Đồ án Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

pdf 150 trang thiennha21 12/04/2022 6750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_khao_sat_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_cac_giai_phap.pdf

Nội dung text: Đồ án Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CHO VÙNG NÔNG THÔN HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Võ Lê Phú Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thi Đăng MSSV: 1151080055 Lớp: 11DMT01 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là đề tài do tôi thực hiện trên cơ sở thực tiễn và nghiên cứu lý thuyết dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Võ Lê Phú. Mọi tham khảo trong trong Luận Văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, thời gian, địa điểm công bố. Nếu có bất kỳ sự sao chép không hợp lệ nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, ngày .tháng 08 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thi Đăng
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành ngoài nhờ sự cố gắng, nỗ lực của bản thân còn có sự động viên, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô Khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường – trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn quý giá cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Võ Lê Phú, là giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình góp ý, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi hoàn thành tốt bài Đồ án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Huyện Gò Dầu – Tỉnh Tây Ninh đã cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài của tôi. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè đã hỗ trợ trong quá trình đi khảo sát để tôi hoàn thành tốt bài Đồ án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể thầy cô cùng Ban lãnh đạo cũng như các chuyên viên tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Gò Dầu ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Cảm ơn ba mẹ và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Đồ án tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Thi Đăng
  4. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC i CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH vii CHƯƠNG: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Nội dung nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp luận 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4 4.2.1. Phương pháp quan sát trực tiếp 4 4.2.2. Phương pháp kế thừa số liệu 4 4.2.3. Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia 4 4.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp 4 4.2.5. Phương pháp dùng phiếu Khảo sát 5 5. Phạm vi đề tài 5 6. Ý nghĩa khoa học 6 7. Bố cục Đồ án 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 1.1.Khái niệm nông thôn, môi trường nông thôn 8 1.1.1.Khái niệm môi trường 8 1.1.2.Khái niệm nông thôn 8 1.1.3.Khái niệm môi trường nông thôn 8 i
  5. Đồ án tốt nghiệp 1.2. Hệ sinh thái môi trường nông thôn 9 1.2.1.Phân loại nông thôn 9 1.2.2. Cấu trúc sinh thái môi trường nông thôn 11 1.3. Hoạt đông môi trường nông thôn 14 1.4. Vệ sinh môi trường nông thôn 16 1.4.1. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật 16 1.4.2. Vấn đề rác thải sinh hoạt nông thôn 18 1.4.3. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi 20 1.4.4. Ô nhiễm làng nghề 21 1.4.5. Hiện trạng môi trường nước 22 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GÒ DẦU TỈNH TÂY NINH 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên 25 2.1.1. Vị trí địa lý 25 2.1.2. Địa hình thổ nhưỡng 26 2.1.3. Khí hậu và địa chất, thủy văn 27 2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất 29 2.2.Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 31 2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế 31 2.2.2. Gia tăng dân số 33 2.2.3. Hiện trạng sơ sở hạ tầng 34 2.2.4. Phát triển công - nông nghiệp 37 2.2.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 39 2.2.6.Những vấn đề môi trường cần quan tâm 39 2.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 41 2.4 Cấu trúc môi trường nông thôn huyện Gò Dầu 41 ii
  6. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VỆ SINH NÔNG THÔN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH 3.1. Vệ sinh môi trường nông thôn 44 3.1.1. Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi 44 3.1.2. Ô nhiễm môi trường do nhà tiêu không hợp vệ sinh 46 3.1.3. Tình hình vệ sinh môi trường tại các chợ 47 3.1.4. Tình hình vệ sinh môi trường tại trường học 48 3.1.5. Ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón, thuốc BVTV 49 3.2 Hiện trạng môi trường nông thôn huyện Gò Dầu 50 3.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước 50 3.2.2. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn 63 3.2.3. Hiện trạng môi trường đất 66 3.2.4. Hiện trạng chất thải rắn 69 3.2.5. Các giải pháp môi trường đã thực hiện tại địa phương 72 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỆ SINH NÔNG THÔN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH 4.1. Tình hình sử dụng nước của người dân huyện Gò Dầu 82 4.2. Tình hình nhà tiêu hợp vệ sinh 83 4.3. Tình hình xử lý chất thải 85 4.3.1. Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt 85 4.3.2. Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt 86 4.3.3. Tình hình xử lý chất thải vật nuôi 87 4.4. Ô nhiễm môi trường do hoạt động canh tác 88 4.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV 89 4.6. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khỏe 92 4.6.1. Ảnh hưởng đến con người 93 iii
  7. Đồ án tốt nghiệp 4.6.2. Ảnh hưởng đến vật nuôi 94 4.7. Đánh giá nhận thức cộng đồng 94 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CHO VÙNG NÔNG THÔN HUYỆN GÒ DẦU TỈNH TÂY NINH 5.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm và giải pháp 98 5.2. Giải pháp quản lý 100 5.2.1. Giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng 100 5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quản lý đối với việc sử dụng thuốc BVTV 102 5.2.3. Các giải pháp về tình hình sử dụng nước 103 5.3. Giải pháp kỹ thuật 104 5.3.1. Xử lý chất thải rắn 104 5.3.2. Đề xuất mô hình Biogas cho hộ gia đình 106 5.3.3. Cải tạo nhà vệ sinh 111 5.3.4. Đề xuất mô hình VAC, VACR để xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi . 115 5.3.5. Đề xuất mô hình sản xuất phân hữu cơ đơn giản cho hộ gia đình nông dân 117 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 120 2. Kiến nghị 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC A 1 PHỤ LỤC B 7 PHỤ LỤC C 11 iv
  8. Đồ án tốt nghiệp CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo Vệ Thực Vật BCL Bãi Chôn Lấp BYT Bộ Y Tế BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa COD Nhu cầu oxy hóa học CCN Cụm Công Nghiệp CTR Chất Thải Rắn CTRSH Chất Thải Rắn Sinh Hoạt C/N Tỉ Lệ Cacbon/Nito ĐKTN Điều Kiện Tự Nhiên HTX Hợp Tác Xã HVS Hợp Vệ Sinh QCVN Quy Chuẩn Việt Nam QLNN Quản lý Nhà Nước KPH Không phát hiện KCN Khu Công Nghiệp KHKT Khoa Học Kỹ Thuật MPM Most Probable Number NXB Nhà Xuất Bản NN&PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NQ Nghị Quyết v
  9. Đồ án tốt nghiệp UNICEF Qũy Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UBND Uỷ Ban Nhân Dân STT Số Thứ Tự TSS Tổng Chất Rắn Lơ Lửng TDS Tổng chất rắn hòa tan trong nước TN & MT Tài Nguyên và Môi Trường TNHH MTV Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên VAC Vườn Ao Chuồng vi
  10. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sự thay đổi môi trường nông thôn xưa và nay 15 Bảng 2.1. Đặc điểm khí tượng thủy văn tại huyện Gò Dầu 27 Bảng 2.2. Hiện trạng diện tích đất huyện Gò Dầu 30 Bảng 2.3. So sánh diện tích đất năm 2006 và 2010 trên địa bàn huyện Gò Dầu 30 Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2008-2013 tại huyện Gò Dầu 31 Bảng 2.5. Dân số huyện Gò Dầu từ năm 2009 - 2013 33 Bảng 2.6. Diện tích và mật độ dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu 2014 33 Bảng 3.1. Tổng số gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện 44 Bảng 3.2. Tình hình nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Gò Dầu 46 Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu nước thải năm 2014 61 Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 68 Bảng 3.5. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2014 70 Bảng 5.1. Vật liệu cần để xây dựng hầm Biogas cải tiến 110 vii
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Vị trí của huyện Gò Dầu 25 Hình 3.1. Lượng rác trung bình tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu 48 Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt tại huyện Gò Dầu năm 2014 52 Hình 3.3. Giá trị TSS tại các vị trí quan trắc năm 2014 53 Hình 3.4. Giá trị DO tại các vị trí quan trắc năm 2014 53 Hình 3.5. Giá trị BOD5 tại các vị trí quan trắc năm 2014 54 Hình 3.6. Giá trị COD tại các vị trí quan trắc năm 2014 55 + Hình 3.7. Giá trị N-NH4 tại các vị trí quan trắc năm 2014 56 3- Hình 3.8. Giá trị P-PO4 tại các vị trí quan trắc năm 2014 56 Hình 3.9. Giá trị sắt tại các vị trí quan trắc năm 2014. 57 Hình 3.10. Nồng độ Coliform tại các vị trí quan trắc năm 2014. 58 Hình 3.11. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước dưới đất năm 2014. 59 + Hình 3.12. Giá trị N-NH4 tại các vị trí quan trắc nước dưới đất năm 2014 60 Hình 3.13. Hệ thống ao sinh học và ruộng lúa xử lý nước thải chăn nuôi tại trang trại hộ Nguyễn Thành Thọ 62 Hình 3.14. Phương pháp xử lý nước thải tại trang trại Nguyễn Hữu Thuấn 63 Hình 3.15. Giá trị tiếng ồn tại các điểm quan trắc không khí năm 2014 64 Hình 3.16. Hàm lượng bụi tại các điểm quan trắc năm 2014 65 Hình 3.17. Sơ đồ vị trí lấy mẫu chất lượng môi trường đất năm 2014 67 Hình 4.1. Tình hình sử dụng nguồn nước 82 Hình 4.2. Dụng cụ trữ nước hộ gia đình 82 Hình 4.3. Dụng cụ lưu trữ nước hộ gia đình 83 Hình 4.4. Giếng khoan bị nhiễm phèn 83 Hình 4.5. Tình hình sử dụng nhà tiêu HVS của hộ gia đình 84 Hình 4.6. Nhà tiêu không HVS của hộ gia đình 84 Hình 4.7. Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt của người dân 85 viii
  12. Đồ án tốt nghiệp Hình 4.8. Rác thải ở bờ ao 85 Hình 4.9. Hình thức xử lý nước thải 86 Hình 4.10. Ao thu nước thải sinh hoạt hộ gia đinh 86 Hình 4.11: Nước thải sinh hoạt được thải chung với nước thải vật nuôi hộ gia đình ông Võ Quang Huy ấp Phước Tây, xã Phước Thạnh 87 Hình 4.12. Hình thức xử lý chất thải 88 Hình 4.13. Hố thu chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý 88 Hình 4.14. Đốt cỏ và rơm khô tại hộ gia đình anh Lâm Quốc Thắng ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 89 Hình 4.15. Tình hình mua thuốc BVTV của người dân tại địa phương 90 Hình 4.16. Tình trạng sử dụng đồ bảo hộ 91 Hình 4.17. Tình trạng xử lý bao bì, chai lọ của người dân 91 Hình 4.18. Bao bì chai lọ được vứt ở mương, kênh rạch trên địa bàn ấp Chánh, xã Hiệp Thạnh 92 Hình 4.19. Số trường hợp mắc bệnh của người dân 93 Hình 4.20. Những con gà được thả rong và phân gà được thải tự nhiên ra đất 94 Hình 4.21. Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn 95 Hình 5.1. Sơ đồ xử lý nước ngầm có chất lượng nước nguồn loại C theo tiêu chuẩn TCXD 223: 1999. (Trịnh Xuân Lai, 2004) 104 Hình 5.2. Mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải ở hộ có đội thu gom rác 105 Hình 5.3. Mô hình thu gom, phân loại, xử lý của hộ dân tự xử lý rác 106 Hình 5.4. Sơ đồ hoạt động hầm Biogas cải tiến. (Hồ Trọng Nghĩa, 2013) 109 Hình 5.5. Nhà tiêu tự hoại 2 ngăn 111 Hình 5.6. Mô hình nhà tiêu thấm dội nước vùng nông thôn 113 Hình 5.7. Hệ thống xử lý kết hợp sử dụng nước thải quy mô nhỏ (Hệ sinh thái VAC)116 Hình 5.8. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh vật kết hợp nuôi cá 117 ix
  13. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG MỞ ĐẦU Chƣơng này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm các phần sau: 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Nội dung nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Phạm vi đề tài 6. Ý nghĩa khoa học 7. Bố cục Đồ án 1
  14. Đồ án tốt nghiệp 1. Lý do chọn đề tài Tây Ninh được xem là một trong những tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là tỉnh đầu mối và là cửa ngõ giao thông về đường bộ quan trọng vào Campuchia và các nước Asean; có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của quốc gia; là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ - thương mại - du lịch của các nước tiểu vùng sông Mê Kông vì có vị trí địa lý nằm trong trục không gian phát triển chính của vùng trục dọc có tuyến cao tốc đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 - tuyến N2) đi qua, trục ngang có tuyến đường Xuyên Á (Thành phố Hồ Chí Minh – cửa khẩu Mộc Bài) và Quốc lộ 22 B (Gò Dầu - cửa khẩu Xa Mát). Huyện Gò Dầu nằm phía Nam tỉnh Tây Ninh với 8 xã và 1 thị trấn, có tổng diện tích là 25.998,51 ha, chiếm 6,42 % diện tích toàn tỉnh Tây Ninh. Huyện Gò Dầu có đường Xuyên Á và Quốc lộ 22B đi ngang qua, vì vậy huyện Gò Dầu được xem là cửa ngõ quốc tế nối liền giữa Việt Nam - Campuchia và là trung tâm vùng phía Nam tỉnh Tây Ninh. Với vị trí chiến lược nêu trên, huyện Gò Dầu có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội quy mô địa phương và vùng. Song song với phát triển kinh tế thì vùng đất này vẫn mang dáng vấp của một nền nông nghiệp từ bao đời nay và hiện tại nó vẫn còn tồn tại và phát triển tích cực, với diện tích đất nông nghiệp là 21.469,25 ha, chiếm 82,68% diện tích đất toàn huyện. Do đó việc cải tạo đất đai thay đổi trong phương pháp thâm canh nông nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay các hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm đã tác động đến sự bình yên trong lành vốn có của vùng nông thôn và nếu tình trạng còn tiếp tục diễn ra thì hậu quả mà con người phải gánh chịu là không lường trước được. Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cho người dân nông thôn thì việc đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của người dân huyện Gò Dầu 2
  15. Đồ án tốt nghiệp tỉnh Tây Ninh là đều rất cần thiết phục vụ cho việc phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Vì thế tôi chọn đề tài: “Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh” 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiện trạng điều kiện vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện. Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn huyện Gò Dầu nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường xung quanh khu vực đang sống. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây sẽ được thực hiện: Tổng quan về môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh. Khảo sát thực tế các vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường khu vực người dân sinh sống như vấn đề sử dụng thuốc BVTV, vấn đề vệ sinh môi trường: chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh Đánh giá hiện trạng môi trường vùng nông thôn huyện Gò Dầu. Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc vá cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Điều 3
  16. Đồ án tốt nghiệp này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh là nghiên cứu về hiện trạng môi trường và các hoạt động sinh hoạt của hộ gia đình ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Trên cơ sở đó xác định những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt động của người dân gây ra. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp quan sát trực tiếp Đây là phương pháp khảo sát thực địa, trong quá trình khảo sát có thể ghi chép, chụp ảnh một cách cụ thể giúp nắm bắt nhiều thông tin khách quan từ thực tế. 4.2.2. Phương pháp tổng quan và kế thừa số liệu Phương pháp này nhằm tổng quan và kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các công trình trước đây về hiện trạng môi trường, chất lượng môi trường nước, không khí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các thông tin, tài liệu và số liệu kế thừa bao gồm: “Báo cáo quan trắc môi trường trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2014” “Báo cáo điều tra hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2014” 4.2.3. Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn về nội dung của đề tài. Tham khảo ý kiến của cán bộ môi trường địa phương trong quá trình tiếp xúc thực tế, lấy thông tin, số liệu cho đề tài. 4.2.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu Thống kê, tổng hợp số liệu thu thập và phân tích. Xử lý các số liệu và đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên địa bàn. 4
  17. Đồ án tốt nghiệp 4.2.5. Phương pháp khảo sát, điều tra Mục đích: Dùng phiếu khảo sát để lấy thông tin trực tiếp từ người dân. Thông qua việc khảo sát để thấy được cái nhìn tổng quan về điều kiện vệ sinh môi trường tại huyện. Biết được các phương pháp xử lý chất thải của người dân cũng như kiến thức về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, rút ra được kết luận sơ bộ về các vấn đề trên làm cơ sở so sánh với kết quả quan trắc môi trường của Huyện từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện tình trạng môi trường tại đây. Nội dung phiếu khảo sát: - Thông tin về hoạt động sản xuất và sinh hoạt - Thông tin về tình hình sức khỏe - Thông tin về tình hình nước sạch - Tình hình nhà tiêu hợp vệ sinh - Thông tin về xử lý chất thải - Tình hình sử dụng thuốc BVTV - Đánh giá nhận thức cộng đồng Đối tượng là người dân thuộc 4 xã: Hiệp Thạnh, Phước Thạnh, Thạnh Đức, Phước Đông và 1 thị trấn. Phân bố khảo sát: Tống số phiếu 100, mỗi xã 20 phiếu. Khảo sát phần lớn hộ gia đình làm nông hoặc chăn nuôi để đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. 5. Phạm vi đề tài Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn như chuồng trại, nhà vệ sinh, xử lý chất thải, nước thải, vấn đề sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. 5
  18. Đồ án tốt nghiệp 6. Ý nghĩa khoa học Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về hiện trạng vệ sinh môi trường vùng nông thôn huyện Gò Dầu và đánh giá kịp thời hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn nơi đây. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của người dân. 7. Bố cục Đồ án Luận văn bao gồm bốn (05) chương và được bố cục như sau: Đặt vấn đề (tính cấp thiết của đề tài), mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu giới hạn và phạm vi của đề tài sẽ được trình bày trong Chương Mở Đầu. Chương 1 sẽ trình bày khái quát về môi trường, môi trường nông thôn và các vấn đề về vệ sinh môi trường nông thôn. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Gò Dầu sẽ được tổng quan trong Chương 2. Chương 3, Chương 4 sẽ phân tích và đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn, ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Gò Dầu. Các biện pháp quản lý nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gò Dầu sẽ được đề xuất trong Chương 5. Một số kết luận và kiến nghị sẽ được trình bày trong phần cuối của Luận văn. 6
  19. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN Chƣơng 1 sẽ trình bày khái quát về môi trƣờng nông thôn và các hoạt động vệ sinh môi trƣờng nông thôn 1. Khái niệm nông thôn, môi trường nông thôn 2. Hệ sinh thái môi trường nông thôn 3. Hoạt động môi trường nông thôn 4. Vệ sinh môi trường nông thôn 7
  20. Đồ án tốt nghiệp 1.1. Khái niệm nông thôn, môi trƣờng nông thôn 1.1.1. Khái niệm môi trường Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam thì môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát truển của con người và thiên nhiên”. 1.1.2. Khái niệm nông thôn Nông thôn – theo từ điển tiếng Việt – là khu vực dân cư sống tập trung, hoạt động chủ yếu để sinh sống bằng nghề nông, bằng sản xuất nông nghiệp, họ sống thành những cụm quần cư nông thôn, xây dựng nhà ở và công trình công cộng như đường làng, chợ làng, đê làng, ao làng, lũy tre làng, đình làng, tạo ra quang cảnh môi trường nông thôn. Trên thế giới bất kỳ nước nào cũng đều có vùng nông thôn hoặc từ nông thôn đô thị hóa. Tùy theo điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, lối sống của mỗi nước, mỗi vùng đã tạo nên cảnh quan môi trường nông thôn những nét đặc thù riêng và cũng tùy theo trình độ phát triển của mỗi nước, mỗi vùng mà sinh thái môi trường nông thôn, bộ mặt nông thôn có sự phát triển khác nhau về hình thức lẫn nội dung. 1.1.3. Khái niệm môi trường nông thôn Môi trường nông thôn có thể được hiểu là: “Một thành phần của môi trường tự nhiên, trong đó được cấu thành bởi những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng (nhà ở, vườn tược, ruộng đồng, đường giao thông, ), các phương tiện (công cụ máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp), trong đó trọng tâm vẫn là người nông dân và công nhân nông nghiệp với những hoạt động sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, các yếu tố trên được quan hệ với nhau bằng dây chuyền 8
  21. Đồ án tốt nghiệp thực phẩm và dòng năng lượng. Ngoài hoạt động sản xuất còn có những sinh hoạt về văn hóa, xã hội, tập quán, tình cảm xóm làng của người nông dân”. 1.2. Hệ sinh thái môi trƣờng nông thôn 1.2.1. Phân loại nông thôn Từ xa xưa mỗi quốc gia trên thế giới đều có loại hình môi trường nông thôn, vì từ khi con người xuất hiện cần phải có nơi ăn chỗ ở và một số điều kiện sống nhất định mới có thể tồn tại được. Lúc đầu từ những địa điểm cư trú, chủ yếu dựa vào điều kiện thiên nhiên sẵn có và thuận lợi cho việc làm của con người như hang động dần dần do nhu cầu cuộc sống phát triển, con người có sự hiểu biết hơn, họ biết tập hợp thành những nhóm quần cư, thành những làng mạc. Những làng mạc đầu tiên chỉ có vài người, vài gia đình rồi phát triển thành nhiều gia đình Nông thôn trên thế giới nói chung từ khi xuất hiện ở thời kỳ cổ đại đều bắt đầu từ nền nông nghiệp nhỏ, mang tính chất tự cung tự cấp, sức sản xuất yếu ớt, bấp bên, hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tại nước ta, sinh thái môi trường nông thôn tuy có những thay đổi nhất định, những nước đang phát triển, môi trường nông thôn tuy còn lạc hậu nhưng còn giữ được những đặc thù về sinh thái môi trường riêng của nông thôn Việt Nam. Nước ta là nước có thế mạnh nông nghiệp tuy nhiên quỹ đất càng bị thu hẹp do việc tăng dân số và đô thị hóa. Từ nguồn gốc hình thành và do quy định của các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, các điểm nông thôn có những sắc thái khác nhau, từ đó ta có thể phân loại một số môi trường sinh thái nông thôn. (Phùng Thị Quyên, 2013). Nông thôn ngoại thành Ở gần thành phố, ven các đô thị, các thị trấn, hệ thống giao thông thuận tiện hơn các vùng nông thôn sâu, dể áp dụng cơ giới hóa, trình độ hiểu biết về nông nghiệp cao, về hoạt động môi trường sinh thái có phần trội hơn các vùng nông thôn khác vì có điều 9
  22. Đồ án tốt nghiệp kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, dân cư đông hơn, về mặt kiến trúc hơn hẳn các vùng nông thôn sâu. Nông thôn thuộc vùng sâu, vùng xa Vùng nông thôn này ở cách xa thành phố, đô thị nằm xa các thị trấn điều kiện giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, ít hiểu biết về khoa học kỹ thuật, chưa đầu tư về cơ giới hóa, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp còn lệ thuộc vào tự nhiên. Còn bị nhiều tập tục phong kiến chi phối, nghèo nàn, lạc hậu. Nông thôn miền núi Loại hình này đã được định canh định cư đặc điểm trái ngược hẳn với những vùng nông thôn đồng bằng những phương diện địa lý, nằm trên cao. Điều kiện sinh hoạt sản xuất khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, diện tích canh tác lương thực rất ít, thường xen vào trồng cây lâm nghiệp và công nghiệp dân cư phân bố rời rạc, phân tán. Nông thôn miền trung du Thường dựa vào các sườn đồi để canh tác cây trồng và các thung lũng để trồng lúa nước, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi hơn miền núi, có thế mạnh trong chăn nuôi, dân cư tương đối tập trung, điều kiện giao thông đi lại cũng rất khó khăn, ở nước ta nông thôn miền trung du chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc hay miền Đông Nam Bộ. Nông thôn ven biển Cũng có đất canh tác nông nghiệp với diện tích rất nhỏ, thường kết hợp với hoạt động đánh bắt cá với sơ chế hải sản. Đây là vùng sinh thái nhạy cảm, tập trung khá đông dân. 10
  23. Đồ án tốt nghiệp Nông thôn vùng đồng bằng Là nơi có điều kiện hoạt động thuận lợi về nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp lớn, giao thông đi lại dễ dàng, các làng mạc nông thôn có quy mô lớn, thể hiện ở số dân và diện tích canh tác. Trồng trọt chủ yếu là lúa nước, trồng các cây lương thực. Sự phân chia trên thường dụa vào các yếu tố tự nhiên, chủ yếu là địa hình. Tuy các vùng nông thôn rất đa dạng phức tạp, nhưng sinh thái môi trường nông thôn đều có những điểm chung. Căn cứ vào phân loại trên để nhận diện cấu trúc và hoạt động của môi trường nông thôn để từ đó tìm thấy những nét đặc thù riêng của cảnh quan và sinh thái môi trường nông thôn của từng nước, từng vùng, từng miền. Do đó không thể căn cứ vào địa giới hành chính làm ranh giới của môi trường nông thôn, mà phải lấy yếu tố môi trường làm cốt lõi. Ví dụ, trong một tỉnh, một huyện, thậm chí một xã cũng có thể có nhiều loại hình nông thôn khác nhau. 1.2.2. Cấu trúc sinh thái môi trường nông thôn Cấu trúc của môi trường nông thôn thể hiện qua các yếu tố sau: Những mô hình cụm dân cư thường được gọi là thôn. Làng thôn chính là những đơn vị sinh thái của môi trường nông thôn. Từ lâu đời người dân nông thôn thường sống quây quần thành xóm làng trên những vùng đất mà họ có thể khai thác để sản xuất nông nghiệp. Tùy theo từng vùng các làng thôn có những tên gọi khác nhau. Ví dụ các tỉnh miền Bắc và miền Trung dùng từ làng, thôn. Các tỉnh miền Nam gọi là ấp, xóm, trong khi khu vực miền núi và trung du thường gọi là bản,buôn sóc. Mô hình cấu trúc làng thôn thường dược sắp xếp, quy hoạch để có sự phù hợp với diều kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu là các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như địa hình,khí hậu nước, thí dụ một số vùng nông thôn, khu vực 11
  24. Đồ án tốt nghiệp ăn ở thường bố trí theo hướng mặt trời, theo chiều gió thịnh hành hoặc theo nguồn nước, quay ra sông, ra biển hoặc bố trí theo đường giao thông. Do đó những hình thể làng mạc, có mô hình cấu trúc khác nhau, có làng nằm theo chiều dài, có làng nằm rải rác thành cụm, có những làng được sắp xếp như những bức họa đồ, tạo nên phong cảnh hữu tình của nông thôn. Cấu trúc thể hiện qua cảnh quan của làng mạc: các làng mạc luôn có những yếu tố giống nhau. Chính hoạt động sản xuất nông nghiệp “tạo hình” sinh thái môi trường nông thôn có những nét chung bởi muốn sản xuất nông nghiệp thì nơi cư trú phải gắn liền với ruộng đồng, vườn ao, chuồng, tạo ra an cư lạc nghiệp. Từ đó cho thấy rõ cách bố trí sắp xếp của những làng thôn, điển hình như làng thôn Việt Nam từ trước đến nay thường được cấu trúc, sắp xếp theo những hình dạng vừa có tính chung của vùng lại vừa vừa có tính riêng của từng đơn vị sinh thái để phù hôp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với phong tục, nếp sinh hoạt của từng địa phương như tại miền Bắc, miền Trung các làng thôn thường được sắp xếp như sau. Khu quần cư là khu vực ăn ở sinh hoạt, khi bước vào một làng thường thấy: Cổng làng, lũy tre, con đê đầu làng, Cây đa đầu làng (do tập quán). Đường làng chỉ có đường chính, đường phụ. Giếng nước để sử dụng chung thường ở đầu làng. Đình làng là nơi thờ cúng thần linh, tổ tiên, cũng là nơi hội hợp sinh hoạt văn hóa, tổ chức vui chơi lễ hội. Trường làng: các làng mạc xa xưa thì chưa có trường làng, lớp học được tổ chức tại nhà thầy đồ, đến nay các làng thôn đều có trường làng phục vụ nhu cầu học tập. 12
  25. Đồ án tốt nghiệp Trạm y tế. Trong khu vực ăn thì các ngôi nhà của từng hộ gia đình là những nét kiến trúc độc đáo, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và tập quán, lối sống của từng nơi, từng miền mà có những kiểu dáng khác nhau, thường bố trí theo kiểu ba gian, năm gian và thường sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm nhà. Quanh nhà thường có vườn ao, chuồng. Khu sản xuất trao đổi. Cánh đồng làng. Chợ làng: Thời xưa các chợ làng thường rất nhỏ, họp không thường xuyên, họp theo phiên, hiện nay đã phát triển thành nơi trao đổi dịch vụ. Sông làng thường chảy qua khu vực ruộng đồng, trước hoặc sau làng. Bãi tha ma. Miếu, chùa, nhà thờ xứ đạo, Các làng thôn được bao bọc bởi các lũy tre làng, đây là các hàng rào bảo vệ tự nhiên. Cấu trúc sinh thái môi trường nông thôn thể hiện qua các thành phần của nó như vườn tược, ruộng đồng, ao hồ, đầm lầy, sông ngòi, làng xóm, những thị trấn nhỏ, đường giao thông nông thôn, các làng nghề thủ công nghiệp, cơ chế thực phẩm, nhưng quan trọng nhất là người nông dân và những hoạt động sống của họ. Cấu trúc môi trường sinh thái nông thôn thể hiện ở hoạt động nông nghiệp tạo thành dạng hình “hệ sinh thái nông nghiệp”. (Ngô Thị Phụng, 2013). 13
  26. Đồ án tốt nghiệp 1.3. Hoạt động môi trƣờng nông thôn Tập tục: Đó là “đất lề quê thói”, nhiều phong tục tập quán được truyền lại từ đời cha ông đến nay. Có những tập tục tốt như tổ chức vui chơi, lễ hội, thờ cúng gia tiên, hiếu khách, miếng trầu là đầu câu chuyện, quy định về ma chay, cưới hỏi, nhưng bên cạnh đó cũng có những tập tục xấu như tảo hôn, ép gả, môn đăng hộ đối, chọn giờ xuất hành, chôn cất, mê tín dị đoan, trọng nam khinh nữ, và những tập tục khác của những dân tộc thiểu số. Nếp sống: Từ xưa đến nay vẫn có nếp sống tốt như sống có tôn ti trật tự, tình làng nghĩa xóm, tôn sư trọng đạo, cần cù lao động, thật thà chất phác. Bên cạnh đó vẫn còn có những nếp sống xấu như cờ bạc, rượu chè, bói toán. Trong nông thôn dư luận xã hội có tác dụng hạn chế sự vi phạm đạo đức nhưng đôi khi cũng trói buộc con người trong những khuôn mẫu không phù hợp với thời đại mới. Đặc thù: Sinh hoạt nông thôn mang những nét đặc thù riêng, chính từ môi trường sinh thái tạo ra nhân cách và tâm lý con người. Người dân nơi đây thật thà chất phác, cần cù lao động, sống khắc khổ và luôn cố gắng vươn lên. Mặt hạn chế trong sinh hoạt nông thôn cũng như các hoạt động cũng như các hoạt động văn hóa xã hội là người dân sống trong khuôn khổ của lũy tre làng nên ít muốn xa rời làng thôn, bị hạn chế việc học tập trao đổi thông tin, tiếp thu khoa học kỹ thuật trong thời đại mới. Hơn nữa sinh hoạt nông thôn thường lệ thuộc vào sản xuất thời vụ. Về hoạt đông kinh tế ở nông thôn mang tính chất tự cung tự cấp, tự túc. Một đặc thù nữa của môi trường nông thôn là chậm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Bờ ruộng là nơi nuôi dưỡng mầm bệnh, là môi trường sống lí tưởng của chuột, côn trùng, cỏ dại. (Ngô Thị Phụng, 2013). Vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn hiện đang là vấn đề nổi cộm: chuồng trại, nhà tiêu không hợp vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt nhất là khu vực vùng sâu vùng xa, hành 14
  27. Đồ án tốt nghiệp động vứt rác bừa bãi là mầm móng của nhiều dịch bệnh và làm mất mỹ quan môi trường nông thôn. Bảng 1.1. Sự thay đổi môi trường nông thôn xưa và nay Môi trƣờng nông thôn xƣa Môi trƣờng nông thôn ngày nay Về sản xuất và sinh thái Về sản xuất và sinh thái Các hoạt động nông nghiệp cổ truyền. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp tiên tiến hơn, hiện đại hơn nhờ áp Dựa vào các điều kiện tự nhiên và lợi dụng KHKT. dụng các ĐKTN để tránh thiên tai. Khắc phục được khó khăn của tự Sử dụng hệ thống cây trồng phức tạp, nhiên, cải tạo chúng bằng KHKT. nhiều giống cây trồng năng suất thấp nhưng phong phú về di truyền. Sử dụng hệ thống cây trồng đơn giản, giống cây năng suất cao nhưng nghèo Lao động trên diện tích cao, chủ yếu về di truyền. là lao động thủ công. Lao động trên đơn vị diện tích thấp, Hệ sinh thái phong phú, năng suất thay năng lượng thủ công bằng năng thấp, không ổn định, ít đầu tư năng lượng hóa thạch để tạo sự ổn định. lượng hóa thạch. Sử dụng chuỗi thức ăn ngắn, nhiều Sử dụng các chuỗi thức ăn dài, lợi chất dinh dưỡng và trả lại bằng phân dụng xoay vòng của chất hữu cơ kết bón hóa học, tách rời trồng trọt, chăn hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi. nuôi. Về văn hóa – xã hội và các điều kiện Về văn hóa – xã hội và các điều kiện khác khác 15
  28. Đồ án tốt nghiệp Đường giao thông khó khăn, chủ yếu Đường giao thông thuận tiện, có thể là đường rừng, đường đồi núi. sử dụng cho xe cộ, máy móc sản xuất nông nghiệp lưu thông. Thủy lợi phụ thuộc vào kênh rạch tự nhiên. Hệ thống thủy lợi quy mô lớn, cung cấp đủ nước cho sản xuất nông Trong cuộc sống bị ràng buộc bởi nghiệp. nhiều luật lệ nông thôn, lễ hội rườm rà, kéo dài. Xóa bỏ được nhiều luật lệ, hủ tục nông thôn phong kiến, các lễ hội được Các nhu cầu sinh hoạt, giải trí hầu như tổ chức đơn giản, có ý nghĩa. không có. Nhu cầu giải trí, sinh hoạt tốt hơn. Thiếu các thông tin cần thiết trong cuộc sống. Lượng thông tin nhận được nhiều và nhanh chóng hơn. (Nguồn: Lê Huy Bá, 2002) 1.4. Vệ sinh môi trƣờng nông thôn 1.4.1. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật Cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì hiện nay là 100% với trên 1.000 chủng loại thuốc, trong đó có nhiều loại thuốc có độc tính cao (Mai Thanh, 2013). Theo kết quả điều tra của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt 45 - 50%. Điều đó có nghĩa là nông dân cứ bón 100 kg phân urea hoặc NPK vào đất, chỉ có 45 - 50 kg phân là được cây trồng hấp thụ và cho ra sản phẩm nông sản phục vụ mục đích gieo trồng. Sử dụng không hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc BVTV gây nhiều tác hại cho chính người sử dụng thuốc và 16
  29. Đồ án tốt nghiệp người tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dư lượng thuốc BVTV, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống. Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng mà vẫn đem ra sử dụng đã gây ra những ảnh hưởng không tốt đến môi trường và con người. Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu lại hàng chục kho bãi, 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý. (T. Trang, 2015). Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bất lợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.  Tác hại Trong môi trường đất: Khoảng 50% lượng thuốc còn dư sau khi sử dụng rơi xuống đất gây hại cho sinh vật sống trong đất, một số loại có tồn dư axit, làm chua hóa đất, giảm năng suất cây trồng và tăng độc tố trong đất. Trong môi trường nước: Thuốc trừ sâu trong đất bị nước mưa rửa trôi sẽ tích lũy, lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, hồ, ao suối , nó thường bị biến đổi sau khi sử dụng thành một hoặc nhiều chất chuyển hóa mà các chất này có tính chất hóa học và độc tính khác với hợp chất ban đầu. Đôi khi các chất chuyển hóa lại bền vững hơn, tính độc cao hơn dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm nặng, có thể gây ngộ độc cho động vật thủy sinh. Trong môi trường không khí: Thuốc trừ sâu có thể phát tán đi rất xa trong không khí dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ, gió. Mùi thuốc có thể bay đến khu nhà ở đặc biệt là những hộ gia đình vùng nông thôn ở bên cạnh cánh đồng có thể hít phải mùi thuốc trừ sâu ngay sau khi phun. Sau khi hít phải có thể gây ra nhiều triệu chứng như: 17
  30. Đồ án tốt nghiệp nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và có khả năng gây các ảnh hưởng mãn tính đến sức khỏe như suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể (như gan, thận), rối loạn hệ thần kinh, khiếm khuyết về sinh sản hoặc gây ung thư. 1.4.2. Vấn đề rác thải sinh hoạt nông thôn Ngày nay, hầu như mọi người chỉ quan tâm đến vấn đề rác thải ở khu vực đô thị, thành phố mà bỏ quên đi một cách vô tình hay cố ý đến vấn đề rác thải ở nông thôn. Khoảng 70% dân số Việt Nam vẫn đang sinh sống ở khu vực nông thôn (TS. Phạm Đăng Quyết, 2011), với một phép tính đơn giản nhân với dân số Việt Nam hiện tại gần 90 triệu người thì cũng được một con số không nhỏ. Và cho dù ở đâu đi chăng nữa thì con người vẫn phát sinh ra các loại rác thải từ các hoạt động thường ngày của mình. Ngoài ra, ý thức của người dân về rác thải ở khu vực thành thị đã kém thì khu vực nông thôn càng tệ hơn. Ngày nay, thật dễ dàng nhìn thấy các bao nilon, túi rác thải ở khắp nơi từ đường làng, ngõ xóm, ao làng, kênh rạch ở các vùng nông thôn. Cũng phải kể đến rác thải nông nghiệp, đặc biệt là rác thải nguy hại từ các bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật mà người dân sử dụng. Chẳng có con số thống kê nào cụ thể, nhưng chắc chắn cũng không quá khó nhìn thấy các chai thuốc trừ sâu nơi góc ruộng hay bồng bềnh trên kênh rạch. Trong khi đó, dịch vụ vệ sinh môi trường ở nông thôn hiện chưa phát triển đúng mức. Mỗi năm, trong cả nước có hàng chục tấn rác thải sinh hoạt phát sinh và theo dự báo thì tổng lượng chất thải đó vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ tới. Theo ông Trương Đình Bắc – Trưởng phòng Sức khỏe và môi trường, cho biết nếu ở các đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1Kg rác/ngày thì vùng nông thôn cũng từ 0,5 – 0,6 Kg rác/ngày. Như vậy, với khoảng 50 triệu dân vùng nông thôn, mỗi ngày có gần 50 triệu tấn rác cần thu gom. Tuy nhiên trên thực tế chỉ thu được 50%. (MTX, 2013). 18
  31. Đồ án tốt nghiệp Tình trạng vức rác bừa bãi của một bộ phận người dân nông thôn không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan nông thôn tác động xấu đến môi trường sống của người dân mà còn hủy hoại môi trường trong lành của làng quê. Do đó, đã nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường nông thôn. Nguyên nhân: Do quá trình xây dựng, quy hoạch và đầu tư xây dựng khu dân cư chưa chú trọng vấn đề xử lý môi trường. Sự phân tán rác thải không đồng đều do dân cư phân bố không đồng đều Một vấn đề chúng ta không khỏi quan tâm hiện nay là hầu hết lượng rác này lại không được phân loại và xử lý, hình thức thường được sử dụng nhất hiện nay đó là đốt hoặc chôn lấp. Không những thế việc hình thành các bãi rác, chôn lấp rác thải chưa chú ý đến khoảng cách đối với các khu dân cư, quy mô bãi chôn rác chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, năng lực thu gom rác yếu, công nghệ xử lý rác còn lạc hậu nên khó tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương chưa chặt chẽ như: Quy định chưa rõ ràng, thiếu cán bộ quản lý và thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường nên không hướng dẫn kịp thời, đầy đủ những nội dung về bảo vệ môi trường để mọi người nắm và tự giác chấp hành. Ở một số nơi cán bộ địa phương cũng chưa chú trọng việc giáo dục, tuyên truyền cho người dân biết và chấp hành. Do không có kinh phí cho việc xử lý rác thải sinh hoạt nên việc xử lý rác thải chưa thực hiện. Nguyên nhân chính là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao, tất cả mọi người đều thản nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ chỗ nào họ cảm thấy tiện. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không 19
  32. Đồ án tốt nghiệp phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ có tư tưởng rất thiển cận "sạch riêng, bẩn chung" môi trường phải chịu. 1.4.3. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi Theo Cục chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi năm, ngành chăn nuôi gia súc gia cầm thải ra khoảng 75-85 triệu tấn chất thải, với phương thức sử dụng phân chuồng không qua xử lý ổn định và nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. (Phúc văn, 2013). Hiện cả nước có 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình, 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung, nhưng mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng công trình khí sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường. Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài gây sức ép đến môi trường. (Nguyễn Cường, 2014). Điều đáng lo ngại nhất là nhu cầu phát triển kinh tế của người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu cũ, phân và nước cùng thức ăn dư thừa của gia súc, gia cầm không qua xử lý cứ vô tư thải ra rãnh nước đường làng, mương máng, sông, ao hồ. Gặp lúc trời mưa, chỗ nào thuận thì trôi đi, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí và nguồn nước, nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao trong cộng đồng. Chất thải chăn nuôi được phân làm 3 loại: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí bao gồm CO2, NH3, đều là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra việc xử lý xác động vật chết do dịch bệnh vẫn chưa được người dân xử lý một cách có hiệu quả, một số nơi còn không chôn lấp xác động vật chết mà còn đem thả trôi sông, suối hay vứt nơi ít người qua lại. 20
  33. Đồ án tốt nghiệp 1.4.4. Ô nhiễm làng nghề Hiện nay các làng nghề ở nước ta thường mang tính tự phát, quy mô nhỏ, thiết bị sản xuất thủ công, lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh ở đó chưa cao. Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đã đến mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe đối với người dân trong làng nghề và người dân chung quanh các làng nghề. Cả nước hiện có hơn 1.300 làng nghề được công nhận và 3.200 làng có nghề. Tuy nhiên, các làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền. Có đến 60% số các làng nghề tập trung ở khu vực phía bắc, chủ yếu ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định; khu vực miền trung chiếm khoảng 23,6% và khu vực miền nam chiếm khoảng 16,6% số làng nghề. (Thái Sơn, 2014). Các làng nghề chủ yếu tập trung sản xuất các lĩnh vực như: thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ, dệt nhuộm, thuộc da, vật liệu xây dựng, tái chế phế liệu, Do phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề ở khu vực nông thôn, cùng sự phát triển thiếu cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của các cơ sở vật chất; đồng thời sự quản lý còn khá lỏng lẻo của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý môi trường tại khu vực này, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá trầm trọng. Ô nhiễm nguồn nước các làng nghề cũng đáng báo động. Trong đó, ô nhiễm chất thải hữu cơ do chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, gây ra. Các làng nghề dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, tái chế giấy tạo ra nước thải có hàm lượng cặn lớn và chứa nhiều chất ô nhiễm như dung môi, dư lượng hóa chất. Tại các làng nghề tái chế, trong nước thải mạ và tái chế kim loại có hàm lượng kim loại nặng độc hại vượt quy định hàng chục lần. 21
  34. Đồ án tốt nghiệp 1.4.5. Hiện trạng môi trường nước Khoảng 40% người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch. Theo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2010 – 2011 (MICS4), dân số Việt Nam đang được sử dụng nguồn nước ăn đã được cải thiện (có thể coi là sạch) gồm: Nước máy, nước từ vòi công cộng, nước giếng khoang, giếng có bảo vệ, nước suối có bảo vệ, nước mưa và nước đóng chai. Tuy các nguồn nước đã được cải thiện có thể an toàn hơn các nguồn chưa được cải thiện, nhưng không có nghĩa là nước từ các nguồn này đều an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường, các phát hiện của Điều tra MICS 2010 – 2011 cho thấy, hơn bảy trong số mười người ở Việt Nam được tiếp cận nước uống và công trình vệ sinh được cải thiện. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 75%, trong đó có khoãng 40% nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Điều tra mới nhất của Bộ Y Tế cho biết, nguồn nước giếng khoan, giếng khơi chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của nông thôn Việt Nam (33,1% và 31,2%), nước máy chỉ chiếm 11,7%, suối đầu nguồn 7,5%, nước mưa 2% và sông, hồ, ao chiếm 11%. (Minh Trang, 2012). Ông Đồng Ngọc Hải Anh – Tổ chức Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF Việt Nam) cho biết, hiện nay, các biện pháp xử lý nước được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất là lọc nước, để lắng, đánh phèn, sau đó đun sôi. Rất ít các biện pháp sử dụng hóa chất được áp dụng. Loại nguồn nước được người dân quan tâm xử lý nhiều nhất trước khi đưa vào sử dụng là nước sông, ao hồ, nước mưa và nước giếng khoan. Hầu hết giếng khơi không được xử lý trước khi đưa vào sử dụng, tuy nguồn nước này được coi là sạch nhưng vẫn có nguy cơ ô nhiễm vi sinh, đặc biệt đối với những giếng được xây dựng gần nguồn gây ô nhiễm như nhà tiêu, chuồng gia súc, hoặc không có thành chắn hoặc có vũng nước đọng quanh giếng. Tuy nhiên, theo Cục Y tê Dự phòng, Bộ Y tế, 22
  35. Đồ án tốt nghiệp hiện chỉ có khoảng 18% số hộ gia đình ở các vùng nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo các yêu cầu về xây dựng cũng như bảo quản sử dụng. Theo nhận định của UNICEF, một trong những nguyên nhân trực tiếp cản trở các tiến bộ trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh là sự chưa quan tâm và đầu tư đúng của Nhà nước do còn nhiều ưu tiên quan trọng khác. Bên cạnh đó, còn phải kể đến việc người dân còn rất thiếu ý thức, nhận thức cũng như kỹ năng trong sử dụng nước và thực hành vệ sinh là một cản trở lớn cả ở khu vực đô thị và nông thôn. Hiện ở một số vùng nông thôn đã có trạm cấp nước cung cấp nước sạch nhưng tỷ lệ khá khiêm tốn, đa phần phải sử dụng nguồn nước tự xử lý. Nhiều trạm cấp nước nằm đắp chiếu do thiếu kinh phí duy trì hoạt động. Nhiều vùng ngoại thành vẫn sử dụng nước mưa hoặc nước giếng khoan qua xử lý sơ xài, chưa có sự kiểm định chất lượng một cách thường xuyên. (Minh Trang, 2012). 23
  36. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GÒ DẦU TỈNH TÂY NINH Chƣơng 2 sẽ giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. 1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên 2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội 4. Cấu trúc sinh thái môi trường nông thôn huyện Gò Dầu 24
  37. Đồ án tốt nghiệp 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên Hình 2.1. Vị trí của huyện Gò Dầu 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Gò Dầu nằm phía Nam tỉnh Tây Ninh với 8 xã và 1 thị trấn. Huyện có tổng diện tích là 259,99 km2, 140.020 nhân khẩu và có vị trí tiếp giáp với các huyện sau: - Phía Đông và Nam giáp huyện Trảng Bàng. - Phía Tây giáp sông Vàm Cỏ Đông và huyện Bến Cầu. - Phiá Bắc giáp huyện Hòa Thành và huyện Dương Minh Châu. 25
  38. Đồ án tốt nghiệp Huyện Gò Dầu có đường Xuyên Á và Quốc lộ 22B đi ngang qua, vì vậy huyện Gò Dầu được xem là cửa ngõ quốc tế nối liền giữa Việt Nam - Campuchia và là trung tâm vùng phía Nam tỉnh Tây Ninh. 2.1.2. Địa hình thổ nhưỡng 2.1.2.1. Địa hình Địa hình của huyện Gò Dầu thấp dần theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 5-10m. Địa hình được chia thành hai dạng: dạng địa hình gò đồi và dạng địa hình đồng bằng. Địa hình gò đồi chủ yếu là dạng đồi dốc thoải, các đồi thường có đỉnh bằng, tròn, sườn lồi, rất thoải. Phần trên của mặt bằng các đồi này có vật liệu thô (bôṭ cát) màu vàng (từ đâṃ đến nhaṭ ) với đô ̣dày từ 1 - 7m. Phía dưới là lớp laterit khá rắn chắc . Nơi thấp nhất là vùng trũng sông Vàm Cỏ Đông với độ cao 1-5m so với mực nước biển (UBND huyện Gò Dầu, 2011). 2.1.2.2. Thổ nhưỡng Huyện Gò Dầu có 4 nhóm đất chính với 11 loại đất khác nhau (UBND huyện Gò Dầu, 2011), trong đó: - Nhóm đất xám: chiếm 83,7% diện tích tự nhiên, phân bố đều tại các xã, trị trấn trong huyện. - Nhóm đất phèn: chiếm 13,11% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố tập trung dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và những nơi thấp trũng thuộc xã Cẩm Giang, Thạnh Đức, Hiệp Thạnh, Phước Trạch, Phước Thạnh. - Đất phù sa: chiếm 0,62% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình thấp trũng tại các xã Cẩm Giang và Thanh Phước. - Đất than bùn chôn vùi: chiếm 0,42% tổng diện tích tự nhiên, phân bố khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông tại các xã Thanh Phước, Phước Trạch, Hiệp Thạnh. 26
  39. Đồ án tốt nghiệp 2.1.3. Khí hậu và địa chất, thủy văn 2.1.3.1. Khí hậu Huyện Gò Dầu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Khí hậu trên địa bàn tương đối ổn định và ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, gió bão và những yếu tố bất lợi khác từ thiên nhiên. Nhiệt độ trung bình 26-270C và không chênh lệch nhiều giữa các mùa trong năm. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn 1.900- 2.300mm nhưng phân bố không đều theo mùa, điều này cũng gây bất lợi làm tăng quá trình xói mòn, rửa trôi tập trung vào mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Bảng 2.1. Đặc điểm khí tượng thủy văn tại huyện Gò Dầu Lượng mưa trung bình năm 1.900 – 2.300mm Chế độ bức xạ trung bình 13,6 kcal/cm2/năm Nhiệt độ trung bình 26-270C Chế độ nắng 2.700-2.800 giờ/năm Tốc độ gió trung bình năm 1,06m/s Độ ẩm không khí bình quân 82-83% Lượng bốc hơi trung bình 1423 mm (Nguồn: UBND huyện Gò Dầu, 2011) 2.1.3.2. Địa chất Theo Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Gò Dầu (2008), địa chất tại khu vực huyện Gò Dầu ở độ sâu khoan khảo sát 20m có cấu trúc như sau: 27
  40. Đồ án tốt nghiệp Lớp 1: Sét pha, màu xám tro – xám trắng loang nâu vàng, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng; xuất hiện ở hố khoan từ độ sâu 0,2-2,5m. Bề dày lớp từ 1,3-2,2m. Lớp 2: Sét pha lẫn sạn sỏi laterit, màu nâu vàng – xám trắng, trạng thái nửa cứng; xuất hiện ở hố khoan ở độ sâu từ 1,5-3,8m. Bề dày lớp 2 từ 0,6-1,3m. Lớp 3: Sét màu xám hồng – xám vàng – nâu vàng, trạng thái dẻo cứng, nửa cứng, xuất hiện ở hố khoan ở độ sâu từ 2,4-6,0m. Bề dày lớp 3 từ 2,2-3,9m. Lớp 4: Sét pha nhẹ, màu nâu hồng – nâu vàng, trạng thái dẻo cứng, xuất hiện ở hố khoan từ độ sâu 5,3-7,5m. Bề dày lớp 4 từ 1,3-1,7m. Lớp 5: Cát pha màu nâu, nâu –xám trắng, xuất hiện ở hố khoan từ độ sâu 7,0- 15m. Lớp 6: Cát hạt vừa, màu nâu vàng, xuất hiện ở hố khoan từ độ sâu 14,4-20m. 2.1.3.3. Thủy văn Trên địa bàn huyện Gò Dầu có một con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông, ngoài ra còn có hệ thống kênh rạch là: Cẩm Giang, Bàu Nâu, Đá Hàng, Rỗng Tượng, Bến Đò, rạch Nho, suối Bà Tươi, và các tuyến kênh TN.1, N.14, N.16, N.18 thuộc hệ thống kênh Đông của công trình hồ Dầu Tiếng, đây là những nguồn cung cấp nước chủ yếu cũng như tiêu thoát nước trên địa bàn Huyện. Sông Vàm Cỏ Đông có vai trò lớn trong việc cung cấp nước, giao thông, phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia ch ảy qua các Huyêṇ thu ộc tỉnh Tây Ninh như: Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng rồi đổ vào điạ phâṇ tỉnh Long An đến nga ̃ ba Bầu Quỳ (Cần Đước – Long An) hơp̣ lưu với sông Vàm Cỏ Tây đ ổ vào sông Đồng Nai và ra Biển Đông qua cửa Soài Rạp. Các đặc trưng của sông Vàm Cỏ Đông tổng hợp từ nhiều nguồn (Bộ TNMT, 2006; Viện Sinh học Nhiệt đới, 2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh, 2011; UBND huyện Gò Dầu, 2011) được trình bày như sau: 28
  41. Đồ án tốt nghiệp Diện tích tự nhiên của lưu vực (tính từ thượng nguồn thuộc tỉnh Kompong 2 Chàm – Campuchia đến Gò Dầu ha)̣ : 5.650 km . Tổng chiều dài sông: khoảng 270 km. Chiều dài sông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh: 151 km. Chiều dài sông thuộc địa phận huyện Gò Dầu: 37 km. Độ sâu trung bình: 12m (nơi nông nhất 8m và nơi sâu nhất 16m). Độ rộng trung bình: 235m (nơi rộng nhất 350m và nơi hẹp nhất 120m). Độ dốc lòng sông: 0,4%. Hệ số uốn khúc: 1,78. Lưu lượng nước trung bình: 96m3/s. 3 Lưu lươṇ g nước bình quân vào những mùa kiêṭ : 10m /s. Tổng lượng dòng chảy năm (trung bình nhiều năm) trên sông Vàm Cỏ Đông (tính đến Gò Dầu Hạ): 2,867 tỷ m3. Hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt là điều kiện thuận lợi cho Huyện phát triển hệ thống giao thông đường thủy và thủy lợi trong nông nghiệp nâng cao đời sống kinh tế xã hội trong tương lai. 2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất Theo Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2013, tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện Gò Dầu là 25.998,51 ha. Tuy nhiên, quỹ đất này phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính: Thạnh Đức là xã có diện tích lớn nhất với 7.268,86ha; thị trấn Gò Dầu có diện tích nhỏ nhất với 601,85ha. Đất được chia làm 3 loại: đất phục vụ nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở (Bảng 2.2). 29
  42. Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.2 Hiện trạng diện tích đất huyện Gò Dầu Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 25.998,51 100 Đất sản xuất nông nghiệp 21.496,25 82,68 Đất lâm nghiệp - - Đất chuyên dùng 2.572,86 9,89 Đất ở 1.076,80 4,14 (Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Tây Ninh, 2013) Diện tích đất trồng lúa nước lớn 10.547,84 ha, chiếm 40,57% diện tích đất nông nghiệp vì Huyện có hệ thống kênh tưới tiêu thuận lợi. Những năm gần đây (từ 2006- 2010), diện tích trồng lúa nước đang giảm dần do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, sản xuất kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, diện tích lúa nước giảm do người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn (Bảng 2.3). Điều này phù hợp với quy hoạch, xu hướng phát triển của Huyện. Bảng 2.3. So sánh diện tích đất năm 2006 và 2010 trên địa bàn huyện Gò Dầu Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Tăng/giảm 2006 25.069,92 Tổng diện tích 2010 25.998,51 Tăng 28,59 ha Đất nông nghiệp 2006 22.057,22 30
  43. Đồ án tốt nghiệp 2010 21.751,69 Giảm 305,53 ha 2006 2.994,77 Đất phi nông nghiệp 2010 4.239,15 Tăng 1.294,38 ha (Nguồn:Phòng TN & MT, 2011) 2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế Huyện Gò Dầu trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế của Huyện đang trên đà tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện ước đạt là 3.304,61 tỷ đồng, đạt 118,02% so với Nghị quyết (NQ 2.800 tỷ đồng), tăng 19,05% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất các ngành được trình bày trong Bảng 2.4. Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2008-2013 tại huyện Gò Dầu Giá trị (tỷ đồng) Ngành 2011 2012 Đến 2008 2009 2010 11/2013 Công nghiệp – 550,84 562,28 672,895 790 1.063,43 1.457,491 xây dựng Thương mại – 684,4 768,59 857,91 950 1.054,59 1.197,07 dịch vụ 31
  44. Đồ án tốt nghiệp Giá trị (tỷ đồng) Ngành 2011 2012 Đến 2008 2009 2010 11/2013 Nông nghiệp – 504,64 477,82 606,269 635 649,646 650,05 thủy sản (Nguồn: UBND huyện Gò Dầu, 2013) Theo Bảng 2.4 ta thấy, giá trị kinh tế trên địa bàn Huyện tăng đều qua các năm từ 2008 đến năm 2013. Ngành công nghiệp- xây dựng có giá trị tăng cao nhất, năm 2013 đạt giá trị 1.457,491 tỷ đồng, 145,74% NQ (NQ 1.000 tỷ đồng), tăng 36,75% so cùng kỳ. Ngành nông nghiệp và thủy sản có giá trị tăng thấp nhất. Điều này cho thấy kinh tế của huyện Gò Dầu đang đầu tư tăng dần các ngành công ngiệp xây dựng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, ổn định và việc đầu tư mở rộng phát triển các ngành sản xuất dịch vụ, công nghiệp đã tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phương khác chuyển đến. Hoạt động phát triển kinh tế có vai trò tích cực trong việc tăng thu nhập, giải quyết việc làm và phát triển cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên, phát triển kinh tế sẽ tạo ra sức ép lớn đối với môi trường do các vấn đề môi trường. Do đặc điểm địa phương với nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp xen lẫn khu dân cư nên nhiều vấn đề phát sinh như nhà ở, ô nhiễm môi trường (chất thải rắn, nước thải, khí thải, ) sẽ là những thách thức cho mục tiêu phát triển bền vững của huyện nếu không có chính sách về quy hoạch và quản lý phù hợp. 32
  45. Đồ án tốt nghiệp 2.2.2. Gia tăng dân số Theo thống kê năm 2013, dân số huyện Gò Dầu là 140.754 người. Mật độ trung bình 964 người/km2, trong đó khu vực tập trung đông dân nhất thuộc thị trấn Gò Dầu với mật độ trung bình 4.415 người/km2 và khu vực thưa dân nhất thuộc xã Thạnh Đức với mật độ trung bình khoảng 286,05 người/km2. Theo thống kê từ năm 2009 đến năm 2013, tốc độ gia tăng dân số trên địa bàn huyện đang theo chiều hướng giảm dần cùng với mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể. Các thống kê cụ thể về sự gia tăng dân số theo từng năm và sự phân bố dân số năm 2013 ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu được trình bày ở các bảng sau: Bảng 2.5. Dân số huyện Gò Dầu từ năm 2009 - 2013. Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 Dân số trung bình Người 15233 15312 15431 15558 15639 Tỷ lệ tăng tự % 0,50 0,51 0,77 0,82 0,52 nhiên (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gò Dầu, 2014) Bảng 2.6. Diện tích và mật độ dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu 2014 Xã, thị trấn Diện tích Dân số Mật độ 2 (km2) (ngƣời) (ngƣời/km ) Thị trấn Gò Dầu 6,018 26570 4.415 Xã Cẩm Giang 26,372 15662 593,87 Xã Thạnh Đức 72,688 20793 286,05 33
  46. Đồ án tốt nghiệp Xã Hiệp Thạnh 38,747 15936 411,28 Xã Phước Trạch 11,27 7865 697,87 Xã Phước Thạnh 20,875 9347 477,76 Xã Thanh Phước 25,076 20793 829,19 Xã Phước Đông 23,102 12714 550,34 Xã Bàu Đồn 35.836 14930 416,62 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gò Dầu, 2014) 2.2.3. Hiện trạng sơ sở hạ tầng 2.2.3.1. Hệ thống giao thông Huyện Gò Dầu được xem là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Tây Ninh. Trên địa bàn huyện, quốc lộ 22 A dài 4,8 km đi qua thị trấn Gò Dầu và quốc lộ 22B dài 22 km đi qua các xã Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Phước Trạch, Thạnh Đức, giao nhau tại ngã ba trung tâm thị trấn Gò Dầu. Đây là đầu mối giao thông trọng, điểm kết nối thuận lợi giữa Gò Dầu và các huyện thuộc khu vực phía Đông Bắc và phía Nam của tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các trục giao thông chính yếu khác như tỉnh lộ 782 dài 17 km đi qua các xã Bàu Đồn, Phước Đông, Thanh Phước. Tỉnh lộ 784 dài 3 km và tỉnh lộ 785 dài 2,8 km đi qua xã Bàu Đồn. Tỉnh lộ 26 dài 6,2 km đi qua các xã Phước Đông, Thanh Phước và tuyến đường Trà Vỏ - Đất Sét dài 6,9 km đi qua địa bàn xã Thạnh Đức. 34
  47. Đồ án tốt nghiệp Hầu hết các trục giao thông quan trọng trên địa bàn huyện đều đang ở tình trạng hoạt động tốt tuy nhiên một số đoạn đường vẫn thường xuyên bị ngâp nước vào mùa mưa. - Cơ sở hạ tầng công cộng khác Huyện Gò Dầu nằm ở vị trí đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Tây Ninh, có nhiều tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đi qua. Việc kết nối thuận lợi với các Huyện khác thông qua QL.22B và ĐT.782, kết nối với Vương quốc Campuchia thông qua QL.22A (đường Xuyên Á): nối đô thị Gò Dầu với Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (khoảng 12 km) và thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 60 km). Đoạn qua thị trấn Gò Dầu có lộ giới 60,5 m. Quốc lộ 22B: là trục giao thông Quốc gia nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ Gò Dầu đi thị xã Tây Ninh và nối với biên giới Campuchia tại Cửa khẩu Xa Mát. Quốc lộ 22B đoạn qua trung tâm Thị trấn dài khoảng 03 km, có lộ giới 40 m, là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt là phát triển KCN, CCN. Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ trên toàn Huyện là 556,4km. Trong đó 02 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn Huyện dài 37,2km; 04 tuyến tỉnh lộ dài 91,6km; 192 tuyến đường xã và 28 tuyến đường đô thị dài 208,2km và mạng lưới đường mòn và lô cao su dài 192,61km. Trên địa bàn huyện có các trục giao thông chính yếu như tỉnh lộ 782 dài 17 km đi qua các xã Bàu Đồn, Phước Đông, Thanh Phước. Tỉnh lộ 26 dài 6,2 km đi qua các xã Phước Đông, Thanh Phước và tuyến đường Trà Vỏ - Đất Sét dài 6,9 km đi qua địa bàn xã Thạnh Đức. Hầu hết các trục giao thông quan trọng trên địa bàn Huyện đều đang ở tình trạng hoạt động tốt, tuy nhiên một số đoạn đường vẫn thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa. Phía Tây của Huyện tiếp giáp với sông Vàm Cỏ Đông là tuyến vận chuyển đường thủy quan trọng đi qua địa bàn Huyện nên có điều kiện tốt để giao thương hàng hóa với các 35
  48. Đồ án tốt nghiệp vùng bên cạnh. Ngoài ra, hệ thống kênh rạch chằng chịt đã tạo điều kiện tốt cho việc vận chuyển hàng hóa của người dân trên địa bàn Huyện. Năm 2010, đã thực hiện đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu Trung tâm thị trấn Gò Dầu, dự kiến xây dựng bờ kè thị trấn Gò Dầu tại khu vực gần khu hành chính Thị trấn được xây dựng mới giai đoạn 2015 với công suất thiết kế dự kiến khoảng 502.600 tấn/năm, đến năm 2020 công suất được nâng lên 1.724.000 tấn/năm. Cải tạo bến thuyền gần chợ Gò Dầu phục vụ vận chuyển hàng hóa nông sản (UBND huyện Gò Dầu, 2010). 2.2.3.2. Cấp thoát nước và cơ sở hạ tầng khác Giai đoạn trước năm 2015 sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ bằng các giếng khoan hiện hữu với công suất Q= 3.000 m3/ngày. Giai đoạn sau năm 2015 kết hợp hai nguồn nước là nguồn nước ngầm hiện hữu và nguồn nước mặt từ hệ thống kênh Chính Đông (là nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng với chất lượng và lưu lượng ổn định lâu dài) với nhà máy nước dự kiến cung cấp cho khu vực huyện Trảng Bàng và Gò Dầu công suất Q=150.000 m3/ngày, vị trí nằm trong ranh huyện Trảng Bàng. Trong trường hợp nếu chưa có nguồn nước từ nhà máy nước kênh Đông đưa về và nhu cầu sử dụng của Thị trấn tăng, hệ thống các giếng khoan hiện hữu không đáp ứng đủ nhu cầu, thì có thể xây dựng thêm một số giếng khoan với công suất từ 1.000 - 2.000 m3/ngày để phục vụ nhu cầu trước mắt (Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2010). Đối với hệ thống thoát nước, Huyện chưa có hệ thống thoát nước riêng. Nước thải sinh hoạt từ hộ dân, chợ và khu dân cư đa phần chưa được thu gom, xử lý, chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Khoảng 8/9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu có chợ tập trung trong đó có một số chợ lớn có cơ sở hạ tầng khá đầy đủ như chợ mới tại trung tâm thị trấn Gò Dầu, chợ Hiệp Thạnh tại xã Hiệp Thạnh và chợ Phước Đông tại xã Phước Đông. 36
  49. Đồ án tốt nghiệp Hiện nay, trên địa bàn huyện Gò Dầu chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn đúng kỹ thuật và hợp vệ sinh. Chỉ có một bãi chứa chất thải rắn tạm, được UBND huyện chấp nhận tại ấp Xóm Mới xã Thanh Phước rộng khoảng 1,86 ha và một bãi chứa chất thải rắn tạm phát sinh tự phát khác thuộc ấp Cẩm An, xã Cẩm Giang để giải quyết tạm thời lượng rác phát sinh từ các chợ tập trung và một phần hộ dân dọc các trục giao thông chính của huyện 2.2.4. Phát triển công - nông nghiệp 2.2.4.1. Phát triển công nghiệp Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Huyện tương đối phát triển và thu hút được nhiều lao động với các ngành nghề chủ yếu như sau: giày da, vỏ ruột xe, dệt may, chế biến thức ăn gia súc, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, Theo thống kê của Phòng TN&MT huyện Gò Dầu, năm 2010 toàn Huyện có 165 cơ sở sản xuất. Trong đó, 78 cơ sở có đăng kí xác nhận Cam kết bảo vệ môi trường do Huyện quản lý và 87 cơ sở có Hồ sơ môi trường được giao từ Sở TN&MT tỉnh Tây Ninh về Phòng TN&MT huyện (87 cơ sở này chưa được Phòng rà soát là còn hoạt động hay đã ngưng hoạt động). Đến năm 2020 huyện Gò Dầu là địa phương được quy hoạch có số lượng khu công nghiệp và diện tích đất cho các KCN lớn nhất tỉnh Tây Ninh (3.950ha) (không kể KCN Trâm Vàng đang được thay đổi quy hoạch), bao gồm 3 KCN: Khu liên hợp Đô thị - Công nghiệp - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời (quy mô 3.000ha) trong đó diện tích thuộc huyện Gò Dầu 952,78ha; KCN Hiệp Thạnh I (ấp Đá Hàng, quy mô 550ha); KCN Hiệp Thạnh (quy mô 200ha). Việc hình thành và đưa vào hoạt động Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Phước Đông - Bời Lời và một số dự án khu công nghiệp khác được triển khai trên địa bàn Huyện sẽ góp phần tác động đến việc tăng cao giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, giá trị thương mại dịch vụ cũng như thu hút và giải quyết nhiều lao động trong Huyện. 37
  50. Đồ án tốt nghiệp Hoạt động tăng thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây những tác động đến môi trường. Khi hệ thống cấp nước chưa được hoàn chỉnh, việc khai thác nước dưới đất sử dụng cho sản xuất sẽ gây cạn kiệt nguồn nước, hạ thấp mực nước trên địa bàn. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Gò Dầu năm 2012, môi trường không khí nhìn chung chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, tại một số khu vực cục bộ đã có dấu hiệu ô nhiễm không khí. Công nghiệp phát triển sẽ kéo theo nhiều vấn đề như gia tăng lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn, tăng lượng phương tiện giao thông, dân số dịch chuyển về những khu vực sản xuất, gây áp lực lên môi trường tại địa phương. 2.2.4.2. Phát triển nông nghiệp Tổng diện tích gieo trồng năm 2012 là 27.756,3 ha, công tác khuyến nông trên địa bàn Huyện: triển khai thực hiện các mô hình như trồng khổ qua an toàn 4 ha tại xã Phước Đông, Thanh Phước; chăn nuôi 1.200 con vịt an toàn sinh học, nuôi thâm canh 9.000 con cá tra tại xã Phước Trạch; trồng thanh long ruột đỏ, nuôi ếch, nuôi rắn, dự án khí sinh học 30 bể; tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm không xảy ra, công tác kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được duy trì và thực hiện tốt. Huyện đã triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp phát triển kinh tế hộ nông dân trên vùng đất được quy hoạch; nhân giống lúa tập trung, chương trình thâm canh lúa tập trung theo hướng VIETGAP, thực hiện trên diện tích 700 ha (trong đó: Cẩm Giang 300 ha, Phước Trạch 200 ha, Bàu Đồn 200 ha). Diện tích sản xuất cả 03 vụ là 894 ha. Trong năm 2012, có 02 HTX hoạt động có hiệu quả là HTX Dịch vụ Giống nông nghiệp Bàu Đồn và HTX Rau an toàn Rỗng Tượng. Sản xuất nông nghiệp: trong năm 2013 diện tích sản xuất giữ vững theo kế hoạch đề ra, cây trồng chủ lực: lứa, bắp và rau. Trong đó, cây trồng chính là lúa với năng suất bình quân đạt 5,14 tấn/ha, tăng 3,04% so với năm 2012. Sản lượng lúa đạt 99.937 tấn 38
  51. Đồ án tốt nghiệp tăng 1,36% so với năm 2012; cây bắp năng suất bình quân 6,26 tấn/ha tăng 2,6% so với năm 2012; rau năng suất bình quân 12,65 tấn/ha tăng 5,09% so với năm 2012. 2.2.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Các chỉ tiêu về môi trường được thực hiện trong năm 2014 bao gồm tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt trên 98,50%. Rác thải sinh hoạt đô thị, rác thải công nghiệp không nguy hại đạt tỷ lệ thu gom xử lý trên 96% và 100% rác thải nguy hại và 100% rác thải y tế được thu gom xử lý. Toàn huyện đảm bảo 100% cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ quy định về môi trường. 2.2.6. Những vấn đề môi trường cần quan tâm Cùng với việc phát triển công nghiệp và đô thị hóa, trong tương lai Huyện sẽ đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cần phải giải quyết như sau: Nước mặt Chất lượng môi trường nước mặt tương đối tốt có thể sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng nước đang có xu hướng ngày càng xấu đi, một số vị trí đã xuất hiện ô nhiễm cục bộ. Nguyên nhân là do tình trạng xả nước thải sinh hoạt và sản xuất chưa qua xử lý ra môi trường, bên cạnh đó việc thải bỏ CTR sinh hoạt không đúng qui định cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như tiêu thoát nước, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các khu dân cư chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp ra kênh rạch, sông, suối. Khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu dùng nước. Tuy nhiên, một số đường ống cấp nước đi qua các tuyến đường dọc sông Vàm Cỏ Đông và một số hộ dân khu vực thị trấn Gò Dầu đã được xây dựng và cung cấp nước cho khu vực này (UBND huyện Gò Dầu, 2011). 39
  52. Đồ án tốt nghiệp Nước dưới đất Chất lượng nước dưới đất vẫn còn tốt. Bên cạnh đó, việc khai thác phục vụ phát triển sản xuất đã làm cho nguồn nước dưới đất có thể bị ảnh hưởng. Số lượng giếng và lưu lượng khai thác nước dưới đất chưa được thống kê cụ thể. Do đó, Huyện cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất, đặc biệt đối với các khu vực có các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp. Huyện đã có hệ thống cấp nước cho người dân của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Tây Ninh. Trạm cấp nước Gò Dầu bắt đầu hoạt động từ năm 2005 với công suất thiết kế là 2.500m3/ngày, công suất vận hành hiện tại là 1.500m3/ngày. Không khí Chất lượng môi trường không khí tại địa bàn Huyện do ảnh hưởng của gia tăng phương tiện giao thông nên bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Môi trường không khí còn bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp mà điển hình là các cơ sở sản xuất gạch ngói, sắt thép, tái chế vỏ ruột xe, Một số vị trí trong khu vực dân cư đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Chất thải rắn Công tác thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn Huyện hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Phương tiện thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt còn thô sơ, hiệu quả thu gom thấp, biện pháp xử lý chủ yếu là đổ đống tự nhiên, ảnh hưởng tới môi trường là rất lớn. Các đơn vị thu gom phần lớn hoạt động dưới hình thức kinh doanh cá thể tự phát, không có giấy phép đăng ký kinh doanh, thu gom không có hợp đồng. Thiết bị chuyên chở CTR sinh hoạt có công suất nhỏ không đạt yêu cầu vệ sinh môi trường, nhiều hộ dân tự xử lý bằng phương pháp đốt. CTR chủ yếu được đổ tại các BCL tạm của địa phương, kém hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu của chôn lấp hợp vệ sinh như đã được phê duyệt trong quy hoạch. 40
  53. Đồ án tốt nghiệp 2.3. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội Định hướng đến 2020, huyện Gò Dầu định hướng quy hoạch mở rộng khu vực thị trấn Gò Dầu trở thành trung tâm chính trị văn hoá xã hội của huyện Gò Dầu và là trung tâm kinh tế dịch vụ đa dạng của khu vực phía Đông tỉnh Tây Ninh vào năm 2015. Đến năm 2020 thị trấn Gò Dầu tiến lên đô thị loại IV với dân số khoảng 50 – 70 ngàn người nhưng diện tích đất đô thị vẫn không thay đổi khoảng 602 ha. Ngoài ra, diện tích đất đô thị còn được quy hoạch mở rộng về xã Thanh Phước khoảng 498 ha. 2.4. Cấu trúc sinh thái môi trƣờng nông thôn huyện Gò Dầu Từ nguồn gốc hình thành và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, các khu vực nông thôn huyện Gò Dầu có những sắc thái khác nhau, từ đó ta có thể phân môi trường nông thôn huyện thành một số môi trường sinh thái như sau: Nông thôn ngoại thành: là thị trấn Gò Dầu, một phần xã Phước Trạch, đây là vùng có hệ thống giao thông thuận tiện, dễ áp dụng cơ giới hóa, trình độ hiểu biết về nông nghiệp cao, hoạt động môi trường sinh thái có phần trội hơn vì có điều kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, dân cư đông hơn, về mặt kiến trúc hơn hẳn các vùng nông thôn còn lại. Nông thôn đồng bằng: Gồm các xã còn lại, tại các xã này hoạt động nông nghiệp phát triển nhiều hơn trồng trọt chủ yếu là rau màu và lúa nước, bên cạnh đó còn trồng nhiều vườn cây ăn trái. Ngoài ra hoạt động chăn nuôi cũng khá phát triển với nhiều trang trại nuôi heo, gà, vịt. Sự phân chia trên thường được dựa vào các yếu tố tự nhiên, xã hội. Tuy các vùng nông thôn có sự khác biệt nhưng sinh thái môi trường nông thôn đều mang những đặc điểm chung của một vùng nông thôn Việt Nam. 41
  54. Đồ án tốt nghiệp Cấu trúc sinh thái huyện Gò Dầu: Những mô hình, cụm dân cư được gọi là ấp. Ấp chính là đơn vị cơ bản của sinh thái môi trường nông thôn nơi đây. Từ lâu đời người dân nông thôn sống quây quần trên những vùng đất mà họ có thể khai thác để sản xuất nông nghiệp. Mô hình cấu trúc ấp được sắp xếp, quy hoạch để có sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu là các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như điều kiện khí hậu, địa hình, nước, như khu vực nông thôn huyện thì khu vực ăn thường được bố trí theo nguồn nước là chính. 42
  55. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 3 HIỆN TRẠNG VỆ SINH NÔNG THÔN VÀ MÔI TRƢỜNG HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH Trong chƣơng này, hiện trạng các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Gò Dầu sẽ đƣợc trình bày, bao gồm: tình hình nhà tiêu HVS, hoạt động chăn nuôi, tình hình vệ sinh môi trƣờng tại các chợ, vấn đề sử dụng thuốc BVTV trogn nông nghiệp, tình hình chất thải rắn, chất lƣợng các nguồn nƣớc, không khí và đất. 1. Tình hình vệ sinh môi trƣờng nông thôn Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi Ô nhiễm môi trường do nhà tiêu không hợp vệ sinh Tình hình vệ sinh môi trường tại các chợ Tình hình vệ sinh môi trường tại trường học Ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón, thuốc BVTV 2. Hiện trạng môi trƣờng nông thôn huyện Gò Dầu Hiện trạng tài nguyên nước Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn Hiện trạng môi trường đất Hiện trạng chất thải rắn 43
  56. Đồ án tốt nghiệp 3.1. Tình hình vệ sinh môi trƣờng nông thôn 3.1.1. Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi 3.1.1.1. Tình hình chăn nuôi tại huyện Gò Dầu Các loại hình chăn nuôi chủ yếu hiện nay trên địa bàn huyện bao gồm: chăn nuôi heo, bò, trâu, gà, vịt. Đặc biệt, hoạt động chăn nuôi heo và gà vịt của huyện mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hầu hết các hộ dân do quy mô lớn và số đàn heo, gà, vịt đông. Tuy nhiên hoạt động này cũng là nguyên nhân làm môi trường xung quanh khu vực bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải từ chăn nuôi. Bảng 3.1. Tổng số gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện STT Loại gia súc, gia cầm Tổng số con năm 2014 Mức tăng, giảm so với năm 2013 1 Trâu 2511 Giảm hơn 0,24% 2 Bò 5997 Giảm hơn 6,8% 3 Heo 16.640 Giảm 5,4% 4 Gia cầm 339.900 Tăng 13,84% (Nguồn: Phòng NT & PTNT, 2014) Tại một số nơi người dân đã tự xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas nhưng vẫn còn những hộ thải trực tiếp ra môi trường mà không có hình thức quản lý, xử lý phù hợp do nuôi với số lượng nhỏ. Vì vậy, các chất thải chăn nuôi không thu gom đã gây ảnh hưởng tiêu cực về mùi, nước thải đến môi trường xung quanh và mất mỹ quan cho khu vực. 44
  57. Đồ án tốt nghiệp 3.1.1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi  Ô nhiễm môi trường nước Chất thải chăn nuôi không được xử lý chảy tràn trên mặt đất hoặc dẫn ra kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước, làm suy giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Trong chất thải chăn nuôi có chứa hàm lượng lớn nitơ, photpho có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa kiềm hãm sự phát triển của động vật thủy sinh. Bên cạnh đó, chất thải chăn nuôi có thể thấm xuống đất đi vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.  Ô nhiễm môi trường đất Phân tươi gia súc, gia cầm chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, nếu thải trực tiếp ra đất sẽ làm vi sinh vật phát tán và phát triển trong đất gây bệnh cho người và vật nuôi. Ngoài ra, trong chất thải chăn nuôi chứa nhiều hợp chất hữu cơ giàu dinh dưỡng như nitơ, photpho có thể làm tăng độ phì nhiêu của đất. Nếu thải một lượng không hợp lý vào một vị trí xả thải nhất định, chúng sẽ tích tụ lại làm thoái hóa đất gây mất cân bằng sinh thái.  Ô nhiễm môi trường không khí Các loại khí phát sinh từ hoạt đông chăn nuôi là khí CO2, CH4, H2S, NH3, những khí này góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng đến sinh trưởng và kháng bệnh của vật nuôi, chất lượng môi trường xung quanh. Những khí này sinh ra là do sự phân hủy vi sinh vật các chất thải của vật nuôi hay thức ăn thừa do người dân không xử lý triệt để. Nhìn chung nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ trang trại và người dân chưa cao. Hầu hết người chăn nuôi chưa có biện pháp xử lý chất thải lỏng; vứt xác gia cầm, gia súc bừa bãi và hệ thống thoát nước đơn giản làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn chưa được khắc phục triệt để và có chiều hướng gia tăng. Chất thải trong chăn nuôi chủ yếu được xử lý 45
  58. Đồ án tốt nghiệp bằng hệ thống biogas. Song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học để tận thu làm nhiên liệu, còn bộc lộ những hạn chế như mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối. Bên cạnh đó, hầu hết các hệ thống biogas hiện nay đều được các trang trại xây dựng nhỏ hơn mức độ cần thiết, nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm lại càng hạn chế, nhiều khi không có tác dụng, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 3.1.2. Ô nhiễm môi trường do nhà tiêu không hợp vệ sinh Bảng 3.2. Tình hình nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Gò Dầu STT Tên Xã Số hộ Số hộ có Số hộ có nhà Tỉ lệ hộ có Tỉ lệ hộ có nhà tiêu tiêu HVS nhà tiêu nhà tiêu HVS 1 Cẩm Giang 4.098 3.886 3.886 94,83% 94,83% 2 Thạnh Đức 5.547 5.358 4.932 96,50% 88,9% 3 Hiệp Thạnh 4.583 4.583 4.472 100% 97,58% 4 Phước Trạch 2.063 2.063 2.063 100% 100% 5 Phước Thạnh 2.629 2.538 2.159 96,53% 82,12% 6 Phước Đông 3.227 2.890 2.559 89,55% 88,54% 7 Bàu Đồn 4.050 3.881 3.785 96,07% 93,46% 8 Thanh Phước 4.775 4.676 4.409 97,92% 92,33% Tổng 30,972 29,875 28,265 96,45% 94,61% (Nguồn: Phòng NT & PTNT, 2014) 46
  59. Đồ án tốt nghiệp Tình trạng thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và làm phát sinh, lây lan nhiều loại bệnh. Đứng đầu là bệnh về tiêu hóa: tiêu chảy, kiết lỵ, nặng nhất là tả thương hàn và có thể gây chết do mất nước, do nhiễm độc tố vi khuẩn bệnh giun sán, gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, tắt ruột do giun, giun chui ống mật, ; các bệnh ngoài da như: ghẻ, chốc lở, mụn nhọt, các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, mắt hột. 3.1.3. Tình hình vệ sinh môi trường tại các chợ Chợ là khu vực buôn bán sầm uất nhất trên địa bàn mỗi xã, khu vực này tồn tại khá nhiều chất thải rắn với thành phần tương đối ổn định. Thành phần chủ yếu là rau thừa, ruột tôm cá qua sơ chế, vỏ hộp, chai nhựa, thùng xốp Sau mỗi phiên chợ lượng chất thải rắn trên sẽ được gom tại một góc chợ, hầu hết các dụng cụ chứa chất thải rắn là bao nylon và thùng chứa hở, riêng tại chợ Gò Dầu đã được trang bị khá nhiều thùng chứa rác hiện đại 240 lít. Một số sạp rau, tôm cá và ngành hàng ăn uống sử dụng lượng chất thải hàng ngày (rau thừa, ruột cá, vỏ tôm, thức ăn thừa), được bán cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ để tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Đây là hình thức xử lý rác tại chỗ theo cách thức tận dụng tài nguyên, tận dụng chất thải. Phương thức này không phải là mới, thậm chí là truyền thống và tự phát, nhưng được xem cách tiếp cận hợp lý theo quan điểm xem chất thải là nguồn tài nguyên không nên lãng phí. Vì vậy, về lâu dài thì cách thức tận dụng chất thải này cần khuyến khích và mở rộng cho người dân, các hộ gia đình và khu buôn bán, thương mại, chợ của toàn huyện. 47
  60. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.1. Lượng rác trung bình tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu (Nguồn: Phòng TN&MT, 2014) Qua thống kê trên từng địa bàn xã, các chợ phát sinh rác trung bình từ 27 – 300kg/ngày, có thể phân chia thành 3 nhóm như sau: Nhóm phát sinh nhiều: Chợ Gò Dầu. Nhóm phát sinh trung bình: Chợ Bàu Đồn, Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Phước Đông, Thạnh Đức. Nhóm phát sinh ít: Chợ Phước Thạnh, Phước Trạch, Thanh Phước. Trong đó, do đặc thù về cơ sở hạ tầng và cũng là nơi có lượng dân cư đông đúc, khu vực chợ của thị trấn Gò Dầu có lượng chất thải rắn phát sinh gấp nhiều lần so với các xã còn lại. 3.1.4. Tình hình vệ sinh môi trường tại trường học Chất thải rắn sinh hoạt tại huyên phát sinh ước tính trung bình khoảng 2.875 kg/ngày, trong đó thành phần chính là nylon, chai lọ và ly nhựa, thành phần hữu cơ dễ 48
  61. Đồ án tốt nghiệp phân huỷ tự nhiên như gỗ, lá cây chiếm tỷ lệ thứ 2, thứ 3 là rác nhà bếp, căntin. Trong đó, khả năng tiêu thụ và phát sinh chất thải chủ yếu từ học sinh, ước tính trung bình mỗi em phát sinh khoảng 0,2-0,4kg/ngày. Như vậy cao gần sát với giá trị trung bình trên toàn địa bàn huyện Gò Dầu. Tại một số trường học, các công cụ thu gom là thùng chứa 120 lít và 220 lít có nắp đậy hợp vệ sinh, nhưng một số trường khác (đặc biệt là các trường tiểu học), công cụ thu gom chủ yếu là cần xé, thùng xốp thô sơ. Các công cụ thô sơ trên dễ dàng phát tán ra mùi hôi, làm bọ ruồi phát sinh, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh môi trường và cảnh quan. Theo quan sát của chuyên gia trong lực lượng thu mẫu, phân tích chất thải rắn tại các trường học, một số trường có xu hướng tự xử lý hoặc giảm thải chất thải rắn bằng phương pháp đốt. Tuy là phương pháp này hiệu quả và ứng dụng khá rộng rãi trên địa bàn huyện Gò Dầu, nhưng với đặc tính thành phần chất vô cơ cao, cách làm này sẽ vô tình sản sinh một lượng lớn khí thải độc hại từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn, trong đó có những chất độc gây ung thư cao như Dioxyn, Furen. Tuy nhiên, suy cho cùng, đây là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của huyện nhà sau này, cũng là lực lượng ảnh hưởng đến nhận thức của thế hệ, nếu như phổ biến phong trào phân loại chất thải tại nguồn và phổ cập cơ bản kiến thức xử lý rác tại chỗ thì lượng chất thải gần 3 tấn/ngày trên có thể được giải quyết hơn 50% lượng chất thải phát sinh. (Phòng TN & MT, 2014). 3.1.5. Ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón, thuốc BVTV 3.1.5.1. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn huyện còn rất phân tán, khó quản lý, cũng như các cửa hàng cung cấp thuốc BVTV còn tràn lan, chưa có số liệu thống kê cụ thể. 49
  62. Đồ án tốt nghiệp 3.1.5.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV Hầu hết thuốc bảo vệ thực vật là chất hữu cơ tổng hợp, có tính độc nguy hiểm đối với sinh vật và con người ở mức độ khác nhau và bằng nhiều con đường khác nhau. Thuốc BTVT đầu tiên ngấm xuống đất, làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Đất có một tầng sinh thái với rất nhiều loài vi sinh vật, các con côn trùng sinh sống theo một quy trình tuần hoàn, phân giải các xác hữu cơ làm cho đất tơi xốp. Nhưng cứ đưa thuốc BVTV xuống sẽ chết hết côn trùng. Hóa chất thấm vào trong đất và hay bị rữa trôi theo nguồn nước gây ngộ độc thức ăn, làm sức khỏe con người suy giảm, thậm chí gây vô sinh. 3.2. Hiện trạng môi trƣờng nông thôn huyện Gò Dầu 3.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước 3.2.1.1. Các công trình cấp nước hiện nay của huyện Toàn huyện đã được cấp nước sinh hoạt từ hệ thống cấp nước của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Tây Ninh. Trạm cấp nước Gò Dầu bắt đầu hoạt động từ năm 2005 với công suất thiết kế là 2.500 m3/ngày, công suất vận hành hiện tại là 1.500m3/ngày 3.2.1.2. Hiện trạng nguồn nước mặt Sông Vàm Cỏ Đông là sông chính chảy qua huyện Gò Dầu, ở phía Tây của sông giáp huyện Bến Cầu. Đoạn sông chảy qua huyện Gò Dầu dài 37km (UBND huyện Gò Dầu, 2013) qua các xã Cẩm Giang, Thạnh Đức, Phước Trạch, Hiệp Thạnh, thị trấn Gò Dầu và Thanh Phước. Sông Vàm Cỏ Đông có vai trò lớn trong quá trình phát triển nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sản và giao thông đường thủy nối với nhiều vùng khác trong tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống kênh, rạch nhỏ hẹp vừa cung cấp nước tưới vừa là nơi tiêu thoát nước trên địa bàn huyện. 50
  63. Đồ án tốt nghiệp Các kết quả khảo sát ngoài thực địa cũng như phân tích trong phòng thí nghiệm có thể thấy một số nét sau: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại huyện Gò Dầu năm 2014: M01: Suối Bà Tươi khu vực gần chợ M02: Suối Rỗng Tượng M03: Rạch Cầu Bến Đò, xã PhướcThạnh M04: Suối Cầu Đúc xã Bàu Đồn M05: Suối Bà Tươi sau cơ sở Trần Văn Nhu M06: Rạch Giữa, xã Phước Trạch (vị trí tại cầu Rạch Giữa) M07: Sông Vàm Cỏ sau chợ Thị trấn Gò Dầu 50m M08: Rạch Rỗng Ngứa, xã Hiệp Thạnh M09: Kênh N18 sau cơ sở chao Hiệp Lợi 51
  64. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt tại huyện Gò Dầu năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014)  Gía trị pH: Giá trị pH tại các vị trí lấy mẫu dao động trong khoảng 6,52 – 6,81. Kết quả so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT – Cột A2 (dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) cho thấy, tất cả 9 vị trí lấy mẫu đều có giá trị pH đạt ngưỡng Quy chuẩn cho phép.  Chất rắn lơ lửng và DO Kết quả phân tích cho thấy giá trị TSS thấp dao động từ 12,4 – 22,5 mg/L đều đạt ngưỡng quy đinh tại QCVN08-A2. Trong đó vị trí M02 (suối Rỗng Tượng) có giá trị TSS cao nhất 22,5 mg/l, do tại vị trí này có sự xói mòn, rửa trôi từ đầu nguồn làm tăng giá trị TSS. 52
  65. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.3. Giá trị TSS tại các vị trí quan trắc năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014) Giá trị DO đợt lấy mẫu năm 2014 tại 9 vị trí lấy mẫu dao động trong khoảng từ 3,52 – 4,20 mgO2/l, tất cả các mẫu đều không đạt QCVN08-A2 (>= 5 mgO2/l). Hình 3.4. Giá trị DO tại các vị trí quan trắc năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014) 53
  66. Đồ án tốt nghiệp  Chất hữu cơ BOD5, COD Trên sông Vàm Cỏ Đông tại các vị trí M05 và M07, giá trị BOD5 dao động từ 6,0 – 6,1 mgO2/l đạt quy chuẩn QCVN08-A2(6 mgO2/l), giá trị COD dao động từ 11,5 – 12,0 mgO2/l, đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN08 – A2(6 mgO2/l). Như vậy, nguồn nước mặt tại các vị trí này đã có dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (BOD5) ở mức độ nhẹ. Đối với các vị trí lấy mẫu trên hệ thống kênh rạch, giá trị BOD5 tại 2 vị trí M01, M04 có giá trị tương ứng là 6,5 và 6,3 mgO2/l đều vượt ngưỡng QCVN08-A2 (6 mgO2/l). Điều này chứng tỏ đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ tại 2 vị trí M01, M04. Tất cả 9 vị trí lấy mẫu có giá trị COD đều đạt tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT – Cột A2. Hình 3.5. Giá trị BOD5 tại các vị trí quan trắc năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014) 54
  67. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.6. Giá trị COD tại các vị trí quan trắc năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014) +  Chỉ tiêu N-NH4 + Kết quả phân tích chỉ tiêu N-NH4 trong đợt lấy mẫu năm 2014 dao động từ 0,35 – 0,62 mg/l. Tất cả 9 vị trí quan trắc đều vượt ngưỡng QCVN 08-A2 (0,2mg/l) (Hình - - 3.10). Bên cạnh đó, chỉ tiêu N-NO2 và N-NO3 tại tất cả vị trí lấy mẫu đều nằm trong + ngưỡng cho phép của QCVN 08-A2. Giá trị N-NH4 tăng cao tại các vị trí có thể do + nguồn gốc N-NH4 trong nước do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ hoặc do quá trình rửa trôi các loại phân bón nông nghiệp (đặc biệt là phân đạm). Các giá trị pH đa phần mang tính acid nhẹ (khoảng 6,52 – 6,81), điều này góp phần làm hạn + chế độc tính của NH4 đến các loài sinh vật sống trong nước. Khi pH trong nước ≥ 8, + - NH4 sẽ chuyển thành dạng khí NH3 khi đó sẽ gây độc cho các loài cá, tôm sống trong nước. 55
  68. Đồ án tốt nghiệp + Hình 3.7. Giá trị N-NH4 tại các vị trí quan trắc năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014)  3- Chỉ tiêu P-PO4 3- Phospho là yếu tố cần phải giới hạn trong nước khi nồng độ P-PO4 từ 0,03 mg/l trở lên, nguy cơ gây ra tình trạng phú dưỡng hóa sẽ rất cao. Hầu hết các vị trí lấy mẫu 3- đều có giá trị P-PO4 > 0,03 mg/l. Điều này tạo điều kiện cho rong tảo và các sinh vật phù du phát triển quá mức và gây ra phú dưỡng hóa nguồn nước mặt. 3- Hình 3.8. Giá trị P-PO4 tại các vị trí quan trắc năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014) 56
  69. Đồ án tốt nghiệp  Hàm lƣợng kim loại nặng Hầu hết các chỉ tiêu kim loại nặng vẫn còn nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT -A2 ngoại trừ chỉ tiêu sắt. Hầu hết các vị trí đều có giá trị Fe vượt ngưỡng giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT -A2. Các kim loại như Cd, Hg không phát hiện ở tất cả các vị trí. Hình 3.9. Giá trị sắt tại các vị trí quan trắc năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014)  Mật độ vi khuẩn Coliform Tất cả các vị trí lấy mẫu đều có chỉ tiêu Coliform có giá trị dao động trong khoảng 630-1630 MPN/100ml, đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN08-A2. Một vài vị trí có chỉ tiêu Coliform cao so với các vị trí khác như: điểm M08 - rạch Rỗng Ngứa, điểm M01 – suối Bà Tươi khu vực gần chợ. Vì đây là những khu vực tập trung buôn bán đông người, nước thải chăn nuôi đổ vào làm gia tăng hàm lượng Coliform. 57
  70. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.10. Nồng độ Coliform tại các vị trí quan trắc năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014)  Nhận xét chung Theo kết quả đánh giá chất lươṇ g nước m ặt năm 2014, nhìn chung chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Gò Dầu vâñ còn khá tốt và có thể phuc̣ vu ̣cho tưới tiêu nông nghiêp̣ . Kết quả vị trí lấy mẫu trên sông Vàm Cỏ Đông cho thấy chất lượng nước khá tốt, tuy vậy trên hệ thống kênh rạch đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ thể hiện qua các chỉ + tiêu BOD5, COD, NH4 như tại vị trí M01 (suối Bà Tươi khu vực gần chợ), M04 (suối Cầu Đúc – Bàu Đồn). Nguyên nhân chính là do nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải sinh hoạt, sản xuất từ các trại chăn nuôi, rác thải sinh hoạt từ những hộ dân trên địa bàn. Nồng độ COD tại các vị trí thấp nhất vào đợt quan trắc năm 2014. Tải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ từ các nguồn ô nhiễm khác nhau đổ vào sông Vàm Cỏ Đông và kênh rạch giảm xuống, trong khi tại thời điểm lấy mẫu, dòng chảy các sông đó tăng, kéo theo khả năng tự làm sạch tăng, nên COD trong nước giảm dần. Xu hướng nồng độ amoni tăng qua các năm quan trắc ở tất cả các vị trí. 58
  71. Đồ án tốt nghiệp 3.2.1.3. Hiện trạng nguồn nước ngầm Vị trí quan trắc nƣớc ngầm trên địa bàn huyện bao gồm: N01: Bãi rác tạm – ấp Xóm Mới (vị trí tại hộ dân Lê Văn Út cách bãi rác 100m) N02: Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu N03: Trại chăn nuôi heo Nguyễn Thành Thọ (nhà dân gần trang trại nhất khoảng 100m) N04: Trại chăn nuôi heo Nguyễn Hữu Thuấn (nhà dân gần trang trại nhất khoảng 100m) N05: Cơ sở sản xuất chao Hiệp Lợi (nhà dân gần cơ sở) Hình 3.11. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước dưới đất năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014) 59
  72. Đồ án tốt nghiệp Giá trị pH của nước dưới đất trên tại khu vực huyện Gò Dầu biểu hiện nước có tính acid nhẹ, giá trị này dao động trong khoảng từ 5,96 – 6,32. Đối với chỉ tiêu TDS, nồng độ TDS tại khu vực khá thấp, giá trị trung bình dao động trong khoảng từ 241 – 305 mg/l. Trong khi đó, giá trị cho phép của chỉ tiêu này tại QCVN 01:2009/BYT là 1.000mg/l. Hầu hết các chỉ tiêu liên quan đến ô nhiễm chất hữu cơ COD dao động từ 1,24 – - 2,05 mg/l và chỉ tiêu NO3 dao động từ 3,528 – 6,024mg/l, cả 2 chỉ tiêu này đều không vượt ngưỡng quy định so với QCVN09:2008/BTNMT và QCVN 01: 2009/BYT. + Hình 3.12. Giá trị N-NH4 tại các vị trí quan trắc nước dưới đất năm 2014. (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014) + Đối với chỉ tiêu NH4 dao động từ 0,016 – 0,043 mg/l, kết quả phân tích cho thấy tại tất cả các vị trí đều đạt ngưỡng cho phép tại QCVN09:2008/BTNMT (0,1mg/l) và QCVN01:2009/BYT (mg/l). Hàm lượng các kim loại như Fe, As, Pb, Cd, Mn và các chỉ tiêu vi sinh (Coliform và Coliform phân) đều thấp hơn quy chuẩn QCVN09:2008/BTNMT và không phát hiện. Tại tất cả các vị trí lấy mẫu, hộ dân đều sử dụng nước giếng cho mục đích ăn uống tắm giặt không qua xử lý sơ bộ. Nhìn chung chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Gò Dầu vẫn còn tốt. Riêng pH của nước 60
  73. Đồ án tốt nghiệp dưới đất trên tại khu vực huyện Gò Dầu biểu hiện nước có tính acid nhẹ, giá trị này dao động trong khoảng từ 5,96 – 6,32. 3.2.1.4. Hiện trạng nguồn nước thải Thống kê mẫu nước thải năm 2014. (Phòng TN & MT, 2014) M10: Trang trại chăn nuôi heo của ông Nguyễn Thành Thọ (xã Hiệp Thạnh) M11: Trang trại chăn nuôi heo của ông Nguyễn Hữu Thuấn (xã Hiệp Thạnh) M12: Cơ sở sản xuất chao Hiệp Lợi (xã Phước Đông) M13: Công ty TNHH Công nghiệp Cao su An Cố, ấp Trâm Vàng, xã Thanh Phước M14: Công ty Giấy Ánh Sáng xã Thạnh Đức M15: Cơ sở Trần Văn Nhu xã Phước Đông M16: Công ty Giấy Hải Dương xã Cẩm Giang Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu nước thải năm 2014 Thông số Kí hiệu N- pH COD BOD TSS N tổng P tổng H S Coliform 5 + 2 NH4 MPN Đơn vị mgO2/L mgO2/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L /100ml QCVN 40:2011 6-9 75 30 50 5 20 4 0,2 3000 Cột A M10 7,03 193,0 115,7 41,5 15,625 30,415 12,040 2,152 7.100 61
  74. Đồ án tốt nghiệp M11 6,05 62,8 41,6 50,6 4,563 10,526 4,218 1,025 6.300 M12 7,10 31,6 18,9 71,4 8,659 14,521 5,075 1,063 3.200 M13 8,10 241,5 115,6 50,3 12,630 20,215 M14 6,25 493,0 216,3 105,6 12,014 27,415 16,352 3,252 2.100 M15 6,89 318,5 185,7 85,7 18,754 30,410 15,632 1,014 6.100 M16 7,05 410,0 156,3 67,8 11,747 25,152 12,659 1,653 7.200 Ghi chú: “ ”: Không quy định. Đối với trang trại chăn nuôi Nguyễn Thành Thọ (M10) kết quả phân tích có 7/9 chỉ + tiêu (COD, BOD5, TSS, N-NH4 , P tổng, H2S, Coliform) vượt ngưỡng cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT cột A . Theo khảo sát nước thải chăn nuôi phát sinh sẽ được dẫn vào bể biogas thu hồi khí gas, sau đó nước thải đi vào hệ thống xử lý sinh học gồm ao bèo, mương dẫn và ruộng lúa. Hình 3.13. Hệ thống ao sinh học và ruộng lúa xử lý nước thải chăn nuôi tại trang trại hộ Nguyễn Thành Thọ. 62
  75. Đồ án tốt nghiệp Kết quả phân tích mẫu nước tại trang trại chăn nuôi Nguyễn Hữu Thuấn (vị trí trước khi xả thải vào rạch Rỗng Ngứa) cho thấy có 5/9 chỉ tiêu phân tích đều vượt ngưỡng QCVN 40:2011 cả cột A bao gồm BOD5, TSS, tổng P, H2S và Coliform. Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi tại trang trại này là sử dụng bể biogas, nước sau biogas đi qua hồ sinh học rồi xả thải vào rạch Rỗng Ngứa. Hồ chứa nước thải Bể biogas và hồ sinh học sau bể biogas Hình 3.14. Phương pháp xử lý nước thải tại trang trại Nguyễn Hữu Thuấn. 3.2.2. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn Vị trí quan trắc chất lƣợng không khí tại huyện Gò Dầu năm 2014 bao gồm: KK1: Bãi rác tạm ấp Xóm Mới, xã Thanh Phước (vị trí cách cổng vào bãi rác 100m theo hướng vào tâm bãi rác) KK2: Công ty TNHH Công nghiệp Cao su An Cố, ấp Trâm Vàng, xã Thanh Phước KK3: Trung Tâm y tế huyện ( gần lò đốt rác y tế) KK4: Khu vực nhà thờ xã Hiệp Thạnh (gần công ty cao su Tây Ninh) 63
  76. Đồ án tốt nghiệp KK5: Ngã ba xã Thạnh Đức (cách 10m từ giao lộ đường Trà Võ – Đất Sét và Quốc lộ 22) KK6:Khu vực ngã ba vòng xoay Gò Dầu KK7: Ngã ba khu công nghiệp Phước Đông – Bời Lời và tỉnh lộ ĐT782. KK8: Khu vực UBND xã Bàu Đồn KK9: Khu vực chợ Cẩm Giang KK10: Ngã ba chợ Phước Thạnh Hình 3.15. Giá trị tiếng ồn tại các điểm quan trắc không khí năm 2014. (Nguồn: Phòng TN&MT, 2014) Kết quả chỉ tiêu tiếng ồn dao động trong khoảng 48,9 – 81,7 dBA, có 6/10 vị trí cho kết quả tiếng ồn vượt QCVN 26:2010/BTNMT quy định. Đây là những nút giao thông quan trọng và chợ tập trung tại địa bàn Huyện nên có mật độ phương tiện giao thông hoạt động cao, gây tiếng ồn lớn. 64
  77. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.16. Hàm lượng bụi tại các điểm quan trắc năm 2014. (Nguồn: Phòng TN&MT, 2014) Hàm lượng bụi tại các điểm quan trắc dao động từ 0,05 – 0,14 mg/m3. Tại tất cả 10 vị trí kết quả cho hàm lượng bụi thấp chưa vượt ngưỡng QCVN05:2013 (1h). Như đã trình bày các vị trí này là điểm giao thông quan trọng trên địa bàn huyện nên có mật độ giao thông khá cao. Đối với môi trường không khí xung quanh tại Trung tâm y tế huyện Gò Dầu chỉ tiêu bụi đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép Quy chuẩn quy định. Bên cạnh đó, kết quả phân tích chỉ tiêu kim loại As, Cd, Cu, Pb đều không phát hiện.  Nhận xét chung Qua kết quả chất lượng môi trường không khí tại các vị trí quan trắc trên địa bàn Huyện có chất lượng môi trường không khí vẫn còn tốt, chưa vượt ngưỡng giới hạn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh tại các nút giao thông gồm Ngã ba xã Thạnh Đức (cách 10m từ giao lộ đường Trà Võ – Đất Sét và Quốc lộ 22 – KK5), Khu vực ngã ba vòng xoay Gò Dầu – KK6 và Ngã ba khu công nghiệp Phước Đông – Bời Lời và tỉnh lộ ĐT782 – KK7, trừ chỉ tiêu tiếng ồn vượt ngưỡng QCVN 26:2010/BTNMT (1h), còn các chỉ tiêu CO2, CO, NOx, 65
  78. Đồ án tốt nghiệp SO2, Pb đều có giá trị trong ngưỡng cho phép tại các quy chuẩn QCVN05:2013/BTNMT (1h); QCVN06:2009/BTNMT (1h). Theo kết quả quan trắc tại vị trí KK1 (bãi rác tạm ấp Xóm Mới) cho thấy 9 chỉ tiêu (tiếng ồn, bụi, NOx, SO2, CO, H2S, Pb, NH3 và Mercaptan) đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN05:2013/BTNMT (1h); QCVN06:2009/BTNMT (1h) và QCVN26:2010/BTNMT (1h). Kết quả quan trắc tại vị trí KK6 (khu vực vòng xoay Gò Dầu) chỉ tiêu tiếng ồn vượt ngưỡng QCVN 26: 2010/BTNMT, các chỉ tiêu còn lại (bụi, NOx, SO2, CO, Pb) đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép QCVN05:2013/BTNMT (1h); QCVN06:2009/BTNMT (1h). Đối với môi trường không khí xung quanh tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, ngoại trừ chỉ tiêu tiếng ồn ở KK7, bụi ở cả 2 vị trí đều đạt ngưỡng Quy chuẩn quy định. Bên cạnh đó, kết quả phân tích chỉ tiêu kim loại As, Cd, Cu, Pb đều không phát hiện, tất cả đều nằm trong ngưỡng Quy chuẩn cho phép. 3.2.3. Hiện trạng môi trường đất Vị trí lấy mẫu chất lƣợng môi trƣờng đất tại các vị trí quan trắc năm 2014. D1: Bãi rác tạm ấp Xóm Mới, xã Thanh Phước (vị trí ranh giới giữa bãi rác và nhà hộ dân Lê Văn Ứt) D2: Ngã ba khu công nghiệp Phước Đông – Bời Lời và tỉnh lộ ĐT782 66
  79. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.17. Sơ đồ vị trí lấy mẫu chất lượng môi trường đất năm 2014 (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014) 3.2.3.1 Tình hình chất lượng môi trường đất Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất trên địa bàn huyện năm 2014 được trình bày trong Bảng 3.4 67
  80. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất. STT Chỉ tiêu Đơn vị D1 D2 QCVN03:2008/BTNMT 1 pH (H2O) 5,10 7,10 - 2 Niken mg/kg 0,010 0,004 - 3 Asen mg/kg 1,023 0,965 12 4 Tổng Crom mg/kg 0,524 0,859 - 5 Thuỷ ngân mg/kg KPH KPH - 6 Đồng mg/kg 13,120 10,006 70 7 Cadimi mg/kg KPH KPH 5 8 Kẽm mg/kg 13,549 16,524 200 9 Chì mg/kg 12,142 11,325 120 (Nguồn: Phòng TN & MT, 2014) Ghi chú: KPH – Không phát hiện, “-” – Không quy định. Kết quả giá trị pH từ 5,10 – 7,10. Chỉ tiêu Hg, Cd không phát hiện tại tất cả các vị trí lấy mẫu đất. Đối với các kim loại còn lại, giá trị phát hiện đều nằm trong khoảng cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT. 3.2.3.2 Nhận xét chung Kết quả quan trắc chất lượng đất tại các vị trí quan trắc năm 2014 cho thấy chất lượng đất khu vực vẫn còn tốt, tất cả các chỉ tiêu đều dưới ngưỡng cho phép QCVN 03:2008/BTNMT. 68
  81. Đồ án tốt nghiệp 3.2.4. Hiện trạng chất thải rắn 3.2.4.1. Đặc điểm nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Dầu Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Gò Dầu là không quá phức tạp mà các nguồn phát sinh mang đặc điểm của vùng nông thôn hiện đại, tức là các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phần lớn thuộc về các hộ dân, khối lượng chất thải còn lại phân phối cho ngành công nghiệp nhẹ và các điểm tập trung dân dư như trường học, chợ. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu gồm các đối tượng sau: Hộ dân: Sinh sống tập trung tại các trục đường chính của huyện, có khả năng phân loại xử lý rác tại chỗ, có thể là đối tượng giảm thiểu chất thải trực tiếp và nhiều nhất. Chợ: Là nơi dân cư tập trung buôn bán sầm uất hằng ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt hầu hết là chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy và rắn vô cơ khó phân hủy. Lượng rác này thường phát sinh và thu gom trong buổi sáng bằng các phương tiện thu gom đơn giản. Trường học: Là khu vực tập trung học sinh với số lượng trung bình 800 người (gồm các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông), đây là lực lượng có thể giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt trực tiếp, cũng là lực lượng tiên phong trong công tác thu gom, tuyên truyền phân loại, giảm thiểu chất thải rắn trên địa bàn huyện. Cơ sở y tế: Có lượt tiếp nhận trung bình 150 người/ngày, tuy nhiên đây là lực lượng có trình độ chuyên môn cao, khả năng phân loại và tự xử lý chất thải tại chỗ tại đây rất tốt, đạt 100%. Các cơ sở sản xuất: Chất thải rắn sinh hoạt trong các cơ sở kinh doanh sản xuất xếp thứ 2 trong các nhóm đối tượng nghiên cứu khảo sát. Hiện trạng khảo sát cho thấy 69
  82. Đồ án tốt nghiệp chất thải phát sinh chủ yếu từ các ngành công nghiệp nhẹ (vốn chiếm tỷ lệ khá cao về số lượng cơ sở). Qua đó chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tách biệt với các loại chất thải công nghiệp, thành phần chủ yếu là hữu cơ dễ phân huỷ và các hợp chất polime như bao nilon, nhựa. Bảng 3.5. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2014 Khối lƣợng Tỷ lệ STT Nguồn Số lƣợng ƣớc tính (%) (kg) 1 Hộ dân 38.658 hộ 22.959,67 73,6 2 Chợ 9 chợ 648 2,08 (1 chợ tạm) 3 Các đơn vị kinh 581 đơn vị 4.688,67 15,02 doanh, sản xuất 4 Trường học 48 trường học 2875 9,22 5 Cơ sở y tế 11 cơ sở 24,3 0,08 Tổng 31,19 tấn 100% (Nguồn: Phòng TN&MT, 2014) 3.2.4.2. Tình hình quản lý và xử lý CTR Công tác thu gom và xử lý CTR sinh hoạt tại hộ dân và CTR không nguy hại hiện nay trên địa bàn huyện do các đơn vị tư nhân thực hiện, mức giá thu gom được thỏa thuận giữa đơn vị thu gom và hộ dân cũng như các doanh nghiệp. Công tác xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu là đổ tại bãi tạm ấp Xóm Mới, xã Thanh Phước. Ngoài ra tại nhưng khu vực không được thu gom hoặc không tham gia thu gom, CTR sinh hoạt chủ yếu 70