Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Nguyễn Văn Khanh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

pdf 64 trang thiennha21 19/04/2022 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Nguyễn Văn Khanh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_phong_va_tri.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Nguyễn Văn Khanh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o TRẦN QUANG ĐỨC Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN THỊT NUÔI TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN VĂN KHANH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o TRẦN QUANG ĐỨC Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN THỊT NUÔI TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN VĂN KHANH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Lớp: 47 TY N02 Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN THĂNG Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp đại học. Để hoàn thành bản khoá luận này em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và trang trại chăn nuôi Nguyễn Văn Khanh, Thanh Hà, Hải Dương. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, động viên của người thân trong gia đình. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tại trường cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Thăng, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban quản lý trang trại Nguyễn Văn Khanh cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại về sự hợp tác, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, hướng dẫn các công tác kỹ thuật, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Cuối cùng, em xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng đánh giá khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Trần Quang Đức
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại 32 Bảng 3.2. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng của lợn thịt sử dụng tại trang trại 32 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng 35 Bảng 4.2. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt 36 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình cho lợn ăn 38 Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt 39 Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại 43 Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại 44 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại 45 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công việc xuất bán lợn tại trại 47
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự ha: hecta MH: Mycoplasma hyopneumoniae Nxb: Nhà xuất bản PED: Porcine Epidemic Diarrhoea TGE: Transmisssible gastroenteritis Tr.: Trang TT: Thể trọng
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục đích của chuyên đề 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng nơi thực tập 5 2.1.3. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn 7 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước 8 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt 11 2.2.2.1. Bệnh viêm phổi địa phương (Bệnh suyễn lợn) 11 2.2.2.2. Hội chứng tiêu chảy ở lợn 13 2.2.2.3. Bệnh viêm khớp 21 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 24 2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 24 2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 27 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30 3.1. Đối tượng 30 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 30 3.3. Nội dung thực hiện 30
  7. v 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 30 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 30 3.4.2. Phương pháp theo dõi 31 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 34 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh 35 4.1.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng 35 4.1.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng 36 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt 37 4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt 37 4.2.2. Quy trình theo dõi phát hiện lợn ốm 40 4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn nuôi thịt 42 4.3.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt 42 4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại 44 4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại 45 4.4. Xuất bán lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất bán lợn 46 4.4.1. Xuất bán lợn 46 4.4.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn 47 4.5. Vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn và quá trình nhập lợn 48 4.5.1. Vệ sinh và chuẩn bị chuồng trại trước khi nhập lợn lứa mới 48 4.5.2. Quá trình nhập lợn mới vào chuồng nuôi 48 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng đang đứng trước những áp lực, thách thức và khó khăn về chất lượng và sản phẩm thịt lợn và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn đang được chú trọng đầu tư và phát triển vì nhu cầu sử dụng sản phẩm thịt lợn ngày càng cao và đem lại lợi nhuận lớn cho nhà chăn nuôi. Tuy nhiên, phương thức nuôi chủ yếu là gia công và truyền thống. Thức ăn chủ yếu là sử dụng các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Do vậy, chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phát triển chăn nuôi lợn cũng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao nguồn thu nhập cho các hộ chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi lợn đang đi theo hướng công nghiệp hóa từng bước nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm thịt và tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp để chế biến thức ăn cho lợn. Để nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm thịt lợn và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, em đã tiến hành thực hiện chuyên đề: “Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Nguyễn Văn Khanh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”.
  9. 2 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích của chuyên đề - Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Nguyễn Văn Khanh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại. - Xác định tình hình nhiễm bệnh và áp dụng biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trang trại Nguyễn Văn Khanh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. - Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Áp dụng các biện pháp phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại đạt kết quả cao. - Chăm chỉ, học hỏi để nâng cao kỹ năng, thành thạo các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trại lợn của chú Nguyễn Văn Khanh thuộc xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Trại được xây dựng trên một cánh đồng cách ly với khu dân cư với tổng diện tích của trại là 5 ha. Các dẫy chuồng lợn trong trại được xây dựng theo hướng Đông Bắc. Cách trại 100 m về phía Đông có dòng sông Thái Bình chảy qua, thuận tiện về nguồn nước sản xuất. Bao quanh trại là cánh đồng lúa nên trại hoàn toàn cách ly với khu dân. Trang trại được thành lập từ năm 2010 do chú Nguyễn Văn Khanh làm chủ đầu tư có sự liên kết với công ty cổ phần Green Feed và công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Huyện Thanh Hà nằm ở phía Đông Nam tỉnh, phía bắc giáp huyện Nam Sách, phía Đông giáp huyện Kim Thành, phía Nam giáp thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp thành phố Hải Dương. Huyện được chia làm 4 khu là Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc. Xã Tiền Tiến thuộc khu Hà Tây của huyện Thanh Hà, có sông Thái Bình (ở phía Tây Nam) chảy qua. Giao thông bộ có đường 390A chạy từ Ngã Ba Hàng (đường 5 cũ) qua địa phận xã Tiền Tiến về huyện lỵ, xuôi xuống bến Gùa, kéo dài đến phà Quang Thanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. 2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai Hải Dương có diện tích 1.662 km², là tỉnh có diện tích trung bình trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía Bắc của tỉnh, chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên gồm 13 phường xã thuộc thành phố Chí Linh và 18 phường xã
  11. 4 thuộc thị xã Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm. Huyện Thanh Hà mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60 m. 2.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu Xã Tiền Tiến chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do đó trại lợn chú Nguyễn Văn Khanh sẽ chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng. Mùa Hè nóng bức với lượng mưa tương đối cao, mùa Đông lạnh và khô. Huyện Thanh Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông lạnh khô, ít mưa và có khí hậu nóng ẩm bao trùm. Do đó trại lợn Nguyễn Văn Khanh cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu này. Nhiệt độ trung bình mùa Đông ổn định dưới 20°C, mùa nóng có nhiệt độ trung bình trên 25°C - 27°C. Lượng mưa theo quy ước chung, thời kì có lượng mưa ổn định trên 100 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, còn mùa khô có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Thanh Hà bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa Hạ nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa Đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa Hè (tháng 7) là 12°C. Với điều kiện khí hậu như vậy, tương đối thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển. (Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) 2.1.1.4. Điều kiện giao thông Giao thông bộ có đường 390A chạy từ Ngã Ba Hàng (đường 5 cũ) qua địa phận xã Tiền Tiến về huyện lỵ xuôi xuống bến Gùa, kéo dài đến phà
  12. 5 Quang Thanh; đường 390B nối từ đường 5 (đầu cầu Lai Vu) qua các xã Hồng Lạc, Việt Hồng, Cẩm Chế về huyện lỵ. Hai con đường này là huyết mạch giao thông của huyện. Ngoài ra, trong nội hạt còn có các con đường nhỏ liên huyện, liên xã, liên thôn tạo thành hệ thống giao thông sinh hoạt, giao lưu kinh tế, văn hoá của nhân dân và có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc phòng của địa phương. Toàn huyện có 52 km đường nhựa, trong đó đường tỉnh quản lý 23,6 km (100%), đường huyện đạt 70%, 441 km đường đá cấp phối, 89 km đường bê tông, 42 km đường lát gạch. Các tuyến đường chính trong huyện đã được nhựa hoá, phong trào "Bê tông hoá đường giao thông nông thôn" phát triển mạnh. Đặc biệt Thanh Hà có hơn 72 km đê trung ương và đê địa phương bao quanh các con sông, điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ. 2.1.2. Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng nơi thực tập 2.1.2.1. Cơ cấu, tổ chức trại Trang trại Nguyễn Văn Khanh gồm có: một chủ trại, quản lý, một kỹ sư của Công ty Geenfeed Việt Nam, hai quản lý kĩ thuật, ba công nhân và sáu sinh viên thực tập tốt nghiệp. 2.1.2.2. Cơ sở vật chất của trang trại Trại lợn nằm trên một cánh đồng cách ly với khu dân cư, tổng diện tích của trại là 5 ha, chia làm 2 khu chính riêng biệt là: khu sinh hoạt chung và khu chăn nuôi, ngoài ra còn có hồ cá, thủy đình, vườn cây ăn quả Trong đó khu sinh hoạt chung gồm: nhà điều hành, phòng ở của chủ trại, phòng ngủ của công nhân, phòng ăn, phòng tiếp khách. Các phòng đều được lăn sơn, nền lát đá hoa, mái bắn tôn, phòng ngủ có tủ đựng quần áo. Ngoài ra, còn có tủ lạnh, tivi được lắp truyền hình cáp phục vụ nhu cầu giải trí sau giờ làm việc. Nhà bếp xây dựng khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ dụng cụ, có bếp ga để thuận tiện trong việc nấu ăn cho quản lý và công nhân.
  13. 6 Khu chăn nuôi gồm: nhà tắm sát trùng trước khi vào trại, nhà ăn và nghỉ trưa của công nhân, nhà kho chứa cám và thuốc thú y, dãy chuồng cách ly dành cho lợn hậu bị, phòng pha chế tinh, chuồng mang thai, chuồng lợn đẻ, chuồng lợn thịt, nơi xử lý phân. - Hệ thống chuồng trại được quy hoạch bố trí xây dựng bao gồm: 1 chuồng bầu với 2 dãy chuồng bao gồm 217 ô, mỗi ô có kích thước 2,4 m × 0,65 m/ô dành cho lợn nái bầu và 6 ô dành cho lợn đực giống với kích thước 4 m × 5 m/ô. Chuồng nái bầu thiết kế theo từng dãy, chúng chỉ cần diện tích nhỏ bằng phần của lợn nái đẻ nằm để di chuyển và nằm, có máng ăn và vòi uống nước tự động. 1 chuồng đẻ gồm 2 dãy chuồng bao gồm 56 ô có kích thước 2,4 m × 1,6 m/ô: Chuồng nái đẻ và nuôi con được thiết kế có vùng cho lợn con và vùng cho lợn mẹ riêng biệt để tránh hiện tượng lợn mẹ đè lên lợn con khi chúng nằm. Có nơi tập ăn riêng (bổ sung thức ăn sớm). Chuồng chia thành 2 khu vực rõ rệt. Lợn nái nằm và di chuyển ở giữa, có khung khống chế. Có máng ăn cho lợn mẹ và vòi uống nước tự động, các thanh chắn có độ cao hợp lý. Hai bên vùng lợn nái nằm là lợn con hoạt động. Nền chuồng của lợn con thiết kế bằng nhựa. Nền chuồng của lợn mẹ bằng bê tông. 3 chuồng lợn thịt có tổng 44 ô với kích thước 6 m × 7 m/ô: lợn thịt thường được nuôi trong các ô rộng và nuôi thành từng nhóm từ 35 - 40 con/ô, mỗi ô khoảng 40 m2. Chuồng nuôi lợn thịt có thể thiết kế đa dạng các kiểu, có nền có độ dốc tốt và dễ thoát nước. Máng ăn tự động để con nào cũng ăn được tiêu chuẩn ăn của chúng. Có vòi uống nước tự động có thể 5 vòi/ô. Ngoài ra ở mỗi dãy chuồng lợn thịt còn có 1 ô rộng 8 - 10 m2 ở phía cuối dãy chuồng nơi gần quạt thông gió để chứa các con lợn bệnh trong thời gian chữa bệnh cho chúng. 1 chuồng cách ly nái hậu bị và đực giống với tổng 10 ô chuồng có kích thước là 3 m × 4 m/ô
  14. 7 - Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: máy đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác. - Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có chậu sát trùng trước mỗi cửa chuồng. Mỗi khu chuồng riêng biệt đều có bể vôi sống riêng. - Hệ thống nước trong trại chăn nuôi cho lợn uống, tắm cho lợn, nước xả gầm, xả máng, rửa chuồng được bơm từ ao chứa nước trong trang trại lên bể chứa được xử lý và theo hệ thống ống nước dẫn tới các chuồng, ô chuồng khác nhau 2.1.2.3. Tính hình sản xuất kinh doanh của trang trại Trại lợn Nguyễn Văn Khanh là trang trại tư nhân do chú Nguyễn Văn Khanh là chủ đầu tư hợp tác với công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (100% vốn của Thái Lan) và công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam. Trại nuôi theo hướng lợn thịt và tự sản xuất con giống phục vụ cho chăn nuôi tại trại với quy mô 200 nái đẻ, 20 nái hậu bị và 2000 lợn thịt, tất cả đều đạt tiêu chuẩn về sức khoẻ. Riêng 100% lợn nái và lợn giống ở đây trong cơ thể hoàn toàn không có mầm bệnh của loại bệnh phổ biến trên lợn là tai xanh và được công nhận “âm tính” với dịch bệnh trong vài năm trở lại đây. 2.1.3. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn Thuận lợi - Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Hà tạo điều kiện cho sự phát triển của trại. - Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. - Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
  15. 8 - Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. - Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại. - Cơ sở vật chất tốt thuận lợi cho quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Khó khăn - Trại được xây dựng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. - Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, sinh lý tiêu hóa và khả năng sản xuất của lợn 2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [25], sinh trưởng là quá trình sinh tổng hợp, tích lũy các chất dinh dưỡng từ bên ngoài được đưa vào để tăng lên về kích thước các mô trong cơ thể, làm cho kích thước và khối lượng cơ thể tăng lên. Sinh trưởng chính là quá trình tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể do sự tăng lên về khối lượng và kích thước của tế bào. 2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa Lợn là loài gia súc dạ dày đơn, cấu tạo bộ máy tiêu hoá của heo bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu hóa của lợn với các loại thức ăn cao thường có tỷ lệ từ 80 – 85% tuỳ từng loại thức ăn. 2.2.1.3. Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể Sự sinh trưởng và phát triển của gia súc nói chung và của lợn nói riêng đều tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật: Quy luật sinh trưởng không đồng đều, quy luật phát triển theo giai đoạn và quy luật phát triển theo chu kì. Cường độ sinh trưởng thay đổi theo độ tuổi, tốc độ tăng khối lượng cũng vậy, các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng sinh trưởng phát triển khác nhau.
  16. 9 Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh và không đều qua các giai đoạn. Nhanh nhất ở 21 ngày tuổi đầu và sau đó có phần giảm xuống do lượng sữa của mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con giảm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con vật thì xương phát triển đầu tiên sau đó đến cơ và cuối cùng là mỡ. Từ sơ sinh đến trưởng thành thì lợn tăng trọng nhanh, sau đó trưởng thành thì tăng khối lượng rất chậm rồi ngừng hẳn. Khi con vật lớn lên, khối lượng kích thước các cơ quan, các bộ phận của chúng không tăng lên một cách đều đặn, trái lại tăng với mức độ khác nhau. Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể Trong cơ thể lợn, có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau và theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển cho từng hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Trước hết, dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần kinh, tiếp đến cho hoạt động sinh sản, cho sự phát triển bộ xương, cho sự tích luỹ nạc và cuối cùng cho sự tích luỹ mỡ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dinh dưỡng cung cấp bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn cho lợn thì quá trình tích luỹ mỡ bị ngưng trệ, khi dinh dưỡng giảm xuống 40% thì sự tích luỹ nạc, mỡ của lợn bị dừng lại. Vì vậy, nuôi lợn không đủ dinh dưỡng thì sẽ không tăng khối lượng và chất lượng thịt như mong muốn. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi cuối cùng để tạo ra sản phẩm, lợn thịt cũng là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65 - 80%). Do vậy chăn nuôi lợn thịt quyết sự định thành bại trong chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn thịt cần đạt những yêu cầu: Lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, tốn ít công chăm sóc và phẩm chất thịt tốt. Nhưng năng suất và phẩm chất thịt lợn lại phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Giống: Mỗi giống lợn cho ra mỗi chất lượng thịt và năng suất thịt khác nhau. Các giống lợn nội có khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt cũng
  17. 10 thấp hơn các giống lợn ngoại. Khả năng sản xuất và chất lượng thịt, ngoài điều kiện ngoại cảnh và thức ăn thì yếu tố di truyền là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn nhất. Các chỉ tiêu thân thịt như tỉ lệ móc hàm, tỉ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn là khác nhau ở các giống lợn khác nhau. Tăng khối lượng trung bình của lợn Móng Cái khoảng 300 – 350 g/ngày, trong khi con lai F1 (nội x ngoại) đạt 550 – 600 g/ngày. Lợn ngoại nếu chăm sóc, nuôi dưỡng tốt có thể đạt tới 700 – 800 g/ngày. Phẩm chất thịt của lợn ngoại và lợn lai cũng tốt hơn so với lợn nội, tỷ lệ thịt nạc của các giống lợn ngoại là cao hơn nhiều so với lợn nội. Hiện nay, người ta lợi dụng ưu thế lai của phép lai kinh tế để phối hợp nhiều giống vào trong 1 con lai nhằm tận dụng các đặc điểm tốt từ các giống lợn khác nhau. Đồng thời, sản phẩm của phương pháp lai là các con giống có thể đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Kết quả khảo sát năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn cho thấy tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc của lợn Landrace và lợn Yorkshire đều cao hơn nhiều so với của lợn Móng Cái. - Thời gian và chế độ nuôi: Đây hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt. Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [25], thời gian nuôi ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng thịt. Sự thay đổi thành phần hoá học của mô cơ, mô mỡ lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn trước 4 tháng tuổi. Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn người ta đề ra hai phương thức nuôi: Nuôi lấy nạc đòi hỏi thời gian nuôi ngắn, khối lượng giết thịt nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt - mỡ, còn phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn. Phương thức cho ăn tự do hay hạn chế cũng làm ảnh hưởng đến năng suất thịt, cho ăn tự do sẽ cho khả năng sản xuất thịt nhiều hơn cho ăn khẩu phần hạn chế.
  18. 11 - Khí hậu và thời tiết: Lợn điều chỉnh thân nhiệt của chúng bằng cách cân bằng nhiệt lượng mất đi với nhiệt tạo ra qua trao đổi chất và lượng nhiệt hấp thụ được. Khi sự khác nhau giữa thân nhiệt và nhiệt độ môi trường trở nên lớn thì tỉ lệ thoát nhiệt sẽ tăng lên. Về mùa lạnh nhiệt độ môi trường xuống thấp dưới nhiệt độ hữu hiệu thì tăng thêm chi phí thức ăn để tăng nhiệt lượng trao đổi chất để vật nuôi tự nó tạo ra nhiệt lượng để giữ ấm cho cơ thể. Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hoá cao, tích lũy cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao. Nhiệt độ chuồng nuôi quá cao lợn ăn ít, tỷ lệ tiêu hoá kém, giảm tăng khối lượng. Nhiệt độ quá thấp lợn tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét, tiêu tốn thức ăn cao. 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt 2.2.2.1. Bệnh viêm phổi địa phương (Bệnh suyễn lợn) a. Nguyên nhân Theo Lê Văn Lãnh và cs. (2012) [12], bệnh suyễn lợn hay “Dịch viêm phổi địa phương ở lợn” (Enzootic pneumonia) là bệnh truyền nhiễm mạn tính ở lợn. Tỷ lệ chết không cao nhưng bệnh gây ra thiệt hại lớn trong ngành chăn nuôi lợn làm giảm tốc độ tăng trọng và gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh kế phát, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp. Mycoplasma hyopneumoniae (MH) là mầm bệnh chính gây dịch viêm phổi địa phương ở lợn và được quan tâm đến như là một nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh hô hấp phức hợp ở lợn (Thacker, 2016) [48]. Những nghiên cứu về vai trò của các vi khuẩn kế phát trong bệnh suyễn lợn đã được tiến hành (Nguyễn Ngọc Nhiên,1996) [21], (Cù Hữu Phú và cs., 2005) [24], (Trần Huy Toản, 2009) [30]. Nếu kết hợp với các vi trùng gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở. Mycoplasma được coi là nguồn gốc gây viêm đường hô hấp trên lợn ở nước ta và các nước trên thế giới.
  19. 12 b. Triệu chứng Theo Lê Văn Năm (2013) [16] thì thời kỳ nung bệnh dài từ 1 - 4 tuần, nhưng cũng có thể sau 1 - 3 ngày nếu chưa có mặt của Haemophillus. Bệnh thường phát triển rất chậm trên nền của viêm phế quản, phổi và thông thường có 2 thể biểu hiện: Á cấp tính và mạn tính. + Thể á cấp tính Lợn bệnh sốt nhẹ 40,4 - 41oC, bắt đầu từ triệu trứng hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy. Lợn thở khó, ho nhiều, sốt ngắt quãng, ăn kém. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều. Vì phổi bị tổn thương nên lợn thở thể ngực phải chuyển sang thở thể bụng, nhiều con thở ngồi như chó thở. Rõ nhất là sau khi bị xua đuổi, có những con mệt quá nằm lỳ ra mà không có phản xạ sợ sệt, vẻ mặt rầu rĩ, mí mắt sụp, tai không ve vẩy. Xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp. Nhịp tim và nhịp thở đều tăng cao. Khi sờ nắn hoặc gõ để khám bệnh, lợn cảm thấy đau ở vùng phổi, rõ nhất là 1 - 2 đôi xương sườn đầu giáp bả vai. Lợn vẫn thèm ăn nhưng ăn uống thất thường. Nếu không điều trị, lợn bệnh sẽ chết sau 7 - 20 ngày. Tỷ lệ chết phụ thuộc rất nhiều vào lứa lợn nuôi, sức đề kháng cơ thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng như bệnh thứ phát. + Thể mạn tính Đây là thể bệnh thường gặp nhất ở những đàn mang trùng. Lợn bệnh ho húng hắng liên tục và bệnh kéo dài gây cảm giác khó chịu. Đàn lợn ăn uống bình thường, nhưng lợn chậm lớn còi cọc. Da lợn kém bóng, lông cứng và xù dựng đứng, nhiều trường hợp thấy da bị nhăn và xuất hiện nhiều vảy nâu. Nếu bị bội nhiễm thì lợn bệnh ho thường xổ mũi như mủ.
  20. 13 Cả hai thể á cấp tính và thể mãn tính đều có tiên lượng xấu đi do lợn còi cọc, chậm lớn hao hụt số đầu con, chi phí thức ăn, thuốc men tăng. Nếu lợn bệnh qua được thì khả năng hồi phục cũng rất kém, do phổi bị tổn thương nặng, lợn trở nên còi cọc và chậm lớn. c. Phòng bệnh Hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasma phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp quản lý đàn lợn. Cần phải tạo được môi trường thuận lợi cho đàn lợn như không khí sạch sẽ, thông gió thường xuyên, nhiệt độ ấm áp và mật độ trong chuồng phù hợp. Trong dãy chuồng không nên nuôi lẫn lộn các đàn lợn có lứa tuổi cách nhau quá 3 tuần. Ở các trại lợn cung cấp giống, để xây dựng đàn lợn không nhiễm Mycoplasma cần sử dụng kháng sinh cho lợn nái từ giai đoạn cuối của quá trình mang thai cho đến khi cai sữa. Ngoài ra, có thể phòng bệnh bằng vắc xin phòng Mycoplasma hoặc cho uống thuốc định kì sẽ giúp đàn lợn giảm thiểu được sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn. d. Điều trị Những kháng sinh có hiệu lực điều trị với Mycoplasma là tetracycline, tylosin và tiamulin hay gentamycin, ngoài ra còn kết hợp các kháng sinh kháng viêm và một số thuốc bổ trợ để rút ngắn quá trình điều trị cho hiệu quả cao. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì đạt được hiệu quả chữa bệnh cao. 2.2.2.2. Hội chứng tiêu chảy ở lợn a. Nguyên nhân Theo Nguyễn Đức Thủy (2015) [29], tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa và nó có nhiều nguyên nhân, chúng ta có thể phân loại ra là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Nhưng việc phân biệt rạch ròi giữa hai nguyên nhân này là rất khó khăn. Tuy nhiên, cho dù là
  21. 14 nguyên nhân nào cũng gây hậu quả lớn đến cơ thể và đường tiêu hóa của lợn. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu chảy ở lợn là do một số nguyên nhân sau: + Vi sinh vật Vi khuẩn: Trong đường ruột của lợn có rất nhiều vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái. Nguyễn Đức Thủy (2015) [29] cho biết, vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn và các loại nấm mốc. Hoạt động của hệ sinh thái trong đường ruột luôn được duy trì ở mức cân bằng và ổn định, một khi do một số yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của lợn thì vi sinh vật có hại trong đường ruột có cơ hội phát triển mạnh hơn vi sinh vật có lợi, gây mất cân bằng và dẫn đến lợn bị tiêu chảy. Theo Bùi Tiến Văn (2015) [35], một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E. coli, Salmonella sp., Shigela, Klebsiella, Cl. perfringens Đây là những vi khuẩn quan trọng gây rối loạn tiêu hóa ở người và nhiều loài động vật. Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng, khi gặp điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hoá sẽ tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh. Bình thường E. coli cư trú ở ruột già và phần cuối của ruột non, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng. Ở trong các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiếp tục phát triển và cư trú làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý. Sa Đình Chiến và Cù Hữu Phú (2016) [2] khẳng định rằng: vi khuẩn E. coli là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và quan trọng nhất của hội chứng tiêu chảy ở lợn. Đào Trọng Đạt và cs. (1996) [5] cho biết: Vi khuẩn E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy (45,6%). Trong đường ruột chia làm hai loại vi khuẩn, một loại có lợi có nhiệm vụ lên men dung giải các chất hữu cơ, một loại có hại khi có điều kiện thuận lợi thì gây bệnh.
  22. 15 Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) [15], khi xét nghiệm phân gia súc khoẻ và gia súc bị tiêu chảy đã nhận thấy trong phân lợn thường xuyên có các loại vi khuẩn hiếu khí: E. coli, Salmonella, Streptococcus, Bacilus subtilis. Khi lợn bị tiêu chảy thì E. coli, Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm. E. coli có sẵn trong đường ruột của lợn, nhưng không phải lúc nào cũng gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của lợn giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh kế phát. Khi nghiên cứu về E. coli và Salmonella trong phân lợn tiêu chảy và lợn không tiêu chảy. Nguyễn Thị Ngữ (2005) [20] cho biết ở lợn không tiêu chảy có 83,30% - 88,29% số mẫu có E. coli, 61,00% - 70,50% số mẫu có mặt Salmonella. Trong khi đó, ở phân của lợn bị tiêu chảy có tới 93,7% - 96,4% có mẫu phân lập có E. coli và 75,0% - 78,6% số mẫu phân lập có Salmonella. Theo Nguyễn Mạnh Phương và cs. (2012) [26], 100% mẫu phân lợn tiêu chảy phân lập được vi khuẩn Salmonella. Kết quả này cũng khẳng định nguyên nhân nghi ngờ gây tiêu chảy là Salmonella dựa vào những biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Trong số các loại mẫu bệnh phẩm từ cơ quan nội tạng, tỷ lệ phân lập cao nhất ở hạch màng treo ruột và đoạn hồi tràng (83,33%) sau đó là ở hạch amidan (66,67%), thấp nhất từ các mẫu lách và gan (50,00%). Vi rút: Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng, virus cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả nghiên cứu đã kết luận một số virus như Rota-virus, TGE, Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính. TGE (Transmisssible gastroenteritis) được chú ý nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh và chỉ gây bệnh cho lợn. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất ở niêm
  23. 16 mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng, chúng không sinh sản trong dạ dày và kết tràng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1997) [13], virus TGE (Transmisssible gastroenteritis) có liên hệ đặc biệt với các tế bào màng ruột non. Khi virus xâm nhập vào tế bào, nó nhân lên và phá huỷ tế bào trong 4 - 5 giờ. Các thức ăn ăn vào sẽ không tiêu hoá được ở lợn nhiễm virus TGE. Các chất dinh dưỡng không được tiêu hoá, nước không được hấp thu, lợn tiêu chảy, mất dịch, mất chất điện giải và chết. Theo Bergenland và cs. (1992) [38], trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn bị tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus. Có một loại virus cực kì nguy hiểm nữa có thể gây thành dịch tiêu chảy hàng loạt trên lợn đó là virus PED (Porcine Epidemic Diarrhoea). Theo Trần Thu Trang (2013) [31] PED là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn con mọi lứa tuổi, bệnh lây lan rất nhanh. Nguyên nhân gây ra bệnh là do Coronavius, lần đầu tiên được phát hiện tại Anh Quốc vào năm 1971, nhưng lúc đó chưa được công bố dịch. Ký sinh trùng: Ký sinh trùng ký sinh trong hệ tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy. Ký sinh trùng ngoài việc lấy đi dinh dưỡng của lợn, tiết độc tố đầu độc cho lợn, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho quá trình nhiễm trùng. Có nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra bệnh tiêu chảy như sán lá ruột lợn, giun đũa lợn Nguyễn Thị Bích Ngà (2015) [17] cho biết, ngoài tác động cơ giới lên thành ruột thì giun sán còn tiết độc tố có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm lợn còi cọc chậm lớn và mở đường cho nhiều loại vi rút vi khuẩn xâm nhập.
  24. 17 Các nguyên nhân khác + Thời tiết, khí hậu: Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể lợn. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột: Nóng quá, lạnh quá, mưa, gió, độ ẩm không khí cao đều là yếu tố tác động trực tiếp đến lợn, đặc biệt là lợn con. Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng thay đổi bất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, vì các phản ứng thích nghi của cơ thể lợn con còn yếu. Theo Sử An Ninh (1993) [23], Hồ Văn Nam và cs. (1997) [15], khi lợn bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó lợn dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh. + Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng: Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng, việc chăm sóc nuôi dưỡng nếu không đảm bảo quy trình kỹ thuật thì sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của lợn, một khi sức đề kháng giảm thì các vi khuẩn có hại có điều kiện để phát triển mạnh lên, đặc biệt là vi khuẩn đường ruột. Việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn. Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và các vitamin cũng là nguyên nhân làm lợn dễ mắc bệnh. Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu cũng là nguyên nhân làm cho lợn con bị tiêu chảy. Vậy cần có phương thức chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khẩu phần ăn hợp lý để hạn chế bệnh viêm ruột cho lợn. Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protein và axit amin không cân đối dẫn đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng globulin huyết thanh cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm rõ rệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây bệnh.
  25. 18 Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể lợn, nó đảm bảo cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu một vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa. + Stress: Stress là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng của lợn. Tất cả mọi nguyên nhân dẫn đến stress cho lợn như sự thay đổi thời tiết, tiếng ồn, mật độ chuồng nuôi cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật trong đó có hội chứng tiêu chảy. Theo Sử An Ninh và cs. (1981) [22], bệnh tiêu chảy lợn con có liên quan đến trạng thái stress. Hầu hết, lợn con bị bệnh tiêu chảy có hàm lượng cholesterol trong huyết thanh giảm thấp. b. Triệu chứng Lợn con mắc bệnh lúc đầu ăn bình thường. Sau đó lợn ít ăn hoặc bỏ ăn, gầy nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn lợn nhợt nhạt, hai chân sau đứng co dúm lại và run rẩy, đuôi dính đầy phân, khi lợn đi ỉa rặn nhiều, lưng uốn cong, bụng thóp lại, thể trạng đờ đẫn, ít vận động. + Thể quá cấp tính: Lợn chết nhanh, thường sau 2 - 12 giờ kể từ khi bỏ ăn, lợn bỏ ăn hoàn toàn đi siêu vẹo, loạng choạng, thích nằm bẹp một chỗ, mõm tím tái, thở thể bụng khó khăn, phân lỏng màu trắng lầy nhầy, mùi tanh thối. Lợn nằm co giật yếu dần rồi chết. + Thể cấp tính: Lợn chết chậm hơn 2 - 4 ngày kể từ khi bỏ ăn, lợn ỉa chảy, mất dinh dưỡng, nước, khoáng, yếu rồi chết dần. + Thể mạn tính: Lợn ỉa chảy liên miên, phân lúc nước lúc sền sệt, mùi khó chịu, hậu môn dính phân, bẩn, lợn gầy sụt, xù lông, nếu không chết thì cũng còi cọc. c. Các biện pháp phòng bệnh + Vệ sinh phòng bệnh Trong chăn nuôi khâu vệ sinh là hết sức quan trọng và cần thiết. Vệ sinh tạo ra môi trường tốt, làm tăng sức đề kháng nhằm ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Thực hiện nghiêm ngặt các khâu như: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại,
  26. 19 dụng cụ chăn nuôi cách ly động vật mới nhập, động vật ốm luôn là những biện pháp cần thiết trong khâu vệ sinh phòng bệnh. Như vậy, việc đảm bảo tốt kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng như thức ăn đảm bảo chất lượng, tập cho lợn con ăn sớm, đảm bảo tốt vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh tiểu khí hậu chuồng nuôi là rất quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy. + Phòng bệnh bằng vắc xin Theo Nguyễn Bá Hiên (2001) [10], vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, ADN ) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới – vắc xin công nghệ gen). Qua nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy, có thể chế tạo vắc xin phòng E. coli hiệu quả bằng cách lấy vi khuẩn E. coli có trong chất chứa đường ruột của lợn bị tiêu chảy cấy vào sữa và cho lợn mẹ ăn canh trùng đó trước khi đẻ một tháng cho kết quả phòng tiêu chảy ở lợn con tốt, phương pháp này hiện nay vẫn đang được dùng ở Mỹ. Bên cạnh các loại vắc xin phòng E. coli, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu chế vắc xin phòng Salmonella. Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu ra nhiều loại vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn. Mỹ đã sản xuất ra vắc xin đa giá thành phần gồm E. coli, Salmonella cholerae suis. Hungari chế vắc xin chủng Salmonella có bổ trợ glucose. + Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học Chế phẩm sinh học là môi trường nuôi cấy một loại vi sinh vật có lợi nào đó khi đưa vào cơ thể có tác dụng bổ sung các vi sinh vật hữu ích, giúp duy trì và lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa
  27. 20 Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2002) [9] đã chế tạo sinh phẩm E. coli - sữa và Cl. perfringens - toxoid dùng phòng, trị bệnh tiêu chảy cho lợn con đã có tác dụng rõ rệt trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng do E. coli và Clostridium perfringens. Bạch Quốc Thắng (2011) [28] đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm e. lac để phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn con theo mẹ, tạo sự cân bằng vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi. Các vi khuẩn có lợi probiotic tăng, các vi khuẩn gây bệnh E.coli, S. typhimurium và Cl. perfringens giảm. Ngoài ra, nhiều nhà chăn nuôi đã sử dụng biện pháp đưa kháng sinh vào thức ăn, nước uống hàng ngày của lợn để phòng tiêu chảy và đã cho các kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh đã để lại nhiều hậu quả không tốt như gây tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, làm tăng số lượng vi khuẩn kháng thuốc Hiện nay, đa số các nước đã cấm sử dụng biện pháp này hoặc chỉ áp dụng trong điều kiện nhất định và phải tuân thủ quy định về thời gian ngừng thuốc trước khi giết mổ. d. Điều trị bệnh + Điều trị nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân chủ yếu trong hội chứng tiêu chảy của lợn là do một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột, bao gồm vi khuẩn hiếu khí, yếm khí tuỳ tiện hoặc yếm khí bắt buộc. Những vi khuẩn thường gặp là E. coli, Cl. perfringens, Streptococcus Dùng thuốc kháng sinh có tác dụng cao với các vi khuẩn như E. coli gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Theo Nguyễn Văn Tuyên và Dương Văn Quảng (2016) [34] các chủng vi khuẩn phân lập được đều mẫn cảm với amikacin và ceftiofur (100%); flumequine (86,2%) và norfloxacin (75,9%). Tuy nhiên, 100% chủng kiểm tra đều kháng colistin, tetracyline. Tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh ở lợn ngày càng tăng. Vì vậy, việc kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh với kháng sinh để lựa chọn loại kháng sinh thích hợp là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
  28. 21 + Điều trị triệu chứng tiêu chảy Lợn bị tiêu chảy do E. coli khi điều trị, ngoài việc dùng kháng sinh sớm từ đầu nên dùng kết hợp một số thuốc hay hóa dược có tác dụng ức chế sự sản sinh và ảnh hưởng của độc tố đường ruột Enterotoxin do vi khuẩn phóng thích ra. Kết hợp sử dụng dung dịch các chất điện giải như dung dịch đường glucose, muối natri, kali Cung cấp, bổ sung lượng nước và các chất điện giải bị mất trong khi tiêu chảy. Trong điều trị cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, chống nhiễm khuẩn và điều trị hiện tượng mất nước, chất điện giải. Trong đó, bổ sung nước và chất điện giải có vai trò quan trọng vì có tới 80% lợn chết do bệnh lý này (Nguyễn Văn Tâm và Cù Hữu Phú, 2006) [27]. 2.2.2.3. Bệnh viêm khớp a. Nguyên nhân Viêm khớp là bệnh hay xảy ra trên đàn lợn, đó là một yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố gây què ở lợn bao gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay đổi khớp. Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn (Streptococcus suis, E. coli, Staphylococcus ) và Mycoplasma. b. Triệu chứng Chia làm 2 dạng viêm khớp ở lợn: Viêm khớp do thiếu canxi, photpho và viêm khớp do vi khuẩn. Triệu chứng thường thấy do thiếu canxi, photpho là lợn đi lại khó khăn. Còn viêm khớp do vi khuẩn là: Lợn bị sốt cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn còn có biểu hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què, có những u sưng ở khớp, lợn có thể bị mù, điếc.
  29. 22 Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng, làm cho lợn tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Từ những tác hại do vi khuẩn gây ra trong bệnh viêm khớp trên đàn lợn nuôi, em đã điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu sâu về bệnh viêm khớp do vi khuẩn S. suis gây ra. Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mạn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra cho lợn con 1 - 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng yếu khớp kết hợp với viêm rốn. S. suis có thể khu chú ở amidan của gia súc khỏe, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như: Lợn trong tình trạng stress, nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường làm giảm sức đề kháng lợn Lúc này dễ dàng phát bệnh. Mầm bệnh được tiết ra từ dịch âm hộ, dịch đường hô hấp và sữa lợn mẹ. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn con bằng đường rốn, vết thương ngoài da. Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20%. Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 1 - 6 tuần tuổi. Bệnh xảy ra ở 3 thể: Thể quá cấp tính; thể cấp tính và thể mạn tính. + Thể quá cấp tính: Gây chết lợn nhanh, lợn sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn có triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc, viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não tủy nhiều và có màu đục. + Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, long da sởn lên suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương, các khớp chân trước và chân sau, mắt cá chân thường sung phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năng đi lại. + Thể mạn tính: Lợn bệnh còi cọc và bị viêm khớp mạn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin).
  30. 23 Các màng sung phông, mất màu, tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe). Khi bệnh trở thành mãn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy được trong sự phát triển của các khúc xương. c. Phòng bệnh + Vệ sinh phòng bệnh: Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi như: Thực hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, tăng sức đề kháng cho lợn, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, bằng các loại hoá chất (phenol, iốt, hypocrit, axit phenic 3 - 5%, formol 5%); tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn. Khi có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm: Cách ly lợn ốm để điều trị, lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát trùng hoặc tiêu huỷ, chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát trùng, để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại. Đối với vùng có lợn bệnh cần theo dõi, phát hiện sớm lợn bệnh, cách ly và điều trị kịp thời cho đến khi khỏi hẳn bệnh mới cho nhập đàn. Cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn tập trung khi có dịch bệnh ở lợn xảy ra. + Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Ở Việt Nam đã chế tạo được vắc xin Salsco đa giá, vô hoạt, bổ trợ keo phèn, bao gồm các chủng vi khuẩn đường ruột là: Salmonella, E. coli và Streptococcus, tiêm cho lợn con 21 ngày tuổi để phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con. Tỷ lệ bảo hộ đạt 70 - 80%, vắc xin dùng rộng rãi trong cơ sở chăn nuôi. Theo Khương Bích Ngọc (1996) [18], qua ngiên cứu bệnh cầu khuẩn ở lợn đã chế tạo vắc xin cầu khuẩn có bổ trợ keo phèn tiêm phòng cho lợn nái, đạt bảo hộ cao. Phòng bệnh bằng kháng sinh cũng đem lại hiệu quả. Theo Trịnh Phú Ngọc (2001) [19], vi khuẩn S. suis rất mẫn cảm với các loại kháng sinh, nhưng cũng
  31. 24 rất dễ kháng kháng sinh trong quá trình phòng bệnh và điều trị. Vì vậy, cần thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh. Khi dùng bằng cách cho ăn hoặc cho uống cần chú ý: hiệu lực, đường đi của thuốc Vi khuẩn có xu hướng kháng với các loại thuốc tetracycline và sulfonamide. d. Điều trị Việc lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh do S. suis và các vi khuẩn khác tương tự gây ra phải dựa trên một số tiêu chí như khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng S. suis và các vi khuẩn đó phân lập được, dạng nhiễm trùng, serotype của vi khuẩn, đường đưa thuốc. Khả năng mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh là khác nhau. Trước hết là điều trị hỗ trợ với các biện pháp hồi sức tích cực, nhiễm liên cầu lợn là bệnh do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh vẫn là thuốc điều trị đặc hiệu, trong đó penicillin là thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh này, có thể khỏi bệnh hoàn toàn và tránh được tử vong. Tuy nhiên, tình trạng kháng penicillin của vi khuẩn cũng đã được ghi nhận. Trong trường hợp vi khuẩn đã kháng penicillin, các kháng sinh khác thuộc nhóm beta lactamin được sử dụng điều trị thay thế cho lợn bệnh. 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs. (1997) [13], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella, Theo Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [1], nghiên cứu tình hình nhiễm Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể và các tác giả cũng đã phân lập được
  32. 25 vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%. Theo Trương Quang Hải và cs. (2012) [7], khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G. Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa. Các nghiên cứu bênh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [33] cho biết, lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu. Nguyễn Chí Dũng (2013) [4] đã nghiên cứu và kết luận, vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% đến 38,18%). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [10], nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E.coli, Salmonella và Clostridium. Theo Trần Đức Hạnh (2013) [8], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%).
  33. 26 Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [6] đã nghiên cứu và kết luận, từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E. coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: Ở phân 92,8%, ở gan 75,0%, ở lách 83,3% và ở ruột là 100%. Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [32] đã nghiên cứu và cho biết, vi khuẩn E. coli và Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò nhiều hơn so với Salmonella. Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3] cũng cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E. coli, Salmonella và Streptococus tăng lên trong khi Staphylococus và Bacillus subtilis giảm đi. Sau khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy, Nguyễn Bá Hiên (2001) [10] đã chỉ ra rằng khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh. Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết. Ở Việt Nam, đã phát hiện bệnh liên cầu khuẩn tại trại Cầu Thị - Hà Nội (Phạm Sỹ Lăng, 2007) [14]. Nghiên cứu của Khương Bích Ngọc (1996) [18] cho biết bệnh cầu khuẩn xảy ra ở hầu hết các trại chăn nuôi tập chung trong những năm 70 - 80 đã cho thấy vi khuẩn thuộc nhóm cầu khuẩn bao gồm Staphylococcus aureus, S. suis và Diplococcus là các nguyên nhân chính gây bệnh cầu khuẩn ở lợn, với các triệu chứng sốt cao, chết đột ngột, khớp chân bị sưng to, liệt chân. Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy vi khuẩn S. suis chiếm tỷ lệ cao nhất 60% tiếp đến là Diplococcus 33% và Staphylococcus aureus 7%.
  34. 27 Viện thú y Quốc gia đã phân lập được 35 serotype, trong đó serotype 2 có 8 chủng. Tuy nhiên, đầu năm 2007 cho đến nay không phát hiện được ổ dịch do vi khuẩn S. suis gây ra trên lợn ở Việt Nam, các trường hợp bị bệnh đơn lẻ, các thể chưa được xác định (Đặng Văn Kỳ, 2007) [11]. 2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Katri Levonen (2000) [43] cho biết, việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12). Theo Kielstein (1966) [44] và nhiều tác giả khác cho rằng, vi khuẩn Pasteurella multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn. Trong đó, chủ yếu là do Pasteurella multocida type A gây ra và một phần nhỏ do Pasteurella multocida type D. Clifton Harlley và cs. (1986) [39] đã nghiên cứu và xác định được vi khuẩn Streptococcus suis luôn có mặt trong hạch Amidan và xoang mũi của lợn khỏe mà không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong những tác nhân gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi. Bệnh do Streptococcus suis gây ra có thể phát sinh dịch bệnh vào đầu mùa xuân hoặc sau những thay đổi thời tiết đột ngột Streptococcus suis là những nguyên nhân của những ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp, viêm hạch dưới hàm. Bên cạnh đó Streptococcus suis có liên quan đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao. Viêm phổi là hiện tượng viêm do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hoá học gây ra. Nó thường kèm với viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn, bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.
  35. 28 Sokol và cs. (1981) [47] cho rằng, vi khuẩn E. coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn này có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính, yếu tố dung huyết, yếu tố cạnh tranh, yếu tố kháng sinh và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua ADN của chromosome mà được di truyền qua ADN nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E. coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá hủy tế bào niêm mạc ruột. Smith và Halls (1967) [46] thông báo có 2 loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn gây bệnh. Sự khác biệt của 2 độc tố này là độc tố chịu nhiệt (Heat Stabletoxin - ST) chịu được nhiệt lớn hơn 1000 oC trong 15 phút, còn độc tố không chịu nhiệt (Heat labiletoxin - LH) bị vô hoạt ở nhiệt độ 600 oC trong 15 phút. Glawisschning và Bacher (1992) [40] lại xác định Clostridium perfringens Type A và Type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn. Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E. coli, việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Akita và Nakai (1993) [36] đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con. Vi khuẩn S. suis được biết là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lây lan ở lợn. Các bệnh thường gặp như: Viêm khớp, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm ngoại tâm mạc, viêm nội tâm mạc, viêm thanh dịch, viêm phổi. Đôi 25 khi chúng còn kết hợp với bệnh ở một số loài vật khác và cả ở người (Anton và cs. 1994) [37].
  36. 29 Theo Rosenbach và Higgins (1984) [45], lần đầu tiên đã mô tả vi khuẩn S. suis khi ông phân lập được vi khuẩn từ vết thương có mủ của một người nông dân. Các thông báo đầu tiên về bệnh do S. suis gây ra ở lợn đã được chính thức xác nhận lần đầu tiên ở Hà Lan vào năm 1951 và ở Anh năm 1954. Kể từ đó, bệnh đã được thông báo là xảy ở hầu khắp các nước trên thế giới - nơi có ngành chăn nuôi lợn phát triển. Các dạng bệnh do vi khuẩn này gây ra ở lợn rất đa dạng, bao gồm như viêm não, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm đa thanh mạc, viêm màng bụng, viêm phổi, và thường dẫn đến chết đột ngột - theo nghiên cứu của Higgins và Gottschalk (2002) [41]. Ở các nước Bắc Mỹ, các báo cáo đều chỉ ra rằng S. suis là vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ những lợn bị viêm phổi. Những năm sau đó, các nghiên cứu từ Anh lại kết luận rằng vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây bại huyết, viêm não và viêm đa khớp, ít khi gây viêm phổi. Một nghiên cứu ở Nhật giữa 1987 và 1991 đã cho biết kết quả là 38% số chủng S. suis phân lập được từ lợn bị viêm não và 33% từ lợn bị viêm phổi (dẫn theo Kataoka và cs., 1996) [42]. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể phân lập được trong các trường hợp lợn bị viêm teo mũi và sảy thai. Bệnh xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn 3 - 16 tuần tuổi do lợn thời kỳ sau cai sữa trở nên đặc biệt mẫn cảm với vi khuẩn này. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn này gây ra là có sự sai khác nhau giữa các quốc gia (Higgins và Gottschalk, 2002) [41].
  37. 30 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. - Các bệnh của lợn thịt 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trang trại Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. - Thời gian thực tập: 20/11/2018 đến 25/5/2019. 3.3. Nội dung thực hiện - Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. - Xác định tình hình mắc và hiệu quả phòng trị một số bệnh thường gặp ở lợn nuôi thịt tại trang trại Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: ∑ số lợn mắc bệnh Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x100 ∑ số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi: ∑ số lợn khỏi bệnh Tỷ lệ lợn khỏi (%) = x100 ∑ số lợn điều trị - Tỷ lệ chết: ∑ số lợn chết Tỷ lệ lợn chết (%) = x100 ∑ số lợn mắc bệnh
  38. 31 3.4.2. Phương pháp theo dõi 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu thống kê từ trại, kết hợp với kết quả điều tra và theo dõi của bản thân. 3.4.2.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt Chúng tôi sử dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đang được áp dụng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả. Với châm phương “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thì công việc tiêm phòng và phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trang trại lợn chú Nguyễn Văn Khanh, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại trước khi vào khu vực trại nuôi. Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi. Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.1.
  39. 32 Bảng 3.1. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại Tuần tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh 35 CFS1 Tiêm bắp Dịch tả (lần 1) 45 CIRCO Tiêm bắp Hội chứng còi cọc sau cai sữa 55 FMD1 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 1) 65 CFS2 Tiêm bắp Dịch tả (lần 2) 75 FMD2 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 2) (Nguồn: Kỹ sư trại) Hiện tại trang trại của chú Nguyễn Văn Khanh đang sử dụng loại thức ăn cho lợn thịt được sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam và công ty cổ phần GREEN FEED Việt Nam, danh mục loại thức ăn theo từng giai đoạn và khẩu phần, thành phần thức ăn được thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng của lợn thịt sử dụng tại trang trại Giai đoạn Loại Lượng phát triển Thành phần giá trị thức ăn thức ăn cho của lợn dinh dưỡng trong thức ăn ăn (tuần tuổi) - Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 21% - Xơ thô (tối đa): 3,5% HI-GRO 0,1 - 0,6 4 - 6 tuần - Ca (tối thiểu-tối đa): 0,6 - 1,2% 550S kg/con/ngày tuổi - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3300 Kcal/kg (C.P) - P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,4 - 0,9% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,3% - Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,7% - Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 20% HITEK - Xơ thô (tối đa): 5% GF02 7 - 10 tuần 0,6 - 1,3 - Ca (tối thiểu-tối đa): 0,7- 1,2% (Green tuổi kg/con/ngày - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3350 Kcal/kg Feed) - P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,5 – 1,2% - Lysine tổng số(tối thiểu):1,4% - Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,7% HITEK 11- 15 tuần 1,4 - 1,8 - Độ ẩm (tối đa): 14% GF03 tuổi kg/con/ngày - Protein thô (tối thiểu): 19%
  40. 33 (Green - Xơ thô (tối đa): 5% Feed) - Ca (tối thiểu-tối đa): 0,7-1,2% - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3200 Kcal/kg - P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,2% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,2% - Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,65% - Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 18% - Xơ thô (tối đa): 6% HI-GRO 16 - 20 tuần 1,8 - 2,3 - Ca (tối thiểu-tối đa): 0,5 - 1,2% 552S tuổi kg/con/ngày - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3150 Kcal/kg (C.P) - P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,5 – 1,0% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,0% - Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,5% - Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 16% HITEK - Xơ thô (tối đa): 8% GF05 21- xuất 2,3 - 2,5 - Ca (tối thiểu-tối đa): 0,8 - 1,2% (Green chuồng kg/con/ngày - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3050 Kcal/kg Feed) - P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,6 – 1,2% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,05% - Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,5% 3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh và phác đồ điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại - Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt, chúng tôi tiến hành theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, trạng thái phân để chẩn đoán bệnh. - Khi phát hiện lợn bị bệnh, dựa trên triệu chứng lâm sàng để chúng tôi chẩn đoán lợn mắc bệnh gì và từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho tường loại bệnh. * Điều trị bệnh đường hô hấp cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau: - Bromhexine 0,3%, liều lượng 1m/10 kg TT/ngày, tiêm bắp . - Tyful inj, liều lượng 0,5 ml/10 kg TT/48h, tiêm bắp. - Thời gian điều trị từ 3-5 ngày.
  41. 34 * Điều trị hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau: - Viaenro-5, liều lượng 1ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp. - Amlistin, liều lượng 1ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp. - Thời gian điều trị từ 3-5 ngày. * Điều trị bệnh viêm khớp cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau: - Pendistrep LA, liều lượng 1 ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp - DEXA, liều lượng 1,5 ml/50 kg TT/ngày, tiêm bắp - Thời gian điều trị từ 3-5 ngày. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 trên máy vi tính.
  42. 35 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh 4.1.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng omnicide định kỳ, pha với tỷ lệ 1/3.200. Kết quả thực hiện công tác sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng Kết quả Tỷ lệ hoàn Số Số tuần Công việc thực hiện thành lần/tuần thực hiện (lần) (%) Phun sát trùng 7 21 147 100 Rắc vôi 3 21 63 100 Quét mạng nhện 2 21 42 100 Lau kính 1 21 21 100
  43. 36 Kết quả bảng 4.1 cho thấy tất cả mọi công việc vệ sinh sát trùng chuồng trại như phun thuốc sát trùng, rắc vôi, quét mạng nhện và lau kính đều được thực hiện đầy đủ với mức độ hoàn thành công việc là 100%. 4.1.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng Từ quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng cho đàn lợn tại trại, em đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng con trong đàn lợn thịt nuôi tại trại. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt Kết quả an toàn Liều Thời gian Số lượng tiêm sau tiêm phòng Vắc xin tiêm phòng lượng tiêm phòng (con) Số lượng Tỷ lệ (ml/con) (Tuần) (con) (%) Hội chứng còi cọc 1 1 2100 2100 100 Dịch tả (lần 1) 1 2 2090 2090 100 Dịch tả (lần 2) 1 6 2090 2090 100 Lở mồm long 1 4 2096 2096 100 móng (lần 1) Lở mồm long 1 8 2092 2092 100 móng (lần 2) Kết quả bảng 4.2 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được thực hiện tiêm vắc xin phòng hội chứng còi cọc là 2100 con, tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả 2 lần cho 2090 con, tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long lóng lần 1 cho 2096 con và lần 2 là 2092 con. Kết quả sau khi tiêm là 100% số lợn được tiêm phòng vắc xin đều an toàn, không có bất kỳ biểu hiện gì không an toàn sau khi tiêm. Qua đó cho thấy việc xác định lợn khỏe trước khi tiêm, liều lượng vắc xin tiêm và kỹ thuật tiêm đúng là hết sức quan trọng quyết định hiệu quả của việc tiêm
  44. 37 phòng và mức độ bảo hộ đàn lợn sau khi tiêm phòng đối với các bệnh được tiêm phòng. 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt 4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại phải áp dụng quy trình “Cùng vào - cùng ra”. Chuồng trại sẽ được để trống 10 - 20 ngày để tẩy rửa, sát trùng và quét vôi lại. Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch. Quy trình này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau, do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác. * Chăm sóc và quản lý lợn Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp. Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông của trại là treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút vào chuồng. Vào những hôm nhiệt độ hạ thấp, tiến hành che giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng và giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi.
  45. 38 Hàng ngày, em đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt: kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Em đã thường xuyên làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn lợn. Trong thời gian thực tập tại trang trại, em cùng kỹ sư tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi, có hệ thống giàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ cao. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, có thể chứa được tối đa 80 kg thức ăn. Từ bảng thức ăn và khẩu phần ăn, thành phần dinh dưỡng của lợn thịt tại trang trại, em đã trực tiếp cho lợn ăn các loại thức ăn theo đúng các giai đoạn phát triển của lợn. Kết quả thực hiện cho lợn ăn được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả thực hiện cho lợn ăn Số lợn Khối lượng Tổng khối lượng thức ăn Loại thức ăn cho ăn thức ăn cho ăn cho lợn ăn đến xuất bán cho ăn (con) (kg/con/lứa) (kg/đàn) HI-GRO 550S 700 13 9.100 HITEK GF02 697 36 25.092 HITEK GF03 695 63 43.785 HI-GRO 552S 692 81 56.052 HITEK GF05 689 53 36.517 Tính chung 694,6 246 170.546
  46. 39 Kết quả bảng 4.3 cho ta thấy một đời lợn thịt của trại được nuôi bằng 5 loại thức ăn khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của lợn. Giai đoạn đầu nuôi 3 tuần, thực ăn cho giai đoạn này là HI-GRO 550S và tiêu tốn thức ăn trung bình cho một lợn trong giai đoạn này là 13 kg. Giai đoạn hai nuôi 4 tuần, thức ăn là HITEK GF02 và tiêu tốn thức ăn cho một lợn trong giai đoạn này là 36 kg. Giai đoạn 3 nuôi 5 tuần, thức ăn cho giai đoạn này là HITEK GF03 và tiêu tốn thức ăn ở giai đoạn này cho một lợn là 63 kg. Giai đoạn 4 nuôi 5 tuần, thức ăn cho giai đoạn này là HI-GRO 552S và tiêu tốn thức ăn cho một lợn trong giai đoạn này là 81 kg. Giai đoạn 5 bắt đầu nuôi từ tuần tuổi thứ 21 đến khi xuất bán, thức ăn cho giai đoạn này là HITEK GF05 và giai đoạn này tiêu tốn trung bình là 53 kg cho một lợn. Như vậy, tổng khối lượng thức ăn để nuôi một con lợn từ lúc cai sữa đến lúc xuất bán là 246 kg. Nếu lợn xuất chuồng trung bình là 100 kg thì tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng khoảng 2,46 kg. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt Khối lượng Tỷ lệ hoàn Số lượng công việc thành so với cần thực TT Công việc thực hiện nhiệm vụ hiện được được giao (số lần) (số lần) (%) 1 Cho lợn ăn hàng ngày 240 240 100 Tách lợn ốm để nuôi 2 50 50 100 cách ly Qua bảng 4.4 cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt theo đúng
  47. 40 quy trình. Tổng số lần thực hiện cho lợn thịt ăn là 240 lần và số lần phát hiện lợn ốm để cách ly 50 lần. Số công việc đã thực hiện hoàn thành theo yêu cầu đặt ra là 100%. 4.2.2. Quy trình theo dõi phát hiện lợn ốm Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng bằng hệ thống quạt gió bóng điện úm với mùa đông và giàn mát với mùa hè sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất; bên cạnh đó trại cũng tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm nặng ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn. Sáng sớm, em tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật trên đàn lợn, sau đó, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có phát hiện lợn bị bệnh. Bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị. Lợn khỏe thường có các biểu hiện như: Trạng thái chung: Lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng. Nhiệt độ trung bình 38,5oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút. Mắt mở to, long lanh, khô giáo, không bị sưng, không có rửa kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không có tía. Gương mũi ướt, không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét. Chân có thể đi lại bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.
  48. 41 Lông mượt, mềm, không rựng đứng, cũng không bị rụng. Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm. Lợn đi tiểu thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt. Những lợn bị ốm thường có bểu hiện: Trạng thái chung: Lợn mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hoặc nằm sát tường của ô, đi lại siêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không dậy nổi. Lợn kém hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón. Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên 42oC). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường. Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy lia lịa khi có ánh sánh chiếu vào, có thể bị mù, viêm kết mặc mắt. Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM). Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh LMLM. Khoeo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được, bếu thức ăn bị thiếu khoáng. Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả . Màu của phân rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn đang bị bệnh. Phân màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con, phân màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non, phân màu đỏ là bị xuất huyết ở ruột già, phân có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.
  49. 42 Nếu quan sát lượng và màu nước tiểu của lợn vì những dấu hiệu không bình thường về lượng và màu cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu ít, có màu đỏ là do xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do kí sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh gan. Dựa vào quy trình trên, chúng ta có thể phát hiện được những lợn ốm trong đàn, sau đó cách ly, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh của lợn thịt được trình bày ở mục 4.3. 4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn nuôi thịt Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, em đã được tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó, em đã trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó đề ra được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật thú y trại tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường và có phác đồ kịp thời. 4.3.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt Suốt 6 tháng thực tập tại trang trại, em đã cùng kỹ sư chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn. Kết quả thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.5.
  50. 43 Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Tháng Số con Số con Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ theo theo mắc mắc con khỏi con lợn dõi dõi bệnh bệnh khỏi bệnh chết chết (tháng) (con) (con) (%) bệnh (%) (con) (%) (con) 12 416 9 2,16 8 88,89 1 11,11 1 414 8 1,93 7 87,50 1 12,50 2 413 9 2,18 9 100 0 0 3 413 6 1,45 6 100 0 0 4 412 7 1,69 7 100 0 0 5 411 5 1,22 5 100 0 0 Tính 413 44 10,65 42 95,45 2 4,55 chung Kết quả bảng 4.5 cho thấy lợn thịt mắc bệnh đường hô hấp trong 6 tháng biến động từ 1,22 - 2,18%. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo từng tháng theo dõi là không cao so với tổng số lợn theo dõi. Nhưng khi tính chung cho 6 tháng thì tỷ lệ lợn thịt mắc bệnh đường hô hấp là 10,65%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với công bố của Đặng Xuân Bình và cs. (2007) cho biết lợn thịt có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi là 36,53%. Khi lợn bị bệnh, chúng tôi đã tiến hành điều trị ngay và cho kết quả khỏi bệnh theo tháng là từ 87,5 – 100%. Khi tính chung tỷ lệ lợn khỏi bệnh là 95,45%, vẫn còn 2 lợn chết với tỷ lệ là 4,55%. Theo chúng tôi hai lợn chết này có thể ngoài nguyên nhân do vi khuẩn tác động gây viêm phổi còn có sự kế phát của virus nên khi điều trị bằng kháng sinh với thời gian điều trị là 5 ngày bệnh vẫn không thuyên giảm và cuối cùng lợn chết vì kiệt sức.
  51. 44 4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bằng sự quan sát đàn lợn hàng ngày, dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán, chúng tôi đã ghi nhận lợn mắc hội chứng tiêu chảy. Kết quả chẩn đoán lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Tháng Số con Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số Tỷ lệ theo theo mắc mắc khỏi khỏi con lợn dõi dõi bệnh bệnh bệnh bệnh chết chết (tháng) (con) (con) (%) (con) (%) (con) (%) 12 416 10 2,40 9 90,00 1 10,00 1 414 8 1,93 8 100 0 0 2 413 8 1,94 8 100 0 0 3 413 7 1,69 6 85,71 1 14,29 4 412 6 1,46 6 100 0 0 5 411 4 0,97 4 100 0 0 Tính 413 43 10,41 41 95,34 2 4,66 chung Kết quả bảng 4.6 cho thấy lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy theo tháng biến động từ 0,97 - 2,40%. Tỷ lệ này là rất thấp. Điều này cho thấy khâu vệ sinh phòng bệnh và tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn thịt được trại thực hiện nghiêm ngặt và đúng quy trình nên đã hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy. Khi tính chung cho 6 tháng thì tỷ lệ lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy là 10,41%. Khi phát hiện lợn bị bệnh tiêu chảy, chúng tôi đã sử dụng phác đồ điều trị hiệu quả nhất để điều trị và kết quả điều trị tính chung cho 6 tháng là 95,34%. Số lợn không khỏi bệnh và bị chết là 2
  52. 45 con, chiếm tỷ lệ 4,66%. Qua đây cho thấy nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy không chỉ có vi khuẩn mà đã có sự kế phát của virus, chính vì thế đã làm cho quá trình bệnh lý thêm trầm trọng và khi điều trị bằng kháng sinh đã không có tác dụng, lợn vẫn chết. 4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Số con Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Tháng theo mắc mắc khỏi khỏi chết lợn theo dõi bệnh bệnh bệnh bệnh (con) chết dõi (con) (con) (%) (con) (%) (%) 12 416 5 1,20 5 100 0 0 1 414 4 0,96 4 100 0 0 2 413 6 1,45 6 100 0 0 3 413 5 1,21 5 100 0 0 4 412 8 1,94 7 87,50 1 12,50 5 411 9 2,19 9 100 0 0 Tính 413 37 8,96 36 97,30 1 2,70 chung Kết quả bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ lợn thịt bị bệnh viêm khớp theo tháng theo dõi biến động từ 0,96 – 2,19%. Tỷ lệ này là không cao so với tổng số lợn theo dõi. Điều này cho thấy việc áp dụng nghiệm ngặt công tác vệ sinh sát trùng và tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn đã có tác dụng ngăn chặn mầm bệnh một cách có hiệu quả nên tỷ lệ lợn mắc bệnh là rất thấp. Khi tính chung trong 6 tháng thì lợn thịt mắc bệnh viêm khớp là 8,96%. Nhờ phát hiện bệnh kịp
  53. 46 thời và điều trị bằng phác đồ điều trị hiệu quả nên tỷ lệ lợn bị bệnh viêm khớp được điều trị khỏi bệnh là 97,3%, vẫn còn 2,7% lợn bệnh điều trị không khỏi và phải loại thải. 4.4. Xuất bán lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất bán lợn Khi đến thời gian xuất lợn, trang trại có kế hoạch xuất bán lợn, thông báo chủ thu mua và chuẩn bị người xuất lợn. Yêu cầu khi xe vào trại phải được sát trùng sạch sẽ ở cổng theo quy định rồi mới vào khu vực xuất lợn. 4.4.1. Xuất bán lợn Trong thời gian thực tập tại trại, em đã trực tiếp tham gia vào quá trình xuất bán lợn. Quá trình xuất bán lợn được thực hiện gồm các bước như sau: - Trong từ ô chuồng, khối lượng trung bình lợn đạt từ 105 kg trở lên sẽ được để xuất bán. - Lợn không đủ yêu cầu như: Hecni, dái trong, sưng đuôi, đau chân sẽ bán lợn loại thải. - Tùy theo số lượng khách hàng yêu cầu để đuổi lợn ra và đuổi ô nào hết ô đó (khi đuổi trong chuồng cần đuổi từ từ nhẹ nhàng, tránh gây động cả dãy chuồng ảnh hưởng đến ô lợn khác gây stress cho lợn) . - Đuổi lợn ra cầu cân để cân. - Cân 7 - 8 con một mã cân. - Ghi số liệu vào phiếu cân. - Sau khi xuất xong: Đẩy phân trong ô đã bán, rắc vôi lên đường đuổi lợn, hót sạch phân, quét rửa sạch và dội nước vôi sát trùng đường đuổi lợn. Chờ ngày xuất tiếp theo. Kết quả thực hiện công việc xuất bán lợn được trình bày ở bảng 4.8.
  54. 47 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công việc xuất bán lợn tại trại Số lợn xuất bán Khối lượng trung bình/con lợn Đợt xuất (con) được xuất bán (kg) 1 276 107 2 295 103 3 260 115 4 330 109 5 395 110 Tổng 1.556 108,8 Kết quả bảng 4.8 cho thấy trong thời gian thực tập em đã thực hiện tổng cộng là 5 lần xuất bán lợn. Số lợn xuất bán mỗi lần dao động từ 260 - 395 con. Khối lượng lợn xuất bán biến động từ 103 - 110 kg. Tổng số lợn đã xuất bán là 1.556 con với khối lượng lợn xuất bán trung bình là 108,8 kg/con. 4.4.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn Sau khi xuất bán lợn, chuồng trại được thực hiện vệ sinh, sát trùng theo các bước sau đây: - Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi: + Vệ sinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân. + Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại. - Vệ sinh trong chuồng nuôi: + Hót sạch phân trên nền chuồng. + Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng. + Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng. + Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.
  55. 48 + Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không. + Kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt, trần. + Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoặc thay mới. + Lắp quây úm, bạt um, bóng điện úm chờ lứa mới. 4.5. Vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn và quá trình nhập lợn 4.5.1. Vệ sinh và chuẩn bị chuồng trại trước khi nhập lợn lứa mới Chuồng sau khi đã được vệ sinh và cách ly, để chuẩn bị nhập lứa nuôi mới ta cần: - Hun, xông khói củ tỏi + bồ kết để tăng diêt khuẩn, khử trùng. - Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt. - Chuẩn bị vệ sinh quét lại nền chuồng các ô 1 lần để tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến lợn con. - Lắp quây úm, bạt úm, bóng điện úm chờ lứa mới. 4.5.2. Quá trình nhập lợn mới vào chuồng nuôi - Chuẩn bị 2 vàn gỗ kích thước 1,2 m × 1 m để chắn các cửa lùa lợn nhập vào đúng ô muốn nhốt. - Chuẩn bị đá nhỏ cài núm uống để kích thích lợn con biết vị trí uống nước. - Thắp sẵn bóng úm các ô lợn chuẩn bị đưa lợn về chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn tới dây điện úm. - Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt. - Khi lợn nhập về hành lang đuổi khéo từ từ dùng ván chắn vào vị trí ô lớn trên đầu rồi tiến hành lọc lợn theo đúng kích cỡ. - Rắc cám vào lồng úm mép cửa chuồng số lượng nhỏ để rèn luyện cách ăn cho lợn con và nhận biết vị trí ăn không vệ sinh tại cửa chuồng.
  56. 49 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Đã thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phong bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. Hoàn thành 100% khối lượng công việc được giao về chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh sát trùng và tiêm phòng cho đàn lợn thịt được giao. - Lợn thịt nuôi tại trại được chẩn đoán mắc 3 bệnh chính là bệnh đường hô hấp, hội chứng tiêu chảy và bệnh viêm khớp với tỷ lệ mắc bệnh trong 6 tháng theo dõi lần lượt là 10,65%; 10,41% và 8,96%. - Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp, hội chứng tiêu chảy và bệnh viêm khớp với tỷ lệ khỏi bệnh lần lượt là 95,45%; 95,34% và 97,3%. - Đã xuất bán lợn thịt được 5 lần và tổng số lợn xuất bán là 1.556 con, khối lượng lợn xuất bán trung bình là 108,8 kg. 5.2. Đề nghị Qua thời gian thực tập tại cơ sở, em xin đề nghị một số vấn đề sau: - Trang trại cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh, sát trùng và tiêm phòng cho vắc xin cho đàn lợn tại trại. - Thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thịt theo từng giai đoạn phát triển của lợn. - Thường xuyên quan sát đàn lợn một ngày hai lần trước khi cho lợn ăn để phát hiện lợn ốm, để có biện pháp điều trị kịp thời.
  57. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm Actinobaccillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV, số 2, tr. 56 - 59. 2. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr. 65. 3. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 5. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác ịđ nh vai trò của vi khuẩn E. coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 7. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, số 7/2012, tr.71 - 76. 8. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringers gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh
  58. 51 phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002), “Chế tạo, thử nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở lợn con do E.coli và Clostridium perfringens”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, số 1, tr. 19 - 28. 10. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ nông nghiệp. 11. Đặng Văn Kỳ (2007), “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) và kinh nghiệm phòng chống”, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 76 - 80. 12. Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, số 2/2012, tr.30. 13. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Nhân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh Phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Phạm Sỹ Lăng (2007), “Bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 148 - 156. 15. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Hệ vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập IV, (số 1), tr.15 - 22. 16. Lê Văn Năm (2013), “Bệnh viêm phổi địa phương - suyễn lợn”, Báo tổ quốc, phát hành ngày 18/7/2013.
  59. 52 17. Nguyễn Thị Bích Ngà (2015), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp.gây ra ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Luận án tiến sĩ thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 18. Khương Bích Ngọc (1996), Bệnh cầu khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi tập chung và một số biện pháp phòng trị, Luận án phó tiến sĩ Nông nghiệp. 19. Trịnh Phú Ngọc (2001), Xác định một số đặc tính sinh vật và các yếu tố độc lực của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh ở lợn tại một số tỉnh phía Bắc, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú Y Quốc Gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Ngữ (2005), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn tại huyện Chương Mỹ - Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli và samonella, biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996), Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp. 22. Sử An Ninh, Dương Quang Hưng, Nguyễn Đức Tâm (1981), “Tìm hiểu hội chứng stress trong bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. 23. Sử An Ninh (1993), Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa chăn nuôi thú y, Đại học Nông Nghiệp I (1991 - 1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.48. 24. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thủy, Vũ Ngọc Quý (2005), “Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, (số 4/2005), Hà Nội.
  60. 53 25. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Nguyễn Mạnh Phương, Cù Hữu Phú, Văn Thị Hường và Nguyễn Bá Tiếp (2012), “Một số đặc điểm của Salmonella spp. Gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa tại một số trang trại nuôi công nghiệp tại miền Bắc”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIX, số 5/2012, tr. 34. 27. Nguyễn Văn Tâm, Cù Hữu Phú (2006), “Phân lập vi khuẩn Salmonella gây hội chứng tiêu chảy cho lợn con tiêu chảy ở lợn nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú Y, tập XIV, số 2/2006, Hà Nội. 28. Bạch Quốc Thắng (2011), Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, Luận án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Thú Y Quốc Gia, Hà Nội. 29. Nguyễn Đức Thủy (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.Coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới hai tháng tuổi ở huyện Đầm Hà và Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh, biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sĩ thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 30. Trần Huy Toản (2009), Điều tra, xác định bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và một số vi khuẩn cộng phát khác gây ra cho lợn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đề xuất biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. 31. Trần Thu Trang (2013), Đặc điểm dịch tễ của dịch tiêu chảy (Porcin Epidemic Diarrhoea – PED) và biện pháp can thiệp dịch tại một số trại ở miền bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Thú y, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. 32. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau
  61. 54 cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 11, số 3, tr. 318 - 327. 33. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Clostridium perfringers trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 34. Nguyễn Văn Tuyên, Dương Văn Quảng (2016), “Vai trò của Escherichia Coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng con trước và sau cai sữa theo mô hình nuôi bán hoang dã”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII, số 7/2016, tr. 54. 35. Bùi Tiến Văn (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chưng tiêu chảy ở lợn 1 - 45 ngày tuổi tại huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ thú y, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. II. Tài liệu tiếng nước ngoài 36. Akita E. M., Nakai S. (1993), “Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens immunological methols”, Vet. 160(1993), pp. 207 - 214. 37. Anton A. C Jacobs, Peter L. W. Loeffen, Anton J. G. van den Gerg, Paul K. Storm (1994), “Identification, furification, and characterization of a thiol-activated hemolysin (suilysin) of Infection and Immunity”, pp. 1742- 1748. 38. Bergenland H. U., Fairbrother J. N., Nielsen N. O., Pohlenz J. F. (1992), Escherichia coli infection Diseases of Swine, Iowa stale University press/ AMES, IOWA U.S.A 7th Edition, pp. 487 - 488. 39. Clifton Hadley F. A., Alexanderand Enright M. R., (1986), “A Diaglosis of Streptococcus suis infection”, Inproc. Am. Assoc. swine Pract., pp. 473 - 491. 40. Glawisschning E., Bacher H., (1992), The Efficacy of Costat on E. coli infected weaning pigs, 12th IPVS congress, August 17 - 22, pp. 182.
  62. 55 41. Higgins R., Gottschalk M. (2002), “Streptococcal diseases,” In Diseases of swine, pp. 563-573. 42. Kataoka Y., Yamashita T., Sunaga S., Imada Y., Ishikawa H., Kishima M., Nakazawa M. (1996), “An enzyme linked immunosorbent assay (ELISA) for the detection of antibody against Streptococcus suis type 2 in infected pigs”, J Vet Med Sci, No. 58, pp. 369-372. 43. Katri Levonen (2000), The detection of respiratory diseseases in swine herds by means by means of antibody assay on colotrum from sow, Department of Food and Environment Hygiene, Faculty of Veterinary Medicine, University of Helsinki. 44. Kielstein P. (1966), “On the occurrencer of toxi producing Pasteurella multocida strains atrophic rhinitis and in pneumoniae of swine and cattle”, Vet. Med., pp. 418 - 424. 45. Rosenbach Standford S. E., Higgins S. (1984), Streptococal disesae, 7th edition 1992. Edited by Leman A. P. et al., Iowa state University press Ames. 46. Smith H. W., Halls S. (1967), “Observations by the ligated segment andoral inoculation methods on Escherichia coli infections in pigs, calves, lambs and rabbits”, Journal of Pathology and Bacteriology , 93, pp. 499 - 529. 47. Sokol A., Mikula I., Sova C. (1981), “Neonatal coli - infecie laboratoriana diagnostina a prevencia UOLV”, Kosice. 48. Thacker, E., (2016), Mycopasmal diseases, In Diseases of Swine. 9th ed., Straw B.E., Zimmerman, J. J., D. Allaire S., Tailor, D.J. (Eds.), Blacwell Publishing Ltd., Oxford, UK, p. 70 - 71.