Khóa luận Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2015 - 2017

pdf 68 trang thiennha21 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2015 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dun.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2015 - 2017

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN THỊ KIỀU TRANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG THIỆN, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý Tài Nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN THỊ KIỀU TRANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG THIỆN, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Lớp : K46 – ĐCMT – N01 Khoa : Quản lý Tài Nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thủy Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Lý thuyết đi đôi với thực tiễn luôn là phương thức quan trọng và là sự cố gắng nỗ lực trong công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng- đại học hiện nay. Xuất phát từ nhu cấu đó, được sự đồng ý của khoa Quản lí tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Ủy ban nhân dân xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Trong những năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa quản lí tài nguyên cũng như các thầy cô giáo trong các phòng ban và các khoa khác của nhà trường. Đây là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với em. Em đã được trang bị một lượng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và một lượng kiến thức về xã hội để chuẩn bị hành trang vững bước vào tương lai. Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, các thầy giáo cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, TS.Vũ Thị Thanh Thủy, đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, người đã hết mình vì sự nghiệp đào tạo. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã và cán bộ địa chính xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Cảm ơn gia đình và bạn bè, những người luôn đồng hành, chia sẻ cùng em trong suốt thời gian hoàn thành bản báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này. Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, bản khóa luận tốt nghiệp của em còn một số hạn chế, kính mong được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Trần Thị Kiều Trang
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình cấp GCNQSDĐ trên phạm vi cả nước 27 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Lương Thiện năm 2017 42 Bảng 4.2. Thống kê diện tích đất theo đối tượng sử dụng và quản lý 48 Bảng 4.3: Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Lương Thiện giai đoạn 2015 - 2017 50 Bảng 4.4: Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình trên địa bàn xã Lương Thiện 51 Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSDĐ ở của xã giai đoạn 2015-2017 52 Bảng 4.6: Tổng hợp số hộ đã được cấp GCNQSD đất nông nghiệp tại xã Lương Thiện giai đoạn 2015 - 2017 53 Bảng 4.7: Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã Lương Thiện đã được cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2015-2017 54 Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSDĐ theo thời gian cấp trên địa bàn xã giai đoạn 2015-2017 55 Bảng 4.9: Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSD đất 56
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Quy trình đăng kí đất đai lần đầu 25 Hình 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Lương Thiện 43
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Đầy đủ CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa GCN Giấy chứng nhận GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất QLĐĐ Quản lý đất đai QLNN Quản lý nhà nước TN&MT Tài nguyên và môi trường UBND Ủy ban nhân dân VPĐK Văn phòng đăng ký
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Yêu cầu của đề tài 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 2.1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5 2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 9 2.2. Tổng quan tình hình cấp GCNQSDĐ 27 2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ ở Việt Nam 27 2.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 28 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33 3.2. Địa điểm tiến hành và thời gian tiến hành 33 3.3. Nội dung nghiên cứu 33 3.3.1. Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 33
  8. vi 3.3.2. Đánh giá kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2017 34 3.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân trên địa bàn về các hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 34 3.3.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp. 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu 34 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 34 3.4.2. Phương pháp so sánh, đánh giá tổng hợp số liệu, phân tích và viết báo cáo 35 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Khái quát sơ lược tình hình cơ bản của xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 36 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 36 4.1.2. Sơ lược công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tình hình sử dụng đất của xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 39 4.2. Đánh giá kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2017 50 4.2.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Lương Thiện giai đoạn 2015-2017 50 4.2.2. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Lương Thiện theo đối tượng sử dụng 51 4.2.3. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Lương Thiện theo mục đích sử dụng 52 4.2.4. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ theo thời gian cấp trên địa bàn xã giai đoạn 2015-2017 54
  9. vii 4.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang về các hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 55 4.4. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy, hoàn thiện công tác cấp GCNQSDĐ tại Xã Lương Thiện 56 4.4.1. Thuận lợi 56 4.4.2. Khó khăn 57 4.4.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy công tác cấp GCNQSDĐ 57 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Đề nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt và là thành phần quan trọng hàng đầu trong môi trường sống. Hơn thế nữa đất đai còn là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, về diện tích và có tính cố định về vị trí. Con người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất, do vậy đất đai có vai trò cực kỳ quan trọng, là môi trường sống của con người và sinh vật trên cạn. Đất là nền móng các công trình xây dựng của con người. Đất cung cấp cho con người trực tiếp hoặc gián tiếp hầu hết các nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố dân cư, là nơi xây dựng cơ sở kinh tế xã hội, an ninh-quốc phòng. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước thì việc sử dụng và quản lý đất luôn luôn là yêu cầu đặt ra đối với nên kinh tế quốc dân nói chung và ngành quản lý đất đai nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho sự phát triển kinh tế ngày càng tăng. Quyền sử dụng đất trở thành đối tượng mua bán, chuyển nhượng, thuê mượn. Thị trường đất trở nên sôi động khó kiểm soát, do vậy công tác quản lý Đất đai lại càng trở nên khó khăn và phức tạp. Yêu cầu đặt ra trong quá trình đô thị hóa đã và đang đưa đến cho quá trình quản lý và sử dụng là làm thế nào có thể sử dụng hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Muốn cho việc QLĐĐ tốt thì công việc cần thiết đầu tiên là phải hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ. GCNQSDĐ là chứng từ pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Đây là yếu tố
  11. 2 góp phần quan trọng vào việc nắm chắc quỹ đất của từng địa phương giúp cho việc quy hoạch sử dụng hợp lý từng loại đất tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Trước những yêu cầu đó, nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhà nước cần làm tốt các yêu cầu quản lý và sử dụng đất nhằm mục đích thực hiện quyền quản lý, bảo vệ và điều tiết quá trình khai thác, sử dụng cụ thể hóa và triệt để hơn. Nhà nước phải có biện pháp nắm chắc quỹ đất cả về số lượng và chất lượng thông qua việc đăng kí quyền sử dụng đất cùng với bộ hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng của việc QLNN về đất đai. Hiện nay công tác cấp GCNQSDĐ ở nước ta vẫn còn chậm và thiếu sự đồng đều, ở các vùng khác nhau thì tiến độ thực hiện cũng khác nhau do những nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng địa phương. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói chung, Xã Lương Thiện nói riêng, vấn đề cấp GCNQSDĐ đã và đang thực hiện tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, khó khăn. Do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm rõ những mặt khó khăn để việc cấp GCNQSDĐ được tiến hành nhanh chóng và đạt kết quả cao hơn. Từ thực trạng công tác đó, để có một cách đánh giá tổng hợp, khách quan, chính xác về tình hình cấp GCNQSDĐ ở địa phương được sự đồng ý của Ban Giám hiệu và Ban chủ nhiệm Khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo: TS. Vũ Thị Thanh Thủy, em tiến hành đánh giá và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2015 – 2017”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2015-2017.
  12. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. - Đánh giá kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Xã giai đoạn 2015- 2017. - Đánh giá sự hiểu biết của người dân trên địa bàn về các hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đề xuất các biện pháp giải quyết những tồn tại và đề ra phương hướng khả thi để công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Xã được tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả hơn. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nắm vững và thực hiện những quy định trong Luật đất đai 2013, các văn bản dưới luật về công tác cấp GCNQSDĐ, các văn bản của ngành và của tỉnh Tuyên Quang về công tác cấp GCNQSDĐ. - Số liệu thu thập phân tích chính xác, phản ánh trung thực khách quan công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ tại địa phương. - Tiếp cận thực tế công việc để nắm được quy trình, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Những giải pháp đưa ra phải khả thi và phù hợp với thực trạng của địa phương, đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác cấp GCNQSDĐ trong thực tế. - Nắm vững những quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ.
  13. 4 - Ý nghĩa trong thực tiễn: Nắm được tình hình cấp GCNQSDĐ ở địa phương và đề xuất các cấp có thẩm quyền đưa ra những giải pháp phù hợp với công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  14. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.1.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai. Đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Công tác quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 15 nội dung được quy định tại Điều 22, Luật đất đai 2013. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
  15. 6 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Mười lăm nội dung trên có quan hệ biện chứng với nhau, luôn hỗ trợ bổ sung cho nhau, nhằm thiết lập một cơ chế pháp lý chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Qua đó xác định được mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất, đảm bảo cho việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả và bền vững. 2.1.1.2. Hồ sơ địa chính và GCNQSDĐ Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Hồ sơ địa chính được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ bản gốc. VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Sở TN&MT có trách nhiệm lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính gốc và sao gửi cho VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT, UBND xã để phục vụ nhiệm vụ quản lý đất đai của địa phương. Căn cứ Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014, Bộ TNMT đã ban hành Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT hướng dẫn lập và quản lý hồ sơ địa chính. Thành phần hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 4, thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bao gồm:
  16. 7 1. Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây: a) Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai; b) Sổ địa chính; c) Bản lưu Giấy chứng nhận. 2. Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có: a) Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có); b) Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số; c) Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy. Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sau: + Số liệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí. + Người sử dụng đất. + Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất. + Giá đất, các tài sản gắn liền với đất, các nghĩa vụ tài chính về đất đai được thực hiện và chưa thực hiện. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất. + Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan. Công tác cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung quan trọng và được quan tâm nhiều nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn
  17. 8 liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Việc cấp GCNQSDĐ là xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất đối với quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Công tác này rất quan trọng vì nó làm tăng cường vai trò sở hữu Nhà nước về đất đai, đồng thời đề cao trách nhiệm của người sử dụng đất vào các việc xét duyệt cấp GCNQSDĐ góp phần ổn định xã hội. Cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất còn có mục đích để Nhà nước thực hiện chức năng của mình tốt hơn và thông qua việc cấp GCNQSDĐ cũng để: - Nhà nước nắm rõ được tình hình sử dụng đất. - Kiểm soát được tình hình biến động đất đai. - Khắc phục được tình hình tranh chấp, lấn chiếm đất đai. - Làm cơ sở để giải quyết các vụ tranh chấp đất đai. - Đưa ra các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng đất đai cho phù hợp. 2.1.1.3. Những quy định về cấp GCNQSDĐ Giấy chứng nhận do Bộ TN&MT phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất . Giấy chứng nhận là một tờ có 4 trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây: a) Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TN&MT. b) Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình
  18. 9 xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký GCN và cơ quan ký cấp GCN; số vào sổ cấp GCN. c) Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”. d) Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”; những lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận; mã vạch. 2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.1.2.1. Căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ Nước ta cùng với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, luật Đất đai đã được Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14/07/1993. Cùng với các văn bản quy phạp pháp luật khác và bằng việc ban hành luật Đất đai, nhà nước đã thực hiện công tác chuyển đổi cơ chế quản lý từ quản lý bằng biện pháp hành chính là chủ yếu sang biện pháp hành chính gắn với kinh tế trong việc sử dụng đất đai. Đây là bước chuyển quan trọng từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với đất đai ở nước ta. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, trải qua các giai đoạn Nhà nước đã ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư, công văn và luật đất đai như sau: Chỉ thị số 299/CT - TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 về công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước. Luật đất đai của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghịa Việt Nam được công bố ngày 08/01/1988 về những nội dung quản lý nhà nước về đất đai . Luật đất đai 14/07/1993, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai ngày 02/12/1998 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai ngày 29/06/2001.
  19. 10 Nghị định số 38/2000/NĐ - CP ngày 20/08/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất. Thông tư 115/2000/TT - BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 38/2000/NĐ - CP ngày 20/08/2000 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất. Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. Nghị định số 61CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở. Nghị định số 88/CP ngày 17/08/1994 của Chính Phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị. Thông tư số 70/CT - TCT ngày 18/08/1994 hướng dẫn thực hiện các khoản thu ngân sách đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại đô thị theo nghị định số 60/CP và nghị định số 61/CP. Chỉ thị số 346/TTg ngày 05/07/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tổ chức thực hiện các nghị định của Chính Phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và mua bán và kinh doanh nhà ở. Công văn số 1427/CV - ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn xử lý một số vấn đề về đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Công văn số 440/CV - ĐC ngày 12/04/1996 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn một số vấn đề trong xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Nghị định số 45/CP ngày 03/08/1996 của Chính Phủ việc bổ sung điều 10 của nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. Thông tư số 57/ TT- TCT ngày 23/09/1996 của Bộ Tài chính hưỡng dẫn thi hành nghị định số 45/CP ngày 03/08/1996 của Chính Phủ về việc bổ sung điều 10 của nghị định số 60/CP.
  20. 11 Thông tư số 346/1998/TT - TCĐC ngày 16/03/1998 cuả Tổng cục Địa chính hưỡng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ Địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Thông tư liên tịch của Tổng cục Địa chính - Bộ Tài chính số 1442/1999/TTLT - TCĐC - BTC hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chỉ thị số 18/1999/CT - TTg ngày 01/07/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thửa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Nghị định số 79/NĐ- CP ngày 01/11/2001 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 17/1999/ NĐ- CP. Nghị định số 04/2000/NĐ - CP ngày 11/02/2000 của Chính Phủ về thi hành luật sưả đổi bổ sung một số điều của luật đất đai. Nghị định số 66/2001/NĐ - CP ngày 28/09/2001của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 04/2000/NĐ - CP. Thông tư 1990/TT - TCĐC ngày 30/11/2001 hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN - TCĐC hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. * Sau khi Luật đất đai 2003 ra đời có các văn bản sau: Quýêt định số 24/2004/QĐ - BTNMT ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tư số 28/2004/TT - BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Quyết định số 25/2004/QĐ - BTNMT về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật đất đai. Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính.
  21. 12 Hệ thống biểu, mẫu lập kế hoạch sử dụng đất cả nước, tỉnh, huyện, xã (ban hành kèm theo thông tư 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất). Nghị định 181/2004/NĐ - CP về thi hành luật đất đai. Nghị định 182/2004/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Quyết định số 08/2006/QĐ- BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tư số 05/2006/TT- BTNMT ngày 24/05/2006 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 182/2004/ NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Thông tư 09/2007 /TT – BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất. Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nghị định 88/2009/NĐ- CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và ở và tài sản gắn liền với đất. Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định bổ sung về GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  22. 13 Thông tư 09/2011/TT-BTNMT quy định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tư 16/2011/TT-BTNMT quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai. Trong những năm qua cùng với quá trình xây dựng, đổi mới chính sách, pháp luật đất đai, các quy định về đăng kí, cấp GCNQSDĐ và lâp hồ sơ địa chính cũng ngày càng được hoàn thiện. Đến nay cùng với việc ban hành Luật đất đai năm 2013 đã có nhiều văn bản do các cơ quan có thẩm quyền ban hành làm cơ sở cho việc thực hiện đăng kí, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính. Văn bản sau Luật đất đai 2013 có hiệu lực: Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 07 năm 2014. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014). Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về giá đất. Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về thu tiền sử dụng đất. Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
  23. 14 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính. Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính. Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trrởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất. Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 2.1.2.2. Trường hợp được cấp GCNQSDĐ Luật đất đai 2013. Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. a. Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; b. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; c. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; d. Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  24. 15 đ. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. 2.1.2.3. Điều kiện để cấp GCNQSDĐ Người sử dụng đất được cấp GCNQSD đất khi: * Có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp hoặc đang sử dụng đất ổn định được UBND xã nơi có đất xác nhận.Những giấy tờ hợp pháp gồm: - Giấy tờ do chính quyền Cách mạng giao đất trong cải cách ruộng đất mà chủ sử dụng đất vẫn đang sử dụng ổn định từ đó đến nay. - Giấy tờ giao đất hoặc cho thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt trong quá trình thực hiện sai các chính sách về đất đai mà người sử dụng đất vẫn đang sử dụng từ đó đến nay. - Những giấy tờ chuyển nhượng đất từ năm 1980 trở về trước của chủ sử dụng đất hợp pháp đã được chính quyền địa phương xác nhận. - Những giấy tờ chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế quyền sử dụng đất sau ngày 15/10/1993 đã được cấp có thẩm quyền xác nhận. - Các quyết đinh giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định theo pháp luật đất đai. - Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất mà người sử dụng đất đó vẫn sử dụng liên tục từ đó đến nay mà không có tranh chấp.
  25. 16 - Giấy tờ giao nhà tình nghĩa. - GCNQSD đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có trong sổ địa chính mà không có tranh chấp. - Bản án hoặc quyết định của Toà Án nhân dân có hiệu lực pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. -Giấy tờ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất cho hộ gia đình, xã viên của Hợp tác xã trƣớc ngày 28/06/1975 (trước ngày ban hành Nghị định 125/CP). - Giấy tờ về thanh lí hoá giá nhà theo quy định của pháp luật. - Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất được UBND xã nơi có đất thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND xã. * Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên, mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch đó thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng các quy định về xây dựng. * Trường hợp người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên, mà đất đó nằm trong vi phạm bảo vệ an toàn công trình nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng quy định về bảo vệ an toàn công trình theo quy định của pháp luật. * Người sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ hợp pháp, thì phải được UBND cấp xã xác nhận một trong các trường hợp sau: - Có giấy tờ hợp pháp nhưng bị thất lạc do thiên tai, chiến tranh và có chỉnh lí trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan Nhà nước hoặc Hội đồng đăng kí đất đai cấp xã xác nhận.
  26. 17 - Người được thừa kế của tổ tiên qua nhiều thế hệ. - Người được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ. - Người tự khai hoang từ năm 1980 trở về trước đến nay vẫn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch. - Trường hợp đất có nguồn gốc khác nhưng nay đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch và chấp hành đúng quy định pháp luật của Nhà nước trong quá trình sử dụng. 2.1.2.4. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cần tuân thủ những nguyên tắc sau: 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. 2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. 3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác
  27. 18 gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. 4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. 5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần
  28. 19 diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này. 2.1.2.5. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai năm 2013, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2.1.2.6. Nhiệm vụ của các cấp trong cấp GCNQSD đất Đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất là cơ sơ để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ và để cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, công tác cấp GCNQSD đất đóng
  29. 20 vai trò quan trọng trong chiến lược quản lý nhà nước về đất đai. Điều đó đòi hỏi các cấp từ Trung ương đến địa phương phải có chính sách quản lí đất đai phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển của xã hội để sử dụng đất hiệu quả và hợp lí. * Trung ương - Ban hành các văn bản, chính sách đất đai, thông tư, hướng dẫn, quy trình, biểu mẫu về đăng kí đất đai. - In ấn, phát hành GCNQSD đất, biểu mẫu, sổ sách, thống nhất trong phạm vi cả nước. - Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho các bộ địa chính các tỉnh trong cả nước về thủ tục đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất. - Xây dựng chủ trương, kế hoạch thực hiện đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất trong cả nước. * Cấp tỉnh - Ban hành các công văn, quyết địnhh hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất ở địa phương. - Tổ chức triển khai đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất trên phạm vi toàn tỉnh theo thẩm quyền. - Chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở phục vụ cho công tác cấp GCNQSD đất ở địa phương mình. - Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSD đất và quyết định cấp GCNQSD đất cho những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lí. - Kiểm tra đôn đốc việc thực hiên công tác cấp GCNQSD đất trong phạm vi quản lí. * Cấp huyện - Thực hiện việc lập kế hoạch triển khai cụ thể cho từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện. - Chỉnh lí tài liệu, bản đồ địa chình phục vụ cho triển khai công tác cấp GCNQSD đất.
  30. 21 - Tổ chức hướng dẫn chỉ đạo làm thí điểm về cấp GCNQSD đất và đôn đốc cấp cơ sở làm kế hoạch triển khai. - Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSD đất và quyết định cấp GCNQSD đất cho những đối tƣợng thuộc thẩm quyền quản lí. - Quản lí hồ sơ địa chính theo phân cấp để nắm bắt thường xuyên tình hình sử dụng đất ở xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền quản lí. * Cấp xã - Thực hiện triển khai công tác cấp GCNQSD đất theo đúng kế hoạch cùng với cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. - Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu và đến đăng kí đất đang sử dụng. - Tổ chức tập huấn lực lượng, thu thập tài liệu, chuẩn bị vật tư kinh phí, thành lập Hội đồng đăng kí đất để phục vụ cho công tác cấp GCNQSD đất. - Tổ chức kê khai đăng kí đất đai, xét duyệt đơn xin cấp GCNQSD đất và lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. - Thu lệ phí địa chính và giao GCNQSD đất cho người sử dụng. (Nguyễn Thị Lợi, 2010) 2.1.2.7. Trình tự, thủ tục hành chính cấp GCNQSDĐ a) Cấp GCNQSDĐ lần đầu Nội dung trình tự các bước thực hiện và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người sử dụng đất được quy định tại điều 70, nghị định 43/2014/NĐ- CP. Gồm: Bước 1: Nộp hồ sơ: Người yêu cầu đăng ký đất đai nộp 1 bộ hồ sơ đến UBND xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Hồ sơ gồm có: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu); Bản sao sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại Việt Nam ; Bản sao chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có);
  31. 22 Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo quy định (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu); Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật đất đai 2013, Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (Bản sao chứng thực – nếu có) Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng); Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có); Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có); Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (theo mẫu); Đơn đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất, ghi nợ lệ phí trước bạ (đối với trường hợp chưa có khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ). Bước 2: UBND xã tiến hành các công việc: Đối chiếu với hồ sơ quản lý đất đai, quy hoạch và quy định tại Quy định này để kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc sử dụng đất; thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay; nguồn gốc tạo lập tài sản; thời điểm hình thành tài sản; tình trạng tranh chấp về đất đai, tài sản gắn liền với đất; sự phù hợp với quy hoạch; sự phù hợp quy định về hành lang bảo vệ an toàn các công trình công cộng; di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng (nếu có); Xác nhận và đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất, ghi nợ lệ phí trước bạ đối với các trường hợp có có đơn đề nghị được ghi nợ; Trích lục bản đồ thửa đất (đối với khu vực đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính); đối với khu vực chưa hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính hoặc trường hợp chưa có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng thì trước khi thực hiện, UBND cấp xã thông báo cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và người đề nghị công nhận quyền sử dụng đất thực hiện trích đo địa chính thửa đất, sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng hoặc kiểm
  32. 23 tra bản trích đo địa chính thửa đất, sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng do người sử dụng đất nộp (nếu có) – (thời gian trích đo hoặc kiểm tra bản trích đo không quá (10) ngày làm việc và không tính vào thời gian giải quyết thủ tục công nhận quyền sử dụng đất); Thông báo công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND cấp xã và tổ dân phố, khu dân cư nơi có thửa đất đối với trường hợp xét thấy đủ điều kiện để trình UBND cấp huyện cấp Quyết định công nhận quyền sử dụng đất trong thời gian 15 ngày; Lập biên bản kết thúc công khai; sau thời gian thông báo công khai nếu không phát sinh khiếu kiện thì lập Tờ trình kèm theo hồ sơ gửi UBND cấp huyện (phòng Tài nguyên và Môi trường) đề nghị công nhận quyền sử dụng đất; Thời gian giải quyết của UBND cấp xã không quá (15) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện hoặc cần giải trình, bổ sung hồ sơ thì trong thời gian (03) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã ra thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do cho người đề nghị công nhận quyền sử dụng đất biết. Bước 3: Phòng tài nguyên môi trường (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai) tiến hành các công việc sau: Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất, kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất thì lập Tờ trình, dự thảo Quyết định của UBND cấp huyện, trình UBND cấp huyện ký Quyết định công nhận quyền sử dụng đất.
  33. 24 Trường hợp không đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất làm thông báo gửi UBND cấp xã và người đề nghị công nhận quyền sử dụng đất biết. Trường hợp thuộc diện cho thuê đất hàng năm để sử dụng tạm thời theo hiện trạng thì hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân làm thủ tục thuê đất theo quy định. Trường hợp người sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì phòng tài nguyên môi trường gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận. Bước 4: Người yêu cầu đăng ký thực hiện nghĩa vụ tài chính khi nhận được thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính từ chi cục thuế (trong vòng 07 ngày làm việc) và nhận phiếu hẹn trả kết quả thủ tục hành chính (tức nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) Nghĩa vụ tài chính bao gồm: Lệ phí trước bạ : 0.5% diện tích với giá mảnh đất Lệ phí địa chính : Mức do UBND tỉnh quyết định dựa trên mức tối đa mà thông tư 02/2014/TT – BTC Tiền phí công nhận quyền sử dụng đất Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính Thuế sử dụng đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp (nếu có) Lưu ý: Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là không quá 30 ngày.
  34. 25 Người sử dụng đất Hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ - Thẩm tra xác nhận hồ sơ - Thông báo các trường hợp đủ điều kiện cấp GCN Kho bạc UBND xã - Công khai hồ sơ - Lập biên bản kết thúc công khai hồ sơ - Trao GCN - Kiểm tra hồ sơ Cơ quan Chi nhánh thuế VPĐK đất đai - Xác định điều kiện cấp GCN, trích lục, trích đo - Gửi số liệu địa chính tới cơ quan thuế - Kiểm tra hồ sơ Phòng TN&MT - Trình UBND huyện ký UBND huyện - Ký vào GCNQSDĐ Hình 2.1: Quy trình đăng kí đất đai lần đầu
  35. 26 b) Cấp đổi GCNQSDĐ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, cụ thể: Người sử dụng đất chuẩn bị 01 hồ sơ nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm: Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Theo mẫu) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc) Chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao có chứng thực) Bước 2. Kiểm tra hồ sơ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền. Văn phòng đăng ký đất đai thẩm tra, xác nhận đủ điều kiện cấp đổi Giấy chứng nhận sau đó trình hồ sơ thông qua cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận. Bước 3: Trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người được cấp Giấy chứng nhận. Thời hạn cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là không quá 07 ngày.
  36. 27 2.2. Tổng quan tình hình cấp GCNQSDĐ 2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ ở Việt Nam Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội Khóa XIII về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/04/2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay, trên địa bàn cả nước đã căn bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt 94.9% diện tích cần cấp. Kết quả cấp giấy chứng nhận cụ thể đối với từng loại đất như sau: Bảng 2.1: Tình hình cấp GCNQSDĐ trên phạm vi cả nước Diện tích cấp Tỷ lệ đạt TT Loại đất cấp Số giấy cấp (ha) (%) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 20.178.450 8.843.980 90,1 2 Đất lâm nghiệp 1.971.820 12.268.740 98,1 3 Đất nuôi trồng thủy sản 917.900 554.296 85,1 4 Đất ở nông thôn 12.923.130 516.240 94,4 5 Đất ở đô thị 5.338.865 129.595 96,7 6 Đất chuyên dùng 276.299 611.720 84,8 7 Đất cơ sở tôn giáo 19.000 12.040 81,1 (Nguồn: website, www.google.com) Tuy nhiên, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận còn đạt thấp ở một số loại đất (nhất là đất chuyên dùng), tỷ lệ đã cấp giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính còn
  37. 28 thấp, chất lượng giấy chứng nhận đã cấp còn hạn chế do địa phương đã phải sử dụng các phương pháp đơn giản để đo vẽ, cấp giấy chứng nhận hoặc còn đang thực hiện nhiều chương trình, nhiệm vụ khác nhau như dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng nông thôn mới làm thay đổi về nội dung giấy chứng nhận đã cấp, v.v cần phải cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 39/2012/QH12 của Quốc hội. Mặt khác, công tác theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận nói chung, cấp giấy chứng nhận có tọa độ theo bản đồ địa chính ở một sô địa phương còn chưa đầy đủ, kịp thời. 2.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 1. Kết quả cấp GCN Trong thời gian qua công tác QLĐĐ nói chung và công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng. Đến ngày 31/10/2017, toàn tỉnh đã cấp được 516.702 GC, với diện tích 255.982,5 ha/275.661,7 ha diện tích cần cấp( đạt 92,9%). Trong đó, đã cấp được 5.659 GCNcho các tổ chức với diện tích 88.224,8 ha/88.544,9 ha diện tích cần cấp (đạt 99,6%); hộ gia đình cá nhân cấp được 511.043 GCN với diện tích 167.757,7 ha/187.116,8 ha diện tích cần cấp (đạt 89,7%). Cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Trong 10 tháng năm 2017, toàn tỉnh ký được 33.066 giấy, trong đó: - UBND cấp tỉnh ký cấp GCN lần đầu cho tổ chức: 95 giấy. - UBND cấp huyện ký cấp GCN lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân: 26.342 giấy. - Sở TN&MT ký cấp đổi, cấp lại, cấp mới GCN: 6.629 giấy. (Số 217/BC-STNMT) 2. Tiến độ giải quyết hồ sơ cấp GCN còn tồn theo chỉ thị 01-CT/TU ngày 14 tháng 3 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
  38. 29 * Về khối lượng thực hiện Thực hiện chỉ đạo rà soát, phân loại hồ sơ tại thông báo số 26/TB- UBND ngày 12/4/2017 của UBND tỉnh, Sở TN&MT đã phối hợp với UBND huyện, thành phố rà soát lại, toàn tỉnh còn tồn cấp giấy chứng nhận lần đầu theo Chỉ thị 01-CT/TU là 33.310 GCN, giảm 12.227 giấy so với số liệu các xã đã rà soát là 45.352 GCN. Nguyên nhân là do: - Giảm 1.173 giấy tại thành phố Tuyên Quang do đã thống kê cấp GCN của 5 xã: An Tường, Đội Cấn, An Khang, Thái Long, Lưỡng Vượng, sang thực hiện theo dự án địa chính vì 5 xã này UBND thành phố làm chủ đầu tư thực hiện đo đạc địa chính từ năm 2012. - Giảm 2.380 GCN của huyện Yên Sơn chuyển sang biểu cấp GCN lần đầu đối với đất nông lâm trường trả lại địa phương vì sau khi rà soát diện tích này thuộc đất của các công ty chè, công ty lâm nghiệp trả lại địa phương. - Giảm 8.678 giấy của huyện Na Hang do các ộ gia đình kê khai đề nghị cấp GCN vào diện tích đã thu hồi xây dựng thủy điện Tuyên Quang tại quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 6/6/2005 của UBND tỉnh Tuyên Quang (gồm các xã Năng Khả, Đà Vị, Yên Hoa, Sơn Phú). Các thửa đất đã thu hồi để xây dựng công trình trên địa bàn thị trấn Na Hang (gồm 3 công trình: công trình xây dựng khu dân cư cầu nẻ, thuộc địa bàn xã Thanh Tương và thị trấn Na Hang, huyện Na Hang; công trình làm đường vào khu phụ trợ và cơ sở ban đầu thủy điện Na Hang thị trấn Na Hang; công trình xây dựng chợ thị trấn và khu dân cư tổ 7, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang) và kê khai đề nghị cấp GCN vào diện tích đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ. Sau rà soát toàn tỉnh còn tồn hồ sơ cấp GCN lần đầu đã kê khai theo Chỉ thị 01-CT/TU ngày 14/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là 33.310 GCN. (số 217/BC-STNMT) * Lũy kế kết quả giải quyết hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu còn tồn đến ngày 31/10/2017, cụ thể như sau: - Đã tổ chức hoàn thiện, họp xét cấp xã: 33.310 giấy /33.310 giấy (đạt 100%). - Số hồ sơ cấp xã họp xét đử điều kiện cấp GCN là 24.143 giấy (chiếm 72,5% số giấy họp xét).
  39. 30 - Số giấy đã nộp tại Chi nhánh VPĐK để thẩm định: 22.252 giấy. - Số giấy Chi nhánh VPĐK đã thẩm định 21.957 giấy/22.252 giấy UBND cấp xã đã nộp tại Chi nhánh (đạt 98,77%). - Số GCN đã chuyển Phòng TN&MT kiểm tra: 17.818 giấy. - Số GCN UBND cấp huyện đã kí là 17.003 giấy/24.143 giấy đã họp xét đủ điều kiện (đạt 70,4%). - Số GCN đã trao: 16.525 giấy/17.003 giấy đã kí (đạt 97,2%). (Số 217/BC-STNMT) 3.Tồn tại - UBND cấp xã chưa nộp cho Chi nhánh VPĐK thẩm định: 1.891 hồ sơ, trong đó tập trung tại huyện Hàm Yên là 940 hồ sơ, huyện Na Hang 566 hồ sơ, huyện Yên Sơn 250 hồ sơ - Chi nhánh VPĐK chưa thẩm định 295 hồ sơ do các xã đã nộp (tập trung còn tồn ở chi nhánh VPĐK đất đai huyện Hàm Yên 202 hồ sơ, huyện Chiêm Hóa 50 hồ sơ ). - Số hồ sơ đã thẩm định nhưng chưa chuyển được sang phòng TN&MT kiểm tra là 4.139 hồ sơ, tập trung ở huyện Hàm Yên 3.373 hồ sơ (riêng còn tồn ở các xã phải tiếp tục hoàn thiện lại sau thẩm định 1.992 hồ sơ), huyện Yên Sơn 551 hồ sơ - Số hồ sơ đã chuyển Phòng TN&MT kiểm tra nhưng chưa ký GCN: 815 giấy, tập trung tại huyện Hàm Yên 306 hồ sơ, huyện Chiêm Hóa 304 hồ sơ - Số GCN chưa chuyển về UBND xã để trao GCN: 478 giấy, tập trung ở huyện Hàm Yên 204 giấy, huyện Yên Sơn 274 giấy. (Số 217/BC-STNMT) 4. Nguyên nhân tồn tại, chậm tiến độ - Nguyên nhân chủ yếu là do: hồ sơ UBND xã phải tiếp tục hoàn thiện lại, chưa có thông báo thuế, các hộ dân chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính
  40. 31 - Hồ sơ UBND cấp xã họp xét đủ điều kiện, nhưng khi thẩm định các hộ giáp ranh còn chưa ký giáp ranh, phiếu lấy ý kiến khu dân về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất để trống hoặc ghi thiếu nội dung; tờ trình đề nghị cấp giấy; biên bản công khai các trường hợp đủ điều kiện cấp GCN không thống nhất, có thửa đã cấp GCN nhưng nay vẫn trình ký GCN, việc hoàn thiện hồ sơ của các xã rất chậm. - Người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính còn chậm. Việc phối hợp giữa cơ quan thuế, chi nhánh VPĐK với UBND xã để đôn đốc các hộ gia đình nộp nghĩa vụ tài chính chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. - Nhân lực của VPĐK đất đai và các chi nhánh còn quá mỏng so với khối lượng công việc và địa bàn hoạt động rộng khắp toàn tỉnh; năng lực của một số cán bộ còn hạn chế nhất là cán bộ hợp đồng lao động, chưa đáp ứng được tiến độ thẩm định hồ sơ. - UBND cấp xã chưa làm tốt công tác tuyên truyền, chưa công khai nguyên nhân, lí do chưa đủ điều kiện cấp GCN đến từng thôn bản và phổ biến đến từng hộ gia đình, cá nhân dẫn đến có nhiều ý kiến kiến nghị của cử tri. (Số 217/BC-STNMT) 5. Giải pháp thực hiện a, Đối với Sở TN&MT - Tăng cường đôn đốc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh. - Phối hợp chặt chẽ với Cục thuế tỉnh, Sở tài chính, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo việc thực hiện giải quyết các hồ sơ cấp GCN còn tồn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. - Tăng cường viên chức và hợp đồng lao động cho các Chi nhánh VPĐK đất đai còn tồn nhiều hồ sơ để thẩm định hồ sơ cấp GCN còn tồn mà UBND các xã, thị trấn họp xét đủ điều kiện.
  41. 32 b, Đối với Cục thuế tỉnh Đề nghị Cục thuế tỉnh chỉ đạo Cục thuế huyện, thành phố cải tiến việc luôn chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ còn tồn, hồ sơ cấp GCN đồng loạt theo nội dung đã thống nhất với Sở TN&MT tại biên bản làm việc ngày 16/10/2017; kiểm tra, đôn đốc các Chi cục thuế về thời hạn giải quyết hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất theo quy định. c, Sở tài chính Đề nghị Sở tài chính sớm thẩm định dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ công tác cấp GCN lần đầu theo Chỉ thị số 01-CT/TU và đất nông lâm trường trả lại địa phương theo đề nghị của Sở TN&MT tại Văn bản số 1188/STNMT- VPĐK ngày 13/10/2017. d, Đối với UBND cấp huyện - Tiếp tục chỉ đạo UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ cấp GCN do VPĐK đất đai đã thẩm định nhưng chưa đủ điều kiện, trong đó tập trung ở huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn. Đề nghị các huyện chỉ đạo các xã hòa thành và nộp về Chi nhánh VPĐK huyện, thành phố. - Kiểm soát thời gian thực hiện thủ tục hành chính về cấp GCN ở cấp xã, xem xét quy trình lãnh đạo UBND cấp huyện ký GCN và đảm bảo đúng quy định tại điều 70 nghị định số 43/2014/NĐ-CP gày 15/5/2014 của Chính phủ. (Số 217/BC-STNMT)
  42. 33 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang - Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 2017. 3.2. Địa điểm tiến hành và thời gian tiến hành - Địa điểm thực tập: UBND xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. - Thời gian thực tập: Từ 14/08/2017 đến 12/11/2017. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 3.3.1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lương Thiện - Điều kiện tự nhiên: + Vị trí địa lý + Địa hình địa thế + Khí hậu thời tiết + Sông suối, thủy văn - Điều kiện kinh tế-xã hội: + Trồng trọt + Chăn nuôi + Lâm nghiệp + Dân số, lao động và việc làm 3.3.1.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của Xã Lương Thiện - Sơ lược công tác quản lý nhà nước về đất đai - Sơ lược tình hình sử dụng đất:
  43. 34 + Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp + Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp + Hiện trạng đất chưa sử dụng + Đánh giá tình hình biến động về đất đai - Thống kê diện tích đất theo đối tượng sử dụng và quản lý 3.3.2. Đánh giá kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2017 3.3.2.1. Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã theo đối tượng sử dụng 3.3.2.2. Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã theo mục đích sử dụng 3.3.2.3. Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã theo thời gian 3.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân trên địa bàn về các hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3.3.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Dương, Tuyên Quang: thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của xã Lương Thiện. - UBND xã Lương Thiện: thu thập số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất tại Xã. - Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên. - Thu thập tài liệu, thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Xã. 3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ.
  44. 35 Thông tin được thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra soạn sẵn. Điều tra phỏng vấn bằng bộ câu hỏi về sự hiểu biết của người dân về hoạt động cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang . Điều tra từ 30 đến 50 phiếu ý kiến của người dân. Đối tượng điều tra là các chủ sử dụng đất trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 3.4.2. Phương pháp so sánh, đánh giá tổng hợp số liệu, phân tích và viết báo cáo So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa yêu cầu đặt ra của đề tài và điều kiện cụ thể của địa phương trong quá trình thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận. Tiến hành so sánh chuỗi các số liệu từ đó phân tích sự biến động qua các thời kỳ từ năm 2015 đến năm 2017 liên quan đến cấp giấy chứng nhận, từ đó rút ra những hiệu quả đạt được sau khi thực hiện. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành thống kê, lập bảng biểu tổng hợp số liệu qua các năm để nắm bắt được tổng quan thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh tuyên Quang trong giai đoạn 2015-2017. Phân tích đưa ra đánh giá về thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ.
  45. 36 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát sơ lược tình hình cơ bản của xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Xã Lương Thiện là đơn vị hành chính cơ sở của huyện Sơn Dương, thuộc phía Đông Bắc của huyện, cách trung tâm huyện Sơn Dương khoảng 12 km, có địa giới hành chính tiếp giáp với đơn vị hành chính sau: - Phía Bắc giáp xã Tân Trào; - Phía Nam giáp xã Hợp Thành; - Phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên; - Phía Tây giáp xã Bình Yên. b) Địa hình Địa hình xã Lương Thiện mang đặc điểm chung kiểu địa hình miền núi dạng thấp và bị ảnh hưởng chia cắt bởi hệ thống suối, khe, rãnh phân bổ đều trên địa bàn xã. Các dạng địa hình chính gồm: Khu vực địa hình đồi núi cao có cộ cao trung bình từ 250 – 350m, gồm các dãy núi có rừng đặc dụng và một phần rừng sản xuất, diện tích này chiếm tỷ lệ tương đối lớn trên địa bàn xã; Khu vực có địa hình đồi núi trung bình có độ cao trung bình từ 150 – 250m thuộc các khu núi đồi trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm một phần xen lẫn đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số; Diện tích các lưu vực thấp có độ cao dao động từ 85 – 150 m là những thung lũng nhỏ tạo thành những cánh đồng canh tác cây hàng năm cùng các sườn đồi độ dốc nhỏ, các khe dộc xen trong các dãy núi, đồi nằm rải rác trên địa bàn xã.
  46. 37 c) Về khí hậu thời tiết Xã Lương Thiện cùng chung vùng thuộc tiểu khu khí hậu phía Nam của tỉnh, thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu trong năm gồm có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 230 C, độ ẩm bình quân năm khoảng 80%. d) Sông suối, thủy văn Trên địa bàn xã không có Sông chảy qua, thủy hệ chính gồm có các tuyến suối, ao hồ, khe rạch, tuy nhiên số lượng suối lớn không nhiều, duy nhất có tuyến chảy bắt nguồn từ thôn Tân Tiến chảy suốt qua địa phận giữa xã rồi qua xã Bình Yên đổ ra Sông Phó Đáy. Còn lại là các tuyến suối nhỏ, kênh mương dẫn nước nội đồng phục vụ sản xuất và các ao, hồ nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình. 4.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Trồng trọt Diện tích đất phục vụ phát triển sản xuất kinh tế trên địa bàn xã gồm có các loại: đất trồng rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm và đất trồng lúa. Trong đó, diện tích đất trồng rừng sản xuất có diện tích lớn, với 2.089,67 ha/3.098,05 ha diện tích đất nông nghiệp, chiếm 67,45% tổng cơ cấu diện tích đất trồng trọt trong toàn xã. Tiếp đó là diện tích đất trồng cây hàng năm có diện tích 424,51 ha, chiếm tỷ lệ 13,70% trong cơ cấu diện tích đất trồng trọt. Trong những năm qua diện tích đất trồng trọt trên địa bàn xã đã được chú trọng đầu tư cải tạo thông qua các biện pháp thâm canh, luân canh tăng vụ, cải tạo giống cho phù hợp với từng vị trí đặc điểm của đất, chính vì vậy giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đã được nâng lên. b) Chăn nuôi Tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã cũng đang dần phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, chuyển dần từ mô hình nhỏ lẻ phục vụ sinh hoạt
  47. 38 hàng ngày, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của gia đình, đến nay đã có nhiều mô hình mang tính sản xuất hàng hóa, xuất hiện nhiều mô hình gia trại, trang trại về chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, Theo thống kê thì năm 2017, tổng đàn gia súc, gia cầm của toàn xã là 23.083 con, trong đó: đàn trâu: 761 con, đàn bò: 183, đàn lợn: 2.082 con, đàn gà, vịt: 20.057 con. Số lượng đàn gia súc lớn như trâu, bò giảm dần so với các năm trước do diện tích các khu vực trồng cỏ hoặc chăn thả tự nhiên bị thu hẹp chuyển dịch sang các loại cây trồng khác. Tuy nhiên số lượng gia súc như dê và gia cầm lại có mức gia tăng cao. c) Lâm nghiệp Diện tích đất lâm nghiệp của xã theo kết quả thống kê đất đai là 2.432,80 ha, chiếm 74,74% trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã và chiếm 78,53% trong nhóm đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch phân vùng phát triển và phân định thành các loại đất rừng chính gồm: sản xuất và đặc dụng. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ lớn. Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ phát triển rừng được chính quyền và nhân dân trong xã thực hiện tốt, nhất là công tác chỉ đạo, vận động nhân dân phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tỷ lệ đất có rừng luôn duy trì ở mức trên 70% diện tích đất lâm nghiệp. d) Dân số, lao động và việc làm Theo thống kê năm 2017, dân số của xã là 3.318 người, tổng số hộ là 820 hộ. Cộng đồng dân cư trên địa bàn xã gồm có 09 dân tộc anh em cùng sinh sống, như: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Hoa, Tình hình biến động dân số của xã trong năm qua không lớn, tỷ lệ gia tăng dân số ở mức trung bình so với tỷ lệ chung toàn tỉnh. Công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình của chính quyền địa phương và các đoàn thể có hiệu quả tích cực đến nhận thức của nhân dân trong việc sinh ít, đẻ thưa để có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.
  48. 39 Dân số trong độ tuổi lao động của xã là 2.397 người, chiếm 73,9 % tổng dân số toàn xã. Số lao động có việc làm chiếm 90% tổng dân số trong độ tuổi lao động. 4.1.1.3. Đánh giá chung - Xã Lương Thiện là một xã vùng núi gồm các khu vực có địa hình đồi núi cao chiếm tỉ lệ tương đối lớn, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh tế về trồng trọt như các loại cây lâu năm, cay hàng năm khác. - Người dân trong vùng cần cù, chịu khó luôn tăng gia sản xuất để nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình. - Bên cạnh đó, do địa hình chủ yếu là đồi núi cao nên cơ sở hạ tầng giao thông còn khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Hệ thống thủy văn chủ yếu là các suối nhỏ, khe rạch không đủ nước cho việc tưới tiêu đồng ruộng, gây khó khăn cho sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay cùng với chương trình nông thôn mới thì những khó khăn trong toàn xã đã từng bước được cải thiện và đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển. 4.1.2. Sơ lược công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tình hình sử dụng đất của xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 4.1.2.1. Sơ lược công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 1. Giải quyết đơn thư và xử lý vi pham pháp luật a) Tiếp nhận, giải quyết đơn thư: Đơn khiếu nại, tố cáo: 0 Đơn Tranh chấp đất đai đã tiếp nhận: 0 vụ b) Xử lý vi phạm luật đất đai Lấn, chiếm đất đai: 0 vụ Sử dụng đất đai trái mục đích: 0 vụ Chuyển quyền sử dụng đất trái phép: 0 vụ
  49. 40 2. Chuyển quyền sử dụng đất + Chuyển đổi QSD đất, đã tiếp nhận: 0 hồ sơ + Chuyển nhượng QSD đất, đã tiếp nhận: 0 hồ sơ + Cho thuê QSD đất, đã tiếp nhận: 0 hồ sơ + Thừa kế, đã tiếp nhận: 0 hồ sơ 3. Cấp GCNQSDĐ - Thực hiện theo quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 26/01/2018 của UBND huyện Sơn Dương về việc trưng tập công chức địa chính các xã tham gia kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ, đã phối hợp với chi nhánh VPĐK đất đai huyện rà soát được 135 bộ hồ sơ đất ở đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ theo quy định. - Cấp GCNQSDĐ theo dự án đo đạc địa chính: Tổng số GCNQSDĐ đã cấp đến thời điểm 09/01/2018: Tổng số 4.723 giấy. Trong đó: - Cấp mới: 4.125 giấy - Cấp đổi: 598 giấy 4.1.2.2. Sơ lược tình hình sử dụng đất của xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 1. Diện tích hiện trạng sử dụng đất phân theo đơn vị hành chính: Kết quả thống kê đất đai năm 2017, xã Lương Thiện có tổng diện tích tự nhiên là 3.254,81 ha. 2. Diện tích hiện trạng sử dụng đất phân theo nhóm đất: 2.1. Nhóm đất nông nghiệp là: 3.098,05 ha, chiếm: 95,18 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: a. Đất sản xuất nông nghiệp: 622,59 ha, chiếm 19,13 % trong đó: - Đất trồng lúa: 199,43 ha, chiếm 6,13 %. - Đất trồng cây hàng năm khác: 225,08 ha chiếm 6,91 %. - Đất trồng cây lâu năm: 198,08 ha, chiếm 6,08 %.
  50. 41 b. Đất lâm nghiệp: 2.432,80 ha, chiếm 74,74 % trong đó: - Đất rừng sản xuất: 2.089,67 ha, chiếm 64,20 %. - Đất rừng đặc dụng: 343,14 ha, chiếm 10,54 %. c. Đất nuôi trồng thuỷ sản: 42,66 ha, chiếm 1,31 %. 2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp là: 129,51 ha, chiếm 3,98 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó: a. Đất ở tại nông thôn: 24,80 ha, chiếm 0,76 %. b. Đất trụ sở cơ quan: 0,85 ha, chiếm 0,03 %. c. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 0,06 ha, chiếm 0,002 %. d. Đất có mục đích công cộng: 75,49 ha, chiếm 2,32 %. e. Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 0,14 ha, chiếm 0,14 %. f. Đất nghĩa trang nghĩa địa: 0,19 ha chiếm 0,006 %. g. Đất sông ngòi, kênh, rạch suối: 26,07 ha, chiếm 0,80 %. h. Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 1,92 ha, chiếm 0,06 %. 2.3. Nhóm đất chưa sử dụng là: 27,25 ha, chiếm 0,84 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó: a. Đất bằng chưa sử dụng: 9,74 ha chiếm 0,30 %. b. Đất đồi núi chưa sử dụng: 17,51 ha chiếm 0,54 %.
  51. 42 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Lương Thiện năm 2017 (Đơn vị tính: ha) Tỷ lệ TT Mục đích sử dụng Kí hiệu Diện tích (%) Tổng diện tích tự nhiên 3.254,81 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 3.098,05 95,18 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 622,59 19,13 1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 199,43 6,13 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 225,08 6,91 1.1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 198,08 6,08 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2.432,80 74,74 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.089,67 64,20 1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 343,14 10,54 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 42,66 42,66 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 129,51 3,98 2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 24,80 0,76 2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DNS 1,92 0,06 2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0,06 0,002 2.4 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,85 0,03 2.5 Đất đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,19 0,006 2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 75,49 2,32 2.7 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 0,14 0,14 2.8 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 26,07 0,80 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 27,25 0,84 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 9,74 0,30 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 17,51 0,54 (Nguồn: UBND xã Lương Thiện)
  52. 43 Hình 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Lương Thiện (Tỷ lệ: %) Qua các bảng số liệu và hình cho thấy phần lớn diện tích đất của xã Lương Thiện là đất nông nghiệp chiếm 95,18% trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 3,98%, còn lại là đất chưa sử dụng chiếm 0,84%. 3. Đánh giá tình hình biến động về sử dụng đất từ 01/01/2017 đến 31/12/2017. Từ 01/01/2017 đến 31/12/2017 có sự biến động đối với đất lâm nghiệp, đó là diện tích đất rừng phòng hộ 185,14 ha được quy hoạch chuyển sang đất rừng sản xuất theo Quyết định số 1859/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020. 4. Đánh giá chung tình hình quản lý, sử dụng đất. - Việc quản lý, sử dụng quỹ đất ngày càng chặt chẽ, đúng pháp luật, người sử dụng đất đã gắn bó với đất đai, quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
  53. 47 - Đất lâm nghiệp đã được quy hoạch phân 03 loại rừng theo Quyết định số 1859/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh Tuyên Quang, theo đó trên địa bàn xã chỉ còn đất rừng sản xuất và đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất đã được đo đạc lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10000 theo dự án 672 và giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng trồng rừng từng bước nâng cao hiệu quả, bảo vệ môi trường. - Đất trồng lúa được bảo vệ nghiêm ngặt và việc chuyển sang mục đích khác phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 4.1.2.3. Thống kê diện tích đất theo đối tượng sử dụng và quản lý Thống kê diện tích đất theo đối tượng sử dụng và quản lý được thể hiện qua bảng sau:
  54. 48 Bảng 4.2. Thống kê diện tích đất theo đối tượng sử dụng và quản lý (Đơn vị: ha) Cơ quan Hộ gia Tổ Kí Tổng diện đơn vị TT Loại đất đình, cá chức UBND hiệu tích của nhà nhân kinh tế cấp xã nước 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 3.098,05 1.824,18 499,83 5,22 768,83 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 622,59 617,37 5,22 1.11 Đất chuyên trồng lúa nước LUA 199,43 194,21 5,22 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 225,08 225,08 1.1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 198,08 198,08 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2.432,80 1.164,14 499,83 768,83 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.089,67 1.164,15 499,83 425,69 1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 343,14 343,14 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 42,66 42,66 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 129,51 24,80 0,08 1,75 99,12 2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 24,80 2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,85 0,85 2.3 Đất xây dựng công trình sự DSN 1,92 1,92 nghiệp 2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi CSK 0,06 0,06 nông nghiệp 2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 75,49 0,02 0,41 75,06 2.6 Đất đất làm nghĩa trang, NTD 0,19 0,19 nghĩa địa 2.7 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, SON 26,07 26,07 suối 3 Đất chưa sử dụng CSD 27,25 27,25 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 9,74 9,74 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 17,51 17,51 (Nguồn: UBND xã Lương Thiện)
  55. 50 Qua bảng số liệu trên cho thấy, việc phân bổ các loại đất theo đối tượng sử dụng và quản lý tuy không đồng đều nhưng lại phù hợp với mục đích sử dụng của từng đối tượng, đáp ứng yêu cầu cho việc quản lý và sử dụng. 4.2. Đánh giá kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2017 4.2.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Lương Thiện giai đoạn 2015-2017 Bảng 4.3: Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Lương Thiện giai đoạn 2015 - 2017 Diện tích Tổng số Tổng số Diện tích cần được cấp STT Đơn vị (thôn) Tỷ lệ (%) GCNQSDĐ GCNQSDĐ cấp (m2) GCNQSDĐ cần cấp được cấp (m2 ) 1 Phục Hưng 108.843,9 108.843,9 100 182 182 2 Khuân Mản 159.255,5 159.255,5 100 230 230 3 Đồng Tậu 250.577,9 250.577,9 100 236 236 4 Đồng Quan 107.185,2 107.185,2 100 312 312 5 Tân Thượng 78.046,5 78.046,5 100 249 249 6 Khuân Tâm 149.287,2 149.287,2 100 182 182 7 Đồng Chanh 57.153,7 57.153,7 100 184 184 8 Tân Tiến 141.324,3 141.324,3 100 224 224 Tổng 1.051.674,2 1.051.674,2 100 1799 1799 (Nguồn: UBND xã Lương Thiện) Trong mọi giai đoạn nói chung và giai đoạn 2015-2017 nói riêng thì công tác cấp GCNQSDĐ luôn là chủ trương lớn của nhà nước ta nhằm giúp nhà nước quản lý được quỹ đất một cách có hệ thống, giúp cho người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong 3 năm,
  56. 51 trên địa bàn xã đã cấp được 1799 GCN với diện tích 1.052.659,1m2 chiếm 30.9% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Chứng tỏ công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Lương Thiện đã và đang được diễn ra tương đối đồng đều,quy trình và thời hạn cấp GCNQSDĐ theo đúng quy định của pháp luật và cấp được GCN cho người sử dụng đất. 4.2.2. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Lương Thiện theo đối tượng sử dụng Xã Lương Thiện gồm 8 thôn với 820 hộ gia đình, công tác cấp GCNQSDĐ đã được tiến hành và đạt được những kết quả nhất định. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình của xã được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.4: Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình trên địa bàn xã Lương Thiện Tổng diện tích cấp Tổng số Tổng số GCN Đơn vị được TT hộ (thôn) Tổng diện Tỷ lệ Số GCN Tỷ lệ cần cấp tích (m2) (%) được cấp (%) 1 Phục Hưng 89 108.843,9 100 182 100 2 Khuân Mản 141 159.255,5 100 230 100 3 Đồng Tậu 78 250.577,9 100 236 100 4 Đồng Quan 36 107.185,2 100 312 100 5 Tân Thượng 47 78.046,5 100 249 100 6 Khuân Tâm 31 149.287,2 100 182 100 7 Đồng Chanh 69 57.153,7 100 184 100 8 Tân Tiến 122 141.324,3 100 224 100 Tổng 613 1.051.674,2 100 1799 100 (Nguồn: UBND xã Lương Thiện) Công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình trên địa bàn xã đã và đang diễn ra rất đồng bộ. Đã cấp được cho 613/820 tổng số hộ gia đình, kết quả đạt được là 100 GCN cần cấp đã được cấp, không còn tồn lại GCN nào.
  57. 52 Theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước cũng như chủ trương của tỉnh về đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho người dân. Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường trong những năm vừa qua xã đã khẩn trương, tích cực lập hồ sơ và chuyển lên phòng Tài nguyên và Môi trường để tiến hành cấp giấy cho người dân, giúp cho người dân đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp về Đất đai, mặt khác có thể thế chấp vay vốn ngân hàng khi cần thiết. 4.2.3. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Lương Thiện theo mục đích sử dụng 4.2.3.1. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ ở giai đoạn 2015 - 2017 trên địa bàn xã UBND xã đã có chủ trương thực hiện đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ đối với đất ở trên địa bàn toàn xã. Vì vậy giai đoạn 2011-2013 công tác cấp GCNQSDĐ ở xã đạt được một số kết quả được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.5. Kết quả ấc p GCNQSDĐ ở của xã giai đoạn 2015-2017 Tổng số hộ Tổng diện tích Tổng số GCN Tỷ lệ TT Đơn vị (thôn) cần cấp được cấp (m2) được cấp (%) 1 Phục Hưng 7 2800 7 100 2 Khuân Mản 22 8800 22 100 3 Đồng Tậu 12 4800 12 100 4 Đồng Quan 15 6000 15 100 5 Tân Thượng 10 4000 10 100 6 Khuân Tâm 13 5200 13 100 7 Đồng Chanh 8 3200 8 100 8 Tân Tiến 19 7600 19 100 Tổng 106 42400 106 100 (Nguồn: UBND xã Lương Thiện)
  58. 53 Trong giai đoạn 2015-2017, xã đã cấp được toàn bộ GCNQSDĐ đối với đất ở cho tổng số diện tích đất cần cấp GCN. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân đã tạo cho họ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của luật đất đai, đồng thời làm cơ sở cho nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất. 4.2.3.1. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp của xã Lương Thiện giai đoạn 2015 – 2017 Việc hoàn thành giao đất cấp GCNQSDĐ nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước vừa là quan trọng vừa là cấp bách trong cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Theo thống kê của xã năm 2017 diện tích đất nông nghiệp là 3.098,05 ha, kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp được thể hiện như sau: Bảng 4.6: Tổng hợp số hộ đã được cấp GCNQSD đất nông nghiệp tại xã Lương Thiện giai đoạn 2015 - 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đơn vị Số hộ Tổng số Số hộ Tổng số Số hộ Tổng số TT (thôn) đăng kí GCN đăng kí GCN đăng kí GCN cấp GCN được cấp cấp GCN được cấp cấp GCN được cấp 1 Phục Hưng 32 32 27 27 30 116 2 Khuân Mản 10 10 115 182 16 16 3 Đồng Tậu 42 105 22 57 14 62 4 Đồng Quan 18 69 10 142 8 86 5 Tân Thượng 15 98 16 23 16 118 6 Khuân Tâm 11 22 9 45 11 102 7 Đồng Chanh 38 99 14 14 17 63 8 Tân Tiến 14 14 36 37 72 154 Tổng 180 449 249 527 184 717 (Nguồn: UBND xã Lương Thiện)
  59. 54 Bảng 4.7: Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã Lương Thiện đã được cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2015-2017 Diện tích đã cấp Tên đơn vị Diện tích cần TT Tổng diện tích Tỷ lệ (thôn) cấp (m2) (m2) (%) 1 Phục Hưng 105.683,9 105.683,9 100 2 Khuân Mản 150.425,5 150.425,5 100 3 Đồng Tậu 245.777,9 245.777,9 100 4 Đồng Quan 101.185,2 101.185,2 100 5 Tân Thượng 74.046,5 74.046,5 100 6 Khuân Tâm 144.087,2 144.087,2 100 7 Đồng Chanh 53.953,7 53.953,7 100 8 Tân Tiến 133.724,3 133.724,3 100 Tổng 888.884,2 888.884,2 100 (Nguồn: UBND xã Lương Thiện) Qua 2 bảng số liệu trên cho thấy công tác cấp GCNQSDĐ đối với đất nông nghiệp đã đạt được kết quả cao 100% GCN được cấp cho các hộ xin đăng kí cấp GCNQSDĐ. Số diện tích đất nông nghiệp đã được cấp trong giai đoạn 2015-2017 là 888.884,2m2 (88.89ha) chiếm 2,87% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tuy chưa cấp được hết GCN cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trong toàn xã nhưng cũng góp phần quan trọng vào công tác quản lý nhà nước về đất đai. 4.2.4. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ theo thời gian cấp trên địa bàn xã giai đoạn 2015-2017 Từ khi luật Đất đai ra đời và có hiệu lực, công tác cấp GCNQSDĐ của xã đã được đẩy mạnh nhằm hoàn thiện việc đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ.
  60. 55 Kết quả cấp GCNQSDĐ theo thời gian cấp được thể hiện qua bảng: Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSDĐ theo thời gian cấp trên địa bàn xã giai đoạn 2015-2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng diện Tổng diện Tổng diện Đơn vị Tỉ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ TT tích được tích được tích được (thôn) (%) (%) (%) cấp (m2) cấp (m2) cấp (m2) 1 Phục Hưng 42.036,3 100 30.910,3 100 35.537,3 100 2 Khuân Mản 19.739,3 100 112.394,5 100 27.091,7 100 3 Đồng Tậu 95.067 100 83.301,6 100 72.209,3 100 4 Đồng Quan 29.626,6 100 43.260,2 100 42.589,4 100 5 Tân Thượng 21.459,3 100 25.107,9 100 31.479,3 100 6 Khuân Tâm 41.695,4 100 16.696,4 100 90.895,4 100 7 Đồng Chanh 29.831,4 100 9830 100 17.489,6 100 8 Tân Tiến 29.125,4 100 54.906,2 100 57.292,7 100 Tổng 308.580,7 100 376.407,1 100 374.584,7 100 (Nguồn: UBND xã Lương Thiện) Nhìn chung công tác cấp GCNQSDĐ giữa các năm không có sự biến động lớn. Tỷ lệ cấp GCN đạt 100% đối với tổng diện tích đất cần cấp GCN. 4.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân trên địa bàn xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang về các hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  61. 56 Bảng 4.9: Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSD đất (ĐVT:Tỷ lệ trả lời đúng % ) Hiểu biết Không hiểu biết Nội dung những câu hỏi Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) 1. Những hiểu biết chung về 35 87,5 5 12,5 GCNQSDĐ 2. Về điều kiện cấp GCNQSDĐ 35 87,5 5 12,5 3. Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ 30 75 10 25 4. Về nội dung ghi trên GCNQSDĐ 38 95 2 5 5. Về kí hiệu các loại đất 32 80 8 20 6. Về cấp mới GCNQSDĐ 36 90 4 10 7. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ 28 70 12 30 Trung bình 33 83,57 7 83,57 (Nguồn: Phiếu điều tra về công tác cấp GCNQSDĐ) Qua điều tra kết quả điều tra 40 hộ thì có 33 hộ có sự hiểu biết về công tác cấp GCNQSDĐ chiếm 83,57% tổng số hộ được điều tra, số còn lại chủ yếu là các hộ không hiểu biết và mức độ hiểu biết thấp. 4.4. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy, hoàn thiện công tác cấp GCNQSDĐ tại Xã Lương Thiện 4.4.1. Thuận lợi - Xã Lương Thiện là một xã miền núi, nằm về phía đông bắc của huyện Sơn Dương, nói chung nhân dân trong xã đã nhận thức được tầm quan trọng của thửa đất của mình được cấp giấy GCNQSDĐ để được thực hiện các hình thức chuyển quyền sử dụng đất trong đó chủ yếu là các hình thức chuyển nhượng, thế chấp và tặng cho quyền sử dụng đất.
  62. 57 - Đảng ủy, UBND xã Lương Thiện đã tạo điều kiện lớn cho công tác cấp GCNQSDĐ. - Được sự giúp đỡ thường xuyên của UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong công tác quản lý Đất đai. - Hệ thống bản đồ đã được đo đạc, phục vụ cho quản lý Đất đai và cấp GCNQSDĐ. - Việc cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân đã đạt được kết quả tốt đảm bảo đúng chính sách của Nhà nước tạo điều kiện để các chủ sử dụng thực hiện các hình thức chuyển quyền sử dụng đất và nghĩa vụ của mình. 4.4.2. Khó khăn - Công tác quản lý nhà nước về Đất đai trên địa bàn xã chỉ có một cán bộ nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất của xã. - Việc quản lí hồ sơ địa chính vẫn còn thủ công, chưa được tin học hoá. - Công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về đất đai đến nhân dân còn hạn chế. Một bộ phận nhân dân do trình độ nhận thức hiểu biết, mức độ tự giác chấp hành các chính sách pháp luật về đất đai chưa cao dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện công tác quản lý về đất đai. - Ngoài ra còn do điều kiện đi lại ở một số thôn còn khó khăn, làm ảnh hưởng đến việc xin cấp GCNQSDĐ của hộ gia đình. Do vậy vẫn còn rất nhiều diện tích các loại đất chưa được cấp GCN. 4.4.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy công tác cấp GCNQSDĐ - Xã Lương Thiện cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý và sử dụng Đất đai chặt chẽ để phòng chống những vi phạm trong pháp luật Đất đai như tranh chấp về đất đai. Cần phổ biến sâu rộng chính sách, pháp luật đất đai của Nhà nước để người dân hiểu biết về những chính sách pháp luật đó và biết được những hành vi nào vi phạm pháp luật về Đất đai.
  63. 58 - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến vận động hướng dẫn nhân dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách của nhà nước và quy định của địa phương về công tác quản lý nhà nước. - Cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ địa chính, tăng cường trang thiết bị để phục vụ cho công tác QLĐĐ, nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất.
  64. 59 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn 2015-2017 công tác này có vai trò lớn trong việc quản lý nhà nước về đất đai và góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Về kết quả cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2015-2017 đạt được như sau: - Cấp GCNQSDĐ cho 613 hộ gia đình trong tổng số 820 hộ cần cấp theo kế hoạch chiếm 74,76%. Với 1799 GCNQSDĐ. - Đất nông nghiệp cấp được 88,89ha chiếm 2,87% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. - Đất ở cấp được 42400m2 (4,24ha) chiếm 17,1% tổng số diện tích đất ở trong toàn xã cho 106 hộ gia đình cá nhân. Về kết quả cấp GCNQSDĐ qua điều tra hộ gia đình Theo số liệu điều tra 40 hộ trên toàn xã: - Về trình độ hiểu biết về cấp GCNQSDĐ đạt tỷ lệ cao có 35 hộ trả lời đúng chiếm 87,5%, có 5 hộ chưa trả lời được chiếm 12,5%. - Về điều kiện cấp GCNQSDĐ cũng đạt tỷ lệ cao có 35 hộ trả lời đúng, chiếm 87,5%, còn 5 hộ chưa trả lời đúng, chiếm 12,5%. - Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ có 30 hộ trả lời đúng, chiếm 75%, còn 10 hộ chưa trả lời được, chiếm 25%. - Về nội dung ghi trên GCNQSDĐ đạt tỉ lệ cao nhất có 38 hộ trả lời đúng, chiếm 95%. Còn 2 hộ trả lời chưa đúng chiếm 5%. - Về ký hiệu các loại đất có 32 hộ trả lời đúng chiếm 80%, còn 8 hộ trả lời chưa được chiếm 20%. - Về cấp mới GCNQSDĐ có 36 hộ trả lời đúng chiếm 90%, còn 4 hộ chưa trả lời được chiếm 10%.
  65. 60 - Về thẩm quyền cấp GCNQSDĐ đạt tỉ lệ thấp nhất có 28 hộ trả lời đúng chiếm 70%, còn có 12 hộ chưa trả lời đúng chiếm 20%. Tỷ lệ hộ gia đình chưa hiểu rõ về công tác cấp GCNQSDĐ chỉ còn một phần tỷ lệ nhỏ, tuy nhiên vẫn gây khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy. Nhìn chung tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã đạt kết quả tương đối cao, xong vẫn tồn tại một số khó khăn khiến công tác cấp giấy bị ngưng trệ, nhất là nhận thức của người dân về công tác cấp giấy chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ nên còn nhiều hộ gia đình chưa xin đăng kí, cấp GCNNQSDĐ. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân nói chung và đối với lĩnh vực đất đai nói riêng. 5.2. Đề nghị Sau quá trình tìm hiểu công tác đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Lương Thiện, để góp phần cho công tác này đạt được hiệu quả cao hơn trong những năm tới em xin đưa ra một số đề nghị sau. Trước hết UBND tỉnh cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng Luật đất đai 2013 vào công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác cấp giấy của các xã đảm bảo khoa học và đúng pháp Luật. Tạo mọi điều kiện làm việc thuận lợi, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng, tăng cường chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn và thi hành các văn bản mới cho cán bộ địa chính xã. Cán bộ chuyên môn đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai ở xã thực hiện tốt công tác kiểm tra việc sử dụng đất để tránh các trường hợp vi phạm về đất đai như tranh chấp, lấn chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp Luật cho nhân dân. Mặt khác cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các
  66. 61 cấp, tập trung chỉ đạo đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng yêu cầu, đúng quy định của pháp Luật. Chú trọng đầu tư nguồn kinh phí để thực hiện cho công tác kê khai đăng kí, cấp GCNQSDĐ.
  67. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật đất đai 2003 - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội. 2. Luật đất đai 2013- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội. 3. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai. 4. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2016), Bài giảng quản lý nhà nước về đất đai, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 5. Nguyễn Thị Lợi (2010), Bài giảng đăng kí thống kê đất đai, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 6. Nguyễn Thị Lợi (2016), Bài giảng đăng kí thống kê đất đai, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 7. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang (2017), Báo cáo số 217/BC-STNMT về tiến độ thực hiện cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (tính đến ngày 31/10/2017). 8. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. 9. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. 10. Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ. 11. UBND xã Lương Thiện (2017), Báo cáo kết quả thống kê đất đai. 12. UBND xã Lương Thiện (2017), Biểu 01/TKĐĐ thống kê, kiểm kê diện tích đất đai theo đối tượng sử dụng và quản lý
  68. 63 13. UBND xã Lương Thiện (2017), kết quả đăng kí, cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2015-2017 14. Website, www.google.com tình hình cấp giấy chứng nhận trong nước. 15. Website, www.google.com tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.