Khóa luận Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Sói rừng (Sarcandra glabra) tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Sói rừng (Sarcandra glabra) tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_anh_huong_cua_che_do_bon_phan_den_sinh_truong_cua.pdf
Nội dung text: Khóa luận Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Sói rừng (Sarcandra glabra) tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUÁCH THANH HẢI ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SÓI RỪNG (Sarcandra glabra) TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUÁCH THANH HẢI ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SÓI RỪNG (Sarcandra glabra) TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47 Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Công Hoan Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ các tiểu luận, luận văn nào trước đây. Thái Nguyên, Ngày tháng năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước (Ký, ghi rõ họ tên) hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ tên) TS. Nguyễn Công Hoan Quách Thanh Hải XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của thầy giáo TS. Nguyễn Công Hoan đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình anh Nguyễn Công Hoan đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các sinh viên để tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày tháng năm 2019 Sinh viên Quách Thanh Hải
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết 1 1.2. Mục đích của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 3 PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.2.Tài nguyên cây dược liệu trên Thế giới 5 2.2.1. Lịch sử nghiên cứu cây dược liệu trên Thế giới 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên Thế giới 6 2.3. Tài nguyên cây dược liệu ở Việt Nam 7 2.3.1. Lịch sử nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam 7 2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam 8 2.4. Một số đặc điểm của cây Sói Rừng 9 2.4.1. Phân loại khoa học 9 2.4.2. Đặc điểm hình thái 10 2.4.3. Đặc điểm sinh thái 10 2.4.4. Phân bố địa lý 11 2.4.5. Giá trị kinh của cây Sói rừng 11 2.5. Kết quả nghiên cứu cây Sói rừng 12 2.6. Tổng quan khu vực nghiên cứu 14 2.6.1 Điều kiện tự nhiên 14
- iv 2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 16 PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Vật liệu - địa điểm, thời gian nghiên cứu 18 3.1.1. Vật liệu nhiên cứu 18 3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19 3.2. Nội dung nghiên cứu 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu 19 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 19 3.3.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi trên vườn ươm 21 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 23 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến số lượng và tỷ lệ sống của cây Sói rừng qua các tháng tuổi 26 4.2. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Sói rừng (cm) 29 4.3. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây (cm) 32 4.4. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của số lá trên cây 35 4.5. Đánh giá chất lượng cây Sói rừng và dự kiến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn 38 4.5.1. Đánh giá chất lượng cây Sói rừng 38 4.5.2. Dự kiến tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn 39 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT GDP : Tổng sản phẩm nội địa Hvn : Chiều cao vút ngọn D00 : Đường kính gốc SL : Số lá TLS : Tỷ lệ sống Nxb : Nhà xuất bản CT : Công thức CTTN : Công thức thí nghiệm P.ĐT : Phân đầu trâu P.NPK : Phân N-P-K P.VS : Phân vi sinh TB : Trung bình CFU : Đơn vị hình thành khuẩn lạc Ppm : Mật độ, dành cho các mật độ tương đối thấp
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất 16 Bảng 3.1: Công thức và nội dung thí nghiệm 20 Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân 20 Bảng 3.3: ĐIỀU TRA ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SÓI RỪNG 22 Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các CTTN đến tỷ lệ sống của cây Sói rừng 26 Bảng 4.2. Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ sống cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi 28 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Sói rừng trong các CTTN 29 Bảng 4.4. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi 31 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao của cây Sói rừng trong các CTTN 32 Bảng 4.6. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi 34 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của số lá trên cây Sói rừng trong các CTTN 35 Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng của số lá trên cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi 37 Bảng 4.9. Chất lượng cây Sói rừng sau 3 tháng tuổi ở các CTTN 38 Bảng 4.10. Dự kiến tỷ lệ xuất vườncủa cây Sói rừng sau 3 tháng theo dõi 40
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Hộp thoại One way Anova 24 Hình 3.2: Hộp thoại Phost Hoc multiple comparisons 25 Hình 3.3: Hộp Thoại Options 25 Hình 4.1: Tỷ lệ sống của cây Sói rừng sau 3 tháng theo dõi ở các CTTN 27 Hình 4.2: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến đường kính (D00) cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi 30 Hình 4.3: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính ( 00) của cây Sói rừng (cm) sau 3 tháng tuổi 31 Hình 4.4: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến chiều cao (Hvn) cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi 33 Hình 4.5: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Sói rừng sau 3 tháng tuổi tại vườn ươm 34 Hình 4.6: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến số lá của cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi 36 Hình 4.7: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của số lá trên cây Sói rừng sau 3 tháng tuổi tại vườn ươm 37 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện phẩm chất của cây Sói rừng 39 Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất vườn dự kiến cây Sói rừng 40
- 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Tài nguyên rừng là bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống xói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Cây dược liệu, chúng không những đem lại các nguồn lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội và chính trị, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay thì nó lại càng trở nên quan trọng hơn. Bởi vậy chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa về việc quản lý nguồn tài nguyên quý này. Chúng ta có 2,2-2,5 triệu ha rừng tự nhiên (và khoảng 0,8 triệu ha rừng trồng) có tiềm năng cho thu nhập cao từ Lâm sản ngoài gỗ. Cây lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng (gần 4000 loài cây làm dược liệu, 500 loài cung cấp tinh dầu, 200 loài tre nứa, 30 loài song mây ), trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đáp ứng cả nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, trong nước lẫn xuất khẩu [22]. Trước đây việc quản lý các sản phẩm ngoài gỗ, một lượng lâm sản ngoài gỗ bị buông lỏng trong một thời gian dài, nhưng những năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường đã làm thay đổi tình hình sử dụng các nguồn lâm sản ngoài gỗ này. Cùng với sự thay đổi đó, nhu cầu thự hiện các quyền sử dụng nguồn lâm sản ngoài gỗ đặc biệt là một lượng lớn các sản phẩm từ cây dược liệu ngày càng cấp thiết. Nhà nước ta đã và sẽ ngày càng hoàn thiện các chính sách pháp luật để thiết lập một hệ thống hồ sơ các loài cây dược liệu hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước, làm cơ sở nắm chắc, quản lý chặt chẽ các loài cây dược liệu, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- 2 Cùng với sự phát triển chung của cả nước và nhu cầu hoàn thiện về hệ thống sơ đồ các loài cây dược liệu, tại vườn ươm của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tiến hành thực hiện quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sự sinh trưởng và phát triển của loài cây dược liệu Sói rừng. Cây dược liệu là nguồn tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của đồng bào các dân tộc miền môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của núi. Nói đến cây Sói, người ta thường nghĩ tới cây Sói cảnh, hay trồng để lấy hoa ướp trà. Thực ra, ở nước ta còn nhiều loài sói khác mọc hoang. Trong số những cây sói mọc hoang trong rừng, có một loài rất giàu dược tính và những năm gần đây thương lái nước ngoài đến thu mua rất nhiều, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Đó là cây mà sách thuốc gọi là ''sói rừng''. Theo Đông y, cây Sói rừng (Sarcandra glabra) có vị đắng cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khư phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Trong dân gian, rễ cây được ngâm rượu, uống chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống trị bệnh lao, hoặc giã đắp chữa rắn cắn, ngâm rượu xoa bóp chữa vết thương, mụn nhọt, phong thấp, đau nhức xương. Theo Perrot và Hurrier (1906), toàn bộ cây sói rừng cũng được dùng để chữa bệnh động kinh. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị ung thư tuỵ, dạ dày, trực tràng, gan, cuống họng, viêm não B truyền nhiễm, lỵ trực trùng, viêm ruột thừa cấp, bệnh nhọt, ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp tạng khớp, đau lưng [27]. Cây dược liệu không chỉ cho chúng ta những bài thuốc quý mà chúng còn có giá trị về kinh tế, có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học. Với những lí do đó, việc chọn đề tài: “Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Sói rừng (Sarcandra glabra) tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn sản xuất.
- 3 1.2. Mục đích của đề tài Xác định được ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Sói rừng trong giai đoạn vườn ươm. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân, nhằm nâng cao năng suất làm cơ sở để phát triển góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Ý nghĩa khoa học Vận dụng những kiến thức thực tế của bản thân làm quen với quá trình nghiên cứu trong thực tế. Tích lũy những kinh nghiệm, những hiểu biết từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cảu bản thân khi đi làm. Nâng cao kiển thức, hiểu biết về loài cây dược liệu Sói rừng cho bản thân. Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp, phân tích, tổng hợp số liệu tiếp thu và hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đóng góp thêm cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chế độ bón phân đến cây Sói rừng ở vườn ươm. Xác định được sự sinh trưởng, phát triển của loài cây sói rừng trong các điều kiện bón phân khác nhau. Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực và chínhxác. Đề xuất một số giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế phù hợp với điều kiện thực tế. Nâng cao kiến thức thực tế, sự hiểu biết của bản thân để phục vụ cho công tác sau khi ra trường.
- 4 PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Mục đích của việc bón phân là nhằm làm cho cây phát triển và đạt năng suất cao, có phẩm chất tốt, cho nên bón phân phải phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng mới phát huy tối đa tác dụng của phân bón. Sinh trưởng và phát triển của cây trồng có quan hệ mật thiết với điều kiện bên ngoài. Nguyễn Tuấn Bình, (2002) [2]. Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây. Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật, nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ thể thực vật. Nguyễn Văn Sở, (2004) [9]. Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chỉ sử dụng phân bón chiếm 30%. Việc kết hợp cân đối nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, thể thống canh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản suất, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Thomas D. Landis, (1985) [21]. Phân bón là chất dùng để cũng cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên học được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác động như nhau đối với sinh trưởng của cây, trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời
- 5 gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao, chất lượng tốt. FAO, (1994) [3]. Các loài phân hóa học được sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian ngắn. Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực của phân bón. 2.2. Tài nguyên cây dược liệu trên Thế giới 2.2.1. Lịch sử nghiên cứu cây dược liệu trên Thế giới Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (2005) [8] đã có tài liệu hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Guidelines on good agricultural and collection practices for medicinal plants). Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này để xây dựng khung quy định cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế giới. Thế giới ngày nay có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc, dùng làm dược liệu. Khoảng 2500 cây được buôn bán trên thế giới. Có ít nhất 2000 cây được sử dụng ở châu Âu, nhiều nhất ở Đức 1543. Ở Châu Á có 1700 loài ở Ấn Độ, 5000 loài ở Trung Quốc. Trong đó, có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại. Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây dược liệu, cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt [1]. Thấy được tầm quan trọng của việc phải bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc, cây dược liệu và đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức trên, rất nhiều nước trong đó có các nước đang phát triển với những điều kiện kinh tế xã hội gần tương đồng với nước ta cũng đã xây dựng những Vườn bảo tồn cây dược liệu. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1985) [8] trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng 20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ
- 6 được biết trên 6000 loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên Thế giới Theo nghiên cứu của Paul E. Berry, (2008) [12] họ Hoa Sói (Chloranthaceae) là loại thực vật nhưng không xảy ra ở lục địa châu Phi (tuy nhiên, nó xảy ra trên đảo Madagascar gần đó). Các loài thuộc chi Chloranthus đã được sử dụng như một loại trà và để chống lại cơn sốt, và Sarcandra glabra được trồng làm cảnh. Smilax glabra được sử dụng trong thảo mộc Trung Quốc [12] nó cũng là một thành phần quan trọng trong món tráng miệng y tế Trung Quốc, sử dụng tài sản của nó để thiết lập một số loại thạch. Institute of Traditional Medicine, National Yang-Ming University (2017) [20] Sarcandra glabra (Thunb) Nakai (Chloranthaceae) là một cây thuốc dùng làm trà thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe của con người. Chúng tôi đã phân lập 14 hợp chất phenolic từ phần n-butanol của S. glabra và nghiên cứu khả năng chống viêm của chúng bằng cách sử dụng các đại thực bào RAW264.7 được kích hoạt bằng lipopolysacarit (LPS). Chúng tôi đã chứng minh rằng methyl isorine, một hợp chất chưa được khử trùng trước đây trong S. glabra, có thể ức chế hoạt hóa NF-κB và làm giảm sự biểu hiện của iNOS và COX-2 cũng như sự phosphoryl hóa IκB trong các tế bào RAW264.7 được xử lý LPS. Ngoài ra, việc sản xuất hai cytokine gây viêm (IL-6 và TNF-α), cũng như giải phóng các loại oxy phản ứng, trong các đại thực bào kích thích LPS cũng bị ức chế bởi hợp chất này. Hơn nữa, các mối quan hệ hoạt động cấu trúc của tất cả các hợp chất phenol bị cô lập có mặt đã được phân tích. Nhìn chung, nghiên cứu này đã tiết lộ một số hợp chất chống viêm có trong S. glabra và kết quả cho thấy các hợp chất phenolic đa dạng này có liên quan đến tác dụng chống viêm của S. glabra. Caoshanhu là toàn bộ cây khô Sarcandra glabra (Thunb) Nakai (S.glabra) [29] là một loại cây bụi phân bố rộng rãi ở Trung Quốc và các
- 7 nước châu Á khác. Trong TCM, S. glabra thường được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau liên quan đến nhiễm độc nhiệt, đặc biệt là viêm phổi, viêm não dịch B, viêm ruột thừa, shigellosis và ung thư [16]. Tuy nhiên, tất cả các bệnh này đã được đề nghị có liên quan đến stress oxy hóa, trong sinh học và y học gốc tự do [18]. Điều này ngụ ý rằng S. glabra sẽ có thể đóng một vai trò trong việc sửa chữa apoptosis của các MSC trong quá trình cấy ghép. Nghiên cứu hóa sinh đã chỉ ra rằng, S. glabra chứa ít nhất 50 thành phần có thể được phân loại thành năm loại: axit hữu cơ, dẫn xuất caffeoyl, flavonoid, coumarin và terpenoid [19] [17]. Các dẫn xuất và flavonoid của Caffeoyl mới được báo cáo là các hợp chất hoạt tính sinh học chính đầu tiên; trong khi isofraxidin (một coumarin) được coi là hợp chất hoạt tính sinh học chính thứ hai [16]. Như vậy, axit rosmarinic (RA) và astilbin (AS) đã được chọn là hai hợp chất hoạt tính sinh học điển hình trong nghiên cứu này. Điều đáng chú ý là isofraxidin được sử dụng làm hợp chất đánh dấu của người Hồi giáo trong Zhongjiefeng Tablet trong Dược điển Trung Quốc [17]. Tuy nhiên, isofraxidin thực sự ít liên quan đến nghiên cứu hiện tại. Những kiến thức truyền thống về cây dược liệu, cây thuốc và kinh nghiệm bản địa trong việc sử dụng cây thuốc không những góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa và đa dạng sinh học mà còn mở ra một triển vọng cho việc phát triển thuốc mới. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng những kiến thức bản địa về cây cỏ làm dược liệu của cộng đồng các dân tộc sẽ mang lại một tương lai đầy hứa hẹn cho việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. 2.3. Tài nguyên cây dược liệu ở Việt Nam 2.3.1. Lịch sử nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam Việt Nam có một nền y học cổ truyền hết sức đa dạng, đặc sắc với bề dày lịch sử hàng nghìn năm và từ đó hình thành nên nền y học dân tộc không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, nhiều cây thuốc, cây dược
- 8 liệu là bài thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian có hiệu quả cao. Các kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Dưới triều đại nhà Lê, nổi bật trong nền y học nước nhà là danh y Hải Thượng lãn ông – Lê Hữu Trác [6]. Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong sử dụng các loại dược liệu chữa bệnh trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển. Nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng và vốn tri thức bản địa chính là kho tàng quý báu để Việt Nam triển khai các nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm từ dược liệu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng trên thế giới, Thêm vào đó, cộng đồng 54 dân tộc ở nước ta sở hữu những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây là một kho tàng đầy tiềm năng trong nghiên cứu tạo ra các sản phẩm phục vụ nhân dân. Theo thống kê của ngành Y tế, (2013) [25] nhu cầu sử dụng dược liệu ở Việt Nam vào khoảng 60.000 - 80.000 tấn dược liệu/năm. Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Tuy nhiên, một phần lớn khối lượng dược liệu hiện nay vẫn phải nhập khẩu, trong khi Việt Nam lại là quốc gia có tiềm năng về nguồn tài nguyên dược liệu. Quyết định 1976/QĐ- TTg ngày 30.10.2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam Nghiên cứu cây dược liệu của các dân tộc không chỉ góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên của đất nước, làm phong phú thêm tri thức sử
- 9 dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của cả dân tộc mà còn là cơ sở để sản xuất các loại dược phẩm mới để điều trị các căn bệnh hiểm nghèo. Đây thực sự là một hướng nghiên cứu có triển vọng lớn trong tương lai. Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Nghĩa Thìn, Viện Dược liệu (2010) [8] số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài. Trong đó các loài cây được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật. Trương Thị Tố Uyên, (2010) [10], khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc. Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt; 14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư. Hiện nay, nhiều loài cây thuốc quý phân bố chủ yếu ở miền núi, đang có nguy cơ bị tàn phá dẫn đến tuyệt chủng do lạm dụng khai thác quá nhiều. Vì vậy cần phải có biện pháp tiến hành điều tra, tư liệu hoá thực trạng sử dụng cây dược liệu của các dân tộc và tri thức bản địa về cây cỏ làm thuốc để xây dựng các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 2.4. Một số đặc điểm của cây Sói Rừng 2.4.1. Phân loại khoa học Tên khoa học là: Sarcandra glabra. Giới (regnum): Thực vật (Plantate) Bộ (ordo): Hoa sói (Chloranthales) Họ (Familia): Hoa sói (Chloranthaceae) Chi (Genus): Sarcandra
- 10 Loài (species): Thổ phục linh (S. glabra) Tên gọi khác: Tên gọi khác: Sói Nhẵn, thảo san hô, sói làng. Hình ảnh cây Sói rừng 2.4.2. Đặc điểm hình thái Mép lá có răng cưa nhọn và thô, kèm với các tuyến. Cuống lá dài 5– 8 mm. Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn với hoa nhỏ màu trắng không có cuống và có một nhị. Bầu nhụy có hình trứng và không có vòi. Cây ra quả mọng nhỏ, hình gần tròn đường kính 3–4 mm, khi chín có màu đỏ hay đỏ gạch. Cây ra hoa vào tháng 6-7 và quả chín vào tháng 8-9 [5]. 2.4.3. Đặc điểm sinh thái Cây Sói rừng sinh trưởng tương đối nhanh, cây Sói rừng có chiều cao 1- 2 mét, thân nhẵn, các mấu hơi phồng. Nhánh cây tròn, không có lông, với các lá mọc đối, phiến dài hình bầu dục hay hình ngọn giáo, chiều dài 7–20 cm
- 11 và rộng 2–8 cm với 5-7 cặp gân bên. Ra hoa vào tháng 6, tháng 7 và ra quả vào tháng 8, tháng 9 [16]. 2.4.4. Phân bố địa lý Loài của Trung Quốc, Triều tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Malaixia.Cây mọc hoang ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tây (cũ) đến Kon Tum, Lâm Đồng [27]. Mọc nhiều nhất ở các vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm ướt. Để làm thuốc, có thể thu hái toàn cây vào mùa hạ thu, dùng tươi hay phơi khô, rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn, phơi trong bóng râm, cũng có thể dùng tươi [23]. 2.4.5. Giá trị kinh của cây Sói rừng Theo Đông y, cây Sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, hơi có độc, có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống. Chủ trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm ruột thừa cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ nhiễm khuẩn, phong thấp đau nhức, đòn ngã tổn thương, gãy xương [23]. Với vị đắng, tính ẩm có chút độc, trong đông y tác dụng của cây sói rừng được dùng trong việc giảm đau, khư phong, trừ thấp, giải độc gan thận. Một số địa phương người dân thường ngâm rượu cùng rễ sói rừng để chữa đau tức ngực, dùng để xoa bóp khớp. Lá cây còn được sắc uống thay trà để giải độc, trị lao, mụn nhọt cũng như đau nhức xương khớp. Nếu bị rắn cắn bạn có thể giã nhỏ lá đắp vào vùng bị thương để giải độc [24]. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng lá cây sói rừng có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn. Lá và rễ cây tươi làm ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aueus, trực khuẩn bacillus coli, trực khuẩn có mủ xanh cũng như trực khuẩn thương hàn và phó thương hà [24]. Công dụng của cây sói rừng rất tốt trong điều trị ho và suy nhược cơ thể, viêm khớp, đau nhức xương hay dùng để nắn bó gãy xương, hỗ trợ tăng
- 12 cường chức năng tuyến tụy và đau dạ dày. Thực tế cho thấy rất nhiều bài thuốc khẳng định tác dụng cây sói rừng chữa ung thư biến chứng nhiễm khuẩn rất tốt. Một số thực nghiệm thấy kết quả khá tốt trong việc điều trị hỗ trợ ung thư dạ dày, ung thư gan hay tuyến tụy, bệnh bạch cầu và sarcom lưới dòng lympho [24]. 2.5. Kết quả nghiên cứu cây Sói rừng Theo đề tài nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Anh, (2013) [1] .Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng đã triển khai nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng cây Sói rừng [Sarcandra Glabra (Thunb) Nakai] ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư”. Sau 3 năm nghiên cứu đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra, kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học, một số hoạt tính sinh học, độc tính và tác dụng điều trị ung thư trên động vật thực nghiệm của bột và lá cây Sói rừng Sarcandra glabra (Thunb) Nakai, thu hái ở vùng rừng núi xã Bạch Đằng, huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng [1]. Nghiên cứu thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của cây Sói rừng thu hái ở vùng núi xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, Cao Bằng. Kết quả như sau: Thành phần hóa học của bột Sói rừng không chứa Alcaloid, tuy nhiên trong nghiên cứu chỉ xác định bằng phương pháp định tính, chưa định lượng, so sánh được trong bột cây Sói rừng ở các địa phương khác [1]. Thành phần hóa học của bột Sói rừng gốc chứa thành phần Flavonoid, kết quả này phù hợp với kinh nghiệm điều trị trong nhân dân, Sói rừng có tác dụng điều trị các bệnh lý về xương khớp, bệnh lý về tiêu hóa. Trong thành phần hóa học của bột Sói rừng không chứa thành phần Glycosid tim, khẳng định Sói rừng không ảnh hưởng tới bệnh lý tim mạch khi sử dụng trên lâm sàng [1]. Trong thành phần hóa học của bột Sói rừng không chứa acid amin; với thành phần acid béo cho thấy bột Sói rừng cho kết quả dương tính (có vết mờ trên giấy lọc) điều này chứng tỏ rằng trong thành phần hóa học của bột Sói rừng có chứa acid béo; đối với thành phần các nguyên tố vi lượng cho thấy
- 13 trong bột cây Sói rừng có chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể và không xuất hiện các nguyên tố có hại như Pb, Co hay As [1]. Sói rừng có tác dụng kháng sinh đối với các chủng nấm mốc (F. oxysporum) với nồng độ ức chế tối thiểu MIC = 200 mg/ml và nấm men (S. cerevisiae) với nồng độ ức chế tối thiểu MIC = 100mg/ml. Không có tác dụng kháng các vi sinh vật kiểm định còn lại như: vi khuẩn Gr (-) (E. coli, P. aeruginosa), vi khuẩn Gr (+) (B. subtilis, S. aureus), nấm mốc Asp. Niger và nấm men C. albicans [1]. Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng các dòng tế bào ung thư người in vitro của cây Sói rừng theo các số liệu nghiên cứu cho thấy Sói rừng không có tác dụng gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào thử nghiệm là tế bào ung thư phổi, tế bào ung thư gan và tế bào ung thư cơ vân tim người. Bột Sói rừng có hoạt tính kháng gốc tự do trên hệ DPPH. Điều này cho thấy Sói rừng có thể ứng dụng điều trị trong các bệnh lý về viêm, ung thư [1]. Cốm Sói rừng có tác dụng ức chế sự phát triển khối u ở 70% chuột tại liều điều trị 20g/kg thể trọng và 50 % ở liều điều trị 10g/kg thể trọng và có tác dụng gây kìm hãm tăng trưởng khối u và suy giảm thể tích khối u trên 42% chuột ở liều điều trị 20g/kg thể trọng và 50% ở liều điều trị 10g/kg thể trọng. Cốm Sói rừng còn có tác dụng làm tăng khối lượng của các cơ quan miễn dịch (tuyến ức, lách) lên 30% (liều 20g/kg thể trọng) và 27% (liều 10g/kg thể trọng) so với đối chứng; cốm Sói rừng bước đầu cho thấy hiệu quả làm tăng tỷ lệ lympho CD8+ ở cả 2 liều thí nghiệm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì các lympho CD8+ là thành viên đầu tiên của hệ miễn dịch tham gia vào quá trình nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư, cốm Sói rừng không ảnh hưởng đến tỷ lệ tế bào lympho biểu hiện CD19 và hoạt tính CD8, tăng tiết IL- 2, không có ảnh hưởng rõ rệt lên sự biểu hiện của TNF-a [1].
- 14 Một số bài thuốc từ cây Sói rừng - Phòng cảm mạo: Dùng sói rừng 10 – 15g, mùa đông thêm tía tô 6g, mùa hè thêm kim ngân hoa 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày. - Chữa các chứng viêm nhiễm (có tác dụng chống viêm rất tốt): Mỗi ngày dùng 30 – 40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, liên tục 2 – 3 ngày hoặc có thể kéo dài ngày hơn. - Chữa đau lưng: Dùng cành lá sói rừng 10 – 15g, sắc với nửa rượu nửa nước, chia ra uống trong ngày. - Chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp: Dùng cây tươi, giã nát, sao rượu, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. - Chữa ngoại thương xuất huyết: Dùng cây tươi, giã nát, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ, ngâm rượu uống. - Chữa vết thương loét, không liền miệng: Dùng cành lá, lượng thích hợp, nấu nước rửa, ngày 1- 2 lần. - Chữa trị bỏng: Dùng lá sói rừng, phơi khô, tán mịn, trộn thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng; hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng [22]. 2.6. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.6.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: - Phía Bắc giáp với phường Quán Triều. - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán. - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà. - Phía Đông giáp với khu dân cư trường ĐHNL Thái Nguyên.
- 15 Đặc điểm địa hình Địa hình của trường chủ yếu là đồi bát úp, không có núi cao. Độ dốc trung bình 10-150, độ cao trung bình 50-70 m địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khí hậu thủy văn Điều kiện ngoại cảnh có liên quan trực tiếp đến đời sống cây rừng nói chung và cây Sa mộc dầu nói riêng. Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng. Do đó khí hậu ở đây mang đủ tính chất khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 [32]. Nhìn chung khí hậu ở đây nóng ẩm, mưa nhiều lượng mưa lớn, độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây trồng tại vườn thực vât. Điều kiện đất đai Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm nằm dưới chân đồi, đất không màu mỡ và ít dinh dưỡng. vì vậy để phục vụ công tác gieo ươm đóng bầu củ yếu được lấy từ các đồi khác trong trường. Đất đai hầu hết là đất feralit phát triển trên đá sa thạch, do vậy đất ở đây dinh dưỡng không cao, ít màu mỡ. Qua bảng 2.1 dưới đây phản ánh hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong đất.
- 16 Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất Độ sâu Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất tầng đất (cm) Mùn N P205 K20 N P205 K20 Ph 1 – 10 1,766 0,024 0,241 0,035 3,64 4,65 0,90 3,5 10 – 30 0,670 0,058 0,211 0,060 3,06 0,12 0,44 3,9 30 - 60 0,711 0,034 0,131 0,107 0,107 3,04 3,05 3,7 (Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL-TN) Nhìn vào bảng phân tích ta thấy: Độ PH thấp, ở độ sâu tầng đất 10 – 30 cm có độ PH cao nhất cũng chỉ đạt 3,9 Đất nghèo mùn hàm lượng mùn và N; K20; P205 ở mức thấp, chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng. Như vậy: Qua kết quả đã phân tích ta có thể đánh giá đươc đất ở vườn ươm của trường Đại học Nông Lâm là đất chua, nghèo dinh dưỡng không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong giay đoạn vườn ươm. Vì vậy cần phải bổ xung chất dinh dưỡng cho cây qua các biện pháp bón phân là hiệu quả. Chính vì đó bón phân sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển, nâng cao khả năng chống chịu của cây con trong giay đoạn vườn ươm. 2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam [32]. Tuy vậy, Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Những thành tựu quan trọng có thể kể đến là Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nước về tăng trưởng, thứ ba cả nước về giá trị kim ngạch xuất khẩu. GDP bình quân đầu người và giá trị sản xuất công nghiệp lần lượt đứng thứ 4 và thứ 3 trong số 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 7/63 tỉnh,
- 17 thành phố năm 2016. 3 năm liên tiếp, tỉnh Thái Nguyên nằm trong số 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất [32]. Điều kiện xã hội Thống kê năm (2016) [32]. Dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.227.400 người, trong đó nam có 602.700 người và nữ là 624.700 người. Tổng dân số đô thị là 421.100 người (34,31%) và tổng dân cư nông thôn là 806.300 người (65,69%). Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 của Thái Nguyên là 0,99%. Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.627 người/km ². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm [32].
- 18 PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu - địa điểm, thời gian nghiên cứu 3.1.1 . Vật liệu nhiên cứu Là cây Sói rừng có tên khoa học là: Sarcandra glabra, thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae), cây được nhân giống từ hom. Cây con đưa vào thí nghiệm có: = 0,2 (cm), = 2,437 (cm), Chất lượng trung bình, không sâu bệnh. Sử dụng ba loại phân bón: Phân N-P-K*KS, phân Đầu trâu, phân Vi sinh. Phân N-P-K 5:10:3*KS Thành phần của phân bón N-P-K 5:10:3*KS gồm có: N:5% (Nitơ); P2O5:10% (Lân); K2O:3% (Kali oxit); S:8-10% (Lưu huỳnh); CaO:18-20% (Canxi); MgO:2-2,5% (Magie oxit); SiO2:4-5% (Silic điôxít); Cu:20-30ppm (Đồng); Zn:40-50ppm (Kẽm). Loại phân này chủ yếu dùng để bón lót. Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh Thành phần hóa học phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh gồm có: Hàm lượng chất hữu cơ:15%; Axit Humic:1,5%; P2O5: 3% (Lân); SiO2:2,5% (Silic điôxít); CaO:2,5% (Canxi); MgO:2% (Magie oxit). Hàm lượng vi sinh vật: Azotobacter sp:1x106 CFU/g; Bacillus sp:1x106 CFU/g; Streptomyces sp:1x106 CFU/g. Ngoài ra còn có một số nguyên tố trung vi lượng cần thiết cho cây trồng. Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh có tác dụng: Cung cấp các dưỡng cân đối cho cây trồng, giúp cây phát triển nhanh, toàn diện, chắc khỏe, Giúp cây đẻ nhánh, trổ hoa, lá mượt. Phân Đầu trâu Thành phần hóa học của phân bón đầu trâu siêu tăng trưởng gồm có: Nts:18% (Đạm); P2O5:14% (Lân); K2O:7% (Kali); S:10% (Lưu huỳnh); CaO:1% (Canxi); SiO2:0,05% (Silic điôxít); Fe:180ppm (Sắt); Cu:15ppm
- 19 (Đồng); Zn:30ppm (Kẽm); B:200ppm (Bo); Mo:110ppm (Molypden); Auxin (NAA):100ppm; Chất điều hòa sinh trưởng (GA3): 15ppm. Phân Đầu trâu siêu tăng trưởng có công dụng: - Giúp cây ra rễ mạnh, nẩy trồi nhanh, dẻ nhánh khỏe, nhiều nhánh hữu hiệu; - Cây khỏe mạnh, tăng sức chống chịu với các điều kiện bất thuận như rét, hạn hán, ngập úng. - Nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận cho nông dân. 3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Địa điểm nhiên cứu: Tại vườn ươm của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 30 tháng 05 năm 2019. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến tỷ lệ sống (%) của cây Sói rừng. - Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính gốc của cây Sói rừng (D00) (cm). - Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao của cây Sói rừng (Hvn) (cm). - Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của số lá cây Sói rừng. - Đánh giá chất lượng cây Sói rừng và dự kiến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến cây Sói rừng ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, hình thái, sinh trưởng, năng suất, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chăm sóc ). Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng từ các cơ quan, cán bộ ngành, người dân tại khu vực nghiên cứu.
- 20 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nhiệm Công tác chuẩn bị - Cây con, túi bầu, tầng đất A, sàng đất; - Làm đất, lên luống; - Giàn che; - Giấy A4, bút, bảng biểu; - Thước 2 loại (thước đo chiều cao; thước kẹp kính) Bố trí thí nghiệm - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây con, đề tài thử nghiệm 4 công thức thí nghiệm, 30 cây/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức bón phân trội nhất. Cụ thể như sau: Bảng 3.1: Công thức và nội dung thí nghiệm Công thức Nội dung thí nghiệm CT.1 Bón phân N-P-K CT.2 Bón phân Vi sinh CT.3 Bón phân Đầu trâu CT.4 Không bón phân (CT.Đối chứng) Các công thức CT.1; CT.2 và CT.3 được tưới phân cùng một nồng độ giống nhau. Nồng độ 0,2% (cứ 0,2kg phân bón hòa tan trong 10 lít nước tưới/1 lần lặp – tưới 1 lần/tháng) Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân Lần lặp lại Công thức thí nghiệm 1 CT.3 CT.1 CT.4 CT.2 2 CT.2 CT.3 CT.1 CT.4 3 CT.4 CT.1 CT.2 CT.3
- 21 - Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 cây/công thức/1 lần lặp. Theo dõi định kỳ 1 lần/tháng và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, - Đo đường kính gốc (D00): Dùng thước đo đường kính ở vị trí gốc. - Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính sác của thước là ± 0,1 đặt thước sát miệng đến hết ngọn cây. - Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính gốc của các công thức. Đặc điểm cây giống được thí nghiệm: Giống cây Sói rừng được nhân giống từ hom có kích thước trung bình là: = 0,2 (cm); = 2,437 (cm); = 4 lá Sinh trưởng trung bình, không sâu bệnh đủ tiêu chuẩn đường kính, chiều cao, số lá. - Biện pháp kỹ thuật: Chọn vùng bố trí thí nghiệm: Đất được chọn để bố trí thí nghiệm là khu đất nằm trong khu vực quản lý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. Làm đất: Đất có tầng canh tác dày trên 40 cm, thoát nước tốt; không ngập úng. Đất được làm kỹ, sạch cỏ, tơi xốp. Tiến hành làm cỏ dại, phá váng (15 ngày/ lần). Lên luống cao 25-30 cm. Chăm sóc và Phòng trừ sâu bệnh: Sau khi trồng xong tiến hành tưới nước đủ ẩm để cây có thể bén rễ nhanh. 3.3.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi trên vườn ươm - Chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính (D00): 30 ngày đo 1 lần, dùng thước kẹp kính để đo.
- 22 - Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao (Hvn): 30 ngày đo 1 lần, dùng thước xăng-ti-mét (cm) để đo. - Chỉ tiêu sinh trưởng của lá: 30 ngày theo dõi lần – Đếm số lá trên cây, đánh dấu những lá đã đếm. Các chỉ tiêu theo dõi được nghi ở biểu điều tra sau: Bảng 3.3: ĐIỀU TRA ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SÓI RỪNG Ngày điều tra: Người điều tra: Quách Thanh Hải Nơi điều tra: Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên LẦN LẶP Công thức Phân D00 Hvn Chất lượng Ghi chú STT Số lá (cm) (cm) Tốt TB Xấu 1 2 3 30 Tổng TB Đánh giá chất lượng cây sau khi trồng Cây tốt: Là cây phát triển cân đối về chiều dài, chiều cao không sâu bệnh cụt ngọn Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây phát triển không đều, không sâu bệnh, không cụt ngọn Cây xấu: Là những cây có chỉ tiêu sinh trường số lá số mầm chiều cao kém hơn cây trung bình, sâu bệnh cụt ngọn Tổng số cây trên 1 công thức là: 30 cây. Tổng số cây của 4 công thức là: 120 cây x 3 lần lặp là 360 cây. + Đường kính gốc (D00), đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,1cm.
- 23 + Chiều cao vút ngọn (Hvn) đo bằng thước xăng-ti-mét (cm) có độ chính xác đến 0,1cm. + Số lá đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức. 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Thống kê mô tả Từ những số liệu thu thập được qua công tác ngoại nghiệp, tiến hành tổng hợp số liệu; điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu đường kính (D00) chiều cao (Hvn), chỉ số lá của cây Sói rừng, để đánh giá được sinh trưởng của cây trồng. Thống kê so sánh - So sánh hiệu quả của việc bón phân, tỉ lệ bón phân để phân tích đề tài nghiên cứu. - Số liệu sẽ được tổng hợp, xử lý và phần tích trên microsoft EXCEL [31] và phân tích số liệu trên phầm mềm SPSS 13.0 [32]. - Tính các đặc trưng thống kê: + Đường kính gốc trung bình ( 00) được tính bằng công thức: + Tỷ lệ sống (C%) được tính theo công thức: + Chiều cao trung bình ( được tính theo công thức:
- 24 Trong đó: : Đường kính gốc trung bình C% : Tỷ lệ sống : Chiều cao vút ngọn trung bình Di : Là giá trị đường kính gốc của một cây Hi : Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây n : Là dung lượng mẫu điều tra M : Tổng số cây trồng trong mô hình - So sánh các mẫu độc lập về D00, Hvn bằng tiêu chuẩn One-way ANOVA theo phần mềm SPSS 20.0 theo trình lệnh các bước: Bước 1 Mở phần mềm: SPSS 20.0 Bước 2 Nhập số liệu vào cửa sổ SPSS Bước 3 Nhập trình lệnh: Analyze Compare means One-way ANOVA (khai báo Depenet list: Chiều cao trung bình, đường kính trung bình, số lá và Factor) Bước 4 Chọn Post Hoc: Bonferrori - Duncan Bước 5 Chọn Options: Homogeneỉty of variance test (có các đặc trưng mẫu và kiểm tra sự bằng nhau của các phương sai). Bước 6 Chọn Continue – Ok. Hình 3.1 Hộp thoại One way Anova
- 25 Hình 3.2: Hộp thoại Phost Hoc multiple comparisons Hình 3.3: Hộp Thoại Options
- 26 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến số lượng và tỷ lệ sống của cây Sói rừng qua các tháng tuổi Kết quả về số lượng cây và tỷ lệ (%) cây sống của cây Sói Rừng qua các tháng tuổi trong giai đoan vườn ươm được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các CTTN đến tỷ lệ sống của cây Sói rừng Tỷ lệ sống của cây Sói rừng CTTN 1 tháng tuổi 2 tháng tuổi 3 tháng tuổi Số cây % Số cây % Số cây % CT.1 87 96,67 86 95,56 83 92,22 CT.2 88 97,78 86 95,56 84 93,33 CT.3 88 97,78 87 96,67 85 94,44 CT.4 86 95,56 81 90 79 87,78 TB 87 96,95 85 94,45 83 91,94 Kết quả bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ sống của cây ở các công thức thí nghiệm có sự thay đổi qua các tháng tuổi so với số cây ban đầu (90 cây). Giai đoạn 1 tháng tuổi Ở 2 CT.2 (P.VS) và CT.3 (P.ĐT) có số cây như nhau là 88 cây, chiếm 97,78%, tiếp theo là ở CT.1 (P.NPK) giảm còn 87 cây chiếm 96,67% so với CT.4 (CT.ĐC) là 86 cây chiếm 95,56%. Giai đoạn 2 tháng tuổi Ở CT.3 (P.ĐT) có 87 cây chiếm 96,67%. Tiếp theo là ở 2 công thức, CT.1 (P.NPK) và CT.2 (P.VS) có số cây như nhau là 86 cây chiếm 95,56% so với CT.4 (CT.ĐC) là 81 cây, chiếm 90%. Giai đoạn 3 tháng tuổi Ở CT. 3 (P.ĐT) có 85 cây chiếm 94,44%, tiếp theo là ở CT.2 (P.VS) có 84 cây chiếm 93,33% và cuối cùng ở CT.1 (P.NPK) có 83 cây chiếm 92,22% so với CT.4 (CT.ĐC) còn có 79 cây chiếm 87,78%.
- 27 Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dõi 1 tháng tuổi đạt tỷ lệ 96,95% đến tháng tuổi 2 tỷ lệ sống trung bình là 94,45% và đến tháng tuổi thứ 3 thì tỷ lệ sống trung bình là 91,94%. Sau 3 tháng theo dõi có thể nhận thấy CT.3 (P.ĐT) cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 94,44%, CT. 4 (CT.ĐC) có tỷ lệ sống thấp nhất là 87,78%. Hình 4.1: Tỷ lệ sống của cây Sói rừng sau 3 tháng theo dõi ở các CTTN Trong 3 loại phân mà ta nghiên cứu thì phân bón Đầu trâu là loại phân cung cấp dinh dưỡng cho cây là tốt nhất nên tỷ lê sống cao nhất ở cả 3 tháng tuổi, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- 28 Nguyên nhân của sự suy giảm về số lượn cây sống là do sự sinh trưởng không đồng đều trong cùng một CTTN và giữa các CTTN với nhau. Ngoài ra sự sinh trưởng không đồng đều trong quá trình phát triển của cây giữa các CTTN và ảnh hưởng của các yếu tố, điều kiện ngoại cảnh như mưa nhiều, nắng nóng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây Sói rừng. Giai đoạn sau cây bị chết là do không được đảo bầu, cây cạnh tranh về dinh dưỡng và cạnh tranh về ánh sáng dẫn đến chết. Bảng 4.2. Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ sống cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 6,916667 3 2,3055 9,2222 0,0056 4,066 Within Groups 2 8 0,25 Total 8,916667 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 9,2222 > F05 = 4,066 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của cây Sói rừng. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.1 có thể thấy CT.3 (P.ĐT) có ảnh hưởng tốt nhất đến tỉ lệ sống cây Sói rừng so với các công thức còn lại
- 29 4.2. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Sói rừng (cm) Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Sói rừng (cm) ở các CTTN trong giai đoạn vườn ươm được tổng hợp tại bảng 4.3 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính ( 00) của cây Sói rừng trong các CTTN Sinh trưởng đường kính ( 00) của cây sói rừng (cm) CTTN 1 tháng tuổi 2 tháng tuổi 3 tháng tuổi Số cây 00 Số cây 00 Số cây 00 CT.1 87 0,21 86 0,26 83 0,28 CT.2 88 0,21 86 0,23 84 0,25 CT.3 88 0,23 87 0,26 85 0,28 CT.4 86 0,18 81 0,21 79 0,22 TB 87 0,21 85 0,24 83 0,26 Kết quả bảng 4.3 cho thấy, chỉ số đường kính ( 00) ở các công thức thí nghiệm có sự thay đổi qua các giai đoạn tháng tuổi. Giai đoạn 1 tháng tuổi Ở 2 CT.1 (P.NPK) và CT.2 (P.VS) có chỉ số D00 đều như nhau là: 0,21 (cm), tiếp theo là ở CT.3 (P.ĐT) có chỉ số D00 cao nhất: 0,23 (cm) so với CT.4 (CT.ĐC) có chỉ số D00 là: 0,18 (cm). Giai đoạn 2 tháng tuổi Ở CT.1 (P.NPK) và CT.3 (P.ĐT) có có chỉ số D00 đều như nhau là: 0,26 (cm), tiếp theo là ở CT.2 (P.VS) có có chỉ số D00 là: 0,23 (cm) so với CT.4 (CT.ĐC) là: 0,21 (cm). Giai đoạn 3 tháng tuổi Ở CT.1 (P.NPK) và CT.3 (P.ĐT) có có chỉ số D00 đều như nhau là: 0,28 (cm), tiếp theo là ở CT.2 (P.VS) có có chỉ số D00 là: 0,25 (cm) so với CT.4 (CT.ĐC) là: 0,22 (cm).
- 30 CT3: Bón phân Đầu trâu CT4: Đối chứng Hình 4.2: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến đường kính (D00) cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi Ở các giai đoạn khác nhau thì chỉ số 00 có sự thay đổi cụ thể là tăng lên, trung bình các công thức theo dõi 1 tháng tuổi đạt 0,21 (cm) đến tháng tuổi 2 đạt 0,24 (cm) và đến tháng tuổi thứ 3 thì đạt 0,26 (cm). Khi sử dụng các công thức phân bón khác nhau là khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự thay đổi về kích thước đường kính gốc. Sau 3 tháng tuổi theo dõi cây Sói rừng sử dụng CT.3 (P.ĐT) và CT.1 (P.NPK) có cùng đường kính gốc trung bình lớn nhất đạt 0,28 (cm), thí nghiệm sử dụng CT.4 (CT.ĐC) có đường kính gốc trung bình nhỏ nhất đạt 0,22 (cm). Khi thực hiện nghiên cứu theo dõi sinh trưởng sự phát triển của cây ta thấy được phân bón Đầu trâu và phân NPK là tốt nhất vượt trội hơn cả.
- 31 Hình 4.3: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính ( 00) của cây Sói rừng (cm) sau 3 tháng tuổi Bảng 4.4. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng đường kính ( 00) của cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0,006799 3 0,0022 13,840 0,0015 4,0661 Within Groups 0,00131 8 0,00016 Total 0,008109 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 13,84029 > F05 = 4,066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Sói rừng. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
- 32 So sánh bảng 4.3 có thể thấy CT.3 (P.ĐT) có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính gốc của cây Sói rừng so với các công thức còn lại. 4.3. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây (cm) Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây (cm) được tổng hợp tại bảng 4.5 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao của cây Sói rừng trong các CTTN Sinh trưởng chiều cao ( )của cây Sói rừng (cm) CTTN 1 tháng tuổi 2 tháng tuổi 3 tháng tuổi Số cây Số cây Số cây CT.1 87 2,7 86 3,1 83 4,1 CT.2 88 2,8 86 2,9 84 3,5 CT.3 88 3,0 87 3,6 85 4,4 CT.4 86 2,6 81 2,7 79 3,0 TB 87 2,8 85 3,1 83 6,4 Kết quả bảng 4.5 cho thấy, chỉ số chiều cao ( ) ở các công thức thí nghiệm có sự thay đổi qua các giai đoạn tháng tuổi. Giai đoạn 1 tháng tuổi Ở CT.1 (P.NPK) có chỉ số Hvn là: 2,7 (cm), tiếp theo là ở CT.2 (P.VS) có chỉ số Hvn là: 2,8 (cm), tiếp theo đó là ở CT.3 (P.ĐT) có chỉ số Hvn lớn nhất đạt 3,0 (cm) với CT.4 (CT.ĐC) có chỉ số Hvn là: 2,6 (cm). Giai đoạn 2 tháng tuổi Ở CT.2 (P.VS) có có chỉ số Hvn là: 2,9 (cm), tiếp theo là ở CT.1 (P.NPK) có có chỉ số Hvn là: 3,1 (cm), tiếp theo là ở CT.3 (P.ĐT) có chỉ số Hvn lớn nhất là: 3,6 (cm) so với CT. 4 (CT.ĐC) là: 2,7 (cm).
- 33 Giai đoạn 3 tháng tuổi Ở CT.2 (P.VS) có có chỉ số Hvn là: 3,5 (cm), tiếp theo là ở CT.1 (P.NPK) có có chỉ số Hvn là: 4,1 (cm), tiếp theo là ở CT.3 có chỉ số Hvn lớn nhất là: 4,4 (cm) so với CT. 4 (CT.ĐC) là: 3,0 (cm). CT3: Bón phân Đầu trâu CT4: Đối chứng Hình 4.4: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến chiều cao (Hvn) cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi Ở các giai đoạn khác nhau thì chỉ số có sự thay đổi cụ thể là tăng lên, trung bình các công thức theo dõi 1 tháng tuổi đạt 2,8 (cm) đến tháng tuổi 2 đạt 3,1 (cm) và đến tháng tuổi thứ 3 thì đạt 6,4 (cm). Khi sử dụng các công thức phân bón khác nhau thì sự tăng trưởng về chiều cao của cây Sói rừng là khác nhau, sau 3 tháng theo dõi dõi thí nghiệm sử dụng CT.3 (P.ĐT) cây Sói rừng có chiều cao trung bình lớn nhất đạt 4,4 (cm), ở CT.4 (CT.ĐC) cây Sói rừng có chiều cao trung bình thấp nhất: 3,0 (cm).
- 34 Khi thực hiện nghiên cức theo dõi sinh trưởng sự phát triển của cây ta thấy được ở công thức 3 bón phân Đầu trâu là tốt nhất vượt trội hơn cả so với các loại phân còn lại. Hình 4.5: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Sói rừng sau 3 tháng tuổi tại vườn ươm Bảng 4.6. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng của cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 10,31823 3 3,439 4,9089 0,032 4,0661 Within Groups 5,605141 8 0,7006 Total 15,92337 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm: - So sánh: ta thấy FA = 4,908936 > F05 = 4,066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng đến chiều cao (Hvn) của cây Sói
- 35 rừng. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.5 có thể thấy CT.3 (P.ĐT) có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính gốc của cây Sói rừng so với các công thức còn lại. 4.4. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của số lá trên cây Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của số lá trên cây được tổng hợp tại bảng 4.7. Bảng 4.7: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của số lá trên cây Sói rừng trong các CTTN Công thức Số lá trung bình của cây Sói rừng TN 1 tháng tuổi 2 tháng tuổi 3 tháng tuổi Số cây Số cây Số cây CT.1 87 5,4 86 6,1 83 6,6 CT.2 88 5,3 86 5,2 84 6,4 CT.3 88 6,4 87 6,9 85 7,6 CT.4 86 4,1 81 4,2 79 5,2 TB 87 5,7 85 5,6 83 6,4 Kết quả bảng 4.7 cho thấy, số lá trung bình ở các công thức thí nghiệm có sự thay đổi qua các giai đoạn tháng tuổi. Giai đoạn 1 tháng tuổi Ở CT.2 (P.VS) có số lá trung bình là: 5,3 lá, tiếp theo là ở CT.1 (P.NPK) có số lá trung bình là: 5,4 lá, tiếp theo đó là ở CT.3 (P.ĐT) có số lá trung bình lớn nhất đạt 6,4 lá với CT.4 (CT.ĐC) số lá trung bình chỉ có 4,1 lá. Giai đoạn 2 tháng tuổi Ở CT.2 (P.VS) có số lá trung bình là: 5,2 lá, tiếp theo là ở CT.1 (P.NPK) có số lá trung bình là: 6,1 lá, tiếp theo đó là ở CT.3 (P.ĐT) có số lá trung bình lớn nhất đạt 6,9 lá với CT.4 (CT.ĐC) số lá trung bình chỉ có 4,2 lá.
- 36 Giai đoạn 3 tháng tuổi Ở CT.2 (P.VS) có số lá trung bình là: 6,4 lá, tiếp theo là ở CT.1 (P.NPK) có số lá trung bình là: 6,6 lá, tiếp theo đó là ở CT.3 (P.ĐT) có số lá trung bình lớn nhất đạt 7,6 lá với CT.4 (CT.ĐC) số lá trung bình chỉ có 5,2 lá. CT3: Bón phân Đầu trâu CT4: Đối chứng Hình 4.6: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến số lá của cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi Ở các giai đoạn khác nhau thì số lá trung bình có sự thay đổi cụ thể là tăng lên, trung bình các công thức theo dõi 1 tháng tuổi có 5,7 lá đến tháng tuổi 2 có 5,6 lá và đến tháng cuối cùng tháng tuổi thứ 3 thì có 6,4 lá. Khi sử dụng các công thức phân bón khác nhau thì sự tăng trưởng về số lá của cây Sói rừng là khác nhau, sau 3 tháng theo dõi dõi thí nghiệm sử dụng CT.3 (P.ĐT) cây Sói rừng có số lá nhiều nhất có khoảng 8 lá, ở CT.4 (CT.ĐC) cây Sói rừng có số lá ít nhất là 5 lá.
- 37 Khi thực hiện nghiên cức theo dõi sinh trưởng sự phát triển của cây ta thấy được ở công thức 3 bón phân Đầu trâu là tốt nhất vượt trội hơn cả so với các loại phân còn lại. Hình 4.7: Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của số lá trên cây Sói rừng sau 3 tháng tuổi tại vườn ươm Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng của số lá trên cây Sói rừng giai đoạn 3 tháng tuổi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 4,66819 3 1,5560 9,531295 0,0051 4,0661 Within Groups 1,306067 8 0,1632 Total 5,974257 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 9,531295 > F05 = 4,066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng của số lá Sói rừng. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
- 38 So sánh bảng 4.7 có thể thấy CT.3 (P.ĐT) có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính gốc của cây Sói rừng so với các công thức còn lại. 4.5. Đánh giá chất lượng cây Sói rừng và dự kiến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn 4.5.1. Đánh giá chất lượng cây Sói rừng Việc đánh giá chất lượng cây giống trong vườn ươm là một bước trong công tác sản xuất cây giống, có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Kết quả về đánh giá chất lượng cây Sói rừng và dự kiến tỷ lệ xuất vườn được thể hiện ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Chất lượng cây Sói rừng sau 3 tháng tuổi ở các CTTN Số cây Phẩm chất CTTN sống sau 4 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ tháng tuổi Tốt TB Xấu (%) (%) (%) CT.1 83 30 36,14 48 57,83 5 6,02 CT.2 84 28 33,33 49 58,33 7 8,33 CT.3 85 38 44,71 44 51,76 3 3,53 CT.4 79 9 11,39 62 78,48 8 10,13 Từ kết quả bảng 4.9 ta thấy, cây Sói rừng sử dụng các công thức phân bón khác nhau nhau thì có chất lượng khác nhau, tỷ lệ cây tốt, trung bình và xấu giữa các công thức là không đồng đều. Trong đó, CT.3 (P.ĐT) có tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao nhất đạt 96,47%, cây chất lượng xấu có tỷ lệ là 3,53%. CT.4 (CT.ĐC) có tỷ lệ cây tốt thấp nhất chỉ đạt 11,39%, cây có chất lượng xấu là 10,13%.
- 39 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện phẩm chất của cây Sói rừng 4.5.2. Dự kiến tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn Những cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là những cây có bộ rễ khoẻ mạnh, phải đảm bảo tỷ lệ sống cao khi đem trồng ngoài thực địa. Qua quá trình theo dõi tôi nhận thấy không phải tất cả các cây sống trong quá trình thí nghiệm đều đủ tiêu chuẩn xuất vườn vì chưa đảm bảo về chất lượng.
- 40 Bảng 4.10. Dự kiến tỷ lệ xuất vườn của cây Sói rừng sau 3 tháng theo dõi CTTN Tỷ lên cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn (Tốt + TB) CT.1 93,98% CT.2 91,67% CT.3 96,47% CT.4 89,87% Qua kết quả đánh giá chất lượng cây giống có thể thấy rằng CT.3 (P.ĐT) có tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất đạt 96,47%, CT.4 (CT.ĐC) có tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn thấp nhất đạt 89,87%. Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất vườn dự kiến cây Sói rừng
- 41 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Về tỷ lệ sống Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dõi 1 tháng tuổi đạt tỷ lệ 96,95% đến tháng tuổi 2 tỷ lệ sống trung bình là 94,45% và đến tháng tuổi thứ 3 thì tỷ lệ sống trung bình là 91,94%. Sau 3 tháng theo dõi có thể nhận thấy CT.3 (P.ĐT) cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 94,44%, CT. 4 (CT.ĐC) có tỷ lệ sống thấp nhất là 87,78% Về đường kính gốc (D00) Sau 3 tháng tuổi theo dõi cây Sói rừng sử dụng CT.3 (P.ĐT) và CT.1 (P.NPK) có cùng đường kính gốc trung bình lớn nhất đạt 0,28 (cm), thí nghiệm sử dụng CT.4 (CT.ĐC) có đường kính gốc trung bình nhỏ nhất đạt 0,22 (cm). Về chiều cao (Hvn) Sau 3 tháng theo dõi dõi thí nghiệm sử dụng CT.3 (P.ĐT) cây Sói rừng có chiều cao trung bình lớn nhất đạt 4,4 (cm), ở CT.4 (CT.ĐC) cây Sói rừng có chiều cao trung bình thấp nhất: 3,0 (cm). Về số lá Sau 3 tháng theo dõi dõi thí nghiệm sử dụng CT.3 (P.ĐT) cây Sói rừng có số lá nhiều nhất có khoảng 8 lá, ở CT.4 (CT.ĐC) cây Sói rừng có số lá ít nhất là 5 lá. Các công thức khác nhau sử dụng trong thí nghiệm có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình sinh trưởng của cây Sói rừng. Công thức 3 (P.ĐT) và công thứ 1 (P.NPK) có hiệu quả cao nhất cho tỷ lệ sống cao, cây tăng trưởng nhanh về đường kính gốc, chiều cao và ra nhiều lá. Cây giống có phẩm chất tốt và cho tỷ lệ xuất vườn cao.
- 42 Công thức 2 (P.VS) và công thức 4 (CT.ĐC) cây có tỷ lệ sống thấp, cây sinh trưởng đường kính gốc kém, chiều cao chậm và ít lá hơn. Cấy giống có phẩm chất tốt ít, nhiều cây chất lượng trung bình và xấu, tỷ lệ xuất vườn thấp. 5.2. Kiến nghị Mặc dù đề tài nghiên cứu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu vẫn còn những tồn tại: - Cần tiếp tục các thí nghiệm sâu hơn và đầy đủ hơn về kỹ thuật bón phân, chế độ tưới nước cho loài cây Sói rừng vì những nghiên cứu của đề tài về nội dung này chỉ mang ý nghĩa thăm dò bước đầu. - Cần tiếp tục theo dõi các chỉ số sinh trưởng và phát triển để hoàn thiện hơn quy trình kỹ thuật gây trồng loài cây Sói rừng. - Cần có những nghiên cứu đánh giá sâu hơn về việc gây trồng loài cây Sói rừng bằng hom chồi, hom thân và từ hạt. - Mở rộng phạm vi nghiên cứu trong các môi trường khí hậu và nền đất khác nhau để xác định khả năng thích nghi của loài cây Sói rừng. Tôi rất mong sau này sẽ được tiếp tục nghiên về chế độ bón phân, nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc tại các mô hình lớn hơn để có thể lựa chọn và đưa ra được phương pháp kỹ thuật chăm sóc có hiệu quả và năng suất tốt hơn nhằm nâng cao đời sống cho người dân.
- 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Quỳnh Anh (2013), “Nghiên cứu ứng dụng cây Sói rừng (Sarcandra Glabra (Thunb) Nakai) ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư”, đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Nguyễn Tuấn Bình (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm. 3. FAO (1994), “Sổ tay phân phối phân bón”, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội 4. Nguyễn Văn Sở (2004), Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Bá Hoạt (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc, Nxb NN, Hà Nội. 6. Trần Công Khanh (2011), “Cây Sói rừng và Lan Kim Tuyến”, tạp chí Thuốc & Sức khỏe số 431, tr. 13. 7. Viện Dược Liệu (2005), Kỹ thuật trồng cây thuốc, Nxb Y học Hà Nội. 8. Viện Dược Liệu (2010), Phương pháp nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Nxb KH&KT Hà Nội. 9. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 10. Trương Thị Tố Uyên (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên. 11. Nguyễn Thị Yến (2017), Thực trạng về khả năng tiếp cận và sử dụng thuốc thiết yếu của con người dân trên Thế giới và Việt Nam. B. Tài liệu Tiếng Anh 12. Paul E. Berry (2008), Natural characteristics of the Wolf family. 13. China Pharmacopoeia Committee (2015), Pharmacopoeia of the People’s
- 44 Republic of China. Beijing: China Press of Traditional Chinese Medicine. 14. SARCANDRA Gardner, Calcutta J. Nat (1845), Hist. 6: 348. 15. Lin PL (2013), Quality evaluation and relevant pharmacodynamics of sarcandra glabra. M pharm thesis. China: Fujian University of Chinese Medicine. 16. Smitinand, T. & Larsen, K (1975), Thai flora 2: 1-484. Herbarium Forest, National Park, Department of Wildlife and Plant Conservation, Bangkok. 17. Deng SS, Ma HX, Liu ZJ, Xu RQ, Hu MF (2000–2003), Content determination of isofraxidin, rosmarinic acid and astilbin from Herba Sarcandrae in different artificial cultivate. J Pharm Prac. 2011;29 18. Fang YZ, Zheng RL (2002), Theory and application of free radical biology. 2. Beijing: Science Press. 19. Li X, Zhang YF, Zeng X, Yang L, Deng YH (2011), Chemical profiling of bioactive constituents in Sarcandra glabra and its preparations using ultra-high-pressure liquid chromatography coupled with LTQ Orbitrap mass spectrometry. Rapid Commun Mass Sp; 25:2439–2447. doi: 10.1002/rcm.5123. [PubMed] [CrossRef]. 20. Institute of Traditional Medicine, National Yang-Ming University (2017), Sarcandra glabra (Thunb) Nakai (Chloranthaceae) is a medicinal plant used as herbal tea or food supplement to promote human health. 21. Thomas D. Landis (1985), Mineral nutrition as an index of seedling quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures, and predictive abilities of major tests. Forest Research Laboratory, Oregon State Universit. C. Tài liệu điện tử 22. rung-tu-nhien/343097.vgp.
- 45 23. 1360334364.htm. 24. 25. nhat-viet-nam-512803.ldo. 26. 27. duoc-co-truyen-tue-tinh.html. 28. BB%B1c_v%E1%BA%ADt). 29. 30. 31. 0-for-Windows-Student-Version/9780131867567.html. 32. 33.
- PHỤ LỤC 1 PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI Phân tích phương sai ANOVA đối với tỷ lệ sống cây Sói rừng Anova: Tỷ lệ sống SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 83 27,66667 0,333333 CT2 3 84 28 0 CT3 3 85 28,33333 0,333333 CT4 3 79 26,33333 0,333333 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 6,916667 3 2,305556 9,222222 0,005641 4,066181 Within Groups 2 8 0,25 Total 8,916667 11
- Phân tích phương sai ANOVA đối với sinh trưởng đường kính cổ rễ ( ) cây Sói rừng sau 3 tháng theo dõi Anova: D00 SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 0,838 0,279333 1,43E-05 CT2 3 0,7321 0,244033 0,000228 CT3 3 0,8388 0,2796 0,000394 CT4 3 0,672 0,224 0,000019 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0,006799 3 0,002266 13,84029 0,001564 4,066181 Within Groups 0,00131 8 0,000164 Total 0,008109 11
- Phân tích phương sai ANOVA đối với sinh trưởng chiều cao vút ngọn cây Sói rừng sau 3 tháng theo dõi Anova: Hvn SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 10,469 3,489667 0,163686 CT2 3 9,25 3,083333 0,131504 CT3 3 13,8401 4,613367 0,080131 CT4 3 6,068 2,022667 2,427249 ANOVA Source of P- Variation SS df MS F value F crit Between Groups 10,31823 3 3,43941 4,908936 0,032 4,066181 Within Groups 5,605141 8 0,700643 Total 15,92337 11
- Phân tích phương sai ANOVA đối với động thái ra lá cây Sói rừng sau 3 tháng theo dõi Anova: Số lá SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 19,848 6,616 0,103831 CT2 3 19,178 6,392667 0,031862 CT3 3 20,493 6,831 0,126481 CT4 3 15,654 5,218 0,390859 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 4,66819 3 1,556063 9,531295 0,005105 4,066181 Within Groups 1,306067 8 0,163258 Total 5,974257 11
- PHỤC LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÂY SÓI RỪNG NGOÀI THỰC ĐỊA Lần lặp 1 Lần lặp 2 Lần lặp 3