Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

pdf 71 trang thiennha21 8660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_dat_trong_rau_xa_ho.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN MINH CHUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG RAU XÃ HÓA THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN MINH CHUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG RAU XÃ HÓA THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT – N02 Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thế Hùng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệplà một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em đã về thực tập tại Trang trại sản xuất nông nghiệp sạch Thái Nguyên – Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân Cao Bắc. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Lời đầu tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô trong khoa Môi trường đã tận tâm giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập. - Bà Dương Thị Đào chủ cơ sở sản xuất, cùng toàn thể các cô các chú và các anh trong Trang trại đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này. - Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt nội dung đề tài tốt nghiệp này. - Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo tận tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Thế Hùng đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. - Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 22, tháng 5, năm 2019 Sinh viên Trần Minh Chuyên
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu 13 Bảng 1.2. Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm 2017/2018 14 Bảng 2.1. Kí hiệu mẫu đất nghiên cứu 32 Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Hóa Thượng năm 2016 – 2018 37 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của xã qua năm 2013, 2018 40 Bảng 3.4. Tình hình lao động của xã Hóa Thượng năm 2018 41 Bảng 3.5. Tình hình biến động dân số và lao động của xã năm 2016-2018 43 Bảng 3.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2016 – 2018 46 Bảng 3.7. Diện tích cơ cấu các loại cây trồng trên địa bàn xã Hóa Thượng 47 Bảng 3.8. Sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn xã Hóa Thượng 49 Bảng 3.9. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả chính trên địa bàn xã Hóa Thượng năm 2016 - 2018 50 Bảng 3.10. Đánh giá nồng độ pH đất tại xã Hóa Thượng 52 Bảng 3.11. Đánh giá hàm lượng Nts trong đất tại xã Hóa Thượng theo TCVN 7373: 2004 53 Bảng 3.12. Đánh giá hàm lượng Pts trong đất xã Hóa Thượng theo TCVN 7374:2004 53 Bảng 3.13. Kết quả phân tích lượng mùn trong đất trồng rau xã Hóa Thượng 54 Bảng 3.14. Đánh giá tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất 55
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BVMT : Bảo vệ môi trường CEC : Dung lượng cation trao đổi AAS : Phương pháp Quang phổ hấp thụ nguyên tử BVTV : Bảo vệ thực vật CD : Cánh đồng CN-TTCN-XD : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc GTSX : Giá trị sản xuất KCN : Khu công nghiệp KLN : Kim loại nặng NRRT : Neutral Red Retention Time QCVN : Quy chuẩn Việt Nam Nts : Đạm tổng số Pts : Lân tổng số NPK : Phân tổng hợp TCMT : Tiêu chuẩn môi trường HCBVTV : Hóa chất bảo vệ thực vật NN : Nông nghiệp
  6. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Những yêu cầu của đề tài 2 4. Ý nghĩa cuả đề tài 2 4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 PHẦN 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 1.1.1. Cơ sở lý thuyết 3 1.3. Hiện trạng ô nhiễm đất trồng rau trên thế giới và Việt Nam 11 1.3.1. Ô nhiễm do sử dụng phân bón 12 1.3.2. Do sử dụng thuốc BVTV 16 1.3.3. Ô nhiễm đất trồng rau do chất thải công nghiệp 19 1.3.4. Ô nhiễm đất trồng rau do các loại chất thải khác 21 1.4. Mối quan hệ giữa rau với đất 21 1.4.1. Lựa chọn nguồn giống 25 1.4.2. Sử dụng hóa chất BVTV hợp lý và đúng kỹ thuật để bảo vệ năng suất – phẩm chất rau, an toàn cho người và môi trường. 25 1.5. Ứng dụng các sản phẩm sinh học trong nông nghiệp 28 1.5.1. Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho phòng trừ sâu bệnh 28 1.5.2. Phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, chất tăng trưởng cây trồng. 29 Phần II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 30 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30 2.3. Nội dung nghiên cứu 30 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ 30
  7. v 2.3.2. Tình hình sản xuất rau xã Hóa Thượng 30 2.3.3. Hiện trạng môi trường đất trồng rau của khu vực nghiên cứu 30 2.3.4. Đề xuất giải pháp 31 2.4. Phương pháp nghiên cứu 31 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 31 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 31 2.4.3. Phương pháp điều tra đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất 31 2.4.4. Phương pháp lấy mẫu 32 2.4.5. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm 32 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 3.1. Đăc điểm địa bàn nghiên cứu 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 34 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 36 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch của xã 36 3.2.2. Thực trạng tổ chức kinh tế và tổ chức sản xuất 38 3.2.2.3. Hạ tầng kinh tế xã hội 44 3.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hóa Thượng 47 3.3.1. Thực trạng sản xuất ngành trồng trọt 47 3.4. Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 51 3.5. Đề xuất một số giải pháp canh tác rau an toàn trên địa bàn xã Hóa Thượng 55 3.5.1. Sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, hiệu quả 56 3.5.2. Sử dụng các loại bẫy để bắt côn trùng 56 3.5.3. Đảm bảo chất lượng nguồn nước tưới 56 3.5.4. Công tác quản lý 58 PHẦN 4KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
  8. vi 4.1. Kết luận 59 4.2. Kiến nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  9. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu và cần thiết trong bữa ăn hằng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo theo yêu cầu về số lượng và chất lượng thì rau xanh lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Cho đến nay, khoa học đã làm rõ vai trò của rau xanh. Chúng là nguồn cung cấp chủ yếu các vitamin (đặc biệt là các vitamin A, C ), các chất khoáng (Canxi, phốt pho, sắt ) và một lượng lớn chất xơ cho cơ thể, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra, bên cạnh giá trị dinh dưỡng, rất nhiều loại rau có tính dược lý cao là những loại thảo dược quý giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh nan y của con người, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Hiện nay, nông nghiệp khá phát triển và có nhiều phương thức canh tác rau khác nhau như : khí canh, thủy canh nhưng canh tác trên đất vẫn là chủ yếu. Đất hội tụ đầy đủ các điều kiện và là môi trường sống lý tưởng cho các loại cây. Đất cung cấp các chất dinh dưỡng (N, P, K ), các chất vi lượng (Fe,Bo, Mo ) và có hệ sinh vật đất phong phú và đa dạng Chính vì vậy mà chất lượng môi trường đất sẽ quyết định chủ yếu tới chất lượng rau. Đất trồng rau ở nhiều vùng của nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một trong các vùng trồng rau điển hình ở khu vực phía bắc là huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội. Nguyên nhân là do người dân sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không hợp lý, do hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động tái chế từ các làng nghề Trong quá trình sinh trưởng cây rau sẽ hấp thụ và tích lũy các chất ô nhiễm này trong các bộ phận của cây. Rau bị nhiễm bẩn và nhiễm độc sẽ gây hại cho sức khỏe của con người: gây ngộ độc, các bệnh ung thư Do vậy đánh giá hiện trạng chất lượng đất trồng rau sẽ giúp ích cho việc quy hoạch vùng trồng rau an toàn, hạn chế tác hại của rau xanh chứa chất độc đến sức khỏe của con người.
  10. 2 Trên cơ sở đó tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa Thượng, huyện Đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thành phần hữu cơ trong đất trồng rau như : Nitơ tổng số, Phố pho tổng số, pH, Mùn. - Đánh giá hàm lượng chất bảo vệ thực vật có trong đất trồng rau tại xã Hóa Thượng. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mỗi trường đất. 3. Những yêu cầu của đề tài - Số liệu thu thập phải đảm bảo tính chính xác và khách quan. - Đánh giá chất lượng môi trường đất trồng rau tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Các giải pháp đưa ra phải có tính thực tiễn và phù hợp với điều kiện của xã. - Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trường. 4. Ý nghĩa cuả đề tài 4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng, phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu áp dụng vào thực tế. - Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được chất lượng môi trường đất trồng rau tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Có những biện pháp đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất. - Góp phần chung vào công tác bảo vệ môi trường của đất nước.
  11. 3 PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1.Cơ sở lý thuyết 1.1.1.1. Một số khái niệm  Khái niệm về môi trường Hiện nay, môi trường là một lĩnh vực khoa học đã và đang được nhiều nhà bác học quan tâm, nghiên cứu, từ đó đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về môi trường. Tuy có nhiều quan điểm và mục đích nghiên cứu về môi trường khác nhau nhưng cũng có có thể nêu lên một số định nghĩa tổng quát: Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh, có khả năng tác động đến sự tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Môi trường là tổng các điều kiện bên ngoài, chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển hay tồn tại của một sinh vật hay một cộng đồng. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2015).  Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng với khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trƣờng tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng. Ô nhiễm môi trường bao gồm các dạng ô nhiễm chính: Môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn Ô nhiễm đất là sự biến đổi các thành phần, tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động canh
  12. 4 tác sản xuất nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và chất lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng các chất gây ô nhiếm không khí lắng đọng xuống đất (theo mùa mưa)  Khái niệm chất gây ô nhiễm Chất gây ô nhiễm là những chất không có trong tự nhiên hoặc vốn có trong tự nhiên nhưng nay có hàm lượng lớn hơn và gây tác động có hại cho môi trường tự nhiên, cho con người cũng như sinh vật sống. Chất gây ô nhiễm có thể là do các hiện tượng tự nhiên sinh ra gây ô nhiễm trong phạm vi nào đó của môi trường (ví dụ: Núi lửa, cháy rừng, bão lụt ) hoặc do các hoạt động của con người gây lên (ví dụ: Hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị). 1.1.2.Cơ sở pháp lý - Luật Bảo Vệ Môi Trường 2015 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 tại kì họp thứ 7 khóa XIII và chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2015. - Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính Phủ thay thế nghị định số 68/2005/NĐ-CP về an toàn hóa chất. - Quyết định số 22/2006/QĐ/BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. 7 - Quyết định số 33/2004/QĐ – BKHCN ngày 29/10/2004 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam. - Quyết định số 04/2008/QĐ – BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - TCVN 7538-2:2005 về chất lượng đất và hướng dẫn lấy mẫu. - TCVN 6647:2000 (ISO 11464:1994) Chất lượng đất – Xử lí sơ bộ đất để phân tích lí hóa.
  13. 5 - TCVN 7377:2004 Chất lượng đất – Xác định pH - TCVN 7374:2004 Chất lượng đất - phương pháp xác định tổng số photpho. - TCVN 7373:2004 Chất lượng đất – Phương pháp xác định tổng số Nitơ. - QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dư lượng Hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. - QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng kim loại nặng trong đất. 1.2.Ô nhiễm đất và một số nguyên nhân ô nhiễm đất  Môi trường đất Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người Đất được hình thành và tiến hoá chậm hàng thế kỷ do sự phân huỷ xác thực vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Một số đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển hay gió. Đất có bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu và tạo sản phẩm cây trồng. Đất được xem như sản phẩm hoạt động của khí hậu (Cl) trên đá mẹ (P) được làm thay đổi dưới ảnh hưởng của thực vật và các cơ thể sống khác (O), địa hình (R) và phụ thuộc vào thời gian (t). Jenny đã biểu diễn mối quan hệ sau: Đất = f(P, Cl, t, R, O), bao gồm 5 biến số và người ta gọi là 5 yếu tốhình thành đất(Theo Phan Tuấn Triều, 2016). Các loại đất thường khác nhau về thành phần và tính chất do trong quá trình hình thành và phát triển chịu tác động của nhiều yếu tố nên bản thân nó là một dị thể, gồm: thể rắn; thể lỏng; thể khí và Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người Đất được hình thành và tiến hoá chậm hàng thế kỷ do sự phân huỷ xác thực vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường . Một số đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển hay gió. Đất có bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu và tạo sản phẩm cây trồng. Đất được xem như sản phẩm hoạt động của khí hậu (Cl) trên
  14. 6 đá mẹ (P) được làm thay đổi dưới ảnh hưởng của thực vật và các cơ thể sống khác (O), địa hình (R) và phụ thuộc vào thời gian (t). Jenny đã biểu diễn mối quan hệ sau: Đất = f(P, Cl, t, R, O), bao gồm 5 biến số và người ta gọi là 5 yếu tốhình thành đất(Theo Phan Tuấn Triều, 2009). Các loại đất thường khác nhau về thành phần và tính chất do trong quá trình hình thành và phát triển chịu tác động của nhiều yếu tố nên bản thân nó là một dị thể, gồm: thể rắn ; thể lỏng; thể khí và các sinh vật cùng các tàn dư của chúng (phần hữu cơ của đất). Như vậy, về bản chất đất là một hỗn hợp thể vật liệu tạo nên một môi trường tơi xốp. Độ xốp của đất chủ yếu được xác định bởi các hợp phần: Khoáng, hữu cơ và thể lỏng. Khả năng phản ứng giữ pha rắn và pha lỏng ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững và ổn định của môi trường xốp, đặc biệt là khi có sự tương tác của chất ô nhiễm. Nếu xét trên quan điểm cấu trúc và chức năng, thì đất tự nó đã là một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Tác nhân sản xuất của đất là những thực vật bậc thấp như vi sinh vật tự dưỡng, địa y, tảo, rêu. Tác nhân tiêu thụ và phân hủy là các quần thể vi sinh vật, động vật đất và nấm. Tuy nhiên, số lượng sinh vật và tổng sinh khối của hệ sinh thái đất nhỏ hơn so với các hệ sinh thái khác tồn tại trên Trái đất. Ngoài ra, đất còn là phần vỏ ngoài của quả địa cầu, hình thành do sự biến đổi của đá mẹ dưới ảnh hưởng của các tác nhân lý, hóa, sinh vật Do vậy, đất là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các công trình khác. Đất cũng giống như tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, năng lượng là loại tài nguyên có thể phục hồi nếu con người sử dụng một cách khôn ngoan. Theo Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2018) cho tới nay có nhiều định nghĩa về đất, nhưng định nghĩa của Docutrave (1879) , một nhà thổ nhưỡng học người Nga được thừa nhận rộng rãi nhất. Theo ông “ Đất là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả hoạt động tổng hợp của 6 yếu tố hình thành đất gồm: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, nước và thời gian.
  15. 7 Đất được hình thành từ đá mẹ, dưới các điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất định, các thông số về khí hậu, thời tiết, sự tham gia của các yếu tố sinh vật và con người quá trình phong hóa vật lý, hóa học và sinh học. Đá mẹ thông qua sự phong hóa vật lý, hóa học và sinh học, cùng với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ Các lớp đá có cấu trúc từ những khoáng vật khác nhau, cùng với những tác nhân có trong nước mưa (H2SO4, HNO3 )đã làm vỡ tan nhanh chóng, tạo thành các mảnh vụn. Quá trình đó vẫn còn tiếp tục để cho ra sản phẩm là những mẫu chất và cuối cùng sẽ tạo thành đất. Nếu như đất là một vật thể thì môi trường đất là một phạm trù rộng lớn hơn. Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu. Ô nhiễm môi trường đất Môi trường đất là một phạm trù rất rộng và các quá trình gây suy thoái môi trường đất cũng rất khác nhau. Ví dụ: vào năm 1991, FAO đã tổ chức hội nghị về sử dụng đất ở 12 nước Châu Á và hội nghị đưa rác các vấn đề về môi trường đất: độ phì nhiêu kém và không cân bằng sinh thái; dân số tăng nhanh; đất thoái hoá do xói mòn; chính sách đất đai, luật đất đai và tình hình thực hiện; mặn hoá; phá rừng; bồi tụ; du canh; ngập nước; sự biến đổi chất đất; hạn hán; đất trở nên chua dần; ô nhiễm đất; sa mạc hoá; chăn thả quá mức; thoái hoá chất hữu cơ; phèn hoá; đất trượt; cơ cấu đất trồng nghèo nàn; đất than bùn sình lầy. Bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm. Theo tác giả Lê Văn Khoa viết trong sinh thái và môi trường đất thì ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
  16. 8 trường đất bởi các chất ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Để kiểm soát được ô nhiễm môi trường đất, cần phải biết được giới hạn sinh thái của quần xã sống trong đất với từng nhân tố sinh thái. Xử lý ô nhiễm có nghĩa là điều chỉnh và đưa các nhân tố sinh thái trở về giới hạn sinh thái của quần xã đất. Đây là nguyên lý sinh thái cơ bản được vận dụng vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng: “Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường”.Vì vậy, ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật và con người. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất.(Dẫn nguồn Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2018) Một bài viết trên tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường chỉ ra rằng: “Ô nhiễm môi trường đất thực chất là những tác động của tự nhiên, con người làm biến đổi các yếu tố sinh thái vượt ra ngoài phạm vi chống chịu của sinh vật. Ô nhiễm đất chính là việc đưa vào môi trường đất các thành phần có hại đối với sự sống của cộng đồng và hệ sinh vật. Trong đó, có hai nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là tự nhiên và nhân tạo”. Có nhiều cách phân loại nguồn gây ô nhiễm đất nhưngngười ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. - Nếu theo nguổn gốc phát sinh có: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo.
  17. 9 - Nếu phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm do tác nhân hóa học, tác nhân vật lý, tác nhân sinh học. a. Nguồn gốc tự nhiên Nguồn gốc tự nhiên là những nguyên nhân nằm ngoài sự can thiệp của con người như: *Hiện tượng nhiễm phèn Hiện tượng nhiễm phèn do nước từ các rốn phèn ( trung tâm sinh phèn) theo dòng nước mặt hoặc nước ngầm lan truyền đến các vị trí khác nhau gây hiện tượng nhiễm phèn. Các đất nhiễm phèn chủ yếu là nhiễm các chất độc 2+ 3+ 2- Fe , Al , SO4 và đồng thời làm cho nồng độ của chúng tăng cao trong dung dịch đất, mật độ keo đất tăng lên cao, pH của môi trường giảm xuống. Hậu quả là gây ngộ độc cho cây trồng và các sinh vật đất. *Hiện tượng nhiễm mặn Hiện tượng nhiễm mặn gây ra do muối trong nước biển, nước triều hay + + - 2- từ các mỏ muối, trong đó các chất như : Na , K , Cl , SO4 . Các chất này gây tác hại đến môi trường đất do tác động của các ion hoặc cũng có thể gây hại do áp suất thẩm thấu, nồng độ muối cao trong dung dịch đất đễn cơ thể sinh vật, đặc biệt là gây độc sinh lý cho thực vật. *Quá trình glay hóa Quá trình glay hóa trong môi trường đất là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong các điều kiện ngập nước yếm khí, nơi tích lũy nhiều xác chết của các sinh vật gây ra nhiều chất độc như: CH4, H2S, FeS , đồng thời các sản phẩm hữu cơ được phân hủy dở dang dưới dạng các hợp chất mùn đóng vai trò gián tiếp trong việc gây ô nhiễm đất do sự liên kết chặt chẽ giữ chúng với các hợp phần ô nhiễm đi vào đất. *Các quá trình khác Các quá trình vận chuyển chất ô nhiễm theo dòng nước mưa lũ, theo gió từ nơi này đến nơi khác khi xảy ra hoạt động núi lửa hay cát bay. Ngoài ra
  18. 10 ô nhiễm đất từ quá trình tự nhiên còn do đặc điểm, nguồn gốc của các quá trình địa hóa. Tác nhân gây ô nhiễm đất chính chủ yếu là các kim loại nặng(Bộ môn Công nghệ môi trường, 2018). b. Nguồn nhân tạo Cũng theo Bộ môn công nghệ môi trường (2018), nguồn gây ô nhiễm đất nhân tạo gồm có: *Quá trình sản xuất công nghiệp, làng nghề: Quá trình này đa dạng, phức tạp, phụ thuộc vào đặc trưng của các cơ sở khác nhau, thường là những chất độc hại như : kim loại, hợp chất hữu cơ, dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật + Cơ khí, khai khoáng, khai mỏ, chế biến kim loại, tiện + Khai thác dầu mỏ, lọc dầu. + Khu chôn lấp chứa chất thải. + Rò rỉ các kho chứa nguyên liệu ngầm trong đất (bể chứa xăng, dầu ngầm). *Quá trình sản xuất nông nghiệp: + Bón vôi: Cung cấp Ca, Mg có khả năng gắn kết các hạt đất với nhau, tăng độ bền, độ liên kết của đất nhưng nếu quá lượng nó lại trở thành xi măng gắn kết các hạt đất. + Bón phân làm chua đất. + Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm dư thừa sau thu hoạch. *Hoạt động giao thông vận tải: tràn dầu, khí thải *Sinh hoạt của con người: sự thấm lọc từ các bãi đổ rác, các ao chứa chất thải  Tác nhân gây ô nhiễm Do nhiều tác nhân gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc khác nhau nhưng lại gây tác hại như nhau, nên để thuận lợi cho công việc khảo sát, đánh giá, khắc phục xử lý ô nhiễm, người ta phân loại ô nhiễm đất theo tác nhân ô nhiễm. Tác nhân ô nhiễm thì bản thân nó đã có sẵn hoặc không có sẵn mà
  19. 11 xuất hiện trong đất đến một giai đoạn nhất định nào đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chất ô nhiễm có thể là chất hữu cơ, vô cơ, sinh vật Tác nhân ô nhiễm gồm có: - Tác nhân vật lý: nhiệt, phóng xạ, xói mòn thoái hóa - Các tác nhân hóa học: Các chất vô cơ, các ion, kim loại nặng, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) - Tác nhân sinh học: vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh ( Theo Bộ môn công nghệ môi trường 2018) Ví dụ: Ô nhiễm đất do tác nhân sinhhọc Ô nhiễm đất do đổ bỏ các chất thải mất vệ sinh hoặc sử dụng phân bắc tươi hoặc bón trực tiếp mùn thải sinh hoạt. Đất bị nhiễm trứng giun kí sinh, nhiễm vi sinh vật thường gặp ở một số vùng nông thôn hoặc vùng trồng rau hànghóa. Đất là một con đường truyền dịch bệnh phổ biến: người – đất – nước – côn trùng – kí sinh trùng – người, hoặc vật nuôi – đất – người, hoặc đất – người. Ngày nay, do hoạt động của con người mở rộng ra nhiều lĩnh vực đa dạng thì chất thải và ô nhiễm ngày càng phức tạp và càng nhiều. Môi trường đất có thể bị ô nhiễm do sự lan truyền từ môi trường không khí, chất ô nhiễm không khí khi lắng tụ sẽ rơi vào môi trường đất. Bên cạnh đó, môi trường đất và môi trường nước có liên quan chặt chẽ với nhau. Nước trên mặt đất, nước trong lòng đất. Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì tất yếu làm ô nhiễm môi trường đất.Ngoài ra môi trường đất còn bị ô nhiễm từ xác bã động thực vật tồn tại trong môi trường đất. 1.3. Hiện trạng ô nhiễm đất trồng rau trên thế giới và Việt Nam Ngày nay,cùng với sự phát triển của các lĩnh vực trong xã hội thì hiện tượng ô nhiễm ngày càng tăng. Đó không chỉ là tình trạng riêng của Việt Nam mà còn là xu hướng chung của thế giới. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước theo các con đường khác nhau nhưng cuối cùng mọi tác động
  20. 12 đều dồn về đất. Đấtđai bị ô nhiễm thì đất dùng để sản xuất và canh tác rau cũng không ngoại lệ. Đất sử dụng để trồng rau trên thế giới và Việt Nam hiện nay đang bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do sử dụng phân bón và thuốc BVTV. Ngoài ra còn do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, các sự cố (rò rỉ hạt nhân, tràn dầu ). 1.3.1. Ô nhiễm do sử dụng phân bón Phân bón không chỉ có vài trò quan trọng đối với an toàn lương thực mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người. Tăng cường sử dụng phân bón cho cây trồng đã đẩy mạnh sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng nguồn cung cấp lượng thực cũng như góp phần vào cải thiện chất lượng thực phẩm như bổ sung các vi lượng thiết yếu(Tom W. Bruulsema et al., 2018 ).Vì vậy để tăng năng suất cho cây trồng con người đã dùng nhiều loại phân bón hóa học và sinh học trong nông nghiệp.Trong quá trình sử dụng các chất dư thừa hoặc không được cây trồng hấp thụ đã ảnh hưởng đến chất lượng đất và gây ô nhiễm đất. Dưới đây là hiện trạng sử dụng phân bón dẫn đến ô nhiễm đất trên thế giới và nước ta. *Trên thế giới: Hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển đều có xu hướng chung là sử dụng phân bón vô cơ để phục hồi đất. Theo FAO (2016), dự báo nhu cầu phân bón trong các năm 2019-2020 sẽ tăng 1,9% trong đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và kali tăng 2,4% nhưng thực tế thì trong giai đoạn này lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu lại giảm mạnh, cùng với khủng khoảng kinh tế tại nhiều nước. Mức tiêu thụ phân bón đạt gần 169 triệu tấn vào năm 2015, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn vào năm 2016/2017 và tăng trở lại từ cuối năm 2017 lên 163,5 triệu tấn, đạt 172,6 triệu tấn năm 2018/2019và 176,8 triệu tấn năm 2019/2020. (Theo Lê Quốc Phong, 2018)
  21. 13 Bảng 1.1.Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu Đơn vị: triệu tấn Năm N P2O5 K2O Tổng 2015/2016 100,8 38,5 29,1 168,4 2016/2017 98,3 33,8 23,1 155,3 2017/2018 102,2 37,6 23,6 163,5 2018/2019 104,3 40,6 27,6 172,6 2019/2020 (ước tính) 107,5 41,1 28,2 176,6 Nguồn: IFA 11/2018 Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới, Trung quốc là nước tiêu thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến là Ấn Độ, Mỹ Và Braxin Nhóm 10 nước này chiếm 74% lượng phân bón toàn cầu. Trong các sản phẩm phân bón được tiêu thụ thì sản lượng urê chiếm nhiều nhất, có đến 150 triệu tấn urê được tiêu thụ trong năm 2018 và lượng này tăng lên 155 triệu năm 2011 (Magnus Berge, 2012), trong số đó Trung Quốc chiếm trên 54 triệu tấn, kế đến Ấn độ trên 21 triệu tấn, các nước Nga, Indonesia, Mỹ mỗi nước trên 6 triệu tấn, còn lại của các nước khác. Đối với phân DAP và MAP năm 2018 tiêu thụ 56 triệu tấn, trong đó Ấn Độ tiêu thụ DAP chiếm 34%, Trung Quốc chiếm 25% thì Trung Quốc tiêu thụ MAP đến 47%, Bắc Mỹ 20% và Nam Mỹ 15% sản lượng của toàn cầu.Ngoài ra, các loại phân bón NPK, SSP và CAN cũng được người nông dân ngày quan tâm và tiêu thụ ngày càng tăng, trong số đó Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nga, Mỹ là những quốc gia có lượng phân NPK sử dụng nhiều nhất. Trong đó, sản lượng tiêu thụ các chủng loại phân bón tại Ấn Độ gia tăng gần như liên tục từ năm 2015 đến 2019 và các sản phẩm NPK tăng trưởng.
  22. 14 Bảng 1.2. Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm 2017/2018 Đơn vị: triệu tấn Nước N Nước P2O5 Nước K2O Nước Tổng Trung Trung Trung Trung 34,1 11,7 5,3 51,1 Quốc Quốc Quốc Quốc Ấn Độ 16,15 Ấn Độ 8 Mỹ 4,26 Ấn Độ 27,95 Mỹ 11,93 Mỹ 3,99 Braxin 3,8 Mỹ 20,18 Indonesia 3,35 Braxin 3,3 Ấn Độ 3,8 Braxin 9,8 Pakistan 2,93 Pakistan 0,8 Indonesia 1,05 Indonesia 4,9 Braxin 2,7 Úc 0,74 Malaysia 1 Pakistan 3,76 Pháp 2,12 Cannada 0,65 Pháp 0,48 Pháp 3,05 Thổ nhĩ Canada 1,94 0,54 Đức 0,38 Cannada 2,91 kỳ Đức 1,7 Nga 0,54 Nga 0,35 Đức 2,33 Nga 1,38 Indonesia 0,5 Canada 0,32 Nga 2,26 Tổng 78,3 30,76 20,73 128,24 cộng Nguồn: IFA, 2018 * Ở Việt Nam: Ngày 29/7 tại Hội thảo "Giải pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, theo báo cáo của Cục trồng trọt cho biết: Trong bảy tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản đạt 7 tỷ USD, tuy nhiên Việt Nam phải nhập tới 1,3 tỷ USD phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Cũng theo báo cáo trên, trong khi ở các nước phát triển việc sử dụng phân bón có chiều hướng đi xuống thì tại các nước đang phát triển lại chiều hướng tăng mạnh, trong đó có Việt Nam. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2%.Tuy nhiên mức này lại chiếm một nguồn đầu vào khá lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
  23. 15 Từ nay đến hết 2019, mỗi năm sẽ phải nhập khoảng trên 500 nghìn tấn phân bón như: DAP, lân, kali và việc nhập khẩu chỉ có khả năng chấm dứt vào năm 2020 khi các nhà máy trong nước sản xuất đủ lượng phân bón theo nhu cầu của thị trường. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp nước ta đang nghiên cứu ứng dụng các loại phân bón thay thế DAP như NPK, NEB 26 nhằm giảm sử dụng phân đạm trong sản xuất. Một vấn đề khác cũng được hội thảo quan tâm là hiệu quả sử dụng phân bón. Theo báo cáo của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: "Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng trên 2 triệu tấn phân urê, khoảng 600 nghìn tấn DAP và một lượng gần tương đương như vậy với các loại phân bón khác. Tổng lượng phân bón các loại sử dụng ở Việt Nam xấp xỉ 7,7 triệu tấn. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu suất. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2018 cho biết lượng phân bón dùng trong nông nghiệp tăng 517% trong vòng 25 năm qua nhưng có tới 2/3 số lượng phân đã bón không được cây trồng hấp thụ. Riêng năm 2010, khoảng 60-65% lượng phân đạm (tương đương 1,77 triệu tấn), 55 - 60% lượng lân (2,07 triệu tấn) và 55 -60% kali (344 ngàn tấn) được bón vào đất nhưng cây trồng không hấp thụ. Hệ lụy là tác động tiêu cực đến nông nghiệp và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Theo một nghiên cứu khác thì trung bình mỗi năm nông dân tỉnh An Giang đổ xuống đồng ruộng 183.000 tấn phân bón hóa học và trên 1.000 tấn thuốc BVTV nhằm phục vụ cho 280.000ha đất nông nghiệp. Nếu lấy con số trung bình này nhân với diện tích trồng lúa của cả khu vực thì sẽ có một con số thật khủng khiếp. Với khoảng 1,5 triệu ha chuyên trồng lúa, nông dân ĐBSCL cần 1 triệu tấn phân bón và hơn 5.000 tấn thuốc BVTV/năm. Tâm lý chung của nông dân là sử dụng phân, thuốc “nặng tay” để có năng suất cao hơn nhưng lại ít tính đến yếu tố môi trường. (TheoHồ Thanh Thúy, 2018). Do nhu cầu sử dụng phân bón tăng nên ở hàng năm ở nước ta sản
  24. 16 xuất hàng triệu tấn phân lân từ các nhà máy lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long Thành, Đồng Nai, Văn Điển và Ninh Bình). Dự báo đến năm 2020, lượng phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên 3,5 triệu tấn. Ngoài các loại phân bón vô cơ, nông dân còn sử dụng các loại phân bón hữu cơ để bón cho đất trồng rau màu.Hiện nay ở các vùng nông thôn miền bắc, tập quán sử dụng phân bắc và phân chuồng tươi trong canh tác vẫn còn phổ biến. Chỉ tính riêng trong tỉnh Thái Nguyên, hằng năm lượng phân bắc thải ra khoảng 550.000 tấn, trong khi đó, công ty vệ sinh môi trường chỉ đảm bảo thu được 1/3, số còn lại được nông dân chuyên chở về bón cho cây trồng, gây mất vệ sinh và gây ô nhiễm đất. Huyện Đồng Hỷnhiều hộ nông dân đã phải dùng phân Bắc tưới với liều lượng 7 – 12 tấn / hecta. Do vậy, 1 lít nước mương máng khu trồng rau có tới 360 E.Coli, ở nước giếng công cộng là 20, còn trong đất đến 2.105/100g đất. Ở các vùng nông thôn phía nam, phân bắc trộn tro bếp cộng với vôi bột và ủ khoảng 10 -14 ngày, sau đó bón cho cây trồng. Qua các dẫn chứng ở trên ta nhận thấy hằng năm nông dân sử dụng một lượng phân bón khá lớn để bón cho đất và cây trồng. Lượng phân bón này khi bón vào đất cây trồng không sử dụng hết sẽ gây dư thừa, tích tụ các chất độc hại: KLN (Cu, Zn, Cd ) làm ô nhiễm đất. Bên cạnh đó còn chứa các sinh vật: trứng giun, sán làm ảnh hưởng đến chất lượng đất và rau. 1.3.2. Do sử dụng thuốc BVTV Hóa chất BVTV là loại thuốc quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng tốt sẽ có hiệu quả phòng trừ sâu bệnh. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, gây ảnh hưởng. *Trên thế giới Năm 2018, PAN đã thực hiện phỏng vấn hơn 1.300 nông dân ở tám quốc gia châu Á, gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia, Campuchia, Sri Lanka và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trên được thể hiện
  25. 17 trong báo cáo dài 156 trang có tựa đề “Các cộng đồng lâm nguy: báo cáo khu vực châu Á về việc sử dụng thuốc trừ sâu đặc biệt nguy hiểm”. Theo báo cáo của PAN, có đến 66% thành phần chính của các loại thuốc trừ sâu đang sử dụng ở châu Á nằm trong danh mục “Rất nguy hiểm” theo xếp loại của PAN. “Tình trạng đối mặt với các loại thuốc trừ sâu đó, dù với mức thấp, sẽ đẩy các cộng đồng dân cư gặp nguy cơ cao về sức khỏe như rối loạn nội tiết”. Những nông dân được hỏi cũng khẳng định không ít lần bị những vấn đề về sức khỏe sau khi đi phun thuốc trừ sâu hoặc sống trong khu vực vừa được phun thuốc trừ sâu. Còn tại Bangladesh, ngộ độc thuốc trừ sâu từng là một trong những nguyên nhân tử vong chính trong năm 2018, và chính thức được xác nhận là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong nhóm tuổi 15 - 49.(Khuyết danh,2018) * Ở Việt Nam Việc sử dụng thuốc BVTV là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong quá trình phát triển nông nghiệp.Hiện nay thuốc BVTV vẫn được xem là yếu tố hàng đầu trong việc kiểm soát và phòng ngừa sâu bệnh sau thời kỳ cách mạng xanh. Tuy nhiên chúng là những nguyên nhân gây hệ lụy cho môi trường, con người, cây trồng, vật nuôi và hệ sinh thái. Một kết quả kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2018) được công bố trên báo Nông nghiệp nông thôn Việt Nam, trong 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới 54% mẫu có dư lượg thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Số mẫu rau kiểm tra ở Hà Nội có hàm lượng Arsen cao hơn giới hạn cho phép
  26. 18 chiếm từ 22-33%, số mẫu rau có hàm lượng Nitrat (NO3) cao ở mức báo động (100% mẫu đậu đỗ ở Hà Nội, 66,6% mẫu rau cải tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai có dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép. Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2018 của tỉnh Lâm Đồng cho biết, hàng năm lượng thuốc BVTV lưu thông và sử dụng khoảng 2,8 ngàn - 3 ngàn tấn/năm. Toàn tỉnh có hơn 70 công ty, đơn vị cung cấp hơn 1 ngàn loại thuốc BVTV cho gần 800 quầy kinh doanh trên địa bàn. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV tràn lan trong nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước và đất. Theo kết quả điều tra đánh giá ảnh hưởng thuốc BVTV sử dụng trên rau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2017 và 2018 của Chi cục BVTV thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy: - Về loại thuốc BVTV có 102 loại thuốc BVTV thương phẩm, thuộc 50 hoạt chất khác nhau của 12 nhóm thuốc hóa học được sử dụng. Trong đó các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để trừ sâu hại gồm nhóm vi sinh (Abamectin, Emamectin benzoat, Dinotefuran, ), nhóm cúc tổng hợp (Cypermethrin, Alpha-Cypermethrin), nhóm Carbamate (Fenobucard) với tỷ lệ lần lượt là 63,4%; 14,1% và 5%. Ngoài ra, các loại thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ như Profenfos, Chlorpyrifos ethyl vẫn được nông dân sử dụng trên ruộng rau với tỷ lệ thấp (khoảng 1%). - Về hỗn hợp thuốc còn dư sau khi phun, phần lớn nông dân xử lý bằng cách phun trực tiếp cho cây trồng ven bờ hay những nơi bị sâu bệnh tàn phá nhiều, hoặc đổ trực tiếp xuống mương, ruộng. Việc sục rửa bình phun thuốc được phần lớn nông dân thực hiện ngay tại kênh nội đồng, mương và nước thải được đổ trực tiếp xuống ruộng, mương. Việc làm này đã đưa dư lượng thuốc BVTV vào nước trong kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và tác động xấu đến hệ sinh thái.( Nguồn Dương Kim Hà, 2017)
  27. 19 Tác giả Hải Yến với bài viết “Thực trạng ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam”, đăng ngày 24/11/2015 chỉ ra rằng: trong những tháng đầu năm 2015, cả nước hiện vẫn còn tồn tại tới 1.562 điểm tồn lưu do hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, nằm rải rác trên địa bàn 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Hiện nay, phần lớn các khu vực bị ô nhiễm lại đang nằm lẫn trong khu dân cư hay các khu vực đất ruộng đang được canh tác. Những khu vực ô nhiễm này có diện tích từ vài chục mét vuông cho đến cả hàng ngàn mét vuông; chiều sâu đất ô nhiễm từ 0,5m - 3m. Từ đó có thể thấy, lượng đất bị ô nhiễm đang là con số rất lớn, đồng thời việc xử lý dứt điểm cũng hết sức tốn kém. Trong số các tỉnh tồn tại các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện chiếm trên 60% số điểm nằm trong danh mục 100 khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật. Điều đáng lo ngại là có tới 90% các điểm ô nhiễm do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật gây ra tại Nghệ An và Hà Tĩnh đều đang có dân cư sinh sống. Đa số diện tích đất bị ô nhiễm hiện vẫn được sử dụng để trồng cây lương thực, rau màu và chăn thả gia súc, gia cầm. Ở nước ta số lượng thuốc BVTV và phân bón ngày càng tăng, đa dạng chủng loại cùng với cách sử dụng không đúng liều lượng. Đồng thời các điểm tồn dư hóa chất BVTV còn nhiều.Chính vì vậy mà lượng thuốcsử dụng quá mức và tồn dư sẽ gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến sản xuất và canh tác rau đồng thời cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người sử dụng. 1.3.3.Ô nhiễm đất trồng rau do chất thải công nghiệp Hằng ngày các nhà máy, khu công nghiệp (KCN) thài một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý, chất thải ra môi trường. Theo bài viết trên báo Tuổi trẻ, mục Ô nhiễm môi trường đất kỳ 1 – Sống chung với độc hại được đăng ngày 14/10/2018 thì theo thống kê mới nhất từ Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM, mỗi ngày các KCN trên địa bàn TP thải ra 6.700 tấn chất thải rắn. Trong đó có 1.500-2.000 tấn chất thải rắn công nghiệp và nguy hại.
  28. 20 Trên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 114 KCN đang hoạt động tập trung ở bốn địa phương Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ có 79/114 KCN có hệ thống xử lý nước thải. Sự gia tăng nước thải từ các KCN các tỉnh phía Nam trong những năm gần đây là rất lớn. Các chất thải này thải ra môi trường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất. Nhiều nơi đất bị ô nhiễm không canh tác được hoặc vẫn canh tác nhưng không an toàn. Cũng trong mục này, bài báo có viết tại làng nghề giấy Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - đứng đầu cả tỉnh về ô nhiễm môi trường đất hiện nay, theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường Bắc Ninh, hàng chục hecta đất trồng lúa tại khu vực này sau một thời gian tiếp nhận nguồn nước thải chứa hóa chất được thải ra từ các cơ sở sản xuất, tái chế giấy thì hầu như không thể trồng được bất cứ loại cây nào. Trên thế giới hằng ngày các quốc gia cũng thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải làm ô nhiễm đất. Trên toàn thế giới, khoảng 19 triệu người đang có nguy cơ nhiễm chì từ quy trình làm nóng chảy quặng hoặc tái chế kim loại rỉ. Thành phố Thiên Ưng thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc, là một trong những trung tâm khai thác chì và công nghiệp chế biến của cả nước. Sản lượng của thành phố này chiếm xấp xỉ 50% sản lượng chung của Trung Quốc. Các nhà máy quy mô nhỏ ở đây có nhiều tiếng xấu do không tuân thủ các quy định, dẫn đến hiện tượng không khí và đất nhiễm chì cao hơn 8.5 – 10% so với tiêu chuẩn về sức khỏe của Trung Quốc. Sức khỏe của 140 ngàn người đang bị ảnh hưởng và nhiều người dân được báo cáo đang chịu những tác hại của hiện tượng nhiễm độc chì. Theo BBC( 2017), Vương quốc Anh mối ngày thải bỏ khoảng 15 triệu chai nhựa.Cũng theo thực tế điều tra trên, hơn 27 triệu tấn rác thải được xử lý và chôn lấp mỗi năm tại các bãi chôn lấp của Vương quốc Anh.
  29. 21 Theo thực tế ô nhiễm và số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, được trích dẫn trong bài báo cáo của CNN năm 2017, Hoa Kỳ đã thải khoảng 53,4% của 222 triệu tấn chất thải rắn đô thị , tức là mỗi thùng rác ngày từ nhà cửa, trường học, văn phòng ) vào các bãi rác. 1.3.4. Ô nhiễm đất trồng rau do các loại chất thải khác Ngoài ra đất dùng để canh tác còn bị ô nhiễm do các loại chất thải sinh hoạt, ô nhiễm do sa mạc hóa và xói mòn, rò rỉ phóng xạ và hạt nhân. Hằng năm, ở nước ta và trên thế giới sử dụng một lượng khá lớn các loại phân bón và thuốc BVTV phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.Nhưng sử dụng không đúng các loại hóa chất đã dẫn đến hiệu quả thấp và ô nhiễm. Bên cạnh đó, các lĩnh vực sản xuất khác cũng thải ra một lượng lớn các chất thải có chứa chất độc hại. Các chất này không bị mất đi mà được tích lũy lại ở trong đất, làm cho đất bị ô nhiễm. Sau đó ảnh hưởng trực tiếp tới các loại cây trồng. 1.4.Mối quan hệ giữa rau với đất Đất là môi trường sống lý tưởng và hội tụ đầy đủ các điều kiện cho các loại cây sinh trưởng và phát triển. Đất cung cấp các chất dinh dưỡng (N, P, K ), các chất vi lượng (Fe,Bo, Mo ) và có hệ sinh vật đất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy mà giữađất và cây trồng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cây có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, chống bạc màu hóa, làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất. Mỗi năm cây để lại cho đất lượng hữu cơ rất lớn từ bộ rễ và thân lá cây. Đất không có cây thì coi như là đất chết. Ngược lại, cây không có đất thì không thể tồn tại được. Cũng cần nói thêm rằng, đã có những đề tài nghiên cứu trồng cây trong dung dịch, hoặc trồng cây không cần đất. Những đề tài đó chỉ đi đến kết quả nghiên cứu cơ bản để xây dựng thang chuẩn cho dinh dưỡng cây trồng ngoài thực địa, chứ không thể nuôi sống cả loài người với những nông sản ít ỏi như một số kết luận không mang tính thực tiễn toàn cầu. Như chúng ta đã biết, trong đất có một tập đoàn sinh vật rộng lớn. Đó
  30. 22 là các loại vi khuẩn (Azotobacter, Clostridium pasteurianum ), nấm ( Trichoderma, Mucor sarticrella ), tảo, địay Trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của đất, vai trò của vi sinh vật rất đa dạng. Chúng tham gia vào việc tổng hợp mùn và tạo thành kết cấu của đất, phân giải và chuyển hóa các hợp chất hữu cơ, vô cơ khó tan trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật nói chung và cây trồng nói riêng. Các hợp chất hữu cơ và vô cơ phức tạp trong đất sẽ được chuyển hóa thành các chất đơn giản dưới tác động của quần thể vi sinh vật. Nhiều loại nấm, vi khuẩn, niêm vi khuẩn đã phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp như xenlulo, pectin, lignhin, chất nhựa, sáp, chất béo thành axit hữu cơ, rượu, đường và cuối cùng là thành CO2 và H2O. Các sản phẩm được tạo thành là thức ăn cho các nhóm vi sinh vật, làm cho các chu trình chuyển hóa vật chất trong đất xảy ra mạnh mẽ. Các dạng lân khó tan như apatit, phosphorit, phosphat canxi khó tan được vi sinh vật chuyển hóa trực tiếp hay gián tiếp thành axit phosphoric và các dạng lân dễ tiêu cung cấp cho cây trồng, để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Những vi sinh vật cố định nitơnhư Azotobacter, Rhizobium, Clostridiumpasteurianum, thanh tảo và nấm hàng năm làm giàu cho đất một lượng lớn nitơ mà cây trồng yêu cầu. Hoạt động của quần thể vi sinh vật còn oxy hóa các hợp chất có hại cho cây trồng, biến những chất có hại thành những sản phẩm khác, hoặc có lợi cho cây trồng. Vi sinh vật trong quá trình sống của mình còn sản sinh ra chất kích thích , các vitamin có lợi cho cây. Đặc biệt quá trình hô hấp và phân giải hữu cơ của vi sinh vật đã sản sinh ra một khối lượng lớn CO2 (7 triệu lit/ha/năm) bù đắp lại sự hao hụt CO2 trong khí quyển, khép kín vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên, đảm bảo duy trì sựsống trên Trái đất. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc hình thành và cải thiện kết cấu đất, cải thiện chế độ nước, không khí trong đất, làm cho cây phát triển tốt hơn. Theo Oatxman (1940), các loại nấm Trichoderma, Mucor sarticrella và
  31. 23 một số nấm khác có tác dụng rõ trong việc cải thiện kết cấu đất. Vi sinh vật có mặt trong tất cả các loại đất nhưng ở chân đất có đầy đủ chất dinh dưỡng có kết cấu, có thành phần cơ giới tốt, có độ ẩm và môi trường thích hợp thì vi sinh vật phát triển nhiều và phong phú về thành phần. Trên những chân đất nghèo chất dinh dưỡng, chua mặn, nhiều chất độc, hoặc trên những chân đất khô hạn, lầy thụt, sự phát triển của vi sinh vật bị hạn chế rõ rệt và tạo thành một khu hệ vi sinh vật đặc biệt. (Nguyễn Xuân Thành, 2017). Trong quá trình canh tác và chăm sóc cây trồng, con người làm đất, bón vào đất các loại phân bón (hóa học, hữu cơ ), các loại thuốc trừ sâu, BVTV, tưới nước để chăm sóc và cho cây trồng sử dụng.Nhưng điều này cũng làm ảnh hưởng tới các vi sinh vật trong đất. Theo tác giả Nguyễn Xuân Thành và cộng sự: - Bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất sẽ phát huy tác dụng nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào quá trình hoạt động chuyển hóa của sinh vật đất. Ngược lại, phân bón có tác dụng tốt tăng cường số lượng và hoạt tính vi sinh vật. Tùy theo loại phân, liều lượng bón và phương pháp bón khác nhau mà ảnh hưởng đến vi sinh vật ở những mức độ khác nhau. Mặt khác, nếu bón phân hóa học quá nhiều cây trồng sẽ không sử dụng hết. Các ion H+ , + - 2- - K , Cl , SO4 , NO3 sẽ tích tụ trong đất làm cho đất bị chua hóa, mặn hóa, đất bị chai cứng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đất. Bón phân quá nhiều còn làm cho cây trồng bị ngộ độc (Ví dụ bón quá nhiều đạm, cây xanh tốt, lá có màu xanh đậm, thân mềm ).Ngược lại, khi bón phân quá ít đất không đủ dinh dưỡng để cung cấp cho cây. Các nguyên tố N, P, K, vi lượng rất cần thiết đối với vi sinh vật và cây trồng và chúng yêu cầu các nguyên tố theo mộttỉ lệ nhất định.Vì vậy bón phân một cách hợp lý sẽ ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của vi sinh vật đất, chất lượng đất và sau đó là cây trồng. Ví dụ: + Đối với cây trồng: Theo kết quả nghiên cứu nhiều công trình cho thấy
  32. 24 Cu có vai trò rất quantrọng đối với sự phát triển của cây trồng. Cây trồng thiếu Cu thường có tỷ lệ quang hợp bất thường, điều này cho thấy Cu có liên quan đến mức phản ứng oxit hoá của cây. Lý do chính của điều này làtrong cây thiếu chất Cu thì quá trình oxit hoá Acid Ascorbic bị chậm, Cu hình thành một số lớn chấthữu cơ tổng hợp với protein, Acid amin và một số chất khác mà chúng ta thường gặp trong nướctrái cây. + Ngoài những ảnh hưởng do thiếu Cu, thì việc thừa Cu cũng xảy ra những biểu hiện ngộ độcmà chúng có thể dẫn tới tình trạng cây chết. Lý do của việc này là do dùng thuốc diệt nấm, thuốctrừ sâu, đã khiến cho chất liệu Cu bị cặn lại trong đất từ năm này qua năm khác, ngay cả bón phân Sulfat Cu cũng gây tác hại tương tự. (Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn và Dương Thị Bích Huệ, 2017) -Trong quá trình chăm bón cây, con người cũng sử dụng các loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ để phòng trừ bệnh cho cây. Những năm gần đây, thuốc trừ cỏ dại, sâu bệnh được sử dụng nhiều và đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng, đẩy mạnh sản xuất. Nhưng việc sử dụng thuốc hóa học với số lượng nhiều, liên tục đã biểu hiện mặt trái của nó: tiêu diệt nhiều thiên địch, nhiều loại vi sinh vật có ích, tích lũy chất độc trong nông sản, trong đất làm ảnh hưởng đến chất lượng đất và cây trồng. Bên cạnh phân bón, các loại thuốc trừ sâu, thuốc BVTV thì nước cũng là một yếu tố quan trọng đối với cây trồng. Cây dùng bộ rễ để hút nước có sẵn trong đất, nước do con người tưới vào đất để cung cấp cho cây. Chất lượng nước tưới góp phần quyết định chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ở nhiều khu vực, người ta dùng nước thải từ các khu công nghiệp, nước bị ô nhiễm để tưới cho cây trồng. Như vậy đã vô hình gián tiếp tích lũy trong cây một lượng chất bẩn, chất độc hại. Chế độ nước tưới còn ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất. Có thể nói số lượng và thành phần và thành phần vi sinh vật phản ánh độ phì nhiêu của đất và có quan hệ mật thiết với sự sinh trưởng, phát triển của
  33. 25 cây trồng. Vì vậy, khi đánh giá độ phì nhiêu của đất phải kết hợp đánh giá về tính chất lý, hóa học và sinh học của đất. Nếu chỉ nhấn mạnh về mặt hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thì sẽ khó giải thích tại sao trên các chân đất lầy thụt, chiêm trũng, giàu chất hữu cơ, tỷ lệ mùn, lân khá cao mà cây trồng vẫn phát triển kém, năng suất thấp. Ở đây tình trạng kỵ khí đã kìm hãm sự hoạt động của các vi sinh vật hảo khí, tích lũy nhiều chất có hại cho cây trồng. Qua các phân tích trên, ta nhận thấy giữa đất, cây trồng và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Con người cải tạo, canh tác và trồng các loại cây trên đất và chăm sóc chúng đã tác động đến tính chất đất. Và tính chất đất như nào sẽ quyết định đến chất lượng nông sản. 1.4.1. Lựa chọn nguồn giống Nguồn giống là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất. Lựa chọn được giống tốt sẽ hạn chế việc sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh. Khi chọn giốngphải chọn giống tốt, các hạt giống và cây giống con nên xử lý sạch sâu bệnh trước khi gieo trồng hay xuất ra khỏi vườn ươm. 1.4.2. Sử dụng hóa chất BVTV hợp lý và đúng kỹthuậtđể bảo vệ năng suất – phẩm chất rau, an toàn cho người và môi trường. Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi người và cũng là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh gây hại. Vì vậy một trong những khâu quyết định quan trọng đến năng suất và phẩm chất rau là phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên rau hiện nay phải đạt được 2 yêu cầu là bảo vệ được năng suất - phẩm chất, đồng thời không độc hại với các loại sinh vật có ích, an toàn cho con người và môi trường. Để hạn chế sâu bệnh hại phát triển, trong canh tác rau nông dân thường kết hợp cùng lúc nhiều biện pháp như: Diệt ổ trứng, sâu non bằng tay, dùng lưới chắn côn trùng để hạn chế được nhiều sâu hại nhất là thời điểm trái vụ, dùng màng phủ đất nhằm hạn chế nhiều loại sâu bệnh truyền từ đất, sử dụng
  34. 26 các loại bẫy bả như bẫy chua ngọt, bẫy dính, bẫy pheromone để bắt côn trùng trưởng thành hoặc dùng thiên địch để kìm hãm một số côn trùng có hại, Tuy vậy khi môi trường thích hợp sâu bệnh hại sẽ phát triển và lây lan rất nhanh, khi đó để bảo vệ năng suất và phẩm chất nông sản, biện pháp đơn giản nhưng tiêu diệt sâu và hạn chế bệnh hại lây lan nhanh nhất là sử dụng hóa chấtBVTV để phòng trừ.Tuy được phép sử dụng nhưng thuốc BVTV cũng có nhiều tác động đến cây trồng, hệ sinh thái vàsức khỏe con người.Vì vậy để việc sử dụng hóa chất đạt được yêu cầu hiệu quả và an toàn tức là vừa giữ được năng suất chất lượng rau, vừa bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng rau và cả người trồng rau, người trồng rau cần phải áp dụng một số nguyên tắc chính như sau: 1. Không sử dụng thuốc quá độc Thuốc BVTV nào cũng độc nhưng mức độ độc thay đổi tùy theo loại thuốc. Để thể hiện mức độ độc của mỗi loại thuốc người ta sử dụng chỉ số gây độc cấp tính LD 50 hay còn gọi là liều gây chết trung bình căn cứ thử nghiệm trên thỏ hoặc chuột bạch. Chỉ số LD 50 càng thấp thì thuốc càng độc, và ngược lại chỉ số LD 50 càng cao thì thuốc càng ít độc. Ví dụ: LD 50 của Furadan (Carbofuran) bằng 8-14 mg/kg là thuốc rất độc. Chỉ số LD 50 của Trebon (Ethofenprox) là 21.440 mg/kg nên thuốc ít độc hơn nhiều. 2. Không sử dụng thuốc lâu phân hủy Trên cây rau cần sử dụng các thuốc nhanh phân hủy như thuốc vi sinh (BT, NPV, ) thảo mộc (Rotenon, Nicotine, Neem, ), cúc tổng hợp (Baythroid, Cyperan, ) để hạn chế dư lượng thuốc BVTV còn lại sau thu hoạch. Không nên dùng các nhóm thuốc thuộc nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ trên rau. 3.Không sử dụng các loại thuốc có lượng hoạt chất sử dụng quá cao Khi sử dụng các thuốc có lượng hoạt chất cao cho một đơn vị diện tích rau thì dư lượng còn lại sau thu hoạch chắc chắn sẽ cao. Thường các thuốc
  35. 27 nhóm clo, lân và carbamate có lượng hoạt chất sử dụng trên một đơn vị diện tích rất cao (khoảng 1.000-2.000 gr cho 1 ha rau). Các thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp và một số thuốc khác có lượng hoạt chất sử dụng cho 1 ha vào khoảng 50-100 gr/ha. Có loại chỉ vài chục gr/ha (Vertimec, ). Do vậy mà các loại thuốc này ít để lại dư lượng cao trên rau. Trên nông sản, đặc biệt là trên cây rau không nên sử dụng các thuốc nhóm clo, lân hữu cơ và carbamte để tránh để lại dư lượng cao khi thu hoạch. 4. Không dùng quá liều quy định Nếu dùng quá liều quy định thì dư lượng để lại sẽ cao hơn bình thường. Trong trường hợp giữ đúng thời gian cách ly nhưng nếu dùng quá liều quy định thì khả năng dư lượng còn lại khi thu hoạch vẫn cóthể cao hơn mức an toàn.Vì vậy, khi một loại thuốc nào đó đã bị sâu hại kháng thì không nên tăng liều lượng phun mà nên thay đổi loại thuốc khác. 5. Đảm bảo thời gian cách ly Thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc. Thông thường tối thiểu từ 15- 20 ngày đối với thuốc lân hữu cơ và Carbamate; từ 3- 7 ngày đối với thuốc sinh học và Pyrethroid. Trừ một số thuốc đặc biệt phân hủy chậm phải được chỉ dẫn cụ thể. Phần lớn nông dân sau khi sử dụng thuốc BVTV thì bao bì, vỏ chai thuốc bị vứt trực tiếp tại nơi sử dụng, thường là trên bờ ruộng, kênh, trên vườn. Một số nông dân khác thì thu gom vỏ chai, bao bì thuốc đem đốt hoặc chôn lấp không an toàn ngay tại ruộng, vườn. Ngoài ra, một số hộ dân còn tận dụng các chai, bình thuốc để làm các vật dụng trong gia đình. Việc làm này đã góp phần không nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng động.Chính vì vậy mà sau khi sử dụng thuốc xong, người dân nên thu gom và xử lý chai lọ; vỏ bao bì đựng thuốc một cách hợp lý để tránh gây ô nhiễm đất và nguồn nước.
  36. 28 1.5. Ứng dụng các sản phẩm sinh học trong nông nghiệp Hiện nay, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các chế phẩm sinh học không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc BVTV hóa học khác. Đồng thời có khả năng phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường. Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm: 1.5.1. Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho phòng trừ sâu bệnh Đây là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được ứng dụng sớm nhất trong lĩnh vực cây trồng. *Một số sản phẩm tiêu biểu: - Nguồn gốc thảo mộc: Các sản phẩm chế biến từ cây Neem hiện nay đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong công tác BVTV. VINEEM 1500 EC – đây là sản phẩm của công ty thuốc sát trùng Miền nam, được chiết xuất từ nhân hạt Neem (Azadizachta indica A. Juss) có chứa hoạt chất Azadizachtin , có hiệu lực phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây cảnh. Loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. - Nguồn gốc vi sinh: Thuốc trừ sâu vi sinh BT (Bacillus thuringiensis var.) thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối với các loại sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1-3 ngày. Các loại sản phẩm thương mại có trên thị trường khá nhiều như Vi
  37. 29 BT 32000WP, 16000WP; BT Xentary 35WDG, Fribiotox P dạng bột, Fribiotox C dạng dịch cô đặc - Pheromone: Ứng dụng để phòng trừ sâu hại rau như sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang Ngoài ra còn có một số loại thuốc có nguồn gốc từ nấm, virus, tuyến trùng (Theo Dương Hoa Xô, 2015) 1.5.2. Phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, chất tăng trưởng cây trồng. Tiếp theo mục trên trong bài viết của tác giả Dương Hoa Xô là ứng dụng phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, chất tăng trưởng cây trồng. Theo đó phân hữu cơ sinh học có đầy đủ thành phần là chất hữu cơ, có phối chế thêm tác nhân sinh học (vi sinh, nấm đối kháng) bổ sung thêm thành phần vô cơ đa lượng (NPK) và vi lượng. Tùy thuộc vào nhu cầu của sản xuất mà có thể cân đối phối trộn các loại phân nguyên liệu sao cho cây trồng phát triển tốt nhất mà không cần phải bón bất kì các loại phân đơn nào. Phân phức hợp hữu cơ sinh học có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bón trộn đều với đất. Nếu sản xuất phù hợp cho từng loại cây trồng thì đây là loại phân hữu cơ tốt nhất. Phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh được sự trợ giúp của vi sinh vật chuyên biệt có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa phế thải hữu cơ thành phân bón. Nhóm nấm đối kháng Trichoderma hiện nay đang được ứng dụng rất rộng rãi trong
  38. 30 Phần II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Đất tầng canh tác 0 – 20cm vùng trồng rau xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu : Trên đất trồng rau xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tính Thái Nguyên. - Nội dung: Hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Địa điểm: Xã Hóa Thượng – Đồng Hỷ - Thái Nguyên -Thời gian: 1/2 – 1/5 năm 2019 2.3.Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ - Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu thủy văn, sông ngòi, đất đai. - Điều kiện kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế của xã, cơ sở hạ tầng. - Điều kiện xã hội: Tình hình dân số và lao động của xã. 2.3.2.Tình hình sản xuất rau xã Hóa Thượng - Về diện tích. - Về năng suất và sản lượng. - Đầu tư cho phân bón rau. - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau. - Các biện pháp chăm sóc rau. 2.3.3.Hiện trạng môi trường đất trồng rau của khu vực nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu phân tích hàm lượng: mùn, Nts, Pts, pH. - Kết quả phân tích dư lượng hóa chất BVTV trong đất rau.
  39. 31 2.3.4.Đề xuất giải pháp 2.4.Phương pháp nghiên cứu 2.4.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội từ nguồn UBND xã Hóa Thượng. - Thu thập số liệu về tình hình sản xuất rau, diện tích, năng suất, sản lượng từ nguồn UBND xã Hóa Thượng - Quy trình bón phân cho rau, TCVN 7373:2004, TCVN 7374:2004, TCVN 7375:2004, TCVN 7376:2004, TCVN 7377:2004, QCVN 03:2008 về chất lượng môi trường đất. Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan từ nguồn internet, sách, báo. 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp khảo sát thực địa rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và sơ bộ về khu vực nghiên cứu, đồng thời kiểm tra tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập được từ đó đưa ra nhận xét chung về khu vực nghiên cứu. 2.4.3. Phương pháp điều tra đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất - Xây dựng bộ câu hỏi điều tra người dân trồng rau: Câu hỏi điều tra gồm 3 phần chính: phần thông tin chung, phần hiện trạng môi trường đất tại khu vực trồng rau, phần hiện trạng canh tác chăm sóc rau. Bộ câu hỏi là cơ sở cho việc phỏng vấn người dân trồng rau. - Chọn hộ phỏng vấn: chọn 60 hộ gia đình trồng rau trên toàn địa bàn xã Hóa Thượng để phỏng vấn. - Tiến hành điều tra: Trong quá trình điều tra sử dụng các kĩ năng phỏng vấn với các câu hỏi mở rộng để tìm các thông tin đầy đủ hơn, kết hợp với quan sát thực địa. Thời điểm thực hiện phỏng vần vào thời gian người dân đang sản xuất rau.
  40. 32 2.4.4. Phương pháp lấy mẫu Đất dùng để nghiên cứu được lấy từ khu vực sản xuất rau trên toàn địa bàn xã Hóa Thượng. Bảng2.1.Kí hiệu mẫu đất nghiên cứu STT Kí hiệu mẫu Tên mẫu đất Địa điểm lấy mẫu đất 1 Mẫu 1 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Tân Thái , Tam Thượng Thái, Ấp Thái 2 Mẫu 2 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm An Thái, Hưng Thượng Thái 3 Mẫu 3 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Đồng Thịnh, Thượng Đồng Thái 4 Mẫu 4 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Vải, Luông Thượng 5 Mẫu 5 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Sơn Cầu, Sơn Thượng Thái 6 Mẫu 6 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Văn Hữu, Tướng Thượng Quân 7 Mẫu 7 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Việt Cường, Gò Thượng Cao, Sông Cầu 2 Mẫu đất được lấy theo phương pháp hỗn hợp, tiến hành lấy 7 mẫu tại 7 vị trí khác nhau, mỗi mẫu lấy 200g ở tầng từ 0- 20cm, lấy đủ 7 mẫu, sau đó tiến hành phơi khô trong bóng mát, loại bỏ xác thực vật, nghiền nhỏ bằng cối sứ rồi qua rây 0,2mm. Mẫu phân tích được đựng bằng lọ thủy tinh, nút nhám rộng miệng. 2.4.5. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm - Xác định pH bằng máy đo pH
  41. 33 - Nts bằng phương pháp Kjeldahl Photpho tổng sốtheo phương pháp so màu - Mùn theo phương pháp Tiurin - Xác định dư lượng HCBVTV sử dụng máy đo sắc khí GCM 2.4.6. Phương pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu - Sử dụng các phần mềm Microsoft nhƣ: Word và Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được. - Thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về lĩnh vực bảo vệ môi trường. - So sánh, nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.
  42. 34 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đăc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Hóa Thượng là xã trung du miền núi, có vị trí địa lý như sau: + Phía Bắc giáp với xã Hóa Trung và xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ. + Phía Nam giáp với phường Chùa Hang vàphường Đồng Bẩm - TP Thái Nguyên. + Phía Tây giáp với huyện Phú Lương và xã Cao Ngạn - TP Thái Nguyên. + Phía Đông giáp với xã Linh Sơn và xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ. Xã Hóa Thượng cách trung tâm huyện Đồng Hỷ 4 km về phía Bắc, có tuyến đường quốc lộ 1B chạy qua với chiều dài 4,8 km, đây là trục đường chính để lưu thông và trao đổi hàng hóa trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, văn hóa xã hội với các vùng lân cận để học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm sản xuất, các hình thức phát triển sản xuất đa ngành nghề cũng như việc tiêu thụ sản phẩm và phát triển ngành thương mại, dịch vụ, du lịch. 3.1.1.2. Địa hình Xã Hóa Thượng mang đặc điểm của vùng trung du miền núi, có địa hình đồi núi kế tiếp nhau, xen kẽ giữa các thung lũng nhỏ là các cánh đồng. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 150 m. 3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn * Nhiệt độ Trung bình hàng năm vào khoảng 24 - 250C, số giờ nắng trung bình khoảng 1250-1550giờ/năm.Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ trung
  43. 35 bình trên 200C (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 270C) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 200C. Hàng năm có 4 mùa rõ rệt, 2 mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa đông gió bắc, đông và đông bắc. Lượng mưa trung bình khoảng 1950mm, năm có lượng mưa cao nhất tới 3000mm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 70%.Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (90%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (75%). * Khí hậu Xã Hóa Thượng cách thành phố Thái Nguyên khoảng 6 km do vậy mang các yếu tố khí hậu đặc trưng của miền núi phía Bắc, đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió mùa chủ yếu là gió Đông Nam và mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chủ yếu là gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình là 220C, độ ẩm tương đối trung bình là 80%, số giờ nắng trong năm là 1.690 h/năm. * Thủy văn Toàn xã có 37,19ha sông suối và 33,11 ha đất mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản, là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đến nay trên địa bàn xã chưa có nghiên cứu cụ thể về nguồn nước ngầm. Hệ thống sông: Xã có 02 con sông chạy qua địa bàn xã là Sông Cầu dài 1 km và sông Linh Nham dài 2 km
  44. 36 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch của xã Hóa Thượng là một xã có diện tích tự nhiên khá lớn khoảng 1345,11ha. Trong đó, theo số liệu 2016, diện tích nông, lâm nghiệp là 884,65ha chiếm 65,77%, đến năm 2018 diện tích đất nông lâm nghiệp đạt 857,31ha chiến 63,74%. Đối với đất phi nông nghiệp năm 2016 là 404,85ha chiếm 30,1%, năm 2018 là 439,32ha chiếm 32,66%. Trong đó xu hướng dịch chuyển là giảm diện tích đất nông, lâm nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp, một phần là do áp lực tăng dân số, chuyển đổi mục đích sử dụng, một phần do tác động của hiện tượng thiên tai bất thường do BĐKH gây ra. Diện tích đất nông, lâm nghiệp giảm dần qua 3 năm trung bình 0,35%. Trong đó diện tích lúa giảm dần từ 340,51ha năm 2016 xuống con 317,32ha năm 2018 với tốc độ giảm trung bình là 3,46%, diện tích cây trồng hàng năm giảm nhẹ bình quân trong 3 năm giảm 0,21%, diện tích đất lâm nghiệp ổn định qua các năm, còn diện tích nuôi trồng thủy sản giảm với tốc độ 4,09% năm 2016 đến năm 2018. Điều này cho thấy cơ cấu xu hướng dịch chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong ngành nông nghiệp của xã. Diện tích trồng lúa, màu cho năng suất thấp để được chuyển sang các hoạt động sản xuất kinh tế khác có thu nhập cao hơn. Xu hướng dịch chuyển như vậy là phù hợp với sự phát triển của địa phương và sự thay đổi về điều kiện tự nhiên. Đảm bảo thu nhập của các hộ nông dân trên diệc tích đất canh tác nhà mình. Cũng như khuyến khích dồn điền, mở rộng mô hình gia trại, trang trại nhằm tăng hiệu quả nền kinh tế nông nghiệp.
  45. 37 Bảng3.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Hóa Thượng năm 2016 – 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC 17/16 18/17 BQ (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Diện tích tự nhiên 1345,11 100 1345,11 100 1345,11 100 100 100 100 I. Đất nông, 884,65 65,77 869,34 64.63 857,31 63,74 98,27 98,62 98,44 lâm nghiệp 1. Đất lúa 340,51 38,49 329,9 37.95 317,32 37,01 96,88 96,19 96,54 2. Đất trồng 382,4 43,23 378,7 43.56 380,81 44,42 99,03 100,56 99,79 hàng năm 3. Đất lâm 112,74 12,74 112,74 12.97 112,75 13,15 100,00 100,01 100,00 nghiệp 4. Đất nuôi 36 4,07 35 4.03 33,11 3,86 97,22 94,60 95,91 trồng thủy sản 5. Đất nông 13 1,47 13 1.50 13,32 1,55 100,00 102,46 101,23 nghiệp khác II. Đất phi 404,85 30,10 422,77 31.43 439,32 32,66 104,43 103,91 104,17 nông nghiệp 1. Đất ở 110,26 27,23 120,20 28.43 123,11 28,02 109,02 102,42 105,72 2. Đất trụ sở cơ quan, công 2,97 0,73 2,97 0,70 2,97 0,68 100,00 100,00 100,00 trình sự nghiệp Đất quốc 138,82 34,29 138,82 32.84 138,82 31,60 100,00 100,00 100,00 phòng 3. Đất cơ sở sản xuất, kinh 2,83 0,70 3,30 0.78 3,37 0,77 116,61 102,12 109,36 doanh Đất sản xuất vật liệu xây 3,12 0,77 3,60 0.85 3,84 0,87 115,38 106,67 111,03 dựng 4. Đất tôn giáo, 0.,44 0,11 0,44 0.10 0,44 0,10 100,00 100,00 100,00 tín ngưỡng Đất nghĩa 9 ,79 2,42 9,79 2.32 9,79 2,23 100,00 100,00 100,00 trang, nghĩa địa 5. Đất có mặt nước chuyên 36,06 8,l91 35,31 8.35 37,19 8,47 97,92 105,32 101,62 dùng 6. Đât phát 100, 56 24,84 108,34 25.63 119,79 27,27 107,74 110,57 109,15 triển hạ tầng III. Đất chưa 55,61 4,13 53 3.94 48,48 3,60 95,31 91,47 93,39 sử dụng IV. Chỉ tiêu BQ Đât NN/ hộ NN 0,29 0,27 0,22 Đất NN/khẩu NN 0,07 0,07 0,06 Nguồn: Thống kê xã Hóa Thượng
  46. 38 3.2.2. Thực trạng tổ chức kinh tế và tổ chức sản xuất 3.2.2.1. Về kinh tế Trong những năm vừa qua xã đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, trong nông nghiệp mạnh dạn đưa ra các giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất, lúa chất lượng hang hóa, lúa xuất khẩu,lúa lai nhằm tăng thu nhập trên một diện tích canh tác chuyển dịch mạnh mẽ vùng đất trũng sang mô hình sản xuất đa canh. * Sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND và UBND xã Hóa Thượng về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ mới và kết quả bước đầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp của xã đã phần nào thay đổi diện mạo. Với hai mũi nhọn chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, ngành nông nghiệp thu hút trên 63% lực lượng lao động toàn xã. Xã Hóa Thượng duy trì diện tích cây trồng hiện có, trong sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, định hướng bố trí các loại cây trồng được xây dựng phù hợp, đồng bộ hơn, vì thế kết quả đạt được tăng đáng kể. + Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 đạt 2.800 tấn + Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cả năm là 487,9 ha. Năng suất đạt 47,5 tạ/ha, sản lượng đạt: 2.318 tấn. + Cây ngô: Tổng diện tích trồng cả năm là 129,3 ha. Năng suất đạt 44 tạ/ha, sản lượng đạt 568,9 tấn. + Cây khoai: 14 ha. Năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 70 tấn. + Cây chè: 71,5 ha. Năng suất 95 tạ/ha, sản lượng 679,25 tấn + Diện tích hoa màu khác: 37,2 ha + Diện tích cây ăn quả: 137,1 ha.
  47. 39 * Chăn nuôi Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia súc, gia cầm hiện nay, tuy không ảnh hưởng nhiều đến địa phương, song tâm lý của các hộ chăn nuôi chưa thực sự yên tâm tin tưởng để đầu tư lớn và phát triển ngành chăn nuôi, đồng thời giá cả trên thị trường biến động. UBND xã đã tập trung tuyên truyền vận động nhân dân đầu tư phát triển và ổn định đàn gia súc, gia cầm và đã thu được những kết quả nhất định. Theo số liệu thống kê năm 2018, xã Hoá Thượng đã duy trì và phát triển chăn nuôi ổn định với tổng số đàn trâu là 518 con; đàn bò: 70 con; đàn lợn: 4.990 con; đàn gia cầm: 32.225 con. * Lâm nghiệp Xã Hóa Thượng có 112,75 ha diện tích đất lâm nghiệp đều là rừng sản xuất. Trong đó, nhà nước quản lý 30 ha, hợp tác xã quản lý 30 ha, giao cho hộ gia đình quản lý với tổng diện tích là 52,75 ha. Thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng. * Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hiện nay trên địa bàn xã có trên 20 doanh nghiệp, công ty TNHH, làng nghề miến Việt Cường chuyên sản xuất miến, 05 hợp tác xã hoạt động trên các lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, may mặc, cơ khí, nguồn thu nhập đạt 12.430 triệu đồng, chiếm 15,64% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã. * Thương mại và dịch vụ Xã Hóa Thượng có đường Quốc lộ 1B chạy qua địa bàn nên khá thuận lợi để phát triển ngành thương mại và dịch vụ vì thế thương mại dịch vụ của xã tương đối phát triển nhưng chủ yếu dưới dạng buôn bán nhỏ lẻ.Các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ chủ yếu tập trung tập trung ở trục đường quốc lộ 1B. Hệ thống dịch vụ ở xã bao gồm nhiều ngành nghề. Toàn xã có 200 hộ
  48. 40 tham gia các dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ, dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác. Năm 2018, tổng giá trị mà ngành thương mại và dịch vụ mang lại là 17.000 triệu đồng, chiếm 21,3% trong tổng giá trị sản xuất toàn xã. * Hình thức tổ chức sản xuất Hiện xã có 04 hợp tác xã bao gồm: Hợp tác xã sản xuất và chế biến miến Việt Cường; -Hợp tác xã sản xuất nấm Hoàng Tiến (Xóm Việt Cường); Hợp tác xã Quần Sơn chuyên về lĩnh vực vận tải, khai thác cát sỏi (Xóm Sơn Thái) và hợp tác xã môi trường Đồng Tâm (Xóm Đồng Thái). Có 3/4 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, riêng hợp tác xã sản xuất nấm Hoàng Tiến xóm Việt Cường mới được thành lập và đi vào hoạt động nên chưa có hiệu quả. Bảng3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của xã qua năm 2013, 2018 Số Hạng mục Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2018 TT 1 Tổng GTSX 41.742 79.640 1.1 Nông – lâm – thuỷ sản Tr. đồng 30.266 50.210 Công nghiệp, TTCN và Xây 1.2 Tr. đồng 4.476 12.430 Dựng 1.3 Thương mại, Dịch vụ Tr. đồng 7.000 17.000 2 Cơ cấu GTSX (%) (%) 100 100 - Nông – lâm – thuỷ sản (%) 72,5 63,0 - Công nghiệp, TTCN và XD (%) 10,7 15,6 - Thương mại, DV (%) 16,8 21,3 Tổng sản lượng lương thực 3 Tấn 2.089 2.800 quy thóc Thu nhập bình 4 Tr. đồng 8 17,5 quân/người/năm Bình quân lương 5 Kg/người/năm 261 331 thực/người/năm Bình quân giá trị sản xuất/1 6 Tr. đồng 50 70 ha đất canh tác 8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 8 13 Nguồn: Thống kê xã Hóa Thượng
  49. 41 3.2.2.2. Về lao động Toàn xã có 6.090 lao động. Lao động chủ yếu là trong các ngành sản xuất Nông lâm nghiệp, với 3.874 lao động (chiếm đến 63,6% lao động toàn xã). Số lao động qua đào tạo của xã là 843 lao động, chiếm 13,8%. Bảng3.4. Tình hình lao động của xã Hóa Thượng năm 2018 Lao động Trong đó Tổng số lao động Lao động Lao động CN, Tổng số Lao động NLN Dịch vụ, TTCN LĐ tham Thương Mại TT Tên xóm gia các Lao Lao Lao Nam Nữ hoạt động động động động kinh tế Tổng qua Tổng qua Tổng qua đào đào đào tạo tạo tạo Tổng số 6.090 3.030 3.060 3.874 337 1.235 284 981 222 1 Tam Thái 350 182 168 250 120 40 40 60 30 2 Tân Thái 781 402 379 520 102 13 159 25 3 Ấp Thái 200 101 99 180 20 4 Hưng Thái 320 180 140 195 60 125 50 5 An Thái 369 190 179 112 10 85 10 172 23 6 Đồng Thái 351 180 171 173 28 56 15 122 24 Đồng 7 538 270 268 254 30 104 23 180 50 Thịnh 8 Vải 388 188 200 122 25 106 36 160 43 9 Luông 474 240 234 347 32 100 12 27 10 Sơn Cầu 279 114 165 200 79 11 Sơn Thái 201 106 95 137 64 17 12 Văn Hữu 589 246 343 439 150 36 Tướng 13 382 196 186 295 55 10 32 2 Quân Việt 14 250 120 130 190 20 60 25 Cường 15 Gò Cao 385 185 200 315 5 70 Sông Cầu 16 90 60 30 55 5 35 3 2 Sông Cầu 17 143 70 73 90 2 44 19 9 3 Nguồn: Phòng thống kê xã Hóa Thượng
  50. 42 Lao động là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cùng như của từng vùng. Theo phòng thống kê của xã năm 2018 tổng số lao động trên địa bàn là 5677 lao động. Dựa vào tình hình phát triển nguồn lao động, cũng như cơ cấu các ngành mà người ta có thế đánh giá được trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng hay của mỗi quốc gia. Tình hình biến động dân số vào lao động của xã Hóa Thượng được thể hiện qua bảng số liệu. Qua bảng ta thấy, dân số của xã có sự biến động không lớn, bình quân qua 3 năm tăng 5,14%. Nhân khẩu nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, năm 2016là 65,6% các năm tiếp theo số khẩu nông nghiệp có sự giảm nhẹ cụ thể năm 2017 là 65,39%, năm 2018 là 65,34% tổng nhâu khẩu trong toàn xã, bình quân trong 3 năm tăng 4,92%. Nhân khẩu phi nông nghiệp qua các năm nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2016, số khẩu phi nông nghiệp chỉ chiếm 34,40%, nhưng bước sang năm 2017 thì số khẩu phi nông nghiệp tăng dần lên và đạt 34,61% tồng nhân khẩu toàn xã. Hộ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng số hộ qua các năm đều trên 66.1% năm 2016 và giảm nhẹ năm 2018 là 65,34%, bình quân trong 3 năm có sự biến động tăng 11,36%. Hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trung bình là 13,03%. Lao động có sự gia tăng qua các năm, tốc độ bình quân là 3,59%. Nhưng trong 3 năm, lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp có sự biến động nhẹ, trung bình 2,59%. Còn số lượng lao động phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh ở năm 2018, bình quân 3 năm tăng 5,48%. Nhìn chung, số lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn xã chưa hợp lý. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp do tính chất thời vụ nên tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động còn thấp còn khá phổ biến, đây là bài toán, là vấn đề thách thức đối với các cấp, các ngành của xã.
  51. 43 Có thể nói nguồn lao động của xã khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa thật cao,lao động phổ thông chiếm tỉ trọng khá lớn còn lao động qua đào tạo chiếm tỉ trọng nhỏ. Tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên tốt nghiệp phổ thông trung học cũng như lực lượng nông nhàn là vấn đề bức xúc cần giải quyết trong thời gian tới. Hiện nay, Liên Sơn xuất hiện một thực trạng một lực lượng khá lớn thanh niên ở độ tuổi lao động đổ ra các thành phố lớn, các vùng kinh tế để làm ăn, chỉ còn lại một số ít thanh niên trụ lại địa phương để làm trong linh vực thương mại dịch vụ, và buôn bán chính vì vậy, vệc giả quyết việc làm ngay tại ở địa phương, thu hút lao động quay trở lại với nông nghiệp là những bức xúc hiện tại đặt ra cho chính quyền địa phương. Bảng3.5. Tình hình biến động dân số và lao động của xã năm 2016-2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT CC CC CC SL SL SL 17/16 18/17 BQ (%) (%) (%) 1. Tổng số nhân Khẩu 7280 100 7481 100 8043 100 102,76 107,51 105,14 khẩu Khẩu NN Khẩu 4776 65,60 4892 65,39 5255 65,34 102,43 107,42 104,92 Khẩu phi NN Khẩu 2504 34,40 2589 34,61 2788 34,66 103,39 107,69 105,54 2. Tổng số hộ Hộ 1829 100 1952 100 2285 100 106,72 117,06 111,89 Hộ NN Hộ 1209 66,10 1259 64,50 1493 65,34 104,14 118,59 111,36 Hộ phi NN Hộ 620 33,90 693 35,50 792 34,66 111,77 114,29 113,03 3. Tổng số lao Lđ 5677 100 5783 100 6090 100 101,87 105,31 103,59 động Lao động NN Lđ 3681 64,84 3774 65.26 3874 63.61 102,53 102,65 102,59 Lao động phi NN Lđ 1996 35,16 2009 34,74 2216 36,39 100,65 110,30 105,48 4. Chỉ tiêu bình quân Khẩu/hộ Khẩu 3.98 3.83 3.52 Lao động/ hộ Lđ 3.10 2.96 2.67 Khẩu/hộ NN Khẩu 3.95 3.89 3.52 Lao động/hộ NN Lđ 3.04 3.00 2.59 Nguồn: Thống kê xã Hóa Thượng
  52. 44 3.2.2.3. Hạ tầng kinh tế xã hội * Hệ thống đường giao thông - Đường quốc lộ: + Đường Quốc lộ 1B cũ: Chiều dài là 3 km, là đường thảm bê tông nhựa, mặt đường rộng 7,5m. + Đường Quốc lộ 1B mới: Chiều dài là 1,8 km, là đường thảm bê tông nhựa, mặt đường rộng 12m; lộ giới 42m. + Đường tỉnh lộ 273: Có chiều dài là 2km, là đường thảm bê tông nhựa, mặt đường rộng 3,5m, nền đường 7,5m, lộ giới 32m. + Đường tỉnh lộ 269: Có chiều dài là 1km, là đường thảm bê tông nhựa, mặt đường rộng 3.5m, nền đường 7,5m, lộ giới 19,5m. - Đường liên xã: Có 7 tuyến với tổng chiều dài là 8,05 km. đã đổ nhựa là 4,65 km, bê tông 3,4 km; bề rộng mặt đường rộng 3m; nền đường rộng 6m. - Đường trục xóm, liên xóm: Tổng chiều dài là 56,22 km, trong đó đã cứnghóa được 39,02 km, Còn lại 17,2 km đường đất. Các tuyến đường có bề rộng mặt trung bình 3m, bề rộng nền 5m. - Đường nội xóm: Có tổng chiều dài là 29,37 km, trong đó đã bê tông hóa được 11,97km; cấp phối 5km và 12,09km đường đất. Các tuyến đường có bề rộng mặt trung bình 2,5-4m, nền 3-5m. - Đường nội đồng: Có tổng chiều dài là 6,9 km, trong đó đã bê tông hóa được 1,45km; cấp phối 0,7km và 4,75km đường đất. Các tuyến đường có bề rộng mặt trung bình 2,5-3m, nền 3-4m. * Thuỷ lợi - Trên địa bàn xã có 5 trạm bơm điện đó là: Trạm bơm Linh Nham 1, Linh Nham 2 (xóm Tam Thái), trạm bơm Việt Cường xóm Việt Cường, trạm bơm Hồ Thạt (xóm Gò Cao) và trạm bơm Hồ Nhảnh xóm Luông. - Hồ chứa nước: Trên địa bàn xã có các hồ chứa nước như: Hồ Na Long, hồ Nhảnh, hồ Thạt, hồ Đảm Đang, hồ Dọc Dọ
  53. 45 - Tổng chiều dài kênh toàn xã là 37,05 km, trong đó đã kiên cố hoá 23,9 km (chiếm 64,5%); 2,8 km cần làm mới. * Hiện trạng sử dụng điện Hệ thống điện đảm bảo chất lượng cung cấp cho nhân dân trong xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong xã. - Hệ thống truyền tải điện năng cấp 0,4KV phân bố khá đều trên địa bàn xã. - Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%. Trong đó: Số hộ sử dụng điện an toàn đạt 100% 3.2.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh Trong những năm vừa qua xã đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, trong nông nghiệp mạnh dạn đưa ra các giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất, lúa chất lượng hang hóa, lúa xuất khẩu, lúa lai nhằm tăng thu nhập trên một diện tích canh tác chuyển dịch mạnh mẽ vùng đất trũng sang mô hình sản xuất đa canh.
  54. 46 Bảng3.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2016 – 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Chỉ tiêu Số lượng CC Số lượng CC Số lượng CC 17/16 18/17 BQ (tr.đ) (%) (tr.đ) (%) (tr.đ) (%) Tổng GTSX 61172 100 64075 100 62964 100 104,75 98,266 101,5 1. GTSX ngành NN 16057 26,25 17642 27,53 16824 26,72 109,87 95,363 102,6 Trồng trọt 9892 61,61 10967 62,16 10371 61,64 110,87 94,566 102,7 Chăn nuôi 5254 32,72 5472 31,02 4861 28,89 104,15 88,834 96,49 Đánh bắt,nuôi trồng TS 911 5,674 1203 6,819 1592 9,463 132,05 132,34 132,2 2. Ngành CN-XD 25734 42,07 26451 41,28 26850 42,64 102,79 101,51 102,1 3. Ngành TM-DV 19381 31,68 19982 31,19 19290 30,64 103,1 96,537 99,82 4. Một số chỉ tiểu BQ GTSX/khẩu 8.40 8.57 7.83 GTSX NN/khẩu NN 3.36 3.61 3.20 Nguồn: Thống kê xã Hoá Thượng
  55. 47 Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, với tinh thần đổi mới, kinh tế xã Hóa Thượng luôn có tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2016 tổng giá trị sản xuất của xã là 61172 triệu đồng, năm 2017 là 64075 triệu đồng tăng 4,75%. Ngành thương mai dịch vụ 3 năm tăng là 3,1% , bên cạnh đó là ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 2,1%. Quan sát trong 3 năm gần đây, ngành nông nghiệp (sản xuất trồng trọt) có tốc độ tăng trưởng thấp chỉ đạt 2,7%, trong đó ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với ngành 2 ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản trong những năm gân đây cũng có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, giá trị sản xuất năm 2014 là 25734 triệu đồng, năm 2017 là 26850 triệu đồng. Qua 3 năm tốc độ tăng trưởng trung b́nh của ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản của xã là 2,1%. Ngành thương mai dịch vụ của xã trong 3 năm nghiên cứu có sự phát triển chạm nhất, giá trị sản xuất năm 2016 là 19381 triệu đồng, đến năm 2018 giảm còn 19290 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2016 đến năm 2018 là giảm 0,18%. 3.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hóa Thượng 3.3.1. Thực trạng sản xuất ngành trồng trọt 3.3.1.1. Nhóm cây lương thực 3.3.1.1.1. Diện tích cơ cấu các loại cây lương thực Bảng3.7. Diện tích cơ cấu các loại cây trồng trên địa bàn xã Hóa Thượng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Cơ Cơ Diện tích cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích cấu (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Diện tích cây trồng 589,5 100 586,7 100 639,41 100 Lúa 457,6 77,63 446 76,02 474,25 74,17 Ngô 115,9 19,66 125,1 21,32 147,63 23,09 Lạc 16 2,71 15,6 2,66 17,53 2,74 Nguồn: Thống kê xã Hoá Thượng
  56. 48 Xác định hiện trạng và lựa chọn hệ thống cơ cấu cây trồng, công thức luân canh thích hợp, có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với vùng sinh thái của huyện Đồng Hỷ, nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả.Năm 2018, cơ cấu cây trồng của xã là: 77,63% lúa, 19,66% ngô, 2,71% lạc. Đến năm 2018 đã có sự thay đổi nhẹ về cơ cấu cây trồng, 74,17% lúa, 23,09% ngô, 2,74% lạc. Năm 2018 2,74 23,09 Lúa Ngô Lạc 74,17 Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu các loại cây trong nông nghiệp năm 2018 Trong ngành trồng trọt một số xóm đã và đang khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số vùng trồng lúa kém hiệu quả.Thực tế, có nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Ở xã Hóa Thượng diện tích đất nông nghiệp có biểu hiện ngày càng mất đi, gọi là sự mất đất nông nghiệp, một phần do thiên nhiên và một phần do con người. Hiện tượng ngập úng vẫn xảy ra, đặc biệt vào mùa mưa bão và gió to, lớn kết hợp với. Một phần do con người sử dụng đất nông nghiệp làm đất thổ cư, kinh doanh dịch vụ điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích đất canh tác của toàn xã.
  57. 49 3.3.2.1.2. Năng suất các loại cây trồng Năng suất cây trồng là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp. Hiện ngành Nông nghiệp ở xã đang tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuất cũng những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho nền nông nghiệp và nâng cao sản lượng cây trồng. Tuy nhiên trong những năm gần đây hiện tượng biến đổi khí hậu tác động lớn đến sản lượng các loại cây trồng. Lúa là loại cây trông chủ yếu ở đây, mỗi năm thường 2 vụ, ngoài ra người dân còng trồng vào vụ đông với diện tích nhỏ các loại trồng như khô, khoai, đậu, rau Năng suất cây trồng ở đây, đặc biệt là lúa chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu. Nhiều hộ thuộc các xóm điều tra qua phỏng vấn cho biết một số sào ruộng mỗi năm có thu nhập chỉ được từ 130-150kg thóc/sào. Sản lượng cây trồng của xã được thể hiện qua bảng sau: Bảng3.8. Sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn xã Hóa Thượng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ NS SL NS SL NS SL tiêu (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) (tấn) Lúa 49,4 2375,3 54,6 2407 55,5 2632 Ngô 45 528,9 47,3 604 45,7 675 Lạc 15,6 22,5 17,5 29,71 16,25 28,49 Nguồn: Thống kê xã Hoá Thượng Bảng số liệu thể hiện năng suất và sản lượng cây trồng qua 3 năm của xã Hóa Thượng ta thấy năng suất cây trồng có nhiều biến đổi.Lúa nước được trồng chủ yếu ở đây nhưng sản lượng đạt được không cao năm 2018đạt 49,4
  58. 50 tạ/ha. Theo như đánh giá của người dân nơi đây, trong thời gian gần đây tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra vào mùa nắng nóng gây nên hiện tượng thiếu nước tưới tiêu cục bộ, có khi nước sinh hoạt hằng ngày cũng khan hiếm và thiếu trầm trọng ở một số nơi trên địa bàn xã. Gió tây khô nóng xuất hiện vào tháng 4, tháng 5, tháng 6 hằng năm gây nên từng đợt và kéo dài trong nhiều ngày.Nhiệt độ trong những ngày gió tây thường rất cao cố khi lên tới 410C, độ ẩm không khí xuống tới 30%. Gió tây khô nóng ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt, trong trường hợp lúa đang trổ bông mà gặp phải gió này thì lượng hạt thóc lép là rất cao, ảnh hưởng lớn đến năng suất và làm tăng tốc độ bốc hơi nước làm cây lúa nhanh chết. Năng suất lúa giảm đi, nhiều diện tích bị mắt trắng, tại địa phương đã tìm cách khắc phục bằng cách tăng cường trồng các loại cây trồng khác nhau để nâng cao đời sống của người dân.Năm 2018, năng suất cây ngô bình quân là 47 tạ/ha.Sản lượng chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi.Ngoài ra các sản lượng khác cũng đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây. 3.3.1.2. Nhóm cây ăn quả Bảng 3.9. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả chính trên địa bàn xã Hóa Thượng năm 2016 - 2018 Cây nhãn Cây ổi Cây bưởi Năm DT NS SL DT NS SL DT NS SL (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) 2016 18 130 234 9 50 45 5 150 75 2017 20 132 264 11 53 58,3 6 153 91,8 2018 22 140 308 11 60 66 6,8 153 104,04 (Nguồn: Thống kê xã Hóa Thượng) Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích cây ăn qủa đang có xu hướng tăng dần qua các năm.
  59. 51 Đối với cây nhãn, diện tích cây nhãn có xu hướng phát triển mạnh nhất.Cây nhãn chỉ được trồng chủ yếu tại xóm Việt Cường với diện tích 20ha. Xóm chuyên trồng nhãn phục vụ cho người tiêu dùng. Năm 2018, diện tích nhãn toàn xã là 22ha, với năng suất 140 tạ/ha, thu được sản lượng đạt 308 tấn/ha. Nhãn là cây trồng phụ thuộc vào thời tiết mới thu lại được hiệu quả cao nhất. Nhãn thường ra hoa tháng 2, tháng 3, đây là thời điểm thời tiết thường mưa nên rất khó thụ phấn. Khi quả nhãn đã phát triển và sắp cho thu hoạch thì hay mưa to và nắng gắt nên vỏ và cùi phát triển không đồng nhất , dẫn đến quả hay bị nứt, làm giảm năng suất. Đối với cây ổi, diện tích cây ổi tăng nhẹ qua các năm. Hiện nay, người dân đã và đang dần chuyển đổi các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Ổi là một trong số loại cây trồng đó, Năng suất ổi tại xã Hóa Thượng tương đối cao, tăng dần qua các năm, từ 50 tạ/ha năm 2016 đến 60 tạ/ha năm 2018. Tình hình tăng mạnh đó là do người dân đã biết áp dụng khoa học tiên tiến, cây trông chống chịu sâu bệnh và những biến đổi khí hậu. Năng suất tăng dần kéo theo sản lượng cũng tăng qua các năm, năm 2016 bằng 45 tấn/ha, đến năm 2018 đạt 66 tấn/ha. Đối với cây bưởi, ở đây nông dân thường trồng bưởi diễn.Bưởi diễn cho năng suất cao, và có giá trị kinh tế cao. Sản lượng bưởi diễn hàng năm tăng rất nhanh từ 75 tấn năm 2016 đến 104.04 tấn năm 2018. Điều đó khẳng định rằng khoa học bới, kỹ thuật mới đã mang lại cho người dân những kết quả nhất định. 3.4.Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đất là yếu tố rất quan trọng quyết định năng suất và chất lượng cây trồng, đồng thời môi trường đất cũng nơi chịu tác động trực tiếp các hoạt động trực tiếp các hoạt động sản xuất của con người. Chính vì vậy để thấy được hiện trạng môi trường đất trồng rau chúng tôi tiến hành lấy mẫu đất
  60. 52 trồng rau để phân tích các chỉ tiêu: pH, mùn, Nts, Lân tổng số và dư lượng hóachất BVTV.  Chỉ tiêu pH Sau khi thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm ta có bảng kết quả phân tích sau: Bảng3.10.Đánh giá nồng độ pH đất tại xã Hóa Thượng Tiêu chuẩn so sánh theo Mẫu đất pH Đánh giá TCVN 7377:2014 Mẫu 1 7,5 Đạt Mẫu 2 6,9 Đạt Mẫu 3 6.9 Đạt Mẫu 4 6,0 3,8 đến 8,12 Đạt Mẫu 5 7,1 Đạt Mẫu 6 5,9 Đạt Mẫu 7 6.4 Đạt Nguồn: Ban nông nghiệp xã Hóa Thượng - pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng, vì nó thường ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất. Độ hữu dụng của chất dinh dưỡng chất trong đất, hiệu quả của phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua của đất. Theo kết quả nghiên cứu đánh giá độ pH của bảng 3.10 giá trị pH từ 5,9 – 7,5 nằm trong khoảng 3,8 – 8,12 của tiêu chuẩn môi trường về đất trồng trọt. Đây là nồng độ pH hoàn toàn phù hợp cho canh tác rau. Cây rau sinh trưởng và phát triển tốt là trong khoảng pH từ 5,0 – 7.  Chỉ tiêu Nito tổng số Ta có bảng kết quả phân tích chỉ tiêu Nito tổng số sau:
  61. 53 Bảng 3.11. Đánh giá hàm lượng Nts trong đất tại xãHóa Thượng theo TCVN 7373: 2004 Mẫu đất Nts(%) Theo TCVN 7373:2004 Đánh Giá Mẫu 1 0,35 0,065 đến 0,53 Đạt Mẫu 2 0,46 Đạt Mẫu 3 0,23 Đạt Mẫu 4 0,27 Đạt Mẫu 5 0,44 Đạt Mẫu 6 0,42 Đạt Mẫu 7 0,3 Đạt Nguồn: Ban nông nghiệp xã Hóa Thượng Theo TCVN 7373 : 2004 về chất lượng môi trường đất. Giá trị cho phép của Nts trong đất là nằm trong khoảng 0,065 đến 0,53 %. Theo bảng 3.11 ta thấy các mẫu đều nằm trong TCMT đất. Giá trị trung bình của các mẫu chỉ điều này cho thấy việc canh tác cây rau, không làm ảnh hưởng nhiều tới hàm lượng Nts trong đất. Xét về mặt dinh dưỡng trong đất các mẫu đất trên có hàm lượng N mức trung bình.Vậy người dân cần có biện pháp nâng cao chất lượng đất, đảm bảo cây rau có thể phát triển tốt và đạt năng xuất cao.  Chỉ tiêu Lân tổng số Ta có bảng kết quả phân tích Lân tổng số sau: Bảng 3.12.Đánh giá hàm lượng Pts trong đất xã Hóa Thượng theo TCVN 7374:2004 Mẫu Đất Pts Theo TCVN 7373 : 2004 Đánh Giá Mẫu 1 0,039 0,03 đến 0,06 Đạt Mẫu 2 0,041 Đạt Mẫu 3 0,05 Đạt Mấu 4 0,048 Đạt Mẫu 5 0,052 Đạt Mẫu 6 0,05 Đạt Mẫu 7 0,065 Không Đạt
  62. 54 Nguồn: Ban nông nghiệp xã Hóa Thượng Theo tiêu chuẩn TCVN 7374 : 2004 về chất lượng đất. Giá trị cho phép Pts trong đất là từ 0,03 – 0,06 %, mẫu đất 1 đến mẫu 6 đều năm trong tiêu chuẩn cho phép. Mẫu 7 là mẫu đất duy nhất vượt tiêu chuẩn môi trường. Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là do người dân đã bón phân hóa học với liều lượng cao và sai quy trình kỹ thuật. Photpho là một trong những nguyên tố không thề thiếu trong đất cung cấp cho cây trồng nguồn dinh dưỡng.  Chỉ tiêu Mùn Bảng 3.13.Kết quả phân tích lượng mùn trong đất trồng rau xã Hóa Thượng Mẫu Mùn tổng số Mùn tổng số (%) Phương Đánh giá Đất (%) pháp so sánh Đánh giáMùn tổng số (%) Phương pháp so sánh Đánh giá Mẫu 1 0,66 Dưới 1% đất rất nghèo mùn Đất rất nghèo Từ 1-2% đất hơi nghèo mùn mùn Mẫu 2 0,58 Từ 2-4% đất có mùn trung bình Đất rất nghèo Từ 4-8% đất giàu mùn mùn Mẫu 3 0,79 Trên 8% đất rất giàu mùn Đất rất nghèo mùn Mẫu 4 0,5 Đất rất nghèo mùn Mẫu 5 0,32 Đất rất nghèo mùn Mẫu 6 0,28 Đất rất nghèo mùn Mẫu 7 0,7 Đất rất nghèo mùn Nguồn: Ban nông nghiệp xã Hóa Thượng Mùn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, mùn ảnh hưởng đến tính chất lí học, hóa học, sinh học của đất. Hàm lượng mùn trong đất nhiều sẽ là điều kiện tốt để cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời làm cho hệ thực vật có lợi trong đất tăng cao, tạo cho đất một kết cấu tơi xốp. Theo kết quả bảng 3.13 cho thấy tất cả các mẫu đất đều đang trong
  63. 55 tình trạng nghèo mùn. Đây là kết quảcủa hàng chục năm người dân thực hiện canh tác rau một cách không hợp lí. Người dân thực hiện bón quá nhiều các phân bón hóa học, thiếu các biện pháp làm tơi xốp đất. Để khắc phục hậu quả trên người dân phải có nhiều biện pháp cải tạo đất một cách hợp lí để làm tăng lượng mùn cũng như các chất dinh dưỡng trong đất. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ bòn cho đất làm tăng độ xốp cho đất và làm % mùn trong đất tăng lên.  Hóa chất Bảo vệ thực vật Ta có kết quả phân tích dư lượng Hóa chất bảo vệ thực vật trong đất tại bảng sau: Bảng3.14.Đánh giá tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất Chỉ tiêu Kết quả phân tích Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật Không phát hiện Qua bảng 3.14 kết quả phân tích các mẫu đất tại xã Hóa Thượng về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất ta thấy hàm lượng tồn dư không có. Với kết quả thực hiện điều tra tại xã với 30 phiếu thì 30/30 phiếu số người được hỏi có sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cho cây rau của gia đình mình( thường xuyên sử dụng sử dụng và chỉ sử dụng khi cần thiết). Đây là một sự đáng mừng cho người dân tại xã Hóa Thượng. Để bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn thì người dân cần phải thay đổi tập quán canh tác, ít xử dụng các loại chất bảo vệ thực vật hơn, xử dụng các biện pháp sinh học trừ sâu bệnh hại và các chế phẩm trừ dâu sinh học. 3.5.Đề xuất một số giải pháp canh tác rau an toàn trên địa bàn xã Hóa Thượng Dựa trên tình hình sản xuất rau của xã Hóa Thượng tôi xin đưa ra một số giải pháp canh tác rau nhằm giảm thiểu độc hại, đảm bảo chất lượng
  64. 56 nông sản như sau: 3.5.1. Sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, hiệu quả Hằng năm nông dân vẫn sử dụng một lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV để khá lớn để bổ sung chất dinh dưỡng và phòng trừ bệnh hại cho cây trồng. Tâm lý chung của một bộ phận người dân là bón phân và dùng thuốc nặng tay để tăng năng suất cho cây trồng. Lượng hóa chất này không được cây trồng hấp thụ hết sẽ tồn dư trong đất, gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và nông sản. Để có sản phẩm nông nghiệp an toàn tới người tiêu dùng, khuyến cáo người dân nên sử dụng phân bón và thuốc BVTV theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bào bì. Đồng thời tăng cường sử dụng các sản phẩm sinh học. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào lợi ích kinh tế và nhận thức của người dân. Mặt khác nông dân sau khi sử dụng thuốc BVTV thì bao bì, vỏ chai thuốc bị vứt trực tiếp tại nơi sử dụng, thường là trên bờ ruộng, mương Chính vì vậy mà sau khi sử dụng thuốc xong, người dân nên thu gom và xử lý chai lọ; vỏ bao bì đựng thuốc một cách hợp lý để tránh gây ô nhiễm đất và nguồn nước. 3.5.2. Sử dụng các loại bẫy để bắt côn trùng Sử dụng các loại bẫy bả như bẫy chua ngọt, bẫy dính, bẫy pheromone để bắt côn trùng trưởng thành hoặc dùng thiên địch để kìm hãm một số côn trùng có hại, để giảm lượng thuốc BVTV sử dụng. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để phòng trừ cỏ dại, rệp và giữ ẩm cho đất. 3.5.3. Đảm bảo chất lượng nguồn nước tưới Phần lớn diện tích trồng rau của xãchủ yếu lấy nước từ sông Linh Nham để phục vụ cho sản xuất . Mặc dù có nước sạch nhưng nguồn nước tưới được sử dụng chính vẫn là nước sông do chi phí cao. Chất lượng nước tưới chưa thực sự đảm bảo, vẫn chứa các KLN.Do vậy để đảm bảo chất lượng rau trồng thực sự an toàn, chính quyền địa phương nên sử dụng nguồn nước sạch để cung cấp cho tưới tiêu.
  65. 58 3.5.4. Công tác quản lý - Mở thêm các lớp tập huấn để hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật trồng rau an toàn, kiến thức về các loại sâu bênh, sử dụng phân bón và thuốc BVTV. - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về hậu quả của ô nhiễm môi trường, để người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn.
  66. 59 PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Theo kết quả nghiên cứu, bước đầu rút ra một số kết luận như sau: 1. Hoạt động trồng rau tại xã Hóa Thượng không ngừng được quan tâm và phát triển về diện tích, năng suất và chất lượng. Hiện nay diện tích trồng rau xanh toàn xã đạt 639,41 ha, sản lượng đạt 3326,49 tấn. 2. Môi trường đất trồng rau đang có biểu hiện bị thiếu chất dinh dưỡng: - Theo kết quả nghiên cứu đánh giá độ pH, giá trị pH từ 5,9- 7,5 nằm trong khoảng 3,8 – 8,12 của tiêu chuẩn môi trường về đất trồng trọt. Đây là nồng độ pH hoàn toàn phù hợp cho trồng rau. - Theo TCVN 7373 : 2004 về chất lượng môi trường đất. Giá trị cho phép của Nts trong đất là nằm trong khoảng 0,065 đến 0,53 %. Qua phân tích ta có thể thấy các mẫu đều nằm trong TCMT đất.Giá trị trung bình của các mẫu chỉ điều này cho thấy việc trồng rau xanh không làm ảnh hưởng nhiều tới hàm lượng Nts trong đất.Xét về mặt dinh dưỡng trong đất các mẫu đất trên có hàm lượng N mức trung bình. - Theo tiêu chuẩn TCVN 7374 : 2004 về chất lượng đất. Giá trị cho phép Pts trong đất là từ 0,03 – 0,06 %, mẫu đất 1 đến mẫu 7 đều năm trong tiêu chuẩn cho phép. Mẫu 7 là mẫu đất duy nhất vượt tiêu chuẩn môi trường. Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là do người dân đã bón phân hóa học với liều lượng cao và sai quy trình kỹ thuật. - Theo kết quả bảng phân tích cho thấy tất cả các mẫu đất đều đang trong tình trạng nghèo mùn. Đây là kết quả của hàng chục năm người dân thực hiện canh tác trồng rau một cách không hợp lí.Người dân thực hiện bón quá nhiều các phân bón hóa học, thiếu các biện pháp làm tơi xốp đất. - Qua bảng 3.14 kết quả phân tích các mẫu đất tại xã Hóa Thượng về tồn dư
  67. 60 thuốc HCBVTV trong môi trường đất ta thấy hàm lượng tồn dư thuốc là không có. Đây là một điều đáng mừng cho người dân xã Hóa Thượng. Để bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn thì người dân cần phải thay đổi tập quán canh tác, ít xử dụng các loại HCBVTV hơn, xử dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại và các chế phẩm trừ sâu sinh học. 4.2. Kiến nghị - Đối với nông dân trong xã cần tích cực tham khảo kiến của các cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, áp dụng các chƣơng trình sản xuất sạch hơn, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng. - Người dân cần phải hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng đúng mục đích, liều lượng, nồng độ, phù hợp với từng loại rau. - Cần có những nghiên cứu cụ thể về hiện trạng sản xuất chè trên địa bàn qua đó xác định hướng đi mang tính bền vững. - Tuyên truyền giáo dục người dân về việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng để mọi người có nhận thức đầy đủ về quá trình trồng và khai thác rau xanh.
  68. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ môn Công nghệ môi trường (2018),Bài giảng Ô nhiễm môi trường , NXB Đại học Nông nghiệp. 2. Dương Hoa Xô (2018), Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp,Trung tâm CNSH Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Dương Kim Hà (2018), Giải pháp giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật độc hại trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm CNSH Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Dương Thanh Nghị, Trần Đức Thạnh, Trần Văn Quy, Đỗ Quang Huy(2009), Đánh giá khả năng tích tụ sinh học chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBsvà PAHs vùng vịnh Hạ Long, Đai học KHTN - ĐHQGHN 5. Hồ Thanh Thúy(2013). Tìm hiểu tình hình ô nhiễm đất và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa , trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 6.Lê Quốc Phong (2018), Sản xuất và tiêu thụ phân bón trên thế giới, Hiệp hội phân bón Việt Nam. 7. Lê Văn Khoa (2016), Sinh thái và môi trường đất, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Hồng Ngọc(2018), Giáo trình tài nguyên thiên nhiên, Phần tài nguyên đất, NXB Đại học Nông nghiệp. 9. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, Dương Thị Bích Huệ (2007), Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trọng rau xanh ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển KH&CN tập 10, số 1/2007 10. Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Đường – Hoàng Hải - Vũ Thị Hoàn (2007), Giáo trình Sinh học đất, NXB Giáo dục. 11. Phan Tuấn Triều (2009), Giáo trình tài nguyên đất và môi trường, Đại học Bình Dương.