Là loại rác thải gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng nếu chúng không được xử lý đúng cách. Nhưngc chất thải này có thành phần cực độc có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như: chất hoá học, chất tẩy rửa, nước thải nhiễm chất hoá học, phế liệu công nghiệp. Rác thải văn phòng: Rác thải văn phòng được sinh ra từ các văn phòng làm việc, bao gồm: Giấy vụn, giấy tờ không sử dụng nữa, đồ dùng văn phòng vứt đi, 2.1.3.2. Phân loại rác theo mức độ nguy hiểm
  17. 8 Rác thải nguy hại là những loại rác có chứa chất độc hại hoặc tương tác với chất khác làm gây ra cháy nổ, lây nhiễm,ngộ độc, ăn mòm, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, động vật và thực vật. Rác thải không nguy hại: là các chất thải không chứa hoặc rất ít độc tố, nên không làm gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường sống xung quanh 2.1.4. Ảnh hưởng của rác thải Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc. Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách tận dụng chúng, phân loại chúng, sử dụng đúng cách. 2.1.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2. 2.1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn.
  18. 9 Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn,ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng. 2.1.4.3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút. 2.1.4.4. Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất hydro sunfua hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự
  19. 10 hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch. Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như:Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng.ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá ;muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết 2.2. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên Thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên thế giới Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phát sinh rác thải trung bình toàn cầu khoảng 0,74 kg/người/ngày, trong đó ở quốc gia thấp nhất là 0,11 kg/người/ngày, cao nhất là 4,54 kg/người/ngày. Tổng khối lượng rác thải đô thị phát sinh trên toàn cầu vào khoảng 2 tỷ tấn năm 2016, trong đó nhiều nhất là ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương với 468 triệu tấn (~23%) và thấp nhất là Trung Đông và Bắc Phi với 129 triệu tấn (~6%). Ước tính tổng khối lượng các loại rác thải có thể vào khoảng 7-10 tỷ tấn/năm 2016. Dự báo CTR đô thị sẽ tăng lên 2,59 tỷ tấn năm 2030 và 3,4 tỷ tấn năm 2050, trong đó tốc độ tăng nhanh nhất ở các khu vực châu Phi cận Sahara, Nam Á và Trung Đông (Silpa K. et al, 2018). Ở Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác thải tại nguồn và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tương đối phức tạp. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại rác riêng, tất cả rác có thể đốt cháy được yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng
  20. 11 trong túi màu xanh dương trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng. Bảng 2.1 Các cấp độ quản lý CTR tại châu Á – Thái Bình Dương Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 - CTR không được phân- Có phân loại tại một số nơi điề-u Phân loại tại nguồn được loại tại nguồn kiện ch phép. thực hiện rộng rãi, phù - Thu gom chưa bao ph-ủ Mức độ thu gom tốt hơn, độ hợp với các phương án xử hết. bao phủ lớn hơn. lý. - Tái chế/thu hồi vật liệ-u Tái chế/thu hồi vật liệu thông- Thu gom bao phủ toàn chủ yếu do khu vực phi qua khu vực chính thức và phi bộ. chính thức. chính thức. - Tái chế bởi các khu vực - Không có/hạn ch-ế Các công nghệ xử lý trung chính thức( chính quyền phương pháp xử lý gian: đốt, compost, bioga và hoặc công nghiệp). chung gian. công nghệ 3R - Đốt thu hồi nhiệt là - Tiêu huỷ chủ yếu là bãi- Phần lớn các bãi chôn lấp có phương pháp xử lý chính, lộ thiên/bãi chôn lấp kiểm soát. cùng với các phương án không kiểm soát. - Tiêu huỷ/xử lý trái phép tồn tại khác. - Tiêu huỷ/xử lý trái phép nhưng các biện pháp phòng- Chôn lấp hợp vệ sinh. vẫn còn tồn tại. ngừa chưa được tăng cường. - Tiêu huỷ/xử lý trái phép được kiểm soát đạt mức tối thiểu. - (Nguồn: tổng hợp từ UNCRD, IGES, 2018) Theo Waste Atlas, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác mỗi năm, xếp thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn rác như Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản buộc phải dựa vào giải pháp khác là đốt rác. Nước này đã sử dụng đốt bằng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Ngoài ra, 20,8% tổng lượng rác thải hàng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là
  21. 12 các chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET). PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược môi trường toàn cầu (IGES) và trung tâm phát triển vùng Liên hợp quốc về quản lý CTR ở châu Á - Thái Bình Dương, nhìn chung, thực trạng quản lý CTR có thể được tổng hợp ở 3 cấp độ từ thấp lên cao (Bảng 1). Qua đó, có thể thấy công tác quản lý CTR ở Việt Nam đang ở cấp độ 1, là cấp độ thấp nhất trong khu vực. Rác thải và xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải tại nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh nghiệm nhiều quốc gia cho thấy, họ đã tận dụng hiệu quả rác thải, biến rác thải thành tài nguyên, mang lại giá trị kinh tế lớn. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu đang đi đầu trong các giải pháp xử lý rác thải và họ coi rác thải chính là nguồn tài nguyên quý giá, rác chính là cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Thụy Điển là quốc gia trong nhiều năm liền đi đầu trong hoạt động tái chế rác thải. Hiện tỷ lệ rác thải từ các hộ gia đình được tái chế lên tới 99%. Hiện quốc gia này đang phải nhập khẩu rác từ các nước khác để các nhà máy tái chế nước này tiếp tục hoạt động, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới loay hoay với bài toán tái chế rác thải nhựa thì Austria l đã dùng công nghệ sinh học để tái chế nhựa, chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao. Na Uy cũng là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong phong trào tái chế chất thải nhựa. Bằng chứng là 97% chai nhựa từ nước này đã được tái chế, 92% trong số đó quay trở lại thành nhựa chất lượng cao và có thể tiếp tục đựng nước uống. Vòng đời của một số chai nhựa ở Na Uy có thể lên tới 50 lần tái chế.
  22. 13 Điều này biến quốc gia Bắc Âu trở thành hình mẫu của cả thế giới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Còn tại Đức, rác được coi là cơ hội kinh doanh. Chính phủ Đức đã đưa ra những thông tin và yêu cầu các siêu thị là phải cung cấp các loại túi khác thân thiện với môi trường hơn. Nếu khách hàng yêu cầu có túi ni-lông, họ phải trả tiền thay vì được miễn phí như trước đây. 2.2.2. Tình hình quản lý và xử lý rác thải ở Việt Nam Ở Việt Nam, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 25,5 triệu tấn một năm, trong đó rác thải sinh hoạt đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày và rác thải sinh hoạt nông thôn - khoảng 32.000 tấn/ngày (TCMT, 2019). Rác thải sinh hoạt ở các đô thị hiện chiếm hơn 50% tổng lượng rác thải sinh hoạt của cả nước và chiếm khoảng 60-70% tổng lượng rác thải đô thị (Bộ TNMT, 2017). Dự báo lượng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam sẽ tăng lên 54 triệu tấn vào năm 2030 (Ngân hàng Thế giới, 2019). Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở đô thị đạt khoảng 85,5% và ở nông thôn – khoảng 40-55% năm 2018 (TCMT, 2019), cao hơn mức bình quân của các nước thu nhập trung bình thấp trên thế giới. Hiện nay, ước tính 70-75% CTR sinh hoạt đang được xử lý theo phương pháp chôn lấp. Năm 2016, cả nước có khoảng 660 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt với tổng diện tích khoảng 4.900ha, trong đó có chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, chiếm 31% (Bộ TNMT, 2017). Hiện có 660 bãi chôn lấp ở Việt Nam tiếp nhận 20.200 tấn rác thải hàng ngày. Trong số 660 địa điểm xử lý chất thải này trên cả nước, chỉ có 30% được phân loại là bãi chôn lấp hợp lệ (bãi chôn lấp hợp vệ sinh đòi hỏi phải có lớp che phủ rác hàng ngày, điều thường khó gặp ở Việt Nam). Các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng có các bãi chôn lấp lớn với diện tích tương ứng 85 ha và 130 ha. Chỉ có 9% bãi chôn lấp có cân trọng lượng, 36% có lớp lót đáy. Hầu hết bãi chôn lấp không có máy ép, hệ thống thu gom khí gas, xử lý nước
  23. 14 rỉ rác, hệ thống quan trắc môi trường và hạn chế về mặt quản lý, chủ yếu do thiếu kinh phí. Các bãi chôn lấp do URENCO sở hữu và vận hành. Các công ty thu gom rác của bên thứ ba phải trả phí vào cổng cho URENCO. Theo các kết quả điều tra của Công ty môi trường đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì chất lượng chất thải rắn ở Hà Nội mỗi ngày khoảng 1.228 tấn trong đó có 51,9% là chất hữu cơ, còn ở thành phố Hồ Chí Minh là 3.500 tấn với 60-65% là chất hữu cơ. Hai thành phố này còn nhập thêm một số công nghệ nước ngoài với chi phí hàng nghìn tỉ đồng nhằm xử lý rác hữu cơ thành mùn nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ rác thải hàng ngày, còn chủ yếu vẫn chở đi các bãi rác chôn lấp tập trung Tại Hà Nội biện pháp xử lý rác chủ yếu vẫn là chôn lấp ,chỉ có khoảng 5% lượng rác được chế biến thành phân hữu cơ tại các nhà máy rác Cầu Diễn với công suất 7.500 tấn phân/năm. Các bãi rác như Mễ Trì, Tây Mỗ đã phải đóng cửa. Gần đây đã có một số nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm vi sinh vào xử lý làm giảm thể tích rác nhanh chóng cũng như thúc đẩy nhanh quá trình làm giảm thể tích rác nhanh chóng cũng như thúc đẩy nhanh quá trình ủ rác như EMUNI (gồm các vi khuẩn,nấm sợi, xạ khuẩn nấm và ưa nhiệt), Bonivina (gồm Aspergillus, Bacillus ) Tương tự vậy, tại Hồ Chí Minh ,biện pháp xử lý cũng chủ yếu là chôn lấp. Tuy nhiên với công nghệ chôn lấp đơn giản, bãi rác Đông Thạnh cũng tiếp nhận một lượng rác lớn vượt công suất với hơn 6.500.00m3. Hậu quả dẫn tới việc bãi rác lộ thiên này tồn đọng trên 200.00m3 nước rác rỉ với nồng độ và các chất ô nhiễm rất lớn với nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rất lớn. Nhằm hạn chế sự ô nhiễm rác thải đó, đã có nhiều dự án đang được trình lên Ủy Ban nhân dân thành phố xem xét, bao gồm dự án xây dựng các nhà máy xử lý phân bón hóa hữu cơ, dự án đốt rác tạo nhiệt điện, dự án xử lý chất thải rắn và tái chế hoặc thu hồi, dự án xử lý rác thành phân composst tự nhiên với chi phí hàng nghìn tỉ đồng
  24. 15 Bảng 2.2 Các bãi chôn lấp ở Việt Nam Không Tổng Hợp vệ Lượng rác tiếp Bãi chôn lấp hợp vệ >20ha 1-20ha < 1ha số sinh nhận(tấn/năm) sinh Tây Bắc Bộ 39 12 27 224.325 1 30 8 Đông Bắc Bộ 85 34 51 559.525 7 44 34 Khu kinh tế Bắc 118 33 85 1.810.029 4 27 87 Bộ Khu kinh tế Đồng 72 23 49 472.693 3 49 20 bằng sông Hồng Khu kinh tế Trung 91 50 41 694.310 7 69 15 Bộ Khu kinh tế Đông Nam Bộ, Tây 113 21 92 1.008.488 5 81 27 Nguyên Khu kinh tế Nam 33 13 20 1.793.503 8 16 9 Bộ Đồng bằng sông 109 18 91 821.828 3 75 31 Cửu Long Tổng số 660 204 456 7.384.701 38 391 231 (Nguồn: TCMT -2016) Bảng 2.3. Chi phí xử lý rác thải phân theo thu nhập các nước Các nước Các nước Các nước Các nước Hình thức thu nhập thu nhập TB thu nhập TB thu nhập xử lý thấp thấp cao cao (USD/tấn) (USD/tấn) (USD/tấn) (USD/tấn) Thu gom và vận 20 - 50 30 - 75 50 - 100 90 - 200 chuyển
  25. 16 Bãi chôn lấp được kiểm soát 10 - 20 15 – 40 25 - 65 40 - 100 tới Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Bãi rác lộ thiên 2 - 8 3 – 10 Tái chế 0 - 25 5 – 30 5 - 50 30 - 80 Sản xuất phân 5 - 30 10 – 40 20 - 75 35 - 90 hữu cơ compost (Nguồn: ngân hàng thế giới,2018) Việt nam nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp và hằng năm phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để xử lý rác mỗi năm. Với hơn 90 triệu dân, mỗi năm lượng rác thải ở nước ta gia tăng thêm 12%, đồng nghĩa với hàng trăm nghìn tấn rác bị lãng phí. Nếu như số lượng rác này được tái chế và tái sử dụng, Việt Nam có thể tiết kiệm được một lượng tài nguyên không nhỏ. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Rác thải của công ty TNHH MT – Tsushima – Aichi – Nhật Bản 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại công ty TNHH MT - Tsushima -Aichi - Nhật bản.
  26. 17 3.1.3. Thời gian nghiên cứu -Thời gian : Từ ngày 4/01/2019 đến ngày 4/01/2020 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Điều kiện tự nhiên ,kinh tế - xã hội của công ty 3.2.2. Khái quát về công ty TNHH MT - Tsushima- Aichi- Nhật Bản. 3.2.3. Hiện trạng rác thải và quản lý rác thải của công ty TNHH MT - Tsushima - Aichi - Nhật Bản. 3.2.3.1. Hiện trạng rác thải của công ty TNHH MT + Nguồn gốc phát sinh rác thải trong công ty TNHH MT + Thành phần và khối lượng rác thải phát sinh trong công ty TNHH MT 3.2.3.2. Hiện trạng quản lý rác thải của công ty TNHH MT + Thực trạng thu gom và phân loại rác thải của công ty TNHH MT + Chi phí xử lý rác thải của công ty TNHH MT 3.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải tại Việt Nam 3.2.4.1. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý rác thải của công ty 3.2.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác thải tại Việt Nam 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: tại công ty TNHH MT, phòng văn thư lưu trữ - Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra khảo sát thực tế để lắm được tình hình chung về công tác quản lý xử lý rác thải của công ty TNHH MT. 3.3.2. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải Phương pháp địnhn tính: Tiến hành theo dõi việc thu gom rác thải của công ty tại các điểm tập kết rác của công ty (xác định số lượng xe chở rác thải ở điểm tập kết ) -Tiến hành xác định khối lượng rác thải phát sinh trong công ty từ đó xác định tỷ lệ thành phần rác thải của công ty thông qua việc theo dõi số lượng xe rác thải trong khu sản xuất và khu tập kết rác thải của công ty. xác định mỗi tuần 2 -
  27. 18 3 lần vào các ngày ngẫu nhiên trong tuần, mỗi lần vào lúc kết thúc ngày làm việc sau khi toàn bộ công tiệc sản xuất của công ty kết thúc, thi toàn bộ nhân viên ở lại vệ sinh công ty, dọn dẹp rác thải. di chuyển toàn bộ các xe rác nhỏ tới điểm tập kết rác của công ty, rồi dồn vào những xe rác to và phải phân theo đúng loại rác. Từ kết quả theo dõi thực tế tại công ty giúp ta tính được tỷ lệ các loại rác trong công ty. - Cách làm: ước lượng khối lượng theo từng xe rác 3.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu Từ các số liệu thu thập được, thống kê lại toàn bộ các số liệu phục vụ việc đánh giá hiện trạng rác thải, công tác quản lý rác thải phát sinh trong công ty. Bên cạnh đó đánh giá được hiệu quả công tác quản lý rác thải và đề xuất một số giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam
  28. 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của công ty THNN MT 4.1.1.Điều kiện tự nhiên Công ty nằm ở thành phố Tsushima. Thành phố Tsushima là một vùng đồng bằng thuộc tỉnh Aichi vùng Chubu, Nhật Bản thành phố nằm ở phía tây nam của tỉnh Aichi và không giáp biển. Phía đông giáp với thành phố Nagoya, phía nam giáp với thành phố Yatomi, phía tây giáp với Kaizu và phía bắc giáp với Inazawa. Là một vùng ổn định ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như bão, lũ, động đất 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1 Điều kiện kinh tế - Công ty đã có nền tảng phát triển tính đến nay là 75 năm: có đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác sản xuất cũng như vận hành của nhà máy. Ngoài ra công ty còn chủ động đầu tư riêng một khu xử lý sơ bộ rác tái chế với hệ thống máy nén rác tự động, công nghệ cao. Phục vụ cho công tác xử lý rác thải của công ty được hiệu quả hơn. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội Hiện tại công ty đang có rất nhiều thực tập sinh, lao động nước ngoài như: Việt Nam, Trung quốc, lào cùng với người Nhật làm việc tại công ty. Với nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm cả về chuyên môn lẫn hiểu biết về công tác quản lý rác thải. 4.2. Khái quát về công ty TNHH MT –Tsushima- Aichi- Nhật Bản. 4.2.1. Giới thiệu về công ty. 4.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Tên Công ty: Công ty TNHH MT – Tsushima – Aichi – Nhật Bản Địa chỉ:1 – 6, Takaderaji - cho, Tsushima-shi, Aichi, Nhật Bản Địa chỉ phòng kinh doanh: 2-22 Kawanami-cho, Atsuta-ku, Nagoya-shi, Aichi, Nhật Bản.
  29. 20 Điện thoại: 0567-32-3022 Fax: 0567-32-3031 Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành : Ông Yukihiko Takeuchi Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu: Kinh doanh và chế biến rau củ quả Hình 4.1: Một số sản phẩm của công ty TNHH MT, Aichi, Nhật Bản Công ty TNHH MT tiền thân là công ty TNHH Nagoya Kinen được thành lập vào ngày 4 tháng 4 năm 1945 với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Mitsubishi UFJ, Ogaki Kyoritsu có vốn ban đầu là 19,2 triệu yên, khối lượng giao dịch tính đến năm 2007 là 6,385 triệu yên. Nội dung kinh doanh của công ty là kinh doanh và chế biến rau quả. Tại công ty có tiếp nhận nhân viên tạm thời và nhân viên bán thời gian để làm việc tại công ty, tính đến tháng 5 năm 2018 thì công ty có 35 nhân viên chính thức, 21 nhân viên thời vụ và 171 nhân viên bán thời gian. Các nguồn cung cấp chính cho công ty là Liên hợp tác xã kinh doanh Tokai Coop, Hợp tác xã Aichi coop, Công ty cổ phần Uni.
  30. 21 Năm 1957 công ty đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại Nationi Năm 1966 công ty đổi tên thành Blue Trade Năm 1977 công ty đổi tên thành công ty TNHH MT Năm 1995 công ty đã di chuyển trụ sở chính đến 1020 Nishiya Ya 1- chome Nakagawa-ku Nagoya-shi. Hình 4.2: Hình ảnh tổng quát và phân bố các khu vực sản xuất của công ty TNHH MT, Aichi, Nhật Bản Ngày 27 tháng 1 năm 2017 công ty di chuyển đến 1 – 6 Takaderaji - cho, Tsushima-shi, Aichi, Nhật Bản.
  31. 22 Công ty MT chuyên cung cấp nông sản cho 4 tỉnh đó là tỉnh Aichi 1, tỉnh Aichi 2, tỉnh Mie và tỉnh Gifu. Ngoài ra, công ty còn cung cấp rau cho công ty cổ phần Yuni- CT chuyên phân phối các mặt hàng cho hệ thống siêu thị. Nguồn vốn của công ty sẽ được cân đối 3 tháng 1 lần. Năm 2016, tổng doanh thu đạt được của công ty là 667,200 vạn yên (tương đương với 1335 nghìn tỷ VNĐ) 4.2.1.2. Các danh hiệu và giải thưởng công ty đạt được Năm 2008 công ty được chứng nhận tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9001: 2000. Năm 2009 công ty được chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008. Năm 2017 công ty được chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015. Hình 4.3. Các chứng nhận giải thưởng của công ty TNHH MT, Tsushima, Aichi, Nhật Bản 4.2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất, nhân sự của công ty 4.2.2.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị sản xuất của công ty Cơ sở vật chất + Diện tích nhà xưởng: 14345 m2 + Kho chứa nguyên liệu chiếm 1912 m2 + Tầng 1 chiếm 7956 m2 + Tầng 2 chiếm 6439 m2 Trang thiết bị sản xuất Công ty sử dụng các trang thiết bị tiên tiến của các hãng uy tín tại Nhật Bản.
  32. 23 Một số trang thiết bị như: + Hệ thống máy sản xuất, tái chế thùng xốp và bìa caton + 2 con rô bốt sử dụng trong việc đóng hàng hóa + Máy cắt rau củ quả + Máy bao gói rau củ quả + Máy hút chân không + Kho lạnh 4.2.2.2.Nhân sự của công ty Công ty MT có 23 nhân viên văn phòng, 18 nhân viên quản lý và 189 nhân viên bao gói chế biến. Bộ máy quản lý của công ty gồm 1 chủ tịch hội đồng quản trị (quản lý cả công ty MT và công ty mẹ Nagoya Seika), 1 tổng giám đốc và 2 giám đốc phụ trách công ty. Nhân viên tại công ty được đào tạo kỹ thuật và đánh giá nghiêm ngặt trước khi vào công ty. Được đào tạo định kỳ hàng năm và đánh giá trình độ chuyên môn toàn bộ công nhân viên trong công ty. Tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe cho công nhân viên trong công ty 6 tháng 1 lần. 4.2.3. Một số quy định chung của công ty * Nội quy của công ty Chấp hành tốt nội quy công ty. Luôn ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình bảo quản và bao gói nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Làm vệ sinh mỗi ngày sau khi kết thúc công việc. Thực hiện tốt 5S( sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng). Trong lúc làm việc phải mang trang phục đúng quy định. Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc. * Nội quy lao động Tất cả nhân viên làm việc và ra về đúng giờ quy định. Trong xưởng phải mặc đồng phục và mang bảng tên. Phải chấp hành sự phân công công việc của cấp trên.
  33. 24 Phải giữ gìn và bảo quản trang thiết bị, dụng cụ máy móc luôn trong tình trạng tốt và sẵn sàng hoạt động. Luôn tích cực trong công việc. * Những quy định đối với công việc Đảm bảo thời gian làm việc, không tự ý nghỉ trước khi xin phép hay tự ý ra ngoài trong giờ làm việc. Hoàn thành tốt các công việc được giao trên tinh thần tự giác, trách nhiệm, nhanh chóng và hiệu quả. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình bao gói, chế biến, bảo quản, dụng cụ chế biến( bồn rửa, dao, khăn lau, ), khu vực chế biến, bao gói. Chấp hành tốt các yêu cầu trong quá trình sử dụng các thiết bị, dụng cụ bao gói, chế biến như các loại máy bao gói rau( cải thảo, cà tím, cà rốt, ). Phải tuân thủ các quy trình sản xuất, không được tự ý mang thực phẩm, nông sản ra khỏi khu vực bao gói, ra vào công ty. Nếu có vấn đề xảy ra phải báo cáo lên cấp trên để cấp trên theo dõi và có hướng xử lý kịp thời và đúng đắn. 4.3. Hiện trạng rác thải và quản lý rác thải của công ty TNHH MT 4.3.1. Hiện trạng rác thải của công ty TNHH MT 4.3.1.1 Nguồn gốc phát sinh Nguồn gốc phát sinh Từ hoạt động sản xuất, chế Nguồn khác biến các loại rau, củ, quả
  34. 25 - Rác thải từ hoạt động sản xuất, chế biến các loại rau, củ, quả. Sau khi nguyên liệu ( rau, củ, quả) được công ty nhập về từ các nông trại và các nước sẽ được đưa vào kho đông lạnh để bảo quản(100C ) và sau đó được đưa ra khu chế biến ( 150C) tại đó các loại rau, củ , quả được chế biến, cắt gọt, cân đo theo quy định của công ty và yêu cầu của đơn đặt của khách hàng. Khi vào khu nhà chế biến bắt buộc công nhân phải sử dụng áo, mũ, giày và găng tay khẩu trang theo đúng quy định của công ty. Vì vậy đây cũng là một nguồn phát sinh một lượng lớn chất thải ở khu vực trong xưởng chế biến. Hình 4.4: Kho để nguyên liệu, khu chế biến sản xuất và khu vệ sinh Ngay sau khi chế biến xong các loại rác được phân loại ngay tại nơi làm việc ví dụ như các loại phế phẩm thừa của các loại rau, củ, các loại thực phẩm hỏng, túi nilon, găng tay, băng dính sử dụng trong quá trình đóng gói sẽ được cho vào túi nilon đựng rác riêng biệt và đưa vào nơi để đúng quy định.
  35. 26 Mỗi túi đựng rác có khối lượng là 20 lít nhưng thực tế chỉ đựng được từ 7kg – 10kg rác. không được quá nặng vì ảnh hưởng đến quá trình thu gom. Hình 4.5: Khu tập kết rác và túi đựng rác tại khu chế biến. Quá trình sản xuất và đóng hộp còn thải ra một lượng lớn hộp, bìa carton và giấy sẽ được phân loại và cho vào máy nén rác của công ty trước khi vận chuyển đến công ty tái chế. Hình 4.6: Khu xử lý bìa carton của công ty - Nguồn khác: + Từ nhà ăn của công ty + Từ văn phòng của công ty + Do nhân viên của công ty mang từ bên ngoài vào như lon nước ngọt hộp cơm
  36. 27 4.3.1.2. Thành phần và khối lượng rác thải phát sinh - Thành phần rác thải trong công ty TNHH MT Các nguồn phát sinh rác thải khác nhau thì thành phần rác thải là khác nhau nó mang đặc trưng cho từng lĩnh vực, ngành nghề và tính chất công việc, nhưng nhìn chung, lượng rác thải chủ yếu của công ty vẫn là rác thực phẩm, bìa carton, túi nilon, giấy vụn, Bảng 4.1. kết quả điều tra về thành phần rác thải của công ty từ tháng 2 – 12 năm 2019 (đơn vị: xe) Rác cháy Rác không Rác tải chế Rác thải Tháng được cháy được thực phẩm Tháng 2 35 30 40 65 Tháng 3 37 33 41 63 Tháng 4 30 27 39 60 Tháng 5 38 35 45 70 Tháng 6 37 36 48 75 Tháng 7 45 30 52 93 Tháng 8 55 38 57 135 Tháng 9 50 39 55 120 Tháng 10 47 35 53 95 Tháng 11 35 36 50 71 Tháng 12 33 33 54 65 Tổng cộng 442 372 534 882 (xe) (nguồn: Điều tra thực địa) Từ bảng số liệu thống kê khảo sát thực tế trên thì thấy được là tổng số xe rác của công ty trong 11 tháng là: khoảng 2230 xe trong đó rác thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất là khoảng 39.5%, sau đó là rác tái chế chiếm 23.9%, rác cháy được chiếm 20%, thấp nhất là rác không cháy được với 16,6%.
  37. 28 Biểu đồ 1: tỷ lệ % các loại rác thải của công ty năm từ năm 2015-2018 20 40 17 23 rác cháy được rác không cháy được Từ các bảng số liệu của công ty và sô liệu thực địa ta xác định được tỷ lệ thành phần rác thải của công ty để thấy được là rác thải của công ty thì chủ yếu là loại rác nào và nó chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Vì là công ty chế biến nông sản nên tỷ lệ rác thực phẩm của công chiếm tỷ lệ cao nhất 40% trong tổng số lượng rác thải của công ty trong 1 năm 2018. Rác thực phẩm này chủ yến là rau củ quả xấu, hỏng, thối, không đạt tiêu chuẩn nên bị loại. Rác cháy được và rác tái chế lần lượt chiếm tỷ lệ là 20% và 23% rác cháy được của công ty thì chủ yếu là giấy, các chế phẩm từ giấy còn rác tái chế thì là các loại vỏ chái lon nước ngọt nhựa PET chủ yếu có nguồn gốc từ các máy bán nước tự động trong nhà ăn của công ty và do nhân viên của công ty mang từ bên ngoài vào công ty. Cuối cùng là rác không cháy được chiếm 17% và chủ yếu là túi nilon, thùng sốp, các loại sốp bọc hoa quả khỏi bị dập nát trong quá trình vận chuyển. - Khối lượng rác thải Tổng khối lượng rác thải của công ty TNHH MT tổng hợp từ năm 2015- 2018
  38. 29 Bảng 4.2. Lượng rác thải của công ty từ năm 2015 – 2018 (Đơn vị: tấn) Năm Tháng 2015 2016 2017 2018 Tháng 1 26,560 30,500 26,130 26,100 Tháng 2 29,420 28,630 22,190 25,460 Tháng 3 35,305 22,870 21,280 21,020 Tháng 4 23,740 33,060 25,120 22,356 Tháng 5 27,400 22,870 27,500 22,840 Tháng 6 25,350 26,440 26,910 20,970 Tháng 7 28,730 26,040 34,700 23,960 Tháng 8 38,060 28,660 42,100 35,190 Tháng 9 40,950 31,240 48,050 94,250 Tháng 10 38,510 32,190 49,670 34,560 Tháng 11 38,085 35,240 46,435 39,520 Tháng 12 31,390 36,920 37,500 33,400 Tổng cộng (tấn) 383,500 354,660 407,585 399,625 (Số liệu theo thống kê của công ty) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khối lương rác thải của công ty từ năm 2015 – năm 2018 là tương đối bằng nhau. Năm có lượng rác cao nhất là năm 2017 với 407,585 tấn rác một năm. Lượng rác tăng chủ yến vào các tháng cuối năm từ tháng 8- tháng 12. Lương rác giữa tháng thấp nhất với tháng cao nhất chênh lệch gần gấp đôi. 4.3.2. Hiện trạng quản lý rác thải của công ty TNHH MT 4.3.2.1 Thực trạng thu gom rác thải của công ty Hầu hết rác thải tại công ty đều được thu gom phân loại tại nguồn bởi chính những nhân viên làm việc tại công ty sau đó được vận chuyển đến công ty môi trường để xử lý theo hợp đồng.
  39. 30 Bảng 4.3. Công tác thu gom chất thải tại nhà máy STT Nội dung quan sát Nhận xét Tần suất ít nhất 1 lần trong ngày đối với khu chế biến, 1 Tần suất thu gom và 2 lần 1 ngày đối với khu nhà ăn 2 Phân loại chất thải Theo quy định của công ty và được phân loại tại nguồn 3 Túi thu gom Luôn có sẵn để thay thế Nơi đặt thùng đựng Được đặt ở cửa ra vào trong khu chế biến gần các 4 chất thải nguồn phát sinh rác thải Vệ sinh thùng đựng 5 Vệ sinh hàng ngày trong quá trình thu gom chất thải Sử dụng đúng tiêu chuẩn quy định và vệ sinh hàng 6 Thùng đựng rác thải ngày (nguồn: điều tra thực địa) Thông qua bảng 4.7 ta thấy công tác thu gom và phân loại rác thải tại khu chế biến và nhà ăn công ty rất thuận lợi và dễ dàng. Toàn bộ rác thải tại khu chế biến và khu nhà ăn của công ty được thu gom toàn bộ vào cuối ngày làm việc và được công ty môi trường đến lấy vào sáng sớm của ngày hôm sau 4.3.2.2. Chi phí xử lý rác thải. Do phương thức sản xuất riêng biệt và cụ thể, công ty không trực tiếp xử lý rác thải. Rác thải sẽ được phân loại rõ ràng sau khi sản xuất, đóng gói và được xe thu gom rác của công ty môi trường đến lấy đi để xử lý. Còn rác tái chế sẽ được chuyển riêng cho công ty tái chế. Tính trung bình mỗi 1 tháng là công ty phải trả khoảng 1.700.000 yên cho công ty môi trường để xử lý rác. ( tương đương 340.000.000 vnđ) Bảng 4.4. Chi phí phải trả cho công ty môi trường theo % Loại rác thải Tỉ lệ phần trăm
  40. 31 Rác cháy được 12% Rác không cháy được 15% Rác tái chế 13% Rác thải thực phẩm 60% Tổng cộng 100% Biểu đồ 2. Chi phí chi trả cho việc xử lý rác thải từ của công ty TNHH MT từ năm 2015 - 2018 Chi phí chi trả cho việc xử lý rác thải từ năm 2015 đến 2018 70% 60% 60% 50% 40% 30% 15% 20% 13% 12% 10% 0% Rác cháy Rác không Rác tái chế Rác thực được cháy được phẩm Chi phí xử lý rác thải thực phẩm xử lý là 60%, cao nhất trong tổng số tiền được chi trả cho việc xử lý rác thải của nhà máy vì chiếm tỷ lệ khố lượng lớn nhất trong số các loại rác thải. Rác thải cháy được chiếm tỉ lệ thấp nhất là 12% trong tổng chi phí do dễ vận chuyển và lắp đặt lò đốt trong khi chi phí phải trả cho rác thải không cháy được và rác thải tái chế là sấp sỉ nhau ở mức 15% và 13%, vì rác thải tái chế của công ty chủ yếu là bìa carton có khối lượng không quá nhiều 23% nhưng lại chiếm 1 diện tích lớn, để giải quyết vấn đề này thì công ty đã có riêng 1 khu xử lý nén các bìa carton lại để giảm thiểu chi phí xử lý rác của công ty, còn
  41. 32 đối với rác không cháy được như thùng sốp thì sẽ được chính các trang trại mà công ty nhập nguyên liệu sản xuất, thu hồi lại trong buổi nhập hàng ngày hôm sau. Đó là cách để giảm thiểu chi phí xử lý rác cho công ty. 4.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác thải ở Việt Nam 4.4.1. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý rác thải ở Việt Nam * Thuận lơi: - Xã hội ngày càng phát triển thì môi trường ngày càng được chú trọng và quan tâm. Bảo vệ môi trường là trách nghiệm chung của tất cả mọi người trong công ty. Các vấn đề về môi trường được công ty chú trọng đầu tư với nguồn vốn lớn nhắm giải quyết thức trạng về ô nhiễm môi trường đặc biệt là do rác thải từ nhà máy của công ty thải ra môi trường. - Nhận thức của tất cả nhân viên trong công ty về vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao nên công tác thu gom, vận chuyển rác thải được dễ dàng và đạt kết quả cao hơn. Công tác quản lý và bảo vệ môi trường cũng được phổ biến sâu rộng hơn trong công ty và nhận được sự quan tâm của đông nhân viên trong công ty. - Đội ngũ cán bộ, công nhân môi trường và những người có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường đều có tinh thần trách nghiệm cao trong công tác vệ sinh công ty bảo vệ môi trường, không quản ngại khó khăn vất vả. * Khó khăn: - Cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ môi trường còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, vì không phải là cán bộ môi trường được đào tạo chính quy bài bản. - Nhận thức của cán bộ công nhân viên trong công ty về bảo vệ môi trường là tương đối cao, nhưng mỗi đợt nhận TTS mới thì công ty lại mất thời gian tập huấn hướng dẫn lại cho TTS mới về công tác xử lý thu gom rác thải của công ty.
  42. 33 4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác thải tại Việt Nam * Nhật Bản là một quốc gia đã làm rất tốt công tác quản lý và xử lý rác thải đặc biệt là các giải pháp cơ bản về thu gom xử lý rác thải như đầu tiên nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường. Tât cả rác thải đều phải được thu gom và phân loại tại nguồn, có những chế tài xử phạt chặt chẽ đối với những đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vì vậy tôi có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải ở Việt Nam như sau. 4.4.2.1. Giải pháp về chính sách pháp luật - Ban hành các quy định về quản lý rác thải tới tận các cơ quan doanh nghiệp, các khối, xom. - thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, xử lý rác thải của từng tổ chức, địa phương, cơ quan doanh nghiệp. - Cải thiện cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia quản lý rác thải. - Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các mô hình quản lý về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, thí điểm các mô hình về đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tại một số địa phương. 4.4.2.2. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ - Tăng cường công tác phân loại rác thải tại nguồn, từ các tổ chức doanh nghiệp đến các hộ dân cư. - Tăng cường nguồn nhân lực, phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải. - Nghiên cứu một số công nghệ xử lý rác thải có tính khả thi cao. 4.4.2.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội - Tăng cường xử lý hành chính về vi phạm môi trường. - Hoàn thiện thu phí vệ sinh môi trường và tăng hợp lý mức thu phí vệ sinh môi trường. - Tăng cường cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý rác thải cho cán bộ chính quyền các cấp cơ sở, các doanh nghiệp.
  43. 34 - Đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho công nhân vệ sinh môi trường, nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
  44. 35 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Công ty TNHH MT là một công ty có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất và chế biến nông sản, với nhiều yếu tố thuận lợi giúp công ty có một nền tảng phát triển kinh tế tốt. Ngoài việc chú trọng đến hiệu quả kinh tế công ty còn đặc biệt chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý và xử lý rác thải trong công ty để có thể phát triển bền vững hơn trong tương lai. - Rác thải phát sinh chủ yếu trong công ty là từ các nguồn: xưởng sản xuất đóng gói và một phần nhỏ khác là từ khu nhà ăn nhân viên và văn phòng công ty. Với thành phần rác chủ yếu là rác thực phẩm: rau củ hoa quả hỏng, thối chiếm 40% tổng lượng rác thải của công ty nhưng chiếm đến 60% tổng chi phí xử lý rác thải. Rác tái chế chiếm 23% khối lượng rác thải của công ty nhưng lại chỉ chiếm 13% chi phí xử lý rác thải vì công ty đã đầu tư hệ thống nén rác tự động nên giảm được một phần chi phí xử lý rác thải, rác cháy được chiếm 20% khối lượng rác nhưng cũng chỉ chiếm 12% chi phí xử lý rác vì đây là loại rác dễ xử lý nên chi phí xử lý của nó không cao. Rác không cháy được chiếm tỷ lệ thấp nhất 17% trong tổng khối lượng rác thải của công ty nhưng lại chiếm 15% tỷ lệ chi phí xử lý rác thải, do chi phí xử lý của loại rác này không khá cao. - Nhờ vào việc chú trọng đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý và xử lý rác thải được thuận lợi và dễ dàng hơn, công ty đã tiết kiệm được thời gian và một phần chi phí xử lý rác thải. Giảm thiểu ô nghiễm môi trường, giảm bớt gành nặng trong công tác xử lý rác thải cho các công ty xử lý rác thải. - Quá trình quản lý và xử lý rác thải của công ty diễn ra một cách rất nghiêm túc, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh từ khâu phân loại, thu gom cho đến khâu vận chuyển xử lý rác thải cũng đều tuân thủ theo những quy định pháp luật của Nhật Bản về thu gom và xử lý rác thải.
  45. 36 Tôi tin rằng với kinh nghiệm thực tế ở Nhật Bản, đây sẽ là kiến thức hữu ích giúp tôi trong cuộc sống hàng ngày cũng như công việc trong tương lai. 5.2. Kiến nghị Việt Nam nên cử cán bộ sang Nhật Bản để tập huấn không chỉ kiến thức về ngành nông nghiệp mà phải cả về mảng môi trường. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay của nước ta vấn đề môi trường phải được chú trọng trong công tác quả lý như: Đối với bộ máy quản lý: - Cần có các giải pháp xử lý rác hiệu quả và tổ chức tham quan một số mô hình quản lý rác thải hiệu quả ở nơi khác (Nhật Bản). - Đưa ra các chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng và mở rộng bãi rác, đầu tư công nghệ xử lý hiệu quả và đúng tiêu chuẩn. - Có biện pháp xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức không tuân thủ việc bảo vệ môi trường. Đối với người dân: - Tập huấn sơ bộ để người dân biết cách phân loại rác, biết được tác hại cũng như ảnh hưởng của việc xử lý rác bừa bãi không có phương pháp đúng. Rác thải nông nghiệp sau khi sử dụng xong cần phải làm như thế nào ví dụ như vỏ chai, bao bì các loại thuốc bảo vệ thực vật.
  46. 37 Tài Liệu Tham Khảo 1. o-viet-nam-va-giai-phap-xu-ly-toi-uu.htm 2. 3. 14394.htm 4. phan-dinh-nguon-thai-xa-rac-phai-tra-tien-3272641/ 5. the-gioi-va-mot-so-giai-phap-cho-viet-nam-5444.html 6. nam-thuc-trang-va-giai-phap 7. rac-thai-tren-the-gioi-239893.html 8. ve-quan-ly 9. 20190930101709240.htm 10. van-chuyen-rac-thai-do-thi/