Khóa luận Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

pdf 66 trang thiennha21 13/04/2022 6760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_thu_gom_va_quan_ly_chat_thai_ran.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– TRẦN TUẤN ANH “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU GOM VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN GIANG TIÊN, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– TRẦN TUẤN ANH “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU GOM VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN GIANG TIÊN,0 HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Lớp : N03 - K46 KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Phả THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Em xin trân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng cán bộ Ban quản lý môi trường – đô thị huyện Phú Lương đã động viên khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành đề tài này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô giáo hướng dẫn: TS. Trần Thị Phả đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Trần Tuấn Anh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần CTRSH 6 Bảng 4.1: Các tổ chức thu gom rác thải huyện Phú Lương 31 Bảng 4.2 : Mức lương thu nhập của công nhân 32 Bảng 4.3. Lượng rác thải phát sinh tại hộ gia đình 32 Bảng 4.4. Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt 34 Bảng 4.5: Tỷ lệ phần trăm các loại rác sinh hoạt thị trấn Giang Tiên 35 Bảng 4.6: Phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn 41 Bảng 4.7: Mức phí thu gom rác ở huyện Phú Lương 41 Bảng 4.8: Ý kiến của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên 43 Bảng 4.9: Hình thức xử lý, phân loại RTSH tại các hộ gia đình 44 Bảng 4.10: Đánh giá người dân về mức độ quan trọng của việc thu gom rác 44 Bảng 4.11: Mức độ tham gia của người dân đối với các hoạt động vệ sinh môi trường 45 Bảng 4.12: Công tác tuyên truyền cho con cháu, người dân xung quanh về hoạt động bảo vệ môi trường 46
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn [2]. 4 Hình 4.1. Bản đồ vị trí tiếp giáp thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương 22 Hình 4.2: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý môi trường - đô thị huyện Phú Lương 30 Hình 4.3: Biểu đồ nguồn gốc phát sinh rác thải tại thị trấn Giang Tiên 34 Hình 4.4: Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển RTSH 36 Hình 4.5: Lộ trình tuyến thu gom số 01 37 Hình 4.6: Lộ trình tuyến thu gom số 02 38 Hình 4.7: Lộ trình tuyến thu gom số 03 39 Hình 4.8: Lộ trình tuyến thu gom số 04 39 Hình 4.9: Biểu đồ đánh giá nhận xét về điểm tập kết trên địa bàn thị trấn Giang Tiên 40
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Việt BVMT Bảo vệ môi trường CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CTSH Chất thải sinh hoạt CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt GTVT Giao thông vận tải HTX Hợp tác xã NĐ - CP Nghị định Chính phủ QĐ - TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ QĐ - UBND Quyết định của Uỷ ban nhân dân TN & MT Tài nguyên và Môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD Tiêu chuẩn xây dựng TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TB/TU Thông báo của ban thường vụ TT – BTC Thông tư của Bộ tài chính
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii MỤC LỤC v Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 1 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4.Ý nghĩa của đề tài. 2 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 2 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn. 2 PHẦN2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Các khái niệm liên quan 3 2.1.2. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải rắn sinh hoạt 4 2.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt 6 2.1.4. Tác hại của chất thải rắn 6 2.2. Cơ sở pháp lý 8 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 9 2.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới 9 2.3.2. Tình hình phát sinh và quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam. 13 2.3.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên. 15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
  8. vi 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 19 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 20 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu 20 3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa. 20 3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn 20 3.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu, viết báo cáo. 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 22 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 25 4.2. Tổng quan về Ban quản lý môi trường – đô thị huyện Phú Lương 28 4.3. Nguồn gốc và khối lượng phát sinh CTR sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương. 32 4.4. Điều tra đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương. 36 4.4.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển 36 4.4.2.Các tuyến, thời gian, phương tiện và nhân lực thu gom rác thải tại thị trấn Giang Tiên 37 4.5. Ý kiến của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương 42 4.5.1. Đánh giá về hoạt động chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương 43 4.5.2. Phân loại và vận chuyển rác của hộ gia đình 43
  9. vii 4.5.3. Mức độ quan trọng của việc thu gom 44 4.5.4. Mức độ tham gia của người dân đối với các hoạt động vệ sinh môi trường 45 4.5.5. Công tác tuyên truyền cho người thân, người dân xung quanh về hoạt động bảo vệ môi trường 46 4.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương 46 4.6.1. Giải pháp quản lý đối với cộng đồng dân cư trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương 46 4.6.2. Giải pháp quản lý đối với hoạt động thu gom quản lý chất thải trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hiện nay, phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu của tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với đó là sự phát thải chất ô nhiễm ngày càng nhiều. Một bộ phận không nhỏ góp phần vào ô nhiễm đó là nguồn rác thải sinh hoạt. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường – Bộ TN&MT, hiện nay, tổng lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt tại Việt Nam năm 2013 ước tính khoảng 38.000 tấn/ngày với mức gia tăng trug bình 12% mỗi năm [1]. Bên cạnh đó việc phát triển mạnh mẽ của các nhà máy, khu công nghiệp, việc sản xuất nông nghiệp và sự xuất hiện nhiều đô thị đã thải ra một lượng lớn rác thải. Tuy nhiên, công nghệ xử lý rác thải hiện có của cả nước phần lớn chưa thật sự hiện đại, sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại chất thải và thường ở quy mô nhỏ, rác thải chưa được xử lý triệt để đã thải vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, vấn về rác thải sinh hoạt cũng trở thành thách thức lớn với tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, huyện Phú Lương được coi là một trong những điểm nóng phải đối mặt với vấn đề này. Xuất phát từ thực trạng trên và được sự đồng ý của của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, em tiến hành đề tài “Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Trần Thị Phả – giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương
  11. 2 - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá được thực trạng công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số biện pháp thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương. 1.3. Yêu cầu của đề tài. - Đánh giá khách quan, số liệu trung thực. - Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường mang tính cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 1.4.Ý nghĩa của đề tài. 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế. - Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân sau này. - Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn đề đang được xã hội quan tâm. 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn. - Đề tài giúp hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên,tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây - Đánh giá được lượng rác thải sinh hoạt phát sinh, tình hình quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên. - Đề xuất một số biện pháp quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học. 2.1.1. Các khái niệm liên quan. - Chất thải rắn: Theo khoản 1, điều 3 nghị định 38/2015/NĐ-CP. “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. - Rác thải sinh hoạt: Theo khoản 3, điều 3 nghị định 38/2018/NĐ-CP : “Rác thải sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người”. Rác thải sinh hoạt thành phần bao gồm: kim loại, sành sứ, thực phẩm dư thừa hay quá hạn sử dụng, túi ni lông, gạch ngói, vải, giấy, - Quản lý chất thải: Theo khoản 1 , điều 3 nghị định 59/2007/NĐ-CP quy định như sau: “Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.” - Quản lý môi trường: Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành (Hồ Thị Lam Trà và cs, 2012) [6].
  13. 4 2.1.2. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải rắn sinh hoạt 2.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: + Nhà dân, khu dân cư; + Khu công cộng (bến xe, công viên, đường phố, ); + Khu thương mại,du lịch (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, ); + Cơ quan, công sở (trường học, cơ qun hành chính, trung tâm văn hóa thể thao, ); + CTSH của cán bộ, công nhân từ các khu công nghiệp, khu sản xuất; + CTSH của cán bộ và bệnh nhân từ bệnh viện, các trạm y tế; + Nông nghiệp, hoạt động xử lý rác thải; + Khu xây dựng và phá hủy công trình xây dựng, . (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2010 [5]. Nhà dân, Cơ quan, trường Khu vui chơi, học khu dân cư giải trí Chợ, bến xe, Bệnh viện, Chất thải rắn nhà ga cơ sở y tế Giao thông, Khu công nghiệp, Nông nghiệp, nhà máy, xí xây dựng hoạt động xử lý nghiệp rác thải Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn [2]. 2.1.2.2. Phân loại rác thải sinh hoạt Có rất nhiều cách phân loại rác thải khác nhau. Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận
  14. 5 thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải có thể chia ra các cách phân loại sau đây:  Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà ngoài nhà, trên đường phố, chợ  Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được ,không cháy được, kim loại, phi kim loại da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo  Theo bản chất nguồn tạo thành: + Chất thải rắn sinh hoạt: kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả + Chất thải rắn công nghiệp: Các phế thải vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; các phế thải nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; bao bì đóng gói sản phẩm. + Chất thải xây dựng: đất, đá, vụn kim loại, chất dẻo, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình + Chất thải nông nghiệp: những mẩu bùn thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ  Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn được chia thành các loại: + Chất thải nguy hại: các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động – thực vật. + Chất thải y tế nguy hại: chất thải sinh hoạt ở phòng bệnh, mô hay bộ phận cơ thể cắt bỏ, các loại bông băng, gạc, nẹp, kim tiêm dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật và các chất thải trong bệnh viện  Chất thải không nguy hại: Là những loại chất thải không chứa các
  15. 6 chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần (Nguyễn Trung Việt và cs, 2004) [10]. 2.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Vì vậy việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt là điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế. Mỗi nguồn rác thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là là thực phẩm thừa, giấy, nhựa, vải, chất thải từ dịch vụ (Nguyễn Đình Hương, 2003) [2]. Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần CTRSH Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy được a. Giấy Các vật liệu làm từ bột và giấy Các túi giấy, mảnh b. Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi bVảìai,, len, nilon, c. Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau,vỏ hoa d. cỏ, gỗ, củi, Các sản phẩm và vật liệu được gqBàn,iuấả,y vệ gsinhhế, đồ chơi e. Chất dẻo cChếác vật liệu và sản phẩm làm từ chất d làCh ai lọ, giây điện, đầu rfơ. Dam, rvạà cao su ẻCáco sản phẩm được chế tạo từ da tvGihòâiàn y ,c âví,y, băng cao su 2. Các chấtvàạ ko h tôừn tgre c,ghỗá, y bằng gỗ hoặc bằng tre a. các kim loại Các vật liệu và sản phẩm được Dao, quốc, xẻng b. các kim cCácaohế suvật liệu không bị nam châm Giấy,bao gói sloc.ắ ạitT hủy tinh hCácút vật liệu và sản phẩm được chai, lọ, cốc, bóng d. đá, sành sứ tcTạhếấto từc ảs ắtc, ádcễ bvịậ tn alimệu c hâkmhô hngút cháy Gạch, đá, gốm p3.h Hỗni sắt hợp các nchấtgoài đèn tTạấot từc ảth ủcáy ct invhậ t liệu khác không Đất, cát 2.1.4. Tác hại củakđ chấtưimợc l oạithải v àrắn thủ y tinh. a, Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe của cộng đồng phân loại trong bảng này. Loại này Tác động củac óchất thải rắn lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác thể chia thành hai phần: kích thước động đến sức khỏel ớconn người thông qua chuỗi thức ăn. hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm.
  16. 7 Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữa do nguồn nước bị ô nhiễm chiếm tới 25%, ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy của rác thải cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. b, Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị Chất thải rắn, đặc biệt là rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý thì sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề được và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa. c, Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường  Đối với môi trường không khí: Quá trình phân hủy sinh học của rác thải tạo ra mùi hôi thối khó chịu tại các điểm trung chuyển rác thải trong khu dân cư đã gây ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt, tại các bãi chôn lấp rác thái lộ thiên mùi hôi thối còn ảnh hưởng đến kinh tế và sức khoải của người dân.  Đối với môi trường đất: Chất thải rắn đặc biệt là chất thải nguy hại chưa nhiều độc tố như hóa chất, KLN, chất phóng xạ nếu không được xử lý đúng cách mà được chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao.  Đối với môi trường nước: Rác thải và các chất ô nhiễm làm biến đổi màu của nước mặt thành màu đen, từ không mùi đến có mùi khó chịu. Tải lượng của các chất bẩn hữu cơ đã làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị xáo trộn. Đối với môi trường nước dưới đất, vấn đề nhiễm bẩn Nitơ ở tầng nông cũng là hậu quả của nước rỉ rác và việc vứt bừa bãi rác thải lộ thiên không có các
  17. 8 biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt (Cục bảo vệ Môi trường, 2004) [1]. 2.2. Cơ sở pháp lý + Luật Bảo vệ môi trường(2014) được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014; + Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường 2015; + Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về việc quản lý chất thải rắn; + Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; + Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường; + Thông tư số 39/2008/TT- BTC ngày 19/05/2008 về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ – CP ngày 29/11/2007 của chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn; + Nghị định số 117/2009/NĐ – CP ngày 31/12/2009 của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; + Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011/2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. + Thông báo số 160 – TB/TU ngày 10/10/2006 của ban thường vụ tỉnh uỷ về đề án giải quyết các vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; + Quyết định số 2278/QĐ-UB ngày 04 tháng 08 năm 2000 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định mức giá phí dịch vụ thu gom rác trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
  18. 9 + Quyết định số 74/2007/QĐ – UBND về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 2.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới Tình hình phát sinh chất thải sinh hoạt ở một số nước khác nhau trên thế giới là rất khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội và hệ thống quản lý của mỗi nước. Nói chung mức sống càng cao, lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Nếu tính trung bình mỗi ngày một người thải ra môi trường 0,5 kg rác thải sinh hoạt thì trên toàn thế giới sẽ có trên 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày, một năm xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác.  Đối với nước phát triển Ở các nước phát triển, dân số thường có đời sống cao và tỷ lệ dân số sống ở các đô thị lớn, trung bình tiêu chuẩn rác thải của mỗi người dân là 2,8kg/người/ngày (Tổ chức y tế thế giới, 1992). Tại các nước này, chất thải được phân loại trực tiếp ngay tại nguồn thải, người trực tiếp thực hiện việc phân loại rác này chính là những người dân. Nhìn chung các nước này thường áp dụng phương thức phân loại rác thải theo 4 nhóm thành phần: Chất thải hữu cơ, chất thải tái chế, chất thải độc hại và các chất thải khác 3 loại trên. Với các phân loại này tài nguyên rác sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả nhất, đồng thời lượng rác chất thải độc hại và chất thải khác được sử dụng hợp lý, triệt để, bảo vệ môi trường và tiết kiệm (Lê Văn Khoa, 2009) [3]. Tại các nước này đã và đang áp dụng chương trình giáo dục kiến thức môi trường tại các trường học, các khu công cộng, đặc biệt là vấn đề phân loại. rác tại nguồn. Nghiên cứu phân loại rác tại nguồn ở Paksitan, Philippine, Ấn Độ, Brazil, Angentina và Hà Lan, Lardinois và Furedy (1999) đã nhận định: Giáo dục môi trường là vấn đề không thể thiếu trong bất cứ chương trình phân loại rác tại nguồn nào, đặc biệt là khi phân loại rác hữu cơ chưa
  19. 10 được thực hiện (Trần Thanh Lâm, 2004) [4]. Rác thải sinh hoạt sau khi được phân loại tại nguồn sẽ trở thành các nguồn tài nguyên quý giá, nguồn tài nguyên này sẽ được các nhân viên thu gom, tỷ lệ thu gom ở các nước này thường rất cao, nhiều nơi là 100%. Rác thu gom sẽ được vận chuyển tới các trạm trung chuyển đến các nhà máy để chế biến, thành phần hữu cơ sẽ được vận chuyển đến các nhà máy để chế biến, thành phần hữu cơ sẽ được chế biến thành phân compost phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cá nhà làm vườn, cây xanh thành phần rác có thể tái chế chế biến thành các sản phẩm khác, điều này góp phần làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời làm giảm đáng kể lượng và chi phí xử lý rác thải. Phần rác còn lại sẽ được xử lý theo các quy trình phù hợp, chôn lấp hợp vệ sinh, đốt, hoặc bê tông hóa dùng trong xây dựng Điển hình trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt đem lại hiệu quả phải đến Singapore, Nhật Bản: Ở Nhật Bản: mỗi năm Nhật Bản thải ra khoảng 55-60 triệu tấn rác nhưng chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa đi chôn lấp (khoảng 2,25 triệu tấn rác), còn phần lớn được đưa đến các nhà máy để tái chế. Tại đây, khung pháp lý quốc gia hướng tới giảm thiểu chất thải nhằm xây dựng một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật và quy định của nhà nước. Theo đó, Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thông với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế), (Nguyễn Song Tùng, 2007) [7]. Các hộ gia đình đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sách theo quy định: Rác hữu cơ, rác vô cơ và giấy vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh còn các loại ra còn lại đều được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hóa (Cục bảo vệ Môi trường, 2004) [1].
  20. 11 Qua số liệu thống kê về tình hình quản lý rác thải của một số nước trên thế giới cho thấy rằng, Nhật Bản là nước áp dụng phương pháp thu hồi CTR cao nhất (38%), trong khi các nước khác chỉ sử dụng phương pháp đốt và xử lý vi sinh vật là chủ yếu. Ở Singapore: Một đất nước chỉ có diện tích khoảng 500 km² nhưng có nền kinh tế rất phát triển. Tại Singapore, lượng rác thải phát sinh hàng năm rất lớn nhưng lại không đủ diện tích đất để chôn lấp như các quốc gia khác nên họ rất quan tâm đến các phương pháp quản lý chất thải nhằm giảm thiểu lượng phát sinh, kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu, công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom tác trên một địa bàn khu dân cụ thể nào đó trong thời hạn là 7 năm. Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt rác. Những thành phần CTR không tái chế được chôn lấp ngoài biển. Đảo – đồng thời là bãi rác Semakau với diện tích 350ha, có sức chứa 63 triệu mét khối rác, được xây dựng với kinh phí 370 triệu USD và hoạt động từ năm 1999, tất cả rác thải của Singapore được chất tại bãi rác này. Mỗi ngày, hơn 2.000 tấn rác được đưa ra đảo dự kiến chứa được rác đến năm 2040 bãi rác này được bao quanh bởi con đập xây bằng đá dài 7km, nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm ra xung quanh. Đây là bãi rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới ở ngoài khơi và cũng đồng thời là khu du lịch sinh thái hấp dẫn của Singapore. Hiện nay, các bãi rác đã đi vào hoạt động, rừng, động thực vật trên đảo vẫn phát triển tốt, chất lượng không khí và nước ở đây vẫn rất tốt. Rác thải được phân loại sơ bộ tại nguồn, sau đó thu gom và vận chuyển đến trung tâm phân lại rác. Rác ở đây được phân loại thành các thành phần: có thể tái chế (kim loại, nhựa, vải giấy ), các chất hữu cơ, các thành phần
  21. 12 cháy được và thành phần không cháy được. Những chất tái chế được đưa đến các nhà máy để tái chế, những chất không cháy được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan và chở ra các khu chôn lấp rác Semakau ngoài biển (Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2004) [10]. Ở Đài Loan: hiện nay để tăng cường công tác giải quyết vấn đề thải bỏ và xử lý chất thải, chính phủ đã đẩy mạnh công tác giảm thiểu và tái tái chế chất chất thải. Kết quả thu được là tỷ lệ tái chế chất thải tăng mạnh trong khi lượng chất thải phát sinh ra tăng chậm. Đặc biệt với chính sách “Trả tiền cho những gì bạn thải bỏ” đã thu được những thành công lớn trong việc quản lý và kiểm soát chất thải ở Đài Bắc của Đài Loan [10].  Đối với các nước đang và kém phát triển: Các nước đang phát triển và kém phát triển có dân số đông, tỷ lệ gia tăng dân số cao và tỷ lệ dân số sống ở các đô thị thấp, quá trình đô thị hóa tăng nhanh. Mặt khác, ý thức bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương và người dân không cao, chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho rác thải sinh hoạt. Do đó, rác thải đã và đang là vấn đề gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng sống ở các quốc gia này. Trung bình, mỗi người dân ở các khu đô thị trên địa bàn các nước có tiêu chuẩn cả thải là 0,7kg/người/ngày ( Tổ chức Y tế thế giới, 1992 ). Tại những thành phố này thông thường rác thải sinh hoạt được phân làm 2 loại là thành phần hữu cơ và thành phần còn lại, một số thành phố áp dụng cách phân loại rác thành 3 thành phần là rác hữu cơ, rác thải có thể tái chế và rác thải khác 2 loại trên. Đặc điểm ở các đô thị này, người dân, nhân viên thu gom rác, những người nhặt rác thường giữ lại các thành phần như kim loại, nhựa, chai lọ để bán cho các cơ sở thu mua. Rác thải sinh hoạt ở các đô thị này phần lớn chưa được phân loại do: Thiếu vốn đầu tư, trang thiết bị thu gom, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu các nhà
  22. 13 máy chế biến nguồn tài nguyên rác, hơn nữa chính quyền địa phương và người dân chưa hiểu được tác dụng và tầm quan trọng to lớn của phân loại rác tại nguồn, các biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức môi trường chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các đô thị này thấp từ 30 – 70%. Lượng rác tồn đọng gây mất mỹ quan môi trường, tạo mùi hôi thối, là nới chứa đựng các mầm bệnh gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân [10]. 2.3.2. Tình hình phát sinh và quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam. 2.3.2.1.Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 thành phố lớn nhỏ, tháng 11/2011, Việt Nam hiện có khoảng 755 đô thị, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã tạo nên sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng gia tăng với nhiều thành phần phức tạp (Hàng ngàn tấn rác thải mỗi ngày: Vẫn chỉ chôn lấp, 2011) [12]. Chất thải rắn sinh hoạt ở các vùng đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại chất thải không phân hủy như nhựa, kim loại và thủy tinh. Ngược lại lượng phát sinh chất thải sinh hoạt của người dân ở các vùng nông thôn chỉ bằng một nửa mức phát sinh chất thải của dân đô thị (0,3 kg/ người/ ngày so với 0,7 kg/ người/ ngày) và phần lớn đều là chất thải hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn, trong khi chỉ chiếm cỡ 50% trong chất thải sinh hoạt ở các khu đô thị (Vấn đề về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam) [16].
  23. 14 Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị (Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, 2010) [15]. 2.3.2.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta do các cơ quan sau chịu trách nhiệm: Cơ quan Bộ chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ này có 3 Cục/Vụ liên quan đóng vai trò chủ chốt trong quản lý chất thải: - Vụ Môi trường: Hoạch định các chính sách, chiến lược và pháp luật ở các cấp trung ương và địa phương. Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam. - Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường: Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của ác dự án, xây dựng các hệ thống quản lý chất thải rắn, các khu chôn lấp, xử lý. - Cục bảo vệ môi trường: Phối hợp thực hiện thanh tra môi trường đối với các bãi chôn lấp. Thực hiện giám sát và phối hợp, cưỡng chế về mặt môi trường đối với các khu đô thị. Nâng cao nhận thức cộng đồng, thẩm định công nghệ xử lý và phối hợp quy hoạch các khu chôn lấp.  Bộ Xây dựng: Hoạch định các chính sách, kế hoạch, quy hoạch và xây dựng các cơ sở quản lý chất thải rắn. Xây dựng và quản lý các kế hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến chất thải rắn ở cả cấp trung ương và địa phương.  Bộ Y tế: Đánh giá tác động của chất thải rắn đến sức khỏe con người.
  24. 15  Bộ Giao thông vận tải: Bao gồm sở GTVT có trách nhiệm giám sát các hoạt động của các công ty Môi trường đô thị.  Bộ Kế hoạch và đầu tư: Quy hoạch tổng thể các dự án dầu tư và điều phối các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) liên quan đến quản lý chất thải.  Ủy ban nhân các Tỉnh/thành phố: Giám sát công tác quản lý môi trường trong phạm vi quyền hạn cho phép. Quy hoạch, quản lý các khu đô thị và việc thu các loại phí.  Các công ty Môi trường đô thị trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố: có nhiệm vụ thu gom và tiêu hủy chất thải (Vấn đề về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam) [17]. 2.3.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên. a, Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Thái Nguyên Trong những năm vừa qua, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) ở Thái Nguyên đã có tiến triển tốt, một số khu vực ô nhiễm đã được xử lý, chất lượng môi trường ở một số khu vực được cải thiện. Song, nhìn chung ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các doanh nghiệp và người dân vẫn mang tính chất đối phó, tính chất vi phạm ngày càng phức tạp. Để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng cần phải có sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Hiện nay, chất thải rắn trong toàn tỉnh có khối lượng 720 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm nhiều nhất với 82% tập trung ở T.P Thái Nguyên (215 tấn/ngày). Toàn tỉnh mới có 2 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn ở Thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Ngoài ra, tổ chức bộ máy quản lý chất thải rắn của tỉnh cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý, chưa xã hội hoá rộng rãi công tác này (Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn) [13]. Ở các huyện, rác thải đang được chôn lấp thủ công tại các bãi chôn lấp
  25. 16 tạm thời, chưa có đơn vị chuyên trách đứng ra thu gom và xử lý. Hiện rác thải chủ yếu do các tổ vệ sinh tự quản thực hiện, được hình thành một cách tự phát, cả tỉnh có khoảng 12 đơn vị tự quản vệ sinh môi trường ở các huyện, tổ chức thu gom rác ở khu vực trung tâm thị trấn và một số thị tứ. Chính vì thế, tình trạng rác thải sinh hoạt đổ thải bừa bãi tại các chân cầu, suối, ven đường giao thông và các nơi công cộng ở các huyện còn khá phổ biến. b, Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị của tỉnh Thái Nguyên  Về tổ chức quản lý chất thải rắn: - Địa bàn hoạt động chuyên môn vệ sinh môi trường quá rộng rãi, địa hình rất khó khăn cho công việc thu gom vận chuyển, cho nên chưa kiểm soát được nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị. - Trong số 9 đơn vị hành chính là thành phố, thị xã và huyện có duy nhất huyện Định Hóa là chưa có tổ chức quản lý và xử lý rác thả tập trung. - Đơn vị chuyên trách về môi trường đô thị của các đơn vị: + Đơn vị có số người đông nhất là Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên có 188 người. + Đơn vị chuyên trách có số người ít nhất là HTX vệ sinh môi trường Phú Cường của thị trấn Đình cả, huyện Võ Nhai có tổng cộng 6 người. + Trang thiết bị chuyên dùng của các đơn vị xa trung tâm tỉnh có rất ít, rất thiếu và thủ công lạc hậu.  Về tỷ lệ thu gom, điểm tập kết và vận chuyển chất thải rắn đô thị: - Mới chỉ tổ chức thu gom rác thải đô thị cho phạm vi hạn chế của trung tâm thị trấn. - Tỷ lệ của các huyện xa trung tâm tỉnh rất thấp. - Thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên thu gom được 70 – 80 % - Các thị trấn chưa xác định được các điểm tập kết rác thải phù hợp, các điểm tập kết rác thải còn tạo cơ hội cho ô nhiễm môi trường khu vực.
  26. 17 - Riêng thành phố Thái Nguyên đã có 56 điểm tập kết rác thải. c, Hiện trạng kiểm soát và xử lý chất thải rắn đô thị : - Đối với các huyện: Lượng rác thải đô thị thu gom được và vận chuyển đến bãi chôn lấp là bao gồm tất cả các loại rác thải phát sinh trên địa bàn và cùng được chôn lấp tự nhiên. - Một số thị trấn, các xã, các cụm dân cư chưa có bãi chôn lấp rác. - Huyện Phú Bình chưa có bãi chôn lấp rác. - Các bãi chôn lấp rác thải hiện nay của các địa phương chưa đạt yêu cầu kỹ thuật và quy trình vận hành bãi không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. Rác đổ sau mỗi ngày không được đầm chặt, phủ kín và không phun hoá chất diệt côn trùng, do đó gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ngoài ra, do không được đầm chặt, phủ kín nên rác hấp thụ một lượng lớn nước mỗi khi trời mưa. Trong khi đó hệ thống chống thấm ở đáy và thành bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh môi trường nên không ngăn được nước rác rò rỉ từ bãi rác ra xung quanh, xâm nhập vào nguồn nước mặt và thấm xuống tầng nước ngầm. Nước rỉ rác chứa nhiều các chất hữu cơ và các chất vô cơ độc hại do các chất thải nguy hại được chôn chung với các chất thải thông thường trong bãi chôn lấp, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và đất rất nghiêm trọng. - Vị trí địa điểm bãi chôn lấp rác thải của một số thị trấn quá gần trung tâm huyện (Huyện Phú Lương là 0,6Km). - Chỉ có thành phố Thái Nguyên và thành phố sông Công có bãi chôn lấp rác được thiết kế theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh (TCXD 261 - 2001 ; TCVN 6696 - 2000). Tuy nhiên chưa vận hành hoàn chỉnh vì thiếu các hạng mục công trình đi kèm. d, Các công nghệ áp dụng trong xử lý rác thải sinh hoạt cấp huyện  Về bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt: Hầu hết các huyện đều đã có bãi chôn
  27. 18 lấp nhưng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ và quản lý vận hành hợp vệ sinh nên các bãi chôn lấp đều làm ô nhiễm môi trường xung quanh, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.  Về công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt : - TP. Thái Nguyên áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh và xử lý nước rác bằng công nghệ vi sinh kết hợp xử lý hóa học và cơ học đảm bảo nước rác được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả ra môi trường. - Huyện Định Hóa đã xây dựng được ô chôn lấp và hệ thống xử lý nước rác bằng bãi lọc trồng cây và hồ sinh học nhưng chưa đưa vào sử dụng. - Thành phố Sông Công và các huyện còn lại đều đổ rác lộ thiên và chưa có các biện pháp xử lý nước rác.
  28. 19 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Giang Tiên huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tạị thị trấn Giang Tiên huyện Phú Lương 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm nghiên cứu: Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian tiến hành: từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 5 năm 2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Tổng quan về Ban quản lý môi trường – đô thị huyện Phú Lương - Nguồn gốc và khối lượng phát sinh CTR sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương. - Điều tra đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương. - Ý kiến của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương - Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương
  29. 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu Thu thập thông tin từ các tài liệu có liên quan đến đề tài như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương; các số liệu về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải của Ban quản lý môi trường – đô thị huyện Phú Lương. Tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Kế thừa các số liệu, tài liệu của các báo cáo liên quan đến công tác thu gom quản lý chất thải rắn. Tìm hiểu và thu thập các số liệu văn bản, tạp chí, internet của khu vực. 3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa. Khảo sát thực địa địa điểm nghiên cứu để nắm được công tác thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Khảo sát khu vực tập kết rác thải sinh hoạt, phương tiện thu gom vận chuyển, xử lý, bãi xử lý rác thải sinh hoạt. 3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn Lập phiếu điều tra phỏng vấn bao gồm những nội dung sau: + Đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình trong phạm vi đề tài, lấy được thông tin cá nhân của từng người được phỏng vấn và phương tiện liên lạc. + Nội dung điều tra: thông tin về nghề nghiệp, lượng rác thải phát sinh hàng ngày của hộ gia đình, loại rác thải, công tác thu gom rác thải tại địa bàn xã, các ý kiến đóng góp của người dân trong công tác quản lý thu gom rác thải góp phần bảo vệ môi trường. Phỏng vấn trực tiếp người dân, và phát phiếu điều tra. Số lượng phiếu điều tra là 50 phiếu.
  30. 21 3.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu, viết báo cáo. Các số liệu sau khi thu thập,xử lý số liệu sẽ được tổng hợp lại và viết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Word để viết bảo cáo.
  31. 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Giang Tiên là một trong hai thị trấn của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Thị trấn nằm ở phía nam của huyện là một thị trấn miền núi với tổng diện tích là 381,2ha. Thị trấn Giang Tiên nằm trên quốc lộ 3, cách thành phố thái nguyên 15 km về phía Tây Bắc. Các vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Đông giáp với xã Vô Tranh huyện Phú Lương - Phía Nam và Đông nam giáp với xã Cổ Lũng - Phía Tây Nam giáp với xã Phục Linh, huyện Đại Từ - Phía Bắc giáp với xã Phấn Mễ huyện Đại Từ Hình 4.1. Bản đồ vị trí tiếp giáp thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương Giang Tiên nằm ven sông Đu, dòng sông là ranh giới tự nhiên giữa thị trấn và hai xã Phục Linh, Cổ Lũng. cầu Giang Tiên nằm trên quốc lộ 3 nối thị
  32. 23 trấn và xã Cổ Lũng. Thị trấn nằm sát cạnh mỏ than Phấn Mễ thuộc xã Phấn Mễ lân cận và vì vậy khai thác than là ngành xương sống của thị trấn. 4.1.1.2. Địa hình địa mạo Địa hình thị trấn Giang Tiên thuộc vùng có địa hình đồi núi thấp gồm những dãy đồi kéo dài từ Tây Bắc sang Đông Nam, đặc trưng phong cảnh thung lũng thấp dần từ phía Bắc xuống Phía Nam và hình thành 2 dạng địa hình: Địa hình thấp trùng với thung lũng sông, suối thay đổi theo độ cao từ 15 – 25m so với mực nước biển. 4.1.1.3. Khí hậu Là thị trấn nằm ở vùng núi phía Bắc của tỉnh, chỉu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, khí hậu được phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với hướng gió chủ đạo là Đông – Bắc, Bắc. Mùa này thường khô hanh lạnh giá, nhiệt độ trung bình từ 14 oC – 26oC. Mùa mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm, hướng gió chủ đạo là Nam và Đông Nam, mùa này nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi từ 17 oC- 36 oC Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đền giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng , mùa khô ít mưa từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau. + Lượng mưa trung bình háng tháng trong năm 2000 – 2500mm +Số ngày mưa trong năm: 150 – 160 ngày. + Lượng mưa tháng lớn nhất: 489 mm (tháng8) + Lượng mưa tháng nhỏ nhất: 22 mm (tháng12) 4.1.1.4. Thủy văn. Vì thị trấn nằm ở vị trí phía Bắc của tỉnh, do điều kiện địa hình thay đổi theo độ cao nên thị trấn Giang tiên có rất nhiều hệ thống sông suối như: Sông Đu, sông Giang Tiên, suối Máng, suối Cát, suối Cầm,
  33. 24 Về chất lương nước: đa phần nước cấp tại nguồn, nước ngầm tự chảy đều khá tốt , tuy nhiên tại đây nguồn nước mặt cũng đã bị ô nhiễm sắt, asen, đá vôi, do khu vực thị trấn Giang Tiên có nhiều mỏ, đông dân nên nguồn nước bị ô nhiễm. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Khu vực thị trấn khá đa dạng về tài nguyên đất có 6 loại đất chính là: Đất phù sa không được bồi đắp, đất phù sa sông ngòi, đất bạc màu, đất dốc tụ, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất vàng nhạt trên đất cát. Đất đai của thị trấn Giang Tiên thích hợp cho cây trồng hàng năm, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Nhưng chỉ có khoảng 77,60 ha đất tốt là thích hợp cho cây trồng hàng năm, còn lại là đất xấu, dốc chỉ thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Đây cũng vừa là khó khăn nhưng cũng là thế mạnh của thị trấn để đảm bảo an ninh lương thực vàphát triển cây trồng công nghiệp dài ngày Tài nguyên nước Thị trấn Giang Tiên có nguồn nước mặt tương đối phong phú. Trên địa bàn thị trấn có sông Đu chảy qua phía Nam thị trấn và sông Giang Tiên chảy qua phía đông thị trấn. Đây là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong thị trấn. Ngoài ra với lượng mưa trung bình năm khoảng 2020mm, lương mưa trên được đổ vào sông suối, kênh, mương, hồ, ao tạo nên nguồn nước mặt ngày càng phong phú. Tóm lại tài nguyên nước của Thị Trấn Giang Tiên tương đối dồi dào nhưng do điều kiện địa hình, địa thế dốc, phân cắt mặt, mặt khác hiện nay thảm thực vật rừng che phủ thấp nên vào mùa mưa dòng chảy tăng gây ra khả năng lũ lụt lớn, ngược lại vào mùa khô dòng chảy lại cạn kiệt gây ra thiếu nước.
  34. 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành Ngành nông nghiệp Thị trấn đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng cường việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật và chọn giống cây trồng có năng suất cao, Ngoài ra người dân còn trồng chè, ngô, lạc đậu tương và cây rau màu. Diện tích chè cho sản lượng gần 20 tấn mỗi năm, sản lượng hoa màu xấp xỉ 50 tấn/1năm. Ngành lâm nghiệp Diện tích đất lâm nghiệp của thì trấn là 103ha và hiện nay thị trấn tiếp tục trồng thêm diện tích mới, chủ yếu diện tích tăng thêm là do tận dụng các bãi thải của mỏ khoáng sản Ngành công nghiệp – dịch vụ Thị trấn Giang Tiên luôn quan tâm và phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các mặt hàng thế mạnh của địa phương như sản xuất đá, than, cơ khí, gò hàn, sản xuất chè, dịch vụ ăn uống, thực phẩm, vật liệu xây dựng, .đảm bảo về chất lương, giá thành góp phần ổn định kinh tế trên địa bàn. Tính đến nay có rất nhiều công ty và doanh nghiệp đã chọn thị trấn Giang Tiên để đầu tư, kinh doanh góp phần thúc dẩy vào việc hoàn thiện ngân sách tại địa phương và công tác xã hội hóa trên các lĩnh vực, là nhân tố quan trọng quyết định việc hoàn thành mục tiêu kinh tế hàng năm
  35. 26 4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm Dân số Thị trấn Giang Tiên nằm ở phía Nam huyện Phú Lương, với tổng diện tích tự nhiên là 318,23ha. Gồm 8 khu phố và tiểu khu là : Giang Bình, Giang Khánh, Giang Tân, Giang Sơn, Giang Trung, Giang Nam, Giang Long và Giang Tiên Theo thống kê thì dân số của thị trấn Giang Tiên hiện nay khoảng gần 5000 người với mật độ dân số 952 người/km2. Trong những năm qua dân số và sự gia tăng dân số trên địa bàn thị trấn đang là bài toán cho các cấp ngành và địa phương đem lại nhiều khó khăn cho thị trấn trong việc giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân. Lao động Với tỉ lệ gia tăng dân số cao nên thị trấn Giang Tiên có một nguồn lực lao động dồi dào. Số lượng người trong độ tuổi lao động trong ngành nông nghiệp đã giảm xuống thay vào đó hoạt động khai khoáng đã tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp trong địa bàn thị trấn Giang Tiên. 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng. Giao thông Hiện nay trên địa bàn thị trấn có đường quốc lộ 3 chạy qua đây là tuyến đường quan trọng nối thị trấn Giang Tiên với huyện Phú Lương và các địa phương khác. Ngoài ra thị trấn cũng đầu tư và cải tạo nhiều tuyến đường liên thôn, xóm, làng, bản thúc đẩy việc giao lưu, trao đổi hàng hóa, văn hóa, kinh tế. Thủy lợi Thị trấn cũng không ngừng đầu tư xây dựng tu sửa các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ động tưới tiêu
  36. 27 cho toàn bộ diện tích đất canh tác trong thị trấn. Mạng lưới điện Thực hiện các chính sách nông thôn mới, cấp điện về thôn, xóm, làng, bản tính đến nay toàn thị trấn đã đạt được 100% nhu cầu về điện cho người dân sinh hoạt. Các tuyến đường trong thị trấn cũng đã được lắp điện lưới chiếu sáng giúp người tham gia giao thông luôn được an toàn. 4.1.2.4. Văn hóa, giáo dục và y tế * Văn hóa Thị trấn Giang Tiên là nơi cư trú của cộng đồng nhiều dân tộc an hem như Tày, Kinh, Nùng, một có nền văn hóa phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Nên ở đây rất đa dạng về phong tục, tập quán. Người dân ở đây giàu truyền thống cách mạng, cần cụ, chịu khó, đoàn kết. Thị trấn cũng có đền trình Dương Tự Minh được xếp hạng là di tích lịch sử Mỗi dân tộc đề có phong tục tập quán riêng trong việc cưới hỏi, mai táng, thờ cùng ngày nay vẫn được bảo tồn, phát huy những thuần phong mỹ tục, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xâydựng cuộc sống mới lành mạnh về văn hóa và tinh thần. Giáo dục Thị trấn luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, nhằm nâng cap dân trí và tạo nguồn lao động về chất lượng và kiến thức cho tương lai. Tính đến nay cả thị trấn có 3 trường là Trường học là : Trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Số học sinh đến trường luôn có chiều hướng tăng. Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100%. Cơ sở và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học luôn được chính quyền đầu tư, sửa chữa và làm mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên cũng đã được đạt chuẩn đối với từng cấp bậc dạy học
  37. 28 Y tế Hiện nay trên toàn thị trấn có 1 trạm y tế có đội ngũ y bác sĩ đầy đủ, trang thiết bị y tế cũng được trang bị tương đối đầy đủ, phục vụ khá tốt việc khám chữa bệnh cho người dân địa phương. Hàng năm luôn hoàn thành việc tiêm chủng đạt 100%, tiêm phòng 100%. Hoạt động khám chữa bệnh cho người dân luôn được gia tăng. 4.2. Tổng quan về Ban quản lý môi trường – đô thị huyện Phú Lương * Sự cần thiết phải thành lập Ban quản lý môi trường – đô thị huyên Phú Lương. - Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, đầu nối giao thông quan trọng và có nền kinh tế - xã hội phát triển - Với sự phát triển về mọi mặt, tốc độ đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh ở thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên, xã Sơn Cẩm cùng với sự gia tăng dân số trong khu vực đã kéo theo sự ảnh hưởng rất lớn về vấn đề môi trường. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, vấn đề rác thải, vệ sinh – môi trường, cảnh quan đô thị cần phải được giải quyết kịp thời và có hiệu quả - Vấn đề rác thải trên toàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Phú Lương nói riêng là vấn đề bức xúc nhất trong công tác bảo vệ môi trường. UBND huyện Phú Lương. - Để giải quyết các vấn đề trên Ban quản lý môi trường – đô thị huyện Phú Lương được thành lập, rất cần thiết và phù hợp với quy hoạch đô thị của huyện hiện nay và trong tương lai. * Nhiệm vụ của Ban quản lý môi trường – đô thị huyện Phú Lương + Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất cho UBND huyện Phú Lương về công tác quản lý, vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn huyện theo quy định hiện hành.
  38. 29 + Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng các trang thiết bị máy móc phục vụ công tác thu gom, xử lý rác thải. + Quản lý bãi chứa rác thải và xử lý rác thải theo đúng quy trình, quy định hiện hành. + Vệ sinh, thu gom, vận chuyển rác đảm bảo vệ sinh môi trường cho nhân dân và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện. + Quản lý, tu bổ, sửa chữa và nạo vét cống rãnh thoát nước thải và các công trình thoát nước thải trên địa bàn huyện. + Quản lý, vận hành, sửa chữa, nâng cấp, bảo vệ hệ thống đèn chiếu sáng đô thị trên địa bàn huyện. +Trồng, chămsóc và quản lý, bảo vệ hệ thống vườn hoa, cây xanh đô thị. + Tổ chức thu lệ phí vệ sinh môi trường, theo dõi và báo cáo cơ quan quản lý nhân dân hưởng lợi được biết các quy định về mức thu lệ phí. + Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về các hoạt động của Ban quản lý với UBND huyện theo quy định. + Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác do UBND huyện giao. Trong năm 2017, Ban quản lý Môi trường - Đô thị thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại 09 xã và 02 thị trấn (thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên, xã Yên Đổ, xã Động Đạt, xã Phấn Mễ, xã Cổ Lũng, xã Vô Tranh, xã Tức Tranh, xã Phú Đô) bao gồm 3.120 hộ gia đình và 50 cơ quan, đơn vị, trường học. Thực hiện nhân rộng hình thức thu gom rác sinh hoạt theo giờ bằng xe đẩy tay với phương châm “Khu phố xanh, sạch, đẹp” tại thị trấn Đu, Thị trấn Giang Tiên, xóm Mỹ Khánh, xóm Tân Hòa - xã Phấn Mễ; xóm Vườn Thông - xã Động Đạt; xóm Tân Lập - Thị trấn Đu; xóm 1/5 - xã Vô Tranh với tổng chiều dài là 9,4km gồm 1.619 hộ với tần suất 01 lần/ngày bước đầu phát huy được hiệu quả cao, tạo nếp sinh hoạt mang rác theo giờ hàng ngày không vứt
  39. 30 rác bừa bãi gây mất mỹ quan, phù hợp với đô thị đông dân cư. Các xã còn lại vẫn tiếp tục duy trì thu gom theo phương pháp truyền thống với tần suất 03 lần/tuần. Thực hiện tăng ca 52 buổi, thuê ngoài 24 chuyến xe phục vụ thu gom, vận chuyển vào các đợt cao điểm về phát sinh rác và những lúc xe chuyên dụng bị hỏng. Tổng khối lượng rác thu gom, vận chuyển gần 5.034 tấn rác, bình quân trên 13,5 tấn/ngày (khối lượng rác năm 2017 tăng đột biến so với năm 2016 vì năm 2016 chưa thực hiện cân xe nên chưa định mức chuẩn được khối lượng rác). Duy trì công tác vệ sinh công cộng, trong đó khối lượng rác thải công cộng thu gom khoảng 5,2 tấn. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý môi trường - đô thị huyện Phú Lương 1 trưởng ban quản lí môi trường – đô thị 2 phó ban 1 kế toán 3 cán bộ môi 1 lái xe 4 người thu trường gom rác Hình 4.2: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý môi trường - đô thị huyện Phú Lương Ban quản lý Môi trường – đô thị huyện Phú Lương được thành lập năm 2013 chịu sự quản lý trực tiếp của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, có trụ sở làm việc đặt tại tiểu Khu Thái An, thị trấn Đu, Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  40. 31 Cơ cấu tổ chức gồm 2 phó trưởng ban và các tổ chuyên môn nghiệp vụ như: tổ hành chính kế toán, tổ vệ sinh môi trường, tổ cảnh quan – đô thị và lao động làm nhiệm vụ thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ cảnh quan Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cảnh quan và môi trường trên địa bàn huyện, Ban quản lý môi trường – đô thị huyện Phú Lương đã phân chia các đội vệ sinh để thực hiện nhiệm vụ: Bảng 4.1: Các tổ chức thu gom rác thải huyện Phú Lương Tên tổ chức Số người TT Cấp quản lý Phạm vi hoạt động dịch vụ thu gom Đu, Sơn Cẩm, Động Đội vệ sinh 1 UBND thị trấn 16 Đạt, Cổ Lũng, Phú thị trấn Đu Đô Đội vệ sinh Giang Tiên, Phấn 2 thị trấn UBND thị trấn 12 Mễ, Hợp Thành,Phủ Giang Tiên Lý, Yên Lạc (Nguồn: Ban quản lí Môi Trường Đô Thị huyện Phú Lương, năm 2018) Từ bảng trên cho ta thấy hiện nay trên địa bàn huyện Phú Lương hiện có 2 tổ chức thu gom rác thải. Đơn vị phụ trách về xử lý rác thải cho trung tâm huyện là Đội vệ sinh thị trấn Đu .Rác thải được thu gom từ các hộ gia đình, các khu chợ, trường học sau đó được chuyển đến điểm tập kết nội thị. Tuy nhiên do khối lượng rác thải là khá lớn: từ trường học, khu chợ, khu dân cư, văn phòng do đó về nhân công, phương tiện còn thiếu để thực hiện nhiệm vụ vệ sinh môi trường, các điểm tập kết còn gây ảnh hưởng đến mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. * Mức thu nhập của công nhân môi trường
  41. 32 Bảng 4.2 : Mức lương thu nhập của công nhân (Đơn vị: nghìn đồng) STT Tổ chức Mức thu nhập của công nhân 1 Đội vệ sinh thị trấn Đu 3.600.000 2 Đội vệ sinh thị trấn Giang Tiên 2.800.000 (Nguồn: Ban quản lí Môi Trường Đô Thị huyện Phú Lương, năm 2018) Qua bảng trên cho thấy trong 2 tổ chức thu gom rác, chỉ có Đội vệ sinh thị trấn Đu có mức lương chi trả cho công nhân trên 3 triệu đồng, với tổ chức thu gom rác còn lại mức lương trả công nhân thấp (Đội vệ sinh thị trấn Giang Tiên 2.800.000 nghìn đồng). 4.3. Nguồn gốc và khối lượng phát sinh CTR sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương. a, Nguồn sinh hoạt từ khu dân cư Lượng rác thải sinh hoạt thải ra từ nguồn này khá lớn, chiếm khoảng 60 – 70% tổng lượng rác thải trên toàn địa bàn. Mặc dù đã có bộ phận chuyên trách là Ban quản lý môi trường đô thị huyện Phú Lương tuy nhiên công tác thu gom chưa còn chưa triệt để, kỹ thuật xử lý còn hạn chế, cộng thêm nguồn kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị thô sơ nên chất thải rắn từng nguồn này ngày càng gia tăng sức ép lên môi trường. Bảng 4.3. Lượng rác thải phát sinh tại hộ gia đình Dân số Lượng rác Khối lượng rác STT Địa điểm (người) BQ/người/ngày (kg) (kg/ngày) 1 Thị trấn 4568 0,42 1918,6 ( Nguồn:số 27/BC-MTĐT, Báo cáo quí I của ban quản lí môi trường đô thị huyện Phú Lương 2017)
  42. 33 b, Rác thải từ các nhà hàng, dịch vụ, khu chợ: Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có các chợ lớn tại trung tâm và các chợ nhỏ, nhà hàng ăn uống và điểm dịch vụ. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn dư thừa, rau củ quả bỏ đi, lá cây ngoài ra, thành phần có nguồn gốc plastic cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. khối lượng rác từ nguồn này khá lớn, cần được thu gom và xử lý triệt để. Lượng rác thải lớn nhất là ở chợ trung tâm huyện với khối lượng khoảng 805,15 kg/ngày. c,Rác thải từ công sở,cơ quan, trường học Rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ không lớn, thành phần chủ yếu là giấy báo, bao bì giấy, bao bì plastic có thể thu gom, vận chuyển, tập kết chung với rác thải từ nguồn khác để tiến hành xử lý. Theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương tổng hợp, ở trường mầm non lượng rác thải của mỗi học sinh là 0,32kg/người/ngày, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông là khoảng 0,15kg/người/ngày. Hiện nay lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại thị trấn Giang Tiên khoảng hơn 3,5 tấn/ngày, tương đương trên 1277,5 tấn/năm. Lượng rác thải này tuy chưa quá lớn nhưng để thu gom, xử lý tốt thì thị trấn còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Dân số thị trấn ngày càng tăng cao cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân ngày được cải thiện, kéo theo đó lượng rác thải cũng ngày càng gia tăng. Lượng rác thải phát sinh trong đời sống sinh hoạt của các hộ dân, thành phần rác thải này chủ yếu là thực phẩm. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước trong những năm gần thị trấn Giang Tiên đã có những bước phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế - văn hóa - xã hội về nhiều mặt khác nhau. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến lượng
  43. 34 lượng rác thải sinh hoạt nói chung và lượng chất thải rắn sinh hoạt nói riêng phát sinh ngày càng nhiều. Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt từ các nguồn khác nhau ngày càng đa dạng và gia tăng về mặt khối lượng. Cụ thể ta xem xét ở bảng sau: Bảng 4.4. Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt STT Nguồn phát sinh Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ (%) 1 Hộ dân 1.9 54,28 2 Đường xá 0,2 5,72 3 Công sở 0,3 8,57 4 Chợ 0,8 22,86 5 Cơ sở y tế 0,1 2,86 6 Khu thương mại 0,2 5,71 Tổng phát sinh 3,5 100 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2017) Hình 4.3: Biểu đồ nguồn gốc phát sinh rác thải tại thị trấn Giang Tiên
  44. 35 Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy lượng rác sinh hoạt phát sinh trên địa bàn chủ yếu là từ các hộ dân (chiếm 54,28 % trong tổng số các nguồn phát sinh), điều này chứng tỏ do ảnh hưởng của đô thị hóa, mật độ dân số trên địa bàn đông nên dẫn tới tỷ lệ rác sinh hoạt phát sinh hàng ngày lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn cũng tạo ra một lượng rác thải tương đối lớn. Cụ thể, kết quả điều tra cho biết thì lượng thải sinh hoạt có nguồn gốc từ chợ chiếm tới 22,86% trong tổng số nguồn phát sinh. Tóm lại, qua phân tích số liệu ta thấy nguồn rác sinh hoạt trên địa bàn tập trung chủ yếu từ các hộ dân, chính vì thế để hạn chế lượng rác thải phát sinh thì các tổ chức chính quyền, đoàn thể phải có biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa lượng rác thải vào môi trường. Bảng 4.5: Tỷ lệ phần trăm các loại rác sinh hoạt thị trấn Giang Tiên STT Thành phần rác thải Hộ gia đình (%) Chợ (%) 1 Rác hữu cơ 63,81 68,77 2 Nhựa nilon 11,33 15,18 3 Giấy, bìa, carton 5,41 7,14 4 Kim loại 7,16 0,43 5 Chai lọ, thủy tinh 4,22 0,82 6 Vải sợi, đồ da 6.12 3,16 7 Chất khác 1,95 4.50 8 Tổng 100 100 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2017) - Theo bảng tổng hợp trên ta có thể thấy rõ loại rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất: Rác thải hữu cơ dễ dàng phân hủy, có thể làm thức ăn cho vật nuôi hoặc ủ làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Tuy nhiên do độ ẩm của loại rác này cao, rác khi bị phân hủy. Nếu không được thu
  45. 36 gom một cách kịp thời sẽ bốc mùi khó chịu gây ô nhiễm không khí nhất là vào những ngày thời tiết oi bức và có thể gây các bệnh truyền nhiễm. - Việc sử dụng quá nhiều túi nilon đã tạo ra một lượng rác thải khổng lồ, tỷ lệ nhựa nilon thải ra ở gia đình là 11,33% và ở chợ là 15,18%, loại rác thải này sẽ khó phân hủy, khó xử lý. Và hiện nay trên địa bàn huyện, loại rác này chỉ được xử lý bằng phương pháp đốt thủ công nên cũng gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. 4.4. Điều tra đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương. 4.4.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển Rác thải chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên được Ban quản lý môi trường – đô thị huyện Phú Lương chịu trách nhiệm chính trong việc thu gom và quản lý đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện. * Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trong địa bàn được mô tả như sau: Rác thải từ Thu gom tập Xe thu gom Bãi rác Yên nguồn phát kết tại điểm tập rác Lạc sinh kết tạm thời Hình 4.4: Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển RTSH Hình thức thu gom: Rác thải của thị trấn được thu gom theo hình thức thủ công. Nguồn rác thải phát sinh từ các hộ gia đình được công nhân đẩy các xe thô sơ, đến tận nơi gõ kẻng và thu gom, rác thải phát sinh từ các cơ quan, trạm y tế, trường học thì đã được nhân viên quét dọn và để vào thùng hoặc bao rác trước cổng cơ quan nên nhân viên thu gom không cần quét dọn hay gõ kẻng, còn lượng rác thải phát sinh từ các nơi công cộng hoặc đường phố thì công nhân để thu gom phải tiến hành quét dọn vệ sinh đường phố.
  46. 37 4.4.2. Các tuyến, thời gian, phương tiện và nhân lực thu gom rác thải tại thị trấn Giang Tiên. 4.4.2.1. Các tuyến thu gom. Hoạt động thu gom rác thải tại thị trấn Giang Tiên được Ban quản lý môi trường – Đô thị huyện Phú Lương thiết kế với lộ trịnh như sau: Tổng chiều dài tuyến là 3,2 km, tổng số hộ trực tiếp thực hiện thu gom bằng xe đẩy là 633 hộ bao gồm: 500 hộ gia đình, cá nhân thuộc các phố Giang Tiên, Giang Trung, Giang Nam, Giang Sơn, Giang Khánh, Giang Bình- thị trấn Giang Tiên và 133 hộ gia đình, cá nhân thuộc xóm Mỹ Khánh – xã Phấn Mễ. Được chia làm 4 tuyến và 5 điểm tập kết bao gồm: + Tuyến thu gom số 01: Tổng chiều dài tuyến là 0,7 km có điểm đầu là Km83÷300 (cầu Giang Tiên), điểm cuối tuyến là Km84 (Cây xăng Yến Ngọc). Tổng số hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi tuyến là 164 hộ, trong đó ngõ vào khu dân cứ Bãi Bông thuộc phố Giang Trung là 16 hộ, trục đường bê tông Quốc lộ 3 đi cầu Đát Ma từ đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đến cổng Ao Rôm là 30 hộ. Điểm tập kết: Xe thu gom đẩy tay thực hiện trong phạm vi tuyến số 01 được tập kết tại 01 điểm: Điểm tập kết số 01 tại điểm tập kết rác thải của chợ Giang Tiên. Km83÷300 Km84 (cây Điểm tập Xe thu gom (cầu Giang xăng Yến kết rác chợ vận chuyển Tiên) Ngọc) Giang Tiên để xử lý Hình 4.5: Lộ trình tuyến thu gom số 01 + Tuyến thu gom số 02: Tổng chiều dài tuyến là 0,8 km có điểm đầu là Km84 (Cây xăng Yến Ngọc), điểm cuối tuyến là Km84÷800 (Đồ gỗ Hà Bắc).
  47. 38 Tổng số hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi tuyến là 166 hộ, trong đó ngõ vào sân thể thao phố Giang Nam là 04 hộ, trục đường đi Vô Tranh là 07 hộ, khu dân cư Hầm Lò là 19 hộ. Điểm tập kết: Xe thu gom đẩy tay thực hiện trong phạm vi tuyến số 02 được tập kết tại 02 điểm: Điểm tập kết số 02 tại hành lang đường Quốc lộ 3 (giáp tường rào văn phòng Mỏ than Phấn Mễ), điểm tập kết số 03 tại hành lang đường Quốc lộ 3 cạnh Công ty TNHH Vũ Hải Lâm. Điểm tập kết hành lang đường Km84 (cây Km84÷800 Quốc lộ 3 Xe thu gom xăng Yến (Đồ gỗ Hà văn phòng vận chuyển Ngọc) Bắc) mỏ than để xử lý Phấn Mễ và công ty Vũ Lâm Hình 4.6: Lộ trình tuyến thu gom số 02 + Tuyến thu gom số 03: Tổng chiều dài tuyến là 0,8 km có điểm đầu là Km84÷800 (Đồ gỗ Hà Bắc), điểm cuối tuyến là Km85÷600 (đầu Cầu Trắng – Giang Bình). Tổng số hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi tuyến là 170 hộ, trong đó ngõ vào nhà văn hóa là phố Giang Bình là 07 hộ. Điểm tập kết: Xe thu gom đẩy tay thực hiện trong phạm vi tuyến số 03 được tập kết tại 02 điểm: Điểm tập kết số 03 tại hành lang đường Quốc lộ 3 cạnh Công ty TNHH Vũ Hải Lâm, điểm tập kết số 04 tại hành lang đường Quốc lộ 3 đầu cầu Trắng – Giang Bình.
  48. 39 Điểm tập kết hành Km84÷800 Km85÷600 Xe thu gom lang đường (Đồ gỗ Hà (đầu Cầu vận chuyển QL3 Công Bắc) Trắng – để xử lý ty Vũ Lâm Giang và đầu cầu Bình) Trắng Hình 4.7: Lộ trình tuyến thu gom số 03 + Tuyến thu gom số 04: Tổng chiều dài tuyến là 0,9 km có điểm đầu là Km85÷600 (đầu Cầu Trắng – Giang Bình), điểm cuối tuyến là Km86÷500 (cửa hàng bán máy nông nghiệp Sinh Bích). Tổng số hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi tuyến là 133 hộ, trong trục đường Quốc lộ 3 nhà trẻ Mỹ Khánh là 10 hộ. Điểm tập kết: Xe thu gom đẩy tay thực hiện trong phạm vi tuyến số 04 được tập kết tại 02 điểm: Điểm tập kết số 04 tại hành lang đường Quốc lộ 3 đầu cầu Trắng – Giang Bình, điểm tập kết số 05 tại điểm tập kết rác chợ Phấn Mễ. Km85÷600 Km86÷500 Điểm tập (đầu Cầu (cửa hàng kết hành Xe thu gom Trắng – bán máy lang đường vận chuyển Giang nông QL3 đầu để xử lý Bình) nghiệp Sinh cầu Trắng Bích) và chợ Phấn Mễ Hình 4.8: Lộ trình tuyến thu gom số 04 Qua điều tra thực tế, thu thập ý kiến đánh giá của người dân nhận xét về điểm tập kết rác có ảnh hưởng đến đi lại, mỹ quan và sức khỏe con người không, tôi tổng hợp được kết quả được thể hiện qua biểu đồ dưới đây
  49. 40 Tỷ lệ % Có 20% Không 80% Hình 4.9: Biểu đồ đánh giá nhận xét về điểm tập kết trên địa bàn thị trấn Giang Tiên Qua biểu đồ, theo ý kiến trả lời phỏng vấn của cộng đồng dân cư thì hầu hết các điểm tập kết trên địa bàn thị trấn được đánh giá là hợp lí, không ảnh hưởng nhiều đến khu dân cư xung quanh và chiếm tỷ lệ 80%. Vẫn còn 20% người dân cho rằng điểm tập kết đó có ảnh hưởng đến đi lại, mỹ quan và sức khỏe con người do việc thu gom vận chuyển rác từ điểm tập kết đến bãi rác Yên Lạc còn chậm trễ dẫn đến tình trạng ứ đọng rác tại điểm tập kết tạm thời quá nhiều gây ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh. 4.4.2.2. Thời gian, tần suất thu gom: * Thu gom bằng xe đẩy tay được thực hiện bắt đầu từ 05 giờ 00 phút đến 10 giờ 00 phút sáng tất cả các ngày trong tuần. * Thời gian lưu chứa tại điểm tập kết tối đa là 10 giờ, toàn bộ rác thải tại điểm tập kết được vận chuyển vào các buổi chiều hàng tuần đến bãi rác của huyện để xử lý. *Đối với các hộ dân nằm trong địa hình phức tạp, thưa dân được bố trí thùng rác hợp vệ sinh và thu gom với tần suất 03 lần/tuần.
  50. 41 4.4.2.3. Phương tiện, nhân lực và mức thu phí dùng để thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên. * Phương tiện và nhân lực thu gom: Phương tiện thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn nhìn chung vẫn còn thiếu, không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, kỹ thuật. Bảng 4.6: Phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn Xe thu gom Số Nhân lực TT Loại xe lượng Xe đẩy rác 1 45 04 400 lít ( Nguồn: Báo cáo về việc mở rộng thu gom rác bằng xe đẩy tay năm 2017 của thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương) * Mức thu phí người dân Mức thu phí môi trường trên địa bàn huyện được thu phí theo quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên: Bảng 4.7: Mức phí thu gom rác ở huyện Phú Lương Mức STT Danh mục Đơn vị tính thu - Hộ gia đình: các hộ gia đình đơn thân hoặc có 2 người cao tuổi áp dụng mức thu 10.000 1 đồng/tháng. Hộ/tháng 20.000 - Hộ có nhà trọ cho thuê mức thu 5.000 đồng/người/tháng Hộ kinh doanh buôn bán dịch vụ nhỏ có mức thu nhập thấp (hộ buôn bán nhỏ có mức thu nhập thấp 2 là hộ có mức thu nhập 01 tháng bằng mức lương Hộ/tháng 30.000 tối thiểu của lĩnh vực sản xuất kinh doanh). Các hộ kinh doanh tạp phẩm, bách hóa, làm biển 3 quảng cáo; kinh doanh hoa tươi Hộ/tháng 70.000
  51. 42 Cửa hàng kinh Khối lượng rác thải nhỏ hơn 1 Cửa doanh cơm, phở m3/tháng hàng/tháng 120.000 ăn uống giải khát; giết mổ gia súc, gia cầm; sửa chữa ô tô, xe máy; sản Đồng/m3 xuất bánh phở, Khối lượng rác thải lớn hơn 1 200.000 4 bún, giò, chả m3/tháng thực hiện thu theo hợp đồng định mức Khách sạn, nhà Khối lượng rác thải nhỏ hơn 1 hàng, nhà nghỉ, m3/tháng Đồng/m3 160.000 các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, HTX sản Khối lượng rác thải lớn hơn 1 Đồng/m3 200.000 5 xuất kinh doanh, m3/tháng (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương năm 2017) Kinh phí hoạt động của các đơn vị hầu hết phải tự chi trả từ nguồn kinh phí thu được của các hộ dân và các cơ quan, tổ chức. Theo quy định của UBND Tỉnh, mức thu phí vệ sinh môi trường là chưa cao. Hiện nay, tỷ lệ hộ dân trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí vệ sinh môi trường là rất thấp. Tiền thu phí sẽ nộp vào UBND thị trấn, sau đó tiền này sẽ chi trả lương cho công nhân. Tuy nhiên, số tiền này không đủ chi trả cho công nhân, nên UBND thị trấn phải bù vào 400.000 -500.000 đồng/1 tháng. Phần lớn người thu gom rác thải ở khu vực nông thôn chưa được hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động. Hiện nay kinh phí cho công tác quản lý chất thải rắn của các tổ chức dịch vụ môi trường như: Mua sắm trang bị, bổ xung và bảo dưỡng sửa chữa thiết bị chuyên dùng, chuẩn bị đầu tư xây dựng bãi chôn lấp CTR và cơ sở chế biến chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước cấp. 4.5. Ý kiến của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương
  52. 43 4.5.1. Đánh giá về hoạt động chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương Trong quá trình khảo sát địa bàn nghiên cứu tôi đã tiến hành điều tra thu thập ý kiến đánh giá của cộng đồng dân cư về chất lượng của dịch vụ thu gom. Tại hộ gia đình tôi điều tra bằng cách phát phiếu điều tra của của 50 hộ dân. Sau khi điều tra và thu thập thông tin tôi đã thu được kết quả và thể hiện ở bảng như sau: Bảng 4.8: Ý kiến của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%) Hài lòng 41 82 Không hài lòng 9 18 ( Nguồn: Điều tra thực địa, 2018) Như vậy, trong 50 hộ dân được phỏng vấn thì có 82% hộ hài lòng về công tác thu gom, vận chuyển của đơn vị thu gom. Vẫn còn 18% số hộ không hài lòng với công tác thu gom rác thải sinh hoạt trong xã do chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường của xã, chưa có sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ cán bộ địa phương. Có thể thấy hầu như người dân đã hài lòng với các dịch vụ môi trường trên địa bàn, chỉ có một số ít người dân vẫn còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và họ cũng chưa sử dụng các dịch vụ môi trường 4.5.2. Phân loại và vận chuyển rác của hộ gia đình Qua tổng hợp kết quả phiếu điều tra về hình thức xử lý và phân loại từng thành phần rác thải sinh hoạt của hộ gia đình được thể hiện qua bảng 4.9
  53. 44 Bảng 4.9: Hình thức xử lý, phân loại RTSH tại các hộ gia đình Hình thức xử lý Số hộ thực hiện Tỷ lệ (%) Tập trung rác để nhân viên thu gom 35/50 70 Vứt ra môi trường 2/50 4 Hình thức khác (đốt, chôn lấp, ) 23/50 46 Tái sử dụng 30/50 60 (Nguồn: Điều tra thực địa, 2018) Trong số 50 hộ điều tra thì đa số các hộ đều có ý thức tập trung rác để nhân viên đến thu gom. Ngoài ra có 30 hộ phân loại các sản phẩm thừa để tái sử dụng , 23 hộ sử dụng những biện pháp thủ công (đốt, chôn lấp) để xứ lý rá. Như vậy nhận thức của người dân còn hạn chế, công tác phân loại rác thải chỉ được thực hiện khi mang lợi ích cho gia đình họ. Bên cạnh đó có 4% người dân vứt rác trực tiếp ra môi trường: ao, hồ, ven đường chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng phần nào đó đến môi trường khu vực. Nguyên nhân là những hộ gia đình này không đăng ký với tổ thu gom rác thải. 4.5.3. Mức độ quan trọng của việc thu gom Để đánh giá về mức độ quan trọng của việc thu gom rác của người dân trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, qua điều tra phỏng vấn đã thu được kết quả như sau: Bảng 4.10: Đánh giá người dân về mức độ quan trọng của việc thu gom rác Tiêu chí đánh giá Số Phiếu Tỷ lệ (%) Rất quan trọng 5 10 Quan trọng 30 60 Không quan trọng 15 30 Tổng 50 100 (Nguồn: Điều tra 2018)
  54. 45 Qua bảng 4.10 chúng ta thấy 70% người được phỏng vấn cho rằng việc thu gom rất quan trọng và quan trọng, 30% người được phỏng vấn cho rằng không quan trọng. Như vậy đa số người dân đã được tiếp cận các thông tin về quản lí rác thải sinh hoạt từ chương trình tuyên truyền của xã, huyện. Tuy nhiên, tỉ lệ người dân đánh giá việc thu gom rác là không quan trọng còn cao chiếm 1/3 ti lệ phiếu được điều tra. Do đó cần có những hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho người dân nhận thức được mức độ quan trọng của việc thu gom rác ở địa phương. 4.5.4. Mức độ tham gia của người dân đối với các hoạt động vệ sinh môi trường Bảng 4.11: Mức độ tham gia của người dân đối với các hoạt động vệ sinh môi trường Tiêu chí đánh giá Số Phiếu Tỷ lệ (%) Thường xuyên 3 6 Thi Thoảng 12 24 Hiếm khi 23 46 Không bao giờ 12 24 Tổng 50 100 (Nguồn: Điều tra thực địa, 2018) Qua bảng 4.11 có thể thấy người dân chưa thực sự quan tâm tới hoạt động vệ sinh môi trường của xã. Chỉ có một ít số người dân thường xuyên tham gia chiếm tỉ lệ rất nhỏ 6%, 70% người dân cũng đã tham gia vào các hoạt động vệ sinh môi trường nhưng thực sự không tích cực vào các hoạt động chung và có tới 24% người dân không bao giờ tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường. Có thể thấy vấn đề về ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn cần phải được đẩy mạnh hơn, để mỗi người tự nhận thức ra được vấn đề bảo vệ môi trường là việc làm chung của mình.
  55. 46 4.5.5. Công tác tuyên truyền cho người thân, người dân xung quanh về hoạt động bảo vệ môi trường Để đảm bảo đạt được hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung trên địa bàn thị trấn cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến mọi người và mọi nhà, người than và làng xóm xung quanh. Qua điều tra phỏng vấn, thu được kết quả tuyên truyền như sau: Bảng 4.12: Công tác tuyên truyền cho con cháu, người dân xung quanh về hoạt động bảo vệ môi trường Công tác tuyên truyền Số Phiếu Tỷ lệ (%) Không 20 40 Có 30 60 ( Nguồn: Điều tra thực địa, 2018) Từ bảng trên có thể thấy người dân xã Giang Tiên đã thực hiện việc tuyên truyền cho người than trong gia đình và người dân xung quanh về hoạt động bảo vệ môi trường chiếm 60%, tuy nhiên vẫn còn 40% người dân không thực hiện hoạt động này. Nhìn chung người dân xã Giang Tiên rất quan tâm đến môi trường, đã nhận thấy được sự quan trọng của công công tác thu gom rác thải sinh hoạt, có sự hợp tác với công tác thu gom trong xã và tuyên truyền cho người thân trong gia đình. 4.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương 4.6.1. Giải pháp quản lý đối với cộng đồng dân cư trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương Rác thải chủ yếu phát sinh từ cộng đồng dân cư vì vậy để cho công tác quản lý được hiệu quả thì trướt hết người dân phải có ý thức trong công tác
  56. 47 bảo vệ môi trường, nâng cao được thói quen, trách nhiệm trong việc phân loại và quản lý các nguồn chất thải. Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư thôn xóm, để mỗi người dân có trách nhiệm tham gia vào lợi ích chung của cộng đồng. Các ban ngành chính quyền địa phương như : hội Phụ Nữ, hội Thanh Niên, hội Cựu chiến binh thường xuyên phát động các phong trào về bảo vệ môi trường tại địa phương. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, đến từng nhà, từng người để mỗi người được hiểu biết rõ hơn trong việc quản lý, xử lý các loại chất thải vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Công tác truyền thông phải được đẩy mạnh để luôn luôn nhắc nhở, đánh vào ý thức của mỗi người làm cho nó trở thành một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. 4.6.2. Giải pháp quản lý đối với hoạt động thu gom quản lý chất thải trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương Xây dựng được các tuyến thu gom đảm bảo cho việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt được hiệu quả nhất Phân loại chất thải rắn tại nguồn để có cá biện pháp xử lý đạt hiệu quả nhất. Đảm bảo lượng chất thải phát sinh phải được thải bỏ đúng quy định. Lên phương án, kế hoạch thu gom, xử lý, tăng ca trong các ngày tổ chức Lễ hội, các ngày kỷ niệm Hoạt động của tổ chức thu gom phải triệt để và kịp thời. Lịch trình thu gom cần được thường xuyên theo dõi, và phải báo cáo được công tác hoạt động theo từng thời gian cụ thể. Quy hoạch được bãi chôn lấp chất thải đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường khu vực sinh sống. Áp dụng các công nghệ xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. Bãi chôn lấp cũng phải đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh.
  57. 48 Đối với Ban quản lý môi trường – đô thị huyện Phú Lương phải luôn nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm trong công tác thu gom vận chuyển quản lý chất thải. Thực hiện nhân rộng hình thức thu gom rác sinh hoạt với phương châm “Khu phố xanh, sạch, đẹp” . Đối với công nhân làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyên, xử lý rác phải được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về việc phân loại, xử lý, các loại thành phần rác thải, an toàn lao động trong nghề nghiệp.
  58. 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực tập điều tra, khảo sát đề tìm hiểu về công tác thu gom quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương tôi rút ra được một số kết luận như sau: ` - Đề tài nêu được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, các tiềm năng thế mạnh thị trấn - Lượng rác sinh hoạt phát sinh trên địa bàn chủ yếu là từ các hộ dân (chiếm 54,28 %) trong tổng số các nguồn phát sinh với khối lượng phát sinh CTR sinh hoạt tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương với tổng khối lượng rác thu gom, vận chuyển hơn 3,5 tấn/ngày, tương đương trên 1277,5 tấn/năm. - Hiện nay trên địa bàn thị trấn Giang Tiên có 4 tuyến thu gom rác thải luôn đảm bảo lượng rác thải phát sinh được thu gom, tập kết, xử lý đúng quy định đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện - Qua ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng của dịch vụ thu gom trong 50 hộ dân được phỏng vấn thì có 82% hộ hài lòng về công tác thu gom, vận chuyển của đơn vị thu gom. Vẫn còn 18% số hộ không hài lòng với công tác thu gom rác thải sinh hoạt, cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Nhìn chung người dân xã Giang Tiên rất quan tâm đến môi trường, đã nhận thấy được sự quan trọng của công công tác thu gom rác thải sinh hoạt - Đề tài cũng ra được các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương đối với cộng đồng dân cư và đối với đơn vị hoạt động trong công tác thu gom và quản lý. 5.2. Kiến nghị Để đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường, quản lý thu gom các nguồn chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú
  59. 50 Lương được thực hiện tốt hơn tôi đề xuất một số các kiến nghị như sau: - Đề nghị phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tăng cường công tác truyền thông, phổ biến giáo dục chính sách và pháp luật về môi trường đến người dân để thực hiện biện pháp phân loại thu gom rác đạt hiệu quả - Nhân rộng hình thức thu gom rác sinh hoạt bằng xe đẩy tay tại địa bàn thị trấn. - Điều chỉnh về lịch trình, tuyến thu gom, thời gian đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất trong việc thu gom và quản lý chất thải. - Nhân lực thực hiện phải luôn đảm bảo về số lượng, và luôn luôn làm đúng trách nhiệm và nhiệm vụ được giao. - Tăng cường công tác quản lý các tuyến thu gom, nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn.
  60. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1.Cục bảo vệ Môi trường (2004) Báo cáo diễn biến Môi trường Quốc gia năm 2004, Chất thải rắn. Hà Nội. 2. Nguyễn Đình Hương (2003), giáo trình kinh tế chất thải, NXB giáo dục. 3. Lê Văn Khoa (2009), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục. 4. Trần Thanh Lâm (2004) Quản lý môi trường địa phương, NXB Xây dựng. 5. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn, tập 1: Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây Dựng. 6. Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao Trường Sơn (2012). Giáo trình quản lý môi trường. NXB Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Song Tùng (2007) Thực trạng và đề xuất một sô giải pháp quản lý chất thải rắn ở huyện Triều Phong – Quảng Trị, luận văn thạc sỹ, Đại học khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. UBND huyện Phú Lương ban quản lý môi trường – đô thị, Kế hoạch nhân rộng hình thức thu gom bằng xe đẩy tay tại thị trấn Giang Tiên – huyện Phú Lương. 9. UBND thị trấn Giang Tiên, Báo cáo tổng kết cuối năm 2017. 10. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu (2004) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, NXB GREEN EYE. III. Tài liệu trên mạng. 11. Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 tranng-moi-truong-quoc-gia-2016.aspx 12. Hàng ngàn tấn rác thải mỗi ngày: Vẫn chỉ chôn lấp (2011) Id/1172/Hng-ngn-tn-rc-thi-mi-ngy-Vn-ch-chn-lp.aspx
  61. 52 13. Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn quan-ly-chat-thai-ran-58125-205.html 14. Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 15. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị 16. Vấn đề về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam (2015)
  62. 53 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG-TỈNH THÁI NGUYÊN Thời gian phỏng vấn: Ngày tháng năm 2018 Xin ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (Hãy trả lời hoặc đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp) Xin trân trọng cảm ơn ! I. THÔNG TIN CHUNG: Họ và tên : Tuổi: Giới tính: (Nam/nữ) Địa chỉ: Trình độ văn hoá: Số điện thoại liên hệ ( nếu có): II.NỘI DUNG ĐIỀU TRA Câu 1: Nghề nghiệp của ông/bà hiện nay: Làm việc trong cơ quan nhà nước Nông dân Sản xuất nhỏ Buôn bán Nghề khác: Câu 2: Ước lượng một ngày gia đình ông/ bà thải ra bao nhiêu kg rác tổng hợp? Số kg rác: Kg/ ngày Câu 3: Thành phần rác thải chủ yếu của gia đình ông/ bà. Rác thải dễ phân hủy (thực phẩm thừa, rau củ quả ) Rác thải khó phân hủy (nhựa, thủy tinh, cao su, túi nilon ) Rác thải nguy hại (acquy; mạch điện tử, hóa chất độc hại ) Thành phần khác:
  63. 54 Câu 4: Hiện nay, trên địa bàn có tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt không? Có Không Khác: Nếu “ Có” thì tần suất thu gom rác thải sinh hoạt như thế nào: 1 ngày/ lần 1 tuần/ lần Không thu gom 2 ngày/lần Thỉnh thoảng Khác: Nếu “Không” thì ông/bà có sẵn lòng chi trả phí để được tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt hay không? Có Không Mức phí ông/bà sẵn long chi trả là: 3000đ/người/tháng 5000đ/người/tháng Kiến nghị: Câu 5: Theo ông/bà việc thu gom rác thải như hiện nay đã đảm bảo vệ sinh môi trường hay chưa? Đã đảm bảo Chưa đảm bảo Kiến nghị: Câu 6: Thói quen xử lý rác thải sinh hoạt của gia đình ông bà như thế nào? Đổ rác tại nơi tập kết Chôn lấp Vứt thải trực tiếp ra môi trường Đốt toàn bộ Khác: Câu 7: Theo ông/bà ô nhiễm rác thải có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không? Có Không Nếu ”Có” thì những bệnh nào ông/bà cho là do rác thải sinh hoạt gây nên trong thời gian gần đây tại khu vực đang sinh sống. Các bệnh về da Bệnh về đường tiêu hóa Bệnh về đường hô hấp. Không có bệnh nào. Bệnh khác:
  64. 55 Câu 8: Theo ông/bà các điểm tập kết rác có ảnh hưởng đến đi lại, mỹ quan và sức khỏe con người không? Có Không Câu 9: Ông bà có quan tâm đến các thông tin sau? Quan tâm đến các chương trình bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin Sẵn sàng tham gia các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh môi trường ở cộng đồng. Sẵn lòng phân loại rác tại nhà khi có hướng dẫn. Được nhận thông tin, hướng dẫn bảo vệ môi trường từ cơ quan chức năng. Khác: Câu 10: Ông bà có tham gia vào các hoạt động vệ sinh môi trường không Thường xuyên Thi thoảng Hiếm khi Không bao giờ Câu 11 : Ông bà có tuyên truyền cho con cháu và người xung quanh về hoạt động bảo vệ môi trường không Có Không Câu 12: Để nâng cao hiệu quả việc quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn, ông/ bà có kiến nghị, giải pháp như thế nào? Người trả lời phiếu Người điều tra (Ký và ghi rõ họ tên)
  65. 1 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP Hình 1: Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt
  66. 2 Hình 2: Một điểm tập kết rác thải chưa được phân loại Hình 3: Phân loại rác vô cơ để đem vào lò đốt