Khóa luận Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

pdf 66 trang thiennha21 6090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_dien_bien_chat_luong_nuoc_mat_tren_dia_ba.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN VĂN BIÊN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN VĂN BIÊN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 – KHMT – N02 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên, năm 2019
  3. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên cuối khóa, nhằm nâng cao năng lực tri thức, tổng hợp các kiến thức đã học và có cơ hội mở rộng kỹ năng thực tiễn trong việc nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa môi trường và giảng viên hướng dẫn khoa học Th.S.Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành đề tài: “Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”. Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S. Nguyễn Thị Huệ, người đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình để em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường thành phố Móng Cái, bạn bè và người thân trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên khuyến khích em trong thời gian học tập cũng như hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù đã có những cố gắng nhưng do thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Văn Biên
  4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc trưng lượng mưa tỉnh Quảng Ninh 19 Bảng 2.2: Tổng hợp trữ lượng nước đến từ mưa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 19 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu, phương pháp xác định và tiêu chuẩn so sánh 24 Bảng 4.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 2016 28 Bảng 4.2. Đặc trưng mực nước 02 sông chính tại tỉnh Quảng Ninh 31 Bảng 4.3. Các khu dân cư thải nước thải sinh hoạt trực tiếp ra sông, suối trên địa bàn TP Móng Cái 34 Bảng 4.4. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn 36 TP Móng Cái 36 Bảng 4.5. Lượng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn TP Móng Cái 39 năm 2016 39 Bảng 4.6. Thành phần CTR y tế trên địa bàn TP Móng Cái 40 Bảng 4.7. Chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2016 41 Bảng 4.8. Chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2017 42 Bảng 4.9. Chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2018 43 Bảng 4.10. Hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt qua các năm 47
  5. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 27 Hình 4.2. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh trong những năm gần đây 30 Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 30 Hình 4.4. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến phát sinh nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 37 Error! Bookmark not defined. Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng TSS trong nước mặt tại thành phố Móng Cái 44 Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD trong nước mặt tại thành phố Móng Cái 45 Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng BOD5 trong nước mặt tại 46 thành phố Móng Cái 46 Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Coliform trong nước mặt tại thành phố Móng Cái 47
  6. v DANH MỤC VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Ý nghĩa 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CTR Chất thải rắn 3 KCN Khu công nghiệp 4 KLN Kim loại nặng 5 KPHĐ Không phát hiện được 6 ONMT Ô nhiễm môi trường 7 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 8 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 9 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 10 TP Thành phố
  7. vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý 10 2.2. Cơ sở thực tiễn 11 2.2.1. Các vấn đề môi trường nước mặt ở Việt Nam 11 2.2.2. Tài nguyên nước thành phố Móng Cái 17 PHẦN 3 21 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 23 Thu thập số liệu tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu liên quan đến môi trường nước mặt của TP Móng Cái tại các phòng ban chức năng của TP Móng Cái 23 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước được sử dụng trong đề tài 23 3.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 23 3.5. Phương pháp tiến hành 25 3.5.1. Phương pháp kế thừa 25
  8. vii 3.5.2. Phương pháp so sánh đánh giá 25 3.5.3. Phương pháp chuyên gia 25 3.5.4. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu 26 PHẦN 4 26 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.2. Điều kiện kính tế - xã hội 28 4.1.3. Hiện trạng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 31 4.2. Đánh giá các nguồn tác động đến chất lượng môi trường nước mặt 33 4.2.1. Nguồn thải sinh hoạt 33 4.2.3. Nguồn thải nông nghiệp 38 4.2.4. Nguồn thải từ y tế 38 4.3. Đánh Giá Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2016-2018 41 4.3.1. Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2016 41 4.3.2. Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2017 42 4.3.3. Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2018 43 4.3.4. Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái qua các năm 44 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái 49 4.4.1. Giải pháp về công tác quản lý 49 4.4.2. Giải pháp giáo dục tuyên truyền 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến Nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là nguồn tài nguyên vô giá đối với sự sống, sự phát triển của con người và cũng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ hay một vùng quốc gia, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia. Vạn vật không có nước không thể tồn tại, con người cũng không ngoại lệ. Trong cơ thể con người nước chiếm tới 70% trọng lượng. Hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 - 80 lít nước và tối đa tới 150 - 200 lít nước hoặc hơn cho sinh hoạt; riêng cơ thể con người mỗi ngày cần tới 1,5 - 2 lít nước dùng cho ăn uống. Vậy nước là cội nguồn của sự tồn tại, mọi sự sống đều bắt nguồn từ nước. Vai trò của nước là muôn màu, muôn vẻ, nước quyết định sự sống trên Trái Đất. Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng Đông bắc - Tây nam. Tỉnh Quảng Ninh cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Đông Bắc. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía Tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106º26' đến 108º31' kinh độ đông và từ 20º40' đến 21º40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 102 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 195 km. Phía Đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương Thành phố Móng Cái nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý từ 21002' đến 21038' vĩ độ bắc; từ 107009' đến 10807' kinh độ đông.
  10. 2 Phía đông và đông nam của Móng Cái giáp với huyện Cô Tô và vịnh Bắc Bộ, ở phía tây và tây bắc giáp huyện Hải Hà, phía đông bắc giáp thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Móng Cái có 62 cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có phát sinh nước thải công nghiệp thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Trong đó chủ yếu là các cơ sở chế biến nông, lâm sản (28 cơ sở), cơ sở khai thác chế biến khoáng sản (23 cơ sở) Ngoài ra còn có 41 cơ sở sản xuất bột sắn mini và 67 cơ sở chăn nuôi lợn hộ gia đình có quy mô từ 100 đầu lợn trở lên. Đây cũng là nguồn phát sinh nước thải đáng kể ra môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh. Phần lớn các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có phát sinh nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các công trình, biện pháp để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý của các công trình này chưa thật sự cao, vẫn có hiện tượng xả nước thải chưa được xử lý đảm bảo theo quy chuẩn cho phép ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa có Khu/Cụm công nghiệp nào đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Xuất phát từ tình hình thực tế trên và được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” nhằm điều tra đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái và từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường nước mặt của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Móng Cái.
  11. 3 - Đánh giá các nguồn tác động đến chất lượng môi trường nước mặt tại TP Móng Cái. - Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại TP Móng Cái. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt tại TP Móng Cái. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Quan trắc đo đạc và phân tích chất lượng môi trường nước mặt ở những vùng bị tác động trực tiếp bởi các nguồn thải dẫn đến sự biến động của chất lượng môi trường tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung - Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của TP. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi người.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Một số khái niệm về môi trường,các dạng ô nhiễm môi trường nước mặt và tiêu chuẩn môi trường ô nhiễm môi trường nước. - Khái niệm môi trường: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, mục I, Luật bảo vệ môi trường, 2014) [6] - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Điều 3, mục 8, Luật Bảo vệ môi trường, 2014) [6]. - Khái niệm về tài nguyên nước: Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống ăn, uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy, du lịch. Tài nguyên nước được phân thành 03 dạng chủ yếu theo vị trí cũng như đặc điểm hình thành, khai thác và sử dụng đó là: + Nước mặt: Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các hồ chứa, sông, suối hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là : . Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy.
  13. 5 . Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước trong ao hồ, đầm lầy chứa chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo). . Có hàm lượng chất hữu cơ cao. . Có sự hiện diện của nhiều loại tảo. . Chứa nhiều vi sinh vật. + Nước ngầm: Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong khe nứt, hang cacxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. + Nước máy: Nước máy là nước qua xử lý, tuy nhiên cũng có thể bị ô nhiễm bẩn trên đường dẫn nước, dụng cụ chứa nước không sạch hoặc do sự cố xử lý (Dư Ngọc Thành, 2015) [8]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: ÔNMT nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu các tính chất vật lý -hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước vẫn là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. (Hoàng Văn Hùng, 2009) [5] Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên. Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn tới con người và các sinh vật khác. - Các dạng ô nhiễm môi trường nước mặt chủ yếu: Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau: + Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. + Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ )
  14. 6 + Thay đổi thành phần hóa học (PH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại ) + Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào. + Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp: + Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ oxy trong nước. Các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là DO, BOD, COD + Ô nhiễm các chất vô cơ là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình như các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa các nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn, các nguyên tố vết. + Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tặng hàm lượng Nito, Photpho trong nước nhập vào các thủy vực dẫn đến sự tăng trưởng của các thực vật bậc thấp (rong, tảo ) nó tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làm giảm oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm. + Ô nhiễm do kim loại nặng và các hóa chất khác: thường gặp trong các thủy vực gần khu công nghiệp, khu khai khoáng, các thành phố lớn. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới hoạt động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân hủy và sẽ tích lũy theo chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật và con người. + Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thủy vực nhận nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sinh vật gây bệnh, sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật.
  15. 7 + Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học: trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập vào cơ thể người và động vật theo chuỗi thức ăn. - Tiêu chuẩn môi trường TCMT là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. (Khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2014) [6]. BVMT hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu, không chỉ là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn nước bị ô nhiễm là vertor lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Chất lượng cuộc sống của con người bị đe dọa khi môi trường nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng. Đánh giá hiện trạng môi trường nước cung cấp bức tranh tổng thể về hai phương diện: Phương diện vật lý, hóa học thể hiện chất lượng môi trường và phương diện kinh tế xã hội, đó chính là hình thức thông báo về các động từ các tác động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khỏe con người, kinh tế và phúc lợi xã hội. Bản đánh giá hiện trạng môi trường có vai trò như một bản “thông điệp” về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người, thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về môi trường để hỗ trợ quá trình ra quyết định bảo vệ phát triển bền vững. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường là cung cấp thông tin nhằm nậng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về tình hình môi trường; khuyến khích và thúc đẩy việc xây dựng, triển khai và nhân
  16. 8 rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Công tác đánh giá hiện trạng môi trường bắt đầu vào những năm cuối thập kỷ 70. Nó thể hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm nhằm đáp ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam, công tác đánh giá hiện trạng môi trường được bắt đầu từ năm 1994, cho đến nay hầu hết các địa phương đều phải thực hiện công tác này. Trong đó, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định trữ lượng nước và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ lượng nước Quốc Gia. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nguồn nước. 2.1.1.2. Đánh giá chất lượng nước Theo Escap (1994) [9], chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các chỉ tiêu và chỉ số đó là: - Các thông số vật lí: + Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan. + PH: là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước, PH được sử dụng để thể hiện độ axit hay bazơ của nước. Sự thay đổi PH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước, các quá trình sinh học trong nước. - Các thông số hóa học:
  17. 9 + DO: DO không tác dụng với nước về mặt hóa học. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước. + BOD: là số lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. + COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước + NO3: là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ trong nước thải. + Các yếu tố KLN: các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, cacdimi, sắt, Crom ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ chở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. − 3− 2− + Các nhóm anion NO3 , PO4 , SO4 Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ thấp thì chất dinh dưỡng cho tảo và các sinh vật dưới nước. Tuy nhiên, khi nồng độ các chất này cao gây ra sự phù dưỡng nước là nguyên nhân gây nên các biến đổi sinh hóa trong cơ thể người và sinh vật mà sử dụng nguồn nước này. - Các thông số sinh học: + Coliform: là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. + Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI): là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó, được biểu diễn qua một thang điểm.
  18. 10 2.1.2. Cơ sở pháp lý Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây ra những tai họa cho con người và môi trường. Do vậy, việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Các biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính này được áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước. Hiện nay, việc phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên nước nằm ở hai Bộ là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Các văn bản mang tính pháp lý tài nguyên nước đang có hiệu lực: - Luật Bảo vệ môi trường 2014. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông. - Quyết định số 1788/QĐ-TT ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - QCVN 08:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 01:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. - TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667 – 4:1987) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo.
  19. 11 - TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) – Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Các vấn đề môi trường nước mặt ở Việt Nam Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng. Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000 m3/người đối với các hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Mã và chỉ đạt 2980 m3/người ở hệ thống sông Đồng Nai. Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.
  20. 12 Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình toàn năm. - Tình hình ô nhiễm nước ở nước ta + Ở thành thị và các khu sản xuất: Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các nghành đã có sự cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, KCN và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, ở các thành phố lớn, hàng năm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ONMT nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp và rất nặng. Ví dụ như: Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ở các TP này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (Sông, Hồ, Kênh, Mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải,một lượng rác thải rắn lớn trong TP không thu gom hết được là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong kênh, các sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở TP Hà Nội, tổng lượng nước thải của TP lên tới 300000 - 400000 3/ngày, hiện mới chỉ có 5/32 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện, 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải, lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1200 3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành, chỉ số BOD, Oxy hoa tan, các chất 4, 2, 3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt qua quy định cho phép ở TP Hồ Chí Minh thì
  21. 13 lượng rác thải lên tới gần 4000 tấn/ngày, chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải, khoảng 3000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời không chỉ ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà ở các đô thị như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương, nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm, nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá TCCP, các thông số lơ lửng (SS), BOD, oxy hòa tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. + Ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp: Về tình hình ô nhiễm nước nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống nền đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1500 - 3500M NP/100ML ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800- 12500MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dân. Theo thống kê của Bộ thủy sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản đến năm 2001 của cả nước là 751999 ha. Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc, thậm chí đã xuất hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam. - Hiện trạng ô nhiễm nước ở hồ, sông, suối ở Việt Nam:
  22. 14 Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chết xuất và khu công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn quốc. Vấn đề chất thải là một vấn đề nan giải đối với những quốc gia còn đang phát triển và các chất thải lỏng ở Việt Nam là hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễm nguồn nước ở hầu hết sông ngòi Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm. Nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ, tắm rửa và nước sông được sử dụng như nước sinh hoạt của gia đình. Nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Người dân ở nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước sông này nữa. Những nơi được đề cập đến có thể được chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy sự phát triển của từng nơi một đó là: + Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương. + Lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hòa), TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bình Thuận. + Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. * Lưu vực sông Cầu Đây không phải là nguy cơ ô nhiễm mà là một lưu vực đã bị ô nhiễm hoàn toàn. Dân số sống trong lưu vực này, chiếm khoảng 7 triệu trên một diện tích độ 10 ngàn 2. Trong lưu vực này, ngoài khu sản xuất công nghiệp lớn nhất Thái Nguyên, qua việc khai thác mỏ và hóa chất, còn có trên dưới 800 cơ sở sản xuất tiêu thủ công nghiệp và quy mô công nghiệp nhỏ như các làng nghề tập trung. Lượng chất thải lỏng thải hồi vào lưu vực sông Cầu ước tính khoảng 40 triệu m3/năm. Riêng khu vực Thái Nguyên thải hồi khoảng 24 triệu m3/năm trong đó có nhiều kim loại độc hại như Selenium, Mangan, Chì, Thiết, Thủy Ngân và các hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm mốc
  23. 15 Tại tỉnh Bắc Ninh, có trên 60 làng nghề đã có từ lâu đời. Nơi đây cũng có các nghành chế biến lâm sản và kỹ nghệ giấy và tái sinh giấy. Các kỹ nghệ này đã phát thải nhiều hóa chất hữu cơ độc hại trong đó các chất tẩy trắng chứa Chlor là một nguy cơ gây ô nhiễm cao nhất. Vì trong công đoạn này phát sinh ra Dioxin, mầm mống của bệnh ung thư. Thêm nữa, trong các phụ lưu của sông Cầu hầu hết các thông số phân tích đều vượt quá TCCP từ 2 đến 50 lần như nhu cầu oxy hóa học (COD), lượng oxy hòa tan (DO), tổng cặn lơ lửng (TSS), nitrite ( 2). Với những thông số ghi nhận trên đặc biệt là DO , một thông số chỉ lượng oxy hòa tan rất thấp, nhiều khi dưới 1,0 đơn vị, có nghĩa là trong lưu vực sông Cầu lượng tôm cá hầu như không còn hiện diện nữa. * Lưu vực sông Nhuệ Dân số trong lưu vực này khoảng 10 triệu trên một diện tích 7700km2. Đây là một vùng có mật độ dân số cao trên 1000 người/km2 và cũng là một trung tâm kinh tế quan trọng. Do đó ngoài nước thải công nghiệp, cần phải kể thêm nước thải sinh hoạt gia cư, tất cả đều đổ thẳng ra sông hồ. Lượng nước thải khi sinh hoạt được ước tính là 140 triệu m3 theo thống kê 2004. Còn các nguồn nước thải của trên 120 cơ sở sản xuất công nghiệp ở vùng này trừ Hà Nội ước tính khoảng 120 triệu m3/năm. * Lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn Với diện tích 14500 km2 và dân số khoảng 17,5 triệu và cũng là một vùng trung tâm phát triển công nghiệp lớn nhất và cũng là một vùng được đô thị hóa nhanh nhất nước. Hàng năm sông ngòi trong khu vực này tiếp nhận khoảng 40 triệu m3 nước thải công nghiệp, không kể một số lượng không nhỏ của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất rải rác trong TP Hồ Chí Minh. Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 360 triệu km3. Ngoài những chất thải công nghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như: Đồng, Chì, Sắt, Kẽm, Thủy Ngân, Cadmium, Mangan, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
  24. 16 Nơi đây còn xảy ra hiện tượng nước sông bị axit hóa như đoạn sông từ Cầu Bình Long đến Bến Than, nhiều khi độ PH xuống đến 4.0 và trọng điểm là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước rỉ từ các bãi rác thành phố và hệ thống nhà máy dệt nhuộm ở khu tham lương đổ vào. Lưu vực này hiện đang bị khai thác quá tải, nước sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ sinh thái của vùng này bị tàn phá kinh khủng và đây là một yếu tố sống còn cho sự phát triển cho cả nước, chiếm 30% tổng sản lượng quốc dân. Vào tháng 12/2005, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã tổ chức hội thảo “Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai” đã nói lên tính cách quan trọng của vấn đề. Kết luận được nghi nhận trong hội thảo này là 4 khu vực bị ô nhiễm trầm trọng đó là: 1- Đoạn sông Đồng Nai từ cầu Hòa An đến cầu Đồng Nai, nơi cũng cấp nguồn nước chính cho cư dân Sài Gòn. 2- Đoạn từ Bình Phước đến Tân Thuận, địa phận của trên 10 khu chế xuất 3- Đoạn sông Thị Vải từ nhà máy hóa chất và bột ngọt Vedan của Đài Loan đến cảng Phú Mỹ. 4- Và nước sông Vàm Cỏ Đông. Riêng sông Vàm Cỏ Đông. * Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang. Đây là một vùng hết sức đặc biệt và cũng là một lưu vực lớn nhất và đông dân nhất với diện tích 39000 km2 và 30 triệu cư dân. Phát triển kinh tế nơi đây đặt trọng tâm là nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản. Vì đây không phải là một trọng điểm công nghiệp cho nên những vấn nạn môi trường không giống như tình trạng của ba lưu vực vừa nêu trên. Nhưng việc khai thác nông nghiệp và thủy sản đã trở thành một vấn đề cần phải lưu tâm trong hiện tại. Việc làm cản trở dòng chảy của sông, việc di chuyển trên sông sẽ khó khăn thêm, mà còn là một vấn nạn môi trường không thể tránh khỏi, từ thượng nguồn Châu Đốc, An Giang, cho đến tận Mỹ Tho, cá bè trong mùa cá vừa qua bị chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm từ thượng nguồn do cá chết
  25. 17 lây lan xuống hạ lưu. Kết quả là 400% lượng tôm cá bị thất thoát trong mùa vừa qua. Ngoài ra, do việc tận dụng nguồn nước cho tưới tiêu, việc khai mở đê điều không hợp lý đã khiến cho Đồng Bằng Sông Cửu Long phải đối mặt với vấn đề ngập mặn do nạn hạn hán kéo dài trong khi hệ sinh thái có nguy cơ bị hủy diệt do ô nhiễm. Tương lai là những dòng sông Việt Nam trở nên những dòng sông chết cũng như việc phát triển sẽ bị ảnh hưởng vì môi trường không thể chấp nhận thêm nguồn nước thải thêm nữa. Khả năng Việt Nam không còn nhiều thời gian để giải quết vấn đề nếu không nói là đã muộn rồi. Những việc cấp bách cần làm để có thể cứu vãn tình hình cần được khẩn trương triển khai. (Trần Thanh Xuân, 2010) [11]. 2.2.2. Tài nguyên nước thành phố Móng Cái 2.2.2.1. Tài nguyên nước mặt Móng Cái nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Cũng chính với địa hình phức tạp và những đặc điểm riêng đã tạo cho TP Móng Cái một hệ thống sông suối dày đặc với nguồn tài nguyên nước mặt tương đối phong phú. Địa hình thành phố Móng Cái ở phía bắc là đồi núi, địa hình thoải dần ra biển với có 50 km đường bờ biển. Địa hình có dạng đồi núi, trung du và ven biển, bị chia cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt là vùng núi cao phía Bắc, vùng trung du ven biển và vùng hải đảo. Móng Cái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều. Móng Cái có ba con sông chính là Sông Ka Long, Sông Tràng Vinh. Trong đó, Sông Ka Long bắt nguồn từ Trung Quốc ở độc cao 700 mét, có dộ dài 700 km đổ ra Biển Đông. Sông Tràng Vinh dài trên 20 km, chảy qua Hồ Tràng Vinh rồi đổ ra biển.
  26. 18 Sông Ka Long: là sông chảy ở vùng biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Một đoạn dài của sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt - Trung Theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, sông Ka Long bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Đến "bãi Chắn Coóng Pha" ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái, sông hợp lưu với Bei Lun He (Bắc Luân hà) bên Trung Quốc, và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt - Trung. Hệ thống ao hồ: Móng Cái do địa hình phực tạp nên cũng có số ít ao hồ nhưng vẫn có tiêu biểu là Đập Tràng Vinh là tỉnh có lượng mưa nhiều, tập trung chủ yếu vào mùa hạ (chiếm tới 85% lượng mưa cả năm), lượng mưa trung bình hàng năm 1.995mm. Lượng mưa ở các vùng cũng khác nhau. Nơi mưa nhiều nhất là sườn nam và đông nam cánh cung Đông Triều và vùng đồng bằng duyên hải của Móng Cái, Tiên Yên, Hải Hà, lượng mưa trung bình năm lên tới 2.400mm. Vùng ít mưa nhất là sườn bắc của cánh cung Đông Triều, Ba Chẽ, lượng mưa trung bình năm chỉ đạt 1.400mm. Các vùng hải đảo có lượng mưa 1.700-1.800mm. (Bảng 2.1). Nhìn chung, mạng lưới sông suối trong tỉnh Quảng Ninh khá dày đặc phân bố khắp lãnh thổ Quảng Ninh rất thuận tiện cho việc xây dựng các công trình thủy lợi cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần điều hòa khí hậu, tạo mạng lưới giao thông vận chuyển hàng hóa, phát triển chăn nuôi thủy sản; các sông suối có độ dốc lớn nên có tiềm năng phát triển thủy điện để cung cấp điện, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng cao.
  27. 19 Bảng 2.1: Đặc trưng lượng mưa tỉnh Quảng Ninh Đơn vị tính: mm Tên trạm Trạm Trạm Trạm Trạm Trạm Trạm Trạm quan trắc KT KT KTNN KTTV TV TV TV Ba Đầm Đông Vàng Hoành Yên Phong Thời điểm Chẽ Hà Triều Danh Bồ Hưng Cốc Tháng 1 6,1 8,3 1,3 1,3 6,9 5,7 2,5 Tháng 2 44,3 25,1 17,8 5,4 7,7 18,1 46,7 Tháng 3 71,8 43,0 31,0 56,5 48,3 52,4 73,8 Tháng 4 115,6 132,0 66,6 120,8 93,9 114,7 141,9 Tháng 5 71,1 30,4 72,4 99,0 35,9 32,7 107,7 Tháng 6 150,3 282,4 160,6 300,5 198,5 208,0 197,3 Tháng 7 297,8 562,3 205,6 526,9 301,6 213,0 279,4 Tháng 8 375,0 284,1 524,5 341,4 447,5 409,5 451,0 Tháng 9 351,7 216,0 229,3 181,3 210,6 219,2 225,5 Tháng 10 127,9 70,7 63,0 30,2 42,1 40,3 122,9 Tháng 11 107,2 130,0 128,2 113,1 151,0 112,7 95,1 Tháng 12 20,5 5,7 2,8 2,7 5,9 13,1 7,0 Cả năm 1739,3 1790 1503,1 1779,1 1549,9 1439,4 1750,8 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2018) [7] Bảng 2.2: Tổng hợp trữ lượng nước đến từ mưa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Diện tích Xo Tổng lượng nước từ TT Tên tiểu lưu vực (km2) (mm) mưa (106 m3) 1 Sông Thái Bình 1.553 2.001 3.107 2 Sông Kalong 458 1.700 779 3 Sông Tiên Yên 394 1.803 710 4 Sông Ba Chẽ 843 1.863 1.571 5 Ngòi Vàng 301 1.751 527 Tỉnh Quảng Ninh 3.549 9.118 12.838 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2018) [7]
  28. 20 2.2.2.2. Tài nguyên nước dưới đất. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nước dưới đất được khai thác chủ yếu từ tầng chứa nước khe nứt như tầng chứa nước j-k, pr hay np-ε1. Chiều sâu phân bố của tầng chứa nước này là tương đối lớn (90 - 120 m) nên điều kiện khai thác khó khăn. Thường chỉ được khai thác ở các công trình cấp nước tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng. Tầng chứa nước được khai thác tiếp theo là tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ, thành phần đất đá là cát, cuội sỏi, vị trí xuất hiện thường là các thung lũng sông. Đất đá có tuổi Đệ tứ, chiều sâu phân bố của tầng chứa nước là không lớn (trên 20 m) nên tạo thuận lợi cho người dân khai thác. Nhưng do diện phân bố hẹp thường phân bố theo dải dọc theo các sông suối trong vùng nên khả năng khai thác hạn chế. Thường được khai thác theo hình thức giếng đào là chính. - Giếng đào và giếng khoan phục vụ quy mô gia đình: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh việc khai thác nước bằng giếng đào chỉ mang tính chất khai thác nhỏ, lẻ, phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất cho từng hộ gia đình. Tầng chứa nước có thể khai thác được bằng giếng đào chỉ là tầng chứa nước bở rời, các giếng được đào nhiều theo các bờ sông, suối nên chiều sâu giếng là không lớn, thay đổi trong khoảng từ 3m đến 12m. Đường kính giếng phổ biến trong phạm vi khoảng 1-1,2m. Các giếng đào tập trung vào những khu vực có mạng lưới sông suối phát triển (có những xã không có giếng đào), vị trí người dân tiến hành đào giếng thường là ven sông, ven suối nên mực nước trong giếng thay đổi theo mùa là khá rõ ràng. Số lượng những giếng này là khá lớn, thường bất ổn vào mùa mưa lũ. Các giếng khoan được các gia đình sử dụng nhằm khai thác nước dưới đất phục vụ cho sinh hoạt cũng chỉ dừng ở mức khai thác nước trong tầng chứa nước lỗ hổng. Đường kính giếng thường phổ biến là 60mm, chiều sâu
  29. 21 dao động từ 20 đến 30 m. Lưu lượng và chất lượng nước tại các giếng khoan gia đình không biến động đáng kể. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phương pháp lấy mẫu và vị trí lấy mẫu - Phương pháp lấy mẫu: Trước khi lấy mẫu cần có nhãn ghi rõ địa điểm, thời gian, phương pháp lấy mẫu và người lấy mẫu. Mẫu sẽ không được phân tích nếu không rõ nguồn gốc mẫu. Làm sạch – khử trùng – súc xả trước khi lấy mẫu nước: Lấy mẫu nước để phân tích các chỉ tiêu hóa học Để nước chẩy tự do tối thiểu 5 phút hoặc lâu hơn để xả hết nước cũ trong đường ống lấy mẫu trước khi lấy mẫu vào chai. Tráng chai 3 lần với chính nguồn nước cần lấy mẫu. Cho nước chảy đầy chai và đậy nắp lại. Nếu không có đường ống lấy mẫu, có thể dùng quang chai hoặc gầu để lấy mẫu. Khi đó gầu/gáo cần được tráng sạch nhiều lần bằng nước cần phân tích. Lấy mẫu nước để phân tích các chỉ tiêu vi sinh Bước 1: Lau sạch vòi nước, lấy hết các vật gắn thêm vào vòi nước mà có thể làm nước bắn tung tóe. Dùng khăn sạch thấm cồn hoặc bông thấm cồn để lau hết chất bẩn ở đầu vòi Bước 2: Thanh trung vòi nước trong vòng 1 phút với ngọn lửa đèn cồn Bước 3: Mở vòi nước, để nước chẩy hết cỡ trong vòng 1 – 2 phút rồi điều chính chẩy vừa đủ để lấy mẫu nước vào chai mà không gây văng bắn xung quanh. Bước 4: Mở giấy bọc đầu chai, nút chai sao cho không gây ô nhiễm mặt trong của nút và giấy để còn bao trở lại sau khi thực hiện thao tác lấy mẫu
  30. 22 Bước 5: Khử khuẩn miệng chai và hứng nước, để lại trống chừng khoảng 2 – 3cm từ mặt dưới nút chai trở xuống để tránh nhiễm khuẩn từ miệng nút chai và để khi phân tích lắc trộn mẫu được dễ dàng. Khử khuẩn lại miệng chai, nút chai, đóng nút nhanh và bao lại miệng chai cẩn thận. Nếu không có vòi lấy mẫu, có thể dùng quang chai và sau mỗi lần lấy mẫu cần khử khuẩn lại quang chai bằng nhiệt độ bông cồn. Buộc thêm vật nặng và sạch lên chai lấy mẫu để đảm bảo chai có thể chìm xuống nước Thả chải từ từ xuống bể, không để chai chạm vào thành bể Để chai chìm hoàn toàn trong nước, cáng cách xa mặt nước càng tốt nhưng không đụng vào đáy bể hoặc làm xáo trộn cặn cáu. Khi chai đã đầy nước thì kéo chai lên. Nếu chai quá đầy, đổ bớt ít nước để có khoảng trống. Khử khuẩn miệng chai và đậy nắp chai lại. Nếu không có quang chai phải rửa tay xà phòng sạch sẽ, lau cồn khử khuẩn tay. Sau đó cầm gần đáy chai, dìm chai xuống nước, đặt chai nằm ngang hơi chúc đầu (tránh lấy nước trên bề mặt) xuống độ sâu khoảng 15 – 20cm để ngang chai tạo dòng nước tự chảy vào miệng chai. Nếu không lấy được trực tiếp, phải dùng xô, gầu múc, cần đổ bỏ 3 lần, lần thứ tư rót nhẹ vào chai sao cho tay không làm nhiễm bẩn nước. - Vị Trí Lấy Mẫu: Ta lấy mẫu tại 4 điểm trên 4 vị trí trong địa bàn thánh phố móng cái. Vị trí 1: Ở Sông Kalong tại Cầu kalong TP Móng Cái Vị trí 2: Ở Hồ Tràng Vinh Tại Vị Trí Đầu Cầu Trành Vinh Vị Trí 3: Ở Suối Khe Rè Tại Cầu Khe Rè TP Móng Cái Vị Trí 4: Ở Ngòi Trành Vinh Tại Cầu Trành Vinh TP Móng Cái 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  31. 23 - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái. - Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh năm 2016-2018. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Nghiên cứu tại thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh - Thời gian tiến hành: 1/2019 – 5/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, KT - XH của thành phố Móng Cái. - Đánh giá các nguồn tác động đến chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái - Đánh giá chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu liên quan đến môi trường nước mặt của TP Móng Cái tại các phòng ban chức năng của TP Móng Cái 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước được sử dụng trong đề tài 5, COD, DO, pH, Pb, TSS, Coliform, As, Cd, Cu, Mn, Fe, − 3− 2 , 푃 4 . 3.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước thải thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế: - TCVN 6492-2011(ISO 10523 -2008) - Chất lượng nước - Xác định pH. - TCVN 5999-1995 ( ISO 5667-10:1992) - Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
  32. 24 - TCVN 6663-3:2008 ( ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 5499-1995. Chất lượng nước - Xác định oxy hoà tan. -TCVN 6625-2000 (ISO 11923 -1997) - Chất lượng nước- Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh. - TCVN 6001-1995 (ISO 5815 -1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng. - TCVN 6491-1999 (ISO 6060 -1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học. - TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000)- Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn Coliform, vi khuẩn Coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định. - TCVN 4829-2001(ISO 6579 - 1993)- Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về phương pháp phát hiện Salmonella. Bảng 3.1: Các chỉ tiêu, phương pháp xác định và tiêu chuẩn so sánh QCVN 08- Tên chỉ MT:2015/BTNMT TT Phương pháp Đơnvị tiêu Cột B1 pH TCVN 1 - 5,5-9 6492:2011 DO TCVN 2 mg/l ≥4 7324:2004 TSS TCVN mg/l 3 50 6625:2000 COD SMEWW mg/l 4 30 5220C:2012 TCVN 6001- mg/l 5 5 15 1:2008 Pb TCVN mg/l 6 0,05 6193:1996
  33. 25 As TCVN mg/l 7 0,05 6626:2000 Cd mg/l 8 TCVN 0,01 9 Cu 6193:1996 mg/l 0,05 SMEWW mg/l 10 Mn 3500-Mn(B)- 0,5 2012 TCVN mg/l 11 Fe 1,5 6177:1996 TCVN mg/l 12 − 0,05 2 6178:1996 TCVN mg/l 13 푃 3− 0,3 4 6202:2008 TCVN 6187- 14 Coliform MPN/100ml 7500 2:1996 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2018) [7] 3.5. Phương pháp tiến hành 3.5.1. Phương pháp kế thừa Thu thập và kế thừa các số liệu đã có từ các nghiên cứu trước đây. Đây là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài này, do điều kiện và thời gian không cho phép nên tôi đã kế thừa các số liệu của các nghiên cứu trước đây để thực hiện đề tài. 3.5.2. Phương pháp so sánh đánh giá So sánh các kết quả với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1) 3.5.3. Phương pháp chuyên gia Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bên cạnh việc tham khảo những ý kiến hướng dẫn của thầy, cô và các cô, chú cán bộ Chi Cục Môi Trường tỉnh Quảng Ninh, tôi lấy ý kiến các cô chú cán bộ trực tiếp quản lý về mảng nước thải tại các phường, xã.
  34. 26 3.5.4. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu Cơ sở của phương pháp này là thu thập số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại các ban ngành địa phương. Nghiên cứu các đề tài có liên quan vấn đề nghiêm cứu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Tỉnh Quảng Ninh cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Đông Bắc. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc.
  35. 27 Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh - Phía đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc - Phía nam giáp vịnh Bắc Bộ - Phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng - Phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương. Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km. Mặc khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2018) [7]
  36. 28 4.1.1.2. Địa hình, địa chất Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh đa dạng có thể chia thành 3 vùng gồm có Vùng núi, Vùng trung du và đồng bằng ven biển, và Vùng biển và hải đảo. 4.1.2. Điều kiện kính tế - xã hội 4.1.2.1. Đơn vị hành chính và dân số Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.245.2 người, mật độ dân số đạt 202 người/km²., trong đó: - Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 620.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người. Dân số nam đạt 607.350 người, trong khi đó nữ đạt 569.850 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 11,5 % Số liệu về tổng dân số, diện tích, mật độ dân số của tỉnh Quảng Ninh được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 2018 Diện tích, mật độ Mật độ Diện tích Dân số trung dân số (km2) bình (người) Đơn vị hành chính (người/km2) TỔNG SỐ 6.177,8 1.245,2 202 Thành phố Hạ Long 275.2 235.8 857 Thành phố Móng Cái 519.6 100.1 193 Thành phố Cẩm Phả 386.5 190.2 492 Thành phố Uông Bí 255.5 116.2 455 Thị xã Quảng Yên 301.8 134.6 446 Huyện Bình Liêu 470.1 30.9 66 Huyện Tiên Yên 652.1 49.3 76 Huyện Đầm Hà 326.9 38.1 116 Huyện Hải Hà 511.6 57.4 112 Huyện Ba Chẽ 606.5 21.1 35
  37. 29 Huyện Vân Đồn 581.8 44.6 77 Huyện Hoành Bồ 843.5 51.7 61 Thị xã Đông Triều 396.6 169.3 427 Huyện Cô Tô 50.0 5.9 117 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2018 Dân số tăng đồng nghĩa với việc áp lực kinh tế tăng, áp lực phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ cho lượng dân số phát sinh này tăng. Phát triển kinh tế, xã hội thường tập trung tại các khu đô thị lớn từ đó kéo theo việc gia tăng dân số tại các khu vực này. Phát triển dân số đô thị sẽ gây ra các tác động đến môi trường: gia tăng lượng rác thải sinh hoạt cần phải xử lý, tăng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh. Gia tăng dân số đô thị gắn liền với các vấn đề cấp nước, chất lượng nước cấp, đảm bảo cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước thải và nước mưa, hệ thống xử lý rác thải, nước thải Gia tăng dân số góp phần gia tăng mức độ tiêu thụ tài nguyên, gia tăng các dòng thải công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ vào môi trường, làm suy giảm chất lương môi trường sống. Gia tăng dân số đồng nghĩa với việc gia tăng các rủi ro về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và bệnh tật, bên cạnh các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, các tác động và sức ép của việc gia tăng dân số chưa phải là vấn đề bức xúc như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. [7] 4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế Theo số liệu thống kê sơ bộ của Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, tính đến năm 2016 giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) tính theo giá hiện hành của tỉnh Quảng Ninh đạt 17.917.244 triệu đồng. Trong đó: nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 31,62%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,09% và nhóm ngành dịch vụ chiếm 44,29%. Cơ cấu kinh tế trong các năm qua của Quảng Ninh cho thấy sự chuyển dịch rõ ràng từ tỷ trọng kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp sang khối công nghiệp và dịch vụ. Sự thay đổi và dịch chuyển cơ cấu kinh tế được thể hiện ở biểu đồ sau:
  38. 30 Hình 4.2. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh trong những năm gần đây Có thể thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và theo hướng tích cực, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu còn một số hạn chế: Tỷ trọng ngành dịch vụ không tăng lên, cơ cấu kinh tế theo thành phần chuyển dịch rất chậm do kinh tế ngoài nhà nước phát triển chậm về số lượng và yếu về nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất ít, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng còn chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn vừa qua được thể hiện ở biểu đồ sau: Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2016
  39. 31 Theo biểu đồ tại Hình 4.3 có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP tăng đều qua các năm. Năm 2016 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành đạt 17.917.244 triệu đồng, tăng 9.283.986 triệu đồng so với năm 2012. 4.1.3. Hiện trạng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên hệ sinh thái sông, suối trên địa bàn tỉnh khá dày đặc, phân bố tương đối đều gồm 02 lưu vực sông chính là sông Thái Bình và sông kalong theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Bảng 4.2. Đặc trưng mực nước 02 sông chính tại tỉnh Quảng Ninh Đơn vị Chỉ tiêu 2010 2014 2016 2017 2018 tính Mực nước Sông Thái Bình Cao nhất Cm 3.213 3.049 3.023 3.153 3.212 Thấp nhất Cm 2.518 2.453 2.495 2.472 2.454 Sông Kalong Cao nhất Cm 7.360 7.309 7.149 7.526 7.360 Thấp nhất Cm 6.749 6.775 6.775 6.775 6.755 Lưu lượng Sông Thái Bình Cao nhất m3/s 7.450 3.310 2.490 4.120 5.340 Thấp nhất m3/s 138,0 77,8 137,0 117,0 89,0 Sông Kalong Cao nhất m3/s 1.540 1.210 653 1.810 1.240 Thấp nhất m3/s 23,8 46,4 26,7 26,5 19,5 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2018) [7] Hệ thống sông ngòi được hình thành từ các lưu vực chính: sông Thái Bình, sông Kalong và vùng hồ Yên Lập.
  40. 32 - Sông Thái Bình: là một con sông lớn trong hệ thống sông ở miền Bắc Việt Nam, cùng với hệ thống sông Hồng là 2 hệ thống sông chính của đồng bằng sông Hồng. - Sông Kalong: là sông chảy ở vùng biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Một đoạn dài của sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. heo bản đồ của Việt Nam xuất bản, sông Ka Long bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. - Hồ Yên Lập: Khu vực đầu mối hồ (gồm đập tạo hồ và các công trình khác) thuộc địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm TP Hạ Long khoảng chừng 20 km về hướng nam. Hồ hình thành do việc chặn dòng sông Míp và suối Vạn Nho, được đưa vào sử dụng từ năm 1982 với dung lượng nước chứa có thể lên đến 130 triệu mét khối, duy trì thường xuyên ở mức 127triệu m3 nước Theo thiết kế, công trình này ngoài việc cung cấp nước tưới cho khoảng 10.067 ha đất nông nghiệp, còn có chức năng điều hoà nguồn nước, cấp nước phục vụ sinh hoạt và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, mỗi năm còn chi viện 1,05 triệu m3 nước cho đảo Cát Hải, giảm xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường sinh thái hạ lưu sông Yên Lập. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có nhiều hệ thống sông ngòi nhỏ khác có lòng hẹp, độ dốc lớn, chiều dài nhỏ, mực nước thay đổi thất thường, khô hạn về mùa khô và dễ gây lũ lụt về mùa mưa. Nhìn chung, hệ thống sông suối của Quảng Ninh ngoài những lợi thế về sản xuất nông nghiệp còn là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất, phục vụ đời sống của người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa vẫn coi nguồn nước sông suối là nguồn nước sản xuất và sinh hoạt
  41. 33 chính. Hệ thống sông ngòi còn là hệ thống giao thông đường thủy nối liền các vùng trong tỉnh và ngoài tỉnh. 4.2. Đánh giá các nguồn tác động đến chất lượng môi trường nước mặt Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. 4.2.1. Nguồn thải sinh hoạt 4.2.1.1. Nước thải sinh hoạt Cùng với sự phát triển của dân số và sự phát triển các dịch vụ đô thị, nước dùng trong sinh hoạt của dân cư trên địa bàn TP Móng Cái ngày càng tăng nhanh. Hiện nay, trên địa bàn TP chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Phần lớn nước thải được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải (đối với các cơ sở dịch vụ như Bệnh viện, trung tâm y tế ) hoặc bể tự hoại (đối với các cơ quan, đơn vị, trường học, hộ gia đình ) rồi theo hệ thống thoát nước chung chảy ra môi trường nước mặt. Bên cạnh đó, một số cơ sở y tế đến nay vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoặc công trình xử lý nước thải đã xuống cấp, không đảm bảo hiệu quả xử lý. Nước thải từ các cơ sở này cùng với nước thải sinh hoạt trong khu dân cư là nguyên nhân chính làm ô nhiễm hệ thống các thủy vực trên địa bàn TP. Lượng nước thải sinh hoạt tác động không nhỏ đến chất lượng nước mặt tại TP. Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm tăng áp lực của nước thải sinh hoạt tới chất lượng nước mặt trên địa bàn TP Móng Cái.
  42. 34 Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các chất dinh dưỡng, hàm lượng 5 và các hợp chất hữu cơ cao, COD cao của các chất xà phòng, chất tẩy rửa và đặc biệt khuẩn gây bệnh từ con người. Lượng nước thải sinh hoạt đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước nước sông, suối, hồ trên địa bàn TP Móng Cái. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, từ nhà dân ven sông đều không được xử lý mà đổ thẳng ra sông suối rồi đổ ra sông kalong. Bảng 4.3. Các khu dân cư thải nước thải sinh hoạt trực tiếp ra sông, suối trên địa bàn TP Móng Cái TT Sông, suối Khu dân cư tác động 1 Sông Kalong Phường Kalong và Trần Phú Xã, Hải Xuân, Vạn Ninh, Hải Hòa Hải Tiến 2 Hồ Tràng Vinh Km Số 5 Hải Yên 3 Suối Khe Rè Khu 5, khu 7 Hải Yên 4 Ngòi Tràng Vinh (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2018) [7] Bên cạnh đó nguồn nước mưa chảy tràn cũng góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm nhiều khu vực do hệ thống tiêu thoát nước rất kém. Nước mưa chảy tràn mang theo các chất ô nhiễm từ các nguồn khác nhau trên mặt đất như từ chợ, các bãi rác này không hợp vệ sinh là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm cũng như nước mặt, sông, suối. 4.2.1.2. Rác thải sinh hoạt Ngoài sự tác động của nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt cũng là một nguyên nhân gây nên tác động không nhỏ đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái. Trên địa bàn TP Móng Cái, đối với các tuyến đường chính và những khu vực thuận lợi về giao thông của đô thị đã thực hiện việc thu gom, vận
  43. 35 chuyển đến bãi chôn lấp và xử lý rác; đối với hầu hết những khu dân cư bên trong các ngõ, hẻm của các trục đường giao thông chính, những khu vực không thuận lợi về giao thông tại các đô thị và khu vực nông thôn đến nay chưa bố trí được nhân lực vào tận nơi thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cho nhân dân, rác ở những nơi này sẽ được người dân thu gom đổ ra sông suối bãi rác chung và tự xử lý. Mặt khác, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn kém do trình độ nhận thức về môi trường còn rất hạn chế nên ngày càng có nhiều rác thải chất thải được đổ ra sông, suối, hồ. CTR sinh hoạt tại các đô thị phát sinh lớn nhất ở thành phố Móng Cái, Cùng với sự phát triển dân số đô thị thì khối lượng CTR phát sinh tại các đô thị có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây.
  44. 36 Bảng 4.4. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP Móng Cái Lượng CTRSH phát sinh TT Phường, xã (tấn/năm) Tổng 2016 2017 2016 1 Phường Kalong 2.300 2.350 2.400 2 Phường Hải Hòa 1.960 2.350 2.390 3 Phường Bình Ngọc 1.500 1.550 1.630 4 Phường Hòa Lạc 2.300 2.360 2.800 5 Phường Trà Cổ 2.000 2.100 2.300 6 Phường Bắc Sơn 1.640 1.700 1.900 7 Phường Hải Đông 1.800 1.900 2.500 8 Phường Hải Sơn 2.500 2.700 2.900 9 Phường Hải Tiến 1.550 1.800 1.970 10 Phường Hải Xuân 1.700 1.860 2.270 11 Phường Hải Yên 2.320 2.420 2.800 14 Phường Ninh Dương 1.430 1.500 1.950 15 Phường Quảng Nghĩa 2.500 2.670 2.700 16 Phường Trần Phú 2.450 2.600 2.780 15 Tổng 27.950 29.960 34.290 94.200 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2018) [7] Lượng CTR sinh hoạt phát sinh của thành phố Móng Cái là 94.200 tấn/năm, trong đó: vào năm 2016 lượng CTR sinh hoạt phát sinh của phường Yên Ninh là cao nhất với 2.500 tấn/năm, thấp nhất là Phường Ninh Dương với 1.430 tấn/năm. Năm 2017 cao nhất là phường 2.700 tấn/năm ở phường
  45. 37 Hải Sơn. Năm 2016 phường Bình Ngọc là thấp nhất với 1.630 tấn/năm, cao nhất là phường Hải Sơn 2.900 tấn/năm. 4.2.2. Nguồn thải công nghiệp Nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và Khu công nghiệp (KCN) là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, theo danh sách quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 62 cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có phát sinh nước thải công nghiệp thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Trong đó, chủ yếu là các cơ sở chế biến nông, lâm sản (28 cơ sở); cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản (23 cơ sở) Ngoài ra, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố còn có 41 cơ sở sản xuất bột sắn mini và 67 cơ sở chăn nuôi lợn hộ gia đình có quy mô từ 100 đầu lợn trở lên. Đây cũng là nguồn phát sinh nước thải đáng kể ra môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh. Hình 4.4. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến phát sinh nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau. Nước thải từ ngành cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng; nước thải
  46. 38 ngành dệt nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất tạo màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD), chất dinh dưỡng như hợp chất Ni tơ, phốt pho; nước thải từ ngành khai thác, chế biến khoáng sản chủ yếu là chất rắn lơ lửng, kim loại nặng và hóa chất từ quá trình tuyển Phần lớn các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có phát sinh nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các công trình, biện pháp để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý của các công trình này chưa thật sự cao, vẫn có hiện tượng xả nước thải chưa được xử lý đảm bảo theo quy chuẩn cho phép ra ngoài môi trường. 4.2.3. Nguồn thải nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu để phục vụ tưới lúa và hoa màu. Vì vậy, tính trong tổng lượng nước thải chảy ra nguồn nước mặt thì lưu lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình khoảng 20-30% thuốc BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đây là hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên cả nước trong đó có tỉnh Quảng Ninh. 4.2.4. Nguồn thải từ y tế Theo đề án BVMT trung tâm y tế TP Móng Cái, trên địa bàn thành phố Móng Cái gồm có 01 bệnh viện gọi là bệnh viện đa khoa TP Móng Cái với tổng số giường bệnh là 203 giường và nhiều phòng khám tư nhân khác.
  47. 39 Bảng 4.5. Lượng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn TP Móng Cái năm 2016 Công Số suất sử Chất thải Chất thải TT Bệnh viện giường dụng y tế, y tế NH, bệnh giường, (tấn/năm) (tấn/năm) % Bệnh Viện Đa KhoaThành Phố 1 250 98 73 16 Móng Cái 2 Tổng số 250 73 16 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2018) [7] 4.2.4.1. Nước thải y tế Nước thải bệnh viện được hiểu là nước thải sinh hoạt và nước thải từ các phòng khoa điều trị. Theo số liệu cung cấp của Bệnh viện đa khoa TP Móng Cái, căn cứ vào lượng nước cấp, tổng lượng nước thải dao động từ 42 m3/ngày [4] Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng (TSS), BOD, COD, N tổng số, P tổng số. Nước thải từ quá trình khám, chữa bệnh chứa nhiều các hóa chất dùng trong công tác xét nghiệm sinh hóa, huyết học, Nước thải y tế ngoài chứa các hóa chất độc hại có nguy cơ tích tụ trong chuỗi thức ăn gây nhiễm độc cho con người và sinh vật, còn có hàm lượng vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm, do đó nếu công tác vệ sinh khử trùng không tốt sẽ làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bệnh viện trên địa bàn thành phố Móng Cái tỷ lệ nước thải bệnh viện được xử lý còn rất thấp và chưa đạt yêu cầu đặt ra. Hiện tại thì số lượng bệnh viện được đầu tư trang bị hệ thống xử lý nước thải đã tăng lên đáng kể, nhiều công trình xử lý nước thải đang trong quá trình hoàn thiện và chuẩn bị bàn giao tuy nhiên vẫn chủ yếu là các bệnh viện quy mô lớn, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa. Việc xử lý chất thải lỏng đều được làm rất sơ sài. Có cơ sở
  48. 40 cẩn thận hơn một chút thì xây dựng hệ thống bể lắng, còn lại hầu hết chất thải lỏng đều được “trở về tự nhiên” thông qua hệ thống cống rãnh, mương máng rồi đổ ra sông, suối 4.2.4.2. Rác thải y tế Chất thải rắn thông thường tại bệnh viện đa khoa thành phố Móng Cái chủ yếu là chất thải sinh hoạt (gồm cả chất thải rắn phát sinh từ hoạt động văn phòng) phát sinh từ hoạt động của cán bộ nhân viên và bệnh nhân. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh theo ngày tối đa khoảng 1m3/ ngày. Thành phần và tỷ lệ chung của CTR y tế được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.6. Thành phần CTR y tế trên địa bàn TP Móng Cái TT Thành phần Tỷ lệ % 1 Giấy các loại 2,8 2 Kim loại 0,5 3 Thủy tinh, lọ thuốc, xy lanh 3,5 4 Bông, gạc, băng, bột, nẹp 8,5 5 Chai thuốc, túi dịch, túi máu 12,6 6 Bệnh phẩm 0,4 7 Thành phần hữu cơ 53,1 8 Đất, vật rắn khó phân định 21,9 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2018) [7] Rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được thu gom và xử lý cùng rác thải sinh hoạt đô thị. Tuy nhiên, việc phân loại rác không đảm bảo thì sẽ gây tác động nghiêm trọng đến môi trường vì chất thải nguy hại xử lí như rác thải sinh hoạt thì không đảm bảo vệ sinh môi trường. Chất thải y tế tuy phát sinh ít hơn chất thải sinh hoạt nhưng chúng có tính chất nguy hại hơn rất nhiều, mang theo các hóa chất độc hại, chất hữu cơ
  49. 41 và mầm bệnh thải trực tiếp vào sông suối, môi trường đất sẽ tác động rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người. 4.3. Đánh Giá Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2016-2018 4.3.1. Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2016 Bảng 4.7. Chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2016 QCVN Kết quả phân tích 08- Nước Nước tại MT:201 sông Ngòi STT Chỉ tiêu Đơn vị hồ Suối Khe 5/BTN kalong Tràng Tràng Rè MT tại cầu Vinh Vinh (B1) Kalong 1 pH 5,5-9 - 6,95 7,10 7,04 7,45 3− 2 푃 4 0,3 mg/l 0,032 0,21 0,051 1,54 3 DO ≥4 mg/l 5,4 4,7 5,3 4,3 4 TSS 50 mg/l 66 25 13 67 5 COD 30 mg/l 25,4 23 10 44,9 6 5 15 mg/l 14,7 11 6,4 25,3 7 Pb 0,05 mg/l <0,003 0,0049 0,005 0,0071 8 As 0,05 mg/l <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 9 Cd 0,01 mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 10 Cu 0,5 mg/l 0,018 KPHĐ 0,016 0,032 11 Mn 0,5 mg/l 0,006 0,015 0,012 0,014 12 Fe 1,5 mg/l 0,21 0,12 0,17 0,13 − 13 2 0,05 mg/l 0,0027 0,051 0,003 0,071 MPN/ 14 Coliform 7500 2900 4200 800 7700 100ml (Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường Tỉnh Quảng Ninh, 2016) [1] Giá trị giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hạng B1 Qua bảng số liệu kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2016 cho thấy chất lượng nước mặt tại các điểm quan trắc vẫn tương đối tốt. So với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 chỉ có mẫu nước suối tại Ngòi Tràng Vinh có hàm lượng TSS, COD, BOD5, NO2−, Coliform cao hơn so với giới hạn B1. Cụ thể hàm lượng TSS vượt tiêu chuẩn 1,34 lần, hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn 1,5 lần, hàm lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn 1,68 lần, hàm lượng coliform vượt tiêu chuẩn 1,03 lần,
  50. 42 − nhưng vẫn nằm trong giới hạn mức B2. Chỉ có, hàm lượng NO2 vượt tiêu chuẩn 1,42 lần so với mức B1 và B2. Hàm lượng TSS của nước sông Kalong tại cầu Kalong vượt tiêu chuẩn 1,32 lần so với giới hạn B1. Cacdimin không phát hiện được trong nước tại các điểm trên. 4.3.2. Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2017 Bảng 4.8. Chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2017 QCV Kết quả phân tích tại các địa điểm N 08- Nước MT:2 Nước tại Đơn sông Ngòi STT Chỉ tiêu 015/B hồ Suối Khe vị Kalong Tràng TNM Tràng Rè tại cầu VInh T Vinh Kalong (B1) 1 pH 5,5-9 - 6,9 7,2 7,0 7,2 3− 2 푃 4 0,3 mg/l 0,039 0,23 0,058 1,54 3 DO ≥4 mg/l 5,3 5,2 5,2 4,3 4 TSS 50 mg/l 72 28 45 72 5 COD 30 mg/l 25,0 29 23 45,0 6 5 15 mg/l 14,2 12 6,4 25,3 7 Pb 0,05 mg/l 0,002 0,0051 0,008 0,0072 8 As 0,05 mg/l 0,001 <0,003 <0,002 <0,003 9 Cd 0,01 mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 10 Cu 0,5 mg/l 0,013 KPHĐ 0,03 0,035 11 Mn 0,5 mg/l 0,003 0,025 0,014 0,016 12 Fe 1,5 mg/l 0,24 0,13 0,2 0,14 − 13 2 0,05 mg/l 0,002 0,044 0,006 0,07 MPN/ 14 Coliform 7500 2800 4500 2000 7000 100ml (Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường Tỉnh Quảng Ninh, 2017) [2] Giá trị giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hạng B1. Qua bảng so sánh các chỉ tiêu với giới hạn thì chỉ có TSS, COD, BOD5, 3− PO4 vượt mức giới hạn B1. Điểm nước sông Kalong tại cầu Kalong có nồng 3− độ PO4 vượt 0,13 lần, TSS vượt 1,44 lần so với mức giới hạn B1. 3− Suối Tràng Vinh có nồng độ PO4 vượt 5,13 lần so với mức giới hạn B1 và 3,08 lần so với mức giới hạn B2, BOD5 vượt 1,67 lần so với mức giới − hạn B1 và 1,012 lần so với mức giới hạn B2, NO2 vượt 1,4 lần so với mức
  51. 43 giới hạn B1 và B2. Nồng độ TSS vượt 1,44 lần, COD vượt 1,5 lần so với mức giới hạn B1 nhưng không vượt quá mức giới hạn B2. Hàm lượng Cd không phát hiện được trong nước tại các điểm trên, hàm lượng Cu không phát hiện được tại các điểm hồ Tràng Vinh. 4.3.3. Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2018 Bảng 4.9. Chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2018 QCVN Kết quả phân tích tại các địa điểm 08- Nước sông Nước Chỉ MT:20 Ngòi STT Đơn vị Kalong tại tại hồ Suổi Khe tiêu 15/BT Tràng cầu Tràng Rè NMT Vinh Kalong Vinh (B1) 1 pH 5,5-9 - 6,8 7,3 7,2 6,8 3− 2 푃 4 0,3 mg/l 0,04 0,051 0,05 0,052 3 DO ≥ 4 mg/l 5,37 5,5 5,0 4,7 4 TSS 50 mg/l 75 40 45 55 5 COD 30 mg/l 25,7 21,5 20,9 27 6 5 15 mg/l 15,0 10,4 9,8 6,7 7 Pb 0,05 mg/l 0,003 0,003 0,008 0,002 8 As 0,05 mg/l 0,001 0,0012 <0,002 0,0017 9 Cd 0,01 mg/l KPHĐ 0,013 <0,016 0,013 10 Cu 0,5 mg/l 0,015 0,02 <0,02 0,014 11 Mn 0,5 mg/l 0,002 0,06 <0,082 0,063 12 Fe 1,5 mg/l 0,3 0,5 0,19 0,4 − 13 2 0,05 mg/l 0,0018 0,004 0,002 0,007 Colifor 7500 MPN/ 2800 3600 3600 4600 14 m 100ml (Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường Tỉnh Quảng Ninh, 2018) [3] Giá trị giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hạng B1. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ có hàm lượng TSS và Cd vượt mức giới hạn B1. Hàm lượng TSS trong nước sông Kalong tại cầu Kalong vượt 1,5 lần so với mức giới hạn B1. Hàm lượng cadimin tại điểm nước hồ Tràng Vinh vượt 1,3 lần so với mức giới hạn B1 và B2. Tại điểm suối ngòi Tràng Vinh lượng TSS vượt 1,1 lần so với mức giới hạn B1, Cadimin vượt 1,3 lần so với mức giới hạn B1 và mức giới hạn B2. Tại cầu Kalong hàm lượng Cadimin không phát hiện được.
  52. 44 4.3.4. Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái qua các năm 4.3.4.1. Diễn biến hàm lượng TSS 80 70 60 50 Sông Kalong 40 Hồ Tràng Vinh 30 Suối Khe Rè Ngòi Tràng Vinh 20 10 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tiêu Chuẩn B1 Về TSS Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng TSS trong nước mặt tại thành phố Móng Cái Giá trị giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; hạng B1. Qua hình 4.5 ta thấy mức độ ô nhiễm có sự thay đổi rõ rệt. Tại các điểm Sông Kalong, hồ Tràng Vinh, Suối Khe Rè có chiều hướng tăng dần từng năm. Còn tại Ngòi Tràng Vinh thì hàm lượng TSS lại có chiều hướng giảm. Nước sông Kalong tại cầu Kalong, hàm lượng TSS từ năm 2016 đến năm 2018đã tăng 1,14 lần, và cả 3 năm 2016 - 2017 - 2018 đều vượt mức giới hạn B1. Tại điểm hồ Tràng Vinh, hàm lượng TSS nhỏ hơn so với các điểm, hàm lượng TSS đã tăng từ 25mg/l (2016) đến 40mg/l (2017) tăng lên 1,6 lần. Hàm lượng vẫn chưa vượt mức giới hạn B1.
  53. 45 Tại suối Khe Rè, hàm lượng TSS tăng mạnh từ năm 2016 đến năm 2017,từ 13mg/l đến 45mg/l gấp 3,5 lần. Đến năm 2018 thì hàm lượng TSS vẫn không thay đổi là 45mg/l giống năm 2015. Trong 3 năm hàm lượng đều không vượt mức giới hạn B1. Tại ngòi Tràng Vinh, cả 3 năm 2016, 2017 và 2018 đều vượt mức giới hạn B1, năm 2016 vượt 1,34 lần, năm 2017 vượt 1,44 lần, năm 2018 vượt 1,1 lần. Nhưng hàm lượng TSS ở khu vực này có chiều hướng giảm, từ 72mg/l còn 55mg/l giảm 1,31 lần. 4.3.4.2. Diễn biến hàm lượng COD mg/lít 50 45 40 35 Sông Kalong tại cầu Kalong 30 Nước tại hồ Tràng Vinh 25 Suối Khe Rè 20 Ngòi Tràng Vinh 15 10 5 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018Tiêu Chuẩn B1 Về TSS Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD trong nước mặt tại thành phố Móng Cái Giá trị giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; hạng B1. Qua hình 4.6 ta thấy hàm lượng COD có diễn biến không đồng nhất. Tại Sông Kalong, hàm lượng COD qua 3 năm chênh lệch không nhiều dao động từ 25mg/l đến 27mg/l. Có chiều hướng giảm rồi lại tăng nhưng vẫn không vượt mức giới hạn B1. Tại điểm hồ Tràng Vinh, hàm lượng COD từ 23mg/l (2016) tăng lên 29mg/l (2017) tăng 1.26 lần, đến năm 2018 lại có chiều hướng giảm 1,07 lần so với năm 2016. Không vượt quá mức giới hạn B1.
  54. 46 Tại điểm suối Khe Rè, hàm lượng COD nhỏ hơn so với các điểm còn lại, có chiều hướng tăng mạnh rồi lại giảm. Từ năm 2016 đến năm 2017 tăng 2,3 lần, năm 2018 lại giảm 1,1 lần so với năm 2017. Hàm lượng không vượt quá mức giới hạn B1. Tại điểm ngòi Tràng Vinh, hàm lượng COD cao hơn so với các điểm khác, trong năm 2016 - 2017 nồng độ COD đều vượt mức giới hạn B1,năm 2016 vượt 1,49 lần , năm 2017 vượt 1,5 lần . Nhưng đến năm 2018 lại giảm mạnh từ 45mg/l (2017) còn 27mg/l (2018) giảm 1,7 lần. 4.3.4.3. Diễn biến hàm lượng 5 mg/lít 16 14 12 10 Sông Kalong tại cầu Kalong 8 Nước tại hồ Tràng Vinh Suối Khe Rè 6 4 2 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018Tiêu Chuẩn B1 Về BOD5 Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng 푶푫 trong nước mặt tại thành phố Móng Cái Giá trị giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; hạng B1. Qua hình 4.7 ta thấy hàm lượng BOD5 tại điểm nước sông Kalong và nước hồ Tràng Vinh diễn biến không đồng đều. Tại điểm nước Sông Kalong hàm lượng BOD5 chệnh lệch không nhiều dao động từ 14,2mg/l - 15mg/l. Có chiều hướng giảm rồi lại tăng. Năm 2018 đã chạm mức giới hạn B1. Tại điểm nước hồ Tràng Vinh, hàm lượng BOD5 cũng chênh lệch không nhiều, dao động từ 10,4mg/l - 12mg/l, có chiều hướng tăng rồi lại giảm nhưng vẫn không vượt quá mức giới hạn B1.
  55. 47 Tại điểm nước suối Khe Rè,có hàm lượng BOD5 nhỏ nhất dao động từ 6,4mg/l - 9,8mg/l. Tại điểm Ngòi Tràng Vinh, có hàm lượng BOD5 cao nhất so với các điểm khác. Năm 2016 và 2017 mức độ ô nhiễm vẫn giữ nguyên ở mức 25,3ml và vượt mức giới hạn B1 1,69 lần,vượt mức giới hạn B2 1,01 lần. Đến năm 2018 hàm lượng BOD5 lại giảm mạnh 3,78 lần so với năm 2016. 4.3.4.4. Diễn biến hàm lượng Coliform mg/lít 9000 8000 7000 6000 Sông Kalong tại cầu Kalong 5000 Nước tại hồ Tràng Vinh 4000 Suối Khe Rè 3000 Ngòi Tràng Vinh 2000 1000 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018Tiêu Chuẩn B1 Về Coliform Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Coliform trong nước mặt tại thành phố Móng Cái Giá trị giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; hạng B1. Qua biểu đồ ta thấy hàm lượng Coliform tại các điểm có chiều hướng giảm chỉ có tại điểm suối Khe Rè tăng từ 800mg/l (2016) đến 3600mg/l (2018). Và tại các điểm vẫn ở mức rất thấp nằm trong mức giới hạn B1, chỉ có Ngòi Tràng Vinh hàm lượng Coliform năm 2016 vượt mức giới hạn B1 1,1 lần, đến năm 2018 hàm lượng giảm mạnh 1,67 lần so với năm 2016. 4.3.4.5. Diễn biến hàm lượng kim loại nặng Bảng 4.10. Hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt qua các năm Đơn vị : mg/l
  56. 48 Kết quả phân tích tại các điểm QCV N 08- Nước Nước tại Chỉ MT: Ngòi Năm sông tại hồ Suối Khe tiêu 2015/ Tràng cầu Tràng Rè BTN Vinh Kalong Vinh MT (cột B1) 2016 0,21 0,12 0,17 0,13 Fe 1,5 2017 0,24 0,13 0,2 0,14 2018 0,3 0,5 0,19 0,4 2016 <0,003 0,0049 0,0050 0,0071 Pb 0,05 2017 0,002 0,0051 0,008 0,0072 2018 0,003 0,003 0,008 0,002 2016 0,018 KPHĐ 0,016 0,032 Cu 0,5 2017 0,013 KPHĐ 0,03 0,035 2018 0,015 0,02 <0,02 0,014 2016 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 As 0,05 2017 0,001 <0,003 <0,002 <0,003 2018 0,001 0,0012 <0,002 0,0017 2016 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ Cd 0,01 2017 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 2018 KPHĐ 0,013 <0,016 0,013 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2018) [7] Qua bảng 4.10 ta thấy hàm lượng kim loại nặng đều rất thấp so với mức giới hạn B1, trong đó Cadimi (Cd) không phát hiện được tại các khu vực vào năm 2016 và 2017. Tuy nhiên, hàm lượng kim loại nặng có chiều hướng tăng dần qua từng năm. Hàm lượng Fe ở suối Khe Rè vào những năm 2016 và 2018 có vượt quá giới hạn B1. Tại sông Kalong vào năm 2016 và 2017 cũng vượt quá giới hạn B1. Còn lại các chỉ số khác đều nằm trong giới hạn B1,
  57. 49 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái 4.4.1. Giải pháp về công tác quản lý - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và môi trường, đặc biệt đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện đúng, đầy đủ các quy hoạch về nước mặt nước ngầm. - Tăng cường thu hút cán bộ giỏi cho lĩnh vực hoạt động, đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo cán bộ. - Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. - Tăng cường và thu hút đầu tư vào các công trình có ý nghĩa với môi trường ở địa phương. - Thu gom rác thải, không đổ vào sông suối. - Bảo vệ các nguồn nước, tiến hành cải tạo, nạo vét hệ thống mương thoát nước. - Lập đoàn kiểm tra để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và vệ sinh nguồn nước sinh hoạt trong nhân dân. - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt các ngày lễ kỷ niệm có liên quan đến môi trường như tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới 5/6 - Xử lý nghiêm các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường, thải nước thải và rác thải không đúng quy định. - Lồng ghép yếu tố môi trường trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lương cuộc sống của nhân dân. - Áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường, khuyến khích người dân thu gom và phân loại rác tại nguồn.
  58. 50 - Xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực xả thải và bảo vệ môi trường. 4.4.2. Giải pháp giáo dục tuyên truyền - Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền rộng rãi một cách thường xuyên với các chương trình cụ thể, sát thực nhằm giúp cho người dân hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa nước sạch và môi trường với sức khỏe con người. Các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức cần tích cực tham gia tuyên truyền, vận động với từng hộ gia đình. Cung cấp cho người dân đầy đủ các thông tin về các loại hình công nghệ cấp nước để họ có thể lựa chọn phương án thích hợp. Ngoài ra, cũng cần phải tuyên truyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình giúp ổn định dân số đồng thời góp phần nâng cao tỷ lệ cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân. - Nhà nước cần quan tâm tới việc đào tạo cán bộ cung cấp nước sinh hoạt. Mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cũng như công nhân bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước, có chế độ thưởng phạt rõ ràng. - Phát triển nguồn nhân lực, tận dụng nguồn nhân lực của địa phương để việc cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường được phát triển bền vững. - Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương, cơ sở. Cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trường.
  59. 51 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái,tỉnh Quảng Ninh tôi rút ra một số kết luận như sau: - Điều kiện tự nhiên: Mạng lưới sông suối trong tỉnh Quảng Ninh khá dày đặc phân bố khắp lãnh thổ Quảng Ninh rất thuận tiện cho việc xây dựng các công trình thủy lợi cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần điều hòa khí hậu, tạo mạng lưới giao thông vận chuyển hàng hóa, phát triển chăn nuôi thủy sản. - Các nguồn tác động đến chất lượng nước mặt : + Nguồn thải sinh hoạt: Lượng nước thải sinh hoạt đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước sông, suối, hồ trên địa bàn TP Móng Cái. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, từ nhà dân ven sông đều không được xử lý mà đổ thẳng ra sông suối rồi đổ ra sông Kalong. + Nguồn thải công nghiệp: Phần lớn các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có phát sinh nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố đã đầu tư xây dựng các công trình, biện pháp để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. + Nguồn thải nông nghiệp: Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước.
  60. 52 + Nguồn thải từ y tế: Các chất thải y tế chứa các hóa chất độc hại,chất hữu cơ và mang nhiều mầm mống gây bệnh, đặc biệt là các loại bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. - Trong địa phận TP Móng Cái, hiện tượng ô nhiễm nước mặt chỉ diễn ra cục bộ, còn nhìn chung, chất lượng nước mặt ở đây còn tương đối tốt. Kết quả quan trắc 3 năm 2016– 2018 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt QCVN, tuy nhiên có các chỉ tiêu COD, BOD5, TSS, Coliform đều vượt quá giới hạn của QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất chất lượng nước mặt. Cụ thể là: + Chỉ tiêu TSS của nước sông Kalong tại cầu Kalong, cả 3 năm đều vượt mức giới hạn B1, vượt cao nhất là năm 2018 gấp 1,5 lần so với mức giới hạn B1. + Chỉ tiêu COD: Tại Ngòi Tràng Vinh cao nhất là năm 2017 vượt 1,4 lần so với mức giới hạn B1. +Tại Ngòi Tràng Vinh, năm 2016 và 2017 hàm lượng BOD5 vẫn giữ nguyên ở mức 25,3 mg/l,và vượt 1,68 lần so với mức giới hạn B1. + Hàm lượng Coliform tại Ngòi Tràng Vinh, chỉ có năm 2016 là vượt 1,03 lần so với mức giới hạn B1, còn ở những điểm quan trắc khác hàm lượng Coliform vẫn nằm dưới mức giới hạn B1. 5.2. Kiến Nghị Cần tiếp tục thực hiện quan trắc môi trường hàng năm, cần tăng cường tần suất quan trắc trong năm để đánh giá đúng và đủ diễn biến những tác động tới môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh gây ra. Tăng cường tuyên truyền giáo dục môi trường tại các khu dân cư, dần đưa việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm về khu dân cư. Khi quy hoạch tổng thể các khu đô thị cần phải quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước, hệ thống xử lí nước thải, thu gom rác thải hợp lí cho từng vùng. Tăng cường đầu tư về con người và trang thiết bị cho các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường cho người dân.
  61. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh, (2016). Báo cáo “Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2016”. 2. Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh, (2017). Báo cáo “Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2017”. 3. Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh, (2018). Báo cáo “Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2018”. 4. Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh, (2018). Đề án “Bảo vệ môi trường của bệnh viện đa khoa TP Móng Cái”. 5. Hoàng Văn Hùng, (2009). “Giáo trình ô nhiễm môi trường” đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 6. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2014). Luật bảo vệ môi trường 2014, NXB lao động-xã hội, Hà Nội. 7. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, (2018). Báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng NInh giai đoạn 2014-2018”. 8. Dư Ngọc Thành (2015), “Giáo trình Quản lý tài nguyên nước”, đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. II. Tài liệu từ internet 10. Cổng tổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh 11. Trần Thanh Xuân (2010), “Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách thức trong tương lai” nhung.html
  62. PHỤ LỤC Phụ lục 1. QCVN 08-MT:2015/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT (National technical regulation on surface water quality) 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng 1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. 1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng: - Đánh giá và quản lý chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. - Làm căn cứ để lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng nước theo các mục đích sử dụng xác định. - Đánh giá sự phù hợp của chất lượng nước mặt đối với quy hoạch sử dụng nước đã được phê duyệt. - Làm căn cứ để kiểm soát các nguồn thải vào nguồn tiếp nhận, đảm bảo nguồn nước mặt luôn phù hợp với mục đích sử dụng. - Làm căn cứ để thực hiện các biện pháp cải thiện, phục hồi chất lượng nước. 1.2. Giải thích từ ngữ Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm. 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định tại Bảng 1.
  63. Bảng : Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt Giá trị giới hạn TT Thông số Đơn vị A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 BOD5 (20°C) mg/l 4 6 15 25 3 COD mg/l 10 15 30 50 4 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 Tổng chất rắn lơ lửng 5 mg/l 20 30 50 100 (TSS) + 6 Amoni (NH4 tính theo N) mg/l 0,3 0,3 0,9 0,9 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 350 350 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 - 9 Nitrit (NO 2 tính theo N) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05 - 10 Nitrat (NO 3 tính theo N) mg/l 2 5 10 15 Phosphat (PO 3- tính theo 11 4 mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 P) 12 Xyanua (CN-) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 17 Tổng Crom mg/l 0,05 0,1 0,5 1 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Mangan (Mn) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 24 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 25 Aldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 Benzene hexachloride 26 µg/l 0,02 0,02 0,02 0,02 (BHC) 27 Dieldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 Tổng Dichloro diphenyl 28 µg/l 1,0 1,0 1,0 1,0 trichloroethane (DDTS) Heptachlor & 29 µg/l 0,2 0,2 0,2 0,2 Heptachlorepoxide 30 Tổng Phenol mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02
  64. Giá trị giới hạn TT Thông số Đơn vị A B A1 A2 B1 B2 Tổng dầu, mỡ (oils & 31 mg/l 0,3 0,5 1 1 grease) Tổng các bon hữu cơ 32 (Total Organic Carbon, mg/l 4 - - - TOC) 33 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/I 0,1 0,1 0,1 0,1 34 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/I 1,0 1,0 1,0 1,0 MPN hoặc 35 Coliform CFU /100 2500 5000 7500 10000 ml MPN hoặc 36 E.coli CFU /100 20 50 100 200 ml Ghi chú: Việc phân hạng A1, A2, B1, B2 đối với các nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau, được sắp xếp theo mức chất lượng giảm dần. A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
  65. Phụ lục 2. Hàm lượng TSS trong nước mặt qua các năm Đơn vị : mg/l Địa điểm Sông Kalong tại Nước tại hồ suối Khe ngòi Tràng Năm cầu Kalong Tràng Vinh Rè Vinh 2016 66 25 13 67 2017 72 28 45 72 2018 75 40 45 55 QCVN 50 50 50 50 Phụ lục 3. Hàm lượng COD trong nước mặt qua các năm Đơn vị : mg/l Địa Sông Nước tại hồ suối Khe ngòi Tràng điểm Kalong tại Tràng Vinh Rè Vinh Năm cầu Kalong 2016 25,4 23 10 44,9 2017 25,0 29 23 45,0 2018 25,7 21,5 20,9 27 QCVN 30 30 30 30 Phụ lục 4. Hàm lượng 퐁퐎퐃 trong nước mặt qua các năm Đơn vị : mg/l Địa Sông Nước tại hồ suối Khe ngòi Tràng điểm Kalong tại Tràng Vinh Rè Vinh Năm cầu Kalong 2016 14,7 11 6,4 25,3 2017 14,2 12 6,4 25,3 2018 15,0 10,4 9,8 6,7 QCVN 15 15 15 15
  66. Phụ lục 5. Hàm lượng Coliform trong nước mặt qua các năm Đơn vị : MPN/100ml Địa Sông ngòi Nước tại suối Khe điểm Kalong tại Tràng hồ Kalong Rè Năm cầu Kalong Vinh 2016 2900 4200 800 7700 2017 2800 4500 2000 7000 2018 2830 3600 3600 4600 QCVN 7500 7500 7500 7500