Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2017 và để xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

pdf 61 trang thiennha21 13/04/2022 5410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2017 và để xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_khong_khi_tai_cac_l.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2017 và để xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– PHẠM DUY MINH “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC LÀNG CÓ NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN NĂM 2017 VÀ ĐỂ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 THÁI NGUYÊN – 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– PHẠM DUY MINH “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC LÀNG CÓ NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN NĂM 2017 VÀ ĐỂ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46 KHMT – N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Cảnh THÁI NGUYÊN – 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong toàn bộ quá trình học tập tại Trường Đại học Nông lâm và thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học môi trường với đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2017 và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các anh chị tại cơ sở thực tập, bạn bè và gia đình. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong khoa Môi trường –Trường Đại học Nông lâm đã truyền đạt cho em những kiến thưc, kinh nghiệm quý báu, tạo môi trường học thuận lợi nhất trong suốt thời gian em học tập tại trường. Em gửi lời cảm ơn chân thành đến: Viện trưởng – Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường cùng các anh chị tại Phòng dự án và tư vấn pháp lý môi trường đã chỉ bảo hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại Viện. Đặc biệt em xin chân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Cảnh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, em chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã trao đổi, giúp đỡ em trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Phạm Duy Minh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Ký hiệu, vị trí và toạ độ khí thải khu vực làng có nghề 16 Bảng 4.1: Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Sóc Sơn từ năm 2008 - 2016 28 Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính huyện Sóc Sơn giai đoạn 2006-2016 29 Bảng 4.3: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2016 theo vùng của Sóc Sơn 30 Bảng 4.4: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện Sóc Sơn 32 Bảng 4.5: Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Sóc Sơn 33 Bảng 4.6: Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi khí hậu 38 Bảng 4.7: Kết quả phân tích các chỉ tiêu gây ô nhiễm không khí 40
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ mạng lưới không gian Huyện Sóc Sơn 21 Hình 4.2: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu SO2 (Từ K55 – K22) 42 Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu SO2 (Từ K23 – K39) 42 Hình 4.4: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO2 (Từ K5 – K22) 43 Hình 4.5: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO2 (Từ K23 – K39) 44 Hình 4.6: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu CO (Từ K5 – K22) 45 Hình 4.7: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu CO (Từ K23 – K39) 45 Hình 4.8: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Bụi tổng tại 9 xã có nghề trên địa bàn Huyện Sóc Sơn 46
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường NĐ-CP : Nghị định Chính phủ PM : Chất dạng hạt QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCSS : Tiêu chuẩn so sánh TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.3. Yêu cầu của đề tài 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học 5 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 8 2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới và Việt Nam 8 2.2.1. Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới 8 2.2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam 11 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 14 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14 3.1.2. Phạm vị nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14
  8. vi 3.4. Phương pháp nghiên cứu 14 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu 14 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu thực địa 15 3.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý mẫu 19 3.4.4. Phương pháp tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu 20 3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Sóc Sơn 21 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn 27 4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn 37 4.3. Đề xuất cả biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường 48 4.3.1. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường đối với chủ sở hữu cơ sở 48 4.3.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường đối với cơ quan quản lý nhà nước 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nóng, ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục, không chỉ là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực nào đó mà trở thành vấn đề chung của nhân loại, của toàn cầu. Tình trạng ô nhiễm đang xảy ra ở nhiều nơi nó làm thay đổi cấu trúc, thành phần môi trường đất, nước, không khí và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và sinh vật. Một trong những vấn đề về ô nhiễm môi trường được coi là báo động và cực kỳ nhức nhối nhất đối với tất cả các nước trên thế giới chính là vấn đề ô nhiễm không khí Những năm gần đây vấn đề ô nhiễm không khí đang được coi là nổi cộm bởi vì chính ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự biến đổi khí hâu, nóng lên toàn cầu, thủng tầng ozôn và mưa axit Nguyên nhân của những vấn đề này lại chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành công nghiệp, các hoạt động dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải hay chính hoạt động sinh hoạt thường ngày của chúng ta đã làm cho môi trường không khí nơi mà chúng ta duy trì sự sống hàng ngày đã trở nên ngày càng nghiêm trọng. Ở Việt Nam hiện nay là một nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hoạt động công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm cho chất lượng môi trường không khí ở những khu vực này ngày một suy giảm. Vấn đề về dân số, mật độ dân số ở các khu đô thị, gia tăng phương tiện tham gia giao thông ở các thành phố
  10. 2 lớn cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm khí và bụi. Ô nhiễm không khí không chỉ xuất hiện tại các thành phố lớn, khu đô thị, khu công nghiệp tập trung mà nó còn đang diễn ra trong cả khu vực nông thôn hiện nay. Huyện Sóc Sơn thuộc Thành phố Hà Nội là một trong các huyện có sự phát triển kinh tế mạnh, tập trung nhiều điểm công nghiệp đang hoạt động, tình hình dân số, phương tiện giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng của huyện trong những năm gần đây cũng phát triển mạnh. Vấn đề về môi trường cũng được các cấp lãnh đạo của huyện rât quan tâm. Một trong những vấn đề về môi trường được các cấp lãnh đạo huyện quan tâm chính là vấn đề ô nhiễm không khí tại các làng có nghề. Các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình, xen kẽ với khu vực sinh hoạt với quy trình sản xuất thô sơ hoặc chưa áp dụng công nghệ xử lý đúng đắn đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sức khỏe, sinh hoạt của các hộ dân xung quanh. Nhằm góp phần đánh giá hiện trạng môi trường không khí các làng có nghề hiện nay trên địa bàn của huyện cũng như từng bước khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường không khí, đưa ra được những chính sách quản lý phù hợp, bảo vệ môi trường không khí và cũng chính là bảo vệ sức khỏe con người là một vấn đề rất cần thiết và bách hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Nguyễn Minh Cảnh tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2017 và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” .
  11. 3 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá cụ thể các chỉ tiêu của môi trường không khí tại các xã có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. - Xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm chính tại các làng có nghề. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn, giúp quản lý và kiểm soát ô nhiễm. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Quan trắc lấy mẫu và phân tích các thông số ô nhiễm, so sánh với QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - Đánh giá thực trạng môi trường không khí các xã có nghề. - Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu, quản lý, nâng cao chất lượng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học - Vận dụng tốt những kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế. - Nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết thực tế về các vấn đề môi trường đang được xã hội quan tâm. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
  12. 4 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần đánh giá chất lượng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn, chỉ ra được các nguyên nhân gây ô nhiễm, so sánh mức độ ô nhiễm tại các làng có nghề đề đưa ra được các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp. - Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý nhà nước có các biện pháp xử lý và quản lý, nhằm nâng cao chất lượng môi trường. - Cung cấp các thông tin cần thiết góp phần giải quyết kịp thời các sự cố, bức xúc của người dân. - Kết quả góp phần giúp chính quyển các cấp thuộc UBND huyện Sóc sơn có được các thông tin chính xác về hiện trạng môi trường của các làng có nghề trên địa bàn huyện để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, nhằm giảm thiểu, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường trong tương lai.
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến ngành môi trường * Khái niệm về môi trường: - Theo khoản 1, điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” [7]. * Khái niệm về ô nhiễm môi trường: - Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [7]. * Khái niệm về hoạt động Bảo vệ môi trường: - Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đên môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hổi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [7]. * Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: - Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất
  14. 6 thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” [7]. * Tiêu chuẩn môi trường: - Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [7]. 2.1.1.2. Một số khái niệm về môi trường không khí, chất gây ô nhiễm môi trường không khí - Môi trường không khí: là lớp khí quyển bao quanh Trái đất, được giới hạn từ bề mặt thủy quyển và thạch quyển đến giới hạn trên bởi không gian giữa các hành tinh và được xem như một hợp phần của môi trường tự nhiên (Phạm Ngọc Hồ và cs, 2009)[6]. - Ô nhiễm không khí: là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí có sự xuất hiện của các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật (Lương Văn Hinh và cs, 2015)[5]. - Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Là những chất mà sự có mặt của nó trong không khí gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật + Chất ô nhiễm sơ cấp: Là chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp và môi trường từ nguồn phát sinh: SO2, CO2, CO, bụi (Lương Văn Hinh và cs, 2015)[5]. + Chất ô nhiễm thứ cấp: Là chất thâm nhập vào môi trường thông qua phản ứng giữa các chất ô nhiễm sơ cấp và phản ứng thông thường của khí quyển: SO3, H2SO4 (Lương Văn Hinh và cs, 2015)[5].
  15. 7 - SO2: Là chất khí không màu, có vị hăng cay khí nồng độ trên 1ppm. Khi khuếch tán vào trong khí quyển, SO2 bị oxy hóa thành SO3 hay muối sunfat, chúng sẽ tách khỏi không khí rơi xuống mặt đất theo nước mưa. Đây là nguyên nhân chính gây ra các trận mưa acide phá hoại thảm thực vật trên mặt đất gần các khu công nghiệp (Phạm Tiến Dũng, 2008)[4]. - CO: CO sinh ra trong quá trình cháy không hoàn toàn nhiên liệu gốc cacbon như than, củi, dầu, khí đốt, CO là chất khí không màu, không mùi, trong không khí CO bị oxi hóa chậm thành CO2, CO có khả năng hòa tan vào nước mưa và rơi xuống đất (Phạm Tiến Dũng, 2008)[4]. - NOx: Chất khí này được hình thành từ khí Nitơ và oxy trong không khí kết hợp với nhau ở nhiệt độ cao. Do vậy nó chỉ thường thấy ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Trong khí quyển, NO2 kết hợp với gốc OH trong không khí để taoh hành HNO3. Khi trời mưa NO2 và các phần từ HNO3 theo nước mưa rơi xuống đât làm giảm độ PH trong nước mưa (Phạm Tiến Dũng, 2008)[4]. - Bụi: là một tập hợp nhiều hạt vật chất hữu cơ và vô cơ có kích thước nhỏ bé, tồn tại trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung, gồm hơi, khói, mù (Lương Văn Hinh và cs, 2015)[5]. - VOCs: là các hóa chất Carbon, bay hơi rất nhanh. Khi đã lẫn vào không khí, nhiều loại VOCs có khả năng liên kết lại với nhau hoặc nối kết các phần tử khác trong không khí tạo ra các hợp chất mới. Một số hỗn hợp có nguồn gốc thiên nhiên, một số khác không độc hại (Lương Văn Hinh và cs, 2015)[5]. - Pb: Có trong môi trường không khí được xả ra từ các phương tiện có động cơ tham gia giao thông có chứa hàm lượng Pb nhất định. Ngoài ra Pb được sinh ra từ các mỏ quặng, từ các cơ sở sản xuất pin, ác qui, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất khác (Lương Văn Hinh và cs, 2015)[5].
  16. 8 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Nghị định 19/2015/NĐ-CP, ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 03/2015/NĐ-CP, ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường. - Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT, ngày 29 tháng 09 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường. - Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT, ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT, ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường. - QCVN 46:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quan trắc khí tượng. - QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. 2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới Lịch sử nhân loại đã xảy ra khá nhiều hiểm họa về ô nhiễm không khí. Có thể kể đến thảm họa đầu tiên xảy ra trong thế kỷ 20 do ô nhiễm môi trường không khí gây ra là khí thải công nghiệp thải ra gây nên hiện tượng “Nghịch đảo nhiệt” kìm hãm không cho khí thải phát tán lên cao, gây nên
  17. 9 hiện tượng đầu độc ở thành phố thuộc thung lũng Manse Bỉ vào năm 1930 và cũng tương tự như vậy ở dọc thung lung Monongahela vào năm 1948. Trong các thảm họa này làm cho hàng trăm người chết và rất nhiều người khác bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện tượng nghịch đảo nhiệt đã làm tăng nồng độ hơi khí độc gây ngạt thở tại thủ đô London nước Anh, làm chết và bị thương 4000 đến 5000 người (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8]. Tại nước Mỹ vào tháng 8 năm 1969 không khí ô nhiễm bị “tù hãm” lâu ngày bao phủ từ miền Chicago và Milwankee tới New Orleans và Philadenlphia gây rất nhiều thiệt hại. Thảm họa lớn nhất do ô nhiễm không khí xảy ra trong thời gian gần nhất, đó là vụ rò rỉ khí MIC (khí Metyl-iso- cyanate) của liên hiệp sản xuất phân bón ở Bhopal thuộc Ấn độ vào năm 1984. Khoảng trên 2 triệu người đã bị nhiễm độc, trong đó có 5000 người chết và 50000 người bị nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị mù (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8]. Thành phố Mexico, thủ đô của Mexico với 20 triệu dân là thành phố đông dân nhất thế giới và cũng là nơi ô nhiễm môi trường không khí vào loại bậc nhất thế giới. Tháng 3 năm 1998, dân chúng thành phố đã trải qua những ngày rất khó khăn do trên 2.5 triệu chiếc xe hơi và khoảng 30 ngàn xí nghiệp công nghiệp hoạt động thải vào môi trường lượng khí độc, bụi và mùi hôi rất lớn. Theo thống kê cho thấy mỗi năm khoảng 4,3 triệu tấn chất thải độc hại thải vào môi trường làm cho nồng độ Ozôn cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3 lần (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8]. Vụ thảm họa nhà máy điện nguyên tử Trernobưn của Ucraina (thuộc Liên Xô cũ) vào năm 1984. Hậu quả của thảm họa này không chỉ gây ảnh hưởng ngay khi xảy ra và nó còn tiềm ẩn và gây ảnh hưởng rất lâu dài cho đến nay vẫn chưa khắc phục được (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8].
  18. 10 Sang đến thế kỷ 21 hiện nay vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng, ô nhiễm không khí cùng với việc khai thác tài nguyên không hợp lý, chặt phá rừng bừa bãi , làm cho tầng ô zôn bị thủng, gây nên hiệu ứng nhà kình và đặc biệt là thay đổi khí hậu toàn cầu gây nên hiện tượng Enlino và Lanina kèm theo những trận mưa lụt, bão lũ khủng khiếp và hạn hán kéo dài. Khoảng 18.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm không khí. Trên thực tế, số người chết do ô nhiễm không khí mỗi năm - 6,5 triệu người chết - là theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới Tổ chức (WHO), lớn hơn nhiều so với con số từ HIV/AIDS, lao và đường bộ thương tích kết hợp. Ô nhiễm không khí cũng mang lại chi phí lớn cho nền kinh tế và thiệt hại cho môi trường. Trong nhiều báo cáo cho thấy hiện nay thành phố Bắc thuộc Trung Quốc trong năm 2017 trình trạng ô nhiễm không khí đã trở nên trầm trọng. Theo dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nồng độ hạt “siêu bụi” hay bụi phân tử PM 2.5 (tương đương với các hạt vật chất có đường kính lên tới 25 micromet; có thể xâm nhập vào phổi người) trong không khí ở mức 300 được coi là rất nguy hiểm. Trong khi đó, nồng độ bụi PM 2.5 ở nhiều thời điểm được ghi nhận tại Bắc Kinh đã lên đến mức gần gấp đôi, khoảng 500 (Minh Trần, 2015)[11]. Cũng có thể kể đến ô nhiễm môi trường không khí tại Ấn độ “Người đứng đầu chính quyền thành phố New Delhi Arvind Kejriwal cho biết cả thành phố như một "buồng kín đầy khí ga". Các trường mẫu giáo và tiểu học cho trẻ nhỏ buộc phải đóng cửa và hoãn toàn bộ các hoạt động xã hội ngoài trời. Người dân cảm thấy khá lo sợ về màn sương mù dày đặc che tầm nhìn khi tham giao giao thông và một số triệu chứng như khó thở, rát họng (Thu Phương, 2017)[10]. Báo cáo với dữ liệu mới nhất vào năm 2017 cũng nói rằng mức độ ô nhiễm không khí là cao nhất ở khu vực phía Đông của Địa Trung Hải và
  19. 11 Đông Nam Á. Tại hai khu vực này, lượng chất độc trong không khí một số nơi thậm chí cao gấp 5 lần mức giới hạn của WHO và có ảnh hưởng nhiều nhất đến tầng lớp nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất Ô nhiễm không khí cùng với việc khai thác tài nguyên không hợp lý, chặt phá rừng bừa bãi , làm cho tầng ôzon bị thủng, gây nên hiệu hứng nhà kính và đặc biệt là thay đổi khí hậu toàn cầu hây nên hiện tượng Elnino và Lanina kèm theo những trận mưa lụt, bão khủng khiếp và hạn hán kéo dài. Kết quả cuối cùng là dẫn đến thiệt hại nhân mạng tài sản của cộng đồng cùng nạn cháy rừng nghiêm trọng như đã từng xảy ra ở Bangladesh, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Indonesia và các nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Kèm theo các hiện tượng này là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường không khí không chỉ trên phạm vi một nước mà có thể ảnh hưởng tới các nước lân cận (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8]. 2.2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam Tại Việt Nam chưa xảy ra thảm họa nào gây ảnh hướng đến môi trường do ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, nông nghiệp đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí lên rất cao, nhất là sau khi có chính sách mở cửa đầu tư vào năm 1984 của Đảng và Nhà nước ban hành. Tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn, nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất nhiều. Gần đây chúng ta đã phát hiện đã có mưa axit ở Cà Mau và Bạc Liêu và có thể là nhiều nơi khác (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8]. Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam hiện nay thường tập trung ở các thành phố lớn và các khu cộng nghiệp đã nguy cơ ngày một tăng và trầm trọng. Trong nhiều báo cáo cho thấy các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là các thành phố đang gặp vấn đề về ô nhiễm không khí lớn nhất cả nước. Đặc biệt là Hà Nội và Thành
  20. 12 phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thải từ công nghiệp bên cạnh đó ô nhiễm không khí cũng phát sinh từ hoạt động giao thông và sản xuất từ các làng nghề Theo những con số thống kê của thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2005 với dân số là 6.239.938 người với mức độ gia tăng dân số hàng năm khoảng trên 110.000 người chưa kể dân số nhập cư không hợp pháp và khách vãng lai đã gây áp lực rất lớn về nhu cầu đi lại của người dân thành phố. Mạng lưới giao thông công cộng của thành phố cùng hệ thống đường xá chưa được quy hoạch và phát triển đồng bộ mặc dù thành phố đã có chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này đầu tư thêm các phương tiện giao thông xe bus, có chính sách trợ giá xe bus, tăng cường sửa chữa mạng lưới đường xá, xây dựng các vòng xoay, cầu trượt nhưng vẫn không hạn chế được mức độ ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng hiện nay (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8]. Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường Việt Nam, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên - Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, Nguyễn Xiển, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn 5-7 lần mức cho phép. Các khí ô nhiễm khác như CO, SO2 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng lên. Qua một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, trên địa bàn TP. Hà Nội có đến 72% số hộ gia đình mắc bệnh do ô nhiễm không khí (liên quan đến hô hấp), trong đó quận Hoàng Mai chiếm tỉ lệ cao nhất, 91,4%; thấp nhất là quận Tây Hồ với 55% (Đăng Hải, 2016)[9]. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM, tình hình ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố đang diễn biến ngày càng phức tạp, 89% số mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép. Tác nhân gây ra ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn thành phố chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông, nhà máy và công trình dự án xây dựng gây ra.
  21. 13 Cụ thể, mức độ ô nhiễm không khí đo được tại 15 trạm quan trắc rải đều khắp địa bàn thành phố cho thấy, mức độ ô nhiễm không khí đều vượt chuẩn cho phép. Bình quân về độ ô nhiễm không khí đều vượt mức chuẩn hơn 66%, trong đó có 10 vị trí vượt tới 91%. Còn nồng độ bụi trong không khí ven đường tại các trạm quan trắc này đo được cũng đều cho kết quả vượt quy chuẩn của VN từ 1,2-2,2 lần (Đăng Hải, 2016)[9].
  22. 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn Huyện Sóc Sơn – Hà Nội năm 2017. 3.1.2. Phạm vị nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu và đánh giá chất lượng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu chất lượng môi trường không khí tại các làng có nghề trong năm 2017. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu của đề tài là các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn. - Thời gian tiến hành: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn - Đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Đề xuất cả biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, chọn lọc các nguồn tài liệu, số liệu và thông tin liên quan của các đối tượng khác đã thu thập và xử lý từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp này các số liệu được thu thập từ: - Các báo cáo của Bộ, sở, ngành, cơ quan thống kê.
  23. 15 - Các báo cáo nghiên cứu của các cơ sở, của các đối tượng đã nghiên cứ và xử lý trước đó. - Các tài liệu, giáo trình liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu - Tài liệu điện tử, báo mạng, các cổng thông tin trực tuyến trên internet. Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, các thống kê của cục thống kê về kinh tế xã hội của vùng đang thực hiện nghiên cứu. 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu thực địa Để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường của các làng có nghề. Người thực hiện đề tài đã lấy mẫu tại 35 điểm trên địa bàn 9 làng có nghề. Hiện nay trên địa bàn Huyện Sóc Sơn không có làng nghề, chỉ có làng có nghề cụ thể như sau: - Làng có nghề truyền thống: Thôn Thu Thủy - Xã Xuân Thu với nghề truyền thống các sản phẩm làm từ tre trúc và Thôn Xuân Dương - Xã Kim Lũ với nghề truyền thống mây tre đan. - Làng có nghề: Có 07 làng có nghề mộc gồm: Thôn Xuân Lai - Xã Xuân Thu; Thôn Kim Hạ - Xã Kim Lũ; Thôn Tăng Long - Xã Việt Long; Thôn Vệ Sơn - Xã Tân Minh; Thôn Lai Cách - Xã Xuân Giang; Thôn Thanh Linh - Xã Hồng Kỳ; Thôn Đức Hậu - Xã Đức Hòa.
  24. 16 Bảng 3.1: Ký hiệu, vị trí và toạ độ khí thải khu vực làng có nghề Kí Tọa độ TT Vị trí lấy mẫu hiệu X Y Tại các hộ làm mộc giữa Thôn Hiệu Chân 1 KK5 2355076 595484 – Xã Tân Hưng Tại các hộ làm mộc cuối Thôn Hiệu Chân 2 KK6 2355085 595492 – Xã Tân Hưng Tại các hộ làm mộc giữa Thôn Cẩm Hà – 3 KK7 2354986 595463 Xã Tân Hưng Tại các hộ làm mộc cuối Thôn Cẩm Hà – 4 KK8 2354979 595456 Xã Tân Hưng Tại các hộ làm mộc Thôn Yên Tàng – Xã 5 KK9 2356261 592337 Bắc Phú Tại các hộ làm mộc đầu Thôn Xuân Tàng 6 KK10 2356378 592447 – Xã Bắc Phú Tại các hộ làm mộc cuối Thôn Xuân Tàng 7 KK11 2356384 592453 – Xã Bắc Phú Tại các hộ làm mộc Thôn Bắc Vọng – Xã 8 KK12 2352645 594393 Bắc Phú Tại các hộ làm mộc Thôn Phú Tàng – Xã 9 KK13 2353075 592805 Bắc Phú Tại các hộ làm mộc Thôn Vệ Sơn Đoài – 10 KK14 2354478 590279 Xã Tân Minh Tại các hộ làm mộc Thôn Thuỷ Lợi 2 – 11 KK15 2354607 589016 Xã Tân Minh 12 KK16 Tại các hộ làm mộc Thôn Thượng – Xã 2348475 590916
  25. 17 Đức Hoà Tại các hộ làm mộc đầu Thôn Đức Hậu – 13 KK17 2349157 591470 Xã Đức Hoà Tại các hộ làm mộc cuối Thôn Đức Hậu – 14 KK18 2349165 591478 Xã Đức Hoà Tại các hộ làm mộc Thôn Tiên Tảo – Xã 15 KK19 2350362 594347 Việt Long Tại các hộ làm mộc Thôn Lương Phúc – 16 KK20 2350510 596677 Xã Việt Long Tại các hộ làm mộc đầu Thôn Tăng Long 17 KK21 2351564 596423 – Xã Việt Long Tại các hộ làm mộc giữa Thôn Tăng Long 18 KK22 2351570 596429 – Xã Việt Long Tại các hộ làm mộc cuối Thôn Tăng 19 KK23 2351582 596441 Long, cách 50 m xuôi gió, Xã Việt Long. Tại các hộ làm mộc cuối Thôn Tăng 20 KK24 Long, cách 200 m xuôi gió, Xã Việt 2351595 596449 Long. Tại các hộ làm mộc Thôn Xuân Tảo – Xã 21 KK25 2350082 593132 Xuân Giang Tại các hộ làm mộc Thôn Lai Cách – Xã 22 KK26 2350600 593238 Xuân Giang Tại các hộ làm mộc đầu Thôn Thu Thuỷ – 23 KK27 2345526 592461 Xã Xuân Thu Tại các hộ làm mộc cuối Thôn Thu Thuỷ 24 KK28 2345531 592467 – Xã Xuân Thu
  26. 18 Tại các hộ làm mộc đầu Thôn Xuân Lai – 25 KK29 2345567 592480 Xã Xuân Thu Tại các hộ làm mộc cuối Thôn Xuân Lai 26 KK30 2345580 592493 – Xã Xuân Thu Tại các hộ làm mộc Thôn Yên Phú – Xã 27 KK31 2344332 592784 Xuân Thu Tại các hộ làm mộc Thôn Kim Thượng – 28 KK32 2345619 594258 Xã Kim Lũ Tại các hộ làm mộc đầu Thôn Xuân 29 KK33 2346604 591733 Dương – Xã Kim Lũ Tại các hộ làm mộc cuối Thôn Xuân 30 KK34 2346615 591744 Dương – Xã Kim Lũ Tại các hộ làm mộc Thôn Kim Trung – 31 KK35 2346356 594602 Xã Kim Lũ Tại các hộ làm mộc đầu Thôn Kim Hạ – 32 KK36 2347549 594423 Xã Kim Lũ Tại các hộ làm mộc cuối Thôn Kim Hạ – 33 KK37 2347554 594429 Xã Kim Lũ Tại các hộ làm mộc Thôn Bến – Xã Đông 34 KK38 2346343 590860 Xuân Tại các hộ làm mộc Thôn Yêm – Xã 35 KK39 2347853 589339 Đông Xuân * Phương pháp lấy mẫu không khí: - Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường, các dụng cụ lưu giữ mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu, tuân thủ theo đúng
  27. 19 hướng dẫn trong các TCVN tương ứng và dựa theo quy trình/ quy phạm quan trắc và phân tích môi trường. - Các chỉ tiêu về Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, Hướng gió: được xác định bằng phương pháp sử dụng máy đo nhanh trực tiếp tại nơi lấy mẫu theo đúng quy định của QCVN 46:2012/BTNMT về quan trắc khí tượng. - Các chỉ tiêu về chất gây ô nhiễm không khí được lấy theo tiêu chuẩn: TCVN 5977:2005 về Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công; TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) về Không khí xung quanh – Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh đioxit phương pháp tetracloromercurat (TCM)/ pararo sanlin; TCVN 7172:2002 (ISO 11564:1998) về Sự phát thải nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng Nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin; TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998) về Không khí xung quanh – Xác định nồng độ khối lượng Nitơ đioxit - Phương pháp Griess – Saltzman cải biên; TCVN 7878-2:2010 (ISO 1996-2:2007) về Âm học – Mô tả, đo đạc và đánh giá tiếng ồn môi trường – Phần 2: xác định mức tiếng ồn môi trường. 3.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý mẫu Các mẫu không khí thu được trong quá trình đo đạc tại hiện trường được phân tích và xử lý tại phòng thí nghiệm của Viện Kỹ thuật công nghệ và Môi trường. Quy trình lấy mẫu, bảo quản, phân tích và xử lý mẫu được tiến hành theo đúng quy định, theo quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật. Các chỉ tiêu lựa chọn và phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm bao gồm các chỉ tiêu sau: - Nhiệt độ, độ ẩm,vận tốc gió, hướng gió: Xác định bằng phương pháp sử dụng máy test nhanh trực tiếp tại nơi lấy mẫu theo đúng quy định của QCVN 46:2012/BTNMT về quan trắc khí tượng.
  28. 20 - Độ ồn: TCVN 7878-2:2010 (ISO 1996-2:2007) về Âm học – Mô tả, đo đạc và đánh giá tiếng ồn môi trường – Phần 2: xác định mức tiếng ồn môi trường - SO2: TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) về Không khí xung quanh – Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh đioxit phương pháp tetracloromercurat (TCM)/pararo sanlin. - NO: TCVN 7172:2002 (ISO 11564:1998) về Sự phát thải nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng Nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin. - NO2: TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998) về Không khí xung quanh – Xác định nồng độ khối lượng Nitơ đioxit - Phương pháp Griess – Saltzman cải biên - CO: CDATET.HDPT.CO về Quy trình nội bộ hướng dẫn phân tích CO trong phòng thí nghiệm - Bụi tổng: TCVN 5977:2005 về Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công. 3.4.4. Phương pháp tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu Phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu đã thống kê, thu thập được qua đó tiến hành xử lý các số liệu đã điều tra, thu thập được và xử lý trên máy tính. 3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo Các số liệu sau khi đã qua xử lý được tổng hợp lại, so sánh với QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Số liệu sẽ được so sánh qua đó sẽ đánh giá được hiện trạng về vấn đề đang nghiên cứu và đưa ra được kết quả cuối cùng trong quá trình hoàn thiện báo cáo của vấn đề nghiên cứu.
  29. 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Sóc Sơn 4.1.1.1. Vị trí địa lý Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,30 ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính: 25 xã và 01 thị trấn. Có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Đông Anh; - Phía Đông giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; - Phía Tây giáp huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Hình 4.1: Sơ đồ mạng lưới không gian Huyện Sóc Sơn
  30. 22 Huyện có vị trí cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội: cửa ngõ phía Bắc theo Quốc lộ 3, cửa ngõ phía Tây theo Quốc lộ 2, cửa ngõ phía Đông theo Quốc lộ 18. Đây là địa bàn có vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông đối ngoại khá phát triển, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các trục quốc lộ Hà Nội- Thái Nguyên, Bắc Ninh- Hà Nội- Việt Trì, vì vậy nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội. 4.1.1.2. Địa hình, địa chất * Địa hình Sóc Sơn là vùng bán sơn địa với 3 loại địa hình chính: vùng đồi gò, vùng giữa và vùng đồng bằng ven sông. - Vùng đồi gò của Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 200-300 m so với mặt nước biển. Nơi có địa hình cao nhất là núi Hàm Lợn (cao 485m), núi Đền Sóc (cao 308m), điểm thấp nhất của vùng này là 20m. Địa hình của vùng đồi gò thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình ở đây chia cắt tương đối mạnh, sườn dốc lưu vực ngắn. Độ dốc trung bình từ 20-250, có nơi độ dốc trên 350. - Vùng giữa nằm trên địa bàn 9 xã Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Hiền Ninh, Phù Ninh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và thị trấn Sóc Sơn với diện tích khoảng 9.300 ha. Địa hình của vùng chủ yếu là ruộng bậc thang, độ cao trung bình từ 20 - 40m. - Vùng đồng bằng ven sông: nằm trên địa bàn 12 xã là Thanh Xuân, Phù Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân Giang, Phú Minh, Phú Cường, Đông Xuân, Đức Hoà, Tân Hưng, Xuân Thu và Bắc Phú. Địa hình của vùng khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 10 - 20 m, trong đó có khoảng 1.000 ha đất thường xuyên bị ngập úng. * Địa chất Cấu tạo địa chất của huyện mang đặc trưng chủ yếu thuộc hệ Trias
  31. 23 Thống thượng, bậc Carmi, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạch chính là: Sa thạch, Diệp thạch sét, và hệ Jura gồm Cuội kết. Vùng đất này cũng được tạo nên là địa chất phù sa cổ thuộc kỷ Đệ tứ có tuổi hình thành trẻ nhất. 4.1.1.3. Khí hậu. Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3-5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờ nắng). Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm2, bức xạ quang hợp chỉ đạt 61,4 kcal/cm2. Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500-9.0000C. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm (1.670 mm), lượng mưa năm ít nhất là 1.000mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 2.630mm. Song lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 với lượng mưa chiếm 80-85% lượng mưa của cả năm, mùa này thường có những trận mưa kéo dài, kèm theo gió xoáy và bão. Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650mm. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đông nam thổi vào mùa hè và gió mùa Đông bắc thổi vào mùa Đông. Hàng năm huyện Sóc Sơn nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 - 7 cơn bão. Bão thịnh hành từ tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất, bão thường trùng với thời kỳ nước sông Hồng lên cao, đe dọa không chỉ sản xuất nông nghiệp mà cả đời sống nhân dân. Nhìn chung, khí hậu của Sóc Sơn có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Hạn chế của khí hậu ở đây là lượng mưa lớn tập trung vào khoảng thời gian ngắn dễ gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm
  32. 24 cho đất bị nghèo kiệt, nhất là đối với những diện tích đất không có thảm thực vật che phủ, độ dốc lớn. 4.1.1.4. Thủy văn Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện. Bên cạnh đó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô. Hệ thống sông không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi mùa mưa lũ đến. Đối với vùng đồi gò Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, với mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2-1,5 km/km2, bao gồm: suối Cầu Chiền, suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối Đồng Quang, ngòi Nội Bài, chảy ra 3 sông bao quanh huyện là: Sông Công (phía Bắc), sông Cầu (phía Đông) và sông Cà Lồ (phía Nam) 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất Tài nguyên đất của huyện có 15 loại đất chính, trong đó: - Đất phù sa có diện tích phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Nam huyện. Tổng diện tích khoảng 5.061 ha, bao gồm 8 loại sau đây: Đất phù sa được bồi hàng năm thường chua (Pb.c), với tổng diện tích 385 ha; đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu (Pb.i.k), với tổng diện tích 419 ha; đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu (Pb), có tổng diện tích 664 ha; đất phù sa không được bồi có gley trung bình hoặc mạnh (Ps), với tổng diện tích 542 ha; đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu thường chua (Pc), với tổng diện tích 680 ha; đất phù sa không được bồi gley mạnh úng nước mưa mùa hè (Pj), với tổng diện tích 990
  33. 25 ha, đất phù sa ngòi suối (Py), với tổng diện tích 172 ha và đất phù sa không được bồi dưới có sản phẩm feralitic (Pf), với tổng diện tích 1.209 ha. - Đất bạc màu bao gồm 2 loại: Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic (Ba), đây là loại đất phổ biến nhất với tổng diện tích 10.655 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích tự nhiên của huyện và đất dốc tụ xen đồi núi bạc màu không có sản phẩm feralitic (D), là loại đất chỉ có ở Sóc Sơn, nằm xen kẽ các thung lũng hẹp, với diện tích 1.846 ha. - Nhóm đất feralitic: là nhóm đất đặc trưng của vùng đồi gò Sóc Sơn với 5 loại đất sau: Đất feralitic trên núi (Fe), với tổng diện tích 1.091 ha; đất feralitic vàng đỏ hoặc vàng phát triển trên đá sa thạch quăczit, cuội kết và dăm kết (Fs), chiếm diện tích khá lớn với 5.845 ha; đất feralitic vàng hoặc đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét aglit, silic, hoặc gnai xen lẫn fecmatit (Fa), với tổng diện tích 376 ha; đất feralitic nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (Fp), có tổng diện tích 879 ha và đất feralitic biến đổi do trồng lúa nước (Fl), đây là các khu vực thuộc các cánh đồng lúa nằm xen kẽ trong vùng đồi gò, có tổng diện tích 1.542 ha. - Diện tích còn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên của huyện. * Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Huyện Sóc Sơn có trữ lượng nước mặt khá dồi dào tuy nhiên nguồn nước mặt đang bị nguy cơ ô nhiễm đe dọa khó khăn cho khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hàng năm riêng vùng đồi gò đã tiếp nhận trung bình 50-60 triệu m3 nước mưa, đây là lượng nước mưa nghèo, phân bố không đều trong năm. - Nguồn nước ngầm: Huyện nằm trong khu vực có nguồn nước ngầm khá dồi dào với trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt có tầng bảo vệ chống ô nhiễm.
  34. 26 * Tài nguyên rừng Rừng của Sóc Sơn chủ yếu là các loại cây như: thông, bạch đàn, keo và các loại hỗn giao, trước đây ở một số khu vực đã trồng các cây rừng bản địa: lim xanh, bời lời nhớt, muồng, côm tầng, dung sạn, Hiện nay tổng diện tích đất có rừng là 3.596 ha, trong đó rừng có trữ lượng là 3.181,7 ha, với tổng trữ lượng là 224.468,1 m3. * Tài nguyên khoáng sản Nguồn khoáng sản của huyện chủ yếu là than bùn ở các xã phía Bắc huyện. Vàng sa khoáng ở Minh Trí phân bố dài 500 m bề rộng 30 - 50 m, kèm theo là 1 vành đai thiếc sa khoáng bậc 1 có diện tích 2,2 km2. Ngoài ra còn có nhiêu loại khoáng sản có giá trị là nguyên vật liệu xây dựng như Kaolin, đá ong, cát xây dựng. * Tài nguyên nhân văn Vùng đất này đã gắn với nhiều truyền thuyết, các di tích lịch sử đã ghi lại những truyền thống hào hùng của dân tộc ta trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt là di tích lịch sử Đền Sóc (xã Phù Linh) gắn với truyền thuyết Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó còn có hơn 300 di tích lịch sử, văn hoá khác nằm rải rác ở các xã trong huyện đã minh chứng cho một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và đậm chất nhân văn. Sóc Sơn đã và đang cùng với các quận, huyện khác góp phần đưa Thủ đô Hà Nội thành một trung tâm văn hoá của đất nước, nơi hội tụ và thu hút nhân tài, bách nghệ bốn phương. 4.1.1.6. Đặc điểm cảnh quan, môi trường Sóc Sơn là huyện duy nhất của Hà Nội có đồi gò mà trên đó là hệ thống rừng và cây xanh đa dạng, phong phú, đặc biệt là các cánh rừng thông có giá trị cảnh quan và nghỉ dưỡng rất tốt; bên cạnh đó là hệ thống các hồ nước, như: Đồng Quan, Đạo Đức, Hoa Sơn, Hàm Lợn, Đồng Đò, với mặt
  35. 27 nước rộng lớn tạo nên nhiều cụm cảnh quan sơn thuỷ, hữu tình kèm theo các loại địa hình đồi núi lượn sóng rất ngoạn mục. Hệ sinh thái của Sóc Sơn tương đối đa dạng với hơn 4 nghìn ha rừng hiện đang được bảo vệ nhằm mục tiêu phòng hộ và bảo vệ môi trường cho khu vực và cho toàn Thành phố. Cùng với các loài thực vật rừng như thông, bạch đàn, keo và một số loại cây rừng bản địa: lim xanh, bời lời nhớt, muồng, côm tầng, dung sạn, cùng với các loại cây trồng kinh tế khác như: vải, nhãn, xoài, hoa nhài, đã mang lại cho khu vực một môi trường ngày càng được cải thiện. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn 4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện có những bước chuyển biến rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng từ 2.015 tỷ đồng năm 2006 lên 12.427 tỷ đồng năm 2010 và đạt 33.055,7 tỷ đồng năm 2016 (theo giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2016 đạt 20%/năm, giai đoạn 2009 - 2016 đạt tới 24%/năm (là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của thành phố). Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 43,91% năm 2010 lên 81,09% vào năm 2016, ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 12,96% năm 2010 xuống còn 3,62% vào năm 2016. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành * Khu vực kinh tế nông nghiệp Khu vực nông nghiệp thời gian qua có sự tăng trưởng ổn định, nhưng chậm so với các ngành kinh tế khác. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 261 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 518 tỷ đồng năm 2010, đạt 1.113 tỷ đồng năm 2016 (theo giá thực tế), bình quân tăng 3,05%/năm. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nông nghiệp của huyện những năm
  36. 28 2007-2016 diễn ra theo xu hướng tương đối chậm, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, lâm nghiệp giảm chậm, ngành chăn nuôi tăng nhẹ 3%. Chi tiết chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1: Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Sóc Sơn từ năm 2008 - 2016 Đơn vị tính: % Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Lâm Nghiệp Thuỷ sản 2008 56,19 40,72 0,22 1,33 1,54 2011 54,73 42,80 0,13 0,70 1,64 2012 56,11 41,24 0,12 0,91 1,62 2013 48,51 49,46 0,11 0,37 1,55 2014 50,65 47,65 0,08 0,08 1,54 2016 51,04 46,82 0,00 0,31 1,83 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Sóc Sơn, Cục Thống kê Hà Nội, 2016) Tình hình phát triển ngành trồng trọt: Hiện tại trồng trọt chiếm 51,04% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Diện tích của cây lúa, cây ngô đã giảm xuống, diện tích trồng rau các loại tăng bình quân giai đoạn 2006-2016 từ 1.094 ha lến 1.436 ha; giai đoạn 2012 - 2016 sản lượng các loại rau hàng năm tăng bình quân 1,54%; năng suất cây lúa, cây ngô, cây rau đều tăng, trung bình mỗi năm tăng lên 1,8%. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi: giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 140 tỷ đồng năm 2008 lên đến 479 tỷ đồng năm 2016 (giá thực tế), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,46%/năm và chiếm tỷ trọng 46,82% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Quy mô các đàn bò, lợn và gia cầm đều có xu hướng tăng, đàn trâu giảm.
  37. 29 Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính huyện Sóc Sơn giai đoạn 2006-2016 Tăng Chỉ tiêu ĐVT 2006 2012 2013 2014 2016 trưởng BQ DT cả ha 17.138 16.613 17.077 16.695 18.298 3,05 năm Cây Năng tạ/ha 34 38,34 38,58 40,37 41,10 1,88 lúa suất Sản tấn 58.533 63.697 65.889 67.397 75.207 5,00 lượng DT cả ha 5.211 3.656 3.462 4.301 2.881 -7,53 năm Cây Năng tạ/ha 22 23,65 23,82 23,78 18,13 -6,09 ngô suất Sản tấn 11.642 8.685 8.248 10.229 5.222 -13,16 lượng DT cả ha 1.094 1.457 1.592 1.595 1.436 -5,83 Cây năm rau, Năng tạ/ha 108 96,71 92,42 94,19 113,79 7,84 đậu suất Sảnlươg tấn 11.791 14.091 14.714 15.023 16.340 1,54 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Sóc Sơn, Cục Thống kê Hà Nội, 2016) Theo số liệu năm 2016, tỷ trọng đàn lợn, đàn bò của vùng ven sông lần lượt là 46,10% và 36,20% tổng đàn của toàn huyện; vùng gò đồi có lợi thế phát triển đại gia súc, năm 2016 đàn trâu của vùng gò đồi là 2.576 con, chiếm 45,6% tổng đàn trâu của huyện. Cụ thể được so sánh ở bảng 4.3.
  38. 30 Bảng 4.3: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2016 theo vùng của Sóc Sơn Vùng gò đồi Vùng đất giữa Vùng ven sông Toàn huyện Cơ Cơ Loại vật Tổng Cơ cấu Tổng Cơ cấu Tổng Tổng cấu cấu nuôi (con) (%) (con) (%) (con) (%) (con) (%) 1. Tổng 26.527 20,87 41.914 32,98 58.666 46,15 127.101 100 đàn lợn Trong đó 4.118 23,25 5.289 29,87 8.303 46,88 17.710 100 lợn nái 2. Tổng 2.576 45,65 1.391 24,65 1.676 29,70 5.643 100 đàn trâu Trong đó 2.270 44,82 1.258 24,84 1.537 30,34 5.065 100 trâu cầy 3.Tổng đàn 8.078 27,91 10.364 35,81 10.499 36,28 28.941 100 bò Trong đó 4.594 27,37 6.046 36,02 6.145 36,61 16.785 100 bò cầy kéo (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Sóc Sơn, Cục Thống kê Hà Nội, 2016) Theo số liệu năm 2016, tỷ trọng đàn lợn, đàn bò của vùng ven sông lần lượt là 46,10% và 36,20% tổng đàn của toàn huyện; vùng gò đồi có lợi thế phát triển đại gia súc, năm 2016 đàn trâu của vùng gò đồi là 2.576 con, chiếm 45,6% tổng đàn trâu của huyện. Tình hình phát triển ngành thuỷ sản: Giá trị ngành thuỷ sản tính theo giá thực tế năm 2008 là 5,13 tỷ đồng, đến năm 2016 lên đến 18,13 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2007-2016 chậm, chỉ đạt 6,25%. Tình hình phát triển ngành lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên của huyện, năm 2010 chiếm 17,5% tổng DTTN, đến năm 2016 tỷ lệ này đã tăng lên 21,89%
  39. 31 tổng DTTN, tổng diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2009 - 2016 là 1.393 ha, bình quân mỗi năm trồng 200ha. Diện tích này phản ánh hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt về tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo hướng thay đổi cơ cấu cây trồng theo mục đích kinh tế, sinh thái. Khu vực công nghiệp Trong những năm gần đây, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 23,55% hàng năm giai đoạn 2007-2016. Về mặt giá trị, quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2007-2016 đã có sự tăng trưởng đại nhảy vọt, với quy mô tăng trên 36,8 lần (theo giá thực tế). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ gần 690 tỷ đồng năm 2006 lên 9.938 tỷ đồng vào năm 2011, 18.031 tỷ đồng năm 2013 và 25.395 tỷ đồng năm 2016. Về mặt tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của công nghiệp Sóc Sơn có thể được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 2007 - 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt tốc độ rất cao ở mức 32,57%/năm; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giảm mạnh trong giai đoạn 2011 - 2016, đạt mức 15,35%/năm. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế của huyện Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực công nghiệp. - Khu vực kinh tế dịch vụ Quy mô giá trị sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,16%/năm giai đoạn 2007-2016. Về mặt giá trị, quy mô sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2006 - 2016 đã tăng hơn 6 lần (giá thực tế). Giá trị sản xuất dịch vụ tăng từ gần 870 tỷ đồng năm 2006 lên 1.665 tỷ đồng năm 2011, 3.672
  40. 32 tỷ đồng năm 2013 và đạt 5.385 tỷ đồng năm 2016. Về mặt tương đối, đóng góp của dịch vụ vào giá trị sản xuất trên địa bàn đã giảm mạnh từ hơn 40% tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2006 xuống còn 13,4% năm 2007. Từ năm 2012, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ vào tổng giá trị sản xuất trên địa bàn duy trì ở mức khoảng từ 15-15,5%/năm. 4.1.2.3. Dân số Năm 2016 dân số huyện có 299.600 người, trong đó thị trấn có 4.300 người và các xã có 295.300 người. Bảng 4.4: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện Sóc Sơn STT Năm 2006 2010 2014 2016 1 Dân số có đến 31/12 247.300 266.000 294.143 299.600 2 Số trẻ em sinh ra 4.239 5.050 5,291 5.321 3 Tỷ suất sinh (%) 17,09 18,98 17,99 17,76 4 Số người chết 1.111 1.010 991 1.031 5 Tỷ lệ chết (%) 4,48 3,80 3,37 3,44 6 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 13,20 14,62 14,62 14,57 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Sóc Sơn, Cục Thống kê Hà Nội, 2016) Nhìn chung, dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ở mức thấp so với cả nước. Đây là thuận lợi lớn cho yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ dân số nông nghiệp giảm từ 87,10% dân số năm 2007 xuống còn 85,06% vào năm 2016. Mật độ dân số bình quân của huyện là 977 người/km2, phân bố không đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn với 5.063 người/km2, Phù Lỗ 2.116 người/km2, mật đô dân số thấp nhất ở các xã khu vực miền núi như Bắc Sơn 386 người/km2, Nam Sơn 280 người/ km2.
  41. 33 4.1.2.4. Lao động và việc làm Tổng số lao động trong độ tuổi của huyện có 199.264 người, chiếm 67,7% dân số, trong đó lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm gần 30% lực lượng lao động của huyện. Đây là một lợi thế rất to lớn, cần có chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang mở cửa, hội nhập. Bảng 4.5: Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Sóc Sơn Năm 2006 Năm 2011 Năm 2016 Hạng mục SL SL SL % % % (người) (người) (người) Tổng số 130.021 100 138.496 100 199.264 100 - LĐ công nghiệp 7.680 5,90 19.975 14,42 70.520 35,39 - LĐ nông nghiệp 116.976 89,96 99.877 72,12 91.374 45,85 - LĐ dịch vụ 5.365 4,12 13.316 9,61 37.370 18,75 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Sóc Sơn, Cục Thống kê Hà Nội, 2016) Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong suốt giai đoạn 2006-2016 đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực nhờ kết quả của CNH và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay huyện còn khoảng 5-7% lao động thiếu việc làm thường xuyên. Số lao động thiếu việc làm theo mùa vụ còn khá lớn, theo ước tính hiện nay lao động khu vực nông nghiệp mới sử dụng khoảng 70 - 80% số ngày công trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn. 4.1.2.5. Đời sống dân cư Trong những năm gần đây do sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. GDP bình quân đầu người đã tăng từ 45,98 triệu đồng/người năm 2011 lên 95,35 triệu đồng/người vào năm
  42. 34 2016. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 95%, số hộ sử dụng nước sạch chiếm 80%, số hộ được nghe đài, xem ti vi đạt 100%. 4.1.2.6. Thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng * Giao thông - Giao thông đường bộ: Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, ; với các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai và sang Trung Quốc, thông qua Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18 và đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nối sân bay Nội Bài với trung tâm Thành phố. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện là 227 km, mật độ bình quân đạt 0,86 km/km2. Huyện có hai bến xe khách, gồm: bến xe tại Phù Lỗ với quy mô 23mx90m và bến xe tại phố Nỉ với quy mô 20mx45m. Bên cạnh đó còn có rất nhiều bến phục vụ hoạt động của các tuyến xe buýt dọc Quốc lộ 3, Quốc lộ 2 và đường 131. - Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên đi qua các xã phía Đông của huyện với chiều dài khoảng 16 km với 2 ga đường sắt là ga Nỉ và ga Đa Phúc, với quy mô trung bình 50-60 người/ngày. Nền đường sắt đơn, gồm 2 khổ lồng 1000 mm và 1345 mm. Tuy nhiên do hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao nên tuyến đường sắt này hiện nay đã tạm dừng hoạt động. - Giao thông đường hàng không: Sân bay Nội Bài là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc với diện tích khu vực sân khoảng 325,5 ha, có đường cất hạ cánh rộng 45m dài 3.200 m. Lưu lượng lưu thông đạt khoảng trên 1 triệu lượt khách/ năm và khoảng 16 nghìn tấn hàng hoá. Trong những năm qua, sân bay quốc tế Nội
  43. 35 Bài liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ. Hiện nay đã đầu tư xây dựng Nhà ga T2 nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao theo quy hoạch được duyệt. - Giao thông đường thủy: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất là tuyến sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ. Hệ thống giao thông của huyện được quan tâm đầu tư, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá trong những năm tới đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư từ Thành phố. * Thủy lợi Toàn huyện hiện có 27 công trình hồ chứa, 119 công trình tiểu thuỷ nông, 129 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương. Hệ thống đê, kè các tuyến sông (khoảng 32 km) được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều tồn tại, đến nay mới đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 60- 70% diện tích đất canh tác, có những khu vực phải tưới 3 cấp * Giáodục – đào tạo Trong những năm qua ngành giáo dục của huyện có những cố gắng lớn bắt kịp với mục tiêu chung của toàn thành phố. Cơ sở vật chất cho dạy và học ngày càng nâng cao. Nhiều trường đã được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy như máy vi tính, các thiết bị thí nghiệm. Đội ngũ giáo viên được nâng lên đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hoá giáo dục có những tiến bộ nhất định, bước đầu huy động toàn xã hội quan tâm công tác giáo dục: Mầm non: Toàn huyện có 29 trường mầm non với tổng số 13.821 học sinh, chia làm 421 phòng học, quỹ đất cho các trường là 182.092 m2. Bậc tiểu học: Năm học 2015 - 2016 toàn huyện có 34 trường tiểu học với 811 lớp (100% đạt kiên cố và cao tầng) với số học sinh đạt 22.050 học
  44. 36 sinh. Tỷ lệ huy động trẻ em đến lớp đạt 99,8%. Chất lượng giáo dục bậc tiểu học được nâng lên đáng kể. Trung học cơ sở: Toàn huyện có 27 trường trung học cơ sở với 505 phòng học với 16.669 học sinh, 1.169 giáo viên. Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi hàng năm khá cao, nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 90,5%. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 98,14%. Trung học phổ thông: Toàn huyện có 6 trường trung học phổ thông gồm Sóc Sơn, Đa Phúc, Trung Giã, Kim Anh, Xuân Giang và Minh Phú với 8.335 học sinh, 996 giáo viên. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp cuối cấp đạt 98,14%, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 95%. Về đào tạo: Công tác đào tạo được huyện quan tâm thoả đáng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động cung cấp lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng. Trên địa bàn huyện hiện có 1 trường đại học, 1 trường dạy nghề hàng năm đào tạo hàng trăm lao động kỹ thuật cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên địa bàn còn có Trường Công nhân kỹ thuật Điện, hàng năm cũng đào tạo được hàng trăm học viên. Y tế Công tác y tế thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được tăng cường từ huyện đến xã, thị trấn, chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được nâng lên rõ rệt: Năm 2016, toàn huyện có 33 cơ sở y tế, trong đó: Tuyến huyện có 1 Trung tâm y tế và Bệnh viện đa khoa với 160 giường bệnh, 05 phòng khám đa khoa khu vực; Tuyến cơ sở có 26 trạm y tế xã. Toàn huyện có 518 cán bộ y tế, trong đó cán bộ y tế có trình độ bác sỹ và trên đại học là 82 người, y sỹ kỹ thuật viên 86 cán bộ còn lại là y tá, hộ sinh.
  45. 37 Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 140 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, gồm: 03 phòng khám đa khoa, 04 phòng khám y học cổ truyền, các phòng khám nội, nhi, mắt và các nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao. Văn hóa – thể dục, thể thao Hoạt động văn hóa thông tin và thể dục thể thao tại huyệndiễn ra sôi nổi, có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quần chúng nhân dân, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Các phong trào quần chúng ngày càng sâu rộng, đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh, trật tự, kỷ cương trong xã hội, giữ gìn bản sắc dân tộc, bài trừ các tệ nạn xã hội Toàn huyện hiện có 414 di tích (gồm 115 đình, 49 đền, 146 chùa, 13 di tích cách mạng kháng chiến, ), trong đó có 312 di tích được xem xét và có 29 di tích được xếp hạng. Hầu hết các di tích lịch sử, văn hóa được trùng tu tôn tạo, nhiều phục tục tập quán, lễ hội được phát huy góp phần bảo vệ giữu gìn bản xắc văn hoá dân tộc. 4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn, theo sự hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ địa chính môi trường các xã tại các điểm làng có nghề đã tiến hành lấy mẫu không khí tại 35 điểm, bao gồm các chỉ tiêu vi khí hậu, và các chỉ tiêu phân tích (CO, NO2, NO, SO2, Bụi tổng) tại 35 điểm làng có nghề. Kết quả phân tích chất lượng không khí làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn được thể hiện qua 2 bảng sau:
  46. 38 Các chỉ tiêu vi khí hậu Bảng 4.6: Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi khí hậu Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi khí hậu TT Kí hiệu Nhiệt độ Độ ẩm Vận tốc Độ ồn (0C) (%) gió (m/s) (µg/m3) 1 KK5 35 70 0,35 68 2 KK6 35,1 69 0,36 67 3 KK7 35,1 69 0,4 69 4 KK8 35 70 0,36 68 5 KK9 35 70 0,3 60 6 KK10 35,2 71 0,3 65 7 KK11 35,2 71 0,3 66 8 KK12 35 70 0,35 61 9 KK13 35 70 0,32 63 10 KK14 35 70 0,35 68 11 KK15 35,1 69 0,36 67 12 KK16 35 70 0,4 65 13 KK17 35,1 69 0,4 64 14 KK18 35 70 0,35 65 15 KK19 33 74 0,3 63 16 KK20 33,2 73 0,3 63 17 KK21 33,5 71 0,3 68 18 KK22 33,2 73 0,3 67 19 KK23 33 74 0,3 67 20 KK24 33 74 0,3 68 21 KK25 33 74 0,4 64
  47. 39 22 KK26 33,2 73 0,35 63 23 KK27 33 74 0,3 64 24 KK28 33 74 0,3 65 25 KK29 33,2 73 0,3 63 26 KK30 33,2 73 0,32 63 27 KK31 33,5 71 0,33 62 28 KK32 33 74 0,3 64 29 KK33 33,2 73 0,3 68 30 KK34 33,2 73 0,3 67 31 KK35 33,5 71 0,3 65 32 KK36 33 74 0,3 67 33 KK37 33 74 0,3 67 34 KK38 35 75 0,42 63 35 KK39 35 70 0,45 60 QCVN - - - - 19:2009/BTNMT Nhận xét: Qua bảng 4.6 có thể thấy các chỉ tiêu vi khi hậu được đo nhanh tại các địa điểm lấy mẫu không quy định trong QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Tuy nhiên từ bảng kết quả số liệu trên cho ta thấy các chỉ tiêu khí hậu trên địa bàn huyện Sóc Sơn phù hợp vớí đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện. Vì quá trình thực hiện đo đạc và lấy mẫu thực địa được thực hiện vào tháng 9, tháng nằm trong khung thời gian có số giờ nắng cao nhất của huyện (tháng 7 đến tháng 10, trung bình mỗi ngày có 7 giờ nắng ) nhiệt độ trong thời gian lấy mẫu giao động trong khoảng 33-35oC, độ ẩm 69- 75%, tốc độ gió 0,3-0,4 m/s. Tuy nhiên vì điều kiện tự nhiên về cảnh quan tại
  48. 40 huyện Sóc Sơn khá phong phú do đó tổng bức xạ quang hợp của khu vực không quá lớn không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, làm việc và nghỉ ngơi của người dân. Đối với chỉ tiêu về độ ồn cũng không quy định trong QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Nếu để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của độ ồn tại các điểm lấy mẫu và so sánh kết quả với QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn thì các khu vực có hoạt động sản xuất, kinh doanh được đo đạc ở trên vẫn đều nằm trong giới hạn cho phép, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khu vực xung quanh. Các chỉ tiêu gây ô nhiễm không khí Bảng 4.7: Kết quả phân tích các chỉ tiêu gây ô nhiễm không khí Kết quả phân tích TT Kí hiệu SO2 NO NO2 CO Bụi tổng 3 3 3 3 3 (µg/m ) (µg/m ) (µg/m ) (µg/m ) (µg/m ) 1 KK5 250 325 350 670 207 2 KK6 255 310 340 660 206 3 KK7 260 301 325 645 209 4 KK8 260 304 330 648 205 5 KK9 260 302 368 645 202 6 KK10 250 304 370 650 204 7 KK11 252 305 372 651 205 8 KK12 250 309 390 685 208 9 KK13 265 307 380 672 207 10 KK14 250 318 350 670 198 11 KK15 255 320 360 680 201 12 KK16 245 310 335 580 205 13 KK17 240 306 320 570 202 14 KK18 242 305 318 575 203 15 KK19 320 455 620 660 208
  49. 41 16 KK20 330 450 625 680 209 17 KK21 390 470 670 870 215 18 KK22 395 470 670 870 216 19 KK23 395 470 670 880 215 20 KK24 390 472 675 885 214 21 KK25 262 302 310 580 203 22 KK26 260 300 308 575 202 23 KK27 262 270 330 605 206 24 KK28 260 270 330 610 206 25 KK29 260 265 318 615 207 26 KK30 258 260 316 615 206 27 KK31 265 250 310 600 204 28 KK32 360 310 350 490 205 29 KK33 370 320 360 510 209 30 KK34 370 320 355 510 208 31 KK35 355 308 356 495 205 32 KK36 365 318 358 500 207 33 KK37 365 318 357 500 206 34 KK38 205 240 254 410 201 35 KK39 210 245 260 425 203 QCVN 19:2009/BTN 500 - 850 1.000 200 MT Ghi chú: - QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ - (-): Không quy định Các chỉ tiêu phân tích tại bảng 4.7 được so sánh với các Quy chuẩn Việt Nam 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và được thể hiện qua các biểu đồ sau:
  50. 42 - Chỉ tiêu SO2 µg/m3 Hình 4.2: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu SO2 (Từ K5 – K22) µg/m3 Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu SO2 (Từ K23 – K39) Nhận xét: Qua 2 biểu đồ ở trên cho thấy nồng độ SO2 tại các thôn trên 9 xã có nghề đều nằm trong Quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT. Nồng độ SO2 cao nhất tại 2 vị trí: vị trí các hộ làm mộc ở giữa thôn Tăng
  51. 43 Long và vị trí các hộ làm mộc ở cuối thôn Tăng Long cách 50m xuôi gió – Xã Việt Long là 395 µg/m3, và thấp nhất ở các vị trí đó là tại các hộ làm mộc Thôn Bến – xã Đông xuân 205 µg/m3 , thôn Yêm – xã Đông xuân 210 µg/m3. 3 Nồng độ SO2 giao động trong khoảng 205-395 µg/m . Tuy nhiên có thể 3 thấy những vị trí có ngưỡng nồng độ SO2 đạt ngưỡng từ 300 µg/m trở nên đã phần nào đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đối với một số người nhạy cảm. Qua đó cho thấy các hoạt động sản xuất tại các điểm làng có nghề tại 2 xã Việt Long (K19, K20, K21, K22, K23, K24) và xã Kim Lũ (K32, K33, K34, K35, K36, K37) đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân khu vực xung quanh. - Chỉ tiêu NO2 µg/m3 Hình 4.4: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO2 (Từ K5 – K22)
  52. 44 µg/m3 Hình 4.5: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO2 (Từ K23 – K39) Nhận xét: Qua 2 biểu đồ trên cho ta thấy nhìn chung nồng độ NO2 tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2017 của 9 xã đều chưa vượt QCVN 19:2009/BTNMT. Nồng độ giao động từ 254 – 675 µg/m3. Vị trí có nồng độ NO2 cao nhất là tại các hộ làm mộc cuối Thôn Tăng Long cách 200m xuôi gió – xã Việt Long với nồng độ 675 µg/m3, thấp nhất là tại các hộ làm mộc thôn Bến – xã Đông Xuân với nồng dộ 254 µg/m3. Giới hạn cho phép của nồng độ NO2 được quy định tại QCVN 19:2009/BTNMT LÀ 850 µg/m3. Tuy nhiên có nhiều tiêu chuẩn quy định nồng 3 độ NO2 từ 200 µg/m trở lên đã gây hại đến sức khỏe con người, cụ thể là các vấn đề về đường hô hấp hoặc gây nhiễm độc nếu thời gian tiếp xúc lâu. Qua 2 biểu đồ trên có thể thấy nồng độ NO2 tại tất cả 35 điểm đều có ngưỡng nồng độ 3 NO2 từ 254 – 675 µg/m , đặc biệt là tại các điểm làng có nghề tại xã Việt Long có ngưỡng nồng độ NO2 gần xấp xỉ bằng với QCVN 19:2009/BTNMT.
  53. 45 - Chỉ tiêu CO µg/m3 Hình 4.6: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu CO (Từ K5 – K22) µg/m3 Hình 4.7: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu CO (Từ K23 – K39) Nhận xét: Qua kết quả phân tích từ 2 biểu đồ trên cho ta thấy nồng độ CO qua 35 điểm lấy mẫu tại 9 làng có nghề thuộc Huyện Sóc Sơn đều nằm
  54. 46 trong Quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT. Vị trí có nồng độ CO cao nhất thu được qua phân tích là vị trí tại các hộ làm mộc cuối thôn Tăng Long cách 200m xuôi gió thuộc xã Việt Long là 885 µg/m3, vị trí có nồng độ CO thấp nhất là 410 µg/m3 tại thôn Bến xã Đông Xuân. Tuy nhiên có thể thấy khi so sánh nồng độ khí CO tại các điểm làng có nghề với QCVN 19:2009/BTNMT nhìn chung cũng đã gây ảnh hưởng phần nào đến môi trường khu vực và cuộc sống của người dân xung quanh. - Chỉ tiêu Bụi tổng µg/m3 Hình 4.8: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Bụi tổng tại 9 xã có nghề trên địa bàn Huyện Sóc Sơn Nhận xét: Qua biểu đồ hình 4.8 cho thấy nồng độ bụi tổng tại các thôn trên địa bàn 9 xã có nghề đều vượt Quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT từ 1,005 – 1,08 lần, chỉ có nồng độ bụi tổng tại thôn Vệ Sơn Đoài – xã Tân Minh là nằm trong Quy chuẩn cho phép . Nồng độ bụi tổng cao nhất tại Thôn Tăng Long - xã Việt Long là 216 µg/m3, thấp nhất là Thôn Bến - Xã Đông Xuân 201 µg/m3.
  55. 47 Có thể thấy chỉ tiêu bụi tổng tại các điểm đều vượt Quy chuẩn so sánh, do đó ảnh hưởng của chỉ tiêu bụi tổng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khu vực làng có nghề đến sức khỏe của người dân khu vực lân cận cũng như môi trường xung quanh khu vực cũng bị ảnh hưởng và cần có những biện pháp quản lý phù hợp, giảm sự phát sinh bụi ra ngoài môi trường. Nhận xét chung: Do việc phát triển làng có nghề trên địa bàn Huyện Sóc Sơn mang tính tự phát trong lúc nông nhàn chủ yếu là sản xuất đồ gỗ gia dụng ở quy mô hộ gia đình, mỗi thôn có khoảng 5-7 hộ sản xuất đồ gỗ, nằm rải rác trên địa bàn thôn do đó mà công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, gây ảnh hưởng phần nào đến môi trường và cuộc sống người dân quanh khu vực. Hầu hết các chỉ tiêu như SO2, NO2, CO trên địa bàn 9 xã có nghề đều nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Tuy nhiên, chỉ tiêu bụi tổng số lại vượt quy chuẩn cho phép từ 1,005 - 1,08 lần gây ảnh hưởng phần nào đến sức khoẻ con người và môi trường sống xung quanh khu vực. Đối với các chỉ tiêu được so sánh trên địa bàn các làng có nghề của các xã thì các chỉ tiêu SO2, NO2, CO và bụi tổng tại xã Việt Long có ngưỡng nồng độ gần xấp xỉ bằng với QCVN 19:2009/BTNM. Qua đó chính quyền các cấp của UBND huyện Sóc Sơn nói chung và xã Việt Long nói riêng cần quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của nồng độ các chất khí đã được phân tích ở trên để đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.
  56. 48 4.3. Đề xuất cả biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường 4.3.1. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường đối với chủ sở hữu cơ sở - Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, ánh sáng, bụi, khí thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật. - Phải có vận dụng che chắn phù hợp trong khuôn viên cơ sở để giảm lượng bụi phát sinh ra bên ngoài khu vực môi trường xung quanh. - Trồng cây xanh bên ngoài khuôn viên cơ sở để giảm tiếng ồn, bụi, khí thải phát sinh ra ngoài môi trường. - Thiết bị máy móc phải được kiểm tra, bảo trì thường xuyên nhằm đảm bảo để chúng hoạt động tốt nhất, an toàn sinh ra ít khí thải độc hại. - Phun nước trên mặt nền khu vực sản xuất, và khu vực giao thông trước khuôn viên cơ sở để giảm phát sinh bụi. - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường tại khu vực sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan quản lý nhà nước quy định. 4.3.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường đối với cơ quan quản lý nhà nước - Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho các làng có nghề trên địa bàn. - Thành lập các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường khu vực thôn xóm, làng có nghề. - Luôn phối hợp chặt chẽ với nhân dân địa phương để có các thông tin mới nhất về các bức xúc và diễn biến môi trường ở từng khu vực. - Cần xây dựng dự án nâng cao ý thức công đồng trong các làng có nghề. Sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền
  57. 49 phòng ngừa, xử lý ô nhiễm nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài và sự phát triển bền vững tại các làng có nghề. - Việc tuyên truyền giáo dục phải được thực hiện thường xuyên trên phương tiện truyền thanh và lồng ghép trong các cuộc họp tổ dân phố. - Hàng năm các cấp chính quyền phải có các chương trình về bảo vệ môi trường, thường xuyên giám sát môi trường làng có nghề, phải có báo cáo cụ thể để đánh giá được chi tiết hiện trạng môi trường làng có nghề. - Có các chính sách quản lý, quy hoạch phù hợp khi môi trường không khí ở các làng có nghề gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh xung quanh.
  58. 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn Huyện Sóc Sơn năm 2017 và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm”, sau khi đã tiến hành đo đạc và phân tích các thông số gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng có nghề rút ra kết luận như sau: Về công tác quản lý của UBND huyện Sóc Sơn: Hàng năm các cấp lãnh đạo huyện đã rất sát sao và quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện, công tác quản lý luôn tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước. Về hiện trạng môi trường không khí các làng có nghề trên địa bàn Huyện Sóc Sơn: + Các chỉ tiêu: SO2, NO2, CO đều nằm trong Quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. + Đối với chỉ tiêu Bụi tổng số hầu hết 9 xã có nghề đều có nồng độ bụi tổng vượt quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT gây ảnh hưởng phần nào đến sức khoẻ con người và môi trường sống xung quanh khu vực gần các hộ có nghề. Đề tài cũng đưa ra được những giải pháp quản lý và cải thiện chất lượng môi trường không khí đối với các khu vực xã làng có nghề. 5.2. Kiến nghị Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn này mới chỉ dùng lại ở việc đánh giá hiện trạng không khí các làng có nghề trong năm 2017.
  59. 51 Do vậy nhằm góp phần khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường không khí của khu vực đề nghị hàng nằm các cấp chính quyền huyện thường xuyên có chương trình quan trắc để có các số liệu và đánh giá một cách phù hợp nhất về môi trường không khí khu vực các làng có nghề. Quy mô các làng có nghề trên địa bàn Huyện Sóc Sơn hiện nay đều mang tính tự phát trong lúc nông nhàn chủ yếu là sản xuất đồ gỗ gia dụng ở quy mô hộ gia đình, nằm rải rác trên địa bàn thôn, khi quy mô này trở nên lớn hơn đề nghị các cấp lãnh đạo huyện sẽ áp dụng những chính sách quản lý, xử lý về bảo vệ môi trường phù hợp. Xây dựng các quy định phù hợp đối với chủ các cơ sở sản xuất tại các làng có nghề trên địa bàn huyện và cơ chế quản lý đối cơ quan quản lý nhà nước về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, và cải thiện chất lượng môi trường khu vực Cần có những đánh giá triệt để hơn về vấn đề không khí tại các điểm làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thực hiện nghiên cứu bởi những để tài có quy mô lớn hơn nhằm đưa ra các dữ liệu chuẩn chính xác và cụ thể về vấn đề môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện để đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp.
  60. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bộ tài nguyên và môi trường (2009), QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, Hà Nội. 2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Huyện Sóc Sơn (2017). 3. Cục thống kê Hà Nội, Niêm giám thống kê huyện sóc sơn 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội. 4. Phạm Tiến Dũng (2008), Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Nxb Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 5. Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải (2015), Giáo trình Ô nhiễm Môi trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh ( 2009), Giáo trình Cơ sở Môi trường không khí, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 7. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13, ban hành ngày 01/07/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. 8. Đinh Xuân Thắng (2007), Giáo trình Ô nhiễm không khí, Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. II. Tài liệu trích dẫn từ Internet 9. Đăng Hải (2016), Ô nhiễm khói bụi vượt 5-7 lần mức cho phép, muc-cho-phep.html [Ngày truy cập 28 tháng 10 năm 2017]. 10. Thu Phương (2017), Ô nhiễm môi trường tại Ấn Độ đạt mức kỷ lục nhiều trường học phải đóng cửa, do-dat-muc-ky-luc-nhieu-truong-hoc-phai-dong-cua/c/23880153.epi [Ngày truy cập 02 tháng 11 năm 2017]. 11. Minh Trần (2015), Bắc Kinh thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, gioi-260782.html [Ngày truy cập 05 tháng 11 năm 2017].
  61. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP Hình ảnh đo đạc thực địa tại địa bàn huyện Sóc Sơn