Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

pdf 69 trang thiennha21 13/04/2022 5230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_khu_tai_dinh_cu_thu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐÌNH LONG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN LAI CHÂU, HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi Trường Khóa : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐÌNH LONG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN LAI CHÂU, HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K47 - KHMT - N01 Khoa : Môi Trường Khóa : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong chương trình học tập và thực hành của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”, em đã được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, đi điều tra, phỏng vấn. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các quý thầy cô, các bạn ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Nhân dịp cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên em trong suốt vừa qua. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù rất cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên đề tài em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô, bạn bè để đề tài em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vũ Đình Long
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Khái quát chung về nước ngầm 4 2.1.2. Khái quát chung về nước mặt 7 2.1.3. Khái quát chung về môi trường không khí 8 2.1.4. Khái quát chung về môi trường đất 10 2.1.5. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường 12 2.2. Cơ sở pháp lý 13 2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường trên Thế giới và Việt Nam 14 2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường trên Thế giới 14 2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 17 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá 20 2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá môi trường nước 20 2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá môi trường không khí 22
  5. iii 2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá môi trường đất 23 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 24 3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24 3.2. Nội dung nghiên cứu 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu 24 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 24 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu 25 3.3.3. Phương pháp phân tích 26 3.3.4. Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo 29 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Giới thiệu chung về khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 30 4.1.1. Tổng quan về thủy điện Lai Châu 30 4.1.2. Giới thiệu chung về khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 32 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 34 4.2.1. Hiện trạng chất lượng nước ngầm 34 4.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt 39 4.2.3. Hiện trạng chất lượng không khí 46 4.2.4. Hiện trạng chất lượng môi trường đất 50 4.2.5. Đánh giá chung 53 4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn 54
  6. iv PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1. Kết luận 56 5.2. Kiến nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm nước ngầm 27 Bảng 3.2. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm nước mặt 28 Bảng 3.3. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm không khí 29 Bảng 3.4. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm đất 29 Bảng 4.1. Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước ngầm tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 34 Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 40 Bảng 4.3. Kết quả phân tích, đo đạc môi trường không khí tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 47 Bảng 4.4. Kết quả phân tích môi trường đất tại các khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 51
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ phân bố các điểm TĐC dự án thuỷ điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 31 Hình 4.2. Biểu đồ so sánh giá trị Độ cứng trong nước ngầm tại các khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 35 Hình 4.3. Biểu đồ so sánh giá trị Nitrat trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 36 Hình 4.4. Biểu đồ so sánh giá trị Kẽm trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 37 Hình 4.5. Biểu đồ so sánh giá trị Mangan trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 37 Hình 4.6. Biểu đồ so sánh giá trị Sắt trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 38 Hình 4.7. Biểu đồ so sánh giá trị Amoni trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 38 Hình 4.8. Biểu đồ so sánh giá trị Coliform nước trong ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 39 Hình 4.9. Biểu đồ so sánh giá trị COD trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 41 Hình 4.10. Biểu đồ so sánh giá trị TSS trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 42 Hình 4.11. Biểu đồ so sánh giá trị Nitrat trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 43 Hình 4.12. Biểu đồ so sánh giá trị Phosphat trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 44 Hình 4.13. Biểu đồ so sánh giá trị Mangan trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 44
  9. vii Hình 4.14. Biểu đồ so sánh giá trị Sắt trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 45 Hình 4.15. Biểu đồ so sánh giá trị Coliform trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 46 Hình 4.16. Biểu đồ so sánh giá trị SO2 trong không khí tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 47 Hình 4.17. Biểu đồ so sánh giá trị CO trong không khí tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 48 Hình 4.18. Biểu đồ so sánh giá trị NO2 trong không khí tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 49 Hình 4.19. Biểu đồ so sánh giá trị Bụi lơ lửng trong không khí tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 50 Hình 4.20. Biểu đồ so sánh giá trị Chì trong đất tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 51 Hình 4.21. Biểu đồ so sánh giá trị Đồng trong đất tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 52 Hình 4.22. Biểu đồ so sánh giá trị Kẽm trong đất tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 53
  10. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BOD Nhu cầu oxy sinh hóa COD Nhu cầu oxy hóa học Food and Agriculture Organization of the United FAO Nations – Tổ chức nông lương thế giới NĐ-CP Nghị định – Chính phủ QĐ Quyết định TĐC Tái định cư TSS Tổng chất rắn lơ lửng TT Thông tư TTLT Thông tư liên tịch TVPB Tư vấn phản biện QCVN Quy chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân
  11. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển trong quá trình hội nhập đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sự mở cửa hòa nhập với các nước trên Thế giới đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của đất nước. song song với thành tựu này, chúng ta phải đối mặt với những thách thức liên quan tới vấn đề môi trường. Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang được Nhà nước, xã hội và cộng đồng quan tâm. Ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra đang là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và hoạt động sinh hoạt tại các đô thị lớn. Đặc biệt ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất là vấn đề bức xúc nhất hiện nay cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu. Nước, không khí và đất là ba nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và sinh vật sống. Nếu không có ba nguồn tài nguyên này thì trên Trái đất không thể tồn tại được sự sống. Trung bình mỗi ngày con người cần từ 3 đến 10 lít nước để đáp ứng cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt. Lượng không khí cần thiết cho nhu cầu con người được ghi nhận như sau: Nghỉ ngơi: 10600 lít/ngày hay 26, 0 lbs/ngày; lao động nhẹ: 40400 lít/ngày hay 98,5 lb /ngày; lao động nặng: 6200 lít/ngày hay 152,0 lbs/ngày. Như vậy, nếu hiện nay dân số toàn cầu là 4 tỷ người thì mỗi ngày sẽ phải cần 360 tỷ lbs không khí.
  12. 2 Trong những năm qua, thủy điện được xác định là một trong những nguồn năng lượng được ưu tiên đầu tư trong kế hoạch phát triển điện năng, là một cấu phần quan trọng của ngành điện đảm bảo cung ứng điện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh đó, các hồ chứa của công trình thủy điện với tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa trên cả nước đã mang lại hiệu ích kinh tế tổng hợp, chống lũ, chống hạn, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân, đóng góp nguồn ngân sách to lớn cho Nhà nước và địa phương, giúp làm thay đổi bộ mặt hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương Khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đòi hỏi phải xây dựng các hồ chứa nước, hình thành đập thủy điện, có tác động nhiều đến sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của người dân khu vực. Nhiều vùng trong khu vực lòng hồ, người dân phải di dời, thay đổi nơi cư trú và tái định cư (TĐC) trên nhiều địa bàn mới, thiếu đất canh tác, thiếu nguồn nước để sản xuất và sinh hoạt dẫn đến những thay đổi lớn về tập quán canh tác, nguồn sinh kế và lối sống. Theo thống kê chưa đầy đủ thì riêng các công trình thủy điện trong nước đã có hơn 150 ngàn người dân bị ảnh hưởng trước đây và gần 400 ngàn người bị ảnh hưởng trực tiếp hiện nay. Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cho người dân khu TĐC thì việc đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của người dân là điều cần thiết phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hưỡng dẫn trực tiếp của thầy giáo : TS. Nguyễn Thanh Hải, em tiến hành thực hiện đề đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư
  13. 3 thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” được đưa ra nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp, cấp thiết, phục vụ công tác quản lý của Nhà nước. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. - Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học trong thực tiễn. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn + Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao sự quan tâm của người dân về việc bảo vệ môi trường. + Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. + Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nói chung.
  14. 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái quát chung về nước ngầm Nước ngầm tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất và nham thạch: nước ngầm có thể là các màng mỏng bao phủ các phần tử nhỏ bé của đất, nham thạch, là chất lỏng được chứa đầy trong các ống mao dẫn nhỏ bé giữa các hạt đất, đá, nước ngầm có thể tạo ra các tia nước nhỏ trong các tầng ngấm nước, thậm chí nó có thể tạo ra khối nước ngầm dày trong các tầng đất, nham thạch. Nước còn đưa vào cơ thể con người nhiều nguyên tố cần thiết cho sự sống như iốt (I), sắt (Fe), Flo(F), kẽm (Zn), đồng (Cu) Tuy nhiên nước bẩn cũng có thể đưa vào cơ thể nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nước bẩn chứa nhiều các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg), thạch tín (Asen), thuốc trừ sâu, các hóa chất gây ung thư khác. Do đó, nước dùng cho cuộc sống phải đủ về số lượng và đảm bảo an toàn chất lượng. Con người cần phải biết xử lý các nguồn cung cấp nước để đảm bảo an toàn về chất lượng cho mọi nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp cho chính mình, đồng thời giải quyết hậu quả của chính mình (Nguyễn Phú Duyên)[7]. * Khái niệm nước ngầm Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt Trái Đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của
  15. 5 nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước (Nguyễn Thanh Hải)[7]. * Ý nghĩa của nước ngầm Nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như: ăn, uống, tắm giặt, sưởi ấm . Nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp: tưới hoa màu, cây ăn quả, các cây có giá trị kinh tế cao. Con người có thể sử dụng nguồn nước ngầm để mở rộng các hoạt động sản xuất công nghiệp. Nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt sẽ giảm hẳn các bệnh do nguồn nước mặt bị ô nhiễm như: đường ruột, bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da Sử dụng nước ngầm giúp con người được giải phóng sức lao động do phải lấy nước xa nhà, tiết kiệm chi phí “đổi nước”, tiết kiệm thời gian nâng cao hiệu quả sản xuất. Nước ngầm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tự nhiên và xã hội con người. Nước ngầm thực chất là một loại khoáng sản lỏng, cung cấp cho các ngành công nghiệp, cho sinh hoạt dân dụng, phục vụ cho nông nghiệp. Nước ngầm có thể chứa một lượng muối có lợi cho sức khoẻ. Khi nước ngầm có chứa các nguyên tố hoá học với hàm lượng thích hợp thì nó trở thành một loại nước khoáng chữa bệnh hoặc giải khát có lợi cho sức khoẻ con người (Hà Đình Nghiêm)[9]. * Khái niệm ô nhiễm môi trường nước ngầm Ô nhiễm nước ngầm là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước trên giới hạn cho phép, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật
  16. 6 trong nước. Ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người (Lương Văn Hinh)[8]. * Nguồn gốc gây ô nhiễm nước ngầm Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là do tự nhiên hay nhân tạo. - Các tác nhân tự nhiên + Do nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số kim loại khác. + Do đặc điểm các thành tạo địa chất vùng ven biển thường chứa nhiều sắt, mangan nên ở những điều kiện xác định mangan và sắt được ngâm chiết đáng kể từ đất và nước ngầm. + Do nhiều vùng nước ngầm thường bị nhiễm vôi, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng nước, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. + Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn, do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng (Lê Thị Hồng Vân)[15]. - Các tác nhân nhân tạo + Do nồng độ kim loại cao, hàm lượng NO3-, NH4+, PO43-, tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật. + Các hoạt động khai thác nước ngầm với cường độ lớn, mực nước ngày càng hạ thấp, từ đó dẫn đến biến đổi chất lượng nước theo hai xu hướng: xâm nhập mặn và bổ cập nước nhạt vào tầng chứa nước. + Do khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến mực nước ngầm và khi đó chảy tràn vào các khu khai thác có chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng và các kim loại ảnh hưởng gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm.
  17. 7 + Do hoạt động các chất thải và đưa chất thải vào môi trường, nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. + Nước bị ô nhiễm do kim loại nặng. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước chất thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người bởi kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác (Đỗ Thị Lan)[8]. 2.1.2. Khái quát chung về nước mặt * Khái niệm nước mặt Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Nước mặt có thể được chứa vào các bể chứa tự nhiên ( sông, ao, hồ ) hoặc nhân tạo ( các đập nước) được đặc trưng bằng bề mặt trao đổi nước – khí quyển, hầu như bất động có chiều sâu đáng kể và thời gian dừng lại khá lớn. Việc dự trữ nước mặt tại các bể chứa, đập để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có xử lý nước sinh hoạt (Lương Văn Hinh)[8]. * Ý nghĩa của nước mặt Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thục cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng Nước tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động nền kinh tế thông qua việc sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông qàm quay các tuốc bin nước và máy phát điện, đây là nguồn năng lượng sạch
  18. 8 và chiếm 20% lượng điện của Thế giới, đồng thời hạn chế được giá thành nhiên liệu vầ chi phí nhận công (Vệ sinh môi trường Việt Nam, 2006)[18]. * Nguồn gốc gây ô nhiễm nước mặt Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là do tự nhiên hay nhân tạo. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Từ sinh hoạt, từ các hoạt động công nghiệp (Nguyễn Huy Dương)[5]. Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm là: Giảm độ pH của nước ngọt do bị ô nhiễm bởi: H2SO4, HNO3 từ khí quyển, tăng hàm Lượng SO42- và NO3- trong nước (Đặng Kim Chi)[3]. Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường nước cùng với chất thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn. Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu ) Giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy hóa có liên quan với quá trình Eutrophication các nguồn chứa nước và khoáng các hợp chất hữu cơ 3- 3- Tăng hàm lượng các ion trong nước trước hết là NO , PO4 , Giảm độ trong của nước: tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự nhiên do các nguyên tố đồng vị phóng xạ. 2.1.3. Khái quát chung về môi trường không khí Không khí là một thứ vật chất tồn tại xung quanh chúng ta và tồn tại ở thể khí. Không khí là một thành phần trong môi trường hệ sinh thái. Môi trường sinh thái đang là vấn đề mà cả toàn nhân loại quan tâm bởi vì: môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người
  19. 9 có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe, đời sống con người (Lương Đức Phẩm)[11]. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một Quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn Nước ta trong những năm gần đây mặc dù vấn đề môi trường đã được quan tâm chú trọng nhưng môi trường không khí là một vấn đề khó quản lý nhất trong lĩnh vực môi trường (Dư Ngọc Thành)[8]. * Môi trường không khí: Môi trường không khí là lớp không khí bao quanh trái đất. * Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi) (Lưu Đức Hải)[6]. * Tác hại của ô nhiễm không khí Chất ô nhiễm sau khi thải vào môi trường sẽ bị phát tán trong không khí trở thành nguồn gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó chúng còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật, làm hư hỏng vật liệu và mĩ quan của các công trình kiến trúc. - Tác hại đối với con người và động vật Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều vào độ trong sạch của môi trường không khí xung quanh. Lượng không khí mà cơ thể cần cho sự hô hấp hàng ngày khoảng 10m3, nếu trong không khí có lẫn nhiều chất độc hại thì qua hệ thống hô hấp những chất độc hại sẽ xâm nhập sâu vào cơ thể gây ra một số bệnh nhự lao, suyễn, ho, ung thư phổi, dị ứng.v.v. Mặt khác
  20. 10 chúng có thể gây ra các bệnh về da, mắt, nguy hiểm nhất là gây ung thư, tác động đến hệ thần kinh. Động vật cũng bị tác động bởi ô nhiễm không khí nhưng bằng cách gián tiếp như ăn lá cây bị nhiễm độc hoặc trực tiếp qua đường hô hấp (Hồ Sĩ Giao)[14]. - Tác hại đối với môi trường Các chất ô nhiễm không khí có thể di chuyển theo gió, mây từ vùng này đến vùng khác do đó phạm vi gây hại rất rộng. Ngoài việc gây ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ ở từng địa phương thì ô nhiễm không khí còn gây nên một số hiện tượng ô nhiễm môi trường có tính toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon Tác hại của ô nhiễm không khí đối với môi trường rất to lớn, vì vậy xác định vùng ô nhiễm từ đó khoanh vùng ảnh hưởng để có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ngăn chặn tác hại đối với môi trường là điều cần thiết (Đặng Xuân Thường)[13]. 2.1.4. Khái quát chung về môi trường đất Đất là tài nguyên vô giá mà trên đó con người, các động vật, các vi sinh vật và thảm thực vật tồn tại, phát sinh và phát triển. Nước ta là nước ở vào vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nắng lắm quanh năm xanh tốt từ Bắc đến Nam. Vì vậy đất đai và sinh vật nước ta rất phong phú đa dạng. Điều kiện đó cho phép chúng ta trồng được nhiều vụ trong năm và nhiều loại cây trong vụ. Tuy nhiên đất đai nước ta dễ xói mòn, mùn dễ biến thành khoáng, chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan, dễ biến hóa và bị rửa trôi nhanh nên đất chóng thoái hóa. * Khái niệm môi trường đất Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng
  21. 11 tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người (Lê Thạc Cán)[1]. * Ý nghĩa môi trường đất - Trực tiếp: Là nơi sinh sống của con người và sinh vật ở cạn, là nền móng, địa bàn cho hoạt động sống, là nơi thiết đặt các hệ thống nông - lâm nghiệp để sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người và muôn loài. - Gián tiếp: Là nơi tạo ra môi trường sống cho con người và mọi sinh vật trên Trái đất, đồng thời thông qua cơ chế điều hòa của đất, nước, rừng, khí quyển tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau. * Khái niệm nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. * Nguồn gốc gây ô nhiễm đất Nguồn gốc có thể là do tự nhiên hay nhân tạo. - Nguồn gốc tự nhiên: Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa 1 hàm lượng nhất định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật trong đất, tuy nhiên trong 1 số điều kiện đặc biệt chúng vượt 1 giới hạn nhất định và trỏe thành đất ô nhiễm. - Nguồn gốc nhân tạo: + Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
  22. 12 + Phân bón hóa học + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu 2.1.5. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường * Khái niệm môi trường Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trường 2014)[16]. * Chức năng của môi trường - Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. - Môi trường là nơi giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. * Tiêu chuẩn môi trường Theo khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” (Luật Bảo vệ môi trường 2014)[16].
  23. 13 * Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” 2.2. Cơ sở pháp lý - Bộ tiêu chuẩn TCVN 6663 (ISO 6667) Chất lượng nước - Lấy mẫu gồm các tiêu chuẩn sau: Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và lưu giữ mẫu nước. Phần 7: Hướng dẫn lấy mẫu nước và hơi trong các nhà máy hơi nước. Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định một số điều Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của chính phủ quy định một số điều của Luật tài nguyên nước. - Quyết định số 09/2005/QĐ - BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch. - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. - QCVN 09:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
  24. 14 - QCVN 08:2015/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí xung quanh. - QCVN 03-MT:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. 2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường trên Thế Giới và Việt Nam 2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường trên Thế giới Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề nan giải của Việt Nam mà còn là vấn đề chung của thế giới. Hằng năm trên thế giới phải chịu nhiều thiệt hại về người và tài chính do ô nhiễm môi trường gây nên. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân về môi trường chưa cao cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế xã hội Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở thành thị chủ yếu là do lượng chất thải phát sinh 9 lớn nên không xử lý kịp hoặc chưa có biện pháp xử lý. Theo Lê Thạc Cán (1995)[1], Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình môi trường trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm các nhân tố về chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên có những đặc điểm sau: Tăng trưởng dân số nhanh Dân số trên Thế giới đã lên tới 6,7 tỉ người, trên thế giới bình quân mỗi giây có 3 trẻ em ra đời, mỗi ngày nhân loại sản sinh ra 30 vạn trẻ em. Với tốc độ sinh đẻ này thì đến năm 2120 dân số Thế giới sẽ vượt quá 15 tỉ người, lúc đó mọi nơi trên thế giới đều lâm vào cảnh đất chật người đông. Dân số càng cao, sức ép về lương thực, thực phẩm, năng
  25. 15 lượng, môi trường tài nguyên cũng ngày càng lớn. Theo dự báo đến năm 2050 thì dân số Thế giới sẽ tăng lên 9,1 tỷ người (Lê Thạc Cán)[1]. Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập không đều có thể nói rằng trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, tất cả các quốc gia từ các quốc gia đang bị nội chiến tàn phá đều có những cố gắng vượt bậc để phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, sự không đồng đều về kinh tế, thu nhập và mức sống vật chất giữa các Quốc gia ngày càng tăng. Đầu thập kỷ 90, Hoa Kì vẫn là nước có tống sản phẩm xã hội cao nhất thế giới bằng 6,5 tỷ USD, tiếp đó là Nhật Bản với tổng sản phẩm xã hội là 3,3 tỷ USD. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có vùng tăng trưởng kinh tế cao với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội trên 6% trong những năm đầu thập kỷ 90, phần Đông Nam Á và Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng lớn hơn 7% trong lúc phần Nam Á chỉ tăng trưởng nhỏ hơn 4%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kéo theo nhu cầu lớn về tài nguyên thiên nhiên, nhân lưc, cơ sở hạ tầng thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Nếu không quản lý tốt thì đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái môi trường. 10 Sự phân bố thu nhập trong khu vực phân bố không đều 25% dân số sống dưới mức nghèo khổ, không vốn, không phương tiện và thiết bị chỉ còn cách kiếm sống độc nhất là khai thác cùng kiệt tài nguyên thiên nhiên còn ở trong tầm lao động của họ. Đô thị hóa mạnh mẽ Quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trên toàn Thế giới, với tốc độ 3% hằng năm cho toàn thế giới và 3 - 5% cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Dự báo đến năm 2020, tại các nước đang phát triển trong khu vực 50% dân số sống ở các đô thị và tại các nước phát triển là 75%. Mất cân đối đô thị trên Thế giới hiện nay tăng nhanh với tốc độ 1% tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tốc độ này là 1 - 2,5% . Với xu thế này sự phân bố dân cư đô thị và khu tái định cư ngày càng mất cân bằng. Một mặt
  26. 16 lực lượng lao động trẻ sẽ bị thu hút vào đô thị gây thêm những căng thẳng về môi trường, mặt khác, tại nông thôn do thiếu lực lượng lao động trẻ, khỏe, công tác phục hồi suy thoái vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn. Viện tài nguyên Thế giới ước lượng rằng, trên Thế giới hàng năm có 70.000 km2 đất nông nghiệp phải bỏ hoang do không có màu mỡ, khoản 20.000 km2 năng suất giảm sút rõ rệt. Hàng triệu người nông dân không có đất canh tác, hoặc do lao động nông nghiệp cực nhọc không thể nuôi sống họ nên họ đã phải bỏ hàng xóm để đi tìm việc tại các đô thị. (Lê Thạc Cán và cs, 1995)[1]. Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kỳ suy giảm Báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông lương thực thế giới (FAO) về triển vọng mùa vụ và tình hình lương thực cho thấy, sản lượng lương thực toàn cầu năm 2009 dự kiến sẽ giảm so với năm 2008. Nguyên nhân do thời tiết bất lợi làm sản lượng lương thực giảm tại hầu hết các nước sản xuất lương thực lớn 11 trên Thế giới. Tại các nước thu nhập thấp và thiếu hụt về lương thực, dự đoán sản lượng lương thực năm 2009 sẽ thấp hơn năm 2008. Mặt khác, theo FAO giá cả lương thực, thực phẩm tại một số nước phát triển vẫn ở mức khá cao, làm khả năng tiếp cận lương thực thực phẩm của nhóm dân số thu nhập thấp. Khủng hoảng lương thực hiện vẫn đang tiếp diễn ở 32 nước trên Thế giới. Gia tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu nhìn chung trên toàn Thế giới, lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng vào nông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi tăng thêm theo cấp số nhân. Trong những năm gần đây, các tổ chức quốc tế như tổ chức Nông Lương (FAO), tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức môi trường đã cố gắng hạn chế việc sử dụng các chất hóa học nhân tạo vào nông nghiệp và đã thu được những kết quả bước đầu. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi đã và đang có sự gia tăng mạnh mẽ về sử dụng thuốc trừ sâu. Trong những thập kỷ 80,
  27. 17 lượng thuốc trừ sâu được sử dụng tại các nước Indonesia, Pakistan, Philippin, Srilanka, đã gia tăng hơn 10% hằng năm. Lượng phân bón hóa học được sử dụng tại đây dự kiến sẽ giảm với tốc độ khoảng 4,3% hằng năm. Suy giảm tài nguyên đất Hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với gia tăng dân số và suy giảm tài nguyên đất. Theo số liệu của Viện Tài nguyên Thế giới, vào năm 1993 quỹ đất cho toàn nhân loại là 13.041,7 triệu ha, trong đó trồng trọt chiếm khoảng 20,6%, đồng cỏ 69,6%. Diện tích đất bình quân đầu người trên toàn Thế giới là 2,432 ha, ở Châu Á là 0,81 ha, ở Châu Âu là 0,91 ha. Phần lớn đất trồng trọt tăng thêm chủ yếu lấy từ đất rừng, gây nên những hậu quả xấu về môi trường. Gia tăng sa mạc hóa 12 Do con người khai hoang đất quá mức khiến ngày càng nhiều khu vực đối mặt với nguy cơ sa mạc hóa, đặc biệt là thời gian gần đây, với nhưng biến đổi bất thường của khí hậu, nhiều khu vực gặp hạn hán triền miên khiến cho tình hình càng thêm trầm trọng. Theo như bản báo cáo về khí hậu toàn cầu, gần đây hạn hán đã gây ảnh hưởng đến ít nhất 41% diện tích đất, khiến những vùng đất nhanh chóng bị sa mạc hóa. Từ năm 1990 đến nay, những biến đổi xấu của khí hậu đã gây ảnh hưởng đến diện tích mặt đất từ 15% đến 25%. Nếu như các nước trên Thế giới không tìm ra được những phương án tích cực, đến năm 2025 70% diện tích bề mặt của trái đất của chúng ta sẽ xuất hiện hiện tượng khô cằn. Mất rừng do nhu cầu dành đất đai cho sản xuất nhiên liệu sinh học ngày một tăng, đặc biệt ở các nước nhiệt đới, nên trong những năm gần đây nhiều khu rừng bị tàn phá khiến diện tích rừng trên Thế giới đã thu hẹp đáng kể. Việc này đã gây tổn hại rất lớn cho môi trường và khí hậu toàn cầu. 2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Ô nhiễm không khí mặc dù Đất nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển nhưng ô nhiễm không khí đã xảy ra đặc biệt ở các nhà máy hóa chất, dân cư sống ở các vùng nói trên thường mắc các bệnh hô hấp, da và mắt.
  28. 18 Lượng bụi và các khí CO, CO2, SO2, và NOX thải ra trong quá trình sản xuất khá cao ảnh hưởng đến hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất chủ yếu tập chung ở các làng nghề tái chế kim loại. Kết quả nghiên cứu của đề tài KC.08.06 cho thấy, một số mẫu đất ở làng nghề tái chế chì thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên cho thấy, hàm lượng Cu2+ đạt 43,68 - 69,68 ppm, hàm lượng pb2+ từ 147,06 - 661,2 ppm. 13 Hàm lượng các kim loại nặng trong nước cũng rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra 0,4 - 0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập chung rác. Chủ yếu là tập chung để phân hủy tự nhiên và gây nên những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường. Thời gian gần đây,các khu tái định cư Việt Nam còn chịu anh hưởng nặng nề từ nguồn rác, nước và khí thải xả ra từ khu công nghiệp trên cả nước. Chính nguồn rác, nước và khí thải này cũng đang phá hủy nghiêm trọng sự trong lành của môi trường các huyện Việt Nam. Ô nhiễm nước Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật để bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm nước vẫn là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của các cấp các ngành. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập chung là rất lớn. Hơn 1/3 dân số
  29. 19 Việt Nam đang nhiễm các bệnh có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn và các điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Không được tiếp cận đầy đủ nước và vệ sinh còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tre em (44% trẻ em mắc bệnh giun sán và 27% trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh suy dinh dưỡng). Với sự tăng phát triển của các ngành công nghiệp tại địa phương các nguồn nước sẽ bị ô nhiễm nếu không tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về bảo vệ môi trường (Chính phủ Việt Nam, 2014). Về tình trạng ô nhiễm nước ở khu vực sản xuất nông nghiệp, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 - 3.500MNp/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3.800 - 12.500MNp/100ml ở các kênh tưới tiêu. Theo thống kê của Bộ Thủy sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản đến năm 2001 của cả nước 751.999 ha. Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam. Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi khu tái định cư Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các vùng tái định cư Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là vấn đề nước sạch (Hội Nước Sạch, 2006)[17].
  30. 20 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá 2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá môi trường nước * pH: Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định nước về mặt hóa học. pH là chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi giai đoạn trong môi trường môi trường, là một chỉ tiêu cần phải kiểm tra đối với chất lượng nước. pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự sinh trưởng của sinh vật trong môi trường nước, sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn tới sự thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy hay ngăn chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước. Và được định nghĩa bằng biểu thức: pH = -lg [H+] ( Đặng Kim Chi, 2001)[4]. Khi pH =7 nước có tính trung tính Khi pH 7 nước có tính kiềm * Sắt (Fe): Là kim loại phong phú tạo nên vỏ Trái Đất. Sắt hiện diện ở hầu hết các nguồn nước thiên nhiên: Khi trong nước có chứa các ion sắt sẽ gây đục và màu trong nước do: Fe2+ thành Fe3+ (màu nâu đỏ). Đồng thời ảnh hưởng đến độ cứng, duy trì sự phát triển của một số vi khuẩn gây thoái rửa trong hệ thống phân phối nước. Hàm lượng sắt có thể xuất hiện trong nước là do nó hòa tan trong nước ngầm (dưới dạng Fe2+), hay có trong nước thải công nghiệp. Fe thường có trong nước ngầm dưới dạng muối tan hoặc phức chất do hòa tan từ các lớp khoáng trong đá hoặc do ô nhiễm bề mặt nước bởi nước thải. (Đặng Kim Chi,1998)[3]. * CaCO3: là đại lượng biểu thị hàm lượng các các ion hóa trị 2 mà chủ yếu là ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng làm tiêu hao nhiều xà phòng khi giặt giũ, đóng rắn trong các thành ống dẫn của nồi hơi làm giảm khả năng trao đổi
  31. 21 nhiệt của thiết bị, làm tăng tính ăn mòn do tăng nồng độ ion H+. Độ cứng bao gồm 3 loại: - Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước. 3- 2- - Độ cứng tạm thời là hàm lượng các muối của ion HCO , CO3 , với Ca2+ và Mg2+. - 2- 4- - Độ cứng vĩnh cữu là hàm lượng các muối của ion Cl , SO4 , HSO với Ca2+ và Mg2+. * NH4+: Là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện của amoni trong nước mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy hữu cơ do các vi sinh vật trong điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất thường dùng trong khâu khử trùng nước cấp, chúng được sử dụng dưới dạng các hóa chất diệt khuẩn chloramines nhằm tạo lượng clo dư có tác dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu chuyển trong các đường ống dẫn. * Cl-: Là ion chính trong nước thiên nhiên biểu thị độ mặn. Trong nước ngọt và nước ngầm hàm lượng Cl- thường dao động từ 20 - 800 mg/L. Cl- rất có ích cho cơ thể, nhưng ở hàm lượng cao lại có thể gây suy thận, góp phần tăng nguy cơ cao huyết áp * F-: Đối với nước ngầm, khi chảy qua các tầng đá vôi, dolomit, đất sét, hàm lượng flo trong nước có thể cao đến 8 – 9 mg/l. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng flo đạt 2 mg/l đã làm đen răng. Nếu sử dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng flo cao hơn 4 mg/l có thể làm mục xương. Flo không có biểu hiện gây ung thư. * As: Khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể bị mắc bệnh ung thư, trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn đầu độc hệ tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
  32. 22 * E.Coli và Colifom: Được xem là một chỉ tiêu đánh giá sự nhiễm bẩn của nguồn nước và đánh giá hiệu quả của việc khử trùng. Khi dùng nước có nhiễm khuẩn E.coli, nó gây cho người một số bệnh như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy , nặng có thể gây tử vong. Những hạt chất lơ lững, gây ra độ đục trong nước thường có bề mặt hấp phụ các kim loại độc, các vi sinh vật gây bệnh. Chính những hạt này cản trở quá trình diệt trùng của chất diệt trùng khi cần sử lý nước ăn. 2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá môi trường không khí * Nhiệt độ: Ô nhiễm nhiệt là hoạt động làm thay đổi nhiệt độ của nguồn nước và khí tự nhiên, từ đó làm thay đổi thành phần nước như nồng độ oxy, cấu trúc các chất hữu cơ khiến cho hệ sinh thái bị thay đổi * Đioxit sunfua (SO2): Là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ cao trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. SO2 sinh ra do núi lửa phun và do oxy hóa lưu huỳnh khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua SO2 chất gây kích thích đường hô hấp mạnh. * Nitơ dioxit (NO2): Là chất khí màu nâu đỏ và có vị hăng phát thải khoảng 0,5 - 4ppb. 0,2 ppm thì không khí bị ô nhiễm, được tạo ra bởi sự oxy hóa nitơ ở nhiệt độ cao. NO2 có thể tác động xấu đến phổi, tim, gan. * Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm toàn cầu sinh ra khoảng 600 triệu tấn CO. CO có khả năng gây những ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250ppm sẽ tử vong. CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hóa CO thành CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO (Lê Hồng Vân)[15].
  33. 23 2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá môi trường đất * Asen: Viết là a-sen, arsen, là một nguyên tố hóa học có ký hiệu As và số nguyên tử 33. Khối lượng nguyên tử của nó bằng 74,92. Asen (As) được phân bố tự nhiên trong nhiều khoáng vật, đá, đất, trầm tích, nước, khí quyển và sinh vật. As có mặt trong hơn 200 khoáng vật khác nhau bao gồm các khoáng vật của As, khoáng vật sunfua và oxit Hàm lượng As trung bình trong vỏ Trái Đất, đá granit, bazan, đá phiến, cát kết và đá vôi tương ứng là 1,5; 1,3; 1,7; 10; 1 và 1 mg/kg. Hàm lượng nền của As trong đất thường dao động trong khoảng 5-10 mg/kg. Hàm lượng As xuất hiện trong cây thường nhỏ hơn 1 mg/kg. Ngưỡng hàm lượng As trung bình và ngưỡng gây độc trong thân cây lần lượt là 1-1,7 và 5-20 mg/kg. * Cadimi: Là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố có ký hiệu Cd và số nguyên tử bằng 48. Là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh và có độc tính, cadimi tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu trong các loại pin. Tổng số vi khuẩn và nấm trong đất bắt đầu giảm đáng kể khi nồng độ Cd trong đất lớn hơn 2,9 mg Cd/kg; ở nồng độ 5ppm, Cd quá trình khoáng hóa giảm 17- 39%. Khi nồng độ lên đến 1000ppm quá trình nitrat hoá giảm 60%. * Chì: Chì (Pb) là một KLN độc hại có sẵn trong tự nhiên, được công nhận là một mối nguy hiểm cho môi trường và con người. Chì nguyên chất hoà tan kém, nó thường có hóa trị II và đôi khi là IV. Hàm lượng chì trong đất liên quan đến thành phần 1 khoáng chất cũng như nguồn gốc của đá mẹ. Hàm lượng tự nhiên của chì trong đất có cát thường không vượt quá 16 mg/kg và trong đất khoảng 13 đến 60mg/kg. * Đồng: Ký hiệu Cu và số nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Nó được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.
  34. 24 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Môi trường khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. - Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Gồm: Hiện trạng môi trường nước ngầm, nước mặt, môi trường không khí, môi trường đất. 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm thực tập: tại Viện Kĩ thuật và Công nghệ môi trường - Thời gian nghiên cứu: 06/2018 - 11/2018 3.2. Nội dung nghiên cứu + Giới thiệu chung về khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu + Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. + Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực nghiên cứu. Thu thập tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại khu TĐC. Thu thập tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường, tài liệu về các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn Việt Nam Và các tài liệu có liên quan đến đề tài.
  35. 25 3.3.2. Phương pháp lấy mâu Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đề tài đã tiến hành thực hiện lấy mẫu đại diện môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí và mẫu đất, cụ thể như sau: * Số lượng mẫu: - Nước ngầm: 02 mẫu - Nước mặt: 02 mẫu - Không khí: 02 mẫu - Đất trong khu TĐC: 02 mẫu * Các quy chuẩn Việt Nam dùng để đánh giá: - QCVN 09-MT:2015/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột A2) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 05:2013/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (tính trung bình 1h). - QCVN 03-MT:2015/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất a, Nước ngầm - Vị trí lấy mẫu: Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm tại các điểm TĐC, đề tài đã lấy 02 mẫu nước ngầm ở các vị trí như sau: + NN1: Tại trụ sở UBND thị trấn Mường Tè + NN2: Tại trụ sở UBND xã Nậm Khao b, Nước mặt - Vị trí lấy mẫu: Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại các điểm TĐC, đề tài đã lấy 02 mẫu nước mặt tại các vị trí sau:
  36. 26 + NM1: Nước khe suối cấp cho sinh hoạt điểm TĐC Khu phố 11, thị trấn Mường Tè + NM2: Nước khe suối cấp cho sinh hoạt điểm TĐC Nậm Khao, xã Nậm Khao c, Không khí Vị trí lấy mẫu: Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại các điểm TĐC, đề tài đã lấy 02 mẫu không khí tại các vị trí sau: + KK1: Tại điểm TĐC Khu phố 11, thị trấn Mường Tè + KK2: Tại điểm TĐC TĐC Nậm Khao, xã Nậm Khao d, Đất Vị trí lấy mẫu: Để đánh giá hiện trạng chất lượng đất tại các điểm TĐC, đề tài đã lấy 02 mẫu đất tại các vị trí sau: + MĐ1: Tấy tại nhà Ông Chim Văn Nôi - điểm TĐC Khu phố 11, thị trấn Mường Tè + MĐ2: Tại nhà Ông Chang Văn Đôi - điểm TĐC TĐC Nậm Khao, xã Nậm Khao 3.3.3. Phương pháp phân tích + Các mẫu nước ngầm tiến hành phân tích cách chỉ tiêu: pH, BOD5,CACO3, Nitrat, As, Zn, Mn, Fe, Cd, Sunfat, Amoni, Clorua, Coliform * Quy chuẩn so sánh: QCVN 09-MT:2015/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
  37. 27 Bảng 3.1. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm nước ngầm Thông Số Phương pháp phân tích Ph Theo TCVN 6492: 2011 BOD5 Theo TCVN 6001-1: 2008 Độ cứng tổng số Theo TCVN 6224:1996 (CaCO3) Nitrat Theo TCVN 6180:1996 Hàm lượng kim loại (Asen) Theo TCVN 6626:2000 Hàm lượng kim loại (Kẽm) Theo TCVN 6193:1996 Hàm lượng kim loại (Mangan) SMEWW 3500.Mn.B:2012 Hàm lượng kim loại (Sắt) Theo TCVN 6177:1996 Hàm lượng Cadimi SMEWW 311B:2012 2- Sunfat SMEWW 4500 SO4 .E:2012 Amoni Theo TCVN 6179-1:1996 Clorua Theo TCVN 6194:1996 Coliform Theo TCVN 6178-2:1996 + Các mẫu nước mặt tiến hành phân tích các chỉ tiêu: pH, BOD5, COD, DO, TSS, Amoni, Clorua, Nitrat, Phosphat, Cu, Mn*, Fe, Tổng dầu mỡ, Coliform. * Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
  38. 28 Bảng 3.2. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm nước mặt Thông Số Phương pháp phân tích Ph Theo TCVN 6492: 2011 BOD5 Theo TCVN 6001-1: 2008 COD SMEWW 5220C:2012 DO Theo TCVN 7325:2004 Chất rắn lơ lửng (TSS) Theo TCVN 6625:2000 Amoni Theo TCVN 6179-1:1996 Clorua Theo TCVN 6194:1996 Nitrat Theo TCVN 6180:1996 Phosphat Theo TCVN 6202:2008 Hàm lượng kim loại (Đồng) Theo TCVN 6193:1996 Hàm lượng kim loại (Mangan) SMEWW 3111B:2012 Hàm lượng kim loại (Sắt) Theo TCVN 6177:1996 Tổng dầu mỡ Theo TCVN 5070:1995 Coliform Theo TCVN 6178-2:1996 + Các mẫu không khí tiến hành phân tích các chỉ tiêu : Nhiệt độ, Độ ẩm, Tốc độ gió, SO2, CO, NO2, Tổng bụi lơ lửng. * Quy chuẩn so sánh : QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí xung quanh.
  39. 29 Bảng 3.3. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm không khí Thông số Phương pháp phân tích Nhiệt độ Độ ẩm QCVN 46:2012/BTNMT Tốc độ gió SOP-MTKS-LM8000A SO2 TCVN 5971:1995 CO HDPT/MTKS/21-01 NO2 TCVN 6173:2009 Tổng bụi lơ lửng TCVN 5067:1995 + Các mẫu đất tiến hành phân tích các chỉ tiêu: Asen, Cadimi, chì, đồng, kẽm. * Quy chuẩn so sánh: QCVN 03-MT:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. Bảng 3.4. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm đất Thông số Phương pháp phân tích Theo TCVN 6649:2000+ Asen TCVN 8467:2010 Cadimi TCVN 6649:2000 Chì + Đồng TCVN 6496:19999 Kẽm 3.3.4. Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo - Các số liệu được xử lý, thống kê trên máy tính bằng Word và Excel. - Các số liệu thu thập từ quan sát thực tế, kế thừa, điều tra thu thập thông tin được tổng kết dưới dạng bảng biểu, biểu đồ. - Dựa trên cơ sở các số liệu đã thống kê đánh giá cụ thể từng đề mục.
  40. 30 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu chung về khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 4.1.1. Tổng quan về thủy điện Lai Châu Thuỷ điện Lai Châu là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/6/2010, được xây dựng trên dòng chính sông Đà tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Với công suất lắp đặt 1.200MW với 3 tổ máy, khởi công xây dựng ngày 05/01/2011, hoà lưới 3 tổ máy tháng 11/2016, khánh thành tháng 12/2016, sớm hơn 1 năm so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Với diện tích lưu vực lên tới 26.000 km2; dung tích hồ chứa khoảng 1,215 tỷ m3; đầu tư xây dựng 21 trạm biến áp; 41,6 km đường dây 35kV; 14,8 km đường dây 0,4 kV, dự kiến sẽ đáp ứng 4,670 tỷ kWh sản lượng điện hàng năm. Theo Quyết định số 1782/QĐ-TTg ngày 12/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư Dự án thủy điện Lai Châu từ 4.503,7tỷ đồng lên 5.405,68 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay, thuế VAT), trong đó, phần vốn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư là 2.405,68 tỷ đồng, phần vốn do UBND tỉnh Lai Châu làm chủ đầu tư là 3.000 tỷ đồng (tăng 668,9 tỷ đồng so với Quy hoạch tổng thể đã duyệt). Tổng số hộ dân phải di chuyển, tái định cư là 2.009 hộ/8.467 khẩu. Quyết định cũng điều chỉnh, bổ sung phương án TĐC. Cụ thể, TĐC tập trung tổng số có 8 khu, 17 điểm, TĐC cho 1.833 hộ/7.812 khẩu; TĐC xen ghép 6 hộ/40 khẩu TĐC; TĐC tự nguyện 3 điểm, 170 hộ/615 khẩu TĐC. Bên cạnh đó, điều chỉnh đầu tư hạ tầng khu, điểm TĐC. Cụ thể, các hạng mục do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư gồm: Đường tránh ngập tỉnh lộ 127 từ Nậm Nhùn - Mường Tè - Pắc Ma (đầu tư xây dựng tuyến đường với tổng chiều dài L = 101,8 km theo tiêu chuẩn giao thông cấp V
  41. 31 miền núi); dự án di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng lòng hồ và vùng TĐC thủy điện Lai Châu (bao gồm cả đầu tư xây dựng kho bảo quản hiện vật dân tộc học tỉnh Lai Châu); dự án đường nối khu TĐC thị trấn với thị trấn Mường Tè. Các hạng mục do UBND tỉnh Lai Châu làm chủ đầu tư 188 dự án như đầu tư 16 dự án san ủi mặt bằng, rãnh thoát nước, đường nội bộ với tổng diện tích 197,5 ha. Về giao thông, đầu tư 41 dự án, bao gồm: Các tuyến đường liên xã, đường đến khu, điểm TĐC theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, B: 25 dự án, tổng chiều dài 94,2 km (tăng 35,2 km so với Quy hoạch tổng thể); các tuyến đường giao thông nội đồng, công vụ, đường ra nghĩa địa, đường xuống bến đò, cầu: Đường giao thông nội đồng, công vụ, đường xuống bến đò: 14 dự án với tổng chiều dài 75,8 km (giảm 79,2 km); cầu: 2 dự án cầu Sơ đồ phân bố các điểm TĐC vùng nghiên cứu được trình bày trong hình sau. Hình 4.1: Sơ đồ phân bố các điểm TĐC dự án thuỷ điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
  42. 32 4.1.2. Giới thiệu chung về khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Được xây dựng trên dòng chính sông Đà tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. * Môi trường nước ngầm Qua kết quả phân tích cho thấy nước ngầm tại các điểm TĐC có giá trị Mangan dao động từ 0,6 – 0,9 mg/l đều ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép QCVN 1,2 – 1,8 lần. + Hàm lượng sắt dao động từ 8,8 – 9,6 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,56 – 1,92 lần. + Hàm lượng Coliform dao động từ 30 – 46 MNP/100ml, cao hơn tiêu chuẩn cho phép 10 – 15,33 lần. Còn lại các chỉ tiêu khác như Độ cứng, Nitrat, Kẽm, Amino đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2015/BTNMT * Môi trường nước mặt Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước mặt tại các điểm TĐC có giá trị TSS đã xấp xỉ bằng với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT. Còn lại các chỉ tiêu khác như Nitrat, COD, đều thấp và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. * Môi trường không khí Từ các kết quả về chất lượng không khí khu vực TĐC cho thấy công tác bảo vệ môi trường ở đây tương đối tốt. Chất lượng không khí đạt yêu cầu so với quy chuẩn hiện hành * Môi trường đất Qua kết quả phân tích một số kim loại trong đất cho thấy, tất cả các chỉ tiêu kim loại đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia của một số kim loại nặng trong đất.
  43. 33 4.1.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội + Khu TĐC huyện Mường Tè xã: 02 điểm, 446 hộ/1.861 khẩu tái định cư. Thu nhập bình quân: Theo kết quả điều tra, bình quân của 1 hộ dân vùng lòng hồ trước khi thực hiện dự án có thu nhập khoảng 12.000.000 đồng/năm, đây là mức đủ ăn tại thời điểm trước năm 2013, tuy nhiên vẫn có 21,11% số hộ dân có thu nhập không đủ ăn, thiếu thốn, chỉ có 12 hộ khá giả, có để giành (chiếm 6,67%) số hộ khảo sát. Cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, đời sống văn hóa - xã hội của người dân tại các điểm TĐC sau khi tích nước hồ thủy điện Lai Châu đều được tăng cường rõ rệt, nhất là hệ thống công trình giao thông đi lại, công trình nhà văn hóa, hệ thống cấp nước sinh hoạt, y tế, giáo dục đều được dự án TĐC chú trọng. Để đảm bảo đời sống của người dân khu TĐC, các cơ quan đã đề ra những chính sách để phát triển kinh tế cho người dân khu TĐC bao gồm: - Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các mô hình dịch vụ khuyến nông (kỹ thuật, quy trình canh tác, dịch vụ thú y phòng chống bệnh dịch cho vật nuôi). - Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ nông sản, các chính sách khuyến nông, kiên cố hóa kênh mương. - Nâng cao quy trình chọn lọc và sản xuất giống cây, giống con cho năng suất và chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và quốc tế dần dần thay thế những giống cây trồng vật nuôi cho năng suất và chất lượng thấp. Sau khi TĐC thì hoạt động sinh kế chính tại các điểm TĐC của vẫn là hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng đánh bắt thủy sản và một số ít làm kinh doanh dịch vụ.
  44. 34 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 4.2.1. Hiện trạng chất lượng nước ngầm * Số lượng mẫu: - Nước ngầm: 02 mẫu * Vị trí lấy mẫu : + NN1: Tại trụ sở UBND thị trấn Mường Tè + NN2: Tại trụ sở UBND xã Nậm Khao * Quy chuẩn Việt Nam dùng để đánh giá: - QCVN 09-MT:2015/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 4.1: Bảng 4.1. Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước ngầm tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Kết quả QCVN 09- TT Thông số Đơn vị NN1 NN2 MT:2015/ BTNMT 1 pH - 6,9 6,7 5,5 – 8,5 2 BOD5 mg/l 1,6 2,0 - 3 Độ cứng tổng số (CaCO3) mg/l 256 287 500 4 Nitrat mg/l 5,4 4,8 15 5 Hàm lượng kim loại (Asen) mg/l KPH KPH 0,05 6 Hàm lượng kim loại (Kẽm) mg/l 0,64 0,71 3,0 Hàm lượng kim loại 7 mg/l 0,6 0,9 0,5 (Mangan) 8 Hàm lượng kim loại (Sắt) mg/l 9,6 8,8 5,0 9 Hàm lượng Cadimi mg/l KPH KPH 0,005 10 Sunfat mg/l 26,7 23,8 400 11 Amoni mg/l 0,4 0,3 1,0 12 Clorua mg/l 16,8 20,2 250 13 Coliform MPN/100ml 30 46 3 (Nguồn: Viện kĩ thuật và Công nghê nghệ môi trường)
  45. 35 Ghi chú: QCVN 09-MT:2015/BTNMT (Cột A2) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. * Chỉ tiêu Độ cứng tổng số: Giá trị Độ cứng (mg/l) 600 500 500 400 287 300 256 200 100 0 NN1 NN2 QCVN 09-MT:2015 Hình 4.2. Biểu đồ so sánh giá trị Độ cứng trong nước ngầm tại các khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.2 cho thấy chỉ tiêu Độ cứng tổng số tại 2 điểm TĐC đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng Độ cứng trong nước ngầm tại các khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu dao động trong khoảng 256 - 287 (mg/l). Thấp nhất tại vị trí NN1 với nồng độ 256 (mg/l), cao nhất tại vị trí NN2 là 287(mg/l).
  46. 36 * Chỉ tiêu Nitrat: Giá trị Nitrat (mg/l) 16 15 14 12 10 8 5.4 6 4.8 4 2 0 NN1 NN2 QCVN 09-MT:2015 Hình 4.3. Biểu đồ so sánh giá trị Nitrat trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.3 cho thấy kết quả phân tích chỉ tiêu Nitrat trong nước ngầm tại các khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu của 2 vị trí đều nằm trong QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng Nitrat dao động trong khoảng 4,8 – 5,4 (mg/l), hàm lượng nitrat trong nước ngầm tại 2 vị trí được thể hiện trên biểu đồ đều thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định. * Chỉ tiêu Kẽm: Giá trị Kẽm (mg/l) 3.5 3 3 2.5 2 1.5 1 0.64 0.71 0.5 0 NN1 NN2 QCVN 09-MT:2015
  47. 37 Hình 4.4. Biểu đồ so sánh giá trị Kẽm trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.4 cho thấy chỉ tiêu Kẽm tại 2 điểm TĐC đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2015/BTNMT. Hàm lượng Kẽm trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu dao động trong khoảng 0,64 - 0,71(mg/l). Thấp nhất tại vị trí NN3 với hàm lượng 0,64 (mg/l), cao nhất tại vị trí NN1 là 0,71 (mg/l), hàm lượng Kẽm trong nước ngầm tại 2 vị trí được thể hiện trên biểu đồ đều thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định. * Chỉ tiêu Mangan: Giá trị Mangan (mg/l) 1 0.9 0.9 0.8 0.7 0.6 0.6 0.5 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 NN1 NN2 QCVN 09-MT:2015 Hình 4.5. Biểu đồ so sánh giá trị Mangan trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua kết quả phân tích chỉ tiêu Mangan trong nước ngầm tại 2 vị trí ở các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho thấy đều ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng Mangan dao động trong khoảng 0,6 – 0,9 (mg/l), cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,2 – 1,8 lần. Vị trí có hàm lượng Mangan cao nhất là NN2 với hàm lượng 0,9 (mg/l), thấp nhất tại vị trí NN1 với hàm lượng 0,6 (mg/l).
  48. 38 * Chỉ tiêu Sắt: Giá trị Sắt (mg/l) 12 9.6 10 8.8 8 6 5 4 2 0 NN1 NN2 QCVN 09-MT:2015 Hình 4.6. Biểu đồ so sánh giá trị Sắt trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua kết quả phân tích chỉ tiêu Sắt trong nước ngầm tại 2 vị trí ở các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho thấy đều ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng Sắt dao động trong khoảng 8,8 - 9,6 (mg/l), cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,56 - 1,92 lần. Vị trí có hàm lượng Sắt cao nhất là NN1 với nồng độ 9,6 (mg/l), thấp nhất tại vị trí NN2 với hàm lượng 8,8 (mg/l). * Chỉ tiêu Amoni: Giá trị Amoni (mg/l) 1.2 1 1 0.8 0.6 0.4 0.4 0.3 0.2 0 NN1 NN2 QCVN 09-MT:2015 Hình 4.7. Biểu đồ so sánh giá trị Amoni trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
  49. 39 Nhận xét: Qua hình 4.7 cho thấy kết quả phân tích chất lượng nước ngầm của chỉ tiêu Amoni tại 2 vị trí các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đều nằm trong QCVN 09:2015/BTNMT. Hàm lượng Amoni dao động trong khoảng 0,3 – 0,4 (mg/l), hàm lượng Amoni trong nước ngầm tại 2 vị trí được thể hiện trên biểu đồ đều thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định. * Chỉ tiêu Coliform: Giá trị Coliform (MPN/100ml) 50 46 45 40 35 30 30 25 20 15 10 5 3 0 NN1 NN2 QCVN 09-MT:2015 Hình 4.8. Biểu đồ so sánh giá trị Coliform nước trong ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.8 cho thấy kết quả phân tích chỉ tiêu Coliform trong nước ngầm tại 2 vị trí ở các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho thấy đều ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Giá trị Coliform dao động trong khoảng 30 - 46 (MNP/ml), cao hơn 10 - 15,33 lần so với tiêu chuẩn quy định tại QCVN 09-MT:2015/BTNMT. 4.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt * Số lượng mẫu: 02 mẫu * Vị trí lấy mẫu
  50. 40 + NM1: Nước khe suối cấp cho sinh hoạt TĐC Khu phố 11, thị trấn Mường Tè + NM2: Nước khe suối cấp cho sinh hoạt TĐC Nậm Khao, xã Nậm Khao * Quy chuẩn Việt Nam dùng để đánh giá: - QCVN 08-MT:2015/BTNMT(cột A2) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 4.2: Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu QCVN 08- Kết quả TT Thông số Đơn vị MT:2015/ BTNMT NM1 NM2 (Cột A2) 1 pH - 6,7 7,1 6 – 8,5 2 BOD5 mg/l 1,1 0,9 6,0 3 COD mg/l 4,6 3,9 15 4 DO mg/l 6,7 7,1 ≥ 5 5 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 18,9 23,6 30 6 Amoni mg/l 0,11 0,13 0,3 7 Clorua mg/l 36,7 33,2 350 8 Nitrat mg/l 1,6 1,7 5,0 9 Phosphat mg/l 0,01 0,03 0,2 10 Hàm lượng kim loại (Đồng) mg/l KPH KPH 0,2 Hàm lượng kim loại 11 mg/l 0,04 0,03 0,2 (Mangan) 12 Hàm lượng kim loại (Sắt) mg/l 0,3 0,2 1,0 13 Tổng dầu mỡ mg/l KPH KPH 0,5 14 Coliform MPN /100ml 260 310 5.000 (Nguồn: Viện kĩ thuật và Công nghệ môi trường)
  51. 41 Ghi chú: QCVN 08-MT:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. * Chỉ tiêu COD: Giá trị COD (mg/l) 16 15 14 12 10 8 6 4.6 3.9 4 2 0 NM1 NM2 QCVN 08-MT:2015 Cột A2 Hình 4.9. Biểu đồ so sánh giá trị COD trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt chỉ tiêu COD tại 2 vị trí các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho thấy hàm lượng COD đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột A2 là 15 (mg/l). Hàm lượng COD tại 2 vị trí dao động trong khoảng 3,9 - 4,6 (mg/l) thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, qua đó cho thấy chất lượng nước mặt tại các vị trí lấy mẫu không có dấu hiệu ô nhiễm.
  52. 42 * Chỉ tiêu TSS: Giá trị TSS (mg/l) 35 30 30 25 23.6 20 18.9 15 10 5 0 NM1 NM2 QCVN 08-MT:2015 Cột A2 Hình 4.10. Biểu đồ so sánh giá trị TSS trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt chỉ tiêu TSS tại 2 vị trí các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho thấy hàm lượng TSS đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột A2 là 30 (mg/l). Hàm lượng TSS tại 2 vị trí dao động trong khoảng 18,9 – 23,6 (mg/l). Vị trí có hàm lượng TSS thấp nhất NM2 là 18,9 mg/l, cao nhất tại vị trí NM1 với hàm lượng 23,6 mg/l, qua biểu đồ hình 4.10. cho thấy hàm lượng TSS tại 2 vị trí đã xấp xỉ bằng với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2.
  53. 43 * Chỉ tiêu Nitrat: Giá trị Nitrat (mg/l) 6 5 5 4 3 2 1.6 1.7 1 0 NM1 NM2 QCVN 08-MT:2015 Cột A2 Hình 4.11. Biểu đồ so sánh giá trị Nitrat trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.11 cho thấy qua kết quả phân tích chỉ tiêu Nitrat trong nước mặt tại 2 vị trí điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đều nằm trong tiêu chuẩn so sánh của QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột A2 là 5 mg/l. Hàm lượng Nitrat dao động trong khoảng 1,6 - 1,7 mg/l, thấp hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn so sánh của QCVN 08:2015/BTNMT. * Chỉ tiêu Phosphat: Giá trị Phosphat (mg/l) 0.25 0.2 0.2 0.15 0.1 0.05 0.03 0.01 0 NM1 NM2 QCVN 08-MT:2015 Cột A2
  54. 44 Hình 4.12. Biểu đồ so sánh giá trị Phosphat trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.12 cho thấy qua kết quả phân tích chỉ tiêu Phosphat trong nước mặt tại 2 vị trí điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đều nằm trong tiêu chuẩn so sánh của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2 là 0,2 mg/l. Hàm lượng Phosphat dao động trong khoảng 0,01 - 0,03 mg/l, thấp hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn so sánh của QCVN 08- MT:2015/BTNMT, qua đó cho thấy chất lượng nước mặt tại các vị trí lấy mẫu không có dấu hiệu ô nhiễm về Phosphat. * Chỉ tiêu Mangan: Giá trị Mangan (mg/l) 0.25 0.2 0.2 0.15 0.1 0.04 0.05 0.03 0 NM1 NM2 QCVN 08-MT:2015 Cột A2 Hình 4.13. Biểu đồ so sánh giá trị Mangan trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.13 cho thấy qua kết quả phân tích chỉ tiêu Mangan trong nước mặt tại 2 vị trí khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè , Tỉnh Lai Châu đều nằm trong tiêu chuẩn so sánh của QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột A2 là 0,2 mg/l. Hàm lượng Mangan dao động trong khoảng 0,03 - 0,04 mg/l, thấp hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn so sánh của
  55. 45 QCVN 08-MT:2015/BTNMT, qua đó cho thấy chất lượng nước mặt tại các vị trí lấy mẫu không có dấu hiệu ảnh hưởng về chỉ tiêu Mangan. * Chỉ tiêu Sắt: Giá trị Sắt (mg/l) 1.2 1 1 0.8 0.6 0.4 0.3 0.2 0.2 0 NM1 NM2 QCVN 08-MT:2015 Cột A2 Hình 4.14. Biểu đồ so sánh giá trị Sắt trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.14 cho thấy qua kết quả phân tích chỉ tiêu Sắt trong nước mặt tại 2 vị trí khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đều nằm trong tiêu chuẩn so sánh của QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột A2 là 1 mg/l. Hàm lượng Sắt dao động trong khoảng 0,2 - 0,3 mg/l, thấp hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn so sánh của QCVN 08- MT:2015/BTNMT, qua đó cho thấy chất lượng nước mặt tại các vị trí lấy mẫu không có dấu hiệu ảnh hưởng về chỉ tiêu Sắt.
  56. 46 * Chỉ tiêu Coliform: Giá trị Coliform (MPN/100ml) 6000 5000 5000 4000 3000 2000 1000 260 310 0 NN1 NN2 QCVN 08-MT:2015 Cột A2 Hình 4.15. Biểu đồ so sánh giá trị Coliform trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.15 cho thấy qua kết quả phân tích chỉ tiêu Coliform trong nước mặt tại 2 vị trí khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đều nằm trong tiêu chuẩn so sánh của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2 là 5000 MPN/100ml. Hàm lượng Coliform dao động trong khoảng 260 - 310 MPN/100ml, thấp hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn so sánh của QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột A2, qua đó cho thấy chất lượng nước mặt tại các vị trí lấy mẫu không có dấu hiệu ảnh hưởng về chỉ tiêu Coliform. 4.2.3. Hiện trạng chất lượng không khí * Số lượng mẫu: 02 mẫu + KK1: Tại điểm TĐC Khu phố 11, thị trấn Mường Tè + KK2: Tại điểm TĐC Nậm Khao, xã Nậm Khao * Quy chuẩn Việt Nam dùng để đánh giá: - QCVN 03:2015/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.
  57. 47 Bảng 4.3. Kết quả phân tích, đo đạc môi trường không khí tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Kết quả QCVN 05:2013/ TT Thông số Đơn vị KK1 KK2 BTNMT 1 Nhiệt độ oC 28,6 26,7 - 2 Độ ẩm % 68,5 70,3 - 3 Tốc độ gió m/s 0,3 0,5 - 4 SO2 µg/m3 28,9 33,5 350 5 CO µg/m3 721 692 30.000 6 NO2 µg/m3 17,8 19,4 200 7 Tổng bụi lơ lửng µg/m3 45,5 42,7 300 (Nguồn: Viện kĩ thuật và Công nghệ môi trường) Ghi chú: QCVN 05:2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (tính trung bình 1h). * Chỉ tiêu SO2: Giá trị SO2 (mg/l) 400 350 350 300 250 200 150 100 50 28.9 33.5 0 KK1 KK2 QCVN 05:2013 Hình 4.16. Biểu đồ so sánh giá trị SO2 trong không khí tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
  58. 48 Nhận xét: Qua hình 4.16 kết quả phân tích chỉ tiêu SO2 tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ở 2 vị trí cho thấy, nồng độ SO2 trong không khí tại 4 vị trí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Nồng độ dao động trong khoảng 28,9 – 33,5 mg/l, qua đó cho thấy nồng độ SO2 tại 2 vị trí lấy mẫu thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. * Chỉ tiêu CO: Giá trị CO (mg/l) 35000 30000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 721 692 0 KK1 KK2 QCVN 05:2013 Hình 4.17. Biểu đồ so sánh giá trị CO trong không khí tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.17 kết quả phân tích chỉ tiêu CO tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ở 2 vị trí cho thấy, nồng độ CO trong không khí tại 2 vị trí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Nồng độ dao động trong khoảng 692 – 721 mg/l, qua đó cho thấy nồng độ CO tại 2 vị trí lấy mẫu thấp hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT và không có dấu hiệu ảnh hưởng của nồng độ CO đến môi trường xung quanh.
  59. 49 * Chỉ tiêu NO2: Giá trị NO2 (mg/l) 250 200 200 150 100 50 17.8 19.4 0 KK1 KK2 QCVN 05:2013 Hình 4.18. Biểu đồ so sánh giá trị NO2 trong không khí tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.18 kết quả phân tích chỉ tiêu NO2 tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ở 2 vị trí cho thấy, nồng độ CO trong không khí tại 2 vị trí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Nồng độ dao động trong khoảng 17,8 – 19,4 mg/l, qua đó cho thấy nồng độ NO2 tại 2 vị trí lấy mẫu thấp hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT và không có dấu hiệu ảnh hưởng của nồng độ NO2 đến môi trường xung quanh.
  60. 50 * Nồng độ bụi lơ lửng: Tổng Bụi lơ lửng (mg/l) 350 300 300 250 200 150 100 45.5 42.7 50 0 KK1 KK2 QCVN 05:2013 Hình 4.19. Biểu đồ so sánh giá trị Bụi lơ lửng trong không khí tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.19 kết quả phân tích chỉ tiêu Bụi lơ lửng tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ở 2 vị trí cho thấy, nồng độ Bụi lơ lửng trong không khí tại 2 vị trí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Nồng độ dao động trong khoảng 42,7 – 45,5 mg/l, qua đó cho thấy nồng độ Bụi lơ lửng tại 4 vị trí lấy mẫu thấp hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. 4.2.4. Hiện trạng chất lượng môi trường đất * Số lượng mẫu: 02 mẫu * Vị trí lấy mẫu : + MĐ1: Tại nhà Ông Chim Văn Nôi - điểm TĐC Khu phố 11, thị trấn Mường Tè + MĐ2: Tại nhà Ông Chang Văn Đôi - điểm TĐC Nậm Khao, xã Nậm Khao.
  61. 51 * Quy chuẩn Việt Nam dùng để đánh giá: QCVN 03-MT:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất - Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.4. Kết quả phân tích môi trường đất tại các khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Kết quả QCVN 03- TT Thông số Đơn vị MĐ1 MĐ2 MT:2015/BTNMT 1 Asen mg/kg đất khô < 0,5 < 0,5 15 2 Cadimi mg/kg đất khô KPH KPH 1,5 3 Chì mg/kg đất khô 1,67 1,23 70 4 Đồng mg/kg đất khô 12,6 11,6 100 5 Kẽm mg/kg đất khô 52,4 48,6 200 (Nguồn: Viện kĩ thuật và Công nghệ môi trường) * Chỉ tiêu Chì: Giá trị Chì (mg/kg đất khô) 80 70 70 60 50 40 30 20 10 1.67 1.23 0 MĐ1 MĐ2 QCVN 03-MT:2015 Hình 4.20. Biểu đồ so sánh giá trị Chì trong đất tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
  62. 52 Nhận xét: Qua hình 4.20 kết quả phân tích chỉ tiêu Chì tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ở 2 vị trí cho thấy, hàm lượng Chì trong đất tại 2 vị trí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng Chì dao động trong khoảng 1,23-1,67 mg/kg , qua đó cho thấy hàm lượng Chì tại 2 vị trí lấy mẫu thấp hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT. * Chỉ tiêu Đồng: Giá trị Đồng (mg/kg đất khô) 120 100 100 80 60 40 20 12.6 11.6 0 MĐ1 MĐ2 QCVN 03-MT:2015 Hình 4.21. Biểu đồ so sánh giá trị Đồng trong đất tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.21 kết quả phân tích chỉ tiêu Đồng tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ở 2 vị trí cho thấy, hàm lượng Đồng trong đất tại 2 vị trí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng Đồng dao động trong khoảng 11.6 -12,6 mg/kg, qua đó cho thấy hàm lượng Đồng tại 2 vị trí lấy mẫu thấp hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT.
  63. 53 * Chỉ tiêu Kẽm: Giá trị Kẽm (mg/kg đất khô) 250 200 200 150 100 52.4 48.6 50 0 MĐ1 MĐ2 QCVN 03-MT:2015 Hình 4.22. Biểu đồ so sánh giá trị Kẽm trong đất tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhận xét: Qua hình 4.22 kết quả phân tích chỉ tiêu Kẽm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ở 2 vị trí cho thấy, hàm lượng Kẽm trong đất tại 2 vị trí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng Kẽm dao động trong khoảng 48,6 -52,4 mg/kg, qua đó cho thấy hàm lượng Kẽm tại 2 vị trí lấy mẫu thấp hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT. 4.2.5. Đánh giá chung - Về môi trường nước ngầm: Nước ngầm tại các khu TĐC còn tương đối tốt. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. Chỉ có chỉ tiêu Mn, Sắt vượt tiêu chuẩn cho phép, nhưng vượt không cao. - Về môi trường nước mặt: + Nước mặt tại các khe suối tại các khu tái định cư tương đối sạch, đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt của các hộ dân khu TĐC.
  64. 54 + Các chỉ tiêu phân tích cho thấy đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:20015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (cột A2) – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. - Về môi trường không khí: + Không khí tại các khu tái định cư trong sạch, không bị ô nhiễm các thông số như: CO, NO2, SO2, Tổng bụi lơ lửng. + Kết quả phân tích chất lượng không khí tại một số điểm tái định cư cho thấy: Các thông số như CO, NO2, SO2, Tổng bụi lơ lửng đều rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không kí xung quanh (tính trung bình 1h) - Về môi trường đất: Kết quả phân tích một số kim loại trong đất cho thấy, tất cả các chỉ tiêu kim loại đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia của một số kim loại nặng trong đất. 4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh. Khi xây dựng cơ sở hạ tầng, do chạy theo tiến độ nên nhiều công trình cấp nước sạch hiện đã hư hỏng, xuống cấp. Tuy nhiên, nhiều năm qua chính quyền địa phương cũng không thể liên hệ được với chủ đầu tư để giải quyết vấn đề bất cập này. Chính vì vậy, trong công tác TĐC, các địa phương cần
  65. 55 thiết phải có phương án hỗ trợ người dân trong việc tích trữ nước, mắc nối các đường ống nước hoặc có kế hoạch xây dựng nhà máy nước sạch từ lòng hồ, nhằm chấm dứt tình trạng như hiện nay là người dân tự làm vừa tốn tiền vừa kém hiệu quả lại không ổn định lâu dài. Tăng cường công tác kiểm soát, chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục các tình trạng suy thoái môi trường. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó bao gồm các phương pháp làm giảm hàm lượng các chỉ tiêu Fe, Mn trong nước. * Các phương pháp khử Fe và Mangan trong nước Đun sôi Làm thoáng đơn giản bề mặt lọc Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên Làm thoáng cưỡng bức (giàn mưa có quạt gió và có áp lực đẩy nước) Khử sắt và mangan bằng hoá chất Khử sắt và mangan bằng Clo Khử sắt và mangan bằng Kali Permanganat (KMnO4) Biện pháp khử sắt bằng H2O2 Biện pháp khử sắt và mangan bằng vôi Khử sắt và mangan bằng phương hóa lí Trao đổi cation Điện phân
  66. 56 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận * Môi trường nước ngầm Qua kết quả phân tích cho thấy nước ngầm tại các điểm TĐC có giá trị Mangan dao động từ 0,6 – 0,9 mg/l đều ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép QCVN 1,2 – 1,8 lần. + Hàm lượng sắt dao động từ 8,8 – 9,6 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,56 – 1,92 lần. + Hàm lượng Coliform dao động từ 30 – 46 MNP/100ml, cao hơn tiêu chuẩn cho phép 10 – 15,33 lần. Còn lại các chỉ tiêu khác như Độ cứng, Nitrat, Kẽm, Amino đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2015/BTNMT * Môi trường nước mặt Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước mặt tại các điểm TĐC có giá trị TSS đã xấp xỉ bằng với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT. Còn lại các chỉ tiêu khác như Nitrat, COD, đều thấp và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. * Môi trường không khí Từ các kết quả về chất lượng không khí khu vực TĐC cho thấy công tác bảo vệ môi trường ở đây tương đối tốt. Chất lượng không khí đạt yêu cầu so với quy chuẩn hiện hành * Môi trường đất Qua kết quả phân tích một số kim loại trong đất cho thấy, tất cả các chỉ tiêu kim loại đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia của một số kim loại nặng trong đất.
  67. 57 5.2. Kiến nghị Từ kết quả đánh giá hiện trạng môi trường khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn về quy hoạch các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tập quán của người dân ở khu TĐC; các nghiên cứu về chất lượng nước; nghiên cứu về chuỗi giá trị nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. + Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước. + Thực hiện quan trắc và lấy mẫu về phân tích để kiểm tra chất lượng nguồn nước thường xuyên + Khắc phục tình trạng thiếu nước, các công trình cấp thoát nước cần được trùng tu sửa chữa lại. + Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai việc huy động các nguồn lực xây dựng các công trình, dự án cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh môi trường, cải tạo hệ thống thoát nước thải, thành lập tổ thu gom vệ sinh rác thải và vệ sinh môi trường. + Tiết kiệm tối đa lượng nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. + Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.
  68. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thạc Cán, Nguyễn Thượng Hùng, Lâm Minh Triết, Đặng Trung Nhuận, tuyển tập báo cáo khoa học về "Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững", Hà nội, 1995."Một số đặc điểm về hiện trạng và diễn biến môi trường Thế Giới và cố gắng tới phát triển bền vững - Lê Thạc Cán. Chương trình KT02". 2. Vũ Minh Cát, Bùi Công Quang, “Thủy văn nước dưới đất”, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội 2002. 3. Đặng Kim Chi (1998), Hóa học môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Đặng Kim Chi (2001), Hóa học môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Nguyễn Huy Dương, Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quỳnh Lộc thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An. 6. Lưu Đức Hải (2002), cơ sở khoa học môi trường, NXB quốc gia Hà Nội. 7. Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Phú Duyên, Đánh giá việc Tái định cư sau khi tích nước hồ thủy điện Lai Châu. Đề tài cấp Bộ 2018. Đăng trên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 17 (295) (9-2018). 8. Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải (2015), Giáo trình Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên 9. Hà Đình Nghiêm (2014), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 10. Phạm Hồng Đức Phước (2005), Thực trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.
  69. 11. Lương Đức Phẩm (2002), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, Nhà xuất bản giáo dục. 12. Nguyễn Thị Thu Thủy (2005), “Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 13. Đặng Xuân Thường và cs (2018) Đánh giá rủi ro đối với tài nguyên và môi trường tại các điểm tái định cư thủy điện Lai Châu”, đăng trên Tạp chí Môi trường và Đô thị số 5 (118), T8/2018. 14. Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản (2010), Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, NXB từ điển bách khoa – Hà Nội. 15. Lê Thị Hồng Vân, Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước trên địa bàn xã Nam Tiến thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 16. Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 17. Hội nước sạch – Vệ sinh môi trường Việt Nam (2006), “Nước sạch – vệ sinh môi trường Việt Nam trong phát triển bền vững thực trạng và giải pháp”.