Đồ án Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3 thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3 thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- do_an_danh_gia_muc_do_xanh_hoa_cua_cong_dong_dan_cu_tren_dia.pdf
Nội dung text: Đồ án Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3 thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS THÁI VĂN NAM Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ HỒNG PHÚC MSSV: 1411090502 LỚP: 14DMT04 TP. Hồ Chí Minh, 2018
- LỜI CAM ĐOAN Em tên Lê Thị Hồng Phúc, là sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật môi trường, khóa 2014, tại Trường Đại học Công Nghệ TP. HCM. Em xin cam đoan: - Đồ án tốt nghiệp này do chính em thực hiện. - Các số liệu trong đồ án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong các đồ án khác. - Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong báo cáo. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường trong đồ án tốt nghiệp của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lê Thị Hồng Phúc
- LỜI CẢM ƠN Với em, khoảng thời gian được học ở trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM là một khoảng thời gian vô cùng quý báu với mình, khoảng thời gian không thể nào quên được. Ở đây em đã được học rất nhiều điều không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn có cả những điều bổ ích cho cuộc sống của mình. Đồ án này là một phần thành quả cho sự nỗ lực của em trong quá trình học của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Thái Văn Nam, người đã định hướng, hỗ trợ và động viên em trong quá trình thực hiện đồ án, trên con đường đi tìm tri thức và niềm tin cho bản thân. Em xin cảm ơn các thầy cô trong Viện Khoa học ứng dụng Hutech, Đại học Công Nghệ TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho bao lớp sinh viên trong những năm tháng qua. Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn là những người động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể đạt được những thành công trong cuộc sống. Kính chúc các thầy cô, gia đình, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, luôn gặp được những thuận lợi trong cuộc sống và luôn gặt hái được những thành công trong sự nghiệp. TP.HCM, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lê Thị Hồng Phúc
- MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ HÌNH ẢNH vi LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Tính cấp thiết 3 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Nội dung nghiên cứu của đồ án 4 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Ý nghĩa của đồ án 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 7 1.1 Tổng quan về tình hình tăng trưởng xanh trên thế giới 7 1.1.1 Tổng quan về khái niệm tăng trưởng xanh trên thế giới [9] 7 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về tăng trưởng xanh trên thế giới 9 1.2 Tổng quan về tình hình tăng trưởng xanh ở Việt Nam 19 1.2.1 Khái niệm tăng trưởng xanh Việt Nam [9] 19 1.2.2 Tình hình tăng trưởng xanh ở Việt Nam [6] 20 1.3 Tổng quan về xanh hóa cộng đồng dân cư 24 1.3.1 Các khái niệm về xanh hóa 24 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM i SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- 1.3.2 Tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (nhóm I) 27 1.3.3 Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững (nhóm II) [7] 28 1.4 Cơ hội và thách thức trong tiêu dùng xanh tại Việt Nam 29 1.5 Nghiên cứu liên quan 31 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1 Khu vực nghiên cứu 34 2.1.1 Vị trí địa lý 34 2.1.2 Đặc điểm khí hậu - thời tiết 35 2.1.3 Tình hình dân cư 36 2.2 Hiện trạng áp dụng các hoạt động BVMT tại phường 6 và phường 8 Quận 3 TP. HCM 37 2.3 Phương pháp nghiên cứu 39 2.3.1 Sơ đồ nghiên cứu 39 2.3.2 Lập phiếu khảo sát 42 2.4 Phương pháp khảo sát 43 2.4.1 Đối tượng khảo sát 43 2.4.2 Địa điểm khảo sát 43 2.4.3 Phương pháp khảo sát: phương pháp phỏng vấn trực tiếp 43 2.4.4 Quy trình khảo sát 43 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẠN 3, TP. HỒ CHÍ MNH 45 3.1 Khảo sát hộ gia đình 45 3.1.1 Thông tin chung về đối tượng hộ gia đình 45 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM ii SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- 3.1.2 Hiện trạng tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo 48 3.1.3 Hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững 52 3.2 Đánh giá hiện trạng phát triển của Quận 3 theo các nhóm tiêu chí tăng trưởng xanh 60 3.2.1 Tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (nhóm I) 60 3.2.2 Xanh hóa lối sống và tiêu thụ bền vững (nhóm II) 61 3.3 Đề xuất giải pháp để tăng mức độ xanh hóa cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh 63 3.3.1 Đề xuất giải pháp cho nhóm I: Nhóm tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. 63 3.3.2 Đề xuất giải pháp cho nhóm II: Nhóm xanh hóa lối sống và tiêu thụ bền vững 65 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 67 Kết luận 67 Kiến nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 73 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM iii SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CTNH Chất thải nguy hại 3 EU European Union Liên minh châu Âu 4 TKNL Tiết kiệm năn lượng 5 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 6 TTX Tăng trường Xanh GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM iv SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Thống kê thực trạng dân số ở Quận 3 36 Bảng 2.2 Hiện trạng áp dụng các hoạt động BVMT 37 Biểu đồ 3.1: Quan niệm về tiết kiệm năng lượng ở phường 6 và 8 48 Biểu đồ 3.2: Hiện trạng nguồn nhiên liệu sử dụng sinh hoạt trong gia đình ở phường 6 và phường 8 52 Biểu đồ 3.3: Phân loại rác tại nguồn ở phường 6 và 8 53 Biểu đồ 3.4: Thu gom CTNH giao nộp cho đơn vị chức năng ở phường 6 và 8 55 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng ở phường 6 và phường 8 56 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ sử dụng túi dễ phân hủy thay thế túi ni-lông ở phường 6 và 8 58 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM v SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ HÌNH ẢNH Hình 2.1: Sơ đồ Quận 3 34 GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM vi SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Phát triển kinh tế hiện nay đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, và đặc biệt đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Sự bùng nổ về kinh tế mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên nó cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc phát triển kinh tế hiện nay phải luôn song song với vấn đề bảo vệ môi trường. Chính sách phát triển kinh tế thân thiện với môi trường vừa đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng kinh tế vừa bảo vệ môi trường nâng cao chất lượng môi trường đang là xu hướng mới mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới. Từ nhiều năm qua một số quốc gia trên thế giới đã lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa như tăng trưởng xanh, kinh tế xanh hay phát triển bền vững. Vấn đề tăng trưởng xanh đã thu hút nhiều các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, như: Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP, 2012), OECD (2011, 2014). Trong những năm gần đây, bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, phát triển kinh tế-xã hội vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn nhiều bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động đang là những vấn đề bức xúc và thách thức lớn đối với các nước ta. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, suy giảm chất lượng cuộc sống tại các đô thị đang diễn ra với quy mô và cường độ đáng kể do mô hình phát triển GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 1 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh không bền vững, thiếu sự quan tâm trong việc tích hợp các vấn đề môi trường đô thị và lồng ghép các vấn đề môi trường vào trong quy hoạch phát triển đô thị. Vì vậy, hướng tới sự bền vững về môi trường là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Xanh hóa là trong quá trình sống của chúng ta luôn suy nghĩ, dùng mọi biện pháp và những hành vi đơn giản của mình để BVMT và cuộc sống của chúng ta với mục đích là để tái sử dụng lại các sản phẩm, tiết kiệm các nguồn năng lượng và giảm bớt lượng rác thải hằng ngày. Trước các vấn đề môi trường nước ta, có nhiều giải pháp được áp dụng từ các nghiên cứu như của Trịnh Thị Thanh Thủy (2008): “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại” nhằm đánh giá tình hình tiêu dùng xanh của nước ta hiện tại nhưng nghiên cứu chưa đưa ra được biện pháp cụ thể để thực hiện. Ngày nay, vấn đề xanh hóa chủ yếu chỉ được đề cập đến một phần trong các nghiên cứu tăng trưởng xanh như đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP. Hải Phòng”. Trong đề tài này tác giả đã đưa ra được 4 nhóm giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP Hải Phòng nhưng tác giả chưa đánh giá được tình hình tăng trưởng xanh của TP Hải Phòng hiện tại để đưa ra được các giải pháp cụ thể để và sát với tình hình của TP Hải Phòng. Hay trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11”, tác giả đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện của Quận 11 và đánh giá được tình hình tăng trưởng xanh ở đó nhưng chưa đưa ra được biện pháp cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng xanh trên địa bàn Quận 11. Trong khi đó TP. HCM là một khu công nghiệp trọng điểm phía nam với mật độ dân số đông, các vấn nạn về ô nhiễm rác thải, ô nhiễm tiếng ồn, ùn tắc giao thông, ngày một GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 2 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng nhưng các giải pháp để giảm bớt các vấn nạn này chưa được triển khai cụ thể đến người dân và chưa phát huy hiệu quả tốt nhất. Nằm trong khu vực trung tâm của thành phố ở cửa ngõ thông thương giữa nội thành và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích không lớn nhưng mật độ dân số ở Quận 3 khá đông khoảng 40 người/km2. Vì thế lượng phát sinh chất thải rắn lớn, theo thống kê của dịch vụ công ích Quận 3 thì có khoảng 198.4 tấn rác/ngày được thải ra. Điều này sẽ là một khó khăn và thách thức lớn cho việc triển khai các chính sách, thể chế, quy định của Quận nói chung cũng như tuyên truyền, vận động trong công tác bảo vệ môi trường, định hướng phát triển Quận 3 theo hướng xanh hóa nói riêng. Do đặc điểm của Quận mật độ dân số đông nhưng diện tích lại không lớn gây áp lực trực tiếp đến vấn đề BVMT như: khí thải, rác thải, ùn tắc giao thông, là nơi tập trung nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ nên việc tiết kiệm năng lượng còn hạn chế. Chính vì vậy, cần nâng cao công tác nghiên cứu theo con đường xanh hóa, ứng dụng rộng rãi nhằm cải thiện môi trường tự nhiên, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường. 2. Tính cấp thiết Để giải quyết được bài toán khó này cũng như hướng cải thiện trong tương lai, việc hạn chế sử dụng nguồn năng lượng truyền thống và mức phát thải gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy đề tài “Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích, lựa chọn các tiêu chí đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư ở Quận 3. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 3 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư bằng việc so sánh hai phường: phường 6 (phường đã triển khai các hoạt động liên quan đến môi trường) với phường 8 (phường chưa triển khai các hoạt động môi trường) thông qua các tiêu chí đã lựa chọn. - Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ❖ Đối tượng nghiên cứu: Phường 6 (phường đã triển khai các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường và xanh hóa lối sống) trên địa bàn Quận 3. Phường 8 (phường chưa triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường nhiều) trên địa bàn Quận 3. ❖ Phạm vi nghiên cứu: địa bàn Quận 3 vì: Quận 3 là một trong những quận nằm trong khu vực trung tâm của thành phố. Có nhiều hoạt động liên quan đến môi trường như: tiêu dùng xanh, treo băng-rôn về BVMT, tuyên truyền các hoạt động phân loại rác tại nguồn; tiết kiệm năng lượng đến người dân, Dân cư ổn định, mật độ dân số khá cao gây áp lực lớn cho công tác quản lý môi trường ở Quận. 5. Nội dung nghiên cứu của đồ án Nội dung 1: Tổng quan về tài liệu liên quan - Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11. - Nghiên cứu xây dựng kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 4 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của Thành phố Hải Phòng. - Các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam. Nội dung 2: Khảo sát mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3 thông qua: - Lập phiếu khảo sát - Phát phiếu khảo sát đến các hộ dân cư ở hai phường 6 và 8 trên địa bàn Quận 3 TP. HCM Nôi dung 3: Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng động dân cư thông qua các tiêu chí đã lựa và so sánh hai phường 6 và 8 trên địa bàn Quận 3 TP. HCM. Nội dung 4: Đề xuất giải pháp để tăng mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3. - Giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. - Giải pháp thực hiện xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp chủ đạo là: phương pháp thu thập dữ liệu; phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu; phương pháp điều tra, khảo sát thông tin; phương pháp đánh giá nhanh; phương pháp lập bảng liệt kê; phương pháp chuyên gia. (Nội dung phương pháp nghiên cứu được trình bày cụ thể trong Chương 2) 7. Ý nghĩa của đồ án - Đề tài đã phân tích lựa chọn được các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường ở Quận 3. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 5 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sống xanh. - Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh, phổ biến các thông tin hữu ích về việc mua sắm và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho toàn xã hội. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 6 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về tình hình tăng trưởng xanh trên thế giới 1.1.1 Tổng quan về khái niệm tăng trưởng xanh trên thế giới [9] Ý tưởng phát triển mô hình tăng trưởng xanh xuất hiện từ những năm 1970 do áp lực của cuộc khủng hoảng năng lượng 1972 - 1973. Tuy nhiên, vấn đề này trở nên cấp bách hơn trong hai thập kỷ gần đây. Vào cuối năm 2008, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã phát động “Sáng kiến kinh tế xanh” với mục tiêu tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó với khủng hoảng tài chính đi đôi với xử lý các vấn đề toàn cầu nhằm hướng tới phát triển bền vững của kinh tế thế giới hậu khủng hoảng. Năm 2009, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh. Mặc dù tăng trưởng xanh được đề cập nhiều trong thời gian qua, nhưng cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về tăng trưởng xanh: + UNEP cho rằng, “Một nền kinh tế xanh là nền kinh tế trong đó bao gồm những mối liên hệ sống còn giữa kinh tế, xã hội và môi trường, và trong đó sự chuyển dịch quá trình sản xuất, cơ c0ấu sản xuất và tiêu dùng vừa góp phần làm giảm rác thải, ô nhiễm, sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, vừa tạo ra những cơ hội việc làm, thúc đẩy thương mại bền vững, giảm nghèo, cải thiện công bằng và phân phối thu nhập”. + Theo OECD, “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới” + Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) định nghĩa, “Tăng trưởng xanh (TTX) là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hoá trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hoá gánh nặng sinh thái. Cách tiếp cận mới tìm GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 7 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh kiếm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững môi trường bằng việc thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng xã hội”. + Chính phủ Hàn Quốc xác định, "Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo các cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường". + Theo Viện Nghiên cứu môi trường thuộc Trường Đại học Tổng hợp Kyoto (Nhật Bản), tăng trưởng xanh đồng nghĩa với việc xây dựng một xã hội carbon thấp đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần thiết phải giảm thiểu khí CO2 trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tăng cường bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất lượng cuộc sống của người dân. + Trong Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, tăng trưởng xanh được xác định là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế. Từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Các khái niệm của các tổ chức khác nhau có cách diễn đạt khác nhau về tăng trưởng xanh. Tựu trung lại tăng trưởng xanh là: (1) tăng trưởng kinh tế sạch, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu; (2) tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ; (3) tăng trưởng kinh tế bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 8 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về tăng trưởng xanh trên thế giới 1.1.2.1 Kế hoạch Grenelle Môi trường của Pháp [15] Từ đầu những năm 2000, vấn đề phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã được chú trọng ở Pháp với rất nhiều chính sách như Luật Định hướng về Quy hoạch và Phát triển bền vững lãnh thổ ra đời năm 1999, các đạo luật điều chỉnh vấn đề chống hiệu ứng nhà kính và phòng ngừa rủi ro liên quan đến sự nóng lên toàn cầu năm 2001. Từ năm 2002 đến 2006, Chiến lược Phát triển bền vững quốc gia đã chính thức được triển khai trong Hội nghị chính phủ đầu tiên về Phát triển bền vững (12/2002) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị này đã quyết định thành lập Uỷ ban liên Bộ Phát triển bền vững (ICSD) và Hội đồng Quốc gia Phát triển bền vững (CNDD). Tuy nhiên, phải đến năm 2007, với việc xây dựng một tiến trình quy mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh (còn gọi là tiến trình Grenelle Môi trường - Grenelle Environnement) thì tăng trưởng xanh mới thực sự đi vào việc hoạch định chính sách của Pháp. Thuật ngữ “Grenelle” bắt nguồn từ những thỏa thuận lịch sử đạt được tại Grenelle về vụ khủng hoảng kinh tế - xã hội Pháp vào tháng 5/1968. Sau thời điểm này, “Grenelle” được giới chính trị và báo chí sử dụng để chỉ những cuộc tranh luận đa phương giữa các đại diện từ chính phủ, các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Ví dụ, Grenelle về y tế, Grenelle về đào tạo Trên thực tế, Grenelle Môi trường chính là cách gọi tắt của tiến trình xây dựng nền kinh tế xanh ở Pháp, với khởi đầu là một loạt những cuộc gặp gỡ chính trị nhằm đưa ra những quyết định dài hạn về vấn đề môi trường, phát triển bền vững, sau đó là tiến trình xây dựng các quy chế, các biện pháp từ những quyết định này và áp dụng vào thực tế nhằm đạt được sự tăng trưởng xanh và bền vững. Grenelle Môi trường chính thức được Bộ trưởng Bộ Sinh thái, Quy hoạch và Phát triển bền vững Pháp Alain Juppé công bố ngày 18/5/2007 và được Tổng thống Nicolas ký quyết định thành lập ngày 21/5/2007. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 9 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Kể từ diễn đàn về môi trường Grenelle của Pháp ra đời, nước này đã giữ vị trí then chốt trong tiến trình tăng trưởng xanh của thế giới. Trong số những nước phát triển, kế hoạch đối phó khủng hoảng kinh tế của Pháp tập trung đáng kể vào chiều hướng xanh: 1/3 kế hoạch đối phó khủng hoảng nhằm vào những biện pháp xanh (Mỹ chỉ là 13%) và một cam kết tài chính có giá trị cao dành cho những biện pháp này (110 tỷ euro trong 12 năm, so với 70 triệu euro của Mỹ trong 10 năm). Tổng cộng trong 10 năm, kể từ khi gói kích thích kinh tế được đưa ra (2009), gần 450 tỷ euro sẽ được đầu tư vào nhà ở, vận tải, năng lượng tái tạo, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý nước và rác thải, song song với chính sách khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm 2 . Bên cạnh những kế hoạch thúc đẩy về mặt ngân sách, Grenelle Môi trường đã tiếp cận vấn đề tăng trưởng xanh bằng cách thiết lập các mục tiêu khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, sản xuất và tiêu thụ bền vững, thúc đẩy mô hình phát triển bền vững thuận lợi cho tính cạnh tranh và việc làm, quản lý chất thải. Theo báo cáo của Ủy ban Phát triển môi trường Pháp tháng 6 năm 2010, Pháp có tiềm năng lớn phát triển năng lượng tái tạo. Thị phần của năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ nguyên liệu ở Pháp là gần 7% trong năm 2008. Tỷ lệ này đã giảm nhẹ đầu những năm 2000 và đang hồi phục với sự xuất hiện của các lĩnh vực mới như năng lượng sinh khối, năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Hai lĩnh vực truyền thống chính là gỗ củi và thủy điện vẫn chiếm gần 3/4 tiêu thụ năng lượng tái tạo. Ý thức được vai trò của lĩnh vực này với tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế, Nhà nước đã xây dựng các ưu đãi cho phép thị trường năng lượng tái tạo phát triển bằng các tín dụng thuế, trái phiếu mua điện từ năng lượng tái chế, áp dụng việc xây dựng thương hiệu cho các công nghệ năng lượng tái tạo. Dự báo năng lượng tái tạo sẽ tăng từ 10,3% đến 23% trong tổng tiêu thụ năng lượng đến năm 2020. Tuy nhiên, các chi phí đầu tư cho năng lượng tái tạo và thời gian hoàn vốn (ít nhất 10 năm) là những rào cản đối với sự phát triển của các dự án cạnh tranh mới so với các dự án năng lượng trước đây. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 10 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Về mặt hình thức, Grenelle Môi trường đã cho phép tập hợp đông đảo ý kiến của toàn thể các bộ phận dân cư đóng góp vào kế hoạch tăng trưởng xanh đến trực tiếp với Nhà nước. Sự khuyến khích gặp gỡ giữa các hiệp hội và Công đoàn sẽ mở đường cho các đồng thuận trong tương lai. Trên thực tế, một nghiên cứu của Bộ Phát triển bền vững về tác động kinh tế của Grenelle Môi trường khẳng định rằng, các biện pháp thực hiện trong vòng 15 chương trình lớn của Grenelle cho đến 2020 sẽ cần khoảng 440 tỷ euro đầu tư, trong đó nhà nước và các địa phương tài trợ lên đến 170 tỷ euro và 40/45% là tự túc. Và sẽ có 600.000 việc làm được tạo mới từ 2009 đến 2020. Những công việc này chủ yếu trong xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp và năng lượng tái tạo. Cho đến 2020, tiêu thụ nhiệt năng (dầu, gas ) giảm 25%, trong đó 19% nhờ vào Grenelle.7 Tính đến tháng 11/2010, 77% biện pháp mà Grenelle Môi trường đưa ra ban đầu đã và đang được thực hiện. Nhờ vào những thế mạnh sẵn có (hàng không, dịch vụ quản lý nước và rác thải, công nông nghiệp), nước Pháp thực sự có một vị trí hàng đầu trong những lĩnh vực tăng trưởng xanh như: tái chế và quản lý rác; nước và vệ sinh môi trường; đo lường và ứng dụng vệ tinh; công trình xây dựng ít chịu tác động của môi trường; nhiên liệu sinh học thế hệ đầu tiên. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, hiệu suất lắp đặt năng lượng gió tăng 91% từ 2007 đến 2010 (hơn 5.000 MW). Hiệu suất lắp đặt năng lượng mặt trời tăng 1,5 lần đối với địa nhiệt và 7 lần đối với pin quang điện trong cùng kỳ. Một nghiên cứu 9 cũng nêu rõ sự gia tăng đột phá của nguyên liệu sinh học (100%) và 260.000 việc làm mới đã được tạo ra nhờ phát triển năng lượng tái tạo. Ngoài ra, để phát triển năng lượng mặt trời và gió, Chính phủ đã ấn định giá cao cho những sản phẩm này. Tuy nhiên từ 2009 đến 2011, sự suy sụp của hệ thống tài chính đã khiến giá mua bán được ấn định này giảm rất nhiều lần và gây nên nhiều phản ứng tiêu cực từ bộ phận này. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 11 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Trong lĩnh vực giao thông vận tải, dự án giảm 20% khí phát thải CO2 đã được khởi động trong ngành ôtô. Với việc tạo ra quy chế “bonus-malus” sinh thái (cơ chế trợ cấp thuế cho tiêu dùng với phương tiện bảo vệ sinh thái), lượng khí phát thải trung bình của các phương tiện mới đã giảm 14,6%. Tuy nhiên, cơ chế này vốn dựa trên sự cân bằng của malus (thuế) và bonus (trợ cấp) đã làm gia tăng thâm hụt ngân sách 1,4 tỷ euro trong vòng 4 năm. Trái lại, Đức và Anh đã giảm được lượng khí phát thải CO2 tương tự (- 13,7% của Đức và -15,5% của Anh) mà không cần đến bonus-malus10. Tính đến cuối năm 2010, 70% phương tiện giao thông lưu hành ở Pháp được đánh giá là “sạch” (là phương tiện tiêu thụ ít hơn 120 gam CO2/km). Hiệu quả về năng lượng của các phương tiện mới cũng đã được cải thiện. Trung bình lượng khí CO2 thải ra của các phương tiện này là 130g CO2/km so với 149g CO2/km năm 2007. Trong vận tải hàng hóa, Nhà nước đã không thành công trong việc cứu vãn sự suy giảm của vận tải đường sắt: Năm 2010, vận chuyển hàng bằng tàu hỏa giảm 2 lần so với năm 2000; Và mục tiêu chuyên chở hàng phi đường bộ 25% năm 2022 (so với 14% năm 2003) tỏ ra khó đạt được. Với lĩnh vực xây dựng (vốn chiếm 43% tiêu thụ năng lượng), Grenelle Môi trường đã gia tăng những tiêu chuẩn về “hiệu suất sinh thái” đối với những xây dựng mới, và đưa ra những chương trình rộng lớn đổi mới hệ thống nhiệt của những công trình cũ. Theo một báo cáo mới đây của Quốc hội Pháp, những “thành công đáng kể” được thực hiện trong các xây dựng mới, trong khi đó chương trình đổi mới với những xây dựng cũ đã chậm trễ, chỉ đạt được 250.000 nhà ở mỗi năm, trong khi mục tiêu ấn định là 400.00011. Khẩu hiệu “Công trình xây dựng tiêu thụ ít năng lượng” (label Bâtiment Basse Consommation - BBC) đã phổ biến hóa và đi vào luật. Có 14.000 những “khoản vay sinh thái”12 đã được cấp và 1,3 triệu hộ gia đình được hưởng tín dụng thuế. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 12 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 1.1: Sản xuất, ngoại thương và việc làm trong những hoạt động sinh thái tại Pháp Dạng hoạt Tổng sản xuất Xuất khẩu (1) Nhập khẩu (1) Việc làm động (1) Bảo vệ môi 35500 1100 1000 255500 trường Ô nhiễm không 1500 200 200 9900 khí Nước đã sử 14000 650 500 92800 dụng Chất thải 14300 100 0 100100 Chất thải phóng 700 150 100 2800 xạ Phục hồi đất và 2600 0 0 25900 nước (2) Tiếng ồn 1500 0 200 13100 Tự nhiên, cảnh quan và đa 900 0 0 10900 dạng sinh học Quản lý tài nguyên thiên 23200 5800 4000 113700 nhiên Nước 1100 250 200 6800 GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 13 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Phục hồi 7300 4350 2050 33500 Quản lý năng 3600 450 600 23000 lượng Năng lượng tái 11200 750 1150 50400 tạo Các hoạt động 3800 0 0 35700 phối hợp Các dịch vụ 2100 0 0 25400 công cộng Nghiên cứu và 1700 0 0 10300 Phát triển Tổng số 62500 6900 5000 404900 Tốc độ tăng trưởng trung 7.5% 16.5% 17.8% 3.0% bình hàng năm 2007/2004 (Nguồn: Tổng Ủy ban Phát triển bền vững Pháp, 12/2000) (1) Triệu euro (2) Bao gồm canh tác hữu cơ. 1.1.2.2 Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc [9] Tháng 8/2008, trong bài phát biểu kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc, Tổng thống Lee Myung Bak đã bày tỏ quan điểm của Chính phủ mới trong việc củng cố động lực tăng trưởng, xây dựng một đất nước tiên tiến trên cơ sở nhận thức sâu GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 14 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh sắc nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu, đồng thời khẳng định, chính sách tăng trưởng xanh với lượng cacban thấp chính là triển vọng tương lai của Hàn Quốc. Sau khi triển vọng tăng trưởng xanh được công bố, một số các cơ quan chức năng đã được thành lập, như Uỷ ban Tăng trưởng xanh trực thuộc Tổng thống (2009), Viện nghiên cứu tăng trưởng xanh toàn cầu (2010) Hệ thống chính sách về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc được xây dựng từ chiến lược vĩ mô đến các chính sách theo từng ngành, từng giai đoạn với các nội dung cụ thể đã nhanh chóng được hoàn thiện. Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc bao gồm 10 điểm chính đó là: 1/ Giảm thiểu phát thải nhà kính, tăng trưởng với lượng cacbon thấp. 2/ Tái cơ cấu kinh tế với động lực tăng trưởng mới là ngành công nghiệp xanh và công nghệ xanh thân thiện với môi trường. 3/ Phát triển công nghệ xanh tổng hợp trên cơ sở tận dụng các lợi thế của các ngành công nghiệp mũi nhọn Hàn Quốc như công nghệ thông tin, sinh học, công nghệ tinh xảo nhằm sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm xanh. 4/ Giải quyết vấn đề “tăng trưởng không có việc làm” hiện nay thông qua việc phát triển ngành công nghệ xanh. 5/ Nâng cao sức khỏe cạnh tranh của doanh nghiệp trong đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về môi trường kỹ thuật xanh. 6/ Tái cơ cấu lãnh thổ quốc gia thành lãnh thổ tăng trưởng xanh, ít cacbon. 7/ Thực hiện cuộc cách mạng xanh thay đổi phương thức sinh hoạt và tiêu dùng. 8/ Không chỉ trên góc độ sản xuất và công nghệ, tăng trưởng xanh cần thay đổi nhận thức trên góc độ đạo đức, văn hóa-xã hội. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 15 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 9/ Giữ tính công bằng trong thu thuế thông qua việc tăng thuế phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường cũng như hỗ trợ, khuyến khích để thu hút sự tham gia tự nguyện của nhân dân. 10/ Tăng trưởng xanh là chiến lược marketing quốc gia. Thông qua việc tuyên truyền về chiến lược tăng trưởng xanh, nâng cao vị thế quốc tế của Hàn Quốc với tư cách là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực môi trường quốc tế . Chiến lược tăng trưởng xanh được Chính phủ Hàn Quốc cụ thể hóa với nhiều kế hoạch được đặt ra. Kế hoạch toàn diện chống biến đổi khí hậu: trước hết là phát triển ngành công nghiệp thân thiện với khí hậu, tăng trường sức cạnh tranh trong xuất khẩu, tăng cường đầu tư cho R&D nhằm phát triển công nghệ xanh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thông qua việc giảm tình trạng ùn tắc giao thông, nâng cao chất lượng sống, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường xanh, cải thiện bản chất xã hội, thực hiện chính sách đối ứng với biến đổi khí hậu song hành với đổi mới phương thức sinh hoạt. Đồng thời, xây dựng mục tiêu giảm khí thải nhà kính, tăng cường hợp tác quốc tế bằng việc thực hiện chiến lược hợp tác năng động, hỗ trợ các nước đang phát triển. Gói kích cầu xanh: trọng tâm là tạo việc làm và nâng cao hiệu quả của các ngành nghề có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế. Kế hoạch này kết hợp chính sách tăng trưởng xanh ngắn hạn và khả thi với chính sách tạo việc làm nhằm đạt hiệu quả tương hỗ về mặt chính sách cao nhất. Đây là kế hoạch xây dựng một nền kinh tế tiết kiệm tài nguyên trên cơ sở tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng tài nguyên và phát triển năng lượng sạch; nâng cao chất lượng sống bằng việc xây dựng mạng lưới giao thông xanh, cung cấp nước sạch, ô tô xanh, nhà xanh, trường học xanh ; bảo đảm an toàn cho tương lai thông qua việc giảm phát thải nhà kính, quản lý tài nguyên nước, quản lý rừng và hệ sinh thái; GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 16 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Chiến lược phát triển động lực tăng trưởng mới: đặt trọng tâm là thị trường và chú trọng hệ quả kinh tế kép. Cụ thể là tạo ra 17 nguồn động lực tăng trưởng mới thuộc 3 lĩnh vực chính là ngành công nghệ kỹ thuật xanh, ngành công nghệ tích hợp tiên tiến, ngành dịch vụ cao cấp. Thông qua việc xuất khẩu, mục tiêu đến khoảng năm 2018 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt mức 920 tỷ USD. Chính sách toàn diện nghiên cứu phát triển công nghệ xanh: hướng đến việc tăng gấp 2 lần chi phí cho R&D công nghệ xanh vào năm 2012. Kế hoạch ngắn hạn và dài hạn tập trung vào 27 lĩnh vực công nghệ chính như dự đoán biến đổi khí hậu và mô hình, tấm năng lượng mặt trời điện quang voltaic, LED, tái sử dụng rác thải Kế hoạch tăng trưởng xanh của các bộ ngành: Bộ kinh tế tri thức công bố Chiến lược công nghiệp tăng trưởng xanh theo mô hình tri thức làm chủ đạo (2008) và Chiến lược 15 năng lượng xanh. Bộ Môi trường công bố kế hoạch thực hiện tăng trưởng xanh lĩnh vực môi trường (2009). Bộ văn hóa thể thao và du lịch xây dựng Chiến lược văn hóa vì tăng trưởng xanh ít cacbon (2009) Tuy mỗi ngành có một cách thực hiện riêng nhưng đều có chung một quan niệm và mục đích nhằm đạt được mục tiêu chung mà kế hoạch vĩ mô đã đề ra. Kế hoạch 5 năm tăng trưởng xanh giai đoạn 2009-2013, nhằm thực hiện 3 phương hướng chiến lược chính. Thứ nhất là đối phó với biến đổi khí hậu, tự lập về năng lượng với 3 chương trình : giảm phát thải nhà kính một cách hiệu quả trong từng lĩnh vực theo từng giai đoạn; Tăng cường tự lập về năng lượng ngoài dầu mỏ thông qua việc quản lý các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn và tăng tỷ trọng của năng lượng hạt nhân; Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu với các dự án trọng tâm là cải tạo 4 con sông lớn, quản lý nguồn nước, biển, hệ sinh thái rừng, xây dựng thể chế phòng chống, hạn chế thiên tai. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 17 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Thứ 2 là xây dựng tăng động lực tăng trưởng mới với 4 chương trình: Phát triển công nghệ xanh và biến nó thành động lực tăng trưởng thông qua tập trung đầu tư các công nghệ như LED, pin mặt trời, ; Xây dựng nghành công nghiệp xanh với việc xanh hoá các ngành sản xuất chủ lực vốn có, áp dụng rộng rãi chế độ kinh doanh xanh, nhân rộng mô hình doanh nghiệp vừa nhỏ và nhỏ xanh ; Nâng cấp cơ cấu công nghiệp với việc phat triển cao tích hợp như nano, tích hợp công nghệ IT, công nghệ viễn thông và ngành dịch vụ chất lượng cao; Xây dựng nền tảng cho nèn kinh tế xanh qua việc áp dụng chế độ mua bán quyền phát thải khí cacbon Thứ 3 là cải thiện chất lượng sống và nâng cao vị thế quốc gia với 3 chương trình: Xây dựng mạng lưới giao thông xanh; Tiến hành cuộc cách mạng xanh trong lối sống với giáo dục tăng trưởng xanh, xây dựng con người và công dân xanh, áp dụng chế độ dán nhãn mác xanh; Đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia kiểu mẫu trên thế giới về tăng trưởng xanh thông qua việc phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các nước tiên tiến với các nước đang phát triển, tăng cường viện trợ công về tăng trưởng xanh Tổng mức đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm này (giai đoạn 2009-2013) là 107,4 ngàn tỷ won (tương đương khoảng 96,9 tỷ USD) với hiệu ứng sản xuất 5 năm đạt từ 182-206 ngàn tỷ won, tạo ra 1,18-1,47 triệu việc làm (4). Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc còn đề xuất một điều luật khung mới về tăng trưởng xanh, đề cập đén tất cả các vấn đề có liên quan đến năng lượng, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc tiếp cận toàn điện tới tăng trưởng để chuyển đổi toàn bộ hệ thống tài nguyên và sử dụng năng lượng trong tất cả các khu vực của nền kinh tế từ công nông lâm nghiệp cho đến xây dựng, giao thông Cách tiếp cận toàn diện trong chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế sẽ tối đa hoá sự phối hợp giữa bên cung và bên cầu của thị trường. Cho đến thời điểm hiện trường, có thể thấy rõ tăng trưởng xanh đã bắt đầu bén rễ trong nền kinh tế Hàn Quốc. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 18 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 1.2 Tổng quan về tình hình tăng trưởng xanh ở Việt Nam 1.2.1 Khái niệm tăng trưởng xanh Việt Nam [9] Trong thời gian qua, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với một tình hình chung, đó là các thách thức do hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội xảy ra liên tiếp tại nhiều quốc gia. Đồng thời, bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Đứng trước những thách thức này, Tăng trưởng xanh được coi là một chương trình toàn diện, tạo ra hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống của con người và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp cận theo xu hướng mới này nhằm hướng tới phát triển bền vững. Bên cạnh đó khái niệm về tăng trưởng xanh cũng được nhiều tổ chức định nghĩa khác nhau. Đối với Việt Nam định nghĩa tăng trưởng xanh được hiểu là: “Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững”. Tại Việt Nam, chương trình Tăng trưởng xanh được cụ thể hóa qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với những nội dung chủ yếu sau đây: - Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. - Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 19 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. - Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội 1.2.2 Tình hình tăng trưởng xanh ở Việt Nam [6] Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường như chất lượng môi trường đang ngày càng xuống cấp: rừng, đa dạng sinh học bị tàn phá; tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt và sử dụng kém hiệu quả; tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, chất thải ngày một tăng và trở nên bức bối. Nền kinh tế phát triển theo hướng “nâu hóa” sau một thời gian dài đã và đang để lại nhiều hệ lụy. Tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao nhưng thiếu bền vững; tăng trưởng dựa nhiều vào tài nguyên và vốn đầu tư, dựa vào khai thác tài nguyên ở cường độ cao; công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới nên đã tiêu hao nhiều năng lượng, nước, nguyên vật liệu, dẫn đến tình trạng suy kiệt nguồn nước, các loại tài nguyên khoáng sản và môi trường bị xuống cấp, cường độ sử dụng năng lượng ngày càng tăng và cao hơn mức trung bình thế giới. Với nhận thức, tăng trưởng xanh không chỉ là động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế toàn cầu, mà còn là mô hình và công cụ để thực hiện phát triển bền vững. Việt Nam đã xác định rõ rằng không có con đường nào khác ngoài lựa chọn thúc đẩy tăng trưởng xanh. Việt Nam cũng thể hiện quyết tâm theo đuổi mô hình tăng trưởng phát triển thân thiện với môi trường. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 20 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2012 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và năm 2014 ban hành Chương trình hành động Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 -2020, với 66 hành động. Mục tiêu là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng để sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Thực hiện tăng trưởng xanh với sự cân bằng hai mục tiêu về kinh tế và môi trường là sự tiệm cận đến phát triển bền vững mà trong đó ba yếu tố về kinh tế, môi trường và xã hội cần có sự hài hòa. Từ tìm hiểu về tăng trưởng xanh ở các nước trên thế giới và từ thực tế Việt Nam, có thể rút ra các kinh nghiệm như sau: Thứ nhất, tăng trưởng xanh trước hết phải gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế,trong đó công nghiệp phải gắn với chuỗi. Hiện nay, định vị chuỗi công nghiệp của Việt Nam không rõ, trong khi phải gắn với chuỗi công nghiệp toàn cầu mới phát triển được công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp Việt cần phải tư duy và hành động thiết thực khẳng định mình, hướng tới việc trở thành đối tác các tập đoàn lớn trên thế giới. Tương tự, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải thấp (sử dụng hợp lý phân bón, các phụ phẩm xuất nông nghiệp ), thủy lợi (sử dụng tiết kiệm nước), áp dụng mô hình kết hợp sản xuất với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phải hướng đến mục tiêu tạo ra sản phẩm gắn với công nghệ cao, mang đến giá trị gia tăng cao thay vì chỉ chú trọng vào số lượng cao nhưng năng suất thấp như hiện nay. Thứ hai, giảm phát thải khí nhà kính thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Trong đó, cần bảo vệ và khai thác tài nguyên đất, rừng, tài nguyên nước, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng để làm giảm phát thải khí nhà kính. Thực hiện các giải pháp công nghệ và chính sách, nhất là trong việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng thông qua cơ chế phát triển sạch của Nghị GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 21 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh định thư Kyoto,với sự giúp đỡ về công nghệ và tài chính từ các nước và các tổ chức quốc tế. Thứ ba, thực hiện kích cầu, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Việc phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững hiện nay cần có sự chung tay của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, cộng đồng và đặc biệt là các doanh nghiệp. Cụ thể: Xây dựng các chính sách liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững; Nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững; Tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các công nghệ, dịch vụ và sản phẩm thân thiện môi trường; Cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng; Phát triển mua sắm xanh, trong đó đặc biệt lưu ý đến hoạt động mua sắm công, đây là nội dung rất quan trọng mà nhiều quốc gia đã triển khai hiệu quả. Thứ tư, xây dựng kết cấu hạ tầng bền vững, các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần xây dựng những “kế hoạch xanh”, không để lặp lại những công trình hạ tầng kỹ thuật dàn trải,không có hiệu năng kinh tế. Thứ năm, cải tổ và áp dụng các công cụ thị trường theo hướng xanh hóa (thuế xanh, ngân sách xanh). Áp dụng chế độ ưu đãi thuế đối với những doanh nghiệp có hoạt động bảo vệ môi trường. Thuế tài nguyên được xem như một công cụ quan trọng nhất, đang được áp dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả cao nhất. Đối với thuế tài nguyên, nên áp dụng mức thuế suất cao hơn nữa đối với loại tài nguyên dạng thô, thuế suất thấp hơn đối với tài nguyên dạng tinh hoặc đã chế biến. Thứ sáu, phát triển các ngành kinh tế xanh mũi nhọn để tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển, thêm việc làm cho xã hội,tập trung vào các ngành kinh tế có thể phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam như phát triển nông nghiệp hữu cơ; phát triển các mô hình kinh tế sinh thái; phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường, tái chế chất thải,phát triển du lịch sinh thái; tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng ngập mặn, chắn sóng, chắn cát. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 22 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Một số văn bản pháp lý liên quan đến tăng trưởng xanh được ban hành như: + Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kì 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/9/2012. + Kế hoạch hành động Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/3/2014. + Chương trình hành động của ngành tài nguyên và môi trường thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 965/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 23/4/2015. Về hiện trạng thực thi tăng trưởng xanh thì đã và đang được các tổ chức, sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, triển khai, thực hiện như: + Viện Tăng trưởng xanh Toàn cầu (GGGI) phối hợp với Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) đã có những khóa tập huấn cho cán bộ ở Sở tài nguyên Môi trường Hồ Chí Minh; + Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng để chia sẻ kiến thức về Tăng trưởng xanh nhằm tăng cường năng lực cho lãnh đạo địa phương và tăng vai trò làm chủ của họ trong quá trình lập kế hoạch, triển khai các chính sách và những chương trình phát triển cho thành phố; + Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương (2014). Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải các khí nhà kính tại Bình Dương và đề xuất các giải pháp giảm thiểu; GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 23 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh + Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (2012). Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải các khí nhà kính tại Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu; + Điều tra tiềm năng cơ chếphát triển sach ̣(CDM) trên đia ̣bàn tinh̉ Hâu ̣Giang, SởTài nguyên vàMôi trường tinh̉ Hâu ̣Giang, 2009; + Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng (2014). Đề xuất bộ chỉ số Tăng trưởng xanh về môi trường thành phố Hải Phòng; + Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2013). Triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố Hà Nội; + Ủy Ban Nhân dân tỉnh Kon Tum (2013). Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. 1.3 Tổng quan về xanh hóa cộng đồng dân cư 1.3.1 Các khái niệm về xanh hóa Ngày nay, các khái niệm về xanh hóa vẫn chưa được định nghĩa cụ thể mà nó chỉ được nói đến từng phần nhỏ như sống xanh, mua sắm xanh, tiêu dùng xanh, Theo kênh sinh viên định nghĩa của sống xanh là “Sống xanh là cuộc sống luôn suy nghĩ, dùng mọi biện pháp và những hành vi đơn giản để bảo vệ môi trường và cuộc sống của chính chúng ta” Để nói rõ hơn khái niệm trên về lối sống xanh, em xin trích dẫn một số quan điểm được ghi lại trong cuốn sách “Sống xanh” của tác giả Ngô Thị Giáng Uyên qua việc chúng ta cùng trải nghiệm 1 ngày hoạt động theo lối sống xanh. - Sáng dậy chúng ta có thể đánh răng với một ca nước vừa đủ để có thể tiết kiệm nước. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 24 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Thay vì đi xe máy hay ô tô ta có thể đi làm bằng xe đạp vừa có thể giảm ùn tắc giao thông và khí thải ra môi trường. - Nếu phòng làm việc của bạn thấp hơn tầng 6 bạn có thể leo thang bộ thay vì đi thang máy. - Trước khi ra khỏi phòng làm việc hoặc phòng ngủ bạn hãy tắt các thiết bị điện khi không cần thiết. Từng đó hành động trong ngày, rất nhỏ thôi nhưng là biểu hiện cụ thể của lối sống xanh. “Mua sắm xanh” (greenpurchasing) hay “mua sắm sinh thái” (ecopurchasing) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu nhiều nhất tác động bất lợi tới sức khỏe và môi trường. “Mua sắm xanh” có những lợi ích: Nâng cao độ an toàn và sức khỏe cho người dân và cộng đồng; giảm thiểu sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; phát triển các sản phẩm mới, thân thiện với môi trường hơn; kích thích hình thành thị trường mới đối với vật liệu tái chế và gia tăng việc làm; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; tiết kiệm chi phí mua sắm và sử dụng; tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường do mua các sản phẩm/dịch vụ xanh sẽ giảm nguy cơ thải các hóa chất độc hại vào đất, không khí và nước. Để thực hiện “mua sắm xanh” một cách hiệu quả và thành công, mạng lưới mua sắm xanh quốc tế (IGPN) đã xác định 4 nguyên tắc cơ bản của “mua sắm xanh” gồm: Thứ nhất, sự cần thiết mua sản phẩm mới. Bước đầu tiên trước khi mua sắm là cân nhắc kỹ xem sản phẩm hay dịch vụ có cần thiết hay không. Việc sửa chữa hay thay đổi các sản phẩm đang được sử dụng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, giải pháp thuê hoặc cho thuê cũng nên được xem xét hoặc mua các sản phẩm mới với số lượng vừa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 25 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Thứ hai, xem xét vòng đời của sản phẩm. Khi quyết định mua sản phẩm, cần xem xét các tác động khác nhau tới môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ giai đoạn thu mua nguyên liệu thô cho tới khi thải bỏ sản phẩm, cụ thể là: Giảm thiểu các chất độc hại; sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng; sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng độ bền; thiết kế để tái sử dụng; thiết kế để tái chế; sản phẩm có chứa vật liệu tái chế; tính thải bỏ (với những sản phẩm không thể sử dụng nhiều lần hoặc tái chế, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm cho phép dễ dàng xử lý và thải bỏ nhằm giảm tối đa các tác động xấu đến môi trường). Thứ ba, nỗ lực của nhà cung ứng trong bảo vệ môi trường. Ngoài việc đánh giá sản phẩm, người tiêu dùng cũng cần đánh giá những hoạt động bảo vệ môi trường của nhà cung ứng, như doanh nghiệp có áp dụng chính sách bảo vệ môi trường không? Có triển khai các biện pháp quản lý môi trường phù hợp hay không? Hoặc có tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường không? Thứ tư, thu thập thông tin về môi trường: Trước khi quyết định mua một sản phẩm, người tiêu dùng nên quan tâm một số thông tin môi trường, như nhãn môi trường, thông tin của doanh nghiệp trên sản phẩm hoặc trang mạng. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể yêu cầu nhà phân phối cung cấp các thông tin chi tiết hơn về môi trường của sản phẩm đó. Phát triển “mua sắm xanh” sẽ kích thích tăng số lượng và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường. “Mua sắm xanh” thúc đẩy quá trình tái chế các chất thải, từ việc thu gom, phân loại cho tới sản xuất và phát triển thị trường sử dụng các sản phẩm tái chế, vì thế không chỉ làm người tiêu dùng (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) tiết kiệm được tiền bạc mà còn góp phần bảo vệ môi trường sạch và an toàn hơn. Tiêu dùng xanh có thể được định nghĩa là việc mua, sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người và không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên. Tiêu dùng GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 26 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống của con người. Hiện nay, người tiêu dùng đang dần dần hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. 1.3.2 Tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (nhóm I) Ở Việt Nam, việc tiết kiệm năng lượng cũng đã và đang trở thành chủ đề nóng bỏng. Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Công Thương, dự báo đến cuối thế kỷ này, nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt, trong khi đó tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải của nước ta hiện nay là rất lớn, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng còn rất thấp so với các nước phát triển (hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện đốt than, dầu của nước ta chỉ đạt được từ 28-32%, thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm các ngành công nghiệp chính của nước ta cao hơn nhiều so với các nước phát triển, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vấn đề tiết kiệm năng lượng trở nên đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang và sẽ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng. Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời ) hầu như chưa được khai thác, sử dụng thì các nguồn năng lượng không tái tạo (dầu thô, than đá ) đang cạn kiệt dần. Để thực hiện đồng bộ và hiệu quả việc tiết kiệm năng lượng, ngày 28/6/2010 Quốc hội đã ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12. Luật này quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; ngày GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 27 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 29/3/2011 Chính Phủ cũng đã ban hành Nghị định số 21/2011/NĐ Quy định chi tiết và biện thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 1.3.3 Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững (nhóm II) [7] Việt Nam đang đứng trước thực trạng là tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Tiêu dùng xanh được Chính phủ đề cập lần đầu tiên trong Chiến lược về tăng trưởng xanh vào tháng 9/2012. Chiến lược này xác định ba mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu thứ ba là nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Để đạt được các mục tiêu của chiến lược, một trong ba nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện gồm có xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xây dựng chương trình phát triển sản phẩm xanh tầm nhìn đến năm 2020. Việt Nam cũng đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong đó tiêu dùng xanh đã bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn. Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững cũng được triển khai tại Việt Nam trong hơn l0 năm qua. Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương), Nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng được triển khai. Để khách hàng có thể hiểu rõ hơn và thực hiện hành vi tiêu dùng xanh, việc đẩy mạnh hoạt động kích cầu tiêu dùng xanh là hết sức quan trọng. Năm 2010, Saigon Co.op (Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh) trở thành đơn vị bán lẻ tiên phong tham gia thực hiện chiến dịch “Tiêu dùng xanh”, với mong muốn đóng góp GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 28 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn cho lợi ích cộng đồng thông qua vai trò là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Nhìn chung, dù bắt nhịp khá chậm nhưng cho đến nay, xu hướng tiêu dùng xanh đang lan tỏa và nhận được sự hưởng ứng khá tích cực từ phía người dân và các nhà sản xuất với dự án “Tôi yêu sản phẩm xanh và khu phố xanh” [13]. 1.4 Cơ hội và thách thức trong tiêu dùng xanh tại Việt Nam Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, kinh tế đạt được mức tăng trưởng tương đối cao, kéo theo mức tiêu dùng của người dân đã được cải thiện là thời cơ thuận lợi để Việt Nam phát triển tiêu dùng xanh. Ý thức tiêu dùng ngày càng tăng, thì những yêu cầu về các sản phẩm xanh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng và thân thiện với môi trường là một đòi hỏi thiết yếu của người dân. Bên cạnh đó, tiêu dùng xanh hiẹn̂ đang làxu thếtoàn cầu, đó là cơ hội để sản phẩm xanh chiếm lĩnh thị trường của người tiêu dùng. Trong cuộc canḥ tranh ngày càng gay gắ t giữa các doanh nghiẹp,̂ các quố c gia trong thuơng̛ maịquố c tế, các sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái, than̂ thiẹn̂ với moîtrường sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Nhiề u quố c gia trên thế giới đa ̃vàđang cóxu huớ̛ng triển khai chưong̛ trinh̀ sử dung ̣các sản phẩm xanh, việc cam kế t thưc ̣hiẹn̂ chuơng̛ trinh̀ này đa d̃ ầ n trở thành xu hướ ng của các quố c gia phát triển vàđang phát triển. Thưc ̣tế cũng cho thấ y cónhiề u mạt̆hàng vànhiề u thi trụ ờ̛ng xuấ t khẩu lớ n của Việt Nam đa c̃ óyeû cầ u về tieû chuẩn môitruờ̛ng đố i vớ i các sản phẩm xuấ t khẩu. Tieû chi ́ về “nhañ sinh thái” cũng đa đũ ơ̛c ̣EU áp dung ̣đố i vớ i các sản phẩm dẹt̂may. Nhưng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức. Đó là chi tiêu công của Chính phủ hiện vẫn chưa theo xu hướng mua sắm xanh, chưa có chính sách khuyến GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 29 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh khích mua sắm các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường trong hoạt động chi tiêu công của Chính phủ. Đối với vấn đề chi tiêu và mua sắm các thiết bị của doanh nghiệp, phần lớn vẫn chuộng các máy móc, dây chuyền sản xuất giá rẻ với công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Mặt khác, một bộ phận dân cư, trước hết ở các đô thị vẫn còn nặng về tiêu dùng truyền thống, sử dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sử dụng nhiều hàng hóa chất lượng thấp, không có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững. Tiêu dùng phô trương, lãng phí ngày càng phổ biến trong một số tầng lớp dân cư, đi ngược lại với lối sống tiết kiệm, gần gũi và hài hòa với thiên nhiên. Tiêu dùng năng lượng cho sinh hoạt và giao thông vận tải tăng, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều than và xăng dầu hơn so với trước đây làm tăng ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các dạng năng lượng sạch có tiềm năng lớn ở Việt Nam và có thể sử dụng phổ biến ở quy mô gia đình như năng lượng Mặt Trời, gió, biogas còn ít được nghiên cứu, ứng dụng và phổ cập. Trong tiêu dùng hàng hóa, tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên cho một số nhu cầu không hợp lý đã bắt đầu phổ biến. Số lượng hàng xa xỉ được sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng tăng lên với tốc độ không tương xứng với mức sống còn thấp và khả năng thu nhập của dân cư. Các loại nguyên vật liệu không tái chế và khó phân hủy thải ra ngày càng nhiều. Việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa một mặt sẽ tạo điều kiện để cải thiện đời sống dân cư, mặt khác lại kéo theo nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, đặc biệt đối với các hàng hóa sử dụng nhiều nguyên liệu và năng lượng và do đó lượng chất thải vào môi trường lớn hơn. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 30 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, song cũng ẩn chứa các nguy cơ nhập khẩu và xuất khẩu các loại hàng hóa không thân thiện với môi trường. 1.5 Nghiên cứu liên quan Với mục tiêu là đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng để góp phần triển khai quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng. Đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP Hải Phòng” của ThS. Trần Anh Tuấn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tìm hiểu tài liệu, thu thập số liệu, phân tích đánh giá số liệu, tổng hợp ý kiến chuyên gia, phân tích so sánh. Kết quả đạt được là đề tài đã đề xuất được một số giải pháp cụ thể cho 4 lĩnh vực của thành phố Hải Phòng. + Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp của thành phố. + Các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động vận chuyển hành khách công cộng của thành phố và các giải pháp tăng cường giao thông thân thiện môi trường. + Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong chiếu sáng công cộng, hoạt động của các tòa nhà văn phòng cơ quan quản lý nhà nước. + Các giải pháp về cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn và hoàn thiện hệ thống thoát nước cho khu vực nội thành. Đề tài “Tăng trưởng kinh tế xanh TP Đà Nẵng” với mục tiêu là tìm ra những cơ hội và thách thức trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh. Từ đó, xây dựng quan điểm, định hướng giải pháp nhằm cải thiện tăng trưởng kinh tế xanh thành phố Đà Nẵng. Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ đạo là: phương pháp thu thập; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp kế thừa; phương pháp đối GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 31 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh chiếu; phương pháp phân tích tổng hợp, chọn lọc để đưa ra được giải pháp nhằm cải thiện tăng trưởng kinh tế xanh cho TP Đà Nẵng. Đối với đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11” với mục tiêu là xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp, khả thi với điều kiện Quận 11, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tăng trưởng xanh Quận 11. Bằng các phương pháp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu, phương pháp điều tra khảo sát thông tin, phương pháp đánh giá nhanh, phương pháp lập bảng liệt kê, phương pháp ma trận, phương pháp chuyên gia. Tác giả đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp cho Quận 11 và đưa ra các giải pháp để phát triển tình hình tăng trưởng xanh ở Quận 11. Ngoài ra, còn có các đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh Tây Ninh của ThS. Nguyễn Minh Tân. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải các khí nhà kính tại Bình Dương và đề xuất các giải pháp giảm thiểu của ThS. Lê Thanh Hải. Nhận xét: Qua các nghiên cứu trước ta có thể thấy được ngày nay các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề tăng trưởng xanh hay kinh tế xanh như đề tài: Tăng trưởng kinh tế xanh ở TP Đà Nẵng chủ yếu tập trung tìm ra các cơ hội, thách thức trong nền kinh tế của Đà Nẵng để đưa ra giải pháp nhằm phát triển theo hướng kinh tế xanh. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 32 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu xây dựng hế thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11 chủ yếu tập trung vào việc xây dựng được các hệ thống tiêu chí phù hợp với Quận 11 để có thể áp dụng thử nghiệm và đưa ra các biện pháp cải thiện. Hoặc đề tài Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về BVMT và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP Hải Phòng chủ yếu tập trung vào một nhóm tiêu chí nhỏ trong vấn đề xanh hóa là đề ra các giải pháp cải thiện việc tiết kiệm năng lượng ở Hải Phòng. Nhận thấy từ các nghiên cứu trước người ta vẫn chưa tập trung nghiên cứu hay đánh giá về vấn đề xanh hóa của cộng đông dân cư mà người ta chỉ tập trung vào tăng trưởng xanh chính vì vậy đề tài: “Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, TP Hồ Chí Minh” là cần thiết để giải quyết những bài toán khó trong tương lai như việc cải thiện, hạn chế sử dụng nguồn năng lượng truyền thống và giảm mức phát thải gây ô nhiễm môi trường hiệu quả nhất có thể. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 33 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khu vực nghiên cứu 2.1.1 Vị trí địa lý Cùng với Quận 1, Quận 5, Quận 3 nằm ở cửa ngõ thông thương giữa nội thành và vùng đồng bằng Sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 4,9 km2. Quận 3: • Giáp quận Phú Nhuận, Tân Bình ở phía Bắc. • Phía Đông và phía Nam giáp Quận 1. • Phía Tây giáp ranh Quận 10. Hình 2.1: Sơ đồ Quận 3 Lịch sử phát triển đã phân chia khu cửa ngõ phía Tây thành phố thành 2 vùng kinh tế tương đối rõ nét: khu Quận 1 và Quận 3 phát triển mạnh về các mô hình dịch vụ du lịch đồng thời khu vực quận 5, quận Tân Bình phát triển mạnh về thương mại – dịch vụ với việc hình thành các chợ và trung tâm thương mại nổi tiếng như trung tâm thương mại An Đông (Quận 5) và chợ Bình Tây (Quận 6), Trong một thời gian dài, Quận 3 là GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 34 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh quận trung tâm so với khu vực nội thành cũ, với bề dày lịch sử gắn liền với sự phát triển chung của Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Vị trí địa lý và lịch sử phát triển tạo cho Quận 3 những thuận lợi và khó khăn nhất định trong phát triển thương mại – dịch vụ trong những năm qua cũng như trong những năm sắp tới. Quận 3 có nhiều trung tâm thương mại quy mô lớn nhưng những khu vực vui chơi giải trí mang tầm vóc của thành phố lại chưa được đầu tư đúng mức, hiện chỉ có nhà thiếu nhi thành phố đã được xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động, khu liên hợp thể dục thể thao Phan Đình Phùng hiện đang trong quá trình thi công xây dựng. 2.1.2 Đặc điểm khí hậu - thời tiết Quận 3 nằm trong Thành phố Hồ Chí Minh do đó mang đầy đủ đặc điểm khí hậu, khí tượng của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TP. HCM có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, TP. HCM có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm, Thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở Thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian Thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Quận 3 cũng như TP. HCM thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí lên cao GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 35 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%. 2.1.3 Tình hình dân cư Quận 3 là một trong những quận nằm trong khu vực trung tâm thành phố có diện tích: 4.92 km2. Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số của Quận 3 vào thời điểm 01/07/2015 khoảng 200.00 người với 46.654 hộ, mật độ dân số bình quân: 39.829 người/km2. Quận 3 có 14 phường, 63 khu phố, 873 Tổ dân phố (số liệu đến ngày 1/7/2015), trong đó nữ chiếm tỷ lệ 53,21%. Bảng 2.1 : Thống kê thực trạng dân số ở Quận 3 Số tổ Diện tích Mật độ dân Số khu Dân số TỔNG SỐ dân tự nhiên số phố (người) 2 2 phố (km ) (người/km ) Chia theo phường xã: 873 63 4,919669 195.947 39.829 Phường 1 69 6 0,147729 15.305 103.602 Phường 2 44 3 0,152701 10.083 66.031 Phường 3 50 5 0,154792 11.098 71.696 Phường 4 98 6 0,307579 19.876 64.621 Phường 5 65 4 0,248460 14.752 59.374 GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 36 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Phường 6 551 4 0,883183 6.461 7.316 Phường 7 72 5 0,918068 12.804 13.947 Phường 8 79 4 0,396490 15.441 38.944 Phường 9 66 5 0,443030 19.006 42.900 Phường 10 44 4 0,158526 9.449 59.605 Phường 11 81 6 0,476849 24.636 51.664 Phường 12 45 3 0,162001 12.427 76.709 Phường 13 32 3 0,164091 7.746 47.206 Phường 14 73 5 0,306170 16.863 55.077 2.2 Hiện trạng áp dụng các hoạt động BVMT tại phường 6 và phường 8 Quận 3 TP. HCM Bảng 2.2 Hiện trạng áp dụng các hoạt động BVMT Stt Hoạt động BVMT (Dự án đã triển khai) Phường 6 Phường 8 Tuyên truyền việc phân loại rác tại 1 Có Không nguồn Tuyên truyền các hoạt động về việc 2 Có Có TKNL GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 37 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Tuyên truyền hạn chế việc khai thác 3 Có Không nước ngầm Sử dụng các loại túi dễ phân hủy thay thế 4 Có Không túi ni-lông Tuyên truyền việc thu gom CTNH nộp 5 Có Không cho đơn vị có chức năng xử lý Tuyên truyền đưa chương trình phân loại 6 Có Không rác tại nguồn vào trường học GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 38 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Sơ đồ nghiên cứu Tổng hợp,thu thập và kế thừa Khảo sát phường 6 đã thực hiện các các tài liệu có liên quan chương trình BVMT và phường 8 chưa triển khai thực hiện. Phân tích phiếu khảo sát bằng cách tổng hợp và so sánh kết quả thu được Đánh giá, so sánh kết quả Đề xuất các biện pháp để tăng mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư Quận 3 2.3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Thu thập các tài liệu liên quan về tăng trưởng xanh và sống xanh: mục tiêu, tầm quan trọng, ý nghĩa, nhiệm vụ chiến lược, giải pháp thực hiện, phân công tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh theo từng giai đoạn phân kỳ. - Tổng quan về điều kiện kinh tế, xã hội, công tác bảo vệ môi trường ở Quận 3 để làm cơ sở định hướng xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng phù hợp với điều kiện ở Quận 3. - Tìm kiếm, thu thập dữ liệu: GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 39 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh + Các đề tài nghiên cứu có liên quan. + Mô hình tăng trưởng xanh đã và đang áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam. + Xu thế tất yếu phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh. + Các hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường khi áp dụng tăng trưởng xanh. 2.3.1.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu Từ những dữ liệu đã tìm kiếm và thu thập được, tác giả sẽ tổng hợp, chọn lọc và tiến hành phân tích dữ liệu, lựa chọn để rút ra những dữ liệu chủ yếu, cần thiết để hỗ trợ cho đề tài nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng sẽ kế thừa những dữ liệu quan trọng cần thiết từ các đề tài có liên quan để làm cơ sở phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. 2.3.1.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thông tin Lập phiếu điều tra để khảo sát một số thông tin cơ bản ở một số hộ dân trên địa bàn Quận 3 để phục vụ cho việc điều tra, thu thập số liệu theo tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh đã được lựa chọn, làm cơ sở tiền đề để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm phát triển Quận 3 theo định hướng tăng trưởng xanh. - Trước tiên cần có phiếu điều tra khảo sát thông tin đối với các hộ dân đang sinh sống trên địa bàn Quận 3 (200 hộ), thời gian lập phiếu khảo sát vào khoảng đầu tháng 4 và dự tính thời gian thu lại phiếu điều tra, khảo sát thông tin khoảng gữa tháng 4. Phiếu điều tra khảo sát sẽ được chia làm hai phần: thông tin cơ bản và thông tin cần khảo sát, thể hiện được các thông tincần thiết để đánh giá tình hình phát triển của Quận 3 theo các nhóm tiêu chí tăng trưởng xanh (Phụ lục): • Nhóm tiêu chí về tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 40 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh • Nhóm tiêu chí về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững - Đối với thông tin cơ bản: • Thời gian sinh sống và số lượng nhân khẩu trong gia đình. • Diện tích căn nhà. • Hạn mức sử dụng điện, nước hàng tháng. Xu hướng của nó. - Đối với thông tin cần khảo sát: • Quan niệm của người dân như thế nào về việc tiết kiệm năng lượng. • Các loại thiết bị tiết kiệm năng lượng mà hộ gia đình đang sử dụng như đèn led, máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, máy điều hòa tiết kiệm điện, và mục đích của hộ gia đình khi sử dụng các loại thiết bị này. • Hộ gia đình sử dụng loại năng lượng gì để phục vụ cho việc sinh hoạt trong gia đình. • Tỷ lệ hộ gia đình có đăng ký thu gom rác thải, hệ số phát thải trung bình tính trên đầu người (kg/ngày). • Có thực hiện phân loại rác tại nguồn, thực hiện phân loại riêng giữa rác thải nguy hại và các loại chất thải thông thường. • Tỷ lệ hộ dân có thực hiện tái sử dụng chất thải ngay tại gia đình. • Nhận thức của hộ gia đình trong công tác bảo vệ môi trường: hạn chế việc sử dụng túi nilon, thải bỏ chất thải đúng nơi quy định, giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý rác thải đúng quy định. 2.3.1.4 Phương pháp lập bảng liệt kê Thống kê tất cả các tác động của hoạt động phát triển tăng trưởng xanh đến các khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi trường, xác định các yếu tố có tác động nhiều nhất trên từng khía cạnh, từ đó lựa chọn các vấn đề ưu tiên để đưa ra các đề xuất, giải pháp trên từng hoạt động cụ thể của tăng trưởng xanh GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 41 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1.5 Phương pháp chuyên gia Đề tài sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến đánh giá, tư vấn của các chuyên gia và các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách trong việc điều tra, khảo sát tính khả thi trong việc áp dụng những đề xuất được đưa ra trong đồ án phù hợp với tình hình phát triển của Quận 3 theo định hướng tăng trưởng xanh, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia về thứ tự ưu tiên của các giải pháp đã đề xuất theo từng giai đoạn. 2.3.2 Lập phiếu khảo sát Khi thực hiện xây dựng phiếu khảo sát, em đã dựa vào nền tảng phiếu khảo sát của các nghiên cứu trước, thông qua hai nhóm tiêu chí: tiết kiệm năng lượng; giảm cường độ phát thải khí nhà kính; thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch; năng lượng tái tạo và xanh hóa lối sống, tiêu dùng bền vững để thu thập những thông tin cần thiết cho việc đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3. Phiếu khảo sát nhằm để thu thập những thông tin cần thiết cho đồ án tốt nghiệp. Gồm 2 phần cơ bản: ❖ Thông tin cơ bản: Thời gian, số lượng người và diện tích căn hộ của người được khảo sát? Hạn mức sử dụng điện và nước hàng tháng của họ là bao nhiêu? ❖ Thông tin cần khảo sát: Quan niệm của người dân như thế nào về việc tiết kiệm năng lượng? Họ có thường tắt các thiết bị khi không cần sử dụng hoặc sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng hay không? Gia đình sử dụng loại năng lượng gì để phục vụ sinh hoạt gia đình? Hình thức xử lý rác của gia đình? GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 42 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Suy nghĩ của họ về việc di chuyển bằng phương tiện công cộng 2.4 Phương pháp khảo sát 2.4.1 Đối tượng khảo sát Các hộ dân trên địa bàn phường 6 và phường 8 Quận 3. 2.4.2 Địa điểm khảo sát Địa điểm được chọn là hai phường trên địa bàn Quận 3: phường 6 và phường 8 2.4.3 Phương pháp khảo sát: phương pháp phỏng vấn trực tiếp Ưu điểm: Tiếp nhận được ý kiến người dân một cách trực tiếp dễ dàng biết được những thuận lợi và khó khăn trong công tác thực thực hiện các vấn đề môi trường. Mang tính khách quan, thể hiện được quyền tự do ngôn luận. Nhược điểm: Mất nhiều thời gian và công sức thực hiện Việc lấy thông tin từ người dân còn nhiều khó khăn do họ còn e ngại hoặc không quan tâm lắm. 2.4.4 Quy trình khảo sát Gồm 2 giai đoạn: là tiền khảo sát và khảo sát chính thức. Phường 6: phường được sự hỗ trợ. • Số phiếu khảo sát: 100 phiếu • Nhờ được sự hỗ trợ bên Uỷ ban nhân phường 6 và các tổ trưởng của các tổ dân phố trên phường 6 nên việc khảo sát diễn ra rất thuận lợi. Phường 8: phường không được hỗ trợ. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 43 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh • Địa điểm: các hộ dân trên các tuyến đường phường 8 Quận 3 như: Hai Bà Trưng, Lý Chính Thắng, Huỳnh Tịnh Của, Trần Quốc Toản, Hoàng Sa, • Số người đi khảo sát: 7 người (có sự giúp đỡ từ bạn bè). • Số phiếu khảo sát: 100 phiếu GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 44 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẠN 3, TP. HỒ CHÍ MNH 3.1 Khảo sát hộ gia đình 3.1.1 Thông tin chung về đối tượng hộ gia đình Để đánh giá mức độ tăng trưởng xanh trong đối tượng là hộ gia đình trên địa bàn Quận 3, đã có một cuộc khảo sát được tiến hành đối với các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn hai phường 6 và 8 ở Quận 3 về hiện trạng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và mức độ tiếp cận TTX, hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững trong các hộ dân dựa trên hệ thống tiêu chí đã xây dựng. Trong đó phường 6 là phường đã được phổ biến các chương trình về BVMT, mua sắm xanh và phân loại rác tại nguồn, còn phường 8 là phường ít được tuyên truyền hơn về các vấn đề BVMT. Tổng số phiếu khảo sát hợp lệ thu được là 191 phiếu trên cả hai phường ở Quận 3. Mẫu phiếu điều tra được đính kèm tại Phụ lục. Phường 6 Áp dụng công thức tính số mẫu khảo sát: 1710 n = = 2 = 94 1+ ∗(1− )2 1+1710∗(1−0.9) Trong đó: ✓ n: số mẫu phiếu cần tính ✓ N: tổng số hộ dân của phường đó ✓ e: độ tin cậy (e = 0.9), nghĩa là xác xuất P = 90%. Kết quả khảo sát phản ánh được 90% toàn bộ các hộ dân trên địa bàn. Các đối tượng tham gia khảo sát ở phường 6 đa số ở lứa tuổi từ 30 – 60 tuổi (chiếm tỷ lệ 89%). Đối tượng này phần lớn có nghề nghiệp ổn định, chiếm tỷ lệ trên 74% trên tổng số người tham gia khảo sát, còn lại là những người đã về hưu và làm những công GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 45 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh việc buôn bán, bán thời gian (chiếm tỷ lệ 36%). Thời gian mà hộ gia đình sinh sống trong căn nhà hiện tại ít hơn 1 năm (chiến tỷ lệ 4.3%), từ 1-5 năm (chiếm tỷ lệ 1.1%), từ 5 – 10 năm (chiếm tỷ lệ 25.5%) và thời gian sống trên 10 năm (chiếm tỷ lệ 69.1%). Trong quá trình phỏng vấn, những hộ gia đình sinh sống ở địa phương trên 1 năm có thể nắm rõ hơn về địa bàn họ sinh sống và các chính sách, các hoạt động, thông tin tuyên truyền của địa phương phổ biến đến người dân, đặc biệt là các chính sách, kế hoạch tuyên truyền về BVMT đã triển khai. Các hộ gia đình này nắm rõ các chính sách, các hoạt động BVMT đã phổ biến và tuyên truyền, vận động người dân cùng hưởng ứng, cải thiện lối sống, tăng cường ý thức BVMT, từ đó có thể đánh giá được mức độ cần thiết đối với các thông tin, chính sách đã phổ biến. Kết quả khảo sát cho thấy số nhân khẩu trong hộ gia đình ít hơn 3 người (chiếm tỷ lệ 19.1%), từ 3-6 người (chiếm tỷ lệ 63.9%) và từ 6 người trở lên (chiếm tỷ lệ 17%). Về diện tích căn hộ: Hộ gia đình của các đối tượng được phỏng vấn sống trong các căn hộ hiện tại phần lớn có diện tích nhỏ hơn 25m2 (chiếm tỷ lệ 23.4%) và 37.2% căn hộ có diện tích từ 25 – 50m2, 22.3% căn hộ có diện tích 50 – 100m2 và diện tích căn hộ trên 100m2 (chiếm tỷ lệ 17.1%). Đa số các hộ dân có thời điểm xây dựng mới gần đây, cách hiện nay ít hơn 1 năm và từ 1 – 5 năm sử dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại, các thiết bị tiết kiệm năng lượng nhiều hơn so với các căn hộ xây dựng đã lâu, cơ sở hạ tầng và nội thất trong nhà cũ kỹ. Các căn hộ xây dựng mới được thiết kế theo hướng kiến trúc hiện đại, tận dụng tối đa thông gió và ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm năng lượng, điện, nước trong sinh hoạt hàng ngày. Phường 8 Áp dụng công thức tính số mẫu khảo sát: 3460 n = = 2 = 97 1+ ∗(1− )2 1+3460∗(1−0.9) GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 46 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó: ✓ n: số mẫu phiếu cần tính ✓ N: tổng số hộ dân của phường đó ✓ e: độ tin cậy (e = 0.9), nghĩa là xác xuất P = 90%. Kết quả khảo sát phản ánh được 90% ý kiến của toàn bộ các hộ dân trên địa bàn. Các đối tượng tham gia khảo sát ở phường 8 đa số ở lứa tuổi từ 25 – 60 tuổi (chiếm tỷ lệ 71%). Đối tượng này phần lớn có nghề nghiệp ổn định, chiếm tỷ lệ trên 57% trên tổng số người tham gia khảo sát, còn lại là những người đã về hưu và làm những công việc buôn bán, bán thời gian (chiếm tỷ lệ 41%). Thời gian mà hộ gia đình sinh sống trong căn nhà hiện tại ít hơn 1 năm (chiến tỷ lệ 4.1%), từ 1-5 năm (chiếm tỷ lệ 9.3%), từ 5 – 10 năm (chiếm tỷ lệ 7.2%) và thời gian sống trên 10 năm (chiếm tỷ lệ 79.4%). Trong quá trình phỏng vấn, những hộ gia đình sinh sống ở địa phương trên 1 năm có thể nắm rõ hơn về địa bàn họ sinh sống về các chính sách, các hoạt động, thông tin tuyên truyền của địa phương phổ biến đến người dân, đặc biệt là các chính sách, kế hoạch tuyên truyền về BVMT đã triển khai. Kết quả khảo sát cho thấy số nhân khẩu trong hộ gia đình ít hơn 3 người (chiếm tỷ lệ 11.3%), từ 3-6 người (chiếm tỷ lệ 64.9%) và từ 6 người trở lên (chiếm tỷ lệ 23.8%). Về diện tích căn hộ: Hộ gia đình của các đối tượng được phỏng vấn sống trong các căn hộ hiện tại có diện tích nhỏ hơn 25m2 (chiếm tỷ lệ 15.5%) và 49.5% căn hộ có diện tích từ 25 – 50m2, 29.9% căn hộ có diện tích 50 – 100m2 và diện tích căn hộ trên 100m2 (chiếm tỷ lệ 5.1%). Cũng giống như phường 6 đa số các hộ dân có thời điểm xây dựng mới gần đây, cách hiện nay ít hơn 1 năm và từ 1 – 5 năm thì sử dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại, các thiết bị tiết kiệm năng lượng nhiều hơn so với các căn hộ xây dựng đã lâu. Các căn hộ xây dựng mới được thiết kế theo hướng kiến trúc hiện đại, tận dụng tối đa thông gió và ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm năng lượng, điện, nước trong sinh hoạt hàng ngày. GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 47 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Các thông tin về các đối tượng là hộ gia đình cho thấy mức độ đa dạng của nguồn dữ liệu thu thập, cuộc khảo sát được tiến hành trên các thành phần đối tượng khác nhau, thời gian sinh sống và số lượng nhân khẩu của các hộ gia đình khác nhau, loại hình nghề nghiệp không giống nhau và diện tích căn hộ sinh sống, thời gian xây dựng mới căn hộ cũng khác nhau. Vì vậy, đảm bảo được tính khách quan trong trong phân tích kết quả khảo sát, đánh giá tình hình phát triển của hai phường ở Quận 3 theo hướng xanh hóa dựa trên hệ thống tiêu chí đã xây dựng. Đối với hộ gia đình, được tiến hành khảo sát nhằm đánh giá hiện trạng tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và mức độ tiếp cận, nhận thức về xanh hóa, hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững của người dân dựa trên hệ thống tiêu chí xanh hóa đã xây dựng phù hợp với các điều kiện của hai phường ở Quận 3. 3.1.2 Hiện trạng tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo • Quan niệm về tiết kiệm năng lượng 58.5% 47.4% 48.5% 41.5% 3.1% 0% 0% 1% rất cần thiết cần thiết ít cần thiết không cần thiết phường 6 phường 8 Biểu đồ 3.1: Quan niệm về tiết kiệm năng lượng ở phường 6 và 8 Hiện nay, về vấn đề tiết kiệm năng lượng Bộ Công Thương và Chính phủ cũng đã ra các yêu cầu về việc TKNL trong sản xuất cũng như trong dân dụng và các sản phẩm GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 48 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh gia dụng liên quan đến sử dụng điện như: quạt, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, đều phải có dán nhãn TKNL. Qua kết quả khảo sát về ý thức tiết kiệm năng lượng điện, nước ở các hộ gia đình ở hai phường cho thấy: Phường 8 là phường chưa có triển khai các chương trình về BVMT, tiết kiệm năng lượng nên còn một số ít người hộ dân cho rằng việc tiết kiệm năng lượng là ít cần thiết (chiếm tỷ lệ 3.1%), không cần thiết (chiếm tỷ lệ 1%), phần lớn các hộ dân cho rằng việc tiết kiệm năng lượng là cần thiết với gia đình của mình (chiếm tỷ lệ 48.5%), rất cần thiết (chiếm tỷ lệ 47.4%). Còn các hộ dân ở phường 6 đã được triển khai các chương trình BVMT, tiết kiệm năng lượng nhưng tỷ lệ người dân cho rằng việc tiết kiệm năng lượng là cần thiết (chiếm tỷ lệ 58.5%) chiếm tỷ lệ cao hơn so với người dân cho là rất cần thiết (chiếm tỷ lệ 41.5%). Bên cạnh đó 100% các hộ dân của cả hai phường khi được khảo sát họ cho biết rằng họ đều tắt các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng hoặc đi ra ngoài. Ngoài ra, so với một tài liệu của tác giả Nguyễn Thị Bích Tuyền [5] năm (2015) thì tỷ lệ các hộ dân cho rằng việc tiết kiệm năng lượng là cần thiết chỉ chiếm 83.75% thấp hơn so với phường 6. Điều này có thể cho thấy được ở Quận 11 chỉ mới áp dụng thử nghiệm nên chưa có kế hoạch và giải pháp cụ thể để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Về hiện trạng tiết kiệm năng lượng, hạn mức sử dụng điện hàng tháng ở các hộ gia đình. 1000 VNĐ Phường 6 3.2 42.5 29.8 24.5 Phường 8 6.2 44.3 25.6 23.9 GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 49 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Ở phường 8 đa số các hộ gia đình có mức sử dụng điện hàng tháng nằm trong khoảng từ 200.000 – 500.000 VNĐ (chiếm tỷ lệ 44.3%) và từ 500.000 – 1000.000 VNĐ (chiếm tỷ lệ 25.6%) mức sử dụng trên 1000.000 VNĐ cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (23.9%) còn mức sử dụng nhỏ hơn 200.000 VNĐ thì có một tỷ lệ khá thấp so với các hạn mức khác ( chỉ chiếm 6.2%). Còn ở phường 6 mặc dù đã được triển khai các chương trình BVMT, tiết kiệm năng lượng nhưng mức sử dụng điện hàng tháng của các hộ gia đình vẫn nằm ở một mức dộ khá cao tương đương gần bằng với phường 8 đa số các hộ gia đình cũng có mức sử dụng điện hàng tháng nằm trong khoảng từ 200.000 – 500.000 VNĐ (chiếm tỷ lệ 42.5%) và từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ (chiếm tỷ lệ 29.8%) mức sử dụng trên 1000.000 VNĐ cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (24.5%) còn mức sử dụng nhỏ hơn 200.000 VNĐ thì có một tỷ lệ khá thấp so với các hạn mức khác và thấp hơn cả phường 8 (chỉ chiếm 3.2%). Theo nhận xét của các hộ dân thì xu hướng mức sử dụng điện hàng tháng của các đối tượng tham gia khảo sát có xu hướng giữ nguyên định mức hoặc có sự tăng giảm không đáng kể. Trừ trường hợp vào mùa nắng thì định mức của các gia đình có thay đổi theo hướng tăng lên nhưng khi qua mùa nắng nóng thì sẽ ổn định trở lại. Hiện trạng sử dụng nước của các hộ gia đình: 1000 VNĐ Phường 6 19.1 70.3 8.5 2.1 Phường 8 16.5 72.2 11.3 0 Đối với hạn mức sử dụng nước hàng tháng cũng giống như mức tiêu thụ điện cả hai phường cũng có mức tiêu thụ gần bằng nhau mặc dù phường 6 là phường đã có triển khai các chương trình BVMT. Đa số chủ yếu hai phường có mức sử dụng nằm trong khoảng từ 100.00 – 500.000 VNĐ phường 6 (chiếm tỷ lệ 70.3%), còn phường 8 (chiếm GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 50 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 72.2%). Trong khi đó ở phường 6 có hộ gia đình phải chi trả trên 1.000.000 VNĐ/tháng (chiếm tỷ lệ 2.1%) cho việc sử dụng nước còn ở phường 8 thì 0%. Khi được hỏi về xu hướng mức sử dụng nước hằng tháng các hộ gia đình đều có xu hướng giữ nguyên, nếu có tăng giảm không đáng kể. Qua kết quả khảo sát cho thấy ở phường 6 có 100% các hộ dân và phường 8 có 54.6% hộ dân đã và đang áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày, các giải pháp chủ yếu bao gồm việc trang bị, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như đèn led, máy nước nóng năng lượng mặt trời, hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, không có nhu cầu sử dụng ở khu vực đó, đồng thời cần tận dụng tối đa thiết kế thông gió và chiếu sáng tự nhiên của căn hộ. Về các thiết bị tiết kiệm năng lượng sử dụng trong hộ gia đình, kết quả khảo sát thấy các hộ dân đa số biết đến và đang sử dụng các loại đèn tiết kiệm năng lượng như đèn led, đèn compact nhiều hơn, phổ biến so hơn các loại thiết bị tiết kiệm năng lượng khác. Theo sự chia sẻ của các đối tượng ở cả hai phường không áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho biết chi phí đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm năng lượng lớn, chi phí sửa chữa lớn khi thay đổi thiết bị, nhưng hiệu suất tiết kiệm được chưa rõ, lợi ích khi sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng này chưa được phổ biến rộng rãi đến người dân, số khác cho biết các thông tin về thiết bị tiết kiệm năng lượng chưa phổ biến, các thiết bị này không đa dạng về mẫu mã, không có nhiều sự lựa chọn, đồng thời, các hộ gia đình ngại thay đổi thói quen sử dụng của mình, ngại tốn thời gian để đầu tư thay đổi từ các thiết bị đang sử dụng hiện tại sang các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Hiện trạng sử dụng nhiên liệu để đun nấu trong các hộ gia đình: GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 51 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 84.5% 36.1% 37.3% 21.3% 10.3% 5.3% 2.1% 3.10% 0% 0% 0% 0% 0% 0% Than Củi Dầu Gas Điện Gas & Than & Điện Gas Phường 6 Phường 8 Biểu đồ 3.2: Hiện trạng nguồn nhiên liệu sử dụng sinh hoạt trong gia đình ở phường 6 và phường 8 Ở các thành phố lớn hiện nay vấn đề sử dụng than, củi cho việc đun nấu hầu như đã không còn, chủ yếu mọi người sử dụng hai loại nhiên liệu chính là gas, điện hoặc là sử dụng kết hợp cả hai loại nhiên liệu. Qua kết quả khảo sát cho thấy các phường khảo sát tỷ lệ người dân sử dụng than và củi là 0% mà nguồn nhiên liệu chính của họ là gas và điện. Ở phường 6 có 5.3% các hộ gia đình sử dụng dầu, 36.1% các hộ gia đình sử dụng gas, 37.3% các hộ gia đình sử dụng điện và có một số hộ gia đình sử dụng đồng thời cả hai loại nhiên liệu gas và điện trong sinh hoạt chiếm tỷ lệ 21.3%. Còn ở phường 8 tỷ lệ hộ dân sử dụng gas làm nhiên liệu trong đun nấu chiếm một tỷ lệ khá cao (chiếm 84.5%), 2.1% các hộ gia đình sử dụng dầu, 10.3% hộ gia đình sử dụng điện và một số ít hộ gia đình chiếm tỷ lệ không cao sử dụng cả hai loại nhiên liệu là than và gas trong đun nấu (chiếm 3.1%). 3.1.3 Hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững Trong quá trình khảo sát, hiện nay các hộ gia đình đều đã có nước sạch để sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt. Ở phường 6 100% các hộ dân sử dụng nguồn nước để ăn GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 52 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh uống, sinh hoạt là nước máy (nước thủy cục). Còn ở phường 8 đa số các hộ dân chỉ sử dụng một nguồn nước máy chiếm 95.9% và chỉ một tỷ lệ rất ít sử dụng nước ngầm (chiếm tỷ lệ chưa đến 4.1%). Theo sự đánh giá, chia sẻ của các hộ gia đình về thực trạng nguồn nước sử dụng, hiện nay các nguồn cung cấp nước có chất lượng tương đối tốt, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Một số hộ cho biết nhà có giếng ngầm nhưng rất ít khai thác hoặc giếng ngầm đã bị hư hỏng, không khai thác được nữa nhưng vẫn tiến hành trám lấp giếng. Kết quả khảo sát có 81.9% hộ dân ở phường 6 và 43.3% các hộ dân ở phường 8 biết đến chính sách tuyên truyền, vận động người dân hạn chế khai thác nước ngầm khi đã có nguồn nước máy để sử dụng. • Phân loại chất thải rắn Tất cả hộ gia đình ở cả hai phường tham gia khảo sát đều có ký hợp đồng thu gom rác hàng ngày với đơn vị có chức năng thu gom, tỷ lệ này đạt 100%. Tỷ lệ các hộ dân thực hiện phân loại rác tại nguồn, ngay tại hộ gia đình ở hai phường thì có sự chệnh lệch khá lớn. Ở phường 6 tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại rác tại nguồn chiếm 91.5% còn ở phường 8 chỉ đạt 57.7%. Trong số các hộ có thực hiện phân loại rác tại nguồn thì các hộ gia đình chủ yếu thực hiện phân loại giữa rác thực phẩm và rác vô cơ, phân loại riêng giữa CTNH và chất thải thông thường. 91.5% 56.7% 43.3% 8.5% Có Không Phường 6 Phường 8 Biểu đồ 3.3: Phân loại rác tại nguồn ở phường 6 và 8 GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 53 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Trong khi đó ở các nước trên thế giới như Singapore, Nhật, Đức, vấn đề phân loại rác tại nguồn đã được họ ý thức từ rất sớm và thực hiện một cách rất hiệu quả. Ở Đức trẻ em được dạy cách phân loại rác từ rất nhỏ để nâng cao ý thức BVMT của các em. Vấn đề phân loại rác tại nguồn ở Đức là một việc rất được quan tâm và được luật pháp áp dụng sử phạt cho các hành vi phân loại rác không đúng quy định. Ở một số thành phố có mức phạt có khi lên đến cả ngàn euro đối với hành vi phân loại rác không đúng cách. Tại đây, rác thải không chỉ được phân loại đơn giản như ở nước ta chỉ có rác vô cơ và hữu cơ mà họ phân ra làm nhiều loại và phân loại theo màu, kể cả khi là rác tái chế: Giấy hoặc bìa carton: cho vào thùng/túi có màu xanh dương Thủy tinh: cho vào thùng/túi rác có màu trắng hoặc xanh lá cây. Màu trắng cho thủy tinh trong suốt, màu xanh cho thủy tinh có màu. Rác nhựa, chai nhựa: cho vào thùng/túi có màu vàng. Rác hữu cơ (từ thực phẩm dư thừa): cho vào thùng/túi màu nâu. Nhờ việc phân loại rác tại nguồn nghiêm ngặt và hiệu quả như vậy nên tỷ lệ tái chế rác ở Đức gần như đứng đầu trên thế giới tỷ lệ tái chế đạt 65%, thậm chí có năm đạt 86% (số liệu năm 2015). Với mức đạt như vậy đã đưa Đức lọt vào top những quốc gia có tỷ lệ tái chế hiệu quả nhất thế giới, vượt cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nguyên nhân đã giúp nước Đức đạt được một thành tựu như vậy tất cả là nhờ vào hệ thống phân loại và ý thức quá tốt của người dân nơi đây. Về hiện trạng việc thu gom CTNH để nộp cho đơn vị có chức năng xử lý ở hai phường cũng có sự khác biệt khá lớn. Ở phường 6 có 76.6% hộ gia đình còn ở phường 8 có 38.1% các hộ gia đình đã thực hiện lưu giữ riêng CTNH như pin, ắc quy, bóng đèn hư và vỏ chai đựng hóa chất nguy hại, kế đến là các vỏ hộp đựng chất nguy hại như vỏ GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 54 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc tẩy, dung dịch tẩy rửa, để giao nộp cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. 76.6% 61.9% 38.1% 23.4% Có Không Phường 6 Phường 8 Biểu đồ 3.4: Thu gom CTNH giao nộp cho đơn vị chức năng ở phường 6 và 8 Một số hộ gia đình chưa thực hiện việc phân loại rác tại nguồn là do họ chưa có ý thức về lợi ích khi thực hiện phân loại riêng các loại rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ, CTNH, và đặc biệt họ không biết chất thải nào là CTNH, hình thức lưu giữ, xử lý chúng như thế nào là hợp lý. • Sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe buýt) Theo kết quả khảo sát ở hai phường các thành viên trong hộ gia đình di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng, ở đây chủ yếu là xe buýt để đi làm, đi học, cả hai phường có tỷ lệ di chuyển đều ở mức trung bình. Ở phường 6 tỷ lệ người thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày với tần suất 5 - 7 lần/tuần đạt 3.2% trên tổng số đối tượng khảo sát; 23.4 % thỉnh thoảng (3 – 5 lần/tuần) di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng, và ít khi sử dụng xe bus (1 – 2 lần /tuần) chiếm 24.5%, còn 48.9% hộ gia đình tham gia khảo sát không bao giờ sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Còn ở phường 8 tỷ lệ người thường xuyên sử dụng phương GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 55 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC
- Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh tiện giao thông công cộng hàng ngày với tần suất 5 - 7 lần/tuần đạt 8.2% trên tổng số đối tượng khảo sát; 16.5 % thỉnh thoảng (3 – 5 lần/tuần), và ít khi sử dụng (1 – 2 lần /tuần) chiếm 40.2%, còn 35.1% hộ gia đình không bao giờ sử dụng phương tiện giao thông công cộng vào các mục đích di chuyển trong sinh hoạt. 48.9% 40.2% 35.1% 23.4% 24.5% 16.5% 8.2% 3.2% Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ phường 6 Phường 8 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng ở phường 6 và phường 8 Các đối tượng có tham gia sử dụng phương tiện giao thông công cộng chia sẻ về các lợi ích khi sử dụng loại phương tiện này, theo quan niệm của họ chủ yếu là có thể tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm nhiên liệu (xăng, dầu, ), tài nguyên thiên nhiên và giúp giảm ùn tắc giao thông khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt để lưu thông. Theo đánh giá của người dân, tỷ lệ đối tượng khảo sát nhận thấy việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng giúp giảm phát thải khí nhà kính, giúp BVMT rất thấp vì theo nhận thức của họ, chất lượng của phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam chưa đạt chuẩn, phần lớn số xe buýt hiện nay đã xuống cấp, hư hỏng nặng, đã đến thời kỳ cần đầu tư sửa chữa lớn hoặc cần đổi mới phương tiện để đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Đồng thời, các ý kiến khác cho biết các trạm dừng của xe GVHD: PGS.TS THÁI VĂN NAM 56 SVTH: LÊ THỊ HỒNG PHÚC