Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn Xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

pdf 52 trang thiennha21 13/04/2022 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn Xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_nuoc_sinh_hoat_tren_dia_ban_xa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn Xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN PHI HOÀNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ YÊN BÌNH, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Địa chính môi trường Khoa: Quản lí tài nguyên Khóa học: 2014 – 2018 Thái Nguyên,2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN PHI HOÀNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ YÊN BÌNH, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Địa chính môi trường Lớp: K46-ĐCMT-N01 Khoa: Quản lí tài nguyên Khóa học: 2014 - 2018 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Dương Thị Minh Hòa Thái Nguyên,2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các trường Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này. Để đạt được mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Quản lý tài nguyên Trường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn Xã Yên Bình,huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ”. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, Ban chủ nhiệm khoa, Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo; Ths. Dương Thị Minh Hòa, UBND xã Yên Bình và bà con nhân dân trong xã đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Phi Hoàng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt 15 Bảng 3.1. Vị trí, sô lượng và thời gian lấy mẫu 18 Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 24 Bảng 4.2. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của xã Yên Bình 25 Bảng 4.3. Đánh giá cảm quan của người dân về nước giếng đào tại xã Yên Bình 26 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào 28 Bảng 4.5. Đánh giá cảm quan của người dân về nước giếng khoan tại xã Yên Bình 30 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan 31 Bảng 4.7. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Yên Bình 33
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý xã Yên Bình 19 Hình 4.2. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của xã Yên Bình 26 Hình 4.3. Biểu đồ dánh giá cảm quan của người dân về nước giếng đào tại xã Yên Bình 27 Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào thôn Đồng Bụt 28 Hình 4.5. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào thôn Đồng Xa 29 Hình 4.6. Biểu đồ đánh giá cảm quan của người dân về nước giếng khoan tại xã Yên Bình 30 Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan thôn Quý Xã 31 Hình 4.8. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan thôn Chang 32 Hình 4.9. Biều đồ các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân tại xã Yên Bình 33 Hình 4.10. Sơ đồ bể lọc nước giếng khoan 34 Hình 4.11. Sơ đồ cấu tạo máy lọc nước tinh khiết RO 35
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài Nguyên và Môi Trường BYT : Bộ Y Tế CP :Chính phủ DO : Hàm lượng oxy hòa tan trong nước NĐ :Nghị định QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ :Quyết định TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TSS : Tổng chất rắn lơ lửng trong nước TT : Thông tư
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 1 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Yêu cầu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1 Cơ sở lý luận 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 4 2.1.3. Cơ sở pháp lý 6 2.2. Các loại ô nhiễm nước 6 2.2.1. Phân loại ô nhiễm nước 6 2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 7 2.3.1. Nguồn gốc tự nhiên 7 2.3.2. Nguồn gốc nhân tạo 8 2.4. Vài nét về tài nguyên nước 9 2.4.1. Thực trạng tài nguyên nước trên thế giới 9 2.4.2. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam 9 2.4.3. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Lạng Sơn 12 2.4.4. Nước sinh hoạt và sức khỏe con người 12 2.5. Các phương pháp xử lý nước trong sinh hoạt 13
  8. vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 3.3. Nội dung nghiên cứu 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 16 3.4.1. Phương pháp kế thừa 16 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 17 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 17 3.4.4. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Yên Bình huyện Hữu Lũng- tỉnh Lạng Sơn 19 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 19 4.1.2.Các nguồn tài nguyên 20 4.1.3. Môi trường 20 4.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội 21 4.2. Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 23 4.2.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt 23 4.2.2.Nguồn cung cấp nước sinh hoạt 25 4.3. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Bình 26 4.3.1. Đánh giá chất lượng nước giếng đào 26 4.3.2. Đánh giá chất lượng nước giếng khoan 29 4.4. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân xã Yên Bình 32 4.5. Đề xuất một số các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt 34 4.5.1. Các giải pháp công nghệ 34
  9. vii 4.5.2. Sử dụng công cụ pháp lý vào quản lý môi trường nước 35 4.5.3. Quan tâm bảo vệ nguồn nước 36 4.5.4. Biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng 37 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 5.1. Kết luận 38 5.2. Kiến nghị 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
  10. 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước sinh hoạt là nước được sử dụng cho nhu cầu hàng ngày cho nhu cầu sinh hoạt như tắm, giặt giũ, nấu nướng, rửa, vệ sinh .thường không sử dụng để ăn, uống trực tiếp. Nước sinh hoạt đảm bảo (nước sạch) là nước có các tiêu chuẩn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009 BYT. Về cơ bản nước ta đạt các yêu cầu: không màu, không mùi, không vị lạ, không có các thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của toàn nhân loại. Vấn đề cung cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt hiện nay diễn ra trong phạm vi toàn cầu và cả ở nước ta. Trong những năm gần đây đảng và chính phủ rất quan tâm đến việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường, nhất là ở các vùng nông thôn[11]. Yên Bình là một xã thuộc Huyện Hữu Lũng, có diện tích khoảng 5356 ha.Tổng dân số là 4577 người, mật độ dân số tương ứng là 85 người/ ha. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số cơ sở Y tế và Giáo dục như:Trường mầm non xã Yên Bình, trường tiểu học xã Yên Bình, trường trung học cơ sở xã Yên Bình, trạm y tế xã Yên Bình.Vấn đề cung cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt cho người dân đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S. Dương Thị Minh Hòa – Giảng viên khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Bình, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng tại địa phương, tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm, qua đó đưa ra một số giải pháp để khắc phục những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại địa phương.
  11. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn - Đánh giá chất lượng môi trường nước sinh hoạt tại xã Yên Bình,Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. - Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước của người dân trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn - Đề xuất các giải pháp bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tên địa bàn xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 1.3. Yêu cầu - Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. - Các mẫu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn. - Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. - Đề xuất các kiến nghị phải thực tế và phù hợp với điều kiện của địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập và nghiên cứu. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giúp bản thân có thêm kiến thức về tài nguyên nước - Đánh giá được chất lượng môi trường nước trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn từ đó rút ra những nhận xét, kết luận làm cơ sở cho các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường, những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1 Cơ sở lý luận Khái niệm môi trường Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014) [6]. Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014) [6]. Nước và một số khái niệm có liên quan Trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 dạng: Rắn, lỏng, khí, nước đóng băng ở nhiệt độ 0oC nước có khối lượng riêng lớn nhất Nguồn nước: Là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác bao gồm sông, suối, kênh rạch, ao, hồ, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới mặt đất mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ khác Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. Nước sinh hoạt: là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người. Nước sạch: là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam. Ô nhiễm nguồn nước: là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
  13. 4 thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Suy thoái nguồn nước: là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó. Cạn kiệt nguồn nước: là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh. Chức năng của nguồn nước: là những mục đích sử dụng nước nhất định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước. Hành lang bảo vệ nguồn nước: là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (TS. Dư Ngọc Thành, 2012) [7]. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Vai trò của nước đối với cơ thể con người Nước là một loại thức uống không thể thiếu được đối với cơ thể chúng ta. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi trong cơ thể như: Máu, cơ bắp, xương tủy, phổi Chúng ta có thể nhịn ăn vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng không thể chịu khát được vài ngày. Các vai trò cụ thể như: Nuôi dưỡng tế bào: Nước cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất: Nước là dung môi sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Nhờ việc hòa tan trong dung môi mà các tế bào có thể hoạt động và thực hiện được các chức năng của mình. Đào thải các chất cặn bã: Nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân.
  14. 5 Ổn định nhiệt độ cơ thể: Nước có vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể Giảm ma sát: Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn Nước cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, tủy sống và ngay cả thai nhi trong nước ối Nước đối với các hoạt động sống và sinh hoạt [12]. Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loại cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy đều cần một trữ lượng nước rất lớn. Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet như ở nước ta. Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia. Có thể thấy phần lớn các hoạt động kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên nước. Giá trị kinh tế của nước không phải lúc nào cũng có thể quy đổi thành tiền, bởi vì tiền không phải là thước đo giá trị kinh tế, có những dịch vụ của nước không thể lượng giá được nhưng lại có giá trị kinh tế rất lớn [12].
  15. 6 2.1.3. Cơ sở pháp lý Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của Việt Nam bao gồm: * Luật: - Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. - Luật bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. * Nghị định: Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/0/ 2017 của Chính phủ Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Nghị định số 155/2016/NĐ- CP ngày 18/11/2016. Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/ 05/ 2015. Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải. * Thông tư: Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/12/2009 kèm theo QCVN 01:2009/BYT [1]. Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/12/2009 kèm theo QCVN 02:2009/BYT [2]. 2.2. Các loại ô nhiễm nước 2.2.1. Phân loại ô nhiễm nước * Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm - Ô nhiễm do đặc tính địa chất của nguồn nước: nước trên đất phèn
  16. 7 thường chứa nhiều sắt, nhôm, sunfat, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều sắt và mangan, nước vùng núi đá chứa nhiều canxi. - Ô nhiễm do mặn, nước mặn theo thủy triều hoặc từ muối ở trong lòng đất, khi có điều kiện hòa lẫn trong môi trường nước, làm cho nước nhiễm Clo, Natri. Nồng độ muối khoảng 8g/lít thì hầu hết các thực vật đều bị chết. - Ô nhiễm do mưa, tuyết tan, lũ lụt, nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp, kéo theo các chất xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng [8]. * Dựa vào tính chất ô nhiễm – Ô nhiễm sinh học của nước: Ô nhiễm nước về mặt sinh học là do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa các nhà máy đường, nhà máy giấy, lò sát sinh, – Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ: Do thải vào nước các chất nitrat, photphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như: Zn, Mn, Cd, Cu, Hg, Cr, Niken là những chất độc cho thủy sinh vật. – Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: Ô nhiễm chủ yếu do hidrocacbon, nông dược, các chất tẩy rửa, – Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nguồn nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức là làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ [8]. 2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 2.3.1 Nguồn gốc tự nhiên Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị
  17. 8 vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu [8]. 2.3.2.Nguồn gốc nhân tạo * Do các chất thải từ sinh hoạt Là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao [8]. * Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp Là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người [8].
  18. 9 * Do hoạt động nông nghiệp Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor. Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động. Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu [8]. 2.4. Vài nét về tài nguyên nước 2.4.1. Thực trạng tài nguyên nước trên thế giới Theo tài liệu “Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước” năm 2013 của Đại học nông lâm TP HCM thì trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không đƣợc tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước.Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước [3]. * Hậu quả của việc khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước: Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng 17 triệu
  19. 10 (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém.Đây là con số được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố. Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh 16 dưỡng. Một trẻ em lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo. Ước tính có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này còn cao hơn ở vùng các dân tộc ít người và vùng sâu vùng xa. Hiện có tới 10% trẻ em ở thành phố không có nhà tiêu. Con số này ở nông thôn là 40%. Thiếu nước sạch và vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ em ở Việt Nam (44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng). Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng ô nhiếm a-sen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu ngƣời dân trong khu vực. Các công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những bệnh do sử dụng nước bẩn gây ra đã ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả năng học hành của các em.Hàng ngày có rất nhiều em ở các nƣớc đang phát triển không được đến trường vì bị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đƣờng ruột. Hơn nữa, nhiều học sinh gái không thể đến trường đi học nếu không có công trình nước và vệ sinh riêng biệt cho các em. Tại diễn đàn của Trẻ em thế giới về nước tổ chức tại Mehico ngày 21/3, UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống vì không có nước sạch.Theo đó, trẻ em là người phải trả giá cao nhất khi không đƣợc sử dụng nước sạch.Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh này gây tử vong cho 4.500 trẻ em mỗi ngày) [3]. 2.4.2. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con
  20. 11 người cũng như các loài sinh vật, thực vật, vì nước là điều kiện xác định sự tồn tại của sự sống. Nguồn nước của Việt Nam còn khá dồi dào, lượng nước mưa khá cao, hệ thống sông ngòi, kênh mương dày đặc, nước ngầm phong phú tại các vùng đất thấp. Nhưng xét về mức độ ô nhiễm như hiện nay thì con người cần có sự thay đổi về sử dụng tài nguyên nước, theo ý kiến của nhiều người thì nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận đặc biệt là nước ngọt. Nó chỉ thực sự là nguồn tài nguyên vô tận khi con người biết trân trọng những giọt nước quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Việc sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên nước hiện nay của con người đã làm thay đổi sự phân bố nước giữa các khu vực trên hành tinh có sự thay đổi lớn theo chiều hướng xấu đi. Không những các vùng sa mạc, cao nguyên khô cằn bị thiếu nước mà ngay cả các thành phố các khu công nghiệp cũng sẽ bị thiếu nước nghiêm trọng nếu như con người vẫ giữ thói quen phung phí nước như hiện nay. Phần lớn các hộ nông thônViệt Nam sử dụng 2 nguồn nước sinh hoạt chính: Nguồn nước mưa và nước giếng đào, một số khu vực nông thôn còn sử dụng nước máy. Hơn 50% số hộ nông thôn sử dụng nước giếng đào, 25% dùng nước sông suối, ao hồ và 10% sử dụng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng nước giếng khoan và một số ít hộ được cấp nước bằng ống dẫn nước. Tình trạng thiếu nước đang diễn ra do việc khai thác bừa bãi và sử dụng phung phí nguồn nước ngọt đó là nguyên nhân làm biến đổi chất lượng, số lượng nước trên thế giới và vùng lãnh thổ, tình trạng ô nhiễm nước mặt đang có xu hướng gia tăng do nước thải và nước mưa không được xử lý. 60% công trình xử lý nước thải vận hành chưa đạt yêu cầu. Nước thải sinh hoạt ở thành phố, đô thị cũng được thải trực tiếp vào môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm cục bộ. Nguồn nước sạch Việt Nam bị hao hụt nhiều do lũ lụt, hạn hán. Nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm là nguyên gây nguy hại cho sức khỏe của con người và gây ra nhiều bệnh tật nhất là ở các khu vực sinh sống của những người dân nghèo ( 80% bệnh tật Việt Nam
  21. 12 là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là khu vực sinh sống của người dân nghèo) [10]. 2.4.3. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn là tỉnh miền núi có mật độ sông suối thuộc loại trung bình đến khá dày, dao động từ 0,6-12km/km2. Có 3 hệ thống sông cùng chảy qua là: sông Kỳ Cùng, sông Thương và các sông ngắn Quảng Ninh. Theo đánh giá, nguồn nước ở Lạng Sơn thuộc vùng nghèo trong cả nước. Những kết quả tính toán cho thấy, tổng mức nước yêu cầu cho phát triển kinh tế và dân sinh của Lạng Sơn hàng năm có thể đạt 900-1000 triệu m3. Trong khi đó lượng nước tự nhiên về mùa cạn với P = 75% là 1,116 tỷ m3. Như vậy, lượng nước trên có thể đảm bảo đủ nước để sử dụng. Vấn đề quan tâm là có các biện pháp để điều hoà nguồn nước và sử dụng nó một cách hiệu quả [9]. 2.4.4. Nước sinh hoạt và sức khỏe con người Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho rằng 80% bệnh tật của cư dân Trái Đất là do nước gây ra hoặc lan truyền qua nước. WHO cũng đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu bệnh tất ở khu vực Châu Á và đi đến nhận xét như sau: Tại một số nước ở Châu Á có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong là do dùng nước không hợp vệ sinh. UNICEF lại cảnh báo rằng: Hàng năm, tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết và 5 triệu trẻ em bị tàn tật do nguồn nước bị ô nhiễm (Trần Hồng Hà và cộng sự, 2006) [3]. Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn có thể liên quan đến những nhóm bệnh cơ bản sau: - Hỏng men răng và chảy máu chân răng do Fluo quá cao. - Các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, ly, thương hàn, - Các bệnh siêu vi trùng như bại liệt và viêm gan B. - Các bệnh ký sinh trùng, giun sán. - Các bệnh lây truyền do các côn trùng liên quan tới nước như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não.
  22. 13 - Các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, bệnh mắt hột, bệnh phụ khoa. Gần đây một số nơi ở nước ta như Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Nam đã phản ánh hiện tượng ô nhiễm Asen trong nước ngầm và nghi ngờ đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư. Tại Hà Nam viện nghiên cứu YHLĐ và VSMT (Bộ Y tế) đã phát hiện có ít nhất 8 trường hợp nhiễm độc Asen ở giai đoạn sớm sau 5 - 10 năm sử dụng nước nhiễm độc ở xã Hòa Hậu, Bồ Đê và Vĩnh Trụ. Năm 2003, Viện đã phát hiện có 7 trường hợp/400 người mắc các chứng bệnh do ăn uống nước sinh hoạt nhiễm Asen và 50 trường hợp có hàm lượng Asen cao hơn bình thường. Theo kết quả nghiên cứ của Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho biết: Ở khu vực mà nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Asen và Chì cao thì hàm lượng Asen và Chì trong máu của nữ ở tuổi sinh đẻ cũng cao và tỷ lệ mắc một số bệnh như bệnh tiêu hóa, bệnh tiết niệu, bệnh thần kinh, bệnh ngoài da và tỷ lệ sảy thai đều cao hơn vùng không bị nhiễm (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và cộng sự, 2005) [4]. 2.5. Các phương pháp xử lý nước trong sinh hoạt Có ba loại thông số phản ánh đặc tính khác nhau của chất lượng nước và thông số vật lý, thông số hóa học và thông số sinh học * Thông số vật lý: Thông số vật lý bao gồm màu sắc, vị, nhiệt độ của nước, lượng các chất rắn lơ lửng và hòa tan trong nước, các chất dầu mỡ trên bề mặt nước. Phân tích màu sắc của nguồn nước cần phân biệt màu sắc thực của nước và màu sắc của nước khi đã nhiễm bẩn. Loại và mật độ chất bẩn làm thay đổi màu sắc của nước. Nước tự nhiên không màu khi nhiễm bẩn thường ngả sang màu sẫm. Còn lượng các chất rắn trong nước được phản ánh qua độ đục của nước. * Thông số hóa học: Thông số hóa học phản ánh những đặc tính hóa học hữu cơ và vô cơ của nước:
  23. 14 - Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng oxy hòa tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ. Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào cả. Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn thì thành phần các chất hữu cơ tăng lên các chất này luôn bị tác dụng phân hủy của các vi sinh vật. Nếu lượng chất hữu cơ càng nhiều thì lượng oxy cần thiết cho qua trình phân hủy càng lớn, do đó lượng oxy hòa tan sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình sống của các vi sinh vật trong nước. Phản ánh đặc tính của quá trình trên, có thể dùng một số thông số sau: + Nhu cầu oxy sinh học BOD (mg/l) + Nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l) + Nhu cầu oxy tổng cộng TOD (mg/l) Các thông số trên được xác định qua phân tích trong phòng thí nghiệm mẫu nước thực tế. Trong các thông số, BOD là thông số quan trọng nhất, phản ánh mức nhiễm bẩn nước rõ rệt nhất. - Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ acid, độ kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), clo (Cl-), đồng (Cu), kẽm (Zn), các hợp chất chứa N hữu cơ, amoniac (NH3, NO2, NO3) và phosphat (PO4). * Thông số sinh học Thông số sinh học của chất lượng nước gồm loại và mật độ các vi khuẩn gây bệnh, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích. Đối với nước cung cấp cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú ý đến thông số này.
  24. 15 Bảng 2.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt Giới hạn tối đa cho phép STT Đơn vị Tên chỉ tiêu tính I II 1 Màu sắc (*) TCU 15 15 Không có mùi Không có mùi 2 Mùi vị (*) - vị lạ vị lạ 3 Độ đục (*) NTU 5 5 Trong khoảng 4 Clo dư mg/l - 0,3 - 0,5 Trong khoảng Trong khoảng 5 pH (*) - 6,0 - 8,5 6,0 - 8,5 6 Hàm lượng Amoni (*) mg/l 3 3 Hàm lượng sắt tổng 7 mg/l 0.5 0.5 số (Fe2+ + Fe3+) (*) 8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 Độ cứng tính theo mgCaCO / 9 3 350 - CaCO3 (*) l 10 Hàm lượng Clorua (*) mg/l 300 - 11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - Hàm lượng Asen 12 mg/l 0.01 0.05 tổng số 13 Coliform tổng số VK/100ml 50 150 E.coli hoặc coliform 14 VK/100ml 0 20 chịu nhiệt (Nguồn: Quy chuẩn Việt Nam 02:2009/ BYT) Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan. - Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước. - Giới hạn tối đa cho phép II : Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình ( các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, đường ống tự chảy). - Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của Việt Nam.
  25. 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Yên Bình,huyện Hữu Lũng,tỉnh Lạng Sơn. Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước sinh hoạt tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Nghiên cứu tại tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa - Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu. - Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.
  26. 17 - Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất của địa phương. 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn - Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những đánh giá và ghi lại các số liệu, hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát. - Phỏng vấn người dân sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu, dựa trên những nhận xét bước đầu tiến hành thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 2 phần chính, trong đó: * Phần 1: Thông tin chung về người đươc ̣phỏng vấn. * Phần 2: Phỏng vấn, thu thâp ̣ thông tin về nước sinh hoạt ngẫu nhiên trên 50 hộ gia đình trên địa bàn xã Yên Bình. Chọn hộ phỏng vấn: Điều tra ngẫu nhiên bằng cách lấy ngẫu nhiên 50 hộ trong tổng 10 thôn tại xã Yên Bình. Tổng số phiếu điều tra chia đều cho 10 thôn. Trong mỗi thôn sẽ phỏng vấn ngẫu nhiên 5 hộ gia đình. 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu * Lấy mẫu - Vị trí lấy mẫu: Để đảm bảo đánh giá đúng chất lượng nước sinh hoạt của người dân xã Yên Bình tiến hành lấy mẫu nước ngẫu nhiên 4 hộ gia đình của các thôn trong địa bàn xã, trong đó gồm 2 mẫu nước giếng đào và 2mẫu nước giếng khoan. + GĐ1: Gia đình Ông Nguyễn Văn Nam, thôn Đồng Bụt. + GĐ2: Gia đình Bà Phạm Ngọc Nga, thôn Đồng Xa. + GK1: Gia đình Bà Lương Thu Hằng, thôn Quý xã. + GK2: Gia đình Ông Nông Văn Hòa , thôn Chang. - Mẫu nước được lấy các hộ gia đình đựng trong chai, lọ đảm bảo đúng cách lấy mẫu và các bảo quản mẫu nước phân tích - Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN 6663-11:2001 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
  27. 18 Bảng 3.1. Vị trí, sô lượng và thời gian lấy mẫu Loại mẫu Số lượng Vị trí Thời gian Mẫu 1: Tại giếng đào nhà 8h sáng ngày Ông Nguyễn Văn Nam, 23/03/2018 thôn Đồng Bụt. Mẫu 2: Tại giếng đào nhà 9h sáng ngày Nước giếng đào 2 Bà Phạm Ngọc Nga, thôn 23/03/2018 Đồng Xa. Mẫu 1: Tại giếng khoan 14h chiều ngày nhà Bà Lương Thu Hằng, 23/03/2018 thôn Quý xã. Nước giếng 2 Mẫu 2: Tại giếng khoan khoan 15h30 chiều ngày nhà Ông Nông Văn Hòa , 23/03/2018 thôn Chang. * Phân tích mẫu -Mẫu nước được bảo quản và phân tích tại Phòng thí nghiệm khoa môi trường - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu như sau: + pH: được xác định bằng máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu. + TSS: được xác định bằng phương pháp khối lượng. + Fe, Zn: được xác định bằng phương pháp so màu. +DO: được đo bằng phương pháp máy đo. + Độ cứng: được xác định bằng phương pháp chuẩn độ. 3.4.4. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh Từ các kết quả nghiên cứu tiến hành tổng hợp (lập bảng), số liệu được thống kê và xử lý trên Word và Exel để vẽ biểu đồ, so sánh với TCVN và đánh giá để xác định độ tin cậy của thông tin và kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận cuối cùng.
  28. 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Yên Bình-huyện Hữu Lũng- tỉnh Lạng Sơn 4.1.1.Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Xã Yên Bình có diện tích 5356 ha, chiếm 6.66% diện tích tự nhiên của huyện Hữu Lũng. Xã có ranh giới hành chính như sau : - Phía Bắc giáp với xã Tân Lập - Phía Nam giáp với Hòa Bình - Phía Đông giáp với xã Nhật Tiến - Phía Tây giáp với xã Quyết Thắng Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý xã Yên Bình
  29. 20 * Địa hình, địa mạo: Địa hình gồm ba vùng: vùng núi đá chạy từ Đông - Bắc xuống Đông - Nam, Phía nam của xã có con sông Trung chảy qua địa bàn xã. Xã có hệ thống đường tỉnh 244 (ĐT244): Tuyến đường điểm đầu tại Minh Lễ xã Minh Tiến và điểm cuối tại xã Quyết Thắng giáp tỉnh Thái Nguyên, chiều dài tuyến 15,8km. Quy mô đường cấp V, mặt cắt đường 3,5m/6,5m, kết cấu đường nhựa. * Khí hậu, thủy văn: Xã Yên Bình chịu sự ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh và ít mưa về mùa Đông, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 22,70C. Tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là 28,50C. Tháng 01 có nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất là 2,50 C. 4.1.2.Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên nước: - Nguồn nước của xã Yên Bình được cấp chủ yếu từ sông Trung và hệ thống suối chảy qua địa bàn xã, đáp ứng được cho yêu cầu của người dân trong sản xuất và sinh hoạt. * Tài nguyên đất : - Về diện tích : Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính xã là 5356 ha chiếm 6.66% diện tích tự nhiên của toàn huyện.Trong đó, đất nông nghiệp có 3574,67 ha chiếm 66.7% tổng diện tích tự nhiên , trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 24.57% ; đất lâm nhiệp chiếm 42.13 % tổng diện tích tự nhiên - Diện tích đất phi nông nghiệp 764,33 ha chiếm 14.27 % tổng diện tích tự nhiên - Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, khoảng 19.03 % tổng diện tích tự nhiên 4.1.3.Môi trường Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi
  30. 21 trường của xã, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau. Ngoài nguyên nhân khách quan (như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên), nguyên nhân chủ quan là do sự gia tăng của các hoạt động kinh tế - xã hội, thiếu không gian quy hoạch lãnh thổ và công nghệ thiết bị cũ, thiếu đồng bộ. Cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh. Đây là vẫn đề cần được quan tâm nhiều của Huyện Hữu Lũng nói chung và xã Yên Bình nói riêng nhằm phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững [10]. 4.1.4.Điều kiện kinh tế xã hội Trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa xã có những thay đổi đáng kể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỉ trọng ngành thương mại - dịch vụ. Phát triển sản xuất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy, phân công lao động, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. * Dân số, lao động và thu nhập - Dân số: + Tổng số dân trong xã tính đến thời điểm điều tra là 4577 nhân khẩu với mật độ dân số đạt 85 người/km². Xã có tổng cộng 10 thôn (bản). Dân số phân bố đồng đều ở tất cả các thôn, tập trung nhiều ở khu vực trung tâm . - Lao động và thu nhập: + Lao động, thu nhập: Xã Yên Bình có lực lượng lao động tương đối dồi dào với trên 3.120 người chiếm 68.1%, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. + Thu nhập và mức sống: Những năm gần đây, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong xã không ngừng được cải thiện và nâng cao. Số hộ có thu nhập cao tập trung vào các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
  31. 22 - Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Về trồng trọt: + Các cây công nghiệp ngắn ngày như: Thuốc lá, lạc, đỗ tương, dứa, là những cây trồng có giá trị, tiến hành quy hoạch thành các vùng tập trung ven các con sông vừa thuận lợi nguồn nước vừa dễ áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. + Các cây rau màu tập trung vào các giống cây: rau cải, rau muống, mồng tơi, bầu, bí, cà chua, mướp, cà tím, phù hợp với điều kiện đất đai của huyện + Cây ăn quả lâu năm vẫn tập trung vào các giống cây chủ lực của huyện như: na, vải, nhãn, cam, hồng, - Về chăn nuôi: + Tiếp tục thực hiện sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, vừa tăng về số lượng và trọng lượng, tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để phát triển chăn nuôi, dự kiến đến năm 2020 đàn trâu khoảng 750 con, đần bò khoảng 160 con, đàn lợn khoảng 3.200 con, đàn gia cầm khoảng 48.000 con. + Phát triển chăn nuôi gia cầm dưới hình thức hộ gia đình, đầu tư nuôi gà; vịt lấy trứng bằng giống cao sản, khuyến khích chăn nuôi quy mô công nghiệp, trang trại, gia trại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng. - Lâm nghiệp + Phát triển lâm nghiệp theo hướng đẩy mạnh công tác trồng rừng, kết hợp với khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn kết hợp với trồng cây ăn quả cây công nghiệp lâu năm. + Đẩy mạnh trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc và trồng rừng cảnh quan, trồng cây phân tán hai bên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường trục xã, Tích cực chuyển một số diện tích đất đồi núi chưa sử dụng và đất núi đá không có rừng cây thành đất lâm nghiệp.
  32. 23 * Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội - Giao thông: + Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đã và đang được đầu tư và cải tạo tuyến đường tỉnh lộ 244 chạy qua địa bàn xã + Đường trục thôn, ngõ xóm: Bê tông hóa các tuyến đường trục thôn đi kèm với xây dựng hệ thống đường ống thoát nước. - Thủy lợi: + Kênh mương: Cứng hóa 17,609 km kênh mương đất tại các thôn để đảm bảo trong sản xuất nông nghiệp và xây mới 1,611 km kênh mương + Trạm bơm: xây mới 2 trạm bơm và nâng cấp 1 trạm bơm đã xuống cấp. - Y tế: + Tiếp tục duy trì các chương trình quốc gia về y tế, công tác khám chữa bệnh, y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe nhân dân,chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, tổ chức tiêm phòng cho trẻ em theo định kỳ. - Văn hóa, thông tin, giáo dục - thể thao: - Triển khai tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức: tuyên truyền lưu động, băng zôn, khẩu hiệu, loa phát thanh của xã, văn bản phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đặc biệt là chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm lớn trong năm và chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc và chào mừng cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. * Quốc phòng, an ninh Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được đảm bảo và giữ vững. Sự kết hợp giữa chính quyền xã với các cấp, đã đẩy lùi tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý trên địa bàn xã, đồng thời từng bước ngăn chặn các hành động phạm pháp và tiêu cực xã hội. 4.2. Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 4.2.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
  33. 24 Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Nhu cầu sử Nhu cầu sử dụng nước của xã dụng nước TT Đơn vị Dân số Yên Bình(lít) (lít/người/ (người) ngày) 1 ngày 1 tháng 1 năm 1 Thôn Chang 352 100 35.200 1.056.000 12.672.000 2 Thôn Đồng Bé 451 100 45.100 1.353.000 16.236.000 3 Thôn Đồng Bưa 384 100 38.400 1.152.000 13.824.000 4 Thôn Đồng Bụt 821 100 82.100 2.463.000 29.556.000 5 Thôn Đồng La 1 267 100 26.700 801.000 9.745.500 6 Thôn Đồng La 2 351 100 35.100 1.053.000 12.811.500 7 Thôn Đồng Xa 436 100 43.600 1.308.000 15.696.000 8 Thôn Hồng Gạo 569 100 56.900 1.707.000 20.768.500 9 Thôn Lỷ 465 100 46.500 1.395.000 16.740.000 10 Thôn Quý Xã 481 100 48.100 1.443.000 17.316.000 11 Tổng 4577 100 457.700 13.731.000 165.365.500 * Ghi chú: Hệ số sử dụng nước 100 lít/người/ngày lấy theo TCXDVN 3989-2012/BXD. Xã Yên Bình là địa phương có nhu cầu sử dụng nước rất cao với số khẩu là 4577 khẩu, vì vậy mà việc cung cấp và đảm bảo nước sinh hoạt đặc biệt là nước sạch là vấn đề được lãnh đạo xã quan tâm lo lắng. Qua bảng 4.1 ta có thể thấy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là rất lớn, tính ra có thể thấy 1 ngày trên địa bàn xã đã tiêu thụ hết khoảng 457.700 lít nước và 1 năm là vào khoảng 165.365.500 lít nước, cùng với đó là sự gia tăng dân
  34. 25 số ngày càng nhanh thì ước tính nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn xã sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa. 4.2.2.Nguồn cung cấp nước sinh hoạt Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân tại xã được cung cấp bởi 2 nguồn chính, đó là nước giếng khoan, nước giếng đào. Và không có gia đình nào sử dụng nguồn nước từ những ao hồ, sông suối để phục vụ cho sinh hoạt. Kết quả thống kê phiếu điều tra ngẫu nhiên nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của 50 hộ tại xã như sau: Bảng 4.2. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của xã Yên Bình STT Nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Nước giếng đào 24 48 2 Nước giếng khoan 18 36 3 Nước giếng khoan + giếng đào 8 16 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) Nhận Xét: Từ kết quả cho thấy, phần lớn người dân trên địa bàn xã sử dụng nước giếng đào vào việc sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, sự chênh lệch là không cao, lần lượt là: giếng đào là 24 hộ chiếm tỷ lệ 48%, nước giếng khoan là 18 hộ chiếm tỷ lệ là 36%, và có 8 hộ sử dụng cả nước giếng đào+ nước giếng khoan chiếm 16%. Theo ý kiến của những họ dân hộ sử dụng những nguồn nước này vào việc sinh hoạt thì nguồn nước này vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ thì khả năng các nguồn nước bị nhiễm bẩn rất cao, đặc biệt là các loại bệnh truyền nhiễm, bệnh đường ruột vẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu của những hộ dân không được sử dụng nước cấp hợp vệ sinh là do trên địa bàn xã vẫn chưa có công trình cấp nước sạch, kinh tế còn hạn hẹp không có điều kiện để đầu tư đường ống dẫn nước tới gia đình. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt của xã Yên Bình đảm bảo cho nhu cầu
  35. 26 sử dụng nước của người dân về số lượng nhưng về chất lượng thì vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu. Hình 4.2. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của xã Yên Bình 4.3. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Bình 4.3.1.Đánh giá chất lượng nước giếng đào Để đánh giá chất lượng nguồn nước giếng đào phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân, trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tiến hành điều tra, phỏng vấn người dân với nội dung là đánh giá cảm quan về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn xã Yên Bình và thu được kết quả như sau: Bảng 4.3. Đánh giá cảm quan của người dân về nước giếng đào tại xã Yên Bình TT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Không có vấn đề 24 75 2 Có mùi 3 9,38 3 Có vị 0 0 4 Vấn đề khác 5 15,62 Tổng 32 100 (Nguồn: Số liệu điều tra)
  36. 27 15,62% 9,38% 75% Không có vấn đề Có mùi Có vị Vấn đề khác Hình 4.3. Biểu đồ dánh giá cảm quan của người dân về nước giếng đào tại xã Yên Bình Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy có 75% số hộ gia đình cho rằng nguồn nước gia đình mình đang sử dụng không có vấn đề gì chiếm tỷ lệ cao nhất, có 3 hộ cho rằng nguồn nước đang sử dụng có mùi chiếm 9,38%, còn lại có 5 hộ cho rằng nước của họ có vấn đề khác (cặn, váng, đục ) chiếm 15.62% và không có hộ gia đình nào phản ánh nguồn nước họ đang sử dụng có có vị lạ (0%). Nhìn chung đa số những hộ gia đình được phỏng vấn đều cho rằng nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng vẫn đảm bảo và không có vấn đề gì, những hộ gia đình cho rằng nguồn nước vẫn còn mùi và các vấn đề khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Để đánh giá chính xác nhất lượng nước mà người dân đang sử dụng, em đã tiến hành lấy mẫu nước giếng khoan tại một số hộ có sử dụng nước giếng đào. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào được thể hiện qua bảng sau:
  37. 28 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào Kết quả phân tích QCVN TT Chỉ tiêu ĐVT Mẫu 1 Mẫu 2 02:2009/BYT 1 pH - 5,24 5,23 6,5 - 8,5 2 DO Mg/l 6,31 6,87 ≥6 3 TSS Mg/l 37,00 36,00 50 4 Độ cứng mg CaCO3/l 252,00 200,00 300 5 Zn mg/l 0,01 0,01 3 6 Fe Mg/l 0,08 0,02 0,5 (Nguồn: Kết quả phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm khoa Môi Trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên) * Ghi chú: - Mẫu 1 Gia đình Ông Nguyễn Văn Nam, thôn Đồng Bụt. - Mẫu 2 Gia đình Bà Phạm Ngọc Nga, thôn Đồng Xa. * Nhận xét chung: Qua bảng 4.4 kết quả phân tích mẫu nước giếng đào có thể thấy các chỉ tiêu như pH, TSS, Độ cứng, Zn, Fe hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. Từ kết trên cho ta thấy chất lượng nước giếng đào là an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt trong gia đình. * Mg/l 300 300 252 250 200 150 100 3750 50 8,5 5,24 6,31 6 0,01 3 0,080,5 0 1 2 3 4 5 6 Mẫu 1 QCVN 02:2009/BYT Chỉ tiêu Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào thôn Đồng Bụt
  38. 29 Nhận xét: Mẫu 1: Qua biểu đồ phân tích các chỉ tiêu giếng đào lấy tại gia đình ông Nguyễn Văn Nam, thôn Đồng Bụt ta thấy hầu hết các chỉ tiêu pH, TSS, Độ cứng, Zn, Fe đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. Mg/l 300 300 250 200 200 150 100 50 36 50 8,5 5,23 6,87 6 0,01 3 0,02 0,5 0 1 2 3 4 5 6 Mẫu 2 QCVN 02:2009/BYT Chỉ tiêu Hình 4.5. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào thôn Đồng Xa Nhận xét: Mẫu 2: Qua biểu đồ phân tích các chỉ tiêu giếng đào lấy tại gia đình bà Phạm Ngọc Nga, thôn Đồng xa ta thấy hầu hết các chỉ tiêu pH, TSS, Độ cứng, Zn, Fe đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. 4.3.2.Đánh giá chất lượng nước giếng khoan Tiến hành điều tra, phỏng vấn người dân với nội dung là đánh giá cảm quan về nguồn nước giếng khoan sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn xã , sau khi tổng hợp lại thu được kết quả như sau:
  39. 30 Bảng 4.5. Đánh giá cảm quan của người dân về nước giếng khoan tại xã Yên Bình STT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Không vấn đề 22 84,61 2 Có mùi 1 3,85 3 Có vị 0 0,00 4 Vấn đề khác 3 11,54 Tổng 26 100 (Nguồn: số liệu điều tra) Hình 4.6. Biểu đồ đánh giá cảm quan của người dân về nước giếng khoan tại xã Yên Bình Nhận xét: Qua biểu đồ và kết quả điều tra cho thấy có 84,61% số hộ gia đình cho rằng nguồn nước đang sử dụng không có vấn đề gì, có 1 hộ cho rằng nước giếng nhà mình có mùi lạ (tanh, hôi ) chiếm 3,85% và có 3 hộ cho rằng nước giếng họ đang sử dụng có vấn đề khác chiếm 11,54 %( váng, cặn ) và không có gia đình nào phản ánh nguồn nước họ đang sử dụng có vị lạ (0%). Để đánh giá chính xác nhất chất lượng nước mà người dân trên địa bàn xã đang sử dụng, em đã tiến hành lấy mẫu nước giếng khoan và đem phân tích. Kết qủa phân tích chất lượng nước giếng khoan được thể hiện qua bảng sau:
  40. 31 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan Kết quả phân tích QCVN TT Chỉ tiêu ĐVT Mẫu 1 Mẫu 2 02:2009/BYT 1 pH - 5,22 5,26 6,5 - 8,5 2 DO Mg/l 8,54 7,90 ≥6 3 TSS Mg/l 37,10 41,00 50 4 Độ cứng mg CaCO3/l 216,00 168,00 300 5 Zn mg/l 0,03 0,07 3 6 Fe Mg/l 0,25 0,03 0,5 (Nguồn: Kết quả phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm khoa Môi Trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên) * Ghi chú: - Mẫu 1: Gia đình Bà Lương Thu Hằng, thôn Quý xã. - Mẫu 2: Gia đình Ông Nông Văn Hòa , thôn Chang. * Nhận xét chung: Qua bảng 4.6 kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan có thể thấy các chỉ tiêu như pH, TSS, Độ cứng, Zn, Fe hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. Từ kết trên cho ta thấy chất lượng nước giếng đào là an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt trong gia đình. Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan thôn Quý Xã
  41. 32 Nhận xét: Mẫu 1 : Qua biểu đồ phân tích các chỉ tiêu giếng đào lấy tại gia đình bà Lương Thu Hằng, thôn Quý Xã ta thấy hầu hết các chỉ tiêu pH, TSS, Độ cứng, Zn, Fe đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. Hình 4.8. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan thôn Chang Nhận xét: Mẫu 2 : Qua biểu đồ phân tích các chỉ tiêu giếng đào lấy tại gia đình bà Phạm Ngọc Nga, thôn Đồng xa ta thấy hầu hết các chỉ tiêu pH, TSS, Độ cứng, Zn, Fe đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. 4.4. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân xã Yên Bình Xã Yên Bình nằm ở Phía Đông của huyện Hữu Lũng, là nơi có đầu mối quan trọng về giao thông như hệ thống đường tỉnh 244 (ĐT244): Tuyến đường điểm đầu tại Minh Lễ xã Minh Tiến và điểm cuối tại xã Quyết Thắng giáp tỉnh Thái Nguyên, chiều dài tuyến 15,8km. Quy mô đường cấp V, mặt cắt đường 3,5m/6,5m, kết cấu đường nhựa. - Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính xã là 5356 ha chiếm 6.66% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Địa bàn tập trung đông dân cư với 6 trường học từ các cấp (mầm non, cấp 1, cấp 2), và 2
  42. 33 trạm y tế Do vậy nhu cầu về nước sạch trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã đang là vấn đề mà chính quyền xã cũng như người dân quan tâm hàng đầu - Sau khi tiến hành điều tra trên địa bàn xã và đặc biệt là điều tra ngẫu nhiên 50 hộ gia đình về phương pháp xứ lý nước trước khi đem vào sử dụng thì kết quả cho thấy hầu hết người dân trên địa bàn xã chưa có phương pháp xử lý nước trước khi đem vào sử dụng. Bảng 4.7. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Yên Bình TT Phương pháp xử lý Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Không sử dụng 36 72 2 Bình lọc nước gia đình 10 20 3 Máy lọc nước 4 8 4 Tổng 50 100 (Nguồn: số liệu điều tra) 8% 20% Không sử dụng Bình lọc nước gia đình (lọc cát) 72% Máy lọc nước Hình 4.9. Biều đồ các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân tại xã Yên Bình
  43. 34 Nhận xét : Theo kết quả từ điều tra phóng vấn cho thấy hầu hết các hộ chưa có sử dụng các thiết bị lọc cho việc sử lý nước trước khi đem vào sử dụng là 36 hộ chiếm 72%, có 10 hộ có sử dụng bình lọc nước gia đình chiếm 20% còn lại có 4 hộ sử dụng máy lọc nước chiếm 8%. - Bình lọc nước là: Là bình lọc nước sử dụng phương pháp lọc bằng than hoạt tính là lọc theo tầng cùng với sỏi cát và cục lọc kết hợp thành hệ thống lọc thẳng. Trong số 50 hộ gia đình được phỏng vấn thì có tới 10 hộ sử dụng thiết bị này cho việc sử lý nước khi sử dụng, chiếm 20% tổng số hộ. - Máy lọc nước: Trong số 50 hộ gia đình được phóng vấn thì có tới 4 hộ sử dụng máy lọc nước RO, chiếm khoảng 8% tổng số hộ. Máy lọc nước RO sử dụng màng lọc thẩm thấu ngược lại loại bỏ 90% tạp chất trong nước như đồng, sắt, asen, mangan, nitrit, vi khuẩn, vi rút 4.5. Đề xuất một số các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt 4.5.1. Các giải pháp công nghệ Hình 4.10. Sơ đồ bể lọc nước giếng khoan
  44. 35 Hệ thống bể lọc: Với những gia đình sử dụng nước giếng bị nhiễm phèn thì xây dựng bể lọc là hình thức khá phổ biến được sử dụng. Về cấu tạo của bể sẽ gồm một số vật liệu như :cát sạch, sỏi lớn, than hoạt tính, sỏi nhỏ, và vòi phun mưa. Cơ bản về cơ chế lọc, vòi phun mưa sẽ tăng diện tích tiếp xúc của nước với không khí, cho nước tác dụng với oxy hóa tạo ra kết tủa sắt, kết tủa này sẽ theo nước thải ra ngoài. Còn nước sạch sẽ chảy qua các vật liệu lọc trên sau đó vào bình chứa. * Máy lọc nước: Công nghệ RO hay còn gọi là thẩm thấu ngược, máy RO sử dụng màng lọc RO với các khe lọc siêu nhỏ với kích thước từ 0,1-0,5 nanomet( chỉ to hơn vài phần tử nước) , vì thế các phân tử nước đi qua, giữ lại đến 99,99% các virus, vi khuẩn, các ion kim loại nặng và các tạp chất khác, cho nguồn nước đầu ra hoàn toàn tinh khiết, có thể uống trực tiếp àm k cần đun sôi. Hình 4.11. Sơ đồ cấu tạo máy lọc nước tinh khiết RO 4.5.2. Sử dụng công cụ pháp lý vào quản lý môi trường nước Sử dụng công cụ pháp lý cụ thể bằng các biện pháp sau: - Tăng cường áp dụng các công cụ, biện pháp kinh tế, tài chính trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhằm đề cao trách nhiệm
  45. 36 của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn nước và bảo đảm công bằng trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước. - Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tiêu chuẩn nguồn nước thải. Đảm bảo chấm dứt hoàn toàn các cơ sở sản xuất, bệnh viện thải trực tiếp nước thải, chất rắn bừa bãi. - Cần đào tạo nguồn nhân lực để bảo vệ một cách tốt nhất nguồn nước ngầm cũng như nước mặt để hạn chế sự ô nhiễm. 4.5.3. Quan tâm bảo vệ nguồn nước Hiện nay, nhiều công trình cung cấp nước đã và đang được xây dựng ở các khu đô thị nên tình trạng thiếu nước không còn là vấn đề đáng lo ngại, nhưng chất lượng nước như thế nào mới là vấn đề đáng quan tâm. Khi ngày nay, vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm rất đáng lo ngại thì nguồn để cung cấp nước sạch là rất hạn chế, chưa kể đến các dịch bệnh có thể lây nhiễm nhanh và có thể ảnh hưởng đến cả dân cư đô thị như: dịch cúm gà, dịch tả Bởi vậy nhà nước phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, thường xuyên xét nghiệm các thành phần có trong nguồn nước sinh hoạt xem chúng có đảm bảo an toàn hay không và kiểm tra xử lý kịp thời, mạnh tay với những tổ chức cấp nước vi phạm tiêu chuẩn đã quy định về nguồn nước sinh hoạt. Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần áp dụng những quy định nghiệm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản xuất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi
  46. 37 trường. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh. 4.5.4. Biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng - Cần có sự hợp tác toàn diện giữa Ban quản lý các dự án với ban ngành có liên quan của địa phương bàn về vấn đề tổ chức thực hiện, về tiến độ thi công, về biện pháp thi công và về giám sát thi công công trình. - Giám sát việc thực thi các hạng mục công trình theo nội dung thiết kế, khi có các vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra cần đề xuất ngay các biện pháp cụ thể mang tính khả thi để khắc phục mà không phải chờ đợi kéo dài thời gian tăng thêm mức độ nghiêm trọng. - Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm môi trường nước: Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn bừa bãi. - Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải, xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt. - Cần xây dựng kế hoạch thu thập, phân tích định kỳ về chất lượng nước trong vùng. - Nâng cao nhận thức của người dân về việc không sử dụng lãng phí các nguồn nước, nhất là vào mùa khô. - Truyền thông cộng đồng: Huy động sự tham gia cộng đồng hay nói cách khác là xã hội hóa bảo vệ môi trường nước. - Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho tất cả các tầng lớp nhân dân trên mọi phương tiện để họ nhận thức được việc bảo vệ và xử lý nguồn nước thải cùng với nhà nước là việc làm cần thiết đồng thời phải khẳng định rõ việc quản lý môi trường nước là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân.
  47. 38 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Xã Yên Bình nằm ở Phía Đông của huyện Hữu Lũng, có Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính xã là 5356ha. Tổng số dân trong xã là 4577 nhân khẩu với mật độ dân số đạt 85 người/km². Qua quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Bình- huyện Hữu Lũng- tỉnh Lạng Sơn có thể rút ra các kết luận như sau: 1. Về thực trạng cấp nước nước sinh hoạt cho người dân Xã Yên Bình đa số hộ gia đình sử dụng nước giếng đào chiếm 48% và giếng khoan chiếm 36%, số hộ sử dụng cả nước giếng đào + giếng khoan chiếm 16%. 2. Qua lấy mẫu, phân tích mẫu nước ở 4 hộ dân trên địa bàn xã cho thấy các chỉ tiêu DO, TSS, Độ cứng, Zn, Fe đều nằm trong quy chuẩn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. Tuy nhiên chỉ có chỉ tiêu pH là 5,24 và 5,23 thấp hơn so với quy chuẩn cho phép (QCVN 02:2009/BYT: pH=6,5-8,5). Trong nước uống, pH hầu như rất ít ảnh hưởng tới sức khỏe, trừ khi trẻ nhỏ uống trực tiếp, trong thời gian tương đối dài (ảnh hưởng đến hệ men tiêu hóa). Từ kết trên cho ta thấy chất lượng nước giếng đào là an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt trong gia đình. 3. Theo kết quả từ điều tra phóng vấn cho thấy hầu hết các hộ chưa có sử dụng các thiết bị lọc cho việc sử lý nước trước khi đem vào sử dụng là 36 hộ chiếm 72%, có 10 hộ có sử dụng bình lọc nước gia đình (lọc cát ) chiếm 20% còn lại có 4 hộ sử dụng máy lọc nước chiếm 8%. 5.2. Kiến nghị Các hộ gia đình nên áp dụng các biện pháp xử lý nước cơ bản như bể lọc cát, giàn phun mưa .để làm sạch nguồn nước trước khi đem nguồn nước đó
  48. 39 vào sinh hoạt hàng ngày. Cần cho người dân biết được việc họ sử dụng các thiết bị lọc nước trên thị trường chỉ là biện pháp tạm thời không đảm bảo và bền vững lâu dài. Đặc biệt là khi các thiết bị mà người dân mua đó có đảm bảo chất lượng thật sự như quảng cáo về sản phẩm đó hay không. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm sử dụng tốt nhất nguồn nước sạch. Các cơ quan quản lý cần có biện pháp tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về các vấn đề ô nhiễm môi trường đến người dân. Áp dụng và phổ biến công khai việc áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, khuyến khích người dân tham gia.
  49. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Các tài liệu trong nước 1. Bộ Y tế (2009), QCVN 01:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. 2. Bộ Y tế (2009), QCVN 0:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. 3. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (2013), “Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước trường” 4. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và công sự (2005), “Nghiên cứu hàm lượng chì, Asen trong môi trường và trong máu phụ nữ sống tiếp giáp với khu vực chế biến kim loại màu Thái Nguyên”, Hội nghị tài liệu môi trường, Thái Nguyên, Trang 89 - 90. 5.Trần Hồng Hà và cộng sự (2006), “Tài liệu hướng dẫn về bảo vệ môi trường cho các truyền thông là đoàn viên thanh niên”, Hà Nội. 6. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 7. Dư Ngọc Thành (2012), “Bài giảng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 8. Lê Quốc Tuấn (2009), “Ô nhiễm nước và hậu quả của nó”, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 9. UBND tỉnh Lạng Sơn (2007), “Tình hình quản lý và sử dụng nguồn nước sinh hoạt ở Lạng Sơn, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2012”. 10. UBND Xã Yên Bình (2013), ““Báo cáo tổng hợp Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Yên Bình giai đoạn 2013 – 2020”
  50. 41 II. Các trang web 11.Trí Nguyên (2012), “17% dân số trên thế giới thiếu nước sạch”, 12. “Vai trò của nước đối với đời sống sinh hoạt” nuocsinhhoat.com/nuoc-sinh-hoat-doi-voi-doi-song.html 13.Squeezy (2013), “Vai trò của nước đối với cơ thể” the.html
  51. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI