Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch tác động tới môi trường sinh thái tại Thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

pdf 58 trang thiennha21 5870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch tác động tới môi trường sinh thái tại Thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_anh_huong_cua_hoat_dong_du_lich_tac_dong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch tác động tới môi trường sinh thái tại Thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VIÊN NGỌC CHIẾN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TẠI THỊ TRẤN TAM SƠN, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46- KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VIÊN NGỌC CHIẾN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TẠI THỊ TRẤN TAM SƠN, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46- KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế” là phương thức quan trọng giúp học viên, sinh viên trao dồi kiến thức, củng cố bổ sung lý thuyết học trên lớp, học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn của chính mình. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Dư Ngọc Thành đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến UBND huyện, Phòng TN&MT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập. Do thời gian cũng như kiến thức của bản thân có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế nên trong quá trình làm khóa luận còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 8 tháng 6 năm 2018 Sinh viên Viên Ngọc Chiến
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BVPTR Bảo vệ và phát triển rừng ĐDSH Đa dạng sinh học DLST Hệ sinh thái HST Du lịch sinh thái KBT Khu bảo tồn SL Số lượng QCVN Quy chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phương pháp phân tích môi trường không khí 16 Bảng 3.2. Phương pháp phân tích môi trường nước mặt 17 Bảng 3.3. Phương pháp phân tích môi trường nước ngầm 18 Bảng 3.4. Phương pháp phân tích môi trường đất 19 Bảng 4.1. Bảng hiện trạng sử dụng đất năm 2017 25 Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước tại Thị trấn Tam Sơn 27 Bảng 4.3. Bảng khối lượng rác thải ra tại khu du lịch trong năm 2017 28 Bảng 4.4. Lượng tài nguyên sử dụng trong một tháng của người dân trong khu vực Núi Đôi 29 Bảng 4.5. Lượng khách du lịch năm 2015 - 2017 30 Bảng 4.6. Kết quả phỏng vấn thăm dò ý kiến về ảnh hưởng của hoạt động du lịch (hoạt động thăm quan) đến môi trường tự nhiên tại khu du lịch Núi Đôi 36 Bảng 4.7. Lượng phân bón sử dụng của khu vực điều tra 37 Bảng 4.8. Thống kê số lượng gia súc gia cầm của Thị trấn Tam Sơn 38
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Biến động COD, DO, BOD5 tại sông Miện 27 Hình 4.2. Lượng sử dụng tài nguyên một tháng của 30 hộ dân 29 Hình 4.3. Sơ đồ về sự ảnh hưởng của môi trường đến du lịch 32 Hình 4.4. Sơ đồ về sự tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường 32 Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải ở Núi Đôi 34
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2. Ý nghĩa khoa học 3 2.1. Ý nghĩa khoa học 3 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 4 2.1.2. Đặc trưng của ngành Du lịch 4 2.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường 5 2.1.4. Tác động của du lịch tới môi trường 6 2.2. Cơ sở pháp lý 9 2.2.1. Các ảnh hưởng của du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường trên thế giới theo WTTC (Hội đồng Du lịch Thế Giới) 9 2.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường tại Việt Nam 12 2.2.3. Thực trạng du lịch sinh thái tại tỉnh Hà Giang 12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 14 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 15 3.4.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 15 3.4.2.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 15 3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với các QCVN 15
  8. vi PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 20 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 20 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 21 4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Thị trấn Tam Sơn 22 4.2. Giới thiệu về khu du lịch Núi Đôi 23 4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường sinh thái 25 4.3.1. Hiện trạng biến động sử dụng đất 25 4.3.2. Hiện trạng hoạt động du lịch 23 4.3.3. Hiện trạng chất lượng nước tại khu du lịch 26 4.3.4. Hiện trạng thu gom rác thải tại khu di tích 28 4.3.5. Hiện trạng sử dụng tài nguyên 28 4.4. Đánh giá các ảnh hưởng của hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái 30 4.4.1. Thực trạng phát triển du lịch của Núi Đôi 30 4.4.2. Ảnh hưởng từ hoạt động du lịch tới khu du lịch 31 4.4.3. Ý kiến đánh giá của người dân về ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại khu du lịch Núi Đôi 36 4.4.4. Các ảnh hưởng của một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái của khu di tích 37 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ, khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô nhiễm môi trường 39 4.5.1. Các giải pháp cho hoạt động du lịch 39 4.5.2. Giải pháp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp 41 4.5.3. Giải pháp cho hoạt động khai thác thủy sản trái phép của người dân 41 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42 5.2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường là nền tảng cho sự sống còn và phát triển của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người. Môi trường ngày nay không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường được xem như một vấn đề sống còn của đất nước và của nhân loại. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch và bảo vệ môi trờng là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại tới nhau. Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến môi trường trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Ngày nay chúng ta thường được nghe nhiều đến các cụm từ: “bảo vệ môi trường sinh thái”, “ô nhiễm môi trường sinh thái”, “khủng hoảng môi trường sinh thái”, “vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề toàn cầu của thời đại”. Vậy thực chất của vấn đề sinh thái ngày nay là gì? Đó chính là vấn đề mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên. Và ở nước ta cũng vậy con người cùng với quá trình phát triển kinh tế đã và đang tác động sâu sắc tới môi trường sinh thái. Nếu như phát triển được đánh giá bởi sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ thì bảo vệ lại là sự gìn giữ bảo tồn cái cũ tránh cho nó những tác động xấu đồng thời có các biện pháp cải thiện nó cho phù hợp với nhu cầu của con người. Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường tại các khu điểm du lịch thì cần phải xác định mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường. Từ đó, xác định được mức độ ảnh hưởng của du lịch đến môi trường. Khu du lịch Núi Đôi thuộc Thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là nơi địa đầu tổ quốc có một tòa thiên nhiên tròn trịa, quyến rũ được ví như bộ ngực căng tròn của nàng tiên. Du khách có thể ngắm nhìn thị trấn Tam
  10. 2 Sơn đẹp nên thơ, xen lẫn với các thửa ruộng bậc thang và núi non trùng điệp. Và cũng chính nơi đây, Núi Đôi hiện lên căng tròn, quyến rũ như bộ ngực sơn nữ tuổi đôi mươi. Bước tranh thiên nhiên Núi Ðôi Quản Bạ thay đổi theo mùa. Sắc xanh của những thửa ruộng bậc thang thời lúa còn con gái, màu vàng lộng lẫy của mùa lúa chín, sắc nâu mùa cày xới đã tạo nên những gam màu thú vị cho cảnh sắc nơi đây. Sinh sống ở Tam Sơn, Quản Bạ chủ yếu là người dân tộc H’mông, người Dao, người Tày Nét đẹp thiên nhiên cùng với nét văn hóa sinh hoạt đặc trưng của vùng cao nguyên đá Hà Giang luôn hấp dẫn du khách. Núi ðôi Quản Bạ có khí hậu quanh năm mát mẻ, nơi đây được ví như “Sapa” của Hà Giang. Với thời tiết vùng cao trong lành, địa thế đẹp, Núi Đôi Quản Bạ đã và đang trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn nhất tỉnh Hà Giang. Do vậy hàng năm khu di tích đón trên 25.000 lượt khách đến để thăm quan du lịch vừa kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử với du lịch sinh thái. Do vậy, các tác động từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của con người tới môi trường sinh thái tại Núi Đôi là không hề nhỏ. Tuy nhiên tại Núi Đôi lại chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái. Tại đây nên việc đánh giá ảnh hưởng và đề xuất ra các biện pháp khả thi để bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Ts. Dư Ngọc Thành em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch tác động tới môi trường sinh thái tại Thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng hoạt động du lịch, hiện trạng môi trường khu du lịch Núi Đôi.
  11. 3 - Đánh giá được các tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi trường. 1.3. Ý nghĩa khoa học 1.3.1.Ý nghĩa khoa học - Có thêm thông tin khoa học về những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường. Kết quả nghiên cứu là những cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của du lịch đến môi trường tại khu du lịch Núi Đôi. - Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học vào thực tiễn. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công việc hiện tại. 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài phản ảnh thực trạng, ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ hoạt động du lịch để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1.Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.Các khái niệm cơ bản Khái niệm Môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014) [14]. Khái niệm Du lịch: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn. Cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” (Tổ chức du lịch thế giới) . Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005) [15]. 2.1.2.Đặc trưng của ngành Du lịch Mọi dự án phát triển du lịch được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng với các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Kết quả của quá trình khai thác đó là việc hình thành các sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Trước tiên đó là các lợi ích về kinh tế xã hội, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cộng đồng địa phương thông qua các dịch
  13. 5 vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có các hoạt động phát triển du lịch. Sau nữa là những lợi ích đem lại cho du khách trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên lạ, các truyền thống văn hóa lịch sử. Những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch bao gồm: - Tính đa ngành: Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo ). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cũng cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa ) - Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần du khách, những người phục vụ du lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch. - Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và người tham gia hoạt động dịch vụ, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội. - Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau. - Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch). Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền. 2.1.3.Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường Du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại và không thể tách rời. Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường.
  14. 6 Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên. Từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. 2.1.4.Tác động của du lịch tới môi trường a. Các tác động tích cực - Môi trường tự nhiên: Tăng cường hiệu quả sử dụng đất nhờ những dự án nơi các hoạt động phát triển du lịch cần đến các quỹ đất còn bỏ hoặc sử dụng không đạt hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ hoạt động dân sinh kinh tế trong những dự án phát triển du lịch tại những khu vực nhạy cảm với các ranh giới đã được xác định cụ thể và quy mô khai thác hợp lý. Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng. Việc thiết kế hợp lý hệ thống cấp thoát nước của các khu du lịch sẽ làm giảm sức ép gây ô nhiễm môi trường nước nhờ việc củng cố về mặt hạ tầng. Đặc biệt trong những trường hợp các khu vực phát triển nằm ở thượng nguồn các lưu vực sông, vấn đề giữ gìn nguồn nước sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu như các hoạt động phát triển tại đây được quy hoạch và xử lý kỹ thuật hợp lý. Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nếu như các công trình được phối hợp hài hòa.
  15. 7 Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực nếu như các giải pháp kỹ thuật đồng bộ được áp dụng hợp lý. - Môi trường nhân văn- xã hội: Góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương. Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, vui chơi, giải trí ) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch. Góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống. Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống (dân ca, nhạc cụ dân tộc, truyền thống tập quán ). Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa giữu các dân tộc và cộng đồng. b. Tác động tiêu cực - Môi trường tự nhiên: Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý nước thải không tương xứng với khả năng đồng hóa ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ, các vấn đề nảy sinh trong việc giải quyết loại trừ chất thải rắn. Trong mọi trường hợp cần nhận thấy rằng khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển thưởng sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu người thường lớn hơn với người dân địa phương. Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế do việc khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị. Các ảnh hưởng của việc tăng dân số cơ học theo mùa du lịch có thể có những tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường ven biển. Các hệ sinh thái và môi trường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép phát triển của du lịch. Ở đây thường có hệ động thực vật đặc sắc có thể bị thay thế bởi các loài mới từ nơi khác đến trong quá trình phát triển. Cuộc sống
  16. 8 và các tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm quan trọng trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ ). - Môi trường nhân văn – xã hội: Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. Các di sản văn hóa lịch sử khảo cổ thường được xây dựng bằng những vật liệu dễ bị hủy hoại do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Các di sản này thường được phân bố trên diện tích hẹp, rất dễ bị xuống cấp khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ. Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao điểm có thể vượt quá khả năng cung ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương, tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu cung cấp nước, năng lượng, khả năng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn vượt quá khả năng của địa phương. Mâu thuẫn dễ nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân ở địa phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng. Nảy sinh những nhu cầu mới trong đảm bảo an ninh và an toàn xã hội. Phát triển du lịch ảnh hưởng đến môi trường kinh tế, văn hóa của khu vực. Du lịch tạo ra thu nhập, ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, nguồn thu ngoại tệ. Điều đó giúp cho việc nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. Song ngược lại nó thể gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm nếu hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc vài vùng riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối với sự phát triển tương ứng của các vùng khác. Chẳng hạn như sự bùng phát giá đất đai, hàng hóa dịch vụ trong khu du lịch có thể làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên dân cư trong vùng.
  17. 9 Dân cư ở nhiều trung tâm du lịch có thể biến thành thứ lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa. Một trong những chức năng cơ bản của du lịch là giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương. Song nếu sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng thì sự thâm nhập lại biến thành sự xâm hại. Mặt khác để thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn nên các hoạt động văn hóa truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Các nghề truyền thống đôi khi bị lãng quên, nhất là giới trẻ hiện nay ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt du khách. 2.2.Cơ sở pháp lý - Luật bảo vệ môi trường của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 55/2014 QH11 ngày 23/06/2014. - Luật đa dạng sinh học của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 20/2008 QH12 ngày 13/11/2008. - Luật bảo vệ và phát triển rừng của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 24/2004 QH11 ngày 03/12/2004. - Nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. - Quyết định số 187/NQ-HĐND ngày 07/07/2015 của HĐND tỉnh Hà Giang về việc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020. 2.2.1. Các ảnh hưởng của du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường trên thế giới theo WTTC (Hội đồng Du lịch Thế Giới) Du lịch đã được chứng minh là ngành công nghiệp dân sự quan trọng
  18. 10 nhất trên thế giới. Theo WTTC, chỉ đến năm 1993 ngành du lịch đã sản sinh ra 3,5 ngàn tỷ USD cho thu nhập thế giới. Ngoài ra ngành du lịch còn tạo công ăn việc làm cho 127 triệu người và các con số như trên đã tăng gấp đôi từ năm 2005. Du lịch và vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường. Nói chung, hoạt động du lịch đã đưa đến rất nhiều vấn đề cho môi trường sinh thái. Lần lượt liệt kê một số tác động tiêu cực. - Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã làm mất đi khu hệ cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, phá vỡ các khu hệ động vật, thực vật và gây ra sự suy giảm về đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái. - Chất thải rắn, nước thải từ các điểm du lịch, các khu du lịch làm nhiễm bẩn môi trường đất và các nguồn nước trong các thủy vực. - Phá rừng để lấy lâm sản quý làm đồ lưu niệm, lấy gỗ phục vụ cho xây dựng các công trình du lịch cũng không tính toán hết các tác hại của chúng. Tuy nhiên tập trung vào các vấn đề sau: giảm sút đa dạng sinh học, gây ra xói mòn và rửa trôi trên các sườn dốc, hoang hóa và sa mạc hóa xuất hiện và lan rộng nhanh hơn. - Sự vận hành của khách du lịch và các phương tiện du lịch có thể làm chai cứng đất, gây ra hiện tượng du nhập sinh vật ngoại lai, gây xáo trộn đến sinh lý động thực vật và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm với các biến động của môi trường. - Các công trình phục vụ du lịch mọc lên có thể gây ra sự thay đổi điều kiện địa mạo, thủy vực. - Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cỏ cây trồng ở các công trình phục vụ du lịch có thể gây ô nhiễm đất và các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. - Các công trình du lịch còn có thể gây ra xói mòn đất, thay đổi tính chất dòng chảy và làm cho tính chất môi trường bị biến đổi theo chiều hướng bất lợi
  19. 11 cho cuộc sống. Ngoài ra, còn có rất nhiều tác hại như làm thay đổi tính chất mặn ở các đới do việc xây dựng và vận hành các công trình du lịch dọc bờ, gây ồn, gây chết nhiều loại động vật, thực vật. Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra một số vấn đề mang tính chất nóng xảy ra trong hoạt động du lịch. Từ đó các vấn đề khác sẽ được diễn giải một cách dễ dàng hơn. Các tác động tiềm tàng: Tác động tiềm ẩn lên thực vật có thể kể đến các tác động của phát triển du lịch và các hoạt động của nó lên thực vật như sau: - Thiếu cẩn thận trong việc sử dụng lửa, chặt phá cây cối để tạo nơi cắm trại, thải bỏ rác thải không đúng các quy định về vệ sinh môi trường, sử dụng các phương tiện giao thông. - Gây suy giảm giống loài. - Ngăn chặn sự tái sinh của các vật chất hữu cơ trong đất. - Gây phiền nhiễu đến sự phát triển bình thường của thực vật. - Làm giảm độ che phủ của thực vật và đa dạng sinh học. Tác động tiềm ẩn lên môi trường không khí: Tác động tiềm ẩn của du lịch lên môi trường không khí thể hiện qua các nguồn khí thải CO2, CO, SOx, NOx Từ giao thông bộ, giao thông thủy và vận chuyển hành khách trên không. Ô nhiễm không khí có thể diễn ra trong giới hạn hẹp, cũng có thể trong giới hạn rộng tùy thuộc vào các điều kiện về địa hình, về tính chất và phạm vi tác động của sự ô nhiễm. Tác động tiềm ẩn lên chất lượng nước: tác động tiềm ẩn của phát triển du lịch và các hoạt động của nó bao gồm cả sự ô nhiễm nước. Đây là kết quả của sự thải bỏ chất thải trong hoạt động du lịch thẳng xuống các kênh rạch, sông hồ, hoạt động bơi lội, chèo thuyền, vết dầu loang một mặt gây ra sự suy giảm chất lượng nguồn nước. Mặt khác chất ô nhiễm có thể tích tụ trong cơ thể thủy sinh động vật và thực vật và đi vào cơ thể con người. Tác động tiềm ẩn lên động vật: hầu hết du khách quan tâm đến việc thưởng ngoạn các động vật bản địa. Từ đó sẽ tác động lên:
  20. 12 - Phá vỡ điều kiện sống của động vật. - Làm thay đổi sinh lý và hành vi của động vật. - Giết hại hay loại bỏ động vật ra khỏi môi trường sống của chúng. - Hoạt động tìm kiếm vật lưu niệm gây suy giảm nguồn tài nguyên động vật và đa dạng sinh học. - Như vậy, môi trường sống của thực vật, động vật, chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước và môi trường đất đã có sự biến đổi không có lợi cho cuộc sống của sinh vật và con người do hoạt động của du lịch mang lại. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng có chiều hướng biến đổi theo như thay đổi cảnh quan thiên nhiên, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường. 2.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường tại Việt Nam Hiện nay du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói quan trọng của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên ngành công nghiệp này cũng gây ra không ít hưởng tiêu cực tới môi trường. Do vậy, ở Việt Nam cũng có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch và một số các yếu tố khác tới môi trường. Một số nghiên cứu tiêu biểu: Chuyên đề Bảo vệ môi trường du lịch được thực hiện bởi PGS.TS. Phạm Trung Lương - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch tháng 10 năm 2010 đã chỉ ra những khái niệm môi trường, môi trường Du lịch, ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường và đưa ra một số giải pháp cho các tổ chức nhằm nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường du lịch. Lượng rác thải khách du lịch để lại gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, tiếng ồn do việc xây dựng và du khách đem lại gây ảnh hưởng tới các loài động vật yên tĩnh nhất là chim, hoạt động phát quang và xây dựng cơ sở vật chất gây ảnh hưởng lớn tới thảm thực vật và môi trường sinh thái. 2.2.3. Thực trạng du lịch sinh thái tại tỉnh Hà Giang Hà Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên,
  21. 13 trên bản đồ du lịch quốc gia, Hà Giang vẫn là một cái tên còn khá mới mẻ. Khi nói đến Hà Giang là du khách nghĩ ngay đến những địa danh nổi tiếng như di tích Kỳ Đài, Đền Mẫu, Cột Cờ Lũng Cú, Núi Đôi, Ruộng Bậc Thang những địa danh lịch sử, những thắng cảnh nổi tiếng. Ngày cuối tuần, hay dịp lễ lớn, khu di tích Núi Đôi đón hàng vạn lượt khách tham quan. Đó là hai quả núi trông như hai trái đào tiên. Giữa những núi đá trùng điệp và ruộng bậc thang nổi lên hai trái núi có hình dáng, thế đứng ngồ ngộ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hoá. Hai trái núi gắn với truyền thuyết núi Cô Tiên rất thú vị. Khách du lịch đến với khu di tích chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức nhà nước, một số chính trị gia và một số lượng nhỏ khách nước ngoài đến với mục đích thăm quan khu di tích, tận hưởng không khí mát mẻ và thưởng thức phong cảnh. Núi Đôi ngày nay trở thành một địa danh thiêng liêng, là niềm tự hào đối với mỗi người dân Việt Nam, đồng thời còn là điểm du lịch đặc sắc mang thương hiệu của Hà Giang, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Nếu những di tích lịch sử thu hút đông dòng khách nội địa, khách do các cơ quan đoàn thể, trường học tổ chức, thì các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của Việt Nam, Hà Giang là vùng đất có khí hậu mát mẻ quanh năm, có núi, rừng, sông suối trải dài hùng vĩ, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ đã tạo cho Hà Giang những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, điểm yếu của du lịch Hà Giang là hạ tầng dịch vụ ăn nghỉ chưa đồng bộ, tay nghề của đội ngũ làm du lịch - dịch vụ phần lớn chưa được đào tạo bài bản, việc quảng bá để du khách hiểu đầy đủ hơn về du lịch Hà Giang chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, sản phẩm du lịch chýa ðến ðýợc với các doanh nghiệp chýa thực sự ðặc sắc, hấp dẫn, chýa lột tả hết vẻ ðẹp và giá trị của danh thắng.
  22. 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch của khách du lịch và người dân tại khu du lịch Núi Đôi thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu Khu du lịch Núi Đôi tại thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Khu du lịch Núi Đôi tại thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. - Thời gian nghiên cứu: tháng 01 đến tháng 4/2018. 3.3.Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu. - Hoạt động du lịch, hiện trạng môi trường tại khu du lịch Núi Đôi. - Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch Núi Đôi. + Tác động tích cực: Công tác bảo tồn hệ sinh thái, công tác giao khoán quản lý bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cung ứng dịch vụ môi trường tự nhiên, thu hút các dự án trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch, các yếu tố môi trường đất, nước, không khí đều được theo dõi thường xuyên. +Tác động tiêu cực: Ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, phát sinh chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường. - Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường.
  23. 15 3.4.Phương pháp nghiên cứu. 3.4.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi nghiên cứa một đề tài. Đây là phương pháp tham khảo những số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này là phương pháp truyền thống nhanh và hiệu quả. Trên cơ sở đó chọn lọc, cập nhập, xử lý, đánh giá thông tin để phù hợp với mục tiêu của đề tài. 3.4.2.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Điều tra bằng phiếu phỏng vấn: Điều tra bằng phiếu phỏng vấn được tiến hành trên các đối tương liên quan đến hoạt động du lịch như khách du lịch, cộng đồng người dân địa phương. Đi điều tra, khảo sát trực tiếp về hoạt động du lịch và các tác động đến môi trường do hoạt động du lịch gây ra. 3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với các QCVN Từ các số liệu thứ cấp cộng với số liệu đo đạc, khảo sát thực tế, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và so sánh với QCVN để đánh giá được chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí, đất. Từ đó dự báo được những ảnh hưởng xấu tới môi trường, đưa ra các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường. 3.4.4.Phương pháp quan trắc ngoài hiện trường Hoạt động đo đạc, lấy mẫu và bảo quản mẫu các thành phần môi trường (không khí, nước mặt, nước ngầm và đất) được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hiện hành. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu đối với từng thành phần môi trường như sau: * Lấy mẫu và bảo quản mẫu đối với môi trường không khí - TCVN 7878-2:2010: Âm học – mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường. - TCVN 5067: 1995: Chất lượng không khí - Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi. - TCVN 5067 : 1995: Chất lượng không khí - Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi. - CO: PPNB03 (Quy trình nội bộ hướng dẫn thực hiện công việc lấy mẫu CO tại hiện trường).
  24. 16 - TCVN 6137: 2009: Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của NiTơ Điôxit - Phương pháp Griess-salzman cải biên. - TCVN 6137: 2009: Không khí xung quanh -Xác định nồng độ khối lượng của Nitơ Điôxit - Phương pháp Griess-salzman cải biên. * Lấy mẫu và bảo quản mẫu với môi trường nước mặt. ở TCVN 6663-6:2008: Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu sông và suối. - TCVN 5994:1995: Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. -TCVN 5996:1995: Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. - TCVN 5993:1995: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. * Lấy mẫu và bảo quản mẫu đối với môi trường nước ngầm. - TCVN 6000:1995: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. - TCVN 6663-3:2008: Chất lượng nước – Lấy mẫu. - TCVN 5993:1995: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. * Lấy mẫu và bảo quản đối với môi trường đất. - TCVN 7538-2:2005: Chất lượng đất – Lấy mẫu. 3.4.5.Phương pháp phân tích trong Phòng thí nghiệm Bảng 3.1. Phương pháp phân tích môi trường không khí TT Các chỉ tiêu Phương pháp phân tích Ghi chú Đo nhanh tại 1 Tiếng ồn TCVN 7878-1:2008 hiện trường 2 Cacbonmonocide (CO) PPNB03(Quy trình nội bộ) 3 Nitrogendiocide (NO2) TCVN 6137:2009 4 Sunfuadiocide (SO2) TCVN 5971:1995 Phân tích trong 5 Bụi Pb TCVN 6152:1996 Phòng thí nghiệm 6 Bụi lơ lửng (TSP) TCVN 5067:1995
  25. 17 Bảng 3.2. Phương pháp phân tích môi trường nước mặt TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Ghi chú Đo nhanh tại 1 pH TCVN6492:2011 hiện trường SMEWW5210D:2012 2 Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) SMEWW5220C:2012 3 Nhu cầu oxy hoá học (COD) 4 Oxy hoà tan (DO) TCVN7325:2005 5 Chất rắn lơ lửng (TSS) SMEWW2540D:2012 6 Asen (As) SMEWW3114B:2012 7 Cadimi (Cd) SMEWW3111C:2012 8 Chì (Pb) SMEWW3111C:2012 9 Crôm (VI) HACH-Method 8024 10 Kẽm (Zn) SMEWW3111B:2012 11 Sắt (Fe) SMEWW 3500 Fe B 2012 12 Thuỷ ngân (Hg) SMEWW3112B:2012 + HACH-Method 8038 13 Amonia tính theo N (NH4 -N) - 14 Nitrat tính theo N (NO3 ) TCVN 6180:1996 - - SMEWW 4500 NO2 B 2012 15 Nitrit tính theo N (NO2 ) Phân tích DR/6000-HACH- 16 - trong Phòng Xianua (CN ) Method8027 thí nghiệm 17 Coliform SMEWW9221B:2012 3- 18 Photphat (PO4 -P) SMEWW4500PE:2912 19 Đồng (Cu) SMEWW3111B:2012 DR/6000-HACH- 20 Phenol (tổng số) Method8047 21 Dầu mỡ SMEWW5520B:2012
  26. 18 Bảng 3.3. Phương pháp phân tích môi trường nước ngầm TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Ghi chú Đo nhanh tại 1 pH TCVN 6492:2011 hiện trường 2 Nhu cầu oxy hoá học (COD) SMEWW5220C:2012 3 Asen (As) SMEWW3114B:2012 4 Cadimi (Cd) SMEWW3111C:2012 5 Chì (Pb) SMEWW3111C:2012 6 Crôm (VI) DR/6000-HACH- Method8024 7 Kẽm (Zn) SMEWW3111B:2012 8 Sắt (Fe) SMEWW 3500 Fe B 2012 9 Thuỷ ngân ( Hg) SMEWW3112B:2012 Phân tích trong 10 Amonia tính theo N Phòng thí + HACH DR/6000 - Method 8038 ( NH 4 -N) nghiệm 11 2- 2- Sun phát ( SO4 ) SMEWW 4500 SO4 E 2012 12 - Nitrat tính theo N(NO3 -N) TCVN 6180:1996 13 - - Nitrit tính theo N(NO2 -N) SMEWW 4500 NO2 B 2012 14 Xianua (CN-) HACH-Method8027 15 Coliform SMEWW9221B:2012 16 Độ cứng tính theo CaCO3 SMEWW2340C:2012 17 Chất rắn tổng số SMEWW2540C:2012 18 Đồng (Cu) SMEWW3111B:2012
  27. 19 Bảng 3.4. Phương pháp phân tích môi trường đất Phương pháp phân Ghi chú TT Chỉ tiêu phân tích tích 1 pHH2O TCVN 5979 : 2007 2 Tổng N TCVN 6645 : 2000 3 Tổng P ( tính theo P2O5) AOAC 990.08 : 2000 TCVN 6649 : 2009 Phân tích 4 Asen (As) +SMEWW3111B trong Phòng thí TCVN 6496 : 2009 nghiệm 5 Cadimi (Cd) +SMEWW3111B TCVN 6496 : 2009 6 Chì (Pb) +SMEWW3111B TCVN 6496 : 2009 7 Đồng (Cu) +SMEWW3111B TCVN 6496 : 2009 8 Kẽm ( Zn) +SMEWW3111B
  28. 20 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1.Vị trí địa lý Tam Sơn là thị trấn của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Thị trấn có vị trí: Phía Bắc giáp xã Thanh Vân. Phía Đông giáp xã Quản Bạ. Phía Nam giáp xã Quyết Tiến. Phía Tây giáp xã Tùng Vài, xã Thanh Vân. Ngày 15/1/2010, Huyện Quản Bạ và người dân Tam Sơn đã vinh dự đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh Núi Đôi, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao vì những giá trị cảnh quan thiên nhiên, địa chất và lịch sử văn hóa. 4.1.1.2. Địa hình - Điều kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho Tam Sơn chính là 2 quả núi kế nhau có hình dáng như bộ ngực căng tròn của người con gái; được gọi là Núi Đôi hay Núi Cô Tiên. Núi Đôi, cùng với 3 ngọn núi (Tam Sơn) trong lòng thung lũng được hình thành từ quá trình vận động tạo sơn của thềm lục địa vỏ trái đất, sự đứt gẫy của các khối núi đá vôi cách đây khoảng 400 triệu năm. - Đây là nơi chuyển tiếp giữa địa tầng đá vôi với núi đất. Hai ngọn núi có chu vi gần 1000m, và có diện tích khoảng 3,6ha. Núi Đôi cùng Tam Sơn còn gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết đầy khát vọng và nhân văn của người dân nơi đây. 4.1.1.3.Khí hậu, thủy văn - Khí hậu
  29. 21 Thị trấn Tam Sơn nằm trong vùng tiểu khí hậu nhiệt đới của huyện với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ cao và khá ổn định trung bình trong năm khoảng 22,4oC Tổng lượng mưa trung bình khoảng 1.800mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 với lượng mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chiếm 20% tổng lượng mưa của năm. Độ ẩm trung bình là 84%. - Thủy văn Thị trấn Tam Sơn có con sông Miên chảy qua với lưu lượng nước tương đối lớn vào mùa mưa. Ngoài ra còn nhiều con suối khe suối nhỏ khác cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên A. Đất sản xuất nông nghiệp Hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp toàn xã có 233,79 ha, chiếm 8,42% diện tích nhóm đất nông nghiệp. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ sản xuất nông nghiệp là 0,58 ha. Trong cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với 228,89 ha, chiếm 97,87% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất trồng cây lâu năm 4,90 ha, chiếm 2,13%. B. Đất lâm nghiệp: Theo số liệu thống kê đất đai, năm 2017 của thị trấn có 2.527,96 ha đất lâm nghiệp, chiếm 91,46% nhóm đất nông nghiệp. Trong đó: 100% là rừng đặc dụng gồm: Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 2.189,39 ha, chiếm 86,61%: đất có rừng trồng đặc dụng 338,57 ha, chiếm 13,39%. C. Đất nuôi trồng thủy sản: Năm 2017 có 3,35 ha, chiếm 0,12% diện tích đất nông nghiệp. D. Nhóm đất phi nông nghiệp: Năm 2017 có 126, 96 ha, chiếm 4,27% diện tích đất tự nhiên. Bao gồm:
  30. 22 a) Đất ở tại nông thôn: Tổng diện tích đất ở hiện có 20,89 ha, chiếm 16,24% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. Bình quân đất ở là 507 m2/hộ. b) Đất chuyên dùng là 97,15 ha, chiếm 75,81% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. c) Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích 0,4 ha; chiếm 0,23% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. d) Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng: Diện tích 9,6 ha, chiếm 7,64% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. trong đó có 9,57 ha diện tích đất kênh rạch suối, chiếm 99,96% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất có mặt nước chuyên dùng 0,03 ha, chiếm 0,31% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. E. Nhóm đất chưa sử dụng: Toàn xã hiện còn 53,23 ha đất thuộc nhóm chưa sử dụng, chiếm 1,88% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 5,47 ha, chiếm 9,85% diện tích đất chưa sử dụng diện tích này có thể sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp; 9,77 ha đất đồi núi chưa sử dụng, chiếm 13,74% và 37,99 ha núi đá không có rừng cây chiếm 72,55%. 4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Thị trấn Tam Sơn 4.1.3.1. Điều kiện kinh tế 1.Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm: 15,3% 2.GDP bình quân đầu người: 1,4 triệu đồng 3. Cơ cấu các ngành trong GDP: Tỷ trọng NN-CN-TMDV: 85 % - 5 % - 10% 4. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn/ 1 năm: 255,579 tỷ đồng 4.1.3.2. Điều kiện xã hội Theo thống kê năm 2017 dân số của xã có 1604 nhân khẩu với 411 hộ, bình quân nhân khẩu toàn xã có 04 người/ hộ. Mật độ dân số bình quân của toàn xã là 55 người/km2.
  31. 23 Toàn xã có 753 lao động, chiếm 48% dân số, trong đó: Lao động nông nghiệp 658 người (chiếm 85%). Tuy nhiên chất lượng lao động còn thấp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo có kỹ thật còn thấp. 4.2. Giới thiệu về khu du lịch Núi Đôi 4.2.1. Hiện trạng hoạt động du lịch Hàng năm khu du lịch Núi Đôi đón tiếp hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, nghiên cứu, học tập. Hiện nay điều kiện sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thăm quan du lịch ngày càng tăng hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn cho dịch vụ du lịch. - Các loại hình du lịch Tham quan du lịch về phong cảnh, về làng văn hoá dân tộc và các di tích văn hoá lịch sử; nghiên cứu hệ sinh thái . Thể thao mạo hiểm leo núi, nghỉ dưỡng nghỉ cuối tuần; vui chơi giải trí và cắm trại; tổ chức các hội nghị, hội thảo. Với định hướng đầu tư vào các công trình chủ yếu là: khu trung tâm đón tiếp, khu tham quan vui chơi giải trí. - Các vấn đề còn tồn tại của khu du lịch: - Mặc dù có vẻ đẹp thiên nhiên hấp dẫn. Tuy nhiên hiện còn thiếu địa điểm và loại hình du lịch giúp du khách thoải mái thưởng ngoạn và trải nghiệm vẻ cuốn hút của thiên nhiên. - Còn tồn tại nhiều điểm chưa đẹp: + Trong khu du lịch còn tồn tại nhiều điểm dễ gây phản cảm cho du khách như: nước hồ và sông còn đục vào mùa mưa lũ, rác bên lề đường và tại các điểm du lịch, phân gia súc trong các làng bản, v.v + Rác bị vứt bừa bãi ngay trong khu vực xung quanh thùng rác thể hiện các bất cập tồn tại trong cả khâu quản lý lẫn ý thức của khách du lịch. + Trong các làng bản, bãi đổ rác nằm ngay bên vệ đường và phân gia súc
  32. 24 rải rác dễ gây phản cảm cho khách du lịch. Cải thiện những điểm bất cập này không chỉ giúp phát triển du lịch mà còn góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống cho người nông dân. + Vẫn còn thiếu địa điểm và loại hình du lịch giúp du khách thoải mái tìm hiểu và thưởng ngoạn văn hóa nông thôn. Nhiều tài nguyên văn hóa vẫn chưa được giới thiệu với khách du lịch. + Các công trình du lịch khác vẫn còn rất thiếu, dẫn đến sức hấp dẫn của việc nghỉ ngơi và lưu trú lại Núi Đôi còn thấp. + Toàn bộ các cơ sở hạ tầng đều chưa được trang bị đồng bộ, đầy đủ: + Đường xá, hệ thống cấp điện nước, hệ thống xử lý rác thải khu vực núi đôi đều đang trong giai đoạn đang phát triển, khó có thể đáp ứng nếu lượng khách du lịch gia tăng trong tương lai. + Tỷ lệ cấp nước của toàn khu Núi Đôi còn hạn chế. Khu vực nông thôn chưa có nước sạch, người dân phải sử dụng nước giếng đào hoặc nước suối. Cần giải quyết vấn đề này để đảm bảo đủ nguồn nước sạch phục vụ cho lượng khách du lịch ngày càng tăng. + Ở các làng bản, chính quyền địa phương chưa có hình thức thu gom rác tập trung, người dân vẫn đổ rác ra các bãi rác tự phát ở gần nhà. Cần có các biện pháp xử lý rác vệ sinh và hiệu quả, bao gồm cả giải pháp tái chế rác hữu cơ làm phân bón. 4.2.2. Giới thiệu khu di tích Núi Đôi Núi Đôi gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết được đồng bào các dân tộc nơi đây lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt đã níu giữ trái tim của một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ hoa của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã
  33. 25 biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ.Hai quả núi đó được gọi là Núi Đôi haycòn gọi núi Cô Tiên. Nhờ dòng sữa của nàng, vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, hoa quả thơm ngon, rau trái xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng trôi trên biển đá tai mèo, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.Con đường quốc lộ 4C bắt đầu hẹp dần từ Hà Giang, sau 40 km chạy xuyên qua những cánh đồng, dọc theo sông và vượt dốc Khi đến khúc ngoặt đầu tiên rẽ vào Tam Sơn (Quản Bạ), du khách ai nấy đều dừng lại vì khung cảnh thiên nhiên phía trước mặt. Dưới thung lũng xa xa, nơi có thị trấn Tam Sơn sầm uất nhất Hà Giang, những cánh đồng lúa xanh rì gợn sóng. Nổi bật giữa núi đồi núi Đôi mang dáng hình cặp nhũ hoa quyến rũ và cân đối. Mỗi mùa qua đi, núi Đôi lại được khoác một màu sắc khác nhau. Hè sang lúa xanh rì, thu tới vàng ươm màu mật ngọt, đông về nâu sắc và xuân tới hồng màu đất. Đôi gò bồng đảo tự nhiên tràn đầy nhựa sống này còn có tên là núi Cô Tiên. 4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường sinh thái 4.3.1. Hiện trạng biến động sử dụng đất Bảng 4.1. Bảng hiện trạng sử dụng đất năm 2017 (Đơn vị: ha) Diện tích Tỷ lệ STT Mục đích sử dụng đất Mã năm (ha) (%) (1) (2) (3) (4) Tổng diện tích tự nhiên 2945,29 100 1 Đất nông nghiệp NNP 2763,96 93,81 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 232,65 7,89 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 227,87 7,74 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 144,75 4,9 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 3,30 0,111 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 79,82 2,71 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4,78 0,16 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2527,96 85,83 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 2527,96 85,83 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 3,35 0,112
  34. 26 2 Đất phi nông nghiệp PNN 128,1 4,34 2.1 Đất ở OTC 20,50 0,69 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 20,50 0,69 2.2 Đất chuyên dùng CDG 97,48 3,3 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,16 0,05 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 22,05 0,75 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông CSK 0,06 0,002 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 75,21 2,55 2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 0,50 0,017 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 9,62 0,33 3 Đất chưa sử dụng CSD 53,23 1,8 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5,47 0,19 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 9,77 0,33 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 37,99 1,29 (Nguồn: Tổng hợp từ UBND thị trấn Tam Sơn, 2017) Đất đai là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia, tuy nhiên đây là nguồn lực có hạn, không tăng lên trong quá trình sản xuất. Do đó, việc quản lý và sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng. Mặt khác, do sự tăng dân số, sự phát triển của đô thị, sự tăng trưởng kinh tế - xã hội và một số vấn đề khác đang tác động rất lớn tới đất đai, khiến đất đai biến động và thay đổi theo năm tháng. Qua bảng 4.1 cho ta thấy: - Đất nông nghiệp là 2763.96 ha chiếm 93,81%. - Đất phi nông nghiệp là 128,1ha chiếm 4,34%. - Đất chưa sử dụng là 53,23 ha chiếm 1,8%. 4.3.2. Hiện trạng chất lượng nước tại khu du lịch Nguồn nước tại khu du lịch chủ yếu lấy từ sông Miện được người dân sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Trong các năm qua do các hoạt động của con người tác động đến đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến nguồn nước khu di tích. Hàng năm, trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Hà Giang đều lấy mẫu nước để phân tích 2 lần/năm. Dưới đây là bảng thể hiện một số thông số chất lượng nước tại Thị trấn Tam Sơn ba năm trở lại đây.
  35. 27 Địa điểm lấy mẫu: Sông Miện Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước tại Thị trấn Tam Sơn QCVN 08:2008/BTNMT Năm Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả (cột A2) Độ đục NTU 2,8 - TSS mg/l 3 50 pH - 7,55 6-8,5 Fe mg/l 0,01 1 2015 As mg/l 0,000040 0,02 COD mg/l 10,3 15 DO mg/l 5,79 >=5 BOD5 mg/l 2,54 6 Độ đục NTU 3,2 - TSS mg/l 1,6 50 pH - 8,14 6-8,5 Fe mg/l 0,03 1 2016 As mg/l 0,00038 0,02 COD mg/l 12,8 15 DO mg/l 6,01 >=5 BOD5 mg/l 5,84 6 Độ đục NTU 2,7 - TSS mg/l 2,2 50 pH - 7,89 6-8,5 Fe mg/l 0,02 1 2017 As mg/l 0,00051 0,02 COD mg/l 10,9 15 DO mg/l 6,40 >=5 BOD5 mg/l 5,56 6 (Nguồn: số liệu quan trắc - Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Hà Giang) 14 12 10 COD DO BOD5 2015 2016 2017 2013 Hình 4.1. Biến động COD, DO, BOD5 tại sông Miện
  36. 28 So sánh với QCVN 08: 2015/BTNMT về chất lượng nước mặt thì các chỉ số quan trắc chất lượng nước tại sông Miện đều không vượt quá các giá trị giới hạn cho phép. Do đó, nguồn nước được đánh giá là đạt tiêu chuẩn A 2 là nước dùng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt có áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn các loại động vật thủy sinh, dùng cho sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải. 4.3.3. Hiện trạng thu gom rác thải tại khu di tích Qua phỏng vấn cán bộ quản lý khu du lịch núi đôi biết rác thải tại khu di tích được thu gom 1 lần/tháng (các tháng bình thường) và 2 lần/tháng (tháng cao điểm), rác thải sau thu gom được xử lý tập trung tại bãi rác huyện Hà Quản. Khối lượng rác thải phát sinh bình quân trên người tại Núi Đôi là 0,5kg/người/ngày. Với tổng lượt khách du lịch trong năm 2017 là 20.672 lượt khách, tính trung bình một năm trên địa bàn khu di tích sẽ phát sinh một lượng rác thải là 0,5kg/người/ngày * 20672/1000 = 10,336 tấn rác. Số lượng rác thải rất lớn này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái nếu không được thu gom và xử lý đúng cách. Bảng 4.3. Bảng khối lượng rác thải ra tại khu du lịch trong năm 2017 Số lượng Số lượng Khối Số lượng rác thải Khối lượng khách du lượng khách du STT trung bình rác thải lịch rác thải lịch Thời điểm của (tấn/năm) (người/ngày) (kg/ngày) (người/năm) 1 người 1 Cao điểm 0,5kg 3000 1500 20672 10,336 2 Ngày thường 0,5kg 100 50 Qua việc khảo sát thực địa thấy rác thải tại khu di tích từ đoạn đập tràn đổ vào Núi Đôi nhiều khi được công nhân đốt trực tiếp ngay trong các thùng đựng rác các loại rác thải lại bị đốt chủ yếu là túi nilon đựng đồ ăn, hộp nhựa, hộp giấy, thức ăn thừa. Việc đốt rác này gây mùi khó chịu và gây ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí tại khu du lịch. 4.3.4. Hiện trạng sử dụng tài nguyên Qua điều tra 30 hộ dân sinh sống trong thị trấn Tam Sơn thu được kết quả:
  37. 29 Bảng 4.4. Lượng tài nguyên sử dụng trong một tháng của người dân trong khu vực Núi Đôi Tài nguyên Khối lượng (kg) Lượng củi khai thác từ rừng trong một tháng >5500kg Lượng thủy sản khai thác > 150kg Thú rừng: 14kg Tài nguyên khác Cây thuốc: 6 kg Rau rừng: 43 kg (măng rừng) Tổng > 6000kg/ tháng (Nguồn: Kết quả phỏng vấn, 2017) 6000 5000 4000 3000 2000 1000 Chất đốt Thủy sản Tài nguyên khác Hình 4.2. Lượng sử dụng tài nguyên một tháng của 30 hộ dân Nhận xét: Theo số liệu phỏng vấn 30 hộ dân trung bình một ngày một hộ dân sử dụng 5 kg củi đốt do vậy một tháng 30 hộ dân sử dụng hết 5500kg củi đốt được khai thác 100% từ rừng tự nhiên. Thị trấn Tam Sơn có 411 hộ dân do vậy trung bình 1 tháng sẽ sử dụng trên 59.000 kg củi khô. Ngoài ra, tùy vào mùa vụ mà người dân còn khai thác thêm các lâm sản khác ngoài gỗ từ rừng như thịt thú rừng, cây thuốc hoặc rau rừng. Từ đó ta có thể thấy mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân tại khu du lịch là khá lớn nếu như mức độ cung cấp củi khô của rừng là không đủ thì người dân sẽ khai thác thêm các cây tươi
  38. 30 để khô làm chất đốt. Trong thời gian dài thì đây chính là nguy cơ và mối đe dọa tới môi trường sinh thái nếu dân số của toàn xã tăng nhanh và trình độ dân trí không được nâng cao. 4.4. Đánh giá các ảnh hưởng của hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái 4.4.1. Thực trạng phát triển du lịch của Núi Đôi Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại tới nhau. Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến môi trường cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường tại các khu điểm du lịch thì cần phải xác định mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường, để từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của du lịch đến môi trường. Trong những năm gần đây công tác du lịch Núi Đôi được Đảng và Nhà Nước rất quan tâm với nhiều chủ trương chính sách đầu tư phát triển một cách bền vững. Trên đây là tổng lượng khách du lịch theo đăng kí mà ban quản lý khu di tích cung cấp. Ngoài ra còn một lượng không nhỏ khách du lịch tự do đến thăm quan khu di tích hàng năm. Tuy nhiên, số lượng khách đến tham quan khu di tích chủ yếu là khách nội địa, số lượng khách nước ngoài còn rất khiêm tốn. Bảng 4.5. Lượng khách du lịch năm 2015 - 2017 Lượng khách du lịch (lượt) Tổng Trong nước Ngoài nước Năm 2015 15.171 lượt khách 14.520 651 Năm 2016 14.456 lượt khách 13.720 736 Năm 2017 20.672 lượt khách 19.870 802 (Nguồn: Tổng hợp từ ban quản lý Núi Đôi, 2017)
  39. 31 4.4.2. Ảnh hưởng từ hoạt động du lịch tới khu du lịch 4.4.2.1. Tác động tích cực - Thứ nhất: Bảo tồn thiên nhiên Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng. Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và hệ sinh thái điển hình. Sự suy thoái môi trường và hệ sinh thái đồng nghĩa với sự suy giảm của hoạt động du lịch sinh thái. Vì vậy mọi hoạt động du lịch sinh thái phải được quản lý để giảm thiểu tác động tới môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư để bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. - Thứ hai: Nâng cao nhận thức Hoạt động du lịch sinh thái sẽ kéo theo việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của du khách và cộng đồng các giá trị của tài nguyên môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Từ đó, họ có thể có những thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường và có đóng góp tích cực cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị về tự nhiên sinh thái, ý thức bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học. - Thứ ba: Giảm nghèo đói, từ đó giảm tác động của con người tới hệ sinh thái tự nhiên, duy trì và nâng cao đa dạng sinh học: Du lịch sinh thái tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Từ việc mang lại lợi ích chia sẻ lợi nhuận với cộng đồng địa phương, huy động cộng đồng địa phương tham gia làm việc, cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho du lịch, sẽ làm cho người dân giảm sự lệ thuộc vào việc khai thác tự nhiên, đã làm cho họ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và các giá trị văn hóa. Do vậy, sẽ giảm sức ép của cộng đồng địa phương với tài nguyên môi trường tự nhiên và họ sẽ là những chủ nhân của các nguồn tài nguyên du lịch, tích cực bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa.
  40. 32 4.4.2.2. Các tác động tiêu cực Du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại và không thể tách rời. Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Hình 4.3. Sơ đồ về sự ảnh hưởng của môi trường đến du lịch Hình 4.4. Sơ đồ về sự tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường
  41. 33 Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên. Từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. 1. Hoạt động tham quan tự do của du khách Hàng năm có trên 25.000 lượt khách đến thăm quan khu du lịch vào thời kỳ cao điểm theo Ban quản lý du lịch Núi Đôi, Khu du lịch Núi Đôi đón trên 3.000 lượt khách thăm quan mỗi ngày, cao hơn các ngày thường trên 40%. Do vậy các ảnh hưởng từ việc thăm quan của du khách đối với môi trường tại khu di tích là không hề nhỏ các tác động gây ra bao gồm: a) Ảnh hưởng tới tập tục sống của nhiều loài: Hoạt động du lịch sinh thái sẽ không tránh khỏi tiếng ồn và sự xuất hiện của con người trong các hệ sinh thái vốn dĩ tự nhiên. Nó sẽ gây ra sự thay đổi về môi trường sống, tập tính kiếm ăn, nghỉ ngơi hay di chuyển của các loài động vật. Từ đó làm suy giảm tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Theo điều tra nguời dân sinh sống tại khu vực Thị trấn Tam Sơn được biết khoảng 7- 10 năm trước đây tại khu du lịch có rất nhiều khỉ, sóc, chồn và nhiều loài chim sinh sống. Tuy nhiên ngày nay do việc khai thác quá mức và việc xuất hiện của khách du lịch đã làm cho các loài động vật này di chuyển nơi cư trú. Theo quan sát thì ngày nay chỉ còn một số ít loài chim như chìa vôi, chim chích bông và bói cá là hay xuất hiện tại khu di tích. b) Rác thải làm ảnh hưởng tới môi trường: Khách du lịch đến với Núi Đôi thường đi theo từng đoàn và có đem theo đồ ăn khi đến tham quan. Khách du lịch thường tổ chức ăn uống ngay trong khu du lịch ở bãi đất trống. Lượng khách du lịch là nguyên nhân chính quyết định lượng
  42. 34 rác thải tại khu di tích. Lượng khách trung bình hàng ngày của khu di tích là dưới 100 lượt người/ngày. Tuy nhiên vào các ngày lễ, hoặc ngày cuối tuần lượng khách du lịch tới tham quan khu di tích có thể lên đến hàng nghìn lượt người cao điểm là 3000 lượt người/ ngày (số liệu ban quản lý cung cấp). Theo điều tra thực địa trung bình mỗi một khách du lịch sẽ để lại 0,5 kg rác thải lại khu di tích do vậy lượng rác thải bỏ lại sau quá trình vui chơi, ăn uống là không hề nhỏ. 2% 23% 1% 68% 6% Chất hữu cơ dễ phân hủy Chất hữu cơ khó phân hủy Kim loại Gốm, sứ, thủy tinh Các loại khác Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải ở Núi Đôi Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng tỷ lệ rác thải hữu cơ dễ phân hủy chiếm cao nhất là 68%. Các thành phần còn lại chiếm tỷ lệ như sau: Chất hữu cơ khó phân hủy 6%, Kim loại 1%, Gốm sứ, thủy tinh chiếm 2%; các loại khác chiếm 23%. Các chất thải hữu cơ bao gồm: cơm, canh, thực phẩm thừa ôi thiu chủ yếu phát sinh từ các quán hàng ăn uống phục vụ cho du khách, và một phần thức ăn mang thừa mang theo khi đi tham quan của các đoàn khách. Ngoài rác thải hữu cơ, thì trên địa bàn còn có một khối lượng lớn túi nilon, chiếm tới 5,68% chủ yếu phát sinh từ các hoạt động thương mại và túi nilon do khách du lịch đựng đồ ăn để lại.
  43. 35 Rác thải, nước thải, khí thải từ các hoạt động tham quan du lịch của du khách sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất làm thay đổi, suy thoái và phá vỡ môi trường sống nơi diễn ra hoạt động du lịch. Ngoài ra theo quan sát thực tế thì việc thu gom và xử lý rác thải tại khu di tích là chưa triệt để. Nhiều lúc rác thải được đốt trực tiếp trong các thùng chứa rác ngay tại khu di tích mà không được thu gom như đã nói. Ngoài ra, trong quá trình đi khảo sát thực địa tôi còn phát hiện một bãi rác thải nhỏ trên núi và rác thải tại đây được đốt trực tiếp chứ không có bất kì một biện pháp xử lý nào được áp dụng. Việc đốt như thế sẽ làm phát tán các chất độc hại rất ảnh hưởng tới môi trường không khí và môi trường đất xung quanh bãi rác thải của khu di tích. c) Tăng khả năng cháy rừng Sự có mặt của du khách sẽ làm tăng khả năng cháy rừng, khách du lịch tới tham quan khu di tích thường tổ chức các hoạt động như dã ngoại, nướng gà, cắm trại, các đoàn là học sinh, sinh viên còn thường tổ chức các cuộc thi văn nghệ, ngoài ra du khách nam còn hút thuốc và vứt tàn thuốc bừa bãi với những hành động bất cẩn đó thì nguy cơ cháy rừng là rất lớn. Mà chúng ta biết rằng một khi đã xảy ra cháy rừng thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Một diện tích lớn rừng tự nhiên sẽ mất đi kéo theo sự mất đi lâu dài môi trường sống của nhiều loài mà không phải ngày một ngày hai có thể khắc phục được kéo theo sự suy giảm về đa dạng sinh học. 2. Dịch vụ nghỉ ngơi ăn uống Qua quá trình điều tra thấy hầu hết du khách đến với Núi Đôi chỉ tổ chức các tour ngắn trong khoảng thời gian 1 ngày, không lưu trú lại nên các dịch vụ như nhà hàng và khách sạn tại đây không phát triển. Theo quan sát thực tế trong khu vực khu di tích chỉ có 20 quán hàng nhỏ tự phát của người dân địa phương kinh doanh các mặt hàng như đồ lưu niệm,
  44. 36 thổ cẩm, nhũ đá và nước giải khát nên chỉ có một lượng nhỏ rác thải phát sinh do hoạt động kinh doanh dịch vụ. Do vậy, ảnh hưởng từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đến môi trường là không đáng kể. 4.4.3. Ý kiến đánh giá của người dân về ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại khu du lịch Núi Đôi Hoạt động du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái trên địa bàn khu di tích. Sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân. Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là do ý thức của con người. Để đánh giá một cách khách quan nhất tôi đã tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý khu di tích, người dân địa phương, khách du lịch thu được kết quả sau: Bảng 4.6. Kết quả phỏng vấn thăm dò ý kiến về ảnh hưởng của hoạt động du lịch (hoạt động thăm quan) đến môi trường tự nhiên tại khu du lịch Núi Đôi Mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại khu du lịch Núi Đôi Các thông tin Môi trường cảnh Động vật Thực vật quan Đối tượng Ảnh Ảnh Ảnh Ảnh Ảnh Ảnh Số lượngKhông Không Không phỏng vấn hưởn hưởng hưởn hưởng hưởn hưởng (người) biết biết biết g ít nhiều g ít nhiều g ít nhiều Cán bộ khu du lịch 10 10 10 5 5 Khách du lịch 30 23 7 13 17 19 11 Người dân 30 10 20 5 25 16 14 Tổng 70 33 37 18 52 35 30 5 (Nguồn: Kết quả điều tra, 2017) Qua điều tra có thể nhận xét: Một nửa cán bộ quản lý khu di tích được phỏng vấn đều cho rằng hoạt động tham quan của du khách chỉ có ảnh hưởng nhỏ tới môi trường sinh thái khu di tích, một nửa còn lại (5 cán bộ) cho rằng
  45. 37 khách du lịch gây ảnh hưởng lớn tới môi trường cảnh quan khu di tích do việc xả rác bừa bãi và bẻ cành hái hoa của du khách. Việc phỏng vấn khách du lịch lại đưa ra kết quả phần lớn khách du lịch không ý thức được hoặc chỉ một phần nhỏ du khách cho rằng hành động tham quan du lịch của mình chỉ gây ra ảnh hưởng nhỏ tới hệ động thực vật, cảnh quan và môi trường sinh thái tại khu di tích. Việc phỏng vấn người dân lại thấy: Đa số người dân tại địa phương không ý thức được việc khách du lịch tham quan có gây ảnh hưởng tới môi trường hay không. Một phần nhỏ còn lại cho rằng hoạt động tham quan của khách du lịch gây ảnh hưởng nhỏ tới động thực vật và môi trường do việc du khách vứt rác bừa bãi và gây ồn làm giảm sự xuất hiện của các loài động vật tại khu di tích. 4.4.4. Các ảnh hưởng của một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái của khu di tích 4.4.4.1. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp a) Trồng trọt Theo kết quả từ điều tra 30 hộ dân thống kê lại thì diện tích đất nông nghiệp của 30 hộ dân trong khu di tích là 90.000 m2 bao gồm cả đất làm nương rẫy. Đất trồng lúa là 61.000 m2 trong đó 100% là đất trồng lúa một vụ . Các loại cây trồng khác ngoài vụ lúa được bà con trồng là ngô, sắn, thuốc lá, đậu tương. Nguồn nước tưới sử dụng 100% từ sông Miện. Bảng 4.7. Lượng phân bón sử dụng của khu vực điều tra Địa điểm Loại phân bón Phân bón (tạ/sào/vụ) Đạm urê 0,05-0,07 Lân supe 0,08 Thị trấn Kali sunfat 0,03 Tam Sơn NPK tổng hợp 0,3 Phân chuồng 5
  46. 38 Theo điều tra các hộ gia đình thì nhận thấy, phần đa từ trước đến nay người dân bón phân cho lúa không theo công thức nào cả, chỉ sử dụng phân bón theo điều kiện của gia đình. Gia đình nào có điều kiện thì bón nhiều còn nhà nào không có điều kiện thì bón ít, còn phân chuồng thì nhà nào chăn nuôi thì có để sử dụng. Hầu như người dân vẫn còn thiếu kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp và họ không biết được lượng phân bón cần cho ruộng nhà mình. Ngoài các loại phân hóa học thì các hộ gia đình còn sử dụng phân chuồng để bón cho ruộng. Phân chuồng cũng là loại phân tốt cho cây trồng nhưng không phải người dân cũng biết xử lý phân chuồng để làm cho hiệu quả của nó đạt cao nhất . Bên cạnh đó người dân tại đây cũng sử dụng một số ít loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ rầy nâu, sâu đục thân và đạo ôn. b) Chăn nuôi Theo điều tra Tổng đàn gia súc, gia cầm của 30 hộ dân là 305 con hoạt động chăn nuôi của người dân chỉ nằm ở quy mô hộ gia đình, không có hộ dân nào nuôi gia súc, gia cầm với quy mô lớn thương phẩm. Bảng 4.8. Thống kê số lượng gia súc gia cầm của Thị trấn Tam Sơn Gia súc Gia cầm Trâu: 30 con Gà: 178 con Bò: 15 con Số lượng Vịt: 50 con Dê: 22 con Phương pháp Gà: thả rông 100% chăn thả tự nhiên nuôi dưỡng Vịt: thả rông (Nguồn: Kết quả điều tra,2017) Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là số gia súc gia cầm này đều được nuôi dưỡng bằng hình thức chăn thả tự nhiên. Qua phỏng vấn người dân cho biết: Người dân thường chăn thả bò, dê vào buổi sáng và tối mới cho về còn trâu thì
  47. 39 thả sau khi vụ cày cấy song đến vụ mùa mới lại đưa về. Hình thức nuôi dưỡng này đã vô tình gây ra ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan và hệ thực vật tại khu di di tích. Bên cạnh đó phân gia súc gia cầm không được thu gom và xử lý đúng cách còn gây mùi khó chịu, ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan. Nghiêm trọng hơn phân gia súc gia cầm còn chính là ổ vi khuẩn chứa nhiều mối nguy hiểm và dịch bệnh cho các loài động vật khác và cả con người. Do vậy, cần phải có các biện pháp thu gom và xử lý đúng cách đối với các loại phân gia súc gai cầm này để chúng không gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. 4.4.4.2. Ảnh hưởng của hoạt động lâm nghiệp Diện tích rừng của toàn Thị trấn Tam Sơn theo thống kê năm 2017 là 2527.65 ha, 100% diện tích là rừng đặc dụng (Nguồn: Số liệu biến động sử dụng đất năm 2017 UBND Thị trấn Tam Sơn,huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Trong khu du lịch núi đôi có 100ha rừng khu di tích trực tiếp quản lý dưới hình thức giao cho các hộ dân tự quản lý. Người dân hưởng các nguồn lợi trực tiếp từ rừng như: gỗ, củi, cây thuốc, rau rừng Do vậy, người dân có ý thức quản lý rừng rất chặt chẽ. Vài năm trở lại đây không có nạn phá rừng hay vụ cháy rừng nào xảy ra tại địa bàn khu di tích do đó các ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động lâm nghiệp tới môi trường sinh thái là không đáng kể. 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ, khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô nhiễm môi trường 4.5.1. Các giải pháp cho hoạt động du lịch Du lịch là một ngành kinh tế mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa là làm
  48. 40 suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch cần: 1) Định hướng phát triển: - Định hướng phát triển du lịch Núi Đôi theo hướng du lịch sinh thái thân thiện với môi trường. 2) Thể chế, pháp chế: - Xây dựng các chế tài hữu hiệu để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ rừng và các Quy định đã có của Chính phủ liên quan đến bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực. - Củng cố và nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan bảo vệ môi trường, đặc biệt là đạo đức của người thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tăng cường công tác giáo dục môi trường ở mọi cấp độ, mọi cộng đồng dân cư, làm cho họ có nhận thức đúng và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường. - Bổ sung điều chỉnh các quy định về một số điều trong luật pháp cho phù hợp ngày càng cao với thực tế cuộc sống. - Nhà nước có biện pháp hữu hiệu, giải pháp cụ thể trong chiến lược xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của mọi tầng lớp dân chúng và thực hiện đúng chính sách dân số, tăng cường hơn nữa và nâng cao chất lượng nghiên cứu, đánh giá tác động và dự báo biến động môi trường để có biện pháp phòng tránh hữu hiệu. 3) Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ khu di tích. 4) Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và khách du lịch về việc tự giác bảo vệ môi trường sinh thái trong khu di tích. 5) Tổ chức các tour du lịch nhặt rác cho khách du lịch một lần một tuần tại khu di tích 6) Các tour di lịch nhặt rác này đã được triển khai hơn một năm nay và hoạt động khá hiệu quả. 7) Tour du lịch đặc biệt này sẽ được tổ chức một tuần một lần và hoạt động
  49. 41 này sẽ diễn ra trước khi du khách đi thăm quan các địa điểm khác. 8) Tuy hiện nay chỉ mới có các du khách nước ngoài tham gia tour du lich này nhưng việc họ sẵn sàng bỏ tiền ra để được nhặt rác đã phần nào tác động đến ý thức của du khách trong nước và chính người dân sinh sống tại nơi đó. Vì đến trẻ em cũng ý thức được không có rác sẽ đẹp hơn! 4.5.2. Giải pháp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệp đang phải chịu áp lực do gây ô nhiễm môi trường đất, nước và chất lượng nông sản bị suy giảm do lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, tùy tiện xả chất thải. Do vậy để phát triển nông nghiệp và hướng tới xu thế phát triển bền vững cần: - Hạn chế sử dụng các loại phân bón vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật gây nguy hiểm cho môi trường khuyến khích sử dụng các loại phân chuồng ủ hoai mục cho việc sản xuất nông nghiệp. - Tổ chức tập huấn cho người dân về phương pháp sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng lượng, đúng lúc, đáng cách. 4.5.3. Giải pháp cho hoạt động khai thác thủy sản trái phép của người dân Thứ nhất, cần tăng cường công tác quản lý chặt chẽ việc khai thác thủy sản trái phép của người dân. Thứ hai, đưa ra các hình phạt mang tính răn đe cao đối với những hộ vi phạm lệnh cấm khai thác thủy sản tại khu vực khu di tích. Thứ ba, qua phỏng vấn có thể thấy người dân tại khu di tích nhận biết được tác hại của việc đánh bắt cá vào thời kỳ cá đẻ trứng tuy nhiên vì điều kiện kinh tế khó khăn và nguồn lợi trước mắt mà người dân vẫn tham gia hoạt động trái phép này. Do vậy, cần có sự quan tâm của nhà nước và chính quyền địa phương tới người dân tạo công ăn việc làm cho người dân như việc hình thành làng nghề thổ cẩm làm ra các đồ lưu niệm phục vụ cho khách du lịch tại khu du lịch để người dân có cuộc sống ổn định hơn, giảm mức độ phụ thuộc vào tự nhiên.
  50. 42 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Khu du lịch Núi Đôi hàng năm thu hút hơn 25000 lượt khách tới tham quan và đem lại nguồn lợi về kinh tế cho Thị trấn Tam Sơn nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung, du lịch phát triển đem lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng kéo theo những tác động tiêu cực. - Thị trấn Tam Sơn có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch Núi Đôi. - Hiện trạng môi trường tại khu du lịch Núi Đôi được đánh giá là khá trong lành các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước so sánh với QCVN 08:2015/BTNMT như sau: + Độ pH dao động từ 7,55 đến 8,14 và không chênh lệch nhau nhiều tại các vị trí đo. Nước trung tính, đảm bảo mục đích sử dụng cho sinh hoạt. + Tổng chất rắn lơ lửng dao động từ 1,6 mg/l đến 3 mg/l qua các vị trí khảo sát, đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN08:2015/BTNMT(50 mg/l). + Nhu cầu ô xy sinh hoá dao động từ 2,54 mg/l đến 5,84 mg/l tại các vị trí nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN đối với nước mặt loại A2 (6mg/l). + Nhu cầu ô xy hoá học dao động từ 10,3 mg/l đến 12,8 mg/l tại các vị trí nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN đối với nước mặt loại A2(15mg/l). + Hàm lượng Fe dao động từ 0,01mg/l đến 0,03 mg/l tại các vị trí nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN đối với nước mặt loại A2(1mg/l). + Hàm lượng ô xy hoà tan dao động từ 5,79mg/l đến 6,4 mg/l tại các vị trí. Chỉ tiêu này tại Núi Đôi qua khảo sát là không thấp, đều đạt tiêu chuẩn giới hạn chất lượng nước theo QCVN đối với nước mặt loại A2. 5.2. Kiến nghị - Cần phải tích cực bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo và phát triển môi trường tại các khu du lịch nói chung và khu du lịch Núi Đôi nói riêng. Tuyên truyền, giáo dục
  51. 43 ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng như du khách. - Kiểm soát và giảm thiểu các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường chủ động kiểm soát từ nguồn các tác động môi trường và xử lý triệt để các yếu tố gây hại môi trường, tổ chức các hoạt động đánh giá tác động môi trường định kỳ và không định kỳ. - Bảo tồn và cải thiện các giá trị tự nhiên: việc cải thiện các giá trị tự nhiên là công việc quan trọng cần có chiến lược bền vững và lâu dài, phối hợp đa ngành, đa thành phần nhằm bảo vệ và phục hồi, phát huy các giá trị của nó.
  52. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật bảo vệ môi trường của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 55/2014 QH11 ngày 23/06/2014. 2. Luật đa dạng sinh học của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 20/2008 QH12 ngày 13/11/2008. 3. Luật bảo vệ và phát triển rừng của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 24/2004 QH11 ngày 03/12/2004. 4. Lê Huy Bá, (2017) Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM. 5. Lê Văn Thắng (2016), Du lịch và môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Nghị định 80/2016/NĐ – CP ngày 09/08/2016 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. 7. Nguyễn Đình Hòe - Vũ Văn Hiếu (2009), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Nguyễn Bá Lâm (2017), Giáo trình Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững, Khoa du lịch, Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Kim Thái (2013), Sinh thái học và bảo vệ môi trường, Nxb xây dựng. 10. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2016), “Tổng quan về du lịch sinh thái”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật. 11. Phạm Hồng Long (2017), “Hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn”, Tạp chí môi trường. 12. QCVN 03-MT:2015/BTM, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. 13. QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
  53. 45 nước mặt. 14. QCVN 09-MT:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. 15. QCVN 26:2010/BNTMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn. 16. Quốc hội (2005), Luật du lịch, số 44/2005/QH11. 17. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, số 55/2014/QH13. 18. Quyết định số 187/NQ-HĐND ngày 07/07/2015 của HĐND tỉnh Hà Giang về việc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. 19.Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020. 20. ru-127997.html. 21. tuong-dep-cua-ha-giang-trong-long-du-khach. 22. huyen-thoai-quanh-nui-doi-quan-ba-2983071.html. 23. 24. tien.html.
  54. 46 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA KHÁCH THAM QUAN Về vấn đề Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới môi trường Phiếu khảo sát này được thực hiện nhằm thu thập những thông tin cần thiết giúp cho việc đưa ra các giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với môi trường .Xin quý khách vui lòng trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi với tinh xây dựng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! 1. Xin Ông (bà) cho biết Ông (bà) đến từ đâu ? 2. Ông (bà) có thấy trong khu du lịch có dấu vết của ? Yếu tố Nhiều Ít Không có Rác Viết, vẽ lên hang động, khắc đẽo lên cây cổ thụ 3. Theo Ông (bà) đâu là thành phần chính có trong rác thải tại KDT ? Đồ ăn thừa nhựa Giấy, carton, vải sợi tinh Nilon khác 4. Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ cung cấp thông tin bảo vệ môi trường của Ban quản lý cho khách tham quan ? Phổ biến nhưng ít có 5. Theo quý vị thời điểm cung cấp thông tin môi trường và thông tin khác tốt nhất cho khách là khi nào ? Trước khi tham quan
  55. 47 6. Ông (bà) đã trông thấy ai vứt rác ra môi trường ở đây chưa ? Đã thấy nhưng ít Rất nhiều thấy 7. Tại núi đôi, quý vị đánh giá thế nào về chất lượng một số yếu tố dưới đây ? Yếu tố Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt TB Kém MT nước MT không khí Chất thải rắn Tiếng ồn 8. Theo Ông (bà) người dân ở khu vực xung quanh đây đã có ý thức bảo vệ môi trường chưa : Ý thức rất tốt sạch lắm bẩn 9. Ông (bà) thấy những biện pháp bảo vệ môi trường và cảnh quan núi đôi như thế nào ? Rất tốt kém Tương đối tốt nào 10. Ông (bà) thấy có cần tăng thêm các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường như thùng rác công cộng tại một số điểm du lịch, biển báo cấm khắc ? Rất cần thiết Không cần thiết 11. Ông (bà) có hài lòng về dịch vụ, buôn bán ở khu du lịch Núi Đôi hay không ? Có 12. Đâu là yếu tố khiến ông (bà) không hài lòng nhất ? Giá thành chưa hợp lý kéo Chất lượng chưa đảm bảo Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)!
  56. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN Về vấn đề Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới môi trường Phiếu khảo sát này được thực hiện nhằm thu thập những thông tin cần thiết giúp cho việc đưa ra các giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với môi trường. Những thông tin chúng tôi nhận được từ Qúy khách là rất cần thiết và quan trọng. Xin quý khách vui lòng trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi với tinh xây dựng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! 1. Nghề nghiệp của ông (bà) là gì ? Làm nông nghiệp nghỉ Làm trong hợp tác xã xuồng Nghề nghiệp khác 2. Vấn đề nào sau đây ông (bà) nhận thấy bất cập nhất trong thời điểm số lượng khách du lịch tăng cao ? Lượng rác thải tăng cao tự Tiếng ồn 3. Ông (bà) đánh giá thế nào về lượng chất thải rắn mà khách tham quan phát thải trong một ngày (rác thải hữu cơ, vật liệu giấy, vật liệu nhựa ) ? Không nhiều Nhiều nhiều 4. Theo Ông (bà) thành phần chính làm phát sinh rác thải tại những điểm du lịch là gì ? Đồ ăn thừa Gốm sứ, thủy tinh Giấy, carton nhựa Túi nilon khác 5. Theo ông (bà) khách du lịch có vứt rác thải khi tham quan không ? Không nhiều Nhiều Rất nhiều 7. Theo ông (bà) đâu là nhân tố chính làm phát sinh rác thải trong
  57. những địa điểm du lịch? Khách tham quan bán Cả 2 nhân tố trên 8. Ông (bà) có nhận xét gì về việc thu gom, xử lý rác thải ? Thường xuyên hiện 9. Mức độ ảnh hưởng của việc tham quan tới môi trường núi đôi như nào ? Ảnh hưởng ít ít Ảnh hưởng nhiều biết 10. Theo ông (bà), để cải thiện chất lượng môi trường chúng ta cần phải làm gì ? Nhận thức tốt hơn rác Công tác quản lí hợp tác của ông (bà)!