Đồ án Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim

pdf 96 trang thiennha21 13/04/2022 6970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_buoc_dau_xu_li_vo_bap_lam_co_chat_trong_nam_hoang_kim.pdf

Nội dung text: Đồ án Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim

  1. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI PHÒNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ BIOMASS - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Thị Tưởng An. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Trường Đại học Công Nghệ Tp. HCM không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2018 Người thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Linh
  2. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ về mọi mặt từ rất nhiều người nên lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới tất cả mọi người. Trước hết tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến ThS. Trần Thị Tưởng An - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện toàn bộ đề tài khóa luận này. Xin cảm ơn Phòng Nhiên Liệu Sinh Học và Biomass trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ kinh phí và máy móc, trang thiết bị để tôi hoàn thành bài báo cáo này. Xin cảm ơn các tiểu thườn ở khu chợ Hỗc môn đã cung cấp cho tôi nguyên liệu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công Nghệ Tp. HCM cùng tất cả các thầy cô của Viện Khoa Học Ứng Dụng đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu cũng như kỹ năng cần thiết trong suốt thời gian học tập tại trường để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài khóa luận của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 14DSH01 đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường. Cuối cùng xin cho tôi gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến gia đình - hậu phương vững chắc của tôi - đã luôn bên tôi, ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi vững bước trên con đường học tập. Do thời gian có hạn cũng như sự hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi có sai sót trong việc hoàn thành đề tài. Kính mong quý thấy cô có thể nhận xét, góp ý để tôi có thể sữa chữa bổ sung, nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ cho các công tác thực tế sau này. Xin chân thành cảm ơn!
  3. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC VIẾT TẮT vii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích nguyên cứu 2 4. Nhiệm vụ nguyên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Các kết quả đạt được của đề tài 3 7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Tổng quan về cây bắp 4 1.2. Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam và thế giới 6 1.3. Tổng quan về nấm hoàng kim 9 1.3.1. Đặc điểm sinh học 9 1.3.2 Nguồn gốc và phân loại 12 1.3.2.1 Nguồn gốc và phân bố 12 1.3.2.2. Phân loại sinh học 12 1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng 12 1.3.3.1. Yếu tố dinh dưỡng 12 1.3.3.2. Yếu tố môi trường 14 1.3.4. Giá trị dinh dưỡng 15 1.3.5. Tình hình sản xuất nấm sò 17 1.3.5.1. Trên thế giới 17 1.3.5.2. Ở Việt Nam 18 1.3.6. Các nghiên cứu về Pleurotus citrinopileatus trên thế giới 20
  4. Đồ án tốt nghiệp 1.3.7. Các nghiên cứu về nấm sò ở Việt Nam 23 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài 25 2.2. Đối tượng nghiên cứu 25 2.3. Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm 25 2.3.1. Nguyên vật liệu và hóa chất 25 2.3.1.1. Các dụng cụ chính 26 2.3.1.2. Các thiết bị chính 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu 27 2.4.1. Sơ đồ thí nghiệm 27 2.4.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch (giống cấp 1) 28 2.4.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 28 2.4.1.2. Cách tiến hành 28 2.4.1.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 29 2.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt thóc (giống cấp 2). 29 2.4.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 29 2.4.2.2. Cách tiến hành 29 2.4.2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 29 2.4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim. 30 2.4.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 30 2.4.3.2. Phương pháp thực hiện 30 2.4.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 30 2.4.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ nước vôi ngâm đến mật độ của tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 30 2.4.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 30 2.4.4.2. Phương pháp thực hiện 31
  5. Đồ án tốt nghiệp 2.3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31 2.3.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp. 31 2.3.5.1. Bố trí thí nghiệm 31 2.3.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 32 2.4. Xử lý số liệu 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Xử lý nguyên liệu 36 3.2. Quá trình trồng nấm hoàng kim 36 3.2.1. Phối trộn dinh dưỡng 36 3.2.2. Cấy bịch phôi 36 3.2.3. Nuôi ủ tơ nấm 36 3.2.4. Chăm sóc và tưới đón nấm 37 3.2.5. Thu hái nấm 37 3.2.6. Quan sát và ghi nhận kết quả chỉ tiêu 37 3.3. Thí nghiệm 1: Khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch (giống cấp 1) 40 3.4. Thí nghiệm 2: Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt thóc (giống cấp 2) 43 3.5. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim 45 3.6. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ nước vôi ngâm đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim 49 3.7. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 51 3.8. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 55
  6. Đồ án tốt nghiệp 3.9. Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa. 59 3.10. Thí nghiệm 8: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa. 62 3.11. So sánh nghiệm thức tốt nhất của giá thể vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa 65 3.11. Một số thành phần hóa học trong mẫu vỏ bắp phơi khô 66 3.12. Một số thành phần hóa học trong mẫu mụn dừa 66 3.13. Thu hoạch nấm hoàng kim 67 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69 4.1. Kết luận 69 4.2. Đề nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 Tài liệu tiếng Việt 70 Tài liệu tiếng Anh 70 PHỤ LỤC
  7. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT g: gam. kg: kilo gam. mg: mili gam. mm: mili mét. ha: hécta. mL: mili lít. %: phần trăm. PGA: Potato Glucose Agar. SA: Amoni sunphat. DAP: Diamoni phosphate. KH2PO4: kali phosphate. MgSO4: magie sunphate. FAO: Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc. P: Pleruotus. NT: nghiệm thức. ASL: Acid – soluble lignin. UV: Utraviolet. Lux: đơn vị đo độ rọi trong SI.
  8. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sản lượng bắp của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2018 7 Bảng 1.2: Diện tích gieo trồng bắp theo khu vực tại Việt Nam 8 Bảng 1.3. Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của một số loài nấm sò 14 Bảng 1.4. Sản lượng ước tính của nấm sò ở một số quốc gia và khu vực năm 1997 17 Bảng 1.5. Sản lượng ước tính của nấm sò ở Hoa Kỳ 1998–2002 18 Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng chính 26 Bảng 3.1. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của thời gian ngâm vôi 47 Bảng 3.2. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của nồng độ vôi ngâm 50 Bảng 3.3. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố đa lượng . 53 Bảng 3.4. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 57 Bảng 3.5. Một số thành phần hóa học của vỏ bắp phơi khô 66 Bảng 3.6. Một số thành phần hóa học của mẫu mụn dừa 67
  9. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cây bắp 4 Hình 1.2. Cấu tạo của cây bắp 5 Hình 1.3. Đặc điểm hình thái của nấm sò 10 Hình 1.4. Chu kỳ sinh trưởng của nấm sò 11 Hình 1.5. Các giai đoạn phát triển của tai nấm 11 Hình 1.6. Pleurotus citrinopileatus ngoài tự nhiên 12 Hình 3.1. Xử lý nguyên liệu vỏ bắp 38 Hình 3.2. Quá trình trồng nấm hoàng kim 39 Hình 3.3. Nấm hoàng kim phân lập trên môi trường thạch PGA 40 Hình 3.4. Tơ nấm trên môi trường thạch nghiêng PGA (để giữ giống) 40 Hình 3.5. Tơ nấm hoàng kim cấy chuyền lần 2 trên môi trường thạch 41 Hình 3.6. Khả năng tăng trưởng của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch PGA 42 Hình 3.7. Hình ảnh tơ nấm hoàng kim dưới kính hiển vi 42 Hình 3.8. Khả năng sinh trưởng và phát triển tơ nấm trên môi trường hạt thóc 43 Hình 3.9. Khả năng tăng trưởng của tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt 44 Hình 3.10. Tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt được quan sát dưới kính hiển vi 45 Hình 3.11. Tơ nấm phát triển trên cơ chất vỏ bắp 46 Hình 3.12. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng thời gian ngâm vôi 46 Hình 3.13. Tơ nấm trên môi trường cơ chất 49 Hình 3.14. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng nồng độ ngâm vôi. 49 Hình 3.15. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 5 ở 5 ngày 52 Hình 3.16. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 5 ở 7 ngày 52 Hình 3.17. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 5 ở 17 ngày 52
  10. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.18. Sự tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng 54 Hình 3.19. Khả năng tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng 55 Hình 3.20. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 6 ở 7 ngày 56 Hình 3.21. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 6 ở 17 ngày 56 Hình 3.22. Tốc độ tăng trưởng của sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng 59 Hình 3.23. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 7 ở 5 ngày 60 Hình 3.24. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 7 ở 7 ngày 60 Hình 3.25. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 7 ở 17 ngày 60 Hình 3.26. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng 62 Hình 3.27. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 8 ở 5 ngày 63 Hình 3.28. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 8 ở 7 ngày 63 Hình 3.29. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 8 ở 17 ngày 63 Hình 3.30. Giá thể vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa bổ sung vi lượng 65 Hình 3.31. Giá thể vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa bổ sung đa lượng 65 Hình 3.32. Quả thể nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 67
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tiến trình thực hiện thí nghiệm 27 Sơ đồ 3.1. Quy trình trồng nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 68
  12. Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lượng protein có thể so với thịt, cá, giàu khoáng chất, acid amin không thay thế, vitamin . Nấm ăn là loại thực phẩm sạch, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây bất lợi như đạm động vật hay đường, tinh bột thực vật. Trong những năm gần đây, nuôi trồng nấm ăn phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam, thị trường tiêu thụ nấm rộng mở lẫn trong nước và nước ngoài. Nghề trồng nấm không phức tạp, nấm sinh trưởng nhanh (ngoại trừ các nấm sinh trưởng trong môi trường đặc biệt). Nguyên liệu trồng nấm phần lớn là phế thải của các ngành nông, lâm, công nghiệp với số lượng lớn, dễ kiếm, rẻ tiền và dễ sử dụng. Vỏ bắp là phụ phẩm sinh ra từ sản xuất nông nghiệp với lượng rất lớn nguồn phế phẩm nông nghiệp giàu chất xơ (cellulose) và chất gỗ (lignin) được thải ra và vứt bỏ sau khi thu hoạch và tách vỏ. Trong đó một phần được dùng để làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò và cũng hoàn toàn có thể tận dụng nguồn phế phẩm này để trồng nấm ăn nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam diện tích gieo trồng, năng suất hay sản lượng bắp có xu hướng tăng hàng năm. Do có hàm lượng cellulose và lignin khá cao nên võ bắp cũng khó phân hủy, chúng hầu như bị thải ra môi trường, một phần làm thức ăn cho gia súc hoặc được phơi khô để làm nhiên liệu, chất đốt phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên việc đốt lấy nhiệt lượng như vậy lại gây ra ô nhiễm môi trường. Trong những năm qua, nhiều địa phương đã sử dụng các nguồn phụ phẩm có sẵn như rơm rạ, mùn cưa, bông vải vụn (và một số rất ít đã sử dụng vỏ bắp) để trồng nấm, đáp ứng một phần nhu cầu thị trường và tăng thu nhập cho người dân. Đây cũng là một trong những phương pháp khả thi về kinh tế nhất cho việc xử lý chất thải nông nghiệp giàu lignocellulose. Ngoài ra, nấm ăn được xem là một loại thực phẩm sạch đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng 1
  13. Đồ án tốt nghiệp bởi tính an toàn và giá trị dinh dưỡng của nó đối với sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nấm chứa rất nhiều acid amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người. Nấm hoàng kim hiện đang được nuôi trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Nấm hoàng kim là loài nấm ăn được, là một trong các loài sinh trưởng và phát triển mạnh nhất trong chi Pleurotus, chúng rất phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp trồng quanh năm ở miền Nam nước ta. Nấm hoàng kim vẫn chưa được nghiên cứu và sản xuất quy mô lớn ở Việt Nam dù có tiềm năng rất lớn. Vì vậy, đề tài “Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim” được tiến hành nhằm tận dụng phế phẩm vỏ bắp thành nguồn nguyên liệu để trồng nấm hoàng kim tăng khả năng đáp ứng nhu cầu nấm ăn của thị trường. 2. Tình hình nghiên cứu Vào năm 1827, Quél đã chứng minh rằng nấm hoàng kim khi mới phát triển mũ nấm sẽ có màu trắng, màu bẹ hoặc là màu nâu nhạt, đến khi trưởng thành thì nó sẽ rất mịn và xuất hiện thêm vằn hình gợn sóng theo chiều dọc. Theo Singer (1942) đã nghiên cứu cho thấy rằng nấm hoàng kim là một loại nấm ăn được rất phổ biến và nó có màu sang vàng tươi hấp dẫn. Nấm này cực kỳ đắng và có mùi khó chịu khi nấu không chín kỹ, do đó làm nhiều người không thích. Tuy nhiên, khi chúng được nấu chính kỹ sẽ có một hương vị rất tuyệt vời. Năm 2012, Nguyễn Phương Hạnh và Chu Thị Thu Hà nghiên cứu ứng dụng trồng nấm sò trên bã dong. Thành phần bã dong rất giàu cellulose (90%), tinh bột (5%) và có cả nitơ, photpho, kali tương ứng với 0,5%, 0,11% và 0,16%, độ ẩm của bã dong lên tới 80%. Kết quả cho thấy năng suất trồng nấm sò đạt 60 - 100% vào mùa thu - xuân với thời gian thu hoạch kéo dài khoảng một tháng. Vào mùa hè năng suất thấp hơn, chỉ có 10 - 25% và thời gian thu hoạch ngắn (10 - 15 ngày) [3]. 3. Mục đích nguyên cứu Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim. 4. Nhiệm vụ nguyên cứu Nhân giống cấp 1 (meo thạch) và cấp 2 (meo hạt), theo dõi tốc độ lan, quan sát đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch PGA và môi trường hạt. 2
  14. Đồ án tốt nghiệp Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi, nồng độ vôi ngâm và dinh dưỡng khoáng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm hoàng kim trên cơ chất vỏ bắp, từ đó xây dựng quy trình trồng nấm hoàng kim trên vỏ bắp. Khảo sát sự sinh trưởng, tốc độ lan tơ trên giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin là thu thập thông tin được công bố trên mạng internet. Phương pháp được dùng để thống kê tính toán là Microsoft Excel 2007. Phương pháp nhân giống, giữ giống nấm hoàng kim. Phương pháp khảo sát nguyên liệu: xác định hàm lượng lignin bằng phương pháp Klason, xác định hàm lượng ẩm bằng phương pháp sấy khô, hàm lượng tro bằng phương pháp nung tro. 6. Các kết quả đạt được của đề tài Thu được giống cấp 1 trên môi trường thạch và giống nấm cấp 2 trên môi trường hạt. Xử lý nguyên liệu bằng nước vôi 3% với thời gian 1 ngày cho kết quả tốt nhất. Nguyên liệu 50% vỏ bắp bổ sung 50% mụn dừa theo công thức 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4 cho kết quả tốt nhất. 7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp Đồ án tốt nghiệp gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu (tổng quan về nguyên liệu vỏ bắp, mùn dừa và nấm hoàng kim). Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu (cách bố trí thí nghiệm, các phương pháp tiến hành thí nghiệm). Chương 3: Kết quả và thảo luận. Chương 4: Kết luận và đề nghị. 3
  15. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây bắp Bắp, ngô hay bẹ (danh pháp 2 phần: Zea mays L. ssp mays) là một cây thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó được trồng mở rộng ra khắp châu Mỹ và các khu vực khác trên thế giới và tiếp cận với người châu Âu vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 [ 20]. (Nguồn: Blog.caycanh.vn) Hình 1.1. Cây bắp Cây bắp được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ban đầu được gọi là “ lúa ngô (bắp)” sau được goi tắt thành “ngô (bắp)”. Trên thế giới, bắp là một trong những loại ngũ cốc quan trọng, diện tích đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước, sản lượng thứ hai và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc. Năm 1961, diện tích trồng bắp toàn thế giới đạt 105,5 triệu ha, năng suất 19,4 tạ/ha, sản lượng 205 triệu tấn. Đến năm 2009, diện tích trồng bắp trên thế giới đạt khoảng 159,5 triệu ha, năng suất bình quân 51,3 tạ/ha, sản lượng 817,1 triệu tấn. Trong đó Trung Mỹ, Trung Quốc, Brazil là những nước đứng đầu về diện tích và sản lượng. Ở Việt Nam, bắp là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây hoa màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây bắp không chỉ cung cấp lương thực cho người và động vật mà còn là cấy trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản lượng cả nước ta qua các năm không 4
  16. Đồ án tốt nghiệp ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng, cụ thể: năm 2001 tổng diện tích là 730.000 ha, năng suất là 40,9 tạ/ha, sản lượng 4,6 triệu tấn. Tuy vậy, cho đến nay sản xuất bắp ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn nhập khẩu từ trên dưới 1 triệu tấn bắp hạt [19]. Hình 1.2. Cấu tạo của cây bắp (Nguồn: Tiến nông dinh dưỡng cây trồng) Thành phần cấu tạo: bắp gồm có thân, lá bao, râu, lõi và hạt bắp: Thân là bộ phận nối bắp với thân chiếm 35%. Thân gồm nhiều đốt rất ngắn, mỗi đốt có một lá bao (lá bi) bao xung quanh bắp. Lá bao chiếm 25% bảo vệ cho bắp trong quá trình hình thành và phát triển. Râu bắp là vòi hoa vươn dài. Trên râu có nhiều lông tơ và tiết ra nhựa làm cho hạt phấn hoa dính vào dễ đậu. Hạt bắp chiếm 30% là trục đính các hoa cái, chủ yếu làm nhiệm vụ chuyển 5
  17. Đồ án tốt nghiệp các chất dinh dưỡng từ cây vào hạt, được cấu tạo từ các chất xơ và một phần nhỏ các chất dinh dưỡng Rễ bắp chiếm 10% thành phần giúp cây bắp có thể đứng vững và hấp thụ được tất cả dưỡng chất từ đất. Đối với trái bắp: Lá bao và râu chiếm khoảng 20%, lõi chiếm 20% và hạt chiếm 60% khối lượng toàn trái bắp. 1.2. Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam và thế giới Bắp được gieo trồng rộng khăp trên thế giới với sản lượng rất cao hàng năm.Trong khi Hoa Kỳ sản xuất gần một nửa sản lượng chung của thế giới thì các nước sản xuất hàng đầu khác còn có Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Sản lượng toàn thế giới là năm 2003 là 600 triệu tấn. Năm 2004, gần 33 triệu ha bắp được gieo trồng trên khắp thế giới, với giá trị khoảng 23 tỷ USD. Bắp là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại Trung Mỹ (chỉ riêng Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm). Tại Việt Nam do truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời nên những năm trước đây cây bắp chưa được chú trọng phát triển đến những năm 1973 mới có những định hướng phát triển cây bắp ở Việt Nam. Trong thời gian gầy đây nhờ có chính sách khuyến khích của nhà nước cũng như việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà cây bắp ở Việt Nam đã có những bước tiến dài về cả diện tích cũng như năng suất và tổng sản lượng. Ở Việt Nam bắp là cây lương thực thứ 2 sau cây lúa, là cây trồng quan trọng ở cả đồng bằng, trung du và miền núi. Năng suất bắp của nước ta những năm 60 chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng 400 nghìn tấn. Năm 1990 năng suất lên tới 1,5 tấn, có được kết quả này nhờ vào sự hợp tác với trung tâm cải tạo lúa mì Quốc tế. Những nghiên cứu chọn tạo giống bắp ở nước ta đã bắt đầu từ năm 60 của thế kỷ trước và đã có một số thành công trong việc chọn tạo giống bắp lai được đưa vào sản xuất. Những năm gần đây nhờ có chính sách khuyến khích và nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cây bắp đã có xu hướng tăng cả diện tích, năng suất và tổng sản lượng. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về diện tích trồng bắp là 7,5%, về năng suất 6,7%, sản lượng 6
  18. Đồ án tốt nghiệp 24,5%. Sự phát triển cây bắp ở Việt Nam đã được FAO cũng như các nước trong khu vực đánh giá cao. Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, hiện nay, diện tích trồng bắp ở Việt Nam hàng năm vào khoảng 1,1 triệu ha, năng suất trung bình 43 tạ/ha, sản lượng dao động trong khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm, chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây lúa nước. Trong khi đó, nhu cầu về bắp của nước ta hiện nay là trên 5 triệu tấn/năm kể cả cho chế biến lương thực và chăn nuôi, hơn nữa, tổng sản lượng bắp sản xuất vẫn chưa đủ cho nhu cầu trong nước, hàng năm vẫn phải nhập trên nửa triệu tấn. Những năm gần đây, nhờ có các chính sách khuyến khích của. Nhà nước và nhiều tiến bộ kĩ thuật, đặc biệt là về giống, cây bắp đã có những tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng, đồng thời đã hình thành 8 vùng trồng bắp chính trong cả nước: Vùng miền núi Đông, vùng miền núi Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh, vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long [13]. Bảng 1.1: Sản lượng bắp của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2018 Niên vụ 2015/16 Niên vụ 2016/17 Niên vụ 2017/18 Diện tích thu hoạch 1,150 1,100 1,180 (nghìn ha) Năm suất (tấn/ha) 4,55 4,64 4,66 Sản lượng (nghìn tấn) 5,230 5,100 5,500 (Nguồn: Bộ NN&PTN) 7
  19. Đồ án tốt nghiệp Bảng 1.2: Diện tích gieo trồng bắp theo khu vực tại Việt Nam 2011 2012 2013 2014 2015 Cả nước 1,121 1,156 1,170 1,179 1,179 Đồng bằng sông Hồng 96 86 88 88 91 Trung du và miền núi 466 502 505 515 519 Bắc Bộ Bắc Trung Bộ 207 202 206 208 210 Tây Nguyên 233 247 252 250 241 Đông Nam Bộ 79 79 80 80 79 Đồng bằng sông Mê- 40,7 40 40 38 38 kông (Nguồn: Tổng cục thống kê) Từ bảng 1.1 cùng với tỷ lệ lá bao (vỏ bắp) và râu chiếm khoảng 20% trong thành phần cấu tạo của trái bắp thì chúng ta có thể thấy tổng lượng vỏ bắp được bỏ ra hàng năm là vô cùng lớn, nên để tiêu thụ và xử lý lượng lớn vỏ bắp này một cái hợp lý thì cũng là một vấn đề nan giải. Ngoài việc sử dụng làm thức cho gia súc như trâu, bò và một phần có thể dùng làm phân hữu cơ thì trên thực tế lượng vỏ bắp vẫn còn dư ra rất nhiều. Vì vậy việc sử dụng vỏ bắp để làm giá thể trồng nấm là một giải pháp nhằm giải quyết được vấn đề lượng vỏ bắp dư thừa ra rất nhiều hàng năm. Ngoài ra bắp là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay 70% chất tinh bột trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ bắp, bắp còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Cây bắp được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nước ta. Năm 2010 là 1126,9 nghìn ha (trong đó diện tích trồng bắp lai), sản lượng đạt tới 4,6 triệu tấn. Tuy vậy sản lượng trồng nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, hàng năm nước phải nhập khẩu lượng lớn bắp nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi. 8
  20. Đồ án tốt nghiệp Gần đây, cây bắp còn là cây thực phẩm, người ta dùng bắp làm thực phẩm cao cấp vì nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao: bắp nếp, bắp đường (bắp ngọt) được sử dụng ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu. Bắp còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucose, bánh kẹo. Trong y dược, bắp được dùng để trị áp huyết, râu bắp được dùng để làm thuốc. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới thấp, vậy nên điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất bắp, đặc biệt là các vùng miền núi trong điều kiện canh tác lúa bị hạn chế. Đặc biệt, bắp còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, chúng ta cũng đã bước đầu xuất bán được giống bắp sản xuất trong nước. Trong tương lai, khi đã sản xuất đủ cho nhu cầu nội địa, chắc chắn bắp sẽ là mặt hàng xuất khẩu của nước ta giống như lúa gạo, vì nhu cầu lương thực và chế biến của thế giới cũng ngày một tăng, nhiều nước trên thế giới sử dụng bắp là lương thực chính, trong khi các giống bắp được trồng ở Việt Nam đều có chất lượng tốt [13]. 1.3. Tổng quan về nấm hoàng kim 1.3.1. Đặc điểm sinh học Các loài thuộc họ Pleurotus còn có tên gọi chung là nấm sò hay nấm bào ngư. Nấm sò có thể trồng quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Theo Singer (1975) có tất cả 39 loài và chia làm 4 nhóm. Trong đó có 2 nhóm lớn: Nhóm ưa nhiệt trung bình (ôn hòa) kết quả thể ở nhiệt độ 10 - 20oC. Nhóm ưa nhiệt kết quả thể ở nhiệt độ 20 - 30oC. Nấm hoàng kim là loài thuộc nhóm này. Độ ẩm cơ chất trồng nấm 60 - 65%, độ ẩm không khí > 80%. Cơ chất trồng nấm và nước tưới cần pH 6,5 - 7,0. Ánh sáng: Không cần thiết trong thời kì nuôi sợi, khi nấm hình thành quả thể cần ánh sang khuếch tán. 9
  21. Đồ án tốt nghiệp Độ thông thoáng: Cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi khi nấm lên thông thoàng vừa phải nồng độ CO2 ≤ 0,03%. Dinh dưỡng: Sợi nấm sò sử dụng trực tiếp nguồn cellulose của cơ chất. Có thể thêm phụ gia giàu chất đạm, chất khoáng trong giai đoạn xử lí nguyên liệu. Ở Việt Nam, nấm sò chủ yếu mọc hoang dại và có nhiều tên gọi khác nhau: nấm sò, nấm hương trắng hay chân ngắn (miền Bắc), nấm dai (miền Nam), nấm bình cô, Oyster Mushroom. Việc nuôi trồng nấm này bắt đầu khoảng hơn 40 năm trở lại đây với nhiều chủng loại [2]. Nấm sò có đặc điểm chung là tai nấm dạng phễu lệch, mọc thành cụm tập trung, mỗi cánh nấm bao gồm ba phần: mũ nấm, phiến nấm và cuống nấm. Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng sơ cấp và thứ cấp, kết thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống liên tục. a. Mũ nấm b. Phiến nấm c. Cuống nấm Hình 1.3. Đặc điểm hình thái của nấm sò Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng tai nấm mà có tên gọi như sau: - Dạng san hô: quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chùm. - Dạng dùi trống: mũ mới xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả về chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ nấm khác nhau không bao nhiêu. - Dạng phễu: mũ mở rộng, trong khi cuống còn ở giữa (giống cái phễu). - Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm của mũ. 10
  22. Đồ án tốt nghiệp - Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục phát triển, từ bìa mép thẳng đến dợn sóng. Hình 1.4. Chu kỳ sinh trưởng của nấm sò Từ giai đoạn phễu sang bán cầu lệch, nấm có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá lục bình nấm có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng, sau đó giảm dần). Vì vậy thu hái nấm nên lựa chọn tai nấm vừa chuyển sang dạng lá lục bình [1]. Nhóm nấm sò thuộc nhóm phá hoại gỗ, sống chủ yếu hoại sinh, mặc dù một số loài có đời sống ký sinh. Phần lớn cơ chất dùng trồng nấm sò đều chứa nguồn cellulose. Tuy nhiên đa số trường hợp lượng cellulose bao giờ cũng thấp hơn 50% còn lại là lignin, hemicellulose và chất khoáng. Đối với nấm sò là loài có khả năng sử dụng lignin mạnh nhờ enzyme laccase, nhất là thời gian khởi đầu của việc tạo quả thể nấm. Thí nghiệm của Zadrazil (1980) cho thấy hầu hết các cơ chất nuôi trồng nấm sò (P. florida và P.cornucopiae) đều có sự giảm lignin một cách đáng kể [6]. a. Dạng san hô b. Dạng dùi trống c. Dạng phễu d. Dạng bán cầu lệch e. Dạng lá lục bình Hình 1.5. Các giai đoạn phát triển của tai nấm 11
  23. Đồ án tốt nghiệp 1.3.2 Nguồn gốc và phân loại 1.3.2.1 Nguồn gốc và phân bố Pleurotus citrinopileatus, nấm hoàng kim (tamogitake trong tiếng Nhật), là một loại nấm có thể ăn được. Có nguồn gốc từ miền đông nước Nga, miền bắc Trung Quốc và Nhật Bản. Ở miền đông nước Nga, P. citrinopileatus, chúng được gọi là iI'mak, là một trong những loại nấm ăn được phổ biến nhất. 1.3.2.2. Phân loại sinh học Giới : Fungi Ngành : Basidiomycota Lớp : Agaricomycetes Bộ : Agaricales Họ : Pleurotaceae Chi : Pleurotus Loài : Pleurotus citrinopileatus Hình 1.6. Pleurotus citrinopileatus ngoài tự nhiên 1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng 1.3.3.1. Yếu tố dinh dưỡng Nấm nói chung và các loại nấm ăn nói riêng chủ yếu sống dị dưỡng nhờ có hệ men phân giải tương đối mạnh, giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp như chất xơ, chất đường, bột, chất gỗ, . Với cấu trúc dạng sợi, tơ nấm len lỏi sâu vào trong cơ chất (rơm rạ, mùn cưa, gỗ ) hấp thụ thức ăn để nuôi toàn bộ cơ thể nấm. i) Nguồn đường Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nấm cần nguồn đường, bột rất lớn, thường bổ sung các chất cho nấm sò dưới dạng bột bắp, cám gạo. Nấm sử dụng chất đường, bột để tổng hợp sinh khối, bao gồm các thành phần cấu tạo nên sợi nấm và các hợp chất liên quan đến hoạt động sống, là yếu tố bắt buộc không thể thiếu, nếu không có chúng nấm không thể sinh trưởng và phát triển được. 12
  24. Đồ án tốt nghiệp ii) Chất đạm Chất đạm cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được ở nấm. Ở gỗ mà nấm thường mọc, hầu như rất nghèo đạm. Vì vậy, để mọc nấm tốt cần có thêm nguồn đạm thích hợp. Nguồn đạm hữu cơ bổ sung trong trồng nấm sò ở các dạng như bánh dầu, bã đậu nành. Nguồn đạm vô cơ dùng trong trồng nấm như phân urea, phân sunphat amon (SA), diamon phosphat (DAP). Nhiều thí nghiệm bổ sung muối nitrat, muối ammonium và urea cho thấy tơ nấm tăng trưởng tốt nhất trên nguyên liệu có thêm urea. Bột đậu nành cũng là nguồn bổ sung rất tốt cho nấm sò. Ngoài ra, mỗi tác giả cũng tìm thấy một loại đạm thích hợp cho nấm. iii) Chất khoáng và vitamin Các vitamin để hệ sợi nấm phát triển: Vitamin B1, B6, H. Các chất khoáng đa lượng: Nấm cần được cung cấp một số nguyên tố khoáng đa lượng như phốt pho (P), kali (K), canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magie (Mg) Ví dụ như: phân lân cung cấp phốt pho, phân kali cung cấp nguyên tố kali, hoặc phân hỗn hợp NPK cung cấp cả đạm, phốt pho và kali. Các nguyên tố vi lượng như: sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), bor (Bo) Nấm sò cần thành phần các nguyên tố vi lượng với một tỷ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu được. iv) Nước Nấm sò cần nước rất lớn trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nước chiếm 80 - 85% tổng trọng lượng. Nếu thiếu nước, quả thể sẽ cằn cỗi, thậm chí teo cứng lại, nhẹ cân và rất dai. Nếu thừa nước, quả thể sẽ vàng nhũn và rũ xuống. Nguồn nước tưới phải sạch, nếu nước quá bẩn sẽ lây nhiễm các mầm bệnh cho nấm, làm ức chế sự phát triển của quả thể, thậm chí làm chết quả thể. Nguồn nước tưới không bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn. Nếu không quả thể hình thành sẽ bị dị dạng như bông cải, teo đầu, khô cứng hoặc bị chết non. Nếu dùng nước máy thì phải để bay hết mùi clo. 13
  25. Đồ án tốt nghiệp 1.3.3.2. Yếu tố môi trường Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm sò thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH, nồng độ O2 và CO2 i) Nhiệt độ Nấm sò mọc được ở biên độ nhiệt độ tương đối rộng. Ở giai đoạn ủ tơ, một số loài cần nhiệt độ từ 20 - 30oC, một số loài khác cần từ 27 - 32 oC, thậm chí 35oC như loài P.tuber-regium. Nhiệt độ thích hợp để ra quả thể ở một số loài nấm sò cần từ 15 - 25oC, số loài khác cần từ 25 - 32oC. ii) Độ ẩm Độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển tơ và quả thể của nấm. Trong giai đoạn tăng trưởng tơ, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu từ 50 - 60%, còn độ ẩm không khí không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn tưới đón nấm ra quả thể, độ ẩm không khí tốt nhất là 70 - 95%. Ở độ ẩm không khí 50%, nấm ngừng phát triển và chết, nếu nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa nụ nấm. Nhưng nếu độ ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống. Bảng 1.3. Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của một số loài nấm sò Độ ẩm tương đối của không khí Loài nấm Độ ẩm thích (%) hơp của cơ chất Thích hợp cho Thích hợp cho (%) sự sinh trưởng sự sinh trưởng của hệ sợi nấm của quả thể nấm P.abolonus 60 - 70 70 - 80 90 P.sajor-caju 70 70 - 80 80 - 95 P.astreatus 60 - 70 70 - 80 85 - 90 (Nguồn: Lê Duy Thắng, 2006) iii) pH Cơ chất khi chế biến thường có những biến đổi về pH. Đối với nấm sò, khả năng chịu đựng sự dao động pH tương đối tốt, pH môi trường có giảm xuống 4,4 14
  26. Đồ án tốt nghiệp hoặc tăng lên 9 thì tơ nấm vẫn mọc được. Tuy nhiên, pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm sò trong khoảng 5 - 7. pH thấp làm quả thể không hình thành và ngược lại pH quá kiềm tai nấm bị dị hình. iv) Ánh sáng Ở thể sợi nấm nuôi ngoài sáng không tốt bằng nuôi trong tối, yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể. Cụ thể là trong giai đoạn mọc quả thể cần có ánh sáng nhẹ, khoảng 200 - 300 lux (ánh sáng khuếc tán - ánh sáng phòng) nhằm kích thích nụ nấm phát triển. Giai đoạn phát triển quả thể cần ánh sáng khoảng từ 300 - 500 lux để thỏa mãn yêu cầu làm quả thể lớn lên. Còn ánh sáng yếu thì lượng gốc nấm ít, chân nấm dài ra, mũ hẹp, hình dạng không bình thường. v) Nồng độ O2, CO2 Đặc biệt quá trình nảy mầm của bào tử và tăng trưởng của tơ nấm có liên quan đến nồng độ CO2 phải giảm và lượng O2 tăng lên. Không khí phải được lưu thông tốt, nồng độ CO2 giai đoạn ra quả thể không vượt quá 1%. Nếu nồng độ CO2 cao sẽ có hại cho sự sinh trưởng của quả thể, mũ nấm sẽ bị hẹp lại trong khi chân nấm dài ra, dẫn đến nấm bị biến dạng, quả thể vàng và thối. Vì vậy nhà trồng nấm cần có độ thông thoáng vửa phải, nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp. 1.3.4. Giá trị dinh dưỡng Nấm sò có mùi thơm của quả hạnh, vị ngọt và giòn của bào ngư. Nấm sò tươi là tốt nhất khi còn non, khi nấm già, thịt trở nên cứng rắn do gỗ hóa và hương vị trở nên chát và khó chịu. Đông y cho rằng nấm sò có vị ngọt, tính ấm, công năng tán hàn và thư cân. Dinh dưỡng của nấm sò rất cao không kém hơn dinh dưỡng các sản phẩm từ động vật. Hàm lượng protein chiếm tới 33 - 43% khi nấm sò dưới dạng sinh khối khô. Nấm sò giàu các chất khoáng và các acid amin tan trong nước, các acid amin không thay thế như lysine, tryptophan, các acid min chứa nhóm lưu huỳnh. Ngoài ra chúng còn chứa một lượng lớn các vitamin quan trọng được nhiều nhà dinh dưỡng học quan tâm nghiên cứu, nhằm đánh giá vai trò của nấm như nguồn thực phẩm cho con người. 15
  27. Đồ án tốt nghiệp Nấm P.citrinopileatus chứa 85,90 - 87,37% độ ẩm, 22,84 - 26,01% protein thô, 2,59 - 3,23% chất béo thô, 7,76 - 9,06% tro và 63,7 - 65,58% tổng carbohydrate trên cơ sở trọng lượng khô. Ngoài giá trị cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tất cả các loại nấm ăn còn có nhiều đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng và chữa các bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng các bệnh tim mạch, giải độc và bảo vệ tế bào gan . Nhiều nghiên cứu cho thấy nấm sò cùng một số nấm ăn khác có tác dụng chống ung thư. Tác dụng chống ung thư của nấm sò do sự hiện diện của lovastatin trong tai nấm, tập trung ở phiến nấm và đặc biệt ở bào tử nấm, chứa đến 2,8% so với trọng lượng khô. Có thể chiết xuất chất này từ nấm sò để chế ra thực phẩm chức năng và chế thuốc làm giảm cholesterol. Nấm sò tươi thường là nấm hoang dã, mặc dù nó cũng có thể được trồng trên rơm rạ và các loại vật liệu khác. Thường có hương thơm của hồi do sự hiện diện của benzaldehyde. Với các kết quả nghiên cứu dược lý, ở nấm sò còn được phát triển được chất kháng sinh, gọi là pleurotin. Chất này ức chế hoạt động của vi khuẩn Gram dương (Robin và cộng sự, 1947) và kháng cả tế bào ung thư . Bên cạnh đó, Yoshioka và cộng sự (1975) cũng tìm thấy hai polysaccharide có tính năng kháng ung bướu. Cả hai chất này đều có nguồn gốc là glucose. Trong đó, chất được biết nhiều nhất, bao gồm 69% β (1 - 3) glucan, 13% galactose, 6% mannose, 13% uronic acid. Các nghiên cứu khác về nấm tươi có tác dụng làm giảm thiểu đối với cholesterol và đường máu cho kết quả khả quan. Đồng thời nấm còn chứa nhiều acid folic hơn cả thịt và rau rất cần cho những người bị thiếu máu. Riêng về hàm lượng chất béo và tinh bột ở nấm thì thấp, phù hợp cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Trong tự nhiên nấm sò tươi có tiết ra chất kháng tuyến trùng và giun tròn. Do đó khi ăn nấm sò còn có tác dụng phòng ngừa giun, sán rất tốt. 16
  28. Đồ án tốt nghiệp 1.3.5. Tình hình sản xuất nấm sò 1.3.5.1. Trên thế giới Nấm sò được nuôi trồng rộng rãi trên thế giới. Trung Quốc là nước sản xuất nấm sò lớn nhất trên thế giới với hơn 85% tổng sản lượng nấm sò trên thế giới. Khu vực Bắc Mỹ và châu Âu trồng nấm theo phương pháp công nghiệp. Những nơi sản xuất nấm có công suất lên đến hàng trăm tấn/năm được cơ giới hóa cao từ khâu xử lý nguyên liệu đến khâu thu hái chế biến đều do máy móc thực hiện. Sản xuất nấm ngày càng được cơ giới hóa, tự động hóa và trở thành một ngành kinh tế mạnh trên thế giới, được xếp hạng là ngành sản xuất thứ ba trong sản xuất nông nghiệp ngoài trồng trọt và chăn [3]. Bảng 1.4. Sản lượng ước tính của nấm sò ở một số quốc gia và khu vực năm 1997 Quốc gia 1000 Ibs % Trung Quốc 1,675,496 86,8 Nhật Bản 29,321 1,5 Các nước châu Á còn lại 194,887 10,1 Bắc Mỹ 3,307 0,2 Mỹ La-tinh 441 - EU 13,668 0,7 Các nước châu Âu còn lại 12,787 0,7 Châu Phi 441 - Tổng 1,930,348 100,0 (Nguồn: Chang, 1999) Việc sản xuất nấm sò ở Hoa Kỳ đã tăng lên 14% trong 6 năm từ 1,941,000 pound vào năm 1996 lên 4,265,00 pound vào năm 2002 bảng 1.4. Sự gia tăng này phản ánh một xu hướng quốc tế về tăng sản lượng mùa vụ nấm trong năm. 17
  29. Đồ án tốt nghiệp Bảng 1.5. Sản lượng ước tính của nấm sò ở Hoa Kỳ 1998 - 2002 Năm 1000 Ibs 1998 2,210 1999 3,729 2000 3,573 2001 3,817 2002 4,265 (Nguồn: USDA, 2002) Khu vực châu Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, ) triển khai theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt là ở Trung Quốc, nghề trồng nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân. Từ 1980 đến nay, một số tỉnh ở Trung Quốc như Phúc Kiến coi nấm là cây làm giàu. Phúc Kiến có khoảng 4 triệu người chuyên trồng nấm (chiếm trên 10% dân số). Những năm 1960 vùng lãnh thổ Đài Loan xuất khẩu nấm đạt 100 triệu USD/năm và lấy việc phát triển sản xuất nấm làm đột phá trong ngành nông nghiệp. Hàn Quốc, Đài Loan đang nhập khẩu mùn cưa, rơm rạ, thân lõi bắp từ VN và họ SX nấm đạt giá trị gần 10 tỷ USD/năm, xuất khẩu nấm đến hơn 80 quốc gia. Kinh nghiệm phát triển nấm ở Trung Quốc và Hàn Quốc là ngay từ những năm 1980, chính phủ đầu tư kinh phí nhập khẩu công nghệ và thiết bị hiện đại từ các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan để công nghiệp hóa ngành sản xuất nấm. Xu thế phát triển sản xuất nấm đang chuyển dịch đến các nước nông nghiệp trong đó có Việt Nam vì là nơi có nhiều nguồn nguyên liệu để trồng nấm do quá trình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhẹ tạo ra, đồng thời cũng là nước có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. 1.3.5.2. Ở Việt Nam Mỗi năm nước ta sản xuất được trên 250.000 tấn nấm tươi các loại, chủ yếu là nấm rơm, mộc nhĩ, nấm sò, nấm mỡ, linh chi tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 18
  30. Đồ án tốt nghiệp gần 100 triệu USD/năm, chủ yếu là nấm rơm muối, đóng hộp; mộc nhĩ khô; nấm mỡ tươi và muối. Các loại giống nấm đã và đang được trồng ở Việt Nam được lấy từ nhiều nguồn giống khác nhau. Một số được nhập từ một số nước và vùng lãnh thổ khác nhau như Hà Lan, Đài Loan, trung Quốc, Nhật Bản, , một số khác được sưu tầm trong nước. Theo Cục Trồng trọt, điều kiện thời tiết ở nước ta cho phép nuôi trồng được nhiều chủng loại nấm: ưa nhiệt, ưa mát, ưa lạnh. Nguồn lao động ở nông thôn dồi dào, đầu tư cho trồng nấm lại không quá lớn như các sản phẩm khác. Về khoa học công nghệ, nước ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống, sản xuất với các loại nấm chủ lực đã du nhập, chọn lọc, đưa vào sản xuất hàng chục giống nấm cao cấp, giá trị cao. Bước đầu đã có sự gắn liền giữa nghiên cứu và sản xuất nấm, nhiều cơ sở nghiên cứu, cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công ty, là nơi sản xuất cung cấp giống nấm, chuyển giao, hướng dẫn công nghệ và trực tiếp thu mua và tiêu thụ sản phẩm như: Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ Nam Định, Doanh nghiệp Nấm tư nhân Hương Nam, Các cơ sở này kết hợp với hàng ngàn công ty, doanh nghiệp trên toàn quốc đã tạo ra một lượng lớn nấm hàng hóa cho thị trường. Ở góc độ hiệu quả kinh tế, khảo sát từ một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn cho thấy nấm đạt doanh thu khá cao trên 1 đơn vị diện tích: trại nấm Phú Bình (Củ Chi, Tp. HCM) đạt doanh thu 450 - 600 triệu đ/ha, công ty TNHH Linh Chi VINA (Tp. HCM) doanh thu 450 - 500 triệu đ/ha Nấm sò đã được trồng tại Việt Nam khoảng hơn 25 năm nay, trên nhiều nguồn vật liệu khác nhau. Do nấm sò có nhiều loài với khả năng kết quả thể trên miền nhiệt độ rộng từ 15 - 35oC nên được trồng phổ biến trên cả nước và trồng quanh năm. Sản lượng nấm sò ở nước ta đạt khoảng 60 tấn/năm. Hiện tại thị trường có nhiều loại nhưng hai loại nấm sò xám và trắng (nguồn giống Nhật Bản) là được ưa chuộng. Nấm sò hoàng kim chưa được sản xuất với quy mô lớn mà chỉ được sản xuất nhỏ lẻ với số lượng ít dưới dạng bịch phôi nấm cho các đối tượng khách hàng muốn trồng nấm ăn tại nhà. 19
  31. Đồ án tốt nghiệp Hiện nay đã có nhiều nông dân Việt Nam thoát nghèo nhờ việc trồng nấm sò. Mô hình trồng nấm sò đã được nhân rộng ra nhiều nơi như: Đồng Nai, Bến Tre, Củ Chi, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang, Bình Dương, Đà Lạt, Đồng Tháp . Không những giúp người dân thoát nghèo, việc trồng nấm sò đúng quy trình và theo mô hình lớn còn có thể giúp một số doanh nhân biết cách đầu tư làm giàu nhanh chóng. Điển hình ở Long An, nghề trồng nấm được hình thành khá sớm, tập trung tại các huyện: Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Mộc Hoá. Sản lượng nấm rơm đạt 400 tấn/năm, nấm sò 36 tấn/năm, nấm linh chi 2 tấn/năm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu đến năm 2020 sản xuất khoảng 150.000 tấn nấm các loại, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng nấm cả nước, giá trị hàng hóa đạt 5.000 tỷ/năm, trong đó xuất khẩu đạt tối thiểu 100 - 120 triệu USD/năm. Dự kiến tỷ lệ sản phẩm chủ lực như sau: nấm rơm 30%, nấm mộc nhĩ 30%, nấm sò 30%, nấm mỡ 5%, nấm đùi gà 4%, nấm dược liệu 1%. 1.3.6. Các nghiên cứu về Pleurotus citrinopileatus trên thế giới Các loại nấm phổ biến nhất được thu thập là loài Termitomyces thường phát triển trong các cánh đồng và trang trại mở. Trong rừng Kakamega ở miền Tây Kenya không có hồ sơ hoặc báo cáo về loài Pleurotus ở Kenya. Loài thuộc chi Pleurotus là nấm quan trọng vì dễ trồng trọt, giá trị dinh dưỡng, và tính chất dược của chúng (Lewinsohn và cộng sự, 2005) [3]. Bằng chứng khoa học hỗ trợ tầm quan trọng của họ với tư cách là nhà sản xuất các chất có hoạt tính kháng sinh, chống ung thư, chống viêm và giảm cholesterola (Lewinsohn và cộng sự, 2005). Công trình được trình bày trong bài báo này là một cuộc điều tra sơ bộ về một loài ăn được bản địa của nấm Pleurotus từ rừng Kakamega [3]. Vào năm 1827, Quél đã chứng minh rằng nấm hoàng kim khi mới phát triển mũ nấm sẽ có màu trắng, màu bẹ hoặc là màu nâu nhạt, đến khi trưởng thành thì nó sẽ rất mịn và xuất hiện thêm vằn hình gợn sóng theo chiều dọc. Theo Singer (1942) đã nghiên cứu cho thấy rằng nấm hoàng kim là một loại nấm ăn được rất phổ biến và nó có màu sang vàng tươi hấp dẫn. Nấm này cực kỳ 20
  32. Đồ án tốt nghiệp đắng và có mùi khó chịu khi nấu không chín kỹ, do đó làm nhiều người không thích. Tuy nhiên, khi chúng được nấu chính kỹ sẽ có một hương vị rất tuyệt vời. Vào năm 1943, Singer Pleurotus citrinopileatus được phát hiện bởi và các tác giả sau này (Michailovski, 1974 và Hilber, 1982) đã chứng minh rằng nó có mối liên hệ kha chặt chẽ P. cornucopiae (Paulet) Roll. Cả hai loài đều phát triển chủ yếu trên gỗ Ulmus nhưng có màu sắc khác nhau, kích thước bào tử và số lượng cọc phát triển từ một nấm duy nhất. Có thể tìm thấy Pleurotus citrinopileatus từ cuối tháng 5 đến tháng 10 khúc gỗ và thân chết của tất cả các loài Ulmus đang phát triển ở vùng Viễn Đông và cũng một số cây rụng lá khác.[4] Vào năm 1982, Dupliscev và Sivasov. Theo các tác giả này, sản lượng của mỗi mùa trên mộtmét khối gỗ cây du là 17 - 22 kg, và trong một trường hợp thậm chí 72 kg. Nấm có thểđược luộc, chiên, ngâm hoặc sấy khô. Một số người dân địa phương đun sôi nó trong 15 phút và sau đó chiên nó, nhưng tôi đã chiên và ăn nấm này nhiều lần mà không cần đun sôi trước và thấy nó rất ngon và không có khó chịu sau khi ăn .[7] Theo ZawirskaWojtasiak (2009), đã chứng minh rằng các hợp chất chính tạo ra mùi vị của nấm hoàng kim là 3 - octanol, 3 - octanone và 1 - 46 octen - 3-ol Theo Kalac (2013), hơn 200 loài nấm từ lâu đã được sử dụng làm thực phẩm chức năng trên khắp thế giới nhưng chỉ về 35 loài đã được trồng thương mại.[9] Theo Panjikkaran và Mathew (2013). Nấm chứa 20 - 35% protein (trọng lượng khô), ít chất béo và chứa tất cảc chín axit amin thiết yếu [11]. Một nghiên cứu được thực hiện bởi (Musieba và cộng sự, 2013) đã nói rằng, nấm Pleurotus citrinopileatus có thể là một nguồn tuyệt vời của vi chất dinh dưỡng và các thành phần chống oxy hóa. Ngoài ra, (Rushita và cộng sự, 2013) đã tuyên bố rằng, P.citrinopileatus có hoạt tính trị đái tháo đường tuyệt vời và do đó có tiềm năng lớn như một thành phần trong các sản phẩm sức khỏe tự nhiên. [13] Nấm của chi Pleurotus đứng thứ hai trong thị trường nấm thế giới và là loại nấm phổ biến nhất ở Trung Quốc. Pleurotus spp. Của lớp basidiomycetes thuộc về 21
  33. Đồ án tốt nghiệp một nhóm được gọi là "nấm thối trắng" (Tsujiyama và Ueno, 2013) khi chúng tạo ra sợi nấm trắng và thường được trồng trên các chất nền lignocellulosic không ủ (Savoie và cộng sự, 2007), trong đó các loại Pleurotus khác nhau được trồng thương mại và có kinh tế đáng kể giá trị, bao gồm P.ostreatus (nấm sò), P. eryngii (vua hàu hoặc Cardoncello), P.pulmonarius (phượng nấm), P.djamor (nấm sò hồng), P.sajor-caju (hàu Ấn Độ), P.cystidiosus (sò bào ngư), P.citrinopieatus (nấm sò vàng) và P.cornucopiae (Pe´rezMartı´nez., 2015; Knop và cộng sự, 2015; Zhang và cộng sự, 2016) [11]. Các loài Pleurotus đòi hỏi thời gian sinh trưởng ngắn, so với nấm khác. Cơ thể đậu quả của nó thường không bị tấn công bởi bệnh và sâu bệnh và nó có thể được trồng một cách đơn giản với các loại giá thể rẻ tiền, với năng suất cao, sử dụng chất nền rộng hơn, sinh trưởng được ở các nhiệt độ khác nhau và khả năng chống chịu được tác động từ hóa chất, cũng như tác nhân sinh học từ môi trường. Nó là một loại nấm ăn được và cũng có một số tác dụng sinh học, vì nó có chứa hoạt tính sinh học quan trọng phân tử (Yang và cộng sự, 2013) [11]. Các quả thể thành thục ở giai đoạn sinh trưởng thích hợp cho việc phóng bào tử được thu hái để thu nhận bào tử. Kỹ thuật tách bào tử đơn bội được tiến hành theo (Eger, 1978; Gordon và Petesen (1991), (Trịnh Tam Kiệt, 1999; Csaba Hajdu, 2008). Các dòng đơn bội thu nhận từ việc tách bào tử được lưu giữ trên môi trường (PGA) làm nguyên liệu lai ban đầu. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất việc kiểm tra các dòng đơn bội được tiến hành bằng cách quan sát hệ sợi nấm dưới kính hiển vi. Trong số các loại nấm, được công nhận là một chi quan trọng về mặt kinh tế. Điều này có thể là do sự phân bố trên toàn thế giới của nó, khả năng thích ứng rộng rãi của nó với các điều kiện khác nhau. Pleurotus citrinopileatus có màu vàng rất hấp dẫn, đặc tính ẩm thực tốt và đã đánh giá cao tiềm năng thương mại ở nhiều quốc gia. Loại Pleurotus này mới được giới thiệu đến Ai Cập từ Trung Quốc. Cuộc điều tra này được thực hiện để xác định khả năng canh tác loại nấm mới này trong điều kiện trong nước sử dụng chất thải nông nghiệp có giá rẻ. Rơm lúa, rơm lúa mì 22
  34. Đồ án tốt nghiệp và mùn cưa được sử dụng làm chất nền cho công thức truyền thống ngày càng tăng. Các thông số sinh trưởng như thời gian ủ tơ, thời gian sinh trưởng (trưởng thành), năng suất và hiệu quả sinh học (BE%) đã được nghiên cứu. Các thành phần hóa học chính của P.citrinopileatus được ước tính. Nấm P.citrinopileatus chứa 85,90 - 87,37% độ ẩm, 22,84 - 26,01% protein thô, 2,59 - 3,23% chất béo thô, 7,76 - 9,06% tro và 63,77 - 65,58% tổng carbohydrate trên cơ sở trọng lượng khô. 1.3.7. Các nghiên cứu về nấm sò ở Việt Nam Trên môi trường (PGA) trong đĩa petri và tiến hành quan sát, theo dõi sự hình thành các sợi song hạch. Đặc điểm quan trọng nhất để xác định quá trình giao phối đã diễn ra giữa các con lai là sự hình thành khóa - còn gọi là cầu nối (clamp connecxion), sản phẩm còn lưu lại của quá trình song hạch hóa. Việc đánh giá khả năng mọc cũng như hình thành quả thể của các dòng đơn bội và các con lai được tiến hành trên môi trường (PGA) và nuôi cấy trên giá thể đã khử trùng theo (Trịnh Tam Kiệt, 2011). Việc xây dựng công nghệ nuôi trồng chủng sò lai có triển vọng theo (Đinh Xuân Linh và cộng sự, 2012) [1]. Năm 2012, Nguyễn Phương Hạnh và Chu Thị Thu Hà nghiên cứu trồng nấm sò trên bã dong. Thành phần bã dong rất giàu cellulose (90%), tinh bột (5%) và có cả nitơ, photpho, kali tương ứng với 0,5%, 0,11% và 0,16%, độ ẩm của bã dong lên tới 80%. Kết quả cho thấy năng suất trồng nấm sò đạt 60 - 100% vào mùa thu - xuân với thời gian thu hoạch kéo dài khoảng một tháng. Nhưng vào mùa hè năng suất thấp hơn, chỉ có 10 - 25% và thời gian thu hoạch ngắn (10 - 15 ngày) [3]. Năm 2013, Nguyễn Duy Lâm và Vũ Thị Nhị nghiên cứ sản xuất giống nấm sò Pleurotus florida dạng lỏng nhằm thay thế dạng hạt truyền thống. Chọn ra môi trường nhân giống thích hợp nhất là GPYR (glucose 30g, pepton 2g, cao nấm men 2g, cám gạo 25g). Các thông số nuôi cấy lòng thích hợp là pH: 6, tốc độ lắc 200v/ph, thời gian ươm nuôi 6 ngày. Thời gian sản xuất giống bằng thiết bị lên men quy mô 10 lít/mẻ là 4 ngày. Tỷ lệ cấy giống (có sinh khối 3,2 mg/ml) thích hợp nhất là 3 - 4% cho nhất cả 30 - 40 ngày kể từ khi được sản xuất. Kết quả trồng nấm với giá thể mạt cưa cho thấy giống nấm lỏng không làm giảm sản lượng nấm và hiệu 23
  35. Đồ án tốt nghiệp suất sinh học. Không những thế, sử dụng giống lỏng đã tiết kiệm được 20,5% thời gian pha sợi và 18% tổng thời gian trồng nấm.[4] Năm 2016, Lưu Minh Loan và Mạch Phương Thảo dã có bước đầu nghiên cứu xử lý lõi bắp làm cơ chất nuôi trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida). Trong nghiên cứu đã khảo sát sự sinh trưởng của hệ sợi, sự hình thành quả thể của nấm sò trên 2 loại cơ chất là lõi bắp nghiền mịn và lõi bắp băm nhỏ. Kết quả cho thấy lõi bắp nghiền mịn với tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng 2% (cám gạo) là công thức tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò. Trong khi đó lõi bắp băm nhỏ vẫn cho năng suất nhưng kết quả kém hơn [5]. Mục tiêu của đề tài: bước đầu xử lý vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim. 24
  36. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài Địa điểm thực hiện: Các thí nghiệm được bố trí tại Phòng thí nghiệm Nhiên Liệu Sinh Học và Biomass, trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 29/7/2018 2.2. Đối tượng nghiên cứu Giá thể vỏ bắp để trồng nấm hoàng kim (Pleurotus citrinopileatus). Vỏ bắp được thu gom từ chợ bắp Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh. Nấm hoàng kim mua từ trại nấm 7 Yết, địa chỉ: 2/73, ấp Tân Lập, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 2.3. Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm 2.3.1. Nguyên vật liệu và hóa chất Môi trường PGA (môi trường phân lập và nhân giống cấp 1): dịch chiết khoai tây (thu từ 200 g khoai tây + 500mL ), glucose (20 g), agar (20 g), nước cất (1000 mL). Môi trường hạt (môi trường nhân giống cấp 2): thóc, cám gạo (10%), cám bắp (5%). Môi trường nuôi trồng ra quả thể: vỏ bắp, cám bắp (3%), cám gạo (5%), KH2PO4 (0,1%), MgSO4(0,1%), (NH4)2SO4 (0,1%), (NH4)2HPO4 (0,1%). 25
  37. Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng chính ST Tên hóa chất Xuất xứ Mục đích sử dụng T 1 H2SO4 Trung Quốc Thủy phân Làm blank UV-vis 2 Nước cất Từ máy cất nước 2 lần Pha môi trường PGA Pha hóa chất 3 Xanh methylene Ấn Độ Nhuộm tơ nấm 4 Glucose Trung Quốc Pha môi trường PGA 5 Agar Ấn Độ Pha môi trường PGA 6 Ethanol Việt Nam Đốt đèn cồn Sát trùng 7 KH2PO4 Trung Quốc Bổ sung dinh dưỡng 8 MgSO4 Trung Quốc Bổ sung dinh dưỡng 9 (NH4)2SO4 Trung Quốc Bổ sung dinh dưỡng 10 (NH4)2HPO4 Trung Quốc Bổ sung dinh dưỡng 11 Glycerin Ấn Độ Pha lactophenol 12 Acid lactic Trung Quốc Pha lactophenol 13 Phenol Trung Quốc Pha lactophenol 2.3.1.1. Các dụng cụ chính - Ống nghiệm - Cổ bịch, dây thun - Pipet các loại - Cốc sứ - Bông không thấm - Cốc crucible - Chai thủy tinh - Lam, lamel - Đĩa Petri - Cuvet thạch anh - Bình tam giác - Hệ thống lọc chân không - Dao mổ, kẹp - Túi PE chịu nhiệt 15x24 26
  38. Đồ án tốt nghiệp 2.3.1.2. Các thiết bị chính - Tủ sấy (Trung Quốc). - Tủ cấy vô trùng (hãng JICA - Nhật Bản). - Nồi hấp khử trùng (hãng ALP - Nhật Bản). - Lò nung (hãng Naberthem - Đức). - Kính hiển vi. - Máy quang phổ kết hợp đo độ hòa tan tự động (hãng JASCO - Nhật Bản.). - Cân điện tử. - Bếp điện từ. - Nồi cơm điện. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Sơ đồ thí nghiệm Phôi Đo thành Vỏ bắp Nấm phần hóa học vỏ bắp: độ ẩm, tro, Phân lập Xử lý lignin. Giữ giống ở Nhân giống Cấy meo Thời gian 40C cấp 1 ngâm vôi Trồng Nhân giống Nồng độ vôi cấp 2 Dinh dưỡng Đo tốc độ Quả lan tơ, quan thể sát tơ nấm Đo tốc độ lan tơ Sơ đồ 2.1. Tiến trình thực hiện thí nghiệm 27
  39. Đồ án tốt nghiệp Thuyết minh sơ đồ thí nghiệm: Giống gốc ban đầu được phân lập trên môi trường đĩa thạch PGA sau đó cấy chuyền qua môi trường thạch mới và trên môi trường thạch nghiêng (để giữ giống). Sau khi phân lập giống cấp 1, tiếp tục nhân giống cấp 2 trên môi trường hạt thóc. Mang đi ủ ở nhiệt độ phòng. Sau khi tơ nấm dần dần phát triển thì theo dõi và ghi nhận kết quả ( tốc độ lan tơ). Nguyên liệu sau khi thu gom về được trích một phần mẫu đem phân tích một số thành phần hóa học của vỏ bắp, phần còn lại đem xử lý với nước vôi với thời gian và nồng độ khác nhau. Mang đi xay nhuyễn và phối trộn dinh dưỡng với các tỉ lệ khác nhau. Tiến hành cấy meo giống vào bịch phôi. Nuôi ủ tơ nấm, quan sát, chăm sóc, theo dõi và thu hái tơ nấm. 2.4.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch (giống cấp 1) 2.4.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Khởi đầu của quá trình nhân giống, hay làm meo giống thì trước tiên phải có giống gốc (giống gốc ở đây được sử dung là giống cấp 2, từ trại nấm 7 Yết). Phân lập nấm trên môi trường đĩa thạch Petri. Cấy chuyền 2 lần, mỗi lần 4 đĩa. Thạch nghiêng dùng giữ giống, sử dụng 3 ống thạch nghiêng. Việc phân lập nấm gọi là thành công khi trên môi trường nuôi cấy chỉ mọc duy nhất một loại tơ nấm nhất định làm giống, không xuất hiện một loài sinh Phân vật nào khác. 2.4.1.2. Cách tiến hành Môi trường thạch là môi trường dùng để nhân giống cấp 1 trong sản xuất và cũng là môi trường dùng để giữ giống, ở đây là môi trường PGA. Meo thạch ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho nấm còn tiện cho việc quan sát tơ nấm sinh trưởng phát triển và quan sát các mầm tạp nhiễm. Pha môi trường PGA phân lập nấm hoàng kim. Làm môi trường thạch nghiêng trong ống nghiệm và thạch đĩa trên đĩa petri. 28
  40. Đồ án tốt nghiệp Thao tác phân lập: Mọi thao tác phải được thực hiện ở điều kiện vô trùng. 2.4.1.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Quan sát sự sinh trưởng, màu sắc và mật độ tơ nấm. Đo tốc độ lan tơ trên môi trường thạch đĩa ở lần cấy chuyền thứ 2, ghi nhận kết quả mỗi ngày kể từ khi sợi nấm bắt đầu bám vào bề mặt môi trường. Quan sát tơ nấm dưới kính hiển vi bằng cách làm tiêu bản không nhuộm màu và tiêu bản nhuộm màu. Nhận xét kết quả. 2.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt thóc (giống cấp 2). 2.4.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Chuẩn bị môi trường nhân giống cấp 2 xong thì tiến hành nhân giống. Dùng kẹp gấp những mẫu thạch có tơ nấm cho vào chai đã chuẩn bi sẵn môi trường hạt, mang ủ ở nhiệt độ phòng. Sau khi tơ lan đầy chai thì có thể cấy vào cơ chất. 2.4.2.2. Cách tiến hành Hạt thóc nấu cho đến mức vừa búp nở, sau đó bổ sung dinh dưỡng (gồm: cám bắp và cám gạo) để nguội rồi cho vào chai thủy tinh. Đậy nút bông và đem hấp khử trùng ở điều kiện 1atm / 1210C trong 1 giờ. Cấy chuyền giống từ môi trường thạch sang môi trường hạt. Sau đó mang ủ tơ ở nhiệt độ phòng và nơi không có ánh sáng chiếu trực tiếp. Thao tác cấy giống cấp 2 được thực hiện ở điều kiện vô trùng. 2.4.2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Quan sát khả năng sinh trưởng, màu sắc và mật độ tơ nấm hoàng kim. Đo tốc độ lan tơ kể từ khi tơ nấm bung ra và bám vào môi trường cho đến khi ăn trắng toàn bộ chai. Quan sát tơ nấm dưới kính hiển vi 40X bằng cách làm tiêu bản thường và tiêu bản nhuộm màu bằng dung dịch Methylene Blue. Nhận xét kết quả. 29
  41. Đồ án tốt nghiệp 2.4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim. 2.4.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức mỗi nghiệm thức gồm: 10 bịch giá thể, tổng số bịch cấy là 30 bịch giá thể: NT1: Ngâm nước vôi trong thời gian 1 ngày. NT2: Ngâm nước vôi trong thời gian 2 ngày. NT3: Ngâm nước vôi trong thời gian 3 ngày. 2.4.3.2. Phương pháp thực hiện ❖ Xử lý nguyên liệu Thực hiện như mục 3.1 ❖ Phối trộn dinh dưỡng và đóng bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.1 ❖ Cấy bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.2 ❖ Nuôi ủ tơ Thực hiện như mục 3.2.3 ❖ Chăm sóc và tưới đón nấm Thực hiện như mục 3.2.4 ❖ Thu hái nấm Thực hiện như mục 3.2.5 2.4.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Thực hiện như mục 3.2.6 Nhận xét kết quả. 2.4.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ nước vôi ngâm đến mật độ của tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 2.4.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm: 2 nghiệm thức mỗi nghiệm thức 10 bịch NT1: Ngâm nước vôi 1%. 30
  42. Đồ án tốt nghiệp NT2: Ngâm nước vôi 3%. 2.4.4.2. Phương pháp thực hiện ❖ Xử lý nguyên liệu Thực hiện như mục 3.1 ❖ Phối trộn dinh dưỡng và đóng bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.1 ❖ Cấy bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.2 ❖ Nuôi ủ tơ Thực hiện như mục 3.2.3 ❖ Chăm sóc và tưới đón nấm Thực hiện như mục 3.2.4 ❖ Thu hái nấm Thực hiện như mục 3.2.5 2.3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Thực hiện như mục 3.2.6 Nhận xét kết quả. 2.3.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp. 2.3.5.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 bịch: Nghiệm Vỏ bắp Cám gạo Cám SA (%) DAP MgSO4 KH2PO4 thức (kg) (%) bắp (%) (NT) NT1 5 5 3 0,1 0,1 0,1 - NT2 5 5 3 0,1 0,1 - 0,1 NT3 5 5 3 0,1 0,1 0,1 0,1 31
  43. Đồ án tốt nghiệp 2.3.5.2. Cách tiến hành ❖ Xử lý nguyên liệu Thực hiện như mục 3.1 ❖ Phối trộn dinh dưỡng và đóng bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.1 ❖ Cấy bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.2 ❖ Nuôi ủ tơ Thực hiện như mục 3.2.3 ❖ Chăm sóc và tưới đón nấm Thực hiện như mục 3.2.4 ❖ Thu hái nấm Thực hiện như mục 3.2.5 2.3.5.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Thực hiện như mục 3.2.6 Nhận xét kết quả. 2.3.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 2.3.6.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 bịch: Nghiệm Vỏ bắp Cám gạo Cám SA DAP MgSO4 thức (NT) (kg) (%) bắp (%) (%) (%) (%) NT1 5 5 3 0,1 0,1 0,1 NT2 5 5 3 0,3 0,1 - NT3 5 5 3 0, 5 0,1 0,1 2.3.6.2. Cách tiến hành ❖ Xử lý nguyên liệu Thực hiện như mục 3.1 ❖ Phối trộn dinh dưỡng và đóng bịch phôi 32
  44. Đồ án tốt nghiệp Thực hiện như mục 3.2.1 ❖ Cấy bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.2 ❖ Nuôi ủ tơ Thực hiện như mục 3.2.3 ❖ Chăm sóc và tưới đón nấm Thực hiện như mục 3.2.4 ❖ Thu hái nấm Thực hiện như mục 3.2.5 2.3.6.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Thực hiện như mục 3.2.6 Nhận xét kết quả. 2.3.7. Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa. 2.3.7.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 bịch: Nghiệm Vỏ Mụn Cám Cám SA DAP MgSO4 KH2PO4 thức bắp dừa(kg) gạo bắp (%) (%) (%) (%) (NT) (kg) (%) (%) NT1 2,5 2,5 5 3 0,1 0,1 0,1 - NT2 2,5 2,5 5 3 0,1 0,1 - 0,1 NT3 2,5 2,5 5 3 0, 1 0,1 0,1 0,1 2.3.7.2. Cách tiến hành ❖ Xử lý nguyên liệu Thực hiện như mục 3.1 ❖ Phối trộn dinh dưỡng và đóng bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.1 ❖ Cấy bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.2 33
  45. Đồ án tốt nghiệp ❖ Nuôi ủ tơ Thực hiện như mục 3.2.3 ❖ Chăm sóc và tưới đón nấm Thực hiện như mục 3.2.4 ❖ Thu hái nấm Thực hiện như mục 3.2.5 2.3.7.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Thực hiện như mục 3.2.6 Nhận xét kết quả. 2.3.8. Thí nghiệm 8: Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa. 2.3.8.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 bịch: Nghiệm Vỏ Mụn Cám Cám SA DAP MgSO4 thức bắp dừa(kg) gạo bắp (%) (%) (%) (NT) (kg) (%) (%) NT1 2,5 2,5 5 3 0,1 0,1 0,1 NT2 2,5 2,5 5 3 0,3 0,1 0,1 NT3 2,5 2,5 5 3 0, 5 0,1 0,1 2.3.8.2. Cách tiến hành ❖ Xử lý nguyên liệu Thực hiện như mục 3.1 ❖ Phối trộn dinh dưỡng và đóng bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.1 ❖ Cấy bịch phôi Thực hiện như mục 3.2.2 ❖ Nuôi ủ tơ Thực hiện như mục 3.2.3 ❖ Chăm sóc và tưới đón nấm 34
  46. Đồ án tốt nghiệp Thực hiện như mục 3.2.4 ❖ Thu hái nấm Thực hiện như mục 3.2.5 2.3.8.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Thực hiện như mục 3.2.6 Nhận xét kết quả. 2.4. Xử lý số liệu Tất cả số liệu tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. 35
  47. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xử lý nguyên liệu Nguyên liệu được thu gom về, trích một phần mẫu đem phân tích một số thành phần hóa học của vỏ bắp, phần còn lại sau đó đem xử lý với nước vôi 3%, phải phơi khô nguyên liệu vì nguyên liệu tươi thường còn dinh dưỡng thích hợp với nấm mốc phát triển có thể gây nhiễm bịch phôi. Nguyên liệu tươi làm nước vôi khó ngấm vào nguyên liệu làm giảm hiệu quả xử lý, làm cho nguyên liệu bị hỏng, thối rữa gây mùi khó chịu. Vỏ bắp phơi khô sau khi ngâm sẽ có màu xanh vàng và có mùi thơm nhẹ của bắp không bị chua bới quá trình lên men (hình 3.1). Nguyên liệu sau khi ủ mang đi xay nhuyễn như mạt cưa để dễ dàng bổ sung chất dinh dưỡng, cho nguyên liệu vào bịch phôi và nuôi ủ tơ nấm dễ dàng hơn. 3.2. Quá trình trồng nấm hoàng kim 3.2.1. Phối trộn dinh dưỡng Nguyên liệu sau khi ủ nên phối trộn nguyên liệu với các thành phần dinh dưỡng khác. Trước khi trộn dinh dưỡng cần làm ẩm nguyên liệu. Ẩm độ của nguyên liệu vào khoảng 65 - 70%, nghĩa là nếu nắm nguyên liệu trong tay bóp thì nguyên liệu sẽ kết khối và có nước đủ ứa ra kẽ tay là được. Nếu nước chảy thành dòng là ẩm quá, nếu không thấy nước ứa ra là khô quá 3.2.2. Cấy bịch phôi Thao tác cấy giống cấp được thực hiện trong điều kiện môi trường vô trùng. 3.2.3. Nuôi ủ tơ nấm Các bịch phôi được đưa tới nơi ủ tơ nấm. Nơi ủ tơ nấm phải thông thoáng, sạch sẽ, không có ánh sáng chiếu trực tiếp nhưng cũng không quá tối. Trong thời gian nuôi ủ tơ, không cần tưới nước thường xuyên do độ ẩm khi xử lý nguyên liệu trước khi vào bịch đã đủ cho tơ nấm phát triển. Tưới nhiều nước sẽ gây hiện tượng bị úng. Chỉ cần tưới nước quanh vách tường và dưới nền nhà sao cho đảm bảo nhiệt độ không khí từ 20 - 30oC và độ ẩm không khí 60 - 70% thích hợp cho sợi nấm phát triển. Khi thấy tơ ăn trắng bịch thì chuyển ra nơi trồng nấm (Hình 3.2.d). 36
  48. Đồ án tốt nghiệp 3.2.4. Chăm sóc và tưới đón nấm Nơi trồng nấm khác với nơi ủ nấm do tơ nấm sau khi ăn trắng bịch cần tăng độ thông thoáng và ánh sáng nhằm mục đích thay đổi môi trường để tơ nấm kết hợp với nhau nhanh hơn, chuẩn bị hình thành quả thể. Nơi trồng nấm phải sạch sẽ, đủ ánh sáng, không bị chiếu nắng trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp từ 20 - 30oC, độ ẩm không khí 80 - 90%. Bịch được rút nút bông, tưới nước từ 1 - 2 lần mỗi ngày, không tưới thẳng và trực tiếp vào bịch phôi mà chỉ phun sương tạo mưa nhẹ cho nước rơi từ trên xuống, tránh nước vào, tưới ướt vách, nóc vải và nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết ở nơi trồng. Tùy theo thời tiết mà tưới nước nhiều hay ít, nếu trời mưa ẩm ướt thì không nên tưới vì lúc này độ ẩm không khí đã đủ. Nước tưới phải là nước sạch, nếu nước nhiễm phèn nhiễm mặn thì tai nấm sẽ bị biến dạng. Nước tưới quá nhiều dễ làm phôi bị úng và tạo điều kiện cho các loài nấm mốc phát triển (Hình 3.2). 3.2.5. Thu hái nấm Thu hái nấm đúng tuổi, không hái nấm khi nấm còn quá non hay quá già. Nên thu khi nấm chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục bình. Giai đoạn này nấm có giá trị dinh dưỡng cao, ít hư hỏng, có thể bảo quản tươi lâu hơn. Nên thu hái cả chùm nấm, không hái tách lẻ riêng từng tai nấm. Không nên để sót lại phần cuống nấm để tránh nhiễm các mầm bệnh. 3.2.6. Quan sát và ghi nhận kết quả chỉ tiêu Quan sát sự sinh trưởng, màu sắc và mật độ tơ nấm. Đo tốc độ lan tơ kể từ khi tơ nấm bung ra và bám vào giá thể cho đến khi ăn trắng toàn bộ bịch phôi. 37
  49. Đồ án tốt nghiệp a. Nguyên liệu vỏ bắp b. Xử lý vôi nguyên liệu c Chất đống d. Đảo đống ủ e. Xay nguyên liệu Hình 3.1. Xử lý nguyên liệu vỏ bắp 38
  50. Đồ án tốt nghiệp a. Phối trộn dinh dưỡng b. Vào bịch c. Làm nút cổ và nhét gòn d. Cấy bịch phôi e. Ủ tơ f. Nơi trồng nấm. Hình 3.2. Quá trình trồng nấm hoàng kim 39
  51. Đồ án tốt nghiệp 3.3. Thí nghiệm 1: Khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch (giống cấp 1) Phân lập nấm hoàng kim trên môi trường thạch PGA với 1 điểm cấy trên 1 đĩa.Tơ nấm trên môi trường thạch phát triển rất nhanh, sau 2 ngày từ điểm cấy ban đầu bắt đầu có tơ nấm màu trắng mọc ra từ thịt nấm màu vàng nhạt và bám vào bề mặt thạch (hình 3.3a). Đến ngày thứ 5 tơ nấm đã lan toàn bộ bề mặt thạch (hình 3.3b). a. 2 ngày b. 5 ngày Hình 3.3. Nấm hoàng kim phân lập trên môi trường thạch PGA Hình 3.4. Tơ nấm trên môi trường thạch nghiêng PGA (để giữ giống) 40
  52. Đồ án tốt nghiệp a. 1 ngày b. 2 ngày c. 5 ngày d. 7 ngày e. 10 ngày Hình 3.5. Tơ nấm hoàng kim cấy chuyền lần 2 trên môi trường thạch 41
  53. Đồ án tốt nghiệp 100 88.06 80 73.11 60 58.81 46.39 40 34.62 20 23.9 Độ dài dài Độ nấm tơ (mm) 12.75 5.25 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Thời gian (ngày) Hình 3.6. Khả năng tăng trưởng của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch PGA Nhận xét: Từ đĩa nấm phân lập, cấy chuyền tơ nấm sang đĩa thạch PGA (hình 3.4). Sau 2 ngày đầu kể từ khi cấy giống, mẫu cấy chưa bung sợi do chúng vừa bị tổn thương và chưa thích ứng ngay với môi trường mới. Sau 5 ngày mẫu cấy bắt đầu bung sợi tuy nhiên các sợi nấm chưa bám vào bề mặt của môi trường. Đến ngày thứ 7 tơ nấm phát triển và ăn sâu xuống bề mặt môi trường và lan rộng hết bề mặt thạch, tới ngày thứ 8 tơ nấm đạt được 14,3 mm. Đến ngày thứ 9 tơ nấm lan rộng ra hết cả bề mặt thạch và độ dài nhiều hơn màu trắng đục suất hiện. a. Tiêu bản b. Tiêu bản nhuộm màu Methylene Blue Hình 3.7. Hình ảnh tơ nấm hoàng kim dưới kính hiển vi 42
  54. Đồ án tốt nghiệp Quan sát đặc điểm hình thái của tơ nấm dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 40X. Tiêu bản không nhuộm màu (hình 3.7a). Nhuộm màu tơ nấm bằng thuốc nhuộm Xanh methylene làm tiêu bản nhuộm màu (hình 3.7b). Tơ nấm dạng sợi mọc thẳng, sợi tơ không phân nhánh, các sợi nhánh có bề rộng nhỏ hơn sợi trục. Trong lúc mọc dài, các nhánh ngang gặp nhau nối lại thành mạng nổi. Vách tế bào mờ, giữa tơ nấm có đường phân thành các đoạn nhưng tiêu biến, không thấy được nhân rõ ràng (hình 3.7). 3.4. Thí nghiệm 2: Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt thóc (giống cấp 2) a. 4 ngày b. 6 ngày c. 9 ngày d. 11 ngày e. 17 ngày Hình 3.8. Khả năng sinh trưởng và phát triển tơ nấm trên môi trường hạt thóc Trên môi trường hạt hệ sợi nấm lan sâu vào khối cơ chất. Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm trên môi trường hạt rất chậm, sau khoảng 4 ngày mới thấy được độ lan sâu của hệ sợi nấm (hình 3.8a). Sau đó, sợi nấm lan nhanh và ổn định cho đến khi đầy chai thủy tinh. Màu sắc và mật độ tơ nấm cũng tăng dần theo thời gian. Lúc đầu, tơ nấm thưa và nhạt màu. Về sau mật độ tơ nấm tăng dần lên, hệ sợi kết cấu chặt chẽ và các sợi bện chặt với nhau tạo màu trắng đậm rõ ràng hơn so với phần tơ ở phía dưới (hình 3.8d). Tơ nấm vẫn tiếp tục sinh trưởng kể cả khi đã lan đầy toàn bộ chai, chủ yếu là tăng mật độ tơ nấm. Chai giống chia làm 2 vùng đậm nhạt rất rõ ràng (hình 3.8e). 43
  55. Đồ án tốt nghiệp 70 60 59.28 50 47.48 40 38.48 30 28.73 22.68 Độ dài tơ nấm Độ nấm dàitơ (mm) 20 15.58 10 10.16 6.69 4.22 0 2.05 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Thời gian (ngày) Hình 3.9. Khả năng tăng trưởng của tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt Môi trường hạt thóc được chọn làm môi trường nhân giống cấp 2 cho nấm hoàng kim vì những lý do chính sau: thành phần môi trường dễ kiếm, dễ thực hiện và môi trường này được sử dụng để nhân giống thành công rất nhiều loại nấm ăn cũng như rất nhiều loài nấm sò khác. Môi trường hạt chứa nhiều đạm là điều kiện thuận lợi cho tơ nấm phát triển. Từ hình 3.8 cho thấy: Sau khi cấy giống từ môi trường thạch vào, sau 4 ngày đầu quan sát thấy mẫu cấy đứng yên hay chưa bung sợi, do tơ nấm chưa thích ứng ngay được với môi trường mới. Đến ngày thứ 6 mẫu cấy bung sợi, tơ nấm từ nhiều phía vươn ra bám vào môi trường. đến ngày thứ 9 nấm ăn sâu vào môi trường, độ dài tơ nấm 9,75 mm đến ngày thứ 11 đạt được độ dài tơ nấm là 11,8mm. Từ ngày thứ 9 trở đi tơ nấm phát triển ổn định và có độ dài trung bình là 10,18 mm. Đến ngày thứ 11 thì tơ nấm lan toàn bộ chai thủy tinh. Ngày thứ 17 phần tơ nấm trở nên dày hơn, kết cấu chặt chẽ hơn, sợi bện chặt có màu trắng ngà do tơ nấm bắt đầu già đi. Có thể bảo quản lạnh khi tơ nấm vừa mới lan đầy chai. Tốc độ lan tơ ổn định qua từng thời gian. Cho thấy môi trường hạt là môi trường thích hợp để nấm hoàng kim phát triển. 44
  56. Đồ án tốt nghiệp Quan sát đặc điểm hình thái của tơ nấm hoàng kim dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 40X. Tiêu bản thường không màu (hình 3.10a) và tiêu bản nhuộm màu ở đây sử dụng thuốc nhuộm Xanh methylene làm tiêu bản nhuộm màu (hình 3.10 b). a. Tiêu bản thường b. Tiêu bản nhuộm Methylene Blue Hình 3.10. Tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt được quan sát dưới kính hiển vi Sợi nấm mọc thẳng dài, phân nhánh, tơ lan rộng, sinh bào tử, các sợi nhánh có bề rộng nhỏ hơn sợi trục nhưng không quá rõ ràng như sợi nấm trên thạch. Vách tế bào nhìn rõ, ít thấy được vách ngăn giữa các tế bào nấm, không thấy được nhân ở cả 2 tiêu bản (hình 3.10). Sợi nấm trên môi trường hạt thóc mảnh hơn so với sợi nấm trên môi trường thạch. Một đều nhận thấy là tốc độ lan tơ nhìn cung thì môi trường hạt thóc chậm hơn môi trường thạch. Tại thời điểm 4 ngày của môi trường thạch là 11,15mm. điều này có thể giải thích là do môi trường thạch có nhiều chất dinh dưỡng hơn, các chất ở dạng đơn chất dễ hấp thụ nhứ các acid amin, đường đơn (glucose) hơn nhiều so với môi trường hạt. 3.5. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức mỗi nghiệm thức 10 bịch: NT1: Ngâm nước vôi trong thời gian 1 ngày. NT2: Ngâm nước vôi trong thời gian 2 ngày. NT3: Ngâm nước vôi trong thời gian 3 ngày. 45
  57. Đồ án tốt nghiệp a. 2 ngày b. 3 ngày c. 8 ngày Hình 3.11. Tơ nấm phát triển trên cơ chất vỏ bắp 160 146 140 131.2 120 116.3 100 80 60 Độ dài dài Độ nấm tơ (mm) 40 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ngày NT1 NT2 NT3 Hình 3.12. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng thời gian ngâm vôi Tuy nấm hoàng kim là loài nấm có khả năng tiết ra các enzyme thủy giải mạnh phân giải lignin và cellulose nhưng xử lý vôi cho sẽ làm lỏng lẽo cấu trúc lignincellulose của vỏ bắp giúp nấm thích nghi nhanh với cơ chất mới do đó rút ngắn thời gian ủ tơ. 46
  58. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.1. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của thời gian ngâm vôi Độ lan sâu của tơ nấm (mm) Ngày NT1 NT2 NT3 2 3,40 2,50 2,00 3 6,00 3,20 2,60 4 9,20 3,60 4,60 5 10,20 7,20 7,80 6 10,90 6,80 8,30 7 11,00 7,60 9,60 8 10,70 8,20 10,50 9 11,30 7,80 8,60 10 11,80 8,00 10,00 11 10,90 7,40 9,70 12 12,00 8,40 10,80 13 11,60 6,70 11,00 14 12,30 8,90 10,20 15 10,20 7,80 10,50 Ghi chú: các số liệu trong bảng 3.1 là kết quả trung bình của 10 bịch phôi 47
  59. Đồ án tốt nghiệp Từ bảng 3.1 và hình 3.11 cho thấy: Ngày thứ nhất sau khi cấy giống vẫn chưa có tơ nấm bung ra từ meo hạt do tơ nấm bị tổn thương trong quá trình cấy giống.Vào ngày thứ 2, bắt đầu có tơ nấm màu trắng bung ra từ mọi phía của meo hạt (hình 3.11a). Sau 4 ngày cấy giống thì tơ nấm đã thích nghi với nguồn cơ chất mới và có chiều hướng lan sâu mạnh mẽ vào khối cơ chất. Hình 3.12 cho thấy ở cả 3 nghiệm thức tơ nấm đều sinh trưởng và phát triển tốt, tuy có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức nhưng không quá lớn. Trong đó: - Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm ở nghiệm thức 1 là cao nhất (ngâm vôi trong 1 ngày). Tơ nấm phát triển mạnh ngay khi mới thích nghi với môi trường cơ chất mới vào ngày thứ 4 và phát triển ổn định với tốc đô lan tơ 11 mm/ngày cho đến ngày thứ 15. Tơ nấm phát triển theo chiều từ trên xuống và từ ngoài vào trong. - Tốc độ sinh trưởng chậm nhất là nghiệm thức 3 (ngâm vôi trong 3 ngày). Tơ nấm cũng phát triển với tốc độ ổn định với tốc độ 8,7 mm/ngày kể từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 15. Theo lý thuyết thời gian xử lý vôi nguyên liệu càng dài thì cấu trúc lignocellulos càng lỏng lẽo giúp tơ nấm phân giải cơ chất thuận lợi hơn. Nguyên nhân của sự chênh lệch này có lẽ do tơ nấm không lan đều cả bên ngoài lẫn bên trong khối phôi, tức là tơ phân nhánh nhiều hơn là vươn dài về phía trước. Điều này thể hiện ở độ rắn chắc của bịch phôi. Các bịch phôi của nghiệm thức 3 rắn chắc hơn hẳn so với các bịch phôi của các nghiệm thức còn lại. - Nghiệm thức 2 (ngâm vôi trong 2 ngày), tơ lan với tốc độ xấp xỉ nghiệm thức 3 từ khi bắt đầu cho đến ngày thứ 8 sau đó lan nhanh hơn nghiệm thức 3 nhưng vẫn không bằng nghiệm thức 1. Tốc độ lan tơ từ ngày thứ 4 đến thứ 7 là 7,7 mm/ngày và từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 15 thì tăng lên 11,2 mm/ngày. Nguyên nhân của sự chênh lệch này có lẽ do tơ nấm không lan đều cả bên ngoài lẫn bên trong khối phôi, tức là tơ phân nhánh nhiều hơn là vươn dài về phía trước. Bịch phôi rắn chắc và hệ sợi bền và có liên kết chặc chẽ hơn so với các bịch phôi ở nghiệm thức 1. 48
  60. Đồ án tốt nghiệp 3.6. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ nước vôi ngâm đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức mỗi nghiệm thức 10 bịch: NT1: Ngâm nước vôi 1%. NT2: Ngâm nước vôi 3%. Hình 3.13. Tơ nấm trên môi trường cơ chất 160 152.1 140 133.7 120 100 80 60 40 Độ dài dài Độ nấm tơ (mm) 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ngày NT1 NT2 Hình 3.14. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng nồng độ ngâm vôi. 49
  61. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.2. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của nồng độ vôi ngâm Độ lan sâu của tơ nấm (mm) Ngày NT1 NT2 2 3,40 2,50 3 6,00 3,20 4 9,20 3,60 5 10,20 7,20 6 10,90 6,80 7 11,00 7,60 8 10,70 8,20 9 11,30 7,80 10 11,80 8,00 11 10,90 7,40 12 12,00 8,40 13 11,60 6,70 14 12,30 8,90 15 10,20 7,80 Ghi chú: các số liệu trong bảng 3.2 là kết quả trung bình của 10 bịch phôi 50
  62. Đồ án tốt nghiệp Có thể thấy rõ sự thay đổi màu của vỏ bắp từ màu xanh đen sang màu nâu sáng (hình 3.13) sau khi hệ sợi nấm lan qua. Tơ nấm thưa và nhạt màu ở phần đầu, trở nên đậm dần và dày hơn khi xuống đáy bịch. Hình 3.14 và bảng 3.2 cho thấy: Vào ngày thứ 2, bắt đầu tơ nấm màu trắng bung ra từ mọi phía của meo hạt. Sau 4 ngày cấy giống thì tơ nấm đã thích nghi với nguồn cơ chất mới và có chiều hướng lan sâu mạnh mẽ vào khối cơ chất. Tơ nấm lan theo chiều từ trên xuống và từ ngoài vào trong. Cả 2 nghiệm thức tơ nấm đều sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó: - Nghiệm thức 2 (ngâm vôi 3%) tơ nấm phát triển mạnh ngay khi mới thích nghi với môi trường cơ chất mới từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 với tốc độ lan tơ trung bình 10,9 mm/ngày. Tơ nấm phát triển nhanh nhất từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12 với tốc độ lan tơ trung bình 13,1 mm/ngày. Tốc độ giảm còn 11,3 mm/ngày khi đến ngày thứ 15. Các bịch phôi có mật độ tơ dày, trắng đậm, hệ sợi bện chặt hơn so với các bịch phôi ở nghiệm thức 1 (hình 3.13 phải). Có thể giải thích do nồng độ vôi cao nên tơ nấm hấp thu Ca2+ nhiều làm vách tế bào dày hơn. - Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm ở nghiệm thức 1 (ngâm vôi 1%) ổn định với tốc 10,3 mm/ngày kể từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 15. Lớp tơ màu trắng bên ngoài thưa và nhạt màu hơn so với nghiệm thức 2. 3.7. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 bịch: Nghiệm Vỏ bắp Cám gạo Cám SA DAP MgSO4 KH2PO4 thức (kg) (%) bắp (%) (%) (%) (%) (%) (NT) NT1 5 5 3 0,1 0,1 0,1 - NT2 5 5 3 0,3 0,1 - 0,1 NT3 5 5 3 0, 5 0,1 0,1 0,1 51
  63. Đồ án tốt nghiệp NT1 NT2 NT3 Hình 3.15. Tơ nấm trên môi trường cơ chất của thí nghiệm 5 ở 5 ngày NT1 NT2 NT3 Hình 3.16. Tơ nấm trên môi trường cơ chất của thí nghiệm 5 ở 7 ngày NT1 NT2 NT3 Hình 3.17. Tơ nấm trên môi trường cơ chất của thí nghiệm 5 ở 17 ngày 52
  64. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.3. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố đa lượng . Độ lan sâu của tơ nấm (mm) Ngày NT1 NT2 NT3 2 3,40 2,50 2,00 3 6,00 3,20 2,60 4 9,20 3,60 4,60 5 10,20 7,20 7,80 6 10,90 6,80 8,30 7 11,00 7,60 9,60 8 10,70 8,20 10,50 9 11,30 7,80 8,60 10 11,80 8,00 10,00 11 10,90 7,40 9,70 12 12,00 8,40 10,80 13 11,60 6,70 11,00 14 12,30 8,90 10,20 15 10,20 7,80 10,50 Ghi chú: các số liệu trong bảng 3.3 là kết quả trung bình của 10 bịch phôi. 53
  65. Đồ án tốt nghiệp 160 140 141.5 120 115.6 100 94.1 80 60 40 20 Độ dài dài Độ nấm tơ (mm) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Thời gian (ngày) Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Hình 3.18. Sự tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng Hình 3.18 cho thấy: Ngày thứ nhất sau khi cấy giống vẫn chưa có tơ nấm bung ra từ meo hạt do tơ nấm bị tổn thương trong quá trình cấy giống. Vào ngày thứ 2, có tơ nấm màu trắng bung ra từ mọi phía của meo hạt. Sau 5 ngày cấy giống thì tơ nấm đã thích nghi với nguồn cơ chất mới và có chiều hướng lan sâu mạnh mẽ vào khối cơ chất. Tơ nấm lan theo chiều từ trên xuống và từ ngoài vào trong. Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm ở nghiệm thức 1 là tốt nhất được thể hiện ở hình 3.18 (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4) ổn định với tốc 11,4 mm/ngày kể từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 15. Tơ nấm vươn dài, dày và có màu trắng đậm rõ ràng so với 2 nghiệm thức còn lại. - Sự sinh trưởng và phát triển của tơ nấm ở nghiệm thức 2 thấp hơn nghiệm thức 1 (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% KH2PO4). Tốc độ lan tơ từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là 10,2 mm/ngày sau đó tăng lên 11,4 mm/ngày từ này thứ 8 cho đến ngày thứ 15. - Tốc độ sinh trưởng và phát triển của tơ nấm ở nghiệm thức 3 là thấp nhất trong 3 nghiệm thức(bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% KH2PO4 + 0,1% MgSO4). 54
  66. Đồ án tốt nghiệp 3.8. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 bịch: Nghiệm Vỏ bắp Cám gạo Cám bắp SA (%) DAP MgSO4 thức (NT) (kg) (%) (%) NT1 5 5 3 0,1 0,1 0,1 NT2 5 5 3 0,3 0,1 0,1 NT3 5 5 3 0,5 0,1 0,1 160 140 140.1 120 111.2 100 80 70.2 60 Độ dài dài Độ nấm tơ (mm) 40 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Thời gian (ngày) Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Hình 3.19. Khả năng tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng 55
  67. Đồ án tốt nghiệp NT1 NT2 NT3 Hình 3.20. Tơ nấm trên môi trường cơ chất của thí nghiệm 6 ở 5 ngày NT1 NT2 NT3 Hình 3.21. Tơ nấm trên môi trường cơ chất của thí nghiệm 6 ở 7 ngày NT1 NT2 NT3 Hình 3.22. Tơ nấm trên môi trường cơ chất của thí nghiệm 6 ở 17 ngày 56
  68. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.4. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp Độ lan sâu của tơ nấm (mm) Ngày NT1 NT2 NT3 2 4,20 3,10 3,40 3 7,80 4,00 3,70 4 9,20 5,60 4,00 5 10,50 7,00 5,60 6 10,20 8,60 4,20 7 10,70 7,40 5,80 8 11,00 8,30 5,20 9 11,30 8,20 6,10 10 10,30 9,30 5,30 11 11,70 8,20 4,20 12 10,30 10,00 6,00 13 11,20 10,20 5,40 14 10,20 11,00 6,10 15 11,50 10,50 5,20 Ghi chú: các số liệu trong bảng 3.4 là kết quả trung bình của 10 bịch phôi. 57
  69. Đồ án tốt nghiệp Có thể thấy rõ sự thay đổi màu của vỏ bắp từ màu nâu đậm sang màu nâu sáng sau khi hệ sợi nấm lan qua. Tơ nấm thưa và nhạt màu ở phần đầu, trở nên đậm dần và dày hơn khi xuống đáy bịch. Hình 3.19 cho thấy có sự sinh trưởng và phát triển của 3 nghiệm thức, có sự chênh lệch rõ ràng. Vào ngày thứ 2, có tơ nấm màu trắng xuất hiện bung ra từ mọi phía của bịch phôi. Do mới bắt đầu thích nghi với môi trường mới nên có sự phát triển chậm. Sau 4 ngày cấy giống thì tơ nấm đã thích nghi với nguồn cơ chất mới và có chiều hướng lan sâu mạnh mẽ vào khối cơ chất. Tơ nấm lan theo chiều từ trên xuống và từ ngoài vào trong. Cả 3 nghiệm thức tơ nấm đều sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó: - Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm ở nghiệm thức 1 là tốt nhất trong 3 nghiệm thức (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4) ổn định với tốc 11,3 mm/ngày kể từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 15. Tổng chiều dài tơ lan được trong vòng 15 ngày là 140,1 mm/ngày. Tơ nấm vươn dài, dày và có màu trắng đậm rõ ràng so với 2 nghiệm thức còn lại. - Sự sinh trưởng và phát triển của tơ nấm ở nghiệm thức 2 (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,3% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4) thấp hơn so với nghiệm thức 1. Tốc độ lan tơ từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là 10,2 mm/ngày sau đó tăng lên 10,4 mm/ngày từ này thứ 8 cho đến ngày thứ 15. - Tốc độ sinh trưởng và phát triển của tơ nấm ở nghiệm thức 3 (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,5% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4) là thấp nhất. Mật độ tơ nấm thấp, màu nhạt, bịch phôi lỏng lẻo hơn so với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2. 58
  70. Đồ án tốt nghiệp 3.9. Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 bịch: Nghiệm Vỏ Mụn Cám Cám SA DAP MgSO4 KH2PO4 thức bắp dừa(kg) gạo bắp (%) (NT) (kg) (%) (%) NT1 2,5 2,5 5 3 0,1 0,1 0,1 - NT2 2,5 2,5 5 3 0,1 0,1 - 0,1 NT3 2,5 2,5 5 3 0, 1 0,1 0,1 0,1 160 147.6 140 137.5 120 133.7 100 80 60 Độ dài dài Độ (mm) tơ 40 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Thời gian (ngày) Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Hình 3.23. Tốc độ tăng trưởng của sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng 59
  71. Đồ án tốt nghiệp a. NT1 b. NT2 c. NT3 Hình 3.24. Tơ nấm trên môi trường cơ chất của thí nghiệm 7 ở 5 ngày a. NT1 b. NT2 c. NT3 Hình 3.25. Tơ nấm trên môi trường cơ chất của thí nghiệm 7 ở 7 ngày a. NT1 b. NT2 c. NT3 Hình 3.26. Tơ nấm trên môi trường cơ chất của thí nghiệm 7 ở 17 ngày 60
  72. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.24 đến hình 3.26 cho thấy: Vào ngày thứ 2, bắt đầu tơ nấm màu trắng bung ra từ mọi phía của meo hạt. Do mới bắt đầu thích nghi với môi trường mới nên có sự phát triển chậm. Sau 5 ngày cấy giống thì tơ nấm đã thích nghi với nguồn cơ chất mới và có chiều hướng lan sâu mạnh mẽ vào khối cơ chất. Tơ nấm lan theo chiều từ trên xuống và từ ngoài vào trong (hình 3.23). Cả 3 nghiệm thức tơ nấm đều sinh trưởng và phát triển tốt, không có sự chênh lệch lớn giửa 3 nghiệm thức. Trong đó: - Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm ở nghiệm thức 1 (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4) là tốt nhất, tơ lan sâu đậm kể từ ngày thứ 5. Nghiệm thức 1 có tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 là 8,07 mm/ngày, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 là 11,16 mm/ngày và từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 15 là 11,90 mm/ngày. Tổng chiều dài tơ lan được trong vòng 15 ngày là 147,6 mm/ngày. Tơ nấm vươn dài, dày và có màu trắng đậm rõ ràng so với 2 nghiệm thức còn lại. - Sự sinh trưởng và phát triển của tơ nấm ở nghiệm thức 2(bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% KH2PO4) thấp hơn so với nghiệm thức 1. Nghiệm thức 2 có tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 là 7,13 mm/ngày, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 là 10,68 mm/ngày và từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 15 là 11,48 mm/ngày. Tổng chiều dài tơ lan được trong vòng 15 ngày là 137,5 mm/ngày. - Tốc độ sinh trưởng và phát triển của tơ nấm ở nghiệm thức 3 là thấp nhất (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% KH2PO4 + 0,1% MgSO4) xấp xỉ với nghiệm thức 2, đường biểu diễn của chúng gần như trùng nhau trên (hình 3.20). Nghiệm thức 3 có tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 là 6,98 mm/ngày, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 là 10,68 mm/ngày và từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 15 là 11,48 mm/ngày. Tổng chiều dài tơ lan được trong vòng 15 ngày là 133,7 mm/ngày. 61
  73. Đồ án tốt nghiệp 3.10. Thí nghiệm 8: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 bịch: Công thức phối trộn Nghiệm Vỏ Mụn Cám Cám SA DAP MgSO4 thức bắp dừa gạo bắp (%) (%) (%) (NT) (kg) (kg) (%) (%) NT1 2,5 2,5 5 3 0,1 0,1 0,1 NT2 2,5 2,5 5 3 0,3 0,1 0,1 NT3 2,5 2,5 5 3 0, 5 0,1 0,1 160 147.7 140 135.6 120 120.8 100 80 60 Độ (mm) dàitơ 40 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Thời gian (ngày) Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Hình 3.27. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng 62
  74. Đồ án tốt nghiệp a. NT1 b. NT2 c. NT3 Hình 3.28. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 8 ở 5 ngày a. NT1 b. NT2 c. NT3 Hình 3.29. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 8 ở 7 ngày a. NT1 b. NT2 c. NT3 Hình 3.30. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 8 ở 17 ngày 63
  75. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.28 đến hình 3.30 cho thấy: Vào ngày thứ 2, bắt đầu tơ nấm màu trắng bung ra từ mọi phía của meo hạt. Sau 5 ngày cấy giống thì tơ nấm đã thích nghi với nguồn cơ chất mới và có chiều hướng lan sâu mạnh mẽ vào khối cơ chất. Tơ nấm lan theo chiều từ trên xuống và từ ngoài vào trong (hình 3.28) Cả 3 nghiệm thức tơ nấm đều sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó: - Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm ở nghiệm thức 1 (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4) là tốt nhất, tơ lan sâu, màu trắng đục từ ngày thứ 5 trở đi. Nghiệm thức 1 có tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 là 7,75 mm/ngày, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 là 11,60 mm/ngày và từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 15 là 11,74 mm/ngày. Tổng chiều dài tơ lan được trong vòng 15 ngày là 147,7 mm/ngày. - Sự sinh trưởng và phát triển của tơ nấm ở nghiệm thức 2 (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,3% SA + 0,1% DAP + 0,1% KH2PO4) thấp hơn so với nghiệm thức 1 được biểu diễn trên hình 3.26. Nghiệm thức 2 có tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 là 7,43 mm/ngày, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 là 10,84 mm/ngày và từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 15 là 10,30 mm/ngày. Tổng chiều dài tơ lan được trong vòng 15 ngày là 135,60 mm/ngày. - Tốc độ sinh trưởng và phát triển của tơ nấm ở nghiệm thức 3 (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,5% SA + 0,1% DAP+ 0,1% MgSO4) là thấp nhất. Nghiệm thức 3 có tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 là 7,15 mm/ngày, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 là 10,07 mm/ngày và từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 15 là 7,74 mm/ngày. Tổng chiều dài tơ lan được trong vòng 15 ngày là 120,80 mm/ngày. Bịch phôi có mật độ tơ thấp, màu tơ nấm nhạt. Vẫn chưa lan sâu và cơ chất như hai nghiệm thức còn lại. 64
  76. Đồ án tốt nghiệp 3.11. So sánh nghiệm thức tốt nhất của giá thể vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa a. Giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa b. Giá thể vỏ bắp Hình 3.31. Giá thể vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa bổ sung vi lượng a. Giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa b. Giá thể vỏ bắp Hình 3.32. Giá thể vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa bổ sung đa lượng Nhận xét: Đây là 2 nghiệm thức tốt nhất của thí nghiệm bổ sung khoáng vi lượng ở giá thể 100% vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa. Cả 2 thí nghiệm đều cho kết quả tốt nhất ở nồng độ SA 0,1%. Từ hình 3.31 và hình 3.32 cho thấy cả hai nghiệm thức đều sinh trưởng vả phát triển tốt. Nhưng giá thể có bổ sung mụn dừa tơ lan sâu, màu trắng đậm và đầy bịch hơn là giá thể chỉ có vỏ bắp. Tổng chiều dài tơ lan được trong vòng 15 ngày ở giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa là 147,7mm/ngày cao hơn 65
  77. Đồ án tốt nghiệp 140,1 mm/ngày ở giá thể 100% vỏ bắp. Nguyên nhân là do giá thể vỏ bắp có bổ sung mụn dừa giữ ẩm tốt, độ thông thoáng tốt hơn và mụn dừa đã được xử lí lignin giúp cho tơ nấm sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Đây là 2 nghiệm thức tốt nhất của thí nghiệm bổ sung khoáng đa lượng ở giá thể 100% vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa. Cả 2 thí nghiệm đều cho kết quả tốt nhất nghiệm thức có bổ sung 0,1% MgSO4. Từ hình 3.31 cho thấy cả hai nghiệm thức đều sinh trưởng vả phát triển tốt. Nhưng giá thể có bổ sung mụn dừa tơ lan sâu, màu trắng đậm và đầy bịch hơn là giá thể chỉ có vỏ bắp. Tổng chiều dài tơ lan được trong vòng 15 ngày ở giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa là 147,6 mm/ngày cao hơn 141,5 mm/ngày ở giá thể 100% vỏ bắp. => Có thể thấy được khác biệt không quá lớn giứ 2 loại giá thể. Tuy nhiên giá thể gồm: 50% vỏ bắp + 50% mụn dừa cho kết quả tăng trưởng của tơ nâm hoàng kim tốt hơn giá thể 100% vỏ bắp. 3.11. Một số thành phần hóa học trong mẫu vỏ bắp phơi khô Sau khi đo độ ẩm bằng phương pháp sấy khô, đo hàm lượng lignin bằng phương pháp Klason và hàm lượng tro bằng phương pháp nung mẫu ở nhiệt độ cao ta được kết quả như bảng 3.5. Bảng 3.5. Một số thành phần hóa học của vỏ bắp phơi khô Thành phần Hàm lượng (%) Lignin 15,8 Ẩm 57,5 Tro 1,50 3.12. Một số thành phần hóa học trong mẫu mụn dừa Sau khi đo độ ẩm bằng phương pháp sấy khô, đo hàm lượng lignin bằng phương pháp Klason và hàm lượng tro bằng phương pháp nung mẫu ở nhiệt độ cao ta được kết quả như bảng 3.6. 66
  78. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.6. Một số thành phần hóa học của mẫu mụn dừa Thành phần Hàm lượng (%) Lignin 11,75 Ẩm 48,50 Tro 2,30 3.13. Thu hoạch nấm hoàng kim Khi bịch phôi đã lan kín tơ thì chuyển sang nơi chăm sóc quả thể. Nhà nuôi trồng nấm phải thường xuyên tưới nước (phun sương) để duy trì độ ẩm 80 - 90% và nhiệt độ 20 - 300C. Sau 3 ngày, bịch phôi ra quả thể. Cần khoảng 3 ngày để quả thể phát triển từ dạng san hô sang dạng lá lục bình mép dợn sóng). Cần lưu ý không nên để nấm sò to ra mới hái để có sản lượng cao, nên hái khi nấm ở dạng lá lục bình mép thẳng. Sản lượng nấm phụ thuộc vào chất lượng sợi nấm mọc trên cơ chất. Nếu hái nấm khi còn nhỏ hay hái khi nấm xòe to đều có được sản lượng như nhau. Tuy nhiên chất lượng nấm lại phụ thuộc vào kích thước của mũ nấm. Mũ nấm càng lớn (tức là càng già) thì chất lượng của nấm càng giảm. Hình 3.33. Quả thể nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 67
  79. Đồ án tốt nghiệp Từ các kết quả thu được có thể xây dựng quy trình trồng nấm hoàng kim trên vỏ bắp như sơ đồ 3.1. Nấm Vỏ bắp Phân lập Phơi khô Nhân giống cấp 1 Ngâm vôi 3% vôi/1 ngày Nhân giố ng cấp 2 Ủ đống 1 tuần Cấy meo Xay nhuyễn Ủ tơ (t0: 25oC Phối trộn dinh dưỡng Độ ẩm (5% cám gạo + 3% cám không khí: bắp + 0,1% SA + 0,1% 60-70%) DAP + 0,1% MgSO4) Tưới đón nấm Vào bịch Quả thể Hấp khử trùng (130oC/1 giờ) Thu hoạch Sơ đồ 3.1. Quy trình trồng nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp 68
  80. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài đã đưa ra một số kết luận sau: - Trên môi trường thạch tơ nấm lan nhanh hơn môi trường hạt. Sợi nấm màu trắng, thẳng dài, phân nhánh. - Trên môi trường hạt. Tơ nấm lan nhanh, sợi nấm màu trắng, thẳng dài, phân nhánh. Mật độ tơ thưa ở đoạn đầu, tơ dày và bện chặt hơn khi càng xuống đáy bình. - Xử lý nguyên liệu bằng nước vôi trong thời gian 1 ngày cho kết quả tốt nhất về độ dài tơ. Tiết kiệm thời gian xử lý vôi và ủ tơ. - Xử lý nguyên liệu với nồng độ vôi 5% cho kết quả tốt nhất. Tơ lan nhanh, mật độ tơ dày, màu đậm hơn so với xử lý vôi nồng độ 1%. - Bổ sung MgSO4 cho kết quả tốt hơn so với bổ sung K2HPO4 đơn hoặc MgSO4 kết hợp với K2HPO4. 4.2. Đề nghị Khảo sát thêm ảnh hưởng của các tỷ lệ K2HPO4 và MgSO4 khác nhau hoặc bổ sung thêm các khoáng khác như Mn, Bo, trên môi trường cơ chất để tìm ra tỷ lệ bổ sung dinh dưỡng cho năng suất cao hơn. Thử nghiệm trồng nấm hoàng kim trên các môi trường cơ chất khác như: vỏ hạt bông, bã cà phê tận dụng phế phẩm làm giá thể trồng nấm. Thử nghiệm trồng các loài nấm khác trên giá thể vỏ bắp.Tiếp tục nghiên cứu dùng vỏ bắp sau khi trồng nấm sò làm phân bón, Có thêm những nghiên cứu sâu hơn về nãm hoàng kim. Có thêm đầu tư về mặt khoa học công nghệ cũng như kỹ thuật. Có những ứng dụng trồng nấm hoàng kim trên các cớ chất khác nhau, có như vậy thì chúng ta mới phát huy hết được giá trị dinh dưỡng cũng như giới hạn sinh học của chúng. 69
  81. Đồ án tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Lân Dũng (2007), Vi sinh vật học, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Nguyễn Lân Dũng (2009), Công nghệ trồng nấm I, II, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 3. Nguyễn Phương Hạnh, Chu Thị Thu Hà (2012), “Khảo sát sình trạng ô nhiễm và tiềm năng tái sử dụng chất thải ở làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội”, Journal of Vietnamese Environment, Tập 3, số 2, tr. 87-91. 4. Nguyễn Duy Lâm, Vũ Thị Nhị (2013), “Nghiên cứ sản xuất giống nấm sò Pleurotus florida dạng lỏng nhằm thay thế giống dạng hạt truyền thống”, Tạp chí Khoa học Công nghệ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kỳ 2, tr. 25- 31. 5. Lưu Minh Loan, Mạch Phương Thảo (2016), “Bước đầu xử lý lõi ngô làm cơ chất nuôi trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida)”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái Đất và Môi Trường, Tập 32, Số IS (2016), tr. 254-259. 6. Lê Duy Thắng (2006), Kỹ thuật trồng nấm, tập 1, Nhà xuất bản nông nghiệp TP.HCM Tài liệu tiếng Anh 7. A. Sluiter, B. Hames, R. Ruiz, C. Scarlata, J. Sluiter, D. Templeton, and D. Crocker (2008), “Determination of Structural Carbohydrates and Lignin in Biomass”, pp. 4 -10. 8. Anjuli Chaubey, P. Dehariya và D.Vyas (2010),”Seasonal Productivity and Morphological Variation in Pleurotus djamor”. Indian J.Sci.Res.1 (1), pp. 47-50. 9. Athira Sathyan, Khadeeja Abdul Majeed, Majitha V.K and Rajeswary K.R (2017), “A Comparative Study of Antioxidant and Antimicrobial Activities of Pleurotus ostreatus, Pleurotus eryngii and Pleurotus djamor”. International Journal of Agriculture Innovations and Research Vol.5. 70
  82. Đồ án tốt nghiệp 10. Chang, ST (1999), “World production of cultivated edible and medicinal mushrooms in 1997 with emphasis on Lentinus edodes (Berk.) Sing.in China. International J. Med. Mush” (1), pp. 291- 300. 11. Chi Yu-jie, Liu Zhi-hui, He Jian-guo (2005), “Cultural Characters and Nutrition Composition of Pleurotus djamor Isolate H1”, Journal of Fungal Research, 2005-01 12. Chi Yujie, Yi Hongwei, Liu Zhihui (2007), “Preliminary Study on Cultivating Technique of Pleurotus djamor Using Liquid Isolate in Harbin”. Journal of Northeast Forestry University, 2007, 1:018. 13. Mohammad Mahmudur Rahman, Kamal Uddin Ahmed, Md. Nur Uddin Miah, Sonia Khatoon và Akram Hossain (2015), “Effect of Watering Frequency on Proximate Analysis of Pink Oyster Mushroom”. Bioresearch Communications. 1(1), pp. 36-39 14. Lin Biao-sheng, Jiang Bina, Chen Zhi-tao, Luo Mao-chuna, Lin Yue-xina (2012), “Analysis of the Growth Characters and Fruit Body Nutrition Composition of Pleurotus djamor”. Journal of Henan University, 2 (2012): 017. 15. Guangping Han, Quinglin Wu (2004), “Comparative Properties of Sugarcane Rind and Wood Strands for Structural Composite Manufacturing”. Forest Products Journal, Vol.54, No.12,pp. 283. 16. Lin Biaosheng, Hu Xiaobing, Zhang Yuan, Ke Zhijun, Yu Zhenxing (2013), “Study on light condition and light quality on the cultivation of Pleurotus djamor”. Journal of Northeast Agricultural University, 2013, 5: 010 17. Luo Mao-chun, Zhou Xiao-qiong, Lin Biao-sheng, Lin Yue-xin (2011), “Studies on Extraction Technique of Insoluble Dietary Fiber from Fruit Body of Pleurotus djamor”. Journal of Longyan University, 2011-02. 71
  83. Đồ án tốt nghiệp 18. Luo Mao-chun, Hu Xiao-bing, Lin Biao-sheng, Preliminary (2013), “Study on the Processing Technology of Solidification Yoghurt with Pleurotus djamor Juice”. Food Research and Development, 2013-12. 19. United States Department of Agriculture (2002), Mushrooms. Agricultural Statistics Board. Washington, D.C. Tài liệu từ Internet 20 .Đại học Duy Tân. Truy cập 9:52 AM, 27/6/2018 luong-tro-co-trong-thuc-pham 21. Encyclopedia of Life. Truy cập 8:34 PM, 5/6/2018 22. Mapping Ignorance. Truy cập 10:02 AM, 27/6/2018 cellulose-hybrid-materials/ 23. Nông Nghiệp Việt Nam. Truy cập 12:20, AM 25/6/2018 24. Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nấm. Truy cập 9:05 AM, 25/6/2018 25. ThuKyLuat.vn. Truy cập 10:07 AM, 25/6/2018 phat-trien-san-pham-quoc-gia-nam-an-nam-duoc-lieu-3417b.html 26. Wikipedia Truy cập 10:30 AM 21/6/2018 72
  84. Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 1. 1. Xác định hàm lượng ẩm bằng phương pháp sấy khô Nguyên tắc: Dùng nhiệt để làm bay hơi nước có trong mẫu. Từ chênh lệch khối lượng mẫu trước và sau khi sấy, tính được độ ẩm của mẫu. Cách tiến hành: Sấy mẫu ở 100 – 1050C đến khối lượng không đổi, khi đó lượng nước tự do có trong mẫu sẽ bốc hơi hết. Tính toán: Công thức tính độ ẩm (W): W = ((M1 - M2)/M)x100% Trong đó: M1 là khối lượng cốc sứ và mẫu trước khi sấy (g) M2 là khối lượng cốc sứ và mẫu sau khi sấy (g) M là khối lượng mẫu đem sấy (g) 1.2. Xác định hàm lượng lignin bằng phương pháp Klason Nguyên tắc: Đây là một phương pháp đơn giản để xác định hàm lượng lignin trong nguyên liệu gỗ. Phương pháp này sử dụng acid để thủy phân các hydrolysis thành các dạng đơn giản để phân tích. Hóa chất và dụng cụ sử dụng: Hóa chất: Acid (sử dụng 100 mL H2SO4 98% d=1,825g/mL) hòa tan trong 65,9 mL nước qua cột lọc trao đổi ion, tạo thành dung dịch acid H2SO4 72%. Dụng cụ: - Lọ thủy tinh - Bếp từ và cá từ - Ống nghiệm - Bình tam giác - Cốc crucible - Pipet các loại 1