Đề tài Tìm hiểu và hỗ trợ hệ thống đại lý nhận lệnh MB

pdf 64 trang yendo 5480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tìm hiểu và hỗ trợ hệ thống đại lý nhận lệnh MB", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_tim_hieu_va_ho_tro_he_thong_dai_ly_nhan_lenh_mb.pdf

Nội dung text: Đề tài Tìm hiểu và hỗ trợ hệ thống đại lý nhận lệnh MB

  1. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TpHCM , Ngày tháng năm 2009 Giáo viên hướng dẫn (Ký tên và ghi rõ họ tên)
  2. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN TpHCM , Ngày tháng năm 2009 Giáo viên hướng dẫn (Ký tên và ghi rõ họ tên)
  3. Lời Cảm Ơn Nhóm thực hiện luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến tất cả mọi người đã đóng góp và giúp đở chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luân văn này, đây một điểm mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của mỗi sinh viên. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn là thầy Lâm Phạm Hoàng Tài và xin cảm ơn quý thầy, cô Khoa Công nghệ Thông tin trường Cao Đẳng Nguyễn Tất Thành đã truyền đạt những kiến thức quý báu, cho phép và tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành tốt luận văn này. Chúng tôi đã rất nỗ lực và cố gắng để hoàn thành thật tốt luận văn nhưng những thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi kính mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo, góp ý của quý thầy, cô và các bạn. Một lần n ữa chúng tôi xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành nhất. Xin cảm ơn !. Ký tên SV1 / SV2 Lê Nguyễn Trung Lương Anh Nam
  4. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Tên Đề Tài: TÌM HIỂU VÀ HỖ TRỢ HỆ THỐNG ĐẠI LÝ NHẬN LỆNH MB (MILITARY BANK) Giáo viên hướng dẫn: Lâm Phạm Hoàng Tài Thời gian thực hiện: 09/03/2009 – 15/08/2009 Sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Trung - 31071477 Lương Anh Nam - 31070783 Loại đề tài: Xây dựng ứng dụng. Nội Dung Đề Tài: (mô tả chi tiết nội dung đề tài, yêu cầu, phương pháp thực hiện, kết quả đạt được, ) Nội dung đề tài khoá luận: - Tìm hiểu hệ thống đại lý nhận lệnh MB (MILITARY BANK) - Tìm hiểu mạng vật lý của hệ thống đại lý nhận lệnh MB. - Tìm hiểu mạng logic của hệ thống đại lý nhận lệnh MB. - Tìm hiểu các phương thức hổ trợ quản trị của hệ thống đại lý nhận lệnh MB. Yêu cầu thực hiện đề tài khoá luận: - Đảm bảo tính chính xác, đúng hoàn thành đúng thời gian quy định của khoá luận. Phương pháp thực hiện đề tài khoá luận: - Nghiên cứu, kết hợp kiến thức đã học với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn
  5. để hoàn thành đề tài khoá luận . Kết quả đạt được từ đề tài khoá luận: - Có được các kiến thức về hệ thống mạng nói chung và hệ thống mạng của công ty chứng khoán nói chung. - Đạt được những kỹ năng phân tích, thiết kế hệ thống. Kế Hoạch Thực Hiện: (mô tả chi tiết thời gian của các giai đoạn thực hiện và phân công công việc của từng thành viên trong nhóm) - Sinh viên tự nghiên cứu và linh động kết hợp thời gian thích hợp của giáo viên hướng dẫn tại công ty để hoàn thành đề tài khoá luận. - Phải có sự kết hợp của cả hai sinh viên trong mọi quá trình và thời gian thực hiện đề tài khóa luận. - Tuần 1-3: Tìm hiểu hệ thốhng đại lý n ận lệnh MB (MILITARY BANK). - Tuần 4-7: Tìm hiểu mạng vật lý của hệ thống đại lý nhận lệnh MB. - Tuần 9-12: Tìm hiểu mạng logic và tìm hiểu các phương thức hổ trợ quản trị của hệ thống đại lý nhận lệnh MB. - Tuần 13-15: Hoàn thành đề tài khoá luận . Xác nhận của GVHD Ngày 09 tháng 03 năm 2009 SV Thực hiện SV1: Lê Nguyễn Trung SV2:Lương Anh Nam
  6. MỤC LỤC Đề mục Trang Tóm tắt khóa luận 9 Chương 1 : MỞ ĐẦU 1.1 : Lý do chọn đề tài 10 1.2 : Mục đích 10 1.3 : Đối tượng 10 1.4 : Phạm vi nghiên cứu 10 Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MẠNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2.1 : Giới thiệu chung 11 2.2 : Giới thiệu công ty cổ phần thương mại chứng khoán Thăng Long TSC 12 2.2.1 : Các mốc thời gian 13 2.2.2 : Thế mạnh TSC 13 2.2.3 : Tầm nhìn 14 2.2.4 : Mạng lưới hoạt động 15 2.3 : Vấn đề tập trung, nghiên cứu giải quyết đồ án 18 Chương 3 : NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ KHẢO SÁT 3.1 : Cơ sở lý thuyết, lý luận và giả thuyết khóa học 19
  7. 3.2 : Nền tảng công nghệ 19 3.2.1 : Ưu việt trong ứng dụng phần mềm SmartBrocker 20 3.2.2 : Ưu việt về bảo mật phân mềm SmartBrocker 20 3.2.3 : Quản lý rủi ro 21 3.2.4 : Một số quy định về sử dụng giao dịch điện tử 22 3.3 : Các phương pháp nghiên cứu đả sử dụng trong khóa luận 22 Chương 4 : HỆ THỐNG MẠNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TSC 4.1 : Hệ thống mạng tổng thể công ty cổ phần thương mại chứng khoán Thăng Long 23 4.1.1 : Hệ thống mạng vật lý 23 4.1.2 : Hệ thống mạng logic 24 4.1.3 : Các phương thức hỗ trợ hệ thống khi có các nguy cơ tiềm ẩn 26 4.2 : Hệ thống mạng đại lý nhận lệnh MB 33 4.2.1 : Hệ thống mạng vật lý 33 4.2.1.1 : Modem Ncomputing 36 4.2.1.1.1 : Giới thiệu thiết bị 36 4.2.1.1.2 : Cài đặt Modem Ncomputing L230 36 4.2.2: Hệ thống mạng Logic 41 4.2.2.1:Liên kết thiết bị trong mạng logic 41 4.2.2.2: Phân khu hệ thống mạng logic .43 4.2.2.3 : IPAddress logic trong hệ thống mạng chi nhánh chứng khoán MB .47 4.3: Các phương thức hổ trợ hệ thống mạng đại lý nhận lệnh MB 48 4.3.1: Phương thức hổ trợ hệ thống mạng vật lý .48 4.3.2: Phương thức hổ trợ hệ thống mạng Logic 48 Chương 5 : TỔNG KẾT . 49 5.1 : Kết quả đạ t được 49
  8. 5.2 : Kết luận 49 5.3 : Hướng phát triển 49 5.4 : Danh mục tài liệu tham khảo 49 5.5 : Phụ lục 49
  9. Mục Lục Hình 1 B ản liệt kê mốc thời gian phát triển của công ty TSC Hình 2 Sơ đồ tổ chức công ty TSC Hình 3 Mô hình truy xuất hệ thống Hinh 4 Mô hình bảo mật tổng thể của hệ thống Hinh 5 Hệ thống Firewall Hinh 6 Biểu đồ mức độ bảo mật của hệ thống Hinh 7 Phương thức sát thực bằng ký số Hinh 8 Sơ đồ cơ sở hạ tầng MBBank Hinh 9 Sơ đồ kết nối thiết bị Hinh 10 Trung tâm quản trị hệ thống TSC Hình 11 Thiết bị Ncomputing Hình 12 Cổng kết nối thiết bị Hinh13 Kết nối thiết bị Hinh 14 Màn hình Welcome Hinh 15 Xác thực phiên bản Hình 16 Màn Hình Welcome Hinh 17 Xác thưc chế độ Firewall Hinh 18 Xác thực đọc phiên bản Hình 19 Yêu cầu xác thực đường dẫn Hình 20 Yêu cầu nhập pass Hình 21 Đồng ý cài đặt Hình 22 Tiến trình cài đặt Hình 23 Xác thực tạo Users Hinh 24 Xác thực Restart Computer Hình 25 Lựa chọn Server Hình 26 Cấu hình Network Hình 27 Lựa chọn phương thức kết nối Hinh 28 Lựa cọn dộ phân giải màn hình Hình 29 Đặt Pass Hình 30 Mặt tiếp giáp thiết bị Hình 31 Thiết bị sau kết nối Hình 32 Mô hình kết nối thiết bị Hình 33 Kết nối thiết bị Hình 34 Lựa chọn Server Hình 35 Lựa chọn đăng nhập Hình 36 Danh sách accounts đang đăng nhập vào hệ thống. Hình 37 Mô hình liên kết thiết bị trong mạng logic Hình 38 Phân khu hệ thống mạng logic Hình 39 Modem chuyển đổi tín hiệu đầu cuối Hình 40 Bảng giá chứng khoán HOSE Hình 41 Bảng giá chứng khoán HASTC Hình 42 Mô hình IPAddress của hệ thống
  10. Tóm tắt khoá luận. Vấn đề nghiên cứu: Hệ thống mạng vật lý của đại lý nhận lệnh TSC. Hệ thống mạng logic của đại lý nhận lệnh TSC. Những chương trình, phần mền ứng dụng áp dụng trên hệ thống mạng của đại lý nhận lệnh TSC. Những phương pháp hổ trợ hệ thống mạng của đại lý nhận lệnh TSC. Hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề : Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống mạng của đại lý nhận lệnh TSC. Kết hợp kiến thức sẵn có với những kiến thức tiếp thu từ việc tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống mạng của đại lý nhận lệnh TSC để hoàn thành đề tài. Kết quả đạt được: Kiến thức hệ thống mạng điển hình áp dụng cho công ty chứng khoán. Kiến thức tổng hợp trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài khóa luận. Quyển báo cáo, các thông tin, tài liệu và tư liệu để thực hiện đề tài.
  11. Chương 1: MỞ ĐẦU. 1.1: Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế đang phát triển vượt bật của Việt Nam thì lĩnh vực kinh doanh, đầu tư chứng khoán nước ta đang ngày càng phát triển cùng với nhịp sống của thị trường chứng khoán thế giới. Trong lĩnh vực chứng khoán thì các hệ quản trị của công ty chứng khoán là điều tất yếu, các hệ quản trị đó quyết định sự sống còn của công ty kinh doanh chứng khoán trong đó hệ thống mạng điện tử là một phần không thể thiếu trong suôt quá trình hoạt động của các công ty kinh doanh chứng khoán và đó cũng là lý do hình thành nên ý tưởng về đề tài “TÌM HIỂU VÀ HỔ TRỢ HỆ THỐNG ĐẠI LÝ NHẬN LỆNH MB”. 1.2: Mục đích : Đề tài “TÌM HIỂU VÀ HỔ TRỢ HỆ THỐNG ĐẠI LÝ NHẬN LỆNH MB” sẽ cho ta hiểu được cấu trúc hoạt động điển hình của một công ty kinh doanh chứng khoán tiêu biểu (công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long-TSC ). 1.3: Đối tượng : Đề tài “TÌM HIỂU VÀ HỔ TRỢ HỆ THỐNG ĐẠI LÝ NHẬN LỆNH MB” sẽ thích hợp cho những nhà quản trị hệ thống và tất cả những ai quan tâm đến hệ thống mạng nói chung, hệ thống mạng công ty kinh doanh chứng khoán điển hình nói riêng. 1.4: Phạm vi nghiên cứu : Đề tài “TÌM HIỂU VÀ HỔ TRỢ HỆ THỐNG ĐẠI LÝ NHẬN LỆNH MB” sẽ nằm trong phạm vi nghiên cứu về hệ thống mạng của công ty kinh doanh chứng khoán TSC (công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long-TSC ).
  12. Chương 2 : TỔNG QUAN HỆ THỐNG MẠNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 2.1: Giới thiệu chung: Theo các báo cáo về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán của Việt Nam cuối năm 2006, thị trường Chứng khoán là một trong những lĩnh vực tài chính hoạt động sôi động nhất và có sự phát triển rất nhanh. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động từ 7/2000, TTCK tập trung của Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong năm 2006 và dự đoán sẽ còn tăng mạnh trong năm 2007 cả về quy mô cũng như chất lượng. Cho đến nay, trên Trung tâm GD Chứng khoán TP.HCM đã có tới 106 loại cổ phiếu, sàn CK Hà Nội cũng đã đạt tới con số 87 loại cổ phiếu. Theo các chuyên gia dự báo, trong thời gian tới, số lượng các công ty chờ đăng kí niêm yết sẽ tăng lên rất nhanh đồng thời với số lượng các nhà đầu tư càng nhiều và mang tính chuyên nghiệp hơn. Thị trường Chứng khoán ngày càng phát triển thì số lượng giao dịch và nhu cầu tìm hiểu thông tin của các nhà đầu tư ngày càng tăng. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, ngày càng nhiều các công ty Chứng khoán được thành lập để giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin và tiếp cận tới các cổ phiếu đang được niêm yết. Theo báo cáo tổng kết cuối năm 2006, hiện nay đã có 55 công ty Chứng khoán đi vào hoạt động, 6 tổ chức lưu kí chứng khoán và 18 ngân hàng thanh toán. Các công ty chứng khoán sẽ cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút nhiều nhà đầu tư về phía mình bằng cách đưa ra nhiều phương thức cung cấp dịch vụ đảm bảo, tiện lợi và đầy đủ hơn. Phương thức giao dịch chứng khoán trước đây yêu cầu nhà đầu tư phải đến các trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) hoặc quầy môi giới của công ty chứng khoán đặt lệnh thì nay đã mở rộng qua các
  13. hình thức như đặt lệnh qua điện thoại, Internet. Các dịch vụ này ngày càng được các nhà đầu tư luôn bận bịu với công việc kinh doanh ưa chuộng, và không ít trong số họ là những nhà đầu tư rất lớn. Họ mong chờ sự xuất hiện của các hình thức dịch vụ trực tuyến để có thể dễ dàng ở bất kì đâu, tại bất kì thời điểm nào đều có thể nhanh chóng tra cứu cập nhật thông tin, thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán. Chính vì điều đó mà các công ty chứng khoán thường có xu hướng đặt các chi nhánh của mình trên nhiều khu vực khác nhau để phục vụ những nhu cầu của khách hàng và tập hợp tổng thể các hệ thống mạng của các chi nhánh đó thành một hệ thống tập trung, thống nhất. 2.2 : Giới thiệu công ty chứng khoán Thăng Long TSC : Được thành lập bởi Ngân hàng TMCP Quân Đội, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long luôn giữ vững vị thế là một trong 5 công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ chứng khoán theo quy định của UBCK Nhà nước. Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập từ năm 1994 và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, vốn điều lệ của Ngân hàng Quân Đội là 2000 tỷ với tông tài sản là trên 31.000 tỷ đồng và 65 điểm giao dịch trên toàn quốc. Năm 2007 được coi là năm thành công nhất trong lịch sử hoạt động ngân hàng của MB với các con số ấn tượng: nguồn vốn huy động đạt 23.010 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với đầu năm, đạt 139% kế hoạch đề ra; lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt 610 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2006. Công ty Chứng khoán Thăng Long có số vốn điều lệ là 420 tỷ đồng với tổng tài sản gần 2000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực môi giới chứng khoán TSC luôn nằm trong nhóm 5 công ty có thị phần môi giới đứng đầu thị trường. Vừa qua năm 2008,
  14. công ty đã vinh dự nhận được bằng khen là một trong bốn công ty chứng khoán tiêu biểu có thị phần môi giới lớn nhất của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Với trên 200 chuyên viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo tại trong và ngoài nước, TSC cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, tin cậy nhất. 2.2.1 : Các mốc thời gian: Tháng 5 2000 Được thành lập bởi Ngân hàng TMCP Quân Đội với vốn điều lệ 9 tỷ đồng Tháng 3 2003 Khai trương Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh Tháng 8 2003 Tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng Tháng 5 2006 Tăng vốn lên 80 tỷ đồng Tăng số lượng chi nhánh/phòng giao dịch lên 2 điểm Tháng 12 2006 Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng Tháng 10 2007 Tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng Tháng 12 2007 Chuyển thành công ty Cổ phần và tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng Tháng 12 2008 Tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng (H1: Bản liệt kê mốc thời gian phát triển của công ty TSC) 2.2.2 : Thế mạnh của TSC: Là một trong năm công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam về chất lượng dịch vụ, thị phần môi giới Có lợi thế đặc biệt về kinh nghiệm do là một trong các công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam
  15. Đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo tốt trong và ngoài nước. Có nhiều lợi thế tương hỗ về mạng lưới, tiềm lực tài chính từ cổ đông lớn nhất – Ngân hàng Quân Đội 2.2.3 : Tầm nhìn: Chứng khoán Thăng Long đang nỗ lực trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Hợp tác tài chính và Môi giới chứng khoán. Sơ đồ tổ chức (H2: Sơ đồ tổ chức công ty TSC)
  16. 2.2.4 : Mạng lưới hoạt động : Tại Thủ đô Hà Nội Trụ sở chính: Tòa nhà Toserco, 273 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (844) 7262600 Fax: (844) 7262601 Phòng giao dịch Lý Nam Đế 14C Lý Nam Đế, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (844) 7337671 Fax: (844) 7337890 Phòng Giao dịch Hoàng Quốc Việt 126 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Tel: (844) 7557668 Fax: (844) 7557589 Đại lý nhận lệnh F.I.T 17 Thể Giao, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel: (844) 9747666 Fax: (848) 9747191 Tại thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Hồ Chí Minh Tầng 2, tòa nhà Petro Việt Nam, 1-5 Lê Duẩn, Quận 1, HCM Tel: (848) 9106411 Fax: (848) 9106412
  17. Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng 02 Tôn Đức Thắng, Quận 1, HCM Tel: (848) 9102215 Fax: (848) 9102216 Đại lý nhận lệnh Bắc Sài Gòn 03 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp, HCM Tel: (848) 3989.4425 Fax: (848) 3989.4428 Tại thành phố Đà Nẵng Đại lý nhận lệnh 54 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng Tel: (84511) 3647778F Fax: (84511) 3647997 Tại thành phố Quy nhơn- Bình Định Đại lý nhận lệnh 287 Trần Hưng Đạo, T.P Quy Nhơn, Bình Định Tel: (8456). 250999 Fax: (8456). 814455 Đội ngũ TSC : Hội đồng quản trị 1. Ông Lê Văn Bé – Chủ tịch Hội đồng Quản trị 2. Ông Lê Đình Ngọc - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị 3. Ông Phạm Tuân – Thành viên Hội đồng quản trị.
  18. 4. Ông Phạm Viết Thích – Thành viên Hội đồng quản trị 5. Ông Trịnh Khắc Hậu - Thành viên Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát 1. Bà Vũ Cẩm La Hương 2. Bà Lê Thu Vân 3. Bà Thẩm Thị Thúy Ban điều hành 1. Ông Lê Đình Ngọc – Tổng Giám đốc 2. Ông Trịnh Khắc Hậu – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Môi giới 3. Ông Quách Mạnh Hào – Giám đốc Khối Phân tích Đầu tư. Thành tích : Thành viên giao dịch tiêu biểu giai đoạn 2005 - 2007 của HaSTC - Thương hiệu cạnh tranh 2007 - Tập thể lao động vững mạnh toàn diện 2007. 2.3 : Vấn đề tập trung, nghiên cứu giải quyết đồ án : Đề tài “TÌM HIỂU VÀ HỔ TRỢ HỆ THỐNG ĐẠI LÝ NHẬN LỆNH MB” chúng ta sẽ tập trung vào các mô hình mạng tổng thể của hệ thống mạng TSC (công ty cổ phần chứng khoán Thă ng Long-TSC ) cụ thể : Mô hình mạng vật lý của hệ thống đại lý nhận lệnh MB. Mô hình mạng logic của hệ thống đại lý nhận lệnh MB. Phương thức hổ trợ hệ thống đại lý nhận lệnh MB.
  19. Chương 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ KHẢO SÁT. 3.1: Cơ sở lí thuyết, lí luận và giả thuyết khoa học: Quy trình mua bán chứng khoán được niêm yết tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán được tiến hành theo 5 bước: Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán. Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm. Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán. Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư. Bước 5: Nhà đầu tư nhận chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán. Bước 1 trong quy trình được các công ty Chứng khoán đa dạng hoá phương thức dịch vụ, làm chìa khoá cạnh tranh để có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với mình. Tuy vậy bên cạch các hình thức dịch vụ, các công ty chứng khoán cần phải đảm bảo uy tính cũng như chất lượng của các thông tin mà họ cung cấp cho nhà đầu tư. 3.2 : Nền tảng công nghệ : Công ty Chứng khoán Thăng Long chú trọng phát triển công nghệ nền tảng hiện đại, đồng bộ và tiên tiến theo hướng thuận tiện, hiệu quả, nhanh chóng và an toàn, bảo mật đáp ứng một cách hoàn hảo nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng .
  20. Chúng tôi đang sử dụng phần mềm SmartBroker với các tính năng ưu việt và độ an toàn, bảo mật cao với hai phần chính là BackOffice và FrontOffice. BackOffice: Là phần mềm quản lý toàn bộ các hoạt động giao dịch và danh mục đầu tư của khách hàng mở tài khoản tại TSC cho các giao dịch trên thị trường niêm yết và thị trường OTC. FrontOffice: Là phần mềm thực hiện các giao dịch đặt lệnh, sử dụng cho các Chi nhánh, Phòng giao dịch, Đại lý nhận lệnh của TSC để nhập lệnh giao dịch của khách hàng và sử dụng cho khách hàng của TSC đăng ký đặt lệnh, tra cứu các thông tin về lệnh, thông tin tài khoản, thông tin thị trường qua mạng Internet hoặc Mobile của mình. 3.2.1 : Ưu việt trong ứng dụng của phần mềm SmartBroker: Phần mềm SmartBroker được sử dụng thống nhất trong toàn bộ các Phòng giao dịch, các Đại lý nhận lệnh và Hội sở, Chi nhánh Công ty. Nhờ vậy, Khách hàng của TSC có thể tới bất kỳ phòng giao dịch nào của TSC để truy vấn thông tin, thực hiện các giao dịch về tiền, chứng khoán và các dịch vụ khác do TSC cung cấp. Khách hàng của TSC có thể thực hiện đồng thời các giao dịch đặt lệnh, xem số dư tài khoản, tra cứu thông tin khớp lệnh, tra cứu thông tin thị trường trên tất cả các hình thức đặt lệnh của TSC: trực tiếp tại sàn giao dịch, qua Internet và qua điện thoại. Hệ thống SmartBroker được tích hợp sẵn Gateway hoàn toàn tương thích với hệ thống của Sở giao dịch Hồ Chí Minh (HOSE) cho phép kết nối thực hiện các giao dịch trực tuyến khi triển khai giao dịch trực tuyến (chuyển thẳng lệnh giao dịch của nhà đầu tư vào sàn giao dịch của HOSE không qua các đại diện sàn), cũng như cho phép kết nối với các ngân hàng thương mại và các trung tâm thanh toán khi nhà đầu tư chuyển tiền gửi giao dịch từ Công ty chứng khoán sang ngân hàng. 3.2.2 : Ưu việt về bảo mật của phần mềm SmartBroker:
  21. Hệ thống SmartBroker được phát triển trên nền tảng Hệ điều hành AIX và RedHad (Unix) đảm bảo cho tính ổn định và bảo mật cho hệ thống. Hệ thống SmartBroker được cài đặt với hệ thống dự phòng nóng (Hot Swap) cho phép hệ thống vẫn hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố. Hệ thống SmartBroker sử dụng Tivoli Storage Manager của IBM làm hệ thống Backup định kỳ. Truy cập các ứng dụng trên Internet và Mobile của hệ thống SmartBroker sử dụng cơ chế One-Time-Password qua thẻ sử dụng giải pháp bảo mật của hãng Entrust. 3.2.3 : Quản lý rủi ro : Quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng trong hoạt động của Công ty. Hệ thống quản lý rủi ro của TSC bao gồm từ cấp phòng giao dịch, chi nhánh cho đến cấp quản lý, điều hành tại Hội sở nhằm đề phòng, hạn chế, kiểm soát các rủi ro trong hoạt động của Công ty. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống QLRR xuất phát từ những lý do: Kinh doanh chứng khoán là ngành nghề kinh doanh rủi ro, đòi hỏi nhất định về tính minh bạch thông tin, đề cao đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề, về tính an toàn bảo mật tuyệt đối đối với tài sản và thông tin khách hàng Những đòi hỏi này đang đặt ra nhiều áp lực đối với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến phần mềm, tuân thủ quy trình, quy chế, nhằmi giảm th ểu những nguy cơ rủi ro trong tác nghiệp như là lỗi giao dịch, các loại gian lận mới, rủi ro mất uy tín và những sai sót trong phục vụ khách hàng Tốc độ và khối lượng giao dịch ngày càng tăng, bên cạnh đó phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ cũng làm tăng nguy cơ rủi ro và đặt ra nhu
  22. cầu cần quản lý tốt hơn những rủi ro phát sinh để đảm bảo cho quá trình hoạt động của Công ty được ổn định, xuyên suốt. Kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sơ khai, để hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất không đáng có xảy ra cũng như để hội nhập với quốc tế. Với hệ thống QLRR, chúng tôi tin rằng có thể cạnh tranh với các quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính nước ngoài. Hệ thống QLRR của chúng tôi sẽ giúp cho Công ty Chứng khoán Thăng Long hoạt động một cách hiệu quả và an toàn, bảo vệ tài sản và uy tín của cả nhà đầu tư và của chính Công ty. 3.2.4 : Một số quy định về sử dụng giao dịch điện tử : 1 Thời gian sử dụng: từ 8 giờ sáng ngày hôm trước đến 2 giờ sang ngày kế tiếp. 2. Thời gian đặt lệnh: Từ 8 giờ 15 phút đến 11 giờ các ngày giao dịch 3. Thời gian truy cập liên tục tối đa (1 lần): 200 phút. 4. Số lần nhập sai mật mã, pin, xác thực tối đa 3 lần liên tiếp. 3.3 : Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong khóa luận : Tham khảo tài liệu và tư liệu về hệ thống mạng được công ty chứng khoán TSC cung cấp kết hợp những kiến thức đã học và những kiến thức trong quá trình nghiên cứu hệ thống.
  23. Chương 4 : HỆ THỐNG MẠNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TSC. 4.1 : Hệ thống mạng tổng thể công ty chứng khoán Thăng Long: 4.1.1 : Hệ thống mạng vật lý : Mô hình trao đổi thông tin điển hình của công ty chứng khoán: (H3:Mô hình truy xuất hệ thống)
  24. Hoạt động cung cấp thông tin của một công ty chứng khoán không chỉ nằm trong phạm vi cung cấp các dịch vụ tài chính và môi giới mua bán chứng khoán mà còn liên quan tới các hệ thống thông tin của hai sàn giao dịch chứng khoán Hà nội và Tp.HCM, liên quan tới trao đổi thông tin với các ngân hàng lưu kí Chứng khoán và thanh toán bù trừ. Do vậy, để vận hành tốt các hoạt động này, hạ tầng CNTT của công ty Chứng khoán luôn phải đảm bảo tính sẵn sàng cao. Hệ thống đó phải có khả năng ngăn chặn và phòng chống các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn của hệ thống CNTT khi dữ liệu xử lý được truyền chủ yếu qua hệ thống mạng công cộng là Internet và mạng thoại. 4.1.2 : Hệ thống mạng logic : Từ mô hình trao đổi thông tin của các công ty chứng khoán, hạ tầng công nghệ thông tin của công ty sẽ được phân làm năm vùng chính. Các vùng này được bảo vệ bởi các hệ thống an ninh thông tin. Tất cả chúng hoạt động dưới sự quản lý của những quy định và chính sách an toàn thông tin được điều chỉnh phù hợp theo đặc thù của công ty.
  25. Năm phân vùng trong mô hình bảo mật tổng thể là: (H4:Mô hình bảo mật tổng thể của hệ thống) Vùng mạng LAN bên trong toà nhà của công ty Chứng khoán, vùng này bao gồm o Mạng LAN các PC của khối văn phòng, khối tài chính, khối nghiệp vụ tư vấn tài chính, môi giới mua bán chứng khoán. o Hệ thống tổng đài IP phục vụ liên lạc của công ty Chứng khoán
  26. o Vùng các máy chủ DMZ cung cấp các dịch vụ trực tuyến được truy cập qua Internet như: E-Mail, Web site thông tin thị trường, Online Brokerage, Online OTC o Vùng các máy chủ cơ sở dữ liệu và ứng dụng quan trọng vận hành hệ thống quản lý các giao dịch chứng khoán. o Vùng người dùng truy cập từ xa qua Internet vào hệ thống mạng, ứng dụng của công ty, vùng này bao gồm: . Nhân viên của công ty chứng khoán hoạt động tại 2 trung tâm GDCK Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh truy cập VPN (Client to Site) về mạng của công ty. . Các nhà đầu tư truy cập vào Web site và dịch vụ chứng khoán trực tuyến (Online Brokerage, Online OTC) của công ty. Vùng các đại lý, chi nhánh của công ty kết nối VPN Site to Site hoặc WAN vào hệ thống mạng của công ty. Đây cũng là vùng kết nối mạng thông tin từ công ty Chứng khoán tới mạng của các Ngân hàng thanh toán, lưu kí trong tương lai. 4.1.3 : Các phương thức hổ trợ hệ thống khi có các nguy cơ tiềm ẩn: Nguy cơ ngưng trệ hoạt động của hệ thống mạng do tắc ngẽn đường truyền. Các máy tính bị nhiễm virus sẽ nhanh chóng chiếm toàn bộ băng thông và làm tê liệt toàn bộ các hoạt động trao đổi thông tin trong mạng máy tính, các giao dịch mua bán chứng khoán điện tử. Nguy cơ các hệ thống dịch vụ giao dịch trực tuyến bị kẻ xấu tấn công từ ngoài mạng Internet bằng nhiều hình thức tấn công từ chối dịch vụ (DoS) khác nhau
  27. Nguy cơ bị kẻ xấu làm sai lệch thông tin khi thực hiện các giao dịch chứng khoán điện tử: - Thông tin giao dịch bị bắt khi truyền từ ‘nguồn’ tới ‘đích’ qua mạng Internet. Kẻ xấu có thể thay đổi thông tin hoặc chèn thêm các đoạn mã độc hại. Hiện nay nguy cơ này đã được các hãng bảo mật khuyến cáo sử dụng các phương pháp mã hoá dữ liệu trong khi truyền. Nguy cơ bị lấy cắp các thông tin nhạy cảm như mã số đăng nhập tài khoản, username/password, số PIN, số thẻ tín dụng qua các kĩ thuật lừa đảo ‘phishing’ và ‘farming‘ ngày càng được tin tặc cải tiến tinh vi. Khi các dịch vụ trực tuyến ngày càng mở rộng thì nguy cơ phá hoại, tấn công của tin tắc ngày càng nhiều với độ tinh vi ngày càng cao. Các công ty Chứng khoán cần phải nhận thức rõ khi mở rộng các loại hình dịch vụ sẽ phải đi đôi với việc đầu tư một hạ tầng CNTT đảm bảo và an toàn. Để đảm bảo an toàn cho các kết nối, trao đổi thông tin và ngăn chặn các tấn công cả từ bên trong trong và bên ngoài mạng, giải pháp bảo mật tổng thể cho hạ tầng công nghệ thông tin của công ty chứng khoán là :  Phân tách các vùng mạng và bảo vệ bằng hệ thống Firewall: Mạng trong phạm vi toà nhà của công ty sẽ được chia làm ba vùng chính: Vùng DMZ gồm các Server cho các dịch vụ trực tuyến như Web site, Email, các ứng dụng Online Brokerage, Online OTC Vùng các Server cơ sở dữ liệu và ứng dụng quan trọng như BackOffice, CSDL khách hàng, giao dịch, lưu kí Đây là vùng các Servers chính vận hành toàn bộ hệ thống phần mềm và CSDL liên quan tới giao dịch mua bán chứng khoán.
  28. Vùng mạng LAN bao gồm khối văn phòng, nghiệp vụ và hệ thống tổng đài IP. Các vùng mạng sẽ được quy hoạch trên các dải IP riêng biệt. Hệ thống Firewall sẽ kiểm soát luồng dữ liệu đi qua bao gồm: Truy cập từ ngoài Internet vào vùng dịch vụ trực tuyến, người dùng ở mạng LAN truy cập Internet qua đường LeasedLine, ADSL hoặc Wireless, người dùng ở mạng LAN truy cập vào vùng Server ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Firewall sẽ kiểm soát, xác thực và ngăn chặn những truy cập không hợp lệ, những tấn công của hacker từ ngoài Internet hoặc trực tiếp xuất phát từ bên trong mạng vào các vùng servers.  Thiết lập và bảo vệ các kết nối VPN: Bên cạnh chức năng kiểm soát các luồng thông tin ra vào mạng còn là hệ thống VPN Server cho các kết nối theo cả 2 mô hình Client to Site và Site to Site. Mô hình Client to Site áp dụng cho các nhân viên của công ty làm việc tại các TTGDCK thiết lập kênh kết nối qua Internet, dial-up và hỗ trợ xác thực người dùng bằng nhiều phương thức như Certificate, Token, Smartcard trước khi cho phép kết nối.  Thiết lập các hệ thống phòng chống xâm nhập cho các vùng thông tin quan trọng. Trong mô hình bảo mật tổng thể cho công ty chứng khoán, vùng máy chủ cơ sở dữ liệu và máy chủ ứng dụng là quan trọng nhất trong hoạt động trao đổi thông tin của công ty chứng khoán. Nếu một trong các máy chủ này bị tấn công hoặc có sự cố, hoạt động kinh doanh của các công ty sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Do vậy bên cạnh hệ thống Firewall bảo vệ hạ tầng network của công ty, nhất thiết cần trang bị bổ sung hệ thống phòng chống xâm nhập (IPS) để bảo vệ riêng cho vùng các Server ứng dụng này. Khác với Network Firewall, hệ thống IPS sẽ phát hiện và ngăn chặn các xâm nhập ở tầng ứng dụng, can thiệp trực tiếp vào các protocols, các traffice mà hệ thống Firewall không phát hiện được. Hệ thống IPS được đặt
  29. trong vùng mạng LAN, do vậy hệ thống phải đảm bảo được tốc độ xử lý để không làm nghẽn luồng thông tin được trao đổi với mật độ cao tại đây.  Nghặ ăn c n tấn công của Virus tại Gateway và trong các vùng mạng. Các con đường mà virus có thể tấn công và bùng phát vào mạng của công ty chứng khoán tương đối đa dạng, xuất phát từ Internet, từ người dùng bên trong, bên ngoài mạng và đặc biệt qua email. Để có một hệ thống phòng chống có hiệu quả cao thì cần phòng và chống Virus và Spyware tại cả 4 lớp mạng: gateway, mailserver, server, PCs. Hệ thống này phải được quản lý tập trung, thống nhất và luôn luôn được cập nhật mẫu Virus và Spyware từ những trung tâm phòng chống Virus và Spyware lớn trên thế giới. Trend Micro Client/Server bảo vệ mailserver, server và PC khỏi sự lây nhiễm của Virus (H5:Hệ thống Firewall)
  30. Ngoài ra cần phải có một chính sách bảo mật chung và kết hợp với các giải pháp bảo mật khác để phòng chống Virus và Spyware hiệu quả hơn.  Xác thực mạnh và chữ kí số để đảm bảo các giao dịch mua bán chứng khoán trực tuyến. Trước sự sôi động của thị trường chứng khoán và số lượng các nhà đầu tư ngày càng tăng nhanh, các công ty đang rất cố gắng thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với mình bằng cách cung cấp các dịch vụ thuận lợi nhất như mở tài khoản, giao dịch qua mạng, qua phone. Một trong những yếu tố thành công của các hình thức dịch vụ Online là tính an toàn, nhanh chóng và không làm nhà đầu tư mất các cơ hội mua bán. Xác thực mạnh danh tính trực tuyến và ứng dụng công nghệ Hạ tầng mã khoá công cộng (PKI) để mã hoá dữ liệu nhằm đảm bảo tối đa tính toàn vẹn, bí mật và chống từ chối của các giao dịch điện tử. Các giải pháp xác thực mạnh và mã hoá dữ liệu cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng và trong lĩnh vực chứng khoán được tích hợp vào các ứng dụng giao dịch mua bán chứng khoá trực tuyến được thực hiện nhằm các mục đính: Xác thực mạnh 2 yếu tố khi người dùng truy cập tài khoản trực tuyến, sử dụng các phương thức xác thực như One-Time-Password token, Grid token, Mobile.
  31. Entrust IdentityGuard kết hợp nhiều phương pháp xác thực trong cùng một sản phẩm (H6:Biểu đồ mức độ bảo mật của hệ thống) Xác thực 2 chiều giữa ứng dụng chứng khoán trực tuyến và các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư có khả năng xác thực lại Web site, ứng dụng có đúng là Web site thật của nhà cung cấp hay không. Kĩ thuật này giúp cho nhà đầu tư chống lại các kĩ thuật tấn công phishing hoặc Farming để ăn cắp thông tin của tin tặc. Tích hợp chữ kí số vào các giao dịch quan trọng, đảm bảo tính toàn vẹn, tính mật, tính chống từ chối trong các giao dịch mua bán chứng khoán online. Công nghệ này cũng được các cty chứng khoán ứng dụng làm trọng tài phân xử trong trường hợp nảy sinh các vấn đề chối bỏ hoặc sai sót trong giao dịch. Thông thường, các giải pháp xác thực truyền thống sẽ đòi hỏi hàng trăm đô- la đầu tư cho mỗi một khách hàng, vậy các công ty chứng khoán sẽ chịu chi phí
  32. này hay nhà đầu tư sẽ chịu để bảo mật thông tin của họ? Giải pháp xác thực mạnh IdentityGuard của Entrust sẽ giúp các công ty chứng khoán giải quyết bài toán này với một chi phí tối ưu nhất. Mỗi một nhà đầu tư sẽ được cấp một thẻ xác thực in ma trận một bảng như hình vẽ, mỗi một lần giao dịch, thay vì (hoặc thêm vào) việc hỏi mật khẩu, ứng dụng chứ ng khoán sẽ hỏi vài giá trị trong một số ô ngẫu nhiên trên thẻ. Ví dụ: A3=? B5=? C2=? Nếu giả sử lần giao dịch đó bị lộ, kẻ xấu cũng không thể lợi dụng được lần sau. Tất nhiên bảng giá trị này sẽ thường xuyên được thay đổi và gửi đến khách. Thẻ xác thực có thể cấp cho các nhà đầu tư khi sử dụng giao dịch điện tử, giao dịch qua phone, trang bị cho các nhân viên của công ty tại trung tâm giao dịch truy cập VPN về mạng của công ty, trang bị cho các nhân viên trong công ty khi muốn truy cập vào một số ứng dụng nội bộ hoặc server quan trọng. Mỗi lần truy cập hoặc thực hiện giao dịch, nhà đầu tư nhập ô 3 giá trị được sinh ngẫu nhiên để xác thực (H7:Phương thức sát thực bằng ký số)
  33. 4.2 : HỆ THỐNG MẠNG ĐẠI LÝ NHẬN LỆNH MB: 4.2.1: Hệ thống mạng vật lý : (H8:Sơ đồ cơ sở hạ tầng MBBank)
  34. (H9:Sơ đồ kết nối thiết bị)
  35. (H10:Trung tâm quản trị hệ thống TSC)
  36. 4.2.1.1 : Modem Ncomputing : 4.2.1.1.1 : Giới thiệu thiết bị : Ncomputing là thiết bị trạm đầu tiên trên thế giới không sử dụng CPU, HDD, CD-ROM như một máy tính bình thường, nó cho phép mở rộng một máy tính bình thường lên tới 10 máy trạm (hệ thống dựa vào máy tính) hoặc hơn (hệ thống dựa vào máy chủ) . (H11.Thiết bị Ncomputing) 1.2.1.2.2 Cài đặt Modem Ncomputing L230 :  Kết nối thiết bị: o Ta tiến hành kết nối thiết bị theo sơ đồ sau : (H12:Cổng kết nối thiết bị. )
  37. o Khi hoàn tất ta sẽ có kết nối như sau : (H13:Kết nối thiết bị)  Cài đặt thiết bị : Cài đặt máy chủ : o Sau khi đã kết nối hoàn chỉnh thiết bị, ta bỏ đĩa CD-ROM soft cài đặt kèm theo Modem vào ổ đĩa CD-ROM . o Màn hình Intall xuất hiện, chọn Intall main program . (H14:Màn hình Welcome)
  38. o Nếu hệ thống có kết nối Internet thì chọn YES, ở đây vì chưa có kết nối nên ta chọn NO ở màn hình cập nhật phiên bản . (H15:Xác thực phiên bản.) o Xuất hiện màn hình Welcome – chọn NEXT (H16:Màn Hình Welcome) o Xuất hiện màn hình yêu cầu tắt chế độ firewall - chọn NEXT. (H17:Xác thưc chế độ Firewall)
  39. o Màn hình yêu cầu đọc nội quy cài đặt – chọn I agree – chọn Next. (H18:Xác thực đọc phiên bản) o Màn hình xác nhận đã tham khảo tất cả những vấn đề trên – chọn Next. o Màn hình xác nhận đường dẫn - chọn Next . (H19:Yêu cầu xác thực đường dẫn )
  40. o Nhập mật khẩu của nhà quản trị (nếu muốn) – xong chọn Next. (H20:Yêu cầu nhập pass) o Màn hình thông báo chuẩn bị cho việc cài đặt – chọn Next . (H21: Đồng ý cài đặt)
  41. o Tiến trình cài đặt bắt đầu . (H22:Tiến trình cài đặt) o Xuất hiện thông điệp xác nhận tạo ngay Users hay không – chọn No. (H23:Xác thực tạo Users) o Xuất hiện màn hình yêu cầu khởi động lại hệ thống – chọn Restart để kết thúc quá trình cài đặt . (H24:Xác thực Restart Computer)
  42. Cài đặt máy trạm (modem Ncomputing) . o Bật nút nguồn khởi động thiết bị Ncomputing, từ màn hình kết nối với thiết bị xuất hiện màn hình trạng thái kết nối – chọn Options . (H25:Lựa chọn Server) o Màn hình cho phép lựa chọn giao thức kết nối (DHCP/IP tĩnh) – chọn Use Static IP Adress – nhập vào những thông số cần thiết - chọn Save . (H26:Cấu hình Network)
  43. o Tùy chỉnh thiết bị, ta vào table Options – chọn mục Autodetection để thiết bị có khả năng tự động kết nối vào máy chủ khi cần . (H27:Lựa chọn phương thức kết nối) o Trong table Options, ta chọn tiếp botton Edit để hiệu chỉnh độ phân giải của màn hình – khi hoàn tất chọn OK . (H28:Lựa cọn dộ phân giải màn hình)
  44. o Tiếp theo ta vào table Password để đặt setup password đăng nhập cấu hình thiết bị, đặt password xong ta chọn OK . (H29:Đặt Pass ) o Cuối cùng ta chon botton Save để thiết bị ghi nhận lại tất cả các thông số thiết lập . Giai đoạn lắp ráp Modem Ncomputing : o Sau khi hoàn thành tiến trình cài đặt cấu hình thiết bị, ta tiến hành lắp ráp thiết bị lên máy trạm (máy trạm sử dụng màn hình LCD có tiếp điểm kết nối thiết bị Ncomputing). o Kết nối bằng vít tấm đệm của thiết bị với phần sau của màn hình máy trạm .
  45. (H30:Mặt tiếp giáp thiết bị) o Lắp ráp thiết bị trung tâm lên tấm đệm vừa lắp vào màn hình . (H31:Thiết bị sau kết nối) o Lắp nắp đậy thiết bị trung tâm, dùng vít bắt vào tấm đệm thiết bị .
  46. (H32:Mô hình kết nối thiết bị) o Sau khi đã lắp ráp thết bị lên màn hình, ta tiến hành cấm Cable kết nối theo sơ đồ sau : ( hình 3,4 ) . Hình 33:Kết nối thiết bị )
  47.  Đăng nhập thiết bị vào hệ thống . Sau khi đã hoàn thành quá trình lắp ráp và cài đặt cấu hình cho thiết bị, ta tiến hành kiểm tra quá trình đăng nhập thiết bị vào hệ thống . o Kết nối CableRJ45 truyện dẫn tính hiệu của thiết bị tại máy trạm vào Switch . o Khởi động máy chủ, kết nối vào Switch . o Cung cấp nguồn điện và bật công tắc nguồ n trên thiết bị trạm. o Sau khoản thời gian 5 giây, ta nhận thấy trên màn hình máy trạm xuất hiện danh sách các kết nối thiết bị vào Domain server trong mạng ta chọn Domain chủ - chọn Connect . (H34:Lựa chọn Server)
  48. o Khi đã kết nối được vào Server, ta tiến hành các thao tác đăng nhập và sử dụng hệ thống ( Ncomputing sử dụng hệ điều hành của máy chủ để hoạt động ) . Kiểm tra quá trình đăng nhập của máy trạm sử dụng thiết bị Ncomputing . o Tại máy Server ta vào: Start – Programs – NCT 2000/XP – NCT 2000/XP Console (H35:Lựa chọn đăng nhập) o Cửa sổ Netword UTMA/UTSA Settings xuất hiện, tìm đến mục Software Settings(local) – Sessions quan sát
  49. khung bên trái ta có thể thấy được danh sách các máy trạm sử dụng thiết bị Ncomputing đã đăng nhập vào hệ thống . Hình 36. Quản lý máy trạm : o Nhà quản trị mạng quản lý Users thông qua Accounts mà nhà quản trị cung cấp và bằng phần mền quản lý Ncomputing-200-Xp kèm theo thiết bị khi Users đăng nhập vào hệ thống .
  50. 4.2.2: Hệ thống mạng Logic: 4.2.2.1:Liên kết thiết bị trong mạng logic: Từ phân khu hệ thống mạng logic trên, ta có sơ đồ liên kết các thiết bị trong mạng trong hệ thống như sau: Hình 37
  51. Ta có bản chú thích cho sơ đồ hệ thống trên như sau: Khu vực hệ Tên/chủng Chỉ số thiết bị Công dụng thống loại thiết bị 1 Modem CSU Primary Line 1.1 Modem CSU Lease Line Router Hệ thống 2 Định tuyến 1800Cisco SERVER 3 Switch Cisco Liên kết thiết bị mạng Computer 4 Quản tri hệ thống server Modem Vận hành computerclients 5 Ncomputing user1 TƯ VẤN Modem Vận hành computerclients 5.1 VIÊN Ncomputing user2 6 Monitor Phục vụ tư vấn viên 6.1 Monitor Phục vụ tư vấn viên Computer 7 Quản lý trình chiếu sàn HOSE Client1 BẢN ĐIỆN Computer Quản lý trình chiếu sàn 7.1 TRÌNH Client2 HASTC CHIẾU 8 Máy chiếu1 Trình chiếu bả điện sàn HOSE Trình chiếu bả điện sàn 8.1 Máy chiếu2 HASTC
  52. 4.2.2.2: Phân khu hệ thống mạng logic:  Dựa theo sơ đồ của hệ thống mạng vật lý mà hệ thống mạng logic của chi nhánh đại lý nhận lệnh MBBank sẽ được hình thành theo tiêu chuẩn 4 phân vùng chính. Cụ thể: Truyền thông ISP Hệ thống Server Hệ thống trình chiếu Tư vấn viên bản điện điện tử Hình 38
  53.  Khu vực truyền thông ISP bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền hệ thống( Internet, kết nối Site - to - Site, ) giúp hệ thống mạng của chi nhánh chứng khoán có thể kết nối, truyền tải dữ liệu, thông tin với các hệ thống mạng thuộc khu vực chứng khoán khác thuộc trong và ngoài hệ thống mạng công ty chứng khoán Thăng Long.  Khu vực hệ thống Server bao gồm các thiết bị kết nối mạng như: o Modem chuyển đổi tín hiệu đầu cuối của nhà cung cấp dịch vụ. Hình 39
  54. o Modem Ruoter giúp hệ thống có thể định tuyến đường đi truy xuất của dữ liệu, thông tin. o Modem Switch giúp thiết bị toàn hệ thống kết nối truyền thông được với nhau. o Computer Server quản lý, điều hành hệ thống. o Nhân viên quản trị hệ thống.  Khu vực tư vấn viên bao gồm: o Bộ Modem Ncomputing là thiết bị đầu cuối vận hành theo sự quản lý của máy chủ server thuộc khu vực hệ thống Server giúp nhân viên thực hiện các thao tác truy cập thông tin, nhận lệnh và đặt lệnh giao dịch cho khách hàng o Nhân viên tư vấn chứng khoán của công ty.  Khu vực hệ thống trình chiếu bản điện điện tử bao gồm: o Thiết bị trình chiếu( máy chiếu, màn chiếu) bản điện điện tử thể hiện thông tin tỷ giá giao dịch chứng khoán trên các sàn giao dịch Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
  55. Hình 40
  56. Hình 41
  57. 4.2.2.3 : IPAddress logic trong hệ thống mạng chi nhánh chứng khoán MB: - Từ những phân khu chính và thông qua mô hình kết nối thiết bị trung tâm của hệ thống, ta có phương thức cấp IPAddress đã được áp dụng trong hệ thống như sau: Hình 42
  58. Như vậy ta có một đường mạng 192.168.1.0/24 giúp toàn mạng có thể truy xuất được với nhau thông qua các thiết bị vật lý. 4.3: Các phương thức hổ trợ hệ thống mạng đại lý nhận lệnh MB: 4.3.1: Phương thức hổ trợ hệ thống mạng vật lý: - Thường xuyên kiểm tra sự vận hành, hoạt động của hệ thống Server (Phần cứng, phần mền phục vụ hệ thống)bằng những kỹ thuật chuyên ngành mạng(test, kiểm tra kết nối, truy suất hệ thống, hiệu suất hoạt động của hệ thống ). - Thường xuyên kiểm tra sự vận hành, hoạt động của hệ thống Clients (Phần cứng, phần mền phục vụ hệ thống)bằng những kỹ thuật chuyên ngành mạng(test, kiểm tra kết nối, truy suất hệ thống, hiệu suất hoạt động của hệ thống ). - Khi có sự cố xảy ra, nhân viên quản trị có thể khắc phục bằng cách sửa chữa tại chổ hay có thể thay thế thiết bị nếu kỹ thuật sữa chữa sự cố nằm ngoài khả năng của nhân viên quản trị hệ thống. - Nếu sự cố hệ thống nằm ngoài khả năng xử lý của nhân viên quản trị hệ thống thì nhân viên quản trị phải liên hệ hổ trợ với trung tâm quản trị hệ thống của công ty để nhờ sự trợ giúp, hướng dẫn kịp thời.
  59. 4.3.2: Phương thức hổ trợ hệ thống mạng Logic: - Thường xuyên kiểm tra sự vận hành, hoạt động của hệ thống Server(Phần cứng, phần mền phục vụ hệ thống) bằng những kỹ thuật chuyên ngành mạng(test, kiểm tra kết nối, truy suất hệ thống ). - Thường xuyên kiểm tra sự vận hành, hoạt động của hệ thống Clients (Phần cứng, phần mền phục vụ hệ thống)bằng những kỹ thuật chuyên ngành mạng(test, kiểm tra kết nối, truy suất hệ thống ). - Khi có sự cố xảy ra, nhân viên quản trị có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh, sửa chửa sự cố hệ thống. - Nếu sự cố hệ thống nằm ngoài khả năng xử lý của nhân viên quản trị hệ thống thì nhân viên quản trị phải liên hệ hổ trợ với trung tâm quản trị hệ thống của công ty để nhờ sự trợ giúp, hướng dẫn kịp thời.
  60. Chương 5: Tổng kết 5.1 : Kết quả đạt được: - Quyển KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP. - Kiến thức về hệ thống mạng tin học nói chung và hệ thống mạng tin học của công ty chứng khoán Thăng Long. - Kỹ năng khảo sát, phân tích hệ thống. - Tinh thần làm việc với môi trường tập thể. 5.2 : Kết luận : - Hệ thống mạng của công ty chứng khoán Thăng Long là một hệ thống mạng đa nhiệm chứa đựng đầy đủ các thành phần từ cơ bản đến nâng cao của một hệ thống mạng tin học bao gồm cơ sở hạ tầng tin học lẫn kỹ thuật hổ trợ, setup hệ thống. 5.3 : Hướng phát triển : - Hệ thống mạng tin học của công ty chứng khoán Thăng Long TSC là một hệ thống mạng tiêu biểu và điển hình có thể được áp dụng vào các hệ thống mạng tin học của công ty chứng khoán khác trong tương lai. 5.4 : Danh mục tài liệu tham khảo: - Website Công ty chứng khoán Thăng Long: - Website :www.quantrimang.com. - Website:
  61. 5.5 : Phụ lục : Đề mục Trang Tóm tắt khóa luận 9 Chương 1 : MỞ ĐẦU 1.1 : Lý do chọn đề tài 10 1.2 : Mục đích 10 1.3 : Đối tượng 10 1.4 : Phạm vi nghiên cứu 10 Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MẠNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2.1 : Giới thiệu chung 11 2.2 : Giới thiệu công ty cổ phần thương mại chứng khoán Thăng Long TSC 12 2.2.1 : Các mốc thời gian 13 2.2.2 : Thế mạnh TSC 13 2.2.3 : Tầm nhìn 14 2.2.4 : Mạng lưới hoạt động 15 2.3 : Vấn đề tập trung, nghiên cứu giải quyết đồ án 18 Chương 3 : NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ KHẢO SÁT 3.1 : Cơ sở lý thuyết, lý luận và giả thuyết khóa học 19
  62. 3.2 : Nền tảng công nghệ 19 3.2.1 : Ưu việt trong ứng dụng phần mềm SmartBrocker 20 3.2.2 : Ưu việt về bảo mật phân mềm SmartBrocker 20 3.2.3 : Quản lý rủi ro 21 3.2.4 : Một số quy định về sử dụng giao dịch điện tử 22 3.3 : Các phương pháp nghiên cứu đả sử dụng trong khóa luận 22 Chương 4 : HỆ THỐNG MẠNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TSC 4.1 : Hệ thống mạng tổng thể công ty cổ phần thương mại chứng khoán Thăng Long 23 4.1.1 : Hệ thống mạng vật lý 23 4.1.2 : Hệ thống mạng logic 24 4.1.3 : Các phương thức hỗ trợ hệ thống khi có các nguy cơ tiềm ẩn 26 4.2 : Hệ thống mạng đại lý nhận lệnh MB 33 4.2.1 : Hệ thống mạng vật lý 33 4.2.1.1 : Modem Ncomputing 36 4.2.1.1.1 : Giới thiệu thiết bị 36 4.2.1.1.2 : Cài đặt Modem Ncomputing L230 36 4.2.2: Hệ thống mạng Logic 41 4.2.2.1:Liên kết thiết bị trong mạng logic 41 4.2.2.2: Phân khu hệ thống mạng logic .43 4.2.2.3 : IPAddress logic trong hệ thống mạng chi nhánh chứng khoán MB .47 4.3: Các phương thức hổ trợ hệ thống mạng đại lý nhận lệnh MB 48 4.3.1: Phương thức hổ trợ hệ thống mạng vật lý .48 4.3.2: Phương thức hổ trợ hệ thống mạng Logic 48 Chương 5 : TỔNG KẾT . 49 5.1 : Kết quả đạ t được 49
  63. 5.2 : Kết luận 49 5.3 : Hướng phát triển 49 5.4 : Danh mục tài liệu tham khảo 49 5.5 : Phụ lục 50