Khóa luận Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con người của Liên hợp quốc

pdf 52 trang thiennha21 16/04/2022 4052
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con người của Liên hợp quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_co_che_to_chuc_va_hoat_dong_cua_cac_uy_ban_giam_sa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con người của Liên hợp quốc

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Nguyễn Lê Minh Anh CƠ CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ỦY BAN GIÁM SÁT CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA LIÊN HỢP QUỐC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L HÀ NỘI, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Nguyễn Lê Minh Anh CƠ CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ỦY BAN GIÁM SÁT CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA LIÊN HỢP QUỐC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Lã Khánh Tùng HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Lê Minh Anh
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 MỞ ĐẦU 8 1-Tính cấp thiết của đề tài 8 2-Tình hình nghiên cứu đề tài 9 3-Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 4-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5-Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 10 6-Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo nghiên cứu 11 7-Kết cấu của báo cáo nghiên cứu 11 Chương 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC ỦY BAN GIÁM SÁT CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA LIÊN HỢP QUỐC 12 1.1.Tổng quan về cơ chế các Ủy ban giám sát công ước về Quyền con người 12 1.1.1.Khái quát 12 1.1.2.Các Ủy ban giám sát công ước về Quyền con người 13 1.2.Tổ chức và hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước. 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24 Chương 2.THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ỦY BAN GIÁM SÁT CÔNG ƯỚC 25 2.1.Hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước và sự tương tác của các chủ thể. 25 2.1.1.Hoạt động xem xét báo cáo định kỳ của Ủy ban giám sát công ước. 25 2.1.2.Hoạt động xem xét khiếu nại của cá nhân, khiếu nại giữa các quốc gia 30 2.1.3.Hoạt động xây dựng bình luận chung/kiến nghị chung 34 2.1.4.Một số hoạt động khác 35 2.2.Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước 38 2.2.1.Ưu điểm 38 2.2.2.Hạn chế 39 2.2.3.Đánh giá chung 41 2.3.Tiến trình cải cách các Ủy ban giám sát công ước 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47 Chương 3.KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Convennent on Economics, Social and Cultural Rights) CRC Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Convention on the Rights of the Child ). CEDAW Công ước quốc tế về chống tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (Covention on the Elimination of All Forms of Discrimination againt Women) ICERD Công ước quốc tế chống tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination) ICRMW Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả các người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ (International Convention on the Protection of Rights of All Migrant Workers and Menbers of Their Families) ICRPD Công ước về quyền của người khuyết tật (International Convention on the Rights of Persons with Disabilities) CAT Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác (Convention againt Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment) ICPPED Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị đưa đi mất tích (International Convention for the Protection of 5
  6. All Persons from Enforced Disappearance) CAT Ủy ban chống tra tấn CEDAW Ủy ban chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ CERD Ủy ban chống phân biệt chủng tộc CESCR Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa CMW Ủy ban bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ CRC Ủy ban về quyền trẻ em CRPD Ủy ban về quyền của những người khuyết tật CED Ủy ban về các vụ mất tích bị cưỡng chế HRC Ủy ban quyền con người SPT Tiểu ban về chống tra tấn ECOSOC Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (United Nations Economic and Social Council) INGO Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (International non- goverment organization) NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-goverment organization) LHQ Liên Hợp Quốc 6
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Tên bảng Trang Bảng thống kê chu kì nộp báo cáo việc thực hiện các công ước 27 Số lượng các báo cáo quá hạn của tất cả các quốc gia đến năm 2019 29 Bảng thống kê việc thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo của Việt Nam 29 Bảng tổng hợp số liệu về việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại 34 cá nhân của HRC (2010-2016) 7
  8. MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người đang là một vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm. Bảo vệ quyền con người không chỉ là nhiệm vụ riêng của một quốc gia mà nó còn là sứ mệnh của toàn thế giới, bởi, nó cóý nghĩa sống còn đối với sự phát triển tiến bộ của nhân loại, nó mang tính lịch sử và được hệ thống Pháp luật quốc tế bảo vệ. Hiện nay, Liên hợp quốc thực hiện việc bảo vệ quyền con người dựa trên hai cơ chế: (1) Cơ chế dựa trên Hiến chương và (2) Cơ chế dựa trên công ước. Nếu như các cơ quan thuộc cơ chế dựa trên Hiến chương có những chức năng như nghiên cứu, xây dựng các dự thảo văn kiện, thẩm định, theo dõi, giám sát và điều hành các chương trình, hoạt động về quyền con người , thì hệ thống Ủy ban công ước có chức năng hẹp hơn. Các Ủy ban này được thiết lập nhằm mục đích giám sát, thúc đẩy việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người, thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo về việc thực hiện các công ước này của những quốc gia thành viên. Các Ủy ban giám sát công ước góp phần đảm bảo việc thực hiện các công ước một cách nghiêm túc, tận tâm, thiện chí, đầy đủ, tự nguyện; qua đó đánh giá được được thái độ và hiệu quả trong việc đảm bảo nhân quyền của các quốc gia tham gia công ước. Cho đến hiện tại, Việt Nam đã tham gia vào bảy công ước quốc tế về quyền con người. Để có thể thực hiện tốt cam kết trong các công ước và thúc đẩy công cuộc bảo vệ quyền con người, chúng ta cần phải có hiểu biết sâu rộng về cơ chế này cũng như thiết lập, củng cố sự tương tác với các Ủy ban giám sát công ước. Bởi vậy, việc nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, hoạt động của cácỦy ban giám sát công ước là một việc hết sức cần thiết. 8
  9. 2- Tình hình nghiên cứu đề tài Xu thế chung của thế giới ngày càng quan tâm hơn đến quyền con người, cũng chính vì thế mà việc nghiên cứu các cơ chế bảm đảm quyền con người ngày càng được chú trọng và không ngừng vận động, đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh của từng thời điểm. Đề tài có tham khảo nhiều tài liệu của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, những đánh giá, kết luận của cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền trên thế giới. Cơ chế tổ chức và hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước của Liên hợp quốc về Quyền con người đã được nhiều nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu, đề cập từ nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam, vẫn còn khá ít nhữngnghiên cứu đi sâu tìm hiểu và làm rõ về vấn đề này. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con người đã có thêm những công trình nghiên cứu khoa học, bài viết, nhằm làm rõ hơn về cơ chế của các Ủy ban giám sát công ước. Để có thể tiếp cận đề tài một cách đầy đủ, không thể không nhắc đến một số tài liệu nghiên cứu:Cuốn Luật nhân quyền quốc tế - Những vấn đề cơ bản (Biên soạn: PGS.TS.Vũ Công Giao, TS.Lã Khánh Tùng; Biên tập: GS.TS.Nguyễn Đăng Dung, GS.TS.Phạm Hồng Thái), Cuốn Quyền con người – Tập tài liệu chuyên đề của Liên Hợp Quốc (Chủ biên: GS.TS.Nguyễn Đăng Dung, GS.TS.Phạm Hồng Thái, PGS.TS.Vũ Công Giao, PGS.TS.Trịnh Quốc Toản, TS.Lã Khánh Tùng). Ở những công trình này,các tác giả đã bổ sung những nghiên cứu hiện có và làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiên liên quan đến ngành luật quốc tế nói chung và đặc biệt dành một chương riêng để cung cấp những tri thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan bảo vệ quyền con người dựa trên các công ước quốc tế cốt lõi. Ngoài ra, Cuốn New Challenges for the UN Human Rights Machinery (Tác giả: M.Cherif Bassiouni, William A.Schabes) gồm nhiều bài viết, trình bày các quan điểm khác nhau về những biện pháp cải tiến hệ thống Ủy ban có thể 9
  10. được thực hiện trong tương lai của. Cuốn sáchđãcung cấp đầy đủnhững hiểu biết về cơ chế dựa trên công ước cũng như nêu, phân tích chi tiết các đề xuất cải cách quan trọng. Khóa luận tốt nghiệp này có tham khảo kết quả từ những công trình nghiên cứu trên, cùng với thông tin được đăng tải trên website chính thức của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (ohchr.org). Nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu, người viết còn tìm hiểu về thực tiễn hoạt động của cũng như sự tương tác của các chủ thể đối với các Ủy ban. 3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài này là đưa ra cái nhìn tổng quan về cơ chế tổ chức, hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét và cơ chế của các Ủy ban cũng như và đề xuất về hoạt động của Việt Nam trước các Ủy ban. 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các Ủy ban giám sát công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền con người. Về phạm vi, người viết đề cập đến cơ cấu tổ chức bộ máy và thủ tục của các Ủy ban giám sát công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền con người cũng như sự tương tác của các quốc gia tham gia công ước với các Ủy ban này. 5- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ yếu là Chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Ngoài ra còn có các phương pháp cụ thể khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tham khảo ý kiến của chuyên gia, nhằm làm rõ các khía cạnh của đề tài nghiên cứu. 10
  11. 6- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo nghiên cứu Cung cấp những kiến thức cơ bản về Cơ chế tổ chức và hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền con người. Chỉ ra những thực tiễn hoạt động của các chủ thể, đặc biệt là Việt Nam trước các Ủy ban giám sát công ước này. Góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu thực tiễn, kiến nghị về sự tương tác, hoạt động của Việt Nam trước các Ủy ban giám sát công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền con người. 7- Kết cấu của báo cáo nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu bao gồm 3 chương, không kể các phần Mở đầu, Danh mục tài liệu: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các Ủy ban giám sát công ước về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Chương đầu tiên cũng cấp cái nhìn tổng quan về cơ chế bảo vệ quyền con người dựa trên các điều ước quốc tế. Tại đây, người viết làm rõ các khái niệm, sự ra đời, cơ cấu và các chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban giám sát công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc; từ đó, đưa ra nhận xét về thực tế hoạt động,mặt tích cực, hạn chế của cơ chế và cũng nêu một số kiến nghị về cải cách hoạt động các Ủy ban. - Chương 2: Thực tiễn hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước. Tại chương này, người viết đưa ra những thực tế hoạt động, cũng như sự tương tác của các chủ thể với các Ủy ban giám sát công ước về quyền con người. - Chương 3: Kết luận. 11
  12. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC ỦY BAN GIÁM SÁT CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA LIÊN HỢP QUỐC 1.1. Tổng quan về cơ chế các Ủy ban giám sát công ước về Quyền con người 1.1.1. Khái quát Theo cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn , “Cơ chế” là “Cách thức theo đó một quá trình được thực hiện”1. Nói đến cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con người là đề cập đến bộ máy các cơ quan và các quy tắc, thủ tục về bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền của các khu vực và của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, trong báo cáo nghiên cứu này, người viết tập trung tìm hiểu về cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên Hợp Quốc. “Cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên Hợp Quốc” (United Nations Human Rights Mechanism) thường được sử dụng trong các tài liệu chuyên môn để chỉ bộ máy cơ quan chuyên trách và hệ thống các quy tắc, thủ tục có liên quan do Liên Hợp Quốc thiết lập để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người2. Các cơ quan bảo vệ quyền con người của Liên Hợp Quốc được chia thành hai loại: (1) các cơ quan được thành lập dựa trên Hiến chương (Chater bodies) và (2) các cơ quan được thành lập dựa trên các công ước quốc tế về quyền con người (Treaty bodies). Một số tài liệu gọi hệ thống các cơ quan và thủ tục này là cơ chế dựa trên Hiến chương (Chater-based mechanism) và cơ chế dựa trên công ước (Treaty-based mechanism). Dù đượcthành lập dựa trên cơ sở khác nhau nhưng các cơ quan này đều có chung mục tiêu là nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và chung một mái nhà là hệ thống Liên Hợp Quốc. 1Từ điển Tiếng Việt, Biên soạn: Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2003, tr.214. 2 United Nations, Human Rights – A Basic Handbook for UN Staff, tr.37-52 12
  13. Cơ chế dựa trên Hiến chương Do việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của Liên Hợp quốc nên cả 06 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc: Đại hội đồng (General Assembly), Hội đồng Bảo an (Security Council), Hội đồng Kinh tế và Xã hội (Economic and Social Council – ECOSOC), Hội đồng Quản thác (Trusteeship Council) và Tòa án quốc tế (International Court of Justice – IJC) đều có trách nhiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, năm 1994, trong Báo cáo thường niên về công việc của Liên hợp quốc, Tổng Thư ký đã đề nghị Đại hội đồng giải tán Hội đồng Quản thác theo điều 108 của Hiến chương Liên Hợp Quốc do cơ quan này đã hoàn thành nhiệm vụ được giao phó đối với lãnh thổ cuối cùng trong 11 lãnh thổ quản thác nằm trong Hệ thống quản thác. Bên cạnh đó còn có Hội đồng Nhân quyền cùng các cơ quan chuyên trách về nhân quyền của Liên Hợp Quốc tham gia vào hoạt động thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Cơ chế dựa trên điều ước Việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người theo cơ chế dựa trên điều ước được các Ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ước quốc tế về nhân quyền (Ủy ban giám sát công ước/Ủy ban) thực hiện. Các Ủy ban này được lập ra với nhiệm vụ giám sát, thúc đẩy việc thực hiện những điều ước quốc tế về quyền con người, thông qua việc nhận, xem xét báo cáo và ra khuyến nghị liên quan đến báo cáo của của các quốc gia thành viên. 1.1.2. CácỦy ban giám sát công ước về Quyền con người Ủy ban giám sát công ước về quyền con người là cơ quan được thành lập theo điều ước quốc tế về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Mỗi điều ước quốc tế về quyền con người sẽ có quy định riêng về cách thức thành lập và cơ cấu tổ chức của Ủy ban giám sát công ước tương ứng. Bởi vậy, có sự khác nhau về tên gọi, số lượng thành viên, phương thức hoạt động giữa các Ủy ban giám sát công ước cũng như mối liên hệ giữa các Ủy ban khá rời rạc. 13
  14. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 09 công ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về quyền con người (core international human rights treaties) của Liên Hợp Quốc. Tương ứng với 09 công ước là 09 Ủy ban đang hoạt động và 01 tiểu ban thành lập dựa trên công ướcChống Tra tấn. STT Tên Ủy ban Căn cứ thành lập Thành viên Ủy ban chống phân biệt Công ước về chống tất cả chủng tộc(Committee on các hình thức phân biệt 1 18 the Elimination of Racial chủng tộc, 1965 (ICERD) Discrimination– CERD) Ủy ban Quyền con người Công ước quốc tế về các 2 (Human Rights Committee quyền dân sự, chính trị, 18 - HRC) 1966 (ICCPR) Ủy ban chống sự phân biệt Công ước quốc tế về đối xử đối với phụ nữ chống tất cả các hình thức (Committee on the phân biệt đối xử với phụ 3 23 Elimination of nữ, 1987 (CEDAW) Discrimination against Women - CEDAW) Ủy ban chống tra tấn Công ước về chống tra tấn (Committee against Torture và các hình thức đối xử tàn 4 10 - CAT) bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác, 1987 (CAT) Ủy ban về các quyền kinh Theo Nghị quyết của tế, xã hội, văn hóa ECOSOC 5 (Committee on Economic, 18 Social and Cultural Rights - CESCR) 6 Ủy ban về quyền trẻ em Công ước về quyền trẻ em, 18 14
  15. (Committee on the Rights 1989 (CRC) of the Child - CRC) Ủy ban bảo vệ quyền của Công ước về bảo vệ quyền người lao động di trú và các của tất cả những người lao 7 thành viên trong gia đình họ động di trú và các thành 14 (Committee on Migrant viên trong gia đình họ, Workers - CMW) 1990 (ICRMW) Ủy ban về quyền của người Công ước về quyền của khuyết tật (Committee on người khuyết tật, 2006 8 18 the Rights of Persons with (ICRPD) Disabilities - CRPD) Ủy ban về các vụ mất tích Công ước quốc tế về bảo bị cưỡng chế (Committee vệ tất cả mọi người khỏi bị 9 10 on Enforced đưa đi mất tích, 2006 Disappearances - CED) (ICPPED) Tiểu ban về chống tra tấn Công ước về chống tra tấn (Subcommittee on và các hình thức đối xử tàn 10 25 Prevention of Torture - bạo, vô nhân đạo hoặc hạ SPT) nhục khác, 1987 (CAT) 1.2. Tổ chức và hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước. Thành viên của các Ủy ban giám sát công ước là những chuyên gia có uy tín, đạo đức và năng lực trong các lĩnh lực của công ước liên quan. Những chuyên gia này được lựa chọn bởi các quốc gia tham gia công ước, thông qua việc bỏ phiếu. Các quốc gia thành viên thường đề cử công dân nước mình, tuy nhiên, khi đã được bầu làm thành viên của Ủy ban, các chuyên gia phải hoạt động với tư cách cá nhân, độc lập với quốc gia của mình. Các công ước có quy định riêng về số thành viên của Ủy ban, nhưng thông thường, số lượng thành viên nằm trong khoảng từ 10 đến 30 người. 15
  16. Chức năng, nhiệm vụcủa các Ủy ban giám sát công ước được quy định cụ thể trong từng Công ước, trong đó có những chức năng cơ bản sau đây: - Tiếp nhận và xem xét báo cáo của các quốc gia thành viên; - Tiếp nhận và xem xét khiếu nại của các cá nhân, khiếu nại giữa các quốc gia; - Đưa ra các bình luận chung/khuyến nghị chung; - Các hoạt động khác như điều tra, đến thăm quốc gia, Ủy ban về chống phân biệt chủng tộc (CERD) Ủy ban về chống phân biệt chủng tộc (CERD) được thành lập năm 1970 theo Điều 8 Công ước quốc tế chống tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc. Đây là cơ quan gồm 18 chuyên gia độc lập, giám sát việc thực hiện Công ước. Đến thời điểm hiện tại, ICERD có 179 quốc gia thành viên và 4 quốc gia đã ký kết công ước. Tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo thường xuyên cho Ủy ban về cách thức các quyền con người được thi hành. Ủy ban họp lần đầu vào ngày 19/01/1970. Các quốc gia phải báo cáo ban đầu một năm sau khi tham gia Công ước và sau đó cứ hai năm lại tiếp tục báo cáo một lần. Ủy ban kiểm tra từng báo cáo,lưu ý về các mối quan tâm và đưa ra khuyến nghị cho các quốc gia thành viên dưới hình thức “kết luận quan sát”. Ngoài thủ tục báo cáo, Công ước còn thiết lập ba cơ chế khác, thông qua đó Ủy ban thực hiện các chức năng giám sát của mình: thủ tục cảnh báo sớm, kiểm tra các khiếu nại giữa các quốc gia và kiểm tra các khiếu nại cá nhân. Ủy ban cũng giải thích nội dung của các điều khoản của công ước, được gọi là khuyến nghị chung (hoặc ý kiến chung), về các vấn đề và tổ chức các cuộc thảo luận vấn đề đó. Ủy ban họp tại Geneva và thường tổ chức ba phiên mỗi năm, các phiên họp thường kéo dài lần lượt trong ba-bốn-ba tuần. 16
  17. Ủy ban quyền con người (HRC) Ủy ban quyền con người được thành lập năm 1977 theo Điều 28 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Ủy ban gồm 18 thành viên có nhiệm kì bốn năm, hoạt động với tư cách cá nhân. Cần phải phân biệt rõ Ủy ban quyền con người giám sát việc thực thi Công ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) với Ủy ban Nhân quyền ( the UN Commission on Human Rights) – là cơ quan giúp việc của ECOSOC, thành lập năm 1946 và được thay thế bởi Hội đồng Nhân quyền ( UN Human Rights Council – HRC) năm 2006. Đây cũng là Ủy ban giám sát công ước duy nhất có cấu tạo tên khác với các Ủy ban còn lại. Đến thời điểm hiện tại, công ước đã có 172 quốc gia thành viên và 06 quốc gia tham gia ký kết. Tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo thường xuyên cho Ủy ban về cách thức các quyền con người được thi hành. Các quốc gia phải báo cáo lần đầu sau một năm kể từ khi gia nhập công ước, và sau đó tiếp tục báo cáo bất cứ khi nào Ủy ban yêu cầu (thường là bốn năm một lần). Ủy ban kiểm tra từng báo cáo và lưu ý về các mối quan tâm và khuyến nghị của mình cho các quốc gia thành viên dưới hình thức "kết luận quan sát”. Ngoài thủ tục báo cáo, Điều 41 của công ước quy định cho Ủy ban thẩm quyền xem xét các khiếu nại giữa các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, Nghị định thư tùy chọn đầu tiêncủacông ước trao cho Ủy ban quyền xem xét các khiếu nại cá nhân liên quan đến các hành vi vi phạm công ước của các quốc gia tham gia Nghị định thư. Thẩm quyền đầy đủ của Ủy ban được mở rộng tại Nghị định thư tùy chọn thứ hai đối vớicông ước về việc bãi bỏ án tử hình đối với các quốc gia đã chấp nhận Nghị định thư. Ủy ban họp tại Geneva và thường tổ chức ba phiên mỗi năm. 17
  18. Ủy ban chốngphân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) Ủy ban chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) được thành lập năm 1982 theo Điều 17 Công ước quốc tế về chống tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Ủy ban gồm 23 chuyên gia hoạt động độc lập. Hiện nay, công ước có 189 quốc gia thành viên và 02 quốc gia đã ký kết. Các quốc gia đã trở thành thành viên của hiệp ước (các quốc gia thành viên) có nghĩa vụ nộp báo cáo thường xuyên cho Ủy ban về cách thức thực thi các quyền được quy định trong công ước. Tại các phiên họp, Ủy ban xem xét từng báo cáo của quốc gia thành viên và chỉ ra các mối quan tâm, đưa ra khuyến nghị của mình cho quốc gia thành viên dưới hình thức kết luận quan sát. Theo Nghị định thư không bắt buộc đối với công ước, Ủy ban có nhiệm vụ: (1) nhận thông tin liên lạc từ các cá nhân hoặc nhóm cá nhân khiếu nại các hành vi vi phạm các quyền được bảo vệ theo công ước và (2) bắt đầu điều tra về các tình huống nghiêm trọng hoặc vi phạm có hệ thống các quyền của phụ nữ. Đây là các thủ tục tùy chọn và chỉ được thực hiện khi các quốc gia liên quan chấp nhận. Ủy ban cũng xây dựng các khuyến nghị và đề xuất chung. Các khuyến nghị chung được hướng đến các quốc gia, các điều khoản hoặc chủ đề liên quan trong các Công ước. Ủy ban chống tra tấn (CAT) Ủy ban chống tra tấn (CAT) là cơ quan của 10 chuyên gia độc lập, giám sát việc thực thi Công ước chống tra tấn và các hình phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp khác của các quốc gia thành viên. Ủy ban được thành lập năm 1987, theo Điều 17 của CAT. Đến nay, đã có 165 quốc gia phê chuẩn và 06 quốc gia đã ký kết công ước này. Tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo thường xuyên cho Ủy ban về cách thức thực thi các quyền con người được ghi nhận trong công ước. Một năm sau khi tham gia công ước, các quốc gia phải tham gia 18
  19. báo cáo lần đầu, và sau đó chu kì báo cáo diễn ra bốn năm một lần. Ủy ban kiểm tra từng báo cáo và lưu ý các mối quan tâm, đưa ra khuyến nghị cho quốc gia thành viên dưới hình thức "kết luận quan sát". Ngoài thủ tục báo cáo, Công ước còn thiết lập ba cơ chế khác mà qua đó Ủy ban thực hiện các chức năng giám sát của mình: Trong một số trường hợp, Ủy ban có thẩm quyền xem xét các khiếu nại từ các cá nhân cho rằng các quyền được ghi nhận trong theo công ước của họ đã bị vi phạm; hoặc tiếp nhận yêu cầu, và xem xét khiếu nại giữa các quốc gia. Nghị định thư không bắt buộc đối với công ước (có hiệu lực vào tháng 6 năm 2006), thành lập ra Tiểu ban phòng chống tra tấn (SPT). SPT có nhiệm vụ đến thăm những nơi mà người dân bị tước quyền tự do tại các quốc gia thành viên. Theo Nghị định thư không bắt buộc, các quốc gia thành viên sẽ thiết lập một cơ chế độc lập để ngăn chặn tra tấn ở cấp độ trong nước, cũng có nhiệm vụ kiểm tra các nơi giam giữ. Kể từ năm 2015, mỗi năm Ủy ban tổ chức ba phiên họp, mỗi phiên họp kéo dài trong bốn tuần, lần lượt vào tháng tư-tháng năm, tháng bảy-tháng tám và tháng mười một-tháng mười hai. Ủy ban còn công bố giải thích về nội dung của các điều khoản của công ước. Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (CESCR) Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (CESCR) là cơ quan gồm 18 chuyên gia độc lập. Ủy ban được thành lập theo Nghị quyết ECOSOC 1985/17 ngày 28 tháng 5 năm 1985. Đây là Ủy ban duy nhất đượcthành lập từ Nghị quyết của ECOSOC mà không phải từ quy định của điều ước quốc tế về quyền con người. Hiện đã có 169 quốc gia phê chuẩn, 04 quốc gia ký kết công ước. Tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo thường xuyên cho Ủy ban về cách thức thực thi các quyền. Các quốc gia phải báo cáo lần đầu trong vòng hai năm kể từ khi chấp nhận công ước, và sau đó cứ sau 5 19
  20. năm lại tiến hành báo cáo 1 lần. Ủy ban kiểm tra từng báo cáo, lưu ý các mối quan tâm và đưa ra khuyến nghị của mình cho các quốc gia thành viên dưới hình thức “kết luận quan sát”. Ngoài thủ tục báo cáo, Nghị định thư không bắt buộc của công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (có hiệu lực vào ngày 5 tháng 5 năm 2013) trao cho Ủy ban thẩm quyền nhận và xem xét các khiếu nại cá nhân hoặc khiếu nại giữa các quốc gia khi có căn cứ cho rằng các quyền con người quy định trong Công ước đã bị vi phạm. Ủy ban họp tại Geneva và thường tổ chức hai phiên mỗi năm, bao gồm một hội nghị toàn thể ba tuần và một nhóm làm việc trước phiên họp một tuần. Ủy ban cũng công bố giải thích về các điều khoản của công ước, được gọi là nhận xét chung. Ủy ban về quyền trẻ em (CRC) Ủy ban về quyền trẻ em (CRC) là cơ quan của 18 chuyên gia Độc lập, giám sát việc thực thi Công ước về Quyền trẻ em của các quốc gia thành viên và hai Nghị định thư không bắt buộc đối với công ước. Tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo thường xuyên cho Ủy ban về cách thức thực thi các quyền. Các quốc gia phải nộp báo cáo ban đầu hai năm sau khi tham gia Công ước, và sau đó báo cáo định kỳ 5 năm một lần. Ủy ban kiểm tra từng báo cáo, lưu ý các mối quan tâm, đưa ra khuyến nghị của mình cho các quốc gia thành viên dưới hình thức kết luận quan sát. Ủy ban cũng xem xét các báo cáo ban đầu, được nộp bởi các quốc gia đã tham gia hai Nghị định thư không bắt buộc của công ước, về sự liên quan của trẻ em trong xung đột vũ trang; bán trẻ em, mại dâm trẻ em và khiêu dâm trẻ em. Bên cạnh đó, Ủy ban cũng có thể xem xét các khiếu nại cá nhân. Ủy ban họp tại Geneva và thường tổ chức ba phiên mỗi năm, bao gồm một hội nghị toàn thể ba tuần và một nhóm làm việc trước phiên họp một tuần. 20
  21. Hiện nay, đã có 196 quốc gia phê chuẩn công ước, 01 quốc gia ký kết công ước. Ủy ban bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ (CMW) Ủy ban bảo vệ quyền của tất cả những người lao độngdi trú và thành viên của gia đình họ (CMW) là cơ quan gồm 14 chuyên gia độc lập, giám sát việc thực thi Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất những người lao độngdi trú và thành viên của gia đình họ. Ủy ban đã tổ chức phiên đầu tiên vào tháng 3 năm 2004. Tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo thường xuyên cho Ủy ban về cách thức thực thi các quyền. Các quốc gia phải báo cáo lần đầu trong vòng một năm sau khi gia nhập Công ước rồi sau đó, cứ 5 năm lại thực hiện báo cáo một lần. Ủy ban sẽ kiểm tra từng báo cáo và đưa ra các mối quan tâm và khuyến nghị của mình cho quốc gia thành viên dưới hình thức "kết luận quan sát". Trong một số trường hợp, Ủy ban cũng sẽ có thể xem xét các khiếu nại cá nhân cho rằng các quyền theo công ước của họ bị xâm phạm. Ủy ban họp tại Geneva và thường tổ chức hai phiên mỗi năm. Ủy ban cũng tổ chức các phiên thảo luận chung, đưa ra báo cáo về các chủ đề liên quan, và giải thích nội dung của các điều khoản trong công ước Theo thống kê, mới chỉ có 54 quốc gia phê chuẩn, 13 quốc gia ký kết tham gia công ước này. Ủy ban về quyền của người khuyết tật (CRPD) Ủy ban về người khuyết tập là một cơ quan gồm 18 chuyên gia độc lập giám sát việc thực hiện Công ước về quyền của người khuyết tật. Tất cả các quốc gia thành viên phải nộp báo cáo thường xuyên cho Ủy ban về cách thức thực thi các quyền trong công ước. Các quốc gia phải báo cáo ban đầu trong vòng hai năm sau khi phê chuẩn công ước và sau đó, cứ sau 21
  22. bốn năm lại tiếp tục báo cáo một lần. Ủy ban kiểm tra từng báo cáo và đưa ra các đề xuất, khuyến nghị chung. Ủy ban thường họp tại Geneva và tổ chức hai phiên mỗi năm. Cho đến nay, đã có 177 quốc gia phê chuẩn và 12 quốc gia ký kết tham gia Công ước này. Ủy ban về các vụ mất tích cưỡng bức (CED) Ủy ban về các vụ mất tích bị cưỡng chế (CED) là cơ quan gồm 10 chuyên gia độc lập giám sát việc thực thi công ước của các quốc gia thành viên. Tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo cho Ủy ban về cách thức thực thi các quyền. Các quốc gia phải báo cáo trong vòng hai năm sau khi phê chuẩn công ước. Ủy ban kiểm tra từng báo cáo, lưu ý về các mối quan tâm, đưa ra khuyến nghị của mình cho các quốc gia thành viên dưới hình thức "kết luận quan sát”. Ngoài thủ tục báo cáo, công ước quy định cho Ủy ban thẩm quyền xem xét các khiếu nại cá nhân và khiếu nại giữa các quốc gia. Ủy ban họp tại Geneva và tổ chức hai phiên mỗi năm. Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 59 quốc gia phê chuẩn, 49 quốc gia ký kết tham gia Công ước này. Tiểu ban về chống tra tấn (SPT) Tiểu ban phòng chống tra tấn (SPT) là một cơ quan được thành lập dựa theo điều ước quốc tế về quyền con người (treaty body) kiểu mới trong hệ thống nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Tiểu ban có nhiệm vụ ngăn chặn sự tra tấn và đối xử tồi tệ thông qua các chuyến thăm quốc gia. SPT bắt đầu hoạt động vào tháng 2 năm 2007. SPT được thành lập trên cơ sở Nghị định thư không bắt buộc đối với công ước chống tra tấn (OPCAT). OPCAT được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 12 năm 2002 và có hiệu lực vào tháng 6 năm 2006. SPT bao gồm 25 chuyên gia độc lập có nhiệm kỳ bốn năm và có thể được bầu lại một lần. 22
  23. SPT có hai nhiệm vụ chính: (1) thực hiện các chuyến thăm tới các quốc gia thành viên, họ có thể đến bất kỳ nơi nào mà ở đó con người bị tước đi quyền tự do; (2) chức năng tư vấn bao gồm hỗ trợ và tư vấn cho các quốc gia thành viên về việc thiết lập các cơ chế phòng ngừa quốc gia (NP NPM). Ngoài ra, SPT cũng hợp tác để ngăn chặn tra tấn nói chung. SPT báo cáo thường niên, công khai về các hoạt động và trình bày trước Ủy ban chống tra tấn và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York. Ngoài công việc thực địa, SPT cũng triệu tập ba lần một năm cho các phiên họp kéo dài một tuần tại Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Geneva. 23
  24. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hoạt động song song cùng cáccơ quan thành lập dựa trên Hiến chương, chín Ủy ban và một Tiểu ban giám sát công ước quốc tế về quyền con người là những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy việc bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Mặc dù có những đặc điểm riêng như cấu trúc tên gọi khác nhau, chu kì họp khác nhau, số lượng thành viên khác nhau nhưng tất cả đều được vận hành bởi những chuyên gia hàng đầu, có chuyên môn cao, hoạt động với tư cách độc lập và đều vì mục đích giám sát, bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết của quốc gia thành viên. Thẩm quyền chính của các Ủy ban bao gồm: xem xét các báo cáo định kỳ, đưa ra khuyến nghị chung/bình luận chung, xem xét khiếu nại cá nhân/khiếu nại quốc gia, tổ chức các chuyến đến thăm quốc gia, Để thể hiện nội dung trên, người viết đã phân tích các nội dung của Chương 1 theo hướng: - Làm rõ khái niệm cơ chế bảo vệ quyền con người dựa trên công ước thông qua các định nghĩa và sự so sánh với cơ chế dựa trên Hiến chương; - Chỉ ra cơ cấu tổ chức, hoạt động và nhiệm vụ của từng Ủy ban giám sát Công ước quốc tế về quyền con người 24
  25. Chương 2 THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ỦY BAN GIÁM SÁT CÔNG ƯỚC 2.1. Hoạt động của các Ủy ban giám sát công ướcvà sự tương tác của các chủ thể. 2.1.1. Hoạt động xem xét báo cáo định kỳ của Ủy ban giám sát công ước. Trước những sức ép quốc tếtừ các diễn đànsong phương, đa phương, cũng như việc gia nhập vào các điều ước góp phầnthể hiện sự hội nhập với thế giới, các quốc gia đang ngày càng tích cực hơn trong việc phê chuẩn, kí kết các công ước quốc tế vềquyền con người. Khi tham gia vào các công ước này, mọi quốc gia phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ pháp lý, tuân thủ các quyền được ghi nhận trong chính công ước đó. Để có thể giám sát mức độ thực thi công ước, Liên Hợp Quốc quy định tất cả quốc gia phải báo định kỳ về việc thực hiện các quyền được ghi nhận trong công ước lên Ủy ban giám sát công ước tưng ứng. Chu trình tiếp nhận, xem xét báo cáo định kỳ được diễn ra như sau: - Các quốc gia chuẩn bị và nộp báo cáo; - Các Ủy ban xem xét, gửi danh sách vấn đề/câu hỏi cần làm rõ (List of issues – LOIs); - Các quốc gia trả lời danh sách vấn đề/câu hỏi cần làm rõ; - Các quốc gia cử đại diện đến Geneva báo cáo; - Các Ủy ban nghe báo cáo và ra khuyến nghị; - Thực hiện khuyến nghị. 25
  26. Bảng thống kê chu kì nộp báo cáo việc thực hiện các công ước Báo cáo đầu tiên (sau khi Công ước Chu kì nộp báo cáo tham gia công ước) ICCPR 1 năm 4 năm ICESCR 2 năm 5 năm CRC 2 năm 5 năm CEDAW 1 năm 4 năm CERD 1 năm 2 năm CAT 1 năm 4 năm CRPD 2 năm 4 năm CED 2 năm Theo yêu cầu của CED CRMW 1 năm 5 năm Chu kỳ tiếp nhận, xem xét báo cáo của các Ủy ban có sự khác nhau và được quy định cụ thể trong từng công ước. Thông thường, các quốc gia thành viên phải đệ trình báo cáo toàn diện sau một hoặc hai năm kể từ khi công ước có hiệu lực với quốc gia đó. Sau đó, căn cứ vào quy định của từng công ước, tất cả quốc gia phải thực hiện báo cáo theo chu kỳ (thường là bốn đến năm năm). Báo cáo cần chỉ ra được những biện pháp pháp lý, hành chính và tư pháp đã được áp dụng để thực hiện các quyền được ghi nhận trong công ước. Bên cạnh đó, báo cáo còn đề cập đến những thuận lợi, khó khăn mà quốc gia gặp phải trong quá trình thực thi công ước. Các Ủy ban ban hành các hướng dẫn về hình thức và nội dung của báo cáo, nhằm đảm bảo các báo cáo chứa đựng những thông tin cần thiết và được thể hiện theo một hình thức nhất định. Ngoài quốc gia thành viên, các chủ thể khác cũng tích cực tham gia vào hoạt động báo cáo lên các Ủy ban giám sát công ước. Tiêu biểu phải kể đến sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (bắt đầu từ năm 1946, đến nay đã có hơn 3000 NGOs có văn phòng ở Geneva), các xã hội dân sự, Các chủ thể này nộp báo cáo độc lập với các quốc gia, hay còn gọi là “báo cáo bóng”, 26
  27. đóng góp xây dựng danh sách vấn đề (LOIs) và trả lời LOIs. Không những thế, họ còn tham gia vào các cuộc gặp gỡ với Ủy ban nhằm cung cấp thêm thông tin; đóng góp vào bình luận chung/khuyến nghị chung; hỗ trợ các cá nhân khiếu nại và tham gia các cuộc vận động quốc tế. Chủ thể cũng có những đóng góp đáng kể nữa là các Cơ quan Nhân quyền Quốc gia (NHRI),thường tồn tại dưới các mô hình: (1) Ủy ban Nhân quyền Quốc gia, (2) Thanh tra Quốc hội (Ombudsman), (3) Cơ quan hỗn hợp, (4) Cơ quan tư vấn, (5) Viện/trung tâm nghiên cứu. Cơ quan Nhân quyền Quốc gia có thể tham vấn báo cáo quốc gia và gửi báo cáo, thông tin độc lập. Việc có sự tham gia đóng góp của các chủ thể khác giúp Ủy ban có được nhiều luồng thông tin, tiếp cận một cách khách quan hơn về tình hình nhân quyền ở mỗi nước thành viên. Đây cũng là một sức ép thúc đẩy các quốc gia thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ hơn. Từ những thông tin thu được, các Ủy ban gửi một danh sách các vấn đề/câu hỏi cần làm rõ tới từng quốc gia, các thành viên có nhiệm vụ trả lời và giải trình trong phiên họp trình bày báo cáo tại Geneva.Tại các phiên họp, thời gian sẽ được chia đều cho các chủ thể tham gia báo cáo (các quốc gia và các chủ thể khác như tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ, ); có nghĩa là, nếu có càng đông chủ thể tham gia phiên hợp thì thời gian trình bày của mỗi chủ thể lại càng ngắn, và ngược lại. Quy định này buộc các chủ thể phải trình bày một cách ngắn ngọn, xúc tích, đúng trọng tâm. Cuối cùng, Ủy ban sẽ đưa ra kết luận quan sát nhằm đánh giá những điều đã đạt, chưa đạt của từng quốc gia và đưa rakhuyến nghị. Tuy nhiên, trên thực tế, các Ủy ban luôn bị quá tải trong việc xem xét báo cáo. Mặc dù chu kỳ nộp báo cáo thường là bốn hoặc năm năm, nhưng số lượng thành viên của mỗi công ước rất lớn ( CRC 196 thành viên, CERD 179 thành viên, CRPD 177 thành viên, ) đồng nghĩa với việc có hàng trăm báo cáo từ các quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ cần được xem xét. Bên cạnh đó, không chỉ các Ủy ban gặp phải quá tải mà các 27
  28. quốc gia cũng rơi vào tình trạng không thể đáp ứng được nghĩa vụ đệ trình báo cáo đúng thời hạn do tham gia vào nhiều công ước. Các quốc gia thành viên phải mất một khoảng thời gian triển khai, xem xét, đánh giá các biện pháp nhằm bảo đảm các quyền con người được ghi nhận trong công ước, để nhìn nhận mặt thuận lợi, hạn chế trong quá trình thực thi công ước cũng như tổng hợp báo cáo và chuẩn bị cho phiên họp định kì. Theo thống kê, số lượng quốc gia nộp báo cáo đúng hạn cho Ủy ban quyền con người(HRC) năm 2010 là 20%, năm 2011: 15% ; trung bình nộp đúng hạn cho các ủy ban năm 2010- 2011 là 16%. Số lượng các báo cáo quá hạn của tất cả các quốc gia đến năm 20193 Tổng số báo cáo Báo cáo quá hạn Báo cáo quá hạn Báo cáo quá hạn quá hạn dưới 5 năm từ 5-10 năm trên 10 năm 577 285 123 169 Việt Nam đã tham gia vào bảy trong tổng số chín công ước quốc tế về quyền con người,đồng nghĩa với việc phải hoàn thành bảy báo cáo trong cùng một khoảng thời gian. Bảng thống kê việc thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo của Việt Nam4 STT Công ước Thời hạn nộp Thực nộp Kết luận của Ủy ban Lần 1: 1983 Lần 1: 1989 Lần 1: 1990 (Chậm 6 năm) 1 ICCPR Lần 2: 1991 Lần 2: 2001 Lần 2: 7/2002 (Chậm 10 năm) Lần 3: 2004 Lần 3: 12/2017 Lần 3: 2019 3 Số liệu lấy tại trang: 4 Số liệu lấy tại trang NM&Lang=EN 28
  29. (Chậm 13 năm) Lần 4:2023 Lần 1: 1990 Lần 1: 1992 Lần 1: 9/6/1993 (Chậm 2 năm) 2 ICESCR Lần 2: 2005 Lần 2: 2011 Lần 2: 2014 (Chậm 6 năm) Lần 1: 1992 Lần 1: 1992 Lần 1: 1993 Lần 2: 1997 Lần 2: 2000 Lần 2: 2002 3 CRC (Chậm 3 năm) Lần 3: 2007 Lần 3: 2009 Lần 3: 2012 Lần 1: 1983 Lần 1: 1984 Lần 1: 1986 (Chậm 1 năm) Lần 2: 1987 Lần 2: 1999 Lần 2: 2001 (Chậm 12 năm) Lần 3-4: 1991 Lần 3-4: 2000 Lần 3-4: 2001 4 CEDAW (Chậm 9 năm) Lần 5-6: 1999 Lần 5-6: 2005 Lần 5-6: 2007 (Chậm 6 năm) Lần 7-8: 2011 Lần 7-8: 2013 Lần 7-8: 2015 Lần 10: 2019 Lần 1: 1983 Lần 1: 1983 Lần 1: 1984 Lần 2-5: 1984 Lần 2-5: 1993 Lần 2-5: 1994 (Chậm 9 năm) 5 CERD Lần 6-9: 1992 Lần 6-9: 2000 Lần 6-9: 2001 (Chậm 8 năm) Lần 10-14: Lần 10-14: 2011 Lần 10-14: 2012 2007 (Chậm 4 năm) Lần 1: 2016 Lần 1: 2017 Lần 1: 2018 6 CAT (Chậm 1 năm) Lần 2: 2022 7 CRPD Lần 1: 2017 Lần 1: 2018 Lần 1: 2019 (dự kiến) 29
  30. Theo số liệu từ bản thống kê trên, cũng như tình trạng chung của các nước khác, Việt Nam thường xuyên nộp báo cáo quá thời hạn quy định. Thậm chí, thời gian quá hạn kéo dài đến 10-12 năm. Liên Hợp Quốc yêu cầu các quốc gia tham gia công ước thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo định kì, tuy nhiên lại không đưa ra chế tài xử lý các trường hợp không tuân thủ thời hạn quy định, cũng không có bất kì biện pháp cưỡng chế nào. Việc đệ trình báo cáo phụ thuộc vào sự tự giác của các quốc gia. Các số liệu trên cũng cho thấy rằng, sau khi các quốc gia đệ trình báo cáo đều phải chờ một thời gian dài sau đó mới được triệu tập trình bày. Trong khoảng thời gian đó, tình hình nhân quyền ở các nước thành viên sẽ có sự biến động, bởi vậy, trước phiên họp trình bày, quốc gia phải nộp thêm báo cáo bổ sung. Đây là một điểm hạn chế, gây thêm nhiều phức tạp cho nước thành viên và Ủy ban, mà nguyên nhân chính là do sự quá tải trong hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước. 2.1.2. Hoạt động xem xét khiếu nại của cá nhân, khiếu nại giữa các quốc gia Hoạt động xem xét khiếu nại của cá nhân Thẩm quyền thứ hai của các Ủy ban giám sát công ước là hoạt độngxem xét khiếu nại cá nhân và xem xét khiếu nại giữa các quốc gia. Tuy nhiên, không giống như thẩm quyền xem xét báo cáo được trao rộng rãi cho tất cả các Ủy ban, thẩm quyền nhận và xem xét khiếu nại được quy định rất hạn chế, không phải tất cả các Ủy ban giám sát công ước đều có thẩm quyền xem xét khiếu nại. Hiện tại, có tám Ủy ban (HRC, CERD, CAT, CEDAW, CRPD, CED, CESCR và CRC) có thể nhận và xem xét các khiếu nại cá nhân (nếu đáp ứng đủ điều kiện)5: 5 Thông tin cập nhật tại trang: omm 30
  31. - Ủy ban quyền con người (HRC) có thể xem xét các khiếu nại cá nhân chống lại các quốc gia đã tham gia Nghị định thư tùy chọn đầu tiên đối với Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; - Ủy ban về chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) có thể xem xét các khiếu nại cá nhân chống lại các quốc gia đã tham gia Nghị định thư không bắt buộc đối với Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ; - Ủy ban về quyền trẻ em (CRC) có thể xem xét các khiếu nại cá nhân chống lại các quốc gia thành viên Nghị định thư không bắt buộc thứ ba về thủ tục khiếu nại (OPIC). - Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (CESCR) có thể xem xét các khiếu nại cá nhân chống lại các quốc gia đã tham gia Nghị định thư tùy chọn Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. - Ủy ban về quyền của người khuyết tật (CRPD) có thể xem xét các khiếu nại cá nhân chống lại các quốc gia đã tham gia Nghị định thư Tùy chọn đối với Công ước; - Ủy ban chống tra tấn (CAT) có thể xem xét các khiếu nại cá nhân chống lại các quốc gia đã đưa ra tuyên bố công nhận Điều 22 của công ước; - Ủy banchống phân biệt chủng tộc (CERD) có thể xem xét các khiếu nại cá nhân chống lại các quốc gia đã đưa ra tuyên bố công nhận Điều 14 của công ước; - Ủy ban về các vụ mất tích bị cưỡng chế (CED) có thể xem xét khiếu nại cá nhân chống lại các quốc gia đã đưa ra tuyên bố công nhận Điều 31 của công ước. Đối với Ủy ban bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ (CMW), cơ chế khiếu nại cá nhân chưa có hiệu lực: - Điều 77 của công ước trao cho Ủy ban thẩm quyền tiếp nhận và xem xét khiếu nại cá nhân chống lại các quốc gia thành viên tuyên bố công nhận điều 77. Tuy nhiên, cơ chế này chỉ có hiệu lực khi có đủ 10 quốc gia thành viên tuyên bố công nhận Điều 77 trên. 31
  32. Để có thể thực hiện thẩm quyền này, phải có đầy đủ các điều kiện sau: - Quốc gia bị khiếu nại phải là thành viên của công ước; - Quốc gia đã công nhận thẩm quyền nhận và xem xét khiếu nại của Ủy ban thông qua hai cách: gia nhập Nghị định thưhoặc đưa ra tuyên bố công nhận thẩm quyền; - Đã sử dụng hết các cơ chế trong nước khác. Khiếu nại có thể được đưa ra bởi chính cá nhận bị xâm phạm quyền hoặc các bên thứ ba thay mặt cho cá nhân, với điều kiện họ đã nhận được sự đồng ý bằng văn bản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bên thứ ba có thể khiếu nại mà không có sự đồng ý như vậy, ví dụ, khi một người đang ở trong tù không được tiếp cận với thế giới bên ngoài, hoặc là nạn nhân của một vụ mất tích. Trong những trường hợp như vậy, bên đệ đơn khiếu nại cần nêu rõ lý do tại sao không được cung cấp sự đồng ý như quy định. Thủ tục tiếp nhận và xem xét khiếu nại cá nhân, khiếu nại giữa các quốc gia được tiến hành theo trình tự: - Xem xét điều kiện thụ lý; - Trao đổi với các bên liên quan; - Ra kết luận về nội dụng. Cần phải lưu ý rằng, kết quả cuối cùng của quá trình này là bản kết luận dưới dạng ý kiến (Opinion)/khuyến nghị về vụ việc chứ không phải là bản án hay quyết định giải quyết khiếu nại như thủ tục giải quyết khiếu nại của quốc gia. Bản kết luận này chỉ mang tính chất khuyến nghị, tham khảo và không có giá trị pháp lý, ràng buộc các đương sự phải tuân theo. Hằng năm, có rất nhiều khiếu nại được gửi về các Ủy ban giám sát công ước. Do số lượng khiểu nại nhiều nhưng nhân lực của các Ủy ban mỏng, cũng như việc thụ lý, điều tra, xem xét các vụ việc có tính chất quốc tế cần rất nhiều thời gian, bởi vậy, không thể tránh khỏi sự quá tải trong việc xem xét khiếu nại cá nhân. Bảng sau đây tổng hợp số liệu về việc tiếp nhận và giải 32
  33. quyết các khiếu nại cá nhân của Ủy ban quyền con người (HRC) từ năm 2010 đến 31/12/20166 Bảng số liệu về việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại cá nhân của HRC (2010-2016) Số trường hợp đang Số trường hợp mới Số trường hợp đã có Năm chờ xem xét (tính được tiếp nhận kết luận đến 31/12/2016) 2016 211 113 599 2015 196 101 532 2014 191 124 456 2013 93 72 379 2012 102 99 355 2011 106 188 352 2010 96 94 434 Có thể thấy rằng, số lượng khiếu nại được xem xét trong một năm là rất ít so với những khiếu nại chờ được giải quyết. Điều này dẫn đến việc phải mất một khoảng thời gian dài thì một khiếu nại cá nhân mới được giải quyết. Do thời gian tiếp nhận, xem xét khiếu nại thường khéo dài khá lâu (trung bình từ 2-2,5 năm), và cũng không có biện pháp cưỡng chế bắt buộc các quốc gia phải thực hiện theo kết luận của Ủy ban, hoạt động này thường không mang lại lợi ích trực tiếp, ngay tức khắc cho đương sự mà chủ yếu đem lại giá trị vận động, góp phần cải thiện về mặt cấu trúc, thể chế. Mặc dù ở hoạt động này, công lý không được sử dụng một cách tốt nhất nhưng việc xem xét xem khiếu nại giúp cho công lý được sự dụng tối đa, được tiếp cận bằng mọi phương tiện. Ở một khía cạnh nào đó, nó mang lại hi vọng về việc công lý sẽ được thực hiện và như góp thêm tiếng nói xây dựng cộng đồng. 6Số liệu lấy tại trang: 33
  34. Hoạt động xem xét khiếu nại giữa các quốc gia Một số công ước quốc tế về quyền con người có các quy định cho phép quốc gia thành viên khiếu nại với Ủy ban giám sát công ước đó về các hành vi vi phạm công ước của quốc gia thành viên khác. Thực tế, có rất ít trường hợp như vậy xảy ra. Theo ghi nhận, lần đầu tiên trong lịch sử, năm 2018, có ba đơn khiếu nại quốc gia đã được đệ trình theo Điều 11 của Công ước quốc tế chống tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc. Cũng như việc xem xét khiếu nại cá nhân, các Ủy ban chỉ có thẩm quyền xem xét khiếu nại giữa các quốc gia khi đáp ứng được các điều kiện nhất định: - Quốc gia khiếu nại và quốc gia bị khiếu nại phải là thành viên của công ước; - Quốc gia đã công nhận thẩm quyền nhận và xem xét khiếu nại của Ủy ban thông qua hai cách: gia nhập Nghị định thư hoặc đưa ra tuyên bố công nhận thẩm quyền; 2.1.3. Hoạt động xây dựng bình luận chung/kiến nghị chung Các Ủy ban giám sát công ước định kỳ đưa ra các tài liệu được gọi là bình luận chung hoặc khuyến nghị chung. Các tài liệu này cung cấp, hướng dẫn các quốc gia thành viên về việc giải thích các khía cạnh cụ thể được quy định trong mỗi công ước. Mặc dù các ủy ban có cách đặt tên tài liệu này khác nhau (Bình luận chung – General Comments hoặc Khuyến nghị chung – General Recommendations), nhưng mục đích của chúng thì giống nhau. Các bình luận chung/kiến nghị chung này chủ yếu tập trung làm rõ nội dung của các quyền được quy định trong công ước, đưa ra đưa ra bình luận/khuyến nghị cho các quốc gia về cách tuân thủ tốt nhất các nghĩa vụ của họ như đã cam kết. Có thể nói rằng, những bình luận chung/kiến nghị chung này đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp các quyền được hiểu đúng nghĩa và qua đó đánh giá được mức độ thực hiện công ước của từng quốc gia. 34
  35. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng bình luận chung/kiến nghị chung của mỗi Ủy ban là7: - Ủy ban chống phân biệt chủng tộc(CERD): 35; - Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (CESCR): 24; - Ủy banquyền con người (HRC): 36; - Ủy ban chốngphân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW): 26; - Ủy banchống tra tấn (CAT): 4; - Ủy ban về quyền trẻ em (CRC): 23; - Ủy ban bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ(CMW): 4; - Tiểu ban về chống tra tấn (SPT): 2; - Ủy ban về quyền của người khuyết tật (CRPD): 7; 2.1.4. Một số hoạt động khác Hoạt động đến thăm quốc gia Hoạt động này được Tiểu ban chống tra tấn (SPT) thực hiện, được quy định trong Nghị định thư không bắt buộc của Công ước chống tra tấn. Đến thời điểm hiện tại, Tiểu ban dã có 87 quốc gia thành viên, họp định kỳ 3 năm một lần. Để thực hiện hoạt động này, Tiểu ban thành lập một chương trình đến thăm các nơi tước quyền tự do tại các quốc gia thành viên (nhà tù, trại giam, ), nhằm ngăn chặn sự tra tấn, các hình phạt, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, đồng thời tăng cường sự bảo vệ những người bị tước quyền tự do. Tiểu ban có thể thực hiện một chuyến thăm ngắn tiếp theo, nếu họ cho là phù hợp. Các chuyến thăm sẽ được tiến hành bởi ít nhất hai thành viên của Tiểu ban, với điều kiện các thành viên đó không mang quốc tịch,không được đề cử bởi quốc gia được thăm haykhông được có bất kỳ mối liên hệ nào khác với quốc 7Thông tin cập nhật tại trang: 35
  36. gia được đến thăm. Khi tiến hành chuyến thăm, các thành viên của phái đoàn phải hành động thay mặt Tiểu ban chứ không phải với tư cách cá nhân. Tham gia vào Nghị định thư nêu trên đồng nghĩa với việc các quốc gia đồng ý thực hiện 02 cam kết: (1) Cam kết Tiểu ban có thẩm quyền đến thăm nơi tước quyền tự do (trại giam, nhà tù, ) của bất kì quốc gia nào; (2) Cam kết xây dựng cơ chế phòng chống tra tấn quốc gia. Nếu quốc gia nào từ chối việc đến thăm, từ chối hợp tác trong việc tìm cách giải quyết những khó khăn đang gặp phải, hoặc không đảm bảo rằng họ sẽ thực hiện đúng nhiệm vụ như đã cam kết, Tiểu ban có thể sử dụng tất cả các biện pháp thích hợp để giải quyết (Chấm dứt chuyến thăm, đưa ra tuyên bố công khai hay công bố kết quả sơ bộ về vấn đề này). Trước khi Tiểu ban thực hiện các biện pháp đó, quốc gia thành viên liên quan sẽ có cơ hội trình bày quan điểm về những hành vi của mình. Trình tự, thủ tục của các chuyến đến thăm quốc gia được tiến hành như sau: - Trước chuyến thăm: SPT gửi thông báo bằng văn bản cho quốc gialiên quan về việc đến thăm, tên các thành viên phái đoàn, tên các chuyên gia bên ngoài hỗ trợ phái đoàn, tên các thành viên Ban thư ký SPT. SPT cũng yêu cầu quốc gia liên quan cung cấp một số thông tin cần thiết trước chuyến thăm. - Trong chuyến thăm: Các chuyến thăm được thực hiện theo nguyên tắc hợp tác và duy trì bảo mật chặt chẽ liên quan đến công việc và những phát hiện của họ. Trong chuyến thăm, phái đoàn SPT gặp gỡ các quan chức cấp cao của Bộ chịu trách nhiệm thực thi pháp luật (cảnh sát) và với các quan chức cấp cao của Bộ chịu trách nhiệm giam giữ những người bị giam giữ trước phiên tòa, nhà tù, giam giữ quân đội, giam giữ người di trú, tâm thần hoặc các tổ chức chăm sóc xã hội, hay bất kỳ nơi nào tước quyền tự do của con người. SPT cũng gặp gỡ các 36
  37. cơ quan nhân quyền quốc gia (NHRIs) và các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ chức khác có thông tin liên quan đến nhiệm vụ của Tiểu ban. Kết thúc chuyến thăm, phái đoàn có cuộc đối thoại với các quan chức cấp cao của các bộ và cơ quan liên quan, nhằm trình bày những quan sát sơ bộ và thảo luận bí mật về chuyến thăm, bao gồm các vấn đề liên quan đến cơ chế phòng ngừa quốc gia và đối xử với những người bị tước quyền tự do ở những nơi được viếng thăm. Cuộc họp cũng là cơ hội để xác định các vấn đề và tình huống cần hành động ngay lập tức, cũng như các yếu tố pháp luật và thực tiễn cần cải thiện để củng cố các biện pháp bảo vệ cho những người bị tước quyền tự do chống lại sự đối xử tàn nhẫn. Tiểu ban sẽ đưa ra một thông cáo báo chí bằng văn bản ngắn gọn thông báo về chuyến thăm vừa diễn ra. - Sau chuyến thăm: Tiểu ban sẽ gửi một báo cáo bí mật tới quốc gia liên quan và yêu cầu quốc gia đó trả lời các khuyến nghị được đưa ra trong báo cáo cũng như thực hiện các yêu cầu cần thiết. Báo cáo đó sẽ được giữ bí mật cho đến khi có yêu cầu công bố từ quốc gia được đến thăm. Cho đến nay, SPT đã thực hiện tổng cổng 71 chuyến thăm các quốc gia thành viên, trong đó có những quốc gia được đến thăm nhiều lần, tiêu biểu như: Azerbaijan, Benin, Bolivia, Brazil, Cambodia, Honduras, Kyrgyzstan, Liberia, Maldives, Mexico, Paraguay, Hoạt động điều tra Ngoài những thẩm quyền kể trên, một số Ủy ban còn có thẩm quyền điều tra khi có những vụ việc vi phạm các quy định trong công ước liên quan (Ủy ban chống tra tấn- Điều 20, CAT; Ủy ban chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ - Điều 8, Nghị định thư không bắt buộc đối với CEDAW; Ủy ban về quyền của người khuyết tật - Điều 6 Nghị định thư không bắt buộc đối với CRPD; Ủy ban về các vụ mất tích bị cưỡng chế- Điều 33, CED; Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa - Điều 11, Nghị định thư không bắt buộc đối với ICESCR và Ủy ban về quyền trẻ em - Điều 13, Nghị định thư không 37
  38. bắt buộc đối với CRC). Tuy nhiên, để tiến hành hoạt động này, Ủy ban phải có được sự đồng ý từ phía quốc gia bị điều tra. ác quốc gia thành viên có thể từ chối quy trình điều tra, tại thời điểm ký hoặc phê chuẩn hoặc gia nhập Khi nhận được thông tin đáng tin cậy về các vi phạm nghiêm trọng, hoặc vi phạm có hệ thống của một quốc gia về các quyền được nêu trong công ước mà Ủy ban giám sát, các Ủy ban có thể tiến hành các cuộc điều tra bí mật. 2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước 2.2.1. Ưu điểm Các Ủy ban giám sát công ước được thành lập, đem lại nhiều kết quả tích cực trong việc bảo vệ quyền con người. Nhờ có cơ quan này giám sát, việc thực hiện công ước của các quốc gia được diễn ra nghiêm chỉnh, đạt kết quả cao hơn. Có thể chỉ ra một số ưu điểm sau đây: - Tính chuyên môn, chuyên sâu, tính kỹ thuật cao: Thành viên của các Ủy ban giám sát công ước đều là những chuyên gia hàng đầu, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quyền con người, chính bởi vậy, mọi công việc đều được thực hiện một cách chuyên môn hóa và được nghiên cứu chuyên sâu. Các chuyên gia hoạt động độc lập, tức là tất cả chỉ vì một mục tiêu chung là xây dựng cơ chế bảo vệ quyền con người hiệu quả, chặt chẽ, mang tính thực tế chứ không vì mục đích chính trị hay vì quyền lợi của một quốc gia cá biệt. - Cơ hội tham gia cho nhiều chủ thể (xã hội dân sự, cơ quan nhân quyền quốc gia, tổ chức phi chính phủ, học giả ) Cơ chế nàyđồng ý sự tham gia của các chủ thể khác như các xã hội dân sự, cơ quan nhân quyền quốc gia, tổ chức phi chính phủ, các học giả nghiên cứu quyền conngười, bên cạnh chủ thể chính là các quốc gia. Việc có sự tham gia của nhiều chủ thể đã giúp Ủy ban được tiếp cận nguồn thông tin đa chiều, có cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề. Ngoài ra, nó còn giúp Ủy ban 38
  39. huy động được tối đa nguồn lực để xây dựng, phát triển công cuộc bảo vệ nhân quyền. Các chủ thể khác được ghi nhận, được tham gia, có tiếng nói hơn trên trường quốc tế là động lực cổ vũ họ ngày một phát triển và góp phần tạo ra một môi trường cởi mở, đa đang dạng ý kiến. Mặt khác, điều này đã thúc đẩynhà nước phải chú trọng, tích cực hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ủy ban và đảm bảo quyền con người tại quốc gia mình. 2.2.2. Hạn chế Cơ chế dựa trên điều ước quốc tế đem lại nhiều hiệu quả trong việc bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của các Ủy ban. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, như: - Thiếu chế tài, các biện pháp cưỡng chế Một trong những vấn đề gây ra nhiều thách thức cho hệ thống Ủy ban xuất phát từ việc không có những biện pháp cưỡng chế, buộc các quốc gia phải tôn trọng thực hiện những quyết định/khuyến nghịvà tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ như đã cam kết. Không có chế tài cùng các biện pháp cưỡng chế, đồng nghĩa với việc thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc và sự tự giác của các thành viên. Hầu hết các quốc gia thành viên của chín công ước đều không tuân thủ nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp báo cáo đúng hạn. Mặc dù có cả nguyên nhân khách quan (các quốc gia cũng gặp quá tải trong việc lập báo cáo do tham gia vào nhiều công ước), cả nguyên nhân chủ quan (từ ý thức của mỗi quốc gia), nhưng điều này đã gây ra tình trạng ứ đọng công việc, làm giảm đi hiệu quả trong hoạt động giám sát, cũng như ảnh hưởng đến sự uy nghiêm của các Ủy ban. - Phạm vi hẹp, chỉ gói gọn trong những vấn đề liên quan đến Công ước Các Ủy ban giám sát Công ước chỉ có thẩm quyền đốivới những vấn đề được quy định, đề cập trong các công ước quốc tế về quyền con người, ví dụ như: chỉ có có thể xem xét báo cáo về việc tuân thủ các quy định về quyền con người trong các công ước, chỉ có thể đưa ra bình luận chung/khuyến nghị 39
  40. chung để giải thích, làm rõ các quyền được ghi nhận trong công ước, chỉ có thể xem xét các khiếu nại cá nhân/quốc gia liên quan đến việc vi phạm công ước, Ngoài ra, Ủy ban cũng chỉ được thực hiện thẩm quyền của mình khi và chỉ khi các quốc gia liên quan tuyên bố công nhận thẩm quyền của cơ quan này. Chính bởi thế, sẽ có những vụ việc nằm ngoài khả năng giám sát, giải quyết của các Ủy ban. - Phân rẽ, thiếu tính thống nhất giữa các Ủy ban Thực tế hiện nay, các Ủy ban giám sát công ước làm việc khá độc lập với nhau, ít có sự đồng nhất, liên kết trong cơ cấu tổ chức và hoạt động. Điều này được thể hiện qua tên gọi, các văn bản được ban hành, số lượng thành viên, việc tổ chức các phiên họp định kỳ, và hầu như chưa có sự tương tác qua lại nào giữa các Ủy ban, mỗi Ủy ban chỉ tập trung vào nhiệm vụ của mình. Sự khác biệt nêu trên có thể xuất phát từ đặc điểm, điều kiện, nhu cầu riêng của từng công ước. Ngoài ra, do trước đó, Liên Hợp Quốc chưa có ý định cũng như chưa nhận thức được sự cần thiết của các cơ quan này nên thời gian thành lập của các Ủy ban cũng khác nhau.Các Ủy ban nằm trong cùng một hệ thống chung nhưng mối liên kết lỏng lẻo, phân rẽ, và có sự khác biệt về kinh nghiệm hoạt động khiến cho hệ thống thiếu đi tính thống nhất - Quá tải công việc (nhận báo cáo định kỳ, khiếu nại cá nhân, công tác tư liệu, dịch thuật ) Như đã trình bày ở các phần trên, tất cả Ủy ban giám sát công ước đều đang phải đối mặt với sự quá tải công việc, gây ra sự trì trệ trong hoạt động. Báo cáo quốc gia của một giai đoạn mãi mới được xem xét, tình hình nhân quyền ở các quốc gia đã có nhiều biến động, thay đổi gây ra nhiều phức tạp, tốn kém (nộp báo cáo bổ sung) hay những khuyến nghị được đưa ra không còn sát với thực tế, không đem lại hiệu quả. Khiếu nại cá nhân/quốc gia được xem xét sau một khoảng thời gian khá dài (trung bình từ 2-3 năm) đã khiến công lý đến chậm và quyền lợi của cá nhân không được bảo vệ tối đa, trực tiếp. 40
  41. - Tốn kém chi phí và thiếu hụt ngân sách. Theo thống kê, ngân sách để duy trì hoạt động của hệ thống các Ủy ban đang bị thiếu hụt so với sự phát triển và sự gia tăng khối lượng công việc của họ. Ủy ban tổ chức các cuộc họp định kỳ tại Geneva cũng như yêu cầu các quốc gia thành viên tham gia báo cáo định kỳ đã gây sự tốn kém cho phí cho việc di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác. Ngân sách hỗ trợ của Văn phòng Cao ủy cho các Ủy ban được lấy từ hai nguồn: từ ngân sách thường xuyên của Liên Hợp Quốc (2010-2011: 29,7 triệu đô, tương ứng với 76%) và từ vốn đóng góp tự nguyện (2010-2011: 9,6 triệu đô, tương ứng với 24%). Trong đó, 12,1 triệu đô (trên tổng số 39,3 triệu đô, chiếm khoảng 31%) được sử dụng cho việc đi lại của các thành viên tham gia các phiên họp; và 17,6 triệu đô (ứng với khoảng 45%) được dành cho nhân viên hỗ trợ các công việc của Ủy ban. Ngân sách dành cho việc đi lại để tham gia các phiên họp của các thành viên công ước tăng từ 4.3 triệu đô (giai đoạn 2000- 2001) lên 12,1 triệu đô (giai đoạn 2010-2011), do sự gia tăng từ 74 chuyên gia (năm 2000) lên 172 chuyên gia (năm 2010), và số lượng các chuyên gia đã tăng thêm ở các năm sau đó8. 2.2.3. Đánh giá chung Các Ủy ban giám sát công ước là hệ thống cơ quan có chuyên môn cao, chuyên nghiệp, không bị ảnh hưởng bới chính trị, đã phát huy được vai trò của mình, góp phần thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng quyền con người. Hơn nữa, đây còn là những cơ quan tiến bộ trong việc tiếp nhận nguồn thông tin đa chiều, không chỉ từ nước thành viên mà còn từ các chủ thể khác (xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhân quyền quốc gia, ). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống vẫn còn tồn tại một số hạn chế như bị quá tải trong hoạt động, tốn kém ngân sách, thiếu tính liên kết Trước 8 Số liệu được lấy từ báo cáo Cao ủy Nhân quyền về Quyền con người “Strengthening the United Nations human rights treaty body system”, người viết Navanethem Pillay 41
  42. tình hình này, nhiều chuyên gia trên thế giới đã đưa ra ý kiến, quan điểm về việc cải cách bộ máy các Ủy ban. Với nỗ lực của các chuyên gia và sự quan tâm từ cộng đồng như hiện này, trong tương lai không xa, hệ thống này sẽ ngày càng hoàn thiện, phát triển và hoạt động hiệu quả. Đặt trong sự so sánh, có thể nói, cơ chế quốc tế và cơ chế quốc gia, cơ chế khu vực luôn có mối quan hệ tương trợ, bổ sung lẫn nhau. Các cơ chế này cùng nhau tạo ra những khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực để hoàn thiện các quy định về việc đảm bảo nhân quyền. Tại những khu vực/quốc gia mà cơ chế nhân quyền khu vực/quốc gia còn yếu hay những nước chưa có cơ quan nhân quyền quốc gia riêng, việc phát huy vai trò của các cơ chế quốc tế là rất cần thiết. Cơ chế quốc tế có thể phát triển được là nhà cơ chế quốc gia, thông qua sự đóng góp của các cơ quan nhân quyền quốc gia và các xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ, tại quốc gia đó. 2.3. Tiến trình cải cách các Ủy ban giám sát công ước Trước tình trạng nộp báo cáo quá hạn, tình trạng quá tải trong xem xét báo cáo, có một số giải pháp được các chuyên gia đưa ra như sau: - Ủy ban đánh giáviệc thực hiện công ước của các quốc gia mà không cần quốc gia phải nộp báo cáo. Ý kiến này đưa ra nhằm giảm bớt các thủ tục cho cả Ủy ban lẫn thành viên của họ. Tuy nhiên, nó tạo ra sức ép đối với quốc gia và không thể cung cấp cho Ủy ban cái nhìn toàn diện, đa chiều về các vấn đề: Nếu các quốc gia không nộp báo cáo thì Ủy ban chỉ xem xét, tiếp cận được những thông tin thu được từ các chủ thể khác như xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ, - Rút gọn thủ tục: Quốc gia chỉ trả lời danh sách các câu hỏi mà Ủy ban gửi đến (LOIs) chứ không cần trình bày những vấn đề khác. Việc rút gọn thủ tục giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực cho các quốc gia tham gia báo cáo, các quốc gia sẽ xác định được trọng tâm cần trình bày và chuẩn bị trong phạm vi đó. Thế nhưng, giải pháp này cũng không thực sự tối ưu, bởi nó chỉ xoay quanh, chú trọng vào những điểm yếu mà không quan 42
  43. tâm đến những điểm mạnh, những thành công đã đạt được của các quốc gia trong việc thực hiện công ước. Với mục đích giúp các Ủy ban ngày cành hoàn thiện, hoạt động hiệu quả hơn, rất nhiều chuyên gia đã có nhiều báo cáo, đóng góp vào tiến trình cải cách hệ thống cơ quan này, tiêu biểu có: - 1997: Báo cáo của Chuyên gia độc lập Philip Alston về việc củng cố hiệu quả của hệ thồng Ủy ban; - 2002: Báo cáo của Tổng thư ký; - 2005: Kế hoạch hành động của Cao ủy Nhân quyền Louis Arbour sẽ đề xuất điều chỉnh; đề xuất 1 hệ thống ủy ban thường trực thống nhất (unified); - 2009-2012: Cao ủy Nhân Quyền Navanethem Pillay tổ chức tham vấn rộng rãi; báo cáo “Củng cố hệ thống cơ quan quyền con người dựa trên công ước” (Strengthening the United Nations human rights treaty body system), 2012. Ở công trình nghiên cứu này, người viết chỉ đi sâu vào những đề nghị cải cách của Navenethem Pillay, bởi bản báo cáo của bà là bản báo cáo sát với tình hình hoạt động của hệ thống Ủy ban hiện nay nhất. Những kiến nghị của các chuyên gia trước đó một số đã được thực hiện, hoặc một số không còn phù hợp vào thời điểm hiện tại. Theo bản báo cáo của chuyên gia Navenethem Pillay, Cao ủy Nhân quyền có những đề nghị/kiến nghị như sau: Thứ nhất, thực hiện “Lịch báo cáo toàn diện”.Để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí, chuyên gia có đề xuất: - Báo cáo toàn diện sẽ được thực hiện theo chu kỳ 5 năm, mỗi năm không quá 2 báo cáo. - Mỗi năm, Ủy ban của mỗi công ước sẽ xem xét 20% số lượng báo cáo. Do đó, trong năm năm, Ủy ban sẽ xem xét được hết tất cả báo cáo quốc gia. 43
  44. - Mỗi báo cáo sẽ được xem xét trong thời hạn 1 năm kể từ khi nộp. Trong sáu tháng đầu, những chủ thể khác có thể đóng góp thông tin bổ sung và sáu tháng sau đó là thời gian để Ủy ban và ban thư ký của cơ quan này chuẩn bị cho cuộc đối thoại trực tiếp trình bày báo cáo. Lợi ích của việc thực hiện lịch báo cáo toàn diện nêu trên là trong một năm, quốc gia thành viên không phải nộp quá hai báo cáo và không tham gia quá hai cuộc đối thoại trình bày báo cáo. Điều đó sẽ tạo ra sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo của các thành viên. Tính thường xuyên và có hệ thống của lịch trình này cũng tạo điều kiện cho các quốc gia phân bố nguồn lực trong việc thực hiện báo cáo hiệu quả hơn, các Ủy ban cũng tránh được tình trạng bị tồn đọng báo báo. Ngoài ra, lịch trình còn giúp giảm sự lãng phí bằng cách đảm bảo rằng mọi báo cáo gửi cho các Ủy ban đều được xem xét nhanh chóng, tất cả các tài liệu dịch được sử dụng đúng mục đích, hạn chế việc phải cập nhật thông tin do báo cáo bị ngâm quá lâu. Thứ hai, thay đổi thủ tục báo cáo đơn giản và thống nhất hơn. Theo truyền thống, thủ thục nộp và xem xét báo cáo quốc gia gồm bốn bước: (1) Quốc gia thành viên nộp báo cáo; (2) Ủy ban lập “Danh sách vấn đề” (LOIs) tương ứng và gửi lại các quốc gia; (3) Quốc gia thành viên trả lời các vấn đề được hỏi trong LOIs; (4) Tham gia đối thoại trình bày báo cáo và trả lời LOIs. Nhận thấy quy trình truyền thống gây ra nhiều hạn chế về mặt thủ tục, thời gian và chi phí, trong bản báo cáo của mình, Navenathem Pillay đề xuất thực hiện theo thủ tục ngắn gọn hơn, chỉ với ba bước: (1) Ủy ban gửi bảng câu hỏi SRP (Simplified Reporting Procedure), thường được dựa trên bản khuyến nghị trước đó tới quốc gia thành viên; (2) Quốc gia thành viên nộp báo cáo định kỳ dựa trên bảng câu hỏi SRP; (3) Đối thoại báo cáo của các quốc gia trả lời các câu hỏi trong bảng SRP. Bên cạnh đó, bà còn đề xuất nên tăng cường và sử dụng hiệu quả “Tài liệu cốt lõi chung” (CCD) và hướng dẫn báo cáo cụ thể; thực hiện nghiêm chỉnh quy định về giới hạn độ dài báo cáo; Sắp xếp các cuộc đối thoại mang tính xây dựng cho các Ủy ban và quốc gia thành viên của 44
  45. họ; Giảm bớt hoạt động dịch hồ sơ tóm tắt; Tập trung vào kết luận quan sát; Tăng cường sự tham gia của các chủ thể khác với Liên Hợp Quốc; Những đề xuất này giúp tiết kiệm ngân sách, thời gian và nhân lực cho cả Ủy ban và quốc gia thành viên. Bảng câu hỏi SRP đưa ra định hướng cho các quốc gia báo cáo đúng trọng tâm, trả lời thẳng vào những vấn đề được yêu cầu báo cáo. Nó còn cung cấp cho các chủ thể một bức tranh toàn cảnh về việc thực hiện công ước và tạo ra một khung hoạt động thống nhất, tăng thêm sự liên kết giữa các cơ quan. Thứ ba, tăng cường hoạt động xem xét khiếu nại cá nhân, hoạt động điều tra và các cuộc đến thăm quốc gia. Bà Navenethem Pillay ủng hộ đề xuất của CEDAW về việc thành lập một nhóm làm việc chung (Working Group on Communications) nhằm xem xét khiếu nại cá nhân, bao gồm các chuyên gia của các Ủy ban giám sát công ước. Theo bà, thành lập nhóm làm việc chung xem xét khiếu nại cá nhân mang lại những lợi ích sau: - Phát triển các tiêu chuẩn bảo vệ thống nhất; đảm bảo tính nhất quán về mặt khoa học/luật học giữa các Ủy ban; - Củng cố tính hợp lý và phụ thuộc lẫn nhau của các quyền con người; - Đưa ra kết quả rõ ràng hơn nhờ sự chuyên môn hóa, tạo điều kiện để quốc gia thành viên tuấn thủ các quyết định của Ủy ban; - Tăng cường sự thống nhất về phương pháp làm việc giữa các Ủy ban. Ngoài ra, còn một số kiến nghị khác như: Thiết lập cơ sở dữ liệu pháp lý về các trường hợp cụ thể; Đánh giá các trường hợp tuân thủ tốt các quy tắc về thủ tục, phương pháp làm việc theo hướng dẫn chung; Thực hiện tốt việc hòa giải; Nâng cao hoạt động của tiểu ban phòng chống tra tấn Thứ tư, củng cố sự độc lập và chuyên môn của các chuyên gia là thành viên các Ủy ban. Để thực hiện được mục tiêu nay, bà đưa ra hoạt động cụ thể: Hướng dẫn các thành viên của Ủy ban thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, khách quan, vô tư; Quy định về chính sách và quy trình quốc gia liên quan đến việc đề cử, bầu các chuyên gia cho Ủy ban; Xây dựng cẩm nangvề những 45
  46. điều cần biết cho các chuyên gia là thành viên công ước và thiết kế trang web về bầu cử; Tạo ra không gian mở cho tất cả các quốc gia đề cử ứng cử viên tiềm năng cho Ủy ban. Các chuyên gia thành viên Công ước là những người trực tiếp điều hành hoạt động của Ủy ban. Các Ủy ban có thực hiện tốt nhiệm vụ của mình hay không là phụ thuộc vào các chuyên gia đó. Bởi vậy, muốn Ủy ban hoạt động tốt trước hết phải đảm bảo được đội ngũ chuyên gia tận tâm, có năng lực, có tầm nhìn và chuyên môn cao. Đề xuất của Navanethem Pillay đã đánh vào những hạn chế còn tồn tại trong cơ cấu, hoạt động của hệ thống Ủy ban. Tuy nhiên, những đề xuất đó cần một khoảng thời gian để thực hiện và phải nhờ đến sự hợp tác của nhiều cơ quan, chủ thể. Nếu áp dụng thành công, nó sẽ mở ra một sự thay đổi, phát triển đáng kể đối với hệ thống này. 46
  47. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Cũng giống như cơ chế dựa trên Hiến chương, cơ chế dựa trên công ước được đánh giá là một cơ chế “mở”, linh hoạt. Tính “mở” được ghi nhận qua hai biểu hiện chính: (1) tạo cơ hội tham gia cho các chủ thể khác (xã hội dân sự, tổ chức phi chính phú, cơ quan nhân quyền quốc gia, học giả nghiên cứu nhân quyền, ) bên cạnh sự tham gia của các quốc gia và cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc; (2) Ghi nhận các văn kiện nhân quyền của các tổ chức bên ngoài như những văn kiện do chính Liên Hợp Quốc ban hành. Nếu phân chia các chủ thể tham gia vào cơ chế này dựa trên cơ sở hình thành, ta có thể chia làm hai nhóm, một là các cơ quan được thành lập bởi Liên Hợp Quốc, hai là nhóm các chủ thể không được thành lập dựa trên các Nghị quyết của Liên Hợp Quốc mà tham gia hoạt động dựa trên các quy định về cơ chế phối hợp và tư vấn. Cơ hội tham gia báo cáo, đóng góp ý kiến và xây dựng bình luận/khuyến nghị được mở rộng. Bên cạnh đó, cơ chế này được thực hiện với tính kỹ thuật cao, dựa trên chuyên môn sâu rộng với các hoạt động thực chất, có tác động trực tiếp vào công cuộc đảm bảo nhân quyền tại các quốc gia. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất mà hệ thống cơ quan dựa trên công ước gặp phải là tình trạng bị quá tải trong công việc, chưa giải quyết được vấn đề nộp và xem xét báo cáo muộn, tốn kém ngân sách, Dù còn nhiều điểm hạn chế như đã phân tích nhưng cơ chế này vẫn phát huy được ưu điểm của nó, cùng phối hợp với cơ chế dựa trên Hiến chương thực hiện mục tiêu thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng quyền con người. Việc cần làm hiện nay là phải phát huy những điểm tích cực, đồng thời tìm và thực hiện những phương hướng cải cách phù hợp, khắc phục hạn chế trong hoạt động của hệ thống các Ủy ban giám sát công ước này. 47
  48. Chương 3 KẾT LUẬN Hiện nay, vấn đề nhân quyền là vấn đề được các quốc gia trên thế giới chú trọng, với mong muốn bảo vệ và ngày càng thúc đẩy quyền con người. Trong xu thế chung, các quốc gia đang tiến tới hội nhập, hợp tác, phát triển quốc tế. Chính vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu về các cơ chế bảo vệ quyền con người nói chung, cơ chế bảo vệ quyền con người dựa trên các công ước quốc tế cốt lõi nói riêng là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Đa phần các quốc gia đều có xu hướng tham gia tích cực vào các công ước quốc tế về quyền con người, bởi việc này không chỉ giúp các quốc giacó được những đánh giá tích cực, chứng minh năng lực, giá trị của mình mà họ còn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ quốc tế, cũng như duy trì được nền hòa bình, ổn định. Tham gia và các công ước quốc tế đồng nghĩa với việc các quốc gia thành viên phải chịu sự giám sát của các Ủy ban giám sát công ước tương ứng. Sự giám sát được thực hiện thông qua việc xem xét báo cáo mà các quốc gia đệ trình định kỳ, qua hoạt động xem xét khiếu nại cá nhân và các chuyến đến thăm quốc gia. Ngoài ra, để đảm bảo các quốc gia thực hiện đúng tinh thần của công ước, mỗi Ủy ban tương ứng còn có thẩm quyền ban hành bình luận chung/khuyến nghị chung để giải thích những quy định trong công ước đó.Chính những Ủy ban giám công ước đã có nhiều đóng góp lớn trong việc thúc đẩy phong trào nhân quyền trên thế giới. Việc xây dựng một môi trường “mở” đã tạo điều kiện cho các chủ thể khác như xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhân quyền quốc gia, các học giả có cơ hội tham gia đóng góp ý kiến. Đây chính là hành động thiết thực để cổ vũ các chủ thể đó hoạt động tích cực hơn, sôi nổi hơn. Cũng vì cơ chế “mở” như vậy đã tạo hiệu ứng kép, khiến các quốc gia phải nghiêm túc hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, bởi nếu không, những nỗ lực của họ không được đánh giá đúng và các Ủy ban chỉ dựa trên thông tin có được từ các các chủ thể khác. Ủy ban còn tạo cơ hội để công dân các nước tham gia vào việc giám sát Nhà nước, 48
  49. lên tiếng vì quyền lợi của mình qua hoạt động tiếp nhận và xem xét báo cáo. Mặc dù không có những chế tài, biện pháp cưỡng chế thi hành cụ thể nhưng hệ thống các cơ quan đã tạo ra sức ép khiến các quốc gia phải tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ việc bảo vệ quyền con người như đã cam kết. Nhìn chung, các cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên Hợp Quốc đã và đang vận dụng được ưu thế của mình, mang lại hiệu quả tích cực trong việc đảm bảo nhân quyền trên thế giới. Các cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc góp phần hoàn thiện chuẩn mực, khuôn khổ pháp luật và đóng góp đáng kể trong việc phổ biến quy phạm nhân quyền quốc tế. Không những thế, Liên Hợp Quốc còn tạo ra các diễn đàn đối thoại trực tiếp để trao đổi, đánh giá tình hình nhân quyền của các quốc gia, từ đó mà năng lực của các nhà nước cũng được tăng cường. Tuy nhiên, so với cơ chế nhân quyền khu vực hay cơ chế quốc gia, các cơ chế của Liên Hợp Quốc vẫn có một số mặt hạn chế. Ví dụ như khó được đồng thuận hơn khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện quyết định, bởi mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hóa, truyền thống lịch sử. Ngoài ra, các cơ chế khu vực, do phạm vi hẹp hơn về địa lý, thường dễ tiếp cận hơn với công chúng so với cơ chế toàn cầu của Liên hợp quốc. Đối với Việt Nam, chúng ta luôn đề cao việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Thực tiễn cho thấy nước ta đã có những chính sách giúp nâng caohiệu quả, cũng như đã tạo ra rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực này cả trong nước lẫn trên trường quốc tế.Nướcta tham gia bảy trên tổng số chín công ước quốc tế cốt lõi về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, đã phần nào thể hiện mong muốn hội nhập, phát triển cũng như sự quan tâm đến quyền con người. Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, Việt Nam vẫn chưa thực sự thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, biểu hiện là số lượng lớn báo cáo quá hạn trong thời gian dài. Ngoài ra, việc xem xét nên hay không nên chấp nhận thẩm quyền xem xét khiếu nại của các Ủy ban cũng là một vấn đề chúng ta cần quan tâm. Việc chấp nhận thẩm quyền này có thể gây ra bất lợi 49
  50. cho Nhà nước. Nếu chấp nhận, Nhà nước phải cẩn thận hơn trong các quyết định liên quan đến nhân quyền của mình và nếu có khiếu nại, sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm như hiện nay. Nhưng xét về một khía cạnh khác, chúng ta chỉ phát triển được khi biết chấp nhận và đối đầu với thách thức. Hoạt động nhân quyền không chỉ được thực hiện bởiNhà nước, pháp luật mà còn phải có sự tham gia, giám sát của người dân. Người dân là đối tượng trực tiếp của quyền con người, họ cần được lên tiếng, được bảo vệ nếu quyền lợi của họ bị xâm phạm. Dám nhìn nhận và khắc phục những điểm chưa tốt thì mới tiến bộ và tôn trọng quyền con người một cách thực sự, toàn diện. Để làm được như thế, chúng ta cần thay đổi quan điểm về vấn đề quyền con người, không nên xem nó là vấn đề nhạy cảm, mà hãy nhìn nó với tư cách bình đẳng với các vấn đề xã hội khác. 50
  51. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. GS.TS.NguyễnĐăng Dung, Phạm Hồng Thái, PGS.TS.VũCông Giao, TS.Lã Khánh Tùng(2011), Luật nhân quyền quốc tế - Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Lao Động-Xã hội 2.GS.TS.Nguyễn Đăng Dung, GS.TS.Phạm Hồng Thái, PGS.TS.Vũ Công Giao, PGS.TS.Trịnh Quốc Toản, TS.Lã Khánh Tùng (2010), Quyền con người – Tập tài liệu chuyên đề của Liên Hợp Quốc, Nhà xuất bản Công an Nhân dân. 3. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên) (2011), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. PGS.TS.VũCông Giao (2012), Giới thiệu Công ước quốcbtế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR 1966), ĐHQG, Hà Nội 5. TS.Lã Khánh Tùng, PGS.TS.VũCông Giao, Tường Duy Kiên (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR 1966), ĐHQG, Hà Nội 6. Nhà xuất bản Công an Nhân dân (2010), Quyền con người: Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước Liên Hợp Quốc. 7. Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi đáp về quyền con người, Nhà xuất Công an Nhân dân. Tiếng Anh 1. M.Cherif Bassiouni, William A.Schabes (2011), New Challenges for the UN Human Rights Machinery, Intersentia. 2. Navanethem Pillay (2012), Strengthening the United Nations human rights treaty body system, A report by the United Nations High Commissioner for Human Rights. 51
  52. 3. Committee on the Elimination of Racial Discrimination (CERD)( ges/CERDIndex.aspx) 4. Committee on Economic, Social and Cultural Rights (CESCR), ( 5. Human Rights Committee (CCPR),( CCPRIndex.aspx) 6. Committee against Torture (CAT), ( 7. Committee on the Rights of the Child (CRC) ( 8. Committee on Migrant Workers (CMW) ( 9. Subcommittee on Prevention of Torture (SPT) ( x) 10. Committee on the Rights of Persons with Disabilities (CRPD) ( 11. Committee on Enforced Disappearances (CED)( es/CEDIndex.aspx) 52