Khóa luận Công tác tìm hiểu thị trường, hỗ trợ đại lý và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc điều trị bệnh cho gà do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất

pdf 51 trang thiennha21 19/04/2022 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Công tác tìm hiểu thị trường, hỗ trợ đại lý và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc điều trị bệnh cho gà do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cong_tac_tim_hieu_thi_truong_ho_tro_dai_ly_va_danh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Công tác tìm hiểu thị trường, hỗ trợ đại lý và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc điều trị bệnh cho gà do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ THỊ THÚY HIỀN Tên chuyên đề: “CÔNG TÁC TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG, HỖ TRỢ ĐẠI LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO GÀ DO CÔNG TY CP THUỐC THÚ Y ĐỨC HẠNH MARPHAVET SẢN XUẤT” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Dược thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ THỊ THÚY HIỀN Tên chuyên đề: “CÔNG TÁC TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG, HỖ TRỢ ĐẠI LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO GÀ DO CÔNG TY CP THUỐC THÚ Y ĐỨC HẠNH MARPHAVET SẢN XUẤT” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Dược thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoan Thái Nguyên, năm 2019
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận nghiệp đại học. Được sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu thực hiện chuyên đề. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành bày tỏ long ơn sâu sắc nhất tới: Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y cùng tất cả bạn bè đồng nghiệp và người thân đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất giúp em thực hiện chuyên đề và hoàn thiện cuốn khóa luận này. Em xin cảm ơn tới Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Hoan đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề và hoàn thành cuốn khóa luận này. Một lần nữa em xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, cùng mọi điều tốt đẹp nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên Ngô Thị Thúy Hiền
  4. iii LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại trường. Đây là giai đoạn sinh viên tiếp xúc với thực tiễn, củng cố lại những kiến thức đã học trên giảng đường. Bên cạnh đó, giúp sinh viên vận dụng, học hỏi những kinh nghiệm trong sản xuất để nâng cao trình độ cũng như các phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu. Tạo điều kiện cho bản thân có tác phong làm việc nghiêm túc, đúng đắn, có cơ hội vận dụng sáng tạo vào thực tế sản xuất, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn và tiếp nhận của cơ sở, em đã tiến hành chuyên đề: “Công tác tìm hiểu thị trường, hỗ trợ đại lý và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc điều trị bệnh cho gà do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất ”. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên trong bản khóa luận này không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để khóa luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả tìm hiểu các sản phẩm của công ty 24 Bảng 4.2. Một số loại thuốc điều trị bệnh sản xuất tại công ty 25 Bảng 4.3. Kết quả công tác hỗ trợ tiêm phòng vaccine cho gà tại trại của đại lý 28 Bảng 4.4. Lịch phòng vaccine cho các loại gà. 29 Bảng 4.5. Kết quả điều trị một số bệnh trên gà. 30
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CBNV : Cán bộ nhân viên CP : Cổ phần Cs : Cộng sự G : Gam Kg : Kilogam Ml : Mililit NXB : Nhà xuất bản STT : Số thứ tự TT : Thể trọng
  7. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii LỜI NÓI ĐẦU iiii DANH MỤC CÁC BẢNG ivv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 3 2.1.1. Giới thiệu về công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet 3 2.1.2. Điều kiện địa phương thực tập 4 2.2. Cơ sở tài liệu 5 2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm 5 2.2.2. Một số bệnh ở gà 7 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 18 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 18 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Error! Bookmark not defined. Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 21 3.1. Đối tượng 22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 22 3.3. Nội dung thực hiện 22 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 22 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện 22 3.4.2.Phương pháp thực hiện 22 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 23 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Công tác hỗ trợ tại công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet. 24
  8. vii 4.1.1.Tìm hiểu các sản phẩm của công ty tại kho thành phẩm và kho bao bì. 24 4.1.2.Công tác hỗ trợ cán bộ thị trường của công ty. 26 4.2. Công tác hỗ trợ đại lý thuốc thú y Hùng An thuộc công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet 26 4.3. Công tác hỗ trợ tiêm phòng vaccine cho gà tại trang trại của đại lý. 27 4.4. Công tác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh ở đàn gia cầm tại trại của đại lý. 30 4.5. Công tác khác 31 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32 5.1. Kết luận 32 5.2. Đề nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 I. Tài liệu tiếng Việt 34 II. Tài liệu nước ngoài 35
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta là một nước sản xuất nông nghiệp, một trong những định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp đó là đẩy mạnh cả về trồng trọt và chăn nuôi theo hướng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng cũng như chất lượng. Chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong việc cung cấp protein cho con người, nó đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm cho đời sống. Hàng năm, ngành chăn nuôi đã cung cấp khối lượng lớn thịt, mỡ làm thực phẩm cho con người, phân bón cho ngành trồng trọt và nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Hiện nay, nhà nước đã chú trọng quan tâm hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên nhiều phương diện như cơ chế chính sách, vốn, các nhà khoa học từng bước lai tạo, cải tiến giống phù hợp với điều kiện chăn nuôi nước ta cũng như thị hiếu người tiêu dùng và kinh tế thị trường cạnh tranh. Tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi cũng dần dần được người chăn nuôi áp dụng giúp tăng hiệu quả kinh tế. Trong chăn nuôi: “Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở”; song công tác thú y và thuốc thú y cũng đóng vai trò quan trọng đặc biệt và là nhân tố thứ ba góp phần quyết định đến hiệu quả kinh tế. Trong những năm gần đây, theo đà hội nhập quốc tế, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu phát triển kéo theo dịch bệnh cũng dễ du nhập, lây truyền và bùng phát, điều này làm nhu cầu sử dụng thuốc thú y trong nước tăng theo. Đây là lý do và điều kiện để ngành sản xuất, kinh doanh thuốc trong những năm qua phát triển rất sôi động. Đối với người sử dụng, những sản phẩm thuốc không đạt tiêu chuẩn trên ngoài làm giảm kết quả phòng trị, gây thiệt hại về mặt kinh tế,
  10. 2 chúng còn dễ gây lên tình trạng kháng thuốc do không xác định đúng liều lượng. Đặc biệt vấn đề sử dụng tùy tiện các sản phẩm kháng sinh, hoá dược đã bị cấm trong chăn nuôi không những gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại lớn trong công tác xuất nhập khẩu nông sản. Xuất phát từ những yêu cầu trên, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Công tác tìm hiểu thị trường, hỗ trợ đại lý và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc điều trị bệnh cho gà do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh trên đàn gia cầm nuôi tại địa phận huyện Phổ Yên, tỉnh Thái nguyên. - Đánh giá chất lượng một số sản phẩm thuốc thú y do Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất. - Thông qua đó khuyến cáo được cho người chăn nuôi về biện pháp phòng và điều trị bệnh. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Đánh giá được tỷ lệ mắc bệnh trên đàn gia cầm nuôi tại địa phận Phổ Yên, Thái nguyên. - Đánh giá được chất lượng một số loại thuốc điều trị bệnh cho gà do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất.
  11. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Giới thiệu về công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 12 năm 2002, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Sản xuất vaccinee phòng bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi cùng thời điểm đó Đảng và Nhà nước ta tăng cường giám sát, quản lý, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải phát huy hết nội lực, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến xuất khẩu, theo đó những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y vừa và nhỏ, máy móc trang thiết bị cũ và lạc hậu, sản xuất manh múm, tận dụng, cơ hội sẽ khó tồn tại được. Dành chỗ cho những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y chất lượng cao, uy tín, hợp vệ sinh thú y, trang thiết bị máy móc hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, giá thành rẻ, hiệu quả kinh tế và điều trị cao. Nhận thức sâu sắc được điều đó tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet quyết tâm xây dựng một thương hiệu Marphavet với chiến lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tại đây có một tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước, công ty Đức Hạnh Marphavet không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển hệ tá dược mới kết hợp với thảo dược có nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm của Đức Hạnh Marphavet khá đa dạng, phong phú về chủng loại. Trụ sở nhà máy đặt tại xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Với 12 chi nhánh khác trên cả nước như: Chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh Đắk Lắk, chi nhánh
  12. 4 Nha Trang, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Huế, chi nhánh Hải Phòng và chi nhánh Mỹ Đình - Hà Nội. * Điều kiện tự nhiên cơ sở vật chất Sau hơn 12 năm hoạt động, Marphavet đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường và số lượng cán bộ chuyên nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy quản trị. Hiện tại, Marphavet có 4 công ty thành viên và 12 chi nhánh tại các thành phố lớn gồm: Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, Công ty CP Nanovet, Công ty CP BMG, Công ty CP Hoàng Đức Hiền. Với tổng diện tích hơn 12,5 ha và 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP / WHO trên cả 6 dây chuyền thuốc và vắc xin công nghệ cao. * Cơ cấu bộ máy và tổ chức của công ty Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1.000 CBNV bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến sỹ, 29 Thạc sỹ, trên 500 Bác sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi, 15 dược sĩ nhân y, 12 cử nhân công nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 cử nhân kinh tế, kế toán, luật, nhân văn, quản trị kinh doanh, marketing, cơ khí chế tạo máy, điện lạnh có trình độ chuyên môn, thường xuyên được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước. * Kết quả hoạt động kinh doanh Sản phẩm của Marphavet phủ khắp 63 tỉnh thành trong cả nước là dòng sản phẩm được giới chuyên môn và các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng với giá thành hợp lý. Hệ thống nhà phân phối và đại lý với số lượng hơn 8.000 đại lý trên khắp cả nước. Sản phẩm đã được xuất khẩu sang trên 10 nước trên thế giới, nắm được vị trí khá cao trên thị trường quốc tế. 2.1.2. Điều kiện địa phương thực tập Phổ Yên là một thị xã nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.
  13. 5 Địa giới hành chính thị xã Phổ Yên: Phía đông giáp huyện Phú Bình. Phía tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Đại Từ. Phía nam giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Phía bắc giáp thành phố Sông Công. Do có vị trí thuận lợi nên thị xã Phổ Yên là địa phương rất có tiềm năng và là nơi được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên. Thị xã Phổ Yên là một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với nhiều khu công nghiệp cả cũ và mới xây dựng. Ngoài các dự án công nghiệp như khu công nghiệp nam Phổ Yên, khu công nghiệp tây Phổ Yên, còn có nhiều dự án về các lĩnh vực du lịch, phát triển đô thị như: khu du lịch đồi Trinh Nữ, khu du lịch hồ Suối Lạnh, khu đô thị mới Thái Thịnh, và nhiều dự án khác. Hiện nay dự án Tổ hợp khu đô thị - dịch vụ - công nghiệp Yên Bình đang được khẩn trương xúc tiến tại thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình, là tiền đề quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã. 2.2. Cơ sở tài liệu 2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm - Ảnh hưởng của dòng giống Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau sẽ có khả năng sinh trưởng khác nhau. Theo tài liêu của Chambers (1990) [14] thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ. - Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông
  14. 6 Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể còn do yếu tố tính biệt quy định, trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái. Theo Lê Hồng Mận và cs (2003) [5], đã xác định biến dị di truyền về tốc độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính. Theo Siegel và Dumington (2008) [28] thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gà mái mọc lông nhanh hơn gà trống. Tốc độ mọc lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính trạng di truyền liên kết với giới tính (Brandsch và Bilchel 1978) [1]. - Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng. Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống. Theo Chambers (1990) [21] thì tương quan giữa khối lượng của gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 – 0,9). Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng, thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng về protein, acid amin và năng lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gà ở các giai đoạn khác nhau. - Ảnh hưởng của môi trường Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia cầm thì gia cầm
  15. 7 khỏe mạnh, lớn nhanh; nếu điều kiện môi trường không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia cầm. Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới (Wesh Bunr K. W và cộng sự, 1992) [30]. Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì gà rất nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần quan tâm. Ngoài ra, trong chăn nuôi gà cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: độ ẩm, độ thông thoáng, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trưởng của gà. Sinh trưởng của gia súc, gia cầm luôn gắn với phát dục, đó là quá trình thay đổi chất lượng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh về tính chất, chức năng hoạt động của cơ thể. Hai quá trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng và phát dục của cơ thể gia súc, gia cầm tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn. 2.2.2. Một số bệnh ở gà 2.2.2.1. Đặc tính chung của bệnh cầu trùng ở gà * Đặc tính chung Bệnh cầu trùng đã được Luyenhuch phát hiện từ năm 1632, cách đây trên 370 năm cùng thời gian các nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng, bệnh lý, miễn dịch và thuốc điều trị đã được các nhà khoa học mọi thời đại dày công nghiên cứu và khám phá (Nguyễn Hùng Nguyệt và cs, 2008) [7]. Bệnh cầu trùng là một trong những bệnh quan trọng nhất của gia cầm trên toàn thế giới. Đó là một loại bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm phổ biến ở đường tiêu hóa của gia cầm, và một số gia súc khác như: trâu, bò, lợn Bệnh có thể gây chết nhiều gia cầm, tỷ lệ chết cao nhất là ở gia cầm non (tỷ lệ chết cao ở gà con, thỏ con có thể lên tới 80 - 100%). Ở gà đẻ bệnh cầu trùng là nguyên nhân giảm năng suất trứng từ 10 - 30 % và gây tiêu chảy hàng loạt.
  16. 8 Tính chuyên biệt của cầu trùng Eimeria thể hiện rất nghiêm ngặt, chúng chỉ có thể gây bệnh cho ký chủ mà chúng thích nghi trong quá trình tiến hóa và biểu hiện không chỉ đối với ký chủ của chúng mà mỗi loại cầu trùng chỉ khu trú tại một vùng, một cơ quan nào đó nhất định trong cơ thể ký chủ. Cũng là gia cầm nhưng mỗi loài lại có một số loài cầu trùng ký sinh riêng. Câu trùng gà không ký sinh trên ngan, ngỗng Trên cùng cơ thể nhưng mỗi loài cầu trùng lại ký sinh trên một vị trí nhất định: cầu trùng kỳ sinh ở manh tràng không ký sinh ở ruột non và ngược lại. Gà ở mọi lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, nhưng ở mỗi lứa tuổi mức độ nhiệm khác nhau. Song bệnh thường thấy nhất ở gà con từ 10 - 60 ngày tuổi, nặng ở gần 15 - 45 ngày tuổi. Trong chăn nuôi gia cầm hiện tượng cầu trùng rất đa dạng, nó luôn gắn liền với vệ sinh: chuồng trại ẩm thấp, kém thông thoáng, vệ sinh chăn nuôi không đảm bảo, mật độ đông, khí hậu nhiệt đới có tác dụng thúc đẩy bệnh dễ bùng phát và nặng nề hơn ( Nguyễn Văn Tình, 2011) [15]. Cầu trùng là động vật đơn bào có hình cầu, hình trứng, hình bầu dục, hình trụ hay hình elip (phụ thuộc vào từng loại cầu trùng). Cầu trùng ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu bì ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm và cả ở người. Bệnh cầu trùng do một nhóm nguyên sinh động vật đơn bào ngành Protozoa, lớp: Sporozoa, lớp phụ: Coccidiasina, bộ: Eucoccidiorida, phân bộ: Eimeriorina, họ: Eimeridae gồm 2 giống Eimeria và Isospora, họ Criptosporididae, giống Cryptosporidium. Những nghiên cứu lúc này chỉ mang tính chất khởi đầu, chưa xác định rõ các loài cầu trùng gây bệnh cho động vật. Khi cầu trùng mới theo phân ra ngoài được gọi là noãn nang cầu trùng (Oocyst). Có 3 lớp vỏ: ngoài cùng là lớp màng rất mỏng bên trong có nguyên sinh chất lổn nhổn thành các hạt, giữa đám nguyên sinh chất có một nhân tương đối lớn. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi thì nhân và nguyên sinh chất bắt đầu phân chia. Nếu là cầu trùng thuộc giống Eimeria thì nhân và nguyên sinh chất sẽ hình thành 4 bào tử, mỗi bào tử lại phân chia thành 2 bào tử con, bào tử con có hình
  17. 9 lên chính bào tử con này sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột, tổ chức gan gây ra những tổn thương bệnh lý. Giống này hay gây bệnh ở gia cầm. * Sự nhiễm bệnh cầu trùng ở gia cầm. Con đường mà gia cầm mắc bệnh cầu trùng là do gà nuốt phải noãn nang cầu trùng có sức gây bệnh. Noãn nang cầu trùng có trong thức ăn, nước uống, đất, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi Các loài chim, gia súc, ruồi muỗi đều có thể là nguồn reo rắc mầm bệnh. Người ta đã chứng minh rằng: Khi ruồi muỗi nuốt phải noãn nang cầu trùng, tới ruột thì noãn năng có khả năng duy trì sức gây nhiễm trong vòng 24h. * Đặc điểm chung của bệnh cầu trùng. Bệnh cầu trùng trên gà là một trong những bệnh thường gặp và gây tỉ lệ chết cao. Nếu không phòng trị bệnh kịp thời sẽ gây chết và thiệt hại lớn đến kinh tế và sản xuất. Nguyên nhân của bệnh cầu trùng trên gà: Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà có 2 loài: Eimeria tenella thường gây bệnh cho gà con từ 1 - 7 tuần tuổi và Eimeria maxima gây bệnh cho gà từ 8 - 12 tuần tuổi. Các loại cầu trùng này sẽ ký sinh ở ruột và manh tràng và gây ra các loại cầu trùng ở manh tràng và ở ruột. Gây tổn thương niêm mạc ruột và viêm ruột nhiễm khuẩn do các tạp khuẩn có sẵn ở ruột gà như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Salmonella spp). Con đường lây bệnh: Bệnh lây qua đường tiêu hóa xâm nhập vào các lớp tế bào ruột, phá vỡ các mạch máu ở thành ruột gây ra tình trạng xuất huyết nặng dẫn đến phân gà có máu. Gà bị cầu trùng hoặc gà đã khỏi nhưng vẫn có cầu trùng. Những con gà này sẽ bài thải cầu trùng theo đường phân ra nền chuồng, đó là nguồn gốc lây lan bệnh trong trang trại. Trứng của cầu trùng có trên nền chuồng nhiễm vào thức ăn, nước uống, trứng cầu trùng sẽ đi vào ruột gà qua đường ăn, uống và gây bệnh cho gà.
  18. 10 Triệu chứng của bệnh cầu trùng trên gà: Gà có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn hoặc kém ăn, thường uống nhiều nước. Bị ỉa chảy, phân lầy nhầy vì niêm mạc ruột bị tróc ra, bệnh ngày càng nặng lên. Gà sẽ ỉa nhiều lần, phân có máu tươi hoặc có màu nâu như màu sô - cô - la. Bệnh cầu trùng có 2 dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, có khi cả hai dạng này cùng kết hợp 1 lúc. Các dạng của bệnh cầu trùng: Cầu trùng manh tràng: Thường xảy ra lúc được 3 đến 7 tuần tuổi (phổ biến ở độ tuổi này). Nếu bị cầu trùng manh tràng gà thường có biểu hiện là kêu nhiều, giảm ăn, uống nước nhiều, gà còn bị xệ cánh, lông xù, phân có màu đỏ nâu, có máu tươi. Cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà từ giò với các biểu hiện: Gà bị viêm ruột, tiêu chảy rất thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm có khi kèm máu tươi. Bệnh tích của bệnh cầu trùng sẽ rõ ở từng loại cầu trùng: + Cầu trùng manh tràng: Bệnh tích rất rõ ràng đó là 2 manh tràng sưng to + Cầu trùng ruột non: Tá tràng sưng to, thành ruột có những chấm trắng và bị dày cộm lên. Ruột phình to từng đoạn. Nếu bị cả hai dạng kết hợp thì manh tràng và tá tràng sẽ sưng to và có màu đỏ sẫm. Phòng bệnh + Phòng bệnh bằng thuốc: Trộn thuốc phòng bệnh vào thức ăn và nước uống để phòng bệnh cầu trùng tái phát lại + Hoặc sử dụng colicoc của Công ty CP Đức Hạnh Marphavet + Khử trùng, tiêu độc, vệ sinh thú y. + Nuôi gà trên nền thì lớp độn chuồng, hút ẩm và khô ráo, khử trùng, tiêu độc lớp độn chuồng. + Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh tiêu độc chuồng trại với các thuốc như iod Mar, men phun khử mùi nền chuồng, . và thay lớp độn chuồng mới. + Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh cũng không quá nóng.
  19. 11 * Điều trị bệnh cầu trùng sử dụng thuốc colicoc Thành phần của thuốc gồm: + Sunfadimidine 1840mg + Sunfaquinoxaline 560mg + Tá dược, thảo dược và dung môi đặc biệt vừa đủ 100ml - Công dụng: Đặc trị cầu trùng ruột non, cầu trùng manh tràng, bệnh cầu trùng ghép, các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa ở thỏ, lợn, gà, vịt, ngan, cút như: Cầu trùng ỉa ra máu tươi, phấn sáp, phân màu gạch cua, bệnh tiêu chảy ở gia súc, gia cầm. Viêm ruột tiêu chảy, bạch lỵ, E.coli ở lợn, ngan, gà, vịt, cút. - Cách dùng và liều lượng: Cho uống trực tiếp vào miệng hoặc hòa nước cho uống. + Trị bệnh gà, vịt, ngan, cút: 5-10ml /1 lít nước cho uống liên tục đến khi khỏi bệnh. + Phòng bệnh: Dùng bằng % liều điều trị. 2.2.2.2. Đặc tính chung của bệnh đầu đen ở gà Bệnh đầu đen (bệnh kén ruột, bệnh viêm gan, ruột) có thể gây tỷ lệ chết cao và ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh do 1 loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng). Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng: ăn phải trứng giun kim có chứa Histomonas. Giun đất, và chim trời cũng có thể là động vật trung gian truyền bệnh đầu đen. Triệu chứng Nhìn bên ngoài, mào tích nhợt nhạt, thâm, gà sốt, phân sáp, sáp vàng, sáp đen, chết rải rác nhưng kéo dài nên tỷ lệ thiệt hại rất nhiều nêu không chữa kịp thời. Khi chết xác gà gầy, gan sưng, viêm hoại tử lỗ trố, manh tràng sưng xuất huyết, thành manh tràng dày.
  20. 12 Bệnh tích Bệnh tích ở gan: Đặc trưng nhất là gan sưng to và xuất hiện những vệt hoại tử hơi lõm, tròn như hoa cúc, có viền trắng. Bệnh tích ở manh tràng: Manh tràng sưng to, thành ruột tăng sinh dày, gồ ghề, chất chứa bên trong có dạng cứng chắc, màu trắng tạo khối như kén, do đó có tên gọi là bệnh kén ruột. Đôi khi kén ruột xuất hiện trên manh tràng và ruột già. Điều trị bệnh Pha lẫn các thuốc vào nước, ngày chia 2 lần, uống cả ngày. Phác đồ điều trị ký sinh trùng máu đồng thời cũng là phác đồ hiệu quả cho hầu hết các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp như viêm ruột hoại tử, E.coli, thương hàn, cầu trùng (chưa bị nhờn thuốc), hen chảy nước mắt, nước mũi. Sử dụng phác đồ: Methocin-tri + điện giải gluco-K-C Methocin - trị thành phần: + Sulfadimethoxine 20g + Trimethoprime 4g + Tá dược vừa đủ 100ml Đặc trị các loại vi khuẩn mẫn cảm với sulfadimethoxine và trimethoprime như: cầu trùng ruột non, bệnh đầu đen, kén ruột, tiêu chảy phân lẫn máu, phân sáp, phân xanh. Bệnh viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng nặng. Liều lượng: Pha nước hoặc cho uống trực tiếp. Gà, vịt, ngan, cút: 1ml/2 lít nước uống. Phòng bệnh Thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh: Đảm bảo thời gian trong chuồng sau mỗi lứa gà, không nuôi chung gà tây với các giống gà khác, không nuôi nhiều lứa tuổi trong cùng một khu vực. Định kỳ vệ sinh, phun khử trùng chuồng nuôi, sân chơi, vườn thả gà, rắc vôi bột ở khu vực nuôi để diệt mầm bệnh. Hạn chế thả gà ra vườn khi trời mới mưa. Định kỳ tẩy giun cho gà và dọn sạch phân sau khi tẩy.
  21. 13 Ở những vùng đã có bệnh, khi gà trên 20 ngày tuổi, có thể cho uống dung dịch: 1g thuốc tím hoặc 2g sulfat đồng pha với 10 lít nước cho gà uống trong 1 - 2 giờ, nếu thừa phải đổ bỏ, cứ 20 ngày cho gà uống một lần. Đối với những chuồng nuôi, bãi chăn thả gà mắc bệnh đầu đen, cần trống chuồng ít nhất 30 ngày, trước khi trống chuồng, cần vệ sinh chuồng nuôi và bãi chăn thả sạch sẽ, thu gom chất thải ủ sinh học hoặc đốt. Trong thời gian trong chuồng, định kỳ 1 lần / tuần phun khử trùng chuồng nuôi, bãi chăn thả và môi trường xung quanh ; cuốc đất rắc vôi, diệt giun đất. 2.2.2.3. Đặc tính chung của bệnh hen ở gà - Bệnh gây ra bởi Mycoplasma. - Gà mọi giống, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh. - Bệnh gắn liền với các yếu tố stress. - Bệnh xảy ra rải rác quanh năm, đặc biệt khi trời lạnh mưa phùn. - Mật độ nuôi cao, bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi quá nóng, bụi, hàm lượng khí độc (H2S, NH3, CO, ) cao. - Lây lan + Truyền dọc từ mẹ qua lòng đỏ trứng. + Truyền ngang qua tiếp xúc: hít thở phải các giọt nước do gà bệnh vẩy mỏ, hắt hơi, sổ mũi bắn ra có chứa mầm bệnh. - Gà đang lúc tỷ lệ đẻ cao nhất thì bệnh dễ xảy ra nhất. * Triệu chứng - Gà trưởng thành và gà đẻ: Chảy nước mũi lúc đầu trong loãng về sau đục, đặc dân, đóng thành cục, bịt kín lỗ mũi, do vậy gà thở khó, thở khò khè, vậy mỏ để bản dịch ra cho dễ thở, ăn ít, gà gầy còm, bị tiêu chảy phân xanh trắng, lông xù, xơ xác, dịch viêm tích lại trong các xoang vùng mặt; mặt, đau gà sưng to trông giống như mặt chim cú mèo. - Gà đẻ: giảm sản lượng trứng kéo dài. - Gà thịt:
  22. 14 + Xảy ra giữa 4 - 8 tuần tuổi + Bệnh nặng hơn do kết hợp với các mầm bệnh khác, thường với E.coli nên ở gà thịt còn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD (CCRD). + Gà ỉa chảy phân xanh hoặc trắng xanh. + Âm rale khí quản, chảy nước mũi, hắt hơi, sặc khoẹt, quẹt mỏ xuống nền chuồng, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, ăn giảm, gà ủ rũ và chết sau 3 - 4 ngày, số còn lại chậm lớn. * Bệnh tích - Xác chết gầy. - Dịch viêm đọng lại ở xoang mũi, hai lỗ mũi, dịch mũi lúc đầu trong, có nhiều bọt về sau vàng và đục hơn, dịch mũi đặc bịt lỗ mũi. - Viêm màng bao quanh gan, viêm bao tim, viêm túi khí (thành túi khí dây đục), trong lòng túi khí chứa chất như bã đậu, khô, bở dễ bóc, dịch rỉ viêm tích trong các xoang làm cho đầu gà giống như đầu chim cú mèo, trong lòng túi khí chứa chất giống như bã đậu. - Viêm ống dẫn trứng, gà khó thở trầm trọng, sưng phù mắt, gà bị mù, da xương ức bị nổ, tích dịch keo nhày dưới da vùng bàn chân, viêm khớp, viêm khớp bàn. * Những điểm cần quan tâm trong phòng điều trị bệnh hen ở gà - Vi khuẩn Mycoplasma có nhiều chủng và biến chủng, bệnh có khả năng nhanh chóng kháng thuốc. - Gà mẹ bị bệnh có thể truyền mầm bệnh cho con qua lòng đỏ trứng. - Các yếu tố ngoại cảnh gây stress (mật độ nuôi, nóng ẩm, bụi, các khí độc ) là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại và phát triển nhưng bất lợi cho sức đề kháng của cơ thể gà. - Bệnh hen gia cầm thường tiến triển ở thể mãn tính, rất dễ ghép, kế phát các bệnh khác, vì thế việc phòng, trị bệnh hết sức khó khăn và phức tạp.
  23. 15 * Phòng bệnh - Tiêu độc máy ấp, dụng cụ ấp. - Sát trùng, tiêu độc trứng trước khi đưa vào ấp. - Tiêu độc dụng cụ vận chuyển gà con, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống. - Đảm bảo bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi ấm mùa đông, thoáng mùa hè, hạn chế tối đa các khí độc (H2S, NH3, SO2, CO, ). - Mật độ nuôi phù hợp đối với từng lứa tuổi. * Phòng bệnh bằng vaccinee và thuốc Với bệnh này ta sử dụng thuốc Flocoli - Hen - Thành phần + Florfenicol 23g + Tá dược vừa đủ 100ml - Công dụng Đặc trị những vi khuẩn mẫn cảm với Florfenicol như: hen khẹc ghép tiêu chảy, hen ghép bạch ly, hen ghép nhiễm trùng huyết, hen ghép sưng phù đầu, hen ghép tụ huyết trùng, phân xanh, phân trắng gà, vịt, ngan, cút. Cách dùng và liều lượng Pha nước hoặc cho uống trực tiếp, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày. Gà, vịt, ngan, cút: 1ml/3 lít nước uống tương đương 1ml/12 – 15kg TT/ngày. - Điều trị + Vì mầm bệnh rất dễ kháng thuốc nên những thuốc đã sử dụng để phòng bệnh thì không nên sử dụng trong điều trị. + Bệnh thường tiến triển ở thể mãn tính nên liệu trình điều trị phải kéo dài. + Mầm bệnh có thể lây qua lòng đỏ cho con do mẹ truyền vì thế khi bệnh phát ra cần can thiệp kịp thời. + Bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp nên về nguyên tắc khi bệnh phát ra phải điều trị toàn đàn.
  24. 16 + Bệnh gắn liền với các yếu tố môi trường nuôi vì thế trong quá trình điều trị phải quan tâm đến việc khống chế các yếu tố stress. + Sử dụng kháng sinh đặc trị kết hợp nâng cao sức đề kháng cho toàn đàn gà. 2.2.2.4. Đặc tính chung của bệnh Newcastle ở gà Còn gọi là bệnh Tân thành gà, bệnh gà rù là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh do siêu vi trùng (virus) Paramixovirus gây ra (virus chỉ có 1 serotype), tồn tại trong chuồng 13-30 ngày Mức độ lây lan của bệnh, tỉ lệ bệnh, tỉ lệ chết, triệu chứng và bệnh tích sẽ khác nhau tùy từng biến chủng của virus. Con đường lây lan Bệnh Newcastle thường lây lan qua con đường tiếp xúc trực tiếp. Như tiếp xúc trực tiếp với chuột, chim, những gia cầm khác mang virus. Việc lây lan bệnh từ con gà này sang con gà khác là rất nhanh chóng. Ngoài ra, gà rù còn lây lan qua con đường gián tiếp. Là lây bệnh qua không khí, khi uống chung nước với gà bệnh. Virus Newcastle thường có thể tồn tại rất lâu, thậm chí là nhiều năm. Nếu được sống trong môi trường thích hợp, không khí mát mẻ. Tuy nhiên, virus này cũng có thể tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng. Triệu chứng - Thể quá cấp tính. + Gà bị rù ở thể quá cấp tính: thường có biểu hiện là gà ủ rũ và thường sẽ chết sau vài giờ. + Bệnh Newcastle (gà rù) tiến triển nhanh, nhưng lại không có những triệu chứng rõ ràng nên thường khó nhận biết được. Đặc biệt là khi gà con bị rù, gà ủ rũ bỏ ăn.
  25. 17 + Thể quá cấp tính thường xảy ra vào giai đoạn đầu phát bệnh của ổ dịch. - Thể cấp tính. + Gà bị bệnh ở thể cấp tính sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn. + Gà ủ rũ bỏ ăn, lông xù. + Gà ăn không tiêu ủ rũ, gà bỏ ăn đứng ủ rũ. + Có thể sốt cao từ 42 – 43 độ C. Kèm với đó là ho, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc chất nhầy và thường khò khè khó thở. + Phần mào gà, yếm gà thường xuất hiện màu tím bầm. + Rối loạn tiêu hóa. Ăn ít nhưng gà ăn không tiêu, khó tiêu. + Diều cứng và phát ra mùi hôi. + Gà tiêu chảy phân nâu sẫm, trắng xám hoặc trắng xanh. Có thể xuất huyết niêm mạc hậu môn. + Tỉ lệ chết cao từ 40-80% - Thể mãn tính Gà bị rù ở thể mãn tính thường có những dấu hiệu như. Gà thường nghẹo đầu, cổ gà còng xuống hoặc quay vòng tròn. Gà khó kiểm soát được hành vi, khó khăn khi mổ thức ăn. Bệnh tích Gà ốm chết mổ ra thấy: + Xuất huyết có đọng dịch nhầy đục, có khi lẫn máu ở xoang mũi, khí quản, phổi. + Dạ dày tuyến (mề tuyến) xuất huyết ở các ống tiết dịch làm thành vệt. + Niêm mạc ruột, van hồi manh tràng bị xuất huyết có gờ nổi lên. + Trực tràng, hậu môn ướt đều xuất huyết. + Các bộ phận khác cũng bị xuất huyết: Tim, mỡ, màng treo ống dẫn trứng, buồng trứng + Ở gà đẻ bị bệnh, trứng non rụng ra khoang bụng, vỡ ra làm viêm phúc mạc, gà có thể không sống được.
  26. 18 Phòng bệnh Bệnh Newcatsle đến nay không có thuốc trị, mà chỉ có vaccinee phòng trong đó vệ sinh thú y và tiêm phòng vaccinee đầy đủ có thể đảm bảo an toàn dịch bệnh. Cụ thể: Cách ly tốt đàn gà, trại gà; Thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng gà và trại; Tiêm phòng kịp thời và đầy đủ theo lịch hướng dẫn cho đàn gà nuôi để đẻ. Điều trị Bệnh Newcatle ở gà hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị Mặc dù chưa có thuốc chữa bệnh Newcastle đặc trị, cũng như cách điều trị bệnh Newcastle tối ưu nhất. Nhưng việc phòng tránh và bổ sung dưỡng chất cho gà cũng hiệu quả trong việc có thể tránh gà mắc bệnh. Biện pháp xử lý khi có dịch Khi có dịch Newcastle xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau: Bao vây ổ dịch không cho lây lan: Cách ly khu có dịch với các khu khác, có người nuôi dưỡng riêng. Nghiêm cấm sự tiếp xúc của người, súc vật từ nơi khác đến, tức là "nội bất xuất ngoại bất nhập". Chọn loại triệt để gà bệnh, nghi bệnh. Xử lý gà loại, gà chết theo chỉ đạo hướng dẫn của cán bộ thú y. Lông, lòng, vật phẩm và gà ốm phải chôn sâu, rắc vôi bột phủ từng lớp. Tiêm phòng cho gà khoẻ: Nhỏ Lasota cho gà con dưới 1 tháng, gà trên 30 ngày tiêm vaccinee Newcastle hệ I. Sau 1 tuần tiêm vaccinee mà gà không chết là đã có thể yên tâm. Tăng cường, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà bằng thức ăn chất lượng tốt, tổng vệ sinh chuồng trại, thiết bị dụng cụ chăn nuôi. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001) [17], tác nhân gây bệnh CRD là Mycoplasma gallisepticum, tỷ lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là
  27. 19 51,6% ở gà thương phẩm, còn gà giống là 10%, tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 - 30%. Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [11] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14% và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E.coli , đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao. Hoàng Huy Liệu (2002) [36] cho biết, bệnh CRD do 3 loài Mycoplasma gây ra: M.gallisepticum, M.synoviae, M.meleagridis. Nhưng chủ yếu là loài M.gallisepticum. Mycoplasma có nghĩa là “dạng nấm”, nhìn dưới kính hiển vi thì giống như tế bào động vật nhỏ, không nhân; gallisepticum có nghĩa là “gây độc cho gà mái”. Điều này được thấy rõ tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà đẻ trứng rất cao và sản lượng trứng được giảm đáng kể. Hoàng Hà (2009) [34] cho biết, trong tự nhiên thời gian ủ bệnh CRD từ 3 - 8 tuần tuổi. Bệnh CRD rất phổ biến ở gà và tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh này là rất cao: 10 - 15% (ở đàn gà giống), 30 - 40% (ở đàn gà thịt) và 70 - 80% (ở đàn gà đẻ). Nguyễn Lân Dũng và cs (2007) [2] cho biết, năm 1898, E. Nocard và cs lần đầu tiên phân lập được Mycoplasma từ bò bị bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm màng phổi (PPO: Pleuropneumonia organism). Về sau người ta tiếp tục phân lập được PPO từ các động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại viêm màng phổi (PPLO: Pleuropneumonia like organism). Từ năm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasma. Trường Giang (2008) [35] cho biết, trên gà thịt: bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 - 8 tuần, triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli, vì vậy trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất hiện âm rale khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày, tử số có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn. Trên gà trưởng thành - gà đẻ: bệnh phát ra khi thay
  28. 20 đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ , các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt. Ở một số đàn gà đẻ đôi khi chỉ thấy xuất hiện sự giảm sản lượng trứng, gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém, còn các triệu chứng khác không thấy xuất hiện. Tác giả Hoàng Thạch (2009) [13], xác định rằng có 6 loại cầu trùng ký sinh ở gà nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng phụ cận: E.brunetti, E.acervulina, E.tenella, E.maxima, E.necatrix, E.mitis. Theo Dương Công Thuận (2005) [14], có 4 loài cầu trùng gây bệnh ở các trại gà: E.tenella, E.maxima, E.necatrix, E.mitis. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2014) [10] và nhiều tác giả khẳng định: bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang căn bệnh và là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy biện pháp quan trọng là phòng bệnh cho gà con không bị nhiễm cầu trùng. Theo Trần Văn Hòa và cs (2011) [3], gà nhiễm cầu trùng bằng con đường duy nhất là miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc như: thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi Mặc dù bình thường, bệnh cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳ điều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi trường đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch bệnh cầu trùng có thể xảy ra ở thôn xóm cũng như ở các xí nghiệp hiện đại. Theo Nguyễn Lân Dũng và cs (2007) [2], E. coli có sức đề kháng kém, bị diệt ở nhiệt độ 550C trong 1 giờ và ở 600C trong vòng 30 phút. Các chất sát trùng thông thường như nước gia ven 0,5%; Phenol 0,5% diệt được E. coli sau 2 - 4 phút. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu thế giới Kojima và cs (2007) [27] đã sử dụng phương pháp PCR để phát hiện mầm bệnh thuộc 9 loài Mycoplasma của gia cầm trong vắcxin sống tạo từ phôi gà với
  29. 21 độ nhạy cảm khá cao. Tuy nhiên, chưa có một cặp mồi nào được khẳng định là đặc trưng cho toàn bộ lớp mollicus mà không nhân lên các loại vi khuẩn khác. Woese và cs (2000) [32] đã phân tích, so sánh trình tự gen 16S rARN của đại diện các giống Mycoplasma, Spiroplasma, Acholeaplasma và họ cho rằng, các giống này được tiến hóa ngược từ một nhánh vi khuẩn yếm khí là tổ tiên của họ Bacillus và Lactobacillus ngày nay. Yogev và cs (2008) [33] đã sử dụng mẫu dò trên gen rARN để phát hiện sự khác nhau bên trong và giữa hai loài MG và loài MS. Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [11] cho biết, năm 1984 Glison và Kleven đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vắcxin nhược độc và vắcxin chết nhằm khống chế lây truyền MG qua trứng. Theo tài liệu của Chambers J. R (1990) [21], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ. Theo Siegel và Dumington (2008) [28], thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gà mái mọc lông nhanh hơn gà trống. Winkler và Weinberg (2002) [31] cho biết: các nhà vi trùng học đã phân loại hơn 170 nhóm huyết thanh E.coli khác nhau. Trong mỗi một nhóm có 1 hay nhiều serotype. E.coli O157H7 được trung tâm giám sát dịch bệnh của Mỹ phát hiện đầu tiên vào năm 1975, sau 8 năm E.coli O157H7 mới xác định chắc chắn là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột. Đặc biệt năm 1982, một số ổ dịch ngộ độc thực phẩm bao gồm cả trường hợp bị dung huyết dạ dày, ruột. Với kết quả này, người ta xác định rõ E.coli O157H7 là vi khuẩn gây dung huyết. Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
  30. 22 3.1. Đối tượng Đàn gà nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 3.2. Địa điểm Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Đại lý thuốc và Trại chăn nuôi gà, công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet. - Thời gian tiến hành: từ ngày 18 /5/2019 đến ngày 18/11/2019. 3.3. Nội dung thực hiện - Công tác hỗ trợ tại công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet. - Công tác hỗ trợ đại lý thuốc thú y Hùng An thuộc công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet. - Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc điều trị bệnh cho gia cầm do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Công tác hỗ trợ tại công ty + Công tác hỗ trợ kho thành phẩm và kho bao bì của công ty + Công tác hỗ trợ cán bộ thị trường của công ty. - Công tác hỗ trợ tại đại lý. - Công tác hỗ trợ tiêm phòng vắc xin cho gà tại trang trại của đại lý. - Công tác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh ở đàn gà tại trại của đại lý. 3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu Tổng số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) = × 100 Tổng số con theo dõi Tổng số con điều trị khỏi bệnh bệnh Tỷ lệ khỏi (%) = × 100 Tổng số con điều trị 3.4.3. Phương pháp thực hiện - Công tác hỗ trợ kho thành phẩm của công ty: dựa trên những công việc làm tại kho thành phẩm và kho bao bì.
  31. 23 - Công tác hỗ trợ cán bộ thị trường của công ty: dựa trên việc đi theo học hỏi và nắm bắt những vấn đề cần thiết cho công việc thị trường. - Công tác hỗ trợ đại lý: dựa trên những công việc làm tại đại lý. - Công tác hỗ trợ tiêm phòng vắc xin cho gà tại trang trại của đại lý: thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin mà trại đang thực hiện. - Công tác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh ở đàn gà tại trại của đại lý: để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn gà, em tiến hành theo dõi, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thế, phân ghi chép vào sổ theo dõi hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho gà dưới sự hướng dẫn các anh chị tại đại lý. 3.4. Phương pháp xử lý số liệu - Các số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Excel 2010.
  32. 24 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác hỗ trợ tại công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty, dưới sự phân công và hướng dẫn của Ban lãnh đạo công ty, em đã được tham gia một số công việc như sau: 4.1.1. Tìm hiểu các sản phẩm của công ty tại kho thành phẩm và kho bao bì Việc nắm bắt được tên sản phẩm cũng như công dụng của chúng để nâng cao kiến thức chuyên môn em đã được phân công về kho thành phẩm và kho bao bì tham gia làm việc tại đó gần hai tháng. Bảng 4.1. Kết quả tìm hiểu các sản phẩm của công ty So với chỉ TT Nội dung công việc Đơn vị Kết quả tiêu (%) Vào thẻ kho, làm quen với các sản thẻ 1 10500 100 phẩm của công ty. Tìm hiểu công dụng của các loại loại 2 sản phẩm cũng như các phác đồ 13 100 điều trị bệnh Hỗ trợ việc xuất kho và nhập kho, lần 3 tiếp tục học hỏi thêm công dụng 170 100 các sản phẩm Ghi nhớ một số bệnh phổ biến và loại 4 10 100 biện pháp điều trị. Kết quả trong thời gian thực tập tại công ty em thấy rằng để có thể vào được thẻ kho tốt cần có những lưu ý sau đây: Chú ý các mã sản phẩm, số lượng thực xuất, thực nhập, số lượng tồn để vào thẻ kho tránh nhầm lẫn về số lượng và chủng loại.
  33. 25 Khi xuất hàng hoặc nhập hàng vào kho cần lưu ý kiểm số lượng hàng xem có đúng với số lượng đã được ghi trong đơn hàng hay không. Cần lưu ý khi vận chuyển tránh va đập làm méo các thùng thuốc. Bảng 4.2. Một số loại thuốc điều trị bệnh sản xuất tại công ty STT Tên bệnh Tên thuốc Cách dùng và liều dùng Pha nước uống hoặc trộn thức ăn MARCOC-E.COLI theo liều: Gà, vịt,ngan, cút 1g/12-15kg TT/ngày. Pha nước uống hoặc trộn thức ăn Ký sinh trùng 1 Ký sinh trùng mar theo liều:Gà, vịt, ngan, cút 1g/8- đường máu 12kg TT/ngày. Gà, vịt, ngan, cút: 1ml/1 lít nước SULFA.TRI 5-1 cho uống tương đương 1ml/4-6kg TT. Pha nước uống hoặc trộn thức ăn theo liều: Gà, vịt, ngan 1g/5-8kg MARCOC TT/ngày hay 1,5-2g/lít nước uống hoặc 2g/kg thức ăn 2 Cầu trùng Gà, vịt, ngan, cút, thỏ: 1g/3-4 lít Diruzin-la nước uống. Gà, vịt, ngan, cút: 1ml/1 lít nước MARZURILCOC uống. Trộn vào thức ăn cho lợn, gà, ngan, cút và các loại gia súc, gia cầm theo Mar - Doxy Premix tỷ lệ 1kg MAR-DOXY 3 Hen PREMIX/4-5 tấn thức ăn hỗn hợp. Vịt, ngan, gà, cút trên 2 tháng tuổi: DOXY COLIS 1g/2-3 lít nước uống.
  34. 26 Cần có thái độ tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra, bản thân em đã nắm bắt được những sản phẩm của công ty cũng như cách sử dụng để điều trị bệnh ở gia súc, gia cầm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2. 4.1.2. Công tác hỗ trợ cán bộ thị trường của công ty - Hỗ trợ cán bộ thị trường giao hàng tới đại lí. - Hỗ trợ cán bộ thị trường kiểm tra, thanh toán hóa đơn tại đại lí. - Học hỏi cách đàm phán, triển khai chương trình tới đại lí. - Học hỏi cách tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của công ty tới đại lí. Qua các công việc trên bản thân em đã học được nhiều điều từ người cán bộ thị trường. Em đã học được cách tiếp cận, giao tiếp và giới thiệu sản phẩm tới các đại lý mới, đàm phán và triển khai chương trình tới các đại lí cũ, học được cách báo đơn hàng của các đại lý đã đặt hàng về cho công ty để được giải quyết, kiểm tra và thanh toán hóa đơn cho các đại lý. Bên cạnh đó em thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề: khi chuyển đơn hàng đến đại lí cần kiểm tra lại hóa đơn, giới thiệu sản phẩm và triển khai chương trình đúng nội dung. 4.2. Công tác hỗ trợ đại lý thuốc thú y thuộc công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet Sau thời gian gần hai tháng hỗ trợ tại công ty, em được phân công thực hiện công tác hỗ trợ đại lý, thời gian từ 1/7/2019 đến 18/11/2019. Trong thời gian này em được thực hiện các công việc sau: Sắp xếp và vận chuyển thuốc đúng nơi quy định: hàng tuần đại lí xuất và nhập rất nhiều đơn hàng của các công ty khác nhau, do vậy khi hàng được các công ty giao tới em cần sắp xếp đúng nơi quy định của đại lí. Kiểm tra đơn hàng và xuất hàng theo đơn: do đại lí là đại lí cấp I nên hàng ngày có rất nhiều đại lí cấp II, các cửa hàng, các trại chăn nuôi lớn cũng như nhỏ
  35. 27 lẻ đặt hàng. Khi có đơn em cần tìm các loại thuốc theo đơn đã đặt sau đó kiểm lại theo đơn hàng, đóng hàng và giao cho nhân viên thị trường đi giao. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho các hộ dân yêu cầu đại lí đến điều trị: khi các hộ chăn nuôi yêu cầu đến khám và điều trị bệnh cho trại chăn nuôi của họ, em cùng nhân viện thị trường của đại lí sẽ đến trại chăn nuôi đó, dưới sự hướng dẫn của nhân viên thị trường em sẽ được lắng nghe các triệu chứng mà chủ hộ kể lại và quan sát trên đàn gia cầm tại trại để đưa ra kết luận và phương pháp điều trị hiệu quả. Tư vấn hỗ trợ: Ngoài thời gian đi chẩn đoán điều trị bệnh em được hỗ trợ tại đại lí, khi khách hàng đến đại lí để được tư vấn, họ sẽ mô tả những triệu chứng của đàn gia súc, gia cầm mà họ nuôi cùng với chẩn đoán của chủ đại lí em sẽ tìm loại thuốc để điều trị sau đó đóng gói cho khách hàng và tính tiền. 4.3. Công tác hỗ trợ tiêm phòng vaccine cho gà tại trang trại của đại lý Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng, trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu có dịch bệnh thì thực phẩm chăn nuôi sẽ bị ngừng lưu hành, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Việc người chăn nuôi thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng tiêm phòng vắc xin sẽ mạng lại nhiều lợi ích, giảm thiểu được những rủi ro về sau. Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất, những đàn gia súc, gia cầm nào được tiêm phòng và những vùng chăn nuôi nào tiêm phòng đạt tỷ lệ cao thì hạn chế được dịch bệnh xảy ra, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái. Cho nên trong thời gian thưc tập em đã được tham gia công tác hỗ trợ tiêm phòng vaccine cho gà tại trại của đại lý. Kết quả được trình bày tại bảng 4.3.
  36. 28 Bảng 4.3. Kết quả công tác hỗ trợ tiêm phòng vaccine cho gà, vịt tại trại của đại lý Số Loại Tỷ lệ Bệnh được con gia Loại vaccine Liều tiêm Đường tiêm an toàn phòng thực cầm (%) hiện IB chủng Viêm phế Nhỏ mũi hoặc 1 giọt 0,5ml/con 11000 100 H120 quản miệng Newcastle 2 giọt/2 Newcastle Nhỏ mắt 5000 100 chủng F mắt/1ml/con Đậu gà Đậu gà 0,5ml/con cánh 2000 100 2 giọt/2 Gumboro Gumboro Nhỏ mắt 9000 100 mắt/1ml/con Gà Tiêm dưới da H5N1 Cúm gia cầm 0,3ml/con 4500 100 cổ, cánh Tiêm vùng Tụ huyết Tụ huyết 0,5ml/con dưới da cổ, 5000 100 trùng trùng cánh Newcastle Newcaste 0,5ml/con Tiêm dưới da 7000 100 chủng M Vaccinee viêm gan vịt Tiêm dưới da 0,1 - 0,3 ml/con 9000 100 viêm gan vịt virut hoặc tiêm bắp Tiêm bắp, VAXIDUK dịch tả vịt 0,5 ml/liều/ con 6000 100 tiêm dưới da Vaccinee tụ huyết Vịt 1 ml/con Tiêm dưới da 5400 100 THT gia cầm trùng Vaccine Cúm gia cầm cúm gia cầm 0,5 – 1 ml/con Tiêm cổ, bắp 6000 100 H5N1 chủng Re-1
  37. 29 Quy trình tiêm phòng được các trại chăn nuôi thực hiện rất nghiêm ngặt. Sau đây là quy trình tiêm phòng của công ty Marphavet được em tham khảo: Bảng 4.4. Lịch phòng vaccine cho các loại gà của công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet Ngày tuổi Gà trắng Gà lông màu Gà đẻ Cách dùng 0 Mar-MAREK.VAC Mar-MAREK.VAC Tiêm dưới da cổ Mar-Newsota (lần 1) Mar-Newsota (lần 1) Mar-Newsota (lần 1) Nhỏ mắt, mũi, hoặc Mar-ND- hoặc Mar-ND- hoặc Mar-ND- 3 miệng hoặc cho IB.VAC hoặc NB-IB- IB.VAC hoặc NB-IB- IB.VAC hoặc NB-IB- uống ILT ILT ILT 6 COC.VAC COC.VAC COC.VAC Trộn thức ăn Nhỏ mắt, mũi, Mar-Gumboro Mar-Gumboro Mar-Gumboro 9 miệng hoặc cho (lần 1) (lần 1) (lần 1) uống Mar-FP.VAC (chủng Mar-FP.VAC (chủng Mar-FP.VAC (chủng Chủng màng 12 đậu) đậu) đậu) cánh Mar-Newsota (lần 2) Mar-Newsota (lần 2) Mar-Newsota (lần 2) Nhỏ mắt, mũi, hoặc Mar-ND- hoặc Mar-ND- hoặc Mar-ND- 15 miệng hoặc cho IB.VAC hoặc NB-IB- IB.VAC hoặc NB-IB- IB.VAC hoặc NB-IB- uống ILT ILT ILT 18 Mar-FLU.VAC Mar-FLU.VAC Mar-FLU.VAC Tiêm dưới da cổ Nhỏ mắt, mũi, Mar-Gumboro Mar-Gumboro Mar-Gumboro 21 miệng hoặc cho (lần 2) (lần 2) (lần 2) uống Mar-PASGI.VAC Mar-PASGI.VAC Mar-PASGI.VAC 24 Tiêm dưới da cổ hoặc PASGI + IC hoặc PASGI + IC hoặc PASGI + IC 27 Mar-Avinew M Mar-Avinew M Mar-Avinew M Tiêm dưới da cổ Mar-Newsota (lần 3) Mar-Newsota (lần 3) Nhỏ mắt, mũi, hoặc Mar-ND- hoặc Mar-ND- 55 miệng hoặc cho IB.VAC hoặc NB-IB- IB.VAC hoặc NB-IB- uống ILT ILT Nhỏ mắt, mũi, Mar-FLU.VAC (lần 75 miệng hoặc cho 3) uống 100-110 EDS-ND-IB-IBD Tiêm dưới da cổ
  38. 30 4.4. Công tác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh ở đàn gia cầm tại trại của đại lý Trong quá trình hỗ trợ tại đại lý em đã được đến các trại chăn nuôi gà, vịt. Dưới sự hướng dẫn của nhân viên trị trường đi kèm, em đã tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho các đàn gà, vịt. Cụ thể, em quan sát màu phân, trạng thái con vật, nghe mô tả triệu chứng từ chủ trại và mổ khám kiểm tra bệnh tích. Qua đó em đã được trau dồi kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây bệnh, cách khắc phục và điều trị bệnh. Dưới đây là kết quả của công tác điều trị một số bệnh trên gà và vịt khi sử dụng thuốc của công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet: Bảng 4.5. Kết quả điều trị một số bệnh trên gà Số Tỷ lệ Tên Số con Thuốc điều trị Liều dùng Cách dùng con khỏi bệnh điều trị khỏi % 1g/2 lít MARCOC-E.COLI Đầu nước Uống trong 3-5 ngày 1110 1029 92,70 đen MARPHASOL 1g/1 lít THẢO DƯỢC nước 1g/2 lít MARCOC E.COLI Pha nước ống nước Cầu 100g/ 1000 946 94,6 trùng MEN TIÊU HÓA 300kg Trộn thức ăn thức ăn Pha lẫn 2ml/1lít ENROFLOCIN thuốc cho uống cả ngà nước Hen y, ngày pha 2- 2276 2196 96,49 khẹc 3 lần, dùng trong 3- ĐIỆN GIẢI 0,5ml/con 5 ngày tùy mức độ nặ GLUCO K-C ng nhẹ 1g/2-3lít 39 – Vita – amin Uống nước Mổ Bôi vết thương. Đồng 3368 3335 99,02 cắn xanh methylen thời giảm ánh sáng, ăn uống đầy đủ
  39. 31 Kết quả bảng 4.5 ta thấy được khi sử dụng thuốc của công ty Marphavet để điều trị một số bệnh trên gà đã đạt hiệu quả khá cao đặc biệt là bệnh mổ cắn và hen khẹc trên gà khi tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 96,49% và 99,02%, trong đó bệnh hen là bệnh vô cùng phổ biến và có tính lây lan nhanh. Quá trình điều trị sử dụng thuốc cho cả đàn, một số con quá nặng sẽ chết, gà vịt mắc bệnh sau trị bệnh chậm lớn. 4.5. Công tác khác Ngoài những công tác trên trong thời gin thực tập tại đại lí em còn giúp đại lí giao hàng đến các đại lí, các trại chăn nuôi, được tham gia vào quá trình tìm kiếm thêm thị trường cho đại lí, được đến trao đổi thông tin và trò chuyện cùng người dân Các công tác này đã giúp em tìm hiểu rõ hơn quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm của các hộ chăn nuôi, các trang trại trên địa bàn huyện Phổ Yên.
  40. 32 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua 2 tháng thực tập tại công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet và 4 tháng thực tập tại Đại lý thuốc thú y Hùng An, em có một số kết luận về trại như sau: - Thời gian thực tập tại công ty em đã được biết đến và tìm hiểu nhiều loại thuốc điều trị bệnh sản xuất tại công ty, cách dùng và liều dùng của các loại thuốc đó. Ngoài ra qua việc hỗ trợ cán bộ thị trường em nhận thấy công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet với hoạt động quảng bá , tiếp thị tốt, có nhiều chế độ chăm sóc khách hàng. Do vậy thuốc thú y Marphavet hiện nay đã dần quen thuộc với các đại lý thuốc thú y, người chăn nuôi và được người chăn nuôi tin dùng. Thế mạnh của công ty là các thuốc như: Amox – Colis, DOXY TYLAN, FLU – Viêm, CEF 750 kháng sinh vịt ngan. - Công tác hỗ trợ đại lý thuốc thú y Hùng An: Các công việc hành chính làm tại đại lý: Sắp xếp và vận chuyển thuốc đúng nơi quy định, kiểm tra đơn và xuất hàng theo đơn, chẩn đoán và điều trị bệnh, đứng quầy bán hàng. - Công tác tiêm phòng: các bệnh gặp gà, vịt được theo dõi chặt chẽ qua từng giai đoạn và được tiêm phòng đầy đủ đúng thời gian và liều lượng. - Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho gà, vịt tại các trại em nhận thấy 1 số bệnh thường mắc trên gà và vịt tại địa phương là: Đầu đen, cầu trùng, hen khẹc, mổ cắn. 5.2. Đề nghị Kết thúc đợt thực tập tại công ty và đại lý em đưa một số ý kiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi cũng như giảm tỷ lên mắc bệnh trên đàn gia súc, gia cầm như sau: - Thuốc do công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet sản xuất đạt hiệu lực điều trị bệnh cao cho gia súc, gia cầm có thể sử dụng rộng rãi tại các trang
  41. 33 trại và hộ gia đình. - Hiện nay nhu cầu phòng bệnh hơn chữa bệnh được người chăn nuôi ngày càng quan tâm. Nên em muốn đề nghị với công ty cần nghiên cứu thêm để nâng cao hiệu lực, giảm thời gian điều trị, hạ giá thành và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Bên cạnh đó công ty cần phải đẩy mạnh sản xuất hơn nữa các mặt hàng chiến lược của công ty. - Cần có kỹ thuật chuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh cho đàn gia súc gia, cầm nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. - Cần tiến hành tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm đúng thời điểm, chủng loại và liều lượng. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho bà con nông dân để nâng cao hiểu biết về chăn nuôi và phòng trị bệnh.
  42. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Brandsch A. và Bilchel H. (1978), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, (Nguyễn Chí Bảo dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang. 129 – 191. 2. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2007), Vi sinh vật học, NXB giáo dục, trang 44, 45. 3. Trần Văn Hòa, Vương Trung Sơn, Đặng Văn Khiêm (2011), 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, NXB Trẻ. 4. Lê Văn Hùng (2017), Nghiên cứu bệnh đầu đen ở ba giống gà tại Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà phổ Yên (thuộc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương) và biện pháp phòng trị bệnh, NXB Đại học Thái Nguyên 5. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2003), Kĩ thuật chăn nuôi vịt, ngan và phòng trị một số bệnh, NXB Nghệ An. 6. Nguyễn Hữu Nam, Bùi Thị Tố Nga và Nguyễn Thị Huệ (2010), Một số đặc điểm dịch tễ ở gà mắc bệnh ORT, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 7. Nguyễn Hùng Nguyệt, Đỗ Trung Cứ, Nguyễn Văn Quang (2008), Một số bệnh phổ biến ở gia súc - gia cầm và biện pháp phòng trị tập 1, NXB Nông nghiệp Hà Nội 8. Nguyễn Thị Lan, Lê Thanh Ngà và Phan Hồng Dũng (2016), Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà bị bệnh ORT, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 9. Nguyễn Thị Lan, Phân Hồng Dũng, Hoàng Thạch (2017), phương pháp chẩn đoán bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thế, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 10. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh, Dương Thị Hồng Duyên (2014), Bệnh phổ biến ở gia cầm khu vực miền núi và kỹ thuật phòng trị, NXB Đại học Thái Nguyên. 11. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và
  43. 35 Mycoplasma ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp, trang 109 - 129. 12. Nguyễn Thị Bích Liên và Nguyễn Văn Việt (2014), Nhận dạng, phân lập và xác định mức độ mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn Orninobacterium rhinotracheale ở gà, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Hoàng Thạch (2009), Bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm, (Nguyễn Đình Chí dịch), NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 14. Dương Công Thuận (2005), Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Tình (2011), Những biện pháp chủ yếu trong phòng chống dịch bệnh bảo vệ đàn gia súc, gia cầm vụ xuân - hè năm 2011, NXB Lao động - xã hội 16. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 28 – 33, 40. 17. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu nước ngoài 18. Allen P. C. and Fetterer R. H (2002), Recent advances in biology and immuno biology of Eimeria species and in diagnosis and control of infection with these coccidian parasites of poultry, Cliinical Microbiology Review. Vol 15 (1). pp. 58-65. th 19. Alexander D.J and Senne, D.A (2008), Diseases of poultry 12 edition, Blackwell publishing, Ames, Iowa, USA, pp. 75-99. 20. Ananth R, Kirubaharam J.J, Priyadarshini MLM and Albert A (2008), Isolation of NDVes of high virulence in unvaccinated healthy village chickens in south India, Intl J Poult Sci, pp. 368-373. 21. Chambers J. R. (1990), “Genetic of growth and meat production in chicken”, Poultry breeding and genetics, R. D. Cawforded Elsevier Amsterdam – Holland, pp. 627 – 628.
  44. 36 22. Demain A. L. and Vaishnav P (2009). Production of recombinant proteins by microbes and higher organisms. Biotechnology Advances. Vol 27 (3). pp. 297-306. 23. Ding J., W. Qian and Q. Liu (2012), Multi-epitope recombinant vaccine induces 49. immunoprotection against mixed infection of Eimeria spp, Parasitol Res. Vol 110 (6). pp. 2297-23 24. Dreesman G. and Benedict A.A (1965), Properties of papain-digested chicken 7 S a-globuli,. J. Immunol. Vol 95 (5). pp. 855-866. 25. Edgar S. A. (1955), Sporulation of oocysts at specific temperatures and notes on several species of avian coccidia, J Parasitol. Vol 41 (2). the prepatent period pp. 214-216. 26. Finlay R. C., Roberts S. J and Hayday A. C (1993), Dynamic response of murine gut intraepithelial T cells after infection by the coccidian parasite Eimeria, J Immunol. Vol 23 (10). pp. 2557-2564. 27. Kojima A, Takahashi T, Kijima M, Ogikubo Y, Nishimura M, Nishimura S, Harasawa R, Tamura Y, (2007), Detection of Mycoplasma in avian live virus vaccine by polymerase chain reaction, Biologicals, pp. 365 - 371. 28. Siegel P. B. and Dumington (1978), “Selection for growth in chicken”, C. R. Rit Poultry Biol. 1, pp. 1 – 24. 29. Wesh Bunr K. W (1992), “Influence of body weight on response to a heat stress environment”, World poultry congress, Vol. 2, pp. 53- 63. 30. Winkler G, Weingberg M. D. (2002), More about other food borne illnesses, Healthgrades. 31. Woese C.R, Maniloff J. Zablen L.B. (2000) Phylogenetic analysis of the mycoplasma, Proc. Natl. Acad. Sci USA, pp. 494 - 498. 32. Yogev D, Levisohn S, Kleven SH, Halachmi D, Razin S (2008), Ribosomeal RNA gene probes to detect intraspecies heterogeneity in Mycoplasma gallisepticum and M. Synoviae Avian Dis, pp. 220-231.
  45. 37 III. Tài liệu Internet 34. Hoàng Hà (2009), Chủ động phòng trị bệnh cho gà thả vườn (http:/chonongnghiep.com/forum.aspx?g=posts&t=14 ). 35. Trường Giang (2008), Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà ( 36. Hoàng Huy Liệu (2002), Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (http:/www.vinhphucnet.vn).
  46. 38 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ Hình 1: Thuốc sát trùng Hình 2: thuốc Flocoli-hen Hình 3: Thuốc Martrill 10%
  47. 39 Hình 4: Thuốc Predni-chlo Hình 5: thuốc Flo-doxy-hencoli Hình 6: Một góc kho thành phẩm
  48. 40 Hình 7: Mổ khám gà bị THT Hình 8: Mổ khám gà bị THT Hình 9: Mổ khám gà bị hen
  49. 41 Hình 10: Vịt chết do dịch tả Hình 11: Trại vịt tại đại từ Hình 12: Ruột gà xuất huyết do bệnh cầu trùng
  50. 42 Hình 13: Kệ thuốc tại đại lí Hình 14: Nhỏ kháng thể cho trại vịt Đại Từ Hình 15: Trại gà tại Phúc Thuận – Phổ Yên
  51. 43 Hình 16: Tiêm vaccine dịch tả vịt Hình 17: Nhỏ vaccine ILT cho gà