Đề tài Quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường học
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_quan_li_tai_chinh_doi_voi_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_h.doc
Nội dung text: Đề tài Quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường học
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ MÔN: QUẢN LÍ TÀI CHÍNH TRƯỜNG HỌC Đề tài 7: Quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường học 2020
- BÀI ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ MÔN: QUẢN LÍ TÀI CHÍNH TRƯỜNG HỌC Phần 1: Tìm hiểu và xây dựng quy định quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường học Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan đến học phần quản lí tài chính trường học nói chung và quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường học nói riêng, nhóm rút ra các kết luận như sau: - Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học nằm trong nội dung chi không thường xuyên trong Nhà trường. - Hoạt động NCKH phục vụ việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường, góp phần nâng cao trình độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thông qua việc tìm hiểu các văn bản pháp lí liên quan đến quản lí tài chính trong trường học và các quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học trong Nhà trường, nhóm xây dựng quy định quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường học ở cấp Trung học phổ thông cho một trường THPT trên địa bàn TP.HCM như sau: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN Số:01/QĐ-NH TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN Căn cứ Luật giáo dục 2019; Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước 2015; Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ tài chính - Bộ khoa học và công nghệ ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2015 V/v hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; Căn cứ Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 02 tháng 11 năm 2012 ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; Căn cứ văn bản số văn bản 4228/BGDĐT-GDTrH ngày 18/9/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2019 – 2020; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học”
- Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế cho các Quyết định trước đây về quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hiền. Điều 3. Trưởng các Khối/ tổ, giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Hiền chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Ban giám hiệu; - Khối văn phòng, các tổ bộ môn; - Lưu: VT, P. Học vụ. Nguyễn văn A QUY ĐỊNH QUẢN LÍ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-NH ngày 23 tháng 11 năm 2020, của Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Văn bản này quy định về quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của tập thể, cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh) trong Trường THPT Nguyễn Hiền (sau đây gọi tắt là Nhà trường). Điều 2. Nguyên tắc áp dụng định mức xây dựng và phân bổ dự toán 1. Các định mức xây dựng dự toán quy định tại văn bản này là định mức tối đa, áp dụng đối với nhiệm vụ NCKH cấp Trường. Căn cứ quy định này, trưởng các Khối/ tổ bộ môn có trách nhiệm hướng dẫn, các nội dung và định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ NCKH cấp Trường nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất, không vượt quá định mức, phù hợp với nguồn tài chính của Nhà trường. 2. Các định mức chi khác cho hoạt động NCKH không quy định cụ thể tại văn bản này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Điều 3: Các nhiệm vụ NCKH được sử dụng ngân sách của Nhà trường 1. Nhiệm vụ NCKH cấp Trường là nhiệm vụ nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ của Trường và do Hiệu trưởng ký hợp đồng thực hiện bao gồm: Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở và Dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở. 2. Nhiệm vụ NCKH được sử dụng ngân sách của Nhà trường phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội; b) Có tiềm năng giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ hiện nay; c) Có phương án sử dụng nguồn kinh phí hợp lý theo Quy định tại văn bản này. Điều 4. Chức danh thực hiện nhiệm vụ NCKH 1. Các chức danh thực hiện nhiệm vụ NCKH. a) Chủ nhiệm nhiệm vụ; b) Thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học; c) Thành viên; d) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ.
- 2. Số lượng thành viên và ngày công tham gia đối với mỗi chức danh trên phụ thuộc vào nội dung thực hiện theo thuyết minh nhiệm vụ NCKH được Hội đồng khoa học Nhà trường xem xét, quyết định phê duyệt đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước. Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 5. Các yếu tố cấu thành dự toán nhiệm vụ NCKH 1. Chi tiền công cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ NCKH tại Điều 4 của Quy định này; công tác phí phục vụ hoạt động nghiên cứu. 2. Chi mua vật tư; nguyên, nhiên, vật liệu; dụng cụ; tài liệu, sách tham khảo; phần mềm phục vụ hoạt động nghiên cứu. 3. Chi sửa chữa, mua sắm, thuê mướn trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho việc NCKH; 4. Chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu. 5. Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn phục vụ hoạt động nghiên cứu. 6. Chi quản lý chung nhiệm vụ NCKH 7. Chi họp hội đồng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH. 8. Chi khác có liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện nhiệm vụ NCKH. Điều 6. Khung định mức làm căn cứ xây dựng dự toán nhiệm vụ NCKH 1. Dự toán tiền công lao động trực tiếp a) cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ NCKH được tính theo ngày công lao động quy đổi (08 giờ/01 ngày; trường hợp có số giờ công lẻ, trên 4 giờ được tính 1 ngày công, dưới 4 giờ được tính ½ ngày công) và mức được quy định tại thời điểm xây dựng dự toán. b) Dự toán tiền công trực tiếp đối với từng chức danh thực hiện nhiệm vụ NCKH được tính theo công thức và định mức tại Điểm a, b,c Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ tài chính - Bộ khoa học và công nghệ ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2015 V/v hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. c) Dự toán tiền công trực tiếp đối với chức danh kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ không quá 20% tổng dự toán tiền công trực tiếp đối với các chức danh thực hiện nhiệm vụ NCKH. 2. Dự toán chi phí sửa chữa, mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu được xây dựng trên cơ sở thuyết minh dự kiến khối lượng công việc, chế độ, định mức hiện hành (nếu có) và các báo giá liên quan. 3. Dự toán chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê. 4.Dự toán chi họp hội đồng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH được xây dựng trên cơ sở số lượng thành viên hội đồng. 5. Dự toán chi quản lý chung nhiệm vụ NCKH bằng 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ NCKH bao gồm: chi điện, nước, các khoản chi hành chính phát sinh liên quan; chi tiền công phân bổ đối với các hoạt động gián tiếp trong quá trình quản lý nhiệm vụ NCKH và chi tối đa không quá 10 triệu đồng/ tháng. 6. Các khoản chi khác được vận dụng theo các quy định quản lý hiện hành của pháp luật. Điều 7. Lập dự toán kinh phí của nhiệm vụ NCKH
- 1. Căn cứ. a) Mục tiêu, yêu cầu, nội dung và khối lượng công việc nghiên cứu của nhiệm vụ NCKH đã được Hội đồng khoa học Nhà trường phê duyệt; b) Các định mức kinh tế-kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành, định mức làm căn cứ xây dựng dự toán quy định tại văn bản này và các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước. Trường hợp không có định mức kinh tế-kỹ thuật thì cần thuyết minh cụ thể chi tiết căn cứ lập dự toán. 2. Yêu cầu. a) Dự toán kinh phí của nhiệm vụ KH&CN được xây dựng và thuyết minh theo từng nội dung nghiên cứu và gắn với các kết quả, sản phẩm cụ thể của nhiệm vụ NCKH. b) Tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm có trách nhiệm xây dựng dự toán trình Hiệu trưởng xem xét, phê duyệt. Điều 8. Quyết toán kinh phí nhiệm vụ NCKH Việc quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ NCKH được thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 9. Trách nhiệm và điều khoản thi hành 1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 11 năm 2020. 2. Trưởng các Khối/ tổ hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định này. 3. Trong quá trình thực hiện Quy định, nếu phát sinh vướng mắc, yêu cầu trưởng các Khối/ tổ báo cáo Hiệu trưởng để nghiên cứu, sửa chữa, bổ sung kịp thời./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Ban giám hiệu; - Khối văn phòng, các tổ bộ môn; - Lưu: VT, P. Học vụ. Nguyễn văn A Phần 2: Xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động NCKH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN Số:02/KH-NH TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2020 KẾ HOẠCH Tổ chức cuộc thi khoa học kĩ thuật học sinh trung học cấp Trường Năm học 2020- 2021 Căn cứ công văn số 6003/BGDĐT-GDTrH ngày 09/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hỗ trợ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng với nhu cầu hội nhập quốc tế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ văn bản số văn bản 4228/BGDĐT-GDTrH ngày 18/9/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2019 – 2020; Căn cứ văn bản số văn bản 3463/GDĐT-TrH ngày 26 tháng 9 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM về Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp thành phố năm học 2019 – 2020; Trường THPT Nguyễn Hiền xây dựng kế hoạch triển khai Cuộc thi KHKT dành cho học sinh năm học 2020 - 2021, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH CUỘC THI Khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy học; Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân tham gia, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật của học sinh; Tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. II. YÊU CẦU 1. Đối với công tác NCKH của học sinh - Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của học sinh. - Phù hợp với chương trình, nội dung dạy học trong nhà trường và đòi hỏi thực tiễn của xã hội. - Phù hợp với định hướng hoạt động giáo dục của các trường phổ thông. - Không ảnh hưởng đến việc học tập chính khóa của học sinh. 2. Yêu cầu đối với các dự án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) dự thi - Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo, sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình; - Nếu dự án dự thi là một phần của một đề tài lớn hơn thì thí sinh phải là tác giả của toàn bộ phần dự án dự thi; - Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục; - Nếu dự án dự thi được nghiên cứu trong thời gian nhiều hơn 12 tháng thì chỉ đánh giá những phần việc được nghiên cứu trong thời gian quy định; - Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của 02 học sinh (gọi là dự án tập thể); - Dự án nghiên cứu có thể nằm trong 22 lĩnh vực (phụ lục 1 kèm theo); - Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia cuộc thi; - Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể được tiếp tục dự thi, những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với dự án trước; 3. Yêu cầu về người hướng dẫn.
- Mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên hướng dẫn nghiên cứu do Hiệu trưởng ra quyết định cử ngay từ khi dự án bắt đầu nghiên cứu. Một giáo viên hướng dẫn được hướng dẫn tối đa 02 dự án nghiên cứu KHKT của học sinh trong cùng thời gian. III. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI - Tất cả học sinh trong toàn trường. Mỗi lớp có tối thiểu 01 công trình dự thi, các lớp Chất lượng cao có ít nhất 03 dề tài dự thi. - Học sinh có thể tham gia dự thi dưới hình thức cá nhân hoặc tập thể nhóm (mỗi nhóm chỉ gồm 2 người). Mỗi nhóm hoặc cá nhân dự thi có thể có người đỡ đầu, hướng dẫn NC (do Hiệu trưởng ra quyết định). - Mỗi học sinh chỉ được tham gia vào 01 dự án dự thi. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đáp ứng yêu cầu cuộc thi KHKT cấp thành phố năm học 2020 – 2021 dự kiến đánh giá dự án dự thi căn cứ theo các tiêu chí dưới đây: 1. Dự án khoa học - Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm; - Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; - Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm; - Tính sáng tạo: 20 điểm; - Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm. 2. Dự án kĩ thuật - Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm; - Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; - Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 20 điểm; - Tính sáng tạo: 20 điểm; - Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm. IV. LỊCH THỰC HIỆN Thời Công việc Người thực Ghi chú gian hiện 11/2020 Thông báo về Kế hoạch Ban giám tổ chức cuộc thi hiệu, Đoàn NCKHKT. Thanh niên, - Phát động cuộc thi Nhóm HD NCKH, GVCN lớp. 12/2020 - Tập huấn học sinh Đoàn Thanh (Thời gian cụ thể sẽ niên, Nhóm HD thông báo sau) NCKH, GVCN lớp. Nhận các dự án đăng kí Học sinh thực Các Tổ chuyên môn, GV dự thi. Học sinh đăng hiện dự án bộ môn, GVCN lớp định kí vào hộp thư của nhóm hướng nghiên cứu cho Khoa học HS về công tác nghiên cứu KHKT.
- Tập hợp, phân loại các Nhóm HD dự án NCKH - Học sinh báo cáo đề nghị giáo viên hướng dẫn dự án (nếu cần) - Phân công giáo viên phụ trách Chấm vòng sơ khảo Ban chỉ đạo. Công bố kết quả vòng sơ 2/2021 (chọn các ý tưởng sáng Học sinh và giáo khảo, thông báo kết quả tạo khả thi) viên hướng dẫn. các đề tài dự thi cấp trường. Các đề tài tiếp tục hoàn thiện để dự thi cấp trường. 3/2021 - Các đề tài báo cáo tiến Ban chỉ đạo. * Nộp báo cáo sơ bộ độ Học sinh và giáo việc thực hiện đề tài viên hướng dẫn. 5/2021 Hội thi cấp trường Ban chỉ đạo. Thông báo danh sách Học sinh và giáo các đề tài dự thi NCKH viên hướng dẫn. cấp cụm Các đề tài tiếp tục hoàn thiện để dự thi cấp cụm. 11/2021 Hội thi cấp thành phố Ban chỉ đạo. Các đề tài đoạt giải (DỰ KIẾN) Học sinh và giáo trong cuộc thi cấp viên hướng dẫn. Trường tiếp tục hoàn thiện dự thi vòng thành phố V. DỰ TRÙ KINH PHÍ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Thành tiền Cộng Chứng từ TT Nội dung chi Đơn vị (đồng) (đồng) thanh toán Báo cáo xét Xây dựng đề cương Cuốn đề 1 1.000.000 1.000.000 duyệt đề xét duyệt cương cương Xét duyệt đề cương - Chủ tịch HĐ: 120.000 đ/người - Thư ký: 100.000 Hội 120.000 Phiếu ký đ/người đồng xét 100.000 nhận của 2 800.000 - Phản biện 1 và 2: duyệt đề 400.000 thành viên 200.000 đ/người cương 100.000 hội đồng - Ủy viên: 100.000 80.000 đ/người - Giám sát: 80.000 đ 3 Xây dựng mẫu phiếu Phiếu Kiểm tra
- điều tra điều tra 140.000 mẫu phiếu - 35 chỉ tiêu Cung cấp thông tin vào mẫu phiếu điều tra - 35 chỉ tiêu: 20.000đ/mẫu Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài giữa kỳ (trước tháng 6 hằng Hội Biên bản 5 năm) đồng 400.000 400.000 kiểm tra Hội đồng thẩm định kiểm tra 100.000đ/người x 4 người Báo cáo đề Xây dựng đề tài Cuốn đề 6 1.000.000 1.000.000 tài nghiệm nghiệm thu tài thu Nghiệm thu đề tài - Chủ tịch HĐ: 120.000 đ/người Hội - Thư ký: 100.000 120.000 Phiếu ký đồng đ/người 100.000 nhận của 7 nghiệm 800.000 - Phản biện 1 và 2: 400.000 thành viên thu đề 200.000 đ/người 100.000 hội đồng tài - Ủy viên: 100.000 80.000 đ/người - Giám sát: 80.000 đ Thù lao cho chủ Tính theo nhiệm đề tài thực tế 8 Tháng 1.000.000 100.000đ/tháng (tối tháng đa 10 tháng) nghiên cứu Thù lao cho quản lý 9 300.000 300.000 Khoán đề tài 10 Văn phòng phẩm Đề tài 800.000 800.000 Khoán 11 Kiểm tra cuối kỳ Hội 400.000 400.000 Biên bản
- (trước khi nghiệm đồng kiểm tra thu): tài liệu tham kiểm tra khảo, phiếu điều tra, dữ liệu trên phần mềm Hội đồng thẩm định 100.000đ/người x 4 người Tổng cộng kinh phí không vượt quá 10.000.000 đồng/đề tài V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban giám hiệu: - Tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác nghiên cứu KHKT của học sinh và các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. - Trên cơ sở quy chế và các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai công tác nghiên cứu KHKT cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của trường. - Tổng kết, đánh giá các hoạt động NCKH của học sinh, biểu dương, khen thưởng học sinh và giáo viên hướng dẫn có thành tích trong công tác NCKH trong năm học trước; - Tổ chức hội thảo, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên; - Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; các viện và trung tâm khoa học công nghệ; cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn các đề tài khoa học của học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh nghiên cứu KHKT và tham gia cuộc thi KHKT. - Thành lập Ban chỉ đạo Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Ra quyết định phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Tổ chức xây dựng qui chế thi đua, khen thưởng; Qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế chuyên môn về công tác hướng dẫn NCKH đối với giáo viên, học sinh. - Kiểm tra, đôn đốc, giám sát các hoạt động nhóm phụ trách công tác HD NCKH. - Tổ chức cuộc thi cấp trường: tháng 5/2021. Hoàn thành cuộc thi cấp cụm trường, nộp bài dự thi cấp thành phố trước ngày 25/11/2021. 2. Các tổ trưởng chuyên môn, Công đoàn - Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên hiện có, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu KHKT, giáo viên đã hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKT; đưa nội dung hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKT vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh. - Phát triển Câu lạc bộ KHKT nhằm tạo môi trường cho học sinh nhiên cứu, chia sẻ về kiến thức, kỹ năng và các sản phẩm NCKH; giúp đỡ học sinh trong việc tiếp cận và vận dụng các phương pháp NCKH cũng như sản phẩm khoa học vào thực tiễn; rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho hoạt động NCKH, học tập và trong cuộc sống. 3. Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm - Phát động phong trào học tập, nghiên cứu khoa học tới học sinh, cha mẹ học sinh về nội dung, ý nghĩa, các quy định, hướng dẫn cuộc thi.
- - Chi đoàn giáo viên là lực lượng nòng cốt trong công tác tổ chức, tư vấn, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi. 4. Giáo viên - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nắm được các yêu cầu về phối hợp tổ chức cuộc thi. - Các giáo viên được phân công hướng dẫn học sinh cần nắm vững quy chế cuộc thi và tìm hiểu các kiến thức và phương pháp nghiên cứu về lĩnh vực mình phụ trách để đảm bảo hướng dẫn học sinh có sản phẩm đạt chất lượng. Chủ động liên hệ, phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; các viện và trung tâm khoa học công nghệ; cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn các đề tài khoa học của học sinh. - Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm động viên học sinh, tư vấn, đôn đốc cho học sinh lớp mình dạy, chủ nhiệm việc lựa chọn ý tưởng, qui trình nhiên cứu .để tham gia tốt vào cuộc thi. Kết quả cuộc thi là một trong các tiêu chí xét thi đua của giáo viên, tập thể lớp./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Sở Giáo dục và Đào tạo (để báo cáo) - Ban giám hiệu; - Khối văn phòng, các tổ bộ môn; - Lưu: VT, P. Học vụ. Nguyễn văn A Phụ lục 1: CÁC LĨNH VỰC THI ((Ban hành kèm theo Kế hoạch số 02/KH-NH ngày 23 tháng 11 năm 2020, của Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ) STT Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự Khoa học nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; 1 động vật Hệ thống và tiến hóa; Khoa học xã hội và Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã 2 hành vi hội và xã hội học; Hóa - Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa- 3 Hóa Sinh Sinh cấu trúc; Kỹ thuật Vật liệu Y sinh; Cơ chế sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế 4 Y sinh bào và mô; Sinh học tổng hợp Y Sinh và khoa học Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch 5 Sức khỏe tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học; Sinh học tế bào và Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học 6 phân tử thần kinh; Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa 7 Hóa học vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý; Sinh học Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên 8 trên máy máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần
- tính và kinh trên máy tính; Gen; Sinh -Tin Khoa học Trái đất và Môi Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh 9 trường thái; Địa chất; Nước; Hệ thống Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm 10 nhúng biến; Gia công tín hiệu; Năng lượng: Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển nhiên 11 Hóa học liệu tế bào và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời; Năng lượng: Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt 12 Vật lí trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió; Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ Kĩ thuật thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng 13 cơ khí hải; Kĩ thuật Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; môi Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí 14 trường nguồn nước; Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí Khoa học thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu 15 vật liệu nano;Pô-li-me; Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình 16 Toán học học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê; Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh 17 Vi Sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút; Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản Vật lí và và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng 18 Thiên văn tử máy tính; Vật lí lí thuyết; Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự Khoa học nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí 19 Thực vật thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa; Rô bốt và máy thông 20 minh Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực; Phần mềm Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; 21 hệ thống Ngôn ngữ lập trình; Y học chuyển Khám bệnh và chuẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định 22 dịch thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng .