Khóa luận Đặc điểm hát ru người Việt

pdf 64 trang thiennha21 9290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đặc điểm hát ru người Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_dac_diem_hat_ru_nguoi_viet.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đặc điểm hát ru người Việt

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN VŨ THỊ HƢƠNG ĐẶC ĐIỂM HÁT RU NGƢỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI, 2017
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan cùng các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam – Khoa Ngữ văn – Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Sinh viên Vũ Thị Hƣơng
  3. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm hát ru người Việt là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Kết quả đạt đƣợc trong khóa luận là trung thực, rõ ràng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Sinh viên Vũ Thị Hƣơng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 6. Cấu trúc của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT VỀ HÁT RU 6 1.1. Khái niệm và phân loại hát ru 6 1.1.1. Khái niệm hát ru 6 1.1.2. Phân loại hát ru 7 1.2. Chức năng và diễn xƣớng của hát ru 13 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG HÁT RU 16 2.1. Hát ru chứa đựng kiến thức về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội 16 2.1.1. Kiến thức về thế giới tự nhiên 16 2.1.2. Kiến thức về đời sống xã hội 20 2.2. Hát ru hàm chứa tình cảm âu yếm, chở che của ngƣời lớn đối với trẻ 24 2.2.1. Tình cảm của mẹ đối với trẻ 24 2.2.2. Tình cảm của chị đối với trẻ 30 2.3. Hát ru là lời giãi bày tâm trạng của ngƣời mẹ 34 2.4. Hát ru phản ánh hiện thực đời sống của ngƣời nông dân xƣa 39 2.4.1. Đời sống sinh hoạt 39 2.4.2. Đời sống tình cảm 41 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT HÁT RU 45 3.1. Ngôn ngữ 45
  5. 3.1.1. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị 45 3.1.2. Ngôn ngữ có tính nhịp điệu 46 3.2. Thể thơ 48 3.2.1. Lục bát 48 3.2.2. Thể hỗn hợp 49 3.3. Các thủ pháp nghệ thuật trong biểu hiện và miêu tả 50 3.3.1. Phép lặp 50 3.3.2. Nhân hóa 50 3.3.3. So sánh 52 3.3.4. Ẩn dụ 53 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hát ru là một trong những “biệt loại” bài ca trữ tình dân gian ra đời sớm, đƣợc truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành di sản văn hóa tinh thần của nhân loại nói chung và của ngƣời Việt Nam nói riêng. Không phải ngẫu nhiên, hát ru đƣợc xem là “những bài ca hay nhất thế gian” và “trên đời này có loại bài ca nào, có cuộc hát nào mà mối quan hệ giữa ngƣời hát với ngƣời nghe lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng nhƣ ở hát ru ”[7;339]. Hát ru còn là phƣơng tiện hữu hiệu để diễn tả tâm hồn, tình cảm con ngƣời, góp phần hình thành bản lĩnh và tính cách con ngƣời. Đến với những câu hát ru, chúng ta thả hồn theo những giai điệu nhẹ nhàng của bà, của mẹ gác lại những lo toan của cuộc sống, trở về với vùng kí ƣớc tuổi thơ bình dị. Đằng sau những câu hát ấy là kho kiến thức khổng lồ, làm hành trang tri thức cho các em bƣớc vào đời, là tình cảm âu yếm chở che, là lời giãi bày thấm đẫm tình mẫu tử, là hiện thực đời sống của ngƣời bình dân Việt Nam Có thể thấy, hát ru với những biểu hiện về đề tài, chủ đề, chức năng, phƣơng thức diễn xƣớng từ lâu đã trở thành đối tƣợng khám phá của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng trong quá trình khảo sát và thu thập tƣ liệu, chúng tôi nhận thấy, việc tìm hiểu hát ru với những dấu hiệu nổi bật ở hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật vẫn chƣa thực sự có tính hệ thống. Vì thế, với mong muốn nhận diện đƣợc những đặc điểm của biệt loại bài ca đặc sắc này, chúng tôi lựa chọn Đặc điểm hát ru người Việt làm đề tài nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp đại học. Mặt khác, nghiên cứu về hát ru ngƣời Việt giúp bản thân ngƣời viết – một sinh viên năm cuối ngành Sƣ phạm Ngữ văn hiểu cặn kẽ hơn những giá trị văn hóa lâu đời của cha ông để lại. Đồng thời, góp phần bồi dƣỡng tâm hồn 1
  7. và ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh trong nhà trƣờng phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề Hát ru là biệt loại bài ca xuất hiện sớm trong đời sống sinh hoạt của con ngƣời. Trên Tạp chí Tao Đàn (số 8/1939) tác giả Lâm Tuyền Khách đã viết: “Nếu câu thơ đầu tiên của nhân loại là một lời cầu nguyện gửi trƣớc đấng Thần Minh thì câu hát đầu tiên của nhân loại có lẽ là lời hát ru con, ru em đã thốt ra ở cái miệng tƣơi xinh của một ngƣời mẹ, một ngƣời chị bồng bế con em” [Dẫn theo 5;2]. Hát ru với các phƣơng diện nghiên cứu cụ thể đã đƣợc khai thác ở các mức độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình, bài viết nhƣ sau: Năm 1987, trong cuốn Mẹ hát ru con tác giả Nguyễn Hữu Thu đã nhận định: “Toàn bộ hệ thống những bài hát ru, những câu hát, trò chơi của trẻ thơ, đặc biệt âm điệu hát ru con, chính là sản phẩm của truyền thống văn hóa gia đình bắt nguồn từ tấm lòng mẹ con. Tiếng hát ru là một hình thức âm nhạc và thơ ca ra đời cùng với ngƣời con, không những chỉ thích hợp với giấc ngủ tuổi thơ mà còn mang ý nghĩa giáo dục đạo đức, thẩm mỹ sâu sắc, cần đƣợc đem lại cho con cháu chúng ta ngay từ lúc còn bế ngửa trên tay” [9;15]. Ý kiến của nhà nghiên cứu đã bƣớc đầu chỉ ra vai trò và chức năng của hát ru trong đời sống sinh hoạt của con ngƣời. Năm 1994, tác giả Phạm Phúc Minh trong cuốn Tìm hiểu dân ca Việt Nam cho rằng: “Hát ru còn gọi là hát ru con hoặc ru em là một lối hát theo tập quán truyền thống và rất phổ biến ở các vùng, các dân tộc ở trên khắp mọi miền đất nƣớc. Tuy mỗi miền, mỗi dân tộc đều có điệu hát ru đƣợc gọi bằng các tên gọi khác nhau và âm nhạc cũng mang màu sắc riêng, nhƣng có những điểm chung nhƣ: giai điệu êm dịu, du dƣơng, trìu mến; tiết tấu đều đặn, nhịp nhàng; lời ca giàu hình tƣợng, dào dạt tình thƣơng yêu tha thiết đối với em 2
  8. thơ, tất cả những yếu tố đó đã nhƣ đôi cánh nhẹ nhàng đƣa em bé vào giấc ngủ yên lành”[6;1996]. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã nhấn mạnh đến phƣơng thức diễn xƣớng của hát ru đồng thời chỉ ra những nét tƣơng đồng cũng nhƣ đặc thù của hát ru ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Năm 1997, trong Bình luận văn học, Niên giám số 1, Bùi Mạnh Nhị có bài viết Những bài ca hay nhất thế gian. Theo đó,“Hát ru có chức năng đặc biệt. Chức năng này chi phối những đặc điểm khác của nó”. Đề cao vai trò của hát ru, tác giả cho rằng: “Ai lớn lên mà không đƣợc nghe hát ru thì ngƣời ấy không đủ hoàn thiện. Văn minh hiện đại ngày càng trang bị cho con ngƣời đủ thứ. Catset, đĩa hát, băng hình là hay và tiện lợi đấy, nhƣng dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế đƣợc sữa âm thanh, sữa tâm hồn tự nhiên của hát ru”. [7;342]. Năm 1998, trong cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao Phạm Thu Yến khi nói về hát ru đã phân tích: “Hát ru là minh chứng rất rõ cho chức năng thực hành, sinh hoạt của văn học dân gian. Nó tồn tại trong cuộc sống với tƣ cách là một thứ nghệ thuật thực dụng. Hát ru không chỉ chú ý đến chất lƣợng thẩm mỹ mà chú ý trƣớc hết đến mục đích ru cho bé ngủ. Ru cho bé ngủ mà bé mãi không ngủ, còn khóc thét lên thì nói làm gì. Hát ru là làm sao cho bé thôi khóc, cho bé ngủ ngon để bà, để mẹ, để chị còn ra đồng cấy gặt, để làm trăm việc không tên trong nhà hay đƣợc nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả.”[15;166]. Ở đây tác giả đã có những phân tích khá cụ thể về chức năng và đặc điểm diễn xƣớng của hát ru. Năm 2006, cuốn Hành trang gia đình trẻ tập hợp một số bài viết tham dự hội thảo “Giao lƣu tiếng hát ru - hành trang gia đình trẻ” với thành phần là các tác giả đang làm việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ ca sĩ, cán bộ nghiên cứu, quản lí văn hóa, bác sĩ, cô giáo và các nhà chuyên môn nhƣ: nhạc sĩ Phạm Tuyên, TS Lê Văn Toàn. Các bài viết đem đến cái nhìn tổng quan từ 3
  9. nhiều góc độ về vai trò, giá trị của hát ru trong xã hội, thực trạng hát ru hiện nay, biện pháp bảo tồn hát ru Năm 2014, Bùi Thị Minh Lan trong luận văn thạc sĩ Hát ru trong đời sống văn hóa dân gian của đồng bào Tày, Thái, Mường ở miền núi phía Bắc, đã nhận xét: “Trong đời sống văn hóa dân gian, hát ru là một bộ phận sinh hoạt tinh thần có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố cấu thành đời sống văn hóa xã hội. Hát ru đƣợc định hình từ mốc đầu tiên của đời ngƣời” [5;27]. Đây là công trình nghiên cứu khá cặn kẽ về hát ru trong đời sống văn hóa dân gian của một số dân tộc miền núi phía Bắc. Những phát hiện của tác giả đã giúp chúng tôi có cơ sở để so sánh với hát ru ngƣời Việt. Ngoài ra, hát ru còn đƣợc giới thiệu trong một số giáo trình văn học dân gian, hoặc bài viết trên các tạp chí, các trang báo điện tử Nhìn chung, hát ru mặc dù đã nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu song vẫn còn nhiều vấn đề có thể khai thác cụ thể và hệ thống hơn nữa. Từ những gợi ý có tính chất tiền đề của ngƣời đi trƣớc, chúng tôi triển khai đề tài với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu và khẳng định những giá trị to lớn của hát ru. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Khai thác một cách có hệ thống tƣ liệu về hát ru ngƣời Việt, từ đó chỉ ra những biểu hiện độc đáo nhất của hát ru ngƣời Việt trên cả hai phƣơng diện: nội dung và nghệ thuật. Nâng cao khả năng tƣ duy và tiếp cận các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy sau khi tốt nghiệp. - Nhận diện và phân tích các đặc điểm nổi bật của hát ru – một trong những biệt loại bài trữ tình dân gian, gắn với môi trƣờng sinh hoạt gia đình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 4
  10. Hát ru ngƣời Việt với các đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Tƣ liệu Phạm vi nghiên cứu tƣ liệu của khóa luận giới hạn ở hát ru ngƣời Việt. Hát ru gồm cả hai yếu tố: ngôn từ và âm nhạc song trong khóa luận, chúng tôi chỉ tìm hiểu hát ru trên phƣơng diện ngôn từ. Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã thống kê và lựa chọn 200 bài hát ru ngƣời Việt làm đối tƣợng khảo sát, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Trong đó, lời ru của bà: 22 bài (11%), lời ru của mẹ: 113 bài (56,5%), lời ru của chị: 57 bài (28,5 %), lời ru của bố: 8 bài (4%). Trên cơ sở đó, chúng tôi chủ yếu phân tích lời ru của mẹ và của chị. 4.2.2. Nội dung Hát ru ngƣời Việt chứa đựng những giá trị to lớn trên nhiều phƣơng diện. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật nhất về nội dung và nghệ thuật của hát ru. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này ngƣời viết đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Tiếp cận hệ thống - Phân tích, bình giảng - So sánh, đối chiếu - Tổng hợp 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thuyết về hát ru Chƣơng 2: Đặc điểm nội dung hát ru Chƣơng 3: Đặc điểm nghệ thuật hát ru 5
  11. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT VỀ HÁT RU 1.1. Khái niệm và phân loại hát ru 1.1.1. Khái niệm hát ru Trong các sáng tác dân gian, ca dao là một hình thức nghệ thuật độc đáo, phản ánh chân thực và sống động về đời sống tâm hồn của con ngƣời. Trong những bài ca trữ tình dân gian, có một biệt loại bài ca thuộc đề tài sinh hoạt gia đình gắn với đời sống mỗi con ngƣời, mỗi gia đình, mỗi dân tộc, đó là những bài hát ru. Có lẽ tuổi thơ của ai cũng đều gắn với khúc hát ru của bà, của mẹ Chắc hẳn chẳng ai còn xa lạ gì với lời ru “Cái cò bay lả bay la” của khúc hát ru đồng bằng Bắc bộ, “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ” của những miệt vƣờn xanh mƣớt phƣơng Nam Bài nào cũng thiết tha, chan chứa tình yêu thƣơng vô bờ bến của mẹ dành cho con. Vậy hát ru là gì? Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh khái niệm hát ru. Tác giả Võ Quang Nhơn trong Lịch sử văn học Việt Nam - văn học dân gian các dân tộc ít người Việt Nam cho rằng: “Hát ru là một bộ phận dân ca sinh hoạt liên quan đến thế giới của trẻ con”[8;271]. Tác giả Vũ Anh Tuấn trong Giáo trình văn học dân gian đƣa ra định nghĩa: “Hát ru là một biệt loại của ca dao, gắn bó chặt chẽ với đời sống của mỗi con ngƣời, mỗi gia đình, mỗi dân tộc” [12;199]. Bùi Thị Minh Lan trong Hát ru trong đời sống văn hóa các dân tộc Tày, Mường, Thái ở miền núi phía Bắc cho rằng: “Hát ru là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, thuộc bộ phận dân ca sinh hoạt liên quan đến thế giới của trẻ thơ, là những lời hát dân ca dùng để ru trẻ nhỏ và truyền cho trẻ những cung bậc tình cảm từ ngƣời lớn.” [5;9]. Trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng có định nghĩa: Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian đƣợc truyền miệng từ bà xuống 6
  12. mẹ, thế hệ trƣớc sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phƣơng, gần nhƣ mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.[20]. Chúng tôi cũng có cùng quan điểm với ý kiến này. 1.1.2. Phân loại hát ru Dựa vào đề tài hát ru, có thể chia hát ru thành 2 loại: Những bài hát ru đích thực và những bài hát ru tùy hứng. a, Những bài hát ru đích thực Loại bài ca này thƣờng bắt đầu bằng các mô típ: “Cái ngủ mày ngủ”; “Con ơi con ngủ cho ngoan”; do ngƣời lớn sáng tác, với mục đích ru trẻ. Với cha mẹ thì giấc ngủ an lành của con nhƣ chính niềm hạnh phúc đƣợc nuôi dƣỡng từng ngày và những lời hát ru da diết thấm đƣợm tình quê hƣơng, thấm đƣợm tình mẫu tử thiêng liêng luôn đƣợc chuyển tải bằng những lời ca vỗ về cho giấc ngủ con trẻ. Trong hát ru thƣờng chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhƣng vẫn gây ấn tƣợng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời ngƣời con. Và lời hát ru của ngƣời mẹ sẽ rất quan trọng để góp phần nuôi dƣỡng tâm hồn con trẻ cùng tình mẫu tử ngay từ khi còn bé. Ngƣời ru nêu lên lí do vì sao bé cần ngủ ngoan, ngủ sâu: Ru em em ngủ cho ngoan Để mẹ đi chặt cây chuối trên nƣơng xa Em ngủ đừng khóc nữa Ngoài đồng xa cha đang đi kiếm măng non Nín đi hỡi em ơi Nơi xa mẹ nhặt đƣợc nhiều ngọn rau non Đừng khóc nữa hỡi em ơi [24] Bé ngủ ngoan, ngủ sâu thì cha mẹ mới làm đƣợc việc: chặt cây chuối, kiếm măng non, nhặt rau. Công việc ba mẹ làm xuất phát từ tình yêu thƣơng 7
  13. con, muốn con đƣợc hƣởng đầy đủ sự ấm no, hạnh phúc. Nghe con khóc mà lòng cha mẹ xót xa, những giai điệu : “đừng khóc nữa”, “nín đi hỡi em” vang lên để đƣa bé vào giấc ngủ. Lời ru ngọt ngào tha thiết, tuy đơn giản mà ấm áp tình yêu thƣơng. Mẹ còn dỗ bé ngủ say với lí do hết sức bình dị: Ru em cho théc cho muồi Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu Mua cau Nam Phổ, Mua trầu chợ Dinh Chợ Dinh bán áo con trai Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim [21] Ăn trầu là một nét đẹp văn hóa của ngƣời Việt. Đối với ngƣời Việt xƣa thì “miếng trầu là đầu câu chuyện” đƣa mọi ngƣời đến gần với nhau hơn. Lời ru của mẹ còn nhƣ một lời giới thiệu về địa danh và sản vật, sản phẩm thủ công của địa phƣơng. Đó nhƣ những kiến thức đầu đời mà trẻ nhận đƣợc từ lời ru của mẹ. Ngoài ra mẹ ru bé ngủ vì nhiều mục đích khác nhau: “Để mẹ đi cấy đồng sâu”, “Để mẹ đi chăm cây lúa trên nƣơng”, “Để mẹ xúc nốt bồ than cho đầy” Nhƣng dù vì mục đích gì thì cũng đều bắt nguồn từ tình yêu thƣơng con, mẹ cố gắng làm tất cả điều đó để bé có đƣợc cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Yêu bé, bé ngủ ngoan để mẹ yên tâm làm việc. Nhƣ vậy, mẹ đã hạnh phúc lắm rồi. Sau khi đề cập tới mục đích ru bé ngủ, mẹ hứa với bé là nếu ngủ ngoan, khi ngủ dậy sẽ đƣợc ăn ngon: À ơi Em tôi buồn ngủ buồn nghê 8
  14. Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà Buồn ăn bánh đúc, bánh đa Củ từ, khoai nƣớng cùng là cháo kê [24] Cơm nếp, cháo kê, thịt gà, củ từ, khoai nƣớng là những món ăn phổ biến của vùng nông thôn. Tất cả đều là “cây nhà lá vƣờn” chứa đầy đủ chất dinh dƣỡng để bé lớn khôn và phát triển. Điệp từ “buồn” nhắc lại 4 lần nhấn mạnh đến món ăn mà bé đƣợc thƣởng thức sau khi mẹ đi làm về. Hay: Cái ngủ mày ngủ cho ngoan Để mẹ đi cấy đồng xa trƣa về Bắt đƣợc con cá rô, trê Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn [17] Em ngủ ngoan, ngủ say không quấy khóc để mẹ “đi cấy”. Hình ảnh “con cá rô, trê” - những thứ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời dân lao động thôn quê. Trên những con mƣơng dẫn nƣớc vào ruộng có biết bao nhiêu cá, cua. Sau khi cấy xong hoặc nghỉ trƣa, mẹ dành ít thời gian bắt cá, lúc ấy đã có bữa ăn dinh dƣỡng cho cả nhà và cho bé “thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn”. Còn nhiều món ăn ngon mà bé sẽ đƣợc thƣởng thức sau giấc ngủ: “con dê đã mùi thì để em ăn”, “con thèm cá mát canh khoai”, “con thèm xơ mít, thèm tai quả hồng” Bởi bé đƣợc mẹ dành cho tất cả tình yêu thƣơng, chở che, đùm bọc. Đặc biệt, bé còn đƣợc lớn lên, chơi đùa cùng bạn bè, ê a những câu hát đồng dao quen thuộc. Hạnh phúc lắm khi câu đầu tiên bé bi bô gọi tiếng “mẹ”. b, Những bài hát ru tùy hứng Những bài hát ru này tùy vào “lƣng vốn” thơ ca của bà, của mẹ mà “bẻ” theo điệu hát ru, có thể là ca dao, là trích đoạn truyện Kiều của Nguyễn Du, 9
  15. hay bài ca đẫm nƣớc mắt Lỡ bước sang ngang, Cô lái đò của nhà thơ Nguyễn Bính Bà, mẹ, chị đã lấy những bài ca dao để ru bé ngủ. Những bài ca dao thuộc nhiều chủ đề khác nhau, trở thành nguồn “chất liệu” dồi dào cho bà, cho mẹ dựa vào đó cất lên lời hát ru trẻ. Chẳng hạn, một bài ca dao tỏ tình: Hôm qua tát nƣớc đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em đƣợc thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà Áo anh sứt chỉ đƣờng tà Vợ anh chƣa có, mẹ già chƣa khâu Áo anh sứt chỉ đã lâu Mai mƣợn cô ấy về khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ trả công Đến lúc lấy chồng anh lại giúp cho Giúp cho một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rƣợu tăm Giúp cho đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo [24] Lời tỏ tình nhƣng vô cùng kín đáo, mƣợn chiếc áo, chàng trai nói những lời thổ lộ tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái. Chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chƣa thể khâu mà anh ta cũng chƣa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng nhƣ vậy rất lâu rồi. Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy, lúc cô gái lấy chồng anh ta sẽ giúp cho một thúng xôi vò, một con lợn béo, vò rƣợu tăm, chiếu để cho cô gái nằm. Ta có thể nhận thấy đây là những lễ vật rất có giá trị cho ngày cƣới của cô gái. Những vật này cũng là lễ vật mà 10
  16. chàng trai sẽ mang đến hỏi cƣới cô gái, nếu nhƣ cô gái thuận lòng kết duyên cùng anh ta. Hai câu thơ cuối “Giúp cho quan tám tiền cheo/ Quan năm tiền cƣới lại đèo buồng cau” chính xác là những lễ vật dành cho đám hỏi. Hay ngƣời lớn còn ru bé ngủ bằng câu chuyện về mối tình lỡ dở: Trèo lên cây bƣởi hái hoa Bƣớc xuống vƣờn cà, hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở hoa xanh biếc Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay Ba đồng một miếng trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng Nhƣ chim vào lồng, nhƣ cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng, biết thuở nào ra [17] Chỉ hai câu ca dao đầu tiên mộc mạc mà gợi lên cả một trời thƣơng nhớ, sắc trắng tinh khôi, hƣơng thơm ngan ngát của hoa bƣởi ƣớp trong làn tóc. Nhƣng những hình ảnh ấy đều chỉ là ẩn dụ tƣợng trƣng cho những kỉ niệm đẹp đã qua. Chàng trai thất tình hồi tƣởng lại cảnh cũ ngƣời xƣa, để rồi chỉ biết thốt lên một câu nghẹn ngào chua xót: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay! Lời trách móc dịu dàng và âu yếm của cô gái: Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Nếu không thật lòng yêu thì cô gái không thể có những lời chân thành nhƣ vậy. Đó cũng là điều an ủi duy nhất đối với chàng trai lúc này. Câu Ba đồng một mớ trầu cay giản dị, tự nhiên nhƣng bao hàm nhiều ý nghĩa. Ba đồng (số ít) đối lập với một mớ (số nhiều). Trầu càng rẻ thì cái giá phải trả cho tình duyên lỡ làng càng đắt, sự tiếc nuối càng tăng. Do vậy mà chàng trai lại càng xót xa, ân hận! Cô gái trách chàng trai vì sao anh không hỏi cô làm vợ đúng lúc, để đến nỗi giờ đây cả hai phải lâm vào cảnh day dứt, khổ tâm. 11
  17. Duyên tình chúng mình dang dở, lỗi ấy tại ai? Tại ai đi nữa thì bây giờ cũng đã muộn màng: Bấy giờ em đã có chồng/ Như chim vào lổng như cá cắn câu. Chim vào lồng, cá cắn câu là những thành ngữ quen thuộc hỏi về hoàn cảnh bị ràng buộc, mất tự do của ngƣời con gái đã có chồng. Dù muốn hay không thì cũng đành lòng vậy, cầm lòng vậy! Câu ca dao có âm điệu trầm buồn, thổn thức, giống nhƣ tiếng thở dài chua xót cho duyên phận lỡ làng. Những lời hát ru nhƣ vậy, không đơn thuần chỉ là lời ru trẻ mà ở đó còn chất chứa biết bao tình cảm, nỗi niềm của những ngƣời hát. Nhiều ông nội, ông ngoại lại lẩy Kiều hoặc tập Kiều khi ru cháu, vừa dạy dỗ vừa tỏ bày tâm sự : À ơi ới à ạ ơi Còn non còn nƣớc còn dài Nắng mƣa thui thủi quê ngƣời một thân Đoái trông muôn dặm tử phần Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa À à ơi ới à à ơi Xót thay chiếc lá bơ vơ Kiếp trần biết rũ bao giờ cho xong! Bốn bề bát ngát mênh mông Triều dâng hôm sớm mây lồng trƣớc sau Bốn phƣơng mây trắng một màu Trông vời cố quốc biết đâu là nhà À à ơi Từ phen chiếc lá lìa rừng Con tằm đến thác cũng còn vƣơng tơ Ru hời ru hỡi là ru [19] 12
  18. Âm điệu “ru hời” “à à ơi” cùng với sự ôm ấp, vỗ về nhẹ nhàng để đƣa trẻ nhanh vào thế giới của “những giấc mơ êm ái”. Còn biết bao bài ca dao khác cũng đƣợc bà, mẹ, chị dùng để ru bé ngủ. Lời ru ấy đã thấm đẫm tuổi thơ con những tình cảm thiêng liêng: tình cảm gia đình, tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với nhau Khúc hát ru đầu đời là hành trang để con vững bƣớc vào ngƣỡng cửa cuộc đời. 1.2. Chức năng và diễn xƣớng của hát ru Theo Phạm Thu Yến, hát ru là minh chứng rất rõ cho chức năng thực hành - sinh hoạt của văn học dân gian. Nó tồn tại trong cuộc sống với tƣ cách của một thứ nghệ thuật ích dụng. Hát ru không chỉ chú ý đến chất lƣợng thẩm mỹ mà chú ý trƣớc hết đến mục đích ru cho bé ngủ. Ru cho bé ngủ mà bé mãi không ngủ còn khóc thét lên thì nói làm gì. Hát ru là làm sao cho bé thôi khóc, cho bé ngủ ngon để bà, để mẹ, để chị còn ra đồng cấy gặt, để làm trăm việc không tên trong nhà hay dƣợc nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Đối với trẻ thơ, hát ru là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dƣỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức trẻ với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em nhằm phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hƣơng đất nƣớc, qua đó góp phần giáo dục trẻ về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình sƣu tầm và nghiên cứu về hát ru có thể mỗi tác giả với cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau, theo những cách nhìn nhận khác nhau đã định nghĩa hát ru theo những cách riêng của mình. Nhƣng tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hát ru là những sáng tác dành cho trẻ em, có chức năng ru trẻ, đƣa trẻ vào giấc ngủ ngon. Đây cũng chính là đặc trƣng diễn xƣớng nổi bật của hát ru. 13
  19. Văn học dân gian là nghệ thuật đa yếu tố - nghệ thuật diễn xƣớng. Loại nghệ thuật này nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp trực tiếp và đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện đặc sắc của hành động giao tiếp ấy. Các tác phẩm văn học dân gian thƣờng bộc lộ tình cảm trong các hình thức đối thoại của con ngƣời: nam - nữ; ngƣời dân - cộng đồng làng xóm; mẹ - con và hát ru là một trong những hình thức diễn xƣớng đặc biệt. Diễn xƣớng hát ru không cồng kềnh, quy mô nhƣ một số hình thức diễn xƣớng văn nghệ dân gian khác nhƣ dân ca nghi lễ, hát đối đáp nam nữ hội hè dình đám, mà nó đơn giản ấm áp, thấm đẫm tình yêu thƣơng giữa các thành viên trong gia đình. Ở đây chỉ có mẹ và con, chị và em, bà và cháu không phải là đối đáp mà là một nhân vật trữ tình (ngƣời hát) có đối tƣợng trực tiếp để trao gửi tâm tình. Hát ru thể hiện đậm đà khả năng giao đãi tình cảm của con ngƣời, mang tính thực hành và tính thẩm mỹ cao. Trẻ em thích đƣợc ru bởi trƣớc hết nó đƣợc hƣởng sự giao cảm trực tiếp, tình yêu thƣơng thuần khiết trong vòng tay âu yếm, tin cậy của bà, của mẹ. Vòng tay êm ái, vành nôi đu đƣa và lời ca dịu dàng còn gì thanh bình hơn thế để đứa trẻ thiu thiu đi vào giấc ngủ. Giấc ngủ của bé thật ấm áp và hạnh phúc khi có lời ru bên nôi hay bên võng của những ngƣời thân yêu: Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng Tính tình tang, là tang tính tình Duyên tình rằng, ấy duyên tình ơi Rằng có nhớ, nhớ hay chăng Rằng có biết, biết hay chăng [23] Đó là hình ảnh con cò bay trên những cánh đồng rộng lớn, thẳng cánh cò bay. Hình ảnh ấy gắn với biết bao kỉ niệm tuổi thơ của mỗi ngƣời khi sinh ra và lớn lên trên những miền đồng bằng lúa nƣớc ấy. Chẳng còn lạ lẫm gì 14
  20. hình ảnh cánh cò trắng phau đang vỗ từng phách nhịp nhàng trên nền trời xanh. Nó nhƣ làm cho cuộc sống và không khí chốn làng quê vốn dĩ thanh bình nay lại càng thanh bình hơn. Tính nhạc “tính tình tang, là tang tính tình” giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. Nhƣ vậy, bé là đối tƣợng để ngƣời lớn gửi gắm, bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình. Trƣớc khi đứa trẻ hiểu đƣợc ý tứ lời ca, nó đã đƣợc sống trong không khí dịu dàng với những nét nhạc đồng quê êm ái. Còn tâm tình, ý tứ của bài ca là tiếng lòng của ngƣời lớn. Hát ru là lời ngƣời lớn hát với chính mình, hát về gia đình, hát về quê hƣơng và những ngƣời thân yêu nhƣng nhiều nhất là đứa con bé nhỏ yêu thƣơng của mình. Tiểu kết: Giới thuyết về hát ru ngƣời Việt, có thể thấy đƣợc những nhìn nhận và đánh giá cụ thể về vấn đề khái niệm và phân loại hát ru. Dù là hát ru đích thực hay hát ru tùy hứng thì cũng đều bộc lộ rõ vai trò của nó trong đời sống sinh hoạt của ngƣời bình dân xƣa. Hát ru tồn tại trong thực tế nhƣ một loại nghệ thuật mang tính ứng dụng trực tiếp, gắn liền với mục đích ru trẻ. Đây là đặc điểm diễn xƣớng vô cùng đặc biệt của hát ru. 15
  21. CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG HÁT RU Hát ru phản ánh sinh hoạt xã hội, hoạt động lao động sản xuất, thế giới hiện thực, tình cảm yêu thƣơng của con ngƣời, có tính chất trao truyền thế hệ. Đó là những bài ca bình dị, hồn nhiên dễ hát, dễ nhớ mang âm hƣởng trữ tình êm dịu, đằm thắm, ấm áp tình ngƣời thể hiện qua mẹ ru con, chị ru em. 2.1. Hát ru chứa đựng kiến thức về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội 2.1.1. Kiến thức về thế giới tự nhiên Thế giới nghệ thuật trong những lời hát ru thật đa dạng, thân thuộc bật lên từ cuộc sống hàng ngày vừa để dỗ dành, vừa dạy cho trẻ những bài học nhận biết về đặc điểm thế giới đồ vật, sự vật, hiện tƣợng đơn giản trong cuộc sống: Buồn vì một nỗi tháng Giêng Con chim cái cú nằm nghiêng thở dài Buồn vì một nỗi tháng Hai Đêm ngắn ngày dài thua thiệt ngƣời ta Buồn vì một nỗi tháng Ba Mƣa dầu nắng lửa ngƣời ta lừ đừ Buồn vì một nỗi tháng Tƣ Con mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ăn Buồn vì một nỗi tháng Năm Chƣa đặt mình nằm gà đã gáy kêu [19] Bài ca dao trên chỉ ra dặc điểm của các tháng trong năm: tháng hai đêm ngắn ngày dài; tháng ba mƣa nhiều nắng gắt, tháng năm ngày dài đêm ngắn Kiến thức về các tháng trong năm là rất cần thiết, ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời bé đã đƣợc tiếp xúc với những kiến thức sơ khai này. 16
  22. Đối với trẻ những kiến thức mà bé cảm nhận đƣợc qua lời ru rất có ích cho sự phát triển của trẻ sau này. Qua lời ru, phong cảnh núi non, thác ghềnh đƣợc hiện lên thật sống động: Nƣớc sông Thao biết bao giờ cạn Núi Ba Vì biết vạn nào cây [12;210] Hình ảnh “bao giờ cạn”, “vạn nào cây” cho thấy nguồn nƣớc dồi dào của dòng sông Thao, cây cối xanh tốt của núi Ba Vì. Tất cả đã tạo nên bức tranh với thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Hay đó còn là những cảnh êm ả, thơ mộng của những cánh đồng, dòng sông, con đƣờng ở các vùng miền trên đất nƣớc đƣợc hiện lên sinh động, hữu tình: Đƣờng vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nƣớc biếc nhƣ tranh họa đồ [12;210] “Non xanh nƣớc biếc” ấy lại đƣợc so sánh “nhƣ tranh họa đồ” khơi gợi lòng ngƣời niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hƣơng đất nƣớc tƣơi đẹp, mến yêu. Hồ Tây – một địa danh của Hà Nội ngàn năm văn hiến, cũng đƣợc ngòi bút tài hoa của ngƣời xƣa vẽ thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ: Gió đƣa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xƣơng Mịt mù khói toả ngàn sƣơng Nhịp chày Yên Thái mặt gƣơng Tây Hồ [17] Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ. Mở đầu là nét chấm phá đơn sơ nhƣng sinh động: Gió đưa cành trúc la đà. Làn gió nhẹ sớm mai làm đung đƣa cành trúc trĩu nặng sƣơng đêm, tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ. Trong câu tiếp theo, các âm thanh hòa quyện vào 17
  23. nhau: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Tiếng chuông ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên. Tiếng gà gáy gợi lên cuộc sống quen thuộc nơi thôn dã. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của đất trời lúc đêm tàn, ngày rạng. Những ai đã đến Hồ Tây khi màn sƣơng dày đặc còn bao phủ mặt hồ thì mới thấy đƣợc cái hay, cái đẹp của câu: Mịt mù khói toả ngàn sương và mới thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trƣớc vẻ đẹp thần tiên ấy. Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hƣớng cuộc sống thì đến câu thứ tƣ, hình ảnh cuộc sống lao động đã hiện ra khá rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao. Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sƣơng mù, tỏa ánh nắng xuống mặt nƣớc, Hồ Tây trở thành một mặt gƣơng khổng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ! Trên khắp đất nƣớc Việt Nam ta, ở đâu cũng có những cảnh đẹp làm xao xuyến hồn ngƣời. Những cảnh đẹp ấy đi vào lời ru một cách nhẹ nhàng, tha thiết: Xứ Lạng với Đồng Đăng có phô Kì Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Hà Nội với ba sáu phố phƣờng, Hồ Tây, Hồ Gƣơm, gò Đống Đa, chùa Một Cột Xứ Huế với vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc của cung điện, đền đài, lăng tẩm, của sông Hƣơng với núi Ngự Bình. Những đêm trăng sáng, tiếng hò ngân dài trên sông nƣớc Hƣơng Giang: Đò từ Đông Ba đò qua đập đá/ Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba sần/ Lờ đờ bóng ngả trăng chênh/ Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non. Ngƣời dân Nam Bộ tự hào với mảnh đất trù phú, màu mỡ bốn mùa hoa thơm trái ngọt, lúa chín vàng đồng: Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó chẳng mong ngày về. 18
  24. Trong hát ru còn có cả một thế giới đặc biệt dành riêng cho trẻ. Đó chính là thế giới cỏ cây hoa lá và đặc biệt là thế giới những con vật gần gũi, đáng yêu, đó là thế giới mà trẻ thích nhất: Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò Không không tôi đứng trên bờ Mẹ con nhà vạc đổi ngờ cho tôi [21] Hay: Cái cò đi đón cơn mƣa Tối tăm mù mịt ai đƣa cò về Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh [16] Rồi: Cái bống là cái bống bang Khéo sảy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm Mẹ bống đi chợ đƣờng trơn Bống ra gánh đỡ chạy cơn mƣa ròng [23] Đó còn là hình ảnh: Ầu ơ Ví dầu cá bống đánh đu Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu. Ầu ơ Ví dầu ví dẩu ví dâu Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng. [23] Lời ru đƣa trẻ vào thế giới của những con vật đáng yêu: con cò, con cá, cái bống, con tôm, con trâu Ở cái thế giới thần tiên này, con vật cũng có những việc làm giống nhƣ con ngƣời: Con cò đi bắt tôm, bắt tép, con cò đi 19
  25. đón cơn mƣa, còn cái bống thổi cơm, nấu nƣớc, đi chợ Những thế giới này đƣợc tả và kể rất đỗi thân thƣơng, hấp dẫn với trẻ. Những câu hát ru nhƣ làm cho trẻ không chỉ đƣợc biết đến thế giới của những con vật nhỏ bé, đáng yêu mà còn nhận ra những thanh điệu giàu nhạc tính của tiếng Việt, rồi để sau này trẻ biết nghe, biết nói, biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo. Mặc dù trẻ chƣa thể hiểu đƣợc hết nội dung của những câu hát ru, nhƣng rồi dần dần, lời ru cứ thầm dần vào tâm hồn trẻ, hình thành trong trẻ phong cách ngôn ngữ dân tộc, bản sắc độc đáo của tâm hồn Việt Nam. Một chân trời kiến thức với thế giới tự nhiên đƣợc mở ra thông qua lời ru. Những tri thức ấy sẽ theo sát các em, nâng bƣớc các em bƣớc vào đời với tình yêu của bà, của mẹ 2.1.2. Kiến thức về đời sống xã hội Không chỉ cung cấp những kiến thức về tự nhiên, hát ru còn là kho kiến thức về đời sống xã hội. Những lời ru của ngƣời lớn mở ra chân trời về hiện thực cuộc sống của ngƣời nông dân: Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa lại quét lá đa Bao giờ dân nổi can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa. [17] Câu ca dao trên mở ra hiện thực xã hội phong kiến. Đó là chế độ cha truyền con nối trong các vƣơng triều phong kiến, vua là thiên tử (con trời ) khi vua về già thì làm Thái thƣợng hoàng còn hoàng tử con vua sẽ đƣợc lập ngôi, nếu vua mất mà hoàng tử còn quá trẻ thì mẫu hậu có thể buông rèm nhiếp chính, mọi vấn đề của triều chính đều hỏi ý thiên tử (hỏi ý cậu bé con của vua và hoàng hậu). Hình ảnh “con sãi ở chùa” đại diện cho tầng lớp ngƣời nông dân thấp cổ bé họng trong xã hội. Những ngƣời nghèo khổ không đƣợc ăn sung mặc 20
  26. sƣớng, không hề đƣợc biết đến cuộc sống thƣợng lƣu. Vị trí và công việc của họ cũng tầm thƣờng nhƣ hoàn cảnh xuất thân “quét lá đa” - những công việc tầm thƣờng. Và điều đặc biệt là tình thế ấy hoàn toàn thay đổi khi “dân nổi can qua”: Bao giờ dân nổi can qua /Con vua thất thế lại ra quét chùa. Trong xã hội vẫn còn tồn tại những hoàn cảnh trái ngƣợc nhau: Ngƣời thì mớ bảy, mớ ba Ngƣời thì áo rách nhƣ là áo tơi [2;249] So sánh hai hoàn cảnh trái ngƣợc nhau giữa kẻ giàu - ngƣời nghèo để cho thấy xã hội lúc bấy giờ. Những hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa biểu trƣng cao khiến bài ca dao ngoài nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa phản ánh sự phẫn nộ của nhân dân lao động. Hình ảnh “mớ bảy, mớ ba” tức là áo trong áo ngoài, cái đơn cái kép đủ thứ; thƣờng dùng để tả vẻ giàu sang trong sự ăn mặc. Ngƣợc lại, hình ảnh “áo tơi” nghĩa là thiếu thốn, rách rƣới trong ăn mặc. Nhƣ vậy, bài ca dao cho thấy sự chênh lệch quá lớn giữa các tầng lớp trong xã hội. Ngƣời giàu không hề có sự chia sẻ cho ngƣời nghèo. Họ ăn mặc sang trọng, đẹp đẽ mặc kệ những kiếp ngƣời bất hạnh xung quanh. Có khi là câu hát hài hƣớc về sự đói nghèo: Bực mình chẳng dám nói ra Muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời [9;49] Phong tục cƣới xin lạc hậu của thôn xã xƣa cũng đƣợc phản ánh theo một lối riêng: Cái Bống là cái Bống bè Chửa cheo chửa cƣới đã về làm dâu Muốn lấy thì cƣới con trâu Đừng cƣới con lợn nàng dâu không về [9;49] Nền kinh tế nƣớc ta là gốc nông nghiệp nên chăn nuôi là không thể thiếu, vì vậy mà kinh nghiệm trong chăn nuôi còn đƣợc đi vào lời ru êm ái: 21
  27. Nuôi gà phải chọn giống gà Gà ri bé giống nhƣng mà đẻ mau. Gà nâu chân thấp chắc mình Đẻ nhiều, trứng lớn, con vừa khéo nuôi. Chả nên nuôi giống pha mùi Đẻ không đƣợc mấy, con nuôi vụng về.[18] Đây là kinh nghiệm mà ngƣời chăn nuôi cần phải có để có đƣợc giống gà tốt, ăn ngon, cho trứng nhiều. Các loại gà nên nuôi: gà ri mắn đẻ; gà nâu trứng lớn, đẻ nhiều. Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dƣỡng thƣờng có trong bữa ăn gia đình ngƣời Việt. Ngoài ra, trứng rất tốt đối với sự phát triển của trẻ. Trở về với kinh nghiệm chọn gà, không nên nuôi gà pha mùi vì đẻ không được mấy, con nuôi vụng về. Ru con bên nôi, các bà, các mẹ cất lên những tiếng hát ru cho bé ngủ. Ẩn trong lời ca tiếng hát ấy là trang bị cho các em kiến thức về nữ công gia chánh: Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Bà ơi đi chợ mua tôi củ riềng Con trâu cƣời ngả cƣời nghiêng Tôi không ăn giềng mua tỏi cho tôi [18] Lời hát ru cho trẻ ngủ nhƣng chứa dựng trong đó là cách nấu những món ăn quý hiếm của ngƣời xƣa. Đó là cách sử dụng những gia vị cần thiết ở từng món ăn, đặc trƣng tạo nên chất lƣợng ở từng món: thịt gà phải có lá chanh, thịt lợn phải có hành, thịt trâu với tỏi Những kinh nghiệm ấy đƣợc đúc kết trong lời hát ru, để rồi đi vào tiềm thức của trẻ một cách êm ái, nhẹ nhàng. 22
  28. Tiếng hát ru còn là tiếng hát than thở về cuộc sống vất vả, lam lũ, quẩn quanh không lối thoát của ngƣời lớn: Gánh cực mà đổ lên non Còng lƣng mà chạy cực còn chạy theo [2;248] Nỗi cực khổ, thiếu thốn trong đời sống vật chất cứ bám riết dai dẳng suốt cuộc đời của ngƣời nông dân: “cực còn chạy theo”. Hay đó là lời than vì bị áp bức nặng nề kêu trời mà trời chẳng thấu: Ếch kêu dƣới vũng tre ngâm Ếch kêu mặc ếch, tre dầm mặc tre [2;248] Bên cạnh lời than, lời hát ru còn thể hiện thái độ phản ứng có phần quyết liệt đối với giai cấp thế lực, những hạng ngƣời “máu mặt” trong xã hội phong kiến: Con ơi nhớ lấy câu này Cƣớp đêm là giặc, cƣớp ngày là quan [12;207] Bộ máy cai trị trong xã hội phong kiến từ địa chủ, phú ông, vua chúa đều là những kẻ áp bức bóc lột dân đen. Họ không yêu thƣơng dân chúng mà ngƣợc lại sống sung sƣớng, xa hoa trên mồ hôi, xƣơng máu của dân. Chúng “cƣớp” của dân bằng nhiều thủ đoạn: tăng thuế, đƣa ra nhiều luật hà khắc mục đích chung là lấy tiền của dân. Một xã hội mục nát hiện lên chân thực và sinh động qua lời ru. Cũng chính điều ấy phần nào sẽ trở thành một phần kí ức khi các em lớn lên. Đặc biệt, lời hát ru còn mang tính chất giải trí, hƣớng vào những hành động, việc làm trái với lẽ tự nhiên trong xã hội: Con cá mày ở trong ao Tao tát nƣớc vào mày sống đƣợc chăng [12;208] Hay trong bài ca dao sau: Đố ai ngồi võng không đƣa 23
  29. Ru con không hát, đò đƣa không chèo Đố ai đốt cháy ao bèo Để anh gánh đá Đông Triều về ngâm Bao giờ cho đá nảy mầm Sung kia nảy nụ cho hành ra hoa Bao giờ trạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dƣới nƣớc thì ta lấy mình [21] Ngoài ra, còn rất nhiều những bài ca dao nói ngƣợc đƣợc dùng trong hát ru. Những hiện tƣợng ngƣợc với logic thông thƣờng tạo nên cách nhìn, cách nói ngộ nghĩnh, ấn tƣợng, đúng nhƣ nhận xét rất tinh tế của nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu “nói về cái ngƣợc để hiểu thêm về cái thuận”[12;208]. nói nhƣ vậy có nghĩa là những lời nói ngƣợc ấy không chỉ cho chúng ta sự ấn tƣợng mà còn hiểu sâu sắc hơn về xã hội. Từ lúc còn nằm ngủ trên nôi, trong vòng tay ấm áp của ngƣời lớn, trẻ đã có đƣợc những cảm nhận riêng về cuộc sống xung quanh thông qua lời hát ru. Đó là những chân trời kiến thức gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của dân tộc Việt. Nó là nguồn sức mạnh phi thƣờng nâng con đến chân trời mơ ƣớc. 2.2. Hát ru hàm chứa tình cảm âu yếm, chở che của ngƣời hát đối với trẻ Những năm tháng đầu đời của trẻ cứ êm đềm trôi theo lời hát ru của ngƣời hát. Những lời hát ấy vừa đƣa trẻ vào giấc ngủ, vừa chuyển tải đƣợc tình cảm âu yếm, chở che của ngƣời lớn đối với trẻ. Nhƣ chúng tôi đã giới thuyết, lời ru của mẹ, của chị chiếm tỉ lệ lớn nhất trong kết quả khảo sát. Vì vậy, ở đây, chúng tôi đi vào xem xét nội dung này qua các biểu hiện chính. 2.2.1. Tình cảm của mẹ đối với trẻ Theo nhóm tác giả giáo trình Văn học dân gian: “Hát ru là thứ sữa mẹ ngọt ngào nuôi dƣỡng tâm hồn con ngƣời từ thuở bé thơ, là nơi lƣu giữ tinh 24
  30. hoa văn hóa truyền thống cội nguồn của dân tộc.”[12;200]. Trẻ rất thích nghe tiếng hát của mẹ và rất tự nhiên, ngƣời mẹ đã trở thành ngƣời nghệ sĩ đầu tiên đem âm nhạc, nuôi dƣỡng tâm hồn cho con. Mẹ nuôi dƣỡng tinh thần của con giống nhƣ dòng sữa ngọt ngào vậy: Con đói mẹ cho bú Con lú (ngu dại) mẹ ru hời [9;15] Ru hời là truyền thống văn hóa, văn minh mẹ. Đó là tinh hoa văn hóa Việt Nam. Tình yêu thƣơng, lo lắng của mẹ đƣợc gửi gắm qua lời ru, tiếng hát cất lên bên nôi, bên võng đƣa con ngủ. Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi ngƣời mẹ là khi con cất tiếng khóc chào đời. Mẹ luôn là ngƣời dõi theo từng bƣớc chân con đi. Từ lúc lọt lòng, mẹ luôn ở bên chăm sóc, vỗ về, lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ, đến khi lớn khôn mẹ lại là nguồn động lực nâng con dậy sau mỗi lần vấp ngã. Ngƣời phụ nữ nào đã từng trải qua cuộc đời làm mẹ mới hiểu đƣợc sự vất vả khi con đau ốm, có những đêm mẹ phải thức trắng: Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ Năm canh chầy thức đủ vừa năm Hỡi chàng chàng ơi! Hỡi ngƣời ngƣời ơi! Em nhớ tới chàng Em nhhớ tới chàng Hãy nín! nín đi con! Hãy ngủ! ngủ đi con! Con hời con hỡi Con hỡi con hời hỡi con! [24] Tình yêu thƣơng mẹ dành cho con là bao la trời bể. Mẹ thức cùng con, lời hát ru đƣa con vào giấc ngủ yên bình. Sự hi sinh của mẹ trải dài theo thời gian “năm canh”. Mẹ làm sao có thể chợp mắt khi con thơ còn khóc. Điều 25
  31. mong muốn nhất của mẹ lúc này đã cất lên thành tiếng hát “hãy nín! nín đi con”; “hãy ngủ! ngủ đi con”. Mẹ âu yếm, vỗ về ru bé ngủ trong vòng tay ấm áp. Niềm hạnh phúc nhƣ vỡ òa khi mẹ nghe con thơ nói những tiếng đầu tiên: Có vàng vàng chẳng hay phô Có con hay nói trầm trồ mẹ nghe [2;241] Đối với mẹ, đứa con là hiện thân của những gì quý giá và tha thiết nhất không gì có thể thay thế đƣợc. Vì thế niềm vui sƣớng, hạnh phúc của mẹ là khi thấy con chập chững bƣớc đi những bƣớc đầu tiên và bi bô gọi mẹ. Tiếng hát của mẹ trong buổi trƣa hè là tất cả nỗi lòng của mẹ: Trƣa hè bên chiếc võng đƣa Mẹ ru con ngủ, mẹ ru con ngủ Giữa trƣa nắng vàng Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày [24] Mẹ dành tất cả tình yêu thƣơng cho con thơ. Sau buổi sáng làm việc vất vả, buổi trƣa là thời gian để nghỉ ngơi nhƣng vì con thơ mẹ không thể chợp mắt. Mẹ đã thức để ngắm nhìn con chìm vào giấc ngủ cùng tiếng ru hời. Mặc dù không có từ so sánh nào nhƣng trong tiếng hát của mẹ ta thấy đƣợc phép so sánh giữa “chim trời” và “nuôi con”. Ai có thể đếm đƣợc lông chim trời cũng nhƣ không thể kể cụ thể đƣợc tháng ngày nuôi con. Từng ngày đƣợc nhìn thấy con thơ khôn lớn trong vòng tay mẹ là điều mẹ cảm thấy tuyệt vời nhất. Vậy nên, thời gian đối với mẹ không đóng vai trò gì cả. Mẹ hi sinh, mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con mà không hề “kể công”. Lòng mẹ ấm áp biết bao! 26
  32. Con là nguồn hi vọng lớn lao của mẹ, có con là mẹ phải thêm những lo toan vất vả, thiệt thòi, song mẹ luôn tự hào và vui vẻ chấp nhận sự vất vả ấy: Có con đi chẳng kịp ngƣời Mắc cho con bú, mắc cƣời với con [2;242] Với mẹ lúc này, con chính là thiên thần xua tan đi mệt mỏi, cay đắng của cuộc đời mẹ. Con là niềm an ủi để mẹ luôn cố gắng, vƣợt qua cuộc sống khó khăn thực tại. Sự âu yếm, chở che của mẹ cũng đƣợc thể hiện rõ trong lời ru: Bên ƣớt mẹ nằm, bên ráo con lăn Con ăn con ngủ thì mẹ đỡ băn khoăn Khi con trở trời hơi gió, mẹ chẳng an tâm chút nào [24] Mẹ sẵn sàng chịu khổ “bên ƣớt mẹ nằm” để con đƣợc an bình “bên ráo con lăn”. Sự hi sinh của mẹ chẳng ngôn từ nào có thể kể hết. Mỗi khi con trái gió trở trời, lòng mẹ ngập tràn âu lo. Bé đã lớn lên cùng với những lo lắng của mẹ nhƣ vậy đấy! Mẹ còn quên đi bản thân, hi sinh tất thảy cho chồng cho con. Cái cò là cái cò ca Bắt về làm thịt lấy ra ba phần Miếng nạc thời để phần chồng Miếng xƣơng mẹ gặm, miếng lòng phần con [24] Bài ca giúp ta hiểu sâu sắc về tấm lòng của mẹ. “Miếng xƣơng” là phần cứng và khó ăn nhất mẹ giành về phần mình. Còn miếng ngon, mẹ để phần cho chồng, cho con. Cả một đời tần tảo nuôi con, thế nhƣng chƣa lúc nào mẹ nghĩ cho mình nhiều hơn. Con là điều đầu tiên mẹ nghĩ đến. Tình yêu thƣơng ấy báo đáp sao cho vừa. 27
  33. Tình yêu thƣơng vô bờ của mẹ dành cho con thấm đẫm trong những bài hát ru ngƣời Việt. Nội dung ấy, ta cũng có thể bắt gặp trong hát ru của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là lời hát ru của ngƣời mẹ dân tộc Mƣờng: Bồng bồng con nín con ơi Dƣới sông cá lội, ở trên trời chim bay Ƣớc gì mẹ có mƣời tay Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim Một tay chuốt chỉ luồn kim Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau Một tay ôm ấp con đau Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma Một tay khung cửi guồng xa Một tay lo bếp nƣớc, lo cửa nhà nắng mƣa Một tay đi củi muối dƣa Còn tay để van lạy, để bẩm thƣa, đỡ đòn Tay nào để giữ lấy con Tay nào lau nƣớc mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay Bồng bồng con ngủ cho say Dƣới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời [16] Ngƣời mẹ tần tảo, lam lũ, hết lòng vì con, qua lời hát ru hiện lên với một điều ƣớc thánh thiện: “Ước gì mẹ có mười tay”, điều ƣớc mới kỳ lạ làm sao? Nhƣng khi đƣợc nghe hết lời ru con này ta mới thấm thía sự có lý của điều ƣớc. Cuộc sống khốn khó, bao vất vả nhọc nhằn vây bọc, để chăm chút gia đình, nuôi dạy đƣợc đứa con khôn lớn, ngƣời mẹ phải lo toan bao công việc, từ “bắt cá”, “bắn chim”, “làm ruộng”, “tìm hái rau”, “ôm ấp con đau”, “vay gạo”, “cầu cúng ma” đến: “khung cửi guồng xa”, “bếp nước”, “lo cửa nhà nắng mưa”, “đi củi, muối dưa”, thậm chí để: “van lạy, 28
  34. để bẩm thưa, đỡ đòn” trƣớc những thế lực áp bức. Mẹ ƣớc có “mười tay” với một niềm mong mỏi duy nhất là làm thế nào bảo vệ và nuôi con khôn lớn nên ngƣời. “Ước gì mẹ có mười tay” nhƣng thực ra mỗi ngƣời mẹ chỉ có hai tay, vậy mà mẹ đã làm tất cả mọi việc cho con, vì con. Đó là đôi bàn tay đảm đang khéo léo, đó là đôi bàn tay tần tảo chai sần nhờ có nghị lực vô song của trái tim yêu thƣơng nên mẹ có một sức mạnh phi thƣờng để vƣợt lên tất cả. Nếu điều ƣớc mẹ có nhiều tay trở thành sự thật, mẹ vẫn thấy: “Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay”, mẹ nuốt những dòng nƣớc mắt khổ đau, tủi hờn vào lòng, dành cho con tất cả những điều tốt đẹp, lòng vị tha và sự hy sinh ấy thật là cao cả. Đó cũng là phẩm chất cao quí của những ngƣời mẹ trên thế gian này. Hay ta còn bắt gặp hình ảnh của ngƣời mẹ Thái, với sự hi sinh thầm lặng: Chập tối thay hai tã Gà gáy đã phơi đầy hai sào Đêm khuya thắp nến sáng cùng sao Sƣơng dâng đầy trời thức cùng mẹ [1;278] Biết bao con ngƣời đã lớn lên từ nỗi nhọc nhằn của mẹ. Những giọt mồ hôi, nƣớc mắt của mẹ giấu vào trong lòng dành cho nụ cƣời và tình yêu thƣơng. Lời hát ru thể hiện đƣợc sự tần tảo, thức khuya dậy sớm của mẹ. Nhƣng hơn hết, lời ru ấy làm ấm lòng mẹ mỗi khi con yên giấc. Có thể nói dù ở bất cứ dân tộc nào, lời ru bình dị mà sâu lắng của mẹ mãi là khúc ca ngân mãi trong lòng những đứa con suốt cuộc đời, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh, là điểm tựa vững chắc cho con. Câu danh ngôn bất hủ: “Tuyệt tác của tạo hóa là trái tim người mẹ” bắt nguồn từ tình yêu vô bờ bến, sự hy sinh không cùng của ngƣời mẹ nhƣ thế này chăng? 29
  35. Ngay từ thửa nằm nôi, con đã cảm nhận đƣợc tình yêu thƣơng vô bờ của mẹ qua lời hát. Con đƣợc sinh ra và nuôi dƣỡng trƣởng thành là nhờ công ơn cha mẹ. Bằng lời ca giản dị, giai điệu nhẹ nhàng đã dƣa trẻ vào giấc ngủ, gieo vào lòng trẻ sự biết ơn mẹ - ngƣời yêu thƣơng, che chở cho con. Đó là những gì êm ái nhất mà lời ru của mẹ mang lại cho con trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. 2.2.2. Tình cảm của chị đối với trẻ Chị, em là ngƣời sống cùng nhau dƣới một mái nhà. Họ cùng chung huyết thống, cùng yêu thƣơng, đùm bọc lẫn nhau. Những lúc mẹ vắng nhà, chị hát ru em để mẹ yên tâm đi làm: Em ngoan em ngủ cho ngoan Để chị đi bắt bƣớm vàng em chơi Bƣớm vàng buộc chỉ đỏ tƣơi Bằng đôi yếm lụa em thời thích không? Cớ sao em chẳng bằng lòng Bây giờ chị bế, chị bồng, chị ru Bồng bồng bổng tít võng đƣa Chị em mình ngủ non trƣa mẹ về Mẹ về nắng tỏa đồng quê Bánh đa vừng mật mẹ chia chúng mình Rồi ra bày cỗ linh đình Em nào em út chị dành phần cho Em nào em bé chị cho ăn nhiều [17] Để cho bé ngủ chị có thể “bắt bƣớm”, “bế, bồng, ru” thật đáng yêu biết chừng nào. Em ngủ để chị cũng đƣợc ngủ đến “non trƣa”. Chị hứa với bé nếu ngủ ngoan thì khi mẹ về sẽ chia quà cho bé phần hơn. Hay: 30
  36. Ru em em ngủ cho lâu Để mẹ đi cấy đồng sâu chƣa về [9;45] Ta còn bắt gặp những tiếng hát ru em ngủ của những ngƣời chị trong hát ru dân tộc thiểu số: Chị gái Tày ru em ngủ say để mẹ đi bắt cá: Em ơi ngủ/ Ngủ cho sâu/ Ngủ chờ mẹ/ mẹ ra đồng bắt cá [13;381]. Cô chị ấy cũng dùng lời ca ngọt ngào để em nín khóc: Nín đi em cưng ơi/Đừng khóc nữa em nhé [13;359], Bé yêu ơi/ Ngủ đi em/ Đắp mền ấm chăn êm/Ngủ đi em/ Ngủ đi em [13;360]. Có thể thấy, hình ảnh cô chị đảm đang, khéo léo hiện lên qua lời ru mang dáng dấp của ngƣời lớn nhƣng cũng thật hồn nhiên. Ngƣời chị nào cũng muốn em ngủ say, ngủ sâu. Giai điệu lời ru đều đều ngọt ngào, tha thiết. Chị trẻ con nên còn giọng con trẻ: Con mèo mà trèo cây cau À ơi ới à mèo à ơi Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đƣờng xa Mua mắm mua muối để giỗ cha chú mèo Ơi mèo là mèo à ơi [19] Mèo và chuột là những con vật rất gần gũi với con ngƣời. Mèo và chuột nhƣ là một cặp phạm trù tƣơng phản. Chúng tồn tại vì có nhau. Sự keo sơn gắn bó này dựa vào quy luật của sự sinh tồn. Mèo cần chuột để làm thức ăn. Con ngƣời cần mèo để chuyên trị kẻ đục khoét và trộm cắp lƣơng thực là con chuột. Sự "hỏi thăm chú chuột" của mèo là tiếng gầm gừ và động tác cào cấu hù dọa để làm lộ mặt đối phƣơng. Tiếc thay, kẻ mạnh lần này đã bị thất bại trong kế hoạch săn mồi. Chúng ta hãy hình dung vẻ mặt ngơ ngác, tiếc nuối và hụt hẫng của con mèo sau khi vất vả trèo cao nhƣng không tìm thấy mục tiêu. Sự vắng mặt của chuột cũng là vì kế sinh nhai mà thôi: Chú chuột đi chợ 31
  37. đàng xa/ Mua mắm, mua muối Nhƣng xét cho cùng thì chuột cũng sẽ bị vồ dƣới nanh vuốt của mèo. Bởi từ xa xƣa nó luôn là con vật để "giỗ cha con mèo". Có thể hiểu đây nhƣ là lời đùa cợt hay là sự cảm thông chia sẻ với con "mèo cƣng" đã bỏ nhiều công sức ra để săn mồi nhƣng tạm thời thất bại. Lời ru của chị giống nhƣ việc kể lại cho em nghe về câu chuyện giữa mèo và chuột một cách hồn nhiên, đáng yêu. Và lời ru của chị thắm thiết tình cảm huyết thống: Chị ngã thì em phải nâng Đừng thấy chị ngã mà em bƣng miệng cƣời Khôn ngoan đối đáp ngƣời ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau À ơi à ơi ời à ơi [19] Tình cảm chị em là thứ tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Vì vậy mà khi chị “ngã” thì em phải “nâng”, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn. Cùng chung dòng máu, cùng mẹ cùng cha nên “chớ hoài đá nhau”. Chị vỗ về, ru em bằng giọng nhẹ nhàng, êm ái “À ơi à ơi ời à ơi ”. Lời ru của chị cũng là đạo lí làm ngƣời mà muốn em khi lớn lên phải biết và thấm thía. Con chị dại, có khi chẳng biết dỗ em, đành ngỏ lời năn nỉ vỗ về thƣơng yêu: Ru em, em hãy nín đi Kẻo mà mẹ đánh em thì em đau Em đau chị cũng buồn rầu Bé mồm bé miệng kêu đâu bây giờ [19] Những lúc ru em, em không ngủ mà còn khóc, chị không còn cách nào khác ngoài việc năn nỉ em “hãy nín đi”. Vì em cứ khóc mãi nhƣ vậy thì chị đã không làm tròn nhiệm vụ ru em ngủ. Chị đã lấy ra hành động “mẹ đánh em” 32
  38. nếu em không nín để vỗ về bé. Và thể hiện tình cảm của mình với em: “em đau chị cũng buồn rầu”. Chị yêu thƣơng em không kém gì mẹ thƣơng con: buồn cùng với nỗi buồn của em, cùng cƣời với em khi vui. Tình cảm ấy đáng trân trọng biết chừng nào! Chị mƣợn lời ru em để tỉ tê với mẹ: Mẹ ơi chớ đánh con đau Để con đi bắt ốc hái rau mẹ nhờ [19] Đó là giọng Bắc. Còn trong Nam, cô chị cũng cùng tâm trạng: Ầu ơ ơ ầu ạ ơ Má ơi đừng oánh con goài Để con đi câu cá nấu canh xài má ăn [19] Hai lời ru có nét tƣơng đồng nhau. Ru em mà chị muốn mẹ thấu “chớ đánh”, “đừng oánh” để con đi “bắt ốc”, “câu cá”. Tuổi thơ ai mà không phạm sai lầm, đôi lần bị mẹ đánh đòn. Có thể, con đã phạm sai lầm nào đó và muốn mẹ tha thứ. Lời hát ru có thể là lời của chị nói với mẹ hay cũng có thể là chị thay lời em để nói với mẹ là em sẽ ngoan, khi lớn lên sẽ chăm chỉ làm để mẹ vui lòng. Ru em, chị hát những câu hát đầy yêu thƣơng: Bồng bồng mà nấu canh tôm Ăn vào mát ruột đến hôm lại bồng Hay: Bồng bồng mà nấu canh khoai Ăn vào mát ruột đến mai lại bồng Em ngủ ngoan để chị làm việc: nấu canh tôm, canh khoai những món ăn bình dị quê nhà. Em cứ ngoan nhƣ vậy thì đến “hôm”, “mai” chị lại bồng em. Chị cũng có khi lên tiếng ngỏ lời khuyên dạy: 33
  39. Ạ ơi ời ạ à ạ ơi Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi Con ngƣời ta có khác gì Học hành dốt nát ngu si hƣ đời À ơi ới à ạ ơi Ru hời ru hỡi là ru [19] Trong lời ru ấy chính là lời dạy dỗ của chị với em ngay khi còn thơ bé. “Ngọc” là thứ quý giá trong tất cả các thứ trang sức, nhƣng nếu không đƣợc mài, giũa thì cũng trở nên vô dụng. Cũng giống nhƣ con ngƣời nếu không chăm chỉ học hành thì sẽ “hƣ đời”. Chị muốn em sau này lớn lên sẽ trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Những lời hát ru của mẹ, của chị thể hiện tình cảm âu yếm, chở che của ngƣời lớn đối với trẻ em. Hát ru thể hiện tâm hồn chân thành, đằm thắm ân tình của những ngƣời phụ nữ yêu con, yêu em. Mẹ và chị dành những lời ca, tiếng hát ngọt ngào, đằm thắm để em đi vào thế giới của những giấc mơ hồng. 2.3. Hát ru là lời giãi bày tâm trạng của ngƣời mẹ Trong công trình Tuyển tập Lan Khai (2010) có đề cập tới ý kiến của nhà nghiên cứu Lâm Tuyền Khách nói về hát ru nhƣ sau: “Câu hát nhân loại bắt đầu từ lời ru, thơ và lời ru bắt nguồn từ tình cảm do cái dây thân ái gia đình và nhất là tình thâm mẫu tử mà phát sinh”[10;55]. Nhƣ vậy hát ru có thể đƣợc coi là tiếng ca đầu đời cho mỗi con ngƣời, đó là kí ức thiêng liêng cao cả. Mỗi khi lời ru cất lên, trẻ đều cảm nhận đƣợc tình yêu tha thiết của mẹ. Trong bất kì làn điệu hát ru con, tình mẫu tử luôn là nội dung chính đƣợc diễn tả bằng nhiều hình ảnh sinh động, ý nghĩa. Trong lời hát ru ấy là sự giãy bày tâm trạng của mẹ. Hát ru là lời than thở về đời sống cơ cực của những kiếp ngƣời thấp cổ bé họng, chịu nhiều bất công, cuộc sống của họ quẩn quanh, bế tắc: 34
  40. Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cộc leo ra leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cộc leo vào leo ra [17] Con kiến là con vật nhỏ bé trong thế giới loài vật. Từ hình ảnh: leo ra leo vào, leo vào leo ra đã tái hiện lên tất cả cuộc sống nghèo khổ, cơ cực của ngƣời nông dân dƣới xã hội phong kiến. Hay đó chính là thân phận của mẹ - ngƣời đã chịu nhiều vất vả để nuôi con thơ nên ngƣời Bên cạnh đó hình ảnh “con cò” cũng là một hình ảnh ẩn dụ - con vật quen thuộc trên cánh đồng lúa trở thành biểu tƣợng cho kiếp ngƣời lam lũ, nhỏ bé trong xã hội: À ơi Con cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao À ơi Ông ơi, ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng À ơi Có xáo thì xáo nƣớc trong Đừng xáo nƣớc đục đau lòng cò con [22] Lời ca diễn tả đƣợc sự khó khăn, vất vả mà mẹ phải chịu đựng trong cuộc sống mƣu sinh. Cả cuộc đời mẹ chỉ biết cần mẫn làm việc và lặng lẽ hi sinh cho con. Qua hình ảnh “con cò” là bóng dáng tần tảo của mẹ, mẹ đã vì con mà không quản ngại đêm tối làm việc để con no đủ, sung túc. Thế nhƣng, cuộc sống mƣu sinh ấy sao mà nhiều khó khăn, hiểm nguy. Đối diện với cái chết cò mẹ không hề lo sợ. Điều mà cò mẹ lo lắng nhất là chết nhƣ thế nào để con không phải tủi hổ vì mình. Cả niềm lo lắng và sự hi sinh cuối cùng ấy 35
  41. ngƣời mẹ cũng dành cho con. Sinh con trong cảnh nghèo “đổi bát mồ hôi lấy bát cơm” thì tình yêu thƣơng và sự hi sinh ấy càng không gì đo đƣợc. Kiếp ngƣời nhỏ bé vẫn bị coi nhƣ một miếng mồi hấp dẫn, chỉ cần có dịp đã trở thành nạn nhân của những kẻ quyền thế - giai cấp thống trị. Bài hát ru chính là nỗi lòng của mẹ nói riêng và của ngƣời lao động nói chung. Mẹ giáo dục con truyền thống hiếu học, đạo đức văn hóa của gia đình qua lời hát ru. Mẹ luôn ao ƣớc, mong mỏi: Con ơi muốn nên thân ngƣời Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha Gái thì giữ việc trong nhà Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa Trai thì đọc sách, ngâm thơ Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa Mai sau nối đƣợc nghiệp nhà Trƣớc là đẹp mặt sau là ấm thân [17] Lời ru của mẹ chất chứa bao bài học, đạo lí làm ngƣời. Vậy nên muốn nên thân người thì con phải nghe lời mẹ cha. Mẹ muốn con của mình khi lớn lên sẽ giỏi việc nƣớc, thạo việc nhà. Con gái phải đảm đang, khéo léo: dệt vải, thêu thùa. Còn con trai phải học hành thành tài để nối được nghiệp nhà. Đó là ƣớc mơ của mẹ, mẹ muốn các con hiểu đƣợc ngay khi còn thơ bé qua lời ru. Có hạnh phúc nào hơn khi con cái là niềm tự hào vô cùng to lớn của cha mẹ. Biết bao đứa con lớn lên trong nỗi nhọc nhằn, vất vả của mẹ. Xuất phát từ tình mẫu tử, giai điệu hát ru đƣa con vào giấc ngủ yên bình: Công cha nhƣ núi Thái Sơn Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con [24] 36
  42. Mặc dù biết rằng con chƣa thể hiểu mình nói gì nhƣng lời ru là lời mẹ muốn nhắn gửi đến con thân yêu. Lòng hiếu thảo, tôn kính đối với cha mẹ là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nó mang theo ý nghĩa nhân bản sâu sắc từ đó khái quát lại trong một chữ “hiếu”. Mẹ cha đã dành cả cuộc đời để nuôi dạy con nên ngƣời, công lao ấy to lớn lắm, làm sao có thể kể xiết! Có gì cao hơn núi? Có gì nhiều hơn nƣớc? Vậy mà công cha đƣợc ví với núi Thái Sơn, nghĩa mẹ ví với nƣớc trong nguồn. Chỉ từng ấy thôi là đủ để ta hiểu tấm lòng cha mẹ. Chính vì điều đó mà không có lí gì con cái lại đối xử tệ bạc với chính cha mẹ của mình. Hoặc những câu hát ru nựng dỗ chứa đựng ý thức lao động: Kút ka kút kit Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy Nó lấy mất cƣa Lấy gì mà kéo [9;15] Mẹ luôn muốn con mình trƣởng thành để tự nuôi lấy mình và lo cho tƣơng lai sau này, chứ không phải là đứa “làm ít ăn nhiều”. Mẹ tin tƣởng và đặt nềm tin ấy vào con - tình yêu bé bỏng của mẹ. Tình thƣơng của mẹ dành cho con cũng chính là tình thƣơng đồng loại: Nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng Ngƣời trong một nƣớc phải thƣơng nhau cùng [19] Hay: Bầu ơi thƣơng lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhƣng chung một giàn [19] Con ngƣời trong cuộc sống thƣờng nhật, luôn có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau vƣợt qua khó khăn, trắc trở trong cuộc đời. Lời mẹ ru con cũng là 37
  43. điều mẹ luôn mong muốn con có đƣợc - đó chính là tình yêu thƣơng đồng loại. Tình yêu thƣơng là yếu tố cần thiết để ngƣời gần ngƣời hơn. Ngoài những khao khát, mong muốn con trở thành ngƣời có ích trong tƣơng lai, ngƣời mẹ quên rằng mình đang trò chuyện với đứa trẻ. Lúc này, mẹ đối thoại với chính mình với những cảnh ngộ buồn đau mà đời ngƣời hứng trải: Con ơi đừng khóc mẹ sầu Cha con bạc nghĩa theo hầu thì thôi [12;200] Lời ca chứa chất sự buồn tủi, hờn giận của ngƣời mẹ nhƣng vẫn thể hiện rõ tấm lòng vị tha, bao dung, cam chịu: “cha con bạc nghĩa theo hầu thì thôi”. Ngƣời chồng phụ nghĩa đi theo vợ bé mà mẹ nhủ rằng “thì thôi”. Thì thôi là làm sao? Chia tay hay cam chịu? Với ngƣời phụ nữ xƣa chắc là cam chịu. Đau xót lắm mẹ mới cất lời than thở với bé thơ, mong rằng thƣơng mẹ con đừng khóc nữa: “đừng khóc mẹ sầu”. Lời ru con cũng chính là lời mẹ trải lòng mình ra với con thơ, tuy con không hiểu nhƣng lòng mẹ có thể vơi đi phần nào nỗi buồn. Đó là tâm trạng của ngƣời mẹ khi lấy chồng xa quê: Chiều chiều ra đứng bờ sông Muốn về quê mẹ mà không có đò [12;196] Hay: Chiều chiều ra đứng bên dòng sông Trông dòng sông, thấy ai tang tình khuấy nƣớc Đẩy đƣa đẩy đƣa con đò Thƣơng ơi thƣơng con đò, con đò sang sông Mênh mang nƣớc trôi xuôi dòng [17] Quan niệm “xuất giá tòng phu” khiến bao ngƣời phụ nữ lấy chồng xa quê phải ngậm ngùi cay đắng khi nhớ nhà, nhớ mẹ. Hai chữ “chiều chiều” gợi 38
  44. lên khoảng thời gian buồn nhất, trống trải nhất cho ngƣời con xa xứ mỗi khi nhớ về quê mẹ. Và cũng chính lời ru đã diễn tả sâu sắc nỗi cô đơn, nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn ngƣời phụ nữ. Lời ru của mẹ bao giờ cũng ngọt ngào êm ái, thân thƣơng, trìu mến. Nghe tiếng hát ru, trẻ thơ cảm nhận đƣợc sự yêu thƣơng, nâng niu của mẹ dành cho mình. Lời ru của mẹ còn là tri thức sơ khai góp phần định hình tính cách, tâm hồn trẻ thơ. Trong muôn vàn tín hiệu của tình yêu thƣơng thì lời ru của mẹ có ý nghĩa sâu sắc và để lại những ấn tƣợng khó phai mờ nhất. 2.4. Hát ru phản ánh hiện thực đời sống của ngƣời nông dân xƣa 2.4.1. Đời sống sinh hoạt Đời sống sinh hoạt của ngƣời nông dân xƣa gắn bó với những công việc của nhà nông: chăn nuôi, đồng áng, Lời hát đầu tiên mẹ ru con thấp thoáng đằng sau đó là hình ảnh ngƣời phụ nữ biết lo, biết làm: Một năm chia mƣời hai kì Thiếp ngồi thiếp tính khó gì chả ra Tháng giêng ăn tết ở nhà Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm Tháng ba đi bán vải thâm Tháng tƣ đi gặt tháng năm trở về [2;237] Đó là tổng kết lịch làm ăn của nhà nông. Ngƣời phụ nữ hiện lên đảm đang, tần tảo với tất cả các công việc: nuôi tằm, bán vải, đi gặt Công việc ấy theo một guồng quay nhất định mà ngƣời phụ nữ đã lên kế hoạch sẵn cho năm nay và cả những năm sau đó. Mỗi lời ru còn giúp bé nhận biết một nghề nghiệp nào đó trong xã hội: Biết nhau từ thuở buôn thừng Trăm chắp nghìn nối, xin đừng quên nhau [2;237] Nghề buôn cũng đƣợc thể hiện trong bài hát ru: 39
  45. Ví dầu ví dẩu ví dâu Ví qua ví lại ví trâu vô rừng Vô rừng bứt một sợi mây Đem về thắt võng cho nàng đi buôn Đi buôn không lỗ thì lời Mua ba lạng thịt để dành cho em ăn [24] Nghề buôn là một công việc không hề dễ dàng, dễ gặp phải rủi ro. Việc lỗ hay lời là điều hết sức bình thƣờng trong kinh doanh. Cho dù gặp phải khó khăn đi chăng nữa thì ngƣời lớn vẫn sẽ dành điều tốt đẹp nhất cho bé: Mua ba lạng thịt để dành cho em ăn. Bé sẽ đƣợc sống trong vòng tay yêu thƣơng, bao bọc của ngƣời lớn để phát triển một cách hoàn thiện nhất. Ngoài ra còn có rất nhiều nghề khác đƣợc đƣa vào lời ru: nghề mộc, nghề rèn, nghề nông Mỗi nghề đều thể hiện tình cảm của ngƣời làm nghề khá đặc sắc và mang rõ dấu ấn nghề nghiệp trong đó. Bức tranh sinh hoạt gia đình cũng đƣợc miêu tả sinh động mà vô cùng bình dị trong lời hát ru: Lấy anh thì sƣớng hơn vua Anh đi xúc giậm đƣợc cua kềnh càng Đem về nấu nấu rang rang Chồng chan vợ húp lại càng hơn vua [2;237] Rồi hình ảnh “cái bống” – bé gái nông thôn cần cù, chăm chỉ đã trở thành biểu tƣợng quen thuộc của lời hát ru: Cái bống là cái bống bang Khéo sẩy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm. Mẹ bống đi chợ đƣờng trơn, Bống ra gánh đỡ chạy cơn mƣa ròng [23] - Cái bống là cái bống bang, 40
  46. Thổi cơm nấu nƣớc cả làng cùng ăn [23] Hình ảnh cái bống trong sinh hoạt đời thƣờng khiến chúng ta hình dung rõ nét hơn về cuộc sống bình dị, dân dã nơi thôn quê. Đó là những bé gái chăm chỉ, cần cù, đảm đang: khéo sảy, khéo sàng, thổi cơm nấu nƣớc Tuy còn rất nhỏ nhƣng bống đã làm một mình để giúp đỡ mẹ việc nhà, không chỉ là giúp đỡ mà bống còn làm rất khéo, rất giỏi. Đời sống sinh hoạt cũng đƣợc phản ánh trong hát ru của đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với môi trƣờng lao động trên nƣơng rẫy, ngƣời phụ nữ trong hát ru của dân tộc Thái cũng vừa phải mƣu sinh kiếm sống, vừa phải chăm con: À ơi, ngủ đi con, ngủ đi chớ Ngủ cho mẹ đi chân nƣơng núi đá Ngủ cho mẹ đi ruộng cạnh bản Mẹ đi nƣơng lấy trứng về nuôi con Mẹ đi ruộng lấy cá về con ăn Mẹ đi lấy quả sổ về cho con [13;361] Công việc đi nƣơng, đi ruộng của ngƣời mẹ diễn ra quanh năm. Khi thƣơng nghiệp chƣa phát triển thì ngoài việc cấy, cày, ngƣời Thái còn tìm nguồn sống bằng việc đánh bắt và hái lƣợm. Họ tận dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên để làm thức ăn. Những lời hát ru là sự phản chiếu sinh động đời sống thực tế của ngƣời nông dân xƣa. Tiếng ru làm dịu tâm hồn trẻ thơ nhờ giai điệu ngọt ngào. Đồng thời khắc sâu trong tâm hồn con tình yêu lao động. 2.4.2. Đời sống tình cảm Ngƣời lớn dùng lời ru để bày tỏ tâm tƣ, thái độ của mình trƣớc những gì đang diễn ra xung quanh. Vì vậy mà trong những lời hát ru ấy chứa đựng tình cảm chân thực nhất của ngƣời nông dân xƣa. 41
  47. Nền nông nghiệp lúa nƣớc không thể thiếu hình ảnh những con trâu, bò trên cánh đồng quê hƣơng trong mùa vụ. Lời hát của mẹ, chị, bà chập chờn trong giấc ngủ của con là tinh thần lạc quan của ngƣời nông dân khi trò chuyện, tâm sự với con vật gắn bó với nhà nông: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. [17] Trong bài ca trên có tình cảm ân cần, thân thiện và cả sự biết ơn của ngƣời thợ cày đối với con vật “một nắng hai sƣơng”. Trong những bài ca lao động, ta thấy ngƣời lao động vất vả, cực nhọc vô cùng, nhƣng chƣa bao giờ hết hi vọng ở một tƣơng lai tốt đẹp. Chính lao động đã đem lại cho họ một tâm hồn lành mạnh và thiết thực ấy. Hay: Trên đồng cạn dƣới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. Hình ảnh “đồng cạn”, “đồng sâu” đã cho ta thấy sự khó nhọc trong công việc làm ăn của ngƣời nông dân xƣa. Khó khăn là thế, vất vả là thế nhƣng đâu thể làm khó đƣợc những ngƣời nông dân chân lấm tay bùn họ cùng nhau lao động “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”. Họ dốc hết sức mình vào công việc. Cả vợ cả chồng và còn có sự xuất hiện của con trâu nữa, tất cả đều ra sức làm việc để hoàn thành công việc một cách sớm nhất. Bằng sự đối ý tƣơng đồng: chồng - vợ - con trâu cũng nhƣ cày - cấy - bừa thể hiện đƣợc sự gắn bó giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Họ biết phân bổ công 42
  48. việc cho nhau. Hai vợ chồng cùng nhau cấy còn con trâu thì bừa cho mảnh ruộng đƣợc đẹp hơn để dễ bề cấy hái hơn. Lời ru cũng là tiếng lòng của ngƣời lớn giáo dục con phải biết quý trọng mồ hôi, công sức của ngƣời tạo ra hạt lúa, gạo giống nhƣ lời dạy dỗ của ông cha ta “Dạy con từ thuở còn thơ”: Cày đồng đang buổi ban trƣa Mồ hôi thánh thót nhƣ mƣa ruộng cày Ai ơi bƣng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần [17] Trong những công việc của nhà nông thì cày ruộng là công việc nặng nhọc nhất. Sáng tinh mơ, ngƣời nông dân đã vác cày, dắt trâu ra đồng. Cái cảnh con trâu đi trƣớc, cái cày đi sau quá quen thuộc ở nông thôn. Ngƣời nông dân cặm cụi cày từng luống đất. Mồ hôi thấm ƣớt lƣng áo bạc màu. Lúc thời vụ gấp gáp, họ phải cày quên trƣa, quên tối để kịp làm đất gieo mạ, cấy lúa. Ngƣời xƣa khéo chọn thời điểm tiêu biểu: Cày đồng đang buổi ban trƣa, cho ta hình dung ra một cách cụ thể và rõ ràng về nỗi vất vả của ngƣời nông dân. Nhƣng chỉ có thế thì chƣa đủ. Phải cụ thể hóa nó ra bằng hình ảnh so sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Câu ca dao trên gợi nhớ đến câu: Bát mồ hôi đổi lấy bát cơm. Trong không gian tĩnh lặng của buổi trƣa hè, dƣờng nhƣ ta nghe rõ tiếng từng giọt mồ hôi rơi thánh thót. Muôn ngàn giọt đổ xuống nhƣ mƣa ruộng cày. Đây là cách nói cƣờng điệu nhƣng ẩn chứa đằng sau mỗi câu, mỗi chữ là nỗi xót xa, thƣơng cảm vô cùng sâu sắc của những ngƣời cùng cảnh ngộ. Tại sao lại nhắc nhở đúng vào lúc bƣng bát cơm đầy. Đây là chủ ý của ngƣời xƣa, bởi lúc bƣng chén cơm thơm dẻo, mấy ai nghĩ đến nỗi cực nhọc của ngƣời làm ra nó? Vì vậy nhắc nhở vào lúc này là nên, là đúng. Có đƣợc bát cơm đầy phải đổi bằng bao bát mồ hôi, có khi cả nƣớc mắt. Nào chống hạn, chống úng, nào tai trời ách đất Từ lúc cày đồng 43
  49. đến lúc gánh lúa về sân, biết bao lo âu, cực khổ. Tất cả những cái đó dồn vào trong một câu với hai vế đối rất chỉnh: Dẻo thơm một hạt/đắng cay muôn phần. Một lần nữa, nỗi vất vả của ngƣời nông dân đƣợc nhắc lại và khắc sâu trong tâm khảm mọi ngƣời. Tuy cuộc sống của họ còn nhiều vất vả nhƣng họ vẫn luôn vui vẻ, lạc quan trƣớc cuộc đời. Dù có thiếu thốn về vật chất thế nhƣng đời sống tinh thần họ luôn giàu có, đẹp đẽ. Họ vẫn giữ nguyên cái chất của nhà nông: gần gũi, gắn bó, biết ơn với những ngƣời tạo ra hạt lúa hạt gạo, những con vật vất vả cùng ngƣời thợ cày trên cánh đồng. Lời ru còn giáo dục con trẻ tinh thần đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao [19] “Một cây” không thể làm nên “non”, cũng giống nhƣ con ngƣời, một ngƣời không thể giải quyết đƣợc khó khăn nhƣng nếu có sự đồng lòng của nhiều ngƣời thì công việc trở nên đơn giản hơn nhiều. Tiểu kết: Khảo sát đặc điểm hát ru ngƣời Việt trên phƣơng diện nội dung, có thể thấy: Hát ru là tiếng hát yêu thƣơng, thắm thiết của ngƣời lớn dành cho trẻ thơ. Hát ru có sức mạnh vô hình gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng, gắn kết mối quan hệ huyết thống trong gia đình, cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu thƣơng bao la, vô bờ bến của ngƣời mẹ - ngƣời suốt đời tần tảo nuôi con và mong con khôn lớn. Bên cạnh đó, hát ru còn chứa đựng những bài học nhân nghĩa đầu đời, những kiến thức đầu tiên về đời sống, xã hội Những biểu hiện đó đã làm nên giá trị và sức sống lâu bền của hát ru trong đời sống sinh hoạt của ngƣời Việt. 44
  50. CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT HÁT RU Bên cạnh những biểu hiện đặc sắc về nội dung, hát ru còn đạt những giá trị nhất định về nghệ thuật. Trong phạm vi chƣơng 3 của khóa luận, chúng tôi khảo sát một số đặc điểm nổi bật trên phƣơng diện nghệ thuật của hát ru. 3.1. Ngôn ngữ 3.1.1. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị Trở về tuổi thơ là về với những lời ru nhẹ nhàng, tha thiết của mẹ, chị. Chính vì thế, ngôn ngữ trong lời ru là thứ ngôn ngữ dễ hiểu, trong sáng. Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ hát ru là không quá dài, từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ kết hợp sử dụng nhiều hình ảnh. Đây là thứ ngôn ngữ đồng quê. Ta dễ dàng bắt gặp trong lời hát ru những hình ảnh quen thuộc: Yêu nhau chả lấy đƣợc nhau Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già Bao giờ sum họp một nhà Con lợn lại béo, cau già lại non. Những hình ảnh con lợn, buồng cau là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với đời sống của con ngƣời, nó đi vào lời ru giản dị, tự nhiên, chân thực. Và hình ảnh ấy có lẽ không thể phai mờ trong tiềm thức trẻ thơ. Không chỉ giản dị, trong sáng, ngôn ngữ hát ru còn là thứ ngôn ngữ mang trong mình nét riêng. Đó là ngôn ngữ vui tƣơi, ngộ nghĩnh: Con bò đậu đỉnh cây tre Con chim chích chòe kéo cày khƣ khƣ Hòn đá ninh mật cho nhừ Khoai lang củ từ đi bắc cầu ao Trời làm cho trận mƣa rào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô [2;236] 45
  51. Cách nói ngƣợc này, vừa tạo ra không khí vui nhộn, vừa thể hiện đƣợc sự hài hƣớc hóm hỉnh của ngƣời lớn khi ru trẻ. Để hiểu đƣợc những sự vật này thì phải hiểu ngƣợc lại. Với ngôn ngữ mộc mạc, hát ru đã thể hiện tình yêu tha thiết với trẻ thơ. Không cần ngôn từ hoa mĩ mà lời ru vẫn đƣa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. 3.1.2. Ngôn ngữ có tính nhịp điệu Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Bùi Trọng Hiền: “Giai điệu hát ru không rộng mở, khoáng đạt, lên bổng xuống trầm nhƣ các thể dân ca khác mà có kết cấu nhịp điệu vừa tầm, thậm chí là hơi hẹp để ai cũng có thể hát đƣợc. Giọng ru đều đều, đôi chỗ ngắt nghỉ dài hơi, tạo ra trạng thái du dƣơng, êm êm rót vào tai đứa trẻ”. [4] Âm điệu hát ru đƣợc tạo ra bằng chuỗi hƣ từ : Bồng bồng, à á à ơi, à á à ơi, hỡi con ơi Những hƣ từ này tạo ra mạch hát êm ả, chậm rãi để kéo trẻ vào trạng thái mơ hồ. Hát ru mang nhiều sắc thái tình cảm, nhiều khi trẻ ngủ rồi mà ngƣời lớn vẫn hát để giãi bày, sẻ chia: Ạ ơi ời à ơi Con chim bay lƣng trời còn có tông có tổ Con cá lội giữa dòng nƣớc vẫn có lỗ có hang Ngƣời trên đời có tổ quốc giang san Tinh thần ý chí phải nhịp nhàng với non sông Uống nƣớc ta phải nhớ nguồn Thấy non sông rộng nhớ ơn cao dày [19] Qua lời mẹ ru, trẻ vỡ lòng tình yêu quê hƣơng. Giai điệu của bài hát ru : Ạ ơi ời à ơi không thể lẫn với bất kì thể loại âm nhạc nào. Nó chậm rãi, ngân vang, nối dài theo dòng cảm xúc của ngƣời hát. Xƣa kia, ca dao có câu: Đố ai nằm võng không đưa/Ru con không hát anh chừa nguyệt hoa. Nhƣ vậy, ru con là phải hát. Khi ôm đứa trẻ vào lòng và 46
  52. ngƣời lớn cất lên tiếng hát ru, thì mục đích mà ngƣời hát hƣớng tới là ru trẻ ngủ. Cùng với lời hát, nhịp điệu cũng là yếu tố quan trọng dễ dàng đƣa trẻ vào giấc ngủ. Nhịp điệu của lời hát ru là nhịp điệu của động tác ru trẻ trên tay, với công thức mở đầu quen thuộc: - Ầu ơ (à ơi) - Ru hơi, ru hỡi, ru hời - Ru ru riếng, ru rà rà Chính yếu tố nhịp điệu này đã chi phối tới “cấu trúc hình tƣợng của lời ru với những mẩu chuyện, những hình ảnh vừa thực vừa ảo, chập chờn chắp nối, đứt đoạn và miên man” [11;92]. Ta thử hình dung, lời hát ru sau qua lời của một ngƣời bà ru cháu: À ơi Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng sâu chƣa về Bắt đƣợc con cá rô,trê Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn Cái ngủ ăn không hết để dành đến tết mùng ba Mèo già ăn trộm Mèo ốm phải đòn Mèo con phải vạ Con quạ đứt đuôi Thì chính nhịp điệu đều đều, đôi khi rời rạc, đứt đoạn (vì bản thân ngƣời hát có lúc chìm vào giấc ngủ), giống nhƣ một thứ “ma lực” đã dẫn trẻ chìm vào giấc ngủ say nồng. 47
  53. 3.2. Thể thơ 3.2.1. Lục bát Theo nhóm tác giả Từ điển thuật ngữ văn học: Một thể câu thơ cách luật mà các thể thức đƣợc tập trung thể hiện trong một khổ gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (câu lục) và dòng tám tiếng (câu bát). [3;190] Thể lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc ta, cách hiệp vần thông thƣờng: tiếng cuối câu lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu câu bát, tiếng cuối câu bát gieo vần xuống tiếng cuối câu lục tiếp: Ru con, con ngủ cho rồi Mẹ ra chỗ vắng mẹ ngồi mẹ than Miệng ru mắt nhỏ hai hàng Nuôi con càng lớn mẹ càng lo thêm Trong bài hát ru trên ta dễ dàng nhận thấy gieo vần giữa các tiếng: Rồi - ngồi; hàng - càng. Đây là cách gieo vần thông thƣờng trong thể lục bát, tạo nên tính chất nhịp nhàng cho lời ca. Bên cạnh đó một số bài đƣợc làm theo thể lục bát biến thể: Ạ à ơi ơi à ạ ơi Có cha có mẹ thì hơn Không cha không mẹ nhƣ đờn đứt dây Đờn đứt dây còn xoay còn nối Cha mẹ mất rồi con phải mồ côi Mồ côi khổ lắm con ơi Đói cơm không ai giúp, lỡ lời chẳng ai bênh![19] Đây là thể lục bát biến thể, câu cuối kéo dài 10 tiếng, vƣợt ra khỏi khuôn khổ thƣờng thấy của thể lục bát, có tác dụng nhấn mạnh hoàn cảnh tới hoàn cảnh đáng thƣơng của đứa trẻ mồ côi. Lời hát ru mang âm hƣởng buồn thƣơng, da diết. 48
  54. Chính những điều bất thƣờng trong thể lục bát đã tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo của tứ thơ. 3.2.2. Thể hỗn hợp Thể hỗn hợp là thể thơ kết hợp các thể khác nhau trong một bài để diễn tả cảm xúc của ngƣời hát: À ơ Con chim nho nhỏ Cái lƣng nó đỏ Cái mỏ nó vàng Nó kêu ngƣời ở trong làng Đừng tham lãnh lụa phụ phàng vải bô [19] Hay: - Làm trai đứng ở trên đời Sao cho xứng đáng Sao cho xứng đáng Giống nòi nhà ta Ghi vai gánh vác sơn hà Sao cho tỏ mặt Sao cho tỏ mặt mới là trƣợng phu [24] - Hãy nín đi con Hãy ngủ đi con Con hỡi con hời Con hỡi con hời Con hỡi con hời Con hỡi con [24] Những bài hát ru trên có sự kết hợp thể thơ bốn chữ, sáu chữ, tám chữ, lục bát. Sự kết hợp này không theo một quy luật nào mà đích chủ yếu của nó là diễn tả đƣợc hết tâm trạng của ngƣời ru. Việc sử dụng thể hỗn hợp cho ta thấy tính ngẫu hứng của ngƣời xƣa khi sáng tạo, đồng thời đây chính là cái riêng, độc đáo của khúc hát ru. 49
  55. 3.3. Các thủ pháp nghệ thuật trong biểu hiện và miêu tả 3.3.1. Phép lặp Phép lặp đƣợc sử dụng trong lời hát ru để nhấn mạnh đến một trạng thái cảm xúc hoặc khắc sâu vào tâm thức trẻ một kiến thức bổ ích nào đó. Ví dụ nhƣ trong lời hát ru thể hiện nỗi nhớ của ngƣời con gái: Nhớ ai em những khóc thầm Hai hàng nƣớc mắt đầm đầm nhƣ mƣa Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai, ai nhớ bay giờ nhớ ai [17] Từ “nhớ” đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần nhƣng không gây cảm giác nhàm chán mà xoáy sâu vào tâm trạng nhớ nhung da diết. Tận dụng khoảng thời gian vỗ về bé vào giấc ngủ để ngƣời lớn trải lòng mình ra, những nỗi niềm không biết chia sẻ cùng ai. Trong một bài hát ru khác, phép lặp cũng đƣợc sử dụng: Ba bà đi bán lợn con Bán đi chẳng đƣợc lon ton chạy về Ba bà đi bán lợn sề Bán đi chẳng đƣợc chạy về lon ton [17] Mức độ lặp đƣợc thể hiện rất rõ qua lời ru, lặp từ: ba, đi, lợn, lon ton, chạy lặp cấu trúc: Ba bà đi bán lợn , bán đi chẳng được đã thể hiện đƣợc sự vui tƣơi, ngộ nghĩnh. Lời hát ru giúp trẻ cảm nhận đƣợc tình yêu thƣơng mà cha, mẹ dành cho mình để bé ăn no, ngủ kĩ, lớn nhanh. 3.3.2. Nhân hóa “Nhân hóa là lấy những từ ngữ biểu đạt thuộc tính, dấu hiệu, cảm xúc, suy nghĩ, hành động của con ngƣời gán cho thế giới vật thể khiến cho những vật vô tri, vô giác trở nên có hồn, sinh động”[12;226] Biện pháp nghệ thuật nhân hóa giúp cho thế giới tự nhiên trở nên gần gũi với con ngƣời. Qua đó nó 50
  56. làm cho lời ru của mẹ, của chị trở nên bay bổng, hấp dẫn đƣa trẻ đến với thế giới diệu kì, an nhiên. Ngƣời lớn đã nhân cách hóa những vật vô tri, vô giác làm cho nó có tâm hồn, tình cảm: Trèo lên cây khế nửa ngày Ai làm chua xót lòng này khế ơi [17] Hay: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta [17] Những đối tƣợng: khế, trâu không phải là ngƣời nhƣng lại đƣợc con ngƣời trò chuyện, tâm sự nhƣ với ngƣời. Các từ: ơi, bảo là những từ vốn đƣợc dùng trong cuộc trò chuyện giữa ngƣời với ngƣời. Vậy mà tác giả dân gian đã vận dụng vào trong bài hát ru đã thể hiện đƣợc sự gần gũi gắn bó giữa thế giới tự nhiên với con ngƣời. Loài vật, sự vật cũng biết lắng nghe, chia sẻ mọi tâm sự với ngƣời. Chính vì điều ấy, lời ru trở nên sinh động, hấp dẫn trong sự tiếp nhận của trẻ em. Thế giới loài vật còn hiện lên giống nhƣ những sinh thể có hành động không khác gì con ngƣời: Con cò chết rũ trên cây Bồ cu mở lịch xem ngày làm ma Cà cuống uống rƣợu la đà Bao nhiêu cóc nhái nhảy ra chia phần Chào mào thì đánh trống quân Chim chích mặc quần vác mõ đi rao Con quạ tha lá lợp nhà Con cu chẻ lạt con gà dựng phên [19] 51
  57. Hình ảnh những con vật: con cò, bồ cu. cà cuống, chào mào nhƣ đƣợc thổi hồn vào đó. Thế giới loài vật không khác gì con ngƣời, khi con cò chết thì các con vật khác mỗi ngƣời một việc để chuẩn bị cho đám ma: xem ngày, lợp nhà, chẻ lạt, dựng phên Tuy nhiên, hình ảnh những con vật ấy cũng chính là một xã hội nông thôn xƣa thu nhỏ với những hủ tục lạc hậu: xem ngày giờ để đi chôn cất, ăn uống linh đình Bài hát ru có sức tố cáo mạnh mẽ xã hội không có tình ngƣời, châm biếm hủ tục ma chay, đám ma mà không có đến một tiếng khóc, ngƣợc lại trở thành đám hội, đám rƣớc. Nghệ thuật nhân hóa đƣợc dùng trong những lời hát ru làm cho câu hát có sức lay động lòng ngƣời, và thế giới của trẻ cũng trở nên sống động hơn bao giờ hết. 3.3.3. So sánh “So sánh trực tiếp là một biện pháp nghệ thuật trong đó việc biểu đạt bằng ngôn ngữ hình tƣợng đƣợc thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tƣơng đồng nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc điểm của sự vật, hiện tƣợng này qua thuộc tính, đặc điểm của sự vật khác”[12;222]. So sánh giúp ta có nhận thức sâu sắc hơn về đặc điểm của sự vật, hiện tƣợng. Nhờ có so sánh mà mọi trạng thái tình cảm của con ngƣời đƣợc diễn đạt dễ hiểu: Còn cha còn mẹ thì hơn Không cha không mẹ nhƣ đờn đứt dây Đờn đứt dây còn xoay còn nối Cha mẹ mất rồi con chịu mồ côi [24] Dây đàn là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên bản nhạc, khi đứt dây thì giá trị cây đàn không còn. Nó đƣợc so sánh với không cha không mẹ diễn tả nỗi đau của đứa trẻ thiếu vắng tình yêu thƣơng của cha mẹ. Đàn đứt dây vẫn còn có thể khôi phục lại, nhƣng cha mẹ mất thì con mãi mãi mồ côi. Cách 52
  58. so sánh này đã giúp ta thấu đƣợc cảm xúc nghẹn lòng của trẻ thơ sống cuộc đời mồ côi. Biện pháp so sánh còn diễn tả hết công lao trời biển của cha mẹ: Còn cha gót đỏ nhƣ son Đến khi cha mất gót con đen sì [24] Hay: À ơi Công cha nhƣ núi Thái Sơn Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con À ơi [24] Tình yêu thƣơng cha dành cho con đó là thứ tình cảm máu mủ thiêng liêng. Cả cuộc đời cha đã nâng niu, bao bọc cho con “gót đỏ nhƣ son”. Con đƣợc hƣởng trọn sự chăm sóc chu đáo của ba để lớn khôn. Thế nhƣng khi cha mất, con trở nên mồ côi, thiếu tình yêu thƣơng và chở che “gót con đen sì”. Cha mẹ không chỉ có công sinh thành mà còn có công dƣỡng dục vì vậy mà công cha nghĩa mẹ không gì có thể đền đáp nổi. Hình ảnh so sánh: công cha với núi Thái Sơn, nghĩa mẹ với nƣớc trong nguồn đủ để diễn tả sâu sắc công cha, nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Vì vậy phận làm con phải báo đáp, chăm sóc mẹ cha khi về già. Những bài học đạo lí làm ngƣời đã trở thành những lời ru để trẻ cảm nhận đƣợc ngay khi còn nhỏ. Điều này rất phù hợp với quan niệm của dân gian: Dạy con từ thuở còn thơ. 3.3.4. Ẩn dụ “Ẩn dụ thực chất là sự so sánh ngầm dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tƣợng tƣơng tự Ở đây, đối tƣợng so sánh ẩn đi, chỉ còn một vế là cái đƣợc dùng để so sánh. Ẩn dụ chỉ tồn tại một vế so sánh nên không dùng các từ chỉ 53
  59. quan hệ” [12;224]. Ẩn dụ là cách để tạo ra nghĩa mới, đem đến lối tƣ duy mới về đối tƣợng. Ta bắt gặp trong lời ru hình ảnh ẩn dụ: đó là hình ảnh con cò bay trên những cánh đồng rộng lớn, thẳng cánh cò bay. Cánh cò không chỉ biểu tƣợng cho sự bình yên mà còn là biểu tƣợng cho hình ảnh ngƣời nông dân nghèo khổ, thấp cổ bé hỏng nhƣng thật thà chất phác. Có thể nói nó biểu tƣợng cho phẩm chất của nhân dân ta: Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò Không không tôi đứng trên bờ Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi [22] Những ngƣời nông dân hiền lành chất phác khi bị hỏi tội, hiểu nhầm thì thẳng thắn chỉ ra đối tƣợng đã đổ thừa cho mình cũng nhƣ thể hiện sự ngay thẳng không làm việc xấu của mình. Ngƣời nông dân tuy nghèo nhƣng trong sạch. Không những thế hình ảnh con cò còn là ngƣời vợ tần tảo, khổ cực để kiếm sống nuôi chồng: Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non [17] Đó là số phận ngƣời phụ nữ cam chịu nhọc nhằn khi phải làm những công việc để nuôi chính cái ngƣời đƣợc coi là trụ cột gia đình, thật đau lòng. Nó còn là hình ảnh của những cậu bé, cô bé đi đón cơn mƣa. Những con cò con ấy dẫu có đi tít tận chân trời nhƣng điểm dừng chân cuối cùng vẫn là quê hƣơng nơi có gia đình, anh em, bố mẹ mình đang chờ mình ở đó: Con cò đi đón cơn mƣa Tối tăm mù mịt ai đƣa cò về Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh [19] 54
  60. Hình ảnh con cò đã đi sâu vào tiềm thức của trẻ thơ. Đó là biểu tƣợng cho sự thanh bình. Từng đàn cò trắng sải cánh bay trên cánh đồng quê hƣơng đã hòa vào lời ru để đƣa bé vào giấc ngủ êm ái. Tiểu kết: Mang trong mình những đặc điểm nghệ thuật của thơ ca dân gian nói chung, hát ru vẫn tạo đƣợc cho bản thân nó những dấu ấn đặc sắc về ngôn ngữ, thể thơ và các thủ pháp trong biểu hiện và miêu tả. Tất cả đã tạo nên một “thế giới đặc biệt” mà ở đó, trẻ em cảm nhận đƣợc một cách sâu sắc nhất, rõ ràng nhất tình yêu thƣơng của ngƣời lớn dành cho nó, trong bất kì hoàn cảnh nào. 55
  61. KẾT LUẬN Tác giả Hải Phƣơng trong cuốn Hát ru ba miền có câu: Lời ru từ mẹ sang con Từ con sang cháu mãi còn chơi vơi [14;bìa sách] Hát ru hòa cùng dòng sữa ngọt ngào nuôi dƣỡng trẻ lớn lên cả về thể xác lẫn tâm hồn, là tài sản tinh thần vô giá, là sợi dây kết nối các thế hệ từ đời này qua đời khác: từ mẹ sang con, con sang cháu. Thế nên, hát ru có sức sống lâu bền cùng thời gian. Khi lọt lòng mẹ, chúng ta đã cảm nhận đƣợc tình yêu thƣơng bao la của bà, của mẹ, chị. Lớn lên rồi, những lời hát ru ấy còn in sâu vào tâm trí chúng ta, để rồi đến một lúc nào đó nó lại đƣợc chính chúng ta hát lên để ru con, ru em. Ai trong chúng ta cũng đƣợc trải qua một tuổi thơ đẹp đẽ, êm đềm với lời ru ngọt ngào của mẹ, chị. Hát ru có tác dụng “thôi miên” cả ngƣời hát và ngƣời nghe hát. Hát ru bồi dƣỡng vốn kiến thức về ca dao, dân ca trữ tình trong nhận thức của trẻ. Trẻ con đƣợc nghe hát ru thƣờng xuyên, từ đó những âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh thấm vào lòng từ khi còn nhỏ, lớn lên sẽ có một tâm hồn giàu cảm xúc, mỗi khi nhớ mẹ, nhớ quê hƣơng là nhớ đến tiếng ru “à ơi” sâu lắng. Thông qua việc khảo sát tƣ liệu hát ru ngƣời Việt, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu các nội dung nổi bật của hát ru. Hát ru, không chỉ là bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thực tại, mà còn chứa đựng cả một kho kiến thức phong phú về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội. Những kiến thức ấy là kiến thức sơ đẳng, kiến thức đầu đời mà ngƣời lớn gián tiếp trang bị cho trẻ. Những khúc hát ru còn chứa đựng biết bao tình cảm âu yếm, chở che của ngƣời lớn, để trẻ cảm nhận đƣợc sâu sắc tình yêu thƣơng vô bờ của ông bà, cha mẹ 56
  62. Bên cạnh giá trị nội dung, những khúc hát ru còn thể hiện tài năng của nghệ sĩ dân gian trong việc thể hiện những giá trị nghệ thuật độc đáo. Những biểu hiện trên các phƣơng diện: ngôn ngữ, thể thơ, các thủ pháp nhƣ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã góp phần làm nên một thế giới nghệ thuật vô cùng đặc trƣng và hấp dẫn của hát ru. Hiện nay, hát ru dân gian đang dần bị mai một. Cuộc sống ngày càng bận rộn, cùng với sự xuất hiện của các phƣơng tiện giải trí hiện đại, các bà mẹ ít khi cất lên lời hát ru con. Đó thực sự là điều thiệt thòi cho trẻ. Tuy nhiên với những lợi ích của hát ru: giúp bé ngủ ngon và sâu, liên kết tình thân trong gia đình, giúp bé cảm thấy an toàn, rèn luyện kĩ năng lắng nghe thì mỗi ngƣời mẹ nên dành thời gian hát ru trẻ ngủ. Điều đó sẽ hình thành một thói quen tốt, góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu bƣớc đầu của đề tài sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định sức sống mãnh liệt của biệt loại thơ ca dân gian này. 57
  63. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lƣơng Thị Đại, Lò Xuân Hinh (2010), Tục lệ sinh đẻ của người phụ nữ Thái, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Bích Hà, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm. 3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 4. Bùi Trọng Hiền (2010), Hát ru con, nguồn 39&articleid=472, ngày 24/7/2010. 5. Bùi Thị Minh Lan (2014), Hát ru trong đời sống văn hóa dân gian của đồng bào Tày, Thái, Mường ở miền núi phía Bắc, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 6. Phạm Phúc Minh (1994), Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Âm Nhạc. 7. Bùi Mạnh Nhị (1999), Những bài ca hay nhất thế gian, Bình luận văn học, Niên giám số 1/1997 (in lại trong Văn học dân gian những công trình nghiên cứu), Nxb Giáo dục. 8. Võ Quang Nhơn (1983), Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 9. Nguyễn Hữu Thu (1987), Mẹ hát ru con, Nxb Phụ nữ. 10. Trần Mạnh Tiến (Sƣu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2010), Tuyển tập Lan Khai, Nxb Văn học. 11. Đỗ Bình Trị - Đặng Thanh Lê – Nguyễn Quang Vinh (1996) Môn văn và tiếng Việt, tập III, Nxb Giáo dục. 12. Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Phạm Thu Yến, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đặng Xuân Hƣơng (2012), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo dục Việt Nam.
  64. 13. Đặng Nghiêm Vạn (2002), Tổng hợp văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đà Nẵng. 14. Lệ Vân (2006), Hát ru ba miền, Nxb Phụ nữ. 15. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục. 16. Bài ca dao đặc sắc về tình mẹ, ngày 23/1/2008. 17. Các bài hát ru con ngủ hay nhất, ngu-hay-nhat-duoc-tong-hop-giup-cac-me-co-the-de-dang-nang-niu-giac- ngu-cho-be-yeu-cua-minh.html. 18. Con gà trong ca dao, luc-bat-dan-gian/con-ga-trong-ca-dao-27720.html. 19. Điệu ru ca dao, 20. Hát ru, nguồn 21. Hát ru con đơn giản nhưng hiệu quả, nguồn con/, ngày 15/4/2014. 22. Những bài hát ru con, 23. Những câu hát ru trong dân gian , hay/kho-tang-luc-bat-dan-gian/nhung-cau-hat-ru-trong-dan-gian- 38329.html 24.Tuyển tập những bài hát ru hay nhất mọi thời đại, cau-hat-ru-trong-dan-gian-38329.html.