Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

pdf 66 trang thiennha21 13/04/2022 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_sinh_hoat_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG NGỌC LAN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG DUYỆT TRUNG, THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Khoa : Khoa học môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG NGỌC LAN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG DUYỆT TRUNG, THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng của sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung với trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Để từ đó hệ thống hóa lại kiến thức đã học kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế cũng như để tích lũy thêm vốn kiến thức thực tế và từ đó nâng cao trình độ chuyên môn. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo của em đã hoàn thành. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn em. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Nguyễn Thị Huệ đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt bản báo cáo này. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới các cán bộ đang làm việc tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè, gia đình người thân đã động viên khích lệ em trong quá trình học tập nghiên cứu bản báo cáo tốt nghiệp này. Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong các thầy cô giáo và bạn bè đóng góp để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nông Ngọc Lan
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BVMT Bảo vệ môi trường BYT Bộ y tế BTNMT Bộ tài nguyên Môi Trường LHQ Liên Hợp Quốc NTU Đơn vị đo độ đục QCVN Quy chuẩn Việt Nam PVC Polyl Vinyl Clorua TCVN Tiêu chuẩn Việt nam UBND Ủy ban nhân dân
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt 6 Bảng 2.2: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm 8 Bảng 2.3 : Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt 9 Bảng 2.4. Thống kê công trình cấp nước sạch tỉnh Cao Bằng 21 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 33 Bảng 4.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung 38 Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào 39 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước sạch tại phường Duyệt Trung 43 Bảng 4.4.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt 44 Bảng 4.5.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về màu sắc nước sinh hoạt 44 Bảng 4.6.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về mùi vị nước sinh hoạt 45 Bảng 4.7.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về độ đục nước sinh hoạt 45
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của phường Duyệt Trung 38 Hình 4.2. Biểu đồ hàm lượng sắt trong nước giếng đào tại phường Duyệt Trung 40 Hình 4.3.Biều đồ thành phần độ cứng trong nước giếng tại phường Duyệt Trung 41 Hình 4.4: Mô hình sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước ngầm có chứa sắt . 51
  7. MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3.Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1.Cơ sở pháp lý 4 2.1.1.Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của Việt Nam 4 2.1.2.Bảng tiêu chuẩn về chất lượng nước của Việt Nam 6 2.2.Cơ sở lý luận 10 2.2.1.Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường 10 2.2.2.Khái niệm về nước sạch và nước hợp vệ sinh 11 2.2.3. Vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước 13 2.2.4.Các thông số chất lượng nước 15 2.3.Cơ sở thực tiễn của đề tài 17 2.3.1.Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên Thế giới 17 2.3.2.Hiện nay chất lượng nước sinh hoạt ở Việt Nam 19 2.4.Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn phường Duyệt Trung và thành phố Cao Bằng 20 2.4.1.Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 20 2.4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 21 2.5.Một số công nghệ xử lý 22
  8. Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu 30 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu 30 3.2.Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu 30 3.3.Nội dung nghiên cứu 30 3.4.Phương pháp nghiên cứu 30 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 30 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 30 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu nước 31 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 33 3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 33 3.4.6. Xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích thống kê 33 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 34 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 34 4.1.2.Đặc điểm về kinh tế - xã hội 36 4.2.Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. 37 4.2.1.Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung 37 4.2.2.Đánh giá chất lượng nước giếng đào tại phường Duyệt Trung 39 4.2.3.Đánh giá chất lượng nước sạch tại phường Duyệt Trung 42 4.2.4.Ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt 44 4.3.Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt 46 4.3.1.Ô nhiễm nước do điều kiện tự nhiên 46
  9. 4.3.2.Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt 46 4.3.3.Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp 46 4.3.4.Ô nhiễm do ý thức người dân 47 4.4.Các giải pháp phòng ngừa và khắc phục 47 4.4.1.Biện pháp kỹ thuật. 48 Các phương pháp xử lý nước cứng 53 4.4.2.Biện pháp luật pháp, chính sách và giáo dục tuyên truyền 55 4.4.3.Biện pháp kinh tế 56 Phần 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 5.1.Kết luận 57 5.2.Kiến nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đây là thống kê của viện nước quốc tế (SIWI) được công bố tại tuần lễ nước thế giới (World Water Week) tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9/2013. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước). Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức lương nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Giống như một số nước trên thế giới Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức rất lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng gây áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước của Việt Nam. Việc khai thác khoáng sản, phát triển các ngành kinh doanh, dịch vụ, sản xuất công nghiệp làm cho nguồn nước sinh hoạt của người dân đang có nguy cơ ô nhiễm ngày càng cao. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình cấp nước sạch cũng là một vấn đề khó khăn cả về kinh phí đầu tư lẫn việc lựa chọn các công nghệ xử lý thích hợp đối với từng nguồn nước. Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội 286 Km theo quốc lộ 3 qua địa
  11. 2 bàn thành phố Thái Nguyên, cách thành phố Lạng Sơn 120 Km theo quốc lộ 4A, cách cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng khoảng 70 Km theo quốc lộ 3, ở cao độ trung bình + 187m so với mực nước biển. Hiện nay trên địa bàn thành phố Cao Bằng việc khai thác và sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt ngày càng phổ biến ở quy mô hộ gia đình. Công tác đánh giá về nguồn tài nguyên nước ngầm chưa đầy đủ về cả trữ lượng và chất lượng nước ngầm. Nguồn nước ngầm bị tác động chủ yếu do hoạt động khai thác khoáng sản, nước thải tuyển rửa quặng ngấm tự nhiên xuống đất hoặc theo các hang caster xuống tầng nước ngầm. Ngoài ra, nước dưới đất còn bị ô nhiễm do thuốc BVTV, phân bón do canh tác không đúng kỹ thuật. Xuất phát từ thực trạng trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, trường Đại học Nâng Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Huệ em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá được tình hình sử dụng nước cấp sinh hoạt của người dân. - Đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt. 1.3. Ý nghĩa của đề tài  Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học - Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
  12. 3  Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá được hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất một số biện pháp khả thi xử lý nước sinh hoạt cho người dân. - Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nước sinh hoạt.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý 2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của Việt Nam - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quốc hội thứ XIII thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Luật số 08/2008/QH10 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về tài nguyên nước. - Nghị định số 149/2004/NĐ – CP của Chính phủ ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. - Nghị định 34/2005/NĐ – CP ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Thông tư số 02/2006/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ – CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. - Quyết định 81/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. - Thông báo số 1088/VPCP-NN V/v soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. - Chỉ thị 02/2004/CT - BTNMT của Bộ TN&MT về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất. - Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định về việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
  14. 5 - Nghị định 117/2007/NĐ-CP Về sản xuất, cung cấp tiêu thụ nước sạch. - Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND V/v qui định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước vào nguồn nước và hành nghề khoan nước. - Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND V/v quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.  Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt: - QCVN 01:2015/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. - QCVN 02:2015/ BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - QCVN 08:2015/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2015/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
  15. 6 2.1.2 Bảng tiêu chuẩn về chất lượng nước của Việt Nam Bảng 2.1 : Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt Giá tr ị giới hạn A B TT Thông số Đơn vị A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn l ơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD 5 (20 oC) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH +4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl -) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F -) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO -2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO -3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO 43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN -) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr 3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr 6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02
  16. 7 26 Hoá chất bảo vệ thựcvật g/l 0,002 0,004 0,008 0,01 Clo hữu cơ g/l 0,01 0,012 0,014 0,02 Aldrin+Dieldrin g/l 0,05 0,1 0,13 0,015 Endrin BHC DDT g/l 0,001 0,002 0,004 0,005 Endosunfan (Thiodan) Lindan g/l 0,005 0,01 0,01 0,02 Chlordane 0,3 0,35 0,38 0,4 g/l Heptachlor 0,01 0,02 0,02 0,03 g/l Hoá chất bảo vệ thực vật phospho 0,01 0,02 0,02 0,05 g/l hữu cơ Paration g/l 0,1 0,2 0,4 0,5 27 Malation g/l 0,1 0,32 0,32 0,4 Hóa chất trừ cỏ g/l 100 200 450 500 28 2,4D g/l 80 100 160 200 2,4,5T Paraquat g/l 900 1200 1800 2000 29 Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E.Coli MPN/100 20 50 100 200 ml 32 Coliform MPN/100 2500 5000 7500 10000 ml (Nguồn: QCVN 8:2015/BTNMT) Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 v à B2. A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
  17. 8 Bảng 2.2: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 pH - 5,5 - 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 1500 4 COD (KMnO4) mg/l 4 5 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1 6 Clorua (Cl-) mg/l 250 7 Florua (F-) mg/l 1,0 - 8 Nitrit (NO 2) (tính theo N) mg/l 1,0 - 9 Nitrat (NO 3) (tính theo N) mg/l 15 2- 10 Sulfat (SO4 ) mg/l 400 11 Xianua (CN-) mg/l 0,01 12 Phenol mg/l 0,001 13 Asen (As) mg/l 0,05 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 15 Chì (Pb) mg/l 0,01 16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,05 17 Đồng (Cu) mg/l 1,0 18 Kẽm (Zn) mg/l 3,0 19 Mangan (Mn) mg/l 0,5 20 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 21 Sắt (Fe) mg/l 5 22 Selen (Se) mg/l 0,01 23 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 0,1 24 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 1,0 25 E.Coli MPN/100ml Không phát hiện thấy 26 Coliform MPN/100ml 3 (Nguồn: QCVN 9:2015/BTNMT)
  18. 9 Bảng 2.3 : Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt Đơn vị Giới hạn Mức độ TT Tên chỉ tiêu tính tối đa cho phép giám sát I II 1 Màu sắc(*) TCU 15 15 A Không có Không 2 Mùi vị(*) - mùi vị lạ có mùi A vị lạ 3 Độ đục(*) NTU 5 5 A Trong 4 Clo dư mg/l khoảng 0,3- - A 0,5 Trong Trong 5 pH(*) - khoảng 6,0 - khoảng A 8,5 6,0 - 8,5 6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 A 7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + mg/l 0,5 0,5 B Fe3+)(*) 8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 A 9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 - B 10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 - A 11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - B 12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 B 13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 50 150 A 100ml 14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 0 20 A 100ml (Nguồn: QCVN 2:2015/BYT)
  19. 10 Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan. - Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước. - Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy). 2.2. Cơ sở lý luận 2.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường - Khái niệm về môi trường: Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên". Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. - Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
  20. 11 - Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu. Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa như sau: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. 2.2.2. Khái niệm về nước sạch và nước hợp vệ sinh 2.2.2.1. Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau: - Nước trong, không màu. - Nước không có mùi vị lạ, không có tạp chất.
  21. 12 - Nước không có chứa các chất tan có hại. - Nước không có mầm gây bệnh. 2.2.2.2. Các nguồn nước tự nhiên hoặc qua xử lý đạt các mức theo tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống đều là các nguồn nước sạch - Nước sạch cơ bản: Là nguồn nước có điều kiện đảm bảo chất lượng nước sạch và được kiểm tra theo dõi chất lượng thường xuyên như: + Nước cấp qua đường ống từ nhà máy nước hoặc trạm cấp nước. + Nước giếng khoan tầng nông và sâu có chất lượng tốt, ổn định và được sử dụng thường xuyên. - Nước sạch quy ước (Theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường) như: + Nước máy hoặc nước cấp từ các trạm bơm nước. + Nước giếng khoan có chất lượng tốt và ổn định. + Nước mưa hứng và trữ sạch. + Nước mặt ( nước sông, rạch, ao, hồ, suối) có xử lý lắng trong và tiệt trùng.[8] 2.2.2.3. Nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng về cảm quan như không màu, không mùi, không vị lạ và không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể dùng cho ăn uống sau khi đun sôi. Định nghĩa này còn định tính, cần kết hợp với những quan sát theo hướng dẫn sau đây - Giếng đào hợp vệ sinh là: + Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. + Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống. + Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
  22. 13 - Giếng khoan hợp vệ sinh là: + Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. + Sân giếng khoan phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ. - Các nguồn nước hợp vệ sinh khác như: + Nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc động vật, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề. + Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông (sau khi đã xả nước bụi bẩn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng. + Nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc động vật, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề.[3] 2.2.3. Vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước 2.2.3.1. Vai trò của nước đối với con người Đối với cơ thể, nước còn quan trọng hơn cả chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và muối khoáng. Nếu một người không ăn gì cả, chỉ uống nước thôi sẽ có thể sống được một tháng, nhưng nếu không uống nước, chỉ sống nước không quá một tuần. Trong cơ thể con người, chất lỏng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, khoảng 60 – 70% thể trọng. Chất lỏng trong cơ thể như máu, tuyến dịch limpa là do nước và một số chất khác tạo nên, đã trở thành những “ dòng sông, kênh rạch”, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể. Nước tham gia vào việc hình thành các dịch tiêu hóa, giúp con người hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  23. 14 Nước còn giúp cho các phế nang luôn ẩm ướt, có lợi cho việc hô hấp. Nước còn được gọi là dầu bôi trơn của toàn bộ khớp xương trong cơ thể, là một chất hoãn xung của hệ thống thần kinh. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao ddoiwf sống tinh thần cho dân. 2.2.3.2. Vai trò của nước đối với sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) nước là nhân tố quyết định hàng đầu “nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” vì vậy nếu thiếu nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm thì có khả năng gây ra các thảm họa trầm trọng như nạn đói, bệnh tật, Trong sản xuất công nghiệp, nước cũng đóng vai trò quan trọng như : dùng nước để tẩy rửa nguyên vật liệu, nước tham gia các quá trình trao đổi nhiệt, tham gia các phản ứng chế tạo vật chất mới, 2.2.3.3. Sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước Nước đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong đời sống xã hội, vì vậy nước là một tài nguyên cần thiết. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, 1.500 lít nước cho công nghiệp và 2000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp. Nhu cầu nước ngày càng gia tăng cùng voiws sự gia tăng dân số. Cùng voiws ssos sự gia tăng dân số khiến nguồn nước ngày càng suy giảm về trữ lượng cũng như chất lượng. Đây là vấn đề nan giải không chỉ riêng đối với một quốc gia nào, do đó phải bảo vệ tài nguyên nước để có thể sử dụng hiệu quả và bền vững. Qúa trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam đã và đang làm cho nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm bị suy giảm. Chính vì vậy
  24. 15 bảo vệ tài nguyên nước là rất cần thiết, là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. 2.2.4. Các thông số chất lượng nước 2.2.4.1. Các chỉ tiêu về lý học PH: Định nghĩa về mặt toán học: pH = -logH+. pH là thông số đánh giá chất lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, tính bazơ cũng như khả năng hòa tan của các chất tan trong nước, sự thay đổi của pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat, ), các quá trình sinh học trong nước. pH 7 có tính bazơ. PH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. Nhiệt độ: Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, nước ngầm có nhiệt độ ổn định hơn. Độ màu: Thường do các chất bẩn trong nước tạo nên: Các hợp chất sắt, mangan không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ; các chất mùn humic gây ra màu vàng; các loại thủy sinh làm nước có màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có màu xanh hoặc đen. Độ đục: Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích thông thường từ 0,1 – 10m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit). Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, hợp chất hữu cơ hay sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, chát, đắng. Ngoài ra còn có các thông số về độ nhớt, độ dẫn điện, tính phóng xạ
  25. 16 chủ yếu dùng trong phân tích nước thải. 2.2.4.2. Các chỉ tiêu về hóa học Thông số hoá học phản ánh những đặc tính hoá học hữu cơ và vô cơ của nước. - Đặc tính hoá hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng ô xy hoà tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ. Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào cả. Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn thì thành phần các chất hữu cơ trong nước tăng lên các chất này luôn bị tác dụng phân huỷ của các vi sinh vật. Nếu lượng chất hữu cơ càng nhiều thì lượng ô xy cần thiết cho quá trình phân huỷ càng lớn. Lượng ô xy hoà tan sẽ giảm xuống ảnh hưởng đến quá trình sống của các sinh vật nước. Phản ánh đặc tính của quá trình trên, có thể dùng một số thông số về nhu cầu ô xy sinh học BOD (mg/l) và nhu cầu ô xy hoá học COD (mg/1) . - Đặc tính vô cơ của nước bao gồm: Độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axít, độ kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), Sunfat (SO4). Những kim loại nặng như: Thuỷ ngân (Hg), Chì (Pb), Crôm (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), các hợp chất chứa Nitơ hữu cơ, amôniac (NH3 ,N2, NO) và Phốt phát. 2.2.4.3. Các chỉ tiêu về sinh học Coliform: Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước. Không phải tất cả các vi khuẩn coliform đều gây hại. Tuy nhiên, sự hiện diện của vi khuẩn coliform trong nước cho thấy các sinh vật gây bệnh khác có thể tồn tại trong đó. E.coli: Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy
  26. 17 thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác. Sau khi xử lý nước, nếu trong nước không còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Việc xác định số lượng E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước, đơn vị VK/100ml. 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.3.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên Thế giới Trên hành tinh chúng ta nước tồn tại ở dưới nhiều dạng khác nhau như : Trên mặt đất, trong biển và đại dương, dưới đất và trong không khí dưới các dạng : lỏng (ao, hồ, sông suối, biển), khí (hơi nước), rắn (băng, tuyết). Lượng nước trong thủy quyển được UNESCO công bố như sau: Lượng nước trong thủy quyển 1386 triệu km3(100%): Lượng nước ngọt chiếm 35 triệu km3 (2,5%), lượng nước mặn 1351 triệu km3 (97,5%). Trong thành phần nước ngọt thì nước ở dạng rắn chiếm 24,3 triệu km3 (69,4%), dạng lỏng 10,7 triệu km3(30,6%). Trong thành phần nước lỏng 10,7 triệu km3 (100%) thì nước ngầm chiếm đại bộ phận 10,5 triệu km3 (98,3%). Hồ và hồ chứa là 0,102 triệu km3 (0,95%), thổ nhưỡng 0,047 triệu km3(0,44%); sông ngòi 0,020 triệu km3(0,19%), khí quyển 0,020 triệu km3(0,19%) và sinh quyển 0.011 triệu km3(0,10%). Về số lượng hồ tự nhiên cho tới nay vẫn chưa biết chính xác vì chưa điều tra đầy đủ. Sơ bộ ước tính khoảng 2.8 triệu hồ tự nhiên, trong số 145 hồ có hiện tích mặt trên 100km2. Lượng nước hồ này chiếm 95% tổng số. Hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất là hồ Baican (Cộng Hòa Liên Bang Nga) chứa 2.300 km3 nước, với độ sâu tối đa 1.741 m. Ngoài hồ tự nhiên, trên lục địa đã
  27. 18 xây dựng 10000 hồ nhân tạo có 30 hồ lớn với dung tích 10 km3 nước mỗi hồ. Tổng diện tích hồ nhân tạo ước tính 5.000 km3 trong đó phần lớn trên lãnh thổ Châu Âu - 925 km2, Châu Phi - 341km2, Bắc Mỹ -180 km2, Nam Mỹ - 1.322 km2 và Châu Úc - 4km2 . Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng trong 30 năm tới dân số thế giới có thể đạt đến 8 tỷ, sẽ làm tăng nhu cầu nước lên 65% khiến cho 26 quốc gia với 250 triệu dân sẽ lâm vào tình cảnh thiếu nước căng thẳng. Người ta tính rằng cứ sau 21 năm, nhu cầu sử dụng nước lại tăng gấp đôi. Trong khi đó, hiện nay ô nhiễm nước vẫn không ngừng tăng lên. Ước tính 1/4 số hồ của Trung Quốc bị ô nhiễm, hàng ngàn hồ của Thụy Điển bị axit hoá, 3/4 lượng nước sông của Balan bị nhiễm bẩn đến mức chỉ sử dụng cho nhu cầu công nghiệp cũng không đạt. Việc sử dụng quá mức nước sông Amu Daria và Syr Daria để tưới bông trên lãnh thổ Liên Xô cũ đã làm giảm 75% lượng nước ngọt chảy vào biển Aral khiến biển này trở nên khô cạn và tăng độ mặn, lượng cá đánh được hàng năm khoảng 50.000 tấn đã hoàn toàn cạn kiệt khiến cho 60.000 người mất việc làm và đe doạ cuộc sống của 50 triệu dân sống xung quanh biển Aral. Thiếu nước đã làm nghèo thêm những cộng đồng nghèo. Dân nghèo ở thủ đô Haiti phải chi 20% thu nhập để mua nước, 1/3 dân số Jacarta (Indonesia) khoảng 2,6 triệu người phải mua nước từ xe bồn với giá 1,5 - 5,2 USD/1m3. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Pakistan, Mauritania, Bangladesh, Nigeria và Hondura. Bắc Kinh (Trung Quốc) đang xem xét dự án chuyển tải nước từ nguồn xa 1.000km để cung cấp cho thành phố. Gần toàn bộ nước sinh hoạt ở Bỉ phải tải theo đường ống từ vùng biên giới với nước Pháp do toàn bộ hệ thống nước mặt và nước ngầm bị nhiễm bẩn vì phân súc vật và nhiễm mặn. Hiện nay, 40% dân số thế giới chung sống trong 250 lưu vực sông.
  28. 19 2.3.2. Hiện nay chất lượng nước sinh hoạt ở Việt Nam Tài nguyên nước ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, ao, đầm phá và các túi nước ngầm. Theo chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam có khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Trong số này, có 9 con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Sre Pok) đã tạo nên một vùng lưu vực trên 10.000 km2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực nước có kích thước khác nhau tùy thược vào mùa. Một số hồ lớn được biết đến như hồ Lăk (rộng khoảng 10 km2, ở Đăk Lăk), Biển Hồ (rộng 2,2 km2 ở Gia Lai), hồ Ba Bể (rộng 5 km2 ở Bắc Kạn) và hồ Tây ( rộng 4,5 km2 ở Hà Nội). Các đầm phá thường gặp ở cửa sông vùng duyên hải miển Trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại. Việt Nam còn có hàng ngàn các hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến 26 tỷ m3 nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên một tỷ m3 đang được sử dụng để khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và Ya Ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam). Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3.500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản (FAO, 1999).
  29. 20 Nước ngầm là nguồn nước có tiềm năng trữ lượng lớn, đặc biệt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất ngập nước nội địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước. Điển hình là các vùng như hồ Ba Bể (Bắc Kạn), đất ngập nước Xuân Thủy (Nam Định), Tiền Hải (Thái Bình), Bàu Sấu (Đồng Nai), Cần Giờ ( TP. HCM) và Tràm Chim (Đồng Tháp).[6] 2.4. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn phường Duyệt Trung và thành phố Cao Bằng 2.4.1 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành cùng với sự nỗ lực của nhân dân phường Duyệt Trung đã có sự phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng đô thị ngày một hoàn chỉnh, bộ mặt đô thị được chỉnh trang khang trang sạch đẹp. Đặc biệt phường Duyệt Trung đang thực hiện các dự án về hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hoàn thiện hơn. Hàng tuần các khu dân cư tổ chức thực hiện phong trào tổng vệ sinh tại các tuyến đường, ngõ phố và các khu vực công cộng trên địa bàn, góp phần làm môi trường, cảnh quan đô thị luôn xanh, sạch, đẹp. Đến nay việc giữ gìn vệ sinh môi trường không chỉ được thực hiện theo phong trào mà đã trở thành thói quen của người dân và được thực hiện thường xuyên, liên tục Hiện nay phường Duyệt Trung có 02 trạm cung cấp nước với công suất 10.000 m3/ngày đêm, đã cung cấp nước sạch cho trên 10.000 hộ dân và 250 điểm cấp nước công cộng theo hệ thống nước tự chảy cho các tổ, xóm với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là 120 lít/người/ngày. Hiện nay, tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 100%, tỉ lệ hộ dân trên toàn thành phố được dùng nước máy 72%.
  30. 21 2.4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Hiện tại toàn tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được 5 công trình cấp nước sạch đô thị khai thác nguồn nước mặt tại trung tâm huyện, các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông và thành phố Cao Bằng. Bảng 2.4. Thống kê công trình cấp nước sạch tỉnh Cao Bằng Loại công Số người TT Tên công trình Huyện trình Sông/suối được cấp nước (người) Công trình cấp Khánh Xuân Trạm bơm Suối Khuổi 1 nước sinh hoạt xã - Bảo Lạc Cưởm 2.880 Khánh Xuân Trạm bơm nước thị TT Bảo Lâm Trạm bơm 2 trấn Bảo Lâm - Bảo lâm Suối Nà Mo 4.964 Trạm cấp nước máy TT Thông Trạm bơm Sông Chẻ Rào 3 thị trấn Thông Nông Nông – Thông 2.467 Nông Hệ thống cấp nước P.Đề Thám – Trạm bơm 4 TP.Cao Bằng thành phố Cao Sông Bằng Bằng Hệ thống cấp nước P.Tân Giang Trạm bơm 5 TP.Cao Bằng – thành phố Cao Sông Hiến Bằng (Nguồn : Trung tâm Quan trắc TNMT thành phố Cao Bằng)
  31. 22 Hai công trình cấp nước sạch đô thị của thành phố Cao Bằng cung cấp nước sạch cho 65268 người. 2.5. Một số công nghệ xử lý  Công nghệ xử lý nước mặt Một số sơ đồ dây truyền xử lý nước mặt với hàm lượng cặn ≤ 2500 mg/l Hình 2.1: Sơ đồ dây truyền xử lý nước mặt Chất keo tụ Chất khử trùng Từ trạm bơm Bể phản Bể Bể lọc Bể chứa Bể trộn ứng lắng nhanh nước sạch Cấp I tới Chất kiềm hóa Với hàm lượng cặn nhỏ hơn 2500 mg/l thì nước từ trạm bơm cấp I được dẫn trực tiếp qua bể trộn, tại đây cho thêm chất keo tụ và chất kiềm hóa hòa trộn đều vào nước. Nước được tiếp tục dẫn qua bể phản ứng kết hợp bể lắng, các bông cặn hình thành tại ngăn phản ứng sẽ được lắng tại ngăn lắng. Sau khi qua bể lắng nước được lắng một phần rồi tiếp tục dẫn qua bể lọc nhanh. Tại đây nước được lọc sạch các cặn bẩn và vi khuẩn có trong nước. Sau đó châm thêm chất khử trùng rồi dẫn qua bể chứa nước sạch để phân phối đến các nơi sử dụng.
  32. 23 Hình 2.2: Sơ đồ dây truyền xử lý nước mặt Chất keo tụ Chất khử trùng Từ trạm bơm Bể lọc tiếp Bể chứa Bể trộn xúc nước sạch Cấp I tới Chất kiềm hòa Nước từ trạm bơm cấp I được dẫn trực tiếp qua bể trộn, tại đây cho thêm chất keo tụ và chất kiềm hóa hòa trộn đều vào nước. Nước được tiếp tục dẫn qua bể lọc tiếp xúc, tại bể này nó vừa làm nhiệm vụ của bể tạo bông cặn, bể lắng, bể lọc. Sau đó nước được dẫn qua bể chứa nước sạch và cho thêm chất khử trùng trước khi phân phối. Một số sơ đồ áp dụng xử lý nước mặt với hàm lượng cặn > 2500mg/l Hình 2.3: Sơ đồ dây truyền xử lý nước mặt Chất keo tụ Chất khử trùng Bể Bể Bể Bể Bể lọc Bể lắng trộn phản lắng chứa Từ trạm bơ m nhanh sơ ứng nước Cấp I tới bộ sạch Chất kiềm hóa Với hàm lượng cặn lớn hơn 2500 mg/l, nước từ trạm bơm cấp I phải qua bể lắng sơ bộ để lắng bớt một phần cặn rồi nước được dẫn qua bể trộn. Tại bể trộn, chất keo tụ và chất kiềm hóa được cho vào và hòa trộn đều trước khi dẫn sang bể phản ứng kết hợp bể lắng. Tại bể này sau khi hình thành các bông cặn ở ngăn phản ứng sẽ lắng ở ngăn lắng. Nước tiếp tục được dẫn sang bể lọc nhanh để lọc hết cặn và vi khuẩn. Sau đó cho thêm chất khử trùng vào
  33. 24 bể chưa nước sạch trước khi phân phối. Hình 2.4: Sơ đồ dây truyền xử lý nước mặt Hồ lắng Từ nguồn đến sơ Chất keo tụ Chất khử trùng Bể chứa Bể Bể Bể lọc Trạm Bể nước phản lắng nhanh bơm trộn sạch ứng Chất kiềm hóa  Công nghệ xử lý nước ngầm Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt, nước mưa. Đối với hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn là nguồn nước được ưa thích. Bởi vì, các nguồn nước mặt thường bị ô nhiễm và lưu lượng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người. Có rất nhiều phương pháp để xử lý nước ngầm. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhu cầu cấp nước, tiêu chuẩn dùng nước, đặc điểm của nguồn nước ngầm, các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội mà chúng ta lựa chọn công nghệ xử lý nước ngầm sao cho phù hợp.
  34. 25 Một số sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm: Hình 2.5: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm: Nguồn (giếng cạn) Châm vôi: tạo phản ứng làm mềm nước Châm phèn để tạo sự đông tụ, nếu cần Hòa trộn, kết bông và lắng đọng: sử dụng lượng vôi cao hơn để khử độ cứng của nước, loại Fe và Mg Làm sạch – Kết bông Dùng potassium permanganate (thuốc tím) để khử trùng nhẹ và có tác dụng oxy hóa Fe và Mg, nếu cần Hòa trộn, kết bông và lắng đọng: trung hòa lượng vôi cao để làm mềm nước, oxy hóa loại Làm sạch – Fe và Mg Kết bông Châm Acid fluosilicic để flo hóa nước Khử độ cứng kết tủa rối và oxy hóa loại Fe và Mg Lọc đôi cát và sỏi Châm Chlor: để hình thành chlor dư tự do trong hệ thống phân phối (khử trùng)
  35. 26 Hình 2.6: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm Nguồn (giếng sâu) Châm chlorrine để khử sự phát triển của vi khuẩn sắt của đường ống và khử ban đầu Fe và Mg Làm thoáng Làm thoáng: gia tăng oxy hòa bằng khay tan, oxy hóa Fe và Mg và giảm CO2 Châm chlorrine: oxy hóa khử Mg còn sót Bể tiếp xúc hoặc bể Tồn lưu: cho phép phản ứng oxy tốn lưu hóa xảy ra hoàn toàn Lọc cát Khử bông cặn Fe và Mg Châm ammonia (ămôniắc): để biến đổi Chlorine dư kết hợp. Châm acid fluosilicic để flo hóa nước uống.
  36. 30 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu - Địa điểm: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Thời gian: từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại địa bàn thành phố Cao Bằng. - Nguyên nhân, giải pháp xử lý phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm nước sinh hoạt. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các số liệu phân tích nước mặt, nước ngầm trên địa bàn nghiên cứu từ các báo cáo hiện trạng môi trường. - Thu thập một số văn bản, báo chí của tỉnh và trên internet liên quan đến công tác quản lý nước thải tại trang trại lợn. 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn - Trong quá trình nghiên cứu đề tài khảo sát và ghi lại được các hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Từ đó đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện
  37. 31 trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu. - Đối tượng điều tra là 100 hộ dân tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Số phiếu điều tra là 100 phiếu. - Nội dung điều tra: Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng và ý kiến của người dân đối với các chính sách và các quy định của Nhà nước về công tác quản lý nước sinh hoạt. 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu nước  Nguyên tắc lấy mẫu Xác định với chủ hộ hoặc người thay thế chủ hộ về nguồn nước chính được gia đình sử dụng nhiều nhất trong năm cho sinh hoạt và ăn uống. Mẫu nước được lấy tại các dụng cụ chứa nước trước khi đưa vào sử dụng của hộ gia đình. Đối với các hộ gia đình sử dụng nguồn nước là giếng khoan hoặc giếng khơi mà không có dụng cụ chứa nước thì lấy mẫu trực tiếp tại nguồn.  Vị trí lấy mẫu Lấy mẫu tại các điểm đông dân cư và có nguy cơ ô nhiễm cao. Dựa vào điều kiện thực tế ở địa phương để lựa chọn các chỉ tiêu có khả năng xuất hiện trong nguồn nước cao nhất để phân tích. Tiến hành lấy 3 mẫu nước tại giếng nước của hộ gia đình đang sử dụng. Mẫu thí nghiệm Vị trí Ghi chú Mẫu 1 Nguyễn Xuân An tại tổ 9, phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng Mẫu 2 Nông Văn Môn tại tổ 9, phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng Mẫu 3 Lê Văn Đạo tại tổ 10, phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng 
  38. 32  Dụng cụ chứa mẫu - Thiết bị : Chai, lọ bằng PE hoặc bằng thuỷ tinh có nút kín. - Yêu cầu: Đối với các thiết bị chứa mẫu phải được rửa sạch rồi sấy khô, khử trùng trước khi chứa mẫu.  Cách lấy mẫu - Lấy mẫu nước ngầm: gồm giếng khoan và giếng đào. Trước khi lấy mẫu vào bình chứa cần loại bỏ nước lưu trữ ở trong đường ống băng máy bơm xả trong khoảng thời gian 5 phút và với thể tích nước xả khoảng 100 đến 150 lít. Bơm nước trong lúc lấy để bảo đảm lấy nước vừa mới được hút lên từ giêng chứ không phải trong bể chứa. Nếu nước có chứa các chất lơ lửng dạng hạt như cát, phải thực hiện lọc qua giấy lọc trước khi phân tích tính chất lý học. Mẫu phải được lấy đầy, lượng mẫu yêu cầu cho các phân tích thong thường từ 500ml đến 1000ml, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu có thể nhiều hơn. Do thành phần của nước ngầm dễ bị thay đổi khi tiếp xúc với không khí (ví dụ : hoà tan sắt, mangan ) cho nên giữ không cho mẫu nước ngầm tiếp xúc với không khí. Sau khi lấy mẫu, mẫu phải được đậy kín và gắn nhãn. Việc phân tích tiến hành càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau khi lấy mẫu. - Lấy mẫu nước mặt: lấy mẫu từ nguồn cung cấp nước, lấy mẫu càng gần nguồn cung cấp nước càng tốt (lấy trực tiếp từ các ống dẫn nước ra ). Lấy mẫu nước phải lấy ở đầu vòi để tranh những sai số trong quá trình phân tích. Lấy đầy mẫu từ từ để tranh xuất hiện bọt khí trong bình chứa. Quy trình lấy mẫu tuân theo quy định về công tác lấy mẫu phân tích đạt tiêu chuẩn tại QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
  39. 33 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Phân tích mẫu nước tại Viện khoa học sự sống, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT Tên chỉ tiêu Phương pháp phân tích 1 As TCCS 01:2014 2 Coliform TCVN 6187:1996 3 pH TCVN 6492:2011 hoặc dùng máy đo dộ PH chuyên dụng 4 Độ cứng TCVN 6224:1996 5 Fe TCVN 6177:1996 3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của thầy cô, những người có liên quan, ý kiến đóng góp của cán bộ tại Trung tâm Quan trắc và Môi trường thành phố Cao Bằng. 3.4.6. Xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích thống kê Qua các số liệu thu thập được, các kết quả phân tích đánh giá tổng hợp, so sánh với các tiêu chuẩn của Việt Nam để đánh giá, kết luận sơ bộ về chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn phường.Từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn. Sau khi có số liệu phân tích các mẫu nước sinh hoạt, tất cả sẽ được tổng hợp và phân tích kết quả đạt được. Sử dụng các tiêu chuẩn để so sánh.
  40. 34 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội 286 km theo Quốc lộ 3 qua đại Thành phố Thái Nguyên, cách Thành phố Lạng Sơn 120 km theo Quốc lộ 4A, cách cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng khoảng 70 km theo Quốc lộ 3, ở cao độ trung bình + 187 m so với mực nước biển. Phường Duyệt Trung là một phường thuộc thành phố Cao Bằng với ranh giới theo địa giới hành chính có giới hạn như sau: - Phía Bắc giáp xã Ngũ Lão và xã Quang Trung của huyện Hoà An. - Phía Nam giáp phường Duyệt Trung và phường Tân An. - Phía Đông giáp xã Quang Trung của huyện Hoà An. - Phía Tây giáp phường Hợp Giang và phường Ngọc Xuân. Phường được chia thành 22 tổ dân số với dân số là 8320 người. 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình Thành phố Cao Bằng nằm trong khu vực địa hình đồi núi chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có độ cao trung bình 200m so với mặt biển. 4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Thành phố Cao Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng độ cao nên khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa (mùa hè) mát mẻ, mùa Đông (mùa khô) lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
  41. 35 Phường Duyệt Trung không chịu ảnh hưởng nhiều của bão. Đôi khi lại có những cơn lốc với tốc độ gió 40m/s (chỉ xẩy ra trong khoảng thời gian ngắn). Mùa mưa thường xẩy ra lũ úng, gây sạt lở đất. Nhiệt độ không khí (0C) - Nhiệt độ trung bình năm 21,60C, biên độ dao động nhiệt độ không lớn. - Nhiệt độ lớn nhất trung bình năm: 32,10C (cao nhất tuyệt đối: + 40,50C). - Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 10,30C (thấp nhất tuyệt đối: - 1,30C). - Biên độ dao động nhiệt độ ngày: 8,40C. Mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm 70% lượng mưa cả năm, mưa ít nhất trong các tháng 1,2,3. - Lượng mưa trung bình cả năm: 1.442,7mm. - Số ngày mưa trung bình năm: 128,3 ngày. Độ ẩm - Độ ẩm tương đối trung bình: 81%. - Độ ẩm cao nhất:86%. - Độ ẩm thấp nhất:36%. Hướng gió chủ đạo - Đông Nam và Nam là hai hướng chủ đạo, tốc độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc lên tới 40m/s. 4.1.1.4. Đặc điểm về thủy văn Chế độ thuỷ văn các sông ở phường Duyệt Trung phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết lưu vực. Chủ yếu là hệ thống lưu vực con sông chảy qua đó là Sông Bằng Giang. 4.1.1.5. Các tài nguyên  Tài nguyên khoáng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản ở khu vực ở phường Duyệt Trung chủ yếu là đồng và niken song trữ lượng không lớn. Một số mỏ đã và đang được
  42. 36 đầu tư khai thác.  Tài nguyên rừng Diện tích rừng của phường có khoảng 450 ha (trong đó rừng tự nhiên 183 ha, rừng trồng 267 ha) và khoảng 154 ha là cây bụi và cây gỗ rải rác. Nhìn chung trữ lượng rừng thấp, rừng tự nhiên chủ yếu là rừng gỗ lá rộng mới phục hồi. Rừng trồng chủ yếu là rừng chưa có trữ lượng. 4.1.2.Đặc điểm về kinh tế - xã hội  .Đặc điểm về kinh tế - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVII, trong 10 tháng đầu năm 2017, kinh tế phường duy trì được nhịp độ tăng trưởng, các biện pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường được tăng cường. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu thương mại, dịch vụ, giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản tăng cao so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp - Tổng diện tích lúa: 36,5ha/32ha; năng suất đạt:48tạ/1ha; sản lượng đạt: 175,2 tấn. - Tổng diện tích ngô: 28ha/24ha; năng suất đạt: 50tạ/1ha; sản lượng đạt: 140 tấn. - Tổng diện tích rau màu: 7ha; năng suất đạt 80tạ/ha; sản lượng đạt 56 tấn. Năm 2015, dân số toàn tỉnh Cao Bằng là 513.108 người, đặc điểm nổi bật của dân số Cao Bằng là có tới 18 dân tộc anh em chung sống (Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh ) với tỷ lệ đồng bào dân tộc ít người chiếm đến 93%. Tổng dân số phường Duyệt Trung đến 31/12/2017 là 8.320 người (bao gồm: cả dân số thường trú và dân số quy đổi). Mật độ dân số là 785 người/km2 . Tỷ lệ đô thị hóa của phường là 79,68%. Trong những năm qua, các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa,
  43. 37 xã hội được quan tâm và tiếp tục có bước chuyển biến tiến bộ. Trình độ dân trí được tăng lên, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Các hoạt động văn hóa, thể thao được đầu tư, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng được phát triển, thực hiện một số dự án bảo tồn và phát huy các giá trị vă hóa truyền thống đặc sắc, khôi phục các lễ hội, phát triển du lịch bền vững với xóa đói giảm nghèo. Tốc độ tăng trưởng của bưu chính, viễn thông, báo chí xuất bản, truyền hình cao hơ trước, góp phần nâng cao dân trí đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội được quan tâm. 4.2.Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. 4.2.1.Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung Nước cấp sinh hoạt phường Duyệt Trung được lấy chủ yếu từ hệ thống cấp nước thành phố Cao Bằng. Dân cư sử dụng nước kết hợp với nước giếng đào để sinh hoạt. Độ sâu giếng bình quân 7-10m. Trên tổng số 22 tổ dân số thì hầu hết đã có nước máy để sử dụng ngoại trừ các tổ 13,21, do cách xa khu tập trung dân cư và có địa hình cao nên chủ yếu vẫn sử dụng nước giếng đào cho sinh hoạt. Tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 85%.
  44. 38 Bảng 4.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung STT Loại Số lượng (người) Tỷ lệ(%) 1 Nước giếng đào 1,576 18,94 2 Nước máy + Nước giếng đào 1,913 22,99 3 Nước máy 4,831 58,07 4 Tổng 8,320 100 (Nguồn: UBND phường Duyệt Trung) Qua bảng 4.1 cho ta thấy: Số hộ dân sử dụng nước máy nhiều nhất là 4,831 người chiếm 58,07%. Số hộ dân sử dụng nước giếng đào ít nhất là 1,576 người chiếm 18,94%. Các loại hình cấp nước sinh hoạt được coi là đảm bảo chất lượng khi nó đảm bảo cung cấp nguồn nước có các chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học nằm trong giới hạn cho phép. Theo kết quả điều tra và phân tích mẫu nước tại một số điểm trên địa bàn phường Duyệt Trung thì còn có một số chỉ tiêu nằm ngoài giới hạn cho phép so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02- BYT) như là tiêu chuẩn về độ cứng, sắt. 18,94 58,07 22,99 Nước giếng đào Nước giếng đào + Nước máy Nước máy Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của phường Duyệt Trung
  45. 39 Qua biểu đồ cho thấy, người dân phường Duyệt Trung chủ yếu là sử dụng nước máy chiếm 58,07 %. Tiếp theo là nước giếng đào + nước máy chiếm 22,99 %, giếng đào chiếm 18,94 %. Số lượng người dân sử dụng kết hợp nước máy với nước giếng đào chiếm số lượng khá lớn. Vẫn còn khá nhiều người dân sử dụng giếng đào. Vì vậy, nguồn nước cho mục đích sinh hoạt không đảm bảo an toàn về chất lượng vệ sinh. 4.2.2.Đánh giá chất lượng nước giếng đào tại phường Duyệt Trung Trong quá trình nghiên cứu khảo sát trên địa bàn phường đã tiến hành lấy mẫu nước giếng đào ngẫu nhiên tại phường Duyệt Trung. Sau khi phân tích có kết quả như sau: Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào Giới hạn tối đa Tên mẫu theo quy STT NL01 NL02 NL03 Tên chỉ tiêu chuẩn QCVN02: 1 Fe (mg/l) 0,748 0,185 0,095 0,5 2 Độ cứng (mgCaCO3/l) 486,25 498,00 237,00 350 3 pH 6,77 7,06 7,17 6,0-8,5 4 DO(mg/l) 9,000 8,340 8,800 - (Nguồn : Viện khoa học sự sống, trường Đại học Nông lâm Thái nguyên) Trong đó : Mẫu NL01 lấy tài nhà ông Hoàng Thị Nụ, tổ . Mẫu NL02 lấy tại nhà ông Nông Văn Đạt, tổ12. Mẫu NL03 lấy tại nhà bà Nông Thị Vân, tổ 15.
  46. 40 (mg/l) Fe (mg/l) 0,748 0.8 QCVN 02: 2009 0.7 0.6 0,5 0,5 0,5 0.5 0.4 0.3 0,185 0.2 0,095 0.1 0 1 2 3 Hình 4.2. Biểu đồ hàm lượng sắt trong nước giếng đào tại phường Duyệt Trung  Nhận xét về hàm lượng Fe trong mẫu nước giếng đào Sắt chỉ tồn tại dạng hoà tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của - 2- - 2+ HCO3 , SO4 , Cl còn trong nước bề mặt, Fe nhanh chóng bị oxi hoá 3+ thành Fe và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)3.2Fe(HCO3)2 + 0,5O2 + H2O → 2Fe (OH)3 + 4CO2. Nhận xét: Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 cho thấy: - Hàm lượng Fe trong mẫu NL01 vượt quá quy chuẩn Việt Nam cho phép (vượt 1,496 lần). - Hàm lượng Fe trong mẫu NL02, NL03 đều nằm trong giới hạn quy chuẩn Việt Nam cho phép. - Hàm lượng Fe gia tăng có thể do các nguyên nhân sau: + Do cấu tạo tầng địa chất, trên địa bàn phường có trữ lượng khoáng sản kim loại rất lớn trong đó có Fe.
  47. 41 + Xảy ra quá trình khoáng hoá đã tạo thêm một lượng không nhỏ Fe. + Vị trí giếng gần các nhà máy hoặc các khu sản xuất. MgCaCO3/l Độ cứng 486,25 498 QCVN 02: 2009 500 450 400 350 350 350 350 300 250 237 200 150 100 50 0 1 2 3 Hình 4.3.Biều đồ thành phần độ cứng trong nước giếng tại phường Duyệt Trung  Nhận xét về độ cứng trong mẫu nước giếng đào Là tổng hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước. Nhận xét : Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.3 cho thấy : - Độ cứng trong mẫu NL01 và NL02 vượt quá quy chuẩn Việt Nam cho phép ( Vượt 1,4 lần và 1,43 lần).
  48. 42 - Độ cứng trong mẫu NL03 đều nằm trong giới hạn quy chuẩn Việt Nam cho phép. - Độ cứng gia tăng có thể do các nguyên nhân sau: + Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. + Các hoạt động của con người tác động đến đất như trồng trọt, xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản.  Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy: Hầu hết các mẫu nước ngầm có chỉ tiêu nằm trong giới hạn quy chuẩn Việt Nam cho phép, ngoại trừ mẫu NL01 có hàm lượng sắt vượt quá 1,496 lần và độ cứng vượt quá 1,4 lần so với quy chuẩn cho phép. Mẫu NL02 có độ cứng vượt quá 1,43 lần quy chuẩn Việt Nam cho phép. 4.2.3.Đánh giá chất lượng nước sạch tại phường Duyệt Trung Qua khảo sát trên địa bàn 22 tổ thì hầu hết các tổ đã được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước sạch đô thị của thành phố.
  49. 43 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước sạch tại phường Duyệt Trung STT Tên chỉ tiêu Kết quả QCVN 02:2015 1 Màu sắc (TCU) 1 15 2 Mùi vị KMV 0 3 pH 7,7 6.0-8.5 4 Độ dẫn (µs/cm) 32,1 - 5 TDS (mg/l) 14,8 - 6 Độ đục (NTU) 1,28 5 7 Hàm lượng Amoni (mg/l) 0,01 3 8 Hàm lượng Clorua (mg/l) 6,3 300 9 Clo tự do 0 0.3- 0.5 10 Asen (mg/l) - 0.01 11 Sắt3+ (mg/l) 0,1 0.5 12 Pecmanganat (mg/l) 1,43 4 13 Độ cứng CaCO3(mg /l) 8 350 14 Flour (mg/l) 0,08 1.5 15 Coliform tổng số (vk/100ml) <3 50 16 E.coli (Vk/100ml) - 0 (Nguồn : Trung tâm Quan trắc TNMT thành phố Cao Bằng) Qua bảng 4.3 cho ta thấy: Phân tích nước ở trên ta có thể nhận thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của bộ y tế. Độ PH là 7,7 nằm trong khoảng từ 6 – 8,5 đạt tiêu chuẩn. Độ đục là 1,28< 5 đạt tiêu chuẩn. Hàm lượng Amoni là 0,01< 3 đạt tiêu chuẩn. Hàm lượng Clorua là 6,3<300 đạt tiêu chuẩn. Sắt là 0,1< 0,5 đạt tiêu chuẩn Pecmanganat là 1,43< 4 đạt tiêu chuẩn. Flour là 0,08<1,5 đạt tiêu chuẩn Coliform tổng số nhỏ hơn 3< 50 đạt tiêu chuẩn.
  50. 44 4.2.4.Ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt Tiến hành điều tra ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt với tổng số 100 phiếu. Bảng 4.4.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt Mức độ Ô nhiễm Ít ô nhiễm Không ô nhiễm Loại SP TL(%) SP TL SP TL(%) Nước giếng đào 24 100 34 85 14 40 Nước máy 0 0 6 15 22 60 Ghi chú : SP : Số phiếu TL : Tỷ lệ Qua bảng 4.4 cho ta thấy: Số điều tra ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt phường Duyệt Trung. Số ý kiến cho rằng nguồn nước không ô nhiễm chiếm 36/100 phiếu đạt 36%, ô nhiễm nhẹ 40/100 phiếu đạt 40%, ô nhiễm 24/100 phiếu chiếm 24%. Bảng 4.5.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về màu sắc nước sinh hoạt Mức độ Màu vàng Màu vàng Nước sạch Loại nhạt SP TL(%) SP TL SP TL(%) Nước giếng đào 11 100 12 80 5 38,46 Nước máy 0 0 3 20 8 61,54 Ghi chú : SP : Số phiếu TL : Tỷ lệ
  51. 45 Qua bảng 4.5 cho ta thấy: Số điều tra ý kiến người dân về màu sắc nước sinh hoạt phường Duyệt Trung. Số ý kiến cho rằng Số ý kiến cho rằng nguồn nước màu vàng chiếm 11 phiếu, màu vàng nhạt là 15 phiếu và nước sạch là 13 phiếu. Bảng 4.6.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về mùi vị nước sinh hoạt Mức độ Nước có mùi Nước mùi tanh Nước sạch Loại tanh nhẹ SP TL(%) SP TL SP TL(%) Nước giếng đào 8 100 13 86,66 5 38,46 Nước máy 0 0 2 13,34 8 61,54 Ghi chú : SP : Số phiếu TL : Tỷ lệ Qua bảng 4.6 cho ta thấy: Số điều tra ý kiến người dân về mùi vị nước sinh hoạt phường Duyệt Trung. Số ý kiến cho rằng Số ý kiến cho rằng nguồn nước có mùi tanh là 8 phiếu, nước mùi tanh nhẹ là 15 phiếu và nước sạch là 13 phiếu. Bảng 4.7.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về độ đục nước sinh hoạt Mức độ Nước đục Nước đục ít Nước sạch Loại SP TL(%) SP TL SP TL(%) Nước giếng đào 5 100 9 90 4 40 Nước máy 0 0 1 10 6 60 Ghi chú : SP : Số phiếu TL : Tỷ lệ
  52. 46 Qua bảng 4.7 cho ta thấy: Số điều tra ý kiến người dân về mùi vị nước sinh hoạt phường Duyệt Trung. Số ý kiến cho rằng Số ý kiến cho rằng nguồn nước bị đục là 5 phiếu, nước đục ít là 10 phiếu và nước sạch là 10 phiếu. Người dân cho biết, nguồn nước ở đây nhiễm sắt, nước có mùi tanh, vòi bơm nước và đáy dụng cụ chứa nước thường có màu vàng, nước trước khi sử dụng phải đun sôi cho lắng cặn rồi cho qua bình lọc mới sử dụng được. Như vậy, người dân đã nhận thức được về chất lượng nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng, biết cách xử lý căn bản trước khi đưa vào sử dụng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. 4.3.Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt 4.3.1.Ô nhiễm nước do điều kiện tự nhiên Nguồn nước trên địa bàn phường nói chung có hàm lượng sắt cao, do điều kiện tự nhiên của vùng có 1 trữ lượng khoáng sản khá nhiều. Nguồn nước chứa nhiều sắt làm cho các thiết bị dẫn nước hay đồ dùng để chứa nước thường có màu vàng nhạt, hơn thế nguồn nước này còn làm gia tăng nguy cơ bị bệnh cho người dân. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. 4.3.2.Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Các công trình vệ sinh gần với nguồn nước sử dụng của gia đình, ở nhiều nơi hệ thống cấp nước xây dựng chưa đạt tiêu chuẩn, sân giếng còn tạm bợ tạo điều kiện cho các chất thải sinh hoạt xâm nhập vào nguồn nước đem theo các loại tạp chất dễ phân hủy sinh học, các vi khuẩn gây mùi làm tăng khả năng gây các bệnh như thương hàn, tiêu chảy, kiết lỵ. 4.3.3.Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp Người dân phường Duyệt Trung chủ yếu trồng một số loại cây lương thực nên lượng hóa chất bảo vệ được người dân sử dụng khá nhiều. Để nâng
  53. 47 cao năng suất cây trồng, trong quá trình sản xuất người dân đã sử dụng nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng. Chính việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, số lượng đàn gia súc, gia cầm của phường cũng rất nhiều, người dân lại không xây dựng hệ thống xử lý chất thải, không ứng dụng công nghệ Biogas mà thường tận dụng các chất thải đó để bón cho cây trồng. Do vậy khi trời mưa, các chất thải này ngấm xuống đất, gây nguy cơ ô nhiễm cho nguồn nước. 4.3.4.Ô nhiễm do ý thức người dân Vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch cho người dân là vô cùng quan trọng để dảm bảo chất lượng cuộc sống. Do trình độ nhận thức của người dân về môi trường còn chưa cao và người dân cũng chưa có ý thức bảo vệ môi trường. Để có nguồn nước đảm bảo để sinh hoạt và sản xuất thì trước hết cần tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về môi trường. Sau đó cần phải có các biện pháp xử lý phù hợp từ khâu thiết kế xây dựng công trình đến khâu xử lý nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng. 4.4. Các giải pháp phòng ngừa và khắc phục Một số định hướng và giải pháp phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt.
  54. 48 4.4.1. Biện pháp kỹ thuật. Xây dựng giếng cấp nước đạt tiêu chuẩn:  Giếng đào: là công trình thu nước ngầm mạch nông, có đường kính trung bình khoảng 0.8 - 2m và chiều sâu từ 3 - 20m; cấp nước cho một hoặc một vài hộ gia đình, về kỹ thuật xây dựng : - Làm nền giếng : Nền giếng cần có đường kính khoảng 2,5 - 3m kể từ tâm giếng (tùy theo địa hình), nện kỹ bằng sỏi cát và láng bên trên bằng xi- măng thật chắc chắn, tốt hơn nên đổ một lớp bê-tông dày. Phải xây cao hơn mặt sân và vườn chung khoảng 30cm, có độ nghiêng cho nước tràn ra phía ngoài và phía ngoài có gờ chắn nước vây quanh, góp nước thải lại và có lối dẫn nước ra xa. - Làm thành giếng, che giếng : Phải xây thành giếng cao khoảng 0,8- 1m để bảo vệ (trẻ em khỏi bị rơi xuống giếng khi chơi đùa hay khi múc nước) mặt khác, để khi mưa lụt nước bẩn, chất bẩn khỏi tràn vào giếng. Giếng có đường kính khoảng 1m thì thường có ánh sáng chiếu vào mặt nước. Cần có loại mái che cho lá cây rơm rạ khỏi bay vào giếng, tốt nhất là làm bằng thép không rỉ, đan thưa (để ánh sáng chiếu vào được). Một phần lớn mê cố định vào thành giếng và một phần nhỏ mê nối với phần cố định bằng bản lề có thể mở ra đậy lại được (khi lấy nước). - Dụng cụ lấy nước: gàu múc, bơm tay hoặc bơm điện nhỏ và ống PVC. - Vật liệu lọc: gồm sỏi, cát rải trực tiếp ở đáy giếng để lọc cho nước trong và khi bơm không bị vẩn đục. - Mô hình trên phù hợp với quy mô hộ gia đình. Đối với các hộ gia đình đã có giếng đào cần tham khảo để nâng cấp sao cho đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và khắc phục nếu có sự cố.  Khử trùng nước giếng : Làm trong nước giếng: Dùng phèn chua (thường là phèn nhôm), liều
  55. 49 lượng 50g/1m3 nước. Nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa tới 100g/m3. Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gàu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gàu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để sau 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.Về nguyên tắc, nước giếng sau khử trùng phải có nồng độ clo thừa là 0,5 - 1,0 mg/lít. Theo hướng dẫn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, lấy diện tích đáy giếng nhân với chiều cao của cột nước trong giếng rồi cứ 1m3 nước giếng cho 10g Chloramin B 25% (hoặc 13g clorua vôi loại 20%, hoặc 4g clorua vôi loại 70%). Hoà tan hoá chất sát khuẩn trong một chậu nước đổ xuống giếng, lấy sào khuấy đều cho hoá chất tan khắp giếng. Nước giếng sau khi khử khuẩn phải có nồng độ clo thừa là 0,5 - 1,0mg/lít (có mùi nồng của clo). Múc nước giếng đã có mùi clo này dội lên thành giếng để khử khuẩn ở xung quanh thành giếng, sau đó để khoảng 30 - 60 phút là có thể dùng được. Mỗi cụm dân cư nên chọn một vài giếng nước tập trung xử lý trước để người dân có nước dùng ngay. Nước qua khử trùng ChloraminB vẫn phải đun sôi mới được uống. Các phương pháp khử sắt Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng: Thực chất của phương pháp khử sắt bằng phương pháp làm thoáng là làm giàu oxy trong nước để tạo điều kiện oxi hoá 2+ 3+ Fe thành Fe thực hiện quá trình thuỷ phân tạo thành hợp chất ít tan Fe (OH)3 . Để phản ứng oxy hoá và thuỷ phân sắt xảy ra nhanh và triệt để, nước phải có độ kiềm thích hợp và pH khoảng 7,0 - 7,5. Fe (HCO3)2 + 2H2O ↔ Fe(OH)2 + H2CO3 Nếu trong nước có oxy hoà tan, sắt (II) hydroxit chuyển thành sắt (III) hydroxit. 4Fe (OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 Hay 4Fe (HCO3)2 + O2 + H2O = 4Fe (OH)3 + 8CO2
  56. 50 Sắt (III) hydroxit kết tủa thành các bông cặn màu vàng và dễ dàng tách ra khỏi nước bằng hệ thống bể lọc chậm. Như vậy quá trình chuyển hoá Fe2+ thành Fe3+ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: pH, O2, hàm lượng Fe trong nước ngầm, CO2, độ kiềm, nhiệt độ, thời gian phản ứng. Khi tất cả các ion Fe2+ hoà tan trong nước đã chuyển hoá thành bông cặn Fe(OH)3. Việc loại bỏ tách các bông cặn khỏi nước được thực hiện ở bể lọc chủ yếu theo cơ chế giữ cặn cơ học.
  57. 51 Hình 4.4: Mô hình sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước ngầm có chứa sắt * Cơ chế hoạt động: + + Bước 1: Bơm nước vào bể chứa, để xử lý sắt từ Fe2 thành Fe3 ta thiết kế ống kiểu dàn phun mưa để tăng tiếp xúc và trao đổi với oxy bên ngoài không khí. Nguồn nước trước khi đưa vào xử lý phải được kiểm tra trước các chỉ tiêu như: pH, hàm lượng Fe. Bước 2: Nước từ bình xử lý sắt sau khi qua dàn phun mưa được lắng và các vật liệu lọc đơn giản. Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn. Tiếp đến nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại như: Fe, Asen trong nước. Cuối cùng nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch. Dưới đáy bể sử dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗ 0,5 cm dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại để nước thấm qua các lỗ nhỏ đó tránh ống bị nghẹt.
  58. 52 Bước 3: Nước chảy sang bể chứa nước và nước này dùng để sinh hoạt hàng ngày. Khử sắt bằng phương pháp dùng hoá chất: Khử sắt bằng các chất oxy hoá mạnh: Các chất oxy hoá mạnh thường được dùng khử sắt là: Cl2, KMnO4, O3 So với khử sắt bằng phương pháp làm thoáng thì phương pháp dùng chất oxy hoá mạnh phản ứng xảy ra nhanh hơn, pH môi trường thấp hơn (pH < 6). Nếu trong nước có tồn tại các hợp chất như: H2S, NH3 thì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình khử sắt. Khử sắt bằng vôi: Phương pháp khử sắt bằng vôi thường không đứng độc lập mà kết hợp với các quá trình ổn định nước hoặc làm mềm nước. Khi cho vôi vào nước, quá trình khử sắt xảy ra theo 2 trường hợp: Trường hợp nước có oxy hoà tan: Vôi được coi như chất xúc tác và phản ứng sẽ tạo ra sắt (III) hydroxit dễ dàng lắng lại trong bể lắng và giữ lại hoàn toàn trong bể lọc. Trường hợp nước không có oxy hoà tan: Khi cho vôi vào phản ứng sẽ tạo thành FeCO3 và sắt được khử đi dưới dạng này. Các phương pháp khử sắt khác: Khử sắt bằng trao đổi Cation: cho nước đi qua lớp vật liệu lọc có khả năng trao đổi ion. Các ion H+ và Na+ có trong thành phần của lớp vật liệu lọc sẽ trao đổi với các ion Fe2+ có trong nước. Kết quả là Fe2+ được giữ lại trong lớp vật liệu lọc Khử sắt bằng điện phân: dùng các cực âm băng sắt, nhôm, cùng các cực dương bằng đồng, bạc kim và dùng điện cực hình ống trụ hay hình sợi thay cho tấm điện cực phẳng. Khử sắt bằng phương pháp vi sinh vật: cấy các mầm khuẩn sắt trong lớp cát lọc của bể lọc. Thông qua hoạt động của các vi khuẩn , sắt được loại bỏ ra khỏi nước.
  59. 53 Khử sắt ngay trong lòng đất: dựa trên nguyên tắc : các ion Ca2+, Mg2+ gắn trên khoáng vật của tầng đất đá chứa nước có khả năng trao đổi ion với các ion Fe2+ của nước ngầm. Các phương pháp xử lý nước cứng Phương pháp nhiệt : Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là dùng nhiệt để bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Trạng thái cân bằng của các hợp chất cacbonic sẽ chuyển dịch theo phương trình phản ứng sau: - 2- 2HCO3 → CO3 + H2O 2+ 2- + CO2 Ca + CO3 → CaCO3 ↓ NênCa(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O Tuy nhiên, khi đun nóng nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng cacbonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước. Riêng đối với Mg, quá trình khử xảy ra qua hai bước. Ở nhiệt độ thấp (đến 180C) ta có phản ứng: Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, MgCO3 bị thủy phân theo phản ứng: MgCO3 + H2O → Mg(OH)2 ↓ + CO2 Phương pháp làm mềm nước bằng vôi : Mục đích của phương pháp làm mềm nước bằng hóa chất là kết hợp các ion Ca2+ và Mg2+ hòa tan trong nước thành các hợp chất không tan dễ lắng và lọc. Các hóa chất thường dùng để làm mềm nước là vôi, soda Na2CO3, xút NaOH, hydroxit Bari Ba(OH)2, photphat natri Na2PO4. Làm mềm nước bằng vôi áp dụng trong trường hợp ngoài yêu cầu giảm độ cứng cần phải giảm cả độ kiềm của nước. Đặc biệt khi yêu cầu giảm độ kiềm là yêu cầu chính. Phương pháp này có thể kết hợp với phương pháp làm
  60. 54 mềm nước bằng hạt nhựa trao đổi ion để đạt được độ cứng và độ kiềm thấp. Khi cho dung dịch vôi bão hòa hay sữa vôi vào nước. Trước kết chúng kết hợp với CO2 hòa tan trong nước tạo thành ion hydrocacbonat Ca(HCO3)2. Tiếp tục cho vôi vào nước, vôi sẽ kết hợp CA(HCO3)2 thành ion cacbonat. Ion cacbonat mới tạo thành kết hợp với ion canxi có trong nước. Nếu tích số nồng độ của ion cacbonat và ion canxi lớn hơn tích số hòa tan của CaCO3 thì cặn CaCO3 sẽ lắng, tách ra khỏi nước. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O Để khử độ cứng magie phải pha vào nước một lượng vôi đủ để tạo thành hydroxit magie không tan : Mg(HCO3)2 +2 Ca(OH)2 → Mg(OH)2 ↓ + 2CaCO3 +2H2O Nếu trong nước có hydrocacbonat natri thì khi pha vôi vào nước sẽ tạo cặn CaCO3 và cacbonat natri : 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O - 2- Nếu tổng hàm lượng của các ion HCO3 + CO3 có trong nước nhỏ hơn tổng hàm lượng của Ca 2+ và Mg2+ thì sẽ có một lượng magie hòa tan trong nước dưới dạng muối của axit mạnh. Trong trường hợp này nếu xử lý nước bằng vôi thuần túy sẽ dẫn đến việc chuyển các muối cứng không cacbonat của ion magie thành hydroxyt magie không tan đồng thời tạo ra một lượng tương đương muôí cứng canxi của các axit mạnh tan trong nước. Quá trình này làm giảm độ cứng magie nhưng độ cứng tổng không giảm vì ion canxi của vôi hòa tan trong nước thay thế cho ion magie tách ra khỏi nước đúng một lượng tương đương với nó. Để giảm độ cứng trong 2- trường hợp này phải pha thêm vào nước một lượng ion CO3 sao cho tích số 2- 2+ nồng độ CO3 mới cho vào và nồng độ ion Ca của vôi đã thay thể cho ion 2+ Mg lớn hơn tích số hòa tan của CaCO3 .
  61. 55 4.4.2. Biện pháp luật pháp, chính sách và giáo dục tuyên truyền - Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền rộng dãi một cách thường xuyên với các chương trình cụ thể, sát thực. Nhằm giúp cho người dân hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa nước sạch và môi trường với sức khỏe con người. Các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức cần tích cực tham gia tuyên truyền, vận động tới từng hộ gia đình. Cung cấp cho người dân đầy đủ các thông tin về các loại hình công nghệ cấp nước để họ có thể lựa chọn phương án thích hợp. Ngoài ra, cũng cần phải tuyên truyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình giúp ổn định dân số đồng thời góp phần nâng cao tỷ lệ cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân. - Phát triển nguồn nhân lực, tận dụng nguồn nhân lực của địa phương để sự nghiệp cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn được phát triển bền vững. - Có chính sách xã hội cho những hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa. - Biện pháp luật pháp: Được quy định ở Luật Bảo vệ môi trường 2005, điều 63: Bảo vệ môi trường nước ao, hồ, kênh, mương, rạch. + Nguồn nước ao, hồ, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư. Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương. Dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. + Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch. + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá
  62. 56 trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch. Lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di rời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị. 4.4.3. Biện pháp kinh tế Để có thể thực hiện các dự án cung cấp nước sạch cho người dân ở toàn tỉnh Cao Bằng nói chung và phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng nói riêng thì vấn đề về vốn là rất quan trọng. Ngoài nguồn vốn của thành phố, phường và nguồn vốn huy động từ trong nhân dân thì cần phải tìm đến sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt là các tổ chức về môi trường như quỹ Môi trường. Việc thực hiện xử lý các hành vi vi phạm về môi trường cũng góp phần nâng cao ý thức người dân được quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2014.
  63. 57 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua các số liệu thu thập được cho thấy người dân tại phường Duyệt Trung sử dụng nước máy chiếm 58,07 %, nước giếng đào + nước máy chiếm 22,99%, nước giếng đào chiếm 18,94 %. Chất lượng nguồn nước qua ý kiến người dân nước không bị ô nhiễm chiếm 36%, nước ô nhiễm nhẹ chiếm 40%, nược bị ô nhiễm chiếm 24%. Kết quả phân tích mẫu nước giếng đào, nước máy cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép chỉ trừ các chỉ tiêu độ cứng, sắt vượt quá tiêu chuẩn cho phép: - Đối với mẫu nước giếng: Mẫu NL01 có chỉ tiêu về hàm lượng sắt vượt quá 1,496 lần và chỉ tiêu về độ cứng vượt quá 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép. Mẫu NL02 có chỉ tiêu về độ cứng vượt quá 1,43 lần tiêu chuẩn cho phép. Mẫu NL03 không có chỉ tiêu nào vượt quá tiêu chuẩn nào cho phếp theo QCVN 02:BYT. - Đối với mẫu nước máy: Tất cả các chỉ tiêu về chất lượng nước sinh hoạt đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ bao gồm thiết lập các cơ chế chính sách phù hợp và đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan. 5.2. Kiến nghị - Tăng cường giáo dục truyền thông về nước sạch. Người dân cần được học tập về luật bảo vệ môi trường và quy định pháp luật về quản lý và sử dụng tài nguyên nước và một số văn bản luật có liên quan. Phối hợp lồng ghép công tác cung cấp nước sạch với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục chung của cả nước. - Đối với hộ gia đình khuyến khích nâng cấp hoặc xây dựng công trình cấp nước cho hợp vệ sinh như xây thân giếng, thành giếng, dụng cụ chứa
  64. 58 nước bể/lu phải có nắp đậy, di chuyển nhà vệ sinh chuồng trại ra xa nguồn nước. Đối với các hộ có điều kiện kinh tế nên xây thêm bể lọc hoặc mua các thiết bị lọc nước về sử dụng. - Từng bước kiểm soát, ngăn ngừa các ô nhiễm nguồn nước. Hạn chế, khắc phục tình trạng đưa nước thải và chất thải sinh hoạt xuống sông ngòi, kênh rạch. Quản lý nghiêm ngặt các công trình khai thác nước dưới đất quy mô gia đình đến quy mô khai thác công nghiệp. - Tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở có nguồn thải phát sinh vào môi trường và phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cơ quan, địa phương trong vấn đề bảo vệ môi trường.
  65. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế, QCVN 02:2015/BYT về giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt. 2. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế (2011), Báo cáo đánh giá nghành nước sạch và vệ sinh môi trường. 3. Dư Ngọc Thành (2009), Bài giảng Công nghệ môi trường. 4. Dư Ngọc Thành (2009), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản. 5. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tải nguyên nước Việt Nam 2005 – 2010 – NXB Giáo dục. 6. Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Cao Bằng, Quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng đến năm 2020. 7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường 2014. 8. Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. 9. Ủy ban nhân dân phường Duyệt Trung, Báo cáo thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017. 10. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2011), Dự án quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020. 11. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2015.  Tài liệu web: 12. px?itemid=29068 13. cap-nuoc-sinh-hoat-tren-dia-ban-tinh/49441.bcb. 14. truong.35A4E985.html.
  66. 15. hoat-dong-khai-thac-cat-soi-2016101209351577.htm. 16. bang_74.html. 17. va-cac-giai-phap-khac-phuc-news18-8.html.