Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- do_an_xay_dung_he_thong_quan_ly_tich_hop_an_toan_suc_khoe_ng.pdf
Nội dung text: Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Khoa CNSH – Thực Phẩm – Môi Trường ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) CHO NGÀNH SƠN VIỆT NAM (PHẦN PHỤ LỤC) Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.THÁI VĂN NAM TH.S NGUYỄN TRẦN TRUNG Sinh viên thực hiện : LÊ HOÀNG BẢO LONG MSSV: 1151080126 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Khoa CNSH – Thực Phẩm – Môi Trường ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) CHO NGÀNH SƠN VIỆT NAM (PHẦN CHÍNH) Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.THÁI VĂN NAM TH.S NGUYỄN TRẦN TRUNG Sinh viên thực hiện : LÊ HOÀNG BẢO LONG MSSV: 1151080126 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam” là kết quả nghiên cứu tổng hợp do tôi tự thực hiện, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Nội dung có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đăng tải trên các trang web và một số sách báo. Ngày tháng năm 2015 Lê Hoàng Bảo Long
- LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM trong suốt 4 năm học vừa qua, tôi chân thành cám ơn Nhà Trường và quý thầy cô đã tạo điều kiện và hỗ trợ giúp đỡ cho việc học tập tại trường, giúp cho tôi tích lũy được những kiến thức quý giá và cần thiết cho bản thân. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS.Thái Văn Nam và Th.s Nguyễn Trần Trung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm cho công việc sau này. Tuy nhiên, do thời gian hạn chế, vốn kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm còn non kém nên đề tài không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của thầy cô. Ngày tháng năm 2015 Lê Hoàng Bảo Long
- Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Nội dung nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 3 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3 5.3. Phương pháp tham khảo 3 5.4. Phương pháp chuyên gia 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) 4 1.1. Khái niệm về HSE 4 1.1.1. Khái niệm về ngành HSE 4 1.1.2. HSE và luật pháp 5 1.1.3. HSE và doanh nghiệp 7 1.1.4. HSE và đối tượng quan tâm 8 1.1.5. Tiêu chí HSE 9 1.1.6. Lĩnh vực hoạt động của HSE 10 1.1.7. Loại hình lao động cần HSE 11 1.2. HSE và công tác quản lý 11 i
- Đồ án tốt nghiệp 1.2.1. Mô hình quản lý HSE 11 1.2.2. Trách nhiệm lãnh đạo 14 1.2.3. Trách nhiệm của nhà quản lý HSE 15 1.3. Hiện trạng HSE 16 1.3.1. Trên thế giới 16 1.3.2. Tại Việt Nam 18 1.3.3. Ngành sơn Việt Nam 21 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH SƠN TẠI VIỆT NAM 22 2.1. Tổng quan ngành 22 2.1.1. Giới thiệu 22 2.1.2. Vai trò 22 2.1.3. Lịch sử ngành sơn Việt Nam 23 2.1.4. Đặc điểm ngành sơn Việt Nam 25 2.1.4.1. Hiện trạng 25 2.1.4.2. Định hướng tương lai 28 2.2. Đặc điểm của sơn 30 2.2.1. Phân loại 30 2.2.2. Nguyên liệu sản xuất sơn 31 2.2.3. Quy trình sản xuất sơn 33 2.3. Các vấn đề môi trường trong ngành sản xuất sơn 35 2.3.1. Nước thải 35 2.3.2. Khí thải 36 2.3.2.1. Từ hoạt động sản xuất 36 2.3.2.2. Lưu trữ nguyên liệu 37 2.3.2.3. Rò rỉ thiết bị 37 2.3.2.4. Tràn hóa chất 38 2.3.2.5. Quá trình khác 38 2.3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại 39 ii
- Đồ án tốt nghiệp 2.4. Các vấn đề an toàn và sức khỏe trong ngành sơn 39 2.4.1. Bệnh nghề nghiệp 39 2.4.2. Thông gió 41 2.4.3. Cháy nổ 41 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP PHÙ HỢP 43 3.1. Khái niệm các hệ thống quản lý 43 3.1.1. Giới thiệu 43 3.1.2. Lợi ích 47 3.1.3. Khó khăn 48 3.2. Mô hình và phương pháp tiếp cận IMS 48 3.2.1. Mô hình IMS 49 3.2.1.1. Mô hình EFQM (European Foundation for Quality Management ) 49 3.2.1.2. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001 51 3.2.1.3. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 9001 52 3.2.1.4. Mô hình tổng hợp nhiều mức độ 53 3.2.2. Phương pháp tiếp cận IMS 54 3.2.2.1. Chuyển đổi 54 3.2.2.2. Kết hợp hệ thống 55 3.2.2.3. Phương pháp System Engineering (SE) 55 3.3. Mức độ tích hợp hệ thống 57 3.4. Tích hợp hệ thống quản lý HSE cho ngành sơn 57 3.4.1. Nguyên nhân tích hợp 57 3.4.2. Lựa chọn mô hình tích hợp 58 3.4.3. Khó khăn và lợi ích 59 iii
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) CHO NGÀNH SƠN VIỆT NAM 61 4.1. Hệ thống quản lý tích hợp HSE 61 4.1.1. Phạm vi hệ thống 61 4.1.2. Cấu trúc văn bản 61 4.2. Cam kết lãnh đạo và chính sách HSE 62 4.2.1. Cam kết lãnh đạo 62 4.2.2. Yêu cầu khi xây dựng chính sách HSE 63 4.2.3. Nội dung chính sách HSE 64 4.2.4. Phổ biến chính sách 64 4.2.5. Rà soát chính sách 65 4.3. Xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và các khía cạnh môi trường 66 4.3.1. Xác định mối nguy 66 4.3.2. Đánh giá mức độ rủi to 66 4.3.3. Các biện pháp kiểm soát rủi ro 67 4.3.4. Lưu hồ sơ kết quả đánh giá rui ro 68 4.3.5. Giám sát và đánh giá 69 4.4. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và đánh giá tuân thủ 69 4.5. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình 70 4.6. Nguồn lực tổ chức, vai trò và trách nhiệm 72 4.7. Đào tạo, năng lực và nhận thức 77 4.8. Tài liệu và kiểm soát tài liệu 78 4.9. Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn 79 4.10. Quản lý nhà thầu và nhà cung cấp 81 4.11. Kiểm soát điều hành 83 4.12. Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình trạng khẩn cấp 84 4.13. Giám sát và đo lường 85 iv
- Đồ án tốt nghiệp 4.14. Quản lý sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 86 4.15. Quản lý hồ sơ 87 4.16. Đánh giá nội bộ 88 4.17. Xem xét lãnh đạo 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APIC: Asian Paint Industry Council (Hội đồng quốc tế sơn Châu Á). ATSKNN: An tòan sức khỏe nghề nghiệp. ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo. HSE: Health, Safe and Environment (An toàn, sức khỏe và môi trường). HTQL: Hệ thống quản lý. HTQLMT ISO 14001: Hệ thống quán lý môi trường ISO 14001. HTQL ATSKNN OHSAS 18001: Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001. IMS: Integrated Management System (Hệ thống quản lý tích hợp). VPIA: VietNam Paint - Printing Ink Association (Hiệp hội ngành nghề sơn - mực in Việt Nam). vi
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. So sánh hệ thống tích hợp và không tích hợp. 46 Bảng 4.1. Bảng phân bổ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong HTQL HSE tại Công ty 73 vii
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Khuôn khổ hệ thống quản lý HSE 14 Hình 1.2. Số chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp trên thế giới năm 2013 17 Hình 1.3. 10 quốc gia đứng đầu số chứng chỉ ISO 14001:2004 năm 2013 18 Hình 1.4. Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam 20 Hình 2.1. Các phân khúc trong ngành công nghiệp sơn 31 Hình 2.2. Một quy trình sản xuất điển hình 35 Hình 3.1. Tóm tắt IMS, động lực và lợi ích 44 Hình 3.2. Mô tả sử dụng mô hình EFQM 50 Hình 3.3. Mô hình EFQM 51 Hình 3.4. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001 52 Hình 3.5. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 9001 53 Hình 3.6. Mô hình tổng hợp IMS 54 Hình 3.7. Phương pháp SE 56 Hình 4.1. Hệ thống văn bản quản lý HSE 61 viii
- Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Xu thế thế giới hiện tại có thể thấy lợi nhuận không còn chỉ tập trung vào vấn đề chất lượng sản phẩm. Các công ty không thể đạt được lợi nhuận nếu chỉ tập trung vào chất lượng và bỏ bê các khía cạnh khác như môi trường bên trong và bên ngoài, quản lý tài nguyên và trách nhiệm xã hội Việc một công ty mà sản phẩm của họ có được ưa chuộng hay không còn phụ thuộc vào sự chú ý của họ đến cách thức tổ chức quản lý môi trường và người lao động của họ bên cạnh các tiêu chuẩn chất lượng. Điều này làm tăng tính cạnh tranh cho các công ty và do đó, các công ty có được một số hệ thống quản lý, có thể bắt đầu với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và sau đó bao gồm hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 Tất cả các hệ thống quản lý trên được thực hiện trong một nỗ lực để cải thiện lợi nhuận và chuyển hướng tới một sự phát triển bền vững hơn. Việt Nam ngày càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào họ có sẵn cho mình các hệ thống quản lý từ công ty mẹ cho phép họ quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên, năng lượng tốt hơn; bảo vệ môi trường; bảo vệ an toàn, sức khỏe người lao động và dễ dàng đáp ứng yêu cầu pháp luật hiện tại của Việt Nam. Những hệ thống quản lý này giúp họ tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam mà không có sự xung độ với mục tiêu của doanh nghiệp. Đặc biệt, thị trường sơn Việt Nam hiện nay đang bị chiếm lĩnh bởi các công ty nước ngoài như: Azko Nobel, TOA, Kova, Nippon, Jotun để cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam cần có cho mình những hệ thống quản lý nhằm bắt kịp xu thế thế giới và tăng sự cạnh tranh. Mặt khác, ngành sơn là ngành được pháp luật phân loại là ngành nghề độc hại do các công đoạn đều sử dụng hóa chất chứa phenol, benxen, toluene, xylen ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động là môi trường nếu không được quản lý chặt chẽ. Trong khi đó, Nhà nước ngày càng thực hiện pháp luật về 1
- Đồ án tốt nghiệp môi trường, về an toàn vệ sinh lao động ngày một nghiêm ngặt để đảm bảo rằng các ngành công nghiệp không chỉ riêng ngành sơn được xem xét và tổ chức quản lý các vấn đề môi trường và an toàn vệ sinh lao động được thực hiện tốt. Hơn nữa, trong những năm gần đây do sự hội nhập WTO các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001 trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống kinh doanh. Vì vậy ngày càng có nhiều tổ chức, doanh nghiệp có một hệ thống quản lý tích hợp, bao gồm chất lượng, môi trường và các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam” với mong muốn tạo ra công cụ quản lý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ lẻ Việt Nam với mục tiêu giúp các doanh nghiệp thỏa mãn yêu cầu pháp luật nhà nước về quản lý môi trường và an toàn, sức khỏe; tăng tính cạnh tranh và tinh giản hệ thống quản lý. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu các vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trong ngành sơn. Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 và OHSAS 18001:2007. 3. Phạm vi nghiên cứu Xây dựng khung quản lý chung cho hệ thống quản lý tích hợp HSE. 4. Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu hệ thống quản lý HSE. Tìm hiểu tổng quan ngành sơn tại Việt Nam. Phân tích cơ sở khoa học của hệ thống quản lý tích hợp. Xây dựng các thủ tục hệ thống. Xây dựng một số tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe. Xây dựng một số tiêu chuẩn môi trường. 2
- Đồ án tốt nghiệp 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập các thông tin liên quan tới ngành sơn Việt Nam và hệ thống quản lý HSE từ các tài liệu trên mạng, sách báo để thực hiện phần tổng quan ngành và yêu cầu cần thiết để xây dựng hệ thống HSE. 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu Dựa trên nguồn dữ liệu thu thập, tìm hiểu để tiến hành lựa chọn những thông tin chính xác và cần thiết để thực hiện đồ án. Thu thập thông tin về tiêu chuẩn của các công ty sơn tại Việt Nam để thống kê % công ty áp dụng các lại tiêu chuẩn. 5.3. Phương pháp tham khảo tài liệu Thu thập các thông tin về xây dựng HTQL theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 và OHSAS 18001:2007 làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài. Hiểu được các bước để xây dựng hệ thống. Hỗ trợ việc đề xuất và lựa chọn giải pháp về kiểm soát an toàn, sức khỏe và môi trường. Tham khảo các thủ tục quản lý chung như: đánh giá rủi ro, mã hóa tài liệu, tạo lập tài liệu để xây dựng riêng các thủ tục cho ngành sơn. 5.4. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và người hướng dẫn có kinh nghiệm trong lĩnh vực HSE. 3
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) 1.1. Khái niệm về HSE 1.1.1. Khái niệm về ngành HSE HSE là ngành chuyên nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với quan điểm là tất cả các tai nạn, rủi ro hay các tác động đến môi trường đều có thể kiểm sóat được. Ngành HSE phát triển không ngừng và đi vào nhiều lĩnh vực họat động cũng như cuộc sống hàng ngày. Một HTQL HSE được cấu thành dựa trên 3 yếu tố sau: + Sức khỏe (H – Health): bảo vệ cơ thể và tinh thần của người lao động khỏi bệnh tật từ việc tiếp xúc các nguyên vật liệu, các quá trình, các thủ tục được sử dụng tại nơi làm việc. + An toàn (S – Safety): bảo vệ người lao động khỏi các thương tổn về thể chất, bảo đảm các trang thiết bị và tài sản của doanh nghiệp/tổ chức. + Môi trường (E – Environment): bảo vệ môi trường sống và môi trường làm việc. Công tác HSE có 3 tính chất chủ yếu là: tính pháp lý, tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Ba tính chất này có liên hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Biết kết hợp chặt chẽ 3 tính chất này với nhau mới có thể làm cho công tác HSE có kết quả. + Tính pháp lý: những quy định và nội dung về HSE được thể chế hóa thành những luật lệ, chế độ, chính sách và tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức/cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành đều mang tính chất pháp luật. 4
- Đồ án tốt nghiệp + Tính khoa học kỹ thuật: mọi hoạt động của HSE nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng chống tai nạn, bệnh nghề nghiệp, phòng ngừa sự cố môi trường đều xuất phát từ những cơ sở của khoa học kỹ thuật. Hoạt động về HSE phải gắn liền với hoạt động khoa học kỹ thuật, luôn ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả cao. + Tính quần chúng: HSE là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất, con người và môi trường. Công tác HSE không chỉ riêng những người cán bộ quản lý mà đó còn là trách nhiệm chung của toàn thể người lao động và toàn xã hội. HTQL HSE cung cấp một khuôn khổ và các công cụ để quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường một cách nhanh chóng và đơn giản nhất trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả thực hiện và yêu cầu khách hàng và cơ quan quản lý. Khuôn khổ HTQL HSE được mô hình hóa theo tiêu chuẩn HTQLMT ISO 14001 và HTQL ATSKNN OHSAS 18001. HTQL HSE đảm bảo các rủi ro về an toàn, sức khỏe của người lao động cũng như môi trường được kiểm soát chính xác. Hệ thống này khuyến khích các doanh nghiệp/tổ chức: Cải thiện hệ thống an toàn và sức khỏe để giảm thương tích và bệnh tật. Chứng minh tầm quan trọng của các vấn đề an toàn, sức khỏe nghể nghiệp và môi trường. Báo cáo công khai các vấn đề an toàn, sức khỏe nghể nghiệp và môi trường trong nội bộ doanh nghiệp/tổ chức, kể cả hiệu quả thực hiện so với mục tiêu đề ra. 1.1.2. HSE và luật pháp Con người là tài sản vô giá của toàn xã hội, con người là nguồn nhân lực chính vận hành máy móc và sản xuất ra của cải vật chất. Môi trường là nguồn tài nguyên 5
- Đồ án tốt nghiệp cho sự sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống trên hành tinh mà mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp. Vì thế, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đưa các vấn đề HSE vào luật để ràng buộc việc thực thi đến các doanh nghiệp/tổ chức và cá nhân. Luật pháp ngày càng thay đổi và bắt buộc các công ty phải thực hiện các qui định về bảo vệ sức khỏe người lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và kiểm soát các tác động môi trường trong các doanh nghiệp/tổ chức. Tuy nhiên, việc thi hành luật thuần túy không cải thiện được tình hình sức khỏe, an toàn nghề nghiệp và hiện trạng môi trường ở các nơi làm việc. Hoạt động thực hiện các qui định về pháp luật, các tiêu chuẩn, qui trình , qui phạm về an toàn cần được bổ sung và hỗ trợ bằng việc tăng cường đào tạo nhận thức về an toàn và giúp người lao động hiểu được các mối hiểm nguy về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp/tổ chức nhận ra các rủi ro về môi trường qua đó thực hiện phân tích đánh giá các công tác có nguy cơ gây nguy hiểm, thực hiện văn bản hóa các tài liệu cần thiết nhằm giúp thực hiện việc kiểm soát được môi trường làm việc an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Mục đích của yêu cầu pháp luật về an toàn, sức khỏe ngề nghiệp và môi trường (HSE) và các yêu cầu của tiêu chuẩn khác là điều chỉnh các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp/tổ chức để đảm bảo người lao động được bảo vệ khỏi chấn thương và bệnh tật, sản phẩm không gây phương hại đến cộng đồng, và tác động đến môi trường được giảm thiểu. Sự hiểu biết về các yêu cầu của luật pháp là cần thiết cho việc áp dụng HTQL HSE có hiệu lực vì khung pháp lý của HTQL HSE dựa vào luật pháp hiện hành. Luật pháp là quan trọng vì những yêu cầu của luật pháp được cụ thể cho công tác kiểm soát, ví dụ như nồng độ khí thải ra trong môi trường làm việc, giới hạn nồng độ bụi cho phép, thời gian làm việc của người lao động 6
- Đồ án tốt nghiệp HTQL HSE giúp doanh nghiệp/tổ chức thiết lập thủ tục liên quan đến việc nhận biết, tiếp cận, kiểm soát và cập nhật các yêu cầu về pháp luật có liên quan đến khía cạnh an toàn, sức khỏe và môi trường. Điều này không chỉ thể hiện ở việc doanh nghiệp tuân thủ những yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật liên quan, mà còn chứng minh được các tiêu chuẩn và văn bản pháp luật luôn luôn được cập nhật đầy đủ kịp thời và kiểm soát chặt chẽ, tránh trường hợp đang áp dụng các yêu cầu không còn hiệu lực. Doanh nghiệp/tổ chức có trách nhiệm phải thực hiện những quy định của pháp luật về con người và môi trường bị tác động do hoạt động của mình. Doanh nghiệp/tổ chức phải có trách nhiệm: + Thực hiện tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. + Bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động. + Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Bảo vệ môi trường. 1.1.3. HSE và doanh nghiệp Việc nhận thức được việc thực hiện những quy tắc về HSE sẽ làm tăng uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/tổ chức trên thị trường. Áp dụng HTQL HSE sẽ góp phần thực hiện mong muốn của doanh nghiệp/tổ chức: + Thiết lập một HTQL ATSKNN và môi trường nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro với nhân viên hoặc các bên quan tâm và giảm các tác động đến môi trường, những người có thể tiếp xúc với các rủi ro về an toàn sức, khỏe nghề nghiệp hoặc gây sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức. + Tự khẳng định sự tuân thủ với các chính sách về ATSKNN và môi trường. + Thực hiện, duy trì và cải tiến thường xuyên HTQL HSE. 7
- Đồ án tốt nghiệp + Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm, được chứng nhận bởi một bên thứ ba cho HTQL ATSKNN và môi trường của mình. 1.1.4. HSE và đối tượng quan tâm Doanh nghiệp/tổ chức nơi mà có các hoạt động tiềm năng gây rủi ro cho con người, tài sản và môi trường. Mục đích cơ bản của doanh nghiệp/tổ chức không phải tối đa hóa lợi nhuận mà là tránh tổn thất. HTQL HSE không những có thể giúp doanh nghiệp/tổ chức thực hiện điều này mà còn có những lợi ích khác: + Giảm các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho công tác hoạt động kinh doanh. + Giảm chi phí cá nhân và chi phí nhân sự cho các tai nạn và bệnh nghề nghiệp. + Giảm đi khả năng án kiện. + Cải thiện cảm nhận khách hàng và hình ảnh công ty. + Cải thiện công ty và đạo dức làm việc. Nhà nước: các cơ quan/cá nhân quản lý các lĩnh vực liên quan đến HSE thống nhất quản lý các hoạt động về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động và môi trường. Các cơ quan/cá nhân quản lý có trách nhiệm ban hành các qui định về pháp luật và các tiêu chuẩn, qui trình , qui phạm nhằm kiểm soát được môi trường làm việc an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động cũng như các tác động xấu đến môi trường của doanh nghiệp/tổ chức. Người lao động trong doanh nghiệp/tổ chức quan tâm đến những vấn đề về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Họ trông đợi rất nhiều vào sự cải thiện môi trường lao động ở những nơi làm việc và xem như đây là quyền cơ bản của con người. Cộng đồng: + gia đình người lao động quan tâm đến sự an toàn và sức khỏe của người lao động khi làm việc trong các doanh nghiệp/tổ chức. 8
- Đồ án tốt nghiệp + người tiêu dùng mong muốn một sản phẩm đạt chất lượng cũng như thân thiện với môi trường, một doanh nghiệp có HTQL chất lượng, HTQL môi trường sẽ dễ dàng nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. + Xả hội quan tâm môi trường sống mà các doanh nghiệp/tổ chức đang hoạt động trong đó. 1.1.5. Tiêu chí HSE Tôn trọng pháp luật và các quy định: + Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và các quy định của nhà nước sở tại và luật pháp quốc tế. + Tuân thủ các yêu cầu chính sách HSE và đảm bảo sự tuân thủ của các nhà thầu/nhà cung cấp. Đánh giá và quản lý rủi ro: + Xác định các mối nguy hại và ảnh hưởng. + Đánh giá rủi ro phạm vi công việc. + Giảm nguy cơ (giảm rủi to/tác động). Tôn trọng môi trường: + Đánh giá tác động môi trường từ các hoạt động dự án. + Thiết lập hệ thống quản lý chất thải, khí thải và nước thải. + Giám sát ảnh hưởng của phạm vi công việc lên môi trường. + Lựa chọn giải pháp tối ưu với môi trường và sử dụng hóa chất ít gây ảnh hưởng đến môi trường nhất. Bảo vệ sức khỏe và an toàn nhân viên: + Thường xuyên kiểm tra điều kiện làm việc nhân viên, khảo sát môi trường làm việc nhân viên. + Thiết lập danh mục bệnh nghề nghiệp. + Cung cấp thiết bị bảo hộ lao động (PPE) Tất cả nhân viên có các thiết bị bảo hộ lao động cơ bản như: mũ bảo hiểm, găng tay, giày và kính bảo hộ. 9
- Đồ án tốt nghiệp Điều kiện làm việc đặc biệt yêu cầu thêm thiết bị như mặt nạ, dây đai an toàn 1.1.6. Lĩnh vực hoạt động của HSE Trong thời đại nền kinh tế tri thức hiện nay, yếu tố con người trở nên quan trọng bên cạnh các yếu tố môi trường cũng cần phải cân nhắc. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển và thành đạt của các doanh nghiệp/tổ chức. Làm thế nào để đảm bảo người lao động làm việc trong các điều kiện và môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu các bệnh nghề nghiệp, tạo sức khỏe tốt cho người lao động và giảm thiểu các tác động môi trường là một thách thức cho các nhà quản lý. HTQL HSE sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính và các yếu tố bên trong mà doanh nghiệp/tổ chức cần quan tâm đối với vấn đề: Sức khỏe: + Chính sách sức khỏe cộng đồng. + Chế độ thực phẩm dinh dưỡng. + Các vấn đề về bệnh nghề nghiệp. + Các vấn đề về thương tật và chế độ làm việc. + Các vấn đề về sơ cứu và cấp cứu. An toàn + An toàn cho xây dựng, lắp đặt và sản xuất. + An toàn cho giao thông vận tải. + An toàn cho hóa chất và các chất độc hại. + An toàn điện và các nguồn năng lượng khác. + An toàn cho vận hành cơ khí máy móc. + An toàn trong nghiên cứu chế tạo. + An toàn với các nguồn phóng xạ. + An toàn trong phòng chống cháy nổ. Môi trường + Công tác bảo vệ môi trường (đất, nước, không khí). 10
- Đồ án tốt nghiệp + Kiểm soát và xử lý chất thải. + Các vấn đề về tiếng ồn và âm học. + Các vấn đề về khí thải và chất lượng không khí. + Các vấn đề về nguồn nước. + Các vấn đề về đất, cây xanh và điều kiện tự nhiên. + Các vấn đề về xói mòn và ô nhiễm. + Xây dựng tiêu chuẩn và quản lý hệ thống kiểm soát. + Thanh tra, đào tạo và tư vấn giám sát. + Đánh giá rủi ro và biện pháp kiểm soát. + Điều tra tai nạn và khắc phục sự cố. 1.1.7. Loại hình lao động cần HSE Tất cả mọi công việc hằng ngày dù là công việc bình thường nhất đều có thể chứa đựng những nguy cơ rủi ro hiện hữu hoặc tiềm ẩn, tuy nhiên mối rủi ro đó xuất hiện với những mức độ khác nhau vì sự ảnh hưởng khác nhau như: + Làm việc với nguồn phóng xạ. + Làm việc với các nguồn năng lượng, nhiên liệu. + Làm việc với hóa chất. + Làm việc trong không gian hạn chế. + Làm việc với các thiết vị điện. + Làm việc với các thiết vị vận chuyển nội bộ, sắp xếp hàng hóa. + Làm việc với các thiết bị nâng bốc, cẩu, trục 1.2. HSE và công tác quản lý 1.2.1. Mô hình quản lý HSE Một hệ thống quản lý sẽ sắp xếp và cấu trúc lại các vấn đề chúng ta cần kiểm soát. Nó sẽ miêu tả công việc chúng ta cần thực hiện cũng như cách thức thực hiện, khi nào và bởi ai. 11
- Đồ án tốt nghiệp Chúng ta cần phải Bước quản lý tương ứng 1. Quyết định cái chúng ta 1. Chính sách muốn đạt được 2. Lập kế hoạch 2. Suy nghĩ cách thức để 3. Thực hiện đạt được 4. Kiểm tra 3. Tiến hành theo cách khả 5. Hành động khắc phục thi và hiệu quả nhất 6. Đánh giá việc quản lý 4. Kiểm tra xem việc tiến hành có đúng không 5. Tìm hiểu những sai lầm 6. Đánh giá việc quản lý và lặp lại vòng lặp Cách thức quản lý như thế này còn được còn được gọi là “vòng tròn PDCA”. Hầu hết các hệ thống quản lý đều được xây dựng trên mô hình PDCA, mô hình dẫn đến việc cải tiến liên tục dựa trên: Plan (lập kế hoạch): bao gồm xác định các khía cạnh và thiết lập mục tiêu. Do (thực hiện): đào tạo và kiểm soát hoạt động. Check (kiểm tra): giám sát và hành động khắc phục. Act (xem xét): đánh giá tiến độ và thực hiện thay đổi nếu cần thiết. Như vậy “vòng tròn PDCA” cứ liên tục thực hiện và sau mỗi lần như vậy, hệ thống quản lý được cải tiến lên một mức cao hơn. Kết quả của bước điều chỉnh sẽ là thông tin đầu vào cho chu trình mới. HTQL HSE đưa ra những yêu cầu để thực hiện một hệ thống tích hợp về an toàn, sức khỏe và môi trường. Nó cũng được xây dựng trên nguyên tắc cải tiến liên tục và theo vòng tròn PDCA . Cấu trúc HTQL thưởng tuân theo các tiêu chuẩn quốc 12
- Đồ án tốt nghiệp tế phổ biến như là: tiêu chuẩn HTQLMT ISO 14001 và HTQL ATSKNN OHSAS 18001. HTQL HSE đối với từng doanh nghiệp có thể khác nhau tùy thuộc nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Mức độ chi tiết và phức tạp của hệ thống quản lý, phạm vi tài liệu và nguồn lực dành cho HTQL HSE phụ thuộc tính chất; quy mô của hoạt động kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ. HTQL HSE bao gồm cơ cấu tổ chức, công tác hoạch định, trách nhiệm, quá trình thực hiện, nguồn lực, kết quả đạt được và việc duy trì chính sách ATSKNN và môi trường. HTQL HSE được thiết kế nhằm: Bảo đảm tuân thủ pháp luật. Quản lý đầy đủ các mối nguy. Cải tiến liên tục hệ thống. 13
- Đồ án tốt nghiệp Cam kết lãnh đạo Chính sách Vai trò, trách nhiệm, nguồn lực và tiêu chuẩn Plan Quản lý mối nguy và ảnh hưởng Mục tiêu, kế hoạch và thủ tục Do Thực hiện Hành động khắc Check Giám sát phục Đánh giá Act Xem xét lãnh đạo Hình 1.1. Khuôn khổ hệ thống quản lý HSE 1.2.2. Trách nhiệm lãnh đạo Lãnh đạo có trách nhiệm bảo đảm an toàn, sức khỏe của người lao động và những người bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực hoạt động của họ cũng như các vấn đề môi trường. Lãnh đạo cũng chịu trách nhiệm với khách tham quan, khách hàng, các nhà thầu/nhà cung cấp và cộng đồng. 14
- Đồ án tốt nghiệp Tất cả lãnh đạo dù ở quy mô doanh nghiệp/tổ chức nào cũng cần phải: Đặt mục tiêu rõ ràng và phân bổ nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu bằng cách: + Lãnh đạo cần thảo luận và thống nhất mục tiêu/chỉ tiêu an toàn, sức khỏe và môi trường và nguồn lực với nhân viên (chứ không đơn thuần là áp đặt nó lên nhân viên). + Khảo sát nhân viên để xem họ có hiểu và đồng ý với mục tiêu/chỉ tiêu an toàn, sức khỏe và môi trường hay không. + Thực hiện một chương trình nghị sự về tiêu chuẩn mục tiêu/chỉ tiêu an toàn, sức khỏe và môi trường và nguồn lực tại một cuộc họp nhóm. Là tấm gương thực thi các vấn đề về chính sách HSE trong mỗi hành động và kế hoạch của tổ chức. Thường xuyên theo dõi các cam kết: + Theo dõi các hành động đã thực hiện được qua các buổi họp nhóm cũng như các hành động chưa thực hiện. + Khảo sát đội ngũ nhân viên để đánh giá nhận thức của cấp quản lý về việc thực hiện cam kết. Tham khảo ý kiến nhân viên về vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Đảm bảo nhân viên luôn đề cao việc thực hiện và tuân thủ các vấn đề mà tổ chức đã nêu ra trong chính sách hoạt động và phát triển HSE cũng như luật pháp sở tại và quốc tế. 1.2.3. Trách nhiệm của nhà quản lý HSE Một nhà quản lý HSE tham gia thiết kế và thực hiện các quy định, chính sách HSE của tổ chức để đảm bảo một môi trường làm việc lành mạnh, an toàn và phù hợp. Công việc nhà quản lý HE bao gồm: Chịu trách nhiệm xác định các điều kiện làm việc nguy hại. 15
- Đồ án tốt nghiệp Đào tạo nhân viên về các quy định, thủ tục, chính sách liên quan an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Kiểm tra khu vực làm việc và các trang thiết bị phù hợp với yêu cầu an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Đảm bảo tuân thủ thực hiện các quy định an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường của nhà nước. Thiết lập các mục tiêu/ chỉ tiêu về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn so với thực tế. Thực hiện và giám sát các kế hoạch và chính sách. Bao gồm điều tra sự cố, tai nạn; báo cáo và phân tích rủi ro. Đánh giá và xem xét hiệu quả của toàn bộ hệ thống quản lý HSE. Để thực hiện được những việc này, nhà quản lý HSE cần phải: Có trình độ và chuyên môn. Cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật, các tiến bộ khoa học kỹ thuật về quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Tham gia thành lập cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn kiểm soát rủi ro. Thực hiện và duy trì các thủ tục về báo cáo, điều tra, thống kê và phân tích tai nạn và sự cố. Phát triển và duy trì các thủ tục để đảm bảo lãnh đạo được cập nhật thông tin về HTQL HSE. 1.3. Hiện trạng HSE 1. 3.1. Trên thế giới Đối với các doanh nghiệp/tổ chức nước ngoài thì đều đặt nhân tố con người lên hàng đầu. Các doanh nghiệp/tổ chức đều hướng tới việc tạo ra môi trường làm việc an toàn, bảo đảm sức khỏe cho nhân viên, khách hàng và các đối tác kinh doanh. Ngoài ra, họ cũng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng bằng việc 16
- Đồ án tốt nghiệp giảm/kiểm soát các tác động môi trường đến cộng đồng nơi mà họ sống và làm việc bị ảnh hưởng do hoạt động của họ. Xuất phát từ những khía cạnh này, mỗi doanh nghiệp/tổ chức đều tự xây dựng cho mình một HTQL HSE riêng và cải tiến liên tục. Các nguyên tắc hệ thống HSE được cam kết thực hiện hằng ngày và là một phần của hệ thống kinh doanh của họ. HTQL HSE được các doanh nghiệp/tổ chức không chỉ xem như HTQL các vấn đề HSE mà còn trở thành giá trị cốt lõi của doanh nghiệp/tổ chức, được đưa vào chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp/tổ chức. Cho đến cuối tháng 12 năm 2013, ít nhất 301647 chứng chỉ ISO 14001:2004 đã được cấp tại 171 quốc gia, tăng trưởng 6% (+16993), gấp 4 lần so với năm 2012 (Nguồn: số liệu ISO Survey 2013). 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 Châu Phi Trung và Bắc Mỹ Châu Âu Đông Á và Trung và Trung Nam Mỹ Thái Bình Nam Á Đông Dương Hình 1.2. Số chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp trên thế giới năm 2013 17
- Đồ án tốt nghiệp Ba quốc gia đứng đầu về số chứng chỉ được cấp là Trung Quốc, Ý và Nhật trong khi ba quốc gia dẫn đầu về sự tăng trưởng số chứng chỉ là Trung Quốc, Ý và Ấn Độ (Nguồn: số liệu ISO Survey 2013). Indonesia Cộng hòa Czech Pháp Đức Anh Úc Colombia Ấn Độ Ý Trung Quốc 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Hình 1.3. 10 quốc gia đứng đầu số chứng chỉ ISO 14001:2004 năm 2013 Tính đến cuối năm 2009, trên toàn Thế giới, tổng số chứng chỉ OHSAS 18001 và các yêu cầu khác tương đương đã tăng rõ rệt lên 15,185 chứng chỉ (tăng 3,6% so với năm 2008 và tăng 18,6% so với năm 2007). 1. 3.2. Tại Việt Nam Vấn đề môi trường Các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa thực sự coi trọng vấn đề an toàn nghề nghiệp, nhất là đối với các lĩnh vực nguy hiểm cao với người lao động như khai mỏ, xây dựng, sản xuất hóa chất Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý sẽ làm thay đổi nhiều cách nghĩ và cách làm cũ về việc quản lý an toàn nghề nghiệp và môi trường. Ngoài ra hệ thống ISO 14001:2004 còn là chìa khóa để Việt Nam mở cửa đi vào thị trường thế giới mà điển hình là gia nhập WTO khi mà đòi hỏi về trách nhiệm xã hội ngày càng cao đối với các doanh nghiệp. Các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu 18
- Đồ án tốt nghiệp hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001. Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha Hầu hết công ty mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam. Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001. Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001. Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát ), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, di lịch - khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, so với số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp đã được chứng nhận về HTQL chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ bé. Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường (Nguồn: số liệu ISO Survey 2013). 19
- Đồ án tốt nghiệp 1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hình 1.4. Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam Vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp Các doanh nghiệp/tổ chức trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận đúng mức về an toàn, sức khỏe người lao động. Nhiều doanh nghiệp/tổ chức nghĩ rằng việc áp dụng HTQL OHSAS 18001 chỉ phục vụ cho mục đích cấp giấy chứng nhận chứ chưa quan tâm những lợi ích thiết thực mà nó đem lại. Với quan niệm khi áp dụng hệ thống OHSAS 18001 sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất do phải sử sụng bảo hộ lao động cồng kềnh, phải thực hiện đúng quy trình an toàn lao động của đa số doanh nghiệp/tổ chức. Các lãnh đạo chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài mà chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn. Do vậy, cho đến nay số lượng công ty tại Việt Nam đạt chứng nhận HTQL ATSKNN theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 cỏn hạn chế. Trên thực tế việc áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ở nước ta hiện nay chủ yếu là các công ty liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngoài mà việc áp dụng 20
- Đồ án tốt nghiệp tiêu chuẩn như là một điều bắt buộc từ công ty mẹ hay những tập đoàn lớn có tiềm lực về tài chính. Các doanh nghiệp ở nước ta đã áp dụng thành công hệ thống này như Tập đoàn Thiên Long, Xi măng Tây Đô, Petro Gas Việt Nam, Bao bì giấy nhôm Toyo, Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (PVC –MS), Samsung Việt Nam, ZAmil Steel Việt Nam, Doosan Việt nam, Foster’s Việt Nam 1. 3.3. Ngành sơn Việt Nam Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất sơn tại Việt Nam chỉ tập trung chủ yếu xây dựng HTQL chất lượng ISO 9001 nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Họ ít quan tâm đến sự an toàn trong sản xuất của công nhân, sức khỏe của nhân viên cũng như ít thể hiện trách nhiệm cộng đồng qua việc bảo vệ môi trường. Rất ít doanh nghiệp xây dựng 1 trong 2 hệ thống là HTQLMT ISO 14001 HTQL ATSKNN OHSAS 18001, thậm chí có doanh nghiệp không xây dựng 1 trong 2 hệ thống này, chỉ một số ít doanh nghiệp xây dựng cả 2 hệ thống này. Tác giả đã khảo sát HTQL của 50 doanh nghiệp và thống kê: 50/50 doanh nghiệp (100%) đều áp dụng HTQL chất lượng ISO 9001. 21/50 doanh nghiệp (42%) áp dụng HTQLMT ISO 14001. 4/50 doanh nghiệp (8%) áp dụng HTQL ATSKNN OHSAS 18001. 4/50 doanh nghiệp (8%) áp dụng cả 2 HTQL ISO 14001 và OHSAS 18001. 21
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH SƠN TẠI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan ngành 2.1.1. Giới thiệu Sơn (hoặc có thể gọi là chất phủ bề mặt) được dùng để trang trí mỹ thuật hoặc bảo vệ các bề mặt vật liệu cần sơn. Sơn là một hỗn hợp gồm bột màu và nhựa có hoặc không có dung môi, được điều chỉnh phụ gia thích hợp. Khi gia công trên một bề mặt trong điều kiện môi trường thích hợp thì tạo thành một lớp màng liên tục, khô và bám dính trên bề mặt đó. 2.1.2. Vai trò Sơn là lớp phủ hoàn thiện trên các vật liệu khác nhau của vô vàn các đồ vật. Rất nhiều các cấu trúc, đồ vật hiện diện trong cuộc sống và xung quanh chúng ta như các bức tường, cửa lớn, cửa sổ của nhà chúng ta, các thiết bị gia dụng, bàn ghế rồi xe hơi, điện thoại di động, máy tính v.v Kể cả những công trình lớn như cầu đường, nhà máy thủy điện, dàn khoan dầu khí, nhà máy lọc dầu, bồn chứa xăng dầu hay các đường ống dẫn cũng cần các lớp sơn để bảo vệ và duy trì thời gian sử dụng của chúng. Lớp sơn chỉ chiếm vài phần trăm giá trị của công trình sử dụng nó nhưng sơn lại gần như chiếm 100% về đánh giá giá trị và vẻ bề ngoài của công trình. Một lớp sơn mỏng khoảng vài phần nghìn mét mà có thể ngăn ngừa được sự xuống cấp của các công trình như bị rỉ sét, ăn mòn, hóa chất, nhiệt độ, tia tử ngoại, ẩm ướt, nấm mốc, vi khuẩn trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Trên thực tế, tất cả những sản phẩm do con người làm ra đều sử dụng sơn và điều này là cần thiết để bảo vệ và duy trì hiệu quả sử dung lâu dài của những sản phẩm đó. 22
- Đồ án tốt nghiệp 2.1.3. Lịch sử ngành sơn Việt Nam Ngành công nghiệp sơn Việt Nam có thể lấy điểm khởi đầu phát triển là năm 1914 -1920 với sự xuất hiện của một số xưởng sơn dầu tại Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là công ty sơn của ông Nguyễn Sơn Hà – ông tổ ngành sơn Việt Nam. Tuy nhiên do bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam mãi đến năm 1975 mới thực sự là một quốc gia độc lập và thống nhất lãnh thổ và có đầy đủ điều kiện phát triển kinh tế xã hội và từng bước phát triển ngành sơn Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn sau: Giai đoạn 1914 – 1954 Có 3 hãng sơn lớn của người Việt Nam tại 3 khu vực thành phố lớn là: Hà Nội: Công ty sơn Thái Bình – Cầu Diễn, Hà Nội (sau này Công ty Hóa chất sơn Hà Nội và hiện nay là Công ty cổ phần Hóa chất Sơn Hà Nội) Hải Phòng: Công ty Sơn Nguyễn Sơn Hà – sau này đổi tên là Công ty Sơn Phú Hà (hậu duệ của ông Nguyễn Sơn Hà) và hiện nay là Công ty cổ phần sơn Hải Phòng. Sài Gòn (sau này là Thành phố Hồ Chí Minh): Công ty sơn Bạch Tuyết do ông Bùi Duy Cận (một cộng tác viên của ông Nguyễn Sơn Hà) vào Nam sáng lập, hiện nay là Công ty cồ phần sơn Bạch Tuyết. Giai đoạn 1954 – 1975 Miền Bắc: có 3 nhà máy sơn Nhà nước quy mô sản xuất công nghiệp là: Nhà máy Sơn Tổng Hợp Hà Nội do Tổng cục hóa chất quản lý. Nhà máy Hóa chất Sơn Hà Nội (trước đây là Công ty Sơn Thái Bình – Cầu Diễn) do sở công nghiệp Hà Nội quản lý. Nhà máy Sơn Hải Phòng (trước đây là xí nghiệp sơn Phú Hà) do Sở Công nghiệp Hải Phòng quản lý. 23
- Đồ án tốt nghiệp Miền Nam: Có 16 hãng sơn lớn nhỏ sản xuất đủ các loại sơn tổng sản lượng 7.000 tấn/năm (theo số liệu của Tổng Cục Hóa Chất – 28/4/1976) Giai đoạn 1976 – 1989 Đặc điểm phát triển của ngành sơn giai đoạn này mang dấu ấn khó khăn chung của nền kinh tế sau chiến tranh thống nhất đất nước. Đó là thời kỳ kinh tế bao cấp, mặc dầu đến năm 1986 nền kinh tế đã bắt đầu khởi động phát triển với mức đột phá “đổi mới” nhưng ngành công nghiệp sơn vẫn còn phát triển trì trệ mãi đến năm 1989. Sản phẩm sơn tiêu thụ trong nước chỉ có sơn dầu, hoàn toàn không có sơn nước, nhà cửa và công trình xây dựng chỉ được trang trí bằng quét nước vôi màu. Tổng cộng giai đoạn 1976 -1990 toàn quốc có 12 công ty – xí nghiệp sản xuất sơn lớn nhỏ thuộc sở hữu nhà nước. Các nhà máy có công suất lớn chỉ sản xuất cầm chừng do không đủ nguyên liệu Giai đoạn 1990 – 2008 Năm 2007, hầu hết các hãng sơn lớn của thế giới đã có mặt tại Việt Nam dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc gia công hợp tác sản xuất với các công ty sơn Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều công ty sơn Việt Nam (dạng cổ phần hoặc tư nhân) 100% vốn Việt Nam cũng mạnh dạn mở rộng hoặc xây mới nhà máy, đầu tư thiết bị công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm sơn cạnh tranh thị trường theo yêu cầu người tiêu thụ. Có thể nói sự phát triển với tốc độ cao về sản lượng công nghệ mới và nâng cao chất lượng sản phẩm đã tạo ra bức tranh ngoạn mục của phát triển ngành sơn Việt Nam trong giai đoạn này. Cho đến năm 2008 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng hơn 30 doanh nghiệp) vẫn chiếm 60% thị phần, 40% còn lại là phần các doanh nghiệp Việt Nam. 24
- Đồ án tốt nghiệp Hiệp hội ngành nghề sơn - mực in Việt Nam (tên giao dịch VPIA) được thành lập 25/4/2008 từ tổ chức tiền thân là phân hội sơn - mực in thuộc Hội hóa học – Tp.Hồ Chí Minh. Ngay năm đầu tiên thành lập, tính đến 21/4/2009 VPIA đã quy tụ 112 Hội viên Doanh nghiệp có liên quan đến ngành nghề (trong số 71 Hội viên là doanh nghiệp sản xuất có: 54 doanh nghiệp sản xuất sơn, 10 doanh nghiệp sản xuất mực in, 7 doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu và thiết bị sản xuất sơn). VPIA là thành viên chính thức của tổ chức APIC (Hội đồng quốc tế sơn Châu Á) gồm 17 Hiệp hội sơn các nước trong khu vực. VPIA là một Hiệp hội ngành nghề còn non trẻ, tập hợp số lượng Hội viên chưa lớn khoảng 280 doanh nghiệp sản xuất sơn - mực in trong cả nước. 2.1.4. Đặc điểm ngành sơn Việt Nam 2.1.4.1. Hiện trạng Ngành Sơn Trang trí – khó khăn hơn dự báo Với những chỉ số lạc quan của nền kinh tế cuối năm 2013 như việc kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá, ngành sơn Việt Nam nói chung và ngành sơn trang trí nói riêng kỳ vọng về sự khởi sắc của thị trường cho năm 2014. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường “nghỉ tết” sớm và dài hơn mọi năm hầu như trọn cả quý 1. Phản hồi của các nhà sản xuất sơn phía Bắc trong quý 2/2014 cũng không mấy lạc quan do thời tiết mưa nhiều bất thường, thị trường trở nên dè dặt, thiếu hứng khởi do khó khăn của nền kinh tế và tác động tâm lý của sự kiện Hoàng Sa. Cũng như mọi năm, quý 3/2014 là quý thấp điểm do tình hình mưa bão trải rộng cả nước kìm hãm khả năng tăng sản lượng của nhóm sơn trang trí, tình hình kéo dài lan sang cả đầu quý 4/2014. Thị trường kỳ vọng nhiều cho quý 4/2014, là quý luôn có đột biến về sản lượng và doanh thu dựa vào điều kiện thuận lợi về thời tiết, truyền thống “vào nhà 25
- Đồ án tốt nghiệp mới đón tết” của Việt Nam. Một số nhà sản xuất cho rằng sản lượng sơn trang trí dự báo chỉ đạt mức sản lượng của năm 2013 hoặc chỉ tăng nhẹ dưới 5%. Ngành Sơn Tàu biển và Bảo vệ - Thực tiễn không như định hướng của chủ trương và chính sách Cùng với chủ trương và chính sách đầu tư cho việc đánh bắt xa bờ và sự kiện Hoàng Sa, đây là một cú hích tích cực cho định hướng nghiên cứu và phát triển dòng sơn tàu biển trong nước. Sự hứng khởi đó không duy trì lâu do sự bất khả thi giữa chính sách và điều kiện vận dụng chính sách trong thực tế. Thế nên, ngành sơn tàu biển Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ và chưa có nội lực để tự thân phát triển. Thêm vào đó, khó khăn của nền kinh tế dẫn đến sức tiêu thụ yếu cho dòng sơn bảo vệ vì hầu như trong năm 2014, không ghi nhận được nhiều công trình trọng điểm mới, ngoài công trình đang dở dang trong ngành giao thông vận tải. Một thực tế đáng ghi nhận nữa là nếu có dự án lớn do tập đoàn nước ngoài đầu tư như Formosa thì hầu như các doanh nghiệp sản xuất sơn trong nước không có cơ hội tham gia cung cấp. Duy tu, bảo trì – bảo dưỡng, thiếu cơ hội tham gia vào các dự án đóng mới hoặc xây dựng mới của các công trình công nghiệp và giao thông. Chương trình đóng tàu đánh bắt xa bờ và tàu kiểm ngư có chuyển biến tích cực nhưng còn quá nhỏ để góp phần tăng sản lượng, do đó, ngành sơn tàu biển và bảo vệ chỉ đạt được 95% sản lượng 2013. Ngành Sơn Cuộn – Thách thức trước biện pháp chống bán phá giá Sau nhiều năm tăng trưởng đều và ổn định hỗ trợ bởi sức tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của sản phẩp tấm lợp thép màu, thì ngành thép cuộn màu Việt Nam bắt đầu đối diện với thách thức từ chính sách chống bán phá giá của các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia. Cũng theo khó khăn chung của nền kinh tế, mức tiêu thụ tấm lợp thép trong nước năm 2014 cũng không khả quan là yếu tố tác động 26
- Đồ án tốt nghiệp không nhỏ cho các nhà sản xuất, dẫn đến có doanh nghiệp phải dừng hay cho ra sản lượng ở mức cầm chừng. Các đơn đặt hàng Sơn Cuộn bắt đầu giảm trong quý 3/2014 và giảm mạnh đến 40% trong quý 4/2014. Điều đó cho thấy ngành sơn cuộn khó có thể hoàn thành mức sản lượng đặt ra trong 2014, thậm chí còn có tăng trưởng âm khoảng 10%. Ngành Sơn Gỗ - Điểm sáng duy nhất của ngành sơn Việt Nam Không giống các mảng sơn trang trí và công nghiệp khác, ngành Sơn Gỗ Việt Nam vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng khá tốt trong 09 tháng đầu năm 2014 dự kiến khoảng 15%. Mặc dù không có thêm sự dịch chuyển lớn nào từ các nhà sản xuất có liên quan từ Trung Quốc hay các nước trong khu vực vào Việt Nam. Tuy nhiên, ngành chế biến sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vẫn đang chứng minh thế mạnh và uy tín của mình. Thế mạnh đó không chỉ dựa vào sức mạnh do các tập đoàn hay công ty quốc tế mà còn dựa vào khả năng nội tại của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất và cung ứng, mà ngành sơn gỗ là một mắt xích quan trọng. Bên cạnh các công ty đa quốc gia và các nhà sản xuất sơn gỗ lâu năm trong khu vực, các nhà sản xuất uy tín trong nước vẫn đang tăng trưởng tốt do sự đầu tư bài bản về công thức, thiết bị và chọn lựa nguồn nguyên liệu. Các nhà sản xuất trong nước cũng chấp nhận cạnh tranh về đội ngũ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, đó là điều mà các mảng sơn công nghiệp khác như sơn ô tô, sơn sàn, sơn tàu biển mà các nhà sản xuất sơn trong nước còn thiếu hay rất yếu. Kết luận Khởi đầu năm 2014, không ít các nhà sản xuất sơn kỳ vọng vào một năm sản xuất - kinh doanh khả quan do có sự ổn định kinh tế vĩ mô mà chính phủ đã đạt được trong năm 2013. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam thực tế vẫn còn tồn tại 27
- Đồ án tốt nghiệp những hạn chế chưa khắc phục được có liên quan đến nợ xấu, sức tiêu thụ yếu và thiếu động lực mới kích thích phát triển. Ngành sơn vẫn chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành còn thiếu và yếu, đặc biệt là ngành vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung nhất định. Muốn phát triển, ngành sơn Việt Nam cần phải xây dựng đồng bộ từ nguyên liệu tới các tiêu chuẩn sản xuất và phải giải quyết được bài toán nguồn nhân lực cũng như hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn ngành. Ngành sơn là ngành đi sau trong chuỗi phát triển của nhiều ngành công nghiệp, vì thế tốc độ tăng trưởng của ngành phản ánh một phần sức khỏe của nền kinh tế nói chung và các ngành như xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng tàu, bất động sản nói riêng. 2.1.4.2. Định hướng tương lai Tỗng quan thị trường Mặc dù suy thoái kinh tế toàn cầu trong vài năm qua, ngành sản xuất sơn của Việt Nam trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã phục hồi nhanh chóng. Khoảng 4 triệu lít các loại sơn phủ đáp ứng 70% nhu cầu trong nước. Tốc độ tăng trưởng 6 – 8% trong năm 2008 – 2012 và sơn đồ gỗ tăng đáng kể đến 12%. Việt Nam là quốc gia tiềm năng trong khu vực và có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong ngành sơn. Nhiều công ty nước ngoài như Akzo Nobel, PPG, Kansai, Nippon, TOA, Jotun có nhà máy sản xuất sơn tại Việt Nam. Nhập khẩu và xuất khẩu Sản xuất Việt Nam có khả năng đáp ứng khoảng 90% tiêu thụ quốc gia. Nhập khẩu và xuất khẩu sơn chiếm 8-10%, hầu như đến từ: Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Trung Quốc và Thái Lan. Dự báo thị trường 28
- Đồ án tốt nghiệp Năm 2013 cả nước đã sản xuất được 330 triệu lít sơn và 24.000 tấn mực in với giá trị ước đạt 1 tỉ USD. Hiện nay tỉ lệ tiêu thụ sơn và mực in tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 lít/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với các nước châu Âu, Mỹ, Thái Lan, Singapore nên tiềm năng phát triển của ngành rất khả quan. Do sự tăng trưởng liên tục của thị trường, ngày càng nhiều các nhà sản xuất sơn hàng đầu và các nhà cung cấp nguyên liệu đang muốn mở rộng tại Việt Nam. Việt Nam sẽ là nơi lí tưởng để đầu tư dài hạn trong ngành công nghiệp sơn và mực in. Quy hoạch phát triển ngành sơn-mực in đến 2020, tầm nhìn 2030 Ngày 8 tháng 2 năm 2014, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1008/QĐ-BCT phê duyệt "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sơn - mực in Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Theo Quy hoạch, ngành công nghiệp sơn - mực in được thát triển theo hướng từng bước loại bỏ các công nghệ, thiết bị lạc hậu thay bằng các công nghệ, thiết bị tiên tiến, hạn chế sử dụng các nguyên liệu, hóa chất nguy hại tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị cao. Tập trung đầu tư vào các nhóm sản phẩm có giá trị sử dụng cao, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển sản xuất các loại nhựa tạo màng, bột màu, hóa chất, phụ gia cho ngành. Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể về: Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp sơn - mực in (đến năm 2020 đạt 13%; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 14%). Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp sơn - mực in (đến năm 2020 đạt 13%; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 14%). Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp sơn - mực in trong toàn ngành công nghiệp hóa chất (tăng từ 11% năm 2012 lên 11,5% vào năm 2020 và đạt 12% vào năm 2030). 29
- Đồ án tốt nghiệp Đến năm 2020, nguồn nguyên liệu trong nước có khả năng đáp ứng được 50% về giá trị tổng nhu cầu của toàn ngành và đến năm 2030 đáp ứng 75%. Trong tương lai, thách thức của ngành công nghiệp sơn phải giải quyết bài toán quen thuộc là tìm được giải pháp cân bằng giữa một bên là sức ép về chi phí của năng lượng, nguyên liệu và đáp ứng quy định luật an toàn môi trường của chính phủ với một bên là yêu cầu của thị trường là chất sơn phải hoàn hảo với giá cả tốt nhất. Các thách thức này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành sơn công nghiệp nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới và sản phẩm mới đó chắc chắn cũng là tác động tích cực đối với sự phát triển hơn nữa của ngành công nghiệp này. 2.2. Đặc điểm của sơn 2.2.1. Phân loại Nhu cầu đối với sơn từ 2 nhánh lớn là: Sơn trang trí: phân đoạn chính bao gồm sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn phủ đồ gỗ, men và các sản phẩm phụ trợ như: sơn lót, ma tít Nhu cầu đối với các loại sơn trang trí phát sinh từ sơn gia dụng, kiến trúc. Sơn công nghiệp: ba phân đoạn chính của ngành công nghiệp bao gồm sơn ô tô, sơn tĩnh điện và lớp phủ bảo vệ. 30
- Đồ án tốt nghiệp Ngành công nghiệp sơn Sơn trang trí Sơn công nghiệp Gỗ Tường Kim loại Ôtô Sơn tĩnh điện Sơn bảo vệ Khác Ngoại thất Nội thất Sơn xi măng Nhũ tương Sơn gốc dung môi Sơn gốc nước Sơn tráng men Sơn bóng Sơn keo Nhũ tương Hình 2.1. Các phân khúc trong ngành công nghiệp sơn 2.2.2. Nguyên liệu sản xuất sơn Thành phần hóa học của các loại sơn khác nhau tùy thuộc vào các tính chất sơn mong muốn. 1. Chất tạo màng (nhựa hoặc dung dịch nhựa/resin) Có chức năng tạo màng bám dính lên bề mặt vật liệu và làm môi trường liên kết các thành phần của sơn. Yêu cầu của chất tạo màng đó là bền với các tác nhân hoá học, bền với sự thay đồi nhiệt độ, có độ bám dính, tạo màng liên tục. Chất tạo màng được sử dụng trong sơn là các Polyme biến tính. Polyme trong sơn Alkyd là Polyme este do các este đa tụ với nhau tạo thành. Este ở đây có chứa nhóm –OH của rượu đa chức được este hoá bởi axit đa chức và axit béo của dầu. 31
- Đồ án tốt nghiệp Tuỳ từng loại nhựa dùng để sản xuất sơn mà sơn có độ bóng nhất định. Nhựa được sử dụng là nhựa Alkyd, là chất tạo màng cho sơn nên sơn được gọi là sơn Alkyd. Nhựa Alkyd được chia làm 3 loại theo hàm lượng dầu biến tính có trong thành phần nhựa. + Alkyd gầy: Hàm lượng dầu 30-45%. + Alhyd trung bình: Hàm lượng dầu 45-55%. + Alkyd béo: Hàm lượng dầu 55-75%. 2. Bột màu (pigment) và bột độn (extender) Bột màu: tạo cho sơn có màu nhất định, quyết định tính năng trang trí của sơn. Chất màu cho vào sơn dưới dạng bột mịn để tăng độ phân tán của bột màu vào chất tạo màng. Có nhiều dạng màu được hình thành từ các oxit kim loại, các muối vô cơ, các hợp chất màu hữu cơ. + Màu trắng : TiO2, ZnO + Màu xanh lá cây: Cr2O3, các hợp chất của Fe(II) và Co(II) + Màu vàng: PbCrO4, Fe(OH)3 Các chất màu này chỉ khuếch tán vào trong sơn, không phản ứng, không tan. Bột độn: Làm tăng 1 số tính chất cơ lý của sơn nhưng chủ yếu là hạ giá thành. Bột độn thường là các muối vô cơ như BaSO4, CaCO3 Cũng như bột màu, bột độn chỉ khuếch tán chứ không tan, không phản ứng. Bột màu và bột độn phải có kích thước rất nhỏ, đường kính các hạt cỡ 0,01*10-6 m. 3. Dung môi (solvent) Là các hidrocacbon béo hoặc thơm, xeton, este dung môi ở đây đóng vai trò tạo ra môi trường phân tán. Tạo ra dạng lỏng cho sơn, sau khi sơn thì dung môi bay hơi. Yêu cầu chung với dung môi: 32
- Đồ án tốt nghiệp + Hoà tan được chất tạo màng. + Bay hơi sau khi quét. + Không nằm trong màng sau khi quét. 4. Phụ gia (additive) Chất phụ gia là những chất được cho vào sơn với những lượng nhỏ nhưng làm thay đổi các thuộc tính của sơn một cách rõ rệt. Có rất nhiều loại phụ gia: + Chất đóng rắn: Nhiều loại sơn tuỳ theo yêu cầu mà cần thêm 1 chất để kích thích nhanh quá trình khô. Khi đó ta cần dùng đến quá trình đóng rắn. Chất đóng rắn thúc đẩy nhanh quá trình tạo màng. Nếu là sơn khô hoá học ta phải cho phụ gia làm tăng tốc độ phản ứng hoá học.Khi nghiền gặp khó khăn do độ nhớt quá lớn ta phải thêm phụ gia làm giảm độ nhớt để quá trình nghiền dễ dàng hơn. + Chất chống lắng: Khi sản xuất sơn, bột màu thường lẳng xuống đáy, ta phải dùng chất phụ gia chống lắng. Chất phụ gia chống lắng là chất hoạt động bề mặt, 1 đầu của các phân tử chất phụ gia bám vào nhựa, 1 đầu bám vào bột màu giúp cho chất màu không bị lắng xuống. + Chất chống ăn mòn: Khi sơn những vật liệu dùng trong các môi trường như axit, kiềm ,cần cho thêm chất phụ gia chống ăn mòn để sơn bảo vệ vật liệu tốt hơn. Còn nhiều chất phụ gia khác tuỳ thuộc vào yêu cầu của vật liệu và môi trường làm việc. 2.2.3. Quy trình sản xuất sơn Các bước sản xuất bao gồm: Trộn sơ bộ: Trong bước này, các nguyên liệu lỏng (nhựa, dung môi, dầu, cồn, và/hoặc nước) được trộn đều trong các thùng chứa để tạo thành một dung dịch keo. Sau đó, bột màu được thêm vào và chuyển sang giai đoạn nghiền. Ở giai đoạn này, 33
- Đồ án tốt nghiệp các hạt có kích thước khá lớn (250 micron) và không đồng nhất. Kết quả giai đoạn trộn sơ bộ hình thành một bán thành phẩm. Nghiền, xay xát và phân tán bột màu: là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm. Mục tiêu của quá trình này là nghiền bột màu kết hợp khuấy trộn tạo một hỗn hợp mịn và đồng nhất. Các hạt màu được nghiền nhỏ và phân tán đều trong hỗn hợp chất lỏng từ quá trình trộn sơ bộ, kết quả tạo hỗn hợp màu bán thành phẩm. Hoàn thiện sản phẩm: bao gồm 3 giai đoạn trung gian: Pha loãng: là công đoạn pha loãng hoặc giảm lượng dung môi và/hoặc nhựa thông trong dung dịch để cho sơn có thể dễ dàng phủ lên chất nền. Pha màu: quá trình điều chỉnh màu sắc của dung dịch. Một mẫu sơn sẽ được lấy khi nó ra khỏi thiết bị nghiền. Mẫu này sẽ được đưa đến các phòng thí nghiệm và so sánh với các tiêu chuẩn màu sắc mong muốn. Sau đó kết hợp các chất khác nhau như bột màu, dung môi, nhựa, bột nhão và được thêm vào dung dịch để đáp ứng yêu cầu về màu sắc. Trộn: bổ sung thêm đủ lượng chất cần thiết để đáp ứng thông số kỹ thuật sản phẩm mong muốn, được khuấy ở thùng khuấy có máy khuấy tốc độ cao. Khi hỗn hợp khuấy đã đạt được độ khuyếch tán đồng đều, độ mịn và độ linh động, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển sang công đoạn đóng thùng. Vô lon thành phẩm và đóng gói sản phẩm: Lọc: lọc ra các tạp chất nâng cao chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm. Vô lon: sơn được dẫn tới máy rót vào hộp sơn. Sau đó, dãn nhãn mác cho các hộp sơn và bao gói, giao hàng cho người mua. 34
- Đồ án tốt nghiệp Hình 2.2. Một quy trình sản xuất điển hình 2.3. Các vấn đề môi trường trong ngành sản xuất sơn 2.3.1. Nước thải Lượng nước tiêu thụ trong quá trình sản xuất phụ thuộc các loại sản phẩm sản xuất và mức độ tiêu thụ nước ở các tháp làm mát và rửa sàn. Phần lớn nước thải được tạo ra từ các hoạt động làm sạch và chất lượng của nó phụ thuộc vào hóa chất/dung môi được sử dụng để làm sạch. Nước thải từ các ngành công nghiệp sản xuất sơn thường có xu hướng chứa kiềm, chứa một ít dầu mỡ và các nhu cầu oxy BOD, COD và chất rắn lơ lửng cao. Nước thải cũng có thể chứa một lượng nhỏ các sản phẩm. Nguyên liệu được sử dụng sản xuất có rất ít trong thành phần các dòng nước thải, phần lớn trong số đó là chất độc hại nên được sử dụng một cách cẩn thận. Những loại bột độc hại có chứa crom, đồng, chì, kẽm, titan trong quá trình sản xuất chúng được pha trộn và trộn với một loạt các chất và dung môi khác. 35
- Đồ án tốt nghiệp Nước vệ sinh thiết bị: trong sản xuất sơn, quá trình vệ sinh các thùng chứa, các thiết bị và các đường ống đóng vai trò quan trọng để đảm bảo các yêu cầu chất lượng sản phẩm. Tùy theo nguyên liệu sử dụng và loại sơn sản phẩm mà người ta sử dụng nước hoặc dung môi để vệ sinh thiết bị. Nước thải từ quá trình vệ sinh chứa kim loại nặng, hóa chất, chất màu gây ô nhiễm môi trường. Nước làm mát: trong sản xuất, khâu nghiền phải sử dụng nước làm mát để hỗn hợp pastel sơn không bị bay hơi dung môi, làm ảnh hưởng tới tính chất sản phẩm. Nước được đưa qua hệ thống làm lạnh để hạ nhiệt độ trước khi đưa vào làm mát thiết bị. Tóm lại, nước thải sản xuất sơn có chứa nhiều chất gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau và có độc tính cao, màu sắc và mùi. Chúng là các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các phụ gia biến tính và hóa dẻo. Những hợp chất này có mặt trong nước thải là tác nhân tạo BOD, COD và chất rắn lơ lửng cao. 2.3.2. Khí thải Hai loại khí thải chính từ hoạt động sản xuất sơn là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và bụi từ bột màu. Bụi bột màu có chứa kim loại nặng, một số chất độc hại khác phát sinh từ công đoạn nghiền, trộn nguyên liệu. Khí thải chứa dung môi hữu cơ bay hơi VOC từ các công đoạn trộn, nghiền, pha sơn. Nhiều nguồn khí thải bao gồm: 2.3.2.1. Từ hoạt động sản xuất Khí thải từ hoạt động sản xuất xảy ra trong quá trình từ pha trộn, nghiền, trộn, và hoạt động vô lon thành phẩm. Khí thải từ các hoạt động này thường được xếp vào một trong bốn loại sau đây: Quá trình nạp liệu 36
- Đồ án tốt nghiệp VOC phát thải trong suốt quá trình nạp liệu của các thiết bị nghiền và pha trộn. VOC bay hơi vào không khí từ các bể trộn chưa đóng kín hoặc khi mở nắp để tiếp liệu, tương tự đối với các thiết bị nghiền. Phát thải khí còn từ các phân tử vật chất có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10µm (PM10) trong quá trình nạp liệu. Tổn thất nhiệt Tổn thất nhiệt xảy ra trong quá trình hoạt động của máy phân tán tốc độ cao, máy nghiền bi, và các loại thiết bị phân tán tương tự khác. Trong quá trình nghiền/phân tán, có sự gia tăng nhiệt độ do pha trộn được chuyển thành năng lượng nhiệt. Sự gia tăng nhiệt độ này được kiểm soát thông qua việc sử dụng hệ thống làm mát. Các VOC trong máy pha trộn nóng lên, bay hơi vào không khí từ các thiết bị. Bốc hơi bề mặt Bốc hơi bề mặt có thể xảy ra trong quá trình pha trộn, phân tán, và trộn nếu các thiết bị không được đóng kín. Điều này xảy ra với các hợp chất không bền trong không khí. Thất thoát khi vô lon thành phẩm Khí thải từ quá trình chuyển thành phẩm vào các thùng chứa, bao bì nhưng bị đổ ra ngoài cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường. 2.3.2.2. Lưu trữ nguyên liệu Nhiều loại và kích thước của bể chứa được sử dụng để lưu trữ các dung môi và nhựa cần thiết trong quá trình sản xuất sơn. Hầu hết các bể chứa được thiết kế cố định nắp. Hai loại tổn thất lớn các khí từ các bể chứa cố định nắp là thoát qua các lỗ thông hơi và tổn thất khi làm việc. Nguyên nhân là từ những thay đổi về nhiệt độ môi trường xung quanh và áp suất khí quyể và khi mở ra tiến hành nạp liệu. 2.3.2.3. Rò rỉ thiết bị 37
- Đồ án tốt nghiệp Để vận chuyển nguyên liệu lưu trữ (tức là các dung môi hữu cơ, nhựa ) từ bồn chứa đến quy trình sản xuất sơn, một mạng lưới các đường ống, máy bơm, van, mặt bích được sử dụng. Chất lỏng nguyên liệu được bơm từ bể chứa vào quy trình cụ thể, các đường ống có thể bị rò rỉ theo thời gian. Khi rò rỉ xảy ra, các thành phần dễ bay hơi trong nguyên liệu vận chuyển được giải phóng vào khí quyển. 2.3.2.4. Tràn hóa chất Dung môi, nhựa thông hoặc các hóa chất khác có thể vô tình làm đổ trong quá trình sản xuất hoặc trong hoạt động vệ sinh. Nguyên liệu bị đổ bốc hơi và phát thải vào không khí, nước và đất. 2.3.2.5. Quá trình khác Các hoạt động khác cũng tạo ra khí thải, chủ yếu là VOC. Các hoạt động như: Thu hồi dung môi Thu hồi dung môi bẩn hoặc đã sử dụng qua việc sử dụng một thiết bị chưng cất. VOC có thể bay hơi từ nạp dung môi vào thiết bị chưng cất, hoạt động của các thiết bị chưng cất, và bị đổ. Các hoạt động vệ sinh Vệ sinh là quy trình quan trọng trong ngành sản xuất sơn. Thiết bị sản xuất thường xuyên được vệ sinh bằng dung môi sau mỗi lô sản xuất cũng làm phát sinh VOC. Xử lý nước thải Một cơ sở sản xuất sơn sử dụng một xử lý nước thải hệ thống xử lý nước bị ô nhiễm trong quá trình sản xuất sơn. Hệ thống xử lý nước thải bao gồm một loạt các hồ chứa bề mặt được sử dụng để cân bằng, trung hòa, thông khí, và làm sạch dòng thải. Các VOC không bền có thể phát sinh từ khu vực xử lý. 38
- Đồ án tốt nghiệp 2.3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại Chất thải phát sinh từ ngành công nghiệp sơn như sau: Sơn lỗi không đúng yêu cầu kỹ thuật. Mẫu sản phẩm giữ lại. Vải vụn chứa sơn, dung môi; bao bì dính hóa chất, sơn, dung môi Chất thải từ thinner pha loãng các loại sơn. Bùn thải từ chưng cất thu hồi dung môi. Bùn thải phát sinh trong quá trình xử lý nước thải. Bụi từ hệ thống xử lý bụi chứa kim loại năng. Phế liệu (thùng carton, thùng phuy, thùng chứa ). Chất thải do tràn đổ hóa chất. Một lượng nhỏ của mẫu sản phẩm giữ lại hoặc mẫu kiểm soát chất lượng được giữ lại để tham khảo chất lượng. Hầu hết sơn lỗi được đưa trở lại vào quy trình sản xuất (rework). Sơn lỗi mà không thể tái sử dụng hoặc đưa trở lại vào quá trình sản xuất thường được lưu trữ trong các thùng chứa để xứ lý. Bùn thải từ hệ thống xử lý, quá trình vệ sinh thiết bị và bể chứa và các nguồn rửa khác như rửa sàn 2.4. Các vấn đề an toàn và sức khỏe trong ngành sơn 2.4.1. Bệnh nghề nghiệp Các loại bệnh thường gặp là: Bệnh nhiễm độc do chì và các hợp chất của chì Công việc gây ra bệnh khi tiếp súc với chì: sử dụng các dạng sơn, men có gốc chì, pha chế tetraethyl chì. Bệnh lý: 39
- Đồ án tốt nghiệp + Hội chứng đau bụng do chì. + Viêm thận tăng đạm huyết hoặc tăng huyết áp do chì. + Liệt cơ duỗi ngón tay do chì. + Bệnh não do nhiễm độc chì. + Tai biến tim mạch do nhiếm độc chì. + Viêm dây thần kinh mắt do nhiễm độc chì. Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen Điều chế các dung môi hoà tan cao su. Pha chế vecni, sơn, men, máttit để trang trí nội, ngoại thất của ngôi nhà. Dùng benzen làm chất hoà tan nhựa thiên nhiên và tổng hợp khi pha sơn Bệnh lý: + Tai biến cấp tính: hôn mê, co giật. + Rối loạn tiêu hoá. + Giảm bạch cầu ở mạch máu ngoại vi kèm giảm bạch cầu đa nhân trung tính. + Ban xuất huyết. + Hội chứng xuất huyết có thể tái phát trong năm, hoặc tái phát xuất huyết mà hồng cầu dưới 2,5 triệu một năm. + Thiếu máu kiểu thiểu năng tuỷ hoặc suy tuỷ. + Trạng thái giả bạch cầu. + Bệnh bạch cầu. Bệnh nghề nghiệp gây ra cho da 40
- Đồ án tốt nghiệp Tiếp xúc bột màu pha sơn hay hơi dung môi hấp thụ qua da. Bệnh lý về da: + Loét da và niêm mạc. + Loét vách ngăn mũi. + Viêm da tiếp xúc, chàm tiếp súc. + Xạm da. 2.4.2. Thông gió Thông gió nói chung và cụ thể hút khí thải trong quá trình sản xuất xung quanh các bể chứa phải đảm bảo rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí được duy trì ở một mức độ thấp hơn so với tiêu chuẩn giới hạn tiếp xúc cho phép đối với công nhân cho các chất gây ô nhiễm cụ thể (hoặc hỗn hợp của các chất ô nhiễm). Các loại hệ thống thông gió được sử dụng cho một nơi làm việc cụ thể sẽ phụ thuộc lên theo tính chất và nguồn gốc của chất gây ô nhiễm. 2.4.3. Cháy nổ Nhiều loại dung môi hữu cơ được sử dụng trong sản xuất sơn dễ cháy. Vật liệu dễ cháy khác được sử dụng trong ngành công nghiệp bao gồm cobalt napthenate, cellulose nitrate (được sử dụng trong sản xuất sơn mài nitrocellulose) và peroxit hữu cơ (một loại tác nhân oxy hóa mạnh mẽ mà cháy mạnh khi bắt lửa). Các biện pháp kiểm soát chính phải là loại bỏ tất cả các nguồn gây cháy nổ trong khu vực nơi mà các chất dễ cháy được xử lý và/hoặc lưu trữ. Thông gió quanh khu vực sản xuất và nơi lưu trữ hóa chất để giảm nồng độ của chất gây ô nhiễm xuống dưới giới hạn tiếp xúc cho phép, điều này cũng sẽ đảm bảo nồng độ cũng thấp hơn điểm bắt lửa. 41
- Đồ án tốt nghiệp Tĩnh điện là một nguồn gây cháy có thể được kiểm soát bởi nối đất các bể chứa và công trình đường ống sử dụng cho các chất lỏng dễ cháy. Việc loại bỏ các nguyên liệu từ hộp nhựa phải được thực hiện bên ngoài các khu vực nơi mà các chất lỏng dễ cháy đang được sử dụng. 42
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP PHÙ HỢP 3.1. Hệ thống quản lý tích hợp (IMS) 3.1.1. Giới thiệu Hệ thống quản lý tích hợp (IMS – Integrated Management System) là hệ thống kết hợp tất cả các thành phần liên quan của một doanh nghiệp/tổ chức vào một khung hoàn chỉnh và tập trung vào một mục tiêu thống nhất để quản lý và hoạt động dễ dàng hơn. Bất cứ điều gì mà có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh phải là một phần của hệ thống quản lý. Vì vậy, một IMS cần tích hợp tất cả các vấn đề về chất lượng, sức khỏe và an toàn, môi trường, nhân sự, tài chính, an ninh Điều này có nghĩa là tất cả các quá trình và các tài liệu sẽ được tích hợp. Hệ thống quản lý tích hợp là một cấu trúc duy nhất được sử dụng bởi các doanh nghiệp/tổ chức để quản lý các quy trình hoặc hoạt động của họ có sự chuyển đổi đầu vào của nguồn lực vào một sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp/tổ chức và công bằng đáp ứng các bên liên quan về chất lượng, sức khỏe, an toàn, môi trường, an ninh, đạo đức hoặc bất kỳ khác yêu cầu xác định nào. Một mô tả đơn giản của IMS được đưa ra trong hình dưới đây: 43
- Đồ án tốt nghiệp Sứ mệnh và Doanh nghiệp/tổ tầm nhìn Nhu cầu chức Chính sách Các bên Kết quả Hệ thống quản lý quan tâm tích hợp ISO ISO 18001 14001 Hình 3.1. Tóm tắt IMS, động lực và lợi ích Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các bên quan tâm như khách hàng đối với doanh nghiệp/tổ chức thì doanh nghiệp/tổ chức cần đưa ra sứ mệnh và tầm nhìn để xây dựng thành các chính sách cụ thể hướng dến sự tích hợp, kết quả là sẽ có lợi cho cả 2 bên. Một hệ thống quản lý tích hợp thông thường có các đặc điểm sau: 1. Phạm vi của nó bao gồm toàn bộ các quy trình và hệ thống của doanh nghiệp/tổ chức và bao quát các khía cạnh sức khỏe, an toàn, môi trường, an ninh, nhân lực, tài chính, tiếp thị, quan hệ công chúng liên quan đến giá trị, hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp/tổ chức. 2. Chỉ thay đổi khi cần thiết. 3. Giảm thiểu hệ thống tài liệu. 4. Cấu trúc của IMS không theo một tiêu chuẩn quản lý cụ thể nó được thiết kế để kiểm soát và hướng dẫn các quy trình của doanh nghiệp/tổ chức theo cách hiệu quả nhất. 44
- Đồ án tốt nghiệp 5. Hướng đến yêu cầu chính của các bên liên quan thông qua các tiêu chuẩn, các quy định hay các yêu cầu xác định. Các hệ thống quản lý môi trường, quản lý chất lượng và quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản tương tự nhau nên hầu hết IMS là sự tích hợp của hệ thống quản lý môi trường, hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các hệ thống quản lý, hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đều có những yếu tố hệ thống quản lý chung như sau: Chính sách Hoạch định Thực hiện và điều hành Cải tiến Xem xét của lãnh đạo Ngoài ra, sự khác biệt chính giữa ISO 14001 với OHSAS 18001 là: ISO 14001 tập trung vào các tác động môi trường còn OHSAS 18001 tập trung vào các rủi ro cho nhân viên. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 liên hệ với trách nhiệm xã hội và nhằm đạt được sự thỏa mãn của các bên liên quan còn hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 hướng đến sự thỏa mãn của nhân viên với việc cung cấp môi trường làm việc an toàn. Do đó, tất cả các quá trình và các tài liệu mô tả chúng phải được tích hợp theo cách thức hiệu quả, hợp lý. 45
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.1: So sánh hệ thống tích hợp và không tích hợp Yếu tố Không tích hợp Có tích hợp Chính sách quản lý Chính sách riêng cho Chính sách chung cho các hệ từng hệ thống, cách thống, có điểm chung trong sự truyền đạt khác nhau nhận dạng các tác động và các nhu cầu. Phương thức truyền đạt chung cho nội bộ và cho bên ngoài Có bao nhiêu Đại diện Nhiều hơn 1 người, các Chỉ có 1 người đại diện cho hệ lãnh đạo cho mỗi hệ trách nhiệm tách biệt, thống tích hợp (nghĩa là chỉ có thống? riêng cho từng hệ thống 1 Đại diện lãnh đạo) hoặc 1 quản lý ban Đại diện của lãnh đạo có quyền quyết định và bao quát toàn bộ các hệ thống được áp dụng Định nghĩa các mục tiêu Không có cách nhìn Các mục tiêu đáp ứng cùng lúc qui định cho các bộ tổng thể và không có nhiều tiêu chuẩn. phận và các cấp tương mục tiêu đáp ứng cùng Quan điểm bao quát cho toàn ứng trong tổ chức lúc nhiều tiêu chuẩn mà bộ các hệ thống được áp dụng dàn trải theo từng cấp ở mọi cấp. và theo từng hoạt động. Hệ thống văn bản Đặc trưng cho từng tiêu Chỉ có một sổ tay quản lý cho chuẩn. các tiêu chuẩn áp dụng. Sơ đồ, danh mục riêng Tài liệu áp dụng được cùng lúc cho từng tiêu chuẩn. nhiều tiêu chuẩn Các phương tiện hỗ trợ Mỗi quá trình then chốt trình không trình bày một bày các tác động khác nhau đã cách có hệ thống mọi được nhận dạng, có sơ đồ tiêu chuẩn/ mọi tác chung cho các quá trình chính. 46
- Đồ án tốt nghiệp động. Đối với các thủ tục về tổ chức, Không nhìn tổng thể áp dụng chung 1 phương thức các yêu cầu của từng Duy nhất 1 phương thức cho tiêu chuẩn đối với từng việc quản lý các hồ sơ. hoạt động Việc quản lý các hành Khác biệt hay chuyên Có chung thủ tục vá cách thức động khắc phục và hành biệt cho từng tiêu chuẩn xử lý động phòng ngừa Xem xét của lãnh đạo Đặc trưng cho từng tiêu Duy nhất một cách xem xét chuẩn cho mọi tiêu chuẩn Phương pháp, các Tùy theo từng tiêu Chung cho mọi tiêu chuẩn phương tiện quản lý và chuẩn, không bao quát kế hoạch thực hiện việc nội dung đang áp dụng đánh giá nội bộ cho các tiêu chuẩn khác. Quản lý việc đào tạo và Khác biệt cho từng tiêu Duy nhất một cách xem xét việc xác định năng lực chuẩn cho mọi tiêu chuẩn Việc hoạch định, việc Chuyên biệt và giới hạn Mọi quá trình then chốt đều xác định các quá trình trong phạm vi yêu cầu được nhận dạng. then chốt chung cho của từng tiêu chuẩn Mô tả trong 1 sơ đồ mọi mặt toàn hệ thống quản lý Sơ đồ, danh mục riêng hoạt động đang có, theo yêu cho từng tiêu chuẩn cầu của mọi tiêu chuẩn đang áp dụng. Định nghĩa của các hoạt Khác biệt cho từng tiêu Duy nhất một phương thức động, các trách nhiệm, chuẩn quản lý, duy nhất một bộ tài cách tổ chức liệu và cách phổ biến Việc xác định và quản Đặc trưng cho từng tiêu Có chung phương thức xác lý các yêu cầu luật định chuẩn định, quản lý trong cùng 1 thủ tục. 3.1.2. Lợi ích 47
- Đồ án tốt nghiệp Tăng yêu cầu hệ thống quản lý Mỗi lần có yêu cầu mới xuất hiện thì việc tích hợp vào một hệ thống sẵn có sẽ dễ dàng hơn thiết lập hệ thống riêng biệt mới. IMS đơn giản hóa hệ thống, cung cấp nhiều chức năng và dể dàng mở rộng với nhiều tiêu chuẩn bổ sung. Cải thiện hiệu quả IMS tập trung vào nhu cầu kinh doanh và tạo các giá trị thêm cho doanh nghiệp/tổ chức bằng cách tái đánh giá các yêu cầu và làm những việc có lợi cho doanh nghiệp/tổ chức. Các nhiệm vụ và mục tiêu tổng thể được thiết lập bởi 1 hệ thống duy nhất. Các thủ tục thông thường rõ ràng hơn, giảm thời gian đào tạo, giảm tài liệu, ít quản lý và kiểm toán, do đó hiệu quả được cải thiện. Giảm chi phí Việc quản lý một hệ thống duy nhất sẽ giảm đáng kể chi phí hơn là quản lý và duy trì cùng lúc nhiều hệ thống Giảm sự xung đột giữa các yếu tố khác nhau IMS giảm sự dư thừa hay xung đột các yếu tố thường thấy khi sừ dụng 2 hay nhiều hệ thống riêng biệt trở lên. 3.1.3. Khó khăn Rào cản đối với việc thực hiện IMS bao gồm: + Thiếu năng lực và kiến thức trong doanh nghiệp/tổ chức. + Không có một mục tiêu rõ ràng. + Quản lý một chiều với một lĩnh vực. + Khác nhau về yêu cầu pháp luật. + Kiểm toán phức tạp hơn. 3.2. Mô hình và phương pháp tiếp cận IMS 48
- Đồ án tốt nghiệp Mô hình quản lý là các công cụ tiêu chuẩn hóa được sử dụng để thực hiện và đánh giá hệ thống quản lý. Có 3 loại mô hình tích hợp chính là: Mô hình quản lý chất lượng của Tổ chức châu Âu. Tích hợp dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001. Tích hợp dựa trên tiêu chuẩn ISO 14001. Karapetrovic và Willoborn (1998) đã đề xuất ba phương pháp tiếp cận khác nhau để thực hiện IMS. Đó là: Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng trước sau đó là hệ thống quản lý môi trường. Thiết lập hệ thống quản lý môi trường trước sau đó là hệ thống quản lý chất lượng. Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường cùng một lúc. Phương pháp tiếp cận đầu tiên được sử dụng nhiều nhất trong khi phương pháp thứ ba ít được sử dụng nhưng hiệu quả tích hợp có thể giống nhau. Khái niệm mô hình và phương pháp tiếp cận cho thấy cả 2 đều được dùng để tham khảo phương pháp và cách tiếp cận việc thực hiên và quản lý IMS. 3.2.1. Mô hình IMS 3.2.1.1. Mô hình EFQM (European Foundation for Quality Management – Nền tảng quản lý chất lượng châu Âu ) Bất kề ngành nghề, quy mô, lịch sử hình thành để thành công các doanh nghiệp/tổ chức cần thiết lập khuôn khổ quản lý thích hợp. Mô hình EFQM được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992 như là khuôn khổ cho việc đánh giá các doanh nghiệp/tổ chức về Chất lượng châu Âu. Hệ thống này được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và trở thành tiêu chuẩn cho các quốc gia và khu vực trong việc đánh giá và xét thưởng chất lượng (quality award). Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình EFQM là 49
- Đồ án tốt nghiệp tính hiệu quả trong hệ thống quản lý liên quan đến tốc độ phát triển về khả năng tự đánh giá của tổ chức. Một doanh nghiệp/tổ chức có thể tối đa hóa lợi ích của việc áp dụng mô hình EFQM bằng cách tuân thủ các yếu tố sau: 1. Định hướng kết quả hoạt động. 2. Hướng về thỏa mãn khách hàng. 3. Khả năng lãnh đạo và kiên trì theo đuổi mục tiêu. 4. Quản lý bằng quy trình thực tế: chính sách, chiến lược và nguồn lược. 5. Sự tiến bộ và phát triển của nhân viên. 6. Sự học hỏi, đổi mới và tiến bộ không ngừng. 7. Xây dựng và duy trì quan hệ đối tác. 8. Đáp ứng trách nhiệm xã hội. Trách Định hướng nhiệm xã các kết quả hội Liên kết Hướng vào đối tác khách hàng Liên tục cải Lãnh đạo và kiên tiến, học hỏi định mục tiêu đề ra Phát triển Quản lý quá con người trình Hình 3.2. Mô tả sử dụng mô hình EFQM Mô hình EFQM là công cụ hữu hiệu có thể được sử dụng như sau: Công cụ cho quá trình tự đánh giá. 50
- Đồ án tốt nghiệp Tiêu chuẩn so sánh đối với các doanh nghiệp. Hướng dẫn xác định những lĩnh vực cần cải tiến. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý doanh nghiệp. EFQM dựa trên 9 tiêu chí. 5 trong số 9 tiêu chí là “tác nhân” (enablers) và 4 là “kết quả” (result). Tiêu chí “tác nhân” bao gồm công việc của một doanh nghiệp/tổ chức thực hiện trong khi “kết quả” bao gồm thành quả mà doanh nghiệp/tổ chức đạt được. “Tác nhân” gây ra “kết quả” và phản hồi từ “kết quả” sẻ cải thiện “tác nhân”. Để đạt được kết quả tốt, EFQM dựa trên khả năng thực hiện nhiệm vụ, mối quan hệ với khách hàng, con người và xã hội thông qua việc lãnh đạo đưa ra các chính sách và chiến lược. Chính sách được phân phối dựa trên các đối tác về nguồn lực và tiến trình. Mô hình EFQM được thể hiện ở hình sau: Hình 3.3. Mô hình EFQM Các mũi tên nhấn mạnh tính năng động của mô hình. Đây là mô hình quản lý rộng, kết quả của doanh nghiệp/tổ chức phụ thuộc lãnh đạo và người lao động cũng như văn hóa, kĩ năng và thái độ trong doanh nghiệp/tổ chức. Mô hình tập trung mối liên kết giữa “tác nhân” và “kết quả”. Bản than mô hình này cũng bao hàm một mô hình tự đánh giá mà doanh nghiệp/tổ chức có thể sử dụng. 3.2.1.2. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001 51
- Đồ án tốt nghiệp Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tập trung hoàn toàn vào các khía cạnh môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp một cấu trúc hệ thống quản lý cho bất kì một doanh nghiệp/tổ chức nào muốn cải thiện hiệu quả môi trường bằng cách kiểm soát tác động của các hoạt động, dịch vụ, sản phẩm của họ phù hợp với chính sách và luật môi trường. Tiêu chuẩn này dựa trên mô hình PDCA, có thể áp dụng với tất cả quy trình của doanh nghiệp/tổ chức Tiêu chuẩn ISO 14001 không bao gồm môi trường làm việc bên trong doanh nghiệp/tổ chức, khi một muốn đánh giá môi trường làm việc bên trong thì cần đến tiêu chuẩn OHSAS 18001. Cải tiến liên tục Chính sách môi trường Xem xét lãnh đạo Lập kế hoạch Kiểm tra Thực hiện và điều hành Hình 3.4. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001 3.2.1.3. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 9001 Mô hình này yêu cầu xây dựng IMS dựa trên xây dựng ISO 9001 sau đó mới thêm các yếu tố môi trường hoặc các yếu tố có liên quan khác. 52
- Đồ án tốt nghiệp Hình 3.5. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 9001 Cả 2 mô hình dựa trên ISO 14001 và ISO 9001 đều có thể quản lý tất cả yêu cầu của nhau nếu được xây dựng tốt. Thông thường hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thường được xây dựng trước. Hai mô hình đều phức tạp hơn so với mô hình EFQM khi không liên quan đến quá nhiều quy trình nhưng mức độ tích hợp thì cao hơn, trong khi mô hình EFQM chỉ ở mức tích hợp trung bình. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào cách doanh nghiệp/tổ chức thiết kế hệ thống quản lý. Một hệ thống tối ưu có thể được tạo ra dựa trên kết quả đánh giá hệ thống hiện hành. Điều này có nghĩa là cách tiếp cận quản lý quyết định mức độ tích hợp nhiều hơn mô hình được sử dụng tích hợp. 3.2.1.4. Mô hình tổng hợp nhiều mức độ 53
- Đồ án tốt nghiệp Mô hình này tập trung vào tầm quan trọng việc phối hợp thực hiện IMS Tổng hợp chiến lược (mục tiêu, chỉ thị và kế Mức 1 hoạch) Tổng hợp Tổng hợp Tổng hợp nguồn lực cấu trúc (đại văn hóa Mức 2 (con diện lãnh (niềm tin, người và đạo, các giá trị) tài chính) nhóm làm việc) Mức 3 Tổng hợp tài liệu bao gồm chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe (thủ tục, hướng dẫn công việc, hồ sơ) Hình 3.6. Mô hình tổng hợp IMS Mức độ ưu tiên cao nhất là đưa ra chiến lược tổng hợp bởi nó dẫn đến việc hoàn thành các mục tiêu dài hạn. Ở mức độ thứ hai, 3 yếu tố nguồn lực, cấu trúc và văn hóa đóng vai trò quan trọng cần sự hỗ trợ từ mức độ thứ ba. Hệ thống phân cấp tài liệu bắt đầu với chính sách, giá trị và các nguyên tắc liên quan đến hệ thống quản lý khác nhau cần tích hợp để đáp ứng yêu cầu chính sách doanh nghiệp/tổ chức. Từ đó, hướng dẫn công việc về cách thực hiện hoạt động cụ thể được thực hiện. 3.2.2. Phương pháp tiếp cận IMS Có nhiều phương pháp có thể thực hiện, phụ thuộc vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp/tổ chức. 3.2.2.1. Chuyển đổi 54
- Đồ án tốt nghiệp Nếu doanh nghiệp/tổ chức đã có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng có thể dựa trên đó xây dựng thêm các quy trình cần thiết về môi trường, an toàn và sức khỏe và các yêu cầu khác. Tất cả hệ thống đều có chung các quy trình sau: Kiểm soát và phát triển tài liệu. Đào tạo. Kiểm toán nội bộ. Đánh giá quản lý. Hành động khắc phục và phòng ngừa. Khi tích hợp cần bổ sung: Đánh giá rủi ro – chỉ ra rủi ro an toàn, các tác động môi trường. Quản lý các quy định – bao gồm các quy định an toàn, sức khỏe, môi trường, an ninh Chương trình quản lý – tập trung vào các chương trình cải thiện cụ thể các khía cạnh như cải thiện an ninh, cải thiện môi trường, cãi thiện an toàn Điểm yếu của phương pháp này là kết quả tích hợp phụ thuộc phương pháp tiếp cận mà doanh nghiệp/tổ chức đã thực hiện phát triển hệ thống quản lý chất lượng ban đầu. 3.2.2.2. Kết hợp hệ thống Nếu doanh nghiệp/tổ chức có hơn môt hệ thống quản lý như hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường, có thể kết hợp 2 hệ thống. Với phương pháp này doanh nghiệp/tổ chức có thể tích hợp các tài liệu có các quy trình giống nhau. 3.2.2.3. Phương pháp SE (System Engineering – Kỹ thuật hệ thống) 55
- Đồ án tốt nghiệp Phương pháp SE được áp dụng để định nghĩa các chức năng và yêu cầu cần thiết cho việc thiết kế và vận hành hệ thống quản lý. Nó tập trung vào việc xác định yêu cầu khách hàng, chức năng và yêu cầu tài liệu sau đó tổng hợp thết kế và xác nhận hệ thống khi dã xem xét hoàn toàn các vấn đề. Hình 3.7. Phương pháp SE Phương pháp SE kết hợp đầu vào của khách hàng để đưa ra giải pháp cho vấn đề, SE bao gồm 4 bước chính: 1. Phân tích và định nghĩa nhiệm vụ (Mission Definition and Analysis). 2. Phân bổ và phân tích các yêu cầu và chức năng (Function and Requirements Analysis and Allocation). 3. Lựa chọn và đánh giá giải pháp thay thế (Alternative Solutions Evaluation and Selection). 4. Hiệu chỉnh và xác nhận (Validation and Verification). 56
- Đồ án tốt nghiệp Thông qua 4 bước này đồng thời cũng áp dụng tích tích hợp kỹ thuật (Technical Integration), kiểm soát chung (Interface Control),và quản lý rủi ro (Risk Management). 3.3. Mức độ tích hợp hệ thống Loại 1: 0% tích hợp Ở 0% tích hợp, tất cả các hệ thống đều tồn tại song song. Chính sách, thủ tục, quy trình cho từng hệ thống được phân chia, định nghĩa riêng lẻ. Tài liệu cho từng hệ thống hay cách thức tạo lập, mã hóa văn bản đều khác nhau. Không có sự chồng chéo của các thủ tục hoặc các quy trình quản lý. Các hệ thống quản lý cùng tồn tại, dưới sự kiểm soát của các đại diện quản lý riêng với ít hoặc không có sự chồng chéo về các cuộc họp, các ý kiến Khi một hệ thống thay đổi hoặc sai lệch không ảnh hưởng đến các hệ thống còn lại. Loại 2: 50% tích hợp Tại 50% tích hợp, các sổ tay,chính sách và thủ tục thích hợp có thể xây dựng chung. Nhưng khác nhau là có thể chia thành các nhóm mục tiêu và chỉ tiêu khác nhau, cách thức đánh giá rủi ro khác nhau, hoặc các cuộc họp xem xét riêng cho từng hệ thống .sự khác nhau phụ thuộc vào doanh nghiệp muốn tích hợp ở những yếu tố nào. Loại 3: 100% tích hợp Tại 100% tích hợp, không có sự khác nhau về cách thức quản lý. Tất cả đều có chung một chính sách, chung một ĐDLĐ, có chung phương thức xác định, quản lý không có sự phân biệt giữa các hệ thống. Điểm yếu của mức độ tích hợp này là khi có sự thay đổi/sai lệch sẽ ảnh hưởng toàn bộ hệ thống. 3.4. Tích hợp hệ thống quản lý HSE cho ngành sơn Việt Nam 3.4.1. Nguyên nhân tích hợp 57
- Đồ án tốt nghiệp Những lý do chính cho hệ thống quản lý tích hợp có thể được giải thích dưới đây: Tăng yêu cầu hệ thống quản lý: Có những áp lực ngày càng tăng cho các công ty để đăng ký một hoặc nhiều hơn các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, một số nguyên tắc, tiêu chuẩn ngành công nghiệp cụ thể tồn tại cho hệ thống quản lý khác nhau. Cải thiện hiệu quả: các nhiệm vụ và mục tiêu tổng thể được thiết lập thông qua một hệ thống quản lý duy nhất. Giảm chi phí: ít tốn kém khi phải duy trì duy nhất một hệ thống. Giảm sự xung đột giữa các yếu tố. 3.4.2. Lựa chọn mô hình và mức độ tích hợp Các tiêu chuẩn ISO 14001, OHSAS 18001 có cấu trúc và phương pháp tương tự nhau và có những yêu cầu tương tự nhau. Chúng ta có thể tích hợp hai tiêu chuẩn này để xây dựng một hệ thống quản lý duy nhất đáp ứng tất cả các yêu cầu của hai tiêu chuẩn. Sự tương đồng giữa 2 hệ thống như: 1. Cam kết lãnh đạo. 2. Xác định các khía cạnh/tác động môi trường và mối nguy/rủi ro an toàn, sức khỏa nghề nghiệp. 3. Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác áp dụng đối với tổ chức 4. Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu. 5. Xác định các nguồn lực và xác định vai trò,trách nhiệm. 6. Năng lực, nhận thức và đào tạo nhân viên. 7. Thông tin. 8. Kiểm soát điều hành. 9. Chuẩn bị khẩn cấp. 58
- Đồ án tốt nghiệp 10. Tài liệu và kiểm soát tài liệu. 11. Kiểm soát hồ sơ. 12. Đánh giá tuân thủ và kiểm soát của việc không tuân thủ pháp luật và các yêu cầu khác. 13. Cải tiến liên tục, các hành động khắc phục và phòng ngừa. 14. Đánh giá nội bộ. 15. Xem xét lãnh đạo. Theo Arsovski (2001) các yếu tố chung của 2 hệ thống kể trên là: + Cùng các nhóm liên quan (nhân viên, ban quản lý, đối tác kinh doanh, công chúng, nhà nước và các cổ đông). + Cùng tổ chức và các quá trình, cùng môi trường hoạt động. + Cùng phương pháp và kỹ thuật, lý thuyết và thực hành quản lý. + Các khái niệm về quản lý nguồn lực tương tự nhau. + Có cùng khái niệm về đo lường, phân tích và cải tiến. + Có cùng trách nhiệm của lãnh đạo. + Có cùng các quan điểm về kinh doanh, nhiệm vụ và viễn cảnh của tổ chức. Kết luận: từ những phân tích trên việc xây dựng hệ thống sẽ dựa trên mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001 và mức độ tích hợp là 100%. 3.4.3. Khó khăn và lợi ích Khó khăn Không có mô hình hoặc tiêu chuẩn cụ thể về IMS để các tổ chức áp dụng Khó khăn trong việc thay đổi nhận thức và thói quen của công nhân viên trong các hệ thống quản lý đòi hỏi nhân viên phải ý thức được trách nhiệm đối với công việc họ thực hiện, nhận thức được công việc của họ có những yếu tố môi trường nào, những mối nguy hại nào và gây ra những tác động môi trường nào, những rủi ro nào. Bản thân mỗi người phải nhận thức được họ đóng góp gì cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và chính sách của tổ chức và nhận thức được các hậu quả nếu 59
- Đồ án tốt nghiệp như họ đi chênh lệch khỏi các quy định, thủ tục của tổ chức. Tuy nhiên, mọi người vẫn muốn làm theo cách thức riêng và cảm thấy gò bó khi áp dụng theo một chuẩn mực đã xác định. Tăng khối lượng công việc, điều này đã gây khó khăn không ít cho các tổ chức vì hầu hết mọi người điều kiêm nghiệm thêm công việc khi áp dụng các hệ thống quản lý và việc lưu giữ đầy đủ các bằng chứng khách hàng không phải là điều mà tất cả các nhân viên đều có thói quen thực hiện tốt ngay từ ban đầu khi áp dụng các hệ thống quản lý. Lợi ích Việc tích hợp nhiều hệ thống quản lý giúp rút ngắn thời gian. Việc tích hợp các hệ thống giúp các tổ chức tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí tư vấn, chi phí đánh giá, chi phí cho việc soạn thảo, ban hành, phân phối và triển khai áp dụng các tài liệu của IMS. Bên cạnh việc tiết giảm chi phí và thời gian, việc tích hợp các hệ thống quản lý còn mang lại những lợi ích khác cho tổ chức: - Nâng cao tính thống nhất trong hoạt động quản lý. - Hệ thống văn bản nhất quán, dễ tra cứu và dễ áp dụng. - Tạo thuận lợi cho việc đáp ứng các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác. - Tiết kiệm tài nguyên trong quá trình hoạt động, sản xuất. - Kiểm soát điều hành dễ dàng. 60
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) CHO NGÀNH SƠN VIỆT NAM 4.1. Hệ thống quản lý tích hợp HSE 4.1.1. Phạm vi hệ thống Hệ thống HSE quản lý các vấn đề an toàn, sức khỏe người lao động cùng với yếu tố môi trường bên trong lẫn bên ngoài công ty bao gồm môi trường làm việc của nhân viên và các tác động môi trường do hoạt động của công ty. Hệ thống HSE áp dụng cho toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty, các nhà thầu, khách hàng, khách tham quan cùng các bên liên quan trong phạm vi khu vực nhà xưởng sản xuất và văn phòng của công ty. 4.1.2. Cấu trúc văn bản Hệ thống văn bản, một phần thuộc HTQL của Công ty là công cụ cung cấp những chuẩn mực cho các hoạt động tại Công ty, giúp cho các cán bộ điều hành kiểm soát công việc, các chuyên viên Công ty tiến hành công việc một cách nhất quán. Hệ thống văn bản của Công ty có cấu trúc như sau Sổ tay Các thủ tục Các quy định, hướng dẫn công việc Hồ sơ Hình 4.1. Hệ thống văn bản quản lý HSE 61
- Đồ án tốt nghiệp Sổ tay, chính sách HSE: Sổ tay HTQL An toàn, Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (HSE Manual). Sổ tay HTQL là tài liệu mô tả các yếu tố cốt lõi của Hệ thống Quản lý An toàn, Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, mô tả các quá trình của HTQL cũng như sự tương tác giữa chúng. Các thủ tục: Các quy trình quản lý, điều hành mô tả phương pháp, cách thức thực hiện công việc, hoạt động nhằm kiểm soát hoạt động của các phòng ban và xưởng sản xuất. Các quy định, hướng dẫn công việc: Các hướng dẫn, tài liệu tham khảo bổ sung cho thủ tục. Hồ sơ: Là các ghi chép bằng văn bản (như các biểu mẫu đã được điền, các báo cáo, biên bản các cuộc họp, các hồ sơ được lập trong quá trình thực hiện công việc nói chung ) và là bằng chứng ghi nhận kết quả thực hiện công việc theo các quy định đã lập thành văn bản của HTQL. 4.2. Cam kết lãnh đạo và chính sách HSE 4.2.1. Cam kết lãnh đạo Quản lý Công ty ở mọi cấp độ cam kết phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được tất cả mục tiêu HSE. Điều này sẽ bao gồm việc đào tạo tất cả các nhân viên để nâng cao năng lực để đảm bảo nhận thức về nghĩa vụ của mình để ngăn chặn tác động tiêu cực đến an toàn, sức khỏe và môi trường và thiệt hại tài sản. Lãnh đạo Công ty có trách nhiệm tối thiểu: Đảm bảo rằng HSE được đưa vào chương trình nghị sự trong tất cả các cuộc họp quản lý. Các vấn đề thảo luận là mục tiêu HSE, tình trạng từ đánh giá nội bộ, pháp luật, đánh giá rủi ro, sự không phù hợp HSE, kế hoạch hành động Mời các quản lý HSE tham gia khi các vấn đề HSE được thảo luận. Thực hiện khảo sát cơ sở thường xuyên - tốt nhất là 1 lần/tuần. 62
- Đồ án tốt nghiệp Tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu HSE mỗi năm. Đảm bảo đủ nguồn lực HSE và năng lực. Chắc chắn rằng các quản lý HSE có khả năng để báo cáo các vấn đề HSE nghiêm trọng trực tiếp cho Lãnh đạo Công ty. Hãy chắc chắn rằng các kết quả từ các cuộc kiểm toán HSE, báo cáo cuối năm được truyền đạt tới tất cả các cấp trong tổ chức. 4.2.2. Yêu cầu khi xây dựng chính sách HSE Các tuyên bố chính sách phải được viết bởi tổ chức và không phải bởi chuyên gia tư vấn bên ngoài, vì nó cần hướng đến các vấn đề và các mối nguy an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trong chính tổ chức. Nếu tổ chức lớn mạnh và có nguồn lực dồi dào, có thể xây dựng các chính sách cho từng bộ phận với một chính sách chung sẽ bao quát các chính sách đơn lẻ. Những yêu cầu sau đây nên được bao gồm hoặc xem xét khi soạn thảo chính sách HSE: a) Các vấn đề an toàn, sức khỏe, phúc lợi và môi trường. b) Tên của người chịu trách nhiệm chính của tổ chức. c) Phản ánh sự cam kết của ban lãnh đạo đối với việc tuân thủ theo các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng để ngăn ngừa ô nhiễm, tai nạn, bảo vệ sức khỏe và cải tiến liên tục. d) Nhiệm vụ đối với cộng đồng và các bên (nhà thầu, khách hàng ). e) Phạm vi áp dụng của chính sách phải được xác định rõ ràng và cần phù hợp quy mô, tính chất của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. f) Cam kết cung cấp các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đề ra trong tuyên bố chính sách. g) Cần được thông tin cho tất cả những người làm việc cho tổ chức hoặc trên danh nghĩa của tổ chức, kể cả nhà cung cấp và nhà thầu. 63
- Đồ án tốt nghiệp h) Lập thành văn bản và có sự phê duyệt của ban lãnh đạo. i) Định kỳ rà soát, rút kinh nghiệm và tiếp tục cải tiến. 4.2.3. Nội dung chính sách HSE Chính sách an toàn, sức khỏe và môi trường Tại [TÊN CÔNG TY], chúng tôi cam kết đảm bảo rằng các biện pháp thiết thực và hiệu quả được thực hiện để bảo vệ môi trưởng cũng như đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của tất cả nhân viên, các khách hàng, các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp, cộng đồng và các bên liên quan. Chúng tôi cam kết: Bảo vệ sức khỏe các bên bị tác động bởi hoạt động của chúng tôi. Ngăn ngừa tai nạn và chấn thương, tập trung kiểm soát các mối nguy. Giảm thiểu tác động môi trường có hại, sử dụng hợp lý tài nguyên. Chúng tôi đảm bảo: Cấp lãnh đạo, các quản lý, các giám sát và nhân viên nhận biết và tuân thủ toàn bộ các yêu cầu pháp luật, các quy định và chính sách. Các rủi ro được nhận diện, giảm thiểu và kiểm soát. Các nhà cung cấp, các nhà thầu đáp ứng tiêu chuẩn của chúng tôi. Giám sát thường xuyên và cải tiến liên tục hiệu quả quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường. Từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên đều chịu trách nhiệm thực hiện an toàn, sức khỏe và môi trường. Chúng tôi cam kết tích hợp các mục tiêu an toàn, sức khỏe và môi trường vào các hệ thống quản lý ở mọi cấp độ. Điều này sẽ tăng kết quả kinh doanh bằng cách giảm rủi ro và tăng giá trị đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty. Ban lãnh đạo (Ký tên) 4.2.4. Phổ biến chính sách Đối với Cán bộ – công nhân viên trong Công ty 64
- Đồ án tốt nghiệp + Lãnh đạo cao nhất phổ biến chính sách đến đại diện các phòng ban, bộ phận trong các cuộc họp nội bộ của Công ty. + Trưởng phòng hoặc đại diện các phòng ban, bộ phận, cán bộ HSE có trách nhiệm truyền đạt và phổ biến các chính sách HSE đến nhân viên mà mình phụ trách. + Chính sách của Công ty được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và dán ở bản tin nội bộ hay những nơi dễ thấy trong Công ty. + Đưa chính sách lên các trang thông tin nội bộ, các thư điện tử của Công ty. + Phổ biến chính sách HSE cho các nhân viên mới trước khi ký hợp đồng lao động với Công ty. Đối với nhà cung cấp, nhà thầu phụ và các bên hữu quan có liên quan + Gửi các chính sách của Công ty tới nhà cung cấp và các bên hữu quan có liên quan. + Đề nghị nhà thầu phụ, nhà cung cấp và các bên hữu quan thực hiện các cam kết trong chính sách của Công ty trước khi ký hợp đồng. + Đưa chính sách lên website của Công ty, các tài liệu quảng bá và các báo cáo với các bên hữu quan. 4.2.5. Rà soát chính sách Chính sách HSE cần được theo dõi và xem xét thường xuyên. Chính sách cần được xem xét tối thiểu 1 năm/lần trong các cuộc họp xem xét lãnh đạo. Những lý do mà chính sách có thể cần được xem xét là: Thay đổi trong nội bộ Công ty (ví dụ thay đổi về bố trí nhân sự hoặc quy trình, công nghệ sản xuất, bộ máy tổ chức). Thay đổi bên ngoài (ví dụ, pháp luật được sửa đổi, sự sát nhập tổ chức, sự phát triển tri thức và công nghệ). Giám sát đánh giá rủi ro hoặc điều tra tai nạn/sự cố chỉ ra rằng chính sách không còn hiệu quả. 65
- Đồ án tốt nghiệp Sự không phù hợp qua các đợt đánh giá nội bộ. 4.3. Xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và các khía cạnh môi trường Công ty sẽ thiết lập, thực hiện và duy trì những thủ tục nhận diện các mối nguy liên quan đến an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, đánh giá rủi ro, quyết định và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro ở một mức độ thấp nhất có thể. Quy trình đánh giá rủi ro áp dụng cho tất cả hoạt động do Công ty tiến hành. Quy trình phân tích và quản lý rủi ro bao gồm: 4.3.1. Xác định mối nguy Xác định mối nguy là bước đầu tiên quan trọng của đánh giá rủi ro. Chỉ những mối nguy đáng kể có thể gây tổn hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường mới cần được xác định. Nhóm đánh giá rủi ro cần thực hiện một vòng các khu vực trong phạm vi Công ty để đánh giá tất cả hoạt động bao gồm: các hoạt động thường xuyên, không thường xuyên, trường hợp khẩn cấp và các yếu tố ảnh hưởng bên ngoải, cũng như tham khảo ý kiến của các nhân viên làm việc tại bộ phận được đánh giá. Việc xem xét lại các tai nạn, sự cố và hồ sơ bệnh tật đã từng xảy ra tại Công ty cũng sẽ giúp xác định mối nguy được chính xác và đầy đủ hơn. Nguồn thông tin khác có thể kể đến bao gồm thanh tra an toàn, báo cáo khảo sát và kiểm toán, báo cáo phân tích công việc Điều quan trọng là không nhầm lẫn điều kiện không an toàn với các mối nguy hiểm trong quá trình xác định nguy cơ. Điều kiện không an toàn nên được khắc phục càng sớm càng tốt sau khi quan sát. Ví dụ về các điều kiện không an toàn bao gồm hệ thống cảnh báo bị lỗi, sàn nhà trơn trượt, thiết bị hư hỏng, không vệ sinh nơi làm việc, thiếu cảnh báo 4.3.2. Đánh giá mức độ rủi to 66
- Đồ án tốt nghiệp Mục đích của việc đánh giá rủi ro là để giảm các rủi ro đến một mức độ thấp nhất có thể. Vì vậy một hệ thống xếp hạng rủi ro là cần thiết - các rủi ro có mức độ càng cao thì càng phải được ưu tiên giải quyết và kiểm soát. Đánh giá rủi ro đáng kể có thể dựa trên tiêu chí sau: + Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác. + Mức độ rủi ro về con người, môi trường và các bên hữu quan. + Tần suất tác động. + Mức độ tác động + Khả năng kiểm soát. Trong hầu hết các tình huống, ma trận đánh giá rủi ro định tính là hoàn toàn đầy đủ và có thể thực hiện tốt đánh giá rủi ro. Trong việc đánh giá rủi ro, quyết định kiểm soát được thực hiện dựa trên mức độ rủi ro cao, trung bình hay thấp về nguy cơ. Quyết định này quy định một thời gian biểu cho các hành động khắc phục hậu quả được thực hiện làm giảm nguy cơ. Mức độ rủi ro chỉ đơn giản là cho phép một thời gian biểu của việc giảm nguy cơ đến một mức độ có thể chấp nhận. 4.3.3. Các biện pháp kiểm soát rủi ro Giai đoạn tiếp theo trong việc đánh giá rủi ro là kiểm soát rủi ro. Hiệu quả của các kiểm soát cần phải được đánh giá để ước tính rủi ro còn lại. Khi thực hiện những hiện biện pháp phòng ngừa, điều quan trọng là phải kiểm tra xem chúng có đang làm việc đúng và tất cả mọi người bị ảnh hưởng có một sự hiểu biết rõ ràng về các biện pháp. Những nguyên tắc của việc phòng ngừa mà cần phải xem xét: 1. Tránh rủi ro: ví dụ, cố gắng ngừng thực hiện nhiệm vụ hoặc sử dụng các quá trình khác nhau hoặc làm các công việc theo cách khác an toàn hơn. 2. Đánh giá rủi ro không thể tránh khỏi: thực hiện đánh giá rủi ro. 67
- Đồ án tốt nghiệp 3. Chống lại các rủi ro tại nguồn: điều này có nghĩa rằng những rủi ro, chẳng hạn như không khí làm việc bụi bặm được kiểm soát bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây ra bụi hơn là cung cấp sự bảo vệ; hoặc sàn nhà trơn trượt được lau dọn hoặc thay thế vật liệu ít trơn khác hơn là đưa ra một dấu hiệu cảnh báo. 4. Thiết kế công việc phù hợp cá nhân: thiết kế nơi làm việc, lựa chọn thiết bị và lựa chọn phương pháp làm việc và sản xuất để làm giảm tác động của chúng đối với sức khỏe. 5. Áp dụng công nghệ kỹ thuật: tận dụng lợi thế của sự tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật để cải thiện cả về an toàn và phương pháp làm việc cũng như lượng chất thải ra môi trường. 6. Thay thế sự nguy hiểm bằng sự không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm hơn: thay thế thiết bị có độ an toàn cao hơn hoặc các chất độc hại bằng các chất không độc hại hoặc ít độc hại. 7. Xây dựng chính sách phòng ngừa: bao gồm công nghệ, tổ chức lao động, điều kiện làm việc, các mối quan hệ xã hội và ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến môi trường làm việc. 8. Đưa ra các biện pháp biện pháp bảo vệ chung hơn bảo vệ cá nhân: điều này có nghĩa là ưu tiên kiểm soát các biện pháp làm cho nơi làm việc an toàn cho tất cả mọi người, ví dụ như loại bỏ bụi độc hại bằng cách hút khí hơn là cung cấp một mặt nạ phòng độc cho một nhân viên riêng lẻ. 9. Đưa ra chỉ dẫn thích hợp cho nhân viên: đảm bảo rằng các nhân viên nhận thức đầy đủ về chính sách công ty, quy trình an toàn, hướng dẫn chính thức, bất cứ kết quả kiểm tra và yêu cầu pháp lý. 4.3.4. Lưu hồ sơ kết quả đánh giá rui ro Để đánh giá được phù hợp và đầy đủ, những mối nguy đáng kể và kết luận cần phải được ghi lại. Hồ sơ phải bao gồm chi tiết những yếu tố bị ảnh hưởng bởi mối nguy cùng với biện pháp kiểm soát và hiệu quả của chúng. Lập và cập nhật thành văn bản: 68