Khóa luận Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A Uông Bí - Bắc Ninh, đoạn qua địa bàn thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh

pdf 69 trang thiennha21 13/04/2022 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A Uông Bí - Bắc Ninh, đoạn qua địa bàn thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_boi_thuong_giai_phong_mat_bang_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A Uông Bí - Bắc Ninh, đoạn qua địa bàn thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN THỊ THẢO Tên khóa luận: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP QUỐC LỘ 18A UÔNG BÍ – BẮC NINH (ĐOẠN QUA THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU), TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Địa Chính Môi Trường Khoa: Quản lý Tài nguyên Lớp: K46 – ĐCMT – N01 Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên, 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN THỊ THẢO Tên khóa luận: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP QUỐC LỘ 18A UÔNG BÍ - BẮC NINH (ĐOẠN QUA THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU), TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Địa Chính Môi Trường Lớp: K46 - ĐCMT - N01 Khoa: Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: ThS.Dương Thị Thanh Hà Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu tại trường em đã được phân công về thực tập tốt nghiệp tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đến nay em đã thực tập xong và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn ThS. Dương Thị Thanh Hà đã hướng dẫn giúp đỡ em tận tình và chu đáo trong suốt quá trình học tập và triển khai nghiên cứu đề tài. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban Lãnh đạo và toàn thể các anh, chị, cô, chú cán bộ của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và trực tiếp giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Bên cạnh đó em cũng nhận được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tận tình của gia đình và bạn bè của em. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn trước sự giúp đỡ quý báu đó. Em xin chân thành cảm ơn ! Quảng Ninh, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Thảo
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Đông Triều 25 Bảng 4.2. Dân số giai đoạn 2015 - 2017 của thị xã Đông Triều 26 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Đông Triều năm 2017 29 Bảng 4.5 Giá đất ở theo nhà nước quy định và theo quyết định bồi thường 35 Bảng 4.6. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp của dự án 37 Bảng 4.7. Kết quả bồi thường thiệt hại về đất của dự án 39 Bảng 4.8. Tổng hợp số tiền bồi thường của các xã, phường 41 Bảng 4.9. Tổng hợp số tiền hỗ trợ, TĐC của dự án 44 Bảng 4.10 Tổng kinh phí bồi thường của dự án 45 Bảng 4.12 Ảnh hưởng đến an ninh trật tự của người dân nằng trong dự án 47 Bảng 4.13 Ảnh hưởng môi trường sống của người dân nằng trong dự án 47
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Phương pháp SWOT 19 Hình 4.1. Sơ đồ vị trí thị xã Đông Triều 20
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Tên đầy đủ 7 BTC Bộ tài chính 11 BTGPMB Bồi thường giải phóng mặt bằng 3 CP Chính phủ 9 GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 10 GPMB Giải phóng mặt bằng 6 HĐND Hội đồng nhân dân 12 HT&TĐC Hỗ trợ và tái định cư 2 NĐ Nghị định 4 QĐ Quyết định 13 TĐC Tái định cư 8 TN&MT Tài nguyên và môi trường 5 TT Thông tư 1 UB Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 4 2.2. Một số khái niệm liên quan tới công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 6 2.2.1. Khái quát về công tác bồi thường GPMB 6 2.2.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường GPMB 7 2.2.3. Những yếu tố tác động đến công tác GPMB 8 2.2.4. Thực trạng về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên thế giới và ở Việt Nam 9 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
  8. vi 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 3.3. Nội dung nghiên cứu. 16 3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã Đông Triều 16 3.3.2. Vài nét về tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa bàn thị xã Đông Triều 17 3.3.3 . Đánh giá công tác BT& GPMB của dự án cải tạo,nâng cấp đường QL 18 đoạn qua thị xã Đông Triều 17 3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và đề xuất những phương án giải quyết 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 17 3.4.2. Phương pháp kế thừa 18 3.4.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu 18 3.4.4. Phương pháp phân tích SWOT 18 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Đông Triều 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều 25 4.2. Vài nét tình hình quản lý, sử dụng đất của thị xã Đông Triều 27 4.3 . Đánh giá về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng câp đường QL18 đoạn qua thị xã Đông Triều 30 4.3.1 Khái quát chung về dự án 30 4.3.2 Thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án 31 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác Bồi thường, GPMB và đưa ra hướng giải quyết 48 4.4.1. Thuận lợi 48
  9. vii 4.4.2. Khó khăn 50 4.4.3. Đề xuất phương án giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm 52 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 5.1. KẾT LUẬN 54 5.2. KIẾN NGHỊ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC 58
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước do Đảng đề ra, đất nước ta có nhiều khởi sắc, bộ mặt nền kinh tế thị trường theo xu hướng xã hội chủ nghĩa đang vươn trên đà phát triển với những khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, văn hóa các dự án liên doanh trong và ngoài nước, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình như: giao thông, thể thao, giải trí đã và đang đưa vào hoạt động trên diện tích hàng nghìn ha Cùng với sự phát triển của cả nước về kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Ninh nói chung, thị xã Đông Triều nói riêng trong thời gian qua đã có nhiều công trình dự án được thực hiện nhằm mục đích đẩy mạnh nền kinh tế của toàn tỉnh, toàn thị xã nâng cao chất lượng của người dân góp phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển của cả nước. Tuy nhiên có những dự án đã hoàn thành, các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn nhiều đơn thư khiếu nại. Nguyên nhân chính có phải là mức bồi thường chưa thỏa đáng hay ở một nguyên nhân chủ quan nào khác? Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của công tác GPMB, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo ThS.Dương Thị Thanh Hà em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A Uông Bí - Bắc Ninh, đoạn qua địa bàn thị xã Đông Triều- Tỉnh Quảng Ninh”.
  11. 2 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Uông Bí - Bắc Ninh, đoạn qua địa bàn thị xã Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh để thấy được những thuận lợi và khó khăn.Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu tình hình cơ bản của thị xã Đông Triều ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng như thế nào? - Nghiên cứu những ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng Dự án cải tạo nâng cấp đường quốc lộ 18A, đoạn qua địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh để thấy được những thuận lợi và khó khăn. - Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất để cải tạo nâng cấp quốc lộ 18A, đoạn qua địa bàn thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh đến đời sống người dân ở đây như thế nào. - Đề xuất các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân bị thu hồi đất hiện tại và tương lai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp em củng cố những kiến thức đã học trên lớp, học hỏi, tiếp thu vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm vào thực tế trong lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng, rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong nghiên cứu khoa học, cụ thể là công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ sở thực tiễn để đánh giá chung tình hình đời sống việc làm của người dân trước và sau khi bị Nhà nước thu hồi đất.
  12. 3 Kết quả của đề tài giúp cho các nhà quản lí đất đai rút ra kinh nghiệm, thấy được những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, từ đó có biện pháp thúc đẩy công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, quy hoạch của thị xã
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Nhu cầu thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và đầu tư xây dựng các công trình công cộng, phát triển đô thị, các dự án sản xuất, kinh doanh là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư thì công tác giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng và có tính đặc thù, không những ảnh hưởng lớn đến tiến độ đầu tư mà còn liên quan đến sự ổn định tình hình kinh tế, chính trị - xã hội. Hiện nay, vấn đề bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Không chỉ vậy, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn là vấn đề phức tạp mang tính chất chính trị, kinh tế - xã hội tổng hợp, đòi hỏi được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, các tổ chức và cá nhân. Để làm giảm những mâu thuẫn trên, đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải thiện các chính sách về đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các chính sách này cũng có những bất cập, hạn chế nhất định, nhất là mức giá bồi thường thiệt hại và việc khôi phục mức sống cho các hộ dân bị di chỗ ở chuyển đến nơi ở mới, hoặc mất nguồn thu nhập chính do phải di chuyển, giải phóng mặt bằng. 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 2.1.2.1. Các văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan đến công tác BT& GPMB - Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014, để hướng dẫn việc bồi thường GPMB theo quy định của
  14. 5 Luật Đất đai 2013, một số văn bản được ban hành có liên quan đến công tác bồi thường GPMB - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điêu của luật đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp xác định giá đất; xây dựng điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất; - Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 cuả Chính phủ quy định về khung giá đất. - Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất 2.1.2.2. Các văn bản pháp quy của địa phương liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng - Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh".
  15. 6 - Quyết định số 3238/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019". - Quyết định số 398/2012/QĐ-UBND ngày 27/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc ban hành Bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầu tư vào đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh". - Quyết định số 4234/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc ban hành Bộ đơn giá bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh". - Quyết định số 1813/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường, bố trí tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí (đoạn qua tỉnh Quảng Ninh). 2.2. Một số khái niệm liên quan tới công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 2.2.1. Khái quát về công tác bồi thường GPMB Công tác bồi thường GPMB là việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những thay đổi về mọi mặt, với tốc độ phát triển nhanh và đạt những thành quả hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước. Do đó đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với quá trình công nghiệp hoá tốc độ đô thị hoá ngày càng mạnh, kéo theo những thay đổi đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng đất, đất nông nghiệp giảm dẫn đến đất phi nông nghiệp tăng lên (đất khu công nghiệp, đất đô thị, đất giao thông, đất thuỷ lợi). Vì vậy việc thu hồi đất là không tránh khỏi.
  16. 7 Việc bồi thường có thể tiến hành bằng tiền hoặc bằng vật chất khác có thể do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thoả thuận của các chủ thể. Bồi thường thiệt hại về đất đai thực chất là việc giải quyết mối quan hệ về kinh tế giữa Nhà nước với người được giao đất, cho thuê đất và những người bị thu hồi đất. Bồi thường thiệt hại về đất phải được thực hiện theo quy định của của nhà nước về giá đất, phương thức thu hồi và thanh toán. Nó vừa đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất đồng thời cũng đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của người nhận đất thu hồi để sử dụng, tức là phải giải quyết hài hoà lợi ích của cả ba đối tượng này. 2.2.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường GPMB Quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp, nó thể hiện khác nhau giữa các dự án, liên quan đến lợi ích của toàn xã hội. Do đó quá trình bồi thường GPMB có đặc điểm sau: + Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên các vùng khác nhau với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, mức độ tập trung dân cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến quá trình giải phóng mặt bằng có đặc trưng nhất định. Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ Quá trình giải phóng mặt bằng cũng có đặc trưng riêng của nó. Đối với khu vực ngoại thành hoạt động chủ yếu của dân cư là nông nghiệp, do đó GPMB cung được tiến hành với những đặc trưng riêng biệt. + Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, đối với mọi người dân. Đối với vùng nông thôn thì đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu trình độ sản xuất nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn, do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn thu được lợi nhuận cao
  17. 8 hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Tình hình đó dẫn đến công tác tuyên truyền vận động dân di chuyển là rất khó khăn.Việc hỗ trợ nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Mặt khác cây trồng vật nuôi trên vùng đất này cũng đa dạng không tập trung một loại cây trồng vật nuôi nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường. 2.2.3. Những yếu tố tác động đến công tác GPMB Quá trình bồi thường GPMB diễn ra hết sức phức tạp và nhạy cảm.Trong đó có rất nhiều yếu tố tác động, nó có thể thúc đẩy quá trình bồi thường GPMB diễn ra nhanh hay chậm. Quá trình bồi thường GPMB diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một số yếu tố chính mà chúng ta cần quan tâm khi tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB như sau: - Chính sách bồi thường, TĐC của Nhà nước - Quy mô dự án và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai - Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất. - Việc ban hành và tổ chức thực hiệc các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất tác động đến công tác bồi thường GPMB - Tác động của công tác giao đất, cho thuê đất; - Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai - Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất tác động đến công tác bồi thường GPMB - Nhận thức của người dân bị thu hồi đất
  18. 9 2.2.4. Thực trạng về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.4.1. Công tác bồi thường,GPMB trên thế giới - Tại Australia Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa Anh, nhờ vậy cơ sở và hệ thống pháp luật, quản lý xã hội nói chung và quản lý sở hữu sử dụng đất đai nói riêng được hình thành từ rất sớm. Pháp luật và chính sách đất đai của Astralia mang tính kế thừa và phát triển liên tục, không bị thay đổi và gián đoạn bởi các thay đổi về thể chế chính trị. Trên cơ sở tập hợp và vận dụng , pháp luật và chính sách đất đai phát triển nhất quán, ngày càng hoàn thiện thộc loại hàng đầu Thế giới. Luật đất đai ở Astralia quy định đất đai của quốc gia thuộc hai loại sởhữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Luật đất đai bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai. Chủ sở hữu đất đai có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp và thừa kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai. Luật cũng quy định Nhà nước có quyền trưng thu đất nhân phục vụ vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, nhưng việc trưng thu gắn liền với việc Nhà nước thực hiện bồi thường. Mỗi Bang, ngoài Luật Đất đai ra còn có các văn bản quy định cụ thể việc thực hiện và các đạo luật khác có liên quan nhằm bảo vệ tối đa hiệu quả trong việc sử dụng đất đai. Về quản lý các công trình công cộng, Luật quy định được lấy đất để làm đường bộ, đường sắt và các công trình công cộng cần thiết khác. Phạm vi pháp luật này rất rộng đối với tất cả các công trình công cộng mang lại lợi ích cho Nhà nước và cho người dân. Quyền lấy đất và cấp cho các công trình công trình công cộng là quy tắc chung bao trùm các Luật có liên quan tới đất, ngay cả trong trường hợp mảnh đất đó thuộc sở hữu tư nhân, giấy
  19. 10 chứng nhận đó có ghi quyền được bảo lưu của Nhà nước lấy mảnh đất đó phục vụ cho công trình công cộng(Ánh Tuyết, 2002)[4] -Tại Thái Lan Ở Thái Lan, Hiến pháp 1982 quy định việc trưng dụng đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các công trình công cộng khác phải theo thời giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các quy định này, các ngành có quy định chi tiết cho việc trưng dụng đất cho ngành mình. Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật trưng dụng về bất động sản áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào việc xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai sử dụng vào mục đích công cộng. Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra những quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường, tái định cư, nguyên tắc cụ thể xác định bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường tái định cư, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện(Viện Nghiên Cứu địa chính 2002)[18] 2.2.4.2. Công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam - Tại Thanh Hóa Công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Thanh Hóa Xác định làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là góp phần quan trọng cho các dự án trọng điểm, đa mục tiêu hoàn thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng, cả tỉnh nói chung vì vậy Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa và các ngành
  20. 11 chức năng đã tập trung chỉ đạo sát sao, tăng cường kiểm tra tiến độ thực hiện và đề ra biện pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tạo điều kiện cho các đơn vị liên quan làm nhiệm vụ. Ban giải phóng mặt bằng và tái định cư thành phố (được thành lập từ tháng 7 - 2006) đã chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thành lập hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng, tăng cường cán bộ bám hiện trường, tập trung chỉ đạo sâu sát với mục tiêu mỗi dự án công tác giải phóng mặt bằng không những bảo đảm tiến độ mà còn phải được triển khai theo đúng quy định của pháp luật. Từ khi thành lập đến năm 2013, Ban giải phóng mặt bằng và Tái định cư thành phố đã thực hiện giải phóng mặt bằng trên 100 dự án. Hiện nay ban 17 đang gấp rút triển khai giải phóng mặt bằng 77 dự án với diện tích thu hồi 967,45ha, ứng với 19.772 hộ ảnh hưởng, trong đó có 5.962 hộ phải di chuyển. Riêng trong năm 2013 đã phê duyệt được 1.018 tỷ đồng và chi trả được khoảng 900 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn. Đối với các hộ dân, đơn vị phải di dời đã được Ban giải phóng mặt bằng và Tái định cư tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa bố trí tái định cư tại các phường, xã trên địa bàn theo hướng nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã góp phần quan trọng cho nhiều dự án trên địa bàn như dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa (CSEDP), tiểu dự án 2 thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Dốc Xây – thành phố Thanh Hóa, khu đô thị số 1 trung tâm thành phố Thanh Hóa, Đại lộ Nam sông Mã, tuyến đường từ ngã ba Voi (thành phố Thanh Hóa) đi thị xã Sầm Sơn, hệ thống tiêu úng Đông Sơn, nhiều khu dân cư, khu tái định cư trên địa bàn,v.v đã và đang đồng loạt triển khai thi công. Điển hình như dự án CSEDP. Đây là dự án lớn, đa lĩnh vực, có phạm vi ảnh hưởng rộng, đi qua 11 phường, xã của thành phố Thanh Hóa với diện tích đất phải thu hồi 87,3ha, có 1.557 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 257
  21. 12 hộ và 6 cơ quan, đơn vị phải di chuyển, tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án dự kiến khoảng 531 tỷ đồng. Hơn nữa, thực hiện cam kết với các nhà tài trợ, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án CSEDP phải triển khai gấp rút, trong thời gian ngắn, bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị liên quan để triển khai thi công các công trình đúng tiến độ. Do tập trung huy động các nguồn lực phục vụ giải phóng mặt bằng dự án CSEDP, đến tháng 12-2013, Ban giải phóng mặt bằng và Tái định cư thành phố đã bàn giao mặt bằng tất cả các gói thầu xây lắp của dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị triển khai thi công đồng bộ các hạng mục công trình. Hiện nay, còn một số 18 công trình trên tuyến như đường ống nước, cáp viễn thông, hệ thống điện phải di chuyển đang được Ban giải phóng mặt bằng và Tái định cư thành phố khẩn trương thực hiện để sớm bàn giao 100% mặt bằng sạch cho Ban Quản lý Dự án CSEDP. Nét nổi bật trong giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn thành phố Thanh Hóa là Ban giải phóng mặt bằng và Tái định cư đã triển khai các giải pháp đồng bộ, huy động các nguồn lực, tập trung chỉ đạo quyết liệt với mục tiêu thực hiện khẩn trương, dứt điểm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Cùng với việc kiên trì tuyên truyền, vận động, Ban giải phóng mặt bằng và Tái định cư thành phố và các phường, xã có đất phải thu hồi đã quán triệt sâu rộng trong đảng viên và nhân dân Luật Đất đai, nhất là các quyền của người sử dụng đất, khung giá bồi thường các loại đất; các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà nước; mục đích, ý nghĩa của dự án sau khi hoàn thành xây dựng; niêm yết công khai phương án bồi thường giải phóng mặt bằng để người dân, đơn vị ảnh hưởng có ý kiến,vv Ban giải phóng mặt bằng và Tái định cư đã phối hợp với các phòng, ban liên quan thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, các phường, xã xác định nguồn gốc đất bị ảnh hưởng; tổ chức họp với từng thôn, xóm, hộ dân, đơn vị bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho tất cả các hộ dân, đơn vị dân chủ bàn bạc và quyết
  22. 13 định những công việc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Việc kiểm kê nhà cửa, cây cối, tính toán áp giá phục vụ giải phóng mặt bằng theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa là chính xác, đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước, không để người dân, đơn vị ảnh hưởng thiệt thòi. Những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân đã được ghi nhận và giải quyết thấu tình, đạt lý. Đồng thời, Ban giải phóng mặt bằng và Tái định cư thành phố đã tìm địa điểm, lập quy hoạch xây dựng một số khu tái định cư để di chuyển các hộ dân bị ảnh hưởng về nơi ở mới( Đặng Thái Sơn)[2] - Tại Thái Nguyên Là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, Thái Nguyên có 9 đơn vị hànhchính trực thuộc bao gồm một thành phố, một thị xã và 7 huyện, là một trongnhững trung tâm để giao lưu, kinh tế, chính trị văn hoá khoa học giáo dục, ytế, đầu mối giao lưu giữa thủ đô Hà Nội với vùng việt Bắc kết hợp với mạng lưới giao thông thuận lợi, đây là điều kiện thuận lợi, là cơ hội để đón nhận sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, việc GPMB để thực hiện các dự án trên địa bàn đang được các cấp chính quyền trong tỉnh hết sức quantâm, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn gây ảnh hưởngđến tiến độ của dự án, kinh phí của nhà nước do nhiều nguyên nhân khácnhau theo từng dự án cụ thể. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên thu hút rất nhiều dự ánlớn, công tác bồi thường GPMB cũng có những bước đột phá, cơ bản đã hoàn thành và đáp ứng được tiến độ xây dựng của dự án. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo công tác GPMB tỉnh, trong hơn một năm qua, Thái Nguyên đã thựchiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB cho 210 dự án, trong đó hoàn thành giao mặt bằng cho nhà đầu tư 137 dự án với tổng diện tích đất thu hồitrên 20 triệu m2 và tổng số tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ GPMB lên tới hơn1000 tỷ đồng. Các dự án lớn tiêu biểu vẫn đang được triển khai và dần
  23. 14 hoàn thiện trên địa bàn tỉnh như: Dự án Khu đô thị Hồ Xương Rồng, Khu dân cư Hồ Xương Rồng do Công ty cổ phần Sông Đà 2 làm chủ đầu tư với diện tích quy hoạch là 45 ha cơ bản đã giải quyết được 93% công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB, thực hiện được khoảng trên 50% giá trị đầu tư của dự án, Khu đô thị đang góp phần tạo ra một điểm nhấn quan trọng cho bức tranh đô thị TháiNguyên; Dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đã giải quyết xong, đạttrên 90% khối lượng, GPMB được khoảng 256,7 ha; Dự án Nhà hát Ca múa nhạc Việt Bắc đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ và GPMB đạt 98% khối lượng, đang trong bước quy hoạch xây dựng; Dự án đường Bắc Sơn, đường Minh Cầu kéo dài và Khu dân cư số 1 phường Hoàng Văn Thụ do Công ty TNHH Đầu tư Thái Nguyên làm chủ đầu tư, đến nay đã triển khai thi côngđược trên 80% khối lượng công trình; Dự án Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (NuiPhao Mining) cơ bản đã hoàn thành và đi vào hoạt độngvới 100% vốn từ nước ngoài, tổng diện tích quy hoạch là 650 ha với 1062 hộtrong khu vực GPMB; Dự án xây dựng Nhà máy điện tử Samsung, các dự ánvệ tinh của Samsung, các công trình phụ trợ tại huyện Phổ Yên và dự án Nhà máy điện tử Glonics tại phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên, đây là một trong những dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất vào tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua và cũng là dự án có tiến độ GPMB nhanh nhất trong toàn tỉnh, đến năm 2013 công tác GPMB đã hoàn thành 100%, dựán đang được xây dựng và đi vào sản xuất; Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều dự án đang được triển khai như:Dự án xây dựng khu hành chính và tái định cư xã Phúc Hà thuộc phường Quán Triều; Dự án xây dựng Bến xe khách phía Nam thành phố nằm trên địa phận phường Tích Lương; Dự án Khu dân cư số 5 phường Phan Đình Phùng; Dự án xây dựng Khách sạn Đài Bắc 5 sao; Dự án Khu dân cư Đồi Yên Ngựa phường Quang Trung;
  24. 15 Tóm lại, trong nhưng năm gần đây, công tác bồi thường GPMB của tỉnh Thái Nguyên có những bước đột phá, hoàn thành khối lượng lớn, cơ bản đáp ứng được tiến độ các dự án xây dựng hạ tầng và đầu tư trên địa bàn. Tuynhiên, một số dự án vẫn còn đang trì trệ, chưa đảm bảo tiến độ do nhiều nguyên nhân. Khó khăn lớn nhất trong công tác bồi thường GPMB là cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ luôn có sự thay đổi, có chỗ còn chưa phù hợp gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB. Việc bố trí tái định cư cho các hộ phải di chuyển chỗ ở còn chậm thường là cùng và sau dự án chính được triển khai, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của các hộ dân. Một số dự án trước đây việc bố trí kinh phí bồi thường GPMB không kịp thời, chưa bố trí kế hoạch tái định cư, khi chính sách thay đổi phải trình duyệt lại, làm kéo dài thời gian, tiến độ thực hiện, gây bức xúc cho người dân trong vùng dự án.Công tác quản lý Nhà nước về đất đai và quy hoạch xây dựng trước đây còn tồn tại ở một số địa phương còn chưa tốt, các trường hợp xây dựng nhà trên đất lấn chiếm, làm nhà và công trình đón bồi thường đã ngăn chặn nhưng còn, thiếu chế tài xử lý triệt để. Bên cạnh đó, cùng với việc đa số các hộ dân ủng hộ chính sách bồi thường GPMB của Nhà nước vẫn còn những hộ chây ỳ, lợi dụng kẽ hở của chính sách gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều dự án triển khai chậm hoặc khó triển khai, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.( Trần Trang ,Thái Nguyên: 8 tháng đầu năm 2016 giải phóng mặt bằng 135 dự án)[3]
  25. 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự cải tạo, nâng cấp đường QL18 Bắc Ninh -Uông Bí đoạn qua thị xã Đông Triều,Tỉnh Quảng Ninh - Các hộ gia đình cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bồi thường và GPMB 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Đường QL18 đoạn qua Thị Xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Thời gian: Từ 08/2017 đến 03/11/2017. 3.3. Nội dung nghiên cứu. 3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã Đông Triều 3.3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thị xã. - Vị trí địa lý. - Địa hình địa mạo. - Khí hậu và lượng mưa. - Các nguồn tài nguyên. 3.3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội - Đặc điểm kinh tế - Đặc điểm xã hội 3.3.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội và sử dụng đất đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng - Thuận lợi - Khó khăn
  26. 17 3.3.2. Vài nét về tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa bàn thị xã Đông Triều 3.3.3 . Đánh giá công tác BT& GPMB của dự án cải tạo,nâng cấp đường QL 18 đoạn qua thị xã Đông Triều - Khái quát chung về dự án -Tổng diện tích đất bị thu hồi thực hiện dự án - Đánh giá bồi thường thiệt hại về đất - Bồi thường thiệt hại về tài sản -Đánh giá bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu -Đánh giá các chính sách hỗ trợ khác -Tổng hợp kinh phí bồi thường của dự án -Đánh giá ảnh hưởng của công tác BT và GPMB đến đời sống của người dân - Đánh giá ảnh hưởng của công tác BT và GPMB đến môi trường trong khu vực dự án 3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và đề xuất những phương án giải quyết - Thuận lợi - Khó khăn - Đề xuất các giải pháp và bài học kinh nghiệm 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp -Thu thập các số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra, khảo sát thực địa (Kết hợp với phỏng vấn người dân thuộc địa bàn nghiên cứu) trên cơ sở địa điểm cần điều tra + Địa điểm điều tra: điều tra thuộc địa bàn tại dự án nghiên cứu + Phương pháp điều tra: Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các, hộ gia đình, cá nhân trong diện bồi thường về đất. Bộ câu hỏi sẽ tập trung vào các câu hỏi để người được điều tra nhận xét về công
  27. 18 tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và điều tra thông tin về thu nhập, đời sống việc làm của người dân bị thu hồi đất sau khi dự án được thực hiện (chi tiết mẫu phiếu kèm theo phụ lục). Cách phỏng vẫn là trực tiếp tới gặp từng hộ người dân để phỏng vấn cụ thể. + Đối tượng phỏng vấn: Đối tượng là người dân bị thu hồi đất: Điều tra tiến hành lựa chọn phỏng vấn ngẫu nhiên 50 hộ gia đình, cá nhân là các hộ thuộc dự án bị thu hồi đất. 3.4.2. Phương pháp kế thừa - Kế thừa các kết quả và phương pháp trình tự thực hiện đề tài có sự liên quan đến công tác bồi thường trên địa bàn - Thu thập các tài liệu số liệu thứ cấp: Báo cáo, bản đồ quy hoạch từ các dự án, địa chính từ cán bộ địa chính - Tham khảo các văn bản và các tài liệu liên quan đến đề tài. - Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan tại các phòng, ban chức năng trên địa bàn thị xã Đông Triều 3.4.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu - Trên cơ sở số liệu thu thập, điều tra được tiến hành phân tích cụ thể. - Các số liệu điều tra thu thập được sử dụng phần mềm, Word, Excel để tổng hợp xử lý - Các số liệu từ phiếu điều tra được xử lý theo phương pháp toán học thông thường 3.4.4. Phương pháp phân tích SWOT -Khung phân tích SWOT thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của khu vực thực hiện dự án - Kết quả phân tích SWOT sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để nhận thấy những thuận lợi, khó khăn và đưa giải pháp trong vấn đề giải phóng mặt bằng.
  28. 19 Điểm mạnh Điểm yếu SWOT Cơ hội Thách thức Hình 3.1 Phương pháp SWOT - Điểm mạnh: +Vị trí địa lý của thị xã Đông Triều là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, là nơi giao lưu kinh tế giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh + Trình độ dân trí cao + Sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, triệt để của Ban chỉ đạo và Ban thực hiện GPMB - Điểm yếu: +Tình trạng người dân sử dụng đất chưa đúng mục đích, xây dựng các công trình trái phép diễn ra khá phổ biến, vì vậy khi xác định để áp giá đền bù theo quy định của Nhà nước gặp nhiều trở ngại. + Giá đất đền bù, hỗ trợ để xây dựng các dự án chưa sát với giá thị trường, còn nhiều bất cập, dẫn đến việc người dân khiếu kiện hoặc chậm bàn giao đất cho công trình - Cơ hội: + Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 18 mang đến cho thị xã Đông Triều nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và toàn tỉnh -Thách thức: +Phải tháo gỡ được các vướng mắc, khó khăn , và bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp sử dụng đất - người dân
  29. 20 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Đông Triều 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 4.1.1.1. Vị trí địa lý. Thị xã Đông Triều nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý: 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ Bắc; 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương. - Phía Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên của thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn của tỉnh Hải Dương. - Phía Đông giáp thành phố Uông Bí của tỉnh Quảng Ninh. Về đơn vị hành chính: Thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 6 phường và 15 xã. Hình 4.1. Sơ đồ vị trí thị xã Đông Triều
  30. 21 Đông Triều là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, có Quốc lộ 18 chạy qua đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo. Đông Triều vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, phía Bắc và Tây Bắc là vùng đồi thuộc cánh cung Đông triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông. Nhìn chung địa hình Đông Triều được chia thành 3 vùng chính: a. Vùng đồi núi phía Bắc: Vùng này gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, độ cao trung bình từ 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp 1031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê – Tràng Lương. Đất đai vùng này phù hợp với phát triển rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. b. Vùng giữa: Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng phía nam, bao gồm các khu vực phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến Hồng Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, phù hợp với phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp và trồng lúa. c. Vùng đồng bằng phía Nam: Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía nam quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông, địa hình khá bằng phẳng. Đất đai vùng này tương đối phì nhiêu, chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành, phù hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
  31. 22 4.1.1.3. Khí hậu và lượng mưa Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè và khô, lạnh vào mùa đông. Theo trung tâm dự báo khí tượng, thuỷ văn Quảng Ninh trong những năm từ 2014 đến 2017 khí hậu Đông Triều có những đặc trưng sau: - Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,80C, dao động từ 16,60C đến 29,400C. - Nhiệt độ vào mùa đông ở mức khá thấp, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 160C, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-50C. - Nhiệt độ mùa hè khá cao, trị số trung bình tháng 7 đạt trên 290C, trị số cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 400C. - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình ở Đông Triều tương đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1444,0 mm .] 4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên. a. Tài nguyên đất. Đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều được chia thành các nhóm đất như sau: (Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh năm 2016) Nhóm đất phèn: Diện tích 861,25 ha, chiếm 2,17% diện tích đất tự nhiên toàn thị xã, chủ yếu là đất phèn hoạt động, mặn ít, phân bố chủ yếu ở địa hình trũng thấp thuộc các xã ven sông Kinh Thầy như Hồng Thái Tây, Yên Đức, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ. Hướng sử dụng chính trên loại đất này là trồng lúa, khoai mỡ Nhóm phù sa: Diện tích 5.974,99 ha, chiếm 15% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
  32. 23 - Đất phù sa được bồi: Diện tích 147,09 ha, chiếm 2,46% diện tích nhóm đất, phân bố ở các bãi ngoài đê thuộc các xã Yên Đức, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Bình Dương. - Đất phù sa không được bồi: Diện tích 5.827,9 ha, chiếm 97,54% diện tích nhóm đất, phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực trong đê thuộc các xã Hồng Thái Tây, Yên Đức, Kim Sơn, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Bình Dương. Nhóm đất xám: Diện tích 2.570,6 ha, chiếm 6,47% diện tích tự nhiên bao gồm: - Đất xám điển hình: Diện tích 737,48 ha, chiếm 28,69% diện tích nhóm đất, phân bố ở các xã dọc theo quốc lộ 18A, nơi có địa hình cao và vàn cao. Đất xám glây: Diện tích 1833,12 ha, chiếm 71,31% diện tích nhóm đất. Phân bố ở ven chân đồi phía bắc quốc lộ 18A, đất hình thành và phát triển chủ yếu trên đá cát kết và phù sa cổ, nằm ở địa hình bậc thang thấp, hứng nước từ các khu vực lân cận nên ít thoát nước. Nhóm đất vàng đỏ: Diện tích 22.869,56 ha, chiếm 57,58% diện tích đất tự nhiên, bao gồm: + Đất vàng đỏ: Diện tích 15.174,17 ha, chiếm 66,35% diện tích nhóm đất. Phân bố ở các xã có đồi núi ở phía bắc thị xã như Xuân Sơn, Tràng Lương, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương. b. Tài nguyên nước: - Nước mặt: Đông Triều có hệ thống sông suối khá lớn, phân bố đều trong toàn thị xã, ngoài ra còn có 32 hồ đập lớn nhỏ. Đây là nguồn nước mặt dồi dào
  33. 24 để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh. - Nước ngầm: Đông Triều có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, phân bố ở các xã Bình Khê, Tràng Lương, Đức Chính, Tràng An, Việt Dân, Tân Việt, có khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân theo chương trình nước sạch nông thôn. Theo kết quả báo cáo đánh giá nguồn nước ngầm do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất – Trường Đại học Mỏ Địa chất thực hiện thì trữ lượng nước dưới đất một số khu vực như sau: Về chất lượng nước ngầm qua khai thác, thăm dò đảm bảo được độ an toàn cao, nước trung tính, kiềm nhẹ, riêng khu vực Mạo Khê nước bị nhiễm sắt, cần có biện pháp xử lý trước khi đưa vào sử dụng. c. Tài nguyên rừng: Năm 2016, Đông Triều hiện có 17.423,86 ha đất có rừng, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 51,3%, trong đó đất rừng sản xuất 6.042,24 ha chiếm 34,67% diện tích đất có rừng, rừng phòng hộ có 10.870,22 ha chiếm 62,39% diện tích rừng, rừng đặc dụng có 511,4 ha chiếm 2,94% diện tích rừng. Rừng phòng hộ tập trung ở các xã An Sinh, Tràng Lương, Bình Khê, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây. d. Tài nguyên khoáng sản Theo báo cáo đề án tổng hợp tài liệu địa chất, khoáng sản và quy hoạch hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 thì Đông Triều có 3 nhóm khoáng sản là khoáng sản cháy, khoáng sản không kim loại và khoáng sản vật liệu xây dựng, cụ thể: - Khoáng sản cháy: Than tập trung ở các xã, phường Mạo Khê, Hoàng Quế, Yên Thọ và Hồng Thái Tây. Theo số liệu kết quả thăm dò thì trữ lượng các mỏ vùng Đông Triều có trữ lượng trên 261 triệu tấn.
  34. 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều 4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Về tăng trưởng kinh tế: Trong 5 năm (2012 - 2016), kinh tế thị xã Đông Triều phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 14,2%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 15,8%/năm; ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân 16,1%/năm; ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 2,8%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 1.972 USD, tăng gần 2,0 lần so với năm 2012. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Năm 2016, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 62,6%, tăng 3,2% so với năm 2012. Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 27,1%, tăng 1,9% so với năm 2012. Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 10,3%, giảm 4,84% so với năm 2012. Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Đông Triều giai đoạn 2012 - 2016 Năm 2012 Năm 2016 Tăng (+); STT Ngành (%) (%) giảm (-) 1 Công nghiệp - xây dựng 59,4 62,6 + 3,2 2 Dịch vụ 25,2 27,1 + 1,9 3 Nông - lâm - ngư nghiệp 15,14 10,3 - 4,84 Tổng 100,00 100,00 (Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Đông Triều, 2016) Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu sử dụng lao động của thị xã Đông Triều. Trong những năm gần đây, thị xã Đông Triều đã kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các tổ chức kinh tế vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Cơ cấu các thành phần kinh tế được quan tâm, các tổ
  35. 26 chức kinh tế trong các thành phần kinh tế đã phát huy nội lực nhiều hơn, tạo tiền đề cho thị xã phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo 4.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh tính đến ngày 01/01/2016 dân số TX. Đông Triều có 156.627 người, trong đó nam 79.200 người, nữ 77.427 người. Dân số thành thị 39.280 người chiếm 25,08%, dân số khu vực nông thôn 117.347 người chiếm 74,92% dân số toàn thị xã. Đông Triều có 17 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 97,6% dân số, dân tộc Tày chiếm 1,41%, Sán Dìu 0,49%, Hoa 0,25%, Dao 0,08%, các dân tộc Nùng, Thổ, Mường, Thái, Sán Chay, Khơ Me, Hmông, Giáy, Lào, Phù Lá, Pà Thèn, Pu Péo chỉ chiếm 0,17%. - Số hộ dân trong thị xã có: 45.818 hộ, bình quân 3,4 người/hộ, trong đó: Khu vực đô thị: 11.407 hộ, bình quân 3,4 người/hộ; Khu vực nông thôn: 34.411 hộ, bình quân 3,4 người/hộ. Bảng 4.2. Dân số giai đoạn 2015 - 2017 của thị xã Đông Triều Đơn vị tính: Người Nội dung ĐVT Năm 2015 Năm 2017 Tổng dân số người 156.627 169.700 Dân số thành thị người 39.280 72.600 Dân số nông thôn người 117.347 97.100 Dân số trong độ tuổi lao động người 94070 101.900 (Nguồn: Chi Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình qua các năm từ 2015 đến năm 2017 là 1,0%, (tỷ lệ sinh 1,52, tỷ lệ chết 0,52%). Tuy nhiên do hình thành các khu, cụm công nghiệp nên tỷ lệ tăng cơ học có xu hướng tăng (Năm 2015, tỷ lệ tăng cơ học là +0,03%, năm 2015 là +0,26%). Đây là vấn đề cần giải quyết về nhà ở tại các khu vực sản xuất công nghiệp.
  36. 27 Mật độ dân số trung bình năm 2017 là 394 người/km2 tăng 7 người/km2 so với năm 2015 (387 người/km2). Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính trong thị xã Đông Triều không đều. Nơi có mật độ dân số cao là phường Đông Triều 6121 người/km2 và phường Mạo Khê 1816 người/km2. Các xã có mật độ dân số thấp là Tràng Lương 35 người/km2, An Sinh 75 người/km2, Bình Khê 157 người/km2, các xã còn lại từ 300 đến 900 người/km2 Tổng số người trong độ tuổi lao động của thị xã Đông Triều đầu năm 2017 có 101.900 người chiếm 60,05% dân số. 4.2. Vài nét tình hình quản lý, sử dụng đất của thị xã Đông Triều - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai: Trong những năm qua, UBND thị xã Đông Triều đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật đất đai và văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện tốt các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về một số nội dung như: phát triển kinh tế trang trại nông lâm ngư nghiệp có quy mô vừa và lớn theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với các loại đất cho hộ gia đình, cá nhân. Giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến đất đai đảm bảo đúng thời gian, không để tồn đọng, kéo dài. - Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính: Địa giới hành chính của thị xã được cắm 6 mốc cấp tỉnh, 4 mốc cấp huyện và 44 mốc cấp xã. Các mốc địa giới hành chính và các tuyến địa giới hành chính đều có sơ đồ mốc, bản mô tả địa giới và biên bản giao mốc cho địa phương quản lý.
  37. 28 - Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính: Trên địa bàn thị xã đã hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính và lập hồ sơ địa chính của 21 xã, phường; tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ địa chính để cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ theo hiện trạng sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. - Công tác Quy hoạch sử dụng đất và Kế hoạch sử dụng đất: Thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của 21 xã, phường tỷ lệ 1/10.000. Thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 của thị xã tỷ lệ 1/25.000 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 391/QĐ-UBND ngày 24/02/2014. Thành lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thị xã tỷ lệ 1/25.000 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 13/5/2016; bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thị xã tỷ lệ 1/25.000 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 02/4/2017. - Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong những năm qua đã thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt góp phần khai thác sử dụng quỹ đất hợp lý, hiệu quả đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh. - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tổng số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị xã Đông Triều cần cấp GCNQSD đất là: 76.737 hộ gia đình, cá nhân. Số hộ đã được cấp giấy chứng nhận là: 74.888 hộ đạt tỷ lệ 97,59% số hộ cần cấp giấy. Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận là: 1.849 hộ (chiếm 2,41% so với số hộ cần cấp giấy).
  38. 29 Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Đông Triều tại Bảng 4.3: Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Đông Triều năm 2017 Diện tích Cơ cấu TT Loại đất Mã (ha) (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 39658,35 100,00 I ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 31004,59 78,18 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12049,43 38,86 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6279,17 52,11 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5928,90 94,42 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 350,27 5,58 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 5770,26 47,89 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 17408,71 56,15 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7247,50 41,63 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 9510,19 54,63 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 651,01 3,74 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1450,66 4,68 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 95,80 0,31 II ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 7375,91 18,60 2.1 Đất ở OCT 1253,77 17,00 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 770,26 61,44 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 483,51 38,56 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3918,60 53,13 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 30,41 0,78 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 363,28 9,27 2.2.3 Đất an ninh CAN 89,12 2,27 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 156,25 3,99
  39. 30 Diện tích Cơ cấu TT Loại đất Mã (ha) (%) 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1197,95 30,57 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 2081,58 53,12 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 32,45 0,44 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 13,33 0,18 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NTD 2.5 171,68 2,33 nhà hỏa táng 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 979,33 13,27 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1006,76 13,65 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00 III ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 1277,85 3,22 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 300,98 23,55 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 860,49 67,34 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 116.38 9,11 (Nguồn:Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Đông Triều) 4.3. Đánh giá về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng câp đường QL18 đoạn qua thị xã Đông Triều 4.3.1 Khái quát chung về dự án 4.3.1.1. Phạm vi dự án Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là một dự án quan trọng của thị xã Đông Triều. Theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, dự án có chiều dài 25,54km đi qua 12 xã, phường của thị xã, gồm: xã Bình Dương 2,6km; xã Thủy An 1,5km; xã Việt Dân 0,5km; xã Hồng Phong 1,1km; phường Hưng Đạo 0,4km; phường Xuân Sơn 1,5km; phường Kim Sơn 3,3km; phường Mạo Khê 3,4km; xã Yên Thọ 3,13km; xã Hoàng Quế 2,1km; xã Hồng Thái Tây 2,5km và Hồng Thái Đông 3,51km. Tổng diện tích đất giải phóng mặt bằng
  40. 31 (GPMB) là 56,08ha (trong đó đất ở là 3,55ha, đất nông nghiệp là 14,35ha và đất khác là 38,19ha); tổng số thửa đất là 2.385 thửa liên quan đến 1.600 hộ dân. Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ của dự án là 231,447,961,823 đồng 4.3.1.2 Mục tiêu của dự án Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 18 nhằm đảm bảo lưu lượng xe được thông thoáng, đồng thời tăng cường an toàn giao thông và đồng bộ toàn tuyến góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 4.3.2 Thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án 4.3.2.1 Công tác thu hồi Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận thị xã Đông Triều nằm trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của thị xã thuộc dự án Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013. Trên cơ sở đó, UBND thị xã Đông Triều đã ban hành Thông báo số 21/TB-UBND chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc tuyên truyền, công khai quy hoạch được duyệt và triển khai các bước thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án, cụ thể: - Ban hành Kế hoạch thu hồi đất số 10/KH-UBND ngày 05/02/2015 “Về việc thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, cắm mốc và kiểm đếm đối với Dự án: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí (Đoạn đi qua địa phận thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). - Ban hành Thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án và được gửi đến người có đất bị thu hồi. - Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đồng thời công khai phương án là 20 ngày để lấy ý kiến người dân tại nơi có đất thu hồi. Trên cơ sở đó tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về
  41. 32 phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền. - Ngày 05/02/2015, UBND thị xã Đông Triều đã ban hành Quyết định số 101/QĐ-UBND “Về việc kiện toàn Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng tiểu Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí (đoạn đi qua thị xã Đông Triều từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông) để tổ chức thẩm định từng phương án do Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã là cơ quan thường trực. - Trên cơ sở kết quả thẩm định phương án của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. UBND thị xã Đông Triều đã ban hành Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng 01 ngày.
  42. 33 Bảng 4.4 Tổng diện tích hiện trạng và diện tích bị thu hồi của các xã, phường khi thực hiện dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn qua thị xã Đông Triều Tỷ lệ % so Tên các xã, Tổng diện tích ST Tổng diện tích với diện phường hiện trạng T thu hồi (ha) tích đất thu có diện tích thu hồi (ha) hồi 1 Phường Mạo Khê 35,43 9,33 16,63 2 Xã Thủy An 7,42 3,3 5,88 3 Xã Việt Dân 1,12 0,86 1,53 4 Phường Xuân Sơn 11,64 3,53 6,29 5 Phường Hưng Đạo 2,36 1,39 2,47 6 Phường Kim Sơn 43,97 5,67 10,11 7 Xã Hồng Thái Đông 16,42 3,83 6,82 8 Xã Hồng Thái Tây 10,30 5,16 9,20 9 Xã Yên Thọ 23,76 10,51 18,74 10 Xã Hồng Phong 5,60 3,22 5,74 11 Xã Bình Dương 20,10 6,04 10,77 12 Xã Hoàng Quế 11,47 3,24 5,77 Tổng 189,59 56,08 100 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Đông Triều) Qua bảng 4.4 cho thấy, diện tích đất bị thu hồi của xã Yên Thọ là nhiều nhất với diện tích là 10,51 ha; xã có diện tích thu hồi ít nhất là xã Việt Dân với diện tích là 0,86ha Sau 02 năm thực hiện công tác bồi thường, GPMB, UBND thị xã Đông Triều đã tổ chức bàn giao mặt bằng sạch cho Công ty Cổ phần BOT Phả Lại
  43. 34 (Chủ đầu tư) để triển khai dự án theo phương án cuốn chiếu (GPMB xong đến đâu, bàn giao ngay cho Chủ đầu tư đến đó để thực hiện dự án). Cụ thể: - Tại một số những vị trí cầu được bàn giao ngay trong năm 2015: Vị trí cầu Vàng Chua tại xã Bình Dương; vị trí cầu Đạm Thủy tại xã Hồng Phong và xã Việt Dân; vị trí cầu Cầm tại phường Hưng Đạo; vị trí cầu thôn Mai tại phường Xuân Sơn và Kim Sơn; vị trí cầu Đồn tại xã Hoàng Quế; vị trí cầu Thượng Thông, cầu Tân Yên tại xã Hồng Thái Đông - Trong giai đoạn 2015 - 2017, UBND thị xã bàn giao mặt bằng đã GPMB xong để thi công dự án là 56,08 ha đất, đạt 100% so với diện tích phải thu hồi để thực hiện dự án, gồm: Đất hành lang đường do UBND xã, phường quản lý không phải bồi thường, hỗ trợ là: 38,19 ha; đất nông nghiệp do các hộ gia đình, cá nhân quản lý đã thực hiện xong công tác bồi thường, hỗ trợ là 14,34 ha; đất ở của các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện xong công tác bồi thường, hỗ trợ là 3,55 ha. 4.3.2.2. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất Căn cứ tại Điểm đ Khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định về giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát các giao dịch về đất trên thị trường trong điều kiện bình thường, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 1813/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 “Về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính bồi thường, bố trí tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 Bắc Ninh - Uông Bí (đoạn qua tỉnh Quảng Ninh)”. Giá đất ở để bồi thường về đất được quy định tại Quyết định số 1813/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 cao hơn rất nhiều so với giá đất ở trong Bảng giá đất của tỉnh Quảng Ninh được quy định tại Quyết định số 3238/QĐ- UBND ngày 26/12/2014, được so sánh tại Bảng 4.5 như sau:
  44. 35 Bảng 4.5 Giá đất ở theo nhà nước quy định và theo quyết định bồi thường Giá theo QĐ Giá phê duyệt So 3238/QĐ- theo QĐ STT Tên các xã sánh UBND 1813/QĐ-UBND (lần) (đồng/ m2) (đồng/ m2) 1 Xã Hồng Thái Đông Từ điểm tiếp giáp với xã Hồng Thái 1.1 Tây (Cầu Thượng Thông) đến 2.800.000 4.890.000 1,75 đường vào Hang Son Từ đường vào Hang Son đến cầu 1.2 3.500.000 6.760.000 1,93 Yên Dưỡng Từ cầu Yên Dưỡng đến cầu Tân Yên (hết địa phận xã Hồng Thái 1.3 3.000.000 5.600.000 1,87 Đông, giáp với xã Phương Đông, thành phố Uông Bí) 2 Xã Hồng Thái Tây Đất ở các hộ bám trục đường Quốc lộ 18: từ đường vào Trại giống Lợn 2.1 2.800.000 4.890.000 1,75 Tràng Bạch đến giáp địa phận xã Hồng Thái Đông 3 Xã Hoàng Quế Từ giáp địa phận xã Yên Thọ đến 3.1 3.000.000 6.210.000 2,07 hết Cầu Đồn Từ giáp Cầu Đồn đến cây xăng 3.2 3.000.000 7.110.000 2,37 Công ty dịch vụ 3-2 Từ giáp cây xăng đến giáp địa phận 3.3 3.000.000 5.190.000 1,73 xã HTTây 4 Xã Yên Thọ Từ đường Xí nghiệp Trắc địa Đông 4.1 Triều (XN 906 cũ) đến giáp đất xã 3.000.000 6.210.000 2,07 Hoàng Quế Đất ở trục đường 333: Từ đường 4.2 18A vào đến giáp địa phận xã Yên 1.700.000 3.080.000 1,81 Đức (Cầu Lãng) Đất ở các hộ bám theo trục đường 4.3 450.000 900.000 2,0 liên thôn Hộ bám trục đường chính trong các 4.4 350.000 900.000 2,57 thôn Hộ bám đường nhánh trong các 4.5 300.000 850.000 2,83 thôn 4.6 Đất ở các hộ còn lại trong khu dân 250.000 710.000 2,84
  45. 36 Giá theo QĐ Giá phê duyệt So 3238/QĐ- theo QĐ STT Tên các xã sánh UBND 1813/QĐ-UBND (lần) (đồng/ m2) (đồng/ m2) cư 5 Phường Mạo Khê Từ XN nước Xi măng Hoàng Thạch 5.1 đến cổng Công Ty xi măng 3.500.000 7.110.000 2,03 H.Thạch Từ nhà văn hóa khu phố 2 xuống 5.2 1.500.000 4.200.000 2,8 đến cảng Bến Cân Các hộ bám trục đường nhánh trong 5.3 850.000 2.600.000 3,06 khu: Vĩnh Hải Các hộ còn lại trong khu dân cư 5.4 khu 201 (cách trục đường đầu nối 850.000 3.800.000 4,47 từ Quốc lộ 18 ra 5.5 Các hộ còn lại khu dân cư 201 700.000 2.600.000 3,71 6 Phường Kim Sơn Từ Cầu Chạ (Thôn Kim Thành ) 6.1 tiếp giáp đất Thị Trấn Mạo Khê đến 4.500.000 9.670.000 2,15 giáp Cty TNHH Long Hải 7 Phường Xuân Sơn Hộ bám trục đường Quốc lộ 18: Từ 7.1 4.000.000 6.800.000 1,7 Cầu Cầm đến cầu Thôn Mai 8 Xã Hồng Phong Từ ngã 3 đường tránh thị trấn Đông Triều (giáp hộ bà Thuyết) đến cây 8.1 3.700.000 6.780.000 1,83 xăng Công ty quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi Từ cây xăng của Công ty khai thác - 8.2 3.300.000 6.340.000 1,92 Công Trình Thuỷ Lợi đến Cầu Đạm 9 Xã Việt Dân Đất bám đường Quốc lộ 18: Từ cầu 9.1 3.200.000 6.130.000 1,92 Đạm đến ngã ba vào xã Việt Dân 10 Xã Thủy An Từ giáp đường vào Trường PTTH Lê Chân, đến giáp đất xã Bình 10.1 3.200.000 6.130.000 1,92 Dương (hết đất Công ty TNHH Chè An Thái ) ( Nguồn: QĐ 1813/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 và QĐ 3238/QĐ-UBND ngày 26/12/2014)
  46. 37 Từ Bảng 4.5 cho thấy, giá đất ở theo Quyết định 1813/QĐ-UBND để bồi thường cao hơn Bảng giá đất của tỉnh Quảng Ninh quy định, dao động từ 1,7 - 4,47 lần. Có được giá đất này là do khảo sát giá đất thị trường tại thời điểm triển khai thực hiện dự án khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo đúng và đủ giá trị thực của đất trả lại cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân chưa đồng tình với mức giá bồi thường về đất, họ cho rằng giá đất chưa đảm bảo bằng giá đất chuyển nhượng trên thị trường. Đối với đất nông nghiệp, giá đất cụ thể để bồi thường được được quy định tại Quyết định số 1813/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 so với giá đất nông nghiệp trong Bảng giá đất của tỉnh Quảng Ninh được quy định tại Quyết định số 3238/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 là như nhau, được thể hiện trong Bảng 4.6. Có thể thấy rất rõ, đối với đất nông nghiệp thì giá đất bồi thường tại Quyết định 1813/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh là phù hợp với đại đa số người dân có đất bị thu hồi (do các hộ ít thực hiện giao dịch chuyển nhượng). Vì vậy, khi được hỏi về giá đất nông nghiệp được bồi thường thì cơ bản các hộ dân đồng ý với giá đất đã quy định, cho nên công tác GPMB đối với phần đất nông nghiệp tại dự án diễn ra suôn sẻ.
  47. 38 Bảng 4.6. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp của dự án Giá phê Giá theo duyệt QĐ theo QĐ 3238/QĐ- STT Loại Đất 1813/QĐ- UBND UBND (nghìn (nghìn đồng/ đồng/ m2) m2) 1 Cây hàng năm 1.1 Xã Hồng Phong 53 53 Phường Xuân Sơn, 1.2 53 53 Phường Kim Sơn Những xã: Thủy An, Bình Dương, Hồng Thái 1.3 Tây, Hồng Thái Đông, Yên Thọ, Việt Dân, 51 51 Hoàng Quế 1.4 Phường Mạo Khê 55 55 2 Cây lâu năm 2.1 Xã Hồng Phong 43 43 Phường Xuân Sơn, 2.2 42 42 Phường Kim Sơn Những xã: Thủy An, Bình Dương, Hồng Thái 2.3 Tây, Hồng Thái Đông, Yên Thọ, Việt Dân, 40 40 Hoàng Quế 2.4 Phường Mạo Khê 45 45 3 Nuôi trồng thủy sản 3.1 Xã Hồng Phong 33 33 Phường Xuân Sơn, 3.2 32 32 Phường Kim Sơn Những xã: Thủy An, Bình Dương, Hồng Thái 3.3 Tây, Hồng Thái Đông, Yên Thọ, Việt Dân, 31 31 Hoàng Quế 3.4 Phường Mạo Khê 35 35 (Nguồn: QĐ 1813/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 và QĐ 3238/QĐ-UBND ngày 26/12/2014)
  48. 39 Kết quả tổng hợp bồi thường về đất đã được UBND thị xã Đông Triều phê duyệt và tổ chức thực hiện chi trả cho các hộ dân của dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh được thể hiện tại Bảng 4.7 như sau: Bảng 4.7. Kết quả bồi thường thiệt hại về đất của dự án Đất nông Đất ở Tiền bồi thường STT Hạng mục bồi thường nghiệp (ha) (nghìn đồng) (ha) Địa bàn xã Bình Dương 1 0,35 0,2 15.814.771 (Từ km46+350 đến km48+950) Địa bàn xã Thủy An 2 0,08 0,2 527.104 (từ km48+950 đến km50+450) Địa bàn xã Việt Dân 3 0,05 0 527.104 (Từ km50+450 đến km50+950) Địa bàn xã Hồng Phong 4 0,07 0,07 1995.74.1 (Từ km50+950 đến km52+50) Địa bàn phường Hưng Đạo 5 0 0 0 (Từ km55+100 đến km55+500) Địa bàn phường Xuân Sơn 6 0,06 0,03 4.418.737 (Từ km55+500 đến km57+100) Địa bàn phường Kim Sơn 7 0,09 1,39 18.050.936 (Từ km57+100 đến km60+400) Địa bàn phường Mạo Khê 8 0,6 5,72 32.552.304 (Từ km60+400 đến 63+800) Địa bàn xã Yên Thọ 9 0,84 5,40 22.403.819 (Từ km63+800 đến km66+50) Địa bàn xã Hoàng Quế 10 0,35 0,22 25.473.791 (Từ km66+50 đến km68+150) Địa bàn xã Hồng Thái Tây 11 0,24 0,42 3.553.832 (Từ km68+150 đến km70+650) Địa bàn xã Hồng Thái Đông 12 0,82 0,69 12.162.568 (Từ km70+650 đến km74+160) Tổng cộng 3,55 14,34 137.480.707 (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường ) Theo Bảng 4.7 ta thấy + Thu hồi đất ở địa bàn xã Yên Thọ(từ km63+800 đến km66+50) là lớn nhất 0,84(ha). Bồi thường đất ở tại xã Việt Dân(Từ km50+450 đến km50+950) là nhỏ nhất 0,05(ha) tương ứng với số tiền bồi thường là 527.104.000 đồng
  49. 40 + Thu hồi đất nông nghiệp nhiều nhất tại phường Mạo Khê(Từ km60+400 đến 63+800) là 5,72(ha) Địa bàn phường hưng đạo không có thu hồi về đất ở và đất nông nghiệp 4.3.2.3 Bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi; nhà và tài sản khác gắn liền với đất - Đối với cây trồng, vật nuôi được bồi thường theo mức sau (theo Điều 90 Luật đất đai 2013): + Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất; + Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất; + Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại; + Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; + Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. - Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất được bồi thường theo mức sau (theo Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ):
  50. 41 Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần Mức bồi thường Giá trị hiện có của nhà, = + trăm theo giá trị nhà, công trình công trình bị thiệt hại hiện có của nhà, công trình Tổng số tiền bồi thường về cây trồng, vật nuôi và nhà, công trình gắn liền với đất của dự án được tổng hợp tại Bảng 4.8 Bảng 4.8. Tổng hợp số tiền bồi thường của các xã, phường Tiền được bồi Tiền được bồi STT Tên các xã thường công trình thường cây cối hoa vật liệu (nghìn đồng) màu (nghìn đồng) 1 Phường Mạo Khê 35.995.623,229 453.362,547 2 Xã Thủy An 45.901,802 10.752,850 3 Xã Việt Dân 268.623,312 8.540,600 4 Phường Xuân Sơn 4.521.399,520 59.266,822 5 Phường Hưng Đạo 61.391 12.811 6 Xã Kim Sơn 6.485.755,641 90.502,825 7 Xã Hồng Thái Đông 5.675.485,388 130.626,837 8 Xã Hồng Thái Tây 1.879.652,587 65.310,481 9 Xã Yên Thọ 10.186.461,319 563.229,077 10 Xã Hồng Phong 400.850,862 11.378,293 11 Xã Bình Dương 3.532.104,489 120.173,913 12 Xã Hoàng Quế 5.302.583,184 163.359,773 Tổng 74.355.832,333 1.689.315,018 (Nguồn:Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Thị xã Đông Triều )
  51. 42 Qua Bảng 4.8 về tổng hợp số tiền bồi thường của các xã, phường: Tổng số tiền bồi thường công trình vật liệu là 74.355.832,333 nghìn đồng, trong đó phường Mạo Khê được bồi thường lớn nhất là hơn 35.995.623,229 nghìn đồng, do diện tích đất thu hồi lớn ,nên khối lượng tài sản bị ảnh hưởng theo cũng lớn, bao gồm trường học, nhà và các công trình phụ như: bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, Việc thu hồi nhà cửa và các công trình kiến trúc được tính theo diện tích cụ thể của từng công trình Xã Thủy An được bồi thường ít nhất tương ứng 45.901,802 nghìn đồng Do diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều chiếm phần lớn nhất 78,18% tổng diện tích đất tự nhiên nên số lượng cây cối , hoa màu phải bồi thường là 1.689.315,018 nghìn đồng, trong đó xã Yên Thọ được bồi thường nhiều nhất là 563.229,077 nghìn đồng, do người dân khu vực xã này chủ yếu thu nhập bằng trồng rau sạch và các loại cây ăn quả.Xã Việt Dân được bồi thường số tiền ít nhất là 8.540,600 nghìn đồng 4.3.2.4. Công tác hỗ trợ, TĐC - Chính sách hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở: Thực hiện theo Điều 19 Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể: - Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất ở, nhà ở tái định cư mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được nhận một khoản tiền tự lo chỗ ở tái định cư như sau: Đối với khu vực nông thôn: 120 triệu đồng/hộ chính chủ hoặc các hộ chung quyền; Đối với khu vực đô thị: 150 triệu đồng/hộ chính chủ hoặc các hộ chung quyền.
  52. 43 - Hỗ trợ tái định cư tại chỗ: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải phá dỡ nhà ở để xây dựng lại trên phần diện tích đất ở còn lại đủ điều kiện để ở (lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh) thì được hỗ trợ tái định cư tại chỗ bằng 30% mức quy định tại Khoản 1 Điều này. - Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất: Thực hiện theo Điều 12 Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể: - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ trong thời gian 24 tháng; - Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ trong thời gian 36 tháng; -Chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp: Thực hiện theo Điều 13 Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể: - Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối: Hỗ trợ bằng tiền 2,5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá
  53. 44 đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương. - Đối với các loại đất nông nghiệp còn lại: Hỗ trợ bằng tiền 2 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương. -Chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở: Thực hiện theo Điều 14 Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể: - Trường hợp có đăng ký kinh doanh, có thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì được hỗ trợ đào tạo chuyển nghề và tìm kiếm việc làm bằng 06 tháng lương cơ sở theo quy định của Chính phủ đối với mỗi điểm kinh doanh tại thời điểm có quyết định thu hồi đất; - Trường hợp kinh doanh nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều này thì được hỗ trợ đào tạo chuyển nghề và tìm kiếm việc làm bằng 1/2 mức quy định tại Khoản 1 Điều này. Trên cơ sở các quy định nêu trên, UBND thị xã Đông Triều đã phê duyệt phương án hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện. Số liệu tổng hợp về công tác hỗ trợ, TĐC phục vụ dự án được thể hiện trong Bảng 4.9 Theo Quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ đã được UBND thị xã phê duyệt cho các hộ gia đình, cá nhân, các chính sách về hỗ trợ ổn định đời sống, tìm kiếm việc làm và chính sách TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đã được UBND thị xã Đông Triều thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Điều đó, thể hiện các chính sách hỗ trợ đã được các cơ quan chuyên môn giúp việc của
  54. 45 thị xã thực hiện đúng quy định, đảm bảo đúng và đủ quyền lợi cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất. Tổng số cho chính sách hỗ trợ là 15.072.107,472 nghìn đồng .Số tiền hỗ trợ chính sách tái định cư là 2.850.000.000 đồng Bảng 4.9. Tổng hợp số tiền hỗ trợ, TĐC của dự án Chính sách tái Chính sách hỗ trợ STT Tên các xã định cư (nghìn (nghìn đồng) đồng) 1 Phường Mạo Khê 8.733.477,116 2.700.000 2 Xã Thủy An 0 0 3 Xã Việt Dân 0 0 4 Phường Xuân Sơn 0 0 5 Phường Hưng Đạo 0 0 6 Phường Kim Sơn 680.791,224 150.000 7 Xã Hồng Thái Đông 273.846,250 0 8 Xã Hồng Thái Tây 236.995,750 0 9 Xã Yên Thọ 5.146.997,132 0 10 Xã Hồng Phong 0 0 11 Xã Bình Dương 0 0 12 Xã Hoàng Quế 0 0 Tổng 15.072.107,472 2.850.000 (Nguồn:Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thị xã Đông Triều ) 4.3.2.4. Tổng hợp kinh phí bồi thường của dự án Bảng 4.10 tổng kinh phí bồi thường của dự án Kinh Phí STT Nội Dung Bồi Thường (đồng) 1 Bồi thường về đất 137.480.707.000 2 Bồi thường công trình vật liệu 74.355.832.333 3 Được bồi thường cây cối hoa màu 1.689.315.018 4 Chính sách hỗ trợ 15.072.10.472 5 Chính sách tái định cư 2.850.000.000 Tổng 231.447.961.823 (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thị xã Đông Triều)
  55. 46 4.3.2.5 Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân Qua việc sử dụng phiếu điều tra bằng cách trả lời câu hỏi và lựa chọn ngẫu nhiên đối với 50 hộ bị ảnh hưởng của dự án. Kết quả thu được ảnh hưởng của dự án đến đời sống của người dân trong khu vực xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo đường QL 18 được thể hiện qua bảng các bảng 4.11, 4.12 và 4.13 như sau Bảng 4.11.Ý kiến của người dân nằm trong dự án về các chính sách hỗ trợ của chính quyền Ý kiến Ý kiến không đồng đồng ý ý STT Các chính sách hỗ trợ Tỷ lệ Số phiếu Số phiếu Tỷ lệ (%) (%) Ổn định đời sống và sản 1 34 68 16 32 xuất Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi 2 38 76 12 24 nghề và tìm kiếm việc làm (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Thông qua việc khảo sát ý kiến của người dân trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, TĐC cho thấy: Các chính sách hỗ trợ được người dân đánh giá khá cao. Người dân được hỏi đều đồng tình ủng hộ với chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. Với mức hỗ trợ đưa ra đã cơ bản đảm bảo được những lợi ích chính đáng của người dân có đất bị thu hồi. Đối với chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, người dân ủng hộ ở mức 76%, số 24% vẫn chưa ủng hộ, còn có ý kiến khác. Nhiều ý kiến cho rằng việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm là chưa phù hợp, việc mở các lớp đào tạo nghề mới mang tính hình thức, thủ tục rườm rà chưa đem lại hiệu quả cao. Cơ hội tìm kiếm bố trí việc làm mới cho người dân cũng gặp nhiều bất cập. Lao động đầu ra không phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng, do vậy người dân rất khó khăn để bắt nhịp với công việc mới
  56. 47 Bảng 4.12 Ảnh hưởng đến an ninh trật tự của người dân nằng trong dự án STT Nội Dung Số Phiếu Tỷ lệ % 1 An ninh trật tự tốt lên 25 50 2 An ninh trật tự kém đi 5 10 3 An ninh trật tự không thay đổi 20 40 Tổng 50 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ) Qua bảng 4.12 ta thấy được kết quả điều tra ảnh hưởng của dự án đến an ninh trật tự xã hội khu vực dự án như sau: - 25/50 ý kiến chiếm 50% cho rằng an ninh trật tự xã hội cao hơn - 30/50 ý kiến chiếm 40% cho rằng an ninh trật tự xã hội không thay đổi - 5/50 ý kiến chiếm 10% cho rằng an ninh trật tự xã hội thấp đi Khi đi điều tra thực tế, hộ dân được phỏng vấn cho rằng an ninh trật tự tốt hơn , một trong những nguyên nhân đó là cơ quan chính quyền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khiến cho tỉ lệ người thất nghiệp giảm đi đáng kể, không còn xảy ra hiện tượng mất an ninh. 4.3.2.6. Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường khu vực dự án Kết quả điều tra ảnh hưởng của dự án đến môi trường khu vực được thể hiện dưới bảng 4.13 như sau Bảng 4.13 Ảnh hưởng môi trường sống của người dân nằng trong dự án STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ % 1 Môi trường kém đi 4 8 2 Môi trường tốt lên 39 78 3 Môi trường ổn định 7 14 Tổng 50 100
  57. 48 Qua bảng 4.13 ta thấy được kết quả điều tra ảnh hưởng của dự án đến môi trường khu vực dự án như sau: - 39/50 ý kiến chiếm 78% cho rằng môi trường tốt lên - 7/50 ý kiến chiếm 14% cho rằng môi trường không thay đổi - 4/50 ý kiến chiếm 8 cho rằng môi trường kém đi Một số hộ cho rằng môi trường xấu đi là do khi dự án khi trong quá trình thi công gây bụi từ các vật liệu xây dựng và tiếng ồn do xe chở nguyên vật liệu gây lên. Tuy nhiên đa số các ý kiến cho rằng môi trường tốt lên khi dự án hoàn thành 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác Bồi thường, GPMB và đưa ra hướng giải quyết 4.4.1. Thuận lợi Nhìn chung, việc triển khai thực hiện dự án đều được đại bộ phận nhân dân đồng tình, ủng hộ và được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo Tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thị xã Đông Triều cũng như các cấp, các ngành quan tâm. Công tác bồi thường, GPMB được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, do đó luôn được sự chỉ đạo và quan tâm của các đồng chí lãnh đạo trong Thường trực UBND thị xã Đông Triều và các Sở, Ngành của Tỉnh. Quá trình thực hiện bồi thường, GPMB dự án có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm phát triển Quỹ đất thị xã Đông Triều (cơ quan thường trực trong công tác GPMB) và các thành viên thuộc Tổ công tác (bao gồm các ban, ngành, đoàn thể của UBND các xã, phường nằm trong phạm vi dự án và các phòng ban trực thuộc UBND thị xã có liên quan). Cơ chế chính sách của tỉnh Quảng Ninh ngày càng được ban hành thông thoáng, hợp lý hơn. Các văn bản, quy định, quyết định hướng dẫn thực hiện chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
  58. 49 nước thu hồi đất được ban hành kịp thời, đảm bảo sát với thực tế giúp người dân dễ dàng đồng thuận bàn giao mặt bằng. Dự án được Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Quảng Ninh đồng ý về mặt chủ trương, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, Trung tâm phát triển quỹ đất (cơ quan Thường trực trông công tác GPMB) đã thực hiện tốt các bước trong quy trình GPMB nên công tác GPMB diễn ra đúng kế hoạch. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thường trực UBND thị xã Đông Triều, Đảng ủy, UBND các xã, phường đã thành lập Ban chỉ đạo GPMB do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban; thành lập các Tiểu ban chỉ đạo GPMB thuộc các thôn - khu do đồng chí Bí thư Chi bộ làm Trưởng tiểu ban. Ban chỉ đạo GPMB của xã, phường và các Tiểu ban đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí phụ trách theo dõi đến từng hộ dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng để tuyên truyền, vận động, giải thích rõ ràng các cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để quyết tâm phấn đấu đảm bảo tiến độ dự án đề ra. UBND thị xã cũng đã thành lập các Tổ công tác do lãnh đạo một số phòng, ban làm Tổ trưởng tổ công tác để giải quyết một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai dự án. Tổ công tác đã thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật tới các hộ dân, do đó công tác GPMB đã được đông đảo người dân chấp hành nghiêm chỉnh và phối hợp tốt với tổ công tác. Tổ công tác cùng chính quyền địa phương đã xác định rõ phạm vi, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất, các tài sản trên đất theo đúng quy định. Công tác đo đạc giải thửa được thuê đơn vị tư vấn thực hiện chi tiết tới từng thửa đất, các đơn vị tư vấn đã sử dụng những thiết bị công nghệ có độ
  59. 50 chính xác cao nên số liệu để GPMB được chính xác, đầy đủ thông tin về người sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất, đây là một trong những thuận lợi trong việc xác định nguồn gốc đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ. Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Đông Triều đã áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất và các tài sản trên đất theo đúng quy định của UBND tỉnh Quảng Ninh. Giá đất để tính bồi thường được xác định theo giá cụ thể đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1813/QĐ- UBND ngày 26/6/2015; giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất (cây trồng, vật nuôi và các công trình gắn liền với đất) được áp dụng theo Quyết định số 398/2012/QĐ-UBND ngày 27/02/2012 và Quyết định số 4234/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015. Đơn giá đã được quy định tương đối sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất; việc thực hiện bồi thường tài sản của dự án nhìn chung đa phần người dân ủng hộ và chấp thuận mức giá đó. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, nhất là sự hiểu biết pháp luật, chế độ, chính sách về bồi thường GPMB tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc triển khai thực hiện dự án. 4.4.2. Khó khăn Sau khi có Quyết định phê duyệt dự án của Bộ Giao thông vận tải và Quyết định phê duyệt mặt bằng tuyến và ranh giới giải phóng mặt bằng của UBND tỉnh Quảng Ninh. UBND thị xã Đông Triều đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất tổ chức thực hiện công tác điều tra, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đến nay, công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC đã được hoàn thành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại những khó khăn cụ thể như sau: - Tình trạng các hộ gia đình lấn chiếm đất công do UBND xã, phường quản lý, rồi sau đó đòi bồi thường theo giá đất nông nghiệp như được giao theo Nghị định 64/CP còn xảy ra ở nhiều xã, phường. Các hộ dân này, trước
  60. 51 đây đều trực thuộc một đội sản xuất, bình thường khi chưa có dự án thì không có vấn đề gì xảy ra, nhưng khi có dự án qua thì các hộ dân ra nhận đất để đòi tiền bồi thường và gây rất nhiều khó khăn trong công tác GPMB. - Ranh giới sử dụng đất của một số hộ gia đình đang sử dụng với nguồn gốc sử dụng đất, ranh giới thửa đất và diện tích đất đã được xác định theo hồ sơ địa chính, cũng như trên các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, các hộ gia đình này thường chống đối và không nhận tiền bồi thường và đề nghị được bồi thường toàn bộ diện tích đất thuộc hành lang Quốc lộ 18 nằm ngoài ranh giới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây là một trong những nguyên nhân gây chậm chễ trong công tác GPMB. - Công tác xác nhận nguồn gốc đất của UBND xã, phường vẫn gặp nhiều khó khăn do việc lưu trữ, quản lý hồ sơ và công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, công tác đo đạc bản đồ thiếu chặt chẽ, chính xác. - Nhiều hộ gia đình vi phạm quy hoạch xây dựng, lấn chiếm đất lưu không làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác nhận nguồn gốc đất để xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ. - Công tác GPMB đối với đất ở còn gặp khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do các hộ dân không đồng ý với đơn giá bồi thường (mặc dù đã xây dựng giá đất cụ thể sát với giá thị trường tại thời điểm triển khai dự án). - Mới chỉ chú trọng tới bồi thường về tiền, chưa đi sâu vào ổn định đời sống sau bồi thường cho nhân dân; việc mở các lớp đào tạo nghề vẫn mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả cao. - Việc luân chuyển Cán bộ địa chính trong thời gian qua cũng gây nên những khó khăn nhất định, do Cán bộ địa chính được luân chuyển về không thể nắm bắt được hết các thông tin về tình hình quản lý đất đai của địa phương nơi mình mới chuyển đến. Mặt khác năng lực của một số cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
  61. 52 - Tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân xảy ra khá phổ biến. Đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai còn nhiều. - Hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. 4.4.3. Đề xuất phương án giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm 4.4.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách - Đẩy mạnh cải cách hành chính: -Tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Các loại hồ sơ và số liệu về đất đai phải đảm bảo độ chính xác, chỉnh lý bản đồ địa chính thường xuyên cho phù hợp với hiện trạng đất đai. Tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc về bồi thường GPMB, xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm đất đai. 4.4.3.2. Giải pháp về công nghệ Cần áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Ưu tiên đón đầu các thành tựu công nghệ, ứng dụng công nghệ địa lí theo dõi cập nhật các văn bản về biến động đất đai. Đề nghị Ủy ban nhân dân, cung cấp các nguồn kinh phí để mua máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác bồi thường. giải phóng mặt bằng. 4.4.3.3. Giải pháp nâng cao công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Công tác Quy hoạch là khâu bắt đầu, gắn với Kế hoạch sử dụng đất, có vai trò quan trọng đến quá trình tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, tổ chức, công bố quy hoạch, cắm mốc giới, chỉ giới theo quy định của Luật Xây dựng, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch phục vụ yêu cầu nhiệm vụ giải phóng mặt bằng theo quy hoạch; giải phóng mặt bằng các dự án, nhất là các dự án trọng tâm, trọng điểm để nhân dân nắm được đầy đủ thông tin về phạm vi khu vực thu hồi đất trước khi triển khai công tác giải phóng mặt bằng.
  62. 53 4.4.3.4. Giải pháp về giá đất bồi thường, hỗ trợ Giá các loại đất, phương pháp xác định hiện nay còn mang nặng tính chủ quan, chưa phản ánh đúng thực chất giá trị quyền sử dụng đất. Giá đất không được xác định chính xác làm thiệt hại cho nhà nước khi khai thác các nguồn tài chính về đất đai (các khoản thuế). Trong trường hợp định giá đất thấp, người bị thu hồi sẽ phản ứng (có thể quyết liệt), còn người được giao đất lại chấp nhận (do phải nộp tiền sử dụng đất) nhưng dễ phát sinh tiêu cực và sử dụng lãng phí, tổng quan nhà nước vẫn chịu thiệt hại. 4.4.3.5. Chú trọng chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống Nhà nước cần mở trường để đào tạo nghề cho người mất đất có nhu cầu học nghề, mặt khác cần liên kết đào tạo với các doanh nghiệp để khi học nghề xong thì người học nghề có thể tìm được việc luôn vì trên thực tế những nghề học trong trường thông thường không phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. 4.4.3.6. Giải quyết đơn thư liên quan đến GPMB Giải quyết dứt điểm những tồn đọng trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, kết hợp với giải quyết khiếu nại về đất đai và thu hồi đất. Giải quyết hài hòa các lợi ích trước và sau giải phóng mặt bằng cho người có đất bị thu hồi, đồng thời phải chú trọng đến tính nhân văn, tính lịch sử, phong tục tập quán, tôn giáo, dân tộc và những vấn đề phát sính sau khi thu hồi đất. 4.4.3.7. Các biện pháp khác - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh về GPMB. -Nâng cao nhận thức của người dân về công tác GPMB. Cần phải tuyên truyền để người dân hiểu GPMB là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình phát triển đất nước.
  63. 54 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là một dự án quan trọng của thị xã Đông Triều: -Trong giai đoạn 2015 - 2017, UBND thị xã bàn giao mặt bằng đã GPMB xong để thi công dự án là 56,08 ha đấtgồm: Đất hành lang đường do UBND xã, phường quản lý không phải bồi thường, hỗ trợ là: 38,19 ha; đất nông nghiệp do các hộ gia đình, cá nhân quản lý đã thực hiện xong công tác bồi thường, hỗ trợ là 14,34 ha; đất ở của các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện xong công tác bồi thường, hỗ trợ là 3,55 ha. Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ của dự án là 231.447.961.823 đồng + Đối với giá bồi thường về tài sản: Tổng chi phí bồi thường về công trình vật liệu là 74.355.832,333 nghìn đồng. Chi phí bồi thường cây cối hoa màu chiếm 1.689.315,018 nghìn đồng + Đối với chính sách hỗ trợ và tái định cư: Dự án đã bố trí đủ đất để phục vụ tái định cư cho người sử dụng đất phải di chuyển chỗ ở và bồi thường bằng tiền mặt về đất 5.2. KIẾN NGHỊ Để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Cần xây dựng khung giá các loại đất (Bảng giá đất) cho phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường tại địa phương. - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật trong công tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất; cần phải có sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị ở cơ sở (xã, phường nơi có
  64. 55 đất thu hồi) và tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa để người dân hiểu rõ và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, chế độ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ của các cán bộ ở các cấp, các ngành và cán bộ cấp cơ sở để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác chuyên môn trong giai đoạn tới.
  65. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Đức Phong (2002), “Mấy vấn đề then chốt trong việc bồi thường và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam (2002), Hội thảo Bồi thường và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam ngày 12 - 13/9/2002, Hà Nội. 2. Đặng Thái Sơn (2010), “Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư” Viện Nghiên cứu Địa chính - Tổng cục Địa chính” 3. Trần Trang (2016), Thái Nguyên: 8 tháng đầu năm 2016 giải phóng mặt bằng 135 dự án, công trình, trên trang 4. Ánh Tuyết (2002). Kinh nghiệm bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số nước, Thời báo Tài chính Việt Nam, số 131(872) ngày 01/11/2002. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT, quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; 6. Chi Cục Thống kê Quảng Ninh (2015). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2015. 7. 8. Luật đất đai (2013), NXB Bản đồ, Hà Nội. 9. Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cẩm nang về tái định cư (Hướng dẫn thực hành). 10. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; 11. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; 12. UBND Thị xã Đông Triều “Báo cáo thuyết minh bản đồ kiểm kê đất đai năm 2017”
  66. 13. UBND Thị Xã Đông Triều “Kế hoạch số 10/KH-UBND Về việc thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, cắm mốc và kiểm đếm đối với Dự án: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí (Đoạn đi qua địa phận thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh)” 14. UBND Thị xã Đông Triều, Thông báo số 267/TB-TNMT "Về việc triển khai cắm mốc ranh giới quy hoạch, lập bản đồ hiện trạng và trích lục thửa đất để phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng Quốc lộ 18 đoạn đi qua thị xã Đông Triều” 15. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 "Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh". 16. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 1813/QĐ-UBND ngày 26/6/2015, “Về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường, bố trí tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí (đoạn qua tỉnh Quảng Ninh)” 17. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 3238/QĐ-UBND ngày 26/12/2014, "Về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019". 18. Viện Nghiên cứu Địa chính (2002) “Báo cáo kết quả đề tài điều tra nghiên cứu xã hội học về chính sách bồi thường GPMB và TĐC”,NXB Hà Nội
  67. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Họ và tên chủ hộ: . Địa chỉ: NỘI DUNG ĐIỀU TRA Đề nghị ông(bà) đánh dấu x vào ô trống khi có câu trả lời thích hợp hoặc ghi ý kiến khác (nếu có ) 1. Ý kiến của ông (bà) trong việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường của các cấp chính quyền cơ quan? - Hợp lý: - Chưa hợp lý: Ý kiến khác 2 Ông (bà) thấy việc xác định giá bồi thường đất của các cấp chính quyền cơ quan? - Hợp lý: - Chưa hợp lý: Ý kiến khác: 3.Mức giá bồi thường về đất đai ông (bà) đã thấy đã thỏa đáng chưa? - Thỏa đáng: - Chưa thỏa đáng: Ý kiến khác: 4 Mức giá bồi thường về tài sản hoa màu trên đất ông (bà) đã thấy thỏa đáng chưa? - Thỏa đáng: - Chưa thỏa đáng: Ý kiến khác: 5. Ý kiến của ông (bà) trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của các cấp chính quyền cơ quan? - Hỗ trợ di chuyển Hợp lý: Chưa hợp lý: - Hỗ trợ ổn định đời sống: Hợp lý: Chưa hợp lý:
  68. - Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp Hợp lý: Chưa hợp lý: Ý kiến khác: 6. Ý kiến của ông (bà) về thời gian trả tiền bồi thường của các cấp chính quyền? - Nhanh chóng: - Cố tình kéo dài: 7. Ông( Bà) hãy cho biết cách tiến hành thu hồi đất, GPMB thực hiện dự án của địa phương đã đúng đắn , phù hợp chưa? -Đúng đắn, phù hợp: - Chưa đúng đắn, phù hợp: 8. Thủ tục giải quyết cho hộ gia đình ông (bà) nhanh hay chậm có gì phiền hà sách nhiễu không? - Nhanh chóng hợp lý: - Kéo dài thời gian: - Gây phiền hà: 9. Thái độ làm việc của cán bộ GPMB khi giải quyết các vấn đề liên quan tới hộ gia đình ông (bà)? - Tích cực: - Thiếu tích cực: - Gây khó dễ: 10. Ý kiến của Ông(Bà) về tình hình đời sống sau khi thu hồi đất so với truớc đây? -Đời sống kinh tế tốt hơn: -Đời sống kinh tế không thay đổi: -Đời sống kinh tế kém đi: Ý kiến khác: 11. Ý kiến của Ông(Bà) về đời sống và sản xuất sau khi thực hiện dự án -Ổn định: –Chưa ổn định: Ý kiến khác: 12. Thành viên trong gia đình có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo cơ hội việc làm? -Có: –Không:
  69. Ý kiến khác: 13.Ý kiến của ông(bà) về các lớp đào tạo nghề được tham gia ? -Chưa đem lại hiệu quả: -Đã đem lại hiệu quả cao: Ý kiến khác: 14. Ảnh hưởng của dự án đến an ninh trật tự xã hội khu vực dự án - Tốt hơn: - Giữ nguyên: - Kém đi: Ý kiến khác: 15. Ảnh hưởng của dự án đến môi trường khu vực dự án - Tốt hơn: - Không đổi: - Kém đi: Ý kiến khác: Đông Triều, Ngày tháng năm Người được phỏng vấn Người phỏng vấn (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên )