Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ap_dung_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_tri.pdf
Nội dung text: Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ ÁNH Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRANG TRẠI NGÔ THỊ HỒNG GẤM, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành/Ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ ÁNH Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRANG TRẠI NGÔ THỊ HỒNG GẤM, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/Ngành: Thú y Lớp: TY-K47N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Cù Thị Thúy Nga Thái Nguyên - năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã có được những kiến thức cơ bản về ngành học của mình. Kết hợp với 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm đã giúp em ngày càng hiểu rõ và nắm chắc kiến thức chuyên môn, cũng như đức tính cần có của cán bộ nông nghiệp. Từ đó, đã giúp em có được sự tự tin vững bước trong cuộc sống cũng như trong công tác sau này. Để có sự thành công này, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y, những người đã tận tụy dạy dỗ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong thời gian thực tập. Tập thể lớp Thú y K47 N01 trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã luôn sát cánh bên em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Các bác, các cô chú và các anh chị công nhân trong trại chăn nuôi lợn Ngô Thị Hồng Gấm đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong thời gian thực tập để giúp em hoàn thành tốt khóa thực tập. Đặt biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, chỉ bảo và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Cù Thị Thúy Nga. Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện vật chất cũng như tinh thần, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Ánh
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Khẩu phần ăn của lợn mẹ trước và sau khi đẻ 30 Bảng 3.2. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh tại trại 31 Bảng 3.3. Lịch vệ sinh tiêu độc, sát trùng toàn trại 32 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại 31 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện một số thủ thuật trên đàn lợn con 39 Bảng 4.3. Số lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại trang trại 40 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại 40 Bảng 4.5. Kết quả tiêm thuốc phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại 43 Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại 45 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con từ từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi trang trại 45
- iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BCN: Ban chủ nhiệm CN: Chủ nhật CP: Cổ phần Cs: Cộng sự Nxb: Nhà xuất bản Pr: Protein SS: Sơ sinh STT: Số thứ tự TT: Thể trọng
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục đích 2 1.2.2. Yêu cầu 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Điều kiện cơ sơ nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại 4 2.1.3. Cơ sở vật chất 4 2.1.4. Tình hình sản xuất của trang trại 6 2.1.4.1. Công tác chăn nuôi 6 2.1.4.2 Công tác thú y 8 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại 9 2.1.5.1. Thuận lợi 9 2.1.5.2. Khó khăn 9 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong, ngoài nước 9 2.2.1. Tổng quan tài liệu 9 2.2.1.1. Một số hiểu biết về lợn con. 9 2.2.1.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ 10 2.2.1.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ 14 2.2.1.4. Cai sữa cho lợn con 19
- v 2.2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con 23 2.2.1.6. Một số biện pháp phòng bệnh cho lợn con theo mẹ 25 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 26 2.4.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 29 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 29 3.1. Đối tượng 29 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 29 3.3. Nội dung thực hiện 29 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 29 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 29 3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) 29 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm. 29 3.4.2.2. Phương pháp thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại 31 3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh sinh sản cho đàn lợn con nuôi tại trại 34 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 34 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại 35 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại 36 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại 40 4.4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại. 41 4.4.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh 41
- vi 4.4.2. Kết quả tiêm thuốc phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại 43 4.5. Kết quả về chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con từ từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại. 44 4.5.1. Công tác chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 44 4.5.1.1. Hội chứng tiêu chảy 44 4.5.1.2. Viêm khớp 44 4.5.2. Kết quả về chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại 45 4.5.3. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại 46 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Đề nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong nền nông nghiệp phát triển hiện nay của nước ta thì ngành chăn nuôi là một trong những ngành được chú trọng và phát triển mạnh nhất, trong đó đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn vẫn đang có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các nước trên thế giới nói chung cũng như ở nước ta nói riêng, vì đó là một nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm như da mỡ cho ngành công nghiệp chế biến, ngoài ra ngành chăn nuôi lợn còn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên để thịt lợn trở thành thực phẩm tốt nhất, có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là quá trình chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn từ lúc sơ sinh đến khi được xuất bán, đàn lợn phải luôn được khỏe mạnh, có sức đề kháng cao, các thành phần dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học cao. Căn cứ vào tình hình thực tế trên, được sự đồng ý và tạo điều kiện giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa, cô giáo hướng dẫn và cơ sở thực tập, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
- 2 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn con nuôi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Xác định tình hình nhiễm, cách phòng và trị bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trang trại. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Áp dụng biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Chăm chỉ, chịu khó học hỏi để nâng cao kiến thức cũng như tay nghề của bản thân.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sơ nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Trang trại chăn nuôi lợn Ngô Thị Hồng Gấm thuộc thôn Hà Nội, xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Huyện Hiệp Hòa là huyện cửa ngõ kết nối giữa TP. Hà Nội và tỉnh Bắc Giang. Trang trại được đặt ở thôn Hà Nội, xã Đại Thành có địa hình tương đối bằng phẳng, đường xá, phương tiện giao thông thuận tiện cho việc di chuyển. - Phía Bắc giáp với huyện Tân Yên (Bắc Giang) - Phía Đông giáp với huyện Việt Yên (Bắc Giang) - Phía Nam giáp với huyện Yên Phong (Bắc Ninh) - Phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Phía Tây Bắc giáp với thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các xã, huyện, thành phố bên cạnh và với thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. - Điều kiện khí hậu Khí hậu là yếu tố quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân cũng như trong chăn nuôi, nó quyết định đến sự phát triển của ngành nông nghiệp trong đó có trồng trọt và chăn nuôi, mà hiện nay chăn nuôi đang có xu hướng tăng mạnh. Xã Đại Thành cũng như huyện Hiệp Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- 4 Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã khá là thuận lợi cho nông nghiệp phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên có những tháng bất lợi như mùa hè nhiệt độ, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Sự biến cố phức tạp của thời tiết gây nhiều khó khăn trong công tác chăn nuôi, đặc biệt nhiệt độ cao về mùa hè, lạnh giá về mùa đông ảnh huởng lớn tới khả năng sinh trưởng và mức chịu đựng của vật nuôi. Chính vì vậy việc phòng và trị bệnh cho đàn gia súc khá là quan trọng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại - 01 quản lý trại - 01 kĩ thuật trại - 01 tổ trưởng chuồng đẻ - 01 tổ trưởng chuồng lợn mang thai - 13 công nhân làm ngày và 02 công nhân trực đêm. Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái mang thai. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại. 2.1.3. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất ở trại tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Về thiết kế xây dựng: Tổng diện tích của trang trại là 3 ha. Trước cổng có hệ thống phun sát trùng cho phương tiện ra vào trại. Tiếp đến là phòng hành chính để tiếp khách, phòng họp, rồi đến khu nhà tập thể và nhà ăn cho công nhân của trại. Khu vực sản xuất theo thứ tự: khu vực xuất lợn con và chuồng cai sữa, sau đó lần lượt là các chuồng nái đẻ (1 - 2 - 3). Phòng pha chế và bảo quản
- 5 tinh được trang bị kính hiển vi, tủ lạnh, nhiệt kế. Tiếp theo là chuồng lợn mang thai và chuồng cách ly. Trại có 1 nhà kho để dự trữ cám ở đầu khu vực sản xuất. Ở khu vực cuối trại có hệ thống biogas để xử lí phân và nước tiểu. Điện, nước: Có hệ thống lưới điện được kéo khắp khu vực trại, có hai máy phát điện được dùng khi mất điện. Nước được cung cấp bởi hệ thống giếng khoan, nước được bơm từ giếng lên bể chứa và được xử lí với Clo. Chuồng mang thai: Chuồng mang thai chia làm 8 dãy, có sức chứa tối đa là 600 con. Ở đầu mỗi chuồng có hệ thống dàn mát và 8 quạt hút gió phía cuối chuồng. Sàn toàn bộ là bê tông, cao hơn hơn so với nền chuồng thuận tiện cho công việc vệ sinh, khử trùng. Ở đầu dãy 1 có 3 ô rộng là nơi để kiểm tra lên giống và ép giống, cuối dãy 1 cũng có 3 ô rộng tương tự dùng để ép giống. Đầu dãy 2 là 14 ô lợn đực. Còn lại là các ô lợn nái. Các ô trong chuồng đều có vòi uống tự động cao 50 - 55 cm. Chuồng có hệ thống ống dẫn nước dọc hai bên dãy chuồng để thuận tiện phục vụ cho công việc vệ sinh, rửa máng, xịt gầm. Chuồng nái nuôi con: Chuồng nái nuôi con, mỗi chuồng chia làm 4 dãy, có sức chứa tối đa là 56 con/chuồng. Ở đầu mỗi chuồng đều có hệ thống dàn mát và 6 quạt hút gió phía cuối chuồng. Sàn cho lợn mẹ là sàn bê tông còn lại bên cạnh toàn bộ sàn cho lợn con là sàn nhựa, sàn cao hơn so với nền chuồng. Mỗi ô đều có vòi uống tự động cho cả lợn con và lợn mẹ, có hệ thống máng tập ăn cho lợn con được lắp vào lúc 3 - 5 ngày tuổi. Có hệ thống ống dẫn nước dọc hành lang hai bên để phục vụ cho công việc vệ sinh, xịt rửa chuồng.
- 6 Chuồng cai sữa: Chuồng cai sữa gồm 3 ô, có sức chứa tối đa là 200 con. Ở đầu chuồng có hệ thống dàn mát và 3 quạt hút gió phía cuối chuồng. Toàn bộ sàn cho lợn cai sữa là sàn bê tông, có hệ hống máng ăn tự đông và vòi uống tự động, có 2 ống dẫn nước dọc hành lang hai bên để phục vụ cho công việc vệ sinh cũng như xịt rửa chuồng. Chuồng cách ly: Gồm có 4 ô có sức chứa tối đa là 35 con. Ở đầu chuồng có hệ thống dàn mát và 3 quạt hút gió phía cuối chuồng. Có hệ thống máng ăn và vòi uống tự động, có hệ thống thoát nước tại bể tắm thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng. 2.1.4. Tình hình sản xuất của trang trại 2.1.4.1. Công tác chăn nuôi * Công tác chăm sóc nuôi dưỡng Đàn lợn nái tại trại được chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng quy định và được chia ra làm 3 giai đoạn. + Giai đoạn nái hậu bị + Giai đoạn nái mang thai + Giai đoạn nái nuôi con Giai đoạn nái hậu bị Lợn ở giai đoạn này được chọn lọc kỹ lưỡng và tỉ mỉ từ các con giống của trại. Chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ, nền chuồng bằng phẳng không bị đọng nước, có đủ nước cung cấp cho đàn lợn uống tự do bằng núm ty van thẳng. Mức cho ăn: 3,5 kg/con/ngày, loại cám 567, kết hợp thường xuyên kiểm tra ngoại hình để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- 7 Giai đoạn mang thai Để khối lượng sơ sinh của lợn con cao, lợn sơ sinh khỏe mạnh thì chăm sóc lợn mẹ ở giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng. Nái mang thai chia làm 2 giai đoạn: - Nái mang thai kỳ 1 (từ 1 - 90 ngày) Đây là giai đoạn trứng được thụ tinh, phôi làm tổ ở tử cung, bào thai phát triển chậm. Chuồng trại nuôi lợn nái mang thai kỳ 1 phải đảm bảo luôn thoáng mát, nhốt riêng mỗi con 1 ô chuồng. Thức ăn cho lợn là cám 566, mỗi con cho ăn 2 – 2,5 kg/con/ngày. - Nái chửa kỳ 2 (từ 91 ngày đến khi đẻ): Đây là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mang thai. Bào thai phát triển nhanh, khối lượng sơ sinh của lợn con đạt được chủ yếu là nhờ sự phát triển trong giai đoạn này. Thức ăn của lợn là cám 567, lượng thức ăn cho ăn: 3,5 kg/con/ngày. Giai đoạn nuôi con Sau khi đẻ nhiệm vụ quan trọng nhất của lợn nái là tiết sữa nuôi con. Vì vậy lợn nái cần được cung cấp thức ăn đảm bảo đầy đủ các dinh dưỡng. Trước khi đẻ nước uống cho lợn nái luôn được cung cấp đảm bảo là nước sạch, mát và đủ. Khẩu phần thức ăn cho lợn nái sau khi đẻ được tăng dần theo từng ngày tối đa là 5kg/con/ngày. Chăm sóc lợn con Lợn con sau khi sinh ra, ngoài các công việc như lau khô, bấm nanh, cắt đuôi, bấm số tai, cho bú sữa đầu, cần luôn luôn giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với lợn con. Sau khi đẻ 1 ngày thì tiêm sắt và amox, sau 3 ngày đẻ thì nhỏ thuốc phòng tiêu chảy và hô hấp, 4 - 5 ngày tuổi thì bắt đầu cho lợn tập ăn bằng cám dùng tập ăn cho lợn con.
- 8 * Công tác giống Trong thời gian thực tập tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm em đã được hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận từ công tác chọn lợn hậu bị, khai thác tinh, kiểm tra chất lượng tinh dịch đến cách phối giống lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. 2.1.4.2. Công tác thú y Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn được thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty cổ phân chăn nuôi C.P Việt Nam. - Công tác vệ sinh: Toàn bộ hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hằng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, thu gom cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn sạch sẽ và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động. - Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện ra, vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Với “phương châm phòng bệnh là chính” nên tất cả lợn ở đây đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bênh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100%. - Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật của trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách li, điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh
- 9 nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại lớn về số lượng đàn lợn. 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại 2.1.5.1. Thuận lợi Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại. 2.1.5.2. Khó khăn Trại được xây dựng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Năm 2014, khi trại vừa được thành lập bắt đầu vào hoạt động ổn định thì dịch bệnh tai xanh bùng phát làm trại thiệt hại lớn về kinh tế và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của trại. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trại. Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong, ngoài nước 2.2.1. Tổng quan tài liệu 2.2.1.1. Một số hiểu biết về lợn con. * Các thời kỳ quan trọng của lợn con Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: là thời kỳ khó khăn đầu tiên của lợn con do sự thay đổi hoàn toàn về môi trường sống, lợn con chuyển từ điều kiện đang sống ổn định trong cơ thể lợn mẹ, chuyển sang điều kiện trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do vậy, nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt lợn con sẽ dễ bị mắc bệnh, còi cọc, tỷ lệ nuôi sống sẽ rất thấp.
- 10 Mặt khác lúc này lợn con mới đẻ còn yếu ớt, chưa nhanh nhẹn. Lợn mẹ vừa đẻ xong, cơ thể còn mệt mỏi, đi đứng còn nặng nề, thường nằm nhiều hơn là đứng, vì sức khỏe chưa hồi phục, nên dễ đè chết lợn con. Cần nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo cho lợn con ở giai đoạn này. Thời kỳ 3 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng thứ 2 của lợn con, do quy luật tiết sữa của lợn mẹ gây nên. Sản lượng sữa của lợn nái tăng dần từ lúc sau đẻ và đạt cao nhất ở giai đoạn 3 tuần tuổi, sau đó sản lượng sữa của lợn mẹ giảm nhanh, trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh trưởng và phát triển khá nhanh, đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Để giải quyết mâu thuẫn này, cần cho lợn tập ăn sớm vào 5 - 7 ngày tuổi. Thời kỳ ngay sau khi cai sữa: là thời kỳ khủng hoảng thứ 3 do môi trường sống thay đổi hoàn toàn, do yếu tố cai sữa gây nên. Mặt khác, thức ăn cũng thay đổi, chuyển từ thức ăn chủ yếu là sữa mẹ sang thức ăn hoàn toàn do con người cung cấp. Trong giai đoạn này, cần nuôi dưỡng và chăm sóc cho lợn con một cách cẩn thận và chu đáo,nếu không lợn con sẽ rất dễ bị còi cọc, mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa. Trong chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản thì lợn con bắt đầu cai sữa lúc 21 ngày, kết thúc lúc 23 ngày thì thời kỳ khủng hoảng 2 và 3 trùng nhau, hay nói cách khác ta đã làm giảm được 1 thời kỳ khủng hoảng của lợn con. 2.2.1.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ Chăm sóc là khâu quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng lợn con ở thời kỳ bú sữa mẹ, vì đây là thời kỳ lợn con chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi sẽ rất dễ gây ra tỉ lệ hao hụt lớn ở lợn con. Chuồng nuôi: chuồng nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi lợn mẹ đẻ. Nền chuồng phải luôn sạch sẽ và khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, nhiệt độ và độ ẩm luôn được đảm bảo thích hợp cho lợn con, vào ban đêm
- 11 cần phải có đèn sưởi để đảm bảo lợn con không bị lạnh. Ngoài ra chuồng nuôi phải có máng tập ăn và máng uống cho lợn con riêng. Khu vực cho lợn con mới sinh cần có tấm thảm lót và được giữ ấm ở 32 - 35oC trong mấy ngày đầu, sau đó giữ 21 - 28oC cho đến lúc cai sữa 3 - 6 tuần tuổi. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió làm thành một hệ thống nguyên nhân tác động gây stress đối với gia súc. Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [13], nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của lợn. Nhu cầu nhiệt độ của lợn tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, lợn sữa giai đoạn 1 - 7 ngày tuổi cần nhiệt độ 30 - 31oC, lợn trên 20 ngày tuổi cần nhiệt độ 20 - 24oC. Trong mùa đông ở các tỉnh phía Bắc nhiều ngày giá lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 10oC ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của lợn con. Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) [17], khi gia súc bị lạnh ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh. Cắt đuôi, bấm răng nanh, thiến: Trong chăn nuôi công nghiệp cần phải tiến hành cắt đuôi cho lợn nuôi thịt. Vì lợn nuôi thịt thường được nuôi thành các đàn lớn và có mật độ cao cho nên lợn thường tấn công nhau gây mất ổn định, giảm năng suất chăn nuôi. Vị trí tấn công thường là đuôi, việc cắt đuôi thường tiến hành ngay sau đẻ hoặc trong tuần đầu sau đẻ. Dùng kìm điện cắt sát khấu đuôi sao cho để lại 2,5 - 3 cm. Cắt xong dùng cồn iot 70o để sát trùng. Ngoài ra lợn con mới đẻ đã có răng nanh, nên việc bấm răng nanh cũng tiến hành ngay sau đẻ để tránh tình trạng gây đau cho lợn mẹ khi bú, giảm tỷ lệ gây viêm vú cho lợn mẹ. Khi cắt răng nanh, người cắt tránh không trạm vào nước hoặc lưỡi lợn con, ngoài ra người cắt cũng nên cẩn thận không để nanh gẫy bắn vào mắt mình.
- 12 Trong thời kỳ này cũng phải thực hiện thiến cho những lợn đực không dùng làm giống. Có thể thiến trong khoảng từ 2 - 4 ngày tuổi. Cần sát trùng bằng cồn iod trước và sau thiến. Theo Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Bá Hiên (2013) [15], bệnh phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm chủ yếu xảy ra ở lợn con 2 - 4 tháng tuổi. Đặc trưng của bệnh là do vi khuẩn tác động vào bộ máy tiêu hóa gây nên triệu chứng nôn mửa, ỉa chảy, phân khắm, vết loét lan tràn ở ruột già. Tiêm phòng: Khi lợn con được 20 ngày tuổi nên tiêm phòng những loại vắc xin: - Salmonella (2 ml/con) phòng bệnh phó thương hàn. - Giai đoạn lợn được 45 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin dịch tả. - Giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng và đóng dấu. Quản lý lợn con: đối với những lợn con có dự định chọn làm giống thì cần phải có kế hoạch quản lý tốt. Những con này sẽ được cân và đánh số ở các giai đoạn sơ sinh, lúc cai sữa, lúc 50, 60 hay 70 ngày tuổi. Đây chính là cơ sở giúp cho việc lựa chọn để làm giống sau này. * Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 ngày tuổi Bình thường khoảng thời gian giữa lợn con đẻ trước và lợn con đẻ liền kề 15 - 20 phút, cũng có khoảng cách nái đẻ kéo dài hơn. Lợn con đẻ ra phải được lau khô bằng vải màn xô mềm sạch theo trình tự miệng - mũi - đầu - mình - rốn - bốn chân, cho vào ổ úm khi nhiệt độ môi trường thấp hơn 35oC, sau đó cho lợn con ra bú ngay sữa đầu của lợn mẹ. Lợn nái đẻ xong con cuối cùng tiến hành vệ sinh sàn một lần nữa và vệ sinh sạch sẽ cho lợn mẹ nhằm giúp lợn mẹ không bị nhiễm các bệnh về đường sinh dục đồng thời khi lợn con ra bú không bị nhiễm bẩn về đường hô hấp và tiêu hóa.
- 13 * Giai đoạn 3 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi Trong thời gian này lợn con đã bú thành thạo nên khâu chăm sóc quản lý rất quan trọng bao gồm cả phòng chống thiếu máu khống chế tiêu chảy, thiến lợn và cắt đuôi. Trong giai đoạn này sữa lợn mẹ đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con trong mọi vấn đề, trừ sắt. Sắt cần thiết cho việc hình thành hemoglobin trong máu nó vận chuyển oxygen đến các bộ phận cơ thể. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, nhưng có thể phòng ngừa bằng cách tiêm sắt cho lợn con. Theo Đào Trọng Đạt và cs. (1996) [10], một trong các yếu tố làm cho lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40 - 50 mg sắt nhưng lợn con chỉ nhận được lượng sắt qua sữa mẹ là 1 mg. Vì vậy phải bổ sung một lượng sắt tối thiểu 200 – 250 mg/con/ngày. Khi thiếu sắt, lợn con dễ sinh bần huyết, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên thường dễ mắc hội chứng tiêu chảy. * Từ 3 tuần tuổi đến cai sữa Thời gian này lợn con đã lớn nhanh hơn và có khả năng đương đầu tốt hơn với môi trường ngoại cảnh của nó. Vào thời gian này, phần lớn lợn con theo mẹ đã được 3 - 4 tuần tuổi, chúng bắt đầu ăn thức ăn và lớn nhanh, sự tăng khối lượng này là tăng khối lượng có hiệu quả, do đó ta cần cố gắng giảm thấp yếu tố stress cho lợn con. Một cách để đạt năng suất tối đa là cho lợn con tập ăn càng sớm càng tốt. Nói chung sự tiết sữa của lợn mẹ đạt đến đỉnh cao lúc 1- 2 tuần tuổi và bắt đầu giảm dần, trong khi đó giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh và cần nhận được thức ăn bổ sung để phát huy được đặc tính di truyền của nó. Mặt khác trong giai đoạn này lợn con dễ bị nhiễm nội ký sinh trùng đặc biệt là trong đường tiêu hóa. Yếu tố quan trọng trong quản lý lợn con theo mẹ là xác định thời điểm cai sữa, có thể thay đổi tùy theo đàn, tùy theo chuồng trại có sẵn. Thông thường tuổi cai sữa cho lợn con được các trại áp dụng vào giai
- 14 đoạn 21 ngày tuổi nhưng để thực hiện cai sữa được đảm bảo và đạt hiệu quả cao ta cần chú ý những điểm sau để giảm stress khi cai sữa cho lợn con: + Chỉ cai sữa cho những lợn cân nặng từ 4,5 - 6,5 kg. + Cai sữa trong thời gian trên 2 - 3 ngày, cai sữa trước cho những đàn đông con. + Ghép nhóm lợn con theo tầm vóc cơ thể. + Hạn chế số lượng trong 1 ngăn là 20 con hoặc ít hơn. + Hạn chế mức ăn vào trong vòng 48 giờ nếu có xảy ra bệnh tiêu chảy sau cai sữa. + Cứ 1 ngăn thì lắp 1 máng ăn to và có vòi nước uống tự động như của lợn mẹ. + Cho thuốc trộn vào thức ăn cho ăn nếu tiêu chảy. 2.2.1.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con bao gồm các bước cơ bản sau: + Cho bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con. + Bổ sung sắt cho lợn con. + Cho lợn con tập ăn sớm. * Cho lợn con bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian tiết sữa đầu của lợn nái là 1 tuần kể từ khi đẻ nhưng có ý nghĩa lớn nhất đối với lợn con là trong 24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ, nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả đàn con bú cùng lúc. Nếu lợn mẹ chưa đẻ xong thì nên cho những con đẻ trước bú trước. Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2006) [21], lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể trong máu lợn con được tăng rất nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu.
- 15 Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [19], lợn con mới đẻ lượng kháng thể tăng nhanh ngay sau khi bú sữa đầu của lợn mẹ, cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ lợn mẹ. Theo Trần Thị Dân (2008) [8], lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 - 6 lại tăng lên và đạt giá trị trung bình 65 mg/100 ml máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là hội chứng tiêu chảy. Sữa đầu có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein trong sữa đầu gấp 2 lần so với bình thường, vitamin A gấp 5 - 6 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm lượng globulin mà sữa thường không có, globulin có tác dụng giúp cho lợn con có sức đề kháng đối với bệnh tật. Ngoài ra, Mg++ trong sữa đầu có tác dụng tẩy các chất cặn bã (phân su) trong quá trình tiêu hóa phát triển thai để hấp thu chất dinh dưỡng mới. Nếu không nhận được Mg++ thì lợn con sẽ bị rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy, tỷ lệ chết cao. Việc cố định đầu vú cho lợn con nên bắt đầu ngay từ khi cho chúng bú sữa đầu, theo quy luật tiết sữa của lợn nái thì lượng sữa tiết ra ở các vú phần ngực nhiều hơn vú ở phần bụng, mà lợn con trong ổ thường con to, con nhỏ không đều nhau. Nếu để lợn con tự bú thì những con to khỏe thường tranh bú ở những vú trước ngực có nhiều sữa hơn và dẫn tới tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con rất thấp, có trường hợp có những con lợn yếu không tranh được bú sẽ bị đói làm tỷ lệ chết sau khi sinh của lợn con cao. Khi cố định đầu vú, nên ưu tiên những con lợn nhỏ yếu được bú ở những vú phía trước ngực. Công việc
- 16 này đòi hỏi phải kiên trì, tỷ mỉ bắt từng con cho bú nhiều lần trong một ngày (7 - 8) lần, làm liên tục trong 3 - 4 ngày để chúng quen hẳn với vị trí mới thôi. Cũng có trường hợp số lợn con đẻ ra ít hơn số vú thì những lợn bú ở phía sau có thể cho mỗi con làm quen 2 vú, để vừa tăng cường lượng sữa cho lợn con, vừa tránh bị teo vú cho lợn mẹ. Nếu cố định đầu vú tốt thì sau 3 - 4 ngày lợn con sẽ quen và có thể tự bú ở các vú quy định cho nó, lợn con quen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thế nằm của lợn mẹ, nếu lợn mẹ thường xuyên nằm quay về một phía khi cho con bú thì lợn con nhận biết vú quy định của nó sớm hơn. Ngược lại, nếu lợn mẹ nằm thay đổi vị trí luôn thì lợn con sẽ chậm nhận biết hơn. Theo Duy Hùng (2011) [14], vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngày bằng dung dịch sát trùng. Bấm nanh cho lợn con mới sinh, nên cho lợn con bú sữa đầu và phân đều vú cho từng con trong đàn. Tăng cường dinh dưỡng cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ nên giảm bớt chất đạm để hạn chế nguy cơ thừa sữa. Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vùng bị viêm. Dùng các phương pháp chườm nóng, xoa bóp nhẹ lên vùng bị sưng. Nếu ghép lợn con với lợn mẹ khác thì phun erezyl cho cả đàn con cũ và mới nếu không sẽ bị lợn mẹ cắn, những con mới ghép cũng phải cố định vú bú. * Bổ sung sắt cho lợn con Trong những ngày đầu, khi lợn con chưa ăn được, lượng sắt mà lợn con tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ không đủ nhu cầu cho cơ thể, vì vậy lợn con cần được bổ sung thêm sắt. Nhu cầu sắt cần cung cấp cho lợn con 30 ngày đầu sau đẻ là 30 x 7 mg/ ngày = 210 mg. Trong đó, lượng sắt cung cấp từ sữa chỉ đạt 1 - 2 mg/ngày (36 - 60 mg/30 ngày), lượng sắt thiếu hụt cho một lợn con khoảng 150 – 180 mg,
- 17 vì vậy mỗi lợn con cần cung cấp thêm lượng sắt thiếu hụt. Trong thực tế thường cung cấp thêm 200 mg. Nên tiêm sắt cho lợn con trong 3 - 4 ngày sau khi sinh. Việc tiêm sắt thường làm với các thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Triệu chứng điển hình của sự thiếu sắt là thiếu máu, hàm lượng hemoglobin giảm. Khi thiếu sắt, da của lợn con có màu trắng xanh, đôi khi lợn con bị ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn con chậm lớn, có khi bị chết. Để loại trừ hiện tượng thiếu sắt cần bổ sung kịp thời cho lợn con bằng cách tiêm, cho uống hoặc cho ăn. Đưa sắt vào cơ thể lợn con bằng cách tiêm là đạt hiệu quả nhất. Nên dùng sắt dưới dạng Nova-Fe- B12, hợp chất này có phân tử lớn nên ngấm từ từ, hiệu quả kéo dài. Cách thức sử dụng: Cách 1: chỉ tiêm 1 lần vào ngày thứ 3 sau khi đẻ, với liều lượng 200 mg sắt (Nova-Fe-B12) cho 1 lợn con. Cách 2: tiêm 2 lần: lần thứ nhất 100 mg vào ngày thứ 3 sau khi đẻ, lần thứ 2 (tiêm lặp lại) là 7 ngày sau khi tiêm lần thứ nhất. Cũng với liều lượng 100 mg cho 1 lợn con. Để ngăn ngừa hiện tượng ngộ độc sắt cho lợn con, cần bổ sung thêm vitamin E vào khẩu phần ăn của lợn mẹ 1 ngày trước khi tiêm (khoảng 500 mg). Nếu thiếu vitamin E thì cần cung cấp 20 – 30 mg Fe vào ngày thứ 3 sau khi sinh cũng đã gây ngộ độc cho cơ thể lợn con. - Cách tiêm sắt cho lợn con Dùng 1 bơm tiêm sạch lấy dung dịch sắt khỏi lọ chứa, sử dụng kim tiêm 14 hoặc 16 (đường kính lớn) để lấy thuốc. Sau khi lấy thuốc đầy bơm dùng kim 9, dài 1cm để tiêm. Sắt tiêm quá liều có thể gây hại, thậm chí có thể gây độc. Kiểm tra liều dùng ghi ở trên nhãn sản phẩm, không cần thay hay sát trùng kim tiêm cho từng con lợn, song điểm tiêm nếu bẩn nên lau bằng nước
- 18 sát trùng. Rửa và sát trùng dụng cụ sau khi tiêm cho nhóm lợn con. Việc sử dụng kim tiêm và tiêm 1 lần tạo điều kiện vệ sinh hơn. Nên tiêm vào cổ, không nên tiêm ở mông vì có thể làm hại đến dây thần kinh và cũng có thể vết sắt dư thừa lưu ở thân lợn thịt mổ bán. Tiêm sắt vào cơ bắp hay tiêm vào dưới da cần cẩn thận không tiêm vào phần xương sống. Giữ mũi tiêm một lúc để tránh hoặc giảm lượng thuốc chảy ngược ra. Điểm khuyến cáo để tiêm dưới da là chỗ da kéo lên được ở phía trước của chân trước. * Tập cho lợn ăn sớm Mục đích: + Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa. + Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng. + Giảm bớt sự nhấm nháp thức ăn rơi vãi của lợn con để hạn chế được các bệnh đường ruột của lợn con. + Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, từ đó lợn mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con. + Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú. + Có điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm. - Phương pháp tập ăn sớm: Khi lợn con đạt 5 - 7 ngày tuổi, ta nên tiến hành cho lợn con làm quen với thức ăn. Thức ăn tập ăn phải đảm bảo có tính thèm ăn cao. Cần lựa chọn loại thức ăn, các chất phụ gia, cũng như phương pháp chế biến sao cho kích thích sự thu nhận thức ăn của lợn con. Lợn con thường rất thích ăn thức dạng viên hay bột nhỏ khô, những thức ăn này thường là các loại tấm, bắp, đậu
- 19 nành được rang xay để tạo mùi thơm. Phải cho lợn con làm quen với nguồn glucid, lipid, protid của các loại nguyên liệu thông thường để hệ tiêu hóa của lợn con sớm bài tiết các enzyme tiêu hóa thích hợp. 2.2.1.4. Cai sữa cho lợn con * Điều kiện cai sữa cho lợn con: - Phải chủ động thức ăn, thức ăn cần phải có phẩm chất tốt, giá trị dinh dưỡng cao, cân đối. - Sức khỏe của lợn con và lợn mẹ phải tốt. - Lợn con phải ăn tốt và tiêu hóa tốt các loại thức ăn. - Cần phải có trang thiết bị đầy đủ, đúng kỹ thuật. - Người chăn nuôi phải có tay nghề, tinh thần trách nhiệm cao. * Các hình thức cai sữa: - Cai sữa thông thường: cai sữa từ 42 - 60 ngày tuổi, trại chăn nuôi lợn ngoại thường là từ 21 - 28 ngày tuổi. + Ưu điểm: lợn con biết ăn tốt, thức ăn yêu cầu không cao lắm, lợn con khỏe mạnh hơn, khả năng điều tiết thân nhiệt đã ổn định hơn, sức đề kháng của lợn con cũng tốt hơn nên việc chăm sóc trở nên nhẹ nhàng hơn. + Nhược điểm: khả năng sinh sản thấp ( chỉ đạt 1,8 -2,0 lứa/năm), chi phí cho sản xuất 1kg khối lượng lợn con cao, tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ thường lớn hơn. Cai sữa sớm: cai sữa từ 21 đến 28 ngày tuổi. + Ưu điểm: Nâng cao sức sinh sản của lợn nái. Những lợn nái được cai sữa ở 26 – 32 ngày tuổi đã đạt 2,33 lứa/năm và cho 22,6 lợn con cai sữa. Trong khi đó những lợn nái cai sữa con trên 40 ngày tuổi chỉ đạt 2,19 lứa/năm và cho 20,8 con cai sữa.
- 20 Giảm tỉ lệ hao mòn của lợn mẹ: tránh được một số bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con, giảm chi phí thức ăn cho 1kg khối lượng lợn con. Nếu cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi thì giảm chi phí cho sản xuất 1kg khối lượng lợn con xuống 20% so với cai sữa 56 ngày tuổi. + Nhược điểm: đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng tốt, người chăm sóc nuôi dưỡng phải nhiệt tình với công việc và có nhiều kinh nghiệm. Kỹ thuật cai sữa: Cần tiến hành từ từ: + Ngày đầu: tách mẹ từ 7 giờ sáng, buổi trưa cho về với lợn con, 13 giờ tách lợn mẹ đến 17 giờ lại cho lợn mẹ về với lợn con. + Ngày thứ hai: buổi sáng tách lợn mẹ đi, buổi chiều 17 giờ cho lợn mẹ về với lợn con. + Ngày thứ ba: buổi sáng tách hẳn lợn mẹ với lợn con, không gây ảnh hưởng tới lợn con. Trước cai sữa 2 - 3 ngày cần giảm số lần bú của lợn con. Giảm thức ăn cho lợn mẹ trước khi cai sữa 1 - 2 ngày. Chế độ ăn đối với lợn con: * Giảm tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần: khả năng tiêu hóa chất xơ ở lợn con còn kém, tỷ lệ xơ ở trong khẩu phần ăn cao thì lợn con sinh trưởng phát triển chậm, tiêu tốn thức ăn cao, lợn con dễ táo bón, viêm ruột và có thể dẫn đến còi cọc, tỷ lệ xơ thích hợp là 3 - 4%. Xu hướng trong những năm gần đây ở các nước chăn nuôi tiên tiến người ta khuyến khích nâng cao tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn của lợn để nâng cao sức khỏe. * Có tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp: lợn con ở giai đoạn này cần có dinh dưỡng tốt cho phát triển bộ xương và cơ bắp là chủ yếu. Nếu chúng ta cung cấp khẩu phần ăn có lượng thức ăn tinh bột cao, lợn con sẽ béo sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm, tích lũy nhiều mỡ sớm. Tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp cho lợn con trong giai đoạn này là 80% trong khẩu phần.
- 21 * Tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn: giai đoạn trước 15 kg là 19 – 20%, giai đoạn sau 15 kg là 16 - 18%. * Có tỷ lệ nước thích hợp: nếu khẩu phần lợn con có tỷ lệ nước cao sẽ dẫn đến tiêu hóa kém, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nhất là protein, thức ăn nhiều nước cũng gây nền chuồng bẩn, ẩm thấp và lợn con dễ nhiễm bệnh. Nếu tỷ lệ nước thấp sẽ gây nên thiếu nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn con. Tỷ lệ thức ăn tinh/thô phải thích hợp, cứ 1kg thức ăn tinh trộn với 0,5kg nước sạch, tối đa có thể là tỷ lệ 1:1, ngoài ra người chăn nuôi phải cho lợn con uống nước đầy đủ theo hình thức tự do. Ngoài ra chúng ta cần bổ sung thêm khoáng vi lượng như Mn, Cu, Mg, Fe, và bổ sung cho lợn những chế phẩm vitamin – khoáng cho lợn con. + Phương pháp cho lợn con ăn: Cho ăn nhiều bữa trong ngày, 5 - 6 bữa/ngày thì có tốc độ tăng trọng cao hơn 3 bữa/ngày. Tuy nhiên, cho ăn nhiều bữa trong ngày sẽ tốn công lao động trong chăn nuôi. Từ đó người chăn nuôi cần lựa chọn số bữa thích hợp để cho lợn con ăn. Cho lợn con ăn đúng giờ giấc quy định và tập cho lợn con những phản xạ có điều kiện về tiêu hóa. Cho lợn con ăn từ từ để tránh vung vãi ra ngoài và hạn chế được lợn con mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Cho lợn con ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Theo dõi sức khỏe để điều chỉnh khẩu phần và tiêu chuẩn cho chúng. Khi chuyển thức ăn giữa các giai đoạn cần chuyển từ từ để tránh tình trạng gây ra stress và rối loạn tiêu hóa cho lợn con tối thiểu trong 3 ngày,cụ thể ngày đầu là 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới, ngày thứ 2 là 50% - 50%, ngày thứ 3 tương ứng là 25% - 75%.
- 23 2.2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của lợn gồm hai nhóm: các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. * Yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lợn. Quá trình sinh trưởng của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn là quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hormone. Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu. * Yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ, môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác. Dinh dưỡng: các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả số lượng và chất lượng thức ăn thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Nhiệt độ và độ ẩm môi trường: nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể của lợn con. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [9], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh
- 24 hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn rất yếu. Theo Phạm Khắc Hiếu và cs. (1998) [12], lợn con sinh ra phải được sưởi ấm ở nhiệt độ 34oC trong suốt tuần lễ đầu tiên, sau đó giảm dần xuống nhưng không được thấp hơn 30oC, như vậy lợn sẽ tránh được những stress lạnh ẩm. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ bị mất nhiệt nhiều, lợn giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%. Ánh sáng: có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt là quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn tăng 8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời. * Các yếu tố khác: ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh truởng và phát triển lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như vấn đề về chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải Nếu chúng ta cung cấp cho lợn đủ các yếu tố theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng và phát triển đạt mức tối đa.
- 25 2.2.1.6. Một số biện pháp phòng bệnh cho lợn con theo mẹ * Vệ sinh phòng bệnh: - Vệ sinh chuồng trại: + Ngăn cách khu vực chăn nuôi lợn với các súc vật khác như: Chó, mèo + Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3 - 7 ngày trước khi thả lợn vào chuồng. + Hàng ngày phải quét phân trong chuồng, rắc vôi đường đi trong chuồng, giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. + Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt: Chôn sâu, đốt + Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tuần 2 lần. - Vệ sinh thức ăn và nước uống: + Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho lợn ăn, thức ăn phải đảm bảo chất luợng, không bị mốc + Nếu sử dụng thức ăn trộn thì định kỳ phải trộn kháng sinh để phòng bệnh cho lợn. + Nước uống phải đủ, sạch, không bị nhiễm bẩn. * Tiêm vắc xin phòng bệnh: Bên cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, cần phòng những bệnh thông thường như dịch tả, cầu trùng, khô thai, giả dại Định kỳ hàng năm trang trại cũng thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ cho đàn lợn của trại cụ thể là vào tháng 3, 7, 11 trang trại thực hiện tiêm phòng bệnh tai xanh; tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh giả dại begonia cho tổng đàn; tháng 1, 6 tẩy ký sinh trùng cho đàn lợn bằng Ivermectin tiêm bắp với liều 2 ml/con.
- 26 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Giai đoạn lợn con theo mẹ và sau cai sữa được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu đếm, giai đoạn lợn con theo mẹ có đặc điểm là lợn con sinh ra không được cung cấp nguồn dinh dưỡng trực tiếp như khi còn là bào thai. Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, môi trường sống thay đổi, lượng sắt do mẹ cung cấp giảm dần, lợn con dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa. Theo Trần Cừ (1996) [7], cần tập cho lợn con ăn sớm, vừa bổ sung thêm chất dinh dưỡng vừa có tác dụng bổ sung thêm chất tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCl và enzyme vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ ăn sau cai sữa. Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [16], lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Từ lúc sơ sinh đến khi cai sữa trọng lượng của lợn con tăng 10 - 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần. Tốc độ sinh trưởng của lợn con là không đồng đều. Lợn sinh trưởng nhanh nhất trong 21 ngày đầu sau đó tốc độ sinh trưởng giảm dần. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm. Sản lượng sữa mẹ tăng dần từ khi mới đẻ ra cho tới khi lợn con 15 - 20 ngày tuổi, lúc này hàm lượng sữa mẹ đạt cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20, sau đó thì giảm dần. Lợn con trong giai đoạn này sinh trưởng và phát triển nhanh nhất do đó nhu cầu dinh dưỡng cần ngày càng cao trong khi hàm lượng sữa mẹ thì giảm dần dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng nếu không có thức ăn bổ sung. Theo Trần Cừ (1992) [6], sự phát triển của cơ thể thì các cơ quan bộ phận, hàm lượng các chất dinh dưỡng, các thành phần của cơ thể cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Hàm lượng nước trong cơ thể giảm dần, biểu thị bằng tỷ lệ giữa nước so với trọng lượng sống như sau: Lúc sơ sinh tỷ lệ này là
- 27 77,88%, lúc 7 ngày tuổi là 68,52%, lúc 14 ngày tuổi là 63,94%. Tỷ lệ nước giảm nhưng tỷ lệ các chất dinh dưỡng so với trọng lượng cơ thể lại tăng. Tỷ lệ Pr với trọng lượng cơ thể sống lúc mới sinh là 11,2%, đến lúc 7 ngày tuổi là 13,57%, đến 14 ngày tuổi là 14,37%. Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [19], lợn con cho bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, tốc độ nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm xuống, hàm lượng trong máu của lợn con bị giảm. Bị giảm tốc độ phát triển thường kéo dài 2 tuần và còn là giai đoạn khủng hoảng của lợn con tập ăn sớm để bổ sung thức ăn cho lợn con trong giai đoạn này. Lê Văn Thọ (2007) [20], đã sử dụng kích tố kích thích quá trình tạo máu để duy trì và thúc đẩy quá trình phát triển của gia súc. Đặng Xuân Bình (2000) [2], đã xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và Clostridium perfingens đối với bệnh của lợn con trong giai đoạn 1 - 35 ngày tuổi và bước đầu nghiên cứu và chế tạo một số chế phẩm sinh học phòng bệnh. Theo Trịnh Tuấn Anh (2010) [1]: Các chủng Salmonella spp mẫn cảm với Ofloxacin và Norfloxacin (100%), tiếp đến là Ciprofloxacin (90%) và Neomycin (80%). Theo Đỗ Ngọc Thúy và cs. (2002) [23], cho biết: 106 chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con theo mẹ bị bệnh phân trắng có xu hướng kháng mạnh với các loại kháng sinh thường dùng điều trị bệnh như: amoxicillin, cloramphenicol, streptomycin. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn với 3 loại kháng sinh trên là phổ biến. Theo Lê Văn Tạo (1995) [22], đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các chủng E. coli gây bệnh, chọn chủng E. coli để chế tạo vắc xin E. coli cho uống phòng bệnh phân trắng lợn con, vắc xin dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với
- 28 liều 1ml/ con liên tục trong 3 - 5 ngày. Kết quả làm giảm được tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng 30 - 35% và giảm tỷ lệ chết do bệnh này 3,6 - 6,8%. Theo Lê Văn Năm (2003) [18], ở lợn con, bê, nghé non nhiễm cầu trùng, có tới 30 - 50% bị chết, số còn lại còi cọc, chậm lớn. Công ty Pig Việt Nam (1998) [5], đã khẳng định rằng: Dù cho lợn nái ăn tốt và nhiều sữa vẫn nên cho lợn con dùng thức ăn hỗn hợp tập ăn sớm để tăng khối lượng sau cai sữa, thêm vào đó giúp lợn con làm quen với cám khô sau khi cai sữa 3 - 4 tuần tuổi, cho lợn con tập ăn sớm ở 5 ngày tuổi, dùng loại máng ăn nhỏ, nhẹ, dễ cọ rửa, cho lợn con ăn bằng cách rải một ít cám phía trước, tạo cho chúng niềm vui thích và mong muốn được ăn, không để máng ăn trực tiếp dưới bóng đèn sưởi và gần vòi uống. Cho lợn tập ăn 3 - 4 lần/ ngày, dần tăng lượng cám lên, cung cấp nước uống thường xuyên cho lợn con. Công ty Cargill tại Việt Nam (2003) [4], đưa ra lý do mà các nhà chăn nuôi cần phải cho lợn tập ăn sớm từ 7 - 10 ngày là: + Sau 21 ngày tiết sữa, lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần. Nên chỉ đáp ứng được 95% nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con. + Cho lợn tập ăn sớm, thức ăn tập ăn sớm sẽ kích thích hệ tiêu hóa lợn con sớm phát triển. Điều đó giúp lợn con khi cai sữa sẽ ăn, tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn và làm giảm được sự hao hụt lợn mẹ. + Tránh được nguy cơ lợn mẹ bị yếu chân, bại liệt và giảm số con đẻ ở những lứa đẻ tiếp theo. + Rút ngắn được thời gian chờ phối của lợn nái, làm giảm chi phí thức ăn cho lợn nái trong thời gian này. + Tăng nhanh lứa đẻ, số lợn con thu được của một nái trên năm. Công ty liên doanh Việt Pháp Guyo Mare (2003) [3], đã đưa ra những lời khuyến cáo: sự tiết sữa của lợn nái chỉ tăng lên đến ngày thứ 21 kể từ khi sinh, sau đó giảm dần. Ngược lại, khối lượng lợn con tăng dần theo thời gian.
- 29 Vì vậy, trong thời gian lợn con theo mẹ cần phải tập ăn sớm cho chúng trước khi lượng sữa của lợn mẹ cung cấp thiếu bằng cách cho lợn tập ăn sớm từ 5 ngày tuổi. 2.4.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo Fairbrother và cs. (1992) [27], cho biết độc tố (Enterotoxin) do E. coli sinh ra Enterotoxinogenic Escheriachia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng cho lợn sơ sinh từ 1- 4 ngày tuổi. Theo Fairbrother và cs. (2005) [26], E. coli là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây tiêu chảy sau cai sữa ở lợn. Tiêu chảy này chịu trách nhiệm về thiệt hại kinh tế do tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tốc độ tăng trưởng giảm và chi phí thuốc men. Theo Glawischning E. (1992) [25], xác định Clostridium perfringens type A và type C là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Akita (1993) [24], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con. Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E. coli, việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Laval A (1997) [28] khi nghiên cứu về bệnh tiêu chảy và nguyên nhân gây bệnh đã cho rằng: Salmonella cholerasuis, salmonella typhymurium là hai tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con, lợn sau cai sữa và lợn vỗ béo.
- 30 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng Đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang - Thời gian: từ 20/11/2018 đến 25/5/20119. 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại. - Áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi Cơ cấu đàn lợn tại cơ sở Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại Số lượng tiêm vắc xin phòng bệnh Khối lượng công việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn - Tình hình nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại. - Thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh cho lợn con tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại. 3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại. Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân tại thời điểm thực tập.
- 31 3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại Chúng em sử dụng quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn con nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả. Quy trình nuôi dưỡng được thực hiện theo bảng 3.1 khẩu phần ăn của lợn nái trước và sau khi đẻ. Bảng 3.1. Khẩu phần ăn của lợn mẹ trước và sau khi đẻ Chế độ ăn Nái kiểm định (kg) Nái cơ bản (kg) Trước đẻ 3 ngày 3 2 Trước đẻ 2 ngày 2 1,5 Trước đẻ 1 ngày 1 1 Ngày đẻ 0 – 1 0 – 1 Sau đẻ 1 ngày 1 1 Sau đẻ 2 ngày 2 2 Sau đẻ 3 ngày 3 3 (Theo bảng khẩu phần ăn của lợn nái trước và sau khi sinh của phòng kĩ thuật công ty CP) Quy trình làm vắc xin: được thực hiện đúng lịch tiêm vắc xin phòng bệnh theo bảng 3.2.
- 32 Bảng 3.2. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh tại trại Vắc xin/ Đường Liều Phòng Loài lợn Tuổi lợn Thuốc/ Chế đưa lượng bệnh phẩm thuốc (ml/con) 2 - 3 ngày Thiếu sắt Nova-Fe- B12 Tiêm 1 Lợn con 3 - 6 ngày Cầu trùng Coxzuril 5% Uống 1 16 - 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 24 tuần Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2 25 - 29 tuần Khô thai Pavo Tiêm bắp 2 Lợn hậu 26 tuần Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 bị 27 - 30 tuần Giả dại Begonia Tiêm bắp 2 28 tuần LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 Lợn nái sinh sản 12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 (Theo hướng dẫn của Phòng kĩ thuật công ty CP) Quy trình phun sát trùng, vệ sinh tiêu độc được thực hiện đúng lịch theo bảng 3.3.
- 33 Bảng 3.3. Lịch vệ sinh tiêu độc, sát trùng toàn trại Trong chuồng Ngoài Ngoài Thứ Chuồng Chuồng khu vực Chuồng đẻ Chuồng nái chửa cách ly chăn nuôi Phun sát Phun sát Phun sát Chủ nhật Phun sát trùng trùng trùng trùng Phun sát Phun sát Quét hoặc rắc Phun sát trùng Phun sát trùng toàn Thứ 2 trùng toàn bộ vôi đường đi + rắc vôi trùng bộ khu khu vực vực Xả vôi xút gầm Quét hoặc Phun sát Phun sát Thứ 3 + quét vôi rắc vôi trùng trùng đường đi đường đi Xả vôi xút Phun sát Thứ 4 Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi gầm trùng Phun sát Phun sát Phun sát Phun sát Thứ 5 trùng trùng + rắc vôi trùng trùng Phun sát Phun sát Xả vôi xút gầm Phun sát Phun sát Thứ 6 trùng toàn bộ trùng + rắc vôi trùng trùng khu vực Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Phun sát Thứ 7 chuồng chuồng chuồng khu trùng
- 34 3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm cách phòng trị bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn con, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, dịch rỉ viêm, phân (màu sắc, mùi ). 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý thống kê theo phương pháp thống kê sinh vật học trên máy tính bằng phần mềm Excel 2010. * Một số công thức tính toán các chỉ tiêu. - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: ∑ số lợn mắc bệnh Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 ∑ số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi: ∑ số con khỏi bệnh Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = x 100 ∑ số con điều trị
- 35 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm. Qua điều tra số liệu sổ sách theo dõi của trại thì cơ cấu đàn lợn nái của trại 3 năm gần đây tính đến tháng 05 năm 2019 được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1: Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm Tháng Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ Tỷ lệ Stt Loại lợn 5 năm 2017 % 2018 % % 2019 1 Lợ đực giống 10 0,06 14 0,07 20 0,21 2 Lợn hậu bị 40 0,22 60 0,3 80 0,84 3 Lợn nái sinh 510 2.84 550 2,81 632 6,64 sản 4 Lợn con 17.382 96,88 18.942 96,81 8.780 92,30 5 Tổng 17942 100 19.566 100 9.512 100 Qua bảng 4.1 cho thấy: số lợn đực ít nhất trong cơ cấu đàn lợn tại trại. Số lợn hậu bị tăng qua các năm do trại có xu hướng mở rộng và thay mới lại lợn nái sinh sản kém. Lợn nái sinh sản tăng trong các năm do số lợn trong trại ngày càng tăng tỷ lệ sinh sản cao và mở rộng quy mô nuôi. Số lợn con trong trại có xu hướng tăng từ năm 2017 đến nay do trại có xu hướng mở rộng thêm quy mô chăn nuôi nên nhập thêm lợn giống, tăng tỷ lệ lợn sinh sản nên số lượng lợn con tăng dần qua các năm.
- 36 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại. Nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con theo mẹ là quy trình khó nhất trong chăn nuôi lợn, đòi hỏi người chăm sóc tận tâm và yêu nghề, giảm tối thiểu những ảnh hưởng của ngoại cảnh tác động đến lợn con. Trại đặt mục tiêu tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa đạt trên 96%, khối lượng lợn cai sữa ở 21 - 24 ngày tuổi thấp nhất 4,5 kg/con, trung bình đạt 6kg/con. * Chuẩn bị ô chuồng cho lợn đẻ và đỡ đẻ cho lợn nái Ô chuồng lợn nái trước khi đẻ cần được cọ rửa sạch sẽ và phun sát trùng. Chuồng lợn đẻ phải khô ráo, sạch sẽ ấm áp, tránh gió lùa, có độ thông thoáng và độ ẩm thích hợp, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đỡ đẻ, thuốc thú y. Lợn mẹ trước khi đẻ cần được cho ăn với chế độ hợp lý để quá trình đẻ diễn ra thuận lợi. Chuẩn bị ô úm cho lợn con khi sinh: ô úm phải được che chắn cẩn thận, nhiệt độ ủ ấm lợn con từ 0 - 7 ngày tuổi khoảng 37 - 39°C, từ 8 - 15 ngày tuổi khoảng 32 - 35°C, từ 15 - 21 ngày tuổi 28 - 31°C. Khi lợn mẹ có dấu hiệu sắp đẻ phải được vệ sinh bầu vú, mông và bộ phận sinh dục bên ngoài bằng nước sát trùng ấm loãng (tỷ lệ 1:3200). Trong thời gian lợn mẹ đẻ phải chú ý theo dõi lợn mẹ, nếu thấy có hiện tượng đẻ khó như khoảng cách giữa các lần đẻ quá lâu hoặc có hiện tượng rặn nhưng không đẻ được thì phải có biện pháp can thiệp như tiêm oxytoxin, kiểm tra bằng que thăm và móc kết hợp với xoa bầu vú. Nếu phải dùng biện pháp móc cần rửa tay sạch bằng nước sát trùng, móng tay phải cắt ngắn, sau đó bôi gel và tiến hành móc. Không nên quá lạm dụng vào móc vì sẽ dễ gây cho lợn mẹ bị viêm nếu vệ sinh và móc không đúng cách. Lợn mẹ đẻ xong cần phải lau phần mông cho sạch, và bôi cồn Iod. Khẩu phần ăn trước, trong và sau khi đẻ cần được đúng chế độ để đảm bảo khả năng tiết sữa và nuôi con.
- 37 Chăm sóc lợn con mới sinh Lau dịch nhờn: khi lợn con được đẻ ra, nguời đỡ đẻ cần lau sạch nhờn trong miệng, mũi để tránh dịch nhờn chảy ngược vào khí quản gây ngạt thở, sau đó mới lau toàn thân. Bú sữa đầu: cho bú sữa đầu là nguồn dinh dưỡng rất quý đối với lợn con sơ sinh, sữa đầu chứa nhiều kháng thể giúp lợn con tránh được các mầm bệnh bên ngoài. Sữa đầu chứa nhiều vitamin A, protein, chất béo, canxi, photpho, đường lactose và γ globulin. Lợn con được bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì đường ruột lợn con chỉ hấp thu kháng thể mẹ truyền khoảng 150 - 200 ml trong vòng 24 - 36 giờ. Đồng thời việc cho lợn con bú sớm cũng kích thích lợn mẹ tiết prolactin, tiết sữa và đẻ nhanh hơn. Ghép bầy: ghép bầy trong các trường hợp sau; lợn con mất mẹ, quá nhiều lợn con trong một đàn, lợn mẹ ít sữa hoặc lợn mẹ bị bệnh. Ghép bầy được thực hiện sau khi bú sữa đầu hoàn thiện, cụ thể ghép bầy sau 36 giờ lợn con được sinh. Khi ghép bầy thì chuyển những lợn to của đàn sang đàn có khối lượng phù hợp và số ngày đẻ chỉ chênh lệch 1 - 2 ngày. Chăm sóc lợn con 1 ngày tuổi Bấm đuôi: để phòng cho lợn con khỏi cắn đuôi khi nuôi thịt, bằng cách dùng panh kẹp chặt ở vị trí sụn của đuôi, sau đó dùng kìm đã được sát trùng cắt, cắt xong sát trùng cồn iod. Mài nanh: nhằm phòng tổn thương vú mẹ do lợn con tranh bú và tổn thương lợn con do cắn nhanh giành bú. Dùng máy mài nanh chuyên dụng đã được sát trùng, mài 2 răng nanh của hàm trên và 2 nanh của hàm dưới. Mài 1/3 phía trên của răng nanh tránh mài quá sâu gây tổn thương lợi. Bấm số tai: để dễ nhận diện lợn, biết được lý lịch, theo dõi được khả năng sinh trưởng của từng cá thể và điều tra ngược khi nuôi thịt có vấn đề bệnh tật.
- 38 Chăm sóc lợn con 3 ngày tuổi Tiêm sắt để phòng thiếu máu trên cơ thể mẹ. Nếu thiếu máu lợn con bị lạnh, dễ bị tiêu chảy, giảm sức đề kháng và tăng tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ. Có hai nguyên nhân dẫn đến thiếu máu trên lợn con theo mẹ: + Thiếu máu do thiếu sắt, do lợn mẹ không cung cấp đủ sắt cho lợn con. Lợn con theo mẹ được xem là thiếu sắt khi hàm lượng Hb thấp hơn 7 - 8 g/100 ml máu, hàm lượng hemoglobin bình thường của lợn con theo mẹ là 10 - 12 g/100 ml máu. + Thiếu máu do cuống rốn bị chảy máu, là do đứt cuống rốn trong lúc đẻ ra ngoài. Để phòng thiếu sắt, tiêm sắt Fe+ B12, với liều 2 ml/con lúc 3 ngày tuổi. Thiến lợn đực nhằm bớt tính hăng cho gia súc, vỗ béo nhanh, thịt mềm không có mùi hôi, nâng cao giá trị kinh tế đồng thời là biện pháp loại bỏ con đực không đủ phẩm chất là giống. thiến lợn đực được thực hiện lúc 3 - 5 ngày tuổi. Kỹ thuật thiến: ở trại khi lợn con được 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiến hành thiến. Trước khi thiến cần chú ý nếu con nào bị hecni cần mổ trước rồi tiến hành thiến sau, tránh bị lòi ruột sau khi thiến và những con đến thời gian thiến nhưng còn quá bé và yếu thì không thiến, khi nào đảm bảo sức khỏe mới tiến hành thiến sau. Phương pháp thiến được tiến hành như sau: người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay bóp sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 ngón tay bóp chặt để dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào thừng dịch hoàn tiến hành cắt hai dịch hoàn sau đó, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn và bôi cồn vào vị trí thiến. Sau khi thiến xong cần bôi cồn vết thiến và tiêm 0,5 ml amcoli để chống bị viêm vết thiến.
- 39 Trong thời gian thực tập tại trại, chúng em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực con. Kết quả thực hiện một số thủ thuật trên đàn lợn con tại trại được trình bày tại bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả thực hiện một số thủ thuật trên đàn lợn con Kết quả (an toàn) Số lượng STT Công việc Số lượng Tỷ lệ (con) (con) (%) 1 Đỡ đẻ cho lợn nái 336 295 87,80 2 Cắt rốn 3604 3604 100 3 Mài nanh 3604 3604 100 4 Bấm số tai 3604 3604 100 5 Thiến lợn đực 2138 2126 99,44 Chăm sóc lợn con giai đoạn từ 5 - 7 ngày tuổi Về tập ăn: với mục đích tập ăn cho lợn con là nhằm hạn chế được stress khi cai sữa thay đổi sữa mẹ sang thức ăn tập ăn, cung cấp thêm dinh dưỡng khi lợn mẹ giảm lượng sữa và kích thích phát triển dịch tiêu hóa khi theo mẹ. Thức ăn tập ăn luôn luôn mới, không bị mất mùi và không để dư thừa quá 6 giờ. Thức ăn tập ăn phù hợp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng không gây tiêu chảy và dị ứng cho lợn con theo mẹ. Thời gian tập ăn cho lợn con theo mẹ khi lợn con được 5 ngày tuổi, số lần tập ăn 5 - 7 lần/ngày không để cám dư thừa quá 6 giờ sẽ làm giảm lượng ăn khi tập ăn. Phương pháp tập ăn cho lợn con hiệu quả cao nhất là sau khi lợn con bú mẹ, tập tính lợn con sau khi bú mẹ xong thường đi khám phá xung quanh chuồng lúc này sẽ gặp thức ăn rồi nhai. Thức ăn cho lợn con tập ăn mang nhãn hiệu 550FS được lưu hành nội bộ của công ty CP chăn nuôi C.P.
- 40 Chăm sóc lợn con được 15 - 17 ngày tuổi Thức ăn: đây là giai đoạn lợn con sắp cai sữa, lượng thức ăn cung cấp sẽ thay thế hoàn toàn nguồn sữa mẹ, khẩu phần ăn cần cung cấp khoảng 0,037 g/ con. Chăm sóc lợn con 21 - 24 ngày tuổi Tiến hành cai sữa cho lợn con dựa trên các điều kiện như sau: lợn con cai sữa phải khỏe mạnh, phải biết ăn đạt trọng lượng thấp nhất 4,5 kg/con và trung bình 6,5 - 7 kg/con. Kết quả trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng được thể hiện qua bảng 4.3. Bảng 4.3. Số lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại trang trại Tháng Con đực (con) Con cái (con) Tổng 12 300 267 567 1 396 239 635 2 350 270 620 3 324 226 550 4 348 229 577 5 420 235 655 Tổng 2138 1466 3604 Qua bảng 4.3 có thể thấy được: trong 6 tháng làm tại chuồng đẻ em trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng 3604 con, trong đó 2138 con đực và 1466 con cái. Trong 6 tháng thực tập số lợn con chăm sóc, nuôi dưỡng tương đối ổn định ,dao động trong khoảng 550 đến 655 con trong 1 tháng. Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con được thực hiện theo sự chỉ đạo của kỹ sư tại trại. 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại. Quá trình thực hiện chuyên đề em đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại. Kết quả được trình bày tại bảng 4.4.
- 41 Bảng 4.4: Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Con đực (con) Con cái (con) Số con Số con Số con Số con Tháng Tỷ lệ Tỷ lệ theo dõi còn sống theo dõi còn sống (%) (%) (con) (con) (con) ( con) 12 300 296 98,67 267 265 99,25 1 396 393 99,24 239 235 98,32 2 350 345 98,57 270 268 99,25 3 324 319 98,46 226 224 99,16 4 348 346 99,42 229 226 98,69 5 420 418 99,52 235 233 99,15 Tổng 2138 2117 99,02 1466 1451 98,98 Kết quả bảng 4.4 cho thấy: tỷ lệ nuôi sống của lợn con nuôi tại trại đạt khá cao, trong đó con đực là 99,02 % lợn con cái là 98,98%. Tỷ lệ nuôi sống của lợn con phụ thuộc rất lớn vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Lợn con có thể chết do nhiều nguyên nhân khác nhau như: khi lợn con sinh ra có thể chết do quá yếu, mắc bệnh hay trong quá trình sống bị mẹ dẫm đè. Như vậy, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị lợn con được thực hiện tốt sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 4.4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại. 4.4.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh Trước khi lợn con được sinh ra, các ô chuồng và các vận dụng xung quanh, đều được cọ rửa sạch sẽ, tiếp đó là phun thuốc khử trùng tiêu độc và để trống chuồng từ ngày 4 - 5 ngày, sau đó mới chuyển nái lên để chờ đẻ. Trong thời gian lợn nái chờ đẻ hàng ngày phân được hót sạch để đảm bảo lúc lợn con sinh ra các ô chuồng đều đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Mỗi cửa chuồng đều có chậu nước sát trùng, trước khi vào chuồng đều phải dẫm qua chậu nước sát trùng (tỷ lệ nước sát trùng trong chậu 1:200). Chậu nước sát trùng được thay vào đầu mỗi buổi sáng khi công nhân và kĩ sư
- 42 vào chuồng đều phải đi qua chậu nước sát trùng. Hàng ngày phun sát trùng toàn chuồng đặc biệt là những chuồng lợn đang đẻ sẽ được phun rất cẩn thận. Đường tra cám, đường lấy phân lúc nào cũng được giữ khô ráo và sạch sẽ. Phân được tập trung đưa ra kho vào cuối ngày chứ không được để tồn đọng ở trong chuồng. Mỗi người làm trong chuồng đều phải quan sát và để ý rất kĩ, những thảm lót của lợn con bị bẩn đều được thay bằng thảm mới, vì những thảm ướt, bẩn sẽ dễ làm mầm bệnh phát triển. Trong thời gian thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp, những ô có lợn con bị tiêu chảy đều được lau sạch bằng nước sát trùng. Lợn con bị tiêu chảy được tắm bằng nước ấm pha nước sát trùng (tỉ lệ 1:3200), sau đó được thả vào khuây úm và rắc bột mitra để lợn con nhanh khô và cơ thể nhanh ấm. Còn khi thời tiết nóng hệ thống dàn mát ở đầu chuồng và quạt gió ở cuối chuồng được hoạt động cố định. Vào mùa đông các dàn mát ở đầu chuồng ngưng hoạt động và trở thành bức tường che chắn đồng thời các các bóng đèn sưởi trong các ổ úm được bật lên đảm bảo cho nhiệt độ ở trong chuồng đủ ấm. Lợn con bị bệnh ở những dãy chuồng nào thì được tách riêng và chăm sóc tại các dãy chuồng đó mà không được chuyển sang dãy chuồng khác để hạn chế mầm bệnh phát tán. Ngoài các bệnh do vi khuẩn thì cũng là một trong những bệnh mà lợn con hay mắc cần phải chú ý phòng bệnh loại ký sinh trùng này. Thời điểm lợn con mắc bệnh: bệnh thường xảy ra trên lợn con theo mẹ từ 7 - 21 ngày tuổi. Nguyên nhân: do chuồng trại kém vệ sinh, ẩm ướt, thức ăn và nước uống không đảm bảo sạch, không được uống thuốc phòng bệnh lúc 3 ngày tuổi. Triệu chứng: ở giai đoạn đầu triệu chứng chính là tiêu chảy, còn ở giai đoạn sau phân trở nên đặc hơn và có màu vàng nâu, hoặc trong phân có lẫn cả
- 43 máu thì bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi lợn bị nhiễm cầu trùng sẽ bị còi cọc, chậm lớn và phát triển không đều. Điều trị: cho uống coxzuril 5% với liều 1ml/con. Phòng bệnh: cần vệ sinh chuồng trại,dụng cụ thiết bị chăm sóc nuôi sạch sẽ. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo an toàn vệ sinh. 4.4.2. Kết quả tiêm thuốc phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại. Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con. Kết quả của việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con tại trại được trình bày qua bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả tiêm thuốc phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Bệnh Liều Tổng Số con Thời điểm Tỷ lệ được Loại thuốc dùng số lợn tiêm phòng (%) phòng (ml) (con) (con) Cầu Coxzuril 5% 1 ml/ con 1 - 3 ngày trùng tuổi Thiếu Nova-Fe- 3604 3604 100 2 ml/ con máu B12 Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian thực tập 6 tháng tại trại số lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi được tiêm bổ sung sắt, cầu trùng đạt 100% cụ thể số lợn con được tiêm sắt và cầu trùng là 3604 con.
- 44 4.5. Kết quả về chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại. 4.5.1. Công tác chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi Trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Các bệnh lợn con mắc phải tại trại là: 4.5.1.1. Hội chứng tiêu chảy Thời điểm lợn con mắc bệnh: lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa. Nguyên nhân: bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột như trời đang nắng ấm đổ mưa, trở rét hoăc bị gió lùa, vệ sinh chuồng trại không tốt, chuồng bị ẩm ướt. Bầu vú lợn mẹ có dính phân, uống nước có chứa mầm bệnh, thay đổi thức ăn đột ngột. Triệu chứng: lợn con thường nằm tụm lại, run rẩy, bụng chướng, lông xù, xung quanh gốc đuôi và hậu môn có dính phân. Phân lỏng đến sệt có màu kem và mùi tanh khắm có thể thấy lợn con nôn mửa. Lợn mất nước do tiêu chảy, mắt lõm, da khô và nhăn nheo. Trên lợn cai sữa, triệu chứng đầu tiên là sụt cân đi siêu vẹo, đứng không vững, đi phân lỏng và mất nước. Điều trị: dùng thuốc Nor 100: 1 ml/con tiêm bắp, điều trị từ 3 - 5 ngày. Hoặc cho uống: amoxycillin (hoặc điện giải) pha 1 g/1lít nước cho uống 3 - 5 ngày, cho uống toàn đàn. Phòng bệnh: đối với khẩu phần của lợn nái phải cân đối đảm bảo chất lượng và ổn định. Tất cả lợn con phải được bú sữa đầu, nếu lợn con xuất hiện tình trạng viêm nhiễm như: nóng sốt, ăn ít, bỏ ăn, thì phải tích cực theo dõi, chăm sóc và điều trị để lợn con nhanh chóng khỏe mạnh trở lại. Chuồng trại phải khô ráo thường xuyên, sưởi ấm, tập ăn sớm và cai sữa sớm, tiêm sắt đầy đủ cho lợn con.
- 45 4.5.1.2. Viêm khớp Thời điểm lợn con mắc bệnh: lợn ở mọi lứa tuổi Nguyên nhân: bệnh viêm khớp là hậu quả của bệnh tụ huyết trùng, sảy thai truyền nhiễm, liên cầu khuẩn hoặc do tụ cầu khuẩn gây ra. Triệu chứng: lợn con có hiện tượng què, đi lại khó khăn. Khớp bị viêm, sưng to, đau, lông xù, ốm sốt, ăn ít hoặc không ăn. Nếu không điều trị kịp thời khớp bị viêm có mủ, và có thể dẫn đến tử vong. Biện pháp phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng tổng hợp, giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi. Điều trị: dùng Pendistrep L.A tiêm 2ml/con tiêm bắp, điều trị 3-5 ngày. 4.5.2. Kết quả về chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại. Để đánh giá được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại, chúng em tiến hành theo dõi 3604 lợn con. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con tại trại được thể hiện qua bảng 4.6. Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Chỉ tiêu Số con Số con Tỷ lệ Tên bệnh theo dõi mắc bệnh (%) (con) (con) Tiêu chảy 160 4,44 3604 Viêm khớp 50 1,39 Kết quả bảng 4.6 cho thấy: trong thời gian em thực tập ơ trai 6 tháng với số lợn con chăm sóc la 3604 con, trong đó có 160 con mắc hội chứng tiêu chảy, chiếm tỉ lệ (4,44%) và 50 con mắc bệnh viêm khớp chiếm (1,39%).
- 46 4.5.3. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại. Từ kết quả chẩn đoán về tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại. Chúng em đã tiến hành điều trị một số bệnh xảy ra. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi trang trại. Chỉ tiêu Thời Kết quả gian Số con Số Liều Đường Điều trị dùng điều con Tỷ lệ lượng tiêm thuốc trị khỏi (%) Tên bệnh (ngày) (con) (con) Tiêu chảy Nor 100 1 ml Tiêm 3 - 5 160 149 93,13 bắp Viêm khớp Pendistrep 2 ml Tiêm 3 - 5 50 45 90,00 L.A bắp Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Đối với hội chứng tiêu chảy: Chúng em đã tiến hành tham gia điều trị 160 lợn bằng thuốc Nor 100 với liều 1 ml/10kg TT, hiệu quả điều trị khá cao, thời gian điều trị 3 - 5 ngày. Kết quả có 149 con khỏi bệnh và đạt tỷ lệ 93,13%. Đối với bệnh viêm khớp dùng thuốc Pendistrep L.A tiêm bắp với liều 2 ml/10 kg TT, tiêm liên tục 3 - 5 ngày. Kết quả điều trị cho 50 con thì có 45 con khỏi bệnh, đạt tỷ lệ 90%.
- 47 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Sau thời gian được thực tập tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm em xin đưa ra một số kết luận sau: Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: Trong sau tháng thực tập tại trại em đã trực tiếp thực hiện đúng các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn con , đảm bảo cho đàn lợn con nuôi tại trại được phát triển tốt. Về công tác phòng bệnh: Đàn lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm được tiêm phòng đầy đủ, đạt tỷ lệ 100% và trong đó em cũng đã thực hiện công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con đạt được tỷ lệ 100%. Ngoài ra em cũng tham gia phòng bệnh cho đàn lợn con bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại: thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày, quét và rắc vôi đường đi đạt kết quả cao. Kết quả chẩn đoán bệnh: em đã trực tiếp chẩn đoán bệnh cho lợn con ở giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi lợn chủ yếu mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 4,44% dùng Nor 100 điều trị hội chứng tiêu chảy, kết quả khỏi 93,13%. Lợn con mắc bệnh viêm khớp chiếm 1,39%. Dùng Pendistrep L.A kết, tỷ lệ khỏi bệnh là 90%. 5.2. Đề nghị Sau khi kết thúc đợt thực tập tại trại em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh trên lợn con theo mẹ như sau:
- 48 Công tác vệ sinh thú y tại trại cần được nâng cao hơn nữa, đặc biệt nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân và sinh viên thực tập trong việc vệ sinh chuồng trại và chăm sóc cho lợn mẹ cũng như lợn con. Cần có kỹ thuật chuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh cho lợn con nhằm đem lại kết quả điều trị cao nhất. Cần tập cho lợn con ăn sớm đặc biệt là trong chăn nuôi tập trung. Bản thân mỗi công nhân cần phát huy tinh thần tự giác của mình trong công việc để giúp trại đạt hiệu quả tốt hơn.
- 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Trịnh Tuấn Anh (2010), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp trọng hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp (2010). 2. Đặng Xuân Bình (2000), “Xác định vai trò của vi khuẩn Escherchia coli và Clostridium perfringens đối với bệnh ỉa chảy ở lợn con giai đoạn 1 - 35 ngày tuổi, bước đầu nghiên cứu và chế tạo một số sinh phẩm phòng bệnh”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 3. Công ty liên doanh Việt Pháp Guyo mare (2003), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Viện Chăn nuôi. 4. Công ty Cargill tại Việt Nam (2003), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Sách tham khảo, lưu hành nội bộ. 5. Công ty Pig Việt Nam (1998), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Sách tham khảo, lưu hành nội bộ. 6. Trần Cừ (1992), Cơ sở sinh lý nuôi dưỡng lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Trần Cừ (1996), Giáo trình sinh lý học gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Trần Thị Dân (2008), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 9. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- 50 11. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. 12. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống con người và vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Duy Hùng (2011), Bệnh viêm vú ở lợn nái, Nxb Nông nghiêp, ̣ Hà Nội. 15. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên (2013), Bệnh của lợn tại Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.151. 16. Nguyễn Quang Linh (2005), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Lê Văn Năm (2003), Kinh nghiệm phòng và trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 19. Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân, Từ Quang Hiển (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 20. Lê Văn Thọ (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Lao Động xã hội. 21. Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Lê Văn Tạo (1995), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 23. Đinh Bích Thúy, Nguyễn Thị Thạo (1995), “Nghiên cứu độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở lợn,” Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập II, số 3. II. Tài liệu Tiếng Anh
- 51 24. Akita (1993), “Comparison of four purification methods for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens immunological methods”, Vet 160(1993), pp.207 - 214. 25. Glawisching E. (1992), “The Efficacy of Ecostat on E. coli infected weaning pigs”, 12th IPVS Congress, August. 26. Fairbrother J.M., Nadeau E., Gyles C.L. (2005), “Escherichia coli in postweaning diarrhea in pigs: an update on bacterial types, pathogenesis, and prevention strategies”, Anim. Health. Res. Rev. 6(1). 27. Fairbrother.J.M (1992), Enteric colibacillosis Diseases of swine. IOWA State University Press/AMES,IOWA U.S.A 7th Edition, 1992, pp.489-496 28. Laval A. “Incidence des entérites du porc”, Hội thảo thú y về bệnh lợn do cục thú y tổ chức tại Hà Nội ngày 14/11/1997.
- PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI TRẠI Ảnh 1: Đỡ đẻ cho lợn con Ảnh 2: Cắt đuôi cho lợn con Ảnh 3: Mài nanh cho lợn
- Ảnh 4: Tiêm kháng sinh cho lợn Ảnh 5: Nhỏ cầu trùng cho lợn Ảnh 6: Chấm rốn lợn con
- ẢNH MỘT SỐ THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI TRẠI Ảnh 7: Thuốc kháng sinh Amlistin Ảnh 8: Thuốc kích đẻ CP-Cin Ảnh 9: Nước sát trùng Omnicide Ảnh 10: Thuốc Pendistrep L.A
- Ảnh 11: Thuốc Nova-Fe-B12 Ảnh 12: Thuốc amoxicol