Đồ án So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

pdf 125 trang thiennha21 13/04/2022 7800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_so_sanh_danh_gia_chat_luong_cuoc_song_quality_of_life.pdf

Nội dung text: Đồ án So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (QUALITY OF LIFE, QoL) NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN 1 VÀ QUẬN 7 DỰA TRÊN KHẢ NĂNG PHỤC VỤ CỦA HỆ SINH THÁI Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS THÁI VĂN NAM Sinh viên thực hiện : BÙI THỊ ÁI NHƯ MSSV: 1411090394 LỚP: 14DMT04 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  2. BM05/QT04/ĐT Khoa: VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm ): Bùi Thị Ái Như MSSV: 1411090394 Lớp: 14DMT04 Ngành : Kỹ Thuật môi trường Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường 2. Tên đề tài : So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái. 3. Các dữ liệu ban đầu : Cá c nghiê n cứ u cu á E. Abásolo vá co ng sứ : “Đá nh giá đo ng go p cu á dich vu hê sinh thá i đo i chá t lứợ ng cuo c so ng(CLCS) đo thi”(2006) vá “Đá nh giá CLCS dứ á trê n dich vu hê sinh thá i cu á ho c sinh trong khu vứ c đo thi”(2007). Đê cá p đê n nhứ ng lợ i í ch tứ cá c dich vu hê sinh thá i á nh hứợ ng cu á chu ng đê n CLCS cu á con ngứợ i. 4. Các yêu cầu chủ yếu : 1) Tổng quan được cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài nghiên cứu. 2) Tiến hành việc thực hiện khảo sát và so sánh, đánh giá CLCS của người dân Quận 1 và Quận 7. • Xây dựng phiếu khảo sát và thực hiện chương trình khảo sát. • Phân tích phiếu khảo sát để so sánh và đánh giá ý kiến của người dân ở 2 khu vực về chất lượng môi trường sống. • Tiến hành thu thập các giá trị định lượng với các chỉ tiêu dịch vụ HST. 3) Tổng kết kết quả nghiên cứu và đề xuất các biện pháp 5. Kết quả tối thiểu phải có: 1) Đánh giá được mức độ hài lòng và mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái tại Quận 1 và Quận 7. 2) Phân tích, đánh giá, so sánh các dịch vụ hệ sinh thái tại 2 khu vực khảo sát dựa trên quan điểm của người dân và các số liệu định lượng. 3) Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ hệ sinh thái và CLCS tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Ngày giao đề tài: 7/5/2018 Ngày nộp báo cáo: 30/7/2018 Chủ nhiệm ngành TP. HCM, ngày tháng năm 2018 (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
  3. LỜI CẢM ĐOAN Tôi: Bùi Thị Ái Như xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở các số liệu liên quan và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. - Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao chép theo bất cứ đồ án tương tự nào. - Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án điều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tham khảo. - Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2018 Sinh viên Bùi Thị Ái Như
  4. LỜI CẢM ƠN Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô trong trường Đại học Công nghệ TP.HCM nói chung và các thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng, bộ môn Kỹ thuật Môi trường nói riêng, những người đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ và trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong năm năm vừa qua. Đặc biệt em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Thái Văn Nam, Giảng viên Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech cũng là giảng viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp thời gian qua, thầy đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ bảo, giải đáp mọi vấn đề thắc mắc và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Đồng thời thầy luôn đôn đốc, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, cổ vũ và đóng góp ý kiến trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2018 Sinh Viên Bùi Thị Ái Như
  5. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC HÌNH v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ vi LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan 3 3. Tính cấp thiết của đề tài 6 4. Mục tiêu của đề tài 6 4. Nội dung nghiên cứu 7 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 9 5.1. Đối tượng nghiên cứu 9 5.2. Phạm vi nghiên cứu 9 6. Phương pháp nghiên cứu 9 7. Cấu trúc của đồ án 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ĐỀ TÀI 11 1.1. Khái quát về chất lượng cuộc sống 11 1.1.1. Khái niệm 11 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư trên khía cạnh MT 11 1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 13 1.2.1. Vị trí địa lý, tự nhiên 13 1.2.2. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội 14 1.2.3. Tổng quan chất lượng cuộc sống ở TP.HCM 16 1.3. Tổng quan về hệ sinh thái đô thị 21 1.3.1. Khái niệm 21 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM i SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  6. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái 1.3.2. Thành phần của hệ sinh thái đô thị 21 1.3.3. Vai trò nghiên cứu khả năng đáp ứng của hệ sinh thái tới chất lượng cuộc sống 23 1.4. Dịch vụ hệ sinh thái và chức năng 25 1.4.1. Khái niệm 25 1.4.2. Chức năng của hệ dịch vụ hệ sinh thái 25 1.4.3. Mối liên hệ của dịch vụ hệ sinh thái (ES) và chất lượng cuộc sống (QoL) 27 1.5. Giới thiệu các dịch vụ hệ sinh thái đô thị 28 1.5.1. Giảm tiếng ồn, độ rung 28 1.5.2. Giảm ảnh hưởng đảo nhiệt 29 1.5.3. Kiểm soát ô nhiễm không khí 31 1.5.4. Khả năng hấp thụ khí cacbon 32 1.5.5. Hệ sinh thái cảnh quan 33 1.5.6. Thoát nước mưa 34 1.5.7. Giá trị giải trí 34 1.5.8. Cấp nước ngọt 35 1.5.9. Khả năng cung cấp thực phẩm 35 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1. Phạm vi nghiên cứu 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu 39 2.2.1. Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu và kế thừa 39 2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa bằng bảng hỏi 39 2.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp 41 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu 42 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM ii SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  7. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái 2.2.7. Phương pháp so sánh. 45 2.2.8. Phương pháp đánh giá chất lượng không khí 46 2.2.9. Phương tham khảo ý kiến của chuyên gia 46 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48 3.1. Thông tin chung về phiếu khảo sát 48 3.2. Đánh giá sự hài lòng và mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái 50 3.2.1. Đánh giá mức độ quan trọng 50 3.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng 53 3.3. So sánh, đánh giá hiện trạng chất lượng cuộc sống của người dân ở 2 quận 56 3.3.1. Giảm tiếng ồn, độ rung 56 3.3.2. Giảm ảnh hưởng đảo nhiệt 59 3.3.3. Giảm ô nhiễm không khí 62 3.3.4. Hấp thụ khí CO2 65 3.3.5. Cung cấp nước sạch 68 3.3.7. Cung cấp nguồn thực phẩm 74 3.3.8.Cung cấp hệ sinh thái cảnh quan 75 3.3.9.Thoát nước mưa 77 3.4. Đề xuất giải pháp và định hướng phát triển. 80 3.4.1. Giải pháp 80 3.4.2. Định hướng phát triển 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 Kết luận 90 Kiến nghị 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 95 PHỤ LỤC 1: THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT 1 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT 4 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ QCVN, TCVN 19 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM iii SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  8. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. AQI (Air Quality Index) : Chỉ số đánh giá chất lượng không khí. 2. BVMT : Bảo vệ môi trường 3. CLCS : Chất lượng cuộc sống 4. CLN : Chất lượng nước 5. EPA (United States Environmental Protection Agency): Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ 6. E-QoL (Ecosystem Services Quality of Life) : Đánh giá chất lượng cuộc sống 7. ES (Ecosystem Services ) : Dịch vụ hệ sinh thái 8. GDP : Chỉ số thu nhập bình quân đầu người 9. HDI (Human Development Index): Chỉ số phất triển con người 10. HST : Hệ sinh thái 11. HST ĐT : Hệ sinh thái đô thị 12. KT : Kinh tế 13. MT : Môi trường 14. QoL (Quality of Life) : Chất lượng cuộc sống 15. SXNN : Sản xuất nông nghiệp 16. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 17. UHI (Urban Heat Island ) : Hòn đảo nhiệt 18. WQI (Water Quality Index): Chỉ số đánh giá chất lượng nước 19. XH : Xã hội GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM iv SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  9. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các điểm quan trắc ở Quận 7 19 Hình 1.2: Thành phần của một hệ sinh thái đô thị 21 Hình 1.3 : Bề mặt không thấm của hệ sinh thái độ thị ảnh hưởng đến các dịch vụ hệ sinh thái 24 Hình 1.4: Xanh hóa không gian đô thị 25 Hình 1.5: Chức năng của hệ sinh thái 26 Hình 1.6: Quan hệ ES và QoL Error! Bookmark not defined. Hình 1.7: Sự dao động nhiệt độ trên toàn thành phố: nhiệt độ thấp ở khu vực nhiều cây xanh, và tăng cao ở khu vực nhiều công trình nhà ở (EPA, 2008a) 29 Hình 1.8: Rừng cây dầu gió ở tại Thái lan (Nguồn: kienviet.net) 33 Hình 2.1: Bản đồ Quận 7 36 Hình 2.2: Bản đồ Quận 1 37 Hình 2.3: Sơ đồ trình tự nghiên cứu 38 Hình 3.1: Mức độ quan trọng 9 dịch vụ hệ sinh thái của người dân ở 2 quận 52 Hình 3.2: Mức độ hài lòng 9 dịch vụ hệ sinh thái của người dân ở 2 quận 55 Hình 3.3: Xu hướng gia tăng hiện tượng đảo nhiệt ở khu vực nội thánh ra các khu vực ngoại thành 60 Hình 3.4: Khu vực quan trắc chất lượng không khí 63 Hình 3.5: Biểu đồ thể hiển chất lượng không khí 5 tháng đầu năm 2018 64 Hình 3.6: Vách chắn tiếng ồn giữ khu vực dân cư và đường giao thông 85 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM v SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  10. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Các loại dịch vụ của hệ sinh thái 25 Bảng 2.1: Phân loại chất lượng không khí theo chỉ số AQI 47 Bảng 3.1: Thông tin của người dân ở 2 phường 48 Bảng 3.2: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái ở Quận 1 51 Bảng 3.3: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái ở Quận 7 51 Bảng 3.4: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ hài lòng của các dịch vụ hệ sinh thái ở Quận 1 53 Bảng 3.5: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ hài lòng của các dịch vụ hệ sinh thái ở Quận 7 54 Bảng 3.6 : Tỷ lệ mức độ hài lòng ≥ 4 và không hài lòng ≤ 3 55 Bảng 3.7: Mức độ ồn ở 8 trạm quan trắc trên địa bàn TP.HCM 57 Bảng 3.8: Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (dBA) 57 Bảng 3.9 So sánh kết quả mức độ ồn của 2 quận 58 Bảng 3.10: So sánh diện tích cây xanh của hai khu vực 66 Bảng 3.11: Chất lượng nước tại khu vực phường Phú Mỹ, Quận 7 và phường Bến Nghé, Quận 1 70 Bảng 3.12: Thống kê các khu vực giả trí 74 Bảng 3.13: Hệ thống cảnh quan khu vực 2 phường 76 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM vi SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  11. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó mọi sinh vật tồn tại và phát triển, môi trường có ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đó với cuộc sống của con người. Để tồn tại và phát triển, con người tiêu thụ những gì mà môi trường cung cấp, mọi hoạt động tiêu thụ đều ảnh hưởng đến chất lượng môi trường hệ sinh thái. Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, của một quốc gia và nâng cao đời sống cho con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng đang phát sinh nhiều vấn đề nan giải. Nhiều nghiên cứu cho thấy, quá trình đô thị hóa quá nhanh gây ảnh hưởng đến môi trường, đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái và khả năng đáp ứng của hệ sinh thái đối với chất lượng cuộc sống của con người. Sự phát triển quá mức của quá trình đô thị hóa làm nảy sinh các vần đề môi trường (MT) gây sức ép đến hệ sinh thái và khả năng đáp ứng của hệ sinh thái đô thị như: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước; mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực, thực phẩm và đến đời sống của người dân; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường; đồng thời đô thị hóa làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường, Hệ sinh thái đô thị bao gồm các nhân tố vô sinh, hữu sinh và thành phần công nghệ cung cấp các dịch vụ sinh thái đáp ứng các nhu cầu sống và lợi ích của con người. Dưới sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa và tác động của con người, các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên dần bị mất đi. Cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các vần đề ô nhiễm môi trường ( không khí, nước, đất, rác thải, khói bụi, tiếng ồn, ) gây ảnh hướng đến các dịch vụ hệ sinh thái và chất lượng cuộc sống GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 1 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  12. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái của con người ở khu vực đô thị. Nên việc đánh giá khả năng phụ vụ của hệ sinh thái đến chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được các nhà khoa học và các chuyên gia đầu ngành quan tâm. Ở Việt Nam, thuật ngữ “chất lượng cuộc sống (CLCS)” đã được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng và là một chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và xã hội học. Nhưng trên khía cạnh môi trường chưa có một đánh giá nào cụ thể. Theo quan điểm của Emma Abasolo chất lượng cuộc sống liên quan đến khả năng đáp ứng của các dịch vụ hệ sinh thái đô thị, bao gồm 9 dịch vụ sau: giảm tiếng ồn độ rung, giảm ảnh hưởng đảo nhiệt, giảm ô nhiễm không khí, cung cấp khả năng hấp thụ CO2, cung cấp giá trị giải trí, giá trị cảnh quan, thoát nước mưa, cung cấp nguồn thực phẩm, cung cấp nguồn nước sạch. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của nhóm dân cư trong ngành xã hội học nhằm mục tiêu đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách an sinh xã hội phù hợp cho nhóm dân hướng tới phát triển bền vững. Vì vậy, đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu các dịch vụ, tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái. Tính đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam liên quan đến việc đánh giá chất lượng sống của người dân dựa trên khả năng phụ vụ của hệ sinh thái đặc biệt ở các đô thị. Quận 1 là khu đô thị được hình thành lâu đời trải qua quá trình đô thị hóa không ngừng làm thay đổi rất lớn đến hệ sinh thái khu vực và các dịch vụ của hệ sinh thái. Để đánh giá vấn đề đó ta so sánh với hệ sinh thái khu vực Quận 7 một đô thị mới hình thành và phát triển. Qua đó xem xét, đánh giá được các dịch vụ sinh thái ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của đô thị và đưa ra các mặt hạn chế và thiếu sót của các dịch vụ hệ sinh thái của các khu vực để có những biện pháp kịp thời nâng cao chất lượng cuộc sống con người. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 2 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  13. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái 2. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng cuộc sống và các tiêu chí do chất lượng cuộc sống đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới, đã có nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu về CLCS. Vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, một nhà dân số học người Ấn Độ (R.C.sharma) đề cập tới chất lượng cuộc sống “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” (Population, resources, environment and quality of life), ông nghiên cứu mối tương tác giữa CLCS dân cư với quá trình phát triển dân cư, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Theo ông, CLCS là sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân. Năm 1990, UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về phát triển con người - HDI (Human Development Index). Hệ thống các chỉ tiêu này đã phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ thống về phát triển con người, coi phát triển con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người. Đến năm 2006, Emma Abasolo và các công sự đưa ra đề tài nghiên cứu: Đánh giá đóng góp của dịch vụ hệ sinh thái đối với chất lượng đô thị (Measuring contribution of ecosystemservices to urban quality of life - Emma Abasolo, Kazunori Tanji, Osamu Saito, Takanori Matsui – 2006). Đề cập đến những lợi ích từ các dịch vụ hệ sinh (ES) thái mà con người trực tiếp thưởng thức, tiêu thụ, hoặc sử dụng để mang lại CLCS. Mục đích của đề tài này là để xem lại các phương pháp hiện có được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái và CLCS, và đề xuất một khuôn khổ mới có thể hữu ích trong việc công nhận liên kết giữa ES và CLCS ở đô thị. Được chia thành ba phần: 1) đóng góp của ES vào CLCS của đô thị, 2) các phương pháp thường được sử dụng, và 3) đề xuất một phương pháp tiếp cận mới. Tiếp đến năm 2007, Emma Abasolo và các cộng sự tiếp tục đề tài này theo phương pháp mới kế thừa đề tài trước đó: Đánh giá chất lượng cuộc sống (E-QoL) dựa trên hoạt động liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái của học sinh trong khu vực đô thị GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 3 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  14. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái (Evaluating the ecosystem services - related quality of life of students in the urban areas – Emma Abasolo, Takanori Matsui, Osamu Saito, And Tohru Morioka – 2007). Nghiên cứu này tập trung vào CLCS hoặc chất lượng cuộc sống liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái được định nghĩa là "sự hài lòng và đánh giá mức quan trọng của ES đến CLCS". Phương pháp đánh giá xã hội học được áp dụng trong nghiên cứu này bằng cách đánh giá mức độ hài lòng và quan trọng của người dân thông qua phiếu khảo sát. Khu vực Kanto được chọn làm địa bàn nghiên cứu do tầm quan trọng đối với Nhật Bản về kinh tế và xã hội. Khảo sát được tiến hành giữa các sinh viên từ ba trường đại học trong vùng Kanto. Và qua phân tích lưới hành động cho thấy các ES trong khu vực đô thị được ưu tiên là: kiểm soát ô nhiễm không khí, giảm khí nhà kính, giảm nhẹ ảnh hưởng của đảo nhiệt, và kiểm soát ô nhiễm nước. Thông qua khảo sát đưa ra kết luận cần cải thiện các nguồn cung cấp của bốn ES này cũng như số lượng và chất lượng của chúng nên được cải thiện để tăng CLCS của người dân khu vực. Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu chỉ dừng lại ở số liệu định tính thông qua phiếu điều tra xã hội học. Trong nghiên cứu của chúng tôi bên cạnh việc thu thập các số liệu điều tra xã hội học, chúng tôi sẽ thu thập thêm các dữ liệu đo đạc nhằm minh chứng và kiểm chứng các ý kiến của người dân. Tiếp đến năm 2008, Emma Abasolo và các công sự mở rộng đề tài nghiên cứu: Nhận thức và thái độ đối với dịch vụ hệ sinh thái ở khu vực đô thị (Perception and attitude towards ecosystem services in the urban areas - E. Abasolo, O. Saito, T. Matsui và T. Morioka – 2008). Dựa trên việc khảo sát ở khu vực Kanto ở Nhật Bản đại diện cho một khu vực thành thị trong một đất nước phát triển và khu vực Metro Manila ở Philippines đại diện cho một đô thị khu vực ở một nước đang phát triển. Chúng được chọn do tầm quan trọng về kinh tế và xã hội của 2 khu vực đến Nhật Bản và Philippines. Tương ứng khảo sát được tiến hành giữa các sinh viên từ ba trường đại học trong vùng Kanto và bốn trường đại học ở Metro Manila. Qua hoạt động lưới phân tích cho thấy ES được ưu tiên trong các khu đô thị là: ô nhiễm không khí, giảm khí hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu các ảnh hưởng của đảo nhiệt và kiểm soát sự ô nhiễm nguồn nước. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 4 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  15. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã đề cập tới vấn đề này một cách khái quát. Được sự quan tâm của thế giới, một dự án của UNDP đã được triển khai và đã phân tích quan hệ giữa dân số, tài nguyên, môi trường với phát triển trên phạm vi toàn quốc. Đây là những tiền đề lí luận và thực tiễn của nhiều công trình nghiên cứu về CLCS có liên quan với nhau. Các công trình liên quan đến CLCS đã được công bố: Nguyễn Quán: “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” (1995). Đỗ Thiên Kính: “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” (2003). PGS.TS Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng: “Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu” (2005). PGS.TS Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng: “Chỉ số tuổi thọ trong HDI, một số vấn đề thực tiễn Việt Nam” (2005). PGS.TS Nguyễn Thị Cành: “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” (2001). Bùi Vũ Thanh Nhật: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận hiện trạng và giải pháp. Trần Thị Thùy Trang: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắc Lắc. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả như Đỗ Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Lê Thị Phương Loan, Nguyễn Phong :“ Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993”, “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 199 -1998”, “Mức sống trong thời kì bùng nổ kinh tế Việt Nam 2001” đã điều tra và phân tích các vấn đề có liên quan đến mức sống của dân cư như thu nhập của người dân, trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục Đặc biệt là các báo cáo phát triển con người Việt Nam, đây là một công trình quan trọng được nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam tổng hợp từ nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc chuyên ngành khác nhau về lĩnh vực phát triển con người ở Việt Nam. Song các đề tài nghiên cứu ở việt Nam chưa nhấn GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 5 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  16. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái mạnh đến hệ thống các tiêu chí về hệ sinh thái về đánh giá chất lượng môi trường sống. 3. Tính cấp thiết của đề tài Nâng cao chất lượng cuộc sống là mục đích, mục tiêu của mọi người, mọi quốc gia, mọi dân tộc. Nhìn chung, chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới ngày càng được cải thiện, nâng cao dần. Nhưng tốc độ thay đổi đó diễn ra không đồng đều giữa các khối nước, các khu vực, các quốc gia và trong từng địa phương. Ở Việt Nam, quá trình đô thị đang diễn ra với tốc độ nhanh và khó kiểm soát. Đô thị hóa dẫn đến nhiều thay đổi có liên quan trực tiếp đến khí hậu và môi trường. Gây tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái tự nhiên, và góp phần không nhỏ vào biến đổi khí hậu, làm thay đổi diện mạo và chất lượng sống của người dân thành thị.Việc đánh giá tầm ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến CLCS của con người ngày càng được quan tâm. Đã có nhiều đề tài báo cáo về việc đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân đô thị song các đề tài trên chỉ đánh giá về các mặt vật chất (ăn, ở, mặc, đi lại, điều kiện và cường độ lao động ); về tinh thần (trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng, công bằng xã hội, hưởng thụ văn hóa, hưởng thụ giáo dục ) về mặt sức khỏe Nhưng chưa có báo cáo nào cụ thể đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân đô thị dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái tự nhiên (nhiệt độ, mức độ ô nhiễm không khí nước, việc cung cấp nguồn nước ngọt, mặt đất, tiếng ồn, hệ sinh thái cảnh quan, ). Vì vậy đề tài “So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái.” là cần thiết để nghiên cứu với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề chất lượng cuộc sống, giúp cộng đồng hiểu rõ hơn vai trò của hệ sinh thái môi trường đối với nhu cầu sống của con người, đồng thời góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh của người dân. 4. Mục tiêu của đề tài ❖ Mục tiêu tổng quát: GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 6 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  17. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 vá Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái. ❖ Mục tiêu cụ thể: • Đánh giá được mức độ hài lòng và mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái tại Quận 1 và Quận 7. • Phân tích, đánh giá, so sánh các dịch vụ hệ sinh thái tại hai khu vực khảo sát dựa trên quan điểm của người dân và các số liệu định lượng. • Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hệ sinh thái và chất lượng cuộc sống tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). 4. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc so sánh đánh giá chất lượng của các dịch vụ HST ở 2 khu vực Quận 1 và Quận 7, đưa ra kết luận khả năng phục vụ của HST ở 2 khu vực này đồng thời định hướng các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của người dân. Nội dung 1: Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài nghiên cứu Cơ sở lý luận ▪ Quan niệm về chất lượng cuộc sống ▪ Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư Tổng quan về khu vực nghiên cứu ▪ Vị trí địa lý, tự nhiên ▪ Trình độ phát triển kinh tế – xã hội ▪ Tổng quan về CLCS của người dân khu vực Quận 1 và Quận 7 Tổng quan về hệ sinh thái đô thị ▪ Khái niệm hệ sinh thái đô thị ▪ Thành phần của hệ sinh thái đô thị ▪ Vai trò của nghiên cứu sự đáp ứng của hệ sinh thái tới chất lượng cuộc sống Dịch vụ hệ sinh thái và chức năng của dịch vụ hệ sinh thái ▪ Khái niệm hệ sinh thái dịch vụ ▪ Chức năng của dịch vụ hệ sinh thái Giới thiệu các tiêu chí của dịch vụ sinh thái: GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 7 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  18. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái ▪ Tiếng ồn, độ rung ▪ Ảnh hưởng đảo nhiệt ▪ Ô nhiễm không khí ▪ Hấp thụ khí cacbon ▪ Hệ sinh thái cảnh quan ▪ Thoát nước mưa ▪ Giá trị giải trí ▪ Cấp nước ngọt ▪ Khả năng cung cấp thực phẩm Phương pháp đánh giá – nghiên cứu ▪ Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu từ các đề tài nghiên cứu liên quan ▪ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu ▪ Phương pháp điều tra thực địa bằng phiếu khảo sát Nội dung 2: Khảo sát đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân Quận 1 và Quận 7 Khảo sát định tính. ▪ Xây dựng phiếu khảo sát và thực hiện chương trình khảo sát. ▪ Phân tích phiếu khảo sát để so sánh và đánh giá ý kiến của người dân ở 2 khu vực về chất lượng môi trường (MT) sống. ▪ Tìm được yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến CLCS ở hai khu vực. Phân tích định lượng ▪ Tiến hành thu thập các giá trị định lượng với các chỉ tiêu dịch vụ HST. ▪ Đồng thời tiến hành lấy mẫu phân tích các đối với các tiêu chí chất lượng nước, không khí ở hai khu vực. Nội dung 3: Tổng kết kết quả nghiên cứu và đề xuất các biện pháp ▪ So sánh, đánh giá các tiêu chí giữa 2 khu vực thông qua mức độ hài lòng và mức độ quan trọng của người dân. ▪ Đánh giá khả năng đáp ứng của khu vực, đóng góp của dịch vụ vào đánh giá CLCS của người dân đô thị. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 8 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  19. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái ▪ Tổng kết lại các kết quả thu được sau khi thực hiện phân tích dữ liệu và tìm ra được nhân tố ảnh hưởng đến CLCS. ▪ Đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao CLCS người dân. 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu CLCS là vấn đề phức tạp đa dạng và thường xuyên thay đổi nhưng thời gian thực hiện đề tài có hạn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên đề tài chỉ giới hạn khảo sát, nghiên cứu một số tiêu chí cơ bản của của HST ảnh hưởng đến CLCS của người dân. • CLCS của người dân ở Quận 1 và Quân 7. • Khả năng đáp ứng của HST ĐT ở 2 khu vực trên. • So sánh, đánh CLCS của 2 khu vực, để xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư trên địa bàn Tp.HCM. 5.2. Phạm vi nghiên cứu ❖ Phạm vi về không gian Đề tài được nghiên cứu tại 2 quận của Tp.HCM: • Phường Phú Mỹ, Quận 7. • Phường Bến Nghé, Quận 1. ❖ Phạm vi về thời gian Số liệu và các nghiên cứu khảo sát được thực hiện vào tháng 6 và 7 năm 2018. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sẽ được đề cập cụ thể tại Chương 2 của đồ án này. 7. Cấu trúc của đồ án Toàn bộ nội dung chính của đề tài được chia thành 03 phần: mở đầu, 03 chương nội dung và kết luận – kiến nghị. Mở đầu: Đưa ra lý do chọn đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương 1: Tổng quan về đề tài lý luận và thực tiễn đề tài nghiên cứu. Trình bày về cơ sở lý luận; khu vực nghiên cứu; hệ sinh thái đô thị; các dịch vụ hệ sinh thái và chức năng của dịch vụ HST. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 9 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  20. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Trình bày các phương pháp nghiên cứu một cách cụ thể, phạm vi thực hiện của chương trình nghiên cứu cụ thể hơn, nội dung của một phiếu khảo sát và cách thức lấy số liệu, phân tích số liệu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trình bày kết quả của phiếu khảo sát, các kết quả của cả quá trình điều tra và phần thảo luận trao đổi. So sánh đánh giá CLCS của 2 khu vực; khả năng đáp ứng của HST; mối tương quan của dịch vụ HST và CLCS của người dân. Kết luận và kiến nghị. Tổng kết đề tài và đưa ra định hướng, giả pháp nâng cao CLCS của người dân. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 10 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  21. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về chất lượng cuộc sống 1.1.1. Khái niệm Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng về thể chất, tinh thần và xã hội. Đó cũng là một khái niệm rộng, phức tạp với nhiều yếu tố đánh giá về kinh tế - giáo dục - sức khỏe - môi trường. Nhưng trong đề tài này việc đánh giá CLCS chỉ gói gọn trong lĩnh vực MT và dựa trên khả năng phục vụ của HST. Một cuộc sống sung túc là một cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời, con người phải được sống trong một MT tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một MT xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội. CLCS còn được gắn liền với MT và sự an toàn của MT. Như vậy, có thể hiểu “Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần dựa trên sự tiện nghi thoải mái của con người được hưởng từ môi trường xung quanh” 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư trên khía cạnh MT CLCS và hạnh phúc hiện tại của con người tùy thuộc vào mức thu nhập, vào các điều kiện kinh tế và tài chính : Nhưng vấn đề là điều kiện sống có thoải mái hay không? Điều đó tùy thuộc vào sức khỏe, vào MT xã hội, vào kiến thức của từng người, vào các hoạt động văn hóa, vào thời gian để giải trí, nói chung là vào rất nhiều yếu tố không thể cân, đong, đo, đếm bằng tiền bạc. Có thể tổng hợp các tiêu chí đánh giá CLCS theo 3 nhóm sau : Sử dụng nước sạch : Sử dụng nước sạch luôn là nhu cầu bức thiết của mọi người. Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện nước sạch ảnh hưởng đến CLCS là tỷ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sạch So với nhu cầu về điện sinh hoạt thì nhu cầu về nước sạch cần thiết hơn nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe con GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 11 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  22. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái người. Hiện nay với sự ô nhiễm môi trường không ngừng, đặc biệt là môi trường nước, thì nước sạch dùng cho sinh hoạt càng khan hiếm. Sự gia tăng dân số ở các quốc gia đang phát triển và sự phát triển đô thị hóa không gắn liền công nghiệp hóa đã gây ra những hệ lụy cho nguồn nước mặt và nước ngầm. Ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam, dòng chảy ở các sông trong thành phố chứa đầy rác và trở thành dòng chảy rắn, gây mất mỹ quan đô thị. Theo ngân hàng thế giới (WB), trong 4,4 tỷ người sống ở các nước đang phát triển hiện nay trên thế giới có 1/3 trong số đó không được sử dụng nguồn nước sạch. Sự hưởng thụ đời sống tinh thần về giá trị giải trí: các nhu cầu về vật chất chỉ là một mặt trong CLCS con người. Bên cạnh đó con người cần được đáp ứng những nhu cầu về mặt tinh thần, nhu cầu này ngày càng đa dạng, phong phú và phát triển theo thời gian và đây cũng là tiêu chí để đánh giá đời sống cao hay thấp. Một số tiêu chí như là: số đầu sách, số thư viện, số người tập thể dục, các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí Môi trường sống : Môi trường sống hiện nay cũng là một chỉ tiêu để đánh giá CLCS, con người chỉ có thể phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực khi được sống trong không gian sạch sẽ, an lành và không bị ô nhiễm. Để hưởng thụ và nghỉ ngơi sau những giờ lao động, phục hồi sức lao động và tăng năng suất lao động. Xét về mặt xã hội, MT sống cần được đảm bảo an toàn, an ninh và không có các tệ nạn XH. Được sống trong MT an toàn, lành mạnh, được chăm lo cả về vật chất và tinh thần thì con người sẽ có nhiều cống hiến cho XH phát triển. Tóm lại, CLCS cần được xem xét dưới nhiều góc độ. Các chỉ tiêu đánh giá CLCS có sự tác động qua lại với nhau. Thường thì chúng tỷ lệ thuận với nhau, nghĩa là các quốc gia nào có thu nhập bình quân theo đầu người cao thì các chỉ số còn lại sẽ cao, đặc biệt là y tế và giáo dục. Tuy nhiên, có một số quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhưng chỉ số HDI lại không cao lắm. Vì vậy, cần quan tâm đến nhu cầu nghỉ dưỡng, sức khỏe và MT sống của con người khi vật chất đã cao. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 12 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  23. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Như vậy, CLCS bao gồm nhiều chỉ số trong mối quan hệ hữu cơ. Khi nghiên cứu CLCS cần đánh giá một cách tổng thể để đưa ra được những nhận định khách quan, từ đó có những giải pháp đúng đắn. 1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.2.1. Vị trí địa lý, tự nhiên ❖ Quận 1 Quận 1 là nằm ở trung tâm TP.HCM, là khu vực cao, nằm ở rìa Bắc của Nam Sài Gòn, Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, hướng gió mát từ Cần Giờ về. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 260C, đây là khu vực thông thoáng, ẩm mát quanh năm; hơn hẳn khu ngoại thành phía Bắc như Thủ Đức, Hóc Môn và Củ Chi. Hàng năm Quận 1 nhận được một lượng mưa đáng kể khoảng 1800 milimet, đây là lượng mưa tương đối thấp vì nằm ở ven sông, ven biển. Khi mưa thì số lượng nước thấm, giữ lại không bao nhiêu vì trên địa bàn quận đa số là bê tông, đường nhựa. Chính vì vậy mà các tháng nắng có hiện tượng khô khốc của khí hậu trong một số ngày. Là nơi tập trung các hệ thống sông ngòi kênh rạch, là nơi có các hệ thống bến cảng khá quan trọng trong quá trình phát triển hiện nay cũng như trong tương lai của Quận. Thổ nhưỡng, khí hậu của Quận 1 rất thuận lợi cho việc phát triển vùng đất này thành nơi trù phù, sầm uất. Với địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 - 6m, Quận 1 là vùng đất tương đối thấp của một móng đất nén dẽ, giàu đá ong, gọi là phù sa cổ Đồng Nai, có tới mấy vạn năm tuổi. Dọc theo bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé được hình thành một nền đê tự nhiên do phù sa mới, màu mỡ bồi đắp suốt mấy mươi thế kỷ qua. Vì thế đất đai của Quận 1 dùng cho xây dựng và trồng trọt đều rất tốt. Mặt đất của Quận 1 có độ phì khá, còn mang nhiều dấu vết của rừng già, giàu cây dầu, sao, bằng lăng. Hình ảnh còn sót lại, tuy không được tự nhiên của thảm rừng mưa nhiệt đới này là ở Thảo cầm viên, Tao Đàn và một vài nơi khác. Bên dưới lớp đất rừng này là một chiều dày hơn 200m phù sa cổ do hệ thống sông Đồng Nai bồi đắp suốt nửa triệu năm dư. Kẹp giữa những lớp cát sụn là những mạch nước GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 13 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  24. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái ngầm phong phú, có độ sâu từ 30m đến 200m. Bên dưới phù sa cổ là móng đá phiến sét không thấm, nó ngăn nước không cho tụt sâu hơn nữa. Qua nhiều năm khai thác, sử dụng, nguồn nước ngầm ở Quận 1 có lúc bị nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được phục hồi như cũ, có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao. ❖ Quận 7 Quận 7 được hình thành từ 05 xã phía Bắc và một phần Thị trấn huyện Nhà Bè cũ với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía Đông nam Thành phố. Địa hình quận 7 tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn, trung bình 0,6m đến 1,5m. Thổ nhưỡng của Quận 7 thuộc loại đất phèn mặn. Nguồn nước chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, một nữa năm ngọt, một nữa năm mặn, độ mặn tăng cao và kéo dài ngay cả trong mùa mưa hệ thống sông rạch chính của Quận 7 bao gồm sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Phú Xuân, rạch Đĩa, rạch Ông Lớn, kênh Tẻ và nhiều rạch nhỏ. Tổng diện tích đường bộ trên địa bàn quận khoảng 38 ha, chiếm 1.86% diện tích tự nhiên. Quận có khoảng 1.020 ha sông rạch, chiếm 28.38% diện tích tự nhiên. Trung bình hàng năm nhiệt độ là 270C, lượng mưa là 330 mm, độ ẩm trong năm 80%. 1.2.2. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội ❖ Quận 1 Về kinh tế Quận 1 có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển KT, đặc biệt các ngành KT như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư và xuất nhập khẩu, là khu trung tâm tài chính, dịch vụ, ngoại giao của Thành phố và Trung ương, là trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm văn hóa, giải trí lớn của TP. Về dân cư Dân số toàn quận là 187435 người, với mật độ là 24248 người/ km2(2010), đứng hàng thứ 4 về mật độ dân số so với các quận huyện khác trong TP. Quận 1 nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt, nên Quận 1 là nơi hội tụ nhiều dân cư, dân tộc từ nhiều nơi đến; trong đó có cả dân Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á tuy nhiên cộng đồng Việt vẫn chiếm tuyệt đại đa số. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 14 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  25. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Về văn hóa – giáo dục – xã hội Trong sự đa dạng của nền văn hóa của TP, thì văn hóa Quận 1 đóng một vai trò quan trọng, với những di sản văn hóa là điểm nổi bật nhất. Đó là những công trình kiến trúc, những công trình tôn giáo tín ngưỡng của nhiều cộng đồng dân cư tích hợp lại nơi đây. Địa bàn Quận 1 là nơi giao lưu gặp gỡ, sinh sống của nhiều cộng đồng dân cư. Nên từ lâu đã hình thành cho Quận 1 một sắc thái văn hóa rất riêng, khó lẫn lộn với một nơi nào khác. Trình độ chuyên môn và văn hóa của quận được xem là chiếm tỷ lệ cao so với các quận khác của Thành phố. Nơi đây cũng là vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc kể từ khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam. Gắn liền với những sự kiện trọng đại đó là những di tích cách mạng mang nhiều ý nghĩa, giá trị văn hóa cao. Gắn liền với những di tích là những lễ hội diễn ra cũng rất phong phú đa dạng, là địa điểm thường xuyên tổ chức các lễ hội lớn của TP ❖ Quận 7 Kinh tế Quận 7 có vị trí chiến lược trong khai thác giao thông thuỷ và đường bộ, đồng thời đây cũng là cửa ngõ phía Nam của TP.HCM, là cầu nối mở hướng phát triển của TP với biển Đông và thế giới. Với những giá trị đó, Quận 7 có điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay trên địa bàn Quận 7 đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Cityland Riverside, khu đô thị Nam Phú Villas, khu đô thị Him Lam - Kênh Tẻ Dân cư: Dân số quận là 274828 người, mật độ dân số bình quân là 7700 người/km2 (2010), tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh và phân bố không đều, Các di tích lịch sử văn hoá: Đình Tân Quy Đông, Đình thờ thân Thành Hoàng bổn cảnh, có sắc phong của vua Tự Đức; di tích Lịch sử Gò Ô Môi, nhà tưởng niệm Bác Hồ, nghĩa trang liệt sĩ Nhà Bè. Có 31 cơ sở tôn giáo, trong đó có 14 chùa, 10 tịnh thất, tịnh xá, 05 nhà thờ Thiên chúa giáo, 01 Hội thành tin lành, 01 nhà nguyện.Về các cơ sở tin ngưỡng dân GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 15 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  26. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái gian, có 03 đình, 01 đền, 11 miếụ Lễ hội truyền thống tại các cơ sở tin ngưỡng dân gian được tổ chức thường xuyên tập trung vào tháng 1, 2 âm lịch. 1.2.3. Tổng quan chất lượng cuộc sống ở TP.HCM Do ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và việc biến đổi khí hậu toàn cầu, gây thay đổi nhiều mặt đến CLCS của người dân TP.HCM. CLCS sống của các tầng lớp dân cư chịu tác động của nhiều hiện tượng tiêu cực. Những căn bệnh của một siêu đô thị như kẹt xe, ô nhiễm, ngập lụt đô thị phổ biến ở các thành phố lớn, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ô nhiễm MT đất là hậu quả của các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái, vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sinh vật sống trong đất. Sự ô nhiễm là do nhiều yếu tố khác nhau: do các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông nghiệp; các tác nhân hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu ; các tác nhân sinh học như trực khuẩn lỵ, thương hàn, ký sinh trùng ; tác nhân vật lý như nhiệt độ, chất phóng xạ Các chất thải trên chưa qua xử lý đã được đổ trực tiếp xuống đất, gây ô nhiễm nguồn đất. Yếu tố diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện nay: diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nước ta trải qua nhiều giai đoạn và biến động, hiện nay một thực trạng đang diễn ra gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nói riêng và chất lượng dân số nói chung là việc thu hồi đất nông nghiệp để làm khu công nghiệp. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ở mức báo động nghiêm trọng. Sự phát triển nhanh chóng các hoạt động công nghiệp, dịch vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số đòi hỏi nhu cầu dùng nước ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, tạo ra một sức ép lớn với nguồn nước. Bên cạnh đó công tác quản lý còn nhiều bất cập trong việc thăm dò, khai thác không có sự quy hoạch, kế hoạch gây tổn hại đến nguồn nước. Ô nhiễm nước ảnh hưởng rất lớn đến CLCS của cộng đồng dân cư. Mà nguyên nhân chính lại từ con người gây ra do sự thiếu ý thức, trách nhiệm, lợi ích trước mắt của bản thân mà quên đi ảnh hưởng lâu dài của nó. Về chất lượng bầu không khí đang dần bị biến đổi thành phần, tăng nhiều hơn những chất độc hại và khói bụi - ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề nóng bỏng không chỉ của riêng một quốc GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 16 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  27. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái gia mà là vấn đề chung của thế giới. Sự tác động tiêu cực đó làm cho sức khỏe con người, tuổi thọ trung bình giảm, bệnh tật gia tăng, suy thoái giống nòi làm cho chất lượng con người không đảm bảo, chất lượng dân số suy giảm. Rừng, cây xanh là một tài nguyên tự nhiên vô cùng quý giá đối với con người. Chưa kể đến tính KT cao trên hết, rừng, HST cây xanh có tác dụng về mặt tự nhiên rất lớn, có tác dụng điều hòa không khí, thanh lọc không khí, mang lại bầu khí trong lành cho cuộc sống. Rừng, cây xanh được ví như là “lá phổi xanh” của Trái Đất. Ngoài ra, rừng còn có tác dụng giữ đất, chống xối mòn đất, điều hòa lượng mưa và ngăn chặn lũ lụt xảy ra. Nhưng hiện nay, diện tích rừng, cây xanh ngày càng bị thu hẹp lại những hành động phá hoại rừng như chặt phá, khi thác rừng, cây xanh bừa bãi, đốt rừng cây làm nương rẫy chưa được kiểm soát chặt chẽ. Diện tích đất rừng, cây xanh che phủ cũng là một tiêu chí thể hiện chất lượng dân số như thế nào. Báo cáo tóm tắt hiện trạng chất lượng môi trường TP.HCM (Sở tài nguyên và môi trường TP.HCM chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM- 10/2016). Đối với chất lượng môi trường không khí Ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông gây ra (với 60% số liệu bụi quan trắc tại 12 vị trí giao thông vượt QCVN 05:2013/BTNMT và 99.17% số liệu mức ồn quan trắc được tại 12 vị trí giao thông vượt QCVN 26:2010/BTNMT). Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại khu vực ngã tư An Sương, Gò Vấp, Cát Lái có giá trị cao nhất trong 20 vị trí quan trắc chất lượng không khí. Nhìn chung, nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại 20 vị trí quan trắc trong tháng 10 năm 2016 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2015. Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại 20 vị trí quan trắc chất lượng không khí cụ thể như sau: Nồng độ trung bình giờ của CO quan trắc dao động trong khoảng 3.06 mg/m3 – 14.21 mg/m3, với 100% số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ CO trung bình 1 giờ: 30 mg/m3). Hàm lượng trung bình giờ của bụi lơ lửng GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 17 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  28. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái quan trắc tại 20 vị trí dao động từ 78– 536.95 μg/m3, 36% giá trị quan trắc không đạt QCVN (nồng độ bụi lơ lửng trung bình 1 giờ: 300 μg/m3). 3 Nồng độ PM10 trung bình 24 giờ dao động trong khoảng 48.11 – 98.70 μg/m , 100% số liệu đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ PM10 trung bình 24 giờ: 150 μg/m3). 3 Nồng độ trung bình giờ của NO2 dao động từ 14.30 – 76.9 μg/m , 100% số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ NO2 trung bình 1 giờ: 200 μg/m3). 3 Nồng độ trung bình giờ SO2 dao động từ 13.85 – 15.70μg/m , 100% số liệu 3 đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ SO2 trung bình 1 giờ: 350 μg/m ). Mức ồn: Với 60% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT, dao động từ 49.05 – 81.45 dBA. Chất lượng nước tại các điểm quan trắc sử dụng cho mục đích cấp nước: Triều lên (L): Các chỉ tiêu pH, nồng độ đầu, nồng độ COD và độ mặn tại các điểm quan trắc mục đích cấp nước đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Nồng độ BOD5 tại 17%, hàm lượng Photphat tại 33%, hàm lượng Amoni tại 67%, hàm lượng Coliform, nồng độ DO và hàm lượng TSS tại 100% điểm quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép. Triều rút (R): Các chỉ tiêu pH, nồng độ dầu, nồng độ COD và độ mặn tại các điểm quan trắc mục đích cấp nước đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Nồng độ BOD5 tại 17%, hàm lượng Photphat tại 50%, hàm lượng Amoni và nồng độ DO tại 83%, hàm lượng Coliform và hàm lượng TSS tại 100% điểm quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép. Kết quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu và Mn ở các điểm đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI cho thấy tại 6 điểm quan trắc khu vực thượng nguồn và điểm lấy nước thô cấp cho các nhà máy nước (điểm quan GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 18 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  29. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái trắc Hóa An, Trung An, Hòa Phú, Bến Củi, Bến Súc và kênh N46) có chỉ số WQI lên từ 11 – 60 và WQI rút từ 4 – 57, chỉ có điểm quan trắc Trung An và Hòa Phú phù hợp cho mục đích tưới tiêu, các điểm quan trắc còn lại có chỉ số WQI thấp, không phù hợp cho mục đích cấp nước nguyên nhân do trong tháng 10 năm 2016 độ đục, hàm lượng TSS và hàm lượng Coliform tại các trạm này luôn mức cao (vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Đối với các điểm quan trắc nước mặt dùng cho các mục đích khác: Triều Lên (L): Nhìn chung, các chỉ tiêu như nồng độ BOD5, nồng độ đầu, nồng độ COD và hàm lượng Photphat đo tại các điểm quan trắc mục đích khác đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Các chỉ tiêu độ pH tại 5%, hàm lượng Amoni và độ mặn tại 40%, nồng độ DO tại 70%, hàm lượng Coliform tại 75%, hàm lượng TSS tại 100% các điểm quan trắc vượt quy chuẩn cho phép nêu trên. Hình1.1: Các điểm quan trắc ở Quận 7 Triều Rút (R): Nhìn chung, các chỉ tiêu như độ pH, nồng độ BOD5, nồng độ đầu, nồng độ COD và hàm lượng Photphat đo tại các điểm quan trắc mục đích khác đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Các chỉ tiêu hàm lượng Amoni tại 30%, độ mặn tại 35%, hàm lượng Coliform tại GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 19 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  30. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái 60%, nồng độ DO tại 75%, hàm lượng TSS tại 90% các điểm quan trắc vượt quy chuẩn cho phép nêu trên. Kết quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu và Mn ở các điểm đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08- MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI cho thấy tại 20 điểm quan trắc khu vực sử dụng nước cho mục đích khác có chỉ số WQI lên từ 0 – 57 và WQI rút từ 4 – 72; điểm quan trắc Phú Mỹ (L), Sài Gòn (R), Ngã Bảy (L và R), Cái Mép (L) và Thầy Cai (R) phù hợp với mục đích tưới tiêu; các điểm quan trắc còn lại có chỉ số WQI thấp, nước bị ô nhiễm nặng. Cần tiếp tục theo dõi ở các kỳ quan trắc tiếp theo. Chất lượng nước kênh rạch: Nước tại hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có chất lượng tốt nhất trong 5 hệ thống kênh. Phần lớn các thông số pH, TSS, amoni, phosphat, DO, COD và BOD5 đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, loại B2. Tuy nhiên, tại vị trí Cầu số 1 ở phía cuối đoạn kênh có các thông số amoni, DO, COD và BOD5 không đạt quy chuẩn cho phép vào thời điểm nước ròng. Hai hệ thống kênh Tham Lương - Vàm Thuật và Tân Hóa - Lò Gốm có chất lượng nước thấp nhất trong 5 hệ thống kênh. Các thông số amoni, phosphat, COD và BOD5 không đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, loại B2. Hai hệ thống kênh còn lại gồm kênh Tàu Hủ - Bến Nghé và kênh Đôi - kênh Tẻ, tùy theo từng vị trí quan trắc và từng thời điểm (nước lớn hoặc nước ròng) có xuất hiện các thông số amoni, phosphat, DO, COD và BOD5 không đạt QCVN 08 MT:2015/BTNMT, loại B2. Nhìn chung, hàm lượng Coliform tại 5 hệ thống kênh vượt QCVN 08- MT:2015/BTNMT, loại B2. Từ những thực trạng môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân chúng ta thấy rằng, môi trường có tác động rất lớn và trực tiếp đến chất lượng dân số. Chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống có mối quan hệ biện chứng GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 20 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  31. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái với nhau. Chất lượng môi trường là cơ sở cho chất lượng dân số, còn chất lượng dân số là tiền đề cho chất lượng MT. Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ MT, nâng cao chất lượng MT để nâng cao CLCS của người. 1.3. Tổng quan về hệ sinh thái đô thị 1.3.1. Khái niệm Hệ sinh thái đô thị là một HST nhân tạo bao gồm yếu tố hữu sinh chủ yếu là con người và MT sống hạn chế trong không gian hẹp, có quan hệ xã hội giữa người và người đa dạng phức tạp, ngược lại quan hệ giữa người và thiên nhiên bị giới hạn. 1.3.2. Thành phần của hệ sinh thái đô thị Thành phần của một HST ĐT được trình bày như hình 1.2 sau : Vô sinh Hữu sinh Công nghệ Vi Không Động Nhà Trường Bệnh Đất Nước sinh Người khí thực máy học viện vật vật Hình 1.2: Thành phần của một hệ sinh thái đô thị Trong đó thành phần công nghệ quyết định và chi phối dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái. So với HST tự nhiên, HST ĐT có sự khác biệt rất nhiều. Vật cung cấp không được sản xuất tại chỗ mà phải vận chuyển từ nơi khác tới. Đó là lương thực, thực phẩm, rau quả cung cấp cho đô thị. Vật tiêu thụ chủ yếu và quan trọng nhất là người dân đô thị. Tại đây, thực vật, động vật hoang dại không đóng vai trò to lớn trong vật sản xuất và tiêu thụ. Hoạt động của HST đô thị do con người điều khiển. Con người phải đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng của HST. MT đô thị là một thành phần của MT vùng xung quanh, nó là kết quả của hoạt động vật chất của con người trong quá trình tác động tới thiên nhiên. MT đô thị luôn vận động và phát triển theo quy luật động học phức tạp, và tuân theo các quy luật của tự nhiên cũng như quy luật nhân tạo do con người tạo ra. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 21 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  32. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Vùng đô thị có mật độ tập trung dân cư lớn, làm biến đổi MT sống, có quan hệ trực tiếp với HST chuyển tiếp. Dân cư tập trung đông, dẫn đến hàng loạt những thay đổi lớn về môi trường sống làm cho MT sống trở nên quá tải. Các khu vực ao, hồ được chuyển thành đất xây dựng làm cho HST tự nhiên bị phá vỡ và xâm phạm. Vùng ngoại thành là vùng đệm tạo nên HST chuyển tiếp từ HST tự nhiên sang HST nhân tạo. Trong HST đô thị, MT rất quan trọng vì cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào MT. MT đáp ứng những nhu cầu cơ bản của chúng ta như không khí, nước, thức ăn. MT cung cấp cho chúng ta không gian để xây dựng nhà ở. Nó cũng cung cấp cho chúng ta vật liệu xây dựng như: đá, san hô, gỗ, cát, đất sét, nước, Các nhân tố vô sinh trong MT của HST ĐT sai khác rất nhiều so với các HST lân cận: bụi trong không khí thường lớn gấp 10-25 lần, bức xạ kém hơn 10-20%, mây phủ nhiều hơn 5-10%, nhiệt độ cao hơn 1-2 độ, độ ẩm không khí thấp hơn 3- 10%, gió kém hơn 20-30% và hàm lượng các khí CO, CO2, SO2, NOx trong không khí đều cao hơn. Ở các vực nước tầng mặt như sông hồ thuộc HST đô thị đều bị ô nhiễm ít nhiều. Nguyên nhân đưa đến sự khác nhau giữa HST ĐT và các vùng lân cận là do các hoạt động của quá trình đô thị: các hoạt động hàng ngày của người dân, các hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp. Tất cả các nhu cầu tiêu thụ về vật chất, năng lượng của đô thị đều tăng lên rất nhanh, thường là theo hàm số mũ và tất cả các loại sản phẩm thải ra như nước thải, chất thải rắn, đều cũng tăng lên tương ứng. Dân số đô thị (vật tiêu thụ chính của HST ĐT) tăng lên rất nhanh, không chỉ do gia tăng tại chỗ, mà còn do sự di dân từ các vùng nông thôn chuyển đến. Do vậy mà hạ tầng cơ sở của đô thị xuống cấp rất nhanh: thiếu nhà ở gây gắt, thiếu điều kiện vệ sinh và cấp nước, tắc nghẽn giao thông, thiếu nơi đổ rác thải, sinh ra ô nhiễm không khí, nước, đất, bụi và tiếng ồn, giảm đi các khu vực thoáng đãng, ao hồ, diện tích cây xanh và nơi giải trí. Tập quán sinh hoạt, cường độ hoạt động, GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 22 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  33. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái nghề nghiệp của người dân đô thị đều mang sắc thái riêng, khác với người dân ở vùng nông thôn. Các đặc điểm cơ bản của HST ĐT bao gồm: • Đây là một HST hở luôn có sự thay đổi theo thời gian, không gian về chất lượng lẫn số lượng. • HST đô thị mang tính động do sự phát triển xã hội. Sự phát triển này có thể ổn định hoặc không ổn định tuỳ thuộc vào mối quan hệ của các thành phần trong HST. • Về cấu trúc: HST đô thị nói chung là ổn định và đồng nhất. Có vùng trung tâm, ven nội và vùng ngoại ô. Sự thay đổi về cơ cấu của các vùng này mang dấu ấn thời gian và phản ánh sự phát triển nền KT•XH qua từng thời kỳ. • Bậc dinh dưỡng cuối cùng của HST đô thị là con người. Con người là thành phần ưu thế trong HST đô thị. Con người cũng là thành phần tạo nên năng lượng thứ cấp cuối cùng. Trong HST đô thị, ngoài các tác động của các yếu tố tự nhiên, con người còn chịu tác động của các yếu tố xã hội. Các yếu tố xã hội tác động lên con người rất mạnh, hơn các thành phần sinh vật khác của hệ. Thành phần công nghệ là thành phần tái tạo lại nguồn năng lượng cho HST. Nhờ có sự tái tạo này mà thành phần bậc dinh dưỡng cuối cùng là con người mới được ổn định. • Yếu tố giới hạn trong HST ĐT là tổ hợp tất cả các yếu tố. 1.3.3. Vai trò nghiên cứu khả năng đáp ứng của hệ sinh thái tới chất lượng cuộc sống Đa dạng sinh học cung cấp cơ sở cho các quá trình sinh thái và làm tăng chức năng HST như quá trình sinh sản, khả năng giữ lại nguồn dinh dưỡng của đất, tăng khả năng phục hồi và chống lại các rối loạn, ngoại xâm. Các chức năng HST là các vai trò khác nhau của quá trình sinh thái trong một HST. Đa dạng sinh học và các chức năng HST đều củng cố nguồn tích trữ tự nhiên sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ cho xã hội loài người. Đánh giá “Hệ Sinh thái Thiên niên kỷ 2005” đã định nghĩa dịch vụ hệ sinh thái là “lợi ích mà con người có được từ các hệ sinh thái” trong đó bao gồm: dịch vụ cung cấp (ví dụ: Thực phẩm và nước); dịch vụ điều tiết (ví dụ: Lọc không khí và GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 23 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  34. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái nước, điều tiết khí hậu, lũ lụt, bệnh tật, thiên tai và tiếng ồn); dịch vụ văn hóa (ví dụ: Giải trí, tâm linh, tôn giáo và lợi ích phi vật chất khác); và dịch vụ hỗ trợ (ví dụ: Sự hình thành đất, sản lượng sơ cấp và chu kỳ dinh dưỡng). Có rất nhiều nghiên cứu đã cho rằng cây xanh đô thị và các không gian xanh da trời (nước) cung cấp rất nhiều lợi ích sinh thái – môi trường – kinh tế và văn hóa xã hội. Ví dụ, trong nghiên cứu về Stockholm, Bolund & Hunhammar (1999) đã chỉ ra 7 loại hệ sinh thái địa phương: Cây xanh đường phố, bãi cỏ và công viên, rừng đô thị, đất canh tác, đất ngập nước, hồ, biển, suối. Các hệ sinh thái địa phương này cung cấp 6 “dịch vụ bản địa”: (1) thanh lọc không khí, (2) điều hòa khí hậu, (3) giảm tiếng ồn, (4) thoát nước mưa, (5) xử lý nước thải, (6) giải trí và giá trị văn hóa. Các dịch vụ HST này đã có “tác động đáng kể lên chất lượng cuộc sống” trong các khu vực đô thị. Tuy nhiên, có thể thấy các dịch vụ văn hóa của HST rất ít được nghiên cứu so với rất nhiều loại dịch vụ HST khác. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các dịch vụ HST và CLCS con người trong MT đô thị vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Để cải thiện vấn đề này, cần tích hợp các phương pháp nghiên cứu và bổ sung những phát hiện từ nhiều lĩnh vực khác, bao gồm các lĩnh vực như: Địa lý văn hóa, tâm lý MT, XH học, sinh thái cảnh quan, quy hoạch và thiết kế đô thị. Hình 1.3 : Bề mặt không thấm của hệ sinh thái độ thị ảnh hưởng đến các dịch vụ hệ sinh thái GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 24 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  35. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Hình 1.4: Xanh hóa không gian đô thị 1.4. Dịch vụ hệ sinh thái và chức năng 1.4.1. Khái niệm Dịch vụ hệ sinh thái - Ecosystem Services (ES): Dich vụ hệ sinh thái là các sản phẩm, hàng hóa, dich vụ có nguồn gốc bắt nguồn từ thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của con người hay những lợi ích từ các hệ sinh thái mà con người trực tiếp thưởng thức, tiêu thụ, hoặc sử dụng để mang lại hạnh phúc cho con người. 1.4.2. Chức năng của hệ dịch vụ hệ sinh thái Hệ sinh thái cung cấp cho xã hội các dịch vụ đa dạng và phong phú – từ nguồn nước sạch ổn định cho đến đất sản xuất và hấp thụ cacbon. Con người, các công ty và XH đều dựa vào những dịch vụ này – khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và điều tiết khí hậu. Các lợi ích đó chia làm các nhóm: Dịch vụ cung cấp như thực phẩm và nước; Dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng; Dịch vụ điều tiết như: điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất và dịch bệnh; Dịch vụ du lịch và văn hóa như: giá trị du lịch, giải trí, nghiên cứu, tôn giáo và các lợi ích phi vật chất khác. Bảng 1.1: Các loại dịch vụ của hệ sinh thái Rừng Biển Đất canh tác Hàng Lương thực Lương thực hóa môi Nước Thực phẩm Nhiên liệu trường Nhiên liệu Sợi GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 25 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  36. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Sợi Điều tiết khí hậu Điều tiết dịch bệnh Điều tiết khí hậu Dịch vụ Điều tiết lũ lụt Điều tiết khí hậu Lọc nước điều tiết Điều tiết dịch bệnh Lọc nước Dịch vụ Tái tạo dinh dưỡng Sản xuất cơ bản Kiến tạo đất hỗ trợ Kiến tạo đất Tái tạo dinh dưỡng Tái tạo dinh dưỡng Thẩm mĩ Thẩm mĩ Thẩm mĩ Dịch vụ Tinh thần Tinh thần Giáo dục văn hóa Giáo dục Giáo dục Giải trí Giải trí Nguồn: Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ 2005 Tuy nhiên hiện nay, nhiều HST chưa được định giá đúng mức hoặc không có giá trị kinh tế nào cả. Do quyết định hàng ngày được đưa ra chỉ ưu tiên làm sao để thu được lợi nhuận tài chính ngay lập tức, hàng loạt cấu trúc và chức năng của HST đều bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó. CLCS ĐÔ THỊ Hình 1.5: Chức năng của hệ sinh thái Việc đánh giá dịch vụ HST toàn diện nhất cho đến nay là Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ, quy tụ sự tham gia của trên 1300 nhà khoa học từ 95 quốc gia – đều cho chung một kết quả là trên 60% dịch vụ MT qua nghiên cứu đều đang suy giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ để chúng có thể phục hồi.( Washington, D.C. Viện Tài nguyên Thế giới, 2005) GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 26 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  37. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái 1.4.3. Mối liên hệ của dịch vụ hệ sinh thái (ES) và chất lượng cuộc sống (QoL) Cung cấp các dịch vụ HST Các dịch vụ của HST HST đô thị Các dịch vụ điều tiết ( hệ Các cá nhân thống làm mát) Dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái, năng lượng, giá trị Sức khỏe Các dịch vụ hỗ trợ (thực phẩm, nước) Kinh tế Các dịch vụ văn Nhu câu cho các thành phố hóa ( giải trí) Xã hội CLCS ĐÔ THỊ Đầu vào từ con người (dịch Đầu vào từ con thiên nhiên vụ nhân tạo) (quy định của HST) Nguồn: Nghiên cứu của Emma Abasolo và các cộng sự (2006). Hình 1.6: Quan hệ ES và CLCS Từ quan điểm của hệ thống, khuôn khổ cho đo đóng góp của dịch vụ HST vào CLCS đô thị là phát triển và điều này được thể hiện trong hình 1.6, các dịch vụ HST có thể được xem như là một hệ thống mở. Các dịch vụ HST bao gồm các: quy định, hỗ trợ và các dịch vụ văn hoá. Các dịch vụ này tương tác và hình thành các mối quan hệ chức năng nhất định ảnh hưởng đến dòng chảy của các dịch vụ HST. Hơn nữa, sự ổn định của toàn bộ hệ thống có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, như sự sẵn có của chất thay thế. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ tương tác giữa chúng. Tương tự như vậy, một số lĩnh vực đặc trưng HST đô thị: nhân khẩu học, sức khoẻ, kinh tế và xã hội. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi đầu vào bên ngoài từ các hệ sinh thái khác như hệ sinh thái nông thôn. Khi kết hợp với nhau, cả các dịch vụ sinh thái và đô thị hệ sinh thái đang hình thành các chức năng phức tạp mối liên hệ giữa các mối quan hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Sự hình thành của mối quan hệ được tạo điều kiện bởi dòng chảy của vật liệu, năng lượng và giá trị trên ranh giới hệ GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 27 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  38. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái thống. Sự tương tác này được xác định bằng CLCS đô thị. Mối quan hệ giữa chúng sẽ thay đổi theo thời gian để đáp ứng với mức độ đầu vào mà họ nhận được bởi họ và kết quả đầu ra lấy ra từ họ. 1.5. Giới thiệu các dịch vụ hệ sinh thái đô thị 1.5.1. Giảm tiếng ồn, độ rung Tiếng ồn, là một âm thanh không mong muốn, tác động tiêu cực đến CLCS của một cá nhân. Ô nhiễm tiếng ồn (Noise pollution) là tiếng ồn trong MT vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Người ta phát hiện ra rằng khi con người làm việc lâu dài trong khu vực có độ ồn cao thì lâu ngày cơ thể sẽ suy sụp, có thể gây một số bệnh như : Stress, bồn chồn và gây các rối loạn gián tiếp khác. Độ ồn tác động nhiều đến hệ thần kinh. Mặt khác khi độ ồn lớn có thể làm ảnh hưởng đến mức độ tập trung vào công việc hoặc đơn giản hơn là gây sự khó chịu cho con người. Ví dụ các âm thanh của quạt trong phòng thư viện nếu quá lớn sẽ làm mất tập trung của người đọc và rất khó chịu.Vì vậy độ ồn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng đáp ứng của hệ sinh thái. Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại TP.HCM là vấn đề báo động và bức xúc của người dân khu vực. Gây các tác động bất lợi là rối loạn giấc ngủ, tác động sinh lý, sức khoẻ và phúc lợi của con người (Harris et. al., 1997) . Mặc dù có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thế nhưng hiện tại, ô nhiễm tiếng ồn vẫn chưa được quan tâm và xử lý đúng mức như các dạng ô nhiễm khác. Trong TP có khá nhiều địa điểm rất ồn, các trạm quan trắc ghi nhận mức ồn dao động từ 55.09 – 79.30 dBA. 61.25% trong số các giá trị đo được vượt quá quy chuẩn (quy chuẩn tùy khu vực, tối đa 70 (dBA). Dich vụ HST ở đây cung cấp thảm thực vật có thể làm giảm tác động của tiếng ồn trong MT đô thị. Ở quy mô lớn, số lượng cây xanh và thực vật được trồng như rào cản tiếng ồn, để giảm tiếng ồn giao thông dọc theo các tuyến đường, các khu dân cư đô thị. Điều này đã được quan sát ở Hoa Kỳ và các nước ở Châu Âu (Bolund GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 28 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  39. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái và Hunhammar, 1999). Điều này cũng đang được thực hiện tại Nhật Bản (Bộ Môi trường, 2002) . 1.5.2. Giảm ảnh hưởng đảo nhiệt Hiện tượng đảo nhiệt – urban heat island (UHI), là hiện tượng tăng nhiệt độ cục bộ tạo nên một khu vực trung tâm như một “ốc đảo” có nhiệt độ cao hơn các nơi khác nên được gọi là “đảo nhiệt đô thị”. Hình 1.7: Sự dao động nhiệt độ trên toàn thành phố: nhiệt độ thấp ở khu vực nhiều cây xanh, và tăng cao ở khu vực nhiều công trình nhà ở (EPA, 2008a) Quá trình đô thị hóa ở các đô thị như xây dựng các tòa nhà, bê tông hóa, nhựa đường, và hoạt động công nghiệp của của con người ở khu đô thị đã gây ra hiện tượng đảo nhiệt là cho nhiệt độ trong nội ô cao hơn những vùng xung quanh. Có hai dạng đảo nhiệt đô thị phổ biến nhất là đảo nhiệt bề mặt (surface UHI) và đảo nhiệt không khí (atmospherice UHI). Đảo nhiệt bề mặt là hiện tượng mà ban ngày ánh nắng mặt trời làm nóng các bề mặt không được che phủ như mái nhà, tường, lề đường ở khu vực trung tâm đô thị. Trong khi đó, khu vực nông thôn và công viên do có nhiều bóng râm nên nhiệt độ các bề mặt có thể gần với nhiệt độ không khí. Do ảnh hưởng bởi tác động của ánh nắng mặt trời, hiện tượng đảo nhiệt đô thị bề mặt diễn ra cả ngày và đêm, đặc GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 29 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  40. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái biệt là mùa hè. Hiện tượng đảo nhiệt bề mặt được quan trắc bằng dữ liệu viễn thám (remote sensing data), sử dụng ảnh nhiệt để đo đạc sự phát xạ nhiệt và nhiệt độ của các bề mặt (Voogt & Oke, 2003). Đảo nhiệt không khí là hiện tượng mà không khí ở khu vực trung tâm đô thị ấm hơn không khí ở vùng ngoại ô. Ngoài ra, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ - Environmental Protection Agency (EPA), các nhà khoa học còn chia đảo nhiệt không khí thành hai loại: - Đảo nhiệt đô thị dưới tầng tán (canopy layer UHIs): xảy ra tại tầng không khí thấp, nơi con người sinh sống, có thể tính từ mặt đất đến các mái nhà hoặc đỉnh cây. - Đảo nhiệt đô thị biên (boundary layer UHIs): bắt đầu tính từ mái nhà hoặc đỉnh cây lên vùng khí quyển bên trên, khoảng 1.5km. Tuy nhiên, các nghiên cứu và phân tích thường chỉ tập trung vào hiện tượng đảo nhiệt đô thị dưới tầng tán, nơi mà đời sống con người chịu tác động trực tiếp từ nhiệt độ không khí. Hiện tượng đảo nhiệt không khí được quan trắc bằng phương pháp đo nhiệt độ không khí, có thể trải rộng khắp thành phố hoặc dùng phương pháp so sánh nhiệt độ ở từng khu vực cục bộ, ví dụ như so sánh nhiệt độ một khu trung tâm đô thị với một khu ngoại thành (Steward, 2011). Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm "hiệu ứng đảo nhiệt đô thị", giảm bức xạ, giảm nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt đất. Cây xanh hấp thụ bức xạ mặt trời để lục diệp hóa, nước bốc hơi từ bề mặt lá hút nhiệt nên cây xanh có tác dụng làm giảm nhiệt độ của môi trường xung quanh nó. Sau đây là các tác dụng cụ thể của cây xanh trong việc giảm nhiệt độ môi trường (Phạm Ngọc Đăng, Phạm Hải Hà - Nhiệt và khí hậu kiến trúc; Hà Nội - 2000). Cây xanh có thể hút được 30 – 80% bức xạ mặt trời chiếu tới tùy theo mức độ rậm rạp của lá. Cây càng có lá rậm rạp, tán lá to thì hút bức xạ càng nhiều vì tổng diện tích mặt lá hấp thụ, khuếch tán bức xạ và bốc hơi hút nhiệt càng lớn. Cây xanh có tác dụng cản bức xạ - che nắng cho không gian dưới lùm cây, có thể ngăn được 60 – 80 % bức xạ mặt trời, nhờ đó có tác dụng giảm nhiệt độ bề mặt đất và nhiệt độ không khí phía dưới tán lá của cây. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 30 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  41. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Cây xanh có tác dụng giảm bớt bức xạ phản xạ ra môi trường xung quanh. Hệ số Anbêđô của tường trắng đạt tới 0.7, tức là 70% bức xạ chiếu đến sẽ bị phản xạ ra xung quanh, lượng bức xạ này sẽ chiếu đến người đứng cạnh tường, đến các vật lân cận và đốt nóng chúng. Trong khi đó hệ số Anbêđô của cây xanh chỉ vào khoảng 0.2 – 0.3, nên môi trường xung quanh nó đỡ bị bức xạ phản chiếu đốt nóng hơn nhiều. Một cây lớn duy nhất có thể sử dụng 450 L nước mỗi ngày, điều này tiêu tốn 1000 MJ nhiệt năng lượng để thúc đẩy quá trình bốc hơi. Cây xanh của TP có thể làm giảm nhiệt độ mùa hè của TP một cách rõ ràng. Cây xanh cũng có thể thay đổi tốc độ gió ở khu vực đô thị hóa. Như vậy có thể thấy rằng cây xanh trong đô thị có vai trò rất tích cực tới môi trường nhiệt độ và sinh thái đô thị. Việc áp dụng cây xanh để thông gió tự nhiên là một trong những các phương pháp tiết kiệm năng lượng có hiệu quả để đối phó với mức nhiệt độ cao và độ ẩm vào mùa hè ở Nhật Bản và để cải thiện QOL không chỉ ở ngoài trời mà còn cũng trong không gian nội thất trong các tòa nhà (Kubota và Miura, 2000). 1.5.3. Kiểm soát ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí. Kiểm soát ô nhiễm không khí là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nguồn nhiễm. Cây xanh sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thu những khí độc như NO2, CO2, CO Theo nhiều nghiên cứu, cây xanh có thể hấp thụ tới 6% các loại khí thải độc. Cây xanh sẽ giúp lọc bớt bụi bẩn, đồng thời thải ra nhiều O2. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 31 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  42. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Bên cạnh đó, cây xanh còn có tác dụng hấp thu bức xạ, thải ra hơi nước làm không khí bức bối của đô thị trở nên mát mẻ, trong lành hơn. Đồng thời, khi ánh sáng mặt trời gay gắt, tán cây sẽ che chở cho con người, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra cây xanh còn giúp chắn gió và giảm tiếng ồn, giúp cuộc sống của người dân trở nên yên tĩnh hơn. 1.5.4. Khả năng hấp thụ khí cacbon Hấp thụ khí CO2 là khả năng hấp thụ khí CO2 của cây xanh góp phần làm cơ sở đánh giá sự giảm lượng phát thái khí hà kính và hàm lượng khí cacbonic. Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một cây khỏe mạnh có thể hấp thụ khoảng 2,5 kg CO2/ năm, một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ 3000 đến 7000 hạt bụi/ m3 không khí. Một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng O2 cần thiết cho 4 người. Theo nghiên cứu của Đại học (Michigan State University, Urban Forestry), sự hiện diện của một cây ở gần nhà giảm 30% lượng không khí ô nhiễm. Một cây trưởng thành hút mất 450 lít nước trong đất rồi lại trả về không khí dưới dạng hơi nước để làm mới không khí. Một cây phong có đường kính 30cm, trong một mùa nó có thể hút được lượng chất kim loại nặng trong đất như 60 mg cadmium, 140 mg chrome, 820 mg Nickel, và 5200 mg chì. Lợi ích trực tiếp và gián tiếp của cây xanh đối với chất lượng cuộc sống đô thị đóng góp vai trò quan trọng vượt trội trong việc bù đắp lượng khí phát thải cacbon từ quá trình công nghiệp và quá trình đô thị hóa. Rừng Hoa Kỳ ước tính rằng trong Khu đô thị Portland, cây cối giữ 12516 tấn lượng cacbon hàng năm và loại bỏ hơn 2 triệu kg chất ô nhiễm không khí mỗi năm (Kane, 2003). Tại khu vực Chicago, Bộ Hoa Kỳ Lâm nghiệp tính rằng một cây duy nhất có một thân cây chu vi 30 inch loại bỏ 200 pounds carbon dioxide (CO2), với sự loại bỏ lớn nhất diễn ra trong những tháng mùa hè (GHASP, 1999). Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, cây xanh sẽ hút nước từ đất, hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời và hấp thụ khí cacbonic (CO2) từ không khí để tiến hành lục diệp hóa và nhả ra khí Oxygen (O2) - rất hữu ích đối với sức khỏe con người và giảm GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 32 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  43. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái thiểu khí "nhà kính" (gây biến đổi khí hậu), làm cân bằng giữa lượng khí Oxy và CO2. Ví dụ: Một cây cao 30m, trưởng thành có thể hấp thụ khoảng 22.7 Kg khí CO2 trong một năm, tương đương gần với lượng thải ra trung bình của một xe hơi sử dụng cho 41.5 Km. Những cây này, có thể sản xuất ra lượng 2.721 Kg khí Oxy trong 01 năm, khối lượng này dự tính có thể hỗ trợ nhu cầu sinh hoạt ít nhất cho 02 người. Dựa theo kết quả nhiên cứu của đại học Melboure, cây sinh trưởng càng nhanh, thì cây sẽ càng nhanh già cỗi, công suất quang hợp và hấp thụ carbon gia tăng theo độ tuổi. Vì vậy, sự bền vững trong quá trình sinh trưởng của cây xanh rất quan trọng để đánh giá lại yếu tố MT và sự hấp thụ khí CO2. Hình 1.8: Rừng cây dầu gió ở tại Thái lan (Nguồn: kienviet.net) 1.5.5. Hệ sinh thái cảnh quan Hệ sinh thái cảnh quan là một khu vực không đồng nhất được cấu thành bởi một cụm của các HST tương tác với nhau, được lặp lại trong 1 không gian, với các kích thước, hình dáng, và quan hệ không gian khác nhau trong khắp cảnh quan. Cung cấp hệ sinh thái cảnh quan là khả năng cung cấp các dịch vụ sinh cảnh như các dich tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu vui chơi giải trí ăn uống, đáp ứng giá trị về mặc tinh thần cũng như vật chất của con người. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 33 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  44. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Mỗi cảnh quan có các kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật, và kiểu sử dụng đất khác nhau. Một cách thức khác để xem xét một cảnh quan là xem nó như một thể khảm của các đám sinh cảnh mà qua đó sinh vật di chuyển, cư trú, sinh sản, và cuối cùng chết và trở về với đất. Dịch vụ HST cảnh quan cung cấp hệ thống các mảng xanh đô thị, vành đai xanh đô thị và mặt nước xanh , có các cảnh quan kiến trúc đẹp đẽ. 1.5.6. Thoát nước mưa Thoát nước mưa là vận chuyển nước mưa ra khỏi thành phố, khu dân cư, khu công nghiệp một cách nhanh chóng và có tổ chức để tránh xảy ra ngập lụt. Ở các thành phố, với cơ sở hạ tầng được xây dựng với bê tông và đường xá bao phủ mặt đất, 60% lượng nước mưa trở thành nước chảy mặt kết quả tăng lượng mưa lũ lớn và chất lượng nước bị suy thoái thông qua việc thu gom đô thị ô nhiễm đường phố. Tình trạng chung ở TP.HCM đó là hệ thống thoát nước bị quá tải vào mùa mưa và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Cây xanh sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các cống thoát nước bằng cách giữ lại nước mưa. Trung bình, một cây xanh phổ biến có thể giữ được từ 200 đến 290 lít nước trong 1 năm. Bên cạnh đó, tán phủ của cây xanh có thể trở thành màng chắn lọc nước hữu hiệu, giúp lưu lại trong đất dưới dạng nước ngầm. Ở các vùng thực vật chỉ có 5-15% nước mưa chảy xuống mặt đất, với phần còn lại bay hơi hoặc xâm nhập mặt đất (Bolund và Hunhammar, 1999). Một cây trưởng thành có thể tiêu thụ lên đến 1.135 lít nước mỗi ngày, và tán của nó có thể chặn đến 28% lượng mưa lớn (GHASP, 1999). 1.5.7. Giá trị giải trí Giá trị giải trí là đáp ứng nhu cầu sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo dựa trên HST cảnh quan khu vực. Khu vực đô thị, thành phố là một MT căng thẳng do sự phất triển nhanh chóng và mật độ dân cư lớn. Các khía cạnh giải trí của tất cả các HST ĐT, với khả năng chơi và nghỉ ngơi, có lẽ là dịch vụ HST có giá trị cao nhất ở các thành phố (Bolund và Hunhammar, 1999). GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 34 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  45. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Giá trị giải trí ngoài trời cung cấp cơ hội để nâng cao CLCS và tăng cường sự tương tác xã hội của con người và do đó giúp nâng cao tinh thần sống cộng đồng và hòa nhập với xã hội (Di sản thiên nhiên Scotland, 2002 như đã đề cập bởi Morris, 2003). Không gian xanh cũng có tầm rất quan trọng trong cuộc sống tinh thần của con người, được công nhận là những tiêu chí đóng góp chính cho chất lượng MT, sức khoẻ con người và hạnh phúc ở khu vực nội thành và ngoại ô (Ulrich, 1984; Grahn, 1989; Kaplan và Kaplan, 1989 như được đề cập bởi Morris, 2003). 1.5.8. Cấp nước ngọt Tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống con người là rất quan trọng. Sự sống sẽ không tồn tại trên mặt đất nếu không có nước. Trong khi khoảng 75% của trái đất được bao phủ bởi nước, chỉ có 1% nước của thế giới có thể hữu ích cho nhu cầu của con người, tức là, nước ngọt. Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm nguồn nước cây xanh làm giảm dòng chảy bằng cách phá vỡ lượng mưa trực tiếp xuống đất do đó cho phép nước chảy xuống tán lá và thân cây trước khi xuống mặt đất. Tiếp nhận và giữ chất lắng đọng; hòa tan chất dinh dưỡng và chất ô nhiễm, chất thải. Điều tiết nước mưa, hạn chế ngập lụt cho khu vực xung quanh và tiếp nhận nước thải sinh hoạt. 1.5.9. Khả năng cung cấp thực phẩm Cung cấp nguồn thực phẩm là khả năng đáp ứng nguồn thực phẩm đô thị của người dân trên khu vực, là đo lường số lượng và chất lượng diện tích trồng hoặc các khu vực có thảm thực vật (như cây cối, hoa màu, Ở các thành phố, khả năng cung cấp nguồn thực phẩm ngày càng bi thu hẹp do mật độ dân số trong khu vực đô thị tăng lên, do đó nhu cầu về lương thực cũng tăng theo. Như vậy mục đích chính dịch vụ HST là tạo ra một đô thị phát triển xanh cung cấp như một phương tiện để đảm bảo an ninh lương thực tiếp cận thực phẩm tươi, giá cả phải chăng và bổ dưỡng. Đồng thời giảm tình trạng mất an ninh lương thực ảnh hưởng đến QOL của người dân đô thị, có những biên pháp đến chất lượng an toàn vệ sinh lương thực thực phẩm. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 35 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  46. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phạm vi nghiên cứu Lựa chọn 2 phường để khảo sát, đánh giá. ❖ Phường Phú Mỹ, Quận 7. Diện tích: 3.73km2 ; dân số: 6674 người; mật độ dân số: 1990 người/km2 Cơ sở lựa chọn: Hệ sinh thái đa dạng, tốc độ phát triển đô thị nhanh,về chất lượng cuộc sống thì khu vực này được đánh giá cao về không gian thoáng đãng, giao thông thông thoáng, là khu vực đô thị được xây dựng theo hướng quy hoạch đồng bộ về hệ thống hạ tầng kĩ thuật như khu nhà chung cư, nhà liên kế, nhà biệt thự, khu thương mại văn phòng, khu cộng đồng, khu vực cây xanh, Hình 2.1: Bản đồ Quận 7 ❖ Phường Bến Nghé, Quận 1. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 36 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  47. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Diện tích: 2.42 km2; dân số: 16906 người; mật độ dân số: 6790 người/km2 Cơ sở lựa chọn: là khu vực nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt, nên là nơi hội tụ nhiều dân cư, dân tộc từ nhiều nơi đến; các thành phần trong XH, là vùng giao thoa của văn hóa, kiến trúc đông tây và tập trung nhiều khu trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại, phát triển nhất khu vực. Hình 2.2: Bản đồ Quận 1 Việc khảo sát CLCS được thực hiện tại phường Bến Nghé, Quận 1 và phường Phú Mỹ, Quận 7, Tp.HCM việc nghiên cứu khảo sát được chia thành 2 phần. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 37 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  48. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Phần định tính là việc khảo sát ý kiến của người dân ở hai khu vực về sự hài lòng đối với CLCS dựa trên sự đáp ứng các dịch vụ của HST. Các phiếu phiếu khảo sát được tiến hành với đối tượng là người dân sống tại 2 khu vực phường này. Phần định lượng là việc kế thừa các đề tài, kết quả các nghiên cứu, thông qua điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích các mẫu thực tế tại 2 khu vực đưa ra giá trị thể cụ thể nhằm so sánh kết quả tương quan với phần thứ nhất. Cụ thể quá trình nghiên cứu được trình bày trong Hình 2.3: Tìm hiểu, tổng hợp, biên hội và kế thừa các tài liệu có liên quan Khảo sát bằng phiếu điều tra Kế thừa kết quả nghiên cứu trước, người dân ở 2 khu vực Quận 1 và điều tra, lấy mẫu phân tích thực tế về Quận 7 về các tiêu chí của HST các chỉ tiêu HST của khu vực Quận 1 và Quận 7 Phân tích phiếu khảo sát và so sánh Phân tích các chỉ số trong phòng thí tính hiệu quả của các dịch vụ HST nghiệm hoặc trung tâm phân tích So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống của hai khu vực tìm ra được nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Đề xuất, định hướng các biện pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường Hình 2.3: Sơ đồ trình tự nghiên cứu GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 38 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  49. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu và kế thừa những kết quả từ các nghiên cứu Trước hết nghiên cứu tìm tài liệu về các nghiên cứu, tham khảo với các nghiên cứu trước, tham khảo các bài báo về vấn đề dịch vụ HST, CLCS của con người nhìn trên khía cạnh môi trường, đô thị sinh thái học, trên thế giới và ở Việt Nam. Nguồn tài liệu nghiên cứu được tham khảo trong khóa luận, đồ án rất đa dạng bao gồm: giáo trình, Báo cáo khoa học, Số liệu thống kê, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng từ các bài báo đăng trên tạp chí khoa học, Kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu sẵn có liên quan như: Tham khảo và kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề CLCS, hệ sinh thái đô thị, các dịch vụ hệ sinh thái, các vấn đề môi trường, Tài liệu tổng quan chung về điều kiện tự nhiên, tình hình KT­ XH, các đề tài đánh giá CLCS của dân cư TP.HCM. Những thông tin, số liệu này được tổng hợp, thu thập thông qua các báo cáo chuyên đề của các cơ quan chức năng và từ các trang web liên quan. Những thông tin, tài liệu được thu thập sẽ là cơ sở để hình thành đề tài nghiên cứu, đưa ra đề cương và giải quyết vấn đề cần nghiên cứu là so sánh, đánh giá CLCS dựa trên khả năng phục vụ của HST. 2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa bằng bảng hỏi ❖ Chọn mẫu và xác định kích thước mẫu Phương pháp chọn mẫu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện đã được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì dựa trên sự thuận lợi và dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà người điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác người trả lời dễ tiếp cận hơn, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí thu nhập thông tin cần thiết. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 39 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  50. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc -2005). Về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Xác định kích thước mẫu: Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý, độ tin cậy cần thiết. Kích thước mẫu càng lớn thì càng tốt nhưng lại tốn chi phí và thời gian.Vì vậy, hiện nay hầu hết các nhà nghiên cứu xác định kích thước mẫu thông qua công thức kinh nghiệm. Đây là phương án vừa khá tin cậy về kết quả vừa tiết kiệm được chi phí và khả thi trong thời gian có hạn. Việc nghiên cứu bằng phiếu khảo sát chất lượng cuộc sống của người dân ở khu vực Quận 1 và Quận 7 nhằm kiểm tra định tính khả năng phụ vụ của hệ sinh thái nên cỡ mẫu được lựa chọn theo công thức : n = 2 1+ ∗(1–푒) Trong đó: ✓ n: số mẫu phiếu cần tính ✓ N: tổng số hộ dân của phường đó ✓ e: độ tin cậy (e = 0.9), nghĩa là xác xuất P = 90%. Kết quả khảo sát phản ánh được 90% ý kiến của toàn bộ các hộ dân trên địa bàn. 16906 Từ đó ta tính được: n Quận 1 = = 100 phiếu 1+16906∗(1–0.9)2 6674 n Quận 7 = = 100 phiếu 1+6674∗(1–0.9)2 Vậy chọn cỡ mẫu khảo sát là 200 phiếu khảo sát: • 100 phiếu khảo sát ở phường Phú Mỹ, Quận 7. • 100 phiếu khảo sát ở phường Bến Nghé, Quận 1. ❖ Thiết kế câu hỏi, bảng khảo sát Bảng hỏi điều tra bao gồm các phần: 1) thông tin cá nhân; 2) kiến thức và tầm quan trọng của các dịch vụ HST và 3) sự hài lòng của người dân với các dịch vụ HST. Phần thứ nhất thể hiện bối cảnh xã hội - nhân khẩu học của quá trình khảo sát. Phần thứ hai nhằm mục đích tìm hiểu về tầm quan trọng của mỗi các dịch vụ HST. Phần thứ ba mục đích đo sự hài lòng của người trả lời với từng dịch vụ HST. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 40 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  51. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Phần giới thiệu: Giới thiệu và mục đính khảo sát đề tài. Phần I: Thông tin cá nhân: Họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, hôn nhân, thu nhập, Phần II: Phần thứ hai tìm hiểu về nhận thức của người dân về các dịch vụ của HST. Người dân sẽ được xem danh sách các dịch vụ HST và sắp xếp tầm quan trọng của chúng từ quan trọng nhất đến không quan tromg nhất. Những gợi ý khác cũng sẽ được hỏi về lý do tại sao các dịch vụ HST lại quan trọng đối với họ. Phần III: Phần thứ ba nhằm đo lường sự hài lòng với các dịch vụ HST ở khu vực đô thị Người dân sẽ đánh giá mỗi các dịch vụ HST với mức độ hài lòng bằng thang điểm Likert từ 1 – 5. (1. Rất không hài lòng, 2. Không hài lòng, 3. Bình thường, 4. Hài lòng, 5. Rất hài lòng). Nếu họ không hài lòng với ít nhất một dịch vụ HST, họ sẽ được yêu cầu đề xuất về làm thế nào để cải thiện chúng để họ sẽ tận hưởng cuộc sống trong thành phố nhiều hơn. Việc xây dựng phiếu khảo sát được dựa trên nghiên cứu (Evaluating the ecosystem services-related quality of life (E-QoL) of students in the urban areas – Emma ABASOLO, Takanori MATSUI, Osamu SAITO, and Tohru MORIOKA – 2007). Phiếu câu hỏi được thực hiện dưới dạng các câu hỏi đóng và bảng hỏi với mong muốn sẽ mang lại những kết quả thiết thực nhất nhằm thuận tiện nhất cho quá trình đánh giá và so sánh khả năng phụ vụ của HST tại từng khu vực đến CLCS của người dân, các câu hỏi được chỉnh sửa và thay đổi cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. ❖ Thiết kế phiếu khảo sát : (Phục lục 1). 2.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp Sau khi thực hiện khảo sát ta tiến thống kê các thông tin chung về phiếu khảo sát, xử lý các ý kiến và đánh giá sự hài lòng và mức độ quan trọng của các dịch vụ HST. Số liệu thống kê và xử lý được tổng hợp và tiến hành rút ra những nhận xét, GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 41 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  52. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái đánh giá và đưa ra kết luận khoa học, khách quan đối với vấn đề cần nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện cũng như thực hiện việc thảo luận về kết quả đạt được. 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu 2.2.5.1.Giảm tiếng ồn, độ rung So sánh và đánh giá thông qua các số liệu đo đạc, quan trắc tại 2 khu vực với QCVN 26:2010/BTNMT ­ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. 2.2.5.2.Giảm ảnh hưởng đảo nhiệt Tiêu chí này được đánh giá qua sự chênh lệch nhiệt độ của 2 khu vực khảo sát -trung tâm đô thị với nhiệt độ khu vực ngoại thành. Thông qua việc lấy số liệu nhiệt độ trung bình của các khu vực so sánh, phân tích tích đánh giá với các thông tin có liên quan. 2.2.5.3. Kiểm soát ô nhiễm không khí Việc ngăn ngừa và kiểm soát sự ô nhiễm không khí thông qua nhiều yếu tố, bao gồm: • Kiểm soát và đánh giá các nguồn thải của khu vực. Trong đó, cả 2 khu vực đều là khu vực đô thị nên nguồn thải gây ô nhiễm không khí tại 2 khu vực chủ yếu từ các phương tiên giao thông . • Mảng xanh và số lượng cây xanh khu vực. một số cây xanh có thể giúp ích thực hiện xử khí một số chất thải từ phương tiện giao thông, giúp giảm bớt nguồn ô nhiễm không khí. • Ở những mùa khác nhau việc ô nhiễm không khí cũng có những biến đổi khác nhau. Đặc biệt vào mùa mưa, không khí ẩm ướt sẽ giúp cho không khí thoáng hơn. • Việc áp dụng các biện pháp xanh tại khu vực như sử dụng nhiên liêu sạch, xây dựng hệ thống mảng xanh, áp dụng kĩ thuật xanh trong sản suất và chế tạo, Việc đánh giá mức độ ô nhiễm không khí thông qua số liệu đánh giá AQI ở các khu vực đánh giá và thông qua ca số liêu liệu điều tra có thể thu thập được. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 42 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  53. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái 2.2.5.4. Khả năng hấp thụ khí cacbon Tiêu chí này được đánh giá thông qua tổng diện tích cây xanh trên đầu người và tổng diện tích tích mặt nước.Và so sánh với TCVN 9257 : 2012 ­ Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn thiết kế. 2.2.5.5. Hệ sinh thái cảnh quan Cung cấp hệ sinh thái cảnh quan là khả năng cung cấp các dịch vụ sinh cảnh như các dich tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu vui chơi giải trí ăn uống, đáp ứng giá trị về mật tinh thần cũng như vật chất của con người. Tại những khu vực này con người sẽ được dịch vụ hệ sinh thái đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí, thường thức nghệ thuật, nghĩ dưỡng, du lịch, tâm linh, Việc đánh giá hệ sinh thái cảnh quan thông qua việc thống kê các dạng mô hình sinh thái, kiến trúc cảnh quan. Đánh giá thông qua mức độ phong phú, đa dạng có tính thẫm mỹ và diện tích bình quân đầu người/ ha. 2.2.5.6. Thoát nước mưa Thoát nước mưa là viêc vận chuyển tiêu thoát nguồn nước thải, nguồn nước chảy tràn bề mặt ra khỏi khu vực thành phố, khu dân cư, khu công nghiệp một cách nhanh chóng và có tổ chức để tránh xảy ra ngập lụt. Việc đánh giá hệ thống thoát nước mưa khu vực đô thị dựa trên hệ thống các tiêu chí: • Hệ thống thoát nước nhân tạo (hệ thống các đường ống thoát nước) • Mật độ các đường ống thoát nước • Chiều dài và kích thước của các đường ống • Thời gian xây dựng hệ thống • Tốc độ thoát nước nhanh chậm của hệ thống • Hệ thống thoát nước tự nhiên • Diện tích đất và khả năng thẩm thấu nước qua bề mặt • Diện tích cây xanh và mảng xanh khu vực • Hệ thống kênh rạnh,sông ngòi • Thông qua việc thống kê các điểm ngập úng GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 43 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  54. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái • Khả năng xử lý mùi hôi của các hệ thống. Thông các tiêu chí đánh giá dịch vụ thoát nước mưa khu vực đô thị trên có thể sử dụng tiêu chí đánh giá hệ thống thoát nước nhân tạo và thông qua việc thông kê các điểm ngập úng trên địa bàn 2 khu vực khảo sát để đánh giá và nhận xét. Vì 2 khu vực được khảo là những khu vực đô thị sầm uất, mật độ bê tông hóa cao đồng thời tiêu chí này có thể dể dàng thống kê và điều tra ở 2 khu vực. 2.2.5.7.Giá trị giải trí Giá trị giải trí là đáp ứng nhu cầu sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo dựa trên hệ sinh thái cảnh quan khu vực. Các giá trị giải trí là các khu vực mà con người có thể thực hiện các hoạt động vui chơi, giải trí như ăn uống, thư giản, xem phim, đọc sách, câu cá, trò chuyện, tụ tập, chụp hình, hệ sinh thái đô thị cung cấp nhiều khu vực vui chơi giải trí, được đánh giá thông qua việc so sánh sự đa dạng phong phú các mô hình vui chơi, đồng thời kết hợp với việc tính diện tích trên đầu người của khu vực. 2.2.5.8.Cấp nước sạch Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009. Nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi. Như vậy nước sạch có chất lượng cao hơn nước hợp vệ sinh. Nước sạch là một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hằng ngày của mọi người và đang đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện sinh hoạt cho người dân. Nước sạch bao gồm: GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 44 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  55. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái • Nước hợp vệ sinh dùng trong hoạt động sinh hoạt, sử dụng hàng ngày để tắm rửa, giặt giũ, nấu nướng, là nước đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/Bộ Y tế. • Nước dùng cho ăn uống là nước đạt quy chuẩn chất lượng nước sinh hoạt ăn uống QCVN 01:2009/BYT. Tiêu chí được đánh giá thông qua việc lấy mẫu nước tại hai khu vực sử dụng nước ăn uống sinh hoạt một ngày sau đó được tiến hành phần tích các chỉ tiêu và so sánh kiểm tra các các chỉ tiêu với QCVN 01:2009/BYT. (sự dụng quy chuẩn 01 do nguồn nước cung cấp cho cả các cơ sở sản xuất, chế biến, ) 2.2.5.9. Khả năng cung cấp thực phẩm Đánh giá thông qua tổng diện tích đất nông nghiệp và các biện pháp đáp ứng nhu cầu sử dung nguồn thực phẩm của con người. 2.2.7. Phương pháp so sánh • Dùng số liệu nghiên cứu phân tích ở các mẫu thực địa để so sánh với các thông số môi trường, chỉ số môi trường, tiêu chuẩn môi trường, đồng thời so sánh các chỉ tiêu của các dịch vụ HST tương ứng với các QCVN, TCVN. • Dùng các số liệu phân tích từ các mẫu của các chỉ tiêu hệ sinh thái so sánh đánh giá mối tương quan của các dịch vụ hệ sinh thái với phiếu khảo sát thực địa về sự hài lòng của các hộ dân tại khu vực khảo sát. • Đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng và chức năng của dịch vụ hệ sinh thái đến khu vực TP.HCM. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 45 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  56. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái 2.2.8. Phương pháp đánh giá chất lượng không khí AQI -Air Quality Index là một chỉ số để đánh giá chất lượng không khí. Là chỉ số đại diện cho nồng độ của một nhóm các chất ô nhiễm gồm: CO, NO2, SO2, O3 và bụi, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí khu vực ven đường hoặc dân cư trong Thành phố, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. AQI như một thước đo chạy từ 0 đến 500. Giá trị AQI càng cao, mức độ ô nhiễm không khí càng lớn và mối quan ngại về sức khỏe càng lớn. EPA ­ Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ đã chỉ định một màu cụ thể cho từng loại AQI để giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc ô nhiễm không khí có đạt đến mức độ không lành mạnh trong cộng đồng của họ hay không. Ví dụ: màu cam có nghĩa là các điều kiện "không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm", trong khi màu đỏ có nghĩa là các điều kiện có thể "không lành mạnh cho mọi người", Quy trình tính toán và sử dụng AQI trong đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh bao gồm các bước sau: 1. Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định liên tục (số liệu đã qua xử lý). 2. Tính toán các chỉ số chất lượng không khí đối với từng thông số theo công thức. 3. Tính toán chỉ số chất lượng không khí theo giờ/theo ngày. 4. So sánh chỉ số chất lượng không khí với bảng xác định mức cảnh báo ô nhiễm môi trường không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. • Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc - Các thông số thường được sử dụng để tính AQI là các thông số được quy định trong QCVN 05:2009/BTNMT bao gồm: SO2, CO, NOx, O3, PM10, TSP; - Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo kiểm soát chất lượng số liệu. So sánh chỉ số chất lượng không khí đã được tính toán với bảng GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 46 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  57. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng bảng xác định giá trị AQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau: Bảng 2.1: Phân loại chất lượng không khí theo chỉ số AQI Chỉ số chất Giá trị số Ý nghĩa lượng không khí Chất lượng không khí được coi là thỏa đáng, và ô Tốt 0 50 - nhiễm không khí gây ra ít hoặc không có rủi ro. Chất lượng không khí được chấp nhận; tuy nhiên, đối với một số chất gây ô nhiễm có thể là mối quan tâm Vừa phải 51 100 - về sức khỏe vừa phải cho một số lượng rất nhỏ những người nhạy cảm bất thường với ô nhiễm không khí. Không lành mạnh Các thành viên của các nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh cho các nhóm 101-150 hưởng sức khỏe. Công chúng nói chung không có khả nhạy cảm năng bị ảnh hưởng. Mọi người có thể bị ảnh hưởng sức khỏe; các thành Không khỏe mạnh 151-200 viên của các nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về sức khỏe. Rất không lành Cảnh báo về sức khỏe: mọi người có thể bị ảnh hưởng 201 300 mạnh - nghiêm trọng hơn về sức khỏe. Cảnh báo sức khỏe của tình trạng khẩn cấp. Toàn bộ Nguy hiểm 301 500 - dân số có nhiều khả năng bị ảnh hưởng. Nguồn: 2.2.9. Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án, đề tài được góp ý và bổ sung chỉnh sửa nhiều lần của giảng viên hướng dẫn những chuyên gia để đưa ra hướng đi đúng đắn, gợi ý nhằm đạt tới kết quả tốt nhất. GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 47 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
  58. So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thông tin chung về phiếu khảo sát Quá trình khảo sát ý kiến của người dân được tiến hành qua 2 đợt khảo sát, tổng số phiếu được phát ra là 211 phiếu (lý do số phiếu được phát ra cao hơn so với cỡ mẫu lựa chọn là do phòng trường một số phiếu khảo sát không hợp lệ), trong đó: • 108 phiếu ở khu vực phường Bến Nghé, Quận 1 Đợt 1: 58 phiếu ở khu vực phường Bến Nghé, Quận 1 (các phiếu khảo sát được thu thập tại các khu vực: công viên Bạch Đằng, nhà thờ Đức Bà, trường đại học xã hội Nhân Văn, đài truyền hình và dọc theo tuyến đường Tôn Đức Thắng, Lê Duẫn, ). Đợt 2: 50 phiếu (khu vực gần và trong công viên Thống Nhất, ) • 103 phiếu ở khu vực phường Phú Mỹ, Quận 7 Đợt 1: 57 phiếu ở khu vực phường Phú Mỹ, Quận 7 (các phiếu khảo sát được thu thập dọc tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, Phạm Hữu Lầu,Tường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải, chợ Phú Long, ). Đợt 2: 46 phiếu (các khu vực phất phiếu: gần UBNN phường Phú Mỹ, công viên cầu Ánh Sao và khu vực gần cầu Phú Mỹ, ) Lý do tại các khu vực này số lượng dận cư đông tập trung đông, dễ dàng tiếp cận. Thông tin chung về người dân được khảo sát tại 2 khu vực và mức độ tương đồng được thể hiện dưới bảng 3.1: Bảng 3.1: Thông tin của người dân ở 2 phường Bến Nghé,Quận 1 Phú Mỹ, Quận 7 ` Giá trị Tần số % Tần số % 15~24 tuổi 56 51.9 41 39.8 25~44 tuổi 28 25.9 36 35.0 Tuổi 45~64 tuổi 18 16.7 23 22.3 65 tuổi trở lên 6 5.5 3 2.9 Tổng 108 100 103 100 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 48 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ